27
Cơ hội cho lưu vực Mê Công: Công ước về Nguồn nước của Liên hợp quốc là cơ sở cho hợp tác liên quốc gia Tài liệu phân tích về các khía cạnh pháp lý mà Công ước của Liên hợp quốc về các Nguồn nước liên quốc gia có thể giúp tăng cường cho Hiệp định Mê Công TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ

Cơ hội cho lưu vực Mê Công: Công ước về Nguồn nước của ...3sbasin.org/phocadownload/userupload/Vietnamese/UNWC MA - final... · hợp tác liên quốc gia

  • Upload
    buitram

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Cơ hội cho lưu vực Mê Công: Công ước về Nguồn nước của Liên hợp quốc là cơ sở cho hợp tác liên quốc gia

Tài liệu phân tích về các khía cạnh pháp lý mà Công ước của Liên hợp quốc về các Nguồn nước liên quốc gia có thể giúp tăng cường cho Hiệp định Mê Công

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ

2

Tên gọi của các thực thể địa lý và các tư liệu trình bày trong cuốn sách này không hàm ý bất kỳ quan điểm của một bộ phận nào thuộc IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) hoặc của Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ đối với tình trạng pháp lý hoặc vấn đề phân định ranh giới hoặc biên giới của một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc một khu vực địa lý. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ảnh các quan điểm của IUCN hoặc của Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ . Dự án BRIDGE được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ tài trợ.

Cơ quan xuất bản: Văn phòng IUCN khu vực châu Á Bản quyền: ©2016 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Được phép tái bản ấn phẩm này cho mục đích giáo dục hoặc các mục đích phi thương mại khác mà không cần văn bản cho phép trước của cơ quan giữ bản quyền nhưng phải ghi đầy đủ nguồn trích dẫn. Nghiêm cấm việc tái bản ấn phẩm này để bán hoặc cho các mục đích thương mại khác mà không có văn bản cho phép trước của cơ quan giữ bản quyền. Trích dẫn: Kinna, R. (2016). Cơ hội cho lưu vực Mê Công: Công ước về Nguồn nước của Liên hợp quốc là cơ sở cho hợp tác liên quốc gia (Tài liệu phân tích về các khía cạnh pháp lý mà Công ước của Liên hợp quốc về các Nguồn nước liên quốc gia có thể giúp tăng cường cho Hiệp định Mê Công): IUCN. 27 trang.

Minh họa trang bìa: Bản đồ sông Mê Công. IUCN Châu Á (2016). Cơ quan sản xuất: Văn phòng IUCN khu vực Châu Á Ấn phẩm có tại: IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) Văn phòng IUCN khu vực Châu Á 63 Sukhumvit Soi 39 Đường Sukhumvit Wattana, Bangkok 10110 Thái Lan Tel: +662 662 4029 http://www.iucn.org/about/union/secretariat/offices/asia/regional_activities/bridge_3s/

3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ICJ Tòa án Công lý quốc tế IWRM Quản lý tổng hợp tài nguyên nước LMB Hạ lưu vực Mê Công MA Hiệp định Mê Công 1995 MRC Ủy hội sông Mê Công PNCPA Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận UNWC Công ước về Nguồn nước của Liên hợp quốc, 1997 ILC Ủy ban Luật Quốc tế

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Công ước: Thỏa thuận bằng văn bản theo đó các quốc gia tham gia tự chịu ràng buộc về mặt pháp lý để hành động theo một cách cụ thể hoặc để thiết lập các quan hệ cụ thể giữa các quốc gia. Thuật ngữ này cũng có thể được dùng thay thế với Điều ước. Các Điều ước cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau từ Hiệp định

liên quốc gia, Hiệp ước, Đạo luật chung và Hiến chương, tới Quy chế, Tuyên bố và Thỏa ước.

Luật Tập quán Quốc tế: Các quy tắc có từ những cách hành xử chung của các quốc gia và đi cùng với niềm tin rằng cách hành xử đó bị ràng buộc về mặt pháp luật (xem opinio juris).

Thẩm định chi tiết: Các bước thẩm định được một quốc gia tiến hành (về tài chính, pháp lý, kỹ thuật và hành chính) để đạt được chuẩn pháp lý về mức độ thận trọng đã được công nhận để tránh gây hại ở mức hợp lý đối với một quốc gia khác.

Sử dụng công bằng và hợp lý: Công bằng và hợp lý nói chung chỉ sự bình đẳng về quyền giữa các quốc gia có chung một nguồn nước liên quốc gia được sử dụng nước của nguồn nước đó vì lợi ích của riêng mình và các mục đích bền vững trong mối quan hệ lẫn nhau.

Thiện chí: Cách cư xử trung thực, công bằng và chân thành và không có ý giả dối.

Có hiệu lực: Một hiệp ước có hiệu lực vào thời điểm khi nó trở nên ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tham gia hiệp ước. Một hiệp ước chưa có hiệu lực khi nó mới được thông qua (mở để ký). Ngày có hiệu lực có thể là ngày nêu tại hiệp ước hoặc là ngày mà vào ngày đó có một số lượng đã xác định các văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập được lưu chiểu tại cơ quan lưu chiểu.

Quyền tài phán: Quyền trong luật quốc tế đối với một quốc gia thực thi thẩm quyền đối với công dân của mình và những người và tài sản trong lãnh thổ của quốc gia đó.

Quy phạm pháp lý bắt buộc (opinio juris): Sự thừa nhận rộng rãi trong một quốc gia về hành xử quốc gia cụ thể là có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Sử dụng tối ưu: Sự sử dụng mong muốn hoặc tốt nhất có thể trong những hạn chế nhất định, ví dụ làm thỏa mãn mối quan tâm của hai hoặc nhiều quốc gia.

Bên tham gia: Một quốc gia hay một tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã đồng ý bị ràng buộc bởi Công ước khi Công ước có hiệu lực.

Phê chuẩn: Biểu thị sự đồng ý của một quốc gia sẽ bị ràng buộc với một hiệp ước, sau khi ký. Thông thường, thuật ngữ phê chuẩn được dùng như các thuật ngữ “gia nhập”, “thông qua” và “chấp thuận”.

Gây hại đáng kể: Mức hại nhiều hơn mức có thể nhận thấy nhưng không nhất thiết tới mức độ nghiêm trọng hoặc quan trọng. Gây hại đáng kể phải dẫn tới sự “tổn hại thực tế”, ví dụ như đối với sức khỏe con người, sản xuất công nghiệp, tài sản, môi trường hay sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng bền vững: Gồm hai thành tố then chốt trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên là: sử dụng hợp lý và bảo vệ hệ sinh thái. Đối với việc sử dụng các tài nguyên tái tạo, sử dụng bền vững có nghĩa là sự bảo vệ khả năng bền vững lâu dài của tài nguyên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

4

MỤC LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................................................ 3

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ......................................................................................................................................... 3

MỤC LỤC ................................................................................................................................................................. 4

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................................. 6

TÓM TẮT ................................................................................................................................................................. 7

1. XUẤT XỨ ............................................................................................................................................................ 8

1.1 UNWC: Xuất xứ và tổng quan ................................................................................................................... 8

1.1.1 Tiến trình ........................................................................................................................................... 9

1.1.2 Tổng quan ......................................................................................................................................... 9

1.1.3 Các nguyên tắc .................................................................................................................................. 9

1.1.4 Các thủ tục ........................................................................................................................................ 9

1.1.5 Thông qua và có hiệu lực .................................................................................................................. 9

1.2 Hiệp định Mê Công: Xuất xứ và tổng quan ............................................................................................. 10

1.2.1 Tiến trình ......................................................................................................................................... 10

1.2.2 Tổng quan ....................................................................................................................................... 10

1.2.3 Các nguyên tắc ................................................................................................................................ 10

1.2.4 Các thủ tục ...................................................................................................................................... 10

1.2.5 Thông qua và hiệu lực thi hành ...................................................................................................... 10

1.3 Ủy hội sông Mê Công (MRC) ................................................................................................................... 11

1.3.1 Tổng quan ....................................................................................................................................... 11

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ ............................................................................................................ 11

1.3.3 Các chức năng ................................................................................................................................. 11

1.3.4 Tình trạng ........................................................................................................................................ 11

2 UNWC VÀ HIỆP ĐỊNH MÊ CÔNG: PHÂN TÍCH SO SÁNH VỀ MẶT PHÁP LÝ ...................................................... 12

2.1 Phạm vi và các định nghĩa ...................................................................................................................... 12

2.2 Các nguyên tắc quan trọng: phát triển bền vững ................................................................................... 13

2.3 Các nguyên tắc quan trọng: Sử dụng công bằng và hợp lý ..................................................................... 14

2.4 Các nguyên tắc quan trọng: Nghĩa vụ không gây hại đáng kể (và nghĩa vụ bảo vệ các hệ sinh thái) ..... 15

2.5 Các nghĩa vụ mang tính thủ tục: Nguyên tắc hợp tác và trao đổi thông tin ........................................... 16

2.6 Các nghĩa vụ mang tính thủ tục: Nguyên tắc thông báo, tham vấn trước và đàm phán (đối với các biện pháp đã được qui hoạch) ....................................................................................................................... 17

2.7 Các nghĩa vụ mang tính thủ tục: Các thủ tục giải quyết bất đồng .......................................................... 18

3 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC HỖ TRỢ QUẢN TRỊ NƯỚC LƯU VỰC MÊ CÔNG VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA .. 19

3.1 Giải quyết các lỗ hổng trong Hiệp định Mê Công và Ủy hội sông Mê Công ........................................... 19

3.2 Công ước của Liên hợp quốc giúp tăng cường việc thực hiện chứ không thay thế Hiệp định Mê Công 19

3.3 Công ước của Liên hợp quốc giúp điều chỉnh Hiệp định Mê Công cho phù hợp với luật tập quán ....... 20

3.4 Công ước của Liên hợp quốc giúp củng cố chứ không làm yếu đi nhiệm vụ quản trị của Ủy hội sông Mê Công ........................................................................................................................................................ 20

5

3.5 Công ước của Liên hợp quốc làm nền tảng chứ không làm yếu sự hợp tác trong và thông qua Ủy hội sông Mê Công ......................................................................................................................................... 21

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 21

4.1 Các kiến nghị chính ................................................................................................................................. 22

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................................ 24

6

MỞ ĐẦU

Dự án BRIDGE (Xây dựng Đối thoại và Quản trị các Dòng sông) được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Chương trình Ngoại giao Nước của Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sĩ (SDC) hỗ trợ. Dự án nhằm tăng cường năng lực quản trị nguồn nước thông qua học hỏi, trình diễn, khởi xướng và xây dựng sự đồng thuận đối với các điểm nóng là các lưu vực sông xuyên biên giới. Đây là dự án đa khu vực, được thực hiện tại hơn mười lưu vực sông ở Nam và Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á.

Tại Châu Á, dự án BRIDGE được thực hiện trong lưu vực Mê Công từ năm 2011, và đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại và tập huấn về ngoại giao nước cho các bên liên quan chủ chốt, tạo thuận lợi cho việc chia sẻ các thông tin về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM), xây dựng các bộ dữ liệu và thực hiện các nghiên cứu hỗ trợ cho các thảo luận chuyên môn trên toàn lưu vực.

BRIDGE cũng thúc đẩy các cam kết chính trị mạnh mẽ thông qua việc hỗ trợ các chính phủ nhận rõ và cam kết thực hiện các nguyên tắc pháp lý nêu tại Công ước về Nguồn nước của Liên hợp quốc năm 1997 (UNWC) và Công ước về Nước của UNECE năm 1992.

Là một phần của nỗ lực được nêu, dự án BRIDGE tổ chức các hội thảo tập huấn về một số chủ đề liên quan đến hợp tác về nước xuyên biên giới, bao gồm luật nước quốc tế nói chung và UNWC nói riêng. Mục đích của các đợt tập này là cung cấp cho các cán bộ của các cơ quan chủ chốt và đại diện các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân sự hiểu biết tốt hơn về luật nước quốc tế và các điều khoản then chốt, các quy định quan trọng và các quy định mang tính thủ tục, và các khía cạnh thể chế của UNWC.

