181
Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ C++ I.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Nội dung chương này giới thiệu những phần cơ bản của một chương trình C++. Một số ví dụ đơn giản để trình bày cấu trúc các chương trình C++ và cách thức biên dịch chúng. Các khái niệm cơ bản như là hằng, biến, và việc lưu trữ chúng trong bộ nhớ… I.1.1. Lập trình Máy tính số là một công cụ để giải quyết hàng loạt các bài toán lớn. Một lời giải cho một bài toán nào đó được gọi là một giải thuật (algorithm), nó mô tả một các bước cần thực hiện để giải quyết bài toán Giải thuật được diễn giải bằng các thuật ngữ trừu tượng mang tính chất dễ hiểu. Ngôn ngữ thật sự được hiểu bởi máy tính là ngôn ngữ máy. Một chương trình được viết bằng bất kỳ một ngôn ngữ nào khác thì trước hết cần được dịch sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và thực thi nó. Ngôn ngữ máy rất khó hiểu đối với lập trình viên vì thế họ không thể sử dụng trực tiếp ngôn ngữ máy để viết chương trình. Một sự trừu tượng khác là ngôn ngữ assembly. Nó cung cấp những tên dễ nhớ cho các lệnh và một ký hiệu dễ hiểu hơn cho dữ liệu. Bộ dịch được gọi là assembler chuyển ngôn ngữ assembly sang ngôn ngữ máy. Ngay cả những ngôn ngữ assembly cũng khó sử dụng. Những ngôn ngữ cấp cao như C++ cung cấp các ký hiệu thuận tiện hơn nhiều cho việc thi hành các giải thuật. Chúng giúp cho các lập trình viên không phải nghĩ nhiều về các thuật ngữ cấp thấp, và giúp họ chỉ tập trung vào giải thuật. Trình biên dịch (compiler) sẽ đảm nhiệm việc dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ cấp cao sang ngôn ngữ assembly. Mã assembly được Tổ tin học Cơ sở 1

Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ C++

I.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Nội dung chương này giới thiệu những phần cơ bản của một chương trình C++. Một số ví dụ đơn giản để trình bày cấu trúc các chương trình C++ và cách thức biên dịch chúng. Các khái niệm cơ bản như là hằng, biến, và việc lưu trữ chúng trong bộ nhớ…

I.1.1. Lập trình

Máy tính số là một công cụ để giải quyết hàng loạt các bài toán lớn. Một lời giải cho một bài toán nào đó được gọi là một giải thuật (algorithm), nó mô tả một các bước cần thực hiện để giải quyết bài toán

Giải thuật được diễn giải bằng các thuật ngữ trừu tượng mang tính chất dễ hiểu. Ngôn ngữ thật sự được hiểu bởi máy tính là ngôn ngữ máy. Một chương trình được viết bằng bất kỳ một ngôn ngữ nào khác thì trước hết cần được dịch sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và thực thi nó.

Ngôn ngữ máy rất khó hiểu đối với lập trình viên vì thế họ không thể sử dụng trực tiếp ngôn ngữ máy để viết chương trình. Một sự trừu tượng khác là ngôn ngữ assembly. Nó cung cấp những tên dễ nhớ cho các lệnh và một ký hiệu dễ hiểu hơn cho dữ liệu. Bộ dịch được gọi là assembler chuyển ngôn ngữ assembly sang ngôn ngữ máy.

Ngay cả những ngôn ngữ assembly cũng khó sử dụng. Những ngôn ngữ cấp cao như C++ cung cấp các ký hiệu thuận tiện hơn nhiều cho việc thi hành các giải thuật. Chúng giúp cho các lập trình viên không phải nghĩ nhiều về các thuật ngữ cấp thấp, và giúp họ chỉ tập trung vào giải thuật. Trình biên dịch (compiler) sẽ đảm nhiệm việc dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ cấp cao sang ngôn ngữ assembly. Mã assembly được tạo ra bởi trình biên dịch sau đó sẽ được tập hợp lại để cho ra một chương trình có thể thực thi.

I.1.2. Một chương trình C++ đơn giảnVí dụ :xuất ra màn hình dòng chữ Hello World

// my first program in C++#include <conio.h>

#include <iostream.h>int main (){ cout << "Hello World!"; getch();

return 0;}

Tổ tin học Cơ sở

//Kết quả: Hello World!

1

Page 2: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Đây là chương trình đơn giản nhưng nó đã bao gồm những phần cơ bản mà mọi chương trình C++ đều có. Với ý nghĩa của từng dòng như sau:

// my first program in C++

Đây là dòng chú thích. Tất cả các dòng bắt đầu bằng hai dấu // được coi là chú thích mà nó không ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình, dùng để giải thích mã nguồn của chương trình, dòng chú thích thường là một giải thích ngắn gọn những ý nghĩa của dòng lệnh tương ứng.

#include

Các câu bắt đầu bằng dấu # được dùng cho chỉ thị tiền xử lý (preprocessor). Trong ví dụ này, câu lệnh #include báo cho trình dịch biết cần phải "include" thư viện iostream.h là tập tin header chuẩn của C++, chứa các định nghĩa cho xuất và nhập

int main ()

Định nghĩa hàm main. Hàm main là điểm mà tất cả các chương trình C++ bắt đầu thực hiện. Nó không phụ thuộc vào vị trí của hàm, nội dung của nó luôn được thực hiện đầu tiên khi chương trình thực thi. một chương trình C++ đều phải tồn tại một hàm main(). Hàm main() có thể có hoặc không có tham số. Nội dung của hàm main tiếp ngay sau phần khai báo chính thức được đặt trong các ngoặc { }. cout << "Hello World";

Đây là nội dung chính của chương trình. cout là một dòng (stream) output chuẩn trong C++ được định nghĩa trong thư viện iostream.h, khi dong lệnh này được thực thi, thì kết quả là xuất kí tự "Hello World" ra màn hình. Dòng lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy ( ; ).

getch();

Lệnh này tạm dừng màn hình để xem kết quả.

return 0;

Lệnh return kết thúc hàm main và trả về mã đi sau nó, trong trường hợp này là 0. Đây là một kết thúc bình thường của một chương trình không có một lỗi nào trong quá trình thực hiện. Chương trình trên có thể viết lại như sau:

int main () { cout << " Hello World "; getch(); return 0; }

cũng cho một kết quả chính xác như nhau.

I.1.3. Các chú thích.Các chú thích được các lập trình viên sử dụng để ghi chú hay mô tả trong các phần của chương trình. Trong C++ có hai cách để chú thích: 

// Chú thích theo dòng : bắt đầu từ cặp dấu // cho đến cuối dòng.

/* Chú thích theo khối */ : bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */ Ví dụ:

/* my second program in C++ with more comments */#include <conio.h>

Tổ tin học Cơ sở 2

Page 3: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

#include <iostream.h>int main (){ cout << "Hello World! "; // says Hello World! cout << "I'm a C++ program"; // says I'm a C++ program getch();

return 0;}

Kết quả của chương trình: Hello World! I'm a C++ program

I.2 BIẾN – KIỂU DỮ LIỆU – HẰNG I.2.1. Identifiers (Định danh)

Một tên (indentifiers) hợp lệ là một gồm các chữ cái, chữ số hoặc kí tự gạch dưới. Chiều dài của một tên là không giới hạnTên dùng làm tên hằng, tên biến , nhãn , tên hàm.... Ví dụ :

- Tên đúng : _abc, Delta_1, BETA.

- Tên sai : 1xyz ( vì bắt đầu là 1 chữ số )

                 A#B ( vì có dâu #)

                 X-1 (vì sử dụng dấu gạch ngang).

Tên không được chứa khoảng trắng, tên biến luôn phải bắt đầu bằng một chữ cái, kí tự gạch dưới ( _ ) . Không bắt đầu bằng một chữ số, các tên không được trùng với khoá của ngôn ngữ hay của trình dịch.

I.2.2. Keyword (Từ khóa) Một số từ được giữ bởi C++ cho một số mục đích riêng và không thể được dùng cho các định danh gọi là từ khóa. Dưới đây là danh sách từ khoá theo chuẩn ANSI-C++

asm continue float new signed tryauto default for operator sizeof typedefbreak Delete friend private static unioncase Do goto protected struct unsignedcatch double if public switch virtualchar Else inline register template voidclass Enum int return this volatileconst extern long short throw while

Ngoài ra, một số biểu diễn khác của các toán tử (operator) cũng không được dùng làm tên vì chúng là những từ được dành riêng trong một số trường hợp như:

and, and_eq, bitand, bitor, compl, not, not_eq, or, or_eq, xor, xor_eq

Tổ tin học Cơ sở 3

Page 4: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Trình dịch có thể thêm một từ dành riêng đặc trưng khác. Ví dụ, rất nhiều trình dịch 16 bit (như các trình dịch cho DOS) còn có các từ khoá far, huge và near.

Chú ý: Ngôn ngữ C++, phân biệt chữ hoa chữ thường. Do vậy biến RESULT khác với result cũng như Result.

I.2.3. Các kiểu dữ liệuKhi lập trình, ta lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ của máy tính, các kiểu dữ liệu khác nhau sẽ cần dung lượng bộ nhớ khác nhau.

Bộ nhớ của máy tính được tổ chức thành các đơn vị lưu trữ nhỏ nhất là byte. Một byte có thể dùng để lưu trữ một loại dữ liệu nhỏ như là kiểu số nguyên từ 0 đến 255 hay một kí tự.

Tuy nhiên, máy tính có thể xử lý các kiểu dữ liệu phức tạp hơn bằng cách gộp nhiều byte lại với nhau, như số nguyên dài hay số thập phân.

Ngôn ngữ C++ có các kiểu dữ liệu cơ bản: kiểu số nguyên, kiểu số thực.

I.2.3.1. Kiểu số nguyên

Name Description Size Range*

Char Character or small integer. 1byte signed: -128 to 127

unsigned: 0 to 255

Short int (short) Short Integer. 2bytes signed: -32768 to 32767

unsigned: 0 to 65535

Int Integer. 4bytes signed: -2147483648 to 2147483647unsigned: 0 to 4294967295

long int (long) Long integer. 4bytes signed: -2147483648 to 2147483647

unsigned: 0 to 4294967295

I.2.3.2. Kiểu số thựcName Description Size Range*

float Floating point number. 4bytes 3.4e +/- 38 (7 digits)

Tổ tin học Cơ sở 4

Page 5: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

double Double precision floating point number. 8bytes 1.7e +/- 308

(15 digits)long double

Long double precision floating point number. 10bytes 1.2e +/- 4932

(19 digits)

I.2.4. Khai báo biếnBiến đại lượng thay đổi, mỗi biến có 1 tên và địa chỉ vùng nhớ dành riêng cho nó. Để có thể sử dụng một biến trong C++, trước hết ta phải khai báo biến. Cú pháp:

Ví dụ :

int a; // Khai báo một biến a kiểu int

float mynumber;//khai báo một biến kiểu float với tên mynumber

Nếu khai báo nhiều biến có cùng một kiểu, ta có thể khai báo chúng trên một dòng, ngăn cách các tên bằng dấu phẩy.

Ví dụint a, b, c; //khai báo ba biến kiểu int (a,b và c) tương đương với: int a;int b;int c;

Các kiểu số nguyên (char, short, long và int) có thể là số có dấu hay không dấu tuỳ theo miền giá trị mà chúng ta cần biểu diễn. Vì vậy khi xác định một kiểu số nguyên, ta đặt từ khoá signed hoặc unsigned  trước tên kiểu dữ liệu.

Ví dụ:  unsigned short NumberOfSons;signed int MyAccountBalance;

Nếu không chỉ rõ signed hay unsigned thì biến đó sẽ được coi là có dấu, vì vậy trong khai báo thứ hai ta có thể viết lại: int MyAccountBalance, cũng hoàn toàn tương đương với dòng khai báo ở trên.

Trong thực tế, rất ít khi dùng đến từ khoá signed. Ngoại lệ duy nhất của luật này là kiểu char. Trong chuẩn ANSI-C++ nó là kiểu dữ liệu khác với signed char và unsigned char.

Ví dụ:// operating with variables #include <conio.h> #include <iostream.h> int main (){ // declaring variables: int a, b; int result;

// process:

Tổ tin học Cơ sở 5

< Kiểu dữ liệu > < Danh sách các biến >;

Page 6: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

a = 5; b = 2; a = a + 1;

result = a - b; // print out the result: cout << result; // terminate the program:

getch();return 0;

}

I.2.5. Khởi tạo các biếnKhi khai báo một biến, giá trị mặc định của biến là không xác định. Nếu muốn biến mang một giá trị xác định nào đó thì phải khởi tạo nó

Cú pháp:

Ví dụ: int a = 0;

Ngoài ra trong C++ cũng có thể khởi tạo biến bằng cách khác như sau:

type identifier (initial_value) ;Ví dụ:

int a(0);

I.2.6. Phạm vi hoạt động của các biếnTất cả các biến sẽ sử dụng trong chương trình đều phải được khai báo trước. Một điểm khác biết giữa Cvà C++ là trong C++ có thể khai báo biến ở bất kì vị trí nào trong chương trình, Tuy nhiên ta nên khai báo trước và đặt nó trong phần bắt đầu của mỗi hàm (biến cục bộ) hay trực tiếp trong thân chương trình, ngoài tất cả các hàm (biến toàn cục).vì nó sẽ rất hữu dụng khi cần sửa chữa một chương trình có tất cả các phần khai báo được gộp lại với nhau.

Biến toàn cục (Global variables ): là biến mà có thể được sử dụng ở bất kì đâu trong chương trình, ngay sau khi nó được khai báo.

Biến cục bộ (local variables) :Tầm hoạt động của biến bị giới hạn trong hàm mà nó được khai báo. Nếu chúng được khai báo ở đầu một hàm main() thì tầm hoạt động sẽ là toàn bộ hàm main. Điều đó có nghĩa là trong ví dụ trên, các biến được khai báo trong hàm main() chỉ có thể được dùng trong hàm đó, không được dùng ở bất kì đâu khác.  

Ngoài ra còn có các biến ngoài (external). Các biến này không những được dùng trong một file mã nguồn mà còn trong tất cả các file được liên kết trong chương trình.

Trong C++ tầm hoạt động của một biến chính là khối lệnh mà nó được khai báo (một khối lệnh là một tập hợp các lệnh được đặt trong cặp dấu ngoặc nhọn

Tổ tin học Cơ sở 6

type identifier = initial_value ;

Page 7: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{ } ). Nếu nó được khai báo trong một hàm tầm hoạt động sẽ là hàm đó, còn nếu được khai báo trong vòng lặp thì tầm hoạt động sẽ chỉ là vòng lặp đó....

I.2.7. Các hằng số (Constants):

I.2.7.1. Định nghĩa: Hằng là một đại lượng mà giá trị của nó không đổi.

I.2.7.2. Phân loại: Có thể chia ra các loại hằng sau: hằng số nguyên, hằng số thực, hằng chuỗi,…

I.2.7.3. Các hằng số nguyên Có giá trị từ -32768 đến 32767 Có thể viết theo hệ 16 bằng cách thêm tiền tố Ox Hoặc theo cơ số 8 bằng cách thêm tiền tố O

Ví dụ : 75 // Cơ số 100113 // cơ số 80x4b // cơ số 16

O3068 =6 * 80 +0*81 + 3* 82 = 198 trong hệ 10

O3458 = 5*80 +4*81+ 3*82 = 29 trong hệ 10 

Ox147 = 7*160 +4*161 + 1*162 =327 trong hệ 10

I.2.7.4. Hằng long intGiống như hằng số nguyên, chỉ khác thêm L hoặc l ở cuối.

Ví dụ: 75u // unsigned int75l // long75ul // unsigned long

I.2.7.5. Các hằng số thập phân (dạng dấu phẩy động)Hằng thập phân biểu diễn các số với phần thập phân và/hoặc số mũ. Chúng có thể bao gồm phần thập phân và kí tự e (biểu diễn 10 mũ...).

Có 2 cách viết

Cách 1 : dạng thập phân:

phần nguyên, dấu chấm thập phân và phần phân

Ví dụ : 214.35 , - 234.34.

Cách 2 : Viết theo dạng khoa học

Ví dụ : 1.543e7 = 15430000

123.456E-4 = 0.123456 ( 123.456/105)

I.2.7.6. Kí tự và xâu kí tựTrong C++ còn tồn tại các hằng không phải kiểu số như:

Tổ tin học Cơ sở 7

Page 8: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ:'z''p'"Hello world""How do you do?"

Hai biểu thức đầu tiên biểu diễn các kí tự đơn, các kí tự được đặt trong dấu nháy đơn ('), hai biểu thức tiếp theo biểu thức các xâu kí tự được đặt trong dấu nháy kép (").

Khi viết các kí tự đơn hay các xâu kí tự cần phải đặ chúng trong các dấu nháy để phân biệt với các tên biến hay các từ khoá.

Các kí tự đơn và các xâu kí tự có một tính chất riêng biệt là các mã điều khiển, như là mã xuống dòng (\n) hay tab (\t). Tất cả đều bắt đầu bằng dấu xổ ngược  (\). Sau đây là danh sách các mã điều khiển đó:

\n xuống dòng \r lùi về đầu dòng \t kí tự tab\v căn thẳng theo chiều dọc \b backspace \f sang trang\a Kêu bíp \' dấu nháy đơn \" dấu nháy kép \ dấu hỏi \\ kí tự xổ ngược

Ví dụ: '\n''\t'"Left \t Right""one\ntwo\nthree"

Ngoài ra, để biểu diễn một mã ASCII, cần sử dụng kí tự xổ ngược (\) tiếp theo đó là mã ASCII viết trong hệ cơ số 8 hay cơ số 16.

Trường hợp 1: mã ASCII được viết ngay sau dấu sổ ngược \

Trường hợp 2: để sử dụng số trong hệ cơ số 16 ta cần viết kí tự x trước số đó

Ví dụ: \x20 hay \x4ACác hằng kí tự có thể được viết trên nhiều dòng nếu mỗi dòng được kết thúc bằng một dấu sổ ngược (\)

Ví dụ:

Tổ tin học Cơ sở 8

Page 9: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

"string expressed in \ two lines"

I.2.8. Định nghĩa các hằng (#define)Định nghĩa các hằng với tên tùy ý do lập trình viên tự đặt để có thể sử dụng thường xuyên mà không mất tài nguyên cho các biến.

Cú pháp

Ví dụ: #define PI 3.14159265#define NEWLINE '\n'#define WIDTH 100

Sau khi định nghĩa ta có thể sử dụng chúng như bất kì các hằng số nào khác

ví dụ circle = 2 * PI * r;cout << NEWLINE;

Trong thực tế việc duy nhất mà trình dịch làm khi nó tìm thấy một chỉ thị #define là thay thế các tên hằng tại bất kì chỗ nào chúng xuất hiện (như trong ví dụ trước, PI, NEWLINE hay WIDTH) bằng giá trị mà chúng được định nghĩa. Vì vậy các hằng số #define được coi là các hằng số macro

Chỉ thị #define không phải là một lệnh thực thi, nó là chỉ thị tiền xử lý (preprocessor), đó là lý do trình dịch coi cả dòng là một chỉ thị và dòng đó không cần kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Nếu bạn thêm dấu chấm phẩy vào cuối dòng, nó sẽ được coi là một phần của giá trị định nghĩa hằng.

I.2.9. Khai báo các hằng (const)Cú pháp:

const <kiểu dữ liệu> tên hằng = giá trịVí dụ:

const int width = 100;const to char tab = '\t';const zip = 12440;

Nếu kiểu không được chỉ rõ (như trong ví dụ cuối) trình dịch sẽ xem nó là kiểu int

I.3 Các lệnh xuất nhập chuẩnI.3.1. Lệnh xuất (cout)

Cú pháp:

cout trong thư viện iostream.h được sử dụng với toán tử << (overloaded) trong đó biểu thức có thể là hằng, biến, biểu thức.

Tổ tin học Cơ sở 9

cout<<biểu thức;

#define identifier value

Page 10: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ:cout << "Output sentence"; // Hiển thị Output sentence lên màn hìnhcout << 120; // Hiển thị số 120 lên màn hìnhcout << x; // Hiển thị nội dung biến x lên màn hình

Toán tử << được gọi là toán tử chèn vì nó chèn dữ liệu đi sau nó vào dòng dữ liệu đứng trước. Trong ví dụ trên nó chèn   "Output sentence", hằng số 120 và biến x vào dòng dữ liệu ra cout.

Toán tử chèn (<<) có thể được sử dụng nhiều lần trong một câu lệnh:

Ví dụ:cout << "Hello, "<<" I am "<<"a C++ sentence";

Câu lệnh trên sẽ in thông báo  Hello, I am a C++ sentence lên màn hình. Sự tiện lợi của việc sử dụng lặp lại toán tử chèn (<<) thể hiện rõ khi chúng ta muốn hiển thị nhiều biến và hằng.

Ví dụ: cout << "Hello, I am "<<age<<"years old and my email address is " << email_add;

cout không nhảy xuống dòng sau khi xuất dữ liệu, vì vậy hai câu lệnh sau : cout << "This is a sentence.";cout << "This is another sentence.";

sẽ được hiển thị trên màn hình:

This is a sentence.This is another sentence.

Vì vậy khi muốn xuống dòng chúng ta phải sử dụng kí tự xuống dòng, trong C++ là: \n

Ví dụ: cout << "First sentence.\n ";

cout << "Second sentence.\nThird sentence.";

Kết quả trên màn hình như sau: First sentence.Second sentence.Third sentence.

Ngoài ra, để xuống dòng ta có thể sử dụng  endl. Ví dụ

cout << "First sentence." << endl;cout << "Second sentence." << endl;

sẽ in ra màn hình: First sentence.

Second sentence.

endl có một tác dụng đặc biệt khi nó được dùng với các dòng dữ liệu sử dụng bộ đệm: các bộ đệm sẽ được flushed (chuyển toàn bộ thông tin từ bộ

Tổ tin học Cơ sở 10

Page 11: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

đệm ra dòng dữ liệu). Tuy nhiên, theo mặc định cout không sử dụng bộ đệm.

I.3.2. Nhập dữ liệu (cin)Thao tác nhập chuẩn trong C++ được thực hiện bằng cách sử dụng toán tử >> với dòng cin (trong thư viện iostream.h) Theo sau toán tử này là biến sẽ lưu trữ dữ liệu được đọc vào.

Cú pháp:

Ví dụ: Int age;cin >> age;

Khai báo biến age có kiểu int và đợi nhập dữ liệu từ cin (bàn phím) để lưu trữ nó trong biến kiểu nguyên này.

cin chỉ bắt đầu xử lý dữ liệu nhập từ bàn phím sau khi phím Enter được gõ. Vì vậy dù bạn chỉ nhập một kí tự thì cin vẫn sẽ chờ cho đến khi bạn gõ phím Enter.

Người sử dụng chương trình có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi trong một chương trình đơn giản sử dụng cin. Trong khi bạn muốn nhận một số nguyên thì người sử dụng lại nhập vào một xâu kí tự. Kết quả là chương trình sẽ chạy sai vì đó không phải là những gì mà chương trình mong đợi từ người dùng.

Vì vậy khi bạn sử dụng dữ liệu nhập vào từ cin bạn phải tin chắc rằng người dùng sẽ hoàn toàn hợp tác và rằng anh ta sẽ không nhập tên của mình khi chương trình yêu cầu nhập số nguyên.

Có thể dùng cin để nhập một lúc nhiều dữ liệu từ người dùng.

Ví dụ:cin >> a >> b;

tương đương với cin >> a;cin >> b;

Trong cả hai trường hợp người sử dụng phải cung cấp hai dữ liệu, một cho biến  a và một cho biến b và được ngăn cách bởi một dấu trống hợp lệ: một dấu cách, dấu tab hay kí tự xuống dòng.

I.3.3. Lệnh nhập trong ngôn ngữ C: hàm scanf (đọc thêm) Là hàm cho phép đọc dữ liệu từ bàn phím và gán cho các biến trong chương trình khi chương trình thực thi. Trong ngôn ngữ C, đó là hàm scanf() nằm trong thư viện stdio.h.

Cú pháp:

Tổ tin học Cơ sở 11

cin>>tên biến;

scanf(“ định dạng”, địa chỉ của các biến);

Page 12: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Giải thích:- định dạng: dùng để qui định kiểu dữ liệu, cách biểu diễn, độ rộng, số

chữ số thập phân... Một số định dạng khi nhập kiểu số nguyên, số thực, ký tự.

- Các định dạng:%[số ký số]d :Nhập số nguyên có tối đa <số ký số>%[số ký số] f :Nhập số thực có tối đa <số ký số> tính cả dấu chấm%c : Nhập một ký tự

Ví dụ:%d : Nhập số nguyên%4d : Nhập số nguyên tối đa 4 ký số, nếu nhập nhiều hơn 4 ký số thì chỉ

nhận được 4 ký số đầu tiên%f : Nhập số thực%6f : Nhập số thực tối đa 6 ký số (tính luôn dấu chấm), nếu nhập nhiều

hơn 6 ký số thì chỉ nhận được 6 ký số đầu tiên (hoặc 5 ký số với dấu chấm)

- Địa chỉ của các biến: là địa chỉ (&) của các biến mà ta cần nhập giá trị cho nó. Được viết như sau: &<tên biến>.

Ví dụ:scanf(“%d”,&bien1);/*Doc gia tri cho bien1 co kieu nguyen*/scanf(“%f”,&bien2); /*Doc gia tri cho bien2 co kieu thưc*/scanf(“%d%f”,&bien1,&bien2);

I.3.4. Lệnh xuất trong ngôn ngữ C: hàm printf (đọc thêm)Hàm printf (trong thư viện stdio.h) dùng để xuất giá trị của các biểu thức lên màn hình.

Cú pháp:

Giải thích:- định dạng: dùng để qui định kiểu dữ liệu, cách biểu diễn, độ rộng, số chữ

số thập phân... Một số định dạng khi đối với số nguyên, số thực, ký tự.- Các định dạng:

Định dạng Kiểu dữ liệu Công dụng%c char Xuất một ký tự có mã ASCII tương ứng%[n]d int Xuất một số nguyên có chiều dài tối đa n%[n]ld long int Xuất một số nguyên dài có chiều dài tối đa n

%[n]u int Xuất một số nguyên ở hệ 10 không dấu có chiều dài tối đa n

%[n]o int Xuất một số nguyên ở hệ 8 tương ứng không dấu có chiều dài tối đa n

%[n]x int Xuất một số nguyên ở hệ 16 tương ứng không dấu có chiều dài tối đa n

%[n.m]f float Xuất một số thực có chiều dài tối đa n và

Tổ tin học Cơ sở 12

printf(“ định dạng ”, Các biểu thức);

Page 13: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

làm tròn m chữ số phần thập phân%s char Xuất nhiều ký tự (một chuỗi ký tự)%e%E%g%G

Xuất số nguyên dạng khoa học

Ví dụ: %d // In ra số nguyên%4d //In số nguyên tối đa 4 ký số, nếu số cần in nhiều hơn 4 ký số thì in hết%f //In số thực%6f // In số thực tối đa 6 ký số (tính luôn dấu chấm), nếu số cần in nhiều hơn 6 ký số thì in hết

Ví dụ: include<stdio.h>void main(){

int bien_nguyen=1234, i=65;float bien_thuc=123.456703;printf(“Gia tri nguyen cua bien nguyen =%d\n”,bien_nguyen);printf(“Gia tri thuc cua bien thuc =%f\n”,bien_thuc);printf(“Truoc khi lam tron=%f \nSau khi lam tron=%.2f”,bien_thuc, bien_thuc);

}

I.3.5. Định dạng kết quả xuất:Khi xuất dữ liệu ra màn hình, đôi khi ta cần định dạng theo một yêu cầu nào đó. Ngôn ngữ C++, cung cấp cho người lập trình một số cách để định dạng dữ liệu xuất như sau:

setw(n): ấn định độ rộng để in một số là n setprecision(n): ấn định số chữ số thập phân sẽ hiển thị. dec: hiển thị giá trị số ở hệ thập phân hec: hiển thị giá trị số ở hệ thập lục phân oct : hiển thị giá trị số ở hệ bát phân

Ví dụ:#include <iostream.h>#include <iomanip.h>void main(){

cout <<setw(5)<<12; //kết quả “...12”cout <<setw(10)<<hex <<15 // kết quả fcout <<oct <<10; // kết quả 12cout <<dec <<0x10; // kết quả 16return;

}

Tổ tin học Cơ sở 13

Page 14: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

I.4 Cấu trúc của một chương trình C++I.4.1. Tiền xử lý và biên dịch

Trong C/C++, việc dịch (translation) một tập tin nguồn được tiến hành trên hai bước hoàn toàn độc lập với nhau:

- Tiền xử lý.

- Biên dịch.

Hai bước này trong phần lớn thời gian được nối tiếp với nhau một cách tự động mà ta có cảm giác rằng nó đã được thực hiện như là một xử lý duy nhất.

Nói chung, việc tồn tại của một bộ tiền xử lý (preprocessor?) nhằm chỉ rõ chương trình thực hiện việc xử lý trước.

Bước tiền xử lý tương ứng với việc cập nhật trong văn bản của chương trình nguồn, chủ yếu dựa trên việc diễn giải các mã lệnh rất đặc biệt gọi là các chỉ thị dẫn hướng của bộ tiền xử lý (destination directive of preprocessor); các chỉ thị này được nhận biết bởi chúng bắt đầu bằng ký hiệu #.

