27
Case 51 Nam, 82 tui, nhp cp cứu vì đau bụng và chướng bng. Bnh nhân btiểu đường không phthuc insulin, có rung nhĩ đã xài warfarin. Khám: bụng đau, chướng, có bng chng suy hai tht. Được chp XQ bng Hình 1 R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging, Câu hi 1. Phim XQ bng cho thy gì? 2. Nhng nguyên nhân có thcó là gì, chẩn đoán là gì? 3. Nên làm thêm xét nghim gì? 4. Xét nghim tên gì, cho thy gì 5. Cn làm thêm xét nghim nào khác? 6. Nhng la chọn điều trlà gì? Hình 2 Contrast study 165 DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_51, © Springer-Verlag London Limited 2011

Case 51 - cdha.info · ừa sigma, xoắn ruột. 3. Cần xác định đường bờ của ruột. Có thể cho bệnh nhân uống cản quang tan trong nước hay chụp CT

  • Upload
    voque

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Case 51

Nam, 82 tuổi, nhập cấp cứu vì đau bụng và chướng bụng.

Bệnh nhân bị tiểu đường không phụ thuộc insulin, có

rung nhĩ đã xài warfarin.

Khám: bụng đau, chướng, có bằng chứng suy hai

thất.

Được chụp XQ bụng

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Phim XQ bụng cho thấy gì?

2. Những nguyên nhân có thể có là gì, chẩn đoán là gì?

3. Nên làm thêm xét nghiệm gì?

4. Xét nghiệm tên gì, cho thấy gì

5. Cần làm thêm xét nghiệm nào khác?

6. Những lựa chọn điều trị là gì?

Hình 2 Contrast study

165

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_51, © Springer-Verlag London Limited 2011

166

Trả lời

1. XQ bụng cho thaayg giãn lớn đại tràng, manh

tràng đo được 16cm (hình 3 mũi tên). Dù không

thấy thành bên bụng, có thể dò theo đại tràng lên,

đại tràng ngang và đại tràng xuống tới đoạn thấp

sigma khi có sự thay đổi đường kính đại tràng.

Không thấy hơi trong trực tràng. Không thấy dãn

ruột non. Đặc điểm hình ảnh của tắc đại tràng.

2. Ở người lớn, có nhiều chẩn đoán phân biệt:

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

i. Tắc lòng đại tràng như ứ phân, sỏi mật ở đoạn

sigam hẹp

ii. Tổn thương thành ruột – ác tính, viêm như viêm

đại tràng hay túi thừa, nhiễm trùng hay tụ máu

thành ruột

iii. Từ bên ngoài – u từ bên ngoài chèn ép như lạc

nội mạc tử cung, khối/áp xe vùng chậu, co thắt

nặng, xoắn ruột

Nguyên nhân thường gặp nhất, theo thứ tự, bao gồm ác

tính, viêm túi thừa sigma, xoắn ruột.

3. Cần xác định đường bờ của ruột. Có thể cho bệnh

nhân uống cản quang tan trong nước hay chụp CT.

4. Đây là hình XQ đại tràng có uống cản quang tan

trong nước. Có hình ảnh ‗lõi táo‘ điển hình, loại

tổn thương ở sigma phù hợp với u ác tính (hình 4)

5. Cần chụp CT ngực, bụng, chậu để đánh giá đầy đủ

giai đoạn của u. Kiểu tắc ruột thấy trên phim XQ

bụng và XQ đại tràng cản quang, chẩn đoán u ác

tính là an toàn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, cần nhìn

thấy khối u và sinh thiết trước khi điều trị.

6. Cần giải quyết tắc nghẽn. Có thể phẩu thuật cắt bỏ

khối u. Ở trường hợp này, bệnh nhân này không đủ

sức khỏe để phẩu thuật ngay lập tức, do đó đã được

đặt stent đại tràng để chờ phẩu thuật.

Ở tình huống khẩn cấp người ta thích chụp đại tràng

với chất cản quang tan trong nước hơn là chụp barium.

Rò barium vào ổ bụng có thể gây phản ứng viêm và vì

vậy tránh dùng barium nếu có khả năng thủng/rò hoặc

bệnh nhân sẽ được phẩu thuật trong một thời gian ngắn

sau đó

Hình 3

Hình 4

Case 51

Đặt stent đại tràng bằng nội soi để giải quyết tắc

nghẽn. Có thể dùng như một giai đoạn bắt cầu ngắn

hạn trước khi phẩu thuật hay biện pháp điều trị tạm

thời nếu không thích hợp phẩu thuật.