Tài liệu này, dựa trên bản phân tích pháp lý do Rémy Kinna, Công ty Tư vấn Toàn cầu TWL soạn thảo là một phần trong bộ tài liệu tập huấn hỗ trợ cho dự án BRIDGE đào tạo về ngoại giao nước. Tài liệu được biên soạn theo yêu cầu của các luật sư đang làm việc cho dự án BRIDGE và các cộng tác viên trong vùng Hạ lưu vực Mê Công và sẽ được dùng trong các khóa tập huấn của dự án BRIDGE. Tài liệu cũng sẽ được phổ biến rộng rãi ở các nước Hạ lưu vực Mê Công.

BRIDGE mong muốn tài liệu này sẽ củng cố hơn nữa các nguyên tắc của UNWC và sự tương thích của Công ước với Hiệp định Mê Công, cũng như đóng góp vào các đối thoại và hợp tác khu vực về vấn đề nước xuyên biên giới.

7

TÓM TẮT

Công ước của Liên hợp quốc về Nguồn nước (UNWC) có hiệu lực từ tháng 8/2014 khi Việt Nam, quốc gia thứ 35 phê chuẩn Công ước. Đó là một dấu mốc đối với việc quản lý các nguồn nước xuyên biên giới trên toàn cầu và là cơ hội quan trọng đối với các quốc gia và các khu vực hiện vẫn chưa có các khung hợp tác về các nguồn nước cùng chia sẻ.

Được thông qua vào năm 1997 như một văn bản pháp điển của luật tập quán quốc tế, UNWC đưa ra các quy định rõ ràng trong việc thực hiện luật nước quốc tế. Là công ước khung toàn cầu, mục tiêu trọng tâm của Công ước là đưa ra một khung pháp lý linh hoạt qua đó có thể xây dựng các hiệp định cụ thể hơn cho một lưu vực sông hoặc nguồn nước, đưa ra cơ chế quản trị thích hợp (có bản sắc) hơn thông qua các điều khoản cụ thể theo bối cảnh và các khuôn khổ chính sách liên quan không mang tính ràng buộc.

Trong khu vực Mê Công, đã có một hiệp định đặc trưng như vậy cho một lưu vực sông đó là Hiệp định Mê Công. Có hiệu lực từ năm 1995, Hiệp định Mê Công được 4 nước Hạ lưu vực Mê Công (LMB) thông qua gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hiệp định cũng thiết lập một thể chế liên chính phủ cho lưu vực sông là Ủy hội sông Mê Công (MRC). Ban đầu Hiệp định được cho là “một khung thể chế tiến bộ nhất để quản trị một nguồn nước liên quốc gia”1 và MRC được “ca ngợi như là một “mô hình cho thế giới”2. Tuy nhiên, sau 20 năm, khả năng của Hiệp định Mê Công và Ủy hội sông Mê Công trong quản trị hiệu quả nguồn nước xuyên biên giới trong khu vực đang bị đặt câu hỏi, đặc biệt liên quan đến các bất đồng do sự phát triển ồ ạt thủy điện trên dòng chính và cả các dòng nhánh sông Mê Công.

UNWC có hiệu lực là một cơ hội để tìm ra phương pháp tiếp cận chung nhằm tăng cường công tác quản trị nước xuyên biên giới cả ở lưu vực Mê Công và trên toàn cầu. Tất cả các quốc gia trong lưu vực đã bị ràng buộc bởi các nguyên tắc của luật tập quán quốc tế đã được pháp điển trong UNWC. Do đó, các quốc gia phê chuẩn và thi hành UNWC sẽ thấy không có gì thay đổi trong các nghĩa vụ cơ bản của mình. Tuy nhiên, họ lại được hưởng lợi từ một khuôn khổ pháp lý có thể thực thi mà Hiệp định Mê Công còn thiếu. Điều đó đưa ra sự tương thích trên toàn lưu vực trong quản trị hiệu quả và điều chỉnh hành vi của các quốc gia ven sông. UNWC cũng hỗ trợ các quốc gia Hạ lưu vực Mê Công tìm ra phương cách đối thoại cân bằng hơn với các quốc gia thượng lưu là những quốc gia chưa tham gia Hiệp định Mê Công và chưa là thành viên MRC.

Tài liệu này trình bày kết quả phân tích so sánh các nguyên tắc then chốt quan trọng và các nguyên tắc mang tính thủ tục và các nghĩa vụ quy định tại 2 công ước: Hiệp định Mê Công 1995 và UNWC 1997.

Kết quả phân tích cho thấy giữa UNWC và Hiệp định Mê Công nhìn chung có sự tương thích cao về mặt pháp lý. Hơn thế, UNWC đã nêu ra được những điểm chưa tương thích và những điểm mà Hiệp định Mê Công chưa đề cập đến. Đặc biệt, Thủ tục Thông báo, Trao đổi trước và Thỏa thuận (PNCPA) có vai trò rất quan trọng trong giải quyết các tranh chấp lại nằm ngoài nội dung chính của Hiệp định Mê Công và do đó, không có tính ràng buộc. Trong khi đó, khoảng trống về nghĩa vụ thực thi này đã được quy định cụ thể bằng các điều khoản pháp lý rõ ràng trong UNWC.

Kết quả phân tích chỉ rõ lợi ích của việc tất cả các quốc gia Hạ lưu vực Mê Công, thành viên MRC phê chuẩn UNWC. Phân tích cũng kiến nghị là UNWC sẽ củng cố chứ không phải thay thế Hiệp định Mê Công và MRC, cũng như tăng cường sự ảnh hưởng mang tính quy phạm phổ quát hơn vì là công cụ pháp lý quan trọng nhất cho việc quản trị các nguồn nước liên quốc gia trên toàn cầu.

1 Bearden, 2010, trang 798 2 Như trên, trang 803

8

1. XUẤT XỨ

Công ước của Liên hợp quốc (UN) về Luật Sử dụng các Nguồn nước Liên quốc gia cho các Mục đích Phi giao thông thủy (UNWC) là cơ sở luật pháp quốc tế then chốt có quy mô toàn cầu trong việc quản trị sử dụng nước ngọt từ các nguồn nước xuyên biên giới. Một bộ các hiệp định đang tồn tại (ở các cấp khu vực, lưu vực, song phương) và luật tập quán quốc tế cũng trùng với UNWC để hình thành nên chế độ pháp lý hoàn chỉnh của luật về các nguồn nước quốc tế.

Trên phạm vi toàn cầu, sự đòi hỏi cần có luật nước quốc tế ngày càng gia tăng kể từ giữa thế kỷ 20 và đỉnh cao là việc UNWC có giá trị hiệu lực từ tháng 8/2014. Ngày Công ước có hiệu lực là một dấu mốc lớn trong sự phát triển của các khuôn khổ pháp lý và trong việc quản lý các nguồn nước xuyên biên giới. UNWC có hiệu lực đã làm tăng thêm tầm quan trọng của khu vực Mê Công với sự kiện Việt Nam, một quốc gia trong lưu vực và là thành viên của Hiệp định Mê Công, là nước thứ 35 phê chuẩn UNWC, và qua đó đưa Công ước có hiệu lực thi hành.

Sông Mê Công và nhiều sông nhánh của nó, trong đó một số là sông xuyên biên giới, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam) có nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 70 triệu người. Hiệp định Mê Công, một hiệp định khu vực về nguồn nước được thông qua vào năm 1995 để quản lý việc phát triển bền vững lưu vực sông giữa các quốc gia Hạ lưu vực hiện nay gồm Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam. Các nước ven sông ở thượng lưu là Trung Quốc và Myanmar được mời tham gia nhưng vẫn chưa phải là thành viên. Ủy hội sông Mê Công (MRC) được thành lập theo Hiệp định Mê Công là một tổ chức liên chính phủ có mục đích khuyến khích sự hợp tác giữa các nước trong lưu vực nhằm quản lý hiệu quả vệc sử dụng nguồn nước.

Với việc UNWC bắt đầu có hiệu lực, ta có thể “dự đoán là sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới quản trị nguồn nước của các lưu vực sông xuyên biên giới trên toàn cầu qua sự ủng hộ điểm mạnh của các hiệp định đã có hiệu lực, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, và khuyến khích các quốc gia khác gia nhập Công ước”3. Vai trò của UNWC trong việc hỗ trợ các hiệp ước đang được thực thi là đặc biệt quan trọng vì, ngay cả khi các hiệp định về lưu vực sông đã tồn tại, chúng thường thiếu các nguyên tắc hoặc các thủ tục về luật nước quốc tế cụ thể đã được chấp nhận rộng rãi, hoặc chúng chưa có sự tham gia là thành viên tất cả các quốc gia trong lưu vực. Điều này đúng với trường hợp lưu vực Mê Công, khi Trung Quốc và Myanmar chưa phải là thành viên của Hiệp định Mê Công.

1.1 UNWC: Xuất xứ và tổng quan

UNWC là văn kiện cốt lõi vì một số lý do sau: nó tạo ra một khuôn khổ đủ mạnh cho tổ chức thực hiện quản trị nguồn nước và là một nền tảng chung cơ bản qua đó sẽ làm tăng cường tính dễ dự báo và khuyến khích quan hệ có đi có lại; nó pháp điển hoá và làm rõ các quy tắc hiện có và phát triển các nguyên tắc đang nổi lên của luật tập quán quốc tế về nước (IWL); nó hình thành một mô hình có thể định hướng việc giải thích các hiệp định khác cũng như định hướng quá trình đàm phán và dự thảo các hiệp định trong tương lai; và nó làm cơ sở thông tin để các các tòa án quốc tế và khu vực ra phán quyết.

Khoảng 40% của 263 nguồn nước quốc tế trên thế giới hiện đang được điều chỉnh bởi các thỏa thuận hoặc hiệp định quốc tế. Các hiệp định về nguồn nước xuyên biên giới về bản chất thường là các hiệp định khu vực hoặc song phương và được xây dựng ở nhiều nơi, được ký kết và phê chuẩn bởi các quốc gia có biên giới liền kề hay bao quanh một nguồn nước có vấn đề. Nhiều hiệp định mới đây chủ yếu dựa theo các quy định của UNWC.

Các hiệp định như thế là các bộ phận của một cấu trúc pháp lý rộng lớn hơn mà qua đó các nguồn nước liên quốc gia thường được quản lý bởi: các quốc gia (là các bên của hiệp định và là những bên chính thực hiện hiệp định); các tổ chức lưu vực (là các cơ quan giám sát việc thúc đẩy hiệp định và quản trị lưu vực); và các tổ chức giải quyết tranh chấp như Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) – kênh pháp lý chủ yếu để giải quyết các tranh chấp về nguồn nước quốc tế. Vai trò và sự đóng góp của các tổ chức nói trên trong toàn bộ cấu trúc pháp lý để quản lý nguồn nước quốc tế được đưa vào các mục chủ chốt của UNWC như khuôn khổ toàn cầu cho phép họ thực hiện công tác quản trị theo bối cảnh lưu vực.

3 Litke & Rieu-Clarke, 4/2/2015

9

1.1.1 Tiến trình

Liên hợp quốc bắt đầu đề cập đến tầm quan trọng của các nguồn nước xuyên biên giới trong luật quốc tế vào năm 1959, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) thông qua một nghị quyết kêu gọi nghiên cứu sơ bộ về các vấn đề pháp lý liên quan tới việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia. Một loạt các nghiên cứu, thảo luận, dự thảo, tuyên bố, và nghị quyết mà đỉnh điểm là Hiệp hội Luật Quốc tế (ILA) đã ra bản Quy tắc Helsinki còn sơ khai vào năm 1966. Mặc dù có nhiều điểm tiên tiến ILA đã đạt được trong đàm phán và dự thảo Quy tắc Helsinki, mãi đến năm 1970, 11 năm sau lần đầu tiên UNGA đặt vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về pháp lý, và chỉ định Ủy ban Luật Quốc tế (ILC) thực hiện nhiệm vụ soạn thảo một công ước về nguồn nước để có thể thông qua. Quá trình đàm phán và thỏa thuận rất phức tạp và cẩn trọng về các nguyên tắc và quy định then chốt đã khiến cho bản dự thảo không thể hoàn tất cho tới tận năm 1994. Phải mất thêm 3 năm nữa để tranh luận về các điều khoản trước khi UNGA ra Nghị quyết số 51/229 thông qua UNWC vào ngày 21/5/1997.

