21
GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ MÙA CHAY NĂM 2014 PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝMÙA CHAY NĂM 2014

PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Ban Giáo Lý Giáo phận Phát Diệm

Page 2: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

PHẦN II

CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO

Bài 26 : PHỤNG VỤ

( GLGHCG 1066-1112 )

"Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giêsu giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hóa mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa" (Rm 15,16).

01. H. Phụng vụ là gì?

T. Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người.

02. H. Phụng vụ có quan trọng không?

T. Phụng vụ rất quan trọng vì những lẽ này:

- Một là Phụng vụ cho ta tham dự vào việc cầu nguyện của Chúa Kitô, hướng lên Chúa Cha trong Chúa Thần.

- Hai là Phụng vụ là nguồn mạch sự sống của Hội Thánh.

- Ba là Phụng vụ nhằm giáo huấn và hoán cải Dân Chúa.

03. H. Trong Phụng vụ, ta tôn thờ Chúa Cha thế nào?

2

Page 3: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

T. Trong Phụng vụ, ta tuyên xưng và tôn thờ Chúa Cha là nguồn mạch mọi phúc lành mà Người ban cho ta nơi Con của Người.

04. H. Trong Phụng vụ, Chúa Kitô hoạt động thế nào?

T. Trong Phụng vụ, Chúa Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ của Người để thánh hóa nhân loại và cho Hội Thánh cảm nếm trước Phụng vụ trên trời.

05. H. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần có sứ mệnh nào?

T. Trong Phụng vụ, Chúa Thánh Thần có những sứ mệnh này:

- Một là chuẩn bị cộng đoàn gặp gỡ Chúa Kitô.

- Hai là nhắc nhớ và bày tỏ mầu nhiệm Chúa Kitô.

- Ba là hiện tại hóa công cuộc cứu độ của Chúa Kitô và xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh.

Bài 27 : MẦU NHIỆM VƯỢT QUA

TRONG CÁC BÍ TÍCH

( GLGHCG 1113-1134 )

"Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra" (Ga 19,34).

06. H. Bí tích là gì? 3

Page 4: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

T. Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trao lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta.

07. H. Có mấy Bí tích?

T. Có bảy Bí tích:

- Một là Bí tích Rửa Tội,

- Hai là Bí tích Thêm Sức,

- Ba là Bí tích Thánh Thể,

- Bốn là Bí tích Hòa Giải,

- Năm là Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.

- Sáu là Bí tích Truyền Chức Thánh,

- Bảy là Bí tích Hôn Phối.

08. H. Những Bí tích nào được lãnh nhận một lần mà thôi?

T. Có ba Bí tích này, một là Bí tích Rửa Tội, hai là Bí tích Thêm Sức, ba là Bí tích Truyền Chức Thánh; vì ba Bí tích ấy in vào linh hồn dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.

09. H. Vì sao gọi là Bí tích đức tin?

T. Vì khi lãnh nhận các Bí tích, ta phải có lòng tin, và nhờ các Bí tích, đức tin của ta càng thêm mạnh mẽ và vững chắc hơn.

4

Page 5: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

10. H. Ai cử hành các Bí tích?

T. Hội Thánh cử hành các Bí tích với tư cách là Cộng đoàn Tư Tế của Chúa Kitô.

11. H. Cần có những điều kiện nào để lãnh nhận các Bí tích?

T. Cần có những điều kiện này:

- Một là phải đón nhận và học hiểu Lời Chúa.

- Hai là phải có đức tin và thật lòng ước muốn.

12. H. Các Bí tích có cần thiết để được cứu độ không?

T. Đối với các tín hữu, các Bí tích cần thiết để được ơn cứu độ, vì chính Chúa Kitô hành động nơi các Bí tích, và Chúa Thánh Thần làm cho những người lãnh nhận nên giống Con Thiên Chúa.

Bài 28 : HỘI THÁNH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ

( GLGHCG 1135-1209 )

"Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa"(Cv3,46)

13. H. Những ai được cử hành Phụng vụ của Hội Thánh?

5

Page 6: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

T. Toàn thể Dân Chúa, vì tất cả đều có chức tư tế chung; tuy nhiên một số tín hữu được tuyển chọn qua Bí tích Truyền Chức Thánh để cử hành nhân danh Chúa Kitô.

14. H. Cử hành phụng vụ gồm những yếu tố nào?

T. Cử hành phụng vụ gồm hai yếu tố chính này:

- Một là các dấu chỉ và biểu tượng để diễn tả và thực hiện hành động cứu độ của Chúa Kitô.

- Hai là lời nói và hành động, qua đó con người gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa.

