34
BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 3 tháng 5 năm 2013) PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI.............................2 1. Tiên Phước: Lốc xoáy làm sập nhiều nhà dân......2 QUẢN LÝ........................................... 3 2. Phú Ninh: “Nhờ” trả lại tiền thu trái quy định, có thoát tội?.................................... 3 3. Cần sớm giải quyết chế độ cho cán bộ do yêu cầu sắp xếp lại lao động..........................5 4. Nam Giang: Xã cấp phép cho... “cát tặc”.........6 ĐẦU TƯ............................................ 7 5. Chưa có đối tác thế chân Genting tại dự án Nam Hội An............................................ 7 6. Thay chủ đầu tư Khu công nghiệp Đông Quế Sơn....8 CÔNG THƯƠNG....................................... 9 7. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá. . .9 KIỂM LÂM.......................................... 9 8. Lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ lậu...........9 9. Tăng cường phòng chống cháy rừng trong mùa khô. .9 10. Núi Thành: Phục hồi rừng ngập mặn............11 NÔNG NGHIỆP...................................... 11 11. Quế Sơn: Cây quế giúp đời sống kinh tế người dân đổi thay rõ rệt.............................. 11 12. Nỗ lực chống hạn phục vụ sản xuất lúa hè thu. 12 13. Núi Thành: Cắt giảm sản xuất do thiếu nước tưới ............................................. 13 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ(Tin Quảng Nam ngày 3 tháng 5 năm 2013)

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI.......................................................................21. Tiên Phước: Lốc xoáy làm sập nhiều nhà dân...........................................2QUẢN LÝ.......................................................................................................32. Phú Ninh: “Nhờ” trả lại tiền thu trái quy định, có thoát tội?.....................33. Cần sớm giải quyết chế độ cho cán bộ do yêu cầu sắp xếp lại lao động. . .54. Nam Giang: Xã cấp phép cho... “cát tặc”..................................................6ĐẦU TƯ..........................................................................................................75. Chưa có đối tác thế chân Genting tại dự án Nam Hội An..........................76. Thay chủ đầu tư Khu công nghiệp Đông Quế Sơn....................................8CÔNG THƯƠNG............................................................................................97. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá..........................................9KIỂM LÂM.....................................................................................................98. Lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ lậu....................................................99. Tăng cường phòng chống cháy rừng trong mùa khô.................................910. Núi Thành: Phục hồi rừng ngập mặn.......................................................11NÔNG NGHIỆP............................................................................................1111. Quế Sơn: Cây quế giúp đời sống kinh tế người dân đổi thay rõ rệt.........1112. Nỗ lực chống hạn phục vụ sản xuất lúa hè thu.........................................1213. Núi Thành: Cắt giảm sản xuất do thiếu nước tưới...................................1314. Thăng Bình: Trở thành triệu phú từ trồng rau sạch..................................13GIAO THÔNG..............................................................................................1415. Tam Kỳ: Người dân hối hả vào Nam sau lễ.............................................14PHÁP LUẬT.................................................................................................1516. Nam Trà My: “Ma men” giết người xong... chờ công an đến bắt............15DU LỊCH.......................................................................................................1617. Duy Xuyên: Miên man tiếng đàn “homestay”.........................................16LAO ĐỘNG..................................................................................................1718. Thủy điện Sông Bung: 116 lao động Trung Quốc chưa được cấp phép. .17VĂN HÓA.....................................................................................................1819. Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn: Lấy ý kiến chuyên gia trước ngày 10/5....18XÃ HỘI.........................................................................................................18

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

20. Nhà ở tránh lũ cho người dân: Hiệu quả thiết thực..................................1821. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tặng sách trường xưa...................................20THỂ THAO...................................................................................................2122. QNK. Quảng Nam: Nhìn lại sau vòng 6 giải hạng Nhất..........................2123. Giải hạng Nhất Quốc gia 2013: "Sát tướng" còn hơn cả V-League........21ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA....................................................................................22

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Tiên Phước: Lốc xoáy làm sập nhiều nhà dân Nhân Dân cho biết: Ngày 2/5, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch xã Tiên Cảnh cho biết: Chiều 1/5, một trận mưa dông kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề tài sản của người dân ở các thôn: 1, 2 và 5.

Theo báo cáo sơ bộ từ các thôn, gió lốc đã làm cho bốn ngôi nhà bị sập hoàn toàn, một cụ già bị thương, hơn 30 ngôi nhà bị tốc mái và hàng chục ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị ngã đổ, hư hại.

Ngoài ra, gió lốc còn gây thiệt hại nhiều diện tích trồng tiêu, quế, dó bầu của nhân dân trên địa bàn xã.

Sáng 2/5, UBND xã đã cử cán bộ xuống các thôn kiểm tra tình hình thiệt hại, vận động nhân dân giúp các hộ bị sập nhà khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống; đồng thời làm văn bản đề nghị huyện có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các gia đình bị thiệt hại nặng.

TTXVN dẫn lời ông Phùng Văn Huy - Phó Chủ tịch huyện Tiên Phước cho biết thêm, lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng cho bà con địa phương. Hiện hàng chục hộ dân vẫn còn đang rất khó khăn về nơi ở.

Trước mắt, huyện Tiên Phước hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ đối với những nhà bị sập hoàn toàn. Hội Chữ thập đỏ huyện cũng đã huy động lực lượng đến hiện trường giúp nhân dân dựng lại nhà cửa.

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Huyện Tiên Phước đang hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại do thiên tai các mặt hàng nhu yếu phẩm để phục vụ đời sống nhân dân trong điều kiện khó khăn. (Nhân Dân 3/5, tr5; Thanh Niên Online 2/5; TTXVN 2/5; VietnamPlus.vn 2/5; Radiovietnam.vn 2/5; Sài Gòn Giải Phóng 3/5, tr7; Quân Đội Nhân Dân 3/5, tr4; Tin Tức 3/5, tr4; Đại Đoàn Kết 3/5, tr2)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Phú Ninh: “Nhờ” trả lại tiền thu trái quy định, có thoát tội?Một cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh đã tự “vẽ” ra dự án trồng rừng để thu hàng chục triệu đồng của 60 hộ dân tại xã Tam Lộc. Sự việc bị phát hiện, xã đã đứng ra thay mặt trả lại tiền hộ cho người dân, nhưng phải chăng mọi chuyện chỉ dừng tại đó?

Ngày 23/4, tại nhà văn hóa thôn 4 (xã Tam Lộc), số tiền mà ông Nguyễn Minh Đức - Cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh tự ý thu của 60 hộ dân số tiền 29.100.000 đồng được trả lại cho người dân.

