14
TAP CH! KHOA HOC ĐHQGHN, KHXH & NV, T XVIII. Só 3, 2002 LÊ THÁNH TÒNG - cuộc ĐỜI VÀ s ự NGHIỆP QUA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIẢ CỦA MỘT s ố NHÀ s ử HỌC NƯỚC NGOÀI Nguyến Văn Kim1 '1 Lê Thánh Tông ỉa một nhân vật đặc biệt và nối bật trong lịch sử Việt Nam. Chỉ riêng ở trong nước, trong khoảng 10 năm trờ lại đây đã thấy xuất hiện nhiều công trình viết vê thân thế, sự nghiệp của ông. Cùng với các nhân vật kiệt xuất thế kỷ XV như: Lê Lợi, Nguyễn Trải... Lê Thánh Tông là người được nghiên cứu, bàn luận nhiều nhất. Điểu đáng chú ý là, những năm gần đây, trong không khi đổi mới của đất nước và công tác nghiên cứu lịch sử. bên cạnh việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu vê nhân vật lịch sử này. một sô học giả cũng đã đưa ra những nhận định, đánh giá có nhiều khác biệt so với các quan diêm vôn vẫn được đông đảo giới chuyên môn và cồng chúng thừa nhận. Là người không chuyên vê lịch sử Việt Nam, tôi không thể tham gia vào cuộc tranh biện đó mà chỉ muôn thông qua bài viết nhỏ này, trinh bày những nhận xét, đánh giá vê Lê Thánh Tông và thời dại Lê sơ của một sỏ nhà sử học quôc tế, ngõ hầu có thể giúp chúng ta có một cái nhìn đa diện hờn vê cuộc đòi, sự nghiệp và những đóng góp tiêu biểu của ông trong tiên trình phát triển của lịch sử dân tộc. 1. Lê Thánh Tông và thời kỳ Lê sơ: Những đánh giá tổng quát Năm 1989, William J. Duiker, chuyên gia về lịch sử - chính trị Việt Nam đã xuất bàn cuôn “Từ điển Lịch sử Việt, Nam". Lúc bấy giờ, cuốn sách của W.J. Duiker đã ft nhiêu gây được sự chú ý của dư luận. Trong các hoàng đế thời Lê, ông chỉ viêt về 4 vị, dỏ là: Lê Thái Tổ, Lô Thái Tông, Lê Thánh Tông và cuối cùng là “vua quy' Lê Uy Mục. Nỏu như W.J. Duiker cho rằng Thái Tố Lê Lợi là người khai sáng ra triều đại nhà Lê đồng thời cũng là nhân vật xuât chúng trong việc tập hợp sức mạnh dân tộc để đưa cuộc kháng chiến chống Minh đi đến thắng lợi thì Lê Thánh Tông có the được coi là “hoàng đế vĩ đại nhất của thời hậu Lê (1428-1788)”. Vê những công hiến nổi bật của ông, W.J. Duiker đánh giá: “Trong 37 năm cầm quyền, Lê Thánh Tông đã có nhiêu công hiên quan trọng trong việc phát triển và củng cố quốc gia Đại Việt. Công việc đầu tiên và cũng là hàng đầu của ông là đã gánh vác trách nhiệm thực hiện nhiều thay đổi về mặt nhà nước. Lê Thánh Tông dã tô chức lại bô máy chinh quyền trung ương, khẳng định trách nhiệm của lục bộ... đồng thòi định ra cơ chê hoạt động của chính quyền dân sự. Ông đã tăng cường sức mạnh của chính quyển trung ương quan liêu dôi với bộ máy hành chính ỏ các đạo cũng như địa phương, hạn chê quyền lực của giới quý tộctrong TS Khoa Lích sử, Trường Đai hoc Khoa hoc Xã hôi & Nhân vãn, Đai hoc Quốc gia Hà NÔI 25

cuộc ĐỜI VÀ sự NGHIỆP QUA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIẢ CỦA … · Là người đê cao và chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tương Nho giáo, Lê Thánh Tông

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TAP CH! KHOA HOC ĐHQGHN, KHXH & NV, T XVIII. Só 3, 2002

LÊ THÁNH TÒNG - c u ộ c ĐỜI VÀ s ự NGHIỆP QUA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIẢ CỦA MỘT s ố NHÀ s ử HỌC NƯỚC NGOÀI

N g u y ế n Văn K im 1' 1

Lê Thánh Tông ỉa một nhân vật đặc biệt và nối bật trong lịch sử Việt Nam. Chỉ riêng ở trong nước, t r o n g khoảng 10 năm trờ lại đây đã thấy xuất hiện nhiều công trình viết vê thân thế, sự nghiệp của ông. Cùng với các nhân vật kiệt xuất th ế kỷ XV như: Lê Lợi, Nguyễn Trải... Lê Thánh Tông là người được nghiên cứu, bàn luận nhiều nhất. Điểu đáng chú ý là, những năm gần đây, trong không khi đổi mới của đất nước và công tác nghiên cứu lịch sử. bên cạnh việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu vê nhân vật lịch sử này. một sô học giả cũng đã đưa ra những nhận định, đánh giá có nhiều khác biệt so với các quan diêm vôn vẫn được đông đảo giới chuyên môn và cồng chúng thừa nhận.

Là người không chuyên vê lịch sử Việt Nam, tôi không thể tham gia vào cuộc tranh biện đó mà chỉ muôn thông qua bài viết nhỏ này, tr inh bày những nhận xét, đánh giá vê Lê Thánh Tông và thời dại Lê sơ của một sỏ nhà sử học quôc tế, ngõ hầu có thể giúp chúng ta có một cái nhìn đa diện hờn vê cuộc đòi, sự nghiệp và những đóng góp tiêu biểu của ông trong tiên tr ình phát triển của lịch sử dân tộc.

1. Lê T hánh Tông và thời kỳ Lê sơ: Những đánh giá tổ n g quát

Năm 1989, William J. Duiker, chuyên gia về lịch sử - chính trị Việt Nam đã xuất bàn cuôn “Từ điển Lịch sử Việt, Nam". Lúc bấy giờ, cuốn sách của W.J. Duiker đã ft nhiêu gây được sự chú ý của dư luận. Trong các hoàng đế thời Lê, ông chỉ viêt về 4 vị, dỏ là: Lê Thái Tổ, Lô Thái Tông, Lê Thánh Tông và cuối cùng là “vua quy ' Lê Uy Mục. Nỏu như W.J. Duiker cho rằng Thái Tố Lê Lợi là người khai sáng ra triều đại nhà Lê đồng thời cũng là nhân vật xuât chúng trong việc tập hợp sức mạnh dân tộc để đưa cuộc kháng chiến chống Minh đi đến thắng lợi thì Lê Thánh Tông có the được coi là “hoàng đế vĩ đại nhấ t của thời hậu Lê (1428-1788)”. Vê những công hiến nổi bật của ông, W.J. Duiker đánh giá: “Trong 37 năm cầm quyền, Lê Thánh Tông đã có nhiêu công hiên quan trọng trong việc phát triển và củng cố quốc gia Đại Việt. Công việc đầu tiên và cũng là hàng đầu của ông là đã gánh vác trách nhiệm thực hiện nhiều thay đổi về mặt nhà nước. Lê Thánh Tông dã tô chức lại bô máy chinh quyền t rung ương, khẳng định trách nhiệm của lục bộ... đồng thòi định ra cơ chê hoạt động của chính quyền dân sự. Ông đã tăng cường sức m ạnh của chính quyển trung ương quan liêu dôi với bộ máyhành chính ỏ các đạo cũng như địa phương, hạn chê quyền lực của giới quý tộc trong

