15
1 AN TOÀN VẬN HÀNH NỒI HƠI Nồi hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình cháy sẽ truyền cho nước trong lò để biến nước thành hơi. Thành phần bản của hơi gồm: - Bể cấp nước cho lò hơi - Lò hơi - Bộ phận sử dụng hơi Nguyên lý hoạt động của nồi hơi Nồi hơi dùng nhiệt lượng sinh ra của nhiên liệu, biến thành nhiệt năng của hơi nước. Hơi này được cung cấp cho các quá trình công nghiệp như gia nhiệt cho không khí để sấy, rửa thiết bị, cung cấp nhiệt trong các nhà máy dệt, đường, hóa chất, rượu bia, nước giải khát… trong trường hợp này hơisử dụng là hơi bão hòa. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện dùng tuabin hơi để chạy máy phát điện thì hơi được sử dụng là hơi quá nhiệt. Những nguy cơ mất an toàn - Nổ áp lực (nổ vật lý): - Bỏng: do hơi nước nóng bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa lò, . . . - Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm lò hơi không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật. - Môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2, . . . ) I- VỤ TAI NẠN NỔ NỒI HƠI Vụ nổ nồi hơi gây rung chấn như động đất tại sở chế biến con don của anh Tạ Duy Anh thôn Quang Lang Đoài, Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Sau tiếng nổ lớn làm 4 người chết, 11 người bị thương, nồi hơi nặng gần 2 tấn bay xa hơn 100 m, gây rung chấn mạnh với khu dân Thái Bình.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐÀO TẠO - HSE

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

AN TOÀN VẬN HÀNH NỒI HƠI

Nồi hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra trong quá

trình cháy sẽ truyền cho nước trong lò để biến nước thành hơi.

Thành phần cơ bản của lò hơi gồm:

- Bể cấp nước cho lò hơi

- Lò hơi

- Bộ phận sử dụng hơi

Nguyên lý hoạt động của nồi hơi

Nồi hơi dùng nhiệt lượng sinh ra của nhiên liệu, biến thành nhiệt năng của hơi nước. Hơi này

được cung cấp cho các quá trình công nghiệp như gia nhiệt cho không khí để sấy, rửa thiết bị,

cung cấp nhiệt trong các nhà máy dệt, đường, hóa chất, rượu bia, nước giải khát… trong trường

hợp này hơisử dụng là hơi bão hòa. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện dùng tuabin hơi để chạy

máy phát điện thì hơi được sử dụng là hơi quá nhiệt.

Những nguy cơ mất an toàn

- Nổ áp lực (nổ vật lý):

- Bỏng: do hơi nước nóng bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy

văng bắn qua cửa lò, . . .

- Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm lò hơi không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.

- Môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2, . . .

)

I- VÍ VỤ TAI NẠN NỔ NỒI HƠI

Vụ nổ nồi hơi gây rung chấn như động đất tại cơ sở chế biến con don của anh Tạ Duy Anh

ở thôn Quang Lang Đoài, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Sau tiếng nổ lớn làm 4 người chết, 11 người bị thương, nồi hơi nặng gần 2 tấn bay xa hơn 100 m,

gây rung chấn mạnh với khu dân cư ở Thái Bình.

2

II- QUI TRÌNH VẬN HÀNH

Quy trình vận hành nồi hơi như sau :

Bước 1 : Chuẩn bị

a- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, nước, dầu, …

b- Kiểm tra mức dầu trong bồn nhiên liệu.

c- Kiểm tra mức nước trong bồn nước và chất lượng nước.

d- Mở các van của đường hút và cấp dầu, van trên đường hút và cấp nước

e- Kiểm tra mực nước trong nồi hơi, các hệ thống đo lượng, chỉ thị, cửa quan sát.

f- Kiểm tra các hệ thống an toàn của nồi hơi, hệ thống van.

Kiểm tra và cài đặt áp suất hơi

Kiểm tra các thiết bị

- Van chính cấp hơi đóng

- Van xả khí mở

- Hệ thống cấp liệu hoạt động tốt ( băng tải , vít , phễu)

- Bơm dập bụi

- Chạy thử các van xả tro, vít lấy tro.

Bước 2 : Vận hành bơm nước

a- Bơm nước cấp của nồi hơi làm việc theo chế độ tự động do tủ điều khiển chỉ thị, bơm

nước ngừng hoạt động khi mực nước trong nồi hơi vừa đủ ( theo quy định ).

b- Việc chạy bơm nước bằng tay được thực hiện trong các trường hợp :

- Thay nước khi cần làm vệ sinh nồi hơi.

- Cấp nước nhanh khi hệ thống cấp nước tự động bị hư hỏng.

Công nhân vận hành cần theo dõi tín hiệu báo sự cố và hệ thống chỉ thị mực nước để vận

hành bơm nước dự phòng khi cần thiết.

Bước 3 : Vận hành bơm dầu cấp dầu cho bồn trung gian

Bước 4 : Vận hành nồi hơi

Trong quá trình nồi hơi hoạt động :

- Công nhân vận hành thường xuyên theo dõi tín hiệu báo hiệu trong bảng báo sự cố để xử

lý kịp thời. Ngoài ra còn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bộ phận sau:

➢ Bộ phận chỉ mực nước

➢ Bộ phận cung cấp liệu

➢ Các thiết bị đo lường.

➢ Các thiết bị an toàn…

➢ Van an toàn của lò cũng phải được kiểm tra 1 lần trong 1 ca.

Cung cấp hơi cho các phân xưởng sử dụng :

➢ Kiểm tra các van trên đường cấp hơi nhánh.

➢ Mở van cấp hơi theo yêu cầu sử dụng.