Hai chỉ thị quan trọng nhất là:- Chỉ thị sự gộp vào của các tập tin nguồn khác: #include- Chỉ thị việc định nghĩa các macros hoặc ký hiệu: #defineChỉ thị thứ nhất được sử dụng trước hết là nhằm gộp vào nội dung của các tập tin cần có (header file), không thể thiếu trong việc sử dụng một cách tốt nhất các hàm của thư viện chuẩn, phổ biến nhất là:

#include <stdio.h> hoặc #include<iostream.h>Chỉ thị thứ hai rất hay được sử dụng trong các tập tin thư viện (header file) đã được định nghĩa trước đó và thường được khai thác bởi các lập trình viên trong việc định nghĩa các ký hiệu như là:

#define NB_COUPS_MAX 100#define SIZE 25

I.4.2. Cấu trúc một chương trình C++Một chương trình C/C++ bao gồm các phần như: Các chỉ thị tiền xử lý, khai báo biến ngoài, các hàm tự tạo, chương trình chính (hàm main).

Cấu trúc có thể như sau:

Tổ tin học Cơ sở 14

Các chỉ thị tiền xử lý (Preprocessor directives)#include <Tên tập tin thư viện>#define …

Định nghĩa kiểu dữ liệu (phần này không bắt buộc): dùng để đặt tên lại cho một kiểu dữ liệu nào đó để gợi nhớ hay đặt 1 kiểu dữ liệu cho riêng mình dựa trên các kiểu dữ liệu đã có.Cú pháp: typedef <Tên kiểu cũ> <Tên kiểu mới>Ví dụ: typedef int SoNguyen; // Kiểu SoNguyen là kiểu int

Khai báo các prototype (tên hàm, các tham số, kiểu kết quả trả về,… của các hàm sẽ cài đặt trong phần sau, phần này không bắt buộc): phần này chỉ là các khai báo đầu hàm, không phải là phần định nghĩa hàm.

Page 15: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

I.4.3. Các tập tin thư viện thông dụngĐây là các tập tin chứa các hàm thông dụng khi lập trinh C/C++, muốn sử dụng các hàm trong các tập tin header này thì phải khai báo #include <Tên tập tin> ở phần đầu của chương trình

1) stdio.h hoặc iostream.h (C++) Tập tin định nghĩa các hàm vào/ra chuẩn (standard input/output). Gồm các hàm in dữ liệu (printf())/cout, nhập giá trị cho biến (scanf())/cin, nhận ký tự từ bàn phím (getc()), in ký tự ra màn hình (putc()), nhận một dãy ký tự từ bàm phím (gets()), in ký tự ra màn hình (puts()), xóa vùng đệm bàn phím (fflush()), fopen(), fclose(), fread(), fwrite(), getchar(), putchar(), getw(), putw()…

2) conio.h : Tập tin định nghĩa các hàm vào ra trong chế độ DOS (DOS console). Gồm các hàm clrscr(), getch(), getche(), getpass(), cgets(), cputs(), putch(), clreol(),…

3) math.h: Tập tin định nghĩa các hàm tính toán gồm các hàm abs(), sqrt(), log(). log10(), sin(), cos(), tan(), acos(), asin(), atan(), pow(), exp(),…

Tổ tin học Cơ sở 15

Khai báo các biến ngoài (các biến toàn cục) phần này không bắt buộc: phần này khai báo các biến toàn cục được sử dụng trong cả chương trình.

Chương trình chính phần này bắt buộc phải có<Kiểu dữ liệu trả về> main(){

Các khai báo cục bộ trong hàm main: Các khai báo này chỉ tồn tại trong hàm mà thôi, có thể là khai báo biến hay khai báo kiểu.Các câu lệnh dùng để định nghĩa hàm mainreturn <kết quả trả về>; // Hàm phải trả về kết quả

}

Cài đặt các hàm<Kiểu dữ liệu trả về> function1( các tham số){

Các khai báo cục bộ trong hàm.Các câu lệnh dùng để định nghĩa hàmreturn <kết quả trả về>;

}…

Page 16: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

4) alloc.h: Tập tin định nghĩa các hàm liên quan đến việc quản lý bộ nhớ. Gồm các hàm calloc(), realloc(), malloc(), free(), farmalloc(), farcalloc(), farfree(), …

5) io.h: Tập tin định nghĩa các hàm vào ra cấp thấp. Gồm các hàm open(), _open(), read(), _read(), close(), _close(), creat(), _creat(), creatnew(), eof(), filelength(), lock(),…

6) graphics.h: Tập tin định nghĩacác hàm liên quan đến đồ họa. Gồm initgraph(), line(), circle(), putpixel(), getpixel(), setcolor(), …

Còn nhiều tập tin khác nữa.

Tổ tin học Cơ sở 16

Page 17: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG II:BIỂU THỨC (Expression)

II.1 GIỚI THIỆUChương này giới thiệu các toán tử xây dựng sẵn cho việc soạn thảo các biểu thức. Một biểu thức là bất kỳ sự tính toán nào mà cho ra một giá trị. Biểu thức là một sự kết hợp giữa các toán tử (operator) và các toán hạng (operand) theo đúng một trật tự nhất định.Mỗi toán hạng có thể là một hằng, một biến hoặc một biểu thức khác.Khi thảo luận về các biểu thức, ta thường sử dụng thuật ngữ ước lượng. Ví dụ, chúng ta nói rằng một biểu thức ước lượng một giá trị nào đó. Thường thì giá trị sau cùng chỉ là lý do cho việc ước lượng biểu thức. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, biểu thức cũng có thể cho các kết quả phụ. Các kết quả này là sự thay đổi lâu dài trong trạng thái của chương trình. Trong trường hợp này, các biểu thức C++ thì khác với các biểu thức toán học.C++ cung cấp các toán tử cho việc soạn thảo các biểu thức toán học, quan hệ, luận lý, trên bit, và điều kiện. Nó cũng cung cấp các toán tử cho ra các kết quả phụ hữu dụng như là gán, tăng, và giảm. Chương này lần lượt giới thiệu từng loại toán tử, luật ưu tiên mà nó ảnh hưởng đến thứ tự ước lượng của các toán tử trong một biểu thức có nhiều tóan tử.

II.2 TOÁN TỬII.2.1. Toán tử gán (assignment operator):

Toán tử gán dùng để gán một giá trị nào đó cho một biến

Ví dụ: a = 5; //Gán giá trị nguyên 5 cho biến a.

Vế trái bắt buộc phải là một biến còn vế phải có thể là bất kì hằng, biến hay kết quả của một biểu thức. Toán tử gán luôn được thực hiện từ trái sang phải.

Ví dụ: a = b; //gán giá trị của biến a bằng giá trị đang chứa trong biến b.

Chú ý rằng chúng ta chỉ gán giá trị của b cho a và sự thay đổi của b sau đó sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của a.

Một thuộc tính của toán tử gán trong C++ góp phần giúp nó vượt lên các ngôn ngữ lập trình khác là việc cho phép vế phải có thể chứa các phép gán khác.

Ví dụ:

a = 2 + (b = 5);

tương đương với

b = 5;a = 2 + b;

Vì vậy biểu thức sau cũng hợp lệ trong C++

a = b = c = 5; //gán giá trị 5 cho cả ba biến a, b và c

Tổ tin học Cơ sở 17

Page 18: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

II.2.2. Các toán tử số học (number operator)Trong ngôn ngữ C/C++, các toán tử +, -, *, / làm việc tương tự như khi chúng làm việc trong các ngôn ngữ khác. Ta có thể áp dụng chúng cho đa số kiểu dữ liệu có sẵn được cho phép bởi C. Khi ta áp dụng phép / cho một số nguyên hay một ký tự, bất kỳ phần dư nào cũng bị cắt bỏ. Chẳng hạn, 5/2 bằng 2 trong phép chia nguyên.

Toán tử Tên Ví dụ

+ Cộng 12 + 4.9 // kết quả 16.9

- Trừ 3.98 - 4 // kết quả -0.02

* Nhân 2 * 3.4 // kết quả 6.8

/ Chia (chia nguyên) 9 / 2.0 // kết quả 4.5

% Lấy phần dư 13 % 3 // kết quả 1

Trừ toán tử lấy phần dư (% ) thì tất cả các toán tử số học có thể chấp nhận pha trộn các toán hạng số nguyên và toán hạng số thực.

Nếu cả hai toán hạng là số nguyên thì kết quả sẽ là một số nguyên. Một hoặc cả hai toán hạng là số thực thì kết quả sẽ là một số thực (real

hay double)

II.2.3. Các toán tử gán phức hợp (complex operator)Một đặc tính của ngôn ngữ C++ làm cho nó nổi tiếng là một ngôn ngữ súc tích chính là các toán tử gán phức hợp cho phép chỉnh sửa giá trị của một biến với một trong những toán tử cơ bản sau:

Toán Tử Ví dụ Tương đương với+= n += 25 n = n + 25

-= n -= 25 n = n – 25

*= n *= 25 n = n * 25

/= n /= 25 n = n / 25

%= n %= 25 n = n % 25

Ví dụ:#include <iostream.h>int main (){

int a, b=3; a = b; a+=2; //tương đương với a=a+2 cout << a; return 0;

}

Tổ tin học Cơ sở 18

Page 19: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

II.2.4. Tóan tử tăng và giảm (increase/descrease operator) Toán tử tăng (++) và toán tử giảm (--) có tác dụng làm tăng hoặc giảm 1

giá trị lưu trong biến. Chúng tương đương với +=1 hoặc -=1. Vì vậy, các dòng sau là tương đương:

a++;a+=1;a=a+1;

Toán tử tăng/giảm có 2 dạng:Tiền tố :++aHậu tố: a++

Trường hợp toán tử được sử dụng như là một tiền tố ++a: giá trị của a tăng trước khi biểu thức được tính và giá trị đã tăng được sử dụng trong biểu thứcTrong trường hợp toán tử được sử dụng như là một hậu tố a++ : giá trị trong biến a được tăng sau khi đã tính toán. Ví dụ 1:

B=3;A=++B;Kết quả: A chứa giá trị 4, B chứa giá trị 4

Ví dụ 2:B=3;A=B++;Kết quả: A chứa giá trị 3, B chứa giá trị 4

II.2.5. Toán tử quan hệ (relation operator):Để có thể so sánh hai biểu thức với nhau ta sử dụng các toán tử quan hệ. Theo chuẩn ANSI-C++ thì giá trị của thao tác quan hệ chỉ có thể là giá trị logic - chúng chỉ có thể có giá trị true hoặc false, tuỳ theo biểu thức kết quả là đúng hay sai.

Toán tử Tên Ví dụ

== So sánh bằng 5 == 5 // kết quả 1

!= So sánh không bằng 5 != 5 // kết quả 0

< So sánh nhỏ hơn 5 < 5.5 // kết quả 1

<= So sánh nhỏ hơn hoặc bằng 5 <= 5 // kết quả 1

> So sánh lớn hơn 5 > 5.5 // kết quả 0

>= So sánh lớn hơn hoặc bằng 6.3 >= 5 //kết quả1

Các toán hạng của một toán tử quan hệ phải ước lượng về một số. Các ký tự là các toán hạng hợp lệ vì chúng được đại diện bởi các giá trị số. Ví dụ :

'A' < 'F' // kết quả là 1 //(tương đương với 65 < 70)

II.2.6. Toán tử logic (logic operator):

Tổ tin học Cơ sở 19

Page 20: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Toán tử Ý nghĩa Ví dụ

! Phủ định !(5 == 5) // kết quả là 0

&& và 5 < 6 && 6 < 6 // kết quả là 0

|| Hoặc 5 < 6 || 6 < 5 // kết quả là 1

Toán tử ! tương đương với toán tử logic NOT, chỉ có một đối số ở phía bên phải và có tác dụng làm là đổi ngược giá trị của đối số từ true sang false hoặc ngược lại.

Toán tử logic && và || được sử dụng khi tính toán hai biểu thức để lấy ra một kết quả duy nhất. Chúng tương ứng với các toán tử logic AND và OR. Kết quả của chúng phụ thuộc vào mối quan hệ của hai đối số.

Đối số thứ nhấta

Đối số thứ haib

Kết quảa && b

Kết quảa || b

true true true truetrue false false truefalse true false truefalse false false false

II.2.7. Toán tử điều kiện (condition operator):Toán tử điều kiện yêu cầu 3 toán hạng. Cú pháp:

E1 được ước lượng đầu tiên và được xem như là một điều kiện. Nếu kết quả là 1 (true) thì E2 được ước lượng và giá trị của nó là kết quả sau cùng. Ngược lại, E3 được ước lượng và giá trị của nó là kết quả sau cùng.

Ví dụ:X = 10 Y = X > 9 ? 100 : 200

Phép toán điều kiện cũng là một biểu thức nên nó có thể được sử dụng như một toán hạng của phép toán điều kiện khác.

Ví dụ: int m = 1, n = 2, p =3; int min =(m<n ? (m<p ? m:p):(n<p ? n:p));

II.2.8. Toán tử lấy kích thước (size operator)

Chức năng: dùng để tính kích thước của bất kỳ hạng mục dữ liệu hay kiểu dữ liệu nào. Kết quả trả về là kích thước của kiểu dữ liệu đã chỉ định theo byte.

Ví dụ:

Tổ tin học Cơ sở 20

E 1 ? E 2 : E 3

Sizeof(data_Type)

Page 21: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

#include <iostream.h> void main (void) {

cout << "char size = " << sizeof(char) << " bytes\n"; cout << "char* size = " << sizeof(char*) << " bytes\n"; cout << "short size = " << sizeof(short) << " bytes\n"; cout << "int size = " << sizeof(int) << " bytes\n"; cout << "long size = " << sizeof(long) << " bytes\n"; cout << "float size = " << sizeof(float) << " bytes\n"; cout << "double size = " << sizeof(double) << " bytes\n"; cout << "1.55 size = " << sizeof(1.55) << " bytes\n"; cout << "1.55L size = " << sizeof(1.55L) << " bytes\n"; cout << "HELLO size = " << sizeof("HELLO") << " bytes\n";

} Kết quả:

char size = 1 bytes char* size = 2 bytes short size = 2 bytes int size = 2 bytes long size = 4 bytes float size = 4 bytes double size = 8 bytes 1.55 size = 8 bytes 1.55L size = 10 bytes HELLO size = 6 bytes

II.2.9. Toán tử BITWISE (Bit operator)Các toán tử Bitwise ý nói đến kiểm tra, gán hay sự thay đổi các Bit thật sự trong 1 Byte của Word, mà trong C chuẩn là các kiểu dữ liệu và biến char, int. Ta không thể sử dụng các toán tử Bitwise với dữ liệu thuộc các kiểu float, double, long double, void hay các kiểu phức tạp khácToán tử Tên Ví dụ

~ Phủ Định Bit ~'\011' // được '\366'

& Và bit '\011' & '\027‘ // được '\001'

| Hoặc bit '\011' | '\027‘ // được '\037'

^ Hoặc exclusive bit '\011' ^ '\027‘ // được '\036'

<< Dịch trái bit '\011' << 2 // được '\044'

>> Dịch phải bit '\011' >> 2 // được '\002' Phủ định bit(~) là một toán tử đơn hạng thực hiện đảo các bit trong toán

hạng của nó. Và bit(&): so sánh các bit tương ứng của các toán hạng của nó và cho

kết quả là 1 khi cả hai bit là 1, ngược lại là 0.

Tổ tin học Cơ sở 21

Page 22: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Hoặc bit(|): so sánh các bit tương ứng của các toán hạng của nó và cho kết quả là 0 khi cả hai bit là 0, ngược lại là 1.

XOR bit(^): so sánh các bit tương ứng của các toán hạng của nó và cho kết quả 0 khi cả hai bit là 1 hoặc cả hai bit là 0, ngược lại là 1.

Toán tử dịch trái bit và dịch phải bit: lấy một bit làm toán hạng trái của chúng và một số nguyên dương n làm toán hạng phải.

o Toán tử dịch trái cho kết quả là một bit sau khi thực hiện dịch n bit trong bit của toán hạng trái về phía trái.

o Toán tử dịch phải cho kết quả là một bit sau khi thực hiện dịch n bit trong bit của toán hạng trái về phía phải. Các bit trống sau khi dịch được đặt tới 0.

Ví dụ : 105 & 7 = 1// 01101001 & 0000 0111= 00000001105 | 7 = 127//01101001 | 0000 0111= 01101111 0x60 = 0x96 /* 0110 1001 = 1001 0110 */

II.2.10. Toán tử con trỏ & và * (pointer operator)Một con trỏ là địa chỉ trong bộ nhớ của một biến. Một biến con trỏ là một biến được khai báo riêng để chứa một con trỏ đến một đối tượng của kiểu đã chỉ ra nó. Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về con trỏ trong chương về con trỏ. Trong phần này chỉ đề cập ngắn gọn đến hai toán tử được sử dụng để thao tác với các con trỏ.

Toán tử &: là một toán tử quy ước trả về địa chỉ bộ nhớ của hệ số của nó.

Ví dụ: m = &count

Đặt vào biến m địa chỉ bộ nhớ của biến count.Chẳng hạn, biến count ở vị trí bộ nhớ 2000, giả sử count có giá trị là 100. Sau câu lệnh trên m sẽ nhận giá trị 2000.

Toán tử *: là một bổ sung cho &; đây là một toán tử quy ước trả về giá trị của biến được cấp phát tại địa chỉ theo sau đó.

Ví dụ: q = *m

Sẽ đặt giá trị của count vào q. Bây giờ q sẽ có giá trị là 100 vì 100 được lưu trữ tại địa chỉ 2000

II.3 CHUYỂN ĐỔI KIỂU DỮ LIỆU:Một giá trị thuộc về những kiểu xây dựng sẵn mà chúng ta biết đến thời điểm này đều có thể được chuyển về bất kỳ một kiểu nào khác. Cách cơ bản nhất được thừa kế từ ngôn ngữ C là :

Ví dụ:(int) 3.14 // chuyển 3.14 sang int để được 3(long) 3.14 // chuyển 3.14 sang long để được 3L(double) 2 // chuyển 2 sang double để được 2.0

Tổ tin học Cơ sở 22

(Kiểu dữ liệu)<biểu thức>

Page 23: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

(char) 122 // chuyển 122 sang char có mã là 122(unsigned short) 3.14 // được 3 như là một unsigned short

Các kiểu xây dựng sẵn có thể được sử dụng như các toán tử kiểu. Các toán tử kiểu là đơn hạng (chỉ có một toán hạng) và xuất hiện bên trong các dấu ngoặc về bên trái toán hạng của chúng. Điều này được gọi là chuyển kiểu tường minh. Khi tên kiểu chỉ là một từ thì có thể đặt dấu ngoặc xung quanh toán hạng

Ví dụ:int(3.14) // như là: (int) 3.14

Trong một vài trường hợp, C++ cũng thực hiện chuyển kiểu không tường minh khi các giá trị của các kiểu khác nhau được trộn lẫn trong một biểu thức.

Ví dụ:double d = 1; // d nhận 1.0int i = 10.5; // i nhận 10i = i + d; // nghĩa là: i = int(double(i) + d)

Trong ví dụ cuối, i + d bao hàm các kiểu không hợp nhau, vì thế trước hết, i được chuyển thành double (thăng cấp) và sau đó được cộng vào d. Kết quả là double không hợp kiểu với i trên phía trái của phép gán, vì thế nó được chuyển thành int (hạ cấp) trước khi được gán cho i.

II.4 ĐỘ ƯU TIÊN CỦA CÁC TOÁN TỬ:Thứ tự các toán tử được thực hiện trong một biểu thức là rất quan trọng, và được xác định theo các luật ưu tiên. Các luật này chia các toán tử trong C++ ra thành các mức độ ưu tiên khác nhau. Các toán tử ở mức cao sẽ có độ ưu tiên cao hơn so với các toán tử có độ ưu tiên thấp hơn.

Toán tử Độ ưu tiên( ) 1!, ++, --, sizeof() 2*, /, % 3+, - 4<<, >> 5<, <=, >, >= 6= =, != 7( ) 1& 8^ 9| 10&& 11|| 12? : 13=, +=, -=, *=, /= 14

Ví dụ: Trong biểu thức: a = = b + c * d

c * d được ước lượng trước vì toán tử * có độ ưu tiên cao hơn toán tử + và = =.

Tổ tin học Cơ sở 23

Page 24: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Sau đó kết quả được cộng tới b vì toán tử + có độ ưu tiên cao hơn toán tử = =

Sau cùng toán tử = = được ước lượng. Các luật ưu tiên có thể được cho quyền cao hơn thông qua việc sử dụng

các dấu ngoặc. Ví dụ: Biểu thức trên được viết lại như sau

a == (b + c) * d

Làm cho toán tử + được ước lượng trước toán tử *. Các toán tử với cùng mức độ ưu tiên được ước lượng theo thứ tự ước

lượng là từ phải sang trái

Ví dụ: Trong biểu thức

a = b += c

vì thế b += c được ước lượng trước và kế đó là a = b.

Nếu muốn viết một biểu thức phức tạp mà lại không chắc lắm về thứ tự ưu tiên của các toán tử thì nên sử dụng các ngoặc đơn, thực hiện điều này vì nó sẽ giúp chương trình dễ đọc hơn.

Tổ tin học Cơ sở 24

Page 25: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Bài tập1. Nhập bán kính đường tròn r. Tính và xuất chu vi, diện tích đường tròn tương ứng.

(Hướng dẫn: cv=2**r và dt=*r2

- Dùng =3.14,

- hoặc khai báo hằng PI,

- hoặc dùng hằng M_PI trong thư viện <math.h> của ngôn ngữ lập trình)

Cách 1: dùng =3.14//Phan khai bao thu vien#include<conio.h>#include<iostream.h>void main(){

clrscr(); //Lenh xoa man hinh//Phan khai bao bienfloat r,cv,dt;//Phan nhap du lieucout<<"Ban hay nhap ban kinh duong tron: ";cin>>r;//Phan xu ly tinh toancv = 2*3.14*r;dt = 3.14*r*r;//Phan xuat du lieu

cout<<"Chu vi duong tron ban kinh "<<r<<" la "<< cv;

cout<<endl;

cout<<"Dien tich duong tron ban kinh "<<r<<" la "<<dt;getch(); //Lenh dung man hinh

}

Cách 2: dùng hằng PI tự định nghĩa//Phan khai bao thu vien#include<conio.h>#include<iostream.h>//Phan khai bao hang soconst float PI=3.14159264;void main(){

Tổ tin học Cơ sở 25

Page 26: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

clrscr(); //Lenh xoa man hinh//Phan khai bao bienfloat r,cv,dt;//Phan nhap du lieucout<<"Ban hay nhap ban kinh duong tron: ";cin>>r;//Phan xu ly tinh toancv = 2*PI*r;dt = PI*r*r;//Phan xuat du lieu

cout<<"Chu vi duong tron ban kinh "<<r<<" la "<< cv<<endl;

cout<<"Dien tich duong tron ban kinh "<<r<<" la "<<dt;getch(); //Lenh dung man hinh

}

Cách 3: dùng hằng M_PI do ngôn ngữ lập trình cung cấp sẵn trong thư viện math.h//Phan khai bao thu vien

#include<conio.h>#include<iostream.h>

#include<math.h>void main()

{clrscr(); //Lenh xoa man hinh

//Phan khai bao bienfloat r,cv,dt;

//Phan nhap du lieucout<<"Ban hay nhap ban kinh duong tron: ";

cin>>r;//Phan xu ly tinh toan

cv = 2*M_PI*r;dt = M_PI*r*r;//Phan xuat du lieu

cout<<"Chu vi duong tron ban kinh "<<r<<" la "<< cv<<endl;

cout<<"Dien tich duong tron ban kinh "<<r<<" la "<<dt;getch(); //Lenh dung man hinh

}

Tổ tin học Cơ sở 26

Page 27: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Chú ý: muốn làm tròn số thì ta dùng hàm setprecision(n), với n là số chữ số lẻ//Phan khai bao thu vien#include<conio.h>#include<iostream.h>#include<math.h>#include<iomanip.h>const float PI=M_PI;void main(){

clrscr(); //Lenh xoa man hinh//Phan khai bao bienfloat r,cv,dt;//Phan nhap du lieucout<<"Ban hay nhap ban kinh duong tron: ";

cin>>r;//Phan xu ly tinh toan

cv = 2*PI*r;dt = PI*r*r;//Phan xuat du lieu

cout<<"Chu vi duong tron ban kinh "<<r<<" la "<<setprecision(2)<<cv;

cout<<endl;

cout<<"Dien tich duong tron ban kinh "<<r<<" la "<<setprecision(2)<<dt;getch(); //Lenh dung man hinh

}

2. Nhập cạnh a. Tính và xuất chu vi, diện tích hình vuông.

HD: cv=4*a và dt=a2

3. Nhập cạnh a,b. Tính và xuất chu vi, diện tích hình chữ nhật.

HD: cv=2*(a+b) và dt=a*b

4. Nhập cạnh a,h1,h2. Tính và xuất chu vi, diện tích hình thoi.

HD: cv=4*a và dt=1.0/2*h1*h2

5. Nhập cạnh a,b,c,d,h. Tính và xuất chu vi, diện tích hình thang.

HD: cv=(a+b+c+d) và dt=1.0/2*h*(a+b)

6. Nhập cạnh a,b,c. Tính và xuất chu vi, diện tích hình tam giác.

HD: cv=a+b+c và dt= với p=cv/2

7. Nhập vào hai số nguyên dương a,b. Tính và xuất tổng, hiệu, tích, thương.

Tổ tin học Cơ sở 27

Page 28: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

8. Nhập 2 số nguyên a,b. Tính và xuất ab.

HD: dùng hàm pow(x,y) xy

9. Nhập 1 số n. Tính và xuất giá trị tuyết đối.

HD: dùng hàm abs(a) |a|10. Nhập 1 số n. Tính và xuất căn bậc hai của n.

HD: dùng hàm sqrt(a) 11. Nhập 1 góc x. Tính và xuất sinx, cosx, tgx, cotgx.

HD: các hàm sin, cos, tan chỉ tính theo đơn vị radian nên chúng ta phải đổi từ độ x sang độ radian t như sau: t=x*/180 => sinx=sin(t), cosx=cos(t), tgx=tan(t), cotgx=1/tgx

12. Nhập toạ độ 2 điểm A(xA,yA), B(xB,yB). Tính và xuất độ dài đoạn AB.

HD: |AB|=dAB=

13. Nhập toạ độ 2 điểm A(xA,yA), B(xB,yB). Tính hệ số góc của đường thẳng đi qua hai điểm đó theo công thức: Hệ số góc = (yB - yA) /(xB - xA)

14. Viết chương trình nhập vào số nguyên n và số thực x. Tính và in ra biểu thức

15. Nhập vào số giây bất kỳ t. Tính và xuất ra dạng Giờ:Phút:GiâyVí dụ: Nhập 3750 thì xuất ra 1:2:30 AM

Nhập 51100 thì xuất ra 2:11:40 PMHD: hour=(t/3600)%24, minute=(t%3600)/60, second=(t%3600)%60

16. Viết chương trình nhập vào ngày, tháng, năm. In ra ngày tháng năm theo dạng dd/mm/yy. (dd: ngày, mm: tháng, yy : năm. Ví dụ: 20/11/99 )

17. Viết chương trình tính logax với a, x là các số thực nhập vào từ bàn phím, và x>0, a>0, a != 1.( dùng logax=lnx/lna)

18. Viết chương trình nhập vào một ký tự:

a) In ra mã ASCII của ký tự đó.b) In ra ký tự kế tiếp của nó.

19. Viết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ thập phân.

20. Viết chương trình đảo ngược một số nguyên dương có đúng 3 chữ số.

Tổ tin học Cơ sở 28

Page 29: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN

III.1 GIỚI THIỆUMột chương trình đang chạy dành toàn bộ thời gian để thực thi các câu lệnh. Thứ tự mà các câu lệnh được thực hiện được gọi là dòng điều khiển (flow control). Thuật ngữ này phản ánh việc các câu lệnh đang thực thi hiện thời có sự điều khiển của CPU, khi CPU hoàn thành sẽ được chuyển giao tới một lệnh khác.

Đặc trưng dòng điều khiển trong một chương trình là tuần tự, nhưng có thể chuyển hướng tới đường dẫn khác bởi các lệnh rẽ nhánh. Dòng điều khiển là một sự xem xét quan trong vì nó quyết định lệnh nào được thực thi và lệnh nào không được thực thi trong quá trình chương trình thực thi, vì thế làm ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ của chương trình.

Giống nhiều ngôn ngữ thủ tục khác, C++ cung cấp những cấu trúc điều khiển khác nhau cho các mục đích khác nhau.

Các lệnh khai báo được sử dụng cho định nghĩa các biến. Các lệnh gán được sử dụng cho các tính toán đại số đơn giản. Các lệnh rẽ nhánh được sử dụng để chỉ định đường dẫn của việc thực thi

phụ thuộc vào kết quả của một điều kiện luận lý. Các lệnh lặp được sử dụng để chỉ định các tính toán cần được lặp cho tới

khi một điều kiện luận lý nào đó được thỏa.

Các lệnh điều khiển được sử dụng để làm chuyển đường dẫn thực thi tới một đường dẫn khác của chương trình.

III.2 CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

Cấu trúc rẽ nhánh là một cấu trúc được dùng rất phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình nói chung. Khi lập trình, đôi khi một lệnh thực hiện phụ thuộc vào một điều kiện nào đó cần được thỏa. Lệnh if cung cấp cách để thực hiện công việc này. Có hai dạng:

Dạng 1:

Lưu đồ cú pháp:

Tổ tin học Cơ sở 29

if (<biểu thức điều kiện>)lệnh;

Page 30: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ý nghĩa: Trước hết <biểu thứcđiều kiện> được ước lượng. Nếu kết quả là 0 (true) thì <lệnh> được thực thi. Ngược lại, không làm gì cả.

Ví dụ : Viết chương trình nhập vào một số thực a. In ra màn hình kết quả nghịch đảo của a khi a ≠ 0

#include <iostream.h>#include <conio.h>int main (){

float a;cout<<"Nhap a = "; cin>>a;if (a !=0 )

cout<<"Nghich dao cua “<<a<<”la ”<<1/a;getch();return 0;

}Giải thích: Nếu nhập một số a ≠0 thì câu lệnh

cout<<"Nghich dao cua “<<a<<”la ”<<1/a;được thực hiện, ngược lại câu lệnh này không được thực hiện.