TS Khoa Lích sử, Trường Đai hoc Khoa hoc Xã hôi & Nhân vãn, Đai hoc Quốc gia Hà NÔI

25

26 Nguyên Văn Kim

việc bao chiếm ruộng đất. Ong cũng là người ra lệnh tiên hành điều tra dân sỏ và đất đai t rên cả nước, chủ trương biên soạn lịch sử cỉân tộc... ban hành hình luật với hộ luật nôi tiếng Luật Hồng Đức nhằm chế dinh luật pháp và quy định của nhà nước. Lê Thánh Tông là người t ruyền bá tư tưởng Khổng giáo đôn toàn thổ chê và cũng dưới sự chỉ đạo của ông, Không giáo đã khẳng định vị trí ưu thế của nó đối với Phật giao trong thiết chế hành chính cùng như hành vi đạo đức của đông đảo quan chúng nhân dân”[20, tr.92].

v ể Lê T hánh Tông, các tác giả của Britannica , một trong những bộ từ điển đồ sộ nhất, hội tụ trí tuệ của giới học giả phương Tây cũng đánh giá: “Lê T hánh Tông là nhà cầm quyên vĩ đại nhấ t của thời kỳ hậu Lê (1428-1788) ở Việt Nam. Mặc dù nhửng năm đầu cầm quyền Lê T hánh Tông đã dành nhiều tâm sức để đấu t ranh giành quyền lực nhưng sau đó từng bước ông đã tạo dựng những cơ sở cho việc củng cố sức mạnh của chính quyển. Lê Thánh Tông đã thiết lập một chế độ hành chính tập trung theo mẫu hình Trung Quốc và mở rộng nền thống trị của triều đại xuống phương N am ’’ [õ.tr. 217],

Với tư cách là một chuyên gia vê thời Lê sơ, trong bản luận án tiến sĩ có tiêu đề: “S ự phấ t triển của chính quyền nhà Lê thê kỷ X V ở Việt Nam", nhà sử học Mỹ John Kremers Whitmore cũng bình luận: “Mặc dù chúng ta không nên hy vong ở bất cứ một sự mô tả kém rực rỡ nào về một hoàng đế từ sử sách của triều đình, nhưng sự mô tả này vê Lê Thánh Tông vượt quá những sự mô tả các hoàng đê trước và hình như tương xứng với hình ảnh hoàng đê lấy từ các tác phẩm của triều ông” [9, tr .3 l] . Đôi với những đóng góp nhiều m ặt của Lê T hánh Tông, trong cuốn “Lịch sử Đông N am á ”, Nicholas Tarling cũng viết: “Lê T hánh Tông đã nắm quyền lâu dài đến năm 1497 và được ghi nhận như một trong những nhân vật nổi tiếng nhấ t trong lịch sử Việt Nam. Những cải cách vế tư tưởng, luật pháp, nông nghiệp thời Lê sơ do ông thực hiện đã thiêt lập nên chính quyển quan liêu và trỏ thành khuôn mẫu cho các nhà cầm quyền Việt Nam suôt năm th ế kỷ sau đó. Đây ỉà thời kỳ phát triển chưa từng thấy của nền học thuậ t và văn hoá: các tác phẩm quan trọng vê thi ca, văn hoá dân gian, lịch sử, luật pháp và về chính quyền đã được biên soạn và t rấn hưng”[13, tr.151].

Có thể nói những công hiên to lớn của Lê Thánh Tông đã gắn liền với lịch sử Việt Nam th ế kỷ XV và tr iều đại Lê sơ. thời kỳ có nhiều biến chuyển sâu sắc của Thăng

Long, kinh đô Đại Việt. Vối cách nhìn nhận đó, trong công trình “Đông N a m A trong thời đại thương mại 1450-1680" Anthony Reid đã nhận xét: “ở Việt Nam thê kỷ XV, thời đại nhà Lê, là thời kỳ toả sáng của phong trào giải phóng dân tộc và thông nhất, thời kỳ mở rộng và tô thắm thêm truyền thống của Thăng Long”[3, tr.63]. Cùng với nhận xét

đó, trong tác phẩm lớn “Đông Á - truyền thống và biến đỏi", ba chuyên gia sủ học Đông á nổi tiếng th ế giới là: John K.Fairbank - E.O.Reichauer - A.M.Craig cũng viết: “Lê Thánh Tông là ông vua hùng m ạnh nhấ t của thời hậu Lê, với kinh đô ở Hà Nội, ông đã xây dựng một chính quyển hành chính tập t rung theo mẫu hình của các tr iều đại Đường - Minh hế t sức cụ thể’’ [8, tr.267].

ilÂ’ Tỉuínìi Tỏng - cuỏc đời vả sư nghiêp qua nhân xét.. 27

L(‘ n ngôi trong bùi cảnh chính trị vô cùng phức tạp nhưng nhờ cỏ sự hậu thuẫn của các võ quan thuộc “thè lực Thanh Hoá”, với tài tr í và sự mẫn cảm chính trị, Lê Thánh Tông đã từng bước củng cô được vương quyên. Trong quá tr ình đấu tranh để khang định quyền lực đó ông đã “thiêt lập chương tr ình và với sự cương quyết, công lý cùng lòng khoan dung dê chông dỏ với các dịch thủ của mình, vì muôn họ di theo con đường cứa minh cho nên chỉ đôn khi nào bị xô đẩy tới cùng cực ông mói sử dụng quyển

lực đáy (ỉu (tê rhông lại họ"[9, tr.65]. Nhờ đó, đung như “Từ điên bách khoa chău A" ghi nhặn: "i)én cuối năm 1 163 hoàng đế trẻ tuổi Lê Thánh Tông đã rấ t thàn h thục trong việc loại l)ỏ những ke phản đối việc ông lẽn ngôi và đã thực hiện sự cai trị xứng với danh vị cua một hoàng để'[ 1, tr.423].

Chịu ơn những người ủng hộ mình, luôn có t ình cảm đặc biệt với quê hương, với những vị cỏn í? thẩn từng "nằm gai nếm mật" cùng Thái Tô Lê Lợi nhưng Lê Thánh Tông không thổ đê cho lý trí bị chi phôi trước những ràng buộc của quá khứ. Bởi vì, mục tiêu chính trị cao nhất của ông là phải thiết lập bàng được một chính quyển t rung ương tập quyền mạnh. Theo ông, cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đó là phải xây dựng một đội ngũ những quan lại có học, có chất lượng cao để có thể đảm đương yêu cầu quản lý mới. Do đó, “Ông phải nghiên cứu những ngưòi Thanh Hoá đã đặ t ông lên ngôi; ông phải hoàn thiện hiệu quả của cấu trúc quan văn mà ông bắt đầu phá t triển; và ông phải tỏ chức quốc gia theo cách ỏng nghĩ là tốt nhất để thực hiện những lý tưởng của mình về các mặt hành chinh, pháp luật, nghi lề và luân lý”[9, tr.42]. Trong bôi cảnh xã hội mới “Thánh Tông muôn thiêt lập một triều đình công khai trong đó tấ t cả các quan ỉại có thể tham gia bàn luận tự do các công việc nhà nước và ở đó không một ai phải lo ngại vế sự trừng phạt đôi với một lòi phá t biểu có V dồ tôV’[9, tr.37].

