269
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TS TRẦN THl KIM XUYẾN (Chủ biên) ThS NGUYỄN THl HỒNG XOAN Nhập môn XÃ HỘI HỌC Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh MỤC LỤC Chương I..................................................... 2 XÃ HỘI HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC.......................2 I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC....................3 II. MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI. 10 III. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC...............14 IV. Ý NGHĨA CỦA SỰ RA ĐỜI XÃ HỘI HỌC......................25 Chương II................................................... 26 CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KINH ĐIỂN................................26 Auguste Comte..............................................26 Herbert Spencer............................................29 Karl Marx..................................................30 Emile Durkheim.............................................33 Max Weber..................................................37 Chương III.................................................. 41 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT TRONG XÃ HỘI HỌC.................41 I. THUYẾT CHỨC NĂNG........................................41 II. THUYẾT XUNG ĐỘT.......................................45 III. THUYẾT TƯƠNG TÁC BlỂU TƯỢNG...........................47 IV. QUAN ĐIỂM TRAO ĐỔI....................................49 V. QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HỌC MÁC-XÍT..........................52 Chương IV................................................... 56

Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TS TRẦN THl KIM XUYẾN (Chủ biên)ThS NGUYỄN THl HỒNG XOAN

Nhập môn XÃ HỘI HỌC

Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh

MỤC LỤCChương I.......................................................................................................2XÃ HỘI HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌC............................................2

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC...................................3II. MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI. 10III. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC..............................14IV. Ý NGHĨA CỦA SỰ RA ĐỜI XÃ HỘI HỌC............................................25

Chương II....................................................................................................26CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KINH ĐIỂN...............................................................26

Auguste Comte.......................................................................................26Herbert Spencer......................................................................................29Karl Marx.................................................................................................30Emile Durkheim......................................................................................33Max Weber..............................................................................................37

Chương III...................................................................................................41MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT TRONG XÃ HỘI HỌC................................41

I. THUYẾT CHỨC NĂNG.........................................................................41II. THUYẾT XUNG ĐỘT.........................................................................45III. THUYẾT TƯƠNG TÁC BlỂU TƯỢNG................................................47IV. QUAN ĐIỂM TRAO ĐỔI....................................................................49V. QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HỌC MÁC-XÍT..................................................52

Chương IV..................................................................................................56HÀNH VI VÀ HÀNH ĐỘNG...........................................................................56

I. KHÁI NIỆM HÀNH VI VÀ HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI.....................................56II. LÍ THUYẾT HÀNH VI.........................................................................59III. THUYẾT HÀNH ĐỘNG......................................................................62

Page 2: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chương V...................................................................................................65VĂN HÓA....................................................................................................65

I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA..........................................................................66II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA...................................................72III. TIỂU VĂN HÓA (VĂN HOÁ PHỤ).......................................................76IV. SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓ...................78

Chương VI..................................................................................................82SỰ ĐIỀU TIẾT XÃ HỘI.................................................................................82QUI TẮC, GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC VÀ CHẾ TÀI...............................................82

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN..............................................................83II. CƠ CHẾ CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI – MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ QUI TẮC VÀ CHẾ TÀI................................................................................88

Chương VII..................................................................................................90XÃ HỘI HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI...................................................90

I. XÃ HỘI HÓA.......................................................................................90II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA................................92III. SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI.................................................................97

Chương VIII...............................................................................................102ĐỊA VỊ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI............................................................102

I. KHÁI NIỆM ĐỊA VỊ VÀ VAI TRÒ..........................................................102II. VAI TRÒ........................................................................................104III. ĐỊA VỊ XÃ HỘI...............................................................................107

Chương IX................................................................................................108NHÓM VÀ TỔ CHỨC PHỨC TẠP................................................................108

I. NHÓM..............................................................................................109II. CÁC TỔ CHỨC PHỨC TẠP.............................................................117

Chương X.................................................................................................121CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI............................................................................121

I. CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI....................................................................122II. CÁ NHÂN VÀ CÁC THIẾT CHẾ HOÁ................................................123III. CHỨC NĂNG CỦA CÁC THIẾT CHẾ................................................124

ChươngXI.................................................................................................127GIAI CẤP XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI..................................................127

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................127II. LÝ THUYẾT MÁC-XÍT VỀ GIAI CẤP..................................................129III. QUAN NIỆM CỦA MAX WEBER VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI..................133IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI..................136V. DI ĐỘNG XÃ HỘI...........................................................................139

Page 3: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chương XII................................................................................................142NHỮNG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI: ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI.....................142

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................143II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BIẾN ĐỔI XÃ HỘI.................................144III. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI................146IV. CÁCH TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

150V. NHỮNG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔl XÃ HỘI............................................150

Chương XIII...............................................................................................152CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC...........................................................152

I. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN................................................................152II. XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ......................................................................155III. XÃ HỘI HỌC DƯ LUẬN XÃ HỘI......................................................160IV. XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM.................................................................163V. XÃ HỘI HỌC Y TẾ..........................................................................169VI. XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH..................................................................171

Chương XIV..............................................................................................177PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC...............................................177

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC......................................................................................................177II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM

181III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP...........................185IV. CHỌN MẪU....................................................................................185V. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN XÃ HỘI HỌC..............192VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN..................................193

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................210

LỜI NÓI ĐẦUCùng với thời gian, cùng với sự phát triển của các phương pháp và

cách tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học, ngày càng có nhiều công trình có giá trị được xuất bản. Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã mang lại sự thuận lợi cho mọi người trong việc tiếp cận với các xuất bản phẩm khoa học này. Tính sẵn có không phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại làm cho người đọc lúng túng và gặp khó khăn trong việc chọn lựa những tài liệu phù hợp.

Page 4: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Để đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo đục và Đào tạo về một giáo trình thống nhất, để giúp sinh viên đang theo học ngành Xã hội học lựa chọn và định hướng trong việc tích lũy kiến thức ngành Xã hội học, các tác giả đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu nhiều năm để biên soạn và giới thiệu cuốn giáo trình “Nhập môn Xã hội học”. Cuốn giáo trình này không đơn thuần dừng lại ở chỗ tóm lược những nội dung cơ bản của xã hội học mà còn làm cho người đọc hiểu rằng xã hội là hệ thống phong phú bởi nó bao gồm nhiều vấn đề phức tạp của xã hội hiện đại. Do đó với tư cách là một ngành khoa học, Xã hội học cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, với cuốn sách này, chúng tôi cố gắng làm rõ các khái niệm và đơn giản hoá ở chừng mực có thể những vấn đề phức tạp của khoa học Xã hội học.

Giáo trình “Nhập môn Xã hội học” bao gồm 14 chương, trình bày về những điệu kiện, tiền đề của sự ra đời ngành Xã hội học, lịch sử hình thành và phát triển của khoa học này (từ chương 1 đến chương 3), những vấn đề cơ bản của xã hội học (từ chương 4 đến chương 12), xã hội học chuyên ngành (chương 13) và phương pháp nghiên cứu (chương 14)

Cuốn “Nhập môn Xã hội học ” ra mắt bạn đọc là nhờ sự khích lệ, giúp đỡ tận tình và thiết thực của Ban giám đốc Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Ban giáo trình Đại học Quốc gia, GS.TS Ngô Văn Lệ, PGS.TS Nguyễn Ân Lịch, PGS Đỗ Thái Đồng, TS Phạm Đức Trọng, các đồng nghiệp xa gần và các bạn sinh viên.

Mặc dù đã rất cố gắng trong khi biên soạn giáo trình nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần tái bản.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2005TS Trần Thị Kim Xuyến

Page 5: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chương I

XÃ HỘI HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT KHOA HỌCXã hội học là một ngành khoa học còn non trẻ so với một số ngành

khoa học xã hội khác. Tuy nhiên với cách tiếp cận đặc thù của mình, nó đã dần dần chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống các khoa học xã hội cả về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng.

Ngày nay, xã hội học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chương trình đào tạo cử nhân của các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Với tư cách là một khoa học độc lập, xã hội học đã xác định được cho mình đối tượng, nhiệm vụ, hệ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù ra đời muộn, nhưng xã hội học cũng có một lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp.

Ở phần này, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau :

- Đối tượng và chức năng của xã hội học.- Khái quát lịch sử hình thành xã hội học.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌCXã hội học là gì?Thuật ngữ “xã hội học” được nhà xã hội học người Pháp Auguste

Comte (1798 - 1857): sử dụng vào năm 1838. Nó được ghép từ hai chữ có nguồn gốc khác nhau: “Socius” từ tiếng Latinh có nghĩa là xã hội, và “Logos” có nguồn gốc từ tiếng gốc Hi Lạp có nghĩa là học thuyết bộ môn tạo thành thuật ngữ “Sociologie” - bộ môn nghiên cứu về xã hội. Ông được coi là người có công xây dựng nền móng đầu tiên cho ngành khoa học này.

Ngay từ khi mới hình thành đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng vì sự ra đời của bộ môn này không đồng nhất trên thế giới nên khó lòng có được sự thống nhất trong định nghĩa về nó. Chẳng hạn, Auguste Comte (1798 - 1857) cho rằng, con người là một thực thể xã hội. Vì vậy, không thể giải thích các hiện tượng xã hội từ cá nhân mà phải xuất phát từ cái tổng thể để tìm hiểu các bộ phận của nó (cá nhân hoặc gia đình...). Theo ông, khoa học xã hội học là tìm hiểu các quy luật xã hội giống như các quy luật vật lý cho phép tìm ra

Page 6: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

những hệ quả của sự liên kết những hiện tượng xã hội. Còn theo Emile Durkheim (1858 - 1917) lại nhận định rằng xã hội học là khoa học nghiên cứu về những sự kiện xã hội. Ông đã dựa vào mô hình của các khoa học tự nhiên để xây dựng một ngành xã hội học mang tính thực chứng. Ông coi các sự kiện xã hội như là những cách thức suy nghĩ hành động và cảm xúc tồn tại ở bên ngoài ý thức của cá nhân, có sức mạnh áp đặt lên cá nhân làm cho cá nhân hành động theo sự tác động của những yếu tố bên ngoài đó. Khi nghiên cứu về xã hội, ông cho rằng xã hội được tạo nên bởi các cá nhân và các cá nhân luôn nỗ lực hội nhập với xã hội. Ở đây, hai yếu tố cùng tồn tại trong mỗi con người, đó là “ý thức cá nhân” và “ý thức tập thể”. Ý thức cá nhân được hình thành từ những ý kiến riêng của cá nhân nào đó, còn ý thức tập thể là toàn bộ những tư tưởng chung nhất cho tất cả các thành viên trong xã hội. Ý thức tập thể này là kết quả của những kinh nghiệm và kiến thức được đúc kết qua nhiều thế hệ, vì vậy nó vượt lên trên những kinh nghiệm vốn có của một cá nhân.

Trong khi đó, Max Weber (1864 - 1920) cho rằng xã hội học là khoa học nghiên cứu các hành động xã hội. Theo ông, khác với khoa học tự nhiên, xã hội học nghiên cứu những hiện tượng phụ thuộc vào động cơ của con người. Vì vậy, cần phải nghiên cứu những động cơ của các cá nhân, trước khi xem xét những mối quan hệ nhân quả mà không cần phải tách rời một biến số nào đó để nghiên cứu nó như trong phòng thí nghiệm. Có một số mối quan hệ xã hội có thể hiểu ngay được một cách rõ ràng vì mối quan hệ giữa những động cơ và những hành động là rõ ràng. Tuy vậy, cũng có một số mối quan hệ xã hội khác phức tạp hơn và nhà xã hội học cần phải tạo dựng nên ý nghĩa của những hành động đó bằng cách tìm ra những động cơ chính thức hoặc bí mật của mỗi hành động. Vì thế, trong xã hội học không có những quy luật chung nhất có thể so sánh với các quy luật của các khoa học tự nhiên. Ngược lại, với những quan điểm trên, George Simmel (1859 - 1918) tìm thấy trong cá nhân và trong tâm lý của cá nhân những cơ sở của các hiện tượng xã hội. Ông cho rằng, những mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân với nhau là nguồn gốc của các hiện tượng xã hội và sau đó đến lượt chúng, khi được thể chế hoá, lại định hướng những mối quan hệ giữa các cá nhân.

Trong khi đa số các nhà xã hội học quan tâm tới những hành động của các nhóm đồng nhất với nhau, phù hợp với chuẩn mực xã hội thì

Page 7: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Pareto lại quan tâm tới các hành động phi logic được đặc trưng hơn sự khác biệt giữa mục đích chủ quan với mục đích khách quan (một nhà hoạt động chính trị muốn hành động vì lợi ích chung nhưng động cơ trong hành động của ông ta lại hướng vào tầng lớp tình hoa của chính phủ).

Như vậy, tuy có những hướng nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà xã hội học thống nhất với nhau ở một điểm: xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nhóm người. Nó tập trung nghiên cứu các mối quan hệ hỗ tương và hành vi chung của các nhóm người.

Khi một người phụ nữ ly dị chồng, các nhà tâm lý học thường đi tìm căn nguyên từ sự phù hợp hay không phù hợp những yếu tố về tâm lý, sở thích của các cặp vợ chồng. Họ giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là để các cá nhân phát triển tiềm năng của mình. Nhưng dưới cách tiếp cận của xã hội hoc, hiện tượng ly hôn từ phía phụ nữ là do xu hướng bình đẳng về giới tính trong xã hội. Một người tự tử có thể được coi là có sự “bất bình thường” trong đầu hoặc vì cá nhân muốn trốn tránh sự thất vọng hay cô đơn. Theo suy nghĩ thống thường, nhà xã hội học lại tìm nguyên nhân từ phía các tác nhân xã hội, ví dụ, sự thất nghiệp hay sự hụt hẫng trong thời gian đầu mới nghỉ việc của những người về hưu. Như vậy, nhà xã hội học không quan tâm tới đặc điểm của cá nhân mà chỉ quan tâm tới các nhóm người mà thôi. Theo họ, những giải thích có tính cách cá nhân về những hành vi của nhóm là không hợp lý vì hành động của con người chịu sự tác động của các lực lượng xã hội mà cá nhân dù muốn dù không cũng không thể tự tạo ra hay kiểm soát nổi (Emile Durkheim).

Các nhà xã hội học cho rằng, khi tham gia vào một nhóm nào đó, chúng ta luôn có xu hướng tuân theo khuôn mẫu của nhóm. Vì vậy, những người thuộc về các nhóm giống nhau thường có những khuynh hướng tư duy, cảm xúc, ứng xử gần nhau hơn. Chẳng hạn, những người ở cùng một quốc gia hay một lãnh thổ, một dân tộc thường có thói quen sinh hoạt như ăn mặc, tín ngưỡng, tâm thế gần như nhau.

Theo quan sát của các nhà xã hội học, những hành vi của con người được thực hiện theo khuôn mẫu mang tính đều đặn, lặp đi lặp lại và có sự phối hợp. Ví dụ khi đi xe trên đường chúng ta luôn đi về phía bên phải của đường, cầm đũa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, khi được giúp đỡ phải cám ơn, v.v…

Page 8: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Như vậy, các nhà xã hội học cho rằng, đời sống xã hội gồm những sự điều chỉnh theo khuôn mẫu và chính những sự điều chỉnh theo khuôn mẫu này cho phép chúng ta dự báo những hành vi xã hội. Vì vậy có thể đưa ra nhận định về hành vi của con người như sau:

Các cá nhân trong thiết chế xã hội giống nhau cũng sẽ có những hành vi tương tự như nhau: Những hành vi này là sản phẩm của sự tương tác xã hội cụ thể; những kinh nghiệm và các quan hệ xã hội tạo nên đời sống xã hội con người.

Đối tượng và bản chất của xã hội họcMuốn hiểu rõ xã hội học là gì, phải xác định rõ những phạm vi cụ thể

của hành vi xã hội mà xã hội học quan tâm.Các hiện tượng xã hội là đối tượng của tất cả các ngành thuộc về

khoa học xã hội chứ không chỉ riêng ngành xã hội học. Chẳng hạn, tội phạm là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như xã hội học, tâm lý học xã hội, luật học... Hiện tượng ly hôn cùng một lúc được các nhà tâm lý học, xã hội học, phụ nữ học quan tâm. Vậy ranh giới dành cho đối tượng xã hội học là gì? Trả lời câu hỏi này quả không đơn giản chút nào. Lược lại lịch sử phát triển xã hội học chúng ta thấy, những vấn đề xã hội mà xã hội học nghiên cứu vô cùng đa dạng.

Có lúc chủ nghĩa thực chứng (Pisitivisme) được coi là nền tảng khoa học của nghiên cứu xã hội học (như A. Comte, Saint Simon và H. Spencer - thế kỷ XIX). Họ có tham vọng đi tìm những quy luật tổng quát của xã hội và biến đổi xã hội. A. Comte cho rằng, xã hội học cần áp dụng phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng. Các phương pháp mà ông đề nghị để nghiên cứu xã hội là thực nghiệm, quan sát so sánh và phân tích lịch sử.

Có lúc ý nghĩa của hành vi và tính chất duy nhất của các sự kiện lịch sử là vấn đề xã hội học cần phải quan tâm như Max, Weber (1860-1920) quan niệm. Còn xã hội học Pháp mà đại diện là Emile Durkheim (1858-1917) dựa trên nhận định về sự tồn tại của một số định chế luân lý, luật lệ và một số tín ngưỡng tôn giáo" trong các xã hội khác nhau đã chứng mình rằng dù sao xã hội vẫn chịu sự chi phối qua một số quy luật phổ quát.

Một số tác giả khác lại cho rằng những vấn đề phát sinh trong chuyển biến từ xã hội cổ truyền sang xã hội công nghiệp mới chính là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Theo Wnght Mills, sự bất ổn trong xã hội

Page 9: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hiện đại phần lớn được coi là những thay đổi nhanh chóng phá vỡ lối sống cổ truyền, gây ra những vấn đề phải đối phó với môi trường bên ngoài.

Có những quan điểm tuy giống nhau ở chỗ đều coi hành vi xã hội như sản phẩm của những điều chỉnh xã hội, những tương tác và điều kiện xã hội (các quan điểm cá nhân, gia đình và xã hội) nhưng lại khác nhau trong cách lý giải căn cứ trên những nhân tố hay biến số cụ thể để giải thích hành vi.

Sự đa dạng và không đồng nhất của các quan điểm xã hội học cho thấy không có một “xã hội học” duy nhất được thừa nhận và có thể cung cấp được tất cả các câu trả lời cho mọi hiện tượng trong xã hội.

Các nhà xã hội học xã hội chủ nghĩa thời kỳ “Chiến tranh lạnh” khi phê phán xã hội học tư sản thường cho rằng các lý thuyết của họ thường thiếu tính hệ thống hoặc quá thiên về cá nhân hay quá thiên về tính quy luật chung nhất của xã hội. Để có thể khắc phục những hạn chế trên, Osipov đã cố gắng đưa ra một định nghĩa mang tính “trung gian” hơn. Ông định nghĩa: “Xã hội học là khoa học về các quy luật mà tính quy luật của xã hội chung nhất và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội, được quy định về mặt lịch sử, là khoa học về những cơ chế tác động, và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp và dân tộc” (G.v Osipov, 1992). Tuy vậy, định nghĩa này thực tế lại quan tâm tới yếu tố vĩ mô nhiều hơn những mối quan hệ giữa các cá nhân như là những thành tố xã hội.

Còn Peter Berger đã đưa ra khái niệm về cách nhìn nhận xã hội học trong nghiên cứu xã hội học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội như sau: ông coi các “xã hội” và “tính xã hội” như là yếu tố then chốt. Thuật ngữ “xã hội” nhấn mạnh đến những mối quan hệ phức tạp trong nội bộ một hệ thống tương tác độc lập, còn “tính xã hội” nhằm vào bản chất của sự tương tác. Ông cho rằng, đây là cách mà các yếu tố hoặc các thành viên tác động, và bị tác động lẫn nhau. Nhà xã hội học tiếp cận với đề tài bằng cách sử dụng xã hội và những sự kiện xã hội như một khung quy chiếu khi nghiên cứu hoạt động của con người. Khung quy chiếu đó chính là các quy tắc cơ bản. Và các khung quy chiếu đó hướng sự chú ý của nhà xã hội học vào một số khía cạnh của một sư kiện mà chỉ có ngành Xã hội học quan tâm tới.

Page 10: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Sau một thời gian tranh luận và hiểu ra rằng cuộc tranh luận khó đi tới chỗ kết thúc, cuối cùng, người ta cùng đi tới chỗ thống nhất rằng: vấn đề ở đây không phải là xã hội học nghiên cứu cái gì mà nghiên cứu như thế nào? Tức là phải chỉ ra được cái đặc trưng của cách tiếp cận xã hội học.

Một trong những khía cạnh quan trọng đánh giá bản chất của xã hội học là sự quan tâm của nó về mối quan hệ tương tác giữa người và người (xã hội học vi mô ) và cơ cấu xã hội (xã hội học vĩ mô).

Xã hội học vi mô quan tâm tới con người khi họ quan hệ qua lại với nhau theo những khuôn mẫu và lặp đi lặp lại trong đời sống hàng ngày.

Xã hội học vĩ mô tập trung vào những cơ cấu và quá trình ở qui mô lớn mà không cần quan tâm đến những quan hệ của những người liên quan: Xã hội học nhấn mạnh đến mô hình quan hệ bên trong và giữa các cơ cấu có quy mô lớn. Chẳng hạn sự tác động của công nghiệp hóa đến tỷ lệ ly dị như thế nào?

Ví dụ, trong nghiên cứu về vấn đề ngược đãi trẻ em: ở mức độ vi mô, nhà xã hội học sẽ quan tâm tìm hiểu xem những người hiện nay ngược đãi trẻ em trước kia được cha mẹ đốt xử như thế nào? Hoặc họ tìm mối liên hệ giữa loại hình và tần số ngược đãi trẻ em với thực chất của mối quan hệ giữa cha và mẹ trong gia đình. Còn ở mức độ vi mô, nhà xã hội học có thể so sánh tính phổ biến của sự ngược đãi trẻ em ở các nước công nghiệp phát triển và các nước thuộc thế giới thứ ba hoặc cố gắng liên hệ tần số và loại hình ngược đãi trẻ em với mức độ bất ổn định của gia đình trong một xã hội hoặc qua các loại hình xã hội khác nhau.

Vấn đề thất nghiệp cũng tương tự. Nếu chỉ một cá nhân bị thất nghiệp thì đó không phải là vấn đề xã hội mà là vấn đề có liên quan tới tính cách hoặc khả năng của cá nhân ấy. Mặt khác, tỉ lệ thất nghiệp tới 7,5% bao hàm một ý nghĩa lớn hơn là những chuyện bất ổn cá nhân, nó phản ánh một điều kiện xã hội đặc biệt nằm trong lòng những lĩnh vực chính trị của xã hội. Hoặc nữa, một trường hợp ly dị cá biệt có thể được nghiên cứu một cách khác với một tỉ lệ ly dị là 45%. Trường hợp đầu là vấn đề cá nhân, còn tỉ lệ ly hôn cao thì gợi lên một cuộc khủng hoảng về thiết chế đang tác động vào cơ cấu của xã hội. Ở đây, những yếu tố tác động đến cá nhân nằm ở tầm vĩ mô.

Như vậy, cũng có thể thấy một mức độ trung gian giữa hai cấp độ nói trên. Ở đây có thể thấy, xã hội học không chỉ nghiên cứu mối quan hệ

Page 11: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

giữa các cá nhân và mà còn nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội cho dù cách phân tích có khác nhau. Chẳng hạn, Mill cho rằng những vấn đề thích hợp với nghiên cứu xã hội học đều bao hàm cả những bất ổn cá nhân lẫn các vấn đề của đông đảo công chúng. Sự bất ổn là những chuyện riêng tư thuộc vào tiểu sử cá nhân, và việc giải quyết những bất ổn này phải được đặt trong phạm vi khung cảnh xã hội trực tiếp của cá nhân. Còn các vấn đề quần chúng là những sự kiện lịch sử của xã hội, chúng phản ánh các điều kiện góp phần vào những chuyện bất ổn cá nhân. Xã hội học quy định rằng ứng xử con người là ứng xử xã hội và rằng hầu hết các ứng xử và kinh nghiệm đều liên quan đến những biến cố xảy ra trong môi trường xã hội cụ thể.

Còn George Simmel lại tìm thấy trong cá nhân và trong tâm lý của cá nhân những cơ sở của hiện tượng xã hội. Những mối quan hệ hỗ tương với nhau của các cá nhận là nguồn gốc của mối quan hệ xã hội và sau đó, đến lượt mình, khi được thể chế hoá chúng lại được định hướng quan hệ giữa các cá nhân.

Chức năng của xã hội họcTừ khi hình thành, xã hội học đảm bảo ba chức năng cơ bản đó là:

chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng tư tưởng.Chức năng nhận thức của xã hội học được thể hiện ở chỗ nó cung

cấp những tri thức về những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội cũng như những quy luật, nguồn gốc và cơ chế của quá trình phát triển đó. Những tri thức này còn có khả năng tạo ra các tiền đề để nhận thức về sự phát triển xã hội trong tương lai và dự báo về triển vọng của nó. Chức năng nhận thức còn thể hiện ở chỗ nó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống lý luận và phương pháp luận nhận thức xã hội, ở khía cạnh này, lịch sử xã hội học đã chứng kiến nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn, A. Comte và E. Durkheim cho rằng, giống như khoa học tự nhiên, xã hội học cần sử dụng hệ thống phương pháp luận, các kỹ thuật và thao tác nghiên cứu khoa học để tìm ra quy luật và đề ra lý thuyết với hệ thống các phạm trù khái niệm. Một hướng nghiên cứu khác bắt nguồn từ khoa học nhân văn xác định chức năng nhận thức của xã hội học là phải lý giải được những động cơ của những hành động xã hội (M. Weber). Trong khi đó, các nhà xã hội học Mác-xít lại xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng chức

Page 12: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

năng nhận thức của xã hội học là phân tích lý luận hoạt động nhận thức trong các công trình nghiên cứu xã hội học và các nghiên cứu xã hội khác.

Chức năng thực tiễn của xã hội học có mối quan hệ với chức năng nhận thức nói trên. Chức năng thực tiễn không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh các hiện tượng đang diễn ra trong xã hội mà còn có nhiệm vụ dự báo những xu hướng vận động của xã hội trong tương lai. Việc dự báo này là điều kiện và tiền đề để xây dựng các kế hoạch và quản lý xã hội một cách khoa học.

Cùng với hai chức năng trên, xã hội học còn thực hiện chức năng tư tưởng. Các nhà xã hội học Mác-xít cho rằng lý luận xã hội học trang bị cho nhà nghiên cứu về thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, xã hội học Mác-xít có nhiệm vụ giáo dục tình thần yêu nước, ý thức công dân cho mọi người trong công cuộc công nghiệp hoá vá hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần đấu tranh phê phán các trào lưu tư tưởng sai trái, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

Các chức năng nói trên, đều có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Trong đó, chức năng tư tưởng mang tính xuyên suốt và chỉ đạo. Những người làm xã hội học cần kiên định trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh tư tưởng. “Lập trường xã hội của nhà xã hội học xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc tính Đảng trong khoa học xã hội, dựa vào quan điểm giai cấp của Đảng đối với các hiện tượng nghiên cứu và tính khách quan của khoa học” (G.V. Ô-xi-pốp và những người khác, 1988).

II. MỐI QUAN HỆ CỦA XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI.

Mặc dù có những điểm chung giữa các ngành khoa học xã hội nhưng mỗi một ngành đều có những đặc thù của mình. Muốn hiểu rõ hơn những đặc trưng của cách tiếp cận xã hội học với các ngành khoa học khác và có thể chỉ ra sự khác biệt giữa các ngành này, chúng ta hãy lần lượt so sánh xã hội học với một số ngành khác.

Xã hội học và nhân loại họcKhoa học xã hội gần gũi với xã hội học là nhân loại học. Về mặt lịch

sử, nhà nhân loại học tập trung nghiên cứu các xã hội chưa có chữ viết hoặc các xã hội nguyên thủy, trọng đó xã hội học tập trung vào các xã hội

Page 13: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phức tạp, công nghiệp của nền văn mình phương Tây. Nhà nhân loại học quan tâm chủ yếu đến các xã hội nhỏ không có nền công nghiệp, họ có khuynh hướng nghiên cứu nền văn hóa trong tổng thể của nó. Các nhà xã hội học không thể sử dụng cách tiếp cận này để nghiên cứu các xã hội hiện đại có quy mô lớn. Đúng hơn, nhà xã hội học điều tra những khía cạnh khác nhau của xã hội học hiện đại như các cuộc cách mạng chính trị hoặc địa vị của phụ nữ so với nam giới ở nơi làm việc.

Nhân loại học chia làm hai ngành chủ yếu: nhân loại học về tự nhiên và nhân loại văn hóa. Nhân loại học tự nhiên quan tâm đến sự tồn tại của con người như những động vật sinh học. Họ chú ý đến những vấn đề như nguồn gốc loài người, sự khác nhau về giải phẫu học giữa các chủng tộc và những tác động của các môi trường tự nhiên đến các tổ chức cơ thể con người. Nhân học văn hóa liên quan đến nền văn hóa của một cộng đồng hoặc một xã hội. Nhà nhân học văn hóa tập trung vào những vấn đề như những đặc điểm hiện đại của nền văn hóa, sự phát triển của nền văn hóa, sự phát triển của văn hóa và biến đổi trong một nền văn hóa.

Xã hội học và tâm lý họcNhà tâm lý học quan tâm tới sự phát triển và sự hoạt động của quá

trình tình thần - xúc cảm của con người. Trái lại, xã hội học và nhân loại học lại tập trung vào các nhóm người. Hai bộ phận cơ bản trong tâm lý học: tâm lý hành vi và tâm lý ứng dụng. Nhà tâm lý học hành vi chú ý đến các quá trình tâm lý như nhận thức, tư duy, trí thống mình, trí nhớ và quan niệm. Những người quan tâm tới tâm lý học ứng dụng tập trung đến việc điều trị những vấn đề cá nhân khác nhau như rối loạn thần kinh và các bệnh tình thần. Xã hội học và tâm lý học chia sẻ một số quan tâm chung về phương điện khoa học hành vi gọi là tâm lý học xã hội, một lĩnh vực mà tiêu điểm của nó là sự tương tác giữa các cá nhân và các nhóm. Ví dụ, một nhà tâm lý xã hội có thể quan tâm đến cách khuyến khích sự phù hợp trong nhóm giữa các thành viên. Các nhà xã hội học không chỉ nghiên cứu các mối quan hệ bên trong nhóm mà còn quan tâm đến những yếu tố tác động từ ngoài nhóm. Đặc biệt họ chú ý đến các vai mà mỗi cá nhân đóng.

Xã hội học và kinh tế họcKinh tế học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng và

dịch vụ. Nó giải quyết những vấn đề như tác động của tỷ suất lợi nhuận đến dòng tiền tệ và ảnh hưởng của thuế đến người tiêu dùng.

Page 14: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Kinh tế học có khả năng dự báo rất cao về những biến đổi kinh tế. Chúng là những phương tiện giúp cho các nhà kinh tế học có khả năng dự báo tốt hơn các nhà khoa học xã hội khác. Xã hội học và kinh tế học kết hợp trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học kinh tế, tập trung vào mối quan hệ giữa những khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của đời sống xa hội. Ví dụ, một nhà xã hội học kinh tế sẽ quan tâm đến quan hệ giữa trình độ khoa học-công nghệ trong các xí nghiệp và mức độ tham gia của công nhân trong hoạt động Công đoàn.

Xã hội học và khoa học chính trịKhoa học chính trị trước kia thường nghiên cứu những vấn đề về tổ

chức, quản lý, lịch sử, lý thuyết và chính phủ. Họ quan tâm đến các mô hình bầu cử và sự tham gia trong các đảng phái chính trị. Tuy vậy, trong những năm gần đây, khoa học chính trị không chỉ quan tâm trong phạm vi hoạt động của chính phủ mà hướng đến nghiên cứu hành vi chính trị trong ý nghĩa rộng hơn của nó. Khuynh hướng này làm cho các nhà khoa học chính trị và các nhà xã hội học xích lại gần nhau hơn, tạo nên một lĩnh vực mới là xã hội học chính trị. Các nhà khoa học chính trị và xã hội học chính trị chia sẻ sự quan tâm về sự tương tác của các yếu tố bên trong thiết chế chính trị với nhau và giữa thiết chế chính trị với các thiết chế khác (kể cả các thiết chế kinh tế và giáo dục). Cả hai nhóm này đều tiến hành nghiên cứa về việc sử dụng quyền lực, quá trình xã hội hóa chính trị, các nhóm hoạt động đặc thù và các hoạt động đấu tranh chính trị.

Với những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu thuộc những ngành khoa học khác nhau có thể gán ghép những ý nghĩa khác nhau cho cùng một sự kiện;

Đứng trước một hành vi phạm pháp, luật gia sẽ quan tâm tới những giải thích pháp lý về hành động phạm pháp. Còn nhà xã hội học quan tâm tới không chỉ hành vi tội phạm của người phạm tội mà cả những điều kiện xã hội dẫn đến hành động tội phạm và sự tương tác của kẻ tội phạm trong hệ thống pháp lý.

Như vậy, các ngành nói trên, mỗi ngành đều có những cách tiếp cận đặc trưng của mình và khảo sát những hệ thống các yếu tố khác nhau. Nhà tâm lý học nghiên cứu về ứng xử của con người nhưng lại tập trung nghiên cứu về những yếu tố cá nhân và nhân cách, còn các nhà nhân chủng học, khi nghiên cứu ứng xử của con người lại chú ý đến nguồn gốc

Page 15: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

và sự tiến hóa của loài người, (nhân chủng học vật chất) và của văn hóa (nhân chủng học văn hóa).

Để tách bạch được quan điểm nghiên cứu của những cách nhìn xã hội học với các cách tiếp cận khác, McGee (1973) đề nghị dùng từ quy tắc cơ bản của xã hội học để mô tả và phân tích những loại câu hỏi riêng biệt, sự chọn lọc những biến lượng hoặc những nhân tố cần được nhà xã hội học nghiên cứu. Khái niệm quy tắc cơ bản sau này sẽ làm sáng tỏ cách tiếp cận và có thể được áp dụng, cho một ngành khoa học. Nhà xã hội học cũng như nhà tâm lý học và các thành viên của các ngành khác tuân theo một số quy tắc hoặc thủ thuật nhất định bằng cách chọn lọc những câu hỏi và những nhân tố phù hợp với những lĩnh vực quan tâm của chính mình. Những lý giải mà họ đưa ra đều phù hợp với những quy tắc ấy. Các ví dụ về những nhân tố được khảo sát trong việc sử dụng ma túy bất hợp pháp có thể giúp ta hiểu cặn kẽ hơn phần nào về những khác biệt trong quy tắc cơ bản hoặc khung quy chiếu của những cách nhìn khác nhau của cả ba ngành nghiên cứu.

Như vậy, từ những quan điểm khác nhau của các nhà xã hội học, từ những tranh luận về đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học mới mẻ này, các nhà xã hội học kinh điển, những nhà nghiên cứu xã hội học hiện đại và về sau này, với muôn văn ý kiến khác nhau nhưng đã thống nhất với nhau ở một điểm: không có một định nghĩa nào có thể đáp ứng được cho sự giải thích đối với mọi hiện tượng xã hội.

Thực tế nghiên cứu xã hội học trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy những công trình nghiên cứu xã hội học thực nghiệm phần lớn dựa trên một hoặc vài cách tiếp cận khác nhau. Điều mà người ta quan tâm là chúng đã được thực hiện như thế nào và đã giải quyết được những vấn đề gì cho các cá nhân, các nhóm người và cả xã hội nói chung chứ không phải là tính ưu việt của một lý thuyết nào đó so với một lý thuyết khác. Vả lại, lý thuyết là sự phản ánh khách quan những quy luật và hiện tượng xã hội của những xã hội cụ thể. Trong điều kiện xã hội luôn biến đổi như hiện nay, đòi hỏi lý thuyết cũng phải thay đổi.

Xã hội học là một ngành có những đối tượng nghiên cứu giống một số ngành khoa học xã hội khác nhưng có cách tiếp cận đặc thù của mình. Và càng ngày, người ta càng chú ý tới hướng nghiên cứu kết hợp những nét đặc trưng của một số ngành khoa học để nhận biết và dự báo các sự

Page 16: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

kiện, các hiện tượng xã hội một cách toàn diện hơn. Đó là phương pháp nghiên cứu liên ngành.

III. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌCSự ra đời của xã hội học trước hết xuất phát từ nhu cầu nhận thức về

xã hội. Vì xã hội như một cơ thể sống luôn luôn biến đổi, mỗi một giai đoạn phát triển quan trọng của nó đều gắn liền với một sự xáo trộn, sự đảo lộn các trật tự cũ, buộc con người phải quan tâm đến nó, đến nhu cầu nhận biết về thực trạng của các hiện tượng xã hội, những nguyên nhân phát sinh của nó và sự vận hành nói chung của xã hội.

Ngoài ra trong hoạt động thực tiễn, con người xuất phát từ nhu cầu hiểu biết về thực tại trong các lĩnh vực của mình (ví dụ như những người làm việc trong chính phủ, trong công tác quản lý các ngành) đòi hỏi phải được trang bị những kiến thức đặc biệt về xã hội với mong muốn làm cho công việc của họ có hiệu quả hơn.

Con người không đơn thuần chịu sự tác động của xã hội mà còn là một chủ thể tích cực cải tạo xã hội, làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn. Muốn cho công việc cải tạo có hiệu quả và có cơ sở vững chắc, đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định về xã hội, về những cá nhân, các nhóm xã hội và sự tương tác giữa các vai trò của họ;

Điều kiện và tiền đề của sự ra đời bộ môn xã hội học.Khi nghiên cứu bối cảnh xã hội trong thời điểm xã hội học ra đời,

người ta nhận ra rằng, các quan điểm không thống nhất với nhau và không nảy sinh trong cùng một thời điểm. Những tài liệu trình bày về lịch sử xã hội học đều cho rằng xã hội học đã ra đời và phát triển trong những bối cảnh xã hội - tư tưởng và lịch sử khác nhau và là sản phẩm của giai đoạn đặc biệt của một xã hội nhất định.

Những tiền đề tư tưởng lí luận khoa học của việc ra đời môn xã hội học

Sự ra đời của bất kỳ bộ ngành khoa học nào cũng có những tiền đề của nó. Trước hết phải kể đến tư tưởng của các nhà tnết học cổ Hy Lạp và La Mã: mối quan tâm về cá nhân và xã hội ngay từ thời đó của họ cho thấy một nhu cầu không thể thiếu được về sự nhận thức những biến đổi xã hội. Về sau, những vấn đề đó luôn là trọng tâm nghiên cứu của các nhà tnết học. Tuy nhiên, những giải thích mang tính tnết học về xã hội trong thời kỳ

Page 17: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

đầu đã không được kiểm nghiệm mà dựa trên sự suy diễn về mặt lý luận, thiếu khoa học. Họ cũng đã xây dựng được mô hình lý thuyết về con người và xã hội nhưng không chỉ ra được sự vận hành của xã hội.

Đến thế kỷ thứ XV - thời kỳ Phục hưng trở đi, đặc biệt thế kỷ XVIII ở Tây Âu, những hiểu biết về cá nhân và xã hội đã đạt được nhiều tiến bộ trong những khám phá của khoa học kỹ thuật về cấu trúc và thành phần của thế giới bao quanh con người cũng như về thể trạng và bản chất của chính con người. Các nhà xã hội học quan tâm tới lịch sử hình thành của xã hội học thường cho rằng, ba yếu tố cơ bản trong lịch sử tư tưởng của loài người từ thế kỷ thứ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX tạo ra tiền đề cho sự ra đời của xã hội học là nền tnết học cổ điển Đức, trào lưu Khai sáng, chủ nghĩa xã hội ở Pháp và các lý thuyết kinh tế học, chính trị học của Anh. Các trào lưu tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội dưới nhiều hình thức đã trở thành tiền đề của hệ thống xã hội học thế kỷ XIX. Các nhà tư tưởng Anh thường cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nói chung nhằm biện mình cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp, phát triển nhanh (A. Smith (1823 - 1970) và D. Ricađro (1722 - 1823)). Các nhà kinh tế học đưa ra quan điểm cho rằng các cá nhân có quyền tự do cạnh tranh, muốn vậy họ phải được tự do thoát khỏi những ràng buộc và hạn chế từ phía xã hội. Cứ theo hướng như vậy, theo họ, xã hội mới phát triển được. Như vậy, chính quan niệm kinh tế học đã góp phần vào quá trình phát triển quan điểm duy vật biện chứng đối với các vấn đề xã hội mới đang hình thành từ nền kinh tế tư bản với quá trình công nghiệp hoá và đi cùng với nó là sự phân hoá xã hội ngày càng tăng.

Trong khi đó, tại Pháp những tư tưởng khai sáng và chủ nghĩa xã hội của F. Voltaire (1694 - 1778), J. Rouseau (1712 - 1778), C.H. De Sant Simon (1760 - 1825)... đã khởi xướng một trào lưu duy lý mới. Các nhà tư tưởng tiên tiến của Pháp thời bấy giờ quan niệm rằng, cách ứng xử của con người trong xã hội không hình thành một cách tự nhiên mà bị quy định bởi hoàn cảnh xã hội; Tuy nhiên, thực tế con người luôn phải chịu những điều bất công trong xã hội, vì vậy cần thay đổi trật tự làm cản trở sự tự do của con người đang hiển hiện trong xã hội bằng một con đường mang tính chất hợp pháp và duy lý làm thay đổi tư tưởng và nhận thức của con người, thậm chí bằng cuộc cách mạng. Cuộc đại Cách mạng Pháp năm 1789 là đỉnh cao của trào lưu “Khai sáng” đó.

Page 18: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Khoa học tự nhiên, trong khi nghiên cứu thế giới vật chất và con người cũng như vai trò của nó đã phát triển một hệ thống phương pháp thực nghiệm. Chính xu hướng đòi hỏi các lý thuyết khoa học phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm đã làm cho các nhà tiền bối xã hội học có ý tưởng áp dụng những phương pháp tương tự vào bộ môn nghiên cứu về xã hội và sự vận hành của nó. Xã hội học trở thành một khoa học là chính ở tình thần đó.

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội để xã hội học trở thành một khoa học độc lập

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tư tưởng tiến bộ về xã hội của thế kỷ XVIII - XIX đã đặt nền móng cho những biến đổi kinh tế - chính trị - xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại đã làm thay đổi căn bản thiết chế kinh tế - xã hội cũ có lịch sử lâu dài trước đó trong các nước như: Anh, Pháp, Đức, Italia, v.v... Trước sự phát triển của lực lượng sản xuất và thị trường của nền đại công nghiệp, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến đã bị thay thế với một hình thái kinh tế - xã hội mới là tư bản chủ nghĩa.

Những phát mình, sáng chế và sự phát triển trên trình độ cao hơn của các phương pháp, kỹ thuật, công nghệ của sản xuất trong mỗi lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi quy mô và đối tượng sản xuất từ đất đai nông nghiệp sang thành phố, từ các xí nghiệp nhỏ sang các nhà máy có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn. Phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, các ngành nghề ngày càng phát triển và đa dạng. Do vậy đã xuất hiện những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của mọi người dân từ lối sống nông thôn chuyển sang lối sống đô thị, từ lối sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp, từ lao động chân tay chuyển sang lao động “cơ khí hóa”.

Nhưng những biến đổi sâu sắc có liên quan đến quá trình công nghiệp hóa này lại có tính hai mặt của nó. Một mặt, nó đem lại một xã hội mới với tiềm năng sản xuất lớn và lối sống phong phú đa dạng hơn, mức sống cao hơn. Mặt khác, nó lại phá vỡ những chuẩn mực và các quan hệ truyền thống trong cuộc sống, gây nên những đảo lộn mới như tình trạng quá đông dân cư ở thành phố, nạn nghèo đói, thất nghiệp, các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.

Page 19: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Các nhà nghiên cứu lịch sử xã hội học cho rằng, sự ra đời của xã hội học như là một quá trình hình thành một cách khách quan và mang tính tất yếu. “Tính tất yếu đó bộc lộ ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện vật chất và tình thần, các tiền đề cần thiết cho sự nhận thức đời sống xã hội” (Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng, 2001). Đó là những điều kiện về kinh tế - xã hội của sự ra đời khoa học xã hội, tuy vậy, đó mới chỉ là yếu tố cần. Xã hội học muốn ra đời được và phát triển như một ngành khoa học độc lập cũng cần những điều kiện về chính trị văn hoá và tư tưởng nữa.

Khi xem xét bối cảnh chính trị, văn hoá và tư tưởng của sự hình thành xã hội học, người ta không thể không kể đến các sự kiện chính trị quan trọng làm thay đổi căn bản chế độ chính trị và trật tự xã hội các quốc gia ở Châu Âu - các cuộc cách mạng, đặc biệt Cách mạng Pháp 1789. Cuộc cách mạng này với khẩu hiệu “bình đẳng, bác ái” đã làm thức tỉnh về mặt tư tưởng nhận thức và hành động của các tầng lớp lao động. Họ đã nhận ra rằng mình cũng có quyền bình đẳng như mọi người khác, mọi giai cấp khác, rằng những trật tự xã hội đã buộc họ phải xếp mình xuống tầng lớp dưới không phải là tiền định và có thể thay đổi được. Cuộc cách mạng ở Pháp còn ảnh hưởng sâu rộng tới các quốc gia khác. Sự tác động này cùng với những diễn biến chính trị mang tính khách quan ở các quốc gia ở Châu Âu như Anh, Đức, Ý, v.v... đã tạo ra sự chuyển biến xã hội lớn lao. Kết quả của chuyển biến này dẫn đến tình hình là quyền lực kinh tế và chính trị đã chuyển sang giai cấp tư sản. Điều này làm cho một loạt các yếu tố như sản xuất, cạnh tranh, ngôn luận đã trở nên tự do hơn, dẫn đến tình hình là sự tích lũy tài sản và quyền lực tập trung vào một nhóm thiểu số trong xã hội. Đối lập với nhóm này là những người lao động bị bóc lột đến tột cùng. Sự đối lập về quyền lợi và quyền lực ngày càng trở nên căng thẳng hơn, tạo ra những mâu thuẫn đối kháng này, tất yếu dẫn đến các cuộc cách mạng do giai cấp vô sản tiến hành để làm thay đổi trật tự bất công của xã hội tư bản mà cuộc cách mạng Công xã Pans (1871) và cách mạng tháng Mười Nga (1917) là những mình chứng sống động của lịch sử.

Đứng trước tình hình đó, một số nhà trí thức tỏ ra rất lo ngại và muốn đi tìm nguyên nhân của các hiện tượng, thu thập các kiến thức chính xác về những biến đổi của xã hội. Để thực hiện điều đó, họ đã vận dụng những thành quả của các phương pháp trong khoa học tự nhiên vào những

Page 20: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nghiên cứu xã hội trong thời gian đầu. Như vậy, xã hội học như một ngành khoa học độc lập có đối tượng, phương pháp và chức năng riêng đã ra đời từ những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội nửa sau thế kỷ XIX ở Châu Âu.

Sự phát triển của xã hội học trên thế giớiTuy nhiên, sự phát triển của xã hội học và sự thừa nhận nó như một

ngành khoa học độc lập hoàn toàn không suôn sẻ chút nào.Về thời gian, có thể tóm lược lịch sử hình thành xã hội học bằng ba

giai đoạn (Lê Ngọc Hùng, 2002) như sau:Giai đoạn hình thành - giai đoạn này được khởi động bởi nhà xã hội

học người Pháp Auguste Comte - người đã được ghi nhận là cha đẻ của ngành xã hội học. Giai đoạn này kéo dài cho đến khi xảy ra hàng loạt các sự kiện quan trọng nổi bật, chẳng hạn như môn Xã hội học được G. Simmel đưa vào giảng dạy tại trường đại học ở Đức (1885), A. Small đề nghị thành lập khoa Xã hội học ở trường đại học Chicago ở Mỹ và E. Durkheim bắt đầu giảng xã hội học tại Pháp (1895), đồng thời sự ra đời của Tạp chí xã hội (1896). Giai đoạn này kết thúc vào những năm cuối thế kỷ XIX, là thời điểm hình thành các khoa xã hội học, Tạp chí Xã hội học và sự phát triển đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy xã hội học.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này khẳng định vị trí, vai trò của xã hội học trong xã hội. Thời kỳ này đã hình thành một hệ thống các trường phái lý thuyết khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu và cùng với nó là xu hướng nghiên cứu thực nghiệm. Những kiến thức xã hội học không chỉ được giới hạn trong những nhà nghiên cứu mà còn được phổ biến rộng rãi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chẳng hạn như trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục.

Giai đoạn ba là giai đoạn ứng dụng mà các nhà xã hội học gọi là “đi vào cuộc sống” (Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 2001). Trong giai đoạn này, xã hội học đã phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong quá trình phát triển xã hội. Cách tiếp cận và hệ thống phương pháp của nó không những ngày càng hoàn thiện hơn và thích ứng nhiều hơn trong việc lý giải các quy luật trong mối quan hệ qua lại giữa người với người và quan hệ hỗ tương giữa con người với xã hội mà còn được nhiều ngành nghiên cứu về xã hội khác nhau ứng dụng. Ngày nay, hầu hết các chính sách của các

Page 21: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

đảng phái, các quốc gia trước khi ban hành đều có sự tham khảo ý kiến của các nhà xã hội học. Các công trình phát triển kinh tế muốn được chuẩn y cũng đòi hỏi phải có sự đóng góp của các chuyên gia xã hội học hoặc được đánh giá bằng các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nếu như trước kia, người ta chỉ quan tâm tới chỉ báo kinh tế thì ngày nay hàng loạt các chỉ báo mang tính xã hội cũng được đề xướng, để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia, ví dụ như chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số về nghèo (HPI), hoặc chỉ số phát triển giới (GDI) (Lê Ngọc Hùng, 2002).

Nếu xét về địa dư, khu vực, có thể nhận thấy xã hội học được bắt đầu ở Pháp (A. Comte và E. Durkheim), sau đó phát triển mạnh ở Đức. (K. Marx, M. Weber, G. Simmel…) và tiếp đó là ở Anh (H. Spencer, A. Giddens...). Xã hội học được phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và được chấp nhận rộng rãi hơn ở Anh. Xã hội Mỹ thời kì này là một mảnh đất tốt cho xã hội học phát triển. Đó là một xã hội rộng, công nghiệp hóa nhanh mang tính quốc tế dựa trên cơ sở nhập cư đã trải qua những biến đổi xã hội rộng lớn về mọi mặt. Chính vì vậy, không ngẫu nhiên mà xã hội học Mỹ được đặc trưng bằng những nghiên cứu thực nghiệm về mọi mặt của đời sống xã hội Mỹ, đặc biệt là những khía cạnh tiêu cực như vấn đề tội phạm, về các nhóm thiểu số đặc biệt, tự sát v.v..., Cố gắng khắc phục xu hướng quá chú trọng đến thực nghiệm, Parsons (1902 - 1979) một nhà xã hội học người Mỹ đã đưa ra một hệ thống lý thuyết để phân tích hành vi của con người.

Như vậy, qua các tác phẩm của thời kỳ này, một số điểm cần lưu ý sau:

Xã hội học trong thời kỳ đầu có mối quan hệ trực tiếp với tnết học dưới những cách thức khác nhau. Có lúc xã hội học được coi là một hệ thống lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi tri thức khác (như quan niệm của Comte). Có lúc xã hội học lại được nhìn nhận là một phần trong hệ thống tnết học tổng quát (như Spencer).

Nhưng đến thế kỷ XX, xã hội học có xu hướng giải phóng mình khỏi khuôn khổ của tnết học.

Đến cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX xuất hiện nhiều trường phái xã hội học khác nhau, những giải thích về thực trạng xã hội dưới các cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn, như địa lý, tâm lý, sinh lý, kinh tế hay kỹ thuật đã được trình bày.

Page 22: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Trường phái sinh lý xã hội học quan niệm xã hội như cơ thể sống, còn trường phái tâm lý xã hội học giải thích hiện tượng xã hội bằng hiện tượng tâm lý hoặc những thuộc tính tâm lý cá nhân hoặc nhóm. Trong khi đó, trường phái địa lý - xã hội học giải thích bằng những yếu tố địa lý.

Xã hội phát triển không ngừng và mỗi thời kỳ xã hội có những đặc trưng riêng. Trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn toàn cầu hoá, những biến chuyển xã hội lại càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong phiên họp khai mạc Đại hội Xã hội học thế giới lần thứ 15 tổ chức tại Bnsbane, Australia từ 7 đến 13 tháng 7 năm 2002, Giáo sư Alberto Martinelli - Chủ tịch Hội Xã hội học thế giới nhiệm kỳ khóa 14 đã đọc bài diễn văn đề cập những vấn đề của xã hội học trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Ông cho rằng, những biến đổi xã hội sâu rộng như trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhu cầu cần có thêm những khái niệm mới, lý thuyết mới và những mô tả mới. Cuộc cách mạng khoa học thế kỷ XVII - XVIII đã diễn ra cùng với những cách mạng về kinh tế và chính trị, lúc đầu là trong khoa học vật lý và khoa học tự nhiên, sau đến các khoa học xã hội. Ngày nay, tốc độ của những đổi mới về khoa học - công nghệ và phạm vi biến đổi xã hội không song hành với sự phát triển của các hệ khái niệm và lý thuyết mới về thế giới xã hội. Một số người cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là sự manh mún về tri thức, trong khi những người khác thì lại cho đó là do thiếu lòng tin vào năng lực lý giải của chính các nhà khoa học xã hội. Kết quả là trí tưởng tượng xã hội học thường tạo nên cảm giác của sự tụt hậu và chưa đủ sức đối diện với phạm vi của sự biến đổi.

Cuối phần phân tích về đặc điểm của các xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, Alberto Martinelli, đã đề nghị một số điểm cần thay đổi trong cách tiếp cận xã hội học như sau:

Trước hết, các nhà xã hội học nhìn chung đã nghiên cứu các xã hội của chính mình và đôi khi tìm hiểu những xã hội khác nhưng họ thường xem các xã hội như thể chúng là những đơn vị riêng lẻ, mỗi đơn vị được khoanh vùng bởi đường biên giới quốc gia rất rạch ròi và rất ít khi công khai xét dưới góc độ so sánh.

Toàn cầu hóa hiện nay ẩn chứa trong nó không chỉ sự xuất hiện của một đối tượng nghiên cứu mới là thế giới mà nó còn đòi hỏi rằng bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào (một nghiên cứu so sánh về tỷ suất sinh và mẫu

Page 23: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hình gia đình, hay nghiên cứu về tổ chức lao động trong một công ty) cũng đều phải đặt trọng bối cảnh toàn cầu, bởi mỗi bộ phận của thế giới đang ngày càng hiện hữu rõ ràng trong từng bộ phận của nó. Thế giới đương đại ngày càng giống như một chùm sáng không gian ba chiều trong đó mỗi điểm sáng đều chứa đựng thống tin về tổng thể, vì mỗi người chúng ta ngày càng có xu hướng tiếp nhận thống tin và nguồn tin từ nhiều phía. Do đó, cần phải nâng cao tầm phân tích lên cấp độ toàn cầu và áp dụng tiếp cận hệ thống thế giới trong bất kỳ nghiên cứu nào.

Có thể tóm tắt đặc điểm xã hội học của các nước trong bối cảnh xã hội hiện đại ở một số điểm sau:

Đối với xã hội học ở Pháp, ngay từ đầu xã hội học đã có một nền tảng lý thuyết rất vững chắc. Các nhà xã hội học Pháp quan niệm xã hội học phải là ngành khoa học độc lập, có phương pháp và có đối tượng riêng... Đặc trưng của xã hội học Pháp thể hiện ở chỗ nó thường kết hợp với những khoa học nhân văn khác như nhân học, địa lý, lịch sử, kinh tế, pháp luật. Nó vừa chịu ảnh hưởng các ngành này vừa có tác động ảnh hưởng tới chúng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, xã hội học Pháp vẫn tồn tại khoảng cách giữa lý thuyết, và các sự kiện cụ thể.

Xã hội học Đức cũng ra đời tương đối sớm. Nó vừa mang đặc trưng của lý thuyết hệ thống vừa phản ánh phương pháp lịch sử. Các nhà xã hội học Đức đã luôn mong muốn tìm ra những quy luật phổ biến của xã hội trên cấp độ vĩ mô (K. Marx) và vi mô (Max weber).

Xã hội học Mỹ ra đời muộn hơn nhưng lại kế thừa được nhiều tình hoa của những người đi trước. Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ ở thời kỳ đầu thế kỷ XX, khác với xã hội học các nước khác, xã hội học Mỹ ít chú trọng đến lý thuyết căn bản mà chú trọng nhiều tới mặt thực tiễn, khảo cứu những cái cụ thể, thực nghiệm. Các nhà xã hội học Mỹ quan tâm nhiều tới những khảo cứu có phạm vi hẹp. Nhiều nhà xã hội học Mỹ quá giới hạn quan hệ xã hội vào quan hệ tâm lý giữa các cá nhân với nhau.

Những xu hướng chính của xã hội học Mỹ là: xã hội học chuyên ngành (kỹ nghệ xã hội học, đô thị xã hội học...); nghiên cứu những vấn đề của các chủng tộc và những nền văn mình khác nhau; nhóm và quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm nhỏ.

Page 24: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Xã hội học ở Việt Nam hiện nay vẫn còn được xem là một ngành khoa học mới, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Tuy vậy, xã hội học đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Nó ngày càng đi sâu vào cuộc sống và phát huy vai trò trong việc bảo đảm về mặt khoa học cho việc đổi mới các phương pháp tổ chức và quản lí xã hội. Nó đã trở thành phương tiện nhận thức không thể thay thế của xã hội, là công cụ dự báo, mô hình hóa các quá trình cải tạo xã hội.

Trong những năm gần đây, các cuộc điều tra xã hội học ở Việt Nam đã gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Chính bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới là xuất phát điểm, nơi đặt hàng cho các nghiên cứu đó.

Những vấn đề và sự kiện xã hội quan trọng xảy ra trong vòng năm thập niên cuối thế kỷ XX là nguồn đề tài rất thực tế, phong phú cho các cuộc nghiên cứu, điều tra xã hội học. Đa số các đề tài đã thực hiện trong thời kỳ này đều bám sát và phản ánh đúng hiện thực, giải thích và dự báo được các hiện tượng và sự kiện xã hội. Các hướng nghiên cứu đã thực hiện trong thời gian qua là tập trung nghiên cứu về sự phân tầng xã hội, sự phân hoá giàu nghèo và công bằng xã hội trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu hệ thống chính trị và dân chủ cơ sở, đánh giá, nghiên cứu đánh giá tác động xã hội và thẩm định chính sách xã hội.

Hệ thống các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật và cách tiếp cận các vấn đề xã hội thực tế của xã hội học ở Việt Nam những năm gần đây được đánh giá cao. Đây là một lợi thế của ngành này. Theo thống kê, hiện nay có đến 80% đề tài của các ngành khoa học xã hội đã sử dụng phương pháp xã hội học. Các phương pháp, kỹ thuật và công cụ nghiên cứu xã hội học đã góp phần đem lại một phong cách, một sức sống mới cho một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn bao gồm nhiều bộ môn khoa học xã hội. Đó chính là linh hồn và bản chất của tính thực chứng xã hội học, là lo-gic thực nghiệm, quy nạp của các môn khoa học tự nhiên đầy sức thuyết phục. Trên cơ sở phát huy những thế mạnh đó, xã hội học có khả năng tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào những chiều cạnh đa dạng, phong phú và cũng rất nhạy cảm của sự phát triển xã hội nước ta hiện nay.

Page 25: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Bên cạnh những ưu điểm rất đáng khích lệ trên, xã hội học Việt Nam đang phải đối mặt với những yêu cầu mới ở tầm cao hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Về quy mô và tầm bao quát, của các nghiên cứu, xã hội học Việt Nam vẫn còn thiếu những công trình mang tính tổng kết ở tầm quốc gia, vĩ mô, giúp trả lời trực tiếp những vấn đề nảy sinh trong quá trình lập chính sách và chỉ đạo thực hiện. Các cuộc nghiên cứu vẫn thường tập trung vào nghiên cứu định lượng, thực nghiệm được triển khai theo chiều rộng, như là các nghiên cứu thử nghiệm, dẫn đường.

Trong khi đó, để đáp ứng được yêu cầu phát triển của một bộ môn khoa học, đòi hỏi những nhà xã hội học cần phải có những cuộc nghiên cứu có tính khái quát cao hơn, “có luận điểm” và trên cơ sở lý luận, phát hiện được những vấn đề, tìm kiếm những lời giải đáp ở cấp độ vĩ mô.

Về mặt tổ chức, sự phối hợp nghiên cứu liên ngành, tính tập trung trong chủ đề và cách tổ chức nghiên cứu vẫn chưa có hiệu quả, cần được nâng cao hơn. Về mặt học thuật, các nghiên cứu xã hội học đã đưa ra quá ít các sản phẩm cuối cùng như sách tổng kết hoặc khái quát lý luận, sách chuyên khảo, các số tạp chí chuyên đề.... Đó là một số điểm mà xã hội học Việt Nam cần phải khắc phục và vượt qua trong quá trình phát triển.

Muốn vậy, xã hội học cần phải xây dựng đội ngũ những nhà khoa học giỏi, có nhiều tâm huyết với ngành. Hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội học nhìn chung chưa nhiều và chưa phát huy hết khả năng nghiên cứu, lý luận... Do vậy, cần phải đầu tư xây dựng lực lượng này ngay từ bây giờ bằng nhiều hình thức khác nhau để có thể phát huy tối đa và tập trung trí tuệ của những nhà nghiên cứu xã hội học ở các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên cập nhật thật sự những tri thức lý luận, phương pháp luận và đặc biệt là khẳng định lại những phong cách và đường hướng triển khai các hoạt động nghiên cứu.

Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước hiện nay, trên cơ sở nhận thức được những thế mạnh cũng như điểm yếu của mình, phương hướng nghiên cứu của xã hội học Việt Nam trong giai đoạn mới là tập trung nghiên cứu động thái những biến đổi xã hội và văn hóa ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp và hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Page 26: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Nhân địp tổng kết 20 năm thành lập Viện Xã hội học, Viện trưởng Viện Xã hội học, PGS.TS Trịnh Duy Luân đã tổng kết những chủ đề nghiên cứu và có thể triển khai thành các phương hướng nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu những vấn đề, lý thuyết về vấn đề hiện đại hoá xã hội ở Việt Nam.

- Nghiên cứu cấu trúc xã hội và phân tầng xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa tới thiết chế gia đình: sự thích ứng và hình thành những chiến lược sống mới.

- Những vấn đề xã hội học của đời sống kinh tế và nguồn nhân lực.- Xã hội học về đời sống hằng ngày trong biến đổi xã hội và văn hóa.- Biến đổi hệ thống phúc lợi xã hội trong thời kỳ quá độ.- Vai trò của truyền thống đại chúng và dư luận xã hội.- Động thái dân số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.- Các vấn đề xã hội học của sức khỏe dân cư và hệ thống chăm sóc

sức khỏe.- Xã hội học và vấn đề phát triển bền vững về xã hội.

IV. Ý NGHĨA CỦA SỰ RA ĐỜI XÃ HỘI HỌCSự ra đời của xã hội học có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh vực

khác nhau.- Nhờ có xã hội học mà chúng ta có khả năng nhận thức về xã hội

theo một cách hoàn toàn khác mà trước đó chúng ta chưa hề biết.- Xã hội học giúp ta nhìn nhận xã hội và các hiện tượng xã hội một

cách khách quan và không thành kiến trong cách đánh giá của mình.- Nhờ có phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội học đã giúp chúng

ta trong việc tổ chức các quá trình hoạt động xã hội và xây dựng các khuôn mẫu xã hội có hiệu quả, vạch các kế hoạch, các chính sách trong tương lai.

- Do thấu hiểu được bản chất thực sự của sự vật, những kết luận, ý tưởng của các nhà xã hội học đã mang lại giá trị to lớn cho các nhà hoạt động thực tiễn (các nhà chính trị, giáo dục, y học, quản lý kinh doanh, thương mại v.v...).

Page 27: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Như vậy, xã hội học trở thành một ngành khoa học độc lập với những tiền đề tư tưởng lý luận khoa học là nền tnết học cổ điển Đức, trào lưu khai sáng, chủ nghĩa xã hội ở Pháp và chính trị học ở Anh, trong điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của nửa cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu. Sự ra đời ngành khoa học này như một quá trình tất yếu, khách quan. Xã hội học có hệ thống lý luận và phương pháp luận riêng, có đối tượng nghiên cứu riêng biệt vô cùng phong phú. Nói đến sự ra đời của ngành khoa học độc đáo này, không thể không kể đến công lao của những bậc tiền bối đã đặt nền móng đầu tiên, tạo điều kiện cho sự pháp triển của nó.

Chương tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày về cuộc đời, sự nghiệp và công lao của những nhà xã hội học đầu tiên, phần phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương cuối cùng của cuốn sách.

