34
1 CÂU HI TRC NGHIỆM KHÁCH QUAN & ĐÁP ÁN / HCAO ĐẲNG & CNHÂN CẤP CỨU Với người điều dưỡng, khi hi bnh ngay lúc vào bnh nhân vào vin quan trng nht là hi: Lý do vào vin Thi gian mc bnh Lý do chuyn vin Tin sdng thuc Khi kiểm soát đường thcho bnh nhân: các vic quan trng nht cn phi làm Phải đặt được ng ni khí qun Phải phát hin và gii phóng dvt gây tc nghẽn đường th Tư thế bnh nhân Phải chun bđể bác sĩ mở khí qun ngay Khi kim soát chảy máu đang diễn ra vùng cơ thể dbbsót là Bng Ngc Chi Sau lưng và tầng sinh môn Sau đây là các dấu hiệu tăng áp lực ni s, tr: Mch chm Bun nôn Vã mhôi lnh Giãn đồng tTi hiện trường tai nn sp nhà cao tng có mt nn nhân trong tình trng tnh, tmáu dưới da đầu, gãy xương đùi kín, đau bụng vùng mạng sườn phi, mch nhanh nh120 lần/phút, HA 70/40 mmHg; hãy chọn loi biển đeo cho nạn nhân : Đen Đỏ Vàng Xanh Bnh nhân nam 65 tui vào viện vì đau ngực, khám thy tỉnh, đau dữ di vùng ngc trái, tim 120 lần/phút, HA 90/60 mmHg; hãy phân đúng nhóm bệnh nhân là: Cp cu khn cp Nng – cần được đánh giá đầy đủ Nhóm cần theo dõi phát hiện tình tng cp cu sp xy ra Không có tình trng cp cu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN & ĐÁP ÁN / HỆ CAO · PDF file4 − Truyền dịch qua đường tĩnh mạch . Chữ A trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh

  • Upload
    lyminh

  • View
    239

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN & ĐÁP ÁN / HỆ CAO ĐẲNG & CỬ NHÂN CẤP CỨU Với người điều dưỡng, khi hỏi bệnh ngay lúc vào bệnh nhân vào viện quan trọng nhất là hỏi:

− Lý do vào viện − Thời gian mắc bệnh − Lý do chuyển viện − Tiền sử dị ứng thuốc

Khi kiểm soát đường thở cho bệnh nhân: các việc quan trọng nhất cần phải làm

− Phải đặt được ống nội khí quản − Phải phát hiện và giải phóng dị vật gây tắc nghẽn đường thở − Tư thế bệnh nhân − Phải chuẩn bị để bác sĩ mở khí quản ngay

Khi kiểm soát chảy máu đang diễn ra ở vùng cơ thể dễ bị bỏ sót là

− Bụng − Ngực − Chi − Sau lưng và tầng sinh môn

Sau đây là các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, trừ:

− Mạch chậm − Buồn nôn − Vã mồ hôi lạnh − Giãn đồng tử

Tại hiện trường tai nạn sập nhà cao tầng có một nạn nhân trong tình trạng tỉnh, tụ máu dưới da đầu, gãy xương đùi kín, đau bụng vùng mạng sườn phải, mạch nhanh nhỏ 120 lần/phút, HA 70/40 mmHg; hãy chọn loại biển đeo cho nạn nhân :

− Đen − Đỏ − Vàng − Xanh

Bệnh nhân nam 65 tuổi vào viện vì đau ngực, khám thấy tỉnh, đau dữ dội vùng ngực trái, tim 120 lần/phút, HA 90/60 mmHg; hãy phân đúng nhóm bệnh nhân là:

− Cấp cứu khẩn cấp − Nặng – cần được đánh giá đầy đủ − Nhóm cần theo dõi phát hiện tình tạng cấp cứu sắp xảy ra − Không có tình trạng cấp cứu

2

Một vụ tai nạn ôto có 30 nạn nhân cần được cấp cứu, trong đó có một nạn nhân trong tình trạng: hôn mê sâu Glasgơ 3 điểm, gãy xương đùi, tụt huyết áp; hãy chọn cách xử trí đúng với bệnh nhân này:

− Vận chuyển ngay đến bệnh viện − Sơ cứu rồi mới vận chuyển − Không can thiệp gì − Tập trung can thiệp tích cực tại hiện trường

Khi ngừng tim, sau 3─5 phút tế bào não tổn thương không hồi phục do:

− Thiếu oxy, thiếu lipid − Thiếu glucose, thiếu lipid − Thiếu oxy, thiếu glucose − Thiếu oxy, thiếu protein

Tổn thương ở não có thể gây ra:

− Ngừng thở, trụy mạch, nhịp tim chậm − Ngừng thở, trụy mạch, nhịp tim nhanh − Ngừng thở, mạch nhanh, nhịp tim chậm − Ngừng thở, mạch nhanh, nhịp tim nhanh

Suy hô hấp, trụy mạch có thể gây ra:

− Teo não hoặc nhũn não − Teo não hoặc giảm áp lực nội sọ − Nhũn não hoặc giảm áp lực nội sọ − Phù não hoặc nhũn não

Những biện pháp bảo vệ não bao gồm, ngoại trừ:

− Cung cấp đầy đủ oxy và glucose − Hồi sức tuần hoàn, bồi phụ nước và điện giải − Giảm áp lực nội sọ, chống phù não − Cung cấp đầy đủ glucose

Lượng nước cần cho một em bé nặng 8kg mỗi ngày là: − 600ml − 700ml − 800ml − 900ml

Lượng nước cần cho một em bé nặng 15kg mỗi ngày là:

− 750ml − 650ml − 550ml

3

− 450ml

Công thức tính nhu cầu nước mỗi ngày cần cho trẻ từ 1kg đến 10kg là: − (20 + cân nặng người bệnh bằng kg) × 20ml − 20 + cân nặng người bệnh bằng kg × 20ml − Cân nặng người bệnh bằng kg × 100ml − Cân nặng người bệnh bằng kg × 50ml

Công thức tính nhu cầu nước mỗi ngày cần cho trẻ từ 10kg đến 20kg là:

− (20 + cân nặng người bệnh bằng kg) × 20ml − 20 + cân nặng người bệnh bằng kg × 20ml − Cân nặng người bệnh bằng kg × 100ml − Cân nặng người bệnh bằng kg × 50ml

Đánh giá lượng nước cần cho một người lớn

− (20 + kg cân nặng bênh nhân ) x 20 ml − 20 + kg cân nặng bệnh nhân x 20 ml − Kg cân nặng bệnh nhân x 50 ml − Kg cân nặng bệnh nhân x 100 ml

Nhu cầu nước cần cho cơ thể mỗi ngày là:

− 30 ─ 45 ml/kg thể trọng − 40 ─ 50 ml/kg thể trọng − 55 ─ 60 ml/kg thể trọng − 45 ─ 60 ml/kg thể trọng

Trong nghiệm pháp Heimlich, vị trí ép nằm ở:

− Vùng hạ vị − Vùng thượng vị − Vùng thắt lưng − Vùng hố chậu

Nên để cổ ở tư thế nào khi có chấn thương cột sống :

− Ngửa trung gian. − Gập cổ − Nghiêng trái − Nghiêng phải

Xử trí ban đầu đối với người bệnh bỏng thực quản do hóa chất, ngoại trừ:

− Đảm bảo lưu thông đường thở − Gây nôn cho bệnh nhân − Cho bệnh nhân uống nhiều nước

4

− Truyền dịch qua đường tĩnh mạch Chữ A trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là:

− Kiểm soát thân nhiệt − Kiểm soát đường thở − Hỗ trợ hô hấp − Hỗ trợ tuần hoàn

Chữ B trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là:

− Kiểm soát thân nhiệt − Kiểm soát đường thở − Hỗ trợ hô hấp − Hỗ trợ tuần hoàn

Chữ C trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là:

− Kiểm soát thân nhiệt − Kiểm soát đường thở − Hỗ trợ hô hấp − Hỗ trợ tuần hoàn

Chữ E trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là:

− Kiểm soát thân nhiệt − Kiểm soát đường thở − Hỗ trợ hô hấp − Hỗ trợ tuần hoàn

Chữ D trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là:

− Kiểm soát thân nhiệt − Kiểm soát đường thở − Kiểm soát các tổn thương thần kinh − Hỗ trợ tuần hoàn

Viết tắt chữ A trong nguyên tắc kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu là:

− Actor − Airway − Activity − Airport

Khi bệnh nhân suy hô hấp, xanh tím cần

− Bóp bóng hỗ trợ ngay − Tư thế đầu cao − Thiết lập đường truyền để chuẩn bị truyền thuốc

5

− Hút sạch hầu họng và/hoặc móc dị vật Những điểm quan trọng cần lưu ý trong thời kỳ đầu xử trí cấp cứ bệnh nhân chấn thương

− Ưu tiên những ván đề liên quan đến tính mạng bệnh nhân − Điều trị ngay nhưng phải dựa vào chẩn đoán xác định − Ưu tiên thu nhập những triệu chứng toàn thân nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân

− Không tạo thêm nguy hiểm cho việc vận chuyển và phác đồ điều trị

Triệu chứng của sốc thần kinh do tổn thương tủy sống

− Mạch chậm − Liệt tứ chi − Vã mồ hôi lạnh − Buồn nôn

SÔC PHẢN VỆ Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến nhẹ là

− Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh.

− Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.

− Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút.

− Các câu trên đều đúng Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến trung bình là

− Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh.

− Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.

− Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút.

− Các câu trên đều đúng Triệu chứng lâm sàng sốc phản vệ diễn biến nặng là

− Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, phù Quincke, buồn nôn, ho, khó thở, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh.

− Bệnh nhân hoảng hốt, choáng váng, mày đay khắp người, khó thở, chảy máu mũi, dạ dày, ruột. Da tái nhợt, mạch không đều. Huyết áp không đo được.

− Thường xảy ra ngay trong phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng, bệnh nhân hôn mê, ngạt thở, da tím tái, co giật, huyết áp không đo được và tử vong trong vài phút.

6

− Các câu trên đều đúng Xử trí ngay tại chỗ với sốc phản vệ là:

− Thuốc Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. − Ủ ấm, nằm đầu thấp đo huyết áp 10-15 phút/ lần.Cho bệnh nhân nằm tại chỗ. − Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên. − Các câu trên đều đúng

Xử trí sốc phản vệ ở nơi có điều kiện gồm có:

− Chống suy hô hấp: Thở oxy. Bóp bóng. Đặt NKQ hoặc mở khí quản. − Truyền tĩnh mạch Adrenalin. Metylprednisolon. Truyền tĩnh mạch chậm Aminophylin.

Natriclorua 9 0/00 . Diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. − Điều trị phối hợp: Uống than hoạt nếu nguyên nhân gây sốc qua đường tiêu hoá. Băng

ép phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. − Các câu trên đều đúng

Những nguyên nhân thường gặp của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Sốc do dị ứng với kháng sinh − Sốc do dị ứng với vitamin C − Sốc do dị ứng với thực phẩm − Sốc do mất máu cấp

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong sốc phản vệ là:

− Suy hô hấp, tụt huyết áp kéo dài − Suy hô hấp, tăng huyết áp kéo dài − Giảm thể tích tích trong lòng mạch nhanh − Suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của tim

Thuốc cơ bản nhất để điều trị sốc phản vệ là:

− Adrenalin − Solumedrol − Depersolon − Hydrocortison

Vitamin gây ra sốc phản vệ thường gặp ở Việt Nam là:

− Vitamin A − Vitamin B − Vitamin C − Vitamin D

Xử trí đầu tiên khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện của sốc phản vệ ngay khi tiêm thuốc là:

− Tiêm adrenalin

7

− Ngừng tiêm ngay lập tức − Đặt đường truyền tĩnh mạch − Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao

Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Nôn − Iả chảy − Đau bụng − Chướng bụng

Cần theo dõi bệnh nhân sốc phản vệ tại cơ sở y tế tối thiểu:

− 12h − 24h − 48h − 36h

Các nguy cơ và biến chứng của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Suy hô hấp − Suy tuần hoàn − Suy thận − Tử vong

Đối với bệnh nhân sốc phản vệ, để đảm bảo hô hấp cần cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ:

− 3─4 lít/ phút − 4─6 lít/ phút − 5─7 lít/ phút − 6─8 lít/ phút

Các triệu chứng tim mạch thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Nhịp tim nhanh − Mạch nhanh hoặc yếu, không bắt được − Huyết áp tụt − Tăng huyết áp

Tư thế xử trí cấp cứu sốc phản vệ là:

− Đầu cao, chân cao − Đầu thấp, chân cao − Đầu thấp, chân thấp − Đầu cao, chân thấp

Hạ huyết áp đột ngột ở bệnh nhân sốc phản vệ có thể gây ra:

− Loạn nhịp tim, nhịp tim chậm

8

− Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh − Nhịp tim ổn định, nhịp thở ổn định − Nhịp tim ổn định, mạch ổn định

Sốc phản vệ ở bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn β giao cảm có thể gây ra:

− Nhịp tim chậm − Nhịp tim ổn định − Nhịp thở ổn định − Nhịp thở chậm

Trong hộp chống sốc phản vệ, ngoài Adrenalin, có thể có thêm các loại thuốc sau, ngoại trừ:

− Solumedrol − Hydrocortisone − Depersolon − Penicilin

Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, tiền sử không có gì đặc biệt, xuất hiện khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa sau khoảng 20 phút sau tiêm thuốc kháng sinh, huyết áp 80/50mmHg, nhịp tim 130 lần/phút, nhịp thở 30 lần/phút. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất với trường hợp trên:

− Cơn hen phế quản − Tràn khí màng phổi − Ngộ độc thức ăn − Sốc phản vệ

Cách sử dụng adrenalin trong cấp cứu:

− Tiêm adrenalin 1 lần duy nhất − Tiêm 2 ống adrenalin( 2ml /1 lần) − Tiêm lặp lại 10─15 phút cho đến khi huyết áp ổn định − Tiêm lặp lại sau 30─45 phút cho đến khi huyết áp ổn định

Cách xử trí cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Cho nằm đầu cao 30° − Cho tiêm Adrenalin − Ngừng tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức − Cho thở oxy qua mặt nạ 6 ─8 lít/ phút

Những nguyên nhân thường gặp của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Sốc do dị ứng với kháng sinh − Sốc do dị ứng với vitamin C − Sốc do dị ứng với thực phẩm − Sốc do mất máu cấp

9

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong sốc phản vệ là:

− Suy hô hấp, tụt huyết áp kéo dài − Suy hô hấp, tăng huyết áp kéo dài − Giảm thể tích tích trong lòng mạch nhanh − Suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp của tim

Thuốc cơ bản nhất để điều trị sốc phản vệ là:

− Adrenalin − Solumedrol − Depersolon − Hydrocortison

Vitamin gây ra sốc phản vệ thường gặp ở Việt Nam là:

− Vitamin A − Vitamin B − Vitamin C − Vitamin D

Xử trí đầu tiên khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện của sốc phản vệ ngay khi tiêm thuốc là:

− Tiêm adrenalin − Ngừng tiêm ngay lập tức − Đặt đường truyền tĩnh mạch − Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao

Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Nôn − Iả chảy − Đau bụng − Chướng bụng

Cần theo dõi bệnh nhân sốc phản vệ tại cơ sở y tế tối thiểu:

− 12h − 24h − 48h − 36h

Các nguy cơ và biến chứng của sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Suy hô hấp − Suy tuần hoàn − Suy thận − Tử vong

10

Đối với bệnh nhân sốc phản vệ, để đảm bảo hô hấp cần cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ:

− 3─4 lít/ phút − 4─6 lít/ phút − 5─7 lít/ phút − 6─8 lít/ phút

Các triệu chứng tim mạch thường gặp trong sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Nhịp tim nhanh − Mạch nhanh hoặc yếu, không bắt được − Huyết áp tụt − Tăng huyết áp

Tư thế xử trí cấp cứu sốc phản vệ là:

− Đầu cao, chân cao − Đầu thấp, chân cao − Đầu thấp, chân thấp − Đầu cao, chân thấp

Hạ huyết áp đột ngột ở bệnh nhân sốc phản vệ có thể gây ra:

