15
Đề cương ôn tập mạng máy tính Câu 1: Các nguyên tắc chính để xây dựng mô hình OSI , So sánh mô hình OSI và mô hình TCP/IP *Các nguyên tắc chính để xây dựng mô hình OSI Tổ chức ISO đã đưa ra một số các nguyên tắc chính để xây dựng mô hình 7 tầng là: - Chỉ thiết lập một lớp khi cần đến 1 cập độ trừu tượng khác nhau. - Mỗi lớp phải thực hiện chức năng rỏ ràng. - Chức năng của mỗi lớp phải định rỏ những giao thức theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. - Ranh giới các lớp phải giảm tối thiểu lưu lượng thông tin truyền qua giao diện lớp. - Các chức năng khác nhau phải được xác định trong lớp riêng biệt, song số lượng lớp phải vừa đủ để cấu trúc không trở nên quá phức tạp. *So sánh mô hình OSI và mô hình TCP/IP * Các điểm giống nhau: - Cả hai đều là phân lớp. - Cả hai đều có lớp ứng dụng, qua đó chúng có nhiều dịch vụ khác nhau. - Cả hai có các lớp mạng và lớp vận chuyển có thể so sánh được. - Kỹ thuật chuyển mạch gói được chấp nhận - Chuyên viên lập mạng cần phải biết cả hai. * Các điểm khác nhau:

Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

Đề cương ôn tập mạng máy tính Câu 1: Các nguyên tắc chính để xây dựng mô hình OSI , So sánh mô hình OSI và mô hình TCP/IP

*Các nguyên tắc chính để xây dựng mô hình OSITổ chức ISO đã đưa ra một số các nguyên tắc chính để xây dựng mô hình 7 tầng là:- Chỉ thiết lập một lớp khi cần đến 1 cập độ trừu tượng khác nhau.- Mỗi lớp phải thực hiện chức năng rỏ ràng.- Chức năng của mỗi lớp phải định rỏ những giao thức theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.- Ranh giới các lớp phải giảm tối thiểu lưu lượng thông tin truyền qua giao diện lớp.- Các chức năng khác nhau phải được xác định trong lớp riêng biệt, song số lượng lớp phải vừa đủ để cấu trúc không trở nên quá phức tạp. *So sánh mô hình OSI và mô hình TCP/IP

* Các điểm giống nhau:- Cả hai đều là phân lớp.- Cả hai đều có lớp ứng dụng, qua đó chúng có nhiều dịch vụ khác nhau.- Cả hai có các lớp mạng và lớp vận chuyển có thể so sánh được.- Kỹ thuật chuyển mạch gói được chấp nhận- Chuyên viên lập mạng cần phải biết cả hai.* Các điểm khác nhau:

Page 2: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

Câu 2: Trình bày cơ chế truy nhập đường truyền bằng phương pháp CSMA/CDPhương pháp được truy cập sử dụng sóng mang chỉ được sử dụng trong mạng bus. Với topo này, tất cả các DTE được kết nối với cùng một bus nên ở thời đọan ngẫu nhiên nào đó có thể có DTE bất kỳ truyền dữ liệu lên bus. Cable khi đó sẽ hoạt động theo chế độ gọi là đa truy cập (multiple access: MA). Tất cả dữ liệu được phát bởi 1 DTE, trước hết nó phải được đóng gói trong một khung cùng với địa chỉ đích ở phần đầu của khung. Khung khi đó sẽ được truyền đi trên cable. Tất cả DTE được kết nối với cable sẽ phát hiện địa chỉ của mình tại phần đầu của khung, nó tiếp tục đọc dữ liệu trong khung và đáp lại theo giao thức đã được quy định.Với kiểu hoạt động này, hai hay nhiều DTE có thể cùng một lúc truyền khung lên cable, có thể làm hỏng dữ liệu nguồn phát đi. Để giảm tình trạng này, trước khi phát đi một khung, DTE nguồn phát lắng nghe, xem đường truyền rỗi hay bận. Nếu rỗi thì truyền và bận thì thực hiện một trong 3 giải thuật.- Trạm tạm “rút lui” chờ một thời gian ngẫu nhiên rồi nghe đường truyền với cách này thời gian chết lớn nhưng ít xung đột.- Tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi nên thời gian chết nhỏ nhưng dễ xảy ra xung đột.- Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi với xác suất p nào đó. Để có thể phát hiện xung đột, CSMA/CD đã bổ sung thêm quy tắc:Khi trạm đang truyền nó vẫn “nghe” đường truyền, nếu phát hiện thấy xung đột thì nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gởi tín hiệu sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm bảo các trạm trên mạng đều có thể nghe được sự kiện xung đột đó.Sau khi chờ đợi một thời đọan ngẫu nhiên trạm lại thử truyền lại bằng sử dụng CSMA.Trên thực tế tốc độ bit được sử dụng trên cable rất cao (lên đến 10Mbps) nên sự tăng tải có khuynh hướng thấp và việc truyền khung chỉ được bắt đầu khi cable rỗi nên xác suất xung đột xảy ra thấp.

