54
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHỤC VỤ HỘI THI “ĐỘI THANH NIÊN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT GIỎI TỈNH LẠNG SƠN LẦN THỨ NHẤT NĂM 2011” I. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Câu hỏi 1. Pháp luật quy định Nam nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào? a) Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi b) Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi c) Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi d) Cả 3 phương án trên đều sai. Câu hỏi 2. Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây: a) Giữa người đang có vợ và đang có chồng. b) Người mất năng lực hành vi dân sự. c) Người có dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời. d) Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm. Câu hỏi 3. Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào? a) Thôn, bản, khối phố. b) UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam,nữ. c) UBND cấp huyện của 01 tronghai bên nam, nữ. d) Nhà thờ. Câu hỏi 4. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì kể từ ngày 01/01/2003 nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có được công nhận là vợ chồng không? a) Vẫn được công nhận là vợ chồng. b) Không được công nhận là vợ chồng. c) Tùy từng trường hợp.

doantnls.vndoantnls.vn/Upload/Bo cau hoi va tinh huong thi tuyen... · Web viewBỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHỤC VỤ HỘI THI “ĐỘI THANH NIÊN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMPHỤC VỤ HỘI THI “ĐỘI THANH NIÊN TUYÊN TRUYỀN PHÁP

LUẬT GIỎI TỈNH LẠNG SƠN LẦN THỨ NHẤT NĂM 2011”

I. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Câu hỏi 1. Pháp luật quy định Nam nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào?

a) Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổib) Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổic) Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi

d) Cả 3 phương án trên đều sai.

Câu hỏi 2. Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây:

a) Giữa người đang có vợ và đang có chồng.b) Người mất năng lực hành vi dân sự.c) Người có dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời.d) Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm.

Câu hỏi 3. Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào?a) Thôn, bản, khối phố.b) UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam,nữ.c) UBND cấp huyện của 01 tronghai bên nam, nữ.d) Nhà thờ.

Câu hỏi 4. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì kể từ ngày 01/01/2003 nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có được công nhận là vợ chồng không?

a) Vẫn được công nhận là vợ chồng.b) Không được công nhận là vợ chồng.c) Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 5. Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không?

a) Không cần đăng ký.b) Phải đăng ký.c) Không đăng ký nhưng phải báo cáo UBND cấp xã.d) Không đăng ký nhưng phải báo cáo Thôn, khối phố.

Câu hỏi 6. Khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt không?

a) Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt.b) Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được.

c) Cả hai bên vắng mặt cũng được nhưng phải ủy quyền cho người khác.d) Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không.

Câu hỏi 7. Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luậta) UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.b) Hội Liên hiệp phụ nữ.c) Cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em.d) Tòa án nhân dân.

Câu hỏi 8. Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền đối với nhau như thế nào?a) Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt

trong gia đình.b) Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về một số mặt

trong gia đình.c) Có nghĩa vụ và quyền khác nhau.d) Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu hỏi 9. Những tài sản nào sau đây được coi là tài sản chung của vợ và chồng?

a) Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

b) Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

c) Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.d) Tất cả các tài sản trên.

Câu hỏi 10. Vợ, chồng có quyền như thế nào trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung?

a) Chồng có quyền cao hơn vợ.b) Vợ có quyền cao hơn chồng.c) Vợ chồng có quyền ngang nhau.d) Người nào có công nhiều hơn trong việc tạo lập khối tài sản chung thì

có quyền cao hơn.

Câu hỏi 11. Những tài sản nào sau đây là tài sản riêng của vợ chồng?a) Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng,

được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.b) Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.c) Tất cả các tài sản trên.

Câu hỏi 12. Nghĩa vụ và quyền của Cha mẹ đối với con như thế nào?a) Thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để

2

con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

b) Không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.c) Cả hai phương án trên.

Câu hỏi 13. Nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ như thế nào ?a) Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ,

lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

b) Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.c) Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.d) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 14. Con sinh ra trong thời kỳ nào thì được coi là con chung của vợ chồng?

a) Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận.b) Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc vợ đã có thai trong thời kỳ đó.c) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 15. Cơ quan nào có quyền giải quyết việc ly hôn?a) Tòa án nhân dân.b) Trưởng thôn, trưởng khối. c) UBND cấp xã.

Câu hỏi 16. Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn?a) Chỉ người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.b) Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu.c) Chỉ người vợ mới có quyền yêu cầu ly hôn.

Câu hỏi 17. Khi vợ chồng có yêu cầu xin ly hôn thì Toà án phải làm gì?

a) Xem xét thụ lý.b) Tiến hành hòa giải, nếu không thành thì mở phiên toà xét xử.c) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 18. Những căn cứ nào để Tòa án giải quyết cho ly hôna) Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn

nhân không đạt được.b) Khi vợ chồng mâu thuẫn.c) Khi vợ chồng tranh chấp tài sản.

Câu hỏi 19. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn được quy định như thế nào?

3

a) Người nào được giao nuôi con thì người đó có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng.

b) Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự.

c) Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Câu hỏi 20. Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

a) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi.b) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có

xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

c) Người nào nuôi con thì được hưởng nhiều hơn.

II- LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Câu hỏi 21. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

a) Người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở.

b) Người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

c) Người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/01 lít khí thở.

Câu hỏi 22. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

a) Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở.

b) Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/100 mililít máu hoặc 0,20 miligam/01 lít khí thở.

c) Nồng độ cồn vượt quá 30 miligam/100 mililít máu hoặc 0,15 miligam/01 lít khí thở.

Câu hỏi 23. Khi điều khiển xe môtô, xe gắn máy những hành vi nào không được phép?

a) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

b) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác và chở vật cồng kềnh.

4

c) Chạy quá tốc độ quy định, để chân chống quẹt xuống đất và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.

d) Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 24. Người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới đây?

a) Phải đi bên trái của đường đi, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ; xe ôtô có trang bị dây an toàn thì ngời lái xe phải thắt dây an toàn.

b) Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn.

c) Cả hai phương án trên đều sai.

Câu hỏi 25. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?

a) Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.b) Là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.c) Là trách nhiệm của Cảnh sát giao thông.

Câu hỏi 26. Tại nơi đường giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu vàng, người điều khiển phương tiện phải thực hiện như thế nào?

a) Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua đường.

b) Phải cho xe nhánh chóng vượt qua vạch dừng để đi qua đường giao nhau và chú ý đảm bảo an toàn; khi tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát người đi bộ để đảm bảo an toàn.

c) Cả hai ý trên.

Câu hỏi 27. Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?

1. Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; nhóm biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Nhóm biển hiệu lệnh để báo hiệu các hiệu lệnh phải thi hành; nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.

3. Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

4. Tất cả các nhóm nêu trên.

Câu hỏi 28. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

5

a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.b) Hiệu lệnh của đèn tín điều khiển giao thông.c) Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

Câu hỏi 29. Những loại xe nào sau đây khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ, có thể đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được và chỉ tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông?

a) Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân sự; đoàn xe đang diễu hành có tổ chức.

b) Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

c) Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, đoàn xe đang diễu hành có tổ chức, đoàn xe tang, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 30. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì?

a) Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

b) Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên. Cám các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.

c) Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Câu hỏi 31. Người tham gia giao thông đường bộ bằng xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

a) Khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, thị xã, thị trấn.b) Khi đi trên các tuyến đường quốc lộ.c) Khi tham gia giao thông.

Câu hỏi 32. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy được phép chở tối đa 02 người trong những trường hợp nào?

a) Chở người bệnh đi cấp cứu.b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.c) Trẻ em dưới 14 tuổi.d) Tất cả các trường hợp trên.

Câu hỏi 33. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?

a) Đi xe dàn hàng ngang.b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử

dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

6

c) Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 34. Khi điều khiển xe chạy trên đường người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?

a) Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy lưu hành xe.b) Giấy phép lái xe theo quy định, đăng ký xe, giấy vận chuyển, chứng

minh thư nhân dân.c) Lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.d) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận

kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).

Câu hỏi 35. Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô có dung tích xilanh từ 50cm3 trở lên?

a) 16 tuổi.b) 18 tuổi.c) 20 tuổi.

Câu hỏi 36. Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư xe môtô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

a) 60 km/h.b) 50 km/h.c) 40 kh/h.d) 30 km/h.

Câu hỏi 37. Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư xe môtô tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

a) 80 km/h.b) 70 km/h.c) 60 kh/h.d) 50 km/h.

Câu hỏi 38. Thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe được quy định là bao nhiêu?

a) Không quá 8 giờ và không được lái xe liên tục quá 5 giờ.b) Không quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.c) Không quá 8 giờ và không được lái xe liên tục quá 3 giờ.

Câu hỏi 39. Người đang điều khiển xe mô tô sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô sẽ bị xử phạt như thế nào?

a) Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng.b) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.c) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

7

Câu hỏi 40. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; chở quá số người quy định; người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quay đúng cách sẽ bị xử phạt như thế nào?

a) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Câu hỏi 41. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt như thế nào? a) Từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.b) Từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng.c) Từ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng.

Câu hỏi 42. Xử phạt tiền từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có hành vi nào sau đây?

a) Không có giấy phép lái xe.b) Không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới. c) Không mang theo giấy phép lái xe.

III- BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005.

Câu hỏi 43. Quyền nhân thân của cá nhân là gì?a) Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho

người khác trừ trường hợp pháp luật quy định.b) Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, có thể chuyển giao cho

người khác trong mọi trường hợp.c) Cả hai khái niệm trên đều sai.

Câu hỏi 44. Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó được quyền làm gì?

a) Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.b) Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.c) Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.d) Tất cả các quyền trên.

Câu hỏi 45. Những quyền nào sau đây không phải là quyền nhân thân?

a) Quyền kết hônb) Quyền hiến bộ phận cơ thể.

8

c) Quyền sở hữu tài sản

Câu hỏi 46. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp nào?

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.c) Cả hai trường hợp trên.

Câu hỏi 47. Giao dịch dân sự là gì?a) Là bồi thường thiệt hại.b) Là hành vi dân sự của các chủ thể.c) Là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Câu hỏi 48. Giao dịch dân sự được thực hiện bằng các hình thức nào ?a) Lời nói.b) Văn bản.c) Hành vi.d) Tất cả các hình thức trên.

Câu hỏi 49. Khái niệm nghĩa vụ dân sự được hiểu thế nào là đúng?a) Là việc bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định cho bên có

quyền.b) Là việc bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc cho bên có

nghĩa vụ.c) Là việc bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả

tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.

Câu hỏi 50. Quyền thừa kế của cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?

a) Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. b) Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp

luật.c) Cá nhân có quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.d) Cả 03 phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 51. Thừa kế gồm những hình thức nào?a) Thừa kế theo di chúc.

9

b) Thừa kế theo pháp luật.c) Cả hai hình thức trên.

Câu hỏi 52. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là bao lâu?

a) 05 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.b) 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.c) 15 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Câu hỏi 53. Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì di chúc là gì?a) Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho

người khác khi còn sống.b) Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho

người khác sau khi chết.c) Cả hai phương án trên.

Câu hỏi 54. Di chúc bằng văn bản bao gồm những loại nào?a) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng và di chúc bằng văn

bản có người làm chứng.b) Di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng

thực.c) Tất cả các hình thức trên.

Câu hỏi 55. Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?a) Khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít

nhất một người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

b) Khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

c) Cả hai phương án trên đều sai.

Câu hỏi 56. Những người nào được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?

a) Ông bà nội, ông bà ngoại.b) Anh, chị, em.c) Vợ, chồng, cha, mẹ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không

có khả năng lao động.

Câu hỏi 57. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp.

10

b) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

c) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

d) Tất cả các trường hợp trên.

Câu hỏi 58. Trong các hàng thừa kế sau đâu là hàng thừa kế thứ nhất?

a) Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;b) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;c) Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Câu hỏi 59. Các con của người chết được hưởng phần di sản như thế nào?

a) Bằng nhau.b) Nam được hưởng cao hơn nữ.c) Nữ hưởng cao hơn nam.

Câu hỏi 60. Con nuôi có được thừa kế di sản của bố nuôi, mẹ nuôi hay không ?

a) Không được hưởng. b) Được hưởng như con đẻ.c) Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 61. Con riêng có được thừa kế di sản của cha dượng, mẹ kế hay không ?

a) Không được hưởng.b) Được hưởng. c) Chỉ được hưởng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha

con, mẹ con.

IV- LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004

Câu hỏi 62. Rừng có tác dụng như thế nào đối với đời sống xã hội?a) Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống xa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu; b) Bảo vệ thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam,

11

thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường; c) Rừng để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và góp phần bảo vệ môi trường. d) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 63. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của ai?a) Trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. b) Trách nhiệm của UBND các cấp.

c) Trách nhiệm của Ngành kiểm lâm.

Câu hỏi 64. Luật bảo vệ và phát triển rừng nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây?a) Trồng rừng.b) Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.c) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Câu hỏi 65. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng như thế nào?a) Bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.b) Phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép.c) Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.d) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 66. Khi có cháy rừng xảy ra, việc thực hiện và giải quyết theo mấy phương châm tại chỗ? a) 02 phương châm tại chỗ gồm: Lực lượng tại chỗ và phương tiện tại chỗ.a) 03 phương châm tại chỗ gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗb) 4 phương châm tại chỗ, gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ.

Câu hỏi 67. Khi xảy ra cháy rừng cần áp dụng các biện pháp nào sau đây?a) Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy. b) Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy; áp dụng “biện pháp đốt trước có kiểm soát” để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép.c) Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy. d) Tất cả các biện pháp trên.

