178
MỤC LỤC I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ ĐÀO TẠO …………………………………………..2 II - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ QUAN HỆ GIỮA CÁC MÔ ĐUN …………4 II.1. Giới thiệu tổng quan về chương trình………………………………….............4 III.2. Sơ đồ quan hệ giữa các môn học và mô đun...................................................11 III - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH………………………..…………......11 III.1.Hướng dẫn dạy các môn học, mô đun bắt buộc .... 11 III.2.Hướng dẫn lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn 11 III.2.1 Phương pháp chọn mô đun ................... ..11 III.2.2. Phương pháp xây dựng mô đun tự chọn cho phù hợp từng cơ sở đào tạo ................................. ..11 III.3.Phương pháp xây dựng chương trình chi tiết cho từng mô đun, môn học...... 12 III.4.Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp 12 III.5.Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động ngoại khoá 13 III.6. Các chú ý khác 13 IV - HƯỚNG DẪN DẠY CÁC MÔ ĐUN……………………….. ………….....................14 IV.1. Mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động .... 14 IV.2. Mô đun: Nhập môn nghề cắt gọt kim loại ......... 18 IV.3. Mô đun: Gia công nguội cơ bản .................. 21 IV.4. Mô đun: Tiện cơ bản ............................ 24 IV.5. Mô đun: Tiện trục dài không cần giá đỡ…………………………………......28 IV.6. Mô đun: Tiện kết hợp ......................... .. 31 IV.7. Mô đun: Tiện lỗ ................................ 3 4 IV.8. Mô đun: Tiện côn ............................... 37 IV.9. Mô đun: Tiện ren tam giác ...................... 40 IV.10. Mô đun: Tiện ren truyền động…………………………………...…………44 IV.11. Mô đun: Tiện định hình ........................ 47 IV.12. Mô đun: Tiện có gá lắp phức tạp ............... 50 IV.13. Mô đun: Gia công trên máy tiện CNC……………………………………..54 1

CT Cat got Kim loai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CT Cat got Kim loai

MỤC LỤC

I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ ĐÀO TẠO…………………………………………..2

II - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ QUAN HỆ GIỮA CÁC MÔ ĐUN… …………4

II.1. Giới thiệu tổng quan về chương trình………………………………….............4III.2. Sơ đồ quan hệ giữa các môn học và mô đun...................................................11

III - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH………………………..…………......11

III.1.Hướng dẫn dạy các môn học, mô đun bắt buộc ..............................................11 III.2.Hướng dẫn lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn .......................................11 III.2.1 Phương pháp chọn mô đun ..........................................................................11 III.2.2. Phương pháp xây dựng mô đun tự chọn cho phù hợp từng cơ sở đào tạo..11

III.3.Phương pháp xây dựng chương trình chi tiết cho từng mô đun, môn học...... 12 III.4.Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp 12 III.5.Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động ngoại khoá 13 III.6. Các chú ý khác 13

IV - HƯỚNG DẪN DẠY CÁC MÔ ĐUN………………………..………….....................14

IV.1. Mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ................................................14IV.2. Mô đun: Nhập môn nghề cắt gọt kim loại ......................................................18IV.3. Mô đun: Gia công nguội cơ bản ......................................................................21IV.4. Mô đun: Tiện cơ bản .......................................................................................24IV.5. Mô đun: Tiện trục dài không cần giá đỡ…………………………………......28IV.6. Mô đun: Tiện kết hợp .................................................................................... .. 31IV.7. Mô đun: Tiện lỗ .............................................................................................. 3 4IV.8. Mô đun: Tiện côn ............................................................................................37IV.9. Mô đun: Tiện ren tam giác ..............................................................................40IV.10. Mô đun: Tiện ren truyền động…………………………………...…………44IV.11. Mô đun: Tiện định hình ................................................................................47IV.12. Mô đun: Tiện có gá lắp phức tạp ..................................................................50IV.13. Mô đun: Gia công trên máy tiện CNC……………………………………..54IV.14. Mô đun: Bào mặt phẳng ................................................................................58IV.15. Mô đun: Bào rãnh và góc ..............................................................................61IV.16. Mô đun: Phay mặt phẳng ..............................................................................65IV.17. Mô đun: Phay rãnh và góc ............................................................................69IV.18. Mô đun: Phay bánh răng, thanh răng……………………………………….72IV.19. Mô đun: Gia công trên máy mài phẳng…………………………………….75IV.20. Mô đun: Gia công trên máy mài tròn ............................................................78IV.21. Mô đun: Tiện nâng cao .................................................................................82IV.22. Mô đun: Bào nâng cao ..................................................................................86IV.23. Mô đun: Phay nâng cao .................................................................................89IV.24. Mô đun: Tính toàn truyền động của một số cụm truyền động ......................92IV.25. Mô đun: Thiết kế quy trình công nghệ ..........................................................95

V - HƯỚNG DẪN DAY. MỘT SỐ MÔ ĐUN ĐIỂM HÌNH……………………….........98

V. 1. Mô đun: Tiện ren tam giác ..............................................................................98V.1.3. Bài điển hình: Tiện ren tam giác bước 2mm (MĐ 23 – 3) ..........................101

V.1.4. Bài điển hình: Phay mặt phẳng (MĐ 30 – 1) .............................................113

1

Page 2: CT Cat got Kim loai

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHỀ ĐÀO TẠOLịch sử phát triển nghề Cắt gọt kim loại được gắn liền với sự phát triển của ngành chế tạo máy và chế tạo máy công cụ. Những thiết bị, máy móc làm thay đổi hình dáng, kích thước và độ chính xác của chi tiết được gia công (theo thiết kế) bằng các phương pháp công nghệ khác nhau từ phôi.Chiếc máy công cụ đầu tiên trong lịch sử loài người là chiếc máy khoan gỗ dùng dây kéo bằng tay được người Ai Cập cổ đại phát minh ra cách đây 3000 ÷ 4000 năm. Sau đó 2000 năm người Ai Cập và Ấn Độ phát minh ra máy tiện gỗ đạp chân. Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI Leona de Vinci người Ý đã chế tạo ra các bộ phận cơ bản của máy tiện như: Bánh răng, trục vít me, bàn đạp. .. Nhưng nguồn động lực của máy vẫn là sức người. Đầu thế kỷ thứ XVII người ta đã dùng sức nước. Đến năm 1774 John Wilkinson đã cho ra đời máy khoan vật liệu thếp đầu tiên. Từ đây trở đi các nhà phát minh sáng chế liên tục cho ra đời các loại máy gia công kim loại đa dạng về chủng loại, khác nhau về kích thước.Máy móc - sản phẩm của ngành chế tạo cơ khí gồm nhiều bộ phận, nhiều chi tiết hợp thành. Căn cứ công dụng và điều kiện làm việc của mỗi chi tiết, việc thiết kế sẽ định ra một hình dạng và kích thước nhất định cùng với các yêu cầu cần thiết khác (các tính chất cơ lý khác)Để đạt được các yêu cầu đó, vật liệu được chọn chế tạo trải qua quá trình gia công bằng nhiều phương pháp công nghệ khác nhau, sau đó được lắp thành sản phẩm.Phương pháp cắt gọt thông thường là: Tiện, phay, bào, xọc, khoan, doa, mài, chuốt. Gia công cắt gọt kim loại là một quá trình công nghệ rất quan trọng trong ngành chế tạo máy, chiếm từ 50% đến 60 % khối lượng lao động trong một nhà máy cơ khí và cũng chiếm 50% tổng giá thành sản phẩm cơ khí. Nguyên tắc của phương pháp này là cắt đi một lớp kim loại của phôi cho tới khi đạt được hình dạng, kích thước và nhám bề mặt cần thiết.Khi gia công cắt gọt, phôi và dụng cụ cắt chuyển động tương đối với nhau nhờ các cơ cấu của máy cắt kim loại. Chuyển động làm việc của máy cắt kim loại gồm chuyển động cơ bản và chuyển động phụ. Chuyển động cơ bản bao gồm chuyển động chuyển động cắt chính và chuyển động chạy dao. Nhờ sự phối hợp các chuyển động trên mà máy cắt kim loại có thể gia công được các bề mặt: Mặt phẳng, mặt trụ tròn xoay, mặt côn, mặt ren, mặt định hình...Những năm gần đây nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã xuất hiện rất nhiều phương pháp gia công khác: Bằng tia lửa điện, chùm điện

2

Page 3: CT Cat got Kim loai

tử, sóng siêu âm, tia laze, điện hoá ... Hiện nay trên các máy cắt kim loại ứng dụng công nghệ điều khiển số đã làm thay đổi rất lớn tới khả năng công nghệ của ngành cắt gọt kim loại, tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao.Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể của nước ta việc gia công các chi tiết máy trên mắy cắt kim loại vạn năng còn chiếm tỷ trọng lớn vì vậy:Cơ hội việc làm: cho người được đào tạo nghề cắt gọt kim loại là rất lớn đặc

biệt trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam và hội nhập Quốc tế

Sau khi tốt nghiệp người học Cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại có thể làm việc

tại các công ty, nhà máy sản xuất cơ khí, các công ty trong và ngoài nước.

3

Page 4: CT Cat got Kim loai

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUAN HỆ CỦA CÁC MÔ ĐUNII.1. Giới thiệu tổng quan về chương trình khung:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ(Ban hành kèm theo Quyết định số / / QĐ - BLĐTBXH ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) _____________________

Tên nghề: Cắt gọt kim loạiMã nghề:Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghềĐối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đươngSố lượng môn học, mô đun đào tạo: 45Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức. + Các môn học kỹ thuật cơ sở

- Hiểu được tính chất cơ lý tính của các loại vật liệu làm dụng cụ cắt (dao, đá mài, vật liệu gia công kim loại và phi kim loại), đặc tính nhiệt luyện các loại thép các bon thường, thép hợp kim và thép làm dao tiện, phay, bào, mũi khoan, mũi doa, đục, giũa...khi sơ chế và sau khi nhiệt luyện. - Trình bày được các loại kích thước và độ chính xác của kích thước; đặc tính của lắp ghép, sai số về hình dáng hình học và vi trí, độ nhám bề mặt; chuỗi kích thước. Chuyển hoá được các ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công.- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đo, đọc kích thước và hiệu chỉnh các loại panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng, thước cặp...- Đọc và phân tích được bản vẽ (với ba hình chiếu, có mặt cắt, có cắt trích...); lập được các bản vẽ đơn giản. - Hiểu rõ kết cấu của các chi tiết, các cụm máy và các đường truyền động của máy.- Trình bày được nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, công dụng, cách sử dụng một số loại khí cụ điện dùng trong máy cắt kim loại.+ Các mô đun chuyên môn nghề- Trang bị các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất, các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất.

4

Page 5: CT Cat got Kim loai

- Trang bị kiến thức chung nhất về máy cắt, đồ gá, dao cắt, quy trình công nghệ, chế độ cắt, dung dịch làm nguội.- Hiểu được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại máy cắt kim loại, các dụng cụ: Gá, cắt, kiểm tra.- Hiểu được các phương pháp gia công cơ bản trên máy tiện CNC, máy phay CNC, máy tiện vạn năng, máy phay vạn năng, máy mài, máy doa, máy khoan...- Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.- Có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc nắm bắt đầy đủ các đặc tính cơ lý của quá trình gia công, nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các máy cắt kim loại thông dụng, vận dụng để sản xuất đạt hiệu quả cao.- Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng độc lập.- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Kỹ năng.- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như : Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay. - Sử dụng thành thạo các loại máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào xọc, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng, máy mài hai đá, máy doa, máy khoan bàn.- Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công.- Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản - Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản.- Tiện được các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết lệch tâm chi tiết định hình và các chi tiết có hình dáng không cân xứng với gá lắp phức tạp. - Phay được các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, thanh răng và mặt định hình.- Bào, xọc được các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng, thanh răng và mặt định hình.- Mài được các loại rãnh, mặt phẳng, mặt định hình, mặt trụ và mặt côn trong, ngoài, mài các loại dụng cụ cắt.- Doa được lỗ trụ, lỗ bậc, cắt rãnh định hình trên máy doa vạn năng.- Lập chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được máy tiện CNC, máy Phay CNC.- Dự đoán được các dạng sai hỏng khi gia công và biện pháp khắc phục.

5

Page 6: CT Cat got Kim loai

- Có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiểu được pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.+ Có tác phong công nghiệp+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết công việc hợp lý.+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất và quốc phòng+ Có sức khoẻ tốt.+ Hiểu biết và luôn rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 3 năm - Thời gian học tập : 131 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 3750h - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300h; Trong đó thi tốt nghiệp: 90 h2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450h- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300h;

+ Thời gian học bắt buộc: 2640h; Thời gian học tự chọn: 660h+ Thời gian học lý thuyết: 1020h; Thời gian học thực hành: 2280h

3. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ , THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

MH,MĐ

Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT Giờ THI Các môn học chung 450 450MH 01 Giáo dục quốc phòng 1 I 75MH 02 Giáo dục thể chất 1 I 60MH 03 Pháp luật 1 I 30

6

Page 7: CT Cat got Kim loai

MH 04 Chính trị 2 I 90MH 05 Tin học 2 I 75MH 06 Ngoại ngữ 1 2 I 60MH 07 Ngoại ngữ 2 3 I 60II Các môn học, mô đun đào tạo

nghề bắt buộc2640 810 1830

II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

340 340

MH 08 Điện kỹ thuật 1 II 45MH 09 Cơ kỹ thuật 1 II 75MH 10 Vật liệu cơ khí 1 I 45MH 11 Dung sai lắp ghép và đo lường 1 II 45MH 12 Vẽ kỹ thuật 1 1 II 45MH 13 Vẽ kỹ thuật 2 (Acad) 2 II 45 MH 14 Tổ chức và quản lý sản xuất 3 II 40II.2 Các môn học, mô đun chuyên

môn nghề2300 470 1830

MĐ 15 Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

1 I 30 25 5

MĐ 16 Nhập nghề Cắt gọt kim loại 1 I 30 20 10MĐ 17 Gia công nguội cơ bản 1 I 80 10 70MĐ 18 Tiện cơ bản. 1 I 140 30 110MĐ 19 Tiện trục dài không dùng giá

đỡ1 I 80 10 70

MĐ 20 Tiện kết hợp 1 II 80 10 70MĐ 21 Tiện lỗ 1 II 95 15 80MĐ 22 Tiện côn 1 II 80 10 70MĐ 23 Tiện ren tam giác 1 II 100 10 90MĐ 24 Tiện ren truyền động 2 I 100 10 90MĐ 25 Tiện định hình 2 I 85 5 80MĐ 26 Tiện chi tiết có gá lắp phức tạp 2 I 110 20 90MĐ 27 Gia công trên máy tiện CNC 2 II 150 45 105MĐ 28 Bào mặt phẳng 1 II 80 10 70MĐ 29 Bào rãnh, bào góc 2 I 85 15 70MĐ 30 Phay mặt phẳng 2 I 75 15 60MĐ 31 Phay rãnh, phay góc 2 I 80 10 70MĐ 32 Phay bánh răng, thanh răng 2 II 70 10 60

MĐ 33 Gia công trên máy mài phẳng 2 I 70 10 60MĐ 34 Gia công trên máy mài tròn 2 II 70 10 60 MĐ 35 Tiện nâng cao 3 II 120 30 90 MĐ 36 Bào nâng cao 3 I 120 30 90 MĐ 37 Phay nâng cao 3 II 120 30 90

7

Page 8: CT Cat got Kim loai

MĐ 38 Tính toán truyền động của một số cụm truyền động

3 II 125 45 80

MĐ 39 Thiết kế quy trình công nghệ 3 I 125 45 80Tổng cộng 3090 1260 1830

Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B – trang 8÷50 và phụ lục 2B – trang51÷84 (CTK)

3.2. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MH,MĐ

Tên môn học, mô đun

(Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ 40Gia công trên máy phay CNC

2 II 145 45 100

MĐ 41 Mài định hình 2 II 75 15 60

MĐ 42Doa lỗ trên máy dao vạn năng

2 II 90 30 60

MĐ 43 Nâng cao hiệu quả công việc 2 II 40 30 10

MĐ 44

Lập chương trình gia công sử dụng chu trình tự động, bù dao tự động trên máy tiện CNC

3 II 155 45 110

MĐ 45

Lập chương trình gia công sử dụng chu trình tự động, bù dao tự động trên máy phay CNC

3 II 155 45 110

MH 46 ..............X.................... ........ ...... ..... ....... ..................... ............................................ ......... ....... ......... ........ ..........MĐ 50 ..............Y.......................... ......... .... ....... ....... ............... .............................................. ......... ...... ........ ......... ..........

Tổng >660 >210 >450(Các MH 46.........., MĐ50....... là các môn học, các mô đun sẽ được xây dựng thêm theo hướng dẫn )Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B trang 165 ÷192(CTK)

II.2. QUAN H Ệ CÁC MÔN HỌC VÀ MÔ ĐUN

8

Page 9: CT Cat got Kim loai

TN THCS

10

MĐ 15

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

MĐ 23Tiên ren tam

giác

MĐ 28

Bào mặt phẳng

MĐ 29Bào, xọc rãnh, bào góc

MĐ 43Nâng cao hiệu quả

công việc

MĐ 35

Tiện nâng cao

MĐ CG 41

Bào nâng cao

VĂN BẰNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

d

(a+b+c+d+e)

MH 14 Tổ chức và quản lý sản xuất

MH 11D.sai đo lường

MĐ 16Nhập nghề

MĐ CG 16Nguội cơ bản

MĐ 17Tiện cơ bản

MĐ 27Gia công trên máy tiện

CNC

AB

MĐ 19

Tiện trục dài

Tiện trục dài

không dùng

giá đỡ

MĐ 20Tiện kết hợp

MĐ 21Tiện lỗ

MĐ 22Tiện côn

MĐ 30

Phay mặt phẳngMĐ 31

Phay rãnh, phay gócMĐ 32

Phay bánh răng, thanh răngMĐ 40

Gia công trên máy phay CNC

MĐ 33

Gia công trên máy mài phẳng

MĐ 34Gia công trên máy mài tròn

MĐ 41Mài định hình

MĐ 42

Doa lỗ trên máy

doa vạn năng

VĂN BẰNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

MĐ 44 Lập chương trình gia công sử dụng các chu trình tự động, bù

dao tự động trên máy tiện CNC

MĐ 37Phay nâng cao

Khối

Kiến thức chung

MĐ 38

Tính toán truyền động của một số cụm truyền động

MĐ 39Thiết kế quy trình

công nghệ

CHỨNG

CHỈ

MĐ 45 Lập chương trình gia công sử dụng các chu trình tự động, bù

dao tự động trên máy phay CNC

c

MH 08Điện kỹ thuật

MH 09Cơ kỹ thuật

MH 10Vật liệu cơ khí

MH 12Vẽ kỹ thuật 1

MĐ 24

Tiện ren truyền động

MĐ 25Tiện định

hình

MĐ 26Tiện trục trơn có gá lắp phức

tạp

CHỨNG CHỈ

KhốiKT VH bổ trợ

Khốikiến thức chung

Tèt nghiÖp THPT hoÆc t ¬ng ® ¬ng

MH 13Vẽ kỹ thuật 2 (Acad)

Page 10: CT Cat got Kim loai

Chú thích sơ đồ

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

III.1. Hướng dẫn dạy các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt Khi thay đổi thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc cần bám vào mục tiêu và tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.

III.2 Hướng dẫn lựa chọn các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

III.2.1 Phương pháp chọn mô đun- Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở

bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc. Các mô đun đào tạo nghề tự chọn thường tương ứng với các công việc có độ quan trọng ở mức “cần biết” hoặc “nên biết”.

- Ngoài các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1, trong chương trình khung đã đề xuất một số môn học, mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề (3300h), nhưng không vượt quá thời gian thực học tối thiểu của toàn khoá học (3750h) theo quy định của Quyết định số: 01/2007/QĐ-BLDTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH.

- Tỷ lệ thời gian dành cho các môn học/mô đun tự chọn so với các mô đun/môn học đào tạo nghề bắt buộc là 20% - 30%. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây: Phương án 1: Chọn các trong số các môn học mô đun đã được đề xuất

trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo quy định.

Phương án 2: Xây dựng các mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các mô đun tự chọn đảm bảo quy định.

Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên - chọn một số trong số các mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số mô đun khác để đào tạo sao cho thời gian thực học đảm bảo quy định.

- Khi xây dựng các mô đun tự chọn cần lưu ý: tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: LT: 20% - 35%; TH: 65% - 80%.

III.2.1 Phương pháp xây dựng mô đun tự chọn cho phù hợp điều kiện từng cơ sở đào tạo

Học theo nguyện vọng

Hệ thống

Học bổ sung

11

Page 11: CT Cat got Kim loai

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ:- Mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền. - Kiến nghị, quy định đã có trong chương trình khung.- Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng cơ sở đào tạo nghề mà lựa

chọn, xây dựng cho phù hợp. Tuy nhiên các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn nên chọn theo xu thế phát triển công nghệ mới thuộc lĩnh vực công nghệ gia công cơ khí nhưng không nên đặt ra yêu cầu quá cao đối với trình độ Cao đẳng nghề. Tránh tình trạng chọn các môn học, mô-đun đào tạo có nội dung kiến thức lạc hậu so với thời đại

III.4. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.IV.4.1. Kiểm tra kết thúc môn học - Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: không quá 120 phút + Thực hành: không quá 8 giờ- Thời gian kiểm tra các mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành (được tính vào giờ thực hành)IV.4.2. Thi tốt nghiệpSố TT

Môn thi Hình thức thi Thời gian thi

1 Chính trị Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2 Kiến thức, kỹ năng nghề- Lý thuyết nghề Viết, vấn đáp, trắc

nghiệmKhông quá 180phút

- Thực hành nghề Bài thi Thực hành Không quá 24h- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24h

Học sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề nếu đủ điều kiện có thể học liên thông để thi lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.III.5. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

- Thời gian than quan, thực nghiệm được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

III.6. Các chú ý khác:- Khi sử dụng chương trình để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh tốt

nghiệp THCS thì cộng thêm thời gian đào tạo các môn văn hoá (1 năm). Chương

12

Page 12: CT Cat got Kim loai

trình đào tạo được thực hiện theo Quyết định số 21/2001/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Khi lựa chọn các môn học/mô đun tự chọn các trường có thể xếp sắp mã môn học/mô đun trong chương đào tạo của trường mình để thuận lợi quản lý.

- Các trường có thể lựa chọn các mô đun đào tạo nghề có trong chương trình khung để xây dựng các chương trình dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề tuỳ theo nhu cầu của người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học dễ dàng học liên thông lên trình độ Cao đẳng nghề. - Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong CTKTĐTCĐN như sau :+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau:* Một giờ học thực hành là 60 phút ; một giờ học lý thuyết là 45 phút.* Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô đun không quá 8 giờ học.* Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.+ Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.+ Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, học kỳ ngắn nhất là 19 tuần./.

IV. HƯỚNG DẪN DẠY CÁC MÔ ĐUN

IV.1. Mô đun: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNGIV.1.1 Cấu trúc nội dung của mô đun Tên mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động Mã mô đun: M151. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun: Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề Cắt gọt kim loại, Gia công nguội cơ bản, Tiện cơ bản, Tiện trục dài không dùng giá đỡ, Tiện kết hợp Tiện lỗ, Tiện ren tam giác, Tiện côn, Bào mặt phẳng- Tính chất mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Trình bày chính xác các điều quy định của Luật Lao động áp dụng cho sản xuất- Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ người lao động.- Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn.- Mô tả được một số phương pháp sơ cứu và cấp cứu khi đồng nghiệp bị tai nạn.- Trình bày được cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các phương tiện - khác nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động.- Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, sơ cứu, cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn.

13

Page 13: CT Cat got Kim loai

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi bắt đầu học môđun này học sinh phải hoàn thành môn học: MH 03

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động- Nhận biết rõ tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

- Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động - Công tác tổ chức bảo hộ lao động

- Phân tích điều kiện lao động - Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động - Khái niệm về vệ sinh lao động

- Các khái niệm: Vi khí hậu, Bức xạ ion hoá, Tiếng ồn, Bụi, Rung động trong sản xuất

- Ảnh hưởng của điện từ trường, Hoá chất độc - Kỹ thuật chiếu sáng, Kỹ thuật thông gió - Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy - Kỹ thuật an toàn và các giải pháp khi gia công cơ khí - Kỹ thuật an toàn điện - Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ - Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy và nổ Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu về cấu tạo của các thiết bị

dụng cụ an toàn lao động Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu thao tác sử dụng các thiết bị phòng

chống cháy nổ, thiết bị nâng hạ Hình thức 4: Thực hành sơ cứu trong điều kiện nhất định Hình thức 5: Thực hành phòng chống cháy nổ tại sân bãi tập nếu có thể

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đuna. Về kiến thức:

- Trình bày đầy đủ những nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật, chế độ chính sách bảo hộ lao động của Việt Nam.

