71
Đặc San Xuân Bính Tut 2006 Mc Lc Phiếu gi Lá thư Ban báo chí Mc Lc Thư chúc Xuân STáo Quân Văn Tế Quc TBli sau lưng Chuyn Chó Năm Bính Tut Bùi Hu Nghã và Sông Láng Thé Lch shình thành Nam KLc Tnh và Trà-Vinh Ngun gc dân tc Vit Nam. Thy Hi, trong ký c ca mt hc trò Rượu ta rượu tây NhThy Võ Văn Hi Trang Thơ. Tn mn vChó Ăn Chui đá banh Tình Bơ Vơ Thm ha ca nhân loi năm 2006 Hi AHTV Ban Biên Tp Đặc San 6 Hi Trưởng Văn Tường Vũ Hoàn Lâm Thanh Trnh Ho Tâm Hunh Văn Lang Vĩnh Trường Hunh Văn Lang Lâm Thanh Vĩnh Thun Lucky Ning Diu Lan Dena Vũ Nguyn Văn Vui Hoài Huyn Giang B/S Nguyn Lưu Viên

c San Xuân Bính Tu ất 2006 - aihuutravinh.com · Đặc San Xuân Bính Tu ất 2006 Mục L ục Phi ếu g ởi Lá th ư Ban báo chí Mục L ục Th ư chúc Xuân Sớ Táo

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đặc San Xuân Bính Tuất 2006 Mục Lục

Phiếu gởi Lá thư Ban báo chí Mục Lục Thư chúc Xuân Sớ Táo Quân Văn Tế Quốc Tổ Bỏ lại sau lưng Chuyện Chó Năm Bính Tuất Bùi Hửu Nghỉã và Sông Láng Thé Lịch sử hình thành Nam Kỳ Lục Tỉnh và Trà-Vinh Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Thầy Hợi, trong ký ức của một học trò Rượu ta rượu tây Nhớ Thầy Võ Văn Hợi Trang Thơ. Tản mạn về Chó Ăn Chuối đá banh Tình Bơ Vơ Thảm họa của nhân loại năm 2006

Hội AHTV Ban Biên Tập Đặc San 6 Hội Trưởng Văn Tường Vũ Hoàn Lâm Thanh Trịnh Hảo Tâm Huỳnh Văn Lang Vĩnh Trường Huỳnh Văn Lang Lâm Thanh Vĩnh Thuận Lucky Niểng Diệu Lan Dena Vũ Nguyển Văn Vui Hoài Huyền Giang B/S Nguyển Lưu Viên

Tường Trình Sinh hoạt và hình ảnh Hè 2005. Du lịch Mùa Thu Trung Hoa 2005 Hình bóng cũ Chiếc Khăn tay Hiroshima sau cơn bảo lửa Bánh pháo treo Mắm Rươi Quê Nhà Tình quê góp nhặt “Tép mòng cá lóc“ Chiếc giừờng tre bông Sept Iles Thành phố nắng ấm Giấc Nam Kha Về Vĩnh Bình Nam Kỳ Lục Tỉnh : đất nước và con người Tản mạn về Trà Vinh Sông nước quê mình The Year Of the Monkey 1968 at Trà-Vinh Rồi 30 năm sau Khoai Lang Trinh Nữ Trà Những ngày xưa thân ái Xuân Buồn Con gà đất và giọt nước mắt của Thầy Lá Thư Đồng Hương Tường trình tài chánh Nhớ Về Em & Vĩnh viễn niềm thương Trà Vinh và Người Trà Vinh Năm Chó nói chuyện chó Hình ảnh sinh hoạt của Hội Danh sách đồng hương Trà-Vinh

Nguyển Văn Vui Nguyển Văn Nhựt Đồng hương TV Võ Vĩnh Kim Trần Anh Kiệt Tú Trù Nguyển Văn Nhựt Phạm Chinh Đông Hai Quẹo Tường Lam Huỳnh Công Ân Trúc Thanh An Tâm Hoài GS Lâm Văn Bé Nguyển Văn Thành Diệp Hồng Phượng Lawrence Tan Huỳnh Khắc Sử Trần Anh Kiệt Phạm Phong Dinh Văn Tường Bạch Tuyết Lan Trinh Huỳnh Văn Luận Đồng Hương Thủ Quỹ Trần Thanh Nhã - Hai Quẹo Kiều Mỹ Duyên Ly Niểng Đồng hương xa gần Tổng Thư Ký

Sớ Táo Quân BÀI TƯỜNG THUẬT về chuyến công du của

TÁO TRÀ VINH dâng sớ lên Ngọc Hoàng Thượng Đế

Hằng năm, Táo Trà Vinh get line chờ tới phiên để trình tấu Ngọc Hoàng thật là mõi giò mệt cẳng, năm nay được quý đồng hương " Thanh niên lâu năm" dạy rằng: mua vé máy bay đi cho lẹ, đến sớm ngồi trước cổng nhà Trời chờ đợi khi có lệnh là chạy vô lấy số 1. Y chang lời dạy của quý cụ, Táo Trà Vinh năm con Cẩu nầy được vào report trước tiên sau khi bị quan giữ cửa khỏ cây thước bảng vào đầu, Táo nhái giả giọng Chó la lớn "Cẳng", Thánh Thượng đang ngồi lim dim bổng nghe tiếng Cẳng, Cẳng giật mình phán; "Việc gì ồn ào la lối, cứ cho vào", Quan giữ cửa nhe hàm răng sún:

TáoTràVinh……..

come in ! ! ! Dập đầu trưóc Bệ, Táo ta hô lớn, Muôn tâu Thánh Thượng, Thần Táo Trà Vinh, Sợ cơn Dịch gà Ùn ùn kéo đến, Lỡ mà mắc bịnh, Khó lòng diện kiến, Long nhan Thánh Thượng, Vì thế cho nên, Không ngại tốn tiền, Mua vé phi cơ, Một lèo bay tới, Dành thế ưu tiên, Vào xin báo cáo.

Táo nhà ta liếc nhìn thấy tình hình không ổn, Thánh Thưọng có vẻ không vui hình như đoán đươc thằng lém lĩnh nầy muốn móc méo gì ta đây bèn vỗ bàn "nói gì, nói lẹ lên chứ có dài giòng văn tự"

Dạ, dạ Thần táo xin tâu Chuyện của năm Dậu Nội ngoại trong ngoài Aí Hữu Trà Vinh Xuân Thu nhị kỳ Mỗi năm hai lần Chung nhau tổ chức Họp mặt đồng hưong Tết nhứt nhà hàng (Lucky House) Mùa Hè ở Park (Mile Square Park) Y chang chỗ cũ Du Lít Qua Nơ (Euclid / Warner) Cắm cờ dựng bảng, Góc đưòng dễ thấy Ông Nguyễn Văn Vui Sáng kiến rất nhiều Trò chơi hấp dẫn Vì thế cho nên Thế hệ thứ hai Tham dự đông đảo.

Cuộc vui ngoài trời Ðồng hương xa gần Mang thức ăn đến Rất là hấp dẫn Nước uống Venessa Trương Cùng Anh Trương Lực Lo lắng dư thừa Hai mùa lá đổ Giúp hội không ngừng Thật đáng hoan hô Còn về Tân Xuân Ông Hàng Công Thành Trưởng ban tổ chức Uy danh tuổi hạc Buổi lễ trang nghiêm Tế bàn Quốc Tổ Ông Xiều, Ông Nhựt Ông Tín, Ông Tường Áo dài khăn đóng Nhang đèn quỳ lạy Khấn vái tổ tiên Uống nước nhớ nguồn Cháu con gìn giữ Còn Hàng Châu Trinh Thấy cha trọng trách Bỏ việc riêng tư Ra tay giúp sức Hết Xuân đến Hè Cô nàng nhiệt liệt Làm việc hăng say Ðồng hương mến mộ. Xuân nầy đặc biệt Bà con phương xa Về họp đông đủ Bác Trinh mãi tận Xứ lạnh ca na (Canada) Ðến miền nắng ấm Là săng hô sê (San José) Hơn hai chục người Cũng về dự Tết Lân múa tưng bừng Mừng ngày Hội lớn. Còn về hằng tháng Trà Vinh họp mặt Tại Trụ Sở nhà Năm nay sửa chữa Sàn nhà khang trang Nhờ Lâm Vĩnh Hiếu Và Kiên Phi Dũng Hy sinh một ngày Rồi Nguyễn Văn Nhựt Bảo trợ tiền công

Lợp tôn che nắng Tránh mưa luôn thể Bà con hoan hô Tinh thần ba bạn Chuyện nhỏ để đời Cần chi chuyện lớn Phải không thánh thượng Thần xin kể tiếp Hĩ tín ưu tiên: Anh Tiêu Văn Rạng Có hai nam tử Học ngành y khoa Ra trường một lượt Phúc ơi là phúc. Còn Lâm Xuân Thu Con là Bác sĩ, Chọn vợ Trà Vinh Nên từ Nhật Bổn Bay thẳng về đây Làm rể Trương Loan Ðám cưói linh đình Khách dự hai đàng Trà Vinh tuốt luốt Vui quá là vui. Nói về cưới hỏi Chút nữa Thần quên Những đám miền xa Trước tiên là đám: Con Trương Bạc Xuỗl Cưới vợ Trà Vinh Tổ chức linh đình Tại Cữu Long hai, Kế tiếp là đám Con Trần Hữu Quang Về Xứ Chùa Tháp Cưới gái nơi nầy Hiện còn du lịch Ðà Lạt Nha Trang Tình ơi là tình Anh Nguyễn Văn Nhựt Chọn rể gần thôi Ngày vui yến tiệc Văn nghệ cây nhà Hợp ca "Xây Dựng Hướng về Nông Thôn" Cũng là đặc biệt. Nói về tin buồn Thân phụ Thu Hà Phu quân Bà Huệ Là Lê Văn Ðời Về chầu Phật Tổ Sống tại dương gian

Tám tám năm rồi Hội nhà phúng điếu Ðăng báo chia buồn Tiễn đưa linh cữu Tại bít pha ly (Peek Family) Cho trọn nghĩa tình. Còn về bịnh hoạn Nhờ ơn Thánh chúa Trước dữ sau lành Ai cũng qua khỏi Như Bà Phạm My Mấy lần ếch trốc (stroke) Khiến Ðoàn Duy Ðạt Texas bay sang Vào ngay bệnh viện Lo lắng mẹ già Ngày đêm sớm tối Cùng cô Kim Hoàng Thay nhau săn sóc Rồi cũng qua thôi. Ðến Nguyễn Linh Chiêu Vưà đến bát tuần Anh Nguyễn Quốc Nam Từ bên Pháp Quốc Vội vả bay sang Tổ chức thượng tho Cho anh của mình. Trước khi giải phẩu Thập tử nhứt sinh Thần hơi lo lắng Nhưng nay qua rồi Ðại hội kỳ hai Cụ Chiêu có mặt Nói cười vui vẻ. Còn Võ Thành Liêm Thì khoe đồng hương Vừa nhờ Thánh Ðường Dùng kim châm cứu Mắt nay sáng tỏ Nhìn rõ gần xa Chả cần đeo kiếng Mừng rở vô cùng. Năm rồi Thần tâu Cụ Phó Thạch Bông Sức khỏe rề rề Năm nay thì khác Sắc diện tốt tươi Thỉnh thoảng ghé thăm Văn phòng của Hội Với đồng hương mới Trong ngày Ðại Hội Phát biểu hăng say Thầy Chệth thấy vậy Tủm tỉm cười hoài Vì vui cho bạn. Năm rồi Thần tấu

Anh Nguyễn Tấn Tài Sức khỏe trầm kha Năm nầy đẵ khá Ði đứng được rồi Cũng như Bác gái Phu nhân Bác Xiều Chịu khó tập luyện Sức khỏe phục hồi Cháu con mừng rỡ. Nói về nội bộ Hội phó Phan One Tin vui giữ kín Chưa đãi tân gia Thủ quỷ Tú Riệu Cháu nội có rồi Chẳng mời đầy tháng? Ánh Nhựt quay phim Nay thành thiện nghệ Vô đĩa xi đi (CD) Không chơi thép( VIDEO) nữa Báo chí năm nầy Anh Tín trưởng ban Anh Khoa phụ tá Hợp cùng các bạn Ðọc bài lựa chọn Sau mới lay ao (layout) Bài vở rất nhiều Dự trù trước Tết Ra mắt đồng hương Ðại hội kỳ rồi Hội viên thường trực Ở các nơi xa Thư về góp ý Gần hơn trăm người Tình thân thắm thiết Khích lệ ủi an Khiến cho các vị Làm việc xưa nay Mặc dù tuổi tác Chẳng nệ dao phai Quyết tâm tiếp tục. Ngoại lệ một Anh Là Trịnh Hảo Tâm Mắt bịnh lu ma (glucoma), Gởi đơn từ nhiệm Hội nghị đồng tình Cử người thay thế Là Thành,One, Tín Một Anh báo chí Hai Anh ngoại vụ Rồi việc cũng xong Chuyện đâu vào đó Hơn nữa chuyện nầy Quyền chức gì đâu? Hình thức vậy mà

Ðặt ra làm việc Cho được dễ dàng Có người trách nhiệm. Riêng thân phận Táo Giống như ông Từ Giữ chùa giữ miễu Ðồng hương ai đến Mở cửa mời vào Tâm sự với nhau Nếu tìm bạn hữu Táo liên lạc giùm Hai đàng nói chuyện Ðơn giản thế thôi. Bính Tuất nầy đây Cầm tinh con Chó Giữ cửa giữ nhà Mũi lòng so sánh Tủi tủi, buồn buồn Sao mà giống thế Nhưng mà đã trễ Lỡ đã gầy ra Bây giờ bỏ uổng Muôn tâu Thánh Thượng Ðại hội kỳ hai Trưởng lão Trần Xiều Ðưa kế hoạch mới Cho nhiệm kỳ nầy: Xét vì thực lực Hội đà đã có Phải tiến xa hơn Làm việc xã hội Cứu giúp người nghèo

Mọi người nhất trí Vỗ tay hoan hô Thần thấy phấn khởi Bay nhanh lên Trời Tấu cùng Thánh Thượng Mỗi năm một lần Chúc Ngài muôn năm Vạn tuế, vạn tuế Guốc bay, guốc bay (Good bye)

Thiên đình, ngày táo chầu Trời hai mươi ba tháng chạp năm Ất Dậu Táo Ái Hữu Trà Vinh

Văn Tế Quốc Tổ

Vũ Hoàn phụng soạn

Duy Việt Nam Quốc Tổ Năm thứ Bốn ngàn Tám trăm Tám mươi lăm. Ngày Mồng Mười Tháng Ba Năm Bính Tuất Tại Thành Phố Santa Ana Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Trên hai triệu Cháu Con Lạc Việt, Sống tha hương Nơi đất lạ quê người Thiết lập Ban Thờ tưởng niệm. Lòng thành hướng về đất tổ. Hương trầm khói tỏa Hoa quả Sum Bày. Đồng bái Anh Linh Quốc Tổ.

Tiên liệt Anh Hùng Dân Tộc. Linh Hiển chứng Minh. Ơn Dầy Đức Cả, Cây có cội, Nước có Nguồn, Dân Trăm họ luôn luôn tồn tại. Nhờ lượng trên Quốc Tổ bao dung. Kể từ thuở khai hoang dựng nước. Chi Hồng Bàng chưa được trăm ngàn Nay con cháu nơi nơi gần non trăm triệu.

Nòi Việt Thường Lấy Văn Lang làm Quốc Hiệu Thay Kỷ Nguyên Nối nghiệp Lạc Long Quân. Sinh cháu con chia đủ trăm ngành. Phong chức tước nối dòng Hào Kiệt.

Truyền mười tám đời Dựng Giang Sơn Bách Việt. Mở cỏi bờ kiến tạo văn minh. Khai văn hoá lấy chử MÔN làm tiên khởi.

Kế nuôi dân nối dỏi tông đường. Nối khí thiêng trí dũng can trường Tài thao lược giữ yên trăm họ Trang tuấn kiệt, đời đời soi sáng tỏ Đức vô lượng, bao toả khắp non sông. Kế nghiệp xưa, Bao Anh Hùng Dân Tộc. Chống cường xâm, Bảo vệ cỏi bờ. Cơ nước bí, Dòng Trưng Triệu phất cờ khởi nghỉa. Tô sử xanh vạn đại lưu danh Trần Hưng Đạo dẹp quân Nguyên, Hơn tám vạn trên sông Vạn Kiếp. Sóng Bạch Đằng còn vang vang tiếng thét. “Hịch Bình Ngô, Lệnh Sát Đát” vẫn dư-âm. Bảo Nghỉa Hầu, khi vận bỉ phải sa chân Thề “đầu mất không làm vương đất Bắc” Nguyển Quang Trung , Khi Thăng Long Thành bôn tập. Mồ chôn quân ngoại tặc sử còn ghi

Đức Lê Lai sáng tỏa khắp bốn bề, Gương cứu Chúa, thân mình dâng cát bụi. Dành chiến công, Lê-Lợi phải mười năm. Trí anh hùng luôn đắp lũy xây thành. Đã hiển hách, vang danh cho nòi giống. Đinh Tiên Hoàng, Vươn cờ lau Vạn Thắng. Dẹp cường hung, nhất thống sơn hà Lượng chí cả cho nhà nhà đoàn tụ.

Công Dầy Đức cả, Sử nghiệp rạng soi Nối khí thiêng, tiếp dòng lịch sử Cho cháu con được hưởng đời đời Công khai sáng như trời cao biển cả Đức uy nghi ánh toả sáng ngời.

Ngày nay đây,

Dân Việt Nam trăm bề nghiêng ngữa. Cảnh điêu linh thống khổ lầm than. Bởi bọn người quên nguồn gốc Tổ Tiên Mượn tam-vô nhị-các để chuyên quyền Đem đất tổ hiến dâng cho ngoại tặc Máu dân Việt loang hồng trên biển Bắc. Thái Bình Dương văng vẳng tiếng kêu trời.

Nay tiết Thanh Xuân, đầu năm Bính Tuất Cháu con quỳ trước Anh Linh Xin lượng cao dung thứ mọi lổi lầm Cho đoàn kết muôn dân trăm họ Việt Nguyện nối dòng Văn Lang hào kiệt Nương theo hồn Ngũ Lĩnh gương xưa. Trí Thái Sơn còn mang nặng hương thề. Làn khói lạnh Ngủ Hồ xin ghi tạc.

Suốt năm châu Con Hồng Cháu Lạc. Hướng Vọng Về cố Quốc ân sâu Khắp muôn dân kính cẩn cuối đầu Xin Quốc Tổ gia ân phù hộ. Trước Ban thờ khấu đầu khẩn thiết. Nguyện Anh linh truyền thống Tiên Rồng Hợp khí thiêng tướng sỉ oai hùng Cứu trăm họ khỏi vòng nguy biến.

Lòng thành tưởng niệm Xin Tiên Linh lai lâm chứng giám. Cung Duy Thượng Hưởng.

Vũ Hoàn phụng soạn.

Chuyên Chó Năm Bính Tuất

Trịnh Hảo Tâm

Năm gà sắp sửa ra đi và năm chó chuẩn bị trở về. Trong 12 con giáp chó là con vật khôn ngoan, trung tín và được xem là bạn thất thiết của loài người. Vì vậy năm chó chắc hẳn sẽ là một năm đem lại bình an, hạnh phúc, cúm gà sẽ ra đi, động đất sẽ không trở lại. Vậy chó là con vật như thế nào? Xuất thân từ đâu và đời sống sinh hoạt ra sao? Đó là những gì khi tìm hiểu cũng có đôi điều thú vị.

Chó là giống vật được loài người ưa chuộng vào bậc nhất để nuôi trong nhà còn hơn cả

mèo và cá kiểng. Chó và họ hàng nhà chó như chó sói, chồn cáo vì thân thể và bản tính gần giống nhau nên được các nhà vạn vật học cho nằm chung trong dòng họ có tên là Canidae thuộc giống ăn thịt sống như mèo, cọp, sư tử và thuộc bộ động vật có vú. Thủy tổ của loài chó ngày nay là giống thú có tên là Miacis xuất hiện trên qủa địa cầu này cách nay rất lâu, khoảng 40 triệu năm vềtrước trong khi loài người chỉ mới có mặt một hai triệu năm thôi! Các nhà vạn vật học cho rằng con Miacis không những là tổ tiên loài chó mà còn là ông tổ của gấu, mèo, chồn...Sau đó cách nay 15 triệu năm, một giống thú hậu sanh của con Miacis ra đời có tên là Tomarctus, loại thú này mới thực sự giống con chó sói và chó nhà ngày nay và được công nhận đứng đầu họ tộc nhà Chó (Canidae) bao gồm chó sói và chồn cáo.

Nguồn gốc xuất thân của chó nhà ngày nay cũng còn trong vòng bàn cãi. Một giả thuyết cho rằng chó nhà là hậu sanh của một loại chó sói Á Châu. Một lý thuyết khác nói rằng chó nhà ngày nay là do sự lai giống của nhiều loài chó sói khác nhau. Nhưng mọi người đều đồng ý rằng chó là giống vật đầu tiên trong mọi loài được loài người nuôi làm thú vật nhà. Mối dây liên hệthân tình giữa chó và loài người đã có từ 15 ngàn năm trước đây. Thuở ấy nhân loại hãy còn săn thú để tìm kiếm lương thực chứ chưa biết chăn nuôi và trồng trọt. Chính những thức ăn thừa, xương xẩu vứt bỏ xung quanh hang động đã hấp dẫn chó sói tìm tới và dần dần chúng ở luôn ngoài hang để chờ thức ăn vứt bỏ chứ không thèm đi săn mồi nữa.

Vì chúng dọn sạch rác rến và mỗi khi có thú dữ lân la tìm tới chúng sủa vang để báo động nên loài người chấp nhận chúng sống chung làm thú vật nhà và sử dụng chúng mỗi khi đi săn thú vì bản tánh vốn sẳn của chó là thích săn mồi. Mối dây liên hệ thắm thiết giữa chó và loài người được chứng minh bằng hình vẽ từ thời tiền sử cách nay 15 ngàn năm trên vách đá ở hang động xứTây Ban Nha cho thấy chó theo loài người để đi săn thú. Hình ảnh chó còn được tìm thấy trên những bức điêu khắc và đồ gốm cổ xưa của các nước Ai Cập và Hy Lạp. Một vị thần của Ai Cập có tên là Anubis đuợc xem là thần chết được vẽ hay điêu khắc với thân người nhưng có đầu là đầu chó.

Về phương diện cơ thể, kích thước thân thể loài chó lớn nhỏ khác nhau tùy theo giống loại. Lớn như loại chó Irish Wolfhound có chiều cao đến 32 inches. Nhỏ như loại Chihuahua xuất xứ từ Mễ Tây Cơ cao chỉ được 5 inches. Màu sắc lông cũng tùy theo giống loại, có con toàn một màu trắng hay rặt tuyền một màu đen và có những con nâu đỏ như ngựa hay xám ngắt như khỉ hoặc có hai màu khác nhau mà người ta gọi là chó vá. Dạng lông cũng khác nhau, có loại chó lông mịn và ngắn, da xếp li (wrinkled) thành từng cuộn, có loại lông dài như lông đầu sư tử đực, có loại lông đen và xoắn quắn, đanh lại thành từng lọn dài. Có đến hàng trăm loại chó khác nhau và Hội Chó Hoa Kỳ (American Kennel Club) xếp được 129 loại và chia thành 7 nhóm tùy theo “chức năng” nghề nghiệp mà chó phụ trách: 1. Chó thể thao (Sporting Dogs) gồm có 24 giống, có tài đánh hơi nhạy bén và giúp loài người trong việc đi săn chim và thú. 2. Chó để đua (Hounds) gồm 21 loại, có tài chạy nhanh như loại Greyhounds đạt vận tốc đến 40 mile một giờ. 3. Chó giúp việc (Working Dogs) gồm có 19 loại, chúng giúp loài người nhiều việc như giữ nhà, truy tầm tội phạm, kéo xe trượt tuyết hoặc tìm cứu người bị tuyết lấp. 4. Chó đào đất (Terriers) bởi tiếng Latin “terra” có nghĩa là đất, gồm 24 loại xuất xứ từ Anh quốc, giống này lông xoắn và có râu dưới cằm, giữ nhà rất can đảm và có tài đào đất bắt chuột như mèo. 5. Chó kiểng (Toy Dogs) gồm 15 giống chó nhỏ để nuôi trong nhà làm kiểng, chúng xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới như loại Chihuahua từ Mễ Tây Cơ, Pekingnese từ Trung Quốc. 6. Chó chăn nuôi (Herding Dogs) gồm 14 giống, có những giống khôn ngoan nổi tiếng như

Collis và German Shepherd dùng để lùa chiên, cừu đi ăn và bảo vệ gia súc khỏi làm mồi cho chó sói. 7. Chó không có tính cách thể thao (Non-sporting Dogs) có 12 loại, nhiều loại được lai giống từ chó thể thao hay chó giúp việc. Loại chó lùn mặt “ngầu” (bulldog) và loại Poodles có những trái lông tròn trắng dưới chân, đuôi và cổ đều được xếp vào nhóm này.

Dù cho thuộc giống loại nào, tất cả chó đều có chung những đặc tính về cấu tạo cơ thể. Chó cái có tổng cộng 310 đốt xương và chó đực có thêm một đốt xương ở ngay bộ phận mà chó cái không có. Chó có 4 chân và mỗi chân có 4 ngón nhưng ở chân trước có thêm 1 ngón nhỏ nằm ở trên cao không bao giờchạm đất. Ngón này không có công dụng gì mà lại dễbị thương tích khi va chạm với đá sỏi nên các thú y sĩ thường khuyên nên cắt bỏ đi lúc chó mới sanh độvài ngày.

Chó có tất cả 42 răng: 20 hàm trên và 22 hàm dưới. Chó con có 32 răng sữa, độ 5 tháng các răng sữa bắt đầu rụng để được thay bằng các răng khôn. Bộ máy tuần hoàn của chó không khác loài người bao nhiêu như nhịp tim chó là từ 70 đến 120 cái đập trong một phút trong khi con người trung bình là từ 70 đến 80. Thân nhiệt của chó là 101.5 độ F (38.6 độ C) chỉ cao hơn một chút thân nhiệt con người là 98.6 độ F (37 độ C). Nhưng khác hơn người là chó không đổ mồ hôi để làm giảm thân nhiệt mà lại thè lưỡi ra để nước miếng bốc hơi mà giảm thân nhiệt tuy rằng chó cũng có tuyến mồ hôi như loài người.

Cũng như hầu hết các thú vật 4 chân khác, cặp mắt của chó rất yếu, chỉ thấy hình ảnh phẳng dưới một màu đen trắng nên chó khó phân biệt được khoảng cách và màu sắc của các vật thể. Để bù vào đó, tai của nó rất thính, một tiếng động ở thật xa con người không nghe được thì trái lại chó nghe thấy. Chúng ta thường chứng kiến, buổi tối cả nhà ngồi ăn cơm, chó nằm dưới đất lim dim, bỗng dưng hai tai vểnh lên, mắt mở to và sủa vang tức là chó nghe được những âm thanh lạ phát xuất từ xa. Mũi của chó còn thính hơn nữa, chó nhận biết các vật thể xung quanh chủ yếu nhờ vào khứu giác.

Nhận ra người quen “mười năm không gặp” cũng nhờ lỗ mũi, săn đuổi các tay buôn lậu bạch phiến trong xã hội đen cũng bắng lỗ mũi. Khi chó đi sang phần đất lạ chưa từng đặt chân đến, đi một đoạn chó tìm đến các gốc cây mà phóng nước tiểu vào đó. Việc làm này có mục đích đánh dấu đoạn đường đã đi qua, để khi trở về chó cứ theo mùi nước tiểu của mình mà trở về xóm cũ, mái nhà xưa. Mũi của chó lúc nào cũng ươn ướt và bất kỳ giống loại nào mũi chó cũng đều đen mà không có màu nào khác. Vì vậy người ta thường so sánh mũi chó với những gì xấu xa đen đúa:

“Sự đời như chiếc lá đa Đen như mõm chó, chém cha sự đời!”

Cuộc đời tình ái của chó cũng lắm điều đặc biệt: chó đực thì quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng “ứng chiến” có thể giao tình làm nhiệm vụ truyền giống bất cứ lúc nào nhưng chó cái thì lại khác, chó cái chỉ có thể “lâm trận” chỉ trong thời kỳ động cỡn, cơ thể bịkích thích. Thời kỳ động cỡn thường xảy ra cứ mỗi sáu tháng và kéo dài 3 tuần. Trong thời gian này chó cái sẳn sàng nhảy đực với bất kỳ chó đực nào quanh quẩn gần nó. Nhiều khi trong cuộc mây mưa cả hai bị “dính lẹo” với nhau không thể tách rời ra được. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở

loài chó mà không có ở các loài vật khác.

Chó cái đẻ mỗi lứa từ 1 đến 12 con. Khi sanh con có vẻ chó mẹ không đau đớn gì. Khi mỗi chó con vừa lọt lòng, chó mẹ liếm chó con cho thật khô và chó con bắt đầu bú sữa của mẹ nó cho tới khi biết ăn. Thời gian bú sữa này tùy thuộc vào giống chó nhưng trung bình độ 3 đến 4 tuần lễ. Khi chó con mới sinh ra mắt chúng nhắm lại và ngủ nhiều hơn thức cho đến 1 hoặc 2 tuần mới mở mắt, đó là lúc chúng biết nhìn. Tuổi trưởng thành của chó từ 10 tháng đến một năm. Đến lứa tuổi này chó bắt đầu có khả năng truyền giống. Những giống chó nhỏ con tình dục phát triển sớm hơn chó lớn con.

Bản tính của chó nhà không khác mấy với tổ tiên của chúng ngày xưa là chó sói sống nơi hoang dã. Thí dụ như trước khi nằm xuống đất chó xoay thân mình nhiều vòng giống như chó sói làm bằng mặt đất, dọn chỗ trước khi ngủ. Bản tính đặc biệt nhất của chó là bảo vệ lãnh thổ nơi mình sinh sống. Chó xem nhà hay trang trại của chủ là giang sơn riêng của nó và chống lại tất cảnhững ai xâm phạm đến vùng đất đó. Nhà hàng xóm hay khu đất lân cận, chó cũng biết đó là vùng đất bạn nên sẽ không tấn công những chó khác nếu chúng gặp nhau ở đó. Chó phân tranh lãnh thổ của mình bằng cách tiểu ven bìa khu đất và những ai xâm phạm chó sẽ tấn công. Chó đực tìm chó cái cũng bằng khứu giác. Lúc chó cái trong thời kỳ động cỡn trong nước tiểu chứa nhiều estrogen. Chó đực đánh hơi lần theo mùi hương tình và khi gặp bãi nước tiểu của chó cái đểlại, chó đực ngửi vài hơi và vội tiểu ngay lên đó với mục đích tuyên bố quyền sở hữu, xóa hết mùi cũ để những chó đực khác đừng tìm tới. Một đặc tính khác của loài chó là khi tiểu đưa một chân phía sau lên cao như để nước tiểu đừng văng trúng. Không phải chó biết giữ vệ sinh mà vì lý do an ninh cá nhân, sợ thân thể có mùi sẽ lộ nơi ẩn náu của mình cũng như khi đi học quân sự tới bài “ngụy trang và ẩn nấp” thì khuyên người lính chiến không được...xức dầu thơm hay dầu gió xanh vậy!

Chó cũng có phương tiện truyền thông riêng để diễn đạt ý tưởng của mình. Đó là tiếng sủa, chó con độ 4 tuần là biết sủa. Tiếng sủa của chó mang nhiều ý nghĩa nên cần phải quan sát thêm dáng điệu của chó. Chó sủa kèm theo nhe răng, mắt nhìn chòng chọc và đuôi dựng đứng là biết chó đe dọa và sắp tấn công. Đôi lúc trước khi tấn công chó không sủa mà chỉ gầm gừ. Cổnhân có kinh nghiệm “Chó sủa là chó không cắn” vì thường chó sủa là để báo động cho gia chủvà đe dọa người hay con vật nào đó đang xâm phạm vùng đất của nó. Vì vậy Tây Phương có câu ngạn ngữ “Chó sủa mặc chó, đàn lạc đà vẫn cứ đi”. Nếu bị chó gầm gừ nhe răng đe dọa, chúng ta không nên chạy vì chó sẽ rượt theo và cắn. Tốt hơn là lờ đi và từ từ đi qua khỏi nó. Nếu chắc là chó tấn công, chúng ta nên đứng tại chỗ khom người xuống với sức nặng hướng về phiá trước (đểđề phòng chó nhảy đến ta không bị té xuống, mắt nhìn thẳng vào mắt chó và la lớn tiếng cốt làm chó sợ mà không dám tấn công. Tại Hoa Kỳ những người đưa phát thơ thường hay bị chó tấn công hơn hết có lẽ vì quần áo mang mùi những con chó khác khi họ đi qua nhiều nhà khác nhau nên họ đã được trang bị những khí cụ làm cho chó sợ.

Chó sủa mà phe phẩy đuôi, bộ tịch rối rít lăng xăng là biểu lộ sự vui mừng khi gặp lại người thân xa cách lâu ngày hay được chủ âu yếm khen ngợi. Đôi khi chó biểu lộ vui mừng bằng tiếng “ăng ẳng” và cũng âm thanh này đôi lúc cũng diễn tả sự đau đớn của chó. Khi chó lo âu sợsệt như khi đi lạc, nghe tiếng pháo nổ thì đuôi cụp xuống. Khi chó làm gì sai trái biết chủ nóng giận quát mắng thì chó cúi đầu, cụp đuôi xuống, mắt lắm lét không dám nhìn chủ và tìm chỗ nằm trốn. Chó cũng đọc được cảm xúc của chủ nhà, nhà có tin vui thì chó cũng vui, chủ buồn thì chó... “có vui đâu bao giờ”!

Loài người thì “giầu đổi bạn, sang đổi vợ”, “còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Nhưng chó thì tuyệt đối trung thành với chủ “nguyện suốt đời làm thân khuyển mã”.

Nhiều con chó bị chủ bạc đãi, bỏ đói phải đi lang thang kiếm ăn nhưng cũng không bao giờ bỏchủ.

Tuy chó đuợc xếp vào loại ăn thịt sống nhưng chó nhà thường ăn đồ ăn thừa của chủ đểlại. Người Mỹ cho chó ăn thực phẩm dành cho chó (dog food) bán ở các siêu thị. Người VN thường cho chó ăn cơm trộn với một chút thịt cá lâu dần chó đâm ra “ghiền” cơm, cực chẳng đã mới ăn “dog food” như trường hợp chủ đi vắng một vài ngày.

Đời sống trung bình của chó là 15 năm nhưng loại có thân cao lớn chỉ sống cỡ 10 năm. Chó rất dễ hội nhập vào cuộc sống của loài người và giúp ích rất nhiều việc. Công việc chó thường làm nhất là coi chừng nhà cửa, hãng xưởng, sân bãi. Chó còn phụ giúp đắc lực với cảnh sát để truy tìm thủ phạm, đánh hơi tìm ma túy, bom đạn. Trong quân đội cũng có lực lượng quân khuyển và có những chú chó được thăng tới cấp bực đại úy. Chó còn phụ giúp trong việc chăn nuôi súc vật như bảo vệ gia súc trước đe dọa của sói chồn, beo cọp và giúp chủ đi tìm những con thú lạc đàn. Chó cũng là bạn đồng hành với người trong các cuộc đi săn như săn vịt trời và thỏ. Chó của nhà dòng Saint Bernard trên vùng núi cao giữa Ý và Thụy Sĩ do các thầy tu nuôi từ hàng trăm năm, được huấn luyện để đi cứu những người trượt tuyết bị bão tuyết chôn vùi. Những vùng thuộc Bắc Cực và Alaska quanh năm tuyết phủ người ta dùng chó để kéo xe trượt tuyết. Trong lãnh vực y khoa chó được dùng để thử nghiệm các loại thuốc mới trước khi được dùng điều trịcho loài người. Trong lãnh vực khoa học không gian, chó có tên Laika đã được Nga Sô phóng lên không gian trong phi thuyền Sputnik 2 vào tháng 2 năm 1957 để thí nghiệm xem động vật có thểsống được trên không gian hay không trước khi đưa loài người lên. Về giải trí chó cũng cống hiến rất nhiều, tài tử điện ảnh như chó Rin Tin Tin thuộc giống German Shepherd đã đóng 19 cuốn phim trước khi chết vào năm 1932. Chó Lassie thuộc giống Collies đã đóng hàng loạt phim mà phim đầu tiên là “Lessie Come Home” năm 1942 đã làm bao người nhỏ lệ (phim này hãy còn tại nhiều thư viện Mỹ, quý vị nào chưa xem cũng nên xem, rất thích hợp với trẻ con).

