30
Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu0938300024 1 MỤC LỤC Chương một ..................................................................................................................... 4 SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUI MÔ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................... 4 I. Những căn cứ pháp lý. .............................................................................................. 4 II. Sự cần thiết đầu tư. .................................................................................................. 4 III. Mục tiêu đầu tư. ..................................................................................................... 5 IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án. ..................................................................... 5 IV.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. .......................................................................... 5 IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án. .............................................. 6 IV.3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình. ........................................................... 7 IV.4. Địa điểm xây dựng. ......................................................................................... 7 IV.5. Điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. ..... 10 Chương hai .................................................................................................................... 11 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................ 11 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ..................................... 11 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. ................................................... 11 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ............................................. 13 II.1. Phương án kỹ thuật. ........................................................................................ 13 II.2. Phương án công nghệ. .................................................................................... 16 Chương ba ..................................................................................................................... 17 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN ............................................................ 17 I. Phương án giải phòng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ...17 I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ..................................................................... 17 I.2. Phương án tái định cư. ..................................................................................... 17 I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ........................................ 17 II. Các phương án kiến trúc. ...................................................................................... 17 II.1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. ................................................................. 17 II.2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. ................................... 18 III. Phương án khai thác và sử dụng lao động. .......................................................... 22 III.1. Phương án khai thác dự án. ........................................................................... 22 III.2. Phương án sử dụng lao động. ........................................................................ 22 III.3. Dự kiến nguồn lao động cung cấp cho dự án. ............................................... 22 IV. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. ................... 22 Chương bốn ................................................................................................................... 23

COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAMlapduan.net/wp-content/uploads/2017/12/du-an-ca-sau.pdf · việc xuất khẩu da muối và thịt đông lạnh, để cạnh tranh

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 1

MỤC LỤC

Chương một ..................................................................................................................... 4

SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUI MÔ SẢN XUẤT

CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................... 4

I. Những căn cứ pháp lý. .............................................................................................. 4

II. Sự cần thiết đầu tư. .................................................................................................. 4

III. Mục tiêu đầu tư. ..................................................................................................... 5

IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án. ..................................................................... 5

IV.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. .......................................................................... 5

IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án. .............................................. 6

IV.3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình. ........................................................... 7

IV.4. Địa điểm xây dựng. ......................................................................................... 7

IV.5. Điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. ..... 10

Chương hai .................................................................................................................... 11

PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................ 11

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ..................................... 11

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. ................................................... 11

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ............................................. 13

II.1. Phương án kỹ thuật. ........................................................................................ 13

II.2. Phương án công nghệ. .................................................................................... 16

Chương ba ..................................................................................................................... 17

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN ............................................................ 17

I. Phương án giải phòng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ... 17

I.1. Phương án giải phóng mặt bằng. ..................................................................... 17

I.2. Phương án tái định cư. ..................................................................................... 17

I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. ........................................ 17

II. Các phương án kiến trúc. ...................................................................................... 17

II.1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. ................................................................. 17

II.2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. ................................... 18

III. Phương án khai thác và sử dụng lao động. .......................................................... 22

III.1. Phương án khai thác dự án. ........................................................................... 22

III.2. Phương án sử dụng lao động. ........................................................................ 22

III.3. Dự kiến nguồn lao động cung cấp cho dự án. ............................................... 22

IV. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. ................... 22

Chương bốn ................................................................................................................... 23

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 2

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY

NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG ........................................................... 23

I. Đánh giá tác động môi trường. ............................................................................... 23

I.1. Tác động đến môi trường không khí. .............................................................. 23

I.2. Tác động đến môi trường nước. ....................................................................... 23

I.3. Tác động đến chất lượng đất và hệ sinh thái. .................................................. 24

I.4. Tác động đến cảnh quan, di sản văn hóa. ........................................................ 24

I.5. Tác động đến điều kiện kinh tế – xã hội. ......................................................... 24

I.6. Các phương án khống chế ô nhiễm môi trường. ............................................. 24

II. Giải pháp phòng chống cháy nổ. ........................................................................... 25

III. yêu cầu an ninh quốc phòng. ............................................................................... 25

Chương năm .................................................................................................................. 26

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

....................................................................................................................................... 26

I. Tổng mức đầu tư của dự án. ................................................................................... 26

II. Nguồn vốn đầu tư. ................................................................................................. 26

IV. Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế. ............................ 26

IV.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. .......................................................................... 26

IV.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ................................... 26

IV.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 27

IV.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). ..................................... 27

IV.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). .............................................. 27

V. Hiệu quả về mặt xã hội của dự án. ........................................................................ 27

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng...... năm 2007.

TỔNG QUAN

Trên thế giới da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật dụng:

xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li... dành cho giới lắm tiền. Đặc biệt lớp da

bụng là phần giá trị nhất. Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì sự

săn lùng của con người. Riêng cá sấu hoa cà Crocodine porosus ở nước ta đang trở nên

rất hiếm. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm

còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp đối với nhiều vùng của nước ta, do lượng

thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ. Tuy nhiên đầu tư nuôi cá sấu, ban đầu đòi hỏi khá tốn

kém. Về chi phí mua giống cao, chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí thức ăn. Hiện

nay Nhà nước đã có văn bản qui định cho phép xuất khẩu da cá sấu. Như vậy "Đầu ra"

của chăn nuôi cá sấu hiện nay là rất tốt.

Theo thống kê từ Cục Kiểm lâm, hiện nay nước ta có 75 trại và hộ gia đình nuôi cá

sấu nước ngọt sinh sản có đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương. Nhưng hầu hết

các trại và hộ gia đình nuôi ở quy mô nhỏ, từ vài con đến vài chục con, một số rất ít

nuôi với số lượng trên ngàn con. Cá sấu Việt Nam đã được phép xuất khẩu.

Cá sấu nước ngọt (có tên khoa học là Crocodylus siamensis) đã được đưa vào

nhóm IB Nghị định 48/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2002

và phụ lục 1 của Công ước Cites (công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp) mà Việt Nam là thành viên chính thức.

Như vậy, để người dân tham gia nuôi cá sấu làm giàu, giải pháp duy nhất hiện nay

là xây dựng tập trung các trại nuôi có đủ điều kiện như Công ước Cites quy định. Phát

triển theo hướng trại vệ sinh có nghĩa là các trại nuôi sẽ cung cấp con giống cho các hộ

gia đình nuôi gia công và sẽ tiến hành mua lại của các hộ với giá thỏa thuận giữa hai

bên theo hợp đồng. Làm ăn theo mô hình trên sẽ tạo được việc làm cho dân, đảm bảo

được nguồn thu bền vững, tránh được rủi ro cho đầu ra. Hơn nữa Việt Nam có khả

năng phát triển công nghệ nhuộm da, thuộc da, sản xuất thành phần trọn vẹn, xóa bỏ

việc xuất khẩu da muối và thịt đông lạnh, để cạnh tranh với các nước như Thái Lan,

Malaysia, Indonesia, Phillippines và Campuchia.

Từ những vấn đề trên, nhằm tận dụng nguồn thức ăn thu được từ việc chăn nuôi

heo. Doanh nghiệp tư nhân Phát Nguyên đã tiến hành ký hợp đồng nuôi các sấu với

Công ty TNHH Chăn nuôi và Kinh doanh Cá sấu Tồn Phát để thực hiện dự án.

