11
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH, NĂM B 416 S. 4th Street, Renton, WA 98057 Phone : 425-255-3132 - Fax: 425-271-4729 www.st-anthony.cc www.facebook.com/stanthonyrenton " (Gioan 15: 1-2) Giáo xứ St. Anthony là giáo xứ Công giáo phong phú về nét văn hóa, dấn thân phục vụ nhằm truyền bá Phúc Âm và đào tạo các tông đồ giáo dân qua sự liên kết mật thiết với Đức Kitô.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH, NĂM B - St. Anthony

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH, NĂM B

416 S. 4th Street, Renton, WA 98057 Phone : 425-255-3132 - Fax: 425-271-4729 www.st-anthony.cc

www.facebook.com/stanthonyrenton

"

(Gioan 15: 1-2)

Giáo xứ St. Anthony là giáo xứ Công giáo phong phú về nét văn hóa,

dấn thân phục vụ nhằm truyền bá Phúc Âm và đào tạo các tông đồ giáo dân

qua sự liên kết mật thiết với Đức Kitô.

BÀI ĐỌC I: Cv 9, 26-31

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô tìm cách tiếp xúc với các môn đệ; nhưng mọi người đều sợ ngài,

không tin rằng ngài đã trở thành môn đệ. Barnaba dẫn ngài đến gặp các Tông đồ, và ngài thuật lại cho các ông biết

trên đường ngài đã thấy Chúa thế nào, đã được Chúa phán dạy, và tại Đamas ngài dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu thế

nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại,

và tranh luận với những người Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống

Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarsê.

Hội Thánh được bình an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được xây dựng và đầy

ơn an ủi của Thánh Thần. Đó là lời Chúa.

BÀI ĐỌC II: 1 Ga 3, 18-24

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Do đó, chúng ta

biết mình thuộc về sự thật, và sẽ được vững lòng trước mặt Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có khiển trách chúng ta, thì

Thiên Chúa còn lớn hơn lòng chúng ta và Người thông biết mọi sự.

Các con thân mến, nếu lòng chúng ta không khiển trách, thì chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều gì

chúng ta xin, thì chúng ta cũng được Người ban cho, vì chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người.

Và đây là giới răn của Người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương

yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở

trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng

ta. Đó là lời Chúa.

PHÚC ÂM: Ga 15, 1-8

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào

trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành

nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con

ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với

cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.

"Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có

Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo,

người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con

muốn gì cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con

trở nên môn đệ của Thầy".

Đó là lời Chúa.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH, NĂM B

Đoạn Tin Mừng vừa nghe cho chúng ta thấy về mối quan hệ giữa Chúa

Giêsu và những kẻ theo Ngài. Đây là một mối quan hệ mật thiết đến độ cả

hai trở nên như một, vì mang cùng một sức sống. Mối quan hệ này đã được

Chúa Giêsu diễn tả bằng hình ảnh cây nho và ngành nho như lời Ngài đã

phán: Thầy là cây nho các con là ngành nho. Từ hình ảnh này chúng ta rút

ra được mấy điểm suy nghĩ.

Điểm thứ nhất đó là Chúa Giêsu và các Kitô hữu tạo thành một cộng đồng sự sống: Các con hãy ở trong

Thầy và Thầy ở trong các con. Người Kitô hữu chúng ta được ở trong Chúa Giêsu nhờ bí tích Rửa Tội,

qua đó chúng ta được thanh tẩy trong cái chết, chết cho tội lỗi và trong sự sống lại với cuộc sống mới

của Ngài. Người Kitô hữu chúng ta được ở trong Chúa Giêsu, còn có nghĩa là được nắm giữ một vai trò

sống động trong chương trình cứu độ của Chúa. Như thế mối quan hệ này được đặt nền tảng trên sự

trung tín và thương yêu.

