128
LUẬN VĂN: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

LUẬN VĂN:

Chế định miễn trách nhiệm hình sự

trong luật hình sự Việt Nam

Page 2: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và được thể hiện

bằng việc người phạm tội bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp cưỡng chế hình sự

khác nhau của Nhà nước do luật hình sự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất

cả các tội phạm và các trường hợp phạm tội đều giống nhau. Do đó, để công cuộc đấu

tranh phòng và chống tội phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, luật

hình sự Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng

phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công

bằng. Đặc biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể hiện ở

chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những người phạm tội đều bị

truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những

điều kiện nhất định, thì một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật

hình sự quy định là tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải

chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của pháp luật

hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người

phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người

phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt, hòa nhập với cộng

đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có quan hệ

mật thiết và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Bởi vì, giải quyết tốt vấn đề

trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực

tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng,

chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp

pháp của tổ chức và công dân.

ở nước ta, đến Bộ luật hình sự năm 1985, chế định miễn trách nhiệm hình sự

mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức, còn trước đó tuy chưa được ghi

nhận với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn

Page 3: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

và một số văn bản pháp lý đã thừa nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như:

"xá miễn", "tha miễn trách nhiệm hình sự", "miễn tố", "tha bổng bị cáo", "miễn nghị

cho bị cáo", "miễn hết cả tội"... Có thể liệt kê một số văn bản thời kỳ trước khi ban hành

Bộ luật hình sự năm 1985 có đề cập đến vấn đề miễn tránh nhiệm hình sự như: Sắc lệnh

số 52/SL ngày 20/10/1945 xá miễn cho một số tội phạm trước ngày 19/08/1945; Thông

tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá; Sắc lệnh số 223/SL

ngày 17/11/1946; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp

lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng

trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970; Thông tư số 03-

BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định về các tội

phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái

phép ngày 10/7/1982; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự;

Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối

cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Thông tư liên

ngành số 05/TTLN ngày 02/6/1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa

án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm

tội ra tự thú, v.v...

Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông qua Bộ

luật hình sự năm 1999, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự cũng được sửa đổi, bổ

sung và tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, chế định miễn trách nhiệm

hình sự vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Chẳng hạn,

Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 đều chưa ghi nhận định

nghĩa pháp lý của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, hậu quả pháp lý cụ thể của việc

miễn trách nhiệm hình sự là gì? Mặt khác, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự lại

được quy định rải rác ở các điều luật, các chương thuộc Phần chung và Phần các tội

phạm Bộ luật hình sự năm 1999 rõ ràng là chưa chính xác về mặt khoa học và chưa đạt

về mặt kỹ thuật lập pháp. Ngoài ra, quá trình áp dụng pháp luật hình sự cho thấy các

quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự còn nhiều bất cập khi vận dụng vào

thực tế, đặc biệt thực tiễn đời sống xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói riêng đang

Page 4: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tồn tại nhiều trường hợp có thể áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự, nhưng lại

chưa được nhà làm luật nước ta quy định trong Bộ luật hình sự.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa

học các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về miễn trách nhiệm hình

sự và vấn đề áp dụng trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện các

quy định của chế định này, cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy

định về miễn trách nhiệm hình sự không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý

quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do luận chứng cho

việc chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài " Chế định miễn trách nhiệm hỡnh sự trong

luật hỡnh sự Việt Nam " làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng, có liên quan chặt chẽ và

mật thiết với chế định trách nhiệm hình sự và nhiều chế định khác trong luật hình sự.

Trước hết, chế định này được ghi nhận trong Bộ luật hình sự của một số nước

trên thế giới như: Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào, Bộ luật hình sự Tây Ban Nha, Bộ luật hình sự Thụy Điển… hoặc trong

pháp luật hình sự các nước như: Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, cũng như các nước Hồi

giáo… Ngoài ra, ở Liên Xô trước đây cũng đã có công trình nghiên cứu về chế định này

như: "Những vấn đề lý luận của việc tha miễn trách nhiệm hình sự", Nxb Khoa học,

Maxcơva, 1974 của GS Kelina X.G.; "Miễn trách nhiệm hình sự" trong tuyển tập

"Kevin’s English law glossary: Exemption from criminal liability" của Kevin’s; hoặc

"Exemption from criminal liability - General Defences" của tác giả Suzanne Wennberg,

trong sách "Swedish Law in the New Millennium" do Michael Bogdan chủ biên,

Elanders Gotab, Stockholm, 2000...

ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này,

đáng chú ý là các công trình sau đây của TSKH. Lê Cảm: 1) Chế định miễn trách nhiệm

hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trong sách: Nhà nước và pháp luật Việt Nam

trước thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội, 2002); 2) Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều

Page 5: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

25 Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); 3) Về sáu dạng

miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp

chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); 4) Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn

trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự

và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002); 5) Khái niệm, các đặc

điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật

hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(10)/2001); 6) Điều 25 - Miễn trách

nhiệm hình sự (Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 -

Tập I. Phần chung, Tập thể tác giả do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2001).

Ngoài ra, vấn đề miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập ở các mức độ khác

nhau trong các công trình của một số tác giả khác như: 1) Chế định miễn trách nhiệm

hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học (KHXH), số 4/1997) của TS.

Nguyễn Ngọc Chí; 2) Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam

(Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1988) và, Về chế định miễn trách nhiệm hình sự

trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của

PGS.TS Phạm Hồng Hải; 3) Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí

Luật học, số 5/1997) của TS. Lê Thị Sơn; 4) Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự

(Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) và, Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình

sự về đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2002) của tác giả Phạm

Mạnh Hùng; 5) Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48 Bộ luật

hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề về Bộ luật hình sự, số 4/1999) của tác giả Thái

Quế Dung; 6) Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp "Do sự chuyển biến của tình

hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" theo quy định của Điều

25 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002) của tác giả Nguyễn Hiển Khanh; 7)

Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt (Tạp chí Khoa học pháp lý, số

2/2004) của TSKH Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt; 8) Hoàn thiện các quy định về miễn

trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình

sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế -

Luật, số 1/2004) ...

Page 6: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Tiếp đến, chế định miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập, phân tích trong

một số Giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần

chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

(Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể

tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002;

4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS Võ

Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) Trách nhiệm hình

sự và hình phạt. Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội, 2001; 6) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung (Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn Quế...

Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả mới ở dưới dạng là các

bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, một phần, mục trong các giáo trình, sách

tham khảo hay sách bình luận, hoặc mới chỉ xem xét vấn đề ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp

cử nhân luật. Có nghĩa là cho đến nay trong khoa học luật hình sự của Việt Nam chưa có

công trình nghiên cứu nào đề cập đến chế định này một cách tương đối có hệ thống, tương

đối đồng bộ và ở cấp độ một luận văn thạc sĩ hay một luận án tiến sĩ luật học. Hơn nữa,

nhiều vấn đề lý luận-thực tiễn xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự cũng đòi hỏi

cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên khảo và sâu sắc hơn.

3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định phức tạp có nhiều nội dung liên quan

đến các chế định khác trong Bộ luật hình sự như: trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,

các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự & không phải chịu trách nhiệm hình sự...

Bởi vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xem xét và giải quyết một số vấn đề xung

quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự như: khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc

điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự; nội dung và điều kiện áp dụng những trường

hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, kết hợp với

thực tiễn áp dụng và có tham khảo pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới.

Page 7: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích để làm rõ về mặt khoa học các

quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp và vấn đề áp

dụng chúng trong thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy phạm của chế

định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu nêu trên, trong luận văn này tác giả tập trung vào giải

quyết những nhiệm vụ chính như sau:

1) Xây dựng định nghĩa khoa học của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự,

phân tích các đặc điểm cơ bản và so sánh nó với miễn hình phạt.

2) Khái quát sự hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn trách nhiệm

hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.

3) Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng những trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự theo các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành và thực tiễn áp dụng

các quy định này. Từ đây phân tích một số tồn tại xung quanh việc quy định và áp dụng

chế định miễn trách nhiệm hình sự.

4) Luận chứng cho sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình

sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự, những phương hướng cơ bản của việc hoàn

thiện và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chế định miễn trách nhiệm hình sự trong

Bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời đưa ra mô hình lý luận với sự bổ sung một số trường

hợp miễn trách nhiệm hình sự cần phải được nhà làm luật ghi nhận trong pháp luật hình

sự Việt Nam hiện hành.

5. Những cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Những cơ sở lý luận của luận văn là các thành tựu của các chuyên ngành khoa

học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình

sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học trong các công trình nghiên cứu, sách

chuyên khảo và các bài đăng trên tạp chí của các nhà khoa học-luật gia Việt Nam và

nước ngoài, cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống

nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Tòa án

Page 8: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

nhân dân tối cao hoặc (và) các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên

quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, luận văn cũng đã sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ

về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: lịch

sử, so sánh, phân tích, tổng hợp... Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu

thống kê trong các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Viện kiểm sát nhân dân một số địa phương và các vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử,

cũng như thông tin trên mạng Internet để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật

hình sự và luận chứng các vấn đề nghiên cứu.

6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã làm rõ

khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự, nội

dung và điều kiện áp dụng của những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trên cơ sở

xem xét các quy định của pháp luật hình sự hiện hành, đồng thời đưa ra các kiến nghị

hoàn thiện các quy phạm của chế định này ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng

trong thực tiễn.

Đặc biệt, để góp phần nhân đạo hóa hơn nữa trong chính sách hình sự của Nhà

nước ta và để phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự các

nước, tác giả luận văn kiến nghị bổ sung những trường hợp có thể áp dụng miễn trách

nhiệm hình sự, nhưng lại chưa được nhà làm luật nước ta quy định trong Bộ luật hình

sự. Ngoài ra, ở một chừng mực nhất định có thể khẳng định rằng, đây là nghiên cứu

chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ đề cập đến chế định miễn

trách nhiệm hình sự trong khoa học luật hình sự Việt Nam, do đó nó còn có ý nghĩa làm

tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy,

nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận

văn bao gồm ba chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự

Page 9: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Chương 2: Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự

Việt Nam và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn

trách nhiệm hình sự.

Chương 1

Một số vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự

1.1. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự và phân

biệt nó với miễn hình phạt

1.1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình

sự Việt Nam, có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với chế định trách nhiệm hình sự. Khái

niệm, cơ sở và nội dung của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ khái niệm, cơ

sở và nội dung của trách nhiệm hình sự. Cho nên, để tìm hiểu khái niệm và bản chất

pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự, thì không thể không xem xét khái niệm trách

nhiệm hình sự và những nội dung xung quanh vấn đề này. Bởi lẽ, việc nhận thức khoa

học đúng đắn về trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở vững chắc cho nhận thức về miễn

trách nhiệm hình sự. Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu khái niệm và bản chất pháp lý

của chế định miễn trách nhiệm hình sự cần phải hiểu khái niệm và một số nội dung cơ

bản xung quanh chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam.

Trách nhiệm hình sự là một thuật ngữ pháp lý và được sử dụng đối với người có

hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, từ trước đến nay,

xung quanh khái niệm "trách nhiệm hình sự" là gì (?) vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm

khác nhau, mà cụ thể là:

Theo TSKH Lê Cảm thì "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực

hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc

nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [7, tr. 122];

Page 10: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Theo GS.TS Đỗ Ngọc Quang thì định nghĩa: "Trách nhiệm hình sự là một dạng

trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã

hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng

tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện"

[54, tr. 14];

Còn GS.TSKH Đào Trí úc lại quan niệm "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp

lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành

vi của mình trước Nhà nước" [75, tr. 41];

Và theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn thì "trách nhiệm hình sự

là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt

động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách

nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích" [37, tr. 126]...

Như vậy, tổng kết các quan điểm trên đây, đồng thời căn cứ vào các quy định

của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, theo chúng tôi dưới góc độ khoa học luật

hình sự khái niệm trách nhiệm hình sự có thể định nghĩa như sau: Trách nhiệm hình sự

là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một

hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước do luật hình sự quy định

đối với người phạm tội. Theo đó, trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực

hiện tội phạm, trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh (xuất hiện) khi có sự việc phạm tội và

chính vì thế, nó là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách

nhiệm pháp lý nào khác. Trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện trong phạm vi của

quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và

nghĩa vụ nhất định - một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội.

Nghiên cứu trách nhiệm hình sự, không thể không đề cập đến vấn đề cơ sở và

những điều kiện của nó. Bởi lẽ, việc làm rõ các nội dung này là yêu cầu quan trọng

trong việc đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân, cũng như loại trừ việc áp dụng trách nhiệm hình sự theo nguyên

tắc tương tự đã từng được áp dụng trong thực tiễn tư pháp hình sự ở nước ta trước đây.

Page 11: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Hơn nữa, nó còn tạo cơ sở vững chắc cho nhận thức về nội dung và cơ sở của miễn

trách nhiệm hình sự.

Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, TSKH. Lê Cảm đã đưa ra định nghĩa

của hai khái niệm này: "Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm" và, "Điều kiện của trách nhiệm

hình sự là căn cứ riêng cần và đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà

chỉ khi nào có tổng hợp tất cả chúng (các căn cứ riêng đó) thì một người mới phải chịu

trách nhiệm hình sự" [7, tr. 130].

Như vậy, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó có đầy đủ

cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự về một tội phạm. Song, trên thực tế

có một số trường hợp mặc dù có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình

sự nhưng khi có căn cứ và những điều kiện nhất định, thì một người đã phạm tội có thể

bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng

có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, có thể khẳng định rằng, khái niệm và

cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách

nhiệm hình sự.

Là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Việt Nam, miễn

trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta

đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời qua đó nhằm động viên,

khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo

nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội.

Hiện nay, cũng giống như khái niệm trách nhiệm hình sự, trong khoa học luật hình sự

xung quanh khái niệm miễn trách nhiệm hình sự vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau,

cụ thể là:

- "Miễn trách nhiệm hình sự là việc hủy bỏ sự đánh giá tiêu cực đối với người

đó dưới hình thức bản án" [94, tr. 31];

- "Miễn trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự dựa trên cơ sở

xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội phạm được thực hiện mặc dù trên

thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách

Page 12: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

quan đối với một loại tội phạm. Nguyên tắc này được nhắc đến như là miễn trách nhiệm

hình sự và không phải là miễn hình phạt bởi vì bị cáo không chỉ tránh khỏi hình phạt

mà hơn thế nữa hành vi đó không được coi là tội phạm trong những điều kiện miễn trừ"

[96, tr. 184].

- "Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt

Nam và được thể hiện bằng việc xóa bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực

hiện hành vi đó" [10, tr. 7];

- "Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý đối với

một tội phạm do pháp luật quy định" [75, tr. 269];

- "Miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn kết tội cũng như áp dụng hình phạt

đối với người thực hiện tội phạm và do vậy họ không bị coi là có tội. Nói cách khác,

miễn trách nhiệm hình sự là miễn những hậu quả pháp lý đối với người phạm tội do

pháp luật hình sự quy định" [24, tr. 14];

- "Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý về các tội

phạm đối với người thực hiện tội phạm khi có những điều kiện theo quy định của pháp

luật" [20, tr. 109];

- "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc tội một người chịu trách nhiệm hình

sự về tội mà họ đã thực hiện" [32, tr. 321];

- "Miễn trách nhiệm hình sự là không truy cứu trách nhiệm hình sự một người

về việc đã thực hiện một tội phạm được quy định trong luật hình sự, thể hiện trong một

văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" [64, tr. 238];

- "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội phạm mà người đó đã thực hiện" [89, tr. 389];

- "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội mà người đó đã phạm" [39, tr. 166];

- "Miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có nghĩa là miễn truy cứu

trách nhiệm hình sự và đương nhiên kéo theo cả miễn phải chịu các hậu quả tiếp theo

Page 13: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

do việc thực hiện trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước đem lại như: miễn bị kết tội,

miễn phải chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn bị mang án tích.

Trên thực tế có thể có trường hợp người phạm tội được Tòa án miễn trách nhiệm hình

sự trong giai đoạn xét xử. Trong trường hợp này, miễn trách nhiệm hình sự chỉ bao gồm

miễn chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn mang án tích" [61, tr. 19-

20]...

Như vậy, về cơ bản tất cả các quan điểm trên đây về khái niệm miễn trách

nhiệm hình sự đều đầy đủ về nội dung, ngắn gọn và điều quan trọng là thống nhất trong

việc khẳng định rõ được nội dung và bản chất pháp lý của nó. Tuy nhiên, để đưa ra một

khái niệm đầy đủ và chính xác về nội dung, ngắn gọn và nhất quán về mặt pháp lý, đồng

thời phù hợp với thực tiễn và chính sách nhân đạo của Nhà nước, theo chúng tôi khái

niệm miễn trách nhiệm hình sự phải bao gồm các nội dung như: a) Bản chất pháp lý của

nó (miễn trách nhiệm hình sự) là gì; b) Hình thức thể hiện của nó như thế nào; c) Cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền nào áp dụng; d) Đối tượng bị áp dụng là ai; và đ) Phải

đáp ứng căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể nào.

Tóm lại, trên cơ sở tổng kết các quan điểm khoa học đã nêu, kết hợp với việc phân

tích các quy định của pháp luật hình sự có liên quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự,

theo chúng tôi khái niệm miễn trách nhiệm hình sự có thể được định nghĩa như sau: Miễn

trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam và được thể

hiện bằng văn bản với nội dung hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành

vi đó, do các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình

sự tương ứng áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luật định.

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự

Xuất phát từ khái niệm nêu trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp

luật hình sự hiện hành có liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự, chúng tôi có thể chỉ

ra một số đặc điểm cơ bản của nó như sau:

Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định phản ánh rõ

nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự

Page 14: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Việt Nam nói riêng. Nói một cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là một biện pháp hữu

hiệu của Nhà nước để thực hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm trong

đường lối xử lý, đó là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo

dục, thuyết phục, cải tạo".

Thứ hai, miễn trách nhiệm hình có nghĩa là không buộc người phạm tội phải

chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội đó mà lẽ ra nếu không có đầy đủ căn cứ

pháp lý và những điều kiện do luật định để được miễn trách nhiệm hình sự, thì người đó

phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Điều đó có nghĩa, trường

hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà vẫn

đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, có căn cứ chứng tỏ khả năng giáo

dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội, đồng thời đáp

ứng những điều kiện nhất định thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho

họ được miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với người mà trong hành vi của

họ thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng đối với họ lại có căn cứ và

những điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp mà

pháp luật hình sự hiện hành quy định, cũng như tùy thuộc vào từng trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự đó là tùy nghi (lựa chọn) hay bắt buộc. Nói một cách khác, không thể

áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không có hành vi thỏa mãn dấu hiệu pháp lý

của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự và đối với họ không có

căn cứ và những điều kiện nhất định.

Thứ tư, miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

phải được thể hiện bằng văn bản. Cụ thể, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt

Nam năm 2003, cơ quan Điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có

căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ

luật hình sự (Điều 164); Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có

một trong các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều

69 Bộ luật hình sự (Điều 169) hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án

(Điều 181), Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo (điểm a khoản 1 Điều 249).

Page 15: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thứ năm, phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn trách

nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bởi một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, đó

là cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án (các điều 164, 169, 181 và Điều 249 Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2003) khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật

định.

Thứ sáu, người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu

các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện (như: không bị

truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện

pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội).

Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta, nhà làm luật chưa quy định

ngoài ra họ có phải chịu một hay nhiều biện pháp cưỡng chế về hình sự khác hay

không? Về vấn đề này, thực tiễn xét xử cho thấy, người được miễn trách nhiệm hình sự

vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành

luật tương ứng khác. Cụ thể là: các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật tố

tụng hình sự; buộc phải phục hồi lại tình trạng ban đầu, buộc bồi thường thiệt hại... theo

quy định của pháp luật dân sự; phạt tiền, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc theo quy định

của pháp luật hành chính; đình chỉ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao

động hoặc biện pháp kỷ luật... Để minh chứng điều này có thể dẫn ra văn bản hướng

dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy

định của Bộ luật hình sự: "Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không được

quyết định bất kỳ loại hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường cho

người bị hại và giải quyết tang vật".

1.1.3. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt

Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành bên cạnh thuật ngữ "miễn trách

nhiệm hình sự", tại một số điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật

nước ta còn sử dụng khái niệm "miễn hình phạt" (Điều 54 và khoản 3 Điều 314 - Tội

không tố giác tội phạm), đồng thời giữa hai khái niệm này cũng có liên quan chặt chẽ

mật thiết với nhau. Do đó, việc phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng là việc làm

cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận - thực tiễn.

Page 16: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Hiện nay, trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật không ghi nhận định

nghĩa pháp lý của khái niệm miễn hình phạt và trong khoa học luật hình sự cũng còn

nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi dưới góc độ khoa học luật hình

sự miễn hình phạt có nghĩa là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà

người đó đã thực hiện. Về biện pháp này, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định

"Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp người phạm tội có nhiều

tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng

đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự". Theo đó, điều kiện để

người phạm tội được miễn hình phạt khi: a) Có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại

Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999; b) Đáng được khoan hồng đặc biệt và; c) Người đó

chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt có một số điểm giống

nhau cơ bản dưới đây.

Thứ nhất, chúng đều thuộc hệ thống các biện pháp tha miễn trong luật hình sự

nước ta, thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và của luật

hình sự Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với

người nào bị coi là có lỗi trong việc thực hiện chính tội phạm đó. Nói một cách khác,

hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện bị pháp luật hình sự cấm (Bộ luật

hình sự quy định là tội phạm).

Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng khi có

đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định tương

ứng trong từng trường hợp cụ thể.

Thứ tư, cũng như người được miễn trách nhiệm hình sự, người được miễn hình

phạt không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc (và) của việc quyết

định hình phạt - án tích.

Thứ năm, cũng như việc miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy phạm có tính

chất nhân đạo của chế định miễn hình phạt, nhà làm luật không phải dùng các biện pháp

mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự và do đó, sẽ loại trừ được việc áp dụng hình

Page 17: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

phạt trong những trường hợp mặc dù hình phạt có được Tòa án quyết định đi chăng nữa

nhưng trên thực tế là bất hợp lý vì các mục đích của nó không thể đạt được, đồng thời

Nhà nước không cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện

tội phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi với các yêu cầu

của trật tự pháp luật để trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn đấu

làm người lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội.

Ngoài ra, giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt cũng có một số

điểm khác nhau cơ bản dưới đây.

Thứ nhất, nếu Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành của nước ta có quy định chín

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (Điều 19; khoản 1, 2 và 3 Điều 25; khoản 2 Điều

69; khoản 3 Điều 80; khoản 6 Điều 289; khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314), thì

các trường hợp miễn hình phạt trong Bộ luật này chỉ được ghi nhận tại hai điều luật mà

thôi (Điều 54 và khoản 3 Điều 314).

Thứ hai, trách nhiệm hình sự có thể được thực hiện bằng hình phạt (nếu người

phạm tội không được miễn trách nhiệm hình sự, mà bị Tòa án áp dụng hình phạt),

nhưng cũng có thể bằng biện pháp có tính cưỡng chế về hình sự khác (nếu người phạm

tội được miễn hình phạt). Còn miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên là không áp

dụng hình phạt với người phạm tội, tức là không áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm

khắc nhất của Nhà nước đối với họ, nhưng miễn hình phạt thì không có nghĩa là không

có trách nhiệm hình sự. Nói một cách khác, người được miễn hình phạt khi họ chưa đến

mức được miễn trách nhiệm hình sự, còn người được miễn trách nhiệm hình sự lại

đương nhiên được miễn hình phạt.

Thứ ba, khác với miễn trách nhiệm hình sự, điều kiện được miễn hình phạt áp

dụng đối với từng trường hợp cụ thể không được quy định rõ ràng như miễn trách nhiệm

hình sự. Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999 thì các điều kiện để miễn

hình phạt không khắt khe (chặt chẽ) bằng các điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự. Do

đó, dưới góc độ pháp luật hình sự thực định và và thực tiễn áp dụng nó, chúng ta có thể

nhận thấy hành vi phạm tội và nhân thân người được miễn trách nhiệm hình sự thông

Page 18: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

thường đều ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của người được miễn

hình phạt.

Thứ tư, nếu hình phạt và việc áp dụng miễn hình phạt đối với người bị kết án

chỉ có thể và phải do một cơ quan duy nhất áp dụng - Tòa án, thì trong khi đó miễn

trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, ngoài Tòa án có thẩm quyền áp dụng ra

còn có thể do các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (cơ quan Điều tra với sự phê

chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát) áp dụng trước khi xét xử tùy thuộc vào giai đoạn

tố tụng hình sự cụ thể tương ứng.

Và thứ năm, nếu người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải

chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện (như: không bị

truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình

sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội), nhưng thực tiễn xét xử cho thấy,

người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác

động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác (như: pháp luật tố tụng hình sự;

pháp luật dân sự; pháp luật hành chính; pháp luật lao động hoặc biện pháp kỷ luật....) và đã

được ghi nhận tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một

số quy định của Bộ luật hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (đã nêu).

Trong khi đó, người được miễn hình phạt tuy đương nhiên được xóa án tích (khoản 1 Điều

64), nhưng họ vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp quy định trong Bộ luật hình sự

năm 1999 (các điều 41-43).

1.1.4. ý nghĩa của việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình

sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

Hiện nay, việc nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự là một vấn đề quan

trọng và cấp thiết, không những góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm, mà còn thể

hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với những người phạm tội và

hành vi do họ thực hiện, qua đó nhằm khuyến khích, động viên người phạm tội lập công

chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa nhập với cộng đồng và

trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, nó có ý nghĩa quan trọng thể hiện trên các bình

diện sau.

Page 19: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thứ nhất, dưới góc độ chính trị-xã hội, việc quy định những trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự có

thẩm quyền xác định được chính xác và đúng đắn trường hợp nào người phạm tội và

hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc không cần thiết phải áp

dụng trách nhiệm hình sự mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm,

hạn chế tới mức thấp nhất sự lạm dụng và tùy tiện khi áp dụng, qua đó tôn trọng và bảo

đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc công bằng xã hội chủ nghĩa

trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Đặc biệt, ngoài việc ghi nhận trong pháp luật hình sự

thực định thì việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn cũng chính là một

trong những hình thức xã hội hóa giáo dục để quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức và

gia đình người bị kết án tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, giúp đỡ đưa

họ trở lại con đường lương thiện, lao động chân chính và có ích cho xã hội. Điều đó có

nghĩa, trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm

tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, có căn cứ chứng tỏ khả

năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội, đồng

thời đáp ứng những điều kiện nhất định thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết

định cho họ được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, "ngoài ý nghĩa nhân đạo và

nguyên tắc mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, thì việc

càng có nhiều căn cứ, điều kiện pháp lý cho việc miễn trách nhiệm hình sự càng làm

tăng thêm các kênh để qua đó nhân dân có thể tham gia vào việc giáo dục người phạm

tội" [78, tr. 54].

Thứ hai, dưới góc độ pháp lý, biện pháp miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thể

được đặt ra đối với người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự

quy định hành vi đó là tội phạm. Nói một cách khác, nó chỉ áp dụng (hoặc có thể được áp

dụng) đối với người nào mà trong hành vi của họ thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội

phạm cụ thể, nhưng đối với người đó lại có căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định để

được miễn trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp tương ứng mà pháp luật hình sự

hiện hành quy định, cũng như tùy thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

đó có tính chất tùy nghi (lựa chọn) hay có tính chất bắt buộc.