− Loạn nhịp tim, nhịp tim chậm − Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh − Nhịp tim ổn định, nhịp thở ổn định − Nhịp tim ổn định, mạch ổn định

Sốc phản vệ ở bệnh nhân có sử dụng thuốc chẹn β giao cảm có thể gây ra:

− Nhịp tim chậm − Nhịp tim ổn định − Nhịp thở ổn định − Nhịp thở chậm

Trong hộp chống sốc phản vệ, ngoài Adrenalin, có thể có thêm các loại thuốc sau, ngoại trừ:

− Solumedrol − Hydrocortisone − Depersolon − Penicilin

Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, tiền sử không có gì đặc biệt, xuất hiện khó thở, đau bụng, nôn, ban đỏ trên da, ngứa sau khoảng 20 phút sau tiêm thuốc kháng sinh, huyết áp 80/50mmHg, nhịp tim 130 lần/phút, nhịp thở 30 lần/phút. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất với trường hợp trên:

− Cơn hen phế quản

11

− Tràn khí màng phổi − Ngộ độc thức ăn − Sốc phản vệ

Cách sử dụng adrenalin trong cấp cứu:

− Tiêm adrenalin 1 lần duy nhất − Tiêm 2 ống adrenalin( 2ml /1 lần) − Tiêm lặp lại 10─15 phút cho đến khi huyết áp ổn định − Tiêm lặp lại sau 30─45 phút cho đến khi huyết áp ổn định

Cách xử trí cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ bao gồm, ngoại trừ:

− Cho nằm đầu cao 30° − Cho tiêm Adrenalin − Ngừng tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức − Cho thở oxy qua mặt nạ 6 ─8 lít/ phút

SỐC TIM Một số nguyên nhân của sốc tim, ngoại trừ:

− Nhồi máu cơ tim. − Hở van 2 lá cấp. − Sốt xuất huyết. − Ngộ độc thuốc.

Sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp thường không thấy dấu hiệu này:

− Cơn đau ngực điển hình. − Nghe tiếng tim mờ , gan to. − Các men tim tăng − Xuất hiện sóng Q và đoạn ST tăng

Triệu chứng sốc tim do ép tim cấp ngoại trừ

− Khó thở dữ dội. − Tĩnh mạch cổ nổi. − Tăng HA. − Nghe tiếng tim mờ, gan to.

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sốc tim(nội dung quan trọng nhất):

− Tiêm thuốc vận mạch quay. − Đo nhiệt độ cho người bệnh. − Đảm bảo hô hấp cho người bệnh. − Hướng dẫn người bệnh vận động sau sốc.

12

Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, có tiền sử nhồi máu cơ tim cấp, vào viện với biểu hiện đau ngực, da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp 80/60mmHg, nhịp tim 130 lần/phút, thở 30 lần/ phút. Chẩn đoán nào sau đây phù hợp nhất?

− Phù phổi cấp − Sốc tim − Hen phế quản − Ngộ độc thức ăn

Xử trí ban đầu nào cho bệnh nhân trên là đúng

− Cho bệnh nhân nằm đầu cao − Truyền tĩnhmạch Nacl 0,9 % − Đặt túi theo dõi nước tiểu − Cho bệnh nhân nằm đầu thấp

Thuốc ưu tiên điều trị cho bệnh này là?

− Dopamin − Adrenalin − Noadrenalin − Corticoit

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân sốc bao gồm, ngoại trừ:

− Bệnh nhân lơ mơ, mệt lả, hốt hoảng, nặng có thể hôn mê − Huyết áp tụt, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg − Nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh − Tiểu nhiều, khát nhiều

Thứ tự các giai đoạn của sốc:

− Sốc nhược, sốc không hồi phục, sốc cương − Sốc không hồi phục, sốc cương, sốc nhược − Sốc cương, sốc nhược, sốc không hồi phục − Sốc cương, sốc không hồi phục, sốc nhược

Động tác cấp cứu ban đầu nào sau đây không đúng với bệnh nhân sốc:

− Cho bệnh nhân nằm đầu cao nếu còn tụt huyết áp − Thở oxy qua ống thông mũi và mặt nạ − Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên chắc chắn, truyền ngay Nacl 0,9% − Mắc máy theo dõi liên tục nhịp tim, huyết áp, SpO2, nhịp thở

13

Đối với bệnh nhân sốc nặng cần phải theo dõi, ngoại trừ: − Theo dõi huyết áp 15─30 phút/ lần − Theo dõi mạch 3 giờ/ lần − Theo dõi nhịp thở, SpO2 15─30 phút/ lần − Theo dõi nước tiểu 1 giờ/ lần

NGỘ ĐỘC CẤP Tư thế bệnh nhân khi rửa dạ dày là:

− Nằm đầu thấp nghiêng trái − Nằm đầu thấp nghiêng phải − Nằm ngửa cổ ưỡn − Nằm đầu cao

Số lượng dịch đưa vào trong một lần rửa dạ dày (ở người trưởng thành) là:

− 100-150 ml − 200 ml − 300-400 ml − 500-750 ml

Khi tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc đường tiêu hóa (ăn, uống phải chất độc), các săn sóc ban đâu cần làm là:

− Rửa dạ dày hoặc gây nôn − Đặt một đường truyền tĩnh mạch ngoại biên − Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn − Cởi bỏ quần áo nhiễm độc, tắm hoăc rửa sạch vùng da bị nhiễm độc

Các điều nào sau đây là đúng khi rửa dạ dày cho bệnh nhân ngộ độc:

− Rửa đến khi nước trong, hết độc chất trong dịch rửa, không giới hạn lượng dịch rửa là bao nhiêu.

− Rửa tối đa 20 lít − Mỗi lần đưa vào dạ dày là 500 ml − Để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng trái, mỗi lần đưa vào dạ dầy 200-300ml

Triệu chứng/hội chứng muscarin trên BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có?

− Đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim. Tăng tiết mồ hôi. − Tăng tiết dịch ở các hốc tự nhiên, co thắt khí phế quản − Mạch chậm, huyết áp hạ, rối loạn dẫn truyền tim. − Các câu trên đều đúng.

14

Triệu chứng/hội chứng nicotin trên bệnh nhân nhiếm độc cấp phospho hữu cơ gồm có? − Rung giật các tấm cơ: cơ mặt, ngực, vai, cánh tay, đùi. − Có thể trụy tim mạch. Mạch nhanh, huyết áp tăng. − Kích thích hệ TK giao cảm: da lạnh, xanh tái (do co mạch). − Các câu trên đều đúng.

Triệu chứng/hội chứng thần kinh trung ương trên BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ? − Lo lắng, bồn chồn, rối loạn ý thức, nói khó, nhức đầu, lẫn lộn, mất ngủ., sốt. − Ức chế hô hấp, co giật, hôn mê. − Ngộ độc nặng: ức chế trung tâm hô hấp và tuần hoàn → suy hô hấp, trụy mạch, phù

phổi cấp → tử vong rất nhanh. − Các câu trên đều đúng.

Nhận định chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ?

− Tình trạng tuần hoàn: đo HA, đếm mạch. − Tình trạng hô hấp: quan sát màu sắc da niêm, móng tay – chân, đếm nhịp thở, quan

sát kiểu thở, tình trạng tăng tiết, quan sát cánh mũi, các cơ hô hấp phụ. − Tình trạng ngộ độc: hỏi người nhà (hoặc bệnh nhân) ngộ độc thuốc gì, số lượng, thời

gian, lý do, xử trí trước khi nhập viện. Các vấn đề khác: hoàn cảnh gia đình, tiền sử bệnh tật.

− Các câu trên đều đúng. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có?

− Suy hô hấp cấp do tác dụng của độc chất.Suy tuần hoàn do tác dụng của độc chất. − Co giật do tác dụng của độc chất. − Hôn mê do suy hô hấp và tuần hoàn. − Các câu trên đều đúng.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có?

− Bảo đảm hô hấp. Duy trì tuần hoàn. − Loại trừ chất độc. Theo dõi biến chứng − Giáo dục sức khỏe. − Các câu trên đều đúng.

Thực hiện chăm sóc hô hấp BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm các biện pháp?

− Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn. Đặt canuyn đề phòng tụt lưỡi. − Thở oxy. Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, móng tay, niêm mạc. − Hút đàm dãi nếu tăng tiết; Đặt nội khí quản. − Các câu trên đều đúng.

Duy trì tuần hoàn trong chăm sóc BN nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm các biện pháp

− Theo dõi mạch, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân.

15

− Chuẩn bị dụng cụ, dịch truyền, thuốc theo y lệnh. − Phụ giúp bác sĩ đặt catether tĩnh mạch trung tâm. − Các câu trên đều đúng.

Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể với bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm các biện pháp?

− Rửa dạ dày với tối đa 10 lít nước, than hoạt 20 - 50g pha với 50ml nước. Thực hiện tiêm Atropin theo y lệnh. PAM.

− Rửa dạ dày với tối đa 10 lít nước, than hoạt 20 - 50g pha với 50ml nước. Dịch truyền, kháng sinh theo y lệnh. Đặt sonde tiểu, sonde dạ dày.

− Thực hiện tiêm Atropin theo y lệnh. Thực hiện các xét nghiệm. PAM. − Các câu trên đều sai.

Theo dõi biến chứng trên bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ gồm có? − Theo dõi hội chứng trung gian. − Theo dõi hội chứng thần kinh ngoại vi muộn. − A và B sai − A và B đúng.

Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân nhiễm độc cấp phospho hữu cơ kết quả tốt khi?

− Đầu tóc, da, dịch dạ dày, ga giường không có mùi thuốc sâu. Các DHST dần dần trở về ổn định. Không xảy ra loét và các biến chứng khác.

− Y lệnh được thực hiện đầy đủ, chính xác. Các xét nghiệm được làm đủ, sớm. − Các theo dõi được ghi chép đầy đủ. − Bệnh nhân hiểu được nguy cơ của thuốc và biết được cách phòng ngộ độc.

Trên thực tế lâm sàng, ngộ độc cấp hay gặp nhất qua đường nào sau đây:

− Đường ăn uống − Đường thở − Đường da, niêm mạc − Đường tiêm truyền

Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc ngủ, thuốc an thần bao gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ:

− Hôn mê yên tĩnh − Tụt huyết áp − Thở yếu hoặc ngừng thở nếu ngộ độ nặng − Co giật

Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc phiện, thuốc heroin bao gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ:

− Hôn mê

16

− Mùi thuốc trừ sâu − Thở chậm hoặc ngừng thở − Đồng tử hai bên co nhỏ

Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc chuột bao gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ:

− Co giật − Suy tim − Liệt cơ − Rối loạn nhịp tim

Triệu chứng trong trường hợp ngộ độc cấp do thuốc thuốc trừ sâu photpho hữu cơ bao gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ:

− Mạch chậm, tăng tiết, co thắt phế quản − Máy cơ, co giật, có thể liệt cơ − Rối loạn ý thức, hôn mê sâu, có mùi thuốc trừ sâu − Mạch nhanh, tăng tiết, giãn phế quản

Chẩn đoán xác định ngộ độc cấp phải dựa vào:

− Xquang − Điện não đồ − Xét nghiệm độc chất − Điện tim đồ

Mục tiêu của việc xử trí ngộ độ cấp là:

− Giảm lượng chất độc trong cơ thể − Giảm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể − Hạn chế tác dụng của chất độc − Hồi sức và xử trí các triệu chứng

Những trường hợp chống chỉ định dùng than hoạt khi bệnh nhân ngộ độc cấp bao gồm, ngoại trừ :

− Bệnh nhân hôn mê, co giật − Bệnh nhân khó chịu ở bụng − Bệnh nhân uống các chất ăn mòn − Bệnh nhân tắc ruột

Kỹ thuật rửa dạ dày khi bệnh nhân bị ngộ độc cấp hiệu quả nhất trong vòng:

− 60 phút đầu bị ngộ độc − 70 phút đầu bị ngộ độc − 80 phút đầu bị ngộ độc − 90 phút đầu bị ngộ độc

17

Tư thế bệnh nhân khi rửa dạ dày là:

− Nằm ngửa, đầu cao − Nằm đầu thấp, nghiêng trái − Nằm đầu cao, nghiêng trái − Nằm ngửa cổ tối đa

Số lượng dịch đưa vào trong 1 lần rửa dạ dày ở người trưởng thành là:

− 100ml − 100 ─200ml − 200ml − 200 ─300ml

Số lượng dịch đưa vào trong 1 lần rửa dạ dày ở trẻ em là:

− 50ml − 50 ─100ml − 100ml − 100 ─200ml

Điều trị thải độc bằng cách gây nôn chỉ được thực hiện trong vòng bao nhiêu giờ sau khi ăn, uống phải chất độc:

− 1 giờ − 1,5 giờ − 2 giờ − 2,5 giờ

Những trường hợp chống chỉ định gây nôn khi bệnh nhân ngộ độc cấp bao gồm:

− Ăn, uống các chất ăn mòn, acid, base hoặc các thực phẩm giàu canxi − Ăn, uống các chất ăn mòn, acid, base hoặc các hydrocacbon − Ăn, uống các chất ăn mòn, acid, base hoặc các thực phẩm giàu protein − Ăn, uống các chất ăn mòn, acid, base hoặc các thực phẩm giàu chất xơ

Những chăm sóc ban đầu cần làm khi tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc đường tiêu hóa do ăn uống phải chất độc bao gồm, ngoại trừ:

− Rửa dạ dày hoặc gây nôn − Đặt một đường truyền tĩnh mạch ngoại biên − Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn − Cởi bỏ quần áo nhiễm chất độc, tắm hoặc rửa sạch vùng da nhiễm độc

Những chăm sóc ban đầu cần làm khi bị chất độc bắn vào mắt bao gồm, ngoại trừ:

− Ngay tức khắc, nhỏ mắt bằng nhiều nước − Nhuận tràng kích thích co bóp ruột tống chất độc ra ngoài

18

− Nhỏ mắt liên tục 10─15 phút nếu chất độc là acid hoặc kiềm − Chuyển tới chuyên khoa mắt

Thuốc nhuận tràng sorbitol nên uống khi nào:

− Ngay sau khi dùng than hoạt − Trước khi dùng than hoạt − Sau khi dùng than hoạt 4 giờ − Sau khi dùng than hoạt 5 giờ

Cách xử trí khi khí độc vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp bao gồm, ngoại trừ:

− Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc − Tăng thông khí: bóp bóng mask hoặc thở máy − Hô hấp nhân tạo trực tiếp ( miệng ─ miệng, miệng ─ mũi) − Không hô hấp nhân tạo trực tiếp

Tăng đào thải chất độc trong máu bao gồm những cách sau, ngoại trừ:

− Truyền dịch − Rửa dạ dày − Lọc máu − Lợi tiểu

Chống chỉ định dùng than hoạt khi bệnh nhân ngộ độc cấp là:

− Hôn mê − Co giật − Tắc ruột − Uống các chất ăn mòn

SUY HÔ HẤP CẤP Triệu chứng xuất hiên đầu tiên trong suy hô hấp là gì?

− Khó thở − Vã mồ hôi − Rối loạn tim mạch − Rối loạn ý thức

Suy hô hấp có mấy loại?

− 1 loại − 2 loại − 3 loại − 4 loại

Liều cao trong liệu pháp oxi khi điều trị suy hô hấp là bao nhiêu?

19

− 3-7 L − 5-10 L − 5-12 L − 7-14 L

Chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp cấp dựa vào:

− Thăm khám lâm sàng cẩn thận − Chụp X quang phổi − Làm khí máu động mạch − Tất cả các ý trên

Để chẩn đoán mức độ suy hô hấp cấp nặng thì chỉ số nào sau đây là đúng?