Biến chứng bao gồm stent di chuyển, nghẽn stent

hay dò với các cơ quan lân cận

167

Further Reading

Athreya S, Mossa J, Urguhart G et al ( 2006) Colorectal stenting

for colonic obstruction: The indications, complications,

effectiveness and outcome—5-Year review. Eur J Radiology

60 (1): 91-94

Dharmadhikari R, Nice C (2007) Complications of colonic

stenting: a pictorial review. Abdom Imaging 33(3):278-84

Điểm mấu chốt

Bệnh lí ác tính là nguyên nhân thường gặp

nhất gây tắc đại tràng ở người lớn

Nên dùng chất cản quang tan trong nước

hơn là barium nếu có nguy cơ thủng hay

phẩu thuật khẩn cấp

Đặc stent qua nội soi hay màn huỳnh

quang có thể như là giai đoạn bắt cầu

trước phẩu thuật hay biện pháp điều trị

triệu chứng.

Case 52

Nam, 50 tuổi, đau vùng giữa bụng không đặc hiệu. Vẫn

ăn uống bình thường, cân nặng ổn định, các xét nghiệm

máu bình thường. Chụp MDCT bụng (Hình 1). Được

sinh thiết thượng thận dưới hướng dẫn CT, không có

điều trị gì, chụp CT theo dõi 3 tháng sau (Hình 2)

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Bình luận bất thường – vị trí và đậm độ.

2. Trên hình MDCT chụp theo dõi, chuyện gì xảy ra

với bất thường trên?

3. Chẩn đoán là gì? Hình 2

169

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_52, © Springer-Verlag London Limited 2011

170

Trả lời

1. Có khối đậm độ cao ở thượng thận hai bên (mũi tên

Hình 3)

2. Tuyến thượng thận bây giờ bình thường (mũi tên

Hình 4)

3. Xuất huyết thượng thận hai bên.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Xuất huyết thượng thận tự phát hiếm gặp. Liên

quan với nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau bao

gồm stress/nhiễm trùng nặng, hậu phẩu, hội chứng

kháng thể kháng phospholipid và kháng đông. Ở

những bệnh cảnh này, xuất huyết thượng thận có thể

dẫn đến suy thượng thận, suy đa cơ quan và chết.

Xuất huyết thượng thận thường liên quan với suy

thượng thận và xác định bằng đo cortisol huyết tương.

Hình ảnh bổ sung xét nghiệm sinh hóa – tiêu chuẩn

vàng là MDCT.

Tuy nhiên, xuất huyết thượng thận có thể không có

triệu chứng và phát hiện tình cờ trên hình ảnh. Ở bệnh

cảnh này, tiên lượng tốt và xuất huyết thường tự khỏi.

Nên theo dõi chức năng thượng thận để phát hiện suy

thượng thận. Ở những trường hợp xuất huyết thượng

thận tự phát phát hiện tình cờ, đặc biệt ở hai bên, nên

loại trừ hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Điểm mấu chốt

Hình 3

Xuất huyết thượng thận tự phát hiếm gặp

ở người trưởng thành.

Liên quan với nhiều bệnh nền và có thể

dẫn đến suy thượng thận và chết.

Tuy nhiên, xuất huyết thượng thận phát

hiện tình cờ có tiên lượng tốt.

Further Reading

Vella A, Todd B, Nippoldt MD, et al. (2001) Adrenal haemor-

rhage: A 25-year experience at the Mayo Clinic. Mayo Clin

Proc 76:161-168

Hình 4

Case 53

Nữ, 80 tuổi, cắt u xơ tử cung qua ngã nội soi ổ bụng 5

ngày, bị ói và đau bụng. Chụp XQ bụng (hình 1) và CT

bụng chậu (hình 2a và b )

a

Câu hỏi

1. Hình XQ bụng cho thấy gì?

2. Trên CT cho thấy nguyên nhân là gì?

3. Có liên quan gì đến phẫu thuật gần đây không?

b

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 2

171

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_53, © Springer-Verlag London Limited 2011

172

Trả lời

1. Tắc ruột non

2. Thoát vị qua đường bán nguyệt ở thành bụng trái

(Hình 3a và b)

3. Ruột non thoát vị qua vị trí lỗ nội soi ổ bụng 5-mm

a

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hình XQ bụng cho thấy dãn các quai ruột non đoạn

gần, có cắt cụt đột ngột. Hình ảnh không phù hợp với

liệt ruột nghi ngờ trên lâm sàng

CT cho thấy quai hồi tràng thoát vị qua thành bụng

trước ¼ dưới trái ở vị trí lỗ nội soi ổ bụng 5-mm.