Lệnh getch() luôn luôn được thực hiện vì nó không phải là “lệnh liền sau” điều kiện if.

Ví dụ : Viết chương trình nhập 2 số a và b, xuất ra màn hình số lớn nhất#include <iostream.h>#include<conio.h>int main (){

int a,b;cout<<”Nhap gia tri cua 2 so a, b";cin>>a>>b;if (a>b){

cout<<"Gia tri cua a lon hon gia tri cua b"<<endl;cout<<”a =”<<a<<endl;cout<<”b=”<<b;

}getch();return 0;

}

Dạng 2:

Tổ tin học Cơ sở 30

if (<Biểu thức điều kiện>)<lệnh 1>

else<lệnh 2>

Page 31: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Lưu đồ cú pháp:

Ý nghĩa: Trước hết <biểu thức điều kiện> được ước lượng. Nếu kết quả là 0 (true) thì <lệnh1> được thực thi. Ngược lại, thì <lệnh 2> được thực thi.

Ví dụ :

Viết chương trình nhập vào một số thực a. In ra màn hình kết quả nghịch đảo của a khi a ≠0, khi a =0 in ra thông báo “Khong the tim duoc nghich dao cua a”

#include <iostream.h>#include <conio.h>int main (){

float a;cout<<"Nhap a = ";cin>>a;if (a !=0 )

cout<<"Nghich dao cua “<<a<<”la”<<1/a;else

cout<<“Khong the tim duoc nghich dao cua a”;getch();return 0;

}

Ví dụ Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương là tháng trong năm và in ra số ngày của tháng đó. Biết rằng

- Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12- Tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11- Tháng có 28 hoặc 29 ngày : 2

#include <iostream.h>#include<conio.h>void main ()

Tổ tin học Cơ sở 31

Page 32: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{int m;cout<<"Nhap vao thang trong nam !";cin>>m;if (m= =1||m= =3||m= =5||m= =7||m= =8||m= =10||m= =12)

cout<<"Thang “<<m<<”co 31 ngay ";else

if (m= =4||m= =6||m= =9||m= =11)cout<<"Thang “<<m<<”co 30 ngay";

else if (m= =2)

cout<<"Thang “<<m<<”co 28 hoac 29 ngay";else

cout<<"Khong co thang”<<m;getch();

}Lưu ý:

- Ta có thể sử dụng các câu lệnh if…else lồng nhau. Trong trường hợp if…else lồng nhau thì else sẽ kết hợp với if gần nhất chưa có else.

- Trong trường hợp câu lệnh if “bên trong” không có else thì phải viết nó trong cặp dấu {} (coi như là khối lệnh) để tránh sự kết hợp else if sai.

Ví dụ: if (ch >= '0' && ch <= '9')

kind = digit; else {

if (ch >= 'A' && ch <= 'Z') kind = upperLetter;

else {

if (ch >= 'a' && ch <= 'z') kind = lowerLetter;

else kind = special;

} }

Để cho dễ đọc có thể sử dụng hình thức sau: if (ch >= '0' && ch <= '9')

kind = digit; else if (ch >= 'A' && ch <= 'Z')

kind = capitalLetter; else if (ch >= 'a' && ch <= 'z')

kind = smallLetter; else

kind = special;

Tổ tin học Cơ sở 32

Page 33: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

III.3 CẤU TRÚC LỰA CHỌN (switch):

Lệnh switch cung cấp phương thức lựa chọn giữa một tập các khả năng dựa trên giá trị của biểu thức.

Cú pháp:

Lưu đồ:

Giải thích: Trước hết tính giá trị của biểu thức. Nếu giá trị của biểu thức bằng giá trị 1 thì thực hiện lệnh 1 rồi thoát. Nếu giá trị của biểu thức khác giá trị 1 thì so sánh với giá trị 2, nếu

bằng giá trị 2 thì thực hiện lệnh 2 rồi thoát…., so sánh tới giá trị n. Nếu tất cả các phép so sánh trên đều sai thì thực hiện công việc mặc

định của trường hợp default.

Lưu ý:

Tổ tin học Cơ sở 33

switch (<Biểu thức>){

case giá trị 1:Khối lệnh thực hiện công việc

1;break;

…case giá trị n:

Khối lệnh thực hiện công việc n;

break;[default :

Khối lệnh thực hiện công việc mặc định;

Page 34: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Biểu thức trong switch() phải có kết quả là giá trị kiểu số nguyên (int, char, long, …).

Các giá trị sau case cũng phải là kiểu số nguyên. Không bắt buộc phải có default.

Ví dụ : Nhập vào một số nguyên, chia số nguyên này cho 2 lấy phần dư. Kiểm tra nếu phần dư bằng 0 thì in ra thông báo “là số chẵn”, nếu số dư bằng 1 thì in thông báo “là số lẻ”.

#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){

clrscr();int n, phandu;cout<<” Nhap vao so nguyen : "; cin>>n;phandu=(songuyen % 2);switch(phandu){

case 0: cout<<n<<” la so chan"; break;case 1: cout<<n<<” la so le"; break;

}getch();

}

Ví dụ : Nhập vào 2 số nguyên và 1 phép toán. Nếu phép toán là ‘+’, ‘-‘, ‘*’ thì in ra kết qua là tổng, hiệu, tích của 2 số. Nếu phép toán là ‘/’ thì kiểm tra xem số thứ 2 có khác không hay không?

Nếu khác không thì in ra thương của chúng, ngược lại thì in ra thông báo “khong chia cho 0”.#include <iostream.h>#include<conio.h>int main (){

int a, b;float thuong;char pheptoan;clrscr();cout<<” Nhap vao 2 so nguyen :";cin>>a>>b;fflush(stdin);//Xóa ký tự enter trong vùng đệm trước khi nhập phép toáncout<<”Nhap vao phep toan ";cin>>pheptoan;switch(pheptoan){

case '+':cout<<a<<” + “<<b<<” =”<<a+b;break;

case '-':

Tổ tin học Cơ sở 34

Page 35: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

cout<<a<<” - “<<b<<” =”<<a-b;break;

case '*':cout<<a<<” * “<<b<<” =”<<a*b;break;

case '/':if (b!=0){

thuong=(float)a/b;cout<<a<<” / “<<b<<” =”<<thuong;

}else

cout<<"Khong chia duoc cho 0"; break;

}getch();

}

Ví dụ : Yêu cầu người thực hiện chương trình nhập vào một số nguyên dương là tháng trong năm và in ra số ngày của tháng đó.- Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12- Tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11- Tháng có 28 hoặc 29 ngày : 2- Nếu nhập vào số <1 hoặc >12 thì in ra câu thông báo “không có tháng này “.#include <iostream.h>#include<conio.h>int main (){

int thang;clrscr();cout<<" Nhap vao thang trong nam ";cin>>thang;switch(thang){

case 1:case 3:case 5:case 7:case 8:case 10:case 12:

cout<<"Thang ”<<thang<<” co 31 ngay";break;

case 4:case 6:case 9:case 11:

cout<<"Thang ”<<thang<<” co 30 ngay";break;

Tổ tin học Cơ sở 35

Page 36: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

case 2:cout<<" Thang 2 co 28 hoac 29 ngay";break;

default :cout<<”Khong co thang ”<<thang ;break;

}getch();

}

III.4 CẤU TRÚC LẶP (reiterate structure)Cấu trúc vòng lặp cho phép lặp lại nhiều lần 1 công việc (được thể hiện bằng 1 câu lệnh hay 1 khối lệnh) nào đó cho đến khi thỏa mãn 1 điều kiện cụ thể.

III.4.1. Vòng lặp whileVòng lặp while cho phép thực hiện lệnh trong khi biểu thức điều kiện lặp vẫn còn đúng.

Cú pháp:

Lưu đồ cú pháp:

Biểu thức điều kiện lặp: được kiểm tra đầu tiên. Nếu kết quả là 1 ( nghĩa là đúng true) thì thực hiện lệnh (thân vòng lặp) và toàn bộ quá trình được lặp lại. Ngược lại, nếu kiểm tra biểu thức điều kiện lặp là 0 (nghĩa là sai false) thì vòng lặp sẽ kết thúc.

Khối lệnh thực hiện có thể rỗng, có thể làm thay đổi điều kiện. Vòng lặp while có thể không thực hiện lệnh lần nào cả nếu ngay lần đầu

tiên kiểm tra biểu thức điều kiện lặp là sai.

Ví dụ:

viết chương trình tính tổng của tất cả các số nguyên từ 1 tới n.#include<iostream.h>#include<conio.h>void main ()

Tổ tin học Cơ sở 36

while (<biểu thức điều kiện lặp>)lệnh;

Page 37: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{ clrscr();int i, n, sum;cout<<”Nhap n =”;cin>>n;i = 1;sum = 0;while (i<=n){

sum += i;i++;

}getch();

}

Ví dụ : Viết đoạn chương trình in dãy số nguyên từ 1 đến 10.

#include<iostream.h>#include<conio.h>void main (){

int i;clrscr();cout<<”Day so tu 1 den 10 : ";i=1;while (i<=10){

cout<< setw(3) <<i;i++;

}getch();

}

Ví dụ :

Viết chương trình nhập vào một số nguyên n. Tính tổng của các số nguyên từ 1 đến n.

#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){

unsigned int n,i,tong;clrscr();cout<<” Nhap vao so nguyen duong n:";cinn>>n;tong=0;i=1;while (i<=n){

tong+=i;i++;

Tổ tin học Cơ sở

lần lặp i n i <= n sum += iMột 1 5 1 1Hai 2 5 1 3Ba 3 5 1 6Bốn 4 5 1 10Năm 5 5 1 15Sáu 6 5 0

37

Page 38: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

}Cout<<” Tong tu 1 den “<<n<<”=”<<tong;getch();

}

Ví dụ : Viết chương trình in ra trên màn hình một ma trận có n dòng m cột:

1 2 3 4 5 6 72 3 4 5 6 7 83 4 5 6 7 8 9

#include<iostream.h>#include<conio.h>#include<iomanip.h>void main (){

unsigned int dong=0, cot, n, m;clrscr();cout<<” Nhap vao so dong va so cot :";cin>>n>>m;while (dong<n){

cout<<"\n";cot=1;while (cot<=m){

cout<<setw(3)<<dong+cot;cot++;

}dong++;

}getch();

}Lưu ý: vòng lặp phải kết thúc ở một điểm nào đó, vì vậy bên trong vòng lặp phải cung cấp một phương thức nào đó để buộc <biểu thức điều kiện> trở thành sai nếu không thì chương trình sẽ lặp vô tận.

III.4.2. Vòng lặp do… whileVòng lặp do … while giống như vòng lặp while, dùng để lặp lại một công việc nào đó (lệnh) trong khi biểu thức điều kiện lặp vẫn còn đúng. Trước hết <lệnh> được thực hiện trước, sau đó kiểm tra <Biểu thức điều

kiện lặp>. Nếu điều kiện sai thì thoát khỏi vòng lặp do …while. Nếu điều kiện còn đúng thì thực hiện lệnh rồi quay lại kiểm tra điều kiện

lần tiếp theo. Trong vòng lặp do…while thì <lệnh> được thực hiện ít nhất 1 lần, ngay cả

khi điều kiện sai. Vòng lặp dừng lại khi điều kiện sai. Khối lệnh thực hiện công việc có thể rỗng, có thể làm thay đổi điều kiện.

Tổ tin học Cơ sở 38

Page 39: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Cú pháp:

Lưu đồ:

Ví dụ : Viết đoạn chương trình in dãy số nguyên từ 1 đến 10.#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){

int i;clrscr();cout<<"Day so tu 1 den 10 :";i=1;do{

cout<<setw(3)<<i;i+=1;

} while (i<=10);getch();

}

Ví dụ : Viết chương trình nhập vào một số nguyên n. Tính tổng của các số nguyên từ 1 đến n.

#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){

unsigned int n,i,tong;clrscr();cout<<” Nhap vao so nguyen duong n:";cin>>n;tong=0;i=1;do

Tổ tin học Cơ sở 39

do {<Lệnh>

} while (<Biểu thức điều kiện lặp >);

Page 40: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{tong+=i;i++;

} while (i<=n);cout<<” Tong tu 1 den ”<<n<<”=”<<tong;getch();

}

III.4.3. Vòng lặp for:Chức năng chính của vòng lăp for là lặp lại một đọan lệnh nào đó đến khi nào biểu thức điều kiện còn mang giá trị đúng, vòng lặp for thường sử dụng trong những chương trình mà số lần lặp lại một đọan lệnh nào đó được biết trước.

Cú pháp:

L

Cách hoạt động của vòng lặp for như sau:

Biểu thức khởi tạo: được thực hiện, nó gán một giá trị khởi tạo ban đầu cho biến điều khiển. Lệnh này được thực hiện chỉ một lần.

Biểu thức điều kiện: được kiểm tra, nếu nó là đúng vòng lặp tiếp tục còn nếu không vòng lặp kết thúc và lệnh được bỏ qua.

Lệnh: được thực hiện khi điều kiện thỏa. Nó có thể là một lệnh đơn hoặc là một khối lệnh được đặt trong một cặp ngoặc nhọn {}.

Các lệnh tác động đến biểu thức điều kiện: được thực hiện để tăng/giảm biến điều khiển và vòng lặp quay trở lại bước 2.

Lưu đồ cú pháp:

Tổ tin học Cơ sở 40

for (biểu thức khởi tạo; biểu thứcđiều kiện; lệnh tác động đến btđiều kiện)

Page 41: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Lưu ý: Vòng lặp for thường được sử dụng trong các trường hợp mà có một biến được tăng hay giảm ở mỗi lần lặp.

Ví dụ: Viết chương trình tính tổng của các số nguyên từ 1 tới n.#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){

int i, n, sum;cout<<”Nhap so nguyen n:”;cin>>n;sum = 0;for (i = 1; i <= n; i++)

sum += i;cout<<”Tong cua “<<n<<”so nguyen la: ”<<sum;getch();

} C++ cho phép biểu thức đầu tiên trong vòng lặp for là một định nghĩa biến.

Ví dụ trong vòng lặp trên thì I có thể được định nghĩa bên trong vòng lặp:for (int i = 1; i <= n; ++i)

sum += i; Trái với sự xuất hiện, phạm vi của I không ở trong thân của vòng lặp mà là

chính vòng lặp. Bất kỳ biểu thức nào trong 3 biểu thức của vòng lặp for đều có thể rỗng. Ví

dụ, xóa biểu thức đầu và biểu thức cuối cho chúng ta dạng giống như vòng lặp while:

for (; i != 0;) // tương đương với: while (I != 0){

Lệnh…

Tổ tin học Cơ sở 41

Page 42: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

} Xóa tất cả các biểu thức cho chúng ta một vòng lặp vô hạn. Điều kiện của

vòng lặp này được giả sử luôn luôn là đúng.for (;;) // vòng lặp vô hạn{

Lệnh…}

III.5 CÁC LỆNH RẼ NHÁNH VÀ LỆNH NHẢYIII.5.1. Lệnh continue

Lệnh continue dừng lần lặp hiện tại của một vòng lặp và nhảy tới lần lặp kế tiếp. Nó áp dụng tức thì cho vòng lặp gần với lệnh continue. Không sử dụng lệnh continue bên ngoài vòng lặp.

Trong vòng lặp while và vòng lặp do-while, vòng lặp kế tiếp mở đầu từ điều kiện lặp. Trong vòng lặp for, lần lặp kế tiếp khởi đầu từ biểu thức thứ ba của vòng lặp.

Ví dụ: một vòng lặp thực hiện đọc một số, xử lý nó nhưng bỏ qua những số âm, và dừng khi số là 0, có thể diễn giải như sau:

do {

cin >> num;if (num < 0) continue;

// xử lý số ở đây …} while (num != 0);

Điều này tương đương với:do {

cin >> num;if (num >= 0) {

// xử lý số ở đây …}

} while (num != 0);

Một biến thể của vòng lặp này là để đọc chính xác một số n lần (cho tới khi số đó là 0) có thể được diễn giải như sau:

for (i=0; i<n; i++) {

cin >>num;if (num<0) continue; //làm cho nhảy tới: i++

// xử lý số ở đây …}

Khi lệnh continue xuất hiện bên trong vòng lặp được lồng vào thì nó áp dụng trực tiếp cho vòng lặp gần nó chứ không áp dụng cho vòng lặp bên ngoài.

Tổ tin học Cơ sở 42

Page 43: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ: trong một tập các vòng lặp được lồng nhau sau đây, lệnh continue áp dụng cho vòng lặp for và không áp dụng cho vòng lặp while:

while (more) {

for (i = 0; i < n; i++) {

cin >> num;if (num < 0)

continue; // làm cho nhảy tới: i++// process num here...

}//etc...

}

III.5.2. Lệnh breakLệnh break có thể xuất hiện bên trong vòng lặp (while, do, hay for) hoặc một lệnh switch. Nó gây ra bước nhảy ra bên ngoài những lệnh này và vì thế kết thúc chúng. Giống như lệnh continue, lệnh break chỉ áp dụng cho vòng lặp hoặc lệnh switch gần nó nhất. Không sử dụng lệnh break bên ngoài vòng lặp hay lệnh switch.

Ví dụ:

Đọc vào một mật khẩu người dùng nhưng không cho phép một số hữu hạn lần thử:for (i = 0; i < attempts; ++i) {

cout << "Please enter your password: ";cin >> password;if (Verify(password)) // kiểm tra mật khẩu đúng hay sai

break; // thoát khỏi vòng lặpcout << "Incorrect!\n";

}Ở đây phải giả sử rằng có một hàm Verify để kiểm tra một mật khẩu và trả về true nếu như mật khẩu đúng và ngược lại là false.

Ví dụ:

Viết chương trình tính tổng các số nguyên được nhập từ bàn phím, chương trình được kết thúc khi nhập số âm.

#include <iostream.h>#include <conio.h>void main(){

int so,tong=0;clrscr();while (1){

cout <<"Nhap mot so nguyen: ";cin >>so;

Tổ tin học Cơ sở 43

Page 44: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

if (so<0) break;tong +=so;

}cout<<"\nTong cac gia tri da nhap la: "<<tong;getch();

}

Chương trình trên nếu không dùng break có thể đuợc viết lại như sau:do{

cout <<"Nhap mot so nguyen: ";cin >>so;if (so>=0)

tong += so;}while (so>=0);

III.5.3. Lệnh gotoLệnh goto cung cấp một hình thức nhảy tự do không có cấu trúc (không giống như lệnh break và continue) nên dễ làm gãy đổ chương trình. Phần lớn các lập trình viên ngày nay tránh sử dụng nó để làm cho chương trình rõ ràng. Tuy nhiên, goto có một vài (dù cho hiếm) sử dụng chính đáng.Cú pháp:

Goto Nhãn;trong đó nhãn là một định danh (identify) được dùng để đánh dấu đích cần nhảy tới. Nhãn cần được theo sau bởi một dấu hai chấm (:) và xuất hiện trước một lệnh bên trong hàm như chính lệnh goto.

Ví dụ: for (i = 0; i < attempts; ++i) {

cout << "Please enter your password: ";cin >> password;if(Verify(password)) // check password for correctness

goto out; // drop out of the loopcout << "Incorrect!\n";

}out:

//etc...

III.5.4. Lệnh returnLệnh return cho phép một hàm trả về một giá trị cho thành phần gọi nó.Cú pháp:

return biểu thức; Trong đó biểu thức chỉ rõ giá trị được trả về bởi hàm. Kiểu của giá trị

này phải hợp với kiểu của hàm. Trường hợp kiểu trả về của hàm là void, biểu thức sau lệnh return rỗng:

return; Hàm mà được chúng ta thảo luận đến thời điểm này chỉ có hàm main,

kiểu trả về của nó là kiểu int. Giá trị trả về của hàm main là những gì mà

Tổ tin học Cơ sở 44

Page 45: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

chương trình trả về cho hệ điều hành khi nó hoàn tất việc thực thi. Chẳng hạn dưới UNIX qui ước là trả về 0 từ hàm main khi chương trình thực thi không có lỗi. Ngược lại, một mã lỗi khác 0 được trả về.

Ví dụ:int main (void){

cout << "Hello World\n";return 0;

} Khi một hàm có giá trị trả về không là void (như trong ví dụ trên), nếu

không trả về một giá trị sẽ mang lại một cảnh báo trình biên dịch. Giá trị trả về thực sự sẽ không được định nghĩa trong trường hợp này (nghĩa là, nó sẽ là bất cứ giá trị nào được giữ trong vị trí bộ nhớ tương ứng của nó tại thời điểm đó).

Tổ tin học Cơ sở 45

Page 46: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP1. Nhập 1 số n>=0. Tính và xuất căn bậc hai của n.

HD: dùng hàm sqrt(a)=2. Nhập vào số giây bất kỳ t>=0. Tính và xuất ra dạng Giờ:Phút:Giây

Ví dụ: Nhập 3750 thì xuất ra 1:2:30 AMNhập 51100 thì xuất ra 2:11:40 PM

HD: hour=(t/3600)%24, minute=(t%3600)/60, second=(t%3600)%60

3. Nhập 3 số thực a, b, c. Tìm số lớn nhất.

4. Nhập n. Kiểm tra n là số chẵn hay số lẻ.

5. Nhập 2 số a, b. Kiểm tra xem chúng có cùng dấu hay không.

6. Nhập vào hai số nguyên dương a, b. So sánh giá trị của chúng (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng).

7. Giải và biện luận phương trình bậc 1: ax+b=0.

8. Giải và biện luận phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0.

9. Nhập vào tháng t (với 1<=t<=12). Cho biết t thuộc quí mấy trong năm.

10. Nhập vào tháng t (với 1<=t<=12). Cho biết tháng t có bao nhiêu ngày. Riêng tháng 2 thì phải kiểm tra năm nhuận (Năm nhuận là năm chia hết cho 4 mà không chia hết cho 100, hoặc chia hết cho 400).

11. Nhập vào một ngày (ngày, tháng, năm). Tìm ngày kế sau ngày vừa nhập (ngày/tháng/năm).

12. Nhập vào một ngày (ngày, tháng, năm). Tìm ngày kế trước ngày vừa nhập (ngày/tháng/năm).

13. Nhập vào một ngày (ngày, tháng, năm). Cho biết ngày đó là ngày thứ bao nhiêu trong năm.

14. Nhập vào một năm dương lịch. Hãy cho biết năm âm lịch. (vd: n=2007 => Đinh Hợi)

15. Nhập một số n có tối đa 2 chữ số. Hãy cho biết cách đọc ra dạng chữ.

(vd: n=35 => Ba mươi lăm, n=5 => năm).

16. Nhập một số n có tối đa 3 chữ số. Hãy cho biết cách đọc ra dạng chữ.

(vd: n=235 => Hai trăm ba mươi lăm, n=305 => Ba trăm lẻ năm)

17. Nhập một số n bất kỳ. Hãy cho biết cách đọc ra dạng chữ.

18. Nhập vào điểm Toán, Lý, Hoá. Hãy tính ĐTB và Cho biết sinh viên đó xếp loại gì (Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu)..

19. Kiểm tra số nguyên dương n có phải là số chính phương hay không?

20. Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n với 1<=n<=7. Tùy theo n=1,2,...,7 hãy in tương ứng các từ (Sunday, Monsday, Tuesday,.... , Saturday) ra màn hình.

Tổ tin học Cơ sở 46

Page 47: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

21. Nhập vào số Kwh tiêu thụ điện. Tính tiền điện phải trả biết rằng cách thức tính tiền theo qui định như sau:

100 kwh định mức đầu tiên có đơn giá trung bình là 600đ/kwhCác kwh từ 101 đến 150 có đơn giá là 700đ/kwhCác kwh từ 151 đến 200 có đơn giá là 900đ/kwhCác kwh từ 201 trở đi có đơn giá là 1100đ/kwh

22. Nhập cạnh a>=0, b>=0, c>=0. Nếu a, b, c tạo thành tam giác thì hãy tính và xuất chu vi, diện tích hình tam giác. Ngược lại, thông báo “Không tạo thành tam giác”

HD: cv=a+b+c, p=cv/2 và dt=

23. Viết chương trình nhập từ bàn phím 2 số a, b và một ký tự ch.

Nếu: ch là “+“ thì thực hiện phép tính a + b và in kết quả lên màn hình. ch là “–“ thì thực hiện phép tính a - b và in kết quả lên màn hình. ch là “*” thì thực hiện phép tính a * b và in kết quả lên màn hình. ch là “/” thì thực hiện phép tính a / b và in kết quả lên màn hình.

24. Một số nguyên dương chia hết cho 3 nếu tổng các chữ số của nó chia hết cho 3. Viết chương trình nhập vào một số có 3 chữ số, kiểm tra số đó có chia hết cho 3 dùng tính chất trên.( if )

25. Viết chương trình nhận vào giờ, phút, giây dạng (hh:mm:ss ), từ bàn phím. Cộng thêm một số giây vào và in ra kết quả dưới dạng ( hh:mm:ss ).

26. Kiểm tra một ký tự nhập vào thuộc tập hợp nào trong các tập ký tự sau:

Các ký tự chữ hoa: 'A' ...'Z' Các ký tự chữ thường: 'a' ... 'z' Các ký tự chữ số : '0' ... '9' Các ký tự khác.

27. Hệ thập lục phân dùng 16 ký số bao gồm các ký tự

0 .. 9 và A, B, C, D, E ,F.Các ký số A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng trong hệ thập phân như sau:

A 10B 11C 12D 13E 14F 15

Hãy viết chương trình cho nhập vào ký tự biểu diễn một ký số của hệ thập lục phân và cho biết giá trị thập phân tương ứng. Trường hợp ký tự nhập vào không thuộc các ký số trên, đưa ra thông báo lỗi: "Hệ thập lục phân không dùng ký số này"

28. Nhập n>=0. Tính S(n)=1+2+3+ … + n.

29. Nhập n>=0. Tính S(n)=2+4+ … + n.

30. Nhập n>=0. Tính S(n)=1+3+ … + n.

31. Nhập n>=0. Tính S(n)=12+22+32+ … + n2.

Tổ tin học Cơ sở 47

Page 48: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

32. Nhập n>=0. Tính S(n)=12+22+32+ … + n2.

33. Nhập n>=0. Tính

34. Nhập n>=0. Tính

35. Nhập n>=0. Tính

36. Nhập n>=0. Tính

37. Nhập n>=0. Tính

38. Nhập n>=0. Tính

39. Nhập n>=0. Tính T(n)=1 2 3 … n

40. Nhập n>=0. Tính S(n)=1+1 2+1 2 3+ … +1 2 3 … n

41. Nhập x,n. Tính T(x,n)=xn

42. Nhập x,n. Tính

43. Nhập x,n. Tính S(x,n)=x+x2+x3+ … +xn

44. Nhập x,n. Tính S(x,n)=x2+x4+x6+ … +x2n

45. Nhập x,n. Tính S(x,n)=x+x3+x5+ … +x2n+1

46. Nhập n. Tính

47. Nhập x,n. Tính

48. Nhập x,n. Tính

49. Nhập x,n. Tính

50. Nhập x,n. Tính

51. Nhập n. Tính , có n dấu căn lồng nhau.

52. Nhập n. Tính , có n dấu căn lồng nhau.

53. Nhập n. Tính , có n dấu căn lồng nhau.

54. Liệt kê tất cả các ước số của số nguyên dương n.

55. Liệt kê tất cả các ước số lẻ của số nguyên dương n.

56. Liệt kê tất cả các ước số chẵn của số nguyên dương n.

57. Tính tổng tất cả các ước số của số nguyên dương n.

58. Tính tích tất cả các ước số của số nguyên dương n.

Tổ tin học Cơ sở 48

Page 49: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

59. Đếm số lượng các ước số của số nguyên dương n.

60. Tìm ước số lớn nhất của số nguyên dương n.

61. Kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không?

62. Liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn hay bằng số nguyên dương n.

63. Liệt kê các chữ số là số nguyên tố của số nguyên dương n.

64. Tính tồng các chữ số là số nguyên tố của số nguyên dương n.

65. Tính tích các chữ số là số nguyên tố của số nguyên dương n.

66. Đếm số lượng các chữ số chẵn của số nguyên dương n.

67. Tính tổng các chữ số chẵn của số nguyên dương n.

68. Tính tích các chữ số chẵn của số nguyên dương n.

69. Đếm số lượng các chữ số lẻ của số nguyên dương n.

70. Tính tổng các chữ số lẻ của số nguyên dương n.

71. Tính tích các chữ số lẻ của số nguyên dương n.

72. Tìm ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương a, b.

73. Tìm Bội số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương a, b.

74. Kiểm tra số nguyên dương n có phải là số đối xứng hay không?

75. Kiểm tra số nguyên dương n có phải là số hoàn thiện (Pefect number) hay không? (Số hoàn thiện là số có tổng các ước số của nó (không kể nó) thì bằng chính nó. Vd: 6 có các ước số là 1,2,3 và 6=1+2+3 6 là số hoàn thiện)

76. Kiểm tra số nguyên dương n có phải là số thịnh vượng (Abundant number) hay không? (Số thịnh vượng là số có tổng các ước số của nó (không kể nó) thì lớn hơn nó. Vd: 12 có các ước số là 1,2,3,4,6 và 12<1+2+3+4+6 12 là số thịnh vượng)

77. Kiểm tra số nguyên dương n có phải là số không trọn vẹn (Deficient number) hay không? (Số không trọn vẹn là số có tổng các ước số của nó (không kể nó) thì nhỏ hơn nó. Vd: 9 có các ước số là 1,3 và 9>1+3 9 là số không trọn vẹn)

78. Kiểm tra số nguyên dương n có các chữ số toàn là chữ số chẵn hay không?

79. Kiểm tra số nguyên dương n có các chữ số toàn là chữ số lẻ hay không?

80. Kiểm tra số nguyên dương n có các chữ số tăng dần từ trái qua phải hay không?

81. Kiểm tra số nguyên dương n có các chữ số giảm dần từ trái qua phải hay không?

82. Nhập n>0. Tìm số nguyên dương m lớn nhất sao cho 1+2+3+…+m<n.

83. Nhập n>0. Tìm số nguyên dương m nhỏ nhất sao cho 1+2+3+…+m>n.

84. Xuất số đảo của số nguyên dương n.

85. Xuất ra các ký tự từ A->Z, Z->A, a->z, z->a.

86. Xuất ra các số lẻ nhỏ hơn 50 trừ các số 11, 25, 37.

87. Nhập n>0. Xuất ra bảng cửu chương n.

88. Hãy tìm số gà và số chó? biết:

Vừa gà vừa chó

Tổ tin học Cơ sở 49

Page 50: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

bó lại cho tròn

ba mươi sáu con

một trăm chân chẵn.