Với mục đích giúp các chúng tôi chuẩn bị, quản lý và thực hiện dự án một cách

khoa học, đảm bảo các qui định chung và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Doanh nghiệp

tư nhân Phát Nguyên phối hợp với Công ty Cổ phần Đất Việt tiến hành nghiên cứu và

lập dự án đầu tư “Xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát

Nguyên”.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 4

Chương một

SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ VÀ XÁC ĐỊNH QUI

MÔ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN

I. Những căn cứ pháp lý.

Căn cứ Luật xây dựng 26/11/2003/QH 11 ngày 20/11/2003 của Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày

29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình;

Căn cứ Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 về việc hướng

dẫn một số nội dung lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công

trình;

Căn cứ vào Hợp đồng nuôi cá sấu lấy da số: ……/2007/…… ngày …… tháng

…… năm 2007 giữa Công ty TNHH Chăn nuôi và Kinh doanh Cá sấu Tồn Phát

và Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên;

Căn cứ nhu cầu của Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên và Năng lực của Công

ty Cổ phần Đất Việt về lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

II. Sự cần thiết đầu tư.

Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội của nước ta đã phát triển một cách

mạnh mẽ. Các nghành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy

nhiên đối với Việt Nam, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn

nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu.

Vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt và chăn

nuôi từng bước nâng cao năng suất. Sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo

và cơ quan nhà nước quan tâm. Đồng thời, với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà

nước trong các nghành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này

phát triển và từng bước đi vào hiện đại.

Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trương nội địa.

Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản

phẩm, an toàn thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tuân thủ Công

ước Quốc tế (cụ thể là Công ước Cites).

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 5

Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là cá sấu, hiện nay đang đứng

trước một thực tế khó khăn là giá thành cao so với một số nước khác, không cạnh

tranh được, mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ và

lạc hậu là chủ yếu nên năng suất sản lượng thấp, dẫn đến chi phí cao.

Hiện nay các cơ sở chăn nuôi theo kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Qui mô

của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một

lượng sản phẩm lớn.

Được sự hổ trợ về kỹ thuật và hợp tác chăn nuôi của Công ty TNHH Chăn nuôi và

Kinh doanh Cá sấu Tồn Phát đang rất thành công trong lãnh vực này, sản phẩm của họ

đã tạo ra tính đột phá, góp phần làm cho ngành chăn nuôi cá sấu Việt Nam dần phát

triển theo hướng hiện đại hoá và đáp ứng các điều lệ quốc tế và luật pháp của Việt

Nam.

Với những điều kiện trên kết hợp với việc tận thu các sản phẩm phụ từ chăn nuôi

heo sinh sản của Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên, việc đầu tư xây dựng dự án

nuôi cá sấu là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Doanh nghiệp trước

tình hình mới.

III. Mục tiêu đầu tư.

Tận dụng các sản phẩm phụ từ nhau heo sinh sản của trại heo với quy mô đàn là

1.200 con làm thức ăn để sản xuất cá sấu lấy da và cá sấu ép đẻ. Quy mô đàn cá sấu cụ

thể như sau:

Cá sấu lấy da thường xuyên : 3.000 con.

Cá sấu ép đẻ : 174 con.

IV. Xác định qui mô sản xuất của dự án.

IV.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.

Về nhu cầu thị trường tiêu thụ, dự án đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra

trong quá trình thực hiện dự án theo tinh thần Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24

tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ

nông sản thông qua hợp đồng. nên thị trường đầu ra là không có vấn đề gì khó khăn

trong việc thực hiện dự án.

Nhưng vấn đề quan trọng nhất là cần xác định rõ số lượng nhau của heo sinh sản và

heo loại thải thu được bình quân hàng ngày để đáp ứng được mục tiêu đề ra của dự án,

vì đây được xem là nguồn thức ăn chính để xác định quy mô sản xuất của dự án một

cách hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Lượng nhau heo sinh sản và lượng heo loại thải thu được từ quy mô đàn heo 1.200

nái, được tính toán cụ thể như sau:

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 6

+ Lượng nhau heo thu được bình quân hàng năm là: 1.200 con x 2 lứa/năm x

3kg/nhau = 7.200 kg. Lượng nhau heo thu được hàng ngày trung bình là: 7.200

kg : 365 ngày = 20 kg/ngày.

+ Lượng heo con loại thải hàng năm: 1.200 con x 2 lứa/năm x 10 con/lứa x

20%(tỷ lệ loại thải) = 4.800 con. Như vậy lượng heo con thải ra hàng ngày là:

4.800 con x 5 kg/con : 365 ngày/năm = 66 kg.

+ Lượng heo sinh sản thải ra hàng năm là: 1.200 con x 10% = 120 con x 150

kg/con = 18.000 kg. Như vậy mỗi ngày trung bình thải 18.000 đồng : 365

ngày/năm = 49 kg.

Như vậy hàng ngày trại heo thải ra khoảng: 135 kg thức ăn tươi sống, cung cấp cho

đàn cá sấu.

Từ lượng thức ăn tận thu như trên không đáp ứng đủ cho quy mô đàn cá sấu. Chính

vì vậy, lượng thức ăn thiếu sẽ được mua tại các vựa cá lớn trong khu vực.

IV.2. Qui mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Qui mô sản xuất.

+ Dự án chỉ tính toán nuôi đàn cá sinh sản đủ đáp ứng con giống cho công đoạn

nuôi cá sấu lấy da với quy mô đàn 3.000 con/năm nên quy mô đàn sinh sản

được thể hiện qua bảng chu chuyển đàn, cụ thể như sau:

Bảng chu chuyển đàn cá sấu sinh sản

ĐVT: Con.

STT Nội dung Năm

thứ 1

Năm

thứ 2

Năm

thứ 3

Năm

thứ 4

Năm

thứ 5

1 Đàn cá sấu sinh sản 174 174 174 174

174

2 Số trứng đẻ ra hàng năm 5.220 5.220 5.220 5.220 5.220

3 Số lượng cá sấu con 4.698 4.698 4.698 4.698 4.698

4 Cá sấu dưới 1 tuổi 3.758 3.758 3.758 3.758

5 Cá sấu từ 1 - 3 tuổi 3.007 3.007 3.007

+ Quy mô sản xuất đàn cá sấu lấy da.

TT Nôi dung Năm

thứ 1

Năm

thứ 2

Năm

thứ 3

Năm

thứ 4

Năm

thứ 5

2 Cá sấu nhập đàn 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 7

TT Nôi dung Năm

thứ 1

Năm

thứ 2

Năm

thứ 3

Năm

thứ 4

Năm

thứ 5

3 Cá sấu xuất bán 2.400 2.400 2.400 2.400

4 Cá sấu loại thải 45 45 45 45

5 Cá sấu nuôi lại (do không

đạt chất lượng) 555 555 555 555

6 Cá sấu nuôi lại bán da sau

nuôi dưỡng 547 547 547

Tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Cá sấu con được sinh sản tại trại chủ yếu cung cấp cho việc sản xuất cá sấu lấy da,

đàn cá sấu lấy da sẽ được Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo tinh thần

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ

về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Nên việc tiêu thụ

sản phẩm là rất thuận lợi.

IV.3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình.

Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.

IV.4. Địa điểm xây dựng.

Trang trại được xây dựng thuộc địa bàn ấp Tân Hợp – xã Xuân Thành – huyện

Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.

Những đặc trưng cơ bản của vùng.

Khí hậu.

Nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ổn định, quanh năm không có

mưa to và bão lụt.

Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10.

Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

* Độ ẩm không khí:

Đô ẩm không khí cao nhất : 85,2%

Độ ẩm không khí thấp nhất : 36,0 %

* Số giờ nắng:

Nắng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

T.bình 259 266 301 275 245 180 231 197 188 194 245 235

C.Đại 292 297 327 296 263 210 252 251 213 137 276 273

C.Tiểu 221 257 275 236 210 147 198 161 163 160 218 220

*Mưa theo tháng ( mm)

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 8

Mưa Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

T.bình 2 1 19 91 206 237 287 199 227 222 46 11

C.Đại 4 4 44 350 339 382 441 324 336 373 96 36

C.Tiểu 0 0 0 0 126 102 142 103 124 41 0 0

Nhiêt độ.

+ Nhiệt độ trung bình năm : 26,40C.

+ Nhiệt độ cao nhất trong năm : 350C.

+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 18,60C.

+ Nhiệt độ của tháng cao nhất trong năm (tháng 4) : 31 – 320C.

+ Nhiệt độ của tháng thấp nhất trong năm (tháng 12) : 240C.

Độ ẩm không khí.

+ Độ ẩm tương đối : 75 – 85%.

+ Độ ẩm cao nhất (các tháng có mưa) : 90,3%.

+ Độ ẩm thấp nhất (các tháng mùa khô) : 67 – 69%.

Lượng mưa hàng năm.

+ Lượng mưa trung bình : 1.300 mm.

+ Lượng mưa cao nhất : 1.700 mm.

Cường độ nắng và bức xạ.

+ Lượng mây trung bình năm là: 6,20 OCTA.

+ Lượng mây cao nhất vào tháng 8 và tháng 9 khoảng 6,80 OCTA.

+ Bức xạ trong năm là 4.402,02 cal/cm2.

Lượng bốc hơi.

+ Lượng bốc hơi mặt nước trung bình năm là: 1.133 mm.

+ Lượng bốc hơi cao nhất thường xảy ra tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Chế độ gió và giông bão.

Chịu ảnh hưởng của 3 loại gió:

+ Gió Đông hoặc Đông Bắc (đầu mùa khô).

+ Gió Tây hoặc Tây Tây Nam (mùa mưa).

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 9

+ Gió chướng (mùa khô).

+ Gió Đông với tần suất 11%, tốc độ gió trung bình là : 2,3 m/s.

+ Gió Đông Bắc có tần suất 8,5%, tốc độ gió trung bình là : 2,7 m/s.

+ Gió Tây và Tây Nam có tần suất là 5,3%, tốc độ gió trung bình : 1,9 m/s.

+ Tháng 3 gió mạnh nhất : 5,1 m/s.

+ Tháng 10 gió yếu nhất : 2,2 m/s.

Cảnh quan thiên nhiên.

Khu vực dự án có cảnh quan chung mang tính nông thôn. Xung quanh khu vực dự

án là đất sản xuất nông nghiệp nên cảnh quan thiên nhiên không có gì là đặc biệt.

Hiện trạng kiến trúc.

Trong vùng dự án không có công trình kiến trúc nào mang tính chất đặc biệt về

văn hoá, xã hội.

Hiện trạng giao thông và cấp nước.

Giao thông.

Tuyến giao thông đối ngoại chính của dự án là tuyến đường Quốc lộ 1A. Do đó về

giao thông đường bộ là rất thuận lợi.

Giao thông nội đồng về cơ bản đã hoàn thiện, đáp ứng được công tác nuôi trồng

của ngành nông nghiệp nói chung và ngành nuôi cá sấu nói riêng.

Cấp nước.

Đối với nước sinh hoạt hiện đã được xây dựng tương đối hoàn thiện và đang trong

thời gian hoạt động tương đối tốt.

Hiện trạng cấp điện.

Trong khuôn viên của trang trại hiện đã có đường điện lưới Quốc Gia (3 pha). Hầu

hết đường điện hạ thế đã được dẫn tới các hạng mục.

Điều kiện kinh tế xã hội của người dân trong vùng dự án.

Vùng kinh tế ở khu vực dự án tại xã Xuân Thành – huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng

Nai trong những năm gần đây điều kiện kinh tế của nhân dân vùng dự án nói chung

được cải thiện đáng kể, mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Địa chất.

Theo tài liệu khảo sát địa chất, kết quả khảo sát thực địa tại khu vực dư kiến xây

dựng công trình. Địa chất công trình tương đối ổn định.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 10

+ Lớp 1: Đất trên cùng khoảng 1.0m là đất cát pha.

+ Lớp 2: Là lớp đất sét, nửa cứng đến cứng.

- Cường độ khoảng từ 1,4kg/cm2 phù hợp để xây dựng công trình kết cấu BTCT

từ 1 đến 2 tầng không phải gia cố nền móng.

Đánh giá chung.

Tổng hợp các yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện môi trường kinh tế xã hội

theo không gian và thời gian, so sánh với điều kiện cần và đủ cho việc nuôi cá sấu cho

thấy những thuận lợi và khó khăn trong đầu tư xây dựng như sau:

+ Thuận lợi:

- Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn, lượng bức xạ lớn … có hai

mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) ít bị ảnh hưởng bão, sương muối ít, đặc biệt

là không có mùa Đông … được xem là điều kiện rất tốt cho sự sinh trưởng và

phát triển của cá sấu.

- Ứng dụng và kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật và kết quả các dự án

trước đây.

- Được các cơ quan ban ngành và nhân dân trong vùng ủng hộ các dự án.

IV.5. Điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.

Hầu hết các nguyên nhiên vật liệu và các yếu tố đầu vào như: con giống, thuốc xử

lý, thức ăn cho đàn cá … đáp ứng cho quá trình hoạt động của dự án sau này là rất

thuận lợi.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 11

Chương hai

PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.

Các công trình chính.

1. Chuồng cá sấu bố - mẹ.

Với quy mô đàn của dự án là 174 con, mật độ nuôi là 8 – 10 m2/con. Như vậy diện

tích chuồng nuôi là 174 con x 8,6 m2/con = 1.500 m

2.

Cấu tạo mỗi chuồng:

+ Diện tích ao được bố trí giữa chuồng. chiều sâu của ao thấp hơn nền

chuồng từ 0,4 m.

+ Phần còn lại là trên cạn, xung quanh chuồng bố trí tường xây cao khoảng

0,4m, phía trên bố trí hàng rào lưới B40 cao khoảng 1,4 m.

2. Chuồng nuôi cá sấu 0 – 3 tháng tuổi.

Theo quy mô của đàn thì nhu cầu đến năm định hình cần khoảng 88 ô. Chi tiết từng

ô như sau:

+ Chiều dài ô: 0,7m.

+ Chiều rộng ô: 0,2m.

+ Bố trí ao nước phía trong chuồng.

3. Chuồng nuôi cá sấu con từ 3 – 6 tháng tuổi.

Theo quy mô của đàn thì nhu cầu đến năm định hình cần khoảng 80 ô. Chi tiết từng

ô như sau:

+ Chiều dài ô: 1,3 m.

+ Chiều rộng ô: 1,1 m.

+ Trong chuồng bố trí ao.

4. Chuồng nuôi 6 – 12 tháng tuổi.

Theo quy mô của đàn thì nhu cầu đến năm định hình cần khoảng 20. Chi tiết từng ô

như sau:

+ Chiều dài ô: 5,1 m.

+ Chiều rộng ô: 5,1 m.

+ Trong chuồng bố trí ao.