− Glasgow 15 ,Mạch 100-120 ,Nhịp thở 25-30 ,Nói Câu dài. − Huyết áp Tăng PH 7.35-7.45 PaO2 > 60 PaC02 45-55 − Nhịp thở 30-40 ,nói:Câu ngắn, tím :++,vật vã mồ hôi:++,HA;Tăng − D.Mạch >140, nhịp thở:>40 hoặc <10, tím: ++, HA: Tăng

Các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp bao gồm, ngoại trừ:

− Cơn hen phế quản ác tính − Tràn khí màng phổi − Ung thư phổi − Sốt

Những triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp bao gồm, ngoại trừ:

− Cảm giác khó thở hoặc ngạt thở − Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi − Không thay đổi trạng thái tinh thần và ý thức − Thở nhanh,sử dụng cơ hô hấp phụ

Một bệnh nhân khi được nhận định tím rõ, vã mồ hôi, kích thích, vật vã, mạnh >120 lần/ phút, nhịp thở >30 lần/ phút, SpO2 <90%. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:

− Suy hô hấp nặng − Suy hô hấp nguy kịch − Suy hô hấp nhẹ − Viêm phổi

Suy hô hấp nguy kịch khi có một trong những dấu hiệu sau, ngoại trừ:

− Thở chậm (<10 lần/ phút) hoặc ngừng thở − Nhịp tim chậm (<60 lần/ phút) − Hôn mê, tím toàn thân − Tăng huyết áp

20

Khó thở nhanh trong suy hô hấp thường là: − <16 lần/ phút − 16─20 lần/ phút − 20─25 lần/ phút − 25─40 lần/ phút

Mục tiêu xử trí cấp cấp suy hô hấp bao gồm, ngoại trừ:

− Đảm bảo thông thoáng đường thở, không ứ đọng đờm dãi − Kiểm soát tốt thông khí và đảm bảo oxy hóa máu − Từ từ xử trí bệnh lí nguyên nhân sau khi người bệnh đã ổn định − Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các diễn biến xấu

Tư thế thích hợp cho người bệnh suy hô hấp khi bị khó thở là:

− Nằm đầu cao − Nằm đầu thấp − Nằm đầu bằng − Nằm nghiêng người

Người bệnh suy hô hấp mạn tính do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên:

− Thở oxy lưu lượng thấp 1─3 lít/ phút qua gọng kính − Thở oxy lưu lượng thấp 5─7 lít/ phút qua gọng kính − Thở oxy lưu lượng thấp 1─3 lít/ phút qua mask − Thở oxy lưu lượng thấp 5─7 lít/ phút qua gọng kính

Các phương pháp cải thiện thông khí bao gồm, ngoại trừ:

− Thuốc giãn phế quản, vỗ rung − Thuốc lợi tiểu, an thần − Dẫn lưu tư thế, hút đờm dãi − Hướng dẫn người bệnh thở chậm và sâu

Những dấu hiệu cho thấy người bệnh đạt được tình trạng oxy máu và thông khí trở lại bình thường bao gồm, ngoại trừ:

− PaO2 < 60mmHg − SaO2 và SpO2 >92─95% − PaCO2 35─45mmHg − Dấu hiệu sống ổn định

Cách đề phòng sặc phổi ở suy hô hấp trong trào ngược dịch vị là:

− Nằm đầu cao, nghiêng đầu, dùng thuốc vệ niêm mạc dạ dày − Nằm đầu thấp, nghiêng đầu, dùng thuốc vệ niêm mạc dạ dày − Nằm đầu cao, nghiêng đầu, hút dịch dạ dày

Nằm đầu thấp Trình bày được các nguyên nhân thường gây suy hô hấp cấp

21

− Giảm thông khí do giảm hoạt động của cơ hô hấp hoặc trung tâm hô hấp bị ức chế. − Tắc nghẽn đường hô hấp − Rối loạn trao đổi khí ở phổi − Giảm oxy trong khí thở vào, tăng sản xuất CO2

Trình bày được các nguyên nhân thường gây suy hô hấp cấp

− Phù thanh quản, viêm thanh khí quản − Viêm phổi, cơn hen phế quản, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. − Phù phổi cấp − Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, mảng sường di động

Các ý nào sau đây là đúng đối với chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp: − Cần giữ cho đường thở thông thoáng − Thở oxy để duy trì PaO2 > 60mmHg và SaO2 > 92-95% − Nên đặt bệnh nhân ngồi hoặc tư thế nằm đầu cao − Cải thiện thông khí bằng dùng thuốc giãn phế quản

Các ý nào sau đây là đúng đối với chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp: − Cần giữ cho đường thở thông thoáng − Thở oxy để duy trì PaO2 > 60mmHg và SaO2 > 92-95% − Hướng dẫn bệnh nhân thở nhanh nông − Cải thiện thông khí bằng dùng thuốc giãn phế quản − Nghiêng đầu, hút dịch dạ dày

PHÙ PHỔI CẤP Định nghĩa phù phổi cấp

− Phù phổi cấp là một suy hô hấp do sự tràn thanh dịch đột ngột từ các mao mạch phổi vào các phế nang làm ngăn cản sự trao đổi khí gây ra ngạt thở cấp.

− Phù phổi cấp là một suy hô hấp nặng do sự tràn thanh dịch từ các mao mạch phổi vào các phế nang làm ngăn cản sự trao đổi khí gây ra ngạt thở cấp.

− Phù phổi cấp là một suy hô hấp nặng do sự tràn thanh dịch đột ngột từ các mao mạch phổi vào các phế nang làm ngăn cản sự trao đổi khí gây ra ngạt thở cấp.

− Tất cả các câu trên đều sai. Nguyên nhân gây ra phù phổi cấp có thể do:

− Các bệnh tim mạch, ngộ độc cấp − Các trạng thái sốc phổi, các bệnh thận − Tai biến do làm thủ thuật; Nhiễm khuẩn, virút − Các câu trên đều đúng.

Triệu chứng của phù phổi cấp gồm có:

22

− Cơn thường xảy ra về đêm. − Khó thở đột ngột, dữ dội, thở nhanh, nông 50 - 60 l/phút. − Ho liên tục rồi khạc ra dịch bọt hồng.Ran ẩm từ đáy phổi dâng lên đỉnh phổi nhanh. − Các câu trên đều đúng.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp gồm?

− Chống ngạt thở, giảm kích thích và lo sợ. − Chế độ nuôi dưỡng. − Thực hiện y lệnh. Theo dõi diễn biến bệnh. − Các câu trên đều đúng.

Thực hiện chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp gồm các biện pháp?

− Chống ngạt thở − Sử dụng thuốc theo y lệnh − Giảm kích thích và lo sợ cho bệnh nhân. Trích huyết − Các câu trên đều đúng.

Các nguyên nhân gây phù phổi cấp do tim bao gồm, ngoại trừ:

− Tăng huyết áp − Viêm cầu thận − Nhồi máu cơ tim − Hẹp van 2 lá

Triệu chứng lâm sàng của phù phổi cấp là:

− Khó thở nhẹ − Thở chậm − Khạc ra bọt hồng − Khạc ra bọt màu nêu

Một số xét nghiệm cần thiết làm đối với người bệnh phù phổi cấp bao gồm, ngoại trừ:

− XQuang phổi − XQuang bụng − Siêu âm tim − Khí máu động mạch

Để giảm bớt phù phổi nên đặt người bệnh ở tư thế:

− Ngồi thẳng, 2 chân kê cao − Nằm đầu thấp − Nằm nghiêng trái − Ngồi thẳng, hai chân buông thõng

− Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của phù phổi cấp

23

− Khò khè − Thay đổi trạng thái tinh thần và ý thức − Mạch rất nhanh > 120 lần / phút hoặc chậm < 60 lần / phút − Thở nhanh > 30 lần / phút’ thở chậm < 10 nhịp / phút hoặc ngưng thở

Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của phù phổi cấp

− Thay đổi trạng thái tinh thần và ý thức − Cánh mũi phập phồng, xanh tím − Mạch rất nhanh > 120 lần / phút hoặc chậm < 60 lần / phút − Thở nhanh > 30 lần / phút’ thở chậm < 10 nhịp / phút hoặc ngưng thở

Các nguyên nhân thường gặp gây phù phổi cấp

− Nhồi máu cơ tim, hẹp van hai lá, viêm cơ tim, cơn tăng huyết áp − Suy thận cấp − Truyền dịch quá nhanh, quá nhiều thời gian ngắn. − Các câu trên đều sai

Chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

− Tắc nghẽn đường thở liên quan đến co thắt khí phế quản, tăng bài tiết đờm dãi. − Trao đổi khí kém liên quan đến tình trạng ngập nước phế nang. − Động tác thở kém hiệu quả liên quan đến giảm vận động của thành ngực. − Rối loạn ý thức liên quan đến giảm oxy máu

Chọn câu trả lời đúng đối với chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

− Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm đầu cao 30 độ − Ga ro tĩnh mạch 3 chi luân phiên − Tăng cường truyền dịch − Chuẩn bị sẵn sàng các thuốc: morphin, lasix, nitroglycerin

Bệnh nhân đột ngột khó thở, tỉnh, tím mô, vã mồ hôi, khạc bọt hồng, thở 40 lần / phút, mạch 130 lần/phút, HA 140/85 mmHg. Các nhận đinh và chăm sóc ban đầu nào sau đây là đúng:

− Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp nghiêng một bên để dễ khạc bọt hồng. − Đặt bệnh nhân ngồi, thõng chân. − Cho bệnh nhân thở oxy 6-8 lít/phút qua mặt nạ. − Đặt một đường truyền ngoại biên chắc chắn, truyền dịch nhanh 50-60 giọt/phút.