1.1.2 Tổng quan

Mục đích chính của UNWC là pháp điển hóa các quy tắc quốc tế về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy. Điều này được tóm lược trong phần Mở đầu với mục đích của Công ước là để “đảm bảo việc sử dụng, phát triển, bảo tồn, quản lý và bảo vệ các nguồn nước liên quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng tối ưu và bền vững các nguồn nước đó cho các thế hệ hiện tại và tương lai”, và có xét đến “tình hình đặc biệt và các nhu cầu của các quốc gia đang phát triển.” Các nguồn nước liên quốc gia được định nghĩa tại Điều 2 của UNWC bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất trong đó ghi nhận các nguồn nước dưới đất là một phần thiết yếu của các nguồn nước trên mặt đất trong các hệ sinh thái ven nguồn nước.

1.1.3 Các nguyên tắc

Phần cốt lõi của UNWC, Phần II, nêu các nguyên tắc chung và được đưa ra như là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ nội dung của Công ước: Sử dụng Công bằng và Hợp lý và Sự tham gia (các Điều 5 và 6). Điểm gây tranh cãi nhiều nhất trong số các nguyên tắc của UNWC là nghĩa vụ của các quốc gia phải “tiến hành các biện pháp thích hợp” (Điều 7) để sử dụng một nguồn nước liên quốc gia mà không gây hại đáng kể cho một quốc gia ven nguồn nước khác. Quan hệ giữa các nguyên tắc không gây hại đáng kể và sử dụng công bằng và hợp lý đã là tâm điểm của các tranh luận kéo dài giữa các quốc gia thượng lưu và các quốc gia hạ lưu; không chỉ trong phạm vi câu chữ của UNWC mà của hầu hết các hiệp định lưu vực sông, ví dụ như Hiệp định Mê Công.

1.1.4 Các thủ tục

Phần III của UNWC gồm các hướng dẫn về thủ tục, bao gồm nghĩa vụ tham vấn trước phải được tuân theo khi bắt đầu bất kỳ công trình được hoạch định mới tại một quốc gia mà công trình đó có thể có các tác động có hại đáng kể cho các quốc gia ven nguồn nước khác cùng chia sẻ nguồn nước. Công ước sau đó đưa ra các điều khoản về môi trường qua nội dung nghĩa vụ không hạn chế đối với các quốc gia phải “bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái của các nguồn nước liên quốc gia” (Điều 20). UNWC cũng nêu ra các nghĩa vụ qua đó các quốc gia phải thông báo ngay cho các quốc gia khác về các điều kiện có hại và về tình trạng khẩn cấp có khả năng gây tác động tới họ (các Điều 27, 28). Cuối cùng, Công ước nêu vấn đề về các biện pháp khắc phục cụ thể và các thủ tục giải quyết tranh chấp, cho phép một quốc gia theo đuổi các thủ tục pháp lý và/hoặc các thủ tục hành chính đối với quốc gia khác và quy định việc tự động chuyển đến các thủ tục giải quyết các tranh chấp bắt buộc nếu trong thời hạn 6 tháng các cuộc thương lượng không giải quyết được tranh chấp (các Điều 32, 33). Các Phụ lục kèm theo UNWC nêu các quá trình cụ thể như Trọng tài (Phụ lục II).

1.1.5 Thông qua và có hiệu lực

Có tổng cộng 103 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua UNWC vào năm 1997 và 3 nước bỏ phiếu chống (Trung Quốc, Burundi và Thổ Nhĩ Kỳ). 27 nước bỏ phiếu trắng và 52 nước không tham gia bỏ phiếu. Xét về tổng thể, Kết quả bỏ phiếu là rất quan trọng, phản ánh sự ủng hộ hầu như là nhất trí trên toàn cầu của các quốc gia đã bỏ phiếu thuận.

Đối với các quốc gia trong lưu vực Mê Công, có 2 điểm đáng nêu là: Trung Quốc đã bỏ phiếu chống đối với UNWC, trong khi tất cả các nước hạ lưu vực đã bỏ phiếu thuận, trong đó chỉ có Việt Nam đã phê chuẩn.

10

1.2 Hiệp định Mê Công: Xuất xứ và tổng quan

1.2.1 Tiến trình

Hợp tác về nguồn nước xuyên biên giới trong lưu vực Mê Công có từ đầu những năm 1950 với sự thành lập Ủy ban sông Mê Công gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và miền Nam Việt Nam. Về mặt lịch sử, trước khi bắt đầu những nỗ lực hợp tác thiết yếu giữa các quốc gia trong lưu vực mà cuối cùng dẫn tới Hiệp định Mê Công mới đây, bản chất của sự tương tác qua lại giữa những người dân sống dọc dòng chính và các dòng nhánh bị chi phối đặc trưng bởi tình trạng chiến tranh và xung đột. Cuối cùng cùng việc thông qua Hiệp định Mê Công và dẫn tới thành lập MRC là báo hiệu một kỷ nguyên mới trong hợp tác khu vực và hình thành một “chế độ pháp lý quốc tế để ra các quyết định chia sẻ nguồn nước và hợp tác trong lưu vực”.4

1.2.2 Tổng quan

Hiệp định Mê Công gồm 6 chương với 42 điều khác nhau xác định vai trò và trách nhiệm của các quốc gia ven trong lưu vực, Hiệp định Mê Công có đặc điểm chung là loại hiệp định không ràng buộc về phát triển bền vững, quản lý và sử dụng tài nguyên nước của dòng sông Mê Công. Cụ thể hơn, Hiệp định Mê Công nêu ra sự thay đổi dòng chảy thủy văn do hậu quả của việc chuyển nước trong và ra ngoài lưu vực và do các đập có hồ chứa lớn.

1.2.3 Các nguyên tắc

Phát triển trên cơ sở nguyên tắc pháp lý về “phát triển bền vững”, Hiệp định Mê Công quy định là tất cả thành viên đồng ý hợp tác trong quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực Mê Công. Cùng với “tinh thần Mê Công” yếu tố không chỉ làm nền cho sự ra đời mà còn dẫn tới việc thông qua Hiệp định, nguyên tắc hợp tác đối với nguồn tài nguyên nước chung là bằng chứng rõ ràng thể hiện trong cả câu chữ Hiệp định Mê Công cũng như được đưa vào thể chế MRC.

1.2.4 Các thủ tục

Một số thủ tục của luật nước quốc tế đã được Hiệp định Mê Công công nhận và được nêu trong nội dung Hiệp định, ví dụ như các yếu tố thông báo và tham vấn trước đối với việc chuyển nước ra ngoài lưu vực trong mùa mưa và chuyển nước trong lưu vực trong mùa khô (Điều 5). Tuy nhiên, các điều khoản chính chủ yếu liên quan trực tiếp tới cơ cấu tổ chức và các chức năng của MRC, trong đó có giải quyết tranh chấp (các Điều 34-35). Hầu hết các thủ tục, Hiệp định chỉ nêu phạm vi để MRC và các bộ phận kỹ thuật của MRC xây dựng các thủ tục và hướng dẫn chi tiết không mang tính ràng buộc.

1.2.5 Thông qua và hiệu lực thi hành

Hiệp định Mê Công được 4 nước Hạ lưu vực Mê Công (LMB) gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ năm 1995. Hiệp định đã thiết lập một cơ chế liên chính phủ quản lý lưu vực sông là Ủy hội sông Mê Công (MRC). Hiệp định được cho là “một khung thể chế tiến bộ nhất để quản trị một nguồn nước liên quốc gia”5 và cùng với MRC được “ca ngợi như là một “mô hình cho thế giới”6. Thực tế là Hiệp định Mê Công và MRC, cùng với “Tinh thần Mê Công” đã tồn tại 20 năm đáng được ca ngợi, và là minh chứng cho tầm quan trọng của sự hợp tác quản lý nguồn nước xuyên biên giới trong khu vực. Tuy nhiên, sự tiếp tục từ chối tham gia của Trung Quốc là một trong các mắt xích cực kỳ quan trọng còn đang thiếu của Hiệp định Mê Công.

4 Hirsch, 1999, trang 406-407. 5 Bearden, 2010, trang 798 6 Như trên, trang 803

11

1.3 Ủy hội sông Mê Công (MRC)

1.3.1 Tổng quan

MRC là tổ chức chính điều phối sự hợp tác và thực hiện Hiệp định Mê Công của các quốc gia thành viên. Bốn quốc gia là thành viên của Hiệp định Mê Công là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam – cũng là 4 quốc gia sáng lập tổ chức đại diện bởi MRC. Trung Quốc và Myanmar giữ vai trò Các bên Đối thoại.

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ

Về cơ cấu tổ chức, MRC gồm 3 tổ chức thường trực là: Hội đồng, Ủy ban Liên hợp và Ban Thư ký.

1.3.3 Các chức năng

MRC thực hiện một số nhệm vụ cụ thể nhất định theo các chức năng hỗ trợ chung đã được đề ra và theo các hợp phần cơ cấu chủ chốt của Ủy hội. Đặc biệt, các khía cạnh khoa học và kỹ thuật trong công việc của MRC đã nhận được nhiều chú ý và tài trợ của các nhà tài trợ bên ngoài. MRC đã biên tập các cơ sở dữ liệu thông tin có giá trị và phong phú đối với các ngành then chốt như thủy văn, địa lý và thủy sản trên toàn lưu vực và cho riêng các quốc gia và các khu vực. Từ năm 1995, các nhà tài trợ đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu về thủy sản của Ban Thư ký của MRC, và kết quả của các nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sản lượng to lớn của thủy sản đánh bắt trong lưu vực Mê Công và điều đó phụ thuộc vào sự duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái của lưu vực sông Mê Công.

Kể từ khi bắt đầu, vấn đề gây tranh cãi của các đập thủy điện, nhất là các đập trên dòng chính đã là trung tâm của các công việc của MRC. Đối với vấn đề này, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, MRC trong khuôn khổ giới hạn về chức năng của mình đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ và ra quyết định nhằm thông báo và cải thiện việc phân tích tác động, đàm phán và tiến trình ra quyết định, các công cụ và cơ sở kiến thức của các nước thành viên về các dự án thủy điện quy mô lớn.

Giải quyết tranh chấp Theo quy định tại các Điều 34 và 35 của Hiệp định Mê Công, những vấn đề nào không thể giải quyết được qua hợp tác thương lượng và những vẫn đề có thể dẫn đến bế tắc hoặc tranh chấp giữa các thành viên sẽ được đưa ra MRC để cố gắng giải quyết. Về mặt thủ tục, các tranh chấp đó sẽ được Hội đồng giải quyết, hoặc được Ủy ban Liên hợp giải quyết trong thời gian giữa các phiên họp thường kỳ của Hội đồng (Điều 24(F)). Tuy nhiên, do thiếu thủ tục chi tiết hướng dẫn cho tiến trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên và do MRC không có thẩm quyền đầy đủ đối với việc quản trị lưu vực nên vai trò của MRC chủ yếu chỉ là “trung gian hòa giải và hỗ trợ cho đại diện các chính phủ thảo luận”7 mà thôi.

Xây dựng các thủ tục và hướng dẫn Từ 2000 tới 2008, MRC đã xây dựng một bộ các thủ tục để bổ sung cho các điều khoản chung của Hiệp định Mê Công, gồm: Thủ tục Trao đổi và Chia sẻ Thông tin Dữ liệu, thông qua năm 2001; Thủ tục Theo dõi Sử dụng Nước, thông qua năm 2003; Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận, thông qua năm 2003; Thủ tục Duy trì Dòng chảy trên Dòng chính, thông qua năm 2006; và Thủ tục về Chất lượng Nước, thông qua năm 2011. Tất cả các bộ Thủ tục đều đi kèm các Hướng dẫn thực hiện của MRC. Trong khi các Thủ tục này được xây dựng theo quy định tại các Điều 5, 6, và 26 của Hiệp định, chúng là những quy định ngoài văn bản Hiệp định và vì thế, không có giá trị ràng buộc. Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNCPA) sẽ được so sánh với UNWC tại mục 7 dưới đây.

1.3.4 Tình trạng

Nhiều nhận định cho rằng vai trò, cơ cấu và quyền hạn của MRC là chưa đầy đủ để thực hiện việc quản trị dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Công. Hạn chế cơ bản nhất của MRC cũng là hạn chế của Hiệp định Mê Công là việc Trung Quốc và Myanmar từ chối tham gia. Điều đó gây cản trở cho MRC trong việc quản lý toàn bộ lưu vực Mê Công.

