23
CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Thị Ngọc Trâm Lý Viết Trường I: Những kết quả to lớn của cách mạng tháng 8/1945. Để đi vào vấn đề này thì trước tiên tôi xin trình bày một vài thành tựu tiêu biểu mà cách mạng tháng 8 đã giành được. 1. Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận: Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra trong nhiều nơi ở vùng thượng du, trung du Bắc kỳ. Ở Bắc Giang, quần chúng nổi dậy thành lập Ủy Ban dân tộc giải phóng. Đội du kích Bắc Giang được thành lập. Ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa nổ ra và đội du kích Ba Tơ được thành lập. Ngày 15- 4-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng hội nghị đã nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng cần kíp khác. Tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật, chuẩn bị tổng khởi nghĩa”

CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG

CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945

Nguyễn Thị Thảo

Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Lý Viết Trường

I: Những kết quả to lớn của cách mạng tháng 8/1945.

Để đi vào vấn đề này thì trước tiên tôi xin trình bày một vài thành tựu tiêu biểu mà cách mạng tháng 8 đã giành được.

1. Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận:

Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra trong nhiều nơi ở vùng thượng du, trung du Bắc kỳ.

Ở Bắc Giang, quần chúng nổi dậy thành lập Ủy Ban dân tộc giải phóng. Đội du kích Bắc Giang được thành lập.

Ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa nổ ra và đội du kích Ba Tơ được thành lập.

Ngày 15- 4-1945 Ban Thường vụ Trung ương Đảng hội nghị đã nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng cần kíp khác. Tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật, chuẩn bị tổng khởi nghĩa”

Hội nghị đã thống nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân; quyết định thành lập bảy chiến khu trong cả nước…

Nhiều chiến khu được thành lập cả ba miền. Ở khu giải phóng chính quyền nhân dân được thành lập.

Ngày 4-6-1945 khu giải phóng chính thức được thành lập ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang…

Trong lúc phong trào đang phát triển mạnh mẽ thì nạn đói diễn ra nghiêm trọng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

Page 2: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa:

Ngày 2-5-1945 Hồng quân Liên Xô tiêu diệt phát xít Đức, đến ngày 9-5-1945 phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. Ở Châu Á, phát xít Nhật cũng đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn.

Trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của tình hình, Trung ương quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào từ 13 đến 15-8-1945.

- Đêm 13-8-1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa.

- Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác định quốc kỳ, quốc ca và thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bao hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”1

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

Từ ngày 14-8-1945, các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

Ngày 18-8-1945, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Khánh Hòa giành chính quyền.

Ngày 19-8-1945 dưới sự chỉ đạo của Thành Ủy Hà Nội hàng chục vạn quần chúng sau khi dự míttinh đã rầm rộ xuống đường biểu tình. Trước khí thế áp đảo của quần chúng khởi nghĩa, chính quyền đã về tay nhân dân.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002, t.3, tr.554.

Page 3: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế.

Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn.

Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân.

Kết quả thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám, là ngày 02-9-1945 tại cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào, với toàn thể thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do. Đánh giá ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”2

II: Có hay không khoảng trống quyền lực trong cách mạng tháng 8/1945.

1. Giải thích nghĩa của câu “khoảng trống quyền lực” là gì ?

Định nghĩa: Khoảng trống quyền lực.

Dịch sang tiếng anh nghĩa là: power vacuum.

Ta có thể hiểu “Khoảng trống quyền lực” nghĩa là khoảng trống ở đây không phải là khoảng không mà là 1 sự khiếm khuyết hoặc còn thiếu gì đó.

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi với số lượng trên 50 người gồm sinh viên và giảng viên trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn cùng một số sinh viên chủ yếu là khoa sử Trường đại học sư phạm 1 thì có 9 người cho là có khoảng trống quyền lực trong cách mạng tháng 8/1945 chiếm 18%. Có 38 người cho là cách mạng tháng 8/1945 không có “Khoảng trống quyền lực” số quan điểm chiếm 76%. Số còn lại là 3 người chiếm 6% khi được phỏng vấn trong cách mạng tháng

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002, t.6, tr.159.