Ông Bùi Minh Thế (70 tuổi, tổ 3, thôn 4) bức xúc cho hay, trước đó, ông đã có đơn tố giác gửi lên các cơ quan chức năng tỉnh khi phát hiện những khuất tất trong vụ việc.

Ông Đức cho rằng, năm 2013 tỉnh giao cho huyện Phú Ninh 400ha để trồng rừng sản xuất, mỗi ha sẽ được hỗ trợ 4 triệu đồng gồm tiền quản lý chăm sóc. Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh giao 400ha này cho xã Tam Đại và Tam Lãnh của huyện. Nhưng ông Đức “hứa” với người dân là sẽ “lái” về cho xã Tam Lộc khoảng 200ha để được nhận hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Vì vậy, người dân nào muốn nhanh phải nộp 200.000 đồng/ha khảo sát, thiết kế để nhận tiền hỗ trợ sớm.

Ông Thái Viết Trà - Trưởng thôn 4 cho biết: “Thôn 4 có 175 hộ dân. Ngày 22/3, ông Đức lên nhà tôi và có trao đổi trực tiếp với tôi về việc trồng rừng năm 2013. Đến ngày 29/3, ông Đức lên nhà ông Huỳnh Minh rồi thu của 60 hộ dân với số tiền 29.100.000 đồng. Ông Đức thu tiền “khảo sát, thiết kế” trồng rừng mỗi ha là 200.000 đồng. Người cao nhất là 1 triệu đồng cho 5ha và thấp nhất là 200.000 đồng 1ha”.

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Ông Trà nói thêm: “Khi sự việc thu tiền sai quy định của ông Đức bị phát hiện, chiều 22/4, ông Đức đưa cho tôi 29.100.000 đồng nhờ đứng ra trả giùm cho 60 hộ dân đã đưa tiền cho ông”.

Ông Mai Xuân Quang - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Ninh kiêm Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh cho biết, Ban này không có chủ trương và không có chỉ đạo cho ông Nguyễn Minh Đức làm việc trái quy định này.

Ông Quang thông tin thêm: “Ông Nguyễn Minh Đức là cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh, nhưng được ký hợp đồng làm việc theo thời vụ. Ban này thuộc UBND huyện Phú Ninh do ông Đặng Bá Dự làm giám đốc, còn tôi được giao chức Phó Giám đốc Ban”.

Ông Quang nói: “Năm 2011, thôn 4 và thôn 6 xã Tam Lộc có khoảng 60 hộ dân nhận trồng được 193ha rừng sản xuất thuộc dự án trồng rừng 661 và đã được tỉnh hỗ trợ mỗi ha là 3 triệu đồng tiền khảo sát, thiết kế và chăm sóc đầy đủ. Năm 2013 này, UBND tỉnh chưa có kế hoạch trồng rừng sản xuất mới giao cho huyện Phú Ninh theo dự án trồng rừng 661. Vì vậy, không bao giờ có chuyện tỉnh đã “rót” cho huyện Phú Ninh 400ha như ông Đức nói với người dân thôn 4 xã Tam Lộc và cũng không có chuyện Ban giao hết 400ha này cho xã Tam Đại và Tam Lãnh trồng để được hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Ngày 29/3, ông Đức lợi dụng nhiệm vụ được giao rồi tự ý xuống nhà ông Huỳnh Minh ở thôn 4 xã Tam Lộc để tập hợp 60 người dân lại để thu số tiền 29.100.000 nói là chi phí “khảo sát, thiết kế” là sai quy định. 60 hộ dân này đã kê khai vào đơn cho ông Đức với diện tích đăng ký trồng rừng là 145,5ha”.

Ngoài ra, ông Quang cũng cho biết, ngày 29/3 nhận được tin báo của người dân việc ông Đức đang thu tiền của 60 hộ dân ở thôn 4, ông đã báo ngay cho Công an huyện Phú Ninh. Nhưng khi lực lượng Công an lên thì ông Đức đã thu xong và đi mất.

Ngày 3/4, ông Quang đã mời ông Đức lên làm việc, yêu cầu ông Đức viết tường thuật và lập biên bản báo cáo. Theo báo cáo gửi cho ông Đặng Bá Dự -

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Phó Chủ tịch huyện kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh có nội dung: “Ông Đức tự ý tổ chức họp các hộ dân thôn 4 xã Tam Lộc và thu tiền phí đo đạc diện tích. Ông Nguyễn Minh Đức có thái độ thành khẩn, nhận việc làm sai phạm của mình và hứa sớm hoàn trả số tiền đã thu cho các hộ dân thôn 4”.

Ngoài ra, trong báo cáo này Ban Quản lý dự án trồng rừng huyện Phú Ninh cũng thừa nhận khuyết điểm trong việc giám sát, kiểm tra cán bộ khi thi hành nhiệm vụ mới để xảy ra sự việc trên của ông Đức.

Trong khi đó, theo ông Vương Đình Trung - Chủ tịch xã Tam Lộc: “Ngày 22/3, ông Đức có lên nhà ông Trà đọc cho ông Trà nghe một trang văn bản là năm nay mức thu lệ phí “khảo sát, thiết kế” là 200.000 đồng/ha và mức hỗ trợ cao 4 triệu đồng/ha. Ngày 29/3, ông Đức không kiểm tra lại số tiền đã thu, không để lại cho người dân một giấy tờ nào”. (Pháp Luật & Xã Hội Online 2/5; Nông Thôn Ngày Nay 3/5)Về đầu trang

Cần sớm giải quyết chế độ cho cán bộ do yêu cầu sắp xếp lại lao động Trong thời gian qua, các ngành chức năng trong tỉnh nhận được nhiều đơn thư của các đối tượng bị tạm dừng, chưa được giải quyết chế độ mất sức lao động, hưu trí trong giai đoạn 1991 – 1994. Đây là những cán bộ đã có thời gian công tác trong giai đoạn đất nước khó khăn; nhiều người có quá trình tham gia công tác cách mạng ở địa phương trước năm 1975…

Qua tìm hiểu, trong giai đoạn 1991 – 1994 có 378 lao động làm việc trong ngành Thương nghiệp và Dịch vụ Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) và một số cơ quan, đơn vị độc lập hoặc thuộc sự quản lý của UBND các huyện, thành phố. Năm 1991, do yêu cầu sắp xếp lại lao động, nhiều đơn vị tiến hành tinh giản biên chế, giải quyết chế độ 1 lần. Nhưng đến cuối năm 1993, những đối tượng trên đã trả lại số tiền trợ cấp 1 lần để tiến hành giám định sức khoẻ làm hồ sơ mất sức lao động hoặc hưu trí.

