12
Thấy cái nào cũng hay hay…tiếc !!! ko dám bỏ cái nào !!!!!! Chuyên đề về Bonsai 15/6/2007 I. Giới thiệu về Bonsai Bonsai là loại nghệ thuật tạo dáng truyền thống, độc đáo của thời cổ Trung Quốc. Bonsai là dùng cây kiểng, đá núi và các loại vật liệu khác, qua nghệ thuật gia công và chăm sóc tỉ mỉ tạo thành tác phẩm nghệ thuật. Bonsai là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp thiên nhiên. Qua nghệ thuật gia công từng phiến đoạn cảnh đẹp thiên nhiên, có tư thế sinh động đẹp đẽ. Trong sáng tác thường ẩn chứa một nội dung tư tưởng và kết hợp nghệ thuật thi họa, gốm sứ, điêu khắc để Bonsai hoàn mỹ mang ý thơ nét họa ngây ngất lòng người. Bonsai cũng có sức sống của điêu khắc nghệ thuật. Nó tùy theo sự biến hóa của thời tiết đem lại màu sắc với cảnh quan nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, người ta nói Bonsai là "thơ ca vô thanh, hội họa lập thể". Bonsai qua nghệ thuật gia công phản ánh một nội dung tư tưởng nhất định lại có một hình thái nhất định, cảnh quan nhất định. Đồng thời cây đá trong Bonsai phải phối hợp với bồn thể (chậu cảnh) khung giá. Cần phải hòa hợp với nhau, dựa vào nhau và cấu tạo thành một hình tượng nghệ thuật mới hoàn mỹ và phát huy mạnh mẽ hiệu quả nghệ thuật của Bonsai. Bonsai không những có giá trị chiêm ngưỡng rất cao mà còn làm phong phú cuộc sống, nâng cao trình độ nghệ thuật làm lục hóa, mỹ hóa và sạch môi trường sống để có lợi cho sức khỏe, trở

Chuyên đề về Bonsai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên đề về Bonsai

Thấy cái nào cũng hay hay…tiếc !!! ko dám bỏ cái nào !!!!!!Chuyên đề về Bonsai

15/6/2007

I. Giới thiệu về Bonsai

Bonsai là loại nghệ thuật tạo dáng truyền thống, độc đáo của thời cổ Trung Quốc. Bonsai là dùng cây kiểng, đá núi và các loại vật liệu khác, qua nghệ thuật gia công và chăm sóc tỉ mỉ tạo thành tác phẩm nghệ thuật.

Bonsai là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp thiên nhiên. Qua nghệ thuật gia công từng phiến đoạn cảnh đẹp thiên nhiên, có tư thế sinh động đẹp đẽ. Trong sáng tác thường ẩn chứa một nội dung tư tưởng và kết hợp nghệ thuật thi họa, gốm sứ, điêu khắc để Bonsai hoàn mỹ mang ý thơ nét họa ngây ngất lòng người.

Bonsai cũng có sức sống của điêu khắc nghệ thuật. Nó tùy theo sự biến hóa của thời tiết đem lại màu sắc với cảnh quan nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, người ta nói Bonsai là "thơ ca vô thanh, hội họa lập thể".

Bonsai qua nghệ thuật gia công phản ánh một nội dung tư tưởng nhất định lại có một hình thái nhất định, cảnh quan nhất định. Đồng thời cây đá trong Bonsai phải phối hợp với bồn thể (chậu cảnh) khung giá. Cần phải hòa hợp với nhau, dựa vào nhau và cấu tạo thành một hình tượng nghệ thuật mới hoàn mỹ và phát huy mạnh mẽ hiệu quả nghệ thuật của Bonsai.

Bonsai không những có giá trị chiêm ngưỡng rất cao mà còn làm phong phú cuộc sống, nâng cao trình độ nghệ thuật làm lục hóa, mỹ hóa và sạch môi trường sống để có lợi cho sức khỏe, trở thành một loại nghệ thuật quý báu của con người.

Phong cách nghệ thuật Bonsai được hình thành có ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử và khí hậu địa lý.

Các nhà nghệ thuật Bonsai khi sáng tạo đặc sắc nghệ thuật và phong cách hình thành Bonsai đều xuất phát từ quan điểm cá nhân, trình độ nghệ thuật và quá trình sinh sống cũng như tính cách cá nhân, tư tưởng và tình cảm, ý thích v.v.. Ngoài ra, vật liệu các nơi khác nhau, truyền thống tập quán khác nhau nên đề tài sáng tác và thủ pháp biểu hiện cũng có sự khác nhau.

Bonsai hình thành trải qua nhiều đời lưu truyền nên phong cách ổn định và được nhiều người

Page 2: Chuyên đề về Bonsai

thừa nhận, từ đó hình thành các trường phái nghệ thuật Bonsai khác nhau.