Câu 3 : Miêu tả quá trình thiết lập liên kết và giải pháp liên kết của giao thức TCP ? (Theo mình nghĩ câu này là giải phóng hay còn gọi là kết thúc chứ không phải là giải pháp)

TCP là một giao thức hướng liên kết, tức là cần phải thiết lập một liên kết giữa một cặp thực thể TCP trước khi truyền dữ liệu. Sau khi liên kết được thiết lập, những giá trị cổng (Port) hoạt động như một nhận dạng logic được sử dụng nhận dạng mạch ảo (Virtual Circuit).Trên kênh ảo dữ liệu được truyền song công (Full Duplex). Liên kết TCP được duy trì trong thời gian truyền dữ liệu. Kết thúc truyền, liên kết TCP được giải phóng, các tài nguyên như bộ nhớ, các bảng trạng thái.. cũng được giải phóng.

Thiết lập liên kết TCP: Được thực hiện trên cơ sở phương thức bắt tay ba bước (Tree - Way Handsake): Bước 1: Như hình vẽ, yêu cầu liên kết luôn được trạm nguồn khởi tạo tiến trình bằng cách gửi một gói TCP với cờ SYN=1 và chứa giá trị khởi tạo số tuần tự ISN của Client. Giá trị ISN này là một số 4 byte không dấu và được tăng mỗi khi liên kết được yêu cầu (giá trị này quay về 0 khi nó tới giá trị 232). Trong thông điệp SYN này còn chứa số hiệu cổng TCP của phần mềm dịch vụ mà tiến trình trạm muốn liên kết. Mỗi thực thể liên kết TCP đều có một giá trị ISN mới, số này được tăng theo thời gian. Vì một liên kết TCP có cùng số hiệu cổng và cùng địa chỉ IP được dùng lại nhiều lần, do đó việc thay đổi giá trị ISN ngăn không cho các liên kết dùng lại các dữ liệu đã cũ (Stale) vẫn còn được truyền từ một liên kết cũ và có cùng một địa chỉ liên kết . Bước 2: Khi thực thể TCP của phần mềm dịch vụ nhận được thông điệp SYN, nó gửi lại gói SYN cùng giá trị ISN của nó và đặt cờ ACK=1 trong trường hợ p sẵn sang nhận liên kết . Thông điệp này còn chứa giá tr ị ISN của tiến trình trạm trong trường

Page 3: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

hợp số tuầ n tự nhận để báo rằng thực thể dịch vụ đã nhận được giá trị ISN của tiến trình trạm. Bước 3: Tiến trình trạm trả lời lại gói SYN của thực thể dịch vụ bằng một thông báo trả lời ACK. Bằng cách này, các thực thể TCP trao đổi một cách tin cậy các giá trị ISN của nhau và có thể bắt đầu trao đổi dữ liệu. Không có thông điệp nào trong ba bước trên chứa bất kỳ dữ liệu gì , tất cả thông tin trao đổi đều nằm trong phần Header của thông điệp TCP.