➢ Chú ý : Mở nhẹ van hơi chính từ từ để ống dãn nở nhiệt đều và đuổi nước ngưng trong

đường ống tránh hiện tượng va đập thủy lực ( và dãn nở kim loại ống dẫn đột ngột ).

o Kiểm tra mức nước tại ống thủy đảm bảo luôn ở mực nước trung bình trong

quá trình mở van cấp hơi cho các nơi tiêu thụ .

❖ Chế độ xả bẩn:

- Tuỳ theo chế độ nước cấp ở từng mục đích sử dụng lò mà người ta xác định số lần xả bẩn

trong một ca. Nước cấp càng cứng thì độ kiềm càng cao thì số lần xả lò hơi càng nhiều.

- Ít nhất trong một ca thì phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần xả từ 2 đến 3 hồi, mỗi hồi xả từ 10 đến

15 giây.

- Trước khi xả chúng ta nên nâng cao mức nước trong nồi hơi lên mức nước trung bình

khoảng 25 đến 50mm theo ống thuỷ.

- Ống thuỷ cần được thông rửa ít nhất 2 lần trong một ca.

3

Bước 5 : Ngừng hoạt động

1. Ngừng lò bình thường theo thứ tự:

➢ Đóng van cấp hơi và van xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách kênh van an toàn và giảm

dần áp suất của lò xuống đồng thời nâng mức nước của lò đến cao nhất của ống thuỷ

bằng cách thêm nước vào lò hơi.

➢ Thứ hai là ngừng cấp than và đóng cửa than lại, đóng bớt lá chắn khói

➢ Thứ ba là chờ lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi.

➢ Việc tháo nước ra khỏi lò hơi để vệ sinh phải được sự đồng ý của người phụ trách lò hơi

và chỉ được tháo nước khi áp suất hơi bằng hết và nhiệt độ nước lò 70 – 80 C đồng thời

chúng ta thực hiện kênh van an toàn lên một cách từ từ.

➢ Kiểm tra lại toàn bộ, vệ sinh thiết bị, ghi sổ theo dõi vận hành.

➢ Làm các thủ tục bàn giao ca tại chỗ ( theo quy định ).

• Nếu nghỉ sản xuất phải giảm áp suất hơi trong nồi hơi về 0, bằng cách xả đáy kết hợp với

bơm nước ( tránh bơm nước lạnh quá nhiều để làm nồi nhanh nguội ).

• Khi ngưng nồi dài hạn , phải có kế bảo dưỡng, vệ sinh và biện pháp phòng mòn trong

,ngoài nồi

2. Ngừng sự cố lò theo thứ tự:

Ngừng sự cố lò được thực hiện theo trình tự sau

➢ Việc đầu tiên chúng ta chấm dứt cung cấp nhiên liệu và không khí vào lò. lá chắn khói

đóng gần hoàn toàn.

➢ Nhanh chóng cào than đang cháy ra khỏi buồng đốt.

➢ Sau khi chấm dứt sự cháy thì chúng ta đóng hết các cửa van và lá chắn khói lại.

➢ Đóng van cấp hơi và bắt đầu cho thoát hơi ra ngoài kênh van an toàn lên.

➢ Cấp đầy nước vào lò

➢ Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành lò hơi và đặc biệt tuyệt đối

nghiêm cấm việc dùng nước để dập lửa trong lò hơi

Ngừng vận hành trong trường hợp khẩn cấp Khi nhận thấy có hiện tượng nguy hiểm

đối với lò hơi:

- Quá áp suất mà lò vẫn còn đốt, van an toàn không nhảy khi vượt quá mức báo quá áp

từ 1.5~2 Kg/cm2.

- Mực nước cạn mà bơm cấp nước vẫn không hoạt động được.

- Nhiệt buồng đốt vượt quá giới hạn cho phép mà quạt thổi vẫn còn hoạt động.

- Có hiện tượng hỏa hoạn, rò rỉ gas ở khu vực lò hơi.

- Đường ống hơi, van hơi, van cấp nước cho lò hơi, … bị nứt, bể, đứt.

III- NGUYÊN NHÂN MẤT AN TOÀN VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO AN

TOÀN

Nguyên nhân gây mất an toàn:

1. Thiết bị được thiết kế không đúng theo điều kiện làm việc.

2. Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị.

3. Lắp đặt sai quy định

4. Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật.

5. Điều kiện bảo dưỡng kém.

6. Vận hành không đúng:

• Nổ do nhiên liệu

4

• Tình trạng cạn nước

• Xử lý nước không đảm bảo

• Khởi động sai

• Va đập gây hỏng ống

• Đốt nóng dữ dội

• Nước cấp bẩn, hình thành cáu cặn

• Phương pháp xả không thích hợp

• Việc bảo quản không đúng

• Tạo chân không bên trong lò hơi

• Tác động của ngọn lửa

1- Nổ nhiên liệu trong buồng đốt. Là trong những tình trạng nguy hiểm nhất trong

quá trình vận hành nồi hơi

Để xảy ra nổ phải hội tụ đủ một số điều kiện và nếu nồi hơi vận hành đúng thì những điều kiện

đó không thể xảy ra. Những nguyên nhân chính gây nổ nhiên liệu là:

Hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu – Tính nguy hiểm của hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu thể

hiện ở chỗ nhiên liệu không cháy có thể tích tụ lại với nồng độ cao.

Khi phần nhiên liệu không cháy này bắt cháy, nó sẽ cháy rất nhanh và dễ phát nổ. Hiện

tượng hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu có thể xảy ra khi cung cấp không đủ không khí cho quá

trình cháy. Đừng bao giờ thêm không khí vào buồng đốt đang bị nhuốm đen vì khói. Ngừng

lò, vệ sinh, sau đó tìm biện pháp khắc phục.

Quá trình tán sương dầu không đảm bảo – Giống như hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu, bất kì sự

tồn đọng nhiên liệu dễ cháy nào trong buồng đốt cũng có thể gây ra nổ. Năm nào cũng có nồi hơi

bị nổ do hậu quả của việc tán sương dầu không đảm bảo dẫn đến sự cháy không hoàn toàn và

dầu không cháy đọng lại ở đáy buồng đốt.