- Trình bày đầy đủ mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động, điều kiện lao động, vệ sinh lao động.

- Nêu rõ các nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ gây ra trong quá trình sản xuất.

- Được đánh giá bằng bài kiểm tra viết và vấn đáp đạt yêu cầub. Về kỹ năng:

- Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, sơ cứu tai nạn do điện giật, do cháy, đúng kỹ thuật, kịp thời.

- Được đánh giá bằng trắc nghiệm sự thực hiện đạt yêu cầuc. Về thái độ: Có trách nhiệm, cẩn thận. Được đánh giá bằng quan sát có bảng kiểm

6. Điều kiện về nguồn lực

a. Dụng cụ và trang thiết bị- Máy chiếu đa phương tiện

14

Page 14: CT Cat got Kim loai

- Các loại dụng cụ thiết bị phòng chống cháy, hút bụi, trang bị bảo hộ lao động, băng ca, bông băng.b. Phôi - nguyên liệu: Giẻ, cát, gậy khô ...

c. Tài liệu – sách tra cứu- Video phương pháp sơ cứu tai nạn bỏng, điện giật, hô hấp nhân tạo, băng bó- Tranh ảnh về các dụng cụ, phương tiện phòng chống cháy- Tài liệu về kỹ thuật an toàn lao động- Tài liệu phát tay

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành, sân bãi thực tập

IV.1.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

TT Tên các bài trong môđun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động

2 2 0

2 Những khái niệm cơ bản và công tác tổ chức về bảo hộ lao động

3 3 0

3 Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động

2 2 0

4 Khái niệm về vệ sinh lao động, vi khí hậu, bức xạ ion hoá và tiếng ồn

3 3 0

5 Bụi và rung động trong sản xuất 3 3 0

6 Ảnh hưởng của điện từ trường, hoá chất độc

2 2 0

7 Ánh sáng, màu sắc và kỹ thuật thông gió trong lao động

2 2 0

8 Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa máy 3 2 1

9 Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí 5 3 2

10 Kỹ thuật an toàn điện, phòng chống 3 3 0

15

Page 15: CT Cat got Kim loai

cháy nổ và sử dụng thiết bị nâng hạ

Cộng 30 25 3 2

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.1.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết bằng các bài tự luận hoặc các bài trắc nghiệm

(đúng sai, đa lựa chọn, điền khuyết...) với các nội dung trong các bài trọng tâm 1, 2, 5, 8, 9 và 10.

Bài kiểm tra thực hành: Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, sơ cứu tai nạn do điện giật, do cháy, đúng kỹ thuật, kịp thời. b. Cách đánh giá:

Thang điểm lý thuyết đánh giá: điểm 10; Kết quả ≥ 5điểm là đạt Đánh giá bài kiểm tra thực hành bằng phương pháp so sánh với bảng kiểm

– Thang điểm 100; Kết quả ≥ 50điểm là đạt- Có thể kiểm tra lại các nội dung mà học viên chưa đạt ở lần kiểm tra đầu

hoặc khi học viên yêu cầu được kiểm tra lại.

6.1.4. Tài liệu tham khảo - Giáo trình An toàn lao động - Nguyễn Thế Đạt - Nhà xuất bản giáo dục - 2002

16

Page 16: CT Cat got Kim loai

IV.2. Mô đun: NHẬP NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI IV.2.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại Mã mô đun: MĐ 16

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Gia công nguội cơ bản, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Trình bày được khái quát về vị trí, tính chất của từng kỹ năng Cắt gọt kim loại.- Xác định rõ vai trò trách nhiệm của người thợ trong quá trình sản xuất.- Trình bày được lịch sử phát triển và triển vọng của từng kỹ năng Cắt gọt kim loại hiện nay.- Mô tả được cách bố trí, cấu trúc các phân xưởng trong nhà máy.- Trình bày được công dụng và yêu cầu cơ bản của các loại máy cắt kim loại: Máy tiện, máy phay, máy bào, máy xọc, máy khoan, máy mài, máy doa... - Thể hiện sự tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, nội quy và trách nhiệm đối với công việc, tài sản và tinh thần đồng đội.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

17

Page 17: CT Cat got Kim loai

Trước khi học mô đun này học sinh phải học xong: MH 07; MH 08; MH 09; MH 11; MH 12, MĐ 13

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Vị trí, tính chất của nghề cắt gọt kim loại- Yêu cầu đối với người thợ cắt gọt- Đặc điểm, công dụng và yêu cầu của các loại máy cắt gọt kim loại.- Lịch sử phát triển của máy cắt kim loại- Triển vọng của máy cắt kim loại hiện nay- Tổ chức và quy mô các phân xưởng trong nhà máy Hình thức 2: Tự nghiên cứu thêm các tài liệu về: Lịch sử phát triển cắt

gọt kim loại, Công nghệ kim loại, Máy công cụ ... Hình thức 3: Xem trìnhchiếu Video một số máy cắt kim loại điển hình

Hình thức 4: Tham quan xí nghiệp, nhà máy dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc cán bộ cơ sở Hình thức 5: Thực hành tìm hiểu, nhận dạng các loại máy cắt kim loại

tại xưởng gia công cắt gọt kim loại nếu có thể5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:Nêu rõ vai trò trách nhiệm của thợ cắt gọt kim loại.Chỉ ra được cách tổ chức và quy mô các phân xưởng trong nhà máy cơ khí.Trình bày đầy đủ công dụng và yêu cầu cơ bản của các loại máy tiện, máy phay, máy bào, máy xọc, máy khoan, máy mài, máy doa.

Được đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu.b. Kỹ năng:- Xác định đúng các loại máy cắt được bố trí trong các phân xưởng, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm và các biện pháp an toàn của người thợ cắt gọt kim loại.- Các kỹ năng đánh giá bằng quan sát kèm bảng tiêu chuẩn điểm đạt yêu cầu.c. Thái độ:

Thực hiện đầy đủ quy chế và nội quy trong sản xuất.Thể hiện rõ thái độ nghiêm túc và tương trợ.

6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:

Sổ ghi chép, giấy, bút.b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào, máy khoan, mài, doa.- Máy chiếu, tivi, đầu video

c. Học liệu:- Giáo trình và các tài liệu kỹ thuật về cơ sở cắt gọt kim loại, giáo trình kỹ

thuật tiện, kỹ thuật phay, bào, mài, doa.- Tranh treo tường và băng video: Giới thiệu về: Máy tiện vạn năng, máy

phay, máy bào, máy khoan, máy mài, doa.d. Nguồn lực khác:Tham quan các nhà máy, xí nghiệp.

18

Page 18: CT Cat got Kim loai

IV.2.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

2

3

4

Các đặc điểm cơ bản của quá trình gia công kim loạiVị trí, tính chất của từng kỹ năng và vai trò trách nhiệm của người thợ cắt gọt kim loạiGiới thiệu các loại máy cắt gọt kim loại thông dụngLịch sử phát triển của máy cắt kim loại và cấu trúc các phân xưởng trong nhà máy

9

2

9

8

6

2

6

6

3

0

3

2

Cộng 30 20 8 2

IV.2.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đuna. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận với các

nội dung:- Kiến thức về vai trò trách nhiệm của người thợ cắt gọt kim loại- Kiến thức về công dụng của các loại máy cắt kim loại thường sử dụng (Tiện, phay, bào, khoan, doa, mài ...)

Bài kiểm tra thực hành: - Xác định đúng các loại máy cắt được bố trí trong các phân xưởng - Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm và các biện pháp an toàn của

người thợ cắt gọt kim loại.b. Cách đánh giá:

Thang điểm lý thuyết đánh giá: điểm 10; Kết quả ≥ 5điểm là đạt Đánh giá bài kiểm tra thực hành bằng phương pháp so sánh với bảng

kiểm – Thang điểm 100; Kết quả ≥ 50điểm là đạt- Có thể kiểm tra lại các nội dung mà học viên chưa đạt ở lần kiểm tra

đầu hoặc khi học viên yêu cầu được kiểm tra lại.

IV.2.4. Tài liệu tham khảo:- Thực hành cơ khí - Tác giả: Trần Thế San- Hoàng Trí - Nguyễn Thế Hùng.- Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi -Chixkin -Toknô, nhà xuất bản Mir Maxcova -

1981, người dịch: Nguyễn Quang Châu. - Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.

19

Page 19: CT Cat got Kim loai

IV.3. Mô đun: GIA CÔNG NGUỘI CƠ BẢNIV.3.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Gia công nguội Mã mô đun: MĐ 17

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:-Lựa chọn và sử dụng các loại giũa, đục và các dụng cụ cần thiết cho gia

công nguội cơ bản và trình bày được công dụng của chúng. -Xác định được chuẩn vạch dấu, chuẩn đo, chuẩn gá chính xác và phù hợp.-Sử dụng thành thạo và đúng chức năng các thiết bị, dụng cụ tương ứng.-Vạch được quy trình gia công hợp lý và hiệu quả cao.-Bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ, sản phẩm.-Thực hiện được các công việc về: Đục, giũa, cưa, khoan, cắt ren bằng bàn

ren, ta rô và hoàn thiện.-Mài sửa được các dụng cụ cắt và dụng cụ vạch dấu.

20

Page 20: CT Cat got Kim loai

-Thu xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và áp dụng đúng các biện pháp an toàn.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học Mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 13; MĐ 14

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp

- Các yếu tố trong quá trình gia công nguội- Các phương pháp lấy dấu, chấm dấu, đục, giũa, cắt ren bằng bàn ren, ta rô.- Các nguyên nhân gây mất an toàn trong gia công nguội và biện pháp khắc

phục. Hình thức 2: Xem trình diễn mẫu

Thao tác lấy dấu, chấm dấu, đục, giũa, cắt ren bằng bàn ren, ta rô. Hình thức 3: Thực hành nhận biết các loại dụng cụ trong nghề nguội

trong phòng học chuyên môn hoá hoặc xưởng thực tập Hình thức 4: Thực hành các bài tập quy định trong mô đun

1. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Giải thích được phương pháp lấy dấu, chấm dấu, đục, giũa, cắt ren bằng bàn ren, ta rô.

- Nhận dạng và chỉ ra được công dụng của từng loại thiết bị, dụng cụ liên quan.

- Nêu đầy đủ và giải thích rõ các yếu tố trong quá trình gia công nguội.- Các nguyên nhân gây mất an toàn trong gia công nguội và biện pháp khắc

phục. Được đánh giá qua các bài viết, câu hỏi miệng, trắc nghiệm điền khuyết đạt

yêu cầu.b. Kỹ năng:

- Lựa chọn, sử dụng hợp lý các trang bị, dụng cụ.- Thực hiện các công việc về nguội đúng thao tác, đúng quy trình.

Được đánh giá bằng phương pháp quan sát với bảng kiểm/thang điểm đạt yêu cầu.

c. Thái độ:- Thể hiện mức độ thận trọng trong thao tác khi sử dụng công cụ và các thiết bị khác.- Nơi làm việc vệ sinh, ngăn nắp.- Biểu lộ tinh thần trách nhiệm và hợp tác.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

- Dầu bôi trơn.

21

Page 21: CT Cat got Kim loai

- Giẻ sạch.- Vải hoặc giấy nhám.

- Thép tròn, thép vuông, thép dẹt, ống. b. Dụng cụ và trang thiết bị:

Máy khoan, máy mài 2 đá.Thước cặp 1/10 và 1/20, thước lá, êke 900, compa vạch dấu, đài vạch, dưỡng.Đục bằng, đục nhọn các loại.Mũi khoan các loại.Tay quay, bàn ren, tarô.

- Giũa các loại. c. Học liệu:

Giáo trình kỹ thuật nguội, phiếu hướng dẫn về thao tác đục, giũa, cưa, khoan,bàn ren và ta rô tay.

- Bản vẽ treo tường, tranh ảnh về vị trí, thao tác đục, giũa, cưa, khoan. d. Nguồn lực khác:

Xưởng thực tập nguội

IV.3.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

123456

Vạch dấuKỹ thuật đục kim loạiKỹ thuật giũa kim loạiCưa kim loạiKhoan kim loạiCắt ren bằng bàn ren và ta rô

61616101414

122122

5141491212

Cộng 80 10 66 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV.3.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đuna. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết:

- Đánh giá: Hình thức đánh giá là kiểm tra trắc nghiệm (dạng lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức sử dụng các loại dụng cụ trong nghề nguội

- Điểm đánh giá: Thang điểm 10 Bài kiểm tra thực hành:

- Thông qua các bài tập trong mô đun b. Cách đánh giá:

Đánh giá bài kiểm tra lý thuyết: Thang điểm 10

22

Page 22: CT Cat got Kim loai

Đánh giá bài thực hành: Thông qua bảng kiểm - Thang điểm: 100 IV.3.4. Tài liệu tham khảo: - Kỹ thuật nguội. Tác giả: Đỗ Bá Long.

IV.4. Mô đun: TIỆN CƠ BẢNIV.4.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện cơ bản Mã mô đun: MĐ 18

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun: Mô đun 18 được bố trí giảng dạy trong học kỳ I năm

học thứ nhất, sau khi đã hoàn thành- Các môn học: Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp

ghép và đo lường, Vẽ kỹ thuật 1- Các mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Nhập nghề Cắt gọt kim

loại, Gia công nguội cơ bản- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

1. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Trình bày đầy đủ các bộ phận cơ bản, công dụng và nguyên lý làm việc của máy tiện vạn năng.

- Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài sửa được các loại dao tiện phù hợp với công việc.

- Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo.- Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi đúng kỹ thuật.- Tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ trơn ngắn, tiện trụ bậc, tiện rãnh ngoài,

tiện cắt đứt chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình.- Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục.- Tổ chức nơi làm việc khoa học và đảm bảo an toàn cho người và máy.

23

Page 23: CT Cat got Kim loai

2. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học Mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08; MH

09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 15; MĐ 16; MĐ 173. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp-Cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên máy tiện vạn năng

- Nguyên tắc định vị 6 điểm, phân tích định vị trong các trường hợp gá lắp phôi trên máy tiện.

- Công dụng, phân loại, yêu cầu của đồ gá- Các nguyên tắc kẹp chặt chi tiết và các cơ cấu kẹp chặt, các loại chuẩn,

nguyên tắc chọn chuẩn trên máy tiện- Bản chất của quá trình cắt gọt kim loại- Lực và công suất cắt gọt- Hiện tượng rung động khi cắt gọt- Nhiệt phát sinh trong quá trình cắt gọt- Các thông số hình học, các yếu tố hợp thành đầu dao tiện và đặc điểm của

các lưỡi cắt.- Các yếu tố của chế độ cắt khi tiện

Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu về đồ gá trên máy tiện và các đồ định vị trên đồ gá, cách phân loại dao tiện, các bảng tra cứu chế độ cắt khi tiện

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Vận hành máy tiện vạn năng- Tháo lắp và bảo dưỡng các loại mâm cặp- Cách gá lắp các loại mũi tâm, giá đỡ- Thao tác mài dao tiện trên máy mài 2 đá- Thao tác mẫu tiện trục trơn gá trên mâm cặp 3 chấu- Thao tác gá lắp mũi khoan tâm và trình tự thực hiện khoan lỗ tâm- Thao tác gá lắp dao tiện trục bậc và trình tự thực hiện tiện trục bậc- Thao tác gá lắp dao tiện các loại rãnh và cách thực hiện cắt các loại rãnh

trên mặt trụ ngoài Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện tổ chức theo nhóm

- Thực hành tháo lắp và bảo dưỡng các loại mâm cặp, các loại giá đỡ - Nhận biết và phân biệt một số dao tiện mặt trụ ngoài- Tập tra các thông số chế độ cắt khi được cung cấp các tài liệu tra cứu

Hình thức 5: Thực hành tại xưởng trường - Thực hành vệ sinh công nghiệp nơi làm việc và xưởng thực tập- Thao tác điều chỉnh và vận hành máy tiện- Tập mài dao, gá dao- Tiện trục trơn ngắn- Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm- Tiện trục bậc ngắn - Tiện rãnh và cắt đứt4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:

24

Page 24: CT Cat got Kim loai

Trình bày đầy đủ các đặc điểm, công dụng, cấu tạo các bộ phận chính của máy tiện và quy trình chăm sóc, vận hành máy.Chỉ ra được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.Trình bày đầy đủ các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.

Được đánh giá qua các bài viết, câu hỏi miệng, trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:Sử dụng thành thạo máy tiện.Lập được quy trình gia công hợp lý cho từng bước công việc tiện.Nhận dạng, lựa chọn, sử dụng đúng các loại dụng cụ đo, cắt và đồ gá cho

từng công việc cụ thể.Tiện được các chi tiết trụ trơn ngắn, trụ bậc, mặt đầu và khoan tâm, cắt

rãnh, cắt đứt đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn.Được đánh giá bằng phương pháp quan sát với bảng kiểm, thang điểm đạt

yêu cầu. c.Thái độ:- Cẩn thận, nghiêm túc khi vận hành máy.- Biểu lộ tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong quá trình làm việc.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

Thép tròn, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội. b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy tiện vạn năng.- Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp 1/10, 1/20 mm, com pa đo ngoài, com pa đo

trong, đồng hồ so.- Dụng cụ cắt: Các loại dao tiện ngoài, dao cắt rãnh, mũi khoan tâm, giũa,

đá mài thanh.- Đồ gá: Mâm cặp ba vấu tự định tâm, các loại mũi tâm, tốc kẹp.- Các loại dụng cụ khác: Búa, kìm, các loại chìa khoá, tua vít, móc kéo

phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.- Máy chiếu

c. Học liệu:- Giáo trình kỹ thuật tiện, phiếu hướng dẫn thực hiện các bài tập cơ bản.- Tranh treo tường về các loại dụng cụ: Hình dáng chung của máy tiện vạn

năng, bố trí nơi làm việc.- Phim trong ghi phiếu hướng dẫn và sơ đồ minh hoạ cấu tạo của dao tiện,

các góc của dao, các loại mâm cặp, mũi tâm, sơ đồ gá lắp.- Chi tiết mẫu, mô hình dao tiện, các loại dao mẫu.

d. Nguồn lực khác:- Nhà máy, xí nghiệp cơ khí

- Xưởng thực tập.IV.4.2 Các bài trong mô đun

Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố Tên các bài trong mô đun Thời gian

25

Page 25: CT Cat got Kim loai

TT Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

23

45678

91011

Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năngSử dụng các lọai đồ gá thông dụngĐặc điểm của quá trình cắt khi tiệnDao tiệnPhân loại dao tiệnMài dao tiệnKhái niệm về chế độ cắt khi tiệnTiện trụ trơn ngắn gá trên mâm cặp ba vấu tự định tâmTiện mặt đầu và khoan lỗ tâmTiện trụ bậc ngắn gá trên mâm cặpTiện rãnh và cắt đứt

20

113

8614418

181618

4

33

44222

222

16

80

4212216

161416

Cộng 140 30 106 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.4.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết với các hình thức trắc nghiệm gồm các nội dung:

- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy tiện- Nguyên tắc định vị 6 điểm, phân tích định vị trong các trường hợp gá lắp phôi trên máy tiện, các loại đồ định vị thường sử dụng- Chuẩn và cách chọn chuẩn- Bản chất của quá trình cắt gọt, các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt, ảnh hưởng của các hiện tượng đó đến quá trình cắt và chất lượng chi tiết gia công- Xác định các thông số hình học của dao tiện, các thông số chế độ cắt, các phương pháp xác định

Bài kiểm tra thực hành: Được đánh giá thông qua các bài tập trong mô đun

b. Cách đánh giá: Đánh giá bài lý thuyết bằng nhiều hình thức: trắc nghiệm, tự luận, vấn

đáp, quan sát nhận biết và trả lời qua phiếu đánh giá – Thang điểm đánh giá: điểm 10; Kết quả ≥ 5điểm là đạt

Đánh giá bài kiểm tra thực hành bằng phương pháp so sánh với bảng kiểm – Thang điểm 100; Kết quả ≥ 50điểm là đạt

IV.4.4. Tài liệu tham khảo:- Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân kỹ

thuật -1977.- Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi - Chixkin -Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981

- Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.

26

Page 26: CT Cat got Kim loai

IV.5. Mô đun: TIỆN TRỤC DÀI KHÔNG DÙNG GIÁ ĐỠ IV.5.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện trục dài không dùng giá đỡ Mã mô đun: MĐ 191. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun: Mô đun 19 được bố trí giảng dạy trong học kỳ I năm

học thứ nhất, sau khi đã hoàn thành- Các môn học: Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp

ghép và đo lường, Vẽ kỹ thuật 1- Các mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Nhập nghề Cắt gọt kim

loại, Gia công nguội cơ bản, Tiện cơ bản- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Vạch được quy trình tiện trục dài cần chống tâm một cách hợp lý theo

từng trường hợp cụ thể.- Chuẩn bị và điều chỉnh máy, gá lắp đạt yêu cầu kỹ thuật.- Lựa chọn thông số công nghệ phù hợp với độ cứng vững cho chi tiết cụ

thể.- Tiện chi tiết dài đảm bảo hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt và thời

gian.- Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, đảm bảo an toàn.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học sinh phải học xong các mô đun: MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18

4. Hình thức học tập

27

Page 27: CT Cat got Kim loai

Hình thức 1: Học trên lớp- Các yếu tố xác định loại trục dài tiện trên máy tiện không sử dụng giá đỡ- Phương pháp tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu tâm- Phương pháp tiện trụ trơn dài gá trên hai đầu tâm- Phương pháp tiện trụ bậc gá trên mâm cặp và một đầu tâm- Phương pháp tiện trụ bậc gá trên hai đầu tâm

Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu

- Thao tác gá lắp phôi và cách điều chỉnh ụ sau trùng với tâm máy- Thao tác điều chỉnh và điều khiển máy tiện gia công một số bề mặt trụ,

mặt bậc làm điển hình Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định

- Thực hành lựa chọn đồ gá, dụng cụ gá lắp phôi- Thực hành lựa chọn dụng cụ cắt phù hợp với các điều kiện gia công- Thực hành đo kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật trên chi tiết gia công

Hình thức 5: Thực hành tiện các chi tiết bài tập theo bản vẽ tại xưởng trường

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Chỉ ra được các yêu cầu và các thông số công nghệ cho từng công việc cụ thể.

- Nêu được các phương pháp và dụng cụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Đề ra được các biện pháp để xử lý sai hỏng khi tiện trụ trơn dài. Được đánh giá qua các bài viết, câu hỏi miệng, trắc nghiệm điền khuyết

đạt yêu cầu.b. Kỹ năng:-Lập được quy trình hợp lý cho từng chi tiết.-Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng đúng các loại dụng cụ đo, chuẩn bị được

dao cắt và đồ gá cho từng công việc cụ thể.-Tiện được các chi tiết trụ trơn dài, trụ bậc đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật, an toàn. Được đánh giá bằng phương pháp quan sát với bảng kiểm, thang điểm đạt

yêu cầu.c. Thái độ:

- Cẩn thận, nghiêm túc khi vận hành máy.- Có trách nhiệm với yêu cầu của sản phẩm, giữ gìn và bảo quản dụng cụ,

thiết bị.- Tuân thủ quy trình và ngăn ngừa các sai hỏng, tai nạn.

6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu: Thép thanh tròn, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy tiện vạn năng- Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp 1/10, 1/20 mm, đồng hồ so

28

Page 28: CT Cat got Kim loai

- Dụng cụ cắt: Các loại dao tiện ngoài, mũi khoan tâm, đá mài thanh- Đồ gá: Mâm cặp ba vấu tự định tâm, mâm cặp tốc, các loại mũi tâm, tốc

kẹp- Các loại dụng cụ khác: Búa, kìm, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao,

tuavít, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.- Máy chiếu

c. Học liệu:- Chi tiết mẫu.- Phiếu hướng dẫn: Tiện trục dài gá trên 1 đầu tâm, 2 đầu tâm, tiện trục bậc.- Tranh treo tường về các loại dụng cụ, thiết bị: Hình dáng chung của máy

tiện vạn năng, bố trí nơi làm việc, các loại mũi tâm, lỗ tâm, cách gá lắp. - Phim trong ghi phiếu hướng dẫn và sơ đồ minh hoạ: Cấu tạo của dao tiện,

mũi khoan tâm, các góc của dao, các loại mâm cặp, mũi tâm, tốc, sơ đồ gá lắp.