15. H. Ngày Chúa Nhật quan trọng thế nào trong cử hành Phụng vụ?

T. Ngày Chúa nhật rất quan trọng vì là “Ngày của Chúa”, ngày Chúa đã Phục sinh. Vì thế, ngày Chúa nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm Phụng vụ.

16. H. Năm Phụng vụ là gì?

T. Năm Phụng vụ là thời gian Hội Thánh cử hành các mầu nhiệm Chúa Kitô theo chu kỳ hằng năm (PV.103).

17. H. Năm Phụng vụ được tổ chức thế nào?

T. Năm Phụng vụ được tổ chức thành các mùa, là Mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thường niên. Hội Thánh cử hành năm Phụng vụ để giúp ta sống mầu nhiệm Chúa Kitô, hầu chuẩn bị đón Người trở lại vinh quang.

6

Page 7: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

18. H. Những việc nào là việc Phụng vụ?

T. Là Thánh lễ, các Bí tích và Các giờ Kinh Phụng vụ.

19. H. Các Giờ kinh Phụng vụ là gì?

T. Các Giờ kinh Phụng vụ là việc thánh hiến mọi thời khắc bằng lời kinh của Hội Thánh để ngợi khen Thiên Chúa.

20. H. Ta phải tham dự Phụng vụ thế nào?

T. Ta phải tham dự Phụng vụ cách ý thức, linh động, hữu hiệu và đầy đủ (x.PV.11)

Bài 29 : BÍ TÍCH RỬA TỘI

( GLGHCG 1212-1419 )

“Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,5).

21. H. Bí tích Rửa Tội là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tái sinh ta trong đời sống mới bởi nước và Chúa Thánh Thần.

22. H. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn nào?

T. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn này:

- Một là rửa ta sạch tội nguyên tổ và các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do tội gây ra,

7

Page 8: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

- Hai là làm cho ta trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần,

- Ba là sát nhập ta vào Hội Thánh, và cho ta tham dự chức tư tế của Chúa Kitô,

- Bốn là ghi vào linh hồn ta dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.

23. H. Bí tích Rửa tội có cần thiết không?

T. Bí tích Rửa tội rất cần thiết, vì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,5).

24. H. Những người không lãnh nhận Bí tích Rửa tội có thể được cứu độ không?

T. Những người không lãnh nhận Bí tích Rửa tội có thể được cứu độ trong ba trường hợp này:

- Một là chịu chết vì đức tin,

- Hai là có lòng ước ao nhưng chưa có điều kiện lãnh nhận Bí tích Rửa tội,

- Ba là chưa được biết Tin Mừng và Hội Thánh nhưng đã theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành.

25. H. Những ai được quyền cử hành Bí tích Rửa Tội?

T. Thông thường là Giám mục, Linh mục và Phó tế; nhưng khi khẩn cấp thì bất cứ ai cũng có thể cử hành, miễn là làm theo ý muốn và cách thức của Hội Thánh.

8

Page 9: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

26. H. Nghi thức chính yếu của Bí tích Rửa tội là nghi thức nào?

T. Là dìm ứng viên vào nước hoặc đổ nước trên đầu người đó; đồng thời đọc lời này: “(Tên thánh), tôi rửa (ÔBACE) nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

27. H. Ngoài nghi thức chính yếu, còn có những nghi thức nào khác nữa không?

T. Còn có những nghi thức này là: xức dầu thánh, trao y phục trắng và nến sáng.

28. H. Những ai được lãnh nhận Bí tích Rửa tội?

T. Tất cả những người chưa được rửa tội đều có thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội vì đây là ân huệ Thiên Chúa ban cho con người.

29. H. Người đến tuổi khôn muốn lãnh nhận Bí tích Rửa tội thì phải làm gì?

T. Phải có lòng tin và ước ao, phải học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Kitô-giáo.

30. H. Có cần rửa tội cho các trẻ sơ sinh không?

T. Từ xa xưa, Hội Thánh đã rửa tội cho các trẻ sơ sinh, vì đây là một ơn huệ Chúa ban và các em được rửa tội trong đức tin của Hội Thánh.

31. H. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, có cần người đỡ đầu không?

9

Page 10: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

T. Cần người đỡ đầu để nêu gương sáng và dẫn dắt kẻ lãnh Bí tích sống xứng danh người công giáo.

Bài 30 : BÍ TÍCH THÊM SỨC

( GLGHCG 1285-1321 )

"Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri" (Cv 19,6).

32. H. Bí tích Thêm Sức là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu sống hoàn hảo hơn Bí tích Rửa tội, liên kết mật thiết với Hội Thánh và làm chứng cho Chúa Kitô.

33. H. Những ai có quyền ban Bí tích Thêm Sức?

T. Thừa tác viên thông thường là Giám mục và những Linh mục được chỉ định; nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ Linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban Bí tích này (GL 883,3).

