12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 368 - 4942 THỨ BẢY, NGÀY 16/12/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Nơi có góc nhìn khác về Đà Lạt... TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 “Mưu sinh” với nghề hái trái thông rừng 10 Đà Lạt chuẩn bị bước vào tuổi 125 năm kể từ khi bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra thành phố này. Ảnh: T.Trang Cát Tiên tập trung đột phá trong năm 2018 3 1 TUẦN CON SỐ 15 chương trình chính, 16 chương trình hưởng ứng và 16 chương trình khác sẽ diễn ra trong Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII (từ 23 đến 27/12/2017) Nguồn: Ban tổ chức Festival Hoa Chàng thủy thủ đến từ Am-xơ-téc-đam 5 Truyện ngắn: GHIIOM APOLLINER (Ba Lan) “Đất gọi” tạc chân dung văn học người tìm ra Đà Lạt T ừ năm 2016 đến nay, du lịch đang là một điểm sáng với sức bật mạnh mẽ trong bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta. Trong tháng 11/2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 1,172.600 triệu lượt, tăng 14,4% so với tháng trước và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 11 tháng năm 2017 ước đạt 11,645.800 triệu lượt khách, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2016, theo Bộ VH, TT và DL: Ngành Du lịch Việt Nam đóng góp trực tiếp 6,6% GDP. Về giá trị tuyệt đối, đóng góp của ngành xếp hạng 40 trên thế giới; tạo ra 750.000 việc làm trực tiếp trong tổng số 2,25 triệu việc làm liên quan. Với sự bứt phá, phát triển trong những năm gần đây, hiện cả nước có 1.555 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng gần 1,7 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trung bình đạt 11%/năm. Tuy đã khởi sắc nhưng có nhiều lý do khiến ngành du lịch chưa thể tăng tốc, chưa trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Một trong những nguyên nhân chính là do thực trạng nguồn nhân lực còn đang ở tình trạng vừa thiếu về số lượng và vừa yếu về chất lượng. Đến tháng 8/2016 trong cả nước có 99.631 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, số lao động thường xuyên chiếm tỷ lệ 88,81%. Lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,35%; lao động có trình độ đại học và cao đẳng mới chiếm 17,89%; còn lại chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông. Lao động được đào tạo chính quy chuyên ngành du lịch làm việc trực tiếp trong các cơ sở lưu trú du lịch còn thấp, chỉ chiếm 21,82%. Theo dự báo của ngành du lịch, đến năm 2020 cả nước thiếu khoảng gần 600.000 nhân lực được đào tạo chất lượng tốt... TRANG 6

CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201712/26793_BLD_cuoi_tuan_ngay_16.12.2017.… · định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 368 - 4942THỨ BẢY, NGÀY 16/12/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nơi có góc nhìn khác về Đà Lạt...TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

“Mưu sinh” với nghề hái trái thông rừng

10

Đà Lạt chuẩn bị bước vào tuổi 125 năm kể từ khi bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra thành phố này. Ảnh: T.Trang

Cát Tiên tập trung đột phá trong năm 2018

3

1 TUẦN CON SỐ

15 chương trình chính, 16 chương trình hưởng ứng và 16 chương trình khác sẽ diễn ra trong Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII (từ 23 đến 27/12/2017)

Nguồn: Ban tổ chức Festival Hoa

Chàng thủy thủ đến từ Am-xơ-téc-đam

5Truyện ngắn:

GHIIOM APOLLINER (Ba Lan)

“Đất gọi” tạc chân dung văn học người tìm ra Đà Lạt

Từ năm 2016 đến nay, du lịch đang là một điểm sáng với sức bật mạnh mẽ trong bức tranh kinh tế - xã hội của nước ta. Trong

tháng 11/2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 1,172.600 triệu lượt, tăng 14,4% so với tháng trước và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung 11 tháng năm 2017 ước đạt 11,645.800 triệu lượt khách, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Năm 2016, theo Bộ VH, TT và DL: Ngành Du lịch Việt Nam đóng góp trực tiếp 6,6% GDP. Về giá trị tuyệt đối, đóng góp của ngành xếp hạng 40 trên thế giới; tạo ra 750.000 việc làm trực tiếp trong tổng số 2,25 triệu việc làm liên quan. Với sự bứt phá, phát triển trong những năm gần đây, hiện cả nước có 1.555 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng gần 1,7 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trung bình đạt 11%/năm. Tuy đã khởi sắc nhưng

có nhiều lý do khiến ngành du lịch chưa thể tăng tốc, chưa trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Một trong những nguyên nhân chính là do thực trạng nguồn nhân lực còn đang ở tình trạng vừa thiếu về số lượng và vừa yếu về chất lượng. Đến tháng 8/2016 trong cả nước có 99.631 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, số lao động thường xuyên chiếm tỷ lệ 88,81%. Lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,35%; lao động có trình độ đại học và cao đẳng mới chiếm 17,89%; còn lại chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông. Lao động được đào tạo chính quy chuyên ngành du lịch làm việc trực tiếp trong các cơ sở lưu trú du lịch còn thấp, chỉ chiếm 21,82%. Theo dự báo của ngành du lịch, đến năm 2020 cả nước thiếu khoảng gần 600.000 nhân lực được đào tạo chất lượng tốt...

TRANG 6

2 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng và có thế mạnh của địa phương, thời gian qua, Lâm Đồng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nên ngành Du lịch của tỉnh có bước phát triển khá toàn diện. Lượng khách du lịch tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,65%/năm. Ngành du lịch đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Năm 2017, ước toàn tỉnh thu hút 5,9 triệu lượt khách du lịch, bằng 100,85% KH, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Trong đó, khách đăng ký qua lưu trú 4 triệu lượt, bằng 102,6% KH, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, du lịch Lâm Đồng vẫn còn một số hạn chế như: chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, chưa khẳng định được vị trí quan trọng, nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam; lượng khách tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ khách quốc tế còn thấp… Cũng như tình trạng chung của ngành Du lịch Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Lâm Đồng đang còn nhiều bất cập, yếu kém cần sớm khắc phục.

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Phát triển du lịch chất lượng cao giai

đoạn 2016 - 2010, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đã xác định mục tiêu chung. Trong đó, đáng chú ý là: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh; xây dựng Đà Lạt - Lâm Đồng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, là điểm đến “An toàn - Thân thiện”… Để đạt mục tiêu này, ngành Du lịch Lâm Đồng không thể không quan tâm công tác đào tạo, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo đó, ngành phải tiếp tục bám sát và triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 07-NQ/TU đã đề ra: Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động ngành dịch vụ du lịch; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu du lịch và hội nhập quốc tế. Vận động, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tiếp tục đào tạo, đào

tạo lại nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ trên tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch. Ngoài ra, phải chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo có uy tín, thương hiệu trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế trong việc thực hiện chiến lược xây dựng Lâm Đồng trở thành một trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước, trong đó có nguồn nhân lực ngành dịch vụ du lịch. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho lao động lĩnh vực: du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm, lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tiềm năng phát triển du lịch.

Trên cơ sở đó, ngành Du lịch Lâm Đồng phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2020 thu hút khoảng 13.000 lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp du lịch dịch vụ; trong đó, có 80% lao động trực tiếp qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ. Có tích cực chuyển động trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành du lịch mới thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng tỷ trọng lên 35% trong GRDP của tỉnh. LAN HỒ

Chú trọng đào tạo và phát triển... TIẾP TRANG 1

Vừa qua, Đoàn cán bộ Văn phòng Chính phủ (VPCP) do ông Nguyễn Cao Lục - Phó Chủ nhiệm VPCP, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020 đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, UBND tỉnh cho biết: Năm 2017, Lâm Đồng đã huy động được gần 9.600 tỷ đồng từ nhân dân để thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 60/117 xã và 1 huyện là Đơn Dương được công nhận đạt chuẩn NTM. Phấn đấu đến cuối năm 2017, tỉnh Lâm Đồng có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn NTM. Với nguồn ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng phân bổ để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng nâng cấp 233 công trình, 31 công trình thủy lợi, 64 nhà văn hóa thôn xã, 36 trường học và nhiều

Phấn đấu năm 2020 sẽ có 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

công trình phúc lợi khác. Tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu từ nay

đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 110 xã và từ 6 huyện đạt chuẩn NTM. Cùng đó cơ

bản hoàn thành các công trình thiết yếu và nâng cao cuộc sống người dân nông thôn, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm giảm còn 1,5 - 2%. C.THÀNH

Lâm Đồng đặt mục tiêu đạt ít nhất 110 xã và từ 6 huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

Tăng cường chỉ số cải cách hành chính trong lĩnh vực xây dựngĐây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Xây

dựng Lê Quang Hùng tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Ngọc Liêm và các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh. Theo ông Lê Quang Hùng, nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ngành xây dựng nói riêng, địa phương nói chung cần tiếp tục phát huy những mặt đã làm được, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong giải quyết thủ tục hành chính một cửa liên thông giữa các ngành; chú trọng nhận trả kết quả qua bưu chính để giảm thời gian di chuyển của người dân;

công khai thông tin quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng... Ông Hùng cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của địa phương Lâm Đồng liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tại Lâm Đồng, công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế dự toán xây dựng được các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, ban quản lý các khu công nghiệp và UBND các cấp giải quyết. Tỉ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm định dự án đạt 1,9%; tỷ lệ cắt giảm chi phí

sau thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng đạt khoảng 2,3% so với dự toán thẩm định. Về thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng không quá 63 ngày. Trong năm 2017, tổng số công trình xây dựng đã được cấp phép trên địa bàn tỉnh là 4.600, tăng 17% so với cùng kỳ; cấp sở và UBND các cấp đã xử lý khoảng 5.700 hồ sơ, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán gần 1.100 hồ sơ; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt gần 97%.

ĐẠO PHAN

Cần hơn 290 triệu đồng hỗ trợ thiệt hại do bãoCơn bão số 12 vào đầu tháng 11/2017 đã

gây thiệt hại nhà kính, rau, hoa ở các vùng nông nghiệp Đà Lạt, dự toán cần hơn 290 triệu đồng kinh phí UBND tỉnh Lâm Đồng cấp hỗ trợ nông dân khắc phục.

Trong đó, vùng nông nghiệp xã Xuân Thọ với 47 hộ nông dân cần hỗ trợ gần 123 triệu đồng khôi phục lại hệ thống nhà kính bị sập giàn, tốc mái, mỗi hộ thiệt hại

từ 500 - 2.500 m2. Tiếp theo 18 hộ nông dân trên địa bàn Phường 7, diện tích nhà kính mỗi hộ từ 700 - 3.000 m2 bị tốc mái từ 30 - 80%, trong đó các loại rau pó xôi, dâu tây, bắp cải và các loại hoa đồng tiền, lay ơn, cúc, salem… thiệt hại từ 30 - 100%; dự toán tổng mức hỗ trợ hơn 44 triệu đồng.

Còn lại số tiền tương ứng với số hộ cần hỗ trợ ở các địa bàn: Phường 11 gần 40

triệu đồng (13 hộ); xã Trạm Hành hơn 18 triệu đồng (5 hộ); Phường 5 gần 18 triệu đồng (9 hộ); Phường 9 gần 16 triệu đồng (13 hộ); Phường 6 với 14 triệu đồng (2 hộ); xã Xuân Trường gần 10 triệu đồng (3 hộ); xã Tà Nung gần 6 triệu đồng (4 hộ); Phường 10 với 2 triệu đồng (1 hộ) và Phường 3 gần 1,7 triệu đồng (1 hộ).

VŨ VĂN

Phổ biến quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định

về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho 90 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các doanh nghiệp nắm được nội dung cơ bản Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật,

giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về Đo lường. Ngoài ra, Chi cục cũng

hướng dẫn doanh nghiệp công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

thuật… cũng như quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản

phẩm, hàng hóa cũng được giới thiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ý thức được nghĩa vụ của mình trong đảm bảo

tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.D.Q

Sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên Băng Cốc - Đà Lạt

Sáng ngày 13/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã chủ trì cuộc

họp bàn việc đón tiếp chuyến bay đầu tiên từ Băng Cốc, Thái Lan tới Đà Lạt với sự tham gia của các sở, ngành liên quan của

tỉnh Lâm Đồng, đại diện Hãng Hàng không Vietjet và Cảng Hàng không Liên Khương.

