42
Môi trường kinh doanh Hà Ni trong đánh giá các nhà đầu tưChương 2 Đánh giá ca các nhà đầu tư nước ngoài vmôi trường kinh doanh Hà Ni Phm ThHuyn 10 Din đàn Phát trin Vit Nam và Trường Đại hc Kinh tế Quc dân MĐẦU Vn đầu tư trc tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) đã và đang được xem xét là mt trong nhng ngun lc quan trng đem đến mt làn gió mi, mt động lc mi thúc đẩy kinh tế địa phương phát trin, đặc bit ti các nước đang phát trin như Vit Nam. Tuy nhiên, dòng vn này không tnhiên mà có, nó phthuc vào sc hp dn ca địa phương, thhin qua các yếu ttnhiên như vtrí địa lý, điu kin tnhiên, khoáng sn cùng vi cơ chế, chính sách, con người và các vn đề xã hi khác ca địa phương đó. “Làm thế nào để thu hút nhiu hơn các nhà đầu tư nước ngoài” đã và đang được đặt ra như mt vn đề ln vi không chcác bngành mà còn là du hi ln cho tng địa phương Vit Nam. Hà Ni, vi vthế là Thđô - trung tâm văn hóa - kinh tế và cũng là mt trong nhng đim nhn chyếu ca dòng FDI vào Vit Nam trong nhng năm va qua. Tuy nhiên, dòng vn này vn “chưa xng tm” ca Hà Ni. Dưới góc nhìn marketing, chúng tôi cho rng, mi nhà đầu tư/quc gia và vùng lãnh thscó ngun lc nht định và do đó, hcó mc tiêu và định hướng riêng 10 Nghiên cu được thc hin vào na cui năm 2005 trong Chương trình HtrHà Ni xây dng các chính sách kinh tế vĩ mô. Xin trân trng cm ơn GS. Kenichi Ohno, giám đốc dán VDF, TS. Phm Hng Chương cùng các đồng nghip, đại din Đại squán Úc, ĐSQ Luxembourg, ĐSQ Hoa K, Kotra, JETRO, Trung tâm văn hoá và kinh tế Đài Bc và các doanh nghip FDI đã giúp tôi hoàn thành nghiên cu này. 23

Chương 2 Đánh giá của các nhà đầu tư n c ngoài về môi ... i trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư marketing, các doanh nghiệp cạnh

Embed Size (px)

Citation preview

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Chương 2 Đánh giá

của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Hà Nội

Phạm Thị Huyền10 Diễn đàn Phát triển Việt Nam và

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

MỞ ĐẦU

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế, chính sách, con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. “Làm thế nào để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài” đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn với không chỉ các bộ ngành mà còn là dấu hỏi lớn cho từng địa phương ở Việt Nam. Hà Nội, với vị thế là Thủ đô - trung tâm văn hóa - kinh tế và cũng là một trong những điểm nhấn chủ yếu của dòng FDI vào Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn “chưa xứng tầm” của Hà Nội.

Dưới góc nhìn marketing, chúng tôi cho rằng, mỗi nhà đầu tư/quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có nguồn lực nhất định và do đó, họ có mục tiêu và định hướng riêng 10 Nghiên cứu được thực hiện vào nửa cuối năm 2005 trong Chương trình Hỗ trợ Hà Nội xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô. Xin trân trọng cảm ơn GS. Kenichi Ohno, giám đốc dự án VDF, TS. Phạm Hồng Chương cùng các đồng nghiệp, đại diện Đại sứ quán Úc, ĐSQ Luxembourg, ĐSQ Hoa Kỳ, Kotra, JETRO, Trung tâm văn hoá và kinh tế Đài Bắc và các doanh nghiệp FDI đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.

23

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một địa phương khác. Để đưa các nhà đầu tư đến với địa phương, cần thiết phải khám phá nhu cầu, mong muốn cũng như thế mạnh và mục tiêu của họ. Đồng thời, tìm hiểu đánh giá của họ về Hà Nội cần được xem là cơ sở xây dựng chính sách thu hút và quản lý dòng vốn này để vừa khai thác được những lợi ích nhưng vẫn hướng tới một môi trường phát triển bền vững với một xã hội tốt đẹp hơn. Nghiên cứu này tổng hợp việc thực hiện chính sách thu hút FDI trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu và cạnh tranh với các tỉnh thành khác, đồng thời so sánh đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chương này cấu thành bởi các nội dung chính sau: Phần đầu tiên trình bày một số khái niệm tổng quan về marketing địa phương và ảnh hưởng của nó tới dòng vốn FDI. Phần thứ hai mô tả dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng như vào Hà Nội trong thời gian qua. Phần thứ ba trình bày đánh giá chung về môi trường đầu tư Hà Nội của các nhà nghiên cứu, của lãnh đạo thành phố Hà Nội và của các nhà đầu tư tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Phần thứ tư là kết quả nghiên cứu về chính sách marketing địa phương của Hà Nội, so sánh giữa đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội. Cuối cùng, phần kết luận sẽ trình bày đánh giá chung của VDF về các chương trình marketing của Hà Nội đồng thời đề xuất một số gợi ý xây dựng chiến lược thu hút FDI hiệu quả hơn nữa cho Thủ đô.

1. Tổng quan về marketing địa phương

Khái niệm

Marketing là một khái niệm, một triết lý được chia sẻ bởi các doanh nhân, các nhà nghiên cứu và các chính khách trên hầu khắp các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên lý cơ bản nhất của marketing chính là hiểu biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng và sử dụng phương pháp hiệu quả nhất để đáp ứng chúng. Đóng góp của marketing với các tổ chức/doanh nghiệp chính là khả năng đề xuất phương pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực hữu hạn để thực hiện những mục tiêu chung đã xác định. Marketing hướng tới việc tạo ra các giải pháp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Trong

24

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

marketing, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau qua giá trị lợi ích, qua giải pháp chứ không phải qua sản phẩm cụ thể. Ngày nay, nguyên lý này đã trở thành triết lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị hay xã hội. Marketing đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giúp cho các địa phương thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn FDI nhằm phát triển kinh tế địa phương.

Marketing địa phương là tập hợp các chương trình hoạt động được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế11. Các chương trình hoạt động đó bao gồm (i) Hoàn thiện toàn diện cách thức, thủ tục cũng như nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền, (ii) Sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ khuyến khích tài chính, (iii) Tái cấu trúc tổ chức theo cách có thể kiểm soát tốt hơn, qua đó xây dựng cho địa phương một hình ảnh mới triển vọng hơn, hấp dẫn hơn. Những chương trình marketing nhằm tạo cho địa phương những đặc tính khác biệt “nhân tạo” chứ không phải những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình marketing hiệu quả sẽ giúp địa phương trở nên hấp dẫn hơn trong đánh giá của các nhóm khách hàng mục tiêu --- nhà đầu tư, của các chính khách đủ tâm và tài, các du khách có khả năng chi trả và những công dân được đào tạo chuyên môn. Nói cách khác, marketing địa phương là hệ thống các chương trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế xã hội của địa phương theo chiều hướng tốt hơn.

Trong marketing địa phương, địa phương được xác định là một khu vực địa lý được giới hạn bởi sự phân định địa giới hành chính hay địa hình tự nhiên. Địa phương có thể là một xã, một huyện, một tỉnh, một vùng, một quốc gia hay một khu vực. Mỗi địa phương có những đặc điểm cụ thể về văn hóa, lịch sử, truyền thống được đặc trưng bởi hành vi dân cư sống ở đó. Điều hành địa phương là một hệ thống chính quyền với các cơ chế lập pháp, hành pháp và tư pháp. Địa phương muốn phát triển phải có các cơ quan, doanh nghiệp tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm cho dân cư ở đó. Một địa phương có những thuộc tính tâm lý, ảnh hưởng tới cách hành vi quan hệ giữa những người ở địa phương đó với nhau và với những người ngoài địa phương.

11 Young Florida State University, USA, http://www.egs.mmu.ac.uk

25

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Marketing địa phương không phải là một khái niệm mới trên thế giới. Các quốc gia phát triển đã tăng trưởng nhờ việc xây dựng được một chương trình marketing hiệu quả, tạo dựng được bản sắc quốc gia trong cộng đồng thế giới mở. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như ngày nay, mỗi địa phương cần thực hiện một kế hoạch marketing mang tính chiến lược, tận dụng những tiến bộ mà địa phương khác đã thực hiện nhằm phát triển một cách hiệu quả nhất. Nguyên lý của marketing địa phương là sử dụng kết hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tạo ra nhiều lợi ích hơn. Nguồn lực bên ngoài đến từ chính những khách hàng mà địa phương muốn hướng tới. Do vậy, trước tiên, địa phương phải xác định khách hàng mục tiêu; qua đó lựa chọn chiến lược định vị phù hợp với điều kiện và khả năng của mình hướng tới khách hàng đã lựa chọn.

Chủ thể thực hiện marketing địa phương chính là những tác nhân tham gia vào hoạt động marketing, bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân sống và làm việc tại địa phương. Chính quyền địa phương sẽ là người khởi xướng, chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển địa phương. Hệ thống quản lý công, các chính sách và định hướng phát triển của chủ thể ảnh hưởng lớn tới nhận thức của khách hàng về địa phương. Các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu xã hội nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng. Thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cách sống, làm việc và xử sự của cư dân địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của địa phương. Đội ngũ ăn xin, trộm cắp vặt, nạn bán hàng rong hay thậm chí hành vi xả rác bừa bãi cũng làm cho địa phương mất đi sức hấp dẫn với khách hàng.

Khách hàng của marketing địa phương chính là những đối tượng mà địa phương muốn hướng tới. Có bốn loại khách hàng mà một địa phương có thể hướng tới: (i) Du khách - những người đến với địa phương với mục tiêu tham quan, nghỉ ngơi, khảo sát hoặc thăm thân, (ii) Người lao động và thân nhân của họ12 - những người góp phần tạo ra của cải vật chất và tạo nên phong cách của một địa phương, (iii) Nhà đầu tư13 - những người chủ trương tạo ra của cải vật chất tại địa phương bằng việc sử dụng và kết hợp có hiệu quả nguồn lực, trí tuệ và công nghệ của họ mang tới với nguồn lực của địa phương, và (iv) Thị trường xuất 12 Không thể chỉ thu hút người lao động bởi thuộc tính gia đình và xã hội của con người 13 Nhà đầu tư sẽ đi cùng với những người ủng hộ họ, gia đình và đối tác

26

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

khẩu - những tổ chức và cá nhân ở địa phương khác có nhu cầu về những sản phẩm mà địa phương có thể tạo ra. Mỗi loại khách hàng có thể lại bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau với khả năng đem lại lợi ích cho địa phương là khác nhau. Mỗi địa phương có thể lựa chọn cho mình một vài nhóm khách hàng để tiếp cận và tăng cường khả năng thu nhận nguồn lực đó để tối đa hóa lợi ích cho địa phương mình.