5. Chuồng nuôi 1 – 2 năm tuổi.

Theo quy mô của đàn thì nhu cầu đến năm định hình cần khoảng 36 ô. Chi tiết từng

ô như sau:

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 12

+ Chiều dài ô: 10 m.

+ Chiều rộng ô: 6 m.

+ Trong chuồng bố trí ao.

6. Chuồng nuôi 2 – 3 năm tuổi.

Theo quy mô của đàn thì nhu cầu đến năm định hình cần khoảng 25 ô. Chi tiết từng

ô như sau:

+ Chiều dài ô: 12 m.

+ Chiều rộng ô: 9 m.

+ Trong chuồng bố trí ao.

7. Chuồng nuôi cá sấu lấy da.

Với số lượng cá giống của dự án là 1.270 ô. Chuồng nuôi được bố trí theo kiểu liên

kế, mỗi ô chuồng có kích thước (1,8 x 1,5m). chi tiết từng ô chuồng là:

+ Phần nước: 0,4 x 1,6m.

+ Phần dốc: 0,2 x 1,6m.

+ Phần trên cạn: 0,65 x 1,6m.

+ Độ sâu giữa đáy hồ so với nền trên cạn là -0,25m.

+ Chiều cao chuồng là: 1,2 m.

Các công trình phụ trợ.

1. Hàng rào bao trại.

Nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn dự án cần đầu tư xây dựng hàng rào gạch. Với tổng

chiều dài khoảng 800m.

2. Nhà ấp và để dụng cụ.

Đế đáp ứng nhu cầu hoạt động của dự án trong quá trình ấp trứng và để dụng cụ

sản xuất. Dự án dự kiến đầu tư xây dựng một nhà có diện tích 32 m2.

3. Nhà chế biến thức ăn.

Để chủ động trong quá trình pha chế thức ăn, dự án tiến hành đầu tư xây dựng một

nhà chế biến có quy mô là 24 m2.

4. Hệ thống cấp điện.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về điện để bơm nước, sưởi ấm cho cá và quá trình hoạt

động của trại. Dự án tiến hành đầu tư xây dựng đường điện được đấu nối vào đường

điện hiện có tại trại heo.

5. Hệ thống cấp nước sạch.

Nhằm cấp nước đến các ao trong từng chuồng. Nguồn nước được lấy từ tháp nước

chung của trại theo đường ống PVC đến các ô của chuồng nuôi.

6. hệ thống thoát nước mặt và rửa chuồng.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 13

Nhằm đáp ứng quá trình thoát nước mặt và rửa chuồng của trại. dự án cần đầu tư

xây dựng hệ thống. Chi tiết được thể hiện trong bản vẽ kèm theo của dự án.

7. Đường giao thông nội bộ.

Nhằm đảm bảo công tác vận chuyển hàng hóa và quá trình xuất nhập giống của dự

án nên đường giao thông được bố trí một cách thuận lợi đến các khu vực chuồng. Chi

tiết được thể hiện trong bản vẽ kèm theo của dự án.

8. Tháp nước.

Xây dựng tháp nước 12 m3 nhằm cấp nước đến từng ô của trại. Tháp được tính toán

xác định độ cao hợp lý nhằm cấp nước đến các ô chuồng một cách thuận lợi nhất.

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.

II.1. Phương án kỹ thuật.

Kỹ thuật chọn giống.

Cá sấu dù lớn hay nhỏ, phần cổ phải mập, tương đối to, không tóp. Da trơn láng,

không trầy sước, lốm đốm. Mắt trong sáng, không bị dục hay có vành trắng. Để có tấm

da tốt nên chọn phần bụng có vảy đều, mọc có hàng tương đối thẳng.

Mật độ nuôi.

Cá sấu được nuôi theo từng lứa tuổi, ứng với mỗi lứa tuổi cần có mật độ nuôi thích

hợp. Khi cá sấu nuôi ở lứa tuổi 1- 3 rất cần có khoảng trống để vận động, mật độ nuôi

phải thưa. Nếu có điều kiện cho ăn tốt, giữ được vệ sinh chuồng trại và cá sấu được

phân loại để nuôi riêng theo cùng một kích thước.

Kỹ thuật chuồng

Chuồng nuôi cá thể hay tập thể cần làm trơn láng, tránh các góc nhọn, bén. Xây

tường chiều cao nên làm từ 1,5 – 1,7 m trên vách có bố trí lổ thông hơi cho đỡ nóng.

Tường chuồng nuôi cá thể phần trên cạn chỉ cần 1,2 – 1,3 m là đủ, không cần làm nắp

đậy. Đối với chuồng tập thể nên làm trơn láng, lỗ thoát nước to có lưới chắn để dễ loại

bỏ thức ăn dư thừa khi rửa chuồng thay nước. Mực nước chuồng tập thể là 40 – 50 cm,

chuồng cá thể là 22 – 27 cm, không nên làm sâu quá vì sẽ gây tốn kém trong quá trình

xử lý nước sau này.

Xử lý nước.

Trong nước có nhiều vi khuẩn hại cho da cá sấu, ta phải xử lý bằn các loại thuốc

dùng cho ao nuôi tôm, cá. Liều dùng gấp hai lần. Tùy theo giai đoạn tuổi, chiều dài

của cá mà chúng ta có cách xử lý thích hợp:

+ Cá 0,3 – 1,2 m : 1 – 2 lần/tháng.

+ Cá từ 1,2 – 1,5 m : 2 lần/tháng.

+ Cá từ 1,6 – trên 2 m : 3 – 4 lần/tháng.

Việc thay nước lúc cá còn nhỏ hay đã lớn hàng tháng nên thay từ 3 – 4 lần.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 14

Cho ăn và chăm sóc

Có thể cho ăn tất cả thức ăn có nguồn gốc động vật. Tốc độ lớn của chúng phụ

thuộc rất nhiều vào nguồn đạm động vật cho chúng ăn. Những loại thức ăn bán sẵn

dành cho chó, cá... (trong đó dùng đạm có nguồn gốc thực vật) rất ít tác dụng với cá

sấu và thường rất đắt.

Cá sấu không chịu ăn loại thức ăn có phối trộn nhiều thành phần đã sấy khô hoặc

ướp muối. Người ta thường cho cá sấu ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật

như lòng lợn, lòng bò, lòng gà, vịt... thông thường là cá đồng và cá biển, chuột.

Cách cho ăn

Phải cho cá ăn thức ăn tươi, cắt thành các mảnh nhỏ để cá sấu dễ nuốt và không để

ruồi nhặng bâu. Khoảng 2 ngày mới cho cá sấu ăn 1 lần (nhưng cho ăn hàng ngày là

tốt nhất). Lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ 1/70 trọng lượng thân và có thể dồn lại mỗi

tuần cho ăn 3 lần.

Phải cho ăn một cách hợp lý để dễ dàng quét dọn, di chuyển.

Tốc độ lớn: Cá sấu đực thường lớn nhanh hơn cá sấu cái 11%.

Lưu ý: Khi nuôi cá sấu thương phẩm chú ý nên có một chuồng cách ly để nuôi riêng

những con yếu, dùng nguồn nước riêng, máng ăn giữ sạch và có chế độ chăm sóc đặc

biệt. Ngoài ra nên lập một khu riêng có nhiều ngăn chuồng nhỏ để nhốt giữ cá sấu

trước khi thịt.