Là người đê cao và chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tương Nho giáo, Lê Thánh Tông “càm thấy sứ mộnh của mình là tái thiết toàn nước Việt Nam trong hình ảnh của Nho giáo”[9, tr.152]. Và ông luôn thấy trong tư tưởng Nho giáo những phương cách hữu ích cho việc xây dựng một chính quyển t rung ương tập quyền cao. Cùng chia sẻ những ý kiến trên đây với J.K.Whitmore, trong tác phẩm “N h ận thức về Việt Nam", Neil L. Jamieson cho rằng: “Tân Khổng giáo... đã có nhiều ảnh hưởng trọng yêu đôi với tư tưrlnp Việt Nam Trong vòng 37 năm cầm quyền (1460-1497) của nhà vua vĩ đại Lê Thánh Tông, Tân Khống giáo đã trở thành nhân tô trội vượt trong hệ tư tưởng Việt Nam”[ 12, tr.10].

Diều hiển nhiên là, Khổng giáo cũng như nhiều yếu tô” văn hoá Trung Hoa khác, đã thám nhập và có những ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam rấ t sớm. Nhưng phải đôn thê kỷ XV. trong những điều kiện lịch sử nhất định, Không giáo mới được đê cao và trở thành hộ tư tưởng chính thông của nhà nước Đại Việt. Yu Insun, một chuyên gia uyên bác về lịi‘h sử cổ - t ru ng đại và luật pháp Việt Nam cho rằng: “Các vua Lê đã vay mượn hộ thống chính trị và pháp luật Trung Quốc nhiêu hdn các tr iều đại trước đó, và điêu quan trọng nhấ t là, họ đã lấy Nho giáo làm hộ tư tưởng thông trị. Nỗ lực có ý nghĩa đầu

28 Nguyễn Văn Kim

tiên dế cải tạo xã hội theo mẫu mực Nho giáo đã được Thánh Tỏng tiến hành trong suốt nửa sau thê kỷ XV” [17, tr.238]. Với quyết tâm đó, “Với niềm tin kiên định vê vai trò của học thuyết Nho giáo đôi với vương vị, Thánh Tông đã củng cô chính quyền bằng việc áp đụng một cách sáng tạo mô hình chính trị Trung Quôc. Bước đi đầu tiên của quá trình này là phục hưng và mỏ rộng chê độ khoa cử kể từ năm 1463 và khuyên khích việc học tập. Tầng lớp quan lại mới đã tìm kiêm được vị trí của mình thông qua chế độ cải cách nến hành chính mà nhà vua đề ra năm 1471, chủ trương đó đã không làm giảm đi mà ngược lại đã làm tăng lên quyền lực của ngai vàng”[l, tr.423].

Đe phát triển giáo dục và xây dựng một xã hội luân lý, Lê Thánh Tông đã mở rộng và t rấn hưng chê độ khoa cử. “Lê Thánh Tông đã tạo ra cho tấ t cả mọi người đều có được cơ hội tham gia các kỳ thi chính thức miễn là họ không thuộc dòng dõi cầm ca và không làm những điều trái VỚI đạo lý Nho giáo. Hệ quả là, bất cứ người nào đỗ đạt trong các kỳ thi đểu có thể bước lên những nấc thang xã hội cao hơn, trở thành sinh đồ, giám sinh hoặc gia nhập đội ngũ quan lại. Thậm chí. ngay cả trong trưòng hợp không vượt qua được các kỳ thi họ vẩn có thể được bô nhiệm làm xã trưởng, miễn đó là ngưòi ngay thảng và dược coi là có học”[19, tr.31J. Nhưng đằng sau những giá trị tốt đẹp đó thì dường như chê dộ khoa cử và nền học thuậ t Nho giáo cũng chứa dựng những ý tưỏng chính trị của chính quyền phong kiến. Theo J.K.Whitmore thì chê độ đó: “Cũng sẽ dẫn tới một mục đích tập trung mạnh mẽ trên đó những người có tham vọng có thể tập trung ý chí của mình, như vậy thâu tóm một cách tiềm tàng các phần tử nguy hiếm vào khuôn mẫu tư tưởng và hành động cuả nhà nước. Quang cảnh hào nhoáng vây quanh người thi đỗ và VỚI nó những lời tán dương của học giả, sẽ củng cô những ý chí này trong nhân dán”[9, tr.49]. Mặt khác, để khẳng định vị thế của Nho giáo, Thánh Tông đã cho xây dựng văn miếu ở nhiều địa phương trên cả nước. Cũng theo J.K.Whitmore thì; “Những ndi này là t rung tâm thờ phụng Khổng tử, đây là những nơi mà các quan lại địa phương và nhân dân sẽ tới thăm viếng để tỏ lòng kính trọng nhà hiển tr iết vĩ đại và những môn đệ của ông. Những công trình này cũng nhắc nhỏ một cách rõ ràng cho tất eả mọi thần dân về trật tự Khổng giáo của nhà nưỏc”[9, tr.83].

Là chuyên gia vê lịch sử Việt Nam thòi Lô, luôn theo đuổi ý tưởng cho rằng thể chê chính trị phong kiến Việt Nam là dựa theo mẫu hình Trung Quốc. Nhưng bên cạnh những khuôn mẫu đó, A.B.Woodside cũng cho rằng: “Vị trí của truyền thông quân chủ Việt Nam luôn chịu tác động của hai dòng tư tưởng, đó là sự hoà hợp xã hội và thứ hai là những dạng thức tự biểu t rưng’’[2, tr.10]. Đê rồi từ đó ông đã đi đến một nhận xét có giá trị khái quát và sâu sác: “Điều rõ ràng là, Việt Nam kê thừa những di sản của Trung Quổc đã dần đến hai hộ quả: thứ nhất là nó làm cho các chính quyển Việt Nam được thiết chế chặt chẽ hờn chính quyền ở các quốc gia láng giềng, nhưng m ặ t khác nó cũng tạo ra những nhân tô phổ biến trong những nhận thức cô hữu vê tổ chức, cản trỏ mạnh mẽ sự phát tr iển”[2, tr.26].

Lê Thánh Tỏng - cuộc đời và sư nghiêp quu nhản xét.. 29

2. Lê Thánh Tông với v iêc biên soạn luật pháp

Trong sự nghiệp của Lê Thánh Tông, những công hiến của ông về việc xây dựng luật pháp luôn được các học giả quốc tế đánh giá cao. Theo CỈS. Yu Insun thi: “Bộ Luật nhà Lê là bộ luật cỏ hệ thông nhất trong tấ t cả các pháp luật của triều Lê và nó là hộ luật đầy đủ, cổ xưa nhất tồn tại ở Việt Nam"[17, tr.68]. v ề hộ Luật Hống Đức, W.J. Duikcr nhặn xét: “Bộ luật đã the hiện những nỗ lực toàn diện nhằm chê định nhưng diều luật về dân sự và hình sự của xã hội Việt Nam, nó chưa dựng trong dó những nội dung mạnh mẽ của Khổng giáo vay mượn từ Trung Hoa để áp dụng vào thực tê Việt Nam. Ví như nó đã tuân thủ theo truyền thòng Việt Nam dành những quyên nhất định cho phụ nữ chứ không hoàn toàn dập theo khuôn mẫu Trung Quôc. Phụ nữ có quyền hường thừa kê và được phân chia tài sản bình đắng như nam giói. Luật hôn nhân cũng quy (lịnh, trong một sô’trường hợp. phụ nữ cũng được quyển ly hôn” Ị 20.tr.92],

