274
1 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHUÈN §ÇU RA C¸C CHUY£N NGµNH §µO T¹O HÀ NỘI - 2015

CHUÈN §ÇU RA4 Với mong muốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về đào tạo nhân lực cho đất nước, Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo của

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHUÈN §ÇU RA C¸C CHUY£N NGµNH §µO T¹O

HÀ NỘI - 2015

2

3

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tên gọi

trước đây là Đại học Nông nghiệp Hà Nội) luôn cố gắng không ngừng để đáp ứng ngày càng

tốt hơn sứ mạng của mình đối với xã hội. Học viện luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị phòng thí nghiệm để xây dựng môi trường dạy, học và nghiên cứu khoa học tốt nhất

cho giảng viên và người học. Đội ngũ cán bộ viên chức của Học viện luôn được tạo điều kiện

học tập nghiên cứu nâng cao trình độ để đảm nhận tốt công việc dạy và nghiên cứu của mình.

Cùng với quá trình đó, Học viện luôn chủ động cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng

yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn đối với sinh viên tốt nghiệp. Để thể hiện ý chí cũng

như là những cam kết về hoạt động đào tạo của mình, năm 2010 Học viện đã công bố cuốn

Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy; năm 2011, ban hành cuốn

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo trình độ sau đại học.

Cuốn Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo của Học viện năm 2015 là sản phẩm tiếp

theo của hoạt động rà soát, hoàn thiện và cập nhật chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo

của toàn Học viện. Cuốn Chuẩn đầu ra gồm hai phần: Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo

hệ đại học chính quy và cao đẳng; Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo hệ sau đại học.

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo hệ đại học và cao đẳng: giới thiệu chuẩn đầu ra

của toàn bộ 55 chương trình đào tạo hệ đại học, trong đó có 08 chương trình đào tạo đại học

theo định hướng nghề nghiệp (POHE) và 06 chương trình đào tạo hệ cao đẳng;

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo hệ sau đại học: giới thiệu chuẩn đầu ra của 20

chương trình đào tạo thạc sĩ, 16 chương trình đào tạo tiến sĩ.

Mục đích công khai chuẩn đầu ra của Học viện là:

+ Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của

Học viện để: Người học, phụ huynh, cơ quan tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện những

cam kết của Học viện với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người

học không ngừng nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản lý đào

tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp

học tập; đồng thời xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý,

giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý đào tạo nhằm giúp

người học vươn lên trong học tập để đạt chuẩn đầu ra;

+ Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp

một chuyên ngành, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải

quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp;

+ Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa Học viện và doanh nghiệp trong đào tạo

và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.

4

Với mong muốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về đào tạo nhân lực cho đất nước,

Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo của Học viện luôn được cải tiến cho phù hợp. Chính

vì vậy, Học viện rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, nhà khoa

học, cán bộ công nhân viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cơ quan tuyển

dụng, cơ quan quản lý và độc giả.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Học viện Nông

nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.

Hà Nội, tháng 7 năm 2015

5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................... 3

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG .............................................................................. 11

A. TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ....................................................................................................... 12

KHOA CHĂN NUÔI ........................................................................................................... 13

1. Ngành Chăn nuôi ......................................................................................................... 13

2. Ngành Chăn nuôi (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) ................................ 20

KHOA CƠ ĐIỆN ................................................................................................................. 25

3. Ngành Kỹ thuật Cơ khí ............................................................................................... 25

4. Ngành Công thôn ........................................................................................................ 33

5. Ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử .................................................................................... 37

6. Ngành Kỹ thuật Cơ khí (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) ....................... 41

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC ..................................................................................... 45

7. Ngành Công nghệ Sinh học ......................................................................................... 45

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .................................................................................. 55

8. Ngành Công nghệ thông tin ........................................................................................ 55

9. Ngành Công nghệ thông tin (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) .................... 61

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ................................................................................ 66

10. Ngành Công nghệ sau Thu hoạch ............................................................................. 66

11. Ngành Công nghệ Thực phẩm .................................................................................. 68

KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH .......................................................... 72

12. Ngành Kế toán ........................................................................................................... 72

13. Ngành Kế toán (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) .................................. 77

14. Ngành Kinh doanh Nông nghiệp ............................................................................... 80

15. Ngành Quản trị Kinh doanh ...................................................................................... 83

16. Ngành Quản trị kinh doanh Nông nghiệp (Chương trình tiên tiến) .......................... 91

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ......................................................... 93

17. Ngành Kinh tế ........................................................................................................... 93

18. Ngành Kinh tế Nông nghiệp.................................................................................... 101

19. Ngành Phát triển Nông thôn .................................................................................... 106

6

20. Ngành Phát triển Nông thôn (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) ........... 108

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI .................................................................. 111

21. Ngành Xã hội học .................................................................................................... 111

KHOA MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 114

22. Ngành Khoa học Môi trường .................................................................................. 114

KHOA NÔNG HỌC .......................................................................................................... 117

23. Ngành Bảo vệ thực vật ............................................................................................ 117

24. Ngành Khoa học Cây trồng ..................................................................................... 119

25. Ngành Cây trồng tiên tiến (Chương trình tiên tiến) ................................................ 124

26. Ngành Nông nghiệp ................................................................................................ 127

27. Ngành Nông nghiệp (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) ........................ 129

28. Ngành Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) . 133

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ............................................................................................. 139

29. Ngành Khoa học đất ................................................................................................ 139

30. Ngành Quản lý đất đai ............................................................................................. 145

KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ ............................................................................... 148

31. Ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp .................................................................... 148

32. Ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp (Đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng) .... 153

KHOA THỦY SẢN ........................................................................................................... 157

33. Ngành Nuôi trồng Thủy sản .................................................................................... 157

KHOA THÚ Y ................................................................................................................... 163

34. Ngành Thú y ............................................................................................................ 163

B. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ................................................................................................. 166

KHOA CƠ ĐIỆN ............................................................................................................... 167

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí ............................................................................ 167

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử ........................................................................... 169

KHOA MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 171

3. Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường .................................................................... 171

KHOA NÔNG HỌC .......................................................................................................... 174

4. Ngành Khoa học Cây trồng ....................................................................................... 174

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ............................................................................................. 176

5. Ngành Quản lý Đất đai .............................................................................................. 176

KHOA THÚ Y ................................................................................................................... 179

7

6. Ngành Dịch vụ Thú y ................................................................................................ 179

TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC ................................................................................................. 181

C. TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ...................................................................................................... 182

KHOA CHĂN NUÔI ......................................................................................................... 183

1. Chuyên ngành Chăn nuôi .......................................................................................... 183

KHOA CƠ ĐIỆN ............................................................................................................... 185

2. Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí ................................................................................. 185

3. Chuyên ngành Kỹ thuật Điện .................................................................................... 187

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC ................................................................................... 189

4. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học .......................................................................... 189

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM .............................................................................. 192

5. Chuyên ngành Công nghệ sau Thu hoạch ................................................................. 192

6. Chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm ...................................................................... 194

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................ 196

7. Chuyên ngành Công nghệ thông tin .......................................................................... 196

KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ........................................................ 199

8. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh........................................................................... 199

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ...................................................... 202

9. Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp ......................................................................... 202

10. Chuyên ngành Phát triển Nông thôn ....................................................................... 205

11. Chuyên ngành Quản lý Kinh tế ............................................................................... 208

KHOA MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 210

12. Chuyên ngành Khoa học Môi trường ...................................................................... 210

13. Chuyên ngành Khoa học Môi trường định hướng ứng dụng .................................. 213

KHOA NÔNG HỌC .......................................................................................................... 216

14. Chuyên ngành Bảo vệ Thực vật .............................................................................. 216

15. Chuyên ngành Di truyền và chọn Giống cây trồng .................................................... 218

16. Chuyên ngành Khoa học Cây trồng ........................................................................ 220

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ............................................................................................. 223

17. Chuyên ngành Khoa học Đất .................................................................................. 223

18. Chuyên ngành Quản lý Đất đai ............................................................................... 226

KHOA THÚ Y ................................................................................................................... 229

19. Chuyên ngành Thú y ............................................................................................... 229

8

KHOA THỦY SẢN ........................................................................................................... 232

20. Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản ....................................................................... 232

D. TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ........................................................................................................ 234

KHOA CHĂN NUÔI ......................................................................................................... 235

1. Chuyên ngành Chăn nuôi .......................................................................................... 235

2. Chuyên ngành Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi .................................................... 237

3. Chuyên ngành Di truyền và chọn Giống vật nuôi ........................................................ 239

KHOA CƠ ĐIỆN ............................................................................................................... 241

4. Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí ................................................................................. 241

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ...................................................... 243

5. Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp ......................................................................... 243

6. Chuyên ngành Kinh tế phát triển............................................................................... 246

7. Chuyên ngành Quản trị nhân lực ............................................................................... 248

KHOA NÔNG HỌC .......................................................................................................... 251

8. Chuyên ngành Bảo vệ Thực vật ................................................................................ 251

9. Chuyên ngành Di truyền và chọn Giống cây trồng .................................................... 253

10. Chuyên ngành Khoa học Cây trồng ........................................................................ 255

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ............................................................................................. 257

11. Chuyên ngành Khoa học Đất .................................................................................. 257

12. Chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước ............................................................... 260

13. Chuyên ngành Quản lý Đất đai ............................................................................... 263

KHOA THÚ Y ................................................................................................................... 265

14. Chuyên ngành Bệnh lý và chữa bệnh Vật nuôi ....................................................... 265

15. Chuyên ngành Dịch tễ học Thú y ............................................................................ 268

16. Chuyên ngành Sinh sản và Bệnh sinh sản gia súc................................................... 271

9

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________

Số : 1836 /QĐ-HVN Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 28/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc

thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội;

Căn cứ Điều lệ trường Đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-

TTg, ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Điều 41 Luật Giáo dục, số 38/2005/QH11 và Điều 36 Luật Giáo dục đại học, số

08/2012/QH13 quy định về chương trình, giáo trình giáo dục đại học;

Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 15 /2014/TT-BGDĐT

ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 ban hành quy chế thực hiện

công khai đối với cơ sở giáo dục;

Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày

06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại

học giai đoạn 2010-2012, các trường đại học cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra

cho các ngành nghề đào tạo của trường;

Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-HVN ngày 19/01/2015 của Giám đốc Học viện Nông

nghiệp Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo tại Học

viện Nông nghiệp Việt Nam;

Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học và

cao đẳng;

Công văn số 2435/BGDĐT-GDĐH ngày 12/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo về rà soát chuẩn đầu ra các ngành đào tạo và biên soạn giáo trình;

10

Công văn số 8448/BGDĐT-KHTC ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo hướng dẫn quy chế công khai năm học 2013-2014;

Xét đề nghị của Ông Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo

tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Điều 2. Chuẩn đầu ra là cơ sở pháp lý để Học viện xây dựng chương trình đào tạo, tổ

chức hoạt động đào tạo, kiểm tra giám sát các hoạt động đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất

phục vụ đào tạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Các ông (bà) Trưởng các đơn vị, cán bộ, sinh viên và học viên có liên quan chịu

trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận : - Như điều 4;

- Lưu ĐBCL, VPHV.

KT. GIÁM ĐỐC

Phạm Văn Cường

(Đã ký và đóng dấu)

11

TR×NH §é §¹I HäC

Vµ CAO §¼NG

12

A. TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

13

KHOA CHĂN NUÔI

1. NGÀNH CHĂN NUÔI (Animal Science)

Mã ngành: 52 62 01 05

1.1. CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(Animal Nutrition and Feed Technology)

1.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về nguyên lý cơ bản của

Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước

và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Phân tích được các đặc điểm tâm lý cá nhân và vận dụng được các kiến thức cơ bản

về luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Kinh tế,… vào thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống;

+ Hiểu các tác động của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và lĩnh vực chăn nuôi trong

bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội hiện nay đồng thời vận dụng được các qui tắc cơ bản,

các quy định của xã hội đối với ngành khoa học vật nuôi và các lĩnh vực khác thuộc ngành

chăn nuôi;

+ Giải thích và vận dụng được các kiến thức về hóa học, sinh học và tập tính của

động vật vào chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị và bảo vệ quyền lợi của động vật;

+ Hiểu được kiến thức về khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

+ Phân tích được các quy trình sinh, hóa, lý liên quan đến động vật vào thực tiễn sản xuất;

+ Ứng dụng được kiến thức về các chất dinh dưỡng trong chăn nuôi động vật;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức về đặc điểm sinh học của các loại động vật

giống, thức ăn và cây thức ăn gia súc… vào chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức về dinh dưỡng, vi sinh vật, thiết bị máy móc,

các loại nguyên liệu và chế biến nguyên liệu, thức ăn bổ sung, phụ gia… vào sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi;

+ Áp dụng được các văn bản pháp quy có liên quan đến chăn nuôi thú y và thức ăn chăn

nuôi trong việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thức ăn chăn nuôi; Sử dụng được nguyên

lý hệ thống kiểm soát các mối nguy trong thức ăn chăn nuôi trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

và vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Hiểu được kiến thức về sinh học và động vật và vận dụng kiến thức đó vào phân tích

và giải thích các vấn đề chuyên môn;

14

+ Hiểu và vận dụng được các phương pháp về chọn lọc và nhân giống, dinh dưỡng và

thức ăn vào nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

1.1.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng vận dụng, phát triển chuyên môn và thích ứng với môi trường làm việc

đa dạng;

+ Có kỹ năng giải quyết và tư vấn về sản xuất, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần,

chọn lọc và nhân giống, thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi, phân tích thức ăn, chất

lượng sản phẩm; chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi;

+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, xử lý số liệu, viết báo cáo khoa học

và vận dụng vào giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn;

+ Có khả năng tìm tòi, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực chăn nuôi thú y như phân

tích, dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm liên quan;

+ Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực

chăn nuôi;

+ Có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y;

+ Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng. Sử dụng thành thạo các

phương tiện truyền thông để tuyên truyền, phổ biến kiến thức chuyên môn tới cộng đồng;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Có khả năng giao tiếp tiếng Anh đạt trình độ tương đương TOEIC 400;

+ Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, tin học ứng dụng, các phần

mềm chuyên ngành về phối hợp khẩu phần và xử lý thống kê…).

1.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Thái độ làm việc chuyên nghiệp, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, ứng xử hợp lý, xây dựng môi trường làm việc

thân thiện, tích cực;

+ Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về giá trị

đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi học xong chuyên ngành Dinh dưỡng và Công nghệ thức ăn chăn nuôi

có khả năng đảm nhiệm công tác tại các vị trí như quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh,

cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí tại các đơn vị làm việc:

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT,

Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện… và các bộ, sở, ban ngành

liên quan;

+ Doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực

chăn nuôi thú y;

15

+ Viện nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện

Công nghệ sinh học, Viện Di truyền…

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề…

+ Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế có liên quan đến chuyên ngành

chăn nuôi và thú y;

+ Các cơ sở khác có hoạt động liên quan đến chuyên ngành chăn nuôi và thú y.

1.1.3. Định hướng nghiên cứu và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

+ Tự học tập bồi dưỡng để chuyển đổi ngành nghề theo nhu cầu;

+ Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành Chăn nuôi và

Thú y.

1.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Animal Science, Michigan State University, Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

16

1.2. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC VẬT NUÔI (Animal Science)

1.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước

và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được các tác động của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi trong

bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội hiện nay đồng thời vận dụng được các qui tắc cơ bản,

quy định của xã hội đối với ngành khoa học vật nuôi và các lĩnh vực thuộc ngành chăn nuôi;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên

ngành được đào tạo;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức về quá trình sinh, lý, hóa liên quan đến động vật

để chọn lọc, nhân giống, đánh giá, quản lí giống vật nuôi và lập khẩu phần ăn cho vật nuôi;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức chuyên sâu về chọn và lai tạo giống, đặc điểm

của chất dinh dưỡng đối với sự tiêu hóa, hấp thu của vật nuôi vào thực tiễn chăn nuôi;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức chuyên sâu về đặc điểm sinh học, giống, nhu

cầu dinh dưỡng - thức ăn vào công tác tạo giống, xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi

các loại vật nuôi;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên môn về bệnh và tác nhân gây bệnh điển hình trên

gia súc gia cầm vào phòng, chống và điều trị bệnh;

+ Giải thích và vận dụng được kiến thức về sinh lý học động vật: tập tính xã hội, ăn

uống và sinh sản để chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị vật nuôi;

+ Phân tích, đánh giá và viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi tại cơ sở thực tập.

1.2.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo trong việc phân tích chất lượng sản phẩm, lập khẩu phần ăn, quản lí quá

trình sản xuất và chế biến thức ăn dành cho vật nuôi;

+ Có khả năng đánh giá giống vật nuôi, xác định nhu cầu dinh dưỡng, quản lí chất thải

chăn nuôi và chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm để chăm sóc và tạo ra các giống vật nuôi;

+ Thành thạo kỹ năng điều tra, xây dựng bảng câu hỏi, đánh giá thông tin về nguồn tài

nguyên thiên nhiên và viết được dự án phát triển nông nghiệp nông thôn;

+ Có khả năng lập luận, tư duy hệ thống, tự tìm tòi, nghiên cứu và nâng cao trình độ

chuyên môn;

+ Phân tích thông tin trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, qua đó lập kế hoạch tổ chức sản

xuất kinh doanh và dự báo thông tin và thị trường sản phẩm đối với ngành chăn nuôi thú y;

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, phổ biến kiến thức

chuyên môn tới cộng đồng;

17

+ Có kỹ năng làm việc nhóm; làm việc độc lập; có kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch, quản

lí thời gian, quản lí các nguồn lực hiệu quả;

+ Có khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp ở trình độ TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Có kỹ năng tin học, có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành về phối hợp

khẩu phần, xử lý thống kê.

1.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Sáng tạo, tự tin, chăm chỉ, cẩn thận, trung thực, nhiệt tình;

+ Làm việc chuyên nghiệp, yêu quý động vật, có trách nhiệm trong công việc được giao;

+ Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần

hướng về cộng đồng.

1.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Khoa học vật nuôi có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT,

Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện… và các bộ, sở, ban ngành

liên quan;

+ Các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực

chăn nuôi thú y;

+ Các viện nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Công nghệ

sinh học, Viện Di truyền…

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề…

+ Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…

+ Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo chăn nuôi.

1.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các chương trình đào tạo sau đại học hoặc

các khóa học chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y.

1.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Animal Science, Chart Sturt University, Úc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

18

1.3. CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y (Animal Science & Veterinary Medicine)

1.3.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.3.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản về luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Kinh tế, và các văn bản pháp quy có liên quan đến chăn nuôi, thú y vào thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống;

+ Hiểu được các tác động của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội hiện nay đồng thời vận dụng được các qui tắc cơ bản, các quy định của xã hội đối với ngành khoa học vật nuôi và các lĩnh vực thuộc ngành chăn nuôi;

+ Nắm vững các kiến thức về khoa học tự nhiên phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;

+ Vận dụng được các kiến thức về sinh học và tập tính của động vật vào chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị và bảo vệ quyền lợi của động vật;

+ Phân tích và vận dụng được quá trình sinh, hóa, lý liên quan tới động vật vào thực tiễn;

+ Vận dụng được các kiến thức về thiết kế chuồng trại, quản lí chất thải vào thực tiễn chăn nuôi;

+ Vận dụng được kiến thức về các chất dinh dưỡng động vật, thức ăn và cây thức ăn gia súc,… vào chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi;

+ Vận dụng được các kiến thức chọn lọc, lai tạo và nhân giống vật nuôi vào lĩnh vực chăn nuôi;

+ Vận dụng được kiến thức về vi sinh vật, tác nhân gây bệnh trên gia súc gia cầm và cách phòng trị;

+ Vận dụng được kiến thức về sinh học và động vật vào phân tích và giải thích các vấn đề chuyên môn.

1.3.1.2. Về kỹ năng

+ Có kỹ năng ứng dụng, phát triển chuyên môn và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng;

+ Có kỹ năng giải quyết và tư vấn các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y: sản xuất, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần, chọn lọc và nhân giống, thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi, phân tích thức ăn, chất lượng sản phẩm; chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi;

+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, viết báo cáo khoa học;

+ Có khả năng tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực chăn nuôi thú y: phân tích, dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm liên quan;

+ Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi;

+ Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng. Sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, phổ biến kiến thức chuyên môn tới cộng đồng;

19

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Trình độ sử dụng tiếng Anh tương đương TOEIC 400;

+ Sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng, tin học ứng dụng và các phần mềm chuyên ngành trong phối hợp khẩu phần, xử lý thống kê.

1.3.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, có ý thức học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn;

+ Có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, ứng xử hợp lý, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực;

+ Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

1.3.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi học xong chuyên ngành Dinh dưỡng và Công nghệ thức ăn chăn nuôi có khả năng đảm nhiệm công tác tại các vị trí như quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí tại các đơn vị làm việc:

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện… và các bộ, sở, ban ngành liên quan;

+ Doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y;

+ Viện nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh học, Viện Di truyền…

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề…

+ Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế có liên quan đến chuyên ngành chăn nuôi và thú y.

1.3.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

+ Tự học tập bồi dưỡng để chuyển đổi ngành nghề theo nhu cầu;

+ Tham gia các khóa đào tạo sau đại học về chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y.

1.3.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Animal Science, Chart Sturt University, Úc.

+ Animal Science, Michigan State University, Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

20

2. NGÀNH CHĂN NUÔI (Animal Science)

(Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

2.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI NGÀNH CHĂN NUÔI

Sau khi học xong ngành Chăn nuôi, sinh viên có khả năng:

+ Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân; sử dụng máy vi tính, trang thiết bị hỗ trợ và tiếng Anh;

+ Có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, có hiểu biết các vấn đề xã hội và hành động/ ứng xử hợp lý;

+ Kỹ năng thực hành sản xuất, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần, chọn lọc và nhân giống, thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi, phân tích thức ăn, chất lượng sản phẩm…;

+ Khả năng chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi, kỹ năng thực hành thú y;

+ Năng lực kinh doanh thức ăn và sản phẩm chăn nuôi;

+ Phân tích, dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi - thú y và các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y, tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh vực chăn nuôi;

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch và quản lí công việc, kỹ năng thuyết trình, phân tích và giải quyết vấn đề;

+ Thiết kế, xây dựng trang trại, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất, kinh doanh;

+ Phát hiện vấn đề, thiết kế và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn.

2.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Kỹ năng giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân; kỹ năng sử dụng máy vi tính, trang thiết bị hỗ trợ, tiếng Anh

* Mức dễ

+ Có khả năng triển khai cuộc phỏng vấn điều tra về vấn đề cụ thể;

+ Có khả năng trình bày báo cáo;

+ Có khả năng nhận biết và viết báo cáo về các kỹ thuật/ kiến thức chung;

+ Thực hiện kỹ năng đơn giản trong giao tiếp.

* Mức trung bình

+ Có khả năng viết tổng quan tài liệu về các vấn đề chăn nuôi bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng thực hiện một cuộc điều tra về lĩnh vực chăn nuôi;

+ Viết và trình bày báo cáo khoa học sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Giao tiếp một cách độc lập với công giới và nông dân.

* Mức khó

21

+ Có khả năng nhận xét và viết bài báo và báo cáo khoa học, thảo luận bằng tiếng Anh khi cần thiết;

+ Có khả năng giao tiếp tốt với nông dân để có thể tiến hành tốt công tác chuyển giao kỹ thuật;

+ Có khả năng viết báo cáo về công tác chuyển giao kỹ thuật.

Năng lực 2 - Có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, có hiểu biết các vấn đề xã hội và hành động/ứng xử hợp lý

* Mức dễ

+ Hiểu biết các vấn đề đạo đức, xã hội và nhận biết sự khác biệt về văn hoá và xã hội của các nhóm xã hội khác nhau;

+ Có khả năng làm việc nhóm sinh viên.

* Mức trung bình

+ Có khả năng làm việc với một nhóm người nhất định (nông dân hoặc nhóm sở thích...) trong bối cảnh cụ thể có sự giám sát/ hướng dẫn;

+ Có khả năng ra quyết định về hành vi/ hành động của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi/hành động đó.

* Mức khó

+ Hiểu các vấn đề đạo đức và xã hội để chuyển giao kỹ thuật cho các nhóm xã hội khác nhau;

+ Áp dụng các nguyên tắc đạo đức và xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp để đề ra giải pháp phù hợp;

+ Có khả năng đưa ra phán xét dựa trên các quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận, có trách nhiệm giải trình với cấp trên và cấp dưới.

Năng lực 3 - Các kỹ năng thực hành sản xuất, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần, chọn lọc và nhân giống, thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi, phân tích thức ăn, chất lượng sản phẩm…

* Mức dễ

+ Có khả năng chọn lọc và nhân giống vật nuôi.

+ Có khả năng phân tích thức ăn, chất lượng sản phẩm.

+ Có khả năng sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thức ăn và phối hợp khẩu phần ăn.

+ Có khả năng thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi.

* Mức trung bình

+ Vận dụng các kiến thức ngành chăn nuôi vào thực tiễn sản xuất;

+ Soạn thảo qui trình kỹ thuật và tổ chức một khoá tập huấn trong lĩnh vực chăn nuôi.

+ Lập kế hoạch chuyển giao một kỹ thuật mới.

* Mức khó

+ Lựa chọn kỹ thuật/ mô hình sản xuất phù hợp cho các nhóm nông dân có tính đến hiệu quả kinh tế;

+ Tư vấn kỹ thuật cho nông dân;

22

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và

nhu cầu thị trường sản phẩm chăn nuôi - thú y và các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn

nuôi - thú y.

Năng lực 4 - Có khả năng chẩn đoán bệnh, phòng và trị bệnh cho vật nuôi, kỹ năng

thực hành thú y

* Mức dễ

+ Có kiến thức về đại cương về bệnh gia súc gia cầm;

+ Hiểu biết về thuốc và phương pháp sử dụng thuốc thú y;

+ Có kiến thức về phòng bệnh gia súc gia cầm;

+ Có khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh gia súc gia cầm.

* Mức trung bình

+ Kỹ năng thực hành thú y;

+ Kỹ năng phòng bệnh gia súc gia cầm bằng thực việc thực hiện tốt quy trình chăn nuôi

an toàn sinh học.

* Mức khó

+ Khả năng áp dụng quy trình kỹ thuật giảm thiểu rủi do bệnh tập trong chăn nuôi;

+ Khả năng dự báo và phân tích tình hình dịch bệnh, tổ chức công tác phòng chống;

+ Phân tích rủi do dịch bệnh trong chăn nuôi.

Năng lực 5 - Năng lực sản xuất, kinh doanh thức ăn và sản phẩm chăn nuôi

* Mức dễ

+ Áp dụng các kỹ thuật cơ bản để sản xuất sản phẩm chăn nuôi;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế cho sản phẩm làm ra;

+ Có khả năng thương mại hóa sản phẩm chăn nuôi.

* Mức trung bình

+ Có khả năng lựa chọn quy trình kỹ thuật tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm có chất

lượng xác định;

+ Tiến hành nghiên cứu khả thi về mặt kinh tế cho sản phẩm.

* Mức khó

+ Xác định kỹ thuật và nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm với chất lượng xác định;

+ Xác định quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý;

+ Ứng dụng kỹ thuật mới/ tiên tiến để giảm chi phí và tăng thu nhập;

+ Ứng dụng công nghệ chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ.

Năng lực 6 - Kỹ năng phân tích, dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi - thú y và các

sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y, tìm kiếm và sử dụng thông tin trong lĩnh

vực chăn nuôi

* Mức dễ

23

+ Thiết kế, triển khai điều tra thị trường chăn nuôi - thú y và các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y, phân tích kết quả điều tra;

+ Có khả năng tư vấn về thị trường sản phẩm chăn nuôi - thú y và các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y cho đại lý bán lẻ ở địa phương;

+ Có khả năng tham gia, lãnh đạo nhóm tiếp thị sản phẩm;

+ Phân tích hiệu quả kinh tế cho một số sản phẩm cụ thể.

* Mức trung bình

+ Thiết kế và tiến hành điều tra thị trường chăn nuôi - thú y và các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y để thiết lập một hệ thống phân phối sản phẩm ở thị trường nội địa;

+ Phân tích kinh tế để đưa ra quyết định sản xuất;

+ Thiết kế hướng dẫn chăm sóc khách hàng.

* Mức khó

+ Lập kế hoạch đưa sản phẩm chăn nuôi - thú y và các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y ra thị trường (có tính xuất khẩu);

+ Lập kế hoạch tiếp thị sản phẩm;

+ Sử dụng kết quả phân tích kinh tế để lựa chọn sản phẩm phù hợp;

+ Có khả năng lựa chọn và tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp.

Năng lực 7 - Kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch và quản lí công việc, kỹ năng thuyết trình, phân tích và giải quyết vấn đề

* Mức dễ

+ Lập kế hoạch cho một dự án cụ thể;

+ Có khả năng lãnh đạo nhóm dự án sinh viên;

+ Phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề nảy sinh từ các dự án.

* Mức trung bình

+ Lập kế hoạch cho thực hành nghề nghiệp/ dự án của mình;

+ Nhận biết giải pháp và tiêu chí lựa chọn giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh;

+ Có khả năng lãnh đạo nhóm xây dựng kế hoạch kinh doanh cho một cơ sở bán lẻ hoặc trang trại;

+ Lập và phân tích kế hoạch kinh doanh.

* Mức khó

+ Có khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất;

+ Xác định, phân tích và giải quyết vấn đề của hoạt động sản xuất;

+ Có khả năng lãnh đạo nhóm chuyên ngành với các chuyên môn khác nhau.

Năng lực 8 - Thiết kế, xây dựng trang trại, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất, kinh doanh

* Mức dễ

+ Lập kế hoạch xây dựng gia trại;

24

+ Biết lựa chọn giống vật nuôi, nguyên liệu, trang thiết bị thích hợp để đạt được mục tiêu đã xác định;

+ Có khả năng lập kế hoạch sản xuất quy mô gia trại;

+ Có khả năng dự trù kinh phí và tính toán chi phí.

* Mức trung bình

+ Có khả năng tổ chức sản xuất cho một gia trại quy mô cụ thể;

+ Phân tích hiệu quả kinh tế cho một gia trại quy mô cụ thể;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin (IT) trong việc quản lí sản xuất tại trang trại quy mô nhỏ.

* Mức khó

+ Thiết kế và xây dựng trang trại ở các quy mô khác nhau;

+ Thiết kế, tư vấn xây dựng trang trại đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

+ Sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và hữu ích trong xây dựng trang trại;

+ Chỉ đạo/giám sát hoạt động sản xuất;

+ Phân tích hiệu quả kinh tế cho các trang trại quy mô khác nhau.

Năng lực 9 - Phát hiện vấn đề, thiết kế và triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn

* Mức dễ

+ Thiết kế và triển khai các nghiên cứu đơn giản ở trại thí nghiệm;

+ Viết báo cáo khoa học và trình bày ở hội nghị khoa học sinh viên;

+ Có khả năng liên hệ kết quả nghiên cứu với các vấn đề thực tế.

* Mức trung bình

+ Thiết kế và triển khai nghiên cứu các vấn đề mà công giới đang gặp phải có sự hướng dẫn, giám sát;

+ Viết báo cáo khoa học về vấn đề nghiên cứu và trình bày ở hội thảo có đại diện công giới tham gia;

+ Tham gia vào các chương trình nghiên cứu.

* Mức khó

+ Nhận biết và phân tích nhu cầu nghiên cứu khoa học;

+ Thiết kế các nghiên cứu cần thiết;

+ Có khả năng thực hiện nghiên cứu độc lập;

+ Hỗ trợ/ trợ lý triển khai nghiên cứu;

+ Có khả năng viết báo cáo khoa học bằng tiếng Việt và viết tóm tắt bằng tiếng Anh;

+ Tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học với các nhà nghiên cứu khoa học khác.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

25

KHOA CƠ ĐIỆN

3. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering)

Mã ngành: 52 52 01 03

3.1. CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

(Machine Manufacturing Technology)

3.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

3.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước

và pháp luật. Ứng dụng được tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên

quan đến ngành Kỹ thuật cơ khí;

+ Hiểu và có khả năng áp dụng được kiến thức về cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu,

nguyên lý máy, chi tiết máy, vẽ kỹ thuật, vật liệu kỹ thuật,… để phân tích, tính toán, thiết kế,

kiểm tra các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan đến

những ứng dụng của kỹ thuật cơ khí;

+ Thiết kế máy và hệ thống thiết bị cơ khí;

+ Áp dụng kiến thức chuyên ngành để chế tạo, phục hồi chi tiết máy;

+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí.

3.1.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ

thuật thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo máy;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với các công việc khác nhau trong lĩnh

vực kỹ thuật cơ khí, học tập và nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

26

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng (Word,

Excel,…) và các phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

3.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Tìm hiểu, cập nhật kiến thức và có thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với xã hội.

3.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc cơ khí;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà

xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí.

3.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy có thể học tập nâng cao

trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

3.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

27

3.2. CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC (Transportation Engineering)

3.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

3.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng các kiến thức theo lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Kỹ thuật cơ khí;

+ Hiểu và có khả năng áp dụng được các kiến thức về cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu,

nguyên lý máy, chi tiết máy, vẽ kỹ thuật, vật liệu kỹ thuật,… để phân tích, tính toán, thiết kế,

kiểm tra các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ khí động lực, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan

đến những ứng dụng của cơ khí động lực;

+ Thiết kế máy và hệ thống thiết bị cơ khí động lực;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên ngành để chế tạo, phục hồi chi tiết máy;

+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng các loại

thiết bị, máy móc chuyên ngành cơ khí động lực.

3.2.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề trong lĩnh vực cơ khí động lực;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ

thuật thuộc chuyên ngành cơ khí động lực;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ

thuật cơ khí chung và cơ khí động lực, học tập và nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng

(Word, Excel,…) và biết sử dụng phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

3.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

28

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

3.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí động lực có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc cơ khí động lực;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà

xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí động lực;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí.

3.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí động lực có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

3.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

29

3.3. CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP (Agricutural Engineering)

3.3.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

3.3.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên

quan đến ngành Kỹ thuật cơ khí;

+ Hiểu và có khả năng áp dụng các kiến thức về cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu,

nguyên lý máy, vẽ kỹ thuật, vật liệu kỹ thuật,… để phân tích, tính toán, kiểm tra các chi tiết,

cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ khí,…;

+ Hiểu kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí nói chung và máy móc, thiết bị phục vụ

cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nói riêng (máy canh tác, máy chăm sóc, máy thu hoạch,…);

+ Thiết kế máy và hệ thống thiết bị cơ khí;

+ Chế tạo, phục hồi chi tiết máy;

+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí chung

và các máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

3.3.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề thuộc

ngành kỹ thuật cơ khí;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc, học tập và nghiên cứu

khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng

(Word, Excel,…) và biết sử dụng phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

3.3.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

30

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

3.3.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật cơ khí/ chuyên ngành Cơ khí nông

nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí Nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc cơ khí;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà

xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí nói chung và cơ khí nông

nghiệp nói riêng;

+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất có dây chuyền, thiết bị cơ khí;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.

3.3.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật cơ khí/ chuyên ngành Cơ khí nông nghiệp có

thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

3.3.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

31

3.4. CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ THỰC PHẨM (Food Engineering)

3.4.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

3.4.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên

quan đến ngành Kỹ thuật cơ khí;

+ Hiểu và có khả năng áp dụng được kiến thức về cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu,

nguyên lý máy, chi tiết máy, vẽ kỹ thuật, vật liệu kỹ thuật,… để phân tích các cơ cấu, hệ

thống thiết bị cơ khí thực phẩm, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng

của kỹ thuật cơ khí trong chế biến và bảo quản thực phẩm;

+ Thiết kế máy và hệ thống thiết bị cơ khí thực phẩm;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên ngành để chế tạo, phục hồi chi tiết máy;

+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, bảo trì các loại thiết bị, máy móc thực phẩm;

3.4.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề trong lĩnh vực cơ khí thực

phẩm;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc khác nhau trong lĩnh

vực cơ khí chung và cơ khí thực phẩm; học tập và nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng

(Word, Excel,…) và biết sử dụng phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

3.4.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

32

3.4.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí thực phẩm có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc cơ khí phục vụ chế biến và bảo quản thực phẩm;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà

xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí thực phẩm;

+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất có dây chuyền, thiết bị cơ khí;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí.

3.4.3. định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí thực phẩm có thể học tập nâng cao

trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

3.4.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

33

4. NGÀNH CÔNG THÔN (Rural Industry)

Mã ngành: 52 51 02 10

4.1. CHUYÊN NGÀNH CÔNG TRÌNH (Civil Engineering)

4.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

4.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên

quan đến ngành Công thôn;

+ Hiểu và có khả năng áp dụng được kiến thức về cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, vật

liệu xây dựng, cơ học đất, cơ học kết cấu, nền móng, kỹ thuật điện,… để phân tích, tính toán,

thiết kế, kiểm tra cấu trúc của các cấu kiện, các công trình xây dựng;

+ Thiết kế các công trình xây dựng, quy hoạch khu đô thị và dân cư;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên ngành để xây dựng các công trình, sửa chữa, tu bổ

các công trình đã hư hỏng hoặc đã cũ;

+ Xây dựng, lắp đặt, bàn giao, vận hành, bảo trì các công trình xây dựng dân dụng.

4.1.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề trong lĩnh vực xây dựng

dân dụng;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề trong

lĩnh vực xây dựng dân dụng thuộc chuyên ngành Công trình;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao

động mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc, học tập và nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; tiếng Anh đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng

(Word, Excel,…) và biết sử dụng phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

34

4.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

4.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành Công thôn/ chuyên ngành Công trình có thể

công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc, vật liệu thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt các công

trình xây dựng dân dụng;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng.

4.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp ngành Công thôn/ Chuyên ngành Công trình có thể học tập nâng cao

trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

4.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

35

4.2. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG CƠ SỞ (Infrastructure Engineering)

4.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

4.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng đượckiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên quan

đến ngành Công thôn;

+ Hiểu và có khả năng áp dụng được kiến thức về cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu,

nguyên lý máy, vật liệu, cơ học đất và nền móng, kỹ thuật điện,… để phân tích, tính toán,

thiết kế, kiểm tra các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ khí, hệ thống thiết bị điện, công trình xây

dựng, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những ứng dụng của ngành công thôn;

+ Thiết kế máy và hệ thống thiết bị cơ khí, hệ thống trạm và mạng điện, các công trình

xây dựng dân dụng, quy hoạch khu đô thị và dân cư;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên ngành về để chế tạo, phục hồi chi tiết máy, sửa

chữa và tu bổ các thiết bị điện, công trình xây dựng dân dụng;

+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí,

hệ thống trạm và mạng điện, các công trình xây dựng dân dụng.

4.2.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí,

kỹ thuật điện và xây dựng dân dụng;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề trong

lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và xây dựng công trình thuộc chuyên ngành công thôn;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc khác nhau trong lĩnh vực

xây dựng, học tập và nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng

(Word, Excel,…) và biết sử dụng phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

36

4.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

4.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành Công thôn/ chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng

cơ sở có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc cơ khí, điện và xây dựng dân dụng;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà

xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí, điện và xây dựng;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí, điện và xây dựng.

4.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp ngành Công thôn/ chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng cơ sở có thể học tập

nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

4.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

37

5. NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

(Electrical and Electronic Engineering)

Mã ngành: 52 52 02 01

5.1. CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN (Electric Power System)

5.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

5.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên

quan đến ngành Kỹ thuật điện, điện tử;

+ Hiểu và áp dụng được các kiến thức về lý thuyết mạch điện, lý thuyết trường điện từ, kỹ

thuật điện tử, kỹ thuật số, lý thuyết điều khiển, máy điện, truyền động điện, điện tử công suất,…

để phân tích, tính toán mạch điện, mạng lưới điện, thiết bị điện công nghiệp và dân dụng;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên ngành để quản lí vận hành hệ thống điện: sản xuất,

truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng cũng như việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn

và hiệu quả;

+ Phân tích, đánh giá và khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống điện: sản xuất, truyền

tải, phân phối và kinh doanh điện năng;

+ Thiết kế và thi công các dự án, công trình điện công nghiệp và dân dụng.

5.1.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng đọc và phân tích được các bản vẽ kỹ thuật điện, điện tử; am hiểu tính năng

kỹ thuật của các thiết bị điện, điện tử;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ

thuật thuộc chuyên ngành hệ thống điện;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Kỹ năng sáng tạo, khả năng nghiên cứu, cải tiến làm chủ khoa học kỹ thuật và công

cụ lao động mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ

thuật điện và hệ thống điện; học tập và nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

38

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng (Word,

Excel,…) và biết sử dụng phần mềm tin học ứng dụng chuyên ngành.

5.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và có tác phong làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

5.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật điện, điện tử/ chuyên ngành Hệ

thống điện có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các công ty truyền tải điện, công ty điện lực địa phương với vai trò là người thực hiện

trực tiếp việc vận hành hệ thống điện hoặc là người quản lí sản xuất và kinh doanh điện năng;

+ Các công ty tư vấn thiết kế và xây lắp các công trình điện;

+ Các công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, với vai trò là người vận hành dây

chuyền sản xuất, lập kế hoạch bão dưỡng và sữa chữa thiết bị điện hoặc là người điều hành

quản lí dây chuyền sản xuất;

+ Các công ty thương mại, lắp đặt và cung ứng các dịch vụ, vật tư thiết bị ngành điện;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.

5.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Tham gia các lớp học để lấy chứng chỉ phục vụ quản lí, thi công, thiết kế công trình

điện như: Chứng chỉ tư vấn và giám sát, chứng chỉ quản lí dự án; chứng chỉ thiết kế v.v….;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

5.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

39

5.2. CHUYÊN NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA (Automation)

5.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

5.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên

quan đến ngành kỹ thuật điện, điện tử;

+ Hiểu và áp dụng được các kiến thức về lý thuyết mạch điện, lý thuyết trường điện từ,

kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, lý thuyết điều khiển, máy điện, truyền động điện, điện tử công

suất,… để phân tích, tính toán mạch điện và mạch điều khiển;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên ngành để thiết kế chế tạo các mạch điều khiển ứng

dụng với các họ vi điều khiển khác nhau;

+ Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát cho các dây chuyền sản xuất;

+ Lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống điều khiển trong các dây chuyền sản xuất.

5.2.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng đọc và phân tích các sơ đồ mạch điều khiển, mạch động lực;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ

thuật thuộc chuyên ngành tự động hóa;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng áp dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kỹ năng quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc, học tập và nghiên cứu

khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện truyền thông;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng (Word,

Excel,…) và biết sử dụng các phần mềm chuyên ngành.

5.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với công việc và xã hội.

40

5.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật điện, điện tử/ chuyên ngành Tự

động hóa có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các công ty thương mại, tư vấn giám sát, lắp đặt và cung ứng các dịch vụ, vật tư thiết

bị ngành điện;

+ Các công ty, nhà máy có ứng dụng hệ thống tự động trong sản xuất v.v… với vai trò

người thực hiện trực tiếp hoặc người quản lí, điều hành;

+ Các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực tự động hoá;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên

nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.

5.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Có khả năng theo học các chuyên đề, tập huấn sử dụng các thiết bị, công nghệ mới,

hiện đại về tự động hóa;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

5.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

41

6. NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering)

(Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

6.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Sau khi học xong ngành Kỹ thuật cơ khí, sinh viên có khả năng:

+ Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, người sử dụng máy móc thiết bị cơ khí

và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp;

+ Hiểu biết các vấn đề xã hội, pháp luật của Nhà nước;

+ Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề chuyên môn một cách độc lập hoặc theo nhóm, thể

hiện năng lực lãnh đạo;

+ Thiết kế, chế tạo các sản phẩm máy móc, thiết bị thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị

trường và ứng dụng tin học trong thiết kế máy;

+ Sửa chữa, bảo trì, vận hành máy móc thiết bị thực phẩm;

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và máy móc thiết bị thực phẩm mới vào sản

xuất;

+ Phát hiện vấn đề, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tin học xử

lý kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn.

6.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, người sử dụng máy móc thiết

bị cơ khí và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp

* Mức dễ

+ Có khả năng trình bày báo cáo không sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Có khả năng đọc, nhận biết và viết báo cáo về các vấn đề kỹ thuật/ kiến thức chung;

+ Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, kỹ năng đơn giản trong giao tiếp.

* Mức trung bình

+ Có khả năng giao tiếp đơn giản với công giới, nhà quản lí, chuyên gia bằng tiếng Anh;

+ Tiến hành một cuộc kiểm tra về lĩnh vực cơ khí;

+ Có khả năng viết và trình bày báo cáo khoa học sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Giao tiếp một cách độc lập với công giới và người sử dụng trang thiết bị cơ khí.

* Mức khó

+ Có khả năng nhận xét và viết bài báo và báo cáo khoa học, thảo luận bằng tiếng Anh

khi cần thiết;

+ Hiểu người sử dụng trang thiết bị cơ khí và giao tiếp tốt với họ để có thể tiến hành tốt

công tác chuyển giao kỹ thuật;

42

+ Có khả năng viết báo cáo về công tác chuyển giao kỹ thuật.

Năng lực 2 - Hiểu biết các vấn đề xã hội, pháp luật của Nhà nước

* Mức dễ

+ Có kiến thức về các vấn đề đạo đức, xã hội, pháp luật của Nhà nước;

+ Nhận biết sự khác biệt về văn hoá và xã hội của các nhóm xã hội khác nhau.

* Mức trung bình

+ Hiểu các vấn đề đạo đức, xã hội, pháp luật của Nhà nước để chuyển giao kỹ thuật cho

các nhóm xã hội khác nhau;

+ Hiểu biết sự khác biệt về văn hoá và xã hội của các nhóm xã hội khác nhau.

* Mức khó

+ Có khả năng áp dụng các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức và xã hội trong lĩnh vực

nghề nghiệp để đề ra giải pháp phù hợp;

+ Có khả năng đưa ra phán xét dựa trên các quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận;

+ Có khả năng ra quyết định về hành vi/ hành động của mình và tự chịu trách nhiệm về

hành vi/ hành động đó.

Năng lực 3 - Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề chuyên môn một cách độc lập hoặc

theo nhóm, thể hiện năng lực lãnh đạo

* Mức dễ

+ Lập kế hoạch cho việc thực hiện các chuyên đề hoặc bài tập lớn;

+ Thực hiện lãnh đạo nhóm sinh viên;

+ Nhận biết, phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề nảy sinh từ các chuyên đề hoặc bài

tập lớn.

* Mức trung bình

+ Lập kế hoạch cho thực hành nghề nghiệp;

+ Tìm giải pháp và tiêu chí, lựa chọn giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh;

+ Xây dựng kế hoạch thiết kế, chế tạo máy;

+ Xác định, phân tích và giải quyết vấn đề của các hoạt động thiết kế, chế tạo đó.

* Mức khó

+ Lập, phân tích kế hoạch kinh doanh và marketing;

+ Lãnh đạo hoặc tham gia nhóm chuyên ngành với các chuyên môn khác nhau.

Năng lực 4 - Thiết kế, chế tạo các sản phẩm máy móc, thiết bị thực phẩm đáp ứng nhu

cầu thị trường và ứng dụng tin học trong thiết kế máy

* Mức dễ

+ Có kiến thức đại cương về thiết kế chi tiết máy;

+ Có kiến thức đại cương về chế tạo chi tiết máy;

43

+ Có kiến thức thiết kế một chi tiết máy thực phẩm cụ thể;

+ Hiểu và ứng dụng vật liệu và các phương pháp gia công cơ bản.

* Mức trung bình

+ Hiểu và ứng dụng công nghệ chế tạo máy;

+ Có khả năng thiết kế chi tiết máy thực phẩm phức tạp;

+ Có khả năng ứng dụng phần mềm IT trong thiết kế chi tiết máy.

* Mức khó

+ Có khả năng thiết kế hoàn chỉnh một thiết bị/ máy móc thực phẩm;

+ Có khả năng sử dụng các công cụ và công nghệ gia công đặc biệt.

Năng lực 5 - Sửa chữa, bảo trì, vận hành máy móc thiết bị thực phẩm

* Mức dễ

+ Có khả năng kiểm tra, sửa chữa khắc phục các hư hỏng thường gặp;

+ Có khả năng vận hành máy móc, thiết bị đơn giản;

+ Có khả năng lập dự toán kinh phí kiểm tra, sửa chữa cho các hư hỏng đơn giản.

* Mức trung bình

+ Có khả năng chẩn đoán phát hiện hư hỏng của máy móc;

+ Có khả năng sửa chữa trang bị điện cơ bản;

+ Có khả năng lập kế hoạch sửa chữa khắc phục hư hỏng;

+ Có khả năng lập quy trình vận hành thiết bị máy móc;

+ Có khả năng lập dự toán kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng máy.

* Mức khó

+ Sửa chữa, phục hồi chi tiết máy;

+ Hiểu biết cơ bản và có thể lập kế hoạch sửa chữa trang thiết bị điều khiển tự động;

+ Lập kế hoạch định kỳ duy tu bảo dưỡng máy;

+ Lập quy trình vận hành hệ thống dây chuyền thiết bị;

+ Tính toán hiệu quả kinh tế phục hồi sửa chữa hay thay thế.

Năng lực 6 - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và máy móc thiết bị thực phẩm mới vào sản xuất

* Mức dễ

+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ sở ngành kỹ thuật cơ khí, các nguyên tắc thi công lắp đặt một thiết bị máy móc để xây dựng kế hoạch thi công lắp đặt cho một máy móc thiết bị cụ thể;

+ Lập kế hoạch cho các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ đơn giản;

+ Thực hiện phân tích chi phí - lợi nhuận cho các tiến bộ kỹ thuật áp dụng;

+ Soạn thảo các qui trình vận hành, chăm sóc kỹ thuật đơn giản.