Để ngăn chặn điều này đầu vòi phun dầu phải sạch, nhiệt độ dầu phải thích hợp, độ nhớt của dầu

phải theo đúng quy định cho từng loại dầu, áp suất của hơi nước (hay không khí) dùng để tán

sương và áp suất dầu phải được điều chỉnh thích hợp.

Việc thông thổi không đúng – Nhiều vụ nổ xảy ra sau khi phải ngừng đốt để xử lý các trục trặc

của quá trình cháy. Xem xét ví dụ sau: giả sử rằng đầu vòi phun dầu bị tắc làm rối loạn dòng dầu

phun , gây ra ngọn lửa không ổn định dẫn đến lửa tắt dần. Người điều khiển cố gắng châm lại bộ

đốt mà không điều tra nguyên nhân và trong suốt thời gian cố gắng châm lại liên tiếp đó, dầu vẫn

được phun vào buồng đốt.

Dầu trên sàn buồng đốt nóng bắt đầu bay hơi và giải phóng các khí dễ cháy khi người vận hành

cố gắng đánh lửa để đốt lại. Bộ đánh lửa sẽ đốt cháy lượng lớn các khí dễ cháy còn đọng lại

trong buồng đốt và gây ra nổ.

Ngăn chặn bằng cách:

Điều tra nguyên nhân sai sót trước khi cố gắng châm lửa lại

5

Cho làm sạch hoàn toàn buồng đốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi dầu tràn ra buồng đốt. Việc

làm sạch sẽ hút lượng khí chưa được đốt cháy còn đọng lại cho đến khi mật độ của các khí đó ở

dưới giới hạn nổ. Phải làm sạch

2- Cáu cặn

Sự hình thành cắu cặn:

-Nước trước khi cấp vào các thiết bị trao đổi nhiệt(Boiler,chiler,cowling…) chưa được sử lý

(Nước cứng) bao gồm các ion như Ca++,mg++…và các chất vô cơ hòa tan trong nước dưới tác

dụng của áp suất và nhiệt độ sẽ hình thành nên cắu cặn bám trên bề mặt các thiết bị trao đổi

nhiệt.

Nước có chất lượng kém, cáu cặn không được xử lý là một trong những “kẻ hủy diệt”

chính của nồi hơi.

Tác hại do lò hơi bị cáu cặn:

Cáu cặn trong lò hơi gây nên những vấn đề sau:

- Cặn lò dẫn nhiệt kém, vì thế để làm cho nước sôi cần nhiệt độ cao hơn, khiến cho nhiệt độ

trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được dẫn đến nguy cơ làm

nổ lò.

-Tiêu tốn nhiên liệu đốt

- Hiệu suất vận hành không cao

-Tăng thời gian chi phí cho việc sửa chữa và bảo dưỡng khi có sự cố sảy ra

-Gây nên mối nguy hiểm cho lò hơi khi hoạt động; gây hậu quả xấu nhất là nổ lò hơi gây thiệt

hại lớn về người và của. Cặn đóng dày, có thể làm tắc ống dẫn nước, gây nổ lò hơi.

-Kim loại bị ăn mòn

-Gây nghẹt xiphong và van do rỉ sắt

Sẽ dẫn đến những tất yếu sau:

-Thiết bị hư hỏng phải ngưng hoạt động

-Chi phí vốn sửa chữa và thay mới

- Công tác bảo trì nhiều thời gian

Giải pháp khắc phục:

-Xử lý nước trước khi cấp vào lò hơi đạt chuẩn

-Sử dụng hóa chất chống cáu cặn,ăn mòn lò hơi.

- Vệ sinh sạch sẽ, xả sạch.

6

Nước cấp vào nồi hơi phải được xử lý để tránh hai vấn đề căn bản: Sự tích tụ của cáu rắn lên

mặt trong của ống nước, và sự ăn mòn kim loại.

Ngăn chặn sự đóng cặn – Bạn sẽ hình dung được ngay yêu cầu phải xử lý nuớc cấp cho nồi hơi

một cách rõ ràng nếu bạn so sánh giữa một nồi hơi và ấm nước đang đun trên lò. Thực ra nồi hơi

là một nhà máy chưng cất cỡ lớn mà trong đó, nước cấp vào nồi hơi sẽ hóa hơi để lại các chất rắn

đọng lại bên trong nồi. Tùy thuộc hàm lượng chất rắn trong nước, hay còn gọi là độ cứng của

nước, đôi khi bạn có thể thấy rõ bằng mắt thường lớp cáu cặn bám bên trong thành một ấm nước

bị đun sôi cho đến khi cạn hết nước.

Hiện tượng tương tự như thế cũng xuất hiện bên trong nồi hơi, và nếu không được kiểm soát nó

có thể phá hủy nồi hơi. Kim loại của nồi hơi sở dĩ không bị nóng chảy là do có nước làm mát.

Những chất tích tụ ở thành trong của ống sẽ tạo ra một lớp cách nhiệt, hạn chế khả năng hấp thụ

nhiệt của nước trong ống. Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm quá nhiệt vùng

ống đó và cuối cùng là ống bị nổ.

Để ngăn chặn đóng cặn trong ống, nồng độ chất rắn trong nước cấp vào nồi hơi phải giảm xuống

đến giới hạn cho phép. Áp suất vận hành và nhiệt độ nồi hơi càng cao thì yêu cầu đảm bảo về

phương pháp xử lý nước cấp càng phải chặt chẽ.

Các chất rắn cũng phải được xả ra khỏi nồi hơi bằng cách sử dụng hệ thống xả liên tục hay xả

đáy định kỳ.