V- LUẬT THANH NIÊN

Câu hỏi 68. Theo quy định của Luật Thanh niên thì Thanh niên Việt Nam là người từ đủ bao nhiêu tuổi đến bao nhiêu tuổi?

a) Từ đủ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi

12

b) Từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.c) Từ đủ 18 đến 35 tuổi.

Câu hỏi 69. Luật Thanh niên nghiêm cấm thanh niên thực hiện những hành vi nào sau đây?

a) Vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; Hoạt động mại dâm, đánh bạc, tham gia các tệ nạn xã hội khác;

b) Mua, bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung độc hại;

c) Gây rối trật tự công cộng.d) Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 70. Luật Thanh niên quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong các lĩnh vực gì?

a) Trong học tập; lao động; bảo vệ tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí.

b) Trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình và trong quản lý nhà nước và xã hội.

c) Tất cả các lĩnh vực trên.

Câu hỏi 71. Trong bảo vệ tổ quốc, Thanh niên có quyền và nghĩa vụ gì?a) Được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng;b) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy

định của pháp luật. c) Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia,

xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

d) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 72. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý nhà nước và xã hội?

a) Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

b) Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.

c) Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.d) Tất cả các quyền và nghĩa vụ trên.

Câu hỏi 73. Trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên trong học tập và khoa học công nghệ?

13

a) Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn;

b) Miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để thanh niên học tập; cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho thanh niên của hộ nghèo hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục;

c) Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ;

d) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 74. Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên trong học tập?

a) Gia đình không có trách nhiệm gì, đó là trách nhiệm của Nhà trường.b) Gia đình chỉ có trách nhiệm hỗ trợ điều kiện vật chất cho thanh niên

học tập.c) Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho thanh niên học tập, hoàn thành

chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

Câu hỏi 75. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm gì đối với thanh niên trong hôn nhân và gia đình?

a) Phối hợp tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện hôn nhân tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc.

b) Phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện hôn nhân tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc.

c) Cả hai phương án trên đều sai.

Câu hỏi 76. Cán bộ, đội viên thanh niên xung phong mà hy sinh hoặc bị thương theo quy định có được công nhận là liệt sỹ hoặc hưởng chính sách như thương binh hay không?

a) Không được.b) Được.c) Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 77. Tổ chức thanh niên bao gồm nhưng cơ quan nào?a) Đoàn Thanh niên CSHCM và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Namb) Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội

Sinh viên Việt nam.c) Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội

Sinh viên Việt nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

14

VI- LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ

Câu hỏi 78. Theo quy định của Luật phòng chống ma túy thì cơ quan chuyên trách phòng chống ma túy gồm những cơ quan nào?a) Cơ quan Công an và Bộ đội biên phòng.b) Lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan Hải quan.c) Tất cả các cơ quan trên.

Câu hỏi 79. Cá nhân, gia đình có trách nhiệm gì trong phòng chống ma túy?a) Giáo dục thành viên, thân nhân về tác hại của ma túy; quản lý, ngăn chăn thành viên tham gia tệ nạn ma túy.b) Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh; Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện. c) Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác.d) Tất cả các trách nhiệm trên.

Câu hỏi 80. Người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì trong việc cai nghiện? a) Tự khai báo về tình trạng nghiện và tự cai nghiện.b) Tự khai báo về tình trạng nghiện với cơ quan chức năng, đăng ký hình thức cai nghiện ma túy và tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy. c) Tự cai nghiện tại gia đình.d) Tất cả các ý trên.

Câu hỏi 81. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm như thế nào?a) Khai báo với UBND cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó.b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và UBND cấp xã.c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội; Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật. d) Tất cả các trách nhiệm trên.

Câu hỏi 82. Luật phòng chống ma túy quy định mấy hình thức thức cai nghiện ma túy?a) 02 hình thức, gồm: Cai nghiện tại gia đình và cai nghiện tại cộng đồng. b) 03 hình thức, gồm: Cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

15

c) 04 hình thức thức, gồm: Cai nghiện tại gia đình; cai nghiện tại cộng đồng; cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cai nghiện tự nguyện.

Câu hỏi 83. Những đối tượng nào thì áp dụng hình thức đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?a) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định.b) Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định c) Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện .d) Tất cả các đối tượng trên.

Câu hỏi 84 Người sau cai nghiện về nơi cư trú có các quyền gì?a) Được lao động, học tập và tham gia các hoạt động xã hội của cộng đồng tại nơi cư trú; b) Được đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của mình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; c) Được thực hiện các quyền công dân khác theo quy định của pháp luật.b) Tất cả các phương án trên.

Câu hỏi 85. Người sau cai nghiện được hỗ trợ gì?a) Được hỗ trợ về tâm lý, xã hội, học nghề, tìm việc.b) Được hỗ trợ về kinh phí.c) Được hỗ trợ về nhà ở.

VII- LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Câu hỏi 86. Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định những nhóm hành vi bạo lực gia đình nào dưới đây ?a) Nhóm hành vi bạo lực về thể chất và nhóm hành vi bạo lực về tinh thần.b) Nhóm hành vi bạo lực về thể chất; nhóm hành vi bạo lực về kinh tế.c) Nhóm hành vi bạo lực về thể chất; nhóm hành vi bạo lực về tinh thần; nhóm hành vi bạo lực về kinh tế; nhóm hành vi bạo lực về tình dục.Câu hỏi 87. Hành vi bạo lực gia đình có được áp dụng đối với trường hợp thành viên của vợ chồng đã ly hôn hay không?a) Có áp dụng.b) Không áp dụng.c) Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 88. Cá nhân có trách nhiệm gì trong phòng, chống bạo lực gia đình?

16

a) Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. b) Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. c)Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu hỏi 89. Gia đình có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?a) Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.b) Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. c) Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình.d) Tất cả các trách nhiệm trên.

Câu hỏi 90. Những cơ quan, người nào sau đây có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân?a) Trưởng công an cấp xã và Trưởng Công an cấp huyện.b) Chủ tịch UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp huyện.c) Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án nhân dân.

Câu hỏi 91. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm những cơ sở nào?a) UBND cấp xã và Hội Liên hiệp phụ nữ; b) Trạm xá xã và Đoàn Thanh niên; c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Câu hỏi 92. Người có hành vi bạo lực gia đình thì sẽ bị xử lý như thế nào?a) Chỉ bị xử lý xử lý kỷ luật.b) Xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường. c) Chỉ bị xử lý vi phạm hành chính.

