2
OMT KHỞI XƯỚNG, GCF HỖ TRỢ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam Khi còn bé, là chị cả trong gia đình, sống cảnh sơ tán xa cha mẹ, tôi bị “buộc” phải dạy dỗ ba đứa em cùng với ba đến năm em khác, con của bạn bè bố mẹ tôi, vì thấy “cô chị” đảm nên gửi sơ tán cùng. Ấy vậy mà các em tôi còn bảo “Sao nhà mình không có thêm người nữa nhỉ? Nhà càng đông càng vui, chị lại được làm “đầu” một đàn đông hơn”. Tôi cũng không thấy việc quản lý đám nhóc tì lít nhít là khó nhọc vì ngay từ lúc đó, tôi đã thích làm cô giáo dạy các em học và chăm sóc chúng cả về tinh thần lẫn vật chất … Lúc bé ai mà chả thần tượng thầy cô giáo của mình, chỉ toàn nhìn thấy màu hồng và ao ước mình cũng “nhuốm hồng”. Ngày học đại học, hàng năm nhà trường có tổ chức các khóa học bổ túc. Năm nào tôi cũng cố gắng bổ sung cho mình một số kiến thức và kỹ năng bổ trợ. Vào năm thứ năm, tôi chọn một khóa học tâm lý sư phạm với mong muốn hiểu được tâm lý của người khác để sau này sẽ làm cô giáo dạy về chuyên ngành của mình. Khi tốt nghiệp về nước định xin về một trường đại học, nhưng có lẽ lúc đó tôi chưa có duyên với nghề giảng dạy. Thay vì môi trường sư phạm, tôi bắt đầu làm việc trong một Viện nghiên cứu của Quân đội. Do công việc nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, các đề tài đều phải được đưa vào thực tế, tôi có nhiều dịp hướng dẫn cho những chiến sỹ của các tiểu đoàn chế biến hoặc bếp ăn của các quân khu, quân đoàn trên khắp miền đất nước. Nghiệp giảng dạy và huấn luyện có lẽ “đeo bám” tôi từ đó. Lúc tham gia dự án của DANIDA cho ngành thủy sản, bản thân tôi đã được tôi luyện nhiều hơn về kỹ năng “đứng lớp”. Còn nhớ hồi đầu dự án, mỗi lần chuẩn bị đứng trước đám đông là tôi lại bị “rối loạn thần kinh thực vật”, đau bụng dữ dội. Thế nhưng khi đã bắt đầu vào lớp thì công việc cuốn hút lại làm tan biến cảm giác lo lắng và tôi say sưa thảo luận trao đổi với học viên. Cho tới bây giờ, trước mỗi lần lên lớp tôi vẫn luôn cảm thấy hồi hộp, lo lắng. Thế nhưng tôi không muốn bị mất đi cảm giác ấy, tôi không muốn mình trở nên chai sạn và vô cảm… Càng làm công tác tư vấn nhiều tôi càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để đưa vào bài giảng cho thêm phần sinh động. Chính sự sinh động đã làm cho học viên (những người vốn không quen ngồi yên một chỗ) tham gia tích cực hơn, mà học viên tích cực hơn thì giảng viên lại càng “nhiệt huyết” như “lên đồng”. Cứ như vậy học viên và giảng viên kẻ tung người hứng tạo thành những làn sóng giao thoa tương hỗ khiến các nội dung bài giảng trở nên dễ “thấm” hơn và thực tế hơn. Tôi nhớ mãi câu nói của một giảng viên người Đan Mạch dạy trong lớp quản lý đào tạo: “Hãy nhớ rằng mỗi học viên là một kênh truyền hình khác nhau. Giảng viên giống như người cầm điều khiển, cần làm sao cho các kênh đều chuyển về chung một tần số. Và cũng nên nhớ rằng con người ta chỉ tập trung trao đổi được 10 phút. Vì vậy kênh chung cũng nên chuyển đổi theo nhịp đó”. Vận dụng câu nói này, việc soạn tài liệu cho chương trình trực tuyến (OMT) cũng được cả nhóm chúng tôi cố gắng làm theo nguyên tắc “điều khiển các kênh truyền hình” sao cho người tự học cũng thấy hứng thú và đỡ nhàm chán. Các bài giảng được soạn theo “kịch bản” với giọng nói truyền cảm, nhiều hình ảnh minh họa, bài tập, bài đọc thêm, v.v. Tôi thật sự tâm huyết với lời dạy của Bác Hồ “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Cho đến giờ, tôi luôn thấy yêu công việc giảng dạy – một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Nay đã lớn tuổi, đi lại không thuận tiện như trước, nhưng tôi vẫn có thể ngồi ở nhà dạy trực tuyến và “coach” (huấn luyện) cho các giảng viên trẻ khác để tiếp tục tham gia sự nghiệp “trồng người”. Tôi thích cuộc sống luôn được vui, khỏe và có ý nghĩa như vậy. Không phủ nhận “nghề bán cháo phổi” cũng lắm nhọc nhằn, nhưng cảm giác hạnh phúc vẫn luôn chiến thắng sau mỗi khóa học khi những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân được chia sẻ cho nhiều người, góp phần tạo nên những “rừng” người có năng lực cho đất nước. 20 -11 Huỳnh Lê Tâm Giảng viên chuyên ngành hệ thống chất lượng Tản mạn nhân ngày 20/11 Bản tin đặc biệt

