36
Chính sách của chính phủ

Chinh sach

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chinh sach

Chính sách của chính phủ

Page 2: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHKHÁI NIỆM:Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động ở mức cho phép.Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác định tỷ giá hối đoái cố định với một đồng ngoại tệ mạnh( USA,GBP,JPY,EURO,CAD,..) hoặc với vàng và được giữ cố định trong một khoảng thời gian dài

Page 3: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Tỷ giá này được xác định và duy trì một cách ổn định ( tại một điểm hay một khoảng hẹp) trong một thời kỳ dài.

Ngân hàng trung ương thường được chỉ định là cơ quan xác định và duy trì tỷ giá cố định.

Tỷ giá này thường áp dụng trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường chính thức là tỷ giá quy định bởi ngân hàng trung ương

Page 4: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Ưu điểm:Tỷ giá giữa các đồng tiền được ấn định cố định , không thay

đổi nên đã khuyến khích được thương mại quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong ngoại thương, thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế,tăng năng suất lao động quốc tế, giảm thất nghiệp,ổn định giá cả.

Khuyến khích sự chung chuyển tư bản giữa các quốc gia. Vốn tư bản được chuyển đến nhiều ngành nhiều quốc gia mà ở đó đầu tư có hiệu quả cao,như vậy xét trong phạm vi quốc tế thì tổng đầu tư sẽ tăng, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế trong mỗi quốc gia

Page 5: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHNhược điểm:Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá được hình thành

không do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mà bằng sự ấn định chủ quan mang tính chất áp đặt của chính phủ. Vì tỷ giá là một công cụ tài chính hết sức nhạy cảm và quan trọng,chịu tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế,thất nghiệp,lạm phát,lãi suất…Cho nên sự biến động thường xuyên của nó với mức độ khác nhau là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc tỷ giá công bố ( cố định) tách rời khỏi giá trị thực của đồng tiền là điều tất yếu

Page 6: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Nhận xét:Nhìn chung,khi một đồng tiền được định giá thấp thì một

chính phủ dễ duy trì nó hơn là khi nó được định giá cao. Những quốc gia có đồng tiền định giá cao phải bán nguồn dự trữ ngoại mình trên thị trường hối đoái,nhưng điều này là có giới hạn vì nó còn phụ thuộc vào nguồn dự trữ ngoại tệ của chính phủ. Ngược lại, những quốc gia có đồng tiền định giá thấp chỉ cần bán đồng tiền của mình trên thị trường hối đoái là dự trữ ngoại tệ sẽ tăng lên. Về khả năng thực hiện biện pháp này đối với chính phủ là không hạn chế, xong điều này sẽ gây lạm phát trong nước

Page 7: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Quá trình phát triển của tỷ giá hối đoái cố định

Thỏa thuận Bretton Woods( 1944-1971)Thỏa thuận Smithsonian(1971-1973)

Page 8: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Thỏa thuận Bretton Woods( 1944-1971)Từ 1944-1971,tỷ giá hối đoái thường được giữ cố định dựa

trên một hệ thống được thành lập tại hội nghị Bretton Woods ( tổ chức ở Bretton Woods ,New Hampshire,năm 1994)

Mỗi đồng tiền được định giá theo vàng,ví dụ, 1 USD bằng 1/35 ounce vàng. Do tất cả các loại tiền tệ được định giá theo vàng nên giá trị của chúng cố định so với nhau

Chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ giá hối đoái dao động không cao ,thấp hơn 1% so với tỷ giá được thiết lập ban đầu

Page 9: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHNhận xét về thời kỳ Bretton Woods:Trong suốt thời kỳ này mỹ thường hứng chịu

thâm hụt thương mại,một chỉ dẫn cho thấy giá trị đồng tiền đô la Mỹ được định giá quá cao,khi việc dùng đô la Mỹ mua hàng hóa nước ngoài vượt quá cầu hàng hóa được định bằng đồng đô la Mỹ của nước ngoài

1971, người ta nhận ra rằng giá trị của một vài đồng tiền cần được điều chỉnh để lấy lại trạng thái cân bằng hơn trong dòng chảy thanh toán giữa các nước

Page 10: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Thỏa thuận Smithsonian(1971-1973)11/1971,hội nghị gồm đại diện từ nhiều nước đã thông

quaThỏa thuận SmithsonianThống nhất giảm giá đồng đô la Mỹ khoảng 8% so với

các đồng tiền khácBiên độ giá trị của các đồng tiền được mở rộng thành

2,25% cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá ban đầu được thiết lập bởi thỏa thuận

Page 11: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHSự can thiệp của ngân hàng trung ương trong việc điều

tiết chế độ tỷ giá cố định.NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị

trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp.

Đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định

Page 12: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHCó 2 trường hợp can thiệp TH1: điểm cân bằng của thị trường cao hơn tỷ giá do NHTW ấn định.Vì thiếu ngoại tệ nên giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Muốn ổn định

giá,NHTW bán ngoại tệ ra mua nội tệ vào để giảm dự trữ ngoại tệ và làm giảm lượng tiền mạnh.

NHTW thỏa mãn toàn bộ lượng cầu ngoại tệ phụ trội so với cung. → giảm dự trữ ngoại hối quốc tế và làm lượng nội tệ trong lưu thông co lại. Và để tránh hậu quả lạm phát,NHTW phải tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách mua chứng khoán để bơm thêm tiền vào lưu thông tương đương với lượng nội tệ thu được từ việc bán ngoại tệ

Page 13: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHTH2: đồng nội tệ bị định giá thấp

Vì xuất hiện hiện tượng thừa ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái có hiện tượng sụt giảm. Muốn duy trì cố định,NHTW bỏ nội tệ ra mua ngoại tệ vào để tăng lượng dự trữ ngoại tệ và tăng phát hành nội tệ.

Do lượng tiền trong lưu thông tăng,NHTW phải tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách bán chứng khoán để hút bớt tiền từ lưu thông tương đương với lượng nội tệ bơm vào từ việc bán ngoại tệ

Page 14: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH

Trong cơ chế này khi NHTW tăng tỷ giá hối đoái,đó gọi là chính sách phá giá nội tệ. Ngược lại khi giảm tỷ giá hối đoái,ta gọi đó là chính sách nâng giá nội tệ. Để tránh áp lực nâng giá hoặc phá giá nội tệ, NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ độ lệch giữa cung và cầu ngoại tệ bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên khi nâng giá đồng nội tệ cần cân nhắc:Tăng giá nội tệ có thể tăng nhập siêu,đặc biệt là hàng hóa xa

xỉ,không phải là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống.Tăng giá nội tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu,gây khó

khăn cho các doanh nghiệp khi cạnh tranh giá trên thị trường quốc tế,có thể mất thị phần

Page 15: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHTuy nhiên khi nâng giá đồng nội tệ cần cân nhắc:Tăng giá nội tệ có thể tăng nhập siêu,đặc biệt là hàng hóa

xa xỉ,không phải là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống.

Tăng giá nội tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu,gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi cạnh tranh giá trên thị trường quốc tế,có thể mất thị phần

Page 16: Chinh sach

CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNHCân nhắc khi giảm giá đồng nội tệ:ảnh hưởng đến chính trịHàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên đắt hơn,tạo

áp lực lạm phát

Page 17: Chinh sach

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn• Tỷ giá thả nổi là tỷ giá được xác định và điều chỉnh một

cách tự động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

• Nói cách khác, đây là loại tỷ giá hoàn toàn do các thành phần thị trường ấn định mà không hề có sự can thiệp của cơ quan quản ly.

Page 18: Chinh sach

Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài.Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm ly lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá

Tuy nhiên, việc thả nổi hoàn toàn tỷ giá cung khiến thị trường dễ bị ảnh hưởng, dao động quá đà, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhược điểm:

Page 19: Chinh sach

- Giúp cán cân thanh toán cân bằng:+ Giả sử một nước nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng.

Ưu điểm :

Page 20: Chinh sach

- Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ.- Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngăn ngừa các tác động ngoại lai.

Page 21: Chinh sach

Các nhân tố thực sẽ quyết định mức tỷ giá thực tế cân bằng dài hạn cần có để tạo lập sự cân bằng đối ngoại. Chính sách tiền tệ chủ động trong nước sẽ quyết định diễn biến của mức giá trong nước. Với diễn biến của mức giá nước ngoài cho trước thì sẽ chỉ có duy nhất một diễn biến cho tỷ giá danh nghĩa để có được mức tỷ giá thực tế phù hợp trong dài hạn.

Trong dài hạn

Page 22: Chinh sach

Trong dài hạn, tỷ giá thả nổi sẽ điều chỉnh để được mức tỷ gia thực tế duy nhất nhằm đảm bảo cân bằng đối nội và đối ngoại. Biết được chính sách tiền tệ và mức giá, chúng ta sẽ biết diễn biến cần thiết cảu tỷ giả danh nghĩa. Khi không có những cú sốc thực, tỷ giá danh nghĩa sẽ tuân theo đường PPP để đạt được tỷ giá thực tế cân bằng.

