11
Báo cáo này cung cp thông tin mang tính cht tham kho. Khách hàng phi chu trách nhim vi quyết định đầu tư của mình Trang 1 CK Kết quả 2018 Dự báo 2019 Định giá Khuyến nghị Doanh thu LNST Doanh thu LNST Giá mục tiêu (VND/CP) Giá tại ngày 14/3 (VND/CP) P/E mục tiêu P/B mục tiêu Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) VGT 19,418 11% 729 6% 21,712 12% 793 9% 13,625 12,500 8.6 0.8 GIỮ MSH 3,951 20% 371 85% 4,921 25% 491 32% 72,556 53,500 7.0 2.8 MUA TCM 3,662 14% 260 35% 4,391 20% 357 38% 42,630 33,200 6.5 1.7 MUA TNG 3,613 45% 181 57% 4,756 32% 251 39% 26,685 23,800 6.8 1.3 MUA TÍCH CC Ngày cp nht: 19/03/2019 Bùi ThThùy Dương (+84-28) 5413 5479 [email protected] Danh sách các cphiếu trong ngành Sàn Giá CP (14/03) Vn hóa (tđồng) VGT UPCOM 12,500 6,250 VGG UPCOM 60,800 2,554 MSH HOSE 53,500 2,548 TCM HOSE 33,200 1,800 STK HOSE 23,000 1,379 PPH UPCOM 17,800 1,329 TNG HNX 23,800 1,174 GMC HOSE 48,500 752 MNB UPCOM 35,700 650 GIL HOSE 38,900 542 TVT HOSE 28,700 230 Biến động ngành so vi Index Lch sđịnh giá ngành Ngun: FiinPro Cơ hội tăng trưởng ngành dt may vn tiếp tc trong năm 2019 Cp nht ngành dệt may năm 2018: Theo Tng cc thng kê, ngành dt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tUSD (+16.6% YoY), trong đó chyếu xut khu hàng may mc (chiếm 80%), theo sau là xut khu vi (chiếm 6%) và xut khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Stăng trưởng tích cực này còn được thhin vic giá trxut khu đến các thtrường chlực cũng lần lượt tăng tích cực. Cthể, trong năm qua, giá trị xut khu sang thtrường Mtăng 14% và tiếp tc là thtrường xut khu ln nht ca hàng dt may Vit Nam (chiếm 47% giá trxut khu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vtrí dẫn đầu ti 2 thtrường tiềm năng là Hàn Quốc và Nht Bn. Động lực tăng trưởng ngành: Cuc chiến thương mại M- Trung diễn ra đem lại cơ hội dch chuyển đơn hàng tTrung Quc sang Vit Nam: Hàng dt may Việt Nam đứng th2 thphn nhp khu ti M, chsau Trung Quc. Vì vy, ngành dt may Vit nam được kì vng shưởng li tsdch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Nhiều cơ hội tcác hiệp định thương mại tdo (FTAs): Theo chúng tôi ước tính, các đối tác trong hiệp định CPTPP đóng góp vào tổng giá trxut nhp khu hàng dt may ca Vit nam khong 25%. Vì vy, vic CPTPP chính thc có hiu lc kì vng shtrgia tăng xuất khu. Bên cạnh đó, hiệp định RCEP hiện đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kvng smang li nhiu li thế cho Vit Nam không chxut khu mà còn khâu nhp khu nguyên liu. Rủi ro đến tngun nguyên liệu đầu vào: Ngành dt may Vit Nam chyếu phthuc vào nhp khu nguyên vt liu (chiếm 38% giá trXNK dt may). Trong khi đó, hiệp định CPTPP yêu cu kht khe vquy tc xut x“từ si trđi”, vì vậy, các doanh nghip dt may vẫn chưa thể vi mng vi CPTPP. Tng quan các doanh nghip dt may niêm yết: Tính chung các doanh nghip dt may niêm yết trên toàn thtrường, tng doanh thu năm 2018 của toàn ngành đạt 63,638 tđồng (+11%) và li nhun sau thuế đạt 3,111 t(+28%). Trong đó, VGT dẫn đầu vquy mô doanh thu và li nhun, theo sau là 2 doanh nghip dệt may có thương hiệu là May Vit Tiến (VGG), May Nhà bè (MNB) và 2 doanh nghip dt may xut khu là May Sông Hng (MSH) và dt may Thành Công (TCM). Biên lãi gp trung bình các doanh nghip trong ngành là 17% trong đó 2 doanh nghip là Vi si May mc Min Bc (TET-63%) và công ty Everpia (EVE-32%) có biên lãi gp cao nht do sn phm kinh doanh là ba lô, túi xách. Các doanh nghip dt may qun áo có biên lãi cao hơn trung bình ngành bao gồm: MSH (20%), MNB (20%), TCM (19%), TNG (18%) và GMC (18%). -30% -20% -10% 0% 10% 20% 03/18 04/18 05/18 06/18 07/18 08/18 09/18 10/18 11/18 12/18 01/19 02/19 %VNI % DỆT MAY 6.0 7.0 8.0 03/18 04/18 05/18 06/18 07/18 08/18 09/18 10/18 11/18 12/18 01/19 02/19 P/E DỆT MAY CP NHT KT QUKINH DOANH 2018 Ngành: Dt may