Chào m˜ng B˛n tin đ˙c bi˚t Ngày Nhà giáo Vi˚t Nam 20 -11 fileOMT KH˜I XƯ˛NG, GCF H˝ TR˙ Chào m˜ng Ngày Nhà giáo Vi˚t Nam Khi còn bé, là chị cả trong gia

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

OMT KHỞI XƯỚNG, GCF HỖ TRỢ

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Khi còn bé, là chị cả trong gia đình, sống cảnh sơ tán xa cha mẹ, tôi bị “buộc” phải dạy dỗ ba đứa em cùng với ba đến năm em khác, con của bạn bè bố mẹ tôi, vì thấy “cô chị” đảm nên gửi sơ tán cùng. Ấy vậy mà các em tôi còn bảo “Sao nhà mình không có thêm người nữa nhỉ? Nhà càng đông càng vui, chị lại được làm “đầu” một đàn đông hơn”. Tôi cũng không thấy việc quản lý đám nhóc tì lít nhít là khó nhọc vì ngay từ lúc đó, tôi đã thích làm cô giáo dạy các em học và chăm sóc chúng cả về tinh thần lẫn vật chất … Lúc bé ai mà chả thần tượng thầy cô giáo của mình, chỉ toàn nhìn thấy màu hồng và ao ước mình cũng “nhuốm hồng”.

Ngày học đại học, hàng năm nhà trường có tổ chức các khóa học bổ túc. Năm nào tôi cũng cố gắng bổ sung cho mình một số kiến thức và kỹ năng bổ trợ. Vào năm thứ năm, tôi chọn một khóa học tâm lý sư phạm với mong muốn hiểu được tâm lý của người khác để sau này sẽ làm cô giáo dạy về chuyên ngành của mình. Khi tốt nghiệp về nước định xin về một trường đại học, nhưng có lẽ lúc đó tôi chưa có duyên với nghề giảng dạy.

Thay vì môi trường sư phạm, tôi bắt đầu làm việc trong một Viện nghiên cứu của Quân đội. Do công việc nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, các đề tài đều phải được đưa vào thực tế, tôi có nhiều dịp hướng dẫn cho những chiến sỹ của các tiểu đoàn chế biến hoặc bếp ăn của các quân khu, quân đoàn trên khắp miền đất nước. Nghiệp giảng dạy và huấn luyện có lẽ “đeo bám” tôi từ đó.