Trên cò sở khảo cứu hết sức kỹ lưỡng từng điều khoản của Luật Hồng Đức cũng như có điều kiện so sánh bộ luật này với các bộ luật khác của các triều đại phong kiên Trung Hoa, GS. Yu cho rằng: “Mặc dù Lê triều hình luật vê cơ bản dã tiếp thu luật nhà Đường nhưng ở mức độ nhất định, bộ luật này cũng tham khảo nội dung luật nhà Tông thòng qua luật pháp của hai triều đại từng tồn tại trước đó là triều Lý và triều Trần. Bằng chứng là trong Lê triều hình luật có nói đến những hình phạt như lãng trì và và thích mục" [18, tr.205]. Ông phân tích: “Quả thật, các điều khoán riêng lẻ phản ánh tính độc nhất rõ hơn nhiều so với khuôn kho chung của nó. 722 điều khoản bộ Luật nhà Lè, nêu đem so sánh với 502 điểu trong bộ luật nhà Đường và 460 điểu trong bộ luật nhà Minh thì ít nhấ t cũng hơn 2 bộ luật đó tới 220 điều”[17, tr.79].

Khi viết về những sáng tạo riêng biệt trong luật pháp thời Lê sơ, tác giả Yu Insun nhấn mạnh: “luật về quyền thừa kê gia tài và chê độ hương hoả ở bộ Luật nhà Lê là đặc thù cho xã hội Việt Nam. Theo quy định. 1/20 tài sản thò cúng tổ tiên, phần còn lại chia đều cho các con, bất kể trai, gái”[17, tr.93-94]. Ong không phải chỉ là người áp đặt luật pháp và chủ trương theo đuổi đường lôi Pháp trị. Củng như phần lớn các xã hội truyền thông, dưới thời Lê mọi người không phải đều được bình đẳng trước pháp luật nhưng theo quan điểm của Lê T hánh Tông không thê có ai nằm ngoài pháp luật. Ong từng tuyên bô: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi đều phải theo, ngươi nên nhớ lấy’’[7, tr.401]. Như vậy, chính ỏng củng muôn hướng tới sự bình đẳng ở mức độ nào đó và cũng đã tự răn mình phải tuân theo luật pháp. Ỏng luôn coi pháp luật là hiểu trưng cho quyền lực và kỷ cương của nhà nước vì vậy không thê tuỳ tiện thay đổi. Lê Thánh Tông cho rằng nếu con cháu sửa đổi luật pháp của ông thi sẽ phạm vào tội hất hiếu.

Có thổ coi những nội dung riêng biệt của luật pháp thời Lê là thể hiện sự sáng tạo, tư duy năng động của những nhà lập pháp. Nhưng cũng có thể thấy đằng sau đó là cả một sức mạnh và tập tục t ruyền t hông khiên ngay cả những vị hoàng đê có quyền lực như Lê Thánh Tông cũng không thè có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ. Bởi vì.

30

“Mọi sự sửa đổi đều có khả năng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Không phải tìnl mà các phong tục cô t ruyền Việt Nam trong bộ luậ t nhà Lê được gắn chặt với các vấr kinh tế: quyền sở hữu tài sản, pháp luật vê kế thừa gia sản v.v...”[17, tr.96-97], TI chí Yu Insun còn cho rằng: “Đôi với các phong tục xả hội... nhà vua không muốn tl đổi mô hình bản địa, bởi vì rõ ràng là nó th uận ỉdi cho việc duy trì quyền lực ông”[17, tr.97].

Về thòi gian biên soạn Luật Hồng Đức cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Cã theo nội dung và kết hợp với ứng dụng phương pháp văn bản học một số’ nhà ng cứu như GS. Yamamoto Tatsuro, Nhật Bản từng chứng minh rằng bộ luật phải soạn thảo đầu tiên dưới thòi Lê Lợi trong khi đó Nguyễn Ngọc Huy thì lại coi L Hồng Đức có gổc là bộ L u ậ t th ư của Nguyễn Trãi. Tuy vậv, cả hai học giả đều cho rj chính Lê Thánh Tông là người đã sửa duyệt Quốc triều hình luật. Từ một cái nhìn l quát về tư tưỏng biên soạn luật pháp Việt Nam, Yu Insun nhận định: “vua Việt Nan các nhà soạn luật quan tâm nhiêu đến các vấn đề thực tê nhằm duy trì xã hội trong tự, hơn là giải quyết một xung đột trừu tượng nào đó giữa các phong tục và h tưỏng”[17, tr.97].

Trong khi luôn khẳng định những thành tựu to lớn của thời đại Lý - Trầĩ l n h ữ n g đ ó n g g ó p c ủ a n ó v ớ i s ự p h á t t r i ể n c ủ a d â n t ộ c t a , c h u y ê n g i a v ề l ị c h s ử c ổ - t r i

đại và pháp luật Việt Nam, ĩnsun Yu cũng cho rằng: những thành tựu của thời đại I còn lại rấ t mò nhạ t kể cả vê phương diện luật pháp. Do vậy mà thài Lê sd, theo q§ điểm của ông, là thời đại đặ t nển, kiến tạo những cơ sỏ thiết yêu cho sự phát triển ò giai đoạn sau của lịch sử Việt Nam. Trong công tr ình nổi tiêng “Luật và xả hội Nam th ế kỷ X V l ỉ - X V I i r ông viết: “Những thông tin chi tiết về hệ thông pháp chế Nam, cả pháp luật theo hướng Nho giáo và luật tục đều được bắt đầu với sự thiêl vương triều Lê vào đầu thê kỷ XV”[16, tr.28]. Cùng chia sẻ quan điểm đó, trong ̂tr ình được coi là tác phẩm kinh điển “Lịch sử Đông N am á" D.G.E. Hall, chuyê

hàng đầu về lịch sử Đông Nam Á, đã đánh giá: “Nền độc lập mà Lê Lợi giành đưi tay nhà Minh là nền độc lập thực sự và bền vững, Nhưng trong khi gạt bỏ sự thốni của người Trung Quốc, người Việt Nam đã bảo tồn nền văn hoá mà họ đã hấp thụl Trung Quốc trong nhiều t h ế kỷ trước dó. Lê Thánh Tông đã chia đế chế của mini làm 13 đạo và xây dựng một hệ thông hành chính vững mạnh và hệ thống này còn ă duv trì rấ t lâu sau thời đại của ông”[6, t r .316-317],

Củng từ một cái nhìn rộng hơn ra bình diện khu vực, trong cuốn “Lic/i sử Đ

Nam A '\ một trong những tập đại thành vê lịch sử thê giới do Đại học Cambridge I soạn, Nicholas Tarl ing đã so sánh Lê Thánh Tông với vua Paramatra i lokanat . một I vua đầy quyền lực của triều đại Ayutthaya (1351-1782) và cho rằng: “Cả hai đẩiị những nhà tập quyền mạnh mẽ, họ đã tuyên truyền và chê định luật pháp và như ' đã có thể khang định mọi tầng lớp xà hội đều dưới sự trị vì của họ đồng thòi các t lớp đó cũng xác định được địa vị của mình trong một cơ chế quan liêu và thể chế hợp”[ ] 3, tr.486]. : Ị

Và như vậy. “Voi những khả năng và sức mạnh của mình, Lê Thánh Tỏng cung dôi ngủ quan lại của ông dã đưa quốc gia Đại Việt, đôn một thời kỳ phát triển và