Page 20: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Ngoài ra, cũng dưới góc độ pháp lý này, người được miễn trách nhiệm hình sự

đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình

thực hiện như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình

phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là

có tội. Tuy nhiên, họ vẫn có thể phải chịu một hay nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý

thuộc các ngành luật tương ứng khác (tố tụng hình sự, hành chính, dân sự, lao động...) tùy

theo từng trường hợp tương ứng cụ thể. Vì vậy, việc cân nhắc những trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự để áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

chính là sự đảm bảo của nguyên tắc công bằng giữa các công dân nói chung, giữa những

người phạm tội nói riêng trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Thứ ba, dưới góc độ nhân đạo và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư

pháp hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định phản ánh rõ nét

nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Miễn trách nhiệm hình sự là một biện pháp

hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm

trong đường lối xử lý, đó là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với

giáo dục, thuyết phục, cải tạo". Miễn trách nhiệm hình sự là chế định luôn gắn liền và

quan hệ chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Khái niệm và cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở

của trách nhiệm hình sự. Cho nên, về điều này đúng như TS Lê Thị Sơn đã viết: "Trách

nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với người phạm tội thì miễn trách

nhiệm hình sự, miễn hậu quả pháp lý của việc phạm tội cũng chỉ có thể đặt ra đối với

người phạm tội. Không thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không có

hành vi thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm được quy định trong

luật hình sự" [61, tr. 19].

Do đó, dưới góc độ này, nhà làm luật đã quy định chặt chẽ cơ sở của trách

nhiệm hình sự tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 đó là "Chỉ người nào phạm một tội

đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Khi đã thỏa mãn

cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự thì một người mới phải chịu trách

nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội

phạm, cùng với việc phân loại tội phạm, nhà làm luật nước ta cũng đồng thời phân hóa

Page 21: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

trong pháp luật hình sự Việt Nam các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác

nhau để có đường lối xử lý phù hợp, chính xác và công bằng. Nếu trường hợp một

người có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định, thì họ có thể không phải

chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu người

phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, điều đó có nghĩa họ được hưởng chính sách

nhân đạo của Nhà nước ta, khoan hồng để mở rộng cơ hội quay trở lại con đường lương

thiện, làm ăn chân chính và có ích cho xã hội.

Và bốn là, dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, nếu những trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự được nhà làm luật nước ta quy định trong Bộ luật hình sự một cách đầy

đủ, chặt chẽ, có hệ thống và phù hợp với thực tiễn thì đó cũng là một trong những cơ sở

pháp lý quan trọng để xây dựng và hoàn thiện một số chế định khác có liên quan đến nó

như: tội phạm, trách nhiệm hình sự, hình phạt, miễn hình phạt... Hơn nữa, nó còn thể

hiện sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự trong việc xây dựng từng chế định của luật

hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

dân, do dân và vì dân, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội

phạm.

1.2. Lược khảo sự hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn

trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

1.2.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến pháp điển hóa

lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

ở nước ta, đến Bộ luật hình sự năm 1985, chế định miễn trách nhiệm hình sự

mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức, còn trước đó chưa được ghi nhận

với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn xét

xử và một số văn bản pháp lý đã thừa nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như:

"xá miễn", "tha miễn trách nhiệm hình sự", "miễn tố", "tha bổng bị cáo", "miễn nghị

cho bị cáo", "miễn hết cả tội"... Có thể liệt kê đến một số văn bản thời kỳ trước khi ban

hành Bộ luật hình sự năm 1985 có đề cập đến vấn đề miễn tránh nhiệm hình sự như: Sắc

lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 xá miễn cho một số tội phạm trước ngày 19/08/1945;

Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá; Sắc lệnh số

Page 22: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

223/SL ngày 17/11/1946 quy định tội phạm về chức vụ; Pháp lệnh trừng trị các tội phản

cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ

nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân

ngày 21/10/1970; Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi

hành Sắc luật quy định về các tội phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ,

buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; Nghị quyết số 02/HĐTP

ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

một số quy định của Bộ luật hình sự; Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội

đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy

định của Bộ luật hình sự; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 của Bộ Nội

vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn

thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú... Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai

luật hình sự Việt Nam bằng việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về

miễn trách nhiệm hình sự cũng được sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện hơn.

Như vậy, sở dĩ trước đây trong pháp luật hình sự thực định có ghi nhận và thực

tiễn xét xử có áp dụng nó là xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự

của Nhà nước nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng, từ quan điểm cho rằng việc

truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt về hình sự mặc dù là rất quan trọng trong việc

bảo vệ pháp chế, củng cố trật tự pháp luật song không phải là biện pháp duy nhất mà đòi

hỏi ngày càng mở rộng các biện pháp tác động xã hội khác để đấu tranh phòng và chống

tội phạm [38, tr. 10]. Mặt khác, miễn trách nhiệm hình sự với các tên gọi khác nhau

được áp dụng trong thời kỳ này chủ yếu để thực hiện phương châm trong đường lối xử

lý, đó là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo".

Tuy nhiên, do yêu cầu bảo vệ nền độc lập và trật tự an toàn xã hội của Nhà nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời nên chưa quy định cụ thể mà các điều kiện áp dụng

miễn trách nhiệm hình sự được xác định tương tự như các điều kiện xử nhẹ hoặc miễn

hình phạt được quy định trong một số điều tại các văn bản pháp lý khác nhau. Chẳng

hạn:

- Điều 1 mục 1 Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 - văn bản pháp luật hình sự

đầu tiên của giai đoạn này quy định về đại xá cho một số tội phạm trước ngày

Page 23: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

19/08/1945. Theo đó, những người phạm tội trước ngày 19/08/1945 về những loại kể sau

đây đều được hoàn toàn xá miễn: "1. Tội phạm vào luật lệ báo chí; 2. Tội phạm vào luật

lệ hội họp; 3. Tội của thợ thuyền bị phạt do luật lao động; 4. Tội phạm trong khi đình

công; 5. Tội phạm vào luật lệ về quan thuế và thương mại, rượu lậu, thuốc phiện lậu,

muối lậu và các hàng hóa lậu khác; 6. Tội phạm vào luật lệ kiểm lâm; 7. Tội phạm vào

luật lệ kinh tế chỉ huy; 8. Tội vô ý giết người hoặc đánh người có thương tích; và 9. Tội

vi cảnh" [68, tr. 184]. Theo đó, đại xá là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước, có tác

dụng tha tội - thường là hoàn toàn và triệt để - cho hàng loạt những người phạm những tội

nhất định nào đó, có ý nghĩa chính trị rất to lớn, thường chỉ được ban hành vào những

dịp có những sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Như

vậy, miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trường hợp xá miễn. Và cũng theo

Điều 4 Sắc lệnh số 52/SL này thì "Những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao

giờ; quyền công tố sẽ tiêu hủy, những chính hình và phụ hình mà Tòa án đã tuyên đều

bỏ hết. Những tiền phạt hoặc án phí mà công khố đã thu của tội nhân rồi thì không

hoàn lại nữa. Những của cải đã tịch biên và phát mại rồi cũng không trả lại nữa"...

- Mục II trong Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ

về đại xá có nêu "Người đang bị giam mà được đại xá thì được tha ngay. Những người

đã mãn hạn tù hoặc được ân xá, ân giảm và được tha trước đây và những người này

được tha đều được hưởng quyền công dân như ứng cử, bầu cử và các quyền tự do, dân

chủ..." [68, tr. 184].

- Điều 2 Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 quy định tội phạm về chức vụ ghi

nhận "Người phạm đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo giác cho nhà chức trách

việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đưa hối lộ bị công chức cưỡng bách ước hứa, hay là

dùng cách trá ngụy thì người ấy được miễn hết cả tội. Trong trường hợp này, tang vật

hối lộ được hoàn trả" [68, tr. 476]. Như vậy, trong văn bản này, miễn trách nhiệm hình

sự được sử dụng với tên gọi là miễn hết cả tội.

- Điều 20 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 quy định

về những trường hợp giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt như sau: "Kẻ nào phạm

tội phản cách mạng nêu ở mục 2 mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau

đây thì được giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt.

Page 24: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

1. Có âm mưu phạm tội, nhưng đã tự nguyện không thực hiện tội phạm.

2. Tội phạm chưa bị phát giác mà thành thật tự thú, khai rõ những âm mưu và

hành động của mình và của đồng bọn.

3. Cố ý không thi hành đầy đủ hoặc khuyên bảo đồng bọn không thi hành đầy

đủ những âm mưu của bọn cầm đầu phản cách mạng.

4. Có những hành động làm giảm bớt tác hại của tội phạm.

5. Phạm tội vì bị ép buộc, bị lừa phỉnh và việc làm chưa gây thiệt hại lớn.

6. Bị bắt, nhưng trước khi bị xét xử đã tỏ ra thành thật hối cải, lập công chuộc

tội".

- Điều 23 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày

21/10/1970 quy định những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt: "Kẻ nào phạm

những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau

đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt:

1. Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật thú tội với cơ quan

chuyên trách khai rõ hành động của mình và đồng bọn.

2. Kẻ phạm tội đã có hành động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội

phạm.

3. Trước khi bị xét xử kẻ phạm tội tự nguyện bồi thường hoặc sửa chữa những

thiệt hại gây ra.

4. Phạm tội gây thiệt hại không lớn".

- Điều 19 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày

21/10/1970 quy định những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt: "Kẻ nào phạm

những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau

đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt.

1. Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật tự thú với cơ quan

chuyên trách, khai rõ hành động của mình và của đồng bọn.

Page 25: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

2. Kẻ phạm tội đã có hành động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội

phạm.

3. Trước khi bị xét xử kẻ phạm tội đã tự nguyện bồi thường hoặc sửa chữa thiệt

hại đã gây ra.

4. Phạm tội gây thiệt hại không lớn".

Thời gian sau, để kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động của bọn phản

cách mạng, đồng thời nhằm bảo vệ chánh quyền cách mạng, bảo đảm an ninh chánh trị,

thì chủ trương, đường lối trấn áp phản cách mạng nói chung là phải đồng thời, nghiêm

khắc và kiên quyết, song khi xử lý từng vụ án cụ thể cần phải kết hợp "Nghiêm trị với

khoan hồng, trừng trị với cải tạo, giáo dục" nhằm phân hóa hàng ngũ bọn phản cách

mạng, đè bẹp tư tưởng chống đối và làm tan rã các tổ chức của chúng. Do đó, Bộ Tư

pháp đã ban hành Thông tư số 03-BTP/TT tháng 04/1976 hướng dẫn thi hành Sắc luật

quy định về tội phạm và hình phạt vẫn nêu rõ nguyên tắc xét xử bọn phản cách mạng là:

"Nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn có nhiều tội ác, bọn ngoan cố chống lại

cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường và những

kẻ thật thà hối cải; giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập công

chuộc tội".

Và từ sau ngày miền Nam mới giải phóng, trong bối cảnh các thế lực thù địch

khác vẫn đang bao vây và cấm vận, đồng thời chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến

tranh ở biên giới Tây nam và phía Bắc. Ngoài ra, "đất nước còn phải đối mặt với những

khó khăn chồng chất và gay gắt về kinh tế và đời sống, tình hình tiêu cực, nhất là tệ nạn

hối lộ diễn biến phức tạp" [66, tr. 123]. Cho nên, trước tình hình đó, ngày 20/05/1981,

ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Sự ra đời của

Pháp lệnh này là một sự kiện pháp lý quan trọng, góp phần củng cố, giữ vững và tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, động viên và khuyến khích tất cả công dân tích cực

tham gia đấu tranh chống tệ hối lộ và những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội. Một

mặt, Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh rất kiên quyết, triệt để và mạnh mẽ đối với

tội hối lộ dưới mọi hình thức như: nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhưng mặt

khác cũng thể hiện sự phân hóa rõ ràng trong đường lối xử lý. Cụ thể, trong Pháp lệnh

Page 26: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

đã ghi nhận chính thức vấn đề miễn trách nhiệm hình sự và Điều 8 Pháp lệnh đã quy

định cụ thể ba trường hợp - miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt và miễn hình

phạt, đó là:

"1. Người phạm tội hối lộ, trước khi bị phát giác, chủ động khai rõ sự việc, giao

nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự; nếu là phạm tội

nghiêm trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.

2. Người phạm tội hối lộ, sau khi bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai rõ

sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.

3. Người phạm tội lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi bị phát giác tỏ ra

thành thực hối cải khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn hình

phạt".

Từ năm 1979-1980, trong nước ta tình hình tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả

và kinh doanh trái phép diễn biến đa dạng và phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế

hoạch của Nhà nước và đời sống của nhân dân, cũng như gây rối loạn thị trường. Tuy

nhiên, trong đường lối xử lý cũng có sự phân hóa - hoặc để nghiêm trị, hoặc để khoan

hồng. Để khoan hồng có biện pháp miễn hình phạt và biện pháp này quy định tại Điều

10 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày

10/07/1982, theo đó, những trường hợp giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt là:

"1. Tội phạm chưa bị phát giác mà người phạm tội thành thật thú tội với cơ

quan Nhà nước, khai rõ hành động của mình và đồng bọn thì có thể được miễn hình

phạt; nếu phạm tội nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt.

2. Trước khi bị xét xử, người phạm tội tự nguyện giao nộp cho Nhà nước đầy đủ

hàng hóa, vật tư và phương tiện phạm pháp thì được giảm nhẹ hình phạt".

Như vậy, trong giai đoạn này xét về mức độ nhân đạo thì miễn trách nhiệm

hình sự là biện pháp khoan hồng đặc biệt cùng với các biện pháp tha miễn trách

nhiệm hình sự và hình phạt khác trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, việc lựa

chọn biện pháp này hay biện pháp miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, tha miễn hình

phạt... để áp dụng trong trường hợp cụ thể thì ngoài việc áp dụng điều kiện quy định

trong từng điều luật tương ứng ra, còn phải dựa vào các điều kiện khác nữa, chẳng

Page 27: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

hạn đó là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời điểm, hoàn

cảnh lịch sử, yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm từng nơi, từng lúc và đối

với từng vụ án cụ thể, đặc biệt là đối với các vụ phản cách mạng, chống phá Nhà

nước... Đây cũng là điều kiện "linh hoạt" của biện pháp miễn trách nhiệm hình sự và

còn thể hiện trong luật hình sự nước ta nội dung "mềm dẻo" của chế định này [38, tr.

11].

Trên cơ sở tổng kết nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành trong

thời kỳ này cho thấy, những trường hợp được xem xét để áp dụng miễn trách nhiệm

hình sự có thể bao gồm:

- Có quyết định đại xá;

- Có âm mưu phạm tội nhưng tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;

- Trước khi sự việc bị phát giác đã thành thật tự thú khai rõ âm mưu, hành động

của mình và của đồng bọn.

- Người phạm tội đã có những hành động ngăn chặn, hoặc làm giảm bớt tác hại

của tội phạm.

- Bị bắt trước khi bị xét xử, người phạm tội đã tỏ ra thành thật hối cải lập công

chuộc tội hoặc tự nguyện bồi thường hoặc sửa chữa thiệt hại gây ra.

- Phạm tội vì bị ép buộc, lừa phỉnh và việc làm chưa gây thiệt hại lớn hoặc

phạm tội có tính chất cơ hội.

1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

đến nay

Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật hình sự Việt Nam nói

chung, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng. Trong Bộ luật hình sự đầu

tiên này, miễn trách nhiệm hình sự được chính thức quy định tại một số điều của Phần

chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự với các quy định cụ thể về những trường

hợp miễn trách nhiệm hình sự. Các quy định này ngoài sự ghi nhận thực tiễn áp dụng

những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự còn được mở rộng ra đối với một số trường

Page 28: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

hợp khác cho phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.

Theo đó, trong Bộ luật hình sự năm 1985, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

bao gồm: Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều

16); do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không

còn nguy hiểm cho xã hội nữa (đoạn 1 khoản 1 Điều 48); cho người phạm tội tự thú,

thật thà khai báo, ăn năn hối cải (đoạn 2 khoản 1 Điều 48); cho người chưa thành niên

phạm tội (khoản 3 Điều 59); cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 74); cho

người phạm tội đưa hối lộ (khoản 5 Điều 227) và; cho người phạm tội không tố giác tội

phạm (khoản 2 Điều 247).

Việc quy định biện pháp miễn trách nhiệm hình sự trong các điều luật này do

xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và chính sách khoan hồng, đồng thời biện pháp này

được đặt ra trong các trường hợp phạm tội nếu xét thấy không phải truy cứu trách nhiệm

hình sự và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu

phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

Sau một thời gian áp dụng Bộ luật hình sự năm 1985, Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02-HĐTP ngày 05/01/1986, trong đó có

hướng dẫn cụ thể về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành

tội phạm, cụ thể đề cập đến các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội,

việc miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp người tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội là người tổ chức tội phạm. Theo đó, mặc dầu họ đã tự nguyện nửa chừng chấm

dứt việc phạm tội nhưng vẫn để cho đồng bọn thực hiện tội phạm thì người đó không

được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Ngoài ra, cũng trong Nghị quyết

này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về miễn trách

nhiệm hình sự quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 (khoản 1 Điều 48) với các nội

dung sau:

- Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp không có trách nhiệm hình

sự và người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không bị coi là người can án;

Page 29: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

- Thẩm quyền áp dụng: Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố thì Viện kiểm sát

nhân dân có quyền miễn trách nhiệm hình sự, trong giai đoạn xét xử thì việc miễn trách

nhiệm hình sự do Tòa án quyết định;

- Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không được quyết định bất cứ loại

hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường thiệt hại và giải quyết các

tang vật vụ án.

Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1985, nhà làm luật nước ta mới chỉ quy định

việc áp dụng biện pháp này đối với một loại người đồng phạm là người thực hành và

ngay cả Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 chỉ mới hướng dẫn về việc tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, chưa có hướng dẫn về

việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm với ba

loại người đồng phạm còn lại - người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Do đó,

ngày 19/04/1989, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại ra Nghị quyết

Hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, trong

đó có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau:

- Đối với người xúi giục, người tổ chức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa

để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực

hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.

- Đối với người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật

chất cho việc thực hiện tội phạm (như không cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội;

không chỉ điểm, dẫn đường cho kẻ thực hành…). Nếu sự giúp sức của người giúp sức

đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì người giúp

sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục,

người tổ chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm.

Ngoài ra, để phù hợp với thực tiễn xét xử và vận dụng linh hoạt chế định miễn

trách nhiệm hình sự cho một số đối tượng cụ thể và phạm một tội cụ thể, nếu đáp ứng

đầy đủ căn cứ và những điều kiện nhất định, thì họ vẫn được xem xét để áp dụng chế

Page 30: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

định này. Cụ thể, ngày 02/06/1990, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân

dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số

05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với

người phạm tội ra tự thú đã nêu rõ căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

người phạm tội trốn khỏi nơi giam. Theo đó, miễn trách nhiệm hình sự đối với tội trốn

khỏi nơi giam được dùng với tên gọi miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tội

phạm nhất định, cụ thể là:

- Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét

xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng biện

pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú; nếu trong

thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm

hình sự về tội trốn khỏi nơi giam quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự...

- Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và

trong thời gian trốn tránh không phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu trách nhiệm

về tội trốn khỏi nơi giam được quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự...

Về sau, qua bốn lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự thì các quy định về miễn

trách nhiệm hình sự vẫn giữ nguyên như quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Đến

lần pháp điển hóa thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999 đã khẳng định chính sách khoan

hồng và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta qua việc mở rộng hơn các quy định về miễn

trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, Bộ luật này còn quy định một điều luật riêng về miễn

trách nhiệm hình sự có tính chất chung áp dụng cho mọi tội phạm tại Điều 25. Ngoài ra,

tại Điều luật này ngoài hai trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cũ quy định ở khoản 1

Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây còn quy định thêm trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

khác trong Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự vẫn được giữ nguyên.

Theo Bộ luật hình sự năm 1999, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bao gồm:

Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); do sự

thay đổi của tình hình (khoản 1 Điều 25); do sự ăn năn hối cải của người phạm tội

(khoản 2 Điều 25); khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); cho người chưa thành

niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); cho người phạm tội gián điệp (Điều 80); cho người

Page 31: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều 269); cho người phạm tội làm môi giới hối lộ

(khoản 6 Điều 290) và; cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314).

Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này được nhà làm luật phân chia

thành những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc hoặc tùy nghi

(lựa chọn). Theo đó, đối với những trường hợp bắt buộc, nếu người phạm tội đáp ứng

đầy đủ căn cứ và những điều kiện cụ thể quy định trong điều luật thì các cơ quan tư

pháp hình sự có thẩm quyền bắt buộc phải ra quyết định để miễn trách nhiệm hình sự

cho họ. Ngoài ra, đối với những trường hợp có tính chất lựa chọn (tùy nghi), thì mặc dù

người phạm tội có đầy đủ căn cứ và những điều kiện cụ thể quy định trong điều luật,

nhưng việc có áp dụng hay không áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đều do cơ quan tư

pháp hình sự có thẩm quyền quyết định, căn cứ vào tình hình thực tế, vào yêu cầu đấu

tranh phòng và chống tội phạm, cũng như nhân thân người phạm tội.

Tóm lại, việc quy định chế định miễn trách nhiệm hình sự trong lịch sử lập pháp

hình sự Việt Nam trước đây với nhiều tên gọi khác nhau và trong Bộ luật hình sự năm

1999 hiện hành có ý nghĩa quan trọng không chỉ động viên, khuyến khích người phạm

tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với

cộng đồng, mà còn tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện pháp cưỡng chế hình sự

của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo dục, cải tạo người phạm

tội, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

1.3. Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự một số

nước trên thế giới

Hiện nay, phần lớn trong pháp luật hình sự các nước trên thế giới chỉ quy định

về chế định miễn hình phạt (hoặc miễn giảm hình phạt hay miễn trừ hình phạt) cho

người phạm tội nếu đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định. Các

nước có quy định chế định miễn hình phạt trong pháp luật hình sự như: Liên bang Nga,

Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Trung Quốc... Trong khi đó, chế

định miễn trách nhiệm hình sự chỉ còn quy định trong pháp luật hình sự ở một số nước

trên thế giới với những quy định cụ thể khác nhau, mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt

xem xét những nét cơ bản về chế định này trong pháp luật hình sự của một số nước đó.

Page 32: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996, chế định miễn trách nhiệm

hình sự được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập trong Bộ luật này tại một

chương riêng biệt (Chương 11) bao gồm bốn điều luật tương ứng là bốn trường hợp

miễn trách nhiệm hình sự là [63]: 1) Miễn trách nhiệm hình sự do người phạm tội ăn

năn hối cải (Điều 75); 2) Miễn trách nhiệm hình sự do người phạm tội đã hòa giải với

người bị hại (Điều 76); 3) Miễn trách nhiệm hình sự do sự thay đổi của tình hình (Điều

77) và; 4) Miễn trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

(Điều 78);

Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự chung quy định trong

Chương 11 của Phần chung Bộ luật hình sự, còn có hai trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự là: 1) Miễn trách nhiệm hình sự do đại xá (Điều 85) và; 2) Miễn trách nhiệm

hình sự cho người chưa thành niên (Điều 91).

Như vậy, so với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định trong

Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, thì về cơ bản những trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự của hai nước là giống nhau. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự năm

1999 của chúng ta, trong Phần chung Bộ luật hình sự Liên bang Nga nhà làm luật còn

quy định thêm hai trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, đó là: Miễn trách nhiệm

hình sự do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại (Điều 76) và; miễn trách nhiệm

hình sự do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 78). Ngoài ra, trong Phần

các tội phạm Bộ luật hình sự của Liên bang Nga còn quy định hàng loạt những trường

hợp miễn trách nhiệm hình sự khác nữa như [63]: Miễn trách nhiệm hình sự cho người

bắt cóc người (Điều 127); cho người phạm tội khủng bố (Điều 202); cho người chiếm

con tin (Điều 203); cho người tổ chức đơn vị vũ trang bất hợp pháp (Điều 205); cho

người sở hữu, tiêu thụ, bảo quản, chuyển giao hay mang trái phép vũ khí, đạn dược, chất

nổ và thiết bị gây cháy nổ (Điều 219); cho người chế tạo vũ khí trái phép (Điều 220);

cho người đưa hối lộ (Điều 286); cho người đưa ra lời khai, kết luận giám định hay dịch

gian dối (Điều 301); cho người trốn khỏi nhà tù hoặc nơi tạm giam (Điều 307)...

Như vậy, so với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Phần

các tội phạm Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, thì trong Phần riêng của Bộ luật hình

sự Liên bang Nga quy định rất nhiều trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (trong đó có

Page 33: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

một trường hợp giống với pháp luật hình sự nước ta - Miễn trách nhiệm hình sự cho

người phạm tội đưa hối lộ). Tuy nhiên, nói chung đối với tất cả những trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự này, người phạm tội phải có những hành động chứng tỏ sự thành

khẩn, ăn năn, kịp thời ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra, hay tự nguyện giao nộp

vũ khí hoặc thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, một số trường

hợp hành vi của họ phải không cấu thành tội phạm khác. Nếu trường hợp hành vi của họ

cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà hành vi đó thỏa

mãn cấu thành tội phạm đó.

Do không có Bộ luật hình sự nên để tạo thuận lợi cho việc áp dụng, ở Vương

quốc Anh án lệ đã được tập hợp thành các tuyển tập và cho xuất bản báo cáo tháng về thực

tiễn xét xử với tên gọi "Các báo cáo pháp luật" (Law Reports). Về những trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự, theo pháp luật hình sự Vương quốc Anh có bốn trường hợp (dạng)

miễn trách nhiệm hình sự [18, tr. 77-78] và những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

này không giống với pháp luật hình sự nước ta. Tuy nhiên, trong đó lại có hai trường

hợp miễn trách nhiệm hình sự giống với pháp luật hình sự Liên bang Nga, đó là: Miễn

trách nhiệm hình sự do người bị hại đã hòa giải với người phạm tội và miễn trách nhiệm

hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, trong pháp luật hình sự

Vương quốc Anh còn có hai trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác - miễn trách

nhiệm hình sự do người phạm tội đã chết, và miễn trách nhiệm hình sự do người phạm

tội đã được ân xá. Và trong pháp luật hình sự nước này còn quy định riêng đối với một

số loại tội phạm. Ví dụ: Tội phạm chống Nhà vua thì không áp dụng chế định miễn

trách nhiệm hình sự này.

Trong pháp luật hình sự một số nước khác mặc dù đã dành hẳn một chương quy

định về chế định miễn trách nhiệm hình sự, nhưng những trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự trong đó lại mang bản chất pháp lý là các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách

nhiệm hình sự. Cụ thể, xem xét hệ thống pháp luật hình sự Tây Ban Nha hiện hành cho

thấy đó chính là Bộ luật hình sự năm 1995 của nước này, chế định miễn trách nhiệm

hình sự được quy định tại Chương II "Các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự" (các điều

20-21). Tuy nhiên, mặc dù tên gọi của chương như vậy nhưng trong nội dung lại đề cập

đến các trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự "không phải

Page 34: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

chịu" - loại trừ trách nhiệm hình sự, chứ không phải là miễn trách nhiệm hình sự (như

tên gọi của tên Chương). Theo đó, những người không phải chịu trách nhiệm hình sự

bao gồm [15, tr. 51-52]:

1) Người chưa đến 18 tuổi;

2) Người trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì bị rối loạn

nào đó về tâm thần mà không thể nhận thức được tính chất trái pháp luật của hành vi do

mình thực hiện hoặc không thể điều khiển được hành vi của mình.

3) Người trong thời gian thực hiện tội phạm vì bị đầu độc bằng rượu mạnh, chất

độc, chất ma túy hoặc chất hướng thần khác mà không có ý định phạm tội hoặc không

nhìn thấy trước hoặc không buộc phải nhìn thấy trước khả năng là mình sẽ phạm tội,

cũng như do ảnh hưởng của các chất này đã cản trở sự nhận thức được của người đó

tính chất trái pháp luật của hành vi hoặc cản trở sự điều khiển hành vi được thực hiện;

4) Người bị rối loạn về tâm thần làm mất năng lực nhận thức hoạt động của

mình từ lúc sinh ra hoặc từ lúc còn thơ ấu;

5) Người đã hành động trong phòng vệ chính đáng;

6) Người đã hành động trong tình thế cấp thiết;

7) Người đã hành động trong tình trạng khiếp sợ mãnh liệt;

8) Người đã hành động để thực hiện trách nhiệm, quyền hợp pháp, cũng như

các nghĩa vụ theo chức vụ hoặc nghề nghiệp của mình.

