27

Click here to load reader

đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

TỔ : NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN-KHỐI 10

HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2016-2017

I.TIẾNG VIỆT

1.Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Cách học: Nắm được các khái niệm,các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.Vận dụng vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.

2. Văn bản.

- Nắm được khái niệm văn bản,các đặc điểm và các loại văn bản.

- Có khả năng phân tích và thực hành tạo lập văn bản.

3.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt,các dạng biểu hiện và những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

4.Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

II. ĐỌC VĂN

1.Văn học sử

a.Tổng quan văn học Việt Nam.

Nắm được:Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam,quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam và con người Việt Nam qua văn học.

b.Khái quát văn học dân gian Việt Nam.

Nắm đươc:Những đặc trưng cơ bản,hệ thống thể loại và những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

1

Page 2: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

c.Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Nắm được:Các thành phần của văn học,các giai đoạn phát triển của văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

2.Văn tự sự

a. Đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây"(Trích Đăm Săn-Sử thi Tây Nguyên).

b. Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy.

c. Đoạn trích"Uy-lít-xơ trở về".

c.Tấm Cám.

d.Tam đại con gà.

e. Nhưng nó phải bằng hai mày.

- Cách học bài:Ôn tập phần nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

-Ví dụ : đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

+ Nội dung:Phân tích được cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn;cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây;cảnh ăn mừng chiến thắng.

+Nghệ thuật:Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với sử thi(ngôn ngữ người kể biến hóa linh hoạt,hướng tới nhiều đối tượng,ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ);sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành,đòn bẩy,thủ phápso sánh,phóng đại,đối lập,tăng tiến...

+Ýnghĩa văn bản:Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ca ngợi vẻ đẹpcủa người anh hùng Đăm Săn-một người trọng danh dự,gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên,phồn vinh của thị tộc,xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê đê thời cổ đại.

3.Thơ trữ tình.

a.Văn học dân gian

- Ca dao than thân,yêu thương tình nghĩa.

- Ca dao hài hước.

2

Page 3: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

Cách học: Học thuộc lòng các bài ca dao.phân tích được nội dung,nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

b.Văn học Trung đại.

- Tỏ lòng(Phạm Ngũ Lão)

- Cảnh ngày hè(Nguyễn Trãi)

- Nhàn(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Đọc Tiểu Thanh kí(Nguyễn Du).

Cách học:

+ Học thuộc lòng các bài thơ.

+ Nắm được:Tác giả,tác phẩm,xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác.

+ Phần đọc-hiểu:Phân tích được nội dung , nghệ thuật của từng bài thơ và ý nghĩa của văn bản.

c.Văn học nước ngoài.

- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Manh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng(Lí Bạch)

- Cảm xúc mùa thu(Đỗ Phủ)

Cách học:

+Học thuộc lòng bài thơ.

+Phân tích được nội dung,nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

ví dụ: bài Cảnh ngày hè(Nguyễn Trãi).

+Nội dung:Phân tích được vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên,vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người và niềm khát khao cao đẹp của tác giả.

+Nghệ thuật:Hệ thống ngôn từ giản dị,tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích;sử dụng từ láy độc đáo...

+Ý nghĩa văn bản:Tư tưởng xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi-tư tương nhân nghĩa,yêu nước thương dân-được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh nhiên nhiên ngày hè.

3

Page 4: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

III. TẬP LÀM VĂN: học và thực hành kĩ năng làm văn tự sự và nghị luận.

1.Văn tự sự.

-Biết cách làm một bài văn có bố cục rõ ràng,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ,viết câu và xây dựng đoạn văn.

-Biết lựa chọn các sự việc,chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự để làm nổi bật ý nghĩa,chủ đề của tác phẩm.

-Sử dụng đúng ngôi kể,xây dựng cốt truyện,hệ thống nhân vật theo yêu cầu của đề bài.

-Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài văn hấp dẫn,lôi cuốn hơn.

2.Văn nghị luận.

a.Nghị luận văn học

-Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.

-Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

b.Nghị luận xã hội.

-Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

-Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Cách học:

+Nắm được cách nghị luận về từng kiểu bài.kĩ năng tìm ý,lập dàn ý,mở bài,thân bài,kết bài...hành văn trong văn nghị luận.

+ Biết kết hợp các thao tác giải thích,phân tích,chứng minh,bình luận...

+Biết kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn.

IV.CẤU TRÚC ĐỀ THI: gồm hai phần

Phần I:Đọc-hiểu(3đ):

Cho một đoạn văn hoặc một đoạn thơ bất kì,yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.Chẳng hạn:

- Xác định phương thức biểu đạt.

4

Page 5: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

- Chỉ ra các biện pháp tu từ và và hiệu quả nghệ thuật của chúng.

- Xác định nội dung của đoạn văn(đoạn thơ)....

Phần II.Làm văn(7đ):gồm một câu hỏi về nghị luận xã hội và một câu hỏi về nghị luận văn học.

- Phần nghị luận xã hội viết dưới dạng đoạn văn.(Đoạn văn gồm ba phần:mở đoạn,thân đoạn,kết đoạn).

- Phần nghị luận văn học viết dưới dạng bài văn.Bài làm theo bố cục ba phần:

+ Mở bài:Viết một đoạn văn có hai phần:Giới thiệu và dẫn đề.

+ Thân bài:

. Triển khai ý theo từng luận điểm,mỗi luận điểm là một đoạn văn.

. Cách đưa dẫn chứng vào bài làm: Có ba phần:Giới thiệu dẫn chứng,trích dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.(Đối với thơ phân tích nội dung xen kẽ nghệ thuật).

+Kết bài:một đoạn văn ngắn gồm hai ý: Đánh giá chung về bài thơ(nội dung và nghệ thuật);cảm nghĩ riêng của bản thân sau khi đọc bài thơ.

V. ĐỀ THAM KHẢO

I. Phần đọc- hiểu(3,0đ)

Đọc và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mùa xuân,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.Từ xa nhìn lại,cây gạo sừng sững như ngọn tháp đèn khổng lồ:hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi,hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh,tất cả đều lóng lánh,lung linh trong nắng.Chào mào,sáo sậu,sáo đen,...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về,lượn lên lượn xuống.Chúng gọi nhau trò chuyện,trêu ghẹo và tranh cãi nhau,ồn mà vui không thể tưởng tượng được.Ngày hội mùa xuân đấy!

(trích Cây gạo-Vũ Tú Nam,Ngữ văn10nâng cao,Tập một,NXB Giáo dục,2006,Tr.1170)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.(0,5đ)

Câu 2.Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó.(1,5đ)

5

Page 6: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

Câu 3.Nhận xét về tình cảm của nhà văn dành cho thiên nhiên đất nước qua đoạn văn trên.(1,5đ)

II.Phần làm văn(7,0đ)

Câu 1.(2,0đ)

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về đôi bàn tay mẹ.

Câu 2(5,0đ)

Vẻ đẹp hình tượng người tráng sĩ đời Trần trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

-------Hết------

6

Page 7: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU TỔ : NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016– 2017

ĐỌC VĂN:1. Vào phủ Chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)2. Tự tình II (Hồ Xuân Hương)3. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)4. Thương vợ (Trần Tế Xương)5. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)6. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Cao Bá Quát)7. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)8. Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)9. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)10. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)11. Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)12. Chí Phèo ( Nam Cao)13. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) TIẾNG VIỆT:1.Phong cách ngôn ngữ báo chí2. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.3. Thực hành về thành ngữ, điển cố.4. Ngữ cảnh. LÀM VĂN : NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. ĐỌC VĂN

I. Vào phủ Chúa Trịnh:1. Kĩ năng: - Đọc - hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.2. Nội dung: - Tác giả, nội dung tác phẩm, thể loại kí sự.- Quang cảnh và cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh.

- Thái độ, tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh. - Nghệ thuật: + Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, lựa chọn được những chi tiết đắt, gây ấn tượng mạnh. +Lối kẻ hấp dẫn, chân thực, hài hước.

+ Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết.

7

Page 8: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

- Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.

II. Tự tình II.1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.2. Nội dung: - Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.- Hai câu đề: Bối cảnh không gian, thời gian. Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ

bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.- Hai câu thực: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng

với bao xót xa, cay đắng, chán chường, đâu đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ).

- Hai câu luận: Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.

- Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà chảy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. - Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ( khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: (trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, cái nước non ). - Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc.III. Câu cá mùa thu.

1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, bình giảng thơ.2. Nội dung: - Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.- Bức tranh mùa thu (Cảnh thu)

- Cảm xúc tâm trạng của thi nhân (Tình thu) - Nghệ thuật: + Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh. + Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. - Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.

IV. Thương vợ.1. Kĩ năng: - Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, bình giảng thơ.2. Nội dung: - Tác giả, tác phẩm, đề tài, thể loại.

8

Page 9: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

- Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương.

- Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú, nỗi cảm thông sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.

- Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà Tú gánh chịu.- Hai câu kết: là tiếng chửi, tự chửi mình và chửi thói đời đen bac.- Nghệ thuật:

+ Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.

- Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.V. Bài ca ngất ngưởng.

1. Kĩ năng: - Phân tích thể hát nói theo đặc trưng thể loại.2. Nội dung: - Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại.- Hình ảnh “ông ngất ngưởng”

+ Ngất ngưởng lúc làm quan + Ngất ngưởng lúc nghỉ quan - Nghệ thuật:Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả. - Ýnghĩa văn bản: Con người NCT thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưởng “ : từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.VI. Bài ca ngắn đi trên bãi cát 1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu theo đặc trưng thể loại. 2. Nội dung:

- Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thể loại.- Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể.- Tám câu tiếp: Tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn

giữa khát vọng, hoài bão của mình và thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái.- Bốn câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng.

- Nghệ thuật:+ Sử dụng thơ cổ thể; hình ảnh có tính biểu tượng.

+ Thủ pháp đối lập; sáng tạo trong dung điển tích. - Ý nghĩa văn bản: Khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi đường.

VII. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một bài văn tế theo đặc trưng thể loại.2. Nội dung: - Tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

9

Page 10: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

- Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩa sĩ.

- Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những người anh hùng thời đại.

- Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân, của nhân dân trước sự hi sinh của những nghĩa sĩ.

- Ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng.- Nghệ thuật: + Chất trữ tình.+ Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.+ Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.- Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.

Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.

VIII. Chiếu cầu hiền.1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận.2. Nội dung: - Đoạn 1: Quy luật xử thế của người hiền.- Đoạn 2: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước.- Đoạn 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.- Đoạn kết: Lời kêu gọi, động viên khích lệ chung nhau gánh vác việc nước

để cùng hưởng phúc lâu dài.- Nghệ thuật: + Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại)+ Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc chiết

kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lí và tình.- Ý nghĩa văn bản: Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung

trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước.XI. Hai đứa trẻ.

1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.2. Nội dung:- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại truyện ngắn.- Cảnh phố huyện lúc chiều tàn.- Phố huyện lúc đêm khuya.- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua.- Nghệ thuật:+ Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm

xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.+ Bút pháp tương phản, đối lập.+ Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.+ Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.

10

Page 11: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

+ Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tinh sâu lắng.- Ý nghĩa văn bản:Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam

đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị và tha thiết của họ.X. Chữ người tử tù.

1. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại. - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.2. Nội dung:- Tác giả, xuất xứ, thể loại.- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.- Nhân vật viên quản ngục.- Nghệ thuật:+ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc ( cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo

le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao ).+ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.+ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.+ Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.- Ýnghĩa văn bản:Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp,

cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

XI. Hạnh phúc của một tang gia.1. Kĩ năng:- Đọc – hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.2. Nội dung:- Tác giả, xuất xứ, thể loại.- Nhan đề tác phẩm.- Những chân dung biếm họa.- Quang cảnh đám tang.- Nghệ thuật:+ Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác.+ Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự

vật, sự viêc.+ Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa... được sử dụng một cách linh hoạt.+ Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng

của từng nhân vật.- Ý nghĩa văn bản:Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia

đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng tháng tám.