Kết thúc liên kết: Khi có nhu cầu kết thúc liên kết TCP, ví dụ A gửi yêu cầu kết thúc liên kết với FIN=1. Vì liên kết TCP là song công (Full-Duplex) nên mặc dù nhận được yêu cầu kết thúc liên kết của A, thực thể B vẫn có thể tiếp tục truyền cho đến khi B không còn số liệu để gửi và thông báo cho A bằng yêu cầu kết thúc liên kết với FIN=1. Khi thực thể TCP đã nhận được thông điệp FIN và sau khi đã gửi thông điệp FIN của mình, liên kết TCP thực sụ kết thúc. Như vậy cả hai trạm phải đồng ý giải phóng liên kết TCP bằng cách gửi cờ FIN=1 trước khi chấm dứt liên kết xẩy ra, việc này bảo đảm dữ liệu không bị thất lạc do đơn phương đột ngột chấm dứt liên lạc.

Câu 5: Tình trạng tắc nghẽn trong mạng là gì? Giải pháp phòng chống*Tắc nghẽn:Khi có quá nhiều gói tin trong mạng hay (một phần của mạng) làm cho hiệu suất của mạng giảm đi vì các nút mạng không còn đủ khả năng lưu trữ, xử lý, gữi đi và chúng bắt đầu bị mất các gói tin. Hiện tượng này gọi là sự tắc nghẽn trong mạng. Khi có quá nhiều gói tin trong mạng hay một phần của mạng làm cho hiệu xuất của mạng giảm đi vì các nút mạng không còn đủ khả năng lưu trữ, xử lý, gữi đi và chúng bắt đầu bị mất các gói tin. Hiện tượng này gọi là sự tắc nghẽn trong mạng.- Khi số gói tin dựa vào mạng ít hơn khả năng vận chuyển của nút mạng thì gói tin dựa vào mạng sẽ bằng số gói tin được gữi đi.

Page 4: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

- Nếu số gói tin dựa vào mạng càng nhiều hơn khả năng vận chuyển của nút mạng thì gói tin chuyển đi càng chậm và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn.Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn :- Hàng đợi sẽ bị đầy (phải lưu tệp, phải tạo các bảng ...), nếu khả năng xử lí của nút yếu.- Hàng đợi bị đầy khi thông tin vào nhiều hơn khả năng của đường ra, mặc dù tốc độ xử lí của nút nhanh.Cần phân biệt hai khái niệm:- Điều khiển dòng dữ liệu là xử lý giao thông giữa điểm với điểm, giữa trạm phát với trạm thu.- Điều khiển tránh tắc nghẽn là một vấn đề tổng quát hơn bao gồm việc tạo ra hoạt động hợp lý của các máy tính của các nút mạng, quá trình lưư trữ bên trong nút, điều khiển tất cả các yếu tố làm giảm khả năng vận chuyển của toàn mạng.

*Giải pháp phòng chốngMặc dù sinh ra cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu nhằm tránh tình trạng ùn tắc trên mạng nhưng trong thực tế thì nó vẫn cứ xảy ra và người ta phải dự kiến các giải pháp thích hợp. Nhiệm vụ giải quyết ùn tắc này thường dành cho tầng Mạng. Có thể dùng một số biện pháp sau đây:- Dành sẵn các bộ đệm chỉ để dùng khi xẩy ra ùn tắc. Phương pháp này đã được dùng trong mạng ARPANET nhưng hiệu quả không cao vì bản thân bộ nhớ đệm rồi cũng nhanh chóng ùn tắc.- Gắn cho các gói tin một thời gian “sống” xác định trước, nếu quá thời gian đó thì chúng bị hủy. Tuy nhiên giải pháp này khá nguy hiểm vì có thể hủy bỏ các gói tin ngay khi chúng vừa đạt đích. Nhưng dẫu sao thì nó cung có ích trong việc ngăn chặn hiện tượng ùn tắc nên người ta cũng thường hay dùng. Đơn giản hơn, ta có thể loại bỏ các gói tin muốn đi qua một liên kết đã quá tải. Giao thức tầng Giao Vận sẽ chịu trách nhiệm truyền lại các gói tin bị loại bỏ đó.- Trong các mạng dùng mạch ảo như là mạng X25, sự ùn tắc có thể do mở ra quá nhiều VC qua một nút. Cần phải đóng bớt một số để tránh ùn tắc. Tầng mạng chịu trách nhiệm mở lại các VC đó thì không còn nguy cơ ùn tắc nữa.Ngoài ra còn có các biện pháp sau:- Bố trí khả năng vận chuyển, lưu trữ, xử lý của mạng dư so với yêu cầu.- Hủy bỏ các gói tin bị tắc nghẽn quá thời hạn.- Hạn chế số gói tin vào mạng nhờ cơ chế của sổ.- Chặng đường vào khi của các gói tin khi mạng quá tải.