12

2 UNWC VÀ HIỆP ĐỊNH MÊ CÔNG: PHÂN TÍCH SO SÁNH VỀ MẶT PHÁP LÝ

2.1 Phạm vi và các định nghĩa

UNWC

UNWC áp dụng cho việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và các giải pháp công trình với các mục đích “bảo vệ, bảo tồn và quản lý việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia và nước trong các nguồn nước đó” (Điều 1(1)). Việc sử dụng nguồn nước liên quốc gia gây ảnh hưởng tới giao thông thủy hoặc bị ảnh hưởng bởi giao thông thủy, cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.

Theo UNWC “nguồn nước” được định nghĩa là một hệ thống sông bao gồm cả nước mặt, do các dòng nhánh của một con sông hợp lại, và nước dưới đất chảy vào một điểm chung (Điều 2(a)); “nguồn nước liên quốc gia” là một nguồn nước nằm trong hoặc là biên giới của hai hay nhiều quốc gia (Điều 2(b)); “quốc gia chung nguồn nước” là một Thành viên Quốc gia tham gia Công ước mà trên lãnh thổ của quốc gia đó có một phần của một nguồn nước liên quốc gia, hoặc là một Bên tham gia của một tổ chức hợp nhất kinh tế khu vực mà trong lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thành viên của tổ chức đó có một phần của nguồn nước liên quốc gia” (Điều 2(c)); và “Tổ chức hợp nhất kinh tế khu vực” là bất cứ một tổ chức liên chính phủ khu vực hoạt động với mục đích hội nhập và phát triển kinh tế (Điều 2(d)).

Hiệp định Mê Công

Khác với “nguồn nước”, Hiệp định Mê Công nói về khái niệm “lưu vực” trong toàn bộ nội dung Hiệp định nhưng không định nghĩa thuật ngữ này. Hiệp định dùng thuật ngữ này ở các ngữ cảnh khác nhau, thường dùng nhất là “lưu vực” Mê Công, cũng như các thuật ngữ “lưu vực sông”, “cấp lưu vực”, “toàn lưu vực”, và “hệ thống sông” được dùng trong văn bản. Tuy nhiên Hiệp định lại không định nghĩa những thuật ngữ này.

Ngoài ra, Hiệp định Mê Công đưa ra thuật ngữ “dòng nhánh” và chỉ định nghĩa tại các thủ tục ngoài Hiệp định, những thủ tục không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Sự phân biệt giữa “dòng chính” và “các dòng nhánh” trong văn bản mà không định nghĩa sự khác nhau giữa các thuật ngữ này đã dẫn tới thay đổi lớn về mặt pháp lý trong các thủ tục thông báo và tham vấn trước của các dự án thủy điện mà chúng được xem xét trong các tiến trình không mang tính ràng buộc nhất định thuộc khuôn khổ PNPCA.

Sự tương đồng và những lỗ hổng

UNWC có phạm vi rộng hơn Hiệp định Mê Công cả về mặt địa lý và chức năng. Trước hết, nó đề cập tới cả nước mặt và nước dưới đất như một thể thống nhất (mặc dù chỉ những nguồn nước trực tiếp liên quan tới chu trình thủy văn nước mặt). UNWC áp dụng một “phương pháp tổng thể và kết nối trong quản lý nước” kết hợp tài nguyên nước dưới đất có mối liên hệ với, và gây ảnh hưởng tới dòng chảy mặt và các môi trường trên mặt đất.

Hơn thế nữa, UNWC không phân biệt dòng chính và dòng nhánh mà điều chỉnh chúng về mặt pháp lý như nhau. Ngược lại, Hiệp định Mê Công lại không nhắc gì đến nước dưới đất trong văn bản Hiệp định. Hiệp định Mê Công cũng đưa vào một số định nghĩa nhất định và các dạng sử dụng nước dự kiến liên quan tới chuyển nước dòng chính ra ngoài lưu vực trong mùa mưa; không đưa vào các loại sử dụng nước cho sinh hoạt và quy mô nhỏ không gây ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy dòng chính và bỏ qua dòng nhánh. Điều đó là đặc biệt có ý nghĩa đối với việc quản trị một nguồn nước và cả một lưu vực bởi vì lời văn của Hiệp định phân biệt dòng chính và dòng nhánh theo các mục đích quản lý mà thiếu các nguyên tắc pháp lý và cơ chế cụ thể để điều chỉnh việc phát triển nguồn nước trên các dòng nhánh.

13

2.2 Các nguyên tắc quan trọng: phát triển bền vững

UNWC

Trong nội dung của Công ước, UNWC nêu rõ nguyên tắc phát triển bền vững. Điều 24 nói về quản lý các nguồn nước liên quốc gia, quy định là “Các Quốc gia ven nguồn nước, theo yêu cầu của bất kỳ một Quốc gia nào trong số họ, sẽ tham vấn về việc quản lý một nguồn nước liên quốc gia, có thể bao gồm cả việc lập một cơ chế quản lý chung” (Điều 24(1) và rồi Điều 24(2)) tiếp đến nêu ra “Theo mục đích của điều này, việc “quản lý” đặc biệt đề cập đến: (a) Lập quy hoạch phát triển bền vững một nguồn nước và chuẩn bị cho việc thực hiện mọi kế hoạch được thông qua, và (b) Mặt khác khuyến khích việc sử dụng hợp lý và tối ưu, bảo vệ và kiểm soát nguồn nước.

Về điểm này, UNWC đưa ra cơ sở pháp lý để tham khảo cho việc sử dụng và áp dụng trên thực tế nguyên tắc phát triển bền vững liên quan tới công tác quy hoạch và áp dụng các quy hoạch trong quản lý chung một nguồn nước liên quốc gia.

Hiệp định Mê Công

Trong Hiệp định Mê Công, phát triển bền vững được giải thích là “sự cân bằng đạt được giữa sự duy trì số lượng nước thỏa đáng và sự bảo vệ chất lượng nước tốt”. Hệ quả là, Hiệp định Mê Công tập hợp một số điều khoản then chốt có chức năng như những cơ chế pháp lý để hiện thực hóa sự cân bằng của việc phát triển bền vững đó: bảo vệ môi trường (Điều 3); sử dụng công bằng và hợp lý (Điều 5); duy trì dòng chảy (Điều 6); và nghĩa vụ đối với các quốc gia gây hại đáng kể cho các quốc gia khác để dừng ngay việc sử dụng được cho là gây hại cho tới khi có thể xác định được nguyên nhân gây hại (Điều 7). Gộp tất cả lại, các điều khoản cơ bản đó của Hiệp định Mê Công phải cùng được thực hiện để đạt được phát triển bền vững nguồn nước hoặc đạt được sự cân bằng giữa số lượng thỏa đáng và chất lượng nước tốt.

Sự tương đồng và những lỗ hổng

Trong khi UNWC và Hiệp định Mê Công khác nhau về sự đầy đủ và rõ ràng của các quy định pháp lý để hỗ trợ cho mục đích phát triển bền vững tài nguyên nước, hai văn bản này có sự tương đồng ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, mặc dù Hiệp định Mê Công hướng đến nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững, các hướng dẫn và các mục tiêu trong lời văn vẫn còn mập mờ. Do đó, trên thực tế, rất khó đảm bảo sự áp dụng một cách bình đẳng và nhất quán về mặt pháp lý các điều khoản cốt lõi của Hiệp định Mê Công nhằm đạt được phát triển bền vững tài nguyên nước. Trong khi đó, UNWC đưa ra cơ sở pháp lý cụ thể để tham khảo cho việc áp dụng nguyên tắc phát triển bền vững trong quản lý một nguồn nước liên quốc gia.

14

2.3 Các nguyên tắc quan trọng: Sử dụng công bằng và hợp lý

UNWC

Trong bối cảnh các nguồn nước liên quốc gia, các chuyên gia pháp lý đã xác định thuật ngữ “công bằng” nêu tại UNWC và luật tập quán quốc tế có thể được hiểu với nghĩa là “quyền bình đẳng trong sử dụng nước với các mục đích có lợi, chứ không phải là chia thành những phần bằng nhau”. UNWC không định nghĩa cụ thể thuật ngữ pháp lý thế nào là “công bằng và hợp lý”; thay vào đó, Công ước đưa ra hướng dẫn cách thức xác định sử dụng công bằng và hợp lý theo thực tế bằng cách liệt kê các yếu tố chính để xem xét khi đánh giá xem việc sử dụng mới hoặc tăng sử dụng nước có phù hợp hay không phù hợp với nguyên tắc nêu tại các Điều 5 và 6.

Hiệp định Mê Công

Câu chữ của Hiệp định Mê Công về nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý có thể được hiểu là có những ưu điểm về mặt pháp lý đối với nguyên tắc của luật nước quốc tế và giữ được tình trạng phù hợp với luật tập quán quốc tế. Tuy nhiên, Hiệp định cũng phân biệt sử dụng trong mùa mưa và mùa khô mà đó không phải là cách tiếp cận thường được công nhận đối với sử dụng công bằng và hợp lý. Hơn thế nữa, sự phân biệt dòng chính và dòng nhánh tại các Điều 5(A) và 6, và suốt trong các điều khoản Hiệp định đã làm thêm một giải thích là, trong số các nguyên tắc, thì nguyên tắc này chỉ áp dụng cho dòng chính mà không áp dụng cho các dòng nhánh. Do vậy, nguyên tắc pháp lý của sử dụng công bằng và hợp lý của Hiệp định Mê Công trên thực tế không áp dụng cho phạm vi toàn lưu vực.

Sự tương đồng

UNWC bao gồm các yếu tố thích hợp để xác định sử dụng công bằng và hợp lý (các Điều 5, 6). Hiệp định Mê Công ủng hộ về nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý, nhưng lại phân biệt giữa dòng chính và dòng nhánh, cũng như dòng chảy trong mùa khô và mùa mưa. Điều đó nghĩa là phạm vi pháp lý và việc áp dụng trên thưc tiễn sử dụng công bằng và hợp lý bị hạn chế đáng kể so với quy định của UNWC, và luật tập quán quốc tế.

Tuy nhiên, có thể lập luận là theo luật tập quán quốc tế và UNWC trong số các quy định pháp điển khác đã được công nhận rộng rãi, các nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý áp dụng cho cả dòng chính và các dòng nhánh một cách công bằng trong cả mùa khô và mùa mưa. Theo sự giải thích đó thì các quốc gia trong lưu vực Mê Công, kể cả các quốc gia chưa tham gia Hiệp định đều có nghĩa vụ áp dụng nguyên tắc một cách bình đẳng đối với cả dòng chính và dòng nhánh. Với sự tương đồng chung đó, Hiệp định Mê Công và các thủ tục và hướng dẫn liên quan rõ ràng là được hưởng lợi từ việc có thể lấy các yếu tố nêu tại Điều 6 của UNWC trong xác định nguyên tắc đó khi áp dụng về mặt pháp lý của Công ước.

15

2.4 Các nguyên tắc quan trọng: Nghĩa vụ không gây hại đáng kể (và nghĩa vụ bảo vệ các hệ sinh thái)

UNWC

Điều 7 của UNWC nói về nghĩa vụ chung không gây hại đáng kể. Điều này bắt đầu bằng nói là “Trong khi sử dụng nguồn nước liên quốc gia thuộc lãnh thổ của mình, các Quốc gia ven nguồn nước phải có các biện pháp thích hợp để phòng ngừa việc gây ra thiệt hại đáng kể cho các Quốc gia khác ven nguồn nước .” (Điều 7(1)). Liên quan trực tiếp tới nghĩa vụ chung này, Điều 7(2) tiếp tục quy định là “Tuy nhiên khi có thiệt hại đáng kể gây ra cho một Quốc gia khác ven nguồn nước, thì Quốc gia gây hại do việc sử dụng của mình, trong khi chưa có thỏa thuận cho sự sử dụng đó, phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp, có xem xét đầy đủ các quy định nêu tại các Điều 5, 6, trao đổi ý kiến với Quốc gia bị ảnh hưởng để loại trừ hoặc giảm nhẹ thiệt hại đó và khi cần, thảo luận về vấn đề bồi thường.” Quy định này tham khảo trực tiếp tới nguyên tắc “quan tâm thỏa đáng” mà nhiều chuyên gia pháp lý xem là đưa tới tính ưu việt cơ bản về mặt pháp lý đối với nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý hơn là nghĩa vụ không gây hại đáng kể. Thực vậy, tham khảo trực tiếp này “với nhận thức là, khi nào có thể thấy là thiệt hại đáng kể xảy ra mà cũng có thể chứng minh được là thiệt hại đó là công bằng và hợp lý, thì một quốc gia sẽ tuân thủ luật tập quán quốc tế” và luật tập quán quốc tế, cùng với các luật khác, đã được pháp điển trong UNWC.