II. Đặc điểm Bonsai

Theo quan niệm của mỗi trường phái, bonsai có những đặc điểm như sau:

1. Theo trường phái Bonsai An Huy

Khu vực Huyện Hợp và Vân Nam của An Huy bốn mặt là núi vây quanh nên dân chúng ở đây đời đời kiếp kiếp trồng cây trên sườn núi để dùng cho Bonsai. Vì thế họ có kinh nghiệm phong phú về trồng trọt và tạo dáng, hình thành một phong cách nghệ thuật độc đáo, trở thành một phái gọi là phái An Huy.

Chậu cảnh phái An Huy với đặc điểm là màu xanh (thương cổ) độc đáo.

Các loại cây phái An Huy dùng là cây Mai, La Hán tùng, Hoàng sơn tùng, Hội bách, Thúy bách, Đào Quế hoa, Tử Vi, Nam thiên trúc... nhất là cây Mai nổi tiếng là "Huy Mai".

Chậu cảnh Mai trang có lục ảo, Cốt Lý Hồng và Tống Xuân Mai... là những loại cây quý. Tạo dáng Huy Mai cơ bản là thuộc loại hình quy tắc, cái độc đáo của nó là thân cây tạo dáng rất tinh xảo, đối xứng nhau.

Bonsai An Huy tạo dáng đều bắt đầu từ cây non, rồi dùng gậy cắm vào đất làm vật chống cây giúp tạo dáng. Mỗi năm tiến hành một lần, chủ yếu là uốn cong hình thể cành lớn, còn cành nhỏ thì không phải gia công.

Một chậu cảnh Mai Huy từ lúc đánh rễ cho đến khi định hình thường phải trải qua 10 năm. Đặc điểm của nó không phải là gửi mà cũng là cả già (lão) nữa...

Mai Huy tạo dáng có các loại:

a. Loại Du Long cũng gọi là Long cảnh

Thân cây từ rễ đến ngọn uốn dần thành hình chữ "S" nom tựa Rồng lượn. Hai bên cành trái và phải đều đặt vào chỗ lõm thân cây hình thành hình chữ "S" cong lên. Trái phải đối xứng bằng nhau.

b. Loại Tam đài (3 bậc)

Page 3: Chuyên đề về Bonsai

Thân cây không cao, chỉ có 2,3 tầng cong. Cành lá bên trên hình thành ba phiến. Tầng thứ rõ rệt. Mỗi phiến đều hình thành hình Thủy bình (ngang bằng) hay bán cầu.

c. Loại Tý Can

Đem bổ cây Mai thô không thành hình hoặc bị già yếu, lấy đi các chất gỗ trong thân cây mà chỉ giữ lại lớp vỏ cùng mấy cành cây đợi chỗ vết thương mủn ra rồi mới ghép cành lá vào với ý nghĩa cây khô đón xuân đến.

Dùng các loại hình dáng cây khác còn có các kiểu xoáy, bình phong... Ngoài tạo dáng kiểu quy tắc ra, Bonsai An Huy cũng có các loại cây cảnh dạng tự nhiên, thân cây hơi cong còn các cành đều dùng phương pháp tạo dáng cắt trả để mô phỏng hình dáng cây thiên nhiên, tạo dáng hoàn mỹ.

2. Theo trường phái Bonsai Thượng Hải

Bonsai Thượng Hải là trường phái nghệ thuật Bonsai thành phố Thượng Hải.

Bonsai chậu cảnh tự nhiên phóng khoáng, quy cách hình thức muôn hình muôn vẻ: có loại Bonsai nhỏ, cũng có loại Bonsai siêu nhỏ. Cách chăm sóc là từ lúc nhỏ, cũng có loại đào trên núi mang về chăm sóc. Tạo dáng đều dùng phương pháp "Bó thô cắt nhỏ".

Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính, sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Hình thức gia công muôn hình muôn vẻ, sau khi thành hình các nhánh cây sẽ uốn cong tự nhiên, đường nét sáng sủa, các lá cây sẽ phân bổ từng ô, hình thành tự nhiên.

Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như thần sắc, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Phái Thượng Hải Bonsai thường thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, biến hóa phong phú như vẽ trong tranh nên có phong cách độc đáo, riêng biệt.

Các loại cây dùng cũng phong phú ước có hơn trăm loại, thường có Ngũ kim tùng, Hắc tùng, La Hán tùng, Chân bách... Ngoài ra còn có cây Du, Phong, Tước Mai, các loại trúc Trảo tử, Hoàng Dương, Lục nguyệt sương, Nam Thiên trúc, Thạch lựu...