Câu 6: Các Topology cho mạng cục bộ phổ biến hiện nay là gì, các ưu điểm và nhược điểm của chúng.1. Cấu trúc topo của mạng Cấu trúc topo (network topology) của mạng LAN là kiến trúc hình học thể hiện cách bố trí các đường dây cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh. Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên một cấu trúc mạng định tuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng.

1.1 Mạng hình sao (Star topology)Mạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này là các trạm đầu và cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ nối trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng.Mạng hình sao cho phép kết nối các máy tính và một bộ trung tâm (Hub) bằng cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua trục Bus, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng.

Page 5: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

Hình II.1: Cấu trúc mạng hình saoMô hình kết nối mạng hình sao ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến. Với việc sử dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc mạng hình sao có thể được mở rộng mạng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc quản lý và vận hành.* Những ưu điểm của mạng hình sao- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định- Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp* Những nhược điểm của mạng hình sao- Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của thiết bị- Trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngưng hoạt động- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm , khoảng cách từ máy trung tâm rất hạn chế (100 m)1.2 Mạng hình tuyến Bus (Bus topology)Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác – các nútmạng đều được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này.Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo địa chỉ của nơi đến.

Hình II. 2: Mô hình mạng hình tuyến* Những ưu điểm của mạng hình tuyến- Loại hình mạng này dùng dây ít nhất, dễ lắp đặt, giá rẻ.* Những nhược điểm của mạng hình tuyến- Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn.- Khi có sự hỏng hóc ở một bộ phận nào đó thì rất khó phát hiện- Ngừng trên đường dây để sửa chữa thì phải ngưng toàn bộ hệ thống nên cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng.1.3 Mạng dạng vòng (Ring topology)Mạng dạng này, được bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiểt kế làm thành một vòng khéo kín, tín hiệu được chạy theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ có một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải kèm theo một địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.* Ưu điểm của mạng dạng vòng - Mạng dạng vòng có thuận lợi là nó có thể mở rộng mạng ra xa hơn, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.- Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập.* Nhược điểm của mạng dạng vòng- Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một thời điểm nào dó thì toàn hệ thống cũng bị ngưng.1.4 Mạng dạng kết hợp:Kết hợp hình sao và tuyến (Star/ Bus topology) . Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (Spiter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệt hống dây cáp mạng có thể

Page 6: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

chọn hoặc Ring topology hoặc Linear Bus topology. Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNE là mạng dạng kết hợp Star/ Bus Topology . Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí các đường dây tương thích dễ dàng với bất cứ toà nhà nào.Kết hợp hình sao và vòng (Star/ Ring topology). Cấu hình dạng kết hợp Star/ Ring topology), có một thẻ bài liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái Hub trung tâm. Mỗi trạm làm việc (Workstation) được nối với Hub – là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tăng khoảng cách cần thiết