Về phương diện thể thao, chó cũng tham dự điền kinh với môn chạy đua nước rút mà cuộc đua chó đầu tiên được tổ chức tại Tucson, Arizona Hoa Kỳ năm 1909. sau đó bộ môn thểthao này được nhiều người ái mộ và lan sang Âu Châu nhất là Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan. Chó dùng để đua là loại Greyhounds đạt vận tốc đến 40 miles một giờ. Tại VN ở thành phố Vũng Tàu cũng có đua chó Greyhounds nhập từ Úc Châu nhưng mới đây mấy chục con bỗng lăn ra chết khiến trường đua chó này tạm thời phải đóng cửa! Ở Nam Mỹ như Mễ Tây Cơ nhiều người lại thích xem chó đánh nhau và loại Pit Bull thường được cho thượng đài. Đa số các trận đấu này đều có cảnh máu đổ thịt rơi rất tàn nhẫn nên bị cấm hầu hết mọi nơi trên thế giới Tại các nước Á Châu nhất là Trung Quốc và Đại Hàn chó còn là món ăn “hẩu xực” rất được dân nhậu hoan nghênh. Tự ngàn xưa chó đã là món ăn của người La Mã cổ, thời ấy người ta đặt giải thưởng cho những ai hầm món thịt chó ngon. Dân ta có câu: “Sống trên đời không ăn dồi chó. Chết xuống âm phủ biết còn có hay không?” để nói lên cái ngon độc đáo của thịt chó. Từ câu đó mới có những quán nhậu “Sống Trên Đời” ở Hàng Xanh, “Nai Đồng Quê”, “Cờ Tây” ở Ngã Tư Bảy Hiền.

Giết chó làm thịt ở VN thì không sao nhưng ở Hoa Kỳ thì bị khép vào tội hành hạ súc vật. Hồi mới sang định cư một anh chàng người Kampuchia ở Long Beach (California) bị ra tòa vì tội làm thịt chó. Ở Trung Hoa ngày xưa Tần Thủy Hoàng ra lịnh đốt sách và giết những người có học, đến thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, Mao Trạch Đông ra lịnh giết hết chó vì sợ tốn cơm.

Tại Hoa Kỳ người ta rất thích nuôi chó và ước lượng có khoảng từ 50 đến 80 triệu chó được nuôi hiện nay. Tuy thích nhưng hàng năm vẫn có khoảng 10 triệu chó bị cơ quan Humane Society chích thuốc vì người ta không còn thích nữa!

Người Đông phương nuôi chó để giữ nhà, phòng ngừa trộm cướp nhưng đối xử tệ bạc với chó như chỉ cho ăn cơm thừa và ngủ ngoài sân nhưng chó vẫn một dạ trung thành. Chó là con vật hữu ích cho loài người nhưng loài người lại dùng chó để ám chỉ hay nhiếc mắng những kẻ phản trắc, thay dạ đổi lòng và gọi những kẻ ấy là “đồ chó má”, “quân cẩu trệ”. Kẻ hoang dâm thì được gọi là “Cậu chó” tên của nhân vật chính trong tiểu thuyết cùng tên xuất hiện trên báo chí VN vào thập niên 1960. Người Tây phương khá hơn đưa chó vào vị trí xứng đáng của nó, thương yêu “trân quý” chó, xem chó như người trong gia đình. Cho chó ở ngay trong nhà, nhiều khi ngủchung giường, cho chó đồ ăn riêng, không dám cho chó ăn xương vì sợ...mắc cổ. Chó đau thì đưa đi thú y sĩ và người ta còn tổ chức những cuộc thi hoa hậu chó.

Một lần nữa năm chó lại trở về. Chó là con vật thông minh, trung thành luôn giúp ích và bảo vệ loài người vì vậy năm Chó ắt phải là một năm tốt đẹp, yên lành và ta có thể đổi một câu trong truyện Kiều thành:

“Bức tranh vân cẩu vẽ nhiều điều may.”

Trịnh Hảo Tâm

Tình quê góp nhặt:

Tép Mòng - Cá Lóc

Hai Quẹo

Bà con cô bác thử nghĩ coi, thuở đời nay người ta biểu "Gần mực thì đen. Gần đèn thì sáng" mà sao tui thấy nó trật lất. Sống ở xứ người, lúc nào cũng gần với đèn điện sáng trưng mà tui vẫn tối u tối mịt. Còn cái câu "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" kiểu bông sen, thì nghe nó cũng trớt quớt. Bạn bè tui, có đứa theo gương bông sen, dù mọc lên từtrong bùn, nhưng đã trở thành thanh cao, sang trọng, quý phái, có thể

sánh vai với ông Phật, ông thánh trên bàn thờ thơm phức nhang đèn, khỏi dám nhận mình thoát thân từ bùn. Phần tui thì kỳ cục hổng giống ai, xa bùn mà vẫn cứ vương mùi bùn?! Tối ngày nhớ chuyện đào đuôn, đào dế, tát đìa, giăng câu, đặt chà ngôm, bắt cua, bắt cóc, bắt cá cạn. v.v., toàn mấy chuyện hết sức là quê. Lên thành lâu rồi mà cặp giò tui đâu có nhả phèn, mùa lạnh da mốc cời, phải lấy lưởi lam cũ cào hai ống quyển cho bùn khô nó tróc ra như phấn bột, rồi gọt gót chưn chai thành từng lớp từng lớp như bì. Muốn gột rửa cái gốc nhà quê đó. Mà nó vẫn đeo theo tui như đỉa suốt đời. Bởi vậy, tui đâu có chuyện gì khác hơn để mà kể, ngoài những chuyện nhà quê. Cũng chính vì vậy mà năm nay, tui xin tiếp tục chương trình bằng mấy chuyện tạp nhạp vìa con tép mòng và cá lóc, hai thứ cật ruột của tui ở vùng ruộng lúa bùn lầy. Và cũng như thuở giờ, tui chỉ kể theo kinh nghiệm chứ hổng có cầu viện từ bất cứ sách vở báo chí nào.

À mà quên, tui vừa bắt gặp một người đồng hương, cũng rất là đồng quê, đồng điệu, đồng tình. Ðó là Anh Bắp. Trong Ðặc San TV Xuân 2005 vừa rồi, ảnh kể chuyện cộ lúa, chăn trâu, đặt trúm, đánh trổng, xay lúa, thả diều.v.v... nghe đã hết chỗ nói. Ảnh chưa kể tới chuyện trồng ấu, thả chà sông và dệt chiếu. Trước đây tui đã hú bà con cô bác tiếp sức cho vui, mà cho tới năm rồi mới hân hạnh gặp Anh Bắp. Ừa, chuyện nhà quê kể suốt đời chưa hết. Mình cứ lục lạo trong garage kỷ niệm tìm cái nào nhắm xài được, đem ra phủi sạch bụi, lau chùi cho láng,

rồi hô mại dô, làm garage sale. Coi vậy mà có món sẽ trở thành đồ cổ vô giá đó nghen. Và thể theo cái hướng này, xin mời quí vị và bà con cùng Hai tui trở vìa sống lại một chút ở Prah Prabăng, sróc dợnn, trước năm 1975.

Phần I. Tép Mòng.-

Trà Vinh mình là xứ may mắn được Tiền giang, Hậu giang và biển rộng bao quanh, có thiếu gì cá sông, cá biển, tôm cua mà chắc bà con ai cũng dư biết nên miễn bàn. Ðây chỉ xin nói riêng vìa con tép ruộng nước ngọt. Tức con tép mòng hay tép muỗi. Tui sẽ hông nói tới mấy cái vụ đăng, đó, lờ, lọp, xịp, vó, chài, lưới, nò, đáy... trong nghề đánh cá, mà chỉ kể riêng cách bắt tép rất đặc biệt của đồng bào mình. Trước hết là việc đặt chà ngôm.

Ðặt Chà ngôm.

Chà ngôm được đươn bằng tre và có nhiều loại. Mấy cái bự cao cả thước hay hơn là để đặt dưới rạch dưới xẽo, hứng ngọn nước chảy để bắt tép bạc, cá kèo, hay hầm bà lằn cá. Loại này phải trang bị thêm cái miệng hình ống loa hay cái chĩu lạo, cái quặn, mà đàng ngoài kêu là cái phểu. Bỏ qua vụ này luôn. Tui muốn nói riêng vìa loại chà ngôm khác, nhỏ hơn, dùng để đặt trên ruộng, chuyên trị tép mòng. Nhìn chung chung, chà ngôm này có hình dáng như cái giỏ nhái, nhưng nó hổng có cái cổ, hổng có miệng hình miệng bát, mình mẩy gọn hơ, cái hông suông đuột, dáng nho nhỏ dễ thương, vòng mông chừng ba bốn gang, chiều cao trên dưới đầu gối, thường được làm một cở như nhau. Bên hông khoét cái lỗ tròn gọi là miệng hom để gắn cái hom sâu vô bên trong. Ðứa nào rắng mắt thử thọc bàn tay vô khỏi hom thì biết, chỉ có nước khóc la làng và nơ nguyên cái chà ngôm chạy đi nhờ người lớn gở ra dùm. Nói vậy nghĩa là hom hình cái ống loa, ghép lại bằng nan tre mỏng dính, ngoài bự trong túm lại nhỏ xíu

Dùng chà ngôm này để đặt dưới ruộng nước im, chơ vơ trụi lủi hông cần cái miệng hay đăng chận gì ráo, thì đồng bào tui kêu là đi plong hay phlong. Nước hông chảy mà tép rủ nhau chạy vô là vì nó mê mùi mồi cám rang.

Rang cám cho thiệt thơm hén, rồi đem quết nó với cháo heo đặc, nhớ là cháo nấu bằng gạo lức nghen, rồi vò nó thành viên tròn như trái quít đường. Ðó là cục mồi. Khoảng mưa già, thời tiết tháng 6, tháng 7, đồng cấy xong, nước dâng cao, những buội lúa vừa bén rể xanh rì xếp hàng thẳng tưng ngang dọc vuông vức trên đồng, ngó y như cái khăn rằn nền trắng sọc xanh trãi dài mát mắt. Chiều chiều, cơm nước xong, lấy cây đòn bằng đọt tre hay cây tầm vong gánh chà ngôm ra đồng ruộng bao la trước nhà để đặt. Không cứ là ruộng của chủ nào, muốn đặt đâu đặt, miễn đừng làm hư lúa người ta thôi. Chim trời cá nước mà. Nước ruộng cạn, chưa liếm tới cái lai quần xà lỏn. Tuỳ sức mà làm. Thong thả mà làm. Lúa mùa hồi đó cấy thưa lắm, giữa bốn buội lúa là ô vuông cạnh cả nửa thước, dư chỗ ngồi cho một cái chà ngôm. Lựa chỗ tương đối trũng và bằng phẳng, ém sình cho hũng xuống, rồi lấy chà ngôm đặt vô lỗ hũng đó, ấn xuống cho dính, giữ miệng hom đừng cho thấp hơn mặt đất, moi bùn chung quanh túm lại để kềm cho

nó đứng. Kế tiếp là dọn đường cho tép bò vô. Khoả đất cho bằng phía mặt tiền, dùng bàn tay làm cái bay vuốt cho bùn láng o từ miệng hom ra xa chừng một thước. Bỏ cục mồi cám rang vô chà ngôm, kiếm cục sình cứng nhồi với cỏ rạ mục, nắn thành một cục bự bằng cái tô làm nắp đậy, khá nặng, dằn miệng trên của chà ngôm, vừa đậy kín vừa giữ cho nó thêm vững. Cứ như vậy đặt tiếp cái thứ hai, thứ ba. Khoảng cách với nhau tuỳ ruộng tép chạy nhiều ít, thường là từ20 tới 30 thước một cái, tính theo cả 4 hướng trước sau ngang dọc. Xong xuôi bỏ đó cho ông trời giữ giùm. Hổng có ai siêng đi ăn cắp của ai đâu. Bước lên đứng trên bờ ruộng cao lớn, mềm dịu cỏ xanh, nhìn xuống thấy lô nhô những đốm đen, ẩn hiện trong sóng lúa. Có nhiều người khác cùng ra đồng cắm câu hay giăng câu v.v... Tiếng nói vói nhau ở xa nghe mơ hồvang đi gờn gợn như sóng. Ruộng xanh thẳm hoá đen. Xa xa chợt có giọng chầm- riêng hay là-bam ngân dài theo gió. Mấy cô cậu nhỏ người Miên ra đồng hay hát và hát hay lắm. Cò diệc thưa dần, nhường chỗ cho cúm núm, mỏ nhác. Ếch nhái kêu óp ép. Tiếng cá lóc ăn móng lỏm bỏm. Mùi bùn tanh tanh, mùi lúa non hăng hăng mà dễ chịu lắm. Tất cả môi trường hãy còn trong lành, thanh khiết. Khát nước? Cứ khom xuống bụm hai bàn tay múc nước ruộng lên uống, ngọt ngay. Thời ấy, cảnh nhà quê êm đềm như cõi tiên. Người, vật, cây cỏ cá tép, hoà chung tiết điệu và nhịp sống của đất trời. Thời gian như đứng yên. Cả ngàn năm rồi, vẫn y thinh. Cho tới ngày "cách mạng" về.

Về tới nhà thì đỏ đèn. Chim họp mặt trên cây xôn xao chào nhau đi ngủ. Từ những hàng tre, tiếng ve giồng kêu chiều ngân dài ve ve từng hồi nối tiếp như bất tận, cùng bóng đêm ru một ngày vừa qua về nơi tiền kiếp. Rồi giấc ngủ thật êm. Giác hừng đông bửa sau, gà gáy thưa dần, thì quảy giỏ ra đồng trút tép. Nếu tép chạy nhiều thì sau khi đổ tép, đặt tiếp, giác chiều lại trởra, vừa giở vừa đặt lại, khỏi phải gánh chà ngôm tới lui. Cùng mùa tép mòng còn có cá lòng tong ruộng chạy khi có mưa lớn. Cả thúng, cả giạ. Lòng tong ướp nghệ đem hấp hay đem kho với đọt gừng, lá gừng non đó, còn phải nói? Nó cũng là độc chiêu của quê mình.

Tép mòng.

Con tép mòng, còn gọi là tép muỗi, lớn bằng đầu đủa, và hông lớn quá đầu ngón tay út, có màu trong xanh như ngọc thạch, coi rất hiền lành. Nó to hơn và khác xa con ruốc nước mặn. Giở chà ngôm lên nghe tép nhảy rồ rồ, thấy mà ham. Rặt là tép tươi chong cùng một lứa, như lựa, sạch trơn hông cần rửa ráy gì ráo. Ðôi khi có lộn một hai con cá sặc, cua đồng, lôm chôm hay điên điển. Con lôm chôm hình dạng giống con muỗi đòn sóc khổng lồ, chưn cẳng dài thòn, mình ốm nhom tong teo, phải ưu tiên bóc nó bỏ, vì làm mắm mà có lộn nó thì ăn ói chết. Cuađồng cũng bị xé đôi, tức là tách mu ra, quăng xuống ruộng làm phân cho lúa, chừa xác vài con bỏ lợi vô chà ngôm đặng thêm mùi hĩnh hĩnh hấp dẫn. Con điên điển thì đen thui tựa con bù hung, dẹp lép như con dán, ăn được. Một cái chà ngôm có thể kiếm cả tô, hay cả lít tép. Một người có thể kiếm cả thùng tép trong ngày.(Thùng = 20 lít ). Những vùng Ða lộc, Hoà Thuận, Song Lộc, Thanh Mỹ, Hiệp Hoà, Nhị Trường, Phước Hưng, Long hiệp, v.v., thuộc quận Trà Cú và Cầu Ngang, tạm kêu là ruộng giồng, là xứ sở tép mòng. Nếu chỗ nào có dòng nước sông tưới vô thì, dù là nước ngọt, chỗ đó thường có thêm tép bạc đất. Tép mòng chạy trốn. Xứ giồng có cái ngộ là mùa nắng ruộng khô, đất nẻ, cá tép đi mất hết, in như là là nó bị khô theo, nhưng mà khi nước lợi thì nó cũng lợi theo. Mưa đầu mùa nặng hột thì ruộng có cua đồng, ốc bươu, ếch bò ra trước. Tới chừng nước đứng, đọng lợi thì tép mòng bắt đầu tràn ngập. Hằng hà sa sốtép. Thực phẩm bắt đầu phong phú. Tép mòng rang muối luôn râu, hông cần mỡ tỏi gì ráo, rang cho khô, chấm nước mắm ròng dằm ớt hiểm với vài giọt chanh. Hoặc đem luột luôn râu, trộn gỏi su đủ hay cây chuối con. Hoặc đem bằm nấu canh xiêm lo rau đắn hay lá bình bác, với măng tre hay bù ngót, nêm vô chút bò hóc, vân vân và vân vân. Nếu quí bạn là dân quê chánh hiệu của Trà Vinh thì hông cần mô tả thêm, nghe nhắc tới đó cũng đã thấy chảy nước miếng rồi.

Xúc tép.

Ngoài cách đặt chà ngôm, cũng có cách khác là đi xúc tép. Bỏ công xúc tép nuôi cò. Nuôi cho cò lớn.. Xúc bằng cái xà neng. Cái xà neng giống hình cái ki xúc đất, nhưng nó bự, dài, đít nhọn và sâu, nan đươn vót láng bóng, nên dáng nó mỏng manh thanh tú lắm. Miệng nó có cái nẹp cho khỏi bén như miệng ki. Dùng xà neng đẩy, dậm và quậy. Dậm là đặt xà neng nằm ngửa ra sát bùn rồi lấy chưn dậm cho lẹ trước miệng để lùa cá tép chạy vô. Thường là dậm chỗ có cỏ. Còn quậy hay khuấy, tức là đi cà-cô, nói theo tiếng đồng bào tui, thì đứng một chỗcào nước cho chạy theo một chiều nhứt định, cào cho bương bương lẹ lẹ, nước xoay thành vòng tròn trôn ốc chung quanh người đứng, tép chóng mặt, bị cuốn theo dòng

nước xoáy, vớt vô xà neng hết. Mấy con cá rô con, cá sặc, hủng hỉnh, cá chốt...cũng vô luôn. Muốn mau ăn thì trước khi quậy, thẩy xuống nước mấy cục mồi cám rang nho nhỏ làm điểm, để yên một lát cho tép đánh mùi thơm, bu lại, thì nhảy xuống cà cô ngay chỗ cục mồi đó sẽ bắt được nhiều hơn. Cách này có thể chỉ dùng cái rổ dày thôi, đứa con nít cũng kiếm dư đồ ăn cho cả nhà. Còn mấy cái xịp, vó, chài, lưới xài ở đây sẽ thua.

Vài cách ăn.

Trà Vinh mình có loại mắm đặc biệt, mà may quá báo chí ít biết và hổng nhắc tới, đó là mắm brờ ọt, nói trại ra thành bờ ót, tức mắm tép chua, làm bằng tép mòng, khác với mắm tôm chua mà dân thành thường dùng để trỏ mắm tép bạc. (Còn brờ hóc, hay bò hóc là mắm mặn, đểlâu). Cách làm brờ-ọt thật đơn giản, giản đơn, chỉ có tép mòng, muối hột và côm nguội. Hông cần rượu, tỏi gì ráo mà mắm vẫn đỏ au. Rồi cũng trộn su đủ mỏ vịt, gừng, riềng, ớt. Nhưng mà thịt và vỏ tép mòng mền mịn, nên bờ-ót có vị ngọt ngào đậm đà, ngon gấp mấy lần mắm tôm chua tép bạc. Mắm ruốc so ra là đồ bỏ. Có một điều lý thú là chính brò ót tép mòng là mẹ đởđầu của cá lóc nướng trui. Hai tui sẽ nói rỏ hơn ở phần sau. Tép mòng cũng còn dùng làm brò hóc tép, ngon hết xẩy. Hoặc đem luộc rồi phơi khô, xong đập sơ sơ cho rụng râu rồi vô bao cà ròn treo nóc nhà cất, kêu là tép khô hay khô tép, chứ hổng phải là tôm khô�. Không thích làm tép khô thì làm mắm để nấu nước mắm, mà bà con mình kêu là nước mắm đồng. Dỉ nhiên nó thua nước mắm biển của Phan Thiết, Phú Quốc. Mắm bò hóc tép còn dùng để kho, hoặc nêm canh, kêu là canh xiêm lo, ít ai đem nấu nước lèo bún. ( Ximlo, tiếng Khmer, có nghỉa là canh, ăn với côm thì người mình kêu trại lại là canh xiêm-lo, ăn với bún thì kêu là nước lèo, đồng bào tui kêu tưk ximlo num chooc, lai tây thì gọi nước súp). Ngoài ra mắm này còn làm gia vị cho heo kén ăn. Con heo nào yếu ăn, trộn một chút vô mámg cháo thì sẽ thấy nó táp phầm phập phát thương.

Ðây hai tui xin mở ngoặc để nói vìa việc ăn ghém một cách kỳ lạ của tụi tui hồi nhỏ. Không biết phải kêu là ăn gì, nhưng bà con tui kêu là xi chrôc le. Trưa trưa đói bụng, buồn miệng, đám con nít tui thường rủ nhau, đứa kiếm mắm bò hóc tép mòng, đứa đi kiếm khế, chuối chát, trái sung, trái đào hay trái gòn non, và nhứt là hông thiếu đọt đu đủ, hay lá su đủ non cũng là nó, ớt hiểm rừng, cơm nguội. Phành đọt đu dủ ra như miếng bánh tráng, để vô mấy lác chuối khế trái sung rồi cuốn lại như gỏi cuốn to bằng cùm tay, ăn với mắm. Hấp dẫn lắm! Cắn từng khúc bự, ngốn ngốn, gò má phùng ra như khỉ ngậm bần. Ðủ thứ vị đắng chua chát cay mặn ngọt quến lại, ngon thôi là ngon; cay quá! chảy nước mắt thì cắn một miếng cơm nguội để giải. Ăn đã, chạy lại lu nước trước hàng ba, lấy cái gáo dừa đen mun có tra cán bằng nhánh tre, giở nắp lá ra, thọc vô khoả khoả cho lăng quăng lặn xuống, rồi múc một gáo, tu vô miệng hụp ừng ực hổng kịp thở, nước tràn chảy dài xuống càm, nhễu lách chách xuống chân. Thứ nước giếng đào giữa ruộng sao mà ngọt như đường. Buông gáo ra, thở khà một cái như mấy ông già uống rượu đế, quẹt quẹt cái mỏ bằng lưng cánh tay, chạy đi chơi tiếp.

Ngày nay, khó tìm ra được bờ ót tép mòng, người ta làm bằng con ruốc có đểmàu nhuộm chiếu cũng đỏ tươi, rất nguy hiểm. Riêng hai tui thì khỏi lo, cứ vô sróc hỏi đồng bào tui: miệl brờ ót kompựh tê miịn, là có ngay. Kompưh, tiếng Khmer, là con tép mòng đó bạn ạ. Xin tạm ngưng chuyện này để nói qua con cá lóc.

Phần 2: Cá lóc đồng.

Cá lóc, đồng bào tui kêu là trâyptoc. Trây là cá.Ptoc mình kêu trại ra

thành lóc,cá lóc. Tương tợ như cá lò tho (sặc rằn) do tiếng trây cơn- tho mà ra. Ở đàng ngoài cũng có con cá y chang như vậy, nẫu kêu là cá tràu, nhưng thường nhỏ con hơn, nước da trắng lợt, bự lắm là bằng ngón chân cái. Lớn lên chút nữa thì kêu là cá tràu cửng. Thật ra tuy hai mà một, chỉ khác phong thổ thôi. Còn ở miệt Châu đốc, Hồng Ngự, thuộc Ðồng Tháp Mười thì cá lóc và cá bông, ở sông ở ruộng có hết. Cá lóc sông thì da trắng như gái Nha Mân nhưng hay bịcó mực, lốm đốm đen thui ở trong thịt. Cá bông y hịt cá lóc, theo sông, từ Tonlê-sap bên Nam Vang qua, bự con lắm, nặng một hai ký là thường. Dòng An Giang sông sâu.. cá lớn. Da nó màu đất lợt lợt, mình có sọc ngang trắng trắng. Khô cá bông bự bành ky. Thịt cá bông lạt, bởhơn cá lóc đồng Trà Vinh. Cá lóc đồng của mình vì nước cạn, thường tắm nắng ruộng nên lưng đen, mình mẩy có màu mặn mòi như nước da gái ruộng Trà Vinh. Ðây tui chỉ ban� vìa cá lóc đồng Trà-Vinh thôi.

Vài món ăn làm với cá lóc.

Cá lóc làm ra đủ món, kho riêng hay kho chung với thịt heo kho tàu, nấu canh, nhứt hạng là canh chua, làm mắm, nướng than, nướng trui, nướng đất bùn, hấp khô, hấp nước, kho mắm ăn ghém, chiên xào, làm khô, chà bông. Cá lóc chà bông cứu biết bao bịnh nhân, nuôi lớn trẻ con còn nhỏ. Ðàn bà đẽ mà ăn cá lóc kho tộ với hành hương luột thì an toàn trên xa lộ. Kểlàm sao cho hết thành tích cá lóc. Có cả trăm cách ăn ngàn cách nấu. Có cả nền văn minh cá lóc, viết ra cả mấy trăm trang sách cũng chưa rồi. Hai tui xin kể sơ sơ vài món phổ biến sau đây.

Trước hết là Bánh canh cá lóc.

Nó đã đi vô máu và tiềm thức tui từ hồi thời bà ngoại còn sống. Bắt con cá nhắm chừng 1 cân trở lên, làm xong đem luột, chín rồi vớt ra rỉa thịt, sao cho còn lục cục, để đó. Bột gạo vừa xay rồi, và bòng cho khô xong, lấy từng cục nhỏ quấn, ép vô cái chai lít, hoặc cán trên thớt, cho nó thành lớp mỏng, rồi lấy dao cắt thành từng sợi, từng sợi dẹp như bánh lá mít, gạc nó thẳng vô nồi nước súp cá đương sôi. Bánh chín, đổ thịt cá rỉa vô rồi nêm nếm, trộn đều. Nước bánh canh sẽ đục đục lền lền như bầu sữa mẹ. Cọng bánh mềm mại quấn quít lấy nhau như anh em mộtnhà. Gia vị có hành hương, ngò, tiêu, ớt, chanh, nước mắm ròng. Làm sao diển tả hết cái ngon này. Nó rất thiên nhiên, nguyên chất và rất hiền. Ai chưa đủ răng hay mất răng đều ăn được ráo. Người bịnh yếu ngáp ngáp mà húp vô một chén nước bánh canh này là hồi dương ngay.

Ðó là Bánh canh nhà quê gốc Trà Vinh, đã có trước cái thời "Bánh canh con dắn, con dài. Lòng thương chú đội bán hoài bánh canh". Xin bái-bai mấy cái móng giò heo ở cổ, của bánh canh bột lọc, cọng tròn và dai như con trùn sống, gắp hông dính múc hông lên, cứ bò vô thục

ra, lua nó vô rồi thì nó né hai hàm răng, nhai hông trúng, trệu trệu nuốt trọng. Nước thì trong veo, ngọt ngây nhờ bột ngọt, nhưng mà cái mùi móng heo, mùi hành sấy, hơi nhuốm bịnh mà hữi một cái là bịnh nặng luôn. Lại còn thêm chéo-oãi chiên phồng nữa! Mạnh trong mình mà ăn nhiều cũng bò-hố. Xin nói lạc đề thêm chút xíu là ngoài bánh canh cá lóc nói trên, Trà Vinh còn có loại bánh canh ngọt cũng dùng bột gạo tươi như trên, nấu với đường thẻ, nước sền sệt đâm đà tình nghĩa, chế chút nước cốt dừa, ăn mệt phát ách mà chưa chịu thôi..

Món thứ hai khó quên nữa là mắm chao cá lóc. Làm bằng cá tươi, con vừa vừa hông bự lắm, thường là cở cùm tay, chao bằng cơm rượu hay chè nếp, chứ hông chao bằng khóm như mắm Châu Ðốc. Mình làm nó khoảng tháng chạp năm trước, đến tháng mưa già năm sau, hơn 6 tháng, mới thiệt là ngon. Trời mưa, làm biếng đi mua đồ ăn, gần bửa cơm, gắp con mắm lóc ra, để vô tô chưng, thêm chút hành, tóp mở, tiêu. Bên ngoài vẫn mưa ào ào, trong nhà mọi người xúm lại, quanh nồi cơm nóng hổi, ngọn đèn dầu ống khói sáng trưng, ăn cơm với rau càng cua (rau tiêu) luột, hoặc rau mờ-om (dân chợ sửa thành ngò-om) luộc, hoặc măng tre giồng xắn ởbuội tre sau hè đem luộc, chắm mắm chưng, nóng hổi, vừa thổi vừa ăn, nghe như chuyện đời xưa.Thịt mắm chao dai, đỏ tươi màu gạch, lấy đầu đủa quẹt quẹt liếm húp hết nồi cháo trắng cái rụp. Cĩ người đem chiên để ăn côm hay uống trà. Phấc te, chìa té, uống trà bằng mắm cá lóc chiên nó còn ngon bổ hơn dẫm-sà với phùng-chjão, toàn là nước màu và gia vị độc hại. Người Cắc Chú làm khô mặn bằng cá chét, kêu là khô cá mặn, phải nói là khỏi chê, hẫu sực lắm, họthường dùng nó làm món chưng, giống món chả của đàng ngoài trong cơm tấm bì xường chả, nhưng đây họ gọi là hầm diiễu chíu dục taãn. Má tui có chồng lai Tiều Chiêu nán (Tều chứhông phải Quảng nghen), hổng thèm theo Tàu, mà lại dùng mắm chao cá lóc, thay vì khô cá mặn, đem bằm chung với thịt ba rọi củ hành rồi trộn với hột vịt đem chưng hay hấp. Kêu là mắm bằm chưng hột vịt. Xin đừng độn bún tàu và núm mèo như chả ngoài ấy, nó sẽ làm mất kiểu Trà Vinh, mà phải để mắm cho thật nhiều vô, cho thật đậm vị đậm mùi, chiếm trên 60% ởtrỏng, nó mới chính danh là mắm bằm. Cà nâu, củ cải, chuối khế rau thơm cặp vô, phải nói là dách lầu. Ðó là món độc đáo của Trà Vinh, vì nó gồm đủ ba thứ kiểu cách văn hoá Việt, Miên, Tàu, bằm bằm trộn chung lại. Nó qua mặt món hầm-diễu cái vù, và ngoảnh lại nhìn món chả-hấp trong cơm tấm bì với vẻ khinh khi. Ðó là nói vìa mắm chao. Còn mắm bò-hóc cá lóc mà xé hay thái ra đem trộn gia vị đường ớt su đủ vô thì nó đậm đà gấp mấy lần mắm thái Châu Ðốc. Việt Miên đề huề, chưa đâu bằng.

Món thứ ba, cũng bí hiểm lắm, thấy đơn giản mà hổng phải dễ nấu, đó là nước lèo bún

cá lóc, chánh gốc Trà Vinh. Mắm bò hóc làm bằng cá lóc, hoặc các loại cá đồng, đem nấu nước lèo bún với cá lóc tươi, là nhứt xứ. Chỉ cần cá lóc thôi nghen. Hổng có bày đặt thêm thịt, huyết heo, mực, tép vô làm cho nó mất gốc và vô tình biến nó thành mắm kho và rau mất rồi. Chính yếu là cá lóc, xứ cá lóc mà, nhiều cá thì nước sẽ ngọt ngất ngư, chứ cần gì tép biển, mực, ba rọi, đường bột ngọt. Nồi nước lèo cá lóc thơm phức, trên mặt lềnh bềnh lớp hột trứng vàng tươi, lấy vá khuấy nhẹ cái, thịt cá trắng nỏn từ đáy cuồn cuộn lên xuống, chan vô bún đóng thành dề trên là-bôi bắp chuối, nhìn thấy đố ai nhịn được hè. Còn bò-hóc cá biển mà nấu nước lèo với cá kèo thì ăn rồi mặc sức mà khảy đờn tranh tới rách... háng cũng chưa xong. Bà con mình nói cá biển phong lắm. Có nhà báo nào đó còn xúi bá láp kêu nấu nước lèo với cá tra, trê, trèn?! Chèn đét. Vừa thôi, bỏ đi tám. Ðể khi nào rảnh rảnh, tui sẽ kể kỹ hơn cách vặn bún (làm bún), cách nấu nước lèo tưk ximlo và cách ăn bún xi nùm-chóc theo kiểu Trà Vinh chính gốc cho bà con nghe chơi. Lạ lắm!...

Cách bắt cá lóc.

Làm sao kể cho hết cách bắt cá lóc. Nè hén, đầu mùa thì đi soi, đi nôm. Mưa lớn vài đám thì cá lóc bắt đầu bung ra khắp đồng, cùng với ếch, ốc bươu, cá trê, cua đồng, chuột, v.v.

Ðèn soi nhái hồi đó tim làm bằng chỉ bao bố, choá bằng thiếc, cốt bằng đọt tre có lỗ thông, đốt bằng dầu lữa đựng trong chai gắn sau đuôi. Có thể dùng nôm hay cây chà bộp. Chà bộp là loại chĩa có năm mũi, không ngạnh như xà no, phóng trúng một cái là nó hết cục cựa. Cái nôm thì quí vị biết quá rồi. Gần cuối mùa thì tát vũng, mò và thụt hang. Hết mùa mưa thì làm hầm. Làm hầm là chuyện dễ nhứt và rất hấp dẫn đối với con nít. Khi ruộng sắp khô cạn thì cá tép rút về vùng đìa, bào, bân, tà nụp. Càng nắng hạn thì cá lóc càng lo cho vận nước, bèn tìm đi nước khác sâu hơn, đó là thời gian tốt nhứt để làm hầm. Moi lỗ sát mí nước để cho cá lóc nhảy đi mà bị rớt xuống kẹt ở lại đó, gọi là làm hầm. Có người làm hầm dài, qui mô lắm, đặng bắt cho nhiều cá. Nhưng Hai tui thường làm tròn cở khạp da bò, miệng chèng bẹt, đáy túm lại, sâu hông quá một thước. Bên trong láng lình như thoa mở, để cá rớt vô thì dễ, mà lóc lên thì vô phương. Quan trọng nhứt là miệng ngoài, chỗ giáp nước, bo tròn như cái máng, nện cho cứng, vuốt thật láng, như lối mòn nhiều kẻ qua, nhưng nó là con đường bi-đác bác-đi. Khi tới gần, thấy êm phẳng quá, tưởng thiên đường trước mặt, nó hè nhau nhảy vọt, rớt rơi xuống hầm cạn khô, nằm im ngáp gió. Ðôi khi có nhiều con quá độ khỏi miệng hầm, bay lên đất nẻ nằm đó. Sống dai lắm. Nó có thể lóc thêm vài chục thước hay quay về ta tắm ao ta. Ðó là những chuyện nhỏ. Sau đây xin kểvài cách khác ít nhiều đã đi vô sách báo, là câu rê, giăng câu và tát đìa. Mấy cái vụ này muốn viết cho rỏ thì tốn giấy lắm, cầu hai, ba cuốn Ð/S Trà Vinh nhập lại. Nhưng đây chỉ nói phớt phớt qua thôi, để góp vui một chút với bà con và bạn bè trong ba ngày Tết.