Trong số lao động trên có 129 người đã hoàn thành việc giám định và được hưởng chi trả trợ cấp. Còn 249 lao động khác thì đang tiến hành giám định, làm hồ sơ và chưa được chi trả chế độ. Tuy nhiên, đến năm 1994, UBND tỉnh

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) phát hiện ra việc làm không hợp lý này nên đã lập đoàn thành tra và quyết định đình chỉ toàn bộ việc hưởng trợ cấp cũng như việc tiếp tục làm hồ sơ, thu hồi sổ trợ cấp mất sức lao động. Từ đó đến nay, những đối tượng trên không được hưởng bất kỳ chế độ nào sau thời gian cống hiến như trên.

Tuy nhiên, trong tổng số 378 lao động chưa được hưởng chế độ trên thì có 35 lao động, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với những đơn vị cũ, đã tiếp tục tham gia các đơn vị mới và có đóng bảo hiểm. Theo nguyện vọng, họ đề nghị các ngành chức năng cho cộng dồn số năm đóng bảo hiểm từ những đơn vị mà họ đã cống hiến trước đó để làm thủ tục về hưu.

Sở LĐ-TB&XH đã có văn bản đề nghị Bộ LĐ-TB&XH giải quyết chế độ hưu trí cho 35 đối tượng này (vì đã đóng bảo hiểm đủ năm công tác), nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ cấp trên.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết chế độ độ cho những đối tượng trên vẫn còn gặp không ít khó khăn vì mức tính trượt giá theo Sở Tài chính (đề xuất 6,04 lần hệ số quy đổi tính theo giá gạo) cũng như Cục Thống kê Quảng Nam (4,78 lần hệ số trượt giá tiêu dùng) đưa ra là quá thấp, và người lao động không chấp nhận.

Ông Lê Huy Tứ - Chánh Văn phòng Sở LĐ-TB&XH cho biết: đây là hệ quả lịch sử để lại, hiện một số tài liệu, quyết định về giải quyết chế độ cho 378 lao động trên đã thất lạc sau quá trình dài tách tỉnh, cũng như bị thiên tai. Quan điểm của Sở LĐ-TB&XH là các ngành chức năng cần nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng quá trình cống hiến của những đối tượng trên để đưa ra mức hỗ trợ cũng như giải quyết chế độ phù hợp, đảm bảo không để người lao động thiệt thòi. (TTXVN 28/4)Về đầu trang

Nam Giang: Xã cấp phép cho... “cát tặc”Ngày 2/5, ông ALăng Mai - Chủ tịch huyện Nam Giang cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện và lập biên bản xử lý đối với 3 xe múc đang khai thác cát trái phép tại địa phận xã Cà Dy. Đáng nói, những xe múc này được chính UBND xã Cà Dy cấp phép hoạt động.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Theo ông Mai, việc xã Cà Dy cấp phép cho 3 xe múc khai thác cát là hành vi trái luật, vượt quá quyền hạn của cấp xã. Do các đối tượng mới vi phạm lần đầu, mức độ vi phạm chưa lớn nên lực lượng liên ngành đã đẩy đuổi đối tượng ra khỏi địa bàn, không tịch thu phương tiện mà chỉ xử lý vi phạm hành chính (phạt 10 - 20 triệu đồng).

UBND huyện Nam Giang đã có văn bản báo cáo sự việc lên UBND tỉnh. (Danviet.vn 3/5)Về đầu trang

ĐẦU TƯ

Chưa có đối tác thế chân Genting tại dự án Nam Hội AnSau khi Genting Malaysia Berhad tuyên bố rút khỏi Dự án Nam Hội An 4 tỷ USD tại Quảng Nam, nhà đầu tư còn lại trong Dự án - Tập đoàn VinaCapital vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư thay thế. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có kết quả rõ rệt.

Một nguồn tin riêng của Báo Đầu Tư cho biết, Quảng Nam vẫn đang phải tiếp tục chờ đợi đối với số phận của Dự án Nam Hội An. Lý do là vì, cho tới thời điểm này, vẫn chưa có nhà đầu tư thay thế Genting Malaysia Berhad trong dự án có hạng mục khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài này.

Liên quan đến vấn đề này, cách đây chưa lâu, trao đổi với báo Đầu Tư, một chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho rằng, việc tìm kiếm một nhà đầu tư thay thế Genting là không đơn giản. Bởi đầu tư vào casino đòi hỏi phải có chiến lược dài hạn, chứ không thể quyết định trong một sớm một chiều.

Dự án Nam Hội An được cấp chứng nhận đầu tư vào cuối năm 2010, với hai chủ đầu tư là VinaCapital và Genting Malaysia Berhad. Ở thời điểm cấp phép, dự án khu phức hợp này có diện tích đề xuất lên tới trên 1.500ha.

Tuy nhiên, giữa tháng 9 năm ngoái, Genting bất ngờ tuyên bố chấm dứt các hoạt động hợp tác đầu tư ở Việt Nam, đồng thời khẳng định, Genting “không theo đuổi bất kỳ một lợi ích nào tại Việt Nam”.

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Trả lời phỏng vấn của baodautu.vn khi đó về lý do Genting rút khỏi Dự án, bà Katherine Chew - Phó chủ tịch phụ trách PR và truyền thông của Genting Malaysia Berhad cho biết: “không có bất cứ bình luận nào ngoài thông báo đã được công bố”.

Sau khi Genting tuyên bố rút khỏi Dự án Nam Hội An, dư luận cũng đã lo ngại dự án này sẽ “vỡ trận”. Tuy nhiên, VinaCapital vẫn luôn khẳng định, sẽ tiếp tục theo đuổi dự án này và sẽ tìm kiếm nhà đầu tư đủ năng lực để thay thế.

Theo thông tin của baodautu.vn, trong liên doanh, phía Genting đóng góp 20%, còn VinaCapital nắm giữ 80% cổ phần. Tuy trong chứng nhận đầu tư, Genting có quyền được mua tới 40% cổ phần, song hiện tại, cổ phần của tập đoàn này trong Dự án vẫn chỉ là 20%.

Hiện nay, khoảng hơn 100 ha đất trong vùng Dự án đã được giải tỏa xong. Và nhà đầu tư Dự án Nam Hội An cũng đã bỏ khoảng 70 tỷ đồng cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho Dự án. (Baodautu.vn 2/5)Về đầu trang

Thay chủ đầu tư Khu công nghiệp Đông Quế SơnChủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh vừa ký quyết định chấm dứt việc thực hiện chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Đông Quế Sơn đối với Công ty Cổ phần Prime Group, giao lại cho Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc liên doanh với Công ty TNHH một thành viên Prime Quế Sơn.