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018 Ngành: Dệt may · Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2018 đạt 30.4 tỷ USD,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 1

Mã CK

Kết quả 2018 Dự báo 2019 Định giá

Khuyến nghị

Doanh thu LNST Doanh thu LNST Giá mục tiêu

(VND/CP)

Giá tại ngày 14/3

(VND/CP)

P/E mục tiêu

P/B mục tiêu

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

VGT 19,418 11% 729 6% 21,712 12% 793 9% 13,625 12,500 8.6 0.8 GIỮ

MSH 3,951 20% 371 85% 4,921 25% 491 32% 72,556 53,500 7.0 2.8 MUA

TCM 3,662 14% 260 35% 4,391 20% 357 38% 42,630 33,200 6.5 1.7 MUA

TNG 3,613 45% 181 57% 4,756 32% 251 39% 26,685 23,800 6.8 1.3 MUA

TÍCH CỰC

Ngày cập nhật: 19/03/2019

Bùi Thị Thùy Dương

(+84-28) 5413 5479 – [email protected]

Danh sách các cổ phiếu trong ngành

Mã Sàn Giá CP (14/03)

Vốn hóa (tỷ đồng)

VGT UPCOM 12,500 6,250

VGG UPCOM 60,800 2,554

MSH HOSE 53,500 2,548

TCM HOSE 33,200 1,800

STK HOSE 23,000 1,379

PPH UPCOM 17,800 1,329

TNG HNX 23,800 1,174

GMC HOSE 48,500 752

MNB UPCOM 35,700 650

GIL HOSE 38,900 542

TVT HOSE 28,700 230

Biến động ngành so với Index

Lịch sử định giá ngành

Nguồn: FiinPro

Cơ hội tăng trưởng ngành dệt may vẫn tiếp tục trong năm 2019

Cập nhật ngành dệt may năm 2018: Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD (+16.6% YoY), trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%).

Sự tăng trưởng tích cực này còn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các

thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể, trong năm qua, giá trị

xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn

nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành).

Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị

trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Động lực tăng trưởng ngành:

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn

hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị

phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam

được kì vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung

Quốc đang bị áp thuế 25%.

Nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs): Theo chúng tôi

ước tính, các đối tác trong hiệp định CPTPP đóng góp vào tổng giá trị xuất –

nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam khoảng 25%. Vì vậy, việc CPTPP chính

thức có hiệu lực kì vọng sẽ hỗ trợ gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệp định

RCEP hiện đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ mang lại

nhiều lợi thế cho Việt Nam không chỉ ở xuất khẩu mà còn ở khâu nhập khẩu

nguyên liệu.

Rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu

phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 38% giá trị XNK dệt may).

Trong khi đó, hiệp định CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở

đi”, vì vậy, các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể vội mừng với CPTPP.

Tổng quan các doanh nghiệp dệt may niêm yết:

Tính chung các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên toàn thị trường, tổng doanh

thu năm 2018 của toàn ngành đạt 63,638 tỷ đồng (+11%) và lợi nhuận sau thuế

đạt 3,111 tỷ (+28%). Trong đó, VGT dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận,

theo sau là 2 doanh nghiệp dệt may có thương hiệu là May Việt Tiến (VGG),

May Nhà bè (MNB) và 2 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu là May Sông Hồng

(MSH) và dệt may Thành Công (TCM).

Biên lãi gộp trung bình các doanh nghiệp trong ngành là 17% trong đó 2 doanh

nghiệp là Vải sợi May mặc Miền Bắc (TET-63%) và công ty Everpia (EVE-32%)

có biên lãi gộp cao nhất do sản phẩm kinh doanh là ba lô, túi xách. Các doanh

nghiệp dệt may quần áo có biên lãi cao hơn trung bình ngành bao gồm: MSH

(20%), MNB (20%), TCM (19%), TNG (18%) và GMC (18%).

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

03

/18

04

/18

05

/18

06

/18

07

/18

08

/18

09

/18

10

/18

11

/18

12

/18

01

/19

02

/19

%VNI % DỆT MAY

6.0

7.0

8.0

03

/18

04

/18

05

/18

06

/18

07

/18

08

/18

09

/18

10

/18

11

/18

12

/18

01

/19

02

/19

P/E DỆT MAY

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018 Ngành: Dệt may

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 2

Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

1. Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam

Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh

nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh

nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp

(chiềm 2%).

Ngành sợi: Phát triển với gần 70% sản lượng xuất khẩu đi nước ngoài

Nguồn nguyên liệu đầu vào ngành sợi là bông và xơ hầu như

đều đến từ nhập khẩu (nhập khẩu 99% bông và 100% xơ.