Trước hết là Câu rê (còn kêu là câu nhấp). Nó là một nghệ thuật và kỹ thuật chủ trị cá lóc, cọng thêm tính thể tháo lành mạnh. Khoảng từ lúc cấy xong cho tới khi gió trở chướng là mùa của câu nhấp. Ai thích cũng có thể tự đốn trúc làm cần và lấy thép kèo dù uốn lưỡi cắt ngạnh theo ý mình. Móc mồi nhái vô, khoá lưỡi lại bằng cỏ ống, nắm một đoạn dây vung vung thành vòng tròn lấy trớn quăng tới, thật xa, rớt cái chũm, kéo rê vô như nháy đang nhảy, nghe cái phập, ngưng vài giây, giựt mạnh, đọt cần câu cong xuống nặng trịt. Sướng tê, rên la om sòm chớ phải chơi. Các bạn cứ nhớ lại coi, vùng ruộng đường vô Ða lộc, Ðầu Bờ, Sân bay, hình ảnh nhiều vị quần áo sạch sẻ chĩnh tề, đứng rãi rác trên bờ ruộng lúa xanh no nước, nhấp nhấp cây cần trúc dịu quặt cao ngồng, coi nó ngộ hết biết. Ðó là bức tranh quê hương an bình dễ thương quá mà ngày nay hông còn nữa.

Còn việc cắm câu cũng lắm công phu. Cây cần câu bằng tre, lớn tròn như ngón tay, đầu vót dẹp, mỏng và mềm, cong xuống in hình dấu hỏi. Cắm câu chủ ý là để bắt cá lóc. Nó thích mồi chạy, nên phải dùng mồi nhái sống, loại nhái cơm dai sức. Móc lưỡi câu lểu trên da lưng để nó còn sống mà bơi lội tung tăng, cá lóc thấy mới ham. Như kiểu đặt chà ngôm, phải cắm làm sao cho con nhái nằm ở khoảng trống, giữa bốn buội lúa, hổng có cỏ, dây đừng vùn quá, cho con nhái lòng thòng trên mặt nước và bơi xa thì bị hỏng giò, hông vói tới bất cứ buội lúa nào, vì nếu nó ôm được cây lúa mà nằm im re thì cá lóc hổng tới. Nó thích mồi chạy mà. Một người có thể cắm hàng trăm cây trong một đêm, và phải đi thăm câu nhiều lần. Nếu cắm nhiều và xa nhà thì mang theo nóp ngủ chờ thức thăm câu. Mua lưỡi đúc làm sẳn bán ở tiệm. Mua chỉ vìa tóm lưỡi và se nhợ.v.v... Chuyện còn dài vô tận, xin nhường đất lại quí bạn kểdùm. Còn cái mục Giăng câu thì xin thưa, dù được nghe nói nhiều, nhưng nó hổng phải chuyên bắt cá lóc. Bởi vì là nó dùng mồi trùng quắn hay đuôn đất, tức là mồi im, ngược lại với mồi chạy, giăng sao cũng được, có thể bắt nhiều thứ cá, trong đó đôi khi cũng dính cá lóc, nhưng nó hợp khẩu hơn hết đối với mấy anh trê trắng trê vàng. Mục này tui cũng dư hơi kể cho tới qua đêm.

Bàn vìa cá lóc, hổng thể bỏ qua Cá rồng rồng, tức là cá lóc con. Phía dưới bầy cá rồng rồng lúc nào cũng có cá lóc mẹ. Như kiểu bầy gà con với gà mái mẹ. Có một cách bắt cá lóc mẹác lắm. Ðó là dùng vịt con để trị cái tình mẩu tử của nó. Nếu câu như bình thường, nó hông cắn mồi. Phải cuột lưởi câu trong chưn, dấu dưới bụng con vịt con rồi thả nó xuống đìa chổ có bầy ròng ròng đang lội. Ðể bảo vệ con, cá mẹ thấy vậy liền tấn công vịt, sẽ cắn nhằm lưỡi câu. Xong con mẹ, tính tới bầy rồng rồng màu đỏ tía. Ngồi rình đợi nó gom bi lại thành một dề đỏbằng cái nia, thì phóng xuống cái đùng như trời sập, xúc lia lịa, mà cú xúc đầu tiên có thể hớt cảtô. Cũng dùng xà neng để xúc. Cá ròng ròng nho nhỏ bằng đầu đủa, đem kho tộ, ngon hơn cá bống trứng nhiều lần. Nhưng mà, ác quá và mang tội diệt chũng .. cá lóc?

Tát Ðìa

Khi ruộng đã khô, lúa gặt xong, cá tép rút vìa chỗ nước sâu, đìa thành những kho tàng cá. Mùa tát đìa bắt đầu. Tát đìa là tổng động viên, là chiến dịch Ðông-Xuân, hông còn đánh du kích lẻ tẻmùa mưa như nói trên, mà phải cần đông người mới giải phóng xong cái đìa. Có cái ngộ là trong đám cá đồng nước ngọt như trê, rô, sặc, thác lác, mè, trèn, trạch, lòng tong, lột chốt... thì cái sắc tộc cá lóc chiếm đại đa số. Do đó, có thể nói tát đìa là để bắt cá lóc. Trà Vinh mình là vậy, người vùng ngoài nghe hổng lọt tai.

Nói tới tát đìa thì phải kể tới cái gào dai. Có nhiều người kêu là gào tát hay gào sòng. Gào đươn bằng tre, có đủ cở, nhỏ thì dùng để múc nước giếng, lớn hơn chút thì để gánh nước xài hay tưới trầu, bự cở một giạ thì dùng để tát đìa. Gào có hình dạng của khối nón cụt lật ngửa,

miệng cũng tròn, nhưng đít dẹp lép, y như khứa đuôi cá lóc kho. Vì không có mông nên ngồi hổng được, tưới trầu muốn nghỉ vai phải gác đòn gánh lên hai cây cọc cao có nạn chữ V, treo lòng thòng ở đó. Trái lại, gào con múc nước giếng rất dễ, hễ thả gào xuống nước là nó ngã qua một bên, nước vô đầy liền, hông cần dục dặc sợi dây. Gào gắn chặt với văn minh cây tre, được đươn theo lối long hai long ba, bằng nan tre cật. Ðươn xong xuôi phải phơi thiệt khô, rồi phết dầu hắc, rồi lại phơi khô. Phết hai ba bận dầu hắc là cái gào đựng nước hông nhĩ một giọt. Bên ngoài là cái

khung nưng, cặp sát hai bên hông và chắn ngang miệng, ngang đít, vừa làm cho chắc thêm vừa có chỗ mà cột bốn sợi dây vô. Riêng gào tát thì trên miệng còn có thêm cái nẹp bản bự bằng tre, rộng chừng ba ngón tay, bao vòng quanh niềng để bảo vệ miệng gào, vì nó cứ ụp xoà thường xuyên xuống đất. Dây tát đìa cũng bằng tre non. Ngoai ngoai hai đầu nó cho dẽo, cuột vô đâu cũng dính. Ðầu dây được nối vô cái rọc rạch để nắm, cũng bằng ống tre hay trúc, dài tấc rưởi hay 2 tấc, nắm khỏi phồng tay.

Trước ngày tát đìa, ở nhà lo làm hồ để rọng cá. Thường là hình chữ nhựt, và đào âm xuống đất. Mà đất giồng thì toàn là cát, nên phải chở đất bùn, đất sét vìa ém, trám vách thành hồ trên dưới thật khắn thật chặt cho hông chảy nước, rồi gánh nước đổ vô từ mấy ngày trước cho im. Rọng trong hồ có hơi bùn cá mới sống lâu, để dành ăn qua khỏi Tết. Rọng trong mái đầm cứng nhám cá bị mòn đầu, mau chết.

Bây giờ mời quí bạn đi tát đìa với Hai tui cho biết. Dậy sớm ngheo. Người lớn đã cụ bịmọi thứ cần thiết chất lên cộ cho bò kéo đi. Nào là gào, dây, bù cào, dao búa, cái trang, cái giỏ,

cái đục, cái rọng, thùng thiết, cuốc xẻn, nôm rổ thúng mủng xà neng, với lại nồi soong, mắm muối, gia vị, trà, đường, kẹo đâu phọng, nếp, gạo, chén dĩa, v.v... Bạn có thích thì có giang bằng cách đứng ké lên cần trượt lú ra phía sau cộ, như ván trượt tuyết vậy đó. Ðìa thường ởtừng chòm, nơi khu ruộng tương đối sâu, có nhiều hình dạng, chữ nhựt hay chữ L chẳng hạng, nhưng mỗi cái đều có đường nước riêng ăn thông ra ruộng. Khi nước lưng, mọi người đã lo khoá miệng đìa, nhốt cá lại đừng cho nó vượt biên bậy bạ. Ra tới nơi, trước hết là lo phát quang, dở chà sơ sơ cho trống sòng. Thường sòng tát cố định từ năm trước, nằm chỗ khúc quanh để đùng đưa gào cho dễ, và hơi sâu để nước rút lại tát cho hết. Dọn chỗ đứng thành một, hai bục bằng. Trên miệng sòng lấy rạ hay chuối cây lót cho êm, gào dập xuống hông bị bể. Nói thiệt bạn nghe, tui đã từng giã gạo cối đạp nhảy lên bước xuống, hoặc xay lúa hai tay đẩy tới kéo lui cái giàn xây, đều đặn hoài hoài, cả hai đều cần dai sức và kiên nhẩn, chưa biết ngán, nhưng mà cái mục tát đìa này thì tay ngang dễ đầu hàng lắm. Nè, tập kéo vài gào thử coi. Mỗi người nắm hai dây, đùng đưa thử cái gào như đưa võng trên không, tập cho nó nằm đứng chỏng mông đủ kiểu. Cả bốn dây đều là dây lái. Gào phải nằm cân bằng giữa hai người, hổng được ăn gian thả dây chùn hơn người kia. Rồi sau khi lui tối đa, hè, kéo tới và cho nó xắn nghiêng xuống mặt nước như máy bay trút bôm, ụp, cho ngóc đầu ngay như con ó vừa chớp được mồi, kéo theo bụng nước, nặng trìu trịu, lên tới bờ, hổng cần thả nó nằm xuống đất, mà chỉ cần lái cho nó ở thế nằm ngang trên không, rối giựt ngược cái mạnh, nước tự động tuôn xoà, cái gào theo trớn trở lui tối đa, cứ như vậy mà ụp xoà, ụp xoà theo lối ngựa phi gà-lốp-bê. Tới khi nào tay hơi mõi thì làm từ từ, kéo lên, cho gào nằm nghỉ vài tích tắc trên bờ, rồi lui gào xuống. Bạn thấy sao. Ngoài cái sức bền, còn cần thêm sức mạnh và chút khéo tay, hoà điệu nhịp nhàng giữa hai người, và nhứt là cái lưng phải dẽo dai cứng cựa vì luôn phải khum lên khum xuống, nhứt là khi nước cạn gào sâu. Nếu bạn là nghệ sỹ thì cứ việc mô tả cái cử chỉ thao tác của hai người, đẹp lắm, như khiêu vũ, nhưng mà tui thấy nó đuối gần đứt xương sống. Người chuyên nghiệp thì rùn đầu gối xuống, giúp cho lưng đở mệt hơn. Cách gì thì tát một cái đìa phải có nhiều sòng và mhiều cặp thợ cái luân phiên nhau, hoán đổi công việc, người tát người dở chà khai nước, người dọn bếp dã chiến, quơ củi, cho mấy bà. Chà đìa cũng giống như loại chà sông, là loại cây chắc, chịu nước, chụm đầu nhau như kim tự tháp, vừa làm nơi trú ngụ cho cá vừa phòng ngừa kẻ gian quăng chài.

Khi nước vừa giựt, người ta có thể nhìn móng đánh giá đìa có bao nhiêu giạ cá, loại nào nhiều ít. Hai tui chỉ lo đếm mấy con tôm càng, cá đuôi đỏ (còn gọi là cá mè hay cá ngựa), cá trèn, thác lác, cá sặc, là mấy thứ dở ẹt, động một chút là nó nổi đầu ngừ nước, cho nên nó bịhốt trước khi đìa cạn. Trên miệng sòng thì đám con nít bu quanh, kêu la om sòm khi bắt hôi được con nào lớn lớn. Ở xứ mình có cái hay là đi mót lúa gặt, mót khoai đào và bắt cá hôi tựdo. Ðó là phong tục của xứ hiền hoà dư ăn. Tui vớt mấy con tôm càng, gom gốc rạ đốt lên nướng trui chắm muối ớt ăn chơi sốt dẽo, sang như dân ruộng. Nước cạn, dở chà xong thì tui làm Lý chơn Tâm anh hùng cởi cá. Những con cá lóc thâm niên công vụ, bự bằng bắp đùi người lớn, tui nằm sấp xuống đè lên nó, dùng hai tay ôm cứng vô ngực, mà nó vẫn chạy vuột và thiếu điều mang tui đi theo. Cái quần xà lỏn lúc nào cũng muốn tuột ra vì sình bám. Ðầu mình tay chưn được bọc trong bùn. Có lúc tui thành Chữ Ðồng Tử chôn mình luôn mà hổng có công chúa nào tắm cho coi. Tui bèn bắt bồ với cá lóc, mấy thứ có ngạnh thì giao cho người lớn. Mấy con trong hang tui cũng né. Trên bờ đìa thường trồng cây gừa, rễ mọc chằng chịt ăn xuống tới đáy, cá làm bọng làm hang trong đó, dùng cù ngoéo có đầu sắt nhỏ như ngón tay co chọc nó phóng ra, mặc sức hốt. Nói nhỏ chút nghe chơi, mấy cái bọng này đôi khi cũng được du kích thời chiến biến cãi, thêm ống tre thông hơi, thành hầm trú ẩn lúc lâm nguy. Cá bắt được thì chởvề từ từ nhiều chuyến cộ mới hết. Giai đoạn chót là, sau khi bắt cá xong, dùng trang cào bùn tới sòng để tát lên, nặng dữ lắm, những gào bùn vẫn còn lộn ít cá ngộp làm quà cho trẻ bắt hôi. Sạch bùn, sắp chà xuống trở lại. Không thể nào quên lựa vài cặp cá mỗi thứ thả lại làm giống khi nước mội mới từ từ dưng nước trong veo vô đìa. Phần ở nhà thì ôi thôi, rầm rộ lo làm cá, cá tạp cá xình làm bò hóc, cá lóc làm mắm chao, chứa bằng khạp hay tĩn da bò. Làm khô dùng

khoanh bồ mà phơi. Cá mạnh đem rọng cất. Tui thì khiêng giỏ cá đi cho bà con đầu trên xóm dưới, cũng đuối vai. Người làm vần công được tặng cá, rất nhiều.

Cá lóc nướng trui.

Tát đìa còn là cuộc pic-nic, ăn côm giữa đồng. Lều trại là bóng mát cây gừa cổthụ trên bờ. Nồi cơm được đặt nấu trên 3 cục đất nẻ làm ông táo, củi là nhánh cây khô và gốc rạ. Ðồ ăn thì có tại chỗ. Cá tôm. Thức mặn thì có muối ớt và mắm, nhứt là mắm tép mòng. Cá tôm hổng cần nấu kho cho phiền phức. Tất cả đều nướng. Gốc rạ đầy đồng, cứ đốt thả giàn, hổng sợ cháy nhà. Bắt những con cá lóc lớn hơn cùm tay, lấy nhánh tre tươi xanh, vót nhọn, xỏ từ miệng lần cho sát cạnh sườn rối lú dài ra khỏi đuôi,

nhớ xuyên đừng cho lệch cây lụi làm mất thăng bằng khó xoay trở cá, gác lên cục đất nẻ, đánh tơi làm cho rối gốc rạ ra, vun đống chung quanh nó mà đốt. Nướng trui. Chín rồi dùng bẹ tre làm dao giả cào cào bỏ lớp than, đừng cho tróc da cá, vàng như cơm cháy, ăn luôn da mới đúng điệu. Chắm mắm tép mòng. Ăn cơm tát đìa là vậy. Tự nhiên nó diển ra như vậy, hông chủ ý xếp đặt gì ráo.

Nhưng mà, thấy vậy mà hổng phải vậy. Vì nó dấu vài ý nghỉa thầm kín bên trong, nói lên sắc thái văn minh nông nghiệp, văn hoá ruộng đồng của Trà Vinh yêu mến. Ðể tui cắt nghỉa sơ coi bà con đồng ý hông hén. Trước hết tui dám quả quyết rằng nguồn gốc món cá lóc nướng trui là xứ Trà Vinh, đồng bào mình đã chế ra nó. Hoàn cảnh lúc tát đìa đã đẻ ra nó. Mùa nắng khô, rơm rạ đầy đồng, cá đầy giỏ, ruộng trống trải, cứ đốt lửa lên mà nướng. Nếu bắt cá trong ruộng còn nước, hoặc cá lóc vựa đầy ghe, có rơm đâu mà nướng, mà nướng để cho cháy ghe sao. Còn dân chợ, nhà cửa chật chội, chỗ nào mà đốt đống rơm. Chỉ có xứ ruộng đồng như Trà Vinh mới giản tiện và hợp tình hợp cảnh. Trong ngày tát đìa, còn nướng nhiều thứ lắm, tôm nướng trui, cua nướng trui, rắn nước nướng trui. Cho nên cá lóc nướng trui hổng phải là thức ăn khai hoang Nam bộ như mấy tay viết xạo ăn tiền chuyên nói tầm bậy. Ðây nó còn thể hiện tinh thần và lối sống giản dị, chuộng phẫm hơn lượng của người Nam nói chung, người Trà Vinh nói riêng, ăn thật ngon mà hổng cần mặc đẹp, chọn thực chất mà hất bỏ màu mè.

Tiếp theo điều thứ hai là mình đã thừa hưởng phần nào văn hoá Khmer, ruộng đồng Phù Nam đã có từ ngàn năm, mắm muối đã thành thức ăn căn bản. Cách ăn cá lóc nướng trui cũng độc đáo vô cùng. Ðừng nói tới chuyện lột da, thoa mỡ hành, cặp rau cuốn bánh tráng, chắm nước mắm me hay cẩm tương, độn đủ thứ hết, hổng hay, mà xin mời quí bạn ăn thử cá lóc nướng trui cặp mắm tép mòng. Chưa có cách nào đạt điểm hạng cao hơn. Cả hai đã cùng một chỗ sanh ra. Mà mắm tép là món chắm quanh năm, cho nên có thể nói mắm tép, nhứt là mắm bờ-ót tép mòng là mẹ đở đầu cho cá lóc nướng trui. Ở quê mình có loại cây mà người Khmer kêu là cây sơ-đau, mình kêu trại lại là cây sầu đâu (Xin đừng sửa thành cây sầu đông nghe mấy cha nhà báo bá láp), người Hà Nội kêu là cây soan, Hoa soan bên thềm cũ của Tuấn Khanh đó. Ừa, hoa soan, tức bông sầu đâu, trụn sơ, làm gỏi khô cá lóc, trộn me chín, ớt chín, và nêm chút xiu mắm tép. Các bạn cố mà tìm thử cho biết rồi sẽ không bao giờ quên. Còn đọt của nó hả, lá soan non ấy mà, cũng bóp dập dập làm gỏi, cũng me cũng ớt, củ hành, nhưng mà phải với cá lóc nướng trui để luôn da cháy cháy xé ra, chắm nước mắm ròng. Bông và lá sầu đâu đều đắng như bông su đủ đực hay dây lòng thông. Ðắng mặn chua cay mà nó tạo nên hương vị ma

quái mê hoặc vị giác con người. Ăn một miếng gỏi, nhấp hớp đế hoặc bia 33, mất ngay vị đắng mà nghe nó ngọt ngất mê tơi đó bạn ạ!.

Trên đây là những chuyện hông xưa lắm, cở thập niên 60 của thế kỷ trước thôi, cái thời đã có lai rai máy cô-le đặt chưn vịt ngược để làm máy bôm tát đìa, có đèn soi khí đá, nhưng vẫn còn lúa mùa nhiều rạ, mới đó thôi, cái thời chiến tranh đang bắt đầu mà cuộc sống hảy còn sung túc lắm, nhưng giờ nó đã thành xa quá xá xa, xa cả thời gian lẩn không gian. Ðã thành thiên thu. Thôi Hai tui xin tạm ngưng kể để xin tạm biệt quí vị, bà con cô bác cùng các bạn thân mến. Cám ơn quí vị đã bỏ công đọc cái tâm sự lẩm cẩm nồng mùi bùn của một người nhà quê chưa ai quê hơn như Hai tui. Hẹn quang năm gặp lại./.

Hai Quẹo Thu Ất Dậu, 2005.

Sông Nước Quê Mình

Diệp Hồng Phương

Người dân quê tôi gọi "nó" là kênh Xáng vì thời Tây con rạch nhỏnày được đào rộng ra, nắn lại thẳng băng bằng xáng cạp. Nhờ có con kênh Xáng nên chợ Trà Vinh được mở rộng, phát triển giao thông, văn hoá, kinh tế.; bởi "nó" nối thị xã với sông Cổ Chiên, ăn qua Bến Tre, Mỹ Tho làm cho chuyện vận chuyển, giao thương thuận lợi hơn. Ðứng trên cầu Long Bình bên trong thị xã có thể nhìn thấy mấy chiếc tàu hàng đang rẽ sóng lướt vô từhướng vàm sông.

Nhưng mấy chục năm qua, với "nhịp sống đô thị", con kênh quê tôi- có thời gian được gọi là sông Long Bình- bên lở bên bồi không còn thẳng băng như trước. Bên bồi thì bờ bãi cạn dần do đất bồi ôm lấy chân dừa nước, bần, lát ven sông. Bên lở thì bờ bị khoét hàm ếch, lở từng đoạn khiến con lộ chạy cặp theo bờ kênh ngày nào giờ thụt vô tuốt bên trong, lấn đất vườn nhà dân. Nhiều người nói hồi trước con lộ tuốt ngoài kia, mặt kênh nhỏ xíu còn bây giờ bờ bị lở nên con kênh rộng ra, con lộ nằm ở trong này.

Tại sao bờ kênh cứ lở hoài vậy? Ông Tư Trừ nói: "Tại ghe tàu qua lại ưa né qua bên này nên sóng nó dập hoài bờ nào chịu siết". Rồi tại ghe tàu ghé đổ dầu ở trạm xăng dầu bên kia kênh đưa đít đạp nước qua bên này, bờ không có lùm bụi bị sóng "ăn" lở năm này qua năm khác.

Bờ bên kia có nhiều đám bần, nhiều hàng dừa nước chắn sóng, còn bên này, vài nơi có lùm bụi nhưng nhỏ bé như cây găng, cỏ hôi, mắc cở gai. rễ không ăn sâu trong đất, không tạo thành bờ kè thiên nhiên nên sóng nước khoét hàm ếch, đất lở ụp xuống kênh. Có một cây bàng mọc dưới nước - đúng ra mọc trên bờ, rễ cắm sâu xuống nhưng đất lở lòi rễ ra- có nhánh lá to bằng bàn tay de ra lộ. Nhánh thì một chỗ nhưng con lộ thì cứ xa dần .

"Năm nay công trình làm bờ kè hai bên bờ kênh này sẽ ra tới đây!" - Anh Út Chương nói. Từ đầu cầu dẫn vô mấy năm trước đã có bờ kè bằng đá, trên xây công viên; bây giờ "nhà nước" đang triển khai cắm cọc, đổ bê tông thẳng hàng, bơm cát lấp đầy chỗ lỏm, làm đường nhựa dài vô tới vàm. Có tới ba "đội thầu" tham gia chương trình làm bờ kè từ chỗ đã có bờ kè,

vô tới đây rồi ra tuốt vàm sông. Tiền bạc nghe nói tới vài chục tỷ đồng.

Ðất đai ngoài này rục rịt lên giá!

Có được bờ kè, có con đường nhựa sẽ tiện lợi cho việc đi lại, tức vì lợi ích cho đời sống người dân. Người trồng rau cải, trồng lúa, chăn nuôi sẽ đi lại, chuyên chở nông sản, thực phẩm, phân bón dễ dàng; học trò đi học cũng đở cực, đở lấm áo quần, tập vở. Ðó là cái lợi lâu dài, là sự chăm lo, mở mang cuộc sống người dân, là thu ngắn khoảng cách đời sống nông thôn, thành thị.

Nhưng đó là chuyện cuối năm nay, đầu năm tới. hay cuối năm tới nữa! Còn bây giờ lộ bên này cứ nứt, bờ bên này cứ lở. Người có nhà cặp bờ kênh, thỉnh thoảng lúc nửa đêm nghe ầm một tiếng. Họ biết miếng đất nứt ngoài kia đã lọt xuống kênh rồi. Vậy là cầm đèn pin ra rọi coi có ai bị rủi ro gì không? Hoặc lúc đi chợ mới thấy "nó" nứt, lúc về nó sạt mất tiêu. Con lộ thay đổi diện mạo.từng ngày. Mùa khô cởi xe đi trên con lộ cong queo, chỉ lo trật bánh lọt xuống kênh. Ngày mưa dầm đường trơn trợt, sìn bùn bám vè xe, vừa khó đi vừa sợ té, thà dắt bộ. Nhiều nhà không có thức ăn vì mưa hoài không đi chợ được phải hái mớ rau, luộc cái trứng vịt, dầm nước tương. Hoặc đậu hủ chấm chao như người khổ hạnh.

Bên kia kênh thuộc thị xã vài năm trước đã có đường nhựa, còn bên này thuộc huyện Châu Thành, nông thôn mà, nên có phần chịu cực

Dọc bờ kênh bên này có nhiều đám bắp trỗ cờ, trái lớn bằng cườm chân. Bắp quê tôi ngon nhứt Trà Vinh, là "hàng hịệu" của mấy chị, mấy cô Khmer miệt Trốt thường ra dòm dòm ngó ngó, trả giá, đặt cọc chờ bắp lớn ra mua nguyên đám. Bắp ngon tại đất trồng hợp với "tánh nết" cây bắp hay tại bắp được tưới bằng nước con kênh ngoài kia? Hạt bắp vừa chắc, lớn, vừa mềm, ăn ngọt làm sao. Ai đó nói bẽ bắp chở qua sông bắp sẽ mất vị ngọt. Tôi thấy mấy chịKhmer bẽ bắp, vô bao, mướn xuồng đưa qua kênh mỗi ngày. Không biết bắp có mất vị ngọt không?

Bắp bán nguyên đám, đã lấy tiền cọc rồi nên chủ bắp ít dòm ngó tới mà chỉ chờ tới ngày mấy cô Khmer vô bẽ bắp lấy tiền trọn đám: bảy tám trăm, một triệu ngon lành. Lúc này bọn nhóc mười bốn, mười lăm tuổi ngoài chợ thèm bắp mò vô bẽ trộm. Chúng nó đi năm sáu đứa, mang theo vài cái bao PP loại đựng phân bón. Giữa trưa, nước kênh rút ra lòi bãi bùn. Vài đứa đi cặp theo bãi nước lấp xấp, vài đứa lén vô đám bắp vừa bẽ vừa núp trong đám lá um tùm. Chủnhà ngủ trưa ngon giấc mặc cho mấy tên bẽ trộm bắp. một hai ba. ném bắp xuống bờ kênh cho "đồng bọn" gom vô bao, đi tỉnh bơ như mấy đứa nhỏ đang mò cua bắt ốc.

Anh Ba Quảng chèo xuồng chở khách bên kia bơi xuồng qua nhìn thấy bọn nhóc bẽtrộm bắp. Anh cặp xuồng vô bờ, lật đật lên nhà lấy xe đạp chạy tới, hô lên.

Bị bể, tụi nhỏ dưới bờ kênh ôm bao bắp

lội qua bờ bên kia, mấy đứa trong đám bắp tuôn chạy ra lộ, bươn ra cánh đồng phía sau. Mấy chục trái bắp vừa bẽ xuống, gom lại không kịp vô bao đem đi. Một thằng nhóc và chiếc xe đạp

còn ở "hiện trường". Tụi nhóc bẽ bắp của mấy nhà liền nhau: Nhà Út Puol, Năm Miên, Tư Trừ .

Anh Út Puol gom bắp dưới đất bỏ vô bao xong thì bước ra hỏi tội thằng nhóc với chiếc xe đạp. Anh Út tha thằng nhỏ nhưng tịch thu xe, nói kêu ba má nó vô chuộc lại. Trong lúc đó con nhỏ cháu của Năm Miên, nhà cũng mất bắp - bước tới đất Út Puol xách bao bắp về. Ai cũng mất bắp hết, biết bắp của ai mà nhìn. Anh Út nói:Tui nhìn thấy nó xách bao bắp " của tui" thì nó về tới đất nó rồi. Còn thằng nhỏ là cháu ông Hai A đi mua rượu ghé qua dòm chớ không phải đứa ăn cắp bắp. Vậy là anh Út phải trả chiế�c xe đạp lại cho thằng nhỏ.

Bao bắp "tịch thu lại" được anh Năm Miên nấu một nồi rồi chia cho bà con cùng ăn. Bắp của mình, trồng trên đất mình, tưới nước bờ kênh ăn nóng hổi ngon lạ kỳ. Nay mai mấy cô Khmer ra bẽ bắp đám, chắc hao chút ít.

Con kênh quê tôi nối với sông Cái, tức sông Cổ chiên, một nhánh của Tiền Giang nước đầy, nước cạn theo quy luật thủy triều. Hồi trước dưới kênh có nhiều tôm, cá nhưng nay sản vật từsông nước chẳng còn bao nhiêu. Thằng Hiệp, anh Ba Long thường lấy cám rang chín trộn với đất sét, vò viên thảy xuống

nước dụ tôm, tép tới ăn. rồi quăng chài cả buổi kiếm được vài ký tép, dăm ba con cá bằng ngón tay. May mắn thì được thêm con cua nhỏ, con cá lóc bằng cườm tay. Bữa ăn cả nhà được cải thiện.

Nhưng với những mùa lúa ở cánh đồng ven con kênh này thì chẳng "nhờ cậy" được gì với dòng nước đầy, vơi nơi con kênh đó. Ở đây người ta gieo cấy nhờ nước trời. Lúa mùa, lúa Thần nông lớn lên từ nước mưa chứ nước kênh, nước mương rạch khi lợ, khi nhiễm mặn không là nguồn nuôi cây lúa được.

Ðầu vụ lúa mùa năm nay mưa chưa nhiều. Thấy trời đứng gió chuyển mưa, mây đen kéo về ùn ùn nhưng rồi có vài cơn giông là mây tan hết. Cách hai ba ngày "ông" mưa một đám nước không đủ thấm đất. Anh Tư Ngộ nóng ruột gieo mạ sớm, mạ lên lèo tèo gặp nắng háp cháy rụi. Gieo thêm mấy thúng nữa thì nước mặn vô lá mạ héo queo. Lỗ bạc triệu. Anh nói:"Thôi chờ mưa già rồi tính. Chắc mùng năm tháng sau "mần" được!"

Trời mưa "dốt, dốt" như vậy bà con chờ mưa gieo mạ than hoài: "Mưa vậy tưới đám cải ông Út ngon bắt ham". Thật vậy. Ðám cải xà-lách của vợ chồng ông Út gồm trên mười liếp cứnhổ luân phiên, ngày nào cũng gánh ra chợ Trà Vinh bỏ mối. Liếp này gieo, liếp kia ủ, liếp nọcấy, liếp kế tiếp thêm phân, liếp xa hơn đã vượt lên, liếp xa nữa. sắp nhổ. Mưa rỉ rả nên mấy đứa con ông Út không phải nặng công ra kênh gánh nước tưới cho mười liếp cải. Mưa tưới cho cải luôn tươi, nắng làm cho lá thêm xanh màu quang hợp. Thuận lợi hết sức. Ngày nào cũng nhổ cải, ngày nào ông Út, bà Út cũng bỏ túi cả trăm ngàn đồng; công cán, phân phướn "hình như" đã tính rồi.

Qua mùng năm có vài đám mưa, một đám mưa hứng được hơn một thùng nước. Nhưng mưa như vậy chưa đám ruộng nào đủ nước nên bà con lại chờ mưa nhiều hơn- một đám hứng bốn năm thùng nước- mới dám gieo mạ, còn không thì vài bữa nữa phải sạ khô. Thời may, qua mùng mười mưa nhiều, ngày nào cũng mưa, mưa trắng trời, nước ngập ruộng lấp xấp. Anh Năm Miên nói: "Ngon rồi. Mai tui ngâm mạ. Tuần sau gieo".

Người dân quê tôi làm ruộng trông mưa như con nít trông mẹ đi chợ về. Mưa nhiều là

mừng vui, là tất bật gieo mạ, cày bừa, rồi cấy. Mới đó thôi mà cánh đồng khô khốc đã đổi qua màu xanh. Bà con mong "mưa thuận gió hòa"� chớ mưa nhiều lại lo canh ruộng tháo nước; cây lúa đứng chựng nhưng nó còn yếu sức, ra đồng thăm lúa tính toán chuyện chọi phân cho cây lúa tăng trưởng. Rồi lo cỏ, lo sâu rầy, đi hỏi thăm loại thuốc nào "xịt" hữu hiệu mà không ảnh hưởng đến sức lớn của cây. Bao nhiêu lo toan, vất vả.

Nay mai thôi chớ không lâu là tới ngày hột lúa ngậm sữa, trưa hé hé hứng nắng, tối hé hé hứng sương. Nhìn bụi lúa nào cũng thấy mấy gié lúa nằng nặng những hột lúa xanh lơ. Rồi thì mùa mưa qua đi, cánh đồng vàng rực, lúa trổ bắt ham. Nhìn những bụi lúa nặng oằn, bao nhiêu khó nhọc tan biến.

Năm nay cả xóm chắc sẽ được mùa!

Diệp Hồng Phương

Ấp Vĩnh Bảo, bở kênh - Trà Vinh

9/ 2005

Rồi 30 Năm Sau

Huỳnh Khắc Sử

Đúng ra là gần 30 năm sau, vì tôi rời Việt Nam tối ngày 29 tháng 4 năm 1975 , và trở về Việt Nam, lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2004. Như vậy còn thiếu 4 tháng nữa là 30 năm. Có thể nói xa cách quê hương gần nửa cuộc đời.

Với một cuộc hành trình trong hoàn cảnh như thế, ai cũng vậy, chắc chắn sẽ có nhiều thắc thỏm, suy tư. Nó đâu có giống như một chuyến đi nghỉ mát ở bãi biễn, hay một cuộc du ngoạn bình thường, trong đó du khách chỉ có mục đích là chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh. Trái lại trong cuộc hành trình nầy, tôi có ý quan sát vừa cảnh vật lẫn con người. Ở đây, con người là một thành phần của cảnh vật, của bức tranh. Con người có vui sướng, bức tranh mới tuoi đẹp.

Ngồi đợi tại phi trường Pierre E Trudeau ở Montreal, tình cờ tôi được tiếp chuyện với 2 người VN trẻ khoảng trên dưới 30 tuổi, một nam một nữ. Được biết họ là giãng sư của Đại học Luật khoa ở Huế, được chính phủ VN gởi đi tu nghiệp 3 tháng về luật hàng hãi quốc tế ở Halifax, một tỉnh phiá Đông Canada. Cũng tại đây, tôi lại gặp một bà VN khác khoản hơn 50 tuổi. Bà ta cũng là một giãng sư trường Đại Học Kỹ thuật Saigon, vừa mãn khoá tu nghiệp 3 tháng tại Đại Học Université de Montréal. Bây giờ chánh phủ VN gởi những thành phần ưu tú ra nước ngoài dể tìm thêm chất xám.