89. Hãy tìm số trâu mỗi loại? biết:

Trăm trâu tăm cỏTrâu đứng ăn nămTrâu nằm ăn baTrâu già ba con một bó

90. Xuất ra màn hình các hình có chiều cao h>0. ví dụ h=4 ta có các hình như sau:

91. Viết chương trình thực hiện trò chơi đoán số như sau:

Máy lấy ra một số ngẫu nhiên n[1,100] là số của máy: Sốmáy (sử dụng hàm random).

- Người nhập vào một số (Sốnhập)+ Nếu Sốnhập lớn hơn Sốmáy thì thông báo “Số bạn lớn hơn số máy”.+ Nếu Sốnhập nhỏ hơn Sốmáy thì thông báo “Số bạn nhỏ hơn số máy”.

- Trò chơi kết thúc khi:+ Hoặc Bạn đã đoán trúng: thông báo “Ha ha bạn tài thật”.+ Hoặc Bạn đã đoán sai 7 lần: thông báo “Bạn đã thua rồi” và hiển thị Sốmáy.

92. Trò chơi lấy bì:

Tổ tin học Cơ sở 50

Page 51: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

“Có M viên bi, hai người chơi lần lượt lấy đi các viên bi sao cho số viên bi lấy ít nhất là 1 và nhiều nhất là 3, người nào mà lấy được viên bi cuối cùng thì người đó bị thua”

- Giả sử bạn chơi với máy. Hãy viết chương trình mô phỏng trò chơi này sao cho máy có cơ hội thắng nhiều nhất.

- Người chơi cần nhập vào số viên bi M và chọn lượt lấy bi trước (máy lấy trước hay bạn lấy trước) sau đó cứ thay phiên nhau lấy. Cuối cùng thì thông báo kết quả của ván chơi.

Tổ tin học Cơ sở 51

Page 52: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH CON

IV.1 KHÁI NIỆM VỀ HÀM TRONG C++Trong những chương trình lớn, có thể có những đoạn chương trình viết lặp đi lặp lại nhiều lần, để tránh sự lặp đi lặp lại và mất thời gian khi viết chương trình, người ta thường phân chia chương trình thành nhiều module, mỗi module giải quyết một công việc nào đó. Các module như vậy gọi là các chương trình con.

Một tiện lợi khác của việc sử dụng chương trình con là ta có thể dễ dàng kiểm tra xác định tính đúng đắn của nó trước khi ráp nối vào chương trình chính và do đó việc xác định sai sót để tiến hành hiệu đính trong chương trình chính sẽ thuận lợi hơn. Trong C/C++, chương trình con được gọi là hàm. Hàm có thể trả về kết quả thông qua tên hàm hay có thể không trả về kết quả.

Hàm có hai loại: hàm chuẩn và hàm tự định nghĩa. Trong chương này, chúng ta chú trọng đến cách định nghĩa hàm và cách sử dụng các hàm đó. Một hàm khi được định nghĩa thì có thể sử dụng ở bất kỳ vị trí nào trong chương trình. Một chương trình bắt đầu thực thi bằng hàm main.

Ví dụ :Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a,b và xuất ra màn hình số lớn nhất trong 2 số (sử dụng chương trình con)

#include <iostream.h>#include <conio.h>int max(int a, int b);void main(){

int a, b;cout<<” Nhap vao 2 so a, b ";cin>>a>>b;cout<<”so lon nhat la:”<<max(a, b);getch();return;

}int max(int a, int b){

return (a>b) ? a:b;}

IV.1.1. Hàm toán học:C++ cung cấp một số hàm số học để có thể sử dụng trong chương trình. Khi sử dụng các hàm toán học ta cần khai báo thư viện <math.h>Muốn sử dụng các hàm toán học thì trong chương trình ta phải khai báo:#include <math.h>Cú pháp chung của một hàm là: functionName (arguments).Danh sách các hàm toán học thường dùng:

Tổ tin học Cơ sở 52

Page 53: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Tên Hàm Công Dụng Kiểu dữ liệu trả vềabs(x) Tính trị tuyệt đối của x Intfabs() Doublelabs(x) long intpow(x1,x2) tính x1 lũy thừa x2 Doublesqrt(x) tính căn bậc 2 của x Doublesin(x) tính sin x (x tính bằng radian) Doublecos(x) tính cos x (x tính bằng radian) Doubletan(x) tính tan x (x tính bằng radian) Doublelog(x) ln(x) Doublelog10(x) logarit cơ số 10 của x Doubleexp(x) Ex Double

IV.2 XÂY DỰNG HÀMIV.2.1. Cấu trúc của một chương trình viết dưới dạng hàm

-Phần khai báo các thư viện-Phần khai báo các hằng toàn cục-Phần khai báo các biến toàn cục-Phần khai báo các nguyên mẫu hàm (prototype) -Phần hàm main (sẽ gọi các hàm thực hiện)-Phần định nghĩa các hàm đã được khai báo prototype

IV.2.2. Định nghĩa hàmCấu trúc của một hàm tự thiết kế:

<kiểu kết quả> Tên hàm ([<kiểu tham số> <tham số>][,…]]){

[Khai báo các biến cục bộ][Các câu lệnh thực hiện bên trong hàm][return [<Biểu thức>];]

}

Giải thích: Kiểu kết quả: là kiểu dữ liệu của kết quả trả về, có thể là : int, byte, char,

float, void, … Một hàm có thể có hoặc không có kết quả trả về. Trong trường hợp hàm không có kết quả trả về ta nên sử dụng kiểu kết quả là void.

Kiểu tham số: là kiểu dữ liệu của tham số. Tham số: là tham số truyền dữ liệu vào cho hàm, một hàm có thể có hoặc

không có tham số. Tham số này gọi là tham số hình thức (formal variable), khi gọi hàm chúng ta phải truyền cho nó các tham số thực tế (actual variable). Nếu có nhiều tham số, mỗi tham số phân cách nhau dấu phẩy (,).

Bên trong thân hàm (phần giới hạn bởi cặp dấu {}) là các khai báo cùng các câu lệnh xử lý. Các khai báo bên trong hàm được gọi là các khai báo cục bộ trong hàm và các khai báo này chỉ tồn tại bên trong hàm.

Tổ tin học Cơ sở 53

Page 54: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Khi định nghĩa hàm, ta thường sử dụng câu lệnh return để trả về kết quả thông qua tên hàm.

Lệnh return dùng để thoát khỏi một hàm và có thể trả về một giá trị nào đó. return ; /*không trả về giá trị*/ return <biểu thức>; /*Trả về giá trị của biểu thức*/ return (<biểu thức>); /*Trả về giá trị của biểu thức*/

Lưu ý: Nếu hàm có kết quả trả về, ta bắt buộc phải sử dụng câu lệnh return để trả về kết quả cho hàm.

Ví dụ : Viết hàm tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên a, b. int uscln(int a, int b){

a=abs(a);b=abs(b);while(a!=b){

if(a>b)a-=b;

elseb-=a;

}return a; //hoặc return b;

}

IV.2.3. Sử dụng hàmMột hàm khi định nghĩa thì chúng vẫn chưa được thực thi, hàm chỉ được thực thi khi trong chương trình có một lời gọi đến hàm đó.

Cú pháp gọi hàm:

-Cách 1: <FunctionName>(List actual parameters);

Ví dụ: NhapCanh(a);

-Cách 2: <Variable>=<FunctionName>(List actual parameters);

Ví dụ: dt=TinhDienTichTamGiac(a,b,c);

-Cách 3: <Variable>=<FunName>(List actual parameters)Operator<Expression>;

Ví dụ: p=TinhChuViTamGiac(a,b,c)/2;

Ví dụ: Viết chương trình cho phép tìm ước số chung lớn nhất của hai số tự nhiên.#include<conio.h>#include<iostream.h>

Tổ tin học Cơ sở 54

<Tên hàm>([Danh sách các tham số])

Danh sách các tham số thực được truyền cho hàm

Page 55: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

//Phần khai báo nguyên mẫu hàmunsigned int uscln(unsigned int a, unsigned int b);//Phần hàm mainvoid main(){

unsigned int a, b, USC;cout<<“Nhap a,b: ”;cin>>a>>b;USC = ucsln(a,b);cout<<“Uoc chung lon nhat la: ”, USC);getch();

}//Phần định nghĩa hàmunsigned int uscln(unsigned int a, unsigned int b){

a=abs(a);b=abs(b);while(a!=b){

if(a>b)a-=b;

elseb-=a;

}return a; //hoặc return b;

}Lưu ý: Việc gọi hàm là một phép toán, không phải là một phát biểu.

IV.2.4. Nguyên tắc hoạt động của hàmTrong chương trình, khi gặp một lời gọi hàm thì hàm bắt đầu thực hiện bằng cách chuyển các lệnh thi hành đến hàm được gọi. Quá trình diễn ra như sau: Nếu hàm có tham số, trước tiên các tham số sẽ được gán giá trị thực tương

ứng. Chương trình sẽ thực hiện tiếp các câu lệnh trong thân hàm bắt đầu từ lệnh

đầu tiên đến câu lệnh cuối cùng. Khi gặp lệnh return hoặc dấu } cuối cùng trong thân hàm, chương trình sẽ

thoát khỏi hàm để trở về chương trình gọi nó và thực hiện tiếp tục những câu lệnh của chương trình này.

IV.2.5. Truyền tham số cho hàmIV.2.5.1.Tham số giá trị (pass value parameter):

Mặc định, việc truyền tham số cho hàm trong C/C++ là truyền theo giá trị, nghĩa là khi gọi hàm có các tham số, ta truyền các giá trị cho hàm.

Ví dụ:

Giả sử chúng ta gọi hàm addition như sau: int x=5, y=3, z;

z = addition ( x , y );

Tổ tin học Cơ sở 55

Page 56: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Trong trường hợp này khi gọi hàm addition thì các giá trị 5 and 3 được truyền cho hàm, không phải là bản thân các biến.

Khi thay đổi giá trị của các biến a hay b bên trong hàm thì các biến x và y vẫn không thay đổi, vì chỉ có giá trị của chúng được truyền mà thôi.

Tổ tin học Cơ sở 56

Page 57: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ

Viết chương trình in ra nhiều dòng, mỗi dòng 25 ký tự nào đó. Để đơn giản ta viết một hàm, nhiệm vụ của hàm này là in ra trên một dòng 25 ký tự nào đó. Hàm này có tên là InKyTu.

#include <iostream.h>#include <conio.h>void InKyTu(char ch);void main(){

char c = ‘A’;InKyTu(‘*’); // In ra 25 dau *InKyTu(‘+’); // In ra 25 dau +InKyTu(c); // In ra 25 chu cgetch();

}void InKyTu(char ch){

for(int i=1; i<=25; i++) cout<<ch;

cout<<“\n”;}

Ví dụ:#include <iostream.h>#include<conio.h>void Foo (int num);void main (void){

clrscr();int x = 10;Foo(x);cout << "x = " << x << '\n';getch();

}void Foo (int num){

num = 0; cout << "num = " << num << '\n';

}Trong ví dụ trên, tham số duy nhất của hàm Foo là một tham số giá trị. Khi hàm được thực thi thì num được sử dụng như là một biến cục bộ bên trong hàm. Khi hàm được gọi và x được truyền tới nó, num nhận một bản sao chép giá trị của x. Kết quả là mặc dù num được đặt về 0 bởi hàm nhưng vẫn không có gì tác động lên x. Chương trình cho kết quả như sau:

num = 0;x = 10;

IV.2.5.2.Tham số tham chiếu (pass reference parameter):

Tổ tin học Cơ sở 57

Page 58: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Xét trường hợp cần thao tác với một biến ngoài ở bên trong một hàm. Vì vậy cần phải truyền tham số dưới dạng tham chiếu (hay tham biến) như ở trong hàm duplicate trong ví dụ dưới đây:

// passing parameters by reference#include <iostream.h>#include <conio.h>void duplicate (int& a, int& b, int& c);void main (){

clrscr(); int x=1, y=3, z=7; duplicate (x, y, z); cout <<"x="<<x<<", y="<<y<<", z="<<z; getch();

}void duplicate (int& a, int& b, int& c){

a*=2; b*=2; c*=2;

}Trong ví dụ trên, khai báo của hàm duplicate, theo sau tên kiểu của mỗi tham số đều là dấu và (&), để chứng tỏ rằng các tham số này được truyền theo tham biến.

Khi truyền tham số dưới dạng tham biến, ta đang truyền bản thân biến đó. Vì vậy, bên trong hàm nếu có bất kì sự thay đổi giá trị nào được thực hiện với tham số đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của biến tương ứng với tham số đó.

Trong ví dụ trên, ta đã liên kết a, b và c với các tham số khi gọi hàm x, y và z và mọi sự thay đổi với a bên trong hàm sẽ ảnh hưởng đến giá trị của x và hoàn toàn tương tự với b và y, c và z.

IV.2.6. Phạm vi của biến (scope variables)IV.2.6.1.Biến cục bộ (local variables):

Biến cục bộ là biến được khai báo trong thân của một hàm nào đó, các biến này chỉ được hiểu bên trong phạm vi của hàm khai báo nó.

IV.2.6.2.Biến toàn cục (global variables):Biến toàn cục là biến được khai báo bên ngoài các hàm, những biến này được dùng chung cho tất cả các hàm được khai báo sau nó.

Tổ tin học Cơ sở 58

Page 59: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ:#include <iostream.h>#include <conio.h>int n1;void sub_fun();void main(){

int n2;clrscr();n1=10;n2=20;cout <<"Trong ham main() n1= "<<n1<<endl //10 <<"Trong ham main() n2= "<<n2<<endl; //20sub_fun();cout <<"Trong ham main() sau khi goi sub_fun n1= "<<n1<<endl;//40cout<<"Trong ham main() sau khi goi sub_fun n2= "<<n2<<endl; //20 getch();

}void sub_fun(){

int n2;n2=30;cout <<"Trong ham sub_fun() n1= " <<n1<<endl //10

<<"Trong ham sub_fun() n2= " <<n2<<endl; //30n1=40;

}Trong ví dụ trên n1 là biến toàn cục, n2 là biến cục bộ có cả trong hàm main() và hàm sub_fun(). Hai dòng lệnh cout đầu của hàm main sẽ in kết quả :

Trong ham main() n1= 10Trong ham main() n2= 20 giá trị này là của n2 trong hàm main

Khi hàm sub_fun được gọi nó sẽ in kết quả:Trong ham sub_fun() n1= 10Trong ham sub_fun() n2= 30 giá trị này là của n2 trong sub_fun

Hai dòng lệnh cout cuối của hàm main sẽ in kết quả:Trong ham main() sau khi goi sub_fun n1= 40 (n1 đã bị đổi trong hàm sub_fun)Trong ham main() sau khi goi sub_fun n2= 20 (n2 của hàm main)

Tổ tin học Cơ sở 59

Page 60: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

n1

main() n2

Lưu trữ n1

Lưu trữ n2 trong main

sub_fun() n2

Lưu trữ n2 trong sub_fun

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Hình dưới minh hoạ việc lưu trữ và phạm vi của các biến trong chương trình trên:

Các biến toàn cục không được khởi tạo, sẽ được khởi tạo tự động là 0 nếu là kiểu số, và NULL nếu là kiểu ký tự.

Các biến hoặc hàm toàn cục không được định nghĩa nhiều hơn một lần ở mức toàn cục.

Biến hay hàm toàn cục có thể được truy xuất từ mọi nơi trong chương trình.

Thời gian sống của một biến bị giới hạn bởi phạm vi của nó. Vì thế, các biến toàn cục tồn tại suốt thời gian thực hiện chương trình, trong khi các biến cục bộ chỉ tồn tại trong thời gian hàm khai báo nó thực thi.

Không gian bộ nhớ cho các biến toàn cục được dành riêng trước khi sự thực hiện của chương trình bắt đầu nhưng ngược lại không gian bộ nhớ cho các biến cục bộ được cấp phát ở thời điểm thực hiện chương trình.

IV.2.6.3.Toán tử phạm vi (scope resolution) Phạm vi cục bộ ghi chồng lên phạm vi toàn cục nên một biến cục bộ có cùng tên với biến toàn cục làm cho biến toàn cục không thể truy xuất được tới phạm vi cục bộ.

Ví dụ:#include <iostream.h>#include <conio.h>float n=42.8;void sub();void main(){ clrscr();

Tổ tin học Cơ sở 60

Page 61: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

float n=30.5;cout <<”Giá trị của n=“<<n<<endl; //30.5;sub();getch();

}void sub(){

cout <<”trong sub n= “<<n <<endl; //42.8}

Trong trường hợp trên nếu muốn hàm main in ra giá trị của biến toàn cục thì phải sử dụng toán tử scope resolution :: ngay trước tên biến.

Ví dụ:

#include <iostream.h>#include <conio.h>float n=42.8;void sub();void main(){ float n=30.5;

cout<<”Giá trị của n=“<<::n<<endl; //42.8;sub();getch();

}void sub();{

cout <<”trong sub n= “<<n <<endl; //42.8}

Không nên lạm dụng biến toàn cục, vì nó sẽ phá vở sự an tòan mà C++ đã cung cấp, đó là sự độc lập của các hàm, nó cũng làm mất đi sự cẩn thận cần thiết của người lập trình là phải xác định rõ kiểu dữ liệu của tham số, biến cục bộ, và giá trị trả về của hàmNgoài ra giá trị của biến toàn cục có thể thay đổi bởi bất cứ hàm nào khai báo sau nó, do đó làm cho việc phát hiện những lỗi giải thuật có trong chương trình là rất khó.

IV.2.7. Lớp lưu trữ các biếnNgoài việc mỗi biến phải có một kiểu dữ liệu và phạm vi có hiệu lực của nó, mỗi biến còn thuộc về một lớp lưu trữ nào đó. Trong C++ có 4 lớp lưu trữ: auto, static, extern và register. Khi khai báo biến, phải chỉ rõ lớp lưu trữ của biến.

Ví dụauto int num;static int mile;register int volts;auto float yrs;

Tổ tin học Cơ sở 61

Page 62: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

IV.2.7.1.Lớp lưu trữ cục bộBiến cục bộ có thể lưu trữ trong 3 lớp:auto, static, register. Nếu một biến khi khai báo mà không mô tả lớp lưu trữ thì xem như biến

này thuộc lớp auto. Các biến cục bộ thuộc lớp auto sẽ xuất hiện trong bộ nhớ khi hàm khai báo nó được gọi thực hiện và xóa khỏi bộ nhớ khi hàm thực hiện xong.

Ví dụ#include <iostream.h>#include <conio.h>void sub();void main(){

clrscr();for (int i=0; i<5; i++)

sub();getch();

}void sub() {

int num=0;cout <<num<<" ";;num++;

}// chương trình xuất ra màn hình 0 0 0 0 0

Giải thích: mỗi lần được gọi thực hiện sub() thì biến num sẽ được khởi tạo lại do đó giá trị của biến num trước đó không còn nữa Một biến cục bộ static được tạo ra và khởi tạo giá ttrị một lần tại thời

điểm biên dịch, từ đó nó tồn tại trong bộ nhớ với giá trị được tạo ra bởi lần gọi hàm (hàm khai báo nó) gần nhất

Ví dụ#include <iostream.h>#include <conio.h>void sub();void main(){

clrscr();for (int i=0; i<5; i++)

sub();getch();

}void sub() {

static int num=1;cout <<num<<" ";;num++;

}// chương trình xuất ra kết quả : 1 2 3 4 5

Tổ tin học Cơ sở 62

Page 63: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Nếu trong chương trình lúc khai báo ta không khởi tạo giá trị cho biến cục bộ static thì biến này sẽ được khởi tạo bằng 0

Lớp lưu trữ biến cục bộ register cũng giống như biến cục bộ thuộc lớp auto, chỉ khác nơi lưu trữ, nơi lưu trữ tất cả các biến trừ biến register là RAM, biến register được lưu trữ trong vùng nhớ trực tiếp của CPU vì vậy việc truy xuất biến register nhanh hơn các biến khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ máy nào cũng hổ trợ biến này, nếu có thì vùng nhớ dành lư trữ biến cũng nhỏ, vì vậy biến được khai báo register sẽ tự động chuyển sang lớp auto nếu máy tính không hổ trợ.

IV.2.7.2.Các lớp lưu trữ biến toàn cục:Biến tòan cục là những biến đựơc khai báo bên ngoài hàm, các biến này tồn tại torng bộ nhớ từ khi chương trình bắt đầu thực hiện cho đến khi chương trình kết thúc.

Một biến toàn cục có thể thuộc lớp extern hoặc static, các lớp extern hoặc static chỉ ảnh hưởng đến phạm vi mà không ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của biến.

Mục đích của biến toàn cục extern là mở rộng việc sử dụng một biến toàn cục sang một tập tin chương trình khác (khi chương trình lưu trữ trên nhiều file)

Khi khai báo extern trước tên một biến thì bắt buộc biến này đã được khai báo trước ở nơi khác trong chương trình và chỉ một lần mà thôi đồng thời không có từ extern ở phía trước.

Lớp static dành cho biến toàn cục thì dùng ngăn chặn việc mở rộng phạm visử dụng của biến này ra một file khác.

Ví dụ: Có 2 chương trình lưu thành 2 file:

File 1 File 2int volts;float current;static double power;void main(){

fun1(); fun2(); fun3(); fun4();}extern double factor;void fun1();{

//Các lệnh của fun1}void fun2(){

//Các lệnh của fun2}

double factor;extern int volts;void fun3();{

//Các lệnh của fun3}void fun4(){

//Các lệnh của fun4}

Theo hình minh họa, ta thấy nội dung chương trình được lưu trữ trênn 2 tập tin. Biến volts ở lần khai báo đầu tiên trong file1 không có extern

Tổ tin học Cơ sở 63

Page 64: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

(đây là quy định). ở lần khai báo thứ hai trong file2 có extern với mục đích báo cho trình biên dịch đây không phải là biến mới mà là biến đã tồn tại trong bộ nhớ.

Tổ tin học Cơ sở 64

Page 65: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP

Ví dụ 1: Viết các chương trình dưới dạng hàm cho phép nhập vào 1 giá trị dương n. Tính và xuất ra màn hình căn bậc 2 của nó.

//Phần khai báo thư viện

#include<conio.h>

#include<iostream.h>

#include<math.h>

//Phần khai báo nguyên mẫu hàm (prototype)

float TinhCanBac2 (float x);

//Phần hàm main

void main(){

clrscr();

float n,cn;

do

{

cout<<”Bạn hãy nhập một số nguyên dương n=”;

cin>>n;

}while(n<0);

cn=TinhCanBac2(n);

cout<<“Căn bậc hai của ”<<n<< “ là ”<<cn; 

getch();

}

//Phần định nghĩa hàm

float TinhCanBac2(float x){

float cx;

cx=sqrt(x);

return cx;

}

Lưu ý: - Biến cục bộ có thể trùng tên với biến toàn cục.

- Tham số hình thức có thể trùng tên với tham số thực.

Tổ tin học Cơ sở 65

Tham số hình thức dùng để khai báo và định nghĩa hàm

Lời gọi Hàm trong main

Truyền tham số thực n cho hàm, lúc này x chỉ là bản sao của n

Tham số hình thức dùng để khai báo và định nghĩa hàm

Trả về giá trị cho hàm

Khai báo biến cục bộ bên trong hàm

Khai báo biến cục bộ bên trong hàm main

Page 66: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ 2: Viết các chương trình dưới dạng hàm cho phép nhập vào 3 giá trị dương a,b,c. Tính và xuất ra màn hình diện tích của tam giác ABC tương ứng.

//Phần khai báo thư viện

#include<conio.h>

#include<iostream.h>

#include<math.h>

//Phần khai báo nguyên mẫu hàm (prototype)

void NhapCanh (char canh, float &x);

float TinhChuViTamGiac (float x, float y, float z);

float TinhDienTichTamgiac (float x, float y, float z);

void XuatKetQua (float x);

//Phần hàm main

void main(){

clrscr();

float a,b,c,dt;NhapCanh (‘a’, a);

NhapCanh (‘b’,b);NhapCanh (‘c’,c);

dt=TinhDienTichTamGiac (a,b,c);XuatKetQua (dt);

getch();

}

//Phần định nghĩa hàmvoid NhapCanh(char canh, float &x){

do{

cout<<“Bạn hãy cho biết độ dài cạnh ”<<canh<<“=”;cin>>x;

}while(x<=0);}float TinhChuViTamGiac(float x, float y, float z){

float cv=0;if(x+y>z && x+z>y && y+z>x)

cv=(x+y+z);return cv;

}

Tổ tin học Cơ sở 66

Các biến cục bộ của hàm main

Các tham số hình thực được truyền cho các hàm

Những lời gọi Hàm trong main

x lúc này cũng chính là a, vì truyền tham số theo dạng tham chiếu (tham biến)

Các tham số hình thức dùng để khai báo và định nghĩa hàm

Khai báo tham số hình thức theo dạng tham chiếu (tham biến)

Giá trị trả về cho hàm TinhChuViTamGiac

Page 67: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

float TinhDienTichTamgiac(float x, float y, float z){

float p,s;p = TinhChuViTamGiac(x,y,z)/2;s = sqrt(p*(p-x)*(p-y)*(p-z));return s;

}void XuatKetQua(float x){

if(x>0)cout<<“Diện tích tam giác là: ”<<x;

elsecout<<“Các giá trị vừa nhập không tạo thành tam giác” ;

}

Bài tập:

Viết lại tất cả bài tập chương 3 và 4 dưới dạng hàm.

Tổ tin học Cơ sở 67

Các biến cục bộ của hàm TinhDienTichTamGiac

Giá trị trả về cho hàm TinhDienTichTamGiac

Lấy kết quả của hàm để tính toán

Page 68: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG V: MẢNG (Array)

V.1 Mảng (Array)Mảng là một tập hợp các phần tử cố định có cùng một kiểu được đặt liên tiếp trong bộ nhớ , gọi là kiểu phần tử. Kiểu phần tử có thể là các kiểu bất kỳ: ký tự, số, ký tự…. Mỗi phần tử được xác định bởi một chỉ số biểu thị vị trí của phần tử trong mảng. Nều mảng có n phần tử thì chỉ số của các phần tử có giá trị từ 0 đến n-1.

Số lượng phần tử trong mảng được gọi là kích thước của mảng. Kích thước của mảng là cố định và phải được xác định trước; nó không thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.Có thể chia mảng làm 2 loại: mảng 1 chiều và mảng nhiều chiều

V.2 Mảng 1 chiềuV.2.1. Khai báo mảng

V.2.1.1. Khai báo mảng với số phần tử xác định (khai báo tường minh)Cú pháp:

Ý nghĩa: Tên mảng: đây là một tên đặt đúng theo quy tắc định danh (identify).

Tên này cũng mang ý nghĩa là tên biến mảng. Số phần tử: là một hằng số nguyên, cho biết số lượng phần tử tối đa

trong mảng (kích thước của mảng). Kiểu: kiểu dữ liệu của mỗi phần tử trong mảng.

Ví dụ:

int a[10]; //Khai báo một mảng a gồm 10 phần tử có kiểu số nguyên Biểu diễn mảng a[10] trong bộ nhớ:

V.2.1.2. Khai báo mảng với số phần tử không xác định (khai báo không tường minh)

Cú pháp:

Khi khai báo, không cho biết rõ số phần tử của mảng, kiểu khai báo này thường được áp dụng trong các trường hợp: vừa khai báo vừa gán giá trị, khai báo mảng là tham số hình thức của hàm.

Tổ tin học Cơ sở 68

<Kiểu> <Tên mảng ><[số phần tử]>

<Kiểu> <Tên mảng> <[ ]>

Page 69: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

V.2.1.3. Vừa khai báo vừa gán giá trị

Cú pháp:

Ví dụ:

char str[] = "HELLO";int nums[]={5,10,15}; // không khai báo tường minh kích cỡ của mảng

Nếu vừa khai báo vừa gán giá trị thì mặc nhiên C++ sẽ hiểu số phần tử của mảng là số giá trị mà chúng ta gán cho mảng trong cặp dấu {}.

Sử dụng hàm sizeof() để lấy số phần tử của mảng như sau:

Số phần tử=sizeof(tên mảng)/ sizeof(kiểu)

V.2.1.4. Khai báo mảng là tham số hình thức của hàm: Trong một số trường hợp ta cần phải truyền một mảng tới một hàm

như là một tham số. Trong C++, việc truyền theo tham số giá trị một khối nhớ là không hợp lệ, ngay cả khi nó được tổ chức thành một mảng. Tuy nhiên chúng ta lại được phép truyền địa chỉ của nó, việc này cũng tạo ra kết quả thực tế giống thao tác ở trên nhưng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Để có thể nhận mảng là tham số thì khi khai báo hàm ta chỉ định trong phần tham số kiểu dữ liệu của mảng, tên mảng và cặp ngoặc vuông trống.

