6
Claudia Vit-Đức Borchers Tôi không mun lp li các hình nh vn có trong thơ (Chế bn bìa Truyn Kiu song ngĐức-Vit ca Angelika Schulze vi tranh bìa ca Claudia Vit-Đức Borchers) I. Btôi, Erwin Borchers, sinh năm 1906 Straßburg, ngày đó còn là mt thành phthuc Đức. Sau khi Hitler lên cm quyn, ông tham gia mt tchc chng phát xít, tiếp theo đó ông phi btrn sang Pháp. Năm 1939, ging như nhiu người tnn khác tĐức, ông trthành lính lê dương và mt năm sau được điu động sang Đông Dương. Cùng vi Rudolf Schröder, vn là mt sinh viên xã hi hc tKöln và Ernst Frey, mt người Do Thái tWien, btôi thành lp mt nhóm hot động bí mt và liên hvi Vit Minh. Tnăm 1945 ba người chính thc tham gia hàng ngũ kháng chiến, btôi được phân công làm công tác địch vn và trthành mt Trung tá ca Quân đội Nhân dân Vit Nam. Bn thân tôi sinh ra Vit Bc, trước chiến dch Đin Biên Ph. Sau khi hoà bình lp

Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

  • Upload
    buihanh

  • View
    217

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

Claudia Việt-Đức Borchers

Tôi không muốn lặp lại các hình ảnh vốn có trong thơ

(Chế bản bìa Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt của Angelika Schulze

với tranh bìa của Claudia Việt-Đức Borchers)

I.

Bố tôi, Erwin Borchers, sinh năm 1906 ở Straßburg, ngày đó còn là một thành phố thuộc Đức. Sau khi Hitler lên cầm quyền, ông tham gia một tổ chức chống phát xít, tiếp theo đó ông phải bỏ trốn sang Pháp. Năm 1939, giống như nhiều người tị nạn khác từ Đức, ông trở thành lính lê dương và một năm sau được điều động sang Đông Dương. Cùng với Rudolf Schröder, vốn là một sinh viên xã hội học từ Köln và Ernst Frey, một người Do Thái từ Wien, bố tôi thành lập một nhóm hoạt động bí mật và liên hệ với Việt Minh. Từ năm 1945 ba người chính thức tham gia hàng ngũ kháng chiến, bố tôi được phân công làm công tác địch vận và trở thành một Trung tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bản thân tôi sinh ra ở Việt Bắc, trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi hoà bình lập

Page 2: Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

lại, gia đình tôi chuyển về sống ở Hà Nội. Vào thời gian cuối, bố tôi làm việc cho văn phòng của ADN, Thông tấn xã CHDC Đức, ở Hà Nội. Và thủ trưởng trực tiếp của bố tôi lúc đó chính là Franz Faber, người cùng với vợ ông, Irene Faber, trước đó đã hoàn thành bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức. Năm 1966 gia đình tôi chuyển sang sinh sống ở CHDC Đức. Trước đó, từ 1962 đến 1965, tôi đã theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ở Đức tôi tiếp tục học ở Đại học Mỹ thuật ở Dresden, từ năm 1976 tôi làm hội hoạ, đồ hoạ ở Berlin.

II.

Tôi gặp Franz và vợ ông, Irene Faber, lần đầu ở Việt Nam lúc hãy còn rất bé. Mãi đến tận những năm 90 tôi mới bắt đầu liên hệ lại với vợ chồng ông, đó cũng là lúc tôi đang thể nghiệm việc minh hoạ Truyện Kiều cho riêng mình. Lúc tôi gặp lại vợ chồng Faber, Irene gần như đã bị mù, bà chỉ còn nhận ra tôi qua giọng nói. Bà mất một thời gian ngắn sau đó. Vào những năm cuối đời của Franz, tôi đã có may mắn gần gũi và chăm sóc ông. Franz mất vào mùa xuân 2013, thọ gần một trăm tuổi. Trong di chúc, ông đã dành cho tôi quyền thừa kế bản quyền bản dịch “Nàng Kiều” cũng như các dịch phẩm và tác phẩm khác.

III.

Thuở còn bé ở Việt Nam, trong gia đình tôi có một cô bảo mẫu và tôi đã nhiều lần được nghe cô hát ru từ những câu thơ Kiều. Lúc đó dĩ nhiên lũ trẻ chúng tôi chưa thể hiểu được gì nhiều, nhưng đọng lại trong tâm trí tôi cho đến mãi sau này là cảm xúc về một nỗi đau lớn, không thể nào diễn tả hết. Và ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi là sức mạnh tình yêu phi thường của một người con gái, đức hy sinh đến quên mình để cứu độ người thân trong cơn hoạn nạn. Irene và Franz Faber đã dành hơn 7 năm để hoàn thành công trình của mình, Irene là người dịch các câu thơ của Nguyễn Du sang tiếng Đức, còn Franz đã chuyển chúng thành thơ. Với tôi đây là một tác phẩm dịch thơ tuyệt vời, được sáng tạo nên bằng cả trái tim và tâm hồn, từ tình yêu đối với đất nước và con người Việt Nam.