Sau gần 6 giờ bay, phi cơ đáp xuống phi trường Charles De gaule ở Paris. Lại có một nhóm nữa khoản 20 người VN đáp Air France để về quê ăn lễ Giáng Sinh, tổ chức bởi một hảngdu lịch ở Paris. Dù còn ở trên đất người, hinh ảnh, màu sắc quê hương dường như muốn tới với tôi sớm hơn..

Montréal và Saigon cách nhau nửa trái đất. Phải mất khoảng 17 giờ bay, (dĩ nhiên chưa

kể phi cơ ghé để tiếp thêm nguyên liệu) nếu phải mượn đường bay về hướng Đại Tây Dương (Montréal-Paris-Saigon). Đây là đường bay nhanh nhất và là độc quyền của Air France và Air VN. Nếu ghé Vancouver về hướng Thái Bình Dương thì phải mất gần 20 giờ bay. (Montréal-Vancouver-Bangkok-Saigon)

Ngồi trên phi cơ lúc xuyên qua Đại Tây Dương, tôi chợt nhớ lại câu của một nhà ngọai giao Singapore. Ông ta nói : “Điạ Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dương là biển của hiện tại, và Thái Bình Dương là biển của tương lai”. Bên kia bờ Thái Bình Dương là châu Á. Ông ta lạc quan tin tưởng về sự thịnh vượng sau nầy của các nước Á châu, trong đó có VN, nhất là Trung Quốc.Tôi tự hỏi trong niềm lạc quan đó, VN có theo kịp đà tiến triển của các nước Á Châu khác không?Chủ nghĩa “tư bản nhà nước” có đủ sức để theo những định luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường hay không?

Phi cơ đáp xuống, tôi được người cháu rước tại phi trường Tân Sơn Nhất. Có lẻ những cãm xúc mạnh của một người xa quê hương gần 30 năm làm cho tôi không thấy mệt dù sau một chuyến bay thật dài. Tôi bảo đứa cháu tôi đưa tôi đi thăm ngay thành phố Saigon bằng những con đường quen thuộc. Nhiều đường đã thay đổi tên, nhưng kích thước của chúng không thấy thay đổi!

Điễm đặc biệt ở VN nhất là Saigon và Hà Nội, đối với tôi là số xe gắn máy quá nhiều, luôn luôn tràn ngập trên đường phố từ sáng sớm cho đến khuya. VN là nước tiêu thụ xe gắn máy đứng hạng thứ ba trên thế giới, sau Trung quốc và Ấn Độ. Nên tai nạn xe cộ cũng tăng rất nhiều. Xe gắn máy cũng là một sự e ngại cho người đi bộ. Những người mới đến như tôi, muốn băng qua đường phố ở Saigon hay ở Hà Nội không phải là chuyện dễ. Hỏi những người quen làm sao qua đường một cách an toàn. Họ nói không có gì phải sợ. Cứ từ từ tiến thẳng qua đường , người lái xe sẽ lượng định tốc độ đi của bạn mà tránh. Tôi vẫn nghi ngờ phương pháp nầy!

Điều đặc biệt khác là người lái xe xữ dụng kèn quá nhiều, làm ồn thêm một thành phố đã hơn 10 triệu dân (?). Ngay cả lý do dùng kèn nhiều khi cũng không hiễu được. Ở Bắc Mỹ, người lái xe xữ dụng kèn là có ý cảnh cáo một người lái xe không tôn trọng luật đi đường. Còn ở VN, tôi có cảm tưởng người laí xe dung tiếng kèn là muốn nói lên rằng, tôi ở đây, cẫn thận tránh tôi!

Còn xe hơi cũng vậy. Xe tôi đang chạy trên quốc lộ từ Saigon về Trà Vinh. Anh tài xế xe bóp kèn in ỏi để xin qua mặt một xe khác chạy cùng chiều, trong lúc trước mặt anh ta có một xe chạy ngược lại.Tài xế xe nầy hiểu ngay được “tiếng kèn thông cảm” của xe tôi, nên chạy chậm lại và nhường cho xe tôi qua mặt.Thấy tôi có vẻ lo âu, anh tài xế bắn tiếng lên rằng: Ở đây “luật thông cảm” giữa tài xế còn quan trọng hơn là luật lệ giao thông.

Phương tiện giao thông quan trọng thứ nhì ở Saigon và Hà Nội, là taxi. Xe hơi nhà rất ít. Di chuyển trong thành phố bằng taxi, chẳng những giá rẽ, an toàn hơn xe gắn máy, mà nhiều khi còn được nghe chuyện tiếu lâm có tánh cách châm biếm từ các anh tài xế taxi.

Một anh tài xế hỏi tôi, chắc ông là việt kiều mới về chơi, có lẻ ông đã di xem Nữ thần tựdo ở Newyork mà người Pháp đã tặng cho người Mỹ. Tôi xin phép được hỏi, ông có để ý lưng bà ta quay về hướng nào không? Không đợi tôi trả lời, anh ta nói tiếp: lưng bà quay về các nước Á châu.Bởi vậy người ta châm biếm rằng bà ta đâu có muốn ngó ngàng gì ở các nước Á châu đâu…Anh tài xế không nói rỏ hơn, muốn để cho tôi tự hiểu. Một anh tài xế khác lại kể cho nghe một chuyện tiếu lâm gọi là “Rùa và Ngựa”: “Trong thời kỳ kinh tế VN gặp thật nhiều khó khăn, một lãnh tụ cao cấp VN trong giấc ngủ của mình, mơ thấy đang ngồi bên cạnh Hồ hoàn kiếm. Ông ta thấy một con rùa vàng hiện ra, tiếp theo là con ngựa trắng. Qua đêm sau, ông thấy y như

vậy. Nhưng lần nầy, con ngựa hiện ra trước rồi sau đó là con rùa.

Ông miệt mài suy nghĩ về 2 giấc mơ mà không sao hiễu được. Ông đi tìm thầy giải mộng dể giúp ông. Thầy giải rằng: Theo chữ nho con rùa nghĩa là con quy, con ngựa là con mã. Như vậy dịch theo chử nho, chử rùa ngựa là “quy mã” nói lái lại là “qua Mỹ”. Còn giấc mơ thứ hai, cũng lý luận tương tự nhưng theo thứtự ngược lại: “mã quy” là Mỹ qua. Chử Mỹ ở đây có nghĩa là các nước giàu mạnh Tây phương mà đứng đầu là nước Mỹ. Nói một cách khác rõ hơn, muốn phát triễn kinh tế, chính phủ VN phải làm mọi cách để thỏa thuận với Mỹ với mục đích gia tăng xuất cảng, thu hút tư bản ngọai quốc đầu tư vào VN…Nhờ lời giải mộng

của ông thầy, mà chính phủ VN đã ra nhiều biện pháp dễ dải cho việt kiều về nước để có thêm ngoại tệ, cũng như ráo riết vận động để được vào tổ chức thương mại quốc tế, để có thể gia tăng xuất cảng hàng hoá.

Người tài xế taxi thấy tôi cầm cây quần vợt, anh ta lại hỏi: “Ông chơi quần vợt, vậy ông có biết chơi golf không? Không đợi tôi trả lời, anh ta nói tiếp : Ở VN bây giờ, có phong trào chơi golf. Chánh phủ cũng rất khuyến khích. Bây giờ, VN có hơn 10 sân golf 18 lổ. “Người ta quảng cáo rằng chơi golf thích thú lắm, nhất là khi đánh được một cú thật xa khoảng 300yards, thì mình cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái đến nỗi như muốn bay đi giống trái banh golf vậy .

Gián tiếp trả lời câu hỏi của anh ta, tôi nói: “Từ mấy năm nay tôi cố đi tìm cãm giác ấy, mà chưa được, dù chỉ một lần thôi.”

Tôi khởi hành từ Saigon vào 2giờ sáng để về Vỉnh Bình rồi sau đó tiếp tục về làng Phước Hưng, quê tôi. Đường từ tỉnh lỵ về làng tôi cũng như trước đây còn quá xấu. Để chạy tới, chiếc xe phải nhảy lên nhảy xuống xuyên qua các vũng nước sâu. Tội nghiệp cho chiếc xe quá. Dọc theo hai bên đường vẫn còn nhiều nhà vách lá mái tôle xem thật chạnh lòng!

Bây giờ, có nhiều người làm ăn có tiền, xuất ra năm, mười ngàn dôla hay nhiều hơn để xây một cái cầu nhỏ hay một con lộ ngắn dể cho dân trong làng di chuyễn dễ dàng. Đổi lại, các nhà mạnh thường quân nầy, chỉ xin chính phủ địa phương cho họ được đặt tên cây cầu, con lộ đó. Thường thì họ chọn tên của người thân yêu đã quá vãng.

Tôi ngủ lại tỉnh lỵ trong một khách sạn mới, gần sân quần vợt củ (cạnh toà án lúc trước). Chọn khách sạn nầy, ý định của tôi là tìm lại hình ảnh trẻ trung 30 năm về trước cuả các bạn bè cùng chơi quần vợt tại đây, và cũng để quan sát xem tòa án củ bây giờ ra sao. Tuy tòa nhà nầy không được dùng làm tòa án nữa, nhưng nhiều vụ kiện rất khích động có tánh cách chánh trị địa phương, đã xẩy ra hơn 30 năm về trước lại hiện về một cách rỏ rệt. Tôi tự nói, hãy quên đi, đó là dỉ vãng.Sáng hôm sau, trước khi trở về Saigon, tôi mới biết được người chủ khách sạn là một người học trò củ của tôi. Em nầy nhất định không nhận tiền thuê phòng. Rồi thầy trò thăm hỏi chuyện trò. Một ngạc nhiên rất lý thú Nhửng hàng trên để viết lại một số sự kiện rời rạt, những cảm nghỉ,xúc động chân thành cũng như vài chuyện tiếu lâm vui vui, cảm nhận được trong chuyến trở về nầy. Quả thật bài viết còn quá ngắn dối với chiều dài cuả 30 năm.

Trong chuyến về VN, vì thời gian eo hẹp, tôi không thăm được nhìều bà con, bạn bè ởTrà Vinh. Tuy nhiên, mới đây, nhân chuyến dến California, tôi đã may mắn gặp được bà con, bạn

bè tại Hội Ái Hữu Trà Vinh ở Little Saigon, như bác Trần Xiều, các anh Bê, Khoa, Tường, Tín, Suổl, Chí, Lành, Nhựt, Diệu, Vui, các cô Hải Đường, Tường Vân, và các bạn khác trong ban chấp hành hội. Thật là một cuộc hội ngộ đầy thich thú khó quên. Tại đây, tôi được thưởng thức đầy đủ về mùi thơm vị mặn của bún nước lèo, có thịt heo quay, chả giò, rượu lảo tữu, do hội tổchức. Thật thà mà nói, bún nấu rất ngon. Ít khi tôi được thưởng thức một tô bún có mùi vị đầy đủ như vậy. Tôi lại lẫm cẫm nghĩ thêm, nếu cũng là tô bún nầy, mà mình được dùng tại Trà Vinh, trên quê hương mình, thì chắc hương vị của nó sẽ mặn nồng hơn, vì có thêm mùi vị quê hương.. Điều nầy cũng dễ hiễu, khi mình nhớ đến câu hát sau đây trong bài “Nắng Cali nắng Saigon” :

Nắng nơi đâu cũng là nắng ấm , Nhưng ấm sao bằng nắng ấm… Trà Vinh.

Huỳnh khắc Sử

Nguồn Gốc Các Dân Tộc Việt Nam Indonesian hay Mongoloid??

Huỳnh Văn Lang

(Bài nầy giới hạn trong mỗi một đề tài "tìm hiều về nguồn gốc dân tộc V.N.", như là xác nhận lại những khám phá đã được đăng trên báo Khởi hành (số 91 và 92, tháng 5, tháng 6, 2004) cũng là chương 2, sách "Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại", người viết xuất bản tháng 5, 2004) và nhứt là góp ý với những nhà văn hay học gíả như Trần gia Phụng (bài Lạc Việt là gi?, tạp chí Việt học số 1, tháng 2, 2005), LS Cung đình Thanh (sách đã xuất bản và các bài khảo luận.về nguồn gốc dân tộc V.N.trên tạp chí Tư Tưởng, Úc châu và Hoa Thịnh Ðốn, D.C.)., quí ông

Vương Ðàm và Trương thái Du (những bài khảo luận dày đặt về cổ sử V.N., đăng trên tạp chí Nguồn, từ số 5 đến số16.)

A.- Chữ LẠC

Thử bàn về chữ Lạc trong các danh từ Lạc Việt, Lạc Hồng, Lạc Long quân, Âu Lạc, Lạc dân, Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng... Chữ Hán thì Lạc có nhiều chữ nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên riêng chỉ một chữ Lạc [ ] dùng cho các danh từ kép nói trên, theo các sử gia V.N. ta thì lại có lắm nghĩa khác nhau, một thứ "ông nói gà, bà nói vịt" không biết đâu mà rờ, rờ ngưới viết nói ở đây là hiểu rõ đế chấp nhận như là một sự kiện hay một thực thể lịch sử V.N. của ta. (Trong cụm từ "nòi giống Lạc Hồng", Lạc là Lạc long quân, Hồng là họ Hồng bàng, đừng lẫn lộn với chữ Hồng, trong danh từ chim Hồng hộc hay Hồng hạc)

1- Trong sách "Có những sự kiện lịch sử cần phải xem lại", khi nói đến quốc hiệu của nhà Thục là Âu Lạc thay thế cho Văn Lang, người viết có giả thuyết Âu Lạc là ghép hai tên cuả bà cố tổ Âu Cơ hay người con gái tộc người Âu Việt và tên của ông cố tổ là Lạc Long Quân hay là người đàn ông tộc người Lạc Việt, cả hai đều là nòi giống Bách Việt . Gần đây lại có học giả lại giải thích: chữ Lạc là nước và chữ Âu là đất. Cho nên danh từ Ðất Nước chẳng qua là do danh từ Âu Lạc mà ra. Hoặc giả chính danh từ Ðất Nước lại sanh ra huyền thoại Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con trai, để rồi phải chia ra hai (half half), kẻ theo mẹ lên núi ( Ðất), người theo cha xuống biển (Nước).

Nhưng cũng gần đây ông Trần gia Phụng trong bái khảo luận "Lạc Việt là gì?" nói trên lại lý giải chữ Lạc là Lúa, như trong danh từ Lạc Ðiền, để rồi từ nầy sanh ra các danh từ khác như Lạc Dân, Lạc Hầu, Lạc Tướng... Theo người viết thì nếu Lạc là Luá thì Lạc Ðiền (ruộng lúa) thì rất ổn, quá lắm là Lạc Dân (người làm ruộng lúa), nhưng qua đến các từ Hầu, Tướng, Vương thì xem ra không ổn lắm. Nhưng nếu Lạc là con chim vât tổ để trở thánh tên riêng của con người thì từ Lạc đi theo các từ khác như Ðiền, Dân, Hầu, Tướng... thì lại rất ổn và logic hơn, vì Lạc là vật tổ có gíá trị tinh thần hơn lúa thập bội, dù lúa là của nuôi sống con người nhiều khi đã được nhân hóa như trong văn hóa người Nam, người Lào, người Kambochea, nhiều tên lúa đã được gọi là nàng, như nàng Phược, nàng Trích, nàng Thơm... Nhưng dù sao lý giải của tác giả rất đáng chú ý và cần tìm hiểu thêm, vì ngược với ý kiến của phần đông học giả xưa và nay.

2.- Phần đông các học giả V.N. đều chấp nhận chữ Lạc trong các danh từ nói trên là tên của một giống chim, mà chúng ta đã xem như là vật tổ (totem) của một tộc người Việt,

thành ra có từ Lạc Việt. Hay nói một cách khác tộc người Việt nầy đã chọn lấy con chim Lạc làm vật tổ cho mình cũng như bao nhiêu dân tộc khác đều có vật tổ của họ, như con chó sói là vât tổ

của dân Mông cổ, Thái dương Thần nữ là vật tổ cũa người Nhật v.v. Dù còn nhiều tranh luận chung quanh danh từ Lạc Việt, người viết chấp nhận chim Lạc là vật tổ của tộc Việt của chúng ta

để dễ bề tiếp tục câu chuyện.

Câu hỏi kế tiếp: chim Lạc là chim gì? Ðến

đây đúng là "ông nói gà bà nói vịt" nữa. Có học giả bảo đây chỉ là một con cò một giống chim ăn cá. Thật ra nếu dựa vào hình khắc trên một

số trống đồng Ðông sơn, thì thấy hình thù một

con chim chơn dài, cổ dài, cánh lớn rộng có mồng như mồng ngỗng, thì rõ ràng là hình một con chim thuộc loại cò giống như con sếu (crane), có nhửng đặc điểm của con sếu như lông mã xừng lên, hai cánh xếp xụp xuống, khác với chim cò chim diệt khác. Nhà văn Văn Tân bảo đó là chim sáo. Nhưng sáo thì làm gì có chơn dài, mỏ dài. Trên mặt trống đồng Ðông sơn Hoàng hạ, có hình

một con chim, nhưng đúng là con chim chàng-bè (pelican) hơn là con sáo., vì mỏ quá lớn sánh với thân mình của nó, không như con sáo.

Con sếu nầy được người Việt tiền sử gọi là chim Lạc, chắc là theo tiếng kêu gọi đoàn của chúng là "ạc ạc, cạt, cạt hay lạc lạc". Vốn người tiền sử, lúc tiếng nói còn quá nghèo nàng, hay dùng tiếng kêu của con vật để đặt tên cho con vật, đó là phương pháp đơn giản nhứt và tiện lợi nhứt để nhận diện con thú, nhứt là cùng một giống (genre) mà khác loại (species), như chim Uc có tiếng kêu "ục ục", chim Quạ có tiếng kêu "quạ quạ", chim Chích- choè có tiếng kêu "chích chích choè choè"...cũng như con Tắc-kè có tiếng kêu cắt-kè hay con Oảng (thứ nai nhỏ) có tiếng kêu "hỏang hỏang" lúc hừng đông và hoàng hôn...

Chim Lạc đã trở thành con Hạc vì tiếng Lạc nói ại ra Hạc thì không có gì khó hiểu, đó là chưa nói tục lệ kiên cử tên họ tên húy. Cho nên theo người viết nếu chim Lạc là vật tổ của tộc Việt thì trở thành con Hạc chúng ta thờ kính trong đình đền thờ Thần Linh của chúng ta, là một điều dễ hiểu và logic, vì tín ngưỡng thần linh là một tínngưỡng hoàn toàn riêng biệt của dân tộc Việt Nam. Sau đó chim Hạc mới lấn vào chùa chiềng thờ Phật Ông Phật Bà của Phật giáo, một sản phẩm nhập cảng như Khổng giáo, Thiên Chúa Giáo

Chim Lạc hay Hạc đúng là vật tổ của tộc Lạc Việt mới được kính trọng như thế, đến cả con rùa ( quy) là một con vật trong tứ linh ( long lân quy phụng) còn phải để cho con Hạc cỡi, tuy cả hai đều biểu hiệu cho trường thọ, cho vĩnh cửu.

Nói như trên là câu chuyện truyền thuyết, tin tưởng và văn học, nhưng trong thực tế hay khoa học thì chim Lạc hay Hạc là giống chim gì? Sử gia Ðào duy Anh gọi là chim Hậu điểu theo từ điển Tàu để chỉ một loại cò, nhưng tên khoa học la-tinh là Leptoptilos Javani -ca Coconiidac, tiếng Anh là crane, tiếng người Nam là con sếu. Ðây là một loại cò to lớn, cao trên dưới 1 thước, hai cánh dăng ra cũng cả thước, lông trắng có, hồng có, trộn với màu xám, màu đen, đặc biệt là lông mả trên lưng hay xừng lên và hay nhảy múa nhứt là trong mùa bắt cặp; thức ăn là cá, tôm tép, ếch nhái...; hay sống từng đoàn (tập thể, có đầu đoàn), từ hai ba chục con đến hai ba trăm, hai ba ngàn; có truyền thống đời đời là di động (migratory) theo mùa, từ xa phiá bắc lối vĩ tuyến 30 (Hàng châu-Thượng hải) xuống tận đảo Java phía Nam, vĩ tuyến 3, 4. Nhưng quê hương hay nơi sinh đẻ của chúng là ở hạ lưu sông Dương Tử, mùa xuân từ phương Nam chúng tập trung bay về đây, trong bưng biền, đồng ruộng...để kết cập, làm ổ và sinh đẻ. Khi chim con đủ lông đủ cánh, tức là cuối mùa thu, trước khi mùa đông đến, chúng lại bay về hướng Nam, vừa để tránh lạnh, vừa tìm những vùng đất ấm áp có nhiều lương thực hơn. Dọc đường xuôi Nam, nhiều khi vì lý do nào đó, như chim còn non yếu đã mỏi cánh không bay xa nữa được, hoặc vì môi trường quá quyến rủ, cung ứng lương thực dồi dào... nhiều đoàn chim chia tay với đại gia đình ở lại đó đây, như V.N., Kampuchea, Thái-Lan...Rất tiếc là giống chim Lạc nầy không còn đông đúc như trước nữa, có thế vì văn hóa "vật dưởng nhân" của Á Ðông nên rải rác còn rất ít, từ hạ lưu sông Dương Tử xuống tận Nam Dương, nên cuộc di động theo mùa không còn ngoạn mục nữa. (Hiện ở đồng Tháp Mười, có một bầy sếu vài ba trăm con hay bay đi bay về giữa V.N. và Cambochea..Ở miền đông Mỹ châu nầy cũng có một giống chim di động theo mùa như con Hạc, đó là con ngỗng Canadian. Hằng năm đến cuối mùa thu, từng bầy năm ba trăn con chúng từ Canada (Ontario và Quebec) bay về miền Nam, bay qua tiểu ban New-york, Connecticut, New Yersey, Maryland, North Carolina....bay xuống South Carolina, có khi tận Florida, mỗi nơi ghé nghỉ đôi ba ngày, có khi những con chim yếu phải ở lại định cư tại chỗ. Sau khi ăn cho mập, qua đầu mùa xuân chúng lại bay trở về Canada để bắt cập và sinh đẻ ở đó, đề rồi qua cuối muà thu là quây quần từng đoàn bay về Nam và như thế hằng năm và đời nầy qua đời kia. Một điều khác biệt là văn hóa Âu Mỹ là "nhân dưởng vật" cho nên càng ngày càng đông thành tai hại cho những nơi mà chúng ghé qua ngủ nghỉ hay định cư, sanh ra dơ bẩn cho cây cỏ, ao hồ...đến đổi không cần phải bảo vệ nữa mà còn khuyến khích bắn bỏ bớt,,,)

3.- Ở V.N. trong 100 qua người ta đào được sau trước vào khoảng 140 cái trống đồng Ðông Sơn, trong đó có 4 cái còn lành lặn nhứt là trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Ðà và Cổ Loa... tất cả đều xem như là một cuốn sử người Việt xưa, cũng là tổ tiên của chúng ta để lại với những hình khắc khác nhau như là mô tả đời sống của xã hội thời xưa của ông cha mà còn nói lên ông cha chúng ta từ đâu đến, tức là nói đến nguồn gốc của dân tộc chúng ta. Rất tiêc là không phải là dễ đọc như là chữ viết, cho nên có quá nhiều giải thích khác nhau, tuy nhiên cũng có những điểm chung mà chúng ta có thể hiểu được phần nào những sự kiện, những thông điệp tổ tiên chúng ta muốn ghi lại, muốn để lại cho chúng ta.

Ðọc những hình khắc trên một số trống đồng Ðông Sơn (700-100tcn), chúng tôi muốn ghi lại những nét chung, có thể xem như là những hàng chữ nói lên những sự kiện lịch sử mà ông cha ta đặc biệt muốn ghi lại.

a). Hình chim Lạc thường đi theo hình thuyền nhân, nói lên cái gì nếu không phải là sự liên hệ mật thiết giữa giống chim Lạc đang bay với thuyền nhân đầu đội mũ lông chim, phần chắc cũng là lông chim Lạc. Phải chăng cả hai, người và chim đã cùng có một cuộc hành trình như nhau, di động (migratory) cho chim hay là di cư cho người. Hoặc giả còn có thể chính chim Lạc chỉ đuờng dẫn lối cho người, (có nhiều hình chim Hạc ngậm đèn để soi sáng) không phải là người bộ hành mà là thuyền nhân, mà là còn có thể là thuyền nhân đi biển Ðông.

b)- Từ Bắc đi về Nam hay từ Nam đi về Bắc? Tổ tiên chúng ta người tộc Việt ở hạ lưu sông Dương Tử từ ngàn năm xưa đã thấy chim Lạc bay đi bay về theo mùa nóng lạnh, có thể đã gieo vào tâm tư các ngài ý niệm phiêu lưu đi tìm đất mới ấm áp hơn, một khi mà có lý do phải ra đi. Và chắc chắn, nếu phải ra đi thì phải có những cuộc đi dọ dẫm trước và chính những phần tử khoẻ mạnh nhứt, có óc phiêu lưu nhứt phải ra đi để dọ dẫm. Và trong lịch sử nhân loại bao nhiêu hành động, bao nhiêu phát minh của con người tiền sử lại là những cố gắng bắt chước thú vật , gần đây nhứt con người văn minh còn bắt chước chim bay, cá lặn...Cho nên việc bắt chước chim Lạc bay về Nam không phải là chuyện bất thường.

Nếu nói di động hay bay đi thì phải nghĩ là xuất phát từ quê hương, mà quê hương, nơi sinh đẻ của chim Lạc là hạ lưu sông Dương tử. Cho nên nói ra đi hay di động cho chim và cho người tức là đi về Nam, còn từ Nam về Bắc phải hiểu là trở về. Theo suy luận đó thì thuyền nhân Lạc Việt nầy đã ra đi

từ hạ lưu sông Dương Tử hay Triết Giang, như thế cũng có nghĩa Triết Giang hay hạ lưu sông Dương Tử là quê hương hay nơi sanh đẻ của các thuyền nhân nầy cũng như loài chim Lạc.

c). Như thế chúng ta có thể nói là tổ tiên chúng ta muốn nói cho chúng ta biết quê hương hay nơi sinh đẻ của họ là hạ lưu sông Dương Tử hay là Triết Giang. Và trong văn học Trung Hoa cũng như của người Việt, ít ra phần lớn chúng ta chấp nhận tộc Lạc Việt là người từ Triệt Giang cũng như các tộc Việt khác ở theo sông Dương Tử, một điều mà chúng ta không cần phải chứng minh nữa. Và tộc Lạc Việt nầy là thành phần của nhóm Bách Việt, mà sử sách Trung đã nói đến nhóm dân tộc nầy ít ra là từ đời nhà Chu (1121-221), nghĩa là hơn 1000 năm trước CN.

B.-Chữ VIỆT

Từ Việt chắc chắc đã xuất hiện ra trong văn học văn hoá Trung Hoa nhiều ngàn năm trước CN., có thể có trước danh từ Giao Chỉ. Vốn trong Kinh thư của Khổng Tử, trong chương Hạ Vũ Cống khi nói đến đất Giao Chỉ ở "ngoài cỏi Bách Việt không thể thống thuộc được", như thế đương nhiên xác nhận Bách Việt đã có trước Giao Chỉ, hay ìt ra cũng cùng một lúc.

Nhưng ở đây lại có câu hỏi? Bách Việt là cỏi nghĩa là vùng đất hay còn là tên của các tộc Việt, Bách ở đây không cần phải hiểu theo nghĩa đen là 100, mà nên hiếu theo nghĩa bóng là nhiều, thông thường là đúng hơn. Thật ra thường khi lấy tên xứ, tên đất đặt cho tên người ở trên đất trên xứ đó, cũng như ngườI dân ở trên đất Giao Chỉ được các nước

gọi là dân Giao Chỉ chẳng hạn. Nhưng lại cũng có những trường hợp lại lấy tên người dân đặt cho tên xứ. Cũng vậy, người viết nghĩ rằng tên Bách Việt là tên của nhiều tộc Việt được dùng cho vùng đất nằm về phía Nam sông Dương Tử từ thượng lưu ra tới biển Ðông.

Tuy nhiên cũng có sách lại viết là từ Bách Việt chỉ xuất hiện ra tử năm 334 là năm nước Sở diệt nước Ngô Việt của Câu Tiển, bắt buộc dân Việt của Câu Tiển phải di tản khắp nơi miền Nam sông Dương Tử để trở thánh Bách Việt gồm Lạc Việt ở đất Triết Giang, Mân Việt ở đất Mân Trung trong tỉnh Phúc Kiến, Dương Việt ở đất Dương Châu, Nam Việt ở đất Quảng Ðông,Âu Việt ở Quảng tây, Qúy Việt ở Vân Nam v.v...

Nói như trên thì tôc Lạc Việt của xứ Giao Chỉ, của nước Văn Lang và tộc Việt của Việt vương Câu Tiển (700-334) cũng có thể cùng là một tộc Việt với nhau. Nếu xem lại năm tháng lập nước Văn Lang của các vua Hùng ở Phong Châu/Giao Chỉ và Ngô Việt của Câu Tiển ở Triết Giang thì thấy gần cùng một lúc như nhau nghiã là từ thế kỷ thứ thứ 8 thời Xuân Thu (722-453). Cho nên có thể nói tộc Lạc Việt sống ở hạ lưu sông Dương Tử từ nhiều ngàn năm trước, qua đầu thời Xuân Thu đã chia ra, mốt số vì lẽ nào đó đã bỏ xứ ra đi, theo ven biển xuôi Nam đến Phong Châu (lúc vịnh Hạ Long còn ăn sâu vào đất liền) lập ra nước Văn Lang, những phần tử còn ở lại đã thành lập ra nước Ngô Việt của Câu Tiển. Có thể lý do của người ra đi cũng như kẻ ở lại cũng mường tựa nhau, có thể Văn Lang thành hình như là một nước sơ khai trước Ngô Việt của Cân Tiển cả nhiều trăm năm, nhưng hiện giờ chưa thể xác nhận được.

1.- Nói đến đây, chúng ta có thế kết luận như sau: hầu hết các học giả sử gia V.N. cũng như Tàu đều nhìn nhận dân tộc V.N chúng ta thuộc tộc Lạc Việt, thuộc nhóm Bách Việt sinh sống ở miền Nam sông Dương Tử cũng như bao nhiêu tộc Việt khác hiện còn sinh sống ở đó dù đã bị Hán tộc thôn tính cả phương diện chính trị cũng như nhân chủng tính hơn hai ngàn năm nay. Có sách cho rằng từ đầu đời Xuân Thu (722-453) nhiều phần tử Hán tộc từ phương Bắc hay sông Hoàng Hà tràn xuống sông Dương Tử, thôn tính các tộc Việt để hình thành ra nước Sở (700-235). Ðiều nầy có thể tin được, vì di tích còn để lại khá nhiều.

2. Tuy nhiên các học gỉa V.N. cũng như Trung Hoa không nhất quán xác nhận nhóm Bách Việt nầy xuất hiện bên bờ sông Dương Tử từ bao giờ, cũng như không biết chính xác nhóm Bách Việt nầy thuộc chủng tộc nào, Mongoloid hay Indonesian (Nam Á)?

Phần lớn học giả V.N.đều nhất quán xác nhận tộc Lạc Việt sinh sống ở hạ lưu sông Dương Tử, đúng hơn là trong tỉnh Triết Giang hiện giờ và tộc Lạc Việt nầy đã di cư về vùng trung lưu sông Hồng. Nhưng từ bao giờ?

Trên đây là hai câu hỏi chúng ta cố lý giải, để rồi sau đó chúng ta sẽ nói đến xứ Giao Chỉ và nhà nước Văn Lang của các vua Hùng với bao nhiêu câu hỏi khác nữa: thế nào và bao giờ

trong lịch sử của Ðông Nam Á châu, trả lời những câu hỏi sau nầy cũng như là kết cục cho việc tìm về nguồn gốc của dân tộc Việt nam chúng

ta.

Dân tộc V.N. hay tộc Lạc Việt trong nhóm Bách Việt thuộc chủng tộc nào? Sách " Có những sự kiên lích sử cần phải xem lại" của người viết cũng như bài " Người V.N. thuộc chũng tộc nào" dăng

tải trong nguyệt san Khởi hành như nói trước, người viết đã cố chứng minh dân tộc V.N. thuộc chủng tộc Mongoloid, chi nhánh Nam hơn là chi nhánh Bắc của Hán Mản Mong Hồi...từ Bắc xuống, lại càng không phải thuộc chủng tộc Indonesian hay Nam Á từ Nam lên. Ở đây, bài nầy chú trọng đến chủ đề thứ hai nầy, mà gần đây nhiều tác giả như Trương thái Du chứng minh ngược lại, nghĩa là tộc Lạc Việt cũng như nhóm Bách Việt thuộc chủng tộc Nam Á (Indonesian).

Riêng về mục chủng tộc, người viết xin góp ý với ông Du cũng là với các học gỉa khác. Khi đọc bài "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử V.N." trên mạng lưới televas ngày 18.08.2005 và tạp chí Nguồn, San Jose số 16, tháng 8, 2005 có đăng lại với tựa đề "Việt Nam thời bán sử ". Trong bài viết nói trên họ Trương có mở đầu như sau : "Tôi xin dùng công trình nghiên cứu di truyền của Spencer Wells làm nền tảng cho bài viết nầy", tác giả không nói rõ hơn tài liệu nào của Spencer Wells. Người viết khi viết về nguốn gốc dân tộc V.N. đầu năm 2004 như nói trên cũng đã dựa vào nghiên cứu di truyền học của Spencer Wells với cuốn sách " The Jourrney of Man", nhà xuất bản Princeton University Press, USA (năm 2002) và xem cuốn phim của ông chiếu trên đài tryền hình CPB và gần đây trong tháng 5, 2005 hai lần ông còn diển thuyết "Tracing the Journey of Man" ở James Simpson Theatre, Chicago và ở National Geagraphic Society ở Washington D.C. Chắc chắn tác giả họ Trương cùng người viết đã dựa vào cùng một nhà nghiên cứu di truyền học để tìm ra nguồn gốc của các chủng tộc nói chung và chủng tộc Bách Việt nói riêng.

Người viết phải nói ngay là cùng chung một nguồn gốc tài liệu mà có những nhận định, nếu không nói là những kết luận hoàn toàn ngược nhau vì lý do họ Trương xử dụng công trình nghiên cứu Spencer Wells không đầy đủ, nếu không nói là hoàn toàn sai lạc, để đưa đến những kết luận sai lầm. Không rõ vì hữu ý hay chỉ sơ sót họ Trương đã bỏ qua một phát hiện quan trọng vào bực nhứt (nếu nói về chủng tộc ở Á Ðông), tức là chương 6 "The Main Line", đoạn về Ðôi đủa ( Chopsticks, từ trang 116, sách đã dẫn), tức là hai con đường di dân của con người đi từ Trung Á và Âu-Á (Eurasia) khoảng 40 ngàn năm trước đây (M 9, M là mã số DNA Spencer Wells để chỉ sự xa cách với nguyên thủy ở Phi châu). Một con đường di dân phía Bắc, băng qua các thảo nguyên Trung Á đi đến Siberia và bắc Mỹ châu.

Con đường thứ hai băng qua Tây tạng (không phải Ấn độ), xuống tận bắc Ðông Dương trên 35 ngàn

năm trước (M 175, di chỉ ở động Lang Rongien, Thái Lan,37 ngàn năm) để rồi đi lên sông Dương Tử khoảng 20 ngàn năm trước và lên tận Ðại Hàn hay Cao-Ly khỏang 10 ngàn

năm trước (M 122). Nếu dựa vào phát hiện của Spencer Wells người viết có thể nhận định như sau: chính những di dân theo con đường nầy đã hình thánh các tộc Bách Việt, thuộc chủng tộc Mongoloid, khác với các tộc Hán, Mản, Mong, Hồi, các tộc nầy cũng thuộc chũng tộc Mongoloid, nhưng theo con đường di dân phía Bắc chỉ có 20 ngàn năm trước (M 142) thôi. Ðó là kết luận của người viết, ngược hẳn với học giả họ Trương cùng bao nhiêu học gỉa khác nữa.