* Mức trung bình

44

+ Soạn thảo qui trình chăm sóc kỹ thuật và tổ chức một khoá tập huấn trong lĩnh vực cơ

khí cho nhóm sinh viên;

+ Lập kế hoạch chuyển giao một máy móc, thiết bị mới;

+ Tiến hành phân tích chi phí - lợi nhuận để lựa chọn máy móc, thiết bị thích hợp;

+ Có khả năng giải thích kết quả nghiên cứu.

* Mức khó

+ Có khả năng lựa chọn dây chuyền thiết bị phù hợp có tính đến hiệu quả kinh tế mà

dây chuyền thiết bị đó mang lại;

+ Có khả năng cập nhật kiến thức và máy móc thiết bị kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu

nghề nghiệp và nhu cầu thị trường.

Năng lực 7 - Phát hiện vấn đề, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng

tin học trong xử lý kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn

* Mức dễ

+ Có khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản;

+ Có khả năng tiến hành nghiên cứu ở phòng thí nghiệm của Học viện;

+ Có khả năng phân tích số liệu nghiên cứu;

+ Có kiến thức cơ bản về viết báo cáo;

+ Có kiến thức cơ bản về cách trình bày báo cáo.

* Mức trung bình

+ Có khả năng phân tích tổng quan vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí;

+ Có khả năng xác định phương pháp nghiên cứu;

+ Có khả năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu độc lập;

+ Có khả năng thiết kế thí nghiệm.

* Mức khó

+ Phân tích xác định vấn đề và nhu cầu nghiên cứu;

+ Thực hiện chương trình nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

45

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

7. NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Biotechnology)

Mã ngành: 52 42 02 01

7.1. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Biotechnology)

7.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

7.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và vận dụng kiến thức toán, lý, hóa, sinh học, công nghệ thông tin, khoa học xã

hội vào lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực khoa học sự sống; có đủ kiến thức về khoa

học cơ bản để có khả năng tự nghiên cứu, tự học và tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn;

Hiểu và vận dụng các kiến thức ngành và chuyên ngành vào các lĩnh vực chuyên môn sau:

+ Đánh giá, bảo tồn, phát triển và nhân giống nguồn gen động vật, thực vật, nấm ăn và

nấm dược liệu, thủy sản, vi sinh vật;

+ Sản xuất các dòng tế bào, kháng thể, vacxin, kit chẩn đoán, các hợp chất có hoạt tính

sinh học phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản, bảo

quản chế biến thực phẩm, y dược, môi trường;

+ Áp dụng các quy trình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (nhà kính, nhà lưới, giá thể,

thủy canh công nghệ thông tin, tự động hóa) để tổ chức sản xuất nông sản giá trị cao và an toàn;

+ Áp dụng công nghệ sinh sản hiện đại để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sinh sản ở vật nuôi

và thủy sản;

+ Ứng dụng công nghệ y - sinh học hiện đại để chẩn đoán bệnh phân tử, nghiên cứu cơ

chế bệnh, phát triển các kỹ thuật phân tích, xét nghiệm và liệu pháp điều trị cho người và

động vật. Ứng dụng công nghệ y - sinh hiện đại phục vụ công nghệ dược phẩm, chăm sóc sức

khỏe cộng đồng;

+ Áp dụng các qui trình quản lí và đảm bảo chất lượng; phân tích định tính, định lượng

và xét nghiệm sử dụng qui trình phòng thí nghiệm và sản xuất công nghiệp phù hợp; tiêu

chuẩn đạo đức sinh học, an toàn sinh học; sở hữu trí tuệ… để đáp ứng tiêu chuẩn, qui định

của pháp luật và các tổ chức;

+ Thiết lập, tổ chức và quản trị hệ thống sản xuất và thương mại các sản phẩm công

nghệ sinh học.

46

7.1.1.2 Về kỹ năng

+ Bố trí, tiến hành và phân tích số liệu thí nghiệm trong nghiên cứu sinh học;

+ Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong lĩnh vực công nghệ sinh học;

+ Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong công nghệ sinh học bao gồm: Kỹ thuật sinh

học phân tử, ADN, gen, enzyme, protein, Kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật; Kỹ thuật nuôi cấy mô,

tế bào động vật, thực vật, nấm ăn và nấm dược liệu;

+ Thành thạo các kỹ thuật phân tích định tính, định lượng hóa sinh - vi sinh; Các công

cụ tin sinh học; Kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ở thực vật, động vật, thuỷ sản; Kỹ thuật

miễn dịch trong nghiên cứu và ứng dụng;

+ Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thông dụng trong cơ sở sản xuất

có liên quan đến công nghệ sinh học;

+ Năng lực quản lí, tổ chức nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại sản phẩm công

nghệ sinh học;

+ Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp đạt trình độ

tương đương TOEIC 400;

+ Có khả năng sử dụng tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên dụng để giải

quyết các vấn đề liên quan trong học tập và hoạt động nghề nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; Kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm

việc với cộng đồng;

+ Có khả năng tập hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, viết và trình bày báo cáo. Có kỹ

năng truyền thông, biết diễn đạt ý tưởng bằng lời, bằng chữ, đồ thị và các phương tiện hỗ trợ

để đạt kết quả với nhiều đối tượng khác nhau.

7.1.1.3 Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các

giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực và yêu nghề;

+ Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ; có ý thức rèn luyện sức khỏe để

làm việc.

7.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ sinh học có thể công tác trong các

lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực nông - lâm - ngư, khoa học sự sống: chọn giống, trồng trọt, bảo vệ thực vật,

chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản chế biến nông sản và thực phẩm, môi trường,

hóa sinh, phân tích và kiểm định sinh vật;

+ Lĩnh vực y tế: các trung tâm phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán, hỗ trợ sinh sản…;

+ Lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nghiên cứu khoa học: các trường đại học, cao đẳng, các

viện nghiên cứu, bệnh viện;

47

+ Lĩnh vực kinh doanh: các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lí chất lượng, kiểm

định tại các đơn vị sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học;

+ Làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước có lĩnh vực hoạt động liên quan tới sinh

học và công nghệ sinh học.

7.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể tiếp tục tham gia các

chương trình đào tạo sau đại học trong các chuyên ngành: Công nghệ Sinh học, Khoa học Cây

trồng, Khoa học Vật nuôi, Công nghệ Thực phẩm, Bảo quản Chế biến, Môi trường, Y - Sinh -

Dược học.

7.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học, Trường Baltimore City Community College,

Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học, Trường Đại học Florida Gulf Coast, Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học ứng dụng, Trường Đại học tiểu bang

California, Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P.TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. ĐỒNG HUY GIỚI

48

7.2. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Chương trình chất lượng cao

- Advanced Education Programme for Biotechnology)

Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương

trình đào tạo của trường Đại học Cornell - Hoa Kỳ.

7.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

7.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và vận dụng kiến thức toán, lý, hóa, sinh học, công nghệ thông tin, khoa học xã

hội vào lĩnh vực công nghệ sinh học và các lĩnh vực khoa học sự sống; có đủ kiến thức về khoa

học cơ bản để có khả năng tự nghiên cứu, tự học và tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn;

Hiểu và vận dụng kiến thức ngành và chuyên ngành vào các lĩnh vực chuyên môn sau:

+ Đánh giá, bảo tồn, phát triển và nhân giống nguồn gen động vật, thực vật, nấm ăn và

nấm dược liệu, thủy sản, vi sinh vật;

+ Sản xuất các dòng tế bào, kháng thể, vacxin, kit chẩn đoán, các hợp chất có hoạt tính

sinh học phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản, bảo

quản chế biến thực phẩm, y dược, môi trường;

+ Áp dụng các qui trình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (nhà kính, nhà lưới, giá thể,

thủy canh công nghệ thông tin, tự động hóa) để tổ chức sản xuất nông sản giá trị cao và an toàn;

+ Áp dụng công nghệ sinh sản hiện đại để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sinh sản ở vật nuôi

và thủy sản;

+ Ứng dụng công nghệ y - sinh học hiện đại để chẩn đoán bệnh phân tử, nghiên cứu cơ

chế bệnh, phát triển các kỹ thuật phân tích, xét nghiệm và liệu pháp điều trị cho người và

động vật. Ứng dụng công nghệ y - sinh hiện đại phục vụ công nghệ dược phẩm, chăm sóc sức

khỏe cộng đồng;

+ Áp dụng các qui trình quản lí và đảm bảo chất lượng; các phân tích định tính, định

lượng và các xét nghiệm sử dụng các qui trình phòng thí nghiệm và sản xuất công nghiệp phù

hợp; các tiêu chuẩn đạo đức sinh học, an toàn sinh học; sở hữu trí tuệ… để đáp ứng các tiêu

chuẩn, qui định của pháp luật và các tổ chức;

+ Thiết lập, tổ chức và quản trị hệ thống sản xuất và thương mại các sản phẩm công

nghệ sinh học.

7.2.1.2. Về kỹ năng

+ Bố trí, tiến hành và phân tích số liệu thí nghiệm trong nghiên cứu sinh học;

+ Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong lĩnh vực công nghệ sinh học;

49

+ Thành thạo các thao tác kỹ thuật trong công nghệ sinh học bao gồm: Kỹ thuật sinh học phân tử, ADN, gen, enzyme, protein, Kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật; Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào động vật, thực vật, nấm ănvà nấm dược liệu;

+ Thành thạo các kỹ thuật phân tích định tính, định lượng hóa sinh - vi sinh; Các công cụ tin sinh học; Kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ở thực vật, động vật, thuỷ sản, các kỹ thuật miễn dịch trong nghiên cứu và ứng dụng;

+ Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thông dụng trong các cơ sở sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học;

+ Năng lực quản lí, tổ chức nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ sinh học;

+ Có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp đạt trình độ tương đương B1 theo khung châu Âu;

+ Có khả năng sử dụng tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên dụng để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và hoạt động nghề nghiệp;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng;

+ Có khả năng tập hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, viết và trình bày báo cáo. Có kỹ năng truyền thông, biết diễn đạt ý tưởng bằng lời, bằng chữ, đồ thị và các phương tiện hỗ trợ để đạt kết quả với nhiều đối tượng khác nhau.

7.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực và yêu nghề;

+ Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ; có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.

7.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực nông - lâm - ngư, khoa học sự sống: chọn giống, trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản chế biến nông sản và thực phẩm, môi trường, hóa sinh, phân tích và kiểm định sinh vật;

+ Lĩnh vực y tế: các trung tâm phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán, hỗ trợ sinh sản…;

+ Lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nghiên cứu khoa học: các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, bệnh viện;

+ Lĩnh vực kinh doanh: các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lí chất lượng, kiểm

định tại các đơn vị sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học;

+ Làm việc tại các cơ quan quản lí có liên quan tới sinh học và công nghệ sinh học như

các cơ quan công an, quân đội và các cơ quan Chính phủ.

7.2.3. Định hướng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

50

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể tiếp tục theo học các bậc

sau đại học trong các chuyên ngành: Công nghệ Sinh học, Khoa học Cây trồng, Khoa học Vật

nuôi, Công nghệ Thực phẩm, Bảo quản Chế biến, Môi trường, Y - Sinh - Dược học.

7.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học, trường Đại học Cornell - Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học, Trường Baltimore City Community College,

Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học, Trường Đại học Florida Gulf Coast,

Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra Kỹ sư Công nghệ sinh học ứng dụng, Trường Đại học tiểu bang

California, Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P.TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. ĐỒNG HUY GIỚI

51

7.3. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC

LIỆU (Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

7.3.1. Năng lực chung đối với chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm

dược liệu

+ Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân; có khả năng sử dụng tiếng Anh;

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết các vấn đề văn hóa xã hội và ứng xử hợp lý;

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất;

+ Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề một cách độc lập hoặc theo nhóm, thể hiện năng

lực lãnh đạo;

+ Phát hiện vấn đề, đề xuất ý tưởng, thiết kế và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa

học trong lĩnh vực công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu;

+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề nấm vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm

đáp ứng nhu cầu thị trường.

7.3.2. Quy định cụ thể đối với từng năng lực

Năng lực 1 - Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân; có khả năng sử

dụng tiếng Anh

* Mức dễ

+ Chuẩn bị và triển khai một cuộc phỏng vấn điều tra về một vấn đề đơn giản trong

nghề nấm;

+ Trình bày báo cáo có hoặc không sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Đọc, nhận biết và viết báo cáo về các kỹ thuật/ kiến thức chung;

+ Thực hiện các nhiệm vụ, kỹ năng đơn giản trong giao tiếp.

* Mức trung bình

+ Viết tổng quan tài liệu về các vấn đề trong nghề nấm;

+ Chuẩn bị và tiến hành một cuộc điều tra về lĩnh vực nấm ăn và nấm dược liệu;

+ Viết và trình bày báo cáo khoa học;

+ Giao tiếp một cách độc lập với công giới và nông dân.

* Mức khó

+ Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ sinh học, thảo luận bằng tiếng

Anh với các nhà chuyên môn;

+ Giao tiếp tốt với nông dân để có thể tiến hành tốt công tác chuyển giao kỹ thuật;

+ Viết báo cáo về công tác chuyển giao kỹ thuật.

Năng lực 2 - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết các vấn đề văn hóa xã hội và ứng xử hợp lý

52

* Mức dễ

+ Hiểu biết các vấn đề đạo đức, xã hội và nhận biết sự khác biệt về văn hoá và xã hội của các nhóm xã hội khác nhau;

+ Lãnh đạo một nhóm dự án sinh viên.

* Mức trung bình

+ Làm việc với một nhóm người nhất định (nông dân hoặc nhóm sở thích hoặc với tổ chức nhà nước...) trong bối cảnh cụ thể có sự giám sát/ hướng dẫn;

+ Ra quyết định về hành vi/hành động của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi/ hành động đó.

* Mức trung bình

+ Hiểu các vấn đề đạo đức, xã hội để chuyển giao kỹ thuật cho các nhóm xã hội khác nhau;

+ Áp dụng các nguyên tắc đạo đức và xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp để đề ra các giải pháp phù hợp.

Năng lực 3 - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất

* Mức dễ

+ Sử dụng kiến thức và kỹ năng cơ sở ngành và chuyên ngành để xây dựng một kế hoạch sản xuất/ bảo quản chế biến một loại nấm cụ thể;

+ Lập kế hoạch cho các hoạt động khuyến nông đơn giản;

+ Thực hiện phân tích chi phí - lợi nhuận cho các tiến bộ kỹ thuật áp dụng;

+ Soạn thảo các quy trình/ kỹ thuật đơn giản;

+ Tổ chức hội thảo sinh viên về lĩnh vực nấm ăn và nấm dược liệu.

* Mức trung bình

+ Hướng dẫn nhóm sinh viên đi thăm quan, thực tập;

+ Soạn thảo quy trình/ kỹ thuật và tổ chức một khoá tập huấn trong lĩnh vực nghề nấm cho nhóm sinh viên;

+ Lập kế hoạch chuyển giao một quy trình/ kỹ thuật mới trong nghề nấm;

+ Tiến hành phân tích chi phí - lợi nhuận để lựa chọn quy trình/ kỹ thuật thích hợp;

+ Giới thiệu và giải thích kết quả nghiên cứu.

* Mức trung bình

+ Lựa chọn kỹ thuật/ mô hình sản xuất phù hợp cho các nhóm nông dân có tính đến hiệu quả kinh tế mà kỹ thuật đó mang lại;

+ Triển khai các chương trình khuyến nông, tổ chức các khoá tập huấn kỹ thuật;

+ Xây dựng các mô hình sản xuất mới và tổ chức các hoạt động khuyến nông khác như: thăm quan, hội thảo trao đổi kinh nghiệm v.v…

+ Tư vấn cho nông dân trong lĩnh vực nuôi trồng/ sản xuất nấm;

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và

nhu cầu thị trường.

53

Năng lực 4 - Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề một cách độc lập hoặc theo nhóm, thể

hiện năng lực lãnh đạo

* Mức dễ

+ Lập kế hoạch cho dự án quy mô nhỏ;

+ Tham gia nhóm dự án sinh viên;

+ Nhận biết, phân tích và tìm giải pháp cho các vấn đề nảy sinh từ các dự án quy mô nhỏ.

* Mức trung bình

+ Lập kế hoạch cho thực hành nghề nghiệp/ dự án của bản thân;

+ Tìm các giải pháp và tiêu chí lựa chọn giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh;

+ Hướng dẫn/lãnh đạo nhóm xây dựng kế hoạch sản xuất/ kinh doanh cho một sản

phẩm nghề nấm ở qui mô nhỏ;

+ Lập và phân tích kế hoạch kinh doanh/ sản xuất kinh doanh.

* Mức khó

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất cho các hoạt động nghề nấm;

+ Xác định, phân tích và giải quyết vấn đề của các hoạt động sản xuất đó;

+ Hướng dẫn/ lãnh đạo nhóm xây dựng kế hoạch sản xuất/ kinh doanh/ sản xuất kinh

doanh các sản phẩm nghề nấm ở qui mô nhỏ.

Năng lực 5 - Phát hiện vấn đề, đề xuất ý tưởng, thiết kế và triển khai các hoạt động

nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn

* Mức dễ

+ Thiết kế và triển khai các nghiên cứu đơn giản ở khu thực nghiệm của cơ sở đào tạo;

+ Viết báo cáo khoa học về vấn đề nghiên cứu và trình bày ở hội nghị khoa học sinh viên;

+ Liên hệ kết quả nghiên cứu với các vấn đề thực tiễn.

* Mức trung bình

+ Thiết kế và triển khai nghiên cứu các vấn đề mà công giới đang gặp phải dưới sự

hướng dẫn, giám sát;

+ Viết báo cáo khoa học về vấn đề nghiên cứu và trình bày ở hội thảo có đại diện công

giới tham gia;

+ Tham gia vào các chương trình nghiên cứu.

* Mức khó

+ Nhận biết và phân tích nhu cầu nghiên cứu khoa học, thiết kế các nghiên cứu cần

thiết;

+ Triển khai nghiên cứu một cách độc lập;

+ Hướng dẫn sinh viên/ trợ lý triển khai nghiên cứu;

+ Viết báo cáo khoa học bằng tiếng Việt và tham gia viết báo cáo bằng tiếng Anh;

+ Đề xuất, hợp tác trong các chương trình nghiên cứu.

54

Năng lực 6 - Vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề nấm vào sản xuất và kinh doanh các

sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường

* Mức dễ

+ Áp dụng các kỹ thuật cơ bản, đơn giản để sản xuất sản nấm phẩm thông dụng;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm nấm;

+ Xác định và áp dụng các kỹ thuật sau thu hoạch đơn giản phù hợp với các loại sản

phẩm nấm đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Mức trung bình

+ Lựa chọn quy trình kỹ thuật tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng xác định;

+ Nghiên cứu tính khả thi về mặt kinh tế cho sản phẩm.

* Mức khó

+ Xác định kỹ thuật và nguồn lực cần thiết để sản xuất các sản phẩm nghề nấm với chất

lượng xác định;

+ Xác định quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý;

+ Ứng dụng các kỹ thuật mới để tăng hiệu quả kinh tế;

+ Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nghề nấm.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P.TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. ĐỒNG HUY GIỚI

55

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

8. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Information Technology)

Mã ngành: 52 48 02 01

8.1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ THÔNG TIN (Information Management)

8.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

8.1.1.1. Về kiến thức

+ Đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng; Nhà nước và pháp

luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và tin học cơ bản để có khả

năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Vận dụng được các nguyên lý, khái niệm, lý thuyết, thuật toán liên quan tới mô hình

toán học để thực hiện cài đặt các thuật toán cho các bài toán cụ thể trong các lĩnh vực cần ứng

dụng công nghệ thông tin;

+ Áp dụng được kiến thức cơ bản của cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phân

tích và thiết kế hệ thống vào việc triển khai xây dựng một hệ thống phần mềm; cách tính toán

tài chính cơ bản trong giao dịch tài chính, phương pháp toán cụ thể vào phân tích mỗi loại mô

hình toán kinh tế;

+ Áp dụng được kiến thức cơ bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ

thống, lập trình vào triển khai ứng dụng và quản trị các dự án công nghệ thông tin; các hệ

thống phần mềm có trên thị trường vào việc quản lí tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp,

kiến thức về hệ thống thông tin địa lý vào giải quyết những vấn đề liên quan đến dữ liệu

không gian trong nông nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về kiến trúc của mạng Internet và nguyên lý hoạt

động của các giao thức trong mạng Internet vào giải quyết vấn đề liên quan đến an toàn thông

tin, an ninh, bảo mật và khai thác hiệu quả các mạng truyền thông;

+ Phân tích được vấn đề chuyên sâu về giải thuật, ngôn ngữ lập trình của các bài toán

trong lĩnh vực cần ứng dụng công nghệ thông tin.

8.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thiết kế, xây dựng, kiểm thử và bảo trì được hệ thống phần mềm dựa trên khảo sát

nhu cầu và định giá, chi phí, tính khả thi của sản phẩm phần mềm; Lập trình, cài đặt một số hệ

thống thông minh;

56

+ Sử dụng được kiến thức về toán tài chính giải quyết các vấn đề tài chính đơn giản của

ngân hàng như tính tiền lãi, vào lĩnh vực quản lí như thẩm định dự án đầu tư; các phần mềm

thông dụng về GIS;

+ Thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lí và khai thác được các hệ thống mạng truyền thông

máy tính;

+ Khả năng tư duy biện luận để tìm kiếm, phân tích, tổng hợp tài liệu và giải quyết các

vấn đề liên quan đến chuyên môn;

+ Kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp công việc:

+ Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn

có hiệu quả trong các nhóm công tác khác nhau;

+ Khả năng đọc hiểu và sử dụng tiếng Anh đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương

đương.

8.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, nhiệt tình, say mê, sáng tạo. Cần cù, tỉ mỉ, chính xác trong công việc;

+ Chấp hành quy định của Nhà nước và Pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với

cộng đồng và xã hội. Có ý thức kỷ luật, phong cách làm việc khoa học trong xã hội hiện đại.

8.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhận

những vị trí công việc chính sau tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên

cứu…:

+ Lập trình viên: Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính

(phần mềm). Viết các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển hệ thống máy

móc cơ khí, xử lí dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển, camera,

các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...

+ Thiết kế và quản trị website: Thiết kế website thân thiện, dễ sử dụng, nhiều chức

năng, bắt mắt với các nút bấm, các banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ...

+ Chuyên viên kiểm thử phần mềm: Chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các

ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên viết ra;

+ Quản lí dự án: Quản lí toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dụng

công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập

mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch dự án.

+ Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao các hệ thống mạng an toàn và

bảo mật, nắm được kỹ thuật xâm nhập và biện pháp phòng, chống tấn công của hacker (tin

tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa lỗ hổng trên

hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công...

+ Lập trình phát triển game: Điều khiển toàn bộ quá trình phát triển game, từ việc tạo

ra nền tảng, tính năng và sự tương tác trong game. Phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò

chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game.

57

+ Kỹ thuật máy tính: Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham

gia làm việc trong các dự án sản xuất thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới như:

Intel, IBM, Samsung, Nidec...

+ Xây dựng và Quản lí dữ liệu: Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ như giao diện

sử dụng, giao dịch giữa khách/ chủ trong toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ thống; cung

cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá;

+ Giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong lĩnh

vực tin học và công nghệ thông tin.

8.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Với kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, người học sau khi tốt nghiệp có thể tham gia

các khóa đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ…) về các chuyên ngành của công nghệ thông tin.

8.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ University of Illinois, College of Engineering.

+ Virginia Commonwealth University, School of Engineering.

+ The University of Rhode Island.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. PHẠM QUANG DŨNG

58

8.2. CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC (Informatics)

8.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

8.2.1.1. Về kiến thức

+ Đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp

luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và tin học cơ bản để

có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Vận dụng được các nguyên lý, khái niệm, lý thuyết, thuật toán liên quan tới mô hình

toán học để thực hiện cài đặt các thuật toán cho các bài toán cụ thể trong các lĩnh vực cần ứng

dụng công nghệ thông tin;

+ Áp dụng được các kiến thức cơ bản của cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật,

phân tích và thiết kế hệ thống vào việc triển khai xây dựng một hệ thống phần mềm;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về kiến trúc của mạng Internet và nguyên lý hoạt

động của các giao thức trong mạng Internet vào giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn

thông tin, an ninh, bảo mật và khai thác hiệu quả các mạng truyền thông;

+ Phân tích được các vấn đề về giải thuật, ngôn ngữ lập trình của các bài toán trong lĩnh

vực cần ứng dụng công nghệ thông tin;

+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản về sinh học, hệ thống thông tin địa lý vào giải

quyết bài toán trong tin sinh học và những vấn đề liên quan đến dữ liệu không gian trong

nông nghiệp.

8.2.1.2. Về kỹ năng

+ Thiết kế, xây dựng, kiểm thử và bảo trì hệ thống phần mềm dựa trên khảo sát nhu cầu

và định giá, chi phí, tính khả thi của sản phẩm phần mềm;

+ Có khả năng thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lí và khai thác các hệ thống mạng truyền

thông máy tính;

+ Lập trình, cài đặt được một số hệ thống thông minh. Sử dụng được các phần mềm

thống kê, phần mềm thông dụng về GIS và công cụ thực hiện tìm kiếm, đọc hiểu dữ liệu từ

các ngân hàng cơ sở dữ liệu sinh học;

+ Có khả năng tư duy biện luận để tìm kiếm, phân tích, tổng hợp tài liệu và giải quyết

các vấn đề liên quan đến chuyên môn;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp công việc;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, thực hiện các nghiệp vụ

chuyên môn có hiệu quả trong nhóm công tác;

+ Có khả năng đọc hiểu và sử dụng tiếng Anh đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc

tương đương.

59

8.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Cần cù, tỉ mỉ, chính xác trong công việc; linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết các vấn

đề chuyên môn; say mê và có phong cách làm việc khoa học;

+ Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước và Pháp luật, sống và làm việc có trách

nhiệm với cộng đồng và xã hội.

8.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin có thể đảm

nhận những vị trí công việc chính sau tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo,

nghiên cứu:

+ Lập trình viên: Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính

(phần mềm). Viết chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển hệ thống máy móc

cơ khí, xử lí dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển, camera, phần

mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...

+ Thiết kế và quản trị website: Thiết kế website thân thiện, dễ sử dụng, nhiều chức

năng, bắt mắt với các nút bấm, banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của kiểu chữ...

+ Chuyên viên kiểm thử phần mềm: Chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các

ứng dụng, phần mềm do lập trình viên viết ra.

+ Quản lí dự án: Quản lí toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng

dụng CÔNG NGHệ THÔNG TIN, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc

cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên

kế hoạch dự án.

+ Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao các hệ thống mạng an toàn và

bảo mật, nắm được kỹ thuật xâm nhập và biện pháp phòng, chống tấn công của hacker (tin

tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa lỗ hổng trên

hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công...

+ Lập trình phát triển game: Điều khiển toàn bộ quá trình phát triển game, từ việc tạo ra

nền tảng, tính năng và sự tương tác trong game. Phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi,

màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game.

+ Kỹ thuật máy tính: Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham

gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới

như: Intel, IBM, Samsung, Nidec...

+ Xây dựng và Quản lí dữ liệu: Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ như giao diện

sử dụng, giao dịch giữa khách/ chủ trong toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ thống; cung

cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá.

+ Làm giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trong

lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.

8.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Với kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, người học sau khi tốt nghiệp có thể tham gia

các khóa đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ…) về các chuyên ngành của công nghệ thông tin.

60

8.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ University of Illinois, College of Engineering.

+ Virginia Commonwealth University, School of Engineering.

+ The University of Rhode Island.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. PHẠM QUANG DŨNG

61

9. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

9.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN

MỀM, NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hồ sơ năng lực nghề nghiệp đối với kỹ sư chuyên ngành Công nghệ phần mềm ngành

của công nghệ thông tin được xác định với 8 năng lực, sau khi hoàn thành xong chương trình

học này sinh viên có khả năng sau:

+ Có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin, sử dụng

tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo;

+ Nhận biết các vấn đề xã hội, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và hành động/cư

xử hợp lý;

+ Có khả năng vận dụng tốt kiến thức về toán học, thuật toán, cơ sở dữ liệu, phân tích

thiết kế hệ thống, ngôn ngữ lập trình liên quan tới lĩnh vực công nghệ phần mềm;

+ Áp dụng tri thức thiết kế website, quản lí dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết

sáng tạo, hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm

máy tính;

+ Có khả năng thiết kế, phát triển và đánh giá chất lượng các hệ thống máy tính cả về

phần cứng và phần mềm;

+ Có năng lực triển khai ứng dụng của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động

đời sống;

+ Có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm;

+ Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và các

kỹ năng mềm trong nghề nghiệp và cuộc sống.

9.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông

tin, sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo

* Mức dễ

+ Hiểu được cấu trúc ngữ pháp và mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh tổng quát và tiếng

Anh chuyên ngành công nghệ thông tin;

+ Có khả năng đọc hiểu tài liệu ngắn, tìm và kết hợp các thông tin để suy luận;

+ Có khả năng giao tiếp ở mức độ đơn giản.

* Mức trung bình

62

+ Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành công nghệ thông tin, hướng dẫn sử dụng

phần mềm bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng viết được những đoạn ngắn với các ý rõ ràng, mạch lạc; có khả năng viết

các thư từ, văn bản liên quan đến công việc;

+ Có khả năng giao tiếp trong các tình huống yêu cầu sự trao đổi thông tin đơn giản, trực tiếp.

* Mức khó

+ Có khả năng viết tổng quan tài liệu về các vấn đề trong nghề công nghệ thông tin

bằng tiếng Anh;

+ Hiểu nội dung chính của văn bản phức tạp, các cuộc thảo luận về vấn đề có tính khoa

học thuộc chuyên môn của người sử dụng ngôn ngữ;

+ Có khả năng nói và nghe tốt trong các tình huống xã hội và công việc, trao đổi với

khách hàng và đối tác quốc tế trong ngành công nghệ thông tin, truyền thông.

Năng lực 2 - Nhận biết các vấn đề xã hội, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và

hành động/ cư xử hợp lý

* Mức dễ

+ Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, xã hội và nhận biết sự khác biệt về

văn hoá, xã hội của các nhóm xã hội khác nhau;

+ Có đạo đức nghề nghiệp, động cơ học tập đúng đắn.

* Mức trung bình

+ Có khả năng ra quyết định về hành vi/ hành động của mình và tự chịu trách nhiệm về

hành vi/hành động đó;

+ Có tính chủ động, tích cực trong công việc.

* Mức khó

+ Hiểu về các lĩnh vực công nghệ thông tin, để ứng dụng công nghệ thông tin cho các

nhóm xã hội khác nhau;

+ Áp dụng các nguyên tắc đạo đức và xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp để đề ra các

giải pháp phù hợp;

+ Có khả năng đưa ra phán xét dựa trên các quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận.

Năng lực 3 - Có khả năng vận dụng tốt kiến thức về toán học, thuật toán, cơ sở dữ liệu,

phân tích thiết kế hệ thống, ngôn ngữ lập trình liên quan tới lĩnh vực công nghệ phần mềm

* Mức dễ

+ Có kiến thức về khái niệm cơ bản, lý thuyết về toán học, thuật toán liên quan tới công

nghệ phần mềm;

+ Minh họa các khái niệm, thuật toán bằng các ví dụ cụ thể;

+ Có kiến thức về các kỹ thuật lập trình, CSDL, phân tích thiết kế hệ thống.

* Mức trung bình

63

+ Có khả năng phân tích, đánh giá các thuật toán;

+ Có khả năng tư duy logic các thuật toán để lập trình nên các phần mềm ứng dụng.

* Mức khó

Có khả năng áp dụng kiến thức trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính, lĩnh vực

phần mềm.

Năng lực 4 - Áp dụng tri thức thiết kế website, quản lí dự án để nhận biết, phân tích và

giải quyết sáng tạo, hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển

phần mềm máy tính

* Mức dễ

+ Phân tích và mô hình hóa dữ liệu, khả năng xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ

thuật, khả năng quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống;

+ Nhận biết, phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề nảy sinh từ các dự án ở mức đơn giản.

* Mức trung bình

+ Lập kế hoạch cho thực hành nghề nghiệp, dự án của mình;

+ Tìm các giải pháp và tiêu chí; lựa chọn giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh;

+ Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động quản lí dự án công nghệ thông tin.

* Mức khó

+ Xác định, phân tích và giải quyết sáng tạo vấn đề của các hoạt động dự án;

+ Có khả năng giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây

dựng và phát triển phần mềm máy tính.

Năng lực 5 - Có khả năng thiết kế, phát triển và đánh giá chất lượng các hệ thống máy

tính về phần cứng và phần mềm

* Mức dễ

+ Thu thập, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng sản phẩm

phần mềm để phục vụ công tác thiết kế;

+ Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lí các dự án phần mềm có qui mô vừa và nhỏ,

đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.

* Mức trung bình

+ Sử dụng tư duy giải thuật để phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong quá trình

xây dựng phần mềm;

+ Phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức, xác định và cụ thể

hóa các giải pháp kỹ thuật, quản trị dự án, tích hợp hệ thống.

* Mức khó

+ Có khả năng lập chương trình máy tính trong một số lĩnh vực: Lập trình web, Quản trị

cơ sở dữ liệu, Lập trình trong Windows,… Lắp ráp máy tính, cài đặt các phần mềm và xử lý

các sự cố thường gặp của máy tính và mạng máy tính;

+ Thiết kế, tư vấn cho ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

64

+ Quản lí, bảo trì sản phẩm một cách hiệu quả và hữu ích;

+ Đánh giá chi phí, chất lượng của phần mềm.

Năng lực 6 - Có năng lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực

hoạt động đời sống

* Mức dễ

+ Áp dụng kỹ thuật cơ bản, đơn giản để chế tạo các sản phẩm công nghệ thông tin nhỏ;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm làm ra;

+ Xác định và áp dụng kỹ thuật chuyên môn đơn giản phù hợp với các loại sản phẩm

khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Mức trung bình

+ Lựa chọn quy trình kỹ thuật tốt nhất để ra sản phẩm công nghệ thông tin có chất

lượng xác định;

+ Thực hiện kiểm tra sản phẩm và nghiên cứu tính khả thi về mặt kinh tế cho sản phẩm.

* Mức khó

+ Xác định kỹ thuật và nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm với chất lượng xác định;

+ Xác định quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý;

+ Ứng dụng các kỹ thuật mới để giảm chi phí và tăng thu nhập.

Năng lực 7 - Có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm

* Mức dễ

+ Có khả năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống hàng ngày;

+ Có thể rèn luyện sự tự tin trước đám đông;

+ Có kỹ năng đàm phán thương lượng và thuyết phục người khác, làm việc hiệu quả

trong nhóm.

* Mức trung bình

+ Nâng cao sức thuyết phục từ bản thân và tạo ảnh hưởng với người khác;

+ Có kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

* Mức khó

+ Có khả năng giao tiếp tốt, có sức cuốn hút trong giao tiếp xã hội;

+ Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng nhận

biết nhanh và xử lý linh hoạt các công việc.

Năng lực 8 - Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực chuyên

môn và các kỹ năng mềm trong nghề nghiệp và cuộc sống

* Mức dễ

+ Nghiêm túc trong học tập, ham thích tìm tòi và nghiên cứu khoa học;

+ Có phương pháp học tập khoa học và hiệu quả.

* Mức trung bình

65

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành, đạo đức phẩm chất, năng động, sáng tạo, biết lắng

nghe, chia sẻ, hợp tác và làm việc có hiệu quả;

+ Nâng cao nhận thức về việc học tập, rèn luyện, nâng cao phát triển kỹ năng mềm.

* Mức khó

+ Tự quản lí việc tự học và tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lí thời gian và năng

lực tổ chức; giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công

nghệ thông tin;

+ Có khả năng tự đổi mới, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc học tiếp ở các bậc

học cao học, nghiên cứu sinh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. PHẠM QUANG DŨNG

66

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

10. NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

(Postharvest Technology)

Mã ngành: 52 54 01 04

10.1. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH (Postharvest Technology)

10.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

10.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, sinh,... để tính toán và thiết kế các quá trình, thiết bị sử dụng trong công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm;

+ Vận dụng được kiến thức về quá trình hóa học, sinh học, sinh lý và lý hóa học của nông sản thực phẩm để ứng dụng trong bảo quản, duy trì chất lượng sau thu hoạch và dự báo biến đổi của nguyên liệu trong quá trình chế biến nhằm tối ưu hóa quá trình;

+ Phân biệt được bản chất của các quá trình công nghệ phổ biến trong công nghệ thực phẩm, đặc biệt là sau thu hoạch; Lựa chọn và phân tích các quá trình, thiết bị: trao đổi nhiệt, cơ học, chuyển khối phù hợp với yêu cầu công nghệ;

+ Lựa chọn được công nghệ bảo quản phù hợp với từng loại nông sản thực phẩm, đặc biệt nhóm sản phẩm rau, quả và hạt dựa trên khả năng nhận biết và phân tích nguyên nhân gây hư hỏng;

+ Phân tích, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu; Lựa chọn được công nghệ và thiết bị phù hợp trong chế biến các sản phẩm thực phẩm: (sữa, rau quả, ngũ cốc, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật, thực phẩm lên men, thực phẩm truyền thống, thực phẩm chức năng…);

+ Phân tích và đánh giá được chất lượng thực phẩm; vận dụng được kiến thức quản lí chất lượng trong thực tiễn sản xuất;

+ Vận dụng nguyên lý cơ bản của marketing và chiến lược marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức tổng hợp về công nghệ sau thu hoạch và công nghệ thực phẩm kết hợp với khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để tổng hợp, phân tích thông tin khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên ngành.

10.1.1.2. Về kỹ năng

+ Phát hiện, kiểm soát và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tế bảo quản và chế biến;

67

+ Độc lập phân tích chất lượng dinh dưỡng, cảm quan, hóa học và vi sinh của nguyên liệu và sản phẩm;

+ Tham gia và độc lập tính toán để giải quyết các vấn đề phổ biến liên quan tới các quá trình và thiết bị: trao đổi nhiệt, cơ học và chuyển khối trong công nghệ sau thu hoạch;

+ Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;

+ Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, thiết kế và thực hiện một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành;

+ Tham gia đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Thành thạo trong khả năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Tích hợp các kỹ năng viết, thuyết trình, trình bày báo cáo cùng kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương, kỹ năng tin học văn phòng đáp ứng yêu cầu làm việc chuyên môn.

10.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

10.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ thực phẩm có thể công tác ở các vị trí sau:

+ Nhân viên/ trưởng, phó phòng Quản lí chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra chất lượng (QA: Quality Assurance); tổ trưởng, quản lí và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về công nghiệp thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch…;

+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch;

+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia…

10.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thủy hải sản, dinh dưỡng người…

10.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY

68

11. NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Food Technology)

Mã ngành: 52 54 01 01

11.1. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Food Techology)

11.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

11.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng các kiến thức cơ sở về toán, lý, hóa, sinh, trong tính toán và thiết kế các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong công nghệ thực phẩm;

+ Lựa chọn, tính toán các quá trình và thiết bị cơ học, hóa lý, sinh học và nhiệt học thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm;

+ Vận dụng và lựa chọn các phương pháp phân tích cơ bản và hiện đại trong phân tích chất lượng thực phẩm;

+ Phân tích, kiểm soát chất lượng nguyên liệu; Vận dụng được công nghệ và thiết bị phù hợp trong chế biến các sản phẩm thực phẩm (thịt, sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật, thực phẩm lên men,thực phẩm truyền thống, thực phẩm chức năng…);

+ Vận dụng, phân tích các kiến thức vi sinh vật, độc tố thực phẩm, luật thực phẩm, trong xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm soát an toàn thực phẩm;

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, các nguyên nhân gây hư hỏng nông sản thực phẩm. Từ đó xác định các phương pháp bảo quản thích hợp;

+ Vận dụng các kiến thức cơ sở và chuyên ngành công nghệ thực phẩm, kết hợp với khả năng khai thác, tổng hợp và phân tích thông tin khoa học, soạn thảo đề cương và thực hiện một đề tài nghiên cứu.

11.1.1.2. Về kỹ năng

+ Độc lập trong các phân tích cơ bản về chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trên các mặt dinh dưỡng, cảm quan, hóa học và vi sinh;

+ Tham gia tính toán các thông số công nghệ, lựa chọn máy và thiết bị, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất;

+ Tham gia xây dựng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho một quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm cụ thể;

+ Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;

+ Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, trong xây dựng và thực hiện một vấn đề

nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành;

+ Tham gia, xây dựng và phát triển hệ thống, tạo sản phẩm mới; Tham gia đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;

69

+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn sản xuất sản phẩm thực phẩm trong nước và quốc tế;

+ Thành thạo trong kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, cũng như khả năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Tích hợp các kỹ năng viết, thuyết trình, trình bày báo cáo cùng kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương, kỹ năng tin học văn phòng đáp ứng yêu cầu làm việc chuyên môn.

11.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

11.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân công nghệ thực phẩm có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Làm việc tại các Phòng Quản lí chất lượng (QC: Quality control), Giám sát, kiểm tra chất lượng (QA: Quality assurance); tổ trưởng, quản lí và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Chuyên viên trong bộ phận kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế;

+ Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về công nghiệp thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch…;

+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch;

+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…

11.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thủy hải sản, dinh dưỡng người…

11.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY

70

11.2. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

(Food Safety and Quality Management)

11.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

11.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và Pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng kiến thức cơ sở về toán, lý, hóa, sinh học… trong thiết kế, tính toán và

giải thích các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong công nghệ thực phẩm;

+ Phân tích, dự báo và giải thích các biến đổi vật lý, hóa học và hóa sinh diễn ra trong

bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, phân biệt được bản chất của các quá trình công

nghệ, biến đổi của nguyên liệu trong từng công đoạn của quy trình chế biến; Lựa chọn, tính

toán các quá trình và thiết bị cơ học, hóa lý, sinh học và nhiệt học thường được sử dụng trong

công nghệ thực phẩm;

+ Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh,

các quy định, tiêu chuẩn và luật vệ sinh an toàn thực phẩm; vận dụng và lựa chọn các phương

pháp phân tích cơ bản và hiện đại trong phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm;

+ Vận dụng, phân tích tốt các kiến thức chuyên môn sâu về vi sinh vật, độc tố học và

kiểm soát ngộ độc thực phẩm, phân tích rủi ro trong sản xuất, Luật Thực phẩm để xây dựng

hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;

+ Vận dụng tốt kiến thức dịch tễ học thực phẩm, bệnh học thực phẩm, quản lí chuỗi

cung ứng, kỹ thuật kiểm nghiệm và thanh tra an toàn thực phẩm trong kiểm tra, kiểm soát vệ

sinh, an toàn thực phẩm tại cộng đồng;

+ Phân tích, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cũng như công nghệ và thiết bị trong chế

biến các sản phẩm thực phẩm (sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê,

cacao, dầu thực vật…);

+ Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành công nghệ thực phẩm, kết hợp với khả

năng khai thác, tổng hợp và phân tích thông tin khoa học trong soạn thảo đề cương và thực

hiện đề tài nghiên cứu.

11.2.1.2. Về kỹ năng

+ Tiến hành độc lập các phân tích cơ bản đối với chất lượng nguyên liệu và sản phẩm,

đặc biệt trên lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Tham gia hoặc độc lập xây dựng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc

gia và quốc tế cho một quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm cụ thể;

+ Tham gia hoặc độc lập tính toán các thông số công nghệ, lựa chọn máy và thiết bị,

giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất;

+ Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;

Đề xuất, phân tích và hiện thực hóa ý tưởng tạo sản phẩm mới;

71

+ Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, trong thiết kế và thực hiện một vấn đề

nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành;

+ Năng lực tham gia, xây dựng và phát triển hệ thống, tạo sản phẩm, đề xuất và giải

quyết giải pháp kỹ thuật thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở

trong nước và quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực quản lí chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Thành thạo trong kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, tổ chức,

lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Tích hợp các kỹ năng viết, thuyết trình, trình bày báo cáo cùng kỹ năng sử dụng tiếng

Anh trong giao tiếp đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương, kỹ năng tin học văn

phòng đáp ứng yêu cầu làm việc chuyên môn.

11.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và

xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

11.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người tốt nghiệp sau khi học

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhânchuyên ngành quản lí chất lượng và vệ sinh an

toàn thực phẩm có thể công tác tại các vị trí sau:

+ Chuyên viên, trong bộ phận kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung

tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế;

+ Làm việc tại các phòng quản lí chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra

chất lượng (QA: Quality assurance); tổ trưởng, quản lí và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh

nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về công nghiệp thực phẩm, kiểm nghiệm

thực phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch…;

+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo

ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thủy hải sản;

+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…

11.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

trong nước và quốc tế về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến

thủy hải sản, dinh dưỡng người…

11.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY

72

KHOA KẾ TOÁN VÀ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

12. NGÀNH KẾ TOÁN (Accounting)

Mã ngành: 52 34 03 01

12.1. CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN (Accounting)

12.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

12.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và Pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Áp dụng được các kiến thức toán cơ bản, toán kinh tế, nguyên lý thống kê kinh tế,

quản trị học, tâm lý trong quản lí, hợp tác kinh tế để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn

sản xuất kinh doanh;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở về quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính và

kế toán để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn sản xuất kinh doanh;

+ Phân tích và tổng hợp được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản phát sinh trong doanh

nghiệp trên cơ sở áp dụng các nguyên lý kế toán;

+ Áp dụng được kiến thức kế toán quản trị vào việc ra quyết định sản xuất - kinh doanh

cho một số tình huống cơ bản;

+ Vận dụng kiến thức chuyên ngành trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế

hoạch, điều hành thực hiện sản xuất kinh doanh, kiểm tra, giám sát một số hoạt động của

doanh nghiệp;

+ Vận dụng được các hình thức tổ chức kế toán, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán,

phương pháp hạch toán để thực hiện và tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh

nghiệp và tổ chức;

+ Áp dụng được nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán vào kiểm toán tài chính, kiểm toán

hoạt động, kiểm soát nội bộ một số nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp;

+ Phân tích được tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong phân tích và đánh

giá một số vấn đề cơ bản trong thực tiễn;

73

+ Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Kế toán để xác định hướng nghiên

cứu; thu thập, xử lý và phân tích số liệu; đánh giá vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp liên

quan đến chủ đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực Kế toán.

12.1.1.2. Về kỹ năng

+ Lập chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và kiểm tra sai sót cơ bản của kế toán;

+ Phân tích được vấn đề cơ bản phát sinh trong thực tiễn để đề xuất cách thức tổ chức

công tác kế toán, quản lí, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lí tài chính trong

các loại hình doanh nghiệp;

+ Kỹ năng cập nhật các thay đổi về cách thức tổ chức - quản lí doanh nghiệp, thị trường

tài chính - tiền tệ, quản lí tài chính, chính sách thuế, marketing, chuẩn mực kế toán - kiểm

toán trên thế giới và ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề cơ bản trong thực tiễn;

+ Ứng dụng được phần mềm kế toán máy để hạch toán các nghiệp vụ kế toán và phần

mềm SPSS để xử lý số liệu thống kê;

+ Sử dụng được các phần mềm tin học cho công tác văn phòng (Word, Excel, Power

Point);

+ Có khả năng thuyết trình các vấn đề chuyên môn cơ bản, giao tiếp thông thường bằng

tiếng Anh ở trình độ TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức và làm việc nhóm lập kế hoạch, quản lí thời

gian, quản lí các nguồn lực hiệu quả.

12.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có trách nhiệm trong công việc, tuân thủ các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp kế toán;

+ Phẩm chất chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật của nhà nước và có trách nhiệm vì

xã hội.

12.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán có thể làm việc ở những vị trí công

việc sau:

+ Nhân viên kế toán, nhân viên kế hoạch tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (Phòng

kinh tế, phòng kế toán, trường học, cơ quan thuế, bảo hiểm, kho bạc ở các cấp, ban tài chính

cấp xã…).

12.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành Kế toán có khả năng học

tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ về chuyên ngành:

+ Thạc sĩ Kế toán;

+ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh;

+ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh;

+ Tiến sĩ Kế toán;

+ Tiến sĩ Tài chính ngân hàng;

74

+ Tiến sĩ Kinh tế.

12.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Accounting student learning outcomes - Southern Connecticut State University, the

United States.

