12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 444 - 5322 THỨ BẢY, NGÀY 1/6/2019 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê bình và phê bình TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ Đến nay, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm thu hút 37 dự án với tổng mức đầu tư 10.225 tỷ đồng. Hiện 12 dự án hoàn thành đi vào hoạt động, 14 dự án đang triển khai xây dựng một số hạng mục công trình và 11 dự án đang tiếp tục thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TRANG 4 XEM TIẾP TRANG 2 Ghi nhận từ chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 3 T ỉnh ủy Lâm Đồng vừa ban hành Quy định số 07-QĐ/TU, ngày 22/5/2019 “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh” để việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, hiệu quả. Theo đó, cán bộ và đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phải tích cực nêu gương trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định... của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; Quy định số 47-QĐ/ TW, ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương “Về những điều đảng viên không được làm”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương; Quy định số 11/QĐ/TU, ngày 30/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp... Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương. Đối với Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quy định số 07-QĐ/ TU quy định phải đi đầu gương mẫu thực hiện một số nội dung quan trọng. Trong đó, nổi bật là phải nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu trong thực hiện tuyên truyền, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói, viết và làm theo đường lối, quan điểm của Đảng; đặt lợi ích tập thể, Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; có trách nhiệm triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định... Mang nhảy hiện đại về thôn quê 9 Người vẽ hoa văn trên gốm Truyện ngắn: ĐỖ KIM 5 Lên đỉnh săn mây - đón bình minh... Nơi yêu thương hơn tình mẫu tử Sơ Hường cùng các con chơi trò chơi trong buổi picnic. Ảnh: N.Thi Các nhiếp ảnh gia trên đỉnh Pinhatt. Ảnh Phạm Anh Dũng HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 444 - 5322 THỨ BẢY, NGÀY 1/6/2019CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê bình và phê bình TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

Đến nay, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm thu hút 37 dự án với tổng mức đầu tư 10.225 tỷ đồng. Hiện 12 dự án hoàn thành đi vào hoạt động, 14 dự án đang triển khai xây dựng một số hạng mục công trình và 11 dự án đang tiếp tục thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

TRANG 4

XEM TIẾP TRANG 2

Ghi nhận từ chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

3

Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ban hành Quy định số 07-QĐ/TU, ngày 22/5/2019 “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết

là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh” để việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, hiệu quả.

Theo đó, cán bộ và đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phải tích cực nêu gương trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định... của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương “Về những điều đảng viên không được làm”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính

trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương; Quy định số 11/QĐ/TU, ngày 30/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp... Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương.

Đối với Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quy định số 07-QĐ/TU quy định phải đi đầu gương mẫu thực hiện một số nội dung quan trọng. Trong đó, nổi bật là phải nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu trong thực hiện tuyên truyền, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói, viết và làm theo đường lối, quan điểm của Đảng; đặt lợi ích tập thể, Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; có trách nhiệm triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định...

Mang nhảy hiện đại về thôn quê

9

Người vẽ hoa văn trên gốm

Truyện ngắn: ĐỖ KIM

5

Lên đỉnh săn mây - đón bình minh...

Nơi yêu thương hơn tình mẫu tử

Sơ Hường cùng các con chơi trò chơi trong buổi picnic. Ảnh: N.Thi

Các nhiếp ảnh gia trên đỉnh Pinhatt. Ảnh Phạm Anh Dũng

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

2 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... của Đảng, Nhà nước, của cấp trên và của cấp mình. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong hoạt động và sinh hoạt Đảng, là tấm gương mẫu mực trong tự phê bình và phê bình để cán bộ, đảng viên và cấp dưới làm theo; phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, không chạy theo thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và khắc phục sửa chữa. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ... Bên cạnh đó, phải thực hiện nghiêm quy định về phân cấp, phân quyền, kiểm soát quyền lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, nhất là cán bộ trẻ. Quan tâm phát hiện, giới thiệu, đề xuất bố trí, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, tâm huyết cống hiến cho đất nước, địa phương; bảo vệ những cán bộ có năng lực, phẩm chất

chính trị, đạo đức, lối sống tốt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Quy định cũng đặt vấn đề: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh phải nghiêm khắc với bản thân và phải kiên quyết. Theo đó, không tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi; hám danh, tham địa vị, “lợi ích nhóm”; can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán... Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để trục lợi... Không để vợ (chồng), bố mẹ, con, anh em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Không để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bè phái... Phát ngôn tùy tiện, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một

đàng làm một nẻo. Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của Nhân dân. Không trù dập cán bộ, chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm... Không định kiến với người góp ý, phê bình; trực tiếp mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật, nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình, hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Không để lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc; không lạm dụng của công...

Quy định cũng yêu cầu phải kịp thời xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm để làm gương cho cấp dưới; gắn thực hiện Quy định với kiểm điểm, đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên và lấy phiếu tín nhiệm theo quy định.

LAN HỒ

Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực... TIẾP TRANG 1

Vừa qua, tại huyện Lạc Dương, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thành phố lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2021. Ông K’Mák - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, các Ban thuộc HĐND tỉnh và thường trực HĐND các huyện, thành phố đã có các bài tham luận về: Kinh nghiệm, giải pháp trong việc nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND các cấp; Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra đối với các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết tại các kỳ họp HĐND; Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng của tổ đại biểu HĐND… Các tham luận đã chỉ ra những cách làm mới, sát với tình hình thực tế ở địa phương, bám sát quy định của luật, đảm bảo đúng quy trình thủ tục, góp phần nâng cao chất lượng các kỳ họp của HĐND các cấp. Đồng thời chỉ ra những hạn chế trong hoạt động của các tổ đại biểu HĐND, có đại biểu cả nhiệm

kỷ không đóng góp ý kiến hay nhiều đại biểu ít nghiên cứu về các nội dung liên quan đến các kỳ họp…

Các tham luận cũng nêu thực tế ở các kỳ họp HĐND các cấp, các ý kiến tham gia chỉ tập trung ở một số đại biểu là thủ trưởng các cơ quan; nhiều đại biểu chưa bám sát thực tiễn và thiếu sự theo dõi, nắm bắt tình hình ở cơ sở; chưa thể hiện hết tâm huyết, trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân; ngại va chạm và việc chuẩn bị cho các kỳ họp đôi khi chưa chặt chẽ, khoa học nên chưa đáp ứng được về những vấn đề mà cử tri quan tâm. Theo kinh nghiệm của một số địa phương thì việc chuẩn bị kỹ các bước tổ chức cũng như công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong các kỳ họp HĐND và các kỳ tiếp xúc cử tri là rất quan trọng.

Một vấn đề khác cũng được các đại biểu dự hội nghị đóng góp ý kiến sôi nổi đó là: Các đại biểu HĐND cần phải có bản lĩnh, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cũng như nghiên cứu các

văn bản pháp luật, các vấn đề liên quan đến thực tiễn của từng địa phương để đề cập, đề xuất giải pháp những vấn đề mà cử tri quan tâm, nhất là các vấn đề nóng. Tránh tình trạng nắm vấn đề chung chung, trả lời chung chung mà không đưa ra được những câu trả lời dứt khoát. Kết luận hội nghị, ông K’Mák cho rằng, những kinh nghiệm trên hết sức quý báu cho các địa phương. Từ hội nghị tôi hy vọng các địa phương sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm và tổ chức hiệu quả, chuyên nghiệp hơn ở các kỳ họp HĐND các cấp. Đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, đề ra những giải pháp cụ thể, nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri ở địa phương.

NGUYỆT THU

THƯỜNG TRỰC HĐND TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG

Phát huy trách nhiệm, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân

ĐẠ TẺH: Hỗ trợ gần 1 tỷ đồng cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh lở mồm long móng

LÂM HÀ: 15 tỷ đồng ổn định dân di cư tự do

UBND tỉnh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án ổn định dân di cư tự do xóm Bến Tre, thôn R’Lơm, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà (giai đoạn 1) do chủ đầu tư là Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Lâm Hà.

Dự án có tổng kinh phí 15 tỷ đồng ổn định di dân tự do tại thôn R’Lơm, xã Đạ

Đờn (huyện Lâm Hà) từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 bố trí.

Theo đó, đầu tư xây dựng trục đường chính vào dự án với chiều dài 2.600 mét, tuyến

đường được thiết kế theo đường cấp V miền núi. Dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm

bố trí ổn định tại chỗ cho 135 hộ với 595 nhân khẩu dân di cư tự do để chấm dứt tình

trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và bảo đảm an

ninh trật tự xã hội tại địa phương.AN NHIÊN

Hơn 200 cán bộ Hội Cựu chiến binh cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Trong 4 ngày, từ 28 - 31/5, Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp cùng Trường Chính trị Lâm Đồng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho hơn 200 cán bộ cơ

sở hội đến từ các xã, phường, thị trấn của 12 huyện, thành trong tỉnh.

Tham gia lớp bồi dưỡng, các cán bộ cựu chiến binh được học tập, tiếp thu

những kiến thức cơ bản theo các chuyên đề: Công tác giáo dục, tuyên truyền, phát động phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, nắm tình hình, thi đua khen thưởng; Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật trong nội bộ Hội; Những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng 2018; Tìm hiểu về Luật An ninh mạng, Luật Tố cáo 2018...

Tại lớp bồi dưỡng, các cựu chiến binh còn cùng nhau thảo luận, chia sẻ những khó khăn, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào ở địa phương và được giải đáp những thắc mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó, giúp đội ngũ cán bộ Hội cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình để nâng cao chất lượng hoạt động Hội, xây dựng Hội vững mạnh. QUỲNH UYỂN

Toàn cảnh lễ khai giảng.

Ông Phạm Xuân Tiện - Trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện

Đạ Tẻh cho biết: Trong thời gian hơn 2 tháng (từ tháng 2 đến đầu tháng 4/2019),

trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã xuất hiện bệnh lở mồm long móng (LMLM). Theo đó, đàn heo bị bệnh LMLM chủ yếu tập

trung tại thị trấn Đạ Tẻh và các xã Hà Đông, Triệu Hải, Quảng Trị và An Nhơn, với gần

850 con heo mắc bệnh/42 hộ chăn nuôi. Trong đó, số heo buộc phải tiêu hủy là 529 con/25.795 kg của 34 hộ. Tổng thiệt hại do

bệnh LMLM gây ra ước tính trên 3 tỷ đồng.Để giúp người dân khắc phục hậu quả do

bệnh LMLM gây ra, UBND huyện Đạ Tẻh đã trích kinh phí dự phòng địa phương tiến

hành chi hỗ trợ cho người chăn nuôi theo quy định của Nhà nước (với mức hỗ trợ 38 ngàn đồng/kg heo phải tiêu hủy). Theo đó, đến thời điểm này, huyện Đạ Tẻh đã hỗ trợ

hơn 980 triệu đồng cho 34 hộ chăn nuôi có heo mắc bệnh LMLM phải tiêu hủy bắt buộc. Ngoài ra, huyện Đạ Tẻh còn chi gần

400 triệu đồng để mua thuốc khử trùng, vôi bột, hỗ trợ người chăn nuôi phun xịt, vệ sinh

chuồng trại phòng, chống dịch bệnh.Đến hiện tại, bệnh LMLM trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã được khống chế hoàn toàn. Hiện, Đạ Tẻh đang tập trung đẩy

mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi tới người dân địa

phương để chủ động phòng, chống dịch bệnh xâm nhiễm; thành lập 4 chốt kiểm

dịch cấp huyện phân công lực lượng trực 24/24 giờ để kiểm soát chặt chẽ phương

tiện vận chuyển heo, thực phẩm động vật ra, vào địa phương; tiếp tục tiến hành công tác phun xịt, tiêu độc khử trùng trên diện rộng;

thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tại 32 điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn. Trường hợp xấu xảy ra khi heo có các triệu chứng của bệnh dịch tả châu Phi, buộc phải tiêu hủy trong thời gian không quá 24 giờ.

KHÁNH PHÚC

Cán bộ thú y huyện Đạ Tẻh tiến hành công tác phun xịt, khử trùng phòng, chống dịch bệnh.

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

3 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Thủ lĩnh đoàn Hồ Thị Minh Hạnh biết đến hoa giấy từ khoảng 4 năm trước đây khi chị

xem những bông hoa, bó hoa giấy ở trên mạng internet. Thấy hoa giấy đẹp không thua kém gì hoa thật mà lại giữ nguyên màu sắc và có thể bày trí được trong thời gian dài, nên dần dà Minh Hạnh đã đam mê chúng từ lúc nào không biết. Với mong muốn để nhiều người biết và đam mê hoa giấy như mình cùng với việc tăng thu nhập cho bản thân, nên đã 3 năm nay Minh Hạnh mạnh dạn xây dựng mô hình khởi nghiệp bằng việc làm hoa giấy. Đây được coi là mô hình khá mới mẻ ở địa phương.

Hoa giấy với đủ những màu sắc rực rỡ được Minh Hạnh tạo nên từ các nguyên liệu như: giấy nhún làm cánh hoa, giấy báo, giấy gói hoa, keo sữa, keo sáp, kẽm kim

Nữ thủ lĩnh đoàn “thổi hồn” vào hoa giấyNgoài sự trẻ trung, dễ thương, năng động và duyên dáng, nhiều người còn biết đến chị Hồ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1994, Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố 3, Phường 6, TP Đà Lạt là người rất đam mê, tạo nên những bông hoa giấy đẹp mắt và thực sự có “hồn”.

loại, xốp cắm hoa và tận dụng cả vỏ chai nước suối đã qua sử dụng. Bằng tâm huyết và sự tỉ mỉ, khéo léo kết hợp các màu sắc của người mê hoa giấy, nên Minh Hạnh đã biến những nguyên liệu tưởng như vô tri vô giác trên thành những bông hoa hồng, hướng dương, cẩm tú cầu, cẩm chướng, tuy líp với đầy đủ màu sắc rực rỡ và còn được tạo thành những bó, bình, hộp, chậu hoa treo, giỏ hoa, lẵng hoa giấy đẹp mắt, đặc biệt là “có hồn” giống như hoa thật.

Thực tế, để tạo ra một bông hoa giấy hoàn chỉnh, chị Minh Hạnh dành thời gian khoảng 10 phút. Còn đối với những bó, bình, hộp, chậu hoa treo, giỏ hoa, lẵng hoa giấy đẹp mắt, chị phải dành đến 3 - 4 giờ đồng hồ, thậm chí có khi cả ngày mới làm xong.

Hiện tại, chị Minh Hạnh bán với giá bình quân 10 nghìn đồng/

bông hoa giấy các loại và với giá từ 50 đến 500 nghìn đồng/ bó, bình, hộp, chậu hoa treo, giỏ hoa, lẵng hoa giấy tùy loại. Minh Hạnh bán các mặt hàng này chủ yếu tại các nhà sách thuộc TP Đà Lạt, giới thiệu online với thị trường rộng khắp cả nước. Hoa bán chạy nhất là vào dịp những ngày lễ, tết trong năm, như: Lễ tình nhân 14/2, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Phụ nữ Việt Nam 20/10 hay Ngày

hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11… Bình quân, mỗi tháng Minh Hạnh thu nhập khoảng 7 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 3,5 triệu đồng từ việc bán hoa giấy.