Theo ông Trương thì Bách Việt thuộc chủng tộc Nam Á (Indonesian) do cuộc di dân từ Nam Á lên ( lời của họ Trương: dặc biệt là phía nam Trường giang, vẫn tách biệt, đây chính là vùng Bách việt, như cách gọi của người Trung hoa sau nây). Ông Trương viết: " Với kết luận của Spencer Wells tôi tính ra: Cuộc di dân đầu

tiên từ Phichâu diển ra cách nay 60 ngàn năm. Ðoàn người đi dọc theo đồng bằng ven biến Nam Á, đến Ðông Nam Á. Tại đây một nền văn minh đồ đá đã được hình thành. Từ 9 đến 12 ngàn năm trước, kiến tạo địa chất ở vành đai lửa Indonesia với sóng thần đã nhận chìm trung tâm văn minh Tiền Ðông Nam Á. Những cư dân còn

sót lại sau thảm họa đã chia làm hai nhánh, nhánh thứ nhứt đến châu Úc, nhánh thứ hai rẻ lên phía bắc, rồi dừng lại khá lâu bên bờ nam Trưỡng giang. Có thể trước đó văn minh Tiền Ðông Nam á cũng có những làn sóng khai phá

mới ở hai phía bắc và nam, nhưng thưa thớt và chậm chạp, vì cuối kỳ băng hà, càng xa xích đạo càng lạnh. Cuôc di dân thứ hai cũng từ Phi châu cách nay 45 ngàn năm. Họ đến Trung đông, từ Trung đông hai phân nhóm đã hình thánh tiến vào Ấn độ và dùng tây bắc Trung hoa. Cuộc di dân thứ ba (không sử dụng trong bài viết nầy) diển ra cách nay 40 ngàn năm, đoàn người đến Trung Á và sau đó tràn qua châu Âu."

Trong mỗi một đoạn văn nầy, tác giả đã sai lạc với Spencer Wells nhiều điều. Chúng tôi đồng ý với tác giả là con người đã bỏ Phi châu ra đi khỏang 60 ngàn năm trước đây, chính người viết cũng dựa vào Spencer Wells đã viết như vậy trong sách đã dẫn. Nhưng về cuộc di dân đi theo đồng bằng ven biến Nam Á, đúng hơn là đi theo bờ biến Nam Á (hay Ấn độ dương còn trong kỳ băng hà, mặt nước xuống thật thấp, bải biển còn mênh mong) đến Ðông Nam Á. Học giả họ

Trương vô tình hay hữu ý viết sai lạc với Spencer Wells, theo Spencer Wells thì đoàn di dân nầy đã đến Ðông Nam Á khoảng 50 ngàn năm trước (M 130), môt phần ở lại đinh cư ở Nam dương hiện giờ để hình thành văn minh Tiền Ðông Nam Á và một phần đã đi đến Úc châu khoảng 45 ngàn năm trước đây, chớ không phải "9 đến 12 ngàn năm trước" như ông Trương viết, vì cuộc di dân đến Úc châu đã diển ra trên 40 ngàn năm trước khi băng hà tan rả lần sau hết (khoảng 5, 6

ngàn năm TCN). (Xin lưu ý: khi người viết nói ông Trương sai lạc là sai lạc với phát hiện của Spencer Wells, không có nghĩa là sai lạc với sự thật, vì sự thật theo khảo nghiệm DNA của Spencer Wells cũng chưa hoàn toàn được tất cả các học gỉa chấp nhận. Tuy nhiên người viết nhận thấy ông Du dùng phát hiện của Spencer Wells lại nói sai lạc đi quá nhiều, nếu không nói là xuyên tạc)

Nhưng điều sau nầy quan trọng hơn, tác giả họ Trương viết: "nhánh thứ hai rẻ lên phía bắc, rồi dừng lại khá lâu bên bờ nam Trường giang". Chính câu viết nầy đã dẫn đến chổ sai lầm: dân Bách Việt do cuộc

di dân từ Nam Dương lên. Ðây là phát hiện của Spencer Wells: con đường di dân từ Nam Dương lên phía bắc nầy diển ra khoảng 10 ngàn năm trước (M 122), lúc con đường Nam dương-Phi luật tân-Ðài loan-Nhựt...còn là đất liền, có thể đi bộ được, cho nên không có việc đi đến Trường Giang, để rồi dừng lại khá lâu như họ Trương viết. Thật ra thì đoàn người di dân nầy không có lý do gì phải đi vào sâu trong đất liền, vì con dường trên bải cát đã dễ dàng, không có chướng ngại vật, không có thú dữ...và nhứt là gần biển họ có nhiều lương thực hơn, vì họ là dân ăn cá của biển hơn là ăn thịt của rừng. Tuy nhiên, đoàn di dân theo con đường nầy có để lại di tích dọc đường của họ là đảo Hải-Nam, đảo Ðài Loan và một vài đảo phía Nam Nhựt Bổn. Cũng vậy, theo Spencer Wells người viết nghĩ là không có tích gì của đoàn di dân theo con đường nầy để lại trên đất liền thuộc vùng Giang Nam hay Trường Giang của nhóm Bách Việt cả. (Có thể cái hũ đất cổ xưa nhứt (trên 10 ngàn năm) tìm ở đảo Nasunahara, Nhật Bổn, là sản phẩm của văn hóa Tiền Ðông Nam Á hay Nam Dương) Thật ra ở trên bán đảo Ðông Dương đã có nhiều di dân Indonesian đi từ Nam Dương lên, nhưng không phải là theo con đường lên phía Bắc đi ngoài biển Ðông như họ Trương viết mà là theo con đường bải biển hai bên bán đảo Malaysia và các lưu vực sông Ménam, sông Mékong...di chỉ ở Malaysia, Sơn vi và Hoà bình, Việt nam (10 ngàn năm) có thể chứng minh điều đó. Cho nên theo người viết thì trước khi tộc Lạc Việt di dân về bắc Ðông Dương (Phong châu hay Gia ninh), tộc người Indorasian đã định cư rải rác gần khắp mọi nơi ở Ðông Dương, nhưng thiết nghĩ họ không bao giờ đi đến lưu vực sông Dương Tử.

Kết luận: những dân tộc ở theo bờ nam sông Dương Tử thuộc chủng tộc Mongoloid đi từ Phi châu khoảng 60 ngàn năm trước (M168), qua Cận Ðông, đến Trung Á hay Âu Á và vì chướng ngại vât là núi non, nhứt là dãy Thiên Sơn và thời tiết (quá lạnh nhứt là quá khô) đã dừng lại cả 5, 10 ngàn năm để rồi lại ra đi nữa (có thể là theo các đoàn thú rừng vừa to lớn vừa vô số kể) , khoảng 35 ngàn năm (M45) và lần nầy phải chia ra làm hai ngả chánh mà Spencer Wells gọi là Ðôi đũa (Chopsticks), một nh đi theo ven sa mạc Trung Á nhắm hướng Siberia và bắc Mỹ châu, để rồi có đoàn người tách ra đi xuống sông Hoàng hà, hình thành văn hoá Hoa hạ. Nhánh thứ hai đã băng qua Tây tạng khoảng 35 ngàn năm trước (M175), để rồi theo các lưu vưc sông Cữu long, sông Hồng xuống đến Ðông Dương và vì lý do gì đó (trong sách đã dẫn, người viết cho là vì đụng đầu với giống người Indonesian hung dữ đã định cư ở đó rồi) đã phải đi quật về hướng bắc đến sông Trường Giang mà phần lớn đã dừng lại để rồi hình thành văn hóa lúa nước sau thời kỳ băng hà cuối cùng (5, 6 ngàn năm TCN). Chính những di dân nầy đã hình thành ra nhóm dân tộc Bách Việt. Chắc chắn nhữntg dân tộc nầy là chủ nhân văn hóa lúa nước nhiều ngàn năm trước khi có tên là Bách việt, nghĩa là vào khoảng 7, 8 ngàn năm trước. Và năm bảy ngàn năm sau, cũng chính họ là chủ nhân văn hoá trống đồng Ðông sơn. ( Ðông sơn nói ở đây là văn hóa Ðông sơn, không phải chỉ là mỗi một địa điểm Ðông sơn, Thanh hoá. Cho nên trống đồng Ðông sơn đã tìm thấy rải rác trong cả vùng Ðông Nam Á châu, từ Vân Nam, Quảng Tây..xuống tận Nam Dương,

Mã-Lai, qua đến Miến-Ðiện, Lào, Cam-bốt, Phi-Luật-Tân, nhưng phải kể là ở Viêt nam nhiều nhứt, thứ đến là Vân Nam.)Nhưng ai là người sáng chế trống đồng Ðông Sơn đầu tiên? Việt nam, Tàu, Nam dương hay Mã lai... Ðây vẫn còn là đầu đề nhiều tranh luận giữa Ta và Tàu, bất chấp đến phương pháp định tuổi Carbon 14. ( Vốn trống đồng Ðông Sơn tìm ra ở Vân Nam, Quảng Tây và các nơi khác đều thô kệch xấu xí hơn trống đồng Ðông Sơn tìm ra được ở V.N. rất nhiều. Hầu hết các học giả V.N. đều khẳng định chính người Việt mình đã sáng chế ra trống đồng trước nhứt và đẹp nhứt, để rồi vì cuộc di tản mà kỷ thuật sản xuất suy thoái lần lần, cho nên có hiện tượng đi từ chổ tốt xuống chỗ xấu là đương nhiên. Ðang khi đó thì người Tàu cho rằng thường tình nếu nói về kỷ thuật nhứt là mỹ thuật thì logic là phải đi từ chỗ xấu đến chỗ hoàn hảo hơn vì bản tính cải thiện do kinh nghiệm là đức tính của con người sapiens sapiens, nhờ đó mới có văn minh tiến bộ. Người Việt cũng có thể cải lại là: bao nhiêu văn minh tiến bộ như của Lưởng Hà (mesopotamia), của Ai Cập... nhiều kỷ thuật cũng như mỹ thuật đã suy thoái rõ ràng, còn đo đến chỗ hoàn toàn bị mai một là khác. Người viết nghĩ rằng: cả hai đều có lý, nhưng tại sao không dùng phương pháp định tuổi để giái quyết sự tranh luận? Chẳng qua là phương pháp Carbon 14 mà hai đàng đang xử dụng không bao giờ chính xác, vì thường khi sai biệt cả một hai trăm năm. Nên chằng ai chiụ thua ai là thế, đó là chưa nói đến chuyện cường điệu của một thứ chauvinism trẻ con và phản khoa học của hai nước, một thời là bạn và vạn đại là thù.)

2.- Câu hỏi thứ hai là tộc Lạc Việt đã bỏ quê hương tìm đất mới ở Gia Ninh hay Phong Châu lập nghiệp, lập nước từ bao giờ? Tìm hiểu lý do cũng có thể giúp ta tìm được thời gian di dân của tộc Lạc Việt. Trong sách của tác giả đã dẫn, người viết đã cố gắng chứng minh lý do ra đi là tìm tự do, cũng như những thuyền nhân cuối thế kỷ20 chạy giặc CS. Lúc bấy giờ chưa có C.S. nhưng

cũng có những con người khác tộc (Hán) , khác văn hóa (du mục và sơn điền lúa mạch), còn thêm tâm tánh hung bạo tàn ác...gọi được là sắt máu ( đúng là gươm giáo bằng sắt thay cho đồng và lấy máu của người khác, tộc khác làm mục tiêu) để bành trướng thế lực và quyền lợi. Và không có thời nào xuất hiện ở Á Châu quá nhiều loại người dã man tàn bạo bằng thời Xuân Thu/Chiến Quốc (770-221) (không thua kém thời CS (1917-1989) ở Ðông Âu. Các tộc Việt, nhứt là Lạc Việt cũng cùng một chủng tộc Mpngoloid lại có một nền văn hóa khác, tức là văn hóa canh nông và lúa nước, con người văn minh, hiền hoà, tình tự người với người rất đậm đà. Ðó là lý do chánh tộc Lạc Việt phải bỏ quê hương ra đi, không có lý do gì khác, nhứt là lý do kinh tế thì hoàn toàn không có, vì hạ lưu sông Dương Tử, đất thì màu mỡ hơn tất cả mọi nơi, sông ngòi hiền hòa, tôm cá dẩy đầy, lại còn có chim Lạc hằng năm cung cấp không biết bao nhiêu là trứng ngon và béo bổ, dù thịt chim không mấy ngon lành.

Cũng may là những người ra đi đã tìm được đất mới, cũng không kém màu mỡ cho lúa nước, tạo vật cũng đãi ngộ cá thịt dư thừa, ngoài ra còn có lâm sản dồi dào nhiều hơn vạn bội. Song không may cho những người ở lại vì họ thiếu tinh thần mạo hiểm hay lý do bệnh tật già yếu thơ ấu...Nhưng vì tình thế bắt buộc, nếu muốn tồn tại họ cũng phải hợp đoàn tức là lập nước để đối chọi, để tự bảo vệ đối với những nước đang mộc lên như nấm đầu đời Ðông chu. Phải chăng câu sau đây là chân lý của thời đó: "Nothing so concentrates one's national feeling as being aware of somebody else's" (Không gi tụ kết tâm tư quốc gia bằng ý thức tâm tư quốc gia của người khác.) Thật đúng cho Ngô Việt của Câu Tiển cũng như cho nước Văn Lang của các vua Hùng. Qua thời Xuân Thu số nghìn nước đã giảm đi rầt nhiều, chỉ còn lại 12 nước chư hầu ( Yên, Liêu Dông, Liêu Tây , Triệu, Tề, Ngụy. Vệ, Lỗ, Tống, Tần, Hàn và Sở) có văn hóa du mục và sơn đìền lúa mạch, ngoài chuyện đánh chém nhau, tất cả đều nhìn về miền Nam giàu có hơn, văn minh hơn. Chính trong cái bối cảnh đó mà tộc Lạc Việt phải bỏ xứ ra đi (tránh voi chẳng xấu mặt nào), những tộc Việt còn ở lại, kẻ trước người sau sẽ bị thôn tính, theo thời gian từ ít đến nhiều, mà những cái mốc thời gian là sự xuất hiện của nước Sở (khoảng năm 700 tcn), nước Sở tiêu diệt nước Ngô Việt của Câu Tiển (khoảng năm 340), nước Tần tiêu diệt nước Sở (năm 235) để rồi thống nhứt Trung Hoa (năm 221 tcn), tức là xóa bỏ tên tuổi Bách Việt trên giấy tờ cũng như trên thực tế, mà còn muốn thôn tính cả Giao Chỉ, cà Văn Lang. Như thế thì có thể nói chỉ còn có tộc Lạc Việt là thuần tuý người Việt thuộc nhóm Bách Việt có mặt trên bản đồ Á đông tử hơn 4,000 năm trước. Ðại văn hào Khuất Nguyên (340-278), Ðệ nhứt anh hùng Hạng Võ (235-206) cả Hán Cao tổ Lưu Bang (250-195) đều là người nước Sở, nhưng bảo là người Việt hoàn toàn thì chắc chắn là không đúng, vì khi các nhân vật nầy xuất hiện thì nước Sở đã thôn tính Bách Việt cả 100 năm rồi.

Tóm lại, theo người viết thì tộc Lạc Việt đã chạy về Gia Ninh hay Phong Châu đầu thời Xuân Thu (770 tcn) và sau khi đã an cư lạc nghiệp, có thể 5, 7 mươi năm đã hình thành nhà nước Văn Lang. Âu đó cũng là cách tính sơ sài của người viết, vì cho rằng tộc Lạc Việt đã di dân chỉ mỗi một lý do là chạy giặc, để rồi cũng phải lập nước để chống giặc từ phương Bắc.

3.- Câu hỏi còn lại là nước Văn Lang của vua Hùng ở đâu? Giao chỉ và Văn lang là thế nào? Giao chỉ là vùng đất có nhiều dấu vết rắn Giao long, theo thiên Hạ Vũ Cống trong Kinh Thư thì là vùng đất phía nam hai châu (trong 9 châu của vua Hạ Vũ đã phân định ranh giới để thâu cống phẩm) là Kinh châu và Dương châu của lưu vực sông Trường giang. Hai châu nầy, qua thời Xuân Thu/Chiến quôc (770-221) là địa phận nước Sở và nước Ngô Việt, chiếm cả lưu vực sông Trường Giang từ thượng lưu ra tới biền Ðông.( Có người tranh luận về tính cách chính thống của Kinh Thư, nhưng đó là chuyện khác), Nếu ta chấp nhận sự khẳng định về địa giới của vùng đất Giao Chỉ của Kinh Thư như trên thì đương nhiên phải phủ nhận tất cả những ý kiến phóng đại vùng đất Giao Chỉ (cũng như nước huyền thoại Xích Quỷ) đi từ hồ Ðộng Ðình xuống tận Chiêm Thành, ra tới biển Ðông và giáp với Ai-Lao phía Tây.

Ngày nay cũng lắm học giả vì cường điệu hay vì lý do gì khác, như cực đoan chống đối ngưới phương Bắc quá lố, đang cố gắng chứng minh chính nước Văn Lang của các vua Hùng chúng ta đã một thời ( cả ngàn năm) chiếm đóng một vùng đất rộng lớn như thế, mà đế quốc Hán tộc đã thôn tính lần lần, để rồi chỉ còn lại có 3 quân Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, có khi còn gọi là Giao châu, Ái châu và Hoan châu, tiền thân nước Việt nam của thế kỷ thứ 10, thứ 11.

Khi tìm đọc các sử liệu, sách Tàu cũng như sách ta để chứng minh ý kiến sai lạc của mình, luôn luôn họ cố tình bỏ qua những sử liệu khác, chỉ vì các sử liệu nầy khẳng định nước Văn Lang của các vua Hùng của chúng ta chi có 15 bộ, bộ ở đây phải hiểu như là bộ lạc, vừa có nghĩa dân tộc vừa có nghĩa địa dư, mà nhiều sử sách, như V.N. Quôc sử Diển ca của Lê ngô Cát, đã xác nhận rõ ràng: Vũ định, Tân hưng, Gia ninh, Dương tuyền, Phong châu, Chu diên, Phước lộc; Hà an, Cửu

chân,Việt thường, Lạc hải, Tượng du, Giao chỉ,, Bình văn và Cửu đức. Mà những bộ nầy hiện giờ các nhà khảo cỗ cũng đã xác nhận mỗi bộ ở đất nào và ít ra là 13 bộ nằm trong biên thùy Bắc bộ và bắc Trung bộ ngày nay, không thể ra ngoài xa quá được.

Sự cường điệu phóng đại nước Văn Lang như nói trên còn vì một sư lẫn lộn sau đây nữa: bộ Việt Thường của Văn Lang lại lẫn lộn thế nào mà thành ra nước Việt Thường của Tư Mã thiên. Chính Tư Mã Thiên trong sách Sử ký của ông đã khẳng định nước Việt Thường đi cống nhà Chu là nước Việt thường ở giữa hồ Ðộng Ðình và hồ Phiên Dương, cả hai hồ nầy đều nằm sát phía Nam sông Dương Tử, đang khi dó thì bộ Việt thường(chưa bao giờ là một nước) lại ở trong quận Nhật nam, Quảng bình/Quảng trị bây giờ.

Ngoài ra chính những câu chuyện truyền thuyết sau đây đã làm cho những nhận xét cường điệu đã sai lầm càng thêm sai lầm thêm. Câu chuyện đầu tiên là việc

" Ðời Ðào Ðưởng (vua Nghiêu) ở phương Nam có họ Việt thường dùng người thông ngôn hai lần đến dâng rùa thần chừng nghìn tuổi, vuông hơn ba thước, lưng có khắc chữ theo lối chữ khoa đẫu chép từ khi mở ra trời đất kể về sau, vua Nghiêu sai sao lấy, gọi là lịch rùa." Trong Nguồn số 7, tháng 10 2004 bài số 2. "Nhận định các giá trị lịch sử Việt", tác giả Vương Ðàm có viết: "Xuyên qua sự việc nêu trên, có thể đưa ra nhận định:

Vào thời Hồng bàng ở hằng chục thế kỷ đầu (2879-2353: 526 tcn theo tác giả họ Vương tính), xã hội nước Việt có nền văn minh khá cao, có thể hơn xã hội thời Nghiêu ở Trung quốc, nên Việt mới đem truyền bá nền văn minh của mình bằng phái đoàn ngoại giao có mang theo 'rùa thần', trên lưng có khắc chữ khoa đẫu, vua Nghiêu đã tiếp nhận văn minh lịch sử Việt nên đã sai quan sao chép và gọi là 'lịch rùa' ".

Câu chuyện thứ hai nầy nhiều người đã biết và học giả Vương Ðàm sao chép lại như sau:" Hơn một nghìn năm sau cuộc bang giao trên, Tư Mã Thiên ghi lại cuộc bang giao khác giữa Việt và Trung quốc vào năm 1110 tcn (theo Ðai việt Sử ký Toàn thư) : Năm tân mảo, vào năm thứ sáu đời Thành vương nhà Chu, xứ Giao chỉ ở phía Nam, có họ Việt thường dùng người thông ngôn ba lần mà tới, dưng chim trĩ trắng...sứ giả lạc mất đường về. Chu Công Ðán cho năm cổ xe liền nhau, điều làm theo pp chỉ nam. Sứ giả cưỡi xe qua ven biển Phù nam Lâm ấp, đầy năm mới về

tới nước mình,"

...............

Qua câu nói" Sứ giả cưỡi xe qua ven biển Phù nam, Lâm ấp, đầy năm về tới nước mình", cho thấy thời Hồng Bàng nền văn minh cùng ảnh hưởng bang giao của Việt đã bừng tỏa rộng lớn kể cả phía bắc, phía nam cùng các quốc gia lân cận......

Ðể rồi tác giả Vương Ðàm kết luận" So sánh đoàn sứ giả thời Hồng Bàng đi truyền bá văn minh và hoà bình với cuộc ra đi du thuyết của thầy trò Kồng tử vào thời nhà Chu sau nầy ở Trung quốc, thiết nghĩ sứ mệnh của phái đoàn Việt có tầm vóc vĩ đại cao hơn gấp bội,"

Ðọc những đọan văn nói trên, người

viết bài nầy có mấy nhận xét sau đây gọi là góp ý

cùng tác giả họ Vương cũng như bao nhiêu tác giả khác đã đọc đã học cổ sử của các bậc tiền nhân Tàu và V.N. để lại.

a).- Tư Mã Thiên đã khẳng định nước Việt Thường ở giữa hộ Ðộng Ðình và hồ Phiên Dương. Nếu bảo rằng: Tư Mã Thiên là "đệ nhứt sử gia luôn nói đúng sự thật" như văn học Trung Hoa đã nhìn nhận, thì người viết tin rằng nước Việt Thường trong hai câu chuyện trên không bao giờ là nước Văn Lang của chúng ta, lại càng không phải là bộ Việt Thường ở Quảng bình của V.N ta.

b).- Nếu Văn Lang của chúng ta là Việt Thường của Tư Mã Thiên đi nữa thì cũng không có lý do gì mà phải cường điệu đi đến chỗ lố bịch như những ý kiến như trên, vì không gì phản khoa học đưa đến chổ sai lầm, bằng thái độ cường điệu của nhà nghiên cứu hay nhà viết sử. Thái độ cường điệu của nhiều nhà nghiên cứu hay sử gia trong nước đã làm cho những đọc giả như chúng tôi điên đầu nhức óc, mờ mịt lại càng mờ mịt thêm. Văn minh hơn người, đi truyền bá văn minh của mình cho người mà lại không biết đường về phải nhờ người làm xe chỉ nam cho mình cưỡi về đến nuớc nhà, thì nghĩa là làm sao? Thật ra thì người đọc như chúng tôi nhận thấy có cái gì không ổn, vì hoàn toàn mâu thuẩn, chính đó là cường điệu quá lố.

c).- Trong cổ sứ đã chất chứa quá nhiều huyền thoại, gần như là một thứ bát quái trận đồ khó mà ra được. Trước khi phiêu lưu tìm hiểu những sự kiện cổ sử, việc đầu tiên là phải xem lại bối cảnh không gian và nhứt là thời gian. Ví như nói sứ Việt đi cống trĩ trắng cho Chu Thành vương năm 1110 tcn mà lại đi về theo ven biển nước Phù nam và Lâm ấp. Phù nam và Lâm ấp là những nước mới xuất hiện đầu Công nguyên, nghĩa là cả 1 ngàn hai ba trăm năm sau, chính các nhà khảo cổ hiện đại đã chứng minh điều đó một cách không chối cải được. Tại sao tác giả Vương Ðàm lại bỏ qua cái sự việc vô lý đó, mà lại dựa theo đó để cấu tạo một huyền thoại khác nữa?

Vốn gần đây đọc hai tác giả Vương Ðàm trong tạp chí Nguồn cũng như Trương Thái Du trên mạng lưới Talavas, người viết có một câu kết: Huyền thoại cổ sử V.N. như bát quái trận đồ đã nhiều rồi, không nên cấu tạo thêm nữa. Không tội nghiệp cho chúng tôi mà phải tội nghiệp cho con em chúng ta sau nầy, nếu chúng muốn tìm hiểu cổ sử của đất nước V.N. của chúng!

Kết luận:

1.-Dựa vào công trình nghiên cứu DNA của Spencer Wells, chúng ta có thể nhìn nhận dân tộc V.N. thuộc chủng tộc Mongoloid, nhưng không cùng một nhánh phía bắc xuống sông Hoàng hà của các tộc Hán, Mản, Mong và Hồi, mà là thuộc nhánh phía nam từ Ðông Dương lên sông Dương Tử của nhóm tộc Bách việt. Ðó là hai chiếc đũa (Chopsticks) của Spencer Wells. Cho nên những tộc Bách Việt, trong có có tộc Lạc việt thuộc về chủng tộc Mongoloid hơn là chủng tộc Indonesian hay Nam Á từ Nam Dương lên.

2.- Theo người viết, Giao Chỉ cũng như nước Văn Lang của các vua Hùng chúng ta không thể lẫn lộn với nước Việt Thường của Tư Mã Thiên (giữa hồ Ðộng Ðình và hồ Phiên Dương) và bộ Việt Thường ở Quảng Bình/Quảng Trị của ta ngày nay. Cho nên chưa bao giờ xứ Giao Chỉ và nước Văn Lang chiếm cả một vùng đất rộng lớn - từ sông Trường Giang đến tận Chiêm thành- như trong huyền thoại nước Xích quỷ. Tại sao không tin Tư Mã Thiên, mà lại tin những sử gia khác? ( Khi nói đến xứ Giao chỉ hay nước Văn Lang như là tiền thân nước Việt Nam ta sau nầy, xin đừng bao giờ lẫn lộn xứ Giao Chỉ hay quận Giao Chỉ với Giao Chỉ bộ, một điạ phận hành chánh Hán Vũ đế, nhà Tây Hán đặt cho nước Nam Việt của Triệu Ðà từ năm 111 tcn)

3.- Ðang khi chờ đợi khảo nghiệm DNA đai qui mô cho các dân tộc Ðông Nam Á (kể cả các tộc thiểu số), nhận định của người viết như sau: thời gian xuất hiện của tộc Lạc việt ở trên bán đảo Ðông dương được giới hạn với văn hoá Ðông Sơn, nghĩa là

không quá 1,000 năm TCN, chính tộc Lạc Việt là chủ nhân của văn hóa nầy, không phải ai khác. Ðang khi đó thì những văn hóa củ xưa hơn là sở hữu của các tộc Indonesian, trong đó có văn hóa Sơn Vi (trên 15,000 năm TCN), Hòa Bình ( trên 10,000 năm TCN), có thể cả văn hóa Phùng Nguyên ( trên 2,000 năm TCN) nữa. Cho nên nếu đặt để sự hình thành nước Văn Lang trong những ngày tháng xa xưa hơn 1,000 năm TCN thì nên kể là chuyện huyền sử hay huyền thoại.

Nhưng trước sau gì cũng chỉ là những nhận xét, những ý kiến của một người viết không chuyên môn.

Huỳnh văn Lang

New Canaan, Ct. Cuối thu 2005

Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Nước và Con Người

Gs Lâm Văn Bé

Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho phép tôi có dịp nói chuyện trước một cửtọa là các bậc thức giả. Đề tài tôi sẽ trình bày với quý vị hôm nay “Nam Kỳ Lục Tỉnh”: đất nước và con người, là một cái nhìn về lịch sử nhân văn và địa lý chính trị của gần 400 năm hình thành và phát triển đất Nam Kỳ và Người Nam Kỳ.

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đề cập đến con người và văn hóa vùng đất cũ . Sự kiện nêu lên vài khác biệt của hai nền văn hóa mới cũ không hàm ý một phán đoán giá trị, khen chê, mà chỉ muốn nói lên những biến đổi của người Việt Nam trong môi trường sống mới, gợi lên những đa diện của nền văn hóa Đại Việt và những độc đáo của nền văn hóa mới ở phương nam.

Bài này gồm 3 tiểu đề: Đất Nam Kỳ, Người Nam Kỳ, Văn học Nam Kỳ

Đất Nam Kỳ

Vùng đất mà trước đây gọi là Đồng Nai-Gia Định, và hiện nay được gọi là Nam Kỳ, cho đến đầu thế kỷ 17 vẫn còn là một vùng đất hoang vu, rừng rú, sình lầy, dẫy đầy rắn rít và trăm ngàn thú dữ.

Đồng Nai xứ sở lạ lùng Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um

Lịch sử hình thành và phát triển Nam Kỳ lục tỉnh là lịch sử của gần 400 năm gian khổkhẩn hoang lập làng của những nhóm lưu dân Việt Nam từ Đàng Trong xuôi Nam, của những nhóm lưu dân Trung hoa bài Mãn, phục Minh và sự cộng cư của các thổ dân bản địa.

Sự hình thành và phát triển ấy lại được tác động bởi 3 yếu tố chính trị: sự tan rã của chánh quyền Cao Miên, nhu cầu của một cuộc nội chiến Viêt Nam, và sự đô hộ của Pháp.

Tưởng cũng nên nhắc rằng, vùng đất hoang vu nầy, trước đó, từ đầu công nguyên đến thếkỷ thứ 7 thuộc về Vương Quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ lưu vực sông Cửu Long đến sông Ménam (Thái Lan), xuống đến tận các đảo Mã Lai.

Vương quốc nầy gồm những dân cư hải đảo như Mélanésien, Indonésien, Môn, theo văn minh Ấn độ. Di tích còn tìm thấy được của nền văn minh Phù Nam, thường gọi là văn minh Óc Eo do Louis Mallaret, thuộc trường Viễn Đông Bác cổ khám phá ra năm 1944 ở Óc Eo gần núi Ba Thê (Châu Đốc), gồm một cổ thành dài 1500m và nhiều cổ vật gồm đồ trang sức bằng vàng, có đồng tiền La Mã.

Vì lẽ các vua chúa Phù Nam bóc lột hà khắc quá đáng dân chúng, nên có một cuộc nổi dậy của một sắc tộc tên là Kambuja (những đứa con của Kambu, tên của thủ lãnh, sau nầy được người Pháp đổi lại là Cambodge) từ miền Korat (Bắc Kampuchea và Hạ Lào bây giờ) tràn xuống vùng Biển Hồ, đánh đuổi người Môn và lập nên vương quốc Chân Lạp vào thế kỷ thứ 6.. Vương

quốc Phù Nam bị tan rả, một số người Môn chạy sang sinh sống ở vùng sông Ménam (Thái Lan), Miến Điện, một số ít lưu lạc lên vùng Tây Nguyên. Vương quốc mới nầy đóng đô ở Anglor và phát triển quyền lực ở vùng Biển Hồ mà cao điểm là xây dựng các đền đài Anglor (vùng Siemreap) vào thế kỷ 12-13..Anglor Wat, là đền đài lớn nhứt được xây từ 1112 đến 1152, bề dài đến 1000m, bề ngang 850m

Đến thế kỷ 13, Anglor bao gồm một diện tích độ 100km2 và là một trong những thành phố lớn nhứt thế giới thời ấy. Năm 1431, Xiêm tàn phá Anglor, vương triều phải dời về Phnom Penh (1434). Đến thế kỷ 16 thì kinh đô dời về Oudong rồi mới trở lại Phnom Penh từ 1866 dưới thời Norodom đệ nhất. Anglor từ đó đã bị bao phủ trong rừng sâu cho đến năm 1851 mới được Mouhot, một nhà côn trùng học người Pháp vô tình tìm thấy nhân khi đi nghiên cứu côn trùng và chỉ bắt đầu được trùng tu lại từ 1880. (Encyclopédie Encarta 2001. Paris: Microsoft, 2001, article sur le Cambodge)

Nhưng nội bộ các vương tộc Chân Lạp, từ lúc thành lập, luôn luôn tranh chấp nhau, chia cắt đất nước thành nhiều lãnh địa (như vào thế kỷ thứ 8 có đến 5 lãnh địa). Họ rất hiếu sát và hay trả thù, trong 3 lần dời kinh đô từ Anglor, qua Oudong rồi Phnom Penh hay mỗi lần thay đổi triều đại, dân Miên tàn phá hết di tích và tàn sát phe đối nghịch. Nội chiến đã làm quốc gia suy yếu, Chân Lạp thường bị Xiêm (đến 1939 mới đổi là Thái Lan) nhiều lần đánh chiếm đất đai hay phải cắt đất dâng cho Xiêm mỗi khi có một ông hoàng Miên sang Xiêm cầu cứu.

Cuộc Nam Tiến của dân ta đã bắt đầu trong bối cảnh nội chiến nầy của xứ Chân Lạp và cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn của nước ta.

Năm 1620, vua Chey Chetta 2 đến Thuận Hóa xin cầu hôn với công chúa Ngọc Vạn (khi trở thành hoàng hậu có tên là Ang Cuv hay Sam Đát), con của chúa Sãi Nguyễn Phúc

Nguyên. Cuộc hôn nhân nầy chẳng qua là một dịp đi tìm đồng minh của vua Chân Lạp, cầu viện chúa Nguyễn để đánh lại Xiêm lúc nào cũng đe dọa Chân Lạp. Chúa Nguyễn cũng lợi dụng việc gả con gái để đưa quan quân lên Chân Lạp và mang về những tiếp liệu cần thiết (lúa gạo, trâu bò, voi) để đánh chúa Trịnh và đưa người Việt đi vào lập nghiệp ở vùng đất Phù Nam cũ ở hạ lưu sông Cửu Long. Tuy trên danh nghĩa là đất Chân Lạp, nhưng trong thực tế là đất vô chủ bởi lẽ từnhiều thế kỷ, vì sự suy yếu nội bộ, vì chiến tranh liên tiếp với Xiêm, vùng đất nầy hoàn toàn hoang vu không có guồng máy cai trị của Chân Lạp.

Trước khi người Việt đến, vùng nầy chỉ có vài mươi nóc nhà người Miên-Môn, ở trên các gò cao ở sâu trong rừng vùng Preikor (Saigon), sống biệt lập với người Miên và chánh quyền Miên ở vương triều.

Năm 1623, niên kỷ đầu tiên đánh dấu cuộc Nam Tiến, chúa Sãi cho đặt hai trạm thu thuếở Prei Nokor (Saigon, nay ở khoảng Quận 5) và Kas Krobei (Bến Nghé, nay ở khoảng quận 1).(theo Địa chí văn hóa TPHCM, tr. 475)

Sự kiện chúa Nguyễn cho đặt hai trạm thu thuế cho phép ta suy luận rằng trước đó, lưu dân người Việt đã đến khẩn hoang lập làng ở vùng đất vô chủ nầy rồi, và trạm thuế của chúa

Nguyễn chỉ là chánh sách « dân làng đi trước nhà nước theo sau ».