Ví dụ 1:

void procedure(int arg[ ])//tham số kiểu "mảng của int" và có tên arg.

Ví dụ 2:// arrays as parameters#include <iostream.h>void printarray (int arg[], int length) {

for (int n=0; n<length; n++) cout << arg[n] << " "; cout << "\n";

}void main (){

  int firstarray[] = {5, 10, 15};  int secondarray[] = {2, 4, 6, 8, 10};  printarray (firstarray,3);  printarray (secondarray,5);

}

Tổ tin học Cơ sở 69

<Kiểu> <Tên mảng> [ ]= {Các giá trị cách nhau bởi dấu phẩy}

Page 70: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ 3:#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <iomanip.h>#include <stdlib.h>const int SIZE=5;void input(int arr[SIZE]);void main() { int i,a[SIZE];

clrscr();randomize();input(a);cout <<"\n Mang da nhap \n";for (i=0; i<SIZE; i++)

cout <<setw(3)<<a[i];getch();

} void input(int arr[SIZE]) { int i;

for (i=0; i<SIZE; i++)arr[i]=random(100);

}

V.2.2. Truy xuất từng phần tử của mảngMỗi phần tử của mảng được truy xuất đến thông qua Tên biến mảng theo sau là chỉ số nằm trong cặp dấu ngoặc vuông [ ].Cú pháp:

Ví dụ M[0], M[2], M[1][5],…

Chỉ số của phần tử mảng là một biểu thức có giá trị là kiểu số nguyên.

Với cách truy xuất thì này thì có thể coi như là một biến có kiểu dữ liệu là kiểu được chỉ ra trong khai báo biến mảng.

Ví dụ : Vừa khai báo vừa gán trị cho 1 mảng 1 chiều các số nguyên. In mảng số nguyên này lên màn hình.

#include <iostream.h>#include <conio.h>void main(){

int n,i,j,tam;int dayso[ ]={66, 65, 69, 68, 67, 70};clrscr();n=sizeof(dayso); //Lấy số phần tửcout<< " Noi dung cua mang ";

Tổ tin học Cơ sở 70

<array_Name>[<index1>][<index2>][…]{<indexN>]

Page 71: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

for (i=0;i<n;i++) cout<<dayso[i];

}Ví dụ

Đổi một số nguyên dương thập phân thành số nhị phân. Việc chuyển đổi này được thực hiện bằng cách lấy số đó chia liên tiếp cho 2 cho tới khi bằng 0 và lấy các số dư theo chiều ngược lại để tạo thành số nhị phân. Ta sẽ dùng mảng một chiều để lưu lại các số dư đó. Chương trình cụ thể như sau:

#include<iostream.h> #include<conio.h> void main() {

unsigned int N; unsigned int Du; unsigned int NhiPhan[20],K=0,i; cout<<"Nhap vao so nguyen N= ";cin>>N; do {

Du=N % 2; NhiPhan[K]=Du;/*Lưu số dư vào mảng ở vị trí K*/ K++; /*Tăng K lên để lần kế lưu vào vị trí kế*/ N = N/2;

} while(N>0); Cout<<"Dang nhi phan la: "; for(i=K-1;i>=0;i--)

cout<<setw(3)<<NhiPhan[i]; getch();

}

Ví dụ

Nhập vào một dãy n số và sắp xếp các số theo thứ tự tăng.

Trước hết, ta đưa phần tử thứ nhất so sánh với các phần tử còn lại, nếu nó lớn hơn một phần tử đang so sánh thì đổi chỗ hai phần tử cho nhau. Sau đó tiếp tục so sánh phần tử thứ tiếp theo với các phần tử từ thứ ba trở đi ... cứ tiếp tục như vậy cho đến phần tử thứ n-1.

#include<iostream.h>#include<stdio.h>void Nhap(int a[ ],int N){

int i;for(i=0; i< N; i++)

Cout<<"Phan tu thu “<<i<<=<<&a[i]);}void InMang(int a[ ], int N){

int i;

Tổ tin học Cơ sở 71

Page 72: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

for (i=0; i<N;i++)cout<<setw(4)<<a[i];

cout<<"\n";}void SapXep(int a[ ], int N){

int t,i;for(i=0;i<N-1;i++)

for(int j=i+1;j<N;j++)if (a[i]>a[j]){

t=a[i];a[i]=a[j];a[j]=t;

}}void main(){

int b[20], N;cout<<"So phan tu thuc te cua mang N= "; cin>>N;Nhap(b,N);cout<<"Mang vua nhap: " ;InMang(b,N);SapXep(b,N); // Gọi hàm sắp xếpCout<<"Mang sau khi sap xep: ";InMang(b,N);getch();

}

V.3 Mảng nhiều chiều.Mảng nhiều chiều có thể được coi như mảng của mảng, một mảng hai chiều có thể được xem như là một bảng hai chiều gồm các phần tử có kiểu dữ liệu cụ thể và giống nhau.

V.3.1. Khai báoV.3.1.1. Khai báo mảng 2 chiều tường minh

Cú pháp:

Ví dụ: int a[3][4];

Tổ tin học Cơ sở 72

<Kiểu> <Tên mảng><[Số dòng]><[Số cột]>

Page 73: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

V.3.1.2. Khai báo mảng 2 chiều không tường minh Để khai báo mảng 2 chiều không tường minh, ta vẫn phải chỉ ra số phần tử của chiều thứ hai (chiều cuối cùng).

Cú pháp:

Cách khai báo này cũng được áp dụng trong trường hợp vừa khai báo, vừa gán trị hay đặt mảng 2 chiều là tham số hình thức của hàm.

V.3.2. Truy xuất từng phần tử của mảng 2 chiều Để truy xuất một phần tử của mảng hai chiều dùng cú pháp:

Ví dụ: int a [3][5];

Ví dụ : #define WIDTH 5#define HEIGHT 3int arr [HEIGHT][WIDTH];int n,m;void main (){ for (n=0;n<HEIGHT;n++) for (m=0;m<WIDTH;m++) a[n][m]=(n+1)*(m+1); } kết quả:

V.3.3. Khai báo mảng 2 chiều như một tham số:Trong một số trường hợp, cần truyền một mảng cho một hàm như là một tham số. Trong C++ không thể truyền toàn bộ một khối bộ nhớ bằng một giá trị như là một tham số đến một hàm, nhưng được phép truyền địa chỉ của nó, điều này rất hiệu quả. Để chấp nhận những mảng như là những

Tổ tin học Cơ sở 73

Tên mảng[Chỉ số 1][Chỉ số 2]

<Kiểu> <Tên mảng> <[ ]><[Số phần tử chiều 2]>

Page 74: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

tham số của hàm thì khi khai hàm phải chỉ rõ trong các tham số của nó loại phần tử của mảng

Ví dụ://arrays as parameters#include <iostream>using namespace std;void printarray (int arg[], int length) { for (int n=0; n<length; n++) cout << arg[n] << " "; cout << "\n";}void main (){ int firstarray[] = {5, 10, 15}; int secondarray[] = {2, 4, 6, 8, 10}; printarray (firstarray,3); printarray (secondarray,5);

}

Ví dụ : Viết chương trình cho phép nhập 2 ma trận a, b có m dòng n cột, thực hiện phép toán cộng hai ma trận a,b và in ma trận kết quả lên màn hình (sử dụng hàm)

#include<iostream.h> #include<conio.h> void Nhap(int a[][10],int M,int N) {

int i,j; for(i=0;i<M;i++)

for(j=0; j<N; j++){

cout<<"Phan tu o dong ”<<i<<”cot: “<<j; cin>>a[i][j];

} } void InMaTran(int a[ ][10], int M, int N) {

int i,j; for(i=0;i<M;i++){

for(j=0; j< N; j++) cout<<setw(3)<<a[i][j];

cout<<"\n"; }

} /* Cong 2 ma tran A & B ket qua la ma tran C*/ void CongMaTran(int a[ ][10],int b[][10],int M,int N,int c[ ][10]){

Tổ tin học Cơ sở 74

Page 75: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

int i,j; for(i=0;i<M;i++)

for(j=0; j<N; j++) c[i][j]=a[i][j]+b[i][j];

} void main() {

int a[10][10], b[10][10], M, N; int c[10][10];/* Ma tran tong*/ cout<<"So dong M= "; cin>>M; cout<<"So cot M= "; cin>>N; cout<<"Nhap ma tran A: “<<endl; Nhap(a,M,N); cout<<"Nhap ma tran B"<<endl; Nhap(b,M,N); cout<<"Ma tran A: "<<endl; InMaTran(a,M,N); cout<<"Ma tran B: "<<endl; InMaTran(b,M,N); congMaTran(a,b,M,N,c); cout<<"Ma tran tong C: "<<endl; InMaTran(c,M,N); getch();

}

Ví dụ : Nhập vào một ma trận 2 chiều gồm các số thực, in ra tổng của các phần tử trên đường chéo chính của ma trận này.

Nhận xét: ma trận a có M dòng, N cột thì các phần tử của đường chéo chính là các phần tử có dạng: a[i][i] với i thuộc [0…min(M,N)-1].

#include<conio.h> #include<stdio.h> void main() {

float a[10][10], T=0; int M, N, i,j, Min; clrscr(); cout<<"Nhap so dong: "; cin>>M ; cout<<"Nhap so cot? ";cin>>N; for(i=0;i<M;i++)

for(j=0; j<N; j++) {

cout<<"Phan tu o dong “<<i<<”cot” <<j; cin>>a[i][j];

} cout<<"Ma tran vua nhap:"<<endl; for(i=0;i<M;i++) {

for(j=0; j< N; j++)

Tổ tin học Cơ sở 75

Page 76: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

cout<<setw(3)<<a[i][j]; cout<<endl;

} Min=(M>N) ? N: M; /* Tìm giá trị nhỏ nhất của M & N*/ for(i=0;i<Min;i++)

T=T+a[i][i]; cout<<"Tong cac phan tu o duong cheo chinh la:” <<T; getch();

}

V.3.4. Các phương pháp tìm kiếm và sắp xếp trên mảng:V.3.4.1. Tìm kiếm:

a) Tìm kiếm trên mảng một chiều: Xây dưng một hàm int search(int a[ ],int n, int x). Tìm một giá trị x trên mảng a có n phần tử. Kết quả của hàm trả về vị trí tìm thấy, hàm <0 khi không tìm thấy.b) Tìm kiếm trên mảng hai chiều: Xây dưng một hàm int search2(int a[][COLS},int n, int x). Tìm một giá trị x trên mảng a có n dòng và COLS cột . Kết quả của hàm trả về vị trí tìm thấy, hàm <0 khi không tìm thấy.

V.3.4.2. Sắp xếp:a) Sắp xếp trên mảng một chiều: Viết hàm sort(a[ ],n) dể sắp xếp một

mảng n phần tử theo thứ tự tăng.b) Sắp xếp trên mảng một chiều: Nguyên tắc sắp xếp mảng hai chiều

là đưa toàn bộ giá trị của mảng hai chiều ra một mảng một chiều, tiếp theo sắp xếp trên mảng một chiều này và cuối cùng là đưa các giá trị từ mảng một chiều vào mảng hai chiều. Viết hàm sort2(a[][COLS],n) dể sắp xếp một mảng n dòng ,COLS cột phần tử theo thứ tự tăng.

Ví dụ #include <iostream.h>#include <conio.h>#include <iomanip.h>#include <stdlib.h>const int ROWS=5;const int COLS=5;void input(int a[][COLS],int);void output(int a[][COLS],int);void sort(int a[ROWS][COLS]);void main(){

int i,j,a[ROWS][COLS];clrscr();randomize();input(a,ROWS);cout <<"\n Mang da nhap \n";output(a,ROWS);

Tổ tin học Cơ sở 76

Page 77: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

sort(a);cout<<"\nMang sau khi sap xep tang:\n";output(a,ROWS);getch();

}void sort(int a[ROWS][COLS]){

int i,j,tam;int b[ROWS*COLS];for (i=0;i<ROWS;i++)

for(j=0;j<COLS;j++)b[j+i*COLS]=a[i][j];

for (i=0;i<ROWS*COLS-1;i++)for (j=i+1;j<ROWS*COLS;j++)

if (b[i]>b[j]) {

tam=b[i];b[i]=b[j];b[j]=tam;

}for (i=0;i<ROWS;i++)

for(j=0;j<COLS;j++)a[i][j]=b[j+i*COLS];

}

Tổ tin học Cơ sở 77

Page 78: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP1) Viết chương trình nhập vào một dãy n số thực a[0], a[1],..., a[n-1], sắp xếp dãy số

theo thứ tự giảm dần. Xuất ra dãy số sau khi sắp xếp. 2) Viết chương trình sắp xếp một mảng theo thứ tự tăng dần sau khi đã loại bỏ các

phần tử trùng nhau. 3) Viết chương trình nhập vào một mảng, hãy xuất ra màn hình:

- Phần tử lớn nhất của mảng. - Phần tử nhỏ nhất của mảng. - Tính tổng của các phần tử trong mảng .

4) Viết chương trình nhập vào một dãy các số theo thứ tự tăng, nếu nhập sai quy cách thì yêu cầu nhập lại. In dãy số sau khi đã nhập xong.

5) Viết chương trình nhập vào một ma trận (mảng hai chiều) các số nguyên, gồm m hàng, n cột.In ma trận đó lên màn hình.

6) Viết chương trình để chuyển đổi vị trí từ dòng thành cột của một ma trận (ma trận chuyển vị) vuông 4 hàng 4 cột. Sau đó viết cho ma trận tổng quát cấp m*n.

Ví dụ:

1 2 3 4 1 2 9 1 2 5 5 8 2 5 4 5 9 4 2 0 3 5 2 8 1 5 8 6 4 8 0 6

7) Viết chương trình nhập vào một mảng số tự nhiên. Hãy xuất ra màn hình: - Dòng 1 : gồm các số lẻ, tổng cộng có bao nhiêu số lẻ. - Dòng 2 : gồm các số chẵn, tổng cộng có bao nhiêu số chẵn. - Dòng 3 : gồm các số nguyên tố. - Dòng 4 : gồm các số không phải là số nguyên tố.

8) Viết chương trình tính tổng bình phương của các số âm trong một mảng các số nguyên.

9) Viết chương trình thực hiện việc đảo một mảng một chiều.

Ví dụ : 1 2 3 4 5 7 9 10 đảo thành 10 9 7 5 4 3 2 1 .

10)Viết chương trình nhập vào hai ma trận A và B có cấp m, n. In hai ma trận lên màn hình. Tổng hai ma trận A và B là ma trận C được tính bởi công thức:

cij= aij +bij ( i=0,1,2,...m-1; j=0,1,2...n-1)

Tính ma trận tổng C và in kết quả lên màn hình.

11)Viết chương trình nhập vào hai ma trận A có cấp m, k và B có cấp k, n. In hai ma trận lên màn hình. Tích hai ma trận A và B là ma trận C được tính bởi công thức:

cij= ai1*b1j + ai2 *b2j + ai3 *b3j + ... + aik *bkj (i=0,1,2,...m-1;j=0,1,2...n-1)

Tính ma trận tích C và in kết quả lên màn hình.

12)Nhập số phần tử và các phần tử nguyên dương của mảng a.a) In các số nguyên tố có trong mảng a.b) Sắp xếp các số chẵn trong mảng theo thứ tự tăng dần.

13)Viết chương trình nhập vào mảng aa) Viết hàm kiểm tra mảng đối xứng không? Nếu có trả về 1 ngược lại trả về 0.

Tổ tin học Cơ sở 78

Page 79: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

b) Nhập mảng b, kiểm tra mảng b có phải là mảng con của mảng a không? Nếu có trả về số lần mảng b xuất hiện trong mảng a.

14)Viết chương trình theo dạng hàm: nhập vào mảng nguyên a có n phần tử với :a) Các số nguyên tố (nếu có) trong mảng phải < 100.b) Không có phần tử trùng nhau trong mảng.c) Tính tổng các số nguyên tố trong mảng.

15)Viết chương trình thực hiện các bước sau:a) Nhập mảng thực.b) Sắp xếp mảng thực theo thứ tự tăng dần.c) In phần tử có số lần xuất hiện nhiều nhất trong mảng.

16)Nhập vào mảng a, b theo kiểu cấp phát động. Với:a) Các phần tử của a và b không trùng nhau.b) Xếp theo thứ tự tăng dần hai mảng a, b.c) Nối hai mảng này lại thành một mảng duy nhất sao cho mảng vẫn tăng.

17)Nhập vào một mảng a. Thực hiện sắp xếp sau:a) Tất cả các số lẻ nằm phía trước dãy số, các số chẵn nằm phía sau dãy số, các số

0 nằm giữa.b) Nhập vào một số x, hãy tìm số nguyên tố trong a bé hơn và gần với x nhất.

18)Viết chương trình nhập vào mảng một chiều có n số nguyên dương. Hãy cho biết số nào trong mảng có giá trị gần với trung bình cộng của toàn mảng.

19)Nhập vào một mảng có n số nguyên dương khác nhau. Hãy in ra tất cả các phần tử trong mảng có giá trị nhỏ hơn giá trị lớn nhất và lớn hơn giá trị nhỏ nhất của mảng.

20)Viết chương trình nhập ngẫu nhiên một mảng có n số nguyên dương. Nhập vào một số nguyên dương k. Hãy tính trung bình cộng của các phần tử trong mảng có giá trị lớn hơn hay bằng k.

21)Nhập vào một dãy số nguyên dương ngẫu nhiên (random) có n phần tử. Viết chương trình in ra số lớn hơn số nhỏ nhất của dãy và nhỏ hơn hay bằng với mọi số còn lại (nghĩa là tìm số nhỏ thứ hai trong dãy). Nếu n phần tử đều bằng nhau thì thông báo: không tồn tại số cần tìm.

22)Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên có n phần tử. Hãy tìm số chẵn lớn nhất và số lẻ nhỏ nhất.

23)Hãy nhập dãy n số nguyên dương có giá trị trong khoảng từ 1->100. Sắp xếp lại dãy số trên theo chiều tăng dần và loại bỏ các phần tử trùng nhau (chỉ giữ lại một giá trị trong số đó)

24)Hãy nhập dãy n số nguyên dương có giá trị trong khoảng từ 1->100. Sắp xếp lại dãy số trên theo chiều tăng dần. Nhập vào một số x nguyên dương. Chèn x vào dãy sao cho thứ tự của dãy không thay đổi.

25)Hãy nhập dãy n số nguyên dương có giá trị trong khoảng từ 1 -> 100. In ra màn hình các số chẵn xuất hiện trong dãy theo thứ tự tăng dần.

26)Hãy nhập dãy n số nguyên dương có giá trị trong khoảng từ 1->100. In ra giá trị trung bình cộng của các số chẵn xuất hiện trong dãy.

27)Viết chương trình thực hiện các công việc sau:a) Nhập vào một ma trận các giá trị thực kích thước mxn, với n và m được nhập

từ bàn phím.b) Tính tổng các số dương có trong mảng.

28)Viết chương trình thực hiện các công việc sau:a) Nhập vào một ma trận các giá trị thực kích thước nxn, với n được nhập từ bàn

phím.

Tổ tin học Cơ sở 79

Page 80: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

b) Tìm tất cả các vị trí trong ma trận thỏa yêu cầu sau: giá trị của ma trận tại vị trí đó là giá trị lớn nhất của ma trận.

29)Viết chương trình thực hiện công việc sau:a) Nhập vào số nguyên dương N. Cấp phát động một mảng nguyên A có N phần

tử. Thực hiện việc nhập giá trị cho mảng này.b) Tìm số nguyên tố lớn nhất có trong mảng. Nếu không có phải có thông báo.

30)Viết chương trình nhập vào ma trận vuông A(NxN), với N nhập vào từ bàn phím.a) In ra tổng các giá trị trong tam giác vuông trên của ma trận A (kể cả các phần

tử trên đường chéo của ma trận A)b) In ma trận tích AxA ra màn hình.

Tổ tin học Cơ sở 80

Page 81: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG VI: KIỂU CON TRỎ

VI.1 Giới thiệu dữ liệu kiểu dữ liệu:Các biến mà chúng ta đã biết và sử dụng trước đây đều là biến có kích thước và kiểu dữ liệu xác định, gọi là các biến biến tĩnh. Khi khai báo biến tĩnh, một lượng ô nhớ cho các biến này sẽ được cấp phát mà không cần biết trong quá trình thực thi chương trình có sử dụng hết lượng ô nhớ này hay không. Mặt khác, các biến tĩnh dạng này sẽ tồn tại trong suốt thời gian thực thi chương trình dù có những biến mà chương trình chỉ sử dụng 1 lần.

Một số hạn chế có thể gặp phải khi sử dụng các biến tĩnh: Cấp phát ô nhớ dư, gây ra lãng phí ô nhớ. Cấp phát ô nhớ thiếu, chương trình thực thi bị lỗi.

Để tránh những hạn chế trên, ngôn ngữ C++ cung cấp cho người lập trình một loại biến đặc biệt đó là biến con trỏ (pointer) với các đặc điểm: Chỉ phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình Khi chạy chương trình, kích thước của biến, vùng nhớ và địa chỉ vùng nhớ

được cấp phát cho biến có thể thay đổi. Sau khi sử dụng xong có thể giải phóng để tiết kiệm chỗ trong bộ nhớ. Kích thước của biến con trỏ không phụ thuộc vào kiểu dữ liệu, luôn có kích

thước cố định là 2 byte (tùy thuộc vào hệ điểu hành).

VI.2 Khai báo và sử dụng biến con trỏVI.2.1. Khai báo biến con trỏ

Cú pháp:

Ý nghĩa: Khai báo một biến có tên là <Tên con trỏ> dùng để chứa địa chỉ của các biến có kiểu là <Kiểu>.

Ví dụ : int *pa ; // Khai báo biến con trỏ pa kiểu int. float *pf; // Khai báo biến con trỏ pf kiểu float

Mỗi biến đầu trỏ tới một kiểu dữ liệu khác nhau nhưng cả hai đều là con trỏ và chúng đều chiếm một lượng bộ nhớ như nhau, nhưng dữ liệu mà chúng trỏ tới không chiếm lượng bộ nhớ như nhau, một kiểu int, một kiểu float. Giá trị của một biến con trỏ là địa chỉ mà nó trỏ tới. Nếu chưa muốn khai báo kiểu dữ liệu mà con trỏ pa đang chỉ đến, ta có thể

khai báo:

void *pa; Khi cần, ta cho con trỏ pa chỉ đến kiểu dữ liệu muốn khai báo. Tác dụng của

khai báo này là dành ra 2 bytes bộ nhớ để cấp phát cho biến con trỏ pa.

VI.2.2. Các thao tác trên con trỏ VI.2.2.1.Gán địa chỉ của biến cho biến con trỏ (&)

Tổ tin học Cơ sở 81

<Kiểu> * <Tên con trỏ>

Page 82: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Toán tử & dùng để định vị con trỏ đến địa chỉ của một biến đang làm việc. Cú pháp:

Ý nghĩa: Gán địa chỉ của biến <Tên biến> cho con trỏ <Tên biến con trỏ>.

Ví dụ:

int a=25, x, y;x= a; //Gán giá trị của biến a cho biến x, . y=&a; //gán địa chỉ của biến a cho con biến y

VI.2.2.2.Toán tử tham chiếu (*)Toán tử (*) để truy cập đến nội dung của ô nhớ mà con trỏ chỉ tới.

Cú pháp:

Với cách truy cập này thì *<Tên biến con trỏ> có thể coi là một biến có kiểu được mô tả trong phần khai báo biến con trỏ.

Ví dụ:

a=*p ;

Giải thích: biến a chứa giá trị trong ô nhớ 1776 mà con trỏ p trỏ tới mang giá trị 25

a = p; // biến a mang giá trị trong ô nhớ p :1776 a = *p; // biến a mang giá trị của ô nhớ do p trỏ tới: 25

Ví dụ:

Tổ tin học Cơ sở 82

<Tên biến con trỏ>=&<Tên biến>

*<Tên biến con trỏ>

Page 83: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

// my first pointer#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){

int a = 5, b = 15;int *p; //biến con trỏ p kiểu intp = &a; // con trỏ p chứa địa chỉ của a*p = 10;//gán giá trị 10 cho ô nhớ do p trỏ tớip = &b;// con trỏ p chứa địa chỉ của a*p = 20;//gán giá trị 10 cho ô nhớ do p trỏ tớicout << "a =" << a << endl;cout<<”b =" << b;getch();

}// kết quả a=10; b=20

Ví dụ // more pointers#include <iostream.h>#include<conio.h>void main (){ int a = 5, b = 15; int *p1, *p2; p1 = &a; // p1 = địa chỉ của value1 p2 = &b; // p2 = địa chỉ của value2 *p1 = 10; // giá trị trỏ bởi p1 = 10 *p2 = *p1; // giá trị trỏ bởi p2 = giá trị trỏ bởi p1 p1 = p2; // p1 = p2 (phép gán con trỏ) *p1 = 20; // giá trị trỏ bởi p1 = 20 cout << "a = " << a << endl;

cout<<"b = " << b;getch();

}

VI.2.3. Một số phép toán trên con trỏ Việc thực hiện các phép tính số học với con trỏ hơi khác so với các kiểu dữ liệu số nguyên khác vì kết quả phụ của các phép tính phụ thuộc vào kích thước của kiểu dữ liệu mà biến con trỏ trỏ tới.

VI.2.3.1.Phép gán con trỏ: . Hai con trỏ cùng kiểu có thể gán cho nhau

Ví dụ: int a, *p, *a ; float *f; a = 5 ; p = &a ; a = p ; /* đúng */

Tổ tin học Cơ sở 83

Page 84: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

f = p ; /* sai do khác kiểu */ Ta cũng có thể ép kiểu con trỏ theo cú pháp:

Chẳng hạn, ví dụ trên được viết lại:

int a, *p, *a ; float *f; a = 5 ; p = &a ; q = p ; /* đúng */ f = (float*)p; /* Đúng nhờ ép kiểu*/

VI.2.3.2. Cộng, trừ con trỏ với một số nguyên Ta có thể cộng (+), trừ (-) 1 con trỏ với 1 số nguyên N nào đó; kết quả trả

về là 1 con trỏ. Con trỏ này chỉ đến vùng nhớ cách vùng nhớ của con trỏ hiện tại N phần tử. Ví dụ:

int *pa; pa = (int*) malloc(20); /* Cấp phát vùng nhớ 20 byte=10 số nguyên*/ int *pb, *pc; pb = pa + 7; pc = pb - 3;

Phép trừ 2 con trỏ cùng kiểu sẽ trả về 1 giá trị nguyên (int). Đây chính là khoảng cách (số phần tử) giữa 2 con trỏ đó. Ví dụ :

pc-pa=4. Lưu ý: không thể cộng 2 con trỏ với nhau. Ta cũng có thể áp dụng các phép toán tăng/giảm (++/--) một ngôi trên biến

con trỏ

Ví dụ :

char *mychar;short *myshort;long *mylong; và chúng lần lượt trỏ tới ô nhớ 1000, 2000 and 3000.

Tổ tin học Cơ sở 84

(<Kiểu kết quả>*)<Tên con trỏ>

Page 85: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Điều này đúng với cả hai phép toán cộng và trừ đối với con trỏ. Ta có thể thu được kết quả như trên nếu viết:

mychar = mychar + 1;myshort = myshort + 1;mylong = mylong + 1;

Lưu ý: cả hai toán tử tăng (++) và giảm (--) đều có quyền ưu tiên lớn hơn toán tử tham chiếu (*), vì vậy biểu thức sau đây có thể dẫn tới kết quả sai:

*p++;*p++ = *q++;

Lệnh *p++ tương đương với *(p++) : thực hiện là tăng p (địa chỉ ô nhớ mà nó trỏ tới chứ không phải là giá trị trỏ tới).

Lệnh *p++ = *q++; cả hai toán tử tăng (++) đều được thực hiện sau khi giá trị của *q được gán cho *p và sau đó cả q và p đều tăng lên 1. Lệnh này tương đương với:

*p = *q;p++;q++;

Ví dụ :

#include <iostream.h>#include <conio.h>void main(){

const int SIZE=5;int i, *point, a[SIZE]={98,87,76,65,54};clrscr();point=&a[0]; // point=gradefor (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<*(a+i)<<" "; (a) cout<<endl;for (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<*(point+i)<<" "; (b)cout<<endl;for (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<*(point)++<<" "; (c)getch();

}Cả 3 đoạn lệnh (a), (b), (c) đều có công dụng in giá trị các phần tử trong mảng a.

Lưu ý:

Cách ghi *(point+i) không làm thay đối giá trị trong point Cách ghi *point++ thì làm thay đổi giá trị của point sau mỗi lần thực hiện.

Tổ tin học Cơ sở 85

Page 86: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

VI.2.4. Con trỏ và mảng.Giữa mảng và con trỏ có một sự liên hệ rất chặt chẽ. Những phần tử của mảng được xác định bằng chỉ số trong mảng, nhưng chúng cũng có thể được xác định qua biến con trỏ.

Tên của một mảng tương đương với địa chỉ phần tử đầu tiên của nó, giống như một con trỏ tương đương với địa chỉ của phần tử đầu tiên mà nó trỏ tới, vì vậy thực tế chúng hoàn toàn như nhau.

Ví dụ:

int numbers [20];int * p;

p = numbers;

Ở đây p và numbers là tương đương và chúng có cùng thuộc tính, sự khác biệt duy nhất là ta có thể gán một giá trị khác cho con trỏ p trong khi numbers luôn trỏ đến phần tử đầu tiên trong số 20 phần tử kiểu int mà nó đã được định nghĩa, vì vậy numbers là một biến con trỏ hằng. Do đó lệnh gán sau đây là không hợp lệ:

numbers = p; vì numbers là một mảng (con trỏ hằng) và không có giá trị nào có thể được gán cho các hằng.