Không chỉ mong muốn đem lại thu nhập cho bản thân, Minh Hạnh còn vận động một số đoàn viên thanh niên cùng làm hoa giấy với mình, để giúp họ có thêm thu nhập và lan tỏa vẻ đẹp của những bông hoa giấy.

Cùng với việc làm hoa giấy, chị Minh Hạnh đã bước đầu làm hoa sáp để thỏa sức đam mê của bản thân và bán ra thị trường, nhằm tăng nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, nữ thủ lĩnh đoàn Minh Hạnh cũng đã mở quán cà phê kết hợp với bán đồ ăn sáng để kiếm gia tăng thu nhập, với bình quân trên 10 triệu đồng mỗi tháng. Không chỉ có vậy, Minh Hạnh còn luôn phấn đấu làm tốt vai trò của một giáo viên dạy môn Hóa học ở một Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa tại TP Đà Lạt. Đặc biệt, chị luôn nhiệt huyết, làm tốt vai trò của Bí thư chi đoàn trong việc tổ chức các phong trào, hoạt động thực sự hiệu quả thiết thực, góp phần phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ vào sự phát triển của cộng đồng.

Nữ thủ lĩnh Đoàn này tạo ấn tượng ban đầu bởi sự duyên dáng và chị để lại nhiều thiện cảm bởi luôn nỗ lực và đầy bản lĩnh khi dám nghĩ, dám làm để khởi nghiệp, khẳng định bản thân, ngay cả với những gì có thể là mới mẻ với không ít người.

ĐAM TRỌNG

Chị Hồ Thị Minh Hạnh chăm chút từng đóa hoa giấy.

LAN HỒ

Những chủ trương đúng vì người nghèoGiai đoạn 2016 - 2020, Chính

phủ triển khai thực hiện chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội. Theo đó, Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành một số nghị quyết, quyết định liên quan. Trong đó, đáng chú ý là: Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 quy định một số chính sách hỗ trợ sản xuất tại 21 xã nghèo do ngân sách tỉnh đầu tư; Nghị quyết số 82/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 quy định mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí

Ghi nhận từ chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 * Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn dưới 1,9%, không còn xã có trên 15% hộ nghèo

sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 3/5/2017, Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu năm 2016, 2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở triển khai thực hiện các chính sách... Từ 2016 - 2018, tổng kinh phí toàn tỉnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo được phân bổ 312.058 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương 290.133 triệu đồng, ngân sách địa phương 21.925 triệu đồng.

Triển khai đồng bộ các chính sách giảm nghèoKết quả thực hiện các chính

sách, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững từ năm 2016 đến 2018 ở Lâm Đồng đã đạt nhiều thành quả quan trọng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo chung.

Về chính sách hỗ trợ y tế, toàn tỉnh đã cấp 889.807 thẻ bảo hiểm y tế. Trong đó, hộ nghèo, người đang sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 736.067 thẻ; hộ cận nghèo 103.505 thẻ; hộ gia đình làm nông, lâm ngư nghiệp có mức sống trung

bình 50.235 thẻ. Tỉnh cũng thực hiện đúng Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Từ năm học 2016-2017, có 3.376 học sinh được hỗ trợ 455.760 kg gạo, 1.405 học sinh được hỗ trợ tiền ăn, nhà ở. Năm học 2017-2018, 3.695 học sinh được hỗ trợ 498.825 kg gạo, 1.259 học sinh được hỗ trợ tiền ăn, nhà ở. Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở toàn tỉnh đã hoàn thành 866 căn nhà ở cho hộ nghèo (đạt 40,32% so với 2.148 căn theo đề án)... Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tín

dụng ưu đãi, doanh số cho vay hộ nghèo trong toàn tỉnh đạt 21.674 lượt/618.624 triệu đồng, hộ cận nghèo 33.676 lượt/926.978 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo khoảng 21.000 lượt/768.000 triệu đồng; hỗ trợ vốn vay làm nhà ở cho 491 lượt khách hàng/12.275 triệu đồng, cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất đối với người đồng bào DTTS 241 lượt/9.705 triệu đồng. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng hộ nghèo, từ 2016-2018, tỉnh đã trợ giúp pháp lý cho 6.019 người thuộc hộ gia đình hộ nghèo, hộ DTTS. Trong đó 1.189 người thuộc hộ nghèo, 3.329 người DTTS, 1.021 người vừa thuộc hộ nghèo vừa là người DTTS, 480 người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Cùng với các chính sách của Trung ương ban hành, Lâm Đồng đã triển khai phù hợp nhiều chính sách của địa phương. Tiêu biểu như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020. Năm 2018, đã phân bổ 16.000 triệu đồng cho 21 xã nghèo thuộc 8 huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Với nguồn kinh phí được phân bổ, các huyện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho 1.665 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại 21 xã nghèo, (bình quân 9,6 triệu đồng/hộ)...

XEM TIẾP TRANG 11

Nông thôn mới xã Ka Đô, huyện Đơn Dương. Ảnh: V.Báu

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

4 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

Truyện ngắn: ĐỖ KIM

3. Mùa xuân 2005, Đạt được nghỉ hưu.

Để thưởng công cho nhiều năm làm một anh công chức, công đoàn tổ chức cho Đạt đi tham quan vào dịp lễ hội ở Yên Tử. Lúc đi hào hứng, thích thú bao nhiêu, nhưng đến khi tới cổng chùa nhìn con đường nhớp nháp lầy lội sau những ngày mưa xuân rả rích và nhìn dòng người tấp nập, xô đẩy, chen lấn, tiếng người nói, tiếng chào mời mua quà bánh nhộn nhạo… Đạt thấy ngợp, sợ bấy nhiêu. Vài năm trở lại đây sức khỏe yếu đi, bệnh tình như nặng hơn, nhìn chỗ đông người, ồn ào, nhăng nhố, Đạt thấy hãi.

Lúc đoàn tham quan lên được đến chùa Hoa Hiên, Đạt thấy mệt và choáng váng đầu óc. Anh nói với chị chủ tịch công đoàn cho riêng mình dừng lại ngồi chờ mọi người ở đây. Đoàn đi tham quan đồng ý ngay, họ bớt phải đèo thêm một anh ốm yếu, không leo được dốc đá. Còn Đạt thì cảm thấy sung sướng khi tách ra được khỏi đoàn người rồng rắn đang bám đuôi nhau leo lên núi. Anh sẽ có vài ba tiếng được tự do, thư thái một mình, tránh xa sự ồn ào náo nhiệt của đám người đi hội đang xô đẩy, chen lấn nhau để leo lên cửa Phật. Đạt khoác chiếc túi nhỏ đi sâu vào phía sau chùa tìm cho mình một chỗ yên tĩnh dưới tán cây, ở đấy đã có sẵn một chiếc ghế đá ngồi hít thở không khí trong lành của núi rừng Yên Tử.

Hình như Đạt chợp mắt được một lúc. Chợt anh giật mình, như thể có một vật đang liếm nhẹ vào gan bàn chân. Anh mở bừng mắt ra. Kinh ngạc nhận ra ngay dưới chân mình có một con chó to, đen tuyền ngồi chồm chỗm. Nửa đầu con chó có chùm lông trắng. Con chó gương đôi mắt nhìn Đạt thè cái lưỡi đỏ hỏn và bộ răng trắng nhởn nhưng không có ý đe dọa. Đạt trấn tĩnh, ngồi ngắm nghía con chó một lát. Anh nghĩ ngay tới chú chó mực có khoang trắng của Hoạt ngày nào nhặt được ở Ba Chúc. Chỉ có điều con chó mực này không có được 4 chân trắng như con chó mực ngày trước.

Tao trông chú mày quen quá… Đừng cắn nhé… Ngoan nào! Có ổ bánh mì lát nữa tao sẽ chia cho một miếng.

Đạt chưa kịp mở chiếc túi vải đeo bên mình để lấy ra ổ mì ăn trưa chia

“Ngày hè của em” là chủ đề hoạt động của tháng 6 được tổ chức từ ngày 1/6 - 30/6/2019, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đây là chuỗi các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa dành cho tuổi thơ chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động thân thiện với môi trường, trải nghiệm, góp phần tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho giới trẻ tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Có nhiều hoạt động diễn ra, gồm: Chương trình Ngày hội thiếu nhi “Hành trình khám phá”. Trong đó có

NGUYÊN THI

Mái ấm Tín Thác (xã Lộc Thanh, Bảo Lộc) do sơ Hường (Nguyễn Thị Hường,

62 tuổi) lập ra để cưu mang, nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng mẹ. Thành lập từ năm 2009, ban đầu mới chỉ là một túp lều nhỏ nhưng sau đó phải liên tục mở rộng bởi số lượng các bé vào mái ấm tăng. Đến nay, sau 9 năm, số trẻ đã tăng lên hơn 100 cháu. Hiện cơ sở được các sơ vun vén, sửa sang khá rộng rãi, thoáng mát với những dãy nhà theo hình chữ U khang trang, sân chơi, vườn hoa và nơi ăn uống, ngủ nghỉ sạch sẽ và tiện nghi.

“Mình nuôi dạy trẻ nhỏ, con cái hơn 100 bé, trong đó có nhiều bé chỉ mới vài tháng tuổi nên việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng mà sơ và các sơ khác ở mái ấm luôn ý thức và cố gắng cùng nhau gìn giữ để các con được khỏe mạnh, vui chơi trong không gian sạch sẽ, mát mẻ. Cũng có nhiều mạnh thường quân và những nhà hảo tâm quan tâm, giúp đỡ thì mới đủ kinh phí để nuôi dưỡng và đón nhận các cháu như hôm nay. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn luôn đi cùng với nhiều những khó khăn hằng ngày. Việc chăm sóc miếng ăn, cái mặc cho trẻ con luôn là câu chuyện mà sơ và các sơ khác mỗi ngày phải lo toan, tính toán sao cho các con của mình được đầy đủ trong điều kiện cơ bản nhất là đã tốt rồi, với sơ, quan trọng hơn cả đó là tinh thần, tình cảm của các con trong một mái ấm, bởi dù cho có chăm sóc tốt thế nào đi nữa cũng khó có thể bù đắp hay chia sẻ hết với tất cả các con được” - sơ Hường tâm sự.

Hơn 100 đứa trẻ đủ các lứa tuổi, đứa lớn nhất cũng chỉ mới 10 tuổi. Thêm nữa, rất nhiều đứa trẻ trong mái ấm vẫn thường xuyên bị bệnh, sức khỏe yếu do được các sơ nhặt về khi đang còn đỏ hỏn mà đã bị vứt bỏ trong điều kiện rất tệ. Thế nhưng, với một trái tim bao la, sự nhân hậu và tình yêu thương trẻ vô bờ bến, sơ Hường và các sơ trong mái ấm đã truyền tình cảm ấm áp của mình cho các bé. Hơn 100 trẻ đã và đang lớn lên mỗi ngày, ngoan ngoãn và yêu thương, gắn bó với nhau như một gia đình.

Nhìn hình ảnh sơ Hường nhanh nhẹn, tất bật và cẩn thận, nêm nếm từng món ăn trưa cho đàn con nhỏ mấy chục đứa trẻ đang chạy nhảy, la hét, đùa giỡn bên trong căn nhà gỗ nhỏ đơn sơ giữa vườn cà phê và cây trái ở xã Tân Lâm, trong buổi picnic mới thấy chúng thật may mắn khi gặp được các sơ. Chẳng cớ gì cứ phải mang nặng đẻ đau mới là con của mẹ, tình yêu của sơ Hường và các sơ trong mái ấm dành cho bọn trẻ còn lớn hơn cả tình mẫu tử thông thường. Thứ tình cảm ấy có thể không hữu hình như cơm ăn, áo mặc, sữa uống hàng ngày, nhưng nếu không có nó, tôi chắc chắn rằng, sẽ không người mẹ nào có đủ sự mạnh mẽ và động lực để mỗi ngày vượt qua biết bao khó khăn, dẹp bỏ những yêu ghét cá nhân, sống điềm tĩnh, vị tha để chăm

Nơi yêu thương hơn tình mẫu tửChúng tôi ghé thăm những đứa trẻ ở Mái ấm Tín Thác và tìm gặp sơ Hường vào đúng giờ trưa. Hôm nay sơ Hường và các sơ đưa một nhóm các cháu nhỏ đi dã ngoại ở một nông trại nằm trong một xã vùng sâu Di Linh. Thấy khách đến thăm, các cháu đồng loạt đứng dậy đồng thanh chào hỏi và bày tỏ sự lễ phép, thân thiện. Sơ Hường bảo, đây là nhóm các con lớn trong mái ấm của sơ. Vừa mới được nghỉ hè nên sơ cho bọn trẻ về vườn picnic, đổi không khí.

sóc, nuôi dưỡng đàn con thơ dại của mình lớn lên trong những tiếng cười đùa giòn tan, hồn nhiên như bọn trẻ ở đây như thế.

Theo lời của sơ Hường kể, các bé đang được nuôi dưỡng tại mái ấm phần lớn được các sơ nhặt về ở xung quanh khu vực, có trẻ bị bỏ ngay trước thềm nhà, trẻ thì bị treo trên cây, thậm chí là được nhặt ra từ thùng rác… những cảnh tượng rất thương tâm. Để dẹp bỏ tất cả những thông tin không hay về công việc của mình, sơ Hường cẩn thận làm hồ sơ, giấy tờ kê khai đầy đủ từng trường hợp nhận về với mái ấm với chính quyền địa phương. Cũng theo lời sơ Hường thì ngoài nhiệm vụ

nuôi dưỡng và chôn cất các trẻ em bất hạnh, Mái ấm Tín Thác còn phối hợp với các trường học cấp II & III trong địa phương để thực hiện việc giáo dục giới tính, an toàn sức khỏe cho học sinh bằng lòng nhân ái của con người, với mong muốn hạn chế những trường hợp bỏ rơi trẻ sơ sinh.

Cùng với việc chăm sóc trẻ em tại Mái ấm Tín Thác, sơ Hường còn cùng với giáo dân, trực tiếp là ông Trần Văn Hùng tổ chức đi tìm kiếm và chôn cất các thai nhi bị bỏ rơi. Sau 9 năm làm công việc này, đến nay, đã có tới gần 10 ngàn ngôi mộ thai nhi được chôn cất cẩn thận. Mỗi ngôi mộ đều được đặt một tên thánh và xếp thứ tự theo ngày tháng nhặt về. Hằng ngày, sơ

cùng với ông Hùng và những người có lòng trắc ẩn đến quét dọn, trồng hoa, thắp hương... để nghĩa trang bớt hiu quạnh.