Trịnh hoài Đức cũng xác nhận trong GĐTTC: Dân Nam vô Mô Xoài từ các Tiên hoàng đế tức Nguyễn Hoàng (1558-1613), Nguyễn Phước Nguyên (1613-1625).

Như vậy, Mô Xoài ( tức Bà Rịa bây giờ) là địa điểm đầu tiên có người Việt đến quần cư (vì trên gò cao, gần sông, biển)

Từ đó, chúa Nguyễn khuyến khích dân Thuận Quảng và đưa tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh với chúa Trịnh vào Nam khẩn hoang lập ấp ở vùng đất mới. Sử cũ ghi là năm 1665 có độ 1000 người Việt vào lập nghiệp ở vùng đất mới nầy.

Sau những đợt di dân tự nguyện và cưỡng bách của người Việt, vào cuối thế kỷ 17, có hai đợt di dân của người Trung hoa đến.

Năm 1679, khoảng 3000 binh sĩ trung thành với nhà Minh đi trên 50 chiến thuyền đến xin chúa Nguyễn cho lập nghiệp. Chúa Nguyễn chia ra hai nhóm, một nhóm do Trần Thượng Xuyên chỉ huy đến khai phá vùng Cù Lao Phố (Biên Hòa), Gia Định, một nhóm do Dương Ngạn Địch chỉ huy xuống MỹTho và Cao Lãnh. Trong cuộc cộng cư nầy, những cuộc hôn nhân giữa người Tàu (là binh sĩ độc thân) và người Việt đã sớm thành hình.

Năm 1710, theo giáo sĩ Labbé, số người Việt và Minh hương lên đến 20 000 người, phần lớn tập trung trong vùng Đồng Nai và Tiền Giang.

Năm 1681, một nhóm di dân khác cũng người Minh do Mạc Cữu chỉ huy đổ bộ lên đảo Koh Tral (Pháp âm từ tiếng Miên là Koh Sral = tiếng Việt là Phú Quốc) rồi dùng đường bộ lên Kampot, đến Oudong xin thần phục vua Miên.

Mạc Cữu được vua Miên cho phép khai thác một vùng đất rộng lớn trong vịnh Xiêm La, mở sòng bạc, buôn bán với các ghe tàu qua lại, thu hút lưu dân Trung Hoa từ khắp nơi tới, có một thế lực rất lớn trong vùng, Bị vua Xiêm đánh phá, Mạc Cữu được chúa Nguyễn cứu trợ, nên sau khi dẹp được quân Xiêm, Mạc Cữu xin sát nhập tất cả đất đai đã khai khẩn về chúa Nguyễn.

Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập trấn Hà Tiên, nhưng vẫn để Mạc Cữu cai trị. Những cuộc liên minh sau đó giữa con Mạc Cữu là Mạc Thiên Tứ với vua Chân Lạp để chống lại hay đểthần phục chúa Nguyễn đã khiến một vùng đất rộng lớn từ Hà Tiên, Châu Đốc (Tâm Phong Long), Cần Thơ (Tầm Bôn), Long Xuyên (Lôi Lạp) qua đến lãnh thổ Cao Miên hiện nay như Kompong Som, Kampot…lần lượt sát nhập vào đất đai của chúa Nguyễn.

Trong việc lập quốc Nam Kỳ, một vấn đề cần được minh xác. :

Vì thiên kiến của một số người Miên quá khích phần lớn thuộc hoàng tộc, vì quyền lợi của thực dân Pháp, và vì óc tự hào quá đáng của một số người Việt, một thiên kiến thường được nhắc đến theo đó thì đất Nam Kỳ là đất Thủy Chân Lạp khi xưa đã bị VN thôn tính bằng võ lực.

Lập luận nầy sai vì những lý do sau đây:

Lúc ban đầu, cuộc Nam Tiến là một cuộc cộng cư giữa người Việt, người Tàu và người bản địa (Miên, Môn, Chàm) để khẩn hoang một vùng đất vô chủ.

Sau đó, đến thế kỷ 18, những đất đai vùng châu thổ Cửu Long và vùng ven vịnh Xiêm La mà vua chúa Chân Lạp lần lượt chuyển nhượng, hoặc trực tiếp cho chúa Nguyễn, hoặc gián tiếp qua tay dòng họ Mạc là những món quà để đổi lại sự giúp đở quân sự cho Chân Lạp để bảo vệ đất Chân Lạp, chống đở lại sự uy hiếp thường xuyên của Xiêm La. Đối với người Miên, đó là những cử chỉthần phục, hơn nữa những đất đai mà vua Miên dâng tặng cho chúa Nguyễn không hẳn thuộc vua Miên, vì từ sau khi Phù Nam tan rả, vùng đất nầy chẳng bao giờ được Miên kiểm soát hay đặt bộmáy cầm quyền.

Nếu dựa vào các nguyên tắc về công pháp quốc tế ngày nay cũng như theo quan niệm vương quyền thời quân chủ ngày xưa, vùng đất hoang vu thường được gọi là Thủy Chân Lạp trước khi chúa Nguyễn đưa dân Thuận Quảng vào lập nghiệp không thể xem là đất của Chân Lạp. Ngày nay, để được gọi là quốc gia, cần có ba yếu tố: lãnh thỗ, dân tộc, và chánh quyền, cũng như ngày xưa, khi uy quyền của vua lan rộng đến đâu thì lãnh thổ nới rộng đến đó. Thần dân tùy thuộc một triều đại chớ không tùy thuộc một lãnh thổ. Nơi nào dân không nộp thuế khóa, không triều cống phẩm vật, nơi đó xem như đất vô chủ.

Cũng cần biết là trước khi người Pháp chiếm toàn cõi Đông Dương (1893), ranh giới giữa các quốc gia chỉ là ước định và nhân danh triều đình Huế, người Pháp đã ký nhiều hiệp ước song phương với các xứ Đông Dương vào cuối thế kỷ 19 để phân định ranh giới các xứ.

Riêng với VN, để bảo vệ quyền lợi các đồn điền Pháp, chánh phủ thuộc địa đã tự tiện ký các hiệp ước phân định ranh giới với Miên, như lấn tỉnh Svayrieng vào lãnh thổ VN, cắt Kompong Som, Kampot sát nhập lại cho Cao Miên (để nới rộng các đồn điền cao su của tư bản Pháp và dễ dàng hóa việc chuyển vận cao su qua các hải cảng ở vịnh Xiêm La), bù lại sát nhập đảo Phú Quốc vào Nam Kỳ.

Và cũng cần ghi nhận thêm, trong nhiều sách sử Miên (Mak Phoen. Chroniques royales du Cambodge - Paris: EFEO, 1981 và Khin Sok. Le Cambodge entre le Siam et le VN de 1775 à 1860- Paris: EFEO, 1991) họ không nói đến chuyện VN đánh chiếm đất, mà lường gạt chiếm đất

Điều cũng cần biết là không phải riêng gì VN được tặng đất mà Xiêm cũng được tặng đất và được tặng nhiều hơn. Những tỉnh Chantaburi, Prachinburi, Xurin, Xixaket...ngày nay của Thái Lan trước kia là đất của Chân Lạp.

Đến năm 1768, cuộc Nam Tiến của dân Việt Nam coi như đã chấm dứt.

Lãnh thổ Nam Kỳ lúc nầy dược chia thành 3 tỉnh: Đồng Nai (bao gồm các vùng đất miền Đông), Saigon (bao gồm các vùng đất từ sông Saigon đến cửa Cần Giờ) và Long Hồ (bao gồm các vùng đất miền Tây).

Tuy phân chia như vậy, nhưng ranh giới các địa phương sinh tồn nầy trong thực tế không rõ ràng minh định mà thường dựa theo các bìa đất đã canh tác cuối cùng, khi có làng xã thiết lập, hay khi có ngôi đình làng. Trong cuộc cộng cư nầy, thuở ban đầu, người Hoa và người Việt sinh hoạt theo lối da beo (thành từng đốm), nghĩa là họ canh tác ở vùng đất thấp, cạnh trục giao thông,

không xâm nhập vào các vùng đất, làng xã của người Miên thường gọi là srok (sóc) trong các vùng đất cao.

Từ năm 1802, năm Gia Long lên ngôi đến năm 1859, năm người Pháp chiếm Saigon, công tác của nhà Nguyễn không còn mở rộng đất đai ngoại vi, mà tập trung khai khẩn vùng nội địa bằng cách đào thêm kinh rạch (kinh Vĩnh Tế, kinh Vĩnh An), lập thêm đồn canh để bảo vệlãnh thổ (như vùng Tây Ninh, Thủ Dầu Một) hay đưa người Việt, người Minh Hương đến lập nghiệp các vùng có người Miên (Ba Xuyên, Trà vinh...).

Và cũng từ đó, đất Nam Kỳ nhiều lần được thay đổi tên gọi.

Năm 1808, dưới thời Gia Long, Nam Kỳ được gọi là Gia Định Thành bao gồm 5 trấn: Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường, Phiên An, Biên Hòa

Năm 1834, dưới thời Minh Mạng, 5 trấn được đổi thành 6 tỉnh. Danh từ Nam Kỳ lục tỉnh xuất hiện kể từ năm nầy.

Năm 1880, dưới thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia ra làm 20 hạt rồi 20 tỉnh theo vần vè như sau:

Gia (Định) Châu (Đốc) Hà (Tiên) Rạch (Giá) Trà (Vinh) Sa (Đec) Bến(Tre) Long (Xuyên) Tân (An) Sốc (Trăng) Thủ (Dầu Một) Tây (Ninh) Biên (Hoà) Chợ (Lớn) Mỹ (Tho) Bà (Rịa) Vĩnh (Long) Gò (Công) Cần (Thơ) Bạc (Liêu)

Năm 1947, lập thêm tỉnh thứ 21: Cap St-Jacques (Vũng Tàu)

Năm 1945: Nam Bộ. 1948: Nam Phần, dưới thời chánh phủ Nguyễn Văn Xuân 1954: Miền Nam, sau hiệp định Genève để chỉ vùng đất VNCH nam vĩ tuyến 17 gồm 40 tỉnh

Có lẽ địa danh Nam Kỳ tồn tại hơn 100 năm nên dịa danh lịch sử nầy đã được thường xuyên sử dụng bởi dân cả 3 miền Nam Trung Bắc. Nhưng sau nầy, khi nói Lục tỉnh, dân Saigon thường hiểu là miền Hậu Giang.

Người Nam Kỳ

Người dân miền Thuận Quảng, sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa Phù Nam - Chân Lạp, với người Minh Hương và người Pháp, bị tác động bởi một môi trường thiên nhiên khắc nghiệt thuở ban đầu nhưng trù phú về sau, điều kiện đã tạo cho họ những nét đặc thù mà từ ngôn ngữ đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng ngoài.

Trước tiên, ngôn ngữ là một đổi thay lớn và nhanh chóng. Chỉ một thế hệ, Nguyễn Đình Chiểu, con của Nguyễn Đình Huy gốc người quận Phong Điền ở Huế được bổ nhiệm vào Gia Định phò tá Lê Văn Duyệt đã viết nên Lục Vân Tiên, một tác phẩm tiêu biểu của miền Nam với những lời văn nôm na, bình dân trái với với văn phong Hán Học của ông cha.

-Tiên rằng: Bớ chú cõng con Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài

hay

- Phong Lai mặt đỏ phừng phừng Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.

Nhiều nhà chính trị,văn hóa nổi tiếng của Việt Nam và miền Nam vào thế kỷ 19 đa số là người Thuận Quảng hay người Minh Hương. Thí dụ như Gia Định Tam gia gồm có Trịnh Hoài Đức gốc người Phước Kiến (định cư ở Biên Hòa, tác giả bộ địa phương chí Gia Định Thành Thống Chí), Lê Quang Định gốc người Thuận Quảng (tác giả bộ Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí), Ngô Nhân Tịnh gốc người Quảng Đông.

Nhiều gia đình danh gia vọng tôc ở Miền Nam, đặc biệt ở Gò Công, cũng là con cháu những người Thuận Quảng đã theo các đàn ghe bầu xuôi Nam lập nghiệp vào thế kỷ 17 như Bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức là con của đại thần Phạm Đăng Hưng, bà Đinh Thị Hạnh, thứ phi của vua Thiệu Trị.

Đến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo nhửng câu hò, điệu hát Đàng ngoài nhưng lại được cải biên theo địa danh mới. Bắp non mà nướng lửa lò Đố ai ve được con đò Thuận An (Huế)

Bắp non mà nướng lửa lò Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm (Gia Định)

Đố anh con rít mấy chưn Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy ngườiChợ Dinh bán áo con trai Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim (Gia Định)

Ru em em théc cho muồi Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An Hội An bán gấm bán điều Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành (Quảng Nam) Chiều chiều ông Lữ đi câu Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò (Thuận Quảng)

Chiều chiều ông Lữ đi câu Sấu tha ông Lữ biết đâu mà tìm (Nhà Bè)

Chiều chiều ông Lữ đi cày Trâu tha gảy ách ngồi bờ khoanh tay. (Hốc Môn)

Ngoài chuyện cải biên tiếng Việt, sự cộng cư giữa lưu dân Việt từ Đàng Ngoài với người

Tàu, người Miên đã tạo thành một thứ ngôn ngữ pha trộn. Biết bao địa danh Nam Kỳ là nói trại từtiếng Miên (Sốc Trăng, Trà Vinh, Bải Xàu, Chắc Cà Đao..) danh từ tiếng Việt và Miên ghép lại: cầu Mây Tức giữa Vïnh Long và Trà-Vinh (Mây: tiếng Việt, tức: tiếng Miên=nước) hay Việt Miên Tàu: Sáng say, chiều xỉn, tối xà quần...hay là: nóp, bao cà ròn (tiếng Miên), thèo lèo, xá, gật, hủ tiếu, mì, tiệm, thổi, xào...(tiếng Tàu) và tiếng quần xà lỏn nói trại từ chữ pantalon của Pháp (hay tiếng xà rông cûa người Miên?)

Bàn về bản chất của người Nam Kỳ, tôi xin mượn hai tài liệu xưa:

Trong Gia Định Thành thống chí của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng năm 1820 có đoạn:

“Vùng Gia Định nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. nhà nào tục nấy.....Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trong nghĩa khinh tài...”

John White, sau khi thăm viếng Saigon trở về Luân Đôn có viết trong quyển hồi ký A voyage to Cochinchina năm 1824 như sau:

“Chúng tôi rất thỏa mãn về tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy, mang theo cảm tưởng tốt đẹp nhứt về phong tục và tánh tình của dân chúng. Những sự ân cần, lòng tốt và sự hiếu khách mà chúng tôi thấy đã vượt quá cả những gì mà chúng tôi đã quan sát đến nay tại các quốc gia châu Á...”

Chúng ta thử tìm hiểu những đặc tính của người dân Miền Nam mà hai tác giả đã nhận định như trên qua cái nhìn lịch sử và xã hội.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sang, và biết bao ngạn ngữ Đông Tây đã nói lên sự thích ứng của con người với ngoại cảnh.

Sự cộng cư giữa người Việt với người Tàu và người Miên đã khiến người Việt học được bản chất hiếu khách của hai sắc tộc nầy. Hơn thế, bản chất hiếu khách còn là một nhu cầu sinh tồn của mọi lưu dân trong vùng đất mới. Trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, của bất trắc, lưu dân cần sống có nhau, tương trợ nhau. Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo xa, phòng thân bởi lẽ nếu hôm nay tôi giúp anh thì tôi hi vọng ngày mai anh sẽ giúp tôi khi tôi gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân Miền Nam đều cơm nước trà rượu như đã là bà con cật ruột.

Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghình khó điKhó đi mượn chén ăn cơm,Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi

Có người còn giải thích tánh hiếu khách, hào phóng của dân Nam Kỳ là do sự trù phú, màu mỡ của ruộng vườn và tài nguyên dễ kiếm được, kiểu làm chơi mà ăn thiệt của dân Miền Nam. Giải thích như vậy có phần đúng, nhưng chưa đủ, bởi lẽ không phải ai giàu cũng hào phóng nếu không sẵn có lòng hào phóng.

Biểu hiện của tính hiếu khách là các tiệc tùng, họp bạn. Dân Nam Kỳ hay ăn nhậu, đờn ca xướng hát. Nhưng phải hiểu rằng dân Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa. Xa quê cha đất tổ, người lưu dân, sau những giờ lao động cực lực hay sau những cơn hiểm nguy, cần có những phút giây để tâm sự hàn huyên với nhau, kể cho nhau nghe những kỷ niệm xưa để vơi phần nào nỗi sầu ly hương.

Từ những chung rượu cay ở bờ rừng đến những buổi tiệc linh đình ở đám cúng đình, đám giỗ, có đờn ca xướng hát, người dân Nam Kỳ tìm trong những dịp gặp gỡ ấy để giải khuây, để kết bạn. Tiệc rượu lại là dịp bàn chuyện làm ăn, chuyện thế sự, do đó chúng ta không lấy làm lạ cái tiệm nước, quán rượu ở đầu làng là nơi tụ hợp quen thuộc của mọi người dân trong làng, từ ban hội tề cho đến hàng thứ dân.

Sơn Nam trong Cá tánh của miền Nam đưa ra thêm một lý giải khác về bản tánh hiếu khách, tứ hải giai huynh đệ của người Miền Nam. Theo ông thì:

“Thiên Địa Hội tạo ra một nếp sanh họat sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn. Trút tất cả tâm sự với bạn kết nghĩa thì không có gì đáng ngại, đã là bạn với nhau rồi thì làm sao có chuyện phản bội. Gặpchuyện bất bình, hoặc như bạn nào bị kẻ khác ăn hiếp thì nổi nóng, trả thù cho bạn vô điều kiện, đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa, tứ hải giai huynh đệ” (tr. 106).

Tưởng cũng nói thêm Thiên Địa Hội, là một thứ hội kín người Tàu phò nhà Minh, liên kết nhau với một kỹ luật thật chặt chẽ để giúp đỡ nhau (những chùa miễu, xí nghiệp Tàu đều có tiền của Thiên Địa Hội), ảnh hưởng nhiều đến dân Minh hương và cả dân VN trong suốt thế kỷ19 từ thành thị đến nông thôn, là một đồng minh của các nhà ái quốc VN chống Pháp.

Nhưng khía cạnh tiêu cực của bản tánh hào phóng là sự thiếu cần kiệm, hoang phí, mà Trịnh Hoài Đúc phê là thói bốc rời. Hiện tượng những Cậu Hai, cậu Ba, Công tử Bạc Liêu, con của những đại phú hộ, thay vì dùng tiền rừng bạc biển để kinh doanh, thì lại đắm chìm trong việc ăn chơi cho đến khi sạch túi. Kết quả là đa số dân Nam Kỳ bị chôn chân ở ruộng vườn, ít bon

chen trong thương trường, để nền kinh tế cho người Tàu thao túng.

Bản chất đôn hậu, mộc mạc là một đức tính khác của dân Nam Kỳvà cũng bắt nguồn từ điều kiện sinh sống. Bản chất nầy cũng là một nhu cầu cần thiết trong cuộc cộng cư của dân tha phương. Trong một cộng đồng nhỏ, mọi người trước lạ sau quen tạo thành một đại gia đình quần tụ với nhau, do đó họ phải cư xử với nhau bằng tình nghĩa. Những hành động bất tín, bất nghĩa sẽ đưa đến một hình phạt nhục nhã là bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, phải bỏ xứ mà đi. Người dân Nam Kỳ nhớ ơn và trung thành chẳng những với người sống mà cả với người chết. Thông thường khi có giỗ chạp, ngoài việc dọn mâm cơm cúng ông bà cha mẹ còn có mâm cơm bày ra trước cửa nhà để cúng đất đai, cúng những người đã ra đi trong công cuộc vở đất mới, cúng thần linh đất đai để những người nầy phù hộ.

Nói về sự phù hộ thì dân Nam Kỳ có không biết bao nhiêu thần hộmạng bởi trên con đường lập nghiệp, họ gặp không biết bao nhiêu hiểm

nghèo. Một con thú dữ, một con sông, một tiếng trời gầm, tất cả đều gieo cho họ sự sợ hãi trong bơ vơ, họ luôn cầu nguyện đất trời để phù hộ họ

Tới đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh

Đạo Phật vô Nam vì vậy mà biến thể, mang thêm bản chất dị đoan, bùa chú, cộng thêm với bản chất mê tín của Phật giáo Théravada người Miên và tục thờ cúng nhiều ông Thần, ông Thánh của người Tàu.

Dân Nam Kỳ do đó không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành. Việc đi chùa, hành hương, làm công quả, ngoài chuyện cầu nguyện, van vái còn mang thêm bản chất xã hội. Đó là những dịp để bạn bè thân thích gặp gỡ nhau trong một khung cảnh linh thiêng. Chùa chiền trong Nam đa số không uy nghi, cổ kính như chùa miền Bắc và miền Trung, mà trái lại, thường khiêm tốn, thu mình trong những tàng cây cổ thụ, có khi diện tích lớn hàng chục lần ngôi chùa (các ngôi chùa Miên lại là giang sơn của các loài chim muông). Đi chùa, đi hành hương, đối với dân Nam Kỳ, đặc biệt với phụ nữ còn là dịp đi vãng cảnh.

Không lấy làm lạ, là các ngày lễ hội truyền thống như Lễ Hội Bà Chùa Xứ (Vía Bà) ở núi Sam Châu Đốc (25 tháng tư), Lễ Hội Đền Bà Đen ở Tây Ninh (rằm tháng giêng), Lễ hội Cúng Cá Voi ở các vùng ven duyên hải (ngày giờ tùy vùng), Lễ hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo Long Xuyên (18 tháng 5 âm lịch)... đã diễn ra trong nhiều ngày thu hút hàng trăm ngàn tín đồ và du khách.

Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và dồng ruộng cò bay thẳng cánh lại là những yếu tố quy định cá tánh của dân Miền Nam.

Trái với dân cư vùng châu thổ sông Hồng bị bao vây bởi một hệ thống đê điều, làng mạc được thiết lập từ lâu đời bị bao bọc bởi những hàng rào, lũy tre, thân tộc liên kết chặt chẽ nhau qua các thế hệ, làng xã ở Miền Nam thường thiết lập ven sông, chạy dài theo kinh rạch, không có lũy tre, hàng rào ngăn cách, dòng họ thân tộc chưa phát triển chằng chịt như ở miền Trung, miền Bắc.

Ông Nguyễn Văn Trung đã viết: “Do đó về phương diện xã hội, miền Nam không có hiện tượng chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, bị chà đạp ép bức mà vẫn chịu trận. Trái lại, giai cấp điền chủ ở Miền Nam không thể áp bức hay áp bức dễ dàng nông dân như ở Bắc Kỳ vì nếu không chịu nổi và nếu muốn, vợ chồng chị Dậu chỉ việc xuống ghe thuyền đi tìm một miền đất hứa khác. Đầm lầy, ruộng hoang còn thiếu gì sẵn sàng đón nhận người đến vỡ đất lập nghiệp. (NVT. Lục Châu học.Đặc San TH My Tho,năm 2000, tr. 145)

Sông rạch và đất nước bao la vì vậy đã tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn. Tính lửa rơm, giận thì nói ngay, có khi hung hăng, nhưng rồi cơn giận cuốn đi theo sông nước, đồng ruộng bao la. Cái cá tính sẵn có ấy lại được tác động thêm bởi những ý niệm trung hiếu tiết nghĩa qua các truyện Tàu đã ảnh hưởng sâu đậm trong tâm tính của dân Miền Nam vào suốt tiền bán thế kỷ 20 và là một đặc thù của Mảng văn học Miền Nam.

Nhưng bản chất cứng rắn nầy có khi là một khí giới yếu trong những hoàn cảnh cần sựdẻo dai, uyển chuyển, nhất là trong các sinh họat chính trị. Người ta thường nhắc đến ông Trần Văn Hương với tất cả hai khía cạnh của đặc tánh nầy.

Một khía cạnh tiêu cực khác của sự bộc trực là tính thiếu cẩn mật và thiếu tế nhị. Sựthẳng thắn đôi khi là một thất lợi trong cách ứng xử, làm vơi đi sự nể trọng của người khách khi người khách không cần phải biết hết tuốt luột chuyện trong, chuyện ngoài của người chủ.

Trong dân gian còn lưu truyền câu “Ăn mặn nói ngay “để diễn tả sự bộc trực của dân Nam Kỳ. Lịch sử di dân và cuộc sống của lưu dân giải thích phần nào cái bản tính nầy. Lưu dân trên đường xuôi Nam thường phải dùng ghe thuyền để vượt biển và chất mặn của nước biển đã thấm sâu vào huyết quản của lưu dân. Họ quen với muối mặn nên họ thích ăn mặn, thường trong bữa ăn luôn có món kho và khô mặn. Chất mặn cần thiết cho họ có nhiều sức lực để dãi dầu mưa nắng, để chịu đựng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng làm một phương trình giữa ăn mặn và nói ngay thì có lẽ còn phải phân giải.

Dân Nam Kỳ không những nói ngay mà hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt. Phải hiểu rằng trên biển cả với sóng vỗ ì ầm khi xuôi Nam, trong rừng sâu cây cối đầy đặc khi khẩn đất hay trên khoảng đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, lưu dân khi cần nói với nhau phải nói ngắn gọn và nói to để vượt các chướng ngại cách trở. Nhu cầu truyền thông trong một khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt như vậy đã thay đổi phong cách truyền thông của người Thuận Quảng xưa.

Trong công tác khai hoang vỡ đất, thiên nhiên khắc nghiệt không phân biệt giới tính. Người phụ nữ Thuận Quảng vào Nam phải gánh chịu tất cả những thử thách cam go y như nam giới. Người phụ nữ Nam Kỳ do đó đã được đào tạo và trưởng thành trong cùng một môi trường với nam giới. Tính khí, diện mạo, y phục của người phụ nữ Miền Nam vì vậy có phần nào khácvới người phụ nữ Miền Trung và Bắc. Họ rắn rỏi hơn trong các sinh hoạt, từ gia đình đến xã hội, từ tình cảm đến tâm linh. Cách ăn mặc của họ cũng đơn sơ hơn, ít màu sắc hơn (người bán hàng rong ở đất Bắc, đất Trung vẫn mặc áo dài, còn đại đa số người đàn bà Nam Kỳ quần đen, áo bà ba den, có khi còn quàng qua vai một cái khăn bàng hay khăn rằn theo kiểu người Miên).

Dân Nam Kỳ chắc vẫn còn nhớ đội đá banh phụ nữ vào khoảng 1940- 1950.

Vì lẽ chế độ phụ quyền lỏng lẻo bởi sự suy tàn của Nho học và sự xâm nhập của Tây học, người phụ nữ miền Nam được khai phóng sớm hơn so với phụ nữ miền Trung và miền Bắc trong các tương quan gia đình và xã hội. Một khía cạnh của sự khai phóng nầy là chế độ đa thê.

Chế độ đa thê mà xưa kia người Thuận Quảng dễ dàng chấp nhận nhưng khi vào Nam, chuyện vợ lớn vợ nhỏ, tuy vẫn còn, đặc biệt ở thôn quê thuận lợi cho chuyện nầy vì người đàn ông thường phải đi làm ruộng xa, đi thương hồ, nhưng chuyện đa thê thường bị xã hội chống đối.

Nếu vua Minh Mạng có đến 142 người con. Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dựng (Trong một đêm ngũ với 5 bà thì 3 bà có thai) và Nguyễn Công Trứ, lúc 73 tuổi,lấy vợ lẻ thứ 10,cảm tác trong đêm tân hôn:

Tân nhân dục vấn: Lang niên kỷ? Ngũ thập niên tiền nhị thập tam

dịch nghĩa là:

Nàng muốn hỏi anh: Chàng mấy tuổi? Năm mươi năm trước mới hăm ba

thì vô Nam, các ông Thuận Quảng phải nhớ là:

Lập vườn thì phải khai mương Làm trai hai vợ phải thương cho đồng

và bị người đời chế giểu:

Sáng mai anh đi chợ Gò Vấp Mua một sấp nhiễu hết sáu chục đồng Đem về cho con hai nó cắt Con ba nó may, Con tư nó đột, Con năm nó viền, Con sáu kết nút Con bảy đơm khuy Anh bước cẳng ra đi Con tám níu, con chín trì Ớ mười ơi ! Sao để vậy, còn gì áo anh.

Chuyện Nam Kỳ tính chắc còn nhiều điều phải nói, phải lý giải. Nếu xã hội miền Bắc và miền Trung đã thành hình và phát triển lâu đời thành những khuôn khổ chặt chẻ, đó là những môi trường tĩnh, thì đất Nam Kỳ vì là một vùng đất mới, vì là một môi trường động nên còn dễ dàng biến chuyển đổi thay.

Văn học Nam Kỳ

Bùi Đức Tịnh trong bài “Phần đóng góp của văn học Miền Nam” (Saigon: Lửa Thiêng, 1974) đã viết:

“Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp từ văn chương cổ điển sang văn chương hiện kim và giai đọan hình thành của nền quốc văn mới, nghĩa là từ 1865 đến 1932, hầu hết các tác phẩm xuất hiện ở Miền Nam đều bị coi như không có trong lịch sử văn học VN.”

Nguyễn Hiến Lê trong quyển Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười có thuật lại một cuộc đối thoại giữa tác giả và một người bạn, có cử nhơn Luật, được tác giả mời từ Bắc vào viếng Saigon. Sau đây là câu chuyện.

“Anh bạn cầm tờ T.Đ coi qua vài cái tựa chữ lớn rồi bỏ xuống nói:

- Tôi không thế nào đọc báo trong nầy được.

- Sao thế?

- In sai nhiều quá. Hỏi ngã nhầm be bét, rồi ác, át, an, ang...không phân biệt, thật chướng mắt. Cây cau mà in là cây cao thì có chết tôi không chứ?

Còn báo ngoài Bắc không in sai sao? S thì nhầm với X, Tr với Ch..mà sao anh không thấy chướng? Bề gì ngoài mình cũng in ít lỗi hơn. Còn nội dung thì bài vở ở đây tầm thường lắm, ít bài xã thuyết có giá trị. Nói chung, về văn học, Saigon kém Hanoi xa.”

Hai nhận định nầy nói lên một thiên kiến tiêu biểu về việc đánh giá thấp nền văn học Nam Kỳ, cho rằng Nam Kỳ không có văn học hay văn học kém, thiếu Nho học, và lai căng Pháp. Người Nam không biết viết văn, viết nôm na, sai chánh tả, thậm chí có nhà phê bình đất Bắc nhận định rằng Lục Vân Tiên chẳng phải là một tác phẩm văn chương. Thiên kiến trên dựa vào những

tiêu chuẩn giá trị và sự thưởng ngoạn văn chương của người Miền Bắc, vốn đã trải qua bao thế kỷtrui rèn trong nền Hán Học, từ sơ khai để trở nên bóng bẩy, chải chuốt, phù hợp với tâm tình và cách ứng xử khách sáo, trang trọng của người Đàng Ngoài. Khi vợ chồng gọi nhau bằng hiền thê, hiền phu, và bạn bè xưng tụng là hiền huynh, hiền đệ thì dĩ nhiên lời văn phải trau chuốt gắn liền với nếp sống ấy.

Trái lại, nếp sống của người lưu dân trong vùng đất mới, thuở mới đến khai hoang lập làng, phải chiến đấu thường xuyên với sơn lam chướng khí, cọp beo rắn rít, phải đương đầu với gian khổ, hiểm nguy:

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,

Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma

Trong hoàn cảnh ấy, các lưu dân từ Thuận Quảng xuôi Nam còn đâu có thời giờ và ý chí mà nghĩ đến hành trang chữ nghĩa.

Nhưng khi nội chiến đã chấm dứt, khi đất hoang đã biến thành làng xóm, đời sống lưu dân được tương đối ổn định thì một mảng văn học đặc thù Miền Nam đã bắt đầu được hình thành và phát triển từ giữa thế kỷ thứ 19.

Xa đất Bắc, xa cái nôi của Nho học, tiếp cận với các văn hóa và ngôn ngữ người dân bản địa (Miên, Chàm) và người Minh Hương, lưu dân thường di động trong khoảng đồng ruộng bao la, trên sông nước kinh rạch, lội qua các khu rừng già ngập nước, người Việt vào Nam cần nói và viết sao cho dễ hiểu. Câu văn, câu nói nôm na, bình dân, ngôn ngữ của ruộng đồng là một nhu cầu truyền thông của người dân vùng đất mới. Qua nhiều thế hệ cần lao, tiếp cận với các ngôn ngữ địa phương không khoa cử, văn chương bóng bẩy, hán học nguyên thủy vùng Thuận Quảng đã biến hóa thành thứ văn chương nghĩ sao nói vậy. Do đó, văn chương Miền Nam là loại văn chương thiên về kể chuyện và trình diễn, thiên về đọc to để mình nghe và để người khác cùng

nghe với mình. Người Nam Kỳ nói thơ, chớ không ngâm thơ.

Nói thơ là một sắc thái văn chương miền Nam thịnh hành từ thành thị đến thôn quê trong suốt 50 năm đầu thế kỷ 20, là một thú giải trí tao nhả của người có học lẫn ít học, và tác động nhiều đến tâm tình và lòng ái quốc của dân miền Nam. Người nói cứ trình bày các câu chuyện thường dưới thể lục bát theo lối nói thơ Vân Tiên. Vì câu chuyện bằng thơ thường dài hàng trăm câu, người nói và người nghe hay nằm trên võng, ngồi trên bộván hay dựa cột. Những chuyện thơ thường viết theo kiểu có hậu, tức là ơn đền oán trả, trang trải những giá trị luân lý, tiềm ẩn tinh thần ái quốc

chống Pháp đã đi sâu vào tâm khảm của dân Nam kỳ. Những chuyện thơ còn nhớ là: Bạch Viên Tôn Các, Chiêu Quân Cống Hồ, Lâm Sanh Xuân Nương, Mục Liên Thanh Đề, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Trần Minh Khố chuối, Thoại Khanh Châu Tuấn....

Bởi lẽ cái đặc tính kể truyện và trình diễn của văn chương Nam Kỳ mà truyện Lục Vân Tiên, ngay khi còn ở thể văn Nôm chưa chuyển ngữ ra chữ Quốc Ngữ thì truyện đã được phổ

biến rộng rãi trong dân gian, kể cả những người không biết chữ cũng nói thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm nầy đẵ được tái bản nhiều nhất.

Thanh Lãng đã nhận xét:

“Lối văn trong Nam là một lối văn đơn sơ, mộc mạc, dùng hầu toàn chữ Nôm, cách đặt câu có vẻ vắn tắt, không xét gì đến cân xứng, đối chác. Nói tóm lại, nó là thứ văn VN hơn, dân chúng hơn.” (Thanh Lãng- Biểu Nhất lãm văn học cận đại. Saigon: Tự Do, 1958. tr. 78)

Bởi lẽ quen thưởng thức lối văn chải chuốt cầu kỳ, những điển tích Hán Văn hiểm hóc,người đọc và người nghe thường đánh giá thấp loại văn chương nôm na, bình dân của người Nam Kỳ Lục tỉnh.

Có người còn cho rằng viết văn xuôi chữ quốc ngữ có gì là khó, nhưng ở vào một thời điểm mà người ta dạy luân lý bằng diễn ca, dạy tiếng Pháp bằng diễn ca, dạy võ bằng diễn ca, thậm chí đi ăn xin cũng kêu van ngân nga có ca, có kệ, câu đối bằng trắc thì viết văn xuôi, muốn cho nó thông cũng thật là khó. (Bằng Giang. Văn học Quốc Ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930. NXB Trẻ, Hà nội, 1992, tr. 376)

Ngoài tính chất thực tiển phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ và truyền thông của người dân Nam Kỳ, văn chương quốc ngữ, sở dĩ được phát triển dễ dàng hơn trong Nam là nhờ sự đóng góp tích cực cùa giới truyền giáo Thiên Chúa, vốn đã phổ biến và sử dụng ngôn ngữ nầy từ thời Alexandre de Rhodes (1593-1660) để truyền đạo.