Nội dung chính:Đọc xong chương này, sinh viên cần nắm được một số điểm cơ bản

như: đối tượng và chức năng của xã hội học, từ đó chỉ ra được bản chất của khoa học xã hội học; điều kiện và tiền đề của sự ra đời ngành này; khái quát lịch sử hình thành xã hội học và so sánh xã hội học với một số ngành khác; cuối cùng, chỉ ra được những chức năng và ý nghĩa của sự ra đời ngành xã hội học.

Chương II

CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC KINH ĐIỂNAuguste Comte (1798 - 1857) là người Pháp, sinh trong một gia

đình công chức. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Ecole vì đã phản đối những thủ tục thì cử. Một năm sau ông trở thành thư ký của nhà tnết học nổi tiếng Henn Saint Simon. Thời gian đầu các ý tưởng quan trọng của Comte được phản ánh trong các tác phẩm của ông và Saint Simon. Tuy nhiên, sự khác nhau trong quan điểm của hai người đã làm cho quan hệ của họ trở nên xấu đi.

Comte được coi là người sáng lập ra ngành xã hội học. Như nhiều nhà tnết học của thời đó, Comte vừa bối rối vừa bị lôi kéo bởi sự rối loạn xã hội do Cách mạng Pháp tạo ra. Ông muốn làm cho xã hội ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.

Page 28: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Comte cho rằng đời sống xã hội phải được nghiên cứu một cách khoa học. Nhưng lúc bấy giờ chưa có một khoa học về xã hội nên Comte đã cố gắng tạo ra nó. Khi Comte viết rằng xã hội học cần dựa trên quan điểm thực chứng, có nghĩa là ông muốn xã hội học cần phải là một khoa học dựa trên thực tiễn, trên sự vật mà từ đó chúng ta có thể khẳng định.

Ông phân lịch sử phát triển tư duy loài người thành ba giai đoạn:Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn thần học, con người tìm thấy những

giải thích siêu nhiên đối với các hiện tượng, dù là những hiện tượng thuần tính tự nhiên hay xã hội.

Giai đoạn siêu hình được phát sinh từ trạng thái đầu tiên, “những tác nhân siêu nhiên được thay thế bởi các lực lượng trừu tượng”. Cũng vậy, ví dụ, trật tự xã hội không còn mang nguồn gốc thần thánh nữa mà là một sự kiện tự nhiên.

Cuối cùng là trong giai đoạn thực chứng, con người, xuất phát từ việc quan sát và với sự giúp đỡ của toán học, đã vạch ra được các mối quan hệ ổn định (các qui luật) giữa các hiện tượng.

Từ đó Comte đưa ra ba loại thiết chế kinh tế và chính trị là tư duy thần học, tư duy siêu hình, tư duy thực chứng.

Tư duy thần học là đặc trưng ở các xã hội được thứ bậc hoá và quân sự mà thời kỳ trung cổ là một ví dụ.

Tư duy siêu hình thống trị ở Châu Âu từ thời kỳ Phục hưng đến thời kỳ Ánh sáng, được gắn liền với các thiết chế quá độ đã cắt đứt liên hệ với trật tự cũ nhưng chưa đảm bảo đầy đủ cho sự ưu thế của công nghiệp trước tổ chức quân sự.

Tư duy thực chứng hợp với một tổ chức xã hội được xây dựng trên nền sản xuất công nghiệp và sản sinh ra hoạt động chủ yếu của xã hội.

Như vậy, xuất phát từ quan điểm về quá trình tiến hoá trong tư tưởng của con người, Comte đã đưa ra quan niệm về sự tiến hoá của các xã hội: ông muốn xây dựng nên một ngành xã hội học khách quan xác định các quy luật xã hội, đặc biệt là các quy luật về sự tiến hoá của xã hội. Xã hội học mà Comte muốn xây dựng, trước tiên phải được đặt trong sự kế thừa tiếp tục với các khoa học có trước nó. Và như vậy, theo ông, xã hội học đã thừa hưởng toàn bộ những hiểu biết mà các khoa học đó tích lũy được. Vì thế mà xã hội học, trong tâm tưởng của A. Comte, sẽ phải hoàn

Page 29: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thiện các nghiên cứu đã được thực hiện trước khi quan điểm xã hội học của ông ra đời.

Comte chia khoa học thành hai khối: khoa học hữu cơ và khoa học vô cơ. Khoa học hữu cơ bao gồm các môn: toán học, thiên văn học, vật lí học, hoá học; còn khoa học vô cơ gồm sinh vật học và xã hội học. Sự sắp xếp này không mang tính ngẫu nhiên mà mang tính lo-gic. Các khoa học hình thành trước, đơn giản hơn được xếp trước. Các môn hình thành sau và phức tạp được xếp ở vị trí sau và cao hơn. Theo Comte, xã hội học vừa ra đời sau vừa phức tạp nhất, nên được xếp ở vị trí cao nhất. Tuy nhiên, Comte coi xã hội học như một tnết lý duy nghiệm, thực chứng.

Từ quan điểm nghiên cứu về xã hội học như vậy, Comte đã đề xướng ba phương pháp nghiên cứu của xã hội học là phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp so sánh.

Đối với phương pháp quan sát, ông cho rằng cần phải có giả thuyết khi quan sát và cần bỏ thái độ hoài nghi tới phương pháp này. Đối với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, cần thực hiện nghiên cứu hiện tượng xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp. Cuối cùng, theo Comte, khi thực hiện nghiên cứu có thể so sánh xã hôi loài người và loài vật để chỉ ra mối quan hệ xã hội là bản tính tự nhiên của con người, so sánh các xã hội loài người với nhau. Từ đó có thể tìm lại những giai đoạn thiết yếu của nhân loại hoặc những giai đoạn tiến hóa khác nhau của nhân loại. Theo ông, nhân loại tiến hóa như nhau theo một con đường chỉ có điều nhanh hay chậm mà thôi.

Qua đó, chúng ta thấy nhược điểm của Comte là:1. Coi xã hội học như là một khoa học trên mọi khoa học khác, là

tổng hợp của tất cả các khoa học. Vì vậy xã hội học của ông bị đồng nhất với tnết lí, không có đối tượng riêng, mất đi tính độc lập của nó.

2. Mặc dù đề cao thực nghiệm nhưng vì xây dựng trên quan niệm tnết lí loài người là tổng quát của ba giai đoạn (ba thời kỳ phát triển của nhân loại) xã hội học mang tính tnết lý lịch sử hơn là một xã hội học.

3. Quan điểm xã hội học của ông còn mang tính giáo điều, thể hiện sự cứng nhắc. Chẳng hạn, ông cho rằng con người đều có một bản chất như nhau, quá trình tiến hóa nhân loại phát triển theo đường

Page 30: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thẳng. Ngay cả trong cách sắp xếp thứ tự các khoa học ông cũng quan niệm tương tự: Xã hội học ra đời sau cùng nên quan trọng hơn các khoa học khác. Nhưng thực ra không có khoa học nào quan trọng hơn cả.

Comte qua đời trước khi những đồng nghiệp đánh giá đúng tác phẩm của ông. Tuy vậy, niềm tin của ông cho rằng, xã hội học có thể thúc đẩy tiến bộ xã hội sau này đã được các học giả Châu Âu thừa nhận.

Herbert Spencer (1820 - 1903) là người con duy nhất còn sống trong số chín đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có bố là giáo viên trường Đại học ở Anh. Do bị ốm yếu liên tục, Spencer được cha và chú dạy riêng ở nhà, chủ yếu là toán học và các khoa học tự nhiên.

Nghề nghiệp của ông là sự kết hợp của những công việc như kỹ sư, nhân viên nhà băng, nhà báo, nhà văn, phát mình.

Herbert Spencer cũng phát triển lý thuyết về xã hội và biến đổi xã hội. Ông sử dụng sự giống nhau của cơ cấu xã hội với tổ chức hữu cơ để giải thích sự ổn định xã hội. Giống như con người, một xã hội được tạo thành từ những bộ phận liên quan lẫn nhau, cùng hoạt động để thúc đẩy sự sống còn và phát triển của nó. Nếu như mỗi cá nhân có bộ óc, đạ đày, hệ thống thần kinh, chân tay thì mỗi xã hội có những hình thái kinh tế, tôn giáo, nhà nước và gia đình. Giống như mắt và trái tìm góp phần quan trọng đến sự hoạt động của cơ thể con người, hệ thống luật pháp và giáo dục là quan trọng đối với sự hoạt động của xã hội. Sở đĩ xã hội tồn tại và phát triển là do sự kết hợp giữa các bộ phận khác nhau giống như các tổ chức hữu cơ của một cơ thể sống.

Lý thuyết biến đổi của Spencer dựa trên cơ sở lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Ông cho rằng, biến đổi xã hội dẫn đến tiến bộ, miễn là con người không can thiệp. Vì xã hội giống như con người, khi đi qua giai đoạn trưởng thành, đương nhiên các tổ chức xã hội thấp hơn sẽ thoái hoá, mất đi và các tổ chức xã hội cao hơn sẽ tồn tại. Trên cơ sở này, Spencer phản đối cải cách xã hội. Theo lập luận của ông, người nghèo sẽ không thể khá lên được vì không có năng lực và không có cơ may, còn người giàu có năng lực, có cơ may sẽ trở nên giàu hơn, đó là quy luật đương nhiên. Vì vậy, cứ cho phép các cá nhân tìm địa vị giai cấp xã hội riêng của họ mà không có sự giúp đỡ và ngăn cản thì xã hội sẽ có lợi hơn. Can thiệp vào sự tồn tại

Page 31: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

của tình trạng nghèo khổ hoặc kết quả của bất kỳ quá trình tự nhiên nào sẽ có hại đối với xã hội.

Khi thăm nước Mỹ vào năm 1882, Spencer đã được chào mừng nhiệt liệt, đặc biệt là các nhà lãnh đạo công nghiệp. Ý tưởng của ông về việc không can thiệp vào các quá trình tự nhiên và sự tồn tại của những cái phù hợp nhất đã ủng hộ cho tính ích kỷ, tàn nhẫn, và thường bao che cho những thực tiễn kinh tế của bộ phận giàu hơn trong xã hội. Và như vậy, khi sự ủng hộ kiểm soát xã hội tăng lên, những ý tưởng của Spencer bắt đầu rơi vào sự lạc hậu và ông đã mất trong cảm giác về sự thất bại.

Karl Marx (1818 - 1883) sinh ở Đức trong một gia đình cả cha và mẹ đều có nguồn gốc Do Thái. Marx từ bỏ tham vọng trở thành giáo sư tnết học khi đang theo học ở trường Đại học Berlin do tham gia vào các phong trào cấp tiến. Sau đó, Marx nhận viết cho một tờ báo cấp tiến. Về sau, trong vai trò tổng biên tập, một loạt bài báo của Marx bóc trần những vấn đề xã hội và phê phán chính sách của chính phủ đã dẫn đến việc chính phủ đóng cửa tờ báo. Không thể tìm được vị trí ở nước Đức bảo thủ, Marx chuyển đến Pans và trở thành một người xã hội chủ nghĩa.

Marx có những quan niệm về bản chất xã hội và biến đổi xã hội khác hẳn so với Herbert Spencer. Nếu Spencer miêu tả xã hội tồn tại được là nhờ một tập hợp các bộ phận liên quan với nhau và thúc đẩy sự thịnh vượng của nó, thì Marx quan niệm xã hội như một tập hợp các nhóm xung đột có những giá trị và lợi ích khác nhau, sự ích kỷ và cạnh tranh tàn nhẫn của họ làm hại xã hội. Theo Spencer, các xã hội hoàn thiện khi chúng biến đổi, còn Marx cho rằng, sử biến đổi khống tất yếu mang lại sự tiến bộ. Spencer xem sự tiến bộ chỉ có thể có được khi không can thiệp vào quá trình tự nhiên, tiến hóa, Marx tin rằng, tiến bộ chỉ đến bằng cách mạng có kế hoạch.

Chủ nghĩa quyết định luận kinh tế là một ý tưởng thường được gắn liền với quan điểm của Marx. Không giống như Hegel, Marx cho rằng kinh tế là nền tảng mà nhà nước và các tư tưởng phải lệ thuộc vào. Theo nguyên tắc của thuyết quyết định luận kinh tế, người nào nắm được kinh tế, người đó sẽ nắm vai trò quyết định những vấn đề còn lại. Marx nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng liên quan đến xã hội học có hai nền tảng lý luận cơ bản, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận về giai cấp và nhà nước. Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx xác định xã hội

Page 32: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

được quy định bởi phương thức sản xuất (quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tương ứng).

Phương thức sản xuất là một hệ thống kinh tế được cấu thành từ các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. Trong những thời kỳ đầu của sự vận hành của một phương thức sản xuất, những quan hệ sản xuất mới ủng hộ sự phát triển của những lực lượng sản xuất, sau đó đần đần, những quan hệ sản xuất này trở thành trở ngại cho sự phát triển đó. Do đó, theo Marx, cần phải thay đổi phương thức sản xuất để giải phóng các lực lượng lao động.

Trong lịch sử, phương thức sản xuất phong kiến đã kế thừa phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, trước khi nhường lại vị trí cho chủ nghĩa tư bản, được đặc trưng bởi sự sử hữu tư nhân về các phương tiện sản xuất và bởi sự đối lập giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Phương thức sản xuất tư bản trong thời gian đầu đã cho phép phát triển một cách mạnh mẽ các lực lượng sản xuất trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng công nghiệp. Tương tự như vậy, Marx đã dự đoán phương thức sản xuất này sẽ bị thay thế bởi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và sau đó là cộng sản chủ nghĩa mà trong đó, không có sự bóc lột, sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ được cổ vũ và đành cho tất cả mọi người trong xã hội.

Marx cho rằng các quan hệ xã hội bị nhào nặn bởi hạ tầng cơ sở kinh tế. Dựa trên nền tảng kinh tế này, gọi là hạ tầng cơ sở, ông đặt một thượng tầng kiến trúc pháp luật và chính trị có sự gắn kết với các lĩnh vực văn hóa hay tôn giáo. Vì vậy, theo ông, kinh tế quyết định hệ thống pháp luật và chính trị cũng như các hiện tượng văn hóa và các tư tưởng.

Cá nhân đường như là hiện thân của giai cấp, xã hội, trong đó, họ là thành viên mà không có sự tự do chọn lựa nào. Cũng như nhà tư bản không có cách nào khác ngoài việc đem lại những điều kiện làm việc tồi tệ cho những người làm công của anh ta. Nhà tư bản chỉ thấy hợp lý khi tìm cách tối đa hóa lợi ích của anh ta, đối lập lợi ích với tất cả mọi thành viên của giai cấp lao động.

Theo Marx, các giai cấp xã hội là những người hành động tập thể, thống qua những cuộc đấu tranh của mình, làm biến đổi tổ chức kinh tế và xã hội. Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân là người hành động chủ yếu sẽ làm biến đổi hệ thống kinh tế thống qua cuộc đấu tranh chống lại

Page 33: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản theo Marx tiên đoán, sẽ phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội và kế đó là chế độ cộng sản chủ nghĩa.

Khi trình bày quan điểm của mình, Marx phân biệt các giai cấp “tự nó” với, các giai cấp “vì nó”. Điểm đầu tiên trong các tiêu chí mà Marx sử dụng để định nghĩa một giai cấp xã hội đó là vị trí của giai cấp trong các quan hệ sản xuất. Ở đây, vai trò mà một giai cấp nào đó đảm nhận trong nền sản xuất vật chất mang tính quyết định. Marx đã đặt giai cấp sở hữu các phương tiện sản xuất và giai cấp bán sức lao động của chính mình ở hai cực đối lập.

Tiêu chuẩn thứ hai mà Marx sử dụng để định nghĩa một giai cấp đó là ý thức giai cấp, tức là cảm xúc thuộc về một nhóm nào đó có những lợi ích chung. Tuy nhiên, sự ra đời của ý thức giai cấp không có tính tất yếu. Marx dẫn ra ví dụ về những người nông dân, những người này, sống khép kín trong việc khai thác tự nhiên mang tính gia đình của họ, có rất ít các mối quan hệ qua lại với nhau và đã không phát triển được ý thức giai cấp. Theo ngôn ngữ của Marx, người nông dân đó tạo thành một giai cấp “tự do” (họ được xác định một cách khách quan) nhưng không phải là một giai cấp “tự nó” (họ không có ý thức về vai trò mà họ có thể đảm nhận).

Cuối cùng, một giai cấp xã hội được xác định bởi các mối quan hệ xung đột giữa giai cấp này với các giai cấp khác. Marx quan tâm trước hết đến mối xung đột đối lập giữa hai giai cấp có ý thức về những lợi ích của mình (giai cấp tư sản và giai cấp vô sản). Nhiều giai cấp cũng có thể liên kết lại với nhau để chống lại một kẻ thù chung.

Hơn nữa, như Marx nói, sự tích tụ kinh tế sẽ đưa đến quá trình lưỡng cực hóa xá hội bằng cách tách giai cấp nông dân và giai cấp tiểu tư sản ra thành hai cực: bộ phận lớn nhất trong hai giai cấp này sẽ bị vô sản hóa trong khi một thiểu số ít hơn sẽ trở nên giàu có và nhập vào giai cấp tư sản.

Marx coi nhà nước như là một công cụ thống trị phục vụ cho giai cấp bóc lột. Lấy bằng chứng là những hành động bạo lực mà các nhà tư bản Châu Âu đã gây ra cho các phong trào công nhân, Marx chỉ ra rằng, nhà nước trong các xã hội tư bản có cùng hướng duy trì sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản.

Ngoài việc giới hạn nhà nước vào những lợi ích của một giai cấp bóc lột, Marx đã chống lại những luận đề của Hegel mà theo đó, nhà nước là

Page 34: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hiện thân của sự hợp lý. Thật vậy, Marx khẳng định nhà nước không hề nằm ngoài hay bên trên xã hội, ngược lại nó là sự biểu hiện của xã hội.

Về học thuyết giai cấp và nhà nước, Marx đem lại cho nhân loại cách nhìn mới về sự phân công lao động, về sản xuất xã hội theo các ý thức hệ, về giai cấp xã hội và nhà nước.

Marx quan niệm các thiết chế kinh tế đạt đến đỉnh cao trong xã hội tư bản, ông tin rằng tất cả các xã hội hoạt động theo cùng những nguyên tắc. Hơn nữa, Marx thừa nhận ngay trong xã hội tư bản, các thiết chế kinh tế và phi kinh tế tác động lẫn nhau. Marx cho rằng, đôi khi những điều kiện kinh tế quyết định lịch sử trong xã hội tư bản.

Emile Durkheim (1858 - 1917) sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Pháp. Lúc đầu, Durkheim có ý định đi theo truyền thống gia đình là trở thành một giáo sỹ Do Thái. Tuy nhiên, những kinh nghiệm sống khiến ông trở thành một người vô thần, mặc dù ông vẫn quan tâm đến tôn giáo trong suốt cuộc đời. Trên thực tế, mối quan tâm chủ yếu của Durkheim là trật tự xã hội và trật tự đạo đức. Chính vì vậy, ông đã sử dụng kỹ thuật thống kê để nghiên cứu các nhóm người trong tác phẩm “tự tử”. Ở nghiên cứu này, Durkheim chứng mình rằng tự tử liên quan nhiều hơn đến những cá nhân hoạt động đơn độc. Bằng việc chứng mình tỷ lệ tự tử thay đổi theo những đặc điểm của nhóm - tỷ lệ tự tử của những người Cơ đốc giáo thấp hơn những người theo đạo Tin lành, những người kết hôn thấp hơn những người độc thân. Từ đó, ông chia tự tử thành tự tử vị kỷ, tự tử vị tha và tự tử phi chuẩn mực. Durkheim chứng mình một cách thuyết phục ý tưởng cho rằng, đời sống xã hội phải được giải thích bởi những yếu tố xã hội hơn là bởi những yếu tố cá nhân.

Ông đã đề xuất việc xây dựng một ngành khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó là những “sự kiện xã hội” nhằm làm rõ được sự vận hành của xã hội và hướng dẫn người dân trong việc tiến hành những cuộc cải cách xã hội.

Vì vậy, bằng cách dựa vào mô hình của các khoa học tự nhiên, ông muốn làm cho xã hội học thành một khoa học thực chứng đoạn tuyệt với siêu hình học. Đó là một bước tiến bộ mang tính kế thừa những thành tựu khoa học trước đó. Ở điểm này, Durkheim tự đặt mình trong truyền thống thực chứng. Quan niệm về các sự kiện xã hội của ông được thể hiện như sau:

Page 35: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Ông định nghĩa các sự kiện xã hội như là “những cách thức suy nghĩ, hành động và cảm nhận” tồn tại bên ngoài những ý thức của cá nhân và chúng mang sức mạnh có tính cưỡng bức đối với cá nhân.

Vì thế, một sự kiện xã hội là toàn bộ hành động hay tư tưởng tuân thủ theo hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là hành động hay tư tưởng đó có một nguồn gốc xã hội. Theo ông, một vị khách mời mang theo hoa tặng cho chủ nhà là một hành động không tuân theo “ý thức cá nhân” của anh ta, thực tế anh ta làm điều đó theo một “ý thức tập thể” vượt trên bản thân anh ta, ý thức đó được phổ biến cho mọi thành viên của xã hội và anh ta đã nhập tâm ý thức xã hội đó.

Điều kiện thứ hai, xã hội gây áp lực lên cá nhân để cá nhân thực hiện hành động đó. Khi cá nhân tôn trọng các chuẩn mực, họ vẫn nghĩ rằng hành vi đó xuất phát từ suy nghĩ của chính bản thân họ, và họ không cảm nhận được sức mạnh có tính cưỡng bức của các sự kiện xã hội. Nhưng, theo Durkheim tất cả các sự kiện xã hội đều có tính cưỡng bức và việc vi phạm một quy tắc nào đó cũng đủ gây nên một sự trừng phạt chính thức hoặc một sự phản ứng tiêu cực từ phía những người xung quanh.

Nhà xã hội học, theo Durkheim cần phải tôn trọng hai qui tắc cơ bản:Nguyên tắc đầu tiên là “xem các sự kiện xã hội như những sự vật”.

Nếu muốn nghiên cứu của mình có tính khoa học, nhà xã hội học cần có khả năng đứng bên ngoài đối tượng nghiên cứu của mình. Vì thế, nhà xã hội học cần phải loại bỏ những quan niệm tiên nhiên (những ý tưởng phi khoa học), những định kiến có được từ những kinh nghiệm cá nhân của mình vì đó chính là những trở ngại cho sự nhận thức mang tính khoa học.

Nguyên tắc thứ hai là: một sự kiện xã hội nào đó chỉ có thể giải thích bằng một sự kiện xã hội khác có trước nó. Tức là, để hiểu được các sự kiện xã hội, nhà xã hội không thể đừng lại ở chỗ tìm hiểu những động cơ hành động của các cá nhân bởi vì ý thức tập thể là nguồn gốc của những hành động cá nhân, nằm ở bên ngoài cá nhân. Nhà xã hội học cũng không nên giải thích các hành động của cá nhân bằng cách gán cho những sự kiện xa lạ với lĩnh vực xã hội một vị trí có ưu thế hơn. Ông cũng bác bỏ những giải thích về hiện tượng tự tử theo quan niệm đi truyền hoặc sự hạn chế trong tính cách của cá nhân.

Trái lại, ông khẳng định rằng “nguyên nhân quyết định của một sự kiện xã hội cần được tìm kiếm trong các sự kiện có trước đó”. Vì vậy, ông

Page 36: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

khuyên nếu thấy xuất hiện hai biến số thì cần phải kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến số có tính thống kê, trước khi xem xét đến mối quan hệ nhân quả có thể có giữa hai hiện tượng được quan sát. Một hiện tượng nào đó trong số các hiện tượng có thể là nguyên nhân của một hiện tượng khác nhưng Durkheim đôi khi cũng đưa vào một yếu tố thứ ba mà ông cho rằng có khả năng quyết định cả hai hiện tượng kia. Ví dụ, sau khi đã nhận thấy về mặt thống kê rằng nam giới tự tử thường xuyên hơn nữ giới, ông giải thích sự khác biệt này là do sự hội nhập xã hội yếu ớt của nam giới.

Quan điểm của Durkheim đã mở đường cho một đòng tư tưởng khác với những truyền thống xã hội học của Marx hay Weber. Ông đã xây dựng một phương pháp nghiên cứu định lượng bởi vì ông đã xây dựng nó dựa trên cơ sở tính thống kê.

Về quan điểm xã hội của Đurkheim có thể tóm tắt như sau:Durkheim cho rằng, xã hội được tạo nên bởi các cá nhân: Quan tâm

đến sự hội nhập xã hội của các cá nhân trong xã hội, ông đã tiến hành việc phân biệt giữa “ý thức cá nhân” và “ý thức tập thể” cùng tồn tại trong mỗi một con người. Theo ông, ý thức cá nhân được hình thành từ những ý kiến riêng của mỗi cá nhân nào đó. Còn ý thức tập thể là toàn bộ những tư tưởng chung cho tất cả mọi thành viên trong xã hội. Nó là kết quả của quá trình kết hợp những hành vi và những tư tưởng mà các thành viên của một xã hội nào đó đã thực hiện từ rất nhiều thế hệ, nó có một sự phong phú và phức tạp hoàn toàn vượt trên sự phong phú và phức tạp của chỉ một cá nhân.

E. Durkheim coi tôn giáo như một sự mình họa cho luận đề của ông về tính vượt trội của xã hội so với cá nhân. Trong tác phẩm “Những hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo”, ông đã định nghĩa tôn giáo qua khả năng phân biệt giữa cái linh thiêng và cái trần tục của tôn giáo.

Theo ông, mọi điều linh thiêng đều được tách rời với cái trần tục và được bảo vệ bởi sự cấm ky. Cái linh thiêng đó có thể là các thần linh, những địa điểm, những sự vật, những cử chỉ, những lề thức và những niềm tin.... Vì thế, tất cả mọi tôn giáo đều có sự ngăn cấm một số thái độ hoặc việc mặc một số loại quần áo tại những nơi linh thiêng.

Ông quan niệm trong các cộng đồng nguyên thủy ở Úc thì Totem, với tư cách là đại diện huyền thoại của thị tộc (nhóm họ hàng nguyên thủy), là trung tâm của cái linh thiêng. Trong các nghi lễ tôn giáo, mỗi người tham

Page 37: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

dự đều cảm nhận mình như được truyền cho một năng lực nào đó (mama) tạo nên sự thống nhất trong nhóm. Vì thế, theo Durkheim, đằng sau việc tôn thờ Tôtem ẩn chứa sự tôn thờ thị tộc. Đây là một thực tại duy nhất vượt trên các cá nhân và có khả năng tập hợp được cá nhân.

Giống như H. spencer, Durkheim nhìn nhận sự tồn tại của xã hội là nhờ sự kết hợp các bộ phận chức năng. Từ đó, ông phát triển hướng quan tâm của mình vào lĩnh vực phân công lao động xã hội. Trong tác phẩm nghiên cứu về sự phân công lao động, Durkheim phân tích sự phân công này như là một hiện tượng xã hội (không phải là hiện tượng kinh tế), là nguyên nhân tạo nên một sự đoàn kết mới giữa các thành viên trong xã hội. Trong khi ở các xã hội “đoàn kết máy móc” (các xã hội nguyên thủy), các cá nhân đều giống như nhau, thì ở các xã hội “đoàn kết có tổ chức” (các xã hội hiện đại) các cá nhân thực hiện các chức năng khác nhau và vì thế mà lệ thuộc vào nhau. Giống như trong cơ thể của con người, các cơ quan tuy khác nhau nhưng tất cả chúng đều góp phần tạo nên sự sống, Durkheim gọi đây là sự đoàn kết có tổ chức. Vì vậy, sự phân công lao động tạo nên sự đoàn kết trong xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của ý thức cá nhân trong các xã hội đoàn kết có tổ chức được giải thích bởi sự yếu kém của ý thức tập thể và có thể đưa đến quá trình trung hòa hóa của sự đoàn kết theo giả thiết cho rằng một sự cân bằng tương đối giữa hai loại ý thức đó có lẽ sẽ không được duy trì.

Durkheim cho rằng sự yếu kém của ý thức tập thể thúc đẩy cho sự phát triển của những hành vi phi chuẩn mực. Vì vậy, trong tác phẩm “Tự tử”, Durkheim chứng mình rằng tỷ lệ tự tử trong các xã hội hiện đại thường cao hơn trong các xã hội nguyên thủy. Theo ông, tự tử cũng có những loại hình khác nhau như: tự tử vị tha (đặc trưng của các xã hội có ý thức tập thể mạnh mẽ là việc các cá nhân từ bỏ cuộc sống nhân đanh một giá trị tuyệt đối nào đó); tự tử vị kỷ (xảy ra thường xuyên hơn nơi các xã hội có ý thức cá nhân mạnh mẽ, là việc các cá nhân từ chối tuân thủ các chuẩn mực xã hội và yêu cái chết hơn là sự tuân thủ); cuối cùng là tự tử phi chuẩn mực. Không giống như các loại tự tử trên, tự tử phi chuẩn mực được đặc trưng trong các xã hội hiện đại. Trong thời kỳ mất ổn định và bấp bênh chẳng hạn như sự khủng hoảng kinh tế, một số cá nhân bị thất vọng vì không thể đạt được những mục tiêu của mình, có thể bị cám đỗ bởi việc tự tử khi mà ý thức tập thể không còn mạnh mẽ nữa. Từ loại hình tự tử phi

Page 38: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

chuẩn mực này đã đưa Durkheim đi đến định nghĩa về sự phi chuẩn mực như là một tình trạng mà trong đó các cá nhân không còn nhận được sự định hướng của các chuẩn mực và các giá trị. Với sự thiếu vắng của ý thức tập thể mạnh mẽ, các cá nhân thường xuyên có những hành vi phi chuẩn mực mà ông gọi là những hành vi bệnh hoạn và tự tử chỉ là một ví dụ cực đoan của những hành vi đó. Sự yếu kém của ý thức tập thể tạo điều kiện cho sự lệch lạc.

Max Weber (1864 - 1920) là con cả của một luật gia và chính trị gia nổi tiếng ở Đức. Mặc dù ông là giáo sư đại học dạy về luật và kinh tế nhưng xã hội học và chính trị lại là hai lĩnh vực ông quan tâm theo đuổi và gặt hái được rất nhiều thành công, ông đã có những đóng góp rất lớn lao cho sự phát triển của khoa học xã hội học. Qua các nghiên cứu của mình, ông đã tìm cách phân biệt xã hội học với các khoa học tự nhiên và xây dựng một phương pháp luận đặc thù cho xã hội học. Ở điểm này, ông có quan điểm đối lập với E. Durkheim - người có khuynh hướng dựa vào khoa học tự nhiên. Theo ông, các hiện tượng có thể được lặp lại trong phòng thí nghiệm, vì vậy, có khả năng vạch ra được mối quan hệ nhân quả với sự trợ giúp của mô hình toán học. Từ đó, có thể đưa ra được quy luật chung nhất; Tuy nhiên, xã hội học lại không như vậy. Cần phải nghiên cứu động cơ của các cá nhân trước khi xem xét những mối quan hệ nhân quả mà không cần phải tách rời biến số nào đó để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Những quan điểm của ông mang tính độc đáo, do vậy được nhiều người hưởng ứng.

Weber cho rằng đối tượng của xã hội học là các hành động xã hội. Ông định nghĩa hành động xã hội là những ứng xử được cá nhân gán cho một ý nghĩa, một động cơ. Hành động xã hội như là một hành động có tính đến những phản ứng của người khác. Một số quan điểm chính của ông sẽ được phân tích dưới đây.

Theo ông, xã hội học không đừng ở việc chỉ tìm hiểu các hiện tượng xã hội mà còn phải giải thích các hiện tượng đó. Nhà xã hội học cần tìm hiểu một hành động xã hội nào đó từ bên trong bằng cách tìm ra những động cơ của những hành động đó. Không giống hiện tượng tự nhiên, trong xã hội có một số mối quan hệ có thể nhận biết ngay được vì mối liên hệ giữa động cơ và hành động rất rõ ràng. Tuy nhiên, một số mối quan hệ khác lại phức tạp hơn, do vậy, nhà xã hội học cần tạo đựng nên ý nghĩa

Page 39: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

của những hành động đó bằng cách tìm ra những động cơ công khai và tiềm ẩn của hành động. Tiếp theo đó, việc tìm hiểu các hiện tượng phải được bổ sung bằng sự giải thích về các mối quan hệ nhân quả. Sau khi làm sáng tỏ những động cơ của tất cả hành động có liên quan đến nhau, cần phải tìm ra những hành động và những hậu quả đôi khi vượt xa cả xuất phát điểm của những động cơ đó. Ở đây, Max Weber đã mở đường cho những phân tích về “những tác động ngược” (Montouss’e và Gilles Renouarđ, 1997).

Để tìm hiểu các hiện tượng xã hội, nhà xã hội học cần phải sử dụng một loại công cụ riêng của nhà xã hội học mà Weber gọi đó là “mô hình lý tưởng”.

Một quan điểm độc đáo khác của Weber là ý tưởng cho rằng mô hình lý tưởng là sự thể hiện được đơn giản hoá của thực tại được xây dựng nên bằng cách loại bỏ những gì không đặc trưng của hiện tượng được nghiên cứu và nhấn mạnh đến những nét đặc thù của hiện tượng đó. Để xác định đặc trưng của một mô hình lý tưởng nào đó, nhà xã hội học cần phải tiến hành so sánh và quan sát xem một tổ chức kinh tế, một hình thức thống trị nào đó có quan hệ nhiều hay ít với những yếu tố khác trong xã hội. Max Weber cũng quan tâm quan sát sự duy lý hoá của các hành động xã hội. Theo ông có bốn hình thức chủ yếu của các hành động cá nhân mà trong đó mỗi một hành động đều tương ứng với một lo-gic đặc biệt nào đó.

- Hành động theo truyền thống: tôn trọng những luật lệ mà không cần đặt vấn đề về mục đích của hành động.

- Hành động theo cảm tính: là những hành động tuân theo tình cảm, mang tính bản năng nhiều hơn. Hành động này khó do lường được.

- Hành động hợp lý theo giá trị: hành động có tính định hướng giá trị, tức là hành động theo cái mà họ cho là có giá trị.

- Hành động hợp lý theo mục đích: ở loại hành động này, người hành động phải suy nghĩ và quyết định xem mình chọn mục đích nào và dùng phương tiện nào để đạt được mục đích; Loại hành động này thường diễn ra trong xã hội tư bản. Khi tính mục đích được đề cao, người ta không còn quan tâm tới giá trị đối với ứng xử của con người.

Theo Weber, cùng với việc suy yếu của hệ thống giá trị, việc hợp thức hoá sự thống trị (khả năng gây ảnh hưởng đến người khác) là cần thiết trong xã hội. Ông đặc biệt quan tâm đến chính trị và tự hỏi một quyền lực

Page 40: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

mang tính cưỡng bức có thể được dân chúng chấp nhận như thế nào. Trong nghiên cứu của mình, ông phân chia ra làm ba hình thức thống trị: sự thống trị theo truyền thống được xây dựng trên việc tôn trọng phong tục tập quán; sự thống trị theo uy tín xuất phát từ nhân cách của một cá nhân nào đó và sự thống trị theo luật pháp, đặc trưng của các xã hội hiện đại, cho rằng có các quy tắc đã được thiết lập một cách hợp lý để công nhận một quyền lực hay một địa vị của một người nào đó là hợp pháp. Sự thống trị theo theo luật pháp là hình thức thực hiện quyền lực trong xã hội bị chi phối bởi tính duy lý hiện đại.

Những phân tích của Weber còn sâu sắc hơn khi ông nghiên cứu về mối quan hệ của “đạo đức Tin lành và chủ nghĩa tư bản”. Qua việc nghiên cứu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại ở thế kỷ XIX, ông nhận thấy có môi liên quan giữa nghề nghiệp (các chủ xí nghiệp, ngân hàng) với một loại tín ngưỡng (đạo Tin lành). Do vậy, ông cho rằng chủ nghĩa tư bản xuất phát từ động cơ của người hành động (tín đồ Tin lành, nhà tư bản) chứ không xuất phát từ yếu tố sản xuất (ở điểm này, ông khác với Marx). Như vậy, đạo Tin lành tạo điều kiện cho tư bản phát triển.

Tinh thần chủ nghĩa tư bản là một hình mẫu lý tưởng đã được Weber xây dựng xung quanh hai giá trị (lao động và tiết kiệm) mà ông cho là đặc trưng tâm thức của những nhà tư bản hiện đại. Theo ông, lao động là giá trị nền tảng của chủ nghĩa tư bản. Cá nhân cần phải tổ chức đời sống của mình xung quanh mục tiêu trọng yếu này. Tiết kiệm và hệ quả của nó, sự đầu tư là một giá trị trung tâm khác của chủ nghĩa tư bản bởi vì một phần của sự giàu có cần phải được tiết kiệm để mở rộng nền tảng sản xuất.

Weber cho rằng, đạo đức Tin lành có nguồn gốc trong sự cô độc của con người khi đứng trước thượng đế. Trong khi những người Thiên chúa giáo có thể tìm được ơn cứu độ trong việc tôn trọng những giáo ly của Giáo hội, những người Tin lành phái Calvin tin rằng số phận con người đã được tiền định. Làm sao mà biết được liệu mình có được cứu rỗi hay không? Với câu hỏi này những người Tin lành trả lời rằng sự thành công trong nghề nghiệp là đấu hiệu của sự cứu độ. Vì vậy, cá nhân cần phải lao động hết mình, coi nó như một mục đích tối thượng, và ưu tiên cho sự tiết kiệm hơn là tiêu thụ (nguồn gốc sự hưởng lạc).

Những giá trị của đạo Tin lành, vì vậy, đã cổ vũ cho sự phát triển của tình thần chủ nghĩa tư bản và đã tạo điều kiện gián tiếp cho sự cất cánh

Page 41: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

của chủ nghĩa tư bản. Weber đã phát biểu rằng: “những tư tưởng đó đã trở thành những lực lượng lịch sử hữu hiệu”.

Những quan điểm của Weber là những xuất phát điểm cho những hướng phát triển sau này của xã hội học hiện đại. Khái niệm hành động của ông đã được những người theo quan điểm chức năng đề cao. Một số người khác phát triển quan điểm phương pháp luận cá nhân, chẳng hạn như Bouđon; còn ý tưởng về tính hợp lý được Bourđieu kế thừa trong quan điểm cho rằng mỗi một cá nhân thường ứng xử theo cách mà anh ta cho là phù hợp với mình nhưng thực ra đó là sản phẩm của kinh nghiệm xã hội của cá nhân.

Nội dung chính:Đối với chương này, sinh viên cần đọc để hiểu rõ những quan điểm cơ

bản của các nhà xã hội học kinh điển, đặc biệt, cần chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách nhìn nhận vấn đề xã hội và kèm theo đó là những quan điểm về phướng pháp nghiên cứu của họ.

Chương III

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT TRONG XÃ HỘI HỌCNhư đã trình bày ở chương I, khi nghiên cứu hành vi con người, các

nhà xã hội học đã đưa ra những quan điểm rất khác nhau. Một số quan điểm thuộc cấp độ vĩ mô. Một số khác thuộc cấp độ vi mô. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ có ý nghĩa chặt chẽ trong giai đoạn đầu mà thôi, về sau, những người kế tục các hướng lý thuyết này đã đưa ra nhiều quan điểm mang tính trung gian hơn.

Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ xem xét các lý thuyết vi mô, sau đó là các lý thuyết vi mô.

I. THUYẾT CHỨC NĂNGThuyết chức năng đóng vai trò quan trọng trong nhân chủng học và

dân tộc học, lý thuyết chức năng nhấn mạnh đến những đóng góp (chức năng) của mọi bộ phận trong một xã hội. Nó tập trung vào sự hội nhập xã hội, sự ổn định, trật tự và hợp tác. Các bộ phận xã hội gồm gia đình, kinh tế, tôn giáo. Ví dụ, gia đình đóng góp cho xã hội qua việc tái sinh sản và

Page 42: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

chăm sóc những thành viên mới. Nền kinh tế đóng góp bằng việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và địch vụ. Tôn giáo góp phần bằng việc giúp đỡ con người tập trung vào tín ngưỡng và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng.

H. Spencer là người đầu tiên đưa ra quan điểm chức năng. Ông đã so sánh các bộ phận của cơ thể sống với tổ chức xã hội. Mặc dù các nhà xã hội học ngày nay không còn coi cơ thể sống và xã hội là đồng nhất nữa, nhưng họ vẫn xem xã hội như một hệ thống những bộ phận liên quan lẫn nhau. Durkheim, người cùng thời với Spencer và sau nữa là Malinowski cũng góp phần phát triển quan điểm lý thuyết này. Trong những năm về sau này, những người ủng hộ mạnh nhất quan điểm này là Talcott Parsons và Robert Merton.

Những người theo thuyết chức năng đã đưa ra một số giả thuyết về xã hội. Giả thuyết thứ nhất, các bộ phận của xã hội được tổ chức thành một hệ thống. Kết quả là, sự thay đổi trong một bộ phận của xã hội này sẽ dẫn đến sự biến đổi trong những bộ phận khác. Ví dụ, sự biến đổi quan trọng trong kinh tế có thể dẫn đến sự biến đổi giá đình. Chẳng hạn, nhu cầu lực lượng lao động đối với một hộ gia đình nông dân (thực hiện bằng việc có nhiều con) sẽ bị biến mất khi cách mạng công nghiệp diễn ra và quy mô gia đình giảm xuống.

Các nhà chức năng cho rằng các xã hội không được hội nhập một cách cần thiết cho sự tồn tại của xã hội, nhưng mức độ hội nhập thực sự thay đổi.

Giả thuyết thứ hai của thuyết chức năng là xã hội có khuynh hướng quay trở lại tình trạng ổn định và cân bằng sau khi sự rối loạn nào đó xảy ra. Một xã hội có thể trải qua sự thay đổi nào đó qua thời gian, nhưng các nhà chức năng tin rằng nó sẽ trở lại tình trạng ổn định bằng việc phối hợp những thay đổi này, như vậy xã hội sẽ trở lại như cũ trước bất kỳ sự biến đổi nào xảy ra.

Vì một xã hội vừa biến đổi vừa duy trì hầu hết cấu trúc cơ bản của nó theo thời gian, các nhà chức năng nói đến sự cân bằng động - sự cân bằng biến đổi liên tục giữa các bộ phận của nó. Cuộc biểu tình của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ cuối năm 60 là ví dụ mình họa cho khái niệm cân bằng động này. Các sinh viên cấp tiến cho rằng cơ cấu xã hội Mỹ đã bị phá hủy và phải xây dựng lại, kết cục, sau cuộc biểu tình,

Page 43: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

công chúng không còn chấp nhận các cuộc chiến tranh của Mỹ, các trường đại học đã đáp ứng nhiều hơn nhu cầu và mục tiêu của sinh viên, còn công chúng nhận biết nhiều hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Tuy vậy, những thay đổi thấm sâu vào xã hội và chỉ để lại cái gì đó khác với trước khi sự nổi loạn của sinh viên xảy ra.

Các nhà chức năng cho rằng, hầu hết mọi lĩnh vực của xã hội tiến hóa để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của nó. Chính vì vậy trong tất cả các xã hội phức tạp đều tồn tại các thiết chế kinh tế, gia đình, chính trị, tôn giáo. Các thiết chế này luôn phối hợp với nhau đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Xã hội học Mỹ đặc trưng bởi chủ nghĩa kinh nghiệm. Với mong muốn xây dựng một hệ thống lý thuyết xã hội học mang tính tổng quát; Talcolt Parsons (1902 -1977) đã dựa trên những nghiên cứu của M. Weber, của Pareto và của A. Marshall để tìm hiểu và giải thích sự vận hành của hệ thống xã hội. Ông nhấn mạnh đến tính cá nhân trong xã hội.

Parsons cho rằng các cá nhân là những người hành động xã hội tìm cách thoả mãn mong muốn của mình. Do vậy, họ đặt ra mục tiêu và đưa ra những phương tiện hiệu quả nhất để đạt được nhu cầu của mình. Cá nhân lựa chọn cách ứng xử của mình một cách bị cưỡng bức bởi những người xung quanh. Sự cưỡng bức này thường mang tính biểu tượng, vì xã hội là tác nhân chuyển tải các giá trị và chuẩn mực định hướng cho các hành động. Cá nhân đã được nội tâm hoá những giá trị chuẩn mực xã hội trong quá trình xã hội hoá, nên thường không khước từ mà tuân thủ các chuẩn mực đó.

Theo ông, các hành động thực hiên những chức năng này trong hệ thống xã hội. Có nghĩa là chúng phục vụ một điều gì đó có ích cho xã hội. Các hành động này có chức năng làm cho cá nhân hội nhập vào xã hội và đóng góp vào việc duy trì xã hội đó. Chẳng hạn khi người ta kết hôn vì mong muốn cá nhân nhưng sự thực thì chính gia đình họ cũng thực hiện chức năng này cho xã hội (chức năng sinh sản và xã hội hoá).

Parsons bị phê phán là đã đánh giá quá cao chức năng hội nhập xã hội của các hành động cá nhân “chuẩn mực”, chẳng hạn, một số điều thực hành tôn giáo có thể gây nên xung đột chứ không có tác đụng hội nhập. Đồng thời mọi thực hành xã hội không cần thiết phải có chức năng hội nhập. Merton phản đối quan điểm cho rằng có thể xây dựng một lý thuyết

Page 44: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

tổng quát trong xã hội học và tái lập một mối liên hệ giữa nghiên cứu kinh nghiệm và nghiên cứu lý thuyết. Theo ông, một kết quả, một sự hiểu biết chỉ có giá tri trong lĩnh vực cụ thể mà nó nghiên cứu.

Theo Robert Merton, một số chức năng - những chức năng công khai - là những chức năng có mục đích và được thừa nhận, và những chức năng khác - chức năng tiềm ẩn - là những chức năng không có mục đích và không được ghi nhận. Hơn nữa, không phải mọi yếu tố xã hội đều góp phần tích cực mà bên cạnh đó còn có một số yếu tố có những hậu quả tiêu cực gọi là phản chức năng. Một trong những chức năng biểu hiện dựa trên những nguyên tắc của một chế độ hoàn thiện là tạo ra môi trường thuận lợi cho việc đối xử với mọi người bình đẳng. Một chức năng tiềm ẩn của các nguyên tắc hành chính là ủng hộ cơ hội việc làm bình đẳng đối với mọi người. Những phản chức năng của các nguyên tắc hành chính là cứng nhắc, không hiệu quả và không có cá tính.

Tuy nhiên, cái gì là tiêu cực cho một bộ phận hay có thể là tích cực cho bộ phận khác. Sự nghèo khổ hiển nhiên có hiệu quả tiêu cực cho người nghèo, nhưng theo Herbert Gans (1971), sự nghèo khổ cũng có lợi cho những bộ phận khác trong xã hội. Nếu không có người nghèo, những sản phẩm kém chất lượng như bánh mì cũ và hoa quả quá chín sẽ bán cho ai? Ai sẽ thuê luật sư và bác sĩ trình độ thấp, những người làm công việc xã hội và tội phạm học sẽ tìm việc làm ở đâu, và Đảng Dân chủ sẽ làm gì nếu không có bộ phận cử tri này?

Theo các nhà chức năng luận, hầu hết các thành viên trong xã hội nhất trí về những gì đáng có và đáng để vươn đến, nói cách khác là có sự nhất trí về các giá trị và lợi ích. Ví dụ, người Mỹ nhất trí về sự mong muốn một nền dân chủ, sự thành công và những cơ hội bình đẳng. Mức độ nhất trí cao này, theo các nhà chức năng, giải thích cho sự hợp tác trong mọi xã hội.

Một trong những hạn chế chủ yếu của thiết chức năng là ít nói đến sự biến đổi xã hội. Trái lại, quan điểm xung đột lấy sự biến đổi xã hội như một tiêu điểm.

II. THUYẾT XUNG ĐỘTThuyết xung đột nhấn mạnh đến yếu tố xung đột, cạnh trạnh, sự

biến đổi và áp bức trong xã hội.

Page 45: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Nói đến lý thuyết xung đột không thể không đề cập tới K Marx - nhà xã hội học Đức thiên tài, ông cho rằng bản chất của xã hội dựa trên cơ sở kinh tế và xung đột giai cấp là không tránh khỏi trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sau đó, những người theo quan điểm xung đột hiện đại như C, Wnght Mills, Ralf Dahrenđoif và Lewis Cosr đã phát triển lý thuyết này. Họ không giới hạn quan điểm xung đột của mình trong lĩnh vực kinh tế và xung đột giai cấp mà mở rộng thêm quan điểm của Marx. Họ cho rằng sự xung đột thể hiện giữa các bộ phận bất kỳ nào của một xã hội. Xung đột cũng thể hiện giữa các đảng phái, các lĩnh vực xã hội khác nhau, chẳng hạn như sự xung đột giữa những người theo Đảng Cộng hòa và những người theo Đảng Dân chủ, công đoàn và quản lý, giữa các nhà công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Những giả thuyết trong thuyết chức năng và thuyết xung đột đối lập với nhau. Thuyết chức năng nhấn mạnh đến những cách thức mà con người hợp tác để đạt đến mục đích chung. Còn quan điểm xung đột tập trung vào những bất đồng không thể tránh khỏi giữa các bộ phận khác nhau của xã hội hoặc giữa các xã hội. Các bộ phận, các nhóm người tham gia vào xung đột khi họ cố gắng duy trì và ủng hộ những giá trị và lợi ích riêng biệt của họ.

Theo những người ủng hộ quan điểm xung đột, đời sống xã hội như một cuộc đấu tranh, những người có quyền lực nhất trong xã hội - những người có khả năng kiểm soát hành vi của những người khác, thậm chí chống lại những mong muốn của họ - sẽ nhận được phần lớn những gì được coi là có giá trị trong một xã hội. Những người có quyền lực lớn nhất đồng thời cũng là những người giàu có nhất, có uy tín nhất và nhiều đặc quyền nhất. Do có nhiều quyền lực hơn, họ có thể ép buộc những người ít quyền lợi hơn làm việc khi họ muốn. Ví đu, luật thuế thu nhập thường làm lợi cho những người giàu có và nhiều quyền lực. Một tổ chức bảo vệ quyền công dân đã cho rằng, 40 công ty lớn của Mỹ đã không trả thuế liên bang năm 1984. Trong thực tế 40 công ty này kiếm được 10,4 tỷ USD lợi nhuận, nhận được tổng số 657 tnệu trong việc trả lại tiền thuế. Tất cả những điều này hoàn toàn hợp pháp (“Sociology”, WPC, 1987).

Theo lý thuyết xung đột, biến đổi xã hội diễn ra liên tục vì có nhiều nhóm xung đột nhau, kết quả là sự cân bằng quyền lực giữa các nhóm có thể thay đổi. Ví dụ, phong trào phụ nữ cố gắng thay đổi sự cân bằng quyền

Page 46: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

lực giữa hai giới. Khi phong trào tiếp tục tiến triển, chúng ta sẽ thấy có một tỷ lệ tương đối cao phụ nữ trong những nghề nghiệp quan trọng. Họ quyết định hoặc có ảnh hưởng đến những quyết định trong kinh đoanh, chính trị, y tế, luật pháp. Vai trò giới trong truyền thống cũng thay đổi bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều phụ nữ sẽ chọn sống độc thân, hoặc kết hôn muộn hoặc có ít con hơn hoặc không con, phân chia công việc gia đình với chồng. Những thay đổi này ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn, ngay cả ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam, sự thay đổi vai trò giới trong lĩnh vực sản xuất, tái sản xuất và sinh hoạt cộng đồng cũng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở các đô thị.

Thông thường, sự xung đột đôi khi có hại hoặc gây ra đổ vỡ, nhưng những người ủng hộ quan điểm xung đột đã cố gắng chỉ ra những hiệu quả tích cực của nó. Theo Lexis Eoser, xung đột có thể làm tăng sự điều chỉnh và tính năng động của các nhóm xã hội bằng việc củng cố phạm vi nhóm, ngăn cản việc ly khai của các thành viên, củng cố sự ràng buộc giữa các thành viên của nhóm. Sự liên kết giữa các nước Đức, Ý, Nhật, và Anh, Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai là một ví dụ điển hình.

Quan điểm xung đột và chức năng tuy đối lập với nhau nhưng mỗi một quan điểm kể trên đã làm sáng tỏ những khía cạnh nhất định của đời sống xã hội. Những ưu điểm của quan điểm này lại là những hạn chế của quan điểm khác. Thuyết chức năng giải thích nhiều về sự nhất trí, sự ổn định, sự hợp tác bên trong một xã hội, quan điểm xung đột giải thích nhiều sự ép buộc, xung đột, và sự biến đổi. Vì mỗi một quan điểm, nắm bắt những khía cạnh quan trọng của bản chất xã hội nên cần phải có sự kết hợp hai quan điểm này trong nghiên cứu.

Người ta thường cố gắng kết hợp những điểm mạnh của thuyết chức năng và thuyết xung đột. Gerharđ Lenski khẳng định rằng con người hợp tác với nhau - ngay cả khi phải chia sẻ những thành quả lao động của họ hoặc khi sự thiếu thốn đe đọa sựsống còn của họ. Nhưng xung đột, cạnh tranh, áp bức giữa họ lại xảy ra khi có nhiều của cải hơn so với lúc khó khăn. Do đó, theo ông, khi xã hội chuyển từ một nền kinh tế chỉ đủ tồn tại sạng một nền kinh tế giàu có thì xung đột, cạnh tranh và áp bức tăng lên.

Page 47: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

III. THUYẾT TƯƠNG TÁC BlỂU TƯỢNGTrong thời gian đầu của quá trình hình thành khoa học xã học học,

người ta thường quan tâm đến những đơn vị xã hội to lớn và những quá trình xã hội phổ biến mang tính vi mô như nhà nước, nền kinh tế, sự tiến hóa, xung đột giai cấp.

Tuy nhiên, sang thế kỷ XIX, một số nhà xã hội học bắt đầu thay đổi sự chú ý của họ về xã hội. Họ bắt đầu thừa nhận tầm quan trọng của những cách thức mà con người tương tác và liên quan với nhau. Weber và Simmel là những người đầu tiên đóng góp vào thuyết tương tác. Họ cố gắng tìm hiểu đời sống xã hội từ quan điểm của những cá nhân có liên quan. Về sau này, các nhà xã hội học như G.H. Cooley (1902), G.O. Meal (1939), W.F Thomes (1931), E. Goffman (1959), H. Garfinkel (1967) và K. Blumer (1969) đã phát triển chi tiết hơn lý thuyết này. Họ đưa ra quan điểm cho rằng, sự tồn tại của các nhóm là do các thành viên của nó ảnh hưởng hành vi lẫn nhau. Từ đó, họ đưa ra “thuyết tương tác biểu tượng” - một cách tiếp cận ảnh hưởng nhất từ thuyết tương tác.

Thuyết tương tác biểu tượng nhấn mạnh sự tương tác của con người qua biểu tượng. Một biểu tượng là một cái gì đó thay thế hoặc đại diện cho một cái gì khác nữa. Các biểu tượng có thể mang rất nhiều hình thức (lời nói, khái niệm, âm thanh, những biểu hiện bằng nét mặt và điệu bộ của cơ thể). Các biểu tượng không được xác định bởi những sự vật chúng thể hiện mà được xác định bởi những người tạo ra và sử dụng chúng.

Nếu nói về chất liệu, các biển báo giao thống chỉ là một cái biển có quét sơn với những hình vẽ khác nhau nhưng mọi người đều hiểu được là nó được dùng để báo hiệu được phép đi hay không. Những ý nghĩa của các sự vật không thuộc về chính nó mà được xác định bởi những người sử dụng nó. Trong nền văn hóa này, huýt sáo có thể được hiểu là sự tán thành, trong nền văn hóa khác, nó có nghĩa là sự phản đối. Ở Mỹ La Tinh, huýt sáo trong thể thao, giống như sự phản đối ở nước Mỹ. Một người đấu bò ở Mexico không làm hài lòng khán giả, họ sẽ huýt sáo chế nhạo. Ở một số dân tộc, khi đồng ý, họ sẽ lắc đầu còn khi phản đối, họ sẽ gật đầu.

Nếu mọi người trong nhóm không chia sẻ cùng một ý nghĩa cho một biểu tượng đưa ra, kết quả là sự nhận thức sẽ lẫn lộn. Nếu một số thành viên trong cộng đồng giải thích đèn đỏ trong ký hiệu giao thống có thể đi,

Page 48: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhưng một số người khác giải thích đèn xanh có thể đi, lúc đó, sự lộn xộn và bạo lực sẽ có khả năng xảy ra trên đường phố.

Herbert Blumer (1969) - người đặt ra thuật ngữ thuyết tương tác biểu tượng đã đưa ra ba giả thuyết trung tâm đối với quan điểm này. Thứ nhất, chúng ta thường lý giải theo cách riêng của chúng ra về hiện thực. Đó là, chúng ta hành động hướng đến những sự vật mà ý nghĩa của nó phù hợp với chúng ta.

Ví dụ hầu như trong lịch sử, tóc dài là phổ biến, ngày nay nhiều người không thích con trai họ để tóc dài, họ cho rằng nó thể hiện sự cẩu thả, tất nhiên những người này không phản ứng với việc để tóc dài mà với những gì nó thể hiện.

Giả thuyết thứ hai cho rằng, sự nhận thức chủ quan dựa trên những ý nghĩa chúng ta tiếp nhận từ những người khác. Chúng ta biết ý nghĩa của một cái gì đó qua việc xem những người khác hành động hướng đến nó. Các ca sĩ có thể giải thích sai khi nghe tiếng khán giả huýt sáo ở cuối bài biểu diễn của họ, thay vì cần hiểu là khán giả phản đối, họ lại biểu diễn lại một lần nữa. Lúc này khán giả sẽ cho họ biết rằng phản ứng của họ là không phù hợp, như vậy tiếng huýt sáo đã được họ hiểu sai ý nghĩa. Một khi hiểu ra ý nghĩa khác nhau của tiếng huýt sáo, họ sẽ phản ứng thích hợp khi khán giả huýt sáo vào lần sau.

Giả thuyết cuối cùng, trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh, chúng ta liên tục xử lý ý nghĩa những biểu hiện của họ, đồng thời cũng có thể đối thoại được với chính mình. Vì vậy, chúng ta có thể hình đung được sự phản ứng của những người khác trước khi chúng ta hành động, để từ đó đưa ra những cách ứng xử phù hợp với hành vi mà mình chờ đợi từ phía những người khác. Nhờ vậy mà những người trong cùng một bối cảnh văn hóa có thể biết cách ứng xử đúng lúc và đúng chỗ tùy theo từng tình huống.

Như vậy, con người ứng xử theo nội đung của xã hội. Theo Erving Goffman, đời sống xã hội được miêu tả như một nhà hát. Con người được xem như các nhân vật kiểm soát tâm thế và những phản ứng của người khác hướng đến họ. Ông cho rằng, nếu một diễn viên diễn trên sân khấu phải tuân thủ kịch bản, thì tương tự như vậy, con người trong cuộc sống hàng ngày sẽ luôn phải chú ý đến ứng xử của mình sao cho phù hợp với sự mong đợi của những người xung quạnh chứ không phải hành xử theo sở

Page 49: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thích riêng tư của mình. Một chú rể trong buổi ra mắt ở nhà cô đâu xuất thân là trí thức sẽ cố gắng thể hiện mình giống như một người trí thức. Anh ta sẽ tỏ ra lịch thiệp theo cách mà anh ta hình đung về cách ứng xử của gia đình trí thức. Những sự hình đung này anh ta đã học hỏi được trong quá trình xã hội hóa.

Tuy nhiên, việc “biểu diễn” có thể giống như lúc ở phía trước hoặc phía sau sân khấu. Nếu trong buổi ra mắt gia đình cô đâu chỉ có ông bà mà không có cha mẹ cô đâu - như là những người quyết định chính, anh ta sẽ hết sức thất vọng. Tương tự như vậy, sinh viên thường ứng xử theo một cách nào đó khi hò hẹn và sẽ cảm thấy thất vọng khi chỉ có bạn bè cùng giới tham dự. Họ có thể xử sự như mong đợi khi có bố mẹ, chỉ nói với bạn bè cùng phòng những gì họ thực sự suy nghĩ, có nghĩa là hành vi của con người sẽ thay đổi trong những khung cảnh khác phau.

IV. QUAN ĐIỂM TRAO ĐỔITrong các quan điểm xã hội học cơ bản, quan điểm trao đổi có những

nguồn gốc đa dạng nhất. Cơ sở của quan điểm trao đổi bắt nguồn từ những ý tưởng của các nhà kinh tế, nhà nhân loại học, các nhà tâm lý học và về sau xã hội học đã phát triển thành quan điểm trao đổi như chúng ta biết ngày nay. Theo quan điểm trao đổi, sự tương tác của con người như một sự trao đổi chi phí và sự ban thưởng.

Quan điểm trao đổi xuất phát từ tư tưởng của các nhà kinh tế học ở thế kỷ XIX như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mell và Jeremy Bentham cho rằng con người như sự tìm tòi lợi ích và hợp lý; Nhiều nhà nhân loại học nhấn mạnh đến sự trao đổi trong nghiên cứu xã hội nguyên thủy, chẳng hạn, B Mahnowski xem việc cho và nhận như là cơ sở của đờí sống xã hội. Các nhà tâm lý học hành vi từ Pavlov đến Skiner cho rằng con người lựa chọn để tăng tối đa sự ban thưởng và giảm tối đa sự trừng phạt. Trong số những nhà xã hội học đầu tiên, George Simmel nổi bật như một ngoại lệ vì những quan tâm của ông về sự trao đổi. Thậm chí, cho đến nay, nhiều nhà xã hội học vẫn chưa theo kịp Simmel.

Simmel quan niệm sự trao đổi giữa các cá nhân là mối liên kết xã hội cơ bản nhất. Sự trao đổi không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nó còn là điều kiện cho sự tồn tại xã hội. Nhờ sự trao đổi một cá nhân nào đó sẽ đo lường được giá trị của các sự vật và học cách tạo lập mối tương quan với cá nhân

Page 50: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

khác. Khi trình bày quan điểm này, ông nhấn mạnh đến yếu tố trao đổi tiền bạc và hàng hóa. Tiền bạc theo ông là công cụ do con người sáng tạo và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi. Giá cả cho phép đo lường giá trị của hàng hoá và thể hiện sự yêu thích của cộng đồng đối với sản phẩm vật chất. Mối quan hệ mua bán đã giải phóng những khả năng chọn lựa mới cho cá nhân và tham gia vào sự giải phóng của họ. Ông cho rằng, tiền tệ đã góp phần giải phóng tính sáng tạo của con người.

Homans, tác giả của lý thuyết trao đổi hiện đại đã dựa trên cơ sở của tâm lý học hành vi, đưa ra quan điểm phù hợp với người khởi xướng lý thuyết này. Theo Homans lý thuyết này chỉ quan tâm tới hành động công khai của cá nhân, vì vậy, những quá trình của tư duy và cảm xúc sẽ bị bỏ qua. Như vậy, theo ông, lý thuyết hành vi chỉ liên quan tới hành vi có thể quan sát được, Homans loại trừ quá trình tư duy và cảm xúc bên trong của con người trong khi tập trung vào những hành động công khai của cá nhân.

Hành vi của các cá nhân đang tương tác cũng nổi bật trong cách giải thích của Blau trong lý thuyết trao đổi. Tuy vậy, cách giải thích của ông liên quan chặt chẽ với xã hội học truyền thống hơn Homan. Blau tính đến cả những ý nghĩa và những giải thích bên trong được nhấn mạnh trong thuyết tương tác biểu tượng. Ông cũng đi xa hơn sự tương tác của các cá nhân (mức độ vi mô) để xem xét các đơn vị xã hội to lớn hơn như tổ chức, cộng đồng và các xã hội (mức độ vĩ mô). Ví dụ, Blau xem sự đàm phán lao động – quản lý như một quá trình trao đổi. Mặc dù có những khác nhau này, Homans và Blau cũng nhất trí về nhiều giả thuyết cơ bản.

Những giả thuyết cơ bản của quan điểm trao đổi có thể được tóm tắt như sau:

Trước hết, quan điểm trao đổi cho rằng hành vi con người là hợp lý. Đó là sự kiểm tra chi phí và sự ban thưởng trong những chọn lựa khác nhau trước khi con người chọn lấy một cách sao cho chỉ bỏ ra chi phí ít nhất mà thu về nhiều lợi nhuận nhất, hoặc nếu có bị thiệt hại thì cũng sẽ cố gắng không để bị mất hết. Đôi khi những phán đoán của họ có thể là sai, con người sẽ cố gắng phân tích tình hình và hành động để tăng cường lợi ích của họ và giảm tối đa sự tổn thất. Khi cố gắng đạt được những gì họ cho là có lợi nhất, con người có thể phải từ bỏ những gì họ cho là có giá trị. Cô con gái có thể đồng ý trông nom đứa em trai bé hơn để đổi lấy việc sử

Page 51: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

dụng xe máy của mẹ. Sinh viên có thể hy sinh thời gian nghiên cứu để gia nhập câu lạc bộ giải trí.