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực tập

IV.5.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

23

4

Tiện trụ trơn dài gá trên mâm cặp và một đầu tâmTiện trụ trơn dài gá trên hai đầu tâmTiện trụ bậc gá trên mâm cặp và một đầu tâmTiện trụ bậc gá trên hai đầu tâm

19

2018

19

3

22

3

16

1816

16Cộng 80 10 66 4

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.5.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết:

- Đánh giá: Hình thức đánh giá là kiểm tra trắc nghiệm (dạng lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức sử dụng thiết bị

- Nội dung: Lựa chọn phương pháp gá phôi cho các trường hợp cụ thể; Lựa chọn dụng cụ cắt phù hợp với điều kiện gia công; Các cách điều chỉnh côn khi tiện chi tiết trục dài ...

- Điểm đánh giá: Thang điểm 10 Bài kiểm tra thực hành:

- Tiện trụ bậc dài gá trên hai đầu tâm

29

Page 29: CT Cat got Kim loai

b. Cách đánh giá: Đánh giá bài kiểm tra lý thuyết: Thang điểm 10 Đánh giá bài thực hành: Thông qua bảng kiểm - Thang điểm: 100

Trọng số cho các tiêu chí đánh giá: - Sinh viên thực hiện đúng quy trình- Chọn dụng cắt phù hợp, thao tác gá lắp phôi, dao đúng yêu cầu- Thao tác điều khiển máy chính xác, an toàn- Chi tiết đạt các yêu cầu thông số kỹ thuật theo bảng kiểm- Thực hiện đúng thời gian quy định- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp

Tổng số điểm đạt từ 50 điểm trở lênIV.5.4. Tài liệu tham khảo:

- Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật -1977

- Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi - Chixkin -Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981- Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.

- Giáo trình Kỹ thuật Tiện

IV.6. Mô đun: TIỆN KẾT HỢPIV.6.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện kết hợp Mã mô đun: MĐ 20

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm học thứ nhất, sau khi sinh viên đã hoàn thành:

- Môn học: Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường, Vẽ kỹ thuật 1

- Các mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Nhập nghề Cắt gọt kim loại, Gia công nguội cơ bản, Tiện cơ bản, Tiện trục dài không dùng giá đỡ

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Nêu được đặc tính yêu cầu đặc biệt trên bề mặt.- Chuẩn bị và sử dụng hợp lý các loại dụng cụ, vật tư đối với từng chi tiết.- Lựa chọn phương pháp gia công hợp lý để thực hiện các chi tiết có yêu

cầu đặc biệt trên bề mặt.- Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

khi lăn nhám, lăn ép, đánh bóng bề mặt và cắt ren bằng bàn ren, ta rô.- Lập quy trình gia công hợp lý.- Xác định các thông số công nghệ phù hợp.- Thực hiện các nguyên công để xử lý bề mặt đạt yêu cầu kỹ thuật, thời

gian.

30

Page 30: CT Cat got Kim loai

- Đảm bảo các yêu cầu khác và an toàn.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

Trước khi bắt đầu học mô đun học sinh phải hoàn thành: MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 18; MĐ 19

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Tác dụng của các phương pháp tiện kết hợp đến chất lượng sử dụng chi

tiết sau gia công- Giới thiệu quy trình thực hiện các phương pháp trên Hình thức 2: Tự nghiên cứu các tài liệu giới thiệu về việc mở rộng khả

năng công nghệ trên máy tiện Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu

- Thao tác mẫu cách giũa và đánh bóng bề mặt chi tiết trên máy tiện- Thao tác mẫu các bước lăn ép bề mặt trên máy tiện- Thao tác mẫu các bước lăn nhám bề mặt - Thao tác mẫu các bước bàn ren và ta rô ren trên máy tiện- Thao tác trình diễn các bước mài bề mặt trên máy tiện

Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường (bắt buộc) hoặc xưởng cơ khí nếu có thể

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Đề ra được biện pháp công nghệ xử lý bề mặt một cách hợp lý để bảo đảm yêu cầu.

- Chỉ ra được công cụ, yêu cầu và chế độ công nghệ khi sử dụng.- Phân tích được những nguyên nhân sai hỏng trong từng công nghệ.- Nêu được những phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng.- Việc xác định các yếu tố của nhám, ren tam giác trong, ngoài, thay đổi

chất lượng bề mặt sau đánh bóng, lăn ép ; xác định các loại dụng cụ: Vải nhám, bột mài, dụng cụ lăn ép, đá mài, con lăn nhám, bàn ren, ta rô; các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.Đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:- Vạch được quy trình hợp lý cho từng công nghệ.- Lựa chọn, gá lắp công cụ, dụng cụ đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.- Chuẩn bị bề mặt trước khi xử lý một cách phù hợp.- Thực hiện các phương pháp: Cắt ren, mài rà, lăn ép, lăn nhám, giũa, đánh

bóng, mài trên máy tiện theo đúng quy trình đảm bảo yêu cầu của bề mặt và các yêu cầu khác trong sản xuất.

- Các kỹ năng được đánh giá bằng quan sát kèm bảng tiêu chuẩn đạt yêu cầu.

c. Thái độ:- Thận trọng trong quá trình lựa chọn công cụ và phương pháp cũng như khi kiểm tra và đánh giá chất lượng.Tính ngăn nắp trong việc bảo quản dụng cụ, thiết bị.

31

Page 31: CT Cat got Kim loai

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội, bút giấy,chi tiết mẫu.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy tiện vạn năng.- Máy mài để bàn.- Máy chiếu qua đầu- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, mâm cặp tốc, mũi tâm cố định, mũi tâm

quay, tốc kẹp, đồ gá mũi khoan, tay quay ta rô, tay quay bàn ren, đồ gá ta rô và trục gá bàn ren tự lựa.

- Thước cặp 1/10, 1/20 mm, com pa đo trong, pan me.- Các loại dao tiện ngoài, dao tiện lỗ, mũi khoan, giũa, đá mài thanh, con

lăn nhám, dụng cụ lăn ép, các loại giấy hoặc vải nhám, dụng cụ mài rà, ta rô, bàn ren.

- Búa, kìm, các loại chìa khoá, tuavít, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.

c. Học liệu:- Phiếu hướng dẫn, đánh bóng, mài rà, lăn ép, lăn nhám, cắt ren bằng bàn ren và

ta rô- Tranh treo tường về các loại dụng cụ: Giũa, đá mài thanh, con lăn nhám, dụng

cụ lăn ép, ta rô, bàn ren- Phim trong ghi phiếu hướng dẫn và sơ đồ minh hoạ việc lăn nhám, lăn ép,

đánh bóng, mài rà trên máy tiện, cắt ren bằng bàn ren và ta rô, các dạng sai hỏng, nguyên nhân ,cách khắc phục khi lăn nhám, cắt ren bằng bàn ren và ta rô

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành.III.6.2 Các bài trong mô đun

Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1234

5

6

Giũa và làm bóng bề mặtLăn ép bề mặtLăn nhám bề mặtCắt ren ngoài bằng bàn ren trên máy tiệnCắt ren trong bằng ta rô trên máy tiệnMài trên máy tiện

128816

16

16

1122

2

2

117614

14

14Cộng 80 10 66 4

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.6.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

32

Page 32: CT Cat got Kim loai

Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng

đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức sử dụng các phương pháp tiện kết hợp (Giũa, đánh bóng, lăn nhám, cắt ren bằng bàn ren – ta rô, mài trên máy tiện)

- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tập

IV.6.4. Tài liệu tham khảo:- Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật -1977- Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi -Chixkin -Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981- Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim

- Giáo trình Kỹ thuật Tiện

IV.7. Mô đun: TIỆN LỖIV.7.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện lỗ Mã mô đun: MĐ 21

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm học thứ nhất, có thể bố trí giảng song song với các mô đun Bào mặt phẳngSinh viên phải hoàn thành các mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Nhập nghề Cắt gọt kim loại, Gia công nguội cơ bản, Tiện cơ bản, Tiện trục dài không dùng giá đỡ- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Nhận dạng và lựa chọn, mài sửa được các loại dụng cụ cắt như dao tiện trong, mũi khoan phù hợp với công việc.- Lựa chọn chế độ cắt và sử dụng dung dịch trơn nguội hợp lý.- Sử dụng hợp lý và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo.- Khoan, khoét, doa và tiện được lỗ suốt, lỗ bậc, lỗ kín, rãnh trong đạt yêu cầu kỹ thuật.- Sử dụng và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo kiểm bề mặt lỗ và rãnh trong: Thước cặp, ca líp trục, pan me đo trong, đồng hồ so, thước đo rãnh trong.- Xác định được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện lỗ.

33

Page 33: CT Cat got Kim loai

- Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, khoa học. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MĐ 13, MĐ 14, MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 18;

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp

- Các dạng lỗ thường sử dụng trong chi tiết máy - Đặc điểm và phương pháp gia công tiện các loại lỗ

- Cấu tạo các loại dụng cụ gia công lỗ trên máy tiện: Mũi khoan, mũi khoét, dao tiện lỗ các loại, dao doa lỗ

Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu về:- Cấu tạo các loại mũi khoan, các góc độ đầu mũi khoan khi khoan các loại vật

liệu khác nhau. Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu

- Thao tác làm mẫu mài mũi khoan trên máy mài 2 đá- Thao tác mẫu mài các loại dao tiện lỗ trong các trường hợp gia công lỗ cụ

thể- Thao tác mẫu Tiện các loại lỗ và cắt rãnh trong lỗ trong các trường hợp gia

công cụ thể - Thao tác mẫu cách gá lắp dao doa và cách dao lỗ trên máy tiện Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định

- Thực hành nhận biết các loại mũi khoan, mũi khoét và dao doa - Thực hành nhận biết các loại dao tiện lỗ ứng dụng cho các loại lỗ cụ thể Hình thức 5: Thực hành gia công các chi tiết theo các bài tập quy định trong chương trình tại xưởng thực hành tiện

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

Việc xác định các yêu cầu của lỗ, rãnh.Xác định phương pháp gia công lỗ hợp lý.Nêu rõ công dụng, cấu tạo, cách sử dụng mũi khoan, mũi doa, dao tiện lỗ.Khả năng xác định lượng dư, chế độ cắt phù hợp với công nghệ.Chỉ ra đầy đủ các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.

Đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:- Gá phôi, dao tiện lỗ, mũi khoan, doa thành thạo.- Điều chỉnh chế độ cắt hợp lý.- Mài sửa mũi khoan, dao tiện lỗ kín, lỗ suốt thành thạo.- Khoan, tiện lỗ, tiện rãnh, doa lỗ thành thạo.- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn.

Được đánh giá bằng quan sát kèm bảng kiểm đạt yêu cầu. c. Thái độ: Có trách nhiệm, tự giác.

34

Page 34: CT Cat got Kim loai

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội, bút giấy.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy tiện vạn năng.- Máy chiếu qua đầu- Đồ gá dùng trên máy tiện vạn năng.- Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp, calíp trục, pan me đo trong, đồng hồ so, thước đo rãnh trong.- Dụng cụ cắt: Các loại dao tiện ngoài, dao tiện lỗ, dao tiện rãnh trong, mũi khoan, mũi doa, giũa, đá mài thanh.- Búa mềm, kìm, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, tuavít, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.

c. Học liệu:Phim trong: Phiếu hướng dẫn mài mũi khoan, tiện lỗ, các dạng sai hỏngvà

cách khắc phục. - Chi tiết mẫu.d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành.

IV.7.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

12345678

Mài mũi khoanKhoan lỗ trên máy tiệnTiện lỗ suốtTiện lỗ bậcTiện lỗ kínTiện rãnh tròn trongTiện rãnh vuông trongDoa lỗ

128121212121112

22222212

106101010101010

Cộng 95 15 76 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. IV.7.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng

đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) cho các nội dung: Cấu tạo của mũi khoan ruột gà, xác định đúng từng loại dao tiện lỗ phù hợp với các dạng lỗ và rãnh cần tiện; hoặc kiểm tra bằng các bài tự luận về lập tiến trình tiện cho các chi tiết của bài thực hành trong mô đun

35

Page 35: CT Cat got Kim loai

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun: Mài mũi khoan; khoan lỗ; tiện các loại lỗ; doa lỗ

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh

bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.7.4. Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật -1977

Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi - Chixkin -Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981. Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.Tranh treo tường các chi tiết có lỗ đặc trưng được ứng dụng trong lắp

ghép, mũi khoan, mũi doa, các loại dụng cụ đo lỗ.- Giáo trình Kỹ thuật Tiện

IV.8. Mô đun: TIỆN CÔNIV.8.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện côn Mã mô đun: MĐ 221. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm học thứ nhất, có thể bố trí giảng song song với các mô đun Bào mặt phẳngSinh viên phải hoàn thành:- Các mô học: Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai đo lường và Vẽ kỹ thuật 1

- Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Tính toán chính xác các yếu tố của hình côn theo yêu cầu kỹ thuật.- Lập được quy trình công nghệ hợp lý cho việc tiện côn.- Trình bày đúng và thực hiện chính xác việc xoay xiên bàn trượt dọc trên,

điều chỉnh thước côn, xê dịch ngang ụ động để tiện côn trong trường hợp cụ thể.

- Sử dụng và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo kiểm bề mặt côn: Thước cặp, thước đo góc vạn năng, thước sin, dưỡng góc, pan me, đồng hồ so.

- Lựa chọn phương pháp gia công côn thích hợp theo yêu cầu của độ nhám, độ chính xác, dạng gia công, kích thước chiều dài, độ côn.

36

Page 36: CT Cat got Kim loai

- Xác định đầy đủ các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.- Tiện được các chi tiết côn trong, ngoài đạt độ chính xác cấp 8 - 10, độ nhám

cấp 5 - 6, đúng thời gian, an toàn.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 214. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp- Khái niệm bề mặt côn ; công thức xác định các yếu tố của côn- Tính toán góc côn để gá dao, xoay bàn trượt dọc trên, điều chỉnh thước côn,

dịch ngang ụ động và tiện côn bằng phương pháp kết hợp ụ động với thước côn

- Phương pháp kiểm tra các thông số của chi tiết côn Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu để tra bảng các thông số của các chi tiết

côn tiêu chuẩn được dùng trong chế tạo máy; đọc các bản vẽ lắp các bộ phận máy ( ụ sau; cụm bàn dao ngang)

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu - Gá dao lưỡi rộng theo dưỡng để tiện côn - Thao tác kiểm tra: mặt côn, góc côn trong quá trình gia công - Điều chỉnh xoay xiên bàn dao dọc phụ (bàn dao dọc trên) và tiện côn - Điều chỉnh ụ sau và tiện côn - Gá lắp thước côn và tiện côn

Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Tháo lắp và điều chỉnh bào dao dọc phụ; ụ sau trên các mô hình dạy học- Lắp và điều chỉnh thước côn trên mô hình dạy học - Đo kiểm tra các thông số bề mặt côn bằng các dụng cụ và thiết bị đo kiểm

Hình thức 5: Thực hành gia công các chi tiết theo các bài tập quy định trong chương trình tại xưởng thực hành tiện

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

Việc xác định các yếu tố của côn và tính toán góc côn để gá dao, xoay bàn trượt dọc trên, điều chỉnh thước côn, dịch ngang ụ động và tiện côn bằng phương pháp kết hợp ụ động với thước côn, phạm vi ứng dụng của từng phương pháp.Đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:Tiện côn bằng dao rộng lưỡi, xoay xiên bàn trượt dọc trên, xê dịch ngang ụ động và thước côn đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn.Được đánh giá bằng quan sát quá trình có dùng bảng kiểm đạt yêu cầu.

c. Thái độ:Cẩn trọng trong việc bảo quản dụng cụ đo kiểm, thiết bị, dụng cụ.

Được đánh giá bằng quan sát dùng bảng kiểm đạt yêu cầu.6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:

37

Page 37: CT Cat got Kim loai

Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội, bút giấy.b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy tiện vạn năng có trang bị thước côn.- Máy chiếu.- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, mâm cặp tốc, mũi tâm cố định, mũi tâm

quay, mũi tâm có viên bi, tốc kẹp, đồ gá mũi khoan.- Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp 1/10, 1/20 mm, com pa đo ngoài, com pa đo

trong, ca líp côn, thước đo góc vạn năng, thước sin.- Các loại dao tiện ngoài, dao tiện lỗ, mũi khoan, giũa, đá mài thanh,

- Dụng cụ cầm tay, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.c. Học liệu:

- Chi tiết mẫu- Phiếu hướng dẫn- Tranh treo tường các chi tiết côn tiêu chuẩn- Phim trong: Thể hiện các yếu tố của hình côn, thước côn, sơ đồ tiện côn

bằng xê dịch ngang ụ động, các loại dụng cụ đo kiểm côn, các dạng sai hỏng và cách khắc phục.d. Nguồn lực khác: Xưởng thực tập.IV.8.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

123456

Tiện côn bằng dao rộng lưỡiTiện côn bằng cách xoay xiên bàn trượt dọcTiện côn bằng xê dịch ngang ụ độngPhương pháp tiện côn bằng thước cônTiện côn bằng cách kết hợp thước côn và xê dịch ngang ụ động

616181818

22222

414161616

Cộng 80 10 66 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.8.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng

đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) cho các nội dung: Các yêu cầu kỹ thuật của bề mặt côn; cách tính toán xác định các thông số của chi tiết côn; lựa chọn phương pháp tiện bề mặt côn khi được cung cấp bản vẽ

Trả lời các câu hỏi miệng bằng việc mô tả các phương pháp điều chỉnh, gá lắp trong các trường hợp tiện côn cụ thể

38

Page 38: CT Cat got Kim loai

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun tiện côn bằng các phương pháp: dùng dao lưỡi rộng; xoay xiên bàn trượt dọc; xê dịch ngang ụ sau; sử dụng thước côn; kết hợp giữa xê dịch ụ sau với thước côn

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh

bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.8.4. Tài liệu tham khảo:

- Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật -1977- Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi -Chixkin - Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981. - Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim

- Giáo trình kỹ thuật Tiện

IV.9. Mô đun: TIỆN REN TAM GIÁCIV.9.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện ren tam giác Mã mô đun: MĐ 231. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm học thứ nhất, có thể bố trí giảng song song với các mô đun Bào mặt phẳngSinh viên phải hoàn thành:- Các mô học: Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai đo lường và Vẽ kỹ thuật 1

- Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ; Tiện côn

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Xác định được các thông số của ren tam giác một đầu mối và nhiều đầu

mối.- Chuẩn bị đầy đủ dao tiện ren ngoài và ren trong. - Chọn chế độ cắt phù hợp với từng chi tiết cụ thể.- Chọn và điều chỉnh được các bước ren có trong bảng hướng dẫn của máy

để tiện ren.- Tính toán bánh răng thay thế và điều chính máy để tiện được các bước ren

cần thiết không có trong bảng hướng dẫn của máy.

39

Page 39: CT Cat got Kim loai

- Thực hiện được các biện pháp nâng cao độ bóng bề mặt gia công ren- Tiện các loại bu lông, đai ốc hoặc các chi tiết có ren hãm trong, ngoài trên

mặt trụ và trên mặt côn, ren chẵn, ren lẻ, ren trái, ren phải, ren bước lớn và bước nhỏ đạt các tiêu chí về kỹ thuật và kinh tế.

- Thực hiện được các biện pháp an toàn trong quá trình làm việc.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19;

MĐ 20; MĐ 21; MĐ 224. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Các yếu tố cơ bản của ren; phân loại ren; phương pháp xác định các thông số

ren- Nguyên tắc hình thành ren trên máy tiện; - Yêu cầu cơ bản của dao tiện ren- Phương trình xích cắt ren và cách tính bộ bánh răng thay thế để cắt ren trên

máy tiện- Các phương pháp chia ren nhiều mối trên máy tiện- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiện ren Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu về các biện pháp nâng cao

năng suất và chất lượng tiện ren trên máy tiện vạn năng (sử dụng các loại đồ gá, dao tiện cắt ren cao tốc...)

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mài dao và kiểm tra góc dao tiện ren - Điều chỉnh máy và thao tác tiện các loại ren theo các bài tập trong mô đun- Lắp và điều chỉnh bánh răng thay thế để tiện ren- Đo và kiểm tra ren Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Thực hành đo và kiểm tra ren bằng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra ren- Tính toán và lắp ráp bộ bánh răng thay thế trên các mô hình học tập- Nhận dạng ren và dao tiện ren phù hợp thông qua các mô hình và bản vẽ quy

ước Hình thức 5: Thực hành tiện các bài tập tiện ren có trong mô đun tại xưởng

cơ sở đào tạo 5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:- Khả năng xác định các yếu tố và tính toán các kích thước ren tam giác một

đầu mối, nhiều đầu mối. Lựa chọn các phương pháp chia đầu mối.- Lập được quy trình tiện ren bước lớn, bước nhỏ, ren trong, ren ngoài, ren

nhiều mối trên mặt trụ và trên mặt côn.- Chỉ ra các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.

Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận và các bài trắc nghiệm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:- Nhận dạng, lựa chọn được dao tiện ren phù hợp.- Mài sửa và gá lắp dao đúng kỹ thuật.

40

Page 40: CT Cat got Kim loai

- Tính toán và thay lắp bánh răng thay thế hợp lý.- Tiện các loại ren tam giác thành thạo.

Được đánh giá bằng quan sát quá trình và đánh giá sản phẩm theo bảng kiểm đạt yêu cầu.

c.Thái độ:Cẩn thận, tính kỷ luật, chấp hành tốt nội quy an toàn khi tiện ren

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy tiện vạn năng, máy mài hai đá.- Máy chiếu qua đầu.- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, các loại mũi tâm, tốc kẹp, đồ gá mũi khoan.- Thước cặp 1/10, 1/20 mm, calip ren, dưỡng gá dao ren, dưỡng đo bước

ren.- Các loại dao: Tiện ngoài, cắt rãnh, tiện lỗ, mũi khoan, giũa, đá mài thanh,

dao tiện ren tam giác trong và ngoài. - Búa, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, tua vít, móc kéo phoi, vịt dầu,

kính bảo hộ. c. Học liệu:

Tài liệu phát tay - Phiếu hướng dẫn thực hành.Giáo trình Kỹ thuật TiệnTranh treo tường: Các chi tiết điển hình có các loại ren, các loại dụng cụ đo kiểm ren.Phim trong: Các yếu tố của ren, hình dáng và kích thước của ren tam giác, dao tiện ren tam giác, các dạng sai hỏng và cách khắc phục.

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành.IV.9.2 Các bài trong mô đun

Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT

Tên các bài trong mô đunThời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

2

345678

Khái niệm chung về ren và hình dáng, kích thước các loại ren tam giácNguyên tắc tạo ren và cách tính bánh răng thay thếTiện ren tam giác ngoài có bước ren < 2mmTiện ren tam giác ngoài có bước ren > 2mmTiện ren tam giác trongTiện ren trên mặt cônTiện ren tam giác ngoài có nhiều đầu mốiTiện ren tam giác trong có nhiều đầu mối

4

4

171115171513

2

2

111111

2

2

161014161412

Cộng 100 10 84 4

41

Page 41: CT Cat got Kim loai

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV.9.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng

đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) cho các nội dung: Các yếu tố cơ bản của ren, phương pháp kiểm tra ren, cách tính toán để tiện ren (ren không có bước đúng trên máy, ren nhiều mối), các phương pháp tiến dao khi tiện ren; các điều kiện đảm bảo an toàn khi tiện ren

Trả lời các câu hỏi miệng bằng việc mô tả các phương pháp điều chỉnh, gá lắp trong các trường hợp tiện ren cụ thể

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun tiện ren: Tiện ren tam giác hệ mét, hệ Anh trên mặt trụ ngoài và mặt trụ trong (Bao gồm ren chẵn và ren lẻ); tiện ren nhiều mối...

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh

bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Điểm thực hành được tính bằng trung bình cộng các bài tập trong mô đunIV.9.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật tiện - Tác giả: Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.- Kỹ thuật tiện - Đnhejnưi - Chĩkin - Tôknô, nhà xuất bản - Mir - Maxcova - 1981, người dịch: Nguyễn Quang Châu.- Thực hành cơ khí - Tác giả: Trần Thế San- Hoàng Trí - Nguyễn Thế Hùng, nhà xuất bản Đà nẵng.