Sau khi lựa chọn khách hàng mục tiêu, vấn đề quan trọng mà địa phương cần làm định hướng cho chiến lược marketing trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu là định vị bản sắc và hình ảnh địa phương. Định vị liên quan đến việc địa phương muốn khách hàng nghĩ về địa phương mình như thế nào? Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu là không thể thiếu để lựa chọn hình ảnh định vị cho phù hợp. Chiến lược định vị sẽ quyết định các hoạt động mà địa phương thực hiện nhằm thu hút khách hàng, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sắc và hình ảnh địa phương không tự nhiên mà có. Nó phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng cùng con người và tổ chức ở địa phương đó. Trong môi trường toàn cầu, các địa phương cần cải thiện và nâng cấp hệ thống giáo dục, đào tạo cũng như nỗ lực xuất khẩu, huy động những nguồn lực cơ bản của địa phương để có thể vượt qua được các trở ngại và khó khăn của toàn cầu hóa. Trong thiên niên kỷ mới, sẽ có những địa phương thành công và phát triển ngày một nhanh. Ngược lại, cũng sẽ có những địa phương không thành công và phát triển chậm hơn. Tất nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, những địa phương đi sau cũng sẽ lại “rút kinh nghiệm” và cũng sẽ tham gia vào “guồng máy phát triển của xã hội”.

Một số địa phương có thể giàu có hơn vì may mắn có được vị trí thuận lợi; có địa phương giàu tiềm năng phát triển nhờ những nguồn lực sẵn có mà chưa cần có một chiến lược marketing toàn diện. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường thường xuyên biến đổi, quy luật đào thải không bỏ qua bất cứ ai, bất kỳ sự vật, hiện tượng hay địa phương nào. Thực tế cho thấy, các địa phương biết áp dụng những nguyên tắc cơ bản của marketing trong xây dựng chiến lược phát triển của mình

27

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

luôn có cơ hội thành công cao hơn, cho dù nguồn lực tự nhiên vốn có không quá nhiều14.

Marketing địa phương trong việc thu hút FDI

Vốn đầu tư từ bên ngoài luôn là một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết để phát triển các điều kiện kinh tế địa phương. Chúng ta có thể chỉ ra một số những ảnh hưởng tích cực của vốn đầu tư từ bên ngoài tới phát triển kinh tế xã hội một địa phương:

- Là một nguồn lực quan trọng, tăng cường dòng tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương: Xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin và các điều kiện căn bản khác cho phát triển kinh tế;

- Tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản trị: Theo thời gian, những công nghệ và kỹ năng này được chuyển giao dần cho các nhà quản lý và dân cư địa phương;

- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đảm bảo cuộc sống cho nhiều người khác có liên quan;

- Giúp cho sản phẩm và nhân lực của địa phương tiếp cận với thị trường quốc tế tốt hơn với khả năng cạnh tranh cao hơn.

Cũng giống như các chiến lược marketing khác, marketing địa phương nhằm thu hút FDI là sự kết hợp của 4 công cụ marketing - mix -- 4Ps cơ bản: Sản phẩm – Products; Giá cả - Price; Kênh phân phối - Place; và Truyền thông marketing – Promotion. Tuy nhiên, yếu tố sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Sản phẩm ở đây không được xem xét một cách đơn giản là các chính sách mà nó cần được hiểu là môi trường đầu tư. Tất cả những gì mà nhà đầu tư nhận được từ địa phương, cả những yếu tố khách quan (cứng) như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố chủ quan (mềm) như chính sách, cơ chế, thái độ và trình độ nhân lực.

Khái niệm giá cả trong marketing địa phương rộng hơn khái niệm giá cả với các sản phẩm thông thường. Giá cả là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình

14 Kotler, Rein and Haider (1999a: 4), Marketing Place Europe, Prentice Hall

28

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

đầu tư mà nhà đầu tư phải bỏ ra để nhận được những sản phẩm mà địa phương cung cấp cho họ. Nhà đầu tư quan tâm tới cả những chi phí chính thức và chi phí không chính thức khi kinh doanh tại địa phương. Đôi khi những chi phí không chính thức trở thành yếu tố cản trở quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Những chi phí này phát sinh từ chính những “yếu tố sản phẩm” mà địa phương cung cấp. Chính vì vậy, các nhà đầu tư thường đánh đồng yếu tố giá vào trong sản phẩm. Giá cả trong marketing địa phương phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm địa phương cung cấp cho khách hàng.

Kênh phân phối ở đây không nên hiểu là địa điểm hay quyết định về việc phân phối sản phẩm mà nó phản ánh việc nhà đầu tư có nhận được những giá trị lợi ích mà địa phương cam kết cung cấp hay không. Rõ ràng, nếu kênh phân phối không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thì mọi nỗ lực marketing sẽ trở nên vô nghĩa; sản phẩm không thể đến được với khách hàng. Tuy nhiên, kênh phân phối với marketing địa phương lại phụ thuộc vào chủ thể của địa phương và phụ thuộc cả vào nhà đầu tư nữa. Do đó, về mặt bản chất, nó lại thuộc về sản phẩm. Nếu sản phẩm trong marketing địa phương được nhà đầu tư nhận định tốt thì có nghĩa là kênh phân phối đã hoạt động hiệu quả.

Truyền thông nhằm thu hút FDI thể hiện ở phương thức mà địa phương thông tin đến cho các nhà đầu tư mục tiêu về những gì địa phương đã và đang làm giúp họ đạt được mục tiêu. Việc truyền thông phải làm sao để nhà đầu tư nhận thức chính xác môi trường đầu tư của địa phương, rằng họ có thể nhận được gì khi đầu tư vào địa phương và họ phải làm gì để nhận được lợi ích đó. Việc quảng bá qua các báo, tạp chí quốc tế, qua mạng internet, qua văn học, qua khách du lịch, hay tham gia hội thảo, triển lãm đầu tư là những công việc mà địa phương nên làm để xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, hành vi của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng tạo nên hình ảnh của địa phương trong nhận thức của nhà đầu tư; nó cũng cần được coi là một phương thức truyền thông trong marketing địa phương.

Trước kia, các địa phương thường tìm cách phát huy các nguồn lực tự nhiên nhằm đạt được mục tiêu định lượng trong thu hút vốn FDI mà thiếu đi sự quan tâm tới nhu cầu của nhà đầu tư. Ngày nay, với mục tiêu phát triển bền vững, các

29

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

quyết định marketing của địa phương xuất phát từ nhu cầu của chính nhà đầu tư15 nhưng đồng thời, các địa phương cũng quan tâm nhiều hơn tới ảnh hưởng liên vùng cũng như bảo vệ môi trường.

2. Tình hình dòng vốn FDI vào Việt Nam và Hà Nội

Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới

Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, dòng vốn FDI trên toàn thế giới có dấu hiệu phục hồi trong năm 2004 kể từ sau khi đạt mức 1.400 tỷ USD năm 2000 nhưng giảm liên tục ba năm sau đó. Năm 2003, tổng dòng FDI trên toàn cầu chỉ đạt 653 tỷ USD. Năm 2004, theo tính toán của UNCTAD, FDI toàn cầu đạt mức 755 tỷ USD so với 633 tỷ USD năm 2003.

Châu Á vẫn là miền đất hấp dẫn nhất thế giới với các nhà đầu tư, hiện đang tiếp nhận lượng vốn FDI nhiều nhất trong số các nước đang phát triển. Trong đó, các nước giàu tài nguyên trở nên hấp dẫn và thu hút được nhiều FDI hơn. Trung Quốc đứng đầu danh sách 10 nước tiếp nhận FDI nhiều nhất thế giới năm 2003, tiếp đến là Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ và Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, hội nhập khu vực đã khuyến khích đầu tư liên khu vực và thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia tham gia vào khu vực này. FDI vào Đông Nam Á vẫn tăng nhanh cho dù khu vực này chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh SARS. Dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số ngành như dịch vụ, thiết bị điện và điện tử, phương tiện cơ giới.

15 Ai Len là quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI với tôn chỉ này. Lượng vốn FDI của họ thu hút được tính trên đầu người ở đây là 100.000 USD/người. Để có được kết quả như vậy, ủy ban đầu tư nước ngoài của họ đã ứng dụng một chiến lược marketing khôn khéo. Họ tiếp cận một cách trực tiếp tới hơn 700 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới và bằng các câu hỏi “Ai Len phải làm gì để họ đến đầu tư?” Khi có câu trả lời, họ về nước xem có thể được là đáp ứng ngay. Chính vì vậy, cho dù Ai Len không phải là điểm đến đầu tiên các nhà đầu tư nghĩ tới nhưng lại là lựa chọn cuối cùng của rất nhiều nhà đầu tư lớn. Năm 2005, Ai Len được đánh giá là quốc gia có khả năng cạnh tranh cao nhất châu Âu, trên cả Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ và Luxembourg.

30

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Dòng vốn FDI vào Việt nam trong những năm gần đây

Cùng với xu hướng dòng FDI đang chuyển dịch dần tới các quốc gia có chi phí thấp, giàu tài nguyên thiên nhiên, dòng vốn FDI vào Việt nam cũng đang dần hồi phục. Thực tế, trong gần 2 thập kỷ đổi mới, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn16.

Biểu đồ 1: Dòng vốn đầu tư mới vào Việt nam qua các thời kỳ

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Vốn đăng ký (tỷ USD)

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900 Số dự án10

Lượng vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án (hiển thị trên cột bên phải)

[

Giai đoạn thứ nhất, từ 1988 đến 1996 - thời kỳ mở đầu với mức đầu tư thấp nhưng

tăng liên tục. Trong 9 năm này, có 1.998 dự án với số vốn đăng ký đạt 30,395 tỷ

USD, chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký cho đến nay. Bình quân mỗi năm FDI đạt

3.377,2 triệu USD.

16 Tất cả số liệu trong báo cáo này được thu thập từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.mpi.gov.vn

31

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Giai đoạn thứ hai từ năm 1997- 2002, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục

sụt giảm. Trong 6 năm này, 2.695 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng

ký mới và bổ sung đạt 10.9 tỷ USD, bình quân đạt 1.8 tỷ USD mỗi năm.

Giai đoạn thứ ba tính từ năm 2003 đến nay, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã

liên tục tăng lên; trong giai đoạn này đã có 1.920 dự án được cấp phép mới, với

tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 12.6 tỷ USD, bằng 41,3% so với 9 năm đầu

và cao hơn tổng vốn trong 6 năm từ 1997-2002, bình quân hàng năm đạt hơn 4 tỷ

USD, cao nhất trong 3 giai đoạn.