Vất vả lo toan và tham gia những công việc mà hiếm có người làm như vậy, nhưng sơ Hường luôn là người lạc quan, yêu đời và sống vui vẻ, điềm đạm. Hiếm khi nào thấy sơ than thở dù đó là những lúc chuyện cơm áo cho các con gặp khó khăn nhất và ít ai biết rằng, người mẹ của chúng năm nay đã 62 tuổi đang mang trong mình căn bệnh ung thư. Thay vì lo lắng cho bản thân, mỗi ngày, dù đã có sự hỗ trợ của các sơ khác và những người thiện nguyện, nhưng sơ Hường vẫn dành thời gian trực tiếp lo toan vun vén mọi việc từ lớn đến nhỏ cho hơn một trăm đứa con ở mái ấm. “Bọn trẻ quen với những món ăn do sơ nêm nếm rồi. Quen với cách chăm bón mỗi ngày của sơ rồi, nên bỏ việc nấu nướng, hay sắp xếp trong nhà, sơ lại sợ chúng không quen không khí, không quen vị mà kém ăn, kém lớn. Có lẽ tất bật với con cái, và sống trong tình yêu của bọn trẻ nên sức khỏe hiện nay của sơ chuyển biến rất tốt. Sơ không thấy bệnh làm mình mệt, mình đau nữa” - sơ Hường chia sẻ.

Trao đổi với tôi về những mong muốn trong cuộc sống, sơ Hường chẳng bày tỏ điều gì cho cá nhân mình mà chỉ mong tất cả những đứa trẻ mồ côi, cũng như các con của mình sẽ được học hành đến nơi đến chốn và xã hội sẽ tạo điều kiện để cho các con có tương lai sau này. “Sơ hiện cũng chỉ lo được miếng ăn, chăm lo giấc ngủ, sức khỏe và gửi gắm tình thương của mình cho bọn trẻ để mong bọn trẻ được lớn lên trong yêu thương chở che, được học hành. Như bao người mẹ khác, sơ mong các con của mình sau này sẽ được đón nhận, có tương lai, xây dựng được cho chúng một cuộc sống tốt đẹp như bao nhiêu những đứa trẻ bình thường khác trong xã hội” - sơ Hường bày tỏ.

Sơ Hường cùng các con chơi trò chơi trong buổi picnic. Ảnh: N.Thi

Rất nhiều đứa trẻ đã sống với sơ Hường hơn 10 năm nay trong tình yêu và sự chăm sóc dạy dỗ tận tình như một người mẹ. Ảnh: N.Thi

Mái ấm Tín Thác là đại diện duy nhất của tỉnh Lâm Đồng được chọn giao lưu điển hình tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên cùng với 4 gương cá nhân và tập thể khác là ông Kator Văn (xã Phước Trung, huyện Bắc Ái, Ninh Thuận); Trung úy A Hi - bộ đội biên phòng tỉnh Kon Tum; Bà Nguyễn Thị Hồng Hải - nhân viên Trường Mầm non Tây Hồ, xã Tam Lộc, Phú Ninh, Quảng Nam và Công an huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Buổi giao lưu, trao đổi nhằm nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn tỉnh cũng như khu vực.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

5 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Một đám

phần cho con chó, anh lại giật mình một lần nữa bởi nghe phía sau có tiếng người.

Bác nhận ra con chó này là bác còn nhớ tới em…! Em hỏi khí không phải, bác có phải tên là Đạt không? Bác ngày trước ở đại đội 3, đoàn Thất Sơn?

Đạt ngỡ ngàng nhìn người đàn ông đang đứng trước mặt, mặc bộ quần áo nâu sòng, cao lêu đêu như một cây sào. Người đàn ông có một bộ mặt thật đáng sợ, da sạm đen có một vết sẹo dài trên má. Râu tóc dài bờm sờm phủ quá vai trông chẳng khác nào nhân vật Robinson sống trong rừng.

Bác là ai mà biết tên tôi? - Đạt vẫn còn lưỡng lự không nghĩ chẳng lẽ đây là Hoạt?

Thế là đúng rồi! Em là thằng Hoạt ngang ngạnh đây…! Thủ trưởng không nhận ra em sao?

Đạt ôm lấy người lính cũ nhìn kỹ gương mặt già nua qua bao năm tháng, lông mày cũng có nhiều sợi bạc. Chỉ có ánh mắt của Hoạt là không khác mấy, vẫn linh lợi ánh lên chút láu lỉnh… “- Hoạt à… Đúng là cậu rồi… Bao năm nay tôi cứ tưởng cậu đã hy sinh ở Tràng Định. Ngày tôi nằm viện có người nói với tôi như vậy”.

Đạt nhìn rõ những giọt nước mắt ứa ra ngân ngấn trong tròng mắt Hoạt. Hắn nói mà như khóc.

Cũng tưởng chết thật bác ạ! Giời còn cho em sống… Hoạt nói và chỉ tay vào con chó mực - cũng nhờ có nó… Không, nhờ có mẹ của con chó này mà em còn sống đến ngày hôm nay, may mắn sao lại còn được gặp bác.

Sao bây giờ Hoạt lại ở đây? - Đạt hỏi.

Dạ em đi làm công quả cho chùa. Các thầy trong chùa có việc nhờ em giúp sửa chữa tu bổ lại cho mấy bức hoành phi và dặm lại mấy viên ngói sau chùa bị vỡ. - Hoạt cầm chặt tay Đạt - Em không biết bác đi với ai, bây giờ bác làm gì em cũng kệ, đêm nay bác phải ở lại đây với em… Anh em ta hàn huyên uống rượu.

Căn nhà nơi Hoạt trú ngụ, gọi là lều cũng được, không nằm trong xóm dân cư dưới chân núi mà lui sâu vào mé chân rừng. Một gia đình nông dân có rẫy rộng, thương ông thầy chùa nửa vời, không nhà, không vợ con cho cất tạm một mái lều ở nhờ. Nhà trát vách đất, lợp tôn chỉ đủ kê một cái sạp nứa. Ngay cạnh đầu sạp là một chiếc thùng gỗ thông đựng mấy chiếc xoong, bát ăn cơm lẫn với ống đựng giấy vẽ

bút lông, mực. Có lẽ sang nhất là chiếc bếp ga cá nhân để ở góc nhà. Ba bốn khúc gỗ tròn dùng làm ghế ngồi dành cho những vị khách đi chùa ghé qua xin thầy chữ, hoặc ký họa chân dung. Hôm nào gặp khách sang, có tiền họ mua một vài bức tranh của Hoạt vẽ theo lối thủy mạc.

Hóa ra, Hoạt đã không chết cùng với cả tiểu đội trong đêm giữ chốt ở Tràng Định. Chuyện Hoạt và tổ chốt bộ binh của hắn được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba là có thật. Cả một tiểu đoàn địch xông lên chiếm chốt của đại đội 3 nhưng không nổi. Chúng bị bộ đội ta bắn trả quyết liệt, bị tiêu hao nặng phải dạt xuống chân núi và gọi pháo bắn hủy diệt. Sang ngày hôm sau các mũi tấn công của địch chuyển hướng không đánh vào tổ chốt của Hoạt nữa. Tưởng mọi chuyện đã yên, bất ngờ sang ngày thứ 4 một đại đội thám báo của địch bí mật bò vào chốt đánh lén. Trước đó pháo 130 li đã bắn vào trận địa suốt cả một ngày trời. Bộ đội phần bị thương bởi pháo, sập hầm. Lúc đại đội thám báo mò lên chốt quân ta không còn đủ sức đánh trả. Tiểu đội của Hoạt người bị thương, người hy sinh bị bật về tuyến sau. Hoạt ngã xuống một hẻm núi đá nằm kẹt giữa

những bụi tre gai, cây rừng bất tỉnh tưởng chết. Con chó mực, chiến lợi phẩm duy nhất ở Ba Chúc đã không bỏ rơi ông chủ. Lúc Hoạt ngã xuống chân núi, con chó liều chết bám theo. Suốt một ngày trời nó quẩn quanh bên Hoạt tha tới cho hắn chiếc khăn mặt bông sũng nước. Nhờ những giọt nước từ chiếc khăn bông ấy mà Hoạt dần dần hồi tỉnh.

Hơn một ngày sau bộ đội ta chiếm lại được chốt mới phát hiện ra Hoạt và con chó mực đang nấp ở dưới lòng khe đá tránh pháo.

Con chó mực mẹ ấy đâu rồi? - Đạt hỏi.

Nó chết rồi anh ạ! - Hoạt đáp buồn bã. Hắn nói câu này nhiều năm sau Đạt vẫn còn nhớ mỗi khi nghĩ về người lính cũ.

Con chó cùng với em thoát chết bom đạn bao phen. Em có được thưởng tấm huân chương chiến công thì phần con chó cũng một nửa. Ấy vậy mà khi hòa bình rồi hai thầy trò em tưởng yên hàn, con mực của em lại chết về tay mấy thằng buôn lậu anh ạ… Thật khốn nạn!

Chuyện là như thế này. Sau lần Hoạt bị thương hắn được đưa về viện quân khu để điều trị. Sức khỏe yếu, Hoạt được giải ngũ, thương binh hạng 2 trên 4. Những năm

1980 giặc giã vùng biên ải đã tan, cơ quan nào cũng thiếu người. Hoạt là thương binh, bộ đội phục viên, hắn được ưu tiên nhận vào làm việc ở đội quản lí thị trường của một huyện miền núi. Ngày đó biên giới cửa khẩu chưa thông. Cuộc sống vất vả thiếu thốn trăm đường. Người dân vùng giáp biên sống nhờ vào hàng buôn lậu. Chỉ cần đưa được hàng qua biên giới là có tiền. Các cán bộ quản lí nhà nước, công an, bộ đội biên phòng, thuế vụ, quản lí thị trường là đối tượng không được ưa chuộng của những kẻ buôn lậu, của những tay đâm thuê chém mướn. Chúng không từ một thủ đoạn nào, tìm mọi cách để mua chuộc, tìm các ngả đường trong rừng để đưa hàng lọt qua biên giới.

Bọn buôn lậu thù ghét chúng em đã đành, chúng oán hận luôn cả con chó mực. Con chó tinh khôn thính nhạy phát hiện ra tụi buôn lậu đi trên những con đường xuyên rừng, hàng lậu giấu ở chỗ nào, nó tìm ra được cả. Có lần nó còn đánh hơi được cả hàng quốc cấm. Tụi buôn lậu tìm mọi cách giết con chó. Chỉ một mồi thuốc bả con chó mực lăn ra chết. Vài tháng tiếp theo đến lượt Hoạt và những người đồng đội của hắn trong tổ quản lí thị trường. Trong một đêm mưa gió, Hoạt bị những kẻ xấu đột nhập vào nhà trùm chăn, bịt mắt, trói gô đánh cho thừa sống thiếu chết. Chúng tổ chức cướp hàng, đánh lại cán bộ.

Sau trận chiến kinh tế ấy, Hoạt không còn đủ sức khỏe và cả nhiệt huyết để bám trụ vùng biên. Hắn xin nghỉ việc về quê nối lại nghề cũ của bà mẹ già truyền lại là đi vẽ thuê cho các lò gốm trong vùng.

Hoạt ép Đạt phải uống với hắn một chén rượu.

Số em đứng chân ở cửa Phật, anh ạ! Em nhớ đâu năm “chín bẩy” hay năm “chín tám” gì đó... Dạo ấy đang vào mùa đông. Trời rét như cắt ruột. Em đang loanh quanh dưới chân núi bỗng gặp một đoàn nhà sư đang tìm đường lên thăm chùa. Đoàn nhà sư nhìn thấy em nhanh nhẹn nhờ em dẫn đường. Ai ngờ hôm ấy em được vị sư già hỏi chuyện. Anh có biết vị sư già ấy là ai không? Hòa thượng Thích Thanh Từ đấy! Cụ hòa thượng nói giọng Nam, nghe bảo từ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ra đang xin với Trung ương xây cất lại chùa Yên Tử...

Minh họa: P.Nhân

Người vẽ hoa văn trên gốm

XEM TIẾP TRANG 11

“Ngày hè của em” tại “Ngôi nhà chung”

nội dung Giao lưu các trò chơi dân gian truyền thống và phát động Cuộc thi “Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn”...

Đồng thời, tại đây giới thiệu các hoạt động trải nghiệm “Hành trình khám phá”: Tái hiện một không gian dành cho tuổi thơ qua những

trò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống “Một ngày làm nghệ nhân” với các hoạt động làm chuồn chuồn tre, nặn tò he, nặn bong bóng thành những đồ vật hình thù ngộ nghĩnh, trải nghiệm làm nón…

Chương trình trải nghiệm “Ngày

Thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tại 12 tỉnh/thành

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” năm 2019.

Kế hoạch trên nhằm triển khai các hoạt động cụ thể thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” (Bộ tiêu chí). Đồng thời thống nhất về phương thức thí điểm Bộ tiêu chí tại 12 tỉnh/thành được chọn thí điểm, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lào Cai, An Giang, Thừa Thiên - Huế, Yên Bái, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thái Bình, Bình Thuận, Quảng Ninh và các tỉnh/thành khác.

Các hoạt động sẽ diễn ra tại địa phương nêu trên gồm có: Tổ chức phát động đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí (Nhân dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6); tuyên

truyền trên đài phát thanh địa phương và trên pano, áp phích tại địa bàn xã/phường chọn mô hình thí điểm (từ tháng 6 - 10/2019); tổ chức sinh hoạt cộng đồng tại mô hình chọn thí điểm (từ tháng 6 - 10/2019); kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Bộ tiêu chí.

Theo Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các tiêu chí ứng xử cụ thể trong gia đình gồm: Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình; Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương; Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép; Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ.

TS tổng hợp (theo chinhphu.vn)

hè của em”: Trưng bày giới thiệu các hoạt động trẻ thơ tại làng với những hình ảnh của các hoạt động ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017, 2018; đó là Cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ, nết người”, Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu làng em” và một số trò chơi dân gian của trẻ thơ như chơi ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, làm diều…

Trình diễn, trưng bày, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm và học thử các nhạc cụ đó. Tổ chức không gian đọc sách, truyện cho thiếu nhi và du khách; hướng dẫn các trò chơi dân gian tập thể, các hoạt động giáo dục ý thức về môi trường sinh thái, văn hóa dân tộc; tái chế các vỏ chai nhựa thành các vật dụng hữu ích, trang trí…

Ảnh minh họa.

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

6 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

XEM TIẾP TRANG 11

UÔNG THÁI BIỂU

Văn hóa “cải biên” trong hoạt động du lịch Có một thực trạng đang phổ

biến không chỉ riêng Tây Nguyên: văn hóa và du lịch đang dựa vào nhau mà sống. Vấn đề đặt ra là chúng ta đang khai thác thứ văn hóa gì cho du lịch và du lịch kiểu đó có đúng với bản chất du lịch văn hóa hay không? Sự thực dụng trong khai thác yếu tố “lạ” đối với du khách có làm cho cách hiểu, cách cảm về văn hóa cổ truyền bản địa bị sai lệch?