Loại thoát vị này gia tăng tần suất khi phẩu thuật nội

soi ổ bụng dùng trocar lớn.

Điểm mấu chốt

Nếu dãn một phần ruột non, thường do tắc

ruột hơn là liệt ruột

Liệt ruột gây dãn toàn bộ ruột non và đại

tràng

Nhận thức khả năng biến chứng này ở

bệnh nhân bị đau bụng sau khi phẩu thuật

nội soi ổ bụng.

Quan trọng là chẩn đoán nhanh thoát vị

ruột cấp gây tắc ruột để tránh thiếu máu ở

vị trí tắc ruột.

b

Further Reading

Gill F, and McLucas B. (1996) Spigelian hernia in laparoscopic

surgery. Minimally Invasive Therapy and Allied Technologies,

5(6):517-520

Image 3

Case 54

Câu hỏi

Nam, 87 tuổi, nhập cấp cứu vì đau bụng cấp. Huyết áp

thấp 80/40.

Chụp CT bụng chậu

1. Hình CT thấy gì?

2. Chẩn đoán là gì?

3. Có dấu hiệu chảy máu cấp không?

4. Lựa chọn điều trị là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 2

173

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_54, © Springer-Verlag London Limited 2011

174

Trả lời

1. Hình CT cho thấy phình động mạch chủ bụng đoạn

dưới thận. Đường kính lớn nhất là 8 cm. Lòng giới

hạn rõ, với vùng đậm độ cao giới hạn kém rõ ở chỗ

huyết khối (Hình 3, dấu X màu trắng). Thành vôi

hóa ở ngoại biên (Hình 3 mũi tên). Có đậm độ mô

mềm phía trước trên và phía bên động mạch chủ

bụng (hình 4 mũi tên trắng), phù hợp với xuất huyết

ngoài thành mạch

2. Chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng rỉ

3. Không có bằng chứng đang thoát mạch chất cản

quang. Đậm độ cao dạng đường phía sau động mạch

chủ bụng là mạch máu thắt lưng. Có bằng chứng của

rò rỉ lan rộng gần đây

4. Điều trị bao gồm phẩu thuật hay đặt stent graft nội

mạch.

Điểm mấu chốt

Hình 3

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Phình động mạch chủ bụng rò rỉ là cấp

cứu nghiêm trọng, với tỉ lệ tử vong cao.

Chẩn đoán trước mổ bằng CT nhanh

chóng và đơn giản, nên tránh chờ đợi quá

mức để chụp CT.

Hình 4

Case 55

Nam, 59 tuổi, đau bụng trên, sụt cân và vàng da

Xét nghiệm chức năng gan có tăng bilirubin và

alkaline phosphatase.

Siêu âm có dãn cây đường mật, không có sỏi túi mật.

Chụp MDCT có uống cản quang (Hình 1)

Câu hỏi

1. Xác định và mô tả ống mật chủ

2. Xác định động mạch mạc treo tràng trên và mô tả vùng

quanh động mạch mạc treo tràng trên.

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 1

175

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_55, © Springer-Verlag London Limited 2011

176

Trả lời

1. Ống mật chủ dãn (mũi tên dài Hình 2)

2. Động mạch mạc treo tràng trên được bao quanh bởi

đậm độ mô mềm (mũi tên ngắn Hình 2). Đây là do

mô ác tính từ u tụy xâm lấn khu trú. Động mạch mạc

treo tràng trên bình thường được bao quanh bởi đậm

độ thấp của mỡ (mũi tên Hình 3)

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Đo đạc chính xác kích thước khối u (dù có thể khó

thấy nếu hình chụp thì tĩnh mạch hơn là ở các thì sớm hơn)

Đánh giá tốt sự xâm lấn các cấu trúc lân cận, đặc

biệt mạch máu mạc treo – động mạch, tĩnh mạch mạc

treo tràng trên, mạch máu vị tá.