Điểm thứ hai được Chúa Giêsu nhấn mạnh, đó là ngành nho phải sinh trái. Một ngành nho không sinh

trái, mặc dù vẫn còn dính vào thân cây nho, thì cũng chỉ là một ngành nho đã chết, và một ngày kia sẽ bị

cắt tỉa mà quẳng vào lửa.

Hình ảnh này có thể đã làm cho chúng ta ngạc nhiên, bởi vì đâu cần phải đợi đến khi bị liệt vào hạng khô

khan nguội lạnh hay phạm những tội tầy đình mới bị cắt ra khỏi cộng đoàn của Chúa. Không sinh trái,

đã có nghĩa là không còn ở trong Chúa, không còn liền thân với Chúa. Như vậy sức sống từ Chúa trao

ban chỉ có thể là sức sống, chỉ có thể là động lực làm sinh hoa kết trái. Và do đó, chỉ có hai trạng thái:

sinh trái hay không sinh trái mà thôi, chứ chẳng có trạng thái thứ ba, được hiểu theo nghĩa là cầm hơi,

cầm chừng.

Người Kitô hữu trở thành môn đệ Chúa bằng chính việc sinh nhiều trái chứ không phải bằng lời nói hay

những nghi thức nào khác. Nhưng thế nào là sinh trái? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong bài đọc

thứ hai, trích thư của thánh Gioan tông đồ: Ai giữ các giới răn của Chúa thì ở trong Ngài và Ngài ở trong

họ. Và đây là giới răn của Chúa: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Ngài là Đức Kitô, và phải

thương yêu nhau. Vẫn theo thánh Gioan thì chúng ta đừng yêu nhau bằng lời nói và miệng lưỡng, nhưng

bằng việc làm và chân thật.

Như thế chúng ta có thể hiểu được rằng sinh trái có nghĩa là yêu thương, và yêu thương một cách hữu

hiệu, bằng việc làm có sức biến đổi môi trường chung quanh, đem lại hạnh phúc cho người khác.

Trái nho chính là những hành động bác ái yêu thương, thế nhưng chúng ta đã thực sự là những ngành

nho sinh nhiều trái hay chưa?

Tổng Giáo phận Hà Nội

https://www.tonggiaophanhanoi.org/cac-bai-suy-niem-chua-nhat-v-phuc-sinh-nam-b/

SUY NIỆM - Ở TRONG CHÚA

05/02/2021

Anh chị em thân mến,

Cuối tuần vừa qua khi tôi đọc lá thư của Đức Tổng trong các Thánh Lễ, tôi đã cảm nghiệm được

mọi cung bậc cảm xúc. Trên hết mọi cảm xúc đo là lòng biết ơn tràn ngập trái tim tôi. Tôi rất biết

ơn Thiên Chúa đã gọi tôi vào thiên chức linh mục và cho tôi cơ hội để phục vụ Người trong Tổng

Giáo phận Seattle trong 13 năm qua. Tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp và những mối quan hệ đó sẽ vẫn

còn trong nhiều năm tới.

Một cách đặc biệt, những kỷ niệm và mối tương quan này sẽ mở lối cho tôi bước vào đan viện. Khi

tôi vào đan viện để tìm kiếm Thiên Chúa với tất cả tấm lòng trong lời cầu nguyện và làm vinh danh

Chúa bằng việc vâng phục ẩn mình trong đan viện kín, tôi sẽ đem theo tất cả đi với tôi. Thật buồn

để nói lời chia tay và tách mình ra khỏi những điều cần thiết để lên đường. Tuy nhiên, tôi sẽ nhớ

tất cả những điều này và cầu nguyện cho anh chị em trong một cách thế mới và đặc biệt. Tôi mong

được nhìn thấy điều này sẽ được vén mở và Thiên Chúa sẽ làm việc cách nào để kéo chúng ta vào

nơi vĩnh cửu cùng với tình yêu của Người qua Trái Tim Thánh Thể của Chúa Giêsu.