Page 23: Chinh sach

Tỷ giá thả nổi có thể luôn luôn được xác lập ở mức cân bằng giữa lợi tức kỳ vọng vốn với chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền

Trong ngắn hạn

Page 24: Chinh sach

Khi vốn vận động hoàn hảo trên phạm vi quốc tế thì điều kiện ngang bằng lãi suất sẽ phải thỏa mãn. Nếu các tài sản ghi theo các  loại tiền tệ khác nahu mà đưa ra mức lợi tức kỳ vọng khác nhau thì sẽ tạo ra những luồng chu chuyển vốn ồ ạt theo một chiều, và điều này mâu thuẫn với trạng thái cân bằng thị trường ngoại hối. Do vậy, lợi tức kỳ vọng phải được cân bằng nhằm tránh tình trạng vốn chu chuyển ồ ạt theo một chiều

Page 25: Chinh sach

- Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho là phương thức hữu hiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế.- Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định. Bởi lẽ, biến động của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, tâm ly, xã hội… đặc biệt là nạn đầu cơ. - Trên thực tế thì lại không có thị trường thuần tuy nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái có những diễn biến thuận lợi hơn nên chế độ tỷ giá thả nổi có quản ly ngày càng được nhiều quốc gia lựa chọn đặc biệt là các nước đang phát triển.

Page 26: Chinh sach

Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định ( Cố định có điều chỉnh )

1. Tỷ giá hối đoái neo cố định :

Trong đó giá trị đồng nội tệ được neo vào đồng ngoại tệ hoặc một chỉ số các đồng tiền. Khi giá trị đồng nội tệ được giữ cố định với đồng ngoại tệ mà nó neo vào, đồng nội tệ biến động cùng chiều với đồng ngoại tệ so với các đồng tiền khác.

Một vài chính phủ neo giá trị đồng tiền của họ với một đồng tiền cố định chẳng hạn như đôla Mỹ. Đầu tiên, điều này thúc đẩy tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ với đồng đôla Mỹ cố định. Thứ hai, đồng tiền của hộ sẽ dịch chuyển so với các đồng tiền khác với cùng biên độ như đôla Mỹ

Page 27: Chinh sach

2. Những hạn chế của chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tận dụng chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ, chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế đầu cơ tiền tệ, khiến cho thị trường biến động mạnh, ảnh hưởng xấu đến chính sách tiền tệ.

Chi phí can thiệp và quản ly dự trữ ngoại hối rất lớn.

Thị trường ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trang cân đối cung cầu , làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi.

Page 28: Chinh sach

Nếu một quốc giá đột nhiên trải qua thời kỳ suy thoái, họ có thể chịu đựng dòng vốn chả ra nước ngoài khi các công ty rút vốn. Những giao dịch này dẫn đến hoán đổi đồng nội tệ sang đồng khác, gây áp lực giảm giá lên đồng nội tệ.

Những nhà đầu tư nước ngoài lo sợ rằng tỷ giá neo cố định sẽ bị phá vỡ, họ sẽ nhanh chóng bán những khoản đầu tư của mình ở đất nước đó và chuyển khoản tiền này sang đồng bản tệ của họ. Gây áp lực giảm giá đồng nội tệ của đất nước đó.

Page 29: Chinh sach

Một số ví dụ về chế độ tỷ giá hối đoái neo cố đinh

Thỏa thuận tỷ giá hối đoái của châu Âu 1972-1979: Một vài quốc gia ở châu Âu thiết lập thỏa thuận tỷ giá hối đoái được neo giữ cố định vào 4/1972. Mục tiêu của họ nhằm duy trì giá trị các đồng tiền trong một giới hạn đã thiết lập. Thỏa thuận này được biết đến như hình tượng một con rắn. Tuy nhiên, con rắn rất khó duy trì và áp lực thị trường khiến một số tiền tệ dịch chuyển vượt quá giới hạn đã thiết lập. Kết quả là , một vài thành viên rút khỏi thỏa thuận, và một vài đồng tiền điều chỉnh lại.

Tỷ giá hối đoái neo cố định của Trung Quốc 1996-2005: vào thời điểm này đồng nhân dân tệ của Trung Quốc neo với giá trị bằng khoảng 0,12 đôla Mỹ. Trong suốt thời kỳ này, giá trị đồng nhân dân tệ thay đổi so với các đồng tiền khác trên cơ sở thay đổi hằng ngày và bằng với biên độ như của đồng đôla Mỹ. Bởi việc neo tỷ giá này, giá trị đồng nhân dân tệ được giữ nguyên thậm chí khi Mỹ phải quan thâm hụt thương mại hơn 100 tỷ đôla một năm với Trung Quốc.