42

Page 42: CT Cat got Kim loai

IV.10. Mô đun: TIỆN REN TRUYỀN ĐỘNGIV.10.1 Cấu trúc nội dung của mô đun Tên mô đun: Tiện ren truyền động Mã mô đun: MĐ 24

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I năm học thứ 2, có thể bố trí giảng song song với các mô đun: Bào rãnh, bào góc; Phay mặt phẳng; Phay rãnh, phay góc Sinh viên phải hoàn thành: Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ; Tiện côn; Tiện ren tam giác; Bào mặt phẳng

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

-Xác định được các thông số của ren vuông, ren thang đầy đủ, chính xác.-Chọn được dao tiện ren vuông, ren thang ngoài và trong đúng với công

nghệ.-Mài sửa được dao tiện ren vuông, ren thang phù hợp với yêu cầu gia công.-Chọn chế độ cắt phù hợp với các loại vật liệu làm dao và vật liệu gia công.-Chọn và điều chỉnh được các bước ren có trong bảng hướng dẫn của máy để

tiện ren.-Tính toán đúng bánh răng thay thế và điều chỉnh máy để tiện được các bước

ren cần thiết không có trong bảng hướng dẫn của máy.-Sử dụng hợp lý dung dịch trơn nguội.- Thực hiện các biện pháp nâng cao độ bóng bề mặt ren- Tiện các loại ren truyền động đạt các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế.- Thực hiện được các biện pháp an toàn và sắp xếp nơi làm việc khoa học.

43

Page 43: CT Cat got Kim loai

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 21; MĐ 22

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Các thông số cơ bản của ren truyển động, cách tính toán và tra bảng tiêu

chuẩn (tính toán đối với ren vuông, tra bảng tiêu chuẩn đối với các loại ren thang)

- Yêu cầu cơ bản của dao tiện ren truyền động (bước lớn)- Công tác an toàn khi tiện ren bước lớn- Trình tự tiện ren truyền động (ren vuông, ren thang) Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu tra bảng theo TCVN về ren thang và

cách xác định các thông của ren thang Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mài và kiểm tra dao tiện ren vuông (dao tiện ren ngoài và dao ren lỗ)- Điều chỉnh và điều khiển máy tiện ren vuông (trục ren và đai ốc ren

vuông)- Mài và kiểm tra dao tiện ren thang - Điều chỉnh và điều khiển máy tiện ren thang- Chỉ dẫn các biện pháp an toàn khi thao tác điều chỉnh và điều khiển máy

tiện ren truyền động Hình thức 4: Thực hành tiện ren truyền động theo trình tự các bài trong

mô đun tại xưởng thực hành5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:- Việc xác định các yếu tố và tính toán các kích thước ren vuông, ren thang.- Việc xác định phương pháp tiện ren trong từng trường hợp cụ thể.- Chỉ ra các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện ren

vuông, ren thang.Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận và trắc nghiệm đạt yêu cầu. b. Kỹ năng:

- Nhận dạng và lựa chọn dao tiện ren đúng.- Mài sửa và gá lắp dao đúng kỹ thuật.- Tính toán chính xác và thay lắp bánh răng thay thế đúng kỹ thuật.- Tiện ren vuông và ren thang đạt yêu cầu kỹ thuật.

Được đánh giá bằng quan sát quá trình và sản phẩm theo bảng kiểm đạt yêu cầu.

c. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức bảo quản máy, thiết bị. Có tinh thần tổ đội.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội. b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy tiện vạn năng, máy mài hai đá.

44

Page 44: CT Cat got Kim loai

- Máy chiếu qua đầu.- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, các loại mũi tâm, tốc kẹp, đồ gá mũi khoan,

các loại dao tiện lỗ, dao tiện ngoài, dao tiện ren vuông, ren thang.- Thước cặp 1/10, 1/20 mm, calip ren, dưỡng gá dao ren, giũa, đá mài

thanh.- Búa, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, tuavít, móc kéo phoi, vịt dầu,

kính bảo hộ. c. Học liệu:

- Chi tiết mẫu có ren vuông và ren thang.- Tài liệu phát tay - Phiếu hướng dẫn thực hành.- Tranh treo tường: Các chi tiết điển hình có các loại ren vuông và ren

thang, pan me đo ren.- Phim trong: Các yếu tố của ren, hình dáng và kích thước của ren, dao tiện

ren vuông, ren thang, các dạng sai hỏng và cách khắc phục. d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành.

IV.10.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1234

Tiện ren vuông ngoàiTiện ren vuông trongTiện ren thang ngoàiTiện ren thang trong

24242523

2233

22222220

Cộng 100 10 86 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành

IV.10.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng

đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) cho các nội dung: Các yếu tố cơ bản của ren truyền động, phương pháp kiểm tra ren, cách tính toán để tiện ren (ren không có bước đúng trên máy), các phương pháp tiến dao khi tiện ren truyền động; các điều kiện đảm bảo an toàn khi tiện ren bước lớn

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun tiện ren truyền động: Tiện ren vuông, ren thang

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh

bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Điểm thực hành được tính bằng trung bình cộng các bài tập trong mô đun

45

Page 45: CT Cat got Kim loai

3.10.4. Tài liệu tham khảo:- Kỹ thuật tiện - Tác giả: Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.- Kỹ thuật tiện - Đnhejnưi - Chĩkin - Tôknô, nhà xuất bản - Mir- Maxcơva -

1981, người dịch: Nguyễn Quang Châu.- Thực hành cơ khí - Tác giả: Trần Thế San- Hoàng Trí - Nguyễn Thế Hùng,

nhà xuất bản Đà nẵng.

IV.11. Mô đun: TIỆN ĐỊNH HÌNH IV.11.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện định hình Mã mô đun: MĐ 251. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I năm học thứ 2, có thể bố trí giảng song song với các mô đun: Bào rãnh, bào góc; Phay mặt phẳng; Phay rãnh, phay góc Sinh viên phải hoàn thành: Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ; Tiện côn; Tiện ren tam giác; Tiện ren truyền động; Bào mặt phẳng

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng: - Lập được quy trình công nghệ hợp lý cho việc tiện định hình.- Chọn và điều chỉnh chế độ cắt phù hợp với điều kiện và yêu cầu cụ thể của

vật gia công.- Mài sửa được dao định hình đơn giản.- Tiện được mặt định hình bằng phối hợp hai chuyển động, bằng dao định

hình, thước chép hình đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian.- Phân tích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân, đề phòng và biện pháp

khắc phục khi tiện mặt định hình.- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi làm việc và trong phân xưởng3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

46

Page 46: CT Cat got Kim loai

Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12; MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 21; MĐ 22; MĐ 23; MĐ 24.

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Khái niệm bề mặt định hình, đặc điểm kỹ thuật và nguyên lý hình thành

bề mặt định hình- Các phương pháp tiện mặt định hình - Một số dạng sai hỏng có thể gặp trong quá trình gia công Hình thức 2: Tự nghiên cứu thêm tài liệu về đồ gá để gia công các mặt

định hình cơ bản trên máy tiện vạn năng Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Tiện chi tiết định hình bằng phối hợp 2 chuyển động thực hiện bằng tay- Tiện chi tiết định hình bằng dao tiện định hình- Gá lắp thước chép hình và tiện chi tiết theo thước chép hình Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định - Tìm hiểu, tháo, lắp thước chép hình với các mô hình dạy học Hình thức 5: Hoàn thành các bài tập tiện định hình trên máy tiện tại

xưởng thực hành5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:- Khả năng lựa chọn hợp lý các phương pháp tiện mặt định hình.- Nêu được đầy đủ các loại dao tiện định hình và cách sử dụng.- Chỉ ra các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện mặt định hình.Được đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:- Mài sửa, gá lắp dao và tiện mặt định hình bằng dao định hình đúng yêu cầu.

- Lắp ráp, điều chỉnh và tiện mặt định hình bằng thước chép hình thành thạo, chính xác.

- Kiểm tra đường sinh bằng dưỡng định hình, kiểm tra đường kính bằng thước cặp chính xác.

Được đánh giá bằng quan sát kèm bảng kiểm đạt yêu cầu c.Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, có tinh thần tập thể.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

- Thép thanh.- Dầu và mỡ công nghiệp.- Giẻ lau.- Dung dịch làm nguội.- Bút, giấy.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy tiện ren vít vạn năng có trang bị thước chép hình.

47

Page 47: CT Cat got Kim loai

- Máy chiếu qua đầu.- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, mâm cặp tốc, mũi tâm cố định, mũi tâm

quay, tốc kẹp.- Thước cặp 1/10, 1/20 mm, com pa đo ngoài, dưỡng đo.- Các loại dao tiện ngoài, dao tiện định hình, mũi khoan, dũa, vải nhám, đá

mài thanh. - Búa mềm, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, móc kéo phoi, vịt dầu,

kính bảo. c. Học liệu:

- Phim trong vẽ sơ đồ tiện định hình bằng thước chép hình.- Phiếu hướng dẫn các dạng sai hỏng, cách khắc phục.- Video.- Bản vẽ chi tiết.- Chi tiết mẫu.

d. Nguồn lực khác:Xưởng thực hành.

IV.11.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

23

Tiện mặt định hình bằng cách phối hợp hai chuyển độngTiện mặt định hình bằng dao định hìnhTiện mặt định hình bằng thước chép hình

28

26 27

2

1 2

26

2525

Cộng 85 5 76 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. IV.11.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng bài kiểm tra viết với câu tự luận với

một số nội dung : Lựa chọn phương pháp tiện mặt định hình ; mô tả các loại dao tiện định hình ; nêu các dạng sai hỏng khi tiện mặt định hình ; các biện pháp đảm bảo an toàn

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun tiện định hình: Tiện bằng phối hợp 2 chuyển động; tiện bằng dao định hình và tiện với thước chép hình

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10

48

Page 48: CT Cat got Kim loai

Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Điểm thực hành được tính bằng trung bình cộng các bài tập trong mô đun IV.11.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật tiện - Tác giả: Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.- Kỹ thuật tiện - Đnhejnưi - Chĩkin - Tôknô, nhà xuất bản - Mir -

Matxcoơva - 1981, người dịch: Nguyễn Quang Châu.- Tài liệu phát tay - Phiếu hướng dẫn thực hành.- Tranh treo tường: Các chi tiết điển hình có bề mặt định hình.

- Giáo trình Kỹ thuật Tiện

IV.12. Mô đun: TIỆN CÓ GÁ LẮP PHỨC TẠPIV.12.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện có gá lắp phức tạp Mã mô đun: MĐ 26

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I năm học thứ 2, có thể bố trí giảng song song với các mô đun: Bào rãnh, bào góc; Phay mặt phẳng; Phay rãnh, phay góc Sinh viên phải hoàn thành: Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ; Tiện côn; Tiện ren tam giác; Tiện ren truyền động; Tiện định hình; Bào mặt phẳng

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Trình bày được các phương pháp gá lắp và gia công các chi tiết lệch tâm, trục kém cứng vững.- Tiện được các trục nhỏ, dài, trục lệch tâm, bạc lệch tâm đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn.- Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.- Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

49

Page 49: CT Cat got Kim loai

Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12; MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 21; MĐ 22; MĐ 23; MĐ 24; MĐ 254. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp - Đặc điểm nhận biết và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết trục kém cứng vững

- Cách sử dụng các loại giá đỡ để tiện trục dài kém cứng vững- Trục, bạc lệch tâm, các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết lệch tâm- Sử dụng các loại đồ gá vạn năng (Mân cặp bốn chấu, ba chấu và các dụng cụ phụ khác) để tiện chi tiết trục, bạc lệch tâm

Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu viết về một số biện pháp tăng độ cứng vững khi tiện các chi tiết trục nhỏ dài kém cứng vững; một số phương án cân bằng khi tiện chi tiết lệch tâm

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Tiện mặt chuẩn , gá lắp và điều chỉnh giá đỡ cố định trên máy tiện- Gá lắp giá đỡ kéo theo trên bàn dao, tiện thô và tiện tinh khi sử dụng giá đỡ kéo theo- Rà gá chi tiết trục, bạc lệch tâm trên mâm cặp 4 chấu, lắp đối trọng nếu cần- Tính toán và lắp căn đệm trên mâm cặp 3 chấu để tiện chi tiết lệch tâm

Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Nhận biết, phân biệt và gá lắp một số đồ gá tiện chi tiết lệch tâm có hình dáng phức tạp trong xưởng thực hành

Hình thức 5: Thực hành tiện các chi tiết theo yêu cầu các bài trong mô đun6. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:- Nêu rõ các đặc điểm của trục kém cứng vững, chi tiết lệch tâm.- Trình bày đầy đủ công dụng, cấu tạo và cách sử dụng giá đỡ di động, giá

đỡ cố định.- Chỉ ra được các phương pháp rà gá và kẹp chặt khi tiện chi tiết lệch tâm

dạng trục ngắn, trục dài, trục khuỷu.- Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện trụ dài, chi

tiết lệch tâm. Đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm ghép đôi đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng: - Gá lắp phôi đúng trình tự, đảm bảo độ cứng vững trong quá trình tiện. - Sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ đo, kiểm đúng kỹ thuật. - Tiện trục dài, chi tiết lệch tâm đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.

Được đánh giá bằng quan sát kèm bảng kiểm đạt yêu cầu.c. Thái độ:

Tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tự giác. 7. Điều kiện về nguồn lực

a. Vật liệu:

50

Page 50: CT Cat got Kim loai

Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội. b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy tiện vạn năng- Máy khoan tâm.- Máy chiếu qua đầu.- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, mâm cặp 4 vấu, mâm cặp tốc, mũi tâm cố

định, mũi tâm quay, tốc kẹp, đồ gá, mũi khoan, giá đỡ cố định, giá đỡ di động.

- Thước cặp, đồng hồ so, thước đứng, pan me.- Các loại dao tiện ngoài, dao tiện trong, dao cắt rãnh ngoài, mũi khoan

tâm, giũa, đá mài thanh, mũi chấm dấu, mũi vạch.- Dụng cụ cầm tay, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.

c. Học liệu:- Giáo trình.- Bản vẽ chi tiết.- Tài liệu phát tay, tài liệu về chế độ cắt, phiếu hướng dẫn thực hành.- Tranh treo tường: Sơ đồ gá lắp các chi tiết lệch tâm điển hình, các loại

giá đỡ.- Phim trong: Phiếu hướng dẫn thực hành; các dạng sai hỏng, nguyên nhân

và cách khắc phục khi tiện trục nhỏ dài, khi tiện chi tiết lệch tâm.- Chi tiết mẫu

d. Nguồn lực khác:- Xưởng thực hành.- Các cơ sở sản xuất.

IV.12.2 Các bài trong mô đunNội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

2

3

4

5

67

Tiện trụ dài kém cứng vững dùng giá đỡ di độngTiện trục kém cứng vững dùng giá đỡ cố địnhTiện trục lệch tâm gá trên mâm cặp bốn vấuTiện bạc lệch tâm bằng phương pháp rà gáTiện bạc lệch tâm gá trên mâm cặp ba vấu tự định tâmTiện trục lệch tâm gá trên hai mũi tâmTiện trục khuỷu

16

16

16

12

12

1717

3

3

3

2

3

33

13

13

13

10

9

1414

Cộng 110 20 86 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

51

Page 51: CT Cat got Kim loai

IV.12.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa

lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) cho các nội dung: Đặc điểm nhận biết và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết trục kém cứng vững; Cách sử dụng các loại giá đỡ để tiện trục dài kém cứng vững; Trục, bạc lệch tâm, các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết lệch tâm

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun tiện chi tiết có gá lắp phức tạp: Tiện trụ dài kém cứng vững dùng giá đỡ di động; Tiện trục kém cứng vững dùng giá đỡ cố định; Tiện trục lệch tâm gá trên mâm cặp bốn vấu; Tiện bạc lệch tâm bằng phương pháp rà gá; Tiện bạc lệch tâm gá trên mâm cặp ba vấu tự định tâm; Tiện trục lệch tâm gá trên hai mũi tâm; Tiện trục khuỷu

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh

bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Điểm thực hành được tính bằng trung bình cộng các bài tập trong mô đunIV.12.4. Tài liệu tham khảo:

- Hướng dẫn dạy tiện kim loại - V.A Xlêpinin - Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật -1977

- Kỹ thuật tiện - Đnhêjnưi -Chixkin -Toknô - Nhà xuất bản Mir - 1981. - Kỹ thuật Tiện - Đỗ Đức Cường - Bộ cơ khí luyện kim.

52

Page 52: CT Cat got Kim loai

IV.13. Mô đun: GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN CNCIV.13.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Gia công trên máy tiện CNC Mã mô đun: MĐ 27

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I năm học thứ 2, có thể bố trí giảng song song với các mô đun: Bào rãnh, bào góc; Phay mặt phẳng; Phay rãnh, phay góc Sinh viên phải hoàn thành: Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ; Tiện côn; Tiện ren tam giác; Tiện ren truyền động; Tiện định hình; Bào mặt phẳng

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Chuẩn bị được máy và đồ gá cho việc gia công chi tiết.- Chọn và gá lắp được dao, kiểm tra và lưu vào bộ nhớ thông số về kích

thước dao.- Lập được chương trình gia công, kiểm tra và sửa lỗi được chương trình- Nhập được chương trình vào máy, lưu trữ và gọi được chương trình gia

công.- Thực hiện được việc xác định điểm 0 của chi tiết (Điểm W ).- Thực hiện được chạy mô phỏng và chạy thử chương trình không cắt gọt .

53

Page 53: CT Cat got Kim loai

- Thiết lập được chế độ làm việc của máy. - Vận hành máy để gia công chi tiết đảm bảo đúng quy trình, đúng chế

độ và an toàn.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 05; MH 06; MH 07; MH 08; MH 09, MĐ 13, MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 18; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 21; MĐ 22; MĐ 23; MĐ 244. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp Cấu tạo chung của máy tiện CNC, Hệ thống tạo độ trên máy tiện CNC, các dạng điều khiển trên máy CNC, các mã lệnh cơ bản và các chu trình gia công trên máy tiện CNC, các hình thức tổ chức lập trình, cấu trúc một chương trình NC Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu máy điều khiển số NC và CNC để hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy CNC, nghiên cứu tài liệu về sự khác nhau của các ngôn ngữ lập trình

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫuThao tác mẫu chon dao, gá lắp dao và lưu vào bộ nhớ thông số kích thước daoThao tác mẫu cách xác định điểm không chi tiết trên máy (Điểm W)Thao tác mẫu các bước lập trình gia công chi tiết, nhập chương trình vào máy, chạy mô phỏng kiểm tra và sửa lỗi chương trìnhThao tác mẫu các bước vận hành máy để gia công chi tiết

Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường (bắt buộc) hoặc xưởng cơ khí nếu có

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo chung và các bộ phận chính của máy tiện CNC. Nắm được các dạng điều khiển và ứng dụng của nó.

- Sử dụng đúng các từ lệnh, các chức năng để lập trình được chương trình gia công chi tiết.

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận đạt yêu cầu. b. Kỹ năng:

- Chọn và gá lắp được dao, đo kiểm tra và nhập được các thông số kích thước dao.

- Chọn đồ gá và gá lắp được chi tiết gia công trên máy.- Lập trình trực tiếp từ bảng điều khiển trên máy.- Thực hiện kiểm tra, sửa lỗi và chạy mô phỏng chương trình đúng.- Xác định được điểm gốc W của chi tiết gia công trên máy.- Thiết lập được chế độ gia công và vận hành máy thành thạo để gia công

chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực

hiện, qua chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.

54

Page 54: CT Cat got Kim loai

c. Thái độ:- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Được đánh giá qua quá trình học tập.

6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:

- Sổ ghi chép, giấy, bút và bút chì.- Các phôi bằng vật liệu nhôm, thép phù hợp với máy.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy chiếu, máy tính cá nhân- Băng hình- Máy CNC và bản lý lịch máy- Các máy tính cho thực hành lập trình- Các đồ gá thường dùng- Các loại dao tiện tiêu chuẩn- Dung dịch trơn nguội, thùng thu gom phế thải

c. Học liệu:- Các bảng phụ lục chức năng G, M- Bảng tính chiều cao ren và số lát cắt khi cắt ren- Một số chi tiết và chương trình gia công mẫu- Giáo trình

d. Nguồn lực khác:Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành

III.13.2 Các bài trong mô đunNội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

12

3

456

7

8

9101112

Khái quát chung về kỹ thuật cncCác hệ thống điều khiển và dạng điều khiển của máy cncCấu tạo chung của máy tiện cnc và công tác bảo quản, bảo dưỡng máyĐặc điểm, đặc trưng của máy tiện cncTrang bị đồ gá trên máy tiện cncNgôn ngữ lập trình và các hình thức tổ chức lập trìnhCấu trúc chương trình gia công trên máy tiện CNCCác từ lệnh điều khiển dịch chuyển cơ bảnCác chức năng vận hànhLập trình gia công trên máy tiện cncChu trình cắt ren trên máy tiện cncKiểm tra sửa lỗi và chạy thử chương trình

88

8

883

8

11

821812

33

3

333

3

3

3623

55

5

550

5

8

51569

55

Page 55: CT Cat got Kim loai

13 Vận hành máy tiện cnc 33 7 26Cộng 150 45 100 5

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.13.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức sử dụng các từ lệnh, các chu trình tiện ( Điều khiển máy, nội suy đường thẳng, nội suy cung tròn, chu trình gia công)- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tập

IV.13.4. Tài liệu tham khảo:- Công nghệ trên máy CNC - Tác giả PGS.TS Trần Văn Địch - Nhà xuất bản KHKT 2000.

- Máy công cụ CNC - Tác giả Tạ Duy Liêm - Nhà xuất bản KHKT 1999. - Kỹ thuật điều khiển số - Tác giả Tăng Huy - Nguyễn Đắc Lộc.

56

Page 56: CT Cat got Kim loai

IV.14. Mô đun: BÀO MẶT PHẲNGIV.14.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Bào mặp phẳng Mã mô đun: MĐ 28

1. Giới thiệu về mô đun: Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng

Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc 2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng các bộ phận chính

của một số máy bào thông dụng.- Xác định đầy đủ đặc tính khác biệt của qúa trình cắt khi bào.- Vận hành máy bào thành thạo theo đúng quy trình và nội quy sử dụng.- Chọn chuẩn và gá lắp phôi trên êtô và một số đồ gá thông dụng đảm bảo cứng

vững và phù hợp với bước gia công.- Chọn dao, mài sửa và sử dụng dao hợp lý, cho hiệu quả cao với từng bước

công nghệ.- Tiến hành bào được các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song, vuông góc,

mặt phẳng xiên, mặt bậc đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian quy định và an toàn.

- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm và tiến hành kiểm tra chính xác các kích thước.- Xác định đúng các dạng sai hỏng và phương pháp đề phòng, khắc phục.

57

Page 57: CT Cat got Kim loai

- Thực hiện đầy đủ nội quy sử dụng và chăm sóc máy.- Thu xếp nơi làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và an toàn.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08;

MH 09; MH 10; MH 11; MH 12; MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15 4. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng các bộ phận chính của một

số máy bào thông dụng.- Quy trình vận hành máy bào- Các loại dao bào thông dụng, các góc độ dao bào - Đồ gá trên máy bào và phương pháp gá lắp chi tiết trên máy bào- Chế độ cắt khi bào - Nội quy sử dụng và phương pháp bảo quản máy bào

Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu - Tự nghiên cứu tài liệu về đồ gá trên máy bào và các, cách phân loại dao bào, các bảng tra cứu chế độ cắt khi bào, các loại đồ gá tiến tiến trên máy bào Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mô phỏng nguyên lý hoạt động của máy bào ngang- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy bào và phương pháp bảo quản máy

bào- Thao tác mẫu quy trình mài dao bào, gá lắp dao bào- Thao tác mẫu rà gá phôi trên máy bào- Thao tác mẫu các bước bào mặt phẳng, mặt phăng song song, vuông góc- Thao tác mẫu các bước bào mặt phẳng nghiêng, bào mặt bậc- Thao tác mẫu các bước đo, kiểm tra khi bào mặt phẳng, mặt phẳng song

song, vuông góc và khi bào mặt phẳng nghiêng, mặt bậc Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường.- Thực hành vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng máy, vệ sinh xưởng- Thực hành thao tác, vận hành máy bào- Thực hành mài dao, gá lắp dao lên máy bào- Thực hành rà gá phôi, bào mặt phẳng ngang trên máy bào- Thực hành bào mặt phẳng song song, vuông góc- Thực hành bào mặt phẳng nghiêng- Thực hành bào mặt bậc

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của các bộ phận chính.- Nêu ra được sự khác nhau của quá trình cắt khi bào so với quá trình cắt

khi tiện, phay, sử dụng máy thành thạo.- Nêu được phương pháp bào các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song

song, vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng.- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phục.

Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm đạt yêu cầu.