Phòng và trị bệnh cho cá sấu

Cá sấu thuộc loài có sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh, nhất là khi nuôi trong điều

kiện vệ sinh thích hợp và được ăn đầy đủ. Thông thường chỉ loại cá sấu con dưới 1

năm tuổi mới có thể chết do bệnh tật. Tuy nhiên, khi nhiệt độ hạ xuống thấp cá sấu

cũng dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh ở cá sấu mà người nuôi cần biết.

+ Bệnh thiếu đường trong máu.

Khi chuyển mùa từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm cá sấu thường bị giảm lượng

đường trong máu một cách nghiêm trọng. Lúc đó mắt cá sấu có hiện tượng bị giãn

đồng tử, mũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất các phản xạ thăng bằng. Để

điều trị bệnh này, dùng ống thông để đưa đường vào miệng cá sấu với tỉ lệ 3g/1kg

trọng lượng cá sấu hoặc cứ 1kg trọng lượng cá sấu cho 2g đường pha trong 12ml nước.

+ Bệnh thiếu canxi.

Hiện tượng thiếu canxi do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố dinh

dưỡng có ảnh hưởng lớn. Nếu chỉ cho cá sấu ăn thịt không có xương và cá sấu không

được phơi nắng cũng có thể dẫn đến bệnh này. Khi bị thiếu canxi trong cơ thể, cá sấu

có biểu hiện: miệng cá sấu bị mềm, yếu, răng mọc thiếu và không đều.

Khi mắc bệnh, cần cho cá sấu ăn thức ăn có cả xương (cá, chuột... nguyên con) hoặc

thức ăn có phối trộn thêm chất canxi như bột xương đã sấy khô, xương nghiền nhỏ

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 15

hoặc chất phosphate tricalcique. Ngoài ra, có thể chủ động bổ sung thêm nguồn thức

ăn này trong khẩu phần ăn. Chú ý đảm bảo tỉ lệ canxi: phosphor trong thức ăn là 1,5

hoặc 2:1 (trong nội tạng và thịt không có xương chỉ có tỉ lệ canxi: phosphor là 1:12).

+ Bệnh do vi khuẩn.

Vi khuẩn có thể gây cho cá sấu viêm ruột non, viêm đường hô hấp, viêm mõm,

viêm họng, viêm mắt liệt tay chân..... Để điều trị bệnh viêm ruột, trộn chlorhydrat

oxytetra-cycline vào thức ăn với lượng 500mg/1kg thức ăn, cho ăn 3 ngày liên tục.

Khi bị viêm đường hô hấp cá sấu thường ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Chữa bằng

cách lau nhẹ nhàng miệng cá sấu, rửa xúc bằng nước ôxy già và nước muối: bôi

sulphadimidine hoặc streptomycine. Tiêm chloramphenicol vào miệng hoặc tiêm

vitamin C trong 7 ngày.

Cá sấu dễ bị viêm họng do nguồn nước, thức ăn bị nhiễm trùng. Khi đó, vòm họng

bị đỏ, cá sấu ăn ít hoặc bỏ ăn. Chữa bệnh này bằng tetracyline 20-40g/kg trọng lượng

cá sấu, phối hợp với vitamin C và tiến hành vệ sinh sát trùng bể nuôi. Để phòng bệnh,

chỉ cho cá sấu ăn thức ăn tươi và giữ nguồn nước luôn sạch.

Khi cá sấu bị viêm mắt, mắt sẽ bị ướt (cá sấu con dưới 1 tuổi dễ bị bệnh này). Khi

bị nặng, hốc mắt sưng phồng, cá suy yếu một cách rõ rệt. Điều trị bằng cách tra

chloramphenicol hoặc violetgentian hàng ngày. Để tránh lây lan người ta hòa chlorine

vào nước trong bể nuôi với lượng 2-4g/m3 hoặc pha thuốc tím với lượng 10g/m2.

Do mật độ nuôi quá cao, thức ăn và nguồn nước bị bẩn cũng khiến cá sấu xuất hiện

bệnh liệt chân. Khi đó con vật sẽ nhắm mắt bất động, có thể tiêu chảy ra máu. Phòng

bệnh tốt nhất là giữ nước trong bể nuôi và thức ăn sạch. Điều trị bằng

Chloramphenicol phối hợp với tetracyline và vitamin B1.

+ Bệnh do nấm.

Bệnh viêm phổi và các bệnh ngoài da ở cá sấu cũng là những triệu trứng thường

kèm theo các nhiễm trùng do nấm. Phòng trừ bệnh bằng cách hòa thuốc tím hoặc thêm

sunphát đồng (còn gọi là phèn xanh) vào nước mỗi khi làm vệ sinh các bể nuôi.

+ Bệnh kí sinh trùng.

Ở cá sấu mới nở còn yếu rất dễ bị bệnh đi kiết có máu kèm theo. Đó là do động vật

nguyên sinh thuộc nhóm Coccidia gây ra. Chúng sống kí sinh ở bên trong tế bào của

vật chủ và gây ảnh hưởng đến màng ruột. Để trị bệnh trộn 1,5g sulphochloropyrazine

vào 1kg thức ăn, cho ăn liên tiếp 3 bữa hoặc dùng ống thông 3 ngày liên tục trực tiếp

vào dạ dày dung dịch 3% chất này với lượng dung dịch là 5ml cho 1kg trọng lượng

thân.

Trong dạ dày của cá sấu thường có giun tròn kí sinh, chúng rất dễ gây ra các vết

loét. Để tẩy loại giun tròn có 2 loại thuốc: hoặc là loại thuốc bột vẫn thường dùng để

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 16

tẩy giun cho chó để trộn vào thức ăn cho cá sấu, hoặc trộn fenbendazole vào thức ăn

với lượng 200mg/kg cá sấu và cho ăn 2 bữa liên tiếp.

Ngoài các bệnh thông thường, người nuôi cần chú ý đến các hiện tượng cá sấu còi,

nuôi lâu không lớn, thân bị lệch và hiện tượng vẹo xương sống để có biện pháp phòng

trị kịp thời.

II.2. Phương án công nghệ.

Quy trình công nghệ nuôi cá sấu lấy da.

Qui trình công nghệ nuôi cá sấu sinh sản.

Nuôi tập thể từ 0,3 – 1,2m.

Mật độ từ 5 – 10 con/m2.

Nuôi tập thể từ 1,2 – 1,5m.

Mật độ từ 2 – 3 con/m2. Xử

lý nước 2 lần/tháng

Nuôi tập thể từ 1,6 – 2,0m.

Mật độ từ 5 – 10 con/m2.

Xử lý nước 3 lần/tháng

1,7 – hơn 2,0m. Mật độ nuôi

1con/2m2 trong 9 tháng. Xử lý

nước 4 lần/tháng

Cá sấu sinh sản

Thu trứng, ấp nở

Cá sấu dưới 1 năm tuổi

Cá sấu 1 – 3 năm tuổi, xuất nuôi

lấy da

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 17

Chương ba

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN

I. Phương án giải phòng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

I.1. Phương án giải phóng mặt bằng.

Trong khu vực dự án hiện có một số cây bụi, cây nhỏ. Do đó để tiến hành xây dựng

cần giải phóng mặt bằng dọn dẹp cây và rác hữu cơ.

I.2. Phương án tái định cư.

Khu đất dự án thuộc sự quản lý của Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên, đồng thời

trong quá trình thực hiện dự án về cơ bản là không ảnh hưởng đến các hộ dân do đó dự

án không phải tính đến phương án tái định cư.