Có thể thấy rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam nói chung hiện nay đang

tăng lên theo thời gian cả về số lượng các dự án lẫn tổng lượng vốn đầu tư. Tính

đến nay, Việt Nam đã thu hút được những dự án mới có quy mô vốn lớn, nhiều

dự án đang hoạt động xin tăng vốn. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ

yếu trong công nghiệp và dịch vụ.

Cho dù tốc độ tăng trưởng không giống nhau nhưng thực tế, lượng vốn đầu tư và

cả số lượng dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam đã và đang tăng lên. Tuy nhiên,

tỷ lệ vốn thực hiện tương đối thấp, chỉ đạt khoảng 49%. Việt Nam đã hấp dẫn

được một số nhà đầu tư quy mô lớn với tổng số vốn đăng ký cao như dự án xây

dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển CDMA của Luxembourg với số vốn đăng ký

lên đến 665 triệu USD. Hơn nữa, rất nhiều dự án xin tăng vốn đầu tư ở Việt

Nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 1 cho thấy,

Tp.HCM là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 1.834 dự án và lượng vốn

đăng ký lên tới 12,2 tỷ USD, tính đến thời điểm tháng 3/2006.

32

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Bảng 1: Một số địa phương có lượng vốn FDI lớn nhất tính đến 3/2006

Đơn vị tính: Triệu USD

Thành phố Số dự án Tổng vốn đăng ký

Vốn chủ sở hữu

Vốn thực hiện

1 Tp.HCM 1.834 12.208 5.856 6.058

2 Hà Nội 646 9.227 3.948 3.385

3 Đồng Nai 696 8.442 3.316 3.831

4 Bình Dương 1.055 4.933 2.057 1.855

5 BR-VT 120 2.892 1.031 1.250

6 Hải Phòng 185 2.010 840 1.228

7 Dầu khí ngoài khơi 27 1.891 1.384 4.556

8 Vĩnh Phúc 93 765 302 414

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006

Bảng 2 sau đây liệt kê 9 nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó, 5 quốc gia Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông có lượng vốn đăng ký lớn nhất. Các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ, Úc hay Luxembourg đang có xu hướng tăng lên với lượng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào hai năm gần đây. Cùng với đó là sự dịch chuyển dòng FDI từ Nhật tới Trung Quốc sang Việt Nam do xu hướng bài xích hàng Nhật đã và đang tạo cơ hội cho Việt nam tiếp nhận dòng vốn FDI đầy tiềm năng, cả về số lượng và chất lượng của các dự án đầu tư. Lượng vốn đầu tư từ Luxembourg vào Việt Nam tăng nhanh trong 2 năm gần đây nhưng hầu hết trong số đó là vốn trung chuyển từ các công ty mẹ đầu tư vào Luxembourg và một phần dòng vốn đó được chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam.

Theo nhận định của Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNCTAD, Ngân hàng Thế giới... năm 2005, Việt Nam là một trong mười nước châu Á có tiềm năng nhất trong thu hút FDI, trên Thái Lan một bậc. Điều đó chứng tỏ, cộng đồng doanh nhân thế giới có đánh giá tốt về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Khả năng thu hút FDI của Việt nam không chỉ dừng lại

33

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

ở mức trên 2 tỷ USD như năm 2005, dù đã có cải thiện so với 2 năm trước. Tiềm năng FDI vào Việt Nam là trên mức 5 tỷ USD/năm.

Bảng 2: Lượng vốn đầu tư từ một số nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2005

Đơn vị tính: triệu USD

Quốc tịch Số dự án Tổng số vốn đăng ký

Vốn chủ sở hữu

Vốn thực hiện

1 Đài Loan 1.422 7.769 3.364 2.830

2 Singapore 403 7.610 2.831 3.620

3 Nhật Bản 600 6.289 2.860 4.670

4 Hàn Quốc 1.064 5.338 2.307 2.590

5 Hồng Kông 360 3.728 1.576 1.986

6 Trung Quốc 357 739 409 183

7 Hoa Kỳ 265 1.456 750 746

8 Úc 115 664 297 342

9 Luxembourg 15 810 726 21

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội

Vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội bắt đầu từ năm 1989 và đạt mức kỷ lục năm 1996, sau đó giảm dần đến năm 2000. Từ sau năm 2000, lượng vốn FDI vào Hà Nội bắt đầu tăng chậm trở lại. Năm 2005 là năm khởi sắc nhất của Hà Nội trong thu hút FDI với tổng số dự án đăng ký là 113, lượng vốn đăng ký mới xấp xỉ 1,2 tỷ USD. Số dự án đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đến tháng 3/2006 đạt tới 634 với tổng số vốn đăng ký đạt 9,32 tỷ USD. Năm 2005 là năm Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bảng sau đây thể hiện tổng quan dòng vốn đầu tư vào Hà Nội tính tới tháng 1/2006. Có tới 59% số vốn đăng ký vào các ngành dịch vụ với các hoạt động cụ thể như phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, văn phòng, khách sạn, khu vui chơi, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ công nghiệp khác. Vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm 38.9%, tập trung chủ yếu vào phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển khu công nghiệp, sản xuất ô tô, xe máy, các ngành công nghệ cao và may mặc. Dưới 3% là lượng vốn đầu tư vào

34

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

lĩnh vực nông lâm, tập trung vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cung ứng hạt giống lai cho sản xuất nông sản rau quả.

Bảng 3: Tổng quan về tình hình thu hút FDI trên địa bàn Hà Nội tính đến tháng 3 năm 2006

Số dự án còn hiệu lực 646 dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký 9,3 tỷ USD

Vốn đầu tư thực hiện 3,3 tỷ USD

Quan hệ hợp tác với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ

Tổng doanh thu 12 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu 3.25 tỷ USD

Tạo việc làm cho 48,000 người

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2006

Những chỉ số FDI vào Hà Nội

Lượng vốn đầu tư vào Hà Nội tăng dần từ 1989 và đạt đỉnh cao năm 1996. Do khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, FDI giảm đột ngột và tiếp tục giảm dần cho tới năm 2000, tổng FDI mới đầu tư vào Hà Nội chỉ còn khoảng 100 ngàn USD (bằng khoảng 4% so với năm 1996).

Biểu đồ 2: Tình hình thực hiện vốn FDI tại Hà Nội qua các năm

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng vốn đăng ký (tỷ USD)

0

20

40

60

80

100

120

Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án

Số dự án

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006

35

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Bảng 4 sau đây thể hiện tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội qua các thời kỳ trong mối quan hệ với vốn FDI vào Việt Nam. Tỷ lệ số dự án đầu tư vào Hà Nội đang có xu hướng giảm sút nhưng thay vào đó, tỷ trọng vốn đầu tư lại tăng lên do các dự án đầu tư vào Hà Nội ngày càng lớn hơn, vào các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao hơn.

Bảng 4: Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội so với cả nước qua các thời kỳ

Số dự án Vốn đăng ký (1000 USD) Giai đoạn

Cả nước

Hà Nội

Tỷ trọng Cả nước Hà Nội Tỷ

trọng

1988-1990 213 12 5,6% 1.793.000 343.258 19,1%

1991-1995 1.330 203 15,2% 16.683.000 3.332.045 20%

1996-2000 1.672 227 13,5% 20.623.000 4.672.000 22,6%

2001-2005 3.522 322 9% 10.629.000 2.964.000 27,8%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2006

Luồng vốn FDI và hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội đóng một vai trò quan trong trong phát triển kinh tế địa phương cũng như có đôi chút tác động tích cực tới phát triển kinh tế liên vùng17. Bảng 5 thể hiện đóng góp của bộ phận FDI vào phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 5: Đóng góp của khối FDI vào phát triển kinh tế Hà Nội

Hạng mục 1990-1995 1996-2000 2001-2005 Đầu tư xã hội 45% 26% 15%

Giải quyết việc làm 23% 15% 10%

Kim ngạch xuất khẩu 28% 46% 21%

Nộp ngân sách 12% 15% 10%

Giá trị sản xuất công nghiệp 30% 41% 34%

Đóng góp GDP 17% 23% 15%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2006 17 Xin tham khảo thêm vấn đề này ở Chương 6 – TS. Lê Hà Thanh

36

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Tính đến tháng 3/2006, có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Hà Nội, đứng đầu là Singapore với tổng số vốn đăng ký là 2,530 tỷ USD trong 42 dự án; tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhóm tiếp theo là Úc, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ và Pháp. Đó là thứ tự tính theo số vốn đăng ký.

Tuy nhiên, nếu tính theo số dự án thì số dự án của Nhật Bản vào Hà Nội là nhiều nhất. Sở dĩ số dự án của Nhật vào Hà Nội là rất nhiều nhưng số vốn không nhiều như Singapore bởi vì có các dự án là liên doanh và vốn phía Nhật Bản chỉ chiếm một phần. Bên cạnh đó, còn có một số nhà sản xuất nhỏ đi theo các nhà sản xuất lớn cung cấp các linh phụ kiện nên số vốn đầu tư cũng không quá cao. Số vốn trung bình cho một dự án của Trung Quốc là nhỏ nhất (chỉ khoảng 1,5 triệu USD). Các nhà đầu tư mang quốc tịch Luxembourg có số vốn trung bình cho một dự án là cao nhất với giá trị trung bình là 54 triệu USD.

3. Đánh giá về môi trường đầu tư Hà Nội của chuyên gia và của chính quyền Hà Nội

Những đánh giá của giới nghiên cứu về môi trường đầu tư Hà Nội

Nói chung, Việt Nam được thế giới nhận định là một quốc gia có những tiến bộ đáng kể trong cải thiện môi trường kinh doanh, là một trong 10 nước có tốc độ cải cách nhanh nhất trong hoạt động kinh doanh năm 2005. Những cải cách về luật pháp trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, bảo vệ các nhà đầu tư, cưỡng chế tuân thủ hợp đồng và phá sản doanh nghiệp cùng những nỗ lực gia nhập WTO là động lực mạnh mẽ giúp hoàn thiện môi trường pháp lý. Cùng với sự thay đổi trong cơ chế, và tiến trình cải cách hành chính của cả nước, Hà Nội cũng đã có một số thay đổi nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư. Do đó, cùng với sự tăng trưởng của dòng FDI vào Việt Nam, vốn FDI vào Hà Nội cũng có phần khởi sắc.

Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư quan tâm tới rất nhiều các yếu tố khác nhau. Trong nghiên cứu của VCCI trong chương trình đánh giá môi trường cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, có 9 chỉ số được các nhà nghiên cứu sử dụng, đó là: (i) chi phí gia nhập thị trường, (ii) đất đai và mặt bằng kinh doanh, (iii)

37

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

tính minh bạch và trách nhiệm, (iv) chi phí thời gian vào việc thực hiện các quy định của nhà nước, (v) chi phí không chính thức, (vi) mức độ thực hiện chính sách của nhà nước ở các địa phương, (vii) ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước, (viii) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, và (ix) chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Sở dĩ họ sử dụng những chỉ số đó là họ muốn so sánh giữa các tỉnh và tập trung vào đánh giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà thôi. Trong nghiên cứu đó, năm 2004, Hà Nội được xếp hạng khá, đạt thứ 14 trong số 42 tỉnh thành được xếp hạng với điểm số 60.32 trên tổng số 100 điểm. Như vậy, Hà Nội còn đứng sau 13 tỉnh thành khác của Việt Nam, trong đó có Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Quảng Ninh… Tuy nhiên, Hà Nội lại đứng trên Tp.HCM, BR-VT, Hải Phòng… Thế nhưng, cho đến năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội giảm sút nghiêm trọng, tụt từ vị trí 14/42 xuống vị trí 40/64 tỉnh thành xếp hạng năm 2005 với 9/10 chỉ số chỉ đạt dưới mức trung bình thấp. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nó không thể hiện đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài.

TS. Vũ Minh Khương (MPDP) trong nghiên cứu nhằm so sánh khả năng cạnh tranh của 3 tỉnh thành Hà Nội, Tp.HCM và Hải Phòng được thực hiện năm 2004 cũng sử dụng 9 chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của các tỉnh. Với mục đích cơ bản là nhằm xác định các chính sách và các điều kiện cơ bản dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nghiên cứu này đã nhận được sự hưởng ứng của 544 doanh nghiệp ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Tp.HCM. Nghiên cứu đó cho thấy, về mặt tổng thể, Hà Nội tuy có sức cạnh tranh cao hơn Hải Phòng nhưng lại thua xa so với Tp.HCM. Hà Nội được đánh giá cao về chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, các chính sách vĩ mô và cơ sở hạ tầng. Ngược lại, Hà Nội lại thua kém Tp.HCM về cạnh tranh nội bộ, các ngành công nghiệp phụ trợ, tính mở, các thể chế và công nghệ. Tuy nhiên, do nghiên cứu này đề cập tới 3 tỉnh và chú trọng tới mọi doanh nghiệp; đó không phải là kết quả đánh giá của các doanh nghiệp FDI.

Theo đánh giá của UNCTAD và UNDP, ngoài những yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng thì trong thời gian gần đây Hà Nội đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nhờ sự cải tiến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là về đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc, sự cải thiện đáng kể của các ngành

38

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

công nghiệp và dịch vụ phụ trợ... Điều đó có nghĩa là “sản phẩm” mà Hà Nội cung cấp cho nhà đầu tư đã có những cải tiến tích cực.

Tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý vĩ mô tại Hà Nội bị đánh giá thấp. Ngoài ra, cùng với hiện trạng chung của Việt Nam, hệ thống ngân hàng tại Hà Nội cũng chưa theo kịp với hệ thống tài chính quốc tế, tạo rào cản với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam; hệ thống thuế cũng chưa thực sự hòa nhập với thế giới cùng với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước nên nhiều nhà đầu tư còn e ngại18.

Hà Nội vẫn chưa phát huy thế mạnh thành lực đẩy phát triển kinh tế, chưa liên kết giữa nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với sản xuất kinh doanh19. Quy hoạch tổng thể Thành phố Hà Nội còn hạn chế về chất lượng, bó hẹp trong địa giới hành chính, chưa có phát triển liên vùng với các địa bàn lân cận với các mối quan hệ kinh tế - xã hội, các đô thị vệ tinh nên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong vài thập kỷ tới. Ngoài ra, các cơ quan chính quyền của Hà Nội cũng chưa có được sự phối hợp hài hòa, sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng làm nhiều nhà đầu tư đau đầu trong việc giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các loại chi phí không chính thức tại Hà Nội được xem là tương đối cao, thủ tục hành chính phức tạp, chi phí giao thông cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức chính là những vấn đề mà các nhà đầu tư ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải đối mặt. Đó chính là những lý do làm cho môi trường kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư20.

Môi trường đầu tư Hà Nội trong đánh giá của chính quyền địa phương

Các chính khách của Hà Nội trong khi gặp gỡ trao đổi với báo chí và các nhà đầu tư luôn khẳng định: “Môi trường kinh doanh Hà Nội đang được xây dựng theo hướng thông thoáng, hệ thống cơ chế cụ thể, sát thực và dễ hiểu, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Có thể nói các nhà đầu tư vào đây có thể "đọc" được Hà

18 Thuế nhập khẩu ô tô là ví dụ điển hình. Sau khi điều chỉnh (có hiệu lực từ 1/5/2006), bên cạnh thuế nhập khẩu tuyệt đối cố định, các loại xe nhập khẩu vẫn phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60% trong khi các sản phẩm xe sản xuất trong nước chỉ phải chịu thuế 40%. 19 Nhận xét của Thủ tướng Phan Văn Khải trong cuộc gặp với UBND TP năm 2004. 20 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, VCCI và VNCI thực hiện 2005

39

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Nội dành gì, làm gì cho mình và mình có thể tồn tại, phát triển hơn ở nơi này”. Các sở, ngành hiện đang tập trung rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư, giảm sự phiền nhiễu của các cơ quan công quyền. Hà Nội cũng chịu hết các chi phí xây dựng những công trình "ngoài hàng rào" như điện, nước, đường xá. Bên cạnh đó, Hà Nội còn hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo lao động chất lượng cao. Ngoài ra, những ứng xử hàng ngày liên quan đến nhà đầu tư như thuế hay an ninh trật tự cũng được Hà Nội xem trọng, bởi có như vậy mới tạo được sự an tâm cho nhà đầu tư khi quyết định làm ăn lâu dài21. Trong nhiều cuộc gặp, trong khi rất nhiều các tỉnh thành lân cận “xé rào” để thu hút FDI, Hà Nội luôn tự hào về việc tuân thủ pháp luật và những quy định của nhà nước trong thu hút FDI - “như vậy, Hà Nội phải được công nhận là một địa phương kiểu mẫu”.

Trên trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có liệt kê 8 điểm mạnh chủ yếu của Hà nội so với các địa phương khác như sau:

• Là Thủ đô của Việt Nam, trung tâm văn hóa và thương mại của cả nước • Chính trị ổn định, đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn • Nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản • Tiềm năng thị trường lớn • Cơ sở hạ tầng được nâng cấp hàng ngày • Các chi phí dịch vụ xã hội, sở hữu bất động sản thấp hơn các địa phương

khác • Có rất nhiều các khu công nghiệp • Thủ tục hành chính thuận tiện, dễ dàng

Như vậy, có thể thấy, chính quyền Hà Nội còn tương đối lạc quan với tình hình thu hút FDI và chưa thực sự thấy được vấn đề của mình trong thu hút FDI. Về mặt bản chất, Hà Nội là một thị trường tiềm năng nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã, đang và sẽ còn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Khoảng cách từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận đang ngày một gần theo nghĩa tương đối. Do đó, khi các địa phương khác luôn trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư thì Hà Nội khó có thể ngồi yên mà vẫn tồn tại và phát triển.

21 Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội

40

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

4. Môi trường đầu tư Hà Nội trong đánh giá của các nhà đầu tư: Cách tiếp cận marketing

Theo lý thuyết marketing, để có thể làm marketing địa phương, cần đứng trên góc nhìn của khách hàng (nhà đầu tư), với vai trò cung cấp sản phẩm (môi trường đầu tư) của chính quyền địa phương. Phần này và phần tiếp theo sẽ xem xét nhu cầu và đánh giá của các nhà đầu tư về các hoạt động marketing của Hà Nội. Thông tin cho phần này có được từ cuộc nghiên cứu của VDF từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2005. VDF đã gửi bảng câu hỏi đến hơn 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Việc hướng tới các nhà đầu tư ở các địa phương khác nhằm nghiên cứu lý do vì sao họ không chọn Hà Nội để đầu tư. Có 68 bảng câu hỏi được trả lời trong đó có 55 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và 13 doanh nghiệp từ các địa phương khác22. Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn sâu cũng được thực hiện tới 7 doanh nghiệp Hà Nội và 2 doanh nghiệp ở Tp.HCM. Các doanh nghiệp trong nghiên cứu này tới từ 9 quốc gia khác nhau. Phần này trình bày cảm nhận của các nhà đầu tư về các công cụ marketing: Sản phẩm, Giá cả, Kênh phân phối và Truyền thông marketing mà Hà Nội đã thực hiện nhằm thu hút FDI.

Thông tin về việc lựa chọn địa điểm đầu tư

Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Theo nghiên cứu của VDF, tiềm năng thị trường là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là gợi ý của đối tác, mức độ hấp dẫn của chính sách FDI và cơ sở hạ tầng giao thông. Các nhà đầu tư còn quan tâm tới hệ thống ngân hàng và tài chính, mức độ thực thi luật pháp, nguồn nhân lực và các ngành công nghiệp phụ trợ. Yếu tố có ít ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu này là gợi ý của Chính phủ Việt Nam. Rõ ràng, cần tập trung vào những yếu tố mà các nhà đầu tư cho là quan trọng thay vì cho họ thấy những yếu tố mà chính quyền nghĩ là quan trọng. Với cách tiếp cận marketing, chính quyền cần hiểu rõ nhà đầu tư muốn gì và

22 Nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 10 doanh nghiệp Nhật Bản, 10 doanh nghiệp Hàn Quốc, 8 doanh nghiệp Trung Quốc, 7 doanh nghiệp Singapore, 6 doanh nghiệp Hồng Kông, 6 doanh nghiệp Hoa Kỳ và 4 doanh nghiệp Úc

41

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

đóng vai trò định hướng, chỉ dẫn để đáp ứng nghiên cứu của nhà đầu tư trên các khía cạnh mà họ cho là quan trọng.

Bảng 6: Tầm quan trọng của các yếu tố khác nhau tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư

Các yếu tố Thấp nhất

Cao nhất

Điểm TB

Độ lệch chuẩn

Tiềm năng thị trường địa phương 3 5 4,18 0,65

Gợi ý của đối tác 3 5 3,99 0,76

Chính sách thu hút FDI của địa phương 3 5 3,96 0,63

Hệ thống giao thông 2 5 3,94 0,73

Hệ thống tài chính, ngân hàng 2 5 3,87 0,62

Mức độ thực thi luật pháp 3 5 3,87 0,64

Chất lượng và thái độ nguồn nhân lực 2 5 3,82 0,83

Hệ thống dịch vụ, công nghiệp phụ trợ 2 5 3,76 0,76

Mặt bằng và chi phí mặt bằng 2 5 3,68 0,82

Chi phí lao động 2 5 3,51 0,87

Mức độ tham nhũng 2 5 3,50 0,74

Mức độ cạnh tranh 2 5 3,46 0,78

Mức độ quan tâm tới môi trường 2 5 3,24 0,77

Gợi ý của chính phủ Việt Nam 1 4 2,66 0,73

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005 Chú ý: Tầm quan trọng của các yếu tố được yêu cầu đánh giá tăng dần từ 1 tới 5.