Page 4: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

8/1945 có tồn tại “Khoảng trống quyền lực” hay không thì không có câu trả lời. Từ những con số trên ta có thể thấy được tỉ lệ người cho lá không có khoảng trống quyền lực trong cách mạng chiếm đa số, số người cho là có khoảng trống chiếm tỉ lệ ít, một số ít còn lại không cho ý kiến.

STT Số Người Quan Điểm Phần Trăm

1 38 Không Có khoảng trống quyền lực

76%

2 9 Có khoảng trống Quyền Lực 18%

3 3 Không biết 6%

4 Tổng 50 người 100%

Thực tế áp dụng vào Việt Nam năm 1945 có một số quan điểm của các nhà sử học tư sản, những nhà sử học phương tây... cho rằng “Có khoảng trống quyền lực” trong cách mạng tháng 8/1945.

Theo Sten Tonnesson “Tình trạng chân không quyền lực có thể được mô tả chính xác như là một sự vắng mặt của các lực lượng Pháp và Đồng minh, sự thiếu quyết tâm của người Nhật trong việc nắm giữ quyền kiểm soát cho tới khi Đồng minh tới và sự bất lực đối với các quan lại và chính quyền của họ để có thể tồn tại được. Vì thế ông nhấn mạnh “Khoảng trống quyền lực sau sự đầu hàng của Nhật ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn... là chủ yếu trong bất cứ sự giải thích nào về cách mạng Việt Nam”3 (TS Trần Tăng Khởi, Bàn thêm về thời cơ trong cách mạng tháng tám, Tạp chí lịch sử đảng, Số 9, Tr.53).

Rằng cách mạng tháng 8/1945 tình trạng "trống vắng quyền lực" có thể được mô tả chính xác hơn như là sự vắng mặt của Pháp và quân Đồng Minh, sự thiếu quyết tâm của người Nhật trong việc giữ quyền kiểm soát cho đến khi quân Đồng Minh tới, sự bất lực của các quan lại và chính phủ của họ để có thể tự tồn tại được.

3 StenTonnesson: The Vietnamese Revolution of 1945 – Roosevelt, Ho Chi Minh and De Gaulle in a World at War, Sage Publication London – New Deihi, 1991, p.412.

Page 5: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

Một số quan điểm của các nhà sử học cho rằng có khoảng trống quyền lực trong cách mạng tháng 8/1945.

2. Một số quan điểm của các nhà sử học cho rằng có khoảng trống quyền lực trong cách mạng tháng 8/1945.

Dưới đây là một số quan điểm cho rằng cách mạng thánh 8 có khoảng trống quyền lực.

Tác giả Kim Thanh có bài đăng trên báo quân đội ngày 08/08/2012 trình bày rằng “Mấy năm gần đây, cứ vào dịp nhân dân Việt Nam kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, trên một vài trang mạng có địa chỉ ở nước ngoài lại xuất hiện những bài viết của một vài sử gia phương Tây xuyên tạc lịch sử cho rằng, "thắng lợi cách mạng tháng Tám là ăn may", tình hình chính trị khi đó “giống như một trái chín cây đang rụng. Việt Minh đã nhanh tay nhanh chân chìa ra hứng trái rụng đó chứ chẳng có tài ba, công trạng gì…”4.

Trong quyển sách có tên là “Lịch sử Việt Nam từ năm 1940 đến 1952, Nhà xuất bản Seuil, Paris, 1952, Philippe Devilers đã xem thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 1945 là “sự ăn may”5.

Nhà sử học S.Tonesson nói rằng “Chính sách Đông Dương của Roosevelt với sự phát triển quân sự của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và kết thúc ở một sự trống vắng quyền lực (power vacuum) khi Nhật Bản đầu hàng”6.

Nhà sử học người Nauy S.Tonesson lại “khẳng định và đưa ra khái niệm “Khoảng trống quyền lực” xuất hiện từ lúc Nhật thế chân Pháp tại Đông Dương nhưng lại bại trận phải đầu hàng Đồng minh. Ông nhận định trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War: Bằng việc tạo ra khoảng trống quyền lực, các cường quốc đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình và do đó đã mời Việt Minh giành chính quyền”7.

4 http://www.qdnd.vn.

5 http://giaothongvantai.com.vn.

6 http://www.doko.vn.

