2
Ai có nguy cơ? Một số nguy cơ gây ra tình trạng chớm tiểu đường và tiểu đường là: Quá mập phì Từ 45 tuổi trở lên Trong gia đình có người đã từng mắc bệnh tiểu đường Huyết áp cao Có mức cholesterol HDL thấp và triglycerides cao (chất béo trong máu) Đã từng mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai hoặc sinh con nặng hơn 9 pounds Thuộc nhóm sắc tộc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, ví dụ như Thổ Dân Châu Mỹ Da Đỏ, Người Mỹ Gốc Phi Châu, Người Gốc Sắc Tộc Nói Tiếng Tây Ban Nha, hoặc Á Châu Điều quan trọng là cần bàn thảo về các yếu tố nguy cơ của quý vị với bác sĩ. Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị có thể có nguy cơ chớm tiểu đường, xin gặp bác sĩ của quý vị để làm xét nghiệm. Sự khác nhau giữa chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường là gì? Sự khác nhau giữa tình trạng chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường là mức đường trong máu. Tình trạng chớm tiểu đường là khi lượng đường trong máu của quý vị (hoặc glucose) cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường loại 2. Xem bảng ở trang 2 để biết các mức đường trong máu. Quý vị có biết là khoảng 79 triệu người lớn thành niên ở Mỹ từ 20 tuổi trở lên có tình trạng chớm tiểu đường không? Điều gì đang diễn ra trong cơ thể của quý vị? Một tình trạng gọi là kháng insulin làm tăng nguy cơ chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2. Insulin là một loại hóoc-môn do tuyến tụy tạo ra, đây là một tuyến lớn phía sau bao tử. Insulin giúp đường từ thực phẩm di chuyển từ máu vào trong các tế bào cơ thể. Các tế bào cần đường để có năng lượng. Đường từ thực phẩm có thể là đường thật sự, hoặc có thể là từ lượng carbohydrates mà cơ thể biến thành đường. Trong trường hợp kháng insulin, cơ thể tạo ra insulin nhưng không sử dụng hiệu quả. Vì vậy đường tích tụ trong máu, có thể dẫn tới tình trạng chớm tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường loại 2. Đa số những người bị kháng insulin không biết là họ mắc chứng bệnh này trong nhiều năm, cho tới khi nó chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, tin vui là nếu phát hiện sớm tình trạng kháng insulin, ta có thể trì hoãn quá trình chuyển sang bệnh tiểu đường loại 2. Xem ô ở trang 2 để tìm hiểu cách thức. Chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường Đường trong máu duy trì ở mức mục tiêu Đường xâm nhập vào các tế bào cơ thể Glucose (đường) Quá trình bình thường Insulin Đường không thể vào trong tế bào cơ thể Đường tích tụ trong máu Glucose (đường) Kháng Insulin Insulin

Chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường - NovoMedLink...Sự khác nhau giữa tình trạng chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường là mức đường trong

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ai có nguy cơ?Một số nguy cơ gây ra tình trạng chớm tiểu đường và tiểu đường là:

�Quá mập phì

�Từ 45 tuổi trở lên

� Trong gia đình có người đã từng mắc bệnh tiểu đường

�Huyết áp cao

� Có mức cholesterol HDL thấp và triglycerides cao (chất béo trong máu)

� Đã từng mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai hoặc sinh con nặng hơn 9 pounds

� Thuộc nhóm sắc tộc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, ví dụ như Thổ Dân Châu Mỹ Da Đỏ, Người Mỹ Gốc Phi Châu, Người Gốc Sắc Tộc Nói Tiếng Tây Ban Nha, hoặc Á Châu

Điều quan trọng là cần bàn thảo về các yếu tố nguy cơ của quý vị với bác sĩ. Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị có thể có nguy cơ chớm tiểu đường, xin gặp bác sĩ của quý vị để làm xét nghiệm.

Sự khác nhau giữa chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường là gì?Sự khác nhau giữa tình trạng chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường là mức đường trong máu. Tình trạng chớm tiểu đường là khi lượng đường trong máu của quý vị (hoặc glucose) cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường loại 2. Xem bảng ở trang 2 để biết các mức đường trong máu. Quý vị có biết là khoảng 79 triệu người lớn thành niên ở Mỹ từ 20 tuổi trở lên có tình trạng chớm tiểu đường không?