3. Theo phong cách Bonsai Dương Châu

Bonsai Dương Châu lấy trung tâm là Dương Châu tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực

Page 4: Chuyên đề về Bonsai

phía Bắc Giang Tô.

Chậu cảnh Bonsai Dương Châu có đặc điểm lấy quấn để tạo dáng đều phải gia công từ lúc còn non.

Căn cứ vào nét họa "chi vô thốn trực" đem cành uốn hình con rắn, dày một tấc ba vòng, khiến cành lá cắt bó thành hình vân phiến (mảnh mây) cực mỏng. Thân cây thành hình xoắn ốc cong lại. Cây có hình bậc thang 1 - 3 tầng và nhiều tầng.

Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu gọi là điểm thạch. Lấy sỏi đá so sánh với thực vật làm cho cây có khí thế ngút trời, đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên.

Bonsai Dương Châu còn 1 loại đặc biệt là kiểu Thủy hạn, nghĩa là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên rất được ưa chuộng.

Cùng với loại này còn có loại Hạn bồn thủy ý dùng đá cuội nhỏ để thay cho nước chảy, tuy không trữ nước song có cảm giác như nước chảy.

Loại cây gồm chủ yếu với cây Tùng, Bách, Du, Dương (Trảo tử Hoàng dương) và La hán tùng, Nghênh Xuân, Lục nguyệt sương v.v..

Bonsai truyền thống Dương Châu còn có loại hòn non bộ, loại treo và loại treo rễ cây.

4. Theo phong cách địa phương của Bonsai Tô Châu

Bonsai Tô Châu lấy thị trấn Tô Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Nam tỉnh Giang Tô. Hình thức truyền thống của trang cảnh là lấy quy tắc làm chủ. Tạo dáng điển hình là thân cây đứng có 6 đài ba thác một đỉnh.

Toàn bộ lấy quấn làm chính và cần tới hơn 10 năm thì quá trình gia công mới hoàn thành.

Chậu cảnh Tô Châu lấy Bonsai cây cảnh là chính, phần lớn là đào các cây cổ ở núi, rồi ghép thêm cành vào dùng phương pháp chỉnh hình "quấn thô cắt nhỏ" hình thành.

Các loại cây gồm các loại cây có lá như Tước Hải, cây Du, Tam giác phong, Thạch lựu và Mai.

Chậu cảnh Bonsai Tô Châu có hình thức truyền thống là loại Bình phong, Thuận phong,

Page 5: Chuyên đề về Bonsai

Thùy kỷ thức và Bế can thức...

Mấy năm gần đây, chậu cảnh Tô Châu phái đã phá vỡ phương pháp truyền thống lấy thiên nhiên làm đẹp, phản đối tạo dáng mềm mại, dùng quấn là chính trở thành dùng cắt là chính, lấy quấn làm cơ bản.

5. Theo phong cách Bonsai Tứ Xuyên

Bonsai Phái Tứ Xuyên lấy Thành Đô làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Bonsai tỉnh Tứ Xuyên.

Bonsai Tứ Xuyên phái có những quy tắc phong phú đa dạng, có nhiều danh mục và mỗi thứ lại có cách luật riêng. Thân cây và cành cây ngay lúc nhỏ phải uốn cong với các cách khác nhau, thường chú trọng cấu đồ không gian lập thể.

Các kiểu Bonsai có kiểu "treo buộc", treo vuông, treo đối nhau, rồng cuộn tam loan cửu đáo, đại loan tùy chí. Phần rễ đều dùng nhiều loại rễ giao nhau hay rễ treo lộ trảo. Các loại giống cây dùng cho Bonsai là Kim thiên tử, Thiếp canh hải đường, La hán tùng, Lục nguyệt sương, Mai, Thạch lựu, Trúc U...

Mấy chục năm nay, Bonsai Tứ Xuyên dựa trên cơ sở truyền thống, sáng tạo ra một loạt các kiểu dáng tự nhiên có màu sắc tự nhiên.

6. Theo phong cách địa phương của Bonsai Lĩnh Nam

Bonsai phái Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).

Những nhà làm Bonsai đã dùng cảnh sắc "nhấp nhô chập chùng" để sáng tạo ra phương pháp tự hình "cắt tỉa". Loại chỉnh hình này có tỉ lệ thích đáng giữa cành và lá, trên dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.

Hình thức thường thấy của Bonsai Lĩnh Nam là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm rạp.

Page 6: Chuyên đề về Bonsai

Bonsai Mộc Miên thân cây mộc thẳng, cành bên bằng nhau.

Loại Bonsai kiểu vách núi chia ra loại toàn bộ và một nửa; song đều dùng cách chiết cành ghép thân nên có dáng khỏe mạnh.