7 http://www.reds.vn.

Page 6: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

Thêm một quan điểm nữa cũng là người phương tây một người cùng thời với ông là ký giả Pháp Phillip Devillers lại cho rằng “cuộc cách mạng không phải là sự bùng nổ… Chỉ có một sự hội tụ kỳ lạ các điều kiện mới khiến cho cách mạng thực hiện được”. Các điều kiện ấy là Nhật đảo chính Pháp, nạn đói năm Ất Dậu, tình trạng (gần như) vô chính phủ ở Việt Nam. Theo Devillers, nếu không có “sự hội tụ kỳ lạ” những việc này, Việt Minh “khó có cơ may... để thắng được cấu trúc mạnh mẽ của Pháp...”8.

3. Tại sao họ cho khẳng định là có khoảng trống quyền lực.

Sở dĩ các sử gia tư sản cho rằng “Cách mạng tháng Tám là một sự ăn may” vì họ chỉ nhìn nhận một cách thiện cận, họ chỉ thấy rằng từ sau cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương (9/3/1945) thì Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không còn là thuộc địa của Pháp mà là thuộc địa của Nhật, mà phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã bị quân Đồng Minh đánh cho tơi tả, phải chịu thất bại thảm hại và phải tuyên bố đầu hàng. Như vậy ở Đông Dương xuất hiện“khoảng trống quyền lực” ( Pháp đã bị Nhật đánh bại, Nhật bị Đồng Minh đánh bại ), cho nên cách mạng tháng Tám chỉ cần nổ ra là giành thắng lợi. Chính vì cách nhìn nhận như vậy mà người ta cho rằng “Cách mạng tháng Tám là một sự ăn may”. Nhưng thực ra cách mạng tháng Tám ở Việt Nam không hoàn toàn giống như những gì họ nhìn nhận.

4. Những quan điểm cho là không có khoảng trống quyền lực trong cách mạng

tháng 8/1945.

Tác giả Kim Thành khẳng định rằng quan điểm cho rằng "Cách mạng tháng Tám là thắng lợi ăn may” thực chất vẫn là trò xuyên tạc, bôi đen lịch sử nhằm phục vụ cho mưu đồ chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch”9.

Nhà sử học Alain Ruscio càng thấy những điều hấp dẫn và cảm phục trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng Tháng 8: “Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính lôgích trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là dân tộc đầu tiên

8 http://www.baomoi.com.

9 http://www.qdnd.vn.

Page 7: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

trong số các dân tộc trên thế giới bị thực dân Pháp đô hộ đã thành công trong cuộc kháng chiến của mình”10.

Tác giả Ngô Anh Vương đã viết rằng “nỗ lực của nhân dân Việt Nam dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Việt Minh, của Hồ Chí Minh trên con đường đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Với lực lượng đông đảo được tập hợp và rèn luyện đấu tranh trong tổ chức Việt Minh, với một lãnh tụ dẫn đường xuất sắc, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tự giải phóng mình chứ không hề ngồi yên trông mong, chờ đợi một “khoảng trống quyền lực” hay một khoảng “chân không chính trị” nào. Họ đã đón đúng và tận dụng triệt để thời cơ lịch sử ngàn năm có một để giành thắng lợi trọn vẹn”11.

Quan điểm của TS Trần Đăng Khởi học viện CT-HC Khu vực III cho rằng “Trong thời gian diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa (từ ngày 14 đến 28/08/1945) trên lãnh thổ Việt Nam không hề tồn tại một khoảng trống quyền lực nào”12.

5: Tại sao họ nói không có “Khoảng trống quyền lực” trong cách mạng tháng 8.

“PGS-TS Phạm Xanh khẳng định, lịch sử đã chứng minh rằng, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, không thể lấy thời điểm nào khác ngoài thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chọn. Chính vì phát hiện được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh vật chất, Đảng đã phát động cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc và giành thắng lợi chỉ trong 10 ngày. Đây là cuộc khởi nghĩa vũ trang nhanh gọn nhất, ít tổn thất nhất, nhưng thành quả thật vô cùng to lớn”13.