Ngoài ra, ông Thanh cũng yêu cầu chủ đầu tư mới có văn bản cam kết về triển khai thực hiện đúng tiến độ đề ra trong kế hoạch.

Được biết, năm 2010 UBND tỉnh đã chọn Công ty Prime Group làm chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Đông Quế Sơn (quy mô 160ha) nhưng đến nay nhiều hạng mục đầu tư bỏ dang dở, không đáp ứng yêu cầu đã cam kết. (Tuổi Trẻ 3/5, tr6)Về đầu trang

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

CÔNG THƯƠNG

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá Từ đầu năm đến nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh tại Quảng Nam vẫn duy trì ổn định, đạt mức tăng tưởng khá.

Theo đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập chung chủ yếu ở các ngành hàng chủ đạo như dệt, may, da giầy, chế biến gỗ, lâm sản.Giá trị sản xuất toàn ngành đạt gần 62,4 tỷ đồng tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị hàng xuất khẩu đạt gần 28 tỷ… (Radiovietnam.vn 1/5)Về đầu trang

KIỂM LÂM

Lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ lậuỞ các huyện miền núi Quảng Nam, không chỉ có hoạt động khai thác vàng trái phép, vấn nạn lâm tặc đang ngày đêm triệt hạ, xóa sổ dần những cánh rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, cũng như thảm sát, săn bắt vô tội vạ các loài động thực vật quý hiếm cũng diễn ra nóng bỏng, phức tạp không kém.

Đi dọc những cánh rừng thuộc các huyện Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn những ngày cuối tháng 4/2013, nhóm phóng viên ghi nhận những hình ảnh xót xa, đáng báo động về tình trạng này.

Xem chùm ảnh “Lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ lậu” tại đường link:http://www.anninhthudo.vn/phong-su/chum-anh-lam-tac-ngang-nhien-van-chuyen-go-lau/496776.antd(An Ninh Thủ Đô Online 2/5)Về đầu trang

Tăng cường phòng chống cháy rừng trong mùa khô Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng có thể gây ra, nhất là trong mùa khô năm 2013, UBND tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp cụ thể.

Theo đó, tỉnh đã khoanh vùng danh mục các xã trong vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng chia theo mức độ xung yếu.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Trên địa bàn tỉnh hiện có 107/222 xã thuộc 17/18 huyện, thành phố được công nhận là xã trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng và được phân theo mức độ xung yếu: Vùng ít xung yếu (mức độ 1): 49 xã; vùng xung yếu (mức độ 2): 40 xã và vùng rất xung yếu (mức độ 3): 18 xã. Các ban ngành chức năng, chủ lực là Kiểm lâm Quảng Nam đã tích cực phối hợp tuyên truyền đến tận chủ rừng, đồng bào dân tộc thiểu số để hạn chế việc đốt nương làm rẫy, đốt ong, đốt than; tiến hành ký cam kết với những hộ dân sống ở gần rừng có ý thức bảo vệ rừng.

Tỉnh đã lắp đặt 14 trạm quan trắc khí tượng phục vụ cho hoạt động cảnh báo cháy rừng qua phần mềm vi tính và được thực hiện liên tục, nghiêm túc trong suốt mùa khô và xây dựng bản đồ trọng điểm cháy rừng cho 14 huyện và 2 Ban quản lý rừng và trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức diễn tập chỉ huy chữa cháy rừng cấp tỉnh và cấp huyện tại 4 huyện trọng điểm là Quế Sơn, Duy Xuyên, Tiên Phước và Đại Lộc. Một số huyện trọng điểm hỗ trợ kinh phí cho các Hạt Kiểm lâm xây dựng bảng, biển về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng(PCCR); trang bị dụng cụ, đồ bảo hộ chữa cháy và chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho UBND các xã trọng điểm tổ chức diễn tập chữa cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm bố trí nhân lực vật lực theo phương châm “4 tại chỗ” trong PCCR để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.

Là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn của cả nước, Quảng Nam có diện tích đất lâm nghiệp 714.020 ha (chiếm 68,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); trong đó, diện tích đất có rừng 513.811 ha (rừng tự nhiên 394.446 ha, rừng trồng 119.365 ha), độ che phủ rừng 48,3%. Diện tích rừng trồng, rừng non do khoanh nuôi tái sinh ngày càng được mở rộng.

Đây là đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao, cùng với những diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và tình hình dân cư sống trong, ven và gần rừng cũng như các hoạt động khác của con người trong rừng ngày càng gia tăng, do đó nguy cơ tiềm ẩn xảy ra cháy rừng cao hơn, nếu không tăng cường các biện pháp

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

kiểm soát chặt chẽ và phòng chống cháy rừng kịp thời, cháy rừng sẽ rất dễ xảy ra.

Về mùa cháy rừng, Quảng Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó khí hậu chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ đầu tháng 3 đến hết tháng 8, có những năm mùa khô đến sớm từ tháng 2 và kéo dài hết tháng 9 dương lịch, đặc điểm khí hậu khô nóng và có gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8. Những tháng khô kiệt thường là tháng 5, 6, 7. (TTXVN 27/4)Về đầu trang

Núi Thành: Phục hồi rừng ngập mặn Việc triển khai trồng, phục hồi rừng ngập mặn tại xã Tam Hải đang là giải pháp mở rộng và bảo vệ những diện tích rừng ở vùng đất ven biển này.

Trong năm 2012, chi cục Biển và Hải đảo thuộc Sở TN&MT đã triển khai trồng, phục hồi 1,5 ha rừng ngập mặn tại khu vực này. Trong đó, cộng đồng địa phương trực tiếp tạo cây con giống và tham gia giám sát, đánh giá về hiệu quả của chương trình. Hầu hết các hộ dân đều tham gia rất tích cực, bởi qua bao mùa hứng chịu hậu quả của các cơn bão lũ, họ đã biết rất rõ giá trị của những cánh rừng ngập mặn ven biển.

Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí tập huấn nâng cao ý thức, năng lực quản lý rừng và khả năng sản xuất cây giống của người dân địa phương, chi cục Biển và Hải đảo sẽ tiếp tục trồng và phục hồi 6 ha, bảo vệ 7,5 ha rừng ngập mặn tại khu vực Cồn Si, thôn Long Thạnh Tây, xã Tam Hải, huyện Núi Thành. (Radiovietnam.vn 30/4)Về đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Quế Sơn: Cây quế giúp đời sống kinh tế người dân đổi thay rõ rệt10 năm lại đây, phong trào trồng rừng đã phủ lên huyện nghèo Quế Sơn một màu xanh áo mới. Toàn huyện Quế Sơn hiện có khoảng 9.000ha đất lâm nghiệp có khả năng trồng rừng, trong đó có gần 7.000ha keo trồng thường xuyên.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Mỗi năm, người dân trong huyện khai thác từ 1.000 - 1.500ha, bình quân 1ha đạt 40 - 50 tấn/năm. Với giá dao động từ 900.000 - 1 triệu đồng/tấn keo, người trồng thu về 30 - 40% lãi.

Ông Nguyễn Văn Chín - Trưởng phòng NN&PTNT huyện thông tin: “Những năm qua, việc phát triển trồng rừng, đặc biệt là cây keo trên địa bàn huyện phát triển mạnh. Người dân xem đất rừng là đất canh tác chính, trồng rừng thâm canh mang lại hiệu quả cao. Đi cùng với đó là kinh tế, đời sống được đổi thay rõ rệt”. (Lao Động 2/5, tr6)Về đầu trang

Nỗ lực chống hạn phục vụ sản xuất lúa hè thu Nhằm phục vụ sản xuất lúa hè thu 2013, UBND tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp chống hạn và mặn xâm nhập.

Theo đó, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các nhà máy thủy điện trên địa bàn có kế hoạch điều tiết xả nước phù hợp với yêu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du. Sở chỉ đạo quan trắc thường xuyên tình hình mặn xâm nhập, thực hiện bơm lách triều đối với các trạm bơm có nguồn nước bị nhiễm mặn như ở Tứ Câu, Xuyên Đông; chỉ đạo các địa phương tập trung gieo sạ lúa trung và ngắn ngày, hạn chế tối đa giống lúa dài ngày.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng huy động toàn dân ra quân nạo vét kênh mương, sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm chống thất thoát nước; tổ chức nạo vét bể hút của 50 trạm bơm điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn (trên 90.000m3 bùn cát); nạo vét các đoạn sông bị ách tắc do bùn cát bồi lắng như Ái Nghĩa, Lạc Thành trên sông Vu Gia; Cù Bàn, Vòm Cẩm Đồng trên sông Thu Bồn; Bàu Văn tại huyện Duy Xuyên… (khoảng 150.000m3 cát bùn).

Tỉnh chỉ đạo đắp đập bồi ngăn mặn tại một số nhánh sông Thu Bồn (Duy Xuyên), sông Vĩnh Điện (Điện Bàn) và sông Bàn Thạch (Tam Kỳ) với khối lượng khoảng 300.000m3 nhằm ngăn nước mặn xâm nhập, đảm bảo nguồn nước ngọt cho các trạm bơm hoạt động.

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Để huy động tối đa nguồn lực, đưa nguồn nước tưới phục vụ lúa hè thu 2013, tỉnh còn tiến hành

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

lắp đặt khoảng 350 trạm bơm điện, bơm dầu dã chiến và di động ở những khu vực cuối kênh, những nơi khó khăn về nước; thực hiện khoan giếng ở vùng cát, những nơi có điều kiện nước ngầm tốt phục vụ công tác chống hạn cho cây trồng cũng như sinh hoạt cho người dân.

Để vùng hạ du hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn không bị mặn lấn sâu, tỉnh tổ chức thi công công trình đập tạm trên sông Quảng Huế, hạn chế lưu lượng phân dòng từ sông Vu Gia về sông Thu Bồn (điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia 20% cho Thu Bồn và 80% cho Vu Gia) nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho hơn 8.000 ha lúa ở hạ du sông Vu Gia và cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng.

Theo kế hoạch, vụ hè thu năm nay, Quảng Nam tiến hành triển khai gieo sạ khoảng 45.000 ha lúa. Cơ cấu giống gồm Nhị ưu 838, BC15, OM 4900, Bio 404… (TTXVN 27/4)Về đầu trang

Núi Thành: Cắt giảm sản xuất do thiếu nước tưới Hạn hán kéo dài làm cho một số hồ thủy lợi trên địa bàn huyện Núi Thành thiếu hụt nguồn nước tưới nghiêm trọng.

Để đảm bảo nước tưới cho vụ lúa hè thu, Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành triển khai rà soát 3106ha tổng diện tích lúa vụ hè thu năm 2013 trên địa bàn huyện và đã có kế hoạch cắt giảm sản xuất 196ha do thiếu nguồn nước tưới... (Radiovietnam.vn 1/5)Về đầu trang

Thăng Bình: Trở thành triệu phú từ trồng rau sạchTự tạo uy tín bằng sản phẩm rau sạch, an toàn cho người tiêu dùng là phương châm của lão nông Trịnh Tấn Ưu tại làng rau Hưng Mỹ (xã Bình Triều, Thăng Bình). Không chỉ tránh được rủi ro khi đưa sản phẩm ra thị trường, nhờ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, sản lượng rau cũng tăng lên thấy rõ.

Hiện tại, chỉ trên diện tích chưa đầy 2.500m2, mỗi tháng vườn rau của ông có thể đạt sản lượng lên đến gần 4 tấn, mang lại nguồn thu nhập ổn định với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Ông Ưu chia sẻ, nối nghiệp trồng rau bao đời ở vùng quê, ông bắt đầu trồng rau từ năm 1985. Trên quê cát, thổ nhưỡng không màu mỡ, chi phí cho hạt giống, nhân công, phân bón chiếm đến hơn 70% doanh thu, sản lượng rau lại thấp, cuộc sống cứ luẩn quẩn với khó nghèo.

Sau 5 năm, thấy hiệu quả thu được không cao, ông bắt đầu tự mày mò sách vở, tìm hiểu và xây dựng một quy trình trồng rau cho riêng mình. Không chỉ hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, điều được ông chú trọng là chất lượng rau do mình sản xuất.

Bỏ hẳn cách chăm sóc cũ, ông chuyển qua áp dụng khoa học kỹ thuật bài bản trong từng công đoạn. Không chỉ đổi giống cây trồng, tích cực sử dụng các biện pháp sản xuất rau sạch, che chắn cẩn thận bằng lưới, lại không ngừng rút kinh nghiệm, hiện tại, ông có thể sản xuất được trên dưới 40 lứa rau mầm (7 - 8 ngày tuổi) mỗi năm.

Năm đầu tiên sản xuất theo cách làm mới, sản lượng rau tăng vọt đến 7 - 8 tạ rau/tháng khiến chính ông cũng bất ngờ. Thời gian canh tác được rút ngắn, ông lại có thể sản xuất các loại rau trái vụ như cải thìa, cải bẹ, các loại rau gia vị… trong mùa khô, nâng số lần canh tác lên 12 lứa rau/năm, gấp 1,5 lần so với cách làm truyền thống.