Điểm trung bình càng cao, yếu tố đó càng quan trọng

Lý do chủ yếu để các nhà đầu tư quan tâm tới thị trường Hà Nội chính là tiềm năng thị trường. Hà Nội với số dân trên 3,5 triệu người và thu nhập bình quân trên 1.500 USD/người/năm là một thị trường đầy tiềm năng, rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn như hết đất cho xây dựng công nghiệp, giá thuê đất cao hay sự can thiệp sâu của Chính phủ. Như đã trình bày ở trên, các dự án đầu tư vào Hà Nội chủ yếu tập trung vào dịch vụ và công nghiệp. Trong nghiên cứu của VDF, 59% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, gần 35% hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và chỉ có 6% đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, 2 trong số 4 doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu này đang đầu tư trong lĩnh vực

42

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

nông nghiệp nhưng lại có xu hướng chuyển sang lĩnh vực khác. Bảng 7 thể hiện sự chuyển dịch này.

Bảng 7: Ngành nghề kinh doanh hiện tại và dự định về ngành nghề của nhà đầu tư tại Hà Nội

Ngành dự định sẽ kinh doanh Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Tổng

Nông nghiệp 2 2 - 4 (6,1%) Công nghiệp - 33 6 39 (59,1%)

Ngà

nh

hiện

tại

Dịch vụ - 3 20 23 (34,8%)

Tổng 2 (3,0%) 38 (57,6%) 26 (39,4%)

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005. Tổng số là 66 bởi có 2 doanh nghiệp không trả lời câu hỏi này.

Sản phẩm - môi trường đầu tư Hà Nội

Hầu hết tất cả các nhà đầu tư đều cho rằng, điểm mạnh nhất của môi trường đầu tư Hà Nội cũng như của Việt Nam nói chung chính là môi trường chính trị ổn định. Ở đây, các nhà đầu tư không phải lo lắng quá nhiều tới sự bất ổn trong chính trị ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ.

Một số nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ coi Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng bởi dịch vụ ở Việt Nam còn rất kém phát triển. Một số doanh nghiệp sản xuất hướng tới thị trường nội địa cũng coi đây là một thị trường đầy tiềm năng với lượng cầu đang tăng lên (do nhu cầu trước kia chưa được thỏa mãn cùng lúc với khả năng chi trả đang ngày một tăng lên).

Về lao động, Hà Nội trong tổng thể môi trường kinh doanh Việt Nam được tiếng là có lực lượng lao động dồi dào, thông minh và chăm chỉ. Một câu chuyện được đăng trên báo Tuổi trẻ về lý do vì sao Công ty sản xuất phần mềm Isclue đến Việt Nam23 thể hiện rất rõ lợi thế này. “Một đất nước với những con người có tinh thần làm việc là tư tưởng lớn như vậy sẽ là nơi để

23 http://www.dantri.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=82866

43

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Isclue đầu tư” là câu trả lời của giám đốc công ty với câu hỏi “Vì sao lại chọn Việt Nam làm nơi đầu tư?”

Biểu đồ 3: Sản phẩm - môi trường đầu tư Hà Nội trong đánh giá của các nhà đầu tư

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005; Mức độ tích cực tăng dần từ 1 tới 5

Tuy nhiên, cùng với những điểm mạnh đó, Hà Nội còn rất nhiều điểm cần khắc

phục như hệ thống giao thông, tình trạng tham nhũng hay vấn đề thuê nhà xưởng

văn phòng. Các yếu tố này bị đánh giá ở mức rất thấp, được xem như những vấn

đề mà Hà Nội cần quan tâm cải thiện nhằm tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn

hơn với các nhà đầu tư. Các khó khăn khác liên quan đến hệ thống tài chính ngân

hàng24, hệ thống giao thông và các yếu tố cứng khác.

Sự thiếu hụt lao động cũng được một số doanh nghiệp nêu ra nhưng chưa thực sự

cấp thiết bởi Hà Nội là trung tâm đào tạo của cả nước. Tuy nhiên, khi nói chuyện

ngoài lề với một số doanh nghiệp, một số họ cho rằng, công nhân nơi đây chưa

thực sự lành nghề và yêu công việc của mình. Một vấn đề ai cũng có thể hiểu đó

24 Xin xem thêm ở Chương 4, TS. Phạm Văn Hùng

44

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Các nhà đầu tư cho biết, việc tìm kiếm nhân

viên văn phòng không khó nhưng tìm được những kỹ sư và công nhân lành nghề

vẫn còn là điều khó khăn. Ngoài ra, đội ngũ công nhân thường làm việc thiếu kỷ

luật như những nông dân “thích làm thì làm, thích nghỉ là nghỉ”. Tuy nhiên, họ

cũng đánh giá cao phong cách làm việc của công nhân Hà Nội hơn hẳn các địa

phương khác của Việt Nam.

Việc hình thành nên các dự án để kêu gọi vốn FDI cũng không được các nhà đầu

tư hưởng ứng bởi cách làm cũng như nội dung của các dự án đó. Các dự án

thường là quá sơ sài, tính khả thi không cao và người lập dự án cũng dường như

không mấy kinh nghiệm và hiểu biết về cách lập một dự án khả thi.

Các chính sách của Hà Nội cũng chưa thực sự minh bạch nên vẫn có khe hở tạo

điều kiện cho tham nhũng. Tham nhũng chính là một trong những điểm yếu nhất

của Hà Nội trong đánh giá của các nhà đầu tư. Tham nhũng ở mọi cấp, mọi nơi

làm nản lòng các nhà đầu tư.

Hạ tầng giao thông của Hà Nội quá kém làm cho chi phí cả về thời gian và tiền

bạc của các nhà đầu tư tăng lên. Theo đánh giá của một số nhà đầu tư, đó chính

là lý do vì sao họ có kế hoạch dịch chuyển văn phòng của họ tới một số địa

phương khác có giao thông thuận lợi hơn.

Giá cả - chi phí kinh doanh tại Hà Nội đối với các doanh nghiệp FDI

Hà Nội luôn cho rằng, chi phí kinh doanh tại đây thấp hơn so với nhiều thành

phố khác trên thế giới nhưng thực tế cho thấy, chi phí kinh doanh tại Hà Nội lại

bị các nhà đầu tư đánh giá ở mức cao nhất nhì thế giới. Có rất nhiều chi phí

ngoài luồng mà các nhà đầu tư phải bỏ ra.

45

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Biểu đồ 4: Giá cả của việc kinh doanh tại Hà Nội

¬

Nguồn: Nghiên cứu của VDF ( 2005) mức độ tích cực tăng dần từ 1 tới 5

Khi được hỏi cụ thể, có doanh nhân khẳng định mức độ tham nhũng ở cấp địa phương cao hơn nhưng cũng có người khẳng định, tham nhũng ở mọi cấp và với cấp càng cao thì doanh nhân càng tốn kém. Đây là một thực trạng mà có lẽ có hầu hết mọi người nhận ra, một điểm yếu mà Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần phải nhanh chóng khắc phục bởi nó làm xấu hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Tham nhũng đã và đang là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Đó cũng chính là lý do cơ bản của việc Việt Nam bị tụt hạng trong Báo cáo thường niên về Chỉ số tự do kinh tế của Tạp chí Wall Street Journal, với vị trí 142 trong tổng số 157 quốc gia được xếp hạng năm 2006, tụt 6 hạng so với năm 2005. Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riêng đều cho rằng, họ khó có thể kiểm soát được chi phí bởi những hành xử của công chức cũng như công an nơi đây.

Tận dụng được lao động giá rẻ chính là một trong những lý do mà các nhà đầu tư tới với Việt Nam nhưng đó lại không phải là điểm mạnh của Hà Nội. Tuy nhiên, chi phí lao động ở Hà Nội là mức chi mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được.

Chi phí liên quan tới đất đai của các doanh nghiệp sản xuất cũng là một vấn đề lớn. Các chi phí liên quan tới giải phóng mặt bằng, tới việc giá đất thay đổi không thể lường trước được đã làm nhiều nhà đầu tư nản lòng.

46

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Kênh phân phối

Có thể nói, rất nhiều nhà đầu tư đã không nhận được những gì mà Hà Nội hứa hẹn cung cấp cho họ. Cho dù Hà Nội có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ hay hướng dẫn họ trong hoạt động kinh doanh nhưng do kênh phân phối hoạt động kém hiệu quả, thiếu hợp tác giữa các cơ quan chức năng nên những nỗ lực trong hấp dẫn hóa môi trường đầu tư của lãnh đạo Hà Nội đã bị công chức làm cho vô hiệu hóa. Có tới 87% số người được hỏi cho rằng, họ luôn bị các công chức tại các công sở ở Việt Nam “hành” về thủ tục, giấy tờ. Đây là vấn đề mang tính hệ thống ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu, nhưng những thông tin lẽ ra nhà đầu tư phải được thông báo thì hầu như họ phải mua hoặc tìm cách có được từ một nguồn xa lạ chứ không thể có được một cách chính thống. Chính vì vậy, những chính sách của nhà nước đối với các nhà đầu tư đôi khi họ không thể tiếp cận hoặc tiếp cận không hoàn toàn. Đó chính là kết quả của một cơ chế quản lý nhiều cửa hoặc một cửa nhưng quá nhiều khóa mà Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn đang tìm cách duy trì để đảm bảo quyền lợi cho một số cá nhân nào đó.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý của Việt Nam quá lỏng lẻo cũng làm cho việc thực thi chính sách trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các chính sách của Việt Nam nói chung cũng hay thay đổi cùng với việc có quá nhiều giấy phép con, không thống nhất tạo ra một hệ thống hành chính phức tạp mà rất ít các nhà đầu tư theo kịp. Mức độ tham dự và tính chất tham dự của các cơ quan chính quyền được các nhà đầu tư đánh giá không cao, thể hiện ở Biểu đồ 5 sau đây.

Có thể thấy rằng, sự tham dự của các cơ quan chức năng Hà Nội không được đánh giá tích cực (tính tích cực trong nghiên cứu này được đánh giá từ 1-2). Hầu hết các cơ quan tham dự vào hoạt động của các doanh nghiệp mang tính đối phó, không hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp. Nói cách khác, các doanh nghiệp nhận được rất ít sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý vĩ mô. Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được đánh giá tốt nhất nhưng mức độ vẫn chỉ ở trên mức 0,75 với thang đo -2 tới 2.