34. H. Khi ban Bí tích Thêm sức thì cử hành những nghi thức nào?

T. Khi ban Bí tích Thêm sức, vị chủ lễ làm những nghi thức này:

- Một là đặt tay trên đầu thỉnh viên và cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần xuống;

10

Page 11: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

- Hai là xức dầu trên trán và đọc: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.

- Ba là chúc bình an.

35. H. Bí tích Thêm sức có ghi dấu ấn thiêng liêng trong linh hồn không?

T. Cũng như Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức in trong linh hồn người tín hữu một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.

36. H. Những ai được lãnh Bí tích Thêm sức?

T. Những người đã được rửa tội và đến tuổi khôn, sạch tội trọng, học giáo lý đầy đủ và quyết sống đúng bổn phận kitô-hữu. Ngoài ra, cần có người đỡ đầu.

37. H. Khi đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức, ta có những bổn phận nào?

T. Ta có ba bổn phận này:

- Một là can đảm thực hành Lời Chúa để làm chứng cho Chúa Kitô trong cuộc sống thường ngày,

- Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.

- Ba là tích cực bênh vực và truyền bá đức tin cho mọi người.

Bài 31 : BÍ TÍCH THÁNH THỂ

( GLGHCG 1322-1344 )

11

Page 12: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

"Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống" (Ga 6,51).

38. H. Bí tích Thánh Thể là gì?

T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá và để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta.

39. H. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể khi nào?

T. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc sau hết, trước khi Người đi chịu chết.

40. H. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể thế nào?

T. Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”; rồi Người cầm lấy chén rượu cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Kinh nguyện Thánh Thể II).

41. H. Trong Thánh lễ, khi nào bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu?

T. Khi linh mục đọc lời truyền phép thì nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu.

42. H. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể thế nào?

12

Page 13: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

T. Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh rượu cách thực sự và toàn vẹn cùng với linh hồn và thần tính của Người (x.Dz.1651).

43. H. Bí tích Thánh Thể quan trọng thế nào?

T. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của mọi sinh hoạt Hội Thánh, vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, là chính Chúa Kitô, lễ Vượt qua của chúng ta (LM.5).

44. H. Chúa Giêsu ban quyền cho ai được cử hành Bí tích Thánh Thể?

T. Chúa Giêsu ban quyền cho các tông đồ và những người kế tiếp các ngài trong chức linh mục khi nói rằng: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Kinh nguyện Thánh Thể).

45. H. Ta phải thờ kính Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể thế nào?

T. Ta phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể, giữ nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ.

Bài 32 : THÁNH LỄ

( GLGHCG 1345-1419 )

13

Page 14: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

"Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).

46. H. Thánh lễ là gì?

T. Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Kitô, là hiện tại hóa và tiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội Thánh.

47. H. Hội Thánh dâng thánh lễ vì những ý nào?

T. Hội Thánh dâng thánh lễ vì những ý này:

- Một là để cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha vì các ơn huệ Người ban cho loài người.

- Hai là để tưởng niệm Hy tế của Chúa Kitô và Thân thể Người là Hội Thánh.

- Ba là để đền bù tội lỗi của người sống, người chết, đồng thời xin Thiên Chúa ban cho ta những ơn lành hồn xác.

- Bốn là để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong Chúa Kitô và được kết hợp với phụng vụ trên trời.

48. H. Thánh lễ có mấy phần?

T. Thánh lễ có hai phần chính:

- Một là phụng vụ Lời Chúa.

- Hai là phụng vụ Thánh Thể.

49. H. Phụng vụ Lời Chúa gồm những gì? 14

Page 15: Các bài giáo lý học trong Mùa Chay 2014 - giáo phận Phát Diệm

T. Phụng vụ Lời Chúa gồm những lời cầu nguyện, ngợi khen, ta dâng lên Thiên Chúa và những lời Chúa dạy ta trong Kinh Thánh và bài diễn giảng. Phần này khởi sự từ lời nguyện nhập lễ cho đến hết lời nguyện chung.

50. H. Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì?

T. Phụng vụ Thánh Thể gồm việc chuẩn bị lễ vật, kinh Tạ ơn và việc rước lễ.

51. H. Muốn rước lễ thì phải có những điều kiện nào?

T. Muốn rước lễ thì phải sạch tội trọng, có ý ngay lành, dọn mình chu đáo và giữ chay theo luật dạy.

52. H. Rước lễ thì được những ơn ích nào?

T. Ta được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh, được tẩy xóa các tội nhẹ, được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời.

53. H. Ta nên siêng năng rước lễ thế nào?

T. Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần, ta nên rước lễ hằng ngày. Có thể rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi tham dự Thánh lễ.

15