Trong cuộc Nam Tiến, để có thể giữ đạo trước chánh sách cấm đạo của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, nhiều làng giáo dân đã giăng buồm bỏ xứ vào lập nghiệp ở vùng đất mới, đặc biệt vùng cù lao ven sông Tiền, sông Hậu hay cửa sông, cửa biển (Cái Mơn, Cái Nhum, Mặt Bắc, Thom, Mõ Cày, Sốc Trăng, Ba Thắc...). Nhiều tác phẩm nghiên cứu, tiểu thuyết tiền phong viết bằng chữ quốc ngữ theo cấu trúc của Tây Phương đã xuất hiện trong các xóm đạo từ giữa thế kỷ19 và nhiều tác giả tiêu biểu của thời kỳ nầy đều là tín đồ thiên chúa giáo như Huỳnh Tịnh Của (1830-1908: 26 tác phẩm), Trương Vĩnh Ký (1837-1898: 111 tác phẩm) Nguyễn Trọng Quản (1865-1911), Trần Thiên Trung (bút hiệu của Trần Chánh Chiếu 1867-1919). Riêng Huỳnh Tịnh Của và Trương Vĩnh Ký (nói, viết được 15 sinh ngữ và tử ngữ Tây Phương) đều xuất thân từ Đại Chủng Viện Poulo Pénang (MãLai).

Một yếu tố khác cũng không kém quan trọng là văn chương chữ quốc ngữ lại được chánh quyền bảo hộ khuyến khích, mục đích cho người dân đọc được dễ dàng các thông cáo, nghị định của chánh phủ, bước đầu đưa đến việc dùng chữ Pháp, mục tiêu tối hậu của chánh sách đồng hóa. (chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng chính thức ở miền Bắc từ 1913 trong khi ở miền Nam đã sửdụng từ gần nửa thế kỷ trước).

Trong ý đồ ấy, người Pháp đã mở thêm nhiều trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp, hô hào giúp đỡ người dân đi học, cốt để đào tạo một đội ngủ công chức thừa hành, hổ trợ cho công cuộc cai trịcủa chánh quyền thuộc địa Pháp. Nhưng trong một thời gian dài lúc ban đầu, đa số người nhà giàu, vì lo sợ mất con khi con học tiếng Pháp thì nghĩ rằng Pháp sẽ bắt đưa về Pháp và các thuộc địa Pháp ở Phi Châu nên có hiện tượng những nhà giàu mướn con nhà nghèo đi học thay thế. Kết quả là tại Nam Kỳ, đầu thế kỷ 20, một số trí thức đỗ đạt xuất thân từ bần cố nông. Ý thức văn hóa và chính trị của lớp người nầy làm thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn miền Nam và là một lực

lượng trí thức quan trọng kháng Pháp.

Trong một hoàn cảnh đặc thù như vậy, mảng văn học Nam Kỳ đã phát hiện và phát triển mạnh mẽ từ năm 1865 cho đến khi đất nước qua phân năm 1954. Nhưng mảng văn học nầy bị bỏquên, vì không được biết hay bị bỏ qua vì được biết nhưng bị đánh giá thấp nên không xét tới. (Nguyễn V. Trung,Giới thiệu Lục Châu học,tr. 1)

Truyện Thầy Lazaro Phiền, (chuyện một thầy giảng vì không đáp lại mối tình của một người đàn bà nên bị người đàn bà nầy trả thù bằng cách cáo gian vợ của thầy giảng ngoại tình. Thầy giảng ghen và thuốc vợ chết. Vợ chết rồi thầy mới biết là vợ chết oan. Thầy bị lương tâmcắn rứt cuối cùng cũng chết) của Nguyễn Trọng Quản, một tiểu thuyết tình cảm viết theo lối Tây Phương đã được xuất bản ở Saigon từ năm 1887 (J. Linage Éditeur), có thể được xem như mởđầu cho tiểu thuyết tây phương trong lịch sử văn học nước ta (Địa lý văn hóa TPHCM, qu. 2, tr. 234) nhưng các nhà nghiên cứu văn học vẫn nhứt quyết là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, xuât bản ở Hà nội năm 1924 là quyển tiểu thuyết đầu tiên viết theo thể loại nầy.

Nhiều tiểu thuyết cảm tác theo Tây Phương của Hồ Biểu Chánh (1885-1958), một trong số nhà văn viết nhiều tiểu thuyết nhất VN, 64 tựa trong 50 năm cầm bút (cảm tác chớ không phải phóng tác vì từ một cốt chuyện, ông đã viết ra một tiểu thuyết mà khung cảnh và nhân vật đều hoàn toàn khác với cốt chuyện nguyên tác, và ông đã thành tín ghi lại tên quyển sách từ đó đã đưa ông đến việc sáng tác, điều ít có của các nhà văn thời nầy (thí dụ Chúa tàu Kim Qui, cảm tác từLe comte de Monte Cristo của Alexandre Dumas; Cay đắng mùi đời - Sans famille của Hector Malot; Chút phận linh đinh - En famille của Hector Malot ; Ngọn cỏ gió đùa- Les misérables của Victor Hugo; Thầy thông ngôn - Les amours d' Estève của André Theuriet ; Vì nghĩa vì tình -Fanfan et Claudinet của Pierre Decourcelle; Ở theo thời – Topaze của Marcel Pagnol)… đã lần

lượt được xuất bản ở Saigon cũng bị bỏquên hay bỏ qua.

Theo Nguyễn Văn Trung, trong Lục Châu Học, ông nhận định rằng loại tiểu thuyết lịch sử ở Miền Nam đã xuất hiện từ 1910, đi trước miền Bắc ít ra là 30 năm và khá phong phú, hấp dẩn điển hình như Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử(Nguyễn Hữu Ngởi). Những tiểu thuyết tình cảm của Lê Hoàng Mưu (1879-1941), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), Phú Đức (1901-1970), Bửu Đình, Phạm Minh Kiên, Biển Ngũ Nhi, Nam Đình Nguyển ThếPhương...không được nhắc đến.

Trong lãnh vực báo chí, nhiều tờ báo quan trọng ở Nam Kỳ, có một lịch sử lâu năm được phổ biến ra cả Bắc Kỳ, như Gia Định Báo ( 1865-1909 do Ernest Potteaux làm Tổng Tài rồi sau giao lại cho Trương Vĩnh Ký), Thông loại khóa trình (1888), Nam Kỳ địa phận 1909-1945); Nông Cổ Mín Đàm (1901-1924 nhiều chủ bút trong số có Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt), Lục Tỉnh Tân Văn (1907-1943 do H.F. Schneider sáng lập, Trần Chánh Chiếu, rồi Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Hoằng Mưu làm chủ bút) cũng bị liệt vào thứ yếu so với Nam Phong.

Trong loạt bài du ký Một tháng ở Nam Kỳ đăng trong Nam Phong, Phạm Quỳnh có lời

khen nhưng trong cái chê:

*Một địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu báo cũng nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái lượng mà xét thì đủ thật khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn với Nam Kỳ rằng về phương diện ngôn luận còn thậm kém xa quá. Nhưng cái phẩm có được xứng đáng với cái lượng không. Điều đó chưa dám chắc vậy.

Để nhận xét về các sách dịch thuật truyện Tàu từ đầu thế kỷ XX vô cùng phát triển ởMiền Nam (những dịch giả quan trọng là các chủ bút hay phụ bút cho nhiều tờ báo ăn khách lúc đó như Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Cư, Nguyễn Liên Phong...nên truyện dịch của họ được đăng ngay trong báo hay in từng tập phổ biến dễ dàng trong dân chúng, gây thành một phong trào), lưu hành ra Trung Bắc và được độc giả Trung Bắc ưa thích, Phạm Quỳnh, cũng trong Nam Phong đã nặng lời:

“Nghề làm sách ở Nam Kỳ cũng thịnh lắm... Cái số sách xuất bản ở NK không biết bao nhiêu mà kể. Nhất là các loại dịch các tiểu thuyết Tàu cũ như Tam Quốc, Thủy Hử, Chinh Đông, Chinh Tây, Phản Đường, Tùy Đường, Đông Châu, Phong Thần... nếu sưu tập cả lại thì làm được cái thư viện nhỏ. Nhưng những tiểu thuyết Tàu từ tám mươi đời đó, văn chương đã chẳng ra gì mà truyện thì toàn quái đản của mấy bác cuồng nho bên Tàu, ngồi không bịa đặt ra để khoái trá bọn hạ lưu vô học. Thế mà dịch nhiều như vậy, thịnh hành như vậy, nghĩ cũng kinh thay. Không trách cái tư tưởng quốc dân những chìm đắm trong sự mê hoặc không cùng, có khi còn sinh ra những việc xuẩn động trong xã hội cũng vì đó...”

Chẳng những mãng văn học Nam Kỳ bị bỏ quên, bị bỏ qua mà còn bị chê bai là ấu trĩ. Trong suốt một phần tư thế kỷ ( 1950-1975 ) học sinh trung học đã phải học các sách giáo khoa Việt Văn của các giáo sư Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngữ với đầy thiên kiến lệch lạc, bất công

Sách Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm chỉ giới thiệu có một nhà văn trong Nam là Thi sĩ Đông Hồ ( nhưng Đông Hồ, Mộng Tuyết lại viết văn cầu kỳ nên ít được độc giã Nam Kỳ ưa thích ) Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn hiện đại giới thiệu được hai văn sĩ Nam Kỳlà Đông Hồ và Trương Vĩnh Ký. Giáo sư Phạm Thế Ngũ, tác giả quyển Việt Nam văn học sửgiản ước tân biên đã đi xa hơn bằng cách mạt sát các nhà văn Nam Kỳ là ấu trỉ, độc giả Nam Kỳlà hạ lưu.

Ông Viết: “Gia Định là đất mới, dân chúng vừa thưa ít, vừa chưa thuần nhất, sự sáng tác văn chương, sự ưa chọn văn chương, sự trồng trọt thi văn ở đây chưa có truyền thống sâu xa nên kém tiềm lực, kém khả năng. Do đó quốc văn trong nhiều năm về sau ở Nam Kỳ chỉ bày tỏ trong hình thức báo chí phổ thông với trình độ ấu trỉ, hoặc ở tác phẩm tiểu thuyết cho một công chúng hạlưu dể dãi…”(VNVHSGƯTB quyển 3,tr.85)

Như trên đã xét, Nam Kỳ có một nền văn học đa dạng, phong phú từ hơn 150 năm nay. Mảng văn học nầy là phản ảnh tiếng nói, tâm tình và tâm tính của người Việt từ đàng Ngoài, sau gần 400 năm lập quốc ở phương Nam, hòa tụ với văn hóa Minh Hương và văn hóa bản địa, văn hóa tây phương để biến trở thành một mảng văn hóa độc đáo mang sắc thái đặc biệt của một địa phương Nam Kỳ.

Văn chương bóng bẩy, cầu kỳ, trọng Hán Học cùa vùng Đất cũ và văn chương mộc mạc, bình dân, hướng về chữ quốc ngữ của vùng Đất mới, cả hai đều là văn chương. Không có thứ văn chương sang, văn chương hèn, văn chương tốt, văn chương xấu.

Nếu chúng ta nghe hai câu văn:

Tao mà có cà phê cà pháo gì mậy. Ờ mà các chả đang làm cà phê trong cái quán chỗđám hát sơn đông đó. Nhưng mà khoan đã, để tao dằn bụng chén cháo gà rồi mình lên đường.

Cầm hào bạc ra phố mà cắt tóc nhanh lên, nhỡ bố về trông thế thì khốn đấy !

thì chúng ta biết được rằng không gian và thời gian đã có khả năng biến hóa con nguời, và Nam kỳ hay Bắc kỳ đều là sản phẩm của một môi trường lịch sử và địa lý.

Kết Luận :

Lịch sử là những hiện tượng giống nhau được lập lại trong những không gian và thời gian khác nhau.

Gần 400 năm trước cuộc nội chiến Nam Bắc đã đẩy dân Thuận Quảng trên những chiếc ghe bầu vượt biển để vào Nam khẩn đất, biến một vùng đất hoang vu thành một vùng đất màu mởtên gọi là đất Nam Kỳ.

400 năm sau, cũng kết thúc một cuộc nội chiến Nam Bắc, dân Việt Nam cũng trên những chiếc thuyền nan, cũng vượt biển đi tìm đất hứa.

400 năm trước, chúng ta có Vua, có Đât. 400 năm sau, chúng ta chỉ có đám lưu dân tản mác khắp bốn phương trời, không chánh quyền, không lảnh thổ.

Nếu lịch sử là cái gì lập lại, thì với sự phấn đấu và ý chí tuyệt vời của dân tộc ta, chúng ta có tin rằng 400 năm sắp đến, con cháu của chúng ta sẽ làm nên nhu74ng chính quyền, ta5o nên những lảnh thổ.

Lâm Văn Bé(trích bài nói chuyện với hội Y-Giới hồi hưu Canada, tại Montréal tháng 8-2003)

Sự Hình Thành Đất Nam Kỳ Lục Tỉnh và

Tỉnh Trà Vinh

Vĩnh Trường

Tại Miền Nam ngày nay, các dân tộc Việt, Miên và Hoa cùng sống chung hòa hợp như anh em một nhà, lẽ ra không nên khơi lại chuyện cũ . Nhưng đây là lịch sử, chúng tôi cố gắng y cứ vào sử liệu thuật lại vô tư và khách quan, để tránh mọi hiểu lầm, để chúng ta cùng tìm hiểu một giai đoạn lịch sử Nam tiến của dân tộc kéo dài khoảng 800 năm từ năm 939 đến năm 1759.

Một điều chúng ta cần hiểu rỏ thêm là đất “Nam Kỳ Lục Tỉnh” thật ra cũng không phải là lảnh thổ ”hương hỏa” hay “phụ ấm” của Vương quốc Khmer mà sự thật giống dân Phù Nam mới là cư dân tiên khởi của vùng nầy, và thủ phủ phồn thịnh một thời của họ từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI là thương cảng Óc-Eo ( trong vùng núi Sập & Ba Thê, quận Thoại Sơn cách thành phố Long Xuyên độ chừng 30 km).

Đến thế kỷ thứ VII, Vương Quốc Khmer hùng mạnh chiếm lỉnh và tiêu diệt vương quốc Phù-Nam rồi lâu dần đồng hóa dân tộc ấy sống theo phong tục tập quán thành như người Khmer vậy.

I Sự Hình Thành Nam Kỳ Lục Tỉnh :

Kể từ năm 1558, sau khi bị Chúa Trịnh lấn lướt ở miền Bắc, Nguyển Hoàng tìm cách xin vào trấn thủ ở phương Nam và kín đáo xây dựng cho mình và con cháu một sự nghiệp riêng ở Xứ Đàng Trong từ dảy Hoành Sơn tới ranh giới của vương quốc Chiêm Thành. Mỗi khi các Chúa Trịnh ở phương Bắc lấn áp Chúa Nguyển thì vương quốc Chiêm Thành thường lảnh đủ các hậu quả đó. Chúa Nguyển ngoài việc chống đở với Chúa Trịnh, còn khai khẩn đất đai và mở rộng bờ cỏi về phương Nam. Lấy đất của Chiêm Thành và Chân Lạp để thành lập các Tỉnh Bình Định năm 1558, Phú Yên năm 1611, Khánh Hoà năm 1653, Biên Hòa và Gia Định năm 1698 và Hà Tiên năm 1708.

Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu trong 34 năm ở ngôi chúa (1691-1725), ông đã có những đóng góp quan trọng đối với lịch sử mở mang đất đai của dân tộc. Năm 1698, người dưới trướng của chúa là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ( có sách ghi là Nguyển Hửu Kính) đã tiến về phương nam, thành lập trấn Gia Ðịnh, chính thức mở rộng biên cương với địa hình cơ bản như hiện nay.

Có nhiều tài liệu nói về giai đoạn này. Ngay từ đầu thế kỷ XVII tất cả các vùng có thể khai thác nông nghiệp đều đã thu hút di dân người Việt: châu thổ sông Đồng Nai, sông Mê Kông và cho tới sông Mê Nam của Thái Lan (đã có các làng người Việt ở Tonlé Sap và thậm chí ở Ayuthia, kinh đô Xiêm xưa.

Làn sóng di cư này càng mạnh kể từ khi vương quốc Chàm bị xóa sổ năm 1696. Bằng tàu bè người Việt đến định cư đầu tiên tại các vùng ven biển Bà Rịa, Đồng Nai trong đó có cả vùng đất Sài gòn. Đồng thời các dân tộc bản địa như Stieng, Mạ, Koho và Mnong rút về hướng Bắc. Riêng các làng Khmer thì rút về Tây ninh chung quanh núi Bà Đen.

Nguyên nhân khiến người Việt di cư về phương Nam một cách tự phát này là các khó khăn kinh tế, các ràng buộc khắt khe của đời sống và tổ chức xã hội và cũng vì tình hình cuộc chiến tranh kéo dài trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó. Xét trên nhiều phương diện đây toàn là những người "có óc phiêu lưu", có bản lĩnh, do đó mới dám rời quê cha đất tổ.

Di dân người Việt luôn giữ được bản sắc của mình như phong tục tập quán nhưng cũng hội nhập dễ dàng với dân bản xứ. Định cư người Việt có hai cách: Thứ nhất là họ sống hòa nhập vào các trung tâm, phố xá của người Khmer qua các hoạt động thủ công nghiệp, thương mại và vận tải hàng hóa. Đặc biệt một số được triều đình Khmer trọng dụng trong công việc đóng tàu.

Dạng định cư thứ hai của người Việt là các thôn ấp đặc thù trên các vùng chính họ đã khai hoang để sinh sống bằng nghề nông. Ngay thời điểm này người Việt đã biến Sài gòn thành một trung tâm thương mại và thủ công nghiệp. Hoạt động chợ búa và thương

điếm Sài gòn đã thực sự sánh vai ngang hàng với các kinh đô Phnom Penh và Ayuthia. Từ thế kỷ XVII, Sài gòn đã trở thành nơi thu hút các tàu buôn, ghe thuyền Việt, Trung cũng như tàu Mã Lai, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hòa Lan cạnh tranh dữ dội nhằm độc quyền buôn bán các tài nguyên trong vùng.

Từng bước một từ 1623 đến cuối thế kỷ 17, chủ quyền Việt Nam được khẳng định trên nền đất từng thuộc ảnh hưởng Khmer này. Đây có thể nói là một sự hợp thức hóa quá trình định cư tự phát của người Việt đã diễn ra từ rất lâu như vừa nêu ở trên. Triều đình Cao Miên vì sự đe dọa liên tục của Xiêm La nên luôn chủ động giao hảo tốt với nhà Nguyễn. Năm 1620 chẳng hạn, quốc vương Prey Chey Chetha II xin cầu thân và kết hôn cùng công chúa nhà Nguyễn là Công chúa Ngọc Vạn.Vua Chân Lạp tặng Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613-1634) đất Đồng Nai để làm quà cưới, nhưng vì bận đối phó với chúa Trịnh nên chúa Nguyễn chưa thể đưa người vào khai phá ngoài những dân phiêu lưu và tội phạm bị đày xa xứ.Sau đó, năm 1623 Chúa Sải thiết lập trên đất Sài Gòn ( tức Prei Nokor ) này một trạm thu thuế nhập thị và thương chính.

Sự kiện này chứng minh tầm quan trọng về vị trí thương mại và chiến lược của Sài gòn trong các toan tính của Chúa Nguyển. Và theo các sử gia Tây phương, nếu đây không là một cuộc chinh phục được ngụy trang thì chỉ ít trạm thu thuế cũng là các đài quan sát luồng xuất nhập hàng hóa và do đó đo lường được sự trù phú về tài nguyên của toàn vùng. Lại có thêm nhiều trạm thuế khác rải rác vùng lục tỉnh tương lai mục đích không ngòai việc kiểm soát vùng đất mới này.

Theo các tài liệu Việt cũng như Khmer, đã có hai lần nhà Nguyễn động quân. Lần đầu vào năm 1658,Quốc Vương Chân Lạp là Nặc Ông Chân xua quân tàn sát người Việt lập nghiệp vùng Bà Rịa, Biên Hòa, Chúa Hiền Nguyển Phúc Tần ( 1648-1687) sai quan Khâm mạng Trấn Biên Dinh ( Phú Yên ) là Nguyển Phúc Yến đem 3000 quân đến Mô Xoài ( Bà Riạ ) đánh trả và bắt được Nặc Ông Chân đưa về Quảng Bình. Lần thứ hai năm 1672, khi vua Chey Groetha III ( Nặc Ông Đài ) làm loạn, giết cha vợ là vua Batom Reachea rồi dẩn quân Xiêm tiến chiếm thành phố Sài Côn và tàn sát những người Việt đang sinh sống khai phá ở Mô Xoài, Đồng Nai. Năm 1674, Chúa Nguyển cất quân bắt giết Nặc Ông Đài và đuổi quân Xiêm vế tận biên giới rồi lập Nặc Ông Thu lên làm vua, đóng tại Oudong, đồng thời buộc nhà vua chấp nhận một Phó vương đóng tại Sài gòn là Nặc Ông Nộn. Cả hai Chánh, Phó vương đều phải triều cống nhà Nguyễn. Bốn năm sau chủ quyền của họ ngày càng giảm nhất là từ khi đồn Tân Mỹ được lập nên, đánh dấu một bước tiến mới của việc thiết lập chủ quyền người Việt.

Trong cùng một toan tính, Chúa Nguyễn đã chủ động cho phép một nhóm khá đông di dân người Hoa đến lập nghiệp tại những vùng đất trên danh nghĩa vẫn còn dưới quyền cai trị của triều đình Cao Miên.

Năm 1680 có 2 Tướng Trần Thắng Tài, ( có nơi ghi là Trần Thượng Xuyên) Dương Ngạn Địch và khoảng 3.000 quân sĩ người Hoa trên 50 chiến thuyền cập bến Đà Nẵng. Các binh lính và gia đình của họ xin được quy phục nhà Nguyễn, lấy cớ là trung thành với nhà Minh ( tóc dài) nay họ không thể sống dưới nhà Thanh Mãn Châu ( cạo đầu và để đuôi sam ) mới lên... Trước vấn đề khó xử này chúa Nguyễn Hiền Vương đã

nghĩ ra cách là nên sử dụng nhóm lâu la đó vào công cuộc Nam tiến bằng cách cho người hướng dẩn họ lập nghiệp tại một số vùng đồng bằng phương Nam là đất Biên Hòa và Mỷ Tho. Như vậy nhà Nguyễn vừa khéo léo đuổi được đám tàn quân khó kiểm soát đồng thời sử dụng họ chiếm giữ giùm cả một vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của mình.

Một cánh người Hoa theo Trần Thăng Tài đến định cư ở Đồng Nai trên địa điểm gần Biên hòa ngày nay. Một cánh khác theo Dương Ngạn Địch về Tiền Giang vào sông Soai Rạp qua 2 cửa Tiểu và Đại rồi đồn trú tại Mỹ Tho và họ nhanh chóng làm chủ hoạt động giao thông vận tải suốt vùng đồng bằng Cửu Long (kể cả "hoạt động" hải tặc !). Mỗi ngày tàu bè ngoại quốc ra vào càng nhiều; di dân người Việt đổ về ngày càng đông. Nếu người Việt tập trung trong các ngành nông và thủ công nghiệp thì các ngành vận tải đường thủy và kinh doanh thóc gạo nằm toàn bộ trong tay người Hoa.

Vai trò của người Hoa trong sự củng cố ảnh hưởng của triều Nguyễn trên vùng đất mới là điều không thể chối cãi song cũng có lúc họ tỏ ra khó trị. Đặc biệt năm 1688, có sự bất hòa giửa hai phe người Hoa, Huỳnh Tấn là thủ hạ của Trần Thắng Tài kéo quân xuống Mỷ Tho bắt giết Dương Ngạn Địch, lập đồn lủy để chống nhau với Chân Lạp. Chúa Ngải Nguyển Phúc Thái (1687-1691) đã nhanh chân dụng mưu chận giết Huỳnh Tấn dẹp tan nhóm giặc khách tạo phản, và làm chủ tình thế hai thành phố tân tạo Đồng Nai và Mỹ Tho, rồi thuyết phục nhóm người Hoa trung thành tham gia vào cuộc chiến, kéo quân thẳng tới Oudong bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều cống.

Về phương diện kinh tế và chính trị nhóm người Khmer không có chỗ đứng đáng kể. Các trục trặc trong việc truyền ngôi của vương quốc Khmer đã từ từ dẫn đến hậu quả là Sài Gòn và kế đến là đồng bằng Cửu Long vĩnh viễn về tay Việt Nam: năm 1697 nhà vua ở Oudong băng hà, Nặc ÔngYêm là phó vương đóng tại Giản Phố (tức là Sàigòn) lên thay và chúa Nguyễn Phúc Chu chụp lấy cơ hội, năm 1698, bổ nhậm Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào chức phó vương bỏ trống này. Ngay sau đó Phủ Gia Định được thiết lập và chia ra thành nhiều đơn vị hành chính đứng đầu là các quan văn và võ.

Nguyển Hửu Cảnh chia đất Giản Phố ra làm dinh, huyện; lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định, “Trấn” là khu vực quân sự, chưa ổn định việc cai trị ) cho quan vào cai trị. Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình và huyện sở đặt ở làng Tân Khai, là trụ sở của dinh Phiên Trấn. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Cường Để) xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Lại lấy xứ Lộc Dã (Đồng Nai) đặt làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên, rồi đưa dân từ Quảng Bình, Thuận Hóa trở vào cùng với người Minh khai lập đồn điền, đặt thôn ấp. Thanh Hà là xã đầu tiên của người

Hoa, vùng Đồng Nai và Minh Hương là xả của người Hoa đầu tiên tại Tân Bình .

Vào năm 1679, Mạc Cửu lảnh đạo một nhóm người Hoa khác không thần phục nhà Mãn Thanh, chạy sang Chân Lạp, được vua Cao Miên là Nặc Ông Chân phong chức Ốc Nha (âm tiếng Oknha, chức vụ tương đương tỉnh trưởng) cho cai quản vùng đất Mang Khảm tức huyện lỵ Hà Tiên; nhưng Mạc Cửu thường bị quân Xiêm quấy phá, năm 1687 quân Xiêm đánh vào Hà Tiên, cướp phá và bắt Mạc Cửu đem về giam lỏng tại Muang Garabury nhưng Chân Lạp không giúp gì được. Năm 1700 Mạc Cửu đã trốn về được và từ đó Ông quyết định xin thần phục chúa Nguyễn để nhờ che chở (1708). Từ đó, đất Hà Tiên thuộc về nước ta và được kể là một trong sáu tỉnh của miền Nam vào đời Minh Mạng. Mạc Cửu vẫn được tự trị cai quản vùng đất này, rồi mở rộng đất đại và thành lập ra bảy thôn ấp ven biển từ Vủng Thơm ( Kompong Thom ), Trủng Kè ( Long Kỳ, Réam ), Cần Vọt ( Kampot, Cần Một ), Hà Tiên, Rạch Giá chí tới mủi Cà Mau, Phú Quốc, năm 1735 Ông bị bệnh

rồi mất. Sau đó, con ông là Mạc Thiên Tích tiếp nối chí ông, nới rộng thêm đất canh tác tới vùng sông Cái Lớn, sông Gành Hào ( Trấn Di ) và sông Ông Đốc…(Trấn Giang, Cần Thơ )

Năm 1737 thời Chúa Ninh Vương Nguyển Phúc Thụ (1725-1738) toàn cỏi phía Nam của sông Hậu từ mủi Cà Mau mở rộng đến Châu Đốc đều thuộc về chúa Nguyển.

Tuy vậy, còn một giải đất giửa hai Sông Tiền và sông Hậu gọi là Tầm Phong Long, còn nhiều người Khmer sinh sống vẫn còn thuộc chủ quyền của Chân Lạp.

Năm nhăm Tý (1732 ) chúa Nguyển Phúc Chu sai cắt một phần đất Gia Định để thành lập Châu Định Viển, dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè, gọi là Cái Bè Dinh. Bên kia sông Tiền Giang là nơi tập trung nhiều Sóc của người Miên vùng Trà Vang. Có thể đã có nhiều lưu dân Việt Nam đã đến đó làm ăn, khẩn hoang rải rác ở nhiều nơi.Năm 1753,nhân việc vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên ( Ang Snguôn ) đàn áp người Côn Man ( Người Chàm di cư từ những năm 1693 )ở miền Nam, chúa Vỏ Vương Nguyển Phúc Khoát ( 1738-1765 ) liền sai Nguyển Cư Trinh điều khiển toàn quân 5 Dinh trong Nam gồm Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Bình Khương và Bình Thuận, Trương Phúc Du làm phó Tướng phụ giúp tổng tấn công Chân Lạp.Năm 1754, đại quân của chúa Nguyển tấn công dữ dội vào đất Lôi Lạp,Tầm Bôn, Ba Nam, Nam Vang. Quân của Nặc Ông Nguyên tan rả và chạy trốn. Năm 1755, Nặc Ông Nguyên chạy về Hà Tiên cầu Mạc Thiên Tứ che chở và tâu với Chúa Nguyển xin dâng 2 phủ Tầm Bôn (Tân An ) và Lôi Lâp ( Gò Công ) để chuộc tội.Chúa Nguyển không đồng ý, sau nhờ Nguyển Cư Trinh phân trần, chúa Nguyển mới chấp nhận, sát nhập hai phủ nầy vào Châu Định Viển, Long Hồ Dinh và cho Nặc Ông Nguyên về nước.

Năm 1757, Nặc Ông Nguyên mất, Chú là Nặc Nhuận ( Neac Ang Nhuan) lên thay, có ý kiêng nể triều đình ta nên dâng đất Trà Vang và Ba Thắc ( Sóc Trăng ) để cầu phong. Chúa cho lập Phủ Trà Vinh và Phủ Mân Thít ở Trà Vang. Lỵ sở của Phủ Trà Vinh được đặt tại thôn Vĩnh Trường (nay là Vĩnh Bảo,Vĩnh Trường,Xuân Thạnh xả Hòa Thuận, đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của chúa ) Chẳng bao lâu,Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết chết cướp ngôi. Con Nặc Nguyên là Nặc Tôn lên thay và chạy qua Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng sớ tâu trình xin viện binh cứu giúp. Chúa Vỏ Vương y tấu sai Trương

Phúc Du thống lảnh quân đội ở Long Hồ và Ngưu Chử (Bến Nghé ) đánh dẹp Nặc Hinh và đưa Nặc Tôn trở lại ngôi. Nặc Hinh thua chạy và bị thuộc hạ là Ốc Nha Uông hạ sát ở Tầm Phong Xoài, vợ con bỏ trốn sang Xiêm.

Đến năm 1759, Quốc Vương Chân Lạp là Nặc Tôn nhờ Chúa Nguyển đem quân sang trợ giúp để giử yên bờ cỏi, và cũng để nhờ bảo-hộ khỏi bị Xiêm La dòm ngó , Nặc Tôn cắt phần đất Tầm Phong Long còn lại (gồm 3 Tỉnh : Châu-Đốc, Sa-Đéc và Vỉnh Long) nhượng cho Chúa Nguyển và cũng được sát nhập vào Long Hồ Dinh. Đến năm nầy, cuộc Nam tiến của Dân Việt coi như hoàn tất về mặt chính trị. Toàn cánh đồng phì nhiêu mênh mông bát ngát, một vựa lúa to lớn của Việt Nam đều thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyển.

II Đất Nam Kỳ Lục Tỉnh Dưới thời Chúa Nguyển và Tây Sơn :

Sau khi thi hành xong nhiệm vụ bình định, Nguyển Cư Trinh lại nghĩ đến kế hoạch phòng thủ lảnh thổ miền Nam. Ông đã xin với chúa dời Dinh Long Hồ về đất Tầm Bao ( tức là tỉnh lỵ Vĩnh Long ngày Nay) rồi đặt nhiều căn cứ quân sự gọi là đạo ở khắp miền Tây như Tây Ninh Đạo,Tân Châu Đạo ( cù lao Giêng ), Châu Đốc Đạo, Đông Khẩu Đạo ( Sa-Đéc) Kiên Giang Đạo ( Rạch Giá ) và Long Xuyên Đạo (Cà Mau ) để ngăn ngừa quân Xiêm xâm nhập.

Năm 1765 ở Đàng Trong, chúa Vỏ-Vương Nguyễn Phúc Khoát mất thì sinh rối loạn do quyền thần Trương Phúc Loan, hủy bỏ di chiếu của Chúa, phế lập bất minh. làm nhiều điều tàn ác, dân chúng oán giận.

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ khởi nghĩa ở làng Tây Sơn (Bình Định), đánh chiếm Quy Nhơn rồi lấy luôn từ Quảng Ngãi vào Bình Thuận.

Chúa Trịnh thừa cơ miền Nam rối loạn bèn sai quân vào đánh lấy Phú Xuân (1775). Chúa Nguyễn bị thua, chạy vào Quảng Nam, nhưng lại bị Nguyễn Nhạc đánh bại, nên phải trốn vào Gia Đinh.

Lúc đó, Nguyễn Nhạc thấy quân Trịnh đang mạnh bèn hàng thuận để khỏi lo mặt Bắc, rồi sai em là Nguyển Huệ và Nguyển Lử tiến quân đánh chúa Nguyễn. Chiếm lấy đất Gia Định (1777). chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1765-1777 ) bị giết chết tại Long Xuyên, các tùy tướng tôn Nguyển Ánh lên làm Đại Nguyên Soái, quyền coi việc nước ( tháng Giêng năm Canh Tý 1778 ).

Sau khi thắng miền Nam, Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, xưng hiệu là Thái Đức, lập kinh đô ở thành Đồ Bàn năm 1778.Tháng 11 năm ấy, Nguyển Ánh sai Đổ Thành Nhơn cùng dốc toàn lực đánh lấy lại Sài Gòn, Nguyển Lử thua bỏ chạy về Qui Nhơn.

Tháng 11,năm Kỷ Hợi (1779) ,Nguyển Ánh duyệt lại bản đồ các Dinh thuộc Gia Định Thành, phân định lại ranh giới các Dinh, nâng đất Mỷ Tho lên làm Dinh Trường Đồn đồng thời dời Dinh Long Hồ về bải Hoằng Trấn hay còn gọi là Tân Dinh châu, tục gọi là bải Bà Lúa, dài 300 dậm, ngang 15 dậm, cách trấn lỵ Long Hồ trên 30 dậm về phía

Nam, vốn là một con giồng đất cao rộng, có sông Tiền sông Hậu bao quanh, vị trí thuộc huyện Tuân Nghỉa, phủ Lạc Hoá tức là vùng phía dưới Trà-Vinh một đổi. nhằm mục đích chế ngự toàn vùng rộng lớn Ba Thắc, Cần Thơ, Trà Vinh và

vùng bờ biển.

Năm 1780, Vì có lệnh tuyển mộ binh lính,Viên cai quản người Miên ở phủ Trà-Vinh là Ốc Nha Suốt chống lại mệnh lệnh. Dựa vào địa thế hiểm trở, rừng rú rậm rạm, giỏi nghề bắn nỏ, lại dùng trận phục ngưu, rình khi quân triều đình sơ hở, cởi trâu móng lớn chân dài, kết thành từng đội thả ra đánh giầy, xéo, húc, chọi, quân triều đình không sao thắng được suốt cả mấy tháng trời.Tháng Tư,Nguyển Ánh sai Tướng Đổ Thành Nhơn đánh dẹp. Đổ thành Nhơn nhờ hiểu rỏ địa thế, áp dụng chiến thuật khôn khéo xử dụng những quân tinh nhuệ, mộc da súng lớn, phát quang rừng rú, bức vây sào huyệt và đã bắt được viên thủ lảnh là Ốc Nha Suốt rồi chiêu dụ mấy tên dư đảng, ban phát lương gạo cho về nhà làm ăn; phủ Trà Vinh mới được an ổn.