Trong đó, 2 loại sợi được sử dụng phổ biến là sợi polyester

filament (chiếm 45.2% tổng sản lượng tiêu thụ) và sợi cotton

(chiếm 24.6%). Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, đối

với sợi polyester, 60% đến từ nhập khẩu trong khi nguồn

cung sợi cotton 85% đến từ trong nước. Tuy nhiên, xu thế

đang nghiêng về sợi polyester filament nhờ ưu thế về giá cả

và nguồn cung ổn định.

Hiện tại, các công ty sản xuất xơ sợi đứng đầu tại Việt Nam

bao gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM), CTCP

Damsan (ADS) và CTCP Sợi Thế Kỷ (STK). Trong đó, STK

là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được sợi

polyester filament (bên cạnh công ty TNHH Hưng Nghiệp

Formosa và công ty Hualon Vietnam).

Ngành vải: “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt

may

Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi

phát triển với 2/3 sản lượng dùng để xuất khẩu, thì nguồn

cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản

lượng tiêu thụ).

Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn

tất, do thiếu máy móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong

việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước.

Ngành may: Chỉ đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp

nhất của chuỗi cung ứng

Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn

nguyên liệu nhập khẩu (nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may

chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hải

quan). Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu chiếm tỷ trọng

cao nhất (chiếm gần 60% giá trị nhập khẩu). Ngành sản xuất

hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị hàng

may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công (CMT),

chiếm 65% thị phần.

2. Vị thế ngành dệt may Việt Nam

Theo số liệu của ITC, Việt Nam đứng thứ 4 về giá trị xuất

khẩu hàng dệt may nhờ lợi thế nhân công giá rẻ. Tuy nhiên,

Việt Nam đang dần mất lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, theo

đó, chi phí nhân công tại các nhà máy tại Việt Nam chiếm

trung bình 26 – 30%, trong khi tại Bangladesh chỉ khoảng

20%. Trong năm 2019, dự kiến lương cơ bản sẽ tăng 5 –

8% cũng sẽ góp phần tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.

Chuỗi sản xuất hàng may mặc

Nguồn: TCM

60%12%

9%

18%

Tỷ trọng nhập khẩu

Vải

Bông

Xơ, sợi

Nguyên phụ liệu

Nguồn: Tổng cục Hải quan

45.20%

24.60%

18.60%

6.40%5.20%

Tỷ trọng sợi tiêu thụ trên thế giới

Sợi polyester filament

Sợi tự nhiên cotton

Sợi polyester staple

Sợi Cellulosic

Khác

Nguồn: The Fiber Year 2017

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 3

3. Tình hình xuất khẩu năm 2018

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2018 đạt 30.4 tỷ USD, tăng 16.6% so với

năm 2017. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 59.9% tổng giá trị. Về thị

trường xuất khẩu chủ lực trong năm 2018, Mỹ và EU tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu trong năm lần lượt tăng

13.7% và 10.5%. Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may Việt Nam đang tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường

này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt tăng 24.8% và 32.6%.

4. Cơ hội dành cho ngành dệt may

Cơ hội dịch chuyển đơn hàng nhờ cuộc chiến

thương mại Mỹ-Trung.

Theo Hiệp hội dệt may Mỹ (OTEXA), Việt Nam là nhà

xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần

chiếm 13.2% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng

sau Trung Quốc (thị phần 36%). Từ năm 2014 đến năm

2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường

Mỹ có dấu hiệu giảm dần, trong khi đó, thị phần hàng

dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13%. Không chỉ

vậy, Việt Nam còn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá

trị xuất khẩu sang thị trường này cao và ổn định.

Do đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra

kì vọng sẽ tạo cơ hội tốt cho các thị trường khác như

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

0

5

10

15

20

25

30

35

40

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019F

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

tỷ USD %g

Tr. USD

%

47%

15%

12%

9%

3% 14%

Thị trường xuất khẩu chủ lực hàng dệt may Việt Nam

Mỹ EU Nhật Bản

Hàn Quốc Trung Quốc Khác

Nguồn: GSO, Vitas Nguồn: WTIS

Nguồn: Public Ratio International (PRI) Nguồn: ITC

0%

10%

20%

30%

40%

50%

2014 2015 2016 2017 2018

Thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ

Vietnam China Bangladesh

India MexicoNguồn: OTEXA

73,409

16,899

12,613

12,353

10,779

8,985

8,330

6,637

6,009

5,948

- 20,000 40,000 60,000 80,000

China

Bangladesh

Italy

Viet Nam

Germany

India

Spain

Hong Kong, China

France

Turkey

Top các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất năm 2017

Nguồn: ITC

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 4

Việt Nam, Bangladesh, Mexico tiếp tục gia tăng thị phần

tại Mỹ nhờ có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc

sang Việt Nam. Tuy nhiên, dự đoán Việt Nam,

Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công giá

rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Tuy nhiên, vấn đề của

Bangladesh nằm ở kỹ thuật do đơn hàng của

Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn

và yêu cầu kỹ thuật đơn giản. Đồng thời, điều kiện lao

động tại Bangladesh ở mức thấp cũng là yếu tố để nhà

nhập khẩu cân nhắc.

Cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu

lực với Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng

dệt may, đặc biệt khi thị phần của các nước trong Hiệp

định chiếm ~16% trong tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó,

Nhật, Canada là 2 quốc gia trong hiệp định nhập khẩu

hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất.

Thị trường Nhật

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất

trong số 11 nước thành viên của hiệp định CPTPP.

Tại Nhật, tỷ trọng hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị

phần lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu hàng may mặc,

tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần qua các năm

(CAGR 2013 - 2017 -8%/năm). Trong khi đó, thị phần

của Việt Nam đang có xu hướng tăng. Cụ thể, tốc độ

nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam bình quân (CAGR)

của Nhật trong giai đoạn 2013 – 2017 là +7%/năm và

dự kiến con số sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới hưởng

lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đồng

thời, việc ký kết hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội xuất

khẩu sang Nhật với mức thuế về 0%.

Thị trường Canada

Thị trường Canada chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng giá

trị xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên là thị trường nhập

khẩu lớn thứ 2 trong số 11 nước thành viên trong hiệp

định CPTPP.

Tính trong giai đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng trưởng

bình quân (CAGR) hàng nhập khẩu dệt may Việt Nam

sang Canada đạt 11%, cao hơn nhiều so với Trung

Quốc (-3%), Bangladesh (+2%) và Cambodia (+7%).

Hiện trạng Tác động

VJEPA Có hiệu lực từ

2009

CAGR xuất khẩu 2009

– 2017: 15%/ năm

VKFTA Có hiệu lực từ

2015

CAGR xuất khẩu 2015

– 2017: 5%/ năm

VN-EAEU

FTA

Có hiệu lực từ

2016

Xuất khẩu tăng 13%

trong năm 2017

CPTPP Có hiệu lực từ

T1/2019

Dự báo XK tăng 8%/

năm

EVFTA

Kết thúc đàm

phán nhưng

chưa ký

Dự báo XK tăng 17%/

năm

RCEP Đang đàm

phán

Cơ hội cho nhập khẩu

nguyên liệu

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu sang Mỹ 9M2018

China Vietnam India Bangladesh

Nguồn: OTEXA

19% 19%

3%

25%22%

57%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

VJEPA VKFTA EAEU CPTPP EVFTA RCEP

Đóng góp của đối tác trong các FTAs đến tổng XNK dệt may Việt Nam năm 2017

Nguồn: PHS tổng hợp

Nguồn: ITC Trade map

Nguồn: ITC Trade map

46% 45% 44% 41% 41%

13% 12% 13% 14% 14%

5% 7% 7% 8% 8%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

2013 2014 2015 2016 2017

Thị phần các nước xuất khẩu hàng dệt may sang Canada

China Bangladesh Viet Nam Cambodia India

71% 67% 63% 61% 60%

8% 10% 11% 12% 13%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2013 2014 2015 2016 2017

Thị phần các nước xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật

China Vietnam Myanmar Indonesia Italy

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 5

Kỳ vọng tiếp theo vào RCEP

Sau khi CPTPP thông qua, Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ

kết thúc đàm phán trong năm 2019. Đây là hiệp định với sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương

mại tự do bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia này đến

tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57%. Nếu hiệp định được thông qua sẽ không chỉ hỗ trợ

đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc và Hàn Quốc

là 2 nước xuất khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam).

5. Bài toán nguồn nguyên liệu đầu vào

Ngành dệt may Việt Nam chưa thể vội mừng với CPTPP

do những yêu cầu khắt khe hơn về quy tắc xuất xứ từ sợi

trở đi, thay vì từ vải trở đi như các hiệp định trước. Tức là

doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải tự chủ nguyên

liệu đầu vào hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước

thành viên trong Hiệp định, trong khi đó, thị trường nhập

khẩu nguyên liệu dệt may chính của Việt Nam là Trung

Quốc và Hàn Quốc. Điều này có thể gây áp lực đáng kể

cho ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên sẽ là lợi thế cho

các doanh nghiệp có khả năng tự chủ được nguyên liệu

đầu vào như Dệt may Thành Công (TCM), các công ty

thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) như Dệt may

Phong Phú, Dệt may Huế, Dệt may Nam Định,…

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt

may, lợi thế cạnh tranh sẽ dành cho các doanh nghiệp sản

xuất theo phương thức có giá trị gia tăng cao (FOB/ ODM/

OBM) như Dệt may TNG (TNG), May Sài Gòn (GMC), May

Việt Tiến (VGG),..