Rất nhiều nơi, nhiều người làm dự án du lịch đã dựng lên những buôn làng “văn hóa sắc tộc” như những phiên bản lỗi của văn hóa tộc người với mục đích khai thác sự tò mò của du khách dễ tính. Những nơi đó có kiểu dáng kiến trúc và trang trí mô phỏng buôn làng, có những cảnh phô diễn na ná với văn hóa tộc người, có những người đồng bào dân tộc thiểu số vì cuộc mưu sinh nên phải “diễn” những điều mà bản thân họ cũng không hề muốn. Có một thứ “văn hóa” hoàn toàn xa lạ đã được khai thác nhằm phục vụ cho lợi ích của các nhà tổ chức du lịch. Sống ở Tây Nguyên thì hiểu là không có nghệ nhân dân gian nào lại lên sân khấu với ánh sáng xanh đỏ tím vàng cầm micro ọc ạch đọc khan (sử thi) trước hàng ngàn con người xa lạ. Không có thầy cúng nào của buôn làng lại đứng nơi chân cầu thang nhà rông xây bằng xi-măng và loa điện tử gào lên những lời khẩn cầu thần linh. Không có những con vật hiến sinh nào gửi thông điệp lên Yàng lại được mua vội mua vàng ngoài chợ. Không có người anh em dân tộc bản địa nào đóng khố cởi trần mà chân lại đi giày đinh bóng loáng rồi vũ điệu cồng chiêng gồng mình theo tiết tấu của âm nhạc hiện đại…Yếu tố “lạ” đã được khai thác triệt để cốt thỏa mãn những cuộc chơi ngắn ngày.

Nói riêng về việc đưa âm nhạc cổ truyền vào du lịch. Âm nhạc Tây Nguyên ra đời giữa đại ngàn, với những tiết điệu khoan thai và phiêu bồng như suối thác, là lời tâm tình thổ lộ đầy nỗi buồn trong lành của những phận người gửi tới lòng nhau và gửi đấng tối cao. Cồng chiêng là một đại diện như vậy. Khi chưa từng đặt chân đến Tây Nguyên, tôi đã từng bị lay động bởi trang văn của L.Sabatier về tiếng chiêng, tiếng cồng khi ông dịch trường ca Đam San từ ngôn ngữ Ê Đê qua tiếng Pháp rồi Đào Hữu Thấu chuyển qua Việt ngữ. Từ khi làm con dân sống nơi xứ thượng, đã bao lần tôi đến với cồng chiêng, cố gắng cảm nhận và lý giải về sự huyền bí của thứ âm nhạc từng tồn tại với không gian núi rừng. Cái âm nhạc được chắt lọc từ âm thanh thiên nhiên, hồn cốt xứ sở và căn tính con người nơi đây. Đó là âm nhạc thiêng, là phương tiện thể hiện tâm trạng và nhu cầu giao tiếp

Níu giữ văn hóa cổ truyền Tây Nguyên

Hình như các hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể cổ truyền Tây Nguyên giờ chỉ còn nương nhờ chủ yếu vào các hội diễn và hoạt động du lịch. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh không gian sinh tồn biến động sâu sắc hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống phải lấy đó làm phương tiện cứu cánh, làm cơ hội để bảo tồn, phát triển. Biết là vậy, nhưng thực tế đang diễn ra nhiều điều không ổn…

với thần linh, với thiên nhiên và cộng đồng thân thuộc. Tiếng chiêng thay cho điều trải lòng trời đất, là tiếng đời, tiếng phận, nỗi ám ảnh khôn cùng trong những đêm rừng. Tiếng chiêng, tiếng lòng của người chơi chiêng, nó không chỉ còn là âm nhạc, nó hóa thân, nó không cần phô bày. Không biết là rủi hay may khi tiếng chiêng được thương mại hóa và đi vào đời sống du lịch bình dân. Chiêng trở thành cần câu cơm của người chơi, thành phương tiện làm giàu của nhà tổ chức. Cồng chiêng được khoác lên vai một “sứ mệnh” khác mà người ta thường cố biện minh cho lý do mà nó tồn tại. Vài ba tiếng đồng hồ với rượu cần ủ bằng men hóa học, thịt nướng lấy từ tủ lạnh và thứ cồng chiêng biến dạng chạy theo thị hiếu, du khách thỏa mãn cuộc chơi nhưng đồng thời có những cái nhìn sai lệch và hiểu khác đi về giá trị của cồng chiêng. Cái giá trị mà chỉ đến với người có can dự thật sâu vào đời sống của cư dân miền thượng. Ai trầm luân với nắng mưa xứ sở, với no đói phận người mới thấu cảm những lay động của cồng chiêng Tây Nguyên…

Làm gì để níu giữ?Khi tôi đặt vấn đề, làm gì để níu

giữ những vốn quý trong hệ thống di sản ngàn đời Tây Nguyên, bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đăm chiêu: “Điều mà anh nói

cũng là điều mà những người quản lý văn hóa vô cùng lo lắng, đau đầu. Thấy vốn quý hao hụt từng ngày, mà việc bảo tồn, phát huy thì vô cùng khó khăn…”. Tôi hiểu nỗi trăn trở của người đứng đầu ngành văn hóa địa phương. Nhưng biến nỗi lo lắng ấy thành những kế hoạch, những chương trình, thực thi các quyết sách thì cả một vấn đề không nhỏ và trách nhiệm không chỉ riêng một ngành hay của một người.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành văn hóa các tỉnh Tây Nguyên cũng đã cố gắng trong việc níu giữ phần nào những giá trị đang dần vụt mất. Những ngày hội văn hóa vẫn được tổ chức từ khu vực đến cơ sở. Thế nhưng, ở các ngày hội này tính hình thức là chủ yếu, hội tan ai về nhà nấy, nhạc cụ gác lên vách và trang phục thì cất vào rương. Các lễ hội truyền thống được phục dựng, như lễ cúng bến nước của người Ê Đê, lễ đưa lúa về kho của người Cơ Ho, lễ cúng ruộng của người Chu Ru… nhưng ở các lễ hội này “vui vẻ là chính” còn tính thiêng đã nhạt. Các làng nghề được đầu tư khôi phục như làng gốm Dơng Bắc (Đắc Lắc), làng dệt thổ cẩm B’Neur C (Lâm Đồng) và Glar (Gia Lai)… Tất cả các làng nghề đều kêu là không có đầu ra cho sản phẩm. Sau ngày được UNESCO công nhận, cồng chiêng Tây Nguyên được quan tâm hơn, nhiều dự án, chương trình được tổ chức, nhiều lớp truyền dạy

“Việc bảo tồn các yếu tố văn hóa nào cần phải được lựa chọn, cân nhắc kỹ càng. Các giá trị văn hóa được lựa chọn phải là các giá trị biểu hiện cốt cách, linh hồn dân tộc, tinh thần tự tôn tộc người, có giá trị thắt chặt mối quan hệ cộng đồng, giúp cho việc ứng xử của con người với con người, của con người với môi trường thật thân thiện, hài hòa…”.

PGS-TS Đỗ Hồng KỳViện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

Bài 2: Không gian thực và “bảo tồn sống”

được mở. Thế nhưng, vẫn còn tình trạng “đánh chiêng bỏ dùi”. Cồng chiêng chưa có đường trở về với không gian thực sự của nó, hòa mình máu thịt giữa đời sống cộng đồng, nơi nó đã sinh ra, đã sống, đã thăng hoa… Tôi đồng cảm với lời tâm tình đầy trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Nguyên. Đúng là sự nghiệp bảo tồn, phát huy văn hóa cổ truyền Tây Nguyên thật khó.

Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình đầu tư của ngành chức năng và các địa phương đều thể hiện rất rõ về định hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa Tây Nguyên nhưng thực tế vào cuộc thì còn chưa thật hiệu quả, khoa học. Nhiều dự án còn duy ý chí, áp đặt, thậm chí phớt lờ cảnh báo của các nhà khoa học. Thì đấy, nhà rông văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng dựng lên khắp Tây Nguyên, nhưng quy hoạch không đúng chỗ, kiến trúc và trang bị không phù hợp, đồng bào nhiều nơi coi đó là những “ngôi nhà lạ”. Những cuộc sắp xếp dân cư mà quên mất yếu tố không gian rừng, lối quần tụ theo thiết chế buôn làng, rồi bỏ những cái tên đậm hồn cốt lịch sử bằng số học vô cảm. Cử tuyển con em đồng bào đi học các trường văn hóa - nghệ thuật rồi không sắp xếp được chỗ làm, trở về héo mòn kiến thức trên ruộng rẫy…

Trò chuyện với những người tâm huyết với văn hóa tộc người của chính họ như ca sỹ Krazăn K’Dick, nhạc sỹ K’Plin, nghệ nhân Ma Bio, già làng Ya Loan…, tôi cảm nhận, những người con Tây Nguyên mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình, và trong họ, cảm thức níu kéo nền văn hóa ngàn đời của ông cha và tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ là có thật...

HỒ SƠ TƯ LIỆU

3. Giá trị cốt lõi của Di chúc a. Di chúc là tâm nguyện, tình

cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, Nhân dân và sự nghiệp cách mạng

Di chúc là Tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Ý chí, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng, trách nhiệm với Nhân dân của Người thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và Nhân dân; là tấm lòng chung thủy với “các nước anh em” và “bầu bạn khắp năm châu”.

b. Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền

- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với Nhân dân, không ngừng nâng

XUÂN TRUNG

Nói đến sáng tác trẻ, nôm na để chỉ những người đam mê văn học nghệ

thuật bước đầu đặt chân vào địa hạt sáng tạo tác phẩm với những trải nghiệm mới. Vì vậy, cách đây hơn hai mươi năm, những thế hệ đi trước trong làng văn nghệ Lâm Đồng đã từng đặt nền móng “sân chơi nghệ thuật” cho các cây viết trẻ bấy giờ mà chắc hẳn nhiều người còn nhớ về CLB Sáng tác trẻ Đà Lạt. Đấy còn là thời kỳ quy tụ nhiều cây viết trong làng báo, những học sinh, sinh viên đến từ các trường THPT, đại học, cao đẳng… trên địa bàn thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Cũng từ “cái nôi” ấy đã có những tác phẩm tìm được chỗ đứng trong lòng công chúng, nhiều tên tuổi hiện đã khẳng định mình trên văn đàn trong và ngoài tỉnh. Có thể điểm qua những tác giả từ “cái thuở ban sơ ấy” trưởng thành theo thời gian kể cả bút lực cũng như chất lượng nghệ thuật của tác phẩm mang lại như

“Xôm tụ” những cây viết trẻBẵng đi thời gian khá lâu tôi mới lại tới dự buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Sáng tác trẻ Lâm Đồng. Sự “xôm tụ” ở đây không chỉ có nhiều cây viết trẻ về dự mà còn được thể hiện qua “Hợp tuyển sáng tác trẻ Lâm Đồng 2019” với những sáng tác mới từ văn thơ, nhạc đến văn nghệ dân gian, kể cả nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật.

Múa xoang và cồng chiêng là linh hồn trong các lễ hội của người Tây Nguyên. Ảnh: T.Chu

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

7 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

(CÒN NỮA)BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

HỒ SƠ TƯ LIỆU

cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ Nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.

- Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự

nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. - Cách mạng Việt Nam không

thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa

Mác - Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”.

c. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta

- Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội, mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa trong xây dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

- Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế; phát triển công tác vệ sinh, y tế; chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân; chính sách xã hội, công bằng xã hội...

- Giá trị văn hóa của Di chúc chỉ dẫn con đường, mục tiêu phát triển của nền văn hóa Việt Nam; trù tính, dự liệu về những cuộc vận động lớn giáo dục văn hóa trong toàn dân, toàn xã hội, lấy văn hóa chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền và văn hóa trong thể chế nhà nước - một nhà nước dân chủ pháp quyền của dân, do dân, vì dân làm sức

mạnh tiêu biểu nêu gương thuyết phục Nhân dân. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hóa mới; một lối sống tiết kiệm, không lãng phí; mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, môi trường sinh thái.

- Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh bền bỉ, một quá trình xây dựng gian khổ, “là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”, là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Người yêu cầu, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân.

- Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện nước ta phải đặc biệt chú trọng phát huy khả năng sáng tạo của dân, “động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.

50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC BÁC HỒ (1969-2019)

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lời của non sông đất nước!

Không có văn hóa và thứ tự do tương đối nó gợi lên, xã hội ngay cả khi hoàn hảo cũng chỉ là rừng rậm. Vì vậy mọi sáng tạo đích thực đều là món quà gửi tới tương lai.

Albert Camus

Lời hay - ý đẹp

các nhà văn, thi sỹ Lê Công, Uông Thái Biểu, Minh tự, Thanh Dương Hồng, Lê Đình Trọng, Huỳnh Đức Thoại… và trẻ hơn nhưng giờ đây cũng đã thành danh với những Nguyễn Vĩnh Nguyên, Hồ Thế Sinh, Đoàn Giao Hưởng, Nhật Tâm, Ngô Liên Khoan… Hễ nhắc đến những ngòi viết này hẳn không ai trong giới văn nghệ Lâm Đồng không biết đến, chưa kể tên tuổi của các tác giả còn “vượt ra ngoài biên giới” Nam Tây Nguyên hay tỉnh, thành họ đang sống.

“Xôm tụ” những cây viết trẻ

Sự “đứt gãy” của CLB Sáng tác trẻ Đà Lạt bên cạnh những nhóm văn thơ khác “Tròi thơ Đại học Đà Lạt” hay “Bút nhóm Dã Quỳ” đã để lại những “khoảng lặng” trong sinh hoạt văn nghệ, tìm kiếm động lực sáng tác, thu nạp thêm những cây bút trẻ đến với sân chơi nghệ thuật. Và phải đến năm 2015, được sự quan tâm của Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng được thành lập mới, chính thức đi vào hoạt động. Theo như Chủ nhiệm

CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng, nhà thơ Lê Đình Trọng đánh giá rằng “phong trào sáng tác trẻ ở Lâm Đồng nhiều năm qua chưa được khơi dậy, chưa phát triển đúng như sự kỳ vọng”. Mà nguyên nhân do “sự biến động về mặt lực lượng, sự thiếu vắng một thủ lĩnh đúng nghĩa” đã khiến cho “đoàn tàu CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng” gián đoạn trên hành trình tìm kiếm những hạt mầm văn chương. Với sự quan tâm của Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, kể từ khi CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng được tái lập, củng cố kiện toàn Ban chủ nhiệm, tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng dành cho đội ngũ sáng tác trẻ, tạo cầu nối giữa các thành viên và giao lưu với các CLB, nhóm sáng tác khác bước đầu đã “tạo nên sức bật mới trong đời sống lao động nghệ thuật của giới trẻ”.