58

Page 58: CT Cat got Kim loai

b. Kỹ năng:- Nhận dạng, lựa chọn được các dụng cụ, đồ gá thích hợp, mài sửa dao phù

hợp và đúng yêu cầu.- Bào được các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song, vuông góc, mặt

bậc, mặt phẳng nghiêng đạt yêu cầu kỹ thuật.Được đánh giá qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm bằng quan

sát và bảng kiểm đạt yêu cầu. c. Thái độ:

Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công. Biểu lộ tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong khi làm việc.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

- Gang khối, thép, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội- Giấy viết, sổ ghi chép, bút viết và bút chì

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy bào ngang- Các loại êtô- Thước cặp 1/20, 1/50, êke, thước thẳng, bàn gá, đồng hồ so, vật mẫu- Các loại dao bào- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường- Phiếu công nghệ- Giáo trình kỹ thuật bào

d. Nguồn lực khác:Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành

IV.14.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

123

45

Sử dụng máy bào ngangDao bàoBào mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song và vuông gócBào mặt bậcBào mặt phẳng nghiêng

81016

1923

222

13

6814

1820

Cộng 80 10 66 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.14.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun

59

Page 59: CT Cat got Kim loai

- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức sử dụng chế độ cắt khi bào, các góc độ dao bào ( Điều khiển máy, Đồ gá trên máy bào, cách gá lắp chi tiết trên máy bào)- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tập IV.14.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật bào- Nhà xuất bản Lao động- Tác giả- Trần Phương Hiệp- Thực hành cơ khí Tiện - Phay Bào - Mài nhà xuất bản Đà nẵng - 2000, tác giả: Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng

IV.15. Mô đun: BÀO RÃNH VÀ GÓCIV.15.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Bào rãnh và góc Mã mô đun: MĐ 29

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng: - Trình bày cấu tạo, hoạt động của máy xọc đứng đầy đủ và chính xác.- Xác định được đặc tính khác biệt của qúa trình cắt khi xọc.- Vận hành máy xọc thành thạo theo đúng quy trình và nội quy sử dụng.- Chọn chuẩn và gá lắp phôi trên êtô và một số đồ gá thông dụng chính xác,

hợp lý- Chọn, mài sửa và sử dụng dao hợp lý và cho hiệu quả cao với từng công

nghệ- Bào rãnh chữ T- Bào rãnh, chốt đuôi én- Bào rãnh trong- Xọc rãnh then hoa- Xọc rãnh trong có đáy và không đáy

60

Page 60: CT Cat got Kim loai

- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm và tiến hành kiểm tra chính xác các công việc- Xác định đúng, đủ các dạng sai hỏng và phương pháp đề phòng, khắc phục- Thực hiện đầy đủ nội quy sử dụng và chăm sóc máy- Thu xếp nơi làm việc gọn gàng sạch sẽ, đảm bảo an toàn

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học học sinh phải hoàn thành: MH 07; MH 08; MH 09; MH 11; MH 12, MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 26

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp

- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng các bộ phận chính của máy xọc đứng

- Đặc tính của quá trình cắt khi xọc.- Quy trình vận hành máy xọc và nội quy sử dụng máy xọc- Đồ gá thông dụng trên máy xọc đứng và các phương pháp gá phôi khi xọc- Chế độ cắt trên máy xọc- Quy trình bào rãnh trong, rãnh chữ T, rãnh và chốt đuôi én, xọc rãnh then

hoa, xọc rãnh trong có đáy và không đáy- Các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi bào rãnh trong, rãnh chữ T, rãnh và

chốt đuôi én, xọc rãnh then hoa, xọc rãnh trong có đáy và không đáy Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu Đọc nghiên cứu tài liệu về các loại máy xọc, cách tra cứu các thông số máy xọc, tra cứu chế độ cắt khi xọc Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mô phỏng nguyên lý hoạt động của máy xọc đứng- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy xọc và phương pháp bảo quản máy

xọc- Thao tác mẫu gá dao xọc, gá lắp chi tiết trên máy xọc- Thao mẫu quy trình bào rãnh trong- Thao tác mầu quy trình bào rãnh chữ T- Thao tác mẫu quy trình xọc rãnh trong có đáy và không đáy- Thao tác mẫu quy trình bào rãnh đuôi én và chốt đuôi én.- Thao tác mẫu quy trình xọc rãnh then hoa Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường- Vận hành thao tác máy xọc đứng, bảo quản và vệ sinh công nghiệp.- Thực hành mài dao xọc, gá lắp phôi, gá lắp dao lên máy xọc.- Thực hành các bước khi bào rãnh trong- Thực hành các bước khi bào rãnh chữ T.- Thực hành các bước khi xọc rãnh trong có đáy và không có đáy- Thực hành các bước khi bào rãnh đuôi én và chốt đuôi én- Thực hành các bước khi xọc rãnh then hoa.

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

61

Page 61: CT Cat got Kim loai

a. Kiến thức:- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của các bộ phận chính của máy xọc.- Nêu được quá trình xọc và sử dụng máy thành thạo.- Nêu được các phương pháp bào rãnh trong, bào rãnh chữ T, rãnh và chốt

đuôi én, xọc rãnh then hoa, xọc rãnh trong có đáy và không đáy- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phục.Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:- Nhận dạng, lựa chọn được các dụng cụ đồ gá thích hợp, mài sửa dao phù

hợp và đúng yêu cầu.- Bào được rãnh trong, bào rãnh chữ T, rãnh và chốt đuôi én, xọc rãnh then

hoa, xọc rãnh trong có đáy và không đáy đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.

Được đánh giá qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm bằng quan sát và bảng kiểm đạt yêu cầu.c. Thái độ:- Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình

gia công.6. Điều kiện về nguồn lực

a. Vật liệu:- Thép tròn, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội.- Giấy viết, sổ ghi chép, bút viết và bút chì.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy bào ngang, máy xọc.- Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác.- Thước cặp 1/20, 1/50, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu...

- Các loại dao bào, dao xọc.- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động.

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường.- Phiếu công nghệ- Giáo trình

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành

IV.15.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

1234

Bào, xọc rãnh suốt, rãnh kínBào rãnh chữ TBào, Xọc rãnh mặt trongBào rãnh, chốt đuôi én

20202021

4443

16161618

62

Page 62: CT Cat got Kim loai

Cộng 85 15 66 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.15.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức nguyên lý hoạt động của máy xọc, vận hành máy xọc, quy trình xọc rãnh then hoa, quy trình bào rãnh đuôi én, chốt đuôi én, phương pháp kiểm tra rãnh, chốt đuôi én, quy trình xọc rãnh- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.15.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật bào - Nhà xuất bản lao động- Tác giả- Trần Phương Hiệp. - Thực hành cơ khí Tiện - Phay - Bào - Mài nhà xuất bản Đà nẵng-2000, tác giả: Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng.

63

Page 63: CT Cat got Kim loai

IV.16. Mô đun: PHAY MẶT PHẲNGIV.16.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Phay mặt phẳng Mã mô đun: MĐ 30

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng: - Trình bày đầy đủ cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phay.- Xác định rõ đặc tính khác biệt của qúa trình phay, các dạng gia công phay.- Vận hành máy phay thành thạo, đúng quy trình và nội quy sử dụng.- Chọn chuẩn, gá lắp phôi trên êtô và một số đồ gá thông dụng đảm bảo độ

cứng vững và tính công nghệ.- Lựa chọn, sử dụng dao hợp lý, hiệu quả cao cho từng công nghệ.- Phay các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song, vuông góc, mặt bậc, mặt

phẳng nghiêng đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm thành thạo, chính xác.- Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.- Thực hiện đầy đủ nội quy sử dụng và chăm sóc máy.- Thu xếp nơi làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và an toàn.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học học sinh phải hoàn thành : MH 09; MH

10; MH 11; MH 12, MH 13, MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 174. Hình thức học tập

64

Page 64: CT Cat got Kim loai

Hình thức 1: Học trên lớp - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng các bộ phận chính của máy phay vạn năng

- Quy trình vận hành máy phay, bảo dưỡng và nội quy sử dụng máy phay- Các loại dao phay thường dùng, tên gọi, công dụng, cách gá lắp dao phay các loại dao phay- Đặc tính của quá trình phay, lực cắt khi phay, chế độ cắt khi phay- Đồ gá trên máy phay, phương pháp gá phôi trên máy phay.- Quy trình phay mặt phăng, mặt phẳng song song vuông góc.- Quy trình phay mặt bậc, phay mặt phẳng nghiêng.- Các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi phay mặt phẳng, mặt phẳng song song vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng nguyên nhân và cách phòng ngừa Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu - Đọc nghiên cứ thêm một số các loại máy phay khác, các loại dao phay, công dụng các loại dao phay, công nghệ gia công trên máy phay , khả năng mở rộng công nghệ gia công trên máy phay, phương pháp tra cứu chế độ cắt khi phay. Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mô phỏng nguyên lý làm việc của máy phay.- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy phay.- Thao tác mẫu phương pháp gá lắp dao phay, gá lắp phôi trên máy phay- Thao tác mẫu quy trình phay mặt phẳng ngang bằng dao phay trụ và dao

phay mặt đầu- Thao tác mẫu quy trình phay mặt phẳng song song vuông góc.- Thao tác mẫu quy trình phay mặt bậc.- Thao tác mẫu quy trình phay mặt phẳng nghiêng Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường- Thực hành vận hành máy phay, bảo dưỡng máy phay, vệ sinh công

nghiệp.- Thực hành gá lắpcác loại dao phay, gá lắp đồ gá.- Thực hành phay mặt phẳng ngang bằng dao phay trụ và dao phay mặt

đầu.- Thiực hành phay mặt phẳng song song, vuông góc.- Thực hành phay mặt phẳng bậc.- Thực hành phay mặt phẳng nghiêng

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số máy phay thông dụng.Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm bằng bảng kiểm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:Nhận dạng, lựa chọn đúng các loại: Đồ gá, dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra.

65

Page 65: CT Cat got Kim loai

- Phay được các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn. Được đánh giá qua quá trình, sản phẩm bằng quan sát và bảng kiểm đạt yêu cầu. c.Thái độ:

Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công. thể hiện tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong công việc. 6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

- Thép tròn, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội.- Giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bút viết và bút chì.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy phay.- Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác.- Thước cặp 1/20, 1/50, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật

mẫu.- Các loại dao phay: Dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay cắt, dao

phay trụ nằm, dao phay tổ hợp.- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động.

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, bản vẽ trên phim trong.- Giáo trình Kỹ thuật Phay- Phiếu công nghệ.

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành

IV.16.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

2345

67

Vận hành và bảo dưỡng máy phay vạn năngSử dụng dụng cụ gáSử dụng Dao phayPhay mặt phẳng ngangPhay các mặt phẳng song song và vuông gócPhay mặt bậcPhay mặt phẳng nghiêng

11

6610121214

3

222222

8

448101012

Cộng 75 15 56 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.16.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun

66

Page 66: CT Cat got Kim loai

- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức cấu tạo chức năng hoạt động các bộ phận chính của máy phay vạn năng, các loại dao phay, công dụng của các loại dao phay, chế độ cắt khi phay, đặc điểm các phương pháp phay, quy trình phay mặt phẳng, mặt phẳng song song, vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.16.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật phay. Nhà xuất bản Mir maTX cova-1984, tác giả- Ph.A.Barơbaôp, người dịch: Trần Văn Địch.- Thực hành cơ khí Tiện Phay Bào Mài nhà xuất bản Đà nẵng- 2000, tác

giả: Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng.

67

Page 67: CT Cat got Kim loai

IV.17. Mô đun: PHAY RÃNH VÀ GÓCIV.17.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Phay rãnh và góc Mã mô đun: MĐ 31

1. Giới thiệu về mô đun: Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng

Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng: - Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của đầu phân độ vạn năng đầy

đủ và chính xác.- Sử dụng đầu phân độ thành thạo theo đúng quy trình và nội quy sử

dụng.- Chọn dao, sử dụng dao hợp lý và cho hiệu quả cao với từng công

nghệ.- Phay được các loại rãnh suốt, rãnh kín, rãnh chữ T, rãnh chốt đuôi én. - Sử dụng các dụng cụ đo kiểm và tiến hành kiểm tra chính xác các

công việc.- Xác định đúng, đủ các dạng sai hỏng và phương pháp đề phòng, khắc

phục.- Thực hiện đầy đủ nội quy sử dụng và chăm sóc máy.- Thu xếp nơi làm việc đảm bảo gọn gàng sạch sẽ và an toàn.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học học sinh phải hoàn thành: MH 07, MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 26; MĐ 284. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp

- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đầu phân độ vạn năng, phương pháp chia

68

Page 68: CT Cat got Kim loai

độ đơn giản và chia độ vi sai. - Quy trình phay rãnh suốt, rãnh kín - Quy trình phay rãnh chữ T - Quy trình phay rãnh, chốt đuôi én và phương pháp đo, kiểm tra rãnh, chốt đuôi én

- Các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi phay rãnh suốt, rãnh kín, rãnh chữ T, rãnh chốt đuôi én nguyên nhân sai hỏng, cách phòng ngừa

Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu- Đọc tài liệu nghiên cứu thêm về một số đầu phân độ không có đĩa chia, và

phương pháp chia độ phức tạp Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Thao tác mẫu quy trình vận hành đầu chia độ, bảo quản đầu chia độ- Thao tác mẫu pháp chia độ đơn giản và phương pháp chia độ vi sai, - Thao tác mầu quy trình phay rãnh thông suốt và rãnh kín, rãnh then hoa- Thao tác mẫu quy trình phay rành chữ T- Thao tác mẫu quy trình phay rãnh đuôi én, chốt đuôi én và phương pháp

đo, kiểm tra rãnh, chốt đuôi én. Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường - Thực hành các bài tập có trong mô đun (Thao tác đầu chia độ, phat rãnh thông suốt, phay rãnh kín, rãnh then hoa, phay rãnh chữT, phay rãnh đuôi én và chốt đuôi én)

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Trình bày đầy đủ các phương pháp phay, các yếu tố cơ bản trong quá trình cắt.- Nêu được phương pháp phay các rãnh then hoa, phay rãnh chữ T, phay rãnh và chốt đuôi én- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phục.Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm bằng bảng kiểm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:- Nhận dạng, lựa chọn đồ gá, dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm đúng yêu cầu.- Phay các loại then hoa, sử dụng dao phay góc và dao phay định hình để

phay rãnh chữ T, phay rãnh, chốt đuôi én đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.Được đánh giá qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm bằng quan sát và bảng kiểm đạt yêu cầu.

c. Thái độ:- Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công.- Biểu hiện tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong khi làm việc.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

- Thép tròn, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội.

69

Page 69: CT Cat got Kim loai

- Giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bảng lượng giác, bút viết và bút chì.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy phay.- Các loại êtô, đầu phân độ và một số đồ gá thông dụng khác.- Thước cặp 1/20mm, 1/50mm, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng

hồ so, vật mẫu.- Các loại dao phay: Dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay cắt,

dao phay góc đơn, dao phay góc kép, dao phay trụ nằm, dao phay tổ hợp.

- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động. c. Học liệu:

- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, bản vẽ trên giấy trong.- Phiếu công nghệ.- Giáo trình kỹ thuật phay

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành

IV.17.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

1234

Sử dụng đầu phân độ vạn năngPhay rãnhPhay rãnh, chốt đuôi énPhay rãnh chữ T

13212220

3322

10182018

Cộng 80 10 66 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.17.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức (Cấu tạo, nguyên lý hoạt động đầu phân độ vạn năng, phương pháp chia độ đơn giản, phương pháp chia độ vi sai, quy trình phay rãnh vuông, rãnh, chốt đuôi én, rãnh chữ T)- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tập IV.17.4. Tài liệu tham khảo:

70

Page 70: CT Cat got Kim loai

- Kỹ thuật phay Nhà xuất bản Mir Matxcơva-1984, tác giả Ph.A.Barơbaôp, người dịch: Trần Văn Địch.

- Thực hành cơ khí Tiện Phay Bào Mài nhà xuất bản Đà nẵng-2000, tác giả: Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng.

IV.18. Mô đun: PHAY BÁNH RĂNG, THANH RĂNGIV.18.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Mã mô đun: MĐ 321. Giới thiệu về mô đun:

- Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Sử dụng thành thạo đầu phân độ vạn năng- Lập được quy trình công nghệ gia công hợp lý- Chọn chuẩn và gá lắp phôi trên đầu phân độ chính xác- Chọn dao và sử dụng dao hợp lý, cho hiệu quả cao- Phay các loại bánh răng, thanh răng trên máy phay vạn năng, chuyên dùng - Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm- Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục- Có ý thức giữ gìn và bảo dưỡng máy, các dụng cụ cắt, dụng cụ đo- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tổ chức nơi làm việc gọn gàng sạch sẽ3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

Trước khi học mô đun này học học sinh phải hoàn thành: MH 07, MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 26; MĐ 28

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp

- Đồ gá phay các loại bánh răng, dụng cụ cắt để phay bánh răng, dụng cụ đo, kiểm tra răng

- Các phương pháp phay bánh răng, thanh răng- Các yếu tố cơ bản trong quá trình cắt răng- Các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng

nghiêng, thanh răng.- Phương pháp phay bánh răng trụ răng thẳng, phương pháp phay bánh răng

trụ răng nghiêng bằng phương pháp chép hình

71

Page 71: CT Cat got Kim loai

- Tính toán các thông số, tỷ số truyền, cách lắp bộ bánh răng ở xích phân độ khi phay bánh răng bằng phương pháp bao hình

- Tính toán các thông số, tỷ số truyền, cách lắp bộ bánh răng ở xích vi sai khi phay bánh răng trụ răng nghiêng bằng phương pháp bao hình

- Các dạng sai hỏng thường gặp khi phay bánh răng, thanh răng bằng pbương pháp chép hình, bao hình nguyên nhân và cách phòng ngừa Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu

- Đọc tài liệu nghiên cứu thêm về các phương pháp gia công bánh răng tiên tiến, gia công bánh răng trên máy kỹ thuật số

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mô phỏng các đồ gá phay bánh răng, các dụng cụ đo kiểm răng, các dụng

cắt để phay bánh răng- Thao tác mẫu quy trình phay bánh răng trụ răng thẳng bằng phương pháp

chép hình.- Thao tác mấu quy trình phay bánh răng trụ răng nghiêng bằng phương pháp

bao hình.- Thao tác mẫu quy trình lắp bộ bánh răng ở xích phân độ và xích vi sai- Thao tác mẫu quy trình phay bánh răng trụ răng thẳng và bánh răng trụ răng

nghiêng theo phương pháp bao hình Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Các nhóm tra cứu các thông số tỷ số truyền của xích phân độ, tỷ số truyền

xích vi sai trong bảng Hình thức 5: Thực hành tại xưởng trường- Thực hành các bài tập có trong mô đun (phay bánh răng trụ răng thẳng,

bánh răng trụ răng nghiêng bằng phương pháp chép hình, bao hình, phay thanh răng)

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Trình bày đầy đủ các phương pháp phay thanh răng và bánh răng, các yếu tố cơ bản trong quá trình cắt

- Tính toán các thông số hình học, tỷ số truyền động, góc nghiêng trục dao theo nguyên lý bao hình

- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phụcĐánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm bằng bảng kiểm đạt yêu cầu

b. Kỹ năng:- Nhận dạng, lựa chọn được đồ gá, các dụng cụ cắt, kiểm tra thích hợp và

đúng yêu cầu- Phay được các loại bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng,

thanh răng đạt yêu cầu kỹ thuậtĐược đánh giá qua quá trình thực hiện và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu

c. Thái độ:Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công. Thể hiện tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong khi làm việc

6. Điều kiện về nguồn lực

72

Page 72: CT Cat got Kim loai

a. Vật liệu:Thép thanh, phôi đã qua gia công tiện, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm

nguội, giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bảng lượng giác, bút viết và bút chì b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy phay vạn năng, máy phay chuyên dùng.- Đầu phân độ- Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác.- Thước cặp 1/20mm, 1/50mm, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu.- Dao phay mô đun các loại.- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động.- Máy chiếu qua đầu

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, bản vẽ trên phim trong.- Phiếu công nghệ.- Giáo trình Kỹ thuật Phay

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành

IV.18.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TTTên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

123

Phay bánh răng trụ răng thẳngPhay bánh răng trụ răng nghiêngPhay thanh răng

212827

343

182424

Cộng 80 10 66 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.18.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa

lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức (Phương pháp định vị, đồ gá khi phay bánh răng, các phương pháp phay bánh răng, đặc điểm của từng phương pháp, các thông số của bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng, quy trình phay bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng)

- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm

73

Page 73: CT Cat got Kim loai

Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.18.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuật phay. Nhà xuất bản Mir -1984, tác giả: Ph.A.Ba rơbaôp, người dịch: Trần Văn Địch.

- Thực hành cơ khí Tiện Phay Bào Mài nhà xuất bản Đà nẵng-2000, tác giả: Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng.

III.19. Mô đun: GIA CÔNG TRÊN MÁY MÀI PHẲNGIV.19.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Gia công trên máy mài phẳng Mã mô đun: MĐ 33

1. Giới thiệu về mô đun: Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

2. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Trình bày đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của chi tiết mài.- Chọn, cân bằng, gá lắp, rà sửa, hiệu chỉnh đá mài đúng trình tự và chính xác.- Mài được các mặt phẳng đúng quy trình, nội quy và các yêu cầu kỹ thuật.- Sử dụng đúng các loại dụng cụ đo, kiểm như: Pan me, mẫu so, đồng hồ so và

kiểm tra chính xác các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.- Xác định đúng và chính xác các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc

phục.- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, tổ chức nơi làm việc gọn gàng

sạch sẽ, có ý thức giữ gìn và chăm sóc máy, đá mài, dụng cụ đo, thực hành tiết kiệm, thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành: MĐ 13; MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Quá trình cắt gọt khi mài và các phương pháp mài- Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt mài.- Cấu tạo và ký hiệu các loại đá mài- Phương pháp lắp đá, sửa đá mài, thử đá mài và cân bằng đá mài- Cấu tạo các bộ phận chính, nguyên lý hoạt đông, vận hành máy mài phẳng,

bảo quản máy mài, nội quy sử dụng máy mài phảng.

74

Page 74: CT Cat got Kim loai

- Quy trình mài mặt phẳng, cá dạng sai hỏng thường xẩy ra khi mài mặt phẳng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu - Đọc tài liệu nghiên cứu thêm về các loại máy mài phẳng, chế độ cắt khi

mài, một ssó ký hiệu đá mài của các nước khác. Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mô phỏng nguyên lý hoạt động của máy mài phẳng.- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy mài phẳng, bảo quản máy mài phẳng

- Thao tác mẫu quy trình lắp đá mài, sửa đá mài, cân bằng đá mài- Thao tác mẫu quy trình mài mặt phẳng Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường. - Thực hành các bài tập có trong mô đun (chọn đá mài, lắp đá mài, sửa đá mài, cân bằng đá, vận hành mái mài mặt phẳng, mài mặt phẳng).

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng các bộ phận cơ bản của máy mài phẳng và vận hành thành thạo.

- Nêu được các phương pháp mài mặt phẳng và kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng các dụng cụ đo chính xác như: Pan me, đồng hồ so, mẫu so.

Được đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu.b. Kỹ năng:

- Chọn và sử dụng hợp lý các loại đá mài.- Điều chỉnh và thực hiện đúng quy trình mài mặt phẳng trên máy mài

phẳng.- Nhận dạng, lựa chọn máy, đá mài và các dụng cụ thích hợp cho công việc

mài - Mài mặt phẳng đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.Được đánh giá bằng quan sát quá trình và đánh giá sản phẩm theo bảng kiểm đạt yêu cầu.

c. Thái độ:Thận trọng trong thao tác vận hành và sử dụng các dụng cụ thiết bị.

6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:Bán thành phẩm đã qua tiện, mài, phay, hoặc đã qua nhiệt luyện, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội.b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy mài phẳng.- Máy chiếu qua đầu- Đầu Video- Đồ gá.- Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp, compa đo ngoài, compa đo trong, pan me,

đồng hồ so, calíp, các loại dụng cụ cắt, các loại đá mài, mũi rà kim cương...- Các loại dụng cụ khác: Búa, kìm, các loại chìa khoá, tua vít, vịt dầu,

kính bảo hộ.