Hoặc Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có quy định tại

Chương IV - Miễn trừ trách nhiệm hình sự có nêu những ra trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự như sau [63, tr. 17]:

1) Người chưa đủ 15 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì không

phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 17) nhưng Tòa án phải áp dụng biện pháp giáo dục,

cải tạo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự;

Page 35: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

2) Người bị mất trí, không nhận thức được hậu quả của hành vi do mình gây ra

thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng Tòa án phải buộc họ chữa bệnh theo quy

định của Bộ luật hình sự (Điều 18);

3) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái bị phụ thuộc, bị đe dọa, uy

hiếp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp tội phạm nghiêm trọng

thì sự đe dọa, uy hiếp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 19);

4) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, thì

không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20);

5) Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp tình thế cấp thiết thì

không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21);

Hay theo pháp luật hình sự Thụy Điển đã quy định một chương riêng với tên gọi là

"Miễn trách nhiệm hình sự" trong Bộ luật hình sự (Chương 24) và liệt kê những trường hợp

miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thực chất đây chính là các trường hợp mang bản chất

pháp lý là các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt

Nam. Cụ thể, theo pháp luật hình sự Thụy Điển, miễn trách nhiệm hình sự là một nguyên

tắc của luật hình sự dựa trên cơ sở xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội

phạm được thực hiện mặc dù trên thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu

tố chủ quan và yếu tố khách quan đối với một loại tội phạm. Nguyên tắc này được nhắc đến

như là miễn trách nhiệm hình sự và không phải là miễn hình phạt bởi vì bị cáo không chỉ

tránh khỏi hình phạt mà hơn thế nữa hành vi đó không được coi là tội phạm trong những

điều kiện miễn trừ. Các nhà làm luật nước này đã sử dụng kỹ thuật mà ở đó họ tập hợp hầu

hết xung đột quyền lợi và những trường hợp ngoại lệ khác làm cho hành vi phạm tội mất đi

tính tội phạm. Theo đó, có bốn nhóm (trường hợp) sau đây được coi là miễn trách nhiệm

hình sự [96, tr. 184-190]:

a) Do sự đồng ý (hòa hoãn) giữa người phạm tội và người bị hại (quy định tại

mục 7 Chương 24);

b) Phòng vệ chính đáng (quy định tại mục 1 Chương 24);

c) Tình thế cấp thiết (quy định tại mục 4 Chương 24);

Page 36: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

d) Thẩm quyền do luật định (quy định tại mục 2 Chương 24).

Tóm lại, việc nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật

hình sự một số nước trên thế giới cho phép đưa ra một số kết luận chung dưới đây.

Một là, hiện nay trong pháp luật hình sự các nước trên thế giới hầu như chỉ quy

định về chế định miễn hình phạt hoặc miễn giảm (miễn trừ) hình phạt cho người phạm

tội nếu đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do từng trường hợp tương

ứng quy định. Trong khi đó, chế định miễn trách nhiệm hình sự chỉ còn quy định trong

pháp luật hình sự ở một số nước trên thế giới với những quy định cụ thể khác nhau mà

chúng tôi đã phân tích trên.

Hai là, về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự của

nước ta (mà cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1999) quy định tương đối giống với pháp luật

hình sự Liên bang Nga (mà cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1996 hiện hành). Tuy nhiên,

so với chúng ta, trong Phần chung Bộ luật hình sự Liên bang Nga nhà làm luật còn quy

định thêm hai trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, đó là: Miễn trách nhiệm hình

sự do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại và miễn trách nhiệm hình sự do đã hết

thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, trong Phần các tội phạm quy định

nhiều trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác cho người phạm một số tội cụ thể

tương ứng mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Ba là, trong pháp luật hình sự một số nước khác (như Tây Ban Nha, Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào, Thụy Điển...), mặc dù đã dành hẳn một chương quy định về chế

định miễn trách nhiệm hình sự, nhưng những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

trong đó lại mang bản chất pháp lý chính là các trường hợp (tình tiết) loại trừ trách

nhiệm hình sự (chứ không đúng như tên gọi của nó) theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2

những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng

Page 37: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Hiện nay, về cách phân loại và danh mục những trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự cụ thể trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm những trường hợp nào cũng

còn có các ý kiến khác nhau giữa các nhà hình sự học ở nước ta.

Theo PGS-TS Võ Khánh Vinh, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định trong Phần chung và Phần các tội phạm

và phân thành hai loại, một loại mang tính bắt buộc và một loại mang tính tùy nghi (có

thể), đồng thời nêu ra trong Phần chung thì những trường hợp quy định tại Điều 19,

khoản 2 Điều 23 và khoản 1 Điều 25 là bắt buộc, còn các loại còn lại là tùy nghi. Tác

giả đã liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Phần chung bao gồm: 1)

Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19);

2) Cho người phạm tội do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều

23); 3) Cho người phạm tội do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không

còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 4) Cho người phạm tội do người phạm

tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 5) Do có hành vi tích cực của

người phạm tội (khoản 2 Điều 25); 6) Khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); 7)

Cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); Và một số trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự được quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999

[89, tr. 392-393].

Còn theo TS Nguyễn Ngọc Chí thì những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

được quy định trong Phần chung, áp dụng đối với tất cả các tội phạm hoặc đối với một

loại tội phạm hoặc đối với một loại chủ thể nhất định. Những trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự ở Phần các tội phạm chỉ được áp dụng đối với người phạm vào tội mà

luật có quy định. Tuy nhiên, tác giả còn chỉ ra những trường hợp miễn trách nhiệm hình

sự ở Phần chung Bộ luật hình sự lại có thể phân chia thành hai nhóm nữa:

1) Nhóm thứ nhất là các tình tiết miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối

với tất cả các loại tội phạm và bao gồm: a) Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự

chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy

hiểm cho xã hội nữa; b) Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội; c) Khi có quyết định

đại xá hoặc đặc xá; d) Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự

Page 38: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng

điều khiển hành vi của mình.

2) Nhóm thứ hai là nhóm các tình tiết miễn trách trách nhiệm hình sự đối với

một loại tội nhất định và bao gồm: a) Do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và; b)

Cho người chưa thành niên phạm tội [24, tr. 14-17].

Tác giả Phạm Mạnh Hùng lại căn cứ vào các quy định của luật hình sự và luật

tố tụng hình sự Việt Nam lại rút ra những điều kiện (hay những căn cứ) để có thể được

miễn trách nhiệm hình sự, trong đó có những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

được thực tiễn xét xử áp dụng nhưng chưa được nhà làm luật ghi nhận trong Bộ luật

hình sự hay Bộ luật tố tụng hình sự, đó là:

a)...

...

c) Trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38

Bộ luật hình sự (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được khoan hồng đặc biệt;

d) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà

người bị hại không có yêu cầu [40, tr. 14-15].

Và theo TSKH Lê Cảm thì căn cứ vào các quy phạm về chế định này trong Bộ

luật hình sự, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại hai phần là Phần chung và

Phần các tội phạm, trong mỗi Phần đều có các dạng miễn trách nhiệm hình sự có tính

bắt buộc hoặc tùy nghi (lựa chọn) và liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

bao gồm chín dạng: năm dạng trong Phần chung và bốn dạng trong Phần các tội phạm

Bộ luật hình sự năm 1999 đó là miễn trách nhiệm hình sự: a) Cho người tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); b) Do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều

25); c) Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); d) Khi có quyết

định đại xá (khoản 3 Điều 25); đ) Cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69);

e) Cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80); f) Cho người phạm tội đưa hối lộ

(đoạn 2 khoản 6 Điều 289); g) Cho người phạm tội môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290)

Page 39: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

và; h) Cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314) [10], [11], [13]. TS

Trương Quang Vinh cũng đồng ý với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này

[39, tr. 166-167].

Như vậy, qua phân tích cho thấy ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm

được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, một số tác giả còn liệt kê một

số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, đó là: Miễn trách nhiệm hình sự do hết

thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự do đặc xá; miễn trách

nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại

Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được

khoan hồng đặc biệt; và miễn trách nhiệm hình sự đối với một số tội luật định chỉ được

khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không có yêu cầu. Tuy nhiên,

theo chúng tôi những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này chưa được nhà làm luật

nước ta chính thức quy định trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm

1999 hiện hành), mà chỉ mới được thực tiễn xét xử chấp nhận áp dụng và coi đó là một

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà thôi. Chính vì vậy, trong mục 2.1. và 2.2. của

chương thứ hai này, chúng tôi chỉ phân tích và đề cập đến những trường hợp được quy

định trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, có nghĩa chúng chỉ bao gồm chín

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với hai loại: 1) Có tính chất bắt buộc hoặc 2) Có

tính chất tùy nghi (lựa chọn) nằm rải rác trong Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật

hình sự năm 1999. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999

T

T

Điều

khoản

Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự Loại

Phần chung Phần các tội phạm Bắt

buộc

Tùy

nghi

1. Điều 19 Cho người tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội

X

2. Khoản 1 Do sự chuyển biến của tình X

Page 40: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Điều 25 hình

3. Khoản 2

Điều 25

Do sự ăn năn hối cải của

người phạm tội

X

4. Khoản 3

Điều 25

Khi có quyết định đại xá X

5. Khoản 2

Điều 69

Cho người chưa thành niên

phạm tội

6. Khoản 3

Điều 80

Cho người phạm tội gián

điệp

X

7. Khoản 6

Điều 289

Cho người phạm tội đưa

hối lộ

X

8. Khoản 6

Điều 290

Cho người phạm tội làm

môi giới hối lộ

X

9. Khoản 3

Điều 314

Cho người phạm tội

không tố giác tội phạm

X

2.1. Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong

Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999

2.1.1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong các chế định nhân đạo của

luật hình sự Việt Nam nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội từ bỏ dứt khoát và

vĩnh viễn ý định thực hiện tội phạm đến cùng của mình, qua đó hạn chế những thiệt hại

(hậu quả) nguy hiểm có thể gây ra cho các quan hệ xã hội. Trong pháp luật hình sự Việt

Nam trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt

việc phạm tội chỉ được quy định trong các điều luật của một số văn bản pháp lý đơn

hành. Chẳng hạn, Điều 20 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967

quy định trường hợp giảm nhẹ hay miễn hình phạt: "...Có âm mưu phạm tội, nhưng đã

Page 41: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tự nguyện không thực hiện tội phạm..."; Bản tổng kết số 452-H52 ngày 10/08/1970 của

Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người quy định: "...Mặc dù đã

rõ ràng can phạm có ý định giết người hoặc khi không xác định được rõ ràng ý thức

của y, nhưng nếu được nửa chừng hành động, can phạm thấy nạn nhân đã bị thương

tích, chủ động tự mình chấm dứt tấn công, tuy biết rằng còn có thể tiếp tục hành động,

chỉ nên định tội là cố ý gây thương tích, không nên định tội là cố ý giết người chưa

đạt..." [68, tr. 27]. Về sau, đến Bộ luật hình sự năm 1985, chế định tự ý nửa chừng chấm

dứt việc phạm tội đã được ghi nhận chính thức tại Điều 16 của Bộ luật này và trong quá

trình áp dụng nó đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ

sung để áp dụng thống nhất một số quy định của Bộ luật hình sự trong Nghị quyết số

02/HĐTP ngày 05/01/1988 và Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989. Đến lần

pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự - Bộ luật hình sự năm 1999, chế định tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 19 của Bộ luật và về cơ bản nó

không có gì thay đổi so với chính nó trước đây trong Bộ luật hình sự năm 1985.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một khái niệm pháp lý mà trước đây

chúng ta quen gọi là "tự nguyện đình chỉ" [27, tr. 26], [57, tr. 19], [58, tr. 114]. Đến Bộ luật

hình sự năm 1985 khái niệm này đã được quy định chính thức tại Điều 16 và sau đó nó

tiếp tục được ghi nhận Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 19). Tuy nhiên, qua nghiên cứu

các quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến chế định này, kết hợp với thực tiễn

áp dụng, dưới góc độ khoa học luật hình sự theo chúng tôi khái niệm tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội có thể được hiểu như sau: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

tội là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện sự tự nguyện dứt

khoát của một người không thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của mình đến cùng

mặc dù họ có khả năng thực hiện và điều kiện khách quan không có gì ngăn cản. Theo

đó, các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội bao gồm:

Thứ nhất, việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người

phạm tội phải tự nguyện và dứt khoát, có nghĩa người đó phải từ bỏ thực sự ý định

phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại

chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng hơn sẽ tiếp tục

phạm tội. Việc chấm dứt này thể hiện sự tự kiềm chế của một người để không thực hiện

Page 42: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

ý định hoặc hành vi phạm tội của mình đến cùng mặc dù người đó có khả năng thực

hiện và tất cả những điều kiện khách quan bên ngoài không có gì cản trở họ. Nói một

cách khác, xuất phát từ động lực (động cơ) bên trong của bản thân người phạm tội thúc

đẩy mà họ đã tự bỏ hẳn ý định không thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù đối với họ

hoàn toàn có khả năng khách quan để thực hiện và ngay cả thực tế khi dừng lại, người

phạm tội vẫn tin tưởng rằng hiện tại không có trở ngại gì và nếu bản thân muốn thì họ

vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm. Do đó, tất cả những trường hợp chủ thể dừng lại

việc thực hiện tội phạm đến cùng do các nguyên nhân khách quan khác (như: do bị thúc

ép, do bị bắt buộc, do bị phát hiện hay gặp trở ngại khác...) đều không được coi là tự ý

nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Thứ hai, việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp

tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt

chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay

giai đoạn tội phạm hoàn thành. Bởi lẽ, ở trường hợp sau thì người phạm tội đã thực hiện

được đầy đủ những dấu hiệu khách quan và chủ quan của tội phạm và việc dừng lại

không thực hiện tội phạm hoàn toàn không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội

của hành vi do người phạm tội thực hiện. Nói một cách khác, mặc dù người phạm tội

dừng lại và không có gì ngăn cản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì

họ đã thực hiện hết những hành vi phạm tội theo ý muốn và tin rằng hậu quả sẽ xảy ra,

nhưng hậu quả lại không xảy ra hoặc đối với giai đoạn tội phạm hoàn thành thì người

phạm tội cũng đã thực hiện xong tội phạm và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

tội không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Thứ ba, việc chấm dứt việc thực hiện tội phạm phải do chính bản thân người đó

tự quyết định, mặc dù vào thời điểm thực tế quyết định chấm dứt việc thực hiện tội

phạm, người phạm tội vẫn nhận thức được khả năng thực tế khách quan vẫn cho phép

tiếp tục thực hiện tội phạm. Trường hợp "nếu một người nào đó quyết định ngừng thực

hiện tội phạm sau khi thấy rõ ràng điều kiện khách quan không cho phép thực hiện

được tội phạm thì không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội"

[64, tr. 172].

Page 43: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Do đó, nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, thì "... Người tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi

thực tế đã thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội này". Như vậy, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chính

là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự

năm 1999. Một mặt nó thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam,

nhưng mặt khác nó cho phép một người đã có ý định phạm tội, đã có hành vi chuẩn bị

hoặc bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng đã nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

được hưởng lượng khoan hồng, độ lượng của Nhà nước - không phải chịu trách nhiệm

hình sự, được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những

biện pháp góp phần ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra, nó cũng

cho phép một người có ý định phạm tội, đã có hành vi chuẩn bị hoặc bắt tay vào việc

thực hiện tội phạm vẫn có khả năng lựa chọn cách xử sự của mình - hoặc tiếp tục thực

hiện tội phạm đến cùng và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc không thực hiện

tội phạm đến cùng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Và trong một số trường hợp

khi một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội họ đã lựa chọn cách xử sự thứ hai và

điều này thực tế rõ ràng đã góp phần hạn chế những thiệt hại nguy hiểm cho xã hội có

thể xảy ra. Mặc dù vậy, nếu hành vi thực tế mà chủ thể đó thực hiện đã cấu thành một

tội phạm khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật nước ta mới chỉ quy định

việc áp dụng biện pháp này đối với một loại người đồng phạm là người thực hành và

ngay cả Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 chỉ mới hướng dẫn về việc tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, chưa có hướng dẫn về

việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm với ba

loại người đồng phạm còn lại - người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. Tuy

nhiên, việc áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong vụ án có đồng phạm

thì chỉ có người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm mới áp dụng các điều

kiện cụ thể của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Còn đối với người tổ chức,

người xúi giục, người giúp sức thì cần phải thêm hai điều kiện nữa. Một là, sự tự ý của

Page 44: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

họ phải xảy ra trước khi người thực hành trực tiếp bắt tay vào việc phạm tội và hai là,

cùng với sự tự ý đó, những người này còn phải có những hành động ngăn ngừa việc

thực hiện tội phạm. Trên cơ sở này, ngày 19/04/1989, Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao lại ra Nghị quyết Hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của

Bộ luật hình sự năm 1985, trong đó có hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên. Theo đó:

- Đối với người xúi giục, người tổ chức phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa

để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực

hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.

- Đối với người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật

chất cho việc thực hiện tội phạm (như không cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội;

không chỉ điểm, dẫn đường cho kẻ thực hành…). Nếu sự giúp sức của người giúp sức

đang được những người đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì người giúp

sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục,

người tổ chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm.

Mặc dù người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức được miễn trách nhiệm

theo Điều 16 Bộ luật hình sự trong trường hợp họ ngăn chặn được việc thực hiện tội

phạm, hậu quả của tội phạm không xảy ra. Nhưng nếu những việc họ đã làm không

ngăn chặn được tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu

trách nhiệm hình sự; họ chỉ có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 48

Bộ luật hình sự, nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác mà họ đã tự thú, khai rõ sự

việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm.

Như vậy, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ quan tư pháp hình sự khi có đủ

các cơ sở cho thấy người phạm tội đã thực sự "tự mình không thực hiện tội phạm đến

cùng, tuy không có gì ngăn cản" và đây chính là căn cứ pháp lý duy nhất được quy định

trong luật để áp dụng cho người phạm tội khi họ tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

tội.

2.1.2. Miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình

Page 45: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người phạm tội "được miễn

trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của

tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội

nữa". Theo đó, đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc đối

với hai trường hợp:

Thứ nhất, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình

hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và;

Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình

hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Trước đây trong Bộ luật hình sự năm 1985 thì đây là trường hợp miễn có tính

chất tùy nghi (quy định là có thể được miễn). Do đó, đây là một điểm mới quan trọng

thể hiện xu hướng nhân đạo hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, cũng như

trong việc áp dụng các chế định nhân đạo của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người

phạm tội và đối với cả hành vi phạm tội của họ nữa nói riêng. Ngoài ra, khoản 1 cũng

mới bổ sung thêm trong giai đoạn truy tố (ngoài giai đoạn điều tra và xét xử theo Điều

48 Bộ luật hình sự năm 1985), người phạm tội cũng được miễn trách nhiệm hình sự nếu

hội đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện khác do luật định.

Cũng trong khoản 1 Điều luật này, nhà làm luật nước ta không quy định áp

dụng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này đối với loại tội phạm nào, cho nên, nó

được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm (quy định tại khoản 3 Điều 8), miễn là khi

có đủ căn cứ pháp lý chung (khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do sự chuyển

biến của tình hình) và phải thuộc một trong hai điều kiện đã nêu tại khoản 1 của điều

luật đó - hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc người người phạm

tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này, pháp luật hình sự nước ta có điểm

tương đồng với pháp luật hình sự Liên bang Nga. Cụ thể, Điều 78 Bộ luật hình sự Liên

bang Nga quy định "Người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng có

thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thấy rằng sự chuyển biến của tình hình mà

người phạm tội hoặc hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa".

Page 46: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Như vậy, trước hết về căn cứ "sự chuyển biến của tình hình" được hiểu như là

sự thay đổi những điều kiện trong đời sống xã hội về các phương diện khác nhau như

kinh tế, chính trị-xã hội, pháp luật, văn hóa, khoa học-kỹ thuật... trong phạm vi có thể là

toàn xã hội hay có thể xét riêng trong phạm vi của một số vùng, một số địa phương hay

thậm chí trong phạm vi một cơ quan Nhà nước nào đó. Ví dụ: một doanh nghiệp Nhà

nước theo đúng trình tự do luật định tuyên bố thay đổi địa vị pháp lý của mình để

chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần [45, tr. 94]. Tuy nhiên, sự thay

đổi này là quy luật tất yếu và nhất thiết phải là cơ sở đưa đến một trong hai điều kiện để

người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự tương ứng trong hai trường hợp cần

được xem xét dưới đây.

1) Trường hợp do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn

nguy hiểm cho xã hội nữa.

Đây là trường hợp khi các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành truy cứu trách

nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội, do tình hình đã thay đổi,

pháp luật hình sự hiện hành quy định hành vi do người đó thực hiện đã không còn nguy

hiểm cho xã hội, mặc dù vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì hành vi đó vẫn

được quy định trong pháp luật hình sự và đối với nó phải bị xử lý bằng biện pháp pháp

lý hình sự. Nói một cách khác, do "sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" có nghĩa hành vi phạm tội này trước đây đã bị pháp

luật hình sự cấm, nhưng sau đó do có sự thay đổi nay không còn bị coi là tội phạm nữa

(không bị pháp luật hình sự cấm), mặc dù nó vẫn có thể bị coi là vi phạm pháp luật khác

(như: pháp luật hành chính, pháp luật dân sự hoặc là hành vi trái đạo đức).

Căn cứ để xác định do "sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội

không còn nguy hiểm cho xã hội" là quy định của Nhà nước có liên quan đến hành vi

phạm tội, các quy định này nhất thiết phải bằng văn bản có tính pháp quy của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu sự chuyển biến tình hình và tình hình đó tuy có liên

quan đến tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng chưa được Nhà

nước quy định thì người có hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự như

các trường hợp phạm tội khác trên những cơ sở chung. Như vậy, "sự chuyển biến của

tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" được hiểu như sau:

Page 47: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Một là, đó là sự thay đổi các điều kiện khách quan trong các lĩnh vực khác nhau

của đời sống xã hội (như đã nêu trên), đồng thời sự thay đổi ấy nhất thiết phải là yếu tố

làm cho hành vi phạm tội được thực hiện không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, tức là

trước khi có sự thay đổi của tình hình thì hành vi ấy bị coi là nguy hiểm cho xã hội nên

việc thực hiện hành vi này bị coi là tội phạm và chủ thể của hành vi phải chịu trách

nhiệm hình sự. Nhưng sau khi có sự thay đổi của tình hình, thì hành vi ấy không còn

nguy hiểm cho xã hội, trở thành hành vi chưa đến mức bị xử lý về hình sự hoặc thậm

chí có thể được coi là hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật và, do đó người

thực hiện hành vi ấy vào thời điểm sau khi có sự thay đổi của tình hình không bị coi là

người phạm tội nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hai là, do hành vi được thực hiện vào thời điểm trước đây mà pháp luật quy

định là tội phạm và chủ thể vẫn bị coi là có trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện

hành vi ấy, nhưng tại thời điểm điều tra, truy tố hoặc xét xử hành vi ấy đã mất đi hẳn

tính nguy hiểm cho xã hội, nên luật quy định là người phạm tội được miễn trách nhiệm

hình sự. Tuy nhiên, chúng ta đều biết luật hình sự Việt Nam mang tính nhân đạo sâu sắc

vì thế nên khi xác định hành vi phạm tội để xử lý bằng biện pháp hình sự thì nhà làm

luật bao giờ cũng căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội. Và do vậy, trong trường hợp

này hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và pháp luật quy định cho họ có thể

được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội trước đây.

2) Trường hợp do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn

nguy hiểm cho xã hội nữa.

Đây là dạng thứ hai của trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại

khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, người phạm tội được miễn trách

nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình

hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Cơ sở của trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này cũng là những thay đổi,

chuyển biến về hoàn cảnh của đời sống xã hội (như đã nêu trên) và chính những thay

đổi, chuyển biến này làm cho bản thân người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội

nữa.

Page 48: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Tuy nhiên, người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa cần được

hiểu dưới góc độ pháp luật hình sự. Điều này có nghĩa là: người phạm tội trước đây

đã bị coi là người phạm tội, nhưng nay do chính kết quả của sự thay đổi tình hình

(chứ không phải là do sự đánh giá về mặt đạo đức-xã hội hoặc có tình tiết giảm nhẹ

nào liên quan đến tội phạm được thực hiện) mà bản thân trở nên không còn nguy

hiểm cho xã hội nữa hoặc thậm chí có khi lại là người có ích cho xã hội [45, tr. 96].

Cho nên, do sự chuyển biến của tình hình và người phạm tội không còn nguy hiểm

cho xã hội nữa được hiểu là:

Thứ nhất, sự thay đổi của tình hình ở đây phải xảy ra sau khi chủ thể thực hiện

hành vi phạm tội, đồng thời tại thời điểm khi có sự thay đổi của tình hình thì tội phạm

phải đang ở trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử.

Thứ hai, người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa có nghĩa là trước

khi có sự thay đổi của tình hình người đó là đối tượng nguy hiểm cho xã hội, bị dư luận

xã hội lên án và người đó đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã

thực hiện. Song, tại thời điểm các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố

hoặc xét xử với sự thay đổi của tình hình, thì người này đã không còn là đối tượng nguy

hiểm cho xã hội nữa và được xã hội thừa nhận như những người lao động lương thiện

khác.

Mặc dù vậy, cũng cần tránh hiểu sai rằng khi phạm tội họ là người nguy hiểm

cho xã hội, nhưng sau đó họ trở thành người lương thiện, có uy tín và có ích cho xã hội

và được xã hội cần, thì cũng là do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa để miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Nếu hiểu như

vậy thì tình hình chuyển biến ở đây lại chính là sự biến đổi cá nhân người phạm tội chứ

không phải do tình hình xã hội. Ví dụ: Lê Quốc A phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản có

giá trị trên một triệu đồng của cơ quan, nhưng trong quá trình điều tra vụ án A đã năng

động, tích cực làm việc và có sáng kiến lớn trong sản xuất, kinh doanh nên đã thu lợi về

cho cơ quan số tiền hàng trăm triệu đồng, được cơ quan khen thưởng. Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh T đã ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho Lê Quốc A vì do chuyển

biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Việc miễn

trách nhiệm hình sự cho A trong trường hợp này là chưa đúng. Bởi lẽ, đây là trường hợp

Page 49: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

do sự biến đổi bản thân người phạm tội chứ không phải là sự chuyển biến của tình hình

mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, đồng thời đã đồng nhất tình

tiết để miễn trách nhiệm hình sự với tình tiết có ý nghĩa làm giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự (tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự).

Vì vậy, "do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy

hiểm cho xã hội nữa" phải được hiểu rằng nguyên nhân chính ở đây là do tình hình thay

đổi nên người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội chứ bản thân họ không có sự

biến đổi nào, trước đây như thế nào thì nay vẫn thế. Nói một cách khác, đây không phải

do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân người phạm tội mà họ trở nên không còn nguy hiểm

cho xã hội nữa.

Tuy nhiên, qua phân tích nội dung của hai trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

được cụ thể hóa trong cùng khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 theo chúng tôi

nếu nhà làm luật phân tách hai trường hợp như vậy (khi nhà làm luật sử dụng liên từ

"hoặc" giữa hành vi phạm tội và người phạm tội) sẽ không phù hợp với thực tiễn áp

dụng.

Về điều này, đúng như PGS-TS Phạm Hồng Hải đã viết "trong thực tế không

thể miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội nếu khi tiến hành điều tra, truy tố

hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình, mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm

cho xã hội nhưng người phạm tội vẫn còn nguy hiểm cho xã hội hoặc ngược lại" [34, tr.

3], mà dưới đây chúng tôi sẽ phân tích các ví dụ để lý giải vấn đề này.

Ví dụ: Nguyễn Văn X. phạm tội giết người và tội cướp tài sản năm 2000 và đến

tháng 5/2004, tội phạm và người phạm tội vẫn không bị phát hiện nên X. vẫn sinh sống,

làm việc và đã cố gắng phấn đấu trở thành Phó Hiệu trưởng trường PTTH cấp III của

huyện, sau đó lại tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và trúng cử, có

nhiều hoạt động từ thiện và tiếng nói có uy tín trong quần chúng nhân dân. Như vậy, lúc

này có thể coi X. không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (thỏa mãn điều kiện người phạm

tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa), nhưng hành vi phạm tội giết người và cướp

tài sản của X. thì lại luôn luôn là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị dư luận xã hội lên

án. Từ logíc như vậy, X. không thể đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự theo

Page 50: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 cho dù X có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều

kiện nhất định.