Sức bật đó có thể cảm nhận qua buổi sinh hoạt mới đây của CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng khi mà có đến hàng chục các thành viên về dự, đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn với hy vọng có một sân chơi bổ ích, khuyến khích, động viên bạn trẻ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, ngoài các cây bút ở Đà Lạt, có nhiều thành viên đến từ Đạ Tẻh, Đức Trọng, Bảo Lộc, thậm chí kể cả Đam Rông… cũng tham gia. Và bên cạnh những cây bút quen thuộc Thảo Quỳnh, Ngô Khắc Lịch, Lê Hòa, Miên Ca, Hồ Minh Hoài Bảo… còn có sự xuất hiện một số gương mặt mới như: Doãn Thị Huyền Trang, Nguyễn Bảo Ngọc, Vũ Hải Đường, Nguyễn Thành Thiện… với sức viết khá sung mãn.

Nếu như chỉ dừng lại ở sự hội tụ các gương mặt quen thuộc và mới trình làng trong sân chơi sáng tạo của CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng, hẳn nhiên sẽ thực sự khiếm khuyết. Điều đáng nói hơn chính những cây viết trẻ đã mang tới luồng sinh khí mới lạ trên các phương diện nghệ thuật. Tuy chưa bàn đến chất lượng tác phẩm song đấy cũng là một tín hiệu đáng mừng, bởi có những địa hạt xưa nay ít được bạn trẻ quan tâm, thử nghiệm, nghiên cứu. Vì vậy, thông qua “Hợp tuyển sáng tác trẻ Lâm Đồng 2019”, cho thấy sự đa dạng về thể tài, nhiều nội dung mới được các cây viết đề cập tới. Ở mảng văn có thể nhận ra “Cánh đồng tuổi trẻ”, truyện ngắn của Trần Nguyễn Thu Thủy, bút ký “Chim núi bay về cội” của Trịnh Chu hay tản văn “Miền gió tím” của nữ tác giả Trà My. Còn với thơ quy tụ gần 20 bài - đa phần là sáng tác mới đã được giới thiệu trên các báo, tạp chí như “Vầng trăng tủi hờn” của Vũ Hải Đường, “Tuổi hai mươi gửi lại anh” của Lê Hòa hay “Đêm thấy ta là đá cuội” của Nguyễn Thành Thiện. Góp phần vào hợp tuyển còn là những bài viết mang tính nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian, chẳng hạn

“Nét tương đồng về hình tượng người phụ nữ trong sử thi Hy Lạp và sử thi Đam San” - của Nguyễn Thị Như Quỳnh hoặc “Sưu tầm truyện cổ Chu Ru” của Ma Hiêng; cùng với những tác phẩm âm nhạc “Nghĩ về người thầy” của Cill Pame Raby và “Phố bình yên” của Vũ Uy… khiến cho hợp tuyển thêm phần sinh động như tạp chí chuyên ngành văn học nghệ thuật vậy. Đặc biệt, mảng nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật thuộc lĩnh vực “gai góc” và ít được các cây viết trẻ dành thời gian nghiên cứu, sáng tạo cũng được các cây viết thể hiện qua các tác phẩm “Thơ lục bát hướng về cội nguồn dân tộc từ Nguyễn Bính đến Nguyễn Duy” của Lê Thị Thanh Đạm, “Tưởng nhớ cụ Đồ Chiểu” của Nguyễn Cảnh Chương hay “Chất Việt trong văn hóa trà” của Phạm Văn Hóa…

Có thể nhận ra tín hiệu mới về sự “xôm tụ” từ lực lượng cầm bút trẻ cũng như các sáng tác ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau sau nhiều năm gián đoạn sinh hoạt, nhưng để đi cùng năm tháng trên con đường làm nghệ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố chính từ bạn trẻ - các thành viên của CLB Sáng tác trẻ Lâm Đồng.

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

8 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN

1

Lên đỉnh săn mây -

đón bình minh...

2 3

5

4

67

DU LỊCH

Tập hợp ảnh: TIỂU VÂN

Có một kiểu du lịch không bình thường! Không bình thường về giờ giấc, cách thức liên lạc và phương tiện đi lại. Không bình

thường bởi những người bạn đồng hành, bởi hành lý mang theo và bởi những cung đường đi hay đích đến. Đó là kiểu du lịch săn mây - đón bình minh, mà hướng dẫn viên, người đưa đường và cả thuyết minh nữa là các nhiếp ảnh gia (NAG) chuyên nghiệp. (Ảnh 1: Các NAG trên đỉnh Pinhatt. Ảnh: Phạm Anh Dũng).

Họ là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bởi họ không chỉ thông thạo kỹ năng, kỹ thuật chụp ảnh và sử dụng các thiết bị chụp ảnh; mà còn bởi họ có niềm đam mê với nhiếp ảnh, thích khám phá những điểm đến mới, biết cách tạo ra những bức ảnh lung linh ở thời điểm đẹp nhất và không quản ngại đường đi khó khăn, ngoằn ngoèo hay trơn trượt, vắng vẻ và hoang vu... Họ là hướng dẫn viên, bởi không chỉ đưa đường dẫn lối cho bạn đến một vùng cảnh sắc thiên nhiên vô cùng mới mẻ và huyền ảo mà bạn ít có cơ hội thưởng thức. Họ là hướng dẫn viên, bởi họ đồng hành cùng bạn suốt chặng đường dài trong đêm tối, giúp đỡ - động viên bạn vượt qua những cảm xúc của sự ngái ngủ, lo lắng và cả sợ hãi... (Ảnh 2: Con đường lên đỉnh Hòn Bồ vừa dốc đứng lại phủ sương mù dày đặc. Ảnh: Trần Quý).

Cứ khoảng 3h30 sáng, bất cứ ai muốn săn mây - đón bình minh đều có thể tìm đồng đội cho mình tại bùng binh bờ hồ - điểm hẹn của các NAG. Cũng vào thời gian đó, một ngày tháng 4, chúng tôi nhập đội của NAG Phạm Anh Dũng. Suốt chặng đường dài về hướng núi Lang Biang, trời trong vắt, không một gợn mây... Một vài thành viên bàn nhau đổi hướng. Nhưng, anh Dũng trấn an: “Có mây!”... Và, trời ạ! Từ đỉnh núi nhìn về hướng thành phố sương mù như những dòng sông chảy tràn qua khe núi xa xa, hay uốn lượn giữa những dãy phố. Ánh đèn đường chưa kịp tắt khiến cho khung cảnh thành phố ảo diệu như dải thiên hà. Dù vậy, anh Dũng nhận xét: “Sương mây hôm nay mới đạt khoảng 80% độ đẹp”. (Ảnh 3: Thành phố nhìn từ đỉnh Lang Biang. Ảnh: Võ Trang).

NAG Phạm Anh Dũng là người Đà Lạt, với kinh nghiệm của người đam mê nhiếp ảnh và sinh sống nhiều chục năm ở thành phố mà anh rất yêu quý, anh nhìn trời, mây, hướng gió... là biết được địa điểm nào sẽ thích hợp để chụp được sương mây… Anh cho biết: Chụp hình bằng cảm nhận là chính! Chụp sương chỉ có 1 nguyên tắc là có gió thì khó chụp sương. Vì vậy, muốn chụp sương phải xem hướng gió và tốc độ gió. Mùa mưa thì canh từ đêm hôm trước, sẽ có lúc sáng hôm sau “trời - đẹp - thôi - rồi”.

(Ảnh 4: Nắng mai bên hồ Suối Vàng. Ảnh: Phạm Anh Dũng).

Còn, NAG Trần Quý là người Thành phố Hồ Chí Minh, vì “mê” nên chuyển đến định cư ở Đà Lạt. Theo anh Quý, chụp ảnh sương mây Đà Lạt khó nhất là đoán thời tiết và chọn địa điểm phù hợp với mức sương mù. Vì sương nhiều quá lấp mất các chi tiết, hay ít quá thì cũng không đạt. Thời gian di chuyển để đi chụp cũng tùy theo thời điểm trong năm, ví dụ, tháng 4 phải khởi hành từ lúc 3h30 hay 3h45, còn tháng 10 thì khoảng 4h15-4h30... Chụp sương là lúc ánh sáng rất yếu nên việc di chuyển sẽ khó khăn và nguy hiểm; thiết bị hỗ trợ chụp phải chuẩn bị đầy đủ, đèn pin chuyên dụng, chân máy, dây bấm mềm... (Ảnh 5: Cùng các nhiếp ảnh gia săn mây trên đỉnh Lang Biang. Ảnh: Trần Quý).

Theo chân các NAG lên núi mới hiểu, không đơn giản để có bức hình đẹp. Tuy nhiên, quan điểm của các NAG thì mỗi người mỗi khác. Chẳng hạn, Py Trần là NAG trẻ tuổi ở Đà Lạt, nhưng đã có bề dày kinh nghiệm chụp ảnh và đã đoạt giải ở một số cuộc thi nhiếp ảnh với nội dung về Đà Lạt. Những góc ảnh Py Trần chụp có nét riêng và mới mẻ, đặc biệt là những khuôn hình ở vùng Cầu Đất - nơi Py Trần sinh sống. Dù vậy, ý kiến của chàng trai là “Thấy đẹp thì chụp chứ có bí quyết gì đâu!”... Nhưng, có NAG khác lại khẳng định: “Trước ống kính là công việc nghiêm túc. Muốn thể hiện cảm xúc là sau khi chụp xong, cho nên không bỏ bất cứ khoảnh khắc nào”... (Ảnh 6: Một góc Cầu Đất. Ảnh: Py Trần).

Điều đặc biệt của công việc chụp ảnh săn mây - đón bình minh là, ngoài các vấn đề liên quan đến máy ảnh và kỹ năng chụp ảnh, thì phương tiện di chuyển, bạn đường… vô cùng quan trọng. Không ai có thể đi xe hơi mà leo tới các đỉnh núi; cho nên, chụp ảnh cơ động nhất là xe máy - mà là xe máy số. Vì càng gần đến điểm chụp càng khó đi; có lúc, sẽ phải đi qua toàn rễ cây, hay đoạn dốc chữ V, hoặc những con đường đất nứt nẻ và trơn trượt…

Có một điều đặc biệt thú vị khác chỉ dành riêng cho những người săn mây. Đó là cảnh khắc được ngắm mặt trời mọc. Giữa bồng bềnh sương mây, dần xuất hiện một vùng trời rực sáng; rồi ông mặt trời đỏ thắm từ từ nhô lên, nhuộm hồng cả sương, nhuộm hồng cả mây. Những tia nắng cũng vén dần làn sương mây, hé lộ một cảnh sắc tuyệt vời khác của thành phố, của rừng thông, của kiến trúc, của vườn rau...

Chắc chắn, bất cứ nơi đâu ở Đà Lạt, du khách đều có thể sở hữu những khuôn hình đẹp. Nhưng cách săn mây - đón bình minh cho người xem cảm xúc đặc biệt sung sướng, như thể được lạc vào chốn thần tiên vậy! (Ảnh 7: Thành phố nhìn từ đỉnh Cáp treo. Ảnh: Võ Trang).

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

9 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

HOÀNG MY

BEFA là sự kiện diễn ra hàng năm tại 5 quốc gia trên thế giới: Úc,

Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Anh Quốc, quy tụ hơn 2.000 người tham dự gồm lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân, nhà huấn luyện, các chuyên gia,… Đây là cơ hội duy nhất để kết nối, trao đổi ý tưởng và tôn vinh những điều tuyệt vời nhất trong kinh doanh.

BEFA tôn vinh những thành tựu và giá trị, đóng góp của các doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới để tìm ra “người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc”. Những người có sự duy trì tăng trưởng trong kinh doanh cũng như những thành quả kinh doanh nổi bật thể hiện trong các lĩnh

Văn hóa là nền tảng

vực: sáng tạo, kết nối, giáo dục, đào tạo, xây dựng giá trị văn hóa và những kết quả tuyệt vời khác. Chương trình năm nay có 67 doanh nghiệp thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đăng ký tham dự. Trong đó có 28 doanh nghiệp Việt Nam.

Về xây dựng văn hóa trong Công ty Tâm Thành Khang, đó không phải chuyện ngày một ngày hai. Đó là kết quả của một quá trình. Cụ thể, trong chiến lược kinh doanh, chị Huỳnh Thanh Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Tâm Thành Khang, xác định: “Văn hóa là nền tảng có khả năng khơi dậy tiềm năng

sáng tạo của con người - yếu tố quyết định của sự phát triển bền vững, là lợi thế cạnh tranh là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng”. Bởi vậy, việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp được chị bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: Là bảng nhắc nhở nhân viên từ chỗ để xe, các góc cầu thang, là câu khẩu hiệu “Chuyên nghiệp là đẳng cấp, uy tín là danh dự” đối với nhân viên.

Văn hóa ở Tâm Thành Khang được bắt đầu từ việc thay đổi tư duy của chính những nhân viên làm việc nơi này. Chúng tôi có

mặt ở Tâm Thành Khang, một ngày làm việc bình thường như bao ngày khác, từ sáng sớm, tiếng chào hỏi, cười nói đã rộn rã mọi góc phòng và đúng 7h45 nhân viên của tất cả phòng ban kể cả bộ phận bảo vệ, tạp vụ đều có mặt đông đủ cùng nhau tập thể dục, cùng nhau thực hiện những động tác Yoga cười. Bất cả ngày nắng hay mưa, nguồn năng lượng của ngày mới vẫn được mọi người tiếp cho nhau như thế. Và rồi không khí ấy, khí thế ấy tiếp tục được lan tỏa vào suốt buổi làm việc để các nhân viên chào hỏi, tiếp đón và chăm sóc khách hàng bằng sự nồng nhiệt, bằng nụ cười luôn nở trong chính mỗi trái tim.

Bên cạnh đó, chị Tâm cũng có sự thay đổi tư duy từ trong cách quản lý của mình. Không đặt nặng chỉ tiêu, những con số mà chị chú tâm hơn vào từng nhân viên của mình trong cách họ ứng xử, cách họ yêu thương chia sẻ lẫn nhau. Từ đó, chị khơi gợi, phát triển nội lực nơi họ để mỗi người được phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình và công việc cũng dần theo đó phát triển. Trên bước đường thay đổi đó không dễ dàng, chị cũng gặp những khó khăn, những trăn trở của riêng mình và chị quyết định đánh đổi để có được thành quả như ngày hôm nay. Đó là trăn trở quyết định thay đổi những nhân sự kinh nghiệm lâu năm nhưng thiếu nhiệt huyết và hòa nhập bằng thế hệ trẻ năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi là một trong những việc được xem như “thay

máu” cho Tâm Thành Khang. Nhưng như vậy chưa đủ, bản thân người lãnh đạo công ty như chị Tâm vẫn đang tiếp tục học, học mỗi ngày để phát triển bản thân. Và chị cũng đi học nhiều hơn, tham gia nhiều khóa huấn luyện dành cho lãnh đạo các doanh nghiệp. Không chỉ trau dồi kiến thức cho bản thân, chị trau dồi cho cả đội ngũ bằng cách đưa những khóa học có khả năng thay đổi tầm nhìn, khẳng định giá trị văn hóa, giúp con người tốt lên về tận Đà Lạt để dạy cho cán bộ, nhân viên trong công ty. “Chúng tôi hiểu rằng việc đồng hành cùng nhau sẽ tạo nên những sức mạnh giúp vượt qua mọi thử thách. Không chỉ là một công ty, Tâm Thành Khang Prudential Đà Lạt là một gia đình. Tâm Thành Khang xây dựng nền tảng văn hóa công ty từ những hoạt động tập thể, từ đó tạo ra sự gắn kết và yêu thương trong chính những nhân viên của văn phòng”, chị Tâm khẳng định. “Một đội nhóm, một giấc mơ” - đã từng là chủ đề của công ty chị. Và đó là dòng chảy xuyên suốt. Đội ngũ của chị, giờ chính là giấc mơ mà chị mong muốn bao lâu nay.