I.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Trong khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước chung nhưng xét về mặt cơ bản

thì đây là dự án nông nghiệp, nước thải không đáng ngại nên có thể thoát thẳng ra

kênh rạch hiện hữu trong khu vực.

Do đó dự án chỉ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng nội khu.

II. Các phương án kiến trúc.

II.1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.

- Bố cục qui hoạch kiến trúc có sự kết hợp đồng bộ giữa cảnh quan, công nghệ

sản xuất, giao thông và trình tự xây dựng.

- Đảm bảo qui chuẩn xây dựng của nhà nước về qui hoạch xây dựng, áp dụng

một cách hiệu quả, phù hợp với nhu cầu trong giai đoạn phát triển hiện nay

của huyện.

- Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng, tạo điều kiện làm việc của CBCNV đảm

bảo, tạo tổng thể hài hòa giữa các yêu cầu kỹ thuật sản xuất của trại với cảnh

quan và môi trường xung quanh.

- Các công trình cơ sở hạ tầng chiếm ít đất nhất mà vẫn đảm bảo các yêu cầu

quản lý và hoạt động sản xuất của trại.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh lãng phí nhằm mang lại hiệu quả cao trong đầu

tư xây dựng.

- Dãy chuồng bố trí theo hướng Đông – Tây.

- Phần nổi của chuồng nằm ở phía Nam của chuồng.

- Cây trồng dọc theo dãy chuồng:

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 18

- Trồng cây cao tán phía Nam Dãy chuồng.

- Trồng cây thấp hoặc bãi cỏ < 0,6m phí bắc dãy chuồng.

II.2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.

1. Hàng rào & cổng.

- Hàng rào bao kín xung quang khu đất nuôi Cá sấu.

- Hàng rào cao 2,0m, bước cột 3m, đầu hàng rào chăng dây kẽm gai chống trộm

cao 0,5m.

- Móng cột BTCT đá 1x2, đáy móng sâu 0,6m, kích thước móng 0,8 x 0,8 m,

lót móng BT đá 4x6 M 100.

- Đà kiềng 20x30, đặt sâu cách mặt đất 0,4m, cột 20 x 20, tường xây gạch ống

dày 10, mũ tường bê tông 5 x 20.

- Cổng vào phía trước: rộng 4 m, pano thép, mở hai cánh, sát mặt đất để tránh

cá sấu nhỏ ra ngoài được.

2. Chuồng nuôi cá sấu 0 - 3 tháng tuổi.

- Kích thước lọt lòng 0,4 x 0,5 m/ 1 chuồng.

- Đáy bể: Đổ bê tông cốt thép đá 1 x2 dày 6 cm (rộng hơn mép tường 0,1 m -

rộng 1,3 m). Lót cát dày 10 cm đưới đáy bể trước khi đổ bê tông. Chiều sâu

đặt đáy bể cách mặt đất 0,2 m.

- Tường xây bằng gạch thẻ dày 10 cm cao 0,6m, tô hai mặt hồ M75 có quyét hồ

dầu, mặt trong ốp gạch men ceramic cao hơn mặt đảo khoảng 20 cm, trên mặt

bờ tường xây gắn lưới có kích thước 1 x 1 cm để tránh mèo chuột ăn cá sấu

con.

- Trong hồ có bố trí đảo có phần mặt bằng nổi lên chiếm 1/3 diện tích hồ (có

thể nằm giữa hồ hoặc 1 bên, bờ đảo có gờ dốc xuống khoảng 45o để cá sấu

lean xuống, mực nước trong hồ khoảng 15 cm, mặt đảo cao 10 cm so với mặt

nước, đáy hồ dốc khoảng 3% về góc để xả nước và chất thải trong hồ.

- Toàn bộ đáy hồ lát gạch Ceramic màu sáng (kể cả mặt đảo).

- Trên chuồng có lắp lưới giảm sáng để che nắng cho cá sấu.

- Cấp nước cho chuồng: Ống nước vào D=21, có gắn van phao để duy trì mưc

nước trong hồ.

- Hai bên chuồng có đường đi để cho ăn và vận chuyển rộng 0,8m. Cấu tạo:

Lớp BT đá 4 x 6 M100, láng vữa M 100 dày 30 mm. cao độ cao hơn mặt đất

tự nhiên 5cm, bó nền bằng gạch thẻ sâu 0,2m.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 19

- Thoát nước: Sử dụng phễu và ống thoát d= 34 có chi tiết chặn không cho cá

sấu con chui vào.

- Hệ thống phun mưa giữ ẩm: Sử dụng hệ thống phun văng có đường kính 6m

để phun nước khi trời nắng tạo độ ẩm cho toàn khu.

3. Chuồng nuôi cá sấu 3-6 tháng tuổi.

- Kích thước lọt lòng: 1 x 1,2 m.

- Cấu tạo giống chuồng 01 nhưng khác một số điểm như sau:

+ Chiều cao tường xây 0,8 m và không có lưới chống mèo chuột. Độ

sâu mực nước khoảng 30 cm. Ốp gạch ceramic cao hơn mặt đảo

khoảng 0,3m.

+ Ống thoát nước D = 42.

4. Chuồng nuôi cá sấu 6 - 12 tháng tuổi.

- Kích thước lọt lòng 5 x 5m.

- Cấu tạo như sau:

+ Chiều cao xây tường cao hơn mặt bờ 0,4 m, bố trí hồ ở giữa sâu

0,4m, bờ cao hơn mặt nước 0,1 – 0,2 m(cao hơn đáy hồ 0,5 – 0,6

m). Bờ cao hơn mặt đường bên ngoài 0,2m.

+ Ốp gạch men cao 0,4 m so với mặt nền.

+ Cấu tạo nền: Bê tông đá 4x6 M100, bê tông đá 1x2 M 200 dày 6

cm, lót gạch Ceramic.

+ Phía trên đầu tường lắp lưới B40 cao 1,2 m, giăng giữa các cột BT

12 x12 cao 1,6m.

+ Ống cấp nước d = 42

+ Ống thoát nước d = 90.

+ Bố trí 1 cửa chuồng kích thước 0,8 x 1,2 m – cửa lưới thép.

+ Cấu tạo tường: Đào sâu 0,4m, lót móng 0,1 m, xây cuốn móng gạch

thẻ rộng 0,3-0,2 m đến cao độ mặt nền (0,5 m). Từ mặt nền xây

gạch thẻ dày 10 cm, M100 cao 0,4m. Trồng trụ bê tông 12 x12 cao

1,6m (từ mặt nền).

5. Chuồng nuôi cá sấu 1-2 năm tuổi.

- Cấu tạo như sau:

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 20

+ Chiều cao xây tường cao hơn mặt bờ 0,4 m, bố trí hồ ở giữa sâu

0,4m, bờ cao hơn mặt nước 0,1 – 0,2 m(cao hơn đáy hồ 0,5 – 0,6

m). Bờ cao hơn mặt đường bên ngoài 0,2m

+ Ốp gạch men cao 0,4 m so với mặt nền.

+ Cấu tạo nền: Bê tông đá 4x6 M100, bê tông đá 1x2 M 200 dày 6

cm, láng hồ dầu thật trơn nhẵn.

+ Phía trên đầu tường lắp lưới B40 cao 1,2 m, giăng giữa các cột BT

12 x12 cao 1,6m.

+ Ống cấp nước d= 42

+ Ống thoát nước d= 114.

+ Bố trí 1 cửa chuồng kích thước 0,8 x 1,2 m – cửa lưới thép.