Theo kế hoạch, trưa ngày 18/12 tới đây, chuyến bay đầu tiên trên lộ trình

bay thường xuyên Đà Lạt - Băng Cốc sẽ hạ cánh xuống Cảng Hàng không Liên

Khương. Các hành khách bay khai trương đường bay bao gồm một số quan chức Thái

Lan, đại diện 12 đại lý du lịch lữ hành và 15 cơ quan báo chí Thái Lan và những du

khách Thái yêu thích Đà Lạt. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám

đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngoài nghi thức đón

tiếp, điều quan trọng là Lâm Đồng cần tạo môi trường thuận lợi để đại diện các hãng lữ hành, các đơn vị thông tấn, báo chí tìm hiểu về du lịch Đà Lạt. Bởi vậy, ngành du

lịch đã tổ chức một chuỗi điểm đến đặc trưng của Đà Lạt để các tổ chức du lịch,

cơ quan thông tấn tham quan để quảng bá thương hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đồng thời, các công ty lữ hành Việt

Nam cũng ngồi lại với các hãng lữ hành Thái Lan, bàn bạc và tìm kiếm những cơ

hội hợp tác hiệu quả. Chuẩn bị cho việc đường bay Băng

Cốc Đà Lạt hoạt động hiệu quả, Lâm Đồng cũng tăng cường công tác tuyên

truyền, quảng bá để đông đảo du khách và nhân dân địa phương biết về đường

bay hoàn toàn mới này. Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Giám đốc Cảng Hàng

không Liên Khương khẳng định: Đơn vị đã chuẩn bị và đảm bảo đầy đủ điều

kiện để phục vụ và đón tiếp các chuyến bay quốc tế. Phó Chủ tịch UBND Phạm S cho biết, tuyến Đà Lạt - Băng Cốc là

đường bay thường xuyên quốc tế đầu tiên, là cơ sở để từ đó, các hãng hàng không mở tiếp các đường bay quốc tế

khác tới Đà Lạt. Vì vậy, Lâm Đồng đã sẵn sàng cho ngày quan trọng này với

tiêu chí “chu đáo, thân thiện và an toàn”. Được biết, kể từ ngày 18/12/2017, Hãng

Hàng không Vietjet mở đường bay thường xuyên Đà Lạt - Băng Cốc và ngược lại với 4 chuyến/tuần vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu

và chủ nhật. Sau mỗi chặng bay dài 1h45’, hành khách có thể tới được hai điểm đến nổi tiếng của du lịch hai quốc gia với giá

vé hiện đang hết sức ưu đãi.DIỆP QUỲNH

3 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

ĐAN THANH

Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cựcLà huyện nghèo của tỉnh, kinh

tế thuần nông song trong năm 2017, Cát Tiên vẫn đạt tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 7,28%. Huyện tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại gắn với thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Triển khai một số công trình trọng điểm, thiết yếu trên địa bàn như: Nhà máy cung cấp nước sạch đô thị Phước Cát, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, đường ven sông Đồng Nai qua thị trấn Cát Tiên và hồ chứa nước Đạ Sỵ. Chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách năm, huyện đã đạt tổng thu ngân sách trên địa bàn 30,910 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Cùng với thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội, Cát Tiên tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo bền vững. Đến cuối năm có 60% xã đạt tiêu chí nông thôn mới (NQ 50%), tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,63% (NQ 3-4%), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 7,11% (NQ7-8%). Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và phát

Cát Tiên tập trung đột phá trong năm 2018Năm 2017, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; nhất là dịch bệnh với cây điều đã gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp; giá cả đầu ra sản phẩm ngành chăn nuôi thiếu ổn định làm ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng với sự nỗ lực tập trung khắc phục khó khăn, huyện Cát Tiên vẫn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ Đảng bộ huyện đề ra trong năm.

triển. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên; quan tâm chỉ đạo nắm bắt và định hướng dư luận xã hội. Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày được nâng lên. Trong năm, toàn Đảng bộ kết nạp 94 đảng viên, dự kiến có trên 75% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh.

Tuy đã có chuyển biến tích cực trong thực thi nhiệm vụ song Cát Tiên vẫn còn một số mặt hạn chế, yếu kém như: Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch, thu ngân sách vẫn chưa đạt theo Nghị quyết đề ra (Tổng thu ngân sách trên địa bàn theo KH là 33,216 tỷ đồng)... Việc triển khai kế hoạch khống chế dịch bệnh và khôi phục sản xuất chậm, lúng túng. Công tác rà soát điều chỉnh quy hoạch chậm; quản lý đất đai, xây dựng, trật tự đô thị, khai thác tài nguyên - khoáng sản còn hạn chế. Giải quyết tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án, công trình trọng điểm vẫn chậm, thiếu kiên quyết… Về xây dựng Đảng cho

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NĂM 2018Tổng giá trị sản xuất tăng 10-11%.Thu nhập bình quân đầu người trên 45 triệu đồng/năm.Tổng thu ngân sách nhà nước 34,3 tỷ đồng.Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4%.Có 80% xã đạt tiêu chí nông thôn mới, có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

thấy công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, UBKT Đảng ủy vẫn chưa đạt chất lượng, hiệu quả cao. Công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên ở một số tổ chức cơ sở Đảng chưa tốt.

Ưu tiên đầu tưan sinh xã hộiNhằm phát huy những mặt tích

cực đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế, Đảng bộ huyện Cát Tiên xác định trong năm 2018 phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông nghiệp toàn diện, tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được huyện xác định là phải tập trung đột phá phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống nhân dân. Theo đó, cùng với thực hiện 5 chương trình trọng tâm và 6 công trình trọng điểm, Cát Tiên sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững. Tập trung tái canh, thâm canh cây điều, phát triển cây dâu gắn với hình thành HTX, THT; Chương trình phát triển dịch vụ, thương mại gắn với du lịch và Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tiếp tục kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh cùng với vốn

huy động các thành phần kinh tế, trong nhân dân để đầu tư kết cấu hạ tầng… Đồng thời, Cát Tiên tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, gắn trách nhiệm chủ đầu tư với chất lượng và tiến độ thi công. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư… Ngay từ đầu năm, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế; quản lý và khai thác tốt các nguồn thu về thuế, phí; phấn đấu thu đạt và vượt dự toán năm 2018. Điều hành chi ngân sách đảm bảo Luật và dự toán được giao; ưu tiên chi đầu tư phát triển an sinh xã hội; thực hiện hiệu quả về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Với chủ đề năm 2018 xác định: “Đoàn kết - Hành động - Đồng bộ - Quyết tâm cao”, một trong những nhiệm vụ, giải pháp được huyện Cát Tiên chú trọng là: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền các cấp; trọng tâm là xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và làm tốt công tác dân vận chính quyền. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị về quản lý và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, xây dựng phong cách làm việc gần dân, phục vụ nhân dân và có trách nhiệm với dân.

HOÀNG YÊN

Tiết kiệm chi phíNhững năm qua, phong trào sản

xuất cà phê bền vững phát triển nhanh và mạnh trên địa bàn Di Linh và Lâm Hà, nhiều nông hộ đã liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế 4C, UTZ... Qua đó, nông dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất cà phê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Mô hình tưới nước tiết kiệm tại trang trại cà phê của gia đình anh Trần Sương (thôn Đồng Lạc 3, xã Đinh Lạc, Di Linh) là một ví dụ điển hình cho thấy việc ứng dụng kỹ thuật vào canh tác cà phê mang lại hiệu quả. Bởi trước đây, vào mùa khô gia đình tưới từ 3 - 6 đợt nước cho vườn cây cà phê, khi tưới dùng ống nhựa tưới vào từng gốc, với lượng nước bình quân 600 lít nước/gốc/lần tưới và tốn nhiều công, nhiên liệu. Khi anh chuyển qua áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống tưới phun mưa di động với vốn đầu tư không lớn (cả trang trại 6 ha nhưng

chỉ mất 30 triệu đồng đầu tư cả hệ thống tưới), việc bón phân cũng được thực hiện qua hệ thống tưới nên luôn đảm bảo kỹ thuật, không những tiết kiệm nguồn nước, công lao động mà môi trường sinh thái đảm bảo.

Anh Sương kể: “Lúc đầu nghe nói trồng cà phê theo hướng công nghệ cao tôi cứ nghĩ nó cao siêu khó thực hiện. Sau khi được hướng

dẫn tôi đã bắt tay vào làm và trên thực tế cho thấy rất dễ làm. Với diện tích 6 ha tôi tăng việc dùng phân hữu cơ, giảm lượng phân hóa học nhưng sản lượng cà phê đạt cao 5 tấn/ha. Thực chất trồng cà phê công nghệ cao không quá tốn chi phí đầu vào, mặt khác canh tác theo hướng này cà phê sẽ chín đồng loạt, chất lượng cà phê nâng lên, như vậy đồng nghĩa với việc

sản phẩm của nông dân đủ điều kiện đáp ứng các thị trường khó tính và đương nhiên đầu ra sẽ ổn định hơn”.

Tương tự, gia đình ông Võ Phi Hùng, khu phố Thành Công, thị trấn Nam Ban (Lâm Hà) chia sẻ, trước đây, diện tích cà phê của gia đình quá già cỗi nên ông quyết định phá toàn bộ 1,2 ha để tái canh, chọn trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C để sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao để sản xuất bền vững. Theo đó, gia đình ông được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh hỗ trợ 50% chi phí vật tư, kỹ thuật, tập huấn, kiểm tra, kiểm soát nguồn giống để tái canh. Lợi ích lớn nhất của việc trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C là nông dân được hướng dẫn tưới nước tiết kiệm, trồng cây che bóng, chắn gió, sử dụng phân bón hữu cơ, ghi chép nhật ký nông hộ để theo dõi quá trình chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách và hạch toán thu chi một cách chính xác trong một năm để xem trong một năm mình lời lỗ thế nào và biết được quá trình chăm sóc cà phê của mình hiệu quả đến

Vùng cà phê công nghệ caoNông dân Di Linh, Lâm Hà đang hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao cho năng suất cũng như chất lượng vượt trội, góp phần từng bước khẳng định thương hiệu cà phê Lâm Đồng.

Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật mà chất lượng cũng như sản lượng cà phê được tăng cao. Ảnh:H.Y

đâu. Đến nay, diện tích vừa được tái canh của gia đình phát triển tốt, không phát hiện sâu bệnh gây hại, dự kiến năm nay cho ra bói đầu tiên, các đại lý mua với giá cao hơn giá thị trường 300 đồng/kg nhân, giảm chi phí vật tư đầu vào, năng suất tăng 10% so với cách sản xuất thông thường.

Cũng như các hộ nông dân nêu trên, quy trình sản xuất cà phê theo hướng công nghệ cao đang ngày càng phát triển ở các xã Tân Châu, Đinh Lạc và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh); xã Nam Hà, Mê Linh, thị trấn Nam Ban… (Lâm Hà). Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như chăm sóc hợp lý, thường xuyên loại bỏ chồi vượt, tỉa cành tạo tán hợp lý trong mùa mưa, loại bỏ cành tăm, cành nhớt… mà vườn cây của bà con nông dân hạn chế được sâu bệnh gây hại và tiết kiệm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, người trồng cà phê sử dụng phân bón, vật tư và nước tưới một cách hợp lý, giảm chi phí đầu tư, tránh được tình trạng thừa phân bón, nước tưới gây lãng phí...

XEM TIẾP TRANG 11

4 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘIVĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Truyện ngắn: GHIIOM APOLLINER (Ba Lan)

Chiếc tàu hàng Hà Lan “Alkmar” chở đồ gia vị vừa trở về từ Yava. Tại cảng Sao-them-

tơn, thủy thủ đoàn nhận lệnh được phép lên bờ. Khi lên tới bờ, một thuyền viên tên Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích mang theo một chú khỉ trên vai phải, vai trái là con vẹt và còn khoác trên cổ một súc vải Ấn Độ, những thứ mà anh muốn bán trong thành phố, kể cả mấy con vật mang theo.