Câu nói nổi tiếng “Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc sẽ giành chức vô địch” của Michael Jordan, là điều mà người phụ nữ chèo lái con thuyền Tâm Thành Khang tâm huyết. Và trước mỗi thành công của Tâm Thành Khang chị vẫn luôn cảm thấy biết ơn và yêu quý những đồng đội của mình.

Chị Huỳnh Thanh Tâm (Giám đốc Công ty TNHH Tâm Thành Khang - Tổng đại lý Prudential tại Đà Lạt) nhận giải thưởng tại chương trình The Business Excellence Forum &

Awards (BEFA) - Hội nghị Quốc tế về Kinh doanh và Trao giải Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vừa qua. Ảnh: H.My

THÂN THU HIỀN

Đi “nuôi” đam mêNhững ngày giữa tháng 5, chúng

tôi gặp chàng trai 24 tuổi Trương Công Chương - một đoàn viên luôn năng nổ trong phong trào đoàn và được mọi người biết đến là thầy dạy nhảy hiện đại. Với tuổi đời còn rất trẻ nhưng Công Chương đã suy nghĩ khá chính chắn khi quyết định trở về quê hương xã Ka Đô (Đơn Dương) để thành lập ra câu lạc bộ (CLB) nhảy hiện đại cho riêng mình. Chương tâm sự: “Ngày còn bé, khi xem truyền hình, lúc nào mình cũng mê mẩn với những màn múa lân do các bạn trẻ thực hiện. Nhiều lúc mình mải xem đến quên cả ăn nên bị mẹ mắng”.

Niềm đam mê cứ thế ngày một lớn dần, những năm học cấp 2, Chương đã nghĩ đến việc đi theo

Mang nhảy hiện đại về thôn quêTừ nhỏ, Chương đã có niềm đam mê mãnh liệt đối với các môn nghệ thuật liên quan đến nhảy múa. Và giờ đây, niềm đam mê ấy cùng với mong ước đưa các môn nghệ thuật về quê hương để truyền đạt lại cho những em nhỏ đã trở thành hiện thực khi Chương đã tự lập nên Câu lạc bộ Style 2D.

con đường nghệ thuật nhảy múa. Sau khi tốt nghiệp THPT, Công Chương quyết tâm xuống Sài Gòn để theo đuổi niềm đam mê của mình. Như một cơ duyên với nghệ thuật, ban đầu Chương theo nhóm bạn học múa lân. Đến đầu năm 2017, Chương được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận hoàn thành lớp đào tạo huấn luyện viên và trọng tài Nam Sư. Không dừng lại ở đó, đam mê cứ thôi thúc Chương khi một lần tình cờ nhìn thấy anh bạn ở cùng dãy trọ đang chơi DJ. Có sẵn “máu” nghệ thuật trong người lại có tính tò mò, Chương ghé phòng chơi thử. Đây cũng là bước đệm để Chương tiến gần đến với ước mơ của mình. Từ đó, Chương bắt đầu đăng ký tham gia vào một số CLB dành cho giới trẻ chuyên tập nhảy để phát huy khả năng của mình.

Truyền lửa cho trẻ em quê nhàĐầu năm 2018, khi Chương về

thăm nhà và nhận thấy điều kiện tiếp xúc với một số bộ môn nghệ thuật còn rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa có ở Ka Đô. Chính điều đó, Công Chương quyết định mở CLB Style 2D chuyên nhảy hiện đại trên chính mảnh đất mà mình đã sinh ra. “Nhiều khi bạn bè nói mình ngớ ngẩn khi bỏ công việc chơi DJ

dưới Sài Gòn về đây làm lại từ đầu. Nhưng mình nghĩ ở đâu cũng thế, quan trọng là mình thích và mình có niềm đam mê công việc mình đã chọn. Hơn nữa, bỗng dựng lại muốn về nhà, muốn phát triển sự nghiệp ở nơi mình sinh ra thì nó sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Vì thế, mình chọn trở lại quê hương để theo đuổi niềm đam mê là hoàn toàn đúng đắn” - Chương chia sẻ.

Hiện học sinh đăng ký vào CLB của Chương chủ yếu có độ tuổi

từ 7 đến 16. Dù vất vả nhưng với Công Chương, việc được truyền đạt những kiến thức và kỹ năng nhảy múa của mình đến các em nhỏ quê nhà không chỉ là niềm vui mà còn là hạnh phúc và đam mê. Tạo sân chơi cho các em nhỏ được phát huy hết khả năng của mình, Chương thường xuyên đăng ký những chương trình, hội thi ở cấp xã và huyện để các em có thể thử sức. “Nhiều khi mình tự bỏ tiền túi để dẫn bọn trẻ đi biểu diễn, quay MV… miễn sao là tụi nhỏ thích và phát huy được tài năng là mình vui rồi. Tiếp xúc với tụi nhỏ nhiều mới biết là các em bây giờ rất nhanh nhẹn và thông minh. Chỉ cần thực hiện qua vài lần là các em tiếp thu được ngay. Hơn nữa, vốn dĩ các em đều có mong muốn được học nên khi truyền đạt các em rất ngoan và tích cực tham gia” - Chương bộc bạch.

Đa phần phụ huynh nghĩ rằng, việc cho con đi học nhảy là để vui để chơi, giải trí, nhưng điều Công Chương muốn hướng đến là việc truyền đạt như thế nào để học viên và phụ huynh hiểu hơn về giá trị nghệ thuật...

Anh Trương Công Chương và học trò tham gia biểu diễn.

Tại chương trình The Business Excellence Forum & Awards (BEFA) - Hội nghị Quốc tế về Kinh doanh và Trao giải Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, 4 doanh nghiệp Việt xuất sắc đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế để nhận các giải thưởng. Trong đó, Giải Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương thuộc về Công ty TNHH Tâm Thành Khang - Tổng đại lý Prudential tại Đà Lạt.

XEM TIẾP TRANG 11

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

10 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

TRỞ LẠI LÀNG MƯỜNG

Thiết thực Hội thi Cán bộ Công đoàn giỏi

Trở lại làng Mường sau 20 năm, cảm xúc tươi tắn dâng đầy. Đổi thay đến khó tưởng, đường thảm nhựa, ngút ngàn xanh cà phê và cây ăn trái, nhà tầng... Đấy là “làng Mường”, nơi ngụ cư của người dân tộc Mường rời lòng hồ thủy điện Hòa Bình đến xã Hòa Nam, Di Linh định cư.

Bút ký: MINH ĐẠO

Làng Mường là cách gọi bình dân và thân thiết, còn đơn vị hành chính là Thôn

5 và Thôn 10. Chủ tịch UBND xã Hòa Nam Nguyễn Đức Trọng từ quê hương tỉnh Nam Định cùng nhiều đồng hương vào gắn bó vùng đất Hòa Nam mấy chục năm nay chia sẻ: “So với hai chục năm trước anh vào, giờ đổi thay nhiều rồi. Làng Mường phát triển mạnh lắm…”. Bỏ lửng câu nói, anh gọi với sang phòng bên nói với cấp dưới: “Mời cụ Tích đến đây cho chú nhé”…

Chưa hết tuần trà, ông cụ đã đến. Dáng thấp đậm, rất hoạt bát và minh mẫn. Không giới thiệu khó đoán ông đã ở tuổi 79. Đó là cụ Đinh Công Tích, từng là Phó Chủ tịch Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh của xã, nay là Chủ tịch Mặt trận Hòa Nam. Chào Chủ tịch Trọng, tôi đi ngay với vị “thành hoàng” của bản Mường. Quành qua “Nhà văn hóa thôn” 10 được xây cất rộng rãi là đến nhà ông, một con đường riêng trải đá rộng hơn 3 mét chạy dọc đồi cà phê xuống thẳng sân xây phơi rất rộng. Sau mấy câu tiếng Mường của ông Tích sang sảng giới thiệu, từ một căn phòng của ngôi nhà 2 tầng, bà Đinh Thị Bắn bước ra thềm. Ba chúng tôi ngồi vào bộ sa lông gỗ sang trọng cùng uống trà râm ran chuyện xưa nay…

Bữa cơm mời khách khác xa hơn 20 năm trước. Không còn trải chiếu giữa nền đất và chỉ vài con cá suối nấu canh, giờ thì đặt lên bàn rộng cùng nhiều món ăn ngon. Những kí ức chưa xa ấy trở về… Khi “công trình thế kỷ 20” thủy điện Hòa Bình trên sông Đà bắt đầu khởi công cũng có nghĩa là hàng vạn cư dân

phải di dời, tứ tán. Ông Tích nhớ lại: Bà con cứ lần lần dịch lên theo mức nước dâng, cho đến lúc không thể cầm cự để cải thiện cuộc sống tốt hơn nữa, chính quyền họp dân, thông báo sẽ đưa dân vào miền Nam lập nghiệp. Đó là năm 1991. Là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Công an xã Hào Tráng, ông Đinh Công Tích tiên phong kêu gọi bà con tiếp tục hành phương Nam, nơi ông từng tham gia quân đội. Bầu đoàn thê tử líu ríu nối nhau lên ô tô, tàu hỏa mấy ngày đêm. Ngót nghét 2.000 km mới tới nơi định cư mới, giáp Campuchia, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Thế nhưng cảnh sông nước quanh năm không phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào Mường. Loay hoay, thiếu thốn. Ông Tích nhiều đêm không thể ngủ.

Đau đáu mơ về vùng đất hứa khác. Và như sự sắp xếp vô hình đâu

đó. Duyên tình cờ để ông Tích gặp lại ông Nguyễn Văn Chiến ngay tại Long An. Quê Thái Bình, xuất ngũ nhưng ông Chiến không về quê mà lên Hòa Bình lập nghiệp. Khi ông Tích làm Phó Chủ tịch xã Hào Tráng thì ông Chiến là Chủ nhiệm Hợp tác xã mua bán. Trong cuộc di dân, gia đình ông Chiến rời xóm Kiến Bình chuyển vào huyện Di Linh nơi đã có bà con lập nghiệp từ năm đầu 1980. Sau cái lần đi bán chè ở Long An của ông Chiến, 2 đồng chí cùng chi bộ năm xưa ở Hòa Bình quyết định tìm đất mới Di Linh cho bà con để lập làng Mường hôm nay…

Dĩ nhiên không đơn giản để có làng. Mình ông Tích lên trước, vừa

làm thuê kiếm tiền đi xe đò lên xuống chục lần, vừa khảo sát nghe ngóng vùng đất đồi hoang Hòa Nam. Rồi ông cắm lá đánh dấu, chính quyền địa phương đồng ý. Xuống Long An, ông lại họp dân và tuyên bố: “Bây giờ, chỗ này không thể sống được, tôi quyết định đưa gia đình lên Lâm Đồng. Ai đi được hay tìm được chỗ khác thì đi”. Nghĩa là rã đám, di dân tự do, không phải di dân có tổ chức như lần thứ nhất. Bản lĩnh cựu chiến binh vào sinh ra tử, uy tín năng động cán bộ xã, ông Tích đã thuyết phục được 84 hộ nhổ cọc thiên di. Cuộc phiêu lưu đầy may rủi chia thành 3 đợt lên Di Linh, còn lại số khác cũng bứt khỏi đất Long An, tứ tán ngược lên Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum và Bình Phước.

Lên Di Linh, Lâm Đồng, mỗi hộ đóng cho chính quyền 500 ngàn đồng (giá trị mua được 1 tạ gạo). Ông Tích gọi là “lệ phí không phiếu để cho cắm lán cư trú”. Khi 30 hộ ở lại được rồi, ông Tích mới quay xuống Long An đón gia đình mình lên. Có nơi trú mưa nắng, bà con cùng đi đo đất chia cho từng hộ. Xã quy định mỗi hộ đóng 1,2 triệu đồng/ha. Tình thế “muốn chạy cũng biết chạy đi đâu, tiền đâu mà đi”, anh Đinh Công Tiến, Bí thư Chi bộ Thôn 10, em trai ông Tích chen vào cuộc nói chuyện giữa chúng tôi. Để có tiền đóng, tiền sinh hoạt, bà con Mường làm thuê cho người Kinh, ai gọi gì làm nấy. Bất cứ công việc gì, miễn là có tiền, cuốc đất, trồng cà phê, chặt củi khô, đào gốc ngo khô, đào củ giềng đi bán…Mỗi ngày được 5 ngàn làm thuê, khoảng 100 ngàn tiền bán các loại để đủ trang trải bữa ăn. Một số sau này không thể có tiền đóng lấy đất, xã cũng xí xóa, đất vẫn được chia khoảng 1 ha mỗi hộ. Người Mường tiếp tục vừa làm thuê vừa đi xin giống cây cà phê để trồng. Cuộc sống từ đó đi lên, đổi sắc thay da theo năm tháng bền bỉ và cần cù chịu khó của kẻ ngụ cư…

Chủ tịch Nguyễn Đức Trọng cho tôi biết: “Hiện nay xã có thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 57 triệu đồng/người/năm. Riêng bà con người Mường có những gia đình còn cao hơn mức này, nhờ họ chăm chỉ và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hiện Hòa Nam có khoảng 2.200 hộ với hơn 9.000 người. Xã có hơn 200 ha/2.600 ha cà phê được chuyển đổi sang giống cao sản; năng suất 3,2-3,5 tấn/ha; trồng xen 650 ha cây bơ và hơn 1.000 ha sầu riêng...

Hai trong số những ngôi nhà tầng của cha con ông Đinh Công Tích.

Về tham dự Hội thi Cán bộ Công đoàn giỏi năm 2019 có 8 khối thi đua

CĐCS, với 40 thí sinh chính thức đại diện cho 82 CĐCS trực thuộc. Đây là những cán bộ công đoàn được lựa chọn từ hội thi cấp cơ sở và khối thi đua CĐCS.

Hội thi đã thật sự hấp dẫn ngay từ phần thi “Chào hỏi” và lần lượt là các phần thi kiến thức, ứng xử và năng khiếu. Ở phần thi Năng khiếu và phần thi “Chào hỏi”, mỗi đội tự giới thiệu về đơn vị mình và các thành viên trong đoàn qua hình thức sân khấu hóa, thể hiện qua các tiểu phẩm, thơ ca, hát nhạc. Đây là hai phần thi để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp bởi tính hấp dẫn của nội dung, tài năng, sự tinh tế của trang phục, hóa trang với phong cách biểu diễn tự tin và biểu cảm. Phần thi “Kiến thức” với những câu hỏi liên quan đến nội dung của Bộ luật

Hội thi Cán bộ Công đoàn giỏi do Công đoàn Viên chức tổ chức vừa diễn ra vào ngày 28/5 đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích để các cán bộ công đoàn đến từ 82 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc thể hiện khả năng, nghiệp vụ hoạt động công đoàn một cách toàn diện.