Câu hỏi 93. Người có hành vi bạo lực gia đình bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn trong những trường hợp nào?a) Bị áp dụng biện pháp trong mọi trường hợp vi phạm.b) Chỉ áp dụng biện pháp sau khi đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong 6 tháng vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

17

c) Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 94. Người có hành vi bạo lực gia đình bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trong những trường hợp nào sau đây?a) Sau khi đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình b) Sau khi đã góp ý phê bình ở nơi cư trú mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình c) Sau khi đã bị kỷ luật mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Câu hỏi 95. Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồngb) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồngc) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Câu hỏi 96. Hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồngb) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồngc) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Câu hỏi 97. Hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó sẽ bị xử phạt như thế nào?

a) Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồngb) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồngc) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng

VIII- BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2009)

Câu hỏi 98. Tội phạm hình sự có mấy loại, gồm những loại nào?a) Có 02 loại tội phạm gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;b) Có 03 loại tội phạm gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng.c) Có 04 loại tội phạm gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

18

Câu hỏi 99. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được Bộ luật hình sự quy định như thế nào?a) Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. b) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.

Câu hỏi 100. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?a) Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.b) Không phải chịu trách nhiệm hình sự.c) Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 101. Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích khi tỷ lệ thương tật là bao nhiêu?

a) Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một số trường hợp do Bộ luật Hình sự quy định.

b) Tỷ lệ thương tật từ 16% trở lên.c) Tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.

Câu hỏi 102. Khung hình phạt cao nhất đối với tội tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma túy là bao nhiêu năm tù?a) Từ 02 năm đến 7 năm tù.b) Từ 7 năm đến 15 năm tù.c) 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Câu hỏi 103. Những hành vi nào dưới đây là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?a) Là hành vi dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác sử dụng trái phép chất ma túy.b) Là hành vi môi giới, dẫn dắt hoặc có hành vi tổ chức khác để người khác sử dụng trái phép chất ma túy.c) Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 104. Tội trộm cắp tài sản có khung hình phạt cao nhất đến bao nhiêu năm tù?a) Từ 02 năm đến 7 năm tùb) Từ 7 năm đến 15 năm tù.c) Từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Câu hỏi 105. Hành vi nào được coi là phạm tội cướp tài sản?a) Lén lút chiếm đoạt tài sản người khác

19

b) Dùng thủ đoạn lừa gạt để chiếm đoạt tài sản.c) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

Câu hỏi 106. Người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi có các hành vi nào sau đây?

a) Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng người khác.

b) Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.c) Cả hai phương án trên đều sai.

Câu hỏi 107. Người có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì bị xử phạt đến bao nhiêu năm tù?

a) Bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

b) Bị phạt đến 7 năm tù.c) Bị phạt đến 15 năm tù.

Câu hỏi 108. Hành vi nào thì bị coi là phạm tội đánh bạc?a) Là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua

bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.

b) Là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 01 triệu đồng trở lên. c) Là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 500.000 đồng trở lên.

Câu hỏi 109. Người phạm tội giao cấu với trẻ em khi trẻ em là nạn nhân ở độ tuổi nào?a) Từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;b) Từ 14 tuổi đến 16 tuổi;c) Từ 13 tuổi đến 18 tuổi;d) Từ 16 tuổi đến 18 tuổi.

Câu hỏi 110. Người phạm tội gây rối trật tự công cộng khi có một trong các hành vi nào sau đây?a) Hành vi đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng;b) Dùng dao găm, lưỡi lê, gậy gộc đe doạ người khác ở nơi công cộng; c) Lôi kéo, kích động người khác cùng gây rối; đánh nhau nơi công cộng; gây tiếng nổ nơi công cộng…d) Tất cả các hành vi trên.

20

Câu hỏi 111. Trong Tội mua bán người thì người có hành vi mua bán người có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp sẽ bị phạt tù như thế nào?a) Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm;b) Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm;c) Phạt tù từ 5 năm đến 20 năm;

Câu hỏi 112. Người có hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em bằng các hình thức nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?a) Thông qua nhận nuôi con nuôi;b) Dùng tiền để mua trực tiếp;c) Bắt cóc hoặc đánh tráo.d) Dưới bất kỳ hình thức nào đều phạm tội.

Câu hỏi 113. Người có hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet có phải là tội phạm không?a) Không phải là tội phạm.b) Là tội phạm nếu gây hậu quả nghiêm trọng c) Cả hai trường hợp trên đêu sai.

Câu hỏi 114. Người phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi có các hành vi nào sau đây?a) Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sựb) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.d) Tất cả các hành vi trên

IX- LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Câu hỏi 115. Bình đẳng giới là gì?a) Là bình đẳng riêng cho phụ nữ.b) Là bình đẳng riêng đối với nam giới.

c) Là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Câu hỏi 116. Theo Luật Bình đẳng giới thì phân biệt đối xử về giới là gì?a) Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ. b) Là việc gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.c) Tất cả các phương án trên.

21

Câu hỏi 117. Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;b) Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;c) Bạo lực trên cơ sở giới;d) Tất cả các hành vi trên.

Câu hỏi 118. Để thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới gia đình cần phải làm gì?

a) Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới

b) Giáo dục các thành viên gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình;

c) Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ làm mẹ an toàn; đối xử công bằng tạo cơ hội như nhau giữa con trai và con gái.

d) Tất cả các phương án trên

Câu hỏi 119. Luật Bình đẳng giới quy định hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới như thế nào?

a) Góp ý, phê bình;b) Cảnh cáo, khiển trách;c) Xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Câu hỏi 120. Theo quy định của pháp luật, hành vi không chăm sóc,

giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển sẽ bị xử lý như thế nào?

a) Không bị xử lý;c) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

Câu hỏi 121. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng là hành vi nào?a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;c) Cả hai phương án trên.

Câu hỏi 122. Theo quy định của pháp luật, hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử lý như thế nào? a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng;b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;c) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

22

Câu hỏi 123. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng là hành vi nào?a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức vì định kiến giới;b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nam hoặc nữ nhằm cản trở việc bổ nhiệm vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.c) Cả hai phương án trên.

X- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)

Câu hỏi 124. Theo quy định của Bộ Luật lao động thì trong một năm, người lao động được nghỉ làm việc nhưng vẫn hưởng nguyên lương trong những ngày lễ nào sau đây?a) Nghỉ 06 ngày trong năm (01 ngày lễ quốc khánh 2-9, 01 ngày quốc tế lao động 1-5 và nghỉ 4 ngày tết âm lịch);b) Nghỉ 07 ngày trong năm ( 01 ngày lễ quốc khánh 2-9, 01 ngày quốc tế lao động 1-5; 04 ngày tết âm lịch; 01 ngày giỗ tổ hùng vương 10-3 âm lịch;c) Nghỉ 09 ngày trong năm (01 ngày Tết dương lịch; 04 ngày Tết âm lịch; 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; 01 Ngày Chiến thắng 30/4; 01 Ngày Quốc tế lao động 1/5; 01 ngày Quốc khánh.