Sự nhiễm bẩn và độ dẫn điện quá cao của nước cấp có thể gây ra những vấn đề khác như mực

nước trong bao hơi không ổn định và hiện tượng sủi bọt (sôi bồng). Điều này có thể dẫn đến báo

động (giả) mức nước cao hay thấp và sự gia tăng lượng nước cuốn vào bộ góp hơi ở dạng giọt vì

lúc này thiết bị tách nước của bao hơi không loại hết được.

3- Tình trạng cạn nước

Hiện tượng:

• Khi chúng ta thấy ống thủy sáng không còn nước mà chỉ thấy còn một màu sáng óng ánh

• Mở van thấp nhất ống thủy tối không có nước chảy ra mà chỉ có hơi phụt ra.

• Áp suất trong lò hơi tăng nhanh cùng với đó van an toàn tác động liên tục.

7

• Toàn bộ trong nồi hơi nóng hơn so với mức bình thường.

Khả năng bị sự cố, thậm chí tạo ra thảm họa của nồi hơi do kết quả của tình trạng cạn

nước hoàn toàn. Điều duy nhất cho phép nồi hơi chịu được nhiệt độ này của buồng đốt là do

nước luôn có mặt trong tất cả các ống tiếp xúc với lửa. Tình trạng cạn nước sẽ làm ống thép

của nồi hơi bị chảy ra giống như một cây nến sinh nhật đã tắt.

Nồi hơi công nghiệp thường là những nồi hơi “đối lưu tự nhiên”, không dùng bơm để lưu thông

nước trong ống. Những thiết bị này dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước nóng và nước lạnh

tạo ra sự đối lưu.

Khi nước di chuyển trong ống được đốt nóng, nhiệt độ của nước tăng lên và chúng chuyển lên

bao hơi của nồi hơi. Quá trình này làm cho nước nhận nhiệt và sinh hơi. Nước lạnh hơn được cấp

vào để thay thế nước đã bay lên, tạo ra sự đối lưu tự nhiên.

Nước cấp nồi hơi được đưa vào bao hơi.

Nước lạnh hơn chìm xuống trong ống nước xuống.

Nước hấp thu nhiệt từ ống, sau đó nuớc nóng đi lên bao hơi.

Do yêu cầu khắt khe về mực nước, những nồi hơi hiện đại được trang bị thêm công tắc tự động

cấp nước. Nhiều nồi hơi cũ có thể không có những thiết bị khá rẻ này. Nếu nồi hơi của bạn

không có bộ bảo vệ cạn nước, hãy chạy nhanh đến điện thoại và gọi điện ngay cho nhà cung cấp

để yêu cầu lắp một bộ mới. Đừng chậm trễ, một sự cố và một khoản tốn kém do sửa chữa đang

chực chờ để đến với bạn. Việc sửa chữa này chí ít cũng là thay ống còn nếu nghiêm trọng thì

toàn bộ nồi hơi bị phá hủy nếu ba lông bị quá nhiệt.

Khi xảy ra cạn nước, bộ bảo vệ sẽ ngắt vòi phun (hoặc dòng nhiên liệu vào nồi hơi đốt nhiên liệu

rắn) và ngừng hoạt động của quạt gió. Quá trình cấp nhiệt cho nồi hơi ngừng lại .

Bộ bảo vệ cần được cài đặt để tác động tại mức nước đảm bảo ngăn ngừa được hư hỏng. Mức

nước vận hành bình thường nói chung nằm gần đường trục của bao hơi.

Khả năng thiệt hại sẽ lớn hơn với những nồi hơi đốt nhiên liệu rắn. Một nồi hơi dùng gas hay dầu

không có lớp nhiên liệu tồn trữ trong lò. Khi bạn đóng vòi phun vì bất kỳ lý do gì, nhiệt lượng

đưa vào sẽ ngừng ngay lập tức. Với thiết bị đốt nhiên liệu rắn, một khối lượng lớn củi, than đá,

v.v…vẫn còn trên ghi lò và ngay cả khi không có không khí cấp vào vì quạt gió ngưng chạy,

những thiết bị này vẫn có “quán tính nhiệt” lớn và sẽ tiếp tục sinh nhiệt.

Việc kiểm soát mức nước trong bao của nồi hơi đòi hỏi phải khéo léo và ngay cả những hệ thống

kiểm soát điều chỉnh tốt nhất không phải lúc nào cũng ngăn chặn được tình trạng cạn nước. Lớp

nước trong bao hơi là một hỗn hợp chịu nén không ổn định gồm nước và hơi sôi sùng sục co giãn

theo sự thay đổi của áp suất và sẽ co lại ngay lập tức khi nước cấp lạnh hơn được đưa vào.

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng cạn nước là :

– Van điều khiển cấp nước bị hỏng,

– Bơm cấp nước bị hỏng, bơm vẫn chạy nhưng nước không vào nồi.

– Mất nước cấp cho máy khử khí hay hệ thống lọc nước,

– Thiết bị kiểm soát mực nước bị chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay do sơ suất,

– Thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng,

– Phụ tải hơi thay đổi nhiều và đột ngột,

– Van an toàn mở.

- Hệ thống ống nước bị tắc

8

Không may là số lượng nồi hơi được trang bị bộ báo động nước cạn bị phá hủy hàng năm là rất

đáng báo động. Những nguyên nhân chính:

* Mạch bảo vệ bị vô hiệu – rất phổ biến

* Công tắc bảo vệ không làm việc – những công tắc bảo vệ cần thường xuyên được thông thổi để

loại bỏ các cáu cặn . Những công tắc này được đặt ở những ống có một đầu bị bịt kín, trong đó

nước không tuần hoàn. Cáu cặn thậm chí có thể bít kín ống dẫn.

Hôm nay bạn đã kiểm tra bộ bảo vệ chưa? Sự phiền toái gây ra do bộ bảo vệ tác động sẽ không

bao giờ xảy ra với nồi hơi được điều chỉnh thích hợp và có đặc tính bao hơi phù hợp, vì vậy nó

không phải là một lý do chính đáng để vô hiệu hóa bộ bảo vệ. Một khi bộ bảo vệ cạn nước bị

loạn chức năng có nghĩa là nồi hơi không được hoạt động và phải được sửa chữa trước khi đốt

lửa nồi hơi.