>11 thịnh láu dài. Vào những nám hai mươi của thỏ kỷ XVI tinh trạng hỗn loạn lại táinhưng dấu ấn vổ thòi kỳ trị vì của Lô Thánh Tông đã dán tạo nên một dặc tính vổ

Ịi dại hoàng kim, khẳng định uy thê của triều dại nhà Lô thậm chí cho mãi dên tận ỉ ky XI.Y'1 ], t r. I2;i |

Lô T hánh T ô n g với vân đề ruộng đât và kinh tế dôi ngoạ i

Sau khi đanh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi đát nước, Lê Lợi lên ngôi vua và lây n hiệu Thuận Thiên với ý thức chính trị và tâm linh sâu sắc. Nhưng, là nhà chính Kín ông cũng nhận thức rõ ràng rằng sự hưng vong của triều đại căn bản là phu lộc vào những chủ trương và chính sách mà triều đại đó ban hành. Do vậy, các hoàng nhà Lê đã sớm ý thức ràng muôn giữ vững được vương quyển, ổn định xã hội và đê ;hể đương đầu với nguy cơ xâm lược của nhà Minh thì phải xây dựng một thiêt chế nlì trị mạnh, tập t rung được trong tay nhà vua mọi nguồn lực, nhân lực của đất i<. Đê kiểm soát tình hình địa phương, cùng với việc đặt ra các đạo và dưới dó là các I vị: lộ, tràn, phủ , huyện, cháu, động, sách... nhà Lê cũng đã ngay lập tức cho lập sô n ba, đăng ký đấ t nông nghiệp trên cả nước, tịch thu nhiều vùng đất đai rộng lớn giới quý tộc nhà Trần đổng thòi ổn định dân sinh.

Nhận thức rõ ruộng đất là vân đề cốt lõi của xã hội nông nghiệp, Lê T hánh Tông dành nhiêu tâm sức để có thể đi tới giải quyêt căn bản vân (tề này. “Cũng như các 1 đê, ông rất chú trọng duy trì quyển kiểm soát đòi với đất đai và dân chúng. Những h c h ỉ v ê đ n n i ĩ b ạ c á c s ổ h ộ t ị c h đ ư ợ c b a n b ô t h ư ờ n g x u y ê n v à s ự đ i ề u c h ỉ n h c ủ a n h à

, về việc dó dã trở thành cơ sỏ cho sự vận hành công việc này trong suôt triều đại Ị 17, tr.38]. Về vấn đế này W..J. Duiker cũng có nhận xét: “Lê Thánh Tông cũng là tòi giải quyêt vấn dê ruộng đất, vấn để cô hữu, đà gây biêt bao trở ngại cho các vị I hoàng. Chê độ kiểm tra, giám sá t đê điều cũng dược tăng cường và bằng nhiều cách ìt' nhau nông dán đã được khuyên khích khai khẩn dát hoang. Nhà nước cũng đã cô g ngăn cản quá tr ình tập t rung hoá ruộng đấ t vào tay các địa chủ giàu có bằng việc •a những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đôi với tội xâm phạm đất công”[20, tr.92].

Đổ nắm tình hình ruộng đấ t ở các địa phương, theo lệnh dụ của Lẻ Thánh TôngI I 170 thi việc duyệt lại các sổ đăng bạ phải được tiên hành 3 năm một lần ở quy mó và G năm một lẩn với quy mô lớn. Đôi vối nhãn dán, bén cạnh những biện pháp

II soát chặt chẽ, chính quyền nhà Lê cũng có những chính sách để báo vệ họ “bởi vì người dân không được chăm lo một cách thích đáng thì nhà nước sẽ mất đi các

ồn lỢỉ tức và nhân lực của mình"[16, tr.39]. Ông luôn hiểu rõ rằng: “Những kẻ giàu à quyển thế thường chấp chiếm bất hợp pháp ruộng đất của những người nghèo và1 họ thành những nông nô hoặc gia nô mà hậu quả là địa vị của nhà vua bị phương ’[16, tr.39J. Thậm chí, trong các đạo luật năm 1488 và 1496 quy định ràng những

ự hán tì Tỏng cttỏc dời và sự nghiệp qua nhận xét... ;i!

Ị ỉ

32 Nguyền Văn Kim

người giữ chức xã quan không được có quan hệ thân tộc. Bởi lẽ, “T h án h Tông lo ngại sự kết bè của họ nhằm mưu lợi cho họ hàng mình sẽ chông lại quyền lợi của nhà vua và của nhân dân”[16, tr.39]. Thêm vào đó, có lẽ ông cũng lo ngại vế sự bất ôn luôn ẩn chứa trong xã hội nông thôn. Theo nhận xét của A.B.Woodside thì: “Nông dán Việt Nam phiến diện hơn nông dân Trung Quốc nhiều, họ nhìn sự thông trị của nhà vua bằng cuộc sông thường ngày và sẵn sàng oán thán trực diện ngai vàng vì những nỗi bất hạnh của họ”[3, tr.10].

- , , , ,

Trong khi duy trì quyên phân cap ruộng đất không theo định kỳ cho chinh quyểncấp xã, Lê Thánh Tông van lo ngại vê tình trạng ẩn lậu, bao chiếm ruộng đất vẫn ngấm ngầm diễn ra ở nông thôn. Theo quan điểm của Yu Insun thì: “Sự mỏ rộng quyển hành cho xã trưỏng cũng như sự chú trọng đến các tập tục làng xã trong phân cấp công điền đã khơi nguồn cho công điển, trên danh nghĩa vốn là đất của nhà nước chuyển về đất thuộc sở hữu chung của làng xã. Quyển tụ phân bổ ruộng đất mà làng xã đạt dược chính là hộ quả tự nhiên của quá trình suy giảm từng bước trong nhận thứ(; đối với khái niệm sỏ hữu nhà nước vè đất đai"[19, tr.74]. Qua đó cũng có thể thấy rằng tình trạng lấn chiêm đất công t rên thực tê vẫn tiêp tục diễn ra vào thời Lê sơ và nhà nước đã không thu được thuê t rên các diện tích đó.

Tuy nhiên, do theo đuối tư tưởng trọng nông, lấy sự ổn định của sản xuất nông nghiệp làm cơ sở để th iế t lập nhà nước dựa và duy trì các quan hệ xã hội đã tất yếu cản trở sự phát t riển của thương nghiệp. “Và tư tưởng Không giáo Trọng nông ức thương đã trở thành phổ biến” [3, tr.63]. Dưới tác động của chủ trương đó, xã hội Việt Nam thòi Lê bắt đầu phát triển theo khuynh hướng hướng nội. Nhưng m ặt khác, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan là, vào thời Lê Thánh Tông cương vực của Đại Việt đã được mở rộng nhanh chóng. Nhà Lê không những đã khẳng định được vị thê ở phía Bắc, gâj áp lực với phía Tây mà còn mở rộng ảnh hưởng xuống phương Nam.