Câu hỏi 125. Pháp luật lao động quy định thời gian thử việc tối đa đối với người có trình độ đào tạo Cao đẳng, Đại học là:a) Không quá 60 ngày.b) Không quá 06 tháng. c) Không quá 12 tháng.

Câu hỏi 126. Tiền lương của người lao động làm việc theo hợp đồng được thực hiện như thế nào?

a) Do Nhà nước quy định.b) Do hai bên tự thỏa thuận.c) Do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng

suất, chất lượng và hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Câu hỏi 127. Theo quy định của Bộ Luật Lao động thì tổ chức công đoàn được thành lập để làm gì?a) Để bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động.b) Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động.c) Vì mục đích khác.

23

Câu hỏi 128. Theo pháp luật lao động thì có mấy loại hình bảo hiểm xã hội?a) Có 2 loại hình bảo hiểm là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện;b) Chỉ có loại hình BHXH bắt buộc.c) Chỉ có loại hình BHXH tự nguyện.

Câu hỏi 129. Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn nào sau đâya) Trên 12 tháng.b) Từ 6 tháng trở lên.c) Từ 3 tháng trở lên.d) Dưới 3 tháng.

Câu hỏi 130. Đơn vị sử dụng bao nhiêu lao động làm việc theo Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?a) Sử dụng từ 5 lao động trở lên;b) Sử dụng từ 10 lao động trở lên;c) Có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao nhiêu người.

Câu hỏi 131. Có mấy loại hợp đồng lao động?a) 03 loại: HĐLĐ xác định thời hạn; HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng.b) 02 loại: HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ không xác định thời hạnc) 01 loại: HĐLĐ không xác định thời hạn.

Câu hỏi 132. Khi giao kết hợp đồng lao động người lao động có quyền gì?a) Người lao động chỉ được ký vào hợp đồng đã thảo sẵn mà không được biết nội dung của Hợp đồng.b) Người lao động được áp đặt các nội dung hoàn toàn theo ý muốn của mình.c) Người lao động có quyền thoả thuận các nội dung trong hợp đồng với người sử dụng lao động,sau khi các bên thống nhất mới giao kết hợp động.

___________________

* Ghi chú: Những phương án in nghiêng là phương án đúng.

24

CÁC TÌNH HUỐNG – CÁCH XỬ LÝPhần thi xử lý tình huống

1. Tình huống thứ nhất

Vợ chồng ông An và bà Bình có 03 người con, hai trai, một gái tất cả đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Năm 2010 ông An, bà Bình chết nhưng không để lại di chúc. Tài sản để lại gồm 01 căn Nhà 03 tầng và 200 m2 đất ở, số tài sản này hiện đang do hai người con trai quản lý. Tháng 5 năm 2011 Chị T là con gái út ở miền nam về đòi chia thừa kế của bố mẹ, nhưng hai người anh không đồng ý với lý do con gái đã đi lấy chồng thì phải theo chồng và không được thừa kế của bố mẹ nữa. Theo anh chị quan điểm trên là đúng hay sai? Cách thức giải quyết vụ việc trên như thế nào?

Trả lời:

- Quan điểm trên là saiVì theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì 1. những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Như vậy, con trai và con gái đều ở cùng hàng thừa kế và được hưởng phần thừa kế như nhau.Nếu không thống nhất được thì chị T có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

2. Tình huống thứ hai

Em Thông 12 tuổi (là học sinh lớp 5) được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp thể thao đi học, do ham chơi game, Thông đã thường xuyên trốn học để đi chơi và nợ quán số tiền 200.000đ. Do không có tiền để trả nợ, em đã tự ý bán chiếc xe đạp cho anh Minh là thợ sửa chữa xe đạp ở chợ huyện. Sau khi sự việc xảy ra,

25

bố của em Thông đã đem tiền đến xin chuộc chiếc xe đạp về, nhưng anh Minh không đồng ý vì cho rằng chiếc xe này anh đã sửa chữa và thay thế nhiều phụ tùng mới . Do không thống nhất được nên hai bên xảy ra tranh chấp. Theo anh (chị) trường hợp trên ai đúng, ai sai và hướng giải quyết như thế nào?

Trả lời

- Việc anh Minh mua chiếc xe đạp của cháu Thông là sai vì:Theo khoản 1 Điều 20 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.- Và theo Điều 130 và 137 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.- Hướng giải quyết: Các bên phải trả lại nhau những gì đã nhận, nếu không thống nhất được thì có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân để được giải quyết.

3. Tình huống thứ ba

Ông Sâm có 03 người con, H là người con trai cả đã lập gia đình và ra ở riêng. Do cờ bạc nên vợ chồng H đã phải bán nhà và xin đến ở nhờ gia đình bố mẹ. Do H hứa hẹn tu chí làm ăn nên ông Sâm đã đồng ý cho H cùng vợ và 02 đứa con đến ở. Nhưng chỉ được 03 tháng thì H lại chứng nào tật ấy, gây xô xát mâu thuẫn trong gia đình. Vì vậy, ông Sâm và vợ không muốn cho H ở cùng nữa và có ý định bán nhà đi ở nơi khác. H đã ký vào biên bản đồng ý và xin ông bà một ít tiền để đi thuê nhà. Nhưng đến khi có người mua nhà thì H lại trở mặt không cho bán và thách đố nếu ông bà bán nhà thì sẽ phá mìn làm sập nhà. Hiện nay, H không chịu đi nơi khác mà lại còn phá rối, gây trở ngại. Vụ việc đã được hòa giải nhưng không thành.Bạn hãy xử lý tình huống trên.

Trả lời

Vì vợ chồng ông Sâm là chủ sở hữu căn nhà nên căn cứ Điều 197 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về quyền định đoạt của chủ sử hữu thì vợ chồng ông Sâm có quyền cho gia đình người con trai ở nhờ với điều kiện phải giữ đúng cam kết

26

không gây mâu thuẫn, tôn trọng cha mẹ. Trường hợp người con không tuân thủ cam kết thì vợ chồng ông Sâm có quyền không cho ở nhờ nữa. Nếu người con không đồng ý vẫn phá phách gây rối không chịu chuyển đi chỗ khác, cản trở việc mua bán, thì ông Sâm có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể:

- Căn cứ vào Điều 1, Bộ Luật tố tụng Dân sự thì ông Sâm có quyền yêu cầu Toà án buộc H phải trả lại phần nhà thuộc quyền sở hữu của mình mà H đang chiếm dụng. Việc đưa ra UBND phường thì phường chỉ có chức năng hoà giải. Do đó, ông Sâm cần yêu cầu toà án giải quyết. Khi bản án có hiệu lực pháp luật của toà án ông Sâm có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế gia đình H ra khỏi nhà để thực hiện việc bán nhà rồi chia tiền cho các con.- Căn cứ Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nghĩa vụ và quyền của con: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ…Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”. Nếu người con có hành vi gây rối, đe doạ tính mạng tài sản thì ông Sâm có quyền yêu cầu cơ quan Công an khởi tố về tội đe doạ giết người và huỷ hoại tài sản hoặc cố ý là hư hỏng tài sản theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự.