75

Page 75: CT Cat got Kim loai

c. Học liệu:- Giáo trình kỹ thuật mài.- Tài liệu phát tay: Bản vẽ chi tiết.- Phiếu hướng dẫn thực hành các bài tập cơ bản.- Tranh treo tường: Hình dạng, kết cấu đá mài, máy mài phẳng.Phim trong, băng video về sơ đồ động học máy mài phẳng, quy trình mài phẳng.

d. Nguồn lực khác: Tham quan và thực tập sản xuất tại các nhà máy sản xuất cơ khí.IV.19.2 Các bài trong mô đun

Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

1

2

34567

Quá trình cắt gọt khi mài và các phương pháp màiNhững yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt màiCấu tạo và ký hiệu các loại đá màiPhương pháp thử và cân bằng đá màiLắp và sửa đá màiVận hành máy mài phẳngMài mặt phẳng trên máy mài phẳng

6

3

313131414

2

1

11122

4

2

212121212

Cộng 70 10 56 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.19.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức (quá trình cắt gọt khi mài, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt mài, cấu tạo, ký hiệu các loại đá mài, phương pháp lắp đá, thử đá, cân bằng đá, sửa đá mài, các bộ phận chính, nguyên lý hoạt động, vận hành máy mài phẳng, quy trình mài phẳng)- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.19.4. Tài liệu tham khảo:

76

Page 76: CT Cat got Kim loai

- Kỹ thuật mài. Tác giả: Nguyễn Văn Tính - Trường CNKT I Hà nội - 1996.

- Thực hành cơ khí tiện - phay - bào - mài. Tác giả: Trần Thế San- Hoàng Trí- Nguyễn Thế Hùng, nhà xuất bản Đà nẵng - 2000.

IV.20. Mô đun: GIA CÔNG TRÊN MÁY MÀI TRÒNIV.20.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Gia công trên máy mài tròn Mã mô đun: MĐ 34

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm thứ 2, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: MH 13(Vẽ kỹ thuật 2); MĐ 27 Gia công trên máy CNC; MĐ 32 Phay bánh răng thanh răng; MĐ 33 Gia công trên máy mài phẳng; Sinh viên phải hoàn thành: MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 30; MĐ 31

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Trình bày đầy đủ cấu tạo, công dụng và hoạt động các bộ phận chính của

máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm.- Lập được quy trình gia công mài cho từng công việc cụ thể. - Chọn đá mài phù hợp với chi tiết mài, cân bằng, rà sửa và gá lắp đá mài đạt

yêu cầu kỹ thuật.- Sử dụng thành thạo và đúng chức năng các thiết bị, dụng cụ tương ứng.- Điều khiển thành thạo máy mài tròn vạn năng và máy mài vô tâm.- Mài được các mặt trụ ngoài, trụ trong, mặt côn đúng quy trình, đạt yêu cầu

kỹ thuật.- Sử dụng các loại dụng cụ đo kiểm đúng kỹ thuật.- Xác định đúng và đủ các dạng sai hỏng, nguyên nhân và vạch ra được các

giải pháp khắc phục.- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, tổ chức nơi làm việc gọn

gàng sạch sẽ, có ý thức giữ gìn và bảo dưỡng máy, đá mài, dụng cụ đo, thực hành tiết kiệm.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi bắt đầu học mô đun này học viên phải hoàn thành: MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 30; MĐ 314. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp

77

Page 77: CT Cat got Kim loai

- Cấu tạo, công dụng nguyên lý hoạt động các bộ phận chính của máy mài tròn vạn năng.

- Vận hành máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm, phương pháp bảo quản và nội quy sử dụng máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm.

- Chọn đá mài theo chi tiết mài cụ thể - Quy trình mài cho từng công việc cụ thể- Quy trình mài mặt trụ ngoài, mặt trụ trong, mặt côn.- Các dạng sai hỏng thường xẩy ra mài tròn ngoài,mặt côn, nguyên nhân vá

cách phòng ngừa Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu

- Đọc nghiên cứu về các loại máy mài dụng cụ cắt, và phương pháp mài các loại dụng cụ cắt.

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm

và phương pháp bảo quản máy mài.- Thao tác mẫu quy trình mài trụ ngoài, trụ bậc- Thao tác mẫu quy trình mài trụ trong.- Thao tác mẫu quy trình mài mặt côn ngắn, mặt côn dài.- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy mài vô tâm.- Thao tác mẫu quy trình mài mài vô tâm mặt trụ ngắn Hình thức 4: Thực hành tại xưởng trường- Thực hành các bài tập có trong mô đun (vận hành máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm, mài mặt trụ ngoài, mặt trụ bậc, mài mặt trụ trong, mài mặt côn và mai trụ ngắn trên máy mài vô tâm)

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

- Trình bày đầy đủ tính năng, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp vận hành, điều chỉnh các bộ phận chính của máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm.

- Chỉ ra được nội dung và quy trình chăm sóc và bảo dưỡng máy.- Nêu được các phương pháp mài và phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Trình bày đầy đủ các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.- Chỉ ra được các yêu cầu và các thông số công nghệ cho từng công việc cụ thể.

Được đánh giá qua bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu. b. Kỹ năng:

- Sử dụng thành thạo máy mài tròn vạn năng.- Lập được quy trình gia công hợp lý cho từng chi tiết.- Nhận dạng, lựa chọn, sử dụng, sửa chữa đúng các loại dụng cụ đo, đá mài và đồ gá cho từng công việc cụ thể.

- Mài được các chi tiết trụ ngoài, trụ bậc, trụ trong đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu khác, an toàn.

78

Page 78: CT Cat got Kim loai

Được đánh giá bằng quan sát quá trình và đánh giá sản phẩm theo bảng kiểm đạt yêu cầu.

c.Thái độ:Thận trọng trong thao tác vận hành và sử dụng các dụng cụ thiết bị.

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:Bán thành phẩm đã qua tiện, mài, phay, hoặc đã qua nhiệt luyện, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy mài tròn vạn năng.- Máy chiếu qua đầu.- Đầu Video- Đồ gá: Mâm phẳng hoa, mâm cặp 3 vấu tự định tâm, mâm cặp tốc,, mũi

tâm cố định, mũi tâm quay, tốc kẹp, ê tô...- Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp, panme, đồng hồ so, mẫu so, calíp các loại...- Dụng cụ cắt: Các loại đá mài, mũi rà kim cương, dao sửa đá.- Các loại dụng cụ khác: Búa, kìm, các loại chìa khoá, tuavít, vịt dầu, kính

bảo hộ. c. Học liệu:

- Giáo trình kỹ thuật mài.- Tài liệu phát tay: Bản vẽ chi tiết, phiếu hướng dẫn thực hành- Tranh treo tường: Hình dạng, kết cấu đá mài, máy mài tròn vạn năng.- Phim trong, băng video về sơ đồ động học máy mài tròn, máy mài vô tâm,

quy trình mài tròn ngoài, mài tròn trong. d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành

IV.20.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý

thuyết

Thực hành

Kiểm tra

12

3456

Vận hành máy mài tròn vạn năngMài mặt trụ ngoài trên máy mài tròn vạn năngMài lỗ trên máy mài tròn vạn năngMài mặt cônVận hành máy mài vô tâmMài trụ ngắn trên máy mài vô tâm

1210

12111011

22

2121

108

1010810

Cộng 70 10 56 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.20.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

79

Page 79: CT Cat got Kim loai

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức (Cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của máy mài tròn vạn năng,máy mài vô tâm, vận hành máy mài tròn vạn năng, máy mài vô tâm, phương pháp chọn đá mài phù hợp với chi tiết cần mài, quy trình mài tròn ngoài, mài tròn trong, mài vô tâm)- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.20.4. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ thuât mài - Tác giả: Nguyễn Văn Tính - Trường CNKT I Hà nội - 1996. - Thực hành cơ khí tiện - phay -bào - mài - Tác giả Trần Thế San - Hoàng Trí- Nguyễn Thế Hùng, nhà xuất bản Đà nẵng - 2000.

80

Page 80: CT Cat got Kim loai

IV.21. Mô đun: TIỆN NÂNG CAOIV.21.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tiện nâng cao Mã mô đun: MĐ 35

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm thứ 3, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: MH 14(Tổ chức và quản lý sản xuất); MĐ 37 Phay nâng cao; MĐ 38 Tính toán truyền động của một số cụm truyền động và một số mô đun tự chọn MĐ 44; MĐ 45.

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô- đun này học sinh có khả năng:- Thực hiện được các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ, đồ gá đặc

biệt.- Gá, rà được chính xác các chi tiết khó, không đối xứng, cồng kềnh, mặt

bao không liên tục ( tay gạt, thân gối đỡ, ụ động ...) - Tự tạo đựơc dao thông thường cho tiện qua nghiên cứu có hướng dẫn.- Định được quy trình công nghệ hợp lý. Chọn chế độ cắt thích hợp cho

từng trường hợp về tiện. Hướng dẫn bậc dưới theo công việc.- Hiệu chỉnh và điều chỉnh thiết bị, dao, phôi đạt yêu cầu; sửa được các

khuyết tật trong quá trình gia công.- Tính toán bánh răng thay thế và điều chỉnh máy để tiện được ren mô đun

không có trong bảng hướng dẫn của máy.- Sử dụng hợp lý dung dịch trơn nguội.- Thực hiện các biện pháp nâng cao độ bóng bề mặt gia công.- Tiện ren mô đun, tiện các chi tiết gá trên ke gá, gá trên bàn xe dao, tiện

nhiều dao đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã học xong giai đoạn 1 hoặc đã có bằng tốt nghiệp TCN4. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp- Đặc điểm của ren mô đun, các thông số cơ bản và cách xác định - Phương pháp tiện ren mô đun

81

Page 81: CT Cat got Kim loai

- Cấu tạo và phạm vi ứng dụng của một số loại đồ gá trên máy tiện- Một số biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng bề mặt khi tiện- Một số biện pháp an toàn khi sử dụng đồ gá và tiện các chi tiết cồng kềnh,

cắt gọt gián đoạn, khó rà gá. Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu viết về một số biện pháp nâng cao

năng suất và chất lượng bề mặt khi tiện; phương pháp tra bảng và tính toán các thông số ren mô đun

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Thao tác gá lắp bộ bánh răng thay thế và điều chỉnh máy để tiện ren mô

đun- Thao tác tiện ren mô đun- Rà gá chi tiết dạng bổ đôi qua tâm- Thao tác gá lắp ke gá và tiện chi tiết trên ke gá- Thao tác lắp nhiều dao trên máy tiện vạn năng bằng đồ gá hoặc trên máy

chuyên dùng Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Hình thức 5: Thực hành tại xưởng .. nếu có thể5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

- Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun : Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu TCN - Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun.

- Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun: a. Kiến thức:

Việc xác định các yếu tố và tính toán các kích thước ren mô đun, phạm vi ứng dụng của phương pháp rà bổ đôi, rà bổ tư, các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện ren mô đun, khi tiện các chi tiết có hình dáng không đối xứng, phương pháp sử dụng đồng thời nhiều dao, các biện pháp nâng cao chất lượng bề mặt gia công.

Được đánh giá qua bài viết và trắc nghiệm tự luận đạt yêu cầu.b. Kỹ năng:Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực

hiện, qua chất lượng sản phẩm theo bảng kiểm, đạt các yêu cầu sau:Nhận dạng, lựa chọn, mài sửa và gá lắp dao tiện ren.Tính toán và thay lắp bánh răng thay thế.Chuẩn bị và lắp ráp đồ gá, gá, rà và kẹp chặt phôi có hình dáng không đối xứng.Gá lắp và điều chỉnh, chính xác nhiều dao tham gia cắt gọt cùng một lúc.Thao tác tiện ren, làm các phần việc tiện và sử dụng các loại dụng cụ đo của nghề thành thạo.

Được đánh giá bằng quan sát kèm bảng kiểm đạt yêu cầu.c. Thái độ:

82

Page 82: CT Cat got Kim loai

Được đánh giá trong quá trình học tập, đạt các yêu cầu: Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Có

tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau6. Điều kiện về nguồn lực

a. Vật liệu: Thép thanh, phôi đúc bằng gang dạng gối đỡ trục, hộp máy... dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội. b. Dụng cụ và trang thiết bị:

Máy tiện vạn năng có trang bị đồng hồ chỉ đầu ren, máy mài hai đá.Máy chiếu qua đầu.Đồ gá: Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, mâm cặp hoa, bu lông, đai ốc, ke gá,

phiến tỳ, chi tiết kẹp chặt mũi tâm các loại, tốc kẹp, đồ gá mũi khoan. Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp 1/10, 1/20 mm; com pa đo ngoài, com pa đo trong, dưỡng gá dao ren, dưỡng đo bước ren, đồng hồ so.

Dụng cụ cắt: Các loại dao tiện ngoài, dao cắt rãnh, dao tiện lỗ, mũi khoan, giũa, đá mài thanh, dao tiện ren vuông, ren mô đun, trục gá dao...ổ dao rơvonve hoặc ổ gá nhiều dao đồng thời.

- Các loại dụng cụ khác: Búa mềm, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, tuavít, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.c. Học liệu:

Tài liệu phát tay.Giáo trình Kỹ thuật TiệnChi tiết mẫu.Bản vẽ chi tiếtPhiếu hướng dẫn thực hành.Tranh treo tưòng: Bộ truyền trục vít và bánh vít vô tận, tiện chi tiết gá trên

bàn xe dao, gá trên ke gá, tiện bằng nhiều dao.Phim trong: Phiếu hướng dẫn thực hành, hình dáng và kích thước của ren mô đun.d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành và các cơ sở sản xuất khác.

IV21.2 Các bài trong mô đuna. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1234

Tiện ren mô đunTiện chi tiết gá lắp trên ke gáTiện chi tiết gá lắp trên bàn xe daoTiện bằng nhiều dao

28333421

8787

20262614

Cộng 120 30 86 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.21.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

83

Page 83: CT Cat got Kim loai

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm tự luận

(dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) cho các nội dung: Xác định các yếu tố và tính toán các kích thước ren mô đun, mô tả một số phương pháp rà các chi tiết đối xứng một nửa hay một phần tư, biện pháp nâng cao năng suất bằng tiện nhiều dao, các biện pháp nâng cao chất lượng bề mặt gia công.

Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun tiện ren: Tiện ren mô đun; Tiện chi tiết lắp trên ke gá; Tiện chi tiết lắp trên bàn xe dao và tiện bằng nhiều dao

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm (bảng kiểm được xây dựng theo các tiêu chí của từng bài thực hành cụ thể) – Thang điểm đánh giá: 100điểm

Điểm thực hành được tính bằng trung bình cộng các bài tập trong mô đunIV.21.4. Tài liệu tham khảo:

- Đỗ Đức Cường - Kỹ thuật tiện - Bộ cơ khí luyện kim. - Đnhejnưi - Chĩkin - Tôknô, Kỹ thuật tiện nhà xuất bản Mir - 1981,

người dịch: Nguyễn Quang Châu. - Trần Thế San- Hoàng Trí - Nguyễn Thế Hùng, Thực hành cơ khí - nhà

xuất bản Đà nẵng.

84

Page 84: CT Cat got Kim loai

IV.22. Mô đun: BÀO NÂNG CAOIV.22.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Bào nâng cao Mã mô đun: MĐ 36

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ I năm thứ 3, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: MH 07Ngoại ngữ 2; MĐ 37 Phay nâng cao; MĐ 39 Thiết kế quy trình công nghệ

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô- đun này học sinh có khả năng:

- Có đầy đủ các kiến thức ở mức độ cao về máy - dao - đồ gá.- Vận dụng tối đa những đặc tính kỹ thuật của máy bào ngang, máy xọc đứng và có đủ kỹ năng tính toán, lựa chọn: Dụng cụ gá lắp, cắt gọt, đo kiểm, lập quy trình công nghệ hợp lý và chính xác nhất. Gá lắp được dao, phôi và bào được thanh răng, bánh trụ răng thẳng, bào mặt định hình, trên máy bào đúng yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Môđun này được học sau khi người học nghề đã học xong giai đoạn 1 hoặc đã có bằng tốt nghiệp TCN,

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Các thông số hình học của thanh răng, đặc điểm của bề mặt định hình.- Các phương pháp bào thanh răng- Các phương pháp bào bánh răng trụ răng thẳng.- Các phương pháp bào mặt định hình- Các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi bào thanh răng, bào bánh răng trụ

răng thẳng, bào mặt định hình, nguyên nhân và cách phòng ngừa Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu - Đọc tài liệu, nghiên cứu về bào thanh răng, bào mặt định hình và rút ra bài

học ứng dụng cho phù hợp với từng chi tiết cụ thể. Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Thao tác mẫu quy trình bào thanh răng, mài dao bào thanh răng.- Thao tác mẫu quy trình bào bánh răng trụ răng thẳng.

85

Page 85: CT Cat got Kim loai

- Thao tác mẫu quy trình bào mặt định hình bằng phối hợp 2 chuyển động và bào mặt định hình bằng dao định hình.

Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Thảo luận nhóm đưa ra quy trình bào thanh răng, bánh răng trụ răng thẳng, mặt định hình cho phù hợp với từng chi tiết cho bởi các bản vẽ. Hình thức 5: Thực hành tại xưởng trường- Thực hành các bài tập có trong mô đun với bản quy trình của học sinh đưa ra (bào thanh răng, bào bánh răng trụ răng thẳng, bào mặt định hình)

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun- Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu TCN - Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun. - Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun:

a. Kiến thức:- Trình bày được các thông số hình học của thanh răng, bánh răng trụ răng

thẳng và đặc điểm của mặt định hình.- Phân tích các yếu tố hình học, yếu tố của quá trình cắt.- Trình bày phương án công nghệ hợp lý.- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phục.

Được đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm đạt yêu cầu.b. Kỹ năng:

- Nhận dạng, lựa chọn được các dụng cụ đồ gá thích hợp, mài sửa dao phù hợp và đúng yêu cầu.

- Bào thanh răng, bánh răng trụ răng thẳng, mặt định hình đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn

Được đánh giá qua quá trình thực hiện, chất lượng sản phẩm bằng quan sát và bảng kiểm đạt yêu cầu

c. Thái độ:Được đánh giá trong quá trình học tập, đạt các yêu cầu:Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công. Biểu lộ tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong khi làm việc.6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu: Thép thanh, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội, giấy viết, sổ ghi chép, bút viết và bút chì.b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy bào ngang.- Dụng cụ đo kiểm, dụng cụ cắt, dụng cụ gá, dụng cụ cầm tay...- Máy chiếu qua đầu.c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường.

86

Page 86: CT Cat got Kim loai

- Phiếu công nghệ.- Giáo trìnhd. Nguồn lực khác:Xưởng thực hành và các cơ sở sản xuất khác

IV.22.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

123

4

Bào thanh răngBào bánh răng trụ răng thẳngBào định hình bằng phối hợp 2 chuyển độngBào định hình bằng dao định hình

253130

30

5510

10

202620

20Cộng 120 30 86 4

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. IV.22.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức (Các thông số hình học của thanh răng, các phương án công nghệ bào thanh răng, bánh răng trụ răng thẳng, các phương pháp bào mặt định hình, quy trình bào định hình)- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tậpIV.22.4. Tài liệu tham khảo:- Kỹ thuật bào- Nhà xuất bản lao động- Tác giả- Trần Phương Hiệp. - Thực hành cơ khí Tiện- Phay Bào- Mài nhà xuất bản Đà nẵng-2000, tác giả: Trần Thế san, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng

87

Page 87: CT Cat got Kim loai

IV.23. Mô đun: PHAY NÂNG CAOIV.23.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Phay nâng cao Mã mô đun: MĐ 371. Giới thiệu về mô đun:

- Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm thứ 3, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: MH 14(Tổ chức và quản lý sản xuất); MĐ 35 Tiện nâng cao; MĐ 38 Tính toán truyền động của một số cụm truyền động và một số mô đun tự chọn MĐ 44; MĐ 45.

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Chọn chuẩn và gá lắp phôi chính xác.- Chọn và sử dụng dao hợp lý, có hiệu quả cao.- Phay các loại rãnh xoắn, bánh răng côn thẳng, bánh vít, phay chép hình, phay cam trên máy phay vạn năng, chuyên dùng đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm.- Xác định đúng các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách khắc phục.- Tổ chức nơi làm việc hợp lý và an toàn lao động.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Mô đun được bố trí sau khi học sinh đã học xong giai đoạn 1 hoặc đã có bằng tốt nghiệp TCN và đã hoàn thành MĐ CG 27; MĐ CG 284. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp- Các thông số hình học của rãnh xoắn, sự hình thành rãnh xoắn- Các thông số hình học của bánh vít, bánh răng công răng thẳng.- Đặc điểm của cam, mặt định hình.- Các phương pháp phay rẵnh xoắn.- Các phương pháp phay bánh vít, phay bánh răng côn răng thẳng.- Các phương pháp phay cam, mặt định hình- Các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi phay rãnh xoắn, phay bánh vít, phay

bánh răng côn, phay cam, mặt định hình, nguyên nhân và cách phòng ngừa.

Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu

88

Page 88: CT Cat got Kim loai

- Đọc tài liệu về phương pháp gia công bánh răng côn, phương pháp gia công bánh vít, phương pháp gia công cam, mặt định hình bằng các phương pháp khác nhau Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Thao tác mẫu về phay rãnh xoắn- Thao tác mẫu về phay bánh vít bằng phương pháp chép hình, bao hình- Thao tác mẫu về phay cam, mặt định hình.- Thao tác mẫu về phay bánh răng côn răng thẳng

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun- Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun : Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu của mô-đun MĐ 37. - Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun. - Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun: a. Kiến thức:Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau: - Trình bày được các thông số hình học và sự hình thành: Rãnh xoắn, bánh vít, bánh răng côn và các đặc điểm của cam, mặt định hình.

- Phân tích các yếu tố hình học, yếu tố của quá trình cắt.Trình bày được phương án công nghệ hợp lý.

- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phụcb. Kỹ năng:Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm, đạt các yêu cầu sau:

- Nhận dạng, lựa chọn được các dụng cụ cắt, đồ gá thích hợp, đúng yêu cầu.

- Phay được các loại: Rãnh xoắn, bánh vít, bánh răng côn, mặt định hình, cam đạt yêu cầu kỹ thuật.

c. Thái độ:Được đánh giá trong quá trình học tập, đạt các yêu cầu:

Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công. Biểu lộ tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong khi làm việc

6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:

- Thép tròn, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội...- Giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bảng số lô ga rít, bút viết và bút

chìb. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy phay vạn năng, máy phay chuyên dùng.- Các loại đầu phân độ vạn năng, một số đồ gá thông dụng và chuyên dùng

khác.

89

Page 89: CT Cat got Kim loai

- Thước cặp 1/20mm, 1/50mm, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu.

- Các loại dao phay.- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động.- Máy chiếu qua đầu

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, phim trong.- Phiếu hướng dẫn.- Giáo trình Kỹ thuật Phay

d. Nguồn lực khác:Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành

III.23.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

123456

7

Phay bánh vítPhay bánh răng cônPhay rãnh xoắnPhay camPhay định hìnhPhay bánh răng theo nguyên lý bao hìnhPhay bánh răng côn thẳng, bánh vít theo nguyên lý bao hình

182314141419

14

454445

4

141810101014

10

Cộng 120 30 86 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.IV.23.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức (các thông số hình học bánh vít, bánh răng côn, rãnh xoắn, cam. Quy trình phay bánh vít , bánh răng côn bằng phương pháp chép hình, quy trình phay cam, phay mặt định hình, quy trình phay bánh vít theo nguyên lý bao hình )- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so

sánh bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tập

IV.23.4. Tài liệu tham khảo:

90

Page 90: CT Cat got Kim loai

- Kỹ thuật phay. Nhà xuất bản Mir -1984, tác giả Ph.A.Barơbaôp, người dịch: Trần Văn Địch.

- Thực hành cơ khí Tiện Phay Bào Mài nhà xuất bản Đà nẵng-2000, tác giả: Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng.

IV.24. Mô đun: TÍNH TOÁN TRUYỀN ĐỘNG MỘT SỐ CỤM TRUYỀN ĐỘNGIV.24.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Tính toán truyền động của một cụm truyền động Mã mô đun: MĐ 38

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm thứ 3, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: MH 14(Tổ chức và quản lý sản xuất); MĐ 35 Tiện nâng cao; MĐ 38 Tính toán truyền động của một số cụm truyền động và một số mô đun tự chọn MĐ 44; MĐ 45.