HÔN MÊ Định nghĩa Hôn mê được trình bày là:

− Hôn mê là tình trạng không đáp ứng với kích thích. − Hôn mê là tình trạng tình trạng suy giảm về tri giác, cảm giác, vận động và rối loạn các

chức năng thực vật.

24

− Hôn mê là tình trạng mất ý thức từng phần. − Hôn mê là tình trạng mất ý thức nhưng không mất sự thức tỉnh.

Nguyên nhân dẫn tới Hôn mê là:

− Do rối loạn chuyển hóa & bệnh toàn thể, tổn thương trên lều, tổn thương dưới lều hoặc do tình trạng tâm lý bắt chước hôn mê.

− Do tổn thương trên lều (supratentorial) như trong chảy máu trong não; tụ máu dưới hoặc quanh màng cứng; nhồi máu não; tắc xoang tĩnh mạch; u, abce; não úng thủy...

− Do tổn thương dưới lều (infratentorial) như trong chảy máu hoặc nhồi máu thân não; chay hoặc nhồi máu tieu nao; u; abces; phĩnh mạch nền não...

− Do rối loạn chuyển hóa & bệnh toàn thể như trong nhiễm độc thuốc & độc tố; viêm não; Rối loạn điện giải; chấn thương đầu kín…

Phân độ tiền hôn mê là:

− Mất thức tỉnh. − Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan rộng − Hôn mê vừa, thực sự, do ức chế lần tới gian não, não giữa − Hôn mê sâu, do ức chế lan cầu não, một phần hành não

Phân độ hôn mê độ 1 là:

− Mất thức tỉnh − Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan rộng − Hôn mê vừa, thực sự, do ức chế lần tới gian não, não giữa − Hôn mê sâu, do ức chế lan cầu não, một phần hành não

Phân độ hôn mê độ 2 là:

− Mất thức tỉnh − Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan rộng − Hôn mê vừa, thực sự, do ức chế lần tới gian não, não giữa − Hôn mê sâu, do ức chế lan cầu não, một phần hành não

Phân độ Hôn mê độ 3 là:

− Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan rộng − Hôn mê vừa, thực sự, do ức chế lần tới gian não, não giữa − Hôn mê sâu, do ức chế lan cầu não, một phần hành não − Hôn mê quá mức, do ức chế hành não

Bảng điểm GLASGOW đánh giá về đáp ứng của mắt theo số điểm là:

− Mở tự nhiên (1). Mở khi ra lệnh (2) . Mở khi gây đau (3). Không mở khi kích thích(4) − Mở tự nhiên (1). Mở khi ra lệnh (1) . Mở khi gây đau (1). Không mở khi kích thích(1) − Mở tự nhiên (4). Mở khi ra lệnh (3). Mở khi gây đau (2). Không mở khi kích thích(1) − Mở tự nhiên (3). Mở khi ra lệnh (2) . Mở khi gây đau (1). Không mở khi kích thích(0)

25

Bảng điểm GLASGOW đánh giá về đáp ứng của nói theo số điểm là:

− Trả lời đúng (1). Trả lời hạn chế (2). Trả lời lộn xộn (3). Không rõ (4). Không nói (5) − Trả lời đúng (5). Trả lời hạn chế (4). Trả lời lộn xộn (3). Không rõ (2). Không nói (1) − Trả lời đúng (1). Trả lời hạn chế (1). Trả lời lộn xộn (1). Không rõ (1). Không nói (1) − Trả lời đúng (4). Trả lời hạn chế (3). Trả lời lộn xộn (2). Không rõ (1). Không nói (0)

Bảng điểm GLASGOW đánh giá về đáp ứng của vận động theo số điểm là

− Làm đúng theo lệnh (1). Đáp ứng khi đau (2). Cử động không tự chủ (3). Co cứng mất vỏ não (4). Duỗi cứng mất não (5). Không đáp ứng gì cả (6)

− Làm đúng theo lệnh (5). Đáp ứng khi đau (4). Cử động không tự chủ (3). Co cứng mất vỏ não (2). Duỗi cứng mất não (1). Không đáp ứng gì cả (0)

− Làm đúng theo lệnh (6). Đáp ứng khi đau (5). Cử động không tự chủ (4). Co cứng mất vỏ não (3). Duỗi cứng mất não (2). Không đáp ứng gì cả (1)

− Làm đúng theo lệnh (1). Đáp ứng khi đau (1). Cử động không tự chủ (1). Co cứng mất vỏ não (1). Duỗi cứng mất não (1). Không đáp ứng gì cả (1)

Bảng điểm GLASGOW đánh giá về tình trạng hôn mê theo số điểm là: − 4 điểm: Hôn mê sâu. 5 điểm: Tình trạng xấu. ≤ 7 điểm: Hôn mê − 10 điểm: Hôn mê sâu. 4-5 điểm: Tình trạng xấu. ≤ 7 điểm: Hôn mê − 10 điểm: rối loạn ý thức. 6-10 điểm: tiến triển xấu. ≤ 7 điểm: Hôn mê − 3 điểm: Hôn mê sâu. 5 điểm: Tình trạng xấu. ≤ 6 điểm: Hôn mê

Nguyên tắc xử trí hôn mê

− Làm theo phác đồ ABC − Cho ngay Vitamin B1 và Naloxone − Chọc ngay ống sống − Làm ngay điện não đồ.

Nhận định trình trạng khi bệnh nhân hôn mê cần phải

− Nhận định tình trạng sinh hiệu. − Nhận định mức độ hôn mê. − Nhận định tình trạng sinh hiệu và mức độ hôn mê (theo điểm Glasgow). − Các câu trên đều sai.

Một bệnh nhân nam, 40 tuổi vào viện trong tình trạng gọi hỏi trả lời không phù hợp, chỉ mở mắt khi có kích thích đau và co chi lại khi kích thích đau. Mức điểm theo thang điểm Glasgow đối với bệnh nhân này là:

− 7 điểm − 8 điểm − 9 điểm − 10 điểm

26

Tư thế an toàn cho người bệnh trong tình trạng hôn mê là:

− Đặt NB tư thế an toàn, đầu cao, nghiêng về 1 bên. − Đặt NB nằm đầu thấp. − Đặt NB ngồi thẳng, chân buông thõng. − Đặt NB nằm sấp.