Năm 2010, ông Ưu đã được chính quyền địa phương chọn thí điểm mô hình chuỗi giá trị rau theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam). Nhờ đó, ông tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm như chủ động đào hố tích nước, lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động, tiếp cận cách làm đất, gieo trồng hiệu quả hơn. (Website 2lua.vn 2/5) Về đầu trang

GIAO THÔNG

Tam Kỳ: Người dân hối hả vào Nam sau lễNgày 1/5, mặc dù vẫn đang còn ngày nghỉ nhưng để kịp trở lại với công việc, học tập sau lễ 30/4 và 1/5, nhiều người tại Quảng Nam đã hối hả đón tàu xe vào Nam. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người đã kéo đến ga Tam Kỳ để kịp giờ tàu chạy.

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Theo số liệu từ ga Tam Kỳ cung cấp, trong dịp lễ, mỗi ngày ga Tam Kỳ đón không dưới 230 lượt khách. Trong đó, đỉnh điểm là ngày 27/4 với 307 lượt khách về quê nghỉ lễ.

Dự báo trong ngày 1/5, do nhu cầu vào miền Nam tăng cao nên ga Tam Kỳ sẽ đón không dưới 300 lượt khách. Trong đó, đa số là sinh viên trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ.

Được biết, từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, ga Tam Kỳ điều chỉnh giá vé tăng 10% đối với hành khách đi các tàu địa phương SE21 và SE22. Thế nhưng, nhu cầu đi tàu hỏa vào Nam vẫn không giảm. (Thanh Niên Online 1/5)Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Nam Trà My: “Ma men” giết người xong... chờ công an đến bắtTheo tâm lý chung, sau khi gây án, những đối tượng giết người đều tìm cách lẩn trốn, nhưng riêng Nguyễn Văn Thu (SN 1979, trú tại xóm Ông Tiến, xã Trà Dơn) thì ngược lại. Sau khi giết người, Thu ung dung mang dao về nhà cất, sau đó tắm rửa và đợi… công an đến bắt.

Dù có vợ và 4 con nhưng Thu không chịu tu chí làm ăn mà thường xuyên nhậu nhẹt, say sưa. Năm 2006, Thu được một gia đình trong xóm mời đến uống rượu, nhậu từ sáng đến chiều, chủ nhà đã đứng lên nhưng Thu vẫn ép uống dẫn đến to tiếng giữa khách và chủ. Trong cơn men, Thu cho rằng chủ nhà không tôn trọng mình, nên bật dậy và không ngần ngại "hóa kiếp" ngôi nhà bằng mồi lửa và kết cục Thu bị tuyên án 6 tháng tù giam vì tội huỷ hoại tài sản của công dân.

Sau khi ra tù, tưởng rằng Thu sẽ tu chí, ai ngờ bản tính Thu càng hung hăng hơn sau mỗi lần nhậu nhẹt, nên ai cũng ngại "con ma men" này. Chưa hết, Thu tuyên bố với cả Nóc rằng: "Đi tù... sướng lắm".

"Ước nguyện" của kẻ ham chơi mê rượu chè rồi cũng đến. Ngày 17/4 vừa qua, khi Thu đi dự đám cưới của một người bà con ở xóm bên cạnh. Hôm ấy, mâm cỗ được dọn lên từ sáng, các bàn khác đã ra về, nhưng bàn của Thu cùng với

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

những người khác vẫn ngồi bàn chuyện "quốc tế" đến 16h chiều mới chịu đứng dậy.

Trên đường về nhà, Thu "chém gió" với người bạn cùng đi là anh H.V.D. về quãng thời gian Thu ở trong tù trước kia. Sẵn có hơi men trong người, anh H.V.D. cởi phăng chiếc áo đang mặc ra và không nói gì. Thu thấy khó chịu và nói: "Sao mày lại cởi trần?”. Anh D. đáp: "Tao cởi trần để đi đánh nhau, gặp thằng nào tao, đánh thằng đó...".

Do đang trong cơn say, Thu loạng choạng và chỉ tay vào mặt anh D.: "Mày sẽ biết tay tao" rồi chạy về nhà cầm con dao nhọn quay lại tìm anh D. để "tính sổ". Với thân hình cao to hơn, nên Thu đã quật ngã được anh D. xuống đất và dùng dao nhọn đâm một nhát chí mạng vào ngực trái khiến anh D. tử vong tại chỗ. Sau đó Thu lặng lẽ rút dao đi về nhà cất, sau đó đi ngủ.

Khi lực lượng công an tỉnh có mặt tại nhà Thu thì đối tượng vẫn đang ngủ ngon giấc. Lúc đọc quyết định bắt về hành vi giết người thì Thu lại coi đó như là "điều may mắn" đến với mình vì "được đi tù". (Nguoiduatin.vn 3/5; Đời Sống & Pháp Luật 3/5, tr13)Về đầu trang

DU LỊCH

Duy Xuyên: Miên man tiếng đàn “homestay”Nhờ ngõ cau dẫn lối, giếng cổ mát rượi, vườn tược trĩu trái… nên từ 2 năm nay, ngôi nhà của cụ ông Nguyễn Bá Phước (92 tuổi, tổ 8B, thôn Trung Sơn, xã Duy Phú) là nơi lui tới thường xuyên của khách du lịch. Tới đây, du khách còn được miên man theo tiếng đàn của cụ - một người biết chơi rất nhiều nhạc cụ cổ truyền dân tộc.

Đàn bầu, đàn trường, đàn nhị, kèn ai, kèn chiếu... cụ đều biết. Cụ biết chơi tổng cộng 9 loại nhạc cụ cổ truyền. Người ta nói cụ là người biết nhiều loại nhạc cụ cổ truyền nhất ở Duy Xuyên.

Ông Nguyễn Đức Nha – Trưởng ban du lịch cộng đồng homestay Mỹ Sơn nói: “Ở xã Duy Phú này, cụ Phước được coi như một biểu tượng văn hóa bởi tiếng đàn thiện nguyện của mình. Hơn bao giờ hết, vào lúc này, tiếng đàn của cụ sẽ

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

giúp ích rất nhiều cho mô hình du lịch cộng đồng đã được triển khai ở Mỹ Sơn.”