Trong quan hệ với Trung Quốc, chủ trương kiên quyết bảo vệ chủ quyến dân tộ< nhưng giữ hoà hiếu với nhà Minh là một quyết sách chiến lược. Từ việc nghiên cứu cự thể các nguồn sử liệu Trung Quôc, Momokỉ Shiro, Nhật Bản cho rằng: “Vào thòi Lê (1428-1527), 64 sứ đoàn (kê cả những chuyên đi ngoại lệ) đã được cử đến triều Minh,

-Mậc dù các cống phẩm thường được ghi nhận là: vàng, bạc biêu 34 lần, ngựa 4 lần, ngà voi và sừng tê 4 lần và gõ quý 3 lần nhưng số lượng và giá trị của những loại hàng hoá trao đổi đem theo cùng với các sứ đoàn thì lại không được ghi chép. Những sứ đoàn đé đều đã thực sự tham gia vào những việc buôn bán riêng tư. Vì vậy, mà năm 1433-1434! đã bị Lê Thái Tông (1433-1441) trừng phạ t vì tội buộn bán bất chính”[l 1, tr. 22],

Tuv giữ quan hệ nhún nhường với Trung Quốc nhưng đối với các quốc gia khác I khu vực, vào thê kỷ XV Đại Việt luôn thể hiện vị thê của một cường quốc và triều đạ: n à y đ ả t ạ o đ ư ợ c u y l ự c c ủ a m ộ t n ư ớ c l ớ n t r o n g m ố i b a n g g i a o v ớ i c á c d â n t ộ c l á n g g i ề n g

nhiều thê kỷ sau đó. Tuy nhiên, không phải bao giờ trong quan hệ quốc tê nhà Lê cũnj theo đuổi một chính sách cường quyển. Năm 1485, Lê T hánh Tông đã ban hành “Định

V Ịí

C Thánh Tông - cuộc đời và sự nghiệp qua nhận xét.

lệnh cho các sứ thần phiên bang vào triều công kinh quốc". Định lệnh cho thấy rõ sự canh giác của triều đình Lê ngay cả đôi với các nước “nhỏ bé”, vôn vẫn được nhà Lô coi Ịlà “phiên thuộc": “Nêu sứ thắn các nước Chiêm Thành, Lão Qua, Xiêm La, Trảo Oa, Lạt '(lia và dầu mục phụ trách các trấn biên giới đến quán Hội Đồng thì vệ c ắ m y sai kỳ quân cái; ty t ráng sĩ, ngũ thành binh mã vả lang tướng đều phải theo đúng phép mà tròng giữ; nghiêm ngặt canh phòng... không cho chúng đưực đôn gần hỏi han, trao đôi trò chuyện, để xảy ra tiết lộ sự tình, dụ dỗ gây tệ hại”!7, tr.497].

Trong kinh tê đôi ngoại, mặc dù hêt sức thận trọng nhưng chính quyền Lê sơ, trong đó có Lê Thánh Tông, vẫn duy trì ỏ một mức độ nhấ t định những quan hệ kinh tê và bang giao với các quốc gia trong khu vực. Yu Insun cho ràng: “Việc triều Lê kiểm soát chặt chẽ nền ngoại thướng có lẽ liên quan nhiêu đên an ninh quôc gia hớn là việc muôn giử độc quyển buôn bán. Triều đại mới kiểm soát ngoại thương chặt chẽ hơn triều Lý và triều Trần trước đó. Theo bộ Luật nhà Lê, tàu thuyên ngoại quốc, phẩn lớn là từ Trung Quốc, buộc phải qua cảng Vân Đồn, nơi mà các quan chức thu thuê, hải quan và mua bán. Buôn bán tư nhân bị nghiêm cấm”[17, tr .92-93]. Nguyên nhân chủ yêu là: “Các vua Lê giành được quyền độc lập dân tộc sau 20 năm thông trị của nhà Minh, do , dó phải đề phòng khả năng tái xâm lược của Trung Quôc. Việc câm bán nô tỳ, đất đai, vũ khí vả các hàng quý cho người nước ngoài có thể hiểu được trong bối cảnh đó”[17, tr.93).

Đê tăng cường sức mạnh quân sự, nhà Lê đã ít nhiều chú ý đến sự phát triển kỹ

thuậ t hàng hải. Là chuyên gia hàng đầu vê lịch sử hàng hải và thương mại châu Á, Anthony Reid cho rằng vào thế kỷ XV. người Việt đã “Từ bỏ những chiếc thuyền buồm truyền thông, người Việt đã đóng những chiếc thuyền có bơi chèo kiêu Trung Quốc và vận tải trôn sông của Việt Nam đã đáp ứng nhu cẩu chiến t ranh nhàm chông lại người Chàm ở dọc theo bò biển phía Nam”[3, tr.230].

Gán dây, khí nghiên cứu bộ quốc sử của Vương quổc Ryukyu (Lưu cầu ) có tên gọi ỉà “Lích đại Bảo án" (Rekidai hoan), trong bức thư của quôc vướng Ryukyu gửi cho vua Lô năm 1509 chúng ta thấy, bên cạnh việc bày tỏ thái độ hết sức t rân trọng, bức thư cùng nhiều lần thuyết phục chính quyên An Nam tạo điểu kiện cho quan hệ thông thương, hạn chê những phiền nhiễu trong chính sách, thủ tục hải quan khi thuyên Ryukyu đến[4, tr.185].

Nhưng kinh t ế có quy luật vận động và sức mạnh riêng của nó, không lâu sau khi Lê Thánh Tông qua đời đặc biệt từ khi Mạc Đàng Dung giành được quyền lực chính trị, một không gian kinh t ế đôi ngoại đã trờ nên rộng mở hơn, thuyền buôn ngoại quốc đã có thể vào sâu trong các cảng nội địa. Những tác động của hệ thông thương mại quốc tê và sự chủ (lộng ít nhiều của chính quyến phong kiến đã tạo đà chơ sự phát triển mau chóng c ủ a nhiều ngành s ả n x u ấ t t h ủ c ô n g v à v i ệ c thiế t l ậ p m ộ t h ệ t h ô n g c ả n g s ô n g -

biển trải dài từ điểm cực Bắc của lãnh thổ Đại Việt đến Trung Bộ khoảng từ thê kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.

34 Nguyễn Văn Kim

4. Lê T hánh Tông với v iệc xâv dự ng ch ín h qu yển

Từng chứng kiến và là nạn nhân của cuộc đấu t ran h giữa các thê lực chính trị nên ngay sau khi giành được vương quyền, Lê Thánh Tông đã thực thi nhiêu biện pháp đê tăng cường uy lực của nhà vua thông qua một hệ thông điêu hành và xử lý trực tiếp những vấn đê trọng đại của đất nước. “Trong hộ thông đó không người nào được phép đứng giừa ngai vàng và các quan thượng thư. Mọi công việc trong triều đình phải đưực báo cáo trực tiếp cho vua và phải được bản thân nhà vua quyết định” [17, tr.38].

Có thể nói, việc không ngừng củng cô' sức mạnh của vương quyển là một trong những đặc t ính nôi bật của thời Lê sơ. Đê làm được việc đó trước hết và chủ yêu là phải triệt tiêu sức m ạnh của các thê gia. “Nhà vua không muôn có những phần tử quyền thế trong xã hội, có thể gây trở ngại cho việc xây dựng và điều hành chính quyển tập trung”[17, tr.97], Chủ trương rõ ràng và cương quyết đó của Lê Thánh Tông được thực hiện trong bối cảnh mà theo J.K.Whitmore thì bản chất phức tạp của nền chính trị thời Lê sơ là do cuộc đấu t r a n h giữa hai th ế lực võ quan và văn quan vôn xuấ t thân từ hai khu vực địa - văn hoá khác nhau. Và họ, “Những quân nhân gôc Thanh Hoá và quan văn vùng tam giác châu đều mưu toan duy trì hoặc t ranh thủ ngai vàng vì lợi ích bản th ân ”[9, tr.142].