Vì con trỏ cũng có mọi tính chất của một biến nên tất cả các biểu thức có con trỏ trong ví dụ dưới đây là hoàn toàn hợp lệ:

Ví dụ:

// more pointers#include <iostream.h>void main (){

int numbers[5];int * p;p = numbers; *p = 10;p++; *p = 20;p = &numbers[2]; *p = 30;p = numbers + 3; *p = 40;p = numbers; *(p+4) = 50;for (int n=0; n<5; n++) cout << numbers[n] << ", ";

}Trong bài "mảng", dùng dấu ngoặc vuông để chỉ ra phần tử của mảng cần truy xuất đến. Cặp ngoặc vuông này được coi như là toán tử offset và ý nghĩa của chúng không đổi khi được dùng với biến con trỏ.

Ví dụ:

a[5] = 0; // a [offset of 5] = 0*(a+5) = 0; // pointed by (a+5) = 0

Tổ tin học Cơ sở 86

Page 87: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Hai dòng lệnh trên hoàn toàn tương đương và hợp lệ với a là mảng hay là con trỏ.

VI.2.4.1.Truy cập các phần tử mảng theo dạng con trỏ Để truy cập các phần tử của mảng theo dạng con trỏ ta dùng cú pháp sau:

Ví dụ: Cho mảng 1 chiều a có 5 phần tử kiểu số nguyên, truy cập các phần tử theo kiểu mảng và theo kiểu con trỏ.

#include <iostream.h> #include <conio.h> /* Nhập mảng bình thường*/ void NhapMang(int a[ ], int N){

int i; for(i=0;i<N;i++) {

cout<<"a["<<i<<"] =";cin>>a[i];

} } /* Nhập mảng theo dạng con trỏ*/ void NhapContro(int a[ ], int N) {

int i; for(i=0;i<N;i++){

cout<<"a["<<i<<" ]=";cin>>a+i;

} } void main() {

int a[20],N,i; clrscr(); cout<<"So phan tu N= "; cin>>N; NhapMang(a,N); /* NhapContro(a,N)*/ cout<<"Truy cap theo kieu mang: "; for(i=0;i<N;i++)

cout<<setw(3)<<a[i]; cout<<"Truy cap theo kieu con tro: ";

Tổ tin học Cơ sở 87

&<Tên mảng>[0] tương đương với <Tên mảng> &<Tên mảng> [<Vị trí>] tương đương với <Tên mảng> + <Vị trí> <Tên mảng>[<Vị trí>] tương đương với *(<Tên mảng> + <Vị trí>)

Page 88: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

for(i=0;i<N;i++) cout<<setw(3)<<*(a+i);

getch(); }

VI.2.4.2.Truy xuất từng phần tử đang được quản lý bởi con trỏ theo dạng mảng Cú pháp:

Trong đó <Tên biến> là biến con trỏ, <Vị trí> là 1 biểu thức số nguyên. Ví dụ:

Có mảng a gồm các phần tử kiểu số nguyên, khi viết:a[3] ; //truy xuất đến phần tử thứ 4 trong mảng a.

Nếu sử dụng chỉ số thì máy tính sẽ dựa vào chỉ số này và địa chỉ bắt đầu của vùng nhớ dành cho mảng để xác định địa chỉ của phần tử mà ta muốn truy xuất tới

Để truy xuất phần tử a[3] thì máy tính sẽ xác định địa chỉ của phần tử này như sau:

&a[3]= a[0] + (3*2) //giả sử kiểu int chiếm 2 byte trong bộ nhớ.

Theo cách trên ta cũng có thể dùng một con trỏ lưu địa chỉ bắt đầu của một mảng sau đó dựa vào cách làm của máy để truy xuất đến một phần tử của mảng.Ví dụ :

#include <iostream.h>#include <conio.h>void main(){

const int SIZE=5;int i, *addr, a[SIZE]={98,87,76,65,54};clrscr();addr=&a[0];for (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<a[i]<<" "; (a) cout <<endl;for (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<*(addr+i)<<" "; (b)

Tổ tin học Cơ sở 88

<Tên biến>[<Vị trí>] tương đương với *(<Tên biến> + <Vị trí>) &<Tên biến>[<Vị trí>] tương đương với (<Tên biến> + <Vị trí>)

Page 89: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

getch();}

Trong chương trình trên cả hai đoạn lệnh (a) và (b) đều có công dụng in các giá trị của mảng lên màn hình.

addr=&a[0] // địa chỉ bắt đầu của mảng được gán vào con trỏ addr.(addr+i) // lưu địa chỉ của phần tử thứ i trong mảng và *(addr+i) // giá trị của phần tử thứ i trong mảng.

Bảng ý nghĩa giữa các hình thức truy xuất trên:

Phần tửthứ i

của mảng a

Địa chi của phần tử thứ i Giá trị của phần tử thứ iSử dụng toán

tửtham chiếu &

Sử dụng con trỏ addr Sử dụng chỉ số Sử dụng con trỏ

a

0 &a[0] addr a[0] *(addr)1 &a[1] addr+1 a[1] *(addr+1)2 &a[2] addr+2 a[2] *(addr+2)3 &a[3] addr+3 a[3] *(addr+3)4 &a[4] addr+4 a[4] *(addr+4)

Lưu ý : *(addr+3) hoàn toàn có ý nghĩa khác với *addr+3. *(addr+3)= giá trị phần tử a[3] *addr+3= giá trị của phần tử grade[0]+3Qua chương trình trên ta thấy hoàn toàn có thể truy xuất mảng thông qua một con trỏ. Tuy nhiên việc khai báo con trỏ addr để sử dụng trong việc này thật sự không cần thiết, bởi nó có thể được thay thế bởi tên mảng a. Trong C++ khi ta khai báo một mảng thì tên của mảng sẽ chứa địa chỉ khởi đầu của mảng đó và ta không thể thay đổi địa chỉ chứa trong tên mảng này vì vậy tên mảng được gọi là một hằng con trỏ.Vì vậy đoạn lệnh (b) của chương trình trên được viết lại như sau:

#include <iostream.h>#include <conio.h>void main(){

const int SIZE=5;int i, a[SIZE]={98,87,76,65,54};clrscr();for (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<a[i]<<" "; (a) cout <<endl;for (i=0;i<SIZE;i++)

cout<<*(a+i)<<" "; (b) getch();

}

VI.2.5. Truyền địa chỉ cho tham số bởi con trỏ:

Tổ tin học Cơ sở 89

Page 90: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Chúng ta đã biết một phương pháp truyền địa chỉ cho tham số đó là sử dụng tham chiếu. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là lời gọi hàm không cho ta biết là dữ liệu truyền cho hàm là truyền tham chiếu hay cho tham trị. Chỉ khi nào nhìn vào nguyên mẫu hoặc dòng tiêu đề của hàm ta mới phát hiện được.

Ví dụ như dựa vào lời gọi hàm swap(i,j) ta không thể biết i,j truyền cho tham số loại nào, mà chỉ biết khi nhìn vào dòng nguyên mẫu: void swap(int& , int&) hay dòng tiêu đề void swap(int& x, int& y)

Ngược lại, phương pháp truyền địa chỉ cho tham số bằng con trỏ được thể hiện rỏ ràng trong cả nguyên mẫu lẫn lời gọi hàm.

Ví dụ: Hàm swap để đổi giá trị của hai biến truyền cho nó, các tham số của hàm được khai báo theo dạng con trỏ và lời gọi hàm trong trường hợp này phải sử dụng toán tử & trước tên biến truyền cho hàm.

#include <iostream.h>#include <conio.h>void swap(int*, int*);void main(){

int i=5,j=10;clrscr();cout <<"\n Truoc khi goi ham swap\n" <<"i= "<<i<<" " <<"j= "<<j <<endl; //I=5 j=10swap(&i,&j);cout <<"Sau khi goi ham swap\n"

<<"i= "<<i<<" " <<"j= "<<j <<endl; //I=10 j=5getch();

}void swap(int* x,int* y){

int tam;tam=*x;*x=*y;*y=tam;

}Hãy lưu ý các dòng in đậm trong chương trình để thấy được cách sử dụng và khai báo con trỏ

VI.3 Bộ nhớ độngCho đến nay, trong các chương trình của chúng ta, tất cả những phần bộ nhớ chúng ta có thể sử dụng là các biến các mảng và các đối tượng khác mà chúng ta đã khai báo. Kích cỡ của chúng là cố định và không thể thay đổi trong thời gian chương trình chạy.

Một số trường hợp ta cần một lượng bộ nhớ mà kích cỡ của nó chỉ có thể được xác định khi chương trình chạy, ví dụ như trong trường hợp chúng ta nhận thông tin từ người dùng để xác định lượng bộ nhớ cần thiết. Một vùng bộ nhớ khác gọi là heap được cung cấp. Heap được sử dụng cho việc cấp phát động các khối bộ nhớ trong

Tổ tin học Cơ sở 90

Page 91: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

thời gian thực thi chương trình. Vì thế heap cũng được gọi là bộ nhớ động (dynamic memory).

Có hai toán tử được sử dụng cho việc cấp phát và thu hồi các khối bộ nhớ trên heap: Toán tử new và delete

Tổ tin học Cơ sở 91

Page 92: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

VI.3.1. Toán tử new Toán tử new nhận một kiểu như là một đối số và được cấp phát một khối bộ nhớ cho một đối tượng của kiểu đó. Nó trả về một con trỏ tới khối đã được cấp phát.

Cú pháp:

Lệnh thứ nhất được dùng để cấp phát bộ nhớ chứa một phần tử có kiểu type. Lệnh thứ hai được dùng để cấp phát một khối nhớ (một mảng) gồm các phần tử

kiểu type.

Ví dụ:int *ptr = new int; // cấp phát tương ứng một khối cho lưu trữ một số nguyên char *str = new char[10]; //khối đủ lớn cho lưu trữ một mảng 10 ký tựVí dụ:

int * bobby;bobby = new int [5];

Trong trường hợp này hệ điều hành dành chỗ cho 5 phần tử kiểu int trong bộ nhớ và trả về một con trỏ trỏ đến đầu của khối nhớ. Vì vậy lúc này  bobby trỏ đến một khối nhớ hợp lệ gồm 5 phần tử int.

Sự khác nhau giữa việc khai báo một mảng với việc cấp phát bộ nhớ cho một con trỏ:

Khai báo một mảng :kích thước của một mảng phải là một hằng, điều này giới hạn kích thước của mảng đến kích thước mà chúng ta chọn khi thiết kế chương trình

Cấp phát bộ nhớ động cho phép cấp phát bộ nhớ trong quá trình chạy với kích thước bất kì.

Bộ nhớ động được quản lý bởi hệ điều hành và trong các môi trường đa nhiệm có thể chạy một lúc vài chương trình, có một khả năng có thể xảy ra là hết bộ nhớ để cấp phát. Nếu điều này xảy ra và hệ điều hành không thể cấp phát bộ nhớ như chúng ta yêu cầu với toán tử new, một con trỏ null (zero) sẽ được trả về. Vì vậy khi dùng bộ nhớ động ta cần phải kiểm tra xem con trỏ trả về bởi toán tử new có bằng null hay không

int * bobby;bobby = new int [5];if (bobby == NULL)

{  // error assigning memory. Take measures.};

Tổ tin học Cơ sở 92

pointer = new type hoặc pointer = new type [elements]

Page 93: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

VI.3.2. Toán tử delete.Vì bộ nhớ động chỉ cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định, khi nó không cần dùng đến nữa thì nó sẽ được giải phóng để có thể cấp phát cho các nhu cầu khác trong tương lai. Để thực hiện việc này ta dùng toán tử delete. Cú pháp

Lệnh thứ nhất: dùng để giải phóng bộ nhớ được cấp phát cho một phần tử bởi toán tử new.

Lệnh thứ hai dùng để giải phóng một khối nhớ gồm nhiều phần tử (mảng). được cấp phát bởi toán tử new

Ví dụ:

// rememb-o-matic#include <iostream.h>#include <stdlib.h>void main (){

char input [100];int i,n;long * l, tong = 0;cout << "How many numbers do you want to type in? ";cin.getline (input,100); i=atoi (input);l= new long[i];if (l == NULL) exit (1);for (n=0; n<i; n++){

cout << "Enter number: "; cin.getline (input,100); l[n]=atol (input); } cout << "You have entered: "; for (n=0; n<i; n++) cout << l[n] << ", "; delete[];

}Kết quả :

How many numbers do you want to type in? 5Enter number : 75Enter number : 436Enter number : 1067Enter number : 8Enter number : 32You have entered: 75, 436, 1067, 8, 32,

Ví dụ :

Viết chương trình tạo giá trị cho một mảng động và in mảng lên màn hình. Số phần tử của mảng được nhập vào khi thực hiện chương trình.

Tổ tin học Cơ sở 93

delete pointer; hoặc delete [ ] pointer;

Page 94: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <stdlib.h>void main(void){

long int num_arr,i;int* arr;clrscr();cout <<"\n cho biet so phan tu muon su dung";cin >>num_arr;if (num_arr>0){

arr=new int[num_arr];if (arr!=NULL)

{ randomize();

for (i=0;i<num_arr;i++) arr[i]=random(100);

for (i=0;i<num_arr;i++)cout <<*(arr+i)<<" ";

delete(arr);}

else cout <<"khong du bo nho";}getch();

}

VI.3.2.1.NULL

Null là một hằng số được định nghĩa trong thư viện C++ dùng để biểu thị con trỏ null. Trong trường hợp hằng số này chưa định nghĩa bạn có thể tự định nghĩa nó:

Dùng 0 hay NULL khi kiểm tra con trỏ là như nhau nhưng việc dùng NULL với con trỏ được sử dụng rất rộng rãi và điều này được khuyến khích để giúp cho chương trình dễ đọc hơn.

VI.3.2.2.Bộ nhớ động trong ANSI-CToán tử new và delete là độc quyền C++ và chúng không có trong ngôn ngữ C. Trong ngôn ngữ C, để sử dụng bộ nhớ động phải sử dụng thư viện stdlib.h. Cách này cũng hợp lệ trong C++ và nó vẫn còn được sử dụng trong một số chương trình. Hàm malloc: Đây là một hàm tổng quát để cấp phát bộ nhớ động cho con

trỏ. Cấu trúc của nó như sau:

Tổ tin học Cơ sở 94

#define NULL 0

void * malloc (size_t nbytes);

Page 95: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

trong đó nbytes là số byte muốn gán cho con trỏ. Hàm này trả về một con trỏ kiểu void*, vì vậy phải chuyển đổi kiểu sang kiểu của con trỏ đích.Ví dụ:

char * ronny;ronny = (char *) malloc (10);

Đoạn mã này cấp phát cho con trỏ ronny một khối nhớ 10 byte. Khi muốn cấp phát một khối dữ liệu có kiểu khác char (lớn hơn 1 byte) thì phải nhân số phần tử mong muốn với kích thước của chúng. Để lấy kích thước ta sử dụng toán tử sizeof, toán tử này trả về kích thước của một kiểu dữ liệu cụ thể.

int * bobby;bobby = (int *) malloc (5 * sizeof(int));

Đoạn mã này cấp phát cho bobby một khối nhớ gồm 5 số nguyên kiểu int, kích cỡ của kiểu dữ liệu này có thể bằng 2, 4 hay hơn tùy thuộc vào hệ thống mà chương trình được dịch. Hàm calloc: calloc hoạt động rất giống với malloc, sự khác nhau chủ yếu là

khai báo mẫu của nó:

Trong khai báo sử dụng hai tham số thay vì một. Hai tham số này được nhân với nhau để có được kích thước tổng cộng của khối nhớ cần cấp phát. Thông thường tham số thứ nhất (nelements) là số phần tử và tham số thức hai (size) là kích thước của mỗi phần tử. Ví dụ:

int * bobby;

bobby = (int *) calloc (5, sizeof(int));

Một điểm khác nhau nữa giữa malloc và calloc là calloc khởi tạo tất cả các phần tử của nó về 0. Hàm realloc: thay đổi kích thước của khối nhớ đã được cấp phát cho một

con trỏ.

Tham số pointer nhận vào một con trỏ đã được cấp phát bộ nhớ hay một con trỏ null.Tham số size chỉ định kích thước của khối nhớ mới. Hàm này sẽ cấp phát size byte bộ nhớ cho con trỏ. Nó có thể phải thay đổi vị vị trí của khối nhớ để có thể đủ chỗ cho kích thước mới của khối nhớ, trong trường hợp này nội dung hiện thời của khối nhớ được copy tới vị trí mới để đảm bảo dữ liệu không bị mất. Con trỏ mới trỏ tới khối nhớ được hàm trả về. Nếu không thể thay đổi kích thước của khối nhớ thì hàm sẽ trả về một con trỏ null nhưng tham số pointer và nội dung của nó sẽ không bị thay đổi. Hàm free: Hàm này giải phóng một khối nhớ động đã được cấp phát bởi

malloc, calloc hoặc realloc.

Tổ tin học Cơ sở 95

void * calloc (size_t nelements, size_t size);

void * realloc (void * pointer, size_t size);

void free (void * pointer);

Page 96: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP1. Viết chương trình nhập vào một mảng a gồm n phần tử nguyên. Sắp xếp mảng

theo chiều giảm dần (lưu ý sử dụng tên mảng như con trỏ và sử dụng con trỏ).

2. Hãy dùng một vòng for để nhập vào một ma trận vuông cấp n với các phần tử thực và tìm phần tử Max của ma trận này.

3. Viết hàm hoán vị hai biến thực a, b bằng cách sử dụng con trỏ (đối vào là hai con trỏ). Viết chương trình chính nhập hai số thực a, b. Sử dụng hàm trên để đổi chỗ a và b.

4. Viết hàm giải hệ phương trình bậc nhất với sáu đối vào là a, b, c, d, e, f và 2 đối ra là x và y.

5. Viết hàm tính giá trị đa thức:

f(x) = a0xn + … + an-1x + an. với đối vào là biến nguyên n và mảng thực a.

6. Viết hàm cộng hai ma trận vuông a và b cấp n (sử dụng con trỏ).

7. Viết chương trình tính tích phân của f(x) trên đoạn [a, b] bằng công thức hình thang. Theo đó, tích phân của f(x) trên [a, b] bằng: h * s. Trong đó:

h là độ dài khoảng phân hoạch đoạn [a, b] thành n khoảng.

s là tổng tất cả các f(a+i*h) với i từ 1 tới n.

Sử dụng hàm trên để tính tích phân trong đoạn [-1, 4] của:

f(x) = (ex-2sin(x2))/ (1+x4). (nghiên cứu cách đưa con trỏ vào giải quyết bài toán).

Tổ tin học Cơ sở 96

Page 97: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG VII: CHUỖI KÝ TỰ

VII.1 KHÁI NIỆM Ký tự là một dãy gồm các ký tự hoặc một mảng các ký tự được kết thúc bằng ký tự ‘\0’ (còn được gọi là ký tự NULL trong bảng mã ASCII). Các hằng ký tự được đặt trong cặp dấu nháy kép “”. Ví dụ :

Chuỗi “Chao ban” được trong bộ nhớ như sau:

C h a o b a n \0

VII.2 KHAI BÁO VII.2.1. Khai báo theo mảng

Cú pháp:

Ví dụ: char Ten[12];

Trong khai báo này, bộ nhớ sẽ cung cấp 12+1 bytes để lưu trữ nội dung của ký tự Ten; byte cuối cùng lưu trữ ký tự ‘\0’ để chấm dứt . Ghi chú: Chiều dài tối đa của biến là một hằng nguyên nằm trong khoảng từ 1 đến

255 bytes. Chiều dài tối đa không nên khai báo thừa để tránh lãng phí bộ nhớ, nhưng

cũng không nên khai báo thiếu.

VII.2.2. Khai báo theo con trỏ Cú pháp:

Ví dụ: char *Ten;

Trong khai báo này, bộ nhớ sẽ dành 2 byte để lưu trữ địa chỉ của biến con trỏ Ten đang chỉ đến, chưa cung cấp nơi để lưu trữ dữ liệu.

VII.2.3. Vừa khai báo vừa gán giá trị Cú pháp:

Ví dụ: #include<iostream.h> #include<conio.h>

Tổ tin học Cơ sở 97

char <Biến> [Chiều dài tối đa]

char *<Biến>

char <Biến>[ ]=<”Hằng ”>

Page 98: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

void main() {

char Chuoi[]="Mau nang hay la mau mat em” ; cout<<"Vua khai bao vua gan trị :”<<Chuoi ; getch();

} Lưu ý: được khai báo là một mảng các ký tự nên các thao tác trên mảng có thể áp dụng đối với ký tự.

VII.3 CÁC THAO TÁC TRÊN CHUỖI KÝ TỰ VII.3.1. Nhập xuất

Để nhập dữ liệu kiểu ký tự hoặc chuỗi từ bàn phím ta dùng hàm get()

Cú pháp:

//Dùng để nhập một ký tự từ bàn phím

hoặc //chờ nhận ký tự từ bàn phím

Nhập một chuỗi ký tự tối đa n-1 ký tự từ bàn phím dùng hàm getline()

Cú pháp:

Hàm cho phép nhập vào biến st (st là một mảng char) n-1 ký tự, nếu nhập hơn thì phần ký tự còn lại sẽ để trên vùng đệm

Ta cũng có thể dùng cin để nhập ký tự hoặc chuỗi nhưng trong trường hợp này nó không cho phép nhập ký tự trắng hoặc chuỗi có ký tự trắng.

Ví dụ :

#include <iostream.h>#include <conio.h>void main(){

const int MAX=10;char st[MAX];cout <<"Nhap mot chuoi toi da “<<(MAX-1)<<” ky tu ";in.getline(st,MAX);cout <<”Chuoi vua nhap la :” <<a;getch();

}

Lưu ý:

Khi nhập dữ liệu nếu chúng ta nhập quá số ký tự qui định (MAX-1) thì có thể ảnh hưởng đến những lệnh nhập sau hoặc có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính.

Tổ tin học Cơ sở 98

cin.get(<biến >)

cin.get()

cin.getline(st,n)

Page 99: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Để tránh tình trạng này thường sau khi nhập dữ liệu bằng cin, cin.get, cin.getline ta sử dụng hàm cin.ignore:

Cú pháp :

Công dụng của hàm là bỏ qua tối đa n trong vùng đệm hoặc khi gặp phím enter (\n)thì kết thúc lệnh cin.

Hoặc

Ví dụ :

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <iomanip.h>#include <stdlib.h>void main(){

const int MAX=5;char a[MAX],b[MAX],i;clrscr();cout <<"nhap mot chuoi";cin.getline(a,5); //(1)cin.ignore(100,'\n');cout <<"nhap mot chuoi";in.getline(b,5); //(2) cout<<a<<” “<<b;getch();

}

Nếu ta nhập cho chuỗi a với nội dung: abcdefg và chuỗi b với nội dung hijkm thì chương trình in lên màn hình abcd hijk

Thông thường ta chọn n là một số >=127 (bởi ta chỉ có thể nhập từ bàn phím tối đa 127 ký tự vào biến)

VII.3.2. Truy xuất từng ký tự trong chuỗi: Do chuỗi là một mảng ký tự vì vậy ta có thể truy xuất chuỗi bằng chỉ số như truy xuất mảng.

Ví dụ : Viết chương trình nhập , trong đó có một hàm số nhận được truyền thông qua tham số khi hàm được gọi. Hàm trả về số nguyên âm của này. được nhập từ bàn phím.

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <string.h>int vowels(char str[]);void main()

Tổ tin học Cơ sở 99

cin.ignore(int n, ‘\n’)

fflush(stdin)

Page 100: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{ const int MAX=80;char st[MAX];clrscr();cout <<"nhap mot chuoi";cin.getline(st,MAX);cin.ignore(100,'\n');cout<<"So nguyen am la: "<<vowels(st);getch();

}int vowels(char str[]){

int count=0,i=0;while (str[i]!='\0'){

switch(str[i]){

case 'a':case 'e':

case 'i': case 'o': case 'u': count++; } i++; } return count;}

Lưu ý: Hàm vowels trong trường hợp này không cần khai báo tham số để nhận số phần tử đang có trong vì ta có thể nhận biết thông qua ký tự kết thúc .

Ví dụ : Viết chương trình nhập giá trị cho một biến chuỗi bằng cin.get()

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <string.h>void main(){

const int MAX=80;char st[MAX],c;int i=0;clrscr();cout <<"nhap mot chuoi \n";while (i<MAX &&(c=cin.get())!='\n')

st[i++]=c;st[i]='\0';cout<<"Chuoi vua nhap la: "<<st;getch();

}

Tổ tin học Cơ sở 100

Page 101: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ: Xây dựng hàm có hai tham số để nhận hai chuỗi sau đó copy nội dung chuỗi thứ hai sang chuỗi thứ nhất.

void strcopy(char st1[], char st2[]){

int i=0; while (st2[i] != ‘\0’)

{st1[i]=st2[i];i++;

}st1[i]=’\0’;

}Chương trình trên có thể viết lại cô động và hiệu quả hơn như sau:

void strcopy(char st1[], char st2[]){

int i=0; while (st2[i] = st1[i])

i++;}

VII.4 CON TRỎ VÀ CÁC HÀM TRÊN CHUỖI:VII.4.1. Con trỏ và chuỗiCon trỏ đặc biệt hữu ích trong việc xây dựng các hàm xử lý chuỗi. Khi sử dụng con trỏ để truy xuất chuỗi thay vì dùng chỉ số thì chương trình sẽ cô đọng và hiệu quả hơn.

Ví dụ: Viết lại hàm strcopy bằng cách sử dụng con trỏ.

void strcopy(char st1[], char st2[]){

while (*st1++ = *st2++);}

Ví dụ:

Viết một chương trình đầy đủ có sử dụng hàm strcopy được thể hiện như sau:

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <string.h>void strcopy(char st1[], char st2[]);void main(){ const int MAX=80;

char str2[MAX],c,str1[MAX];int i=0;clrscr();cout <<"nhap mot chuoi \n";cin.getline(str2,MAX);cin.ignore(100,'\n');

Tổ tin học Cơ sở 101

Page 102: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

strcopy(str1,str2);cout<<"\n"<<str1;getch();

}void strcopy(char st1[], char st2[]){

while (*st1++=*st2++);}

VII.4.2. Các hàm thao tác trên chuỗi: Để sử dụng các hàm thao tác với chuỗi ta khai báo thư viện string.h Danh sách các hàm thao tác với chuỗi thông dụng:

Tên hàm Công dụng Ví dụStrcpy(string_var, string_exp) Copy nội dung của chuỗi string_exp

(biểu thức chuỗi) sang chuỗi string_var (biến chuỗi)

strcpy(st,”abcd”)

strcat(string_var, string_exp) Ghép nội dung của chuỗi str_exp vào cuối chuỗi string_var

strcat(test,”abcd”)

strlen(str_exp) Trả về chiều dài thực của chuỗi, không tính ký tự ‘\0’

strlen(“Hello”)

strcmp(str_exp1,str_exp2) So sánh chuỗi str_exp1 và str_exp2, kết quả của hàm là:

- số âm nếu str_exp1<str_exp2- số =0 nếu str_exp1=str_exp2- số dương nếu str_exp1<str_exp2

strcmp(“Anh”,”Lan”)

strncpy(str_var,str_exp,n) Copy n ký tự của string_exp sang str_var. Nếu str_exp vượt quá n ký tự thì ký tự ‘\0’ sẽ không được chèn vào cuối chuỗi str_var

strncpy(str1,str2,5)

strncmp(str_exp1,str_exp2,n) so sánh n ký tự đầu của hai chuỗi str_exp1 và str_exp2. Kết quả trả về của hàm giống như hàm strcmp

strncmp(“Hey”,”Head”,2)

strchr(str_exp,char_exp) Trả về địa chỉ của ký tự đầu tiên trong chuỗi str_exp giống với char_exp, hàm có kết quả NULL nếu char_exp không có trong str_exp

strchr(“Hello”,’e’)

Ví dụ :

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <string.h>#include <stdlib.h>void main(){

const int MAX=80;char str2[MAX],c,str1[MAX];int n;clrscr();cout <<"Nhap chuoi thu 1: ";

Tổ tin học Cơ sở 102

Page 103: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

cin.getline(str1,MAX);if (strlen(str1)>=MAX-1) cin.ignore(100,'\n');cout <<"Nhap chuoi thu 2: ";cin.getline(str2,MAX);n= strcmp(str1,str2);if (n<0)

cout <<str1 <<" nho hon " <<str2<<endl;else

if (n= =0) cout <<str1 <<" == " <<str2<<endl;

else cout <<str1 <<" lon hon " <<str2<<endl;

cout <<"Chieu dai chuoi thu 1 la: "<<strlen(str1)<<endl ;cout<<"Chieu dai chuoi thu 2 la: "<<strlen(str2)<<endl;

strcat(str1,str2); //Sau khi noi chieu dai k0 duoc vuot qua pham vicout<<"Sau khi noi str2 vao str1 \n"<<"chuoi 1 la: "<<str1<<endl;

strcpy(str1,str2); cout <<"Sau khi copy noi dung str2 vao str1 \n"

cout<<"chuoi 1 la: "<<str1<<endl;getch();

} Các hàm thao tác trên ký tự trong thư viện ctype.h:

Tên hàm Công dụng Ví dụ

int isalpha(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một chữ cái

isalpha(‘x’)

int isupper(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một chữ cái hoa

isupper(‘a’)

int islower(char_exp) Trả về chiều dài thực của chuỗi, không tính ký tự ‘\0’

islower(‘a’)

int isdigit(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một ký số

isdigit(‘a’)

int isascii(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 nếu char_exp là một ký tự có mã ascii <128

isascii(‘a’)

int isspace(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một khoảng trắng

isspace(‘ ’)

int isprint(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một ký tự có thể in được

isprint(‘a’)

int iscntrl(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một ký tự điều khiển

iscntrl(‘a’)

int ispunCt(char_exp) kết quả của hàm có giá trị khác 0 khi char_exp là một ký tự dấu

ispunct(‘!’)

int toupper(char_exp) Kết quả của hàm là ký tự hoa tương ứng với char_exp

toupper(‘a’)

int tolower(char_exp) Kết quả của hàm là ký tự thường tương ứng với char_exp

tolower(‘a’)

Tổ tin học Cơ sở 103

Page 104: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ví dụ Viết chương trình in lên màn hình cho biết các đặc tính ASCII, ký tự điều khiển, ký tự in được, ký tự dấu, của 256 ký tư trong bảng mã#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <ctype.h>#include <iomanip.h>void main(){

const int MAX=80;int i;clrscr();for (i=0;i<=255;i++){

if (i%22==0){

getch();clrscr();cout<<setw(3)<<"MaKT"<<setw(8)<<"KT ASCII"

<<setw(8)<<"KT DK"<<setw(8)<<"KT IN"<<setw(8) <<"KT DAU"<<setw(8)<<"KY TU"<<endl;

}cout<<setw(3)<<i<<setw(8)<<isascii(char(i))<<setw(10) <<iscntrl(char(i))<<setw(7)<<isprint(char(i))<<setw(8) <<ispunct(char(i));if (isprint(char(i)))

cout<<setw(7)<<char(i);cout <<endl;

} getch();}

Các hàm chuyển đổi chuỗi trong thư viện stdlib.h:

int atoi(str_exp)Chuyển một chuỗi sang số nguyên. Việc chuyển đổi sẽ dừng khi gặp ký tự không phải là ký số

atoi(‘123a45’)

double atof(char_exp)Chuyển một chuỗi sang số double. Việc chuyển đổi sẽ dừng khi gặp ký tự không thể chuyển sang dạng double được

char* itoa(int value, char *st, int radix)

Chuyển già trị số nguyên sang dạng chuởi và gán vào vùng nhớ mà con trỏ st đang trỏ đến. st là một con trỏ kiểu ký tự

Ví dụ: Viết chương trình gồm hai hàm kiểm tra việc nhập số nguyên và số thực

#include <iostream.h>#include <conio.h>

Tổ tin học Cơ sở 104

Page 105: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

#include <stdlib.h>#include <ctype.h>int test_int(char*);int test_float(char *st);void main(){

const int MAX=10;char str2[MAX];int n;double x;clrscr();cout <<"nhap mot so nguyen \n";cin.getline(str2,MAX);if (strlen(str2)>=MAX-1) cin.ignore(100,'\n');if (test_int(str2)){

n=atoi(str2);cout<<'\n'<<n<<endl;

}else

cout <<"Nhap sai";cout <<"nhap mot so double \n";cin.getline(str2,MAX);if (test_float (str2)){

x=atof(str2);cout<<'\n'<<x<<endl;

}else

cout <<"Nhap sai";getch();

}int test_int(char *st){

while (isdigit(*(st))) st++;return !int(*(st));

}int test_float(char *st){

while (isdigit(*(st))|| *(st)=='.' ) st++;return !int(*(st));

}

Tổ tin học Cơ sở 105

Page 106: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP1. Viết chương trình nhập một ký tự từ bàn phím, xuất ra màn hình mã ASCII của từng ký tự có trong . 2. Viết chương trình nhập một chuỗi ký tự từ bàn phím, xuất ra màn hình đảo ngược của đó. Ví dụ đảo của “abcd egh” là “hge dcba”. 3. Viết chương trình nhập một chuỗi ký tự và kiểm tra xem chuỗi đó có đối xứng không.