Sở dĩ những nhà sử học trên nói vậy là do họ đã đi sâu vào tìm hiểu lịch sử của cách mạng tháng 8 và qua đó nêu lên những ý kiến chính sác nhất. Chính nhà sử học người Nauy S.Tonesson nói rằng cách mạng tháng 8 xuất hiện khoảng trống quyền lực, tuy nhiên sau khi xem sét lại vấn đền thì tác giả đã đính chính lại và

10 http://giaothongvantai.com.vn.

11 http://www.thanhnien.com.vn.

12 TS Trần Đăng Khởi, Bàn thêm về thời cơ trong cách mạng tháng tám, Tạp chí lịch sử đảng, Số 9, Tr.55.13 Hương Giang, sites.google.com.

Page 8: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

khẳng định rằng cách mạng tháng 8/1945 là cuộc cách mạng vĩ đại của toàn đảng và toàn dân ta.

III: Quan điểm của tôi.

5. Theo tôi thì không có “khoảng trống quyền lực” trong cách mạng tháng 8/1945.

Trong cuộc cách mạng tháng 8/1945, sự lãnh đạo của đảng là nguyên nhân tất yếu nhất đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi cuối cùng chứ ở đây không hề có cái gọi là “Khoảng trống cách mạng” như một số ý kiến của các sử gia tư sản nước ngoài đã nói.

Cơ hội đến mà không biết tận dụng thì cũng không thể dành được mà yêu cầu phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng “Đó là yếu tố khách quan, nó tác động đến tất cả các nước ở khu vực có bị phát xít Nhật chiếm đóng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Thế nhưng, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng được cơ hội đó, lợi dụng được cơ hội đó để giành chính quyền thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám. Vấn đề đặt ra là, cơ hội kết hợp với cái gì để tạo ra thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Đó chính là nội lực mà Đảng ta đã chuẩn bị từ năm 1941 đến năm 1945”.14

“Nhưng, sự tưởng chừng "thành công dễ dàng" và "nhanh chóng đến sững sờ ấy" là kết quả của cả một quá trình lâu dài của một dân tộc bền bỉ đấu tranh cho mục đích giành cho được "độc lập, tự do", và đã phải từng trả giá bằng biết bao đầu rơi máu chảy cho những thất bại trước sức mạnh của cường quyền thực dân và phát xít, mà nạn đói cướp đi 2 triệu mạng người ngay đêm hôm trước của cuộc cách mạng là một bằng chứng tiêu biểu. Đó cũng là cả một quá trình tôi luyện của một tổ chức cách mạng tuy mới tồn tại được 15 năm, nhưng đã kinh qua bao nhiêu thử thách, trong đó có những bài học thất bại sâu sắc của Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), và Nam Kỳ khởi nghĩa (1940), lần lượt cả bốn Tổng Bí thư thời kỳ đầu của Đảng từ Trần Phú đến Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ đều hy sinh cùng biết bao đồng chí khác”15

14 Hương Giang, sites.google.com.

15 Dương Trung Quốc, Từ cách mạng tháng 8/1945 đến tuyên ngôn độc lập, http://tapchicongsan.org.vn.

Page 9: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

“Nhà sử học X. Tôn-nét-xơn có đưa ra một trạng huống "khoảng trống quyền lực" như để gợi lên phần nào sự "ăn may" đối với những người cách mạng do tình thế tạo ra, nhưng nếu không có một quá trình vận động lâu dài và chủ động thì chắc chắn, khoảng trống đó sẽ nhanh chóng bị lấp đầy bằng những mưu đồ đen tối của các thế lực ngăn cản nền độc lập dân tộc, của chính những lực lượng đồng minh, chứ không phải nó được lấp đầy bằng quyền lực của nhân dân Việt Nam đã được thể hiện như lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945”16.

2. Giải thích và chứng minh tại sao tôi lại đưa ra quan điểm này.

Cách mạng tháng 8/1945 diễn ra trong vòng 15 ngày và đã đưa Việt Nam thành một nước độc lập, tuy nhiên để có 15 ngày lịch sử đó là cả khoảng thời gian 15 năm dài chuẩn bị của đảng và nhân dân ta.