Tôi có bảo đảm với Đức Tổng Etienne rằng tôi sẽ cẩu nguyện cho ngài và công việc mục vụ của ngài

ở đây trong Tổng Giáo phận Seattle. Trong một cách thế đặc biệt, tôi sẽ cầu nguyện cho anh chị em

và tất cả mọi người mà tôi đã phục vụ ở đây nữa. Tôi luôn cầu nguyện cho ơn gọi trong đời sống

thánh hiến và linh mục, và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện như thế. Anh chị em cũng có thể thấy nó

trong các ý cầu nguyện của tôi. Tôi cũng có thể nhận thư từ tại Mount Angel, và có lẽ tôi sẽ có địa

chỉ email, qua đó anh chị em có thể liên lạc với tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi

tôi biết gì thêm.

Tin mừng Chúa nhật tuần này, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta cách mạnh mẽ, “Hãy ở lại trong

Thày như Thày ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu

không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thày. Thày là cây nho, anh em

là cành. Ai ở lại trong Thày và Thày ở lại trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái, vì

không có Thày anh em chẳng làm gì được.” (Gioan 15: 4-5)

Hiệp nhất với Chúa Giêsu như cành nho với thân nho, chúng ta được nuôi dưỡng trong tình yêu

của Người. Trong bí tích Thánh Thể chúng ta nhận ra tình yêu bền chặt này và sự hiện diện của

Chúa chúng ta nói lên mọi sự. Thậm chí dù chúng ta phải chịu sự cắt tỉa trong một thời gian, như

đã nói trong Tin Mừng, cũng là để chúng ta có thể sinh thêm nhiều hoa trái. Trong thời gian

chuyển tiếp này, và đang khi chúng ta vẫn tiếp tục chịu đựng thời gian dịch bệnh, hãy an tâm về

sự hiện diện yêu thương của Chúa Giêsu vẫn đang làm việc, và nhờ kinh nghiệm này giúp chúng

ta tập trung hơn sắc xảo hơn vào sự hiện diện thường xuyên của Người trong đời sống chúng ta,

nơi sẽ thông báo mọi sự dưới ánh sáng tình yêu của Chúa.

Thân ái trong tình yêu bền vững của Chúa Giêsu,

Lm. Jack Shrum,

THƯ MỤC VỤ

+ Ngày 24 – 25/04, 2021

Kính gửi anh chị em giáo dân

Giáo xứ St. Anthony, Renton

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi rất vui gửi lời chào đến tất cả anh chị em tại Giáo xứ St. Anthony nhân danh

Đức Giêsu Phục Sinh!

Với tư cách Tổng Giám mục, tôi có trách nhiệm quan trọng cung cấp cho anh chị em sự chăm

sóc mục tử liên tục và mục vụ bí tích trong cộng đồng giáo xứ chúng ta.

Tôi rất vui mừng thông báo rằng, sau khi tư vấn với Ban Nhân Sự Linh Mục, tôi bổ nhiệm

Cha Tom Belleque làm cha xứ mới của anh chị em, hiệu lực từ ngày 01 tháng 7. Hiện tại,

Cha Belleque làm chánh xứ Giáo xứ St. John the Evangelist ở Vancouver.

Cha Belleque là một linh mục tuyệt vời sẽ phục vụ anh chị em và giáo xứ với sự tận tụy và

đức tin vững vàng. Chắc chắn ngài sẽ nhận được tất cả sự hỗ trợ và những trợ giúp cần thiết

từ Tổng Giáo phận để bảo đảm sự chăm sóc mục tử chất lượng cho cộng đồng giáo xứ của

anh chị em. Đồng thời, tôi muốn cám ơn Cha Jack một cách cá nhân về việc phục vụ và lãnh

đạo tuyệt vời của Cha trong suốt 6 năm qua với tư cách một cha xứ. Tôi xin anh chị em tiếp

tục cầu nguyện cho ngài khi ngài hướng đến việc đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa trong đời

sống đan viện tại Đan viện Mount Angel sau đó trong mùa hè này. Ngài đã trung thành với

chính mình một cách trung thành từ khi thụ phong linh mục cách đây 13 năm, và sẽ tiếp tục

trong một gia đình đức tin và hỗ trợ ở đây trong Tổng Giáo phận Seattle. Thêm vào đó, tôi

muốn kéo dài ra sự trân trọng của tôi đển Cha Xavier Bazil, HGN, người sẽ ở lại đây thêm

một năm nữa như linh mục phụ tá của anh chị em.