Xe sợi Dệt/Đan Nhuộm Vải

Thương hiệu

Thiết kếTìm nguôn NL đầu vào

Cắt mayPhân phối

CMT (65%)

FOB (25%)

ODM (9%)

OBM (1%)

40%

15%9%

7%

5%

5%

19%

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu chính

Trung QuốcHàn QuốcĐài LoanMỹNhậtThái Lan

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 6

Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành

(tỷ đồng)

Lĩnh vực

Vốn hóa

Doanh thu

2018 %YoY

LNST 2018

%YoY Biên lãi

gộp Năng lực sản xuất

Số

lượng

lao

động

P/E

(14/3)

VGT Sợi, Vải, May

6,250 19,418 11% 729 6% 9%

12 đơn vị SX sợi (147,486 tấn sợi/ năm); 5 đơn vị SX vải dệt thoi (124 triệu mét/ năm); 5 đơn vị SX vải dệt

kim (18 nghìn tấn/ năm); 24 công ty SX hàng may mặc

(320 triệu sp/ năm)

84,561 8.6

VGG May 2,554 9,704 15% 492 24% 12% 8 xí nghiệp may (24.2 triệu

sp/ năm) 8,953 5.2

MSH May 2,548 3,951 20% 371 85% 20%

6 khu vực SX hàng may mặc (45.96 triệu sp/ tháng; 1.8 triệu yards chăn, bông/

năm)

10,496 6.9

TCM Sợi, Vải, May

1,800 3,662 14% 260 35% 19%

2 NM sợi (22,000 tấn/ năm); 1 NM dệt thoi (10

triệu mét/ năm); 1 NM dệt kim (10,000 tấn/ năm); 1

NM nhuộm; 3 NM may (27 triệu sp/ năm)

4,888 6.9

TNG May 1,174 3,613 45% 181 57% 18% 13 chi nhánh may (37.8

triệu sp/ năm) 11,110 6.5

MNB May 650 3,581 -15% 75 28% 20% 4 khu SX và 3 xí nghiệp may (66 triệu sp/ năm)

5,090 8.7

PPH Sợi, Vải, May

1,329 3,499 16% 208 11% 8%

4 NM sợi (30,000 tấn/ năm); 3 NM SX vải (33 triệu

mét vải denim; 6,000 tấn vải dệt kim; 10,000 tấn chăn bông mỗi năm)

5,358 6.4

M10 May 617 2,981 -2% 56 7% 16% 7 xí nghiệp may 7,396 11.0

STK Sợi 1,379 2,408 21% 180 80% 14% 2 nhà máy (60,000 tấn/

năm) 1,026 7.7

TVT Sợi, Vải

230 2,357 -7% 102 13% 11% 1 NM sợi (13,950 tấn/

năm); 1 NM dệt (70 triệu mét vải/ năm)

1,189 2.3

GIL May 542 2,254 4% 163 14% 17% 2 nhà máy (công suất 43

chuyền may) 2,389 3.3

GMC May 752 2,039 27% 135 108% 18% 4 xí nghiệp may (công suất

62 chuyền may) 4,244 5.6

ADS Sợi 339 1,839 22% 56 -11% 7% 2 nhà máy (6,480 tấn sợi/

năm) 902 6.1

EVE May 605 1,181 19% 76 50% 32% 3 NM SX bông tấm, chăn ga (25 triệu yards bông

1,303 7.9

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 7

tấm; 19 triệu sp chăn, ga, khăn mỗi năm)

FTM Sợi 930 1,153 -6% 29 -27% 8% 3 NM sợi (17,000 tấn sợi/

năm) 870 32.3

Tổng ngành 63,638 11% 3,111 28% 15% 8.4

Tổng doanh thu các doanh nghiệp niêm yết đạt 63,638 tỷ đồng (+11%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 3,111 tỷ (+28%YoY).

Hiện dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận sau thuế là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT). Tiếp đến là công ty may

Việt Tiến (VGG), dệt may Thành Công (TCM) và doanh nghiệp mới niêm yết May Sông Hồng (MSH). So sánh về quy mô

sản xuất, Tập đoàn Dệt may Việt Nam còn dẫn đầu về quy mô sản xuất nhờ sở hữu nhiều công ty con và công ty liên

kết. Trong khi dệt may Thành Công (TCM) và dệt may Phong Phú (PPH) là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng dệt

– nhuộm – đan.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UPCOM – MCK: VGT)

Tổng quan doanh nghiệp:

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là doanh nghiệp dệt may lớn nhất cả về quy mô vốn hóa lẫn quy mô doanh thu và

lợi nhuận. Hiện Nhà Nước đang nắm giữ 53.49% vốn tại VGT. Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh

mục doanh nghiệp có vốn Nhà Nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020, Vinatex đã được chuyển về Tổng Công

ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và chờ đợi vào lộ trình thoái vốn trong năm nay.

Vinatex hoạt động theo mô hình mẹ - con với sở hữu 15 công ty con (> 50% VĐL) và 19 công ty liên kết (< 50% VĐL)

hoạt động ở cả tất cả khâu trong chuỗi giá trị hàng dệt may từ sợi – vải – may.