Ngược lại, cũng không thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho một người

nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình hành vi

phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nhưng bản thân người phạm tội vẫn còn

nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ: Trước năm 1999, Trần Văn T có hành vi buôn bán tem phiếu, lạm sát gia

súc... nhưng do chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp

sang nền kinh tế thị trường (chuyển biến của tình hình) nên Bộ luật hình sự năm 1999

đã không quy định các hành vi đó là tội phạm nữa do các hành vi này không còn nguy

hiểm cho xã hội (hành vi của T đã thỏa mãn điều kiện hành vi phạm tội không còn nguy

hiểm cho xã hội) nhưng hiện bản thân T vẫn còn nguy hiểm cho xã hội (có thể dưới góc

độ pháp luật hình sự, dân sự, hành chính hoặc là hành vi trái đạo đức...) như: T đã phạm

tội mới, thường xuyên vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật hay bị áp dụng các biện pháp

cưỡng chế hành chính... thì T cũng không thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy

định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 cho dù T cũng có đầy đủ căn cứ

pháp lý và những điều kiện do luật định.

2.1.3. Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải của người phạm tội

Theo khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 thì trong trường hợp "trước

khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần

có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất

hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự". Xem xét trường

hợp miễn này cho thấy đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi

(có thể được miễn), nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người đó phải tự thú về

tội phạm chưa bị phát giác, phải khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát

hiện và điều tra tội phạm (có nghĩa khai đầy đủ tất cả hành vi phạm tội của mình, của

những người đồng phạm khác, giúp đỡ cơ quan Điều tra phát hiện tội phạm). Ngoài ra,

cùng với việc tự thú, người phạm tội phải chủ động ngăn chặn hậu quả của tội phạm, có

nghĩa chủ động làm cho hậu quả không xảy ra hoặc hạn chế tới mức thấp nhất những

Page 51: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

thiệt hại cho Nhà nước, cho tổ chức hoặc cho công dân. Ví dụ: Nguyễn Quang Vinh là

trưởng chi nhánh kho bạc Nhà nước huyện Đại Từ, Thái Nguyên đã dùng tiền của kho

bạc vay của hai kho bạc ở tỉnh Hải Hưng cho Hoàng Ngọc Thái vay sai nguyên tắc làm

thiệt hại 101.700.000 đ. Vinh đã tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu

quả (đã thu hồi được 52.500.000 đ), nhân thân chưa có tiền án, tiền sự... nên Viện kiểm

sát nhân dân Thái Nguyên đã ra quyết định đình chỉ bị can đối với Nguyễn Quang Vinh

căn cứ vào Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 để miễn trách nhiệm hình sự [82].

Trước hết, về khái niệm tự thú được hiểu là việc người phạm tội tự mình ra

trình diện trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo về hành vi phạm tội của

mình sau khi phạm tội và trước khi hành vi phạm tội hoặc bản thân người đó bị phát

hiện. Tại Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 02/06/1990 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ

Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp tiến

hành hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú đã quy định

"Người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa bị phát giác, chưa kể phạm tội gì,

thuộc trường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự việc, góp

phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức

thấp nhất hậu quả của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự...". Như

vậy, người tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn này khi: a)

Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện phải chưa bị phát giác; b) Người tự thú phải

khai báo đầy đủ tất cả các hành vi phạm tội của mình cũng như của các đồng phạm

khác, cung cấp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những thông tin, tài liệu,

chứng cứ khác có liên quan đến tội phạm được thực hiện... để góp phần điều tra, khám

phá tội phạm và; c) Người tự thú còn phải cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả

của tội phạm.

Tuy nhiên, ở đây cũng cần lưu ý là trong trường hợp người phạm tội buộc phải

ra trình diện trước sự đe dọa, trước sức ép của người khác hoặc sau khi bị phát giác, vụ

án hình sự được khởi tố, sau khi có quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã người

phạm tội mới tới trình diện tại nơi cần trình diện thì không được coi là tự thú. Ngoài ra,

cũng cần phân biệt tự thú và đầu thú. Theo đó, tự thú là việc người phạm tội tự mình ra

trình diện trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo về hành vi phạm tội của

Page 52: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

mình sau khi phạm tội và trước khi hành vi phạm tội hoặc bản thân người đó bị phát

hiện, còn đầu thú là trường hợp người phạm tội ra khai báo trước cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình (mặc dù có thể trốn tránh) sau khi tội phạm

hoặc bản thân người đó đã bị phát hiện. Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Bộ luật

hình sự năm 1999 này thì người tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự phải thỏa

mãn các điều kiện sau.

Thứ nhất, tội phạm mà người tự thú đã thực hiện phải chưa bị phát giác, có

nghĩa ở đây chưa ai biết có tội phạm xảy ra hoặc có biết nhưng chưa biết ai là người

phạm tội;

Thứ hai, người tự thú phải khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát

hiện, điều tra tội phạm. Điều này có nghĩa họ phải khai báo đầy đủ tất cả các hành vi

phạm tội của mình cũng như của các đồng phạm khác, không che giấu bất kỳ tình tiết nào

của vụ án, cung cấp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những tài liệu, chứng cứ

hoặc giấy tờ khác có liên quan đến tội phạm hay hoạt động phạm tội của đồng bọn... và

những thông tin này có ích cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện và khám

phá tội phạm.

Thứ ba, cùng với việc tự thú thì người tự thú còn phải cố gắng hạn chế đến mức

thấp nhất hậu quả của tội phạm. Khái niệm hậu quả của tội phạm ở đây có thể được hiểu

là "thiệt hại cụ thể về vật chất, thể chất, tinh thần hoặc chính trị" [20, tr. 176] do hành

vi phạm tội gây nên cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Do đó,

cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm có nghĩa là bằng những việc

làm cụ thể xuất phát từ động cơ, ý chí tự nguyện của mình, người phạm tội đã cố gắng

hạn chế đến mức tối thiểu các thiệt hại đã nêu và kết quả là trên thực tế thiệt hại đã

không xảy ra hoặc có xảy ra nhưng ở mức độ không đáng kể. Như vậy, điều kiện này

chỉ có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội mà hậu quả của hành vi

phạm tội ấy chưa xảy ra hoặc đang xảy ra. Còn nếu như hậu quả của hành vi phạm tội

đã xảy ra, thiệt hại trên thực tế do hành vi phạm tội đã có, thì dù người phạm tội có chủ

động khắc phục hậu quả cũng không thể được coi là căn cứ pháp lý để miễn trách nhiệm

hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999. Cho nên, ở đây

cũng cần phân biệt giữa hành vi tự nguyện khắc phục hậu quả và hành vi chủ động ngăn

Page 53: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

chặn hậu quả. Theo đó, hành vi tự nguyện khắc phục hậu quả là hậu quả xảy ra rồi,

người phạm tội chỉ tự nguyện sửa chữa, bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra,

những thiệt hại này chủ yếu là thiệt hại về tài sản. Còn hành vi chủ động ngăn chặn hậu

quả là chủ động làm cho hậu quả không xảy ra hoặc hạn chế tới mức thấp nhất những

thiệt hại cho Nhà nước, cho tổ chức hoặc cho công dân.

2.1.4. Miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá

Cũng theo khoản 3 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người phạm tội được

miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. Đây cũng là một trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc khi có văn bản đại xá. Bằng trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự này, lần đầu tiên nhà làm luật Việt Nam không chỉ "khẳng định dứt

khoát đại xá là một chế định luật hình sự, mà còn thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của

chính sách hình sự nói chung, của pháp luật hình sự nói riêng trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [45, tr. 99]. Về khái niệm đại xá cũng

có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn:

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thì "Đại xá được hiểu theo hai nghĩa: 1) Tha tội

hoàn toàn và; 2) Tha tội cho một loại người phạm pháp đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử"

[53, tr. 281];

Còn theo ThS Đinh Văn Quế thì "Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối

với một loại tội phạm hoặc một người phạm tội nhất định" [58, tr. 159]...

Theo chúng tôi, đại xá là văn bản (quyết định) của Quốc hội miễn trách nhiệm

hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc thay đổi hình phạt đã tuyên bằng một hình phạt nhẹ

hơn đối với một loại người phạm tội nhất định. Theo quy định của Hiến pháp nước ta

thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá (khoản 10 Điều 84). Cơ sở để

Quốc hội ban hành quyết định đại xá thông thường nhân dịp có những sự kiện lịch sử

đặc biệt quan trọng của đất nước, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với

người phạm tội. Văn bản đại xá do Quốc hội ban hành có hiệu lực đối với tất cả những

hành vi phạm tội được nêu ra trong văn bản đó xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá

thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải

đình chỉ, nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được coi là không có án tích. Tuy nhiên,

Page 54: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

trường hợp một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thấy mình không phạm tội thì

mặc dù đã có văn bản đại xá vẫn có quyền yêu cầu Tòa án đưa ra xét xử. Khi đưa ra xét

xử nếu thấy rằng người đó không phạm tội thì Tòa án phải tuyên bố họ không phạm tội;

trường hợp nếu Tòa án xét thấy rằng người đó có tội thì áp dụng văn bản đại xá để miễn

trách nhiệm hình sự cho họ.

Ngoài ra, ở đây cũng cần phân biệt hai khái niệm đại xá và đặc xá. Cụ thể, giữa

chúng có sự khác nhau về thẩm quyền và nội dung, mà cụ thể là:

Thứ nhất, về thẩm quyền nếu đại xá thuộc thẩm quyền của Quốc hội (khoản 10

Điều 84 Hiến pháp năm 1992) thì đặc xá lại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước

(khoản 12 Điều 103 Hiến pháp năm 1992).

Thứ hai, về nội dung, thông thường việc đại xá được quyết định nhân dịp những

sự kiện quan trọng của đất nước. Văn bản đại xá của Quốc hội chỉ có hiệu lực đối với

những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó và xảy ra trước khi ban hành văn bản

đại xá. Nếu như người phạm tội đang bị điều tra, truy tố hoặc xét xử thì được miễn trách

nhiệm hình sự, nếu sau khi bị tuyên hình phạt hay biện pháp cưỡng chế về hình sự khác

thì họ được miễn chấp hành hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự ấy, nếu đang

phải chấp hành hình phạt, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại chưa chấp

hành, giảm thời hạn chấp hành phần hình phạt còn lại; và cuối cùng, sau khi đã chấp hành

xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án, thì được xóa án tích.

Trong khi đó, thông thường việc đặc xá được xem xét, quyết định theo yêu cầu

của chính người bị kết án hay người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc theo yêu cầu

của những người thân thích của họ, hay của các cơ quan đoàn thể hữu quan, cũng có

trường hợp theo yêu cầu của người nước ngoài. Xét đặc xá thường được thể hiện dưới

hai dạng: 1) Xét đặc xá tha tù và; 2) Xét đơn xin ân giảm án tử hình [89, tr. 514].

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự từ trước đến nay cho thấy Nhà

nước xét đặc xá thì đã nhiều lần, nhưng với đại xá thì chỉ có hai lần Nhà nước ra quyết

định. Cụ thể, lần thứ nhất vào năm 1945 với Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 xá miễn

cho một số tội phạm trước ngày 19/08/1945 [68, tr. 184]. Và đến lần thứ hai vào năm 1954

với Thông tư số 413/TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá, theo đó

Page 55: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

"không kể những kẻ đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh, đã được

Chính phủ tha, hoặc miễn truy tố và cho hưởng quyền tự do, dân chủ (Sắc lệnh số 218-

SL ngày 01/10/1954), nói chung các tội phạm bị Tòa án truy tố và xét xử từ cách mạng

tháng Tám đến ngày 09/10/1954 là ngày giải phóng thủ đô đều được đại xá. Tuy nhiên,

để bảo vệ tài sản của nhân dân, gìn giữ trật tự an ninh, những tên thuộc vào một trong

ba loại nguy hiểm sau đây không được đại xá: 1. Bọn có nợ máu nhiều đối với nhân

dân, đã tra tấn giết người một cách dã man (như mổ bụng đàn bà có chửa, bừa đầu

người, ngấm ngầm thủ tiêu nhiều người lương thiện) nhân dân rất oán ghét; 2. Côn đồ

chưa chịu thực sự cải tạo, hiện chưa học được nghề gì để sinh sống lương thiện; 3. Địa

chủ cường hào gian ác đã bị đấu và xử phạt trong các đợt phát động quần chúng giảm

tô và cải cách ruộng đất" [68, tr. 186]. Từ đó cho đến nay chưa có một quyết định nào

của Nhà nước về đại xá đối với một tội phạm nào.

Như vậy, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trên cơ sở văn bản

đại xá của Nhà nước, có nghĩa là người đó không phải chịu toàn bộ hậu quả pháp lý

của việc thực hiện tội phạm và điều này thể hiện bằng một loạt các biện pháp tha miễn

ở các giai đoạn khác nhau của việc thực hiện trách nhiệm hình sự như đã phân tích

trên. Ví dụ: nếu như người phạm tội đang bị điều tra, truy tố hoặc xét xử thì được

miễn trách nhiệm hình sự, nếu sau khi bị tuyên hình phạt hay biện pháp cưỡng chế về

hình sự khác thì họ được miễn chấp hành hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình

sự ấy, nếu đang phải chấp hành hình phạt, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt

còn lại chưa chấp hành, giảm thời hạn chấp hành phần hình phạt còn lại; và nếu đã

chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án, thì họ được xóa án

tích.

2.1.5. Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, nhà làm luật nước ta đã xây dựng

hẳn một chương riêng quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên

với mức độ giảm nhẹ đặc biệt đáng kể so với nguyên tắc chung để làm chuẩn mực xử lý

các trường hợp người chưa thành niên phạm tội.

Page 56: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thực tiễn cho thấy, người chưa thành niên chịu sự tác động rất lớn và chủ yếu

của môi trường sống. Sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như các đặc điểm

nhân thân khác của người chưa thành niên chịu sự chi phối và bị quy định bởi sự giáo

dục của môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Họ dễ tiếp thu những thói hư, tật

xấu, dễ bị tha hóa về nhân cách và cũng dễ bị kích động, lôi kéo vào những hành động

vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu trong môi trường sống lành mạnh thì người chưa

thành niên sẽ có những điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần trở

thành người có ích cho xã hội. Cho nên, đối với trường hợp người chưa thành niên

phạm tội, ngoài trách nhiệm của bản thân họ, Nhà nước và xã hội cũng phải chịu một

phần lớn trách nhiệm, vì việc quản lý và giáo dục lứa tuổi này còn có nhiều thiếu sót, do đó

chưa ngăn chặn và phòng ngừa được những tác động và ảnh hưởng xấu của các tiêu cực

và tệ nạn xã hội xâm nhập vào và dẫn đến việc phạm tội [20, tr. 459]. Nói một cách khác,

đúng như PGS.TS Trần Đình Nhã thì "đây cũng chính là điểm chủ yếu lý giải tại sao xã

hội lại tự chịu phần trách nhiệm lớn đến thế khi định ra chính sách giảm nhẹ đặc biệt

đối với người chưa thành niên phạm tội" [89, tr. 520].

Việc xử lý đối tượng này chủ yếu nhằm giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp

luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ có điều kiện sửa chữa sai lầm, phát

triển lành mạnh và trở thành một công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội. Chính vì

vậy, trong các nguyên tắc cơ bản xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định

trong Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật nước ta đã hạn chế đến mức thấp

nhất việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình

phạt đối với họ, hạn chế áp dụng các chế tài hình sự nghiêm khắc và bất đắc dĩ mới

buộc phải áp dụng chúng, song trong mọi trường hợp khi áp dụng phải theo hướng giảm

nhẹ đáng kể và thấp hơn so với người đã thành niên phạm tội trong trường hợp tương tự

tương ứng. Đặc biệt, luật còn quy định trong số đó nguyên tắc xử lý có thể áp dụng biện

pháp miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể, khoản 2 Điều này quy định "Người chưa thành

niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm

trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia

đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục". Theo đó, điều kiện

để người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi: Thứ nhất,

Page 57: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

người phạm tội là người chưa thành niên; thứ hai, tội phạm mà người đó thực hiện phải

là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn; thứ ba, có nhiều tình

tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và; thứ tư, được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận

giám sát, giáo dục.

1) Người phạm tội là người chưa thành niên.

Khái niệm người chưa thành niên được nhà làm luật nước ta quy định vừa là đối

tượng tác động của tội phạm cần được pháp luật hình sự bảo vệ đặc biệt, vừa là chủ thể

của tội phạm. Là chủ thể của tội phạm, "người chưa thành niên phạm tội" là một dạng

đặc thù của "người phạm tội" nói chung. Khái niệm này tồn tại như một mặt đối lập của

khái niệm "người thành niên phạm tội" và ranh giới "mười tám tuổi tròn" dùng để chỉ

sự ngăn cách và phân biệt giữa hai loại đối tượng này. Nói một cách khác, khái niệm

"người chưa thành niên phạm tội" theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm

1999 chỉ bao gồm "những người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm" (Điều 68).

Việc quy định một người ở vào độ tuổi như vậy mới được coi là "người chưa thành niên

phạm tội" dựa trên cơ sở kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, vào sự khảo

sát về tâm lý-xã hội và lứa tuổi, đồng thời tổng kết kinh nghiệm của thực tiễn đấu tranh

phòng chống tội phạm, cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với

người chưa thành niên phạm tội. Mặt khác, xuất phát ở chỗ người chưa thành niên có

những đặc điểm riêng về tâm-sinh lý, sự hiểu biết, khả năng nhận thức về cuộc sống xã

hội và pháp luật còn hạn chế, chưa đầy đủ... nên việc xử lý đối tượng này chủ yếu nhằm

giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ

họ có điều kiện sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành một công dân tốt có

ích cho gia đình và xã hội.

2) Tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm

trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn.

ở đây tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện phải là tội phạm ít

nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn. Về điều kiện này khác

với Bộ luật hình sự năm 1985, trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật quy định

Page 58: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

một điểm mới là không chỉ người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng được áp

dụng miễn trách nhiệm hình sự mà còn quy định cho cả người chưa thành niên phạm

tội nghiêm trọng cũng được xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, tội phạm

nghiêm trọng ở đây khác với quy định về tội phạm nghiêm trọng trong Bộ luật hình

sự năm 1985 vì tội phạm nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm

gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là

đến bảy năm tù, còn tội phạm nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1985 là tội

phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội

ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, Bộ luật hình sự năm

1999 quy định theo hướng có lợi cho người chưa thành niên phạm tội, làm cho diện

(phạm vi) người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự rộng hơn, và

điều này thể hiện rõ nét bản chất nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Ngoài

ra, cùng với việc người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm

nghiêm trọng thì trong điều kiện này còn kèm theo một nội dung là tội phạm đó phải

gây hại không lớn.

Tuy nhiên, việc luật quy định "người chưa thành niên phạm tội có thể được

miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm

trọng, gây hại không lớn..." (khoản 2 Điều 69) dễ gây hiểu lầm là mâu thuẫn với quy

định "tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất

của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù" (khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự

năm 1999). Bởi lẽ, như chúng ta đều biết không bao giờ có tội phạm nghiêm trọng lại

gây hại không lớn, có chăng chỉ là tội phạm nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp ít

nghiêm trọng, hoặc tội phạm nghiêm trọng gây thiệt hại (hậu quả) không lớn mà thôi.

Do đó, theo chúng tôi, nội dung điều kiện này cũng cần được xem xét sửa lại cho phù

hợp hơn, đó là "người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự,

nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không

lớn...".

3) Người chưa thành niên phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa làm cho tội phạm đã thực

hiện và nhân thân của người phạm tội ít nguy hiểm hơn so với những trường hợp phạm

Page 59: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tội mà không có tình tiết giảm nhẹ đó, đồng thời khi có nó người phạm tội được Tòa án

áp dụng loại và mức hình phạt ít nghiêm khắc hơn. Nói một cách khác, tình tiết giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự là một phạm trù pháp lý đặt ra để xác định làm giảm mức độ

trách nhiệm hình sự của người phạm tội, giảm nhẹ mức độ nguy hiểm cho xã hội của

hành vi phạm tội. Về điều kiện này luật đòi hỏi phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ có

nghĩa đối với người chưa thành niên phạm tội phải có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự trở lên. Mặc dù vậy, luật cũng chưa quy định rõ các tình tiết giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự đó có bắt buộc phải được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật

hình sự năm 1999 hay không. Tuy nhiên, theo chúng tôi các tình tiết giảm nhẹ quy định

ở đây được hiểu là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể được quy định

trong luật (khoản 1 Điều 46) và có thể không được quy định trong luật (trong các văn

bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc do Tòa án tự cân nhắc, xem xét trong từng

trường hợp cụ thể và ghi rõ trong bản án). Việc mở rộng diện (phạm vi) áp dụng các

tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như vậy mới thể hiện rõ xu hướng nhân đạo hóa

trong chính sách hình sự nói chung, đường lối xử lý đối với người chưa thành niên

phạm tội nói riêng, đồng thời cũng thể hiện rõ phương châm "việc xử lý người chưa

thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển

lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội" (khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự

năm 1999).

4) Người chưa thành niên được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức xã hội nhận

giám sát, giáo dục.

Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, về khả năng

nhận thức đời sống xã hội và pháp luật, về nhân sinh quan và thế giới quan để hình

thành toàn bộ những đặc điểm tâm-sinh lý của một người bước vào độ tuổi thành niên.

Họ chịu sự ảnh hưởng có tính quyết định của môi trường sinh sống. Trường hợp người

chưa thành niên được sống trong một môi trường lành mạnh thì họ sẽ có điều kiện phát

triển toàn diện về thể chất và tinh thần, trở thành công dân tốt và có ích cho xã hội. Vì

thế, để tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm

nghiêm trọng, gây hại không lớn và có nhiều tình tiết giảm nhẹ có cơ hội trở thành

người tốt sau này thì pháp luật hình sự quy định nếu họ đáp ứng các điều kiện khác, thì

Page 60: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

có thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó được gia đình hoặc một

tổ chức xã hội nhận giám sát giáo dục.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên, phát triển và

hoàn thiện nhân cách của mình. Đối với người chưa thành niên thì gia đình là tổ ấm,

môi trường thuận lợi cho họ học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Cho nên, việc gia

đình người chưa thành niên nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục người chưa thành niên

thì nên coi đây là điều kiện tốt để giáo dục, cải tạo người phạm tội. Hoặc cơ quan, tổ

chức xã hội cũng là nơi mà người chưa thành niên có thể được học tập lao động, học

nghề và rèn luyện đạo đức, vì vậy nếu cơ quan, tổ chức có uy tín nhận giám sát, giáo

dục người chưa thành niên phạm tội thì cũng cần tạo cơ hội để cơ quan, tổ chức đó giúp

đỡ và gánh vác việc giáo dục-cải tạo người chưa thành niên phạm tội, góp phần xã hội

hóa việc giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố

tụng cũng cần xem xét đến môi trường sống trong gia đình cũng như trong cơ quan, tổ

chức sẽ đảm nhận việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ, nếu

môi trường này không tốt, không lành mạnh (như: gia đình có người bị tù tội, gia đình

có người tham gia vào các tệ nạn xã hội... hoặc cơ quan, tổ chức làm ăn phi pháp, vi

phạm pháp luật hoặc nhiều người trong cơ quan vi phạm pháp luật...) thì không những

không tốt mà còn phản tác dụng, gây tác hại, thậm chí đây có thể là "môi trường thuận

lợi hơn" cho tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục nảy sinh. Nói một cách khác, sau

khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác, thì việc người chưa thành niên phạm tội có

thể trở thành người tốt, trở thành công dân lương thiện hay không phụ thuộc rất lớn vào

môi trường sống của họ - đó là gia đình hay cơ quan, tổ chức sẽ nhận trách nhiệm giám

sát, giáo dục mình.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 69 đến Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục được

một điểm chưa hợp lý trong Bộ luật hình sự năm 1985 đó là: Trước đây trong Bộ luật

(Điều 59) mới chỉ quy định thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho người

chưa thành niên phạm tội khi có những điều kiện quy định trong luật cho duy nhất một

cơ quan là Viện kiểm sát nhân dân. Còn tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999

thì thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự thuộc về các cơ quan tiến hành tố

Page 61: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tụng tùy thuộc các giai đoạn tố tụng tương ứng (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của

Viện kiểm sát, Viện kiểm sát và Tòa án).

Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên thì người chưa thành niên

phạm tội cũng mới chỉ có thể được miễn chứ không phải họ đương nhiên được miễn

trách nhiệm hình sự. Việc có áp dụng hay không áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm

hình sự lúc này lại hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan tư pháp hình sự

có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng căn cứ vào tình hình

thực tế vụ án, vào yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, vào khả năng cải tạo,

giáo dục người chưa thành niên phạm tội trong môi trường xã hội bình thường với sự

giáo dục, giám sát của gia đình hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tương ứng, cũng

như nhân thân của chính người chưa thành niên phạm tội đó.

2.2. Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong

Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999

2.2.1. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gián điệp

Tội gián điệp là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an

ninh quốc gia. Tội gián điệp thể hiện bằng các hành vi như: Gây cơ sở để hoạt động tình

báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp,

dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá

hoại; cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập,

cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của người nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc

công dân Việt Nam. Đối với loại tội phạm này, Nhà nước ta có đường lối xử lý rất

nghiêm khắc và kiên quyết thể hiện qua việc quy định loại hoặc (và) mức hình phạt áp

dụng. Bởi lẽ, ổn định và giữ vững an ninh quốc gia bao giờ cũng là vấn đề sống còn vô

cùng quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Tuy là một tội phạm đặc biệt nguy hiểm song

căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vào nhân thân người

phạm tội và các hành động cụ thể, Nhà nước ta vẫn có đường lối xử lý riêng đối với

người phạm tội trong trường hợp có căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định. Vì

vậy, khoản 3 Điều 80 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "Người đã nhận làm gián điệp

Page 62: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và đã tự thú, thành khẩn khai báo với cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự". Đây là trường hợp

miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc khi nhà làm luật sử dụng thuật ngữ

"được miễn" đối với các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Theo đó, người phạm

tội lúc đầu cố ý nhận làm gián điệp nhưng sau đó hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ thì họ đã nhận ra hành vi của mình là sai trái, là vi phạm pháp luật hình sự và nếu bị

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện ra thì không những bản thân phải chịu hình

phạt rất nghiêm khắc, gia đình liên lụy và ngoài ra còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tình

hình an ninh, chính trị của đất nước. Tuy nhiên, cũng có thể hoàn cảnh, điều kiện dẫn

đến việc người đó phạm tội là do bị lừa phỉnh, dụ dỗ, mua chuộc hay bị đe dọa, ép buộc

mà nhận nhiệm vụ, cung cấp các tin tức cho nước ngoài. Do vậy, nếu họ không thực

hiện nhiệm vụ được giao (không thực hiện các hành vi đã nêu trên) và đã đi tự thú, khai

báo thành khẩn với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình, thì

căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm

tội nhận thấy là người phạm tội đã thực sự ăn năn hối cải nên việc truy cứu trách nhiệm

với họ là không cần thiết thì các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cho họ hưởng

lượng khoan hồng, nhân đạo là được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Như

vậy, theo nội dung điều luật, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội gián

điệp khi thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người này đã nhận nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức tình báo nước

ngoài nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao đó.

Thứ hai, người này đã tự thú và thành thật khai báo với cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền.

Về trường hợp này, hiện nay có ý kiến cho rằng đây là một trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự được cụ thể hóa trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại

khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999. Chúng tôi cho rằng ý kiến này là chưa

chính xác. Bởi lẽ, miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gián điệp là một

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự độc lập (riêng biệt) so với các trường hợp khác,

điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội ở hai trường hợp nêu trên là

hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, nội dung "tự thú" ở khoản 3 Điều 80 bao gồm trường

Page 63: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

hợp tự nguyện khai báo hành vi phạm tội trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cả

trước và sau khi hành vi phạm tội đó bị phát giác, còn trong khoản 2 Điều 25 Bộ luật

hình sự năm 1999 chỉ thừa nhận nội dung "tự thú" khi hành vi phạm tội chưa bị cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền phát giác. Hơn nữa, trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy

định tại khoản 2 Điều 25 áp dụng cho mọi loại tội phạm, còn khoản 3 Điều 80 Bộ luật

hình sự năm 1999 chỉ quy định áp dụng riêng đối với người phạm tội gián điệp mà thôi

[24, tr. 17].