Ví dụ : ABCDEDCBA là đối xứng. 4. Nhập vào một chuỗi ký tự bất kỳ, hãy đếm số lần xuất hiện của mỗi loại ký tự. 5. Viết chương trình nhập vào một chuỗi ký tự.

a) In ra màn hình từ bên trái nhất và phần còn lại của . Ví dụ: “Nguyễn Văn Minh” in ra thành:

Nguyễn Văn Minh

b) In ra màn hình từ bên phải nhất và phần còn lại của . Ví dụ: “Nguyễn Văn Minh” in ra thành:

Minh Nguyễn Văn

6. Viết chương trình nhập vào một chuỗi rồi xuất chuỗi đó ra màn hình dưới dạng mỗi từ một dòng.

Ví dụ: “Nguyễn Văn Minh” In ra :

Nguyễn Văn Minh

7. Viết chương trình nhập vào một chuỗi, in ra đảo ngược của chuỗi đó theo từng từ. Ví dụ : “Nguyễn Văn Minh” đảo thành “Minh Văn Nguyễn”

8. Viết chương trình đổi số tiền từ số thành chữ. 9. Viết chương trình nhập vào họ và tên của một người, cắt bỏ các khoảng trống không cần thiết (nếu có), tách tên ra khỏi họ và tên, in tên lên màn hình. Chú ý đến trường hợp cả họ và tên chỉ có một từ. 10. Viết chương trình nhập vào họ và tên của một người, cắt bỏ các khoảng trắng bên phải, trái và các khoảng trắng không có nghĩa trong . In ra màn hình toàn bộ họ tên người đó dưới dạng chữ hoa, chữ thường. 11. Viết chương trình nhập vào một danh sách họ và tên của n người theo kiểu chữ thường, đổi các chữ cái đầu của họ, tên và chữ lót của mỗi người thành chữ hoa. In kết quả lên màn hình. 12. Viết chương trình nhập vào một danh sách họ và tên của n người, tách tên từng người ra khỏi họ và tên rồi sắp xếp danh sách tên theo thứ tự từ điển. In danh sách họ và tên sau khi đã sắp xếp.

Tổ tin học Cơ sở 106

Page 107: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG VIII: ĐỆ QUY

VIII.1 Định nghĩaMột hàm được gọi là đệ quy nếu bên trong thân hàm có lệnh gọi đến chính nó.

Ví dụ: Định nghĩa giai thừa của một số nguyên dương n như sau:

n!=1* 2 * 3 *…* (n-1) *n = (n-1)! *n (với 0!=1)

Như vậy, để tính n! ta thấy nếu n=0 thì n!=1 ngược lại thì n!=n * (n-1)!Với định nghĩa trên thì hàm đệ quy tính n! được viết:

#include <iostream.h>#include <conio.h>

/*Hàm tính n! bằng đệ quy*/

unsigned int giaithua_dequy(int n){

if (n= =0)return 1;

elsereturn n*giaithua_dequy(n-1);

}

/*Hàm tính n! không đệ quy*/

unsigned int giaithua_khongdequy(int n){

unsigned int kq,i;kq=1;for (i=2;i<=n;i++)

kq=kq*i;return kq;

}void main(){

int n;clrscr();cout<<” Nhap so n can tinh giai thua ";cin>>n ;cout<<"Goi ham de quy: "<<giaithua_dequy(n);cout<<"Goi ham khong de quy: "<<giaithua_khongdequy(n);getch();

}

VIII.2 Phân loại đệ quy:Các hàm đệ quy thường gặp có thể thuộc một trong bốn loại hàm đệ quy Đệ quy tuyến tính, đệ quy nhị phân, đệ quy phi tuyến, đệ quy tương hỗ.

Tổ tin học Cơ sở 107

Page 108: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

VIII.2.1. Đệ quy tuyến tínhChương trình con đệ quy tuyến tính là chương trình con đệ quy trực tiếp đơn giản nhất có dạng :

Cú pháp:

Giải thích:P ≡ { NẾU thỏa <điều kiện dừng >

thì thực hiện S ; ngược lại { thực hiện S*; gọi P} } Với S , S* là các thao tác không đệ quy .

Ví dụ:

Hàm FAC(n) tính số hạng n của dãy n! + Dạng hàm trong ngôn ngữ mã giả :

{ Nếu n = 0 thì FAC = 1 ; /* trường hợp neo */ Ngược lại FAC = n*FAC(n-1) }

+ Dạng hàm trong ngôn ngữ C++ : int FAC( int n ) {

if ( n == 0 ) return 1 ;

else return ( n * FAC(n-1 )) ;

}

Ví dụ:

Chương trình con tính USCLN của 2 số dựa vào thuật toán Euclide :

+ Dạng hàm trên ngôn ngữ toán học :

USCLN(m , n ) = USCLN(n , m mod n ) khi n ≠ 0 USCLN(m , 0) = m

+ Dạng hàm trong ngôn ngữ mã giả :

Nếu n = 0 thì USCLN = m Ngược lại USCLN = USCLN( n , m mod n ) ;

+Dạng hàm trong C++ :

int USCLN( int m , int n )

Tổ tin học Cơ sở 108

KDL TenHam(<Danh sách tham số>){

if(<Điều kiện dừng>){

…return <Giá trị trả về>;

}……TenHam(<Danh sách tham số>);…

}

Page 109: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{ if(n == 0 )

return (m) ; else

return ( USCLN( n , m mod n)) ; }

Ví dụ: Tính S(n)=1+2+3+…+n

long int TongSn(int n){

if(n==0)return 0;

return (TongSn(n-1)+n);

}

VIII.2.2. Đệ quy nhị phânChương trình con đệ quy nhị phân là chương trình con đệ quy trực tiếp có dạng:

P ≡ { NẾU thỏa điều kiện dừng thì thực hiện S ; Ngược lại { thực hiện S* ; gọi P ; gọi P }

} Với S , S* là các thao tác không đệ quy

Cú pháp:

Ví dụ:Tính số hạng thứ n của dãy Fibonaci được định nghĩa như sau:

f(0)=f(1)=1f(n)=f(n-1)+f(n-2), n>1long int Fibonaci(int n){

if(n= =0 || n= =1)return 1;

return

Tổ tin học Cơ sở 109

KDL TenHam(<Danh sách tham số>){

if(<Điều kiện dừng>){

…return <Giá trị trả về>;

}……TenHam(<Danh sách tham số>);……TenHam(<Danh sách tham số>);

}

Page 110: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

(Fibonaci(n-1)+Fibonaci(n-2));}

VIII.2.3. Đệ quy phi tuyếnChương trình con đệ quy phi tuyến là chương trình con đệ quy trực tiếp mà lời gọi đệ quy được thực hiện bên trong vòng lặp . P ≡ { for giá tri đầu to giá trị cuối do

thực hiện S ; if ( thỏa điều kiện dừng ) then thực hiện S* else gọi P } //Với S , S* là các thao tác không đệ quy Cú pháp:

Ví dụ: Tìm số hạng thứ n của dãy:

x(0)=0x(n)=n2x(0)+(n-1)2x(0)+(n-1)2x(0)+ +22x(n-2)+12x(n-1)long int TinhXn(int n){

if(n==0)return 1;

long int s=0;for(int i=1; i<=n; i++)

s+=i*i*TinhXn(n-i);return s;

}

Tổ tin học Cơ sở 110

KDL TenHam(<Danh sách tham số>){

for(int i=1; i<=n; i++){

…if(<Điều kiện dừng>){

…}else{

…TenHam(<Danh sách tham số>);…

}}

}

Page 111: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

VIII.2.4. Đệ quy hỗ tươngCú pháp:

Ví dụ:Tìm số hạng thứ n của dãy sau:

x(0)=1y(0)=0x(n)=x(n-1)+y(n-1) khi n>0y(n)=3*x(n-1)-2*y(n-1) khi n>0long int TinhYn(int n);long int TinhXn(int n){

if(n==0)return 1;

return TinhXn(n-1)+TinhYn(n-1);}long int TinhYn(int n){

if(n==0)return 0;

return (3*TinhXn(n-1)-2*TinhYn(n-1));}

VIII.3 Đặc điểm cần lưu ý khi viết hàm đệ quyHàm đệ quy phải có 2 phần: Phần dừng hay phải có trường hợp nguyên tố. Trong ví dụ ở trên thì

trường hợp n=0 là trường hợp nguyên tố. Phần đệ quy: là phần có gọi lại hàm đang được định nghĩa. Trong ví

dụ trên thì phần đệ quy là n>0 thì n! = n * (n-1)!Sử dụng hàm đệ quy trong chương trình sẽ làm chương trình dễ đọc, dễ hiểu và vấn đề được nêu bật rõ ràng hơn. Tuy nhiên trong đa số trường hợp thì hàm đệ quy tốn bộ nhớ nhiều hơn và tốc độ thực hiện chương trình chậm hơn không đệ quy.

Tổ tin học Cơ sở 111

KDL TenHam2(<Danh sách tham số>);KDL TenHam1(<Danh sách tham số>){

…TenHam2(<Danh sách tham số>);…

}KDL TenHam2(<Danh sách tham số>){

…TenHam1(<Danh sách tham số>);…

}

Page 112: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Tùy từng bài có cụ thể mà người lập trình quyết định có nên dùng đệ quy hay không (có những trường hợp không dùng đệ quy thì không giải quyết được bài toán).

Tổ tin học Cơ sở 112

Page 113: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP1. Nhập n>=0. Tính S(n)=2+4+ … + (n+2). 2. Nhập n>=0. Tính S(n)=1+3+ … + (n+1). 3. Nhập n>=0. Tính S(n)=12+22+32+ … + n2.4. Nhập n>=0. Tính S(n)=12-22+32-42 … +(-1)n-1n2.

5. Nhập n>=0. Tính

6. Nhập n>=0. Tính

7. Nhập n>=0. Tính

8. Nhập n>=0. Tính

9. Nhập n>=0. Tính

10. Nhập n>=0. Tính

11. Tính T(n)=1*2*3*…*n12. Nhập n>=0. Tính S(n)=1+1 2+1 2 3+ … +1 2 3 … n13. Nhập x,n. Tính T(x,n)=xn

14. Nhập x,n. Tính S(x,n)=x+x2+x3+ … +xn

15. Nhập x,n. Tính S(x,n)=x2+x4+x6+ … +x2n

16. Nhập x,n. Tính S(x,n)=x+x3+x5+ … +x2n+1

17. Nhập n. Tính

18. Nhập x,n. Tính

19. Nhập x,n. Tính

20. Nhập x,n. Tính

21. Nhập x,n. Tính

22. Nhập n. Tính , có n dấu căn lồng nhau.

23. Nhập n. Tính , có n dấu căn lồng nhau.

24. Nhập n. Tính , có n dấu căn lồng nhau.25. Hãy đếm số lượng chữ số của số nguyên dương n.26. Hãy đếm tính tổng các chữ số của số nguyên dương n.27. Hãy đếm tính tích các chữ số của số nguyên dương n.28. Hãy đếm số lượng chữ số lẻ của số nguyên dương n.29. Hãy đếm tính tổng các chữ số lẻ của số nguyên dương n.30. Hãy đếm tính tích các chữ số lẻ của số nguyên dương n.31. Hãy đếm số lượng chữ số chẵn của số nguyên dương n.32. Hãy đếm tính tổng các chữ số chẵn của số nguyên dương n.33. Hãy đếm tính tích các chữ số chẵn của số nguyên dương n.34. Có 3 cột đánh số 1, 2 và 3. Đầu tiên cột 1 có n đĩa được xếp sao cho đĩa lớn nằm

bên dưới và hai cột còn lại không chứa đĩa nào. Yêu cầu: Chuyển tất cả các đĩa từ

Tổ tin học Cơ sở 113

Page 114: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

cột 1 sang cột 3, được phép sử dụng cột 2 làm trung gian, mỗi lần chỉ chuyển một đĩa và phải tuân thủ nguyên tắc đĩa lớn hơn nằm bên dưới.

35. Cho tập hợp A có n phần tử được đánh số từ 1, 2, 3, …, n. Một hoán vị của tập hợp A là một dãy a1, a2, …, an. Trong đó aiA và chúng đôi một khác nhau. Hãy viết hàm xuất ra tất cả các hoán vị của A.

36. (Bài toán 8 hậu) Cho bàn cờ vua kích thước 88. Hãy sắp 8 quân hậu vào bàn cờ sao cho không có bất kỳ 2 quân hậu nào có thể ăn nhau.

37. (Bài toán mã đi tuần) Cho bàn cờ vua kích thước 88. Hãy di chuyển quân mã trên khắp bàn cờ sao cho mỗi ô đi qua đúng 1 lần.

38. Cho mảng 1 chiều có n số nguyên. Viết hàm đệ qui xuất mảng.39. Cho mảng 1 chiều có n số nguyên. Viết hàm đệ qui xuất mảng ngược.40. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui đếm số lượng các giá trị nguyên

dương có trong mảng.41. Cho mảng 1 chiều có n số nguyên. Viết hàm đệ qui đếm số lượng các giá trị phân

biệt có trong mảng.42. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tính tổng các giá trị có trong

mảng.43. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tính tổng các giá trị dương có

trong mảng.44. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tính tổng các giá trị âm có trong

mảng.45. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tính tổng các giá trị chẵn có trong

mảng.46. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tính tổng các giá trị lẻ có trong

mảng.47. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tính tổng các giá trị lớn hơn giá trị

đứng trước có trong mảng.48. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui kiểm tra mảng có thoả tính chất

“toàn giá trị âm”.49. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui kiểm tra mảng có thoả tính chất

“toàn giá trị dương”.50. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tìm giá trị lớn nhất có trong mảng.51. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui tìm vị trí của giá trị lớn nhất có

trong mảng.52. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui sắp xếp các giá trị của mảng theo

thứ tự tăng dần.53. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui sắp xếp các giá trị của mảng theo

thứ tự giảm dần.54. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui sắp xếp các giá trị chẵn của mảng

theo thứ tự tăng dần còn các giá trị lẻ vẫn giữ nguyên vị trí của nó.55. Cho mảng 1 chiều có n số thực. Viết hàm đệ qui sắp xếp các giá trị lẻ của mảng

theo thứ tự giảm dần còn các giá trị chẵn vẫn giữ nguyên vị trí của nó.

Tổ tin học Cơ sở 114

Page 115: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG IX: KIỂU CẤU TRÚC (STRUCTURE)

IX.1 KIỂU CẤU TRÚCIX.1.1. Khái niệm

Kiểu cấu trúc (coøn goïi kieåu caáu truùc laø kieåu record) là kiểu dữ liệu bao gồm nhiều thành phần có kiểu khác nhau, mỗi thành phần được gọi là một trường (field) Sự khác biệt giữa kiểu cấu trúc và kiểu mảng là: các phần tử của mảng là cùng kiểu còn các phần tử của kiểu cấu trúc có thể có kiểu khác nhau.

IX.1.2. Định nghĩa kiểu cấu trúcCú pháp:

Ví dụ:Mỗi sinh viên cần được quản lý bởi các thông tin: mã số sinh viên, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú. Ta có thể khai báo một struct gồm các thông tin trên.

Ví dụ:struct products { char name [30]; float price;};

IX.1.3. Khai báo biến cấu trúc Cú pháp:

Ví dụ:products apple;products orange, melon;

Tổ tin học Cơ sở 115

struct <Tên cấu trúc> {

<Kiểu> <Trường 1> ; <Kiểu> <Trường 2> ; …….. <Kiểu> <Trường n> ;

};

struct <Tên cấu trúc> {

<Kiểu> <Trường 1> ; <Kiểu> <Trường 2> ; …….. <Kiểu> <Trường n> ;

}danh sách tên biến cấu trúc;

Page 116: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Chúng ta đã định nghĩa cấu trúc products với hai trường: name và price, mỗi trường có một kiểu khác nhau.

Chúng ta cũng đã sử dụng tên của kiểu cấu trúc products để khai báo ba đối tượng có kiểu đó : apple, orange và melon.

Sau khi được khai báo, products trở thành một tên kiểu hợp lệ giống các kiểu cơ bản như int, char hay short.

Trường tuỳ chọn <danh sách tên biến cấu trúc> có thể nằm ở cuối của phần khai báo cấu trúc, dùng để khai báo trực tiếp đối tượng có kiểu cấu trúc.

Ví dụ:

Để khai báo các đối tượng apple, orange và melon trong ví dụ trên, ta cũng có thể làm theo cách sau:

struct products {

char name [30]; float price;

} apple, orange, melon;

IX.2 CÁC THAO TÁC TRÊN BIẾN KIỂU CẤU TRÚC IX.2.1. Truy xuất đến từng trường của biến cấu trúc

Cú pháp:

Khi sử dụng cách truy xuất này thì các thao tác trên <Biến cấu trúc>.<Tên trường> giống như các thao tác trên các biến của kiểu dữ liệu của <Tên trường>

Ví dụ:

Viết chương trình cho phép đọc dữ liệu từ bàn phím cho biến mẩu tin SinhVien và in biến mẩu tin đó lên màn hình: #include<iostream.h> #include<conio.h>#include<string.h>

struct SinhVien {

char MSSV[10]; char HoTen[40]; unsigned int NamSinh ; char DiaChi[40];

}; /* Hàm in lên màn hình 1 mẩu tin SinhVien*/ void InSV(SinhVien sv) {

cout<<"MSSV: “<<sv.MSSV<<endl;cout<<”Ho va ten: “<<sv.HoTen<<endl;cout<<“ Nam Sinh:”<<sv.NamSinh <<endl;

Tổ tin học Cơ sở 116

<Biến cấu trúc>.<Tên trường>

Page 117: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

cout<<”Dia Chi: “<<sv.DiaChi; } void main() {

SinhVien SV, s; cout<<"Nhap MSSV: "; cin>>SV.MSSV; cout<<"Nhap Ho va ten: "; cin>>SV.HoTen; cout<<"Nam sinh: "; cin>>SV.NamSinh; cout<<"Dia chi: "; cout>>SV.DiaChi; InSV(SV); getch();

}

IX.2.2. Khởi tạo giá trị cho biến cấu trúc Việc khởi tạo giá trị cho biến cấu trúc được thực hiện trong lúc khai báo biến cấu trúc. Các trường của cấu trúc được khởi tạo đặt giữa 2 dấu { }, chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy (,). Ví dụ:

struct NgayThang{

unsigned char Ngay; unsigned char Thang; unsigned int Nam;

}; Khởi tạo biến cấu trúc NgaySinh:

NgayThang NgaySinh ={29, 8, 1986};

IX.2.3. Mảng cấu trúc: Khi cần lưu trữ thông tin của nhiều đối tượng, thì biến cấu trúc là một công cụ rất thuận lợi.

Ví dụ:

Cần lưu trữ thông tin họ tên, điểm môn toán, điểm môn hóa, điểm môn lý của các thí sinh trong một kỳ thi.Để làm công việc trên, thay vì phải sử dụng 3 mảng một chiều để lưu trữ ta có thể dùng một mảng một chiều kiểu cấu trúc để lưu trữ các thông tin này

Khi đó mỗi phần tử của mảng là một biến kiểu cấu trúc. Ta có thể khai báo một mảng cấu trúc như sau:struct danhsach{

int sbd;char hoten[25];float toan,ly,hoa;

};danhsach bangdiem[50];

Ví dụ:

Viết chương trình cho phép nhập và in bảng điểm của thí sinh lên màn hình.

#include <iostream.h>

Tổ tin học Cơ sở 117

Page 118: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

#include <conio.h>#include <string.h>#include <iomanip.h>const int MAXNAME=25,NUMREC=3;

struct danhsach{

int sbd; char hoten[MAXNAME]; float toan,ly,hoa;};void main(){

danhsach bangdiem[NUMREC];int i;clrscr();cout <<"NHAP BANG DIEM CUA SINH VIEN\n";for (i=0;i<NUMREC;i++){

cout <<"So bao danh: "; cin>> bangdiem[i].sbd;cin.ignore(100,'\n');cout <<"Ho va ten: ";cin.getline(bangdiem[i].hoten,MAXNAME);if(strlen(bangdiem[i].hoten)>=MAXNAME-1)

cin.ignore(100,'\n');cout <<"Diem toan: "; cin >> bangdiem[i].toan;cout <<"Diem ly: "; cin >> bangdiem[i].ly;cout <<"Diem hoa "; cin >> bangdiem[i].hoa;

} clrscr(); cout <<" ------BANG DIEM CUA SINH VIEN-----\n"; cout <<"So bao danh Ho ten Diem toan Diem ly Diem hoa\n"; for (i=0;i<NUMREC;i++) {

cout <<setw(5)<<bangdiem[i].sbd<<setw(20) <<bangdiem[i].hoten<<setw(10) <<bangdiem[i].toan<<setw(12) <<bangdiem[i].ly<<setw(14) << bangdiem[i].hoa<<endl;

} getch();}

Ví dụ:

// array of structures#include <iostream.h>#include <stdlib.h>#define N_MOVIES 5struct movies_t

Tổ tin học Cơ sở 118

Page 119: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

{ char title [50]; int year;} films [N_MOVIES];void printmovie (movies_t movie);void main (){ char buffer [50]; int n; for (n=0; n<N_MOVIES; n++) { cout << "Enter title: "; cin.getline (films[n].title,50); cout << "Enter year: "; cin.getline (buffer,50); films[n].year = atoi (buffer); } cout << "\nYou have entered these movies:\n";

for (n=0; n<N_MOVIES; n++) printmovie (films[n]);

}void printmovie (movies_t movie){

cout << movie.title; cout << " (" << movie.year << ")\n";

}//Kết quả:

Enter title: AlienEnter year: 1979Enter title: Blade RunnerEnter year: 1982Enter title: MatrixEnter year: 1999Enter title: Rear WindowEnter year: 1954Enter title: Taxi DriverEnter year: 1975You have entered these movies:Alien (1979)Blade Runner (1982)Matrix (1999)Rear Window (1954)Taxi Driver (1975)

IX.2.4. Tham số kiểu cấu trúc: Việc truyền và nhận tham số kiểu cấu trúc cũng tương tự như cách truyền và nhận tham số của các loại dữ liệu vô hướng.

Có ba hình thức truyền nhận tham số:

Tổ tin học Cơ sở 119

Page 120: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Tham trị Tham chiếu. Dùng con trỏ.

Ví dụ: Viết chương trình cho phép nhập và in bảng điểm của thí sinh lên màn hình, bằng cách xây dựng hai hàm input và output để nhập và in bảng điểm của sinh viên. Trong đó hàm input sử dụng tham chiếu kiểu danhsach còn hàm output thì dùng tham trị kiểu danhsach

#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <string.h>#include <iomanip.h>const int MAXNAME=25,NUMREC=3;struct danhsach{

int sbd;char hoten[MAXNAME];float toan,ly,hoa;

};void input(danhsach&);void output(danhsach);void main(){

danhsach bangdiem[NUMREC];int i;clrscr();cout <<"NHAP BANG DIEM CUA SINH VIEN\n";for (i=0;i<NUMREC;i++)

input(bangdiem[i]); clrscr(); cout <<" ------BANG DIEM CUA SINH VIEN-----\n"; cout <<"So bdanh Ho ten Diem toan Diem ly Diem hoa\n"; for (i=0;i<NUMREC;i++)

output(bangdiem[i]); getch();}void input(danhsach& bd){

cout <<"So bao danh: "; cin>> bd.sbd;cin.ignore(100,'\n');

cout <<"Ho va ten: "; cin.getline(bd.hoten,MAXNAME); if (strlen(bd.hoten)>=MAXNAME-1) cin.ignore(100,'\n'); cout <<"Diem toan: "; cin >> bd.toan; cout <<"Diem ly: "; cin >> bd.ly; cout <<"Diem hoa "; cin >> bd.hoa;}void output(danhsach bd){

cout <<setw(5)<<bd.sbd<<setw(20)<<bd.hoten<<setw(10)

Tổ tin học Cơ sở 120

Page 121: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

<<bd.toan<<setw(12)<<bd.ly<<setw(14)<<bd.hoa<<endl;}

/*Thủ tục input khi sử dụng con trỏ:*/

void input(danhsach *); //dòng nguyên mẫufor (i=0;i<NUMREC;i++)

input(&bangdiem[i]); //lời gọi hàm trong mainvoid input(danhsach *bd) //nội dung hàm input{

cout <<"So bao danh: "; cin>> (*bd). sbd; //luu y (*bd).sbd cin.ignore(100,'\n'); cout <<"Ho va ten: "; cin.getline((*bd).hoten,MAXNAME); if (strlen((*bd).hoten)>=MAXNAME-1) cin.ignore(100,'\n'); cout <<"Diem toan: "; cin >> (*bd).toan; cout <<"Diem ly: "; cin >> (*bd).ly; cout <<"Diem hoa "; cin >> (*bd).hoa;}

IX.3 UNION:Union là một loại dữ liệu có đặc điểm sử dụng cùng một vùng nhớ cho nhiều biến. Các biến có thể khác loại dữ liệu. Tuy nhiên tại một thời điểm chỉ sử dụng được một trong những biến dùng chung vùng nhớ này.

Ta có thể xem một unoin như một cấu trúc nhưng các trường của nó có chung vùng nhớ. Loại này được sử dụng cho các biến ít dùng trong chương trình và các biến này không sử dụng cùng lúc với nhau nhằm tiết kiệm bộ nhớ.