Page 3: Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

IV.

Sách “Das Mädchen Kiều” / “Nàng Kiều” được in lần đầu tiên vào năm 1964, một năm trước dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Du. Đây không chỉ là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam lớn đầu tiên được dịch ra tiếng Đức ở CHDC Đức trước đây, mà cũng là trong khu vực nói tiếng Đức nói chung. GS. TS. Johannes Dieckmann, Chủ tịch Quốc hội CHDC Đức lúc đó, đã nhận định:“Với tác phẩm này người đọc Đức sẽ tiếp cận một thế giới văn hoá xa lạ cho đến nay: Mở ra trước mắt chúng ta, ở ‘Nàng Kiều’, là cả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của nền văn hoá của nhân dân Việt Nam”. Và từ Thuỵ Sỹ, nhà phê bình Johannes Schellenberger đã viết: “Nhà thơ đã làm cho những nhân vật của ông thân thuộc tới mức khiến ta quên bẵng rằng thực ra đây là một thế giới ‘xa lạ’… Nàng Kiều cũng giúp chúng ta có được một cảm quan lịch sử xác thực. Tác phẩm này điều chỉnh lại ‘thế giới quan’ của người đàn ông da trắng ít nhiều vẫn còn lẩn khuất trong mỗi chúng ta.” Hai nhận định như vậy, từ hai phía khác nhau của bức màn sắt thời kỳ chiến tranh lạnh, có thể giúp chúng ta hình dung được tác động của cuốn sách đối với công luận văn học Đức thuở đó. Lần đầu tiên “Nàng Kiều” được in 6.000 bản, hơn 15 năm sau nó được tái bản lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay. Hiện còn quá sớm để phỏng đoán về đánh giá của những tầng lớp công chúng mới đối với công trình song ngữ hiện tại, từ phía công luận văn chương Đức cũng như từ phía những người đọc song ngữ Đức-Việt. Cũng như bản thân tác phẩm gốc Truyện Kiều của Nguyễn Du cứ ở một giai đoạn mới và với một công chúng mới sẽ hiển lộ những tầng ý nghĩa mới mẻ, chúng tôi hy vọng và tin tưởng bản dịch Nàng Kiều của Irene và Franz Faber sẽ tìm được những bạn đọc tri kỷ mới của mình, tiếp tục đóng góp một cách sinh động vào công cuộc giao lưu ngôn ngữ và văn hoá Đức-Việt.

V.

Nhóm chủ biên, bên cạnh tôi là TS Trương Hồng Quang – người vào năm 1985 đã bảo vệ luận án TS Văn học về đề tài “So sánh FAUST của Goethe và TRUYỆN KIỀU của Nguyễn Du” và đã tiếp cận bản dịch của Irene và Franz Faber từ rất sớm – chủ trương phục dựng một cách trung thành dịch phẩm của hai ông bà. Điểm mới quan trọng nhất của lần xuất bản này là đây là một công trình song ngữ. Để cho bạn đọc tiện đối chiếu, dòng mở đầu của từng đoạn thơ được đánh số bằng số câu thơ tương ứng của bản gốc

Page 4: Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

tiếng Việt. Ngoài ra, chính tả tiếng Đức cũ được chuyển thành chính tả tiếng Đức mới, các tên và khái niệm tiếng Việt xuất hiện trong bản dịch được điều chỉnh và in theo chính tả tiếng Việt. Những cách làm như vậy nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người đọc mới, chưa có ở các lần xuất bản trước đây: cộng đồng đông đảo của người Việt sống ở Đức, người Việt từng sống và làm việc ở Đức nay sống trong nước, và cả những bạn đọc Đức biết tiếng Việt, có các liên hệ mật thiết với văn hoá Việt, với số lượng ngày càng tăng. Nhưng trước hết, như đã nói, đây là nỗ lực nhằm phục dựng một công trình văn hoá đặc biệt, có thể nói là tượng đài có ý nghĩa sâu xa nhất trong giao lưu văn hoá – ngôn ngữ giữa Việt Nam và Đức. Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải từ khi có ý tưởng tái bản (cách đây đã gần mười năm!) là việc tìm nguồn kinh phí. Vận may đã đến với nhóm dự án trong năm 2015 là mốc kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và là năm kỷ niệm 250 năm ngày sinh của thi hào Nguyễn Du. Nhân dịp này Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức và cá nhân Chủ tịch Hội, TS Kiến trúc sư Phạm Ngọc Kỳ, đã đưa ra quyết định hào phóng hỗ trợ toàn bộ kinh phí in và vận chuyển sách. Hiện tại, 1.000 đầu sách, khổ 14,5 x 20,5 cm, dày 442 trang với bìa và phụ bản ảnh màu đã in xong tại Nhà xuất bản Thế Giới và trong những ngày tới sẽ có mặt ở Đức.