Hiệp định Mê Công

Điều 7 Hiệp định Mê Công quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ: “Thực hiện mọi nỗ lực để tránh, giảm thiểu và làm nhẹ các tác động có hại có thể xảy ra đối với môi trường, đặc biệt là về số lượng và chất lượng nước, các điều kiện thủy sinh (hệ sinh thái), và sự cân bằng sinh thái của hệ thống sông gây ra bởi việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước lưu vực Mê Công hoặc xả rác thải và dòng chảy hồi quy.” Điều này tiếp tục quy đinh là “Khi một hoặc nhiều quốc gia được thông báo với chứng cứ thích đáng và có giá trị là quốc gia đó đang gây hại đáng kể cho một hoặc nhiều quốc gia ven nguồn nước do việc sử dụng và/hoặc xả thải vào nguồn nước sông Mê Công, quốc gia đó hoặc các quốc gia đó phải dừng ngay nguyên nhân được cho là gây ra hại đó cho tới khi nguyên nhân gây ra hại đó được xác đinhhj theo quy định tại Điều 8.” (Điều 7, Hiệp định Mê Công). Ở đây Điều 7 yêu cầu các quốc gia thành viên MRC “tiến hành mọi nỗ lực” để tránh, giảm thiểu hoặc giảm bớt các tác động có hại. Điều đó theo thành phần thẩm tra kỹ lưỡng của luật tập quán quốc tế. Xem xét riêng ở đây, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên MRC trong “tránh, giảm thiểu hoặc giảm bớt các tác động có hại” như đã được pháp điển tại Điều 7 là sự chi tiết hóa nghĩa vụ cơ bản không gây hại đáng kể của luật tập quán quốc tế và, cùng với các nghĩa vụ khác, các nghĩa vụ quy định tại UNWC.

Sự tương đồng

UNWC đưa vào Điều 7 một nghĩa vụ đã được định nghĩa rõ ràng là nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp thích hợp để không gây hại đáng kể. Điều 7 của Hiệp định Mê Công không đi sâu vào định nghĩa các nội dung then chốt và cách diễn đạt thuộc nghĩa vụ này; không đề cập trực tiếp đến “tác động có hại” mà mà thay vào đó lại đòi hỏi quốc gia bị hại phải đưa ra bằng chứng về “thiệt hại đáng kể”, mà cả hai khái niệm đó đều mơ hồ trong hệ thống luật pháp hiện tại. Tuy nhiên có thể lập luận là UNWC và Hiệp định Mê Công khi tách riêng xem xét đều có các thành phần pháp lý cơ bản theo luật tập quán quốc tế như quy định tại điều 7 của mỗi văn bản theo đó nghĩa vụ của các quốc gia là không gây hại cho quốc gia khác ven nguồn nước; và cùng với các quy định khác, có nghĩa vụ cẩn trọng và vì thế đều có trách nhiệm thẩm tra kỹ lưỡng.

16

2.5 Các nghĩa vụ mang tính thủ tục: Nguyên tắc hợp tác và trao đổi thông tin

UNWC

Nghĩa vụ chung về hợp tác được tóm tắt tại Điều 8 của UNWC, tại đó các quốc gia ven nguồn nước có nghĩa vụ phải “hợp tác trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, toàn ven lãnh thổ, cùng có lợi và thiện ý để đạt được sự sử dụng tối ưu và bảo vệ thích đáng một nguồn nước liên quốc gia (Điều 8 (1)).

Hiệp định Mê Công

Hiệp định Mê Công đưa vào tên Hiệp định nguyên tắc “hợp tác”, và từ hợp tác được nêu trong ở nhiều phần của hiệp định. Tuy vậy điều đó không thể hiện một nghĩa vụ riêng mà là một nguyên tắc đã được bao hàm. Điều quan trọng là Hiệp định Mê Công không chỉ rõ nguồn cụ thể hoặc nghĩa vụ đối với việc trao đổi các thông tin thích hợp cho việc quản lý toàn bộ sông Mê Công và các dòng nhánh.

Sự tương đồng

Cho dù cả hai văn bản pháp lý đều nhấn mạnh và rõ ràng nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia ven nguồn nước cùng vai trò quan trọng và sự thích hợp của nguyên tắc này trong việc quản trị có hiệu quả các nguồn nước liên quốc gia, chỉ có UNWC đòi hỏi các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác. Mặc dù Hiệp định Mê Công có nêu thuật ngữ “hợp tác” trong lời văn và ở tiêu đề, nhưng Hiệp định không bắt các quốc gia ven nguồn nước có nghĩa vụ chung phải hợp tác trên cơ sở cùng có lợi và thiện chí.

Mặt khác, MRC rõ ràng có vai trò quan trọng trong giúp đỡ quá trình hợp tác và Hiệp định Mê Công gồm rất nhiều điều khoản chi tiết hỗ trợ điều đó, trong khi UNWC, do tính chất toàn cầu của Công ước, chỉ gồm các điều khoản khuyến khích các nước ven nguồn nước lập thể chế riêng để tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, UNWC đi sâu hơn Hiệp định Mê Công trong việc định rõ các nghĩa vụ mang tính thủ tục và các cơ chế kể cả trao đổi thường xuyên thông tin và số liệu giữa các quốc gia ven nguồn nước. Các quy định đó được củng cố thêm bởi các điều khoản khác của UNWC, nhấn mạnh vào nguyên tắc “hợp tác” trong “thiện chí”. Kết quả cuối cùng là toàn bộ UNWC liên quan với việc đạt được nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ven nguồn nước và đưa ra một bộ các nghĩa vụ và thủ tục để giúp các quốc gia đạt được mục đích quan trọng này.

17

2.6 Các nghĩa vụ mang tính thủ tục: Nguyên tắc thông báo, tham vấn trước và đàm phán (đối với các biện pháp đã được qui hoạch)

UNWC

Điều 11 của UNWC quy định các quốc gia có nghĩa vụ: trao đổi thông tin tham vấn lẫn nhau và, nếu cần thiết, đàm phán về những ảnh hưởng có thể xảy ra của các biện pháp đã được quy hoạch đến tình trạng của một nguồn nước liên quốc gia. Điều 13(a) yêu cầu quốc gia gửi thông báo phải dành cho các Quốc gia được thông báo một thời hạn 6 tháng để tự nghiên cứu và đánh giá và thông tin trả lời. Về việc tham vấn và đàm phán, Điều 17(1) quy định nếu có phản hồi của Quốc gia được thông báo theo cho rằng việc thực hiện các dự án đã quy hoạch là không phù hợp với các quy định tại Điều 5 hoặc Điều 7, thì Quốc gia ra thông báo và Quốc gia được thông báo sẽ “thực hiện tham vấn và nếu cần thiết sẽ tiến hành đàm phán trên quan điểm đi tới một giải pháp công bằng vấn đề đang được đặt ra”. Và, các quốc gia phải tham gia mọi cuộc tham vấn và đàm phán “với thiện chí [và] tôn trọng thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia khác” (Điều17(2)).

Hiệp định Mê Công

Hiệp định Mê Công đưa ra hướng dẫn chung và các quy định ràng buộc có tính thủ tục đối với thông báo và tham vấn trước. Tuy nhiên, đây là điểm khác với các quy định của UNWC khi phân biệt dòng chính và các dòng nhánh.

Đối với dòng chính, các bên có nghĩa vụ theo Điều 5(B) là phải thông báo cho Ủy ban Liên hợp mọi đề xuất sử dụng nước trong lưu vực cả trong mùa mưa và mùa khô; và phải tham vấn trước đối với mọi đề xuất chuyển nước ra ngoài lưu vực trong cả mùa mưa và mùa khô. Điều 5(A) còn quy định thêm là “sử dụng nước trong lưu vực và chuyển nước ra ngoài lưu vực từ các dòng nhánh, kể cả Tonle Sap, cũng phải thông báo cho Ủy ban Liên hợp.”

Tuy nhiên trong các định nghĩa về “sử dụng nước cho sinh hoạt và quy mô nhỏ mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy dòng chính” có một ý khác biệt quan trọng do “thông báo về đề xuất sử dụng nước chỉ có tác động đến các dòng nhánh sông Mê Công vì thế bị loại ra khỏi Hiệp định”.

Sự tương đồng

Về nghĩa vụ chung đối với thông báo và tham vấn trước, sự khác biệt chính giữa hai văn bản là UNWC không phân biệt dòng chính và dòng nhánh của các nguồn nước liên quốc gia trong khi Hiệp định Mê Công lại phân biệt rõ ràng và “các sử dụng cho sinh hoạt và với quy mô nhỏ mà không có tác động đáng kể tới dòng chảy dòng chính” bị loại ra.

Mặc dù có sự khác nhau trong phân biệt đó, cả hai văn bản cho thấy sự tương thích cơ bản về mặt pháp lý trong các điều khoản được pháp điển, mà ít nhất đã tập hợp được ngôn ngữ đơn giản mà hùng biện của nghĩa vụ thông báo và tham vấn trước đối với các công trình đã hoạch định. UNWC đưa ra quy định chặt chẽ, rõ ràng và có ràng buộc mà hiện còn thiếu trong Hiệp định Mê Công.

Sau cùng, UNWC đáp ứng được yêu cầu cần phải có các thủ tục chi tiết hơn do đòi hỏi “các quy định mang tính thủ tục đưa ra một khuôn khổ minh bạch đối với việc phát triển và quản lý các sử dụng khác nhau của một nguồn nước chung”.

18

2.7 Các nghĩa vụ mang tính thủ tục: Các thủ tục giải quyết bất đồng

UNWC

Điều 33 của UNWC, chỉ được hỗ trợ bởi Phụ lục của Công ước, đưa ra một khuôn khổ pháp lý của UNWC để giải quyết tranh chấp. Điều 33(1) quy định là khi chưa có một thỏa thuận có thể áp dụng, trong trường hợp có tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên về sự giải thích hay áp dụng UNWC, các quốc gia có nghĩa vụ “tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình”.

Các quốc gia tham gia UNWC bị ràng buộc bởi các quy định sau đó tại Điều 33. Điều 33(2) nói rằng nếu các bên liên quan tới tranh chấp không đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán do một bên (hoặc nhiều bên trong trường hợp có nhiều bên liên quan) yêu cầu, khi đó họ có thể “cùng tìm một cơ quan có tiếng nói, hoặc yêu cầu trung gian hoặc bên thứ ba hòa giải, hoặc khi thích hợp, sử dụng bất kỳ tổ chức nguồn nước hỗn hợp nào do họ lập nên hoặc được họ đồng ý để đệ trình tranh chấp đó lên để phân xử hoặc trình lên Tòa án Công lý Quốc tế”.

Điều 33(3) đưa ra khung thời gian cụ thể và các thủ tục mà theo đó, nếu sau 6 tháng kể từ ngày một bên yêu cầu đàm phán mà các bên liên quan tới tranh chấp không giải quyết được thông qua đàm phán hoặc qua các phương tiện khác, thì tranh chấp đó phải “theo yêu cầu của bất kỳ bên nào liên quan đến tranh chấp, phải được trình lên để tìm hiểu thực tế một cách khách quan theo các khoản từ 4 đến 9, trừ phi các bên có thỏa thuận khác”. Vai trò pháp lý và sự thích hợp của việc tìm hiểu thực tế trong ý đồ chung của các thủ tục giải quyết tranh chấp của UNWC không thể bị đánh giá thấp vì nó là đặc trưng của một thỏa thuận khung trong lĩnh vực luật nước quốc tế và các thỏa thuận lưu vực/sông xuyên biên giới. Hơn nữa, trong một loạt các cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 33(2), cơ chế tìm hiểu thực tế này là một quy trình và diễn đàn có tính ràng buộc, duy nhất không thể đàm phán có trong UNWC.