Kết quả kinh doanh 2018:

Kết thúc năm 2018, VGT ghi nhận doanh thu đạt 19,418 tỷ

đồng (+11%YoY). Trong đó, doanh thu công ty mẹ chiếm 5%

trong tổng doanh thu hợp nhất, đạt 970 tỷ (-26%YoY) do

công ty thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của một số

chi nhánh: Nhà máy sợi Phú Hưng chuyển sang mô hình

CTCP và Nhà máy dệt vải Yarndyed chuyển sang cho Công

ty TNHH Dệt kim Phương Đông.

Tuy nhiên, trong năm biên lãi gộp của công ty mẹ cải thiện

nhẹ hỗ trợ lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ duy trì tăng

trưởng 35%. Đồng thời nâng mức lãi sau thuế toàn tập đoàn

lên 439 tỷ (+6%YoY).

So sánh với các doanh nghiêp cùng ngành, mặc dù dẫn đầu

về quy mô doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên biên lãi gộp của

tập đoàn chỉ dừng ở mức 9% do chịu ảnh hưởng từ biến

động kinh doanh của mảng xuất khẩu sợi.

Động lực tăng trưởng

Chờ đợi vào tiến trình thoái vốn của Nhà Nước: Thương vụ thoái vốn của SCIC đã bị “lỡ hẹn” trong năm 2018 và

kỳ vọng tiến trình thoái vốn sẽ được đẩy nhanh trong năm nay.

Hiệu quả hoạt động của công ty con và các dự án mới: Công ty hiện đang đầu tư xây dựng nhà máy Sợi Nam

Định và Nhà máy Liên hợp Sợi – Dệt – Nhuộm – May tại Quảng Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng năng lực sản

xuất trong thời gian tới.

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

2014 2015 2016 2017 2018

Kết quả kinh doanh của VGT giai đoạn 2014 - 2018

Doanh thu LNST BLN gộp

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 8

CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE – MCK: TCM)

Tổng quan doanh nghiệp:

CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công là một trong

số ít doanh nghiệp sở hữu chuỗi sản xuất hoàn thiện từ Sợi –

Dệt – Nhuộm – May, trong khi các doanh nghiệp khác phải mua

ngoài nguyên liệu để sản xuất.

Thị trường xuất khẩu chủ lực là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung

Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Trung Quốc chủ

yếu đến từ đơn hàng của các công ty trong tập đoàn E-Land

(chiếm 25 – 29% doanh thu).

Kết quả kinh doanh 2018:

Kết thúc năm 2018, TCM ghi nhận doanh thu đạt 3,662 tỷ đồng

(+14% YoY), biên lợi nhuận cũng được cải thiện từ 16% lên mức

19% như hiện tại. Trong Q4/2018, công ty có trích lập gần 79 tỷ

đồng dự phòng công nợ khó đòi của khách hàng Sears, Roebuck

and Co và Kmart Corporation, nhưng lợi nhuận sau thuế trong

quý 4 vẫn tăng trưởng gấp 2 lần cùng kỳ. Từ đó, nâng mức lãi

sau thuế cả năm đạt 260 tỷ (+35%YoY).

Động lực tăng trưởng:

Lợi thế sở hữu chuỗi giá trị “từ sợi trở đi”, đáp ứng yêu

cầu xuất xứ của CPTPP, kỳ vọng TCM có thể được

hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang các nước

thành viên.

Tái cấu trúc tình hình sản xuất, nâng sản lượng ở các

mảng có biên lợi nhuận cao. Trong đó, do mảng sợi gặp

khó khăn do biến động giá nguyên liệu đầu vào nên công

ty thanh lý nhà máy sợi số 3 và chuyển nhà máy sợi số

2 sang sản xuất vải.

Nâng công suất mảng vải nhờ mua thêm xưởng may ở Trảng Bảng. Sản phẩm vải được chia làm 2 loại: vải đan

kim và vải dệt thoi. Trong đó, vải đan kim chủ yếu để tiêu dùng nội bộ còn vải dệt thoi dùng để xuất khẩu với biên

lợi nhuận cao khoảng 20-25%.

Kì vọng lợi nhuận tăng nhờ năng suất lao động tại nhà máy Vĩnh Long và dự án bất động sản TC Tower: Năng

suất lao động tại nhà máy Vĩnh Long đã cải thiện từ mức 26 – 27 USD/ người/ ngày lên mức 30 – 36 USD/ người/

ngày. Bên cạnh đó, dự án TC Tower dự kiến sẽ mở bán trong năm 2019 cũng kì vọng sẽ hỗ trợ cho TCM ghi

nhận khoản lãi đột biến.

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX – MCK: TNG)

Tổng quan doanh nghiệp:

TNG là doanh nghiệp có lợi thế lớn khi sở hữu các hợp đồng gia công cho các nhãn hàng nổi tiếng như ZARA, MANGO,

GAP, CK, Decathlon, The Children’s Place,… Bên cạnh đó, công ty cũng đã phát triển thương hiệu TNG Fashion sau khi

tiến hành sát nhập CTCP Thời trang TNG với gần 40 cửa hàng trên 20 tỉnh thành.