4. Tình huống thứ tư

Anh Hải đang làm ở UBND phường từ tháng 7/2007, Liên tục từ năm 2007 đến nay Anh Hải được ký hợp đồng ngắn hạn 03 tháng một lần. Nay Anh Hải có nguyện vọng được ký kết hợp đồng không xác định thời hạn và tham gia bảo hiểm xã hội. Theo bạn, anh Hải có được ký kết hợp đồng không xác định thời hạn và tham gia đóng bảo hiểm xã hội không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 2, Bộ Luật lao động quy định về hiệu lực áp dụng của Bộ Luật lao động, như sau: “Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu”. Vì UBND phường có giao kết hợp đồng lao động với anh Hải do đó là tổ chức sử dụng lao động và quan hệ lao động của anh Hải với UBND phường thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật Lao động.Khoản 2, Điều 27, Bộ Luật lao động quy định như sau:“Khi hợp đồng lao động hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết thời hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”

27

Như vậy trường hợp của anh Hải đủ điều kiện được giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn vì anh đã làm việc liên tục từ năm 2007 đến nay trên cơ sở Hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 tháng một lần.

Căn cứ Điều 141, Bộ Luật lao động quy định: Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

5. Tình huống thứ năm

Anh Trần Văn Phú sinh ngày 24/01/1988, đã tốt nghiệp đại học, hiện làm việc tại một cơ quan nhà nước ở huyện và đang theo thêm văn bằng 2. Vừa qua anh nhận được thông báo của UBND phường về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh Phú băn khoăn không biết mình có thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không. Anh chị hãy giải đáp những băn khoăn trên của anh Phú?

Trả lời:

- Về thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với công dân Việt Nam, Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định: "Công dân nam giới, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam".- Về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự: Điều 12, Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: "Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi”- Về đối tượng được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: theo khoản 2 Điều 29 và Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự bao gồm: + Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;+ Một con trai của thương binh hạng hai;+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này đã có thời gian phục vụ từ 24 tháng trở lên;+ Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo quy định.

28

Theo tình huống trên, Anh Phú sinh năm 1988 thì năm nay anh Phú 23 tuổi  ; lại không thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ do đó theo quy định anh Phú vẫn đang trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.Tuy nhiên hiện nay anh Phú đang theo học văn bằng hai, căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự thì trong các đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình có đối tượng “Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định”.Như vậy, anh Phú thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Tuy nhiên, anh Phú cần phải làm đơn và kèm theo các tài liệu chứng minh gửi đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện để được xem xét giải quyết.

6. Tình huống thứ sáu:

Tiến và Hương yêu nhau từ khi còn học phổ thông. Học xong lớp 12, Hương đi học trung cấp y và về làm ở trạm y tế xã. Tiến đi học đại học xây dựng, tốt nghiệp Tiến về làm tại một công ty xây dựng của tỉnh. Làm nghề xây dựng nên cuộc sống của Tiến nay đây mai đó quanh năm nhưng tình cảm của Tiến dành cho Hương không hề thay đổi. Quan hệ của hai người được hai bên gia đình ưng thuận và dự định tổ chức lễ cưới trong kỳ nghỉ phép của Tiến. Do bận công việc nên sát ngày cưới Tiến mới về. Lễ cưới vẫn diễn ra đúng ngày đã chọn, nhưng Tiến và Hương chưa kịp đăng ký kết hôn trước khi cưới như đã dự định. Sau đó Hương giục Tiến đi đăng ký kết hôn, nhưng Tiến nói với Hương rằng “mình đã tổ chức cưới xin đàng hoàng, cả làng, cả xã, cả Bí thư Đảng uỷ, cả Chủ tịch uỷ ban đều đến dự còn ai không biết mà phải đăng ký. Cái chính là vợ chồng thương yêu nhau, đăng ký hay không thì cũng không có nghĩa lý gì”Hương băn khoăn không biết Tiến nói như vậy có đúng không? Là một cán bộ đoàn anh (chị) hãy lý giải nhưng băn khoăn của Hương.

Trả lời:

* Theo tình huống trên thì Tiến nói như vậy là không đúng.Vì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.“Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.”Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 nêu trên đều không có giá trị pháp lý.Việc tổ chức lễ cưới là một truyền thống văn hoá của dân tộc. Thường thì lễ cưới được tổ chức sau khi đôi trai gái đã đăng ký kết hôn trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đấy là dịp để mọi người trong cộng đồng chia vui với đôi trai

29

gái, mừng cho họ đã được pháp luật công nhận là vợ chồng. Việc hai người tổ chức lễ cưới không có giá trị pháp lý và cũng không chứng tỏ rằng hai người là vợ chồng trước pháp luật.* Tiến nói “Đăng ký hay không thì cũng không có nghĩa lý gì” là sai.Tại Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.Tiến và Hương đã được 02 bên gia đình tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì vẫn không được công nhận là vợ chồng, và hậu quả của việc không đăng ký kết hôn là rất nghiêm trọng, như: - Trong suốt quá trình chung sống với nhau, tài sản ai làm ra vẫn là của người ấy, Hương không có quyền gì với những tài sản mà Tiến làm ra. - Hai người không có quyền thừa kế tài sản của nhau. - Nếu sinh con, thì khi đi đăng ký khai sinh phần khai của bố trong giấy khai sinh của con sẽ bị bỏ trống . - Mặt khác bất cứ lúc nào Tiến cũng có thể cưới hoặc đăng ký kết hôn với một phụ nữ khác mà Hương không có quyền phản đối.

7. Tình huống thứ bảy

Ông K là người nát rượu và gia trưởng, cả xóm ai cũng biết. Nhưng để yên cửa yên nhà, “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại” nên bà D vợ ông luôn nhẫn nhịn. Ngay việc hôn nhân của N, con gái ông bà, bà cũng phải “nhắm mắt nghe ông”. Biết T là một ông thầu xây dựng ông ép bằng được N phải kết hôn với T mặc dù khi đó N mới chỉ 16 tuổi. Về làm vợ T có cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ nhưng trông N lúc nào cũng như người mất hồn. Mới đây được nghe tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 bà mới hiểu việc kết hôn do bị ép gả như con gái bà là kết hôn trái pháp luật. Bà bàn với con gái làm đơn yêu cầu hủy việc kết hôn, nhưng N nói “số kiếp con đã vậy, cứ để thế, muốn ra sao thì ra”. Giận chồng, thương con bà D bảo: “mày không làm đơn thì tao làm, tao là mẹ mày, tao sẽ yêu cầu toà án huỷ việc kết hôn”.Theo anh (chị) Bà D có quyền làm đơn yêu cầu toà án huỷ việc kết hôn giữa N và T hay không?