Câu 7: So sánh CSMA/CD với các phương pháp Token:Độ phức tạp của các phương pháp dùng thẻ bài lớn hơn nhiều so CSMA/CD- Những công việc của một trạm phải làm của CSMA/CD đơn giản hơn phương pháp thẻ bài.- Hiệu qủa phương pháp thẻ bài không cao đối với tải nhẹ và cao ở tải nặng.- ưu thẻ bài: khả năng điều hòa lưu thông trong mạng.Vì các khung truyền dẫn khác nhau được sử dụng với 3 kiểu LAN cơ bản nên chúng có khung truyền dần khác nhau. Việc sử dụng chế độ quản bá bởi 802.3 và 802.4 đã cho thấy rằng chúng đã tận dụng 1 vị trí đồng bộ (preamble) tại phần đầu của mỗi khung để cho phép một trạm thu đạt được sự đồng bộ bit trước lúc bắt đầu nhận nội dung của khung. Điều này không cần thiết với mạng token ring, vì các đồng bộ cục bộ trong tất cả các trạm được duy trì sự đồng bộ bởi 1 tuyến bit lan truyền liên tục trong mạng.Tương tự như vậy, sử dụng một token cho việc điều khiển truy cập phương tiện truyền cho thấy 802.4 và 802.5 đều có hướng điều khiển khung(FC) các vùng địa chỉ và các trường kết thúc khung (end delimiter-ED) nằm sau FSC. Tuy nhiên một LAN 802.3 không sử dụng vùng này, mặc dù vậy nó sử dụng 1 byte cho vùng chỉ độ dài vùng dữ liệu và vài byte đệm bổ sung đối với những khung nhỏ.Một token ring có thêm một vùng điều khiển truy cập (AC) tại nơi bắt đầu của mỗi khung để quản lý thứ tự ưu tiên và dành riêng để mô tả những nét đặc biệt của khung. Tập hợp những nút đối tượng đó là khi một khung đi qua từ một kiểu của đoạn LAN này đến LAN khác phải được định dạng lại trước khi chuyển tiếp trên một kiểu LAN mới, bằng cách tự động cộng vào bởi MAC chipset tại giao diện LAN trước khi truyền.

Câu 8: Khuôn dạng và phương pháp hoạt động của giao thức HDLC*Giao thức HDLC (Hight Level Data Link Control)Giao thức định hướng bit là giao thức được dùng phổ biến hiện nay, tất cả các lọai dữ liệu có thể được truyền dưới dạng bit nghĩa là phải được giải mã thành các bit trước khi truyền. Tất cả những giao thức định hướng bit đều bắt nguồn từ giao thức HDLC.Giao thức HDLC là chuẩn quốc tế được ISO đề nghị, dùng cho tất cả liên kết số liệu point to point và mutipoint. Nó hổ trợ cho đường truyền song công, tiền thân của HDLC là giao thức SDLC (điều khiển liên kết số liệu đồng bộ) của IBM. và giao thức điều khiển truyền số liệu cấp cao ADCCP (Advanced Data Communication Control Procedure) của ANSI .1.Khuôn dạng của giao thức HDLCKhuôn dạng bản tinĐịnh dạng chuẩn/mở rộng88/16 8/16 O - N 16/32 8Flag Address Control Information FCS FlagHình 3.4. Khuôn dạng khung HDLCTrong đó:+ Flag: Để nhận biết gói tin dùng cờ bắt đầu và kết thúc :01111110+ Address: là địa chỉ người nhận.

Page 7: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

+ Control: là phần điều khiển. Không như BSC, HDLC được dùng cho cả số liệu và thông báo điều khiển được thực hiện theo khuôn dạng khung chuẩn. Có 3 loại khung được dùng trong HDLC I (Information) khung thông tin : Mang thông tin thật hoặc số liệu. Các khung I có thể được dùng để mang thông tin ACK liên quan đến luồng khung I trong hướng ngược lại khi liên kết đang được hoạt động trong ABM và ARM.S (Supervisor) khung giám sát: Được dùng để điều khiển luồng và điều khiển lỗi và do đó chứa số thứ tự gởi và nhận, có hiệu lực điều hành sự nối.N (Unnumbered) khung không đánh số: Được dùng cho những chức năng như thiết lập liên kết và xóa kết nối.Cơ chế vận hành của HDLC xoay quanh hai chức năng cơ bản là quản lý liên kết và chuyển số liệu (bao gồm điều khiển luồng và điều khiển lỗi):