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Phân tích được các ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của từng bộ truyền.- Lựa chọn, thiết kế, xác định các yêu cầu về kết cấu, tính toán, kiểm nghiệm

bộ truyền phù hợp theo đặc tính truyền động.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Mô-đun được bố trí sau khi học sinh đã học xong giai đoạn 1 hoặc đã có bằng tốt nghiệp TCN và đã hoàn thành mô-đun MĐ 40; MĐ 41; MĐ 42 (Các mô-đun tự chọn của năm thứ hai)4. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp- Đặc điểm, các thông số kỹ thuật, phạm vi sử dụng và nguyên lý hoạt động

của bộ truyền đai- Đường lối thiết kế bộ truyền đai- Đặc điểm, các thông số kỹ thuật, phạm vi sử dụng và nguyên lý hoạt động của bộ truyền xích.- Đường lối thiết kế bộ truyền xích- Đặc điểm, các thông số kỹ thuật, phạm vi sử dụng và nguyên lý hoạt động

của bộ truyền bánh răng- Đường lối thiết kế bộ truyền bánh răng- Đặc điểm, các thông số kỹ thuật, phạm vi sử dụng và nguyên lý hoạt động của bộ truyền động bánh vít - trục vít.- Đường lối thiết kế bộ truyền bánh vít - trục vít

Hình thức 2: Tự nghiên cứu các mẫu thiết kế các bộ truyền

91

Page 91: CT Cat got Kim loai

Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Trực quan sự hoạt động của các loại hộp giảm tốc có các bộ truyền đã học

trong phần lý thuyết- Thực hành thiết kế các bộ truyền - Thực hành tháo lắp các bộ phận hộp giảm tốc các loại

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun- Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu của mô-đun MĐ 39.

- Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun. - Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun: a. Kiến thức:Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau:

Phân tích được các ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của từng bộ truyền và lựa chọn, thiết kế, xác định các yêu cầu về kết cấu, tính toán, kiểm nghiệm bộ truyền phù hợp theo đặc tính truyền động.

b. Kỹ năng:Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm, đạt các yêu cầu sau:

Phân tích, lựa chọn, thiết kế, xác định các yêu cầu về kết cấu, tính toán, kiểm nghiệm bộ truyền phù hợp, có hiệu quả theo đặc tính của các cụm truyền động.c. Thái độ:

Được đánh giá trong quá trình học tập, đạt các yêu cầu: Thận trọng, có trách nhiệm, thể hiện tinh thần đồng đội. 6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:

- Giấy viết, sổ ghi chép, bút viết.- Thép, gang và các vật lệu khác.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:- Máy cắt gọt kim loại- Máy vi tính- Projector- Máy chiếu qua đầu

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, phim trong.- Giáo trình Thiết kế chi tiết máy, vật mẫu- Đĩa CD mô phỏng

d. Nguồn lực khác:Phòng học lý thuyết và xưởng thực hành

92

Page 92: CT Cat got Kim loai

IV.24.2 Các bài trong mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý

thuyếtThực hành

Kiểm tra*

123456

Truyền động đaiTruyền động xíchTruyền động bánh răng trụ răng thẳng, nghiêngTruyền động bánh vítThiết kế trục và tính thenThiết kế gối đỡ trục

201924192118

8710776

121214121412

Cộng 125 45 76 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV.24.3. Tài liệu tham khảo:- Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo- Tác giả: Trần Văn Địch- Nhà xuất bản

KHKT- 2000. - Công nghệ chế tạo máy -Trường Đại học bách khoa Hà nội- Nhà xuất bản KHKT- 1996.

93

Page 93: CT Cat got Kim loai

IV.25. Mô đun: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆIV.25.1 Cấu trúc nội dung của mô đun

Tên mô đun: Thiết kế quy trình công nghệ Mã mô đun: MĐ 39

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:

Mô đun này được bố trí trong học kỳ I năm thứ 3, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: MH 07Ngoại ngữ 2; MĐ 36 Bào nâng cao; MĐ 37 Phay nâng cao; MĐ 39 Thiết kế quy trình công nghệ

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:Học xong mô- đun này học sinh có khả năng:

Phát biểu được các định nghĩa, các thành phần, các nguyên tắc cơ bản khi lập quy trình công nghệ.Giải thích và xác định lượng dư gia công, lượng dư toàn phần và lượng dư

giữa các nguyên công, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng dư, các yêu cầu cơ bản của phôi, phương pháp sản xuất và gia công sơ bộ phôi, lựa chọn phôi hợp lý.Giải thích, xác định thời gian gia công và thời gian máy, lựa chọn hợp lý chế

độ cắt cho các bước.- Lập được quy trình công nghệ gia công một số chi tiết điển hình.

3. Điều kiện đầu vào của đối tượng: Mô-đun được bố trí sau khi học sinh đã học xong giai đoạn 1 hoặc đã có bằng tốt nghiệp TCN và đã hoàn thành mô đun: MĐ 40; MĐ 41; MĐ 42; MĐ 43 (Các mô-đun tự chọn của năm thứ hai)4. Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp oCác khái niệm cơ bản: Quá trình sản xuất và quá trình công nghệoCác nguyên tắc xác định thứ tự các nguyên côngoLập sơ đồ gá đặt, chọn máy, chọn dụng cụ cắtoTính lượng dư gia côngoPhương pháp chọn phôi cho các bước công nghệoTính chế độ cắtoThời gian gia công và cách tính thời gian máyoLập quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình

94

Page 94: CT Cat got Kim loai

Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu về đồ gá, công nghệ kim loại, thiết kế gia công cơ khí

Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện phòng chuyên môn hóa đầy đủ các mô hình dạy học, các tài liệu tra cứu phục vụ cho mô đun

5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun - Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun : Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu của mô-đun MĐ CG 39. - Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun. - Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun: a. Kiến thức:Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau:

Về quá trình công nghệ và các phương pháp gia công, các nguyên tắc lập quy trình công nghệ, nguyên tắc thiết kế nguyên công, chuẩn định vị, dụng cụ cắt, máy, lượng dư, thời gian nguyên công.

b. Kỹ năng:- Phân tích chức năng, tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết và điều kiện

làm việc của chi tiết - Lập quy trình công nghệ hợp lý.- So sánh phương án công nghệ.

c. Thái độ: Thận trọng, có trách nhiệm, thể hiện tinh thần đồng đội6. Điều kiện về nguồn lựca. Vật liệu:

Giấy, bút, giấy vẽ khổ A0,b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy công cụ và lý lịch các loại máy cần thiết.- Máy chiếu qua đầu,

- Thước, máy tính cá nhân, máy vi tính.c. Học liệu:

- Giáo trình- Tài liệu phát tay, phim trong, tranh treo tường

d. Nguồn lực khác:Xưởng thực tập, cơ sở sản xuất theo dây chuyền.III.25.2 Các bài trong mô đun

Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

12

Quá trình sản xuất và quá trình công nghệCác nguyên tắc xác định thứ tự các nguyên

512

55

07

95

Page 95: CT Cat got Kim loai

3

4567

8

côngLập sơ đồ gá đặt, chọn máy, chọn dụng cụ cắtTính lượng dư gia côngChọn phôi cho các bước công nghệTính chế độ cắtThời gian gia công và cách tính thời gian máyLập quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình

20

15222112

14

8

3694

5

12

1216128

9

Cộng 125 45 76 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV.25.3. Tài liệu tham khảo:- Sổ tay công nghệ chế tạo máy. Tác giả: Nguyễn Đắc Lộc, Ninh Đức Tốn, Lê Văn Tiến, Trần Xuân Việt. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

- Công nghệ chế tạo máy. Trường Đại học bách khoa Hà nội.- Sổ tay thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy. Tác giả: Trần Văn Địch Nhà

xuất bản KHKT- 2000.

96

Page 96: CT Cat got Kim loai

V. HƯỚNG DẪN DẠY MỘT SỐ MÔ ĐUN ĐIỂM HÌNHV.1. MÔ ĐUN: TIỆN REN TAM GIÁCV.1.1. Cấu trúc nội dung của môđun Tên mô đun: Tiện ren tam giác Mã mô đun: MĐ 23

1. Giới thiệu về mô đun: - Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ II năm học thứ nhất, có thể bố trí giảng song song với các mô đun Bào mặt phẳngSinh viên phải hoàn thành:- Các mô học: Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai đo lường và Vẽ kỹ thuật 1

- Các mô đun: Nhập nghề cắt gọt kim loại; Gia công nguội cơ bản; Tiện cơ bản; Tiện trục dài không dùng giá đỡ; Tiện kết hợp; Tiện lỗ; Tiện côn

- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc2. Mục tiêu của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:- Xác định được các thông số của ren tam giác một đầu mối và nhiều đầu

mối.- Chuẩn bị đầy đủ dao tiện ren ngoài và ren trong. - Chọn chế độ cắt phù hợp với từng chi tiết cụ thể.- Chọn và điều chỉnh được các bước ren có trong bảng hướng dẫn của máy để

tiện ren.- Tính toán bánh răng thay thế và điều chính máy để tiện được các bước ren

cần thiết không có trong bảng hướng dẫn của máy.- Thực hiện được các biện pháp nâng cao độ bóng bề mặt gia công ren- Tiện các loại bu lông, đai ốc hoặc các chi tiết có ren hãm trong, ngoài trên

mặt trụ và trên mặt côn, ren chẵn, ren lẻ, ren trái, ren phải, ren bước lớn và bước nhỏ đạt các tiêu chí về kỹ thuật và kinh tế.

- Thực hiện được các biện pháp an toàn trong quá trình làm việc.3. Điều kiện đầu vào của đối tượng:

MH 08; MH 09; MH 10; MH 11; MH 12, MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17; MĐ 19; MĐ 20; MĐ 21; MĐ 22

97

Page 97: CT Cat got Kim loai

4. Hình thức học tập Hình thức 1: Học trên lớp- Các yếu tố cơ bản của ren; phân loại ren; phương pháp xác định các thông số

ren- Nguyên tắc hình thành ren trên máy tiện; - Yêu cầu cơ bản của dao tiện ren- Phương trình xích cắt ren và cách tính bộ bánh răng thay thế để cắt ren trên

máy tiện- Các phương pháp chia ren nhiều mối trên máy tiện- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiện ren Hình thức 2: Tự nghiên cứu tài liệu về các biện pháp nâng cao

năng suất và chất lượng tiện ren trên máy tiện vạn năng (sử dụng các loại đồ gá, dao tiện cắt ren cao tốc...)

Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mài dao và kiểm tra góc dao tiện ren - Điều chỉnh máy và thao tác tiện các loại ren theo các bài tập trong mô đun- Lắp và điều chỉnh bánh răng thay thế để tiện ren- Đo và kiểm tra ren Hình thức 4: Thực hành trong điều kiện nhất định- Thực hành đo và kiểm tra ren bằng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra ren- Tính toán và lắp ráp bộ bánh răng thay thế trên các mô hình học tập- Nhận dạng ren và dao tiện ren phù hợp thông qua các mô hình và bản vẽ quy

ước Hình thức 5: Thực hành tiện các bài tập tiện ren có trong mô đun tại xưởng

cơ sở đào tạo 5. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

a. Kiến thức:- Khả năng xác định các yếu tố và tính toán các kích thước ren tam giác một

đầu mối, nhiều đầu mối. Lựa chọn các phương pháp chia đầu mối.- Lập được quy trình tiện ren bước lớn, bước nhỏ, ren trong, ren ngoài, ren nhiều

mối trên mặt trụ và trên mặt côn.- Chỉ ra các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận và các bài trắc nghiệm đạt yêu cầu.b. Kỹ năng:

- Nhận dạng, lựa chọn được dao tiện ren phù hợp.- Mài sửa và gá lắp dao đúng kỹ thuật.- Tính toán và thay lắp bánh răng thay thế hợp lý.- Tiện các loại ren tam giác thành thạo.

Được đánh giá bằng quan sát quá trình và đánh giá sản phẩm theo bảng kiểm đạt yêu cầu.

c.Thái độ:Cẩn thận, tính kỷ luật, chấp hành tốt nội quy an toàn khi tiện ren

6. Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

98

Page 98: CT Cat got Kim loai

Thép thanh, dầu và mỡ công nghiệp, giẻ lau, dung dịch làm nguội. b. Dụng cụ và trang thiết bị:

- Máy tiện vạn năng, máy mài hai đá.- Máy chiếu qua đầu.- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm, các loại mũi tâm, tốc kẹp, đồ gá mũi khoan.- Thước cặp 1/10, 1/20 mm, calip ren, dưỡng gá dao ren, dưỡng đo bước

ren.- Các loại dao: Tiện ngoài, cắt rãnh, tiện lỗ, mũi khoan, giũa, đá mài thanh,

dao tiện ren tam giác trong và ngoài. - Búa, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, tua vít, móc kéo phoi, vịt dầu,

kính bảo hộ. c. Học liệu:

Tài liệu phát tay - Phiếu hướng dẫn thực hành.Giáo trình Kỹ thuật TiệnTranh treo tường: Các chi tiết điển hình có các loại ren, các loại dụng cụ đo kiểm ren.Phim trong: Các yếu tố của ren, hình dáng và kích thước của ren tam giác, dao tiện ren tam giác, các dạng sai hỏng và cách khắc phục.

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành đáp ứng 1sv/1máy thực tậpIV.1.2 Các bài trong mô đun

Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT

Tên các bài trong mô đunThời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

2

345678

Khái niệm chung về ren và hình dáng, kích thước các loại ren tam giácNguyên tắc tạo ren và cách tính bánh răng thay thếTiện ren tam giác ngoài có bước ren < 2mmTiện ren tam giác ngoài có bước ren > 2mmTiện ren tam giác trongTiện ren trên mặt cônTiện ren tam giác ngoài có nhiều đầu mốiTiện ren tam giác trong có nhiều đầu mối

4

4

171115171513

2

2

111111

2

2

161014161412

Cộng 100 10 84 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

99

Page 99: CT Cat got Kim loai

V.1.3. BÀI ĐIỂN HÌNH TRONG MÔ ĐUN Tên bài: Tiện ren tam giác ngoài có bước ren < 2mm

Mã bài: MĐ 23 - 3

1. Mục tiêu của bài: Học xong bài này sinh viên có khả năng: - Mô tả được cấu tạo, các góc cơ bản của dao tiện ren tam giác hệ Mét và hệ Anh- Trình bày được các phương pháp tiện ren bước nhỏ, bước lớn, ren phải, ren trái, ren chẵn, ren lẻ.- Tiện được ren tam giác ngoài hệ Mét và hệ Anh có bước ren < 2mm, đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn. 2.Công việc chuẩn bị:

a. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, địa điểm thực hiện Thiết bị:

- Máy tiện vạn năng - Máy mài hai đá.- Máy chiếu qua đầu hoặc máy Projecter Đồ dùng dạy học:- Tranh treo tường: Các chi tiết điển hình có các loại ren, các loại dụng cụ đo kiểm ren.- Phim trong: Các yếu tố của ren, hình dáng và kích thước của ren tam giác, dao tiện ren tam giác, các dạng sai hỏng và cách khắc phục.- Phiếu hướng dẫn thực hành

- Các loại dụng cụ kiểm tra ren: calip ren, dưỡng gá dao ren, dưỡng đo bước ren.- Các loại dao: Tiện ngoài, cắt rãnh, dao tiện ren tam giác ngoài. Địa điểm: Xưởng thực hành đảm bảo 1sv/1máy

b. Nội dung cần cho học viên đọc/ chuẩn bị / tính toán trước: Đọc các nội dung: -Các yếu tố của ren hệ mét, ren hệ Anh-Phương pháp và dụng cụ kiểm tra các yếu tố của ren hệ mét, ren hệ Anh Chuẩn bị: -Dưỡng gá dao tiện ren ngoài-Dao tiện ren ngoài hệ mét, hệ Anh Tính toán:-Xác định bước ren, góc trắc diện ren, đường kính chuẩn bị tiện ren

100

Page 100: CT Cat got Kim loai

-Tính toán bộ bánh răng thay thế nếu cần thiết (giáo viên đặt tình huống) c. Dụng cụ, phôi liệu:

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/10, 1/20 mm, calip ren, dưỡng gá dao ren, dưỡng đo bước ren.

Dụng cụ cắt: Các loại dao tiện ngoài, cắt rãnh, giũa, đá mài thanh, dao tiện ren tam giác ngoài.

Dụng cụ trang bị phụ: Búa, các loại chìa khoá mâm cặp và ổ dao, tua vít, móc kéo phoi, vịt dầu, kính bảo hộ.

Phôi liệu: Thép C45 35 L150 - Số lượng: 02 cái d. Các tài liệu phát tay liên quan đến học tập:

- Bản vẽ chi tiết- Phiếu hướng dẫn thực hành- Bảng tra cứu các thông số ren theo tiêu chuẩn- Bảng tra cứu vị trí các tay gạt hộp tốc độ chạy dao- Giáo trình Kỹ thuật Tiện

3. Tổ chức các hoạt động dạy học a. Tổ chức theo lớp: 1h - Giáo viên treo tranh kết hợp với giới thiệu chi tiết bu lông ren tam giác hoặc (trình chiếu các mô hình 3D các loại bu lông ren tam giác và giới thiệu một số hình ảnh gia công ren ngoài)- Sinh viên quan sát và được nhấn mạnh các vị trí hay hình ảnh liên quan đến nhiệm vụ tiện ren- Giáo viên tiến hành bài dạy phương pháp tiện ren với các nội dung:* Giới thiệu bản vẽ chi tiết cần tiện* Đàm thoại cùng sinh viên trình tự thực hiện theo phiếu hướng dẫn thực hành: + Chỉ ra các yêu cầu của dao tiện ren tam giác hệ Mét và dao tiện ren tam giác hệ Anh, hướng dẫn cách mài sửa dao trên máy mài hai đá và cách kiểm tra các góc độ chính cần đạt: Góc mũi dao ; góc sau chính ; góc nâng + Hướng dẫn trình tự thực hiện chuẩn bị cho quá trình thao tác tiện ren: Gá lắp phôi, tiện mặt trụ chuẩn bị cho tiện ren, gá dao tiện ren, điều chỉnh bước ren+ Hướng dẫn thao tác tiện ren với điều chỉnh chiều sâu cắt sau mỗi lát cắt bằng cách tiến dao vuông góc với tâm máy: Thao tác cắt ren hệ mét (ren chẵn, ren lẻ, ren hướng phải, ren hướng trái); Cắt ren hệ Anh+ Hướng dẫn phương pháp kiểm tra ren: Kiểm tra trong quá trình tiện; kiểm tra sau khi kết thúc tiện ren* Giới thiệu các dạng sai hỏng thường gặp khi tiện ren, cách đề phòng* Phân công vị trí thực tậpb. Thao tác mẫu:Giáo viên làm mẫu thật thuần thục cho sinh viên quan sát

- Thao tác điều chỉnh bước ren trên máy - Thao tác gá lắp dao tiện ren theo dưỡng gá- Thao tác tiện ren - Thao tác kiểm tra trong quá trình tiện ren

Chú ý: Trong khi thao tác mẫu giáo viên cần diễn giải thật cụ thể đồng thời nhấn mạnh các thao động tác quan trọng và có thể xảy ra mất an toàn.

101

Page 101: CT Cat got Kim loai

c. Tổ chức thực tập: 16h Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong quá trình tổ chức thực tập giáo viên hướng dẫn cần chú ý thực hiện tố một số điểm như sau:

1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực tập theo các yêu cầu đã đề ra: (máy, dao, dụng cụ đo, các dụng cụ khác)

2. Thời gian cho các kiểu tập:- Thực tập tiện ren hệ mét (ren chẵn, hướng phải) và ren hệ anh (hướng phải): 6h- Thực tập tiện ren hệ mét (ren lẻ, hướng trái) và ren hệ anh (hướng trái): 6h

3. Trong quá trình tổ chức thực tập giáo viên cần: quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn kịp thời các thao động tác sai, làm mẫu lại các thao tác khó.

4. Kết hợp trong quá trình thực tập giáo viên có thể : đặt ra các câu hỏi miệng cho một số sinh viên, nhằm đánh giá sát đúng mức độ nhận thức của sinh viên

5. Quan sát nhắc nhở sinh viên thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp (được hướng dẫn trong phiếu hướng dẫn thực hành)

d. Hướng dẫn học viên tự nghiên cứu tài liệuGiáo viên cần hướng dẫn, giải thích, cho sinh viên các tài liệu, bảng tra cứu, và một số sơ đồ có liên quan để sinh viên nghiên cứu.

4. Cách thức đánh giá- Đánh giá kiến thức:

+ Trình bày các yêu cầu của dao tiện ren tam giác hệ mét và hệ Anh; trình tự tiện ren tam giác hệ mét

+ Trả lời trắc nghiệm các phương án gá dao đúng sai, cách kiểm tra ren + Nêu các dạng sai hỏng có thể xảy ra trong quá trình cắt ren

- Đánh giá kỹ năng: Căn cứ vào bài tập đã thực hiện đối chiếu với bảng kiểm để chấm điểm kỹ thuật; quan sát trong quá trình thực hiện thao tác đánh giá điểm thao tác điều khiển máy

- Đánh giá thái độ: Thông qua việc thực hiện nghiêm túc các nội dung của bài học, việc đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp, việc bảo quản tốt dụng cụ và thiết bị học tập.

5. Phiếu hướng dẫn thực hành: (Giúp cho giáo viên và sinh viên có căn cứ thực hiện trong quá trình giảng dạy và thực tập)

102

Page 102: CT Cat got Kim loai

PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TIỆN REN TAM GIÁC HỆ MÉT

TT Nội dung công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ Phương pháp thao tác

Những điểm cần chú ý

1 Chuẩn bị nơi làm việc.Bản vẽ chi tiết.

Ø35

40

3

40

150M

30x2

3 III

2

60°55°

25,4/11

2x30° ~

Ø28

Rz 12,5Rz 12,5

1"

- Kiểm tra máy- Sắp xếp các loại

dụng cụ đúng vị trí - Kiểm tra phôi

- Gá: chìa vặn mâm cặp, dao

- Dao: tiện trụ ngoài, tiện rãnh, tiện ren tam giác hệ mét

- Đo: thước cặp, dưỡng gá dao, dưỡng đo ren, Ca líp ren

- Các loại dụng cụ phải để đúng vị trí thuận tiện cho thao tác và đảm bảo an toàn

2 Gá lắp phôi.

50

Ø35

- Khoẳng cách L = 50±2

- Rà tròn phôi- Kẹp chặt phôi

- Thước cặp, thước lá

- Bàn rà- Chìa vặn mâm cặp

Vạch dấu chiều dài trên phôi bằng phấn màu-Vặn 3 chấu gần vừa kích thước 35- Lắp phôi vào mâm cặp- Kẹp chặt phôi

Đưa tay gạt trục chính về vị trí an toàn

3 Tiện các bề mặt chuẩn bị cho bề - Đúng kích thước - Các loại dao tiện: - Đã được hình

103

Page 103: CT Cat got Kim loai

mặt tiện ren

theo bản vẽ Tiện trụ ngoài, tiện cắt rãnh, tiện đầu cong

thành từ các MĐ 18; MĐ 20

4 Điều chỉnh máy tiện ren

Ø30

-0,1

3

Ø28

402x30°

- Điều chỉnh các thông số:

n =150 ÷ 200v/phS = 2mm- Các tay gạt đúng vị

trí cắt ren hệ mét

Căn cứ vào các thông số đã cho và đối chiếu với bảng thuyết minh của máy để điều chỉnh các tay gạt đúng vị trí

Khi điều chỉnh tuyệt đối phải dừng máy, nếu khó điềuchỉnh cần sử dụng tay dịch chuyển mâm cặp đồng thời điều chỉnh

5 Gá dao tiện ren tam giác ngoài - Mũi dao trùng đường tâm trục chính

- Dao cân tâm( đường phân giác góc mũi dao vuông góc đường tâm trục chính)

- Dao được kẹp chắc chắn

- Sử dụng dưỡng gá dao

60°

- Áp dưỡng gá và bề mặt trụ ngoài- Điều chỉnh dao để cho khe hở của 2 lưỡi cắt đều nhau so với dưỡng- Kẹp chặt dao

6 Thao tác thô tiện ren

- Thao tác đúng quy trình

- Điều chỉnh chiều sâu cắt t:

- Lát cắt thứ nhất t1=

- Dao tiện ren tam giác (thép gió hoặc HKC) có = 600

Trình tự thao tác được thực hiện theo sơ đồ:Vị trí 1: điều chỉnh dao tiếp

Thực hiện các thao tác điều khiển máy chuyển động theo sơ đồ

104

Page 104: CT Cat got Kim loai

1

6

5

4

3 2

M30

x2

n0,3

- Lát cắt thứ hai t2 = 0,25

- Lát cắt thứ ba t3 = 0,2

- .........................- Chiều sâu cắt được

giảm dần theo số lát cắt

59°4

8'

-Dụng cụ đo: Thước cặp, dưỡng đo ren

2

xúc phôiVị trí 2: dich chuyển dao về ngoài măt đầu phôi L = 5÷ 7mmVị trí 3: Điều chỉnh t1 Vị trí 4: Đóng đai ốc 2 nửa máy thực hiện cắt renVị trí 5: đưa dao khỏi phôi, đồng thời mở đai ốc 2 nửaVị trí 6: Đưa dao về phía đầu phôi - tiếp tục điều chỉnh t2 Chú ý: Cần kiểm tra bước ren sau lát cắt thứ nhất- Thực hiện cho đến khi đạt chiều sâu t = h-0,2

7 Thao tác tiện tinh ren Mài sửa lại dao hoặc gá dao dùng cho tiện tinh ren

-Thao tác thực hiện tương tự như tiện thô nhưng chiều sâu

Trong 2 đến 3 lát cắt cuối cùng không điều chỉnh thêm chiều sâu

105

Page 105: CT Cat got Kim loai

1

6

5

4

3 2

M30

x2

n

cắt t:t1’ = 0,1t2 = t3 = t4 = 0

cắt

8 Kiểm tra ren Kiểm tra bước ren

Đo kích thước đường kính trung bình ren

Bước ren đúng (2mm)Góc trắc diện ren đúng ( = 600)Đường kính trung bình đạt trong phạm vi dung ssai cho phépNhám bề mặt ren đạt RZ12,5Ren đảm bảo cân.Đạt yêu cầu lắp ghép khi kiểm tra bằng Calip ren

- Bộ dưỡng kiểm tra bước ren

- Pan me đo ren- Ca líp ren

- Đo bước ren bằng dưỡng đo bằng cách dùng dưỡng có S = 2 áp dưỡng dọc theo đường tâm và quan sát sự khớp giữa dưỡng và ren gia công- Đo đường kính

trung bình và đo bằng ca líp

106

Page 106: CT Cat got Kim loai

Kiểm tra lắp ghép ren:

ren được thực hiện theo kỹ năng đã hình thành trong mô đun : Dung sai đo lường

107

Page 107: CT Cat got Kim loai

6. Phiếu đánh giá kết quả thực hànhMã bài: MĐ 23 - 3

Mã sinh viên:........Ngày .......tháng........Năm Thời gian làm bài: .........Thời gian kết thúc: .......