Bác Hồ vị cha già của dân tộc người đã tiên đoán 1945 nước ta sẽ dành độc lập, cụ thể năm 1941 chủ tịch hồ chí minh đã dự báo rằng “Tháng 10-1944 trong thư gửi đồng bào toàn quốc người còn nói “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng ở trong một năm hoặc năm rưỡu nữa. Thời gian rất gấp ta phải làm nhanh”17.

Theo PGS.TS Phạm Quang Minh phân tích “Cách mạng tháng 8 thắng lợi trước hết là do Đảng cộng sản Đông Dương đã phân tích chính xác tình hình thế giới, tương quan lực lượng giữa hai phe Đồng minh và Phát xít... Cách mạng tháng 8 là biểu hiện rõ nhất của kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại...”18.

Đảng ta đã chuẩn bị mọi mặt nhằm chuẩn bị tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến “Song thời cơ không phải tự nó đến, một phần lớn do ta sửa soạn nó, thúc đẩy nó”19.

Vai trò quan trọng của Hồ Chí minh về việc dự đoán thời cơ “Do Bác Hồ đã tiên đoán rằng thời cơ tiến hành tổng khởi nghĩa sẽ đến từ năm 1941 và đã chuẩn bị

16 Dương Trung Quốc, Từ cách mạng tháng 8/1945 đến tuyên ngôn độc lập, http://tapchicongsan.org.vn.17 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, CTQG, H, 2000, T.7, tr.130, 427, 427, 427, 353.18 Phạm Quang Minh, Cách mạng tháng tám năm 1945 nhìn từ góc độ quốc tế, Tạp chí lịch sử đảng, số 8, Tr.15.19 Hồ chí Minh Toàn Tập, CTQG, H, 2000, T.3. Tr.505 – 506, 554.

Page 10: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

mọi mặt đợi thời cơ “Việt Nam độc lập” được in trong “Lịch sử nước ta” do chính người sáng tác như một bài Diễn ca về lịch sử Việt Nam” 20

Xây dựng lực lượng:

- Lực lượng:+ Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, Đảng ta cũng rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang:        + Sau khởi nghĩa Bắc Sơn Đảng ta quyết định thành lập Đội du kích Bắc Sơn, hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai.        +Thành lập Trung đội Cứu quốc quân I (14/2/1941)        +Thành lập Trung đội Cứu quốc quân II (15/9/1941)

        +NAQ Thành lập Đội tự vệ vũ trang để chuẩn bị cho xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thúc đẩy cơ sở chính trị phát triển. Nười còn tổ chức các lớp huẩn luyện, phổ biến kinh nghiệm du kích Nga, kinh nghiệm du kích Tàu…        +Thành lập Trung Đội Cqq III (25/2/1944)        + Ngày 22/12/1944, Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội VNTTGPQ thành lập theo chỉ thị của HCM tại Cao Bằng. Sauk hi ra đời Đội nhanh chóng giành được thắng lợi ở Phay Khắt và Nà Ngần.        + Ngày 15/5/1945, Đội VNTTGPQ kết hợp với CQQ thành VN giải phóng quân. Vai trò: bảo vệ lực lượng chính trị và căn cứ địa CM, lực lượng xung

kích trong TKN nhất ở những nơi kẻ thù ngoan cố.- Căn cứ địa cách mạng.

        +  Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng làm căn cứ địa cách mạng sau khởi nghĩa BS.        + Năm 1941, sau khi về nước NAQ được chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.        + Tại các căn cứ địa hàng ngày diễn ra hoạt động sản xuất, xây dựng chiến đấu, hoạt động của các đoàn thể cứu quốc, lực lượng vũ trang.        + Năm 1943, Ban Việt Minh liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 ban xung phong “ Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát

20 Vũ Thị Kiều Phương, “Việt Nam độc lập năm 1945” một dự đoán thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Số 11, Tr.51.