Giả thuyết thứ hai mượn từ khái niệm kinh tế về sự suy giảm tính hữu ích tối hạn, tức là con người trở nên thỏa mãn với sự ban thưởng. Nếu một người đạt được một cái gì đó có giá trị ít nhất trong một giai đoạn nhất định, mong muốn để tăng thêm sẽ suy giảm. Một khi con người đã đạt được cái gì đó, họ ít muốn tăng thêm cái mà xứng đáng với cái giá phải trả. Ví dụ gần nhất là nhu cầu về ăn uống, người Việt Nam có câu “no bụng, đói con mắt”, một người đói sẽ mua nhiều đồ ăn hơn mức có thể ăn được, một người đã ăn uống đầy đủ thì khác, hơn một chén cơm thứ hai trong bữa trưa không ngon như chén cơm thứ nhất, còn đến cái thứ tư thì “hãy quên đi”.

Trong lĩnh vực quan hệ xã hội, con người không phải luôn luôn thỏa mãn giống sự thỏa mãn nhu cầu tự nhiên như ăn, ngủ, tình dục. Ý nghĩa của sự ban thưởng mang tính xã hội không suy giảm khi khả năng đáp ứng này tăng lên theo thời gian. Chẳng hạn, một nhà chính trị được hoan nghênh nhiệt liệt trong các cuộc họp ở giai đoạn đầu cuộc vận động chính trị sẽ ít hấp dẫn hơn đối với sự kính trọng này khi cuộc vận động tiếp tục. Giống như vậy, một đứa trẻ luôn luôn được nghe nói rằng cha mẹ rất yêu mến thì chúng sẽ ít coi trọng biểu hiện tình cảm của cha mẹ khi thời gian qua đi. Tuy nhiên, những mối quan tâm đến những ban thưởng xã hội trong những trường hợp này có thể được khôi phục lại. Một nhà chính trị gặp phải sự thiếu nhiệt tình trong cuộc vận động sẽ đánh giá cao hơn sự ủng hộ của quần chúng và một đứa trẻ hình như không còn được cha mẹ chăm sóc nữa sẽ đánh giá cao hơn biểu lộ tình yêu của bố mẹ.

Theo giả thuyết thứ ba, con người trong điều kiện trao đổi sẽ luôn chờ đợi sự cân bằng giữa cho và nhận. Những người trong quan hệ trao đổi hy vọng một sự đáp lại công bằng. Nếu hy vọng này được đáp ứng hoặc vượt quá, con người sẽ thỏa mãn trong quan hệ đó. Nếu nhận thấy một sự không công bằng, họ sẽ trở nên bất hạnh và đôi khi rút khỏi quan hệ đó. Sinh viên tin rằng một giáo sư đã giảng những điều không đáng giá họ sẽ bỏ học. Một người vợ đi làm không nhận được sự chia sẻ công việc gia đình và tình cảm từ người chồng có thể sẽ tìm giải pháp li dị.

Page 52: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

V. QUAN ĐIỂM XÃ HỘI HỌC MÁC-XÍTMarx và Enghel là những người thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại nhất

trong tnết học, đồng thời là người sáng lập ra xã hội học Mác-xít. Những người theo trường phái Mác-xít coi chủ nghĩa duy vật lịch sử là lý luận xã hội học và phương pháp luận nhận thức xã hội nói chung, nghiên cứu xã hội học nói riêng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thể hiện với tính cách là phương pháp khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính chất quy luật giữa chúng. Các nhà xã hội học Mác-xít muốn đi tìm nguồn gốc của các quá trình xã hội không phải ở bên ngoài các quá trình đó mà ở trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan nội tại của chúng. Lê-nin vừa là người học trò của Marx, vừa là người kế thừa và sáng tạo quan điểm của Marx để phát triển xã hội học Mác-xít trong một giai đoạn mới. Ông nhận định rằng, để cho việc nghiên cứu xã hội học thực sự khoa học, “phải từ những sự thật chính xác và không thể chối cãi được mà thử xác định một cơ sở mà người ta có thể dựa vào, có thể dùng để đối chiếu với bất cứ lập luận nào trong những lập luận chung hay khuôn mẫu...” (V.I Lênin - Toàn tập, trích lại Ô-xi-pốp, 1976).

Quan niệm duy vật về lịch sử tạo thành tiền đề ban đầu cho toàn bộ cơ cấu tri thức xã hội học, phù hợp với những tiền đề tnết học ban đầu và những tiền đề lý luận chung. Quan niệm lý luận Mác-xít giải thích bản chất các hiện tượng và các quá trình xã hội, những nguyên lý và phương pháp khoa học chung. Mô hình quan niệm về hiện tượng hoặc quá trình xã hội đang được nghiên cứu là một bộ phận của lý luận xã hội học tương ứng.

Đối tượng của xã hội học Marx-Lê nin là những quy luật chung của sự hoạt động và phát triển xã hội, đồng thời, là những hình thái biểu hiện và các cơ chế hoạt động của các quy luật đó trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội trong các điều kiện lịch sử khác nhau.

Phản đối quan điểm của các nhà xã hội học tư sản - tách rời xã hội học lý luận và xã hội học thực nghiệm cần nhà xã hội học Mác-xít cố gắng xây dựng một hệ thống xã hội học hoàn chỉnh bao gồm cả phần lý luận lẫn phần thực nghiệm.

Theo họ, xã hội học Mác-xít bao gồm ba cấp độ: xã hội học đại cương, xã hội học chuyên ngành và xã hội học thực nghiệm.

Page 53: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Xã hội học đại cương là cấp độ cơ bản của lý thuyết xã hội học về các quy luật hoạt động và phát triển xã hội về mối liên hệ vốn có giữa các yếu tố hợp thành hệ thống xã hội. Những quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở cho cấp độ đại cương này.

Cấp độ thứ hai là xã hội học chuyên ngành. Nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực nào đó không những phải dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà còn phải dựa vào lý luận xã hội học chuyên ngành. Các lý luận chuyên ngành này là khâu trung gian, gắn lý luận xã hội học chung với việc nghiên cứu xã hội học về các hiện tượng của đời sống xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng, nhờ hệ thống khái niệm của các lý luận này mà người ta thực hiện bước chuyển từ những khái niệm lý luận chung sang những khái niệm thao tác có thể kiểm tra được bằng kinh nghiệm.

Cấp độ thứ ba là xã hội học thực nghiệm gắn với việc thu nhận những kiến thức thực tế. Đây là sự nghiên cứu tại thực địa nhằm thu thập thống tin, xử lý và phân tích chúng. Những kết quả nghiên cứu cụ thể này lại được khái quát trên cấp độ cao hơn, kiểm định các giả thuyết từ đó làm hoàn thiện các lý thuyết ban đầu và hình thành nên những lý thuyết mới, làm phong phú hệ thống lý thuyết trên cấp độ đại cương và chuyên ngành. Bản thân cách phân chia của hệ thống cơ cấu xã hội học này cũng là một quá trình biện chứng.

Xã hội học Mác-xít trong một thời gian dài được phổ biến ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Tại các nước tư bản chủ nghĩa, nhiều nhà xã hội học cũng nghiên cứu những vấn đề của xã hội tư bản trên quan điểm Mác-xít.

Ở Việt Nam, mặc dù tham khảo và học hỏi thêm nhiều cách tiếp cận của các lý thuyết xã hội học khác nhau trên thế giới, quan điểm xã hội học của chủ nghĩa Marx Lênin vẫn đóng vai trò chủ đạo, là kim chỉ nam cho hoạt động nghiên cứu xã hội của các nhà xã hội học.

Tóm lại, những quan điểm này có những giả thuyết mâu thuẫn nhau tuy nhiên, chúng đã bổ sung cho nhau vì mỗi quan điểm tập trung vào một vài khía cạnh khác nhau của các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Mỗi quan điểm có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn (ví dụ hành vi lệch lạc như tội phạm, tội phạm thanh thiếu niên, các bệnh tình thần). Vì thuyết chức năng nhấn mạnh đến sự hội nhập, ổn định, sự nhất trí, nó quan tâm đến những hậu quả tiêu cực của hành vi lệch lạc, chẳng hạn chi phí tội

Page 54: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phạm (bao gồm tiền chi phí cho ngành cảnh sát và nhà tù), bạo lực trên đường phố, những đe đọa đến an ninh công cộng nội thành và ngoại thành. Trong khi đó, quan điểm xung đột xem sự lệch lạc ở khía cạnh khác và củng cố luật pháp, phục vụ quyền lợi của họ. Nhiều đạo luật tạo ra và củng cố bởi các nhóm quyền lực chính trị. Hậu quả, các nhóm có ít ảnh hưởng nhất như các cô gái hành nghề mại dâm, người nghiện ma túy, v,v... hầu như bị coi như những kẻ lệch lạc.

Còn thuyết tương tác lại tập trung vào những quan hệ bên trong một nhóm lệch lạc... Ví dụ, thuyết này xem xét quá trình, qua đó những người trong nhóm sử dụng ma túy tác động và lôi kéo người khác để nhập nhóm của họ. Những người theo lý thuyết này nghiên cứu cách mua và bán ma túy, phương pháp kiếm tiền để mua ma túy và cách con người sử dụng ma túy sẽ giải thích những hoạt động của họ. Cuối cùng, quan điểm trao đổi xã hội tập trung vào những quan hệ dựa trên chi phí và lợi nhuận. Những người khuyến khích quan điểm này có thể quan tâm đến những người sử dụng ma túy đã tính toán thế nào để cân bằng giữa lợi ích của việc sử dụng ma túy và những rủi ro mà họ phải chịu (nghiện ngập, lãng phí tiền bạc, trộm cắp…).

Một ví dụ khác phản ánh cách đánh giá khác nhau từ nhiều hướng của hiện tượng bất bình đẳng trong thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ ở Mỹ giữa những năm 70 của thế kỷ trước; Một người phụ nữ kiếm được 60 cent trong khi nam giới kiếm được 1 đôla. Khoảng cách thu nhập giữa nam giới và phụ nữ ngay cả khi họ cùng làm một nghề nghiệp với cùng trình độ học vấn như nhau.

Các nhà chức năng giải thích rằng bất bình đẳng và thu nhập giữa nam và nữ là phản chức năng, là hậu quả tiêu cực trong điều kiện xã hội rộng lớn hơn về bất bình đẳng giới. Những người ủng hộ quan điểm xung đột xem sự bất bình đẳng về thu nhập như kết quả của một thực tế rằng đàn ông có khả năng quyết định phụ nữ sẽ được trả ít hơn và sử dụng quyền lực đó vì lợi ích của họ.

Các nhà xã hội học theo quan điểm tương tác biểu tượng đã chỉ ra rằng bất bình đẳng về thu nhập thực ra đã tồn tại từ lâu. chỉ trong những năm gần đây, người Mỹ mới đi đến xác định bất bình đẳng vì thu nhập là điều kiện không công bằng cần loại bỏ. Tức là, hiện nay bất bình đẳng về thu nhập có ý nghĩa biểu tượng khác với nó đã có trong quá khứ. Sự bất

Page 55: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

bình đẳng giới trước kia được coi như hiện tượng bình thường, còn khi người ta nhận ra ý nghĩa bất công thì nó được đề nghị loại bỏ.

Từ quan điểm trao đổi phụ nữ có thể cần thấy một sự bất công trong công việc. Họ có thể đặt câu hỏi tại sao một nữ bác sỹ, nữ luật sữ, nữ giáo sư kiếm ít tiền hơn so với nam giới trong cùng công việc? Hoặc đi theo một lý lẽ đáng so sánh, tại sạo một thư ký kiếm được ít hơn người lái xe tải. Mặc dù thâm niên của họ và các kỹ năng khác của họ tương đương.

Các nhà xã hội học Marx-Lênin luôn khuyến cáo cần đặt các mối quan hệ xã hội của con người trong tương quan với những điều kiện của các hình thái kinh tế xã hội, bởi vì “phương thức sản xuất như thế nào thì lối sống con người như thế đó” (K. Marx). Những điều kiện khách quan này không chỉ tác động trực tiếp lên hành vi của con người mà còn tác động lên môi trường gần gũi, mang tính vi mô của họ (gia đình, cộng đồng, nơi làm việc ...) từ đó ảnh hưởng đến nếp nghĩ, nhận thức của họ, hình thành nên hệ thống nhu cầu, động cơ và thúc đẩy hành động của họ.

Vì mỗi một quan điểm trong số đã liệt kê này nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, ta không thể nói quan điểm này cao hơn những quan điểm khác, ngoại trừ ý thích hoàn toàn mang tính cá nhân, “một bà già như phù thủy không xấu hơn một phụ nữ trẻ đẹp”, “con thỏ không tốt hơn con vịt”. Bằng cùng dấu hiệu, không có quan điểm lý thuyết nào cao hơn quan điểm lý thuyết nào. Mỗi quan điểm có giá trị riêng vì nó nói với chúng ta một cái gì đó khác nhau về đời sống của các nhóm người và của xã hội. Ở những chương tiếp theo, những vấn đề cơ bản của xã hội sẽ được trình bày với sự kết hợp các quan điểm của những lý thuyết cơ bản này.

Nội dung chínhĐể có thể nắm tốt chương này, sinh viên cần đọc và hiểu rõ từng lý

thuyết cơ bản của xã hội học, trước hết là các lý thuyết vĩ mô, sau đó là các lý thuyết vi mô. Đồng thời, sinh viên cũng cần phải so sánh sự khác biệt giữa nội dung của thuyết chức năng và thuyết xung đột, thuyết tương tác biểu tượng và quan điểm trao đổi. Việc hiểu rõ quan điểm xã hội học Mác-xít và vận dụng vào việc phân tích, lý giải những vấn đề xã hội, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là một trong những điều bắt buộc đối với sinh viên

Page 56: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chương IV

HÀNH VI VÀ HÀNH ĐỘNG

I. KHÁI NIỆM HÀNH VI VÀ HÀNH ĐỘNG XÃ HỘIXã hội học nghiên cứu về cá nhân, và xã hội. Cá nhân được nghiên

cứu trên hai khía cạnh: hành vi và hành động. Vì vậy, đã hình thành trên hai bước lý thuyết: các lý thuyết hành vi và các lý thuyết hành động. Ngoài các lý thuyết trên, khi nghiên cứu xã hội còn có các lý thuyết về lịch sử xã hội. (sẽ được trình bày ở những chương sau).

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi người ta không chú ý phân biệt hai khái niệm này. Những ứng xử đó hình thành do những phản ứng bản năng hoặc những thói quen diễn ra hàng ngày. Đôi khi người ta thực hiện nó mà không cần phải suy nghĩ. Ví dụ, ăn cơm thường cầm đũa bằng tay phải, đi đường thường đi bên phải mà không phải đắn đo về nó. Đó chính là hình thức của mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng. Ví dụ, khi vấp ngã, người ta thường chống tay, hoặc những cầu thủ đá bóng trên sân bị cản phá bất ngờ ngã lăn ra sân mà không thể tính trước mình ngã sao cho đẹp mắt khán giả. Tuy nhiên, đôi khi người vẫn đồng nhất khái niệm này với khái niệm hành động chẳng hạn như gặp nóng thì thụt tay lại. Nhiều người vẫn gọi đó là hành động, thực ra gọi như vậy là không chính xác. Nếu gọi phản xạ rụt tay lại là hành động thì cần nói rõ hơn - đó là hành động sinh học - bản năng hay hành động vô thức. Dưới góc độ khoa học cần phân biệt rõ hai thuật ngữ này. Max Weber đã có ví dụ rất hay để phân biệt hai từ này: có hai người đi xe gần gặp nhau tại ngã tư đường phố, họ cùng đi chậm lại và báo hiệu cho nhau người này nói với người kia là tôi sẽ dừng còn anh hẵy đi qua. Lúc này họ hành động (họ sử dụng lý trí để giải quyết vấn đề). Nhưng giả sử, họ khổng hiểu nhau cả hai cùng tiến lên, cả hai cùng ngã. Khi ngã có nghĩa là họ thể hiện hành vi (không có biểu hiện của ý thức). Tuy nhiên, họ không bỏ đi mà còn dừng lại để cãi nhau, phân định ai đúng ai sai - lúc này lại là hành động. (Joachimi Mathers, 1994).

Hành vi hay ứng xử là biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng, có kích thích thì có phản ứng. Lúc này không có chỗ cho sự cân nhắc, tính toán kỹ càng mà chỉ là phản ứng đối với kích thích mà thôi.

Page 57: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chính vì vậy, các nhà bác học đã đưa ra một công thức trong tâm lý học: S - R (kích thích - phản ứng). Đây là việc ứng dụng lý thuyết phản xạ của Setrenov và Pavlov.

Như vậy, sự phận biệt cơ bản giữa hai khái niệm này thể hiện ở chỗ: hành vi xuất phát từ mô hình, “kích thích – phản ứng”. Còn hành động lại diễn ra theo nguyên tắc: hành động phản ứng có suy nghĩ. Trong hành vi không có động cơ, chỉ có phản ứng. Còn trong hành động có động cơ, người ta thực hiện hành động khi muốn một cái gì đó, để đạt được một cái gì đó.

Các nhà nghiên cứu lí luận hành vi chủ nghĩa cho rằng hầu hết các ứng xử của con người đều có thể giải thích theo công thức S-R (trong đó: S là kích thích; R là phản ứng), rằng động cơ của các cá nhân khác nhau nhưng dường như chúng không có vai trò đáng kể với sự diễn biến hành vi liên tục của con người. Họ thừa nhận con người có động cơ nhưng mang tính chủ quan, những hành vi diễn ra đều đặn theo tình huống nên động cơ của từng cá nhân không còn ý nghĩa nữa. Các nhà hành vi còn chỉ ra tính qui luật đó trong ứng xử của con người. Từ đó các nhà hành vi trong thời kỳ đầu đã đưa ra lý thuyết hộp đen.

Xét trên phương diện tnết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị. Cũng dưới góc độ tnết học, căn cứ vào các loại vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội, tình thần ... có thể phân chia hành động xã hội thành hành động kinh tế, chính trị, xã hội, hoặc hành động xã hội được phân loại theo giai cấp.

Các nhà tâm lý học chủ quan quan niệm hành động xã hội chịu sự chi phối của tính tích cực cá nhân mà những tính tích cực này lại phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: nhu cầu lợi ích, định hướng giá trị của cá nhân với tư cách là chủ thể của hành động.

Các nhà hành vi luận cho rằng, chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong qui định hành vi của cá nhân mà chỉ có thể biết đến những phản ứng bên ngoài. Hai quan điểm này hoàn toàn khác nhau.

Còn trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể hành động là cá nhân. Định nghĩa về hành động xã hội của Max Weber được coi là hoàn chỉnh nhất. Theo ông, hành

Page 58: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

động xã hội là một loại ứng xử mà chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh động cơ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động và ông cho rằng, chúng ta có thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động.

Không riêng gì M. Weber, kể cả F. Znanheski và G. Mead đều quan tâm đến một vấn đề cơ bản nhất của hành động đó là có sự tham gia của yếu tố nhận thức, chỉ mức độ khác nhau. M. Weber gọi đó là ý nghĩa chủ quan, còn G. Mead thì xem đó là tâm thế xã hội của cá nhân.

Cùng một hành động, nhưng ta có thể đánh giá đó là hành động xã hội hay không tùy thuộc vào động cơ của hành động đó. Chẳng hạn, do sơ ý ta bắn một người nào đó bị thương thì hành động đó không được gọi là hành động xã hội. Hành động trên chỉ được coi là xã hội nếu như ta cố tình bắn vào người đó vì mục đích, động cơ nào đó, có thể do thù hằn, do gây gổ.

Trong xã hội, các cá nhân hành động là để thực hiện hoạt động sống của mình. Ví dụ như ta trồng cây là để thu quả, chúng ta đến cơ quan làm việc là để có tiền lương nuôi sống bản thân và gia đình. Muốn nâng cao trình độ học vấn ta phải học đại học, khi còn là sinh viên ta phải học tốt, có kết quả giỏi để tìm được chỗ làm tốt, lương cao... Như vậy, đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động xã hội liên quan với nhau, qui định lẫn nhau hoặc có khi xung đột lẫn nhau.

II. LÍ THUYẾT HÀNH VILí thuyết hành vi ở buổi sơ khai - thuyết hộp đenNhững người theo thuyết hành vi (đại diện) quan niệm rằng, động cơ

riêng biệt của tính cá nhân rất khác nhau nhưng không có vai trò đáng kể đối với sự diễn biến liên tục của hành vi con người. Như vậy, động cơ mang tính chủ quan trong khi đó hành vi diễn ra đều đặn và thay đổi tuỳ theo tình huống, vì vậy động cơ không còn có ý nghĩa nữa. Tức là, theo họ, có một tính qui luật nào đó: “Con người bị chi phối với những tác động của môi trường, nếu môi trường thay đổi thì ứng xử của con người thay đổi theo”. Nhiều khi động cơ cá nhân cũng có nhưng nó không đáng kể và vì quá chú trọng qui luật đó người ta gạt bỏ động cơ ứng xử của con người với mong muốn tìm ra qui luật những động cơ khác nhau, con người có cách xử lý hay thể hiện hành vi của mình giống nhau trong những tình

Page 59: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

huống tác động như nhau không? Vì vậy dẫn đến tưởng của họ có liên quan đến “hộp đen”. Hộp đen là con người, mọi sự việc đều diễn ra trong hộp đen. Cái họ muốn nghiên cứu là xem khi tăng hay giảm kích thích có gây sự biến đổi trong hành vi không? Chẳng hạn họ giả định: con người dụ da trắng hay da đen, nam hay nữ, người có học hay không có học, cho dù có động cơ khác nhau thì phản ứng cũng vẫn như nhau.

Các nhà hành vi chỉ quan tâm tới những biểu hiện chung nhất của con người nói chung mà không quan tâm tới từng cá nhân riêng lẻ. Khi không quan tâm tới động cơ của cá nhân, họ chỉ thấy một qui luật kích thích và một phản ứng như nhau. Trong chừng mực nào đó, thuyết này thiên về tự nhiên, nó loại tính người ra khỏi cơ thể người. Thuyết này bị phê phán ở chỗ coi con người giống loài vật trong phòng thí nghiệm.

Như vậy, theo quan điểm này về mặt phương pháp người ta không thể nắm bắt được thế giới nội tâm của con người, cái duy nhất có thể làm được là quan sát những gì có thể hiện ra bên ngoài (quan sát chụp ảnh, quay phim), ở đây thấy có sự đối lập với quan điểm của Weber, ông cho rằng vấn đề chính là phải hiểu nội tâm của con người vì con người hành động, chịu sự chi phối của nội tâm - đó là nguyên tắc hiểu “Vestehen”. (Joachim Mathers, 1994).

Lí thuyết về sự chọn lựa họp lýMột biến thái khác của thuyết hành vi đã làm thay đổi bản chất của lý

thuyết truyền thống đó là thuyết lựa chọn hợp lý. Đại diện cho xu hướng này là nhà tâm lý học người Mỹ - Coleman. Lý thuyết này không bỏ qua hộp đen mà muốn đi sâu vào bí mật của hộp đen đó. Họ đưa ra cơ chế ứng xử của con người là: mỗi người từng xem xét một loạt những kích thích và lựa chọn ra những kích thích phù hợp, có ích cho bản thân mình, những kích thích nào không phù hợp hoặc không có ích sẽ bị khước từ, loại bỏ.

Như vậy, cơ chế diễn ra trong hộp đen đó ở mọi người đều giống nhau: cơ chế đó là sự lựa chọn hợp lý.

Với chủ nghĩa tư bản phương Tây thì mọi hành vi trong cuộc sống đều dựa trên cơ sở quyết định của mục đích vì sinh lợi. Nói sự lựa chọn hợp lý có nghĩa là người ta dùng mọi cách để đạt được mục đích cần có và như vậy là đủ.

Theo M. Weber thuyết đó có nghĩa là tính hợp lý giữa phương tiện và mục đích thể hiện trong chủ nghĩa tư bản bộc lộ theo nguyên tắc mỗi

Page 60: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

người đều thực hiện một mục đích riêng của mình chống lại người khác, sao cho tiết kiệm nhất tức là bỏ ra một sự hao phí ít nhất. Đó chính là động cơ thúc đẩy của chủ nghĩa tư bản. Lý thuyết này đã khái quát hóa cái khuôn mẫu đó do chủ nghĩa tư bản tạo ra bởi vì, thực ra, con người đôi khi hành động không phải chỉ hành động vì lợi ích mà là tình cảm.

Về mặt phương phápĐối với quan điểm của thuyết hành vi cổ điển người ta hay sử dụng

phương pháp quan sát và thực nghiệm. Đây là hai phương pháp của khoa học tự nhiên được vận dụng vào nghiên cứu xã hội học.

Đối với thuyết lựa chọn hợp lý, ngoài hai phương pháp trên người ta còn phải sử dụng phương pháp phỏng vấn. Bởi vì phương pháp phỏng vấn cho phép tìm ra được những yếu tố định tính (là những thang giá trị của con người, tâm tư nguyện vọng, sở thích của họ). Các nhà “hành vi mới” (thuyết lựa chọn hợp lý) muốn biết những gì con người cho là có lợi và họ phản ứng thế nào đối với những cái họ cho là có lợi đó.

Phương pháp lựa chọn hợp lí thường được ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và nghiên cứu dư luận. Khi nghiên cứu tiếp thị người ta thường sử dụng quan điểm này. Ví dụ, các tập đoàn sẽ nghiên cứu hệ thống giá trị của các nhóm khác nhau để đưa ra các sản phẩm phù hợp với những nhóm người đó, họ cũng có thể tác động làm thay đổi giá trị hay nhu cầu của con người. Ví dụ, trong việc tiếp thị xe ô tô, người ta thấy các hãng xe khi quảng cáo thường trình bày kèm theo một cô gái nào đó. Tại sao? Đó là một sự nghiên cứu có chủ đích. Đàn ông là người đi mua xe, và đàn ông lại cũng rất thích phụ nữ đẹp, người ta tác động vào sở thích đó bằng cách lựa chọn kiểu phụ nữ cho từng loại ô tô và điều tra xem nhóm đàn ông nào thích loại phụ nữ nào? Và như vậy số lượng ô tô bán ra được rất lớn vì nó phù hợp với giá trị và nhu cầu của đàn ông. Có nghĩa là, thay vì tìm mối liên hệ trực tiếp giữa đàn ông và ô tô, họ đi đường vòng để tìm mối liên hệ giữa đàn ông và ô tô: đàn ông - đàn bà - ô tô.

Các tập đoàn công ty lớn đều có viện nghiên cứu riêng để nghiên cứu hành vi thị trường. Ví dụ, về lĩnh vực chính trị ở Đức, Đảng Xã hội Dân chủ thay đổi chiến lược tranh cử trước toàn Đảng Toàn dân. Họ thấy quần chúng, đặc biệt là giới trí thức thích vai trò lãnh đạo của phụ nữ nên họ đưa những người phụ nữ có năng lực ra tranh cử, thấy người dân quan tâm tới môi trường họ đã đưa ra những cương lĩnh bảo vệ môi trường. Một ví dụ

Page 61: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

khác thường áp dụng trong công tác tuyên truyền ở Việt Nam, khi người ta đưa ra câu khẩu hiệu với mục đích tuyên truyền: “dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt”, hay “tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền”. Nếu như chỉ nhấn mạnh đến lợi ích chung mà không chú ý đến lợi ích cá nhân thì việc tuyên truyền sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, những người thiết kế quảng cáo đưa ra khẩu hiệu trên để người dân thấy được lợi ích của mình trước hết. Theo họ, “tiết kiệm nước” vì “là tiết kiệm tiền” sẽ logic hơn là “tiết kiệm điện là quốc sách”. (Jpachim Mathers, 1994).

III. THUYẾT HÀNH ĐỘNGMax Weber và G.H. Mead đều đưa ra lý thuyết về hành động nhưng lại

hướng đến mục tiêu khác nhau. Nếu Weber quan tâm tới các nhóm cá nhân, các nhóm người, Mead lại quan tâm tới cơ chế hình thành hành động xã hội thống qua quan hệ liên cá nhân.

Vào thế kỷ XX, Max Weber đưa ra lý thuyết hành động. Đối lập với thuyết hành vi, ông cho rằng nếu một lý thuyết tập trung vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của cá nhân: tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng. Nếu chỉ coi ứng xử của con người như một phản xạ trả lời một kích thích thì con người không khác bao nhiêu so với động vật; Thực ra con người ngoài việc phản xạ với các kích thích từ môi trường, còn suy nghĩ về nó và lựa chọn những cách ứng xử một cách có trí tuệ và tuân theo cả tình cảm của mình. Công thức hành động xã hội của ông là: Hoàn cảnh tác động tới cá nhân nhưng cá nhân trước khi hành động suy nghĩ về những nhu cầu, những động cơ của mình trong bối cảnh đó, từ đó sẽ tính toán những phương cách thực hiện các mục tiêu.

Như vậy, theo Max Weber, muốn nghiên cứu con người thì phải đặt mình vào hoàn cảnh của từng đối tượng và thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người. Vì con người không chỉ hành động như một phản xạ mà còn bị chi phối bởi thế giới nội tâm: tình cảm, tư duy. Người ta không chỉ hành động khi có lợi mà còn vì cái mà người ta coi là có ý nghĩa (có giá trị). Vì vậy, M. Weber đưa ra một hệ thống mang tính chất khuôn mẫu bao gồm bốn kiểu hành động để các nhà nghiên cứu có thể dựa trên đó phân tích trong bối cảnh thực.

Trước hết là hành động đơ cảm xúc (vì tình cảm), ông cho rằng phần lớn hành động của con người thực hiện là do cảm xúc. Tính tự phát của

Page 62: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hành động theo tình cảm mang tính riêng biệt vì cũng một con người, cũng một hoàn cảnh có thể hành động khác nhau tuỳ theo cảm xúc. Loại hành động này không kiểm soát được và nó khó nghiên cứu nhất.

Hành động mang tính truyền thống tức là khi con người hành động theo một thói quen, xuất phát từ những gì được xã hội hóa (học) ngay từ thuở còn thơ. Tức là việc con người có xu hướng tuân theo giá trị chuẩn mực của cộng đồng, lặp đi lặp lại thành thói quen hàng ngày (phân công lao động trong gia đình kiểu phong kiến). Các truyền thống này rất khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.

Hành động hợp lý về giá trị là hành động có tính định hướng giá trị (ngược với hành động truyền thống). Hành động theo truyền thống không phải suy nghĩ nhiều, còn hành động theo giá trị còn phải tìm hiểu xem nó có giá trị hay không?

Chẳng hạn khi ta hành động, người ta thường xét xem hành động đó có phù hợp với địa vị xã hội của mình hay không. Những giá trị cũng được thể hiện qua các chuẩn mực khác nhau. Ví dụ: sự chung thủy ở chế độ đa thê khác chế độ một vợ một chồng.

Ở loại hành động hợp mục đích, người hành động phải suy nghĩ và quyết định xem mình chọn mục đích nào và dùng phương tiện nào để đạt được mục đích. Loại hành động này chỉ có đến xã hội hiện đại mới được thực hiện đầy đủ. Ví dụ, trong chủ nghĩa tư bản hành động hợp mục đích là hành động chiếm ưu thế.

Khi phân định thành bốn loại hành động này, ông cho rằng trong cuộc sống chúng không thể tách rời nhau một cách rạch ròi được. Nó đan xen với nhau, khi muốn hiểu con người thì phải hình dung ra bốn loại hành động đó trong trường hợp cụ thể. Đó là phương pháp hiểu của ông ta. Phải xác định được giới hạn quan hệ giữa các hành động ấy trong từng nền văn hóa. Ví dụ, thầy thuốc Ấn Độ trong nền văn hoá Hindu sang phương Tây gặp trường hợp phá thai hay bị rơi vào xung đột. Về cơ bản, đặc điểm thuyết hành động của M. Weber là phương pháp ông vận dụng mô hình trên để phân tích các tư liệu lịch sử.

Thuyết hành động thứ hai do G.M. Mead khởi xướng. Nếu M. Weber xuất phát từ từng cá nhân riêng biệt thì G.M. Mead lại xuất, phát từ mối quan hệ liên cá nhân (người- người).

Page 63: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

G. M. Mead đặt vấn đề: bằng cách nào mà con người lại có thể hiểu được mình? Đó chính là kết quả của quá trình học hỏi được ở những người khác. “Con người trở thành cá nhân trưởng thành trong xã hội là thống qua sự tương tác với cá nhân khác”.

Khái niệm trọng tâm của ông là khái niệm tương tác. Con người phát triển nhân cách mình thống qua sự tương tác xã hội. Vì vậy, vấn đề xã hội hóa, vấn đề giáo dục con người rất coi trọng. Thuyết hành động của Mead là thuyết hành động giao tiếp và sự ưu tiên trong quan tâm nghiên cứu của ông là những hình thức, những dạng giao tiếp giữa người với người. Trong giao tiếp, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, thống qua ngôn ngữ con người cung cấp tín hiệu cho người khác. Nhờ tín hiệu đó, người ta hiểu được và thống báo được cho nhau cái chung, cái riêng của sự vật. G.M. Mead phát hiện một sự trùng hợp lý thú giữa ngôn ngữ và xã hội. G.H. Mead so sánh cách biểu hiện của ngôn ngữ và xã hội như sau:

Ngôn ngữ gồm hai tầng; ngữ âm và ngữ pháp. Ngữ pháp là qui tắc xác định cách kết hợp các âm khác nhau để thành mệnh đề có ý nghĩa. Mỗi xã hội đều có hệ thống quy tắc cho phép các hành động khác nhau có thể kết hợp với nhau như thế nào. Như vậy, xã hội cũng bao gồm hai tầng: khả năng hành động khác nhau và hệ thống qui tắc cơ bản. Hệ thống qui tắc qui định khả năng và cách thức kết hợp của các hình thức hành động ở trên.

Cũng giống như trong ngôn ngữ, tầng ngữ pháp đặt ra quy tắc cho việc kết hợp các âm, còn trong xã hội con người, tầng dưới là những quy định khả năng và cách thức kết hợp của các hình thức hành động ở tầng trên.

Nếu như hệ thống ngữ pháp của các xã hội rất khác nhau thì hệ thống qui tắc cũng rất khác nhau trong các xã hội khác nhau. Quan trọng là người ta có thể hiểu một xã hội thống qua ngôn ngữ. Ví dụ về qui tắc, mệnh đề hình thành khi có một chủ ngữ: trong ngôn ngữ nhiều nước Châu Âu chỉ có từ tôi (đại từ nhân, xưng) nhưng ở việt Nam và một số nước khác thì lại có rất nhiều từ, tùy thuộc vào ngữ cảnh người đó đang nói chuyện với ai (con, cháu, em, chị, ông, bà,...).

G. Mead cho rằng, điều đó cũng tạo ra những đặc điểm riêng của xã hội. Ở phương Tây, xã hội và ngôn ngữ đều lấy cá nhân làm trung tâm. Xã hội phương Tây cho rằng, một cá nhân là một thể thống nhất và không thể

Page 64: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phân chia. Ngược lại, trong xã hội có nhiều từ phụ chỉ đại từ nhân xưng như ở Mã Lai hay ở Việt Nam, con người không phải là một thể thống nhất mà là một tổ hợp. Ở đây, con người không phải là một đại lượng tự nó mà là kết quả của quan hệ với các đối tượng khác. Theo logic đó, người ta cũng có thể phân biệt các xã hội cũng có sự khác nhau về ngôn ngữ. Trong xã hội, tầng lớp dưới có ngôn ngữ khác với tầng lớp trên. Thậm chí trong các nhóm cũng như vậy, quan tòa, luật sư có ngôn ngữ khác với bác sĩ. Như vậy, đối với cùng một vấn đề thầy thuốc và quan tòa có cách nhìn nhận khác nhau. Mead cho rằng, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để phân tích các hiện tượng xã hội, mà phương pháp vận dụng tốt nhất là phân tích tư liệu.

Nội dung chínhNghiên cứu con người là nghiên cứu những hành động của họ. Để nắm

tốt chương này, trước hết, sinh viên cần phân biệt khái niệm hành vi và hành động trong cuộc sống đời thường. Sau nữa, các bạn phải hiểu được quá trình hình thành và bản chất của lý thuyết hành vi và hành động xã hội, cũng như sự khác biệt giữa chúng.

Chương V

VĂN HÓAVăn hoá là phạm trù trong khoa học xã hội để chỉ toàn bộ những

kiến thức, những kinh nghiệm sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán và tài năng của con người được lưu truyền trong xã hội. Văn hoá đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, cung cấp cho xã hội những mô hình ứng xử được thể hiện trong quá trình xã hội hoá cá nhân trong xã hội.

Vấn đề con người là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau (sinh học, sinh lý học, tâm lý học, nhân chủng học, dân tộc học, triết học, xã hội học V.V.. ), tùy theo mục đích nghiên cứu mà các khoa học có những cách tiếp cận theo cách riêng của mình để tìm hiểu về con người.

Trong phần này, chúng tôi không đề cập đến quan điểm của các ngành khoa học khác mà chỉ quan tâm tới cách tiếp cận xã hội học về con

Page 65: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

người. Dưới con mắt các nhà xã hội học, con người là một “sinh vật xã hội” tức là con người với tư cách là một thành viên của mội nhóm, của một xã hội nào đó. Họ quan tâm đến những khía cạnh xã hội con người chứ không phải là những cá nhân đơn lẻ với những đặc điểm cá tính của con người. Đó là những mối quan hệ và những mô hình ứng xử của cá nhân như là thành viên của nhóm. Cá nhân là sản phẩm của các thiết chế văn hóa và xã hội của họ.

I. KHÁI NIỆM VĂN HÓAVăn hoá là một công cụ để hiểu ứng xử của con người với tư cách là

người chuyển tải các yếu tố truyền thống của xã hội. Người Nga khi xưa trước khi ra khỏi nhà đi săn, thường được người nhà chúc rằng “cầu cho anh không kiếm lấy được một chiếc lông thú hay một chiếc lông chim nào” với hi vọng là sự thật sẽ ngược lại, còn những người thuộc một số dân tộc Tây Nguyên Việt Nam thường tổ chức các nghi lễ trước khi đi săn để được may mắn. Những cách ứng xử đó dường như xa lạ với những người sống ở thành phố. Những nghi lễ đó là phản ứng của người trong cuộc đối với chính môi trường. Ta không thể đánh giá cách ứng xử nào là đúng hay sai.

Các nhà xã hội học cho rằng, cái đúng hay cái sai phải được xác định bởi hệ thống giá trị và hệ thống tín ngưỡng của nhóm, của cộng đồng Chính vì vậy, khi nghiên cứu về văn hoá của các tộc người, nhà nghiên cứu thường lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu rất cẩn thận để có thể đưa ra được những đánh giá vừa mang tính khách quan nhưng lại phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của văn hoá các cộng đồng đang nghiên cứu. Đối với khoa học, không có nhận định văn hoá của xã hội này cao hơn văn hoá của xã hội khác.

Định nghĩa văn hóaThông thường người ta hay gắn liền hai thuật ngữ “văn hóa” và “xã

hội” nghĩa là văn hóa được quan niệm như một cái gì đó riêng biệt của xã hội. Hai khái niệm này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, tuy nhiên, chúng không đồng nhất với nhau. Khi nói về văn hóa, người ta nghĩ ngay đến truyền thống của một dân tộc, còn khi nói về xã hội, người ta lại liên hệ tới một cộng đồng cụ thể nào đó.

Văn hóa là “Tổng hòa những hành vi học hỏi được những giá trị, niềm tin ngôn ngữ, luật pháp và kỹ thuật của các thành viên sống trong một xã

Page 66: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hội nhất định nào đó”. (Prof. Dr. Brence; J. CoHan and Terri L. Orbuch, 1995:190).

Xã hội là tổ chức xã hội của những người cùng hoạt động, trong đó diễn ra các mô hình ứng xử, được gọi là những chuẩn mực. Các chuẩn mực này là những ứng xử điển hình gắn liền với một hoàn cảnh nhất định.

Trong các tài liệu nghiên cứu về văn hoá, các học giả đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, tùy theo cách tiếp cận của mỗi người. Định nghĩa được nhiều người nhắc đến đầu tiên là định nghĩa của :E.B. Taylor (E.B. Taylor, 1881).

Hiện tượng văn hóa được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận, bởi các ngành khoa học khác nhau, do vậy cho đến nay đã tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau. Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, tác phẩm “Văn hoá, tổng quan về khái niệm văn hoá và định nghĩa” của A.L Kroeber và C.K Luckhohn (1952) đã giúp cho những người quan tâm tới lĩnh vực này có cái nhìn tổng quan hơn về văn hoá. Các ông đã thống kê 161 định nghĩa về văn hoá và phân loại chúng thành bảy nhóm nội dung cơ bản khác nhau. Về sau, các nhà nghiên cứu về văn hóa hay những vấn đề có liên quan cũng đã bổ sung thêm vào danh mục định nghĩa về văn hóa của A.L Kroeber và C.K Luckhohn.

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa như Đoàn Văn Chúc (1997), Hoàng Vinh (1999), Phạm Khiêm Ích (2001), Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2003). Trong cuốn xã hội học văn hoá (Mai Văn Hai - Mai Kiệm, 2003), các tác giả phân định nghĩa văn hoá thành những nhóm nội dung như: những định nghĩa mang tính liệt kê; những định nghĩa lịch sử, các định nghĩa chuẩn mực, các định nghĩa tâm lý học, các định nghĩa cấu trúc và các định nghĩa biến sinh.

Văn hóa được định nghĩa theo cách riêng của mỗi một ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi trường phái. Và thậm chí mỗi người có một định nghĩa của riêng mình về văn hóa. Hai tác giả nói trên đã tổng hợp các định nghĩa về văn hóa của nhiều nhà nghiên cứu thành sáu nhóm như sau:

Thứ nhất là nhóm định nghĩa liệt kê, mà định nghĩa tiêu biểu thuộc nhóm này là của E.B. Tylor (1832 - 1917). Ông cho rằng “Từ văn hóa hay văn mình theo nghĩa rộng, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên xã hội”. Tức là, một

Page 67: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

mặt, văn hóa không bó hẹp ở trường nghĩa “vun trồng cho trí óc” hay “giáo hóa bằng văn” mà là kết quả trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Mặt khác, định nghĩa này tạo ra một cơ sở vững chắc cho thuyết tương đối văn hóa về sau này. Lý thuyết này cho rằng chỉ có sự khác biệt giữa các văn hóa, chứ không coi nền văn hóa nào cao hơn nền văn hóa nào.

Thứ hai là nhóm định nghĩa lịch sử. Đại diện của nhóm này là B.K. Malinowski (1884 - 1942) và E. Sapir (1884 - 1939). Những định nghĩa của nhóm này khắc phục hạn chế của Tylor nhưng lại dựa trên giả định về sự ổn định của văn hóa. Kiểu định nghĩa này thường bỏ qua sự biến đổi của văn hóa nghĩa là bỏ qua tính tích cực của con người trong phát triển và cải biến văn hóa.

Nhóm định nghĩa chuẩn mực với đại diện là C.W. Wissler và W. Thomas là nhóm thứ ba. Ưu điểm của những định nghĩa thuộc nhóm này là đã thấy được tính tương đối của hệ thống giá trị và tôn trọng sự khác biệt của các nền văn hóa khác nhau. Tuy vậy, chính vì sự đề cao các giá trị riêng biệt, nhóm này đã không quan tâm đúng mức đến các mối quan hệ tương tác cũng như sự biến đổi tất yếu của hệ thống này từ quá khứ đến hiện tại.

Nhóm định nghĩa tâm lý học, theo phân tích của Mai Văn Hai, nhấn mạnh đến các hành vi ứng xử và sự thích nghi của con người, khẳng định tính chất ổn định của các mô hình văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, con người vừa tuân theo lại vừa không tuân theo các khuôn mẫu văn hóa đã có sẵn. Ông cho rằng chính xu thế “biến dị” đó làm hình thành các khuôn mẫu và chuẩn mực mới, tạo ra sự đa dạng, tính tương đối và sự phát triển của văn hóa.

Nhóm định nghĩa cấu trúc, với định nghĩa của Đào Duy Anh, theo cách lựa chọn của tác giả Mai Văn Hai. Ông quan niệm văn hoá là sinh hoạt. Trong phân tích của mình, ông nhấn mạnh văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải là vậy. Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: “văn hóa tức là sinh hoạt”. Ở định nghĩa này, Đào Duy Anh đã chú trọng đến khía cạnh cấu trúc của vấn đề, đã coi văn hóa như một cách

Page 68: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thức sinh tồn xã hội, do đó, chỉ ra được sự gắn bó của nó với các cơ cấu, các thiết chế xã hội khác.

Cuối cùng, nhóm định nghĩa biến sinh chú trọng tới khía cạnh nguồn gốc của văn hóa, văn hóa chính là cái phân biệt giữa con người và động vật. Hơn thế, các định nghĩa thuộc nhóm này còn chỉ ra được sức tác động của văn hóa trong đời sống xã hội.

Như vậy, khái niệm văn hoá được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu văn hoá dưới cách tiếp cận của xã hội học cần phải có những định nghĩa thao tác (có thể chẻ nhỏ thành các tiêu chí cụ thể để đi thu thập thông tin) chứ không đơn thuần là những định nghĩa mang tính khái niệm (chỉ dừng lại ở những giải thích khái niệm này bằng những khái niệm khác).

Các loại hình văn hóaLesle Wite (1947) cho rằng, nói đến văn hóa cần xem xét bốn loại

hình văn hóa hiện tượng, hành động, vật chất, tư tưởng và tình cảm.Hành động được hiểu là các mô hình ứng xử, được chấp nhận rộng rãi

trong xã hội.Vật chất là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả

những gì do nhóm và xã hội sản xuất và sử dụng.Tư tưởng là bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại

trong xã hội. Những gì mà chúng ta biết hoặc còn tin là có thật đều thuộc khía cạnh tư tưởng các văn hóa.

Tình cảm (thái độ và giá trị) lại liên quan đến cảm xúc, đối lập với tri thức. Nó bao gồm những sự đánh giá về cái tốt, cái xấu, cái đúng và cái sai. Kể cả những thành kiến đối với những nhóm xã hội cụ thể, những thành kiến theo truyền thống bị coi rẻ trong một xã hội cũng đều thuộc về những tình cảm văn hóa.

Như vậy, để có thể đánh giá được văn hoá của một xã hội nào đó, trong một thời kỳ nào đó, cần phải nghiên cứu cả bốn hình thức biểu hiện của văn hóa. Tuy nhiên, có những trường hợp nhà nghiên cứu chỉ quan tâm tới một trong những loại hình đó của văn hóa. Lúc đó, những loại hình còn lại vẫn được lưu ý đến trong chừng mực nhất định để làm nền cho vấn đề cụ thể mà nhà nghiên cứu đi sâu phân tích.

Ứng xử của loài người và loài vật

Page 69: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Những ứng xử của con người hoàn toàn khác với những ứng xử của động vật. Để phân biệt được thực chất của những loại ứng xử đó chúng ta cần phân biệt rõ những khái niệm: bản năng, văn hóa, truyền đạt biểu tượng, phong cách sống, cơ hội sống. (R. Diane Shapiro, 1977).

Bản năngBản năng là ứng xử mang tính bẩm sinh, nó không cần học tập, thực

hiện tương đối phức tạp nhằm để giải quyết một nhu cầu. Nói đến ứng xử bản năng là nói đến một loạt các hành động nhằm đạt tới việc giải quyết một vấn đề hoặc thỏa mãn một nhu cầu ứng xử mang tính bản năng khác với những hành động phản xạ đơn lẻ.

Ở con người cũng có một số biểu hiện phản xạ bẩm sinh nhưng lại không phải là một chuỗi ứng xử bản năng được chương trình hoá như ở động vật mà là những phản xạ bao gồm những cử động đơn lẻ, ví dụ trẻ mới sinh biết bú (phản xạ mút) hay rụt tay lại khi bị nóng và đau. Nếu nói về phản xạ (vô điệu kiện và có điều kiện) thì cả động vật bậc thấp cũng có. Ở đây, chúng ta đang bàn về những ứng xử bẩm sinh như là một phương thức để tồn tại của mọi giống và loài. Đặc trưng của ứng xử bẩm sinh là tính rập khuôn của nó. Mọi thành viên của một loài giống cùng biểu hiện những hành động như nhau (con ong xây tổ, các con thú trong rừng biết đào hang). Cho dù ở nơi nào, loài vật này cũng lặp đi lặp lại một chuỗi những hoạt động đã được chương trình hóa từ trước và hầu như không thay đổi.

Văn hóaSự tồn tại của con người phụ thuộc vào văn hóa. Con người bị lệ thuộc

vào người khác trong một thời kỳ kéo dài và xã hội càng phức tạp, họ càng bị phụ thuộc nhiều hơn. Sở dĩ có sự phụ thuộc, kéo dài này là do con người phải học tập để thỏa mãn không chỉ những nhu cầu mang tính sinh lý mà cả những nhu cầu mang tính tình thần nữa. Chúng ta phải học tập để kiếm tiền, nhờ đó chúng ta có thể mua được thực phẩm chứ không nhất thiết phải học cách săn tìm thực phẩm. Chúng ta được hướng dẫn một số thị hiếu và sở thích về các kiểu nhà cửa chứ không phải tìm nơi trú ẩn có sẵn trong tự nhiên. Những ứng xử nhằm giải quyết vấn đề mà người ta thấy có ở con người, hầu như hoàn toán khác với việc thõa mãn những nhu cầu của giới động vật.

Sự truyền đạt bằng biểu tượng

Page 70: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Một điều kiện quan trọng để đánh dấu việc còn người tách khỏi động vật là khả năng giao tiếp và thể hiện trong giao tiếp. Chính nhờ sự giao tiếp bằng biểu tượng mà con người dễ dàng tiếp thu văn hóa và thực hiện việc lưu truyền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa không có một cơ sở di truyền nào. Người ta học được nó là do kết quả của sự tác động qua lại giữa người và người với nhau.

Sự truyền đạt bằng biểu tượng thể hiện qua ba hình thức: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và hành vi không lời.

Ngôn ngữ nói là các khuôn mẫu âm thanh chứa đựng những ý nghĩa gắn liền với nhau. Ngôn ngữ bằng lời nói đem lại sự thuận lợi nhất cho việc giáo dục và truyền đạt cho nhau vì nó được sử dụng thường xuyên và mang tính trực tiếp giữa các cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày.

Ngôn ngữ viết là sự ghi lại những lời nói thành những ký tự theo một qui tắc nào đó. Nó là phương tiện hữu hiệu để bảo đảm cho việc học hỏi và bảo tồn di sản văn hóa. Ngày nay, nhờ những ghi chép trên văn bia hoặc ở trên các lăng mộ mà chúng ta có thể biết được sinh hoạt của những người thuộc các nền văn mình cổ xưa.

Hành vi không lời là việc trao đổi các ý nghĩa thông qua các yếu tố phi ngôn ngữ, chỉ sử dụng các điệu bộ và tư thế (chuyển động chân tay hay một bộ phận của cơ thể như cơ mặt, nụ cười hoặc tư thế của cá nhân, hay khoảng cách giữa những người đang giao tiếp ...). Chẳng hạn, một đứa trẻ định làm việc trái ý người lớn, chỉ cần quan sát nét mặt của những người xung quanh nó có thể hiểu rằng hành động mà mình dự định làm là không đúng và không dám thực hiện hành động đó.

Nếp sốngNếp sống là cách ứng xử của các thành viên đã được qui định về mặt

văn hóa. Những ứng xử này, Max Weber gọi là hành động theo truyền thống.

Nếp sống được coi như là khuôn mẫu để các thành viên trong xã hội tuân theo. Các cá nhân đều hiểu được ý nghĩa của các hành động trong một hoàn cảnh nhất định một cách tương tự như nhau, đồng thời họ cũng hiểu rằng mình cần có những ứng xử đúng như các thành viên khác trong xã hội đã mong đợi. Chẳng hạn trong chiến tranh, một người mẹ yêu con, không muốn con ra mặt trận nhưng bà ta hiểu được rằng nếu để con trốn nghĩa vụ quân sự sẽ không được những người xung quanh đồng tình. Nhận

Page 71: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thức được những trông đợi của những người xung quanh về hành động hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng, người mẹ đã nén lòng động viên con ra mặt trận.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓAKhác với loài động vặt, những ứng xử của chúng ta, ngoài những phản

xạ bản năng đều phải thông qua quá trình học hỏi từ những người xung quanh mới có thể thực hiện được.

Tính chất học hỏi của văn hóaVăn hoá là cái được học hỏi ở những người xung quanh. Vốn văn hoá

được tích luỹ trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Trong quá trình xã hội hoá, chúng ta học cách nhận định về hoàn cảnh, về những ứng xử tương ứng với những hoàn cảnh đã được xác định và sự kỳ vọng nơi người khác; nghĩa là, ta kỳ vọng rằng người khác cũng hiểu được theo cùng những cách ấy. Sự tương đồng trong các hành động cho thấy rằng các thành viên của xã hội đều được học hỏi giống như nhau, và các mô hình trở thành những truyền thống của xã hội. Việc học tập ấy diễn ra trong quá trình quan hệ qua lại trong xã hội và phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ trừu tượng.

Tính luân chuyển của văn hóaCác mô hình ứng xử mà chúng ta nhận thấy trong xã hội, cùng với các

sản phẩm, tư tưởng và tình cảm, trở nên độc lập đối với cá nhân các thành viên nhờ bản tính tích lũy của văn hóa. Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là nội dung của văn hóa được truyền đạt lại, được luân chuyển cho thế hệ sau và vì thế sống lâu hơn các cá nhân thành viên của xã hội. Các truyền thống văn hoá vẫn tiếp tục tồn tại sau khi các thành viên đã được những thế hệ mới thay thế.

Ngay cả trong xã hội hiện đại, một số phong tục vốn được hình thành trong bối cảnh sống trước kia vẫn được thực hiện trong hoạt động hàng ngày của con người (ví dụ như lễ trong ngày giỗ tổ, cúng ngày rằm, tổ chức các ngày lỗ hội nông nghiệp...)

Tính xã hội của văn hoáVăn hóa luôn tồn tại đồng thời với xã hội. Khi chúng ta nhận định văn

hóa hình thành sau xã hội có nghĩa là khẳng định văn hóa được phát triển

Page 72: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

bởi những cá nhân tác động qua lại với nhau. Trong quá trình tác động qua lại này, các mô hình được phát triển từ những cái đã được xác lập thành quy tắc, hay những cách hành động đã được mọi người chấp nhận. Khi các mô hình này được xác lập, chúng ta sẽ thấy văn hóa xuất hiện. Quá trình này diễn ra thông qua sự thống nhất giữa các thành viên. Mặc dù không phải mọi thành viên trong cộng đồng, xã hội đều nhất trí nhưng sự đồng tình vẫn mang tính phổ biến và được đa số thành viên tuân theo.

Khi có sự bất đồng nào đó về một hành động, vật chất, tư tưởng, hay tình cảm, thì cái đó không được nằm trong các truyền thống của xã hội. Một cái gì đó, một biểu hiện nào đó được coi là một hiện tượng văn hóa thì sự đồng tình phải là phổ biến.

Những cách ứng xử có liên quan đến cá tính của một cá nhân không được coi là văn hóa mà chỉ phản ánh những đặc trưng và kinh nghiệm cá nhân cụ thể nào đó.

Việc nghiên cứu lối ứng xử của các cá nhân nằm trong phạm vi tâm lý học và sinh lý học. Các nhà xã hội học quan tâm tới mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân với tư cách là những người đóng vai trò khác nhau, hình thành nên các tổ chức xã hội.

Như vậy, tổ chức xã hội là kết quả của sự trao đổi hành động hỗ tương giữa các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng nhưng chính thông qua quá trình hoạt động và giao tiếp mà một số cách ứng xử được nhiều người chấp nhận và coi là chuẩn, từ đó người ta quy đình nên các khuôn mẫu, các luật lệ, hình thành nên một hệ thống các giá trị chung của xã hội. Văn hoá và xã hội luôn luôn củng cố lẫn nhau.

Tính lý tưởng của văn hóaCác tư tưởng của văn hóa không phải lúc nào cũng trùng khớp với ứng

xử hiện thực. Những quan niệm của chúng ta về cái gì nên làm và cái gì không nên làm thường mang hình thức lý tưởng hơn là những gì xảy ra trong hiện thực. Thông thường các thành viên trong xã hội đều cho rằng sống là phải trung thực, nhưng trong một số tình huống cụ thể nào đó, một số người nào đó vẫn làm khác đi so với số đông. Ví dụ một vài người sẽ lý giải rằng, “đúng là cần trung thực nhưng lấy đồ của người giàu thì cũng không sao”.

Con người có những nhu cầu và luôn mong muốn thoả mãn được các nhu cầu đó, văn hoá quy định những cách thức thỏa mãn nhu cầu khác

Page 73: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhau. Chẳng hạn, muốn thoả mãn nhu cầu về ăn uống, cần phải thực hiện một loạt các hoạt động có liên quan, cách thức gieo trồng, chăn nuôi (ở xã hội nông thôn), học nghề để có việc làm kiếm tiền mua thức ăn (ở xã hội công nghiệp), hoặc học cách thức nấu nướng. Muốn thỏa mãn nhu cầu tình dục mà không bị phê phán, cần phải kết hôn. Muốn thoả mãn nhu cầu kết hôn, những người tham gia kết hôn sẽ phải thực hiện những quy định về các giai đoạn của hôn lễ. Tuy nhiên, trước khi kết hôn, họ cũng tự biết rằng mình phải thận trọng trong việc chọn người hôn phối để không rơi vào trường hợp có họ hàng gần với nhau. Trong sự tính toán này của họ, có thể nhận ra sự hiểu biết nhất định về quy định trong hôn phối của các thành viên cộng đồng. Như vậy, văn hóa bao gồm các giá trị, các chuẩn mực và những quy tắc; những biểu hiện này của văn hoá được phổ biến trong xã hội và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Tính chất thích ứng của văn hóaCon người phải đương đầu với nhiều vấn đề xuất phất từ môi trường

vật chất và những thay đổi của môi trường ấy - thí dụ, nạn hạn hán hoặc những thiên tai khác. Người ta tính toán cách thức thực hiện dựa trên kinh nghiệm sẵn có và phát triển thêm, những ứng xử trong tình huống mới. Người nông dân vùng châu thổ sống Hồng chống chọi lũ lụt bằng cách đắp đê ngăn lũ, còn nông dân đồng bằng sống Cửu Long lại tìm cách để “sống chung với lũ”. Những sự thích ứng như thế được thực hiện thông qua việc sửa đổi các chuẩn mực nhưng vẫn gắn liền chặt chẽ với toàn bộ cấu trúc giá trị. Văn hóa thay đổi tùy theo đòi hỏi những nhu cầu cụ thể của xã hội, nhưng càng ít sự đứt đoạn thì sự bảo lưu văn hoá sẽ tốt hơn.

Tính thống nhất của văn hóaCó một sự cố kết chặt chẽ giữa các khía cạnh khác nhau về văn hóa,

nhằm hình thành nên một thể thống nhất. Tức là văn hóa được coi như tổng hòa những yếu tố như hành động, tư tưởng, vật chất, tình cảm. Nói đến sự thay đổi văn hóa là nói đến sự thay đổi của các thành tố cơ bản liên quan nói trên. Những người lao động trong môi trường đô thị ở các nước công nghiệp hóa thường làm việc với thời gian ít hơn, có nghĩa là các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi của họ sẽ nhiều hơn những người lao động trong môi trường nông thôn. Mô hình ứng xử của họ cũng sẽ bao gồm cả hoạt động trong thời gian rảnh rỗi (hành động), các dụng cụ, quần áo thể thao (vật chất), cả khối lượng kiến thức vốn chứa đựng những năng lực và

Page 74: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

những giá trị cần phải có chẳng hạn như lối chơi trung thực (tư tưởng). Hoạt động sống của người dân đô thị phong phú hơn so với những người sống ở nông thôn.

Hiện tượng văn hóa là một hiện tượng phổ quát, mọi xã hội đều có văn hóa. Đồng thời, văn hóa có thể thay đổi: các hành động, tư tưởng, sản phẩm và tình cảm đều mang những đặc trưng của các xã hội khác nhau.

III. TIỂU VĂN HÓA (VĂN HOÁ PHỤ)Trong một xã hội thường bao gồm nhiều dân tộc, cộng đồng khác

nhau. Mỗi cộng đồng này, ngoài mô hình ứng xử chung nhất ra, còn có những mô hình ứng xử riêng phản ánh các đặc trưng của dân tộc đó. Những biểu hiện văn hoá riêng đó được gọi là “tiểu văn hoá” hoặc “văn hoá phụ”.

Các cộng đồng nhỏ này mặc dù có những điểm riêng trong phong tục tập quán, nhưng về những phương điện nào đó, đều là bộ phận của xã hội rộng lớn hơn bao gồm chúng. Các cộng đồng này thường bao gồm những cá nhân có cùng một nền tảng dân tộc hoặc chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo và đôi khi người ta cũng thấy có các cộng đồng đó trong các nhóm nghề nghiệp, các lứa tuổi, hoặc dân chúng ở cùng một địa phương. Khác với xã hội, các cộng đồng đó không tồn tại một cách độc lập được mà phụ thuộc vào xã hội bao gồm chúng.

Nếu xét về nhóm tiểu văn hoá dân tộc, nước ta có 54 nhóm tiểu văn hoá. Trong xã hội, về cơ bản mọi người trong xã hội đều phản đối việc sử dụng ma túy nhưng vẫn tồn tại những nhóm sử dụng ma tuý. Những nhóm đó được gọi là tiểu văn hoá. Bên trong các nhóm tiểu văn hóa có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng tình, nhưng giữa các nhóm tiểu văn hóa với toàn xã hội nói chung, vẫn thường xuyên xảy ra sự bất đồng nào đó. Khái niệm bất đồng thuận về mặt quy tắc được sử dụng để nói về sự không tương thức giữa các nhóm, về lối ứng xử thích hợp đối với một tình huống cụ thể. Sự bất đồng này không mang hình thức xung đột mà mang hình thức những phản ứng khác nhau đối với cùng những tình huống như nhau. Những nghi lễ đám cưới của các dân tộc khác nhau nhiều khi được thể hiện với những ý nghĩa trái ngược nhau.

Một số chỉ báo khác rõ ràng hơn về tiểu văn hóa, chẳng hạn như ngôn ngữ (phương ngữ, tiếng lóng), y phục, và các món ăn. Người ta đã chú ý

Page 75: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhiều đến văn hóa phụ của thanh thiếu niên. Sự du nhập trào lưu hip-hop vào Việt Nam hiện nay đang làm nhiều người lớn tuổi lo ngại là một thí dụ. Đối với các nhóm này, kiểu cách y phục thường mang tính cách độc nhất: (có một không hai) và ngôn ngữ thường khác biệt với ngôn ngữ của dân chúng nói chung.

Trong các đô thị rộng lớn, nhiều nhóm dân tộc cùng sinh sống trong một khu vực địa lý tách biệt, ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, người Việt gốc Hoa sống tập trung ở quận 5, quận 6, quận 10, quận 11. Đó chính là cơ sở của những văn hóa phụ. Trẻ em lớn lên trong những cộng đồng này được giáo dục về những giá trị của nhóm tiểu văn hoá và những quy tắc ứng xử có thể rất khác với những điều được quan niệm trong hệ thống nhà trường công cộng. Tại quận 5, quận 6, quận 10, quận 11 có rất nhiều trường tiểu học giành cho học sinh người Hoa. Buổi sáng, các em học văn hoá bằng tiếng Việt, buổi chiều các em lại học tiếng Hoa và những kiến thức về văn hoá Trung Hoa. Sự bất đồng tình về quy tắc là một công cụ để nhận biết và giải thích những khác biệt đó, và đồng thời để bảo vệ tính tương đối văn hóa. Nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn những điểm đứt đoạn trong xã hội, chẳng hạn như trẻ em (vốn được nuôi dưỡng trong những bối cảnh rất khác nhau) không được giáo dục một cách có hiệu quả trong hệ thống nhà trường công cộng.

Cơ sở để bảo tồn các nhóm tiểu văn hoá không phải chỉ thể hiện ở chỗ hình thành nên những nét văn hoá chung của cộng đồng, mà còn thể hiện ở chỗ các thành viên của cộng đồng này đều ý thức được việc bảo vệ các truyền thống đó.

Nhóm tiểu văn hoá ma túy (văn hóa phụ của giới sử dụng ma túy) được gọi là nhóm văn hóa đối nghịch. Trong đó các quy tắc và hoặc các giá trị không những khác mà còn đối lập với những quy tắc và giá trị của đa số trong xã hội. Những nhóm tiểu văn hóa tội phạm, bao gồm những băng nhóm phạm pháp được xếp loại là những văn hóa đối nghịch.

Các nhóm văn hóa đối nghịch đều là tiểu văn hóa, nhưng mọi tiểu văn hóa chưa hẳn đã là văn hóa đối nghịch. Các nhóm hút chích ma túy, tội phạm trước hết là nhóm tiểu văn hoá (những giá trị, chuẩn mực của nhóm mang tính riêng biệt, chẳng hạn trong nhóm tội phạm càng nhiều thành tích trộm cắp, giết người càng được đề cao). Sau nữa, đó là nhóm văn hoá đối nghịch - những hành vi của họ vi phạm pháp luật, thường bị xã hội lên

Page 76: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

án và phải chấp hành các biện pháp chế tài tiêu cực. Các nhóm dân tộc sống tại đô thị không phải là nhóm tiểu văn hoá đối nghịch, dù họ có giữ những phong tục riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm quy định chung của pháp luật.