Công ty sở hữu 11 chi nhánh may, 2 chi nhánh sản xuất hàng may mặc phụ trợ với tổng số 228 chuyền may, tương

đương với công suất gần 80%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU và Mỹ, chiếm gần 67% giá trị đơn hàng, nhờ 2 đối

tác lớn là Decathlon và The Children’s Place.

Hàn Quốc

Nhật Bản

Trung Quốc

Hoa Kỳ

Châu Âu

Khác

Thị trường xuất khẩu chủ lực

của TCM

0%

5%

10%

15%

20%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kết quả kinh doanh của TCM giai đoạn 2013-2018

Doanh thu (trái) LNST (trái)

BLN gộp (phải)

Tỷ

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 9

Kết quả kinh doanh 2018:

Kết thúc năm 2018, TNG ghi nhận doanh thu đạt 3,613 tỷ đồng (+45%YoY) nhờ tìm kiếm được các đơn hàng số lượng

lớn. Trong đó, doanh thu Q3/2018 ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay khi ghi nhận đạt 1,240 tỷ đồng. Biên lợi nhuận

gộp của TNG cũng duy trì ổn định ở mức 18%, hỗ trợ lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 181 tỷ (+57%YoY).

Trong tháng 1/2019, hoạt động kinh doanh của TNG cũng khả quan khi doanh thu đạt 349 tỷ (+63%YoY) và LNST đạt 19

tỷ (+73%YoY). Theo chủ tịch TNG, năm 2019, công ty có thể đạt doanh thu 4,500 tỷ và tiếp tục chiến lược giảm tỷ trọng

đơn hàng gia công CMT và tăng FOB, kỳ vọng sẽ còn gia tăng biện lợi nhuận gộp.

Động lực tăng trưởng:

Tăng tỷ trọng ở các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao: Tỷ trọng của phương thức CMT và FOB trong

giá trị xuất khẩu lần lượt là 65% và 25%. Chiến lược trong thời gian tới của TNG sẽ giảm tỷ trọng CMT, tăng tỷ

trọng FOB, cải thiện biên lãi gộp. Bên cạnh đó, công ty cũng đang phát triển thêm mảng ODM (biên lãi gộp khoảng

30 – 40%) thông qua thương hiệu TNG Fashion.

Mở rộng năng lực sản xuất thông qua xây dựng thêm 2 nhà máy: TNG tiếp tục mở rộng hợp tác với các khách

hàng mới nên việc xây dựng 2 nhà máy TNG Phú Lương và TNG Võ Nhai sẽ giúp công ty đáp ứng được số

lượng đơn hàng gia tăng trong thời gian tới.

Công ty cổ phần May Sông Hồng (HOSE – MCK: MSH)

Tổng quan doanh nghiệp:

Doanh nghiệp May Sông Hồng mới niêm yết trên sàn HOSE trong quý 4/2018 và là một trong những doanh nghiệp đầu

ngành với tình hình sản xuất ổn định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của MSH là may quần áo xuất khẩu và sản xuất

chăn, ga, gối, đệm để tiêu thụ trong nước với tỷ trọng 2 mảng lần lượt đạt 98% và 2%. Tương tự như TNG, MSH phụ

thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, tuy nhiên công ty đã chuyển đổi 70% đơn hàng sang sản xuất theo phương pháp

có giá trị gia tăng cao FOB. Trong khi phương pháp CMT chỉ còn khoảng 30%.

Về năng lực sản xuất, MSH hiện đang sở hữu và vận hành 6 khu vực sản xuất bao gồm 5 xưởng may và 1 xưởng sản

xuất chăn, ga, gối đệm với tổng công suất đạt hơn 6 triệu sản phẩm may/ tháng.

Đối với hàng FOB, MSH chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu thông qua các đối tác lớn như Columbia

Sportwear, Haddad Brands (Nike, Converse, Hurley), GIII (Calvin Glein). Đối với hàng CMT, thị trường xuất khẩu chủ yếu

là Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada.

Doanh nghiệp May Sông Hồng còn duy trì mức chi trả cổ tức tiền mặt hấp dẫn qua các năm. Theo đó, tỷ lệ chi trả liên

tục duy trì ở mức từ 35 – 45% mỗi năm.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kết quả kinh doanh của TNG giai đoạn 2013 - 2018

Doanh thu LNST Biên LN gộp

Tỷ

-

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

Doanh thu thuần theo quý của TNG(tỷ đồng)

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 10

Kết quả kinh doanh năm 2018:

May Sông Hồng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về quy mô doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế, chỉ đứng sau Tập đoàn

Dệt may Việt Nam. Kết thúc năm 2018, MSH ghi nhận doanh thu đạt 3,951 tỷ đồng (+20%YoY) nhờ số lượng đơn hàng

gia tăng tích cực 21% trong năm 2018. Trong đó, đơn hàng của đối tác Haddad tăng mạnh nhất khi đạt 29 triệu USD,

gấp gần 4 lần so với năm 2017.