Hôm đó là ngày đầu xuân, trời tối sớm. Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích hùng dũng bước đi dọc theo các dãy phố vừa được rọi sáng bởi ánh sáng từ những chiếc đèn đường xuyên qua lớp sương mù mỏng. Anh đang nghĩ gì ư? Về chuyến trở về Am-xơ-téc-đam sớm, để thăm người mẹ mà đã 3 năm nay anh chưa gặp. Anh còn nghĩ về người vợ chưa cưới đang đợi anh ở thành phố Mô-ni-ken-đam. Anh tìm một tiệm buôn nhỏ, nơi có thể bán được chú khỉ, chú vẹt và súc vải, và có thể tính trước sẽ nhận được bao nhiêu tiền khi bán được những món hàng kỳ lạ này.

Trên phố E-ba-ve có một ông ăn mặc lịch sự gọi Ve-rơ-sơ-tích lại.

- Anh đang tìm người để bán con vẹt của mình sao? Con chim này có thể hợp với tôi đấy… Tôi đang cần một người nào đó có thể nói và không cần câu trả lời. Tôi sống một mình…

Cũng như nhiều thủy thủ Hà Lan, Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích có thể nói được tiếng Anh. Anh ra giá và người lạ mặt thấy giá cả phù hợp với mình.

- Cậu đi theo tôi - Ông ta nói - Tôi sống xa đây. Anh sẽ tự mình đặt con vẹt vào chiếc lồng của tôi. Ở đó tôi sẽ xem tấm vải của anh. Có lẽ, tôi sẽ phải làm một cái gì đó theo sở thích.

Vui mừng vì thành công bất ngờ, Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích bước theo con người lịch lãm. Trên đường đi, với hy vọng sẽ bán được cả chú khỉ, chàng thủy thủ bắt đầu tâng bốc nòi giống hiếm có của nó. Theo anh, loài khỉ này bảo vệ khí hậu nước Anh tốt nhất và rất trung thành với chủ.

Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích tán tụng

AN NHIÊN

Mỗi ca phẫu thuật 1 bác sĩ gây mê - hồi sức…Bà Bùi Thị Nga Giang - Phó

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Lâm Đồng cho biết: Từ tháng 7/2017, đoàn Thanh tra của BHXH VN có làm việc tại Lâm Đồng, kiểm tra một số cơ sở khám chữa bệnh (KCB), BVĐK tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt và Trung tâm Y tế (TTYT) Đức Trọng về công tác KCB BHYT. Qua 2 tuần thanh tra, có kết luận 13 nội dung, trong đó có nội dung gây bức xúc cho cơ sở KCB, đó là về quy định khi thực hiện phẫu thuật phải có bác sĩ gây mê - hồi sức (BS GMHS). Riêng TTYT Đức Trọng, đoàn Thanh tra đã xuất toán chi phí phẫu thuật của năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 là 2,3 tỷ đồng do các ca phẫu thuật không có BS GMHS.

Bà Giang giải thích, BHXH VN hay BHXH Lâm Đồng đều thực hiện các quy định của nhà nước, đó là nhân lực cho mỗi ca phẫu thuật tối thiểu gồm 1 BS GMHS, 1 điều dưỡng viên GMHS, 1 điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 1 điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 1 hộ lý. Như vậy, có quy định ê kíp phẫu thuật GMHS như thế, thì sau khi kiểm tra TTYT Đức Trọng có tình trạng phẫu thuật không có BS GMHS mà chỉ có kỹ thuật viên GMHS thực hiện nên không đủ điều kiện quy định. Bình thường thì không vấn đề gì nhưng nếu xảy ra tai biến gây chết người ở ca phẫu thuật đó thì như vậy cơ sở KCB hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không đủ tiêu chuẩn nhân lực mà vẫn thực hiện.

Bà Giang cho hay, sau khi có kết luận của Thanh tra BHXH VN, Cơ quan BHXH Lâm Đồng đã có văn bản gởi cho các cơ sở KCB trong tỉnh nếu cơ sở nào không có BS GMHS thì tạm ngưng phẫu thuật và những bệnh nhân cần phẫu thuật phải chuyển lên các cơ sở có đủ điều kiện, tức là các BVĐK tuyến tỉnh. BHXH Lâm Đồng đã thống nhất, trong năm 2017, tạm dừng, chưa chấp nhận thanh toán các chi phí phẫu thuật tại các cơ sở KCB không có BS GMHS. Hiện nay, các cơ sở KCB có phản ánh khi chuyển bệnh nhân phẫu thuật lên tuyến trên thì chi phí lên tuyến trên cao hơn, dẫn đến tình trạng càng ngày càng bội chi quỹ BHYT, không thuận lợi cho người bệnh có thẻ BHYT, nhưng vì đây là văn bản của Bộ Y tế quy định phải thực hiện đúng theo quy định.

Toàn tỉnh chỉ có 4 cơ sở y tế có BS GMHSBVĐK Lâm Đồng ghi nhận số

ca phẫu thuật tăng vọt trong vòng 4 tháng nay. Thống kê liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 11/2017, mỗi tháng trung bình thực hiện hơn 1.000 ca phẫu thuật các loại; trong

Tìm đâu bác sĩ gây mê - hồi sứcTừ tháng 10/2017 đến nay, các Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đã có thông báo và chuyển tuyến bệnh nhân cần phẫu thuật đến 2 bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến tỉnh. Dẫn đến tình trạng 2 BVĐK tuyến tỉnh của Lâm Đồng hiện đang quá tải, đặc biệt tại khoa Ngoại, khoa Sản.

khi từ tháng 1 đến tháng 7/2017, trung bình mỗi tháng phẫu thuật 750 ca. Đặc biệt, gia tăng số ca phẫu thuật loại 3 khoảng 200 ca/tháng, lẽ ra các ca phẫu thuật loại 3 được thực hiện tại các TTYT tuyến huyện. Tính từ đầu năm đến tháng 11/2017, BVĐK tỉnh đã thực hiện 10.091 ca phẫu thuật các loại, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt 246 ca và loại 3 là 1.677 ca. Hiện BVĐK tỉnh chỉ có 2 BS GMHS để đáp ứng công việc phẫu thuật ngày càng quá tải.

Theo Sở Y tế, việc BHXH từ chối thanh toán chi phí phẫu thuật tại cơ sở không có BS GMHS với lý do là nhân lực GMHS không đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn công tác GMHS” trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp với thực tế nhân lực tại Lâm Đồng (một trong 5 tỉnh Tây Nguyên), làm tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT và ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong toàn tỉnh.

Thực tế, Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, khu vực Tây Nguyên, địa bàn rộng, điều kiện kinh tế, giao thông khó khăn, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Các kỹ thuật phẫu thuật ngoại khoa tại hầu hết các TTYT tuyến huyện có bệnh viện đã được triển khai từ nhiều năm, cứu sống được nhiều ca bệnh cấp cứu hiểm nghèo; giảm tỷ lệ chuyển tuyến, thuận lợi cho người dân; giảm quá tải cho các BVĐK tuyến tỉnh để tập trung phát triển các kỹ thuật chuyên sâu. Quá trình triển khai thực hiện các kỹ thuật tại các đơn vị đảm bảo an toàn, không để xảy ra tai biến do kỹ thuật GMHS.

Thực hiện Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20/8/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác GMHS, các cơ sở KCB cũng đã quan tâm

đào tạo phát triển nguồn nhân lực GMHS. Đến nay, BVĐK tỉnh, Bệnh viện II Lâm Đồng và 2 TTYT tuyến huyện đã có BSCKI chuyên ngành GMHS. Các TTYT có thực hiện phẫu thuật khác đã có bác sĩ chuyên khoa sơ bộ GMHS, cử nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên hoặc Y sĩ chuyên ngành GMHS và thực hiện công tác GMHS theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 18 Thông tư số 13/2012/TT-BYT. Cụ thể: Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư 13/2012/TT-BYT: “Điều dưỡng viên tại bộ phận phẫu thuật được thực hiện một số nhiệm vụ của BS GMHS nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện, phù hợp với khả năng chuyên môn, được sự chấp nhận và chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở KCB trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa. Điều dưỡng viên GMHS chỉ thực hiện một số nhiệm vụ của BS GMHS khi ở khoa chưa có BS GMHS”. Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định: “Giám đốc cơ sở KCB được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có GMHS phải có kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân lực, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này trước ngày 1/1/2018”.

Do đặc thù chuyên khoa hiếm, chỉ tiêu đào tạo chuyên ngành này tại các trường đại học y khoa ít; mặt khác, Lâm Đồng thiếu bác sĩ, không thu hút được bác sĩ về công tác; còn thiếu nhiều chuyên khoa, đặc biệt tại tuyến huyện, trong đó có chuyên khoa GMHS (đây cũng là tình trạng chung của các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên cũng như tại nhiều tỉnh trong cả nước). Ghi nhận nhiều năm qua, chương trình đào tạo tăng cường nguồn nhân lực bác sĩ cho Lâm Đồng từ 2 hệ đào tạo: bác sĩ theo địa chỉ sử dụng và bác sĩ cử tuyển đã có

Các bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân bị đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước khớp gối phải tại BV Hoàn Mỹ Đà Lạt. Ảnh: A.Nhiên

THEO DÒNG SỰ KIỆN

trên một trăm bác sĩ về Lâm Đồng công tác nhưng hầu hết đều là bác sĩ đa khoa, không có BS GMHS.

Cũng theo Sở Y tế, nếu thực hiện theo nội dung Công văn số 1357/BHXH-GĐBHYT ngày 11/9/2017 của BHXH Lâm Đồng, Cơ quan BHXH kiểm tra, giám định lại, thu hồi về quỹ BHYT chi phí phẫu thuật không có BS GMHS sẽ rất khó khăn cho người dân khi đi KCB BHYT. Các TTYT huyện sẽ không tiếp tục thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân mà giới thiệu chuyển tuyến, không giải quyết được kịp thời các trường hợp cần phẫu thuật cấp cứu những người dân ở vùng sâu, vùng xa; bệnh nhân phản ứng gay gắt do phải chuyển tuyến tăng các chi phí, ảnh hưởng đến an sinh xã hội; các cơ sở KCB tuyến tỉnh quá tải trầm trọng không đảm bảo phục vụ, gây bức xúc cho bệnh nhân; không phát triển được các kỹ thuật chuyên sâu; chi phí tại tuyến tỉnh cao hơn sẽ càng gây bội chi quỹ BHYT.

Thực tế, từ tháng 10/2017, các TTYT huyện đã có thông báo và chuyển tuyến bệnh nhân cần phẫu thuật đến 2 BVĐK tuyến tỉnh; do đó, các BVĐK tuyến tỉnh hiện đang quá tải, đặc biệt tại khoa Ngoại, khoa Sản. Mặc dù, các BVĐK tuyến tỉnh có phương án bố trí thêm giường bệnh để hạn chế tình trạng nằm ghép nhưng điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất của 2 bệnh viện tuyến tỉnh không thể đáp ứng phục vụ tốt, người dân phàn nàn trong khi các bác sĩ chuyên khoa ngoại, sản tại tuyến huyện không phát huy được tay nghề.

Trước tình trạng này, Sở Y tế đã mời cơ quan BHXH họp và có 2 văn bản kiến nghị lên Bộ Y tế, BHXH VN để có ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong công tác thực hiện các ca phẫu thuật tại địa phương nếu không có BS GMHS. Đến nay, Bộ Y tế và BHXH VN chưa có trả lời.

Phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ

Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12 tại Hàn Quốc đã nhất trí ghi danh hồ sơ “Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” và “Hát xoan Phú Thọ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bài chòi là nghệ thuật trình diễn phổ biến ở khu vực Nam Trung Bộ, từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng. Bài chòi kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học, với hai

5 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Chàng thủy thủ đến từ Am-xơ-téc-đam khách với chiếc lồng chim.

- Cậu hãy cho con vẹt vào chiếc lồng này. Tôi sẽ không muốn đụng tay vào nó chừng nào nó chưa được thuần dưỡng và chưa thể biết nói theo cách tôi muốn.

Sau đó, khi đóng cửa chiếc lồng chim mà chú vẹt dáng vẻ sợ hãi bị quẳng vào, người lạ mặt đề nghị chàng thủy thủ xách cây đèn và đi cùng với ông vào phòng bên cạnh, nơi có một cái bàn đủ rộng để trải súc vải ra. Khi Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích vừa bước chân vào phòng, anh bỗng nghe thấy tiếng cánh cửa đóng sập lại sau lưng và chiếc chìa khóa được xoay chiều trong ổ khóa. Anh đã trở thành một tù nhân.

Lòng phẫn uất, anh đặt chiếc đèn dầu lên bàn và định tháo chiếc cửa ra vào thì một giọng nói chặn anh lại:

- Này anh thủy thủ, bước về phía trước một bước là sẽ bị chết đấy!