Lúc tham gia dự án của DANIDA cho ngành thủy sản, bản thân tôi đã được tôi luyện nhiều hơn về kỹ năng “đứng lớp”. Còn nhớ hồi đầu dự án, mỗi lần chuẩn bị đứng trước đám đông là tôi lại bị “rối loạn thần kinh thực vật”, đau bụng dữ dội. Thế nhưng khi đã bắt đầu vào lớp thì công việc cuốn hút lại làm tan biến cảm giác lo lắng và tôi say sưa thảo luận trao đổi với học viên. Cho tới bây giờ, trước mỗi lần lên lớp tôi vẫn luôn cảm thấy hồi hộp, lo lắng. Thế nhưng tôi không muốn bị mất đi cảm giác ấy, tôi không muốn mình trở nên chai sạn và vô cảm…

Càng làm công tác tư vấn nhiều tôi càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để đưa vào bài giảng cho thêm phần sinh động. Chính sự sinh động đã làm cho học viên (những người vốn không quen ngồi yên một chỗ) tham gia tích cực hơn, mà học viên tích cực hơn thì giảng viên lại càng “nhiệt huyết” như “lên đồng”. Cứ như vậy học viên và giảng viên kẻ tung người hứng tạo thành những làn sóng giao thoa tương hỗ khiến các nội dung bài giảng trở nên dễ “thấm” hơn và thực tế hơn.

Tôi nhớ mãi câu nói của một giảng viên người Đan Mạch dạy trong lớp quản lý đào tạo: “Hãy nhớ rằng mỗi học viên là một kênh truyền hình khác nhau. Giảng viên giống như người cầm điều khiển, cần làm sao cho các kênh đều chuyển về chung một tần số. Và cũng nên nhớ rằng con người ta chỉ tập trung trao đổi được 10 phút. Vì vậy kênh chung cũng nên chuyển đổi theo nhịp đó”. Vận dụng câu nói này, việc soạn tài liệu cho chương trình trực tuyến (OMT) cũng được cả nhóm chúng tôi cố gắng làm theo nguyên tắc “điều khiển các kênh truyền hình” sao cho người tự học cũng thấy hứng thú và đỡ nhàm chán. Các bài giảng được soạn theo “kịch bản” với giọng nói truyền cảm, nhiều hình ảnh minh họa, bài tập, bài đọc thêm, v.v.

Tôi thật sự tâm huyết với lời dạy của Bác Hồ “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Cho đến giờ, tôi luôn thấy yêu công việc giảng dạy – một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Nay đã lớn tuổi, đi lại không thuận tiện như trước, nhưng tôi vẫn có thể ngồi ở nhà dạy trực tuyến và “coach” (huấn luyện) cho các giảng viên trẻ khác để tiếp tục tham gia sự nghiệp “trồng người”. Tôi thích cuộc sống luôn được vui, khỏe và có ý nghĩa như vậy. Không phủ nhận “nghề bán cháo phổi” cũng lắm nhọc nhằn, nhưng cảm giác hạnh phúc vẫn luôn chiến thắng sau mỗi khóa học khi những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân được chia sẻ cho nhiều người, góp phần tạo nên những “rừng” người có năng lực cho đất nước.

20 -11

Huỳnh Lê Tâm

Giảng viên chuyên ngành hệ thống chất lượng

Tản mạn nhân ngày 20/11

Bản tin đặc biệt

LỜI CHÚC GỬI CÁC ĐỒNG NGHIỆP NHÂN NGÀY 20/11

Thời gian thấm thoắt, thế là đã 16 năm tôi đứng trên bục

giảng. Nhìn lại chặng đường công tác ấy tôi thấy mình đã

trưởng thành hơn và vững vàng lên rất nhiều trong cả trình

độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên,

có một điều dường như không bao giờ thay đổi, đó chính là

cảm xúc của cá nhân tôi mỗi lần đứng trên bục giảng.