Trả lời:

Thứ nhất: Trong vụ việc trên việc làm của ông T và bà D đã vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình về chế độ hôn nhân tự nguyện tiến bộ bình đẳng khi có hành vi ép buộc con gái mình kết hôn với người khác trái ý muốn trong khi còn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.Thứ hai: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì Bà D có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giữa N và T vì :

30

Điều 15, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật như sau:+ Đối với việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (vi phạm yếu tố tự nguyện, bị ép buộc, lừa dối) thì bên bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn đó. + Đối với việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (vi phạm về độ tuổi kết hôn) thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Toà án hoặc đề nghị cơ quan Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật gồm: Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn.

8. Tình huống thứ tám

Chị Thuỷ có hai con gái là Y và V đều đã gả chồng. Chị nói với mọi người: “mình đã xong nghĩa vụ với con, sau này có cháu, giúp được gì thì giúp không thì kệ bố mẹ nó”. Chồng chị lại không nghĩ như vậy, từ khi có Pháp lệnh dân số, không biết nghe ai, đòi chị Thuỷ phải đẻ thêm đứa con trai. Không thuyết phục được chồng, nên chị Thuỷ đã có thai đứa thứ ba khi đã hơn 40 tuổi. Thật không may khi có thai dược 03 tháng thì chồng chị bị tai nạn giao thông. Khi chị sinh con được 05 tháng thì chồng chị qua đời. Những ngày tháng chạy chữa cho chồng, mọi thứ trong nhà đều đội nón ra đi. Lớn tuổi mới sinh con, lại thêm những ngày tháng vất vả vì chăm sóc, thuốc thang cho chồng nên sau khi chồng mất một năm thì chị Thuỷ cũng ra đi, để lại đứa con gái thứ 3 mới hơn một tuổi. Y và V rất thương bố mẹ và thương em. Hai chị em bảo nhau thu xếp gia đình và chia nhau chăm sóc em. Nhưng chồng của Y và V thì bảo: “đã có ông bà, việc gì đến các cô phải lo, con gái đi lấy chồng rồi là hết trách nhiệm với gia đình nhà mình”. Quan hệ giữa Y và V với chồng ngày càng căng thẳng.Theo anh (chị) chồng của Y và V nói như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Chồng của Y và V nói như vậy là sai.Tại Điều 48, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Dù có vợ, có chồng hay chưa anh, chị, em ruột đều có bổn phận yêu thương chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.Còn về nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu, thì Điều 47, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Ông bà nội, ông bà ngoại có

31

nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháuNhưng về nghĩa vụ nuôi dưỡng thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp cháu không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và không có anh, chị, em nuôi dưỡng.Trong trường hợp gia đình Y và V, thì việc chăm sóc, đùm bọc em là hoàn toàn đúng với bổn phận làm chị. Nếu cha mẹ không có gì để lại có thể nuôi em thì Y và V cũng có bổn phận phải nuôi dưỡng em đến khi em khôn lớn.

9. Tình huống thứ chín

Sau khi đi ăn cưới bạn về, sẵn có hơi men trong người H phóng xe như bay thỉnh thoảng lại lạng lách đánh võng trên đường phố, do không làm chủ được tốc độ nên H đã đâm phải em L đi qua đường. Sau khi gây tại nạn H đã điều khiển xe bỏ trốn tuy nhiên đã bị nhân dân chặn giữ lại và giao cho Cảnh sát giao thông giải quyết. Hậu quả của vụ tai nạn đã làm cho em L bị gẫy chân.Theo bạn hành vi của H đã vi phạm những quy định nào của Luật giao thông đường bộ, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

* H đã vi pham quy tắc giao thông đường bộ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ với 04 hành vi sau: - Điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; - Điều khiển xe trong thành phố vượt quá tốc độ quy định;- Lạng lách, đánh võng trên đường phố;- Gây tai nạn nhưng bổ trốn không cấp cứu người bị nạn.

* Mức xử phạt1. Hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm i, khoản 4, Điều 9, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010)2. Hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm c, khoản 3, Điều 9, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010)3. Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (Điểm b, khoản 7, Điều 9, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010)

32

4. Hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm d, khoản 6, Điều 9, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

Ngoài ra, H còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày; bồi thường thiệt hại dân sự cho em L theo quy định.

10. Tình huống thứ mười:

K là người ham mê cờ bạc, rượu chè, mỗi khi thua bạc về nhà thường hay chửi bới, đánh đập vợ con. Chị Y vợ anh đã phải nhẫn nhục chịu đựng và quen với những trận đòn vô cớ. Mặc dù đã được chính quyền, đoàn thể nhắc nhở nhiều lần xong K vẫn chứng nào tật ấy. Mới đây, K còn bắt chị Y là vợ đưa tiền học của con để đi đánh bạc, do chị Y không đưa tiền nên K đã đánh đập chị phải vào viện cấp cứu. Theo anh (chị) hành vi của K có phải là hành vi bạo lực gia đình không và hướng xử lý đối với hành vi này như thế nào?

Trả lời:

* Hành vi của K là hành vi bạo lực gia đình, thể hiện rất rõ qua hai hành vi là thường xuyên chửi bới và đánh đập vợ, minh chứng rõ nhất là hành vi đánh chị Y phải nhập viện. Bởi vì theo Điều 2, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có quy định 09 hành vi bạo lực gia đình trong đó có hành vi "Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng" và hành vi "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm".

* Hướng xử lý: Theo quy định tại các Điều 17, Điều 42 và Điều 43, Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì K sẽ bị áp dụng biện pháp góp, phê bình trong cộng đồng dân cư. Trong thời hạn 06 tháng kể từ áp dụng biện pháp này góp, phê bình trong cộng đồng dân cư mà vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo Điều 9 và Điều 11 của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì:Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình và hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền tối thiểu 1.000.000 đồng và tối đa là 2.000.000 đồng.

Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

* Còn nếu hành vi bạo lực gia đình của K mà gây ra hậu quả nghiêm trọng (như chết người, gây thương tích...) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình

33

sự về tội giết người (theo Điều 93, Bộ luật hình sự), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (theo Điều 104, Bộ luật hình sự) hoặc Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (theo Điều 151, Bộ luật hình sự).

11. Tình huống thứ mười một

Vợ chồng Hùng sinh được 04 người con, 03 gái 01 trai, do kinh tế khó khăn nên vợ chồng Hùng quyết định chỉ cho Cậu con trai theo học đến cấp III, còn lại mấy chị em gái đều phải nghỉ học ở nhà để giúp bộ mẹ làm ruộng và kiếm sống. Khi được hỏi thì Hùng cho rằng con gái là con của người ta học làm gì nhiều, mai này nó đi lấy chồng là hết. Theo anh (chị) quan niệm trên đúng hay sai? Tại sao?