Page 11: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.        + Theo quyết định của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì, các chiến khu nhanh chóng được xây dựng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa khi thờ cơ đến. Trên cơ sở đó 7 chiến khu chống Nhật ra đời.        + Ngày 4/6/1945, theo chỉ thị của HCM khu giải phóng Việt Bắc thành lập gồm hầu hết các tỉnh Cao –Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái và một số vùng lân cận. Ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng VB trở thành hình ảnh thu nhỏ của nước VN mới. Vai trò: là nơi đứng chân của các lực lượng chính trị và vũ trag cùng cơ

quan đầu não của Đảng ta, nơi xuất phát của những quyết định chủ trương chỉ đạo CM quan trọng

- Vũ trang:           + CMT8 là một thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra hết sức nhanh chóng, hòa bình, ít đổ máu, chỉ trong vòng 15 ngày; song đó lại là quá trình đấu tranh chuẩn bị máu xương của Đảng và nhân dân ta trong vòng 15 năm.          + Đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lớn lao trong lịch sử dân tộc; nó chứng tỏ từ đây giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng thành công. Ngay sau khi Đảng ra đời, Đảng ta đã bắt tay nhanh chóng vào công cuộc chuân bị về mọi mặt cho CMT8 trong đó có sự chuẩn bị to lớn về lực lượng cách mạng.          + Ngay từ năm 1930 Đảng ta đã xác định lưc lượng à 1 vấn đề quan trọng cần được quan tâm xây dựng...(Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị của Trần Phú).           + Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đông đảo quần chúng nhân dân chủ yếu là công nhân và nông dân đã được tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng đấu tranh chống thực dân Pháp, đòi quyền tự do, dân chủ. Để tập hợp lực lượng Đcs ĐD chủ trương thành lâp Hội phản đế Đồng minh Đông Dương (18/11/1930). Tuy nhiên, do hoàn cảnh chi phối nên nó chỉ tồn tại trên văn bản mà chưa trở thành một tổ chức trên thực tế.          + Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng ta đã hiện thực hóa hình thức Mặt trận trong phong trào đấu tranh bằng việc thành lập : Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7/1936) và tới tháng 3/1938 để phù hợp với hoàn cảnh mới Đảng ta đổi tên MT thành MT Thống nhất Saab

Page 12: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

chủ Đông Dương (MT Dân chủ ĐD)...Từ khi các mặt trận ra đời, mọi tầng lớp mọi giai cấp đã tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng ta...Bao gồm: công nhân, nông dân, tiể tư sản, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, tư sản dân tộc...Các phong trào đấu tranh diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và rộng khắp như: Đông Dương đại hội, phong trào đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí...Từ trong phong trào, lực lượng chính trị hùng hậu hàng triệu người đã ra đời, là động lực to lớn của cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó, lực lượng chính trị ngày càng phát triển, trở thành lực lượng nắm vai trò chủ chốt tao nên thành công của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước năm 1945.           + Lực lượng CM ngày càng được chuẩn bị đầy đủ và vững mạnh nhất trong giai đoạn 1939 - 194528/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước, trên cơ sở phân tích ình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển mới, Người đã triệu tập và chủ trì Hội Nghị TW VIII (10 - 19/5/2941) tại Cao Bằng. HN đã  hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ HN TƯ 11/1939, nhằm giải quyết muc tiêu số 1 của CM là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện chủ trương ấy. Trên cơ sở đó, HN xác định lực lượng của CMVN là toàn thể dân tộc Việt Nam, bao gồm nhiều tầng lớp và giai cấp như (....)... Để tập hợp hơn nữa mọi người vào mặt trận dân tộc, cùng nhau chiến đấu vì độc lập, tự do; nhằm tạo ra sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo sáng kiến của NAQ, Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh đã ra đời(19/5/1941) gọi tắt là MTVM.MTVM chủ trương tập hợp mọi người dân yêu nước không phân biệt tầng lớp,giai cấp, tôn giáo, đảng phái, dân tộc ...đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn. Từ khi MTVM ra đời, quá trình chuẩn bị của đảng ra về lực lượng chính tri ngày càng diễn ra nhanh chóng:Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia mặt trận Việt Minh. Cao Bằng là nơi thi điểm cuộc vận động xây dựng Hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh.Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu “hoàn toàn”. Tiếp đó Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh lâm thởi liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập.         +Ở nhiều tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, ở Hà Nội, Hải

Page 13: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

Phòng, hầu hết các hội Phản đế chuyển thành Hội Cứu quốc đồng thời các hội Cứu quốc mới được thành lập.        + Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp khác như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản…vào mặt trận cứu nước. Năm 1943, Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam. Năm 1944, Đảng Dân chủ VN và Hội Văn hóa Cứu quốc VN ra đời, đứng trong Mặt trận Việt Minh. Đảng tăng cường hoạt động trong quân đội Pháp, ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít.        + Báo chí của Đảng và của Mặt trận VM (giải phóng, cờ giải phóng chặt xiềng…) đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đường, chính sách chủ trương của Đảng, đấu tranh chống các thủ đoạn chính trị và văn hóa của địch. Vai trò: lực lượng quan trọng nhất làm nên thắng lợi vĩ đại, nhanh chóng

của TKN, biểu trưng cho sức mạnh của khói đoàn kết Dân tộc.