Cứ mỗi lần lên lớp giảng bài, dù đối tượng là các em sinh viên

đại học tuổi mới mười tám – đôi mươi, hay các học viên cao

học lớn tuổi, hoặc các cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm tại

các doanh nghiệp, tôi đều cảm thấy vô cùng hào hứng. Có thể

cảm nhận được rằng những điều mình truyền đạt đem lại lợi

ích và tạo hứng thú cho người học luôn là niềm vui, nguồn

động viên và khích lệ to lớn đối với tôi, khiến tôi thêm yêu và

gắn bó hơn với nghiệp giảng dạy mà mình đã lựa chọn. Tôi luôn

mong muốn mỗi bài giảng của mình có thể mang lại cho người

học những kiến thức và kỹ năng thiết thực, có ý nghĩa thực tế để

họ vận dụng cho công việc hiện tại hoặc tương lai. Muốn làm

được điều này thật không hề đơn giản, tôi thường xuyên phải nỗ

lực tìm tòi, học hỏi thêm và cố gắng đổi mới bài giảng của mình.

Tôi cho rằng, để có thể đạt được thành công, bất cứ nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi niềm đam mê và sự tâm huyết. Đối với nghiệp giảng dạy nghiên cứu nói chung và người giáo viên nói riêng, lòng tâm huyết lại càng đặc biệt quan trọng. Chỉ khi chúng ta tâm huyết với nghề, với người học, chúng ta mới có thể vượt qua hết những khó khăn, thách thức để mang lại những bài giảng hữu ích cho người học. Bản thân người học cũng rất công bằng, họ sẽ cảm nhận được sự tâm huyết của chúng ta và đáp lại bằng những tình cảm trân trọng.

Có lẽ niềm vui lớn nhất của mỗi thầy cô giáo là có được sự kính trọng và cảm phục từ học viên của mình. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin chúc tất cả các anh chị giảng viên OCD và OMT luôn có nhiều niềm vui trong cuộc sống và sự nghiệp giảng dạy của mình.

Phạm Thị ThủyGiảng viên chuyên ngành Tài chính - Kế toán Cộng tác viên OMT

Tôi đã làm việc tại Việt Nam từ đầu những năm 1990, hợp tác với Đại học Kinh tế Quốc dân để đào tạo đội ngũ giảng viên và xây dựng Viện Quản trị Kinh doanh trực thuộc trường. Sau đó tôi tiếp tục cộng tác cùng các đồng nghiệp người Việt Nam trong công tác giáo dục, đào tạo và tư vấn. Mỗi lần đến đây, tôi học được nhiều hơn, cảm thấy hiểu ít hơn (!) song đều trân trọng giá trị và niềm vui khi làm việc với người Việt Nam.

Tôi đã có rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời, song lần đầu tiên tham dự ngày Nhà giáo Việt Nam ở Hà Nội cách đây đã nhiều năm vẫn là một trong những kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Thật xúc động khi được nghe các đồng nghiệp kể chuyện về thăm lại các thầy cô giáo cũ từ hồi tiểu học, được các học trò cả mới và cũ tặng hoa, được nghe, được chứng kiến và cảm nhận những tình cảm, sự kính trọng của các em sinh viên đối với các thầy cô giáo của mình. Ở Mỹ, chúng tôi không tôn vinh giáo viên của mình theo một cách công khai như vậy. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều có thể kể tên những người thầy, người cô đã thay đổi cuộc đời mình – những người luôn tin tưởng vào chúng tôi khi không ai khác làm được như vậy, những người đã đem đến sự tự tin khi chúng tôi cần nó hay

giúp đỡ chúng tôi trong những lúc khó khăn để rồi cùng chia sẻ niềm vui khi chúng tôi có những “giây phút xuất thần”.

Sau khi trải qua ngày Nhà giáo ở Việt Nam tháng 11 năm ấy, tôi trở lại Mỹ, cố gắng tìm lại những thầy cô giáo cũ của mình và gửi cho họ những lời cảm ơn sâu sắc về những điều họ đã làm cho tôi.

Mỗi năm, ngày Nhà giáo Việt Nam và cả những người bạn Việt Nam đều gợi nhắc tôi nhớ đến và biết ơn các thầy cô giáo của mình và, tôi hy vọng rằng, cũng giúp bản thân tôi trở thành một người giáo viên tốt hơn.