Thời gian chuyển đổi là một thách đố, khi chúng ta chuẩn bị nói lời chia tay với sự hiện diện

quen thuộc, và đón chào vị mục tử mới đến. Tuy nhiên, nếu được đón nhận một cách cởi mở

và tích cực, đây là thời gian phúc lành cho toàn thể giáo xứ. Tôi tin rằng điều đó sẽ xả ra khi

anh chị em đón chào Cha Tom Belleque đến giáo xứ của anh chị em.

Thân ái trong Trái Tim Chúa,

Giám mục Paul D. Etienne, DD, STL

Tổng Giáo phận Seattle

THƯ ĐỨC TỔNG ETIENNE, TỔNG GIÁO PHẬN SEATTLE

The Four Pillars of Stewardship: Prayer, Formation, Service, Hospitality

Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi đến

Thày chủng sinh John Paul Tomassi

người đã cung cấp cho chúng ta chứng từ về món quà của anh chị em gửi

cho Chiến dịch Annual Catholic Appeal hỗ trợ cho trên 60 chương trình

mục vụ của Tổng Giáo phận.

Nếu anh chị em sẵn sàng món quà của mình cho Chiến Dịch, xin cảm ơn!

Nếu chưa, xin vui lòng gửi lại bì thư hứa cam kết hôm nay hoặc dâng cúng

trực tuyến – địa chỉ website được in trên phong bì và đặt tại các hàng nghế.

Xin cảm ơn!

Kiên nhẫn là điều hết sức cần thiết hôm nay

TGPSG / Aleteia -- Kiên nhẫn là đức tính quan trọng nhất mà chúng ta có thể trau dồi ngay hôm nay.

Kiên nhẫn có thể là đức tính quan trọng nhất nhưng lại ít được thực hành nhất trong xã hội ngày nay. Vô số trường

hợp và trải nghiệm khiến chúng ta phải thất vọng trong từng giờ, chẳng hạn như tin tức địa phương hoặc quốc gia,

ảnh hưởng của Covid-19 hoặc những chia rẽ hiện có trong đất nước và thế giới, những điều dễ dàng nhìn thấy trên

mạng xã hội. Vậy ta phải phản ứng thế nào trước những trải nghiệm thật đáng thất vọng hôm nay?

Nếu ta phản ứng cách bình tĩnh, ta đang thể hiện sự kiên nhẫn đấy. Nhưng nếu ta căng thẳng, tức giận, hoặc buồn

chán, thì quả là ta đã không biết sống kiên nhẫn. Phải chăng thế giới này sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều

phản ứng một cách hòa bình trước những cản trở và tiêu cực? Bình thường ai cũng đồng ý như thế, và các nghiên

cứu khoa học cũng cho thấy như vậy.

Ví dụ, một nghiên cứu trong năm 2012 về sự kiên nhẫn đã cho thấy: không chỉ những người kiên nhẫn có chất

lượng cuộc sống tốt hơn, mà chúng ta hoàn toàn có thể trở nên kiên nhẫn hơn nếu hiện tại chúng ta chưa kiên nhẫn.

Dưới đây là một vài lời khuyên từ các thánh và khoa học hiện thời về cách giúp ta trở nên kiên nhẫn hơn.

Đồng cảm nhiều hơn sẽ giúp ta thêm kiên nhẫn

Trong cuộc nghiên cứu được đề cập ở trên, những người tham gia phải trả lời các câu hỏi về cách họ thường phản

ứng với một tình huống nhất định. Sau đó, họ được yêu cầu nhìn tình huống từ một góc độ khác và đánh giá lại

phản ứng của họ.