Đề phòng loét cho bệnh nhân tai biến mạch não, cần thay đổi tư thế cho bệnh nhân ít nhất:

− 30 phút/ lần − 1 giờ/ lần − 2 giờ/lần − 1 đến 2 giờ/lần

Các biến chứng hô hấp hay gặp của người bệnh hôn mê, ngoại trừ:

− Tắc nghẽn đường thở − Phù phổi cấp − Viêm đường hô hấp trên − Bội nhiễm phổi

Các biến chứng tuần hoàn hay gặp của người bệnh hôn mê, ngoại trừ:

− Mạch nhiệt phân ly − Tăng huyết áp − Trụy mạch − Loạn nhịp

Các biến chứng về dinh dưỡng hay gặp đối với bệnh nhân hôn mê, ngoại trừ:

− Loét mục vùng tỳ đè − Tắc mạch − Phù phổi cấp − Viêm loét giác mạc mắt

Các nguyên tắc xử trí cấp cứu bao gồm:

− Đảm bảo hô hấp − Đảm bảo tuần hoàn − Đánh giá thần kinh − Cả 3 câu trên

Cách xử trí khi người bệnh tụt huyết áp, trụy mạch, ngoại trừ:

− Bù dịch − Sử dụng thuốc hạ huyết áp − Sử dụng thuốc vận mạch − Truyền máu

27

Năng lượng cần cung cấp cho bệnh nhân hôn mê là

− 50-70 Calo/kg thể trọng − 30 - 50 Calo/kg thể trọng − 30-40 Calo/kg thể trọng − 60 – 70 Calo/kg thể trọng

Đối với người bệnh hôn mê có ăn qua ống thông dạ dày, điều dưỡng cần phải dặn gia đình bệnh nhân không được:

− Tự chế biến thức ăn − Tự ý rút ống thông − Tự ý bơm thức ăn − B và C

Những biện pháp chăm sóc có tác dụng dự phòng loét mục là

− Dinh dưỡng đầy đủ − Thay đổi tư thế thường xuyên − Vệ sinh cơ thể và không để xóc da − A, B và C

Cách tốt nhất để tránh cho bệnh nhân co giật hít phải dịch nôn là:

− Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn − Đặt ống thông dạ dày − Đặt ống nội khí quản − B và C

Khi xếp giường cho người bệnh tai biến mạch não có liệt nửa thân, điều dưỡng thường để người bệnh nằm gần tường, bên liệt quay ra ngoài chủ yếu nhằm mục đích:

− Để dễ đếm mạch, đo huyết áp − Để tránh ngã cho bệnh nhân − Để dễ tiêm, truyền khi cần − Tất cả A, B và C

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê cần phải

− Lập kế hoạch đảm bảo hô hấp. Đảm bảo tuần hoàn. Phòng chống nhiễm khuẩn. − Lập kế hoạch đảm bảo dinh dưỡng. Chống loét. Chống teo cơ, tắc mạch. − Thực hiện nghiêm túc các y lệnh. − Theo dõi sát tiến triển bệnh.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê cần phải

− Đảm bảo hô hấp. Đảm bảo tuần hoàn. Phòng chống nhiễm khuẩn. − Đảm bảo dinh dưỡng. Chống loét. Chống teo cơ, tắc mạch.

28

− Thực hiện nghiêm túc các y lệnh. − Theo dõi sát tiến triển bệnh.

Nhận định kết quả chăm sóc bệnh nhân hôn mê

− Kết quả là tốt khi sinh hiệu ổn, tri giác dần tiến bộ (điểm Glasgow tăng dần…) − Không bị các biến chứng do thiếu chăm sóc − Không bị suy kiệt. − Gia đình bệnh nhân yên tâm, hợp tác với nhân viên y tế để chăm sóc bệnh nhân.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân hôn mê là:

− Bệnh nhân không phục hồi sự thức tỉnh sau khi bị kích thích − Bênh nhân không nhận biết được bản thân và xung quanh − Bệnh nhân gọi hỏi trả lời đúng và nói là mình bị hôn mê − Kích thích đau bệnh nhân không mở mắt

Các động tác cấp cứu nào sau đây là đúng đối với bệnh nhân hôn mê:

− Cho bệnh nhân nằm ngửa đầu thấp − Đặt bệnh nhân nằm đầu cao, nghiêng về một bên, thở oxy qua ống thông mũi − Nếu bệnh nhân nôn, khó thở thì cho thở oxy qua mặt nạ − Nếu ứ động đờm dãi tiến hành hút đờm dãi họng miệng, đặt canun miệng. − Đo huyết áp, mắc máy theo dõi liên tục nhịp tim, SpO2, nhịp thở

Trong hôn mê - khi bênh nhân vẫn tiếp tục nặng lên, mê sâu hơn, tím, ho khạc kém. Các xử trí cấp cứu tiếp theo là:

− Cho tăng oxy lên 12 lít/phút vì bênh nhân tím, mê sâu, ngừng thở − Hạ thấp đầu giường bệnh nhân − Bóp bóng qua mặt nạ có oxy, hút đờm dãi họng miệng − Chuẩn bị và phụ giúp bác sĩ đặt NKQ

Thái độ theo dõi bệnh nhân hôn mê là:

− Theo dõi mạch, huyết áp là không cần thiết − Theo dõi sát mạch, huyết áp là rất cần thiết − Theo dõi nhịp thở, SpO2 là không quan trọng − Theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân là càn thiết

Các biểu hiện nào sau đây của bệnh nhân hôn mê thể hiện bệnh nhân được chăm sóc tốt:

− Bệnh nhân sốt cao ứ đọng đờm dãi − Huyết áp, mạch ổn định − Thở đều 14 lần/phút, đường thở thông thoáng − Viêm kết mạc mắt kéo dài − Mảng mục, teo cơ, cứng khớp

29

NKQ - MKQ Chỉ định đặt nội khí quản là:

− Sai khớp hàm − U vòm họng − Vỡ xương hàm − Mất phản xạ thanh môn

Chống chỉ định của mở khí quản:

− Người bệnh đặt nội khí quản dài ngày − Các bệnh lý đông máu − Bệnh lý thanh quản: lao thanh quản, ung thư,… − Chít hẹp thanh môn

Thời gian thay Canun nhựa mềm trong mở khí quản:

− Sau 72h − Sau 48h − Sau 60h − Sau 24h

Các biến chứng khi đặt nội khí quản và mở khí quản, ngoại trừ:

− Ứ đọng đờm dãi − Nhiễm trùng tại chỗ − Rò bóng chèn − Tuột ống

Khi hút đờm dãi qua ống NKQ, cần lưu ý:

− Mỗi lần hút không quá 1 phút − Khi hút xong cho người bệnh tự thở − Một lần hút không quá 30 giây, tổng số lần hút không quá 2 phút, khi hút xong cho

người bệnh thở oxy 100% − Tổng số lần hút không quá 5 phút

Khi người bệnh tím tái, kích thích vật vã và có phù thanh môn thì chỉ định duy nhất khi cho người bênh là:

− Thở oxy qua mặt nạ − Bóp bóng ambu có oxy − Đặt nội khí quản − Mở khí quản

Người bênh X 55tuổi được chẩn đoán là nhồi máu não đang được thở máy qua nội khí quản. Khi thấy người bênh tím tái, chỉ số SpO2 78%, việc làm đầu tiên của điều dưỡng cho người bệnh là:

30

− Báo ngay cho bác sỹ − Tăng nồng độ oxy máy thở − Bóp bóng ambu có oxy − Hút đờm giãi qua nội khí quản

Tư thế hút đờm qua ống NKQ cho người bệnh là:

− Nghiêng đầu sang phải − Nghiêng đầu sang trái − Nằm ngữa, đầu thấp − Tất cả các tư thế trên

Khi hút đờm cho người bệnh qua NKQ, đặt áp lực máy hút ở:

− - 80cmHg đến - 120cmHg − - 80cmHg − - 100cmHg − - 120 cmHg

Áp lực của bóng chèn nên duy trì là:

− 15-20 mmHg − 35-40 mmHg − 10-15 mmHg − 20-25 mmHg

Chọn câu đúng nhất - Chỉ định phổ biến để luồn ống nội khí quản gồm có:

− Khi vùng mổ ngay sát cạnh hoặc mổ cả vào đường thở trên. Khi duy trì đường thở bằng mask khó.

− Ngừa hít dịch dạ dày. Thông khí một phổi. Làm vệ sinh khí phế quản. Thông đường thở để gây mê NKQ.

− Tổn thương phổi hoặc hôn mê, đa chấn thương mức nặng, suy hô hấp ... − Các câu nêu ở đây đều đúng

Chọn câu đúng nhất - Biến chứng của luồn ống nội khí quản có thể gặp gồm có?

− Xảy ra trong khi luồn ống như: Hít trào ngược, mẻ răng, rách môi & lợi. Tổn thương thanh quản.

− Co thắt phế quản. Đút ống nhầm vào thực quản. Đút ống sâu quá vào phế quản. − Tổn thương dây thanh âm thoáng qua. Phù thanh môn & hạ thanh môn. Viêm hầu

hoặc khí quản. Hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm. − Các câu nêu ở đây đều đúng.