2 Hoạt động của giao thức HDLCCơ chế vận hành của HDLC xoay quanh hai chức năng cơ bản là quản lý liên kết và chuyển số liệu (bao gồm điều khiển luồng và điều khiển lỗi):

2.1 Quản lý liên kếtTrước khi truyền một thông tin bất kỳ giữa hai trạm kết nối bằng liên kết điểm - điểm (point to point), một kết nối logic được thiết lập giữa hai bộ phận truyền thông tin. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi hai khung không đánh số, được trình bày hình 3.4. Thủ tục có tác dụng khởi động biến thứ tự ban đầu có trong mỗi trạm. Những biến này được dùng trong thủ tục điều khiển luồng và điều khiển lỗi. Cuối cùng, sau khi truyền tất cả số liệu, gởi khung DISC để xóa liên kết và trả lời với một khung UA. Trong quá trình thiết lập nối tách. nếu quá thời gian qui định thì phát lại hoặc thóat khỏi liên kết.

2.2 Truyền số liệuHai khía cạnh quan trọng nhất trong giai đọan chuyển số liệu là điều khiển lỗi và điều khiển luồng. Điều khiển lỗi dùng thủ tục vận chuyển liên tục sử dụng phương pháp truyền lại từ khung thứ N (go back N) hoặc truyền lại chọn lọc (selective repeat), điều khiển luồng dựa trên cơ chế cửa sổ trượt đã được trình bày trong chương 2.Quá trình thu phát số liệu như sau:Khi mỗi khung I được nhận, cả N(S) và N(R) đều được đọc. Đầu tiên so sánh N(S) với N(R). Nếu chúng bằng nhau tức là khung đúng thứ tự và được chấp nhận. Nếu chúng không bằng nhau, khung sẽ bị hủy bỏ và trở lại khung REJ hoặc khung SREJ. Sau đó N(R) được kiểm tra trong danh sách truyền lại.

Câu 9 : Mô hình OSI,và chức năng

*Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model) là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó còn được gọi là mô hình bảy tầng của OSI.*Sự tách lớp của mô hình OSI này mang lại những lợi ích sau:- Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn giúp chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn.- Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm.- Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến các lớp khác, như vậy giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn. *Chức năng của các tầng trong mô hình OSI1.Tầng vật lý : Cung cấp phương tiện truyền tin, thủ tục khởi động, duy trì, hủy bỏ các liên kết vật lý cho phép truyền các dòng dữ liệu ở dòng bit. Nói cách khác ở mức Vật lý đảm bảo cho các yêu cầu về thiết bị như máy tính, thiết bị đầu cuối, bus truyền tin...2.Tầng liên kết dữ liệu :Thiết lập, duy trì, hủy bỏ các liên kết dữ liệu, kiểm sóat luồng dữ liệu, khắc phục sai sót, cắt hợp dữ liệu.Ví dụ: Giao thức BSC, SDLC, HDLC, LAPB, LAPD.3.Tầng mạng: Định rỏ các thủ tục cho các chức năng như định tuyến, điều khiển độ lưu lượng, thiết lập cuộc gọi và kết thúc các thông tin người sử dụng mạng lưới, xây dựng dựa trên kiểu kết