Cách xử lý nước cạn:

Chúng ta tiến hành thông rửa ống thủy của nồi hơi

• Nếu thấy có nước lấp ló trong chân ống thủy sáng thì lò hơi chưa cạn nước tới mức

độnghiêm trọng.

Trường hợp nước chưa cạn tới mức độ nghiêm trọng chúng ta tiến hành cấp nước bổ sung vào

nồi hơi phân đoạn kết hợp với việc xả đáy phân đoạn, đồng thời giảm cường độ đốt nhiên liệu

hoặc tắt hẳn béc đốt. Khi mực nước trở lại ở mức bình thường vị trí trung gian của ống thủy

sáng tiến hành cho lò hơi trở lại hoạt động.

* Khi tiến hành thông rửa ống thủy mà chúng ta không thấy nước trong ống thủy lúc này mở

nhanh van thấp nhất của ống thủy tối và cũng chỉ thấy hơi phụt ra thì lò hơi bị cạn nước nghiêm

trọng. Trong trường hợp cạn nước nghiêm trọng cấm tuyệt đối cấp nước bổ sung và công nhân

vận hành cần nhanh chóng thao tác ngừng máy sự cố như sau:

+ Đóng lá hướng khói và tắt quạt gió; đóng tất cả cửa tránh không khí vào buống đốt.

+ Đóng các van hơi chính.

Sau khi ngừng lò hơi có sự cố cần cho lò hơi nguội dần. Khi áp suất giảm xuống dưới mức làm

việc bình thường, cần kiểm tra các bộ phận liên quan đặc biệt là các bề mặt tiếp nhiệt và sau đó

tiến hành xử lý như trường hợp trên.

Trường hợp: Khi xác định van xả đáy không kín và nước chảy mạnh qua đường xả đáy hoặc

van một chiều không kín, đường cấp nước nóng quá so mức bình thường chúng ta phải tiến hành

ngừng hoạt động. Xử lý lò hơi giống trường hợp cạn nước nghiêm trọng.

4. Đầy nước quá mức.

Hiện tượng:

Nước đầy ống thủy và nghe thấy tiếng va đập thủy lực ở bên trong lò hơi.

Áp suất hơi tạo ra giảm, hơi nước lẫn nhiều nước ngưng tụ

Nguyên nhân:

Khi nhân viên vận hành tiến hành cấp nước bổ sung nước cho lò hơi, hệ thống điều khiển bơm

cấp nước cho lò hơi gặp sự cố, nhân viên vận hành không chú ý quan sát ống thủy sáng để ngưng

bơm nước kịp thời.

Cường độ đốt lò hơi cao, bên sử dụng ít hoặc ngưng sử dụng hơi. Trong trường hợp này thì mức

nước trung bình của ống thủy có thể vượt quá mức cho phép cao nhất.

Cách xử lý:

Tiến hành thông rửa ống thủy và giảm bớt cường độ đốt, xả đáy để mức nước trở lại ở mức bình

thường.

9

Xả nước trên đường cấp hơi và sau đó cho lò hơi hoạt động trở lại bình thường

5. Ống thủy báo mực nước ảo (ống thủy báo sai)

Hiện tượng:

Mực nước bên trong ống thủy đứng yên, không có sự dao động lên xuống.

Hai ống thủy sáng báo hai mức nước khác nhau.

Nguyên nhân:

Trong các ca khi vận hành lò hơi công nhân không thực hiện thông rửa ống thủy khi vận hành

Ống thủy tắc sau khi thông rửa.

Cách xử lý:

Tiến hành thông rửa ống thủy sau khi thông xong mức nước trong ống thủy phải có sự dao động.

Căn cứ vào mức nước này ta biết lò hơi đang ở trong tình trạng nào để có thể xử lý tiếp, theo

từng trường hợp cụ thể.

Đặc biệt chú ý:

Mỗi ca vận hành lò hơi cần thông rửa ống thủy đầu ca và giữa ca như quy định trong quy trình

vận hành lò hơi

Mực nước giả tạo trong ống thủy nếu không được phát hiện một cách kịp thời sẽ dẫn đến các sự

cố như đầy nước quá mức hoặc cạn nước nghiêm trọng, nếu không kịp thời xử lý sẽ dẫn đến hậu

quả nghiêm trọng có thể xẩy ra như vỡ lò hơi.

6. Áp suất nồi hơi tăng quá mức cho phép:

Hiện tượng:

Thấy van an toàn tác động liên tục và đồng hồ áp lực chỉ trị số cao hơn áp suất làm việc bình

thường.

Nguyên nhân:

- Nơi tiêu thụ lấy hơi ngừng việc lấy hơi mà không báo cho bên cung cấp vận hành biết

- Van an toàn không tác động hoặc tác động nhưng không kịp thời, tác động không hết

công suất do bị kẹt

- Cường độ đốt cao tăng quá mức bình thường.

Cách xử lý:

- Giảm cường độ đốt nhiên liệu

- Mở van xả khí lò hơi hoặc mở cưỡng chế van an toàn (kéo van an toàn bằng tay).

- Xả đáy gián đoạn kết hợp với việc cấp nước bổ sung cho nồi hơi

7. Phồng và nổ ống của phần trao đổi nhiệt trong nồi hơi (ống lửa, ống nước, ống sinh

hơi, ống lò…):

Hiện tượng:

- Nhìn qua cửa kiểm tra vào buồng đốt sẽ thấy bộ phận của diện tích tiếp nhiệt bị phồng

lên.

- Hoặc ta nghe thấy tiếng nổ của ống sinh hơi (ống lò, ống lửa) bên trong lò hơi, hơi nước

thoát ra trong ống khói và áp suất tụt nhanh.