+ Cấu tạo tường: Đào sâu 0,4m, lót móng 0,1 m, xây cuốn móng gạch

thẻ rộng 0,3-0,2 m đến cao độ mặt nền (0,5 m). Từ mặt nền xây

gạch thẻ dày 10 cm, M100 cao 0,4m. Trồng trụ bê tông 12 x12 cao

1,6m (từ mặt nền).

6. Chuồng nuôi cá sấu 2-3 năm tuổi.

- Cấu tạo như sau:

+ Chiều cao xây tường cao hơn mặt bờ 0,4 m, bố trí hồ ở giữa sâu

0,4m, bờ cao hơn mặt nước 0,1 – 0,2 m(cao hơn đáy hồ 0,5 – 0,6

m). Bờ cao hơn mặt đường bên ngoài 0,2m

+ Ốp gạch men cao 0,4 m so với mặt nền.

+ Cấu tạo nền: Bê tông đá 4x6 M100, bê tông đá 1x2 M 200 dày 6

cm, láng hồ dầu thật trơn nhẵn.

+ Phía trên đầu tường lắp lưới B40 cao 1,2 m, giăng giữa các cột BT

12 x12 cao 1,6m.

+ Ống cấp nước d= 42

+ Ống thoát nước d= 114.

+ Bố trí 1 cửa chuồng kích thước 0,8 x 1,2 m – cửa lưới thép.

+ Cấu tạo tường: Đào sâu 0,4m, lót móng 0,1 m, xây cuốn móng gạch

thẻ rộng 0,3-0,2 m đến cao độ mặt nền (0,5 m). Từ mặt nền xây

gạch thẻ dày 10 cm, M100 cao 0,4m. Trồng trụ bê tông 12 x12 cao

1,6m (từ mặt nền).

7. Chuồng nuôi cá sấu dưỡng da.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 21

- Cấu tạo như sau : (có bản vẽ kèm theo).

+ Chiều cao xây tường cao hơn mặt bờ nằm 0,4 m, bố trí hồ sâu 0,25

m, bờ cao hơn mặt nước 0,05 m. Bờ cao hơn mặt đường bên ngoài

0,25 m

+ Cấu tạo nền: Bê tông đá 4x6 M100, bê tông đá 1x2 M 200 dày 6 cm

láng nhẵn.

+ Phần bể nước, sử dụng bê tông đúc sẵn.

+ Phía trên đầu tường lắp lưới B40 cao 1,2 m, giăng giữa các cột BT

12 x12 cao 1,6m.

+ Ống cấp nước d= 42.

+ Ống thoát nước d= 114.

+ Cấu tạo tường: Đào sâu 0,3m, lót móng 0,1 m, xây cuốn móng gạch

thẻ rộng 0,2 m đến cao độ mặt đất. Từ mặt đất xây gạch thẻ dày 10

cm, M100 cao 0,65 m. Trồng trụ bê tông 12 x12 cao 1,6m (từ mặt

nền).

8. Chuồng nuôi cá sấu bố mẹ.

- Cấu tạo như sau : (theo hình vẽ).

+ Chiều cao xây tường cao hơn mặt bờ 0,4 m, bố trí hồ sâu 0,6-0,5m

m, bờ cao hơn mặt nước 0,2 m (xem hình ảnh). Bờ cao hơn mặt

đường bên ngoài 0,2 m. Diện tích mặt hồ chiếm khoảng 50%.

+ Cấu tạo nền: Bê tông đá 4x6 M100, bê tông đá 1x2 M 200 dày 6 cm

láng nhẵn. Diện tích lán 50 % phần nổi.

+ Xây bờ kè bằng đá chẻ, láng mặt nghiêng để cá sấu lên xuống dẽ

dàng.

+ Trồng cây cao tán trong khu vực,

9. Nhà ấp và để dụng cụ.

- Cấu tạo:

+ Kiến trúc: Tường gạcg ống dày 10, cột gạch thẻ, cao độ đỉnh tường

3 m, bố trí lam thông gió phía dưới và phía trên tường ở phòng ấp,

mái lợp tôn, cửa đi pano thép (đảm bảo thông gió phòng ấp). Phòng

kho đặt 1 cửa đi (1,2 x2,4 m) và 2 cửa sổ nhỏ 1,2 x1,2.

+ Móng xây cuốn gạch thẻ, đặt sâu 0,4 m(kể cả bê tông lót), có bố trí

giằng tường trên móng băng.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 22

+ Nền bê tông hoặc láng vữa.

+ Tường quyét vôi.

10. Nhà chế biến thức ăn.

- Kiến trúc:

+ Chiều dài nhà: 6m.

+ Chiều rộng nhà: 4m.

+ Chiều cao nhà: 3,6m

- Kết cấu:

+ Mái: lợp tôn, xà gồ thép 90x45x2 cách 800.

+ Nền: Lớp vữa láng mặt nền, lớp Bêtông đà 4x6 mác 100 dày 100,

cát tôn nền tưới nước đầm kỹ từng lớp dày 100.

+ Tường: xây gạch ống dày 100, vữa xây tô mác 75 cột xây gạch thẻ,

tường quét vôi 2 nước màu vàng kem.

III. Phương án khai thác và sử dụng lao động.

III.1. Phương án khai thác dự án.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.

III.2. Phương án sử dụng lao động.

Tùy theo tình hình, thời vụ. Chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với người lao động

để triển khai thực hiện dự án.

III.3. Dự kiến nguồn lao động cung cấp cho dự án.

Sử dụng nguồn lao động tại địa phương.

IV. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

Dự kiến dự án được thực hiện trong 3 năm. Phân kỳ đầu tư được thể hiện chi tiết

trong phụ lục kèm theo của dự án.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 23

Chương bốn

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG

CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG

I. Đánh giá tác động môi trường.

Về việc thực hiện dự án trong khu vực có tác động đến môi trường và kinh tế xã

hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trong phần báo cáo này chỉ nêu những tác động

chính có tính chất định tính, định lượng được.

Nguồn gây tác động đến môi trường ở các giai đoạn thực hiện dự án:

+ Chuẩn bị công trình.

+ Thi công công trình.

+ Khi công trình vào hoạt động.

I.1. Tác động đến môi trường không khí.

* Bụi.

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn thực hiện dự án chủ yếu là bụi

(san ủi, quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng), tiếng ồn rung (do các phương tiện vận tải

và thi công cơ giới), khí thải của các phương tiện vận tải và xe san ủi (chứa bụi,

SO2,NOx,CO, Pb …).

Trong giai đoạn này việc san ủi có qui mô nhỏ nên lượng xe thi công không nhiều,

các loại xe tham gia thi công sẽ được các cơ quan có chức năng kiểm định và đang còn

trong thời hạn hoạt động. Nên có ảnh hưởng ít đến môi trường, thời gian tác động

ngắn, cụ thể như:

- Từ các máy thi công.

- Bụi ảnh hưởng tới công nhân cũng như các công trình xung quanh.

- Phát sinh trong quá trình phối trộn nghiền, sàng và vận chuyển vật liệu.

*Khí.

Các động cơ trong khi vận hành thải vào không khí gồm các khí như: CO, CO2,

NO2, SO2 và bụi đất. Lượng khí thải và bụi đất phụ thuộc rất lớn vào các loại máy sử

dụng trên công trường.

Ngoài ra khi sản xuất máy móc sẽ thải vào môi trường lượng khói gây ô nhiễm

môi trường, bụi đất trong quá trình cấp liệu và một phần bụi do hệ thống lọc bụi khử

không hết.