Như vậy, tiểu văn hóa là những cộng đồng có chung quyền lợi, và xã hội, trong đó bao gồm nhiều nhóm, cộng đồng có chung quyền lợi là một xã hội đa nguyên. Một xã hội được cấu thành bởi nhiều truyền thống văn hóa khác nhau hoặc nhiều bối cảnh khác nhau cũng được gọi là một xã hội phức tạp. Tính chất phức tạp trong một xã hội càng lớn, chúng ta càng thấy nhiều sự khác biệt giữa các thành viên về mặt các mô hình ứng xử của họ, các sản phẩm mà họ sử dụng, tình trạng bất đồng tình về quy tắc càng lớn.

IV. SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA VÀ NHỮNG HỆ QUẢ CỦA NÓNhững khác biệt văn hóaỞ trên, chúng ta đã khẳng định, văn hoá là đặc trưng của ứng xử con

người. Trong mối quan hệ giữa con người sinh học, văn hoá và hành vi con người thì yếu tố sinh học, mang tính bẩm sinh ở con người là những điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để quyết định hành vi con người. Bản chất sinh học ở con người (tức là những nhu cầu sinh lí như ăn, ngủ, hoạt động tình dục) đòi hỏi hành vi con người phải được thực hiện để thỏa mãn nhu cầu nhưng chính văn hoá mới là yếu tố quyết định đặc trưng của hành vi, của ứng xử con người. Như vậy, những ứng xử của con người, bị phụ thuộc vào văn hoá. Có nghĩa là ứng xử xảy ra trong một bối cảnh xã hội và văn hóa nhất định. Cùng một ứng xử nhưng sẽ không được hiểu cùng một ý nghĩa trong các xã hội khác nhau, Vì vậy, những ứng xử của con người phải được hiểu, được lí giải theo ý nghĩa của nó ở trong những xã hội cụ thể mà nó diễn ra.

Trong nghiên cứu hoặc trong cuộc sống đời thường, việc lưu ý đến nguyên tắc tính tương đối của văn hóa giúp cho chúng ta hiểu được lối ứng xử bằng cách nhìn nhận bối cảnh văn hóa của xã hội. Trong giao tiếp, người Colombia gật đầu là không đồng ý và ngược lại lắc đầu là đồng ý, còn các xã hội khác thì hành động ngược lại. Tức là, không có gì tuyệt đối đúng hay sai, mà chỉ có sự phán xét về đạo lí tương đối so với tiêu chuẩn của một nền văn hóa nhất định.

Page 77: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Những hệ quả của sự khác biệt văn hóaBị giới hạn về văn hóaThực tế, nếu mọi người đều nắm được nguyên tắc về tính tương đối

của văn hoá để lí giải các hiện tượng văn hóa trong các xã hội khác nhau thì sẽ ít khi xảy ra hiểu lầm. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều người thậm phí cả một số nhà nghiên cứu xã hội bỏ qua những nguyên tắc, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng “bị giới hạn về văn hóa”. Tức là, việc phạm sai lầm khi không hiểu được những bối cảnh văn hóa khác nhau. Sai lầm hay xảy ra khi người quan sát, mô tả hay lí giải một sự kiện trên cơ sở bối cảnh văn hóa của chính mình. Chẳng hạn, người Hy Lạp, theo phong tục xưa, thường ném những đứa trẻ ôm yếu hoặc tàn tật xuống vách núi vì nó không có triển vọng là một người khỏe mạnh khi lớn lên, trong khi đó, quy định của xã hội là những thành viên trong xã hội của họ về nguyên tắc, phải là những người khoẻ mạnh. Nếu như không tính đến tính tương đối của văn hóa thì chúng ta vốn là những người được giáo dục là phải đảm bảo quyền được sống của con người, sẽ có thể phê phán cách ứng xử đó là biểu hiện của sự vô đạo đức hay hành động dã man. Đó là hậu quả của việc người ta không có sự liên hệ về văn hóa hoặc chưa có ý thức rằng người khác có lối sống khác họ. Nhưng một khả năng khác có thể xảy ra, đó là khi người ta đã có ý thức về sự khác biệt văn hóa nhưng vẫn bác bỏ những lối sống, những cách ứng xử xa lạ và cho rằng chỉ có lối sống của họ, của dân tộc mình mới là đúng nhất hay tốt nhất. Điều đó được gọi là chủ nghĩa vị chủng, tạo ra một lối sống riêng biệt, coi thường những người khác.

Chủ nghĩa vị chủngChủ nghĩa vị chủng thường được dùng để chỉ những người quá tự tôn,

chỉ coi văn hoá của mình là đúng nhất và đáng được tôn trọng nhất. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là biểu hiện rõ ràng nhất của chủ nghĩa vị chủng. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, cũng nhiều người mang quan điểm của chủ nghĩa vị chủng. Những người này coi văn hoá của dân tộc họ là toàn diện, còn văn hoá của các dân tộc khác là thấp kém, dã man hay không nhân đạo... thái độ quá tự tôn này thường làm cho họ bỏ qua những kiến thức phong phú của những nền văn hoá khác một cách đáng tiếc.

Trong cuốn "Những mẫu hình văn hóa", Ruth Benediet cho rằng người phương Tây rất vị chủng. Nguyên nhân của điều đó là sự phát triển mạnh

Page 78: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

mẽ của văn hóa phương Tây, rất ít khi họ rơi vào hoàn cảnh nhu cầu buộc họ phải đặt mình theo phong cách không phương Tây khác. Bà mong muốn cuốn sách của mình về các nền văn hóa của các nước khác nhau sẽ góp phần giảm bớt xu hướng vị chủng trong xã hội phương Tây. Trong xu thế toàn cầu hoá, sự giao lưu quốc tế làm cho người dân của các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn và do vậy con người sẽ bớt vị chủng hơn.

Nếu xét về xã hội, có hai hệ quả sau: trường hợp thứ nhất, những người có nguồn gốc từ một nhóm có vị thế xã hội thấp hơn sẽ gặp nhiều khó khăn trong xã hội mới. Chẳng hạn, những người ở nông thôn bị người thành phố coi thường vì họ quá tự hào về ưu thế văn hóa ở thành phố và gọi những người ở nông thôn vốn mới tới là "nhà quê ra tỉnh", "cua đồng", “hai lúa”. Trong khi đó, những người ở nông thôn ca ngợi tình làng nghĩa xóm, đề cao sự chân chất trong lối sống, sẽ phản ứng với người ở thành thị về sống ở quê bằng những từ như "bọn ăn trắng mặc trơn", “những kẻ hợm hĩnh"... Trường hợp thứ hai, việc coi thường các lối sống xa lạ, ngoại lai có thể dẫn đến mưu toan cô lập nền văn hóa của chính họ đối với lối sống đó. Nhiều bậc phụ huynh cấm con chơi với "bọn ngoài phố”, "bọn đầu đường xó chợ" chỉ vì sợ sự lêu lổng của các nhóm trẻ em mà họ quan sát được ở trong phường. Một số gia đình sợ con tiếp xúc với những sản phẩm tiêu cực của Internet (phim, hình sex) đã cấm con không được sử dụng Internet.

Cũng có những nhóm văn hóa phụ cố gắng cô lập hội viên của mình khỏi sự tiếp xúc với nền văn hóa rộng lớn hơn, hoặc những nhóm mà họ cho là kém xứng đáng hơn. Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, nhiều người không thích văn hoá ngoại lai, họ lo ngại bị đồng hoá văn hoá nên đã tìm cách ngăn cản những biểu hiện văn hoá của nước ngoài. Thực ra, trong xã hội hiện đại, không có một nền văn hoá nào có khả năng tồn tại một cách biệt lập mà không chịu ảnh hưởng từ một nền văn hoá khác. Khi đi du lịch xa, đến những vùng đất mới, những người đi du lịch này học được những cách ứng xử, những tập quán mới, đồng thời, họ cũng mang theo những nét văn hoá của họ để cho những người khác học hỏi.

Như vậy, trong chương này, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:Khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng và đa dạng về ý nghĩa. Văn

hóa và các hiện tượng văn hóa như chuẩn mực, các sản phẩm, những kiến

Page 79: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thức và giá trị tình cảm đều được truyền đạt bằng ngôn ngữ qua các thế hệ trong một xã hội nhất định.

Các hiện tượng phổ biến là đối tượng nghiên cứu của xã hội học nhưng chính sự tồn tại của các hiện tượng mới mang tính phổ biến, còn hình thức của nó thì biến đổi tuỳ theo văn hóa. Có nghĩa là, mọi xã hội đều xã hội hóa thành viên của mình, từ những người truyền đạt, nội dung của việc dạy dỗ, các phương tiện để giáo dục đều khác nhau giữa các nhóm, các cộng đồng, đồng thời thể hiện tính đồng nhất trong nội bộ các nhóm, các tập đoàn ...

Khái niệm văn hóa cho phép chúng ta giải thích những hành động của con người bằng cách liên hệ với một loạt truyền thống mà hành động đó tuân theo. Khái niệm này cũng giúp chúng ta bớt sai lầm khi đánh giá về sự khác biệt văn hóa trong sự giao lưu giữa các truyền thống văn hóa khác nhau (như sự hạn chế văn hóa, chủ nghĩa vị chủng).

Sự hiểu biết về những khác biệt văn hóa, phân tích những hệ quả và nguyên nhân của chúng là nhiệm vụ của nhà xã hội học. Giải thích về khác biệt văn hóa là vấn đề phức tạp, nhất là việc xét đoán nguyên nhân, vì vậy đòi hỏi sự thận trọng rất lớn. Các nhà xã hội học đã bác bỏ các lí thuyết giải thích một cách thô thiển về nguyên nhân biến đổi văn hóa như "định mệnh sinh học" hoặc "định mệnh địa lí".

Nói đến văn hóa, chúng ta đang đề cập đến những giá trị, chuẩn mực, các mô hình ứng xử của con người. Văn hóa luôn tồn tại trong một xã hội nhất định, là sản phẩm của sự tương tác của các cá nhân trong những tổ chức xã hội khác nhau. Chương tiếp theo chúng ta sẽ bàn đến các mô hình ứng xử xã hội tương ứng với các địa vị, vai trò xã hội.

Nội dung chínhTrong chương văn hóa, sinh viên không những cần hiểu được khái

niệm văn hoá mà còn nắm vững định nghĩa theo quan điểm xã hội học về văn hoá. Ngoài ra, sinh viên còn phải hiểu rõ những đặc điểm của văn hóa, tiểu văn hóa (văn hoá phụ), những hệ quả của sự khác biệt văn hóa như tình trạng bị giới hạn về văn hóa và chủ nghĩa vị chủng. Những điều này vô cùng quan trọng đối với những người nghiên cứu văn hoá trong những xã hội phức tạp.

Page 80: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chương VI

SỰ ĐIỀU TIẾT XÃ HỘI

QUI TẮC, GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC VÀ CHẾ TÀIMỗi một cộng đồng, một xã hội đều có những quy tắc hay chuẩn mực

quy định rõ cách ứng xử phù hợp với toàn thể cộng đồng hay xã hội. Nếu như một cá nhân nào đó không tuân theo những quy định của nhóm, cộng đồng sẽ tạo ra một cơ chế kiểm soát hành vi của các cá nhân này, làm họ phải thay đổi những hành vi đã thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện.

Ở chương văn hóa, chúng ta đã nói tới những mô hình ứng xử. Những mô hình này được số đông chấp thuận, làm theo. Đó chính là những chuẩn mực chung, nói lên đặc trưng của một nhóm, cộng đồng nào đó. Những chuẩn mực này ấn định những hành vi được chấp nhận bởi xã hội và đặt ra ranh giới giữa cái đúng và cái sai theo quan niệm của cộng đồng. Nó không chỉ cho chúng ta biết được cách sinh sống của một cộng đồng, một xã hội mà còn xác định được những ứng xử lệch lạc và hiểu rõ về các giá trị.

Như vậy, khi quan sát những mô hình ứng xử của các nhóm người, dường như có một yếu tố chủ đạo nào đó hướng dẫn cho con người hiểu biết cách ứng xử xã hội và đánh giá được ứng xử của mình với những người khác, yếu tố chủ đạo đó chính là giá trị và chuẩn mực. Trong các nhóm, cộng đồng sẽ tạo ra một cơ chế kiểm soát hành vi của các thành viên giúp họ hiểu rõ hơn về những ứng xử của mình và điều chỉnh chúng. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các khái niệm có liên quan, phân tích sự tiếp nhận các quy tắc và chuẩn mực xã hội đồng thời chỉ ra cơ chế hoạt động của sự điều chỉnh xã hội khi quá trình lĩnh hội các quy định này diễn ra không đầy đủ. Ngoài ra, chúng ta cũng xem xét mối tương quan giữa những hành vi lệch lạc và sự tuân thủ với cơ chế kiểm soát xã hội từ phía cá nhân và xã hội.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢNGiá trịCác giá trị thuộc về vấn đề tình cảm của văn hóa và liên quan đến

nhận thức của các thành viên của nhóm về cái đúng và cái sai, cái tốt và

Page 81: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

cái xấu... Các giá trị của nhóm cộng đồng là những cái có tầm quan trọng đối với nhóm, cộng đồng đó. Trong những xã hội khác nhau, các giá trị được đề cao không giống nhau và được đánh giá khác nhau. Thậm chí, trong nội bộ một xã hội, những giá trị đó cũng được đánh giá khác nhau giữa các nhóm hoặc giữa các tầng lớp khác nhau. Trong mỗi xã hội, các giá trị thường được liên kết với nhau thành một hệ thống có tính nhất quán (tuy rằng vẫn có thể tồn tại những giá trị đối lập nhau trong đó) được gọi là thang giá trị. Nếu như ở các thành phố hiện đạị, người ta đề cao giá trị tự do cá nhân thì ở trong cộng đồng nông thôn, truyền thống Việt Nam lại chú trọng đến các giá trị nhóm, cộng đồng. Chẳng hạn, thanh niên tại các thành phố ưu tiên số một cho tình cảm gia đình, sau nữa là tình bạn, tình yêu, rồi đến tình đồng nghiệp, tình cảm dành cho họ hàng và hàng xóm rơi xuống vị trí cuối cùng. Đối với thanh niên nông thôn, tình cảm dành cho gia đình của họ vẫn ở vị trí thứ nhất nhưng vị trí thứ hai họ lại dành cho họ hàng, sau đó mới là hàng xóm, tình cảm dành cho bạn bè và đồng nghiệp luôn xếp ở vị trí sau cùng (Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Thương, 1998).

Chuẩn mực xã hộiChuẩn mực là các tiêu chuẩn hành vi được hình thành dựa trên những

gì mà một nhóm hay một cộng đồng tán thành trong suy nghĩ. Chúng ta không thể quan sát được trực tiếp các chuẩn mực mà chỉ có thể nhận thức được thông qua những ý kiến và những hành động cụ thể. Chuẩn mực được hình thành khi các thành viên trong nhóm bắt đầu phản ứng và có hình thức trừng phạt nào đó mỗi khi có ai vi phạm (Trần Hữu Quang, 1993). Ví dụ, một người nào đó lén hút thuốc lá trong rạp chiếu phim, lập tức sẽ bị những phản ứng của những người xung quanh làm cho người đó phải xấu hổ vì sự sai trái của mình và đành phải dập điếu thuốc đi. Chuẩn mực cũng không vĩnh cửu với thời gian, trước những biến chuyển của xã hội, chuẩn mực cũng có khả năng thay đổi. Điều này có thể nhận biết được thông qua các phản ứng và những biện pháp chế tài của nhóm đối với một thành viên. Chẳng hạn để đảm bảo giá trị của sự trình tiết, các gia đình thời kỳ phong kiến đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối với phụ nữ trong giao tiếp với nam giới, người ta sẽ không cho con gái đi ra ngoài đường vào buổi tối, không được đứng nói chuyện riêng tư với đàn ông. Ngày nay, những giá trị về sự trình tiết vẫn còn được đề cao nhưng người ta không còn cấm con gái ra khỏi nhà vào buổi tối và cũng coi việc nói

Page 82: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

chuyện với bạn trai là bình thường. Thậm chí, nếu một cô gái chưa có chồng mà sinh con thì những người xung quanh cũng chỉ bàn tán một thời gian chứ không áp dụng biện pháp chế tài cứng nhắc theo kiểu “gọt đầu, bôi vôi” đối với “những cô gái phạm lỗi” như thời kỳ phong kiến. Hiện nay, dù không được chấp nhận một cách rộng rãi nhưng hiện tượng sống thử (nam nữ sống chung không kết hôn) vẫn đang rất phổ biến trong xã hội, đặc biệt là nhóm thanh niên công nhân và sinh viên. Nhiều cuộc điều tra xã hội học cho thấy, đa số thanh niên nhận định về “hiện tượng sống thử” này là “nếu họ yêu nhau thực sự, thì có thể sống với nhau rồi kết hôn sau cũng được” (Trần Thị Kim Xuyến; Nguyễn Thị Thường, 1998).

Chuẩn mực nhiều khi biểu hiện qua những quy tắc. Ví dụ như những quy tắc trong giao tiếp, cách chào hỏi, cảm ơn. Những cá nhân tuân thủ đúng các chuẩn mực thường dễ hiểu và thông cảm cho nhau và những ai có khả năng đoán trước được những phản ứng của những người khác.

Các quy tắc là những luật lệ không chính thức mà mọi người trong nhóm trong cộng đồng đều phải biết và tuân theo. Các quy tắc không được viết thành văn hoặc soạn thành điều lệ như là pháp luật nhưng đều được mọi người nắm vững. Chẳng hạn như các nguyên tắc về phép lịch sự cho thấy nhiều ví dụ về các nguyên tắc được thực hiện một cách có ý thức (phải sống trung thực, khi nhận quà tặng hay sự giúp đỡ phải nói “cám ơn”). Có một vài quy tắc được coi như rất quan trọng trong khi một số khác lại ít quan trọng hơn. Chẳng hạn, William Graham Sumner (1904) đã phân biệt hai loại hình quy tắc này thành phong tục và tập tục.

Phong tục là những quy tắc dựa trên cơ sở giá trị. Nó là những tín hiệu mang ý nghĩa về cái đúng và cái sai. Trong một xã hội phong tục nuôi dưỡng hệ thống giá trị và thường hòa nhập vào hệ thống pháp luật và những giáo huấn về tôn giáo. Chẳng hạn quy tắc không được kết hôn với anh em, không được ăn thịt người hay giết người, không được xâm chiếm tài sản của công cũng như của người khác... là những chuẩn mực phổ biến trong xã hội.

Tập tục là những quy tắc được phát triển lên từ tập quán và trở thành những hình thức sinh hoạt thông thường mà chúng ta thường gọi là nếp sống. Người ta vẫn coi trọng phong tục hơn tập tục, họ không phản ứng một cách mạnh mẽ với việc vi phạm một tập tục như khi có sự vi phạm một phong tục. Ví dụ, thông thường bữa cơm tối của gia đình Việt Nam

Page 83: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

được thực hiện vào lúc 5h-6h nhưng đến 9h tối người phụ nữ mới chuẩn bị xong bữa cơm thì sự phản ứng sẽ yếu ớt hơn việc người phụ nữ đó có những thiếu sót trong trách nhiệm chăm sóc cha mẹ hay con cái của mình. Bởi vì chăm sóc cha mẹ, con cái là một phong tục còn ăn cơm vào một khoảng thời gian nào đó giống mọi người là một tập tục.

Một trong những mục tiêu chủ yếu của xã hội là bảo vệ hệ thống giá trị và chính các phong tục được lập ra nhằm vào mục đích bảo vệ đó. Sự kiểm soát xã hội phụ thuộc vào các luật lệ đang được thừa nhận trong một cộng đồng, một xã hội và phụ thuộc vào sự phục tùng đối với các phong tục. Sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc hơn với việc vi phạm phong tục và giảm nhẹ hơn với sự vi phạm tập tục. Nếu một người vi phạm đến trật tự xã hội thì hành động này sẽ gây nên một phản ứng tâm lý mạnh mẽ cho toàn xã hội. Những chuẩn mực ở cấp độ phong tục rất có ý nghĩa đối với việc gắn kết các guồng máy hoạt động xã hội. Vi phạm chuẩn mực xã hội tức là đe đoạ phá vỡ những giá trị căn bản của xã hội. Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội là những quy định trong phạm vi từng xã hội cụ thể, mặc dù giữa các xã hội vẫn có khả năng có những quy định giống nhau. Ví dụ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được đa số các xã hội đồng tình và đưa vào pháp luật, nhưng lại không được chấp nhận trong một số xã hội có chế độ đa thê, như trong xã hội phong kiến ngày xưa (Việt Nam, Trung Quốc...) hoặc ở một số quốc gia hồi giáo hiện nay vẫn còn tồn tại chế độ đa thê.

Các chuẩn mực mà nhóm và cộng đồng đề ra trong xã hội mang tính đặc thù của nhóm đó trong những thời điểm cụ thể. Những quy định ứng xử đều tương ứng với môi trường xã hội. So sánh giữa bộ luật Hôn nhân và Gia đình 1986 và 2000 cho thấy, những chuyển đổi nhanh chóng trong các quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Các quan hệ này trở nên phức tạp và đa dạng hơn, và đặc biệt đã mang nhiều yếu tố cá nhân hơn. Gia đình và các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày nay không còn chặt chẽ và thuần nhất như 15 năm về trước nữa. Các chuẩn mực giữa các thế hệ trong gia đình, các quan hệ giới, vấn đề ly hôn, con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân, v.v... đang dần dần được điều chỉnh bởi pháp luật hơn là bởi các giá trị đạo đức. Các chuẩn mực cũng có thể mang hình thức quy định hoặc cấm đoán, đó là các quy tắc cấm đoán và quy tắc ấn định:

Quy tắc cấm đoán là những quy định cấm đoán đối với một số hành động, ví dụ không được báng bổ thần linh chẳng hạn.

Page 84: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Quy tắc ấn định là những quy định liên quan tới những cách ứng xử được chấp nhận và khuyến khích thực hiện. Đó là những luật lệ chỉ ra cái gì phải làm: đứng nghiêm khi cử hành quốc ca và kéo cờ.

Đối với mỗi nhóm, mỗi cộng đồng đều có những quy tắc mang tính đặc trưng. Các quy đình về ứng xử đều tương ứng với môi trường, trong đó có môi trường xã hội. Khi môi trường thay đổi thì những quy tắc ấn định hoặc điều cấm ky cũng thay đổi theo. Ngày xưa, ở nông thôn Việt Nam, trong những ngày giỗ chạp, phụ nữ không được ngồi ăn cơm cùng mâm với nam giới. Điều cấm ky đó đã thay đổi theo thời gian, khi sự bình đẳng trong hôn nhân, trong xã hội được khuyến khích và đề cao. Nhiều quy tắc được thực hiện một cách vô thức (có nhiều quy tắc không lý giải được về mặt ý nghĩa). Vì vậy, để nhận biết những quy định của nhóm, cộng đồng, tốt hơn hết chúng ta sẽ quan sát hành vi của mọi người đang xảy ra trong một khung cảnh nào đó. Một người khôn ngoan chưa ăn thức ăn bằng đao, nĩa bao giờ sẽ quan sát cách những người xung quanh sử dụng trước rồi mới tự mình thực hành.

Luật phápNếu như những quy tắc mang tính không chính thức thì pháp luật là

những điều luật đã được soạn thành văn bản. Nó mang tính chính thức và tính cưỡng chế. Những ai vi phạm điều luật sẽ bị trừng phạt tương ứng từ phía nhà nước.

Nếu như các phong tục có thể được đưa vào bộ luật thì tập tục lại không được tính đến. Luật pháp không chống lại việc ăn cơm muộn nhưng lại chống sự bê trễ trong chăm sóc hay ngược đãi với trẻ em. Như vậy các quy tắc và pháp luật đều là luật lệ tuy có khác nhau về mặt chính thức hay không chính thức.

Để đảm bảo rằng những người dân sẽ tuân thủ những quy định pháp luật, nhà nước đã bố trí một guồng máy để giám sát các hoạt động xã hội và phân định xem hành vi nào vi phạm pháp luật hành vi nào không? (Hình ảnh người cảnh sát giao thông là một ví dụ trong hệ thống điều chỉnh hành vi giao thông của quần chúng).

Những nghi thức là những quy tắc hầu như được quy định thực hiện những ứng xử một cách rập khuôn hầu như không biến đổi. Chẳng hạn như các hành vi trong cách hành đạo hay các nghi lễ tôn giáo khác, hoặc nghi lễ trà đạo ở Nhật Bản, nghi lễ tiếp tân cấp quốc gia, quốc tế...

Page 85: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Điều cấm ky là một loại luật lệ đặc biệt. Nó nghiêm cấm một loạt những hành vi được coi là chống lại loài người, tục ăn thịt người hay ăn những con vật (mà những con vật đó được coi là biểu tượng của việc thờ cúng) là điều cấm trong nhiều xã hội. Một điều gì đó thuộc loại cấm kị có nghĩa là đương nhiên không được làm, vì vậy thậm chí người ta không cần đưa vào pháp luật (Diane Shapiro 1977).

Chế tàiChế tài là những hình phạt và những sự ban thưởng được quy định đối

với sự lệch lạc và tuân thủ. Sự trừng phạt (chế tài tiêu cực) hay khen thưởng (chế tài tích cực) đúng mức có ý nghĩa trong việc hướng cá nhân tới các ứng xử phù hợp với sự mong đợi của xã hội. Chế tài có hai hình thức: chính thức và không chính thức.

Chế tài không chính thức, được áp dụng khi quy tắc bị vi phạm, được thể hiện bằng những phản ứng của những người xung quanh như: sự chế nhạo, khiển trách, thái độ khó chịu, sự không tán thành, hoặc những biểu hiện ngược lại sự khen ngợi, kính phục tán thưởng của những thành viên khác trong nhóm, về thực chất, đây là phản ứng xã hội mang tính tự phát đối với ứng xử của người khác.

Chế tài chính thức được áp dụng riêng cho sự vi phạm các luật lệ chính thức. Ví dụ, biên bản phạt giành cho những người vi phạm luật lệ giao thông.

Chế tài tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh ứng xử xã hội không kém so với chế tài tiêu cực: người ta làm việc mong được người khác công nhận và được phần thưởng. Việc sử dụng chế tài không chính thức thường mang hiệu quả tốt hơn so với chế tài chính thức, bởi vì, chế tài không chính thức của sự điều chỉnh xã hội được áp dụng thường xuyên hơn, linh hoạt hơn so với chế tài chính thức. Chẳng hạn, một đồng chí công an phường chịu trách nhiệm dẹp chợ tạm tại khu vực mình quản lý, đội công tác của anh ta củng tổ dân phòng đã nhiều lần đi dẹp bằng hình thức cưỡng chế những không thành công, khi đội trật tự đến thì những người buôn bán chạy, khi đội này đi, họ lại tụ tập. Sau đó anh ta nghĩ ra một cách khác. Anh gặp tổ trưởng dân phố cùng những người có uy tín ở trong ngõ thông báo về quy định của thành phố, và đề nghị họ đưa ra biện pháp, những người này đã tháo luận trong các cuộc họp tổ dân phố đưa tiêu chí ngõ sạch, phố đẹp vào trong các đợt bình bầu

Page 86: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

gia đình ván hoá mới và có nhiều hình thức biểu dương những hộ và những nhóm thực hiện tốt. Việc làm này có kết quả, người dân nơi đây tự nguyện thực hiện theo quy định mới vì muốn được hàng xóm khen ngợi, nể trọng, không muốn những người xung quanh chê cười. Như vậy, sự điều chỉnh hành vi của cộng đồng này là do chế tài không chính thức mang tính tích cực chứ không phải chế tài chính thức.

II. CƠ CHẾ CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI – MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ QUI TẮC VÀ CHẾ TÀI

Các giá trị rất được coi trọng trong xã hội và được bảo vệ bởi những qui tắc quan trọng, đó là phong tục. Người ta cho rằng, sự vi phạm phong tục chính là sự đe đọa đối với giá trị. Khi đó, xã hội sẽ áp dụng các biện pháp chế tài để các thành viên có ứng xử sai lệch phải điều chỉnh hành vi của mình. Tuy nhiên, không phải chỉ đến khi bị phạt người ta mới điều chỉnh hành vi, sự hiểu biết về các chế tài sắp xảy ra cũng đủ để con người tự kiểm soát hành vi của mình xem có phù hợp với hoàn cảnh hay không. Người ta không ăn mặc diêm dúa trong đám tang vì sợ thái độ chê trách của những người xung quanh, một người nào đó vi phạm những quy tắc và bị phạt làm họ phải điều chỉnh lại ứng xử của mình, có nghĩa là những giá trị và phong tục đã một lần nữa được khẳng định trong nhận thức của họ.

Các chuẩn mực cũng thường thể hiên ở các quy định đối với vai trò xã hội. Chuẩn mực giới trong xã hội phong kiến trước kia và những ảnh hưởng trong nhận thức của một số người trong xã hội hiện nay là một ví dụ. Trong truyền thống, người ta quan niệm nam giới phải đảm đương vai trò lao động tạo thu nhập và là trụ cột của gia đình, còn phụ nữ có vai trò tái sản xuất (lo việc chăm sóc con cái và những thành viên không đi làm trong gia đình, cũng như lo việc phục hồi thể chất cho người đi làm) do đó, phụ nữ thực hiện vai trò thứ yếu và không có tiếng nói trong xã hội. Khi một cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình vì sợ bị phạt hoặc để mong nhận được lời khen, điều này có nghĩa là anh ta đã đáp ứng được kỳ vọng của nhóm hoặc xã hội, hoặc khi một người muốn tham gia vào một cộng đồng nào đó, anh ta sẽ phải cố gắng tuân thủ theo cách ứng xử của các thành viên trong cộng đồng để không bị lạc lõng và chê cười.

Như vậy, một hành động xã hội luôn có sự cân nhắc, điều chỉnh bởi những kỳ vọng xã hội. Và những sự điều chỉnh thông qua những kỳ vọng

Page 87: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

xã hội để tránh bị phạt được coi là sự điều chỉnh xã hội ngoại tại (sự điều chỉnh hành vi bị thúc đẩy bởi yếu tố bên ngoài). Còn điều chỉnh, xã hội nội tại diễn ra trong trường hợp các giá trị và qui tắc được cá nhân lĩnh hội, nhập tâm và tự điều chỉnh do nhận thức được tầm quan trọng của giá trị và qui tắc, hoàn thành không tính đến sự đe dọa của chế tài. Đó là quá trình nội tâm hóa các giá trị và qui tắc xã hội.

Tóm lại, sự điều tiết xã hội như một cơ chế điều chỉnh hành vi con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ hỗ tương giữa các cá nhân với nhau là nguồn gốc của các hiện tượng xã hội. Các cá nhân thực hiện những hành vi theo những nội dung từ phía xã hội (tình cảm, lợi ích mục tiêu...) mà Simmel cho là những nguyên nhân đầu tiên của các mối quan hệ xã hội. Sự tương tác của các cá nhân tạo ra các hình thức ứng xử của xã hội. Những hình thức ứng xử này, theo thời gian được thể chế hoá và sau đó trở thành những mô hình, hướng dẫn những hành vi của các thành viên trong xã hội. Như vậy, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ biện chứng: các cá nhân bằng sự tương tác của mình đã sản sinh ra xã hội, xã hội điều chỉnh hành vi của cá nhân, các cá nhân lại tiếp tục tái tạo ra xã hội thông qua một chu trình xoáy trôn ốc vô tận của mối quan hệ. Những yếu tố của sự điều chỉnh hành vi con người này là giá trị, chuẩn mực và chế tài, dù nhanh hay chậm, chúng luôn luôn được hoàn thiện và biến đổi theo thời gian.

Nội dung chínhSinh viền cần đọc kỹ chương này và trình bày được những khái niệm

cơ bản có liên quan tới những sự phân tích trong bài như qui tắc, giá trị, chuẩn mực và chế tài. Từ đó hiểu được cơ chế của sự điều chỉnh xã hội, đó là mối quan hệ giữa giá trị qui tắc và chế tài. Sự điều chỉnh xã hội này giúp cho con người có khả năng hoà nhập vào xã hội.

Page 88: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Chương VII

XÃ HỘI HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI

I. XÃ HỘI HÓACác em bé mới sinh ra chỉ thực hiện được những phản xạ bẩm sinh.

Tuy nhiên, theo thời gian, nhờ tiếp xúc với những người xung quanh, những trẻ sơ sinh này đã có thể hiểu được ý nghĩa của những biểu hiện giao tiếp từ những người xung quanh. Đứa trẻ có thể làm theo những gì mà các thành viên trong gia đình thực hiện. Tương tự như vậy, nó cũng học được cách ứng xử trong nhóm bạn bè, học được những kiến thức trong trường cũng như cách ứng xử với mọi thành viên trong trường theo những cách thức khác nhau (chính thức và phi chính thức). Khi kết thúc quá trình học tập, tham gia vào các nhóm phức tạp, con người trưởng thành này đã hiểu được những giá trị và nghĩa vụ của các vị trí xã hội mà họ nắm giữ.

Trong quá trình giao tiếp, chính những người đóng vai trò hướng dẫn đứa trẻ, giáo dục nó tiếp thu những giá trị xã hội cũng phải tiếp thu những giá trị từ những người khác trong xã hội. Quá trình dạy và học này được các nhà xã hội học gọi là quá trình xã hội hoá. Như vậy, xã hội hoá là một quá trình mà trong đó văn hoá được truyền đạt. Nếu lấy thời điểm con người sinh ra chỉ gồm những phản xạ bẩm sinh cho đến khi từ giã cuộc sống, về cơ bản họ đã nắm vững được những giá trị, chuẩn mực xã hội, những kiến thức và kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của hoạt động sống.

Vì khi mới sinh ra, con người chỉ có những phản xạ bẩm sinh trong quá trình phát triển, cá thể này mới học hỏi được các ý nghĩa của những hành động mà những người xung quanh hướng dẫn, các nhà xã hội học đã nhận định quá trình xã hội hoá là quá trình làm cho con người từ một thực thể sinh học trở thành thực thể xã hội.

Quá trình quá độ mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội nơi chúng ta được sinh ra - một quá trình chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử thích hợp với xã hội của chúng ta được gọi là quá trình xã hội hóa. Xã hội hoá là một trong những phạm trù cơ bản của xã hội học. Nhờ quá trình xã hội hoá mà xã hội có thể tồn tại và luân chuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Page 89: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Khi cá nhân thông qua xã hội hoá chấp nhận những quy tắc và đòi hỏi tạo dựng nền văn hóa xã hội mà họ đang sống, sử dụng chúng để quy định hành vi của mình, có nghĩa là họ đã tiếp thu được các quy luật văn hóa của xã hội. Quá trình xã hội hoá vừa là quá trình dạy dỗ, vừa là quá trình học hỏi trong đó những người tham gia vào quá trình này học cách hành động đúng đắn, theo chuẩn mực của một nhóm cộng đồng xã hội cụ thể. Một cá nhân có thể nắm rất vững những quy định ứng xử và những giá trị của cộng đồng này nhưng khi sang một cộng đồng khác, anh ta sẽ phải học hỏi những cách ứng xử của cộng đồng mới có thể được cộng đồng đó chấp nhận. Một chú rể ở Mỹ kết hôn với cô dâu Thái Lan có thói quen bắt tay người khác khi gặp mặt, khi đến thăm bố mẹ vợ sẽ phải học cách chắp tay và cúi chào khi gặp mặt.

Như vậy, những ứng xử loài người liên quan tới nhiều người. Cả văn hoá lẫn nhóm, cộng đồng đều không thể tồn tại nếu không có những cá nhân tác động qua lại lẫn nhau và bảo vệ những truyền thống ấy. Sự truyền đạt văn hoá đòi hỏi các cá nhân - thành viên trong xã hội phải thống nhất được với nhau về mô hình quy tắc ứng xử.

Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình xã hội hoá, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn ở phần sau. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích về các môi trường như là cơ sở của sự phân định các giai đoạn của quá trình xã hội hoá.

II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓACác nhà xã hội học thống nhất với nhau về ba giai đoạn của quá trình

xã hội hóa (tuy các trường phái có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của từng giai đoạn): giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình; giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong nhà trường; sau cùng là giai đoạn người ta thực sự bước vào đời để đảm nhận vai trò mà hai giai đoạn trước chưa được chuẩn bị đầy đủ. Đó là môi trường các nhóm xã hội, xã hội (làm chồng, làm vợ, làm một nhân viên trong công sở, công nhân, v.v...).

Ranh giới của các giai đoạn này hoàn toàn mang tính chất ước lệ. Trong thực tế, nó không được phân chia một cách rạch ròi theo kiểu giai đoạn này kết thúc thì giai đoạn kia mới được bắt đầu.

Trong cuộc sống xã hội, chúng ta thường học các cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp với những người xung quanh trong cả ba môi

Page 90: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

trường trên một cách đồng thời và đan xen. Quá trình xã hội hóa chỉ chấm dứt khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt bằng cái chết mà thôi.

Giai đoạn xã hội hoá trong gia đìnhQuá trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đầu tiên của

cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành vi khi đã lớn. Vì vậy, những thành viên trong gia đình với tư cách là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong xã hội phải phụ thuộc vào. Đây là môi trường có tầm quan trọng chủ yếu của giai đoạn xã hội hoá đầu tiên này.

Phần ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn sơ khai trong quá trình xã hội hoá có thể được thực hiện một cách không chính thức và không có chủ đích. Nó là sản phẩm tương tác xã hội của những người gần gũi nhất về tinh thần và thể chất. Thế nhưng, trong giai đoạn khởi đầu đó, chúng ta cũng học được nhiều điều, thông qua việc quan sát và kinh nghiệm y hệt như cái mà người trong gia đình hướng dẫn cho một cách có chủ đích. Chẳng hạn trong gia đình, người ta dạy trẻ con phải chào khách khi họ vào nhà, không được hỗn với người lớn hay “ăn coi nồi ngồi coi hướng”, v.v... Như vậy một cách không chủ đích, người ta đã dạy trẻ con nhiều hơn cái mà họ hình dung (đó là phép lịch sự, là sự lễ phép, là sống cho vừa lòng người v.v...).

Sự tiếp thu trong giai đoạn đầu của xã hội hóa không đơn thuần thông qua những sự răn dạy bằng lời nói mà còn thông qua các thành viên trong gia đình.

Một câu chuyện dân gian được Leon Tolstoi viết lại về một trường hợp người lớn làm gương xấu cho trẻ em noi theo như sau:

Trong một gia đình nọ, có một ông cụ già yếu đến nỗi mỗi lần ăn súp ông ta lại làm rơi vãi súp ra ngoài. Một lần, ông đõ làm rơi vỡ chiếc đĩa. Người con trai là chủ nhà đã lấy một cái máng gỗ cho bố dùng trong bữa ăn để khỏi bị rơi vỡ. Hôm sau, khi ra sau vườn, ông nhìn thấy đứa con trai mình đang loay hoay đục đẽo một cái gì đó. Ông hỏi cậu bé làm gì thì nhận được câu trả lời: “con đẽo một chiếc máng gỗ để sau này bố già con sẽ đưa cho bố dùng khi ăn cơm”. Người cha lúc này chợt hiểu ra và ngay lập tức bỏ chiếc máng gỗ dành cho ông cụ đi và từ đó chăm sóc cha mình chu đáo hơn.

Câu chuyện này cho thấy, những đứa trẻ thường học theo cách mà những người xung quanh thường làm. Lúc đầu sẽ là sự bắt chước những

Page 91: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hành động trực quan, sau nữa là nhân thức được ý nghĩa của những cách ứng xử nào cho phù hợp với hoàn cảnh.

Người Việt Nam có câu thành ngữ: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Người mẹ, người cha đối xử thế nào với cha mẹ mình thì sau này đứa con cũng đối xử với mình như vậy.

Tuy nhiên như trên đã trình bày, các giai đoạn của quá trình xã hội hóa không hề gián đoạn với nhau mà luôn có sự đan xen. Mặc dù có tầm ảnh hưởng quyết định như vậy, quá trình xã hội hóa của những năm đầu trong cuộc đời không chỉ giới hạn trong gia đình. Khi đứa trẻ lớn lên một chút, môi trường tiếp xúc đã được mở rộng hơn, khi đi chơi, đi nhà trẻ, chúng đã bắt đầu tiếp nhận những tác động từ môi trường, ngoài phạm vi gia đình. Những nhóm bạn bè cùng trang lứa này được gọi là nhóm tương đương. Đó là môi trường xã hội hóa đầu tiên ngoài gia đình.

Như vậy, đồng thời với môi trường gia đình, môi trường nhóm tương đương (còn gọi nhóm không chính thức) là môi trường xã hội đầu tiên bắt đầu có sự ảnh hưởng đến đứa trẻ. Đây sẽ là lần đầu tiên đứa trẻ được tiếp xúc với những suy nghĩ và cách ứng xử khác với những điều học được trong gia đình.

Giai đoạn xã hội hóa trong trường họcTrong một xã hội phát triển, phân hóa cao, những kỹ năng, kiến thức

nếu chỉ được truyền đạt bằng gia đình và những phương tiện xã hội hoá không chính thức (sách báo, phim ảnh, TV, v.v...) thì không đủ. Xã hội càng phức tạp, càng đòi hỏi nhiều kĩ năng bao nhiêu thì càng có nhiều thiết chế được lập ra một cách có chủ đích (Ví dụ như trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học v.v...), để phổ biến các kiến thức và kỹ năng cần thiết một cách chính thức bấy nhiêu.

Tuy nhiên, dưới sự nhìn nhận của các nhà xã hội học, các thiết chế này không đơn thuần là cơ sở để truyền đạt kĩ năng và kiến thức, chúng có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều. Họ cho rằng, đó chính là các cơ quan xã hội hóa cơ bản. Khi đứa trẻ đến trường, nó không chỉ tiếp thu các kiến thức khoa học, những môn truyền thống của nhà trường mà cả những quy tắc và những cách thức quy định hành vi bởi xã hội.

Chẳng hạn, học sinh, ngoài các môn học quy định (toán, lý, hóa, v.v...) còn phải học cách làm sao quan hệ tốt hơn với cô giáo và bạn bè, sao cho mọi người yêu mến và chấp nhận mình. Chúng học được các cách

Page 92: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

ứng xử chung nhất trong trường nhưng cũng nắm được hành vi nào được chấp nhận trong từng lớp học cụ thể mà chúng đang học vì yêu cầu của các giáo viên nhiều khi không giống nhau. Các nghiên cứu xã hội học đã chứng minh rằng học trò nắm được những chương trình không chính thức do các quan hệ xã hội mang lại không thua gì những chương trình chính thức mà nhà trường mang lại.

Vì vậy trong lớp học cũng như trong gia đình và các nhóm tương đương, quá trình xã hội hóa được thực hiện như kết quả của mọi tương tác giữa các thành viên.

Giai đoạn xã hội hóa trong môi trường xã hộiPhần lớn quá trình xã hội hóa khi cá nhân trưởng thành cũng không

chính thức thông qua các chuẩn mực phi chính thức trong nội bộ các nhóm.

Thông thường các nhóm xã hội được thiết lập một cách có ý thức vì những mục tiêu cụ thể nào đó (nhà máy, tiểu đội trong quân đội, nhóm nghiên cứu trong viện nghiên cứu,v.v...). Tuy nhiên, theo quan điểm xã hội học, mỗi nhóm xã hội bất kể vì mục đích gì, đều thực hiện các hành vi theo một khuôn mẫu nhất định.

Chẳng hạn một người lính có thể vi phạm nội quy của quân đội đặt ra và chịu kỷ luật nhưng không thể không trung thành với các chiến hữu trong đơn vị mặc dù biết họ vi phạm điều lệ. Hay một học sinh bất chấp yêu cầu của thầy giáo không chịu “tố cáo” bạn dù biết bạn có lỗi.

Ở đây, tuy người lính là một chiến sĩ trong quân đội nhưng anh ta đã trung thành với đồng đội với tư cách là một người bạn trung thành với một thành viên trong một nhóm nhỏ ở tiểu đội. Cậu học sinh ngoài việc phải là một học sinh của lớp cậu ta còn là một thành viên trong nhóm bạn của mình (nhóm không chính thức).

Những thành viên của mỗi nhóm đều mong đợi các cá nhân trong nhóm tuân thủ những khuôn mẫu này, chừng nào còn muốn là thành viên của nhóm đó. Sức ép của nhóm đòi hỏi các khuôn mẫu hành vi thường vượt lên những giá trị do bên ngoài đặt ra.

Như vậy, chúng ta đã xác định các giai đoạn của quá trình xã hội hóa trong những môi trường cụ thể: gia đĩnh, nhà trường, xã hội. Chúng ta sẽ mắc sai lầm nếu vạch ra ranh giới quá chặt chẽ giữa các giai đoạn tương ứng với những môi trường đó. Thực ra, các giai đoạn này luôn đan xen với

Page 93: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhau. Trẻ em trong giai đoạn xã hội hóa ở gia đình vẫn tiếp xúc với những người khác trong xã hội. Trong thực tế, do xã hội hóa chính là diện mạo của tất cả các quan hệ xã hội, vì vậy, nó là một quá trình khó khăn phức tạp và rộng hơn sự hình dung đơn giản ban đầu. Đó là một quá trình tất yếu và kéo dài suốt cuộc đời con người.

Phạm vi chung nhất mà quá trình xã hội hóa thực hiện được là việc phổ biến chung cho toàn xã hội một cách có tổ chức, có định hướng. Đó là thông tin đại chúng với mọi hình thức: sách, báo, tạp chí, phim ảnh, nhà hát và truyền hình v.v... là các cơ chế ảnh hưởng để phổ biến tư tưởng, giá trị và niềm tin mà xã hội mong muốn. Yếu tố tác động này của quá trình xã hội hoá không chỉ giới hạn trong một giai đoạn nào riêng biệt, nó tác động đến nhận thức xã hội của con người trong cả ba giai đoạn của cuộc đời con người.

Qua những phân tích trên, chúng ta nhận thấy xã hội hóa là một khái niệm quyết định trong xã hội học, nó quan tâm tới vấn đề cơ bản của quá trình cá nhân hoà nhập vào xã hội và có được những phẩm chất xã hội mong muốn. Tức là quá trình cá nhân dần dần nhập tâm nhưng giá trị và chuẩn mực mà xã hội đề ra để biến chúng thành những giá trị và chuẩn mực của mình. Chính quá trình xã hội hoá được thực hiện thông qua “cá nhân hóa” các giá trị luân lí và các quy tắc ứng xử xã hội:

Một số đứa trẻ hoang dã, không được sống trong môi trường xã hội, thiếu hẳn quá trình xã hội hóa trong thời gian đầu của đời người về sau rất khó có thể hòa nhập được vào xã hội. Chẳng hạn như cậu bé Shamdev được cứu khỏi rừng lúc năm tuổi, rất sợ người, và chỉ chơi với chó. Ban ngày, cậu sợ mặt trời, thích nằm chỗ râm mát. Buổi tối, cậu ta trở nên linh hoạt hơn. Người ta phải ngăn không cho Shamdev chạy theo lũ chó rừng quanh làng, bắt gà ăn sống. Điều này cho thấy, việc tiếp thu những đặc tính cơ bản của con người không thể xảy ra một cách bản năng. Hành vi đó được thiết lập chủ yếu bởi môi trường xã hội trực tiếp của cá nhân. Xã hội hóa rất cần thiết cho sự hình thành nhân cách của con người, để cho con người phát triển thành chủ thể của xã hội, một cái tôi của xã hội. Không ngẫu nhiên Leon Chep, một học giả người Nga khẳng định: “con người không sinh ra mà được hình thành”.

Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành của cái tôi như là kết quả của quá trình xã hội hóa.

Page 94: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

III. SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔIỨng xử con người là ứng xử xã hộiỨng xử con người hoàn toàn khác về chất so với ứng xử của các động

vật hạ đẳng. Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét sự biến chuyển của một đứa trẻ mới ra đời như một sinh vật sinh học trở thành một sinh vật xã hội. Sự chuyển biến này thông qua quá trình xã hội hóa.

Xã hội hóa, thực chất vừa là quá trình dạy dỗ vừa là quá trình học tập, trong đó, các cá nhân học được cách hành động đúng đắn theo những chuẩn mực của một nhóm người cụ thể nào đó. Nội dung của việc dạy dỗ phản ánh các truyền thống văn hóa mà nhóm tán thành và khi gia nhập vào nhóm mới mọi người đều phải học hỏi những nguyên tắc, chuẩn mực mới để có thể hoà nhập. Xã hội hóa là một quá trình lâu dài và phức tạp diễn ra trong suốt cuộc đời của một con người từ khi sinh ra tới khi mất đi. Khi chúng ta muốn nghiên cứu sự hình thành của một nhân cách, của “cái tôi”, người ta thường tập trung sự chú ý của mình vào giai đoạn xã hội hóa từ khi còn nhỏ.

Cái tôi nhằm giải thích các kinh nghiệm của cá nhân và được hình thành nên từ những kinh nghiệm ấy. Nó bao gồm tất cả khía cạnh của cá nhân mà người khác có thể biết tới. Nói cách khác, nó chính là nhân cách của con người. Tuy nhiên, khi nghiên cứu “cái tôi”, các nhà xã hội học chủ yếu nhìn nhận “cái tôi” dưới góc độ là sự phản ánh kinh nghiệm mà ít nhấn mạnh đến những đặc trưng nhân cách hay đi vào giải thích cái đặc trưng ấy (như các nhà tâm lý học).

Trong vấn đề này, chúng ta cần phải đề cập tới lý thuyết tương tác biểu tượng của George. H. Mead (1934). Theo quan điểm của lý thuyết này, chính tương tác biểu tượng là trung tâm của những tác động hỗ tương trong xã hội và chính nó quy định kinh nghiệm xã hội đối với cá nhân. Khả năng đặc biệt này giải thích tính độc đáo của ứng xử con người.

Theo Talcott Parsons (1954), ứng xử của con người phải dựa trên bốn cấp độ: cấp độ văn hóa (liên quan đến những truyền thống chẳng hạn như những thiết chế, những giá trị và chuẩn mực); cấp độ xã hội (liên quan tới tổ chức và bao hàm những khái niệm như nhóm, địa vị, vai trò.....); cấp độ nhân cách (gắn liền với cái tôi và những khái niệm mô tả về cái tôi và về những kinh nghiệm cá nhân); cấp độ cá thể (liên hệ đến yếu tố sinh học, đến cơ thể).

Page 95: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Cả bốn cấp độ đều thuộc về khía cạnh ứng xử của con người. Việc phân thành những cấp độ như vậy trong lý thuyết chỉ nhằm mục đích phân tích và lý giải mà thôi. Nếu như có những lúc quá chú trọng một cấp độ nào đó thì cũng không có nghĩa là tầm quan trọng của các cấp độ khác bị giảm đi. Trong thực tế, chúng là các mặt của một khối thống nhất.

Dưới góc độ xã hội hóa, chúng ta sẽ tập trung vào những biến đổi ở cá nhân - đó là quá trình học tập. Tuy nhiên, xã hội hóa là sản phẩm của sự tương tác xã hội, do vậy, có thể nói, nó cũng thuộc về cấp độ phân tích xã hội.

Mọi nhóm xã hội đều thực hiện việc xã hội hóa các thành viên của mình. Nhóm thì truyền đạt, còn các thành viên thì cố lĩnh hội những kỳ vọng đối với những hành vi và những giá trị mà tập thể đó thừa nhận (gia đình, lớp học, các nhóm ngang hàng, xã hội ...). Trong một số nhóm, các thành viên chỉ học và làm theo một cách thuần túy những quy tắc mà không để ý đến những giá trị trong tập thể cụ thể ấy. Sự điều chỉnh xã hội lúc này là điều chỉnh xã hội ngoại tại (từ bên ngoài) và được kiểm soát bằng những chế tài. Lúc này, thành viên sẽ học cách điều chỉnh các hành vi của mình để phù hợp với những phản ứng đã được dự liệu trước. Như vậy, các cá nhân đã học được cách đáp ứng lại những kì vọng của nhóm. Đây chính là sản phẩm của xã hội hóa.

Đối với trường hợp khác, trong một số nhóm, các cá nhân học tập và chấp nhận các nguyên tắc và các giá trị tiềm ẩn trong các quy tắc đó như là điều cần thiết phải như vậy, không thể khác được, bằng cách đưa chúng vào trong hệ thống niềm tin cá nhân. Sự sát nhập các nhận định của nhóm, chính là quá trình cá nhân hóa. Sự chấp nhận và cam kết với hệ thống niềm tin của nhóm là cơ sở để kiểm soát nội tại (tự kiểm soát).

Chính sự xã hội hóa giải thích cho sự tồn tại của một nhóm hay một cộng đồng theo diễn tiến thời gian. Những thành viên mới được sinh ra trong một xã hội và được dạy dỗ làm sao cho có được cách ứng xử phù hợp với truyền thống của xã hội đó. Có thể nói, quá trình xã hội hóa góp phần vào sự tích lũy và bảo tồn văn hóa. Trong một xã hội đa nguyên, sự truyền đạt văn hóa rất khó trọn vẹn vì mỗi văn hóa phụ hoặc mỗi nhóm đều có những lợi ích khác nhau và khác cả với những bộ phận chiếm ưu thế của xã hội, là những bộ phận được đồng hóa một cách sát sao hơn những truyền thống lý tưởng. Chính những khác biệt giữa truyền thống và các

Page 96: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

mục tiêu của các nhóm, các cộng đồng cụ thể đã tạo nên những sự bất đồng và xung đột giữa các cá nhân, các nhóm.

Sự phát triển của cái tôiDựa trên lý thuyết về tương tác biểu tưởng có thể giải thích được về

cách thức cá nhân học hỏi để đáp ứng lại các kỳ vọng của người khác và cách thức họ đánh giá bản thân mình mỗi khi họ đáp ứng. Hệ thống các hành động và các phản ứng đó của cá nhân cũng có thể được coi như một quá trình xã hội hóa. Chính hệ thống đó làm hình thành nên cái tôi. Cái tôi được phát triển thông qua sự tác động qua lại với những người khác, được họ đánh giá, hướng dẫn. Như vậy, cái tôi mang tính chất phản ánh.

Tính chất phản ánh của cái tôi đã được Cooley (1922) nêu lên khi ông đưa ra khái niệm “cái tôi trong gương”. Theo ông, cá nhân thực hiện một hành vi nào đó và có thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của những cá nhân khác xung quanh. Sau đó cá nhân lý giải phản ứng đó về những hành vi của mình. Nhờ vậy, cá nhân hiểu được cái tôi của mình và có phản ứng tương ứng đối với những đánh giá (dù chính xác hay không) bằng sự xấu hổ (khi nhận được những phản ứng tiêu cực) hoặc tự hào (khi nhận được phản ứng tích cực). Những phản ứng của người khác là một sự phản chiếu trở lại đối với cá nhân và những phản ứng đó là cơ sở cho sự đánh giá. Khả năng lý giải và phản ứng với những đánh giá của người khác là cơ sở của quan niệm cho rằng cái tôi chính là ý thức của cá nhân về bản thân mình và hành vi của mình. Khi các lý giải không đúng, cái tôi sẽ phản ánh kém chính xác hơn đối với môi trường xã hội. Như vậy, quan niệm về cái tôi của một cá nhân không chỉ đươc định hình bởi sự tương tác qua lại với những cá nhân khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các cách ứng xử trong các quan hệ xã hội. Cái tôi là kết quả của tương tác xã hội đồng thời cũng tác động lên những tương tác đó.

Sự phát triển của cái tôi là một quá trình từ khi mới lọt lòng và tiếp tục diễn tiến trong suốt một đời người. Đứa trẻ khi mới sinh, thụ động với môi trường và cần phải học tập để phản ứng. Sự hình thành của cái tôi tiến triển theo sự phát triển của khả năng ngôn ngữ và khả năng đảm nhận những vai trò khác nhau trong tác động hỗ tương.

Thông qua tác động tương tác biểu tượng, (thông tin bằng lời hoặc không lời), con người học tập những giá trị và thái độ nhất định đối với các

Page 97: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

sự vật trong môi trường họ sống. Họ học tập các cách thức mà những người ở gần họ cảm nhận về các sự vật ây. Những người gần gũi đó được gọi là những người khác có ý nghĩa. Tức là những người có ảnh hưởng tới thái độ, hành vi của cá nhân. Và cá nhân luôn nỗ lực thực hiện những ứng xử sao cho vừa lòng những “người khác” đó, mong muốn tuân theo những lời khuyên và hướng dẫn của họ.

Mead đã mô tả sự phát triển cái tôi như là “một sinh vật xã hội” thông qua quá trình phát triển khả năng đảm nhiệm các vai trò. Một đứa trẻ trong giai đoạn đầu của quá trình xã hội hóa bắt đầu bằng việc đóng vai. Khi đóng vài, cá nhân xem mình như một người khác. Theo Mead, đây là loại bắt chước có chọn lọc. Những ứng xử nào đó được chọn lọc để bắt chước đều gắn liền với những vai trò cụ thể. Ví dụ một bé gái có thể đóng vai là một cô bảo mẫu. Nó sẽ có những hành vi và cách ứng xử như nó đã quan sát cô giáo ở nhà trẻ. Tuy nhiên, có thể khi cho “các cháu mẫu giáo” ăn cơm, “cô bảo mẫu” này lại không đưa ra cơm và thức ăn mà lại cho ăn kẹo chẳng hạn. Trong trường hợp này, Mead giải thích, vì đứa trẻ chưa thực sự hiểu biết được vai trò của người bảo mẫu ở nhà trẻ.

Trong quá trình giao tiếp, càng có nhiều tác động hỗ tương, con người càng có hiểu biết rõ ràng hơn về các vai trò của những người khác và khả năng đảm nhận vai trò cũng lớn hơn. Khi đứa trẻ lớn hơn; nó học tập những cách ứng xử để được khen ngợi và để điều chỉnh hành vi của nó một cách thích hợp với hoàn cảnh. Ở đây, đứa trẻ đang đáp ứng lại các kỳ vọng hoặc sự kiểm soát ngoại tại. Nếu đứa trẻ cảm thấy thích thú khi được coi là đứa trẻ ngoan và cảm thấy khó chịu khi bị coi là xấu, có nghĩa là nó đã học được cách đánh giá ứng xử của chính mình theo cùng một kiểu như vậy. Đứa trẻ cảm nhận vai trò của người khác và nhìn “cái tôi” như một đối tượng được Mead gọi là sự đảm nhận vai trò của người khác.

Đây là quá trình dùng cách nhìn của người khác và coi đó như là của chính mình chứ không phải là việc bắt chước có chọn lọc những ứng xử công khai như lúc đóng vai khi còn ở độ tuổi nhỏ hơn. Những người xung quanh có khả năng cung cấp những kinh nghiệm để đứa trẻ phân tích phản ứng từ họ để hiểu chính mình. Trước hết là những người gần gũi nhất như cha mẹ, rồi đến anh chị em. Những người có mối quan hệ mật thiết và trực diện này, Mead gọi là những người khác có ý nghĩa. Như vậy, “cái tôi” và quan niệm về cái tôi đều mang tính xã hội.

Page 98: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Khi đi học, đứa trẻ thường học cách xử sự trong những mối quan hệ phức tạp hơn. Lúc đó, nó bắt đầu học cách phản ứng với những loại người khác nhau cũng như với những cá nhân riêng biệt, Mead đã sử dụng thuật ngữ “phản ứng với người khác nói chung” để nói tới khả năng tác động hỗ tương với người khác thuộc một loại nào đó (một địa vị hay một tầng lớp xã hội). Ông lấy hình ảnh trò chơi bóng chày để minh họa cho sự vận hành của cơ chế này. Trong trò chơi này, vai trò đòi hỏi người chơi vừa phải biết làm gì ở vị trí đó, vừa phải phối hợp những hoạt động đó với hành động đã được tính trước của đồng đội và của đối thủ. Sự phản ứng trở lại “với người khác nói chung” đòi hỏi các cá nhân phải biết rõ vai trò của người khác, phải biết đánh giá những hành động có thể xảy ra từ cách nhìn của họ để phản ứng trở lại một cách thích hợp. Như vậy, cá nhân đánh giá hoàn cảnh của chính bản thân mình như mình đang là người khác, ở đây, những quan niệm của xã hội đã được “chủ quan hóa”, được “nhập tâm hóa”.

Tóm lại, cái tôi được phát triển thông qua tác động hỗ tương, và đòi hỏi khả năng đảm nhận vai trò. Khái niệm về cái tôi là sự đánh giá về cái tôi, được đặt cơ sở trên những quan tâm về đạo đức cũng như tính thích đáng của việc thực hiện vai trò.

Sự phát triển cái tôi mang tính chất tự ý thức và đòi hỏi có tư duy. Ở đây, cần có một khả năng ngôn ngữ trừu tượng, tức là khả năng sử dụng và phản ứng với những thông tin có lời và không lời. Cho dù tính di truyền về khả năng cá nhân và môi trường xã hội cũng có một ý nghĩa rất lớn nhưng sự chuyển biến từ sinh vật sinh học sang sinh vật xã hội sẽ không thực hiện được nếu không có sự tương tác biểu tượng. Về cơ bản, lý thuyết về tương tác biểu tượng đã giải thích sự tương đồng trong các ứng xử giữa các thành viên của một nhóm. Tuy nhiên, không phải mọi ứng xử đều giống y như nhau và đều có thể mô hình hóa được. Trong quá trình sống, mặc dù cơ bản là giống nhau, các thành viên vẫn có khả năng thực hiện các hành vi một cách độc đáo, khác với số đông. Chính sự độc đáo, sự khác biệt trong hành vi của cá nhân tạo ra sự thay đổi trong xã hội.

Nội dung chínhSau khi đọc xong chương này, sinh viên nắm được bản chất của quá

trình xã hội hóa, các giai đoạn của quá trình xã hội hóa như giai đoạn xã hội hoá trong gia đình, trong trường học, trong môi trường.

Page 99: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn đọc kỹ quan điểm của George. H. Mead và Talcott Parsons về sự hình thành và sự phát triển của cái tôi của con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi.

Chương VIII

ĐỊA VỊ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆM ĐỊA VỊ VÀ VAI TRÒĐịa vị và vai trò xã hội là những khái niệm khách quan không phụ

thuộc vào đặc trưng cá nhân của người ở địa vị đó và có vai trò đó.Trong cuộc sống, với tư cách là một cá nhân, cùng với những thuộc

tính tâm lý riêng của mình, con người có thể có những hành vi riêng biệt, thể hiện những nét độc đáo mà chỉ cá nhân đó có. Tuy nhiên, thông thường, phạm vi của sự tự do đó cũng vẫn bị giới hạn.

Khi ta tham gia vào một nhóm, một tổ chức nào đó, chúng ta vẫn cố gắng thể hiện những cách ứng xử mà những người xung quanh vẫn thường thực hiện. Đồng thời, trong ứng xử, chúng ta vẫn luôn e ngại mình làm điều gì đó không phù hợp với mong đợi của nhóm, cộng đồng, do vậy luôn quan sát xem có phản ứng nào từ phía những người xung quanh đối với ứng xử của mình hay không? Điều này có nghĩa là chúng ta luôn kiểm soát và điều chỉnh hành vi theo cách mà những người xung quanh mong đợi.

Như vậy, nói đến vai trò xã hội có nghĩa là nói đến những hành vi mà xã hội mong đợi ở một cá nhân. Ý nghĩa của vai trò được các nhà xã hội học sử dụng như khi nói đến một vai diễn của một diễn viên trên sân khấu. Họ quan niệm trong xã hội mỗi con người đều đóng một số vai trò trong một thời gian nào đó. Những vai trò này được cá nhân học hỏi từ quá trình xã hội hóa. Trong suốt cuộc đợi của mình, chúng ta sẽ tham gia vào nhiều nhóm, thiết chế khác nhau, do vậy sẽ có một chỗ đứng, một vị trí trong đó.

Mọi nhóm, tổ chức xã hội hay thiết chế xã hội bất kỳ đều bao gồm một hệ thống các vai trò tương ứng với môt vị trí nào đó trong tổ chức hay nhóm đó, khi một cá nhân nắm giữ một vị trí nào đó trong xã hội, đều được xã hội mong đợi anh ta sẽ phải cư xử theo một cách thức nào đó có thể dự đoán trước được. Ví dụ trong giảng đường học sinh luôn mong đợi

Page 100: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

những hành vi mà họ cho là cần phải có ở giáo viên như giảng bài, đọc cho học sinh viết, viết lên bảng hay yêu cầu học sinh nhắc lại... Nhưng nếu thầy giáo thực hiện những hành vi không liên quan đến bài giảng, chẳng hạn như yêu cầu học sinh hát trong giờ học thì sẽ gây ra sự ngạc nhiên và bất ngờ cho học sinh. Điều đó không phù hợp với quan niệm của xã hội về vai trò thích hợp mà giáo viên phải thực hiện.

Như vậy, khái niệm vị trí xã hội và vai trò xã hội “là hai khái niệm có ý nghĩa khác biệt”. Nói đến vị trí xã hội tức là nói đến một chỗ đứng của anh ta trong không gian xã hội. Còn vai trò xã hội là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những nghĩa vụ và quyền lợi gắn liền với một vị trí xã hội nào đó.

Thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn hoặc đồng nhất hai khái niệm này. Khi một người chiếm giữ một vị trí xã hội kể cả anh ta lẫn những người xung quanh đều hiểu rõ những quy định về điều cần phải làm ở vị trí đó. Có thể hiểu một cách đơn giản “vị trí xã hội là cái cho biết mỗi một người là ai?” (trẻ em, người cha, bác sĩ...) còn vai trò là cái cho biết nhưng điều người ta cần làm ở vị trí ấy” (còn nhỏ nên phải đi học, được chăm sóc, phải nuôi nấng và giáo dục con cái, phải chăm sóc chữa trị bệnh nhân) (Trần Hữu Quang, 1993).

II. VAI TRÒKhái niệm vai trò được các nhà xã hội học sử dụng như một công cụ

để phân tích các thiết chế xã hội.Vai trò xã hội không chỉ liên quan tới hành vi được xã hội xem cá nhân

có thực hiện hay không mà thực tế, xã hội buộc những hành vi đó phải được thực hiện. Ở đây, nhà xã hội học không quan tâm tới vai trò hay địa vị một cách riêng lẻ mà là mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Một lớp học bao gồm lớp trưởng và các học sinh. Lớp trưởng được bầu một cách chính thức bởi học sinh, được giáo viên chủ nhiệm và nhà trường công nhận; Tuy nhiên bên cạnh đó trong lớp cũng có một số trưởng nhóm mà những học sinh tuân theo một cách tự nhiên. Những người đứng đầu các nhóm này được gọi là thủ lĩnh. Đối với lớp trưởng, học sinh, giáo viên và xã hội luôn mong đợi rằng anh ta sẽ điều hành lớp thực hiện được những quy chế của nhà trường, đạt thành tích cao trong học tập. Còn thủ lĩnh là người có thể nghĩ ra và tổ chức những hoạt động vui chơi sao cho

Page 101: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

các thành viên thấy thoải mái nhất, thấu hiểu những tâm tư của các thành viên để đáp ứng cho họ ở chừng mực nào đó.

Trong cuộc sống, cá nhân cùng một lúc đóng nhiều vai trò khác nhau, ví dụ một phụ nữ vừa là giám đốc vừa là người vợ trong một gia đình có đông con. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bà ta liền một lúc vừa đảm đương vai trò của người đứng đầu xí nghiệp vừa phải làm tốt vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình? Đương nhiên đến một lúc nào đó sẽ không tránh khỏi sự xung đột của các vai trò. Chẳng hạn như, trong khi xí nghiệp đang có sự cố, bà giám đốc cần phải có mặt ở đó để giải quyết vấn đề. Cùng lúc đó, con của cô ấy ở nhà đang bị ốm nặng. Người phụ nữ đó phải lựa chọn giữa việc hoàn thiện vai trò làm mẹ. và vai trò người quản lý ở cơ quan. Trường hợp tương tự như vậy người ta gọi là sự xung đột của các vai trò.

Có những vai trò xuất phát từ hai vị trí đối xứng nhau ví dụ mẹ - con, giáo viên - học sinh gọi là vai trò cân xứng. Nhưng cũng có những vai trò không cân xứng, chẳng hạn như vai trò của nhà văn hay họa sĩ khi những tác phẩm của họ không có người thưởng thức.

Như vậy, khi nói đến quan hệ xã hội không đơn thuần chỉ nói đến một cá nhân này quan hệ với một cá nhân khác, mà để chỉ mối quan hệ giữa các vai trò do các cá nhân nắm giữ trong xã hội. Các đòi hỏi quan trọng đối với một vai trò là những chuẩn mực gồm những điều mà người ta quy định cho một người nào đó ở địa vị cụ thể nào đó buộc phải làm.

Trong xã hội, mỗi vai trò đều phải đáp ứng những kỳ vọng của xã hội. Vì vậy, mỗi khi đóng những vai trò khác nhau, mỗi cá nhân sẽ phải điều chỉnh những hành vi của mình sao cho hợp với kỳ vọng của xã hội.

Vậy kỳ vọng xã hội là gì? Đó là những ứng xử được xã hội không chỉ trông đợi ở cá nhân mà còn buộc các hành vi đó phải thực hiện.

Kỳ vọng được phân thành ba loại: kỳ vọng tất yếu, kỳ vọng nghĩa vụ và kỳ vọng không cưỡng chế.

Kỳ vọng tất yếu là loại kỳ vọng mà xã hội buộc các cá nhân phải thực hiện (mọi công dân đều phải tuân thủ luật pháp, và trật tự công cộng). Mỗi một sự vi phạm sẽ phải chịu một biện pháp chế tài tương ứng.

Kỳ vọng mang tính nghĩa vụ là loại kỳ vọng bắt buộc đối với các thành viên của một nhóm xã hội nào đó, tuy nhiên không mang tính cưỡng bức và những biện pháp xử lý sai phạm cũng không gắt gao như đối với kỳ vọng tất yếu (kỳ vọng đối với thành viên của các Hiệp hội hay đoàn thể).

Page 102: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Các hình phạt trong trường hợp này không mang tính pháp lý mà chỉ ở mức độ khiển trách hay khai trừ khỏi hội.

Kỳ vọng không cưỡng chế là những mong đợi từ một nhóm xã hội nào đó đối với mỗi thành viên. Chế tài áp dụng trong trường hợp vi phạm quy tắc không giống các trường hợp trên, mà các hình phạt sẽ là những áp lực tinh thần đối với các thành viên (làm cho họ sợ bất quy tín, sợ dư luận đánh giá không hay về mình).

Các lý thuyết và vai tròTrong lịch sử xã hội học có hai khuynh hướng lý thuyết mạnh nhất

nghiên cứu về vai trò, đó là lý thuyết tương tác và lý thuyết chức năng.Lý thuyết chức năng có liên quan đến vai trò là do Rahph Linton

(1936) khởi xướng. Khuynh hướng lý thuyết này coi vai trò là cách ứng xử được quy định sẵn và có tính áp đặt tương ứng với những vị trí nhất định. R. Linton phân thành địa vị gán và địa vị đạt được.

Địa vị gán là địa vị có được khi cá nhân không phải bỏ công sức hay tiền tài để đạt được mà do cá nhân đó được thừa hưởng ngay từ khi mới chào đời, chẳng hạn như tôn giáo, dòng dõi, gia thế giai cấp, đẳng cấp v.v… Loại địa vị gán này cho biết cá nhân đó là ai. Các tước hiệu quý tộc của dòng họ nào đó có thể truyền từ thời này sang đời khác. Vì vậy, đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quý tộc đương nhiên được mang tước hiệu của gia đình, ví dụ như Nam tước, Bá tước, v.v...

Địa vị đạt được là loại địa vị mà cá nhân bằng sự nỗ lực của mình đạt được (chẳng hạn địa vị bác sĩ). Tất nhiên trong xã hội cũng có những cá nhân đạt được một địa vị xã hội nào đó bằng cả con đường chính thức và không chính thức.

Lý thuyết tương tác do G.H.Mead (1934) khởi xướng, tiền thân của lý thuyết tương tác biểu tượng. Ông mô tả vai trò như là kết quả của một quá trình tương tác mang tính rèn luyện và sáng tạo. Trong quá trình xã hội hóa ngay từ thuở còn thơ, trẻ em đã hình thành cái “tôi” của mình bằng cách học theo những gì mà người lớn làm. Ông nói đó là quá trình “học đóng vai”. Nhiều em gái lấy đồ trang sức, quần áo, giày dép... của mẹ để trang điểm và ăn mặc giống như mẹ, các em học cách làm cô giáo, làm bác sỹ theo những gì mà các em quan sát và ghi nhận được.

Khi lớn lên, người ta không những học hỏi để hiểu biết mà còn phải thực sự đảm nhận vai trò. Theo lý thuyết tương tác, khi con người đảm

Page 103: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhận vai trò nào đó, bao giờ cũng phải nắm vững những trách nhiệm và nghĩa vụ từ vai trò của mình. Hơn thế nữa, họ còn phải hiểu rõ những vai trò của các vị trí khác trong mối quan hệ với vị trí của mình; Như vậy, bất cứ vai trò nào cũng đều bao hàm quan hệ tương tác với các vai trò khác (không thể có vai trò bác sỹ mà thiếu vai trò của bệnh nhân). Quá trình tương tác ở đây thể hiện ở chỗ khi đóng vai của mình; người ta luôn xem xét lại vai trò của mình trong mối tương quan với vai trò của người khác. Trong quá trình tương tác, cách phản ứng của người khác sẽ góp phần củng cố hoặc thay đổi quan niệm của mỗi người vì vai trò của mình. Do vậy, thông qua thái độ của những người khác mà người ta hiểu mình nên duy trì hoặc thay đổi cách thực hiện vai trò của cá nhân. G.H. Mead dùng thuật ngữ “đóng vai” để ám chỉ quá trình mà theo đó cách ứng xử của một vai trò nào đó có thể được tạo ra hoặc thay đổi trong các mối quan hệ tương tác.

Trường phái lý thuyết này thừa nhận mối quan hệ giữa các vai trò nhưng không cho rằng các quan hệ tương tác có thể thay đổi hoặc tạo ra vai trò mới vì các vai trò đều được quy định bằng những chuẩn mực xã hội và xuất phát từ một nền văn hóa chung của xã hội.

III. ĐỊA VỊ XÃ HỘIVị thế xã hội không những được hiểu như một vị trí cụ thể nào đó

trong nhóm của cơ cấu xã hội (vị trí người cha, người mẹ, bác sĩ, luật sư …) và tương ứng với vai trò như đã phân tích. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn có một nghĩa khác, bao quát hơn, mang tính tổng thể hơn, đó là cách đánh giá của xã hội đối với một cá nhân hay môt nhóm nào đó. Sự đánh giá này bao gồm tổng hòa các tiêu chí về uy tín xã hội, thế lực, danh vọng. Khi phân định vị trí cao thấp của các nhóm người theo những tiêu chí trên, chúng ta có thể nhận ra “địa vị xã hội” của một cá nhân hay một nhóm trong thang bậc xã hội. Như vậy, nói đến địa vị xã hội chúng ta hiểu rằng có những thang bậc khác nhau về địa vị xã hội và người này có địa vị xã hội cao hơn địa vị của người khác. Người ta có thể hình dung một bộ trưởng có địa vị xã hội cao hơn đa số những người khác; bác sĩ, kỹ sư, giáo viên có địa vị xã hội - được xã hội coi là có uy tín cao hơn nhóm người lao động phổ thông. Sự sắp xếp địa vị này được hình thành từ những quan điểm dựa trên hệ thống giá trị của xã hội của các thành viên trong xã hội.

Page 104: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Tóm lại, địa vị xã hội và vai trò xã hội là phạm trù của xã hội học có mối quan hệ qua lại với nhau. Trong xã hội, các cá nhân sẽ thuộc về một nhóm xã hội, một tầng lớp hoặc một giai cấp xã hội nào đó. Vị thế xã hội mà con người đạt được sẽ giúp cho họ hiểu được những vai trò tương ứng với những vị thế đó, họ sẽ học hỏi những cách đóng vai, hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi trong hệ thống xã hội của họ.

Vị thế xã hội tương ứng với nghĩa vụ và quyền lợi của các cá nhân trong những tầng lớp, các giai cấp khác nhau và những mối quan hệ tương tác của họ (tương hợp và đối kháng) sẽ được phân tích ở chương XI.

Nội dung chínhĐịa vị xã hội và vai trò xã hội là hai khái niệm khác nhau nhưng có

quan hệ với nhau. Sau khi đọc xong chương này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về những khái niệm có liên quan đến địa vị và vai trò cũng như những lý thuyết về vai trò và địa vị xã hội.

Chương IX

NHÓM VÀ TỔ CHỨC PHỨC TẠP

Sống trong xã hội, con người luôn có sự giáo tiếp. Không những “rượu ngon phải có bạn hiền” mà ngay cả trong bữa ăn hàng ngày, người ta cũng muốn có người cùng ngồi ăn để trao đổi. Khi ta mời bạn bè tới nhà hàng hay lại nhà dùng cơm, không có nghĩa là mời mọi người đến giải quyết nhu cầu thực phẩm. Chính sự trò chuyên thân mật, trào đổi tâm sự, hay sự tự do cười nói..., đã đem lại sự thỏa mãn tác động qua lại giữa các cá nhân.

Trong hoạt động sống hàng ngày, con người tham gia vào nhiều nhóm và các tổ chức vì nhiều lý do khác nhau. Các nhóm mà con người tham gia vào đều có những kỳ vọng và quy định nào đó cho mỗi thành viên của mình (nhóm vui chơi khác với nhóm ở nơi làm việc). Trong một xã hội hiện đại tồn tại một cơ cấu khổng lồ và phức tạp bao gồm các quan hệ và hoạt động phụ thuộc lẫn nhau.

Để hiểu được con người, hiểu được những ứng xử của họ cần phải nghiên cứu về nhóm, cộng đồng, các tập thể, từ những nhóm nhỏ gồm

Page 105: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

những người có quan hệ mật thiết với nhau cho đến các tổ chức phức tạp nhất trong xã hội.

I. NHÓMĐịnh nghĩa nhómNhóm là một tập hợp người mà trong đó có các cá nhân quan hệ qua

lại với nhau theo một cấu trúc và cơ chế nào đó. Ở đây, các thành viên tham gia một cách tự nhiên.

Như vậy, nhóm phải có một số lượng cá nhân nhất định (hiện nay người ta đang tranh luận con số tối thiểu phải là hai, hoặc ba người) để có sự tác động hỗ tương (tác động qua lại giữa các thành viên), hành động của mỗi cá nhân trong nhóm phải có ý nghĩa với phản ứng của người khác (hoặc những người khác). Tức là những hành vi của anh ta phải gây ảnh hưởng tới những phản ứng đó. Nếu như một nhóm người nào đó thiếu sự quan hệ hỗ tương thì chỉ đơn thuần là một đám đông, không được gọi là nhóm.

Chúng ta sống trong xã hội, tự nhiên thuộc về rất nhiều nhóm khác nhau. Ví dụ: lớp học, nhóm bạn bè gia đình, toàn đội nhóm làm việc, nhóm thể thao, v.v... Mỗi một tư cách thành viên của nhóm đều có một ảnh hưởng nhất định đối với hành vi, với cách ứng xử của chúng ta. Cũng có thể có tư cách thành viên này ảnh hưởng nhiều hơn tư cách thành viên khác.

Mỗi một nhóm mà chúng ta tham gia, bất kì là loại nhóm nào cũng đều có một số đặc trưng như: tư cách thành viên; vai trò, địa vị, chuẩn mực chế tài, mục tiêu ...

Trong những chương trước, chúng ta đã nghiên cứu những khái niệm này, ở đây, chúng ta chỉ điểm lại chúng để khi phân tích các loại hình của nhóm được thuận lợi hơn.

Tư cách thành viên là những người cụ thể họp lại thành số thành viên của nhóm. Tư cách thành viên có thể được quy định hoặc không quy định một cách rõ ràng. Chẳng hạn đối với nhóm gia đình, tư cách thành viên được xác định bởi những luật lệ về quan hệ thân tộc trong một xã hội nhất định. Ở đó, không thể tìm thấy một danh mục dự kiến về sự phân công thành viên. Nhóm bạn bè cũng vậy, không có danh sách như ở những nhóm lớn (cơ sở kinh doanh, lớp học, câu lạc bộ...) nhưng người ta dễ dàng

Page 106: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phân biệt được ai là người trong nhóm hay ngoài nhóm mà không cần kiểm tra danh sách như những nhóm lớn kia.

Địa vị là vị trí của một người trong nhóm (cách dễ nhận biết về địa vị nhất là coi địa vị như một danh hiệu, công việc, ví dụ: giáo viên, học sinh, người bán hàng, v.v... Có những địa vị này bổ sung cho những địa vị khác học sinh, nhân viên bán hàng - khách hàng; mẹ - con).

Vai trò là những ứng xử nhất định gắn liền với địa vị. Vai trò được hiểu như những kỳ vọng xã hội, nơi mà thành viên chiếm giữ những vị trí nào đó trong nhóm, trong xã hội (bao gồm nghĩa vụ và quyền lợi). Nếu như quan niệm địa vị là một danh hiệu công việc thì vai trò có thể coi là sự mô tả về công việc. Các vai trò cho thấy mối quan hệ hỗ tương giữa các thành viên. Chúng có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức xã hội của một tập thể.

Chuẩn mực là những quy tắc ứng xử, là sự cụ thể hóa các giá trị mà xã hội đề cao. Trong mỗi một nhóm đều có những chuẩn mực chung cho mọi thành viên nhưng cũng có những chuẩn mực riêng đối với các vai trò. Nó được coi là những kì vọng về vai trò gắn với một địa vị cụ thể. Chẳng hạn, trong lớp học, mọi người đều được kì vọng phải đi học đúng giờ, người trực nhật thì phải dọn dẹp và chuẩn bị điều kiện tốt cho buổi giảng bài, người ta không bắt cả lớp làm việc đó, hoặc ở trong công sở, cô thư ký phải đánh máy và những người khác làm việc khác.

Chế tài là biện pháp cưỡng chế hành vi buộc các thành viên của nhóm phải tuân theo (hệ thống thưởng phạt). Chế tài có những đặc điểm riêng biệt đối với từng nhóm. Chế tài có thể thể hiện ở hình thức tiêu cực (phạt) và tích cực (thưởng).

Mục tiêu là nền tảng đối với các thành viên có liên quan tới những lợi ích, giá trị, sự hứng thú, sự hoàn thành công việc, đặc biệt là lợi ích vì sự tồn tại của nhóm. Mục tiêu có thể rõ ràng, cũng có thể không được rõ ràng lắm tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm.

Phân biệt nhóm và không nhómTheo các nhà tâm lý học và xã hội học, những yếu tố trên phải được

có trong một nhóm. Nếu thiếu một hay nhiều yếu tố kể trên thì một tập hợp người nào đó không được gọi là nhóm (R Dian Shapiro, 1977). Một đám đông trên đường phố được hình thành một cách ngẫu nhiên do một sự cố nào đó không gọi là nhóm. Những đám đông đó gọi là tập hợp xã hội.

Page 107: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Ngoài ra, có loại tập hợp người cũng không được coi như một nhóm, đó là tầng lớp xã hội. Thông thường thuật ngữ này hay bị đánh đồng với nhóm. Thực ra, tầng lớp xã hội là thuật ngữ chỉ sự phân loại con người trong xã hội, sự phân loại này chỉ có ý nghĩa trong một xã hội nhất định. Cơ sở của sự phân loại này là những đặc trưng xã hội, có thể cho phép người ta phân biệt được những lớp người khác nhau. Ví dụ, dựa vào những đặc tính như chủng tộc, tôn giáo, giới tính, v.v... người ta phân thành các tầng lớp khác nhau. Trong khi thực hiện các hoạt động sống khác nhau như kết hôn, tuyển nhân sự đến sự lựa chọn bè bạn người ta thường dựa trên tầng lớp xã hội.

Phân loại nhómCó rất nhiều cách phân loại khác nhau về nhóm. Các cách phân loại

tuy khác nhau nhưng đều xuất phát từ những cách tiếp cận riêng biệt để nghiên cứu sự tác động tương hỗ và cách ứng xử giữa các thành viên của nhóm. Mỗi một cách phân loại đều có một lợi ích nhất định và xuất phát từ một mục đích nhất định của người nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho rằng cả nhóm sơ cấp và thứ cấp đều là những nhóm lý tưởng, vì vậy ranh giới giữa chúng trong thực tế cũng cần được phân định một cách rõ ràng. Dưới đây chúng ta sẽ cố gắng phân biệt các nhóm theo những cách phân loại khác nhau.

Nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấpC.H.Cooley (1909) là người đầu tiên đưa ra khái niệm nhóm sơ cấp.Nhóm sơ cấp là nhóm tương đối nhỏ, có những quan hệ trực diện với

nhau, có chung một mục tiêu, có những tình cảm thân thiện và đồng cảm. Trong nhóm này chữ “chúng tôi” là một thành ngữ tự nhiên. Nhóm này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách và quan điểm sống của các thành viên trong quá trình xã hội hóa. Gia đình và nhóm bạn bè ngang hàng thường được người ta đề cập đầu tiên trong những ví dụ về nhóm sơ cấp. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa các thành viên vì nó là giai đoạn đầu tiên của quá trình này khi con người mới ra đời. Hành động và phản ứng của các thành viên trong nhóm thường mang tính tự phát.

Quan điểm này của C.H.Cooley được nhiều nhà tâm lý học và xã hội học hưởng ứng. Tuy nhiên Ellsworth Faris (1932) bổ sung rằng, đặc trưng “quan hệ trực diện, mặt đối mặt” vì tính chất nhỏ hẹp, có thể bỏ qua,

Page 108: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

không cần đưa vào vì trong một xã hội phức tạp khó có thể áp dụng. Ông cho rằng vẫn có những nhóm có mối quan hệ chặt chẽ cho dù có khoảng cách địa lý. Điều này càng đúng hơn khi Internet ra đời, người ta có thể liên kết khá chặt chẽ trong nhóm lớn với các thành viên ở rải rác trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, có nhiều nhóm rất nhỏ nhưng lại không đáp ứng được những đặc trưng cơ bản nào của nhóm sơ cấp.

Vậy, những đặc trưng chủ yếu của nhóm sơ câp là:- Có sự nhất trí cao giữa các thành viên của nhóm.- Hành động mang tính tự phát (không kiềm chế).- Chế tài không chính thức (áp lực tâm lý, tin đồn).- Quan hệ mang tính cá nhân.- Mục tiêu không rõ ràng.

Nhóm thứ cấp là loại nhóm bao gồm số lượng người lớn hơn, mối quan hệ giữa các thành viên không trực tiếp, dựa trên các quan hệ vai trò, địa vị, thông qua các chuẩn mực ứng xử hoặc quy tắc tổ chức. Có thể nói đây là loại nhóm xã hội đã được thiết chế hóa. Sự đoàn kết của nhóm cũng có nhưng không mang tính tình cảm. Ví dụ như tập thể công đoàn hay tập thể những người cùng làm việc ở một cơ quan nào đó.

Những đặc trưng chủ yếu của nhóm thứ cấp bao gồm:- Tác động hỗ tương không mang tính cá nhân, vô nhân xưng, dựa

trên những quan hệ vai trò, địa vị.- Sự nhất trí giữa các thành viên thấp- Chế tài chính thức (cần phải có sự kiểm soát xã hội ngoại tại).- Mục tiêu rõ ràng.- Sự biểu hiện bị hạn chế.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, sự phân định thành nhóm sơ cấp và thứ cấp mà chúng ta đang xem xét là những kết cấu lý tưởng (sự phân định nằm trong tư duy), trong thực tế có thể sẽ có một vài điểm không phù hợp với mô hình lý tưởng đó.

Một hình thức phân loại khác cũng được chú ý tới đó là sự phân biệt nhóm tự nguyện và không tự nguyện (cơ sở của sự phân loại này là tư cách thành viên có phải là kết quả của sự tự lựa chọn hay không).

Nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyệnĐối với nhóm tự nguyện, mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể tự mình

lựa chọn và quyết định sẽ tham gia vào nhóm theo ý mình. Nhóm được

Page 109: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hình thành nhờ vào sự tham gia tự nguyện của các thành viên được gọi là nhóm tự nguyện. Các tổ chức đoàn thể hay các nhóm giải trí trong câu lạc bộ đều là những ví dụ về nhóm tự nguyện. Trong nhóm này, mọi thành viên đều tham gia một cách tích cực, họ chấp hành và tán thành các mục tiêu cũng như các quy tắc ứng xử. Sự nhất trí trong nhóm này rất cao.

Các nhóm tự nguyện được chia thành hai loại: nhóm tự nguyện mang tính công cụ và nhóm tự nguyện tình cảm.

Nhóm tự nguyện mang tính công cụ dựa trên mục đích của hoạt động cộng đồng (những tổ chức đảng phái chính trị, các nhóm nhằm vào những mục tiêu cụ thể). Chẳng hạn, nhóm sinh viên tham gia Mùa hè xanh, tổ hòa giải ở khu phố...

Nhóm tự nguyện tình cảm là những nhóm được thành lập nhằm thỏa mãn các nhu cầu tình cảm. Ví dụ: nhóm hoạt động giải trí hay hội những người độc thân...

Trong nhóm không tự nguyện, cả tư cách thành viên, cả các quy tắc, luật lệ quy định ứng xử đều được áp đặt. Sự nhất trí của các thành viên trong nhóm này thường không cao vì đó là một nhóm mà họ không tự nguyện tham gia. Những thành viên của những nhóm này ít ràng buộc với mục tiêu của nhóm hoặc các hệ thống qui tắc phục vụ các mục tiêu đó. Trong quân đội dễ dàng tìm thấy sự khác biệt giữa những người tình nguyện (nhóm tự nguyện) và những người bị gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự (nhóm không tự nguyện).

Nhóm quy chiếu và nhóm thành viênNgười ta cũng có thể dựa trên sự hiện diện hay không hiện diện của

các thành viên trong nhóm để phân thành nhóm qui chiếu và nhóm thành viên.

Nhóm qui chiếu bao gồm những người cung cấp cách nhìn cho các cá nhân. Khi cách nhìn này là cơ sở cho các hành động của cá nhân, người ta gọi nhóm đó là nhóm qui chiếu chuẩn. Ở đây, các cá nhân thường hình dung về một mẫu người hay mẫu ứng xử và cố gắng tuân theo. Khi nhóm cung cấp một cơ sở để hình thành thái độ người ta gọi là nhóm qui chiếu so sánh (ví dụ một khán giả đang xem biểu diễn khó chịu với phong cách biểu diễn của diễn viên mà bỏ về). Trong trường hợp này, các cá nhân quan sát hành vi của những người khác thuộc về một nhóm nào đó và so sánh xem họ ứng xử có đúng với những gì cần thực hiện theo nhận thức

Page 110: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

của họ hay không. Nếu không thấy có sự tương thức giữa hành động thực của những người đó và mô hình lý tưởng (theo họ), họ sẽ hết sức thất vọng.

Chúng ta cần lưu ý khi nghiên cứu nhóm qui chiếu. Thứ nhất, không phải mọi nhóm qui chiếu đều có những đặc trưng của nhóm (như đã trình bày ở trên), vì vậy nó là nhóm lý tưởng chứ không phải là nhóm hiện thực. Khi nghiên cứu nhóm qui chiếu, người ta chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của nhóm chứ không phải tổ chức xã hội hay tác động hỗ tương. Thứ hai, các cá nhân không nhất thiết phải tham gia vào nhóm qui chiếu. Vì vậy, nó là nhóm mà trong đó người ta muốn tìm kiếm một tư cách thành viên chứ không phải là nhóm trong đó cá nhân đạt được tư cách thành viên.

Nhóm thành viên là nhóm có các thành viên tham gia. Nó phản ánh những đặc trưng của một nhóm.

Cơ cấu của nhómTrong các nhóm đều tồn tại một cơ cấu nào đó. Đó là những mô hình

của quan hệ và các cơ hội truyền thông giữa các thành viên trong nhóm. Các mối quan hệ trong nhóm được biểu hiện dưới hình thức chính thức và không chính thức.

Cơ cấu chính thứcCơ sở để phân biệt cơ cấu chính thức của nhóm là những hoạt động

và vai trò cá nhân trong nhóm đều thông qua những điều lệ nhất định. Cơ chế của sự vận hành nhóm được thể hiện thông qua các đạo luật, thành văn, luật pháp, các sơ đồ kế hoạch...

Cơ cấu chính thức có một số đặc điểm như: sự quy định kiểu mẫu của truyền thông trong nhóm; áp dụng các kỷ luật chính thức; nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên được phân công rõ ràng; có sự phân cấp quyền lực; áp dụng chế tài tích cực và tiêu cực tương ứng với các ứng xử phù hợp và lệch lạc.

Cơ cấu của một viện nghiên cứu, một trường học là một ví dụ về cơ cấu chính thức.

Cơ cấu không chính thứcNhóm thuộc loại này được hình thành một cách tự phát, các thành

viên của nhóm quan hệ theo những luật lệ không thành văn. Họ tự nguyện tuân thủ các luật lệ và sự lãnh đạo của thủ lĩnh.

Page 111: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Nhược điểm của cơ cấu này biểu hiện ở chỗ các tiêu chuẩn thực sự không rành mạch và nhất quán. Vì vậy, khi xử lý các trường hợp, dễ bị thành kiến trong đánh giá.

Giữa nhóm cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức có những mối quan hệ với nhau, qua cơ cấu không chính thức, có thể chuyển tải được nội dung nào đó của cơ cấu chính thức. Ví dụ trong lớp có những học sinh cá biệt mà việc áp dụng các kỷ luật chính thức cũng không mang lại hiệu quả. Cô giáo đã thông qua một số thành viên của nhóm không chính thức (nhóm bạn bè ngang hàng để họ thuyết phục hộ. Tuân thủ một cách tự nguyện những yêu cầu của nhóm, học sinh cá biệt đó đã tự điều chỉnh lại hành vi của mình phù hợp với yêu cầu của nhà trường, mặc dù trong thâm tâm, cậu bé đó hài lòng là mình đã đáp lại được kỳ vọng của nhóm.

Nghiên cứu về nhóm không thể bỏ qua việc nghiên cứu về người đứng đầu của nhóm, đó là thủ lĩnh và các hình thức lãnh đạo.

Thủ lĩnhThủ lĩnh là một thành viên của một nhóm nào đó có uy tín nhiều nhất

đối với cả nhóm. Thủ lĩnh không nhất thiết phải là người có quyền lực hay là người giỏi nhất trong nhóm. Đơn giản, bằng một cơ chế nào đó mà anh ta có uy tín nhất trong nhóm và những hành vi của anh ta có ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm. Điều này có thể được giải thích bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa thủ lĩnh và các thành viên. Tức là anh ta có khả năng thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng của những thành viên trong nhóm và khả năng thuyết phục khiến mọi người phải tuân theo những đề nghị của anh ta.

Các thành viên của nhóm tôn trọng thủ lĩnh không đơn thuần chỉ vì những phẩm chất cá nhân mà vì vai trò xã hội của anh ta. Bởi vì chính vai trò thủ lĩnh đã làm cho các thanh viên của nhóm nhất trí đoàn kết với nhau để thực hiện được những mục tiêu của nhóm bằng những con đường không chính thức.

Thủ lĩnh thường tồn tại dưới hai hình thức: thủ lĩnh trong công việc và thủ lĩnh tinh thần.

Thủ lĩnh công việc là người trực tiếp điều hành nhóm, tổ chức, hướng dẫn các thành viên của nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó là người có kinh nghiệm và năng lực, tuy không nhất thiết là người giỏi nhất.

Page 112: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Thủ lĩnh tinh thần là người có khả năng tạo ra được bầu không khí vui vẻ thoải mái, dễ dàng làm địu đi bầu không khí căng thẳng trong tập thể, hoặc mâu thuẫn giữa các thành viên.

Trong thực tế ở một nhóm có thể tồn tại song song hai thủ lĩnh khác nhau nhưng cùng có thể chỉ có một người đứng đầu với hai kiểu thủ lĩnh nói trên.

Thông thường, trong quá trình chỉ đạo nhóm, các thủ lĩnh thể hiện sự lãnh đạo của mình theo nhiều kiểu khác nhau. Dựa trên các cách thức lãnh đạo mà người ta phân thành ba loại: dân chủ, độc đoán và thụ động.

Lãnh đạo theo kiểu độc đoán là kiểu quản lý chỉ đạo chủ yếu bằng cách mệnh lệnh, buộc mọi thành viên trong nhóm phải thực hiện.

Lãnh đạo theo kiểu dân chủ là kiểu quản lý, chỉ đạo không bằng các mệnh lệnh. Người thủ lĩnh chỉ hướng dẫn, gợi ý các ý tưởng, còn các quyết định dựa trên sự lựa chọn và quyết định của cả nhóm.

Lãnh đạo thụ động là kiểu lãnh đạo chung chung, không có sự quyết đoán.

Sự quan tâm đôi khi không liên quan đến mục tiêu của nhóm, tạo nên sự thiếu tự giác và ý thức của các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu của nhóm. Ta có thể lấy thí nghiệm của Lippit và Wyte trong nghiên cứu “các kiểu lãnh đạo” trên đối tượng thiếu nhi làm thí dụ. Họ phân chia các em ham thích làm các mô hình máy bay thành ba nhóm, chịu sự lãnh đạo của những mẫu người thủ lĩnh theo ba kiểu lãnh đạo nói trên. Khi tổng kết thí nghiệm, họ rút ra được những kết luận về hiệu quả của ba kiểu lãnh đạo đó. Đối với nhóm có nhóm người lãnh đạo độc đoán, năng suất lao động cao nhất nhưng chất lượng sản phẩm lại thuộc về nhóm có kiểu lãnh đạo dân chủ.

Kỷ luật có sự phận biệt rõ rệt trong các nhóm. Các em ở nhóm “dân chủ” có ý thức làm việc cao hơn, hiểu công việc hơn và tự giác ngay cả khi vắng mặt lãnh đạo. Còn ở nhóm “độc đoán” các thành viên thụ động hơn, không tự giác hoàn thành công việc khi vắng mặt lãnh đạo, tính kỷ luật thấp hơn.

Không khí tâm lý trong nhóm “dân chủ” cũng tốt hơn, mọi người đoàn kết hơn trong nhóm “độc đoán” và coi công việc của tập thể như công việc của chính mình.

Page 113: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Như vậy, nhóm là đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau. Tâm lý học quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh truyền thông liên cá nhân mang tính trực diện tình cảm. Còn các nhà xã hội học quan tâm tới nhóm như một cộng đồng, một tập thể, bao gồm sự tương tác giữa các vị thế, vai trò trong các nhóm, giữa các nhóm với nhau và giữa các nhóm với xã hội nói chung.

II. CÁC TỔ CHỨC PHỨC TẠPKhái niệmTổ chức phức tạp là một tổ chức chứa đựng nhiều nhóm khác biệt,

tiến hành những hoạt động khác biệt. Ví dụ như những tổ chức kinh doanh lớn, trong đó, có nhiều đơn vị tách biệt hoạt động, tất cả mọi đơn vị đều phối hợp với nhau và liên quan với nhau.

Khi nghiên cứu về các tổ chức phức tạp, các nhà xã hội học không chỉ quan tâm tới sự phối hợp và các quan hệ qua lại bên trong tổ chức đó mà còn chú ý tới tác động của tính phức tạp đối với ứng xử của con người. Trong xã hội phức tạp, các vai trò ngày càng trở nên chuyên môn hóa hơn và một cá nhân ngày càng tham gia vào nhiều nhóm hơn, do vậy phải đảm đương nhiều vai trò hơn. Sự tham gia của các cá nhân vào những tổ chức khác nhau không chỉ cho thấy, những vai trò khác nhau do cá nhân thực hiện, mà còn thể hiện những loại kỳ vọng khác nhau đối với các cá nhân ấy.

Khi tham gia vào một nhóm nào đó, nhóm sẽ đòi hỏi tư cách thành viên của mỗi cá nhân. Nếu tham gia cùng một lúc vào nhiều nhóm, cá nhân sẽ phải cùng một lúc thể hiện những tư cách thành viên của các nhóm khác nhau, bởi vì mỗi nhóm đòi hỏi mỗi cá nhân phải điều chỉnh ứng xử của mình phù hợp với yêu cầu của chính bản thân nhóm.

Trong xã hội phức tạp, phần lớn sự tác động hỗ tương trực diện mang tính chất thứ yếu, hoặc chỉ xảy ra trong những nhóm sơ cấp. Sự thân tình giữa những nhóm bạn bè ngày càng hiếm hơn trong xã hội hiện đại.

Cơ cấu hệ thống của tổ chức phức tạpTrong tổ chức phức tạp có hai loại quan hệ điển hình: đó là quan hệ

theo hệ thống đọc và quan hệ bạn bè. Đường dây hệ thống dọc bao gồm những cá nhân nằm trong một dây chuyền chỉ huy trực tiếp, trong đó các mệnh lệnh được truyền từ trên xuống và thông tin đi từ dưới lên thông qua

Page 114: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

cùng một dây chuyền ấy. Thông tin giữa các đường hệ thống dọc được thực hiện thông qua những người đứng đầu các bộ phận hoặc đơn vị cụ thể, người trợ lý cho vị đứng đầu của một bộ phận không thể trực tiếp tiếp xúc với người tương đương ở bộ phận khác. Sự tiếp xúc phải được sắp xếp thông qua những người đứng đầu bộ phận theo các kênh thông tin đã được xác định cụ thể. Lấy hệ thống Đại học Quốc gia làm ví dụ: trưởng của khoa này không thể điều động giáo viên của khoa khác. Muốn kết hợp công việc giữa các khoa, phải có sự bàn bạc giữa hai trưởng khoa rồi mới thành lập một nhóm công tác mới.

Các vị trí ban bệ là các vị trí của những quan hệ dịch vụ và quan hệ cố vấn. Các vị trí này đều nằm trong sơ đồ tổ chức, và các đường dây thông tin đều đã được cụ thể hóa, nhưng ở đây không có quan hệ quyền hành. Những nhân viên thuộc phòng nhân sự, những người đứng đầu những ban ngành có tính chất hợp pháp, cac viên chức y tế, những nhân viên bảo quản … tất cả đều thuộc về những vị trí ban bệ trong một công ty lớn.

Như vậy, tổ chức chính thức chính là cái mạng lưới đã được xác định theo một sơ đồ nhất định cùng với tất cả những biện pháp và luật lệ để điều tiết sự tác động hỗ tương. Leavitt (1951) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa các kênh thông tin với sự thỏa mãn của tập thể. Theo ông, ở nơi nào thông tin được phổ biến hoặc được phân quyền (không được xác định một cách cứng nhắc) thì ở đó người ta thấy có mức độ thỏa mãn lớn hơn. Ở nơi nào thông tin bị hạn chế thì mức thỏa mãn của các thành viên thấp hơn.

Bên cạnh đó, Shaw (1964) đã khám phá ra rằng khó khăn được giải quyết mau chóng hơn trong mô hình thông tin được phân quyền, và những vấn đề được giải quyết đơn giản hơn trong những mô hình hạn chế tập quyền.

Trên đây là những nhận xét từ những công trình nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm, chứ không phải trong một khuôn khổ tổ chức chính thức thực tế. Những công trình này dựa trên giả định cho rằng bản thân mỗi đường dây hàng dọc trong mỗi tổ chức phức tạp đều là một nhóm nhỏ có khả năng tự nó giải quyết vấn đề, tương tự như những nhóm mà người ta đã khảo sát.

Trong thực tế, do tính chất phức tạp của tổ chức chính thức, người lao động trong khuôn khổ xã hội này ít có liên quan hoặc ít ràng buộc với sản phẩm cuối cùng. Đặc biệt, khi người lao động thuộc một dây chuyền sản

Page 115: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

xuất, nơi sản phẩm chỉ được hoàn thành vào khâu cuối cùng của một đây chuyền dài, người lao động chỉ làm công việc xiết chặt một vài con vít để gắn hai bộ phận với nhau, và cuối cùng hai bộ phận đó được đưa vào sản phẩm sau nhiều khâu khác.

Tuy nhiên, thông thường các thành viên của một tổ chức chính thức trong hệ thống cơ cấu phức tạp vẫn cố gắng liên kết lại bằng một cách nào đó, tạo nên những nhóm không chính thức (những người nhập cư cùng quê trong một khu chế xuất chẳng hạn). Những tổ chức này cung cấp tác động hỗ tương giữa các cá nhân, đôi lúc chúng hoạt động có hiệu quả hơn là những biện pháp được quy định một cách chính thức và đôi khi cũng có thể gây trở ngại cho mục tiêu của tổ chức chính thức.

Theo định nghĩa tổ chức chính thức là một nhóm thứ cấp, còn tổ chức không chính thức có thể được coi là nhóm sơ cấp. Trong tổ chức không chính thức chúng ta thấy các thành viên được đối xử như những cá nhân, chứ không phải theo sự kì vọng về vai trò, điều đó làm giảm bớt tính vô nhân cách trong tổ chức chính thức (trong trường hợp tổ chức chính thức bao gồm cả tổ chức không chính thức).

Hơn nữa, tổ chức này còn hỗ trợ và bảo vệ các thành viên của mình. Như vậy, nếu như tổ chức không chính thức hoạt động một cách có hiệu quả trong lòng tổ chức chính thức, đó là mô hình lý tưởng.

Bộ máy quan liêuBộ máy quan liêu là một tập hợp các cơ quan hành chính, có đặc

trưng là những mối quan hệ hỗ tương vô nhân cách, những thủ tục được ấn định rõ ràng và những luật lệ chính thức. Nếu bộ máy quan liêu cũng có thể được quan niệm hoặc như một nhóm thứ cấp, hoặc như một tổ chức chính thức, nó vẫn mang tính chất độc nhất vô nhị, bởi vì chỉ có nó mới bao gồm các cơ quan hành chính. Trong bộ máy quan liêu có một hệ thống các cơ quan được phục vụ bởi những người gọi là viên chức (bureaucrates). Nhóm này cũng là sản phẩm của xã hội phức tạp.

Ở đây cũng tồn tại một hệ thống tổ chức phức tạp, cũng có sự phân cấp chặt chẽ. Cấp trên có trách nhiệm điều hành những công việc của người dưới quyền mình, nếu có vấn đề sai sót nghiêm trọng trong cơ quan cần điều chỉnh, người đứng đầu có thể lập một hội đồng kỷ luật. Tuy nhiên sự thăng tiến của nhân viên dựa trên quy chế chứ không thể do thủ trưởng quyết định.

Page 116: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Trong hệ thống quan liêu, một sự phối hợp quyền lực duy lý với quyền lực truyền thống luôn được thể hiện. Ở đây cũng thể hiện sự phối hợp giữa các hoạt động của các ban bệ. Ngay bản thân trong lòng bộ máy quan liêu, cũng hình thành những tổ chức không chính thức.

Con người khi tham gia vào các tổ chức phức tạp sẽ không tránh khỏi gặp một vài khó khăn, chẳng hạn phải rơi vào tình trạng xung đột giữa các vai trò, phải giữ và thực hiện tư cách thành viên trong nhiều nhóm khác nhau, đôi lúc đối lập nhau, hoặc sự căng thẳng của các vai trò (nhóm càng phức tạp, số lượng các kỳ vọng khác nhau càng lớn, mỗi loại đều có quyền lợi và trách nhiệm riêng).

Tóm lại, mỗi loại nhóm, mỗi loại cơ cấu đều có những đặc trưng riêng, phối hợp với nhau tạo thành hệ thống của sự hoạt động xã hội. Những mối quan hệ xã hội trong tổ chức này đều phản ánh cả những yếu tố phối hợp, hợp tác, cả những khía cạnh của sự xung đột. Những quy định trong cách ứng xử, những hệ thống thứ bậc trách nhiệm của chúng được công nhận một cách phổ biến, được thể chế hoá tạo thành những mô hình xã hội điều chỉnh hành vi của các thành viên trong hệ thống xã hội.

Chương tiếp theo sẽ trình bày rõ hơn về các thiết chế và quá trình thiết chế hóa đó.

Nội dung chínhHọc xong chương này, sinh viên cần nắm vững định nghĩa về nhóm,

từ đó phân biệt những tập đoàn nào được coi là nhóm và không nhóm. Sinh viên cũng cần hiểu được các cách phân loại nhóm: nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp, nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyện, nhóm qui chiếu và nhóm thành viên, phân biệt được cơ cấu nhóm chính thức và không chính thức. Các bạn cũng cần hiểu rõ thủ lĩnh khác nhau

Chương X

CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘIThiết chế xã hội là khái niệm được đề cập nhiều trong các công trình

nghiên cứu xã hội. Nói đến thiết chế, người ta thường hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã hội với một hệ thống các quy tắc, giá trị và cơ cấu

Page 117: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hướng tới một mục đích xác định, hai là các tổ chức xã hội với tư cách là các nhóm xã hội hiện thực rộng lớn, bao gồm các nguyên tắc, quy tắc và hệ thống thứ bậc của trách nhiệm và quyền lực.

Trong quá trình hoạt động xã hội, sự tương tác giữa các cá nhân tạo nên những mô hình chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi, được lặp đi lặp lại và phổ biến. Khi các mô hình đã trở nên ổn định, lúc đó thiết chế đã hình thành.

Ở chương trước chúng ta đã xem xét các tổ chức xã hội và cơ cấu của chúng, trong phần này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các thiết chế xã hội với tư cách là hệ thống các quy tắc giá trị mà thôi.

I. CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘICác thiết chế là những mô hình các quy tắc và tác động hỗ tương,

được thiết lập nhằm thỏa mãn những nhu cầu của xã hội. Các thiết chế là những hệ thống hoặc tiểu hệ thống trong một xã hội, bao gồm những truyền thống tương đối ổn định, những tổ chức xã hội, các mối quan hệ pháp lý và những quy tắc được phát triển nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội phải đối phó. Các thiết chế có thể mang tính đơn giản (trong xã hội nguyên thủy) và có thể phức tạp (trong xã hội hiện đại).

Trong một xã hội thường tồn tại một số thiết chế cơ bản làm nền móng cho toàn xã hội - đó là gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế và nhà nước. Mỗi một thiết chế kể trên đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng của nó. Nếu như ta dễ dàng nhận thấy sự tồn tại các thiết chế này trong mọi xã hội thì cũng cần hiểu rằng, hình thức của các thiết chế đó có thể khác nhau giữa các xã hội. Đó là những hiện tượng văn hóa, phản ánh những đặc trưng riêng của mỗi xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều phải lựa chọn và điều chỉnh hành vi của mình theo các thiết chế của xã hội mình.

Tồn tại trong xã hội, các thiết chế tuy có những đặc trưng riêng về chức năng và nhiệm vụ nhưng lại liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống. Thuật ngữ hệ thống ám chỉ các mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Ở đây chúng ta muốn đề cập tới hệ thống xã hội, nó cũng bao gồm những đặc điểm kể trên nhưng chỉ có trong xã hội. Vì vậy, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, cái gì xảy ra ở bộ phận này cũng có thể kéo theo sự biến đổi trong các bộ phận khác. Với tính cách là một hệ thống phụ, một thiết chế cũng có thể

Page 118: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

được coi như một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống xã hội. Dưới góc độ xã hội học, hệ thống các thiết chế này bao gồm các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau và trọng tâm chính là mối quan hệ giữa các bộ phận của nó: các tổ chức xã hội, các địa vị, các vai trò. Giả sử có sự thay đổi trong việc xác định một vai trò này sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống kỳ vọng của vai trò khác.

Hệ thống các thiết chế bao gồm một số đặc trưng sau:Thứ nhất, các thiết chế đều là những bộ phận của hệ thống thống

nhất. Sơ đồ dưới đây sẽ cho ta thấy mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận.

Ở đây, sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau biểu hiện mức độ thống nhất trong hệ thống. Nếu có sự thay đổi ở thiết chế nào thì sẽ kéo theo sự biến đổi của thiết chế khác.

Thứ hai, các thiết chế được hình dung như những cấu trúc xã hội (khái niệm này được sử dụng để diễn đạt tính ổn định tương đối của các thiết chế mà không ám chỉ đến những thực thể cụ thể). Các quan hệ và các hoạt động tương tác được định hình bởi các truyền thống có tính thiết chế. Tính ổn định tương đối của các thiết chế xã hội phù hợp với tính năng động của xã hội và sự điều chỉnh của nó nhằm chống lại những biến đổi trong nhóm. Bởi vì xã hội bao hàm cả tính năng động nên luôn luôn thay đổi, do đó, các thiết chế với tính cách là những cơ cấu thỏa mãn nhu cầu cũng bị biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng chính tính bảo thủ của hệ thống giá trị cũng có thể làm giảm bớt tốc độ biến đổi.

Cuối cùng, thiết chế được mọi người trong xã hội công nhận và tán thành. Nói như vậy không có nghĩa là sẽ có sự tuân thủ tuyệt đối ở các mô hình. Tất nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ và lệch lạc so với các mô hình thiết chế, chúng thường là sự phản ánh những biến đổi xã hội.

Khi nghiên cứu thiết chế, chúng ta cũng không thể bỏ qua khái niệm thiết chế hóa.

II. CÁ NHÂN VÀ CÁC THIẾT CHẾ HOÁThiết chế hóa là sự phát triển hệ thống điều tiết của các chuẩn mực,

qui tắc, vị thế, vai trò được xã hội thừa nhận. Qua việc thiết chế hóa, các hành vi tự phát và không lường trước sẽ được thay thế bằng những hành vi đã đỉều chỉnh và dự kiến trước. Chẳng hạn, những vai trò của các quan

Page 119: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

chức chính phủ đã được thiết chế hóa cao độ, các hành vi của họ luôn luôn được dự tính trước như một kịch bản có sẵn.

Nói cách khác, thiết chế hóa là quá trình thiết lập sự nhất trí về các quan hệ và mô hình ứng xử cấu thành các thiết chế, là quá trình làm cho Các mô hình đó trở nên chính thức thông qua sự chấp nhận của nhóm.

Khái niệm thiết chế hóa là một công cụ được sử dụng để chỉ ra, mô tả và phân tích sự hình thành của các mô hình trong lòng xã hội. Những mô hình này chủ yếu dựa trên việc bảo tồn các giá trị của xã hội. Ở nơi nào do thiếu hiểu biết, có sự khiếp sợ thiên nhiên, ở đó các mô hình ứng xử có thể bao hàm những ứng xử tôn kính trước hiện tượng thiên nhiên. Lúc này, khả năng hướng tới việc làm chủ thiên nhiên sẽ bị hạn chế. Các hình thức lễ tạ trời đất của đồng bào các dân tộc thiểu số chính là một thiết chế.

Với tư cách là một hệ thống, các ứng xử đặc trưng trong những tình huống khác nhau ấy hình thành nên các bộ phận tương tác lẫn nhau. Các hiện tượng này tương đối ổn định với thời gian và được thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã hội. Việc lặp lại và ngày càng được đông người chấp nhận chính là những khía cạnh của quá trình thiết chế hóa.

Có nhiều học thuyết nghiên cứu về sự tương tác giữa các cá nhân và giữa các cá nhân với xã hội. K. Marx coi kinh tế là yếu tố quyết định các mối quan hệ xã hội của con người. Simmel là người đưa ra quan điểm ngược với thuyết quyết định luận kinh tế về xã hội. Ông tìm thấy trong cá nhân những cơ sở của những hiện tượng xã hội. Theo ông, những mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân là nguồn gốc của các hiện tượng xã hội, sau đó, đến lượt chúng, khi được thể chế hoá, lại định hướng mối quan hệ giữa các cá nhân. Lúc đầu, các cá nhân thực hiện những mối quan hệ đó bởi những nội dung của xã hội, vì vậy, những nội dung đó của xã hội được coi là những nguyên nhân đầu tiên của quan hệ xã hội. Theo ông, những mối quan hệ ban đầu mang tính vi mô, sau đó mới là những hiện tượng xã hôi mang tính vĩ mô (sự đoàn kết, xung đột, phân công lao động, đó là những thiết chế xã hôi. Sau này, khi đã ổn định, các thiết chế xã hội lại tác động trở lại các mối quan hệ giữa các cá nhân (nhà nước, giáo hội, gia đình...). Chính vì vậy, các mối quan hệ xã hôi luôn bị quy định bởi những mô hình, quy tắc nhằm giới hạn sự tự do của cá nhân.

Page 120: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

III. CHỨC NĂNG CỦA CÁC THIẾT CHẾCác thiết chế vừa có những chức năng cơ bản vừa có các chức năng

chuyên biệt của từng thiết chế.

Các chức năng cơ bảnNhững chức năng cơ bản của các thiết chế được thể hiện một cách

phổ biến đối với các loại thiết chế khác nhau. Những chức năng đó được thể hiện như sau.

Thứ nhất, các thiết chế đảm bảo cho các cá nhân có những ứng xử xã hội được chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau. Chính thông qua quá trình xã hội hóa, sự thừa nhận hay không của xã hội đối với khuôn mẫu ứng xử đã được phản ánh, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động của thiết chế (khi đi bầu cử chúng ta đều nắm được các bước thực hiện công việc để thực hiện những là phiếu hợp lệ.

Thứ hai, các thiết chế quy định phần lớn các vai trò của cá nhân để cá nhân nhận biết rằng nó có phù hợp hay không trong quá trình xã hội hóa. Cá nhân có thể lựa chọn và quyết định những vai trò mà anh ta cho là thích hợp nhất. Sỡ dĩ như vậy là vì, anh ta có thể nắm được sự mong đợi của vai trò khi anh ta chuẩn bị tiếp nhận nó.

Thứ ba, thiết chế mang lại cho các thành viên xã hội sự ổn định. Còn cá nhân hướng sự nhận thức của mình tới các thiết chế hóa như là một sự chấp nhận (những người theo đạo Phật thừa nhận những giá trị và niềm tin tôn giáo và đức Phật luôn luôn ngự trị trong họ).

Cuối cùng, các thiết chế nói chung đều kiểm soát và điều tiết các ứng xử để chúng phù hợp với sự mong đợi của xã hội.

Các chức năng chuyên biệt của các thiết chếMỗi thiết chế của xã hội đều có những mục đích riêng, vì vậy, nó cũng

tao nên một số chức năng chuyên biệt.Thiết chế gia đình bao gồm một số chức năng như: điều chỉnh hành vi

giới tính; duy trì sự tái sản sinh các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; chăm sóc và bảo vệ trẻ em; xã hội hóa trẻ em; gắn vai trò và thiết lập vị thế đã được thừa kế của gia đình; đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình như là một đơn vị tiêu dùng.

Thiết chế tôn giáo có các chức năng: giúp đỡ kiếm tìm niềm tin, đạo đức đồng nhất; sự giải thích về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và

Page 121: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

chính còn người theo cách của từng tôn giáo; thúc đẩy sự hòa đồng cũng như sự cố kết xã hội.

Còn thiết chế giáo dục được hình thành để đảm bảo cho sự chuẩn bị về nghề nghiệp xã hội, truuyền bá và chuyển giao di sản văn hóa qua các thế hệ, giúp các cá nhân làm quen dần với các giá trị xã hội, chuẩn bị cho cá nhân tiếp nhận các vai trò xã hội, đóng các vai trò phù hợp với mong đợi xã hội, đồng thời, tham gia kiểm soát và điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như các quan hệ xã hội.

Thiết chế kinh tế đảm bảo cho việc sản xuất và phân phối hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ xã hội cũng như tiêu dùng sản phẩm và sử dụng các dịch vụ.

Đối với thiết chế nhà nước, các chức năng cần được thực hiện là thể chế hóa hiến pháp, bộ luật hoặc các quy định dưới luật vào đời sống xã hội; thực thì các điều luật đã được thông qua; giải quyết những xung đột xã hội tồn tại giữa các nhóm thành viên xã hội; thiết lập các bộ phận dịch vụ an sinh xã hội như sức khỏe, giáo dục, phúc lợi, v.v... bảo vệ quốc gia khỏi ngoại xâm và bảo vệ công dân khỏi mọi sự nguy hiểm.

Quá trình thiết chế hóa và hệ thống thiết chế là sản phẩm của con người, phản ánh những đặc trưng văn hóa trong từng xã hội. Nó được con người tạo ra trong mối quan hệ hỗ tương, và đến lượt mình lại quay trở lại định hướng, điều chỉnh hành vi con người. Đó là một quá trình khách quan và biện chứng.

Tuy nhiên, các thiết chế xã hội được thể hiện không chỉ bởi những giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành vi phổ biến cho toàn xã hội; ở cấp độ vi mô, các thiết chế cũng không giống nhau trong các nhóm tiểu văn hóa khác nhau trong cùng một xã hội. Cụ thể, trong các giai cấp, các tầng lớp, người ta cũng có thể nhận ra những mô hình ứng xử phù hợp với vị thế của mình trong đó.

Chương tiếp theo thể hiện những tranh luận về quy luật thể hiện cơ chế của những hành động xã hội trong các nhóm, các giai cấp và tầng lớp đặc thù.

Nội dung chính:Học xong chương này, sinh viên cần nắm vững những khái niệm cơ

bản về thiết chế xã hội và thiết chế hóa, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân và các thiết chế.

Page 122: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Sinh viên cũng cần phân biệt các chức năng cơ bản và chức năng chuyên biệt của các thiết chế khác nhau.

ChươngXI

GIAI CẤP XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘIQuan sát các xã hội trong lịch sử, các nhà xã hội học cho rằng hệ

thống bất bình đẳng tồn tại trong mọi xã hội loài người. Sự bất bình đẳng cổ thể biểu hiện dưới các hình thức khác nhau. Có nhiều tác giả nêu sự khác biệt về màu da, giới tính, sức khoẻ, năng lực như là những yếu tố tạo ra sự bất bình đẳng. Mặt khác, bản thân sự phân loại các nhóm theo một thứ hạng nào đó cũng chỉ có tính tương đối. Chẳng hạn, nếu như quan sát những công nhân cùng tham gia vào một nhóm giải trí nào đó (hội chơi bài, hội thể thao...). Thoạt nhìn, mọi người đều bình đẳng với nhau vì họ đều là thành viên; tuy nhiên, nếu xem xét giữa những thành viên chính thức và các thành viên dự bị, chúng ta lại thấy có một sự phận biệt nào đó.

Một trong những vấn đề quan trọng của xã hội học là nghiên cứu sự phân tầng xã hội và giai cấp xã hội. Dưới đây, chúng ta sẽ làm quen một số khái niệm cơ bản có liên quan và tìm hiểu những quan điểm xã hội học khác nhau về giai cấp xã hội và phân tầng xã hội dưới góc độ lý thuyết cũng như thực nghiệm.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢNBất bình đẳng xã hộiTrong mọi xã hội luôn luôn tồn tại một số hiện tượng bất bình đẳng về

vai trò của cá nhân, bất bình đẳng về giới tính, bất bình đẳng trong giáo dục, bất bình đẳng về thu nhập, về ưu thế xã hội, về sức khỏe hay năng lực. Tuy nhiên, những yếu tố này không được coi là cơ sở để tạo ra một giai cấp xã hội.

Sự phân tầng xã hộiCác nhóm người trong xã hội hiện đại được phân chia thành những

tầng lớp khác nhau, xét trong tương quan với một số đặc trưng như quy mô thu nhập, mức độ giàu có, uy tín nghề nghiệp, tuổi tác, chủng tộc, lứa tuổi, giới tính... Những yếu tố này được kết hợp với nhau trong những tình

Page 123: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

huống thực tế, tạo nên một sự phân loại mang tính hệ thống. Tuy nhiên, sự phân tầng này có thể vừa mang tính cứng nhắc (khi nhấn mạnh yếu tố sinh học), vừa mang tính linh hoạt (khi nhấn mạnh yếu tố xã hội).

Vì vậy, các nhà xã hội học thường phân biệt hai tình huống. Tình huống thứ nhất là những địa vị xã hội được gán một cách đương nhiên cho một cá nhân ngay từ khi mới sinh ra gọi là địa vị gán (chẳng hạn sinh ra đã là nam giới hay nữ giới hoặc người da đen hay da trắng, dòng tộc này hay dòng tộc khác). Tình huống thứ hai, những địa vị do cá nhân bằng nỗ lực của mình đạt được gọi là địa vị đạt được.

Một xã hội có xu hướng phát triển theo hướng này hay hướng khác là tùy thuộc vào các chuẩn mực được phổ biến và các giá trị định hướng cho các chuẩn mực đó. Do vậy, có những xã hội phân chia thành những đẳng cấp mang tính cứng nhắc, khép kín. Những người sinh ra trong đẳng cấp nào thì suốt đời bị ràng buộc trong đẳng cấp đó (xã hội Ấn Độ). Nhưng cũng có những xã hội trong đó, sự phân chia các tầng lớp dựa trên sự phân loại nghề nghiệp, sự thành đạt của cá nhân, quyền lực chính trị... và về nguyên tắc, một cá nhân nếu có năng lực và cơ hội, anh ta có thể vượt ra khỏi tầng lớp của mình để đạt được những vị thế xã hội cao hơn. Mặc dù vậy, sự thừa kế tài sản địa vị trong gia đình và một vài yếu tố khác trong xuất phát điểm về sự thăng tiến của con người sẽ là cơ sở tốt hơn so với những cá nhân khác trong cuộc đời của họ.

Mỗi khi hệ thống phân tầng được hình thành và được chấp nhận, những người trong cùng một tầng, một lớp của sự phân loại thường có xu hướng phát triển mối liên kết chặt chẽ, tạo thành một lực lượng chung trong mọi quan hệ với các tầng lớp, các giai cấp khác. Những người trong một tầng lớp thường có chung cách ứng xử hợp lý và phù hợp với những giá trị mà họ coi trọng. Họ giống nhau về cách ăn mặc, về tín ngưỡng, sở thích trong nghệ thuật, chính trị... Họ chỉ giao thiệp, làm ăn, kết hôn với những người được xếp vào cùng hạng với mình. Giữa các tầng lớp như vậy sẽ tồn tại những lợi ích khác nhau.

Từ trước đến nay, có nhiều cách giải thích khác nhau về sự phân tầng xã hội và các giai cấp xã hội.

Đẳng cấpĐẳng cấp là những nhóm xã hội được phân định một cách hết sức

rạch ròi theo một thứ bậc nhất định trong xã hội, cơ sở của sự phận định

Page 124: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

này dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng. Hệ thống đẳng cấp ở xã hội Ấn Độ cổ truyền là một ví dụ. Theo hệ thống này, trong xã hội gồm bốn đẳng cấp chính: đẳng cấp các giáo sĩ, đẳng cấp các chiến binh và vua quan, đẳng cấp nhà buôn và nhà nông, đẳng cấp của các đầy tớ và thợ thủ công. Ngoài ra còn có một số người thậm chí không được xếp vào hệ thống đẳng cấp trên. Đẳng cấp có thứ bậc cao hơn được đánh giá là “thanh cao” hơn so với các đẳng cấp dưới. Mỗi cá nhân được sinh ra và thừa hưởng những đặc quyền và đặc lợi của đẳng cấp mình trong xã hội này. Những người ở trong cùng một đẳng cấp mới đươc phép kết hôn với nhau. Có thể nói, đây là một xã hội hoàn toàn khép kín.

Giai cấp xã hộiTrong một xã hội có sự phân hóa thánh những nhóm xã hội hết sức

khác biệt và chênh lệch nhau. Sự phân hóa này bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố kinh tế, tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các giai cấp khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những phân định đẳng cấp khác, ở Châu Âu chẳng hạn, được dùng để chỉ những tầng lớp cách biệt nhưng lại không bị chi phối bởi yếu tố tôn giáo (như ở Ấn Độ) mà dựa trên luật lệ. Những đẳng cấp đó là tăng lữ quý tộc, thường dân.

II. LÝ THUYẾT MÁC-XÍT VỀ GIAI CẤPMarx vừa là một nhà chính trị vừa là một nhà lý luận xã hội thiên tài.

Tuy K. Marx không phải là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ giai cấp nhưng ông là người đầu tiên làm cho thuật ngữ này trở thành một trong những khái niệm quan trọng trong nghiên cứu về cơ cấu xã hội. Học thuyết về giai cấp của ông không những giúp chúng ta hiểu được những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội mà còn hiểu rõ hơn động lực của sự phát triển xã hội.

Do mất trước khi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình nên K. Marx chưa kịp đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp. Trong các tác phẩm đã cộng bố, K. Marx sử dụng thuật ngữ giai cấp theo hai nghĩa; nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, ông áp dụng khái niệm giai cấp vào các xã hội, trong đó, tồn tại sự đối lập giữa tầng lớp của những kẻ thống trị và kẻ bị trị. Như vậy, xã hội có giai cấp được tính từ sau xã hội cộng sản nguyên thủy tức là từ thời cổ đại trở đi (chế độ chiếm hữu nô lệ), thời trung cổ (chế độ phong kiến) và cả các xã hội tồn tại theo “phương

Page 125: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thức sản xuất châu Á” cho đến chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, Marx cũng muốn phân biệt thuật ngữ “đẳng cấp” (trong xã hội tiền tư bản) và thuật ngữ “giai cấp” (trong xã hội tư bản). Có nghĩa là khi nói đến nghĩa hẹp về giai cấp, ông muốn đề cập tới hai giai cấp cơ bản là giai cấp tư bản và giai cấp công nhân. Tuy nhiên, trong các công trình viết về xã hội tư bản chủ nghĩa ở Pháp hay Đức, Marx phân tích sự tồn tại đồng thời của nhiều giai cấp. Như vậy, khi ông chỉ nói đến hai giai cấp chủ yếu là giai cấp tư sản, và giai cấp công nhân, có nghĩa là ông muốn đề cập đến một mô hình lí thuyết về cơ cấu giai cấp của chủ nghĩa tư bản.

Theo quan niệm của Marx, giai cấp không nên định nghĩa bằng nghề nghiệp hay quy mô thu nhập mà là vị trí của một tầng lớp xã hội trong quá trình sản xuất, tức là phải xét trong tương quan với giai cấp khác. Cái làm cho công nhân trở thành giai cấp chính là việc họ cũng bị bóc lột về giá trị thặng dư bởi một giai cấp khác (giai cấp tư sản). Như vậy, việc có chung một nghề nghiệp hay hoàn cảnh không đóng vai trò quan trọng trong việc phân định giai cấp. Trong khi đó, giai cấp tư sản, được xem như kẻ chiếm đoạt giá trị thặng dư của giai cấp công nhân. Ở đây, sự đối lập giữa các giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là sự đối lập giữa những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mình cho kẻ khác với những kẻ là chủ tư liệu sản xuất, và vì vậy họ có khả năng chiếm đoạt thặng dư của người lạo động.