Nguyên nhân:

- Trong các đợt định kỳ sửa chữa và bảo dưỡng chúng ta không làm vệ sinh sạch cáu cặn,

bẩn trên bề mặt kim loại của phần bị đốt nóng của lò hơi

- Không phát hiện ra được các chỗ yếu cục bộ do quá trình ăn mòn để xử lý trước.

- Chất lượng nước cấp không bảo đảm tiêu chuẩn

- Nồi hơi ở tình trạng cạn nước nghiêm trọng.

Cách xử lý:

- Tiến hành ngừng lò sự cố bằng cách: tắt béc đốt, đóng lá hướng khói, tắt quạt gió.

- Khi lò hơi có chỗ phồng lên thì nhanh chóng hạ áp suất bằng cách mở van xả khí, cưỡng

chế mở van an toàn, hạ nhiệt độ của lò hơi

- Để nguội nồi hơi rồi tiến hành kiểm tra và sửa chữa chỗ phồng.

8. Van an toàn bị hỏng.

Hiện tượng:

- Do đóng không kín khi áp suất nồi hơi chưa cao quá mức cho phép.

10

- Vượt quá áp suất cho phép mà vẫn không làm việc.

Nguyên nhân:

- Bề mặt tiếp xúc của van bị mòn không đều hoặc bị vênh.

- Độ kẹt cứng lò xo hoặc các bộ phận cơ khí.

Cách xử lý:

- Đầu tiên phải ngừng hoạt động của lò hơi để thay thế hoặc sửa chữa xong việc phải báo

cho thanh tra ATLĐ để kiểm tra và kẹp chì lại.

- Trường hợp mà van an toàn không đóng kín và lượng hơi của nồi hơi thoát ra không

nhiều, cho phép vận hành đến hết ca làm việc sau đó ngừng lò để sửa chữa, bảo dưỡng.

Trường hợp sụt lỡ nhiều thì phải ngừng ngay lại và chờ nguội sửa chữa kịp thời.

9. Lưỡi lửa ngắn và có hiện tượng quạt trở lại

Nguyên nhân:

- Do lượng hút không đảm bảo hoặc quạt hút khói lúc đó không hoạt động.

- Hệ thống đường ống hút bị tắc.

Cách xử lý :

- Điều chỉnh lưu lượng hút sao cho phù hợp.

- Làm vệ sinh sạch sẽ nếu đường hút bị tắc.

10. Nhiệt độ nước cấp quá cao.

Nguyên nhân:

- Do sử dụng nước thu hồi to = 70 +80oC, nên khi đưa qua bộ phận hâm thì nước có thể

nóng quá mức cho phép.

- Trong thời gian dài không cấp thêm nước cho lò hơi.

Cách xử lý :

- Điều chỉnh lưu lượng không khí nóng qua bồn nước bằng cách mở nhỏ các van khí này.

- Cho nước trong bộ hâm hồi lưu trở lại bồn chứa trung gian.

11. Đường thoát khói nghẹt:

- Cần có lịch vệ sinh định kỳ hâm nước, ống lửa, buồng lửa, buồng khói, đường thoát khói.

- Trong trường hợp mà bị tắc nghẹt, phải ngừng lò và làm vệ sinh ngay.

12- Chảy đinh chì ở Balông ( hay đỉnh trên của ống lò nếu có)

- Đinh chì có tác dụng bảo hiểm cho Balông (hay của ống lò) trong trường hợp cạn nước

nghiêm trọng, trong trường hợp người công nhân vận hành.

- Đối với nồi hơi có đinh chì bảo hiểm, việc chảy đinh chì là sự cố hết sức nghiêm trọng,

làm giảm tuổi bền đáng kể của thiết bị. Trong trường hợp này phải báo cho người phụ

trách đến lập biên bản, tổ chức điều tra sự cố, kiểm tra lại độ bền của nồi hơi, tiến hành

bảo dưỡng, sửa chữa mới được phép vận hành lại.

13- Nổ vỡ ống thủy sáng

a- Hiện tượng :

Nghe tiếng nổ vỡ ống thủy tinh, nước và hơi bốc ra mù mịt .

b- Nguyên nhân :

- Lắp ống thủy tinh đồng tâm nên ống thủy tinh bị nứt tế vi.

- Do nước lạnh bắn vào hoặc do vật cứng va vào.

c- Cách xử lý :

- Đóng các đường hơi và đường nước để thay ống thủy tinh mới.

- Không có ống thủy tinh dự trữ thì ngừng hoạt động của nồi hơi.

14- Áp kế bị hỏng hoặc không chính xác :

a- Hiện tượng :

- Mặt kính bị vỡ.

11

- Khi kiểm tra áp kế, lúc ngắt kim không trở về vị trí số “0” mà lệch với vị trí “0” trị số lớn

hơn ½ trị số cho phép.

- Hơi và nước tràn đầy mặt kính.

b- Nguyên nhân :

- Không kiểm định đồng hồ hằng năm.

- Do tác dụng của ngoại lực.

c- Cách xử lý :

- Trong trường hợp mặt kính vỡ, nhưng áp kế vẫn hoạt động tốt cho phép làm việc đến hết ca.

- Các trường hợp khác phải thay áp kế mới.

15- Sụp lở tường lò hộp lửa, hộp khói

- Nếu sụt cục bộ có thể vận hành hết ca sau đó ngừng lò sửa chữa. Trường hợp sụt lở nhiều

phải ngừng lò ngay lại, chờ lò nguội và sửa chữa kịp thời.

16- Cường độ đốt giảm

a- Nguyên nhân :

- Thiếu gió cung cấp cho sự cháy.

- Nghẹt đường thoát khói.

b- Cách xử lý :

- Cấp thêm không khí cho buồng đốt.

- Tăng lưu lượng hút khói.

- Điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu đốt cho phù hợp.

17- Khởi động sai

Đây là một vấn đề phổ biến vì các mệnh lệnh quản lý và yêu cầu sản xuất thường xuyên tạo ra áp

lực phải rút ngắn thời gian khởi động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngay khi nồi hơi vừa có khả

năng sinh ra hơi, người ta đã muốn bạn phải cấp hơi cho họ rồi.

Việc khơỉ động sai là một trong những sự hành hạ khắc nghiệt nhất mà nồi hơi phải chịu

đựng, làm hỏng kết cấu nồi hơi. Những nồi hơi thường xuyên phải hoạt động ở chế độ khởi

động – vận hành – ngừng lại phải chịu những ứng suất cao hơn nhiều so với nồi hơi thường

xuyên hoạt động ở chế độ phụ tải tối đa, vì vậy chúng cũng yêu cầu phải được bảo dưỡng nhiều

hơn. Những bộ phận máy móc như nồi hơi, thân máy, động cơ đốt phải thường xuyên hoạt động

ở chế độ quá độ từ điều kiện ngưng vận hành ở trạng thái cân bằng với môi trường sang chế độ

vận hành sẽ bị suy giảm độ bền và bị phá hủy . Một thiết kế tốt và các biện pháp hữu hiệu để làm

chậm quá trình chuyển tiếp giữa các điều kiện như vậy là hết sức cần thiết để kéo dài tuổi thọ nồi

hơi và giảm bớt tình trạng hỏng hóc.

Một nồi hơi điển hình được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau, vận hành trong những môi

trường hoàn toàn khác nhau.

Theo thiết kế, tất cả những vật liệu này nóng lên và nguội đi ở tốc độ rất khác nhau. Tình trạng

này trở nên tệ hơn khi một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với những môi trường có nhiệt độ khác

nhau. Ví dụ như một bao hơi đang vận hành với mực nước bình thường có nửa dưới được làm

mát bằng nuớc và nửa trên bằng không khí lúc ban đầu và bằng hơi nước khi sinh hơi. Nếu khởi

động nồi hơi ở trạng thái nguội, nước sẽ nóng lên rất nhanh và nửa dưới của bao hơi giãn nở

nhanh hơn nhiều so với nửa trên không tiếp xúc với nước. Vì vậy, phần dưới của bao hơi trở nên

dài hơn phần trên, làm cho bao hơi bị cong. Hiện tượng này gọi là “Bao hơi gù lưng nằm ngửa”,

có thể dẫn đến hiện tượng các ống sinh hơi nối giữa bao hơi và bao bùn bị phá hủy do ứng suất.

Mọi sự cố xảy ra và cách xử lý sự cố nồi hơi phải ghi chép đầy đủ vào sổ giao ca, báo cho cán bộ

quản lý nhà lò hơi, quản đốc phân xưởng. Nhà máy phải lập đoàn thanh tra để xác định nguyên

nhân đề ra biện pháp khắc phục cho nồi hơi.

Các sự cố nồi hơ có ảnh hưởng tới độ bền của lò hơi phải ghi vào lý lịch lò hơi: nguyên nhân,

cách xử lý, sau đó kiểm tra lại độ bền của lò hơi, có sự chứng kiến của thanh tra ATLĐ.

12

III. BẢO DƯỠNG LÒ

- Lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì chúng ta bảo dưỡng bằng cách dùng phương pháp

bảo dưỡng khô.

Cách làm: Sau khi lò hơi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng

nước rửa sạch và đốt lò sấy khô mở các van. Mở cửa vệ sinh ống ở trên thân lò hơi và dùng

khoảng từ 8 ¸ 10kg vôi sống và có cỡ hạ từ 10 cho đến 30mm được đặt trên nhưng mân nhôm

đưa vào nồi hơi. Đống các cửa van lại. Cứ 3 tháng chúng ta kiểm tra một lần và nếu thấy vôi

sống vỡ thành bột thì thay mới.

- Lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì bảo dưỡng bằng cách dùng phương pháp bảo dưỡng

ướt

Sau khi ngừng vận hành xong lò hơi thì chúng ta tháo hết nước trong lò ra rửa sạch cấu căn

trong lò cho nước đã xử lý đầy vào lò hơi và đốt lò hơi theo mức tăng dần nhiệt độ nước lò đến

100 độ C. Và kênh van an toàn lên để bắt đầu thoát khí. Đóng tất cả các van lại rồi dập lửa.

IV. VỆ SINH VÀ DUY TU LÒ

1. Vệ sinh

- Tùy theo mức độ nước cấp và mức độ sử dụng lò hơi thông thường được vệ sinh cứ 3 đến 6

tháng /1 lần

- Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất. kết hợp với thủ công cơ khí

nhờ cửa vệ sinh ống nước và vệ sinh dưới bụng lò.

2. Duy tu

- Khi lò hơi cứ 1 tháng vận hành thì phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần. Đặc biệt chú ý các loại

van, ống thuỷ,áp kế, và ống sinh hơi xem có hiện tượng rò rỉ không? Tro có bị tích tụ ở cuối lò

không? ghi có bị võng, cháy không, các lớp vữa chịu nhiệt có bị hư hại không, án lò có bị cháy

không. Nếu hư hỏng cần khắc phục hoặc thay thế.

- Từ 3 ¸ 6 tháng vận hành lò hơi thì phải ngừng lò kiểm tra sửa chữa toàn diện và kết hợp vệ sinh

cáu cặn cho lò

- Việc sửa chữa lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải

tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn và quy phạm về nồi hơi hiện hành.