Hen-rích ngẩng đầu lên và nhìn thấy qua chiếc cửa sổ, điều mà trước đây anh không nhận ra, một họng súng lục đang nhắm vào anh.

Anh dừng lại trong sợ hãi. Cuộc chiến thiết tưởng như vô ích. Trong những điều kiện như vậy anh không thể thậm chí dùng dao, và ngay cả có súng cũng là vô ích. Người lạ mặt, kẻ có quyền kiểm soát Hen-rích, đang nấp sau bức tường liền kề với cửa sổ. Quan sát người thủy thủ, hắn có thể thò tay vào túi với khẩu súng đang hướng vào Hen-rích.

- Hãy nghe tao nói đây! - Kẻ lạ mặt nói - Hãy tuân lệnh đi! Một dịch vụ miễn cưỡng mà mày làm cho tao sẽ được thưởng công. Sự thật là mày không còn sự lựa chọn nào. Sau đó, hãy phục tùng tao mà không cần suy nghĩ.

Nếu không tao sẽ bắn mày như bắn một con chó… Hãy mở hộp bàn… Thế, mày sẽ thấy một khẩu súng sáu. Trong đó có 5 viên đạn… Hãy cầm lấy khẩu súng lên…

Chàng thủy thủ Hà Lan làm theo một cách vô thức. Chú khỉ run rẩy trên vai anh và kêu toáng lên.

Kẻ lạ mặt tiếp tục:- Trong phòng mày sẽ nhìn thấy

tấm rèm. Hãy kéo màn lên…Sau tấm màn Hen-rích nhìn

Cuộc điều tra được tiến hành. Rõ ràng là người thủy thủ đã giết người phụ nữ và sau đó lại tự bắn vào mình. Tuy nhiên, hoàn cảnh diễn ra rút cuộc không mấy sáng sủa. Tất nhiên cả hai thi thể ngay lập tức được xác nhận, nhưng xuất hiện một câu hỏi: Do đâu mà cô Phin-gan - người vợ của ngài Nam tước Anh quốc lại một mình có mặt tại ngôi nhà ngoại ô cùng với chàng thủy thủ, người vừa mới đến Sao-them-tơn ngày hôm trước?

Chủ nhân ngôi biệt thự đã không thể đưa ra những giải thích làm rõ tình huống. Tòa nhà được thuê 8 ngày trước khi bi kịch xảy ra bởi một người mang cái tên Cô-lin nào đó từ thành phố Man-che-xtơ, nhưng cảnh sát chưa tìm ra ông ta. Gã mang tên Cô-lin này dường như mang kính và có bộ râu dài màu hung.

Ngài huân tước Phin-gan, người mà bạn bè thân thiết gọi ông là Ha-ry, vội vã tới Sao-them-tơn từ Luân Đôn, ngay khi được biết về sự việc xảy ra. Kẻ bất hạnh rất sùng kính vợ mình và không hề thay đổi. Sau những sự kiện này ông đã rời xa đời sống thượng lưu. Ông hiện sống ở Ken-xing-tơn một mình, không một ai bên cạnh, ngoài một người giúp việc và chú vẹt, con vật luôn luôn lặp đi lặp lại câu: “Anh Ha-ry, em vô tội!”.NGỌC ĐIỀN (dịch) (Theo Tuần

Báo Văn Nghệ TP HCM)

vào góc phòng, nơi đó có một người phụ nữ bị miếng giẻ bịt vào miệng, đang nằm trên giường.

- Hãy cởi trói cho người đàn bà này! - Người lạ mặt ra lệnh - Hãy rút miếng giẻ ra!

Khi mệnh lệnh đã được thực thi, người đàn bà, hoàn toàn trẻ trung và đầy sức lôi cuốn, chạy bổ đến và quỳ xuống bên cạnh cửa sổ:

- Anh Ha-ry! Đó là cái bẫy hèn hạ! Anh đưa em đến ngôi biệt thự này là để giết em! Anh từng nói, rằng anh đã thuê ngôi biệt thự này, rằng chúng ta sẽ sống những ngày đầu tiên ở đây sau khi chúng ta đã hòa thuận. Em nghĩ rằng mình có thể thuyết phục được anh. Em cho rằng rút cuộc rồi anh cũng đã tin tưởng. Em chưa khi nào có lỗi! Anh Ha-ry! Anh Ha-ry! Em vô tội mà!

- Tôi không thể tin nổi cô - Người lạ mặt khô khan trả lời.

- Anh Ha-ry! Em vô tội… - Người phụ nữ nhắc lại bằng một giọng nghẹn ngào.

- Đây là những lời nói cuối cùng của cô. Tôi ghi lại cẩn thận rồi. Sau này người ta sẽ nhắc lại cho anh… Suốt đời… - Giọng nói của kẻ lạ mặt rung lên, nhưng ngay lúc đó ông ta vững tâm lại - Bởi vì… tôi vẫn còn thấy yêu cô.

Giá như tôi đừng yêu cô đến thế, để có thể tự mình muốn giết hại cô. Nhưng… tôi không thể. Không thể làm điều đó. Vì rằng tôi còn yêu

cô… Bây giờ chàng thủy thủ. Hãy nghe đây! Nếu như trước khi tao đếm đến 10, mà mày chưa bắn viên đạn nào vào người đàn bà này thì tao sẽ đặt xác của mày dưới chân cô ấy… Nào! Một… hai… ba…

Kẻ lạ mặt vẫn còn chưa đếm đến con số 4. Hoàn toàn mất hết lý trí vì hoảng sợ, Hen-rích đã bắn vào người phụ nữ, người mà trước đó đã nhìn anh chăm chú trong lúc cô quỳ gối. Viên đạn nhắm trúng vào trán cô gái. Một tiếng nổ tiếp theo vang lên từ ô cửa sổ đã bắn trúng vào thái dương người thủy thủ. Thi thể đổ sụp xuống, nhưng chú khỉ vẫn còn muốn giấu mình vào nếp gấp của chiếc áo len dài tay.

*Sang ngày hôm sau tại thị trấn

Sao-them-tơn những người đi đường ngẫu nhiên, sau khi nghe thấy những tiếng kêu lạ từ ngôi biệt thự đã báo cho cảnh sát.

Những nhân viên cảnh sát đến ngay sau đó mở được cánh cửa ngôi nhà. Bên trong người ta nhìn thấy thi thể của người đàn bà trẻ và chàng thủy thủ. Chú khỉ bất ngờ nhảy ra từ bên trong chiếc áo len dài tay của ông chủ cũ, bám chặt vào mặt của một trong những viên cảnh sát. Nó làm cho họ hoảng sợ đến nỗi một vài người trong số cảnh sát sau khi rút khỏi vị trí đã ngước nòng súng nhằm vào nó trước khi họ tiến đến gần những thi thể.

Minh họa: P.Nhân

hàng hóa của mình một lúc rồi im lặng. Anh đã uổng phí vì những lời nói của mình. Người lạ không hề trả lời, và hình như, thậm chí ông không thèm nghe anh nói.

Họ đi cạnh nhau, đi trong im lặng. Chỉ có chú khỉ buồn rầu nhớ về những con đường mòn quen thuộc, vốn hoảng sợ trước làn sương mù, là thỉnh thoảng rên một cách yếu ớt và chú vẹt thì đập cánh liên hồi.

Sau một tiếng đồng hồ người lạ mặt bất ngờ nói:

- Chúng ta sắp về đến nhà tôi rồi.Họ đã ra khỏi thành phố. Những

công viên lớn được ngăn bằng những hàng rào sắt trải dài hai bên đường. Thời gian trôi qua, xuất hiện những hàng cây, ô cửa sổ các ngôi biệt thự và xa xa kia, ngoài bờ biển bức tượng nàng tiên cá đang thét gào giận dữ.

Người lạ mặt dừng lại trước một trong những hàng rào bằng sắt, tìm chìa khóa, mở cửa bước vào mảnh sân và đóng lại phía sau Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích.

Phía trong mảnh sân chàng thủy thủ khó lòng nhận thấy một ngôi biệt thự còn tốt không lớn lắm, tuy nhiên các cửa sổ được đóng kín và không để ánh sáng lọt vào.

Người lạ mặt, sự im lặng của ông ta, ngôi nhà không có sự sống - tất cả điều đó hình như có vẻ ảm đạm. Nhưng Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích sực nhớ rằng người đồng hành tình cờ của anh đang sống một mình.

“Đó là kẻ lập dị - Hen-rích thoạt nghĩ - bởi rõ ràng là chàng thủy thủ người Hà Lan không giầu có đến mức để dụ dỗ và cướp bóc anh!”. Anh cảm thấy xấu hổ vì sự lo lắng thoáng qua của mình.

*- Cậu có diêm không đấy? Hãy

soi cho tôi với - Người lạ mặt nói. Người thủy thủ lo lắng. Người lạ mặt mở cửa bằng chìa khóa. Khi bước vào ngôi nhà, người lạ mặt mang đến chiếc đèn, ánh sáng của nó tỏa ra toàn bộ phòng khách được bày biện ngăn nắp.

Hen-rích Ve-rơ-sơ-tích hoàn toàn yên tâm. Anh lại ôm ấp hy vọng rằng người đồng hành kỳ lạ sẽ mua phần lớn súc vải.

Người lạ mặt trở lại phòng

Bài chòi và hát xoan là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạihình thức chính là chơi bài chòi và trình diễn bài chòi. Nghệ thuật bài chòi ra đời khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và gần như không lai tạp trong âm nhạc, trong lời ca cũng như diễn xuất. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam đáp ứng những tiêu chí như một hoạt động văn hóa quan trọng trong cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng, là những bài học đạo đức, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng và những kinh nghiệm trong

cuộc sống của người dân.Ngay sau đó, di sản “Hát xoan

Phú Thọ” cũng đã được đưa ra khỏi danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và được đặc cách chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau sáu năm thực hiện nghiêm công tác gìn giữ, bảo tồn và khôi phục loại hình nghệ thuật này trong cộng đồng, theo các cam kết với UNESCO.

Khi được đưa vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp với hơn 100 đào, kép, trong đó quá nửa đã hơn 60 tuổi và chỉ có bảy trong số các nghệ nhân hơn 80 tuổi còn khả năng thực hành và truyền dạy, đến nay

hát xoan đã được thực hành thường xuyên tại bốn phường xoan gốc của tỉnh Phú Thọ và 101 câu lạc bộ hát xoan cấp tỉnh, cấp huyện với hơn 1.900 người tham gia thực hành hát xoan, tăng gấp hàng chục lần so với trước. Ngoài ra, ở cấp xã cũng đã thành lập được 42 câu lạc bộ hát xoan với hơn 1.300 thành viên. Phú Thọ còn triển khai dự án đưa hát xoan vào học đường với 100% số trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có truyền dạy hát xoan. Tỉnh Phú Thọ đã vinh danh, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân hát xoan cho 52 nghệ nhân… TS tổng hợp

(theo nhandan.com.vn)Trình diễn bài chòi trước khách du lịch ở Hội An.

6 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TẢN VĂN

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

Nửa thế kỷ trước, giữa lúc cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ đến đỉnh

cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, nhằm tạo bước ngoặt lớn, chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã tiến công vào hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong các đô thị trên toàn miền Nam, gây cho địch những thương vong rất nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm đảo lộn thế trận chiến lược của địch. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-sơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước của dân tộc.

TÌNH THẾ MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾNCHỐNG MỸ, CỨU NƯỚCSau 10 năm (1954-1964), Mỹ

thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau 4 năm (1961-1964) tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam; đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm

KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Một biểu tượng sáng ngời về ý chí, sức mạnh quật cường của Việt Nam

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Có lẽ từ xa xưa, Đà Lạt đắm chìm trong cái lạnh cắt da, nên cây cỏ cũng biết cách

tự thích nghi theo bản năng, trổ ra những gam màu nồng ấm trong cái rét buốt căm căm. Ngoài loài hoa dã quỳ với sắc vàng đậm ấm áp, thì loài cỏ dại mọc hoang trên những ngọn đồi thông cũng tỏa ra sắc hồng hồng tim tím, để cân bằng với màu trời lạnh giá. Đó là loài cỏ đuôi chồn thân thẳng, vươn lên như cái đuôi chồn mà ngày nay được gọi với cái tên mỹ miều là cỏ hồng.