Ông Nha cho biết: “Nhà cụ Phước là một trong 25 nhà nằm trong diện gia đình tiềm năng của mô hình du lịch homestay Mỹ Sơn. Đặc biệt, nhà cụ Phước là nhà có số lượng khách ghé thăm một cách thường xuyên và ổn định nhất.” Theo ông Nha, đó là do quang cảnh vườn tược nhà cụ rất thôn quê dân dã, và cũng bởi, du khách muốn tới đây để được nghe tiếng đàn của cụ.

Tới nhà cụ Phước, du khách được ngắm cảnh vườn tược, được tự hái trái cây để ăn, hoặc đem về; cụ bà Trần Thị Lịnh (sinh năm 1928) cũng còn rất khỏe để dẫn khách thăm thú cảnh quê. Và tất nhiên, khách sẽ được miên man theo tiếng đàn. 92 tuổi, nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn, và tiếng đàn theo thời gian, lại càng hay. Những âm thanh cô tịch của đàn bầu, réo rắt của đàn tranh, ai oán của đàn nhị… hút hồn du khách, khiến du khách không muốn rời chân. Từ Nam ai, hò khoan, hát ru… bất cứ làn điệu nào khách yêu cầu cụ đều thỏa mãn.

Khi triển khai homestay ở Mỹ Sơn, người ra đã tính đến chuyện du khách không cần tìm đến những resort hay villa, cái mà họ cần là những cái gì thôn quê dân dã truyền thống. Còn gì hơn là được nghe tiếng đàn của một cụ già hòa lẫn trong cái mát mẻ của cảnh quan vườn tược dân dã... (Giáo Dục & Thời Đại Online 2/5)Về đầu trang

LAO ĐỘNG

Thủy điện Sông Bung: 116 lao động Trung Quốc chưa được cấp phépChiều 2/5, Sở LĐ-TB&XH cho biết, hiện trên công trình thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang) đang có 241 người lao động Trung Quốc làm việc. Trong đó có 116 lao động chưa được cấp giấy phép lao động.

Theo Sở LĐ-TB&XH, cơ quan chức năng đang hướng dẫn người có trách nhiệm của thủy điện Sông Bung 4 làm giấy tờ, thủ tục để các lao động người Trung Quốc được cấp phép và làm việc hợp pháp trên công trình thủy điện thuộc địa bàn tỉnh quản lý.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Hiện trên địa bàn huyện Nam Giang có rất nhiều người Trung Quốc đang làm việc và các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Trung ở khắp nơi, tiếng Trung to hơn, đặt lên trên tiếng Việt. (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 3/5, tr5; Lao Động 3/5, tr3; Dân Trí 3/5)Về đầu trang

VĂN HÓA

Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn: Lấy ý kiến chuyên gia trước ngày 10/5Liên quan đến vụ bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn, UBND tỉnh cho biết, vừa giao trách nhiệm cho Sở VH-TT&DL, UBND huyện Duy Xuyên phối hợp Cục Di sản văn hóa, Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT&DL) hoàn chỉnh hồ sơ dự án bảo vệ, chống sạt lở hai bên bờ suối kết hợp quy hoạch chi tiết khu trung tâm.

Trong đó, phải lấy ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên ngành về thủy lợi, thủy văn, giao thông, địa chất… trình cấp có thẩm quyền thỏa thuận, phê duyệt trước ngày 10/5.

Sau khi chỉ đạo đình chỉ thi công, UBND tỉnh đã chủ trì liên tục 2 cuộc họp với UBND huyện Duy Xuyên. Tại cuộc họp, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Khương và Chủ tịch huyện Nguyễn Công Dũng nhận khuyết điểm về việc kè suối tại khu di tích Mỹ Sơn khi chưa có chủ trương của UBND tỉnh và thỏa thuận của Bộ VH-TT&DL.

Trước đó, do lo ngại xói lở khu tháp trung tâm (tháp B3, B5 bị nứt tường, nghiêng lún), UBND huyện Duy Xuyên tiến hành kè dòng suối với tổng kinh phí 2 tỉ đồng, nạo vét một số đoạn suối bị bồi lấp, trồng cỏ hai bên suối và xây dựng cầu qua suối (dài 8 m, khẩu độ 4,1 m) cho khách bộ hành. (Thanh Niên 3/5, tr15; Nông Thôn Ngày Nay 3/5; Đại Đoàn Kết 3/5, tr2)Về đầu trang

XÃ HỘI

Nhà ở tránh lũ cho người dân: Hiệu quả thiết thựcSau gần 5 năm triển khai hoạt động, Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung đã huy động được hàng trăm tỷ đồng, cùng các địa phương ven biển miền Trung (trong đó có Quảng Nam) xây dựng được gần 70 công trình ở các vùng thường xuyên bị ngập lụt, gồm trường học, trạm y tế, nhà văn hóa.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Ðặc biệt, với tấm lòng hướng về biển đảo quê hương, Quỹ vừa giúp các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi xây dựng hai công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai nơi đảo xa. Ðó là Nhà sinh hoạt cộng đồng phòng tránh thiên tai xã Tân Hiệp, thuộc Cù Lao Chàm và là xã đảo duy nhất của tỉnh Quảng Nam, và Trường tiểu học An Hải, tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Các công trình nhà cộng đồng phòng tránh thiên tai do Quỹ hỗ trợ xây dựng trong thời gian qua, đều là những công trình đa năng vừa bảo đảm sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện tốt cho sự nghiệp trồng người, và cũng là nơi trú ẩn an toàn của hàng trăm người dân trong vùng mỗi khi có thiên tai xảy ra.

Ðể giải quyết một cách căn bản vấn đề nhà ở cho người dân, nhất là hàng chục nghìn hộ nghèo các tỉnh miền trung, bảo đảm mọi người có cuộc sống an toàn, ổn định trước những diễn biến bất thường của thời tiết, ngày 14/6/2012 Thủ tướng ban hành Quyết định số 716 về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và ven biển miền Trung.

Theo đó, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, triển khai thí điểm xây dựng mô hình chòi phòng, tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại các xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt trong thời gian qua, thuộc bảy tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên.

Theo đó Phú Yên chọn bốn xã, các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Nam mỗi địa phương chọn ba xã, các tỉnh còn lại, mỗi tỉnh có hai xã được lựa chọn. Tùy theo phong tục tập quán, từng địa phương tự tổ chức thiết kế mẫu chòi phòng tránh lũ, lụt phù hợp, giới thiệu để người dân tham khảo, lựa chọn trước khi triển khai xây dựng, nhưng giá thành xây dựng được xác định không quá 30 triệu đồng/chòi.

Trong đó mỗi hộ được ngân sách trung ương hỗ trợ 10 triệu đồng, và vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội 10 triệu đồng, còn lại huy động các nguồn vốn khác từ cộng đồng và đóng góp của hộ gia đình.