Lao động, Luật Công đoàn năm 2012; Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Nghị quyết của Đảng về giai cấp công nhân và công đoàn; Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Đại hội IX Công đoàn tỉnh Lâm Đồng, Đại hội IV Công đoàn Viên chức tỉnh; các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền, trách nhiệm công đoàn trong bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ… nhiều đội đã trả lời chính xác. Ở phần thi ứng xử, nhằm xử lý các tình huống do Ban tổ chức đặt ra xoay quanh vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn các cấp trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn hiện nay… đã được các đội trả lời hết sức sinh động và thuyết phục.

Thời gian hội thi không nhiều

nhưng các thành viên đến từ các khối thi đua CĐCS đã sắp xếp thời gian công tác để tập luyện, nghiên cứu trả lời câu hỏi và những tình huống đặt ra từ thực tiễn hoạt động của CĐCS. Ka Xuân (thành viên đội thi Khối VI) phấn khởi nói: “Tôi thấy cuộc thi này thật sự rất ý nghĩa và bổ ích. Qua cuộc thi, đã giúp tôi trau dồi về kiến thức hoạt động công đoàn và những tình huống mà Ban giám khảo đặt ra tại hội thi cũng rất sát sườn với thực tế và lợi ích của người lao động, đoàn viên công đoàn. Cũng qua hội thi lần này, tôi có cơ hội gặp gỡ, giao

lưu và học hỏi từ các thành viên CĐCS của các đội bạn”. Phạm Thị Phương Trà - thành viên đội thi Khối IV - đội giành giải nhất cuộc thi, cho biết: “Tham gia cuộc thi này tôi thấy rất bổ ích và thiết thực. Vì các phần thi như kiến thức, ứng xử giúp chúng tôi trong quá trình tìm hiểu đã hiểu rõ hơn những luật mới của công đoàn để áp dụng vào thực tế tại cơ sở. Riêng phẩn thi năng khiếu cũng là cơ hội để chúng tôi thể hiện khả năng của bản thân mình. Và đặc biệt, khi tham gia cuộc thi này, chúng tôi còn học hỏi được tinh thần đoàn kết, làm việc

tập thể giữa các thành viên trong một đội, nhất là ở phần thi năng khiếu, nếu không có sự đoàn kết, thống nhất của cả đội thì sẽ không thể nào truyền tải được một tác phẩm đầy cảm xúc tới khán giả”.

Nói thêm về hội thi, ông Nguyễn Văn Được - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thi, cho biết: “Thông qua hội thi nhằm nâng cao nhận thức, phương pháp, kỹ năng hoạt động của cán bộ công đoàn, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt hơn các chế độ, chính sách đối với người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời, hội thi cũng nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Công đoàn; qua đó, vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan, đơn vị”.

NHẬT MINH

Ông Nguyễn Văn Được - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh, Trưởng Ban tổ chức, trao giải cho đội đoạt giải nhất.

XEM TIẾP TRANG 11

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

11 THỨ BẢY 1 - 6 - 2019CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Người vẽ hoa văn... TIẾP TRANG 5

... Cụ hòa thượng ở lại chùa nửa tháng trời, bới đất vạch cỏ đi xem lại từng vị trí các ngôi chùa cũ như tìm về chốn xưa. Sau chuyến đi ấy cụ hòa thượng cho em theo về Đà Lạt. Em hầu cụ được hơn một năm. Một ngày thấy nhớ quê, nhớ núi… Đến khi các ngôi chùa ở vùng Yên Tử này được xây dựng lại, em xin với cụ cho về quê…

Sao cậu không lấy vợ, cho có người đỡ đần tuổi già?

Đạt nhìn Hoạt mà thấy thương. Hoạt ôm con chó mực vào lòng xoa đầu

nó. Con chó liếm láp bàn tay đen đúa, chai sần của hắn. Hoạt cho con chó miếng thịt gà.

Em có con chó bầu bạn là vui rồi! Vợ con chi nữa? Ở tuổi này thương tật đầy người. Còn sống được ngày nào em nương cửa Phật ngày ấy. Anh Đạt có biết sao em có lại được con chó này không?...

Hoạt kể cho Đạt nghe ngày trở về thăm lại Ba Chúc. Hắn tìm được gia đình người Khơ Me, chủ nhân của giống chó lai có màu lông mực đen tuyền.

Con chó mực bầu bạn với Hoạt bây giờ là thế hệ thứ 3. Trong những ngày quân Pôn Pốt tràn sang giết hại người dân Ba Chúc con chó mẹ đang mang bầu, nghe tiếng pháo, tiếng súng hoảng loạn, con chó chạy vào trong khe núi không kịp mang theo đàn chó con. Đàn chó lai 4 con, 3 con chết cháy trong nhà. Con thứ 4 sống sót đi theo Hoạt. Nghe Hoạt kể chuyện chiến công anh hùng của con chó mực khoang trắng gia đình người Khơ Me rất cảm động, tặng cho hắn con chó mực thế hệ F4. Hơn 10 năm nay con chó mực tinh khôn bầu bạn với Hoạt đến bây giờ.

4. Một đôi lần vào kỳ hội xuân, rảnh rỗi Đạt tìm cách đi Yên Tử. Vui hội thì ít, Đạt hy vọng được gặp lại Hoạt. Chỉ vài năm vùng rừng Đông Bắc đã đổi khác. Đường đến cửa Phật bây giờ ít vất vả, cheo leo. Cáp treo đã đưa người đi hội vượt qua những dốc đá, những cánh rừng hiểm trở lên tới gần đình chùa Đồng.

Đạt tìm vào xóm trại sát chân núi hỏi thăm tìm người vẽ tranh. Khu đồi hoang ngày trước trồng sắn, trồng mía, nơi có căn lều của Hoạt trú ngụ bây giờ đã được sang nhượng cho cánh buôn bất động sản ở Hà Nội, Hải Phòng. Họ đã cho máy ủi san phẳng cả một vùng rộng, cạo trọc đồi hoang, san suối, lấp khe để chuẩn bị xây nhà hàng, khách sạn. Người tứ phương tập trung về đây đông đúc. Có hỏi cũng không còn ai nhớ tới ông thầy chùa nửa mùa cao lênh khênh như một cây sào luôn dắt theo một con chó mực ngồi vẽ tranh trước cổng chùa.

Hoạt như một hạt bụi biến vào trong không trung.

Đạt hỏi một vài vị thầy chùa cũng không còn mấy ai nhớ đến Hoạt. Có người lại nói, Hoạt đã đi theo các thầy về chùa Tây Phương, lúc đi vô Đà Lạt,…

Có một chị chuyên bán hương hoa cho khách đi cúng chùa quả quyết.

“- Cái ông thầy vẽ đã dắt theo con chó mực vào núi ở ẩn.”

Đạt ngơ ngác chả biết tin ai, hỏi ai? Anh ngước lên chỉ thấy trập trùng những

ngọn núi giữa đại ngàn Yên Tử, về chiều mây mù đang che phủ.

Và tiếng cáp treo đưa người rít kèn kẹt trên cao.

Níu giữ văn hóa... TIẾP TRANG 6

... Mỗi câu chuyện đều đau đáu với sự hao mòn và băn khoăn trong việc kiếm tìm con đường bảo tồn, nhưng thực sự chưa có lối đi nào khả dĩ. Là những chủ thể của nền văn hóa đó, nếu họ không làm được thì câu trả lời khó lại càng khó hơn. “Sự thực dụng đôi khi đã làm cho văn hóa truyền thống bị biến thể lệch lạc, rồi phai nhạt dần. Biết vậy và buồn, nhưng cuộc sống đổi thay, khó cưỡng lại, khó chống…”, ca sỹ Krazăn K’Dick nói.

Làm gì để níu giữ văn hóa bản địa Tây Nguyên? Trước hết là cần thống nhất về mặt nhận thức. GS-TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, đặt vấn đề: “Cần xây dựng các khung pháp lý để khuyến khích và phát huy hơn nữa các thiết chế văn hóa và thực hành văn hóa phi chính thống (luật tục, già làng, đổi công, tri thức địa phương, quan hệ dòng họ, tín ngưỡng - tâm linh) trong quản lý và an sinh xã hội vốn đã và đang được thực hành ở các cộng đồng…”. Dù Tây Nguyên hôm nay đã mang một diện mạo hoàn toàn mới dưới ảnh hưởng của những biến đổi làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống mai một, tuy

nhiên, nền tảng văn hóa từng đắp bồi qua hàng ngàn năm vẫn có sức chi phối mạnh mẽ trong đời sống đương đại, vấn đề là biết cách khơi đúng mạch, phát huy đúng hướng. Cũng theo bà Lê Hồng Lý: “Những sự biến đổi, phát triển vẫn được xây dựng và sáng tạo trên cơ sở truyền thống, tạo ra những ấn tượng tốt đẹp cho văn hóa Tây Nguyên, tạo ra tính huyền ảo, kỳ vĩ, giàu có và sự hấp dẫn đầy ma lực của vùng đất này”. Tuy nhiên, văn hóa Tây Nguyên không thể bảo tồn bằng ý chí, mệnh lệnh chủ quan, nặng lý thuyết và hô hào. Nó chỉ có thể bảo tồn trên cơ sở môi trường không gian tự nhiên và xã hội của nó. Cùng với những chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ đúng đắn, khoa học và hiệu quả của Nhà nước, ý thức và sự nỗ lực của người dân - chủ thể sáng tạo ra nó - là quan trọng nhất. Trên quan điểm bảo tồn có chọn lọc, cần xác định trọng tâm, trọng điểm, cần trả lại không gian cho văn hóa Tây Nguyên, đó chính là phương thức “bảo tồn sống” để văn hóa cất tiếng nói của nó trong “không gian thực”. Với thực trạng mai một hiện nay, văn hóa bị xói mòn

đến đâu thì phải tìm cách đắp bồi đến đó. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản, giao lưu, biểu diễn nhằm giới thiệu và quảng bá thì phải đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy và phát huy ngay chính trong thực tiễn cuộc sống…

Bảo tồn phải từ những điều cụ thể nhất. Với văn hóa vật thể, thì kiến trúc là một trong những đại diện cần quan tâm hàng đầu. Nhà rông của người Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai; nhà sàn của người Ê Đê; nhà dài của người Mạ là những thực thể hòa điệu với thiên nhiên, vũ trụ và che chở cộng đồng tự bao đời. Đó là những kiến trúc đặc trưng, giàu thẩm mỹ, tiện lợi cho sinh hoạt văn hóa gia đình, cộng đồng, dòng họ. Đó không chỉ là kiến trúc, đó là những ngôi nhà thiêng trong văn hóa, tín ngưỡng. Chúng ta cần nghiên cứu, đầu tư và bảo tồn các kiến trúc này trong khả năng có thể. Nhà rông, nhà dài chính là nơi nuôi dưỡng văn hóa cộng đồng, đó chính là một mảnh hồn làng của người Tây Nguyên, đó là nơi mà nghi lễ, lễ hội, dân vũ, dân ca, diễn tấu cồng chiêng

nương nhờ để sống. Bảo tồn cũng là giữ làm sao cho các bộ sử thi không bị mất hút theo các nghệ nhân già về với rừng Yàng; là ngôn ngữ tộc người không bị bỏ quên; là cồng chiêng được người trẻ nối nhịp; là mặt giá trị của các bộ luật tục được phát huy; là những lễ hội, nghi lễ đa dạng sắc màu lại được mở rộn ràng ngay giữa buôn làng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và đốt lên ngọn lửa của tình yêu thương trong vòng xoang kết nối cộng đồng…

Tây Nguyên ngày xưa là hình ảnh rừng thiêng nước độc, gắn với những đoàn người yêu nước bị đế quốc, thực dân đày ải. Nơi chốn ấy từng được coi là vùng đất xa xôi với những sắc màu huyền bí, ma mị, đầy hấp lực. Ngày nay, Tây Nguyên thật gần gũi, thân thương giữa lòng Tổ quốc. Vùng đất và con người giữa bình nguyên trên cao đang khởi sắc từng ngày. Thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với Tây Nguyên, điều vô cùng khẩn thiết là phải bắt tay vào giữ lấy những gì quý giá nhất trong kho tàng bản sắc, giữ lấy hồn cốt đại ngàn để làm phong phú thêm nền văn hóa đa dạng Việt Nam.

Quỳnh (10 tuổi, học viên lớp nhảy) cho hay: “Lúc trước khi chưa có CLB Style 2D em thích tập nhảy lắm, nhưng chỗ tập xa, phải ra ngoài huyện nên cũng khó đi học. Từ khi có CLB của thầy, em vừa được giải trí sau những giờ học căng thẳng, vừa rèn luyện được nhiều kỹ năng bổ ích cho bản thân”.

Vào thăm nhà Công Chương, chúng tôi khá bất ngờ khi nhìn thấy rất nhiều giấy khen, chứng nhận được Chương treo ngay ngắn trên tường. Ngoài việc dạy học, Công Chương thường xuyên tham gia biểu diễn và dàn dựng các chương nghệ thuật cho xã Ka Đô và huyện Đơn Dương. Anh Lê Minh Huy - Bí thư Đoàn xã Ka Đô cho biết: “Công

Chương là đoàn viên xuất sắc trong các phong trào của xã và huyện nhiều năm liền. Có thể nói, Chương là đoàn viên chủ chốt của các phong trào đoàn xã, huyện. Việc Chương trở về địa phương lập nghiệp bằng nghệ thuật đã và đang mang làn gió mới đến với các hoạt động của Đoàn, hội tại địa phương”. Giờ đây, ngoài việc đảm nhiệm vai trò làm thầy dạy nhảy hiện đại cho các em nhỏ trong xã, Công Chương còn nổi tiếng trên Youtube với tài múa lân. Dự định trong tương lai, Công Chương sẽ mở thêm một trung tâm đào tạo bộ môn múa lân để những ai đam mê bộ môn nghệ thuật này sẽ được tiếp cận một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất.

Mang nhảy hiện đại... TIẾP TRANG 9

Trở lại làng... TIẾP TRANG 10

Ghi nhận... TIẾP TRANG 3

... Nội dung hỗ trợ chủ yếu là phân bón, nông cụ sản xuất, giống vật nuôi, hỗ trợ học nghề...

Ngoài ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các xã nghèo, các huyện Đơn Dương, Di Linh đã cân đối ngân sách của huyện để đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất từ năm 2016-2018 với tổng kinh phí 5.400 triệu đồng cho 600 hộ. Huyện Lâm Hà (thực hiện năm 2016) nâng cấp 3 đường giao thông nông thôn, 2 nhà sinh hoạt cộng đồng và hỗ trợ phân bón cho 48 hộ nghèo tại xã Tân Thanh với kinh phí 2.162 triệu đồng.