Hiệp định Mê Công

Nội dung của Hiệp định Mê Công có các quy định nhất định về giải quyết tranh chấp. Điều 8 về “Trách nhiệm Quốc gia đối với các thiệt hại” quy định là: “Khi các ảnh hưởng có hại gây ra thiệt hại đáng kể đối với một hoặc nhiều quốc gia ven nguồn nước do việc sử dụng nước và/hoặc xả thải vào sông Mê Công của bất kỳ một quốc gia ven nguồn nước, thì (các) bên liên đới phải xác định tất cả các yếu tố liên quan, nguyên nhân, mức độ thiệt hại và trách nhiệm gây hại của quốc gia đó, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia, và xem xét, giải quyết mọi vấn đề, khác biệt và tranh chấp một cách hào bình và kịp thời thông qua các biện pháp hoà bình theo quy định tại các Điều 34 và 35 của Hiệp định này, và phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc [nhấn mạnh thêm]..”

Sự tương đồng

Trong khi cả hai văn bản đều có các quy định về giải quyết tranh chấp, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa nghĩa vụ và thủ tục nêu tại UNWC và Hiệp định Mê Công. Tại Điều 33, UNWC đưa ra các bước cụ thể và theo thứ tự logic các diễn đàn có tính ràng buộc và không ràng buộc để giải quyết các tranh chấp, nhấn mạnh tới lập đoàn tìm hiểu thực tế, trao đổi ý kiến mang tính chiến lược, quản lý khủng hoảng và giải quyết tranh chấp một cách sáng tạo. Khuôn khổ pháp lý này lại được tăng cường thêm nhờ một Phụ lục bao quát về phân xử, và Điều 32 cung cấp cho các cá nhân của các quốc gia ven nguồn nước, những người chịu ảnh hưởng hoặc bị đe dọa bởi các thiệt hại sắp xảy ra, quyền được tìm kiếm sự tin cậy vào quyền tài phán một khi thiệt hại được cho là đã xảy ra. Ngược lại, Hiệp định Mê Công cung cấp cho các quốc gia thành viên và MRC một số thủ tục chung và để họ hiểu hiệp định một cách cởi mở và duy trì một diễn đàn với các tiến trình không mang tính ràng buộc. Sau cùng, sự cần thiết phải có các thủ tục chi tiết hơn có thể được UNWC đáp ứng do “các quy định mang tính thủ tục đưa ra một khuôn khổ minh bạch đối với việc phát triển và quản lý các sử dụng khác nhau của một nguồn nước chung”.

19

3 CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC HỖ TRỢ QUẢN TRỊ NƯỚC LƯU VỰC MÊ CÔNG VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA

Dựa vào bản phân tích pháp lý so sánh nêu trên và những điểm mạnh được bổ sung về các nguyên tắc chính và các thủ tục của luật tập quán quốc tế có liên quan tới luật nước quốc tế của cả hai văn bản, thấy có sự tương thích chung về mặt pháp lý giữa UNWC và Hiệp định Mê Công.

Tuy nhiên, rõ ràng là Hiệp định Mê Công khác với UNWC một cách căn bản và về mặt thủ tục ở một số khía cạnh quan trọng. Hơn nữa, so với UNWC và nhiều luật tập quán quốc tế khác, còn có nhiều yếu tố (thành phần) pháp lý quan trọng vẫn chưa đề cập đến hoặc chưa được pháp điển hóa đầy đủ trong các thủ tục và các nguyên tắc chung của Hiệp định Mê Công. Mặc dù Hiệp định dường như lấy nguyên tắc phát triển bền vững là trung tâm, các nguyên tắc sử dụng công bằng, tham gia bình đẳng và không gây hại đáng kể chưa được quy định một cách thỏa đáng tại bất kỳ một điều khoản nào hoặc bị hạn chế đối với chủ quyền lãnh thổ. Cùng với đó là việc thiếu cơ chế thông báo trước cho các quốc gia để xem xét các dự án có tiềm năng gây ảnh hưởng có hại cho các quốc gia ven nguồn nước khác, cũng như không có thủ tục rõ ràng và cơ chế mang tính ràng buộc để giải quyết triệt để các tranh chấp. Tổng hợp tất cả lại, những khác biệt nội dung và quy chuẩn so sánh cơ bản so với UNWC đã làm suy yếu năng lực của Hiệp định Mê Công trong điều chỉnh việc sử dụng có hiệu quả sông Mê Công và các dòng nhánh của nó.

Tuy nhiên, do là hiệp định khung, UNWC có thể cung cấp các hướng dẫn, tiến trình và các tiêu chuẩn quan trọng cho mọi hợp phần pháp lý quan trọng đó trong lưu vực Mê Công. Do vậy, tác động từ việc các quốc gia trong lưu vực Mê Công phê chuẩn UNWC sẽ mang lại lợi ích trên quy mô toàn cầu đối với quản trị các nguồn nước liên quốc gia. Phần dưới đây nêu ra cách mà quốc gia thành viên MRC phê chuẩn UNWC có thể thực hiện để đạt được điều này.

3.1 Giải quyết các lỗ hổng trong Hiệp định Mê Công và Ủy hội sông Mê Công

Các phân tích so sánh về mặt pháp lý trên đây của Hiệp định Mê Công và các thủ tục thực hiện Hiệp định dựa vào các trụ cột then chốt của luật nước quốc tế, đặc biệt là UNWC, cho thấy rõ ràng sự cần thiết cần phải điều chỉnh Hiệp định để phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành và luật tập quán quốc tế.

Phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện trước khi UNWC có hiệu lực, vào thời điểm không có quốc gia Mê Công nào, trừ Việt Nam, đã có các bước đi cụ thể để phê chuẩn UNWC, và Trung Quốc là nước đã bỏ phiếu chống Công ước. Do đó, cần tập trung các lập luận vào việc nâng cao các tiêu chuẩn pháp luật, làm rõ tiến trình và tăng cường các nghĩa vụ nêu tại Hiệp định Mê Công để ngang bằng với những quy định của UNWC và luật tập quán quốc tế bằng việc sửa đổi các điều khoản hiện tại của Hiệp định.

Tuy nhiên UNWC hiện đã có hiệu lực, nên có khả năng xem xét là làm thế nào để hai văn bản đó có thể tăng cường bổ trợ cho nhau trong lưu vực Mê Công. Dựa trên sự tương đồng chung về mặt pháp lý giữa hai văn bản đối với tất cả các quy định mang tính thủ tục và quy định quan trọng chính như đã xem xét ở trên, các quốc gia hạ lưu vực Mê Công nên được thuyết phục phê chuẩn UNWC để Công ước có thể thực hiện đồng thời với Hiệp định Mê Công, làm rõ và củng cố các quy định của Hiệp định chứ không thay thế các quy định đó.

Tiếp đó, Hiệp định Mê Công sẽ được coi trọng và sử dụng với giá trị riêng của chính nó: là một tuyên bố rõ ràng về mục đích phát triển bền vững trong khu vực Mê Công. Hơn nữa, khi đó MRC có thể được tận dụng một cách hiệu quả như một cỗ máy quan trọng cho sự hợp tác qua đó, đưa các quốc gia Mê Công tới bàn đàm phán chứ không phải là tổ chức chỉ để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, việc phê chuẩn UNWC sẽ không là bất kỳ gánh nặng bổ sung nào đối với các nước thành viên MRC vì họ đã đạt được đến giai đoạn hợp tác đối với những tài nguyên liên quan tới nước thông qua Hiệp định Mê Công.

3.2 Công ước của Liên hợp quốc giúp tăng cường việc thực hiện chứ không thay thế Hiệp định Mê Công

Phê chuẩn UNWC sẽ củng cố cả hai văn bản và là khung hỗ trợ cho Hiệp định Mê Công và các hướng dẫn không ràng buộc đối với việc điều tiết các dự án thủy điện trên dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Công. Công ước sẽ củng cố mà không thay thế Hiệp định Mê Công và các thủ tục cùng các hướng dẫn dưới Hiệp định, và tạo ra một cấu trúc pháp lý lồng ghép giữa luật “cứng” và luật “mềm” để quản trị hiệu quả lưu vực Mê Công.

20

3.3 Công ước của Liên hợp quốc giúp điều chỉnh Hiệp định Mê Công cho phù hợp với luật tập quán

Qua việc phê chuẩn UNWC, các bên tham gia MRC cũng có thể điều chỉnh Hiệp định Mê Công và các thủ tục cùng các hướng dẫn liên quan phù hợp với luật tập quán quốc tế. UNWC là một tuyên bố chung và là bản pháp điển luật tập quán quốc tế về các vấn đề liên quan tới nguồn nước liên quốc gia. Do đó, nó giúp cho việc làm rõ ý nghĩa pháp lý và nội dung cụ thể của các nguyên tắc và các quy định đã được chấp nhận rộng rãi như luật tập quán quốc tế.

Bằng việc phê chuẩn UNWC, các quốc gia thành viên MRC không chỉ khẳng định ý chí của mình là tôn trọng các nguyên tắc và các quy định của luật tập quán quốc tế đã có giá trị ràng buộc mà còn củng cố Hiệp định Mê Công như một nền tảng pháp lý hiện tại để quản trị có hiệu quả và công bằng lưu vực Mê Công.

Cuối cùng, là mục tiêu bổ sung cho việc phê chuẩn UNWC trong lưu vực Mê Công và trên toàn cầu, cũng nên đồng thời chú ý tới việc tăng cường các luật trong nước có thể áp dụng được để điều chỉnh phù hợp với các điều khoản của UNWC, và phân tích cách thức làm thế nào việc phê chuẩn UNWC sẽ có ảnh hưởng tương tác với các luật quốc gia và các luật song/đa phương có liên quan khác.

Bất kể tiến trình phê chuẩn kéo dài bao lâu, các quốc gia hạ lưu vực Mê Công nên bắt đầu hành động để củng cố luật pháp trong nước với mục đích hài hoà hoá với các nguyên tắc và quy định của UNWC (đã ràng buộc họ như luật tập quán quốc tế). Đồng thời, những nước thành viên nào chưa làm cũng có thể nhân cơ hội này ban hành luật riêng để chấp nhận và thực hiện Hiệp định Mê Công, và để tìm ra cách thức theo đó Hiệp định sẽ được chấp nhận và thực hiện nhất quán trong thẩm quyền tài phán của quốc gia mình.

3.4 Công ước của Liên hợp quốc giúp củng cố chứ không làm yếu đi nhiệm vụ quản trị của Ủy hội sông Mê Công

Các bên tham gia Hiệp định Mê Công phê chuẩn UNWC sẽ củng cố chứ không làm yếu đi nhiệm vụ pháp lý chung của MRC trong quản trị việc sử dụng công bằng và hợp lý và phát triển bền vững dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Công. Phê chuẩn UNWC sẽ tạo ra nền tảng pháp lý chung với các điều khoản ràng buộc và các thủ tục rõ ràng, đặc biệt là đối với các tiến trình và tiêu chuẩn của thông báo trước và tham vấn, cũng như đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp qua bên thứ ba và sẽ cho phép MRC thực hiện tốt hơn các chức năng là tổ chức lưu vực sông.

Đặc biệt, việc phê chuẩn UNWC sẽ có lợi ích kép là: bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hiện tại của các nước thành viên MRC theo quy định tại Hiệp định Mê Công, cũng như của Trung Quốc và Myanmar là các quốc gia cùng lưu vực; và đồng thời, củng cố nhiệm vụ pháp lý của MRC và các quốc gia thành viên qua việc cung cấp cho họ một bộ các nghĩa vụ và nguyên tắc đã được đàm phán và thỏa thuận trên quy mô toàn cầu và được quốc tế công nhận có giá trị ràng buộc tất cả các quốc gia vượt ra ngoài phạm vi hạn chế của Hiệp định Mê Công. Ngoài ra, UNWC sẽ giúp khắc phục một trong những lỗ hổng chính trong nhiệm vụ pháp lý hiện tại của MRC vốn đang là thách thức quan trọng đối với việc quản trị hiệu quả toàn lưu vực, đó là: việc Trung Quốc và Myanmar, các nước thượng lưu, chưa tham gia trong Hiệp định.