VI.

Lúc Trương Hồng Quang đề nghị tôi vẽ minh hoạ bìa cho cuốn sách, tôi lại thêm một lần nữa đứng trước câu hỏi: Làm thế nào để có thể minh hoạ câu chuyện này? Tôi không muốn lặp lại các hình ảnh vốn có trong thơ. Tôi muốn nói lên một điều gì đó từ cảm nhận của người đọc hôm nay. Đã có nhiều phác thảo khác nhau, cuối cùng tôi chọn một phương thức mang tính biểu tượng. Tôi nhìn thấy Nàng Kiều bị xích vào một chiếc thuyền, chiếc thuyền ấy tượng trưng cho sự bất an, cho cuộc đời chìm nổi của nàng. Thanh kiếm là tượng trưng cho bạo lực. Mặc dù phải trải qua bao câu chuyện khủng khiếp và bao lần bị hạ nhục, trong tâm hồn mình, Kiều vẫn trong sạch như một đoá sen mọc lên từ bùn. Còn bánh xe là tượng trưng cho số phận, vòng luân hồi.

Page 5: Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

VII.

Ở Việt Nam, cuốn sách ra mắt lần đầu tại Hội thảo cuối cùng về Nguyễn Du trong năm UNESCO kỷ niệm 250 năm ngày sinh của nhà thơ vào ngày 23.12.2015 tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Ở Đức, những ấn bản đầu tiên của cuốn sách đã kịp đến với Đại hội lần thứ V của Hội doanh nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức vào ngày 27.12.2015 ở Berlin. Dự kiến vào chủ nhật, ngày 01.05.2016 tới, từ 15 h tại Berlin, nhà tài trợ - Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức – sẽ cùng nhóm dự án sẽ tổ chức buổi ra mắt quốc tế của cuốn sách. Chúng tôi đặc biệt vui mừng vào dịp này nữ nghệ sỹ Irma Minetti, một diễn viên kịch nói Đức hàng đầu, đã nhận lời sẽ đọc các trích đoạn từ dịch phẩm của Irene và Franz Faber. Xin nói thêm: Irma Minetti năm nay đã 86 tuổi nhưng vẫn tiếp tục biểu diễn trên sân khấu, từ nhiều thập kỷ trước đã là một độc giả của “Nàng Kiều” và vô cùng yêu mến nó, đặc biệt là chất thơ của bản dịch, như một chia sẻ gần đây của bà. Tại Việt Nam chúng tôi hy vọng trong một ngày không xa sẽ có thể tổ chức một sự kiện tương tự. Với việc in sách, hoạt động của Dự án Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt không kết thúc mà mới thực sự bắt đầu. Trong tương lai chúng tôi sẽ lần lượt tổ chức các buổi đọc, giới thiệu, thảo luận tác phẩm cho các nhóm bạn đọc khác nhau – trong đó sẽ đặc biệt ưu tiên đến các cháu thuộc về thế hệ thứ hai. Trang mạng của dự án www.dasmaedchenkieu.wordpress.com sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin hoạt động của dự án, đăng tải các ý kiến bình luận, phê bình, cung cấp các tư liệu mới về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Đầu đề do Blog Dự án Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt đặt. Nội dung bài bao gồm toàn văn phần trả lời phỏng vấn Tạp chí THẾ GIỚI & VIỆT NAM của hoạ sỹ Claudia Việt-Đức Borchers, đồng chủ biên và tác giả tranh bìa của sách Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt (Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội 2015).

Tư liệu tham khảo:

- Nguyễn Hoàng, Đưa nàng Kiều trở lại nước Đức, Tạp chí THẾ GIỚI & VIỆT NAM, số ra ngày 08.03.2016 http://tgvn.com.vn/dua-nang-kieu-tro-lai-nuoc-duc-27853.html

Page 6: Claudia Việt-Đức Borchers Tôi không muốn lặp lại các hình ... · PDF filecả một kho báu của chủ nghĩa nhân đạo và vẻ đẹp của ... Còn bánh xe

- Claudia Borchers, Die Fabers und „Das Mädchen Kiều”, Bài viết bằng tiếng Đức đăng

trong DAS MÄDCHEN KIỀU / TRUYỆN KIỀU song ngữ Đức-Việt, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội 2015, tr. 307-309

https://dasmaedchenkieu.wordpress.com/2015/12/24/claudia-borchers-die-fabers-und-das-maedchen-kieu/

- Trang nhà của tác giả: http://www.claudiaborchers.de