Bên cạnh đó, với việc dịch chuyển sản xuất sang mảng FOB đã hỗ trợ cho biên lãi gộp của MSH cải thiện lên hơn 20%.

Đồng thời, chi phí bán hàng và quản lý không tăng hỗ trợ nâng lợi nhuận sau thuế cả năm lên 371 tỷ đồng (+85%YoY).

Động lực tăng trưởng

Tiếp tục dịch chuyển sản xuất sang mảng FOB, nâng cao biên lãi gộp: Hiện tại, mảng sản xuất CMT còn chiếm

30% tổng đơn hàng của MSH. Kỳ vọng khi MSH dịch chuyển hoàn toàn các đơn hàng CMT sang FOB sẽ hỗ trợ

gia tăng biên lãi gộp.

Động lực tăng từ Nhà máy Sông Hồng 10: Sở hữu năng lực sản xuất lớn với 6 xưởng may, tuy nhiên hiệu suất

hoạt động của MSH đã gần đạt tối đa. Vì vậy việc Nhà máy Sông Hồng 10 với công suất 1 triệu sản phẩm/ tháng

đi vào hoạt động trong năm 2020 sẽ là lời giải cho nhu cầu gia tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, dự án Sông

Hồng 10 sẽ được ưu đãi thuế TNDN (miễn thuế 2 năm đầu có lãi và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo) sẽ là

lợi thế cho MSH.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

4,000

4,500

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Kết quả kinh doanh của MSH giai đoạn 2013 - 2018

Doanh thu LNST Biên lãi gộp

-

100

200

300

400

500

-

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

VGT MSH TCM TNG STK GIL

So sánh MSH với các doanh nghiệp cùng ngành

Doanh thu (trái) LNST (phải)

Tỷ Tỷ

Tỷ

Báo cáo cập nhật Dệt may

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 11

Đảm bảo phân tích

Mỗi nhân viên phụ trách về phân tích, chiến lược hay nghiên cứu chịu trách nhiệm cho sự chuẩn bị và nội dung của tất cả các phần có

trong bản báo cáo nghiên cứu này đảm bảo rằng, tất cả các ý kiến của những người phân tích, chiến lược hay nghiên cứu đều phản ánh

trung thực và chính xác ý kiến cá nhân của họ về những vấn đề trong bản báo cáo. Mỗi nhân viên phân tích, chiến lược hay nghiên cứu

đảm bảo rằng họ không được hưởng bất cứ khoản chi trả nào trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai liên quan đến các khuyến cáo

hay ý kiến thể hiện trong bản báo cáo này.

Định nghĩa xếp loại

Mua = cao hơn thị trường nội địa trên 10%

Giữ = bằng thị trường nội địa với tỉ lệ từ +10%~ -10%

Bán = thấp hơn thị trường nội địa dưới 10%.

Không đánh giá = cổ phiếu không được xếp loại trong Phú Hưng hoặc chưa niêm yết.

Biểu hiện được xác định bằng tổng thu hồi trong 12 tháng (gồm cả cổ tức).

Miễn trách

Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn mà chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh

hay tính chính xác của nó. Đây không phải là bản chào hàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. Chứng khoán Phú Hưng và

các chi nhánh và văn phòng và nhân viên của mình có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ phiếu được nhắc tới ở đây. Chứng

khoán Phú Hưng (hoặc chi nhánh) đôi khi có thể có đầu tư hoặc các dịch vụ khác hay thu hút đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác

cho bất kỳ công ty nào được nhắc đến trong báo cáo này. Tất cả các ý kiến và dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh

giá của chúng tôi vào ngày này và có thể thay đổi không cần báo trước.

© Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS).

Tòa nhà CR3-03A, Tầng 3, 109 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5479 Fax: (+84-28) 5 413 5472 Customer Service: (+84-28) 5 411 8855 Call Center: (+84-28) 5 413 5488 E-mail: [email protected] / [email protected] Web: www.phs.vn PGD Phú Mỹ Hưng

Tòa nhà CR2-08, 107 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5478 Fax: (+84-28) 5 413 5473

Chi nhánh Quận 3

Tầng 2, Tòa nhà Phương Nam, 157 Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 3 820 8068 Fax: (+84-28) 3 820 8206

Chi Nhánh Thanh Xuân

Tầng 1, Tòa nhà 18T2, Lê Văn Lương, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phone: (+84-24) 6 250 9999 Fax: (+84-24) 6 250 6666

Chi nhánh Tân Bình

Tầng trệt, P. G.4A, Tòa nhà E-Town 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Điện thoại: (+84-28) 3 813 2405 Fax: (+84-28) 3 813 2415

Chi Nhánh Hà Nội

Tầng 3, Tòa nhà Naforimex, 19 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Phone: (+84-24) 3 933 4560 Fax: (+84-24) 3 933 4820

Chi nhánh Hải Phòng

Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng Phone: (+84-225) 384 1810 Fax: (+84-225) 384 1801