Cỏ hồng còn gọi là cỏ tuyết, cỏ. Cứ mỗi sớm mai, với khí hậu ôn đới, Đà Lạt có sương giăng khắp cây cỏ lá hoa, thì cỏ hồng được trải ra như một tấm thảm làm thành nơi cô đọng và trú ngụ của một màn sương dày đặc đã được chưng cất trong đêm. Nếu đến vào sớm tinh mơ, người ta sẽ được ngắm một màu trắng như tuyết phủ, phô bày vẻ đẹp tinh khôi khi ánh dương dần dần le lói. Và khi mặt trời thả những tia nắng đầu tiên chạm vào chiếc áo tinh khiết ấy, nó sẽ dần tan để lộ một màu hồng rực rỡ. Có thể nói đó là khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày.

Dĩ nhiên, cây cỏ luôn bị ảnh hưởng bởi thời tiết, gió mưa. Năm nào mùa mưa hết sớm thì bông cỏ sẽ nở sớm, cỡ vào tháng 11, nhưng nếu mưa dứt muộn sẽ kéo dài đến cuối tháng 12, nên còn có tên là cỏ Noel, vì nở đúng vào dịp Noel...

Đà Lạt là “Vương quốc” của các loài hoa, thì không thể bỏ rơi cỏ hồng. Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, bỗng rộ lên các lễ hội, Festival Hoa, Lễ hội Hoa Đào,

Tam giác mạch vv... Và bây giờ Lễ hội “Đồi cỏ hồng” cũng nằm trong xu hướng đó. Các lễ hội khác đều có nét đẹp cao sang, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người như hoa đào quyến rũ, hoa hồng thơm tho, tam giác mạch có thể ăn và làm rượu. Riêng cỏ hồng là loài dân dã, thấp bé nhất. Dù vậy, cỏ hồng vẫn có sức hút kỳ diệu đến từ những nghệ sĩ nhiếp ảnh. Có thể nói không ngoa rằng, cổ vũ cho cỏ hồng chính là những tay máy dã ngoại cừ khôi nhất của Đà Lạt - Lâm Đồng. Họ săn ảnh, và dĩ nhiên trong hành trình khám phá muốn tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên, họ đã vô tình quảng bá một cảnh đẹp tuyệt vời mà con mắt thường khó thấy được. Từ đó, tên “Đồi cỏ hồng” ra đời. Trong chừng mực nào đó, chúng ta vẫn chưa biết ai là người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho “Đồi cỏ hồng”, bởi những nghệ sĩ nhiếp ảnh, họ hồn nhiên tôn vinh nó, và không nghĩ có ngày loài cỏ dân dã thấp thỏi này được lên ngôi.

Quả thật, chỉ mới nghe thôi, cái tên “Đồi cỏ hồng” đã cuốn hút kỳ lạ. Nhất là giới trẻ, trong thời đại “phượt thủ” du lịch bụi và mạng xã hội Facebook, ai cũng muốn, cũng thích khám phá, cho nên “Đồi cỏ hồng” được lan truyền mạnh mẽ. Các cô cậu, hay bất cứ ai cũng muốn một lần đặt chân đến đứng ngắm tuyệt phẩm “Đồi cỏ hồng”, một kỳ công của tạo hóa ưu ái dành cho thiên đường Đà Lạt. Trong những bước chân len lỏi đó, có cả khách Tây Tàu, Việt kiều các nước vv... Họ đến không phải vì phong cảnh quá nổi tiếng, mà đến vì sức hút kỳ diệu của một loài

Kỳ diệu những đồi cỏ hồng

QUỲNH UYỂN

Tác phẩm đi sâu khắc họa chân dung và những đóng góp của ông từ 1890 (rời Viện Pasteur - Pari) đến

1895 (khi đã tìm ra Đà Lạt và đề xuất với toàn quyền Pháp xây dựng thành phố nghỉ dưỡng trên cao nguyên) thực sự có ý nghĩa khi được phát hành đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893 - 2018), 75 năm ngày mất của bác sĩ Yersin (1943 - 2018).

Tiểu thuyết với 5 chương: Ngã rẽ, hành trình tìm kiếm, Đất lành chim đậu, Ý tưởng đã thành, Ký ước. Mở đầu tiểu thuyết là hình ảnh một nhà khoa học trẻ 27 tuổi đầy nhiệt huyết, sẵn sàng từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý ở Kinh đô ánh sáng Paris trong một Viện Pasteur với đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc nghiên cứu để đến một nơi đầy gian khó mong muốn được cống hiến hy sinh cho nhân loại. Chính người thanh niên có tấm lòng nhân hậu, nhân ái đã tự tìm cho mình một “ngã rẽ” đầy gai góc khi dấn thân đến xứ sở Đông Dương. Với Yersin “Tất nhiên không phải để khai phá văn minh hoặc tìm kiếm tài nguyên làm giàu cho nước mẹ. Ta sẽ đến để biết dân vùng này cần gì, những vùng đất này đã có tên tuổi hay chỉ mới là vùng đất hoang sơ chưa ai hay biết…” - tác giả đã khéo léo hóa thân vào cuộc hành trình của Yersin, dõi theo những chuyến đi, những lời nói, hành động, việc làm cho những trang viết vô cùng sống động. Khi thì trên “Con tàu lênh đênh đưa Yersin từ Địa Trung Hải” đến Ấn Độ Dương, qua Thái Bình Dương”, khi đi dọc bờ biển của dải đất hình chữ S và “Yersin chăm chú theo dõi, ngắm nhìn và quan trắc thấy được viễn cảnh bờ biển Bắc - Nam, anh thấy dãy núi sừng sững như bức tường thành che chở mảng sườn phía Đông có khác gì thành lũy vững chãi giữ cho dải đất cong cong trường tồn bền vững” và quyết định “Ta nhất định phải đi, phải đến những nơi ấy. Ta đến để hiểu những cái ta chưa hề biết, ta đến những chỗ không có trên bản đồ và cũng chưa một ai đặt chân tới đó”. Trong hành trình thám hiểm, bác sĩ A.Yersin đã đi bộ ngang dọc khắp miền Trung - Tây Nguyên hàng

“Đất gọi” tạc chân dung văn họcngười tìm ra Đà Lạt

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

ngàn cây số trèo đèo, lội suối, băng qua rừng rậm, vừa đi vừa ghi chép, vẽ, quan trắc. Ông học tiếng Việt để giao tiếp với người bản xứ. Những đêm ngủ rừng, những gian nan, hiểm nguy, thú dữ rình rập, mưa rừng, vượt lũ. Cùng hòa vào các sinh hoạt văn hóa của cư dân miền Thượng, cùng đi săn, cùng ăn, cùng ở, chữa bệnh cho đồng bào.

Trên chặng đường gian nan, điểm tựa lớn nhất của ông là người mẹ và hàng ngàn lá thư viết cho mẹ gửi về quê nhà Thụy Sĩ. Trong thư có lần A.Yersin viết lòng đầy hứng khởi: “Mẹ có nghe không nơi đây cây rừng đang thì thầm nói với con nhiều điều bí ẩn. Những vùng đất vắng bóng người hình như cũng đang ấm lên khi thấy bước chân của con bước tới”. Trong đó hành trình khám phá ra cao nguyên Lâm Viên là hành trình gian nan nhất phải men theo vực thẳm, trèo núi cao, băng rừng rậm, “Thế rồi ngày 21 tháng 6 - 1893 Yersin đã đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên”. Giây phút ấy nhà khoa học trẻ như reo lên: “Thoát ra khỏi rừng thông bạt ngàn, Yersin ngỡ ngàng thấy trước mặt mình một vùng cao nguyên mênh mông, hoang vắng, anh đứng thần người ra cứ tưởng đây là một vương quốc mới, một vương quốc tuyệt hảo, bí ẩn, hoành tráng, hoang sơ... Cao nguyên trải dài một màu xanh bất tận. Đây có phải hải dương mênh mông đang sôi lên bởi những con sóng khổng lồ xanh biếc đang cuồn cuộn dâng lên, đây là đại dương hay vùng cao nguyên hùng vĩ”. Từ cuộc thám hiểm, bác sĩ Yersin đã mô tả

bản sơ đồ phác họa đường đi, nơi đến có đánh dấu chi tiết - đó là cơ sở căn cứ để các nhà cầm quyền Pháp khai phá, quy hoạch mở những con đường từ biển lên vùng Thượng... Từ dấu chân khai mở của A.Yersin, một thành phố xinh đẹp ra đời hình thành và phát triển trên cao nguyên Lâm Viên nay đã 125 tuổi.

Sau cuộc thám hiểm, ông từ bỏ mọi chức vị chính quyền mà bộ máy cai trị thuộc địa sắp đặt, chọn Nha Trang làm nơi sinh sống, lập đồn điền Suối Dầu, “gắn bó với đất, với người xóm Cồn như chính với quê hương của mình. Yêu kính người già, thương quý con trẻ, dành tình yêu thương cho từng con vật, cỏ cây hoa lá, coi chúng như những người bạn. Những người dân xóm Cồn là bà con lao động nghèo cũng dành cho Yersin một tình cảm đặc biệt, họ coi ông là người nhà, họ hàng thân thích, là hàng xóm, sớm tối, vui buồn có nhau, lúc hoạn nạn, bệnh tật ông là người cưu mang, che chở giúp dân xóm Cồn vượt qua sóng gió”. Trái tim lớn ngừng đập đã gần 3/4 thế kỷ, thân xác hòa vào lòng đất Việt Nam, đầu quay ra biển hướng về quê hương Thụy Sĩ, nhưng những câu chuyện về ông Năm vẫn được các thế hệ người dân xóm Cồn kể cho con cháu nghe về một vị Bồ tát sống, một tấm lòng nhân hậu, một trái tim cống hiến cả cuộc đời cho khoa học, cho quê hương Việt Nam. Phần kết “Ký ước” của tiểu thuyết gây xúc động người đọc.

Nhà văn Trần Thăng đã từng xuất bản 7 tiểu thuyết, 4 tập truyện ngắn và ký, 1 tập truyện vừa cho thiếu nhi, 2 tập thơ. Với tiểu thuyết Đất gọi, nhà văn hoàn toàn thoát ra khỏi những trải nghiệm, vốn sống, chuyện đời của chính mình và bằng lối diễn tả sinh động, tác giả đã đưa bác sĩ Yersin trở thành một hình tượng trẻ tuổi giàu nhiệt huyết với những tình tiết, những đấu tranh, lựa chọn, cuộc hành trình, dấn thân, cống hiến không tính đếm được.

Đã có rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học A.Yersin, nhưng với tiểu thuyết Đất gọi của nhà văn Trần Thăng vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành, hình ảnh bác sĩ Yersin đã đi vào văn học trong giai đoạn sôi nổi nhất của một đời người: tuổi trẻ, lòng nhân hậu, nhiệt huyết, cống hiến. Lâm Đồng cuối tuần xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này.

Tiểu thuyếtĐất gọicủanhà vănTrần Thăng.Ảnh: Q.U

Bác sĩ Alexandre Emile Jean Yersin - người cống hiến cả cuộc đời cho khoa học, cho nhân loại và cho Việt Nam sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại Aubonne, tổng Vaud, Thụy Sĩ, mất ngày 1 tháng 3 năm 1943 tại Nha Trang. Là nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm vĩ đại, bác sĩ Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, là người khám phá ra cao nguyên Lâm Viên đặt nền móng xây dựng thành phố Đà Lạt xinh đẹp, bước chân thám hiểm của ông cũng vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên; ông cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).

7 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017CUỐI TUẦN

Lời hay - Ý đẹp

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Một biểu tượng sáng ngời về ý chí, sức mạnh quật cường của Việt Nam

Kỳ diệu những đồi cỏ hồng THANH DƯƠNG HỒNG

Sao em không về Đà LạtLâu rồi, em không về Đà LạtThông buồn ngày tháng đứng chơ vơHoa lưu ly nở tím triền cỏ dạiĐà Lạt trầm tư như cái thuở hoang sơ!...

Lâu rồi, em không về Đà LạtThác ngàn hát mãi bản tình caĐôi mắt Xuân Hương xanh màu tư lựKhách đa tình lưu luyến mỗi lần qua…

Lâu rồi, em không về Đà LạtPhố núi giờ thay đổi hơn xưaĐường rộng thênh thang, hoa nở bốn mùaNhà mới trập trùng mọc lên cao, thấp!...