Một ví dụ được đưa ra: “Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong một rạp chiếu phim, người ngồi sau bạn đá vào ghế

của bạn nhiều lần và trả lời điện thoại hai lần trong lúc xem phim. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? Những người

tham gia nghiên cứu đã trả lời rằng họ nghĩ “thật phiền phức” và khó chịu vì việc xem phim của họ bị gián

đoạn. Nhưng sau đó, những người thực hiện nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia thử xem xét coi liệu họ

có thể đã từng vô tình đá vào ghế ngồi trước mặt họ trong rạp chiếu phim hay chưa.

Cái chính yếu của bài tập là giúp mọi người mở rộng tầm mắt để nhìn vào các tình huống trong cuộc sống bằng

một lăng kính mới: Đồng cảm. Bài tập này đã có kết quả (có thể đo lường được) và cho thấy tầm quan trọng của

việc phát triển sự đồng cảm để gia tăng tính kiên nhẫn. (tiếp theo ...)

The Four Pillars of Stewardship: Prayer, Formation, Service, Hospitality

(tiếp theo...)

Thiền sẽ giúp chúng ta kiên nhẫn nhiều hơn

Cuộc nghiên cứu trên vào năm 2012 cũng bao gồm các buổi ngồi thiền có hướng dẫn - kéo dài từ 10 đến 15 phút

- để giúp những người tham gia trở nên kiên nhẫn hơn. Trong khi ngồi thiền, có một ‘tiết thực tập’ yêu cầu người

tham dự hãy ước muốn yêu thương mọi người trên thế giới - yêu thương từ cha mẹ, thầy cô rất thân thương, cho

đến kẻ thù tồi tệ nhất, rồi đến những người chưa gặp bao giờ.

Nhiều vị thánh sẽ đồng ý với bước này - nhưng có lẽ họ sẽ đề cập đến nó theo cách khác. Thiền thế tục hoặc

phương đông không phải là những gì các thánh muốn giới thiệu. Thay vào đó, chẳng hạn như Thánh Têrêxa

Avila, đã nói rằng, cầu nguyện trong tâm trí có thể giúp bạn phát triển nhiều đức tính, bao gồm cả sự kiên nhẫn.

Đối với Thánh Têrêsa Avila, đặt mình trong sự hiện diện của Chúa và dành thời gian với Ngài là chìa khóa của

cuộc sống. Kết nối bản thân với Chúa - Đấng là Tình yêu - cho phép chúng ta yêu những người xung quanh tốt

hơn. Và nếu chúng ta yêu mọi người như Chúa yêu, chúng ta sẽ kiên nhẫn với họ, bất chấp những tổn thương và

thất vọng.

Tập kiên nhẫn với những người xung quanh, trong lúc gặp khó khăn, và khi gặp những phiền phức nho

nhỏ hằng ngày

Sarah Schnitker - người phụ nữ hỗ trợ cuộc nghiên cứu về tính kiên nhẫn vào năm 2012 - đã xác định có ba loại

kiên nhẫn. Đó là kiên nhẫn giữa các cá nhân, kiên nhẫn khi gặp khó khăn và kiên nhẫn trước những phiền phức

hằng ngày.

Để gia tăng kiên nhẫn trong từng lĩnh vực trên đây, sẽ rất hữu ích nếu bạn tập kiên nhẫn trong cả ba lĩnh vực, vì

thường cả ba loại này đều có liên quan với nhau. Ví dụ, nhân viên lễ tân của bệnh viện phải mất một thời gian dài

mới đến nơi để giúp bạn, điều này khiến bạn phải đến muộn khi đi thăm dì của mình, người chỉ còn sống được

vài tuần. Trong tình huống đó, hẳn là bạn đã phải thất vọng với một người (tương quan cá nhân), là người khiến

bạn phải đến muộn (phiền phức hằng ngày) khi đi thăm người thân thương của bạn đang hấp hối (khó khăn trong

cuộc sống, giữa các cá nhân).