Trả Lời:

Đây là quan niệm sai trái và đối xử bất công, bất bình đẳng giữa con trai, con gái trong gia đình.Vì: Thứ nhất: Trong chế độ xã hội của chúng ta, nam và nữ đều bình đẳng trên mọi phương diện. Điều này được khẳng định trong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới và rất nhiều văn bản pháp luật khác. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình đều có trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới.Thứ hai: tại Điều 33, Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của gia đình trong thực hiện bình đẳng giới như sau:- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.- Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.- Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.- Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

12. Tình huống thứ mười hai

Sinh viên H thuê một căn phòng ở một mình. N là bạn cùng lớp với H, N đến phòng H và nói với H là N đang gặp khó khăn không có chỗ ở nên xin ở nhờ một thời gian. Nể bạn, H đồng ý cho N ở nhờ.Một hôm, H đi học về thấy N đang chích ma túy, H nổi giận la mắng N và yêu cầu N ra khỏi nhà nhưng N năn nỉ là chỉ một lần này thôi và hứa là sẽ không bao giờ tái phạm nữa. H chấp nhận và buộc N phải giữ lời hứa.

34

Một hôm, do được nghỉ 02 tiết cuối buổi học, H về nhà sớm hơn mọi khi thì thấy N đang lên cơn nghiện thuốc vật vã đau đớn. N nói với H là sẽ chết nếu không có thuốc. Thấy tình cảnh của bạn và quá thương bạn, H lục trong túi của N thì thấy có tép hêroin, H đưa cho N sử dụng. Ngay lúc đó công an ập vào bắt cả H và N về đồn.Trong tình huống trên ai là người phạm tội? tại sao?

Trả lời:

Theo tình huống trên, thì H đã phạm tội Chứa chấp sử dụng chất ma tuý theo Điều 198, Bộ Luật hình sự bởi vì:H biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý, nhưng vẫn cho N sử dụng trái phép chất ma tuý tại nhà mình đang quản lý để thảo mãn cơn nghiện.Hành vi của sinh viên H chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chứa chấp sử dụng chất ma tuý Điều 198, Bộ Luật hình sự và bị áp dụng các hình phạt cụ thể như sau :1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;b) Phạm tội nhiều lần;c) Đối với trẻ em;d) Đối với nhiều người;đ) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.* Còn N mặc dù theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009 thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là tội phạm nhưng cũng đã vi phạm quy định của Luật Phòng chống ma túy và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

13. Tình huống thứ mười ba

Anh Hoàng có cầm cố chiếc máy bơm nước cho anh Lập để vay số tiền là 500.000đ mua phân bón làm ruộng. Vì số tiền không lớn nên hai bên đã không lập hợp đồng bằng văn bản mà chỉ hợp đồng miệng. Thời gian cầm chiếc máy bơm là 04 tháng với lãi suất là 1%/tháng.Do có người hỏi thuê chiếc máy bơm nước anh Lập đã lấy chiếc máy bơm nước nêu trên cho người khác thuê. Anh Hoàng phát hiện và yêu cầu anh Lập phải đình chỉ ngay việc đó nhưng anh Lập không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.Theo Anh (chị) vụ việc trên ai đúng, ai sai, tại sao ?

35

Trả lời:

Thứ nhất việc cầm cố tài sản bằng miệng là trái quy địh của pháp luật. vì Điều 327, Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định "Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính."Thứ hai: Khi cầm cố tài sản “không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý” (khoản 3, Điều 332 Bộ luật dân sự năm 2005). Trường hợp nêu trên hai bên không có thỏa thuận rõ ngay từ đầu nên việc anh Lập tự ý đem sử dụng chiếc máy bơm trong thời gian cầm cố là sai do không hiểu rõ các quy định của pháp luật. Mặc dù từ đầu không giao kết cho khai thác chiếc máy bơm nước nhưng anh Lập vì thấy anh Hoàng thiếu tiền mua phân bón nên nhận cầm cố với lãi suất thấp. Trong thời gian mùa vụ bận rộn để phục vụ nhu cầu cày cấy bà con trong xóm, do đó anh Hoàng cũng nên cho anh Lập sử dụng chiếc máy bơm nước để cho bà con thuê và anh Lập giảm một ít lãi suất hoặc chia cho anh Hoàng một ít tiền thu được trong việc cho thuê chiếc máy bơm nước. Trường hợp này 02 anh nên thoả thuận bổ sung việc thực hiện hợp đồng.

14. Tình huống thứ mười bốn

Nhà bà Sinh và bà Ngọc là hàng xóm liền kề nằm trên một đường chính, tập trung đông dân cư của thành phố L. Bà Sinh kinh doanh bún, cháo ăn sáng rất đông khách, bà Ngọc thì mở cửa hàng bán tạp hoá. Sau một thời gian, bà Ngọc bán thêm bánh mì Batê. Do vậy, khách ăn sáng đã chuyển một phần sang ăn bánh mì Batê ở quán bà Ngọc. Cho rằng bà Ngọc tranh khách của mình nên bà Sinh thường xuyên có những lời lẽ bóng gió không hay, thậm chí còn đổ cả nước thải ra đường, chảy sang phía nhà bà Ngọc, gây mất vệ sinh chung, từ đó gây nên mâu thuẫn giữa hai nhà gia đình.Theo anh (chị) trong vụ việc trên, ai đúng ai sai, tại sao?

Trả lời:

- Theo quy định tại Điều 50 của Bộ Luật dân sự năm 2005 thì Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.Theo quy định này thì bà Ngọc có quyền được tự do kinh doanh và việc bà Sinh cho rằng việc kinh doanh của bà Ngọc làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của của gia đình bà là không có cơ sở.- Hành vi đổ nước thải ra đường gây mất vệ sinh chung là vi quy định tại điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự Bà Sinh sẽ bị

36

xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của mình, cụ thể: "phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung"

15. Tình huống thứ mười năm

Ông A được nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng từ nhiều năm nay và ông đã đầu tư vốn để trồng rừng. Nay ông muốn chặt một số cây gỗ to trong rừng để đem bán. Vậy ông có quyền khai thác không? Ngoài ra, ông có quyền và nghĩa vụ như thế nào với khu rừng được giao?

Trả lời:

Vấn đề trên được quy định cụ thể tại Điều 57 và Điều 70, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Theo đó, ông A có quyền khai thác rừng theo quy định. Việc khai thác rừng được thực hiện như sau:- Nếu chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.- Nếu rừng được trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.Ngoài quyền khai thác như trên, ông A còn được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.Ông A còn có nghĩa vụ trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác./.

37