Sao em không một lần về Đà LạtThành phố này vẫn vậy. Thủy chungDẫu khoác áo thanh tân, ngày mớiKhông ồn ào, vẫn thanh lịch, bao dung!...

Trăm năm rồi thành phố anh hùngVươn dậy bằng niềm tin, sức trẻVà, bao đời thành phố này vẫn thếHiền hòa như cái thuở hoang sơ

Đẹp tuyệt vời như một bài thơ!...

cỏ dân dã. Cỏ không đẹp lắm, cũng không cao sang lắm, mà chỉ là gần gũi và hoang sơ mà thôi...

Trong thời đại văn minh đỉnh cao, giác quan con người lại nhạy bén với hoang sơ hơn là công nghệ. Đó là một điều dễ hiểu, bởi phát triển công nghiệp đồng nghĩa với thu hẹp cảnh quan môi trường. Con người đô thị chen chúc, họ khát thèm một đời sống thoáng đãng, trong sạch. Đồi cỏ hồng lung linh trong mắt người chính là ở các điểm đó.

Lại nữa, Đồi cỏ hồng là điểm hẹn tình nhân. Những cặp đôi từng đến với Đồi hoa mặt trời, hay con đường Mimoza, hoa ban vv... những loài hoa có thương hiệu hẳn hoi. Nhưng “Đồi cỏ hồng” là một thương hiệu khác, với vẻ đẹp muộn màng vào cuối đông là nơi để các cặp tình nhân tình tự và sẻ chia. Họ đã để lại những tấm ảnh thơ mộng cho tình yêu và cho ngày cưới lứa đôi.

Một vạt cỏ hồng, một căn nhà hoang, một con đường mòn, một

cây thông cô đơn, một con suối cạn róc rách, một mặt hồ tĩnh lặng, là hình ảnh lãng mạn và nên thơ nhất dành cho họ và cả những người thích tự khám phá.

Khi chỉ có hai người và một bầy ngựa trên Đồi cỏ hồng, bạn nghĩ sao? Tôi đã từng bỏ xe đạp, bỏ xe máy cùng người tình vô tư ngả lưng xuống vạt cỏ hồng, đưa mắt nhìn trời xanh mây bay, lòng không nghĩ ngợi gì hết. Thật thích thú vô cùng! Khi nhìn người yêu của mình giắt trên tóc một bông cỏ, miệng ngậm cọng cỏ non và cất tiếng hát, lòng tôi buông xả hết lo toan, buông hết muộn phiền, hồn mọc đôi cánh thiên thần bay về xứ Đào nguyên ảo diệu của tình yêu. Chợt nhớ câu thơ thánh thoát của Hàn Mặc Tử: “Hồn tôi hớp bao nhiêu là khí vị...”. Vâng, hồn tôi đang hớp hương cỏ hoang len vào trong cánh gió, và những chiếc lông cỏ tơ mượt, mềm dịu chạm nhẹ vào da thịt, mê mị, điếng tê...

Chợt nghe sức sống mãnh liệt

dâng lên. Chưa hiểu đâu là vua các loài cỏ, nhưng sao cỏ hồng đã lọt vào kẽ nhớ của thời gian làm nên một kỳ tích. Đó là đem lại sự dịu ngọt cho tình yêu cuộc sống. Có đắm mình vào đêm trăng trên đồi cỏ hồng, bạn mới nhận ra điều tôi nói. Nó hoàn toàn thoát khỏi cuộc sống đô thị, đưa ta về với thiên nhiên bất tận, mới nhận ra mẹ thiên nhiên vô cùng kỳ ảo. Trăng cỏ hồng khác với trăng bất cứ đâu, hoang nhiên và say đắm, thô sơ và thoát tục. Chỉ nhìn thôi, tôi chắc bạn sẽ thay đổi mọi đố kỵ trần gian, hồn buông lỏng về cõi trời nhẹ nhõm. Cỏ chỉ có một người bạn duy nhất là gió, gió phiêu du và đem hương cỏ lan tỏa khắp đại ngàn, làm nên bản sắc núi cao vô cùng độc đáo, mà chỉ Tây Nguyên mới có.

Thật ra, ý nghĩa của mùa lễ hội trên “Đồi cỏ hồng”, con người muốn đưa ra thông điệp: “Hãy trở về thiên nhiên”, quý trọng thiên nhiên hơn là phong sắc cho thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu làm ngược lại sẽ lại chà đạp thiên nhiên như bao lâu con người đã làm là tàn phá thiên nhiên.

Với tình yêu thiên nhiên vô bờ, tôi ngủ với cỏ hồng một tối nguyên sơ. Chợt choàng thức bởi tiếng chim non ríu rít, thì ra có tổ chim mới ra ràng, mẹ nó vừa bay đi tìm mật, tôi vội rút lui như cách bày tỏ sự tôn trọng tự do của đời sống hoang dã.

Thật bất ngờ, tôi chạm phải cây thông cô đơn, hai chúng tôi đã trò chuyện bằng ngôn ngữ của lá, tự reo và tự hiểu. Dù có soi bóng bên hồ, cây thông vẫn cô đơn để thầm nhắc với nhân loại về tình yêu bất tận mà cây cỏ, muôn thú và con người phải nhớ. Đó là sự sống luôn được gìn giữ và cần gìn giữ cho mai sau...

Ảnh: Võ Trang

sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Trên miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam. Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập. Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe xã hội chủ nghĩa và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN Việt Nam), đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ ở chiến trường.

Từ thực tiễn chống Mỹ, cứu nước trên khắp hai miền Nam, Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình

trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa III (12/1965) hạ quyết tâm chiến lược: “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”; xác định phương châm chiến lược chung: “Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cần tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian

tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam”. Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ - ngụy. Hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” bị bẻ gẫy. Mục tiêu Mỹ đề ra chẳng những không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng nề cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần

quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó, chúng ta vẫn giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố.

Chiến công của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc, cùng với khí thế phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao đã làm xuất hiện tình thế mới trên chiến trường có lợi cho ta.

Trước hoàn cảnh đó, tháng 5 và 6/1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình mọi mặt và xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967-1968, đưa ra chủ trương: trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn. Tháng 10/1967, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương họp mở rộng và quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược vào các đô thị trên toàn miền Nam. Tháng 12/1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, chính thức thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968

và nhiệm vụ của quân và dân ta, chủ trương chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới. Tháng 1/1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa III) sau khi phân tích tình hình đã nhận định: địch thất bại một bước rất cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đang lúng túng, bị động về chiến lược, chiến thuật, do đó, ta phải tranh thủ thời cơ “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định”, tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, nhiệm vụ cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên, tạo sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. (CÒN NỮA)

TS (Biên soạn theo Tài liệucủa Ban Tuyên giáo Trung ương)

Đồng bào Bù Gia Mập vận chuyển đạn phục vụ Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh TL

Thiên nhiên ban cho ta cuộc sống không lâu dài, nhưng ký ức về một cuộc đời sống đẹp thì còn lại mãi mãi.

M. Xi - xê - rô

8 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TIỂU VÂN

Mang nét Đà Lạt gần gũi và mộng mơ cùng thiên nhiên và hoa cỏ, KDL Thung lũng Đạ Sar dường như được ngăn cách

với thế giới bên ngoài bởi những cội thông thẳng vút. Con đường đá mịn khẽ lượn qua những đoạn dốc nở đầy hoa, dẫn vào thung lũng rộng, đều như một lòng chảo... Con hồ nhỏ với đường vòng cũng rải hoa đã phủ kín cỏ ven bờ, thỉnh thoảng có một người nhàn tản ngồi câu cá. (Ảnh 1)

Những ngôi nhà nhỏ, kiến trúc đơn giản, bình dị nép mình bên sườn núi. Lối đi với cỏ và hoa trước hiên nhà, như bao ngôi nhà Đà Lạt một thuở - không có hàng rào, cũng chẳng cần cổng. Chỉ cần mở cửa ra là đã hòa mình vào thiên nhiên. (Ảnh 2)

Thềm nhà có hoa, lại hướng ra khu vườn hồng 4 mùa khác biệt: Mùa đông, cây trút lá, thân gầy khẳng khiu ủ mầm; mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc; mùa hạ, lá mướt xanh - um tùm, quả non lấp ló; mùa thu, vườn hồng đẹp mơ màng từ cái màu vàng cam của lá của quả... (Ảnh 3)

Bãi cỏ rộng mênh mông được điểm xuyết bởi những rặng thông lao xao đưa gió và che bóng mát. Bắt kịp trào lưu đang thịnh hành với các kiểu nhà nghỉ có hình dáng lạ, KDL Thung lũng Đạ Sar cũng xây dựng dãy nhà nghỉ mô phỏng theo hình dáng những chiếc container, màu sơn đỏ bắt mắt, hướng ra không gian mở. (Ảnh 4)

Ngôi nhà gỗ với nhiều cửa sổ nhìn về những khoảng không đầy màu sắc trong tầm mắt, cảm giác như một ngôi nhà dài giữa buôn làng của người Tây Nguyên. Hàng mua Nhật tím rực thường trực bên khung cửa, nhìn thoáng qua là vườn rau, xa hơn là rẫy cà phê, cứ theo triền đồi lên cao mãi là rừng thông bao trọn quanh khu thung lũng... (Ảnh 5)

Một góc nhà dài, như bao ngôi nhà dài Tây Nguyên khác đặt những nhạc cụ, như sẵn sàng hòa âm cùng núi rừng. Sự thân thiện về kiểu dáng thiết kế hòa mình vào thiên nhiên, khiến cho KDL Thung lũng Đạ Sar có những nét rất riêng và rất quen thuộc của Đà Lạt, như tiếng đàn Krông Put, đàn T’rưng ngân nga những giai điệu thánh thót mà không hề xa lạ... (Ảnh 6)

Nơi có góc nhìn khác về Đà Lạt...Khu Du lịch (KDL) Thung lũng Đạ Sar được hình thành vừa tròn 10 năm và vẫn đang trong quá trình xây dựng từ niềm đam mê thiên nhiên, rừng núi của những người khởi xướng. KDL đang hoàn thiện 7 ha trong dự án 72 ha, bao gồm cả quản lý, bảo vệ rừng và làm du lịch.

1

2

3

4

5

6

9 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

TRỊNH CHU

Đam mêkhông bao giờ là muộnỞ tuổi 43, cô giáo Kim Thanh

và chồng là viên chức Nguyễn Sang (47 tuổi) đột nhiên rẽ vào con đường nghệ thuật. Nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh cho biết: “Ấy là năm 2003, sau khi đã làm khá nhiều nghề để kiếm sống, vợ chồng tôi quyết định đến với nghệ thuật điêu khắc. Mặc cho trước đó, chúng tôi chưa từng học qua hội họa, điêu khắc”.

Thế là hai vợ chồng tìm đến nhà điêu khắc gia Tô Sanh để xin học nghề. Tới nơi thì mới biết nhà điêu khắc đang nằm điều trị bệnh ở Bệnh viện Thống Nhất. Nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh kể: “Thầy càng ngạc nhiên hơn khi nghe vợ chồng tôi bày tỏ muốn học nghề điêu khắc tạc tượng danh nhân”.

Từ hôm đó, ngày nào vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh cũng vào bệnh viện thăm và nghe ông say sưa kể về nghề. Khi mới ra viện, ông đã đến nhà thăm vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh. Trong bữa cơm chiều, điêu khắc

Tâm thái danh nhânQuán có tên Gió nên ngồi trong khuôn viên ngoài việc no nê những ngọn gió trời mát lịm, tôi còn được thỏa thích thả rộng tầm mắt ngắm nhìn thung lũng Nam Phương thoáng đãng và xa kia là ngọn núi Đại Bình án ngữ, nhất là trò chuyện cùng nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh, hội viên Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

gia Tô Sang nói: “Kể từ hôm nay, tôi nhận anh chị làm học trò!”. Vài ngày sau, ông thuê xe ba gác chở đầy đất sét, thạch cao, bàn quay... đến nhà và dạy vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh những bài học đầu tiên về điêu khắc.