TT Nội dung đánh gá Thang điểm

có Không Điểm thực tế

1 Điểm quy trình 151.1 Thực hiên đúng trình tự công nghệ 7

Thực hiện bài tập đúng trình tự phiếu hướng dẫn thực hành: Gá phôi, gá dao, điều chỉnh máy, tiện mặt trụ, tiện ren, kiểm tra ren

1.2 Thao tác đúng kỹ thuật 8Thao tác gá lắp phôi đúng yêu cầu Thao tác gá lắp dao đúng yêu cầuĐiều chỉnh máy đúng trình tự, chính xác, đảm bảo an toànĐiều khiển máy đúng quy trình, nhanh nhẹn, chính xác và tuyệt đối an toàn

2 Điểm kỹ thuật ( sản phẩm) 702.1 Kích thước 28 22.2 Kích thước L40 22.3 Kích thước đường kính đỉnh ren 30-0.05 102.4 Đường kính trung bình của ren 102.5 Bước ren 2mm 52.6 Độ nhám bề mặt ren Rz12.5 152.7 Ren cân 152.8 Góc trắc diện ren 52.9 Lắp ghép với ca líp ren trục 63 Tổ chức nơi làm việc an toàn 153.1 Nơi làm việc gọn, sạch 53.2 Đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động 53.3 Vệ sinh công nghiệp 54 Tổng điểm 100

108

Page 108: CT Cat got Kim loai

V.4. Mô đun: PHAY MẶT PHẲNGV.4.1 Cấu trúc nội dung của mô đun Tên mô đun: Phay mặt phẳng Mã mô đun: MĐ301. Giới thiệu về mô đun:

- Vị trí của mô đun:Mô đun này được bố trí trong học kỳ I, có thể bố trí giảng song song với các môn học và mô đun: Gíao dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Điện kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép và đo lường,Vẽ kỹ thuật 1, Tổ chức và quản lý sản xuất, Nhập nghề cắt gọt kim loại, Tiện lỗ, Bào mặt phẳng- Tính chất của mô đun: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

Mục tiêu của mô đun:Học xong mô đun này học sinh có khả năng: - Trình bày đầy đủ cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phay.- Xác định rõ đặc tính khác biệt của qúa trình phay, các dạng gia công phay.- Vận hành máy phay thành thạo, đúng quy trình và nội quy sử dụng.- Chọn chuẩn, gá lắp phôi trên êtô và một số đồ gá thông dụng đảm bảo độ cứng

vững và tính công nghệ.- Lựa chọn, sử dụng dao hợp lý, hiệu quả cao cho từng công nghệ.- Phay các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song, vuông góc, mặt bậc, mặt

phẳng nghiêng đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm thành thạo, chính xác.- Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.- Thực hiện đầy đủ nội quy sử dụng và chăm sóc máy.- Thu xếp nơi làm việc đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và an toàn.

Điều kiện đầu vào của đối tượng: Trước khi học mô đun này học học sinh phải hoàn thành : MH 09; MH 10; MH

11; MH 12, MH 13, MĐ 14; MĐ 15; MĐ 16; MĐ 17 Hình thức học tập

Hình thức 1: Học trên lớp - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng các bộ phận chính của máy phay vạn năngo Quy trình vận hành máy phay, bảo dưỡng và nội quy sử dụng máy phayo Các loại dao phay thường dùng, tên gọi, công dụng, cách gá lắp dao phay các loại

dao phayo Đặc tính của quá trình phay, lực cắt khi phay, chế độ cắt khi phayo Đồ gá trên máy phay, phương pháp gá phôi trên máy phay.o Quy trình phay mặt phăng, mặt phẳng song song vuông góc.o Quy trình phay mặt bậc, phay mặt phẳng nghiêng.

109

Page 109: CT Cat got Kim loai

o Các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi phay mặt phẳng, mặt phẳng song song vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hình thức 2: Tự học, tự nghiên cứu tài liệu - Đọc nghiên cứ thêm một số các loại máy phay khác, các loại dao phay, công dụng các loại dao phay, công nghệ gia công trên máy phay , khả năng mở rộng công nghệ gia công trên máy phay, phương pháp tra cứu chế độ cắt khi phay. Hình thức 3: Xem trình diễn mẫu- Mô phỏng nguyên lý làm việc của máy phay.- Thao tác mẫu quy trình vận hành máy phay.- Thao tác mẫu phương pháp gá lắp dao phay, gá lắp phôi trên máy phay- Thao tác mẫu quy trình phay mặt phẳng ngang bằng dao phay trụ và dao phay mặt

đầu- Thao tác mẫu quy trình phay mặt phẳng song song vuông góc.- Thao tác mẫu quy trình phay mặt bậc.- Thao tác mẫu quy trình phay mặt phẳng nghiêng Hình thức 5: Thực hành tại xưởng trường- Thực hành vận hành máy phay, bảo dưỡng máy phay, vệ sinh công nghiệp.- Thực hành gá lắpcác loại dao phay, gá lắp đồ gá.- Thực hành phay mặt phẳng ngang bằng dao phay trụ và dao phay mặt đầu.- Thiực hành phay mặt phẳng song song, vuông góc.- Thực hành phay mặt phẳng bậc.- Thực hành phay mặt phẳng nghiêng

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a. Kiến thức:

Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số máy phay thông dụng.Đánh giá qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm bằng bảng kiểm đạt yêu cầu.

b. Kỹ năng:Nhận dạng, lựa chọn đúng các loại: Đồ gá, dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra.

- Phay được các mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn. Được đánh giá qua quá trình, sản phẩm bằng quan sát và bảng kiểm đạt yêu cầu. c.Thái độ:

Thể hiện được mức độ thận trọng trong quá trình sử dụng máy, quá trình gia công. thể hiện tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong công việc.

Điều kiện về nguồn lực a. Vật liệu:

- Thép tròn, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội.- Giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bút viết và bút chì.

b. Dụng cụ và trang thiết bị:

110

Page 110: CT Cat got Kim loai

- Máy phay.- Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác.- Thước cặp 1/20, 1/50, êke, thước thẳng, bàn rà, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu.- Các loại dao phay: Dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay cắt, dao phay trụ

nằm, dao phay tổ hợp.- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động.

c. Học liệu:- Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, bản vẽ trên phim trong.- Giáo trình Kỹ thuật Phay- Phiếu công nghệ.

d. Nguồn lực khác: Xưởng thực hànhIV.4.2 Các bài trong mô đun

a. Nội dung tổng quát và phân phối thời gianSố TT Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

12345

67

Vận hành và bảo dưỡng máy phay vạn năngSử dụng dụng cụ gáSử dụng Dao phayPhay mặt phẳng ngangPhay các mặt phẳng song song và vuông gócPhay mặt bậcPhay mặt phẳng nghiêng

11661012

1214

32222

22

844810

1012

Cộng 75 15 56 4*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

b. Sơ đồ quan hệ các bài trong mô đun6.3.3 Kế hoạch và cách thức đánh giá kết quả học tập mô đun

a. Các dạng bài kiểm tra, bài tập và thực hành cuối mô đun- Bài kiểm tra lý thuyết: đánh giá bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm (dạng đa lựa chọn, dạng điền khuyết, dạng đúng sai, dạng tích hợp) hoặc kiểm tra vấn đáp về kiến thức cấu tạo chức năng hoạt động các bộ phận chính của máy phay vạn năng, các loại dao phay, công dụng của các loại dao phay, chế độ cắt khi phay, đặc điểm các phương pháp phay, quy trình phay mặt phẳng, mặt phẳng song song, vuông góc, mặt bậc, mặt phẳng nghiêng- Bài kiểm tra thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập thực hành trong mô đun

b. Cách đánh giá

111

Page 111: CT Cat got Kim loai

Bài kiểm tra lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10 Bài thực hành được đánh giá theo kết quả các bài tập thông qua việc so sánh

bảng kiểm – Thang điểm đánh giá: 100điểm Kết quả thực hành mô đun: Là điểm trung bình chung các bài tập

IV.24. Tài liệu tham khảo: - Kỹ thuật phay. Nhà xuất bản Mir matxcova -1984, tác giả- Ph.A.Barơbaôp, người dịch: Trần Văn Địch.- Thực hành cơ khí Tiện Phay Bào Mài nhà xuất bản Đà nẵng- 2000, tác giả: Trần

Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng.

BÀI ĐIỂN HÌNH TRONG MÔ ĐUN Tên bài: Phay mặt phẳng song song, vông góc Mã bài : MD 30- 05

Bài 5. Phay các mặt phẳng song song và vuông góc1. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:

- Xác định các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần gia công đầy đủ và chính xác.- Lựa chọn được dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá lắp cho chi tiết phù hợp

và cho hiệu quả cao.- Thực hiện các bước gia công phay đúng trình tự và phay các mặt phẳng song song,

vuông góc đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.2. Công tác chuẩn bị: a. Trang bị đồ dùng dạy học, địa điểm - Tranh treo tường mặt phẳng song song vuông góc, mô hình, phim trong, video - Máy vi tính, Projector, tài liệu phát tay - Phòng học chuyên môn hoá, xưởng thực tập đã được tiêu chuẩn hoá b. Nội dung cần cho học viên - Bản hướng dẫn thực hiện quy trình, tài liệu dung sai, giáo trình kỹ thuật phay, bảng tra cứu chế độ cắt gọt c. thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu - Máy phay vạn năng - Dụng cụ: + Cắt : Dao phay mặt đầu, dao phay trụ + Đo kiểm: Thước cặp, đồng hồ so, mẫu so sánh độ nhám, thước đo góc, eke 900, thước thẳng + Đồ gá: Êtô, căn gá

- Nguyên vật liệu: Phôi thép C45 kích thước 36 x 38 x 110 dẻ lau máy, dung dịch trơn nguội3. Tổ chức dạy hoc: a. Tổ chức học theo lớp

112

Page 112: CT Cat got Kim loai

- Giáo viên treo tranh (hoặc sản phẩm, mô hình, phim trong, video) về mặt phẳng song song, vuông góc nhấn mạnh về mặt phẳng song song, vuông góc để học sinh quan sát. - Giáo viên đàm thoại với học sinh về tầm quan trọng của mặt phẳng song song, vuông góc. - Giáo viên đặt vấn đề về các phương pháp gia công mặt phẳng song song, vuông góc.

Giáo viên tiến hành bài giảng:Yêu cầu kỹ thuật của mặt phẳng song song, vuông góc.

- Giáo viên dựa vào bản vẽ (hoặc sản phẩm, mô hình, phim trong, video) đàm thoại học sinh về: * Sai số hình học Độ không thẳng, độ không phẳng * Sai số vị trí tương quan Độ không song song, độ không vuông góc * Độ nhẵn bề mặt * Độ chính xác về kích thước gia công. - Giáo viên đưa ra kết luận về yêu cầu kỹ thuật của mặt phăng song song, vuông góc

Đọc bản vẽ: - Giáo viên treo bản vẽ chi tiết gia công (hoặc phim trong, video) đàm thoại với học sinh về yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần gia công

Dụng cụ cắt: - Giáo viên đàm thoại với học sinh về dao dùng để phay măt phẳng - Giáo viên đưa ra kết luận dao dùng để phay trong bài tập này thông qua hình vẽ (hoặc phim trong, vật thật, video)

Đồ gá: - Giáo viên đàm thoại với học sinh về các loại đồ gá thường dùng để phay mặt phẳng rồi giáo viên đưa ra kết luận đồ gá dùng để phay trong bài tập này thông qua hình vẽ (hoặc phim trong, vật thật, video)

Gá phôi: Hiệu chỉnh êtô khi gá lêm máy

- Giáo viên đưa ra bản vẽ (hoặc phim trong, video) về phương pháp hiệu chỉnh êtô – đàm thoại với học sinh việc cần thiết phải hiệu chỉnh êtô

Gá phôi và tiến hành phay - Giáo viên đưa ra hình vẽ (hoặc phim trong, video) về phương pháp gá phôi để phay mặt phẳng thứ nhất - Giáo viên đàm thoại với học sinh về chế độ cắt khi phay mặt phẳng thứ nhất sau đó Giáo viên đưa ra thông số chế độ cắt cho mặt phẳng thứ nhất. Phay mặt phẳng thứ 2- Gá phôi: Giáo viên đưa ra hình vẽ (hoặc phim trong, video) về phương pháp gá

phôi để phay mặt phẳng thứ 2. Tầm quan trọng về quy trình gá phôi- Chế độ cắt tương tự như khi phay mặt phẳng thứ nhất

113

Page 113: CT Cat got Kim loai

- Kiểm tra độ vuông góc giữa mặt phẳng thứ nhất với mặt phẳng thứ 2. Phay mặt phẳng thứ 3- Gá phôi: Giáo viên đưa ra hình vẽ (hoặc phim trong, video) về phương pháp gá

phôi để phay mặt phẳng thứ 3. Tầm quan trọng về quy trình gá phôi ảnh hưởng đến độ song song và độ vuông góc của chi tiết.

- Chế độ cắt tương tự như khi phay mặt phẳng thứ nhất.- Kiểm tra độ song song, vuông góc Giáo viên phải nhắc nhở học sinh trong quá

trình phay mặt thứ 3 cần phải thường xuyên kiểm tra độ song song, kiểm tra kích thước, nếu có sai sót kịp thời điều chỉnh

Phay mặt thứ 4:- Gá phôi: Giáo viên đưa ra hình vẽ (hoặc phim trong, video) về phương pháp gá

phôi để phay mặt phẳng thứ 4. - Chế độ cắt tương tự như khi phay mặt phẳng thứ 3.- Kiểm tra độ song song, vuông góc Giáo viên phải nhắc nhở học sinh trong quá

trình phay mặt thứ 4 cần phải thường xuyên kiểm tra độ song song, kiểm tra kích thước, nếu có sai sót kịp thời điều chỉnh

Phay 2 mặt đầu: Giáo viên đưa ra sơ đồ gá, phay 2 mặt đầu bằng dao phay mặt đầu gá trên máy phay

ngang, nêu ra đặc điểm của phương pháp này.. Phương pháp kiểm tra mặt phẳng song song, vuông góc.

- Giáo viên đưa ra hình vẽ (hoặc phim trong, video) về các phương pháp kiểm tra chi tiết gia công

. Các dạng sai hỏng thường gặp nguyên nhân và cách phòng ngừa- Độ nhẵn không đạt. Giáo viên đàm thoại với học sinh về dạng sai hỏng này khi phay mặt phẳng.- Sai số hình học: Giáo viên đưa ra các dạng sai số hình học thường gặp thông qua hình vẽ ( hoặc phim trong, video)- Sai số vị trí: Giáo viên đưa ra các dạng sai số về vị trí thường gặp thông qua hình vẽ (hoặc phim trong, video)- sai số kích thước: Giáo viên đưa ra các dạng sai số về kích thước thường gặp thông qua hình vẽ ( hoặc phim trong, video)b. Trình diễn mẫu: Giáo viên làm mẫu thật thuần thục về quy trình phay mặt phẳng song song, vuông góc và phương pháp kiểm tra mặt phẳng song song, vuông góc4. Tổ chức thực tập: - Giáo viên chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, dụng cụ, phôi liệu, đồ gá để học sinh thực tập - Giáo viên phân công máy cho từng học sinh. - Giáo viên quan sát kịp thời nhắc nhở uốn nắn các sai sót của các học sinh.5.. Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu tài liệu:

114

Page 114: CT Cat got Kim loai

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh về nghiên cứu các tài liệu có liên quan.6. Cách thức đánh giá: - Đánh giá kiến thức bằng cách cho học sinh lập quy trình phay mặt phẳng song song, vuông góc. Nêu yêu cầu kỹ thuật đối với mặt phẳng song song, vuông góc, các dạng sai hỏng thường xẩy ra khi phay mặt phẳng song song, vuông góc nguyên nhân và cách phòng ngừa.

- Đánh giá kỹ năng và thái độ bằng cách cho học sinh thực hành phay chi tiết theo bản vẽ và giáo viên chấm theo tiêu chuẩn của bảng kiểm

115

Page 115: CT Cat got Kim loai

PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

TT Néi dung c«ng viÖc

Dông cô Ph¬ng ph¸p thao t¸c

Yªu cÇu kü thuËt

Nh÷ng ®iÓm cÇn chó ý

1 Yêu cầu kỹ thuật

mặt phẳng song

song, vuông góc

Dung sai ®« kh«ng song song < 0.1Dung sai ®é kh«ng vu«ng gãc < 0.1§ é nh¸m tÊt c¶ c¸c bÒ mÆt d¹ t Ra 6.3

110 31

32

Đọc trên bản vẽ Đọc các kích

thước, yêu cầu kỹ

thuật bản vẽ

2 Dao phay Dao phay mặt đầu

gắn mảnh hợp kim

Dao phay trụ răng

xoắn

116

Page 116: CT Cat got Kim loai

3 Đồ gá Êtô có đảm bảo độ

cứng vững

4 Gá phôi

hiệu chỉnh ê tô

trên máy

Gá phôi lên êtô

Cho đầu đo của

đồng hồ so tì vào

phiến đo và tiến

hành quay bàn

máy để kiểm tra độ

song song của êtô

với phương chuyển

động chạy dao dọc

Gá phôi lên 2 căn

đệm gỏ nhẹ lên

mặt trên phôi

Độ không song

song của êtô là ≤

0,02

Kiểm tra mặt trên

song song với mặt

phẳng ngang

Dùng bàn rà để

kiểm tra

GAÙ CHI TIEÁT TREÂN EÂTOÂ

mặt số 1

117

Page 117: CT Cat got Kim loai

Phay mặt thứ

nhất

Bật cho dao quay

điều chỉnh chế độ

cắt (chiều sâu cắt

thô t=2, chiều sâu

cắt tinh t=0,5) và

tiến hành phay

Độ nhám đạt Ra6,3

Số vòng quay n

và V điều chỉnh

giống như khi

phay mặt phẳng

ngang

118

Page 118: CT Cat got Kim loai

Phay mặt thứ 2 - Lấy mặt thứ nhất

làm chuẩn tinh gá

vào hàm êtô cố

định để phay mặt

phẳng thứ 2

- Sơ đồ gá như

hình vẽ

- Chế độ cắt tương

tự như trên

- Độ nhám đạt

Ra6,3

- Dung sai độ

không vuông góc

giữa mặt 1 và mặt

2 <0,2

1

2

119

Page 119: CT Cat got Kim loai

Phay mặt thứ 3 Lấy mặt thứ 2 làm

chuẩn tinh gá vào

hàm êtô cố định

Mặt thứ nhất áp sát

xuống mặt đáy êtô

- Sơ đồ gá như

hình vẽ

- Chế độ cắt tương

tự như trên

- Độ nhám đạt

Ra6,3

- Dung sai độ

không vuông góc

giữa mặt 2 và mặt

3 <0,2

- Dung sai độ

không song song

giữa mặt 1 và 3 <

0,2

Kích thước đạt

32±0,05

3

120

Page 120: CT Cat got Kim loai

Phay mặt thứ 4 Lấy mặt thứ 3 làm

chuẩn tinh gá vào

hàm êtô cố định

Mặt thứ 2 áp sát

xuống mặt đáy êtô

- Sơ đồ gá như

hình vẽ

- Chế độ cắt tương

tự như trên

- Độ nhám đạt

Ra6,3

- Dung sai độ

không vuông góc

giữa mặt 2 và mặt

3 <0,2

- Dung sai độ

không song song

giữa mặt 2 và 4 <

0,2

Kích thước đạt

31±0,05

4

121

Page 121: CT Cat got Kim loai

Phay 2 mặt đầu - Phôi được gá lên

êtô như hình vẽ

- Dùng dao phay

mặt đầu gá trên

máy phay ngang

- Dao cắt vào mặt

đầu phôi

- Độ nhám đạt

Ra6,3

- Dung sai độ

không vuông góc

giữa mặt đầu và

mặt bên <0,2

- Dung sai độ

không song song

giữa 2 mặt đầu <

0,2

Kích thước đạt

110±0,1

Phay xong đầu

thứ nhất rồi gá

phôi quay lại để

phay đầu thứ 2

122

Page 122: CT Cat got Kim loai

5 Kiểm tra

độ thẳng

độ vuông góc

độ song song

Dùng thước thẳng

kiểm tra

Dùng eke 900 kiểm

tra độ vuông góc

Cho đồng hồ so

trượt trên đế phẳng

kiểm tra độ song

song

Kieåm tra ñoä khoâng thaúng

kieåm tra ñoä khoâng vuoâng

ñoàng hoàsoc hi t i eát

ñeáphaúng

ki eåm t r a ñoäkhoâng s ong s ong

ñoàng hoàsoc hi t i eát

ñeáphaúng

ñoàng hoàsoc hi t i eát

ñeáphaúng

ki eåm t r a ñoäkhoâng s ong s ong

123

Page 123: CT Cat got Kim loai

Phiếu đánh giá kết quả thực hànhMã bài: MĐ 30 - 05

Mã sinh viên:........Ngày .......tháng........Năm Thời gian làm bài: .........Thời gian kết thúc: .......

TT Nội dung đánh gá Thang điểm

có Không Điểm thực tế

1 Điểm quy trình 151.1 Thực hiên đúng trình tự công nghệ 07

Thực hiện bài tập đúng trình tự phiếu hướng dẫn thực hành: Chọn dao, gá dao, hiệu chỉnh êtô, gá phôi, thực hiện phay trình tự các mặt

1.2 Thao tác đúng kỹ thuật 08Thao tác gá lắp phôi đúng yêu cầu Thao tác gá lắp dao đúng yêu cầuĐiều chỉnh máy đúng trình tự, chính xác, đảm bảo an toànĐiều khiển máy đúng quy trình, nhanh nhẹn, chính xác và tuyệt đối an toàn

2 Điểm kỹ thuật ( sản phẩm) 702.1 Kích thước 31±0,05 102.2 Kích thước 32±0,05 102.3 Kích thước 110±0,1 082.4 Độ nhám các đạt Ra6,3 082.5 Độ song song <0,02 102.6 Độ vuông góc <0,02 092.7 Độ thẳng 72.8 Độ phẳng 83 Tổ chức nơi làm việc an toàn 153.1 Nơi làm việc gọn, sạch 053.2 Đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động 053.3 Vệ sinh công nghiệp 054 Tổng điểm 100

124