Phê chuẩn UNWC sẽ tạo một nền tảng pháp lý chung được công nhận toàn cầu và bao gồm các thủ tục và nguyên tắc của luật tập quán quốc tế, đặc biệt là đối với giải quyết tranh chấp. Điều này là có ích cho các quốc gia hạ lưu vực Mê Công trong đàm phán với các quốc gia thượng lưu Mê Công thông qua MRC.

UNWC bảo vệ nhiệm vụ hiện tại của MRC và các quốc gia thành viên thông qua hai bộ quy định quan trọng. Thứ nhất là UNWC đã nêu rõ ràng tình trạng quyền và nghĩa vụ pháp lý xuất phát từ các hiệp định nguồn nước hiện tại. Thứ hai, UNWC nêu rõ ràng tình trạng pháp lý của các quyền và nghĩa vụ đối với các quốc gia ven nguồn nước nói chung. Thứ ba, UNWC có thể mở rộng nhiệm vụ của MRC tới mức không có sự phân biệt về mặt pháp lý giữa dòng chính và các dòng nhánh của con sông quốc tế.

Về mặt tăng cường nhiệm vụ pháp lý của MRC và các quốc gia thành viên để quản trị có hiệu quả dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Công, các bên tham gia Hiệp định Mê Công có thể tham khảo từ việc phê chuẩn UNWC và thực hiện các quy định của Công ước của các lưu vực sông xuyên biên giới khác trên thế giới. Kể từ khi được UNGA thông qua và sau đó là phê chuẩn, UNWC là một Công ước khung đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình đến các hiệp định song phương, lưu vực cụ thể và khu vực. Cộng đồng Phát triển Nam Phi năm 2000 (SADC) đã

21

rà soát Nghị định thư về các Nguồn nước chung, thay cho Nghị định thư cùng tên tồn tại từ năm 1995 trong đó đề cập đến hầu hết các nội dung của UNWC. Đó là một ví dụ của sự công nhận và có tầm ảnh hưởng toàn cầu của Công ước.

3.5 Công ước của Liên hợp quốc làm nền tảng chứ không làm yếu sự hợp tác trong và thông qua Ủy hội sông Mê Công

Phê chuẩn UNWC sẽ làm nền tảng chứ không làm yếu đi các thủ tục, nghĩa vụ hợp tác và các biện pháp về mặt chính sách do MRC và các quốc gia thành viên thực hiện. Việc phê chuẩn sẽ tăng cường công tác quản trị toàn diện khu vực Mê Công vì phê chuẩn UNWC sẽ cung cấp một bộ nhất quán các tiêu chuẩn cơ sở về pháp lý, khung thời gian và thủ tục cho sự hợp tác giữa các nước thành viên.

Mục tiêu bao trùm của Phần III của UNWC là cho phép các quốc gia có cách xử lý nhất quán và minh bạch đối với các dự án có thể gây tranh cãi. Vì thế, UNWC có thể giúp làm giảm bớt những điểm mơ hồ nói chung qua việc đưa ra “quy tắc ứng xử” rõ ràng, theo đó, các quốc gia gửi thông báo và quốc gia nhận thông báo có thể hợp tác và tham gia. Với tình trạng hiện tại của Hiệp định Mê Công và những hướng dẫn của Hiệp định về PNPCA hầu như không mang tính ràng buộc, thì điều cốt yếu là Hiệp định cần củng cố và đề cao các nghĩa vụ mang tính thủ tục trong Hiệp định.

Hơn nữa, có nhiều lợi ích kinh tế tiềm tàng cho các quốc gia nhờ có đường hướng và các thủ tục rõ ràng, tiêu chuẩn ràng buộc và sự kỳ vọng đối với sự hợp tác phát triển thủy điện trong lưu vực Mê Công, đặc biệt là các thủ tục thông báo và tham vấn trước đối với các dự án đã quy hoạch có thể gây ra tác động xuyên biên giới. Sự hợp tác sẽ được hỗ trợ thêm nữa nhờ nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực kỹ thuật về UNWC trong các quốc gia thành viên MRC.

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20 năm sau khi Hiệp định Mê Công được 4 quốc gia hạ lưu vực Mê Công thông qua gồm Campuchia, Lào, Thái Lan and Việt Nam, việc Việt Nam phê chuẩn UNWC là cơ hội để thực hiện cách tiếp cận khác nhằm củng cố công tác quản trị nguồn nước xuyên biên giới trong lưu vực Mê Công và trên toàn cầu.

Điều quan trọng cần ghi nhận là tất cả các quốc gia trong lưu vực đã bị ràng buộc bởi các nguyên tắc của luật tập quán quốc tế, được pháp điển trong UNWC. Do đó, những quốc gia nào đã phê chuẩn và thực hiện UNWC sẽ thấy không có sự thay đổi trong các nghĩa vụ cơ bản của họ. Tuy nhiên, họ được hưởng lợi từ một khuôn khổ có tính thi hành là điều còn thiếu trong Hiệp định Mê Công. Điều này sẽ mang đến sự nhất quán trên toàn lưu vực trong quản trị có hiệu quả và điều chỉnh các hành vi của các quốc gia ven sông.

Việc thi hành UNWC sẽ được nâng cao hơn nhờ các hiệp ước hiện có và sẽ có trong tương lai, các tập quán quốc tế và các quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Về bản chất, Công ước khung này đưa ra văn bản trung tâm của luật quốc tế, và dựa vào đó để xây dựng sự đồng nhất trên toàn lưu vực cho MRC và các quốc gia thành viên. Với tính chất tổng quát, UNWC đưa ra các quy định rõ ràng cho việc thực hiện luật nước quốc tế và dựa vào đó, các hiệp định về nguồn nước, và/hoặc về lưu vực có thể đưa ra các cơ chế quản trị có bản sắc hơn.

Ngoài ra, việc phê chuẩn UNWC sẽ hỗ trợ cho các quốc gia hạ lưu vực Mê Công khi họ tìm kiếm sự đối thoại cân bằng hơn với các nước thượng lưu, những nước chưa phải là các bên tham gia Hiệp định Mê Công và MRC. Ích lợi của việc phê chuẩn dường như cũng sẽ vượt ra ngoài khu vực Mê Công. UNWC vẫn cần được phê chuẩn rộng rãi để tạo được các tác động lâu dài từ các hành vi của các quốc gia ven sông trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc các quốc gia trong lưu vực Mê Công phê chuẩn sẽ tạo ra sự nhất quán trong cách thức đàm phán về các biện pháp ràng buộc đối với việc sử dụng và quản lý các nguồn nước quốc tế. Khi tiếp cận này được thừa nhận và sử dụng rộng rãi hơn, đây có thể là chứng cớ thuyết phục hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng luật tập quán quốc tế. Sự tiến bộ dần trong việc xây dựng các hiệp định/nghị định thư, việc thông qua các biện pháp ràng buộc, và việc nâng cao các tiêu chuẩn của tập quán quốc tế về sử dụng, quản lý và quản trị các nguồn nước xuyên biên giới chắc chắn sẽ giúp cải thiện hành vi của các quốc gia ven sông Mê Công và trên toàn thế giới.

22

4.1 Các kiến nghị chính

Sau khi phân tích so sánh chi tiết các nguyên tắc mang tính thủ tục và các nguyên tắc quan trọng chính và các nghĩa vụ nêu tại UNWC và Hiệp định Mê Công, ta nhận thấy rõ ràng sự tương đồng chung về mặt pháp lý giữa hai văn bản. Hơn thế nữa, nơi nào còn lỗ hổng và thiếu nhất quán thì UNWC, Công ước khung toàn cầu về việc quản trị nguồn nước xuyên quốc gia được quốc tế công nhận, có thể giúp giải quyết các lỗ hổng đó. Điều này là cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực thủ tục thông báo và tham vấn trước, thủ tục rất quan trọng cho giải quyết tranh chấp.

Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNCPA) của Hiệp định Mê Công là nằm ngoài Hiệp định, và do đó không có giá trị ràng buộc. Tuy nhiên lỗ hổng đó trong thực thi đã được giải quyết bằng các quy định pháp lý rõ ràng của UNWC.

UNWC sẽ củng cố thêm mà không thay thế Hiệp định Mê Công và MRC, cũng như tăng cường tác động về mặt quy phạm phổ quát của mình với tư cách là một công cụ pháp lý quan trọng nhất để quản trị các nguồn nước xuyên biên giới trên quy mô toàn cầu.

Tuy nhiên, để UNWC có đầy đủ hiệu quả trong thi hành Hiệp định Mê Công, việc các quốc gia trong lưu vực Mê Công và trong đó, các nước thành viên MRC phê chuẩn UNWC là cần thiết, lý tưởng là có cả các quốc gia thượng lưu, Trung Quốc và Myanmar. Việc phê chuẩn UNWC được kiến nghị trên các căn cứ là Công ước sẽ:

Củng cố mà không thay thế Hiệp định Mê Công o Phê chuẩn UNWC sẽ tạo ra một khuôn khổ hỗ trợ và củng cố lẫn nhau cho Hiệp định Mê Công

và các hướng dẫn không ràng buộc của Hiệp định; đây là các thủ tục rất quan trọng đối với việc điều chỉnh các dự án phát triển thủy điện trên dòng chính và các dòng nhánh sông Mê Công.

o Kết quả của việc các quốc gia phê chuẩn Công ước sẽ tạo ra một kiến trúc pháp lý lồng ghép kết hợp cả luật “cứng” và luật “mềm” để quản trị có hiệu quả lưu vực Mê Công.

Điều chỉnh Hiệp định Mê Công cho phù hợp với luật tập quán quốc tế o Các nước thành viên MRC phê chuẩn Công ước sẽ khẳng định thiện chí của họ trong việc tôn

trọng các nguyên tắc và các quy định đã mang tính ràng buộc của luật tập quán quốc tế, trong khi cũng củng cố Hiệp định Mê Công là nền tảng pháp lý đang tồn tại để quản trị có hiệu quả và công bằng lưu vực Mê Công.

Tăng cường năng lực của MRC trong quản trị o Việc phê chuẩn UNWC của tất cả các quốc gia hạ lưu vực Mê Công sẽ mang lại lợi ích kép: bảo

vệ quyền và nghĩa vụ hiện tại của các quốc gia thành viên MRC theo Hiệp định Mê Công, cũng như của Trung Quốc và Myanmar là những quốc gia cùng lưu vực; và đồng thời, củng cố nhiệm vụ pháp lý của MRC và các nước thành viên qua việc cung cấp cho họ một bộ các nguyên tắc và nghĩa vụ đã được thương lượng và thỏa thuận trên toàn cầu và đã được thế giới công nhận là các nguyên tắc và nghĩa vụ ràng buộc mọi quốc gia, vượt ra ngoài phạm vi hạn chế của Hiệp định Mê Công.

o Việc phê chuẩn sẽ chứng minh sự cam kết của các quốc gia hạ lưu vực Mê Công đối với việc cải thiện tiến trình và nâng cao sự minh bạch phù hợp với luật tập quán quốc tế.

o Mặc dù Trung Quốc và Myanmar vẫn đang chưa tham gia MRC, vẫn có các lợi ích rõ ràng cho các quốc gia hạ lưu vực Mê Công khi phê chuẩn UNWC, nhất là khi tất cả các quốc gia MRC phê chuẩn. Điều đó sẽ tạo ra một nền pháp lý chung đã được công nhận trên toàn cầu và gồm các thủ tục và nguyên tắc pháp lý ràng buộc theo tập quán quốc tế, đặc biệt là đối với việc giải quyết tranh chấp, mà các quốc gia hạ lưu vực Mê Công thông qua MRC có thể tận dụng trong thương lượng với các quốc gia thượng lưu vực Mê Công.

Là cơ sở chứ không làm suy yếu sự hợp tác trong và thông qua MRC o UNWC bao gồm các thủ tục giải quyết tranh chấp minh bạch và được định nghĩa rõ ràng và

chúng đưa ra một bộ quy định nhất quán và một khung pháp lý để làm cơ sở cho các cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định Mê Công, trong khi vẫn duy trì nhiệm vụ của MRC là cỗ máy cho hợp tác và đàm phán trong lưu vực.

o Các thủ tục thông báo trước và tham vấn có ràng buộc của UNWC đối với các công trình đã được quy hoạch có thể giải quyết các lỗ hổng và sự mơ hồ trong khuôn khổ PNCPA hiện tại

23

của Hiệp định Mê Công và các thủ tục và các hướng dẫn liên quan; nơi mà tính chất không ràng buộc và sự thiếu các tiêu chuẩn/khung thời gian rõ ràng của PNPCA đã gây ra sự bất đồng đáng kể giữa các quốc gia thành viên MRC đối với các dự án thủy điện.

o Vẫn có lợi ích kinh tế tiềm tàng đi cùng với quá trình thông báo và tham vấn trước ràng buộc về mặt pháp lý, minh bạch và được quy định rõ ràng, đặc biệt là đối với các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn bao gồm cả các đập thủy điện.