“Ơn thầy” là tên cuộc triển lãm đầu tiên do vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh tổ chức, giới thiệu

với công chúng vào đúng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2006, để tri ân điêu khắc gia Tô Sanh. Từ đó cho đến nay, vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh đã tổ chức được 8 cuộc triển lãm cá nhân và gần 100 cuộc triển lãm chung. Tượng chân dung của họ đã góp mặt trong rất nhiều bộ sưu tập. Ngoài ra, một số tượng chân dung của vợ chồng

Nguyễn Sang - Kim Thanh còn có mặt tại các nước: Mỹ, Canada, Rumani, Cuba...

Triển lãm tượngtại Bảo LộcNghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh

cho rằng, tạc tượng chân dung nhân vật, nhất là chân dung các danh nhân văn hóa, cốt sao tượng phải vừa giống về hình thể vừa đúng về nội tâm của nhân vật. Muốn có những tác phẩm như vậy, vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh đầu tư, tìm hiểu rất kỹ về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của nhân vật. Nếu nhân vật còn sống thì thể nào hai vợ chồng cũng tìm đến nhà để trò chuyện, tiếp xúc để hiểu hơn tính cách và lối sống của nhân vật. Qua việc tiếp xúc trực tiếp này, chính nhân vật sẽ giúp vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh hoàn thành tác phẩm một cách ưng ý nhất. Còn với những nhân vật đã qua đời, vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh lại tìm đọc qua tư liệu, hình ảnh và nếu điều kiện cho phép thì hai vợ chồng tiếp xúc với người thân của nhân vật. Để có được một tác phẩm tượng chân

dung thành công, đòi hỏi phải có sự đầu tư kỹ lưỡng, không chỉ ở kỹ thuật mà còn phải lặn sâu trong đời sống nhân vật.

Nhiều người xem tượng danh nhân của hai vợ chồng này đều có chung nhận xét: nhiều giá trị lịch sử, nhân văn của dân tộc và nhân loại được tích tụ trong các bức tượng danh nhân của vợ chồng Nguyễn Sang - Kim Thanh.

Trong ấn tượng của nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh, vùng đất B’Lao vô cùng đẹp, với cảnh sắc cao nguyên thoáng đãng. Đặc biệt, Bảo Lộc còn là nơi Trịnh Công Sơn khởi nghiệp trong chức phận giáo viên, trước khi trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. Do vậy, nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh mong muốn các ngành hữu trách địa phương tạo điều kiện cho vợ chồng bà mở một cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu những tượng danh nhân với công chúng Bảo Lộc. “Chúng tôi chỉ cần có không gian, địa điểm và bục bệ phù hợp để bày tượng là đủ”, nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh thành thật.

Ngoài mong ước mở triển lãm tượng tại Bảo Lộc, nghệ sĩ điêu khắc Kim Thanh còn bày tỏ ý nguyện được tạc tượng nhân sĩ, trí thức, người có nhiều cống hiến cho TP Bảo Lộc và tỉnh Lâm Đồng.

NGỌC NGÀ

Đam San “Bolero”Vượt qua nhiều lời can ngăn,

Trần Thị Đam San (30 tuổi) đến từ Lâm Đồng đã có mặt trong 25.000 thí sinh cả nước tham gia chương trình Solo cùng Bolero 2017. Bằng tài năng của mình, Đam San lần lượt đã vượt qua nhiều vòng thi và lọt vào top 16 thí sinh có mặt ở vòng chung kết diễn ra vào ngày 11/12. Truyền thông đã đặt cho cô gái gốc Quảng Bình này nhiều mỹ từ như: Gương mặt trẻ hứa hẹn, Đam San Bolero, Hoa hậu Bolero... nhưng ít ai biết đến cái “duyên” của Đam San khi đến với âm nhạc.

“Hồi nhỏ, ăn còn chẳng đủ no nên ba mẹ chỉ yêu cầu con cái chăm học, hết giờ học thì tranh thủ làm việc nhà chứ đâu có nghĩ gì đến chuyện hát hò hay phát triển năng khiếu bao giờ. Cho đến tận lúc bước chân vào đại học cả gia đình cũng không ai nghĩ rằng mình biết hát” - Đam San chia sẻ.

Chẳng biết có phải vì cái tên Đam San hay không mà giữa bao vùng đất, người con gái năm ấy lại chọn Tây Nguyên để đi tới. Ngày ấy, Đam San vào Đà Lạt xin làm lễ tân khách sạn. Nhưng sự thiếu thốn về bằng cấp gây rất nhiều khó khăn cho Đam San. Bởi vậy, Đam San quyết tâm thi vào ngành Công nghệ Thông tin Đại học Đà Lạt. Tiếng

hát Đam San cũng được phát hiện trong một lần tình cờ cất lên bài hát “Cây đàn sinh viên” trong màn chào hỏi giữa giảng viên và sinh viên ngày đầu đến lớp. Cũng từ đó Đam San luôn có mặt trong tất cả các hoạt động văn nghệ nào của lớp, của khoa, trường.

Duyên nghiệp ca hát4 năm sinh viên cũng là thời

điểm mà Đam San gắn bó với

nhiều công việc làm thêm để nuôi giấc mơ giảng đường mà phần lớn phục vụ đám cưới. “Mỗi lần đi bưng bê đám cưới, nhìn các anh chị hát đám cưới mình thích lắm. Sau nhiều lần làm quen, mình xin hát thử trước giờ lễ, dần dà cũng quen và bắt đầu hát cho các đám cưới. Sau này, mình còn hát thêm ở các phòng trà. Năm 2011, mình tham gia cuộc thi giọng hát hay TP Đà Lạt và

đạt giải ba với ca khúc “Hà Nội ngày trở về”. Cũng nhờ vậy mình có mặt trong các chương trình do Trung tâm văn hóa tổ chức” - Đam San nhớ lại những ngày mới bước vào nghề ca hát.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2009, có được công việc ổn định, Đam San đã không còn đi hát đám cưới và cũng thưa dần việc đi hát ở các phòng trà. Sau này bận lo việc gia đình thì Đam San ngưng

hẳn việc đi hát. Song tình yêu dành cho bolero trong chị không nguôi ngoai bởi mỗi câu ca, tiếng hát như giúp chị chia sẻ được nỗi lòng của mình. Vì vậy, chị tiếp tục hát bolero và mạnh dạn đến với cuộc thi hát lần này. Đam San chia sẻ: “Được trở lại, được đứng trên sân khấu để hát là duyên nghiệp ca hát”. Trước đây, Đam San thích dòng nhạc trữ tình và cũng có thể hát nhạc dân ca như thế mạnh của nhiều người miền Trung khác. Nhưng hiện tại, Đam San lại hướng hết tình yêu cho dòng nhạc Bolero. Bởi với Đam San, đó là dòng nhạc cần sự trải nghiệm. Mình luôn cảm thấy có chút gì đó của cuộc đời mình trong những bài hát của dòng nhạc này, nên mỗi lần cất tiếng hát mình như đang kể chuyện chính mình.

Người thân của Đam San không muốn Đam San đến với nghiệp ca hát chuyên nghiệp bởi lẽ công việc đang ổn định không nên thay đổi, nghiệp ca hát lắm gian truân, đi thi không đoạt giải thì buồn, còn đoạt giải thì có ngã rẽ mới ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại... đã khiến Đam San trăn trở, nghĩ suy. Thế nhưng, niềm đam mê đã chiến thắng và đã thôi thúc Đam San đến với cuộc thi, tỏa sáng với âm nhạc. Nếu như người ta biết tới Đam San trong Sử thi Tây Nguyên với khao khát ước mơ vĩ đại là bắt Nữ thần Mặt Trời, thì cô gái Đam San ở Lâm Đồng lại được nhắc nhớ với đam mê cháy bỏng với âm nhạc, với ánh đèn sân khấu.

Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng đồng do nghệ sĩ Kim Thanh tạc. Ảnh: T.C

Cháy hết mình cho đam mê Dù nhiều người can ngăn không nên tham gia thi hát khi đã ở tuổi 30, nhưng với Đam San thì “cháy hết mình cho đam mê chưa bao giờ là muộn”.

Đam San biểu diễn tại Cuộc thi Solo cùng Bolero (ảnh do nhân vật cung cấp)

10 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Đó là hoàn cảnh của bà K’Yớt trú tại tổ dân phố B’Nông Rết (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).

Bà K’Yớt năm nay đã gần 60 tuổi, là lớp người cao tuổi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cái tuổi lẽ ra phải được cháu con phụng dưỡng. Nhưng, với bà K’Yớt, 17 năm nay, bà phải chăm con gái là Cil Múp K’Huyết (SN 2000) bị tật bẩm sinh, liệt toàn thân nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều một tay bà nâng đỡ. “Đã 17 tuổi rồi mà nhỏ như trẻ lên ba, mẹ đã dốc lòng chăm sóc, chữa trị nhiều lần nhưng không khỏi” - bà K’Yớt ngậm ngùi.

Bất hạnh chưa dứt đối với người đàn bà khốn khổ, cách đây 2 năm (năm 2015), chồng bà K’Yớt bị tai biến. Từ một người lành lặn, trụ cột của gia đình bỗng chốc biến thành bệnh nhân bị liệt nửa người. Vai bà K’Yớt lại oằn thêm gánh nặng.

Từ ngày chồng đổ bệnh, mọi dành dụm bấy lâu đều mang trang trải chữa bệnh cho chồng, con và lo sinh hoạt trong nhà, kinh tế gia đình ngày càng khánh kiệt. Nay, bà K’Yớt tuổi đã cao, sức yếu, bà đang sống lay lắt bên 2 người thân bị liệt.

Rất mong các nhà hảo tâm, quý bạn đọc gần xa quan tâm giúp đỡ!

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng)Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh

Lâm Đồng.ĐT: 0263.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm ĐồngĐịa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0263.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng -

VietinBankPHÒNG BẠN ĐỌC

Lay lắt bên hai người thân bị liệt

Bà K’Yớt và con gái bị liệt.

Những trái thông xanh khi thu mua từ Đơn Dương về được các thương lái tại TP Đà Lạt phơi dưới nắng cho nở bung có màu hổ phách rất đẹp, sau đó được

đóng gói khoảng 6-7 tấn xuất xuống TP Hồ Chí Minh.

“Mưu sinh” với nghề hái trái thông rừng

Anh Kon Sa A Rim (27 tuổi) đã có thâm niên gần 10 năm hái thông rừng trèo lên ngọn thông cao gần 25 m để hái trái. Thường trái thông rừng tập trung trên ngọn và dễ hái nhất. Đứng chông chênh trên những cành thông nhỏ, không sợ gió, độ cao là kỹ năng rất kén người trong nghề này.

Để chinh phục những cây thông cao to, ban đầu những “Tarzan” phải dùng cây móc đu người bám vào những cành cây đầu tiên để trèo lên những cây thông cao tới vài chục mét. Trường hợp không có cành cây gần gốc, họ phải tự dùng

chân tay bám chặt vào thân cây để bò lên khó khăn hơn.

Những trái thông hai lá sau khi hái rụng xuống gốc được vặt sạch sẽ bỏ vào bao tải. Anh A Rim cho biết nhiều người đã nhìn thấy trái thông nở nhưng ít

thấy được trái thông xanh mới hái từ trên cây xuống.

Thành quả của anh Kon Sa A Khrim sau một ngày làm việc vất vả. Tầm 17 giờ chiều, những bao thông rừng nặng khoảng 55-60 kg được anh vác từ trên núi

xuống chất lên xe máy để về nhà.

Hiện trái thông tươi được mua với giá 4.000-4.500 đồng/kg, trừ chi phí xăng mỗi người được khoảng trên dưới 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Cuối ngày,

một nhóm thanh niên hái trái thông rừng vui vẻ về nhà sau một ngày vất vả làm “Tarzan” trên rừng.

CHÍNH PHONG

Ở huyện Đơn Dương có một số người dân thường đi hái trái thông rừng còn xanh trên cây vào những ngày

cuối năm đem bán cho các thương lái tại TP Đà Lạt với giá 4.000-4.500 đồng/kg trái tươi. Đây được coi là một nghề “mưu sinh” khá đặc biệt tại Lâm Đồng bởi không phải ai cũng có sức khỏe, gan dạ để bám với nghề “leo trèo” như một “Tarzan” trong rừng như vậy.

Những ngày cuối năm 2017 không khí lạnh lẽo hơn hẳn so với ngày thường. Như sáng sớm nay (ngày 7/12) trời Đơn Dương sương mù bao phủ rừng thông xanh làm hơi lạnh phả vào mặt người có phần tê tái hơn. Ông Ka Sã Ha Dương (55 tuổi, ngụ xã Đạ Ròn) như mọi khi cùng 2 người con trai đem theo móc câu, bao tải, dao, hộp cơm cùng hai chiếc xe máy chạy lên những quả đồi rộng bạt ngàn bắt đầu một ngày “mưu sinh” trên những cây thông già.