Theo dõi bệnh nhân đặt nội khí quản gồm có?

− Theo dõi tại chỗ: Vị trí và độ sâu của ống; Tình trạng của ống NKQ

31

− Theo dõi dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, (CVP nếu có). Theo dõi 15 phút một lần trong giờ đầu các giờ sau thưa hơn

− Theo dõi cân bằng dịch: Theo dõi lượng dịch ra vào cơ thể hàng ngày − Theo dõi các dấu hiệu thần kinh, ý thức, vận động.

Theo dõi bệnh nhân đặt nội khí quản gồm có?

− Theo dõi tại chỗ: Vị trí và độ sâu của ống; Tình trạng của ống NKQ − Theo dõi dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, (CVP nếu có).

Theo dõi 60 phút một lần trong giờ đầu các giờ sau thưa hơn − Theo dõi cân bằng dịch: Theo dõi lượng dịch ra vào cơ thể hàng ngày − Theo dõi các dấu hiệu thần kinh, ý thức, vận động.

Chọn câu đúng nhất - Chăm sóc bệnh nhăn đặt nội khí quản cần phải:

− Chăm sóc tại chỗ đúng kỹ thuật − Thực hiện đúng kỹ thuật bơm rửa, hút nội khí quản. − Chăm sóc toàn thân − Các câu nêu ở đây đều đúng.

Các nguyên nhân gây tắc ống nội khí quản có thể là:

− Tắc đờm − Bệnh nhân cắn ống − Hở bóng chèn − Ống dặt vào dạ dày

Một bệnh nhân đang thở máy đột ngột thấy tím tái, áp lực đường thở tăng cao, nguyên nhân có thể là:

− Tuột ống − Bệnh nhân cắn ống nội khí quản − Tắc đờm − Tràn khí màng phổi

Những vấn đề cần lưu ý khi theo dõi, chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản?

− Khi thay đổi tư thế nhất là những bệnh nhân hôn mê phải theo dõi sát... − Với những bệnh nhân lơ mơ phải tìm cách tránh bệnh nhân tự rút ống − Khi thấy ống nội khí quản có dấu hiệu bán tắc hoặc tắc phải hút, bơm rửa tích cực − Nếu không thông được phải báo bác sĩ để xử trí kịp thời.

Ưu điểm của mở khí quản là?

− Mở khí quản làm mất sức cản trên đường thông khí, giúp cho bệnh nhân thở dễ dàng và hô hấp hiệu quả hơn.

− Mở khí quản làm giảm công dành cho sự thở.

32

− Làm giảm được khoảng chết của khí đạo, lượng không khí có ích tới phế nang nhiều hơn. Sự tiếp thu ôxy tăng lên, sự đào thải CO2 dễ dàng hơn.

− Tạo điều kiện cho việc hút đờm rãi, máu, chất nôn... và hồi sức hô hấp được thuận lợi.

Nhược điểm khi mở khí quản gồm: − Mở khí quản làm bệnh nhân mất phản xạ ho, đờm rãi bị ùn tắc. − Bệnh nhân không nói được − Phổi dễ bị nhiễm khuẩn. − Có thể tuột ống thông gây tắc thở, nhất là ở trẻ nhỏ.

Chỉ định của mở khí quản gồm?

− Chỉ định chủ yếu là khi ngạt thở do có cản trở đường hô hấp trên. − Các chỉ mở rộng nhằm giải quyết các trạng thái suy hô hấp cấp tính nặng. − Các câu trên đều sai − Các chỉ mở rộng nhằm giải quyết các trạng thái suy hô hấp mãn tính nặng.

Chăm sóc sau mở khí quản gồm các biện pháp:

− Cho nằm tư thế Fowler. − Phủ trước canun gạc mỏng có tẩm dầu thơm. − Cho người bệnh nằm ở trong buồng có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp... − Hút đờm bằng máy hoặc bơm tiêm có lắp ống cao su mềm vô trùng…

THỞ MÁY Quản lý máy thở thế nào là đúng

− Lập hồ sơ, lý lịch máy thở − Để máy thở ngoài hành lang để tiện sử − Không cần lau rửa máy thở − Người nhà có thể tự lấy máy thở cho người bệnh thở

Thời gian cho người bệnh cai thở máy, tự thở ngắt quãng dài hay ngắn tùy thuộc vào:

− Sự cải thiện hô hấp − Sức chịu đựng của người bệnh − Lý do khiến người bệnh phải thở máy − Sức khỏe của người bệnh

Thông khí nhân tạo có thể áp dụng cho các trường hợp sau:

− Đợt cấp COPD suy hô hấp nặng − Phù phổi cấp nặng − Suy hô hấp do tràn khí màng phổi − Bệnh nhân hôn mê sâu

33

Khi hút đờm ở bênh nhân thở máy qua ống nội khí quản phải:

− Cho bệnh nhân thở oxy 100%, 3 phút trước khi hút. − Tiếp tục cho bệnh nhân thở oxy 100% trong vòng 3 phút sau khi hút xong − Bật sẵn máy hút và gập gốc ống thông hút lại trong khi luồn ống thông hút vào. − Cần theo dõi sát tình trạng lâm sàng, SpO2 và nhịp tim trong khi hút

Bênh nhân đang được thở máy xâm nhập qua nội khí quản, đột nhiên khò khè, tím, áp lực đỉnh đường thở tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

− Tuột ống nội khí quản − Tràn khí màng phổi − Máy thở hỏng − Oxy hệ thống giảm áp lực

Biến chứng thông khí nhân tạo áp lực

− Tràn khí màng phổi − Viêm phổi bệnh viện − Chấn thương áp lực − Tràn dịch màng phổi

Hút đờm cho bệnh nhân đặt nội khí quản cần phải:

− Chỉ dùng một ống thông hút, hút miệng trước rồi hút trong nội khí quản sau. − Chỉ dùng một ống thông hút, hút trong nội khí quản trước rồi hút miệng sau. − Trước khi hút đờm không cần tăng oxy − Trước khi hút đờm phải tăng oxy

Chăm sóc bệnh nhân thở máy cần phải:

− Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp (huyết áp bệnh nhân bình thường) − Đặt bệnh nhân nằm đầu cao 30-45 độ (huyết áp bình thường) − Trước khi hút đờm rửa tay, sau khi hút đờm rửa tay − Trước khi hút đờm không cần rửa tay, sau khi hút đờm rửa tay.

Một bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo với phương thức: thông khí kiểm soát thể tích. Máy báo động áp lực cao, khả năng bệnh nhân bị:

− Tắc đờm − Tràn khí màng phổi − Co thắt phế quản nặng − Thở máy với thể tích khí lưu thông (Vt) thấp

KHÍ DUNG Chống chỉ định của liệu pháp khí dung là:

− Co thắt phế quản cấp tính

34

− Viêm nắp thanh quản − Người bệnh hôn mê − Người bệnh tỉnh

Tư thế lý tưởng nhất cho người bệnh thở khí dung là:

− Ngồi − Nằm đầu thấp − Nằm thẳng − Đứng

Các biến chứng có thể gặp khi cho người bệnh thở khí dung là:

− Đau đầu − Mất nước − Sốt − Đau bụng

Trẻ đột ngột tím tái trong khi phun khí dung xử trí điều dưỡng:

− Báo bác sĩ − Lấy dấu hiệu sinh tồn − Ngưng ngay khí dung, cho thở O2, hút đàm và báo bác sĩ − Cả A và B

CVP Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm trong các trường hợp sau, ngoại trừ:

− Theo dõi tĩnh mạch trung tâm. − Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch dài ngày. − Đặt máy tạo nhịp tim. − Bệnh nhân suy hô hấp

Tư thế người bệnh khi đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm:

− Nằm ngửa, kê gối dưới vai nếu đặt tĩnh mạch dưới đòn. − Nằm ngữa, nếu đặt theo đường tĩnh mạch cảnh trong. − Nằm tư thế Fowler − Tư thế đầu cao, nghiêng về một một bên

Dung dịch sử dụng để đo áp lực tĩnh mạch trung tâm là:

− Dung dịch keo − Dung dịch cao phân tử − Dung dịch đẳng trương − Dung dịch ưu trương