I’ve worked in Vietnam since the early 1990s, helping the National Economics University train its faculty members and establish its Business School, then work-ing with Vietnamese colleagues in educa-tion, training and consulting. Each time I visit, I learn more, understand less (!), and appreciate the subtleties and joys of knowing Vietnamese people.

I’ve had many wonderful experiences but the �rst time I was in Hanoi for Teacher’s Day, many years ago, was surely one of the most meaningful experiences. To hear my colleagues talk about taking �owers to their teachers from primary school, to

have my current and former students bring me �owers, and to hear and see and feel the reverence that students hold for their teachers was remarkable. In the United States, alas, we do not celebrate our teachers in such a public way. And yet, we all can name those teachers who made a di�erence in our lives – the person who believed in us when others did not, who gave us the con�dence we needed at a certain time, or worked with us on a concept that was di�cult and then experienced our joy when we felt that “Giay Phut Xuat Than,” lightening moment of understanding.

After being in Vietnam for Teacher’s Day that November so many years ago, I returned to the United States, tried to �nd my former teachers, and wrote them notes of thanks for what they meant to me.

Teacher’s Day and my friends in Vietnam have reminded me to appreciate my own teachers each year and, I hope, have helped me become a better teacher myself.

Giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với cộng đồng Small Giants tại Mỹ, tháng 12/2010

Small Giants Community - “Những người khổng lồ bé nhỏ” là cộng đồng những công ty vừa và nhỏ xuất sắc nhất nước Mỹ, có văn hóa doanh nghiệp độc đáo và phát triển bền vững, được thành lập đầu tiên vào năm 2009 tại Mỹ. Hiện nay mô hình Small Giants đã được nhân rộng ra các nước khác như Braxin, Đức, Romania, Nhật Bản, Nam Phi, Anh và tháng 11/2010 sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam.

Nằm trong chuỗi hoạt động ra mắt cộng đồng Small Giants Việt Nam, hai công ty Alphabooks và OMT phối hợp tổ chức chương trình Safari tại Hoa Kỳ dành cho các doanh nhân, lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Tham gia chương trình này, các đại biểu sẽ giao lưu học hỏi kinh nghiệm, dự hội thảo chuyên đề, tham quan thực tế hai công ty “Small Giants” điển hình nhất tại New York & Las Vegas – Mỹ là Công ty Zappos và Citistorage - doanh nghiệp nổi bật nhất trong cộng đồng Small Giants tại Mỹ.

Đây là dịp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham quan các mô hình thành công về chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững, hùng mạnh. Chuyến đi cũng có thể được xem như phần thưởng danh giá và thiết thực, nâng cao kỹ năng và học tập thực tiễn cho cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong doanh nghiệp.

Chương trình dự kiến từ 21 đến 30 tháng 12 năm 2010, trong đó thời lượng hội thảo, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp Mỹ là 03 ngày, còn lại là thời gian đi lại và thăm quan các thành phố lớn và đón Giáng sinh trên đất Mỹ. Chi phí trọn gói dự kiến là 4550 USD/ đại biểu.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM TỪ MỘT GIÁO SƯ NGƯỜI MỸ SOME THOUGHTS ON TEACHER’S DAY FROM AN AMERICAN PROFESSOR

TS Nancy K. Napier

Giáo sư ngành Kinh doanh quốc tế,Giám đốc điều hành Liên kết doanh nghiệp Quốctế (the Global Business Consortium),Đại học Boise State, Mỹ,Thành viên Ban cố vấn Công ty OMT.

N.K.Napier, Ph.D.Professor of Management,Executive Director, the Global Business Consortium,

Cty CP Đào Tạo Quản Lý Trực Tuyến OMT

Add: 137 Chùa Láng, Hà Nội Tel: 04 3553 7799 - 0976 826 856 Email: [email protected] (anh Huy)

Cty CP sách Alpha (Alpha Books) Add: 31 lô 1A, Khu đô thị Trung Yên, Hà Nội Tel: 04 3722 6235 - 0908 776 290 Email: [email protected]