+ Learning Outcomes - Accounting, Aurora University, American - Accounting,

Western International University, the United States

+ Accounting Program Learning Outcomes: University of North Cronila, the United States.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

75

12.2. CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (Accounting - Auditing)

12.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

12.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Áp dụng được các kiến thức toán cơ bản, toán kinh tế, nguyên lý thống kê kinh tế,

quản trị học, tâm lý trong quản lí, hợp tác kinh tế để giải quyết một số vấn đề chung trong

thực tiễn sản xuất kinh doanh;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở về quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính, kế

toán để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn sản xuất doanh nghiệp;

+ Sử dụng được kiến thức lý thuyết và thực tiễn đã được trang bị để phân tích và giải

quyết một số tình huống cụ thể về kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, để nâng cao hiệu

quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế;

+ Vận dụng được các hình thức tổ chức kế toán, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện

hành và phương pháp hạch toán để phân tích và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ

bản trong doanh nghiệp và tổ chức;

+ Hiểu được kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế; vận dụng

được nguyên tắc, phương pháp hạch toán kế toán, chuẩn mực kế toán kiểm toán và phương

pháp kiểm toán phù hợp với từng đối tượng kiểm toán; có thể tham gia lập kế hoạch thực hiện

một cuộc kiểm toán;

+ Có khả năng thiết lập hệ thống xác định chi phí sản xuất trong các loại hình doanh

nghiệp để kiểm soát và quản lí tốt chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm; phân tích

và đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo kế toán quản trị, báo cáo tài

chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định quản lí;

+ Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành kế toán kiểm toán để xác định

một số chủ đề nghiên cứu thực tế; thu thập, xử lý và phân tích số liệu; đánh giá, phân tích vấn

đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

12.2.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng cập nhật, vận dụng thay đổi về chế độ tài chính, kế toán trong công tác

kế toán kiểm toán; Phát hiện và giải quyết được một số vấn đề trong lĩnh vực kế toán kiểm

toán; phân tích được báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán theo chế độ và chuẩn

mực kế toán, kiểm toán Việt Nam hiện hành;

+ Có khả năng nhận diện và phân loại được hệ thống xác định phí sản xuất trong các

loại hình doanh nghiệp; thiết lập và phân tích được báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho việc

ra quyết định;

+ Có khả năng phát hiện một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất kinh doanh,

đánh giá và đề xuất được phương án cải tiến quản lí, điều hành có hiệu quả hoạt động sản xuất

+ kinh doanh, tài chính trong doanh nghiệp;

76

+ Ứng dụng được phần mềm kế toán trong hạch toán các nghiệp vụ kế toán cũng như xử

lý một số vấn đề kế toán trong các cuộc kiểm toán và phần mềm xử lý số liệu thống kê;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point)

trong công việc chuyên môn, có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho việc tự

học và tự nâng cao chuyên môn;

+ Có khả năng đọc hiểu, thuyết trình các vấn đề chuyên môn và giao tiếp thông thường

bằng tiếng Anh ở trình độ TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm trong các vấn đề chuyên môn.

12.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có phẩm chất chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật của Nhà nước và có trách nhiệm

với xã hội;

+ Có trách nhiệm đối với công việc, đạo đức nghề nghiệp trong công tác kế toán, kiểm toán;

+ Có tinh thần tự học hỏi, ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng tiến bộ.

12.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kế toán Kiểm toán có thể đảm

nhận những vị trí công việc sau:

+ Kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nhà nước, nhân viên kiểm toán nội bộ;

+ Nhân viên kế toán toán tài chính trong doanh nghiệp và các tổ chức;

+ Nhân viên kế toán quản trị, nhân viên phân tích kinh doanh, nhân viên kiểm soát nội

bộ trong doanh nghiệp và các tổ chức;

+ Tư vấn viên về kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh.

12.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành Kế toán Kiểm toán có khả

năng tiếp tục học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc sau đại học về các chuyên ngành:

+ Kế toán;

+ Kế toán kiểm toán;

+ Tài chính;

+ Quản trị kinh doanh.

12.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra đối với cử nhân ngành khoa học Kế toán trường Đại học Quốc gia,

Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

77

13. NGÀNH KẾ TOÁN (Accounting)

(Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

13.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

+ Hiểu kiến thức chuyên môn kế toán, kiểm toán và kiến thức các lĩnh vực liên quan;

+ Có khả năng áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến nghề nghiệp và tuân

thủ nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiêp kế toán và kiểm toán;

+ Có khả năng thuyết trình về chuyên môn và giao tiếp bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn kế toán, kiểm toán và kiến thức liên quan

đến nghề nghiệp;

+ Có khả năng lập kế hoạch cho công việc, giải quyết vấn đề theo nhóm hoặc giải quyết

vấn đề một cách độc lập;

+ Có khả năng phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết;

+ Có khả năng trao đổi kiến thức chuyên môn với đồng nghiệp.

13.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Hiểu kiến thức chuyên môn kế toán, kiểm toán và kiến thức các lĩnh vực

liên quan

* Mức dễ

+ Có kiến thức đại cương về tự nhiên và xã hội;

+ Có kiến thức kinh tế, quản trị, thị trường và kinh doanh;

+ Có kiến thức tài chính, nguyên lý kế toán, tổ chức công tác kế toán, kế toán quản trị

và kiểm toán.

* Mức trung bình

+ Áp dụng tin học trong kinh doanh và quản lí;

+ Lập chứng từ và sổ sách kế toán;

+ Thực hiện các quy trình hạch toán kế toán;

+ Thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị, kiểm soát và quản lí chi phí trong doanh nghiệp

và quy trình kiểm toán;

+ Tổng hợp báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị;

+ Phân tích báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh và áp

dụng kiến thức liên quan (thị trường, kinh doanh, quản trị và kinh tế) vào thực tiễn;

+ Thực hiện quy trình kiểm toán các báo cáo tài chính trên phần mềm chuyên ngành.

* Mức khó

78

+ Thực hiện thành thạo nghiệp vụ kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán;

+ Thực hiện thành thạo lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị, báo

cáo kiểm toán trong một số loại hình doanh nghiệp;

+ Có khả năng lý giải các tình huống liên quan đến chính sách thuế, thị trường, kinh

doanh, quản trị, tài chính, kế toán và kiểm toán.

Năng lực 2 - Có khả năng áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến nghề

nghiệp và tuân thủ nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiêp kế toán

+ Hiểu pháp luật đại cương;

+ Hiểu luật kinh doanh, luật thuế, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm

toán và các vấn đề đạo đức nghề nghiệp;

+ Vận dụng Luật Kinh doanh, Luật Thuế, Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực

kiểm toán và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong một số tình huống cụ thể.

Năng lực 3 - Có khả năng thuyết trình về chuyên môn và giao tiếp bằng tiếng Anh

* Mức dễ

+ Biết các kỹ năng giao tiếp thông thường;

+ Hiểu các kỹ năng cơ bản trong tiếng Anh;

+ Biết phương pháp thuyết trình báo cáo.

* Mức trung bình

+ Xây dựng được những kỹ năng cơ bản trong tiếng Anh;

+ Có khả năng thuyết trình báo cáo.

* Mức khó

Vận dụng các kỹ năng cơ bản và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong những tình

huống quen thuộc hàng ngày.

Năng lực 4 - Có khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn kế toán, kiểm toán và kiến

thức liên quan đến nghề nghiệp

+ Có khả năng tìm kiếm và thu thập tài liệu từ các nguồn tài liệu;

+ Có khả năng cập nhật kiến thức và thông tin về thay đổi chuẩn mực kế toán, chuẩn

mực kiểm toán, thông tư liên quan đến kế toán - kiểm toán và chính sách khác có liên quan

(thuế, thị trường, kinh doanh, quản trị và kinh tế) ở Việt Nam.

Năng lực 5 - Có khả năng lập kế hoạch cho công việc, giải quyết vấn đề theo nhóm

hoặc giải quyết vấn đề một cách độc lập

* Mức dễ

+ Hiểu nguyên lý về lập kế hoạch (marketing, kinh doanh, tài chính và kiểm toán);

+ Hiểu các bước tiến hành trong khâu lập kế hoạch.

* Mức trung bình

+ Lập kế hoạch cụ thể cho các vấn đề đơn giản;

79

+ Lập kế hoạch marketing, kinh doanh, tài chính và kiểm toán trong một số loại hình

doanh nghiệp khác nhau.

* Mức khó

+ Vận dụng thành thạo các bước xây dựng kế hoạch;

+ Vận dụng kiến thức hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lí;

+ Vận dụng vai trò của lãnh đạo trong giải quyết các vấn đề (quản lí sản xuất, marketing

và tài chính).

Năng lực 6 - Có khả năng phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết

* Mức dễ

Hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học.

* Mức trung bình

+ Có khả năng nghiên cứu khoa học theo nhóm;

+ Thực hiện khảo sát thực tiễn và viết báo cáo về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp,

marketing và tài chính;

+ Thực hiện khảo sát thực tiễn và viết báo cáo về lĩnh vực kế toán tài chính;

+ Thực hiện khảo sát thực tiễn và viết báo cáo về lĩnh vực kế toán quản trị và kiểm toán.

* Mức khó

Thực hiện nghiên cứu khoa học độc lập.

Năng lực 7 - Có khả năng trao đổi kiến thức chuyên môn với đồng nghiệp

+ Hiểu phương pháp thảo luận theo nhóm;

+ Có khả năng trao đổi kiến thức thông qua các buổi thảo luận nhóm;

+ Có khả năng lý giải các vấn đề chuyên môn khi thuyết trình báo cáo.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

80

14. NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Business)

Mã ngành: 52 62 01 14

14.1. CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP (Agrilcultural Business)

14.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

14.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Áp dụng được những nguyên lý cơ bản về toán, quản trị, kinh tế vào giải quyết các

vấn đề thực tiễn trong sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng tiếp thu các kiến thức cơ sở

và nâng cao của chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở về quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính và kế

toán vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng tiếp thu kiến thức chuyên sâu của

chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về thị trường, kinh doanh quốc tế, thương mại điện

tử để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Ứng dụng được các phương pháp và quy định về kế toán, kiểm toán để phân

tích và ra quyết định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Áp dụng được kiến thức chuyên sâu về quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh

bao gồm quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị kênh phân phối, quản trị tài chính,

quản trị hành chính văn phòng để giải quyết tình huống phát sinh trong doanh nghiệp;

+ Ứng dụng các phương pháp định tính và định lượng để nhận diện rủi ro, đánh giá và

đo lường rủi ro trong kinh doanh nông nghiệp; Vận dụng hiệu quả các mô hình quản lí hộ và

trang trại;

+ Xây dựng được kế hoạch ngắn hạn chủ yếu; Dự án đầu tư kinh doanh, chiến lược

marketing hỗn hợp cho sản phẩm nông nghiệp, báo cáo kế toán quản trị, hệ thống kiểm soát

nội bộ trong doanh nghiệp;

+ Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp để xác

định hướng nghiên cứu, thu thập, xử lý và phân tích số liệu, luận giải vấn đề nghiên cứu và đề

xuất giải pháp liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

14.1.1.2. Về kỹ năng

+ Xác định, phân tích và giải quyết được các vấn đề phát sinh trong các hoạt động về

kinh doanh nông nghiệp, quản trị, liên kết giữa các thành viên trong kênh phân phối, văn hóa

doanh nghiệp;

81

+ Phân tích và lựa chọn được các phương án sản xuất phù hợp; Tổ chức các nguồn

lực và thực hiện được các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường, chiến lược marketing trong

nông nghiệp;

+ Xác định, tổ chức thực hiện được các nghiên cứu và phát triển vấn đề nghiên cứu

trong kinh doanh nông nghiệp;

+ Có khả năng cập nhật và vận dụng các công cụ, phần mềm, phương pháp nghiên cứu

phục vụ công việc chuyên môn;

+ Có khả năng làm việc tương đối độc lập, chủ động; Có khả năng trình bày vấn đề rõ

ràng, thuyết phục;

+ Có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm, giao tiếp trong nhóm và với nhóm khác;

+ Có kỹ năng tập hợp thành viên và tổ chức thực hiện các công việc đơn giản được

giao; đánh giá kết quả công việc của từng thành viên và của nhóm/ tổ; Có kỹ năng lập kế

hoạch, quản lí thời gian, quản lí nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ;

+ Có khả năng giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh ở trình độ TOEIC tối thiểu 400

hoặc tương đương;

+ Sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm tin học thông dụng (Word, Excel, Power

Point) phục vụ công việc; Có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet phục vụ cho việc tự

học và tự nâng cao chuyên môn.

14.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có phẩm chất chính trị vững vàng, có trách nhiệm với xã hội, với công việc chuyên

môn, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sáng tạo và yêu nghề;

+ Có ý thức kỷ luật tốt, nghiêm túc, ham học hỏi, chủ động trong công việc, phong cách

làm việc khoa học;

+ Không ngừng học tập, rèn luyện, cập nhật, nâng cao kiến thức kinh tế xã hội và các

kiến thức phục vụ chuyên môn và phát triển nghề nghiệp sau này.

14.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp có thể

công tác ở vị trí nhân viên hoặc các cấp quản lí (trưởng phòng, quản đốc, giám đốc) tại doanh

nghiệp, đặc biệt là cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hoặc cơ quan quản lí nhà nước về

kinh doanh, cụ thể các lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực kinh doanh: Bán hàng trực tiếp, kế hoạch kinh doanh, quản lí doanh số, quản

lí lực lượng bán hàng, thiết kế bán hàng;

+ Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: Thiết kế dịch vụ, duy trì dịch

vụ chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng;

+ Lĩnh vực quản trị: Thuộc lĩnh vực sản xuất, tác nghiệp chung và trong nông nghiệp,

lĩnh vực nhân sự, nguyên vật liệu, dự án đầu tư, chương trình phát triển…;

+ Lĩnh vực phân phối và cung ứng: Phụ trách kênh phân phối, các hoạt động logistic

trong doanh nghiệp;

82

+ Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường trong các cơ

sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và doanh nghiệp, hoặc công ty nghiên cứu thị trường;

+ Lĩnh vực truyền thông: Thiết kế và quản lí các chương trình truyền thông marketing

trong doanh nghiệp hoặc công ty truyền thông;

+ Lĩnh vực quản lí nhà nước về kinh doanh: Đăng ký kinh doanh, quản lí kinh doanh,

hợp tác kinh doanh, quản lí thị trường, thanh tra…

14.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp có khả

năng học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học độc lập bậc sau đại học về chuyên

ngành: Kinh doanh nông nghiệp; Quản trị kinh doanh; Kinh tế nông nghiệp; Quản trị ngân

hàng; Quản trị tài chính; Chính sách công…

14.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ CTĐT: Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại học Los Banos.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

83

15. NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Business Management)

Mã ngành: 52 34 01 01

15.1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Business Management)

15.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

15.1.1.1. Về kiến thức

Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Áp dụng được những nguyên lý cơ bản về toán, quản trị, kinh tế vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng tiếp thu kiến thức cơ sở và nâng cao của chuyên ngành quản trị kinh doanh;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ sở về quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính và kế toán vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng tiếp thu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành quản trị kinh doanh;

+ Vận dụng được kiến thức được trang bị trong việc xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện các kế hoạch; điều hành và lãnh đạo quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh; kiểm tra, giám sát các hoạt động và công việc thực tiễn của doanh nghiệp;

+ Vận dụng được những kiến thức quản trị chuyên sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm quản trị rủi ro, quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị kênh phân phối, quản trị Marketing, quản trị sản xuất và tác nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, quản trị hành chính văn phòng, quản lí chất lượng sản phẩm, và quản trị bán hàng trong doanh nghiệp;

+ Phân tích được các tình huống điển hình trong thực tiễn thị trường, giá cả; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và quy định hiện hành về kế toán, kiểm toán để phân tích và ra quyết định trong sản xuất kinh doanh;

+ Hiểu và vận dụng được một số công cụ và phương pháp quản trị trong việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề thực tiễn;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành quản trị quản trị kinh doanh để xác định hướng nghiên cứu; thu thập, xử lý và phân tích số liệu; đánh giá, luận giải vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

15.1.1.2. Về kỹ năng

+ Có kỹ năng quản trị cơ bản bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tiễn;

+ Có kỹ năng phát hiện vấn đề, ra quyết định, giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp,

bán hàng, kỹ năng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, kỹ năng lựa chọn, thiết kế và có biện

pháp để khuyến khích thúc đẩy nhân viên, lựa chọn phương án sản xuất đúng đắn, xây dựng

chiến lược phát triển cho doanh nghiệp;

84

+ Cập nhật, nghiên cứu và vận dụng được sự thay đổi về chính sách, qui định liên quan

đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề cơ bản trong thực tế;

+ Trao đổi, thuyết trình vấn đề một cách tương đối chủ động và rõ ràng; Tự tổ chức học

tập, nghiên cứu và làm việc;

+ Thực hiện linh hoạt kỹ năng làm việc nhóm, phong cách giao tiếp với thành viên và

với nhóm khác;

+ Tập hợp thành viên và tổ chức thực hiện các công việc đơn giản được giao; đánh giá

kết quả công việc của từng thành viên và của nhóm/ tổ; Giải quyết được những xung đột đơn

giản của nhóm/ tổ;

+ Có kỹ năng cơ bản trong giao tiếp xã hội và nghề nghiệp; Tiếng Anh cơ bản đạt trình

độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Có khả năng sử dụng tương đối thành thạo một số phần mềm thông dụng (Word,

Power Point, Excel) và internet để soạn thảo văn bản, thiết kế slide, xử lý/ tính toán số liệu,

tìm kiếm thông tin và giao dịch qua mạng.

15.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có trách nhiệm trong công việc được giao; có thái độ hợp tác tốt với đồng nghiệp;

tuân thủ quy tắc và đạo đức nghề nghiệp;

+ Phẩm chất chính trị vững vàng; tuân thủ pháp luật của Nhà nước và quy định của tổ

chức làm việc; có trách nhiệm với xã hội.

15.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể công

tác trong các lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực quản trị: Thực hiện các công việc như quản trị nhân sự, quản trị vật tư, quản

trị dự án đầu tư, quản trị tài chính…;

+ Lĩnh vực phân phối và cung ứng: Phụ trách quản trị kênh phân phối, hoạt động vận tải

và cung ứng dịch vụ trong doanh nghiệp;

+ Lĩnh vực bán hàng: Đảm nhận công việc bán hàng, quản trị lực lượng bán hàng, thiết

kế bán hàng;

+ Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: Phụ trách hoạt động thiết kế,

cung ứng và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng;

+ Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: Đảm nhận công việc nghiên cứu và phân tích thị

trường trong các công ty chuyên nghiên cứu thị trường, hay bộ phận nghiên cứu thị trường

của doanh nghiệp;

+ Lĩnh vực truyền thông: Thực hiện hoạt động thiết kế và quản trị chương trình truyền

thông marketing trong các công ty truyền thông hay tổ chức có tham gia trong lĩnh vực quảng

bá (quảng cáo, tổ chức sự kiện...);

+ Lĩnh vực quản lí nhà nước về kinh doanh: đăng ký kinh doanh, quản lí kinh doanh,

hợp tác kinh doanh, quản lí thị trường, thanh tra.

85

15.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh, người tốt

nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu và học tập các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến

sĩ sau: Ngành quản trị kinh doanh; ngành quản lí kinh tế.

15.1.4. Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Trường Rizal Technological University, Mandaluyong, Philippines.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

86

15.2. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ MARKETING (Marketing Management)

15.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

15.2.1.1. Kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Áp dụng được những nguyên lý cơ bản về toán, quản trị và kinh tế vào giải quyết

một số vấn đề trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng tiếp thu các kiến

thức cơ sở cũng như nâng cao của chuyên ngành Quản trị Marketing;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở về quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính và kế

toán vào giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng

tiếp thu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Quản trị Marketing;

+ Áp dụng được những nguyên lý quản trị và marketing vào quản trị hoạt động sản xuất

kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nói riêng của doanh nghiệp, bao gồm quản trị

tài chính, quản trị bán hàng, quản trị kênh phân phối, quản trị marketing;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về marketing vào nghiên cứu thị trường, phân

tích hành vi người tiêu dùng và xây dựng kế hoạch marketing của doanh nghiệp;

+ Hiểu và vận dụng được nguyên tắc, phương pháp và quy định cơ bản về kế toán,

kiểm toán để phân tích và ra quyết định trong một số tình huống sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp;

+ Áp dụng những kiến thức lý thuyết về lãnh đạo, thị trường và giá cả để giải thích một

số vấn đề cơ bản trong thực tiễn như nguồn gốc của quyền lực trong doanh nghiệp, bản chất

công việc lãnh đạo, mối quan hệ giữa giá cả và cung cầu, sự hình thành giá cả sản phẩm;

+ Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Quản trị Marketing để xác định

hướng nghiên cứu, thu thập, xử lý và phân tích số liệu, luận giải vấn đề nghiên cứu và đề xuất

giải pháp liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

15.2.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện được các cuộc điều tra nghiên cứu marketing và phân tích môi trường kinh

doanh; Sử dụng được một số công cụ phần mềm thông thường để phân tích, giải thích các vấn

đề cơ bản trong thực tiễn quản trị marketing;

+ Phác thảo được một số kế hoạch tác nghiệp chủ yếu và chiến lược marketing hỗn hợp

hay từng thành phần của chiến lược marketing hỗn hợp cho doanh nghiệp theo chỉ dẫn;

+ Cập nhật và vận dụng được sự thay đổi về chính sách, qui định liên quan đến sản xuất

kinh doanh ở Việt Nam để giải quyết một số vấn đề cơ bản trong thực tế;

+ Trao đổi, thuyết trình vấn đề một cách tương đối chủ động và rõ ràng; Tự tổ chức học

tập, nghiên cứu và làm việc;

87

+ Thực hiện khá linh hoạt kỹ năng làm việc nhóm, phong cách giao tiếp với thành viên

và với nhóm khác;

+ Tập hợp thành viên và tổ chức thực hiện các công việc đơn giản được giao; Đánh giá

kết quả công việc của từng thành viên và của nhóm/ tổ; Giải quyết được những xung đột đơn

giản của nhóm/tổ;

+ Thực hiện được kỹ năng cơ bản trong giao tiếp xã hội và nghề nghiệp; Tiếng Anh cơ

bản đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Có khả năng sử dụng tương đối thành thạo một số phần mềm thông dụng (Word,

Power Point và Excel) và Internet để soạn thảo văn bản, thiết kế slide, xử lý, tính toán số liệu

và tìm kiếm thông tin qua mạng.

15.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có trách nhiệm trong công việc được giao; có thái độ hợp tác tốt với đồng nghiệp;

tuân thủ quy tắc và đạo đức nghề nghiệp;

+ Phẩm chất chính trị vững vàng; tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy định của

tổ chức làm việc; có trách nhiệm với xã hội.

15.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Quản

trị Marketing có thể làm việc ở các bộ phận: marketing, kinh doanh, tổ chức, v.v. của doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc giảng dạy kiến thức về quản trị và marketing ở các

trường nghiệp vụ, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong nước. Cụ thể như sau:

+ Lĩnh vực quản trị: Thực hiện các công việc như quản trị nhân sự, quản trị vật tư, quản

trị tài chính, quản trị marketing;

+ Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: Đảm nhận các công việc nghiên cứu và phân

tích thị trường trong đơn vị/bộ phận nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp;

+ Lĩnh vực phân phối và cung ứng: Thực hiện công việc quản trị kênh phân phối, hoạt

động vận tải và cung ứng dịch vụ trong doanh nghiệp;

+ Lĩnh vực bán hàng và truyền thông: Đảm nhận công việc bán hàng, quản trị lực lượng

bán hàng hay thực hiện chương trình truyền thông marketing;

+ Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: Thực hiện các hoạt động cung

ứng dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng.

15.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Quản

trị Marketing có thể tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo

(các trường đại học, học viện hay viện nghiên cứu) về lĩnh vực quản trị kinh doanh và

marketing; Tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hành vi khách hàng, chiến lược

marketing, quản trị nhân lực, quản trị kênh phân phối, xây dựng và phát triển thương hiệu,

đánh giá sự hài lòng, quản trị sản xuất...

15.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

88

+ Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh, hướng chuyên sâu Marketing, Đại

học Quốc tế Stamford, Thái Lan

+ Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Marketing, Đại học De la Salle, Philippine.

+ Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Marketing, Đại học South Australia.

+ Chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị Marketing, ngành Marketing, trường Đại học

Bellevue, Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

89

15.3. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH (Financial Management)

15.3.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

15.3.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về toán và kiến thức theo khối ngành kinh tế, vấn đề về quản lí nhà nước về kinh tế, vấn đề trong quản trị tổ chức, nguyên tắc kế toán trong đơn vị kinh tế và sự nghiệp làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho chuyên ngành quản trị tài chính;

+ Hiểu được kiến thức cơ sở về tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp, marketing trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và đáp ứng khả năng tiếp thu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành quản trị tài chính;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức về mô hình toán, chính sách công, chính sách thuế, công cụ tài chính vào hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc ra quyết định đầu tư của cá nhân trên thị trường tài chính và thị trường chứng khoán;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức về hạch toán, kế toán, kiểm toán, quản trị chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức chuyên sâu về tài chính như thẩm định tài chính, thẩm định đầu tư, đánh giá phân tích, xây dựng dự án đầu tư kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính, lập kế hoạch tài chính, kỹ thuật định giá, kỹ thuật quản lí danh mục đầu tư, phân tích chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, theo quy trình và theo hoạt động vào việc ra quyết định của doanh nghiệp cũng như các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

15.3.1.2. Về kỹ năng

+ Cập nhật được sự thay đổi về chính sách, qui định liên quan đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề cơ bản trong thực tế;

+ Thực hành được kỹ năng phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin về kế toán, tài chính. Vận dụng được các chính sách tài chính, chính sách thuế, chính sách công vào trong hoạt động thực tiễn để giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế;

+ Có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết được các vấn đề về tài chính, quản trị phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Phân tích và lựa chọn được phương án đầu tư hiệu quả, thực hành xây dựng được kế hoạch tài chính của doanh nghiệp;

+ Tự tổ chức học tập, nghiên cứu và làm việc; trao đổi, thuyết trình vấn đề một cách tương đối chủ động và rõ ràng;

+ Thực hiện linh hoạt kỹ năng làm việc nhóm: Tập hợp thành viên và tổ chức thực hiện các công việc đơn giản được giao; Đánh giá kết quả công việc của từng thành viên và của nhóm/tổ; Giải quyết được những xung đột đơn giản của nhóm/ tổ;

+ Thực hiện được kỹ năng cơ bản trong giao tiếp xã hội và nghề nghiệp; Tiếng Anh cơ bản đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

90

+ Có khả năng sử dụng một số phần mềm tin học thông dụng (Word, Power Point, Excel, SPSS) để soạn thảo văn bản, thiết kế slide, xử lý/ tính toán số liệu. Sử dụng Internet tìm kiếm thông tin và giao dịch qua mạng.

15.3.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có trách nhiệm trong công việc được giao; có thái độ hợp tác tốt với đồng nghiệp;

tuân thủ các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và quy định của tổ chức làm việc.

15.3.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị tài chính có thể công tác

tại vị trí nhân viên hoặc các cấp quản lí trong doanh nghiệp, công ty kiểm toán, quỹ đầu tư,

công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty tài chính, công ty

bảo hiểm và cơ quan quản lí nhà nước. Cụ thể:

+ Trong doanh nghiệp, ngân hàng: quản lí tài chính, nguồn vốn, kế toán, thẩm định dự án;

+ Công ty chứng khoán, quỹ bảo hiểm: Đảm nhận công việc môi giới chứng khoán,

phân tích và tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, phân tích rủi ro, khai thác bảo hiểm,

quản lí danh mục đầu tư...;

+ Công ty tài chính, công ty kinh doanh bất động sản: Đảm nhận công việc định giá tài

sản, phân tích rủi ro, quản lí danh mục đầu tư, thẩm định dự án…;

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Phòng tài chính, sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư.

15.3.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia đào tạo sau

đại học các chuyên ngành liên quan:

+ Quản trị kinh doanh;

+ Tài chính ngân hàng;

+ Quản lí kinh tế.

15.3.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Specialization in Financial Management - National University, 11355 N. Torrey Pines Rd., San Diego, C. A., USA 92037, (858) 642-8000.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

91

16. NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

(Chương trình tiên tiến - Advanced Education Program

for Agribusiness Management)

Mã ngành: 52903414

16.1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, được xây dựng với sự hợp tác của trường Đại học

Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ.

16.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

16.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán học; khoa học về nông

nghiệp; các nguyên lý về kinh tế, nguyên lý quản trị (quản lí), nguyên lý kế toán để giải quyết

tình huống thực tế của tổ chức;

+ Hiểu và vận dụng được các lý thuyết về thị trường, giá cả, nguyên lý về thống kê,

kinh tế lượng để phân tích thị trường thị trường nói chung và thị trường nông sản và thực

phẩm nói riêng;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức về khoa học quản trị (quản lí), khoa học marketing,

quản trị tài chính, kế toán chuyên ngành để ra quyết định trong sản xuất - kinh doanh và

thương mại;

+ Áp dụng được những kiến thức chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị nhân lực,

quản trị marketing, kinh doanh quốc tế trong kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ở thị trường nội

địa và quốc tế;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, phân tích marketing,

phân tích tài chính để xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình và phương án kinh doanh

trong đơn vị kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

16.1.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát đánh giá hoạt động

sản xuất kinh doanh;

+ Thao tác các công cụ và phần mềm trong thu thập, xử lý, tổng hợp phân tích nguồn số

liệu và thông tin thứ cấp và sơ cấp trong sản xuất kinh doanh;

+ Thực hành kỹ năng xác định vấn đề, thiết kế, xây dựng phương án giải quyết các tình

huống kinh doanh;

92

+ Thao tác được kỹ năng tư duy độc lập, tư duy phản biện, kỹ năng tổng hợp và phân

tích vấn đề;

+ Thao tác được kỹ năng quản lí thời gian, lập kế hoạch trong công việc; thực hành kỹ

năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong học tập và công tác;

+ Thực hành các kỹ năng về tin học; Thao tác được các công nghệ hỗ trợ trong thuyết

trình; Có khả năng giao tiếp tiếng Anh đạt TOEFL tối thiểu 550 hoặc tương đương.

16.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có phẩm chất đạo đức cá nhân như: Tư duy chính trị vững vàng; sáng tạo, tin tưởng

vào khoa học; chủ động trong học tập; tích cực tiếp cận với khoa học hiện đại;

+ Có phẩm chất đạo đức xã hội như: Có ý thức trách nhiệm với môi trường, xã hội.

16.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh chương trình

tiên tiến có thể công tác trong các lĩnh vực sau: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh nông

nghiệp, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

16.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân sau khi tốt nghiệp chương trình tiên tiến ngành Quản trị kinh doanh nông

nghiệp có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu nâng cao ở các bậc thạc sĩ và tiến sĩ về các lĩnh

vực có liên quan; tham gia các chương trình liên kết quốc tế tại các trường đại học nước ngoài.

16.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra trường Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra ngành Kinh doanh nông nghiệp bậc Đại học, Trường Đại học New

England, Úc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

93

KHOA KINH TẾ VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

17. NGÀNH KINH TẾ (Economics)

Mã ngành: 52 31 01 01

17.1. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ (Economics)

17.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

17.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được tư duy toán học để thực hiện các công việc trong lĩnh vực kinh tế;

+ Vận dụng được kiến thức về: phát triển cộng đồng, tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh

tế; huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển kinh tế, quản lí nhà nước về kinh tế, hợp tác

trong phát triển kinh tế, trong các lĩnh vực kinh tế;

+ Vận dụng được các nguyên lý kinh tế học cơ bản, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế

học sản xuất, tài chính tiền tệ, marketing căn bản, nguyên lý kế toán, phương pháp nghiên cứu

kinh tế, tâm lý quản lí, quan hệ công chúng để ra quyết định trong các lĩnh vực, ngành nghề

kinh tế;

+ Hiểu được các học thuyết về kinh tế học, lý thuyết về phát triển kinh tế, vận dụng được

vào các lĩnh vực kinh tế chuyên sâu: Kinh tế công cộng, Kinh tế môi trường, Kinh tế tài nguyên,

Kinh tế nguồn nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế bảo hiểm, quản lí dự án;

+ Vận dụng được kiến thức về thống kê kinh tế - xã hội, kinh tế lượng trong dự báo và

phát triển kinh tế, quản trị rủi ro, quản trị tài chính để phân tích hiệu quả kinh tế của các

ngành sản xuất, kinh tế nông hộ, các kế hoạch phát triển kinh tế trong thực tiễn;

+ Vận dụng được kiến thức về các ngành thương mại và dịch vụ, phân tích cung cầu và

giá cả trên thị trường; hiểu kiến thức cơ bản và vai trò của tài chính công để ra quyết định

kinh tế phù hợp;

+ Tóm tắt, mô phỏng được các vấn đề lý luận, phương pháp, cơ chế điều hành, quản lí

kinh tế của một đơn vị kinh tế trong thực tiễn;

+ Đề xuất được chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, lĩnh vực,

ngành nghề kinh tế.

17.1.1.2. Về kỹ năng

+ Phối hợp được kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng công cụ, kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo phân tích, khảo sát, đánh giá thông tin đưa ra quyết định kinh tế cụ thể;

94

+ Xây dựng được kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động kinh tế trong từng lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị một cách phù hợp;

+ Có khả năng tư duy phê phán, logic, sáng tạo trong phân tích, tranh luận về chính sách, giải pháp phát triển kinh tế; Có khả năng tự lý giải, dự đoán trước những hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế cũng như chính sách trước các biến cố kinh tế;

+ Có kỹ năng liên hệ, vận dụng các nguyên lý kinh tế học, đường lối, chính sách, pháp luật về kinh tế với thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế;

+ Có khả năng độc lập, phối hợp, quản lí, lãnh đạo cá nhân khác thực hiện hoạt động kinh tế;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập: đọc, viết, trình bày, tóm tắt, tổng hợp các vấn đề kinh tế;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Vận dụng kỹ năng tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế và đời sống.

17.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tác phong nhanh nhẹn, trung thực; tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo trước các vấn kinh tế;

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao trong công việc;

+ Cư xử đúng mực, có văn hóa, tôn trọng pháp luật, có tinh thần phê và tự phê.

17.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế có thể công tác trong các vị trí sau:

+ Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế;

+ Nhân viên trong các cơ sở, đơn vị kinh tế;

+ Nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế;

+ Chủ các cơ sở, đơn vị kinh tế.

17.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân Kinh tế có thể học tập nâng cao lên trình độ thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh tế, thạc sĩ/ tiến sĩ Quản lí kinh tế, thạc sĩ Quản trị kinh doanh, thạc sĩ/ tiến sĩ Quản lí nhà nước,…

17.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Đại học California - Hoa Kỳ. Chuẩn đầu ra đại học chuyên ngành Kinh tế 2013.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

95

17.2. CHUYÊN NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Planning and Investment)

17.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

17.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được kiến thức về phát triển cộng đồng, tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh tế, luật

đầu tư và toán học trong kinh tế… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát

triển kinh tế xã hội;

+ Hiểu được các nguyên lý kinh tế, đầu tư, thống kê kinh tế, kinh tế sản xuất, tài chính -

tiền tệ, kế toán, marketing… cùng với các phương pháp nghiên cứu kinh tế để phân tích giải

quyết vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

+ Vận dụng được lý thuyết kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển, kinh tế công cộng,

kinh tế nguồn nhân lực, kinh tế tài nguyên - môi trường… trong lập, phân tích, thẩm định dự

án đầu tư, kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội;

+ Vận dụng được lý thuyết trò chơi, thống kê kinh tế - xã hội, chính sách công, tài chính

công, bảo hiểm, kinh tế quốc tế, kinh tế lượng… trong quản lí dự án, quản lí rủi ro đầu tư,

quản lí thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vốn đầu tư, quản trị doanh

nghiệp…;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về tài chính công, đấu thầu, thị trường giá cả, thương

mại dịch vụ… trong quản lí tài chính, tổ chức đấu thầu, làm hồ sơ tham dự thầu, lựa chọn

thầu…;

+ Vận dụng được kiến thức về kinh tế ngành, thị trường vốn đầu tư... vào quản lí sản

xuất kinh doanh trong ngành nông - công - thương; xây dựng, phân tích, đánh giá chiến lược

và kế hoạch phát triển ở các cấp; đề xuất định hướng, giải pháp giải quyết các vấn đề thuộc

lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

17.2.1.2. Về kỹ năng

+ Thu thập được thông tin,vận dụng công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên

ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế, kế hoạch và đầu tư;

+ Có khả năng xây dựng chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và

ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kế hoạch và kinh tế đầu tư;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích và dự báo các vấn đề về chính sách và giải

pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, kế hoạch và đầu

tư nói riêng và trong cuộc sống nói chung;

+ Có khả năng chủ động, tích cực nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội gắn với giải quyết công việc chuyên môn;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

96

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc

tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế và đời sống.

17.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo...;

+ Say mê công việc và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kế hoạch

và đầu tư;

+ Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng...

17.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế chuyên ngành kế hoạch và đầu tư có thể

công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế, kế hoạch và đầu tư;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế, kế hoạch và đầu tư;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ.

17.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh tế, chuyên ngành Kế hoạch và đầu tư hoàn toàn có thể

tiếp tục theo học văn bằng hai và các bậc đào tạo cao hơn về kinh tế, tài chính, kinh doanh,

ngân hàng, chính sách công, quản lí công.

17.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Bachelor of Management, Athabasca University, Canada.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

97

17.3. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Development Economics)

17.3.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

17.3.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được các kiến thức về phát triển cộng đồng, tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh tế,

luật đầu tư và toán học trong kinh tế… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát

triển kinh tế xã hội;

+ Vận dụng được các nguyên lý kinh tế, phát triển, thống kê kinh tế, kinh tế sản xuất, tài

chính - tiền tệ, kế toán, marketing… kết hợp với các phương pháp nghiên cứu kinh tế để phân

tích giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh tế phát triển;

+ Vận dụng được lý thuyết kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển, kinh tế công cộng,

kinh tế nguồn nhân lực, kinh tế tài nguyên - môi trường… trong lập, phân tích, thẩm định dự

án, kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội;

+ Vận dụng được lý thuyết giới, thống kê kinh tế - xã hội, chính sách công, tài chính

công, bảo hiểm, kinh tế đầu tư, kinh tế quốc tế, kinh tế lượng… trong quản lí dự án, quản lí

đầu tư, quản lí thị trường, quản trị doanh nghiệp hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của

đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề kinh tế và phát triển xã hội;

+ Vận dụng được kiến thức về luật kinh tế và kinh tế chuyên sâu… trong quản lí kinh tế

và phát triển kinh tế xã hội ở các ngành, các tổ chức kinh tế;

+ Vận dụng được kiến thức về kinh tế ngành, kinh tế nông thôn, khuyến nông… vào

quản lí sản xuất kinh doanh trong ngành nông - công - thương; xây dựng, phân tích, đánh giá

được chiến lược và kế hoạch phát triển ở các cấp; đề xuất được định hướng và giải pháp giải

quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế phát triển.

17.3.1.2. Về kỹ năng

+ Thu thập được thông tin,vận dụng công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên

ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế và phát triển;

+ Có khả năng xây dựng chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và

ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kinh tế phát triển;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích và dự báo các vấn đề về chính sách và giải

pháp trong lĩnh vực kinh tế và phát triển;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế và phát triển nói

riêng và trong cuộc sống nói chung;

+ Có khả năng chủ động, tích cực nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội gắn với giải quyết công việc chuyên môn;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

98

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc

tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, phát triển và

đời sống.

17.3.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo...;

+ Say mê công việc và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế và

phát triển;

+ Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng...

17.3.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế phát triển có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế và

phát triển;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế, kinh tế phát triển;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ.

17.3.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp cử nhân Kinh tế phát triển có thể học văn bằng hai và học tập nâng

cao lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Kinh tế nông nghiệp, Quản lí kinh tế, Phát triển nông thôn,

Quản trị kinh doanh…

17.3.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Development Economics, SOAS University of London, Anh.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

99

17.4. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ (Economic Management)

17.4.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

17.4.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được kiến thức và tư duy toán học để thực hiện các công việc trong lĩnh vực

quản lí kinh tế;

+ Vận dụng được kiến thức về: phát triển cộng đồng, tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh

tế; huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển kinh tế, quản trị học, toán và phần mềm tin

học để phân tích và ra quyết định trong công tác quản lí các hoạt động kinh tế;

+ Hiểu được các nguyên lý kinh tế học cơ bản, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế

lượng, tài chính tiền tệ, marketing căn bản, nguyên lý kế toán, phương pháp nghiên cứu kinh

tế, khoa học quản lí để vận dụng ra được các quyết định trong quản lí kinh tế;

+ Vận dụng được kiến thức về kinh tế học, lý thuyết về phát triển kinh tế vào phân tích

các lĩnh vực kinh tế chuyên sâu: kinh tế công cộng, kinh tế môi trường, kinh tế tài nguyên,

kinh tế và quản lí lao động, kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển, kinh tế thương mại và dịch vụ,

kinh tế bảo hiểm, kinh tế nông hộ và thị trường giá cả;

+ Vận dụng được kiến thức về khoa học quản lí, quản lí nhà nước về kinh tế, luật kinh

tế vào quản lí chương trình dự án, quản lí khoa học và công nghệ và đánh giá được hiệu quả

công tác quản lí nhà nước về kinh tế;

+ Vận dụng được các lý thuyết kinh tế trong quản lí các hoạt động đầu tư, phân tích

cung cầu và giá cả trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, hiểu kiến thức cơ

bản và vai trò của tài chính công để ra quyết định kinh tế phù hợp;

+ Tóm tắt, trình diễn được các vấn đề lý luận, phương pháp, cơ chế điều hành, quản lí

kinh tế của một đơn vị kinh tế trong thực tiễn;

+ Đề xuất được chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí kinh tế của

đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề kinh tế cụ thể.

17.4.1.2. Về kỹ năng

+ Phối hợp tốt các kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng công cụ, phầm mềm chuyên

ngành khảo sát, đánh giá thông tin để ra quyết định kinh tế cụ thể;

+ Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lí trong từng lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị kinh tế một cách phù hợp;

+ Có khả năng tư duy phê phán, logic, sáng tạo; tự lý giải, dự đoán trước những hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế cũng như chính sách trước các biến cố kinh tế trong cuộc sống;

+ Có kỹ năng liên hệ, vận dụng các nguyên lý kinh tế học, đường lối, chính sách, pháp luật về kinh tế với thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế;

100

+ Có khả năng độc lập, phối hợp, quản lí, lãnh đạo các cá nhân khác thực hiện các hoạt động quản lí kinh tế;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập: đọc, viết, trình bày, tóm tắt, tổng hợp các vấn đề kinh tế;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Vận dụng kỹ năng tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế và đời sống.

17.4.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tác phong nhanh nhẹn, trung thực; tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo trước các vấn kinh tế trong cuộc sống;

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao trong công việc trong lĩnh vực kinh tế;

+ Cư xử đúng mực, có văn hóa, tôn trọng pháp luật, có tinh thần phê và tự phê.

17.4.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản lí Kinh tế có thể công tác trong các vị trí sau:

+ Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực quản lí kinh tế;

+ Nhân viên trong các cơ sở, đơn vị kinh tế;

+ Nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế;

+ Chủ các cơ sở, đơn vị kinh tế.

17.4.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân Quản lí kinh tế có thể học tập nâng cao lên trình độ thạc sĩ/ tiến sĩ Quản lí kinh tế, thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh tế, thạc sĩ Quản trị kinh doanh, thạc sĩ/ tiến sĩ Quản lí nhà nước,…

17.4.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Lebanon Valley College, Hoa Kỳ, 2015. Chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản lý kinh tế.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

101

18. NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Economics)

Mã ngành: 52 62 01

18.1. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (Agricultural Economics)

18.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

18.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được kiến thức về phát triển cộng đồng, tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh tế, luật kinh tế, toán học trong kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế xã hội;

+ Hiểu được các nguyên lý kinh tế, kinh tế quốc tế, thống kê kinh tế, kinh tế sản xuất, tài chính - tiền tệ, kế toán và phương pháp khuyến nông… trong phân tích, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh thuộc phạm trù kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn;

+ Vận dụng được lý thuyết kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển, phát triển nông thôn, kinh tế công cộng, kinh tế nguồn nhân lực, kinh tế tài nguyên… trong tổ chức thực thi chính sách, quản lí dự án, xây dựng chiến lược phát triển ở các cấp quản lí hành chính, chuyên môn và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Vận dụng được lý thuyết về thị trường, marketing, thương mại dịch vụ, kế toán… để phân tích, đánh giá, đề xuất ứng dụng và chuyển giao trong phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế nông thôn gắn với nhu cầu thị trường ở các cấp quản lí cũng như đơn vị, tổ chức kinh tế;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về tài chính - tín dụng, nhân lực và kỹ thuật nông nghiệp… trong quản lí tài chính, nhân sự và tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh;

+ Vận dụng được kiến thức về quản lí và chính sách công vào quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiêp, nông thôn; Phân tích, đánh giá, đề xuất được định hướng và giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn trong từng bối cảnh cụ thể; Đề xuất được chính sách và hoàn thiện chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn.

18.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thu thập được thông tin, vận dụng công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế chung, kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Có khả năng xây dựng chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

102

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích và dự báo các vấn đề về chính sách và giải pháp trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong cuộc sống nói chung;

+ Có khả năng chủ động, tích cực nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với giải quyết công việc chuyên môn;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, nông nghiệp, nông thôn và đời sống.

18.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo...;

+ Say mê công việc và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng...

18.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế nông nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế, kinh tế nông nghiệp và nông thôn từ cấp trung ương đến địa phương;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn.

18.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp cứ nhân Kinh tế nông nghiệp có thể học văn bằng hai và học nâng cao lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Quản lí kinh tế, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh…

18.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Agricultural Economics, The University of Idaho, America.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

103

18.2. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (Chương trình chất lượng cao -

Advanced Education Programme for Agricultural Economics)

Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương

trình đào tạo của trường Đại học Kentucky - Hoa Kỳ và trường Đại học Sydney - Úc.

18.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

18.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được kiến thức và tư duy toán học; kỹ thuật nông nghiệp (chăn nuôi, trồng

trọt, bảo quản, chế biến, máy nông nghiệp) để thực hiện các công việc trong lĩnh vực kinh tế

nông nghiệp;

+ Vận dụng được các kiến thức về: giao tiếp công chúng, tâm lý học để ra quyết định

trong tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh tế phù hợp với luật pháp kinh tế của Việt Nam;

+ Kết nối các nguyên lý kinh tế học cơ bản với thực tiễn, vận dụng được các phương

pháp nghiên cứu kinh tế, toán học kinh tế để phân tích, đánh giá tính hiệu quả của các mô

hình kinh tế nông nghiệp trong thực tế trên thế giới, khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam làm

căn cứ ra quyết định giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp;

+ Vận dụng được các học thuyết về kinh tế học, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh

tế, phương pháp nghiên cứu kinh tế vào phân tích các lĩnh vực kinh tế chuyên sâu: Kinh tế

công cộng, Kinh tế tài nguyên và môi trường, Kinh tế nguồn nhân lực, quản lí dự án phát triển

nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức về tổ chức công tác khuyến nông, giao tiếp và hành vi trong tổ

chức, thực hành nghề nghiệp, đánh giá các chiến lược marketing nông sản thực phẩm, phân tích

thị trường nông nghiệp, kinh tế nông hộ, quản trị kinh doanh nông nghiệp và kinh tế nông thôn;

+ Vận dụng được các kiến thức về các ngành thương mại và phát triển, quản lí hợp tác

xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lí tài chính nông nghiệp, kinh tế vùng ra quyết định phù

hợp trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp;

+ Tóm tắt, trình diễn lại được các vấn đề lý luận, phương pháp, cơ chế điều hành, quản

lí các hoạt động kinh tế nông nghiệp ở đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp;

+ Phân tích, đánh giá và khuyến cáo được các chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả

kinh tế của đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

18.2.1.2. Về kỹ năng

+ Phối hợp tốt các kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng công cụ, kiến thức toán, phầm

mềm chuyên ngành để phân tích, khảo sát, đánh giá thông tin để ra các quyết định kinh tế

trong lĩnh vực nông nghiệp cụ thể;

+ Có năng lực xây dựng chiến lược, kế hoạch, tổ chức và quản lí trong từng lĩnh vực,

ngành nghề, đơn vị kinh tế nông nghiệp một cách phù hợp;

104

+ Có khả năng tư duy phê phán, logic, sáng tạo trong phân tích, tranh luận về chính sách,

giải pháp phát triển kinh tế; Có khả năng tự lý giải, dự đoán trước những hành vi ứng xử của các

tác nhân trong nền kinh tế cũng như chính sách trước các biến cố kinh tế trong cuộc sống;

+ Có kỹ năng liên hệ, vận dụng các nguyên lý kinh tế học, đường lối, chính sách, pháp

luật về kinh tế với thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế nông nghiệp từ sản xuất đến

tiêu dung;

+ Có khả năng độc lập, phối hợp, quản lí, lãnh đạo các cá nhân khác thực hiện các hoạt

động kinh tế;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập: đọc, viết, trình bày, tóm tắt, tổng hợp các vấn đề kinh tế

nông nghiệp bằng ngôn ngữ và văn bản;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh ở trình độ tương đương TOEIC ≥500;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế và đời sống.

18.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tác phong nhanh nhẹn, tích cực tiếp cận thực tế; tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo

trước các vấn kinh tế trong cuộc sống;

+ Say mê nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao trong công việc trong lĩnh

vực kinh tế;

+ Tôn trọng pháp luật, trách nhiệm, tích cực đóng góp giải quyết những vấn đề kinh tế

trong đời sống và cộng đồng.

18.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế chất lượng cao có thể công tác trong các

lĩnh vực sau:

+ Cán bộ quản lí nhà nước các cấp liên quan đến kinh tế nông nghiệp và phát triển nông

thôn: cán bộ của bộ, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế, xã, hợp tác xã;

+ Giảng viên, trợ giảng và nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu và trường đại học,

cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có chuyên ngành giảng dạy kinh tế nông nghiệp và phát

triển nông thôn;

+ Các bộ thực hiện dự án quản lí, điều hành nhóm của các tổ chức phi chính phủ

(NGOs), đặc biệt các tổ chức phi chính phủ liên quan đến các hoạt động phát triển nông

nghiệp, nông thôn xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi…;

+ Quản lí hoặc nhân viên quản lí các vị trí khác nhau của doanh nghiệp, đơn vị

kinh tế hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh và chế biến nông sản: Chủ trang

trại, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản;

+ Cán bộ trong các tổ chức chính trị xã hội các cấp như Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội

Phụ nữ, Nông dân; cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ trong các tổ chức khuyến nông từ trung

ương đến địa phương…

105

18.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Cử nhân Kinh tế chất lượng cao có thể học tập nâng cao lên trình độ thạc sĩ/ tiến sĩ Quản lí kinh tế; thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh tế; thạc sĩ Quản trị kinh doanh, thạc sĩ/ tiến sĩ Quản lí nhà nước,…

18.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra, trường Đại học Kentucky - Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra, trường Đại học Sydney - Úc.