U tụy thường gặp, thường có tiên lượng xấu khi phát hiện

u có xâm lấn khu trú và di căn. MDCT đánh giá giai đoạn

u tụy chính xác.

Hình 2

Hình 4

Hình 3

Hình 5

Case 55

Những kĩ thuật can thiệp có vai trò điều trị triệu chứng, ví

dụ nếu ERCP hay đặt stent tá tràng qua ngã nội soi không

thành công có thể dùng XQ can thiệp (hình 4 – đặt stent

đường mật qua da dưới hướng dẫn tia X – mũi tên). Nó

có vai trò giảm đau. Nếu giảm đau bằng thuốc mê không

hiệu quả hoặc liên quan tới hoặc có tác dụng phụ không

177

tạng và đâm kim xuyên gan vào bên phải đám rối để

đảm bảo đốt hoàn toàn – mũi tên dài Điểm mấu chốt

thể chấp nhận được, làm liệt đám rối thân tạng bằng cồn

dưới hướng dẫn CT giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả

(hình 5 – làm liệt đám rối thân tạng dưới hướng dẫn CT –

cồn trộn với cản quang pha loãng [mũi tên ngắn] tiêm

bên trái đám rối thân tạng quanh thân động mạch thân

CT đánh giá chính xác giai đoạn u tụy

XQ can thiệp có thể giúp giải quyết tắc

nghẽn đường mật, tắc nghẽn tá tràng và

giảm đau.

Case 56

Nữ, 48 tuổi, sinh nhiều, khám vì khó chịu ở âm đạo, giao

hợp đau, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát nhẹ. Khám có

khối ở lỗ âm đạo xuất phát từ thành trước. Được chụp

MRI: T2 cắt ngang (Hình 1), T1 cắt ngang (Hình 2) và

sagital T2 (hình 3)

Câu hỏi

1. Hình MRI cho thấy gì?

2. Chẩn đoán là gì?

Hình 1

Hình 3

Hình 2

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_56, © Springer-Verlag London Limited 2011

179

180

Trả lời

1. Hình MRI cho thấy khối hỗn hợp, có phần nang

phân vách (mũi tên đứng Hình 4) đẩy âm đạo ra

phía sau, bao quanh niệu đạo (mũi tên ngang Hình

4). Niệu đạo bị đẩy sang phải, không có thông nối

rõ ràng với niệu đạo. Lớp tín hiệu thấp ở phía sau

(Hình 5), nhưng không có bằng chứng xuất huyết

2. Chẩn đoán bao gồm nang quanh niệu đạo hoặc túi

thừa niệu đạo không có thành (walled-off)

Lúc mổ, xác định có cấu trúc dạng nang viêm dính vào

niệu đạo. Kkhi dùng methylene blue tiêm vào niệu đạo

xác định không có thông nối giữa niệu đạo và khối u.

Tuy nhiên, kết quả mô học từ mẫu mô cho thấy tế bào

thượng mô chuyển tiếp, vì vậy phù hợp với túi thừa niệu

đạo (được cho rằng thứ phát do viêm)

Điểm mấu chốt

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Túi thừa niệu đạo có thể không có thành,

khó chẩn đoán trên MRI, dễ lầm với nang

niệu đạo

Hình 5

Case 57

Nữ, 78 tuổi, phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận

đã được can thiệp nội mạch.

Câu hỏi

Sau thủ thuật, được làm siêu âm và chụp MDCT.

Image 1 US

1. Hình siêu âm và CT cho thấy gì?

2. Điều trị là gì?

3. Hình 3 cho thấy gì?

4. Xử trí như thế nào?

Hình 2 CT

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3 An intra-procedural image.

181

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_57, © Springer-Verlag London Limited 2011

182

Trả lời

1. Siêu âm cho thấy dòng động mạch xoáy trong túi

phình. Hình CT cho thấy hai nhánh động mạch chậu

sau can thiệp nội mạch. Thoát chất cản quang ra

ngoài dụng cụ đặt ở nhánh phải (Hình 4 mũi tên

trắng). Dấu hiệu này là endoleak loại III.

2. Điều trị bằng đặt thêm stent graft để làm kín chỗ rò.