2.2.2. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ

Tội đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác

có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây

hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần cho người có chức vụ, quyền hạn để

người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối

lộ. Đây cũng là tội phạm nguy hiểm xâm phạm hoạt động đúng và uy tín của Bộ máy

Nhà nước ta. Nó gây tác hại đến rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Cho nên, một trong

những nhiệm vụ cấp bách mà Nhà nước ta đặt ra hiện nay là chống mọi hành vi hối lộ

dưới mọi hình thức. Một mặt, chúng ta phải đấu tranh kiên quyết và triệt để với tệ hối

lộ, nhưng mặt khác cần đưa ra các biện pháp để xử lý nghiêm khắc hành vi nhận hối lộ

của những người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời xử phạt thích đáng những hành động

đưa hối lộ và môi giới hối lộ.

Tội đưa hối lộ được quy định tại đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm

1999. ở đây, chủ thể của tội này đều là những người có chức vụ, vì lợi ích của bản thân

mà họ đã xâm phạm đến các quy định của pháp luật, qua đó làm giảm uy tín của Đảng

và Nhà nước ta trước quần chúng nhân dân. Đối với tội đưa hối lộ, tội phạm được coi là

hoàn thành từ lúc người đưa hối lộ đã đưa ra yêu cầu và người có chức vụ nhận tiền (bất

kể người có chức vụ có đồng ý hay không) hoặc đã chấp nhận sự đòi hỏi hối lộ của

người có chức vụ. Và trong trường hợp người đưa hối lộ mới yêu cầu người có chức vụ

nhận tiền của mà chưa đưa ra tiền của cụ thể thì tội phạm chỉ được coi là hoàn thành khi

người có chức vụ đồng ý nhận tiền của đó.

Page 64: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Do tính nghiêm trọng của tội đưa hối lộ nên pháp luật quy định hình phạt nói

chung cũng rất nghiêm khắc, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp người đưa hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự bởi

Nhà nước không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó vì một lý

do đặc biệt không thể tự giải quyết được mà phải đưa hối lộ theo yêu cầu của người có

chức vụ, quyền hạn, đồng thời tạo điều kiện cho người đưa hối lộ có điều kiện sửa chữa

sai lầm, qua đó để phát hiện, xử lý và nghiêm trị những người nhận hối lộ.

Điều kiện để các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền xem xét quyết định

miễn trách nhiệm hình sự hay không đối với người đưa hối lộ được ghi nhận tại đoạn

2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 với nội dung "người đưa hối lộ tuy

không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được

miễn trách nhiệm hình sự và được hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để

đưa hối lộ". Như vậy, người phạm tội đã thực hiện các hành vi cấu thành tội đưa hối lộ

nghĩa là đã đưa ra và yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc chấp

nhận sự đòi hỏi hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn. Do đó, họ đã phạm tội đưa

hối lộ và lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, song do khi chưa bị

phát giác, mặc dù không bị ép buộc và bản thân có thể giữ kín mà không ai biết nhưng

họ đã chủ động khai báo và tự khai nhận về hành vi phạm tội của mình và tố giác hành

vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Với hành động như vậy đã thể hiện sự tự ăn năn hối cải, khai báo hành vi phạm tội của

mình. Vì vậy, pháp luật hình sự quy định trường hợp này có thể được xem xét để miễn

trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này, Bộ luật hình sự Việt Nam quy

định là dạng tùy nghi (lựa chọn), còn trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga đây lại là

dạng bắt buộc. Theo đó, "người đưa hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự, nếu bị người

có chức vụ sách nhiễu đòi hối lộ hoặc nếu người đó đã tự nguyện thông báo cho cơ

quan có quyền khởi tố vụ án hình sự về việc đưa hối lộ" (Điều 286 - Tội đưa hối lộ).

Tuy nhiên, trường hợp người đưa hối lộ lầm tưởng rằng người mà mình đưa hối

lộ là người có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc này, nhưng thực tế không phải

như vậy họ không có thẩm quyền giải quyết công việc đó, thì người phạm tội vẫn có thể

Page 65: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp cụ

thể mà hình phạt áp dụng đối với người phạm tội có thể ít nghiêm khắc hơn.

2.2.3. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ

Giống như tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ cũng là một trong những loại

tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Chính vì lẽ đó mà trước đây trong Bộ luật hình sự năm

1985 (Điều 227), nhà làm luật nước ta không quy việc miễn trách nhiệm hình sự cho

người phạm tội làm môi giới hối lộ. Điều này có nghĩa, bất kể trường hợp nào hành vi

cấu thành tội làm môi giới hối lộ thì người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự của Nhà nước thể

hiện trong đường lối xử lý người phạm tội thì đến Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội làm

môi giới hối lộ được tách ra thành một điều luật riêng biệt và người phạm tội có thể

được miễn trách nhiệm hình sự, nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định

của pháp luật hình sự.

Tội làm môi giới hối lộ được quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 1999,

được hiểu là hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhằm

đạt được sự thỏa thuận về của sẽ hối lộ, cũng như về công việc phải làm hoặc không

phải làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ đối với người nhận hối lộ. Tội phạm được

coi là hoàn thành từ lúc đạt được sự thỏa thuận giữa người đưa hối lộ và người nhận hối

lộ bất kể trên thực tế của hối lộ đã được chuyển giao giữa họ hay chưa.

Về các điều kiện người phạm tội có thể được miễn theo quy định tại khoản 6

Điều 290 Bộ luật hình sự năm 1999 thì "người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo

trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự". Như vậy, là trường

hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi thuộc thẩm quyền áp dụng của bất

kỳ cơ quan tư pháp hình sự nào khi có cơ sở cho thấy, người môi giới hối lộ có đủ căn

cứ do luật định như "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Điều này có nghĩa,

người phạm tội chủ động khai báo về hành vi làm môi giới hối lộ mà mình đã thực hiện.

Việc chủ động khai báo có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng

lời nói (trực tiếp) hoặc bằng văn bản (gián tiếp), chủ động khai báo có thể với bất kỳ cơ

quan Nhà nước nào (có thể là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền, cơ quan nơi

Page 66: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

mình làm việc, chính quyền địa phương nơi mình cư trú hoặc với người có chức vụ,

quyền hạn nhất định). Tuy nhiên, luật quy định việc chủ động khai báo này phải được

tiến hành trước khi bị phát giác, có nghĩa khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

chưa biết việc môi giới hối lộ này, nếu biết thì người phạm tội không được coi là chủ

động khai báo trước khi bị phát giác.

Như vậy, miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội làm môi giới hối lộ

là thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta nhằm nghiêm trị những đối tượng đưa và

nhận hối lộ, đồng thời có tác dụng động viên, khuyến khích những người làm môi giới

tố giác chủ động khai báo để phát hiện sớm và đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội

phạm này.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi kiến nghị cần bổ sung thêm nội dung "tuy

không bị ép buộc" vào điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm

môi giới hối lộ mới đảm bảo sự công bằng giữa người có hành vi đưa hối lộ và người có

hành vi môi giới hối lộ. Bởi lẽ, đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 quy

định "người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị

phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được hoàn trả lại một phần hoặc

toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ" nhưng khoản 6 Điều 290 Bộ luật hình sự năm 1999

thì "người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được

miễn trách nhiệm hình sự". Nếu người làm môi giới hối lộ vì bị ép buộc mới ra khai báo

trước khi bị phát giác thì cũng không thể xem xét cho họ được miễn trách nhiệm hình sự

được. Hơn nữa, việc người phạm tội làm môi giới hối lộ tuy không bị ép buộc mà chủ

động ra khai báo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi bị phát giác mới

thể hiện sự ăn năn hối cải, thật thà khai báo và do vậy mới xứng đáng để được hưởng

lượng khoan hồng, độ lượng của Nhà nước - có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

2.2.4. Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội

phạm

Không tố giác tội phạm là tội phạm được quy định ở Điều 314 Bộ luật hình sự

năm 1999. Hành vi phạm tội không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức

không hành động. Nó có thể xảy ra trong giai đoạn tội phạm đang chuẩn bị hoặc đang

Page 67: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

được thực hiện cũng như sau khi tội phạm đã kết thúc. Người phạm tội biết rõ có tội

phạm xảy ra nhưng cố ý không báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết. Ngoài

ra, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi không tố giác một trong những tội phạm nhất

định được quy cụ thể định tại Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tuy nhiên, "Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người

phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự

hoặc miễn hình phạt" (khoản 3 Điều 314). Trong trường hợp này mặc dù người phạm

tội đã thực hiện một trong các hành vi cấu thành tội phạm và lẽ ra họ phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội này nhưng do họ có một trong các điều kiện quy định tại khoản 3

Điều luật này như đã nêu trên nên họ được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể những điều

kiện bao gồm:

Thứ nhất, người không tố giác tội phạm phải có hành động can ngăn người

phạm tội. Can ngăn có nghĩa là hành vi của một người khi biết người khác có ý định

làm một việc gì đó trái pháp luật thì ngăn cản không cho người đó thực hiện hành vi đó

nữa bằng mọi cách. ở đây, người không tố giác tội phạm biết rõ là có một tội phạm đang

được chuẩn bị thực hiện (những tội phạm đã nêu ở Điều 314) mặc dù họ không tố giác

với cơ quan chức trách nhưng họ đã tự mình ngăn cản bằng cách khuyên bảo, can ngăn,

thậm chí có thể đe dọa người đang chuẩn bị thực hiện phạm tội để họ hiểu ra, sợ bị pháp

luật trừng trị và có thể không thực hiện tội phạm nữa.

Thứ hai, người phạm tội hạn chế tác hại của tội phạm. Hạn chế tác hại của tội

phạm là trường hợp tội phạm đã được thực hiện, hậu quả của hành vi phạm tội đã xảy

ra, nhưng người biết được tội phạm đã kịp thời sử dụng những biện pháp mà họ cho là

cần thiết để hạn chế tác hại của tội phạm. Nói một cách khác, hành vi hạn chế tác hại

của tội phạm có nghĩa làm cho thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra ở mức thấp nhất.

Những biện pháp ấy có thể là thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe

dọa đến họ để người bị hại có các biện pháp đề phòng kịp thời.

Như vậy, một người khi biết rõ (có thể do nhìn thấy hoặc nghe kể lại) một tội

phạm đã được thực hiện, mặc dù họ không khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền để kịp thời phát hiện và xử lý nhưng đã tự mình can ngăn và chủ động ngăn chặn

Page 68: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

bằng các biện pháp cần thiết đã hạn chế được tác hại của tội phạm đó, điều này cũng có

nghĩa là họ có ý thức trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Do vậy, họ có

thể được xem xét để miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, luật cũng quy định các điều

kiện này cũng chính là các điều kiện để có thể miễn hình phạt cho người phạm tội

nhưng lại chưa quy định rõ trường hợp nào thì áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình

sự, trường hợp nào áp dụng miễn hình phạt. Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào

từng vụ án với những tình tiết cụ thể và phụ thuộc vào nhân thân người phạm tội.

Xem xét trường hợp này cho thấy đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

có tính chất tùy nghi (lựa chọn) thuộc thẩm quyền áp dụng của bất kỳ cơ quan tư pháp

hình sự khi có cơ sở cho thấy, người tuy không tố giác tội phạm nhưng có đủ căn cứ do

luật định như "đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội

phạm". Mặc dù vậy, so với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 thì Bộ luật hình sự

năm 1999 có một điểm khác. Việc quy định về không tố giác tội phạm tại Điều 22 Bộ

luật hình sự năm 1999 đã ghi nhận một khoản về việc loại trừ trách nhiệm hình sự cho

người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc

chồng của người phạm tội trừ trường hợp không tố giác tội phạm là các tội xâm phạm

an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng. Quy định này được bổ

sung trên cơ sở kế thừa truyền thống pháp luật của ông cha ta mà cụ thể là Bộ luật Hồng

Đức năm 1483 trước đây. Ngoài ra, việc quy định bổ sung nội dung này vào điều luật

chính là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình sâu nặng vốn là một trong những

nét đặc trưng của truyền thống văn hóa-lịch sử ở nước ta, đồng thời có sự tham khảo

chọn lọc quy định của pháp luật hình sự các nước về vấn đề này.

2.3. Thực tiễn áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự

Là một trong những căn cứ để đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nên việc

miễn trách nhiệm hình sự thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm

quyền căn cứ vào các giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng để chấm dứt hoạt động tố

tụng hình sự đối với vụ án hoặc đối với bị can, bị cáo thể hiện bằng các quyết định đình

chỉ điều tra của cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm

sát và Tòa án. Thẩm quyền này được quy định tại một số điều luật trong Bộ luật tố tụng hình

Page 69: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

sự năm 2003 (khoản 2 Điều 164; khoản 1 Điều 169; Điều 181; Điều 227 và khoản 1 Điều

249). Trên cơ sở số liệu trong các báo cáo án đình chỉ điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối

cao (các năm 2000, 2002 và 2003) và Báo cáo thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án

(các năm 2001, 2002 và 2003) cho thấy việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự của

các cơ quan tiến hành tố tụng như sau.

Thứ nhất, về tổng số vụ án và số bị can do cơ quan Điều tra và cơ quan Viện kiểm

sát đình chỉ điều tra trong năm 2000, 2002 và 2003 [84], [86], [87]:

Bảng 1.2: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do Cơ quan Điều tra

và Viện kiểm sát áp dụng

Năm

Quyết định đình chỉ điều tra

Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát

Số vụ án Số bị can Số vụ án Số bị can

2000 1559 2548 1933 4231

2002 1236 1610 957 1614

2003 1118 1512 803 1677

Phân tích cụ thể từng năm cho thấy:

1) Năm 2000 (từ ngày 1/12/1999 đến ngày 31/7/2000): Tổng số án đình chỉ là

3492 vụ, 6779 bị can. Trong đó cơ quan Điều tra đình chỉ 1559 vụ, 2548 bị can (chiếm

44,64%), Viện kiểm sát đình chỉ 1933 vụ, 4231 bị can. Cấp tỉnh đình chỉ 565 vụ, 1469

bị can. Cấp huyện đình chỉ 2927 vụ, 5310 bị can. Trong số bị can được đình chỉ có 1339

trường hợp áp dụng tạm giam. Lý do căn cứ đình chỉ như sau:

a) Đình chỉ theo Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: 482 vụ, 912 bị can

(chiếm 13,8% số vụ đình chỉ). án an ninh 11 vụ, 16 bị can. án ma túy 70 vụ, 178 bị can. án

kinh tế 96 vụ, 142 bị can. án trị an-xã hội 301 vụ, 570 bị can. Tôi chức vụ và hoạt động tư

pháp 4 vụ, 4 bị can. 292 trường hợp tạm giam.

b) Đình chỉ theo Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: 362 vụ, 593 bị can

(chiếm 10,36% số vụ đình chỉ). án an ninh 15 vụ, 27 bị can. án ma túy 39 vụ, 75 bị can. án

Page 70: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

kinh tế 78 vụ, 117 bị can. án trị an-xã hội 227 vụ, 372 bị can. Tội chức vụ và hoạt động tư

pháp 3 vụ, 2 bị can. 223 trường hợp tạm giam.

c) Đình chỉ vì người bị hại rút yêu cầu theo khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự

năm 1988: án trị an xã hội 804 vụ, 1078 bị can (chiếm 23,02% số vụ đình chỉ). 425 trường

hợp tạm giam.

d) Đình chỉ do miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48, Điều 59 và Điều 16 Bộ luật

hình sự năm 1985: 696 vụ, 1529 bị can (chiếm 19% số vụ đình chỉ). án an ninh 17 vụ, 57 bị

can. án ma túy 27 vụ, 91 bị can. án kinh tế 171 vụ, 359 bị can. án trị an-xã hội 476 vụ, 1016

bị can. Tội chức vụ, hoạt động tư pháp 5 vụ, 6 bị can.

đ) Đình chỉ theo Nghị quyết số 32/QH ngày 21/12/1999: 1148 vụ, 2669 bị can

(chiếm 32,9% số vụ đình chỉ). án an ninh 13 vụ, 24 bị can. án ma túy 25 vụ, 42 bị can. án

kinh tế 265 vụ, 471 bị can. án trị an-xã hội 845 vụ, 2132 bị can.

2) Năm 2002: Tổng số vụ án đình chỉ là 2193 vụ, 3224 bị can. Trong đó cơ quan

Điều tra đình chỉ điều tra 1236 vụ, 1610 bị can, chiếm 25% trên tổng số án kết thúc điều tra,

tạm giam 223 bị can. Viện kiểm sát đình chỉ điều tra 957 vụ, 1614 bị can, có 183 bị can tạm

giam. Lý do căn cứ đình chỉ như sau:

a) Đình chỉ điều tra vì không phạm tội: 534 bị can (chiếm 16,5% trên tổng số án đình

chỉ), có 86 người bị tạm giam: án an ninh: 0, án ma túy: 93 bị can, án kinh tế: 201 bị can, án

trị an: 240 bị can.

b) Đình chỉ do miễn trách nhiệm hình sự: 1171 bị can, có 184 bị can bị tạm giam: án

an ninh: 19 bị can, tạm giam 18 bị can. án ma túy: 54 bị can, tạm giam 15 bị can. án kinh tế

394 bị can, tạm giam 71 bị can. án trị an: 723 bị can, tạm giam 80 bị can.

c) Đình chỉ lý do khác: 1519 bị can (chiếm 47%), có 136 bị can tạm giam.

3) Năm 2003: Tổng số vụ án do cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra

là 1921 vụ, tổng số bị can do cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra là 3189 bị

can, có 322 người bị tạm giam. Trong đó: Cơ quan Điều tra đình chỉ điều tra 1118 vụ, 1512 bị

can. Viện kiểm sát đình chỉ chỉ điều tra 803 vụ, 1677 bị can. Lý do căn cứ đình chỉ như sau:

Page 71: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

a) Đình chỉ điều tra do khởi tố oan vì bị can không phạm tội phải bồi thường

theo Nghị quyết 388/QH: 314 bị can, chiếm 0,9% trên tổng số bị can đình chỉ. Trong đó

các tội về kinh tế: 116 bị can, 16 người bị tạm giam. Các tội về ma túy: 20 bị can, 7

người bị tạm giam. Các tội trị an: 178 bị can, 15 người bị tạm giam.

b) Đình chỉ theo Điều 19, 25 và 69 Bộ luật hình sự năm 1999: 1741 bị can, 264

người bị tạm giam. Trong đó các tội về an ninh quốc gia: 58 bị can. Các tội về chức vụ và

hoạt động tư pháp: 17 bị can, 1 người bị tạm giam. Các tội về kinh tế: 518 bị can, 71

người bị tạm giam. Các tội về ma túy: 100 bị can, 81 người bị tạm giam. Các tội về trị

an: 1048 bị can, 150 người bị tạm giam.

c) Đình chỉ lý do khác: 1134 bị can.

Như vậy, tỷ lệ số bị can được đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự trên tổng

số bị can bị đình chỉ điều tra như sau:

Bảng 1.3: Tỷ lệ tổng số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

trên tổng số bị can bị đình chỉ điều tra

Năm Tổng số bị can

bị đình chỉ điều tra

Tổng số bị can bị đình chỉ

điều tra do miễn TNHS Tỷ lệ %

2000 6779 1529 22,5

2002 3224 1171 36,3

2003 3189 1741 54,6

Cộng 13192 4441 33,7

Bảng 1.4: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

Năm

Quyết định đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

(theo Điều 19, 25 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)

Loại án Số vụ Số bị can

An ninh quốc gia 17 57

Ma túy 27 91

Page 72: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

2000 Kinh tế 171 359

Trị an-xã hội 476 1016

Tội chức vụ & hoạt động tư pháp 5 6

Tổng cộng 696 1529

Bảng 1.5: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

Năm

Quyết định đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

(theo Điều 19, 25 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)

Loại án Số bị can Số người bị tạm giam

2002

An ninh quốc gia 19 18

Ma túy 54 15

Kinh tế 394 71

Trị an-xã hội 723 80

Tổng cộng 1190 184

Bảng 1.6: Số vụ và số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

Năm

Quyết định đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự

(theo Điều 19, 25 và Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)

Loại án Số bị can Số người bị tạm giam

2003

An ninh quốc gia 58

Chức vụ và hoạt động tư pháp 17 1

Kinh tế 518 71

Ma túy 100 81

Trị an-xã hội 1048 150

Tổng cộng 1741 303

Page 73: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thứ hai, về tổng số vụ án và tổng số vụ án do Tòa án nhân dân các cấp áp dụng miễn

trách nhiệm hình sự trong quý 4 năm 2000 đến 9 tháng năm 2003 (xét xử sơ thẩm) như sau

[70], [71], [72]:

1) Quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001: Toàn ngành Tòa án đã đưa ra xét xử

41367 vụ (chiếm 94,8%), 58757 bị cáo (chiếm 94,3%). Quyết định của Tòa án áp dụng miễn

trách nhiệm hình sự: 60 bị cáo.

2) Quý 4/2001 đến 9 tháng đầu năm 2002: Toàn ngành Tòa án đã đưa ra xét xử

44497 vụ (chiếm 94,9%), 63251 bị cáo (chiếm 94,1%). Quyết định của Tòa án áp dụng miễn

trách nhiệm hình sự: 52 bị cáo.

3) Quý 4/2002 đến 9 tháng đầu năm 2003: Toàn ngành Tòa án đã đưa ra xét xử

49028 vụ (chiếm 96,5%), 73311 bị cáo (chiếm 95,2%). Quyết định của Tòa án áp dụng miễn

trách nhiệm hình sự: 47 bị cáo.

Phân tích từng thời gian cho thấy:

a) Quý 4/2000 đến 9 tháng đầu 2001:

Địa phương Quyết định của Tòa án

miễn trách nhiệm hình sự

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 14

Tòa án nhân dân cấp huyện 46

Tòa án Quân sự và khu vực 0

Tổng cộng 60

b) Quý 4/2001 đến 9 tháng đầu 2002:

Địa phương Quyết định của Tòa án

miễn trách nhiệm hình sự

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 19

Page 74: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Tòa án nhân dân cấp huyện 33

Tòa án Quân sự và khu vực 0

Tổng cộng 52

c) Quý 4/2002 đến 9 tháng đầu 2003:

Địa phương Quyết định của Tòa án

miễn trách nhiệm hình sự

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 15

Tòa án nhân dân cấp huyện 32

Tòa án Quân sự và khu vực 0

Tổng cộng 47

Ngoài ra, tỷ lệ tổng số bị cáo được Tòa án quyết định miễn trách nhiệm hình sự trên

tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu 2003 như sau:

Thời gian Tổng số bị cáo

bị đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo

được miễn TNHS

Tỷ lệ

%

Quý 4/2000 đến 9 tháng đầu 2001 58757 60 0,10

Quý 4/2001 đến 9 tháng đầu 2002 63251 52 0,08

Quý 4/2002 đến 9 tháng đầu 2003 73311 47 0,06

Tổng cộng 195319 159 0,08

Cụ thể như sau:

a) Quý 4/2000 đến 9 tháng đầu 2001:

Địa phương Tổng số bị cáo

bị đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo được TA

quyết định miễn TNHS

Tỷ lệ

%

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 19828 14 0,07

Page 75: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Tòa án nhân dân cấp huyện 38563 46 0,12

Tòa án Quân sự và khu vực 366 0 0,00

Tổng cộng 58757 60 0,10

b) Quý 4/2001 đến 9 tháng đầu 2002:

Địa phương Tổng số bị cáo

bị đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo được TA

quyết định miễn TNHS

Tỷ lệ

%

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 21666 19 0,09

Tòa án nhân dân cấp huyện 41136 33 0,08

Tòa án Quân sự và khu vực 429 0 0,00

Tổng cộng 63251 52 0,08

c) Quý 4/2002 đến 9 tháng đầu 2003:

Địa phương Tổng số bị cáo

bị đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo được TA

quyết định miễn TNHS

Tỷ lệ

%

Tòa án nhân dân cấp tỉnh 26774 15 0,06

Tòa án nhân dân cấp huyện 46147 32 0,07

Tòa án Quân sự và khu vực 390 0 0,00

Tổng cộng 73311 47 0,06

Còn tỷ lệ % tổng số bị can được Tòa án các cấp áp dụng miễn trách nhiệm hình sự

trên tổng số bị can được đưa ra xét xử về các tội phạm về tham nhũng và các loại tội nghiêm

trọng khác trong quý 4/2000 đến 9 tháng đầu 2002 (lấy ví dụ 10 tội trong Bộ luật hình sự

năm 1999) như sau [70], [71]:

a) Quý 4 năm 2000 đến 9 tháng năm 2001

Page 76: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Loại tội Tổng số bị cáo

bị đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo

được miễn TNHS

Tỷ lệ

%

Tham ô 446 1 0,22

Nhận hối lộ 84 0 0,00

Làm và buôn bán hàng giả 76 1 1,32

Buôn lậu qua biên giới 143 0 0,00

Các tội phạm về ma túy 9744 6 0,06

Giết người 1544 0 0,00

Hiếp dâm trẻ em 827 0 0,00

Môi giới mại dâm 186 0 0,00

Chứa mại dâm 1057 0 0,00

Giả mạo trong công tác 02 0 0,00

Tổng cộng 14109 8 0,06

b) Quý 4 năm 2001 đến 9 tháng năm 2002

Loại tội Tổng số bị cáo

bị đưa ra xét xử

Tổng số bị cáo

được miễn TNHS

Tỷ lệ

%

Tham ô 499 1 0,20

Nhận hối lộ 95 0 0,00

Làm và buôn bán hàng giả 30 0 0,00

Buôn lậu qua biên giới 85 1 1,18

Các tội phạm về ma túy 12375 1 0,01

Giết người 1377 1 0,07

Hiếp dâm trẻ em 746 0 0,00

Page 77: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Môi giới mại dâm 151 0 0,00

Chứa mại dâm 1033 0 0,00

Giả mạo trong công tác 15 0 0,00

Tổng cộng 16356 4 0,02

Thứ ba, về tổng số vụ án thụ lý và số vụ án do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, 3 tòa phúc

thẩm Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án Quân sự Trung ương xét xử trong quý 4 năm 2000

đến 9 tháng đầu năm 2002 (xét xử phúc thẩm) như sau:

1) Quý 4 năm 2000 đến 9 tháng đầu năm 2001: Toàn ngành Tòa án đã thụ lý 13978

vụ với 22011 bị cáo, số giải quyết 12628 vụ (chiếm 90,34%) với 19102 bị cáo (chiếm

86,78%). Tòa án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự: 17 bị cáo.

2) Quý 4 năm 2001 đến 9 tháng đầu năm 2002: Toàn ngành Tòa án đã thụ lý 15181

vụ với 23644 bị cáo, số giải quyết 12128 vụ (chiếm 79,8%) với 17529 bị cáo (chiếm 74,1%).

Tòa án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự: 4 bị cáo...

Như vậy, nghiên cứu và phân tích số liệu thực tiễn áp dụng chế định miễn trách

nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép chúng tôi có thể rút ra một số

nhận xét dưới đây:

Thứ nhất, việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra,

đình chỉ vụ án với lý do (căn cứ) miễn trách nhiệm hình sự chủ yếu được thực hiện và

áp dụng ở giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố (thuộc thẩm quyền quyết định của cơ

quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát và Viện kiểm sát), còn Tòa án có áp

dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo bị đưa ra xét xử nhưng số bị cáo được

miễn trách nhiệm hình sự chiếm tỷ lệ không cao. Ngoài ra, tổng số đình chỉ điều tra,

đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự thường chiếm tỷ lệ cao so với tổng số đình

chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do những căn cứ khác, cũng như trên tổng số vụ án, tổng số

bị can mà cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ. Chẳng hạn, theo các

báo cáo án đình chỉ điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Nếu năm 2000 tổng số

bị can bị đình chỉ điều tra thì tổng số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm

Page 78: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

hình sự là 1529 (chiếm 22,5%); năm 2002 tỷ lệ là 3224 và 1171 (chiếm 36,3%); năm

2003 tỷ lệ là 3189 và 1741 (chiếm 54,6%)...