+ Đại học New England - Úc, 2015. Chuẩn đầu ra chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và

tài nguyên.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

106

19. NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Rural Development)

Mã ngành: 52 62 01 16

19.1. CHUYÊN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Rural Development)

19.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

19.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được các kiến thức về phát triển cộng đồng, sinh thái môi trường, tổ chức vùng kinh tế, ngành kinh tế, luật kinh tế, toán học trong kinh tế, marketing… để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về phát triển nông thôn, kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, quản lí nhân lực, kinh tế nông hộ, tài chính - tiền tệ, kế toán và quản trị kinh doanh nông nghiệp… trong phân tích, giải quyết các vấn đề phát sinh trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Vận dụng được lý thuyết kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển, phát triển nông thôn, kinh tế công cộng, kinh tế nguồn nhân lực, kinh tế tài nguyên… trong tổ chức thực thi chính sách, quản lí dự án, xây dựng chiến lược phát triển ở các cấp quản lí hành chính, chuyên môn và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức kinh tế, phát triển, lồng ghép giới, chính sách công, kế toán, tài chính và khuyến nông... trong quản lí xây dựng, thẩm định, đánh giá, triển khai các chương trình/dự án khuyến nông, chương trình/ dự án phát triển nông thôn, chiến lược và kế hoạch phát triển, quy hoạch phát triển nông thôn ở các cấp quản lí và các đơn vị, tổ chức kinh tế;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế và kỹ thuật nông nghiệp… trong tổ chức các ngành, các hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường trong công tác khuyến nông và phát triển nông nghiệp, nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức về quản lí, kinh tế sản xuất vào quản lí các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiêp, nông thôn; Phân tích, đánh giá, đề xuất được các định hướng và giải pháp phát triển nông thôn trong từng bối cảnh cụ thể; Đề xuất chính sách và hoàn thiện chính sách khuyến nông và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

19.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thu thập được thông tin, vận dụng công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực khuyến nông, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Có năng lực xây dựng chiến lược, kế hoạch, dự án, tổ chức, quản lí về khuyến nông, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích và dự báo các vấn đề về chính sách và giải pháp trong lĩnh vực khuyến nông, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

107

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù khuyến nông, nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong cuộc sống nói chung;

+ Có khả năng chủ động, tích cực nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với giải quyết công việc chuyên môn;

+ Thành thạo trong tiếp cận và làm việc với cộng đồng; Có khả năng làm việc độc lập, phát triển làm việc nhóm, có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo, đặc biệt là phương pháp chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và đạt trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin khuyến nông, nông nghiệp, phát triển nông thôn và đời sống.

19.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo...;

+ Say mê công việc có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong công tác khuyến nông, nông nghiệp và nông thôn;

+ Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng...

19.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Phát triển nông thôn có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về khuyến nông và phát triển nông thôn, đặc biệt là trong các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ cấp trung ương đến cơ sở;

+ Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực phát triển công đồng, phát triển nông thôn;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức kinh tế xã hội trong nông nghiệp, nông thôn và cộng đồng;

+ Cán bộ, nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn.

19.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp cử nhân Phát triển nông thôn có thể học văn bằng hai và học tập nâng cao lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Phát triển cộng đồng…

19.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Rural Development, Swedish University of Agricultural Sciences.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

108

20. NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Rural Development)

(Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

20.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI CHUYÊN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết pháp luận, có ý thức trách nhiệm xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc và hiểu biết các vấn đề trong lĩnh vực phát triển nông thôn, có đạo

đức nghề nghiệp và hành vi văn hóa ứng xử hợp lý;

+ Giao tiếp với cộng đồng nông thôn, các nhà quản lí và có khả năng giao tiếp và viết

tiếng Anh;

+ Có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề về kinh tế xã hội trong phát triển nông thôn;

+ Có khả năng quản lí chương trình kế hoạch dự án phát triển nông thôn;

+ Có khả năng áp dụng lý thuyết về quản lí phát triển nông thôn và kiến thức chuyên

ngành vào thực tế quản lí vùng;

+ Có khả năng thực hiện các công việc tư vấn trong tổ chức sản xuất và dịch vụ phát

triển nông nghiệp và sản xuất kinh doanh để thay đổi nhận thức và hành vi của người dân;

+ Có khả năng thực hiện và giải quyết các hoạt động xã hội.

20.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Có lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết pháp luật, có ý thức trách

nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hiểu biết các vấn đề trong lĩnh vực phát triển nông

thôn, có đạo đức nghề nghiệp và hành vi văn hóa ứng xử hợp lý

+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết pháp luận, có ý thức trách nhiệm xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có định hướng và hiểu biết đúng đắn về nghề, nhận biết được sự khác biệt giữa các

cộng đồng nông thôn về văn hóa - xã hội và vận dụng linh hoạt trong ứng xử;

+ Có khả năng làm việc nhóm theo các chuyên đề cụ thể trong phát triển nông thôn, có

khả năng ra quyết định trong công việc;

+ Có khả năng quản lí nhóm, lập kế hoạch thực hiện và giám sát các hoạt động nhóm và

thành thục trong viết báo cáo.

Năng lực 2 - Giao tiếp với cộng đồng nông thôn, các nhà quản lí và có khả năng giao

tiếp và viết tiếng Anh

+ Có khả năng thuyết trình trong nhóm và kỹ năng giao tiếp với các thành viên trong

nhóm, thiết kế văn bản, giao tiếp bằng tiếng Anh;

109

+ Có khả năng viết và trình bày một nghiên cứu khoa học, biết sử dụng các công cụ hỗ

trợ cho thuyết trình, viết báo cáo bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng trình bày và đánh giá phản biện một bài báo nghiên cứu khoa học, viết

báo cáo và trình bày bằng tiếng Anh.

Năng lực 3 - Có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề về kinh tế xã hội trong phát

triển nông thôn

+ Hiểu được các nguyên lý kinh tế cơ bản, có khả năng lập và phân tích các bảng số liệu

thống kê kinh tế nông nghiệp và kinh tế xã hội;

+ Hiểu các chính sách phát triển nông thôn, phân tích được ảnh hưởng của các chính

sách tới phát triển nông thôn;

+ Thiết kế được đề cương nghiên cứu về phát triển nông thôn và biết sử dụng các

phương pháp phân tích đánh giá phù hợp.

Năng lực 4 - Có khả năng quản lí chương trình kế hoạch dự án phát triển nông thôn

+ Thiết kế được dự án phát triển nông thôn, lập kế hoạch chiến lược phát triển;

+ Tổ chức quản lí và giám sát được các dự án, kế hoạch phát triển;

+ Đánh giá và viết báo cáo đánh giá các chiến lược phát triển, chương trình dự án của

vùng, khu vực.

Năng lực 5 - Sinh viên có khả năng áp dụng lý thuyết về quản lí phát triển nông thôn và

kiến thức chuyên ngành vào thực tế quản lí vùng

+ Có các kiến thức cơ bản về khoa học quản lí và hiểu được bộ máy quản lí các cấp từ

trung ương đến địa phương, cơ chế vận hành và các công cụ quản lí;

+ Có khả năng vận dụng nội dung quản lí nhà nước về đất đai, về nhân lực, về xã hội,

môi trường, kinh tế, dân tộc, an ninh quốc phòng, và xây dựng nông thôn mới;

+ Có khả năng phân tích lựa chọn mô hình tổ chức lãnh thổ kinh tế các cấp khác nhau

dựa trên thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam.

Năng lực 6 - Có khả năng thực hiện các công việc tư vấn trong tổ chức sản xuất và

dịch vụ phát triển nông nghiệp và sản xuất kinh doanh để thay đổi nhận thức và hành vi của

người dân

+ Hiểu được tầm quan trọng của công việc tư vấn phát triển nông nghiệp và sản xuất

kinh doanh; có kiến thức về kinh tế xã hội, phong tục tập quán, đời sống của người dân...

+ Có kiến thức về các phương pháp chuyển tải kiến thức dến người dân và có khả năng

làm công việc tư vấn ở mức cơ bản về phát triển nông nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh

nông hộ, phân tích thị trường nông sản;

+ Có khả năng, phân tích vấn đề và xử lý thông tin để đưa ra quyết định;

+ Có khả năng thực hiện tốt các công việc tư vấn và dịch vụ phát triển (sử dụng đúng

phương pháp, kiến thức và có kỹ năng), thuyết phục các nhóm mục tiêu khác.

110

Năng lực 7 - Có khả năng thực hiện và giải quyết các hoạt động xã hội

+ Có kiến thức về công tác xã hội trong phát triển nông thôn cụ thể, về kinh tế xã hội,

phong tục tập quán, đời sống của người dân, về phát triển cộng đồng, lý thuyết phát triển;

+ Biết các phương pháp nghiên cứu xã hội học và có khả năng về các công tác phát triển

cộng đồng và giao tiếp xã hội ở mức cơ bản; kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng thực hiện các

dự án xã hội;

+ Có khả năng nhận biết/ xác định các vấn đề xã hội để phân tích và tổ chức thực hiện

các công tác xã hội.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

111

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

VÀ XÃ HỘI

21. NGÀNH XÃ HỘI HỌC (Sociology)

Mã ngành: 52 31 03 01

21.1. CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC (Sociology)

21.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

21.1.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà

nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu được các lý luận về tâm lý, xã hội, văn hóa, đạo đức, phát triển và vận dụng để

đánh giá được các vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành Xã hội học và các mô hình phát triển

hiện nay;

+ Vận dụng được kiến thức về xã hội học để phân tích cấu trúc và đánh giá các vấn đề

xã hội ở nông thôn, đô thị và liên quan đến lĩnh vực lao động, chính trị, kinh tế, giáo dục, môi

trường và khoa học công nghệ;

+ Vận dụng được kiến thức về tâm lý học và quan hệ công chúng để thực hiện có hiệu

quả hoạt đông tham vấn cho từng đối tượng và trong các lĩnh vực xã hội cụ thể;

+ Hiểu và phát hiện được các vấn đề xã hội trong thực tiễn liên quan đến tôn giáo, gia

đình, giới và thanh niên;

+ Phân tích, đánh giá được các vấn đề pháp lý, chính sách và an sinh xã hội để vận dụng

sáng tạo trong quản lí, tư vấn, tổ chức và giải quyết các tình huống thực tế;

+ Phân tích và đánh giá được vai trò của yếu tố phi kinh tế và các vấn đề phát triển

chính trị, xã hội hiện thời trong phát triển cộng đồng, nông thôn và kinh tế (tích hợp các môn

phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế, xã hội học phát triển, phân tích

kinh tế - xã hội nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức xã hội học dân số để lượng hóa dân số, đánh giá tác động

của di dân tới sự biến động và phát triển xã hội;

+ Ứng dụng được kiến thức lý thuyết và thực tiễn để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng

hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực xã hội học.

112

21.1.1.2. Về kỹ năng

+ Phối hợp các kỹ năng trong tổ chức đi thực thực địa, thiết kế bảng hỏi, điều tra, phỏng

vấn các đối tượng khác nhau, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm để độc lập thực hiện nghiên

cứu các vấn đề và hiện tượng xã hội được phát hiện trong thực tiễn;

+ Sử dụng tốt phần mềm chuyên ngành để phân tích và xử lý thông tin;

+ Có khả năng phân tích,tổng hợp tài liệu, viết, thuyết trình và trình bày báo cáo khoa học

trong lĩnh vực xã hội học;

+ Có tư duy biện luận độc lập trong nghiên cứu để nhận thức, đánh giá và giải quyết

được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam và trên thế giới;

+ Có kỹ năng trình bày, diễn đạt thông qua thuyết trình;

+ Có kỹ năng thích nghi với môi trường làm việc;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, hợp tác tốt với cộng đồng;

+ Có khả năng phối hợp hiệu quả các kỹ năng trong quản lí, giữa quản lí của Nhà nước

và tự quản cộng đồng trong xã hội nông thôn;

+ Sử dụng thành thạo một số phần mềm hỗ trợ trong học tập, nghiên cứu, nghề nghiệp

(Word, Excel, SPSS,…). Có kỹ năng tin học đạt tối thiểu trình độ B và thành thạo trong tìm

kiếm tài liệu, khai thác thông tin trên Internet;

+ Có kỹ năng giao tiếp tốt; có khả năng đọc hiểu và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp

đơn giản với trình độ TOEIC tối thiểu đạt 400 hoặc tương đương.

21.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tin tưởng vào tri thức khoa học, tự tin, chủ động, tích cực, trung thực;

+ Có niềm tin, thái độ đúng đắn trong nhìn nhận các vấn đề xã hội, giá trị và chuẩn mực

đạo đức, có tác phong chuyên nghiệp và trách nhiệm với công việc;

+ Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và bảo

tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

21.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Xã hội học có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Làm công tác tư vấn, quản lí trong các cơ quan quản lí nhà nước: Có khả năng tham

gia tư vấn cho việc quản lí đơn vị; triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng các cơ

quan quản lí nhà nước, chuyên gia tư vấn;

+ Làm công tác tư vấn trong các tổ chức phi chính phủ với các lĩnh vực hoạt động xã

hội khác nhau: Có khả năng tham gia tư vấn cho việc quản lí đơn vị; triển vọng trong tương

lai có thể trở thành trưởng bộ phận, chuyên gia tư vấn;

+ Làm công tác nghiên cứu ở các trường, trung tâm, viện nghiên cứu: Có khả nghiên

cứu tại các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực xã hội học; triển vọng trong tương lai có thể trở

thành nghiên cứu viên có trình độ trong ngành xã hội học;

+ Làm công tác giảng dạy trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trường

trung học chuyên nghiệp, dạy nghề: Có khả năng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về lĩnh vực

113

xã hội học, giảng dạy các môn học chung của ngành xã hội học và các môn: phát triển cộng

đồng, công tác xã hội, phương pháp nghiên cứu xã hội học…;

+ Làm phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông: Có khả năng thu thập,

phân tích, xử lý các thông tin thu thập được, viết báo cáo khoa học;

+ Làm nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội.

21.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia:

+ Liên thông dọc (các ngành/ chuyên ngành tương đương hoặc cao hơn): Cử nhân

ngành xã hội học, chương trình giáo dục xã hội học có thể học tiếp ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ thuộc

các chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội và các ngành gần ở các trường trong nước và

nước ngoài;

+ Liên thông ngang (các ngành/ chuyên ngành gần): Cử nhân ngành xã hội học có thể

học liên thông ngang các ngành gần như: Tâm lý học, Công tác xã hội, Nhân học, Dân tộc

học, Quản lí xã hội…

21.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình đào tạo ngành Xã hội học và phát triển nông thôn, Trường Đại học

Liège, Vương quốc Bỉ.

+ Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn, trường Đại học khoa học Nông

nghiệp Thụy Điển.

+ Chương trình đào tạo ngành Xã hội học và phát triển nông thôn, Học viện Khoa học

xã hội, Hà Lan.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

LÊ THỊ NGÂN

114

KHOA MÔI TRƯỜNG

22. NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (Environmental Science)

Mã ngành: 52 44 03

22.1. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (Environmental Science)

22.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

22.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hóa học, sinh học và sinh

thái học vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành Môi trường;

+ Hiểu và đánh giá được mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong hệ thống

môi trường làm cơ sở để nhận diện các vấn đề môi trường;

+ Nắm vững kiến thức cơ sở về hóa học, tài nguyên, pháp luật, chính sách môi trường

trong xây dựng chương trình quản lí và đánh giá môi trường;

+ Hiểu và đánh giá được các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển hóa của vật chất

trong môi trường. Vận dụng được các kiến thức này vào lựa chọn công nghệ, kỹ thuật quản lí

tài nguyên và môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm;

+ Hiểu và vận dụng được cơ sở pháp lý và các quy trình thực hiện trong đánh giá môi

trường (đánh giá chất lượng, đánh giá tác động, đánh giá rủi ro...). Thiết kế các chương trình

quan trắc, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và quản lí rủi ro;

+ Áp dụng các nguyên lý phân tích hệ thống vào công tác quy hoạch đánh giá môi

trường và thiết kế chương trình quản lí môi trường và tài nguyên theo ISO 9000, ISO 140000,

tài nguyên; kiểm toán môi trường và giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản

lí tài nguyên;

+ Vận dụng kiến thức thực tập, thực hành để triển khai nghiên cứu và giải quyết các vấn

đề về bảo vệ môi trường trong thực tế.

22.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo các kỹ năng: phân tích trong phòng thí nghiệm; khảo sát, lấy mẫu và nhận

diện vấn đề môi trường trong việc đánh giá các thông tin, dữ liệu thu được phục vụ cho mục

đích nghiên cứu và chuyển giao;

115

+ Thiết kế chương trình và lập kế hoạch khảo sát lấy mẫu tại hiện trường; thu thập

thông tin thứ cấp; Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phương án công nghệ xử

lý; kế hoạch kiểm toán và quản lí môi trường;

+ Có khả năng phân tích thông tin, viết báo cáo, thuyết trình, tư duy sáng tạo, nghiên

cứu tài liệu; Đánh giá được các báo cáo liên quan đến lĩnh vực môi trường cơ bản: quan trắc,

đánh giá tác động, kiểm toán, xử lý chất thải và quản lí môi trường, tài nguyên;

+ Phối hợp được các kỹ năng để hoàn thành nghiên cứu có liên quan và giải quyết các

vấn đề cơ bản trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường;

+ Hiểu và vận dụng được các chuẩn mực và giá trị xã hội trong giải quyết các vấn đề cụ

thể về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường;

+ Có năng lực vận dụng các kỹ năng cơ bản về khoa học môi trường để hiểu hơn về các

mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường;

+ Vận dụng sáng tạo các kỹ năng đã học trong phát triển công nghệ và kỹ thuật quản lí

môi trường và tài nguyên;

+ Có khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm (phối hợp, triển khai công việc, thích

ứng khi thay đổi nhóm làm việc);

+ Có khả năng lãnh đạo và quản lí như lập kế hoạch, điều hành và tổ chức công việc.

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và một số phần mềm chuyên ngành (Stella,

GIS, Statgraphic);

+ Có kỹ năng giao tiếp, trao đổi, tìm đọc tài liệu bằng tiếng Anh, trình độ tiếng Anh

TOEIC đạt tối thiểu 400 hoặc tương đương.

22.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Nghiêm túc, tự giác nâng cao trình độ, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, tài

nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, giảm thiểu và thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu;

+ Chủ động, tích cực, trung thực, khách quan và có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt

động nghề nghiệp;

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành luật pháp; có ý thức bảo vệ tổ quốc; có ý

thức phát huy, tuyên truyền phổ biến cho xã hội hiểu được vai trò của môi trường đối với sự

sống và nâng cao nhận thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

22.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học môi trường có thể công tác trong

các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ nghiên cứu tại viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường;

+ Cán bộ quản lí môi trường tại các cơ quan nhà nước cấp xã, huyện;

+ Cán bộ phụ trách môi trường tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;

+ Nhân viên của các công ty, cơ quan tư vấn trong lĩnh vực môi trường;

+ Cán bộ quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường tại các trung tâm quan trắc môi

trường tư nhân và nhà nước;

116

+ Giảng viên giảng dạy chuyên ngành khoa học môi trường tại các trường đại học, cao

đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;

+ Cảnh sát môi trường.

22.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các chương trình đào tạo sau đại học thuộc

các chuyên ngành như:

+ Khoa học môi trường/ Môi trường;

+ Công nghệ môi trường/ Công nghệ kỹ thuật môi trường;

+ Kỹ thuật môi trường;

+ Quản lí môi trường;

+ Quản lí môi trường và Tài nguyên.

22.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

117

KHOA NÔNG HỌC

23. NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

(Plant Protection)

Mã ngành: 52 62 01 12

23.1. CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT (Plant Protection)

23.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

23.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học, toán học, vật lý học và thống kê sinh học ứng dụng để học các kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Mô tả và giải thích được các kiến thức cơ bản về sinh lý, sinh hóa, canh tác và chọn giống cây trồng;

+ Mô tả và giải thích được các kiến thức cơ bản về côn trùng học, bệnh cây học và hóa bảo vệ thực vật;

+ Mô tả và giải thích được đặc điểm hình thái, phân loại, sinh học, cơ chế gây hại, sinh thái và dịch tễ của dịch hại chính thuộc các nhóm côn trùng, nhện nhỏ, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cỏ dại và động vật hại trên cây trồng chính của Việt Nam;

+ Áp dụng được biện pháp quản lí có hiệu quả dịch hại chính thuộc các nhóm côn trùng, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cỏ dại và động vật hại trên các cây trồng chính ngoài đồng và nông sản sau thu hoạch;

+ Áp dụng được biện pháp kỹ thuật trồng trọt phù hợp với cây trồng chính của Việt Nam;

+ Hiểu và ứng dụng được các nguyên lý cơ bản về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh nông nghiệp, nuôi ong mật vào kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp;

+ Giải thích được khái niệm cơ bản về công nghệ sinh học áp dụng trong bảo vệ thực vật;

+ Phân tích được thành phần, diễn biến dịch hại và hiện trạng phòng chống dịch hại trên đồng ruộng. Phân tích được kết quả thí nghiệm bảo vệ thực vật dựa trên bằng chứng thực nghiệm kết hợp tham khảo tài liệu liên quan.

23.1.1.2. Về kỹ năng

+ Điều tra và chẩn đoán được các dịch hại phổ biến tại Việt Nam dựa trên triệu chứng gây hại, dấu hiệu bệnh và đặc điểm hình thái côn trùng và cỏ dại;

+ Tìm và khai thác được thông tin liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh;

118

+ Sử dụng đúng kỹ thuật các thiết bị phun, rải thuốc bảo vệ thực vật; biết cách đọc nhãn thuốc; biết cách pha chế thuốc bảo vệ thực vật;

+ Sử dụng đúng kỹ thuật các thiết bị cơ bản trong nghiên cứu bảo vệ thực vật;

+ Xây dựng được đề cương nghiên cứu. Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm bảo vệ thực vật. Phân tích và trình bày được kết quả nghiên cứu theo chuẩn mực khoa học;

+ Thực hiện dịch vụ về bảo vệ thực vật gồm các lĩnh vực tư vấn chẩn đoán, giám định và phòng chống các loại dịch hại thông thường;

+ Tham gia sản xuất, phát triển được các sản phẩm bảo vệ thực vật;

+ Giao tiếp và thuyết trình được các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và bảo vệ thực vật. Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật. Trình độ tiếng Anh ở mức tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Hoạt động dễ dàng trong môi trường làm việc nhóm;

+ Có kỹ năng tin học và thành thạo trong tìm kiếm tài liệu, khai thác thông tin trên Internet.

23.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có ý thức về phẩm giá cá nhân theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội Việt Nam;

+ Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, đặc biệt về bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe cộng đồng; tuân thủ pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm chuyên môn cao.

23.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Bảo vệ thực vật có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Trường đại học và viện nghiên cứu về nông nghiệp;

+ Các cơ quan quản lí nhà nước về nông nghiệp;

+ Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;

+ Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

23.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Tham gia các khóa đào tạo sau đại học Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Di truyền và Chọn tạo giống, Khoa học cây trồng, Lâm sinh.

23.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Đại học Queensland, Úc.

+ Đại học Wagenige, Hà Lan.

+ Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, Trung Quốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

119

24. NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

(Crop Science)

Mã ngành: 52 62 01 10

24.1. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG (Crop Science)

24.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

24.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu rõ kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học, toán học, vật lý học và thống kê sinh

học ứng dụng để học các kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Hiểu và giải thích được tác động của yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, đất, nước và dinh

dưỡng) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng;

+ Vận dụng kiến thức về đặc điểm hình thái, di truyền, sinh trưởng, phát triển, sinh lý,

sinh thái để xây dựng được các biện pháp kỹ thuật để sản xuất sản phẩm cây trồng đạt năng

suất cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường;

+ Hiểu rõ nguyên lý cơ bản trong chọn tạo và sản xuất giống cây trồng để lựa chọn

được phương pháp chọn tạo và nhân giống thích hợp cho từng loại cây trồng;

+ Hiểu rõ kiến thức về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển và gây hại của

các sinh vật hại cây trồng (có dại, côn trùng, bệnh cây) để lựa chọn biện pháp phòng chống

thích hợp;

+ Hiểu và áp dụng được các nguyên lý cơ bản về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh

nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, chăn nuôi, nuôi ong mật, cơ khí nông nghiệp, hệ

thống nông nghiệp và khuyến nông vào sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

+ Ứng dụng linh hoạt kiến thức tổng hợp để tiếp cận, phát hiện và giải quyết một vấn đề

cụ thể trong nghiên cứu và sản xuất cây trồng.

24.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện tốt và hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong chọn lọc, nhân

giống và sản xuất sản phẩm cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm và

bảo vệ môi trường;

+ Phát hiện và nhận biết được triệu chứng gây hại của các sinh vật hại cây trồng và thực

hiện được biện pháp phòng trừ hiệu quả;

120

+ Thực hiện tốt việc thiết kế và triển khai thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học thuộc

lĩnh vực khoa học cây trồng; thao tác tốt việc xử lý thống kê bằng các phần mềm trong phân

tích kết quả nghiên cứu;

+ Có năng lực tư duy biện luận trong phát hiện, phân tích, tổng hợp và giải quyết hợp lý

các vấn đề trong sản xuất cây trồng; cập nhật kiến thức mới để nâng cao năng lực

nghề nghiệp;

+ Duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội trên nền tảng hiểu biết về văn hoá, xã hội

và luật pháp;

+ Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo về ngành nông

nghiệp; có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật và công cụ lao động nông nghiệp vào thực

tiễn sản xuất nông nghiệp;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, hợp tác và làm việc với cộng đồng;

+ Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; có kỹ năng sử dụng tiếng Anh trình độ TOEIC

tối thiểu 400 hoặc tương đương, đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực khoa

học cây trồng;

+ Có kỹ năng tin học và thành thạo trong tìm kiếm tài liệu, khai thác thông tin trên Internet.

24.1.1.3. Phẩm chất đạo đức

+ Sẵn sàng chấp nhận khó khăn, chủ động, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt

tình, say mê, tự chủ, chính trực, sáng tạo;

+ Trung thực, tác phong và ứng xử chuyên nghiệp, yêu ngành nghề, coi trọng uy tín, có

trách nhiệm với sự phát triển của ngành nông nghiệp;

+ Có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

24.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học cây trồng có thể công tác trong

những lĩnh vực sau:

+ Cán bộ kỹ thuật trồng trọt;

+ Cán bộ nghiên cứu về khoa học cây trồng;

+ Cán bộ khuyến nông về trồng trọt;

+ Cán bộ giảng dạy về trồng trọt;

+ Cán bộ dự án nông nghiệp;

+ Kinh doanh nông nghiệp;

+ Chuyên gia nông nghiệp.

24.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia:

+ Chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học cây trồng, Chọn giống, Bảo vệ thực vật, Công

nghệ sinh học;

121

+ Chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa học cây trồng, Chọn giống, Bảo vệ thực vật, Công

nghệ sinh học.

24.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Crop science, Missouri state University school of Agriculture, USA.

+ Plant science, U. C. Davis (the University of California, Davis campus). College of

Agricultural & Environmental science, USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

122

24.2. CHUYÊN NGÀNH CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG (Plant Breeding)

24.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

24.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học, toán học, vật lý học và thống kê

sinh học ứng dụng để học các kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Hiểu rõ kiến thức cơ sở ngành về sinh học và nông học ứng dụng trong nghiên cứu về

khoa học cây trồng và chọn giống cây trồng;

+ Giải thích được ưu, nhược điểm của quá trình và phương pháp chọn giống cây trồng

đối với các loại cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau;

+ Hiểu được các nguyên lý cơ bản về sự vận hành của nền kinh tế tổng thể và tác động

của các chính sách đến nền kinh tế;

+ Thiết kế và thực hiện được đề tài khoa học, thu thập phân tích và tổng hợp kết quả,

trình bày báo cáo khoa học.

24.2.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, xác định cơ cấu giống cây trồng

hợp lý và điều khiển sinh trưởng phát triển cây trồng;

+ Có khả năng sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dùng trong chọn giống cây trồng;

+ Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lí, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

nông nghiệp;

+ Có kỹ năng tin học và sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành;

+ Có khả năng giao tiếp, tìm đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Trình độ tiếng Anh ở mức

TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử, hợp tác và làm việc với cộng đồng;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Có khả năng tham gia nghiên cứu và trình bày báo cáo khoa học.

24.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, trung thực và khách quan, có ý thức tổ

chức kỷ luật tốt, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc;

+ Có nhận thức về các vấn đề kinh tế, pháp luật, xã hội và văn hóa; tuân thủ các quy

định theo pháp luật;

+ Có định hướng và hiểu biết đúng đắn về các giá trị đạo đức, nghề nghiệp;

+ Có ý thức, năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

123

24.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học cây trồng (chuyên ngành Chọn

giống cây trồng)... có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Vị trí công tác: cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lí, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh

vực trồng trọt, chọn giống cây trồng và bảo vệ thực vật.

+ Nơi làm việc:

+ Cơ quan quản lí, doanh nghiệp, xí nghiệp có liên quan đến nông học và giống cây trồng;

+ Viện, trung tâm nghiên cứu, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến nông học và

giống cây trồng;

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,…

+ Hội/ hiệp hội nghề nghiệp;

+ Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây trồng.

24.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

+ Tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu về Trồng trọt, Chọn giống cây trồng, Bảo

vệ thực vật, Công nghệ sinh học…

24.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

124

25. NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG TIÊN TIẾN

(Advanced Education Programme for Crop Science)

Mã ngành: 52906209

25.1. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG TIÊN TIẾN (Advanced

Education Programme for Crop Science)

Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, được xây dựng với sự hợp tác của trường Đại học

Tổng hợp tiểu bang California tại Davis.

25.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

25.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản để lý giải các hiện tượng, sự phát

triển của cây trồng và yếu tố ảnh hưởng; làm nền tảng tự học và tự nghiên cứu;

+ Giải thích được mối quan hệ và tương tác giữa các yếu tố trong hệ sinh thái cây trồng,

giữa cây trồng với xã hội con người và các yếu tố liên quan đến sinh lý bảo quản sau thu

hoạch để xây dựng hệ thống sản xuất cây trồng;

+ Phân tích được chức năng, cấu trúc và các yếu tố di truyền ở thực vật để ứng dụng

trong chọn tạo và cải tiến giống cây trồng;

+ Xác định được yêu cầu về canh tác, dinh dưỡng cây trồng và hệ thống sản xuất đối

với các loại cây trồng khác nhau: cây trồng nhiệt đới, ôn đới, cây trong nhà lưới và vườn ươm,

cây rau, cây ăn quả;

+ Đề xuất được biện pháp và quy trình quản lí dịch hại cây trồng hiệu quả trên cơ sở

vận dụng tổng hợp các kiến thức về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển, gây hại

của các yếu tố sinh vật gây hại cây trồng (cỏ dại, côn trùng, bệnh cây) và khảo sát, đánh giá

trên thực tiễn;

+ Áp dụng được các kiến thức về thị trường, kinh tế, quản lí trong sản xuất, kinh doanh

quy mô nông học và trang trại;

25.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng đối tượng cây trồng;

+ Vận dụng sáng tạo kiến thức kết hợp với đánh giá tình hình thực tiễn để đề xuất và

triển khai nghiên cứu liên quan đến khoa học cây trồng và bảo quản nông sản sau thu hoạch;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành để phân tích và tổng hợp số liệu;

+ Có kỹ năng viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu;

125

+ Dịch và trình bày được bài báo về chuyên ngành khoa học cây trồng trong khoảng

1000 từ;

+ Có tư duy biện luận để phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan

đến khoa học cây trồng;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm; chia sẻ, phân bổ nhiệm vụ và giám

sát các thành viên trong nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp tốt; tự tin sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp; Trình độ tiếng Anh đạt

TOEFL tối thiểu 550 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng trong soạn thảo văn bản và báo cáo,

lưu trữ tài liệu hợp lý.

25.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Chủ động, sáng tạo, khiêm tốn và ham học hỏi;

+ Trung thực, yêu nghề, gắn bó với nghề và có tác phòng làm việc tốt, có tinh thần trách

nhiệm cao;

+ Có nhận thức về tác động của cây trồng biến đổi gen đối với các vấn đề về kinh tế, xã

hội và đạo đức;

+ Tin tưởng vào tri thức khoa học, tuân thủ, chấp hành và thực hiện tốt các quy định của

pháp luật.

25.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Chương trình Tiên tiến - Khoa học cây trồng có thể công

tác trong các lĩnh vực và vị trí công tác liên quan đến trồng trọt, chọn giống cây trồng, khoa

học cây trồng và nông sản:

+ Lĩnh vực nghề nghiệp:

- Giáo dục

- Nghiên cứu khoa học

- Khuyến nông

- Kinh doanh

+ Vị trí công tác:

- Giảng viên

- Nghiên cứu viên

- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn, khuyến nông

- Cán bộ quản lí

+ Cơ quan công tác:

- Cơ quan quản lí, doanh nghiệp, xí nghiệp có liên quan đến cây trồng và nông nghiệp.

- Viện, trung tâm nghiên cứu, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến cây trồng và

nông nghiệp.

126

- Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,…

- Hội/ hiệp hội nghề nghiệp.

- Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực cây trồng và nông sản.

25.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có thể tiếp tục nghiên cứu và học tập các chương trình đạo tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ về

Trồng trọt, Chọn giống cây trồng, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật và Công nghệ sinh

học trong nước và quốc tế.

25.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình đào tạo bậc cử nhân, Đại học Tổng hợp tiểu bang California tại Davis.

+ Chương trình đào tạo bậc cử nhân “Intergrated Plant Sciences” của Trường Đại học

Washington State, Hoa Kỳ (http://ips.wsu.edu/majors/field-crop-management/).

+ Chương trình đào tạo bậc cử nhân “Crop Production” của Trường Đại học

Wageningen UR, Hà Lan.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

127

26. NGÀNH NÔNG NGHIỆP

(Agriculture Science)

Mã ngành: 52 62 01 01

26.1. CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Agriculture Science)

26.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

26.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu rõ kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học, toán học, vật lý học và thống kê sinh

học ứng dụng để tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Hiểu rõ đặc điểm hình thái, di truyền chọn giống và sinh lý động thực vật;

+ Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát

triển, năng suất và chất lượng nông sản;

+ Hiểu biết và vận dụng được các nguyên lý cơ bản của kinh tế vào quản lí sản xuất

nông nghiệp;

+ Hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sinh lý, sinh thái của cây trồng và vật nuôi;

Phân tích và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, chất

lượng tốt, an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường;

+ Hiểu rõ đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển và gây hại của các sinh vật

gây hại cây trồng và vật nuôi; Phân tích và lựa chọn biện pháp phòng chống thích hợp;

+ Vận dụng tiếng Anh, cơ khí nông nghiệp… để giải quyết các vấn đề trong sản xuất và

quản lí nông nghiệp;

+ Ứng dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết một vấn đề cụ thể trong nghiên cứu và sản

xuất nông nghiệp.

26.1.1.2. Về kỹ năng

+ Vận dụng các kỹ năng trong sản xuất nông sản đạt năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu

quả kinh tế và bảo vệ môi trường;

+ Phát hiện và nhận biết được nguy cơ phát sinh dịch bệnh gây hại cây trồng vật nuôi;

lựa chọn giải pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả;

+ Phối hợp nhịp nhàng giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống và thường xuyên cập

nhật thông tin kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp;

+ Hiểu được cơ cấu tổ chức xã hội và phương thức sản xuất nông nghiệp trên nền tảng

hiểu biết về văn hoá, xã hội và luật pháp;

128

+ Có kỹ năng giao tiếp, thảo luận, tham khảo tài liệu bằng tiếng Anh. Trình độ tiếng

Anh ở mức tối thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương;

+ Hiểu và vận dụng các kiến thức xã hội, văn hóa trong thực tiễn sản xuất xuất nông

nghiệp;

+ Vận dụng sáng tạo linh hoạt kiến thức, kỹ năng được đào tạo để chủ động cải tiến

khoa học kỹ thuật, công cụ lao động và áp dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp;

+ Quản lí quỹ thời gian trong học tập, nghiên cứu và làm việc thể hiện được năng lực

quản lí;

+ Giao tiếp với cá nhân và tổ chức liên quan, sử dụng được các phương tiện truyền thông.

26.1.1.3. Phẩm chất đạo đức

+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, tự tin, tự chủ, chăm

chỉ, nhiệt tình, say mê, linh hoạt, sáng tạo;

+ Trung thực, tác phong và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động, coi trọng uy tín,

có trách nhiệm với sự phát triển của ngành nông nghiệp;

+ Có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

26.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông nghiệp có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Cán bộ quản lí sản xuất nông nghiệp;

+ Cán bộ kinh doanh nông nghiệp;

+ Cán bộ khuyến nông;

+ Cán bộ dự án nông nghiệp;

+ Cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp;

+ Giáo viên ngành nông nghiệp.

26.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia:

+ Các ngành học về quản lí nhà nước, kinh tế và quản trị doanh nghiệp;

+ Chương trình đào tạo sau đại học: Khoa học cây trồng, Chọn tạo giống cây trồng,

Chọn tạo giống vật nuôi, Kinh tế và Phát triển nông thôn...

26.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

129

27. NGÀNH NÔNG NGHIỆP

(Agriculture Science)

(Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - POHE)

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

27.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Sau khi học ngành nông nghiệp, sinh viên có khả năng:

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết các vấn đề văn hóa xã hội và ứng xử

hợp lý;

+ Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân và sử dụng được tiếng Anh;

+ Đánh giá các chính sách nhà nước trong quản lí sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực

nông nghiệp;

+ Phát hiện vấn đề, thiết kế và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực

nông nghiệp;

+ Tổ chức, giám sát, quản lí, chỉ đạo, và tư vấn các hoạt động nông nghiệp;

+ Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường;

+ Năng lực khuyến nông.

27.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết các vấn đề văn hóa xã hội và

ứng xử hợp lý

* Mức dễ

+ Hiểu biết các vấn đề đạo đức, xã hội và nhận biết sự khác biệt về văn hoá và xã hội

của các nhóm xã hội khác nhau;

+ Có định hướng và hiểu biết đúng đắn về ngành nghề nông nghiệp.

* Mức trung bình

+ Làm việc với một nhóm người nhất định (nông dân hoặc nhóm sở thích hoặc với tổ

chức nhà nước...) theo chuẩn mực đạo đức và xã hội trong bối cảnh cụ thể có sự giám sát/

hướng dẫn;

+ Ra quyết định về hành vi/ hành động của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi/

hành động đó.

* Mức khó

130

+ Áp dụng hiểu biết về vấn đề đạo đức, xã hội và thể hiện phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp trong tư vấn, chỉ đạo, giám sát, quản lí các hoạt động nông nghiệp của các nhóm xã

hội khác nhau;

+ Đảm bảo các nguyên tắc đạo đức, xã hội trong đề xuất và thực hiện các giải pháp sản

xuất và kinh doanh nông nghiệp phù hợp;

+ Có trách nhiệm trong thực hiện, phán xét, giải trình, báo cáo về công việc được giao.

Năng lực 2 - Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân và có khả năng sử

dụng tiếng Anh

* Mức dễ

+ Thực hiện được các hình thức giao tiếp trong học tập và đời sống, có khả năng sử

dụng tiếng Anh giao tiếp cơ bản;

+ Viết và trình bày báo cáo có hoặc không sử dụng các phương tiện nghe nhìn.

* Mức trung bình

+ Có khả năng tiếp cận và giao tiếp một cách độc lập với công giới, nhà quản lí, chuyên

gia và nông dân;

+ Viết và trình bày báo cáo khoa học, tổng quan tài liệu có sử dụng các phương tiện

nghe nhìn.

* Mức khó

+ Có khả năng nhận xét, viết bài báo - báo cáo khoa học, thảo luận khoa học và sử dụng

tiếng Anh khi cần thiết;

+ Sử dụng thành thạo, chủ động các kỹ năng giao tiếp trực tiếp và gián tiếp để hoàn

thành công tác được giao.

Năng lực 3 - Đánh giá các chính sách nhà nước trong sản xuất, kinh doanh và quản lí

trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Có kiến thức về các văn bản chính sách trong sản xuất, kinh doanh và quản lí trong

lĩnh vực nông nghiệp;

+ Cập nhật và vận dụng các văn bản chính sách trong sản xuất, kinh doanh và quản lí

trong lĩnh vực nông nghiệp;

+ Phân tích và đề xuất các văn bản chính sách trong sản xuất, kinh doanh và quản lí

trong lĩnh vực nông nghiệp.

Năng lực 4 - Phát hiện vấn đề, thiết kế và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong

lĩnh vực nông nghiệp

* Mức dễ

+ Biết xây dựng đề cương và thực hiện một vấn đề nghiên cứu cụ thể;

+ Biết thu thập thông tin, tra cứu tài liệu tham khảo;

+ Biết thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu;

+ Biết liên hệ kết quả nghiên cứu với thực tiễn.

* Mức trung bình

131

+ Biết phát hiện vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng đề cương và thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát;

+ Biết tổng hợp tài liệu tham khảo và viết tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan;

+ Biết phân tích số liệu và thuyết trình kết quả nghiên cứu trong hội thảo khoa học;

+ Biết thảo luận kết quả nghiên cứu.

* Mức khó

+ Chủ động phát hiện vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng đề cương và thực hiện một cách

độc lập;

+ Có khả năng đọc hiểu tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng viết được báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

+ Thuyết trình được báo cáo trước hội nghị.

Năng lực 5 - Tổ chức, giám sát, quản lí, chỉ đạo, và tư vấn các hoạt động nông nghiệp

* Mức dễ

+ Biết xây dựng kế hoạch sản xuất cho hoạt động nông nghiệp cụ thể có sự hướng dẫn;

+ Thực hiện các kế hoạch đề ra theo hướng dẫn;

+ Biết phát hiện vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện có sự hướng dẫn;

+ Tổng hợp và báo cáo kết quả có sự hướng dẫn.

* Mức trung bình

+ Lập được kế hoạch sản xuất cho hoạt động nông nghiệp cụ thể có sự hướng dẫn;

+ Chủ động thực hiện, biết giám sát các hoạt động theo kế hoạch đề ra;

+ Biết giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dưới sự hướng dẫn;

+ Tổng hợp và biết đánh giá kết quả đạt được.

* Mức khó

+ Có khả năng xây dựng được kế hoạch và giám sát các hoạt động nông nghiệp một

cách độc lập;

+ Dự đoán, phát hiện và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện;

+ Đánh giá được kết quả và định hướng giải quyết;

+ Tư vấn giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Năng lực 6 - Tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu

cầu thị trường

* Mức dễ

+ Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;

+ Có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và phân phối các sản phẩm;

+ Có kiến thức cơ bản về công nghệ sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp;

+ Hiểu biết về giao tiếp cộng đồng và quan hệ công chúng.

132

* Mức trung bình

+ Có khả năng quản lí và tổ chức sản xuất;

+ Xác định quy mô quản lí và kinh doanh hợp lý;

+ Phân tích và lựa chọn các quy trình sản xuất tốt nhất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng

nhu cầu thị trường.

* Mức khó

+ Áp dụng các quy trình kỹ thuật để mở rộng sản xuất;

+ Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và xây dựng thương hiệu;

+ Xây dựng chiến lược phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp.

Năng lực 7 - Năng lực khuyến nông

* Mức dễ

+ Có kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;

+ Có kiến thức cơ bản về xã hội học;

+ Có kiến thức cơ bản về quản lí nông trại và khuyến nông;

+ Có kiến thức cơ bản về kinh tế nông nghiệp và thị trường;

+ Có kiến thức về về chính sách quản lí nông nghiệp;

+ Có khả năng viết báo cáo chuyên môn và thuyết trình;

+ Tham gia tổ chức hội thảo, hội nghị trình diễn.

* Mức trung bình

+ Hiểu biết các hoạt động khuyến nông;

+ Áp dụng các phương tiện truyền thông trong chuyển giao kỹ thuật;

+ Tham gia xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất và chương trình đào tạo khuyến nông;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế cho áp dụng các kỹ thuật mới.

* Mức khó

+ Đề xuất, xây dựng và triển khai các chương trình khuyến nông;

+ Phân tích, đánh giá và áp dụng các kỹ thuật mới cho các mô hình trình diễn;

+ Lập kế hoạch và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với trình độ văn

hóa, tập quán của từng địa phương.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

133

28. NGÀNH CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN

(Horticulture and landscaping -

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp POHE)

Mã ngành: 52620113

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

28.1. NĂNG LỰC CHUNG

+ Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân và sử dụng tiếng Anh khi

cần thiết.

+ Hiểu biết các vấn đề xã hội, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và hành động/cư

xử hợp lý.

+ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

+ Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề một cách độc lập hoặc theo nhóm, thể hiện năng

lực lãnh đạo.

+ Phát hiện vấn đề, thiết kế và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh

vực chuyên môn.

+ Ứng dụng kiến thức và kỹ thuật nghề làm vườn để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu

cầu thị trường.

+ Nghiên cứu thị trường nội địa và thế giới cho các sản phẩm nghề vườn và tính toán

hiệu quả kinh tế.

+ Thiết kế, tạo dựng và duy trì cảnh quan.

28.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1- Giao tiếp với các nhà chuyên môn, lãnh đạo, nông dân và sử dụng tiếng

Anh khi cần thiết.

*Mức dễ

+ Đưa ra các nhận xét và viết bài báo và báo cáo khoa học, thảo luận bằng tiếng Anh

khi cần thiết;

+ Hiểu nông dân và giao tiếp tốt với họ để có thể tiến hành tốt công tác chuyển giao

kỹ thuật;

+ Viết báo cáo về công tác chuyển giao kỹ thuật.

*Mức trung bình

+ Viết tổng quan tài liệu về các vấn đề trong nghề làm vườn bằng tiếng Anh;

+ Chuẩn bị và tiến hành một cuộc điều tra về lĩnh vực làm vườn;

134

+ Viết và trình bày báo cáo khoa học sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Giao tiếp một cách độc lập với công giới và nông dân.

*Mức khó

+ Chuẩn bị và triển khai một cuộc phỏng vấn diều tra về một vấn đề nông học cụ thể.

+ Trình bày báo cáo có hoặc không sử dụng các phương tiện nghe nhìn.

+ Đọc, nhận biết và viết báo cáo về các kỹ thuật/kiến thức chung.

+ Thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, các kỹ năng đơn giản trong giao tiếp.

Năng lực 2 - Hiểu biết các vấn đề xã hội, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và hành

động/cư xử hợp lý.

*Mức dễ

+ Hiểu các vấn đề đạo đức và xã hội để chuyển giao kỹ thuật cho các nhóm xã hội

khác nhau.

+ Áp dụng các nguyên tắc đạo đức và xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp để đề ra các

giải pháp phù hợp.

+ Có khả năng đưa ra phán xét dựa trên các quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận,

có trách nhiệm giải trình với cấp trên và cấp dưới.

*Mức trung bình

+ Làm việc với một nhóm người nhất định (nông dân hoặc nhóm sở thích hoặc với tổ

chức nhà nước...) trong bối cảnh cụ thể có sự giám sát/hướng dẫn.

+ Ra quyết định về hành vi/hành động của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi/hành

động đó.

*Mức khó

+ Hiểu biết các vấn đề đạo đức, xã hội và nhận biết sự khác biệt về văn hoá và xã hội

của các nhóm xã hội khác nhau.

+ Lãnh đạo một nhóm dự án sinh viên.

Năng lực 3 - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất

*Mức dễ

+ Lựa chọn kỹ thuật/mô hình sản xuất phù hợp cho các nhóm nông dân có tính đến hiệu

quả kinh tế mà kỹ thuật đó mang lại

+ Triển khai các chương trình khuyến nông, tổ chức các khoá tập huấn kỹ thuật

+ Xây dựng các mô hình sản xuất mới và tổ chức các hoạt động khuyến nông khác như:

thăm quan, hội nghị đầu bờ, hội thảo trao đổi kinh nghiệm v.v.

+ Tư vấn cho nông dân trong lĩnh vực nghề làm vườn

+ Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và

nhu cầu thị trường.