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bearden, B.L. (2010). Chế độ pháp lý dòng sông: nhìn lại và vài đề xuất con đường phía trước. Water Policy, 12, 798.

Bearden, B.L., (2012). Theo các kênh thích hợp: các dòng nhánh sông Mê Công trong chế độ pháp lý. Water Policy, 14, 991.

Bearden, B.L., Rieu-Clarke, A., & Pech, S. (2012). Lưu vực Mê Công. Trong Công ước về các nguồn nước liên quốc gia của Liên hợp quốc có hiệu lực: Tăng cường luật quốc tế đối với quản lý nước xuyên biên giới. (Routledge, United Kingdom) 180-188.

Browder, G. & Ortolano, L. (2000). Sự tiến triển của chế độ quản lý tài nguyên nước quốc tế trong lưu vực Mê Công. Natural Resources Journal, 40, 499

Brunner, J. (24 June 2015). Vì sao khu vực cần Công ước về Nguồn nước của Liên hợp quốc. IUCN. Có tại https://www.iucn.org/news_homepage/news_by_date/?21567/Why-the-region-needs-the-UN-Watercourses-Convention

Chen, H., Rieu-Clarke, A. & Wouters, P. (2013). Khảo sát thực tiễn về hiệp định nguồn nước xuyên

biên giới của Trung Quốc thông qua lăng kính của Công ước về các nguồn nước của Liên hợp

quốc' Water International 38(2), 217-230.

Higgs, S. (2011). Phân tích các Luật về Môi trường quốc tế qua quyết định thông qua việc xây dựng đập Xayaburi. 12/10/2011, viết cho Trung tâm Luật Bảo vệ Môi trường và các dòng sông quốc tế, có tại: https://www.internationalrivers.org/files/attached-files/xayaburi_legal_analysis_en.pdf

Hirsch, P. (1999). Bản chất bên ngoài hội nghị chuyên đề quốc gia: bên ngoài quốc gia – xung đột về tài nguyên thiên nhiên và “lợi ích quốc gia” trong phát triển thủy điện trong lưu vực Mê Công. Golden Gate Law Review, 29, 399.

Hirsch, P. & Jensen, K.M. (2006). Lợi ích quốc gia và quản trị nước xuyên biên giới trong lưu vực Mê Công. Trung tâm Tài nguyên Mê Công Australia, Đại học Tổng hợp Sydney, Australia.

Jacobs, J.W. (2002). Ủy hội sông Mê Công: Quy hoạch tài nguyên nước xuyên biên giới và An ninh khu vực. The Geographical Journal, 168(4), 354.

Johns, F., Saul, B., Hirsch, P., Stephens, T. & Boer, B. (2010). Luật pháp và lưu vực Mê Công: Chương trình nghiên cứu pháp lý-xã hội về vai trò của Luật cứng và luật mềm trong điều chỉnh tài nguyên nước xuyên biên giới Melbourne Journal of International Law 11(1), 154.

Lee, G. & Scurrah, N. (2009). Quyền hạn và trách nhiệm – Ủy hội sông Mê Công và các đập trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công. Báo cáo chung của Trung tâm Mê Công Australia, Sydney University and Oxfam Australia. Có tại: http://sydney.edu.au/Mekong/documents/power_and_responsibility_fullreport_2009.pdf

Loures, F., Rieu-Clarke, A.S., & Vercambe. M.L. (2008) Mọi điều bạn cần biết về Công ước về nguồn nước của Liên hợp quốc. World Wildlife Foundation Series. Có tại: http://www.unwater.org/downloads/wwf_un_watercourses_brochure_for_web_1.pdf

McCaffrey, S. (2001a). Luật nước quốc tế cho thế kỷ 21: Đóng góp của Công ước về nguồn nước của Liên hợp quốc. Water Resources Update, 118, 11.

McCaffrey, S. (2001b). Đóng góp của Công ước của Liên hợp quốc về luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy. International Journal of Global Environmental Issues, 1(3/4), 250.

McCaffrey, S. C. (2007). Luật về các nguồn nước liên quốc gia, xuất bản lần thứ hai. Oxford University Press, Oxford, UK.

McCaffrey, S. (2010). Thiết lập các quyền: luật nước quốc tế. Chia sẻ nước, chia sẻ lợi ích – Làm việc hướng tới quản lý hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới: Sách bài tập về xây dựng kỹ năng nghề nghiệp/cho sinh viên. Wolf, A. T. (ed.). Áp dụng từ khóa đào tạo về nước quốc tế của Ngân hàng Thế giới. UNESCO và World Bank Paris và Washington, DC.

MRC (2008). Truyện về hợp tác Mê Công. Có tại: http://www.mrcMê Công.org/about_mrc.htm#story

Oliver, R.A.R., Moore, P. & Lazarus, K. eds. (2006). Ra quyết định về tài nguyên nước trong khu vực Mê Công: Khung pháp lý và chính sách quốc gia đối với các ưu tiên của Ủy ban đập lớn thế giới, IUCN, Bangkok, Thái Lan và Gland, Switzerland.

Osborne, M. (2004). Dòng sông đang nguy hiểm: Mê Công và chính trị học về nước của Trung Quốc và Đông Nam Á. Lowy Institute for International Policy Paper 02. Longueville Media, New South Wales, Australia.

25

Paisley, R. (2002). Từ đối thủ trở thành đối tác: luật nước quốc tế và chia sẻ công bằng các lợi ích hạ lưu. Melbourne Journal of International Law, 3, 280.

Pech, S. (2011). Công ước về nguồn nước của Liên hợp quốc và Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Tháng 7, 2011. Hatfield Consultants. Có tại: http://www.unwatercoursesconvention.org/images/2012/10/Mê Công-and-UNWC.pdf

Pichyakorn, B, (2005). Luật về các nguồn nước liên quốc gia: Kinh nghiệm của lưu vực Mê Công, trong Luật các nguồn nước liên quốc gia cho thế kỷ 21: Trường hợp lưu vực sông Hằng. ed. Surya P. Subedi (Aldershop, Ashgate)

Pichyarkon, B (2002). Phát triển bền vững và các hiệp định về các nguồn nước liên quốc gia; sông Mê Công và sông Ranh. Bản nháp của IUCN.

Pittock, J. (2009). Hy vọng đổi mới đối với Công ước về nguồn nước của Liên hợp quốc. Water 21, 12.

Radosevich, G.E., & Olson, D.C (1999) Các dàn xếp hiện tại và đang nổi lên ở các lưu vực sông trong châu Á: Nghiên cứu chuyên đề về Ủy hội sông Mê Công. Báo cáo trình bày tại Hội thảo thứ ba về xây dựng thể chế lưu vực sông, Washington DC, United States, 24/6/1999.

Rieu-Clarke, A.S. (2001). Toàn cầu hóa, các nguồn nước liên quốc gia và các nguồn luật quốc tế. Báo cáo trình bày tại Hội thảo về nước quốc tế - Toàn cầu hóa và nước, Dundee, UK, 6-8/8/2001.

Rieu-Clarke, A. (2015). Các dự án thủy điện xuyên biên giới nhìn qua thấu kính của 3 chế độ pháp lý quốc tế: đầu tư nước ngoài, bảo vệ môi trường và các quyền con người. International Journal of Water Governance, 3(1), 27.

Rieu-Clarke, A. (2015). Thủ tục thông báo và tham vấn theo Hiệp định Mê Công: cái nhìn bên trong từ những tranh cãi về dự án Xayaburi. Asian Journal of International Law, 5(1), 143.

Rieu-Clarke, A. (2014). Thông báo và tham vấn đối với các biện pháp đã hoạch định liên quan tới các nguồn nước liên quốc gia: Bài học từ trường hợp nhà máy bột giấy và Kishenganga. Yearbook of International Environmental Law 2013, 24(1), 102.

Rieu-Clarke, A.S. (2007). Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc có hiệu lực: các rào cản, lợi ích và triển vọng. Water 21, 12.

Rieu-Clarke, A., & Gooch, G. (2009-2010). Quản trị các dòng nhánh sông Mê Công – Đóng góp của luật và thể chế quốc tế để nâng cao sự hợp tác công bằng trên sông Sê San. Pacific McGeorge Global Business & Development Law Journal, 22, 193.

Rieu-Clarke, Kinna, R., Litke, A. (2013). Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc: Hướng dẫn sử dụng

trực tuyến, Trung tâm Khoa học, Chính sách và Luật nước, Đại học Tổng hợp Dundee. Có

tại: www.unwatercoursesconvention.org/

Rieu-Clarke, A.S., & Loures, F.V. (2009). Vẫn chưa có hiệu lực: Các quốc gia có nên ủng hộ Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc: 1997. World Wildlife Foundation Series. Có tại: http://assets.panda.org/downloads/rieu_clarke_and_loures___final_for_website.pdf

Rieu-Clarke, A., Moynihan, R., Magsig, B.O. (2012). Hướng dẫn cho người sử dụng Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc. Trung tâm Khoa học, Chính sách và Luật nước IHP-HELP (dưới sự bảo trợ của UNESCO). United Kingdom.

Salman, S.M.A. (2007). Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc 10 năm sau: vì sao để Công ước có hiệu lực lại khó khăn vậy? Water International 32, 1.

Salman, S.M.A. (2015). Hiệu lực của Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc: vì sao lại là vấn đề? International Journal of Water Resources Development 32, 1.

Sneddon, C., & Fox, C. (2006). Cân nhắc lại về nguồn nước xuyên biên giới: Một quan điểm chính trị quan trọng về nước của lưu vực Mê Công. Political Geography, 25, 181.

Sneddon, C., & Fox, C. (2007). Hiệp định lưu vực sông xuyên biên giới tại lưu vực Mê Công và lưu vực sông Zambezi: tăng cường an ninh môi trường hay xem xét kỹ lưỡng môi trường? International Environmental Agreements, 7, 237.

Turton, S. (2015). Tổ chức Mê Công gặp nguy hiểm do mất kinh phí từ các nhà tài trợ. 25/6/2015. Phnom Penh Post. Có tại: www.phnompenhpost.com/national/Mê Công-body-risks-losing-funds-donors

Van Duyen, N. (2001). Những bất cập của các cơ chế bảo vệ môi trường trong Hiệp định lưu vực Mê Công. Asia Pacific Journal of Environmental Law, 6, 349.

Wouters, P.K., Vinogradov, S., Allan, A., Jones, P., Rieu-Clarke, A. (2005). Chia sẻ các nguồn nước xuyên biên giới: Đánh giá tổng hợp về được quyền công bằng: Mô hình đánh giá về pháp lý. International Hydrological Programme (IHP) of the United Nations Educational, Scientific and Cultural

26

Organization (UNESCO), Dundee, Scotland. Có tại: http://www.Chinainternationalwaterlaw.org/pdf/resources/LegalAssessmentModel-.pdf WWF (2012). Báo cáo tóm tắt Hội thảo về nâng cao nhận thức về Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc. Có tại: http://www.unwatercoursesconvention.org/images/2012/10/Summary-report-of-the-Regional-Awareness-Raising-Workshop_May10_20120530-1.pdf

WWF (2012). Báo cáo tóm tắt Hội thảo về nâng cao nhận thức về Công ước nguồn nước của Liên hợp quốc tổ chức tại Việt Nam. Có tại: http://www.unwatercoursesconvention.org/images/2012/10/Summary-Notes-for-Việtnam-National-Awareness-Raising-Workshops-_Combined-Commentsarc_20120530-1.pdf

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ Văn phòng Khu vực Châu Á 63 Sukhumvit Soi 39 Đường Sukhumvit Wattana, Bangkok 10110 Thái Lan Tel: + 66 2 662 4029 Fax: + 66 2 662 4387 www.iucn.org/asia