Trong số các vụ án, các bị can được đình chỉ điều tra lại tập trung chủ yếu vào

các vụ án (loại tội) về trị an-xã hội. Cụ thể, năm 2000 số bị can được đình chỉ điều tra

do miễn trách nhiệm hình sự về các án trị an-xã hội là 1016 bị can, trong khi án an ninh

quốc gia có 57 bị can, án ma túy 91 bị can, án kinh tế 359 bị can, tội chức vụ và hoạt

động tư pháp chỉ có 6 bị can; năm 2002 số bị can được đình chỉ điều tra do miễn trách

nhiệm hình sự về các án trị an-xã hội là 80 bị can, trong khi án an ninh quốc gia có 18 bị

can, án ma túy 15 bị can, án kinh tế 71 bị can và; năm 2003 số bị can được đình chỉ điều

tra do miễn trách nhiệm hình sự về các án trị an-xã hội là 150 bị can, trong khi án an

ninh quốc gia có 0 bị can, án ma túy 81 bị can, án kinh tế 71 bị can, tội chức vụ và hoạt

động tư pháp chỉ có 1 bị can.

Thứ hai, trong giai đoạn xét xử xét xử số bị cáo được Tòa án áp dụng miễn

trách nhiệm hình sự trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử có thể nhận thấy chiếm tỷ lệ rất

nhỏ. Chẳng hạn, từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001, tổng số bị cáo bị Tòa án cấp

sơ thẩm đưa ra xét xử là 58757 bị cáo, trong đó có 60 bị cáo được miễn trách nhiệm

hình sự (chiếm tỷ lệ 0,1%). Từ quý 4/2001 đến 9 tháng đầu năm 2002, tổng số bị cáo bị

Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử là 63251 bị cáo, trong đó có 52 bị cáo được miễn

trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,08%). Từ quý 4/2002 đến 9 tháng đầu năm 2003,

tổng số bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử là 73311 bị cáo, trong đó có 47 bị

cáo được miễn trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,06%)... Đến giai đoạn xét xử phúc

thẩm hoặc giám đốc thẩm, các Tòa án các cấp này vẫn áp dụng miễn trách nhiệm hình

sự cho các bị cáo nếu có căn cứ. Ví dụ: từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001, tổng

số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử là 19102 bị cáo, trong đó có 17 bị cáo được

miễn trách nhiệm hình sự, từ quý 4/2001 đến 9 tháng đầu năm 2002, tỷ lệ này là 17529

và 4...

Ngoài ra, xem xét 10 loại tội nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 1999 từ

quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2002 cho thấy trong số 10 loại tội này, tổng số bị cáo

được miễn trách nhiệm hình sự trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Ví dụ: từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001, trong số 446 bị cáo bị đưa ra xét xử về

Page 79: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tội tham ô thì chỉ có 01 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,22%), tội

làm và buôn bán hàng giả tỷ lệ là 76 và 1 (chiếm 1,32%), các tội phạm về ma túy tỷ lệ là

9744 và 6 (chiếm 0,06%)... Riêng một số loại tội trong số 10 tội này thì từ quý 4/2000

đến 9 tháng đầu năm 2002 cho thấy không bị cáo nào được Tòa án miễn trách nhiệm

hình sự, đó là các loại tội như: Tội nhận hối lộ, tội hiếp dâm trẻ em, tội môi giới mại

dâm, tội chứa mại dâm và tội giả mạo trong công tác...

Thứ ba, việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình

sự về miễn trách nhiệm hình sự cho thấy: các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã có

nhiều cố gắng trong việc thực hiện các quy định này để áp dụng cho đúng đắn và chính

xác về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng khi ra quyết

định miễn trách nhiệm hình sự đều có sự cân nhắc xem xét về tính chất và mức độ của

điều luật áp dụng để đảm bảo chất lượng các án được miễn trách nhiệm hình sự đúng

pháp luật, hạn chế được số vụ án oan sai, vi phạm pháp luật, qua đó góp phần tích cực

vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Thực hiện tốt các quy định của pháp

luật về miễn trách nhiệm hình sự, trước hết là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan tiến hành tố tụng trên cơ sở chức năng và thẩm quyền do pháp luật hình sự và tố

tụng hình sự quy định. Ngoài ra, còn do sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành cấp trên đối với

công tác giải quyết các vụ án nói chung và việc thực hiện các quy định về miễn trách

nhiệm hình sự nói riêng. Đặc biệt, các cán bộ có thẩm quyền khi xem xét quyết định

miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đều căn cứ vào các điều kiện do luật

định.

Thứ tư, việc phân loại những trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và bị

can do miễn trách nhiệm hình sự cần được cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát lập bảng

chi tiết và rõ ràng. Hiện nay, hầu hết các cơ quan này mới chỉ báo cáo liệt kê các số liệu

đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 19, Điều 25 và

khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 là bao nhiêu, với loại án gì chứ chưa thống

kê số lượng miễn trách nhiệm cụ thể về từng trường hợp tương ứng (vì ngoài những

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này, trong Bộ luật hình sự năm 1999 còn nhiều

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác chưa được thống kê chi tiết và đầy đủ, hoặc

ngay trong Điều 25 cũng đã có đến ba trường hợp miễn trách nhiệm hình sự). Làm tốt

Page 80: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

điều này, không những góp phần hạn chế các vụ án, bị can đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ

án do miễn trách nhiệm hình sự không chính xác và đúng pháp luật, mà còn tạo điều

kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ căn cứ áp dụng của từng trường hợp

miễn trách nhiệm hình sự, cũng như kịp thời khắc phục sai phạm, qua đó xác định trách

nhiệm của từng cán bộ. Mặc dù vậy, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định miễn

trách nhiệm hình sự cho thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau.

Thứ nhất, về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự "do sự chuyển biến của tình

hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" do nhận thức chưa chính

xác nên cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng không đúng, có nơi coi sự cố gắng, nỗ lực

của bản thân hay ý thức của người phạm tội chính là sự chuyển biến của tình hình mà

người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội (căn cứ miễn trách nhiệm hình sự) và

ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can nên dẫn đến đình chỉ bị can sai luật.

Ví dụ: Thấy hai thanh niên đang trấn lột một học sinh, N. đứng gần đó nhảy vào

ăn chia và lột chiếc nhẫn trên tay nạn nhân. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk truy tố

hai thanh niên về tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự

năm 1999. Tuy nhiên, đối với bị cáo N, Viện kiểm sát lại cho rằng bị cáo "tham gia với

vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, đã bồi thường thiệt

hại, được người bị hại bãi nại, gia đình có công với cách mạng" và còn cho rằng "sau

khi lột nhẫn của nạn nhân đã giao cho người khác chiếm giữ là không có ý thức chiếm

đoạt đến cùng" và đã quyết đình đình chỉ bị can căn cứ vào Điều 25 Bộ luật hình sự

năm 1999 để miễn trách nhiệm hình sự cho N. Việc miễn trách nhiệm hình sự trong

trường hợp này không đúng. Bởi lẽ, hành vi của N đã đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài

sản, đồng thời không thể cho rằng "sau khi lột nhẫn của nạn nhân đã giao cho người

khác chiếm giữ là không có ý thức chiếm đoạt đến cùng". Mặt khác, Điều 25 Bộ luật

hình sự chỉ áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp do sự chuyển biến của

tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

chứ không phải "xét chuyển biến về ý thức của người phạm tội" như Viện kiểm sát đã

viện dẫn [47, tr. 9].

Page 81: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thứ hai, trong thực tiễn, cơ quan tiến hành tố tụng còn áp dụng chưa đúng các

điều kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy

định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999.

Ví dụ: Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Châu Thành tỉnh Kiên

Giang do thực hiện thiếu trách nhiệm nên đã để cho đơn vị thi công gian lận khối lượng,

quyết toán khống gần 800 triệu đồng. Ngày 3/9/2003, Cơ quan an ninh điều tra ban

hành Quyết định số 02 khởi tố điều tra vụ án tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây

hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra, ngày 24/12/2003 Thủ

trưởng cơ quan Điều tra an ninh lại ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án căn cứ vào

khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 với lý do "Người phạm tội đã khai rõ sự

việc, cố gắng khắc phục hậu quả đã xảy ra". Tuy nhiên, ở đây Ban quản lý Dự án huyện

Châu Thành đã có những sai phạm lặp đi, lặp lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà

không hề thể hiện ý thức trách nhiệm của mình đối với các công trình kém chất lượng,

và cho đến khi đoàn thanh tra vào cuộc với các biện pháp nghiệp vụ, tích cực đấu tranh

để phát hiện ra các hành vi vi phạm, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra. Nguyên văn

của điều luật là: "Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm

tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội

phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được

miễn trách nhiệm hình sự". Từ những vấn đề trên cho thấy việc cơ quan an ninh điều tra

căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 để đình chỉ điều tra do miễn trách

nhiệm hình sự là không đúng với hành vi phạm tội của đối tượng, không đầy đủ những

điều kiện của trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này [26, tr. 6].

Thứ ba, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho người phạm tội chưa

đầy đủ và chính xác. Có người rõ ràng là phạm tội, phạm tội có các tình tiết tăng nặng

định khung hình phạt hoặc phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người

phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý

hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại được đình chỉ miễn

trách nhiệm hình sự dẫn đến tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội.

Ví dụ 1: Vụ Trần Đại Thắng phạm tội gây rối trật tự công cộng, lẽ ra phải bị

truy tố theo khoản 2 nhưng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã ra quyết định

Page 82: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

đình chỉ vụ án và miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can Trần Đại Thắng; vụ Nguyễn

Văn Lanh ở Thanh Hóa phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tài sản bị chiếm đoạt

có giá trị là 14.130.000 đồng, vụ án có 8 tên tham gia, đáng lẽ phải truy tố trước pháp

luật, nhưng Viện kiểm sát huyện lại quyết định đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho

tất cả các bị can phạm tội [83, tr. 7].

Ví dụ 2: Vụ Trần Văn Cõn, vụ Đặng Hữu Phượng và vụ Vũ Ngọc Thao cho

thấy mặc dù các bị cáo có hành vi phạm tội nghiêm trọng có mức hình phạt cao (trên 7

năm và trên 10 năm tù), nhưng Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Sơn, Gia Viễn và

Phòng kiểm sát điều tra án kinh tế tỉnh Ninh Bình vẫn đình chỉ vụ án do miễn trách

nhiệm hình sự dẫn đến áp dụng pháp luật hình sự không đúng và phải phục hồi điều tra,

truy tố và xét xử [80, tr. 10].

Ví dụ 3: Lê Ngọc Đồng, Đinh Văn Tuyên, Phạm Văn Tám cùng một số đối

tượng khác đã tổ chức đánh bạc trạm xăng dầu Khánh Ninh, Yên Khánh và bị cơ quan

Công an bắt quả tang, thu giữ 70.000đ, khám người các đối tượng thu được 389.000đ. Lê

Ngọc Đồng và Phạm Văn Tám đã có tiền sự về hành vi đánh bạc, đều đã bị công an xử lý

hành chính. Sau khi kết luận điều tra, cơ quan Công an đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm

sát nhân dân huyện Yên Khánh lại quyết định đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự

với lý do "mức sát phạt không cao". Việc tổ chức đánh bạc của Đồng, Tuyên, Tám ngay

tại trạm xăng dầu, có hai trong ba bị can mới bị xử lý hành chính về hành vi đánh bạc,

nay lại tái phạm, nên phải xử lý về mặt hình sự mới đảm bảo được tính nghiêm minh của

pháp luật, để giáo dục và phòng ngừa chung [80, tr. 7].

Thứ tư, do việc nhận thức pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự còn

chưa tốt nên một số trường hợp áp dụng nhầm lẫn giữa trường hợp giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, trường hợp người bị hại có

đơn xin bãi nại nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ cho bị can,

bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự là không đúng.

Ví dụ 1: Bùi Thị Hồng lừa lấy xe của anh Tiềm (anh họ của Hồng) bán lấy tiền

đi miền Nam. Cơ quan Điều tra đã thu lại được xe, gia đình và người bị hại xin miễn

trách nhiệm hình sự cho Hồng để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Viện kiểm sát nhân dân

Page 83: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tỉnh Ninh Bình đã đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự cho Bùi Thị Hồng. Việc xử

lý được xác định là không đúng luật và không triệt để, vì việc đình chỉ vụ án không có

quy định nào theo quy định về miễn trách nhiệm hình sự [80, tr. 7-8].

Ví dụ 2: Phòng kiểm sát điều tra án kinh tế tỉnh Ninh Bình ra quyết định đình

chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với Vũ Ngọc Thao với lý do bị cáo đã bồi thường thiệt hại

nên được đình chỉ. Việc đình chỉ với lý do trên là không đúng. Việc bồi thường thiệt hại

của bị can chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là điều kiện để

miễn trách nhiệm hình sự [80, tr. 8].

Ví dụ 3: Nguyễn Văn Thức được Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tam Điệp ra

quyết định đình chỉ bị can với lý do có đơn bãi nại của người bị hại và hai bên hòa giải

do bồi thường thiệt hại; hoặc Nguyễn Hữu Thường được Viện kiểm sát nhân dân huyện

Hoa Lư đình chỉ bị can với lý do dựa vào lỗi của người bị hại là không đúng khi chưa

phân biệt tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với điều kiện để miễn trách nhiệm hình

sự [80, tr. 8].

Thứ năm, mặc dù trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999),

nhà làm luật nước ta chưa ghi nhận chính thức trường hợp do hết thời hiệu truy cứu

trách nhiệm hình sự là một dạng miễn trách nhiệm hình sự, nhưng thực tiễn xét xử có

nơi vẫn thừa nhận và coi đây là một trong những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

(miễn truy tố, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc có trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự đối với người phạm tội là người già, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự, gia đình có công với cách mạng...

Ví dụ 1: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định đình chỉ bị

can đối với Vũ Ngọc Quyết về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ

nghĩa do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [81, tr. 1].

Ví dụ 2: Trong vụ án Năm Cam, bị can Nguyễn Minh Tuân là điều tra viên

thuộc Phòng cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh phạm tội làm sai lệch hồ

sơ vụ án được miễn (truy cứu) trách nhiệm hình sự về tội này do hết thời hiệu truy cứu

trách nhiệm hình sự [90, tr. 1].

Page 84: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Ví dụ 3: Ngày 6/11/2003, Công an Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt

quyết định đình chỉ điều tra vụ án hủy hoại tài sản, đình chỉ điều tra bị can do miễn

trách nhiệm hình sự đối với Trần Thị Thuận (65 tuổi). Cơ quan Điều tra nhận định "do

bà Thuận, tuổi cao, gia đình có công với cách mạng, vụ án xảy ra đã lâu nên được miễn

trách nhiệm hình sự" [93, tr. 1].

Thứ sáu, một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng lẫn lộn

giữa Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Điều 48

Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây) và Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy

định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (Điều 89 Bộ luật tố tụng hình

sự năm 1988).

Ví dụ 1: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đình chỉ do không có căn cứ

khởi tố vụ án hình sự đối với 4 bị can là chưa sát mà lẽ ra phải đình chỉ vụ án và miễn

trách nhiệm hình sự mới đúng đối với Trịnh Mạnh Sinh, Đinh Quang Vinh [80, tr. 9-10].

Ví dụ 2: Ngược lại, cũng có 3 bị can quyết định miễn trách nhiệm hình sự cũng

chưa đúng mà lẽ ra phải đình chỉ do không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự là Nguyễn

Tiến Dũng, Đào Sỹ Mến và Vũ Đức Đoài; hoặc bị can Đậu Quang Khánh được đình chỉ

do miễn trách nhiệm hình sự cũng không đúng mà phải đình chỉ theo căn cứ không

được khởi tố vụ án hình sự - chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mới chính xác và

phù hợp... [80, tr. 10].

Thứ bảy, ngoài ra cũng có một số trường hợp cán bộ kiểm sát viên thực hiện

kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự chưa nắm chắc những căn cứ không được khởi tố vụ

án hình sự quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng vẫn khởi tố vụ án hình sự,

khởi tố bị can sau đó lại đình chỉ vụ án để miễn trách nhiệm hình sự với bị can là gò ép,

cứng nhắc.

Ví dụ 1: Vụ Trần Nguyên Thân (Nghệ An) bị khởi tố về tội cố ý gây thương

tích, đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự vì hậu quả gây ra đối với người bị hại là 3% sức

khỏe.

Ví dụ 2: Vụ Đồng Văn Trường (Yên Bái) được miễn trách nhiệm hình sự về tội

cố ý hủy hoại tài sản vì bắn chết một con chó.

Page 85: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Ví dụ 3: Vụ Hoàng Văn Tuấn (Thái Bình) được miễn trách nhiệm hình sự vì

trộm cắp 3 con gà... [83, tr. 4-5].

Như vậy, nguyên nhân của những tồn tại trên theo chúng tôi có thể xuất phát từ

một số lý do chủ quan và khách quan dưới đây.

Thứ nhất, mặc dù các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong

Bộ luật hình sự năm 1999 đã hoàn thiện và đầy đủ hơn so với chính nó trong Bộ luật

hình sự năm 1985 nhưng qua thực tiễn áp dụng và thi hành cho thấy: các quy định về

chế định này vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện và cần có văn bản giải thích, hướng dẫn

thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, do trình độ nhận thức về các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật

tố tụng hình sự của các cán bộ tư pháp, các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng

còn hạn chế. Việc vận dụng pháp luật trong mỗi vụ án hình sự cụ thể còn lúng túng,

đánh giá tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội không đúng, sự nhận

thức về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự còn nhầm lẫn với các tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự, với trường hợp không có tội, với căn cứ đình chỉ vụ án... Tất nhiên ở đây

đại đa số cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đều có "tâm" trong công việc và vì công việc, có

chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đủ "tầm" nhận thức để áp dụng và quyết định

chính xác. Ngoài ra, ở một số địa phương, biên chế dành cho các cơ quan bảo vệ pháp

luật còn thiếu và không ổn định về mặt tổ chức (nhất là cơ quan Viện kiểm sát), cho nên

hoạt động kiểm sát điều tra chưa thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, biện pháp quản lý

chưa phù hợp, các vi phạm của cơ quan Điều tra chậm bị phát hiện và kịp thời xử lý.

Thứ ba, về phương pháp, lề lối làm việc, trách nhiệm của cán bộ làm công tác

đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và kiểm sát các hoạt động này chưa cao, nên việc quản

lý, xử lý giải quyết vụ án chưa thật sâu, kỹ. Sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên đối với cấp

dưới chưa được thường xuyên, liên tục, kịp thời, nên còn dẫn đến việc đình chỉ điều tra,

đình chỉ vụ án nói chung, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự

còn chưa đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, gây ảnh hưởng lớn đến

công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm [80], [86].

Page 86: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thứ tư, do sự phát triển của khoa học-công nghệ, sự tăng trưởng không ngừng

của nền kinh tế, sản xuất ngày nay đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng xã hội mới, liên

quan tới quá trình hình sự hóa và phi hình sự hóa, tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng một số trường hợp và

coi đó là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự để đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án dẫn

đến áp dụng pháp luật chưa đúng. Cho nên, tồn tại này đòi hỏi pháp luật hình sự nước

ta cần phải kịp thời khắc phục.

Chương 3

hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự

việt nam về miễn trách nhiệm hình sự

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam về miễn trách nhiệm hình sự

Trước yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân, do dân và vì dân, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa

kinh tế, cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm và vi phạm

pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội... thì một trong những biện pháp có ý

nghĩa rất quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật

hình sự nói riêng. Bởi lẽ, việc đổi mới pháp luật và hoàn thiện pháp luật hình sự hiện

hành "chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng

Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự

chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền" [7, tr. 70] để

đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người phạm tội, để góp

phần tăng cường pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, đồng thời bảo vệ một cách hữu

hiệu các quyền và tự do cơ bản của công dân, cũng như lợi ích của xã hội và của Nhà

nước.

Page 87: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Do đó, việc hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự cũng không

nằm ngoài mục đích hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, đồng thời sự cần

thiết phải hoàn thiện chế định này còn thể hiện trên các phương diện thực tiễn, lý luận và

lập pháp dưới đây mà chúng ta sẽ lần lượt xem xét.

3.1.1. Về phương diện thực tiễn

Thứ nhất, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự

vẫn còn có một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự không đúng pháp luật, không

có căn cứ pháp lý dẫn đến để lọt tội phạm và người phạm tội. Cụ thể, việc đánh giá tính

chất và mức độ nguy hiểm cho người phạm tội chưa đầy đủ và chính xác. Có người rõ

ràng là phạm tội, phạm tội có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc phạm

tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự,

phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị

truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại được đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự dẫn đến

tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội, hoặc một số trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự cho người phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc nhầm lẫn giữa trường

hợp có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự...

Thứ hai, cũng trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng

hình sự, cơ quan và người có thẩm quyền đã coi và áp dụng một số trường hợp sau cũng

là những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự như: Miễn trách nhiệm hình sự đối với

người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng trước khi bị kết án đã

mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình,

thì sau khi áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thấy không cần thiết truy cứu trách

nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

miễn trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, có

nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục hậu quả và gia đình hoặc người bị hại có

đơn xin bãi nại, người phạm tội là người già hoặc đang bị bệnh nặng...

Thứ ba, về thẩm quyền và căn cứ đình chỉ vụ án cho thấy qua số án, số bị can

do Viện kiểm sát và cơ quan Điều tra các tỉnh, thành phố đình chỉ hầu hết đều có căn cứ

và đúng pháp luật, nhưng còn một số ít các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố do không nhận

Page 88: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

thức đúng các quy định của pháp luật nên đã vận dụng các quy định của pháp luật tố

tụng hình sự, Nghị quyết 32 của Quốc hội để đình chỉ không tội và đình chỉ miễn trách

nhiệm hình sự đối với vụ án, bị can; nhầm lẫn giữa hai điều luật quy định về miễn trách

nhiệm hình sự và điều luật quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự và

ngược lại nhiều vụ lẽ ra vận dụng căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự và xử lý

theo pháp luật hành chính, nhưng vẫn khởi tố vụ án hình sự, sau đó đình chỉ vụ án miễn

trách nhiệm hình sự với bị can là gò ép, dập khuôn và cứng nhắc...

3.1.2. Về phương diện lập pháp

Việc hoàn thiện chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự góp

phần giúp cho nhà làm luật nhận thấy những "kẽ hở", "lỗ hổng" của chế định này để loại

trừ những quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, quá trừu tượng, thiếu chính xác về mặt khoa

học hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Dưới góc độ

này, hàng loạt vấn đề đặt ra như:

Thứ nhất, trong Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như Bộ luật hình sự năm 1999

đều chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm "miễn trách nhiệm hình sự" là gì; hậu

quả pháp lý cụ thể của việc miễn trách nhiệm hình sự là gì; người được miễn trách

nhiệm hình sự có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự nào

khác (tố tụng hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật, lao động...) hay không.

Thứ hai, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể được quy định rải

rác ở các điều luật, các chương, các phần khác nhau (Phần chung và Phần các tội phạm)

của Bộ luật hình sự rõ ràng là thiếu tính chính xác về mặt khoa học và chưa đạt về mặt

kỹ thuật lập pháp. Ngoài ra, trong từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể

cũng cần được nhà làm luật có hướng dẫn kịp thời về căn cứ và những điều kiện của

trường hợp tương ứng đó mà chúng tôi đã phân tích ở chương thứ hai của luận văn này.

Thứ ba, quá trình áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự cho

thấy thực tiễn đời sống xã hội nói chung và thực tiễn xét xử nói riêng đang tồn tại nhiều

trường hợp có thể áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự, nhưng lại chưa được nhà

làm luật nước ta ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành. Ví dụ: miễn trách

nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự

Page 89: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

cho người phạm tội trốn khỏi nơi giam, miễn trách nhiệm hình sự do sự hòa hoãn giữa

người phạm tội và người bị hại, miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người

già có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự...

Thứ tư, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới cũng đòi hỏi pháp luật hình sự

của nước ta nói chung, chế định miễn trách nhiệm hình sự nói riêng cũng cần phù hợp

và có sự tham khảo, chọn lọc các quy định của pháp luật hình sự các nước (trong đó có

những quy định về miễn trách nhiệm hình sự), cũng như góp phần nhân đạo hóa hơn

nữa chính sách hình sự của Nhà nước nói chung và của pháp luật hình sự Việt Nam nói

riêng.

3.1.2. Về phương diện lý luận

Hoàn thiện chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

có ý nghĩa về mặt lý luận thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, nó góp phần giúp cho cán bộ nghiên cứu khoa học-giảng dạy, nghiên

cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự có nhận

thức đúng đắn và thống nhất về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, về căn cứ

và những điều kiện áp dụng của từng trường hợp tương ứng để phục vụ công tác nghiên

cứu, giảng dạy và học tập.

Thứ hai, nó còn giúp cho những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến

hành tố tụng (như: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán...) nhận thức đầy đủ, đúng

đắn và chính xác để từ đó ra các quyết định áp dụng hay không áp dụng miễn trách

nhiệm hình sự đối với người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội

phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội, góp phần nâng cao hiệu quả công

tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp

không chỉ của công dân, mà còn cả của bị can, bị cáo.

Thứ ba, hoàn thiện chế định miễn trách nhiệm hình sự dưới góc độ này sẽ góp

phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật hình sự Việt Nam, cũng như là nguồn tài

liệu tham khảo hữu ích bổ sung vào khoa học luật hình sự nước ta về vấn đề miễn trách

nhiệm hình sự.

Page 90: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

3.2. Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của

pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự

Phương hướng, theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu: "1. Hướng được xác định và; 2.

Những điều được xác định để nhằm theo đó mà hành động" [53, tr. 793]. Còn trong khoa học

luật hình sự nước ta từ trước đến nay chưa có định nghĩa về khái niệm phương hướng

cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách

nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi khái niệm này có thể được hiểu

như sau: Phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự là tư tưởng có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt toàn

bộ quá trình đổi mới, sửa đổi và bổ sung những quy phạm của chế định này.

Như chúng ta đã biết, Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành là công cụ pháp luật

sắc bén, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta để đảm bảo pháp chế, củng

cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng và

chống tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội và

của công dân. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng và thi hành cho thấy: một số quy

định của Bộ luật hình sự nói chung, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng

còn chưa đầy đủ, chặt chẽ và chính xác về nội dung, chưa phù hợp với thực tiễn đấu

tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới, chưa phù hợp với quy định pháp

luật hình sự của các nước trên thế giới, đặc biệt còn nhiều quy định cần có sự hướng dẫn

kịp thời và thống nhất của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền.

Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy

định mới nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự là đòi hỏi có

tính cấp bách. Tuy nhiên, việc đổi mới và hoàn thiện này phải dựa trên quan điểm của

Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, trên cơ sở tổng kết thực

tiễn và phải là cơ sở pháp lý vững chắc thể hiện được các tư tưởng pháp chế, nhân đạo,

dân chủ, cũng như phù hợp với pháp luật hình sự các nước trong xu thế hội nhập khu

vực và quốc tế. Và đây cũng chính là phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy

định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở này,

chúng tôi đưa ra một số phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của

pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự như sau.

Page 91: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

3.2.1. Phương hướng cơ bản thứ nhất - Quán triệt quan điểm của Đảng và

Nhà nước ta về hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn

trách nhiệm hình sự nói riêng

Đây là phương hướng cơ bản và quan trọng nhất trong việc hoàn thiện các quy

định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự.

Như chúng ta đều biết, ở nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức duy

nhất lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã

hội thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương và các chính sách lớn, định hướng cho

sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và đường lối

đó. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc, không

có quyền làm chủ của nhân dân và không có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

dân, do dân và vì dân.

Trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, quy định về miễn

trách nhiệm hình sự nói riêng, Đảng lãnh đạo bằng việc xác định rõ đường lối, chính

sách hình sự trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Điều này đã được thể

hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX.

Đặc biệt, vừa qua Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị

quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

trong thời gian tới" đã thể hiện rất rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đưa ra chủ

trương, đường lối và chính sách hình sự trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, góp

phần cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

của dân, do dân và vì dân.

Do đó, trong quá trình đổi mới và hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung,

các quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu,

nhận thức đúng đắn các quan điểm của Đảng ta về đấu tranh phòng và chống tội

phạm, thể hiện trong việc kết hợp nguyên tắc "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng,

trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục" trong việc xử lý tội phạm và người phạm

tội. Chính vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình

Page 92: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

sự trong pháp luật hình sự Việt Nam mới có khả thi, phù hợp với các điều kiện chính

trị, kinh tế-xã hội ở nước ta.

3.2.2. Phương hướng cơ bản thứ hai - Hoàn thiện các quy định của pháp

luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự phải phù hợp với Hiến pháp, đồng thời

có tính đến sự đồng bộ các đạo luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật

Việt Nam.

Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết

sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 để hoàn thiện các quy định trong

Hiến pháp này cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Bởi lẽ, Hiến pháp là một đạo luật

cơ bản của Nhà nước, đạo luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế

độ Nhà nước, chế độ xã hội, tổ chức bộ máy Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của

công dân và là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xác định toàn bộ hệ thống pháp luật nước

ta.

Về điều này, đúng như GS-TSKH Đào Trí úc thì "Sự tồn tại và hiệu lực của

Hiến pháp là thước đo về những giá trị bền vững của xã hội và là thước đo về sự ổn

định của xã hội. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và phù hợp với Hiến pháp là nhiệm

vụ của toàn bộ cơ chế pháp lý mà trực tiếp nhất là những ngành pháp luật có chức năng

chính là chức năng bảo vệ, trong đó có pháp luật hình sự" [76, tr. 33].

Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về

miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi bắt buộc phải phù hợp với các quy định của Hiến

pháp. Trong trường hợp các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trái với Hiến pháp,

thì tất cả những quy định đó đều bị bãi bỏ. Cho nên, để tránh điều đó xảy ra, khi hoàn

thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải quán

triệt phương hướng cơ bản này.

Bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật

khác trong hệ thống pháp luật nước ta, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự. Do đó, việc

hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự cũng phải

được tiến hành trên cơ sở có tính đến sự đồng bộ với hệ thống pháp luật tố tụng hình sự

và các ngành luật khác có liên quan đến. Phương hướng cơ bản này đòi hỏi tránh có

Page 93: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

những "kẽ hở" hay "lỗ hổng" trong pháp luật hình sự và yêu cầu đồng bộ trong các lĩnh

vực pháp luật khác có liên quan khi đổi mới và hoàn thiện về một chế định trong pháp

luật hình sự. Nói một cách khác, điều này có nghĩa bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào trong

các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về miễn trách nhiệm hình sự phải đi liền

với việc rà soát và kiểm tra các văn bản và các đạo luật có những quy định liên quan

đến nó. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng và chống

tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngược lại, sẽ không hiệu

quả, không phù hợp với các yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, là sự chắp vá máy móc và

không kỹ càng, nếu chúng ta chỉ đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình

sự về miễn trách nhiệm hình sự, mà không chú ý (tính đến) đến việc hoàn thiện các quy

định và đạo luật khác có liên quan trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.2.3. Phương hướng cơ bản thứ ba - Hoàn thiện các quy định của pháp

luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự phải thể hiện nguyên tắc nhân đạo của

Đảng và Nhà nước ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội

Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng trong luật

hình sự Việt Nam thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta

đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời qua đó nhằm động viên,

khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo

nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Cho

nên, để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm

hình sự đòi hỏi phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện này phải thể hiện tư tưởng

nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội.

Như chúng ta đã biết, nhân đạo là một giá trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với

sự phát triển của xã hội nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nó là nhân tố

quan trọng góp phần làm sáng tỏ bản chất ưu việt của xã hội-xã hội chủ nghĩa, nhất là

trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. Chính vì vậy, Đảng và Nhà

nước ta luôn coi trọng sự cần thiết phải thiết lập và tăng cường thực hiện nhân đạo xã

hội chủ nghĩa phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam, phù hợp với tình hình chính

trị, kinh tế-xã hội, cũng như phù hợp với các giá trị pháp lý tiến bộ của nền văn minh

Page 94: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

nhân loại, và coi đó là một trong những nguyên tắc khi xây dựng Nhà nước pháp quyền

Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Với tính chất là một giá trị pháp lý tiến bộ, nhân đạo thể hiện "ở sự thương yêu,

quý trọng và bảo vệ con người" [53, tr. 711]; hay "nhằm lợi ích con người" [29, tr. 589].

Xét riêng trong mối quan hệ với pháp luật, nhân đạo lại có ý nghĩa rất to lớn đối với

hoạt động ban hành pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật, trong ý thức pháp luật và

toàn bộ đời sống pháp lý của xã hội. Trong khi đó, pháp luật phải "mang tính pháp lý

cao, tính khách quan, nhân đạo, thực sự là đại lượng của tự do và công bằng, tất cả vì

lợi ích của con người" [59, tr. 13]. Do đó, nhân đạo không những là một nguyên tắc của

pháp luật Việt Nam, mà còn là một trong những phương hướng cơ bản của việc hoàn

thiện các quy định của pháp luật hình sự nước ta về miễn trách nhiệm hình sự.

Thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước, chế định miễn trách nhiệm

hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung cho phù

hợp. Chẳng hạn, về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình

hình, khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "Người phạm tội được miễn

trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của

tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội

nữa". Theo đó, đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc, mà

trong Bộ luật hình sự năm 1985 trước kia thì đây là trường hợp miễn có tính chất tùy

nghi (có thể được miễn); hoặc trong Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây không quy

định cho người phạm tội làm môi giới hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự thì đến Bộ

luật hình sự năm 1999 họ có thể được miễn trách nhiệm hình sự...

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử và góp phần nhân đạo hóa

hơn nữa trong chính sách hình sự của Nhà nước pháp quyền thì nguyên tắc hoàn thiện

này đòi hỏi trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành)

vẫn cần phải bổ sung thêm một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự nữa, nhưng

phải quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ những điều kiện, cũng như quy định bổ sung

trường hợp nào phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm,

tránh việc áp dụng tràn làn, phổ biến và không có căn cứ, không đảm bảo được

nguyên tắc "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục", "nghiêm trị kết hợp với

Page 95: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

khoan hồng" trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, cũng như trong việc áp

dụng chế định nhân đạo này đối với người phạm tội và với hành vi phạm tội của họ

nói riêng.

Ngoài ra, phương hướng cơ bản này còn đòi hỏi có sự kết hợp các biện pháp

cưỡng chế hình sự của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo

dục, cải tạo người phạm tội, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia

tích cực vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, giáo dục, cảm hóa người

phạm tội, giúp cho họ sớm hòa nhập cộng đồng. Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể

hữu quan, chính quyền địa phương, cũng như gia đình người phạm tội nói chung, gia

đình người được miễn trách nhiệm hình sự nói riêng cùng tham gia vào việc cải tạo,

giáo dục và kiểm tra họ. Làm tốt điều này mới thể hiện rõ nét nguyên tắc nhân đạo của

Đảng và Nhà nước ta trong đường lối đấu tranh, xử lý tội phạm và người phạm tội.

3.2.4. Phương hướng cơ bản thứ tư - Phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc

và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nước trên thế giới nói chung, các

quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng

Phương hướng cơ bản này đặt ra những yêu cầu và đảm bảo tính kế thừa của

việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách

nhiệm hình sự. Xem xét các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện

hành cho thấy, trong pháp luật hình sự nước ta có chín trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự nằm rải rác ở cả Bộ luật hình sự, bao gồm năm trường hợp trong Phần chung

(Điều 19, Điều 25, khoản 2 Điều 69) và bốn trường hợp trong Phần các tội phạm

(khoản 3 Điều 80, đoạn 2 khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều

314). Do đó, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình

sự này đòi hỏi chúng ta phải tiến hành cẩn thận, xem xét hiệu quả của các quy định

đó, có nghĩa xem các quy định này được áp dụng trong thực tiễn ra sao. Sự đánh giá

hiệu quả này không thể là qua loa, cảm tính, mà phải thông qua các số liệu thực tiễn,

qua tổng kết thực tiễn áp dụng miễn trách nhiệm hình sự của các cơ quan Điều tra,

truy tố và xét xử, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với thời gian trước và sau khi có

những quy định này. Ví dụ: trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến

của tình hình quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 là trường hợp

Page 96: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan tư pháp hình sự

có thẩm quyền nếu người phạm tội đáp ứng được đầy đủ căn cứ pháp lý và những

điều kiện do luật định, trong khi đó tại Bộ luật hình sự năm 1985 trước kia thì đây là

trường hợp miễn có tính chất tùy nghi (quy định là có thể được miễn). Vậy, hiệu quả

áp dụng của quy định này đến đâu sau khi nó được nhà làm luật ghi nhận trở thành

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc. Hoặc trước đây trong Bộ

luật hình sự năm 1985 (Điều 227), nhà làm luật nước ta không quy việc miễn trách

nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ. Điều này có nghĩa, bất kể

trường hợp nào hành vi cấu thành tội làm môi giới hối lộ thì người phạm tội đều phải

chịu trách nhiệm hình sự. Song, xuất phát từ chính sách hình sự của Nhà nước thể

hiện trong đường lối xử lý người phạm tội thì đến Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội

làm môi giới hối lộ được tách ra thành một điều luật riêng biệt và người phạm tội có

thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu đáp ứng được đầy đủ căn cứ pháp lý và

những điều kiện cụ thể do luật định. Vậy, sau khi nhà làm luật ghi nhận đây là một

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi (lựa chọn) thì hiệu quả áp

dụng quy định này ra sao, có tác dụng như thế nào trong công tác đấu tranh phòng và

chống tội phạm về chức vụ nói chung, trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội

nói riêng.

Tuy nhiên, sự kế thừa có thể được thực hiện không những giữa Bộ luật hình sự

năm 1999 hiện hành với những quy định sửa đổi, bổ sung mới, mà còn phải đặt sâu

trong phạm vi thời gian trước đó, ví dụ như cần đối chiếu với cả Bộ luật hình sự năm

1985 trước đây và có thể đối chiếu với các văn bản pháp luật hình sự trong thời gian

trước đó nữa. Chỉ có trên cơ sở nhìn nhận một cách tổng thể, có hệ thống, có chiều dài

lịch sử, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết hợp với việc đánh giá hiệu quả thực tế của

từng quy phạm về miễn trách nhiệm hình sự mới góp phần đổi mới và hoàn thiện hơn.

Bên cạnh việc kế thừa những quy định hợp lý đã có, việc xây dựng và hoàn

thiện pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự dứt khoát phải biết tiếp

thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có

những vấn đề mới mẻ nhưng sẽ phù hợp với thực tiễn và điều kiện của nước ta nên cần

phải học tập, tiếp thu có chọn lọc để sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện các quy phạm

Page 97: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

tương ứng trong pháp luật hình sự hiện hành. Chẳng hạn, chúng ta có thể tham khảo

pháp luật hình sự Liên bang Nga quy định về miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, khác

với Bộ luật hình sự Việt Nam, Bộ luật hình sự Liên bang Nga đã ghi nhận miễn trách

nhiệm hình sự là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự và được ghi nhận tại một

chương riêng biệt với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự; hoặc trong pháp luật

hình sự một số nước có ghi nhận một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà trong

pháp luật hình sự Việt Nam chưa quy định nhưng thực tiễn xét xử nước ta đã thừa nhận

và coi những trường hợp đó là các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn,

miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Liên Bang

Nga, Vương quốc Anh); miễn trách nhiệm hình sự do đặc xá (Liên bang Nga); miễn

trách nhiệm hình sự do hòa hoãn giữa người bị hại và người phạm tội (Liên bang Nga,

Vương quốc Anh, Thụy Điển)... Những quy định về từng trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự này chúng ta có thể tham khảo để xây dựng và hoàn thiện chế định miễn trách

nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham khảo để sửa đổi,

bổ sung chúng ta không áp dụng máy móc và dập khuôn những quy định tương ứng

trong pháp luật hình sự các nước, mà phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều

kiện kinh tế-xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và đồng bộ với các văn bản và đạo luật

khác liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì có như vậy, việc hoàn thiện và

đổi mới các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự mới thực

sự có hiệu quả và khả thi khi áp dụng trên thực tế.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam về miễn trách nhiệm hình sự

Hoàn thiện và đổi mới pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn trách

nhiệm hình sự nói riêng cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các

quy định của pháp luật hình sự thực định về miễn trách nhiệm hình sự, kết hợp với thực

tiễn áp dụng những quy định này, đồng thời có tham khảo kinh nghiệm lập pháp một số

nước trên thế giới, nên trong phạm vi luận văn này chúng tôi xin đưa ra một số giải

pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình

sự như sau.

Page 98: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

3.3.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam về miễn trách nhiệm hình sự

Trước khi đưa ra một mô hình lý luận về chế định miễn trách nhiệm hình sự,

chúng tôi có một số nhận xét và kiến nghị xung quanh việc quy định và áp dụng chế

định này.

Thứ nhất, người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các

hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện (như: không bị truy cứu

trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế

về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội). Tuy nhiên, trong Bộ luật

hình sự năm 1999 hiện hành của nước ta, nhà làm luật chưa quy định ngoài ra họ có phải chịu

một hay nhiều biện pháp cưỡng chế về hình sự khác hay không ? Về vấn đề này, thực tiễn xét

xử cho thấy, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều

biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác (như: các biện pháp

ngăn chặn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; buộc phải phục hồi lại tình trạng ban

đầu, buộc bồi thường thiệt hại... theo quy định của pháp luật dân sự; phạt tiền, cảnh cáo hoặc

buộc thôi việc theo quy định của pháp luật hành chính; đình chỉ hợp đồng lao động theo quy

định của pháp luật lao động hoặc biện pháp kỷ luật...). Điều này đã được thể hiện trong Nghị

quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự (đã nêu). Tuy nhiên, theo chúng tôi

vấn đề này cũng cần được nhà làm luật khẳng định dứt khoát trong Bộ luật hình sự năm 1999

hiện hành.

Thứ hai, về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt

việc phạm tội (Điều 19), nhà làm luật nước ta mới chỉ quy định chính thức việc áp dụng

trường hợp này đối với một loại người đồng phạm là người thực hành, mà chưa quy

định cụ thể và rõ ràng việc áp dụng nó với ba loại người đồng phạm còn lại là người tổ

chức, người xúi giục và người giúp sức. Tất nhiên, về vấn đề này đã được hướng dẫn

trong Mục I Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao Hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình

sự, song cần được nhà làm luật nước ta ghi nhận dứt khoát (chính thức) trong Bộ luật

hình sự năm 1999 hiện hành. Mặt khác, khi ghi nhận bổ sung nội dung này, cần thay

Page 99: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

cụm từ "việc phạm tội" bằng cụm từ "tội phạm" mới phù hợp với thực tiễn xét xử và bao

quát hành vi của tất cả những người đồng phạm, chứ không chỉ riêng bản thân một loại

người đồng phạm là người thực hành.

Thứ ba, về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 25

Bộ luật hình sự năm 1999 - "do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không

còn nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa".

Theo đó, đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc đối với hai

trường hợp: Một là, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do có sự chuyển biến của

tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và; hai là, khi tiến

hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do có sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên, nếu nhà làm luật phân tách hai trường

hợp như vậy (khi sử dụng liên từ "hoặc" giữa hành vi phạm tội và người phạm tội) sẽ

không phù hợp với thực tiễn áp dụng (mà chúng tôi đã phân tích các ví dụ ở chương thứ

hai luận văn này). Hơn nữa, dấu hiệu về nhân thân của người phạm tội thường gắn liền

với dấu hiệu hành vi phạm tội và ngược lại, hành vi phạm tội phần nào đã phản ánh

chính xác về nhân thân của người phạm tội đó. Cho nên, về điều này để phù hợp với lý

luận và thực tiễn áp dụng, chúng tôi cho rằng cần thay liên từ "hoặc" bằng từ "và" vì

như vậy khoản 1 Điều 25 sẽ hợp lý hơn [34, tr. 3].

Thứ tư, về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên

phạm tội (khoản 2 Điều 69), Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "Người chưa thành

niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm

trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn..." theo chúng tôi dễ gây hiểu lầm là

mâu thuẫn với quy định "Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã

hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù" (khoản 3

Điều 8). Do đó, nội dung này nên sửa thành "...tội phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại

không lớn..." mới chính xác phù hợp với thực tiễn vì không thể có tội phạm nghiêm

trọng lại gây hại không lớn, có chăng là tội phạm nghiêm trọng nhưng gây hậu quả

(thiệt hại) ít nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại không lớn mà thôi. Mặt khác, về trường

hợp này luật cũng cần quy định tùy từng trường hợp mà có thể là gia đình giáo dục hoặc

Page 100: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tương ứng chịu trách nhiệm giám sát và giáo dục người

chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ năm, trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, nhà làm luật Việt Nam

mới chỉ quy định riêng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa

thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69) là giao người phạm tội cho gia đình hoặc cơ

quan, tổ chức nơi người đó cư trú, công tác giám sát, giáo dục, nhưng chưa quy định

đối với các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác. Bởi lẽ, miễn trách nhiệm

hình sự trong luật hình sự Việt Nam là một chế định nhân đạo, một biện pháp pháp

lý cần sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của các cơ quan, tổ chức và

nhất là gia đình người được miễn trách nhiệm hình sự để giám sát, giáo dục, giúp

người phạm tội nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, lao động và làm việc để trở thành

người có ích cho xã hội. Do đó, chúng tôi cho rằng nhà làm luật cần quy định bổ

sung nội dung nếu trường hợp nào thấy cần thiết, người phạm tội được miễn trách

nhiệm hình sự có thể phải bị gia đình hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tương

ứng quản lý giám sát, giáo dục họ. Bởi lẽ, có như vậy mới tránh việc người phạm tội

được miễn trách nhiệm hình sự lại vi phạm pháp luật hoặc tái phạm tội, từ đó mới

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, công tác giáo dục và

cải tạo người phạm tội.

Thứ sáu, theo chúng tôi để phù hợp với thực tiễn xét xử [79], [80] và pháp luật

hình sự các nước [15], [18], [19], [96], [97], cũng như góp phần nhân đạo hóa hơn nữa

chính sách hình sự của Nhà nước trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thì trong Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật

cần phải bổ sung thêm một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác như: miễn

trách nhiệm hình sự cho người phạm tội trốn khỏi nơi giam, miễn trách nhiệm hình sự

do sự hòa hoãn giữa người bị hại và người phạm tội, miễn trách nhiệm do hết thời hiệu

truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự cho người già và đang bị bệnh

nặng...

Thứ bảy, theo chúng tôi cần bổ sung thêm nội dung "tuy không bị ép buộc" vào

điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ. Bởi lẽ,

có như vậy mới đảm bảo sự công bằng giữa người có hành vi đưa hối lộ và người có

Page 101: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

hành vi môi giới hối lộ. Ngoài ra, đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999

quy định "Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi

bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự..." nhưng khoản 6 Điều 290 thì

"Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được

miễn trách nhiệm hình sự". Cho nên, nếu người làm môi giới hối lộ vì bị ép buộc mới ra

khai báo trước khi bị phát giác thì cũng không thể xem xét cho họ được miễn trách

nhiệm hình sự được. Hơn nữa, việc người phạm tội làm môi giới hối lộ tuy không bị ép

buộc mà chủ động ra khai báo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi bị

phát giác mới thể hiện sự ăn năn hối cải, thật thà khai báo và do vậy rõ ràng mới xứng

đáng để được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước - có thể được miễn trách nhiệm

hình sự.

Và tám là, đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội

không tố giác tội phạm, cần phải khẳng định rõ "... có hành động can ngăn hoặc hạn chế

tới mức thấp nhất tác hại của tội phạm" thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Lý do, cần quy định chặt chẽ nhằm đòi hỏi người phạm tội phải thực sự ăn năn hối cải,

phải có những hành động tích cực để hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả (thiệt

hại) nguy hiểm cho xã hội. Nếu đã có hành động tích cực can ngăn và trong điều kiện

cho phép để hậu quả có thể không xảy ra nhưng hậu quả vẫn xảy ra thì người phạm tội

chỉ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứ không thể cho họ được miễn trách nhiệm

hình sự.

Như vậy, trên cơ sở những nhận xét và kiến nghị này, dưới góc độ nhận thức-

khoa học, chúng tôi xin đưa ra mô hình lý luận của các quy phạm về chế định miễn

trách nhiệm hình sự như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 một

Chương độc lập với tên gọi là "Về miễn trách nhiệm hình sự" với điều luật mới. Cụ thể

trong đó bao gồm một điều quy định về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, một điều

liệt kê danh mục những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự hiện

hành và toàn bộ các điều luật đề cập đến tất cả những trường hợp miễn trách nhiệm hình

sự đã được điều chỉnh trong Bộ luật hình sự năm 1999 (bao gồm hai loại có tính chất

bắt buộc và tùy nghi).

Page 102: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Thứ hai, trong các điều luật này đã được sửa đổi, bổ sung về những cụm từ, căn

cứ và những điều kiện để áp dụng đối với từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà

chúng tôi đã kiến nghị.

Thứ ba, để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử và phù hợp với pháp luật

hình sự các nước, cũng như thể hiện xu hướng nhân đạo hóa hơn nữa của pháp luật hình

sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân,

do dân và vì dân, trong Chương này chúng tôi cũng ghi nhận và đưa ra mô hình lý luận

về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi nhà làm luật nước ta cần ghi

nhận bổ sung vào chế định này.

Do đó, Chương nói trên sẽ như sau:

"Chương___

Miễn trách nhiệm hình sự

Điều... Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự (mới).

1. Miễn trách nhiệm hình sự là sự hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện

hành vi phạm tội cho người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi ấy, do cơ

quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự

tương ứng khi người này đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật

định.

2. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án, người được miễn trách nhiệm hình

sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình sự, hành

chính, dân sự hoặc lao động hay biện pháp kỷ luật.

3. Trong trường hợp cần thiết, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

có thể phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền

tương ứng.

Điều... Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (mới).

Page 103: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

1. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể tương ứng được quy định tại các điều từ

Điều...... đến Điều....... Bộ luật này, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi

thuộc một trong những trường hợp sau đây.

a) Do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.

b) Do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội và người phạm tội

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (hay còn gọi là "do sự chuyển biến của tình

hình").

c) Khi do có quyết định đại xá.

d) Do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Người phạm tội có các tình tiết quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể tương ứng được quy định tại các điều từ

Điều...... đến Điều...... Bộ luật này, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình

sự khi thuộc một trong những trường hợp sau đây.

a) Trước khi tội phạm bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc,

góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức

thấp nhất hậu quả của tội phạm (hay còn gọi là "do sự ăn năn hối cải của người phạm

tội").

b) Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm

trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ

quan, tổ chức tương ứng nhận giám sát, giáo dục.

c) Do sự hòa hoãn giữa người phạm tội và người bị hại.

d) Người phạm tội trốn khỏi nơi giam đã tự thú, khai báo rõ ràng và trong thời

gian bỏ trốn không phạm tội mới.

đ) Người phạm tội là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm

nhẹ.

e) Người phạm tội có các tình tiết quy định tại khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều

290 và khoản 3 Điều 314 Bộ luật này.

Page 104: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm

(Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999)

1. Giữ nguyên như trong Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức được miễn trách nhiệm

hình sự nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội

phạm đến cùng của người thực hành (mới).

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1

Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999)

Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà

hành vi phạm tội và người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì người

phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (sửa đổi, bổ sung).

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25

Bộ luật hình sự năm 1999)

Giữ nguyên như trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

sự (mới)

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nếu tính từ ngày tội phạm được

thực hiện đã qua một thời hạn nhất định tương ứng với từng loại tội phạm quy định tại

Điều 23 Bộ luật này.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gián điệp (mới)

Người phạm tội gián điệp được quy định tại Điều 80 Bộ luật này nếu đã nhận

làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao mà tự thú, thành khẩn khai

báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải của người phạm tội

(khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999)

Giữ nguyên như trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Page 105: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội

(khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)

Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng,

gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ

chức tương ứng nhận giám sát giáo dục, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (sửa

đổi, bổ sung).

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho sự hòa hoãn giữa người phạm tội và

người bị hại (mới)

Người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, gây thiệt

hại không lớn, nhưng nếu người đó đã hòa hoãn được với người bị hại và tự nguyện sửa

chữa, bồi thường thiệt hại đã gây ra, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội trốn khỏi nơi giam

(mới)

Người phạm tội quy định tại Điều 311 Bộ luật này, nhưng đã tự thú, khai báo rõ

sự việc và trong thời gian lẩn trốn không phạm tội mới, thì có thể được miễn trách

nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét

xử.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ (mới)

Người phạm tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật này tuy không bị

ép buộc, nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách

nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ

(mới)

Người phạm tội làm môi giới hối lộ được quy định tại Điều 290 Bộ luật này, tuy

không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được

miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội phạm

(mới)

Page 106: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Người phạm tội không tố giác một trong các tội phạm được quy định tại Điều

314 Bộ luật này, nhưng đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tới mức

thấp nhất tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người già hoặc đang

bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (mới)

Người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, nhưng gây thiệt hại

không lớn là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì có thể

được miễn trách nhiệm hình sự.

*

* *

Như vậy, lập luận khoa học và luận chứng cho các quy phạm trong mô hình lý

luận trên đây về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam có thể

nhận thấy qua một số điểm sau đây:

Thứ nhất, việc ghi nhận các điều luật trong mô hình lý luận trên sẽ góp phần

đảm bảo được sự nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật hình sự của các cơ quan và

người có thẩm quyền đối với một loạt vấn đề mà cho đến nay chưa được điều chỉnh

trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta. Đó là:

- Đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự là gì và

khẳng định bản chất pháp lý chung của chế định này.

- Phân định rõ những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bắt buộc và những

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tùy nghi (lựa chọn).

- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử và đã thể hiện trong văn bản hướng dẫn

thống nhất có tính chất chỉ đạo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị

quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật

hình sự đã khẳng định người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hay

nhiều biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình sự, hành chính, dân sự hoặc lao động hay biện

pháp kỷ luật.

Page 107: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

- Quy định rõ tùy từng trường hợp, nếu thấy cần thiết việc giao người phạm tội

được miễn trách nhiệm hình sự cho gia đình hoặc cơ quan tổ chức tương ứng giám sát,

giáo dục, qua đó thể hiện sự kết hợp giữa biện pháp cưỡng chế về hình sự với các biện

pháp tác động xã hội khác trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội.

- Ghi nhận trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt

tội phạm (Điều 19) đối với tất cả các loại người đồng phạm (người thực hành, người tổ

chức, người xúi giục và người giúp sức). Đồng thời, thay cụm từ "việc phạm tội" bằng

cụm từ "tội phạm" để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với thực tiễn áp dụng.

- Thay cụm từ "hoặc" bằng cụm từ "và" trong trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 - "do sự chuyển biến

của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi phạm

tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa". Bởi lẽ, có như vậy mới phù hợp với thực tiễn

và hơn nữa, dấu hiệu về nhân thân của người phạm tội thường gắn liền với dấu hiệu

hành vi phạm tội và ngược lại, hành vi phạm tội phần nào đã phản ánh chính xác về

nhân thân của người phạm tội đó.

- Bổ sung các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự chưa được Bộ luật hình

sự năm 1999 hiện hành ghi nhận mà thực tiễn xét xử nước ta đã thừa nhận, áp dụng

và một số trường hợp đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, cũng như để

phù hợp với pháp luật hình sự các nước và xu hướng nhân đạo hóa trong pháp luật

hình sự Việt Nam. Cụ thể, đó là miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội trốn

khỏi nơi giam, miễn trách nhiệm hình sự do sự hòa hoãn giữa người bị hại và người

phạm tội, miễn trách nhiệm do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách

nhiệm hình sự cho người phạm tội là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều

tình tiết giảm nhẹ...