135

*Mức trung bình

+ Hướng dẫn nhóm sinh viên đi thăm quan, thực tập

+ Soạn thảo qui trình kỹ thuật và tổ chức một khoá tập huấn trong lĩnh vực nghề vườn

cho nhóm sinh viên

+ Lập kế hoạch chuyển giao một kỹ thuật mới trong nghề vườn

+ Tiến hành phân tích chi phí - lợi nhuận để lựa chọn kỹ thuật thích hợp

+ Giới thiệu và giải thích kết quả nghiên cứu

*Mức khó

+ Sử dụng kiến thức và kỹ năng cơ sở ngành Công nghệ Rau-Hoa-Quả và Cảnh quan;

các nguyên tắc khuyến nông để xây dựng một kế hoạch thực thi đơn giản cho một nhóm nông

dân cụ thể

+ Lập kế hoạch cho các hoạt động khuyến nông đơn giản

+ Thực hiện phân tích chi phí - lợi nhuận cho các tiến bộ kỹ thuật áp dụng

+ Soạn thảo các qui trình kỹ thuật đơn giản

+ Tổ chức hội thảo sinh viên về lĩnh vực nghề làm vườn

Năng lực 4 - Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề một cách độc lập hoặc theo nhóm, thể

hiện năng lực lãnh đạo

*Mức dễ

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất cho các hoạt động nghề làm vườn

+ Xác định, phân tích và giải quyết vấn đề của các hoạt động sản xuất đó

+ Lãnh đạo nhóm chuyên ngành với các chuyên môn khác nhau

+ Lãnh đạo một tổ chức nhỏ hoặc một chi nhánh của tổ chức lớn kinh doanh trong nghề

làm vườn

*Mức trung bình

+ Lập kế hoạch cho thực hành nghề nghiệp/dự án của mình

+ Tìm các giải pháp và tiêu chí lựa chọn giải pháp thích hợp cho các vấn đề nảy sinh

+ Hướng dẫn/lãnh đạo nhóm xây dựng kế hoạch kinh doanh cho một cơ sở bán lẻ hoặc

trang trại

+ Lập và phân tích kế hoạch kinh doanh

*Mức khó

+ Lập kế hoạch cho dự án ở mức 1

+ Tham gia hoặc lãnh đạo nhóm dự án sinh viên

+ Nhận biết, phân tích và tìm giải pháp cho các vấn đề nảy sinh từ các dự án ở mức 1

136

Năng lực 5 - Phát hiện vấn đề, thiết kế và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học

trong lĩnh vực chuyên môn

*Mức dễ

+ Nhận biết và phân tích nhu cầu nghiên cứu khoa học

+ Thiết kế các nghiên cứu cần thiết

+ Triển khai nghiên cứu một cách độc lập

+ Hướng dẫn sinh viên/trợ lý triển khai nghiên cứu

+ Viết báo cáo khoa học bằng tiếng Việt và viết tóm tắt bằng tiếng Anh

+ Tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học với các nhà nghiên cứu khoa học

khác

*Mức trung bình

+ Thiết kế và triển khai nghiên cứu các vấn đề mà Công giới đang gặp phải có sự hướng

dẫn, giám sát

+ Viết báo cáo khoa học về vấn đề nghiên cứu và trình bày ở hội thảo có đại diện Công

giới tham gia

+ Tham gia vào các chương trình nghiên cứu

*Mức khó

+ Thiết kế và triển khai các nghiên cứu đơn giản ở trại thí nghiệm trường

+ Viết báo cáo khoa học và trình bày ở hội nghị khoa học sinh viên

+ Liên hệ kết quả nghiên cứu với các vấn đề thực tế

Năng lực 6 - Ứng dụng kiến thức và kỹ thuật nghề làm vườn để sản xuất các sản phẩm

đáp ứng nhu cầu thị trường

*Mức dễ

+ Xác định kỹ thuật và nguồn lực cần thiết để sản xuất các sản phẩm nghề làm vườn với

chất lượng xác định

+ Xác định quy mô sản xuất dinh doanh hợp lý

+ Ứng dụng các kỹ thuật mới/tiên tiến để giảm chi phí và tăng thu nhập

+ Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nghề làm vườn

*Mức trung bình

+ Lựa chọn quy trình kỹ thuật tốt nhất để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng xác định

+ Tiến hành nghiên cứu khả thi về mặt kinh tế cho sản phẩm

*Mức khó

+ Áp dụng các kỹ thuật cơ bản, đơn giản để sản xuất các sản phẩm nghề làm vườn với

số lượng nhỏ (rau, quả, hoa, vi cảnh quan quy mô (5 – 10 m2)

137

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm làm ra

+ Xác định và áp dụng các kỹ thuật sau thu hoạch đơn giản phù hợp với các loại sản

phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường

Năng lực 7 - Nghiên cứu thị trường nội địa và thế giới cho các sản phẩm nghề vườn và

tính toán hiệu quả kinh tế

*Mức dễ

+ Thiết kế, triển khai điều tra thị trường cho các sản phẩm nghề làm vườn và phân tích

kết quả điều tra

+ Lập kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường (kể cả thị trường ngoài nước)

+ Lập kế hoạch tiếp thị các sản phẩm nghề làm vườn

+ Sử dụng kết quả phân tích kinh tế để lựa chọn sản phẩm phù hợp

+ Lựa chọn và tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp

*Mức trung bình

+ Thiết kế và tiến hành điều tra thị trường đề thiết lập một hệ thống phân phối sản phẩm

ở thị trường nội địa

+ Tiến hành phân tích kinh tế để đưa ra quyết định sản xuất

+ Thiết kế hướng dẫn chăm sóc khách hàng

*Mức khó

+ Thiết kế, triển khai một cuộc điều tra thị trường đơn giản cho một sản phẩm cụ thể và

phân tích đánh giá

+ Cung cấp/tư vấn thông tin thị trường cho các đại lý bán lẻ ở địa phương

+ Tham gia/lãnh đạo nhóm tiếp thị sản phẩm

+ Tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế cho một số sản phẩm cụ thể

Năng lực 8 - Thiết kế, tạo dựng và bảo trì cảnh quan

*Mức dễ

+ Thiết kế và xây dựng các tiểu cảnh quan phù hợp với các không gian khác nhau

+ Thiết kế, tư vấn các loại cảnh quan đáp ứng nhu cầu của khách hàng

+ Thiết kế cảnh quan sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và hữu ích

+ Chỉ đạo/giám sát các hoạt động thiết kế cảnh quan

+ Tính toán hiệu quả kinh tế và chi phí bảo trì cảnh quan

*Mức trung bình

+ Thiết kế, xây dựng và bảo trì cảnh quan cho một không gian cụ thể

+ Tính toán hiệu quả kinh tế và bảo trì cảnh quan

+ Ứng dụng Công nghệ thông tin (IT) trong thiết kế cảnh quan

138

*Mức khó

+ Xây dựng cảnh quan nhỏ (5, 10 ..... 50 m2) ở quy mô vườn gia đình, vườn trường

+ Chọn loại cây/vật liệu thích hợp để đạt được mục tiêu đã xác định

+ Lập kế hoạch cho việc bảo trì một cảnh quan quy mô nhỏ

+ Dự trù kinh phí và tính toán chi phí cho việc thiết kế và bảo trì cảnh quan

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

139

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

29. NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

(Soil Science)

Mã ngành: 52 44 03 06

29.1. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT (Soil Science)

29.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

29.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên như toán, lý, hoá, sinh học vào việc

học tập và nghiên cứu ngành khoa học đất;

+ Phân tích, đánh giá được những kiến thức cơ bản về địa chất, thổ nhưỡng, vi sinh vật,

trồng trọt, đo đạc bản đồ;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành trong việc đánh giá các đặc tính lý, hoá, sinh

học chủ yếu của đất;

+ Hiểu và đánh giá được kiến thức về quá trình, hoá học, lý học và sinh học diễn ra

trong đất, lý luận và các phương pháp phân loại đất, nguyên tắc lấy mẫu và phân tích mẫu đất,

nước, phân bón và cây trồng, kiến thức về phân bón và sinh vật đất, các kiến thức có liên quan

trong lĩnh vực quy hoạch, ô nhiễm đất và kinh tế áp dụng trong nông nghiệp;

+ Ứng dụng được phương pháp xác định tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất,

vận dụng các chỉ tiêu thống kê để phân tích kết quả nghiên cứu, phân tích đất, cây, nước và

phân bón, đánh giá đất và đánh giá đất theo FAO, phân loại đất và xây dựng bản đồ đất, các

nguyên lý trong quy hoạch đất đai, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng chế độ phân

bón cho cây trồng;

+ Có hiểu biết các vấn đề xã hội có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết

các vấn đề của ngành khoa học đất.

29.1.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng vận dụng được các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học đất;

140

+ Có thể ứng dụng kiến thức về pháp luật đất đai, quy hoạch, phòng ngừa và giảm thiểu

rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, cách thiết kế dự án nghiên cứu và thực hiện thí nghiệm,

xây dựng dự án quản lí và sử dụng đất ngập nước, biện pháp xử lý đất ô nhiễm vào việc giải

quyết các vấn đề của ngành khoa học đất;

+ Có tư duy mạch lạc, tự động cập nhật và đưa ra giải pháp cho các vấn đề mới, phát

sinh của ngành khoa học đất;

+ Tự động hoá việc cập nhật hiểu biết về tình hình trong và ngoài nước cũng như các

vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và ứng dụng của ngành khoa học đất; Sử dụng linh hoạt kiến

thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề trong ngành khoa học đất;

+ Có khả năng sảng tạo giải pháp trong giải quyết các vấn đề của ngành khoa học đất;

+ Có khả năng làm việc độc lập, triển khai công việc và giải quyết các vấn đề nội bộ,

kiểm tra và giám sát nhân sự, lập kế hoạch chuyên môn;

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Phối hợp theo nhóm để lập kế hoạch và triển khai giải quyết các vấn đề phát sinh của ngành

khoa học đất;

+ Có khả năng sử dụng bằng tiếng Anh trong giao tiếp xã hội và một số vấn đề về

chuyên môn của ngành khoa học đất (đạt trình độ tổi thiểu TOEIC 400 hoặc tương đương);

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, khai thác và sử dụng Internet, phần

mềm GIS, ALIS, IRRISTAT… trong việc giải quyết các nhiệm vụ của ngành khoa học đất;

+ Chuẩn hoá khả năng giao tiếp, truyền đạt chuyên môn cho cộng đồng cũng như đám

đông, khả năng đàm phán, giải quyết các vấn đề của ngành khoa học đất.

29.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời thực hiện tốt

nghĩa vụ công dân đối với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

+ Chủ động, tích cực, trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

cũng như hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học đất.

+ Có trách nhiệm với xã hội, có ý thức kỷ luật.

29.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học đất có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Cán bộ, chuyên viên công tác tại các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục

và Đào tạo;

+ Chuyên viên ngành thổ nhưỡng, nông hoá - thổ nhưỡng hoặc ngành khoa học đất tại

các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành

phố; các Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phòng Tài nguyên và Môi trường các

huyện, thành phố, thị xã;

+ Cán bộ kỹ thuật tại các công ty nghiên cứu và sản xuất phân bón;

+ Cán bộ kỹ thuật tại các công ty về môi trường;

141

+ Cán bộ kỹ thuật tại các viện nghiên cứu chuyên ngành thổ nhưỡng, khoa học đất;

+ Giáo viên tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học ;

+ Kỹ thuật viên phân tích tại các phòng phân tích đất và môi trường.

29.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học đất có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các

bậc học thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Thạc sĩ ngành Khoa học đất, Nông hoá - Thổ nhưỡng, Hoá nông nghiệp;

+ Thạc sĩ ngành Quản lí đất đai;

+ Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường;

+ Tiến sĩ ngành Khoa học Đất;

+ Tiến sĩ ngành Quản lí đất đai;

+ Tiến sĩ ngành Khoa học Môi trường.

29.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Learning outcomes of Soil, Water, and Environmental Sciences, University of

Arizona, USA.

+ Learning outcomes of Horticulture, Plant and Soil Science, University of

Kentucky_College of Agriculture, food and environment, USA.

+ Learning outcomes of Soil science and plant nutrition, Cukurova University, Turkey.

+ Learning outcomes of Plant and Soil science, Oklahoma State University, USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

142

29.2. CHUYÊN NGÀNH NÔNG HÓA THỔ NHƯỠNG (Agrochemistry - Pedology)

29.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

29.2.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà

nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Đánh giá, phân tích được kiến thức về hóa học cơ bản và nâng cao; xác suất thống kê,

vi sinh vật, thực vật, khí hậu thời tiết; phương pháp thiết lập và thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học; áp dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao;

+ Phân tích được đặc điểm sinh lý, sinh hóa của thực vật; kỹ thuật trồng trọt; cơ sở lý

luận của việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Xây dựng, đề xuất được giải pháp

hoàn thiện hệ thống nông nghiệp nhờ khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu, đất, phân bón và

cây trồng;

+ Có thể vận dụng kiến thức về marketing; khuyến nông; chọn giống cây trồng; bảo vệ

thực vật; môi trường trong công tác chuyên môn;

+ Đưa ra được những khuyến cáo, đánh giá và sử dụng hiệu quả từng loại và dạng phân

bón; thiết lập được quy trình bón phân hợp lý cho cây trồng, trong từng điều kiện cụ thể của

thực tế trồng trọt để đảm bảo sản xuất nông nghiệp luôn đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Xây dựng và thiết lập được bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng và bản đồ chuyên dụng phục vụ sản

xuất nông nghiệp hiệu quả cho các cơ sở sản xuất; Phân tích, giải thích được hiệu quả phân

bón thông qua khảo nghiệm phân bón;

+ Phân tích, giải thích được các nguyên lý lấy mẫu và phương pháp phân tích: đất,

nước, phân bón, cây trồng; đưa ra được những khuyến cáo sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất và môi

trường nhanh, hiệu quả bằng biện pháp nông hóa và các biện pháp khác;

+ Có thể vận dụng kiến thức về bón phân hợp lý cho cây trồng chưa phổ biến; trồng cây

không đất; sử dụng chất điều hòa sinh trưởng; chỉ thị sinh học môi trường; Đa dạng sinh học;

quy hoạch sử dụng đất để phục vụ cho công tác chuyên môn;

+ Từ những kiến thức về điều tra, phân loại, lấy mẫu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng nông

hóa, đưa ra được so sánh, đánh giá về sử dụng đất, cây trồng, phân bón và các biện pháp nâng

cao khả năng sản xuất trong thực tế;

+ Thiết kế, xây dựng và thực hiện tốt một nghiên cứu trong lĩnh vực nông hóa thổ

nhưỡng. Đưa ra được những so sánh, đánh giá, khuyến cáo về việc sử dụng phân bón, đất

trồng hợp lý trong sản xuất nông nghiệp.

29.2.1.2. Về kỹ năng

+ Đề xuất, khuyến cáo sử dụng phân bón hợp lý cho từng cây trồng và hệ thống cây

trồng trong những điều kiện cụ thể của thực tế sản xuất (đất đai, khí hậu, trình độ canh tác…)

nhằm đảm bảo sản xuất luôn có hiệu quả kinh tế cao, an toàn, bền vững;

143

+ Thực hiện thành thạo kỹ năng phân tích: đất, nước, cây, phân bón bằng phương pháp

và kĩ thuật hiện đại. Có kỹ năng điều tra phân loại, lập bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa, đánh giá

đất cho các cơ sở sản xuất;

+ Có khả năng lựa chọn, thiết lập đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất nông

nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả tại các đơn vị sản xuất nông nghiệp;

+ Có khả năng tư duy logic, có cách tiếp cận đúng khi nghiên cứu về phân bón, đất, cây

trồng, kỹ thuật canh tác và ứng dụng chúng trong nông nghiệp;

+ So sánh, đánh giá được chất lượng, hiệu quả phân bón trên thị trường;

+ Có khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, sản xuất và kinh

doanh phân bón; quy hoạch sử dụng đất;

+ Có thói quen tự học, làm việc độc lập, khả năng thuyết trình, cập nhật thông tin kinh

tế xã hội, thường xuyên rèn luyện sức khỏe; có khả năng làm việc theo nhóm; có khả năng tổ

chức các hoạt động đoàn thể, chủ động hoà nhập với xã hội;

+ Sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong những tình huống đơn giản và trao đổi chuyên

môn, trình độ TOEIC đạt tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Có khat năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet; Sử dụng một số phần mềm

tính toán lượng phân bón cho cây trồng; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp để xử

lý kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao độ chính xác, tính thuyết phục của thí nghiệm.

29.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có thái độ nghiêm túc trong tự học, nghiên cứu khoa học, trong nhận thức về cuộc

sống, xã hội, tự rèn luyện bản thân trở thành người có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững

vàng, có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt. Có tác phong nhanh nhẹn, nếp sống có kỷ luật

trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng khi ra công tác;

+ Có ý thức phòng ngừa, giảm thiểu và thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu trong

sản xuất nông nghiệp. Trung thực với những kết quả đạt được khi đánh giá chất lượng đất,

phân bón, đất đai, cây trồng, kết quả khi làm thí nghiệm nông hóa;

+ Có ý thức tôn trọng pháp luật và nhận thức vai trò của pháp luật trong đời sống.

29.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Nông hóa Thổ nhưỡng có thể công

tác trong các lĩnh vực sau:

+ Chuyên viên nông hoá thổ nhưỡng tại các bộ và sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo;

+ Chuyên viên nông hoá - thổ nhưỡng tại các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, thị xã; Cán bộ của các đơn vị trực

thuộc các sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn (trung tâm, trạm: Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Giống…);

+ Cán bộ kinh doanh, cán bộ quản lí tại các công ty sản xuất và kinh doanh phân bón;

+ Cán bộ kỹ thuật tại các công ty về môi trường;

+ Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về nông nghiệp;

144

+ Giáo viên giảng dạy các môn học về nông hóa, khoa học đất trong trường đại học, cao

đẳng, trung cấp nông nghiệp, tài nguyên môi trường và các trường đại học ở các vùng và tỉnh;

+ Kỹ thuật viên phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng tại các phòng phân tích.

29.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Nông hóa - Thổ nhưỡng có thể tiếp tục học tập nâng

cao trình độ ở các bậc học thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Thạc sĩ ngành Khoa học đất, Nông hoá - Thổ nhưỡng;

+ Thạc sĩ ngành Khoa học Cây trồng;

+ Thạc sĩ ngành Quản lí đất đai;

+ Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường;

+ Tiến sĩ ngành Khoa học Đất;

+ Tiến sĩ ngành Quản lí đất đai;

+ Tiến sĩ ngành Khoa học Môi trường;

+ Tiến sĩ ngành Khoa học Cây trồng.

29.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình đào tạo ngành Nông hóa Thổ nhưỡng của Bộ Đại học Cộng hòa Liên

bang Nga.

+ Các chương trình đào tạo ngành Nông hóa thổ nhưỡng của học viện Nông nghiệp

Timiriazep, Đại học Nông nghiệp Cuban, Đại học Quốc gia Vladimirsk (CHLB Nga).

+ Chương trình đào tạo ngành Thổ nhưỡng Nông hóa của Đại học Nông nghiệp Quốc

gia Kazactan (Cộng hòa Kazactan).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

145

30. NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

(Land Management)

Mã ngành: 52 85 01 03

30.1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Land Management)

30.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

30.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được kiến thức toán học, vật lý, hóa học vào công tác quản lí và sử dụng đất;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành bao gồm trắc địa, bản đồ, viễn thám, hệ thống

thông tin địa lý để đo đạc thành lập các loại bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lí và sử

dụng đất đai;

+ Đề xuất và đánh giá được tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đất trên cơ sở các

kiến thức thổ nhưỡng, thủy văn, đánh giá đất;

+ Phân tích, đánh giá và vận dụng được các nội dung quản lí nhà nước về đất đai để giải

quyết những vấn đề thực tiễn kinh tế xã hội;

+ Vận dụng được kiến thức thực tiễn và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải

quyết các vấn đề của ngành quản lí đất đai.

30.1.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng được kỹ thuật, công nghệ mới như hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hàng

không - ảnh viễn thám trong thành lập bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề phục vụ

công tác quản lí đất đai, đánh giá biến động đất đai;

+ Thao tác thành thạo các loại máy trắc địa; sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên

ngành để đo đạc và biên tập các loại bản đồ chuyên đề về đất đai; xây dựng hệ thống thông tin

đất đai, hệ thống thông tin bất động sản;

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và quy hoạch ngành liên quan;

Thực hiện tốt công tác quản lí nhà nước về đất đai;

+ Có tư duy mạch lạc, đưa ra giải pháp cho các vấn đề mới, phát sinh trong quá trình

công tác liên quan đến lĩnh vực đo đạc bản đồ, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quản lí

nhà nước về đất đai. Cập nhật kiến thức liên quan đến công nghệ kỹ thuật đo đạc, văn bản

pháp luật nhà nước về quản lí và sử dụng đất đai. Chủ động xây dựng và đề xuất giải pháp

nhằm thực hiện tốt công tác quản lí đất đai và công việc liên quan khác;

146

+ Cập nhật thông tin chính trị - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước; Có khả năng

thích ứng tình hình chính trị - an ninh - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước; Giải quyết được

các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lí đất đai;

+ Sử dụng linh hoạt các kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công tác quản lí đất đai;

+ Bố trí, quản lí quỹ thời gian cá nhân hợp lý; làm việc độc lập; có khả năng thuyết trình

trước đám đông, truyền cảm hứng tới người nghe;

+ Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, trợ giúp lẫn nhau; Phối hợp liên kết

tạo sự đồng thuận trong nhóm;

+ Thiết lập kế hoạch, tổ chức triển khai công việc; kiểm tra, giám sát nhân sự và quá

trình thực hiện công tác; giải quyết tốt tranh chấp, xung đột trong cơ quan;

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và trao đổi chuyên môn. Đạt

trình độ TOEIC tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng; trao đổi thông tin và tài liệu qua

Internet.

30.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lạp truờng chính trị, tu tuởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luạt tốt;

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao. Có tác phong làm việc chuyên

nghiệp. Trung thực trong báo cáo với cấp trên và đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiẹm với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của

Đảng và Nhà nước;

+ Thực hiện và tuyên truyền tốt chính sách đất đai.

30.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Quản lí đất đai có thể đảm nhận các vị trí

chuyên viên và lãnh đạo tại:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học

và Công nghệ;

+ Tổng cục Quản lí đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lí đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và

Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản

đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…

+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng

các tỉnh thành phố;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lí đô thị các quận, huyện, thị xã;

+ Cán bộ Địa chính - Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn;

+ Tổng công ty Tài nguyên Môi trường, các công ty đo đạc thành lập bản đồ;

+ Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;

+ Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản;

+ Giảng viên ngành Quản lí đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

147

30.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Quản lí đất đai có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các

bậc học thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Thạc sĩ Quản lí đất đai;

+ Thạc sĩ Quản lí Tài nguyên thiên nhiên;

+ Thạc sĩ Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Bản đồ - Viễn thám và GIS;

+ Tiến sĩ Quản lí đất đai;

+ Tiến sĩ Quản lí Tài nguyên thiên nhiên;

+ Tiến sĩ Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Bản đồ - Viễn thám và GIS.

30.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ David R. Krathwohl (2002), A Revision of Bloom's Taxonomy: An Overview, Theory

Into Practice, Volume 41, Number 4, Autumn 2002, 212-218.

+ University of Mississippi (2003) Bloom's Taxonomy: Psychomotor Domain.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

148

KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ

31. NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Education)

Mã ngành: 52 14 02 15

31.1. CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Education)

31.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

31.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Ứng dụng được kiến thức về toán thống kê, hóa học, sinh học, sinh thái học và khí

tượng học vào giáo dục và phát triển nông nghiệp. Phân tích được kiến thức cơ bản về tâm lý

con người, giáo dục, nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học;

+ Áp dụng được các kiến thức cơ sở về sinh lý, sinh hóa của động vật, thực vật; đất, vi

sinh vật và ứng dụng công nghệ sinh học trong giáo dục và đào tạo kỹ thuật nông nghiệp và

sản xuất nông nghiệp;

+ Áp dụng được những hiểu biết về lý luận dạy học, quản lí hành chính nhà nước và

quản lí ngành giáo dục và đào tạo, kiến thức về giáo dục môi trường và tâm lý dạy học phù

hợp với cấu trúc xã hội, tâm lý con người và môi trường cụ thể trong lĩnh vực giáo dục đào

tạo kỹ thuật nông nghiệp;

+ Phân tích và vận dụng được cơ sở lý luận của nghiên cứu khoa học giáo dục, các

nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, nghiệp vụ sư phạm vào

dạy học kỹ thuật nông nghiệp và nghiên cứu khoa học giáo dục;

+ Vận dụng được kiến thức về kỹ thuật, phương pháp khuyến nông trong trồng trọt cây

công nghiệp, hoa - cây cảnh (chọn giống, phân bón, bảo vệ thực vật) và chăn nuôi thú y. Phân

tích và quản lí được các yếu tố sinh trưởng và phát triển của sinh vật hại nông sản;

+ Vận dụng được kiến thức quản trị kinh doanh vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp;

+ Vận dụng tốt khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và giao tiếp sư phạm vào

thực tiễn giảng dạy;

149

+ Vận dụng được kiến thức tâm lý, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp để thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

31.1.1.2. Về kỹ năng

+ Giảng dạy được kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật nông nghiệp;

+ Thực hiện được các quy trình, kỹ thuật trồng trọt (chọn giống, chăm sóc và bón phân

và bảo vệ thực vật) và chăn nuôi thú y (chẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc) và bảo quản chế

biến nông sản;

+ Có khả năng tư duy độc lập, tư duy phê phán, phân tích, đánh giá những vấn đề liên

quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục và nông nghiệp;

+ Có năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật nông nghiệp, giáo dục, dạy

học trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp;

+ Sáng tạo và đề xuất được giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, công tác trong lĩnh

vực giảng dạy;

+ Thực hiện tốt cách thức giao tiếp thuộc lĩnh vực chuyên môn và nghề nghiệp; đồng

thời phối hợp để quản lí tổ chức thành công công tác giảng dạy;

+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt TOEIC 400 hoặc tiếng Pháp đạt TCF tối thiểu 299;

+ Quản lí, khai thác chia sẻ, tìm kiếm và sử dụng thông tin trên máy tính và mạng

Internet.

31.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có niềm tin đối với Đảng và Nhà nước. Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc và

sáng tạo trong nghề nghiệp và nghiên cứu;

+ Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của ngành nghề. Có tình cảm nghề nghiệp, có ý

thức nâng cao trình độ chuyên môn trong giáo dục đào tạo;

+ Nhận thức đúng đắn về vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp. Phát

huy tinh thần hợp tác, chia sẻ thông tin.

31.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành/ chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật nông

nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề

nghiệp;

+ Cán bộ quản lí, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp tại các cơ quan,

tổ chức;

+ Cán bộ kinh doanh nông nghiệp;

+ Cán bộ khuyến nông.

31.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia: thạc

sĩ/ tiến sĩ Khoa học cây trồng; thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh doanh nông nghiệp; thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh tế

150

nông nghiệp; thạc sĩ Bảo vệ thực vật; thạc sĩ/ tiến sĩ Chăn nuôi; thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật; thạc

sĩ Quản lí giáo dục.

31.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của Trường Iowa State University. (USA).

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của Trường University of Minnesota (USA).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. TRẦN NGUYỄN HÀ

151

31.2. CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VÀ KHUYẾN

NÔNG (Agricultural Education and Extension)

31.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

31.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Ứng dụng được các kiến thức về toán thống kê, hóa học, sinh học, sinh thái học và khí

tượng học vào giáo dục và phát triển nông nghiệp. Phân tích được các kiến thức cơ bản về

tâm lý con người, giáo dục, đào tạo người lớn tuổi, nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học;

+ Vận dụng được kiến thức về sinh lý, sinh hóa của động vật, thực vật; đất, vi sinh vật,

công nghệ sinh học trong giảng dạy, khuyến nông - kinh doanh nông nghiệp;

+ Áp dụng được những hiểu biết về lý luận dạy học, quản lí hành chính nhà nước và

quản lí ngành giáo dục và đào tạo, kiến thức về giáo dục môi trường và tâm lý dạy học phù

hợp với cấu trúc xã hội, tâm lý con người và môi trường cụ thể trong lĩnh vực giáo dục đào

tạo kỹ thuật nông nghiệp và khuyến nông;

+ Phân tích và vận dụng được cơ sở lý luận của nghiên cứu khoa học giáo dục, các

nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, nghiệp vụ sư phạm vào

dạy học kỹ thuật nông nghiệp và nghiên cứu khoa học giáo dục;

+ Vận dụng được kiến thức về kỹ thuật, phương pháp khuyến nông trong trồng trọt hoa

- cây cảnh (chọn giống, phân bón, bảo vệ thực vật), chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản;

+ Ứng dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế hộ, phương pháp và công tác tổ chức

khuyến nông vào phát triển kinh tế nông thôn. Thiết kế được hệ thống nông lâm phù hợp với

điều kiện của địa phương. Vận dụng được kiến thức quản trị kinh doanh vào sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm nông nghiệp;

+ Vận dụng tốt khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp trong thực tiễn giảng dạy

và công tác khuyến nông;

+ Vận dụng được kiến thức tâm lý, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp để thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy, khuyến nông và nghiên cứu khoa học.

31.2.1.2. Về kỹ năng

+ Giảng dạy được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật nông nghiệp.

+ Thực hiện được các quy trình, kỹ thuật trồng trọt (chọn giống, chăm sóc và bón phân

và bảo vệ thực vật) và chăn nuôi thú y (chẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc) và bảo quản chế

biến nông sản;

+ Có khả năng tư duy độc lập, tư duy phê phán, phân tích, đánh giá những vấn đề liên

quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục và nông nghiệp;

+ Có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật nông nghiệp, giáo dục, dạy học trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp;

152

+ Sáng tạo và đề xuất được giải pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác trong lĩnh vực giảng dạy;

+ Thực hiện tốt cách thức giao tiếp thuộc lĩnh vực chuyên môn và nghề nghiệp; phối hợp để quản lí tổ chức thành công công tác giảng dạy;

+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt TOEIC 400 hoặc tiếng Pháp đạt TCF tối thiểu 299;

+ Quản lí, khai thác chia sẻ, tìm kiếm, sử dụng thông tin trên máy tính và mạng Internet.

31.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có niềm tin đối với Đảng, Nhà nước. Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc, có trách nhiệm và sáng tạo trong nghề nghiệp và nghiên cứu;

+ Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của ngành nghề. Có tình cảm nghề nghiệp, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn trong giáo dục đào tạo và khuyến nông;

+ Nhận thức đúng đắn về vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp. Phát huy tinh thần hợp tác, chia sẻ thông tin.

31.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành/ chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;

+ Cán bộ quản lí, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp tại các cơ quan, tổ chức;

+ Cán bộ kinh doanh nông nghiệp;

+ Cán bộ khuyến nông.

31.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia: thạc sĩ/ tiến sĩ Khoa học cây trồng; thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh doanh nông nghiệp; thạc sĩ/ tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp; thạc sĩ Bảo vệ thực vật; thạc sĩ/ tiến sĩ Chăn nuôi; thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật; thạc sĩ Quản lí giáo dục.

31.2.4. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra chuyên ngành khoa học trong Giáo dục Nông nghiệp và Khuyến nông của Trường Egerton Univ. (Kenya)

+ Chuẩn đầu ra ngành Giáo dục nông nghiệp và khuyến nông của Trường University of Nairobi. (Kenya).

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của Trường University.of Minnesota (USA).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. TRẦN NGUYỄN HÀ

153

32. NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Education -

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - POHE)

Mã ngành: 52 14 02 15

Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp được xây dựng với sự hỗ trợ và tư

vấn của Dự án POHE - Hà Lan.

32.1. NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Dựa vào vị trí công việc sau khi tốt nghiệp và hồ sơ nghề nghiệp của sinh viên tốt

nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp có thể đảm nhận, hồ sơ năng lực nghề nghiệp

của ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp gồm 6 năng lực sau:

+ Có năng lực tổ chức và thực hiện hiệu quả hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đối tượng đào tạo;

+ Có khả năng tư vấn các lĩnh vực chuyên môn trong giáo dục, khuyến nông, kinh

doanh nông nghiệp;

+ Có khả năng nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực giáo

dục khuyến nông và kinh doanh nông nghiệp;

+ Có khả năng khởi nghiệp, phát triển được các công việc kinh doanh trong nông nghiệp;

+ Có khả năng xây dựng và triển khai các hoạt động khuyến nông;

+ Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong giao tiếp và công việc chuyên môn.

32.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NĂNG LỰC

Năng lực 1 - Người học có năng lực tổ chức và thực hiện hiệu quả hoạt động giảng dạy

và các hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đối

tượng đào tạo.

* Mức dễ

Người học có khả năng xác định được bản chất của quá trình giáo dục và dạy học, hiểu

được các nguyên tắc, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục nghề nghiệp:

+ Có kiến thức cơ bản về giáo dục học nghề nghiệp, lí luận dạy học, hoạt động giáo dục

nghề nghiệp cho người học;

+ Xác định được mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học, giáo dục

người học;

+ Xác định được các yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên;

+ Bước đầu hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm.

* Mức trung bình

Người học có khả năng thực hiện được hoạt động dạy học và giáo dục cơ bản trong

những tình huống cụ thể đảm bảo nguyên tắc giáo dục và yêu cầu của quá trình dạy học:

154

+ Có kiến thức lí luận và kĩ năng cơ bản về nguyên tắc, nội dung, phương pháp và

phương tiện dạy học kỹ thuật nông nghiệp và hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

+ Có kiến thức cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học;

+ Có khả năng xây dựng và thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục cơ bản đạt hiệu quả.

* Mức khó

Người học có khả năng tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động giảng dạy, sử dụng các

phương pháp, kỹ năng và phương tiện dạy học phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng đào tạo:

+ Vận dụng được kiến thức tổng hợp về giáo dục và giảng dạy cho các đối tượng đào

tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp;

+ Tổ chức và thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập theo quy định, phù hợp với từng đối tượng đào tạo;

+ Tổ chức và thực hiện được các hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục đào tạo và

dạy nghề.

Năng lực 2 - Người học có khả năng tư vấn về các lĩnh vực chuyên môn trong giáo dục,

khuyến nông, kinh doanh nông nghiệp

* Mức dễ

Người học có kiến thức cơ bản về công tác tư vấn trong lĩnh vực giáo dục và

nông nghiệp:

+ Có kiến thức cơ bản về tâm lý học nghề nghiệp, pháp luật, giáo dục học nghề nghiệp,

lý luận về tham vấn;

+ Xác định được vai trò, nhiệm vụ của công tác tư vấn trong lĩnh vực giáo dục khuyến

nông, kinh doanh nông nghiệp.

* Mức trung bình

Người học có khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng tư vấn trong các tình huống

đơn giản:

+ Hiểu được tâm lý và đặc điểm văn hóa xã hội của đối tượng tư vấn;

+ Hình thành các kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn, tư vấn (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng

đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi…);

+ Có khả năng tư vấn, tham vấn các vấn đề đơn giản trong lĩnh vực giáo dục, khuyến

nông, kinh doanh nông nghiệp.

* Mức khó

Người học có khả năng thực hiện tốt các công việc tư vấn, tham vấn trong lĩnh vực giáo

dục và nông nghiệp:

+ Có kiến thức tổng hợp về giáo dục, nông nghiệp, kinh tế;

+ Có khả năng tư vấn, tham vấn hiệu quả cho các nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên,

nông dân, nhà quản lí…).

Năng lực 3 - Người học có khả năng nghiên cứu để có thể giải quyết các vấn đề thực

tiễn liên quan đến lĩnh vực giáo dục, khuyến nông và kinh doanh trong nông nghiệp

155

* Mức dễ

Có kiến thức để thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học:

+ Có kiến thức cơ bản (toán, hóa, sinh);

+ Có kiến thức lý luận về nghiên cứu khoa học;

+ Có kiến thức chuyên ngành cơ bản (giáo dục học, lý luận giáo dục, phương pháp và phương tiện dạy học, nông học, chăn nuôi, kinh tế….).

* Mức trung bình

Người học có khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học đơn giản theo nhóm thuộc lĩnh vực giáo dục, khuyến nông và kinh doanh trong nông nghiệp

+ Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học;

+ Có kiến thức chuyên ngành chuyên sâu (phương pháp và phương tiện dạy học kỹ thuật nông nghiệp, phương pháp nghiên cứu khoa học nghề nghiệp, nông học, chăn nuôi, kinh tế…);

+ Phát hiện các vấn đề nghiên cứu và vận dụng kiến thức, kỹ năng trong nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản.

* Mức khó

Người học có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, khuyến nông và kinh doanh trong nông nghiệp:

+ Có khả năng nhận biết, tổng hợp, phân tích và mô tả vấn đề nghiên cứu;

+ Lựa chọn và sử dụng được các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài khoa học;

+ Tổ chức và thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển tải kết quả nghiên cứu.

Năng lực 4 - Người học có khả năng khởi nghiệp, phát triển được các công việc kinh doanh trong nông nghiệp

* Mức dễ

Người học có các kiến thức cơ bản về kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Có kiến thức cơ bản về kinh doanh và kinh doanh nông nghiệp;

+ Hiểu được nội dung cấu trúc của một dự án kinh doanh;

+ Hiểu về phân tích kinh tế, phân tích thị trường, maketing sản phẩm trong nước và nước ngoài.

* Mức trung bình

Người học có khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp:

+ Có kiến thức về tâm lý của người tiêu dùng, về chuyên môn, về các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp. Có kiến thức, kỹ năng của người quản lí kinh doanh nông nghiệp;

+ Có khả năng nhận biết cơ hội và tìm kiếm thông tin trong kinh doanh để xây dựng dự án kinh doanh;

+ Có khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

* Mức khó

Người học có khả năng thực hiện được kế hoạch kinh doanh

156

+ Thực hiện được dự án kinh doanh ngắn hạn và quy mô nhỏ;

+ Có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và quy mô nhỏ;

+ Có khả năng tham gia các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước.

Năng lực 5 - Người học có khả năng xây dựng và triển khai các hoạt động khuyến nông

* Mức dễ

Người học nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác khuyến nông:

+ Có kiến thức tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;

+ Có kiến thức cơ bản về nông nghiệp;

+ Hiểu được vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của công tác khuyến nông và người làm công tác khuyến nông.

* Mức trung bình

Người học có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ của công tác khuyến nông ở mức cơ bản:

+ Có các kiến thức về các loại hình, phương pháp khuyến nông (tập huấn, hội thảo, seminar, khảo sát; phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm, phương pháp truyền thông…);

+ Có kiến thức chuyên môn chuyên sâu (về trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh nông nghiệp…);

+ Tổ chức được các nguồn lực, xây dựng kế hoạch và đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

* Mức khó

Người học có khả năng xây dựng và triển khai các dự án khuyến nông:

+ Có khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp;

+ Có khả năng thuyết phục nông dân thay đổi các tập quán, hành vi, thói quen trong sản xuất nông nghiệp để đạt kết quả cao hơn;

+ Có khả năng xây dựng, tổ chức, thực hiện và đánh giá kết quả của mô hình, dự án khuyến nông.

Năng lực 6 - Người học có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong giao tiếp và công việc chuyên môn

+ Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ và tin học;

+ Sử dụng ngoại ngữ vào một số tình huống giao tiếp cụ thể và có khả năng soạn thảo văn bản;

+ Sử dụng ngoại ngữ và tin học vào công việc chuyên môn.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. TRẦN NGUYỄN HÀ

157

KHOA THỦY SẢN

33. NGÀNH NUÔI TRỒNGTHỦY SẢN (Aquaculture)

Mã ngành: 52 62 03 01

33.1. CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN (Fish Pathology)

33.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

33.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Có khả năng ứng dụng các kiến thức về nhà nước và pháp luật trong

những lĩnh vực cơ bản của đời sống và trong việc sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản;

+ Phân biệt được khái niệm cơ bản về cơ thể sống. Nhận biết và vận dụng kiến thức về

vai trò của sinh vật, vi sinh vật để nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn sinh học trong thực tiễn

nuôi trồng thủy sản;

+ Phân tích, lý giải được các vấn đề về sinh lý, sinh hóa trong cơ thể động vật thủy sản,

khái niệm về mô và phôi động vật thủy sản; ứng dụng được những kiến thức này trong sản

xuất giống và nuôi các loài động vật thủy sản;

+ Phân biệt được hình thái và giải phẫu cá; sinh học và sinh thái học cá; phân bố địa lý

cá, đa dạng sinh học các loài cá có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Nhận biết, phân loại được một

số đối tượng nuôi chính, động vật đáy, động vật phù du và thực vật phù du có ý nghĩa trong

nuôi trồng thủy sản;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên ngành kỹ thuật vào vận hành các công trình, trang

thiết bị trong trang trại thủy sản, trong nghiên cứu, phù hợp với điều kiện thực tế về địa hình,

kinh tế, cơ sở vật chất và khí hậu. Có khả năng tổ chức và vận hành một hệ thống nuôi: ao

nuôi, lồng, khu nuôi trồng thủy sản quy mô trang trại; tổ chức và vận hành hệ thống trong sinh

sản, ương và nuôi các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể và rong biển;

+ Nhận diện được dịch tễ, quy luật phát sinh, phát triển của một số bệnh thủy sản phổ

biến. Áp dụng, vận hành được các phương pháp chẩn đoán bệnh trên lâm sàng và trong phòng

thí nghiệm (mô bệnh học, miễn dịch học, sinh học phân tử, ký sinh trùng…). Phân tích và áp

dụng được phương pháp sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng và trị bệnh thủy sản;

+ Áp dụng được luật và các văn bản qui phạm pháp luật, nguyên lý, cách tính toán lợi

nhuận trong đầu tư cho sản xuất và kinh doanh thủy sản; ứng dụng được các nguyên lý để truy

xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng, an toàn toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến

thủy sản; áp dụng được các quy định và tuyên truyền, phổ biến được biện pháp, tiến bộ kỹ

158

thuật tới cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến và kinh

doanh thủy sản.

33.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo thao tác phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và dinh dưỡng thức ăn

thủy sản, phân tích, chẩn đoán, nhận diện tác nhân gây bệnh và sử dụng thuốc hóa chất trong

phòng và trị bệnh thủy sản;

+ Thành thạo các kỹ thuật nuôi và sản xuất giống một số loài thủy hải sản phổ biến;

+ Thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá số liệu trong nuôi trồng thủy sản đề xuất được các

chiến lược, giải pháp, kế hoạch trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản;

+ Thành thạo kỹ năng tìm kiếm, phân tích đánh giá đa chiều, tổng hợp tài liệu trong viết

báo cáo khoa học;

+ Vận dụng được thành thạo các qui tắc cơ bản, quy định của xã hội đối với ngành thủy

sản và các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản;

+ Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và trong chuyên môn lĩnh vực thủy sản.

Trình độ TOEIC đạt mức tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng trong xử lý số liệu

(SPSS, Minitab…);

+ Phối hợp thuần thục các kỹ năng giao tiếp xã hội, thuyết trình trước đám đông, làm

việc nhóm.

33.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;

Sống, học tập và làm việc theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

+ Nghiêm túc và trung thực trong nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh sản

phẩm thủy sản; tạo được niềm tin với đồng nghiệp và đối tác trong quan hệ nghề nghiệp;

+ Có ý thức phấn đấu, học hỏi, tìm hiểu các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực

ngành nghề.

33.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Bệnh học thuỷ sản có khả năng đảm nhiệm

công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán

bộ thú y thủy sản, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí, cán bộ thị trường;

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở

Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện…

trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan;

+ Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thuốc, hóa chất và thức ăn thuỷ sản, sản

xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân;

+ Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp,

Viện Hải dương học, Viện Di truyền…;

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…;

159

+ Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…;

+ Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

33.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các chương trình thạc sĩ hoặc các khóa học

chuyên sâu liên quan đến: Thuỷ sản, Chăn nuôi, Thú y, Sinh học.

33.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. TRẦN THỊ NẮNG THU

160

33.2. CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Aquaculture)

33.2.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

33.2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng,

Nhà nước và pháp luật. Có khả năng ứng dụng các kiến thức về nhà nước và pháp luật trong

những lĩnh vực cơ bản của đời sống và trong việc sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản;

+ Phân biệt được khái niệm cơ bản về cơ thể sống. Nhận biết và vận dụng kiến thức về

vai trò của sinh vật, vi sinh vật để nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn sinh học trong thực tiễn

nuôi trồng thủy sản;

+ Phân tích, lý giải được các vấn đề về sinh lý, sinh hóa trong cơ thể động vật thủy sản;

khái niệm về mô và phôi động vật thủy sản. Từ đó ứng dụng những kiến thức này trong việc

sản xuất giống và nuôi các loài động vật thủy sản;

+ Phân biệt được hình thái và giải phẫu cá; sinh học và sinh thái học cá; phân bố địa lý

cá, đa dạng sinh học các loài cá có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Nhận biết, phân loại một số đối

tượng nuôi chính, động vật đáy, động vật phù du và thực vật phù du có ý nghĩa trong nuôi

trồng thủy sản;

+ Vận dụng kiến thức chuyên ngành kỹ thuật vào việc vận hành các công trình, trang

thiết bị trong trang trại thủy sản, trong nghiên cứu, phù hợp với điều kiện thực tế về địa hình,

kinh tế, cơ sở vật chất và khí hậu. Có khả năng tổ chức và vận hành một hệ thống nuôi: ao

nuôi, lồng, khu nuôi trồng thủy sản quy mô trang trại, ương và nuôi các loài cá, giáp xác,

nhuyễn thể và rong biển;

+ Nhận diện được quy luật phát sinh và phát triển của bệnh; Áp dụng được các phương

pháp chẩn đoán, sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng và trị bệnh thủy sản;

+ Áp dụng được luật và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh

doanh thủy sản; ứng dụng các nguyên lý để truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng, an

toàn toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến thủy sản; áp dụng được các nguyên lý, cách

tính toán lợi nhuận trong đầu tư cho sản xuất và kinh doanh thủy sản; áp dụng các quy định,

tuyên truyền, phổ biến được các biện pháp, tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản nhằm

nâng cao hiệu quả trong hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản tới

cộng đồng.

33.2.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo kỹ thuật cho sinh sản, ương và nuôi một số loài thủy hải sản phổ biến; Sử

dụng thành thạo các thiết bị trong sản xuất thức ăn thủy sản, sinh sản và nuôi thủy hải sản;

161

+ Thực hành thành thạo thao tác trong phòng thí nghiệm về phân tích chỉ tiêu môi

trường nước và dinh dưỡng thức ăn thủy sản. Thành thạo kỹ năng phân tích, chẩn đoán, nhận

diện tác nhân gây bệnh và sử dụng thuốc hóa chất trong phòng và trị bệnh thủy sản;

+ Thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá số liệu trong nuôi trồng thủy sản; từ đó đưa ra các

chiến lược, giải pháp, kế hoạch trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản;

+ Thành thạo kỹ năng tìm kiếm, phân tích đánh giá đa chiều, tổng hợp tài liệu trong viết

báo cáo khoa học;

+ Vận dụng thành thạo các qui tắc cơ bản, quy định của xã hội đối với ngành thủy sản

và các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản;

+ Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và lĩnh vực thủy sản, ở mức TOEIC ở

mức tối thiểu 400 hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point…) và các phần

mềm ứng dụng trong xử lý số liệu (SPSS, Minitab…);

+ Phối hợp thuần thục các kỹ năng giao tiếp xã hội, thuyết trình trước đám đông, làm

việc nhóm; lập kế hoạch điều hành sản xuất, kinh doanh thủy sản.

33.2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Sống, học tập và làm việc theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh;

+ Nghiêm túc và trung thực trong nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh sản

phẩm thủy sản; tạo được niềm tin với đồng nghiệp và đối tác trong quan hệ nghề nghiệp;

+ Có ý thức phấn đấu, học hỏi, tìm hiểu các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực

ngành nghề.

33.2.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Nuôi trồng thuỷ sản có khả năng đảm nhiệm

công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán

bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí, cán bộ thị trường;

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở

Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện…

trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan;

+ Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến

thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân;

+ Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu NTTS, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải

dương học, Viện Di truyền…;

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học Cao đẳng, Trung học, dạy nghề…;

+ Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…;

+ Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

162

33.2.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các chương trình thạc sĩ hoặc các khóa học

chuyên sâu liên quan đến các ngành: Thuỷ sản, Thú y, Chăn nuôi.

33.2.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. TRẦN THỊ NẮNG THU

163

KHOA THÚ Y

34. NGÀNH THÚ Y (Veterinary Medicine)

Mã ngành: 52 64 01 01

34.1. CHUYÊN NGÀNH THÚ Ý (Veterinary Medicine)

34.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

34.1.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà

nước và pháp luật. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được kiến thức cơ bản về toán học, sinh học, hóa học nhằm đáp

ứng việc tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về: động vật học, sinh lý, hóa sinh, giải

phẫu, tổ chức học, bệnh lý học, vi sinh vật thú y vào hoạt động chuyên ngành như chẩn đoán,

xét nghiệm và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Ứng dụng được kiến thức về dược lý, dược liệu, độc chất và miễn dịch học làm cơ sở

xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh động vật đạt hiệu quả cao;

+ Vận dụng được kiến thức về bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, và

ký sinh trùng để chẩn đoán, xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;

+ Ứng dụng được kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm,

kiểm nghiệm thú sản, các bệnh truyền lây và Luật Thú y để lựa chọn, đề xuất xây dựng và tổ

chức thực hiện các quy trình phòng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

+ Vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành để phân tích, tổng hợp và giải quyết các

vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thú y;

+ Có hiểu biết và kiến thức về kinh doanh, marketing và ứng dụng trong lĩnh vực kinh

doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống và các sản phẩm liên quan đến động vật;

+ Vận dụng các kiến thức tổng hợp để thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh

vực thú y, bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

34.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, phi lâm sàng và lấy mẫu

bệnh phẩm ứng dụng trong chẩn đoán và phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng thành

thạo một số máy móc, phương tiện hiện đại trong lĩnh vực chuyên môn thú y;

164

+ Sử dụng thành thạo các loại vacxin, thuốc và hóa dược trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi;

+ Lập kế hoạch, chủ trì tổ chức tư vấn chuyên môn, huấn luyện, chuyển giao khoa học

kỹ thuật cho người chăn nuôi; tổ chức, điều hành phòng khám thú y và trang trại chăn nuôi;

+ Kiểm soát giết mổ, kiểm tra các sản phẩm động vật theo quy định pháp luật về vệ

sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh bệnh truyền lây giữa người và động vật;

+ Có khả năng đề xuất và triển khai các ý tưởng nghiên cứu chuyên môn; chủ động học

và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Nhận biết trách nhiệm, tác động của nghề nghiệp đối với sức khỏe và môi trường, yêu

cầu của xã hội đối với ngành thú y.

+ Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng về thú y để chủ động

đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả

cho vật nuôi;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp và đánh giá kết quả công việc chuyên

môn về thú y được giao;

+ Có kỹ năng hình thành nhóm liên kết làm việc, có khả năng quản lí và lãnh đạo nhóm

công tác có hiệu quả;

+ Có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực thú y, sử dụng

thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện thoại, thư tín);

+ Tin học trình độ B và sử dụng thành thạo một số phần mềm thống kê sinh học như

Minitab 13, 14, Excel;

+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt TOEIC 400 hoặc tương đương.

34.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin đương đầu với khó khăn, nhiệt tình, say mê sáng tạo và khát vọng vươn lên trở

thành chuyên gia, nhà lãnh đạo chuyên môn; làm việc khoa học và sắp xếp công việc một

cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc;

+ Trung thực, cẩn thận, khách quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm

vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa

cho vật nuôi;

+ Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành các quy định

của Nhà nước và Pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; trân

trọng các giá trị đạo đức của dân tộc.

34.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thú y có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Hoạt động kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và dịch vụ khoa học kỹ thuật về

chăn nuôi thú y;

+ Hành nghề thú y (phòng mạch, điều trị tự do);

165

+ Quản lí trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);

+ Quản lí dịch bệnh động vật (cán bộ quản lí, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lí nhà

nước về lĩnh vực thú y);

+ Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);

+ Nghiên cứu trong lĩnh vực thú y (viện, trung tâm và công ty);

+ Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.

34.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Các chương trình đào tạo nâng cao trình độ mà người tốt nghiệp có thể tham gia:

+ Học cao học chuyên ngành Thú y, Chăn nuôi, Thủy sản;

+ Các chương trình đào tạo tiến sĩ: Bệnh lý học và chữa bệnh động vật, Dịch tễ học thú

y, sinh sản và bệnh sinh sản gia súc;

+ Các chương trình tập huấn chuyên môn về thú y;

+ Các chương trình, dự án nghiên cứu.

34.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

166

B. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

167

KHOA CƠ ĐIỆN

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

(Mechanical Engineering Technology)

Mã ngành: 51 51 02 01

1.1. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering Technology)

1.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước áp dụng vào thực tiễn đời sống;

+ Hiểu và ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí;

+ Hiểu và áp dụng được kiến thức cơ sở ngành về hình họa - vẽ kỹ thuật, cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý - chi tiết máy, vật liệu kỹ thuật,… để phân tích, tính toán chi tiết máy, cơ cấu máy và thiết bị cơ khí;

+ Thiết kế, chế tạo máy và hệ thống thiết bị cơ khí đơn giản;

+ Lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng được các thiết bị cơ khí, loại máy móc phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp.

1.1.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng đọc và lập bản vẽ kỹ thuật cơ khí, am hiểu tính năng kỹ thuật của máy móc,

thiết bị cơ khí;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến

lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí và ứng dụng vào thực tiễn;

+ Kỹ năng sáng tạo và tiếp cận khoa học kỹ thuật, công cụ lao động mới;

+ Kỹ năng quản lí thời gian và thích ứng tốt với công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ

thuật cơ khí;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình và sử dụng các phương tiện

nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản;

+ Sử dụng tốt một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng (Word,

Excel,..).

168

1.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

1.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể công tác

trong các đơn vị sau:

+ Các cơ quan nhà nước;

+ Công ty chế tạo lắp ráp ô tô, máy công cụ và các sản phẩm cơ khí khác;

+ Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ thương mại với vai trò là người kinh doanh,

vận hành dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc, trang thiết bị cơ khí;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy

nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí.

1.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể học tập nâng cao

trình độ:

+ Có khả năng học liên thông lên đại học, sau đó tiếp tục học các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Tự học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong các cơ quan nhà

nước và doanh nghiệp.

1.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

169

2. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

(Electrical and Electronic Engineering Technology)

Mã ngành: 51 51 03 01

2.1. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ (Electrical and Electronic

Engineering Technology)

2.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

2.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Ứng dụng được tri thức khoa học nêu trên vào thực tiễn cuộc sống;

+ Hiểu và ứng dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề liên quan đến

ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;

+ Hiểu và áp dụng được kiến thức cơ sở ngành về lý thuyết mạch điện, kỹ thuật điện tử,

kỹ thuật đo lường, máy điện, tuyền động điện,… để tìm hiểu, phân tích, tính toán mạch điện,

thiết bị điện, điện tử; tính toán cung cấp điện, thiết bị điện công nghiệp và dân dụng;

+ Thiết kế cung cấp điện xí nghiệp và dân dụng; trang bị điện, điện tử cho các dây

chuyền sản xuất đơn giản;

+ Lắp đặt, vận hành, sửa chữa được mạng điện xí nghiệp, thiết bị điện, hệ thống điều

khiển trong các dây chuyền sản xuất.

2.1.1.2. Về kỹ năng

+ Kỹ năng đọc và hiểu được bản vẽ kỹ thuật điện, điện tử; am hiểu tính năng kỹ thuật

của các thiết bị điện, điện tử;

+ Kỹ năng cập nhật kiến thức, phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực

công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và ứng dụng vào thực tiễn;

+ Kỹ năng sáng tạo và tiếp cận khoa học kỹ thuật, công cụ lao động mới;

+ Kỹ năng quản lí thời gian; thích ứng tốt với công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ

thuật điện, điện tử;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình và sử dụng các phương tiện

nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đơn giản và tham khảo tài liệu kỹ thuật

bằng tiếng Anh;

170

+ Sử dụng tốt một số phần mềm tin học cơ bản trong công tác văn phòng (Word,

Excel,..).

2.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

2.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể

công tác trong các đơn vị sau:

+ Cơ quan nhà nước;

+ Công ty điện lực địa phương với vai trò là người thực hiện trực tiếp việc vận hành hệ

thống điện;

+ Công ty tư vấn thiết kế và xây lắp các công trình điện;

+ Công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, với vai trò là người vận hành dây chuyền

sản xuất, bảo dưỡng và sữa chữa trang thiết bị điện;

+ Công ty thương mại, lắp đặt và cung ứng các dịch vụ, vật tư thiết bị ngành điện;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy

nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.

2.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng học liên thông lên đại học, sau đó tiếp tục học các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

+ Tự học tập nâng cao trình độ để đảm nhận các chức vụ cao hơn trong các cơ quan Nhà

nước và doanh nghiệp.

2.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

171

KHOA MÔI TRƯỜNG

3. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

(Environmental Engineering Technology)

Mã ngành: 51 51 04 06

3.1. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

(Environmental Engineering Technology)

3.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

3.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Ứng dụng được các tri thức khoa học nêu trên vào thực tiễn cuộc sống;

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hóa học, sinh học và sinh

thái học vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành môi trường;

+ Hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống môi trường và đánh

giá được nguyên nhân ô nhiễm và đề xuất biện pháp khắc phục;

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở về hóa học, tài nguyên, pháp luật, chính sách môi

trường trong xây dựng chương trình quản lí và đánh giá môi trường;

+ Vận dụng được kiến thức liên quan đến quá trình chuyển hóa của vật chất trong môi

trường vào lựa chọn kỹ thuật, công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm;

+ Hiểu được cơ sở pháp lý và các quy trình thực hiện trong đánh giá môi trường (đánh

giá chất lượng, đánh giá tác động, đánh giá rủi ro...). Áp dụng vào xây dựng chương trình

quan trắc, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và quản lí rủi ro;

+ Hiểu được nguyên lý phân tích hệ thống, mối quan hệ giữa các thành phần môi

trường. Vận dụng được kiến thức trong xây dựng chương trình quản lí môi trường và tài

nguyên theo ISO 9000, ISO 140000; kiểm toán môi trường và giáo dục, nâng cao nhận thức

của cộng đồng trong quản lí tài nguyên;

+ Vận dụng được kiến thức về đánh giá tác động môi trường, công nghệ sinh học trong

xử lý môi trường, vi sinh vật, công nghệ môi trường trong nghiên cứu và công việc thực tế;

+ Tổng hợp các kiến thức chuyên ngành đã học vào giải quyết một số vấn đề cụ thể của

ngành môi trường trong thực tiễn.

172

3.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo các kỹ năng: phân tích trong phòng thí nghiệm; khảo sát, lấy

mẫu và nhận diện vấn đề môi trường. Vận dụng được các kỹ năng này trong đánh giá thông

tin, dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ;

+ Lập kế hoạch khảo sát lấy mẫu tại hiện trường; thu thập thông tin thứ cấp; đánh giá

tác động môi trường; lựa chọn công nghệ xử lý; lập kế hoạch kiểm toán và quản lí môi

trường;

+ Xây dựng được báo cáo liên quan đến các lĩnh vực môi trường: quan trắc, đánh giá tác

động, kiểm toán, xử lý chất thải và quản lí môi trường, tài nguyên;

+ Tự nghiên cứu và cập nhật kiến thức có liên quan đến ngành học vào giải quyết các

vấn đề khác nhau trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường;

+ Hiểu và vận dụng được chuẩn mực và giá trị xã hội trong giải quyết các vấn đề cụ thể

về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường;

+ Có năng lực vận dụng kỹ năng cơ bản về khoa học môi trường để hiểu hơn về các

mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường;

+Vận dụng sáng tạo các kỹ năng đã học trong phát triển công nghệ và kỹ thuật quản lí

môi trường và tài nguyên;

+ Kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm; có năng lực đánh giá và tự đánh giá;

+ Kỹ năng bình luận và thuyết trình trước công chúng;

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và ứng dụng được một số phần mềm chuyên

ngành; giao tiếp được bằng tiếng Anh.

3.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Nghiêm túc, tự giác, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, quản lí tài nguyên, trung

thực, trách nhiệm trong công việc; giữ chữ tín; nhiệt tình và say mê công việc;

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành luật pháp; có ý thức bảo vệ tổ quốc; có ý

thức vận động mọi người thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước và trách nhiệm bảo vệ Tổ

quốc; tuyên truyền, phổ biến cho xã hội hiểu được vai trò của môi trường.

3.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có thể

công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường;

+ Cán bộ quản lí môi trường tại các cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh;

+ Cán bộ phụ trách môi trường tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty;

+ Nhân viên của các công ty, cơ quan tư vấn trong lĩnh vực môi trường, các tổ chức phi

chính phủ;

+ Cán bộ quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường tại các trung tâm quan trắc môi

trường tư nhân và nhà nước;

173

+ Cán bộ phụ trách công tác phong trào bảo vệ và truyền thông môi trường trong các cơ

quan đoàn thể và tổ chức xã hội.

3.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông các chương trình đào tạo ở bậc đại

học như:

+ Khoa học môi trường/ Môi trường;

+ Công nghệ kỹ thuật môi trường;

+ Quản lí môi trường và Tài nguyên thiên nhiên;

+ Kỹ thuật môi trường.

3.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Environmental Science Learning Outcomes, University of New England.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

174

KHOA NÔNG HỌC

4. NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG (Crop Science)

Mã ngành: 51 62 01 10

4.1. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG (Crop Science)

4.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

4.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Ứng dụng được các tri thức khoa học nêu trên vào thực tiễn cuộc sống;

+ Hiểu rõ kiến thức khoa học cơ bản để có khả năng tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp và kiến thức ở trình độ cao hơn;

+ Lựa chọn, xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy trình canh tác và bảo quản phù hợp

với điều kiện ngoại cảnh và loại cây trồng;

+ Vận dụng được kiến thức về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, sinh lý, sinh thái và

giống của các nhóm cây trồng để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt phù hợp;

+ Vận dụng được kiến thức về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển và gây

hại của các yếu tố sinh vật gây hại cây trồng (cỏ dại, côn trùng, bệnh cây) để quản lí dịch hại

cây trồng có hiệu quả;

+ Ứng dụng linh hoạt kiến thức tổng hợp để tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề

trong lĩnh vực trồng trọt (phần mềm chuyên ngành).

4.1.1.2. Về kỹ năng

+ Lựa chọn, xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình canh tác và bảo quản phù

hợp với điều kiện ngoại cảnh và loại cây trồng;

+ Có năng lực tư duy biện luận trong phát hiện, phân tích, tổng hợp và giải quyết hợp lý

các vấn đề trong trồng trọt; Cập nhật kiến thức mới để nâng cao năng lực nghề nghiệp;

+ Duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội trên nền tảng hiểu biết về văn hoá, xã hội

và luật pháp;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, hợp tác và làm việc với cộng đồng;

+ Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp

đơn giản và đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh liên quan trồng trọt;

+ Có kỹ năng tin học và thành thạo trong tìm kiếm tài liệu, khai thác thông tin trên Internet.

175

4.1.1.3. Phẩm chất đạo đức

+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm

chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo;

+ Trung thực, tác phong và ứng xử chuyên nghiệp; yêu ngành nghề, coi trọng uy tín và

có trách nhiệm với sự phát triển của ngành nông nghiệp;

+ Có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

4.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học cây trồng có thể công tác trong

những lĩnh vực sau:

+ Cán bộ kỹ thuật trồng trọt;

+ Trợ lý nghiên cứu khoa học;

+ Cán bộ khuyến nông về trồng trọt;

+ Cán bộ dự án nông nghiệp;

+ Kinh doanh nông nghiệp.

4.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

+ Chương trình đào tạo đại học Khoa học cây trồng, Chọn giống, Bảo vệ thực vật.

4.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình khoa học cây trồng trường Đại học bang Missouri, Mỹ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

176

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

5. NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Land Management)

Mã ngành: 51 85 01 03

5.1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (Land Management)

5.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

5.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Ứng dụng được các tri thức khoa học nêu trên vào thực tiễn cuộc sống;

+ Vận dụng được các kiến thức toán học, vật lý, hóa học vào công tác quản lí và sử

dụng đất.

+ Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành bao gồm trắc địa, bản đồ, viễn thám, hệ thống

thông tin địa lý để đo đạc thành lập các loại bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lí và sử

dụng đất đai;

+ Đề xuất và đánh giá được tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đất trên cơ sở các

kiến thức thổ nhưỡng, thủy văn, đánh giá đất;

+ Biết lập quy hoạch sử dụng đất các cấp và các quy hoạch ngành liên quan phục vụ

công tác quản lí đất đai;

+ Hiểu và vận dụng được các nội dung quản lí nhà nước về đất đai để giải quyết những

vấn đề thực tiễn kinh tế xã hội;

+ Vận dụng các kiến thức thực tiễn và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết

các vấn đề của ngành quản lí đất đai.

5.1.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng được kỹ thuật, công nghệ mới như hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hàng

không - ảnh viễn thám trong thành lập bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề phục vụ

công tác quản lí đất đai, đánh giá biến động đất đai;

+ Thao tác thành thạo các loại máy trắc địa; sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên

ngành để đo đạc và biên tập các loại bản đồ chuyên đề về đất đai; xây dựng hệ thống thông tin

đất đai, hệ thống thông tin bất động sản;

+ Biết lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và quy hoạch ngành liên quan. Thực

hiện tốt công tác quản lí nhà nước về đất đai;

177

+ Có tư duy mạch lạc, thực hiện tốt công tác đo đạc bản đồ, biết lập quy hoạch kế hoạch

sử dụng đất, quản lí nhà nước về đất đai. Cập nhật các kiến thức liên quan đến công nghệ kỹ

thuật đo đạc, văn bản pháp luật nhà nước về quản lí và sử dụng đất đai;

+ Cập nhật thông tin chính trị - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước; Có khả năng

thích ứng tình hình chính trị - an ninh - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước;

+ Chủ động thực hiện tốt công tác quản lí đất đai và các công việc liên quan;

+ Bố trí, quản lí quỹ thời gian cá nhân hợp lý; làm việc độc lập; có khả năng thuyết trình

trước đám đông, truyền cảm hứng tới người nghe;

+ Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, trợ giúp lẫn nhau; Phối hợp liên kết

tạo sự đồng thuận trong nhóm;

+ Thiết lập kế hoạch, tổ chức triển khai công việc; kiểm tra, giám sát nhân sự và quá

trình thực hiện công tác; giải quyết tốt tranh chấp, xung đột trong cơ quan;

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp thông thường;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng; trao đổi thông tin và tài liệu qua

Internet.

5.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lạp truờng chính trị - tu tuởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luạ t tốt;

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao; Có tác phong làm việc chuyên

nghiệp; Trung thực trong báo cáo với cấp trên và đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiẹ m với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật

của Đảng và Nhà nước; Thực hiện và tuyên truyền tốt chính sách đất đai.

5.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Cao đẳng ngành Quản lí đất đai có thể đảm nhận các vị trí

kỹ thuật viên tại:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã;

+ Cán bộ địa chính - xây dựng tại các xã, phường, thị trấn;

+ Tổng công ty Tài nguyên môi trường, các công ty đo đạc thành lập bản đồ;

+ Các trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;

+ Các trung tâm môi giới nhà đất, các sàn giao dịch bất động sản.

5.1.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Quản lí đất đai có thể tiếp tục học tập

nâng cao trình độ ở bậc đại học thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Ngành Quản lí đất đai;

+ Ngành Quản lí Tài nguyên thiên nhiên;

+ Ngành Kỹ thuật trắc địa bản đồ.

178

5.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ David R. Krathwohl (2002), A Revision of Bloom's Taxonomy: An Overview, Theory

Into Practice, Volume 41, Number 4, Autumn 2002, 212-218.

+ University of Mississippi (2003) Bloom's Taxonomy: Psychomotor Domain.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

179

KHOA THÚ Y

6. NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y (Veterinary Services)

Mã ngành: 51 64 02 01

6.1. CHUYÊN NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y (Veterinary Services)

6.1.1. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

6.1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu được hệ thống tri thức khoa học về: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Ứng dụng được các tri thức khoa học nêu trên vào thực tiễn cuộc sống;

+ Ứng dụng được kiến thức cơ bản về toán học, động vật học, vi sinh đại cương, hóa

sinh đại cương nhằm tiếp thu kiến thức chuyên môn và áp dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực

thú y;

+ Vận dụng được kiến thức về sinh lý hóa sinh động vật, tổ chức - giải phẫu, bệnh lý, vi

sinh vật thú y và dược lý thú y vào các hoạt động chuyên ngành như chẩn đoán - xét nghiệm

và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên ngành như: Bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh

ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh ký sinh trùng để chẩn đoán và xây dựng biện pháp phòng,

điều trị bệnh cho vật nuôi;

+ Ứng dụng được kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm,

kiểm nghiệm thú sản… để lựa chọn và tổ chức thực hiện các quy trình phòng, trị bệnh cho vật

nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức

khỏe của con người;

+ Thiết kế, triển khai được các chuyên đề nghiên cứu nhỏ về lĩnh vực thú y, bước đầu

hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

6.1.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo các phương pháp lâm sàng, cận lâm sàng, phi lâm sàng và lấy

mẫu bệnh phẩm ứng dụng trong chẩn đoán và phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng

thành thạo một số máy móc, phương tiện lĩnh vực thú y;

+ Sử dụng thành thạo các loại vacxin, thuốc và hóa dược trong phòng và trị bệnh cho

vật nuôi;

+ Tổ chức, điều hành thành thạo các hoạt động của phòng khám thú y và trang trại

chăn nuôi;

+ Có khả năng học và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Nhận biết được trách nhiệm, tác động của nghề nghiệp đối với sức khỏe, môi trường

và xã hội;

180

+ Khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng về thú y để chủ động xây

dựng biện pháp phòng và trị bệnh cho trang trại; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các trang trại chăn

nuôi nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế;

+ Có khả năng quản lí, làm việc độc lập và làm việc nhóm để lập kế hoạch, tổ chức thực

hiện tốt công việc chuyên môn về thú y;

+ Thực hiện tốt các hình thức giao tiếp khác nhau trong thực tiễn đời sống, đặc biệt

trong lĩnh vực thú y. Có khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản, đạt trình độ B;

+ Sử dụng thành thạo tin học trình độ B và một số phần mềm thống kê sinh học như

Minitab 13, Excel.

6.1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, nhiệt tình, say mê sáng tạo, làm việc khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc và khát vọng vươn lên trở thành chuyên môn giỏi, có tay nghề cao;

+ Trung thực, cẩn thận, khách quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi;

+ Tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc.

6.1.2. Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Dịch vụ thú y có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Hoạt động kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và dịch vụ khoa học kỹ thuật về

chăn nuôi thú y;

+ Hành nghề thú y (phòng mạch, điều trị tự do);

+ Quản lí trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);

+ Quản lí dịch bệnh động vật (cán bộ quản lí, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lí nhà

nước về lĩnh vực thú y);

+ Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);

+ Kỹ thuật viên nghiên cứu trong lĩnh vực thú y (viện, trung tâm và công ty);

+ Giảng dạy trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề.

6.3. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

+ Kết thúc chương trình cao đẳng Dịch vụ thú ý người học có thể tiếp tục học liên thông

lên trình độ đại học ở toàn bộ các chương trình đào tạo thuộc khoa Thú y - Học viện Nông

nghiệp Việt Nam;

+ Tham dự các lớp tập huấn về chuyên môn thú y.

6.1.4. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

181

TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC

182

C. TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

183

KHOA CHĂN NUÔI

1. CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI (Animal Science)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 05

1.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ;

+ Sử dụng tốt kiến thức chuyên môn chuyên sâu về chuồng trại, giống, dinh dưỡng thức ăn, sinh lý sinh hoá và chăn nuôi động vật trong lĩnh vực lĩnh vực chăn nuôi;

+ Áp dụng được một số phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến để tiến hành nghiên cứu trong chăn nuôi, chọn giống và dinh dưỡng vật nuôi;

+ Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực chăn nuôi;

+ Có năng lực xây dựng đề xuất, đề tài/ dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi cũng như liên ngành;

+ Phân tích, đánh giá công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến khoa học vật nuôi, chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại.

1.1.2. Về kỹ năng

+ Khai thác tốt các nguồn tài liệu; có kỹ năng tổng hợp, mở rộng kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp;

+ Có kỹ năng viết và trình bày báo cáo khoa học thành thạo.

+ Có khả năng tự tìm tòi và độc lập triển khai nghiên cứu;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng tổ chức và quản lý công việc chuyên môn;

+ Có kỹ năng làm việc khoa học;

+ Vận dụng thành thạo các kỹ thuật/ phương pháp/ tiến bộ mới vào lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu và thực tiễn chăn nuôi;

+ Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng;

+ Sử dụng thành thạo các hình thức giao tiếp truyền thông đa phương tiện (nói, viết, lắng nghe, điện tử, đồ hoạ…);

+ Trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu B1 khung châu Âu hoặc tương đương.

184

+ Thao tác tốt các phần mềm tin học ứng dụng, các phần mềm chuyên ngành (phối hợp khẩu phần, xử lý thống kê, quản lí giống, tính giá trị giống…);

1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp tốt;

+ Có lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm ứng xử hợp lý, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực;

+ Thái độ làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc;

1.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi học xong thạc sĩ Chăn nuôi có khả năng đảm nhiệm công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh như cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí, nhân viên phát triển sản phẩm tại các đơn vị làm việc:

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện… và các bộ, sở, ban ngành liên quan;

+ Doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y;

+ Viện nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh học, Viện Di truyền;

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học Cao đẳng, Trung học, dạy nghề…

+ Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…

+ Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

1.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

+ Tự học tập bồi dưỡng để phù hợp với tững vị trí công việc;

+ Học nghiên cứu sinh chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y.

1.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Graduate of Animal Science - Wageningen University, Netherlands.

+ Graduate Degree - Animal Science - Michigan State University - USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

185

KHOA CƠ ĐIỆN

2. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Mechanical Engineering)

Mã chuyên ngành: 60 52 01 03

2.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

2.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Hiểu kiến thức về khối ngành và cơ sở ngành kỹ thuật cơ khí để phân tích, lựa chọn,

nghiên cứu các cơ cấu, hệ thống thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị kỹ thuật;

+ Áp dụng được các kiến thức nền tảng khối ngành và cơ sở ngành kỹ thuật cơ khí để

tính toán, thiết kế, kiểm tra các chi tiết, cơ cấu trong hệ thống máy và nghiên cứu chuyên sâu;

+ Phân tích các vấn đề và đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp kỹ thuật hay nghiên cứu

chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí;

+ Thiết kế máy và hệ thống thiết bị cơ khí chuyên ngành;

+ Áp dụng được kiến thức về chuyên ngành nâng cao để chế tạo, phục hồi chi tiết máy;

+ Lắp đặt, chuyển giao công nghệ, vận hành, bảo trì các loại thiết bị, máy móc cơ khí

chuyên ngành.

2.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo trong việc lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề lĩnh vực kỹ thuật

cơ khí;

+ Thành thạo việc cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn

đề kỹ thuật cơ khí;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao

động mới và tiên tiến;

+ Kiểm soát được việc quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc, học tập và

nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm đa ngành;

186

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng

tiếng Anh; tiếng Anh tối thiểu đạt trình độ B1 khung châu Âu hoặc tương đương;

+ Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và biết sử dụng các phần mềm ứng dụng tin

học chuyên ngành.

2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với xã hội.

2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí có thể công tác trong các

lĩnh vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu

thiết bị máy móc cơ khí;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà

xưởng, lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí.

2.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về Kỹ thuật cơ khí;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

2.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

187

3. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN (Electrical Engineering)

Mã chuyên ngành: 60 52 02 02

3.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

3.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Hiểu kiến thức khối ngành và cơ sở ngành kỹ thuật điện để phân tích, lựa chọn,

nghiên cứu hệ thống thiết bị điện và sản phẩm thiết bị điện;

+ Áp dụng được các kiến thức nền tảng khối ngành, cơ sở ngành để tính toán, thiết kế,

kiểm tra hệ thống điện, thiết bị điện và nghiên cứu chuyên sâu;

+ Phân tích các vấn đề và đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp kỹ thuật hay nghiên cứu

chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật điện;

+ Tính toán, thiết kế, điều khiển hệ thống điện cũng như dây chuyền sản xuất;

+ Quản lí, vận hành, khắc phục sự cố thông thường, chuyên sâu trong hệ thống điện và

dây chuyền sản xuất;

+ Nghiên cứu chế tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới ngành kỹ thuật điện vào

thực tế sản xuất.

3.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo trong việc lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề lĩnh vực kỹ

thuật điện;

+ Thành thạo việc cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn

đề kỹ thuật điện;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kiểm soát được việc quản lí thời gian, tự chủ thích ứng với công việc, học tập và

nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm đa ngành;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

188

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 khung châu Âu hoặc tương đương;

+ Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên ngành.

3.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn;

+ Say mê với công việc, khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Phẩm chất đạo đức xã hội: tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Các cơ quan quản lí nhà nước;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn, xuất nhập khẩu thiết

bị điện;

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, thiết kế, thi công nhà xưởng, lắp

đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật điện;

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật điện.

3.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật điện có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về Kỹ thuật điện;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lí để đảm nhận các chức vụ

cao hơn trong các cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp.

3.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

189

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

4. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Biotechnology)

Mã chuyên ngành: 62 40 02 01

4.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

4.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức về sinh học phân tử, tin sinh học, hóa sinh, vi sinh

vật, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong lĩnh vực công nghệ sinh học, mối quan hệ giữa các lĩnh

vực của công nghệ sinh học;

+ Phân tích và ứng dụng kiến thức trong lập kế hoạch và thực hiện các đề án nghiên cứu

công nghệ sinh học độc lập, hoặc theo nhóm trong lĩnh vực y tế, công nghiệp và môi trường;

+ Phân tích và ứng dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật và qui trình công nghệ tế bào

trong công tác đánh giá, phát triển và nhân giống nguồn gen động vật, thực vật, nấm ăn và

nấm dược liệu, thủy sản, vi sinh vật;

+ Phát triển các dòng tế bào, kháng thể, vacxin, kít chẩn đoán, các hợp chất có hoạt tính

sinh học ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản, bảo quản chế biến thực phẩm, y

dược, môi trường;

+ Phân tích và ứng dụng kiến thức, kỹ thuật hiện đại trong công nghệ sinh học như sinh

học phân tử, ADN, gen, protein, enzyme, chỉ thị phân tử, tin sinh học trong nông - lâm - ngư

nghiệp, thủy sản, môi trường, công nghệ thực phẩm;

+ Phân tích, đánh giá, lựa chọn các qui trình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (nhà

kính, nhà lưới, giá thể, thủy canh công nghệ thông tin, tự động hóa) để tổ chức sản xuất nông

sản giá trị cao và an toàn;

+ Vận dụng công nghệ sinh sản hiện đại để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả sinh sản ở vật nuôi

và thủy sản;

+ Ứng dụng công nghệ y - sinh học hiện đại để chẩn đoán bệnh phân tử, nghiên cứu cơ

chế bệnh, phát triển các kỹ thuật phân tích, xét nghiệm và liệu pháp điều trị cho người và

190

động vật. Ứng dụng công nghệ y - sinh hiện đại phục vụ công nghệ dược phẩm, chăm sóc sức

khỏe cộng đồng;

+ Phân tích, đánh giá và áp dụng các qui trình quản lí và đảm bảo chất lượng; các phân

tích định tính, định lượng và xét nghiệm sử dụng các qui trình phòng thí nghiệm và sản xuất

công nghiệp phù hợp, tiêu chuẩn đạo đức sinh học, an toàn sinh học; sở hữu trí tuệ để đáp ứng

tiêu chuẩn, qui định của pháp luật và các tổ chức;

+ Thiết lập, tổ chức và quản trị hệ thống sản xuất và thương mại các sản phẩm công

nghệ sinh học;

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tế công việc.

4.1.2. Về kỹ năng

+ Phân tích và đánh giá được tài liệu liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và phân

tích kết quả thí nghiệm;

+ Thành thạo thao tác kỹ thuật trong công nghệ sinh học bao gồm: Kỹ thuật sinh học

phân tử; ADN, gen, enzyme, protein; Kỹ thuật chỉ thị phân tử; Kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật;

Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào động vật, thực vật, nấm ăn và nấm dược liệu;

+ Thành thạo các kỹ thuật phân tích định tính, định lượng hóa sinh - vi sinh; Công cụ tin

sinh học; Kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ở thực vật, động vật, thuỷ sản; Kỹ thuật miễn

dịch trong nghiên cứu và ứng dụng;

+ Phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Công

nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ protein, công nghệ vi sinh. Có khả năng đề xuất và

chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, triển khai và áp dụng tiến bộ công nghệ gen, công

nghệ tế bào, công nghệ protein, công nghệ vi sinh vào đời sống;

+ Phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất có liên

quan đến công nghệ sinh học;

+ Có năng lực quản lí, tổ chức nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản

phẩm công nghệ sinh học;

+ Đạt tối thiểu trình độ tiếng Anh B1 theo khung châu Âu hoặc tương đương, sử dụng

tốt tiếng Anh trong giao tiếp và các hoạt động nghiệp vụ;

+ Sử dụng thành thạo các chương trình tin sinh học, tin học văn phòng, khai thác hiệu

quả thông tin liên quan tới lĩnh vực chuyên ngành;

+ Có khả năng thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có khả năng tổng

hợp, phân tích, đánh giá, viết và trình bày báo cáo. Có kỹ năng truyền thông, kỹ năng giao

tiếp hiệu quả, có khả năng hợp tác vì sự phát triển của công nghệ sinh học.

4.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật, hiểu biết về các

giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc;

191

+ Có hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát

triển ngành nông nghiệp nói chung và công nghệ sinh học nói riêng; Có ý thức và năng lực

học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trung thực và yêu nghề.

4.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học có thể công tác trong

các lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực nông - lâm - ngư, y, khoa học sự sống: chọn giống, trồng trọt, bảo vệ thực

vật, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản chế biến nông sản và thực phẩm, môi trường, y

sinh, hóa sinh, phân tích và kiểm định vi sinh vật, công nghệ lên men;

+ Lĩnh vực y tế: trung tâm phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán, hỗ trợ sinh sản…;

+ Lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nghiên cứu khoa học: trường đại học, cao đẳng, viện

nghiên cứu, bệnh viện;

+ Lĩnh vực kinh doanh: nhà máy, xí nghiệp, cơ quan quản lí chất lượng, kiểm định tại

các đơn vị sản xuất có liên quan đến công nghệ sinh học;

+ Làm việc tại cơ quan quản lí có liên quan tới sinh học và công nghệ sinh học như các

cơ quan công an, quân đội và các cơ quan Chính phủ.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

+ Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Công nghệ sinh học, học viên có thể

tiếp tục tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ công nghệ sinh học trong nước hoặc quốc tế;

+ Có thể học liên thông ngang sang các ngành/ chuyên ngành gần với ngành công nghệ

sinh học như Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học môi trường, Vi sinh vật trong bảo quản và

chế biến thực phẩm, Y dược.

4.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN, ASEAN University Network.

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường

Đại học Northeastern, Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường

Đại học California State, Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường

Đại học San Fracisco, Hoa Kỳ.

+ Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học trình độ thạc sĩ, trường

Đại học Flinders, Australia.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P.TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. ĐỒNG HUY GIỚI

192

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

5. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

(Postharvest Technology)

Mã chuyên ngành: 60 54 01 04

5.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

5.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Vận dụng công nghệ, thiết bị mới trong bảo quản và chế biến nông sản;

+ Phát hiện và kiểm soát những biến đổi của nông sản cận thu hoạch và sau thu hoạch;

+ Áp dụng kiến thức quản lí chất lượng thực phẩm, marketing nông sản thực phẩm vào

trong thực tiễn sản xuất;

+ Phát triển sản phẩm mới từ các sản phẩm phụ, phế phụ phẩm nông nghiệp; ứng dụng

khoa học công nghệ trong xử lý các nước thải, chất thải thực phẩm để bảo vệ môi sinh;

+ Lựa chọn, tìm kiếm và đọc tài liệu trong và ngoài nước; dự đoán xu thế phát triển của

nông sản có tiềm năng;

+ Xác định và lựa chọn chủ đề nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; thiết kế thí

nghiệm; lựa chọn phương pháp thống kê; viết và trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu.

5.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong công nghệ sau thu hoạch; kỹ

năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp;

+ Có khả năng lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực công

nghệ sau thu hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất;

+ Nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

+ Có khả năng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch;

+ Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích

và đánh giá thông tin;

193

+ Có khả năng gắn các nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu chuyên

sâu và tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để đưa ra

những thay đổi phù hợp, nâng cao hiệu quả của cơ sở sản xuất;

+ Phối hợp nhịp nhàng với đối tác để ý tưởng nghiên cứu được thực hiện;

+ Quan sát, dự báo nguy cơ và khả năng xử lý nguy cơ từ bên trong cơ sở sản xuất;

+ Chuẩn hóa kiến thức chuyên ngành;

+ Kết hợp tốt các kỹ năng viết, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm;

+ Sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ với trình độ tối thiểu B1 khung châu Âu

trong công việc chuyên môn, quản lí và thực tiễn đời sống.

5.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và

pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động;

+ Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp

và cầu thị. Biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro;

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong chuyên môn; có đạo đức nghề nghiệp,

yêu nghề nghiệp, tìm tòi, sáng tạo, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong

công việc; có ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, tác phong công nghiệp.

5.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Công nghệ sau thu hoạch có thể công tác trong các

cơ quan quản lí nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động có liên

quan đến lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, hóa thực phẩm, quản lí

chất lượng, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

5.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước

và quốc tế về Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy hải

sản, Dinh dưỡng người…

5.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, Trường Writtle

Colledge - United Kingdom.

+ Chuẩn đầu ra Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học

Công nghệ Kingmongkut - Thái Lan (Kingmongkut University of Technology).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY

194

6. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Food Technology)

Mã chuyên ngành: 60 54 01 03

6.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

6.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Vận dụng công nghệ, thiết bị mới trong công nghệ thực phẩm; phân tích và quản lí

chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất;

+ Phân tích, đánh giá được các mối nguy, sự biến đổi hóa sinh của các chất dinh dưỡng

trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm;

+ Tham gia đánh giá và lựa chọn phương pháp công nghệ sinh học hiện đại để ứng dụng

trong bảo quản, chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm;

+ Có khả năng ứng dụng được các phương pháp phân tích hiện đại để xác định tồn dư

chất gây ô nhiễm có nguồn gốc hóa học và sinh học trong thực phẩm;

+ Áp dụng được kiến thức quản lí chất lượng thực phẩm, marketing nông sản thực phẩm

vào thực tiễn sản xuất, bước đầu tổ chức sản xuất sản phẩm theo chuỗi;

+ Lựa chọn, tìm kiếm và đọc tài liệu trong và ngoài nước; dự đoán xu thế phát triển của

nông sản có tiềm năng;

+ Xác định và lựa chọn chủ đề nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; thiết kế thí

nghiệm; lựa chọn phương pháp thống kê; viết và trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu.

6.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong chế biến thực phẩm như kiểm tra, kiểm

soát chất lượng; kỹ năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp;

+ Có khả năng lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực công

nghệ thực phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất;

+ Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm thực phẩm;

+ Có khả năng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực thực phẩm;

+ Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích

và đánh giá thông tin;

+ Có khả năng gắn các nghiên cứu cơ bản vào thực tiễn sản xuất, nghiên cứu chuyên

sâu và tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để đưa ra

những thay đổi phù hợp, nâng cao hiệu quả của cơ sở sản xuất;

195

+ Phối hợp nhịp nhàng với đối tác để ý tưởng nghiên cứu được thực hiện;

+ Quan sát, dự báo nguy cơ và khả năng xử lý nguy cơ từ bên trong cơ sở sản xuất;

+ Chuẩn hóa kiến thức chuyên ngành;

+ Kết hợp tốt các kỹ năng viết, thuyết trình, làm việc độc lập và làm việc nhóm;

+ Sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ đạt tối thiểu trình độ B1 chung khung

châu Âu hoặc tương đương nhằm phục vụ công việc chuyên môn, quản lí và đời sống.

6.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc. Hiểu biết và có trách nhiệm chấp hành đường lối chủ trương, chính sách và

pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân và người lao động;

+ Trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp

và cầu thị. Biết đương đầu với khó khăn, gian khổ và rủi ro;

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong chuyên môn; có đạo đức nghề nghiệp,

yêu nghề nghiệp, tìm tòi, sáng tạo, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong

công việc; có ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, tác phong chuyên nghiệp.

6.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Công nghệ thực phẩm có thể công tác trong các cơ

quan quản lí nhà nước, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động có liên quan

đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm, hóa thực phẩm, quản lí chất lượng, dinh dưỡng và an toàn

vệ sinh thực phẩm.

6.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước

và quốc tế về Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải

sản, Dinh dưỡng người…

6.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chuẩn đầu ra Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Shivaji

University, Ấn Độ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY

196

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Information Technology)

Mã chuyên ngành: 60 48 02 01

7.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

7.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Vận dụng được các khái niệm, nguyên lý thiết kế các hệ cơ sở dữ liệu nâng cao, thuật

toán, ngôn ngữ lập trình nâng cao; các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo nâng cao, hệ thống thông

minh hiện đại;

+ Vận dụng được kiến thức về mạng Internet, mạng LAN và mạng LAN không dây

(WLAN), các phương pháp truyền số liệu, mã hoá số liệu, cải tiến các giao thức giao vận,

đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho truyền thông đa phương tiện trên mạng Internet;

+ Áp dụng được những đặc thù riêng của dự án công nghệ thông tin, qui trình xây dựng

và nội dung của một dự án công nghệ thông tin, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng một số

vấn đề hiện đại của công nghệ thông tin; quản trị hệ thống thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu

doanh nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về hệ thống phân tán, hệ thống khai phá dữ liêu, hệ thống

thông tin địa lý, tin sinh học, thị giác máy tính để giải quyết những vấn đề cụ thể trong công

nghệ thông tin;

+ Ứng dụng được cơ sở và công nghệ của web, kiến trúc, các thành phần của hệ thống

E-learning và các công cụ xây dựng hệ thống E-learning, cài đặt cho các thiết bị di động thích

hợp với nhiều dòng máy có hệ điều hành phổ biến như iOS, Android, Windows Phone và

BlackBerry.

7.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng được kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống, kỹ năng lập trình trên một

ngôn ngữ lập trình cụ thể để thiết kế nên những phần mềm có ứng dụng trong đời sống;

+ Có khả năng tư duy biện luận để tìm kiếm, phân tích, tổng hợp tài liệu và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn;

197

+ Vận dụng lý thuyết vào qui trình xây dựng và quản lí nội dung của một dự án công

nghệ thông tin;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc

theo nghiệp vụ chuyên môn được giao;

+ Có kỹ năng làm việc theo nhóm, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn có hiệu quả trong

các nhóm công tác khác nhau;

+ Có khả năng quản lí dự án công nghệ thông tin;

+ Có khả năng đọc hiểu và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt tối thiểu trình độ B1

chung khung châu Âu hoặc tương đương.

7.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Cần cù, tỉ mỉ, chính xác trong công việc, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết các vấn

đề chuyên môn;

+ Chấp hành tốt quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm

với cộng đồng và xã hội.

7.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí công việc sau tại các cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường, viện…:

+ Lập trình viên: Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính

(phần mềm). Viết các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống

máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều

khiển, camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...

+ Thiết kế và quản trị website: Thiết kế giao diện website thân thiện, dễ sử dụng, nhiều

chức năng, trang trí hợp lý, bắt mắt; nút bấm, banner, màu sắc các liên kết, độ đậm, nhạt của

kiểu chữ...

+ Chuyên viên kiểm thử phần mềm: Chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các

ứng dụng, phần mềm do lập trình viên viết ra;

+ Quản lí dự án: Quản lí toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng

dụng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi

lập mục tiêu dự án, vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch dự án;

+ Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và theo dõi sát sao các hệ thống mạng an toàn và

bảo mật, nắm được kỹ thuật xâm nhập và biện pháp phòng, chống tấn công của hacker (tin

tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng

trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công...

+ Lập trình phát triển game: Điều khiển toàn bộ quá trình phát triển game, từ việc tạo ra

các nền tảng, tính năng và sự tương tác trong game. Phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò

chơi, màn chơi, lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game;

+ Làm giảng viên tại trường đại học, cơ sở đào tạo, nghiên cứu viên tại các viện nghiên

cứu trong lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin.

198

7.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Với kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, học viên có thể theo học tiến sĩ các chuyên

ngành của công nghệ thông tin.

7.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ University of illinois, College of Engineering.

+ Virginia Commonwealth University, School of Engineering.

+ The University of Rhode Island.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. PHẠM QUANG DŨNG

199

KHOA KẾ TOÁN VÀ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

8. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

(Business Management)

Mã chuyên ngành: 60 34 01 02

8.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

8.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Phân tích và lý giải được bản chất của quản trị và các lý thuyết quản trị nói chung; lý

thuyết về thị trường và giá cả để giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình marketing trong

nền kinh tế năng động;

+ Luận giải được tính cấp thiết của việc hình thành và quản trị chuỗi cung, đánh giá

được bản chất của chuỗi cung ứng trong thực tế;

+ Phân tích các lý thuyết và vận dụng công cụ định lượng cơ bản để giải quyết các vấn

đề liên quan đến quản trị tài chính doanh nghiệp và giám đốc tài chính công ty;

+ Phân tích được hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp; phương pháp, công cụ kế

toán phục vụ cho công tác quản lí doanh nghiệp;

+ Xác định được vấn đề nghiên cứu trong quản trị kinh doanh và vận dụng được các

phương pháp, công cụ nghiên cứu trong quản trị kinh doanh;

+ Lý giải, phân tích và vận dụng được những kiến thức nâng cao trong hoạt động của tổ

chức và doanh nghiệp bao gồm quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, kinh doanh quốc tế, quản

trị marketing, marketing nông nghiệp, quản trị doanh nghiệp, công tác lãnh đạo trong doanh

nghiệp, quản trị kinh doanh nông nghiệp, phân tích định lượng cho quản lí, kinh tế tài nguyên

và môi trường;

+ Phân tích và vận dụng kiến thức nâng cao về kế toán chi phí, hệ thống kiểm soát nội

bộ, phân tích tài chính, phân tích đầu tư, quản trị danh mục đầu tư và kiểm toán;

+ Tổng hợp được kiến thức để giải quyết một số tình huống điển hình trong thực tiễn

hoạt động kinh doanh và quản trị;

200

+ Vận dụng kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành quản trị kinh doanh để xác định

hướng nghiên cứu phù hợp; phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu từ đó đề xuất giải pháp

liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

8.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng luận giải và đánh giá độc lập các vấn đề nảy sinh trong thực tế quản trị trong tổ chức và doanh nghiệp;

+ Vận dụng một cách độc lập các công cụ kế toán chi phí, chuẩn mực kế toán phù hợp với doanh nghiệp;

+ Độc lập hoàn thiện và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, tổ chức hoặc chu trình nghiệp vụ chủ yếu; thành thạo trong phân tích xử lý và tổng hợp thông tin kế toán tài chính hỗ trợ cho việc ra quyết định trong trường hợp cụ thể;

+ Có khả năng phân tích độc lập hoạt động marketing trong doanh nghiệp; độc lập trong việc sắp xếp mục tiêu của tổ chức, thiết kế công việc cho tổ chức để đáp ứng sự thay đổi và phát triển của tổ chức trong xu thế hội nhập;

+ Có khả năng ứng dụng một cách độc lập kỹ thuật phân tích định lượng trong các loại tình huống ra quyết định;

+ Vận dụng các kiến thức đã học để lý giải các thay đổi về cách thức tổ chức - quản lí doanh nghiệp, thị trường tài chính - tiền tệ, quản lí tài chính, chính sách thuế, marketing, chuẩn mực kế toán - kiểm toán ở trên thế giới và ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề cơ bản trong thực tiễn;

+ Phân tích được các vấn đề phát sinh trong thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết từ các môn học;

+ Phân tích các bất cập trong thực tiễn để đề xuất phương án đổi mới cách thức quản lí, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lí tài chính trong các loại hình doanh nghiệp;

+ Có kỹ năng trao đổi, thuyết trình vấn đề một cách tương đối chủ động và rõ ràng; tự tổ chức học tập, nghiên cứu và làm việc;

+ Thực hiện linh hoạt kỹ năng làm việc nhóm;

+ Phát triển khả năng quản trị trong tổ chức và quản trị cá nhân, có trình độ giao tiếp cộng đồng và năng lực lãnh đạo, sử dụng công nghệ mới trong công tác;

+ Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống với trình độ tối thiểu đạt B1 theo chuẩn khung châu Âu hoặc tương đương;

+ Ứng dụng được các công cụ tin học văn phòng, một số phần mềm thông dụng và Internet để soạn thảo văn bản, xử lý số liệu, tìm kiếm thông tin và giao dịch phục vụ học tập và công tác.

8.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có đạo đức công dân, lòng đam mê, tính tự giác, chủ động trong học tập và công tác;

+ Học viên có quan điểm rõ ràng về ảnh hưởng của đạo đức quản trị đến việc ra quyết định, từ đó nâng cao kiến thức đạo đức trong quản trị tổ chức; tự giác nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được phân công; chấp hành các qui định, qui chế và nội qui được ban hành;

201

+ Chủ động tham gia vào các nhóm xã hội và công việc cộng đồng; Nghiêm chỉnh chấp hành qui định, chính sách được ban hành; có ý thức trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và môi trường.

8.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể trở thành các cán bộ nghiên cứu, chuyên viên có trình độ cao, vững kỹ năng thực hành, làm việc ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, cơ quan nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế.

+ Cán bộ, nhân viên, chuyên viên cấp cao, các cán bộ quản lí trong các đơn vị cơ quan quản lí nhà nước, cơ sở giáo dục - đào tạo;

+ Quản trị kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh;

+ Quản trị nhân sự: Cán bộ/ chuyên viên nhân sự, trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự;

+ Quản trị marketing: Nhân viên phát triển thị trường, nhân viên tiếp thị, quản trị kênh phân phối, nhân viên bán hàng, trưởng phòng marketing, giám đốc marketing;

+ Quản trị tài chính, kế toán: Chuyên viên tài chính, tư vấn tài chính, trưởng phòng tài chính, giám đốc tài chính…;

+ Quản trị sản xuất: Quản đốc phân xưởng, quản lí chất lượng sản phẩm, quản lí sản xuất, quản lí kho, giám đốc sản xuất.

8.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể tiếp tục học nâng cao trình độ lên bậc tiến sĩ chuyên ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh.

8.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình chuẩn quốc tế của nhiều trường đại học ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới bao gồm: Hoa Kỳ (Đại học Wincosin, Đại học Preston, Đại học Louisiana), Hàn Quốc (Đại học Yonsei), Australia (Đại học Shunsise Coast, Đại học Macquarie, Đại học Melbourne), Singapore (Viện Đào tạo Nguồn nhân lực Singapore), và Thái Lan (Đại học Chiang Mai).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

202

KHOA KINH TẾ VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

9. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Economics)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 15

9.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp,

người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

9.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức triết học Mác - Lênin, thế giới quan, phương

pháp luận của triết học, đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được tri thức khoa học triết học vào thực tiễn đời sống;

+ Vận dụng được nguyên lý kinh tế, nguyên lý kinh tế nông nghiệp để phân tích đánh

giá các vấn đề phạm trù kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn;

+ Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về nguyên lý kinh tế, kinh tế phát

triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế lượng, chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn để quản

lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát

triển nông nghiệp, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội đặc biệt trong nông nghiệp nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức nâng cao về phương pháp và các công cụ hiện đại trong

nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện nghiên cứu về

nông nghiệp nông thôn;

+ Ứng dụng được kiến thức nâng cao về quản lí dự án, chiến lược kế hoạch phát triển,

quản lí nguồn lực để thẩm định, triển khai thực hiện, phân tích đánh giá chương trình dự án

các cấp, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn từ trung ương đến

cơ sở, quản lí tốt và bền vững nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn, quản lí hiệu quả môi

trường trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về marketing, thị trường, thương mại

dịch vụ, quản lí nguồn lực nông nghiệp, quản lí nông trại, tài chính, tín dụng để phân tích,

đánh giá, ra quyết định trong phát triển thị trường nông nghiệp, điều hành, quản lí các tổ chức

kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về quản lí và chính sách công vào quản lí các hoạt động sản

xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn; Phân tích, đánh giá, đề xuất các định hướng và

giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn trong từng bối

cảnh cụ thể.