Điều gì đang diễn ra trong cơ thể của quý vị?Một tình trạng gọi là kháng insulin làm tăng nguy cơ chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2. Insulin là một loại hóoc-môn do tuyến tụy tạo ra, đây là một tuyến lớn phía sau bao tử. Insulin giúp đường từ thực phẩm di chuyển từ máu vào trong các tế bào cơ thể. Các tế bào cần đường để có năng lượng. Đường từ thực phẩm có thể là đường thật sự, hoặc có thể là từ lượng carbohydrates mà cơ thể biến thành đường.

Trong trường hợp kháng insulin, cơ thể tạo ra insulin nhưng không sử dụng hiệu quả. Vì vậy đường tích tụ trong máu, có thể dẫn tới tình trạng chớm tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường loại 2. Đa số những người bị kháng insulin không biết là họ mắc chứng bệnh này trong nhiều năm, cho tới khi nó chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, tin vui là nếu phát hiện sớm tình trạng kháng insulin, ta có thể trì hoãn quá trình chuyển sang bệnh tiểu đường loại 2. Xem ô ở trang 2 để tìm hiểu cách thức.

Chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường

Đường trong máu duy trì ở mức mục tiêu

Đường xâm nhập vào các tế bào cơ thể

Glucose (đường)

Quá trình bình thường

Insulin

Đường không thể vào trong tế bào cơ thể

Đường tích tụ trong máu

Glucose (đường)

Kháng Insulin

Insulin

Novo Nordisk Inc. chỉ cho phép tái bản tờ thông tin này cho các mục đích giáo dục bất vụ lợi, với điều kiện là phải giữ nguyên bản tờ thông tin này và phải hiển thị thông báo về bản quyền. Novo Nordisk Inc. giữ quyền hủy bỏ sự cho phép này vào bất cứ lúc nào.

Cornerstones4Care® là thương hiệu đã đăng ký của Novo Nordisk A/S.

© 2013 Novo Nordisk Giữ mọi bản quyền. 0913-00018045-1 Tháng Mười 2013 Cornerstones4Care.com

Chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường

Tình trạng chớm tiểu đường được chẩn đoán như thế nào?Quý vị có thể có tình trạng chớm tiểu đường mà không có bất kỳ triệu chứng gì. Chớm tiểu đường được phát hiện qua một trong các xét nghiệm sau đây:

� Xét nghiệm glucose khi nhịn ăn (FGT)—Đo lượng đường trong máu khi quý vị không ăn gì trong ít nhất 8 giờ đồng hồ

� Xét nghiệm đánh giá độ dung nạp glucose (GTT)—Đo lượng đường trong máu sau khi quý vị không ăn gì trong ít nhất 8 giờ đồng hồ và 2 giờ sau khi quý vị uống một ly nước có đường mà bác sĩ hoặc phòng xét nghiệm đưa cho quý vị

� A1C—Đo lượng đường trong máu ước tính trung bình của quý vị trong 3 tháng vừa qua

Bác sĩ của quý vị sẽ xem xét các giá trị này để chẩn đoán tình trạng chớm tiểu đường và bệnh tiểu đường:

Làm thế nào để giảm nguy cơ chớm tiểu đường của quý vị?Không có loại thuốc nào được FDA phê chuẩn để chữa tình trạng chớm tiểu đường. Nếu quý vị có tình trạng chớm tiểu đường, mức đường trong máu của quý vị cần được kiểm tra để dò tìm bệnh tiểu đường loại 2 từ 1 đến 2 năm một lần. Theo Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ (ADA), nếu mức đường trong máu của quý vị ở mức mục tiêu, quý vị nên kiểm tra mức đường trong máu 3 năm một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu bác sĩ của quý vị đề nghị.

Tình trạng chớm tiểu đường không tự động chuyển sang tiểu đường loại 2. Quý vị có thể áp dụng các biện pháp để giảm nguy cơ.

Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ nói rằng quý vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách:

� Chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể (hoặc 15 pounds nếu quý vị nặng 200 pounds)

� Vận động thể chất ở mức độ vừa phải (ví dụ như đi bộ nhanh) trong 30 phút một ngày, 5 ngày một tuần

Chớm tiểu đường Tiểu đường

FGT 100-125 mg/dL 126 mg/dL hoặc cao hơn

GTT 140-199 mg/dL 200 mg/dL hoặc cao hơn

A1C 5.7%-6.4% 6.5% hoặc cao hơnPhỏng theo Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ. Standards of medical care in diabetes—2013. Diabetes Care. 2013;36(suppl 1):S11-S66.

Để biết thêm chi tiết, xin tới Cornerstones4Care.com