Trước những thách thức chính trị đã và đang đặt ra, bên cạnh việc hạn chê và loại bỏ sức mạnh và cả sự đe doạ của nhiều thô lực chính trị ở chính quyền trung ương, hrtn ai hết Lê T hánh Tông đã sớm nhận thấy vị thê của làng xã trong việc bảo đảm cho sự thành công của những chính sách lớn. Để loại t rừ những đặc t ính cố hữu và trở lực từ làng xã, ông muôn can thiệp trực tiếp vào các phong tục cũng như hoạt động của đơn vị hành chính thấp n h ấ t này. Do vậy, “Ngay trong những ngày đầu của triều đại mới, nhà Lê đã nắm quyển điều h àn h ồ làng xã với mục đích kiểm soát nhân lực, mở rộng ruộng đất và giữ thê ổn định vể quyền lực chính t,rị”[19, tr.70].

Hờn những người tiền nhiệm khác, Lè Thánh Tông r ấ t coi trọng vai trò của viên chức cấp xã, những người chịu trách nhiệm điều hành công việc cụ the, trực tiếp nắm bắt tình hình địa phương. Cùng với việc khẳng định trách nhiệm của'xã trưởng là phải: đăng ký hộ tịch đầy đủ, lập sô điền bạ và đồng thòi là ngưòi truyền đạt những mệnh ỉệnh của nhà nước đến dân làng... chính quyền Lê cũng trao quyển lực thực tê cho các xã trưởng. Cụ thể, xã trưởng được quyên tr ình lên huyện bấ t cứ ai không tôn trọng luật t ụ c , đ ư ợ c q u y ề n x é t x ử n h ữ n g v ụ k i ệ n d â n s ự l i ê n q u a n đ ế n v â n đ ô h ô n n h â n , q u y ề n s ở

hữu ruộng đất và nhiổu vấn để khác từng ngày nảy sinh trong làng xã. Ngoài những trách nhiệm và quyên lực đó “Xã trưởng còn là bậc tiên phong trong công cuộc cải hoá đạo đức, và hơn bấ t cứ một cương vị nào khác, xã trưởng có bển phận khuyên bảo dân làng hướng tới cái thiện, t ránh xa những chuyện bấ t công’’[19, tr.711.

Đổ có thổ đảm đương những công việc quản lý đó, năm 1462 nhà Lê đã ban một lệnh dụ quy định rằng: “Xã trưởng phải là một quan lại bậc thấp có tuổi, một cựu giám sinh hoặc một sinh đồ trên 30 tuổi, là người có học hành nhưng không đỗ đạ t và là con

Lé Thánh Tông - CIIÔC đời và sư nghiêp qua nhãn xét..

cái củíi mót ụia đình nê nêp”| 19, tr.Mlị. Lê Thánh Tông dã dồng nhát nhân cách con người VÚ1 những quy tắc đạo đức Không giáo. “T rrn thực tê vỏn hiỏu biêt Nho hoc (lã được coi nhu một điêu kiện tiên quyêt đôi với những ai muôn trở thành xã trưởng, bỏi vì Lê Thánh Tông muốn truyền bá nhửng giáo lý Không giáo cho dán chúng thông qua hộ t hũng nàv"| 19, tr.7()J. Điều đáng chú ý là, năm 1462 Lê T hánh Tông đã ban hành một đạo dụ dổi chức xã quan thành xã trưởng. Trên thực tế ông đã hạ tang địa vị của người đứng đau xã và chính quyền câp xã, trực tiêp tán công vào đặc quyền cô hữu của họ.

Tron.u khi muôn vươn tới quản lý chặt chẽ hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, chính quyên Lè sơ dù muôn cũng không thể thay thê và bao chiêm công việc của chính quyền các cấp bên dưới. Do vậy, “Chính sách chung của triều đình nhà Lê là, chừng nao mà các làng xã vẫn duy trì được kỷ cương thì các làng dó vẫn thực sự có quyền tự trị dưới sự giám sát từ xa của các quan chức hàng huyện”[17, tr.226]. Có thể thây, tất cá những chính sách và biện pháp đó đêu cuối cùng đi đến một thê cục như là m ộ t g i ả i p h á p t r u n g h o à , b ả o đ ả m s ự c â n b ằ n g t ư ơ n g đ ô i v ề lơi í c h g i ữ a t r u n g ư ơ n g v à

địa phương. Hai thê ký sau khi Lê Thánh Tông qua đời, Samuel Baron đã mô tả các vua Việt Nam “rất tôn sùng các luật lệ cũng như phong tục cổ và đã ứng xử, hành dộng theo đúng tinh thần đ ó ’[ 14, tr.25].

Do chủ trương đề cao Nho giáo, trọng người có học của chính quyền Lê nên mặc dù có những quyển lực nh ấ t định nhưng các viên chức quản lý xã đã không thể kiểm soát được thê lực của giới trí thức Nho giáo đặc biệt là những người đỗ đạt vẫn sinh sông hay có những liên hệ mật thiết với làng xã. Hệ quả là, họ đã vào hùa với đám trí thức này để chia xẻ quyển lực và lợi ích trong làng để rồi từ đó xuât hiện vị trí t rung tâm của Hội đồng kỳ mục trong việc giải quyết những vẫn đề cốt yếu của làng xã vào thòi Nguyễn.

ặc dù không thể t rán h khỏi những hạn chê lịch sử và đôi khi cũng bất lực trước: “sức m ạnh” của làng xã nhưng vào thòi Lê Thánh Tông, lần đầu tiên chính quyền phong kiên Việt Nam đã thiế t lập được một cơ chê quản lý chặt chẽ từ t rung ương đến địa phương và khẳng định được vị trí và chức năng của làng xã. Cũng từ việc tr ình bày vê chính quyền làng xã và thiế t chê chính trị thời Lê, tôi muôn dẫn thêm ra đây kêt quả nghiên cứu của một số nhà khoa học quốc t ế và cũng mong muôn qua đó có một cái nhìn so sánh đỏ làm rõ hơn vê khuynh hướng và những đặc t ính phá t triển của thể chế chính trị Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Thông qua việc khảo cứu một sô nguồn tu liệu và khảo sá t thực tê ỏ dạo An Bang, nhà nghiên cứu Nhật Bản, Yao Takao đã chú ý đến hiện tượng là ở An Bang, một đạo nằm ở miên biên viễn, có sự hiện hữu của đồng thời nhiều loại quan chức các cấp cùng tham gia quản lý một dơn vị hành chính. Có thể thây, so với khung cảnh chính trị chung thì tình hình ỏ An Bang cũng không phải là một trường hợp quá dị biệt. Thời Lê sơ, chính quyền trung ương thường cử quan lại vê các địa phương mỗi khi mất mùa, thiên tai hay có những biến động vê chính trị... Trong rấ t nhiêu trường hợp, họ đã trỏ thành những người lãnh đạo thực tê ở địa phương.

Nguyễn Văn Kim

Tong lịch sử, chê độ bô dụng quan lại của t rung ương về các địa phương nói

chung tã tồn tại ỏ 3 trong sô 4 quốc gia Đông Bắc Á đó là: Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nan. Chê độ này đã để lại nhiều hệ quả sâu sắc đôn con đường phát triển của mỗi nước. Tieo quan điểm của GS. Kim 11 Gon, Hàn Quốc thì do việc thực hiện chế độ lưu quan nm “các vị quan này không thể có được những kiến thức cần thiết cho việc phát triển cá: ngành sản xuất trong vùng mình cai quản. Trong khi còn chưa kịp hiểu vê tình h h h của địa phương thì đã bị điều động đi làm việc nơi khác. Hậu quả là, các ngành sin xuất ở địa phương đã không thể phá t triển được”[15, tr.10].