11

Page 12: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

XII. Chí Phèo.1. Kĩ năng: - Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học. - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.2. Nội dung:- Tác giả, nhan đề tác phẩm, thể loại.- Hình tượng nhân vật Chí Phèo- nhân vật điển hình của tác phẩm.- Giá trị của tác phẩm : Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.- Nghệ thuật:+ Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động,

có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.+ Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lô-gic+ Cốt truyệt và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.+ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gủi tự nhiên; giọng điệu đan xen

biến hóa, trần thuật linh hoạt.- Ý nghĩa văn bản:Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả

nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ.

XII. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. 1. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một đoạn trích kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại. 2. Nội dung: - Tác giả, tác phẩm.- Xung đột chính của hồi kịch.- Các nhân vật chính của vở kịch: Vũ Như Tô, Đan Thiềm.- Nghệ thuật:

+ Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính.+ Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh.+ Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động.+ Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.

- Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp và mối quan hệ giữa nghệ sĩ với nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.

B. TIẾNG VIỆT Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Để làm tốt phần này, học sinh cần chú ý nắm chắc phần ghi nhớ SGK sau mỗi bài học; Vận dụng lí thuyết đã học để làm tốt các bài tập thực hành trong SGK, Sách bài tập.

- Luyện tập viết bản tin và phân tích được đặc điểm của một bản tin đợn giản.

12

Page 13: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.- Học sinh cần hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời

nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.

- Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.

Thực hành về thành ngữ, điển cố.- Nâng cao những kiến thức cần thiết cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc

điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dung.- Nâng cao kĩ năng cảm nhận và phân tích thành ngữ, điển cố, thấy được sự

giàu đẹp của từ vựng tiếng Việt.- Có kĩ năng sử dụng thành ngữ, điển cố khi cần thiết.Ngữ cảnh.- Năm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ

cảnh trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.- Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có kĩ năng lĩnh

hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.C. LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Kĩ năng:- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát

không mắc lỗi ngữ pháp và chính tả.- Phân tích đề, lập dàn ý.- Nắm được thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.- Học thuộc các bài thơ, nắm được cốt truyện các tác phẩm tự sự.- Chú ý khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung tư tưởng tác phẩm.- Nắm vững những nội dung cơ bản của các tác phẩm. * Chú ý: - Cần phải nắm chắc cốt truyện, các sự kiện, chi tiết tiêu biểu liên quan đến

nhân vật chính, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm. - Kĩ năng để viết được một bài văn nghị luận văn học có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí, thuyết phục.

2. Nội dung: Bài văn làm theo bố cục 3 phần:- Mở bài: Viết 1 đoạn văn có 2 phần: giới thiệu và dẫn đề.- Thân bài:+ Xác định các luận điểm, mỗi luận điểm là một đoạn văn.+ Cách đưa dẫn chứng vào bài làm: giới thiệu dẫn chứng, dẫn chứng và phân

tích dẫn chứng. (Đối với tác phẩm thơ cần phân tích giá trị nghệ thuật để làm rõ nội dung)

- Kết bài: Viết đoạn văn ngắn gồm 2 ý: Đánh giá chung về nội dung yêu cầu của đề bài; Nêu cảm tưởng của bản thân (liên hệ thự tế) sau khi học xong bài thơ hoặc bài văn.

13

Page 14: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

D. CẤU TRÚC ĐỀ:- Đề gồm 2 phần:+ Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm): Cho 1 đoạn văn hoặc 1 đoạn thơ bất kì, yêu cầu

học sinh đọc và trả lời những câu hỏi cho bên dưới. Có thể có thêm câu hỏi tái hiện kiến thức về Tiếng việt.

+ Phần II: Làm văn (7 điểm): Gồm 1 câu hỏi nghị luận văn học về 1 tác phẩm hoặc về một nhân vật văn học.

E. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO:  Đề 1: Bi kịch duyên phận của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tự tình”(II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đề 2: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để thấy rõ tấn bi kịch của nhân vật này.

Đề 4: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đề 5: Phân tích tâm trạng chị em Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Đề 6: Anh (chị) hãy bình luận “Cảnh cho chữ” để chứng minh đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đề 7: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong không gian phố huyện (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

Đề 8: Hãy phân tích niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng và nêu cảm nhận của em về bộ mặt xã hội thượng lưu đương thời qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Đề 9: Phân tích chương Hanh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng để thấy được nghệ thuật trào phúng bậc thầy của nhà văn.

Đề 10: Ngôn ngữ báo chí là gì? Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí.

Đề 11: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:Những chị lúa phất phơ bím tócNhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng họcĐàn cò áo trắngKhiêng nắngQua sôngCô gió chăn mây trên đồngBác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. (Em kể chuyện này –Trần Đăng Khoa)1. Xác định nội dung đoạn thơ.2. Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.

Phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

14

Page 15: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

3. Bức tranh quê qua con mắt của nhà thơ được hình dung như thế nào?

Đề 12: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Tây Bắc, nơi tài nguyên thiên nhiên phong phú chưa lường được đang thúc

giục chúng ta. Ở đây, chúng ta có biết bao nhiêu diện tích đất tốt đang chờ sức lao động của con người sáng tạo ra hoa quả! Ở đây chúng ta có những đồng cỏ thiên nhiên bốn mùa xanh tươi có thể chăn nuôi hàng triệu gia súc. Ở đây,chúng ta có mênh mông là rừng, nhưng tiếc thay một bộ phận khá lớn đã bị phá từ trước, tới nay nạn phá rừng vẫn còn chưa hết.

(Phạm Văn Đồng)1. Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn.2. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn và

nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.3. Qua đoạn văn tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?

.-------Hết-------

15

Page 16: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

TỔ : NG Ữ VĂN

HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP HỌC KÌ I

KHỐI 12 NĂM HỌC: 2016 – 2017

I. VĂN NGHỊ LUẬN & VĂN BẢN NHẬT DỤNG .1. Văn nghị luận: Ôn tập phần nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản:

a. Học và phân tích:

- Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh )

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm Văn Đồng )

b. Cách học :

- Phần tiểu dẫn : Nắm nội dung chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của văn bản

- Phần đọc – hiểu văn bản : Nắm cách đặt vấn đề,cách giải quyết vấn đề, các luận điểm, cách lập luận, cách đưa dẫn chứng, cách sử dụng ngôn ngữ…

=> Vận dụng hiểu biết về văn nghị luận để làm bài văn nghị luận

2. Văn bản nhật dụng: Ôn tập nôi dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

a. Học và phân tích:

- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 ( Cô- Phi An-nan )

b. Cách học: Hiểu cách đặt vấn đề, Phân tích đặc điểm tình hình, phần nêu nhiệm vụ

=> Vận dụng hiểu biết, nâng cao ý thức trách của mỗi cá nhân đối với các vấn đề của đời sống xã hội.

II. THƠ TRỮ TÌNH : Ôn tập phần nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản

1. Học và phân tích các bài thơ;

- Tây Tiến ( Quang Dũng )

16

Page 17: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

- Việt Bắc ( Tố Hữu )

- Đất Nước ( Trích Trường ca “ Mặt đường khát vọng “ – Nguyễn khoa Điềm )

- Sóng ( Xuân Quỳnh )

- Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo )

2. Cách học bài : Nắm các dơn vị kiến thức:

- Phần Tiểu dẫn : Nắm những nội dung chính: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Phần Đọc - Hiểu văn bản: Học thuộc bài thơ và phân tích nội dung, nghệ thuật từng bài thơ, từng đoạn thơ.

