6
1 HỘI NN ÔN THI ĐH MÔN SINH ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG LN 1 NĂM 2013 – 2014 https://www.facebook.com/HoiNNOnThiDHMonSinh Môn thi: Sinh Hc Ngày thi: 11/08/2013 Thi gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THC (Đề thi có 6 trang) Câu 1: Shình thành giao tđực cây có hoa diễn ra như thế nào? A. Tế bào mgim phân cho 4 tiu bào t1 tiu bào tnguyên phân 1 ln cho 1 ht phn cha 1 tế bào sinh sn và 1 tế bào ng phn Tế bào sinh sn gim phân to 4 giao tđực. B. Tế bào mnguyên phân hai ln cho 4 tiu bào t1 tiu bào tnguyên phân 1 ln cho 1 ht phn cha 1 tế bào sinh sn và 1 tế bào ng phn Tế bào sinh sn nguyên phân 1 ln to 2 giao tđực. C. Tế bào mgim phân cho 4 tiu bào t1 tiu bào tnguyên phân 1 ln cho 2 ht phn cha 1 tế bào sinh sn và 1 tế bào ng phn Tế bào sinh sn nguyên phân 1 ln to 2 giao tđực. D. Tế bào mgim phân cho 4 tiu bào tMi tiu bào tnguyên phân 1 ln cho 1 ht phn cha 1 tế bào sinh sn và 1 tế bào ng phn Tế bào sinh sn nguyên phân mt ln to 2 giao tđực. Câu 2: Sinh sn bào tnhng ngành thc vt nào? A. Rêu, ht trn. B. Rêu, quyết. C. Quyết, ht kín D. Quyết, ht trn. Câu 3: Đặc điểm ca bào tlà: A. Mang bnhim sc thlưỡng bội và hình thành cây đơn bội. B. Mang bnhim sc thđơn bội và hình thành cây lưỡng bi. C. Mang bnhim sc thđơn bội và hình thành cây đơn bội. D. Mang bnhim sc thlưỡng bội và hình thành cây lưỡng bi. Câu 4: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? A. Phc chế nhng cây quý, hgiá thành cây con nhgim mt bng sn xut. B. Nhân nhanh vi slượngln cây ging và sch bnh. C. Duy trì nhng tính trng mong mun vmt di truyn. D. Dto ra nhiu biến ddi truyn to ngun nguyên liu cho chn ging. Câu 5: Trong quá trình hình thành túi phôi thc vt có hoa có my ln phân bào? A. 1 ln gim phân, 1 ln nguyên phân. B. 1 ln gim phân, 2 ln nguyên phân. C. 1 ln gim phân, 3 ln nguyên phân. D. 1 ln gim phân, 4 ln nguyên phân. Câu 6: Sinh sn vô tính động vt da trên nhng hình thc phân bào nào? A. Trc phân và gim phân. B. Gim phân và nguyên phân. C. Trc phân và nguyên phân. D. Trc phân, gim phân và nguyên phân.

De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

1

HỘI NN ÔN THI ĐH MÔN SINH ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM 2013 – 2014

https://www.facebook.com/HoiNNOnThiDHMonSinh Môn thi: Sinh Học Ngày thi: 11/08/2013 Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 6 trang)

Câu 1: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa

1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.

B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt

phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa

1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn

chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

Câu 2: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, quyết.

C. Quyết, hạt kín D. Quyết, hạt trần.

Câu 3: Đặc điểm của bào tử là:

A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.

B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.

C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.

D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.

Câu 4: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.

B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh.

C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.

D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 5: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 6: Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào?

A. Trực phân và giảm phân. B. Giảm phân và nguyên phân.

C. Trực phân và nguyên phân. D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Page 2: De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

2

Câu 7: Hạn chế của sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước

điều kiện môi trường thay đổi.

B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện

môi trường thay đổi.

C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi

trường thay đổi.

D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện

môi trường thay đổi.

Câu 8: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?

A. Nảy chồi B. Trinh sinh

C. Phân mảnh D. Phân đôi

Câu 9: Tuyến yên tiết ra những chất nào?

A. FSH, testôstêron. B. LH, FSH

C. Testôstêron, LH. D. Testôstêron, GnRH.

Câu 10: Biện pháp nào có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?

A. Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh.

B. Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động.