Cùng năm nầy,bên Vương Quốc Chân Lạp có loạn, cầu cứu với Chúa Nguyển xin viện binh khẩn cấp, mãi đến 6 tháng sau mới có lệnh cho Đông Sơn Thượng Tướng Quân, Phương Quận Công Đổ Thành Nhân điều binh từ Dinh Hoằng Trấn sang đánh bắt Nặc Ông Vinh giết đi rồi đưa con Nặc Ông Tôn là Nặc Ông Ấn về nước. Sở dỉ chậm trể là vì lý do đường xá xa xôi Dinh Hoằng Trấn ở lệch một phương nên khi Cao Miên có việc, khó mà ứng phó kịp thời nên năm Canh Tý, Chúa cho dời Dinh về chốn củ tức là Long Hồ và đổi thành Dinh Vĩnh Trấn...

Năm Nhâm Dần 1782, tháng 3, hai anh em Tây Sơn là Nguyển Nhạc và Nguyển Huệ từ Qui Nhơn đem hơn 100 chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, phá tan quân của Nguyển Ánh tại sông Thất Kỳ do Tống Phúc Thiêm chỉ huy,Chánh Cơ Mạn Hoè (Emanuel, một thủy thủ người Pháp ở Ma-Cao được giám mục Pigneau de Behaine đưa sang giúp cho Nguyển Ánh) phải bị chết cháy trên tàu. Nguyển Ánh nhờ Lê Văn Duyệt cứu giúp chạy trối chết về Trà Vinh qua ngã kinh Láng Thé rồi chạy ra đảo Phú Quốc và sang Xiêm cầu viện.

Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh Vàm Trà Lọt nay thuộc làng Hòa Khánh, tĩnh Định Tường. Nội tổ là Lê Văn Hiếu di dân từ Quảng Ngải. Thân phụ là Lê Văn Toại, sau này rời Vàm Trà Lọt đến cư trú bên Rạch Ông Hổ (vùng Rạch Gầm) nay thuộc làng Long Hưng Tây tỉnh Định Tường.

Khi sinh ra đã mang tật kín (ái nam) nên tính khí cũng khác người thường.Rất khỏe mạnh, rất thông minh, giỏi võ thuật, tuy không có đi học nhiều, nhưng biết rất nhiều về truyện Tàu cùng các anh hùng hảo hán cũng như tư cách, tài năng và cách xử sự của họ ở trong đời. Ông có chí lớn, mới 15 tuổi đã có câu nói “sinh ở đời loạn, không hay dựng cờ trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu.”

Năm 17 tuổi Ngài đã có dịp cứu Nguyễn Ánh cùng vài người tùy tùng khỏi tử thần. Đêm hôm đó Nguyễn Ánh bị quân Tây-Sơn săn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của quân Nguyễn Lữ không đuổi theo kịp. Nhưng khi đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng bị sóng lớn làm cho suýt bị chìm. Lê Văn Duyệt xuất hiện kịp lúc, đỡ thuyền Nguyễn Ánh đưa vào bờ, giúp Nguyễn Ánh thoát nạn. Biết

Nguyễn Ánh là dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, giúp cho Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng tạm trú ở đây mấy hôm. Sau đó Nguyễn Ánh lại phải tiếp tục tìm đường lẩn trốn đoàn quân Tây Sơn đang lục soát các nơi lùng bắt. Lúc chia tay Nguyễn Ánh cám ơn ông bà Lê Văn Toại với lời hứa là sau này sẽ trở lại đem Lê Văn Duyệt theo.Giữ đúng lời hứa, năm 1786 sau khi lên ngôi Chúa và chuẩn bị tiến đánh thành Gia Định, Nguyễn Ánh trở lại Vàm Trà Lọt cám ơn vợ chồng ông Lê Văn Toại đã giúp ông trong cơn hoạn nạn, và tuyển dụng Lê Văn Duyệt làm thái giám. Từ đó Ngài xả thân phò Chúa Nguyễn Ánh,

Năm Giáp Thìn 1784, Châu văn Tiếp phò Nguyển Ánh, dẩn 2 vạn quân Xiêm và 300 Tháp thuyền ( chiến thuyền có phòng chỉ huy hình như cái tháp, có trí súng đại bác, thủy thủ ngoảnh mặt về phía lái mà chèo) do hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy,về chiếm Sóc Trăng rồi Trà Ôn, Mân Thít. Quân Xiêm đi đến đâu, cướp của giết người, hảm hiếp phụ nử đến đó, tàn ác không ai có thể ngăn cản nổi và khi kịch chiến với quân Tây Sơn tại vàm sông Mân Thít, Châu Văn Tiếp bị Tướng Tây Sơn là Chưởng Tiền Bảo đâm vào ngực một mủi gươm, ông thét to lên rồi ngã gục tại trận tiền. nhằm ngày 13/10 năm Giáp Thìn. Đại quân của Xiêm bị Long Nhưởng Tướng Quân Nguyển Huệ phá tan trên sông Rạch Gầm Mỷ Tho vào ngày 8 tháng Chạp sau đó.

Tại hai bờ Sầm Giang (tên của sông Rạch Gầm trước kia) rậm rạp, Nguyển Huệ đem hàng chục chiến thuyền giấu vào đây để mai phục. Những chiến thuyền lớn được trang bị 50, 60 khẩu thần công, hàng trăm súng hỏa hổ (súng phun lửa), khoảng 700 chiến binh trên một chiến thuyền. Phía trên bờ, cả bờ Tiền Giang, bờ Bến Tre, bờ cù lao Thới Sơn có hàng ngàn đại bác, xưa gọi là “thần công”. Hơn ba vạn quân được Nguyễn Huệ huy động vào một trận đánh chiến lược,đánh để tiêu diệt, đánh để kết thúc trận chiến. Khi nhử được 300 chiến thuyền Xiêm vào khúc sông rộng lớn, hàng ngàn khẩu thần công từ ba bờ nhả đạn. Tiếng gầm của hàng ngàn đại bác đã làm cho quân Xiêm kinh hồn, bạt vía, không biết làm gì để chống đỡ. Đội hình chiến thuyền của quân Xiêm bị rối loạn. Tiếp đó, mấy trăm chiến thuyền của Nguyễn Huệ xông ra, chận đầu, khóa đuôi, phóng hỏa hổ vào thuyền chiến Xiêm. Hỏa hổ là thứ vũ khí lợi hại nhất của thời ấy, gặp nước nó càng cháy, không cách gì dập tắt. Trận đánh chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ rạng ngày mùng 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn (18/1/1785 ) không một thuyền chiến nào của quân Xiêm không bị bốc cháy. Hai vạn quân thủy bộ chỉ còn vài ngàn bơi được lên bờ, chạy thục mạng về đất Cao Miên rồi chạy thẳng luôn về Xiêm vì sợ quân Việt truy sát.

Năm 1788, Nguyển Ánh lại chiếm được Gia Định, Long Hồ Dinh được đổi tên lại là Vĩnh Trấn Dinh, rồi nhân cơ hội anh em Tây Sơn bất hoà, cùng nhờ được một số người Pháp như Cook, Moyse, Olivier, Dayot, Vannier, Laurent Barizy, De Forsans..giúp sức và luyện tập binh sĩ theo lối Tây phương nên tính việc đánh Bắc Hà.

Từ năm 1790 cứ theo mùa gió Nồm (thổi từ nam lên bắc) Nguyễn Ánh đem binh thuyền ra đánh phá Tây Sơn, khi đổi chiều gió thì rút đị Cho nên dân chúng gọi các trận ấy là "giặc mùa".

III Trà Vinh dưới Triều Nhà Nguyễn :

Nguyễn Ánh đánh Qui Nhơn 3 lần mới thắng (1799) rồi đổi tên là Bình Đinh.Năm 1801 Nguyễn Ánh mang toàn lực hạ thành Phú Xuân (Huế). Vua Cảnh Thịnh phải chạy ra Bắc. Chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, xưng là Gia Long năm 1802. Lập kinh đô ở Phú Xuân và đổi tên nước là Việt Nam.

Gia Long ra đánh Bắc Hà trong vòng một tháng thì toàn thắng, vua Quang Toản cùng các tướng đều bị bắt rồi bị giết. Thời Tây Sơn chấm dứt năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long và thống nhất đất nước ngày 20 tháng 7 năm 1802.

Dưới thời vua Gia Long, hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường khuấy phá những thuyền buôn người Việt lưu thông giữa bờ biển Trung phần với Sài Gòn. Triều đình cử ba đạo quân đến đóng ở mũi Vũng Tàu và đặt tên cho dinh trại đầu tiên là Phước Thắng.

Cho đến năm 1822, giặc cướp biển không còn dám léo hánh vùng này nữa. Để thưởng công, triều đình cho ba vị Đội trưởng giải ngũ và cai quản ba vùng đất để khai phá, lập nghiệp. Ông Phạm Văn Đinh coi làng Thắng Nhứt, ông Lê Văn Lộc giữ làng Thắng Nhì và ông Ngô Văn Huyền điều hành làng Thắng Tam. Tuy nhiên, dân chúng trong ba làng cũng lập thành lũy để ngăn ngừa giặc cướp trở lại. Ba làng này thuộc trấn Biên Hòa.

Năm 1820 Gia Long băng hà, Minh Mạng lên nối ngôi việc cai trị ở trấn Vĩnh Thanh vẩn giữ nguyên trạng. Đến năm 1832 mới đổi tên lại là Vĩnh Long Trấn, Vĩnh Long có tên từ đấy.và chia đất ra thành 4 phủ: Định Viển, Hoằng An, Hoằng Trị và Lạc Hóa. Phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện: Tuân Nghỉa có 5 Tổng 76 xả; huyện Trà-Vinh có 6 Tổng và 70 xả.. Sau khi Lê Văn Duyệt mất (2.00 giờ ngày 1 tháng 8 1932 ) vua Minh Mạng bải bò chức Tổng Trấn Gia Định Thành và chia Nam Kỳ thành 6 Tỉnh trực thuộc Triều Đình Huế: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. ( Trà-Vinh vẩn là phủ Lạc Hóa thuộc tỉnh Vĩnh Long )

Đầu Tỉnh là Tuần Phủ, phụ tá có các quan Án Sát, Bố Chánh, Lảnh Binh để lo các việc hành chánh và quân sự. Trong toàn tỉnh Vỉnh Long có 3 quan- ái để thu thuế, một ải tên là Ải Thiện Mỷ ở bên tả ngạn sông Trà Vinh.

Năm Minh Mạng thứ tư (1823 ) nhận thấy thôn Vĩnh Trường quá gần sông lớn và biển tuy có lợi thế về giao thông ,buôn bán, thu thuế nhưng không thuận lợi về mặt phòng thủ của một thủ phủ, Triều đình cho dời lỵ sở Trà Vinh về Sóc Thanh Sái, ( Srok, Sóc là thị trấn lớn có nhiều người Miên quần tụ) cũng là một con giồng cao ráo rộng lớn, dể đi lại cách Vàm Trà-Vinh khoảng 2 cây số. Ngày nay Sóc Thanh Sái được đổi tên lại là Thanh Lệ.Ngôi đình Thanh Lệ là một kiến trúc cổ kính vẫn còn tồn tại.

IV Giặc Chà Gạt, Quan Bố Chánh Trần Trung Tiên tử trận. :

Năm 1841, đầu tháng Ba âm lịch, dưới thời Thiệu Trị nguyên niên, Một người tên là Lâm Sâm, (hay Sa Sầm) nổi loạn ở Lạc Hóa ( Tràvinh ), dùng tà thuyết bùa chú mà mê hoặc dân chúng, tụ tập bè đảng có đến bảy tám ngàn người, đánh chiếm huyện lỵ Nguyệt Lảng ( Nguyệt Lảng sau nầy cộng thêm ấp Đôn Hoá thành ra xả Nguyệt Hoá ) và một giải đất

chạy dài khoảng 30 cây số từ Trà Vinh đến vùng Cầu Kè, Tiểu Cần ( Cần Chong ), Bắc Trang, Trà Điêu. Trận đánh dữ-dội nhất xảy ra tại Trà Tử nay gọi là làng Hiếu Tử, quan Bố Chánh tỉnh Vĩnh Long là Trần Trung Tiên và Tri Huyện Hoàng Hửu Quang đều tử trận.

Cuộc nổi dậy của Lâm Sâm kéo dài từ đầu tháng Ba đến cuối tháng Mười Một triều đình mới dẹp yên được. Người cầm đầu cuộc nổi loạn được dân địa phương gọi là Xà-no Som, tức là Viên Tướng tên Som. Thủ đoạn sách động của y là dùng các thầy bùa ngải tung

Quan Bố Chánh Trần Trung Tiên còn có tên là Trần Công Tuyên, sanh năm 1801, gốc người Quảng Trị thi đổ cử nhân, (Ông có một người con tên là Trần Xuân Hoà, năm 1862 được triều đình bổ nhiệm chức Thị Độc Học Sỉ coi đạo binh phòng ngự Định Tường, khi thành mất về tay giặc Pháp,ông cắn lưởi tự tử chết) Ông Trần Trung Tiên tử trận vào đêm 17 rạng ngày 18 tháng 3 âm lịch,năm Tân Sửu (1841) tại Ô-Đùng. Ngài rất linh hiển, người dân bản xứ rất kinh sợ và lập đền thờ tại nơi Ngài từ trận, và mỗi năm đến ngày giổ đều có tổ chức tế tự cầu Ngài phù hộ, đền thờ hiện vẫn còn tại Làng Hiếu Tử.( hình trang bìa ).

Ngày 12/9/1925, tức là ngày 25/7 năm Ất Sửu, Vua Khải Định năm thứ 9 sắc phong Ngài làm Thành Hoàng tại Hiếu Tử như sau :

“Sắc Trà Vinh tỉnh, Ngải Long Thượng tổng, Hiếu Tử xả phụng sự Bố Chánh Trần Công Tuyên chi Thần mạng giả linh ứng từ kim chánh trực vãng tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân Lể long đăng trật trước phong di vực bảo trung hưng linh phù. Tôn thần chuẩn kỳ phụng sự thần kỳ tương hộ bảo ngã lê-dân khâm thử” Khải Định cửu niên, thất ngoạt nhị thập ngũ nhật.

Sắc phong của Vua Khải Định 12/9/1925

những tin đồn thất thiệt: ‘Ông ta là người từ cỏi trên, ai không theo thì sẽ bị Trời Phật hại, ai theo thì sẽ được cứu thoát’. Vũ khí thì gồm những dao mát, chà gạt và phản kéo ngay nên còn gọi là “ Giặc Chà Gạt”

Ngoài Lâm Sâm còn có Cai Tổng Cộng và một người nửa tự xưng là Phò Mả Đội. Vua Thiệu Trị sắc chỉ Tổng Đốc Long Tường Bùi Công Huyên tới đánh, tuy phá tan được 3 sở thành giặc nhưng đánh nơi nầy thì chổ khác lại nổi lên. Đến tháng Tư, lại sai Tham Tán Trấn Tây Thành là Nguyển Tấn Lâm cùng với Tướng Nguyển Tri Phương hội quân lại cùng dẹp loạn tại Rạch Cần Chong ( Tiểu Cần ). Sau đó Đoàn Văn Sách và

Nguyển Công Trứ cũng được lệnh mang thêm 3,000 quân từ Trấn Tây Thành vừa rút về đến tăng viện cho chiến trận.

Sau khi phá tan loạn quân tại Cần Chong, thừa thắng quân triều đình kéo lên càn quét tận Bắc Trang, Xà-no Som bỏ chạy, các lọan tướng là Trần Hồng, Kiên Hồng, Thạch Đột tới trước cửa quân xin hàng khoảng 88 người đều bị bắt giữ bỏ củi giải về kinh, kỳ dư Nguyển Tấn Lâm và Nguyển Tri Phương sai người ra hiểu dụ cư dân ra đầu thú thì cấp phát gạo cho về nhà làm ăn. Rồi đem quân tiến đánh Trà Điêu.

Đến tháng 11, các Tướng Nguyển Tấn Lâm, Nguyển Tri Phương và Nguyển Công Trứ mới phá tan hết loạn quân tại xứ Sâm Đô, bắt được Lâm Sâm giết đi, tài sản của y thì tịch thu và phát chẩn cho dân nghèo. Huyện Trà Vinh trở lại an ổn và đượcVua Thiệu Trị cho dời lỵ sở về làng Minh Đức dọc theo bờ sông Trà Vinh và cách Thanh Lệ độ chừng 1000 thước. Làng Minh Đức sau kết hợp với xả Long Bình trở thành xả Long Đức, ngày nay Đình Long Đức vẫn còn.

V Trà Vinh dưới thời Pháp thuộc.

Ngày 20/6/1867 Quân Pháp từ Mỷ Tho đem 1000 lính Tây và 4000 lính tập, trên 8 pháo thuyền tiến đánh thành Vĩnh Long, cụ Phan Thanh Giản nghỉ không thể đánh lại giặc Pháp nên đã dâng thành đầu hàng và uống thuốc độc tự sát để tránh tổn hại xương máu dân lành.

Ngày 25/6/1867 De La Grandiere chính thức tuyên bố toàn cỏi Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và chúng phân chia 6 Tỉnh Nam Kỳ thành 21 tỉnh ( Gia Định, Châu Đốc, Hà-Tiên, Rạch Giá, Trà-Vinh, Sa-Đéc,Bến Tre, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hoà, Chợ lớn, Mỷ Tho, Bà Riạ, Vĩnh Long, Gò-Công, Cần Thơ, Bạc Liêu và Cap saint Jacque ( Vũng Tàu ) và mỗi tỉnh có một sở tham biện ( Inspection) để cai trị. Trà Vinh là tỉnh số 5 trong 21 tỉnh, Pháp đặt 2 sở tham biện, một tại Bắc Trang và một tại Trà Vinh. Lỵ sở tham biện Bắc Trang đặt tại Bắc Trang nay là An Quảng Hửu. Lỵ sở Trà Vinh đặt tại làng Long Đức. Ngày 1/1/1868 thực dân Pháp cho sát nhập 2 sở tham biện Bắc Trang và Trà Vinh lại làm Sở tham Biện Trà Vinh và lỵ sở đặt tại làng Long Đức.

Năm 1876 Pháp đổi Sở Tham Biện thành Tiểu Khu Hành Chánh Trà Vinh. Ngày 20/12/1899 bải bỏ chức vụ tham biện mà đổi lại thành Chủ Tỉnh ( Chef de Province ) và đổi Tiểu khu hành chánh thành Tỉnh Trà Vinh ( Province de Trà Vinh ). Lỵ sở vẫn đặt tại làng Long Đức.

Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận : Châu Thành, Cầu Ngang, Long Toàn,Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Ôn, và Càng Long.

Ngày 8/10/1957 chính quyền Ngô Đình Diệm cho sát nhập quận Vũng Liêm vào Tỉnh Trà-Vinh.

Ngày 8/10/1957 chính quyền Ngô Đình Diệm cho sát nhập quận Vũng Liêm vào Tỉnh Trà-Vinh.

Để dễ dàng trong việc cai trị, người Pháp đã xây dựng những cơ sở dinh thự như tòa bố, tòa án, sở hiến binh,bệnh viện, trường học, chợ búa v.v.,nạo vét mở rộng lòng sông Trà-Vinh để tàu bè dể dàng di chuyển, xây đấp những tuyến đường giao thông từ thị xả Trà-Vinh đến các thành phố lân cận, biến lỵ sở Trà-Vinh thành một đô thị nhỏ như chúng ta đã trông thấy một phố cổ với những hàng cây Me, Sao, Dầu xanh mát, từ đường số 1 đến chùa Lưởng Xuyên và từ đường Lê Quang Liêm ( Cây Dầu Lớn) đến bờ sông Long Bình. Tạo cho Trà-Vinh có một sắc thái kiêu sa riêng biệt không nơi nào có.

Cũng trong thời Cộng Hòa, ngày 14/1/1967 bởi sắc lệnh số 06/SL/ĐUHC chính quyền tách rời hai quận Vũng Liêm và Trà Ôn ra khỏi tỉnh TV và chỉ còn lại bảy quận như bây giờ. Sau năm 1975, trải một thời gian dài Trà-Vinh bị coi là một huyện lẻ của Tỉnh Cửu Long, hầu hết những dinh thự kiểu xưa đã một thời tạo cho Trà Vinh một dáng vóc mỹ miều bị người ta tiêu hủy và xây cất lại, như muốn xóa bỏ đi những tàn tích cũ, nhiều cây cối hằng trăm năm bị tàn phá một cách thiếu suy nghĩ. Ngày nay Trà-Vinh đã được phục hồi như một đô thị công nghiệp đang phát triển và là một vị trí quan trọng trong các lãnh vực kinh tế, quân sự và văn hóa.nhưng vẻ đẹp cổ kính độc đáo của Trà-Vinh không còn nửa.

Tài liệu tham khảo : • Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức NXB Giáo Dục năm 1999. • Quốc Triều chánh biên ( Nhóm nghiên cứu Sử Địa Việt Nam xuất bản tại Sài Gòn năm 1972) • Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện của Giả Sơn Kiều Oánh Mậu ( Bộ QGGD xb tại Sài Gòn năm 1963 ). • Vĩnh Long Xưa của Huỳnh Minh, NXB Thanh Niên năm 2002 . • Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam của Sơn Nam, NXB Trẻ năm 2004. • Thi Xả Trà-Vinh Xưa và Nay của Trần Dũng trên trang nhà vannghesongcuulong.org • Sàigòn năm xưa của Vương Hồng Sển (1960) trên trang nhà thuvienvietnam.com/thuvien

Mắm Rươi

Nguyễn Văn Nhựt

Đặc Sản Trà Vinh thì nhiều lắm, nhứt là các loại tôm cá phải sống trong môi trường đặc biệt; không phải là nước mặn mà cũng không phải là nước ngọt. Bởi vì các vùng nước ngọt không có loại cá nầy. Nói cách khác thì nó sẽ chết nếu nuôi ở vùng nước ngọt. Ngược lại, nước mặn của biển cả sẽ không nuôi được các loại cá nầy. Ngắn gọn, trong bài nầy người viết không đề cập đến các sản phảm về trái cây, hoa quả trồng trên đất giồng, không đề cập các

loại tôm cá khác, mà chỉ bàn qua về MẮM RƯƠI mà thôi.

Trong cuốn sách "Các món ngon của miền Nam Việt Nam" của nhà văn Xuân Tước có đề cập đến mắm rươi Trà Vinh. Người viết đã đọc qua và thiết nghỉ rằng mình nên viết lại đề tài nầy cho rõ và đúng theo tinh thần địa phương Trà Vinh. Vì người viết là người Trà Vinh. Người đã từng ở những nơi có con rươi và chính tay làm mắm rươi hơn nữa chỉ ăn nước mắm rươi hàng ngày (không nước mắm nào khác hơn) trong suốt 3 năm trời ở vùng duyên hải Trà Vinh.

Mắm rươi là đặc sản Trà Vinh, nhưng không phải người nào ở Trà Vinh cũng từng ăn mắm rươi. Có người chính gốc ở Trà Vinh còn hỏi mắm rươi làm bằng cái gì? Trớ trêu hơn nữa có nhiều người ở tại vùng duyên hải mà cả đời chưa từng thấy con rươi!

Trong phạm vi bài nầy người viết chỉ viết lại những kỷ niệm sống 3 năm tại xứ con rươi. Những gì đã thấy, đã làm, đã ăn đã học hỏi những kinh nghiệm của người dân bản xứ

1/ CON RƯƠI: Số người biết con rươi thật rất ít. Vì nó rất hiếm, nó chỉ sống dưới mặt đất như các loại

trùng đất. Nếu nhìn trên mặt đất thì làm sao thấy được. Nó cũng không sống ở vùng nước ngọt mà nước biển mặn quá cũng bị chết. Thích hợp nhất là vùng duyên hải, có nước mặn quanh năm nhưng nhờ nước mưa từ sông đỗ vào nên nước có vị lờ lợ. Người dân địa phương gọi là nước pha chè thì rất nhiều rươi. Người đi câu cá ở vùng nước ngọt thì đào con trùng đất làm mồi câu cá rô cá sặc. Còn ở nước mặn thì họ đào con rươi làm mồi để câu cá chốt, cá út, cá ngác, cá nâu... vì thịt con rươi vừa mềm vừa dẽo vừa dai, và có lẻ có mùi tanh nên cá rất thích. Các thợ câu cá nói rằng không

mồi nào nhạy hơn mồi con rươi.

2/. CÁCH BẮT RƯƠI:

a/. Ngày thường chỉ có những người đi câu mới bắt rươi, có bắt rươi mới biết con rươi; còn những người khác thì vô tình chẳng cần biết nó ra sao. Rươi sống ở dưới mặt đất. Thường là đất thịt, sốp, mềm. vì vậy muốn bắt phải dùng cuốc để đào như người ta đào trùng đất. Nếu muốn bắt ít hơn thì có thể dùng tay không bươi lên là được. ( Ở chổ đất mềm thật mềm). Người đi câu thường bắt thật nhiều và nuôi trong cái hủ nhỏ, chỉ cần cho thêm một ít đất thịt mềm là nó có thể sống thật lâu. Ngoaì làm mồi câu cá ra, thật không biết còn để làm gì hàng ngày?

b/. Cách bắt làm mắm rươi: Ngày thường thì bắt rươi như trên vừa nói. Còn làm mắm mà bắt kiểu dùng cuốc hay dùng tay đào đất thì chừng nào mới được nhiều mà làm mắm.! Như đã nói trên, con rươi không thể chịu đựng được nước mặn quá. Vì vậy mỗi năm vào ngày rằm tháng

chạp ( Con nước rong lớn nhứt trong năm) nước biển mặn dâng cao nhất làm ngập cả ruộng đồng, ngập cả vùng đất gò. Dĩ nhiên ngập cả các hang, các chổ trú ẩn của rươi. Con rươi vì không thể chịu đựng được nước quá mặn và cũng vì tỷ trọng của nước mặn cao hơn làm cho con rươi trôi ra khỏi miệng hang, nổi bềnh bồng trên mặt nước. Có lẽ nước biển có nhiều khoáng chất làm con rươi đổi màu thành màu xanh, màu xanh lá cây đậm. Chúng kết họp từng chùm, từng nhóm nổi đầy mặt nước. Mới trông thấy lần đầu thì thật là ghê sợ.

Thấy ghê sợ còn hơn là thấy đỉa ở nước ngọt. Từng chùm, chúng nhút nhít cử động như muốn lội, muốn bơi. Thỉnh thoảng một vài con lạc loài lội tới, và nhập chung vô. Chúng kết họp thành một đơn vị, nhiều con thành một con. Nếu dùng gậy, dùng tay hay bất cứ vật gì tách rời nó ra, thì nó sẽ thành những con nhỏ. Cũng cùng một con nhỏ đó, ta tách nó ra làm 2 làm 3 khúc. Thì nó sẽ thành 2 con nhỏ, 3 con nhỏ. Nếu ta đem chúng gần lại với nhau, thì chúng kết họp lại thành một đơn vị, một con. Một con khổng lồ thật là lạ mắt. Có chùm chỉ vài ba con, có chùm vài chục, có chùm cả mấy trăm và hơn nửa. Chúng là loại đơn bào mà. Cắt mấy khúc thì thành mấy con. Nhưng chúng kết lại thành một con khổng lồ thì giải thích sao đây!?

Lúc rươi nổi bềnh bồng, kết từng chùm là lúc người dân địa phương dùng vợt vớt lên để làm mắm. Lúc nầy nước ngập cả đồng ruộng, vì vậy người dân chỉ mang theo cây vợt và đồ đựng rươi là đủ. Họ đi theo hai bên bờ ruộng, có người lội xuống ruộng nước, nước chỉ ngập không quá đầu gối, sợ gì! Ðâu phải đĩa đâu mà sợ. Có nhiều người dùng xuồng để đi xa hơn.

Ngày nầy, ngày vơt rươi, giống như là ngày hội. tất cả mọi người dù lớn dù nhỏ đều ra ngoài nhà mà làm công tác vớt rươi. chỉ một ngày thôi. Một năm chỉ có một ngày nầy, vì qua ngày sau thì còn rất ít. Những con có lẽ ở sâu trong đất mới nổi lên. Những con khác thì đã nổi lên trong ngày nầy rồi.

Sau năm 1975, những sĩ quan và nhân viên dân chính trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bị đày ra vùng duyên hải như trại Giồng Giếng, Láng Cháo.....Tất cả các công tác lao động khác đều bị ngưng. Những người tù dù có bệnh nhẹ cũng phải ra làm công tác vớt rươi. Tóm lại tận dụng lao động trong ngày đặc biệt nầy.

3/.CÁCH LÀM MẮM RƯƠI:

Cách làm mắm rươi thì rất đơn giản. Vật liệu chỉ là con rươi và muối. Nên nhớ là chỗ� nào có con rươi thì chỗ� đó có thể làm ruộng muối được, vì vậy muối không bao giờ thiếu ở địa phương nầy.

Người dân tận dụng các lu, các hủ, mái. kể cả các mái , các lu bị bể đựng cũng được. (Sau năm 1975 các vùng bị VC kiểm soát còn rất nghèo. Nhiều nhà không có một cái mái nguyên để đựng rươi, họ phải đi vay mượn các khạp, lu bị bể của lối xóm là đựng rươi.

a/.Phân lượng: Người dân ở đây cho biết là cứ 3 rươi thì một muối ( muối hột nguyên chất, nơi đây không ai biết muối bọt là gì!). Thức tế thì không có ai lường đúng tỷ lệ 1/3 cả, đa số chỉ nhắm chừng mà thôi. Họ biết rằng nếu ít muối hoặc nhiều muối một chút cũng chẳng sao. Người viết rất thân với bà Tám bán quán- Bán các nhu yếu phẩm cho dân địa phương và cả cho dân trong trại tù- Bà tiết lộ rằng: Muốn mắm để lâu hơn , nhứt là cần đem đi xa thì bỏ thêm muối nhiều một chút cho độ mặn cao cao thì không hư. Còn ở nhà mình ăn thì làm ít muối hơn sẽ ngon hơn. Bà tiếp: Hằng

ngày bà cháu mình ăn là bà nước mắm ngon, một muối thì tới 4 hoặc 4 rưởi lần rươi. Ðộ đạm cao, độ mặn thấp thì dĩ nhiên là ngon rồi. Bà tâm sự tiếp: Tôi không có bán nước mắm nầy cho ai cả, kể cả lối xóm. Vì má của cậu mỗi lần thăm nuôi đều ở đây, ngủ ở đây và gởi gấm cậu cho tui vì má của cậu rất tử tế (Dĩ nhiên phải hiểu là bà tám đã nhận quà hậu hỷ rồi) Từ Ðôn Châu ra Láng Cháo cũng không xa lắm, nên má tôi thường tới thăm, và mỗi lần tới thăm thì ở trọ nhà bà Tám, má tôi có kể lại rằng bà Tám cũng có đứa con trạt tuổi của tôi, đi du kích, rồi lên chính quy trong tiểu đoàn của Ông Thanh Hải. Nhưng vì chịu cực không nổi nên đào ngũ�, sau đó thì bị quân cách mạng xử tử về tội làm gián điệp. Ai mà đã biết nội bộ của quân giải phóng mà đào ngủ thì là làm gián điệp?! Mỗi lần bà kể lại, là mỗi lần bà khóc một cách ấm ức. Bà ước gì con bà còn sống mà được ở tù như chúng tôi thì sung sướng biết mấy!?

Nước mắm rươi của bà Tám có màu hồng hồng, mùi thơm thơm, và khi ăn thì ngon tuyệt. Có lẽ� là nhờ độ đạm cao nên ngon và cũng có lẽ vì quá đói khát thiếu thốn trong hoàn cành tù tội, cho nên cơ thể đòi hỏi chất đạm nên cảm thấy ngon ? Cái cảm giác ngon đó còn mãi trong tôi và có thể nói là không nước mắm nào ngon hơn nửa được.

b/.Thời gian và cách để dành: Cũng theo dân địa phương thì trung bình sau 3 tháng là có thể ăn được. Nhưng cũng có nhiều người nghèo thì chỉ sau một tuần thì cũng ăn được. Họ tâm sự rằng, từ ngày làm nước mắm năm trước đến nay là một năm rồi. Nhà giàu mới còn nước mắm ăn, còn tụi nầy thì chỉ vài tháng thì hết láng rồi. Bây giờ mà không tìm cách để ăn nước mắm nầy thì phí của trời. cám treo để heo nhịn đói sao? Họ tâm sự thêm:Cái khó nó đẻ ra cái khôn, muốn có nước mắm ăn liền phải tìm cách chớ.Lúc đầu chúng tôi nấu vừa nước vừa rươi,quậy lên cho đều. Ðộ một tiếng sau,vớt xác rươi ra,lắng cặn vài tiếng đồng hồ.Nước trong, chiết ra chai đem phơi độ vài nắng thì ăn được. Cũng ngon như ai chớ có thua thứ nào đâu.

Cách làm bình thường thì dể hơn nhiều. Không cần nấu, không cần quậy lên gì cả. Chỉ chừng1 hoặc 2 tháng (Chừng nào nhớ cũng được) ra thăm một lần, đè xác rươi xuống cho ngập nước. Khoản ba tháng (trên dưới 5- 10 ngày không sao) thì độ mặn đã bảo hòa, rươi không còn tan nửa. Họ vớt rươi ra, để trong hủ, trong keo phơi nắng 1 tuần thì ăn được. Dân địa phương dùng để ăn với me non, bần rạch. Rất đơn giản, họ luộc tôm đất chấm với mắm rươi, ngó mà thèm chảy nước miếng! Dân tù tội mà ước muốn cái gì? Thằng cuội mà muốn hằng nga sao? Mắm rươi có màu giống mắm ruốt, nhưng nó có độ dẻo, độ đạm cao. Một thúng rươi, sau khi làm nước mắm, lấy rươi ra là mắm rươi chỉ còn lại một keo nhỏ thôi. Mắm rươi dùng làm gia vị nêm nếm trong các bửa ăn. Các nồi canh, nồ�i cá kho đều bỏ mắm rươi cho ngọt? Thay vì dân thành thị nêm nếm bằng bột ngọt, họ dùng mắm rươi. Chất đạm của mắm rươi làm cho ngọt chăng?

Phần còn lại trong lu, trong mái là nước mắm. Ða số cứ để nguyên như vậy, khi nào cần thì đem vô ăn. Mỗi lần đem vô chừng một xị hoặc một lít, khi nào hết thì ra lấy nửa. Ðúng là đời không lo, không biết lo lắng gì. Có lẻ họ không biết gì để lo. Bởi vì nhiều nhà không có tới 2 cái chai! Lo được cái gì. Họ bảo rằng nứơc mắm rươi càng để lâu thì càng ngon. Nhiều nhà giàu họ đem vô hủ, tỉnh nhỏ (độ 2 hoặc 3 lít) đậy nấp lại, bao bọc bằng một lớp vôi. Họ để từ năm nầy sang năm khác. Khi có khách quý hay ngày kỵ cơm mời nhiều bà con thì họ mới khui những tỉnh nước mắm nầy ra. Thường thì họ để ngoài bóng râm cho khỏi bị hư. Dân quê mà họ có đầu óc thật khoa học. Nếu để ngoài nắng thì sợ sức nóng làm bốc hơi nước chăng! Nắp đậy mà khằn bằng chất vôi, vôi ăn trầu nầy là thứ sát trùng số một rồi thì còn sợ vi trùng vi khuẩn nào làm hư nửa!

KẾT LUẬN:

Cách làm mắm rươi và nước mắm một. Ðại khái như đã trình bày trên, phần nước là nước mắm rươi.Phần cái là xác được gọi là mắm rươi.

Cựu trưởng tổ làm mắm rươi trại tù Láng CháoNguyễn Văn Nhựt