III. BÚT KÍ : Ôn tập nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản các đoạn trích

1. Học và phân tích 2 bài Kí - Người lái đò Sông Đà ( Trích – Nguyễn Tuân )- Ai đặt tên cho dòng sông ? ( Trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường )2. Cách học bài : Nắm các đơn vị kiến thức

- Phần Tiểu dẫn : Nắm nội dung chính : Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài kí - Phần Đọc – Hiểu văn bản : + Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Đà qua cảnh sắc thiên nhiên; Qua hình ảnh người lái đò Sông Đà. Từ đó, hiểu được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc. Thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc săc nghệ thuật của thiên tùy bút .

+ Cảm nhận vẻ đẹp phong phú nhiều mặt của dòng sông Hương : Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên gắn với thủy trình sông Hương; Dòng sông của lịch sử và thơ ca. thấy được lối hành văn uyển chuyển, tao nhã, hướng nội tinh tế tài hoa. Ngôn ngữ gợi cảm giàu hình ảnh và nhịp điệu, gợi hình gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu. Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa so sánh được sử dụng một cách có hiệu quả…

IV. LÀM VĂN

1. Học và thực hành kĩ năng làm văn nghị luận:- Nghị luận xã hội + Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Nghị luận văn học:

17

Page 18: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

2. Cách học:- Nắm được cách nghị luận về từng kiểu bài. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân

bài, kết bài.. hành văn trong văn nghị luận. .- Biết kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ. bình

luận… một cách hợp lí trong khi viết bài bài văn nghị luận.- Biết kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn.V. TIẾNG VIỆT:

1. Học:

- Phong cách ngôn ngữ khoa học.

- Luật thơ

2. Cách học:

- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ khoa học, so sánh phân biệt phong cách ngôn ngữ khoa học và các phong cách ngôn ngữ khác.

- Về luật thơ: Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ Tiếng Việt và luât thơ của một số thể thơ tiêu biểu thường gặp: Thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn Đường luật (tứ tuyệt, bát cú )

- Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một số bài thơ, đoạn thơ cụ thể.

VI. ÔN TẬP CÁCH LÀM BÀI:

Đề có 2 phần:

1. Phần đọc – hiểu: ( 3,0 điểm)

Câu hỏi tập trung vào các khía cạnh như:

- Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản ; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;

- Những hiểu biết về từ ngữ , cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;

- Một số biện pháp tu từ trong văn bản và tác dụng của chúng

- Phương thức biểu đạt của văn bản

18

Page 19: đề cương ôn tập hki môn văn lớp 10, 11, 12 năm học 2016-2017

Đề cương ôn tập Ngữ Văn Học Kì I: Năn học 2016-2017

Yêu cầu trả lời rõ ý, đúng câu, đúng đoạn..2. Phần viết ( Làm văn ): ( 7,0 điểm )

Viết bài văn nghị luận văn học có nội dung về các bài thơ , hoặc tùy bút.. đã học

Bài làm theo bố cục 3 phần: - Mở bài : Viết một đoạn văn có 2 phần : Giới thiệu và dẫn đề

- Thân bài:

+ Triển khai ý theo từng luận điểm, mối luận điểm là một đoạn văn.

+ Cách đưa dẫn chứng vào bài làm: Có 3 phần :

Giới thiệu dẫn chứng∙

Trích dẫn chứng ∙

Phân tích dẫn chứng ( phân tích nghệ thuật để làm rõ nội dung đối với thơ… ) ∙

- Kết bài: 1 hoặc 2 đoạn văn ngắn gồm 2 ý: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ hoặc truyện ngắn, tùy bút….; Cảm tưởng riêng của bản thân sau khi đọc đoạn thơ, bài thơ, truyện ngắn, tùy bút..

VII. Một số kiến thức tự học để làm bài :

a. Đặc trưng của Thơ,Ttruyện

b. Một số biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong thơ.

c. Cách phân tích thơ .Truyện

d. Đọc tham khảo các bài văn phân tích, các bài văn mẫu thuộc các tác phẩm đã cho ôn tâp trên.

Chúc học sinh ôn tập kĩ để làm bài kiểm tra học kì đạt kết quả cao nhất.

----------------Hết -----------------

19