Niưng, điêu đáng chú ý hơn nữa là cơ chê tập t rung quyển lực cao độ của chính quyền lê sơ đặc biệt là Lê Thánh Tỏng đả dẫn đến t ình t rạng chồng chéo về trách nhiệm và tình t rạng bát lực của thể chê quan liêu. Các chính sách của nhà Lé, dù có tầm kh;i quát và hoàn hảo tới đâu cũng không thể lường tính hết được những đặc tính và sự plát triển riêng biệt của mỗi địa phường. Đội ngủ quan lại đông đảo trên thực tế chí là m ừng viên chức trong một cơ chế quan liêu tuân hành mệnh lệnh. Họ đã mất dần đi tản tính năng động và năng lực giãi quyết công việc một cách độc lập. Đổ khắc phục tìih t rạng đó, nhà Lê đã phải cử thêm quan lại vê các địa phương và vô hình chung cúnh sách đó lại càng làm cho bộ máy hành chính trỏ nên nặng nề và bất lực. Do vậy, “Clỉ 30 năm sau khi Lê Thánh Tông qua đời, nhà Lê đã bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Cc thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thoán đoạt quyền lự đó là do sự yếu kém của chê độ hành chính cuối thế kỷ XV ỏ Việt Nam” [16, tr.22].

Trmg khi đó, nếu có thê so sánh thì ở Nhậ t Bản, với chê độ Mạc- Phiên thể chế (Bakuhcn taisei), phát tr iển t rên cơ sở những điều kiện xã hội của chế độ phong kiến thô kỷ }V-XVI, có nhiều điểm khác biệt căn bản với thể chế chính trị ỏ các nước Đông

Bắc Á kiác đương đại. Bên cạnh những biện pháp kiểm soát chặt chẽ về chính trị, do nhiều njuyen nhân, chinh quyền Edo vẫn báo đảm một khuôn khô tự chủ và phát triển tương đà độc lập của các' han. Các lãnh chúa, tuỳ theo điều kiện cụ th ể của từng han mà có tỉè chủ động đề ra các chính sách kinh t ế xả hội thích hợp. Cci chế quản lý đó đã tạo nên .ự phát triển năng động, mang tính cạnh tranh giữa các lãnh địa. Những kinh nghiệm 'à tri thức phong phú của các lãnh chúa trong việc quản lý xã hội, kinh tế với tư cách ỈI những đơn vị hành chính độc lập, là một trong những di sản quý báu của chế độ phon; kiến để lại cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nhật Bản từ nửa sau t hố ỉỷ XIX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ainsie T. Embree (Editor in ’Chief), Encyclopedia of Asian History, Vol.2. Collier Macnillan Publisher, London, 1988

2. Alexmder Barton Woodside, Vietnam and Chinese Model, Oxford University Press, 1971

Lê Thảnh Tông - cuộc đời và sư nghiệp qtia nhận xét.. 37

'1 Anthony Reid, Southeast Asia in the Age Commerce 1450-1680, Yale University Press, 1993

I . Atsnshi Kobata & Mitsugu Matsuda, Ryukyucin Relations with Korea and South Sea Countries, Kawakita Printing, Co., Ltd, Kyoto Japan, 1969.

5. Britnnnica, Vol.VII, The New Encyclopedia Britannica, 1995.

('). D.G.K. Hall. Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

7. Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993

8 . -John K.Fairbank -E.O.Reiehauer-A.M.Craig, East Asia- Tradition and Transformation, Harvard Univesity Press, 1973

9. John Kremers Whitmore, The Development of Lc Government in fiteenth Century Vietnam. Sep. 1968, TL Khoa Lịch sử sô VT 594b

10. Hồng Đức thiện chinh thư, Đại học viện Sài Gòn, Nam Hà ấn hành, Sài Gòn, 1959

I I . Momoki Shiro, Đại Viet and the South China Sea Trade from the Xth to the XVth Century, Crossroad - An Interdiscilinary Journal of Southeast Asian Studies, Northern Illinois University, 1998

12. Neil L. Jamieson, Understanding Vietnam, University of California Press, 1993

13. Nicholas Tarling, The Cambridge History of Southeast Asia, Vol.l, Cambridge University Press, 1992

M. Samuel Baron, A Description of the Kingdom of Tonqueen, A Collection of Voyages and Travel, Vol.VI, Awnsham Churchill, London 1704-1732

15. Yamamoto Shichihei, Culture and Economy o f Japan, Lectures in Canada and America, Sep-Dec. 1986

1G. Yao Takao: Problems in the Administrative System of Le's Government in XVth Century Vietnam (Mấy vân để về chế dộ hành chính của chính quyền nhà Lê ở Việt Nam thê kỷ XV); Nguyễn Vàn Kim dịch, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, t.XIII, No.l, 1997

17. Yu Insun, Law and. Society in XVth and. XVIỈIth Century Vietnam , The Asiatic Reseach Center, Korea University, 1990; (Luật và xã hội Việt Nam thê kỷ XVII - XVIII), Nguyễn Quang Ngọc tô chức dịch và hiện đính, Nxb. Khoa học Xă hội, Hà Nội, 1994.

18. Yu Insun: Luật pháp triều Lý - Sự tiếp thu luật nhà Đường và ảnh hưởng của nó đến Hình luật triều Lê, Lý Công u ẩ n và vương triều Lý; Lee Mee Sun dịch, Nguyễn Văn Kim hiêu chỉnh; Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Đại học Quốc, gia Hà Nội, 2001

19. The Structure o f Vietnam's Village in Red River Delta and Its Relation with the State during the Le Dynasty (Cấu trúc của làng xã Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ và môi quan hệ của nó với nhà nước thòi Lê), Nguyễn Văn Kim dịch, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sỉ?, sô3 - 4, 2000

20. William J. Duiker: Historical Dictionary of Vietnam, The Scarecrow Press, Inc America, 1989

38 Nguyễn Vòn Kim

VNU JOURNAL OF SCIENCE. SOC-. SC I- HUMAN . T XVIII, N03, 2002

LE THANH TONG - T H E L IFE AND CAREER T H R O U G H SOM E FOREIGN H IS T O R IA N S’ REMARKS AND COMMENTS

Dr. N gu yen Van Kim

Department of History College of Social Sciences & Humanit ies - VNƯ

Le Thanh Tong is an outs tanding figure in Vietnamese history. In 37 years of his reign, Le Thanh Tong contributed enomously to establishing a centralized powerful government, defining a position of Dai Viet state in the international relations, compiling new penal and civil codes and developing culture...

The great contributions of Le Thanh Tong and the early Le dynasty were nightly appraised by scholars and foreign historians. However, beside the tremendous works, researchers also pointed out the backwards of the early Le regime. Le Thanh Tong devoted his life to consolidating the centralized administrat ive system but in fact, it also abolished the flexible developments of circuits. In the strict political frame, bureaucrats became the obeyed of’ficals. Concenstrating power in the throne made many activities of local government becoming ineffectually. Because of those reasons, any change of throne could lead to the change of the whole dynasty. As a result, shortly after Le Thanh Tong passed the away, the centrallized political system fell into crisis and finally the Le regime lost their powers and was fallen into General Mat Dang Dung's hand.