47

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Các chương trình truyền thông

Sở Kế hoạchvà Đầu tư

Sở Thương MạiSở Công NghiệpSở Giao Thông...Các cơ quan

thuế vụ tài chínhUBNDTp. Hà Nội Cơ quan

an ninh

-1

0

1

2

Biểu đồ 5. Mức độ và tính chất tham dự của các cơ quan chức năng Hà Nội

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005. Mức độ tích cực tăng dần từ 1 tới 5. Các nhà đầu tư đánh giá mức độ và tính chất hỗ trợ của các cơ quan Hà Nội từ -2 tới 2, với tính tích cực tăng dần

Cần phải khẳng định rằng, tuy Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông nhưng hầu hết các chương trình đều chưa mang lại hiệu quả đáng kể. Họ có rất ít những thông tin về môi trường đầu tư từ chính các hoạt động xúc tiến chủ động của Hà Nội. Thực tế, các nhà đầu tư luôn phải tự mình tìm kiếm thông tin trong một môi trường thông tin không mở.

Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, có rất nhiều phương pháp thu thập thông tin về một địa điểm đầu tư nào đó và cũng có hàng trăm ngàn nguồn có thể cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trong nghiên cứu này đã chỉ ra có 4 nhóm nguồn tin được họ truy cập.

Nhóm thứ nhất bao gồm những thông tin không phổ biến mà bạn hàng, các nhà đầu tư khác, kinh nghiệm của chính nhà đầu tư cũng như từ các đại sứ quán cung cấp. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, những nguồn này được coi là những nguồn tin đáng tin cậy nhất đối với các nhà đầu tư khi họ tìm kiếm thông tin về môi trường Hà Nội.

Nhóm thứ hai mà nhà đầu tư tìm kiếm thông tin là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là nguồn tin chính thức mà nhà đầu tư cho rằng có khả năng cung cấp những thông tin chính xác nhất về chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, thông tin từ nguồn này thường không đầy đủ hoặc rất chủ quan, chỉ thể hiện tư tưởng tích cực nhưng trên thực tế thì nhà đầu tư còn nhiều việc phải làm.

48

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Nhóm thứ ba cung cấp thông tin bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, các chiến lược thu hút FDI của Hà Nội và Việt Nam. Có 70% các nhà đầu tư trong nghiên cứu này cho rằng, họ sử dụng nguồn tin này nhưng chất lượng thông tin chưa thực sự cao, chỉ hơn mức trung bình mà thôi.

Nhóm thứ tư cung cấp thông tin cho nhà đầu tư là VCCI, trang chủ của các cơ quan Hà Nội, người Việt Nam và các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Các nhà đầu tư cũng thường truy cập vào những nguồn tin trên nhưng họ đánh giá thấp chất lượng thông tin từ các nguồn này bởi tính lạc hậu và không chính xác của chúng.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ sử dụng và chất lượng nguồn thông tin đối với các nhà đầu tư

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005. Đường gấp khúc thể hiện tỷ lệ các nhà đầu tư có tham khảo nguồn thông tin (trục phải); Hệ thống cột thể hiện chất lượng nguồn tin

(trục trái)

Các nhà đầu tư rất tin tưởng vào thông tin mà đối tác của họ cung cấp. Bên cạnh đó, đại sứ quán của họ tại Việt Nam cũng được họ tham khảo ý kiến đánh giá về môi trường đầu tư. Do đó, việc cung cấp thông tin cho đại sứ quán các nước tại Việt Nam là điều mà Hà Nội nên làm để có thể tiếp cận các nhà đầu tư. Thực tế, sau khi nhận được những thông tin tích cực, các nhà đầu tư thường tới tận nơi để kiểm tra tình hình bằng đánh giá của chính họ.

VCCI, đại sứ quán của Việt Nam tại các nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài không được các nhà đấu tư xem là nguồn tin đáng tin cậy. Đây là điểm gây ngạc nhiên bởi đó chính là những nơi có nhiệm vụ xúc tiến đầu tư cho Việt Nam, lẽ ra phải là những nguồn tin đầu tiên cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.

49

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, một đầu mối cung cấp thông tin về Hà Nội cũng không được nhiều nhà đầu tư nhắc tới như một “nguồn cung cấp thông tin” mà với họ, đây chỉ là nơi “cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư” mà thôi. Thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng không thể quản lý việc các dự án được cấp phép đã đi vào sản xuất kinh doanh hay chưa và mức độ thành công của các dự án này ra sao.

Có thể thấy rằng, Hà Nội chưa ý thức được việc phải thực hiện các chương trình marketing mà họ mới chỉ tìm cách cải thiện môi trường kinh doanh một cách hời hợt và cảm tính. Các hoạt động hiểu theo nghĩa marketing đều ít được đánh giá cao. Các nhà đầu tư cho rằng, có 2 mảng vấn đề lớn mà các doanh nghiệp thường gặp tại Hà Nội cũng như Việt Nam, đó là cơ chế và con người - làm cho sản phẩm mà Hà Nội cung cấp cho nhà đầu tư còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, nhà đầu tư coi vấn đề cơ chế nghiêm trọng hơn. Chính cơ chế quản lý còn lỏng lẻo nhưng rườm rà của Việt Nam tạo điều kiện cho tham nhũng, cho cán bộ công chức có thái độ “hành doanh nghiệp” thay vì “phục vụ doanh nghiệp” như chức năng và nhiệm vụ của chính họ.

Như vậy, cùng với một số bất lợi khách quan so với các tỉnh thành khác trong thu hút FDI, như giá đất, tiền lương cao hay với vị thế thủ đô - không thể vượt rào như một số địa phương khác, Hà Nội vẫn tự xem mình là một “đứa con ngoan” của cơ chế quản lý, chậm thay đổi trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng. Vậy, phải chăng sự chậm chạp này được đánh giá cao? Có rất nhiều vấn đề Hà Nội đã và đang phải học hỏi từ các địa phương khác để lành mạnh hóa hệ thống công quyền của mình. Còn rất nhiều việc Hà Nội cần làm như: giá sinh hoạt, đặc biệt là nhà ở, quá cao; các công chức chính quyền còn thiếu phẩm chất chuyên môn; chính quyền địa phương được xem là không thực sự quan tâm tới nhu cầu của khối doanh nghiệp; nạn hàng giả tràn lan; và thủ tục mua đất rất phức tạp… để tạo nên một môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn hơn.

Những khác biệt trong hành vi và đánh giá của một số nhà đầu tư ở Hà Nội

Những phân tích ở trên xem xét các nhà đầu tư như một nhóm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà đầu tư từ các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có nguồn lực khác nhau. Do đó, ngành nghề mà họ muốn kinh doanh tại Hà Nội

50

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

cũng mang những đặc trưng riêng, mục tiêu tiếp cận thị trường Hà Nội cũng rất khác. Do đó, để gợi ý cho Hà Nội có nên xây dựng từng chương trình marketing riêng biệt tới các vùng lãnh thổ khác nhau hay không chúng tôi muốn kiểm tra sự khác biệt có thể có trong hành vi đầu tư của họ. Phần tiếp theo sau đây thể hiện những so sánh này. Tuy nhiên, do mẫu nghiên cứu có hạn, việc so sánh sẽ được thực hiện chủ yếu trên từng nhóm thay vì cho từng vùng lãnh thổ.

Ngành nghề và quy mô

Khi xem xét yếu tố ngành nghề và quy mô, các nhà đầu tư có thể được chia làm 3 nhóm. Nói chung, các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông thiên về sản xuất các mặt hàng công nghiệp, các sản phẩm đồ điện gia dụng sử dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Nhật Bản còn quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi nhà đầu tư Singapore quan tâm tới xây dựng văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và các khu chung cư cao cấp. Những dự án của họ có số vốn trung bình tương đối cao.

Ngược lại, các nhà đầu tư từ EU, Hoa Kỳ và Úc tập trung vào ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, tư vấn, khách sạn và du lịch. Các dự án này cũng có số vốn đầu tư tương đối cao, đặc biệt là các ngành liên quan tới ngân hàng và khách sạn.

Trong khi đó, các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc thường quan tâm tới các ngành sản xuất nhỏ, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo như may mặc, giày da, thức ăn gia súc, thủy hải sản và mỹ phẩm. Các ngành này nói chung thường gây ô nhiễm môi trường. Quy mô của các dự án đầu tư của các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc thường không lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển sang các ngành công nghệ cao, còn các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Lý do chọn Hà Nội làm điểm đến đầu tư

Với hầu hết các nhà đầu tư, trừ nhà đầu tư Singapore, tiềm năng thị trường là yếu tố quan trọng để họ lựa chọn Hà Nội là điểm đến đầu tư tại thị trường Việt Nam.

51

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Do nhà đầu tư Singapore trong nghiên cứu này đã không hướng tới thị trường Hà Nội, họ hướng tới xuất khẩu nên điều này là có thể hiểu được.

Tương tự như vậy, cũng không có nhiều sự khác biệt trong đánh giá vao trò của “gợi ý của chính phủ Việt Nam” về địa điểm đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư đều đánh giá gợi ý của chính phủ Việt Nam không mấy ảnh hưởng tới việc lựa chọn đầu tư của họ, trừ nhà đầu tư Nhật Bản. Họ chịu ảnh hưởng trên mức trung bình (3,5) trong thang đo mức độ ảnh hưởng tăng dần từ 1 tới 5.

Các nhà đầu tư Úc, Hoa Kỳ và EU rất quan tâm tới công nghiệp và dịch vụ phụ trợ cũng như nạn tham nhũng tại địa phương. Trong khi đó, các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan lại không mấy quan tâm tới yếu tố này. Vấn đề mà họ quan tâm là chi phí, làm thế nào để giảm thiểu chi phí là mục tiêu của họ khi tới với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Một trong những nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan không mấy quan tâm tới “tham nhũng” là do, họ biết cách “lách luật” để vượt qua thách thức này. Ngược lại, các nhà đầu tư từ EU hoặc Hoa Kỳ lại rất e ngại vấn đề này.

Sự minh bạch là yếu tố mà tất cả các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan lại quan tâm tới yếu tố này theo một cách khác. Với họ, một môi trường kinh doanh với thông tin chưa thực sự mở vẫn có khả năng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Trong khi đó, các nhà đầu tư EU, Hoa Kỳ hay Úc lại không chấp nhận việc bỏ tiền ra mua hoặc sử dụng những thông tin không chính thức.

Nhà đầu tư Singapore và Hoa Kỳ đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi gợi ý của đối tác khi họ tới Hà Nội đầu tư. Còn nhà đầu tư Nhật Bản lại có phần quan tâm tới gợi ý của Chính phủ hơn. Ngược lại, các nhà đầu tư Úc,ÊUUvà Trung Quốc lại không chịu ảnh hưởng của cả đối tác và Chính phủ Việt Nam khi lựa chọn Hà Nội.