Tiếp theo Marx, V.I. Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp như sau “Giai cấp là những tập đoàn người rộng lớn, khác nhau về vị trí mà họ chiếm giữ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, về mối quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất; về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và do đó về phương thức và quy mô phần của cải mà họ được hưởng. Các giai cấp là những tập đoàn người mà trong đó, tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do vị trí mà họ nắm giữ trong một nền kinh tế xã hội nhất định” (V.I. Lenin, “Sáng kiến vĩ đại”). Và ông nhấn mạnh rằng muốn xóa bỏ giai cấp thì phải xóa bỏ mọi hình thức sở hữu tư liện sãn xuất chứ không đơn thuần lật đổ những kẻ bóc lột.

Trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau luôn luôn hình thành một cách khách quan sự tổng hợp mới của những cuộc đấu tranh giai cấp ở thời kỳ lịch sử trước đó. Do vậy, trong chủ nghĩa tư bản, chính các lực lượng xã hội, nhờ đó mà giai cấp tư sản giành được ưu thế đối với giai cấp

Page 126: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

quý tộc phong kiến, đến lượt chúng lại đảm bảo cho ưu thế của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản trong thời kỳ tiếp theo đó. Marx phân tích: giai cấp tư bản đã đưa các nước Tây Âu ra khỏi chế độ phong kiến, đi vào chế độ tư bản công nghiệp. Tầng lớp quý tộc của các nước này được thay thế bằng thương nhân và nhà tư bản. Những người này vì chiếm hữu nhiều tư liệu sản xuất nên nắm giữ vị trí lãnh đạo, trở thành giai cấp thống trị. Ở đây, ưu thế kinh tế đã dẫn đến ưư thế chính trị. Khi các nhóm tổ chức lại với nhau vì lợi ích riêng của họ, giai cấp tư bản muốn thành công phải tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, đó là giai cấp vô sản. Marx đưa ra những nhận định về tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với hình thái kinh tế xã hội trước đó nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng, dù sao đi nữa, mục đích của giai cấp tư bản rất rõ ràng và “số phận” của giai cấp này cũng đã được xác định một cách khách quan. Đó là việc sử dụng sự tự do (một trong những yếu tố ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với trước kia) để thu thập và tập trung quyền lực vào tay họ.

Thực tế, bên dưới giai cấp tư bản vẫn còn một số tầng lớp trung gian (tiểu chủ, trung lưu, người làm công có nghề...) nhưng Marx tiên đoán rằng, những tầng lớp xã hội này sẽ bị mất đi vì không thể cạnh tranh được với quyền lực của giai cấp tư bản. Sau này, họ sẽ bị bần cùng hóa và sẽ nhập vào đội ngũ vô sản. Tương tự như vậy, những người có nghề nghiệp sẽ trở thành những người làm công đơn thuần cho các doanh nghiệp lớn, những người hành nghề độc lập sẽ biến mất. Quy luật tất yếu là kinh tế của chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ dẫn tới tập trung và độc quyền. Cuộc cạnh tranh khốc liệt này sẽ tiêu diệt kẻ yếu. Như vậy, ở mức thang cuối cùng của sự phân chia các giai cấp là giai cấp vô sản - lớn nhất về số lượng. Marx nhấn mạnh, chính giai cấp này sẽ là nguồn cung cấp sự lãnh đạo chính trị cho giai cấp lịch sử tiếp theo. Càng ngày, giai cấp này sẽ càng lớn mạnh vì có sự tham gia của những người thuộc tầng lớp trung gian trước đây (trong đó có cả các tư sản nhỏ bị phá sản). Kết quả của quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản là một xã hội chỉ còn hai giai cấp đối kháng nhau: tư sản (một nhóm nhỏ nhưng nắm phần lớn tài sản xã hội) và giai cấp vô sản (là đa số nhân dân lao động, nhưng không có hoặc có rất ít tài sản).

Trong xã hội tư bản, hai giai cấp này luôn ở tình trạng căng thẳng và đối nghịch với nhau, thực hiện vai trò lịch sử đã giành cho họ. Giai cấp tư

Page 127: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

sản sẽ tìm kiếm thêm quyền lực và làm ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp vô sản, làm cho họ buộc phải đối phó với địa vị thấp kém và thiếu ổn định của mình. Họ dần hiểu ra rằng, tự do mà giai cấp tư sản hứa hẹn sẽ không bao giờ đến và họ cũng nhận thức được sự bất hạnh của mình là không mang nguồn gốc cá nhân mà chính do xã hội mang lại. Khi đó trong những người vô sản sẽ hình thành nên ý thức giai cấp và nhận thức được vai trò lịch sử của mình - người làm cách mạng. Giai cấp tư bản bất lực dù cố gắng đưa ra các biện pháp khắc phục nhưng cũng không ngăn được phép biện chứng lịch sử, nhất định sẽ thất bại. Trong khi đó, giai cấp vô sản đã ngày càng lớn mạnh lại có được ý thức giai cấp nhất định sẽ thực hiện các cuộc cách mạng, chủ nghĩa tư bản sẽ bị lật đổ và xã hội lại chuyển sang giai đoạn lịch sử tiếp theo là chủ nghĩa xã hội.

Tuy khái niệm Mac-xit về giai cấp dựa trên cơ sở các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhưng nó lại bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau. Giai cấp nào nắm quyền thống trị trong lĩnh vực kinh tế, cũng sẽ chi phối những lĩnh vực còn lại (lối sống hệ tư tưởng, các giá trị văn hóa nghệ thuật, pháp lý,....). Quan điểm về giai cấp của Marx phản ánh quan điểm của nhà lý luận xã hội nhưng thể hiện rất rõ lập trường của một nhà tổ chức chính trị của giai cấp vô sản.

III. QUAN NIỆM CỦA MAX WEBER VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘIMax Weber (1864 - 1920) cũng là người quan tâm nhiều tới sự phân

tầng xã hội. Ông tán thành sự phân tích của Marx về chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên Ông không đứng trên lập trường của nhà chính trị mà trên quan điểm của nhà xã hội học. Về cơ bản, ông dựa vào xuất phát điểm của Marx, nghĩa là dựa vào các xã hội công nghiệp, và chế độ tư bản chủ nghĩa để phân tích và từ đó đưa ra nhận định “sự phân chia tầng lớp trong xã hội là biểu hiện có tổ chức của quyền lợi mang tính bất bình đẳng”. Max Weber cho rằng, quyền lực trong xã hội tư bản là thứ quyền lực đã được thể chế hóa. Có nghĩa là sự kiểm soát, thực sự của xã hội đối với hành động của con người có thể thực hiện một cách hợp pháp. Những quyền lực dựa trên thể chế này được phân tích trên ba lĩnh vực hành động: kinh tế, xã hội, chính trị. Dựa trên những lĩnh vực đó, ông đã miêu tả sự phân tầng xã hội theo những phạm trù tương ứng là giai cấp, địa vị và đảng phái.

Page 128: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Trong lĩnh vực kinh tế, ông dùng khái niệm “giai cấp” để chỉ sự phân tầng trong xã hộl. Giai cấp là khía cạnh gắn liền với quyền lực kinh tế hoặc quyền kiểm soát về kinh tế. Theo ông, các cá nhân trong cùng một giai cấp là những người có cùng một vị trí kinh tế như nhau. Định nghĩa này của ông cũng gần giống như định nghĩa của Marx, tuy nhiên, ông cho rằng những người cấu thành giai cấp là những người có thể cạnh tranh nhau trên thị trường. Họ là những người có cơ hội sống như nhau và trong số họ, những người không sở hữu không thể cạnh tranh với những người có sỡ hữu. Thậm chí, bên trong phạm trù sở hữu, ông còn phân biệt rõ các loại hình tài sản sở hữu và kiểm soát, với các loai hình dịch vụ trao đổi. Các tài sản càng có giá trị thì giai cấp sở hữu càng có lợi, còn các dịch vụ càng có giá trị thì giai cấp phi sở hữu càng có lợi. Giai cấp gồm những người dịch vụ thường thuộc thứ bậc thấp hơn những người sở hữu. Ông cho rằng, trong hệ thống phân tầng này ngoài hai giai cấp đối kháng, còn các giai cấp trung gian khác. Những giai cấp tồn tại trong xã hội hội tư bản bao gồm: giai cấp tư sản, giai cấp trí thức, giai cấp viên chức hành chánh, giai cấp tiểu tư sản.

Max Weber quan niệm rằng xuất phát điểm của khái niệm giai cấp là hoàn cảnh kinh tế của cá nhân trong thị trường, trong đó, quyền sở hữu ngoài ý nghĩa là quyền lực kinh tế (quyền sở hữu dẫn đến quyền kiểm soát, phân phối sản phẩm và lợi nhuận) còn bao hàm khả năng tận dụng các yếu tố như học vấn, nơi cư trú... để tăng thêm địa vị kinh tế và xã hội của mình. Như vậy, quyền kinh tế đã được phân bố không đồng đều, nó được tập trung vào những nhóm này mà không tập trung vào những nhóm khác, ở đây, ông nhấn mạnh đến sự khác nhau về quyền lực (như một xuất phát điểm) chứ không phải là những phương pháp để đạt được. Vì vậy, Max Weber không dám tín tưởng vào thắng lợi của giai cấp vô sản như Marx.

Sự khác nhau giữa quan điểm của Marx và Max Weber thể hiện ở chỗ, nếu Marx quan niệm sự áp bức bóc lột là điều kiện khách quan dẫn tới sự phân chia giai cấp, trong quá trình đấu tranh giai cấp giữa hai giai cấp đối kháng, tất yếu dẫn tới sự nhất trí, tổ chức và ý thức cho phong trào xã hội rộng lớn, thì Weber cho rằng, thị trường là một vũ đài xã hội, trong đó có sự liên minh nhưng mang tính nhất thời, nó sẽ giải tán ngay khi lợi ích kinh tế của các nhóm, các tập đoàn đã đạt được. Đối với Marx, giai cấp xã hội

Page 129: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

không chỉ được coi như sự phân biệt dựa trên vị trí, mà còn được coi như ý thức giai cấp và một chân lý trong hành động xã hội. Sự hình thành một tập đoàn người có ý thức giai cấp là điều kiện cần thiết, để tiến hành cách mạng. Ý thức giai cấp này được hình thành từ sự bất mãn và sự thông tin cho nhau giữa những người có cùng những trải nghiệm đó. Những người bị bóc lột có xu hướng tiến hành những hành động để nắm lấy tư liệu sản xuất và phân phối lại lợi nhuận. Tuy nhiên, những người chiếm hữu tài sản cũng muôn đảm bảo lợi ích của họ nên cũng có những hành động nhằm kéo dài quyền lực của họ trong hệ thống. Còn theo logic của Weber, hoàn cảnh giai cấp gắn liền với thị trường, tức là trong những xã hội chưa có kinh tế thị trường thì chưa có giai cấp và đấu tranh giai cấp (những người nô lệ trong xã hội cổ đại chẳng hạn, chỉ là đẳng cấp và sự tồn tại của họ chỉ mang tính pháp lý, không quan hệ gì với thị trường; trong các xã hội nông nghiệp, đa số nông dân đều coi trật tự xã hội là điều tự nhiên “thì họ sẽ không bao giờ thắc mắc về hoàn cảnh hiện tại và vì vậy, họ không có những hành động giai cấp”).

Địa vị xã hộiLĩnh vực thứ hai của quyền lực là địa vị xã hội. Weber dùng khái niệm

địa vị xã hội để phân biệt các tầng lớp trong lĩnh vực này. Địa vị xã hội, theo ông là vị trí trong hệ thống giai tầng về uy thế hay danh dự xã hội. Tức là, quyền lực của mỗi người trong xã hội xuất phát từ mức độ và phạm vi uy tín mà anh ta nhận được từ những người xung quanh.

Như vậy, nếu giai cấp gắn liền với kinh tế, thì địa vị lại gắn liền với tổ chức hay cộng đồng. Cũng giống như giai cấp, các nhóm địa vị được sắp xếp trong một hệ thống xã hội có thứ bậc. Những người thuộc tầng lớp trên thường là những người có nhiều đặc quyền, đặc lợi nhất, còn những người ở tầng lớp dưới, được hưởng ít hơn nhiều. Tuy nhiên, một người có địa vị cao trong hệ thống giai cấp chưa chắc đã có địa vị cao trong hệ thống về địa vị xã hội. Trong những xã hội mà địa vị được xây dựng trên cơ sở gia đình (chế độ hoàng tộc chẳng hạn), thì một nhóm nào đó có thể có địa vị cao trong xã hội (được xã hội nể trọng) nhưng lại không có tài sản và vì vậy có thể sẽ thuộc về nhóm có thứ bậc thấp trong cấu trúc phân tầng. Nếu như đặc trưng của giai cấp là cơ hội sống thì đặc trưng của hệ thống địa vị là lối sống (tiêu dùng, ăn, mặc, ở, hoặc một kiểu giáo dục nào đó).

Page 130: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Cả hệ thống giai cấp lẫn địa vị đều ảnh hưởng đến mặt thứ ba trong hệ thống phân tầng của Weber - quyền lực về chính trị hay đảng phái.

Các đảng phải chính trịCũng như giai cấp và địa vị, đảng phái là một lĩnh vực độc lập của sự

phân tầng. Các đảng phái chính trị là những hệ thống duy lý phát triển trong một xã hội mà giai cấp hay địa vị chi phối việc xác lập vị trí xã hội. Theo Weber, địa vị trong quyền lực chính trị cần được hiểu “là mức độ quyền lực mà cá nhân có thể sử dụng để ảnh hưởng đến một hành động của cộng đồng dù nội dung của nó là gì” (Lesmard Reisoman, 1995). Nhìn chung, quyền lực chính trị có thể được sử dụng thông qua một hình thức nào đó thuộc một nhóm chính trị có tổ chức. Loại quyền lực này được thể chế hoá tùy vào từng cộng đồng cụ thể.

Hành động của đảng phái nhằm thực hiện những mục tiêu rõ ràng và đòi hỏi phải có tổ chức, trong đó có một ban lãnh đạo để thực hiện và thúc đẩy những hành động cần tiến hành. Do ảnh hưởng của hệ thống giai cấp hay địa vị xã hội mà các thành viên trong đảng phái chiếm giữ nên mục tiêu do đảng phái đề ra thường nhằm ảnh hưởng tới những phương hướng của hệ thống đang tồn tại trong xã hội hơn là tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng.

Các đảng phái có thể phản ánh các lợi ích giai cấp, những quyền lợi, địa vị hoặc chẳng phản ánh một lợi ích nào cả. Đó là các nhóm nhằm giành quyền lực cho một nhóm người với mục tiêu là tranh thủ, đảm bảo lợi ích vật chất và uy thế cho các thành viên của đảng phái, trong xã hội Tây Âu có những chính đảng lập ra để bảo vệ quyền lợi của một giai cấp nhất định (Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân) nhưng cũng có những chính đảng chỉ đại diện cho những nhóm quyền lợi cá biệt. Đối với các đảng phái chính trị, cá nhân hoàn toàn tự do quyết định gia nhập hay không gia nhập.

Từ quan điểm của Weber về hệ thống phân tầng có thể nhận thấy được tính độc lập tương đối của từng tiểu hệ thống này. Về nguyên tắc, những người có quyền đưa ra những quyết định, pháp lý chưa chắc đã là những người thuộc giai cấp cao hay thứ bậc cao trong hệ thống địa vị xã hội. Tuy nhiên, vì là những tiểu hệ thống trong cả hệ thống xã hội, những thành tố này có thể tác động lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính sự tác động qua lại này tạo ra sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Theo ông, hệ thống tư bản chủ nghĩa là hệ thống bị chi phối bởi giai cấp. Vì vậy, đảng

Page 131: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phái nào nắm được nhiều quyền lực nhất, đảng phái đó sẽ được phát triển bằng sự phối hợp hợp lý và sẽ hỗ trợ cho hệ thống này.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘICác phương pháp đo lườngSự phân tầng xã hội không chỉ được nghiên cứu về mặt lý thuyết,

trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các cuộc khảo sát để tìm ra sự phân tầng thực sự trong các xã hội hiện thực như thế nào. Rõ ràng, điều chúng ta cần là tìm hiểu xem xã hội nào đó đã phân định địa vị xã hội của các thành viên như thế nào để hiểu được vị trí tương đối của họ trong xã hội.

Trong những nghiên cứu thực nghiệm về phân tầng, có thể phân thành ba hình thức nghiên cứu: khách quan, chủ quan và nghiên cứu theo danh tiếng.

Phương pháp khách quan giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhận biết được sự phân bố của các thành viên xã hội trong các nhóm phân tầng ở thực tế xã hội. Để có thể thu thập được những thông tin phục vụ việc phân tích các thứ hạng, nhà nghiên cứu phải đưa ra số lượng tầng lớp và một hệ thống các tiêu chí như quy mô thu nhập, số lượng và chất lượng các tài sản mà họ sở hữu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp… Sau đó, xác định các ngưỡng cao thấp cho mỗi hạng phân tầng... Tiếp theo, họ thu thập thông tin từ những người trả lời theo các tiêu chí đã định sẵn và phân định thứ bậc căn cứ trên những gì thu thập được.

Chẳng hạn, trong cuộc nghiên cứu trên phạm vi toàn nước Mỹ, thang điểm của North về uy tín và nghề nghiệp (Ratt và North, 1947) được hình thành bằng cách yêu cầu những người tham gia vào nghiên cứu sắp xếp nghề nghiệp theo quan niệm của họ về uy tín của các nghề đó trong xã hội. Những người trả lời sẽ cho điểm từ 1 đến 5 đối với từng nghề được liệt kê trong bảng hỏi. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thống kê lại và sắp xếp theo thứ tự từ cao tới thấp. Trong thang uy tín nghề nghiệp này, thẩm phán toà án tối cao đứng vị trí cao nhất, tiếp theo là bác sỳ, thống đốc các tiểu bang. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, cách đánh giá của các nhóm xã hội khác nhau không giống nhau (nông nhân đề cao nghề nông hơn, đánh giá thấp nghề ca hát hơn so với những người sống tại đô thị). Cũng trong nghiên cứu này, nhà xã hội học được xếp cùng hạng với

Page 132: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phi công bay đường dài, hoạ sỹ có tranh được triển lãm, chủ nhà máy có trên 100 công nhân...

Năm 1961, người ta lại khảo sát lặp lại và nhận ra rằng, sau 14 năm, uy tín tương đối của những nghề này thay đổi không đáng kể.

Trong phương pháp chủ quan, các nhà nghiên cứu quan tâm tới sự tự đánh giá về vị trí của mình trong xã hội. Chẳng hạn, họ đưa ra những câu hỏi như: "theo cách đánh giá của những người dân trong cộng đồng (trong xã, phường...), gia đình ông bà thuộc về tầng lớp nào?. Người trả lời sẽ theo danh mục các nhóm đã được liệt kê sẵn để tự xếp gia đình mình vào một trong những nhóm đó. Cũng có thể yêu cầu người trả lời chỉ ra những đặc trưng của những người thuộc các tầng lớp cao hơn hoặc thấp hơn theo cách đánh giá của cộng đồng.

Phương pháp xếp hạng theo danh tiếng giúp nhận biết thứ bậc của những thành viên trong cùng một cộng đồng. Trong phương pháp này, người ta đề nghị các đối tượng xếp bậc các thành viên của cộng đồng theo uy tín hoặc sự kính trọng từ phía những người xung quanh của các thành viên đó. Bằng cách này, chúng ta có thể biết được quyền lực hoặc ảnh hưởng của các cá nhân trong cộng đồng, trong tập thể. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế ở chỗ nó chỉ có thể thực hiện khi những thành viên tham gia biết rõ về nhau.

Các phương pháp nói trên có thể thu được kết quả khác nhau, chẳng hạn bằng cách do lường khách quan có thể cho thấy một địa vị xã hội khác với địa vị mà chính đối tượng tự nhận là mình có. Do vậy, khi áp dụng các phương pháp này, nhà nghiên cứu phải biết rõ mục tiêu cần thu thập thông tin của mình là gì? Có thể kết hợp các phương pháp khác nhau nào?

Kết hợp các chỉ báo trong đo lườngThực tế cho thấy có những người có địa vị cao trong xã hội theo tiêu

chí này nhưng lại có vị trí thấp xét theo tiêu chí khác. Do vậy, các nhà nghiên cứu muốn tìm ra sự thống nhất các thứ bậc đối với cùng một cá nhân và gọi nó là sự bất tương đồng về địa vị.

Nghiên cứu của Lenski (1954) là một ví dụ điển hình về loại phương pháp này. Ông đã khảo sát các mô hình khác nhau của sự thống nhất về địa vị với bốn tiêu chí: nghề nghiệp, học vấn, thu nhập và dân tộc. Kết quả cho thấy, một người có thể có được sự đánh giá cao về mặt nghề nghiệp và giáo dục nhưng lại không được đề cao về mặt thu nhập hoặc dân tộc.

Page 133: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Mục tiêu của Lenski là tìm sự tác động của những yếu tố này tới sự tham gia vào các phong trào xã hội. (xem bảng 1) .

BẢNG 1 - CÁC MÔ HÌNH ĐỊA VỊ VỚI CÁC TIÊU CHÍ TỔNG HỢPCác mô hình Nghề

nghiệp

Thu nhập

Học vấn

Dân tộc

A. Đại biểu: bác sĩ, luật sư Cao Cao Cao ThấpB. Đại biểu: nông dân tá điền đa trắng Thấp Thấp Thấp CaoC.Đại biểu: người có học vấn cao nhưng thất nghiệp

Thấp Thấp Cao Thấp

Nguồn: Tóm tắt và lập bảng theo mô tả của R. Diane Sapiro. RandMenally Couege Puplishing Company-Chicago-USA

Bảng 1 cho thấy, mô hình A có thể được minh họa bằng một nhóm thiểu số gồm các bác sĩ và luật sư. Họ có thể có học vấn, tay nghề cao và thu nhập tốt nhưng nếu họ không phải là người da trắng, họ vẫn không được đánh giá là người có địa vị toàn diện. Mô hình B có thể tìm thấy ở những người nông dân tá điền da trắng. Họ không có nghề do trình độ học vấn thấp nhưng họ cũng được coi trọng ở khía cạnh họ là người da trắng. Mô hình C có thể phản ánh đặc trưng của những người da màu có học vấn nhưng thất nghiệp và do vậy không có thu nhập... Từ những kết quả phân tích dựa trên sự tổng hợp các tiêu chí khác nhau này, Lenski đã chỉ ra mối liên hệ giữa các mô hình này với các phong trào xã hội khác nhau trong xã hội Mỹ. Chẳng hạn, mô hình C thường thấy trong các nhóm đấu tranh đòi dân quyền - cấp tiến. Mô hình tiêu biểu cho nhóm dân quyền - bảo thủ tuy là những người đang có lợi thế trong xã hội so với những nhóm khác, họ không muốn có sự thay đổi hệ thống vì như vậy, họ có khả năng mất đi những lợi thế đang có của mình.

Theo Lenski, những người tương đồng về địa vị là những người có những thứ bậc giống nhau giữa các tiêu chí. Những người này thường không tích cực trong những phong trào đấu tranh nhằm thay đổi hệ thống xã hội. Các mô hình tương hợp này thường đi cùng với thái độ cam chịu và những mô hình có sự tương hợp cao thường thể hiện thái độ thỏa mãn với hiện tại. Thậm chí những người này sẽ thường xuyên tham gia vào những

Page 134: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

phong trào xã hội nhằm ngăn chặn sự thay đổi, vì như vậy sẽ đe dọa địa vị xã hội của họ.

V. DI ĐỘNG XÃ HỘIDi động xã hội là khái niệm mà các nhà xã hội học thường sử dụng khi

nghiên cứu cơ cấu và phân tầng xã hội để chỉ sự di chuyển của các cá nhân giữa các thang bậc trong xã hội (thường được xét chủ yếu về thang bậc nghề nghiệp).

Trong nghiên cứu về di động xã hội, người ta thường quan tâm tới di động xã hội theo chiều dọc - xu hướng vận động đi lên hoặc đi xuống và di động theo chiều ngang - di chuyển từ địa vị này sang địa vị khác. Di động theo chiều dọc là trường hợp một cá nhân chuyển từ một giai cấp, một tầng lớp thấp hơn sang thứ bậc cao hơn (di động đi lên) hoặc theo chiều hướng ngược lại (di động đi xuống).

Di động xã hội theo chiều ngang là sự vận động từ một vị trí này sang một vị trí khác trong cùng một hạng, một thứ bậc. Chẳng hạn, một người công nhân chuyển chỗ làm việc với cùng một công việc như nhau, hoặc một sinh viên trong trường đại học chuyển từ khoa này sang khoa khác trong khi vẫn là sinh viên năm thứ hai. Khi nghiên cứu về sự bất bình đẳng giới trong xã hội, người ta thường dựa ra những dẫn chứng để chứng minh sự thiệt thòi của phụ nữ là họ thường thực hiện di động theo chiều ngang (chuyển chỗ làm hoặc thay đổi việc làm trong khi trình độ tay nghề không thay đổi, không được giao trách nhiệm quản lý). Trong khi đó, tỷ lệ nam giới thường được thăng tiến về trình độ chuyên môn và chức vụ lãnh đạo cao hơn phụ nữ.

Khi nghiên cứu về sự thay đổi địa vị của các nhóm trong một xã hội cụ thể, các nhà xã hội học thường đo lường tốc độ di động xã hội bằng số lượng và tần suất những thay đổi theo chiều dọc. Theo họ, mức độ di động, trong đó cá nhân có thể dễ dàng thay đổi địa vị xã hội của mình được coi như một chỉ báo về tính di động của một hệ thống. Sự vận động này sẽ dễ thực hiện hơn khi hệ thống không quá chặt chẽ và sẽ khó khăn hơn nếu hệ thống mang tính cứng nhắc.

Trong nghiên cứu về di động xã hội, người ta cũng thường phân thành hai loại di động xã hội: di động liên thế hệ và di động nội thế hệ.

Page 135: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Di động liên thế hệ là so sánh sự di chuyển nghề nghiệp và địa vị giữa hai thế hệ (cha và con - “cha làm thầy con bán sách”, chẳng hạn). Còn di động nội thế hệ quan tâm tới sự di chuyển nghề nghiệp hay địa vị xã hội của một cá nhân qua những giai đoạn khác nhau của đời mình.

Các nhà xã hội học có nhiều ý kiến khác nhau về cách lý giải sự di động xã hội, di động do cấu trúc xã hội thay đổi và những di động từ các yếu tố thay đổi nhưng không phải là những thay đổi căn bản về cơ cấu chính trị xã hội.

Quá trình di động mang tính chất cấu trúc là sự di động nghề nghiệp do có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế - chính trị - xã hội. Chẳng hạn như sau Cách mạng tháng Tám, rất nhiều người dân trong các tầng lớp lao động đã được đi học và đươc tham gia lao động với những nghề nghiệp mà trước kia chỉ có con nhà giàu mới được làm như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, hay được giao trọng trách lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước…

Sự di động làm thay đổi căn bản bộ mặt cơ cấu các tầng lớp trong xã hội. Ví dụ sau đổi mới, tại các khu vực mới đô thị hoá, những người nông dân đã chuyển đổi từ nghề nông sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, buôn bán…

Các nhà xã hội học cũng quan tâm nhiều đến tiến bộ kỹ thuật, coi nó như yếu tố tác động tới tính đi động xã hội của các nhóm dân cư. Trong bất cứ xã hội nào, khi sự thay đổi khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, sẽ có những thay đổi trong các cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm. Ngày nay người ta càng cần tới những lao động có trình độ kỹ thuật và chức năng quản lý. Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, chỉ có những người có trình độ học vấn và tay nghề nhất định mới có khả năng được làm việc trong các nhà máy xí nghiệp cao cấp hoặc các khu chế xuất, những người không có trình độ học vấn hoặc tay nghề buộc phải chấp nhận làm những công việc phổ thông, trong các lĩnh lực kinh tế phi chính thức, với mức lương thấp và thu nhập không ổn định.

Những quan điểm của các nhà kinh điển xã hội học về giai cấp và phân tầng xã hội đã giúp chúng ta nhìn nhận về sự phân chia các tầng lớp và các tập đoàn trong xã hội. Những quan điểm đó có thể được vận dụng trong nghiên cứu xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đã bắt đầu được thừa nhận như là một xu hướng không tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Từ những nghiên cứu về sự phân

Page 136: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

tầng ở Việt Nam, có thể thấy, sự phân tầng thường được đánh giá bằng các tiêu chí như mức sống, thu nhập, chi tiêu tài sản... Những vấn đề có liên quan đến uy tín và quyền lực vẫn chưa được đề cập tới. Nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng ở nước ta hiện nay thường được kể đến là do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu nghề nghiệp, trình độ học vấn, tính chất độc quyền hoặc sự ưu tiên hơn đối với một số ngành.

Tuy nhiên, sự phân tầng xã hội có tính hai mặt. Ở nước ta hiện nay, phân tầng xã hội như là hệ quả của quá trình thực hiện sự công bằng xã hội. Khi phân tầng xã hội phát triển, một môi trường cạnh tranh ngày càng trở nện gay gắt, quyết liệt hơn đòi hỏi tính năng động ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, kích thích họ phải tìm kiếm, khai thác các cơ hội phát triển. Mặt khác, với những tác động tiêu cực, sự phân tầng xã hội phát triển có thể trở thành nguyên nhân gây ra những sự bất ổn định xã hội như gia tăng khoảng cách giàu nghèo, xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường (hộ gia đình nghèo, phụ nữ, trẻ em, người già...) (Trịnh Duy Luân, Bùi Thế Cường, 2001:7). Do đó, cần nắm vững tính hai mặt của sự phân tầng xã hội để nhận diện rõ hơn những vấn đề đang diễn biến trong xã hội hiện nay.

Nội dung chínhTrong chương này, sinh viên cần nắm được những khái niệm cơ bản

như: bất bình đẳng xã hội, sự phân tầng xã hội, đẳng cấp, giai cấp xã hội v.v…

Đặc biệt, sinh viên phải hiểu rõ quan điểm về giai cấp và phân tầng xã hội của K. Marx và Max Weber, qua đó chỉ ra được sự khác biệt giữa hai quan điểm về vấn đề này.

Chương XII

NHỮNG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI: ỔN ĐỊNH VÀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘINhững quá trình xã hội là những hoạt động liên tục diễn ra trong các

nhóm, xã hội và giữa các nhóm, các cộng đồng. Đây là cách mà các nhà xã hội học thường dùng để chỉ các biện pháp (chính thức hoặc không chính

Page 137: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thức) được thực hiện nhằm đáp ứng được các mục tiêu của nhóm, của cộng đồng và để duy trì sự kiệm soát xã hội.

Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét những quá trình xã hội, những thay đổi xã hội và những sự điều chỉnh và những hoạt động kháng cự để đảm bảo sự ổn định và chống lại sự thay đổi đó.

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢNThiết chế hoá và xã hội hoá (đã phân tích ở những chương trước) là

những quá trình nhằm bảo tồn sự ổn định của xã hội. Các quá trình xã hội này đều phản ánh tính chất hỗ tương. Tuy nhiên, những mối quan hệ hỗ tương của các nhóm người không chỉ thể hiện tính chất hợp tác, mà còn cả sự cạnh tranh và xung đột nữa.

Hợp tácSự hợp tác thể hiện qua quá trình tác động hỗ tương giữa các thành

viên của nhóm, trong đó chúng ta có thể nhận ra sự phối hợp các hoạt động có mục đích. Hợp tác thường đi cùng với sự cố kết xã hội.

Cạnh tranhSự cạnh tranh giữa các nhóm là trong trường hợp khi các thành viên

của nhóm cùng cố gắng thực hiện mục tiêu, nhưng chỉ có một phần trong số đó đạt được các mục tiêu hay những phần thưởng mà thôi. Các cộng đồng, các nhóm xã hội cạnh tranh với nhau về đất đai, về những lợi ích trong kinh đoanh, còn các cá nhân thường cạnh tranh với nhau vì những yếu tố như vị trí, địa vị, phần thưởng. Sự hợp tác trong các nhóm dẫn đến sự cố kết xã hội, còn cạnh tranh phản ánh sự chia rẽ và khi sự cạnh tranh gia tăng, tình trạng liên kết sẽ giảm đi.

Xung độtSự xung đột là tình trạng đối địch giữa các thành viên trong nhóm

hoặc giữa các nhóm, các cộng đồng xã hội. Xung đột mang tính đối kháng và thể hiện dưới hình thức cách mạng hoặc chiến tranh. Xung đột là một trong những yếu tố được quan tâm khi xem xét sự chuyển biến xã hội.

Trong quá trình hoạt động của các nhóm xã hội luôn luôn có sự thay đổi, đồng thời cũng luôn có những tác động hỗ tương nhằm bảo tồn sự ổn định và ngăn ngừa sự thay đổi diễn ra trong hệ thống. Sự điều tiết này thể hiện sự hợp tác giữa các nhóm xã hội nhằm đạt được những mục đích chung của cả xã hội mà không làm ảnh hưởng đến những nét đặc trưng

Page 138: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

riêng biệt của các nhóm. Chẳng hạn, trong nội bộ một khoa của trường đại học, các lớp luôn cạnh tranh, thi đua với nhau để giành thành tích cho lớp nhưng lại liên kết với nhau để đạt được mục tiêu hoạt động của khoa trong tương quan với các khoa khác trong trường. Sự điều tiết cũng phản ánh cả sự phối hợp những yếu tố đối kháng với nhau nhằm đảm bảo cho một quá trình phát triển. Ví dụ, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các hiệp định được ký kết nhằm mục đích tránh chiến tranh giữa phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô (cũ) đứng đầu và phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu, được coi là sự điều chỉnh cần thiết và có hiệu quả.

Như vậy, quá trình điều chỉnh này cho phép đồng thời tồn tại những tổ chức xã hội có mục tiêu riêng có thể tự hòa hợp hoặc không thể hòa hợp được với nhau. Tức là, tuy các tổ chức này không hòa hợp được nhưng cũng thỏa hiệp được với nhau ở chừng mực nào đó.

Biến đổiTheo thời gian, một xã hội đều biến chuyển không ngừng. Sự chuyển

biến xã hội có thể được hiểu theo hai cách khác nhau. Đó là sự thay đổi trong mối so sánh tương quan với một tình trạng xã hội hoặc lối sống của các nhóm dân cư trong xã hội trước thời điểm đang nghiên cứu. Ngoài ra, cũng có cách hiểu khác về sự biến đổi xã hội vì cấu trúc xã hội có thể thay đổi ở các cấp độ và hình thức khác nhau. Về mặt cấp độ: có sự thay đổi diễn ra trên phạm vi xã hội ở tầng vĩ mô và sự thay đổi bên trong xã hội - thay đổi ở tầng “vi” hoặc “trung mô”. Những biến đổi xã hội còn thể hiện ở những hình thức khác nhau: sự biến đổi theo hướng phát triển đi lên, cũng có khi theo chiều hướng suy thoái hoặc theo xu hướng hoà nhập; sự biến đổi mang tính chủ động hoặc mang tính thụ động.

Như vậy, sự biến đổi xã hội là một quá trình, trong đó có các quan hệ xã hội, thiết chế xã hội, các tầng lớp xã hội và các giá trị chuẩn mực.

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BIẾN ĐỔI XÃ HỘIBiến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng về hình thức và nội dung

không đồng nhất trong các xã hội khác nhau và ở những thời điểm khác nhau.

Theo thời gian, xã hội sẽ biến đổi nhưng vì sự biến đổi diễn ra trong những điều kiện khác nhau nên những yếu tố tạo ra sự biến đổi cũng sẽ khác nhau, có những xã hội do bị thúc đẩy bởi yếu tố bên trong (sự thay

Page 139: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

đổi sẽ từ từ, những biểu hiện không rõ rệt). Những xã hội khác hoặc một giai đoạn khác của chính xã hội đó lại chịu sự tác động của những yếu tố bên ngoài như sự du nhập kỹ thuật, công nghệ mới từ nước ngoài hoặc sự thay đổi những chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia (sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng và khác biệt về chất so với trước).

Biến đổi xã hội có thể diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau, vì vậy dẫn đến hệ quả khác nhau. Có những biến đổi diễn ra trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng lâu dài nhưng cũng có những biến đổi diễn ra trong khoảng thời gian dài đến hàng ngàn năm và trong vài thế hệ. Công nghệ tin học là yếu tố tạo ra sự biến đổi nhanh chóng trên quy mô toàn cầu. Nó có khả năng thay đổi công nghệ trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, trong ứng xử tại nơi làm việc và trong cuộc sống hàng ngày của con người chỉ trong một thời gian ngắn (vài năm). Còn sự thay đổi về giá trị chuẩn mực sẽ chậm hơn nhiều.

Sự biến đổi xã hội mang tính chủ động và thụ động, tích cực và tiêu cực. Những biến đổi do con người thực hiện thường mang tính chủ động và tự giác, về nguyên tắc, người ta có thể làm chủ được quá trình biến đổi. Tuy nhiên, tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của quá trình biến đổi buộc con người phải chấp nhận một số hệ quả của quá trình.

Lấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay làm ví dụ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đem lại năng suất cao hơn, các sản phẩm đa dạng và chất lượng hơn nhưng bên cạnh đó có thể quan sát thấy một số mặt trái của nó như sự tập trung đông dân cư, nạn thất nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội, v.v…

Hệ quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng thể hiện ở những thay đổi trong phong cách sống và cơ hội sống của các nhóm xã hội. Việc du nhập máy móc sản xuất sẽ tác động tới phong cách sống của người dân. Chẳng hạn như thời gian để sinh hoạt với các thành viên của gia đình sẽ bị giảm đi vì ngoài việc tăng cường hoạt động sản xuất, các cá nhân còn phải tham gia vào các nhóm và các tổ chức xã hội mới được hình thành từ nơi làm việc. Mặt khác, tính chất, nội dung và thời lượng của các loại hình hoạt động trong thời gian rảnh rỗi của những người tham gia vào lao động công nghiệp cũng khác so với trước. Đồng thời, những cải tiến về kỹ thuật trong quá trình sản xuất làm cho số lượng công nhân giảm xuống và yêu cầu về

Page 140: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

kỹ năng của họ càng tăng lên. Tình hình này dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp nhất định. Không có thu nhập, những người này sẽ không thể được hưởng những lợi ích vật chất hoặc dịch vụ như những người khác trong xã hội. Tất cả những điều này đều liên quan đến sự thay đổi trong cơ hội sống của con người.

III. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN CHUYỂN XÃ HỘIĐổi mớiĐổi mới là sự đề xuất một tư tưởng, một kỹ thuật hay một biện pháp

trong xã hội. Nội dung của những phát minh có thể là một cách thức giải quyết mới đối với một vấn đề cũ hoặc giải pháp cho một vấn đề mới phát sinh từ những yêu cầu của môi trường xung quanh, đồng thời đổi mới có thể gây ra những biến đổi khác trong xã hội.

Những yếu tố đổi mới cũng có thể được du nhập từ bên ngoài, chẳng hạn như hành động vật chất, tư tưởng hoặc niềm tin từ truyền thống của một nền văn hoá khác.

Những đổi mới về kỹ thuật có thể được hình thành ở bên trong một xã hội trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, đối với những cộng đồng tương đối cô lập (các dân tộc thiểu số) thì những thay đổi về kỹ thuật thường được du nhập từ bên ngoài. Sự du nhập những yếu tố mới này là kết quả của việc tiếp xúc với những cộng đồng láng giềng hoặc do những người từ xa mang lại. Đôi khi những yếu tố mới tưởng như đơn giản nhưng lại mang lại những thay đổi lớn về mặt xã hội.

Đối với quá trình du nhập văn hoá, chúng ta cũng thấy tình hình tương tự, tuy rằng sự du nhập văn hoá từ một xã hội khác phức tạp hơn rất nhiều.

Trong quá trình du nhập văn hoá vào xã hội, người ta thường nhận thấy có sự tiếp thu những tập quán trong ăn uống, tiêu dùng, những tín ngưỡng tôn giáo v.v… Việc tiếp cận những nét văn hóa mới có thể mang tính tích cực hoặc thụ động, đồng thời có thể tiếp nhận một nét văn hoá riêng biệt hoặc cả một mô hình ứng xử phức tạp. Việc nhiều quốc gia Bắc Mỹ ăn món Pizza của Ý hoặc nhiều nước Châu Á ăn món ăn nhanh của Mỹ là một ví dụ về sự tiếp nhận tích cực một nét văn hoá biệt lập.

Thông thường, người ta tiếp cận một cách tích cực hơn với những công cụ có thể dễ đàng giúp người ta đạt được những mục tiêu đã được

Page 141: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

thiết chế hoá trong xã hội. Sự tiếp nhận những nét văn hoá thuộc về những nét ứng xử bên ngoài hoặc những cách sử dụng những sản phẩm, công cụ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn so với việc chấp nhận những biểu hiện văn hoá mang tính tinh thần (tư tưởng, tình cảm) vì tín ngưỡng hoặc hệ thống giá trị thường mang tính bền vững hơn và có xu hướng cưỡng lại sự thay đổi quá mạnh mẽ.

Sự du nhập văn hoá cưỡng bức thường diễn ra trong xã hội phức tạp, trong đó những người thuộc tầng lớp lãnh đạo thường áp đặt mô hình của mình lên nhóm thiểu số. Trong lịch sử Việt Nam, chính quyền phong kiến Trung Quốc muốn áp đặt một số nét của phong tục tập quán Trung Hoa và đã bị nhân dân phản ứng một cách mạnh mẽ.

Trong xã hội hiện đại, những thay đổi được quan tâm nhiều hơn là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự đồng hóa.

Công nghiệp hoáCông nghiệp hoá đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội. Quá trình

công nghiệp hoá là việc sử dụng máy móc nhiều hơn, làm cho nhiều ngành tiểu thủ công có thể thay thế bởi nền sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này thể hiện ở chỗ: nếu như trước kia, một sản phẩm do một người hoặc vài người làm ra thì trong công nghiệp hoá, mỗi một người sẽ tham gia đóng góp những bộ phận nhỏ vào quá trình sản xuất. Điều này làm cho công nhân không gắn bó với sản phẩm cuối cùng, làm cho công nhân cảm thấy bị tha hoá, bị tách rời và bất lực. (R. Dian Shapiro, 1977).

Đô thị hoáĐô thị hoá là quá trình phát triển đô thị, phần lớn dân chúng tụ tập

vào những trung tâm công nghiệp để sinh sống và làm việc tạo ra mạng lưới thông tin liên lạc. Mặc dù đô thị cũng đã hình thành trước công nghiệp hoá, đô thị cũng đã xuất hiện nhưng quá trình này đã tạo ra một động lực thúc đẩy các đô thị phát triển một cách nhanh chóng hơn, làm mở rộng các vùng ven, làm thay đổi diện mạo đô thị, hệ thống chính quyền và dịch vụ ở đô thị trở nên phức tạp hơn. Trong quá trình này, nhiều nhu cầu mới nảy sinh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động nhưng đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu công ăn việc làm ở nông thôn. (Phản ánh tích cực và tiêu cực của sự biến đổi).

Quá trình đô thị hoá với những nhu cầu về việc làm đã thu hút những người dân ở vùng nông thôn đến đô thị. Những người nhập cư ở đô thị phải

Page 142: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

tự điều chỉnh cách sống của mình để thích nghi với môi trường xã hội mới. Không giống như quê hương họ, xã hội đô thị phức tạp làm cho sự tác động hỗ tương trở nên vô nhân cách. Người ta quan hệ với nhau thông qua chức năng chứ không phải là quan hệ trực diện. Quan hệ láng giềng tại đây đã giảm đến mức tối thiểu. Nghiên cứu về nữ nhập cư vị thành niên tại phường 3, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh cho thấy những người nhập cư trong một thời gian dài khó thích ứng với điều kiện sống mới, vì những gì họ học hỏi được từ bối cảnh nông thôn vốn mang tính nhân cách (quan hệ tình cảm, trực diện) hơn. Những người nhập cư thường sống tập trung tại một số khu vực có mức sinh hoạt thấp hơn. Cuộc sống co cụm, khép kín làm hạn chế sự học hỏi những cách ứng xử có thể thành công nhất trong môi trường mới, đặc biệt đối với những cô gái nhập cư mới lớn phải lao động sớm (Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hoà, 2004).

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với đô thị hóa mang lại tiến bộ cho xã hội về nhiều mặt, tuy nhiên cũng dẫn đến tình trạng bất lợi cho con người trong xã hội hiện đại. Tình trạng ô nhiễm môi trường, sự tập trung quá đông dân cư, bệnh tật, người nghèo vv...; là hệ quả của quá trình này. Đồng thời, những tình trạng đó lại dẫn đến xu hướng mới ở các cộng đồng đô thị là có sự dịch chuyển của tầng lớp khá giả ra sống tại các vùng ngoại ô (Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là một ví dụ).

Sự đồng hoáSự đồng hoá là quá trình hoà nhập các nhóm, các xã hội. Khi có sự

đồng hoá, các xã hội khác nhau sẽ hoà nhập làm một và mang một bản sắc duy nhất.

Sự đồng hoá phải trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta hãy thử xem xét một mô hình đồng hoá của Lildon Gordon (1958).

Theo tác giả này, giai đoạn đầu là sự tiếp nhận văn hoá. Trong giai đoạn này, sự khác biệt giữa các thành viên trong các xã hội khác nhau phải có xu hướng giảm bớt trước khi có sự tiếp xúc với văn hóa mới. Sự tiếp nhận văn hoá làm cho ứng xử của các xã hội giống nhau hơn trong quá trình này. (Đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự đồng hóa).

Giai đoan tiếp theo là sự đồng hóa về mặt cấu trúc trong quá trình giao tiếp giữa các nhóm. Trong giai đoạn này, quan hệ giữa các thành viên trong nhóm và ngoài nhóm là quan hệ sơ cấp. Lúc này ranh giới giữa các

Page 143: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhóm đã dần dần bị xoá nhòa. Đây là điều kiện cần và đủ cho sự đồng hoá ở các bước kế tiếp.

Giai đoạn sau đó là hôn nhân khác chủng tộc. Ở giai đoạn này, sự pha trộn về giống nòi dẫn đến một giai đoạn mang tính đồng nhất hoá, gọi là giai đoạn đồng nhất phổ biến. Sự đồng nhất này diễn ra trên cấp độ tình cảm dân tộc.

Tiếp theo là giai đoạn xoá bỏ thành kiến. Lúc này, xu hướng đánh giá thấp những yếu tố bên ngoài sẽ giảm dần và phát triển ngày càng tăng ý thức hệ về “cái chúng ta”.

Giai đoạn thứ năm là giai đoạn xoá bỏ sự phân biệt đối xử. Việc giảm bớt thành kiến được coi như những phương tiện giảm bớt sự phân biệt đối xử, mặc dù hai quá trình này vận động một cách độc lập với nhau. Đây lại là điểm yếu mà Gordon thường bị phê phán vì thực tế, người ta có thể thành kiến mà chưa chắc đã phân biệt đối xử hoặc ngược lại.

Cuối cùng là giai đoạn xoá bỏ các xung đột về giá trị và quyền lực của các nhóm, các xã hội. Xét về mặt giá trị, sự đồng hoá được thể hiện bởi vị trí mà mọi thành viên trong xã hội phải đạt tới như mức của nhóm thống trị. Chính điểm này đã thúc đẩy những thành viên của nhóm thiểu số tiếp thu những mô hình của nhóm quyền lực. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận văn hóa vẫn không xoá bỏ được những khác biệt cơ bản về mặt xã hội. Kể cả khi đã được tiếp nhận, một nhóm thiểu số nào đó thất thế hơn, thì sự phân biệt giữa người trong nhóm và ngoài nhóm vẫn được duy trì.

IV. CÁCH TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

Xã hội luôn thay đổi. Khi nghiên cứu sự thay đổi, người ta thường nghiên cứu bằng hai cách: tiếp cận tĩnh và tiếp cận động.

Lối tiếp cận tĩnh tập trung vào việc so sánh những đặc trưng của những trọng điểm và đưa ra những điểm khác biệt luận về sự thay đổi dựa trên những điểm khác biệt mà mình ghi nhận được. Trong cách tiếp cận tĩnh, những yếu tố được coi quan trọng hơn là những cơ chế và cấu trúc đang vận động trong lòng xã hội so với sự chuyển tiếp về sự biến đổi.

Lối tiếp cận động lại tập trung vào những quá trình đang diễn ra trong xã hội. Những mô tả về sự đồng hoá văn hoá và sự du nhập văn hoá là một ví dụ.

Page 144: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Cho dù bằng cách tiếp cận nào, các nhà nghiên cứu nhận định rằng mọi xã hội đều thay đổi với những tốc độ khác nhau. Trong một số xã hội, sự thay đổi diễn ra chậm chạp, vì vậy, có thể coi như một sự ổn định tương đối. Một số xã hội khác, sự thay đổi diễn ra hết sức nhanh chóng. Mặt khác sự thay đổi cũng không diễn ra theo cùng một tốc độ trong mọi giai đoạn của xã hội. Có thể quan sát thấy những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong thời đại hiện nay xuất hiện với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều so với các xã hội khác trong quá khứ.

Trong lối tiếp cận tĩnh, người ta thường so sánh những đặc trưng giữa xã hội giản đơn và xã hội phức tạp. Sự chuyển biến xã hội thể hiện sự phân hoá của một bộ phận từ một cấu trúc giản đơn đến một cấu trúc phức tạp, hoặc từ một cấú trúc thống nhất đến cấu trúc đa dạng.

V. NHỮNG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔl XÃ HỘINgoài việc phải chịu tác động bởi những yếu tố bên trong và bên

ngoài, sự biến đổi xã hội chỉ có khả năng diễn ra trong một số điều kiện nhất định. Những điều kiện đó là: điều kiện vật chất, văn hoá và tinh thần, thời gian, bối cảnh, nhu cầu xã hội.

Cho dù sự biến đổi nhanh hay chậm, đơn giản hay phức tạp, quá trình biến đổi nào cũng cần phải có thời gian. Với sự biến đổi bị thúc đẩy bởi những điều kiện kỹ thuật hoặc công nghệ mới, quá trình biến đổi có thể diễn ra nhanh hơn so với sự tác động thuộc về lĩnh vực vặn hoá (quá trình đồng hoá văn hoá là một ví dụ).

Đồng thời, sự biến đổi bao giờ cũng diễn ra trong một bối cảnh cụ thể bao gồm- những điều kiện về tự nhiên (địa lý, môi trường sinh thái) và những điều kiện xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá…). Những điều kiện này quy định hoạt động của các nhóm người trong các lĩnh vực hoạt động sống khác nhau (lao động sản xuất, tái sản xuất, văn hóa - tinh thần, chính trị - xã hội). Tuy nhiên, con người không chỉ chịu sự tác động bởi hoàn cảnh mà còn có khả năng tác động lên hoàn cảnh nhằm đạt được những mục tiêu, thoả mãn những nhu cầu của mình.

Nhu cầu của các cá nhân và xã hội vừa là mục đích nhưng đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy các hoạt động của con người. Có thể nói đây là điều kiện quan trọng nhất để có sự biến đổi trong hoạt động xã hội của loài người. Do đặc điểm hay thay đổi của nhu cầu, đồng thời, vì muốn thoả

Page 145: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó, con người luôn phải tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Trong xã hội phức tạp và hiện đại, những nhu cầu xã hội không phải lúc nào cũng giống nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm người khác nhau. Đôi khi, việc thỏa mãn nhu cầu của nhóm người này lại làm ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của những nhóm người khác. Đó là một trong những yếu tố nảy sinh các xung đột trong xã hội.

Như vậy, sự biến đổi xã hội cũng là một quá trình, nó cần những điều kiện nhất định để có thể thực hiện được sự biến đổi. Sự biến đổi xã hội được diễn ra dưới các hình thức biểu hiện khác nhau và chịu nhiều yếu tố tác động khác nhau. Trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, chúng ta cũng chứng kiến nhiều sự biến đổi trong tiến trình lịch sử của dân tộc, từ các cuộc cách mạng dân tộc đến các cuộc chiến tranh chống các thế lực phản động trong và ngoài nước, từ công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn phát triển kinh tế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp cho đến thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Sự biến đổi này được thể hiện trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, giáo dục đào tạo, thông tin đại chúng và các hoạt động văn hoá nghệ thuật, chăm sóc - bảo vệ sức khoẻ ở cấp độ các thiết chế xã hội, gia đình và cá nhân.

Nội dung chínhTrong chương này, sinh viên cần nắm được những khái niệm cơ bản

của quá trình xã hội (hợp tác, cạnh tranh, xung đột, biến đổi...), những đặc trưng của biến đổi xã hội, cũng như những yếu tố tác động đến sự biến chuyển xã hội như đổi mới, công nghiệp hoá, đô thị hóa, sự đồng hoá. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu quá trình biến đổi xã hội và những điều kiện làm nảy sinh sự biến đổi xã hội cũng là những nội dung quan trọng mà người đọc cần quan tâm.

Chương XIII

CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌCBa bộ phận cấu thành xã hội học là xã hội học đại cương, xã hội học

chuyên ngành và xã hội học thực nghiệm. Nội dung của xã hội học đại

Page 146: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

cương đã được trình bày trong những chương trước. Chương này sẽ giới thiệu tổng quan một vài lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học chuyên ngành. Các phương pháp thực hành trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm sẽ được trình bày trong chương sau.

I. XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔNSự va chạm giữa văn minh công nghiệp tư bản với cấu trúc kinh tế, xã

hội nông thôn ở rất nhiều nơi trên thế giới đã thu hút được sự quan tâm của những học giả vào việc nghiên cứu những xu hướng phát triển của xã hội nông thôn. Từ giữa thế kỷ XIX, nhiều nghiên cứu có hệ thống về nguồn gốc lịch sử và sự chuyển đổi của xã hội nông thôn đã được chú ý đến. Đồng thời, việc nghiên cứu nguồn gốc, bản chất cộng đồng làng xã đang tồn tại và biến đổi cũng đã được quan tâm tới ngày càng nhiều hơn.

Nông thôn và xã hội học nông thônNông thôn là một khu vực lãnh thổ cư dân chủ yếu của những người

làm mông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và dân cự sống ở nông thôn. Các nhà xã hội học cho rằng: thậm chí những thị trấn, huyện hay trung tâm kinh tế mang tính vùng cũng thuộc phạm vi nông thôn. Xã hội học nông thôn lấy nông thôn làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng nông thôn là một thực thể xã hội phức tạp, tính đan xen của cơ cấu xã hội nông thôn và mối quan hệ xã hội của nó cũng giống như một xã hội nói chung, đồng thời, mang tính đặc thù của nó, vì vậy, khi nghiên cứu cần phải có hệ thống lý luận và hệ thống phạm trù khoa học chặt chẽ.

Theo Bùi Quang Dũng, xã hội học nông thôn tiến hành nghiên cứu về toàn bộ xã hội nông thôn, trong đó đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa con người, giữa nhóm người và quan hệ khu vực, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi của nó. Nói cách khác, nó nghiên cứu về cư dân nông thôn trong những mối liên hệ nhóm, nghiên cứu mối quan hệ huyết thống, đất đai, nghề nghiệp. Ngoài ra, xã hội học nông thôn cũng quan tâm nghiên cứu những gì thuộc kiến trúc thượng tầng của nông thôn, như pháp luật, văn hóa, tư tưởng, tâm lý, đạo đức ... Nghiên cứu từ những thực tế nông thôn, gắn với cộng đồng nông thôn cụ thể để góp phần tăng cường công tác phát triển và quản lý nông thôn.

Lịch sử nghiên cứu của xã hội học hông thôn

Page 147: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Ở Mỹ - nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của xã hội học nông thôn, một nhóm nghiên cứu về trường học và nhà thờ ở nông thôn được thành lập do những cá nhân quan tâm tới cuộc điều tra về tình trạng lệch lạc tâm lý trong đời sống nông thôn. Những kết quả nghiên cứu này đã tạo cơ sở cho việc phát triển chuyên ngành xã hội học nông thôn tại đây. Tác phẩm “Xã hội học nông thôn” của John M. Gillette (1916) đã được coi như cuốn sách giáo khoa bậc đại học đầu tiên về môn xã hội học nông thôn. Những tên tuổi khác đã có công đóng góp cho sự phát triển của chuyên ngành này là: Sorokin, Zimmerman, Galpil, Taylor, Kolb, Bronner, Sims, Smith, Landisredfield, Dwightsanderson, Ctaroverob.

Tại Việt Nam, dựa trên cách tiếp cận vùng miền, các nhà nghiên cứu thường xem xét xã hội nông thôn trong bối cảnh cụ thể của nó. Theo cách tiếp cận này, người ta nghiên cứu những nhân tố nào tạo nên sự khác nhau giữa các vùng miền, những nhân tố nào có tác dụng kết hợp một nhóm làng thành một vùng nông nghiệp. Để lý giải những vấn đề trên, các nhà nghiên cứu đã xác định những nhân tố ảnh hưởng là: điều kiện tự nhiên (địa thế, đất đai, nguồn tài nguyên và những yếu tố khác); bản chất của điều kiện xã hội (nhu cầu được bảo vệ, các hình thức sở hữu và những yếu tố khác); bản chất của nền nông nghiệp (nông nghiệp sinh tồn hay nông nghiệp thương mại).

Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu xã hội học về chủ đề phát triển nông thôn Việt Nam. Tiêu biểu là “Khảo cứu xã hội học và các vấn đề phát triển nông thôn Đông Nam Á” của tập thể tác giả nước ngoài và trong nước: K.F. Walker, Vũ QuỐc Trúc v.v... (Bỉ, Unesco, 1963). Một khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học về phát triển nông thôn đã được xác lập và được vận dụng vào trường hợp nông thôn Việt Nam. Các tác giả dựa trên lý thuyết hiện đại hoá, đã cố gắng vượt qua hạn chế của quan điểm vị tộc, thay thế vào đó bằng quan điểm tương đối văn hoá, tôn trọng bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc phương Đông nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Cách tiếp cận lý thuyết biện chứng này được triển khai nhất quán với cách tiếp cận kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học nông thôn, trong đó là sự kết hợp giữa phương pháp định lượng (điều tra xã hội học) và phương pháp định tính, (điền dã dân tộc học).

Page 148: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Trong công trình của F. Houtart: và G. Lemercinier “Hải Vân - một xã ở Việt Nam. Đóng góp của xã hội học vào việc nghiên cứu những sự quá độ”, các tác giả đã dựa trên cơ sở lý thuyết tân Mác-xít, để phân tích một trường hợp cụ thể của nông thôn Việt Nam. Vấn đề được các học giả nghiên cứu là: vấn đề nảy sinh trong tiến trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn của thời kỳ quá độ, bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới.

Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn Việt Nam đã được xác lập và bước đầu triển khai thành công qua hai công trình cơ bản nêu trên. Các học giả Việt Nam cùng tham gia đề tài này đà đưa ra một số nhận định sau:

Có thể vận dụng thành công các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học phương Tây vào trường hợp xã hội Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, không có một lý thuyết, một phương pháp xã hội học phương Tây cổ điển nào duy nhất thích hợp cho trường hợp nông thôn Việt Nam, bởi vì nông thôn Việt Nam quá phức tạp so với các chủ thuyết và phương pháp luận đơn giản hoá trong xã hội học Âu - Mỹ cổ điển.

Một thách thức to lớn đối với xã hội học Việt Nam hãy còn non trẻ là không những phải biết cách vận dụng sáng tạo lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học Âu - Mỹ vào trường hợp nông thôn Việt Nam mà hơn thế nữa, còn phải nỗ lực xây dựng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hôi học thích hợp cho trường hợp nông thôn Việt Nam.

Cụ thể những nội dung chính mà Xã hội học nông thôn nghiên cứu như sau:

1. Cơ cấu xã hội nông thôn: cơ cấu giai cấp và phân tầng xã hội ở nông thôn, cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp ở nông thôn.

2. Các thiết chế chính trị - xã hội ở nông thôn bao gồm: thiết chế làng, thiết chế gia đình, dòng họ và hệ thống chính trị.

3. Văn hóa nông thôn: nghiên cứu văn hóa vật chất việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của nông thôn.

4. Lối sống của cư dân nông thôn: nghiên cứu điều kiện nghề nghiệp và sự hình thành lối sống nghề nông; điều kiện cư trú; văn hoá và sự hình thành lối sống nông thôn.

Page 149: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

II. XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊCông nghiệp hóa đi kèm với nó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh

mẽ đã làm nảy sinh vô số những vấn đề xã hội phức tạp tại các đô thị vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trở thành mối quan tâm của các nhà xã hội học phương Tây. Các vấn đề của đô thị đã được các nhà xã hội học tiền bối nhắc đến khá nhiều: Karl Marx (nói về vai trò của sự phân công lao động xã hội và sự hình thành của đô thị); Engels (trong tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” nói về một số đặc điểm của lối sống đô thị của giai cấp công nhân) hay Max Weber (trong “The City” với nội dung khá phong phú về các lĩnh vực của đô thị…).

Mặc dù vậy, xã hội học đô thị chính thức ra đời ở Mỹ. Cho đến nay, trong giới nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về chuyên ngành này, song nhìn chung họ tập trung vào hai quan điểm chính. Đó là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, sự kiện, quá trình diễn ra trong đô thị và nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường sống xã hội đô thị.

Phần lớn các nghiên cứu thuộc chuyên ngành xã hội học đô thị hướng vào việc khảo sát rộng rãi quá trình đô thị hóa, trong đó nêu rõ những ảnh hưởng tác động của quá trình này tới các tể chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đô thị nói chung.

Các nhà xã hội học cho rằng, lịch sử phát triển đô thị đã trải qua ba giai đoạn ứng với ba cuộc cách mạng đô thị: cách mạng đô thị lần 1 (sự xuất hiện của một hình thái cư trú mới); cách mạng đô thị lần 2 (giai đoạn phát triển gắn với cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản) và cách mạng đô thị lần 3 (khung cảnh của các nước đang phát triển). Lịch sử của quá trình hình thành và phát triển của đô thị cũng chính là lịch sử của quá trình đô thị hóa trên quy mô toàn thế giới.

Đô thị hóaĐô thị hoá là một khái niệm then chốt của xã hội học và chuyên

ngành xã hội học đô thị nói riêng. Khái niệm này được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có một định nghĩa về quá trình đô thị hóa khá phổ biến và đã từng được biết đến trong một thời gian dài. Cơ sở của nó là cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế: đô thị hóa chính là quá trình di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng địa lý lãnh thổ có giới hạn được gọi là các đô thị.

Page 150: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Như vậy, theo quan điểm này, người ta chỉ xem xét sự phát triển về mặt không gian lãnh thổ và quy mô dân số mà chưa giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại.

Đô thị hoá là một quá trình mà trong đó sự tăng trưởng nhanh về kinh tế kéo theo sự phát triển quy mô dân số, mật độ dân số, mật độ xây dựng cao, thúc đẩy sự phát triển xã hội về mọi mặt. Nó tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh đời sống cộng đồng cư dân với những kiểu tổ chức xã hội khác nếu không muốn nói là đối lập với nông thôn. Trong khu vực phát triển này luôn diễn ra sự di chuyển nghề nghiệp và di động xã hội cao. Điều này đã trở thành áp lực trong quản lý đô thị, vượt quá khả năng điều tiết của xã hội. Tương đồng với quan điểm này, một số tác giả cho rằng: quá trình đô thị hoá là sự chuyển đổi của cấu trúc của dân số, tổ chức, môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) và kỹ thuật (P.O.E.T).

Sự phát triển đô thị ở mỗi một quốc gia sẽ đi theo một mô thức đô thị hoá và lựa chọn một mô hình phát triển không gian đô thị riêng phù hợp với điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội của chúng.

Có ba chiều hướng đô thị hoá, đó là: đô thị hoá theo chiều rộng (sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, gia tăng kích thước lãnh thổ đô thị, gia tăng số lượng đô thị trong một quốc gia); đô thị hoá theo chiều sâu (mức sống, lối sống, các mối quan hệ cộng đồng, phát triển bền vững trong môi trường đô thị, phát triển cảnh quan đô thị) và mô hình kết hợp giữa đô thị hoá theo chiều rộng và đô thị hoá theo chiều sâu.

Về mô hình phát triển, không gian đô thị tồn tại một số kiểu mô hình phổ biến như: mô hình các vùng đồng tâm, mô hình phân khu, mô hình đa hạt nhân, mô hình chuỗi tam giác và ô bàn cờ.

Đô thị hoá là một quá trình tích tụ năng lực (nguồn nhân lực, của cải vật chất, tài sản, khoa học công nghệ, văn hóa…) từ đó năng suất sản xuất tăng nhanh, khả năng đáp ứng nhu cầu cho người dân ngày càng cao, tăng trưởng kinh tế nhanh, mang đến lối sống văn minh đô thị cho người dân. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận, quá trình đô thị hoá cũng bộc lộ một số hệ quả khó tránh khỏi ở các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như sự tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác.

Một số hướng tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu

Page 151: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Xã hội học đô thịXã hội học đô thị Mỹ được xem là khuynh hướng “kinh điển” của xã

hội học đô thị nói chung trên thế giới. Trong giai đoạn này, có hai trào lưu chính đó là: “trường phái Chicago” và “trào lưu nghiên cứu các cộng đồng”.