C. Dùng các nhân tố môi trường trong tác động.

D. Thay đổi cặp nhiễm sắc thể gới tính ở hợp tử.

Câu 11: Trong 64 bộ ba di truyền, có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Đó là

A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG

C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 12: Gen không phân mảnh có

A. cả exon và intron B. vùng mã hóa không liên tục

C. vùng mã hóa liên tục D. các đoạn intron

Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho

biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến

xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng B. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng

C. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng

Page 3: De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

3

Câu 14: Các codon (bộ ba mã sao) AAU, XXX, GGG và UUU mã hoá cho các axit amin tương ứng lần

lượt là: Asparagin (Asn), Prôin (Pro), Glixin (Gli) và Phêninalanin (Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ

mã hoá chuỗi pôlipeptit: Phe – Gli – Asn – Pro

A. 5’ – AAATAAXXXGGG – 3’ B. 5’ – AAAXXXTTAGGG – 3’

C. 5’ – GGGXXXAAATAA – 3’ D. 3’ – AAAXXXTTAGGG – 5’

Câu 15: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có G/A = 3/2. Mạch 1 của gen có Nu loại

A chiếm 15% và G chiếm 35% số Nu của mạch. Mạch 2 có số Nu loại A, T, G, X lần lượt là

A. 525, 375, 225, 375 B. 225, 375, 525, 300

C. 375, 225, 375, 525 D. 375, 525, 225, 375

Câu 16: Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm các vùng theo trình tự

A. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng mã hóa

B. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc

C. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng kết thúc

D. vùng vận hành, vùng mã hóa, vùng kết thúc

Câu 17: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protein do nó quy định tổng hợp

A. vùng kết thúc B. vùng điều hòa

C. vùng mã hóa D. Cả 3 vùng của gen

Câu 18: Một gen có 480 adenin và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nucleotit là

A. 1800 B. 2400

C. 3000 D. 2040

Câu 19: Đơn vị mã hóa thông tin di truyền trên ADN được gọi là

A. gen B. codon

C. triplet D. axit amin

Câu 20: Một gen ở sinh vật nhân thực có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/X = 1/2, bị đột biến thành alen

mới có 4799 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen sau đột biến là

A. A = T = 600, G = X = 1200

B. A = T = 601, G = X = 1199

C. A = T = 599, G = X = 1201

D. A = T = 1199, G = X = 601

Câu 21: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là

A. 3060 B. 1798

C. 1125 D. 2250

Page 4: De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

4

Câu 22: Cây có kiểu gen AaBBccDdEe giao phấn với cây có kiểu gen AaBbCCDdEe. Theo lí thuyết, tỉ lệ

kiểu gen AaBBCcddEE thu được ở đời con là

A. 1/64 B. 1/32 C. 1/8 D. 1/16

Câu 23: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. riboxom B. tế bào chất

C. nhân tế bào D. ti thể

Câu 24: Quá trình phiên mã xảy ra ở

A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn B. sinh vật có ADN mạch kép

C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút D. vi rút, vi khuẩn

Câu 25: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen

A. Từ mạch có chiều 5’→ 3’ B. Từ cả hai mạch đơn

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2 D. Từ mạch mang mã gốc

Câu 26: Các chuỗi polopeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. kết thúc bằng axit amin Metionin B. bắt đầu bằng axit amin Metionin

C. bắt đầu bằng axit foocmin-Metionin D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN

Câu 27: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribonucleotit được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’

B. 3’ → 5’

C. 5’ → 3’

D. 5’ → 5’

Câu 28: Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở

A. nhân con B. tế bào chất C. nhân D. màng nhân

Câu 29: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời con nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã B. nhân đôi ADN và dịch mã

C. phiên mã và dịch mã D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã

Câu 30: Cặp bazo nito nào sau đây không có liên kết hidro bổ sung

A. U và T B. T và A C. A và U D. G và X

Câu 31: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 32: Ở tế bào nhân sơ, quá trình điều hòa gen chủ yếu ở cấp độ:

A. trước phiên mã B. phiên mã C. dịch mã D. sau dịch mã

Page 5: De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

5

Câu 33: Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là:

A. 4 B. 8 C. 16 D. 32

Câu 34: Loại giao tử aBD có tỉ lệ 50% được tạo ra từ kiểu gen

A. AaBbdd B. AaBbDd C. AABBDd D. aaBBDd

Câu 35: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân

A. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ

B. Mẹ di truyền tính trạng cho con gái

C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ

D. Bố di truyền tính trạng cho con trai

Câu 36: Các gen thuộc các lôcut khác nhau cùng tham gia qui định 1 tính trạng ở sinh vật gọi là:

A. liên kết gen B. hoán vị gen

C. tính đa hiệu của gen D. tương tác giữa các gen không alen

Câu 37: Sự giống nhau của 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là:

A. Đều có sự xúc tác của ADN – Polimeraza

B. Trong chu kì một tế bào có thể thực hiện nhiều lần

C. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN

D. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung

Câu 38: Ở thỏ, chiều dài tai do hai cặp gen không alen tương tác với nhau qui định và cứ mỗi gen trội qui

định tai dài 7,5cm, thỏ mang kiểu gen aabb có tai dài 10cm. Thỏ có tai dài 25 cm có kiểu gen nào sau

đây?

A. Aabb B. AABB C. aaBB D. AaBB

Câu 39: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau,

được gọi là:

A. sự mềm dẻo của kiểu hình B. mức phản ứng của kiểu gen

C. đa hiệu gen D. di truyền ngoài nhân

Câu 40: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp

tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBBDd cho bao nhiêu kiểu hình và bao nhiêu kiểu gen

A. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen B. 8 kiểu hình, 8 kiểu gen

C. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen D. 18 kiểu hình, 9 kiểu gen

Câu 41: Trong 3 giao tử bình thường của 3 loài khác nhau thấy có số NST lần lượt là 19,39,4. Theo thứ

tự trên thì đó là giao từ của các loài:

Page 6: De kiem tra lan 1 sinh hoc [13 14]

6

A. Gà, Lợn, Ruồi Giấm B. Gà, Thỏ, Ruồi Giấm

C. Lợn, Gà, Ruồi Giấm D. Ruồi Giấm, Thỏ, Gà

Câu 42: Trạng thái kép của NST trong giảm phân xuất hiện ở:

A. Lần phân bào I B. Từ kì đầu của lần phân bào I đến hết kì giữa của lần phân bào II

C. Lần phân bào II D. Từ kì sau của lần phân bào I đến hết kì sau của lần phân bào II

Câu 43: Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng 1 lần giúp:

A. Sự nhân đôi diễn ra chính xác B. Sự nhân đôi khỏi xảy ra nhiều lần

C. Sự nhân đôi xảy ra nhanh chóng D. Tiết kiệm nguyên liệu, enzim và năng lượng

Câu 44: Ở 1 loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số loại thể 1 kép có thể ở loài này là:

A. 27 B. 42 C. 7 D. 14

Câu 45: Quá trình tự sao của vi khuẩn được thực hiện bởi bao nhiêu đơn vị sao chép?

A. 1 đơn vị sao chép B. 2 đơn vị sao chép

C. 3 đơn vị sao chép D. Nhều đơn vị sao chép

Câu 46: Bazơ nitric gắn với đường đêôxiribô (C5H10O4) ở vị trí Cacbon số:

A. 5’ B. 1’ C. 3’ D. 2’

Câu 47: Trong 1 gia đình có nhóm máu A với kiểu gen dị hợp tử sinh được con gái máu A. Người con

gái lớn lên lấy chồng nhóm máu O thì xác suất để cô sinh ra đứa con mang máu O là bao nhiêu % ?

A. 50% B. 25% C. 37.5% D. 33.3 %

Câu 48: Với 2 alen B, b nằm trên NST thường, B - hoa đỏ, b - hoa vàng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến

hành lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa đỏ ở F1 được toàn cây hoa đỏ, sau đó cho cây F1 tạp giao ở F2 thu

được cả cây hoa đỏ lẫn cây hoa vàng. Tỉ lệ phân tính F2 là :

A. 15 cây hoa đỏ:1 cây hoa vàng B. 3 cây hoa đỏ:1 cây hoa vàng

C. 9 cây hoa đỏ:7 cây hoa vàng D. 1 cây hoa đỏ :1 cây hoa vàng

Câu 49: Nguyên tắc để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa về mặt dây truyền là:

A. Làm cho mỗi NST đều có 1 NST tương đồng B. Làm thay đổi số lượng NST

C. Làm thay đỏi cấu trúc của NST D. Làm thay đổi cách sắp xếp gen trên NST

Câu 50: Với 2 alen A và a nằm trong NST thường, gen trội là trội không hoàn toàn. Hãy cho biết : Để

cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?

A. 1 phép lai B. 2 phép lai C. 3 phép lai D. 4 phép lai

----HẾT-----