Ba bước giúp bạn thành công khi thực tập kiên nhẫn

Nhận định lại các tình huống, để nhận thức lại bản thân mình, khi có những phản ứng thiếu kiên nhẫn.

Tăng cường mối quan hệ với Chúa, nhờ đó cũng biết yêu thương tha nhân mà trở nên kiên nhẫn hơn với họ.

Và đừng bỏ qua những phản ứng kiên nhẫn tốt đẹp nho nhỏ hằng ngày, để chuẩn bị cho những thời điểm cực kỳ

thử thách, đòi bạn phải có rất nhiều kiên nhẫn khi ấy.

Cecilia Pigg (Aleteia)

N.Nguyễn & Biên Tú (TGPSG) chuyển ngữ

https://tgpsaigon.net/bai-viet/kien-nhan-la-dieu-het-suc-can-thiet-hom-nay-63510

Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA

THÁNG 5

Cầu cho thế giới tài chính:.

Xin cho những người chịu trách nhiệm về tài chính

biết làm việc với các chính phủ để chỉnh đốn lãnh

vực tài chính, và bảo vệ công dân khỏi những hiểm

nguy trong lãnh vực này.

www.youtube.com/channel/

UC2LPCA6LDk-wLuQ9XWaDDEw?

sub_confirmation=1

Daily Mass:

* English

Monday – Saturday @ 8:00 am

* Spanish

Thursdays @ 7:30 pm

Saturday Vigil:

* English @ 5:00 pm

Sunday Masses:

* English @ 9:00 am

* Spanish @ 11:00 am & 1:00 pm

Our Lady of Perpetual Help

Devotion:

Thursdays @ 6:20 pm

Please visit

St. Anthony Parish website

www.st-anthony.cc

for more information and updates.

Live Stream Masses

on YouTube

The Four Pillars of Stewardship: Prayer, Formation, Service, Hospitality

Monday, May 3

8:00 am Minh Nguyen + by Tuyet Nguyen

Tuesday, May 4

8:00 am All Souls + By Nga Nguyen

Wednesday, May 5

8:00 am Ervin & Emilia Death Anniversary +

by Grandchildren

7:30 pm Olivia Taguinod

Thursday, May 6

8:00 am Tina Fontanilla +

7:30 pm Available for Mass Intention

Friday, May 7

8:00 am All Souls + By St. Joseph Convent

7:30 pm First Friday Mass

Carlos Van Vleet + by Elmo Templora

Saturday, May 8

8:00 am Souls in Purgatory + By Kimlien Nguyen

5:00 pm Thanksgiving by Flor Garcia

Sunday, May 9

Sixth Sunday of Easter READING I

ACTS 10:25-26, 34-35, 44-48

RESPONSORIAL PSALM

PSALMS 98:1, 2-3, 3-4

The Lord has revealed to the nations

His saving power.

READING II

1 JOHN 4:7-10

GOSPEL

JOHN 15:9-17

7:00 am Cristina Cambronero +

9:00 am Concetta Romeo + by Janne Liu

11:00 am (Sp) Ste. Anne Parish d’Hyacynthe

1:00 pm (Sp) People of St. Anthony

5:30 pm Jonathan Zumwalt

THÁNH LỄ CUỐI TUẦN

THỨ BẢY

8:00 am (also Livestream)

5:00 pm (Saturday Vigil) (also Livestream)

CHÚA NHẬT

7:00 am

9:00 am (also Livestream)

11:00 am (in Spanish – also Livestream)

1:00 pm (in Spanish – also Livestream)

5:30 pm

THÁNH LỄ TRONG TUẦN:

THỨ HAI ĐẾN THỨ SÁU

8:00 am (also Livestream)

THỨ TƯ & THỨ SÁU

7:30 pm

THỨ NĂM

7:30 pm (in Spanish – also Livestream)

GIỜ CẦU NGUYỆN RIÊNG

& GIẢI TỘI:

THỨ TƯ, NĂM & SÁU

5:00 pm - 7:00 pm

THỨ BẢY

2:00 pm - 4:00 pm

CHÚA NHẬT

4:00 pm - 5:00 pm

KHÔNG CẦN GHI DANH THAM DỰ THÁNH LỄ HẰNG NGÀY

Yêu cầu đeo khẩu trang và giãn cách thể lý 6-feet giữa các hộ gia đình.