Page 8: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

nối từ nút đến nút do lớp liên kết thông tin cung cấp.Ví dụ: Giao thức IPX ,X.25PLP, IP4.Tầng vận chuyển: Định rõ giao thức và các cấp dịch vụ cho thông tin không lời giữa các HOST đi qua mạng con.Ví du : Giao thức SPX, TCP, UDP.5. Tầng phiên: Định rõ thông tin từ quá trình này đến quá trình kia, khôi phục lỗi, đồng bộ phiên. Lớp phiên có nhiệm vụ thiết lập (và hủy bỏ) một kênh thông tin (đối thoại) giữa hai thực thể giao thức lớp ứng dụng đang thông tin trong một giao dịch mạng đầy đủ.6.Tầng trình diễn( trình bày): liên quan đến việc biểu diễn (cú pháp) của số liệu khi chuyển đi giữa hai tiến trình ứng dụng đang thông tin. Để có được một kết nối các hệ thống mở đúng nghĩa, một số dạng cú pháp số liệu trừu tượng phổ biến được định nghĩa để các tiến trình ứng dụng sử dụng cùng với những cú pháp chuyển số liệu có liên quan. Một chức năng khác của lớp trình bày liên quan đến vấn đề an tòan số liệu..7.Tầng ứng dụng: Là mức cao nhất của mô hình OSI, cung cấp phương tiện để người sử dụng có thể truy cập được vào môi trường OSI đồng thời cung cấp dịch vụ thông tin phân tán, thông thường là một chương trình/tiến trình ứng dụng - một loạt các dịch vụ thông tin phân tán trên khắp mạng. Các dịch vụ này bao gồm quản lý và truy cập việc chuyển file, các dịch vụ trao đổi thông báo và tài liệu chung như thư tín điện tử.

Câu 10 : Trình bày phương pháp chọn đường theo vector khoảng cách (Distance-Vector) ?

• Ý tưởng của Distance-Vector như sau: - Mỗi nút thiết lập một mảng một chiều (vector) chứa khoảng cách (chi phí) từ nó đến tất cả các nút còn lại và sau đó phát vector này đến tất cả các nút láng giềng của nó. • Giả thiết đầu tiên trong Distance-Vector là: - mỗi nút phải biết được chi phí của các đường nối từ nó đến tất cả các nút láng giềng có đường nối kết trực tiếp với nó. Một nối kết bị đứt (down) sẽ được gán cho chi phí có giá trị vô cùng.

Ví dụ:

Bảng định tuyến tại nút A

Page 9: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

• Ưu điểm- Nét đẹp của loại giải thuật phân tán như trên nằm ở chỗ nó cho phép tất cả các nút đạt được thông tin vạch đường mà không cần phải có sự hiện diện của bộ điều khiển trung tâm nào. - Còn có vài chi tiết làm cho giải thuật Distance-Vector hoàn hảo hơn: sự cập nhật thông tin:+ Theo chu kỳ (periodic update): Tần số phát thông tin vạch đường đi có thể khác nhau tùy vào giải thuật, chúng thường có giá trị từ vài giây đến vài phút. + Do bị kích hoạt (triggered update): mỗi khi có sự thay đổi thông tin trong bảng vạch đường của nút, nghĩa là mỗi khi bảng vạch đường có sự thay đổi, nút sẽ gởi bản cập nhật này cho các láng giềng của mình.

(Câu 6: Các topology cho mạng cục bộ phổ biến hiện nay là gì? nêu ưu và nhược điểm của chúng?

Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí phần

Page 10: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng có 3 dạng cấu trúc phổ biến là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology). Ngoài 3 dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ 3 dạng này như mạng dạng cây, mạng dạng hình sao - vòng, mạng hỗn hợp,v.v....

1.Mạng dạng hình sao (Star topology)Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin. Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là:- Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau.- Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.- Thông báo các trạng thái của mạng...

Các ưu điểm của mạng hình sao:- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.- Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng.

Nhược điểm của mạng hình sao:- Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm . Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).

Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (HUB) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với HUB không cần thông qua trục BUS, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Gần đây, cùng với sự phát triển switching hub, mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các mạng mới lắp.

2.Mạng hình tuyến (Bus Topology)Trong mạng hình tuyến, máy chủ (host) cũng như tất cả các máy tính khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.

Ưu điểm của loại hình mạng này là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt. Tuy vậy cũng có những bất lợi đó là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.

3.Mạng dạng vòng (Ring Topology)Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm

Page 11: Đề cương ôn tập mạng máy tính (1)

theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.

Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên. Nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.)