Page 30: Chinh sach

Ban tiền tệ được dùng để neo giá trị tiền tệ

Khái niệm: Ban tiền tệ là một hệ thống có nhiệm vụ neo giá trị đồng nội tệ vào các đồng tiền cụ thể khác. Ban này phải duy trì tiền dự trữ của tất cả các loại tiền tệ được in ra.Lượng lớn tiền dự trữ có thể tăng khả năng của ngân hàng trung ương một nước nhằm duy trì đồng tiền được neo giữ

Page 31: Chinh sach

Ban tiền tệ chỉ hiểu quả nếu nhà đầu tư tin rằng ban này sẽ được kéo dài. Nếu nhà đầu tư tiên đoán các rác nhân của thị trường sẽ ngăn chặn chính phủ duy trì tỷ hối đoái trong nước, họ sẽ nổ lực chuyển đồng vốn của mình sang các nước khác nơi họ cho là có đồng nội tệ mạnh hơn.

Khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn của họ khỏi đất nước và chuyển chúng sang đồng tiền khác, họ gây áp lực giảm giá lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.

Hồng Kong gắn giá trị tiền tệ của nước mình với đồng đôla Mỹ. Mỗi đôla Hồng Kong lưu hành được gắn với dự trữ đồng đôla Mỹ, theo chu kỳ các điều kiện kinh tế gây bất cân bằng lên nhu cầu đôla Hồng Kong của Mỹ với nguồn cung đôla Hồng Kong trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối. => NHTW Hồng Kong phải can thiệp bằng cách thực hiện các giao dịch trên thị trường ngoại hối để bù đắp sự bất cân bằng.

Page 32: Chinh sach

Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định

Page 33: Chinh sach

Lãi suất của các đồng tiền được neo cố định.

Quốc gia thành lập,áp dụng ban tiền tệ sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn lãi suất nội địa của mình bởi lẽ lãi suất này phải gắn liền, biến động song song với lãi suất của đồng tiền neo vào. Lãi suất có thể bao gồm phần bù rủi ro phản ánh vỡ nợ hoặc rủ ro do ban tiền tệ ngừng hoạt động.

Page 34: Chinh sach

Lãi suất của các đồng tiền được neo cố định.

Ví dụ: Đô la Hồng Kông được neo vào đô la Mỹ. Nếu Hồng Kông giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế => lãi suất của HK sau đó sẽ thấp hơn lãi suất của Mỹ. Các nhà đầu tư vào HK sẽ bị lôi kéo=> chuyển đông đô la HK sang đô la Mỹ để đầu từ vào Mỹ nơi có lãi suất cao hơn. Vì đô la HK được neo vào đô la Mỹ, các nhà đầu tư có thể chuyển khoản lợi nhuận từ đầu tư của họ ngược sang đô la HK khi kết thúc đầu tư mà không cần phải lo ngại gì về rủi ro tỷ giá vì tỷ giá đã được cố định. Nếu Mỹ nâng lãi suất của mình, HK cung buộc phải nâng lãi suất của họ theo. Nếu không thì các nhà đầu tư ở HK sẽ đầu tư vồn của họ vào Mỹ nhằm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Page 35: Chinh sach

Rủi ro tỷ giá hối đoái của đồng tiền được neo cố định

Đồng tiền được neo cố định với đồng tiền khác không thể được neo với tất cả các đồng tiền. Nếu một đồng tiền được neo với đồng đô la Mỹ, nó sẽ biến động song song với đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền khác.

Page 36: Chinh sach

Rủi ro tỷ giá hối đoái của đồng tiền được neo cố định

Ví dụ: Trong khi đồng peso của argentina được neo cố định vào đồng đô la Mỹ (thời kì 1991-2002) đồng đô la Mỹ thường mạnh hơn so với đồng real của Brazil và một vài đồng tiền khác của các quốc gia Nam Mỹ, vì vậy đồng peso của Argentina cung mạnh hơn so với các đồng tiền này. Tuy nhiên, nhiều công ty xuất khẩu của Argentina bị ảnh hưởng ngược bởi việc đồng peso mạnh lên, vì điều này làm cho sản phẩm của họ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu. Vì ban tiền tệ của Argentina đã bị chấm dứt hoạt động, đồng peso của Argentina không còn bị buộc dịch chuyển song song với đồng đô la Mỹ mạnh hơn các đồng tiền khác.