Các nhà đầu tư Nhật Bản và Hồng Kông cho biết, nhân lực rẻ, thái độ làm việc tốt và khả năng làm việc cao là yếu tố có ảnh hưởng lớn để họ tới Việt Nam và Hà Nội để đầu tư. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường, như đã trình bày ở trên, cũng là yếu tố thu hút họ đầu tư vào Hà Nội.

52

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Sản phẩm môi trường đầu tư Hà Nội

Với góc nhìn marketing, chúng tôi xin đánh giá các công cụ marketing mà Hà Nội cung cấp cho các nhà đầu tư. Với sản phẩm – môi trường đầu tư, các nhà đầu tư có đánh giá tương tự nhau. Tuy nhiên, vẫn có vài điểm khác biệt giữa các nhóm nhà đầu tư khác nhau. Sự khác biệt đó được thể hiện trong biểu đồ 8 dưới đây.

Biểu đồ 7: Môi trường đầu tư Hà Nội trong đánh giá của các nhóm nhà đầu tư

Lưu ý: Mức độ hấp dẫn của Hà Nội được yêu cầu đánh giá tăng dần từ 1 tới 5. Điểm nào

càng được đánh giá cao thì điểm đó càng mang tính tích cực.

Một lần nữa, cần khẳng định rằng, tiềm năng thị trường lớn là yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp tới với Hà Nội để đầu tư. Điều này đặc biệt đúng với các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Chất lượng nguồn nhân lực ở Hà Nội là yếu tố được đánh giá ở mức tương đối cao. Các nhà đầu tư Hồng Kông, EU và Trung Quốc đánh giá cao tấm quan trọng của yếu tố này và Hà Nội là địa phương đáp ứng được yêu cầu này của họ. Ngược lại, các nhà đầu tư Đài Loan chỉ xem xét yếu tố này ở mức độ quan trọng trung bình; tuy nhiên, họ cũng xem xét nguồn nhân lực Hà Nội với điểm đánh giá tích cực.

53

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Có sự khác biệt căn bản căn bản giữa các nhóm nhà đầu tư về tính kỷ luật trong công việc của nguồn nhân lực. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá rất cao yếu tố này của Hà Nội trong khi các nhà đầu tư Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc lại cho rằng người lao động ở đây không đáp ứng yêu cầu này. Điều này được giải thích bằng việc, do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tuyển dụng những nhân viên đã qua đào tạo ở trình độ cao, cùng với đó là các chương trình tái đào tạo tại hiện trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Hoa Kỳ thường đánh giá chất lượng công việc dựa trên kết quả cuối cùng thay vì quản lý công việc thường ngày.

Hầu hết các nhà đầu tư đều xem hạ tầng giao thông là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của họ và cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội có ảnh hưởng tiêu cực tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Trong đó Nhật bản và Singapore có đánh giá cao tầm quan trọng của yếu tố này hơn các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực ODA, đầu tư vào giao thông, nên cơ sở hạ tầng giao thông kém cũng đồng nghĩa với cơ hội đầu tư của họ tại Hà Nội. Tương tự như vậy, một số nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội tham gia vào các ngành kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Hà Nội.

Chi phí kinh doanh tại Hà Nội

Các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan đánh giá cao tầm quan trọng của yếu tố “tiết kiệm chi phí” khi họ tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở đâu đó trong khi các nhà đầu tư Úc, Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản lại không quan tâm nhiều lắm tới yếu tố này.

Các chi phí liên quan tới bảo vệ môi trường được quan tâm lớn bởi các nhà đầu tư Trung Quốc bởi đó chính là lý do để họ tới Việt Nam đầu tư. Các chi phí liên quan tới bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải là những chi phí đầu tiên các nhà đầu tư muốn cắt giảm.

Mức độ tham nhũng đã và đang được các nhà đầu tư cho là vấn đề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần giải quyết nhanh chóng và triệt để. Những chi phí đó làm cho khả năng kiểm soát chi phí của các nhà đầu tư giảm xuống. Một phần chi phí các nhà đầu tư bỏ ra không thể “hạch toán” được, phần này cũng chiếm

54

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

một phần không nhỏ trong tổng chi phí mà “khách hàng” phải bỏ ra. Điều đó tạo ra tâm lý không tốt của nhiều nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm để đầu tư.

Biểu đồ 8: Một số chi phí tạo nên “giá” của việc kinh doanh tại Hà Nội

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005. Các chỉ tiêu đánh giá theo hướng tích cực

tăng dần từ 1 tới 5.

Các loại chi phí liên quan tới môi trường được các nhà đầu tư Trung quốc rất quan tâm bởi một trong các lý do họ sang Việt Nam đầu tư là tiết kiệm chi phí. Chi phí xử lý chất thải là loại chi phí các doanh nghiệp mong muốn tiết kiệm đầu tiên. Về chi phí cho lao động, các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan rất xem trọng vấn đề này. Ngược lại, các nhà đầu tư Úc, Nhật Bản, EU hay Hoa Kỳ lại coi đây không phải là vấn đề mà họ quan tâm.

Tham nhũng đã và đang làm cho chi phí không chính thức tại Hà Nội tăng cao, giảm khả năng kiểm soát chi phí của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các loại chi phí này lại không thể đưa vào bảng cân đối kế toán, khó có thể khấu trừ vào chi phí kinh doanh nhưng lại chiếm phần không nhỏ trong chi phí thực tế của các doanh nghiệp. Chính điều này làm nản lòng không ít các nhà đầu tư.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đã buộc phải chấp nhận một mức thuế cao hơn khi đầu tư tại Hà Nội. Giá điện, nước cũng như các loại chi phí dịch vụ khác ở Hà Nội luôn cao hơn các địa phương khác. Đặc biệt, chi phí thuê đất đai nhà xưởng ở Hà Nội rất cao, cao hơn nhiều so với các địa phương lân cận. Tất nhiên, bù lại một phần các chi phí đó là việc vận chuyển tới khách hàng Hà Nội dễ dàng và

55

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

tiết kiệm hơn. Đồng thời, danh tiếng của sản phẩm “made in Hà Nội” được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao hơn hẳn so với các địa phương khác. Do vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông vẫn tìm cách đầu tư nơi đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc và Hồng Kông đã và đang cân nhắc vấn đề này bởi họ rất quan tâm tới chi phí.

Phân phối

Như đã phân tích ở trên, “chính sách phân phối” trong marketing địa phương được thể hiện ở việc những giá trị dịch vụ mà địa phương có đến được với nhà đầu tư hay không. Do đó, để đánh giá của nhà đầu tư về “chính sách phân phối” của Hà Nội, nhà đầu tư được yêu cầu đánh giá trên các khía cạnh như mức độ thực thi luật pháp và thái độ phục vụ của các công chức nơi đây.

Có đôi chút khác biệt trong đánh giá mức độ thực thi luật pháp. Các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông có vẻ hài lòng hơn so với các nhà đầu tư còn lại về mức độ thực thi luật pháp ở Hà Nội. Tuy nhiên, điểm đánh giá cũng chỉ đạt trên trung bình một chút.

Có sự khác biệt căn bản trong đánh giá thái độ làm việc của công chức giữa nhóm các nhà đầu tư từ EU, Hoa Kỳ và Úc với các nhà đầu tư còn lại. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ, EU và Úc đánh giá tương đối cao thái độ làm việc của công chức trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore hay Hồng Kông lại rất phẫn nộ vì hành vi trong tiếp đón nhà đầu tư của công chức Hà Nội. Điều này có thể giải thích được khi người Việt Nam nói chung vẫn mang nặng tính “sính ngoại” và thường thích “Tây” hơn “những người như mình”.

56

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Biểu đồ 9: Sự khác biệt trong đánh giá “chính sách phân phối”

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005 Các chỉ tiêu đánh giá theo hướng tích cực tăng dần từ 1 tới 5

Truyền thông marketing

Trong nghiên cứu này, chính sách truyền thông được đánh giá trên các khía cạnh như nhận thức của nhà đầu tư về chính sách FDI của địa phương, những gợi ý của đối tác và gợi ý của chính phủ Việt Nam về nơi đầu tư, ngành nghề đầu tư...

Chính sách thu hút FDI của các địa phương cũng có đôi chút ảnh hưởng tới nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầy tư Úc, EU, Đài Loan và Hoa Kỳ. Có thể giải thích điều này do các nhà đầu tư EU, Úc và Hoa Kỳ luôn tuân thủ pháp luật và họ luôn mong muốn nơi mà họ đến có một chính sách FDI thông thoáng và rõ ràng.

Với hầu hết các nhà đầu tư, gợi ý của đối tác có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, đặc biệt, nhà đầy tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư Trung Quốc, yếu tố này có ảnh hưởng không nhiều. Điều này được thể hiện rõ nét trong quá trình đầu tư. Các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng của các tổ chức của Nhật Bản có mặt tại Việt Nam như JICA, JBIC hay JETRO. Các nhà đầu tư lớn thường kéo theo rất nhiều nhà cung cấp vệ tinh cho mình. Điều này không thấy được ở các nhà đầu tư Trung Quốc.

Như đã phân tích ở trên, gợi ý của Chính phủ Việt Nam không mấy ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư từ

57

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Hồng Kông và EU. Tuy nhiên, Singapore và Nhật Bản lại có quan tâm một cách tương đối tới gợi ý của Chính phủ Việt Nam. Điều này giải thích được vì sao rất nhiều các dự án đầu tư của Nhật Bản và Singapore tập trung ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không đáng kể.

Các nhà đầu tư Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh giá cao thông tin mà Đại sứ quán của họ ở Việt Nam cung cấp nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc hay EU lại không. Nhà đầu tư Trung Quốc đánh giá cao các chiến lược xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong khi các nhà đầu tư EU lại đánh giá nguồn tin này rất thấp.

Các hoạt động truyền thông của Hà Nội còn được thể hiện ở chất lượng của các nguồn cung cấp thông tin cho khách hàng. Việc đánh giá chất lượng các nguồn tin cũng có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư. Khác biệt rõ nét nhất là đánh giá của các nhà đầu tư về nguồn tin “Người Việt Nam ở nước ngoài”. Hầu hết các nhà đầu tư đánh giá rất thấp nguồn tin này nhưng duy có các nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá cao nguồn tin này. Điều này được xác nhận bởi đại diện thương mại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ còn đánh giá cao nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nhưng lại đánh giá thấp thông tin từ các websites cũng như VCCI. Nói chung VCCI bị xem là nguồn tin có chất lượng thấp tương đối so với các nguồn tin khác.

Mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư khi kinh doanh tại Hà Nội

Như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ sự khác biệt trong đánh giá chủ quan của chính quyền Hà Nội và đánh giá khách quan của các nhà đầu tư. Chính sự khác biệt này tạo nên khoảng cách giữa những mong đợi của nhà đầu tư với những gì mà họ nhận được, ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của họ khi kinh doanh ở Hà Nội.