- Sửa đổi câu chữ, thêm bớt cụm từ trong từng trường hợp miễn trách nhiệm

hình sự trong Bộ luật hình sự (và trong mô hình lý luận) cho chặt chẽ, chính xác, đầy đủ

và phù hợp với thực tiễn áp dụng các quy định này.

Thứ hai, các quy định tại mô hình lý luận trên đều thể hiện tính chính xác về

mặt khoa học vì dựa trên cơ sở lý luận đúng đắn và các nguyên tắc của luật hình sự

Page 108: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

(như: dân chủ, công bằng, nhân đạo...) trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đồng thời đảm bảo tính

nhất quán về mặt logic pháp lý. Bởi lẽ, tên gọi của Chương mới "Về miễn trách

nhiệm hình sự" hoàn toàn phản ánh đúng đắn bản chất pháp lý chung, đầy đủ và toàn

diện của tất cả những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định trong Chương

ấy. Bản chất pháp lý này được khẳng định dứt khoát tại điều luật ghi nhận về khái

niệm miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, việc xây dựng một chương độc lập về miễn trách nhiệm hình sự với đầy

đủ những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có nội dung chặt chẽ và chính xác sẽ

góp phần rất quan trọng giúp cho các cơ quan và người có thẩm quyền trong các cơ

quan tiến hành tố tụng (như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán...) áp dụng các quy

định tương ứng này được đúng đắn và chính xác trên thực tế.

Ngoài ra, bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự, để các quy định về

miễn trách nhiệm hình sự này được áp dụng khả thi trên thực tế, đòi hỏi cần có một số

giải pháp khác nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi các quy định này, đồng thời thực

hiện mục đích cao hơn là góp phần giáo dục và phòng ngừa chung, đảm bảo tất cả mọi

quyết định áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đều có căn cứ, hợp pháp và đúng pháp

luật, cũng như không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh khả năng tái phạm hoặc

vi phạm pháp luật của người phạm tội sau khi được miễn trách nhiệm hình sự.

3.3.2. Giải pháp về sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và gia đình người

được miễn trách nhiệm hình sự để giám sát, quản lý và giáo dục

Trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, nhà làm luật Việt Nam mới chỉ

quy định riêng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên

phạm tội (khoản 2 Điều 69) là "giao người phạm tội cho gia đình hoặc cơ quan, tổ

chức nơi người đó cư trú, công tác giám sát, giáo dục". Ngoài ra, trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 1988 trước đây cũng đã quy định: "Trong trường hợp được quy

định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 Bộ luật hình sự, thì cơ quan Điều tra ra quyết

định đình chỉ điều tra vụ án và có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền" (khoản 3 Điều 139)...

Page 109: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Như vậy, hiện nay việc chuyển giao người phạm tội được miễn trách nhiệm

hình sự cho gia đình, cơ quan, tổ chức mới chỉ được áp dụng đối với người chưa thành

niên phạm tội (khoản 2 Điều 69) là bắt buộc, còn lại chưa áp dụng đối với những

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, theo

chúng tôi, biện pháp quản lý này nên áp dụng bắt buộc đối với trường hợp miễn trách

nhiệm hình sự cho người chưa thành niên và là lựa chọn đối với những trường hợp

miễn trách nhiệm hình sự khác. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết miễn trách nhiệm hình sự

là một biện pháp pháp lý cần sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của các

cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình người được miễn trách nhiệm hình sự để giám sát,

giáo dục họ.

Việc giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức tương ứng giám sát và giáo dục

người phạm tội nói chung, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nói riêng

chính là thể hiện sự vận dụng đúng đắn các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, sức

mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng, cũng như của gia đình và chính quyền địa

phương nhằm xóa bỏ những điều kiện, khả năng tiếp tục tái vi phạm hoặc phạm tội, làm

cho người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự chủ động tích cực cải tạo trở thành

người lao động lương thiện và có ích cho xã hội.

Trong nội dung cải tạo, giáo dục và giám sát người phạm tội được miễn trách

nhiệm hình sự, gia đình hoặc cơ quan, tổ chức cần phải có những biện pháp tích cực tác

động làm cho người được miễn trách nhiệm hình sự thấy được hành vi phạm tội của

mình trước đó, hậu quả tác hại mà mình đã gây ra cho gia đình và cho xã hội, thấy được

chính sách khoan hồng, độ lượng của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của gia đình, cơ

quan tổ chức đối với họ, để họ ý thức được trách nhiệm của mình trước gia đình, trước

chính quyền địa phương và trước xã hội, quên đi quá khứ sai lầm, phấn đấu lao động và

làm việc để trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì vậy, về giải

pháp này, chúng tôi đã cụ thể hóa bằng việc ghi nhận nó trong nội dung khoản 3 điều

luật đầu tiên về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự trong mô hình lý luận của chế định

miễn trách nhiệm hình sự.

3.3.3. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ của người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự

Page 110: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm

vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ "Công tác cán bộ của các cơ

quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư

pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu

cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề

nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy Nhà

nước...". Trong việc áp dụng pháp luật liên quan đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án

nói chung, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự nói riêng cho

thấy việc các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng chưa đúng pháp luật dẫn đến bỏ

lọt tội phạm và người phạm tội một phần do tinh thần trách nhiệm, năng lực trình độ và

kinh nghiệm công tác của một số kiểm sát viên, cán bộ nghiệp vụ (nhất là cấp huyện)

làm công tác kiểm sát điều tra còn hạn chế, dẫn đến việc nghiên cứu không đầy đủ, đề

xuất không chính xác trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định ở một số vụ án không

đúng pháp luật. Hơn nữa, cũng phải nói đến một nguyên nhân nữa là do lãnh đạo Viện

kiểm sát, các đơn vị nghiệp vụ có nơi chưa quan tâm nhiều đến các thông tin, chứng cứ,

tài liệu dẫn đến quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án trái pháp luật... [80], [86].

Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết ở đây đòi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo

đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp nói chung, người

có thẩm quyền áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong cơ quan tiến hành tố tụng nói

riêng. Cụ thể bồi dưỡng chính trị và đạo đức, đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao

nhận thức của cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán... về các quy định của

pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự để vận dụng pháp luật chính xác vào những

trường hợp cụ thể trên thực tế. Để làm được việc đó, đòi hỏi hàng quý, hàng năm các cơ

quan tư pháp phải nghiêm túc tiến hành nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất

đạo đức, năng lực trình độ ý thức pháp luật của từng cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình.

Trong lĩnh vực áp dụng các quy định pháp luật về đình chỉ điều tra, đình chỉ

vụ án, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự cũng đòi hỏi cán

bộ thực thi pháp luật trong công tác này phải nắm vững các căn cứ (lý do) đình chỉ

điều tra, đình chỉ vụ án, căn cứ và những điều kiện miễn trách nhiệm hình sự, thẩm

quyền quyết định, trình tự thủ tục trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình

Page 111: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

sự để việc áp dụng được công minh, chính xác và đúng pháp luật. Đặc biệt, tất cả cán

bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán... cũng cần nắm vững các quy định mới

trong Bộ luật tố tụng hình sự vừa được Quốc hội nước ta thông qua ngày

26/11/2003, nhất là các quy định liên quan đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do

miễn trách nhiệm hình sự.

3.3.4. Giải pháp tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra,

giám sát án đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự

Hiện nay, trong việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nói chung, đình chỉ điều

tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự nói riêng cũng còn nhiều vi phạm, thực

hiện chưa đúng và chưa đầy đủ các quy định pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm

hình sự dẫn đến bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, nhiều bị can, bị cáo lẽ ra phải bị truy

cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại được miễn trách nhiệm hình sự, hoặc việc đánh giá

tính chất và mức độ nguy hiểm cho người phạm tội còn chưa đầy đủ và chính xác. Có

người rõ ràng là phạm tội, phạm tội có tình tiết tăng nặng định khung hoặc phạm tội

nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, có đồng

phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính... nhưng vẫn được đình chỉ do miễn trách nhiệm

hình sự. Do đó, để việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ và đúng pháp luật,

một giải pháp cũng rất quan trọng là phải tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong

việc kiểm tra, giám sát án đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nói chung, đình chỉ điều tra,

đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự nói riêng. Để làm tốt công tác này Viện

kiểm sát phải thực hiện nghiêm chỉnh một số nội dung sau:

- Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục và chặt chẽ việc quản lý tin báo

tội phạm và phân loại xử lý chính xác. Công tác này phải được phối hợp chặt chẽ giữa

các cơ quan hữu quan thực hiện chính xác, kịp thời ngay từ giai đoạn đầu, có quan điểm

rõ ràng và dứt khoát với cơ quan Điều tra về các vụ, bị can mà cơ quan Điều tra đình chỉ

điều tra do miễn trách nhiệm hình sự mà điều kiện chưa chính xác, chưa rõ ràng hoặc

chưa đúng pháp luật.

- Phân công cán bộ kiểm sát và theo dõi các quyết định đình chỉ điều tra của cơ

quan Điều tra, nếu phát hiện vi phạm phải kịp thời có biện pháp khắc phục, đảm bảo

Page 112: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

quyền lợi cho người bị áp dụng tố tụng oan, sai, đồng thời kiểm điểm làm rõ trách

nhiệm để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, nếu có vi phạm thì có biện pháp xử lý hoặc bồi

thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo về án đình chỉ. Về các trường hợp đình chỉ điều tra

do miễn trách nhiệm hình sự của cơ quan Điều tra phải có sự báo cáo với Viện kiểm sát

cùng cấp để tiện theo dõi và kiểm tra vi phạm, những trường hợp có nghi ngờ về quyết

định đình chỉ điều tra của cơ quan Điều tra do miễn trách nhiệm hình sự, Viện kiểm sát

cần yêu cầu cơ quan Điều tra báo cáo và cùng phối hợp để có quyết định chính xác về

từng trường hợp.

- Việc phân loại những trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và bị can do

miễn trách nhiệm hình sự cần được cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát lập bảng chi tiết

và rõ ràng. Hiện nay, các cơ quan này mới chỉ báo cáo liệt kê các số liệu đình chỉ điều

tra, đình chỉ vụ án về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều

69 Bộ luật hình sự năm 1999 là bao nhiêu, với loại án gì chứ chưa thống kê số lượng

miễn trách nhiệm cụ thể về từng trường hợp tương ứng (vì ngoài những trường hợp này,

trong Bộ luật hình sự còn nhiều trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác chưa được

thống kê chi tiết và đầy đủ, hoặc ngay trong Điều 25 cũng đã có đến ba trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự). Làm tốt điều này, không những góp phần hạn chế các vụ án, bị

can đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự không chính xác và

đúng pháp luật, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ việc

áp dụng từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, cũng như kịp thời khắc phục sai

phạm để xác định trách nhiệm của từng cán bộ.

3.3.5. Giải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm

lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự

Trong xu thế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thì hợp tác giữa

nước ta với các nước khác trên thế giới về lĩnh vực tư pháp là rất cần thiết. Trên cơ sở

đảm bảo độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đòi hỏi cần nghiên cứu, tham khảo,

học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư

pháp, về đào tạo cán bộ tư pháp, về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về kỹ thuật

Page 113: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

lập pháp các Bộ luật, các chế định hay quy phạm pháp luật... Do đó, việc tăng cường

sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung, các quy

định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng có ý nghĩa quan

trọng và là tất yếu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn

lọc kinh nghiệm quốc tế về chế định này đòi hỏi chúng ta phải tham khảo trước hết

pháp luật hình sự các nước có kinh nghiệm lập pháp, các nước khu vực và các nước có

quan hệ truyền thống. Ví dụ: miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách

nhiệm hình sự (Liên Bang Nga, Vương quốc Anh); miễn trách nhiệm hình sự do hòa

hoãn giữa người bị hại và người phạm tội (Liên bang Nga, Thụy Điển)...[18], [96],

[97]. Những quy định này có thể tham khảo để hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên, khi tham khảo chúng ta phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều

kiện kinh tế-xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và có tính đến sự đồng bộ với các

văn bản và đạo luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật. Ngoài ra, để có kinh

nghiệm lập pháp hình sự về miễn trách nhiệm hình sự, chúng ta còn cần tiến hành một

số công việc như:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp cần chủ trì hoặc cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật

khác (như: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an...) tiếp

tục cho dịch và in Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của các nước (vì hiện nay

chúng ta mới cho dịch và in các Bộ luật này của một số nước), đặc biệt là một số nước

có kinh nghiệm lập pháp phát triển và các nước có quan hệ truyền thống với nước ta.

Bởi lẽ, hiện nay chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác về nhiều mặt, nhiều

lĩnh vực với các nước này, đòi hỏi cần phải tìm hiểu pháp luật hình sự và pháp luật tố

tụng hình sự hiện hành của nước họ.

Thứ hai, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cần cử các đoàn cán bộ bao

gồm không chỉ các nhà khoa học luật hình sự, mà còn các cán bộ hoạt động thực tiễn

(điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán...) đi nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh

nghiệm lập pháp hình sự và lập pháp tố tụng hình sự nói chung, về miễn trách nhiệm

hình sự nói riêng của các nước tiên tiến trên thế giới, cũng như tham khảo các giải pháp

nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn các nước ra sao để qua đó

tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước nhà.

Page 114: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các
Page 115: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

kết luận

Việc nghiên cứu đề tài "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình

sự Việt Nam" trong luận văn cao học này cho phép đưa ra một số kết luận chung dưới

đây.

1. Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng pháp luật

hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người

phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người

phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với

cộng đồng. Việc quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam chế định này thể hiện

phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự, - đảm bảo sự kết hợp hài hòa

giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước với các biện

pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp

dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự.

2. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với chế định

trách nhiệm hình sự. Có thể khẳng định rằng, khái niệm và cơ sở của miễn trách nhiệm

hình sự cũng xuất phát từ khái niệm và cơ sở của trách nhiệm hình sự. Cho nên, giải

quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và việc áp dụng đúng đắn chế định miễn trách

nhiệm hình sự trong thực tiễn sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan áp dụng

pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà

nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

3. Mặc dù những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đã được quy định một

cách chính thức và cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng đối với mỗi trường hợp miễn

trách nhiệm hình sự thì việc hiểu rõ bản chất của nó để áp dụng trong thực tiễn còn

nhiều vấn đề chưa rõ ràng và chưa thống nhất. Vì thế, trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền nhiều khi còn áp dụng chưa đúng

với quy định của điều luật. Cho nên, trong thực tiễn xét xử cho thấy bên cạnh những

quyết định miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ và đúng pháp luật thì vẫn còn có một số

trường hợp miễn trách nhiệm hình sự không có căn cứ và chưa đúng pháp luật, bỏ lọt tội

Page 116: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

phạm và người phạm tội, qua đó gây ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và

chống tội phạm.

4. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

của dân, do dân và vì dân hiện nay để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói

chung và luật hình sự nước ta nói riêng, cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử và

pháp luật hình sự các nước, dưới góc độ nhận thức-khoa học, nhà làm luật cần điều

chỉnh chế định miễn trách nhiệm hình sự thành một chương riêng biệt (độc lập) tương

ứng trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời ghi nhận bổ sung thêm một số

trường hợp thường có trong thực tiễn xét xử có thể áp dụng chế định này. Bên cạnh đó,

cũng cần có những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định miễn trách

nhiệm hình sự trong thực tiễn để việc áp dụng đảm bảo có căn cứ hợp pháp và đúng

pháp luật.

5. ở một chừng mực nhất định, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý

luận - thực tiễn xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự, góp phần hoàn thiện pháp

luật hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả công

tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn chế

định này dưới góc độ nhận thức - khoa học không những là hướng nghiên cứu quan

trọng, mà còn là việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự nước ta hiện nay.

Page 117: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ

luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội.

2. Nguyễn Mai Bộ (2001), "Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa

thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999", Nhà nước và pháp luật,

(4).

3. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 (1998),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988

(2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

7. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự (tập III),

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Lê Cảm (2000), "Chế định trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999",

Dân chủ và pháp luật, (1).

9. Lê Cảm (2000), "Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong pháp luật

hình sự Việt Nam hiện hành", Dân chủ và pháp luật, (11).

10. Lê Cảm (2001), "Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25

Bộ luật hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (1).

11. Lê Cảm (2001), "Về sáu dạng miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ

luật hình sự năm 1999", Dân chủ và pháp luật, (2).

Page 118: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

12. Lê Cảm (2001), "Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý

của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam", Khoa học pháp lý,

(3).

13. Lê Cảm (2002), "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm

1999", Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

14. Lê Cảm (2002), "Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự,

truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ

trách nhiệm hình sự", Kiểm sát, (1).

15. Lê Cảm (2002), "Hệ thống pháp luật hình sự Tây Ban Nha", Nghiên cứu châu Âu,

(5).

16. Lê Cảm (2002), "Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong

luật hình sự Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (4).

17. Lê Cảm (2002), Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định thời hiệu trong luật hình

sự Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa trực thuộc

(Trường thành viên) năm 2001, Hà Nội.

18. Lê Cảm (Chủ biên) (2002), "Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số

nước trên thế giới", Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý (Bộ

Tư pháp), (8).

19. Lê Cảm (2003), "Hệ thống pháp luật hình sự Liên bang Nga", Nghiên cứu châu Âu,

(1).

20. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Lê Cảm - Trịnh Tiến Việt (2001), "Chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam:

Một số vấn đề lý luận cơ bản", Khoa học pháp lý, (2).

Page 119: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

23. Lê Cảm - Trịnh Tiến Việt (2004), "Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn

hình phạt", Khoa học pháp lý, (2).

24. Nguyễn Ngọc Chí (1997), "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự

Việt Nam", Khoa học (khoa học xã hội), (4).

25. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Thanh Cao (2004), "Kiên Giang: Xung quanh việc đình chỉ điều tra một vụ án", Báo

Pháp luật (Bộ Tư pháp), số 117 ra ngày 16/05.

27. Kim Dung (1999), "Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội", Kiểm sát, Chuyên đề

về Bộ luật hình sự, (4).

28. Thái Quế Dung (1999), "Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo

Điều 48 Bộ luật hình sự", Kiểm sát, Chuyên đề về Bộ luật hình sự, (4).

29. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng, Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

30. Phạm Ngọc Đản (1997), "Miễn trách nhiệm hình sự và thẩm quyền của Viện kiểm

sát", Kiểm sát, (7).

31. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Phần chung (1995), Trường Đại học Cảnh sát,

Hà Nội.

33. Phạm Hồng Hải (1988), "Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự

Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (3).

34. Phạm Hồng Hải (2001), "Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình

sự năm 1999", Dân chủ và pháp luật, (12).

35. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (1998), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Ngọ Duy Hiểu (2001), "Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

trong Bộ luật hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (11).

Page 120: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

37. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (1999), "Thuật ngữ Luật hình sự", Trong sách: Từ

điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

39. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2002), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội.

40. Phạm Mạnh Hùng (1993), "Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự", Tòa án

nhân dân, (2).

41. Phạm Mạnh Hùng (1995), "Về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội",

Tòa án nhân dân, (8).

42. Nguyễn Hiển Khanh (2002), "Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp "Do sự

chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã

hội nữa" theo quy định của Điều 25 Bộ luật hình sự", Kiểm sát, (1).

43. Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên) (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

44. Hoàng Thị Liên (2000), "Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm

tội", Kiểm sát, (4).

45. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999

(Tập I - Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Trần Văn Luyện (2000), "Những điểm mới về chính sách hình sự đối với người

chưa thành niên phạm tội", Tòa án nhân dân, (12).

47. Công Tôn Nhân (2004), "Đình chỉ bị can sai luật", Báo Pháp luật Thành phố Hồ

Chí Minh, số ra ngày 12/5.

48. Nguyễn Quốc Nhật, Phạm Trung Hòa và Trần Hải Âu (2001), Giáo dục, giúp đỡ

người tù tha tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội.

49. Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967.

Page 121: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

50. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970.

51. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970

52. Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày

10/7/1982.

53. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà

Nẵng.

54. Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

55. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình Luật hình sự

Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

56. Đinh Văn Quế (1998), Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật

hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Đinh Văn Quế (1999), Pháp luật thực tiễn và án lệ, Nxb Đà Nẵng.

58. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần chung), Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh.

59. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Tư tưởng Đông, Tây về Nhà nước và pháp luật -

Những nhân tố Nhà nước pháp quyền", Nghiên cứu lập pháp, (3).

60. Lê Thị Sơn (1996), "Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự",

Luật học, (6).

61. Lê Thị Sơn (1997), "Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự", Luật học,

(5).

62. Lê Thị Sơn (2002), "Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm

tội chưa đạt", Luật học, (4).

63. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (1998), số Chuyên đề về luật hình sự một số nước trên

thế giới, Hà Nội.

64. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai.

Page 122: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

65. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội.

66. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

67. Trần Quang Tiệp (2004), "Vai trò của gia đình trong việc thi hành các loại hình phạt

không tước tự do và các biện pháp tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (2).

68. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội.

69. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng Phần

chung của Bộ luật hình sự năm 1999, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, số

2000/98/040/ĐT, Hà Nội.

70. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án quý 4

năm 2000 và 9 tháng đầu năm 2001.

71. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án quý 4

năm 2001 và 9 tháng đầu năm 2002.

72. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án quý 4

năm 2002 và 9 tháng đầu năm 2003.

73. Nguyễn Đức Tuấn (2002), "Một số ý kiến về tự thú và đầu thú trong Bộ luật hình sự

năm 1999", Bản tin Kiểm sát, số Xuân.

74. Đỗ Xuân Tựu (1992), "án trị an đối với miễn trách nhiệm hình sự", Kiểm sát, (1).

75. Đào Trí úc (Chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần

chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

76. Đào Trí úc (Chủ biên) (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình

sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

77. Đào Trí úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Đào Trí úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 123: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

79. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (1997), Chuyên đề Nâng cao chất lượng

quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can trong tố tụng hình sự, ngày 22/08.

80. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (1999), Tổng kết một năm thực hiện chuyên

đề "Nâng cao chất lượng quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can trong tố

tụng hình sự", ngày 01/04.

81. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2001), Quyết định đình chỉ bị can số

02/KSĐT đối với Vũ Ngọc Quyết về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

xã hội chủ nghĩa, ngày 13/06.

82. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2001), Quyết định đình chỉ bị can số

03/KSĐT đối với Nguyễn Quang Vinh về tội cố ý làm trái... gây hậu quả

nghiêm trọng, ngày 13/06.

83. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1997), Thông báo rút kinh nghiệm về án đình chỉ và

tạm đình chỉ điều tra, ngày 7/11.

84. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Báo cáo án đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ

điều tra năm 2000.

85. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Báo cáo án đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ

điều tra 9 tháng đầu năm 2001.

86. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Báo cáo án đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ

điều tra năm 2002.

87. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Báo cáo án đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ

điều tra năm 2003.

88. Võ Khánh Vinh (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

89. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần

chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

90. VnExpress.net (2002), Vụ án Năm Cam: Nguyễn Minh Tuân được miễn truy tố,

ngày 23/11.

Page 124: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

91. VnExpress.net (2002), Đề nghị đình chỉ khởi tố vụ án hình sự tại Fafilm Việt Nam,

ngày 07/02.

92. VnExpress.net (2003), Miễn trách nhiệm hình sự với nguyên giám đốc Agrimexco,

ngày 9/10.

93. VnExpress.net, Đình chỉ điều tra bị can hủy hoại tài sản công dân, ngày 7/11.

tiếng Nga (đã dịch ra tiếng Việt)

94. Kelina X.G. (1974), Những vấn đề lý luận của việc tha miễn trách nhiệm hình sự,

Nxb Khoa học, Maxcơva.

tiếng Anh

95. Barry M Hager (1999), The Rule of Law, A Lexicon for Policy Makers. The

Mansfield center for pacific affairs.

96. Michael Bogdan (Editor) (2000), Swedish Law in the New Millennium, Norstedts

Juridik, Printed in Sweden by Elanders Gotab, Stockholm.

97. English Kevin’s law glossary: exemption from criminal liability,

Http://www.kevinboone.com/lawglos_exemption_from_criminal_ability.html,

ngày 9/10/2003.

Page 125: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

phụ lục

Phụ lục 1

mô hình lý luận về các quy phạm

của chế định miễn trách nhiệm hình sự

Theo đó, Chương quy định về miễn trách nhiệm hình sự sẽ bao gồm

15 điều luật với nội dung như sau:

"Chương ...

miễn trách nhiệm hình sự

Điều...: Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự (mới)

1. Miễn trách nhiệm hình sự là hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành

vi phạm tội cho người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi ấy khi có một trong

các căn cứ được quy định tại các điều từ Điều ..... đến Điều ..... Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án, người được miễn trách nhiệm hình

sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều các biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình sự,

hành chính, dân sự hoặc lao động hay biện pháp kỷ luật.

Điều...: Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (mới)

Căn cứ vào các tình tiết cụ thể tương ứng được quy định tại các điều từ Điều

..... đến Điều ..... Bộ luật này, người phạm tội được hoặc có thể được miễn trách nhiệm

hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.

b) Miễn trách nhiệm hình sự do sự thay đổi của tình hình.

c) Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải.

d) Miễn trách nhiệm hình sự do có quyết định đại xá.

đ) Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội.

Page 126: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

e) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gián điệp.

f) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ.

g) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ.

h) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội phạm.

i) Miễn trách nhiệm hình sự do sự hòa hoãn giữa người bị hại và ngườiphạm

tội.

j) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là phụ nữ có thai có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn.

k) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người già.

l) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội bị cố tật nặng và đang mắc

bệnh hiểm nghèo.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm

(Điều 19 BLHS năm 1999)

1. (Có thể giữ nguyên như trong BLHS năm 1999).

2. Người giúp sức được miễn trách nhiệm hình sự nếu các biện pháp tích cực

mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực

hành (mới).

3. Người tổ chức hoặc người xúi giục có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu

các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến

cùng của người thực hành (mới).

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do sự thay đổi của tình hình (khoản 1 Điều

25 BLHS năm 1999)

Hành vi tuy về mặt hình thức có dấu hiệu của tội phạm nào đó được quy định

trong Phần các tội phạm Bộ luật này, nhưng nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét

xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không

còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

Page 127: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải (khoản 2 Điều 25

BLHS năm 1999)

Hành vi tuy về mặt hình thức có dấu hiệu của tội phạm nào đó được quy định

trong Phần các tội phạm Bộ luật này, nhưng nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát

giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện

điều tra tội phạm cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có

thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 23

BLHS năm 1999).

(Có thể giữ nguyên như trong BLHS năm 1999).

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội

(khoản 2 Điều 69 BLHS năm 1999).

Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng,

nhưng gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan tổ chức

nhận giám sát giáo dục, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội gián điệp (mới)

Người phạm tội gián điệp được quy định tại Điều 80 Bộ luật này nếu chỉ mới

nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn

khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ (mới)

Người phạm tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật này mặc dù

không bị ép buộc, nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được

miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa

hối lộ.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ

(mới)

Page 128: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nami.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang06/11/che-do-mien-trach-nhiem... · lệnh trừng trị các

Người phạm tội làm môi giới hối lộ được quy định tại Điều 290 Bộ luật này,

nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm

hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội

phạm (mới)

Người phạm tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 314 Bộ luật

này, nhưng đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội

phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do sự hòa hoãn giữa người bị hại và

người phạm tội (mới)

Nếu người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý

và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nhưng nếu người đó đã hòa hoãn được với người

bị hại và tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra, thì có thể được miễn trách nhiệm

hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là phụ nữ có thai có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mới)

Nếu người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô

ý và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng là phụ nữ có thai và có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người già (mới)

Nếu người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô

ý mà thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nhưng người đó là người già - phụ nữ trên 65

tuổi hoặc nam giới trên 70 tuổi, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội bị cố tật nặng và

đang mắc bệnh hiểm nghèo (mới)

Nếu người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý

và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nhưng người đó bị cố tật nặng và đang mắc bệnh

hiểm nghèo, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.