3. Có dòng chảy trong nhánh trái, nhánh phải không có

(hình 5 mũi tên đen dài). Nhánh phải được dùng làm

đường vào của catheter (mũi tên đen ngắn). Hình ảnh

huyết khối trong nhánh phải. Thấy hình ảnh endoleak

từ nhánh phải (mũi tên trắng)

4. Ở trường hợp này, thiết bị bằng bóng được dùng như

catheter lấy huyết khối.

Đặt stent graft nội mạch là lựa chọn điều trị phổ biến

cho phình động mạch chủ bụng, tránh mổ hở. Tỉ lệ biến

chứng, tỉ lệ tử vong trong 30 ngày và thời gian nằm viện

thấp hơn. Tuy nhiên, không phải thủ thuật này không có

biến chứng. Biến chứng (theo thứ tự tần suất) bao gồm

còn dòng động mạch trong túi phình, huyết khối trong

đoạn ghép, stent di chuyển hay xoắn lại, thuyên tắc

ngoại biên và bóc tách động mạch chủ.

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Endoleak là còn dòng động mạch trong túi phình.

Tần suất được báo cáo từ 3% đến 40%, chủ yếu phát

hiện trong 30 ngày sau thủ thuật. Phân loại dựa vào

nguồn thông nối (source communication), type II

thường gặp nhất.

Type I – rò từ đầu gần hay đầu xa chỗ mảnh ghép

Type II – dòng trào ngược từ nhánh của động mạch chủ

Type III – mảnh ghép thủng hay không hoạt động

Type IV – mảnh ghép thủng dạng tổ ong.

Túi phình tiếp lục lớn hơn mà không có rò được gọi là

endotension, và được xếp vào type V.

Khoảng 12% bệnh nhân cần thủ thuật bổ sung sau can

thiệp nội mạch. Type I và III có thể điều trị bằng đặt

extender cuff, có thể cần chuyển qua mổ hở. Lựa chọn

điều trị cho type II bao gồm dùng catheter thuyên tắc

hoặc thắt mạch qua mổ nội soi. Hình 5

Case 57

Điểm mấu chốt

Further Readings

183

Can thiệp nội mạch là điều trị thay thế cho

mổ phình động mạch chủ bụng.

Biến chứng bao gồm còn dòng động mạch

– endoleak.

Corrie M, Feurer I, Becker S, et al (2004) Endoleak Following

Endovascular Abdominal Aortic Aneurysm Repair:

Implications for Duration of Screening. Annals of Surgery

239: 800-807

Tolia A, Landis R, Lamparello P, Rosen R, Macari M (2005)

Type II Endoleaks after Endovascular Repair of Abdominal

Aortic Aneurysms: Natural History. Radiology 235:683-686

Case 58

Nam, 40 tuổi, trước đây có tạo hình bàng quang bằng

hỗng tràng, biểu hiện đau bụng nhiều, lan tỏa, đột ngột.

Khám có đau bụng, không nghe tiếng nhu động ruột.

Bệnh nhân có nhịp tim nhanh, huyết áp thấp. Hình XQ

bụng có chất lượng xấu do bệnh nhân mập, nhưng có

thấy dãn quai ruột non. Chụp MDCT bụng (Hình 1, cắt

ngang qua gan, Hình 2 và 3 cắt ngang qua bụng giữa và

Hình 4, hình đứng ngang )

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Mô tả hình ảnh gan. Nguyên nhân là gì ?

2. Mô tả hình ảnh ruột non.

3. Chẩn đoán và điều trị là gì?

4. Bất thường bẩm sinh gì dẫn đến tạo hình bàng quang

bằng hỗng tràng? Hình 2

185

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_58, © Springer-Verlag London Limited 2011

186

Hình 3

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 58

Trả lời

1. Có đường đậm độ khí trong gan, chủ yếu ở thùy trái

và ngoại vi thùy phải, đặc điểm của khí trong tĩnh

mạch cửa (mũi tên Hình 5).

187

3. Thiếu máu ruột non tạo nên hơi trong tĩnh mạch

mạc treo và tĩnh mạch cửa. Phẩu thuật là bắt buộc.

4. Có gai đôi và thoát vị màng não (mũi tên Hình 6)

2. Có khí trong thành ruột non – pneumotasis

intestinalis (mũi tên Hình 7). Có vài đường đậm độ

khí trong mạc treo, do khí trong nhánh tĩnh mạch

mạc treo tràng trên (mũi tên Hình 8).