Trường phái ChicagoTrường phái sinh thái học Chicago nhấn mạnh vào cơ cấu dân số và

sinh thái học của các đô thị, vào tình trạng xã hội thiếu tổ chức, những hiện tượng tiêu cực không lành mạnh cũng như trạng thái tâm lý xã hội của những người thị dân. Sinh thái học nhân văn bắt nguồn từ mối liên hệ giữa các cư dân khác biệt ở đô thị giống như mối liên hệ giữa các loại thực vật khác nhau cùng tồn tại trên cùng một vùng đất. Dùng từ này, họ muốn nói đến sự kế thừa khi một nhóm dân cư này thay thế cho một nhóm dân cư khác, sự cộng sinh khi các khu dân cư không có mối liên hệ họ hàng gì với nhau cùng sống chung trong một khu vực, hoặc ám chỉ sự thống trị khi các khu ngoại vi phải chịu sự chi phối về các điều kiện sinh sống từ các trung tâm đô thị. Các vấn đề nghiên cứu chính mà Robert Park và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Chicago (Mỹ) đưa ra là: nguồn gốc của thị dân, sự phấn bố dân cư thành thị trên địa bàn, sự thích ứng của các nhóm xã hội để hòa nhập vào đô thị hiện đại, những chuẩn mực xã hội và cách hạn chế, phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực vi phạm trật tự trị an trong thành phố (hiện tượng người nghèo vô gia cư, sự vô tổ chức của gia đình, tự tử, ...), những thay đổi trong đời sống gia đình, trong các thiết chế giáo dục, tín ngưỡng, vai trò của báo chí trong công luận và định hướng dư luận đối với công chúng đô thị...

Trong tác phẩm “Urbanism as a Way of life”, L. Wirth đã phác họa bộ mặt xã hội đô thị ở Mỹ tại thời điểm ông sinh sống. Theo ông, ở các đô thị dân số quá đông, mật độ cư trú quá cao và tính chất xã hội khác biệt đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệt hóa, các thiết chế bị hình thức hóa và bất thường hóa. Những thay đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế trong quá trình đô thị hóa đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho người thị dân. Người dân đô thị dưới con mắt của Wirth là những con người “bị tha hóa” và “bất hạnh”. Điều này gắn liền với một thời kỳ mà thiết chế con người trải qua những sự xáo trộn xã hội và điều chỉnh xã hội về nhiều mặt.

Page 152: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Về phương pháp các nhà xã hội học thuộc trường phái này thường sử dụng các kỹ thuật quan sát tham dự, phân tích, thống kê, những nghiên cứu trường hợp (đặc biệt các nhóm tiểu văn hoá). Có thể tóm tắt một số đặc điểm về trường phái này như sau:

Xã hội học đô thị không còn chịu sự chi phối của một nền văn hóa đơn giản, thống nhất nữa mà chịu sự tác động của những tiểu văn hóa khác nhau. Nó tập hợp trong mình nhiều cộng đồng mà mỗi cộng đồng đều có một quan niệm riêng về các cơ may cũng như những giới hạn của mình.

Mội trường đô thị là nơi thuận lợi cho sự cách biệt về mặt xã hội được phát triển, mặc dù sự cách biệt về địa lý là không đáng kệ. Khoảng cách xã hội giữa các nhóm khác nhau ở những đô thị lớn cao hơn nhiều so với sự cách biệt xã hội ở các đô thị nhỏ. Sự tách biệt này cổ vũ cho sự di động bởi vì một cá nhân khi gia nhập vào một tầng lớp mới thì sẽ tự động cảm thấy bị cắt đứt khỏi các mối quan hệ trước đó của mình.

Do những hệ quả của quả trình phân biệt hóa và sự di động, nhiều người dân đô thị không được xã hội hoá và họ học theo cách sống không cần quan tâm đến người khác và cũng chẳng cần được người khác quan tâm.

Một đô thị lớn được đặc trưng bởi tỷ lệ tội phạm cao và những hành vi được xem như bất bình thường, phi luân lý: nạn nghiện rượu, nghiện ma túy, nạn mại dâm, đồng tính luyến ái, cờ bạc, nạn côn đồ, nạn phá hoại văn vật, sự bất lực trong việc thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.

Cấu trúc sinh thái học của một đô thị lớn ở Mỹ là hết sức năng động. Những hình thức sắp xếp và sử dụng đất đai hiếm khi tồn tại lâu hơn một thế hệ.

Quá trình bành trướng được gọi là quá trình phi tập trung hóa được tập trung hóa.

Trào lưu nghiên cứu cộng đồng.Có hai cách thức nghiên cứu tồn tại trong trào lưu này. Thứ nhất, các

nhà xã hội học Mỹ thuộc trào lưu này đặt trọng tâm vào những mối liên hệ qua lại giữa các thiết chế xã hội với các nhóm xã hội trong một địa bàn đô thị nhất định. Người ta xem xét tổ chức xã hội và hành vi ứng xử của con người trong bối cảnh xã hội của một hệ thống cộng đồng. Hơn thế không chỉ chú ý đến các quan hệ trong nội bộ cộng đồng, mà còn lưu tâm đến các tác động ngoài cộng đồng. Thứ hai, có nhiều thành thị với những chức

Page 153: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

năng khác nhau tạo thành một “đẳng cấp đô thị”. Vì vậy nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là khám phá các nhân tố dẫn tới hai cách thức này, xem hậu quả của mỗi cách thức và tìm hiểu xem phương thức thành phố “đứng đầu” có kìm hãm sự phát triển kinh tế chung của toàn bộ đất nước hay không.

Ở đô thị, các vấn đề cấp bách mà các nhà xã hội học cần phải nghiên cứu là khả năng tài nguyên và chức trách của chính quyền đô thị, tình trạng thiếu thốn và kém hiệu quả của các thiết chế đô thị. Có như vậy xã hội học đô thị mới có thể mô tả chính xác cơ cấu đô thị, đời sống đô thị, giải thích khái quát các hiện tượng đô thị, dự báo các sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong tương lai phát triển đô thị và xây dựng một cơ sở trí thức để phục vụ cho việc cải tạo môi trường đô thị.

Cơ sở để nghiên cứu chuyên ngành Xã hội học đô thị xuất phát từ hai nguồn chính. Một là nguồn số liệu thống kê về tình hình dân số, tỷ lệ sinh tử cùng các báo cáo phân tích dân số do các cơ quan thống kê của chính phủ công bố, các niên giám thống kê dân số... về tình hình đô thị của các nước trên thế giới, tình hình đô thị hóa và phát triển kinh tế ở mỗi nước. Hai là các số liệu thống kê chính thức do các nhà xã hội học khảo sát, thu thập được.

Ở Việt Nam, người ta nghiên cứu đô thị qua các thời kỳ, đặc trưng của quá trình đô thị hóa. Đồng thời cơ cấu và sự phân tầng xã hội tại các đô thị; lối sống đô thị Việt Nam (sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, sự chuyển đổi các định hướng giá trị của các nhóm xã hội, sự thay đổi chức năng và vai trò của bộ máy quản lý đô thị …); vấn đề nhà ở, quy hoạch và quản lý đô thị và chính sách nhà ở cho người nghèo tại đô thị đã được nghiên cứu nhiều.

Các kết quả của những nhà nghiên cứu này đã được tiếp thu và hoàn thiện bởi các nhà nghiên cứu xã hội học sau này.

III. XÃ HỘI HỌC DƯ LUẬN XÃ HỘIDư luận xã hội là hiện tượng xã hội, biểu hiện thông qua thái độ, đánh

giá của các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội khác nhau, với các vấn đề liên quan đến họ. Là một trong những biểu hiện sớm nhất của ý thức xã hội, dư luận của đông đảo quần chúng có ý nghĩa quan trọng và là sức mạnh vật chất to lớn.

Page 154: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Thuật ngữ dư luận được cấu tạo từ hai từ “public” (công cộng, cộng đồng) và “opinion” (ý kiến) lần đầu tiên Jonson Beri đưa ra vào năm 1159. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 17, dư luận xã hội mới thực sự được nghiên cứu nhiều và trở thành một môn khoa học độc lập. Dư luận xã hội nghiên cứu tất cả những gì thuộc về tâm trạng, thái độ, tư tưởng, tâm thế, nguyện vọng của các nhóm các cộng đồng xã hội trong mối tương quan với cơ cấu - giai cấp, cơ cấu nghề nghiệp các nhóm xã hội.

Một số quan điểm về dư luận xã hộiNghiên cứu về dư luận xã hội, có thể kể đến một vài quan điểm cơ

bản của các nhà tư tưởng sau:Jean Jacque Rousseau (1712 - 1778) - nhà khai sáng Pháp thế kỷ 18,

đã khẳng định trách nhiệm của nhà nước là phải phản ánh đầy đủ những dư luận xã hội của quần chúng, bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của nhân dân khi trình bày quan điểm về nhà nước quân chủ (1762). Theo Rousseau, “các điều luật của xã hội phải được phù hợp với nguyện vọng và ý chí của nhân dân lao động” (trong tác phẩm Khế ước xã hội).

Khi xem xét dư luận xã hội trong mối quan hệ với việc phân tích thể chế nhà nước, Heghen trong công trình “triết học pháp quyền”, cũng đã cho rằng dư luận xã hội có sức mạnh trong mọi thời đại, bởi nó mở ra cho con người khả năng thể hiện và bảo vệ ý kiến chủ quan của mình đối với cái chung. Theo ông, cơ sở chủ yếu của việc hình thành dư luận xã hội là thảo luận. Bằng con đường tranh luận và trao đổi, cho phép tách ra những cái chung có trong từng ý kiến riêng và làm tăng tỷ trọng hợp lý của các ý kiến đã được thảo luận.

Theo quan điểm của K. Marx, dư luận xã hội là dư luận của nhân dân. Còn Engels khẳng định rằng: sự tiến bộ to lớn trong dư luận xã hội là tiền đề của sự tiến bộ xã hội. Lenin, khi nói về vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động quản lý đã chỉ rõ: “Chúng ta chỉ có thể quản lý được khi nào chúng ta thực hiện đúng những gì mà dân ý thức”.

Có thể nhận thấy rằng, dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. “Dư luận xã hội là trạng thái của ý thức xã hội bao gồm thái độ của con người đối với các sự kiện và sự việc của hiện thực xã hội, đối với hoạt động của các nhóm và các tổ chức xã hội khác nhau” (Oxipob, 1988).

Page 155: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Dư luận xã hội không phải là tổng số các ý kiến cụ thể, nó chỉ giữ lại những cái chung, cái đặc trưng, cái lặp đi lặp lại, nó là những khẳng định đã được trao đổi, bàn bạc, tạo nên những đánh giá có tính chất đại diện.

Vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu dư luận xã hội của một tập thể là phải quan tâm đến các yếu tố về trình độ học vấn, nhận thức xã hội, tư tưởng chính trị, tâm lý xã hội, tính tổ chức của tập thể đó.

Dư luận xã hội được phát hiện bằng một số phương pháp xã hội học như: phát anket; phương pháp nghiên cứu văn bản (tư liệu báo chí, văn bản báo cáo); phương pháp quan sát; phỏng vấn.

Một số vấn đề quan tâm của xã hội học về dư luận xã hộiXu hướng dân chủ trong sinh hoạt chính trị và quản lý xã hội đặt ra

các yêu cầu mới đối với nhân tố con người. Tính tích cực chính trị xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, họ dễ dàng bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện và hiện tượng xã hội. Chính vì vậy, tính năng động của dư luận xã hội đã được hình thành đối với thực tiễn cuộc sống. Một số vấn đề xã hội học dư luận xã hội quan tâm như sau:

- Mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội và cơ cấu dư luận xã hội.- Những quá trình tác động đến dư luận xã hội.- Các thủ đoạn (hay biện pháp) của những người tác động đến dư luận

xã hội (tính hiệu quả của những biện pháp đó).- Mối quan hệ của truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí đối với

dư luận xã hội.Tóm lại, dư luận xã hội có thể tác động đến quá trình thực hiện những

vấn đề xã hội hết sức khác nhau. Nghiên cứu dư luận xã hội là nhu cầu không thể thiếu được trong công việc lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội của các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội hiện nay đang gắn với quá trình đổi mới đất nước. Chủ trương chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường với chính sách mở cửa và mở rộng nền dân chủ đã tạo điều kiện cho tính tích cực chính trị xã hội của quần chúng ngày càng được nâng cao. Có nghĩa là tạo điều kiện cho sự trưởng thành của dư luận xã hội tại đất nước ta trong tình hình hiện nay. Trước bối cảnh hiện nay, các giai cấp lãnh đạo luôn luôn phải có xu hướng nắm bắt điều chỉnh và hướng dẫn dư luận xã hội theo định hướng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Do đó, công tác nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã hội càng đòi hỏi

Page 156: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

ngành xã hội học phải phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý của Đảng và Nhà nước.

IV. XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠMTội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính lệch chuẩn. Những

chuẩn mực của nhóm này thường đi ngược với chuẩn mực chung của xã hội. Xét về khía cạnh văn hoá, đây là một nhóm tiểu văn hoá mang tính đối nghịch. Các nhà xã hội học, trong những năm gần đây đã quan tâm nhiều tới vấn đề này.

Cơ sở hình thành lĩnh vực chuyên ngành này là các thống kê về tội phạm được báo cáo trên quy mô toàn quốc, nhưng lý thuyết nghiên cứu sự tương tác và sự phát triển của quá trình tuân thủ.

Thống kê về tội phạmCác con số về tội phạm thường được thống kê trên quy mô toàn quốc

và ngày càng công khai hơn. Ở các nước trên thế giới, những con số thống kê được công bố hàng năm một cách đại chúng. Ở Việt Nam, trong niên giám thống kê ở những năm gần đây cũng đã cập nhật những số liệu này tuy không đầy đủ. Tuy nhiên, khi sử dụng những số liệu thống kê này cũng cần hết sức thận trọng vì một số lý do như: không phải mọi tội phạm đều được đưa vào các danh mục thống kê (trường hợp các cô gái bị hãm hiếp có thể gây những bất lợi cho nạn nhân...) hoặc có sự chênh lệch giữa số lượng những kẻ tình nghi bị bắt giữ và số lượng các vụ tội phạm đã báo cáo cũng như không trùng với số lượng phạm nhân bị bỏ tù. Vì vậy, muốn sử dụng những dữ kiện đó, người ta phải thận trọng khi đưa ra những lý giải. Mặt khác, sự phân loại tội phạm đôi lúc cũng thay đổi, vì vậy sẽ khó khăn khi muốn so sánh các số liệu về mặt thời gian. Đồng thời, tỷ lệ tội phạm này cũng có khả năng gia tăng khi chính quyền tập trung chú ý vào một số loại hình tội phạm nào đó. Tỷ lệ tội phạm về ma túy tăng lên là do lực lượng cảnh sát tập trung mở những chiến dịch truy quét trong một khoảng thời gian nào đấy. Mặc dù vậy, các tỷ lệ được báo cáo vẫn thường được sử dụng như những chỉ báo tổng quát về những thay đổi diễn ra trong các mô hình ứng xử phạm tội, đồng thời, những tỷ lệ đó cũng được sử dụng để đánh giá các lý thuyết.

Người ta có thể dùng tỉ lệ phạm tội để suy diễn về sự yếu kém của các biện pháp kiểm soát xã hội. Có nhiều người đã không nhập tâm hoá được

Page 157: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

các chuẩn mực xã hội cơ bản, do vậy, việc kiểm soát xã hội không có hiệu quả. Có hai cách tiếp cận thường được đề cập tới để giải thích hiện tượng tội phạm đó là bệnh tâm thần và tình trạng rối loạn tổ chức xã hội. Cách tiếp cận thứ nhất thường được các nhà phân tâm học quan tâm.

Cách tiếp cận thứ hai thường được các nhà xã hội học sử dụng hơn. Tình trạng thiếu tổ chức cho thấy tình trạng hạn chế về kiểm soát xã hội. Nếu không có sự gắn bó trong nhóm, các thành viên sẽ khó lòng trung thành với các quy tắc các chuẩn mực nhóm. Ngoài ra, cũng có một số lý thuyết khác coi ứng xử phạm tội và sự lệch lạc như là những khía cạnh tất yếu của ứng xử xã hội và tổ chức xã hội. Những lý thuyết này thường được hình thành từ việc nghiên cứu các xã hội phức tạp.

Phần dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một số lý thuyết thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học tội phạm. Trước hết là các lý thuyết về nguồn gốc của nạn phạm tội và sau nữa là những lý thuyết có liên quan đến sự tương tác và sự phát triển của việc tuân thủ.

Lý thuyết về nguồn gốc phạm tộiTrong phần này, chúng ta sẽ bàn đến những lý thuyết coi ứng xử tội

phạm như là sự phản ánh của một số đặc trưng thuộc môi trường xã hội, đó là tình trạng phi quy tắc của Emile Durkheim và của Merton.

Công trình nghiên cứu về tự tử của Emile Durkheim nhằm vào một hình thái đặc biệt của sự lệch lạc nhưng vẫn có thể áp dụng được một cách phổ biến. Cách tiếp cận của ông chính là sự khảo sát ứng xử như là một sự kiện xã hội, một kết quả của hoàn cảnh xã hội và được nhận biết bằng những khác biệt giữa các nhóm. Ông không hề đưa ra biến lượng tâm lý nào để giải thích hành động tự tử hay bất cứ ứng xử lệch lạc nào khác. Như vậy, mục tiêu của lý thuyết này là giải thích những khác biệt về tỉ lệ hoặc về hình thức tự tử như đã xảy ra trong những bối cảnh xã hội khác nhau.

Durkheim cho rằng, khái niệm nền tảng đối với mọi sự kiện xã hội là ý thức tập thể. Ý thức tập thể có thể hiểu là những biểu hiện của cộng đồng, nhóm, ám chỉ đến những tình cảm chung của những thành viên trong nhóm. Những ý tưởng chung đó được xem như một yếu tố kiểm soát đối với nhóm và được sử dụng để giải thích các sự kiện xã hội. Durkheim coi tự tử là một hiện tượng xã hội và ông đưa ra ba loại hình tự tử khác nhau. Mỗi loại hình tự tử bắt nguồn từ một khuynh hướng trong nhóm hay xã hội, đó là: tự tử bất quy tắc, tự tử vị kỉ và tự tử vị tha.

Page 158: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Loại tự tử thứ nhất được quy cho những thay đổi đột ngột của xã hội, những thay đổi này làm cho những chuẩn mực cổ truyền không còn áp dụng được nữa và cá nhân bị “bỏ rơi” trong tình trạng không quy tắc, luật lệ để hướng dẫn lối ứng xử cho con người. Khi so sánh giữa các thời kì và các xã hội, người ta nhận thấy rằng mức độ tự tử gia tăng cùng với những thay đổi đột ngột trong nền kinh tế, kể cả khi nó tăng hay giảm. Trong những xã hội có sự ổn định về kinh tế, dù cho xã hội đó là giàu có hay nghèo nàn thì tỷ lệ tự tử vẫn luôn ở mức cố định. Như vậy, tự tử bất quy tắc có đặc điểm là các truyền thống đã bị phá vỡ hoàn toàn và sự hướng dẫn từ xã hội cách con người phải sống như thế nào.

Ở loại hình tự tử thứ hai, Durkheim đã đối chiếu những tỷ lệ tự tử giữa các nước có đông dân theo đạo Tin lành với các nước có đông dân theo đạo Thiên chúa. Kết quả là tỷ lệ tự tử ở các nước đông dân theo đạo Tin lành cao hơn rất nhiều, ông nhận định rằng, mặc dù cả hai hệ tư tưởng tôn giáo đều có những luật lệ cấm tự tử nhưng lại khác nhau về mối quan hệ giữa cá nhân thành viên và tổ chức tôn giáo. Mối quan hệ giữa các tín đồ Tin lành với tập đoàn tôn giáo của họ mang tính độc lập hơn nhiều so với mối quan hệ giữa các tín đồ Thiên chúa giáo với giáo hội. Mối quan hệ giữa các tín đồ Thiên chúa giáo là những ràng buộc mang tính tập thể, do vậy, cá nhân chịu sự kiểm soát mạnh mẽ hơn bằng những tình cảm chung của tập thể. Trong khi đó giáo lý của đạo Tin lành khuyến khích cá nhân tin vào chính bản thân mình nhiều hơn vì vậy, các cá nhân được quản lý một cách vị kỉ. Theo Durkheim, loại tự tử gắn với xã hội vị kỉ của các tôn giáo Tin lành được coi là tự tử vị kỉ.

Còn loại hình tự tử vị tha tồn tại trong những xã hội mà ở đó người ta ràng buộc chặt chẽ vào những biểu hiện tập thể và đề cao giá trị của việc hy sinh sự sống cho cộng đồng. Tự tử vị tha là một sản phẩm của sự ràng buộc và hành động vào nhóm, và xã hội. Trong khi đó tự tử vị kỉ là hậu quả của sự kém ràng buộc hơn vào tập đoàn, hành động vì cá nhân.

Một lý thuyết khác giải thích sự lệch lạc xã hội thuộc về Rebert K.Merton (1964). Lý thuyết này đã tập trung vào sự thành công, như là mục tiêu nổi bật trong xã hội.

Sự thành công này bao gồm những biểu tượng và các phương tiện chủ yếu đã được quy định về mặt văn hóa để đạt được mục tiêu đó. Chẳng hạn như trình độ giáo dục, sự cần cù và tuân thủ luật lệ. Theo ông chỉ có một

Page 159: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

bộ phận nào đó của xã hội mới có khả năng theo đuổi những biện pháp đã được định ra để đạt tới thành công mà thôi. Ở đây ông phân biệt giữa mục tiêu và phương tiện. Có những người thích hợp với những ứng xử để đạt được mục tiêu còn những người khác thì không. Như vậy, những sự cách biệt giữa mục tiêu và phương tiện được coi là những biểu hiện, về tình trạng phi quy tắc, được thể trong bảng 2.

Bảng 2: Những kiểu ứng xử thích ứng giữa mục tiêu và phương thức trong hành động

Những kiểu thích ứng Những mục tiêu văn hóa

Những phương thức đã được thiết chế hóa

Tuân thủ + +Canh tân + -Nệ nghi thức - +Thoát ly - -Nổi loạn +- +-

Nguồn: Rebert K Merton Secial theory anđ Socail structure; Freo Prees of Gloneoo, 1957

Họ giải thích bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như: tìm ra những yếu tố nào gây ra hành động tội phạm, vai trò của những phản ứng từ những người xung quanh đối với ứng xử tội phạm và hậu quả do những ứng xử đó gây ra đối với xã hội. Trong lịch sử nghiên cứu xã hội học tội phạm đã có nhiều lý thuyết được đưa ra để lý giải các hiện tượng này trong đời sống xã hội hiện thực.

Những lý thuyết này coi ứng xử tội phạm như là sự phản ánh đặc trưng của môi trường xã hội. Chẳng hạn như tình trạng phi quy tắc, công trình nghiên cứu của Durkheim về tự tử đã được coi là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu về sự lệch lạc và cũng có thể áp dụng đối với những ứng xử phạm tội. Lý thuyết giải thích sự lệch lạc bằng tình trạng phi quy tắc và những giá trị ngầm. Ông khảo sát ứng xử xã hội với tư cách là sự phản ánh của việc thống nhất xã hội.

Lý thuyết giải thích sự lệch lạc bằng những giá trị ngầm của Matza và Sykes (1961) cũng đã giải thích sự phạm pháp như là một sự phản ánh của những giá trị ngầm ở xã hội thống trị trong khi họ nghiên cứu về hiện tượng phạm pháp ở thanh thiếu niên. Họ khẳng định, những thanh thiếu

Page 160: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

niên phạm pháp chấp nhận những giá trị tương tự như những giá trị có thể được xã hội chấp nhận, nhưng biểu hiện của những giá trị đó về mặt ứng xử lại bị xã hội đánh giá là không hợp chuẩn.

Như vậy, trong lý thuyết này, xã hội chứ không phải ứng xử của mỗi cá nhân là nguyên nhân dẫn người ta đến hành vi phạm tội. Những giá trị ngầm mang tính chất mặc nhiên và xung đột với những lý tưởng khác được mọi người gắn bó một cách sâu sắc.

Lý thuyết nghiên cứu về sự tương tác và sự tuân thủLý thuyết về nhóm dị biệt của Edwin H. Sutherland (1942) là một bước

phát triển về thuyết tương tác biểu tượng. Trọng tâm nội dung lý thuyết là giáo dục những thái độ thiên về sự phục tùng hoặc thiên về sự vi phạm các luật lệ. Mục tiêu của lý thuyết là nhằm giải thích ứng xử tội phạm. Xã hội hoá là nền tảng của lý thuyết này, trong đó, ông tập trung vào việc hướng dẫn các thái độ, đặc biệt là thái độ đối với pháp luật. Theo đó, ông cho rằng có hai điều kiện quan trọng nhất để hình thành thái độ phục tùng hoặc vi phạm luật pháp đó là: ưu thế của thái độ này so với loại kia và sự học hỏi các thái độ trong loại cộng đồng nào. Ông thừa nhận rằng, trong những nhóm sơ cấp và thứ cấp, việc dạy dỗ có hiệu quả khác nhau. Do vậy, sự dạy dỗ là yếu tố tác động đến sự hình thành các thái độ.

Lý thuyết về các nhóm lệch chuẩn không chỉ được áp dụng đối với các loại tội phạm của viên chức mà còn được áp dụng vào những tội phạm ít phổ biến hơn, chẳng hạn như hành động phá hoại của những thành viên bất mãn với xã hội và có tính hiếu chiến cao.

Hạn chế lý thuyết của Suntherland là ở chỗ ông cho rằng có một sự tương hợp giữa thái độ đối với pháp luật và ứng xử phạm tội hoặc không phạm tội. Ngoài việc học hỏi là nguồn gốc của nạn phạm tội thì việc lặp đi lặp lại khoảng cách gần gũi, cường độ và thời gian cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến phạm tội.

Bác bỏ quan điểm của Suntherland, Cleward và Ohlin (1960) đã đề ra lý thuyết về cơ hội khác nhau. Nội dung của lý thuyết này cho rằng, quá trình của những băng nhóm phạm tội đi dần vào những hoạt động chuyên nghiệp phạm tội và không phạm tội. Họ đã đề ra ba nhóm tiểu văn hóa phạm pháp là tiểu văn hóa phạm tội, tiểu văn hóa xung đột và tiểu văn hóa thoát ly. Hai ông đã cho thấy rằng những cá nhân nào đi theo khuynh hướng tự nhiên sẽ thật sự thất bại trong cả hai hệ thống cơ hội hợp pháp

Page 161: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

và bất hợp pháp, những người ấy thất bại hai lần. Nghĩa là, những người nào thất bại trong cả cơ hội hợp pháp lẫn cơ hội bất hợp pháp, sẽ được đưa vào trong nhóm tiểu văn hóa thoát ly.

Ngoài ra, Becker (197l) đã đưa ra lý thuyết về việc gán ghép - một bước phát triển của lý thuyết về tương tác tượng trưng. Lý thuyết này tập trung vào quá trình phát triển của hoạt động lệch lạc, xem như là hậu quả của sự tương tác giữa tác nhân vốn bị gán ghép là lệch lạc với những người mà tác nhân đó tiếp xúc. Quá trình này là quá trình lịch sử tự nhiên của một cuộc đời lệch lạc. Giai đoạn đầu tiên của cuộc đời ấy là khi người ta gán cho người đó một nhãn hiệu, ví dụ như lệch lạc, tội phạm hoặc đồng tính luyến ái và nhãn hiệu này được người ta áp dụng một cách công khai. Điều đó có nghĩa, một người nào đó được xem là một kẻ lệch lạc bởi vì người đó đã bị người ta thừa nhận hoặc nhìn nhận là người lệch lạc. Nhãn hiệu lệch lạc được xem như một “Vết nhơ” gắn vào tác nhân và được dùng như một nhãn hiệu để người đó có vai trò cụ thể. Từ đó, nó cung cấp, gợi ý để người khác dựa vào đó mà hoạt động tương tác.

Để có thể nghiên cứu tội phạm, các nhà xã hội học thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cá nhân, phương pháp thống kê. Những công cụ thu thập thông tin thường là bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

V. XÃ HỘI HỌC Y TẾXã hội học y tế là một chuyên ngành của xã hội học. Thuật ngữ “Xã

hội học y tế” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1894 trong một bài báo của Charles Mcintire nói về tầm quan trọng của các yếu tố xã hội trong chăm sóc sức khỏe.

Các nhà xã hội học y tế chủ yếu quan tâm nghiên cứu đến các khía cạnh xã hội của sức khỏe và bệnh tật, chức năng xã hội của các tổ chức, cơ quan y tế, mối quan hệ của các hệ thống chăm sóc sức khỏe với các hệ thống xã hội khác, thái độ ứng xử của các nhân viên y tế và những người là khách hàng của việc chăm sóc sức khỏe và các mô hình dịch vụ y tế.

Phân biệt hai khái niệm y tế và sức khỏeY tế và sức khỏe là hai khái niệm luôn đi đôi với nhau, do vậy đôi lúc

người ta không phân biệt được ranh giới cụ thể của hai khái niệm này. Trên thực tế, y tế mang ý nghĩa tổng quát hơn sức khỏe, y tế quan tâm

Page 162: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

đến những khía cạnh bao gồm người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (gồm dịch vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh và dịch vụ tư vấn) và người sử dụng những dịch vụ đó để đạt mục tiêu có sức khỏe. Còn sức khỏe đơn thuần là để chỉ tình trạng thể chất hoặc tinh thần của một cá nhân hay một cộng đồng nào đó trong xã hội theo một số tiêu chí nhất định. Như vậy, nếu xem xét hai khái niệm dưới góc độ thiết chế xã hội, chúng ta thấy rằng, y tế chính là một thiết chế còn sức khỏe chỉ là một thành tố của thiết chế đó.

Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu xã hội học y tếCó hai hướng tiếp cận để nghiên cứu về chuyên ngành này, đó là tiếp

cận theo phương pháp phân tích và phương pháp hệ thống. Nếu phương pháp phân tích chú ý đến các yếu tố, chi tiết, xây dựng mô hình chính xác để so sánh với thực tế thì phương pháp hệ thống lại quan tâm đến mối tương quan giữa các yếu tố, tính tổng thể và xây dựng mô hình ít chính xác hơn (đại diện cho cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu xã hội học y tế là Talcott Parsons).

Cách tiếp cận hệ thống là cách tiếp cận chủ yếu được các nhà xã hội học lựa chọn và sử dụng trong các nghiên cứu về y tế, do tiếp cận hệ thống không chỉ xem xét cái bên trong của hệ thống mà còn xem xét cả cái bên ngoài của hệ thống. Những nhà nghiên cứu muốn hướng đến mục đích sửa chữa sai lầm của những người làm ngành y - vì những người này luôn xem xét con người (người bệnh) như một hệ thống sinh học thuần túy, đối xử với người bệnh (như khám bệnh, chăm sóc bệnh nhân) bằng khoa học kỹ thuật chuyên ngành (phương tiện, máy móc y học) mà không quan tâm đến các khía cạnh khác của người bệnh, đó là các yếu tố xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến bệnh tật, tâm lý người bệnh. Con người không chỉ là một vật thể sinh học đơn thuần mà họ còn có các mối quan hệ xã hội, các quan hệ văn hóa, kinh tế, chính trị... do đó, chính bản thân con người cũng là một hệ thống đa dạng, phức tạp cần được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, khi họ là người bệnh.

Talcott Parsons (1902 -1979) đã nổi tiếng với lý thuyết hệ thống của mình. Các nhà xã hội học đã coi ông là người đại diện cho lý thuyết này đặc biệt kể từ khi cuốn "Hệ thống xã hội” của ông ra đời năm 1951. Theo ông bất kỳ một hệ thống nào đều có những điểm chung là nhằm đạt đến một sự thành công với các yếu tố quyết định: thích nghi, đạt mục tiêu, tích

Page 163: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hợp, duy trì khuôn mẫu. Bốn yếu tố này có quan hệ tương tác lẫn nhau, nhằm duy trì sự ổn định và trật tự của xã hội. T. Parsons còn đưa ra khái niệm về bệnh tật mà giá trị của khái niệm này thể hiện ở chỗ, nó mô tả một mô hình kiểu mẫu có khả hăng xác định rõ những tiêu chuẩn và giá trị thích hợp khi bị ốm (phù hợp với cả người ốm và những ai có ảnh hưởng đến họ). Ông còn chỉ ra rằng, những thầy thuốc được xã hội trao cho chức năng kiểm soát xã hội cũng tương tự như vai trò của các thầy tu kiềm chế những sai lầm của các con chiên.

Xã hội học y tế tại Việt NamTrong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, hoạt động y tế và chăm sóc

sức khỏe đã được đặt trên một cơ sở kinh tế - xã hội mới. Việc chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng không còn là trách nhiệm riêng của ngành y tế nữa mà có sự tham gia của toàn thể xã hội.

Tuy Việt Nam là một nước đang phát triển, song với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, cùng với các chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chúng ta đang phải đối mặt với những loại bệnh tật mang tính thời đại như: tim mạch, ung thư, AIDS, tai nạn gây thương tích ... bên cạnh đó, bệnh tật do nghèo đói như sốt rét, lao, bệnh nhiễm trùng... cũng chưa có biện pháp hữu hiệu. Do đó, để đánh giá đúng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đưa ra cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe, kiến nghị các mô hình tổ chức, phương thức hoạt động là trách nhiệm không chỉ riêng của ngành y tế mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó có khoa học xã hội, đặc biệt là ngành xã hội học.

Việc triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng những năm gần đây với sự tham gia của ngành xã hội học đã thu được những kết quả khả quan, điều này chứng minh cho sự cần thiết của việc quan tâm phát triển ngành xã hội học y tế tại nước ta.

Nghiên cứu xã hội học y tế trong tương lai sẽ tạo ra một sự phối hợp liên ngành giữa xã hội học và y học. Điều đó sẽ giúp cho vấn đề y tế - sức khỏe - bệnh tật sẽ được nhìn dưới góc độ mới toàn diện hơn. Đó là góc độ xã hội học y học.

Luận điểm khoa học của Hipocrates, từ thời xa xưa cho đến nay vẫn còn đúng. Ông cho rằng, kiến thức y học nên được xuất phát từ sự hiểu biết về khoa học tự nhiên và tính lo-gic của những mối quan hệ nhân quả.

Page 164: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Và ông đã chỉ rõ sức khỏe của con người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, thói quen hoặc những lối sống, khí hậu, thổ nhưỡng, chất lượng của không khí, nước và thực phẩm. Những luận điểm đó vẫn mang tính khoa học cho đến thời đại của chúng ta hôm nay.

VI. XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNHGia đình là một thiết chế xã hội, gia đình liên quan đến mỗi cá nhân,

đồng thời liên quan đến sự phát triển xã hội. Tùy theo từng không gian, thời gian khác nhau, gia đình được định nghĩa hết sức đa dạng và phong phú. Gia đình là môn khoa học nhằm giải thích bản chất của những quan hệ ổn định và bất ổn định về trật tự của hệ thống gia đình, cơ cấu gia đình, chức năng gia đình, và những biến đổi của nó. Đồng thời, môn khoa học này còn nghiên cứu mối quan hệ bên trong gia đình (giữa các thành viên) và các mối quan hệ qua lại với các nhóm và các thiết chế khác nhau trong xã hội.

Vài nét về lịch sử nghiên cứu gia đìnhTrong các tác phẩm của các nhà tư tưởng thời cổ đại, chúng ta có thể

nhìn thấy mầm mồng của những lý thuyết về nguồn gốc của hôn nhân gia đình. Từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ cận đại, thuyết “gia đình phụ quyền” vẫn chiếm vị trí độc tôn. Đến khi con người thám hiểm, có kiến thức về địa lý và sau đó là thời kỳ xâm chiếm thuộc địa trên thế giới, thì con người bắt đầu thu thập các dữ liệu xây dựng học thuyết về sự ra đời của hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, người ta tìm tòi và phát hiện được các hình thức tồn tại của gia đình trước khi chế độ phụ quyền ra đời.

Năm 1866, Morgan (1818 - 1881) trong tác phẩm “Hệ thống thân tộc và thích tộc- của gia đình” đã nêu lên những giai đoạn tiến hóa của hôn nhân gia đình, ông cho rằng, thời kỳ tạp giao bừa bãi sau đó thị tộc ra đời, tương ứng với nó là gia đình cộng đồng. Theo ông, hôn nhân đối ngẫu (quần hôn) thuộc về thị tộc mẫu hệ. Còn trong thị tộc phụ hệ mới bắt đầu có hôn nhân một vợ một chồng. Theo Morgan, thị tộc phụ hệ nảy sinh từ thị tộc mẫu hệ do sự tích lũy của cải của từng gia đình và chính bằng con đường đó, lịch sử của các dân tộc văn minh là sự tiếp nối một cách có quy luật của lịch sử các dân tộc không văn minh mà thôi.

Trên cơ sở bản tóm tắt của Marx về tác phẩm “xã hội cổ đại” của Morgan và nhiều tác giả khác, Engels đã viết cuốn sách “Nguồn gốc gia

Page 165: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884). Đây là tác phẩm có giá trị, trong đó trình bày một cách có hệ thống các giai đoạn cổ xưa của sự phát triển loài người dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tác phẩm này có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp tục phát triển và luận chứng cho chủ nghĩa Marx.

Những quan điểm trong nghiên cứu xã hội học gia đìnhNhững nghiên cứu về gia đình hiện đại được thịnh hành chỉ vào

khoảng nửa sau thế kỷ 19.Nghiên cứu dưới góc độ xã hội học, Auguste Comte (1798 - 1857) coi

gia đình như một phạm trù biến đổi, mang tính lịch sử. Comte cho rằng gia đình là tập đoàn xã hội cơ bản và quan trọng nhất, là một công cụ xã hội hóa cá nhân để chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội. Theo ông, cơ sở gắn bó gia đình trong xã hội là kết quả hợp tác trong sự phân công lao động. Khi phân tích cơ cấu bên trong gia đình, ông phân biệt hai mối quan hệ cơ bản: giữa các giới và giữa các thế hệ. Ông tán thành gia đình phụ quyền trong đó đàn ông là trụ cột của gia đình, đóng vai trò chính còn vợ chỉ là vị trí thứ yếu.

Khác với Comte, nhà xã hội học người Pháp Leplay (1806 - 1882) đã đề xướng việc nghiên cứu thực nghiệm về gia đình hiện đại. Leplay đã phác thảo sơ đồ về phương pháp nghiên cứu và những công cụ để thu thập thông tin trong nghiên cứu gia đình.

Sang thế kỷ 20, năm 1902 Ch.H Cooley đã xếp gia đình vào một trong ba nhóm đầu quan trọng nhất (gia đình - họ hàng - thanh niên) trong việc đóng góp vai trò vào quá trình xã hội hóa cá nhân. Tiếp theo phải kể đến tập chuyên khảo của W.J Thomas và F.Znanniecki năm 1918 - 1920 với nhan đề “Nông dân Balan ở Châu Âu và châu Mỹ”. Trong tác phẩm đó, họ đã phân tích các bức thư của những người nông dân Balan ở châu Mỹ và ở trong nước để mô tả cuộc sống của họ.

Nửa đầu thế kỷ XX, xã hội học gia đình đã phát triển mạnh ở Mỹ và sau đó ở các nước Châu Âu. Trong những vấn đề dẫn đến những biến đổi xã hội có nhiều điểm liên quan chặt chẽ đến gia đình. Chẳng hạn như nạn nghèo đói, lao đông trẻ em, mại dâm, con ngoài giá thú, li hôn ... tất cả những điều đó sẽ trở nên gay gắt hơn dưới tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Page 166: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Trong thời kỳ này, người ta chú ý nhiều đến thuyết công nghiệp hóa gia đình. Thuyết này được hình thành nên từ hai tuyến nghiên cứu. Tuyến thứ nhất do Orburn khởi xướng vào năm 1928, sau này được E. Tibbits, T. Parsons & M.F Nimkoff bổ sung thêm.

Nội dung của thuyết này có thể tóm tắt như sau: sự công nghiệp hóa đã làm thay đổi hệ thống các lực lượng ở trong khuôn khổ cấu trúc gia đình. Giải phóng phụ nữ và con cái, tạo nên sự bình đẳng nam nữ trong gia đình mà những quan hệ này dựa trên tình cảm hơn là quan hệ vật chất. Tuyến thứ hai, một hiệu quả khác của sự phát triển kỹ thuật sản xuất là sự tách gia đình hạt nhân ra khỏi gia đình lớn, là gia đình dựa trên mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái nhiều hơn là dựa trên mối quan hệ vợ chồng.

Trong thời gian này, gia đình cũng là đối tượng được tâm lý học quan tâm nhất là tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển và tâm lý học giáo dục. Trong những lý giải về đời sống gia đình cũng như giáo dục gia đình, nổi lên quan điểm về phân tâm học, mà người sáng lập ra trường phái này là bác sĩ người Áo Z. Freud (1850 -1939). Ông nhấn mạnh thời kỳ thơ ấu là thời kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách của cá nhân và sự mất quân bình trong giai đoạn này có thể để lại những dấu ấn trong tiềm thức con người. Thế hệ sau của trường phái này đã chú ý đến việc thiết lập những điều kiện văn hóa xã hội cho ý thức con người và nhân cách của họ. Người ta đã xem xét con người trong bối cảnh các quan hệ xã hội. Trào lưu này được gọi là thuyết Freud mới hoặc phân tâm học mới. Theo trường phái này thì sự tồn tại tình cảm đã tạo nên bản chất cuộc sống hàng ngày nhất là những tình cảm trong môi trường gia đình. Họ cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò gia đình như là môi trường xã hội của trẻ em, môi trường đó quyết định sự phát triển của đứa trẻ. Ở những thời kỳ tiếp theo vẫn còn dấu ấn những kết quả của bầu không khí tình cảm, của những tấm gương từ phía người lớn. Gia đình đáp ứng hai nhu cầu cơ bản của con người: nhu cầu về chỗ dựa tình cảm và nhu cầu của sự an toàn về tình cảm.

Từ nửa sau thế kỷ XX, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về gia đình, người ta đã chú ý hơn đến những mối quan hệ của gia đình đối với cấu trúc bên ngoài và với toàn xã hội thông qua các thông số, chẳng hạn như: ngành nghề, vùng dân cư, đặc điểm địa phương, nông thôn thành phố, khu công nghiệp, nông nghiệp... gia đình đô thị và gia đình nông thôn là hai đề tài chính trong nghiên cứu. Đồng thời, bắt đầu xuất hiện và phát

Page 167: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

triển xu hướng nghiên cứu so sánh về gia đình giữa các nước, các lục địa và các nền văn hóa khác nhau. Đây là hình thức khái quát tổng hợp trong xã hội học. Ngoài ra, trong các nghiên cứu về gia đình cũng xuất hiện xu hướng liên ngành như: tâm lý học, giáo dục học, sinh học, luật học, y học...

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học gia đìnhGia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội, là một bộ phận không

thể thiếu của xã hội con người. Do vậy, không giống các ngành khoa học khác, xã hội học nghiên cứu gia đình tìm ra cách thức mà các nền văn hóa, các nhân tố xã hội chi phối hôn nhân và đời sống gia đình. Hay nói cách khác, vai trò của các nhân tố xã hội với những hiện tượng và quá trình trong đời sống gia đình rất lớn. Việc xem xét các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến hôn nhân và đời sống gia đình trong bối cảnh xã hội, theo không gian, thời gian nhất định là vấn đề quan tâm của xã hội học gia đình.

Có thể kể một vài nội dung nghiên cứu của xã hội học gia đình như sau:

- Nghiên cứu các hình thái cuộc sống gia đình, biến thể của các loại hình gia đình, cơ cấu gia đình, và mối quan hệ họ hàng như gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình đầy đủ, gia đình phụ hệ, gia đình mẫu hệ ...

- Các giai đoạn phát triển, sự khác biệt, biến đổi của đời sống gia đình trong quá trình lịch sử theo thời gian và không gian.

- Mối quan hệ giữa gia đình và các thiết chế xã hội khác (trường học, truyền thông đại chúng, tổ chức chính trị xã hội, tác động qua lại của gia đình trong xã hội tổng thể, ...

- Những biểu hiện bệnh lý trong đời sống gia đình: sự thiếu tổ chức trong gia đình, sự tan vỡ của gia đình, tổ chức lại gia đình,...

Một số phương pháp thường được nghiên cứu trong xã hội học gia đình là: phương pháp sử học - so sánh, phương pháp thực nghiệm - điển hình hóa, phương pháp thống kê.

Phương pháp sử học - so sánh là phương pháp phân tích gia đình trên cơ sở những biến thái lịch sử của các cơ cấu xã hội và xã hội tổng thể. Ở đây, người ta nghiên cứu và so sánh những tài liệu lịch sử ở những thời điểm khác nhau hoặc những tài liệu về các xã hội khác nhau được phân biệt dựa theo các nền văn hóa xã hội khác nhau.

Page 168: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Nghiên cứu gia đình thường sử dụng các phương pháp sau để thu thập thông tin: phát bảng hỏi, phỏng vấn (cấu trúc, bán cấu trúc và các câu hỏi mở). Ngoài ra, còn có phương pháp quan sát, phương pháp trắc nghiệm....

Những nghiên cứu xã hội học gia đình ở Việt NamNhững chủ đề thường được các nhà xã hội học Việt Nam quan tâm

trong thời kỳ đầu là vị trí của gia đình trong cơ cấu xã hội Việt Nam, các loại hình gia đình Việt Nam trong lịch sử, những đặc điểm của thiết chế gia đình Việt Nam và mối quan hệ giữa thiết chế gia đình với những thiết chế khác trong xã hội. Khi nghiên cứu những chủ đề đó, các tác giả chủ yếu dựa trên cách tiếp cận lịch sử.

Gần đây, những nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam đã đặt ra vấn đề về sự thích ứng của gia đình Việt Nam trong bối cảnh biến chuyển xã hội để tiếp tục tồn tại và phát triển, mối liên hệ giữa quá trình biến đổi mang tính thiết chế với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra như thế nào trong thực tế; mục đích của hiện đại hóa trong những hoàn cảnh như vậy nhằm biến đổi xã hội thành một quốc gia tiên tiến bằng cách sát nhập những bộ phận văn hóa truyền thống vào trật tự xã hội mới.

Những nghiên cứu về gia đình Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường cũng cho thấy sự biến đổi đáng kể của mô hình hôn nhân. Đó là xu hướng con cái tự quyết định trong hôn nhân. Họ tự do lựa chọn bạn đời và chủ động hơn trong hôn nhân so với thời kỳ trước. Sự biến đổi này đi kèm với lối sống đô thị, với sự nâng cao trình độ học vấn và thu nhập. Đồng thời, sự biến đổi gia đình Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội cũng là chủ đề được lưu tâm.

Không những tìm hiểu về thực trạng biến đổi của gia đình Việt Nam, các nhà nghiên cứu còn lưu ý nghiên cứu gia đình trong phương pháp so sánh chéo các nền văn hóa, đặc biệt với các nước trong khu vực.

Hiện nay, các nhà xã hội học đang có xu hướng nghiên cứu theo cách tiếp cận hệ thống. Đã có những thử nghiệm hiệu quả của cách tiếp cận đó trong kinh tế học, tâm thần học, giáo dục học… Do đó, cách tiếp cận hệ thống cũng là một trong những cách tiếp cận hiệu quả của bộ môn xã hội học gia đình.

Nội dung chínhKết thúc chương này, sinh viên sẽ có thể hình dung về những vấn đề

trong các chuyên ngành xã hội học như: xã hội học nông thôn, xã hội học

Page 169: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

đô thị, xã hội học dư luận xã hội, xã hội học tội phạm và xã hội học gia đình.

Chương XIV

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌCĐể nghiên cứu các hiện tượng xã hội, cần sử dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu xã hội học được thực hiện trên cấp độ lý thuyết và thực hành. Ý nghĩa và kết quả của cuộc nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào luận chứng dưới góc độ lý luận, vào việc lựa chọn đúng những chỉ báo kinh nghiệm và những giả thuyết công tác. Một công trình nghiên cứu không tốt về lý luận sẽ đưa ra những kết quả không chính xác, kết luận và những kiến nghị không phù hợp, do vậy sẽ tốn thời gian và kinh phí của các cơ quan chủ quản và bản thân người nghiên cứu. Chính vì vậy, trước khi tiến hành nghiên cứu cần phải chuẩn bị một cách nghiêm túc về những kiến thức thuộc lĩnh vực xã hội học đại cương và các xã hội học chuyên ngành, thu thập những kinh nghiệm nghiên cứu thực hành và kèm theo đó là một “sự nhạy cảm xã hội”. Người nghiên cứu cần nắm vững một số vấn đề cơ bản như vai trò của chương trình nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, những vấn đề về phương pháp luận và phương pháp hệ của nghiên cứu xã hội học, cách thức xây dựng kế hoạch - tổ chức kỹ thuật...

Phần trình bày dưới đây sẽ giới thiệu các phương pháp thu thập thông tin thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học.

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Khoa họcKhoa học là phương pháp phát triển khối lượng kiến thức thông qua

việc sử dụng những kĩ thuật lô-gic và khách quan. Mục tiêu của phương pháp là tri thức khoa học.

Page 170: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Một vấn đề được gọi là lô-gic có nghĩa là mỗi ý kiến hoặc mỗi bước tiến hành đều gắn liền chặt chẽ với ý kiến hoặc bước đi trước đó. Một nhận định khoa học không thể chứa đựng những mâu thuẫn chưa giải quyết.

Tính khách quan thể hiện sự phản ánh hiện tượng sự vật như nó vốn có trong hiện thực. Có nghĩa là nhà khoa học phải dựa vào các thủ thuật có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của những phỏng đoán, trực giác và thiên kiến trong lúc quan sát và lý giải.

Lý thuyếtLý thuyết được định nghĩa là một tập hợp những phát biểu được sắp

xếp một cách lô-gích, tập hợp này cố gắng mô tả, dự đoán, hoặc giải thích một sự kiện. Những cách trình bày có hệ thống (lô-gic) này giúp chúng ta hình thành các ý kiến của chính mình về sự kiện đang nghiên cứu. Mục đích của lý thuyết nhằm gợi lên cho thấy những biến số có ý nghĩa và những cách thức mà những biến số này liên quan với hiện tượng đang được khảo sát.

Lý thuyết được hình thành từ những giả thuyết, mệnh đề và khái niệm.

Giả thuyết là những nhận định dựa trên sự tin tưởng, dự đoán nhưng chưa được trắc nghiệm. Các nhà xã hội học đưa ra những giả thuyết, giả định về bản chất ứng xử con người, bản chất của xã hội, và cách thức mà cả hai yếu tố tác động lẫn nhau.

Thành phần thứ hai của lý thuyết là một tập hợp các mệnh đề, gắn liền chặt chẽ một cách lô-gic với các giả định. Bộ phận này mô tả sự vận động của các nhân tố và cách thức liên hệ giữa chúng với nhau.

Khái niệm là những thuật ngữ do nhà lý thuyết sử dụng để đặt tên cho một tập hợp các ý kiến. Để nghiên cứu, cần có định nghĩa rõ ràng chỉ cho thấy cách những thuật ngữ ấy đang được sử dụng như thế nào trong một lý thuyết hay trong một ngành khoa học. Khái niệm được sử dụng nhằm tập trung sự chú ý của công chúng vào một khía cạnh đặc thù của môi trường và nhằm thông tin về khía cạnh ấy. Khái niệm được coi như một ngôn ngữ đặc biệt để nhận biết những điểm quy chiếu đặc thù, nghĩa là những khía cạnh đặc thù của môi trường mà chúng diễn đạt.

Giả thuyết là khâu trung gian giữa vấn đề nghiên cứu và mô hình lý luận. Giả thuyết sẽ giúp các nhà nghiên cứu không bị chệch hướng trong nghiên cứu.

Page 171: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Logic quy nạp và logic diễn dịchKhi quan sát một số trường hợp cụ thể, chúng ta có thể đưa ra một

nhận định tổng quát về toàn bộ các trường hợp đó. Cách thức đi từ trường hợp cụ thể đến lý thuyết tổng quát chính là chiều hướng của logic quy nạp. Nhiều lý thuyết được phát triển thông qua phép quy nạp. Sự kiện được quan sát nhiều lần có thể ghi nhận như một mô hĩnh, lý thuyết sẽ mô tả và cố gắng giải thích những mô hình như thế.

Nghiên cứu của Linde Smith (1947) là một ví dụ về phương pháp lo-gic quy nạp. Ông đã phỏng vấn những người nghiện thuốc phiện về những trải nghiệm của họ khi họ bị nghiện. Từ đó, ông tìm ra một số mô hình của các sự kiện do những người trả lời cho biết, chẳng hạn như một số người nghiện thuốc phiện lâu ngày sau đó không hút nữa sẽ cảm thấy rất khó chịu. Họ tiếp tục hút thuốc cho hết những triệu chứng này và xác định thuốc là phương tiện làm giảm nhẹ những nỗi đau khổ khi phải cai. Còn một số người khác cũng đã từng hút thuốc lâu ngày nhưng hoặc là không kiếm được thuốc hoặc tin rằng nếu hút lại sẽ làm giảm hiệu quả của việc chữa chạy những căn bệnh khác mà họ đang điều trị thì những người này đều không trở nên nghiện. Từ những nhận xét cụ thể đó, Linden Smith đã khái quát rằng, “quá trình nghiện ngập là quá trình rơi vào sự phụ thuộc đối với thuốc”. Lý thuyết này đã được phát triển từ những dữ kiện thu thập được.

Ngược lại với cách tiếp cận trên là cách tiếp cận lo-gic diễn dịch. Phương pháp thực hiện trong trường hợp này là đi từ cái tổng quát đến cái cụ thể. Từ một lý thuyết người ta có thể suy ra được một cách lô-gic những sự kiện đang diễn ra xung quanh. Lý thuyết xã hội của Marx (1848) là một ví dụ về lo-gic diễn dịch. Lý thuyết này giả định rằng lối sống trong một xã hội được quy định bởi phương thức sản xuất. Theo Marx, phương thức sản xuất của người ta như thế nào thì người ta sẽ sống như thế đó. Trong quá trình công nghiệp hóa tại các nước tư bản, những người lao động bị bốc lột có thể sẽ liên kết với nhau và trao đổi với nhau sự bất mãn của họ. Nhận thức về những cảm giác được chia sẻ ấy có thể dẫn tới sự phát triển của “ý thức giai cấp” - một cảm giác của giai cấp về chính mình - và sự thống nhất của giai cấp chống lại người sở hữu. Theo lo-gic của lý thuyết này, cách mạng chắc chắn sẽ xảy đến với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa liên tục trong chủ nghĩa tư bản.

Page 172: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Lý thuyết và điều tra thực tế bổ sung cho nhau. Lý thuyết được sử dụng nhằm đề xuất các ý kiến về sự kiện. Những quan sát cẩn thận và kĩ lưỡng cung cấp thông tin về thực tại có thể khái quát thành những lý thuyết theo phương pháp quy nạp. Tương tự như vậy, bằng cách sử dụng lo-gic suy diễn, cùng những kĩ thuật nghiên cứu này cho phép kiểm tra các lý thuyết. Nếu các giả thuyết suy diễn về mặt lô-gic lại không xảy ra, thì khi đó lý thuyết bị bác bỏ, và cần được sửa đối để phù hợp với điều kiện của sự kiện đang nghiên cứu.

Điều tra thực tếĐiều tra thực tế là quá trình thu thập dữ kiện hoặc thông tin. Đây là

thành phần khách quan của khoa học. Các kĩ thuật thu thập dữ kiện cho phép chúng ta tìm ra những gì xảy ra chung quanh ta. Chúng có thể được sử dụng để kiểm tra một lý thuyết bổ sung hoặc để tiến hành một cuộc nghiên cứu thăm dò.

Mọi cuộc điều tra cần phải đảm bảo bốn thành tố cơ bản: Vấn đề nghiên cứu, các phương pháp, các kết quả và kết luận.

Vấn đề nghiên cứu là sự nhận định về cái mà nhà điều tra muốn tìm ra. Nếu đó là việc kiểm tra một lý thuyết thì đây lả một nhận định tiên đoán trước về các kết quả (giả thuyết). Mặt khác, những cuộc nghiên cứu thăm dò có thể cung cấp các thông tin để hình thành một nhận định.

Phương pháp trình bày các bước cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đã được đặt ra trước. Bản thân các phương pháp phải cung cấp thông tin mà vấn đề đòi hỏi. ở đây, phương pháp cần trả lời các câu hỏi về: mẫu điều tra - sự mô tả các cá thể hoặc đối tượng và cách mà chúng được chọn; các biến số hay các nhân tố cần được đo lường; các công cụ được sử dụng để do lường và phương cách mà các dữ kiện sẽ được phân tích.

Kết quả là sản phẩm của các phương pháp. Chỉ có các dữ kiện (các sự kiện được quan sát) và các kết quả của mọi trắc nghiệm thống kê mới được đưa vào phần kết quả. Thông tin có thể được trình bày dưới hình thức nhận định mô tả mà không lý giải, dưới hình thức biểu bảng và biểu đồ. Phần kết quả chỉ báo gồm những tư liệu thuộc về sự kiện.

Phần kết luận giải thích các kết quả. Trong phần này, nhà nghiên cứu cần nêu lên sự đánh giá về các phát hiện có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Họ cần giải thích ý nghĩa của các kết quả, từ đó nêu lên những nhận định mang tính chất khái quát. Ở đây, những vấn đề nảy sinh từ việc áp

Page 173: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

dụng các phương pháp thu thập thông tin khác nhau cũng cần được nêu ra. Về căn bản, các kết luận trả lời cho câu hỏi “như vậy thì sao?”. Khi trả lời được những câu hỏi này, chúng ta có thể đưa ra được những kiến nghị ở cuối phần báo cáo.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM

Trong khi tiến hành nghiên cứu xã hội học, chúng ta phải thực hiện rất nhiều thao tác khác nhau. Có thể tạm chia tiến trình điều tra thành ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn tiến hành điều tra; giai đoạn xử lý và giải thích thông tin.

Mỗi một giai đoạn bao gồm các bước khác nhau và phải tuân theo một trình tự nhất định. Giai đoạn trước là cơ sở và tiền đề cho các giai đoạn sau. Các bước nghiên cứu và các giai đoạn phải được tiến hành sao cho đảm bảo được tính chỉ đạo và tính xuyên suốt của mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra.

Trong ba giai đoạn này, không thể nói là giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn nào. Khi chuẩn bị thật chu đáo và chi tiết thì kết quả thu được mới có kết quả tốt. Thông thường khâu chuẩn bị là giai đoạn tốn nhiều thời gian và trí lực nhất.

Giai đoạn chuẩn bịTrong giai đoạn này, trước hết là phải xác định được vấn đề định

nghiên cứu là gì (ví dụ vấn đề lối sống, định hướng giá trị, nhu cầu tiêu dùng,…). Muốn hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu và xác định được đề tài nghiên cứu cụ thể, bước tiếp theo là phải thu thập và phân tích thông tin sẵn có, những đề tài có liên quan đã được nghiên cứu, tìm hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu và làm rõ hơn chủ đề nghiên cứu mà mình dự định thực hiện. Khi đưa ra một đề tài nghiên cứu, phải xác định rõ khách thể nghiên cứu (ai, những nhóm người nào có liên quan đến những thông tin cần được phản ánh), mục tiêu và nội dung của cuộc nghiên cứu.

Tiếp theo, người nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết nghiên cứu. Đây là giả định chủ quan của người điều tra.

Giả thuyết là cơ sở cho biết chúng ta cần phải thu được những thông tin gì trong cuộc điều tra. Vì vậy, khâu xây dựng giả thuyết rất quan trọng. Giả thuyết đúng hay sai sẽ do chính số liệu của nghiên cứu chứng minh.

Page 174: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Sau cuộc điều tra, giả thuyết sẽ được thừa nhận hay bác bỏ. Từ giả thuyết nghiên cứu, người ta thường đưa ra một mô hình lý luận. Mô hình này giúp chúng ta khái quát hóa vấn đề, đưa ra các lý giải có tính khoa học. Lí luận xã hội học chuyên ngành là mô hình lí luận giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vật. Mô hình lí luận chính là khuôn mẫu, là cái khung để chúng ta có thể sắp xếp các số liệu rời rạc thành hệ thống thống nhất.

Bước tiếp theo là bước thao tác hóa các khái niệm. Trong khi xây dựng giả thuyết và xây dựng mô hình lí luận, các nhà xã hội học phải trình bày một loạt các khái niệm và phải “thao tác hóa các khái niệm” tức là làm đơn giản hóa các khái niệm làm cho chúng trở thành tiêu chí có thể đo lường được trong thực tế. Trong một đề tài nghiên cứu, sau khi xác định hệ thống khái niệm, người ta tách các khái niệm cơ bản đối với đề tài đó. Những khái niệm này sẽ được phân tích theo những phương thức cụ thể đo lường được những thông tin phù hợp. Nếu như không thể vạch ra được những phương thức đó thì phải làm đơn giản hóa các khái niệm cơ bản.

Thao tác hóa các khái niệm có thể phân thành nhiều giai đoạn và trong mỗi một giai đoạn các khái niệm lại được đơn giản hơn một bậc. Trong khi thực hiện các bước kể trên thì độ trừu tượng của các khái niệm sẽ được thu hẹp lại và khả năng thao tác hoá về kinh nghiệm sẽ tăng lên.

Kết thúc quá trình này là việc xây dựng một hệ thống các biến số. Hệ thống biến số này vừa được xác định về mặt tý thuyết vừa có thể được thao tác hoá một cách trực tiếp (đặt câu hỏi để thu thập thông tin).

Bước kế tiếp là xác định phương pháp nghiên cứu. Lúc này, nhà nghiên cứu sẽ thực hiện việc xây dựng phương án thu thập thông tin. Từ những vấn đề đã xác lập trên, chúng ta mới có thể dự kiến những phương án thu thập thông tin. Ở đây, nếu lựa chọn phương pháp nào ta sẽ có phương án thu thập thông tin tương ứng: phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thảo luận nhóm tập trung hay quan sát... Bước tiến hành này có mối quan hệ chặt chẽ với bước thao tác hoá các khái niệm, đặc biệt trong những nghiên cứu diễn dịch. Trong bước này, việc chọn mẫu cũng được xác định tuỳ thuộc vào việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin. Người ta có thể chọn mẫu đại diện cho tổng thể (đối với những nghiên cứu định lượng) hoặc chọn mẫu không đòi hỏi mức độ đại diện cao (đối với những nghiên cứu định tính, đặc biệt là những nghiên cứu trường hợp).

Page 175: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Bước điều tra thử tiếp theo cũng không kém phần quan trọng vì những công cụ thiết kế thường là những dự kiến mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu. Có nhiều trường hợp, nhà nghiên cứu sử dụng những câu hỏi không phù hợp với những lối suy nghĩ hoặc những sự kiện diễn ra trong thực tế tại địa phương hoặc sử dụng ngôn từ khó hiểu đối với họ, vì vậy, người cung cấp thông tin không thể đáp ứng được... Sau khâu điều tra thử, nhà nghiên cứu phải điều chỉnh lại các công cụ thu thập thông tin.

Cuối cùng, trước khi xuống thực địa để thu thập thông tin cần phải tập huấn cho điều tra viên. Thông thường, khi chúng ta hỏi theo những cách khác nhau, sẽ thu được những câu trả lời không giống nhau. Trong khi đó, chúng ta cần thống kê các ý kiến để khái quát hóa vấn đề. Những thông tin có khả năng sai lệch nếu như thống kê những câu trả lời được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, những người cung cấp thông tin thường có xu hướng làm hài lòng những người phỏng vấn theo những suy đoán của họ. Chính vì vậy, việc tập huấn cho điều tra viên là khâu không thể thiếu được trước khi đoàn nghiên cứu xuống địa bàn nghiên cứu.

Giai đoạn tiến hành điều traTrong giai đoạn này, những bước cần phải tiến hành bao gồm: tiền

trạm, tổ chức thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu và soát phiếu. Trước khi nghiên cứu đại trà tại thực địa, những người tổ chức phải thực hiện việc xin phép chính quyền địa phương và kết hợp với họ trong công tác tổ chức. Trong bước này, việc lựa chọn những người cung cấp thông tin sẽ được chính xác hóa. Danh mục mẫu nghiên cứu trong dự kiến không phải lúc nào cũng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, những cán bộ địa phương sẽ giúp cho người nghiên cứu phát hiện những sai lệch giữa dự kiến và thực tế.

Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu thực hiện việc thu thập thông tin theo đúng danh sách mẫu đã được chọn. Việc thu thập thông tin được tiến hành một cách chặt chẽ bởi những người điều phối và giám sát quá trình nghiên cứu. Điều tra viên không những cần nắm vững kỹ thuật và kỹ năng trong khi tiếp xúc với đối tượng cung cấp thông tin mà còn phải tuân thủ những quy định về đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu khoa học xã hội có liên quan đến con người.

Trong khi thu thập thông tin, việc giám sát quá trình thực hiện và soát phiếu được tiến hành một cách đồng thời. Điều này giúp cho việc chính

Page 176: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

xác hóa thông tin được thực hiện ngay tại địa bàn nghiên cứu, hạn chế đến mức tối đa số lượng phiếu hỏng. Việc bảo quản các dữ liệu cũng là một vấn đề đặt ra trong giai đoạn này.