Với những nỗ lực như trên, kết quả giảm nghèo trong năm 2018 bền vững hơn năm 2016; trong năm 2018, cả tỉnh có 3.895 hộ thoát nghèo. Hộ nghèo tập trung chủ yếu trong đồng bào DTTS (đồng bào DTTS chiếm 22,24% số hộ dân cư, nhưng chiếm 64,42% hộ nghèo của tỉnh), các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống.

Những ghi nhậnTừ kết quả thực hiện Chương trình MTQG

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 cho thấy:

Lâm Đồng đã thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách giảm nghèo và các chương trình, dự án hỗ trợ khác đối với vùng nghèo, đồng bào DTTS, người nghèo. Tăng nguồn lực đầu tư của địa phương, huy động toàn xã hội tham gia giúp vùng nghèo, người nghèo đã mang lại nhiều kết quả và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ.

Công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo được quan tâm triển khai sâu rộng đến toàn thể các tầng lớp nhân dân để người dân nắm bắt được mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách của chương trình giảm nghèo. Từ đó, việc triển khai được Nhân dân quan tâm, đồng thuận nhiệt tình hưởng ứng.

Cùng với các chính sách đầu tư của Trung ương, tỉnh và một số địa phương (như Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh,…), tiếp tục ưu tiên

và đầu tư từ nhiều chương trình, dự án như kiên cố hóa trường học, kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn,… cho các xã, thôn đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Cơ sở hạ tầng các xã đông đồng bào DTTS, xã nghèo được cải thiện rõ nét, góp phần nâng chất lượng nhiều mặt cuộc sống của Nhân dân. Các chương trình, dự án về khuyến nông, dạy nghề, xuất khẩu lao động, trợ cấp xã hội,… được triển khai đồng thời đã tác động trực tiếp tăng thu nhập, nâng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người nghèo, đồng bào DTTS. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cũng là đối tượng ưu tiên khi xem xét hỗ trợ thâm canh, chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi từ nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo bền vững của địa phương.

Các nguồn vốn hỗ trợ được ưu tiên đầu tư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS theo hướng tập trung, không dàn trải, nhằm tạo hiệu quả nội lực căn bản để hộ nghèo phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững. Phong trào thi đua sản xuất làm giàu trong Nhân dân ngày càng cao, nhiều hộ gia đình hộ nghèo đã tự lực tận dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ thoát nghèo. Hiệu quả từ các chương trình đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các hộ dân đã tác động tích cực đến đời sống tư tưởng và được Nhân dân tích cực hưởng ứng.

Phát huy những kết quả trên, Lâm Đồng đang phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%, riêng đồng bào DTTS dưới 4,8%. Huyện Đam Rông thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Không còn xã có trên 15% hộ nghèo, riêng vùng đồng bào DTTS không còn xã có trên 20% hộ nghèo. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015.

... Chỉ còn 78 hộ nghèo, chiếm 3,5% và 182 hộ cận nghèo, chiếm 8,17%. Hộ người Mường còn 5 hộ nghèo và 7 hộ cận nghèo.

“Phải được việc vua không thua việc làng”, đó là câu dặn dò con cháu, cũng là niềm vui tự hào của ông Đinh Công Tích khi trò chuyện với tôi trong bữa cơm thân mật. Con út của ông Tích, anh Đinh Công Trường, sinh năm 1981, trước làm Phó Chủ tịch UBND xã, nay

là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hòa Nam cho biết, trong xã có khoảng 20 thanh niên Mường tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Ông Tích cũng không giấu niềm cảm xúc còn lâng lâng với tôi, mấy ngày trước có đoàn văn nghệ sĩ tỉnh Hòa Bình ở Đà Lạt xuống thăm bà con. Hai thôn làm thịt lợn, gà, múa hát cồng chiêng đón khách quý. Dư âm niềm hạnh phúc vẫn dâng đầy nơi làng Mường…

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201905/29975_baolamdong_ngay_1_6_2019.pdf · Cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực trong tự phê

THỨ BẢY 1 - 6 - 2019 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Cầu Đất trong sương sớm. Ảnh: Py Trần

VIẾT TRỌNG

Khi 4 Ngoại hạng Anh vào chung kếtĐây đúng là một kịch bản “điên rồ” mà

người Anh đã từng mơ đến lâu nay: những đội bóng Anh làm chủ sân chơi các cúp châu Âu.

Thật ra, năm 2008, Ngoại hạng Anh đã có 2 đội vào đến tận trận chung kết UEFA Champions League rồi, đó chính là Manchester United và Chelsea. Trên sân Luzhniki ở Moscow - Nga năm đó 2 đội này hòa 1-1 trong giờ thi đấu chính thức lẫn 2 hiệp phụ, phải giải quyết bằng phạt đền. Chiến thắng 6-5 trong loạt đá định mệnh đã đưa MU lần thứ ba vô địch châu Âu.

Nhưng mùa giải năm nay đúng là “ngoài sức tưởng tượng” với rất nhiều người, ngay cả với người Anh, vì lần đầu tiên Ngoại hạng Anh có đến 4 đội bóng cùng lọt đến trận chung kết cúp châu Âu. Đó chính là Chelsea và Asenal tại UEFA Europa League; là Liverpool và Tottenham Hotspur tại UEFA Champions League.

Trong lịch sử của giải đấu này, đã có không ít quốc gia từng có các đại diện vào chung kết cả 2 cúp trong một mùa giải. Chẳng hạn như nước Đức, rồi Italia và Tây Ban Nha nhưng cũng chỉ góp mặt 3 đội cho cả 2 trận chung kết. Trong lần này nước lần đầu tiên có cả 4 đội cùng vào chung kết, biến Europa League và Champions League năm nay thành một cuộc giải quyết nội bộ của Ngoại hạng Anh.

Điều đáng nói ở đây, trong khi nhiều quốc gia châu Âu với các giải bóng đá quốc nội thường có các đội lớn với tiềm lực của mình nên tạo ra một sự chênh lệch đáng kể với các đội bóng khác; trong khi đó ở Anh dù cũng phân nhóm nhưng giữa các nhóm có sự cạnh tranh rất lớn. Rất nhiều đội bóng lớn châu Âu như Bayern Munich, Barcelona, Real Madrid, Juventus… chẳng hạn, giải quốc nội khá nhẹ nhàng nên họ tập trung toàn lực cho các giải châu Âu, ngược lại Ngoại hạng Anh nếu có suất châu Âu đều phải căng ra mà chơi, hao hụt lực lượng nên khó vào sâu. Đó là lý do tại sao người Anh đề nghị phải có kỳ nghỉ đông cho cầu thủ, song chưa kịp đưa vào áp dụng cho mùa 2019-2020 thì đã có 4 đội lọt vào chung kết cúp châu Âu!

Liverpool - bây giờ và không bao giờ? Khi bài báo này lên khuôn, cả 2 đội Chelsea

và Asenal vẫn chưa ra quân trong chung kết Europa League (trận đấu diễn ra vào lúc 2 giờ ngày 30/5) nên chưa biết đội nào rinh cúp về Anh, vì thực ra cả 2 đội này đều xứng đáng với những chiến thắng thuyết phục của họ trên

đường vào chung kết. Có chăng thì Arsenal có nhiều động lực hơn vì họ cần tấm vé vô địch để tìm suất chơi Champions League mùa tới, nhưng Chelsea đã đến đây thì đâu dễ nhường.

Nhưng với Champions League diễn vào 1/6 này, đó lại là một câu chuyện khác, một kiểu trận đấu mà người yêu bóng đá khó có thể bỏ qua. Đơn giản vì cả 2 đội bóng này đã quá hiểu nhau tại Ngoại hạng Anh, trên đường đến chung kết tại Tây Ban Nha họ đã cùng nhau gây kinh ngạc rất nhiều người hâm mộ cho dù ai khó tính nhất, vậy thì lần này họ sẽ có những chiêu nào cho trận đấu lớn này?

Với Tottenham, Champions League không phải là đấu trường xa lại nhưng đây là lần đầu tiên họ vào đến một trận chung kết. Đội bóng thành London này chơi bóng với nét hào hoa, say mê tấn công, có chút mong manh của cái đẹp bóng đá, nhưng không phải là không mạnh mẽ. Hãy coi cái cách họ từ cõi chết trở về khi vượt qua Manchester City và sau đó vùng lên trong trận đấu ngược dòng kinh điển trên sân khách của Ajax với bàn thắng quyết định ở phút bù giờ cuối cùng để thấy rằng họ rất xứng đáng với chiếc cúp vô địch châu Âu năm nay.

Nhưng Liverpool cũng là một đội đầy xứng đáng không kém. Thua tan nát 3-0 trước Barcelona trên sân khách, khó ai nghĩ họ có thể lật ngược được thế cờ trước gã khổng lồ Catalan với siêu sao Messi dù thi đấu lượt về trên sân nhà. Nhưng rồi họ đã làm được, bằng một trận đấu để đời để loại được ứng viên lớn nhất của chiếc cúp này ra khỏi đường đi.

Ngay trong giải quốc nội, Liverpool cũng đã làm những điều đáng kinh ngạc không kém. Họ duy trì một cuộc đua vô địch đến ngạt thở với Manchester City, toàn mùa giải năm nay duy nhất chỉ 1 trận thua, đạt đến mức 97 điểm, có một hàng phòng ngự xuất sắc nhất giải, hàng tấn công cũng cực kỳ sắc bén, liên tục dẫn đầu trong thời gian dài, chỉ chấp nhận về nhì ở phút cuối cùng.

Với Champions League, Liverpool là một tên tuổi lớn ở châu Âu, từng 8 lần vào chung kết và 5 lần vô địch, trong đó lần vô địch gần nhất là năm 2005. Trong năm 2008 vừa qua họ cũng đã tiến đến trận chung kết nhưng rồi thất bại cay đắng thua 1- 3 trước Real Madrid. Có vẻ danh hiệu “Kẻ về nhì vĩ đại” đang ám theo đội bóng này những năm gần đây bất chấp những nỗ lực không biết mệt mỏi của HLV Jurgen Klopp và các cầu thủ.

Như lời một bài hát nổi tiếng, “Now or never - bây giờ hay không bao giờ” - người hâm mộ trên khắp thế giới như đang chờ Liverpool xóa bỏ được lời nguyền này trong trận chung kết, liệu họ có làm được?

Có thể coi các trận chung kết Champions League và cả Europa League trong cuối tuần này là những trận “đấu thêm” của Ngoại hạng Anh vì đây vốn là các tên tuổi quen thuộc trên sân cỏ giải đấu này, chỉ có khác là sân bãi không nằm ở nước Anh.

Một chung kết cúp châu Âu toàn Anh

Góc ảnh đẹp

VIỆT QUỲNH

Đều đặn các chiều thứ ba, năm, bảy hàng tuần, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lâm Hà lại vang lên tiếng tập luyện của các

võ sinh Teakwondo dưới sự tập luyện trực tiếp của anh Nguyễn Trung Đăng. Ngoài điểm tập tại đây, huyện Lâm Hà còn có 7 điểm tập khác phân bố tại các xã, với tổng số võ sinh từ 400 - 500 người, chủ yếu là học sinh trong độ tuổi từ tiểu học đến trung học cơ sở.

Nói về cơ duyên khiến mình đam mê với Teakwondo và gắn bó với việc huấn luyện võ sinh, anh Nguyễn Trung Đăng chia sẻ rằng, từ nhỏ, anh đã được truyền cảm hứng, tư duy và kiến thức về Teakwondo từ cha mình - cũng là một võ sư. Năm 12 tuổi, Nguyễn Trung Đăng bắt đầu tham gia tập luyện ở CLB Teakwondo Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện.

Năm 1999, Nguyễn Trung Đăng tham gia vào đội tuyển thi đấu của huyện để tham gia giải tỉnh. Năm 2000, anh đoạt 4 Huy chương Vàng cá nhân ở nội dung đối kháng trong giải vô địch Teakwondo, được gọi vào đội tuyển tỉnh để dự giải vô địch Quốc gia. Cùng với đó là rất nhiều huy chương tại các giải thi đấu ở huyện.

Mong muốn truyền đam mê võ thuật cho các thế hệ sau, năm 18 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Trung Đăng đã bắt đầu tham gia huấn luyện cho các võ sinh mới tập luyện tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Lâm Hà. Đến năm 2013, anh là trưởng bộ môn Teakwondo Lâm Hà với đẳng cấp lục đẳng huyền đai. 26

Truyền đam mê Teakwondo cho người trẻĐược thành lập từ năm 1991, CLB Teakwondo Lâm Hà là một trong những CLB có tuổi đời cao nhất nhì trong tỉnh, với những thành tích nổi bật và ngày càng được nâng cao. Đứng sau những thành tích ấy là Huấn luyện viên (HLV) trưởng bộ môn Nguyễn Trung Đăng - người đã gắn bó với Teakwondo 26 năm, và vẫn đang hàng ngày truyền niềm đam mê với môn võ thuật này cho thế hệ sau.

HLV Nguyễn Trung Đăng vẫn hàng ngày truyền niềm đam mê Teakwondo cho thế hệ trẻ ở huyện Lâm Hà.

Liverpool cần đánh bại Tottenham để tránh một mùa giải trắng tay.

năm gắn bó với Teakwondo, 20 năm gắn bó với vai trò HLV kể từ khi không còn tham gia thi đấu tại các giải, Nguyễn Trung Đăng cũng đã đạt được nhiều thành tích khi đào tạo ra nhiều võ sinh đạt những giải cao ở cấp huyện và cấp tỉnh.

Anh Nguyễn Trung Đăng chia sẻ rằng, những thành tích mà các võ sinh của mình đạt được cũng chính là niềm tự hào vô cùng lớn của anh, khi mà võ sinh “trường làng” đã bước ra sân chơi lớn trong và ngoài tỉnh. Đó là những cái tên như Lê Quang Vinh và Lâm Phi Yến với 2 Huy chương Bạc Giải Học sinh vô địch toàn quốc Khu vực miền Trung Tây - Nguyên lứa tuổi học sinh cấp II; là Lê Như Trang với Huy chương Bạc lứa tuổi học sinh cấp III; là Lý Quỳnh với 13 năm đi thi đấu đã đoạt 11 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc cấp tỉnh nội dung đối kháng,... và rất nhiều những cái tên võ sinh trẻ khác mà anh Nguyễn Trung Đăng đã tập luyện, dẫn dắt và trực tiếp đưa đi thi đấu.

Kiên trì truyền niềm cảm hứng, tình yêu võ thuật và những kiến thức đã tích lũy được đối với môn Teakwondo cho thế hệ trẻ, HLV Nguyễn Trung Đăng đã góp phần đưa Lâm Hà lên vị trí thứ 3 trong các địa phương có phong trào Teakwondo mạnh nhất tỉnh Lâm Đồng khi tại Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Lâm Đồng lần thứ 8 năm 2018, bộ môn Teakwondo của Lâm Hà đoạt 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng, xếp thứ ba toàn tỉnh.