Hình 7

Hình 5

Hình 6

Hình 8

188

Bệnh nhân được mổ nội soi, xác nhận có hoại tử ruột

non lan rộng, cần cắt bỏ. Bệnh nhân chết vài ngày sau

do suy đa cơ quan.

Khi phát hiện tụ khí trong thành ruột non trên XQ

bụng, là có nhồi máu ruột và tiên lượng rất xấu. Tầm

quan trọng khi phát hiện dấu hiệu này trên CT có khác

biệt. 50% số ca liên quan tới thiếu máu ruột, nhưng 50%

số ca liên quan tới nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm

tắc ruột, ung thư, xoắn ruột, loét, thoát vị, chấn thương,

bệnh Crohn, viêm túi thừa và nguyên nhân do thầy

thuốc gây nên. Tỉ lệ tử vong chung là khoảng 30%. Trên

CT, thấy bóng khí trong thành ruột non.

Khí trong tĩnh mạch cửa – mạc treo thường do thiếu

máu ruột non, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác

và 15% vô căn.

CT nhạy trên XQ bụng trong phát hiện hơi trong tĩnh

mạch cửa-mạc treo. Trên CT là hình đường đậm độ khí

ở ngoại vi của gan, chủ yếu thùy trái. Khí trong đường

đi của các tĩnh mạch mạc treo lớn – thường chứa chất

cản quang - chạy giữa bờ mạc treo của thành ruột đến

gan.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

70% bệnh nhân có khí trong thành ruột và khí trong

tĩnh mạch cửa-mạc treo có nhồi máu ruột và tỉ lệ tử

vong là 50%.

Điểm mấu chốt Khí trong tĩnh mạch cửa-mạc treo và có

hình ảnh đặc trưng trên CT.

Nguyên nhân thường gặp nhất của khí

trong tĩnh mạch cửa – mạc treo và khí

trong thành ruột là thiếu máu ruột, phẩu

thuật là bắt buộc. Further Readings

Lassandro F, di Santo Stefano ML, Maria Porto A, et al (2010)

Intestinal pneumatosis: diagnostic and prognostic value.

Emerg Radiol April 15 (Epub ahead of print)

Sebastia S, Quiroga S, Espin E, et al. (2000) Portomesenteric

vein gas: pathologic mechanisms, CT findings and progno-

sis. Radiographics 20(5):1213-24

Case 59

Nữ, 38 tuổi, có giao hợp đau và kinh nguyệt không đều.

Siêu âm vùng chậu (hình 1), sau đó chụp MRI: T2 đứng

dọc (Hình 2a), T2 cắt ngang (hình 2b), T1 cắt ngang

(hình 2c)

Câu hỏi

1. Hình 1 cho thấy gì?

2. Hình 2a – c cho thấy gì?

3. Chẩn đoán là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_59, © Springer-Verlag London Limited 2011

189

190

a

Hình 2

b c

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 59

Trả lời

1. Khối phản âm kém (mũi tên đứng Hình 3) phía sau

tử cung (mũi tên ngang Hình 3), có phản âm bên

trong.

2. Trên MRI, khối (mũi tên đứng Hình 4a) ở phía sau

tử cung (mũi tên ngang Hình 4a). Tín hiệu thấp trên

T2, có vùng tín hiệu cao trên hình T2 cắt ngang

(mũi tên Hình 4b), và tín hiệu cao trên T1 (mũi tên

Hình 4c). Tín hiệu này là của máu. Tín hiệu thấp

trên T2 gợi ý máu ở giai đoạn bán cấp sớm.

3. Lạc nội mạc tử cung, khối này biểu hiện của lạc nội

mạc tử cung của buồng trứng phải.

Hình ảnh MRI của khối máu tụ bán cấp sớm có tín hiệu

thấp trên T2, cao trên T1 do có methaemaglobin nội

bào. Nếu máu tụ ở giai đoạn trễ hơn có tín hiệu cao trên

T1 và T2 do methaemaglobin ngoại bào và khó phân

biệt với mỡ, và nếu xảy ra ở trường hợp đó, chuỗi xung

xóa mỡ là cần thiết.

Lạc nội mạc tử cung đặc trưng bởi sự hiện diện của

mô nội mạc tử cung lạc chỗ ở ngoài tử cung, thường

gặp nhất trong vùng chậu là ở buồng trứng, vòi trứng,

dây chằng rộng và dây chằng tròn, cổ tử cung, âm đạo,

túi cùng Douglas. Có khuynh hướng xảy ra ở phụ nữ

tuổi sinh sản. Những vị trí khác bao gồm ống tiêu hóa

và đường niệu. Triệu chứng, giống như trường hợp này,

thường bao gồm giao hợp đau, xuất huyết bất thường,

rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu.