Bảng kiểm tra

Hạng

mục Hàng ngày Hàng tháng Sáu tháng Hàng năm

Kiểm tra ống Kiểm tra rò rỉ các Vệ sinh cáu cặn lò Kiểm tra

13

Nồi Hơi

thủy sáng van

hơi. Đồng thời

kiểm tra đánh giá

ăn mòn cho phần

áp lực

toàn bộ

phần áp

lực. Tiến

hành kiểm

định lại lò

Xả đáy ống

thủy sáng

Vệ sinh ống thủy

sáng

Kiểm tra, vệ sinh

phần buồng đốt và

buồng bức xạ hồi

lưu

Kiểm định

lại tất cả

các đồng

hồ đo, van

an toàn cho

lò hơi

Xả đáy lò hơi

Vệ sinh bề mặt

các đồng hồ đo

nhiệt độ, áp suất,

lưu lượng…

Sửa chữa lại phần

gạch và xi măng

chịu nhiệt bị hư

hỏng

Vệ sinh và

hiệu chỉnh

lại toàn bộ

các cảm

biến nhiệt

độ, áp suất,

mức

nước...

Ghi nhật ký

vận hành

Kiểm tra phần

gạch và bê tông

chịu nhiệt trong

buồng lửa

Kiểm tra rò rỉ phần

ống truyền nhiệt và

các phần chịu áp

lực khác

Kiểm tra

van cấp hơi

Kiểm tra van

an toàn

Vệ sinh cọc dò

mực nước

Kiểm tra rò rỉ tất cả

các van gắn trên lò

hơi

Vệ sinh

thay roang

cửa người

chui, cửa

kiểm tra

Kiểm tra bằng

trực giáccác

đồng hồ đo

Kiểm tra hiệu

chỉnh lại các giá

trị giới hạn cài

đặt: Nhiệt độ

buồng đốt, áp suất

hơi, giới hạn mực

nước…

Kiểm tra vệ sinh

phần hộp gió phân

phối khí. Kiểm tra

kín khí trong hộp

gió

Kiểm tra

lại toàn bộ

van xả đáy

và đường

ống xả đáy.

Thay thế

nếu thấy

cần thiết

Kiểm tra bằng

trực giác

những tiếng

ồn và rung

động bất

thường của lò

hơi

Kiểm tra và hiệu

chỉnh lại các

thông số vận

hành: gió cấp, áp

suất hơi vận hành,

nhiệt độ buồng

đốt…

Kiểm tra và vệ sinh

ống thủy tối

Quạt

hút,

Quạt cấp

Kiểm tra bằng

trực giáccác

rung động và

tiếng ồn bất

thường

Vệ sinh cánh quạt Bơm mỡ bò vào

bạc đạn

Kiểm tra

độ rung

động. Cân

bằng động

cánh quạt

lại nếu

thấy cần

thiết

Kiểm tra nhiệt Kiểm tra độ Kiểm tra độ mài Kiểm tra

14

độ động cơ

chùng của dây đai mòn của cánh quạt

để lên kế hoạch dự

phòng thay thế

các ổ đỡ.

Thay thế

nếu thấy

điều kiện

làm việc

không đảm

bảo

Kiểm tra kín

khí quạt hút

Kiểm tra bu long

định vị gối đở

động cơ

Hiệu chỉnh lại độ

đồng trục giữa

motor và cánh quạt

nếu xuất hiện rung

động mạnh

Kiểm tra

và thay thế

những dây

đai không

đảm bảo

điều kiện

làm việc

Hệ thống

cấp nước

Kiểm tra hoạt

động của bơm

định lượng

hóa chất

Vệ sinh lọc chữ Y

trên đường cấp

nước

Kiểm tra hạt nhựa

trong bộ làm mềm

Kiểm tra hoạt

động của bơm

cấp

nước (kiểm

tra lại chế độ

nước cấp nếu

bơm đóng mở

quá 100

lần/giờ)

Xả đáy bồn nước

nóng

Kiểm tra bảo ôn

bồn nước nóng

Kiểm tra hoạt

động của van

điều khiển

nước cấp

Bộ thu

hồi nhiệt

Kiểm tra kín

khí cửa vệ

sinh

Kiểm tra rò rỉ tại

các mặt bích kết

nối

Vệ sinh bên trong

phễu và đường khói

Kiểm tra

chênh lệch

nhiệt độ khói

vào và ra bộ

thu hồi

Kiểm tra rò rỉ ống

truyền nhệt

Kiểm tra nhiệt

độ gió cấp

Kiểm tra bảo ôn

Cyclon

đa cấp

Kiểm tra kín

khí cửa vệ

sinh

Vệ bên trong phễu

và thân Cyclon đa

cấp

Kiểm tra các silo

con

15

Kiểm tra các mặt

bích nối ống gió

Hệ thống

điện và

điều

khiển

Vệ sinh bề

mặt tủ điện

Vệ sinh bằng khí

nén bên trong tủ

điện

Kiểm tra

toàn bộ các

dây dẫn

Kiểm tra các

đèn tín hiệu

Kiểm tra các mối

nối trên phần

động lực

Hiệu chỉnh

lại toàn bộ

các thiết bị

đo, cảm

biến…

Kiểm tra mối nối

trong mạch điều

khiển

Băng tải

cấp liệu

Kiểm tra nhiệt

độ motor

Kiểm tra mực

nhớt của hộp giảm

tốc

Kiểm tra con lăn Thay nhớt

hộp giảm

tốc ( ~

8000 giờ)

Kiểm bằng

trực quan độ

chùng của dây

băng, dây đai

Bơm mỡ bò vào

bạc đạn tại vị trí

tang chủ động

Kiểm tra và siết

chặt lại các đai ốc

và ốc điều chỉnh

Kiểm tra độ

kín của vòng

chắn bụi

Vệ sinh motor

Vít lấy

tro

Kiểm tra nhiệt

độ của motor

Kiểm tra độ mài

mòn của cánh vít

Thay nhớt

hộp giảm

tốc ( ~

8000 giờ)

Kiểm tra độ

chùng của

xích

Kiểm tra nhớt

trong hộp giảm

tốc

Tra dầu mỡ vào

nhông xích