Xin cám ơn anh chị em đã cộng tác với chúng tôi giữ cho môi trường an toàn.

Nếu anh chị em có thắc mắc gì, xin vui lòng liên lạc với

Sharon at [email protected]

Nếu bạn muốn thiện nguyện giúp giáo xứ, xin vui lòng liên lạc:

Văn phòng Giáo xứ (Parish Ministry Center)

425-255-3132

~ Tất cả các văn phòng Giáo xứ đóng cửa cho tới khi có thông cáo mới. ~ CHI TIẾT XIN MỞ BẢN TIN.

Cha Jack/Cha Bazil luôn sẵn sàng trong các giờ cầu nguyện cá nhân cho những anh chị em có nhu cầu cần giải đáp.

Biết thêm chi tiết, xin theo dõi thông cáo tại các thánh lễ truyền hình trực tiếp và các thông tin cập nhật khác.

Mã số cửa ở phía Tây nhà thờ sẽ đóng lại. Cửa phía Tây CHỈ MỞ trong các giờ quy định.

Trường hợp khẩn cấp trong giờ đóng cửa, xin gọi 425-272-7602.

Vui lòng vào website Giáo xứ St. Anthony www.st-anthony.cc

PARISH PHONE DIRECTORY

Parish Office 425-255-3132 [email protected]

Fr. Jack Shrum 425-255-3132 [email protected]

Pastor

Fr. Xavier Bazil, H.G.N. 425-277-6206 [email protected]

Parochial Vicar

Ted Rodriguez 425-277-6217 [email protected]

Deacon

LaMar Reed 425-277-6199 [email protected]

Deacon

Donna Schlager 425-277-6195 [email protected]

Parish Administrator

Deacon Michael Cantu 425-255-0059 [email protected]

School Principal

Dulce Casanova 425-277-6217 [email protected]

Liturgy & Hispanic Ministry

Sr. Maria Dinh, L.H.C. 425-277-6242 [email protected]

Vietnamese Ministry

Hanh Lentz 425-277-6208 [email protected]

Stewardship & Outreach

Kristen Abbananto 425-277-6205 [email protected]

Adult Evangelization

Sam Estrada 425-277-6209 [email protected]

Youth & Young Adult Ministry

Micie DelosReyes 425-277-6201 [email protected]

Children’s Faith Formation

Lynne Shioyama 425-277-6200 [email protected]

Catechesis of the Good Shepherd Coordinator

Linda Halvorson 425-277-6207 [email protected]

Music Coordinator

Dean Savelli 425-282-2598 [email protected]

Facility Manager

Liza Pare-Seidel 425-277-6194 [email protected]

Administrative Assistant /Bulletin

Eric Cheng [email protected]

IT/Social Media Manager

School 425-255-0059

Finance Council

Steve Wraith

Chair

Pete Williams

Vice Chair

Sean Bradfield

Dave Knoyle

Carianne Meyers

Joey Cantor

If you want to connect with the

Finance Council,

have any questions or

feedback, your contact is:

Steve Wraith

at [email protected]

Pastoral Council

Kevin Johnson Chair

Claudia Dickinson

Alternate-Chair

John Rochex

Vice-Chair

Juan Gonzalez

Dieudonne Mayi

Tue Thanh Nguyen

Rosalinda Ocampo

Blair Renshaw

Efrain Velasco

Sharon Fox Recording Secretary

The Four Pillars of Stewardship: Prayer, Formation, Service, Hospitality