Bonsai loại rừng cây gồm ba cây trở lên hợp thành, mô phỏng cảnh rừng rậm có không khí thiên nhiên.

Loại cây thì thường chọn các cây Du, Tước Hải, Cửu Lý Hương, Trà Phúc Kiến... có mầm mọc nhanh và khỏe.

III. Phân loại Bonsai

Bonsai theo kích thước lớn nhỏ chia thành 4 loại: Bonsai loại lớn, Bonsai loại trung (vừa), Bonsai loại nhỏ và Bonsai cực nhỏ.

- Bonsai loại lớn: là loại chân dài 100cm, rộng 70cm trở lên, thích hợp đặt ở nơi có không gian lớn như hội trường, sân nhà, công viên, trường học. Loại này cảnh diện rộng có thể tái hiện cảnh núi non hùng vĩ.

- Loại Bonsai vừa: là loại chậu dài từ 40 - 100cm, rộng từ 25 - 70cm, thích hợp đặt ở phòng họp hay phòng đọc sách. Nó không thể hiện cảnh rộng như loại Bonsai lớn, song một dòng suối, một ngọn núi cao và cảnh vật đơn lẻ trong cảnh thiên nhiên cũng thật đẹp.

- Loại Bonsai nhỏ: là loại chậu dài từ 20 - 40cm, rộng từ 13 - 25cm, thích hợp để phòng ngủ, bàn làm việc, cửa sổ bàn trà. Loại này thể hiện một đoạn bờ sông, một đám cây hay một cảnh sơn thạch (núi non) loại nhỏ.

- Mấy năm gần đây có nơi còn có loại siêu nhỏ: loại Bonsai này có thể nhỏ đến mức để trên ngón tay nên gọi là Bonsai ngón tay. Người ta thường dùng loại chậu đường kính chưa đầy 5cm, dùng đặt ở đầu giường, cửa sổ. Bonsai siêu nhỏ lấy chậu cây là chính, còn Bonsai non bộ là thứ. Nói chung chỉ là hình thái đẹp đẽ của tạo hình một cây thực vật.

Tuy nhiên, căn cứ vào biểu hiện cảnh sắc tự nhiên với các diện mạo cũng như người sáng tạo ra các loại kiểu Bonsai khác nhau nên cũng có thể phân loại như sau:

Trước tiên căn cứ vào vật liệu tạo hình và quá trình sáng tạo khác nhau chia thành Bonsai Cây Cảnh và Bonsai Non Bộ. Đó là hai loại chính của Bonsai.

Page 7: Chuyên đề về Bonsai

Sau đó là căn cứ vào Bonsai lớn nhỏ, cao cấp mà chia thành Bonsai loại cực lớn, loại lớn, loại vừa, loại nhỏ và loại thật nhỏ. Người ta còn gọi loại cực nhỏ là loại vi hình hay tụ chân (xách tay). Ngoài ra cũng còn căn cứ vào phương pháp bài trí khác nhau mà chia thành Bonsai mặt đất, Bonsai trên giá và Bonsai treo (án đầu).

Ngoài ra còn có loại Bonsai đem chậu Bonsai dựng đứng vào các khung giá, mặt bồn tạo cảnh sơn thạch và trồng thảo mộc để nó thành Bonsai kiểu đứng.

Sau đây, xin giới thiệu một số kiểu dáng Bonsai chủ yếu trong nghệ thuật trồng Bonsai:

a. Thế ngũ nhạc

Thế này trồng bằng năm cây kiểng trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn nhưng xếp thể rừng là đẹp nhất. Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp.

b. Thế quần thụ tam sơn

Là ba cây kiểng nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây kiểng trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết vẻ đẹp. Cho nên thế tam sơn biểu tượng cho sự đoàn kết. Thế tam sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất đẹp.

C. Thế lưỡng long tranh châu

Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm rô nhanh chóng hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp. Nếu uốn với hai cây mai chiếu thủy thì rất quý.

Thế này còn nhân ra “sư tử hí cầu” là hai con sư tử giỡn với quả cầu, cũng là hai cây uốn đối

Page 8: Chuyên đề về Bonsai

xứng với quả cầu rất đẹp. Cũng như thế (loan phụng hòa minh), hai con loan và phượng múa quấn quýt lấy nhau như cặp uyên ương duyên dáng...

D. Thế long đàn phượng vũ

Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. Thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.

e. Thế long bàn hổ phục

Thế này cũng có thể uốn với một cây kiểng to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân. Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên, thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uyển chuyển. Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực, rất hay rất đẹp.

f. Thế long mã hồi đầu

Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong vặn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại.

Thế này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo như mai, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho không phải giải thích mà người xem biết

Page 9: Chuyên đề về Bonsai

mới hay, cho hài hòa mới đẹp.