Anh Kon Sa Ha Rim (27 tuổi) từng có gần 10 năm làm nghề này chia sẻ, người đi hái trái thông hầu hết đều là đàn ông có sức vóc và thường phối hợp với nhau thành từng nhóm độ 3-5 người. Quan trọng nhất là phải biết leo trèo và không sợ độ cao bởi cây thông có trái thường cao trung bình từ 10-30 m, thân thẳng và có nhiều nhánh cây khó bám, trơn trượt. Tại Lâm Đồng thì từ tháng 5 tới tháng 8 là tới mùa thông hai lá. Mùa này hái trái thông rừng khá dễ, chỉ cần trèo lên cây rung mạnh thông rụng hoặc dùng móc câu giật, nhưng dễ hái nên giá trái thông ba lá khá rẻ.

Còn từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau là mùa thông hai lá, nhà buôn có nhu cầu mua trái thông xanh đem về phơi để trái nở đều có màu hổ phách, sau đó phân loại bán cho các doanh nghiệp dưới TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thông hai lá trái dai và hái khó khăn hơn. “Nghề này kén người, không có sức khỏe và quen việc chắc không bám nổi đâu. Tôi có tuổi rồi nhưng thi thoảng vẫn muốn đi vì nhớ nghề. Giống như hái cây đót làm chổi, tới mùa trái sai thương lái cần là mình ngứa ngáy tay chân đi vào rừng leo trèo. Thích nhất là được thoải mái, tự do không ai quản lý giờ giấc chứ thu nhập cũng không hơn công hái cà phê nhiều lắm” - ông Ka Sã Ha Dương nhận xét về cái nghề khá đặc biệt của mình.

11 THỨ BẢY 16 - 12 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC LÂM ĐỒNGTrụ sở giao dịch: 50 Hùng Vương, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng2. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh nước máy; thu gom, xử lý nước thải; thiết kế, thi công xây dựng công trình: cấp thoát nước, công nghiệp, dân

dụng, thủy lợi, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, vườn sinh thái; Sản xuất và kinh doanh dịch vụ vật tư ngành nước; Sản xuất nước đóng chai; Tư vấn lập quy hoạch xây dựng hệ thống cấp thoát nước, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, tư vấn quản lý dự án; Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường…

3. Vốn điều lệ Công ty (VĐL): 788.000.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000 đồng/cô phân)Trong đó: - Cổ phần Nhà nước nắm giữ 40% VĐL: 31.512.924 cổ phần- Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 40,91% VĐL: 32.237.783 cổ phần- Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 1,56% VĐL: 1.233.100 cổ phần- Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp 0% VĐL: 0 cổ phần- Cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường 17,53% VĐL: 13.816.193 cổ phần 4. Giá khởi điểm: 11.000 đồng/cô phân5. Tên, địa chỉ tô chức bán đấu giá: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM6. Điều kiện tham dự đấu giá: Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng các điều kiện theo Quy định tại Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của

Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.7. Thời gian đăng ký tham gia đấu giá và đóng tiền cọc: Từ 08h00 ngày 19/12/2017 đến 16h00 ngày 05/01/20188. Địa điểm công bố thông tin, đăng ký tham gia đấu giá, đóng tiền cọc: Tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á:Hội sở: Tầng 2 và tầng 3 tòa nhà 468 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, TP.HCM(Liên hệ: Ms.Hòa (028) 38 336 333 (ext: 105), Di động: 0977 509 741)CV. thực hiện dự án: Ms. Đông (028) 3833 6333 (ext: 210), Di động: 0949.187.187)Chi nhánh Hà Nội: 181 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Hà Nội (Liên hệ: Mr.Long (024) 39 445 175 (ext: 118), Di động: 0123 604 0404)Chi nhánh Sài Gòn: Số 60-70 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM(Liên hệ Mr.Nhật (028) 3821 8666 (ext: 101), Di động: 0904 877 844)Và tại các Đại lý đấu giá khác theo quy định trong Quy chế đấu giá.9. Nhà đâu tư bỏ phiếu tham dự đấu giá vào thùng phiếu tại Đại lý đấu giá: Trước 15h00 ngày 11/01/2018 10.Tô chức đấu giá- Thời gian: 09h00, thứ Hai ngày 15/01/2018- Địa điểm: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh - 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM11. Thời gian nộp tiền mua cô phân của nhà đâu tư trúng đấu giá: Từ ngày 16/01/2018 đến 16h00 ngày 25/01/201812. Thời gian hoàn trả tiền cọc cho nhà đâu tư không trúng đấu giá: Từ ngày 16/01/2018 đến ngày 22/01/2018Để biết thêm thông tin chi tiết, nhà đầu tư vui lòng xem Công bố thông tin, Quy chế đấu giá bán cổ phần Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng tại các website

www.hsx.vn, www.dag.vn, www.lawaco.com và các website của Đại lý đấu giá.

Vùng cà phê... TIẾP TRANG 3

...Tạo ra sản phẩm chất lượngAnh Phạm Khắc Tài, Chủ thương

hiệu Ritachi Coffee chia sẻ: Việt Nam vốn nổi tiếng với loại cà phê Robusta chiếm hơn 80% sản lượng và là nước xuất khẩu cà phê lớn, nhưng sản phẩm cà phê Việt Nam lại không có trên bản đồ thế giới. Khi nhà rang xay chất lượng cao tìm cà phê Arabica thì người ta sẽ tìm kiếm thị trường Lào, ngay như cà phê Rosbusta Indonesia đi sau nhưng vẫn có trên bản đồ cà phê thế giới. Vậy làm thế nào để cà phê của Việt Nam định vị trên bản đồ thế giới thì phải từ ý thức của người nông dân. Họ canh tác, thu hái trái chín phải đạt 90- 95% mới cho ra sản phẩm có chất lượng. Khi cà phê có chất lượng đồng nghĩa với việc được cấp thông hành khi tham gia xuất khẩu và có thể khẳng định được thương hiệu cà phê Việt Nam.

Ông Đặng Văn Khá, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Di Linh cho biết, trên địa bàn huyện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà phê ngày càng tăng. Hiện nay, việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ của huyện vào khoảng 15.000 ha chiếm hơn 33% diện tích cà phê toàn huyện. Năng suất bình quân đạt 125.000 tấn, trong đó có hơn 10.000 ha sản xuất theo hướng công nghệ cao, áp dụng tưới tự động phun mưa. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cà phê đã đem

lại hiệu quả thiết thực năng suất bình quân đạt cao 4,5 tấn/ha, trồng bón phân hữu cơ cũng đã tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, nhiều sản phẩm cà phê Honey ra đời tạo dựng được thương hiệu cà phê Di Linh vốn nổi tiếng từ thời Pháp.

Tại Lâm Hà, từ những diện tích nhỏ ban đầu, đến nay, huyện đã có 9.500 ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ… và 78 ha sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao, trong đó nhiều nông hộ đã tham gia mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận và diện tích cà phê bền vững này không ngừng tăng lên theo từng năm.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, phát triển cà phê công nghệ cao là hướng đi đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Bởi không những tiết kiệm chi phí mà người nông dân còn cung cấp các sản phẩm cà phê an toàn ra thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen sản xuất truyền thống kém hiệu quả. Hiện nay, Lâm Đồng có 152.000 ha được các nông hộ sản xuất, vì vậy trong giai đoạn tới, Lâm Đồng sẽ hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp giữa các vùng sinh thái cà phê có những đặc điểm chung nhằm hướng đến đồng bộ các khâu trong quy trình sản xuất từ giống, kỹ thuật, tổ chức thu hái… đến việc thu mua đang hình thành ở vùng các phê Lâm Hà, Di Linh là hướng phát triển chung của ngành cà phê Lâm Đồng.

Trận mưa sao băng lớn nhất năm 2017 sẽ diễn ra vào rạng sáng 14/12

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho hay, trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm Geminids sẽ đạt cực điểm vào đêm 13, rạng sáng 14/12.

Dù Mặt Trăng không xuất hiện để gây cản trở cho việc quan sát như năm 2016, song người yêu thiên văn ở khu vực Hà Nội nhiều khả năng sẽ gặp khó khi quan sát trận mưa sao băng lớn nhất và cũng là trận mưa sao băng cuối cùng của năm 2017 do thời tiết.

Ở thời điểm hiện tại (12/12), khu vực Hà Nội đang có nhiều

mây và mưa phùn.Theo anh Sơn, vào lúc cực

điểm, tại những nơi quan sát lý tưởng, người yêu thiên văn có thể nhìn thấy 100 - 120 vệt sao băng mỗi giờ.

Để quan sát mưa sao băng này, người xem cần xác định chòm sao Gemini. Vào những đêm của tháng này, người yêu thiên văn có thể thấy chòm sao Gemini mọc vào khoảng 20 giờ ở hướng Đông và lên rất cao vào giữa đêm trước khi dịch chuyển dần về chân trời phía Tây. Điều này có nghĩa mưa sao băng có thể quan sát trong cả đêm, nhưng thời điểm lý tưởng vẫn là sau

nửa đêm.Chuyên gia Đặng Vũ Tuấn

Sơn cho hay, khi người quan sát không thể nhìn thấy những ngôi sao sáng nhất như mô tả trên thì sẽ không có sao băng xuất hiện do khí quyển quá ô nhiễm hoặc trời quá nhiều mây.

Việc quan sát mưa sao băng sẽ không cần bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Người xem cần chọn vị trí có góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo. Thông thường, sẽ mất khoảng 10 phút để làm quen với bóng tối. Tư thế quan sát tốt nhất là ngả lưng để ánh mắt luôn hướng về phía trên.

Theo VIETNAMPLUS.VN

Mưa sao băng Geminids 2010, quan sát từ Thung lũng Lửa ở bang Nevada, Mỹ.

THỨ BẢY 16 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Khi nhận trợ cấp cho người trong hộ gia đình thì mang theo giấy tờ gì?Trả lời:Sổ nhận trợ cấp, chứng minh nhân dân của người đi nhận,Sổ hộ khẩu hộ gia đình (khi đi nhận lần đầu).Chú ý: Không cần giấy ủy quyền, không cần lập danh sách người nhận thay.Có thể nhờ người không cùng hộ khẩu nhận thay trợ cấp được không? Làm thế nào để

nhờ người ngoài hộ nhận thay trợ cấp?Trả lời: Có thể nhờ người không cùng hộ khẩu nhận thay trợ cấp. Hộ gia đình đăng ký người nhận thay

trợ cấp với cộng tác viên dự án của thôn, tổ dân phố để lập danh sách. Cán bộ Lao động TBXH và UBND xã/phường/thị trấn xác nhận gửi Bưu điện văn hóa xã, Bưu cục và Phòng Lao động TBXH để có căn cứ chi trả.

Khi nhận thay trợ cấp, người nhận thay cần mang theo:Sổ nhận trợ cấp,Chứng minh nhân dân của người đi nhận.Chú ý: Không cần giấy ủy quyền.Đối tượng nào được nhân viên Bưu điện chi trả trợ cấp tại nhà?Trả lời:Người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người

nhận thay trợ cấp.Hộ gia đình gặp khó khăn trong việc đi nhận trợ cấp tại điểm chi trả.Trường hợp 2 tháng liên tiếp, đối tượng không đi nhận trợ cấp thì giải quyết thế nào?Trả lời:Nhân viên chi trả của Bưu điện phối hợp cán bộ Lao động TBXH xã, cộng tác viên dự án tìm

hiểu nguyên nhân. Nếu đối tượng chết, mất tích, chuyển đi nơi khác, cán bộ Lao động TBXH báo cáo UBND xã thông báo cho Phòng Lao động TBXH biết để làm thủ tục cắt, tạm dừng trợ cấp hoặc giải quyết mai táng phí.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai dự án Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam với mục tiêu cải cách hệ thống quản lý và triển khai dịch vụ trợ giúp xã hội thông qua việc thí điểm tại bốn tỉnh là Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh.

Dự án tăng cường tính minh bạch trong thực

hiện các chính sách trợ giúp xã hội thông

qua tách bạch công tác quản lý, xác nhận đối tượng với công tác chi

trả trợ cấp