Giai đoạn xử lý và phân tích thông tinTrong giai đoạn này, nhà nghiên cứu phải xử lý, phân tích, lý giải

những thông tin và trình bày báo cáo tổng kết.Việc xử lý những số liệu thu thập được ngày nay giao cho máy tính

nhưng các phương án xử lý phải được chuẩn bị từ trước. Nhà nghiên cứu thường dựa trên những giả thuyết nghiên cứu, nội dung, nghiên cứu và mục đích của các báo cáo để xác định những biến số (độc lập và phụ thuộc) và những mối liên hệ tương quan giữa những biến số đó. Trong xử lý thông tin, người ta có thể thực hiện theo những cách khác nhau tùy thuộc vào những thông tin thu thập được (định tính hoặc định lượng).

Những thông tin sau khi xử lý thể hiện dưới dạng bảng biểu (đối với thông tin định lượng) và những ý kiến của đối tượng cung cấp thông tin (đối với thông tin định tính). Bước tiếp theo, nhà nghiên cứu có thể bắt đầu tiến hành phân tích thông tin. Họ sẽ đưa ra những nhận xét, so sánh các kết quả, sự khái quát hóa, những kết luận và kiến nghị từ việc phân tích và lý giải thông tin. Tất cả những công việc này và những kết quả của nó sẽ được thể hiện trong báo cáo tổng kết.

III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆPTrong khi các nhà khoa học luôn cố gắng giữ tính khách quan trong

nghiên cứu khoa học, họ phải quan tâm đến những quyền lợi công dân và pháp lý của các đối tượng cung cấp thông tin.

Nhằm bảo vệ những quyền lợi này mà vẫn đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu khoa học, ba nguyên tắc cơ bản cần được tuân thủ đó là:

Thứ nhất, những người tham gia phải hoàn toàn tự nguyện và những người đi thu thập thông tin không được đưa ra bất cứ sự ép buộc nào đối với họ để đạt được sự hợp tác; thứ hai, tính chất vô danh cần phải được bảo vệ. Tức là khi xử lý, phân tích thông tin và công bố kết quả, người ta không thể nhận ra người cung cấp thông tin là ai. Đặc biệt khi tiến hành đo lường nhiều lần liên tục đối với cùng đối tượng, tính chất bí mật cá nhân cần phải được tính đến. Ngoài ra, không được có bất cứ biện pháp nào đặt các đối tượng vào một tình thế nguy hiểm dưới bất cứ mọi hình thức. Đối

Page 177: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

với những tổ chức công cộng, khi tiến hành những cuộc nghiên cứu con người, cần phải thông qua hội đồng đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu con người. Những hội đồng này là thành viên của mạng lưới hội đồng quốc tế ở Việt Nam, cũng đã có một số hội đồng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo cho những điều cảnh giác trên được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.

IV. CHỌN MẪUChọn mẫu là một trong nhưng bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn

bị nghiên cứu. Chọn mẫu theo phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù được dự kiến trước, những đơn vị mẫu được chọn vẫn có khả năng thay đổi khi xuống thực địa.

Thuật ngữ mẫuMẫu là một tập hợp các yếu tố (các đơn vị) đã được chọn từ một tổng

thể các yếu tô. Tổng thể này có thể được liệt kê một cách đầy đủ nhưng cũng có thể chỉ là giả thiết. Chẳng hạn khi muốn nghiên cứu định hướng giá trị của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, người ta có thể chọn một số lượng sinh viên nào đó trong một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không nhất thiết phải liệt kê toàn bộ danh sách sinh viên đó trong thành phố.

Lấy mẫu (chọn mẫu) là quá trình lựa chọn phần đại diện của khối dân cư. Nó trái ngược với quá trình liệt kê đầy đủ (tức là mọi thành viên trong khối dân cư cần nghiên cứu đều được đưa vào).

Cần phải chọn mẫu để khảo sát vì những nguyên nhân sau:Thứ nhất: khảo sát theo mẫu nhanh hơn và rẻ hơn. Vì mẫu bao giờ

cũng nhỏ hơn so với toàn khối dân cư, cho nên việc thu thập số liệu sẽ nhanh hơn chính xác hơn và kinh tế hơn.

Thứ hai: cũng vì do mẫu nhỏ nên thông tin mà nó đem lại sẽ cặn kẽ hơn, cụ thể hơn.

Thứ ba: với mẫu nhỏ hơn thì sự sai sót cũng sẽ ít hơn vì có khả năng tập trung một nhóm chuyên gia có trình độ. Trong khi đó, nghiên cứu tổng thể đòi hỏi một lượng cán bộ lớn hơn; do vậy ít có khả năng lựa chọn được nhiều chuyên gia giỏi tập trung cho cuộc nghiên cứu.

Page 178: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Thứ tư: vì nó kinh tế hơn về mặt tiền bạc và thời gian, khảo sát mẫu giúp ta có thể nghiên cứu các khối dân cư lớn hơn và biến động hơn so với cuộc nghiên cứu trường hợp.

Khối dân cưKhối dân cư là toàn bộ một nhóm các thể loại hoặc cá nhân liên quan

cần nghiên cứu. Trong cuộc nghiên cứu mẫu, cần phân biệt hai khối dân cư đó là khối dân cư mục tiêu và khôi dân cư lấy mẫu.

1. Khối dân cư mục tiêu là khối dân cư mà nhà nghiên cứu cần có thông tin đại diện.

2. Khối dân cư lấy mẫu là khối dân cư, mà từ đó một mẫu cụ thể được chọn ra dựa trên khung mẫu.

Mối quan hệ mẫu - khung mẫu - tổng thểNếu khung mẫu không đại diện thực sự cho tổng thể mà nó liệt kê thì

mẫu không thể là đại diện của tổng thể. Mẫu chỉ đại diện cho khung mẫu, cho nên trong quá trình thiết kế mẫu, chúng ta cần phải xem xét đến khả năng không phù hợp (không tương xứng) có thể có giữa khung mẫu và tổng thể. Trong thực tế, đôi khi chúng ta nhận được một danh sách các hộ dân cư được lập trước đó hai ba năm, trong thời gian đó có rất nhiều người đã không còn nữa, nhiều người đã chuyển đi và nhiều người chuyển đến...

Khung mẫu là danh sách các đơn vị lấy mẫu (các cá nhân đại diện cho khối dân cư.

Chẳng hạn ta muốn nghiên cứu một cộng đồng, dân cư (quận 7 của thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, khối dân cư mục tiêu là tất cả các hộ dân thuộc quận 7 (kể cả những hộ tạm trú và thường trú). Danh sách này đã được xác định ở Uỷ ban nhân dân quận từ đầu năm. Tuy nhiên, một số hộ dân cư ở quận 7 lại chuyển sang nơi khác ở hoặc những hộ tạm trú lại trở về nơi cư trú cũ ở tỉnh. Như vậy, những hộ còn lại sẽ là khối dân cư lấy mẫu. Danh sách ghi lại các hộ này được gọi là khung mẫu và những hộ có tên trong khung mẫu này là đơn vị lấy mẫu.

Như vậy có nghĩa là: khung mẫu (danh sách) là cái được sử dụng để đại diện cho tổng thể về mặt thực nghiệm (tức là các thành viên đã nằm trong khung mẫu sẽ được quan sát, được nghiên cứu là những người thuộc về tổng thể). Khi chúng ta đã chuẩn bị xong khung mẫu thì có thể chọn ra một mẫu (một tập hợp) từ khung mẫu đó.

Page 179: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Nếu mẫu được lựa chọn trực tiếp trong khung mẫu mà không cần xem xét các thành phần, các yếu tố trong tổng thể thì mỗi một lần chọn các thành viên của mẫu sẽ là một đơn vị.

Nếu các đơn vị cần phải được nhóm lại trước khi chọn (theo một số tiêu chí nào đó) thì các nhóm sẽ trở thành những đơn vị mẫu cơ bản và các cá nhân được chọn sẽ là đơn vị mẫu thứ cấp.

Như vậy mối quan hệ giữa tổng thể - khung mẫu - mẫu - đơn vị được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Các phương pháp chọn mẫuMẫu nghiên cứu có thể được chọn theo cách chọn xác suất hoặc phi

xác suất.Các loại mẫu xác suấtNhóm các loại mẫu này bao gồm: mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu hệ

thống, mẫu phân tầng, mẫu cụm nhiều giai đoạn.Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mẫu trong đó các yếu tố

trong khung mẫu được đánh số sau đó viết những con số lên mẩu giấy hay những hòn bi cho vào một chiếc hộp sóc lên, rồi lần lượt bốc từ trong hộp ra những mẩu giấy (hay hòn bi) bất kì. Những con số trong mẩu giấy hay hòn bi nào được chọn cùng với con số của ai trong danh sách thì người đó được chọn. Cách làm này nếu thực hiện bằng tay thì cũng giống như trò chơi lô-tô. Hiện nay phần mềm SPSS của máy tính có thể giúp chúng ta lấy ra một tập hợp những số ngẫu nhiên.

Đối với bất kỳ phương pháp chọn mẫu nghiên cứu nào, mỗi số đều có cơ hội chọn như nhau. Mỗi lần chúng ta chọn một số ngẫu nhiền thì một người trong danh sách có thể có số thứ tự tương ứng với số sẽ được đưa vào mẫu. Tuy nhiên, cách chọn này có thể phụ thuộc vào loại khung mẫu mà ta có thể có. Ví dụ, khi chúng ta chọn mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách do người công an một phường nào đó của thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thì những người nhập cư khó lòng có thể rơi vào mẫu nghiên cứu của chúng ta. Đơn giản, họ không có trong danh sách của công an phường, vì vậy, cách chọn mẫu này ít được dùng hơn so với các phương pháp khác.

Mẫu hệ thống qui định rằng chúng ta chọn mẫu những người thứ n khi đã chọn một số đầu tiên ngẫu nhiên. Chẳng hạn, khi chúng ta có danh sách các chủ hộ do các tổ trưởng cung cấp, tổng số là 5000 người, chúng

Page 180: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

ta muốn chọn mẫu có dung lượng là 100 người. Như vậy cứ 50 người trong tổng thể, chúng ta có thể chọn 1 và nếu muốn người thứ 1/50 xuất hiện trong mẫu thì chúng ta sẽ cần lấy người đầu tiên bất kỳ trong số 50 người đầu tiên của tổng thể và sau đó cứ 50 người, chúng ta sẽ lại chọn một người đưa vào danh sách mẫu, cứ làm như vậy cho đến cuối danh sách, nếu hết danh sách ta vẫn chưa chọn xong thì cũng có thể quay trở lại từ đầu bằng cách đó, mỗi người trong danh sách sẽ đều có cơ hội được chọn như nhau. Cần lưu ý là chúng ta không nhất thiết phải chọn số đầu tiên trong danh sách mà có thể chọn bất kì một số ngẫu nhiên nào đó rồi lấy số thứ 50 tiếp theo. Chẳng hạn, nếu ta chọn số đầu tiên là số 5, người đầu tiên trong danh sách mẫu là người có số thứ tự 5, người thứ hai sẽ là người có số thứ tự là 55, người thứ ba là 105 v.v… cho tới khi ta chọn được 100 người.

Cần lưu ý rằng, khung mẫu phải không được xắp xếp theo một trật tự nào đó để tạo nên những khoảng cách mang tính hệ thống ví dụ danh sách các tiểu đội trong quân đội.

Khi chọn mẫu phân tầng, người chọn mẫu cần phải nắm được một số đặc điểm của khung mẫu, rồi chia khung mẫu đã có theo những đặc điểm mà họ quan tâm thành những “tầng” khác nhau. Ví dụ như, đặc điểm về giới tính, trình độ học vấn hay lứa tuổi v.v ... sau đó chọn mẫu trên cơ sở các tầng.

Các nhà xã hội học cho rằng những yếu tố kể trên có khả năng ảnh hưởng đến câu trả lời vì vậy nếu chọn được các mẫu xác xuất dựa trên cơ sở các tầng, khi xử lý kết quả theo các phân tổ như giáo trình, nghề nghiệp, học vấn... thì khả năng đại diện cho mỗi tầng sẽ lớn hơn.

Mẫu phân tầng có thể kết hợp với mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc mẫu hệ thống. Ví dụ, trong dự án nâng cao năng lực giảm nghèo tại cộng đồng đô thị ở Phường 3, Quận 8 ở thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm nghiên cứu xã hội và giảm nghèo chủ trì, các nhà nghiên cứu xác định mẫu gồm những người sống một cách hợp thức ở phường 3 quận 8 (có hộ khẩu thường trú) hoặc những người không hợp thức (không có hộ khẩu thường trú), Như vậy, nhóm nghiên cứu có hai danh sách trên cơ sở khung mẫu: (danh sách hộ có khẩu thường trú và danh sách hộ không có hộ khẩu thường trú), từ mỗi danh sách vừa kể trên lại chia thành hai danh sách nữa nhỏ hơn: những hộ có chủ hộ nữ và những hộ có chủ hộ là nam. Do vậy

Page 181: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

các đơn vi mẫu được chọn ra sẽ dựa trên cơ sở bốn “khung mẫu con” vừa được tách ra khỏi “khung mẫu mẹ”. Kết quả chúng ta đã chọn ra được một mẫu đại diện cho các “tầng” theo tiêu chí đặt ra từ đầu.

Mẫu cụm nhiều giai đoạn là loại mẫu xác suất, mang tính tổng hợp. Nó kết hợp các kiểu chọn mẫu đã kể ở trên. Tuy nhiên, mẫu cụm có đặc điểm đối lập với mẫu phân tầng ở chỗ, các “tầng” trong mẫu phân tầng là những nhóm đồng nhất được chọn ra theo tiêu chí còn các “cụm” lại liên kết các nhóm không đồng nhất lại với nhau. Chẳng hạn ở các trường đại học, các khu phố, những người nằm trong khung mẫu không được phân chia theo các đặc điểm giống nhau. Trong khi các “tầng” lại liên kết với nhau theo những đặc trưng cá nhân như giới tính, dân tộc, học vấn, v.v... Như vậy, tiêu chuẩn để chọn các tầng thường là những đặc trưng cá nhân, còn tiêu chuẩn để chọn các cụm là các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất, các cụm dân cư... Do vậy, trong mẫu cụm nhiều giai đoạn trước hết chúng ta cần thiết lập các cụm không đồng nhất sau đó chọn thành viên ở các cụm trong giai đoạn hai. Tuy nhiên, trong mẫu cụm, chúng ta không nhất thiết phải có ngay các cá nhân với những đặc điểm riêng của họ mà chỉ cần có danh sách liệt kê tất cả các cụm đã chọn mẫu từ các cụm trước đó. Sau đó mới chọn các đơn vị trong cụm đã được xác định.

Trong nghiên cứu thực nghiệm, người ta thường chọn mẫu cụm kết hợp với mẫu phân tầng.

Chọn mẫu xác suất đòi hỏi một số tiêu chuẩn nhất định. Các mẫu xác suất thường đòi hỏi phải có một khung mẫu. Nếu như không có sẵn danh sách hay không có đủ kinh phí để thực hiện việc lập danh sách thì không thể chọn mẫu theo kiểu xác suất được. Mặt khác, những cuộc nghiên cứu đòi hỏi mức độ đại diện cao thường phải có dung lượng mẫu lớn sẽ rất tôn kém, không phải cuộc nghiên cứu nào cũng đáp ứng được.

Mẫu phi xác suấtThực tế cho thấy, không phải cuộc nghiên cứu nào cũng có thể và

cũng cần thiết phải chọn mẫu xác suất. Những nghiên cứu định tính, nghiên cứu trường hợp trong một khu vực hẹp không đòi hỏi phải chọn mẫu xác suất.

Mẫu phi xác suất cũng thường được sử dụng để kiểm tra lại các cuộc khảo sát lớn hoặc sử dụng trong những nghiên cứu mang tính khai phá hay để kiểm định giả thiết.

Page 182: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Có nhiều cách chọn mẫu phi xác suất, dưới đây là bốn loại thông dụng trong nghiên cứu trường hợp: mẫu thuận tiện, mẫu phán đoán, mẫu chỉ tiêu và mẫu tăng nhanh.

Mẫu thuận tiện bao gồm những người sẵn lòng trả lời cho người thu thập thông tin mà không cần phải thuộc về một danh sách nào và việc chọn họ làm đơn vị mẫu cũng không cần tuân theo nguyên tắc nào. Cần phải lưu ý rằng, không phải ai cũng sẵn sàng trả lời cho những câu hỏi về các vấn đề quá tế nhị (quan hệ tình dục tiền hôn nhân, quan điểm về tình hình mại dâm.v.v..). Vì vậy, nhà nghiên cứu phải cân nhắc xem ai là người có thể sẵn lòng bày tỏ quan điểm của họ trước những yêu cầu của mình.

Mẫu phán đoán là hình thức chọn mẫu trong đó, các đối tượng được chọn có kỳ vọng đáp ứng những yêu cầu của cuộc nghiên cứu. Tức là người nghiên cứu dự đoán về những nhóm người có thể phù hợp với yêu cầu cung cấp tin của anh ta. Chẳng hạn khi nghiên cứu về những người nghiện rượu không ai nghĩ đến việc vào trường đại học mà vào các quán bar, các nhà hàng lại là một phương án khả thi.

Mẫu chỉ tiêu thoạt nhìn hơi giống mẫu phân tầng vì vậy có một số người thường bị lẫn lộn giữa hai loại này. Tuy nhiên, đây là cách chọn mẫu phi xác suất. Tuy nó được chọn trên cơ sở các nhóm đã được xác định rõ ràng nhưng nếu như mẫu phân tầng phải có được một khung mẫu (danh sách thành viên cộng đồng) thì mẫu này lại không cần.

Ví dụ, khi nghiên cứu thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu ở xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, mặc dù không có danh sách dân cư nhưng sau khi hỏi các tổ trưởng thì họ đã có trong tay số người nhập cư và số cư dân tại chỗ, số phụ nữ làm chủ hộ, số lượng phụ nữ sống độc thân vv...

Những nghiên cứu viên đã chọn ra một vài nhóm từ cộng đồng với những tiêu chí khác nhau. Trong cách chọn mẫu tăng nhanh, trước hết chúng ta cần chọn một số người có những tiêu chuẩn mà ta mong muốn, phỏng vấn họ rồi hỏi xem họ có thể giới thiệu cho chúng ta vài người tương tự. Theo cách này, số lượng đơn vị sẽ tăng lên nhanh chóng. Như vậy, người trả lời đồng thời là người cung cấp mẫu cho nhà nghiên cứu. Cách chọn mẫu này rất phù hợp với những cuộc nghiên cứu về những vấn đề tế nhị hay đặc biệt của xã hội như tìm hiểu về những khách làng chơi, về những người đồng tính luyến ái, những đối tượng sử dụng ma túy...

Page 183: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Trong những nghiên cứu về các nhóm xã hội tương đối đặc thù không đòi hỏi tính đại diện thì có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu này. Ví dụ, đề tài nghiên cứu về sự thích nghi với đời sống đô thị của nữ nhập cư làm nghề “giúp việc” hay nghề “bồi bàn”.

Cần lưu ý rằng, không có cách chọn mẫu nào được coi là tối ưu cho mọi cuộc nghiên cứu. Mẫu tốt là mẫu được chọn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp qui mô và tài chính của cuộc nghiên cứu. Điều quan trọng là trong các báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu phải trình bày rõ ràng cách thức chọn mẫu của mình cùng như hạn chế của việc chọn mẫu đó để bản thân họ và những người khác có thể rút kinh nghiệm. Điều qui định này được coi như một trong những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN XÃ HỘI HỌCPhương pháp phân tích tư liệu sẵn cóPhương pháp phân tích tư liệu sẵn có bao gồm phương pháp phân tích

thứ cấp, phân tích tư liệu thống kê hiện có, phương pháp lịch sử và phân tích nội dung. Trong những nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta cũng thường hay sử dụng một trong những phương pháp phân tích tư liều sẵn có, đặc biệt là phương pháp phân tích thứ cấp và phương pháp phân tích số liệu thống kê.

Những phân tích thứ cấp được tiến hành trên cơ sở các dữ liệu, vì vậy, nếu tuân thủ các nguyên tắc một cách chặt chẽ, sẽ đảm bảo được chuẩn mực khoa học. Đây không phải là một phương pháp đặc biệt. Nó là phương tiện để hình thành một phân tích mới về những dữ liệu đã được thu thập với một mục đích khác. Tùy thuộc vào mục đích cuộc nghiên cứu, chúng ta sẽ tiến hành tìm các số liệu để phân tích. Khi tìm kiếm dữ liệu, chúng ta phải vạch sẵn các yêu cầu cốt yếu trong cuộc nghiên cứu để tránh tình trạng thu thập thông tin thừa. Khi đã có đủ dữ liệu, chúng ta phải làm cho nó đáp ứng được mục đích nghiên cứa của mình bằng cách xác định những biến số cần thiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc nghiên cứu. Tính hiệu lực và độ tin cậy của tư liệu là tiêu chuẩn đầu tiên khi lựa chọn một nhóm dữ liệu cho phân tích thứ cấp.

Page 184: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Phân tích những số liệu thống kê hiện có là việc phân tích lại các số liệu thống kê đã được chuẩn bị và báo cáo từ trước. Người ta cũng có thể sử dụng những số liệu thống kê để tạo ra những dữ liệu mới.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong nghiên cứu thực tế về cộng đồng, người ta không thực hiện phương pháp này một cách độc lập mà chỉ sử dụng chúng một cách đồng thời với một số phuơng pháp thu thập thông tin khác. Những số liệu thống kê thường được rút ra từ các cuộc tổng điều tra dân số nên có thể dễ dàng đảm bảo về độ tin cậy. Mặt khác, vì những số liệu thống kê luôn được phân tích từ trước, vì vậy những người phân tích thứ cấp cũng gặp khó khăn trong việc xử lý lại cho thích hợp với những cuộc nghiên cứu mới.

Ngoài ra, trong thu thập thông tin cấp cộng đồng, các nhà nghiên cứu không bỏ qua các số liệu thông tin cấp cơ sở. Họ cũng thu thập các số liệu do phường, xã thống kê, tuy rằng những thống kê này không đảm bảo được độ tin cậy do kỹ thuật thống kê và do những số liệu đó nhằm phục vụ những mục tiêu khác... những số liệu này sẽ không phải là những thông tin duy nhất được sử dụng để phân tích mà chỉ giúp cho người nghiên cứu có được những hình dung ban đầu về địa bàn mà mình quan tâm, hoặc sẽ được bổ sung cho những so sánh.

Cần lưu ý rằng trong việc lựa chọn một nhóm dữ liệu cho những phân tích thứ cấp, chúng ta phải xem xét chất lượng của việc tổ chức thu thập cứ liệu và mục đích của những người nghiên cứu ban đầu, xem liệu có đúng những chỉ báo mà chúng ta cần có trong những dữ liệu này hay không?

VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TINPhương pháp điều traĐiều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng lời dựa trên

sự tác động qua lại về mặt tâm lý mang tính trực tiếp (phỏng vấn) hoặc gián tiếp (bảng ankét) giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. So với một số phương pháp khác (ví dụ như quan sát), phương pháp điều tra tỏ ra ưu việt hơn vì phương pháp này không chỉ dừng lại ở chỗ mô tả được sự kiện mà còn có thể trả lời được các câu hỏi tại sao và như thế nào. Trong đó, bảng hỏi là một trong những yếu tố quan trọng của phương pháp điều tra.

Page 185: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Phương pháp điều tra có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như phát phiếu điều tra (sử dụng bảng hỏi tự điền), trực tiếp phỏng vấn người dân thông qua bảng hỏi (điều tra viên cầm bảng hỏi để lấy thông tin rồi đánh dấu vào phiếu điều tra), điều tra qua điện thoại (hỏi qua điện thoại và đánh dấu vào bảng hỏi) gởi bảng hỏi qua đường bưu điện (người trả lời tự điền và gởi lại bảng hỏi).

Trong các cuộc nghiên cứu, không thể nghiên cứu toàn bộ số dân cư của công đồng được khảo sát, vì vậy, cần phải chọn ra một mẫu để nghiên cứu. (Xem phần chọn mẫu).

Xây dựng bảng hỏiNhư vậy, dù thực hiện dưới hình thức nào, trọng tâm của phương

pháp này là bảng hỏi. Bảng hỏi là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến cá nhân của người trả lời. Tính đặc thù của nó thể hiện ở chỗ nhờ nó người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối tượng nghiên cứu.

Trong phương pháp điều tra, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến chất lượng của thông tin. Vì vậy, khi lập kế hoạch nghiên cứu, họ cố gắng tính đến những điều kiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin, làm sao để có thể đảm bảo được độ tin cậy và tính xác thực của thông tin.

Bảng hỏi là một trong công cụ quan trọng của phương pháp thu thập thông tin này. Nó bao gồm một phần thư giải thích trình bày vắn tắt mục tiêu của cuộc nghiên cứu và mong muốn sự tham gia của người trả lời. Tiếp theo là những câu hỏi thu thập thông tin về thái độ, nhận thức, hành vi và thông tin nhân khẩu - xã hội của người trả lời (giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình...). Trong bảng hỏi cũng cần đặt những câu hỏi kiểm tra để kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời trước đó. Phần cuối cùng là lời cám ơn.

Các câu hỏi trong bảng hỏi thường rất đa dạng, chúng có thể là những câu hỏi đóng – là những câu hỏi với những tập hợp có thể có những phương án trả lời được quyết định trước. Một số câu hỏi có thể chỉ cho phép trả lời có hoặc không, hoặc không khẳng định (câu hỏi loại trừ). Câu hỏi bắt buộc lựa chọn (câu hỏi có tính phạm trù). Ví dụ tôn giáo: Thiên chúa giáo, Tin lành, Do thái, Phật giáo, tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo. v.v

Page 186: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Những câu hỏi thăm dò các quan niệm, thái độ có thể đưa ra những lựa chọn như: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, tương đối đồng ý, không đồng ý lắm, hoàn toàn không đồng ý.

Ví dụ, “ông (bà) hãy cho biết ý kiến của mình về những nguyên nhân làm cho một số người nông dân ở xã ta nghèo:Nguyên nhân Mức độ đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý lắm

Tương đối đồng ý

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Nghèo vì không có đất… …… …Không biết cách làm ănKhông có vốnKhông muốn lao động

Những câu hỏi thường kèm theo các thang đo (thang đo danh nghĩa, thang đo thứ tự, thang đo khoảng và thang đo tỉ lệ) cho phép chúng ta không những biết được người dân đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này hay quan điểm khác mà còn hiểu được mức độ ý kiến của những nhóm người khác nhau rất phù hợp cho những đánh giá mang tính so sánh (chẳng hạn thái độ của những người nghèo và những người khá giả, các nhóm nam giới hay nữ giới, của các nhóm dân tộc khác nhau...).

Những câu hỏi đóng làm cho các câu trả lời dễ đo lường, dễ so sánh đồng thời cũng dễ khái quát hoá cho tổng thể dân cư. Tuy nhiên, vì những người tham gia phải chọn từ những câu trả lời một cách chặt chẽ, những câu hỏi đóng đôi khi không làm rõ tâm thế và những ý kiến thực sự của họ.

Những câu hỏi mở là câu hỏi để cho người trả lời tự viết hay trả lời theo ý và bằng ngôn ngữ riêng của mình. Chẳng hạn, muốn thu nhận thông tin về sự tiếp cận với kỹ thuật giữa nam và nữ giới, nếu như dưới dạng câu hỏi đóng có thể hỏi: Các chị có cho rằng chỉ có nam giới mới nên đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt không? Tại sao có? Tại sao không?

Page 187: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Bên dưới những câu hỏi, người ta phải đưa ra các phương án trả lời chặt chẽ. Trong khi đó, đối với loại câu hỏi mở lại có thể hỏi: “Nếu như được tự do quyết định, chị có đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi hay trồng trọt không? Nếu chị thích đi mà anh ấy không đồng ý thì chị sẽ làm thế nào?”. Những câu hỏi mở cho phép những người phỏng vấn kiểm tra sâu sắc hơn tâm thế, cảm xúc, lòng tin và ý kiến của người trả lời. Điều này rất có ý nghĩa vì nó tạo khả năng cho các nhóm yếu thế có cơ hội trình bày những ý kiến theo hoàn cảnh riêng của mình. Tuy vậy, những câu trả lời đối với các câu hỏi mở không dễ dàng do lường và người nghiên cứu gặp khó khăn hơn trong khi so sánh chúng.

Ngoài ra, các câu hỏi mở rộng được kết hợp từ những câu hỏi đóng và những câu hỏi mở cũng thường được sử dụng để có thể dễ dàng khai thác sậu hơn những thông tin cần thiết. Ví dụ: Ông (bà) có hài lòng với công việc hiện nay của mình hay không? Nếu có, vì sa? Nếu không, vì sao?

Chúng ta cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi ở một số điểm dưới đây. Trong phương pháp điều tra, việc thiết kế bảng hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bảng hỏi là thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin, vì vậy, nên mở đầu bằng sự làm quen, tạo không khí thoải mái cho người trả lời. Bảng hỏi không nên quá dài, nhưng vẫn phải bao hàm mọi khía cạnh của chủ đề. Những người cung cấp thông tin trong các nhóm xã hội khác nhau thường có trình độ học vấn khác nhau, nhiều người còn chưa biết đọc biết viết, vì vậy không nên dùng những thuật ngữ khoa học mà chỉ dùng những từ thông dụng mang tính địa phương.

Chỉ nên bắt đầu bảng hỏi bằng những câu hỏi đơn giản sau đó mới đưa ra những câu phức tạp hơn để tạo “đà” cho cuộc phỏng vấn. Đối với loại bảng hỏi để người trả lời tự điền, cần phải có những hướng dẫn cụ thể sao cho họ có thể tự trả lời được. Đối với bảng hỏi cho cuộc phỏng vấn cấu trúc cần có những giải thích cho phỏng vấn viên.

Vì bảng hỏi bao gồm nhiều câu hỏi đóng, cần phải cân nhắc trước các phương án trả lời có thể có và mở thêm khả năng trả lời bằng cách tạo một khoảng trống để người trả lời có thể trình bày thêm ý kiến riêng của họ. Ví dụ, sau khi liệt kê các loại công việc mà người phụ nữ thường làm chúng ta hỏi thêm xem ngoài những công việc đã trình bày, người trả lời còn thực hiện loại công việc nào nữa không? Nếu có, họ tự ghi thêm (hoặc kể ra) loại đó vào bảng hỏi.

Page 188: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Khi đặt câu hỏi cần kiểm tra xem câu hỏi có khả năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau hay không, các từ ngữ có đảm bảo được sự tế nhị để người trả lời không có khả năng đưa ra những thông tin sai lệch do tự thể hiện mình hay không?

Những câu hỏi khi trình bày nên được sắp xếp sao cho mức độ phức tạp tăng dần, tạo “đà” cho cuộc phỏng vấn. Phải lưu ý xem câu hỏi có khả năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau hay không? Bên cạnh đó, về mặt từ ngữ, cần phải đảm bảo được sự tế nhị để người trả lời không có khả năng đưa ra những thông tin sai lệch, với mục đích tự thể hiện bản thân. Tránh các câu hỏi kép (là những câu hỏi cùng một lúc muốn đạt hai mục tiêu). Tránh định kiến trong khi đặt câu hỏi. Trong quá trình thực hiện bảng hỏi, cần đắn đo nên chọn câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp.

Điều tra thửTrước khi in bảng hỏi cho cuộc nghiên cứu đại trà, cần thực hiện cuộc

điều tra thử để kiểm định lần cuối cùng các chi tiết. Chúng ta cần chắc chắn rằng các câu hỏi đặt ra đã được trình bày theo những ngôn từ và cách nghĩ của người địa phương.

Phương pháp phỏng vấn sâuPhỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin trong đó người

được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do nhà nghiên cứu đặt ra. Phỏng vấn sâu giúp nhà nghiên cứu cố gắng đi sâu vào một số khía cạnh của những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời của người cung cấp thông tin (người được hỏi). Phỏng vấn viên phải biết rõ những gì mà mình muốn người cung cấp thông tin đề cập tới. Song họ cần phải rất linh hoạt, mềm dẻo và tạo cơ hội cho người được hỏi có thể thoải mái nói về những điều quan trọng, trong hoàn cảnh của mình.

Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như cấu trúc hộ gia đình, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống. Phỏng vấn cũng có thể sử dụng để tìm hiểu về quan niệm, giá trị và cách ứng xử của con người.

Hình thức phỏng vấnPhỏng vấn sâu có thể mang tính chất không cơ cấu, bán cơ cấu hoặc

cơ cấu hóa chặt chẽ.Phỏng vấn không cơ cấu, đôi khi còn được gọi là phỏng vấn “không

giới hạn”. Phỏng vấn viên không có các câu hỏi thiết kế trước. Người được

Page 189: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

hỏi sẽ được khích lệ để nói về những lĩnh vực mà phỏng vấn viên mong muốn. Đó là những vùng vấn đề rất tổng quát hoặc thậm chí còn khá mơ hồ vào lúc khởi đầu cuộc chuyện trò. Phỏng vấn viên nên để cho những người được phỏng vấn có thể thoải mái nói về những gì mà họ thấy là quan trọng. Thông thường, các phỏng vấn sâu không cơ cấu được sử dụng trong quá trình quan sát tham dự.

Trong cuộc phỏng vấn sâu bán cơ cấu thì phỏng vấn viên có một bảng liệt kê các vùng chủ đề hoặc các câu hỏi. Ý đồ của cuộc phỏng vấn kiểu này vẫn tạo điều kiện cho người được phỏng vấn có thể nói lên bằng chính đời ăn tiếng nói của họ, do đó mà các câu hỏi không nên quá chặt chẽ, nhằm cho phép mở ra nhiều khả năng trả lời khác nhau hơn tuy rằng đây vẫn là một cách phỏng vấn có chủ đề tập trung hơn so với kiểu phỏng vấn không cơ cấu, vốn tính chất tổng quát hơn, rộng mở hơn. Nếu như trong quá trình phỏng vấn bán cơ cấu, người được phỏng vấn tự động chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác (dù phỏng vấn viên chưa đặt ra câu hỏi cho chủ đề mới này) thì phỏng vấn viên cần đánh dấu để ghi nhận chủ đề đó đã giải quyết xong, không cần đặt câu hỏi đã dự kiến trong bản liệt kê nữa. Các câu hỏi không đặt ra theo một thứ tự định trước, mà phải được đưa ra một cách linh hoạt nhằm phát triển cuộc trò chuyện thật tự nhiên, miễn là mọi chủ đề dự kiến cuối cùng đều được đề cập đầy đủ.

Phỏng vấn sâu cơ cấu hóa có phần giống với phỏng vấn bằng bảng hỏi in sẵn. Đối với phương pháp này, phỏng vấn viên có sẵn một danh mục các câu hỏi đặc thù được soạn sẵn. Tuy vậy, kiểu phỏng vấn sâu cơ cấu hóa khác với phỏng vấn bằng bảng câu hỏi ở một số điểm sau đây:

Thứ nhất, phỏng vấn sâu cơ cấu hóa không có sẵn các câu trả lời được mã hóa như trong bảng hỏi, tất cả câu hỏi trong phương pháp này đều được “để mở”.

Thứ hai, không nhất thiết mọi câu hỏi đều được đem ra phỏng vấn giống hệt nhau với mọi người. Cuộc phỏng vấn cơ cấu hóa cho phép phỏng vấn viên sử dụng linh hoạt các câu hỏi đó với từng đối tượng cụ thể.

Thứ ba, khác với các cuộc điều tra bằng bảng hỏi in sẵn, phỏng vấn sâu thường không bắt buộc thu thập đầy đủ các câu trả lời để có thể đem so sánh chéo giữa tất cả các đối tượng được chọn.

Mục đích của phỏng vấn là tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu thu thập thông tin chi tiết về cách mà những người được phỏng vấn tạo dựng

Page 190: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

về cách làm ăn sinh sống, lối sống, các khó khăn và các vấn đề ưu tiên của họ. Mô hình và khuynh hướng của toàn bộ cộng đồng có thể được suy ra từ các thông tin này. Việc nắm được các yếu tố về giới, độ tuổi, tầng lớp hoặc các biến số xã hội khác sẽ cho ta một hình ảnh đại diện đích thực hơn về cộng đồng cũng như một phương tiện để so sánh các nhóm. Phỏng vấn tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu hoặc những người tổ chức cộng đồng có thể tiếp xúc, nói chuyện với những cư dân mà thường không được mời đến tham dự các cuộc họp.

Chuẩn bị chương trình phỏng vấnKhi xây dựng một đề cương phỏng vấn. Cần chú ý đến ba nguyên tắc,

đó là: phải có sự hướng dẫn một cách tỉ mỉ rõ ràng cho người đi phỏng vấn; câu hỏi phải được diễn đạt rành mạch tránh sự hiểu lầm cho người trả lời; các danh mục trả lời phải được soạn thảo sao cho bao hàm được nhiều khả năng trả lời, nhưng không được mơ hồ để người trả lời có thể gặp khó khăn trong khi chọn câu trả lời. Nội dung câu hỏi cần được nhóm theo từng chủ đề, được sắp xếp một cách có trật tự, giúp cho người phỏng vấn thuận lợi hơn trong cuộc phỏng vấn.

Một số điểm lưu ý khi tiếp xúc với người dân tại địa bàn nghiên cứu

1. Nhà nghiên cứu ở cộng đồng cần nói rõ mục đích của mình với toàn bộ cộng đồng hoặc vùng láng giềng. Cư dân cộng đồng nên được tạo cơ hội để đặt câu hỏi và quyết định xem họ có muốn tham gia vào dự án này không.

2. Từ trước đến nay, sự đại diện của nam giới trong phỏng vấn thường cao hơn. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm để đảm bảo rằng, phụ nữ và các nhóm ngoài lề khác cũng có sự hiện diện thích hợp và tiếng nói của họ được lắng nghe.

3. Nên sắp xếp thời gian phỏng vấn với các cá nhân cho phù hợp với thời gian của họ.

4. Hình thức và nội dung phỏng vấn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của mỗi dự án.

5. Nói chuyện thân mật bình thường với người được phỏng vấn trước và sau khi phỏng vấn có thể làm tăng cảm giác về sự trao đổi tích cực.

Những yêu cầu đối với phỏng vấn viên khi phỏng vấn

Page 191: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Khi bắt đầu buổi nói chuyện, cần phải nói rõ mục đích của cuộc phỏng vấn và kết quả sẽ được sử dụng như thế nào. Phải đảm bảo với người được phỏng vấn về sự giữ kín thông tin tuyệt đối, do vậy, không nên ghi tên hoặc những thông tin cá nhân có thể làm nhận ra người được phỏng vấn. Phỏng vấn viên trong qúa trình phỏng vấn phải luôn giữ một thái độ ghi nhận, tiếp thu, phải tỏ ra luôn quan tâm đến các câu trả lời, và luôn động viên, khuyến khích trong suốt thời gian phỏng vấn để tạo mối quan hệ tốt. Bên cạnh đó, lời nói phải rõ ràng, với tốc độ trình bày đều, luôn trong tư thế chuẩn bị lặp lại hoặc làm rõ câu hỏi nếu như được yêu cầu. Không hỏi những câu có tính chất đe dọa hoặc thách thức. Nếu người được phỏng vấn không muốn trả lời một câu hỏi nào đó thì nên chuyển sang câu tiếp theo, nhưng nhớ ghi lại tình huống và phản ứng của người được phỏng vấn. Nên để ý các tín hiệu qua lời nói và cách biểu hiện khi người được phỏng vấn không cảm thấy thoải mái, không nên ép người được phỏng vấn trả lời.

Trong khi phỏng vấn, người phỏng vấn vì tập trung vào việc tạo thiện cảm và truyền đạt thông tin nên bị hạn chế trong việc ghi nhận thông tin. Máy ghi âm là công cụ ghi tốt nhất. Tuy nhiên máy thu thanh có thể làm cho người được phỏng vấn cảm thấy không thoải mái và làm cản trở các câu trả lời mang tính dễ tranh cãi. Vì vậy, người phỏng vấn chỉ nên thu thanh nếu người được phỏng vấn hoàn toàn đồng ý và nếu không thì ghi chép cẩn thận các câu trả lời được.

Khi đến thu thập thông tin ở cộng đồng, cần chú ý tìm kiếm địa điểm phỏng vấn cho thích hợp. Nơi đó cần phải kín đáo để các câu trả lời không bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét của đám đông.

Phương pháp quan sátQuan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin xã hội

của nhân chủng học văn hóa được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu xã hội nói chung, đặc biệt là nghiên cứu xã hội học. Đây là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu.

Trong nghiên cứu thực nghiệm xã hội, quan sát ít khi được sử dụng một cách độc lập. Thông thường, nó được sử dụng một cách đồng thời với các phương pháp thu thập thông tin định lượng và một số phương pháp thu thập thông tin định tính khác như phỏng vấn sâu, phỏng vấn sâu cá

Page 192: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nhân và phỏng vấn nhóm. Trong trường hợp này, vì chỉ là một bộ phận của quá trình nghiên cứu nên việc thực hiện quan sát phải phục tùng các mục tiêu của toàn bộ tiến trình nghiên cứu, đồng thời cũng phải đạt được mục tiêu riêng của quá trình quan sát.

Xây dựng kế hoạch quan sátMục đích của việc xây dựng kế hoạch quan sát là để có thể đảm bảo

rằng, mọi thông tin sẽ được thu thập đủ và các bước thực hiện sẽ diễn ra một cách lo-gic, cần phải lập kế hoạch quan sát.

Khi xây dựng kế hoạch, cần xác định rõ thời gian tiến hành quan sát, quy định những phương tiện thu thập thông tin cùng một loạt các yếu tố khác như tài chính, nhân lực và trình độ chuyên môn của họ. Đồng thời cần phải xác định các bước của quá trình quan sát, chẳng hạn như:

Bước 1: Xác định mục tiêu, khách thể và đối tượng quan sátBước 2: Xác định thời gian, liên hệ và xin phép cơ sở, đơn vị sẽ thực

hiện quan sátBước 3: Lựa chọn loại hình quan sátBước 4: Chuẩn bị các tài liệu và công cụ, thiết bị kỹ thuật v.v…Bước 5: Tiến hành các cuộc quan sát, thu thập tư liệu và thông tinBước 6: Ghi chép kết quả; thực hiện các phiêu dùng để ghi chép; biên

bản quan sát; nhật ký quan sát; sử dụng các phương tiện nghe nhìn để ghi nhận thông tin

Bước 7: Kiểm tra việc thực hiện các quan sátBước 8: Báo cáo. Trong bản báo cáo về cuộc quan sát, cần phải có

những thông tin về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh tiến hành quan sát; thông tin về vai trò của quan sát viên trong nhóm, cộng đồng và về phương pháp quan sát; đặc điểm của những người bị quan sát; mô tả tỉ mỉ các sự kiện bị quan sát; nhận xét và giải thích của quan sát viên.

Các kiểu (loại hình) quan sátCó nhiều cách phân loại phương pháp quan sát, sự phân loại đó có thể

dựa vào hình thức xuất hiện hoặc tình thế của người quan sát hoặc vào điều kiện tổ chức hay tần số của việc tiến hành để phân hóa quan sát. Chẳng hạn, nếu căn cứ vào mức độ hình thức hóa, người ta phân thành quan sát có cơ cấu và quan sát không có cơ cấu. Nếu căn cứ vào nơi tiến hành và điều kiện tổ chức các hoạt động cần quan sát, chúng ta có hai loại: quan sát hiện trường và quan sát trong phòng thí nghiệm. Nếu dựa

Page 193: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

trên cơ sở mức độ tham dự vào quá trình, có thể chia thành hai loại quan sát tham dự và quan sát không tham dự. Trong phạm vi giáo trình này, chúng ta chỉ đề cập đến sự phân loại quan sát tham dự và quan sát không tham dự.

Quan sát tham dự là phương pháp theo đó, người nghiên cứu thâm nhập vào nhóm hay cộng đồng thuộc về đối tượng nghiên cứu và được tiếp nhận như một thành viên của nhóm hay cộng đồng.

Mức độ tham gia của người quan sát vào tình huống nghiên cứu có thể rất khác nhau: quan sát thụ động, (gần giống với phương pháp không tham dự, họ chỉ có mặt ở trong cộng đồng và quan sát), quan sát chủ động khi người quan sát hoà nhập với nhóm hoặc cộng đồng nghiên cứu.

Quan sát có tham dự dưới mọi hình thức, đều cho phép thu nhận được những thông tin xác thực mà những phương pháp khác khó có thể thu được.

Có ba loại quan sát tham dựQuan sát kín: đối với loại hình quan sát này, người quan sát không để

lộ vai trò của mình. Người nghiên cứu tham gia vào hoạt động của cộng đồng như những thành viên khác và được họ chấp nhận như một thành viên. Do vậy, những hoạt động của các thành viên diễn ra hoàn toàn tự nhiên.

Tuy nhiên, sự tham gia vào cộng đồng quá lâu cũng dễ dẫn đến một tình trạng bất lợi khi quá quen thuộc với những thái độ và hành vi của cộng đồng, đôi khi quan sát viên lại không quan tâm đến những đặc điểm cộng đồng nữa. Mặt khác, những ứng xử của quan sát viên cũng được cộng đồng làm theo, do vậy, những gì nhà nghiên cứu thu nhận được lại không xuất phát từ nền văn hóa của cộng đồng đang được quan sát.

Người tham dự quan sát (quan sát công khai): là hình thức quan sát, trong đó người quan sát không giấu vai trò của mình. Khi được sự đồng ý của cộng đồng, người quan sát có thể sinh hoạt chung với cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi cùng tham gia sinh hoạt với cộng đồng, anh ta có thể hỏi thêm một sọ vấn đề cần sáng tỏ.

Quan sát tham dự trong thời gian ngắn: trong trường hơp này, sự quan sát mang tính hình thức hơn vì thời gian tiếp xúc giữa người quan sát với các thành viên của cộng đồng hay nhóm bị quan sát rất ngắn. Ví dụ

Page 194: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

quan sát trong cuộc thảo luận nhóm, trong khi thực hiện công cụ đánh giá nhanh…

Quan sát tham dự giúp nghiên cứu viên biết cách xây dựng các câu hỏi phù hợp bằng ngôn ngữ địa phương. Nó cung cấp cho nghiên cứu viên những hiểu biết mang tính chất trực giác về những gì xảy ra trong một nền văn hóa, giúp họ hiểu ý nghĩa của các số liệu thu thập được; tối ưu hóa khả năng của họ trong việc xây dựng các kết luận về nền văn hoá đang được nghiên cứu.

Quan sát tham dự cũng hết sức hữu ích khi hoàn cảnh nghiên cứu chưa được biết rõ và khi chủ đề nghiên cứu phức tạp. Đồng thời, phương pháp này sử dụng rất tốt khi vấn đề nghiên cứu bị che dấu hoặc không được đông đảo người biết đến, hoặc khi những người trong cuộc có quan niệm hoàn toàn khác với quan niệm của người ngoài.

Quan sát tham dự đặc biệt phù hợp khi sử dụng để tìm hiểu về quá trình, sự kiện, tiêu chí, giá trị và ngữ cảnh của các tình huống xã hội.

Để tránh hiện tượng nhóm đó bị nhà nghiên cứu vô tình tác động hoặc chính nhóm đó tác động đến nhà nghiên cứu làm giảm tính khách quan của cuộc nghiên cứu thì người ta phải sử dụng đến phương pháp không tham dự.

Quan sát không tham dự là phương pháp mà trong đó người quan sát không tham gia vào hoạt động của các đối tượng. Họ với tư cách là người quan sát chứ không phải với tư cách là thành viên của nhóm (có thể quan sát kín hay quan sát công khai).

Thảo luận nhóm tập trungThảo luận nhóm tập trung là việc tổ chức thành những nhóm nhỏ gồm

những người có cùng hoàn cảnh hoặc kinh nghiệm tương tự nào đó thảo luận với nhau về một chủ đề xác định mà nhà nghiên cứu quan tâm. Nhóm thành viên tham dự được hướng dẫn bởi một người điều khiển chương trình (hoặc nhóm tổ chức điều hành), người này giới thiệu các chủ đề cho cuộc thảo luận và giúp cho nhóm trao đổi với nhau một cách sôi nổi và tự nhiên.

Thảo luận nhóm tập trung có thể sử dụng riêng hoặc sử dụng với phương pháp nghiên cứu định tính khác trong một dự án nghiên cứu. Phương pháp này có thể được thực hiện trước một chương trình can thiệp hoặc dùng để đánh giá diễn tiến hay khi hoàn thành một quá trình can thiệp.

Page 195: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Thảo luận nhóm tập trung là phương pháp dùng để khảo sát niềm tin, thái độ va quan niệm của con người, những thông tin thu được từ phương pháp này khác hẳn về chất so với những thông tin từ các cuộc phổng vấn cá nhân vì nó là sản phẩm các ý kiến đã được thảo luận trong nhóm. Tuy nhiên, chúng không thể giúp chúng ta vẽ ra được bức tranh chi tiết về niềm tin của cộng đồng hay có thể khẳng định mức độ phổ biến những ý tưởng hay thái độ này trong cộng đồng như thế nào. Do đặc điểm của nó, các cuộc thảo luận nhóm tập trung được sử dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu có sự kết hợp với phương pháp khác để thực hiện các mục tiêu khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của các cuộc nghiên cứu, chẳng hạn như: những nghiên cứu mang tính thăm dò kiểm chứng các ý tưởng về những kế hoạch mới; đánh giá các chương trình hoặc dự án phát triển.

Thiết kế cuộc nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung:Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, chúng ta phải rà soát lại mục

tiêu tổng quát của cuộc nghiên cứu để từ đó xác định những mục tiêu cụ thể muốn giải quyết trong cuộc thảo luận nhóm tập trung và những câu hỏi mà ta muốn trả lời. Những mục tiêu này sẽ quyết định việc xây dựng thiết kế các câu hỏi và tập huấn cho các điều tra viên.

Từ mục tiêu của cuộc thảo luận, chúng ta sẽ nêu ra những câu hỏi chính để thu thập thông tin, phục vụ mục tiêu đề ra. Sau khi xác định xong thông tin mà chúng ta yêu cầu, vấn đề quan tâm tiếp theo là xác định người cung cấp thông tin. Khi dự kiến người cung cấp thông tin, chúng ta cũng cần phải tính đến người có thể mang đến cho chúng ta nhiều thông tin từ ở những góc độ khác nhau. Vì vậy, các cuộc thảo luận nhóm không nên chỉ thực hiện ở những người phụ nữ, nam giới mà còn phải quan tâm đến các tiêu chí khác nữa (giàu - nghèo, nghề nghiệp,...) để có thể tìm sự khác biệt trong thái độ và hành vi giữa các nhóm này.

Trong khi xác định mục tiêu cuộc phỏng vấn nhóm, cũng cần lưu ý xem xét xem thông tin chúng ta muốn thu thập sẽ được kết hợp với các thông tin từ những phương pháp khác nhau hay sẽ được dùng độc lập? Và những kết quả thu được dùng để làm gì? Dùng để báo cáo các cấp lãnh đạo, nhà tài trợ, các thành viên cộng đồng?

Nguồn kinh phí, thời gian, nhân sựLựa chọn nhân viên là một phần quan trọng của tiến trình nghiên cứu.

Nếu chúng ta có một đội ngũ cử nhân, nhưng trong một số các dự án, lại

Page 196: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

không nhất thiết đến như vậy, chúng ta có thể chọn những người có trình độ thấp hơn. Chỉ cần lưu ý rằng, khi tập huấn chúng ta phải nắm được năng lực và sở trường của họ. Những người tham gia hướng dẫn thảo luận nhóm cũng có thể là những người ở địa phương.

Tùy thuộc vào qui mô và thời gian thực hiện của đề tài nghiên cứu mà chúng ta có thể xác đính số lượng cộng tác viên cho toàn bộ cuộc nghiên cứu.

Đối với một cuộc thảo luận nhóm, sẽ tốt hơn nếu có thể bố trí ba người để thực hiện buổi thảo luận nhóm tập trung: một người dẫn chương trình; một người chịu trách nhiệm quan sát ghi chép và một người trợ lý chịu trách nhiệm về kỹ thuật và giải quyết những vấn đề nảy sinh.

Chúng ta cần dành thời gian để tập huấn cho cộng tác viên. Cần nhớ rằng nội dung tập huấn không chỉ liên quan đến việc tạo dựng kỹ năng thu thập thông tin mà còn liên quan đến việc lĩnh hội được ý nghĩa, mục đích, mục tiêu nhiệm vụ của dự án và vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người nghiên cứu. Nếu không nắm vững được chúng thì cộng tác viên sẽ khó lòng hoàn tất nhiệm vụ.

Người điều khiển là người lãnh đạo cuộc thảo luận. Đây là một công việc có yêu cầu cao nhưng với kinh nghiệm thực tế và một ít lòng tự tin, nó có thể được hoàn thành tốt. Người điều khiển kiểm soát cuộc thảo luận và chịu trách nhiệm định hướng cho cuộc thảo luận. Anh ta (hoặc cô ta) sẽ vận dụng những kiến thức và kỹ năng giúp các thành viên tham dự cảm thấy thoải mái và khuyến khích cuộc thảo luận nhóm diễn ra tự nhiên và sống động.

Người điều khiển sẽ được cung cấp một mạng câu hỏi (hoặc bản hướng dẫn câu hỏi) mà nó sẽ qui định phương hướng của các câu hỏi nhằm đạt được các thông tin liên quan đến dự án. Người điều khiển phải làm quen với tất cả các mục tiêu của cuộc nghiên cứu vì đây là điều chủ yếu để khảo sát các câu trả lời được đưa ra trong suốt cuộc thảo luận nhóm tập trung và có thể chúng chưa được dự tính bởi nhóm lập kế hoạch. Điều này có nghĩa là một người tham dự đưa ra một câu trả lời mà nhóm nghiên cứu đã không lường trước. Những loại câu hỏi đưa đến câu trả lời có hoặc không cũng không phải là loại câu hỏi tốt vì nó không khuyến khích sự tranh luận.

Page 197: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Câu hỏi đưa ra cho nhóm phải là những câu hỏi dễ hiểu đối với tất cả mọi người, muốn vậy, ngôn từ phải đơn giản và phù hợp với địa phương. Câu hỏi đưa ra không nên dài quá và mỗi câu chỉ nên bao hàm một nghĩa. Khi trình bày các câu hỏi hay khi đặt vấn đề không nên thể hiện sự định kiến.

Các vai trò của nhóm nghiên cứuKhi chọn cộng tác viên, người nghiên cứu phải nắm được và phổ biến

cho các cộng tác viên về vai trò của họ.Những yêu cầu đối với nhóm điều hành thảo luận nhóm tập trung.Nhóm điều hành tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành

viên bày tỏ quan điểm của mình trong không khí một cuộc thảo luận nhóm chứ không phải một cuộc họp; đảm bảo dẫn dắt cuộc thảo luận luôn luôn tập trung vào các chủ đề cần bàn và đảm bảo các chủ đề được thảo luận; phát triển những hướng có triển vọng phù hợp với đối tượng nghiên cứu nảy sinh trong quá trình thảo luận; điều khiển sự tham gia bằng cách khuyến khích tất cả các thành viên bày tỏ quan điểm của mình mà không để cuộc thảo luận bị lấn át bởi một cá nhân cụ thể nào.

Các giai đoạn của cuộc thảo luận nhóm tập trungMột cuộc thảo luận nhóm tập trung được chia thành ba giai đoạn: khởi

động, thảo luận sâu có tập trung, kết thúc cuộc thảo luận nhóm tập trung. Trước khi thực hiện ba giai đoạn, nhóm nghiên cứu cần cử người thực hiện phần giới thiệu chung trước đã. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng phần.

Trước hết, khi bắt đầu tiếp xúc với nhóm, cần giới thiệu cuộc thảo luận nhóm tập trung.

Người dẫn chương trình cần chào mừng các thành viên tham dự, cám ơn họ đã đến và giới thiệu nhóm nghiên cứu. Sau đó, giải thích công việc của nhóm nghiên cứu về dự án nhưng không nêu chính xác bản chất của các câu hỏi nghiên cứu; giải thích tại sao các thành viên này được chọn; tầm quan trọng của sự đóng góp của họ đối với cuộc nhiên cứu và đối với cộng đồng; đảm bảo mọi người đều hiểu được rằng cuộc thảo luận sẽ được giữ kín; giải thích rằng bạn sẽ sử dụng một băng thu âm (nếu được đồng ý) cho cuộc thảo luận để lưu lại nhưng gì họ đa nói.

Giai đoạn 1: khởi động

Page 198: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Nội dung của giai đoạn này bao gồm việc các thành viên tự giới thiệu về mình: tên, tuổi, công việc, số con, thời gian kết hôn... chủ yếu là những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Mục đích của giai đoạn này là tạo bầu không khí nhóm bao gồm vài cá nhân, các thành viên có tương tác với nhau. Ngoài ra, giai đoạn khởi động còn tạo cho các thành viên cơ hội để nói ngay từ đầu cuộc thảo luận. Điều đó sẽ giúp họ khắc phục sự bối rối làm ảnh hưởng đến việc trình bày ý kiến qủa mình. Đồng thời, giai đoạn khởi động còn giúp tạo ra cảm giác yên tâm cho nhóm và giúp các thành viên hiểu về các thành viên khác trong nhóm.

Thái độ thích hợp của người điều hành là sự quan tâm thật sự đến những điều mà các thành viên nói một cách vô tư nhưng không thành kiến. Người điều hành cần phải cố gắng để thu thập thông tin về các đặc điểm cá nhân của các thành viên.

Giai đoạn 2: Thảo luận sâu có trọng tâmNội dung của giai đoạn này bao gồm việc chuyển chủ đề khái quát

thành các chủ đề cụ thể cho cuộc thảo luận hoặc từ các vấn đề cụ thể thành các vấn đề trừu tượng.

Mục đích của giai đoạn này là nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bản chất của quá trình hình thành thái độ liên quan đến hành vi của đối tượng và ngôn ngữ, tình cảm của đối tượng liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Hành vi thích hợp của người điều hành ở giai đoạn này khá phức tạp và đòi hỏi một kỹ năng cao. Một số thao tác cơ bản bao gồm: kích thích các thành viên trao đổi với nhau mà không chỉ với người điều hành; phải biết khi nào cần thăm dò, khi nào cần im lặng; chú ý đến các biểu hiện phi ngôn ngữ của đối tượng để hiểu rõ cảm nghĩ thật của đối tượng; diễn đạt lại các câu hỏi đã hỏi nhưng cảm thấy họ khó trả lời; không nên giả định rằng tất cả những gì mà đối tượng nói đúng là những điều họ muốn nói; khuyến khích những thành viên thụ động; khéo léo kiềm chế những thành viên lấn át; chuẩn bị những tình huống ngoài dự kiến và biết cách xử lý.

Giai đoạn 3: Kết thúc cuộc thảo luậnNội dung của cuộc thảo luận chủ yếu là tóm tắt lại và làm rõ một lần

nữa các chủ đề được thảo luận.

Page 199: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

Mục đích của giai đoạn này là giúp cho người điều hành và các thành viên hiểu rõ những gì xảy ra trong quá trình thảo luận. Điều đó cho phép các thành viên làm rõ hoặc bổ sung ý kiến của mình đồng thời cho phép người điều hành kiểm tra lại kết luận và giả thuyết xem có rõ ràng và phù hợp không.

Trước khi kết thúc cần nói lời cám ơn các thành viên đã có ý kiến, trao quà cho các thành viên tham gia thảo luận, và chào tạm biệt.

Quản lý thông tinNgười quan sát có nhiệm vụ trong khi thực hiện thảo luận nhóm phải

ghi lại toàn bộ những gì diễn ra và bổ sung chi tiết vào biên bản còn thiếu. Trong những trường hợp có thể và được phép của cộng đồng, chúng ta có thể ghi âm. Cuộn băng sẽ cung cấp nhiều thông tin của cuộc thảo luận và tạo thuận lợi cho người thư ký viết báo cáo được chi tiết hơn.

Nếu có điều kiện, chúng ta có thể quay video. Băng video không chỉ cung cấp cho chúng ta bản tường thuật về những gì các thành viên tham dự đã phát biểu mà còn tạo ra một bản ghi hình về những tranh luận được thực hiện như thế nào? Tuy nhiên, một số cộng đồng có thể e ngại trước ống kính, vì vậy, cần phải xin phép trước khi thực hiện.

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận nhóm tập trung, thư ký của cuộc thảo luận nhóm phải chuyển các bản ghi chép thành báo cáo (đối với hình thức ghi chép thông tin bằng tay). Theo kinh nghiệm, cộng tác viên về nhà nên làm báo cáo ngay vì có những chi tiết cần bổ sung cho biên bản, nếu để qua cuộc thảo luận nhóm mới viết thì chúng ta không thể nhớ được chi tiết nào thuộc về nhóm nào. Trong báo cáo cũng cần mô tả tất cả những gì có liên quan đến tình hình và không khí làm việc của nhóm mà người thư ký quan sát và ghi lại. Khi viết báo cáo có kèm video thì sự thuận lợi sẽ tăng lên rất nhiều.

Phân tích kết quảTùy thuộc vào từng mục tiêu và tính chất của cuộc nghiên cứu, những

thông tin sẽ được xử lý và phân tích thích đáng. Thông thường những thông tin loại này mang tính định tính nhiều hơn. Vì vậy, người ta thường xử lý theo phương pháp xử lý định tính.

Các phương pháp này là những công cụ thu thập thông tin cơ bản trong nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Khi tiến hành bất cứ cuộc nghiên cứu nào trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người

Page 200: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

nghiên cứu cũng phải dựa vào các bước tiến hành đã trình bày ở phần trên. Sự thành công của cuộc nghiên cứu phụ thuộc vào việc tuân thủ các quy tắc thực hiện trong tất cả các khâu của tiến trình nghiên cứu.

Nội dung chínhPhương pháp nghiên cứu xã hội học là một trong những nội dung

quan trọng của tri thức xã hội học. Trong chương này, sinh viên cần nắm những khái niệm cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học (khoa học, lý thuyết, lô-gic quy nạp và lô-gic diễn dịch, điều tra thực tế ...). Trọng tâm của chương này là những kiến thức về cách thức tiến hành khảo sát xã hội học tại thực địa: các giai đoạn và các bước của quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong xã hội học (phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát thảo luận nhóm tập trung). Ngoài ra, sinh viên cũng có thể hiểu rõ hơn về những nguyên tắc đạo đức khi nghiên cứu về con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO- Bilton - Bonnett, 1993, Nhập môn xã hội học, NXB KHXH, Hà Nội.- Diane Shapiro, 1977, “Fouhdation for Sociology”, Rang Menally

Couge Publishing Company, Chicago, Chương 1.- Học viện Chính trị quốc gia - Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, 1996,

Đề cương bài giảng xã hội học - Tài liệu lưu hành nội bộ.- Học viện Chính trị quốc gia - Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, 1999,

Đề cương bài giảng xã hội học, Tài liệu lưu hành nội bộ.- Học viện Chính trị quốc gia, 1992, Những vấn đề cơ bản của xã hội

học, Tài liệu lưu hành hội bộ — HN.- L. Therese Baker, 1998, Thực hành nghiên cứu xã hội, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.- Lê Ngọc Hùng, 1997, Thử bàn về đối tượng nghiên cứu của xã hội,

Tạp chí Xã hội học, N.3.- Lê Ngọc Hùng, 2002, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Page 201: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

- Leonard, Broom và Philip Selzniek, 1962, “Xã hội học giảng luận và dẫn chứng”, bản tiếng Việt, Trung tâm nghiên cứu - Việt Nam dịch và giới thiệu, Ban tu thư Diên Hồng xuất bản.

- M. Mikhailốp, 1975, Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, NXB Tiến bộ, Matxcơva.

- Mai Huy Bích, 2003, Xã hội học gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Mai Kiệm - Mai Văn Hai, 2003, Xã hội học Văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Nguyễn Khắc Viện, 1995, Từ điển xã hội học, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

- Nguyễn Quang Vinh, 1995, Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, NXB Khoa học xã hội, HN.

- PGS. Đỗ Thái Đồng, 1995, Đề cương bài giảng xã hội học, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, 1997, Xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

- Phạm Tất Dong - Nguyễn Sinh Huy - Đỗ Nguyên Phương, 1995, Xã hội học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

- Phạm Tất Dong, 1997, Xã hội học đại cương, NXB Chính trị quôc gia, Hà Nội.

- PTS. Chung Á - PTS. Nguyễn Đình Tấn, 1996, Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Trần Hữu Quang, 1993, Nhập môn xã hội học, NXB thành phố Hố Chí Minh.

- Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Thương, 1998-2005, Sự biển đổi lối sống và chất lượng sống của cư dân thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của quá trình đô thị hoá, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

- Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Trịnh Duy Luân, 2000, Xã hội học Việt Nam - Một số định hướng tiếp tục xây dựng và phát triển, Tạp chí xã hội học, N.1.

- Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, 1991, Đề cương bài giảng xã hội học - Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

Page 202: Chương I - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/818.NhapMonXaHoiHoc.docx  · Web viewkhông phải chỉ tạo điều kiện dễ dàng mà trong nhiều trường hợp lại

- V. Đôbơrianop, 1985, Xã hội học Mac - Lênin, NXB TT Lý luận, Hà Nội.- Viện Hàn lâm khoa học Liên xô, 1988, Những cơ sở nghiên cứu xã hội

học, NXB Tiến bộ, Matxcơva.