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Ðến nay, sau một thời gian khẩn trương triển khai thực hiện, mặc dù Ngân sách trung ương mới chỉ hỗ trợ được bảy tỷ đồng và cho vay vốn ưu đãi bảy tỷ đồng, nhưng các địa phương đã tích cực huy động thêm sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng và nhất là đóng góp của bản thân các hộ gia đình được hơn 14,31 tỷ đồng nên đã có 6/7 tỉnh hoàn thành việc xây dựng 697 công trình, đạt 99,6% kế hoạch. Riêng Quảng Nam còn ba công trình chưa triển khai.

Nhìn chung, mô hình chòi phòng tránh lũ, lụt được các địa phương xây dựng có nhiều ưu điểm nổi trội so với các mô hình khác vì tính thực tiễn: ngoài chức năng phòng tránh lũ, lụt thì còn có thể sử dụng để ở. Các chòi phòng tránh lũ, lụt đều được xây dựng mới, một số ít được xây dựng theo phương pháp cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có.

Chất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm bằng gỗ, mái đổ bê-tông, hoặc lợp phi-brô xi-măng, bao che bằng gạch xây). Tất cả các chòi phòng tránh lũ, lụt đều có sàn sử dụng vượt mức ngập cao nhất tại vị trí xây dựng, và có diện tích ít nhất từ 10 m2 trở lên… (Nhân Dân 3/5, tr4)Về đầu trang

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tặng sách trường xưaNhân ngày Sách và Bản quyền thế giới vừa qua, tiệm sách Kính Vạn Hoa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa tổ chức nhiều chương trình tặng sách đến các trường học, thư viện. Năm nay, trong số các trường học được tặng sách có một ngôi trường đặc biệt, Trường THPT Tiểu La tại huyện Thăng Bình.

Đây là ngôi trường mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã theo học 4 năm cấp 2. Ngôi trường này đã nhiều lần hiện diện trong tác phẩm của nhà văn. Có khi là một hình ảnh mơ hồ, hoài niệm, cũng có khi là một hình ảnh cụ thể như trong tác phẩm Lá nằm trong trong lá. (Sài Gòn Giải Phóng 3/5, tr5)Về đầu trang

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

THỂ THAO

QNK. Quảng Nam: Nhìn lại sau vòng 6 giải hạng NhấtSo về thực lực và yếu tố con người, QNK. Quảng Nam không thua kém bất kì đội nào ở Giải hạng Nhất Quốc gia 2013, nhưng xét về độ ổn định, đội bóng xử Quảng lại đá với phong độ trận hay trận dở thất thường.

Sự thất thường khiến cho QNK. Quảng Nam phải thay tướng giữa dòng. Sau trận thua Than Quảng Ninh, Huấn luyện viên Nguyễn Văn Thịnh của đội bóng đất Quảng đã nộp đơn từ chức. Đấy là dấu hiệu cho thấy Quảng Nam vẫn còn lắm vấn đề cần được giải quyết, và chưa chắc người thay ông Thịnh có thể hướng QNK. Quảng Nam đến sự ổn định cần thiết. (Theothaovietnam.vn 1/5)Về đầu trang

Giải hạng Nhất Quốc gia 2013: "Sát tướng" còn hơn cả V-LeagueTrong khi ở V-League mới chỉ có 1 huấn luyện viên bị thay giữa chừng là ông Cho Yoon Hwan của Becamex Bình Dương thì ở giải hạng Nhất đã có đến 4 huấn luyện viên mất việc, trong đó mới đây nhất là huấn luyện viên Nguyễn Văn Thịnh của QNK. Quảng Nam.

Tiếp sau Huấn luyện viên Trần Công Minh ở Tập đoàn Cao Su Đồng Tháp, Huấn luyện viên Huỳnh Ngọc San ở Cần Thơ và Huấn luyện viên Hoàng Văn Phúc ở Hà Nội, người thứ 4 mất việc tại giải hạng Nhất là ông Nguyễn Văn Thịnh tại QNK. Quảng Nam. Thay ông Thịnh là ông Vũ Quang Bảo - người giữ vai trò cố vấn chuyên môn cho Hùng Vương An Giang (đang dẫn đầu giải với 16 điểm, năm trận thắng, một trận hòa) từ đầu giải đến nay. Chi tiết này phản ánh sự căng thẳng của giải hạng Nhất, và dường như nhiều đội bóng ở hạng đấu này đang đặt mục tiêu rất cao.

Việc giải hạng Nhất 2013 có đến 3 suất thăng hạng được đánh giá là cơ hội cho nhiều đội. Thế nên, có không ít đội bóng đặt mục tiêu lên hạng trước giờ bóng lăn. Dễ thấy là tất cả 4 huấn luyện viên bị thay giữa chừng đều ở 4 đội bóng muốn lên V-League nhưng hiện tại thành tích ở chặng khởi đầu giải hạng Nhất của họ chưa được như ý.

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN Ban tin... · Web viewChất lượng công trình tương đương gian nhà ở kiên cố (có khung bê-tông cốt thép, sàn đổ bê-tông, hoặc làm

Đáng nói nhất là trường hợp của QNK. Quảng Nam. Đội bóng đất Quảng đã chi tiền trên thị trường chuyển nhượng thuộc vào loại nhiều nhất, sở hữu đông ngôi sao nhất, nhưng thành tích thì lại khá thất thường.

Hai trận thua trước Bình Định và Than Quảng Ninh mới đây khiến lãnh đạo Quảng Nam mất hết kiên nhẫn với Huấn luyện viên Nguyễn Văn Thịnh. Với người đất Quảng thì những trận thua vừa nêu ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu thăng hạng mà họ đề ra. Điều này cho thấy đoàn quân của Huấn luyện viên Nguyễn Văn Thịnh chưa sẵn sàng tăng tốc. Vì thế, cần phải thay ngay thuyền trưởng. (Theothaovietnam.vn 2/5; Sài Gòn Giải Phóng 3/5, tr5)(về đầu trang)

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

Thanh Niên .3/5; Đại Biểu Nhân Dân 3/5, tr4 cùng đưa lại tin: Tháng 7 tới, Đoàn đại biểu của thành phố Hội An sẽ đến thành phố Wernigerode (Cộng hòa liên bang Đức) để tham dự Tuần văn hóa Việt Nam với chủ đề “Đèn lồng Hội An - Khách quý Việt Nam tại Wernigerode”. Cụ thể, chương trình sẽ được tổ chức từ ngày 26 – 28/7.(về đầu trang) ./.

Biên tập viên: Thanh Hồng

22