*Tiếng ồn.

Tiếng ồn do hoạt động của máy móc và nhiệt độ trong quá trình thi công công

trình sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của những người vận hành. Độ ồn và

nóng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện vận hành.

Tiếng ồn trong quá trình hoạt động của trại, do sử dụng các thiết bị chạy bằng điện

chủ yếu là motor bơm nước nên tiếng ồn gây ra là không đáng kể.

I.2. Tác động đến môi trường nước.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 24

Nước mưa.

Nước mưa chảy từ khu vực dự án có mang theo bụi đất xuất hiện từ quá trình thất

thoát do hoạt động của trại.

Nước thải sản xuất và sinh hoạt.

Trong quá trình hoạt động lượng nước thải sản xuất sẽ mang theo một phần bụi

nguyên vật liệu và có chứa dầu mỡ các chất hữu cơ, thức ăn tươi và vi sinh.

I.3. Tác động đến chất lượng đất và hệ sinh thái.

Khu vực dự án hiện tại đây là khu vực hiện đang sản xuất nông nghiệp nên việc

thực hiện dự án về cơ bản không gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và hệ sinh thái.

I.4. Tác động đến cảnh quan, di sản văn hóa.

Trong khu vực dự án hiện không có các công trình kiến trúc, cảnh quan, di sản văn

hóa nào đặc biệt, nên việc thực hiện dự án hầu như không gây ảnh hưởng gì đến yếu tố

này.

I.5. Tác động đến điều kiện kinh tế – xã hội.

+ Là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của toàn Doanh nghiệp, nhằm tạo điều

kiện cho Doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ của mình.

+ Phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của khu vực và Nhà nước nói chung.

+ Góp phần gia tăng thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho lao

động của tỉnh nhà, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đây là một dự án

mang tính tiên phong trong khu vực.

I.6. Các phương án khống chế ô nhiễm môi trường.

Phương án khống chế ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

Để khống chế ô nhiễm tại các nguồn phát sinh bụi trong quá trình thi công có thể

thực hiện các giải pháp sau:

+ Sử dụng xe máy thi công có lượng khí thải, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho

phép.

+ Trong quá trình thi công coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp như tưới nước

tạo ẩm để hạn chế bụi trong các bãi chứa nguyên liệu. Thu gom và tưới nước

thường xuyên các tuyến đường vận chuyển gây rơi vãi cát, đất, …

+ Thực hiện che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng hàng rào che chắn.

Mặt khác trong quá trình hoạt động dự án sẽ áp dụng giải pháp trồng cây xanh

xung quanh để hạn chế sự lan tỏa của bụi và tiếng ồn.

Để khống chế ô nhiễm khí bụi, mùi hôi phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự

án:

+ Đối với giai đoạn hoạt động của dự án hầu như lượng bụi và tiếng ồn là không

đáng kể.

Phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước.

+ Đối với nước thải của khu chăn nuôi. Dự án sử dụng hệ thống thoát nước kín,

sau đó chảy vào bể chứa, nước thải sẽ được sử lý bằng enzym. Do đó về cơ bản

dự án không gây ảnh hưởng nhiều đến vấn đề môi trường.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 25

+ Xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên bằng các hầm tự hoại 2

ngăn.

Phương án khống chế ô nhiễm đất đai và chất thải rắn.

+ Đảm bảo không để cho đất lẫn dầu trong quá trình thi công chảy ra xung quanh

làm giảm chất lượng của đất.

+ Các chất thải rắn như gạch vỡ, tấm lợp, sà bần sẽ được sử dụng để san lấp mặt

bằng ngay trong quá trình xây dựng.

+ Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom xử lý bằng cách chôn lấp hoặc kết

hợp với các đơn vị môi trường trong khu vực để xử lý.

Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động.

Vấn đề vệ sinh an toàn lao động: ngoài các phương án khống chế như trên nhằm

giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe của công nhân tại

khu vực thực hiện dự án còn có các phương pháp sau:

+ Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ.

+ Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y Tế

ban hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

+ Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn lao động.

+ Phòng chống cháy nổ.

+ Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao phải có hồ sơ lý lịch

được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng của nhà nước.

+ Các loại nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho công trình chống cháy nổ được lưu trữ

trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia

lửa điện.

Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuân thủ theo đúng qui định của nhà nước về

vấn đề môi trường, theo dõi giám sát các thông số về môi trường để có phương án xử

lý kịp thời.

II. Giải pháp phòng chống cháy nổ.

Vì tính đặc thù của dự án khả năng xảy ra cháy nổ không cao. Nên dự án chỉ trang

bị các thiết bị chữa cháy bằng tay (bình bọt) + chậu cát được bố trí một cách hợp lý

theo tiêu chuẩn hiện hành.

III. yêu cầu an ninh quốc phòng.

Sau khi dự án được hình thành nhằm góp phần thúc đầy nền kinh tế nói chung và

nghành nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân

khi sử dụng giống mới, chất lượng cao.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội và đảm bảo an

ninh quốc phòng.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 26

Chương năm

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

I. Tổng mức đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án : 9.504.571.204 đồng. Trong đó:

­ Vốn xây dựng : 7.238.236.084 đồng.

­ Chi phí thiết bị : 494.500.000 đồng.

­ Chi phí quản lý DA : 186.646.156 đồng.

­ Chi phí tư vấn : 504.091.541 đồng.

­ Chi phí khác : 44.540.560 đồng.

­ Dự phòng phí : 1.036.556.864 đồng.

II. Nguồn vốn đầu tư.

­ Vốn tự có : 2.826.240.787 đồng.

­ Vốn vay : 6.678.330.417 đồng.

IV. Các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế.

IV.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm hoạt động đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay, năm thứ 2 tiến hành trả

nợ thời gian trả nợ trong vòng 5 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 1,2 tỷ đồng.

Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là

cao trung bình là 120% trả được nợ.

IV.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu

hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số

hoàn vốn của dự án là 3,12 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo

bằng 3,12 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn

vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến

năm thứ 7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 6 để

xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 6 năm 10 tháng kể từ ngày hoạt động.

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 27

IV.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục

tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,3 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được

đảm bảo bằng 1,3 đồng thu nhập cùng qui về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng

tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11,13%).

Thời gian hoàn vốn của dự án là 10 năm 8 tháng.

IV.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Trong đó:

+ P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm.

+ CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.

Hệ số chiết khấu mong muốn 11,13%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 2.281.097.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng

20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về

hiện giá thuần là: 2.281.097.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả.

IV.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy

IRR = 14,85% > 11,13% như vậy chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

V. Hiệu quả về mặt xã hội của dự án.

Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, cùng với các dự

án khác trong khu vực hình thành vùng chuyên canh nhằm thực hiện chủ trương

chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Tạo nguồn thu ngân sách địa phương thông qua các nguồn thuế.

Về mặt xã hội, dự án góp phần thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo,

giải quyết việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người

dân trong vùng.

nt

t

tiFPCFtPNPV1

)%,,/(

P

tiFPCFt

PIp

nt

t

1

)%,,/(

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 28

PHỤ LỤC CỦA DỰ ÁN

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 29

THIẾT KẾ CƠ SỞ

Dự án đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Phát Nguyên

Tư vấn lập dự án “Lập dự án Á Châu” 0938300024 30

KHÁI TOÁN XÂY DỰNG