Từ đó có thể khẳng định rằng cách mạng tháng 8 hoàn toàn không có “khoảng trống quyền lực” như một số sử gia nước ngoài nhận xét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO1: Dương Trung Quốc, Từ cách mạng tháng 8/1945 đến tuyên ngôn độc lập, http://tapchicongsan.org.vn.2: Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam tập II, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011.3: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002, t.6, tr.159.4: http://diendan.truongmo.com. http://giaothongvantai.com.vn. sites.google.com. http://thptphandangluu.edu.vn. http://www.baomoi.com. http://www.doko.vn. http://www.qdnd.vn. http://www.reds.vn. http://www.thanhnien.com.vn. http://www.youtube.com. http://thptphandangluu.edu.vn..5: Lê Trung Dũng, Thái độ của các nước đồng minh với vấn đề Đông Dương trong thời kì cách mạng tháng tám, Số 4/2000, Tr.30-37.6: Nguyễn Văn Nhật, Cách mạng tháng tám – Biểu tượng sức mạnh tổng hợp mọi tầng lớp nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số

Page 14: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

4/2000, Tr.22-29.7: Sơ thảo lịch sử Cách Mạng Tháng 8 Thừa – Thiên – Huế, Ban nghiên cứu lịch sử đảng Tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970.8: Tìm hiểu Cách mạng tháng tám, Ban nghiên cứu lịch sử đảng , Nxb Sự thật, Hà Nội, 1967.9: Trần Hữu Tình, Tính chủ động, sáng tạo của đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng tám, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 4/2000, Tr.16-21.10: Trần Nhâm, Đảng ta với nghệ thuật nắm bắt thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945, Tạp chí lịch sử đảng, Số 8, Tr.8.11: Vũ Thị Kiều Phương, “Việt Nam độc lập năm 1945” một dự đoán thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 11.

NHẬN XÉT CỦA NHÓM VỀ BÀI LÀM

Câu hỏi có hay không “Khoảng trống quyền lực” trong cách mạng tháng 8/1945 là một câu hỏi có phần hơi thiên về quan điểm của cá nhân, tuy nhiên chúng tôi đã cố gắng đi tìm lời giải một cách thuyết phục nhất thông qua nhiều hành động và phương pháp.

Page 15: CÓ HAY KHÔNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC TRONG bài chính thức

Đầu tiên chúng tôi đi tìm giải nghĩa câu “Có hay không khoảng trống quyền lực” thông qua tìm từ điển và hỏi các thầy cô như thầy Phạm Xanh, cô Trần Thiện Thanh… để so sánh với kết quả chúng tôi tìm được. Tiếp đó để khẳng định câu trả lời chúng tôi đã thực hiện khảo sát sinh viên nhằm mục đích tìm hiểu xem quan điểm của họ về vấn đề trên và xem họ có hiểu và quan tâm về vấn đề đó hay không.

Để đi tìm tư liệu nói về câu nói trên chúng tôi đã dày công tìm trên các trang mạng uy tín nhất là trên các tạp trí như: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử đảng, Xưa và nay, Khoa học xã hội và một vài quyển sách nói về cách mạng tháng 08/1945.

Chúng tôi đem ra so sánh và biện chứng với nhau xem quan điểm của họ và rút ra quan điểm của nhóm sau đó giải thích quan điểm. Trong bài của chúng tôi trình bày them cả những nét cơ bản nhất về cách mạng tháng 08 để dẫn chứng những điều mà các tác giả soi vào đó dẫn luận.

Phần thuyết trình chúng tôi làm khá tốt dù còn thiếu nhiều kinh nghiệm.