191

Hình 3

Hình ảnh siêu âm của lạc nội mạc tử cung rất thay

đổi, tuy nhiên, có phản âm lan tỏa trong tổn thương gặp

trong 95% trường hợp. Hình ảnh MRI là khối buồng

trứng với bằng chứng xuất huyết. Nội soi ổ bụng là tiêu

chuẩn vàng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Siêu âm

và MRI có độ nhạy là 83% và 90% và độ đặc hiệu là

98% và 98% trong chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Rất

khó phát hiện mô lạc nội mạc ngoài buồng trứng trên

siêu âm. MRI có độ nhạy thấp khoảng 27% trên chuỗi

xung T1 và T2. Độ nhạy tăng lên 61% nếu dùng T1 xóa

mỡ để phát hiện xuất huyết.

192

a

b

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

c

Hình 4

Điểm mấu chốt

Further Reading

Trên siêu âm nếu có nang buồng trứng

(một bên hay hai hai bên), có phản âm bên

trong ở phụ nữ tuổi sinh sản, nên xem xét

lạc nội mạc tử cung.

Trên MRI nếu nang có tín hiệu cao trên

T1 +/– T2, nên xem xét lạc nội mạc tử

cung.

Nếu MRI cố gắng xác định mô lạc nội

mạc phía ngoài buồng trứng, luôn làm

chuỗi xung T1 xóa mỡ.

Umaria N, Olliff JF (2001) Imaging features of pelvic endo-

metriosis. British Journal of Radiology 74: 556-562

Case 60

Nam, 58 tuổi, đi khám vì đau bụng, sưng ở bẹn phải.

Khám lâm sàng không có bằng chứng thoát vị. Được

chụp XQ vùng chậu và MRI khớp háng.

Câu hỏi

1. What abnormality does the plain film show?

2. What abnormalities does the MRI show?

3. What is the most likely underlying diagnosis and

what additional investigations are required?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

193

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_60, © Springer-Verlag London Limited 2011

194

Trả lời

1. Hình XQ vùng chậu cho thấy vài vùng xơ xương

giới hạn không rõ, ưu thế ở khớp cùng chậu trái, cột

sống thắt lưng thấp và vùng liên mấu chuyển xương

đùi trái (Hình 4).

2. Hình MRI là hình T1. Mỡ tín hiệu cao, dịch tín hiệu

thấp. Tủy xương vùng chậu có tín hiệu thấp lan tỏa

(hình 5). Ở tuổi này, tủy xương có tín hiệu cao trên

T1 vì chứa mỡ. Tín hiệu thấp biểu hiện có thâm

nhiễm tủy xương.

3. Thâm nhiễm tủy xương lan tỏa do di căn. Hình ảnh

xơ xương trên XQ và với giới tính của bệnh nhân,

chẩn đoán là ung thư tiền liệt tuyến.

Đánh giá thêm PSA (prostate specific antigen) và bone

scan. Trường hợp này PSA hơn 300 (bình thường tới 4).

Bone scan xác nhận có tổn tương xương lan tỏa.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hình 5

PSA cao và bằng chứng tổn thương lan tỏa trên XQ,

chẩn đoán lâm sàng là ung thư tiền liệt tuyến, không

cần sinh thiết.

Điểm mấu chốt

Ung thư tiền liệt tuyến thường gặp, có thể

biểu hiện trễ khi có di căn.

Di căn xương dạng xơ xương là điển hình.

Hình ảnh y học hạt nhân có ích để đánh

giá tổn thương xương lan tỏa.

Further Readings

Ibrahim T, Flamini E, Mercatali L, Sacanna E, Serra P, Amadori D.

(2010). Pathogenesis of osteoblastic bone metastases from

prostate cancer. Cancer. 116(6):1406-18.

Persec Z, Persec J, Sović T, Romic Z, Bosnar Herak M, Hrgovic

Z. (2010) Metastatic prostate cancer in an asymptomatic

patient with an initial prostate-specific antigen (PSA) serum

Hình 4 concentration of 21,380 ng/ml. Onkologie.33(3):110-2.