Cú pháp

Ví dụ:union{

char key;int num;double price;

} val; //biến val có kiểu union

union datetime //datetime là một kiểu dữ liệu union{

long int days;double time;

Tổ tin học Cơ sở 121

union{

<Kiểu> <Trường 1> ; <Kiểu> <Trường 2> ; …….. <Kiểu> <Trường n> ;

} tên biến;

Page 122: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

};datetime first,second; // first, second là hai biến kiểu datetime

Ta cũng có thể định nghĩa kiểu dữ liệu union và struct lồng vào nhau. Hãy xét ví dụ sau:

Ví dụ

Viết chương trình có thể tính diện tích của hình chữ nhật, hình tròn, hình thang. Khi chương trình thực hiện người sử dụng sẽ cho biết loại hình muốn tính diện tích.#include <iostream.h>#include <conio.h>#include <ctype.h>union dagiac{ char loai; struct { float dai,rong;} cn; struct {float bankinh; } tr; struct {float daylon,daynho,cao;} th;};void main(){

dagiac dg; clrscr(); cout <<"Cho biet loai hinh muon tinh dien tich(c(chu nhat)/t(thang)/r(tron)"; cin >>dg.loai; switch (toupper(dg.loai)) { case 'C':

cout <<"Cho biet chieu dai: ";cin >>dg.cn.dai;cout <<"Cho biet chieu rong: ";cin >>dg.cn.rong;cout <<"Dien tich la: "<<(dg.cn.dai*dg.cn.rong);break;

case 'T':cout <<"Cho biet day lon: "; cin >>dg.th.daylon;cout <<"Cho biet day nho: "; cin >>dg.th.daynho;cout <<"Cho biet chieu cao: ";cin >>dg.th.cao;cout <<"Dien tich la: "

<<((dg.th.daylon+dg.th.daynho)*dg.th.cao/2);break;

case 'R':cout <<"Cho biet ban kinh: "; cin >>dg.tr.bankinh;cout <<"Dien tich la: "<<(dg.tr.bankinh*dg.tr.bankinh*3.14);break;

default: cout <<"Du lieu khong chin xac";

} getch(); }

Tổ tin học Cơ sở 122

Page 123: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BÀI TẬP1.     Cho cấu trúc NHANVIEN như sau:

-   MaNV: kiểu số nguyên có giá trị trong khoảng 0…65535-   Họtên: kiểu chuỗi.-   Địachỉ: kiểu chuỗi.-   CBQL: có giá trị 1 nếu nhân viên này là cán bộ quản lý.

Viết chương trình thực hiện: (a)   Nhập vào thông tin của một nhân viên.(b)   Nhập vào thông tin của n nhân viên và n được nhập từ bàn phím. In ra họ tên của các nhân viên là cán bộ quản lý.2.     Cho cấu trúc NHANVIEN như sau:

-   MaNV: kiểu số nguyên có giá trị trong khoảng 0…65535-   Họtên: kiểu chuỗi.-   Địachỉ: kiểu chuỗi.-   CBQL: có giá trị 1 nếu nhân viên này là cán bộ quản lý.

Viết chương trình thực hiện: (a)  Nhập vào thông tin của một nhân viên.(b)  Nhập vào thông tin của n nhân viên và n được nhập từ bàn phím. Xóa các

nhân viên không là cán bộ quản lý ra khỏi danh sách.3    Cho cấu trúc NHANVIEN như sau:

-   MaNV: kiểu số nguyên có giá trị trong khoảng 0…65535-   Họtên: kiểu chuỗi.-   Địachỉ: kiểu chuỗi.-   CBQL: có giá trị 1 nếu nhân viên này là cán bộ quản lý.

Viết chương trình thực hiện: (a)  Nhập vào thông tin của một nhân viên.(b)  Nhập vào thông tin của n nhân viên và n được nhập từ bàn phím. Nhập

thêm thông tin của một nhân viên và nhập một số nguyên k. Thực hiện việc chèn nhân viên mới vào danh sách tại vị trí k.

Tổ tin học Cơ sở 123

Page 124: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

PHỤ LỤCI. CHẠY CHƯƠNG TRÌNH TỪNG BƯỚC.

- Chạy từng bước 1 chương trình là thi hành từng dòng lệnh của chương trình. Có 2 cách chạy chương trình từng bước:

- Chạy từng dòng lệnh và đi vào bên trong hàm _ Phím tắt F7

- Mỗi lần nhấn F7 sẽ thực hiện lệnh tại dòng có vệt sáng và di chuyển vệt sáng đến dòng kế tiếp. Khi dòng lệnh là 1 lời gọi đến 1 hàm thì vệt sáng sẽ dời đến dòng lệnh đầu tiên trong hàm đó.

- Sử dụng phím tắt này khi cần chạy chương trình từng bước để phát hiện lỗi chi tiết bên trong 1 hàm.

- Chạy từng dòng lệnh và thực hiện lời gọi hàm mà không đi vào bên trong hàm đó_ Phím tắt F8.

- Mỗi lần nhấn F8 sẽ thực hiện lệnh tại dòng có vệt sáng và di chuyển vệt sáng đến dòng kế tiếp. Khi dòng lệnh là 1 lời gọi đến 1 hàm thì vệt sáng sẽ dời đến dòng lệnh kế tiếp theo lời gọi hàm đó, mà không đi vào chi tiết từng lệnh trong hàm.

- Sử dụng phím này khi cần chạy từng bước mà không cần chạy chi tiết bên trong 1 hàm vì biết chắc chắn hàm đó không có lỗi.

II. CHẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN VỊ TRÍ CON TRỎ _ SỬ DỤNG PHÍM TẮT F4

Khi cần thi hành một đoạn lệnh mà không cần phải nhấn phím (F7/F8) để chạy từng lệnh ta sử dụng chức năng chạy chương trình đế khi gặp dòng lệnh nơi con trỏ soạnn thảo đang đứng.Khi biết chắc 1 đoạn lệnh không có lỗi, ta di chuyển con trỏ soạn thảo đến nơi "nghi ngờ" có lỗi và nhấn F4; chương trình sẽ được thực hiện cho đến dòng lệnh có con trỏ soạn thảo. Sau đó ta tiếp tục sử dụng phím F7/F8 để debug.

III. ĐIỂM DỪNG_PHÍM TẮT CTRL+F8Điểm dừng là nơi chương trình sẽ dừng lại khi thỏa mãn điều kiện đi kèm với điểm dừng đó. Có 2 loại điểm dừng: - Điểm dừng vô điều kiện:

Chương trình sẽ dừng khi gặp lệnh có điểm dừng này mà không kiểm tra một điều kiện gì. Để tạo điểm dừng loại này ta di chuyển con trỏ đến dòng lệnh cần dừng rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+F8. Một vệt sáng màu đỏ sẽ xuất hiện báo cho biết đây là 1 điểm dừng.

- Điểm dừng có điều kiệnChương trình sẽ dừng lại khi gặp lệnh có điểm dừng mà điều kiện đi kèm với điểm dừng đó được thỏa. Để tạo điểm dừng loại này, có 2 cách: Cách1:Tạo điểm dừng vô điều kiện rồi điều chỉnh nó trong menu Debug/Breakpoint -> danh sách các điểm dừng, chọn điểm dừng cần hiệu chỉnh rồi nhấn Edit, hiệu chỉnh xong nhấn Modify. Cách 2:Vào thẳng menu Debug/Breakpoint/Edit, rồi tạo xong nhấn New.Trong khi tạo điểm dừng có một tham số Pass Count cho phép chỉ định số lần bỏ qua không dừng khi gặp đúng điều kiện đó.     Ví dụ:

Tổ tin học Cơ sở 124

Page 125: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Tại dòng lệnh sau ta đặt điểm dừng với Condition là i = 4, Pass Count = 2:…………………………….I = (10*k)%5; Chương trình dừng tại câu lệnh này khi giá trị i = 4 đã xãy ra 2 lần…………………………….Khi chương trình chạy qua dòng lệnh này đầu tiên, nếu điều kiện i=4 thỏa mãn, chương trình vẫn không dừng, lần thứ 2 vẫn không dừng và chỉ dừng lại ở lần thứ 3. Nghĩa là i=4 đã xãy ra 3 lần.Sử dụng điểm dừng khi cần "bắt" chương trình dừng tại đầu đoạn code "nghi ngờ" có lỗi để debug.Ghi chú: Để bỏ điểm dừng, di chuyển con trỏ soạn thảo đến dòng có vệt đỏ và nhấn Ctrl+F8

IV.   XEM GIÁ TRỊ CỦA BIẾN/BIỂU THỨC TRONG KHI CHẠY CHƯƠNG TRÌNH _ PHÍM CTRL+F7

Trong quá trình chạy từng bước 1 chương trình sử dụng các phím: F7/F8/F4/Điểm dừng, ta có thể đặt các biến/ biểu thức vào cửa sổ Watch để tiện theo dõi giá trị của chúng.  Có hai cách để thêm một biến/biểu thức vào cửa sổ Watch:

  Cách 1: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến biến/biểu thức và nhấn Ctrl+F7.Nếu cần theo dõi biến, nhấn Enter. Nếu cần theo dõi biểu thức, nhấn nhiều lần phím -> và <- để chọn biểu thức hoặc tự thay đổi biểu thức rồi nhấn Enter.

  Cách 2: Đứng trong cửa sổ Watch nhấn Insert để thêm 1 biến/biểu thức, nhập biến/biểu thức có trong cửa sổ bằng phím Enter/Delete.    Định dạng cho biến/biểu thức:     Công thức:         Expression,[repeat]<<format characters>>     Trong đó:

Expression: có thể là biến hoặc biểu thức.Repeat: số lần lặp – áp dụng cho dữ liệu dạng mảng.Format characters: định dạng các dạng sau đây:C: ký tự D : số nguyên. F(n): số thực, n là số chữ số sau dấu thập phân (không bắt buộc phải có) H/X: số nguyên dạng thập lục. M: hiện giá trị trong bộ nhớ từng byte một. P : hiện dạng con trỏ far segment:offset R : hiện các thành phần của một struct, union. S : hiện ký tự điều khiển (mã ASCII 0..31) dạng ‘\n’

Ví dụ: Có các khai báo như sau: int k, a[20];struct SV{

char HoTen[40];int MSSV;

Tổ tin học Cơ sở 125

Page 126: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

}sv[100];

khi đó, trong cửa sổ Watch nhập vào:   a,10h: hiện giá trị 10 phần tử đầu tiên của mảng ở dạng Hexa.  sv[1],r: hiện tên và giá trị tương ứng của từng thành phần trong struct SV của

sv[1]. 

V. XEM GIÁ TRỊ CỦA BIẾN/BIỂU THỨC – THAY ĐỔI GIÁ TRỊ CỦA BIẾN TRONG KHI CHẠY (PHÍM TẮT CTRL+F4.)

Nếu cần xem giá trị của một biến/biểu thức trong khi chạy từng bước một chương trình, hoặc tính toán giá trị một biểu thức trong lúc viết chương trình, thậm chí thay đổi giá trị biến một cách thủ công trong lúc chạy từng bước một chương trình ta sử dụng của sổ Evaluate and Modify thông qua phím tắt Ctrl+F4.     Có 2 cách để nhập biến/biểu thức vào cửa sổ Evaluate and Modify:

  Cách 1: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến biến/biểu thức và nhấn Ctrl+F4.Nếu chấp nhận biến đó, nhấn Enter. Nếu cần theo dõi biểu thức, nhấn nhiều lần phím -> và <- để chọn biểu thức.

  Cách 2:Nhấn Ctrl+F4 ở đâu cũng được, rồi nhập biến/biểu thức vào.Muốn định dạng kết quả xuất hiện của biến/biểu thức thì xem phần định dạng trong mục 4.

VI. THEO VẾT MỘT BIẾN/LỚP – PHÍM TẮT ALT+F4(CHỈ CÓ TRONG BORLAND C++3.1)

Trong môi trường BC++3.1 có một công cụ rất tốt để debug khi viết các chương trình có sử dụng con trỏ (danh sách liên kết, cây…), các đối tượng trong lập trình hướng đối tượng.

Có 2 cách để sử dụng chức năng này (chú ý chỉ dùng trong khi đang chạy từng bước một chương trình):

  Cách 1: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến biến nhấn Alt+F4. Nếu chấp nhận biến/lớp đó, nhấn Enter.

  Cách 2: nhấn Alt+F4 ở đâu cũng được, rồi nhập tên biến/lớp vào.    Trong cửa sổ Inspect, ta sẽ có toàn bộ thông tin về biến/lớp, có thể thay đổi giá trị như ở cửa sổ Evaluate and Modify bằng cách nhấn Alt+M. Dùng các phím di chuyển như Tab,->,<- để chọn đối tượng trong cửa sổ, và nhấn Enter để "Inspect" đối tượng đó nếu dòng trạng thái cuối màn hình có: Inspect. Nhấn Alt+I để giới hạn khoảng cần xem (thường áp dụng với mảng, con trỏ): vị trí bắt đầu, số phần tử.

VII. NGĂN XẾP CÁC LỜI GỌI HÀM CALL STACK_PHÍM TẮT CTRL+F3

Trong lúc chạy từng bước một chương trình, nhất là các chương trình có nhiều lời gọi hàm lồng nhau, các chương trình có đệ quy, để biết chương trình đang chạy trong hàm nào ta nhấn Ctrl+F3 để vào cửa sổ Call Stack. Trong cửa sổ này các lời gọi hàm được hiển thị theo dạng ngăn xếp, hàm gọi lâu nhất sẽ ở dưới cùng, hàm hiện hành sẽ ở trên cùng, các tham số truyền vào cho hàm cũng được hiển thị ở đây.

VIII. NGẮT QUÁ TRÌNH CHẠY TỪNG BƯỚC_PHÍM TẮT CTRL+F2

Tổ tin học Cơ sở 126

Page 127: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

Ta nhấn tổ hợp phím này trong lúc chạy từng bước 1 chương trình để ngắt debug và trở về trạng thái soạn thảo (vệt sáng biến mất)

CÁC PHÍM TẮT TIỆN DỤNG:- Undo thao tác trước hoặc làm lại thao tác trước khi undo_Phím

Alt+Backspace/Alt+Shift+ BackspaceChức năng này rất quan trọng, giúp ta lấy lại những đoạn code trước đó mà do vô tình hay cố ý đã thay đổi, thêm bớt, thậm chí xóa đi. Ta chỉ cần nhấn Alt+Backspace liên tục cho đến khi đoạn code cần tìm hiện ra. Nếu cần làm lại thao tác đã thực hiện trước khi nhấn Alt+ Backspace ta nhấn Alt+Shift+ Backspace.

- Kiểm tra đã đủ dấu: {,},[, ],(,) hay chưa: Phím Ctrl+Q+] hoặc Ctrl+Q+[Đây là phím rất tiện dụng để phát hiện các lỗi thiếu các dấu ngoặc tương ứng. Di chuyển con trỏ soạn thảo đến một trong các loại dấu ngoặc trên rồi nhấn một trong 2 tổ hợp phím, nếu con trỏ soạn thảo:

Không di chuyển -> thiếu dấu ngoặc tương ứng hoặc thừa dấu tại vị trí con trỏ đang đứng.

Di chuyển đến một dấu ngoặc, nhưng sai -> thiếu dấu ngoặc tương ứng.   Lưu ý: chức năng này chỉ có trong BC++3.1 trở đi.

-  Tìm kiếm/Tìm kiếm và thay thế/Lặp lại thao tác tìm kiếm trước đó: Phím Ctrl+Q+F/ Ctrl+Q+A/ Ctrl+LĐể tìm một đoạn text trong chương trình, ta nhấn Ctrl+Q+F (thao tác nhập tương tự cửa sổ Evaluate and Modify). Sau đó chọn thêm một số thông số:

[] Case – sensitive : có phân biệt chữ hoa/ chữ thường. [] Whole words only: tìm đoạn text đứng độc lập. () Global: tìm toàn bộ văn bản. () Selected text: tìm trong khối văn bản đánh dấu. () From cursor: tìm từ vị trí con trỏ soạn thảo. () Entire scope: tìm từ đầu đến cuối. () Forward : tìm xuôi. () Backward: tìm ngược.

Để tìm và thay thế ta nhấn Ctrl+Q+A, nhập các thông tin như phần trên, thêm vào đoạn text sẽ thay thế đoạn text tìm thấy, chỉ định thông số:

[] Prompt on replace: nhắc thay thế mỗi khi tìm thấy.     Để tìm và thay thế tất cả chọn Change All thay vì chọn OK.     Để lặp lại thao tác Tìm/Tìm thay thế lần cuối cùng ta nhấn Ctrl+L.

- Đến thông báo lỗi trước đó hoặc kế tiếp. Phím Alt+F7/ Alt+F8

Sau khi dịch có lỗi, ta dùng 2 phím này để duyệt qua từng lỗi mà không cần dịch lại. Lưu ý nếu gặp các lỗi phát sinh do ảnh hưởng lẫn nhau thì nên dịch lại để nhận thông báo lỗi mới. -  Xem cửa sổ kết quả_Phím Alt+F5.Nhấn phím này để xem kết quả xuất ra ở màn hình DOS. Xem xong nhấn Enter để trở về màn hình soạn thảo. Nếu muốn hiện cửa sổ này trong môi trường soạn thảo nhấn Alt+W rồi nhấn O. -   Danh sách các cửa sổ: Phím Alt+0Hiện danh sách các cửa sổ đang mở để chọn cửa sổ làm việc (active). Trong danh sách này có cả các file đã đóng. Chú ý, thường có những file được mở từ ổ A: mà không đóng, hay gây ra thông báo lỗi đĩa mềm -> vào đây xoá những cửa sổ đó đi. - Sắp xếp hiện hết các cửa sổ. Phím Alt+W, rồi nhấn T.Tất cả các cửa sổ sẽ được hiện lên màn hình.

Tổ tin học Cơ sở 127

Page 128: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

- Ngắt chương trình bị lặp/treo. Phím Ctrl+Break, rồi nhấn Enter 2 lần.Khi chương trình bị lặp không lối thoát, hoặc bị treo ta nhấn Ctrl+Break sau đó nhấn Enter 2 lần để trở về màn hình soạn thảo. -  Chọn cửa sổ làm việc. Phím Alt+n(n=1…9) Mỗi cửa sổ đều được đánh một con số ở góc trên bên phải (tất nhiên ngoại trừ các cửa sổ được mở lần thứ 10 trở lên vì chỉ có 9 con số). Ở một thời điểm chỉ có một cửa sổ gọi là cửa sổ làm việc (active) – đó là cửa sổ có đường biên là nét đôi ===. Các cửa sổ không active sẽ được vẽ bằng nét đơn _____. Để chọn cửa sổ thứ 5 ta nhấn Alt+5. -  Di chuyển và thay đổi kích thước cửa sổ. Phím Ctrl+F5Để di chuyển cửa sổ làm việc ta nhấn Ctrl+F5, dùng các phím dịch chuyển để di chuyển cửa sổ, xong thì nhấn Enter để trở lại chế độ soạn thảo. Nếu nhấn Shift+phím dịch chuyển thì sẽ có dãn cửa sổ. - Đánh dấu/sao chép/cắt/dán khối. Phím Shift + Dịch chuyển/Ctrl+Insert/Shift

+ Delete/Shift+Insert.Đánh dấu khối: nhấn giữ Shift, dùng các phím dịch chuyển: ->, <-, Home,

End, PgUp, PgDn (Có thể kết hợp với Ctrl) để xác định khối văn bản. Sao chép: sau khi đánh dấu nhấn Ctrl+Insert để chép khối văn bản vào

ClipBoard của BC. Cắt: sau khi đánh dấu khối nhấn Shift + Delete để cắt khối văn bản vào

ClipBoard của BC, khối văn bản sẽ bị xóa luôn khỏi màn hình. Dán: nhấn Shift+Insert để chép khối văn bản trong ClipBoard vào cửa sổ văn

bản tại dấu nháy.

Tổ tin học Cơ sở 128

Page 129: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

BẢNG MÃ ASCII

Dec.

Oct.

Hex

Char

Dec.

Oct.

Hex

Char

Dec.

Oct.

Hex

Char

0 0 0 NUL 43 53 2b + 86 126

56 V

1 1 1 SOH 44 54 2c , 87 127

57 W

2 2 2 STX 45 55 2d - 88 130

58 X

3 3 3 ETX 46 56 2e . 89 131

59 Y

4 4 4 EOT 47 57 2f / 90 132

5a Z

5 5 5 ENQ 48 60 30 0 91 133

5b [

6 6 6 ACK 49 61 31 1 92 134

5c \

7 7 7 BEL 50 62 32 2 93 135

5d ]

8 10 8 BS 51 63 33 3 94 136

5e ^

9 11 9 TAB 52 64 34 4 95 137

5f _

10 12 a LF 53 65 35 5 96 140

60 `

Tổ tin học Cơ sở 129

Page 130: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

11 13 b VT 54 66 36 6 97 141

61 a

12 14 c FF 55 67 37 7 98 142

62 b

13 15 d CR 56 70 38 8 99 143

63 c

14 16 e SO 57 71 39 9 100 144

64 d

15 17 f SI 58 72 3a : 101 145

65 e

16 20 10 DLE 59 73 3b ; 102 146

66 f

17 21 11 DC1 60 74 3c < 103 147

67 g

18 22 12 DC2 61 75 3d = 104 150

68 h

19 23 13 DC3 62 76 3a > 105 151

69 i

20 24 14 DC4 63 77 3f ? 106 152

6a j

21 25 15 NAK 64 100

40 @ 107 153

6b k

22 26 16 SYN 65 101

41 A 108 154

6c l

Tổ tin học Cơ sở 130

Page 131: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

23 27 17 ETB 66 102

42 B 109 155

6d m

24 30 18 CAN 67 103

43 C 110 156

6e n

25 31 19 EM 68 104

44 D 111 157

6f o

26 32 1a SUB 69 105

45 E 112 160

70 p

27 33 1b ESC 70 106

46 F 113 161

71 q

28 34 1c FS 71 107

47 G 114 162

72 r

29 35 1d GS 72 110

48 H 115 163

73 s

30 36 1e RS 73 111

49 I 116 164

74 t

31 37 1f US 74 112

4a J 117 165

75 u

32 40 20 SP 75 113

4b K 118 166

76 v

33 41 21 ! 76 114

4c L 119 167

77 w

34 42 22 " 77 115

4d M 120 170

78 x

Tổ tin học Cơ sở 131

Page 132: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

35 43 23 # 78 116

4e N 121 171

79 y

36 44 24 $ 79 117

4f O 122 172

7a z

37 45 25 % 80 120

50 P 123 173

7b {

38 46 26 & 81 121

51 Q 124 174

7c |

39 47 27 ‘ 82 122

52 R 125 175

7d }

40 50 28 ( 83 123

53 S 126 176

7e ~

41 51 29 ) 84 124

54 T 127 177

7f DEL

42 52 2a * 85 125

55 U       

Tổ tin học Cơ sở 132

Page 133: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

MỤC LỤCCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ C++..................................................1

I.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN...........................................................................1I.1.1. Lập trình...................................................................................................1I.1.2. Một chương trình C++ đơn giản...............................................................1I.1.3. Các chú thích............................................................................................2

I.2 BIẾN – KIỂU DỮ LIỆU – HẰNG..................................................................3I.2.1. Identifiers (Định danh).............................................................................3I.2.2. Keyword (Từ khóa)..................................................................................3I.2.3. Các kiểu dữ liệu........................................................................................4I.2.4. Khai báo biến............................................................................................5I.2.5. Khởi tạo các biến......................................................................................6I.2.6. Phạm vi hoạt động của các biến...............................................................6I.2.7. Các hằng số (Constants):..........................................................................7I.2.8. Định nghĩa các hằng (#define)..................................................................9I.2.9. Khai báo các hằng (const)........................................................................9

I.3 Các lệnh xuất nhập chuẩn................................................................................9I.3.1. Lệnh xuất (cout).......................................................................................9I.3.2. Nhập dữ liệu (cin)...................................................................................11I.3.3. Lệnh nhập trong ngôn ngữ C: hàm scanf (đọc thêm).............................11I.3.4. Lệnh xuất trong ngôn ngữ C: hàm printf (đọc thêm)..............................12I.3.5. Định dạng kết quả xuất:..........................................................................13

I.4 Cấu trúc của một chương trình C++..............................................................14I.4.1. Tiền xử lý và biên dịch...........................................................................14I.4.2. Cấu trúc một chương trình C++.............................................................14I.4.3. Các tập tin thư viện thông dụng..............................................................15

CHƯƠNG II: BIỂU THỨC.......................................................................................17II.1 GIỚI THIỆU..................................................................................................17II.2 TOÁN TỬ......................................................................................................17

II.2.1. Toán tử gán (assignment operator):........................................................17II.2.2. Các toán tử số học (number operator)....................................................18II.2.3. Các toán tử gán phức hợp (complex operator).......................................18II.2.4. Tóan tử tăng và giảm (increase/descrease operator)..............................19II.2.5. Toán tử quan hệ (relation operator):.......................................................19II.2.6. Toán tử logic (logic operator):................................................................20II.2.7. Toán tử điều kiện (condition operator):..................................................20II.2.8. Toán tử lấy kích thước (size operator)...................................................20II.2.9. Toán tử BITWISE (Bit operator)............................................................21II.2.10. Toán tử con trỏ & và * (pointer operator)...........................................22

II.3 CHUYỂN ĐỔI KIỂU DỮ LIỆU:..................................................................22II.4 ĐỘ ƯU TIÊN CỦA CÁC TOÁN TỬ:..........................................................23

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN.............................................................29III.1 GIỚI THIỆU..................................................................................................29III.2 CẤU TRÚC RẼ NHÁNH..............................................................................29III.3 CẤU TRÚC LỰA CHỌN (switch):..............................................................32III.4 CẤU TRÚC LẶP (reiterate structure)...........................................................36

III.4.1. Vòng lặp while....................................................................................36III.4.2. Vòng lặp do… while...........................................................................38

Tổ tin học Cơ sở 133

Page 134: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

III.4.3. Vòng lặp for:.......................................................................................40III.5 CÁC LỆNH RẼ NHÁNH VÀ LỆNH NHẢY...............................................41

III.5.1. Lệnh continue.....................................................................................41III.5.2. Lệnh break..........................................................................................42III.5.3. Lệnh goto............................................................................................43III.5.4. Lệnh return..........................................................................................44

CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH CON.................................................................51IV.1 KHÁI NIỆM VỀ HÀM TRONG C++.......................................................51

IV.1.1. Hàm toán học:.....................................................................................51IV.2 XÂY DỰNG HÀM....................................................................................52

IV.2.1. Định nghĩa hàm...................................................................................52IV.2.2. Sử dụng hàm.......................................................................................53IV.2.3. Nguyên tắc hoạt động của hàm...........................................................54IV.2.4. Truyền tham số cho hàm.....................................................................54IV.2.5. Phạm vi của biến (scope variables).....................................................56IV.2.6. Lớp lưu trữ các biến............................................................................59

CHƯƠNG V: MẢNG............................................................................................63V.1 Mảng (Array).................................................................................................63V.2 Mảng 1 chiều..................................................................................................63

V.2.1. Khai báo mảng........................................................................................63V.2.2. Truy xuất từng phần tử của mảng...........................................................65

V.3 Mảng nhiều chiều...........................................................................................67V.3.1. Khai báo..................................................................................................67V.3.2. Truy xuất từng phần tử của mảng 2 chiều..............................................68V.3.3. Khai báo mảng 2 chiều như một tham số:..............................................68V.3.4. Các phương pháp tìm kiếm và sắp xếp trên mảng:................................71

CHƯƠNG VI: KIỂU CON TRỎ.............................................................................76VI.1 Giới thiệu dữ liệu kiểu dữ liệu:..................................................................76VI.2 Khai báo và sử dụng biến con trỏ...............................................................76

VI.2.1. Khai báo biến con trỏ..........................................................................76VI.2.2. Các thao tác trên con trỏ.....................................................................76VI.2.3. Một số phép toán trên con trỏ.............................................................78VI.2.4. Con trỏ và mảng..................................................................................81VI.2.5. Truyền địa chỉ cho tham số bởi con trỏ:.............................................84

VI.3 Bộ nhớ động...............................................................................................85VI.3.1. Toán tử new........................................................................................86VI.3.2. Toán tử delete.....................................................................................87

CHƯƠNG VII: CHUỖI KÝ TỰ...............................................................................91VII.1 KHÁI NIỆM...............................................................................................91VII.2 KHAI BÁO................................................................................................91

VII.2.1. Khai báo theo mảng............................................................................91VII.2.2. Khai báo theo con trỏ..........................................................................91VII.2.3. Vừa khai báo vừa gán giá trị...............................................................91

VII.3 CÁC THAO TÁC TRÊN CHUỖI KÝ TỰ................................................92VII.3.1. Nhập xuất............................................................................................92VII.3.2. Truy xuất từng ký tự trong chuỗi:.......................................................93

VII.4 CON TRỎ VÀ CÁC HÀM TRÊN CHUỖI:..............................................95VII.4.1. Con trỏ và chuỗi..................................................................................95VII.4.2. Các hàm thao tác trên chuỗi:...............................................................96

Tổ tin học Cơ sở 134

Page 135: Chương 1 · Web viewViết chương trình nhập vào điểm ba môn Toán, Lý, Hóa của một học sinh. In ra điểm trung bình của học sinh đó với hai số lẻ

Giáo trình Phương pháp lập trình Trung tâm Công Nghệ Thông Tin

CHƯƠNG VIII: ĐỆ QUY.......................................................................................101VIII.1 Định nghĩa................................................................................................101VIII.2 Phân loại đệ quy:......................................................................................101

VIII.2.1. Đệ quy tuyến tính..............................................................................102VIII.2.2. Đệ quy nhị phân................................................................................103VIII.2.3. Đệ quy phi tuyến...............................................................................104VIII.2.4. Đệ quy hỗ tương...............................................................................105

VIII.3 Đặc điểm cần lưu ý khi viết hàm đệ quy..................................................105CHƯƠNG IX: KIỂU CẤU TRÚC (STRUCTURE).............................................109

IX.1 KIỂU CẤU TRÚC...................................................................................109IX.1.1. Khái niệm..........................................................................................109IX.1.2. Định nghĩa kiểu cấu trúc...................................................................109IX.1.3. Khai báo biến cấu trúc......................................................................109

IX.2 CÁC THAO TÁC TRÊN BIẾN KIỂU CẤU TRÚC...............................110IX.2.1. Truy xuất đến từng trường của biến cấu trúc....................................110IX.2.2. Khởi tạo giá trị cho biến cấu trúc......................................................111IX.2.3. Mảng cấu trúc:..................................................................................111IX.2.4. Tham số kiểu cấu trúc:......................................................................113

IX.3 UNION:....................................................................................................115

Tổ tin học Cơ sở 135