58

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

Biểu đồ 10: Mức độ thoả mãn của các nhà đầu tư khi kinh doanh tại Hà Nội

Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005.

Các chỉ tiêu đánh giá theo hướng tích cực tăng dần từ 1 tới 5

Nói chung, các nhà đầu tư đến với Hà Nội đều “tương đối hài lòng”, nhưng mức độ hài lòng không thực sự đồng nhất. Các nhà đầu tư Nhật Bản có vẻ hài lòng hơn cả, tiếp theo là nhà đầu tư Hồng Kông và Hàn Quốc. Nhà đầu tư Singapore dường như khó tính nhất nhưng mức độ thỏa mãn cũng đạt mức trên trung bình một chút.

Có thể nói rằng, các nhà đầu tư khi đến với Hà Nội, có 56% trong số họ trả lời “hài lòng” và 44% trả lời “bình thường” với câu hỏi “có hài lòng với môi trường đầu tư Hà Nội hay không?” Điều đó chứng tỏ, tuy môi trường đầu tư Hà Nội còn nhiều bất cập nhưng các nhà đầu tư phần nào đã nhận được những gì mà họ mong đợi. Đó cũng chính là lý do rất nhiều các dự án đầu tư ở Hà Nội được các nhà đầu tư tăng vốn. Bên cạnh đó, cũng chính sự gợi ý của các nhà đầu tư đã ở Hà Nội là một kênh truyền thông cung cấp thông tin về Hà Nội đến với các nhà đầu tư tiềm năng.

59

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Bảng 8: Một số gợi ý marketing hướng tới 3 nhóm nhà đầu tư

Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông

EU, Hoa Kỳ, Úc Hàn Quốc, Đài Loan,

Trung Quốc

Định vị Thị trường tiềm năng, con người thân thiện, chăm chỉ

Thị trường tiềm năng

Chi phí thấp

Ngành công nghiệp xây dựng, điện, điện tử và công nghiệp nặng

Ngành dịch vụ, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Công nghệ nano

Sản phẩm Chính sách minh bạch, rõ ràng Công chức với thái độ thân thiện Nhân viên được đào tạo bài bản

Giá cả Giảm thiểu các loại chi phí không hạch toán được Minh bạch hóa các loại chi phí

Kênh phân phối

Công chức với thái độ làm việc hết mình, theo định hướng khách hàng Gia tăng mức độ thực thi luật pháp

Tăng cường sự hợp tác giữa chính quyền với doanh nghiệp

Truyền thông marketing

Tăng cường hợp tác giữa các Chính phủ Khẳng định tính minh bạch của pháp luật Tuyên truyền chiến lược thu hút FDI với chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo

Gia tăng ảnh hưởng tới Việt kiều Khẳng định chiến lược thu hút FDI công bằng với mọi đối tượng Khẳng định nền kinh tế đang phát triển với hình ảnh “con hổ Châu Á”

Công bố đầy đủ thông tin về các loại chi phí và đảm bảo kiểm soát các chi phí đó

60

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

KẾT LUẬN

Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng luôn tự hào và cũng được các nhà đầu tư đánh giá là nơi có “hệ thống chính trị ổn định” nhất nhì thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hà Nội luôn đứng ở vị trí số một trong danh sách điểm đến đầu tư. Sự ổn định về chính trị có nghĩa là một quốc gia không có chiến tranh, không xung đột về xã hội nhưng với các nhà đầu tư, nó mới chỉ cho phép địa phương đó bước đầu lọt vào danh sách những địa chỉ đầu tư bởi nó giúp nhà đầu tư lập được kế hoạch kinh doanh ở tầm trung hạn25. Danh sách những địa chỉ này nhanh chóng rút ngắn khi nhà đầu tư xem tiếp hai yếu tố hệ quả của chính trị là tính trong sáng của hệ thống luật pháp và bộ máy công quyền. Các yếu tố khác như sự ổn định về kinh tế, mức độ hội nhập của địa phương với thế giới cho phép nhà đầu tư xác định tổng quát về độ thuận lợi của đầu tư thông qua việc xem xét mức độ tự do hóa của các yếu tố cấu thành sản xuất và thương mại. Những yếu tố này của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung lại bị đánh giá là rất thấp và cho dù Việt Nam và Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong cải thiện chính sách. Sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào các quyết định của từng doanh nghiệp đã làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tất nhiên, với vị thế của một thủ đô, Hà Nội dù có rất nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nhưng do những vấn đề mang tính chính trị, khả năng giảm thiểu sự can thiệp vào các quyết định kinh doanh nói chung còn chưa thể nhắc tới.

Những yếu tố như tiềm năng thị trường, cơ sở hạ tầng, nhân công, tài nguyên thiên nhiên… luôn được các nhà đầu tư sử dụng để tìm ra những địa điểm tốt nhất một cách tương đối cùng những phương thức hữu hiệu nhất để triển khai chiến lược đầu tư tại các địa phương đó. Địa phương nào sở hữu các yếu tố cho phép chiến lược đầu tư đạt mức tối ưu sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Các yêu cầu này ràng buộc chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo tính liên tục của vấn đề. Những yếu tố như tiềm năng thị trường, trình độ và thái độ nhân công của Hà Nội được đánh giá là những điểm mạnh trong mối quan hệ với các địa phương khác của Việt Nam. Tuy nhiên, cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo cải thiện cơ sở hạ tầng và khai thác được lợi thế đã có để Hà Nội là điểm đến được lựa chọn trong danh mục các địa chỉ tiềm năng của các nhà đầu tư.

25 http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp

61

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

Đứng trên góc nhìn của nhà nghiên cứu, muốn thu hút được dòng FDI, chúng tôi nhận thức được rằng, đáp ứng mọi yêu cầu trong trường hợp này là điều không thể. Tuy nhiên, để xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, cần hiểu các nhà đầu tư đến với Việt Nam không hẳn là do môi trường đầu tư ở đây hấp dẫn họ mà họ tới với Việt Nam hay Hà Nội làm ăn là do họ kỳ vọng vào lợi ích của việc đầu tư nơi đây. Họ cũng có thể quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư, nhưng yếu tố nào là quan trọng nhất thì lại phải gắn chặt với khả năng đảm bảo tính hiện thực của chiến lược đầu tư. Do vậy, đối với mỗi địa phương, ngay cả khi nó có nhiều yếu tố không tốt bằng các địa phương khác nhưng lại thỏa mãn một cách xuất sắc yếu tố mà nhà đầu tư đang cần, địa chỉ này hoàn toàn có thể dành quyền đi tiếp vào vòng lựa chọn tiếp theo của nhà đầu tư.

Với thế mạnh của một điểm đến ổn định chính trị, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng giúp các nhà đầu tư hiện thực hóa chiến lược đầu tư của mình thông qua việc giảm thiểu các khó khăn và rủi ro khi đầu tư tại đây. Tăng cường tính trong sáng của hệ thống luật pháp, giảm thiểu tham nhũng trong bộ máy công quyền, đảm bảo một môi trường kinh doanh tuân thủ theo luật định chính là cốt lõi của vấn đề khi đề cập sự ổn định chính trị trong thu hút FDI hiện nay.

Việc đánh giá môi trường đầu tư Hà Nội không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau thể hiện nhận thức giá trị của môi trường kinh doanh nơi đây khác nhau. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những mong đợi của nhà đầu tư với những yếu tố cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng trước những giá trị lợi ích mà Hà Nội hứa hẹn cung cấp cho nhà đầu tư. Chúng tôi hy vọng rằng, với lợi thế thủ đô, tiềm năng thị trường lớn và một nguồn nhân lực dồi dào, Hà Nội có thể thu hút nhanh hơn, nhiều hơn nữa các dự án FDI có số vốn đầu tư lớn, vào các ngành nghề sử dụng lao động chẩt xám nhiều hơn, tạo nhiều giá trị lợi ích hơn cho người lao động, cho xã hội và đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Những dự án vào các ngành kinh tế tri thức, du lịch và dịch vụ sẽ hấp dẫn với các nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển và tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở một thị trường mới nổi như Việt Nam. Hà Nội cùng với các tỉnh thành lân cận cần phải được định hướng phát triển liên vùng, hỗ trợ và hợp tác để trở thành một khu vực kinh tế lớn. Chắc chắn, với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp từ các tỉnh thành lân cận, Hà Nội sẽ có tiềm năng hơn trong việc thu hút các ngành sản xuất sạch và các dự án đầu tư giá trị cao.

62

Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh:

1. David O. Dapice (2003), Vietnam’s Economic Policy since 2001, Harvard University, Vietnam Program

2. Kotler & Hamlin & Rein & Haider (2002), Marketing Places, The Free Press

3. Kotler, Rein and Haider (1999), Marketing Place Europe, Prentice Hall

4. Roy Langer (2002), Place images and place marketing, http://ir.lib.cbs.dk/download/ISBN/x656108206.pdf

5. Vu Minh Khuong (2004), The competitiveness of Vietnam’s three largest cities, Mekong Private Sector Development Faciliy, Private Sector discussions, Number 17

6. Young, Place Marketing, http://www.egs.mmu.ac.uk/research/soc_econ/place_mark.html

Tiếng Việt:

1. Anh Xuân (2006), Việt nam, điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, Báo Lao động, số ra ngày 16/3/2006

2. Hồ Đức Hùng và cộng sự, (2004), “Marketing địa phương cho Thành phố Hồ Chí Minh”, HCMC

3. Nguyễn Thế Quang, phát biểu với báo giới ngày 18 tháng 7 năm 2005. Tin đăng tại http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=7&DocID=7783

4. Phát biểu của Thủ tướng (tiền nhiệm) Phan Văn Khải tại cuộc họp với UBND Thành phố Hà Nội tháng 7/2004

5. VCCI (2005), Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, VCCI and VNCI report

63

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

6. Vu Minh Khuong (2006), Việt Nam: Chúng ta đang đứng ở đâu? Báo cáo nghiên cứu

7. Vũ Trí Dũng và Phạm Thị Huyền (2006), Marketing địa phương và việc hấp dẫn đầu tư để phát triển, Báo cáo nghiên cứu, Đề tài cấp bộ Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2005.

8. Xuân Toàn, Câu chuyện về một sinh viên Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, ngày 11 tháng 10 năm 2005.

9. http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?MessageID=217&portalID=8&tabid=55&RoomID=2

10. http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=30130

11. http://www.vietnamnet.vn/60nam/2006/02/544363/

12. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/01/3B9E5D99

13. http://www.vnn.vn/chinhtri/doingoai/2004/11/351048/

14. http://www.hapi.gov.vn

15. http://www.mpi.gov.vn/fdi

64