203

9.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng phát hiện ra các vấn đề trong nông nghiệp nông thôn để hình thành ý

tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp;

+ Biết và vận dụng công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát,

phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế chung, kinh tế

nông nghiệp và nông thôn;

+ Có năng lực xây dựng, đánh giá chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các

lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất chính sách và

giải pháp trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, kinh tế nông

nghiệp, nông thôn nói riêng và trong cuộc sống nói chung;

+ Có khả năng thích ứng tốt, có tinh thần hợp tác và tư duy về phát triển bền vững;

+ Có khả năng làm việc độc lập, phát triển làm việc nhóm, có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh đạt tối thiểu trình độ tương đương cấp

độ B1 hoặc bậc 3/6 khung tham chiếu châu Âu;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, nông nghiệp,

nông thôn và đời sống.

9.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo;

+ Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế,

kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường

trong cộng đồng; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.

9.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp có thể công tác

trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau:

+ Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề

nghiệp;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.

9.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người có bằng thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp có thể học nâng cao lên trình độ tiến sĩ về

chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Quản lí kinh tế, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh.

204

9.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình Kinh tế nông nghiệp bậc thạc sĩ, ĐHTH Chiangmai, Thái Lan.

+ Chương trình Kinh tế nông nghiệp bậc thạc sĩ, ĐHTH Kasesart, Thái Lan.

+ Chương trình Kinh tế nông nghiệp bậc thạc sĩ, ĐHTH Losbanos, Philippines.

+ Chương trình Kinh tế nông nghiệp và nguồn lực bậc thạc sĩ, ĐHTH U. C. David,

Hoa Kỳ.

+ Chương trình Kinh tế nông nghiệp bậc thạc sĩ, ĐHTH Wisconsin, Hoa Kỳ.

+ Chương trình Kinh tế nông nghiệp bậc thạc sĩ, ĐHTH Kyushu, Nhật Bản.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

205

10. CHUYÊN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Rural Development)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 16

10.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành nông nghiệp, chuyên ngành Phát triển nông

thôn, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

10.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức triết học Mác - Lênin, thế giới quan, phương

pháp luận của triết học, đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được tri thức khoa học triết học vào thực tiễn đời sống.

+ Vận dụng được các nguyên lý kinh tế, nguyên lý kinh tế nông nghiệp để phân tích

đánh giá các vấn đề phạm trù kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn;

+ Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về nguyên lý kinh tế, kinh tế phát

triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế lượng, chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn để

quản lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn

thiện chính sách phát triển nông thôn, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội đặc biệt trong nông

nghiệp nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức nâng cao và công cụ hiện đại trong nghiên cứu, phương

pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện các nghiên cứu về nông nghiệp

nông thôn, phân tích đánh giá nông thôn;

+ Ứng dụng được kiến thức nâng cao về quản lí dự án, chiến lược kế hoạch phát triển,

quản lí nguồn lực để thẩm định, triển khai thực hiện, đánh giá chương trình dự án các cấp, xây

dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nông thôn từ trung ương đến cơ sở, quản lí tốt và bền

vững nguồn lực trong nông thôn, quản lí hiệu quả môi trường nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về marketing, thị trường, thương mại

dịch vụ, quản lí nguồn lực nông nghiệp, quản lí nông trại, tài chính, tín dụng để phân tích, đánh

giá, ra quyết định trong phát triển thị trường nông nghiệp, thị trường tài chính nông nghiệp nông

thôn, điều hành, quản lí các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp trong nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức về quản lí và chính sách công vào quản lí các hoạt động sản

xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn; Phân tích, đánh giá, đề xuất định hướng và

giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn trong từng bối

cảnh cụ thể.

10.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng phát hiện ra các vấn đề trong nông nghiệp nông thôn để hình thành ý

tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp;

206

+ Biết và vận dụng được công cụ, kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát,

phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp cho các vấn đề trong lĩnh vực quản lí nông thôn;

+ Có năng lực xây dựng, đánh giá chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các

lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kinh tế và quản lí nông thôn;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích, dự báo và đề xuất chính sách và giải pháp

cho phát triển nông thôn;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, kinh tế nông

nghiệp, nông thôn nói riêng và trong cuộc sống nói chung;

+ Có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác, phát triển làm việc nhóm, kỹ năng

quản lí lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc trong cộng đồng nông thôn;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh đạt trình độ tương đương cấp

độ B1 hoặc bậc 3/6 khung tham chiếu châu Âu;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, nông nghiệp,

nông thôn và đời sống.

10.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo;

+ Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế,

kinh tế nông nghiệp và nông thôn, có thái độ trân trọng và đánh giá đúng vị trí, vai trò chủ thể

của người dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và trong đời sống kinh tế - xã hội;

+ Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh

thần hướng về cộng đồng.

10.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Phát triển nông thôn có thể công tác trong

các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau:

+ Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.

10.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người có bằng thạc sĩ Phát triển nông thôn có thể học nâng cao lên trình độ tiến sĩ về

chuyên ngành Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp, Quản lí kinh tế, Quản trị kinh

doanh, Xã hội học nông thôn và các ngành khác có liên quan tới phát triển nông thôn.

10.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

207

+ Chương trình Phát triển nông thôn bậc thạc sĩ, ĐHTH Khonkaen, Thái Lan.

+ Chương trình Phát triển và đổi mới nông thôn bậc thạc sĩ, Wageningen UR

(University & Research centre), Hà Lan.

+ Chương trình Phát triển nông thôn bậc thạc sĩ, trường ĐHTH Queensland, Úc.

+ Chương trình thạc sĩ Phát triển nông thôn của công đồng châu Âu (The

joint International Master in Rural Development (IMRD), part of the European Erasmus

Mundus programme).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

208

11. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

(Economic Management)

Mã chuyên ngành: 60 34 04 01

11.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành quản trị - quản lí, chuyên ngành quản lí kinh tế, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

11.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức triết học Mác - Lênin, thế giới quan, phương pháp luận của triết học, đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ứng dụng được tri thức khoa học triết học vào thực tiễn đời sống.

+ Vận dụng được nguyên lý kinh tế, khoa học quản lí để phân tích đánh giá các vấn đề phạm trù quản lí kinh tế xã hội;

+ Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế vi mô, vĩ mô, khoa học quản lí, lý thuyết phát triển, kinh tế phát triển, kinh tế lượng, chính sách công để quản lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội;

+ Biết và vận dụng được kiến thức nâng cao và các công cụ hiện đại trong nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện các nghiên cứu về kinh tế xã hội;

+ Ứng dụng được kiến thức nâng cao về quản lí chương trình dự án, chiến lược kế hoạch phát triển, quản lí nguồn lực, quản lí khoa học công nghệ để thẩm định, triển khai thực hiện, đánh giá chương trình dự án các cấp, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia và địa phương, quản lí tốt và bền vững các nguồn lực xã hội, quản lí hiệu quả môi trường;

+ Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về marketing, thị trường, thương mại dịch vụ, quản lí nguồn lực nông nghiệp, quản lí nông trại, tài chính, tín dụng để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong quản lí doanh nghiệp, quản lí thị trường, quản lí các rủi ro, điều hành quản lí sản xuất kinh doanh.

11.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng phát hiện ra các vấn đề kinh tế xã hội để hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, quản lí kinh tế;

+ Vận dụng thành thạo công cụ và kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, đề xuất các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế, quản lí kinh tế;

+ Có năng lực xây dựng, đánh giá chiến lược và kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế xã hội;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất chính sách và giải pháp trong lĩnh vực quản lí kinh tế;

209

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong phạm trù kinh tế, quản lí kinh tế xã hội;

+ Có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác, phát triển làm việc nhóm, có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh đạt trình độ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 khung tham chiếu châu Âu;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, quản lí kinh tế và đời sống.

11.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có phẩm chất đạo đức cá nhân: tự tin, chủ động, sáng tạo;

+ Có khả năng chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng;

+ Có các phẩm chất nghề nghiệp: say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế xã hội;

+ Có các phẩm chất đạo đức xã hội: tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.

11.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lí kinh tế có thể công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau:

+ Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp.

+ Là cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.

11.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người có bằng thạc sĩ Quản lí kinh tế có thể học nâng cao lên trình độ tiến sĩ về chuyên ngành Quản lí kinh tế, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh và các ngành học khác có liên quan tới quản lí kinh tế.

11.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Chương trình Kinh tế và Quản lý bậc thạc sĩ, ĐHTH Humboldt, Cộng hòa liên bang Đức.

+ Chương trình Quản lý kinh tế bậc thạc sĩ, ĐHTH London, Anh.

+ Chương trình Quản lý kinh tế và chính sách công bậc thạc sĩ của trường ĐHTH Utrecht, Hà Lan Chương trình Quản lý kinh tế và kinh doanh quốc tế bậc thạc sĩ của trường ĐHTH KU Leuven, Vương quốc Bỉ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

210

KHOA MÔI TRƯỜNG

12. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

(Environmental Science)

Mã chuyên ngành: 60 44 03 01

12.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

12.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống môi trường và vận

dụng các kiến thức trên trong việc đánh giá, kiểm soát, ứng phó với Biến đổi khí hậu;

+ Có khả năng so sánh, đối chiếu, kiểm tra, lý giải, phân biệt bản chất và suy luận các

vấn đề môi trường;

+ Đánh giá và lựa chọn được chương trình quản lí môi trường, kỹ thuật xử lý và áp

dụng vào việc xây dựng mô hình trong thực tiễn;

+ Ứng dụng được các cơ sở khoa học, nguyên lý công nghệ trong việc lựa chọn và

quyết định giải pháp liên quan tới xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn bằng các biện pháp

hóa học, sinh học; Có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro môi trường;

+ Ứng dụng được kiến thức và vận dụng được các nguyên lý sinh thái trong nghiên cứu

môi trường và phát triển nhằm mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường;

+ Vận dụng được phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận theo các lĩnh vực

đánh giá môi trường, công nghệ môi trường và quản lí môi trường, tài nguyên thiên nhiên;

+ Vận dụng được kiến thức về khoa học môi trường trong việc nhìn nhận, đánh giá tác

động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác nhau;

+ Có khả năng thẩm định, đánh giá, lựa chọn được các giải pháp công nghệ và kỹ thuật

quản lí, xử lý trong bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên.

+ Ứng dụng được kiến thức về khoa học môi trường để nhận dạng môi trường, các tai

biến thiên nhiên thường xuất hiện ở Việt Nam (qua phương tiện thông tin đại chúng, thực tập,

thực tế); Giải thích nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa;

211

12.1.2. Về kỹ năng

+ Chuẩn hóa các phương pháp nghiên cứu và cách thức tiếp cận theo các lĩnh vực công nghệ môi trường, quản lí môi trường và quản lí tài nguyên;

+ Có khả năng phối hợp kiến thức và phương pháp trong việc lựa chọn, đánh giá các

vấn đề công nghệ và giải pháp quản lí trong bảo vệ môi trường;

+ Phân tích để nhận dạng các vấn đề môi trường, nguy cơ và giải thích nguyên nhân đưa

ra định hướng khắc phục và ứng phó;

+ Nhận thức rõ được vị trí của kiến thức khoa học môi trường trong định hướng phát

triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

+ Có khả năng vận dụng kiến thức trong việc cải tiến công nghệ, đổi mới giải pháp

trong quản lí môi trường và tài nguyên;

+ Chuẩn hóa và phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm, năng lực tự đánh giá, đánh

giá; kỹ năng thuyết trình trước công chúng;

+ Thực hiện chính xác các công cụ, phương pháp trong xử lý số liệu, phân tích kết quả

điều tra bằng các phần mềm chuyên dụng (Stella, GIS, Statgraphic);

+ Phối hợp các kỹ năng trong việc tổ chức họp nhóm nhằm mục đích điều tra và thu

thập thông tin từ cộng đồng;

+ Lập kế hoạch, tổ chức, quản lí, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động cho các mục

tiêu, chương trình đề ra;

+ Có kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp, viết báo cáo. Tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu

B1 theo khung châu Âu;

+ Sử dụng thành thạo, chính xác các phần mềm chuyên dụng (Stella, GIS,

Statgraphic).

12.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết kiến thức về môi trường và bảo vệ môi

trường;

+ Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái;

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, chấp hành luật pháp có ý thức phát huy, tuyên

truyền, phổ biến cho xã hội vai trò của môi trường đối với sự sống, và nâng cao nhận thức về

sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

12.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường có thể công

tác trong các lĩnh vực sau:

+ Làm việc tại doanh nghiệp trong các lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lí

hệ thống xử lý chất thải thuộc các cơ quan quản lí nhà nước và đơn vị sản xuất và kinh doanh

như: Chi cục quản lí môi trường, trung tâm kỹ thuật, công nghệ môi trường, công ty môi

trường đô thị, ban quản lí khu công nghiệp, công ty tư vấn thiết kế, nhà máy xí nghiệp... dự án

xây dựng cơ bản;

212

+ Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành công nghệ môi trường tại các

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

+ Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai đề tài nghiên cứu vào

trong thực tiễn ở lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

phục vụ sự phát triển bền vững tại các viện nghiên cứu, trung tâm và cơ quan nghiên cứu của

các bộ, ngành, trường đại học.

12.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường có thể học tiếp

ở trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lí Môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công

nghệ môi trường, Quản lí tài nguyên và môi trường, thực tập sau nghiên cứu sinh.

12.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Environmental Science Learning Outcomes, University of New England.

+ Learning outcomes of environmental sciences, University of Oregon.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

213

13. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

(Applied Environmental Sciences)

Mã chuyên ngành: 60 44 03 01

13.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

13.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần môi trường trong tự nhiên, quá trình

sản xuất liên quan đến phát sinh chất thải và vận dụng trong việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật

kiểm soát ô nhiễm;

+ Có khả năng phân biệt bản chất, suy luận, so sánh trong việc đánh giá công nghệ

nhằm lựa chọn kỹ thuật xử lý đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn;

+ Có khả năng thiết lập, tổng hợp, thiết kế các công trình xử lý chất thải (nước thải, khí

thải, chất thải rắn);

+ Ứng dụng được các cơ sở khoa học, nguyên lý công nghệ trong việc tính toán thiết kế

công trình xử lý môi trường và dự báo rủi ro đối với môi trường;

+ Ứng dụng được các nguyên lý sinh thái, cơ sở độc chất học, kinh tế tài nguyên trong

hoạch định chương trình quản lí và quy hoạch quản lí môi trường;

+ Vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật trong thiết kế công trình xử lý môi trường;

+ Có khả năng thẩm định, đánh giá, thiết kế các công trình xử lý môi trường.

13.1.2. Về kỹ năng

+ Nhận biết các vấn đề công nghệ có liên quan tới yếu tố vật chất và con người;

+ Có năng lực giải quyết vấn đề: Thiết kế một hệ thống, trạm xử lý nước và hệ thống

kiểm soát ô nhiễm trong xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp;

+ Có năng lực phân tích, bố trí thí nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm để áp dụng

vào việc lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ kiểm soát ô nhiểm;

+ Vận dụng kiến thức về kỹ thuật công nghệ trong việc cải tiến phương pháp xử lý theo

hướng bền vững, thân thiện môi trường;

+ Nhận thức và vận dụng được công nghệ phù hợp trong xử lý môi trường gắn với yêu

cầu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của đất nước;

214

+ Ứng dụng kiến thức khoa học công nghệ trong giải quyết các vấn đề môi trường liên

quan tới chất thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, nước thải làng nghề, khí thải;

+ Có khả năng vận dụng kiến thức trong việc cải tiến công nghệ, đổi mới giải pháp

trong quản lí môi trường và tài nguyên;

+ Có kỹ năng về chuẩn hóa và phát triển phương pháp bố trí thí nghiệm, khảo sát, lập kế

hoạch trong việc xây dựng công trình xử lý;

+ Ứng dụng được các phương pháp xử lý số liệu trong đánh giá hiệu quả xử lý và thiết

kế hệ thống (GIS, Statgraphic, Autocad);

+ Phối hợp các kỹ năng trong việc tổ chức lập đề án xử lý chất thải;

+ Lập kế hoạch, tổ chức, quản lí, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động cho các mục

tiêu, chương trình đề ra;

+ Có khả năng giao tiếp, thảo luận và tìm kiếm tài liệu bẳng tiếng Anh, trình độ tiếng

Anh tối thiểu đạt mức B1 theo khung châu Âu hoặc tương đương;

13.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có thái độ học tập đúng đắn, độc lập, chủ động trong học tập để nâng cao hiểu biết

kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc vận hành và bảo vệ các công trình xử lý môi trường;

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, chấp hành luật pháp có ý thức phát huy, tuyên

truyền, phổ biến cho xã hội vai trò của môi trường đối với sự sống, và nâng cao nhận thức về

sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

13.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường định hướng

ứng dụng có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường,

quản lí hệ thống xử lý chất thải thuộc cơ quan quản lí nhà nước và đơn vị sản xuất và kinh

doanh như: Chi cục quản lí môi trường, trung tâm kỹ thuật, công nghệ môi trường, công ty

môi trường đô thị, ban quản lí các khu công nghiệp, công ty tư vấn thiết kế, nhà máy xí

nghiệp... các dự án xây dựng cơ bản;

+ Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Công nghệ Môi trường tại các

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

+ Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào

thực tiễn ở lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục

vụ sự phát triển bền vững tại các viện nghiên cứu, trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các

bộ, ngành, trường đại học.

13.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường Ứng dụng, người học có

thể tiếp tục học nâng cao ở trình độ tiến sĩ Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi

trường, Quản lí môi trường và thực tập sau nghiên cứu sinh.

215

13.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Environmental Science Learning Outcomes, University of New England.

+ Learning outcomes of environmental sciences, University of Oregon.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

216

KHOA NÔNG HỌC

14. CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

(Plant Protection)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 12

14.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

14.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Phân tích được cơ sở phân loại, sinh học, cơ chế gây hại, sinh thái của dịch hại chính

thuộc các nhóm côn trùng, nhện nhỏ, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng;

+ Tổng hợp được biện pháp quản lí nhóm dịch hại chính thuộc các nhóm côn trùng,

nhện nhỏ, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng;

+ Giải thích được các cơ sở phân loại và phân tích độc chất học bảo vệ thực vật;

+ Áp dụng được kỹ thuật phân tích phân tử trong nghiên cứu đa dạng, chẩn đoán và

phòng chống các nhóm dịch hại chính;

+ Phân tích và tổng hợp được kết quả thí nghiệm bảo vệ thực vật dựa trên bằng chứng

thực nghiệm.

14.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị nghiên cứu bảo vệ thực vật;

+ Chủ động thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm cứu bảo vệ thực vật;

+ Phân tích, tổng hợp và trình bày được kết quả nghiên cứu cứu bảo vệ thực vật theo

chuẩn mực khoa học;

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và công việc chuyên môn (trình độ B1, tham

chiếu khung châu Âu).

14.1.3. Về phẩm chất đạo đức

Có ý thức tổ chức kỷ luật có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao với cộng đồng và xã

hội, đặc biệt về bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe cộng đồng.

217

14.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Trường đại học và viện nghiên cứu về nông nghiệp;

+ Cơ quan quản lí nhà nước về nông nghiệp;

+ Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;

+ Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

14.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật, người học có thể tiếp tục học

tập nâng cao ở trình độ tiến sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Nông

nghiệp, Khoa học cây trồng.

14.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Đại học Queensland, Úc.

+ Đại học Wagenige, Hà Lan.

+ Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, Trung Quốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

218

15. CHUYÊN NGÀNH DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

(Genetics and Plant Breeding)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 11

15.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

15.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ;

+ Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện sinh thái với hoạt động sinh lý của cây trồng làm cơ sở điều khiển cây trồng theo hướng có lợi và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác, chọn giống cây trồng;

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở về di truyền và chọn giống cây trồng từ mức độ phân tử đến mức quần thể và một số kiến thức nông sinh học liên quan;

+ Đánh giá được các quá trình chọn tạo giống, lựa chọn phương pháp và kỹ thuật chọn tạo giống đối với các nhóm cây trồng;

+ Chủ động thực hiện và phối hợp thực hiện đề tài khoa học, tổng hợp các dẫn liệu, số liệu thí nghiệm và trình bày báo cáo khoa học.

15.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng thiết kế, quản lí chương trình chọn giống và áp dụng phương pháp chọn giống phù hợp cho từng nhóm cây trồng cụ thể;

+ Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn về nông - sinh học và kinh tế - xã hội trong chương trình chọn giống có hiệu quả;

+ Có khả năng đánh giá hệ thống và đánh giá chi tiết các tính trạng đối với cây trồng quan tâm;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

+ Sử dụng đươc tiếng Anh trong giao tiếp và làm việc chuyên môn (tối thiểu đạt trình độ B1 khung châu Âu hoặc tương đương);

+ Có khả năng đề xuất ý tưởng, công việc trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật.

15.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, trung thực và khách quan, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước;

219

+ Có nhận thức về các vấn đề kinh tế, pháp luật, xã hội và văn hóa;

+ Có ý thức, năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

15.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Nông nghiệp (chuyên ngành Di truyền và

Chọn giống cây trồng) có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Vị trí công tác: Cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lí, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh

vực di truyền và chọn giống cây trồng, nông học;

+ Nơi làm việc: cơ quan quản lí, doanh nghiệp, xí nghiệp có liên quan đến giống cây

trồng và nông học; viện, trung tâm nghiên cứu, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến

giống cây trồng và nông học; cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trường trung cấp

chuyên nghiệp…; hội/ hiệp hội nghề nghiệp;

+ Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực giống cây trồng.

15.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

+ Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành nông nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu và

học tập ở trình độ tiến sĩ về Khoa học cây trồng, Di truyền và chọn giống cây trồng, Bảo vệ

thực vật, Công nghệ sinh học…

15.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

220

16. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

(Crop Science)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 10

16.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

16.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Phân tích, vận dụng và phát triển kiến thức chuyên sâu về sinh lý cây trồng, chọn tạo

giống, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch,… để xây dựng quy

trình chọn giống, kỹ thuật sản xuất các cây trồng nông nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức đã học trong thiết kế thí nghiệm và phân tích phương sai kết

quả thí nghiệm về nông nghiệp;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức chuyên ngành đánh giá hiện trạng sản xuất, nhu cầu

xã hội để xây dựng kế hoạch sản xuất, bảo tồn phát triển nguồn gen cây trồng và các cây trồng

nông nghiệp chính (cây ăn quả, hoa cây cảnh, cây rau, cây lúa, cây công nghiệp dài ngày, cây

lấy hạt, cây dược liệu, cây lấy củ...);

+ Phân tích và giải quyết được những nảy sinh trong thực tiễn sản xuất đối với các vấn

đề liên quan đến khoa học cây trồng và đề xuất giải pháp phục vụ tổ chức sản xuất cây trồng;

+ Vận dụng được kiến thức bổ trợ về cơ sở ngành (sinh hóa, dinh dưỡng tổng hợp, quản

lí dịch hại tổng hợp, mối tương tác giữa tác nhân gây bệnh với cây trồng, sinh thái học và cơ

sở khoa học trong canh tác bền vững, an toàn môi trường và sản phẩm) để xây dựng biện pháp

kỹ thuật trong trồng trọt, chọn giống, bảo quản chế biến phù hợp;

+ Vận dụng, phát triển, tổng hợp kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành, chuyên ngành và

các kiến thức bổ trợ để phân tích và tổ chức thực hiện giải quyết một vấn đề khoa học, công

nghệ và thực tiễn cụ thể thuộc lĩnh vực khoa học cây trồng.

16.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo trong nghiên cứu, quản lí, tổ chức sản xuất, lập kế hoạch, hướng dẫn kỹ

thuật trong sản xuất cây trồng, chất lượng nông sản sau thu hoạch một cách hiệu quả. Sử dụng

thành thạo công cụ, phương tiện phục vụ trong nghiên cứu cây trồng;

221

+ Có năng lực sáng tạo, linh hoạt trong nghề nghiệp. Thành thạo trong phân tích hiện

trạng và xu hướng phát triển của ngành, vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn trong giải

quyết vấn đề chuyên môn;

+ Thành thạo trong tham khảo tài liệu, tìm kiếm kiến thức, thông tin cơ sở về nông

nghiệp và các vấn đề liên quan, viết và tổng hợp tốt các nghiên cứu khoa học;

+ Hoàn thiện các thao tác trong xây dựng mô hình hoá cho thực nghiệm. Thao tác tốt

nội dung học được bằng một số phần mềm thống kê;

+ Chủ động, tự tin, làm việc theo nhóm, hợp tác và giao tiếp với cộng đồng. Có năng

lực tổ chức và quản lí thực hiện các vấn đề đặt ra;

+ Giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh đạt tối thiểu trình độ B1 khung châu Âu hoặc

tương đương với người nước ngoài; Tra cứu, dịch tài liệu tiếng Anh thành thạo;

+ Thành thạo các thao tác trong sử dụng phần mềm Word, Excel và các phần mềm

thống kê tin học. Thành thạo thao tác tìm kiếm và khai thác thông tin khoa học cây trồng.

16.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng,

có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp;

+ Tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và yêu cầu nghề nghiệp, trung

thực, khách quan trong nghiên cứu khoa học;

+ Có lối sống lành mạnh, trung thực, hòa đồng; Có trách nhiệm và khả năng hợp tác

trong công việc; Có niềm tin và đam mê trong nghề; Tôn trọng và chân thành hợp tác với

đồng nghiệp; Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

16.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng/ chuyên ngành Khoa

học cây trồng có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Nghiên cứu viên, cán bộ giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các

trung tâm nghiên cứu về nông lâm nghiệp...;

+ Chuyên gia, tư vấn cho dự án, chương trình về nông lâm nghiệp, phát triển nông

thôn…;

+ Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân về sản xuất và kinh doanh cây trồng

và các sản phẩm nông lâm nghiệp;

+ Cán bộ quản lí: Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương (các bộ, sở,

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Hội Làm

vườn, Hội Nông dân,…).

16.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

+ Tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật,

Chọn giống cây trồng của khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

222

+ Tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ các ngành Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng

của Đại học Thái nguyên, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo ở

nước ngoài.

16.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Crop Science - College of Agricultural Science - Hoa Kỳ.

+ Biological science - Ohio University - Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

223

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

17. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

(Soil Science)

Mã chuyên ngành: 60 62 01 03

17.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

17.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Ứng dụng thành thạo kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học đất;

+ Vận dụng kiến thức chuyên môn nâng cao giải quyết các vấn đề của ngành khoa

học đất;

+ Vận dụng được kiến thức nâng cao về sinh thái học, mối quan hệ đất - cây và phân

loại đất vào việc nghiên cứu các vấn đề của ngành khoa học đất;

+ Vận dụng được phương pháp luận về khoa học trong ngành khoa học đất. Ứng dụng

được các công nghệ hiện đại trong công tác nghiên cứu về đất;

+ Phân tích, đánh giá được những kiến thức nâng cao về vật lý đất, hoá học đất, sinh

học đất và đánh giá đất trong việc nghiên cứu khoa học đất;

+ Vận dụng ở mức độ nâng cao kiến thức cơ sở ngành trong việc đánh giá các đặc tính

lý, hoá, sinh học chủ yếu của đất;

+ Ứng dụng được kiến thức bổ trợ về quản lí tưới tiêu nước, tin học, quản lí nông

nghiệp bền vững, hệ thống nông nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành khoa

học đất;

+ Vận dụng sáng tạo kiến thức đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải

quyết các vấn đề của ngành khoa học đất.

17.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng hoàn thiện và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân

và vận dụng vào công tác chuyên môn của ngành khoa học đất;

224

+ Có khả năng thích ứng cao với tình hình trong và ngoài nước cũng như các vấn đề

đặt ra trong nghiên cứu và ứng dụng của ngành khoa học đất;

+ Sáng tạo và vận dụng linh hoạt các giải pháp chuyên môn để giải quyết các vấn đề

trong thực tiễn của ngành khoa học đất;

+ Có khả năng độc lập trong xây dựng kế hoạch, viết báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ

chuyên môn ngành khoa học đất;

+ Có khả năng phối hợp và điều hành hoạt động của nhóm, thích ứng với các vai trò

khác nhau trong nhóm; có khả năng xắp xếp, tổ chức nhân sự và chỉ đạo để giải quyết các

vấn đề phát sinh của ngành khoa học đất;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong trao đổi chuyên môn (đạt trình độ B1 khung tham

chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu hoặc tương đương);

+ Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng, khai thác và sử dụng tốt mạng

Internet và các phần mềm chuyên ngành trong việc giải quyết các nhiệm vụ của ngành khoa

học đất.

+ Có khả năng truyển tải kiến thức chuyên môn cho cộng đồng và đám đông, vận dụng

thành thạo các kỹ năng để giải quyết các vấn đề của ngành khoa học đất.

17.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lạp truờng chính trị vững vàng; có ý thức tổ chức kỷ luạ t tốt.

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao; Trung thực và chính xác trong

thực hiện các nhiệm vụ của ngành khoa học đất.

+ Có ý thức trách nhiẹ m với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng và

chính sách pháp luật của Nhà nước.

17.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học đất có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Cán bộ, chuyên viên, lãnh đạo tại các cơ quan chuyên môn tại Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục

và Đào tạo hay phụ trách công tác chuyên môn tại các cơ quan trung ương;

+ Lãnh đạo các phòng, ban tại các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài

nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã;

+ Cán bộ tại các công ty nghiên cứu và sản xuất phân bón;

+ Cán bộ tại các công ty về môi trường;

+ Cán bộ tại các viện nghiên cứu chuyên ngành thổ nhưỡng, khoa học đất;

+ Giáo viên tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và học viện;

+ Chuyên viên phân tích tại các phòng phân tích đất và môi trường;

225

17.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Thạc sĩ ngành Khoa học đất có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học

thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Tiến sĩ ngành Khoa học đất, Đất và dinh dưỡng cây trồng;

+ Tiến sĩ Nông nghiệp

+ Tiến sĩ Khoa học môi trường

+ Tiến sĩ Quản lí đất đai

+ Tiến sĩ Địa lý, quản lí tài nguyên thiên nhiên

+ Tiến sĩ Khoa học các ngành khác.

17.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Graduate student learning outcomes assessment plan.

+ Graduate program student learning outcomes, Crop and Soil science, Washington

state University, USA.

+ Graduate student learning outcomes and competencies, Soil and Water science,

University of Florida, USA.

+ Learning outcomes of master’s degree, Soil science and Plant nutrition, Cukurova

University, Turkey.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

226

18. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

(Land Management)

Mã chuyên ngành: 60 85 01 03

18.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

18.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Ứng dụng được các công nghệ hiện đại trong công tác quản lí và sử dụng tài nguyên

đất đai;

+ Ứng dụng các công nghệ hiện đại và phần mềm tin học chuyên ngành vào thiết kế xây

dựng lưới trắc địa và quản lí cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai và môi trường;

+ Vận dụng kiến thức cơ sở ngành vào xây dựng quy hoạch không gian, lựa chọn dự án

đầu tư hiệu quả, quản lí tài nguyên thiên nhiên và độ phì đất;

+ Vận dụng kiến thức cơ bản của khoa học quản lí vào các lĩnh vực chuyên môn của

ngành quản lí đất đai;

+ Ứng dụng được phương pháp toán, mô hình tối ưu và công nghệ viễn thám trong công

tác quy hoạch và quản lí đất đai;

+ Đánh giá thực trạng và những vấn đề phát sinh trong công tác quản lí, sử dụng đất đai

và thị trường bất động sản;

+ Lựa chọn hướng sử đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả cho một vùng lãnh thổ cụ thể

phục vụ cho công tác quy hoạch đất đai;

+ Phát hiện và điều chỉnh các vấn đề phát sinh liên quan đến bảo vệ môi trường trong sử

dụng đất và vấn đề quản lí lưu vực theo hướng phát triển bền vững;

+ Ứng dụng kiến thức về hệ thống nông nghiệp, khoa học phong thủy để giải quyết các

vấn đề liên quan đến công tác quản lí đất đai;

+ Tổng hợp các kiến thức chuyên môn và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành quản lí đất đai.

18.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng thành thạo trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ công tác quản lí đất đai;

+ Tích hợp kỹ năng nghề nghiệp trong phát hiện và xử lý các vấn đề chuyên môn của

ngành quản lí đất đai.

227

+ Sáng tạo đề xuất những giải pháp cải tiến chính sách, công nghệ trong lĩnh vực quản lí

đất đai;

+ Có khả năng hoàn thiện và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân

và vận dụng vào công tác chuyên môn;

+ Có khả năng thích ứng tình hình chính trị - an ninh - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước;

+ Sáng tạo vận dụng kiến thức chuyên sâu giải quyết những công việc của ngành quản lí

đất đai và các vấn đề liên quan;

+ Cập nhật thông tin chính trị - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước; có khả năng

xây dựng kế hoạch và viết báo cáo về lĩnh vực quản lí đất đai; có khả năng thuyết trình trước

đám đông, truyền cảm hứng tới người nghe;

+ Có khả năng phối hợp làm việc theo nhóm; thích ứng với công việc do nhóm đề xuất;

+ Có khả năng sắp xếp tổ chức nhân sự; phối hợp điều hành các hoạt động thuộc

chuyên môn;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong trao đổi chuyên môn (đạt trình độ tối thiểu B1

tham chiếu khung châu Âu hoặc tương đương);

+ Sử dụng thành thạo các ứng dụng của phần mềm Microsoft Office trong trình bày kết

quả nghiên cứu; Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành và công nghệ viễn

thám trong xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai và môi trường.

18.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao; Trung thực trong báo cáo với cấp

trên và đồng nghiệp.

+ Có ý thức trách nhiệm với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của

Đảng và Nhà nước.

18.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lí đất đai có thể đảm nhận các

vị trí chuyên viên, lãnh đạo tại các cơ quan sau:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học

và Công nghệ;

+ Tổng cục Quản lí đất đai, Viện nghiên cứu Quản lí đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và

Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản

đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…

+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng

các tỉnh thành phố;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lí đô thị các quận, huyện, thị xã;

+ Cán bộ địa chính - xây dựng, thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn;

+ Tổng Công ty Tài nguyên môi trường, công ty đo đạc thành lập bản đồ;

+ Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;

228

+ Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, các sàn giao dịch bất động sản;

+ Giảng viên ngành quản lí đất đai, địa chính tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

18.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lí đất đai có thể học tiếp

chương trình đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành Quản lí đất đai; Quản lí tài nguyên thiên nhiên;

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ; Bản đồ & GIS; Viễn thám và GIS.

18.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ David R. Krathwohl (2002), A Revision of Bloom's Taxonomy: An Overview, Theory

Into Practice, Volume 41, Number 4, Autumn 2002, 212-218.

+ University of Mississippi (2003) Bloom's Taxonomy: Psychomotor Domain.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

229

KHOA THÚ Y

19. CHUYÊN NGÀNH THÚ Y (Veterinary Medicine)

Mã chuyên ngành: 60 64 01 01

19.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

19.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết

học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược

phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri

thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa

học tự nhiên và công nghệ;

+ Vận dụng kiến thức cơ sở ngành nâng cao như: sinh lý, hóa sinh, vi sinh vật học, dược

lý, sinh học tế bào, dược lý thú y để giải thích, phân tích chiến lược, xây dựng các chương

trình, dự án, kế hoạch và đề xuất giải pháp có tính thực tiễn trong công tác phòng chống dịch

bệnh cho gia súc, gia cầm; hiệu quả cho các nghiên cứu và tổ chức sản xuất liên quan đến lĩnh

vực thú y;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển kiến thức chuyên ngành như: Bệnh truyền nhiễm,

bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh ký sinh trùng để phục vụ công tác

nghiên cứu các chương trình quản lí và phòng chống dịch bệnh của từng vùng;

+ Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển kiến thức về dịch tễ học, vệ sinh thú y, vệ sinh an

toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thú sản, bệnh truyền lây để lựa chọn, đề xuất xây dựng và tổ

chức thực hiện công tác phòng, trị bệnh cho vật nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ

sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

+ Nghiên cứu, vận dụng thành thạo và phát triển kiến thức chuyên ngành và thực tiễn

để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực

thú y;

+ Kiến thức thực tập tốt nghiệp để thiết kế, triển khai đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú

y, hình thành năng lực sáng tạo, phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

19.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo và chuyên nghiệp các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và phi

lâm sàng;

+ Thành thạo các nguyên tắc trong nghiên cứu, ứng dụng và triển khai kết quả nghiên

cứu vào thực tiễn sản xuất;

230

+ Lập kế hoạch, quản lí, tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong

lĩnh vực thú y. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh liên quan

đến lĩnh vực thú y;

+ Nghiên cứu khoa học độc lập, sử dụng thành thạo chuyên nghiệp công cụ, trang thiết

bị phục vụ cho học tập và nghiên cứu; xây dựng, đánh giá, phản biện các đề tài, dự án liên

quan đến lĩnh vực chăn nuôi - thú y.

+ Có khả năng ứng dụng, khai thác và nghiên cứu, phát triển chuyên môn; chủ động học

và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y;

+ Khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng về thú y để chủ động

phòng và trị bệnh cho vật nuôi; chủ động đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả

trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Có khả năng tổng

hợp và phân tích các yếu tố liên quan đến chuyên ngành như: hoạch toán lợi nhuận, bối cảnh

xã hội, yếu tố rủi do, thông tin bất lợi… đến hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi thú y;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp và đánh giá kết quả công việc chuyên

môn về thú y được giao;

+ Có kỹ năng hình thành nhóm liên kết làm việc trong và ngoài lĩnh vực chuyên môn,

thực hiện các lĩnh vực chuyên môn có hiệu quả trong các nhóm công tác; có khả năng quản lí

và lãnh đạo nhóm công tác có hiệu quả. Hợp tác và làm việc với cộng đồng (đặc biệt là cộng

đồng dân tộc thiểu số);

+ Có kỹ năng thuyết trình về về lĩnh vực chuyên môn, sử dụng thành thạo các phương

tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện thoại, thư tín). Sử dụng thành thạo các

phần mềm tin học văn phòng, tin học ứng dụng và sử dụng thành thạo Internet trong cập nhật

và xử lý thông tin;

+ Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và chuyên môn; trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu

B1 - Khung châu Âu hoặc tương đương.

19.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt phù hợp với

chuẩn mực của xã hội; Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, cẩn thận, khách quan,

chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với

động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi;

+ Chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm

với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tọc;

+ Tự tin về chuyên môn thú y, đương đầu với khó khăn, nhiệt tình, say mê sáng tạo và

khát vọng vươn lên trở thành chuyên gia, nhà lãnh đạo chuyên môn; sẵn sàng làm việc độc

lập, khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc.

19.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp cao học chuyên ngành thú y có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Hoạt động kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và dịch vụ KHKT về chăn nuôi

thú y;

231

+ Quản lí trang trại (kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);

+ Quản lí dịch bệnh động vật (cán bộ quản lí, kiểm dịch viên tại các cơ quan quản lí nhà

nước về lĩnh vực thú y);

+ Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);

+ Nghiên cứu trong lĩnh vực thú y (viện, trung tâm và công ty);

+ Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.

19.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp cao học chuyên ngành thú y, người học học có thể tiếp tục theo học

và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về Bệnh lý và chữa bệnh động vật, Sinh sản và bệnh sinh sản,

Dịch tễ học thú y tại các cơ sở trong và ngoài nước.

19.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

232

KHOA THỦY SẢN

20. CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

(Aquaculture)

Mã chuyên ngành: 60 62 03 01

20.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

20.1.1. Về kiến thức

+ Hiểu, phân tích và đánh giá được tri thức, thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác - Lênin áp dụng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng được tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, nhận biết và nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ;

+ Lập kế hoạch, tính toán, thiết kế được các công trình, trang thiết bị, phục vụ việc xây dựng trang trại, bố trí khu nuôi, khu thí nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Có khả năng tổ chức và vận hành một hệ thống nuôi trong trang trại thủy sản;

+ Áp dụng được một số phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến để tiến hành nghiên cứu trong nuôi trồng, dinh dưỡng, quản lí sức khỏe động vật thủy sản và quản lí nguồn lợi thủy hải sản;

+ Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực thủy sản.

20.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng làm việc độc lập, chuyên sâu trong phòng thí nghiệm và thực tế sản xuất trong lĩnh vực thủy sản;

+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá được số liệu trong nuôi trồng thủy sản; từ đó đưa ra các chiến lược, giải pháp, kế hoạch trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản;

+ Có năng lực xây dựng các đề xuất đề tài/ dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy sản cũng như liên ngành;

+ Có khả năng làm việc độc lập chuyên sâu trong việc tìm kiếm, phân tích đánh giá đa chiều, tổng hợp các tài liệu trong viết báo cáo khoa học;

+ Có năng lực phân tích, vận dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn và thực tế cuộc sống;

+ Sử dụng tiếng Anh thành thạo ở mức trình độ tối thiểu B1 khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương trong giao tiếp và chuyên môn thuộc lĩnh vực thủy sản;

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point..) và các phần mềm ứng dụng trong xử lý số liệu (SPSS, Minitab…);

233

+ Phối hợp thuần thục các kỹ năng giao tiếp xã hội, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm; lập kế hoạch điều hành sản xuất, kinh doanh thủy sản.

20.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng trong cuộc sống, công việc; có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc;

+ Nghiêm túc và trung thực trong nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản; tạo được niềm tin với đồng nghiệp và đối tác trong quan hệ nghề nghiệp;

+ Có ý thức phấn đấu, học hỏi, tìm hiểu các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực ngành nghề.

20.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Nuôi trồng thuỷ sản có khả năng đảm nhiệm công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí, cán bộ thị trường.

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ liên quan; Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan;

+ Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân;

+ Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…;

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…;

+ Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…;

+ Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

20.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các chương trình tiến sĩ hoặc các khóa học chuyên sâu liên quan đến:

+ Thuỷ sản; Thú y; Chăn nuôi.

20.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

PHÓ TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. TRẦN THỊ NẮNG THU

234

D. TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

235

KHOA CHĂN NUÔI

1. CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI (Animal Science)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 05

1.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được kiến thức chuyên sâu và những tiến bộ mới về chăn nuôi gia súc gia

cầm, môi trường chăn nuôi vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi;

+ Vận dụng được kiến thức về phương pháp nghiên cứu và phương pháp phân tích

chăn nuôi, phương pháp xử lý số liệu và công bố kết quả nghiên cứu;

+ Phân tích, đánh giá được công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về

vấn đề liên quan mật thiết đến chuyên môn, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu

giải quyết.

1.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng phát hiện, phân tích, vận dụng kiến thức chuyên môn về chăn nuôi gắn

liền với việc bảo vệ môi trường trong điều kiện nhiệt đới vào thực tiễn sản xuất;

+ Kết hợp được kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành để nghiên cứu về một loại động

vật cụ thể;

+ Có khả năng tự tìm tòi, độc lập triển khai nghiên cứu và làm việc theo nhóm;

+ Đánh giá, phản biện được các đề tài, dự án về lĩnh vực chăn nuôi và phát triển nông

thôn. Có năng lực sáng tạo, có khả năng đề xuất, chủ trì các đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn;

+ Vận dụng được các kỹ thuật/ phương pháp/ tiến bộ mới vào lĩnh vực nghiên cứu

chuyên sâu và thực tiễn chăn nuôi;

+ Có khả năng đề xuất ý tưởng, xây dựng và bảo vệ ý tưởng. Xử lý khoa học các tình

huống trong công việc;

+ Có khả năng quản lí và lãnh đạo nhóm hoạt động chuyên môn;

+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu B2 khung châu Âu hoặc tương đương. Sử dụng tốt tiếng

Anh để khai thác tài liệu và trao đổi về chuyên môn;

+ Sử dụng được các phần mềm tin học văn phòng (khai thác tài liệu chuyên môn) và tin

học ứng dụng (xử lý số liệu thống kê…).

1.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Sẵn sàng làm việc độc lập; Có tinh thần hợp tác, tư duy phát triển bền vững;

236

+ Có đạo đức nghề nghiệp; Trung thực, chính xác về tính mới của kết quả nghiên cứu

khoa học của mình; Chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế;

+ Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; Có ý thức trách nhiệm của công dân đối với

các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và môi trường.

1.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

+ Có khả năng đảm nhiệm công tác giảng dạy, quản lí và điều hành sản xuất, kinh

doanh: cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí;

+ Đơn vị làm việc: cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp khu vực công và khu

vực tư liên quan đến chăn nuôi, môi trường và thú y.

1.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

+ Có khả năng tự học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và các lĩnh vực

liên quan.

+ Có thể tham gia các khóa học chuyên sâu ngắn hoặc dài hạn, hoặc sau tiến sĩ

(Postdoc) liên quan đến chăn nuôi, thú y và các lĩnh vực liên quan tại các cơ sở trong và ngoài

nước.

1.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Graduate of Animal Science, Wageningen University, Netherlands.

+ Graduate Degree, Animal Science, Michigan State University, USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

237

2. CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

(Nutrition and Animal Feed)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 07

2.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

2.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng động vật và những tiến bộ mới

trong dinh dưỡng động vật vào thực tiễn chăn nuôi;

+ Vận dụng được kiến thức về đặc điểm của các chất dinh dưỡng và kháng dinh dưỡng

trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn, cây thức ăn, và quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi,… vào

chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi;

+ Phân tích, đánh giá công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước

về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án

cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

2.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm phối trộn thức ăn;

+ Có khả năng phát hiện, phân tích, vận dụng kiến thức chuyên môn về chăn nuôi gắn

liền với việc bảo vệ môi trường trong điều kiện nhiệt đới vào thực tiễn nghề nghiệp;

+ Kết hợp được kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành để nghiên cứu về một loại động

vật cụ thể;

+ Có khả năng tự tìm tòi và độc lập triển khai nghiên cứu;

+ Vận dụng thành thạo các kỹ thuật/ phương pháp/ tiến bộ mới vào lĩnh vực nghiên cứu

chuyên sâu và thực tiễn chăn nuôi;

+ Trình độ tiếng Anh tối thiểu B2 chuẩn châu Âu hoặc tương đương;

+ Thao tác tốt các phần mềm tin học văn phòng (khai thác tài liệu chuyên môn) và tin

học ứng dụng (xử lý số liệu thống kê và phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi,…).

2.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có đạo đức nghề nghiệp; trung thực, chính xác về tính mới của kết quả nghiên cứu

khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế;

+ Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; tuân thủ các quy định của pháp luật.

2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Tiến sĩ chuyên ngành Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

238

+ Cơ quan quản lí nhà nước: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT,

Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện… và các bộ, sở, ban ngành

liên quan;

+ Doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực

chăn nuôi thú y;

+ Viện nghiên cứu: Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh

học, Viện Di truyền…

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…

+ Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…

+ Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

2.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

+ Có khả năng tự học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và các lĩnh vực

liên quan.

+ Tiến sĩ sau khi bảo vệ luận án có thể tham gia các các khóa học chuyên sâu ngắn hạn

hoặc dài hạn, hoặc sau tiến sĩ (Postdoc) liên quan đến Dinh dưỡng, Thức ăn, Chăn nuôi tại các

cơ sở trong và ngoài nước.

2.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Graduate of Animal Science - Wageningen University, Netherlands.

+ Graduate Degree - Animal Science - Michigan State University - USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

239

3. CHUYÊN NGÀNH DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

(Animal Breeding and Genetics)

Mã chuyên ngành: 60 62 40 01

3.1. CHUẨN ĐẦU RA Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:

3.1.1. Về kiến thức + Hiểu sâu và vận dụng tốt những kiến thức chuyên sâu về Di truyền, chọn giống vật

nuôi. Sử dụng thành thạo một số phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến để chọn giống,

nhân giống vật nuôi và bảo tồn vật nuôi;

+ Áp dụng được những kiến thức nâng cao và mới trong di truyền, chọn giống, bảo

tồn quỹ gen, đa dạng di truyền vật nuôi.

3.1.2. Về kỹ năng + Thành thạo các thao tác kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực chuyên môn.;

+ Có khả năng tổng hợp tài liệu, phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý

nghĩa về khoa học, công nghệ trong di truyền và chọn giống vật nuôi;

+ Sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành, các phần mềm quản lý giống thông dụng,

các phần mềm đánh giá hệ số di truyền, ước tính giá trị giống;

+ Có năng lực sáng tạo, có khả năng đề xuất, ý tưởng xây dựng và bảo vệ, chủ trì các

đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn

+ Có khả năng thiết kế, tổ chức nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và công bố kết

quả nghiên cứu.

+ Có năng lực nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về di truyền, chọn giống

vật nuôi.

+ Có khả năng đánh giá, phản biện các đề tài, dự án về lĩnh vực chăn nuôi, di truyền,

chọn giống và phát triển nông thôn;

+ Xử lý khoa học các tình huống trong công việc;

+ Có kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, có khả năng lãnh đạo và phát triển nhóm.

+ Trình độ tiếng Anh B2 khung châu Âu hoặc tương đương.

3.1.3. Về phẩm chất đạo đức + Có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định

chung;

+ Sẵn sàng làm việc độc lập, hợp tác với các nhà nghiên cứu khoa học; Có tinh thần

hợp tác, tư duy phát triển bền vững.

+ Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; Có ý thức trách nhiệm của công dân đối

với các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và môi trường.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

+ Có khả năng đảm nhiệm công tác giảng dạy, quản lý và điều hành sản xuất, kinh

doanh: cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý;

+ Đơn vị làm việc: Các cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp khu vực công và

khu vực tư liên quan đến chăn nuôi, môi trường và thú y;

240

3.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ + Có khả năng tự học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và các lĩnh vực

liên quan.

+ Có thể tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn ngắn hoặc dài hạn, hoặc sau

tiến sĩ (postdoc) tại các cơ sở trong và ngoài nước.

3.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO + Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Graduate of Animal Science - Wageningen University, Netherlands

+ Graduate Degree - Animal Science - Michigan State University - USA

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN

241

KHOA CƠ ĐIỆN

4. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

(Mechanical Engineering)

Mã chuyên ngành: 62 52 01 03

4.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

4.1.1. Về kiến thức

+ Tổng hợp và ứng dụng được kiến thức khối ngành kỹ thuật cơ khí để giải quyết các

vấn đề liên quan;

+ Áp dụng được kiến thức cơ sở ngành để phân tích, đánh giá, nghiên cứu cơ cấu, hệ

thống thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị kỹ thuật có liên quan đến hướng sản xuất, nghiên cứu;

+ Phân tích các vấn đề và đề xuất ý tưởng, lựa chọn giải pháp kỹ thuật hay sản xuất,

nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí;

+ Có khả năng tổng hợp kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và thực tế sản xuất để

lập kế hoạch và tiến hành nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, chuyển giao công nghệ.

4.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo trong việc lập luận phân tích, phát hiện giải quyết vấn đề lĩnh vực kỹ thuật

cơ khí;

+ Thành thạo việc cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu, phân tích, giải quyết các vấn

đề kỹ thuật cơ khí;

+ Kỹ năng kết hợp các vấn đề xã hội đề ra chiến lược, kế hoạch của đơn vị hay cá nhân;

+ Kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn;

+ Khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, công cụ lao động

mới và tiên tiến;

+ Kiểm soát được việc quản lý thời gian, tự chủ thích ứng với công việc, học tập và

nghiên cứu khoa học;

+ Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm đa ngành;

+ Kỹ năng giao tiếp thông qua trình bày vấn đề, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm

chủ tình huống và sử dụng các phương tiện nghe nhìn;

+ Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật bằng tiếng

Anh; trình độ tiếng Anh đạt B2 khung châu Âu hoặc tương đương;

242

+ Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và biết sử dụng thành thạo phần mềm ứng

dụng tin học chuyên ngành.

4.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, linh hoạt, say mê với công việc, chấp nhận rủi ro, đương đầu với khó khăn.

+ Khám phá kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp;

+ Tuân thủ pháp luật, có trách nhiêm với xã hội.

4.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí có thể công tác trong các

lĩnh vực sau:

+ Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước;

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết kế, thi công nhà xưởng,

lắp đặt dây chuyền thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực cơ khí;

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn và xuất nhập khẩu thiết bị

máy móc cơ khí.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

Người tốt nghiệp tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí có thể học tập nâng cao trình độ:

+ Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ sau tiến sĩ;

+ Có khả năng tích luỹ kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

+ Có thể tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý để đảm nhận các chức

vụ cao hơn trong các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp.

4.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. LÊ MINH LƯ

243

KHOA KINH TẾ VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

5. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

(Agricultural Economics)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 15

5.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp/ chuyên ngành Kinh tế nông

nghiệp, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

5.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về nguyên lý kinh tế, kinh tế phát

triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế lượng, chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn để

quản lí nhà nước; Phân tích đánh giá, phản biện được các chính sách; Hoạch định, đề xuất,

hoàn thiện được chính sách phát triển nông nghiệp; Dự báo được các vấn đề kinh tế xã hội

đặc biệt trong nông nghiệp nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức nâng cao và các công cụ tiên tiến, hiện đại trong nghiên

cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện nghiên cứu về nông

nghiệp nông thôn hiệu quả;

+ Ứng dụng được kiến thức nâng cao về quản lí dự án, phân tích chi phí lợi ích, đánh

giá tác động, chiến lược kế hoạch phát triển, quản lí nguồn lực để thẩm định, triển khai thực

hiện, đánh giá chương trình dự án các cấp, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nông

nghiệp nông thôn từ trung ương đến cơ sở, quản lí tốt nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn,

quản lí hiệu quả và bền vững môi trường trong nông nghiệp, nông thôn;

+ Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về marketing, thị trường, thương mại

dịch vụ, quản lí nguồn lực nông nghiệp, quản lí nông trại, tài chính, tín dụng để phân tích,

đánh giá, ra quyết định trong phát triển thị trường nông nghiệp, tổ chức thị trường, thị trường

tài chính nông nghiệp nông thôn, điều hành, quản lí các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Vận dụng được kiến thức về quản lí và chính sách công vào quản lí các hoạt động sản

xuất kinh doanh trong nông nghiêp, nông thôn; Phân tích, đánh giá, đề xuất các định hướng và

giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn trong từng bối

cảnh cụ thể;

+ Phân tích được kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh tế nông nghiệp, kết hợp với hiểu

biết về thực tiễn để giải quyết các vấn đề mới, phát triển các lý thuyết, bổ sung phương pháp

mới trong nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, đề xuất giải pháp hiệu quả cho các vấn đề thực

tiễn trong nông nghiệp nông thôn.

244

5.1.2 Về kỹ năng

+ Có khả năng khám phá ra các vấn đề cần giải quyết trong nông nghiệp nông thôn để

hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện, chuyển giao đề tài nghiên cứu, dự án về kinh tế

nông nghiệp;

+ Vận dụng thành thạo, sáng tạo và phát triển các công cụ và kiến thức toán, phần mềm

chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp trong lĩnh vực kinh tế nông

nghiệp và nông thôn;

+ Có năng lực xây dựng, đánh giá, phản biện, khuyến cáo và hoàn thiện chiến lược và

kế hoạch, tổ chức, quản lí trong các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, đặc biệt về kinh tế nông

nghiệp và nông thôn;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất chính sách và

giải pháp trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong nghiên cứu và giải quyết các vấn

đề trong phạm trù kinh tế, kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

+ Có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác, phát triển làm việc nhóm, có kỹ

năng quản lí lãnh đạo;

+ Có khả năng tập hợp và tổ chức thực hiện các đề tài và chương trình nghiên cứu kinh

tế nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn với vai trò lãnh đạo. Có đủ năng

lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn liên quan đến kinh tế nông

nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh đạt trình độ cấp độ B2 khung tham

chiếu châu Âu hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, nông nghiệp,

nông thôn và đời sống.

5.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo; Có khả năng thích ứng tốt

+ Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế,

kinh tế nông nghiệp và nông thôn;

+ Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh

thần hướng về cộng đồng.

5.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp bậc tiến sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp có thể công tác

trong các các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau:

+ Nghiên cứu viên cao cấp, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, giảng viên tại các viện

nghiên cứu, các trường đại học;

+ Cố vấn, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

245

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.

5.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

Người có bằng tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp có thể học nâng cao lên trình độ sau tiến sĩ

về chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Quản lí kinh tế, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh

doanh… hoặc tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế nông nghiệp

chuyên sâu hơn.

5.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

246

6. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

(Development Economics)

Mã chuyên ngành: 62 31 01 05

6.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế học/ chuyên ngành Kinh tế phát triển, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

6.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế phát triển, phát triển và hội nhập để quản lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế, dự báo các vấn đề kinh tế xã hội;

+ Vận dụng được kiến thức nâng cao về kinh tế phát triển và công cụ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện tốt các nghiên cứu về kinh tế phát triển;

+ Ứng dụng được kiến thức nâng cao về đánh giá tác động, phân tích chi phí lợi ích, chiến lược kế hoạch phát triển, quản lí nguồn lực để thẩm định, triển khai thực hiện, đánh giá chương trình dự án các cấp, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ trung ương đến cơ sở, quản lí tốt nguồn lực quốc gia, quản lí hiệu quả và bền vững môi trường;

+ Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về marketing, thị trường, thương mại dịch vụ, quản lí nguồn lực nông nghiệp, tài chính, tín dụng để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong phát triển thị trường nông nghiệp, tổ chức thị trường, thị trường tài chính nông nghiệp nông thôn, điều hành, quản lí các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Phân tích được kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh tế phát triển, kết hợp với các hiểu biết sâu về thực tiễn để, giải quyết các vấn đề mới, phát triển các lý thuyết, bổ sung phương pháp mới trong nghiên cứu kinh tế phát triển, đóng góp hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế xã hội.

6.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng phát hiện, khuyến cáo các vấn đề về kinh tế xã hội, đề xuất, chủ trì thực hiện, chuyển giao các nghiên cứu, dự án về kinh tế phát triển;

+ Vận dụng thành thạo, sáng tạo và phát triển công cụ, kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, đề xuất các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế phát triển;

+ Có năng lực xây dựng, đánh giá, phản biện, khuyến cáo, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích và dự báo và đề xuất chính sách và giải pháp trong lĩnh vực phát triển và kinh tế phát triển;

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong phạm trù kinh tế phát triển;

247

+ Có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác, phát triển làm việc nhóm, có kỹ năng quản lí lãnh đạo;

+ Có khả năng tập hợp và tổ chức thực hiện các đề tài và chương trình nghiên cứu kinh tế phát triển với vai trò lãnh đạo; có đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn liên quan đến kinh tế phát triển;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh đạt trình độ cấp độ B2 khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin kinh tế, nông nghiệp, nông thôn và đời sống.

6.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo, có khả năng thích ứng tốt;

+ Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực kinh tế phát triển;

+ Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng, có ý thức trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và môi trường.

6.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp bậc tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển có thể công tác trong các các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau:

+ Nghiên cứu viên cao cấp, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học;

+ Cố vấn, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực kinh tế phát triển;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.

6.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

Người có bằng tiến sĩ Kinh tế phát triển có thể học nâng cao lên trình độ sau tiến sĩ về chuyên ngành Kinh tế phát triển, Quản lí kinh tế, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh… hoặc các khóa tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế phát triển chuyên sâu hơn.

6.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

248

7. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

(Human Resource Management)

Mã chuyên ngành: 62 34 04 04

7.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị - Quản lí/ chuyên ngành Quản trị nhân

lực, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

7.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế vi mô, vĩ mô, quản lí

nguồn nhân lực, chính sách phát triển nguồn nhân lực để quản lí phát triển nguồn lực các cấp,

phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, xây dựng, hoàn thiện luật, chính sách phát triển

nguồn nhân lực, dự báo các vấn đề trong phát triển nguồn nhân lực, nguồn lao động cho phát

triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành và địa phương và các tổ chức xã hội nghề nghiệp;

+ Ứng dụng được kiến thức chuyên sâu và nâng cao về phân tích chi phí lợi ích, thị

trường lao động, đánh giá tác động để đánh giá, phân tích các vấn đề liên quan đến lao động,

việc làm, thất nghiệp, sử dụng lao động, ảnh hưởng của kinh tế xã hội đến nguồn nhân lực;

+ Vận dụng được kiến thức nâng cao về quản trị nhân lực và các công cụ tiên tiến, hiện

đại trong nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện các

nghiên cứu về quản trị nhân lực, đề xuất giải pháp liên quan đến phát triển nguồn lực, cải

thiện điều kiện làm việc của lao động, tăng năng suất lao động, tổ chức lao động;

+ Vận dụng được kiến thức, công cụ chuyên sâu về quản trị nhân lực, quan hệ lao động,

thị trường lao động, để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong phát triển thị trường lao động,

tổ chức thị trường lao động, điều hành, quản lí nhân sự trong các tổ chức kinh tế xã hội và

nghề nghiệp;

+ Phân tích được kiến thức chuyên sâu về quản trị nhân lực, kinh tế phát triển, kết hợp

với hiểu biết sâu về thực tiễn để, giải quyết các vấn đề mới, phát triển các lý thuyết, bổ sung

các phương pháp mới trong nghiên cứu về quản trị nhân lực, đóng góp hiệu quả trong giải

quyết các vấn đề thực tiễn về quản trị, quản lí nguồn nhân lực;

7.1.2. Về kỹ năng

+ Có khả năng phát hiện, khuyến cáo các vấn đề cần giải quyết trong quản trị nhân lực,

phát triển các ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện, chuyển giao các đề tài nghiên cứu, dự án liên

quan đến quản trị nhân lực;

+ Vận dụng thành thạo, sáng tạo và phát triển các công cụ, kiến thức toán, phần mềm chuyên

ngành để khảo sát, phân tích, đánh giá, đề xuất các vấn đề trong lĩnh vực quản trị nhân lực;

+ Có năng lực xây dựng, đánh giá, phản biện, khuyến cáo, chỉnh sửa và hoàn thiện

chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nhân lực, lao động;

+ Có khả năng độc lập tư duy để phân tích, đánh giá và dự báo các vấn đề trong lĩnh

vực quản trị nhân lực;

249

+ Có năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong nghiên cứu và giải quyết các vấn

đề quản trị nhân lực;

+ Có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần hợp tác, phát triển làm việc nhóm, có kỹ

năng quản lí lãnh đạo;

+ Có khả năng tập hợp và tổ chức thực hiện các đề tài và chương trình nghiên cứu quản

lí, quản trị nhân lực với vai trò lãnh đạo; có đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học và

hoạt động chuyên môn liên quan đến quản trị nhân lực;

+ Có kỹ năng viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo;

+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh đạt trình độ tương đương cấp độ B2

khung tham chiếu châu Âu;

+ Sử dụng thành thạo tin học trong tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ chuyên môn

và cuộc sống.

7.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tự tin, chủ động, sáng tạo;

+ Có khả năng thích ứng tốt, chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong

các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng;

+ Say mê nghiên cứu và có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao;

+ Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng, có ý thức

trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và môi trường.

7.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp bậc tiến sĩ ngành Quản trị nhân lực có thể công tác trong

các các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo sau:

+ Nghiên cứu viên cao cấp, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, giảng viên tại các viện

nghiên cứu, trường đại học;

+ Cố vấn, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực quản trị nhân lực;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp;

+ Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn trong các tổ chức phi chính phủ.

7.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

Người có bằng tiến sĩ Quản trị nhân lực có thể học nâng cao lên trình độ sau tiến sĩ về

chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lí kinh tế, Phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh…

hoặc tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước về các vấn đề quản trị nhân lực chuyên sâu hơn.

7.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

250

+ Chương trình Quản trị nhân lực bậc tiến sĩ, ĐHTH York, Canada.

+ Chương trình Quản trị nhân lực bậc tiến sĩ, ĐHTH Wisconsin, Hoa Kỳ.

+ Chương trình Quản trị nhân lực bậc tiến sĩ, ĐHTH Texas, Hoa Kỳ.

+ Chương trình Kinh tế lao động và Quản trị nhân lực bậc tiến sĩ của ĐHTH

Chulalongkorn, Thái Lan.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P.TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

251

KHOA NÔNG HỌC

8. CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

(Plant Protection)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 12

8.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

8.1.1. Về kiến thức

+ Hệ thống hóa được một số vấn đề quan trọng trong khoa học bệnh cây (phân loại, biện

pháp quản lí, tương tác với cây trồng) của các nhóm tác nhân gây bệnh cây chính (nấm, vi

khuẩn và virus);

+ Hệ thống hóa được một số vấn đề quan trọng trong khoa học côn trùng (mô hình biến

động số lượng, phòng chống, đa dạng sinh học, sinh thái và phân loại);

+ Tạo ra tri thức khoa học mới về một hay một số lĩnh vực liên quan đến khoa học bảo

vệ thực vật dựa trên các bằng chứng thực nghiệm.

8.1.2. Về kỹ năng

+ Chủ động và chuyên nghiệp trong thiết kế, tổ chức thực hiện và thực hiện các đề tài,

dự án về bảo vệ thực vật;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực

nông nghiệp, bảo vệ thực vật. Trình độ tiếng Anh đạt mức tối thiểu B2, khung tham chiếu

châu Âu hoặc tương đương.

8.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao với cộng đồng và

xã hội, đặc biệt về bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, sức khỏe cộng đồng.

8.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ thực vật có thể công tác

trong các lĩnh vực sau:

+ Trường đại học và viện nghiên cứu về nông nghiệp;

+ Cơ quan quản lí nhà nước về nông nghiệp;

+ Tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp;

+ Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

252

8.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

Có thể tiếp tục nghiên cứu và học tập các chương trình đạo tạo bậc sau tiến sĩ (Postdoc)

tại các cơ sở trong và ngoài nước.

8.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

253

9. CHUYÊN NGÀNH DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

(Plant Genetics and Breeding)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 11

9.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

9.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng thành thạo những phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền và chọn

giống cây trồng;

+ Tổng hợp kiến thức chuyên môn nâng cao và sâu về di truyền và chọn giống cây trồng

và vận dụng chúng trong tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn.

9.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực thuộc chuyên môn di truyền và chọn

giống cây trồng;

+ Có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành di truyền và

chọn giống cây trồng và trồng trọt;

+ Có khả năng khai thác tài liệu, tổng hợp kiến thức chuyên môn và tự nghiên cứu;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và quản lí nhóm nghiên cứu;

+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và công việc chuyên môn (trình độ B2, khung

tham chiếu châu Âu hoặc tương đương);

+ Sử dụng thành thạo các chương trình tin học liên quan đến chuyên ngành;

+ Có khả năng bảo vệ chính kiến và phản biện độc lập trong lĩnh vực khoa học.

9.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp tốt;

+ Có ý thức trách nhiệm của công dân đối với các vấn đề xã hội, pháp luật, kinh tế và

môi trường;

+ Có tinh thần hợp tác, tư duy về phát triển bền vững;

+ Đảm bảo sức khỏe phục vụ công tác.

9.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ngành nông nghiệp (chuyên ngành Di truyền và

Chọn giống cây trồng) có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ kỹ thuật, tư vấn, quản lí, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực di truyền và

chọn giống cây trồng, nông học;

+ Cơ quan quản lí, doanh nghiệp, xí nghiệp liên quan đến giống cây trồng và nông học;

254

+ Viện, trung tâm nghiên cứu, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến giống cây

trồng và nông học;

+ Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp …;

+ Hội/ hiệp hội nghề nghiệp;

+ Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực giống cây trồng.

9.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN

ÁN TIẾN SĨ

Tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu về khoa học cây trồng, di truyền và chọn

giống cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học… ở trình độ sau tiến sĩ (Postdoc) tại các

cơ sở trong và ngoài nước.

9.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

255

10. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

(Crop Science)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 10

10.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

10.1.1. Về kiến thức

+ Phân tích, tổng hợp được kiến thức về mối quan hệ sinh trưởng, phát triển và điều kiện ngoại cảnh với năng suất và chất lượng cây trồng, cơ chế thích nghi của cây trồng với stress làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất cây trồng;

+ Phân tích được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng của cây trồng, khả năng thích ứng của cây trồng và sản xuất cây trồng. Vận dụng được lý thuyết trong nghiên cứu về khoa học cây trồng, sản xuất cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nông nghiệp bền vững;

+ Phân tích được những kiến thức về hệ thống canh tác, phương thức canh tác, công nghệ trong canh tác vùng nhiệt đới nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và sản xuất cây trồng bền vững;

+ Hiểu và vận dụng được kiến thức về sản xuất hạt giống và cây giống đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam;

+ Phân tích được nguyên lý và ứng dụng phần mềm máy tính vào việc mô phỏng ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng; dự báo năng suất cây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu;

+ Vận dụng những lý luận cơ bản của ngành để phân tích đánh giá hiện trạng, trên cơ sở đó đặt ra giả thuyết thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu, triển khai nghiên cứu tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu để tìm ra những phát hiện mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

10.1.2. Về kỹ năng

+ Vận dụng tốt kiến thức về nông nghiệp khi giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học cây trồng. Thành thạo trong việc phát hiện, phân tích các vấn đề về khoa học cây trồng trong thực tiễn sản xuất;

+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo thiết bị nghiên cứu. Triển khai các nội dung nghiên cứu với phương pháp phù hợp, tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu;

+ Tổng hợp và phân tích tốt hiện trạng và xu hướng phát triển của sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Chủ động trong định hướng nghiên cứu, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn và xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung trong lĩnh vực chuyên ngành. Sáng tạo trong nghiên cứu và sẵn sáng thay đổi trong nghề nghiệp;

+ Chủ động, tự tin làm chủ trong nghiên cứu và giao tiếp chuyên môn. Linh hoạt trong ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng. Có khả năng tổ chức, hướng dẫn khoa học. Thành thạo tìm kiếm, phân tích và khai thác thông tin khoa học cây trồng, tổng hợp viết báo cáo khoa học, quản lí ra quyết định kịp thời và phù hợp với hoàn cảnh;

256

+ Giao tiếp thành thạo bằng tiếng anh với người nước ngoài. Tra cứu, dịch tài liệu tiếng anh thành thạo đạt trình độ B2 khung châu Âu hoặc tương đương.

+ Thành thạo các thao tác trong sử dụng phần mềm Word, Excel và các phần mềm thống kê tin học. Sử dụng thành thạo tin học trong quản lý dữ liệu trong khoa học cây trồng.

10.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp, trung thực, khách quan trong các nghiên cứu khoa học. Có trách nhiệm và khả năng hợp tác trong công việc. Tôn trọng chia sẻ thông tin và cập nhật thông tin. Có niềm tin và đam mê trong nghề;

+ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp. Có lối sống lành mạnh, trung thực, hòa đồng.

10.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học cây trồng/ chuyên ngành Khoa học cây trồng có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

+ Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các trung tâm nghiên cứu về nông lâm nghiệp…;

+ Chuyên gia, tư vấn cho các dự án, chương trình về Nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn…;

+ Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân về sản xuất và kinh doanh cây trồng và các sản phẩm nông lâm nghiệp;

+ Cán bộ quản lí: Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các bộ, sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, Hội Làm vườn, Hội Nông dân,…).

10.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

+ Tham gia chương trình đào tạo Postdoc ngành Khoa học cây trồng, các hội thảo quốc tế và trong nước, đào tạo ngắn hạn nâng cao trong lĩnh vực khoa học cây trồng tại các cơ sở đào tạo như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Thái Nguyên, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

10.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Crop Science, NC State University, Hoa Kỳ.

+ Crop Science, Oklahoma State University, Hoa Kỳ.

+ Biological Science, Ohio University, Hoa Kỳ.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

257

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

11. CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT (Soil Science)

Mã chuyên ngành: 62 62 01 03

11.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

11.1.1. Về kiến thức

+ Ứng dụng được kiến thức về đất nhiệt đới và đất ngập nước, xử lý đất ô nhiễm bằng

biện pháp sinh học, chẩn đoán dinh dưỡng và hệ thống quản lí dinh dưỡng tổng hợp cho cây

trồng trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể;

+ Phân tích, đánh giá được công tác quản lí và sử dụng đất nhiệt đới và đất ngập nước,

sử dụng phân bón cho cây trồng, các biện pháp xử lý ô nhiễm đất và các biện pháp đặc thù để

giải quyết các vấn đề của ngành khoa học đất;

+ Có khả năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích, đánh giá được các nghiên cứu khoa học

thuộc chuyên ngành khoa học đất; Vận dụng được các phương pháp tiên tiếnvà sáng tạo các

phương pháp mới để giải quyết các vấn đề của ngành khoa học đất.

11.1.2. Về kỹ năng

+ Phân tích, đánh giá được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực khoa học đất;

+ Có tư duy khoa học, logic, tự động cập nhật và sáng tạo ra giải pháp cho các vấn đề

mới, phát sinh của ngành khoa học đất;

+ Tự động cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến cũng như các vấn đề đặt ra

trong nghiên cứu và ứng dụng của ngành khoa học đất;

+ Phối hợp linh hoạt các kiến thức chuyên ngành với kinh nghiệm thực tiễn để giải

quyết các vấn đề trong ngành khoa học đất;

+ Có khả năng sáng tạo giải pháp trong giải quyết các vấn đề của ngành khoa học đất;

+ Có khả năng làm việc độc lập trong nghiên cứu khoa học, triển khai và giải quyết các

vấn đề chuyên môn ngành khoa học đất;

+ Có khả năng phối hợp làm việc theo nhóm; Phối hợp các thành viên trong nhóm cùng

lập kế hoạch và chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của ngành khoa học đất;

+ Có khả năng chủ trì, đứng đầu các nhóm nghiên cứu, giải quyết các vấn đề nội bộ,

kiểm tra và giám sát nhân sự, thẩm định các kế hoạch chuyên môn;

+ Sử dụng thành thạo bằng tiếng Anh trong giao tiếp xã hội và trao đổi các vấn đề

chuyên môn của ngành khoa học đất (đạt tối thiểu mức B2 Khung tham chiếu châu Âu hoặc

tương đương);

258

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng trong đó có một số tính năng

phân tích dữ liệu nâng cao, khai thác và sử dụng tốt mạng internet và các phần mềm GIS,

ALIS, IRRISTAT, SAS… trong việc giải quyết các nhiệm vụ của ngành khoa học đất;

+ Có khả năng giao tiếp, truyền đạt chuyên môn tốt cho cộng đồng và khả năng diễn đạt

(viết, nói) mạch lạc các vấn đề của ngành khoa học đất.

11.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiêm chỉnh

chấp hành đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

+ Chủ động, tích cực, trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

cũng như hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học đất;

+ Có trách nhiệm với xã hội, có ý thức kỷ luật và tinh thần xây dựng xã hội.

11.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi được cấp bằng Tiến sĩ ngành Khoa học đất có thể công tác trong các

lĩnh vực sau:

+ Cán bộ, chuyên viên, lãnh đạo tại các cơ quan chuyên môn tại Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục

và Đào tạo hay phụ trách công tác chuyên môn tại các cơ quan Trung ương;

+ Lãnh đạo các phòng, ban tại các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài

nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố; các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã;

+ Chuyên viên và lãnh đạo tại các công ty nghiên cứu và sản xuất phân bón;

+ Chuyên viên và lãnh đạo tại các công ty về môi trường;

+ Chuyên viên và lãnh đạo các viện nghiên cứu chuyên ngành thổ nhưỡng, khoa học đất;

+ Giảng viên tại các trường đại học, học viện;

+ Nghiên cứu viên tại các phòng phân tích đất và môi trường.

11.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tiến sĩ ngành Khoa học đất có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học

thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Postdoc ngành Khoa học đất, Nông hoá - Thổ nhưỡng;

+ Tiến sĩ Khoa học ngành Khoa học đất.

11.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Graduate student learning outcomes assessment plan, truy cập tại

http://www.cropsoil.uga.edu/info/review/2006/pdf/appendices/grad_student_LOAP.pdf, ngày

5/5/2015. The University of Georgia College of Agricultural and Environmental Sciences.

259

+ Graduate program student learning outcomes, Crop and Soil science, Washington

state University, USA.

+ Graduate student learning outcomes and competencies, Soil and Water science,

University of Florida, USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS. TS. CAO VIỆT HÀ

260

12. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

(Water Resources Engineering)

Mã chuyên ngành: 62 85 02 12

12.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

15.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được phương pháp luận về khoa học trong quản lí và sử dụng nước. Ứng

dụng được các công nghệ hiện đại trong công tác quản lí và sử dụng tài nguyên nước;

+ Áp dụng được mô hình thống kê trong hệ thống tự nhiên và công trình kỹ thuật tài

nguyên nước;

+ Vận dụng được kiến thức về lưu vực để kiểm soát môi trường nước. Tính toán được

tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng nước;

+ Phân tích, đánh giá, vận dụng được các nguyên lý và quy luật cơ bản của chuyển vận

nước trong khí quyển, trên bề mặt và dưới mặt đất, chú trọng đặc tính của vùng nhiệt đới,

phục vụ mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các hệ thống nông nghiệp có tưới,

các vùng đất khô hạn;

+ Phân tích, đánh giá được các kết quả nghiên cứu về tưới và quản lí nước trong nông

nghiệp; thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm nước. Phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của chế độ

tưới tiết kiệm nước tới năng suất, chất lượng cây trồng, đặc tính của đất;

+ Phân tích, đánh giá được các kết quả nghiên cứu về quản lí tổng hợp đặc tính thủy văn

của lưu vực, vùng đồng bằng; tham gia lập kế hoạch nhằm sử dụng nước bền vững. Phân tích,

đánh giá được các vấn đề môi trường và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tưới, tiêu

nước, cây trồng, đa dạng sinh học;

+ Ứng dụng được các giải pháp mới trong chuyên ngành kỹ thuật tài nguyên nước ở Việt

Nam. Sáng tạo các giải pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh của kỹ thuật tài nguyên nước.

12.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ công tác quản lí và

sử dụng nước;

+ Tích hợp được các kỹ năng nghề nghiệp trong phát hiện và xử lý các vấn đề chuyên

môn của ngành kỹ thuật tài nguyên nước;

+ Hoàn thiện và phát triển các kiến thức nhằm nâng cao năng lực bản thân và vận dụng

vào công tác chuyên môn;

+ Cập nhật được thông tin chính trị - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước; Thích

ứng với tình hình chính trị - an ninh - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Kết nối và giải

quyết được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lí và sử dụng nước;

261

+ Sáng tạo đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác quản lí và sử dụng nước và các vấn

đề liên quan;

+ Có khả năng xây dựng kế hoạch và viết báo cáo về lĩnh vực quản lí và sử dụng nước;

có khả năng thuyết trình trước đám đông, truyền cảm hứng tới người nghe;

+ Có khả năng phối hợp làm việc theo nhóm; thích ứng với các công việc do nhóm

đề xuất;

+ Có khả năng sắp xếp tổ chức nhân sự; phối hợp điều hành các hoạt động thuộc

chuyên môn;

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong trao đổi chuyên môn (đạt trình độ tối thiểu B2,

khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương);

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành và công nghệ viễn thám trong

xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và môi trường.

12.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lạp truờng chính trị vững vàng; có ý thức tổ chức kỷ luạ t tốt;

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao; Trung thực trong nghiên cứu khoa

học; Trung thực trong báo cáo với cấp trên và đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiẹm với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của

Đảng và Nhà nước.

12.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngành Kỹ thuật tài nguyên nước có thể công tác trong các lĩnh vực quản lí, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước tại các địa chỉ sau:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ;

+ Tổng cục Quản lí đất đai, Viện Khoa học thủy lợi, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện Quy hoạch thủy lợi, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh thành phố;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lí đô thị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các quận, huyện, thị xã;

+ Tổng Công ty Tài nguyên môi trường, Công ty khai thác công trình thủy lợi;

+ Giảng viên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước, Thủy lợi - Thủy điện, Quản lí đất đai… tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

12.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người có bằng tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước có thể học nâng cao lên

trình độ sau tiến sĩ về Quản lí nguồn nước, Kỹ thuật tài nguyên nước hoặc các khóa tập huấn

262

ngắn hạn trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan Quản lí nguồn nước, Kỹ thuật tài

nguyên nước chuyên sâu hơn.

12.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

+ Kỹ thuật tài nguyên nước, ĐH Guelph, Canada.

+ Kỹ thuật đất và nước, ĐH Georgia, USA.

+ Quản lý tài nguyên nước, ĐH New Hampshire, USA.

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS. TS. CAO VIỆT HÀ

263

13. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

(Land Management)

Mã chuyên ngành: 62 85 01 03

13.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

13.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được phương pháp luận về khoa học trong quản lí và sử dụng đất đai. Ứng

dụng được các công nghệ hiện đại trong công tác quản lí và sử dụng tài nguyên đất đai;

+ Thiết kế và đánh giá được hệ thống quản lí đất đai hiện đại;

+ Lập và dự báo được nhu cầu sử đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả cho một vùng

lãnh thổ;

+ Phân tích, đánh giá được hiệu quả ứng dụng các công nghệ trắc địa và tin học trong

công tác quản lí đất đai;

+ Xây dựng được cơ sở dữ liệu và hoàn thiện các dữ liệu về chính sách đất đai và sử

dụng đất;

+ Tổng hợp kiến thức chuyên sâu và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học để

giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành quản lí đất đai.

13.1.2. Về kỹ năng

+ Sử dụng thành thạo trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ công tác quản lí đất đai;

+ Tích hợp được các kỹ năng nghề nghiệp trong phát hiện và xử lý các vấn đề chuyên

môn của ngành quản lí đất đai;

+ Đề xuất được những giải pháp cải tiến chính sách, công nghệ trong lĩnh vực quản lí sử

dụng đất đai;

+ Có khả năng phát hiện vấn đề và phát triển kiến thức trong công tác quản lí đất đai;

+ Có khả năng đáp ứng và giải quyết được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản

lí sử dụng đất đai;

+ Sáng tạo vận dụng các kiến thức chuyên sâu giải quyết những công việc chuyên môn

của ngành quản lí đất đai và các vấn đề khác liên quan;

+ Cập nhật thông tin chính trị - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng

được kế hoạch và phát triển công việc trong lĩnh vực quản lí đất đai;

+ Điều hành tốt công việc theo nhóm; giải quyết các công việc do nhóm đề xuất;

+ Sắp xếp tổ chức nhân sự; điều hành tốt các hoạt động chuyên môn.

+ Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong trao đổi chuyên môn (Đạt trình độ tối thiểu mức

B2 - khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương);

264

+ Sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành.

13.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt;

+ Yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao; Trung thực trong báo cáo với cấp

trên và đồng nghiệp;

+ Có ý thức trách nhiệm với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của

Đảng và Nhà nước.

13.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lí đất đai có thể đảm nhận các

vị trí chuyên viên, lãnh đạo tại các cơ quan sau:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học

và Công nghệ;

+ Tổng cục Quản lí đất đai, Viện nghiên cứu Quản lí đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và

Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản

đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…

+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng

các tỉnh thành phố;

+ Tổng Công ty Tài nguyên môi trường, các công ty đo đạc thành lập bản đồ;

+ Giảng viên ngành Quản lí đất đai, Địa chính tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

13.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tiến sĩ ngành Quản lý đất đai có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học

thuộc các ngành và chuyên ngành sau:

+ Postdoc ngành Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên thiên nhiên;

+ Các khóa tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước về các vấn đề chuyên sâu có liên

quan trong lĩnh vực Quản lý đất đai và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

13.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

P. TRƯỞNG KHOA (đã ký)

PGS. TS. CAO VIỆT HÀ

265

KHOA THÚ Y

14. CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI

(Veterinary Pathology and Therapeutics)

Mã chuyên ngành: 62 64 01 02

14.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

14.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được khối kiến thức chung để lý giải và lập luận những vấn đề thực tiễn xã

hội đặt ra cho ngành thú y;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển được kiến thức chuyên ngành như: các rối loạn bệnh

lý, cách dùng thuốc trong điều trị bệnh ở động vật, biện pháp phòng trị để phục vụ công tác lập

kế hoạch sản xuất, xây dựng, đề xuất quy trình phòng và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao;

+ Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển được kiến thức về tổng hợp kiến thức về chẩn

đoán và điều trị học, đặc điểm bệnh lý, cơ chế sinh bệnh, điều chỉnh rối loạn chức năng ở từng

khí quan trong cơ thể bệnh súc, để lựa chọn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi

trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

+ Xây dựng và phát triển được kiến thức chuyên ngành và thực tiễn để phân tích, tổng

hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thú y;

+ Vận dụng được kiến thức chuyên ngành nâng cao như: viêm và các tổn thương của

viêm, các rối loạn bệnh lý, điều chỉnh rối loạn chức năng ở từng khí quan trong cơ thể bệnh

súc, cách dùng thuốc trong điều trị bệnh ở động vật, biện pháp phòng trị;

+ Giải thích, đánh giá, phân tích được chiến lược, xây dựng các chương trình, dự án, kế

hoạch và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia

súc, gia cầm; và hiệu quả cho các nghiên cứu và tổ chức sản xuất;

+ Có khả năng tổng hợp và phân tích các yếu tố liên quan đến chuyên ngành như: hoạch

toán lợi nhuận, bối cảnh xã hội, yếu tố rủi do, thông tin bất lợi… đến hoạt động sản xuất của

ngành chăn nuôi thú y, liên quan đến lĩnh vực thú y;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển được các kiến thức chuyên ngành để thiết lập, xây

dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, hình thành năng lực sáng tạo, phát

triển nghề nghiệp trong tương lai. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề mới

nảy sinh liên quan đến lĩnh vực thú y.

266

14.1.2. Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo và chuyên nghiệp các kỹ thuật hiện đại phục vụ nghiên cứu

bệnh lý học và chữa bệnh động vật ứng dụng trong xét nghiệm, chẩn đoán,phòng và điều trị

bệnh cho vật nuôi;

+ Có khả năng khai thác, tổng hợp kiến thức chuyên môn về bệnh lý và chữa bệnh động

vật, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học thuộc chuyên ngành đã

được đào tạo ứng dụng kiến thức và hiểu biết vào thực tiễn sản xuất;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, phân tích, quản lí, tổ chức điều hành các hoạt động sản

xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thú y; Nghiên cứu khoa học độc lập; sử dụng thành thạo

chuyên nghiệp các công cụ, trang thiết bị phục vụ cho học tập và nghiên cứu sâu về bệnh lý

thú y và chữa bệnh động vật;

+ Xây dựng, đánh giá, phản biện các dự án chăn nuôi, thú y, các kết quả nghiên cứu của

các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước về bệnh lý và chữa bệnh động vật hoặc có liên quan

đến chuyên ngành;

+ Có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn cụ thể, sử dụng thành thạo các

phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền thông hợp tác và làm việc với cộng đồng, có khả

năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, tin học ứng dụng và sử dụng

thành thạo Internet trong cập nhật và xử lý thông tin;

+ Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và chuyên môn, trình độ tiếng anh đạt B2 -

khung châu Âu hoặc tương đương.

14.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt phù hợp với

các chuẩn mực của xã hội; Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, cẩn thận, khách

quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương

đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi.

+ Chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm

với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc; Hiểu biết vai trò của

ngành thú y đối với cộng đồng để nâng cao giá trị cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

+ Tự tin về chuyên môn bệnh lý và chữa bệnh động vật và thú y, đương đầu với khó

khăn, nhiệt tình, say mê sáng tạo và khát vọng vươn lên trở thành chuyên gia, nhà lãnh đạo

chuyên môn; sẵn sàng làm việc độc lập, khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để

nâng cao hiệu quả làm việc.

14.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành thú y có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

267

+ Quản lí trang trại, các trung tâm nghiên cứu (Kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi);

cán bộ quản lí;

+ Nghiên cứu và giảng dạy về bệnh lý và chữa bệnh động vật trong lĩnh vực thú y

(viện nghiên cứu, quản lí nghiên cứu), trong các trường đại học, cao đẳng.

14.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành bệnh lý và chữa bệnh động vật, người học có

thể tiếp tục học và nghiên cứu ở trình độ sau tiến sĩ (Postdoc) về thú y tại các cơ sở trong và

ngoài nước.

14.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

268

15. CHUYÊN NGÀNH DỊCH TỄ HỌC THÚ Y

(Veterinary Epidemiology)

Mã chuyên ngành: 62 64 01 08

15.1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

15.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được khối kiến thức chung để lý giải và lập luận những vấn đề thực tiễn xã

hội đặt ra cho ngành thú y;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển kiến thức chuyên ngành như: vi sinh vật thú y,

bệnh truyền nhiễm gia súc, bệnh lý, dịch tễ học thú y, miễn dịch học thú y, các vấn đề liên

quan đến đo lường tần số bệnh trong dịch tễ học, điều tra dịch tễ học, thiết kế mẫu trong dịch

tễ học, phòng bệnh và khống chế dịch bệnh, các vấn đề về liên quan đến vaccine, sản xuất

vaccine và các chế phẩm sinh học, để phục vụ công tác lập kế hoạch quản lí nhà nước về

phòng chống dịch bệnh;

+ Xây dựng, đề xuất được quy trình phòng và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, biện pháp

khống chế bệnh truyền nhiễm, các giai đoạn trong chương trình khống chế dịch bệnh, hiệu

quả kinh tế trong phòng chống dịch bệnh;

+ Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển kiến thức về tổng hợp kiến thức về công nghệ

sinh học và công nghệ vi sinh, sinh học phân tử trong định loại vi sinh vật và sản xuất các chế

phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thú y để lựa chọn, đánh giá các

yếu tố nguy cơ, vệ sinh môi trường chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe của con người;

+ Xây dựng và phát triển kiến thức chuyên ngành và thực tiễn để phân tích, tổng hợp và

giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thú y, đặc biệt là dịch tễ

học thú y;

+ Giải thích, đánh giá, phân tích chiến lược, xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và

đề xuất giải pháp có tính thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển các kiến thức chuyên ngành để thiết lập, xây dựng

và triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, hình thành năng lực sáng tạo, phát triển

nghề nghiệp trong tương lai. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề mới nảy

sinh liên quan đến lĩnh vực thú y.

15.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo các nguyên tắc hiện đại trong nghiên cứu dịch tễ học thú y, ứng dụng

trong kiểm soát dịch bệnh và khống chế dịch bệnh cho vật nuôi và triển khai các kết quả

nghiên cứu dịch tễ học vào thực tiễn sản xuất;

269

+ Có khả năng khai thác, tổng hợp kiến thức chuyên môn, phát hiện và giải quyết những

vấn đề mới có ý nghĩa khoa học thuộc chuyên ngành dịch tễ học thú y được đào tạo có thể

làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước;

+ Có khả năng hoạch định chính sách hoặc các phương án phòng chống dịch bệnh cho

quốc gia hoặc từng vùng như một tỉnh, huyện, xã hay trang trại lớn;

+ Có khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo, ứng dụng, khai thác và nghiên cứu,

phát triển chuyên môn chuyên môn; chủ động học và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh

vực dịch tễ học thú y nói riêng và thú y nói chung;

+ Có kỹ năng tự lập kế hoạch, tổ chức, xây dựng và đánh giá kết quả công việc chuyên

môn về thú y được giao. Có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong lĩnh

vực thú y, sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, nghe, điện

thoại, thư tín),

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, thành thạo các phần mềm như

Quantum Giss ứng dụng trong vẽ bản đồ dịch tễ, tin học ứng dụng và sử dụng thành thạo

Internet trong cập nhật và xử lý thông tin;

+ Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và chuyên môn, trình độ tiếng anh đạt B2 -

khung châu Âu hoặc tương đương.

15.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt phù hợp với

các chuẩn mực của xã hội;

+ Trung thực, cẩn thận, khách quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm

vụ chuyên môn; có tình yêu thương đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa

cho vật nuôi

+ Chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm

với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tọc; Hiểu biết vai trò của

ngành thú y đối với cộng đồng để nâng cao giá trị cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

+ Tự tin về chuyên môn thú y, đương đầu với khó khăn, nhiệt tình, say mê sáng tạo và

khát vọng vươn lên trở thành chuyên gia, nhà lãnh đạo chuyên môn; sẵn sàng làm việc độc

lập, khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc.

15.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành thú y có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Quản lí dịch bệnh động vật của địa phương, vùng, hay quốc gia (cán bộ quản lí, cán

bộ dịch tễ tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thú y);

+ Khuyến nông (tư vấn, đào tạo, tập huấn về thú y);

+ Nghiên cứu và giảng dạy về dịch tễ học thú y trong lĩnh vực thú y (Viện, trung tâm và

công ty); trong các trường đại học, cao đẳng.

270

15.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành thú y, người học có thể tiếp tục học chương

trình sau tiến sĩ (Postdoc) và làm nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ học thú y tại các cơ sở

trong và ngoài nước.

15.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA (đã ký)

TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

271

16. CHUYÊN NGÀNH SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC

(Veterinary Theriogenology)

Mã chuyên ngành: 62 64 01 06

16. 1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

16.1.1. Về kiến thức

+ Vận dụng được khối kiến thức chung để lý giải và lập luận những vấn đề thực tiễn xã

hội đặt ra cho ngành thú y;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển kiến thức chuyên ngành như: Sinh lý sinh sản, bản

chất sinh học quá trình sinh sản, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm chủ động điều khiển

hoạt động sinh sản;

+ Nghiên cứu những bệnh sinh sản mới, các phương pháp thụ tinh nhân tạo gia súc - gia

cầm và giải pháp phòng trị bệnh, từ đó xây dựng, đề xuất quy trình phòng và điều trị các bệnh

sinh sản đạt hiệu quả cao;

+ Xây dựng và phát triển kiến thức chuyên ngành và thực tiễn được để phân tích, tổng

hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan đến lĩnh vực thú y đặc biệt là

sinhh sản và bệnh sinh sản;

+ Tổng hợp và khái quát kiến thức chuyên ngành nâng cao như: bệnh viêm vú bò sữa,

bệnh viêm tử cung ở trâu, bò, lợn, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, kỹ thuật khai

thác trứng và phôi, hormone và chế phẩm hormone ứng dụng trong sinh sản… lựa chọn biện

pháp phòng và trị các bệnh sinh sản đạt hiệu quả cao, lựa chọn giới tính cho vật nuôi theo yêu

cầu thực tiễn;

+ Giải thích, đánh giá, phân tích chiến lược, xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch

và đề xuất giải pháp có tính thực tiễn trong công tác phát triển đàn vật nuôi;

+ Nghiên cứu, áp dụng và phát triển kiến thức chuyên ngành để thiết lập, xây dựng và

triển khai các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thú y, hình thành năng lực sáng tạo, phát triển

nghề nghiệp trong tương lai; có khả năng tổng hợp và phân tích các yếu tố liên quan đến

chuyên ngành như: hoạch toán lợi nhuận, bối cảnh xã hội, yếu tố rủi do, thông tin bất lợi…

đến hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi thú y.

16.1.2. Về kỹ năng

+ Thành thạo các nguyên tắc trong nghiên cứu lâm sàng, phi lâm sàng về sinh sản và

bệnh sinh sản, Thực hiện tốt các thao tác kỹ thuật hiện đại ứng dụng cho nghiên cứu sinh sản

và bệnh sinh sản cho vật nuôi; ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

sản xuất. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh liên quan đến

lĩnh vực thú y;

272

+ Có khả năng khai thác, tổng hợp kiến thức chuyên môn, phát hiện và giải quyết những

vấn đề mới có ý nghĩa khoa học thuộc chuyên ngành được đào tạo; từ đó khuyến cáo và quyết

định các chính sách hiệu quả cho các nghiên cứu liên quan đến nhân giống vật nuôi, bảo đảm

tính đa dạng sinh học của chuyên ngành sinh sản cũng như lĩnh vực thú y;

+ Xây dựng, đánh giá, phản biện các dự án chăn nuôi, thú y, kết quả nghiên cứu cấp

tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước có liên quan đến chuyên ngành sinh sản và bệnh sinh sản, cũng

như các lĩnh vực có liên quan đến ngành thú y;

+ Có khả năng ứng dụng, khai thác và nghiên cứu, phát triển chuyên môn chuyên môn;

chủ động học và tự học tập nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y

+ Khuyến cáo và đánh giá trách nhiệm, tác động của việc phát triển đàn vật nuôi đối với

sức khỏe và môi trường của xã hội. Dự báo yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành sinh sản

và bệnh sinh sản trong phát triển đàn vật nuôi;

+ Có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực thú y, có khả

năng làm việc và nghiên cứu độc lập và làm việc nhóm - Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao

tiếp và chuyên môn; trình độ tiếng anh đạt B2 - khung châu Âu hoặc tương đương).

16.1.3. Về phẩm chất đạo đức

+ Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt phù hợp với

các chuẩn mực của xã hội; Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, cẩn thận, khách

quan, chuyên nghiệp, công bằng khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; có tình yêu thương

đối với động vật; nhiệt tình và trách nhiệm khi cứu chữa cho vật nuôi;

+ Chấp hành các quy định của Nhà nước và pháp luật, sống và làm việc có trách nhiệm

với cộng đồng và xã hội; trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc; Hiểu biết vai trò của

ngành thú y đối với cộng đồng để nâng cao giá trị cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người;

+ Tự tin về chuyên môn thú y, đương đầu với khó khăn, nhiệt tình, say mê sáng tạo và

khát vọng vươn lên trở thành chuyên gia, nhà lãnh đạo chuyên môn; sẵn sàng làm việc độc

lập, khoa học và sắp xếp công việc một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả làm việc.

16.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ

Người học sau khi tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành thú y có thể công tác trong các lĩnh

vực sau:

+ Chủ nhiệm hoặc là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà

nước về sinh sản và bênh sinh sản động vật;

+ Quản lí về sinh sản vật nuôi và bệnh sinh sản động vật trong các trung tâm, các cục,

vụ viện (Cán bộ quản lí, cán bộ tại các cơ quan quản lí nhà nước về lĩnh vực thú y);

+ Nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực sinh sản và bệnh sinh sản thú y trong các viện,

trung tâm nghiên cứu, trong các trường đại học, cao đẳng.

273

16.3. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI BẢO VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sĩ thú y, người học có thể tiếp tục học chương trình

sau tiến sĩ (Postdoc); tham gia nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước về lĩnh sinh sản

thú y.

16.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, CHUẨN QUỐC TẾ ĐÃ THAM KHẢO

+ Bộ Tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network).

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2015

TRƯỞNG KHOA

(đã ký)

TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

274

Chịu trách nhiệm xuất bản

NGUYỄN QUỐC OÁNH

Biên tập ĐỖ LÊ ANH

Thiết kế bìa ĐỖ LÊ ANH

Chế bản vi tính BÙI TÙNG LÂM

ISBN: 978-604-924-194-9

NXBĐHNN - 2015

In 150 cuốn, khổ 21 x 29,7 cm, tại: Công ty TNHH MTV NXB Nông nghiệp

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2026-2015/CXBIPH/07-03/ĐHNN

Quyết định xuất bản số 07/QĐ-NXB-HVN, ngày 12/8/2015

In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2015

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP

Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

Điện thoại: 043. 876. 0325 – 04. 6261. 7649

Email: [email protected]

www.vnua.edu.vn/nxb