113
1 HC VIN THN HC HI DÒNG XITÔ THÁNH GIA ĐỨC MARIA ĐẤNG ĐỒNG CÔNG CU CHUC NHÂN LOI Lun Văn Tt Nghip Sinh Viên Thc Hin M. Gabriel Adolorata Trương Văn Hiến O. Cist Giáo Sư Hướng Dn Lm. M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hng Thanh, O. Cist Niên Khóa 2014-2018

ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

  • Upload
    others

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

1

HỌC VIỆN THẦN HỌC

HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA

ĐỨC MARIA

ĐẤNG ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC NHÂN LOẠI

Luận Văn Tốt Nghiệp

Sinh Viên Thực Hiện

M. Gabriel Adolorata Trương Văn Hiến O. Cist

Giáo Sư Hướng Dẫn

Lm. M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. Cist

Niên Khóa 2014-2018

Page 2: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

2

Page 3: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

3

Nhận Xét Của Giáo Sư Hướng Dẫn

Đức Maria có vai trò cao trọng và chỗ đứng đặc biệt trong chương trình cứu

độ của Thiên Chúa. Mẹ đã cộng tác đắc lực vào trong chương trình cứu độ nhân

loại, nên được xem như là “Đấng đồng công cứu chuộc” với Chúa Kitô, con Mẹ.

Nhưng Mẹ đã đồng công cứu chuộc như thế nào? Phải hiểu ra sao về vai trò đồng

công cứu chuộc của Mẹ trong tương quan với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất?

Bài nghiên cứu của sinh viên về “Đức Maria, Đấng đồng công cứu chuộc nhân

loại” sẽ cho ta câu trả lời thỏa đáng.

Đề tài nghiên cứu này của sinh viên vừa rộng, vừa khó. Rộng vì có liên quan

đến ba lãnh vực chính là Kinh Thánh; thần học, cụ thể là Kitô học, Thánh mẫu học

và Giáo hội học; và tu đức. Khó là vì, mặc dù tước hiệu “đồng công cứu chuộc” này

của Đức Maria đã được các tín hữu sùng kính và tin nhận, nhưng huấn quyền Giáo

hội vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có quyết định chính thức nào, do đó, có nhiều tranh luận

thuận nghịch khác nhau về tước vị này. Trong phần nội dung, sinh viên cũng cho

độc giả thấy rõ những khó khăn này.

Nhìn chung, bài nghiên cứu của sinh viên rất thuyết phục và có giá trị. Về

phương pháp, sinh viên đã thực hiện theo đúng yêu cầu của phương pháp nghiên

cứu biên soạn: tài liệu nghiên cứu dồi dào phong phú, trích dẫn rõ ràng, lập luận

chặt chẽ và có sự liên kết từ đầu đến cuối giữa các phần với nhau.

Về nội dung, bài nghiên cứu của sinh viên rất sâu rộng, có những tư tưởng

mới, nhưng vẫn đi sát với đề tài. Chắc chắn là sinh viên đã bỏ nhiều công sức sưu

tầm và đọc nhiều tài liệu khác nhau. Nhất là biết suy tư, tổng hợp và chọn lọc các ý

tưởng hay cho bài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, phần dẫn nhập, nhận định và kết

luận sinh viên viết rất thuyết phục.

Chúc mừng sinh viên đã suất sắc hoàn thành tiểu luận của mình.

Ngày....................... tháng ....................... năm 2018

Điểm:..................../.......................

Lm. M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O.Cist

Page 4: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

4

Lời Tri Ân

“Hãy Tạ Ơn Chúa Vì Chúa Nhân Từ”

“Muôn Ngàn Đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136,1).

Trong tâm tình yêu mến và biết ơn, con xin chân thành cảm ơn quý viện phụ, cách

riêng viện phụ Gioan Vianney Nguyễn Tri Phương, quý cha, quý thầy và toàn thể cộng

đoàn đan viện Châu Sơn đã ưu ái và tạo điều kiện cho con có cơ hội tiếp cận với những

môn học thánh trong những năm vừa qua.

Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám đốc, quý cha, quý thầy và quý soeur

trong ban giáo sư đã truyền thụ cho con những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu...,

để mỗi ngày con sống sung mãn hơn ơn gọi làm người và làm đan sĩ của Chúa.

Con đặc biệt tri ân cha Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh đã hướng dẫn anh em

chúng con bộ môn Thánh Mẫu Học. Qua những gì cha đã giảng dạy trong giáo trình, con

đã có một hứng khởi để chọn đề tài về Thánh Mẫu Học trong bài tiểu luận ra trường. Đặc

biệt với tinh thần yêu thương và trách nhiệm, cha còn tận tình hướng dẫn, đồng hành và

bảo trợ cho con đề tài nghiên cứu này.

Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý anh trong Học viện Thần Học Xitô Thánh Gia,

đặc biệt quý anh trong niêm khóa 2014-2018, đã tận tình nâng đỡ và chia sẻ không những

đời sống chung mà còn cả những kinh nghiệm tâm linh và gương sáng trong những năm

em theo học tại học viện.

Tất cả tâm tình yêu mến và biết ơn, con xin dâng lên Chúa Ba Ngôi để nhờ lời chuyển

cầu của Mẹ Maria và cha thánh Giuse chúc lành và ban muôn ơn hồn xác trên quý viện phụ,

quý cha, quý soeur và tất cả quý thầy trong đại gia đình Hội Dòng Xitô Thánh Gia.

Con xin chân thành cảm tạ và biết ơn trong tình yêu của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Con: M. Gabriel Adolorata Trương Văn Hiến, O.Cist

Page 5: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

5

Những Chữ Viết Tắt Trong Bài

Sách Thánh Kinh được viết tắt theo quy ước của nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh

Phụng vụ

GLHTCG: Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo

LG: Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân)

CGKPV: Các Giờ Kinh Phụng Vụ

Cđ: Công đồng

ĐGH: Đức giáo hoàng

Gm: giám mục

Lm: linh mục

Sr: soeur

Nt: Nữ tu

Tgk: tác giả khác

Sđd: Sách đã dẫn

Tr: Trang

Page 6: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

6

Mục Lục

Dẫn Nhập ............................................................................................................................... 9

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 9

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 10

3. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................... 11

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................. 13

6. Định nghĩa hạn từ và lịch sử vấn đề ......................................................................... 13

7. Giới hạn và độc giả .................................................................................................. 14

Chương I. Thánh Kinh Mạc Khải Sứ Vụ Của Đức Maria Trong Nhiệm Cục Cứu Độ ....... 15

I. Cựu ước tiên báo về một Người Nữ trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa .............. 15

1. Sáng kiến của Thiên Chúa qua tuyển chọn một “Người Nữ” cộng tác .................... 15

1.1. Lời tiên báo trong sách Sáng thế: người đàn bà chiến đấu với con rắn (St 3,15) .... 16

1.2. Lời tiên báo trong sách Isaia & Mikha: Người phụ nữ sinh con (Is 7,14; Mk 5,2) .. 18

1.3. Lời tiên báo về người đàn bà với chức năng làm mẹ của nhân loại mới (St 3,15) ... 19

2. Những phụ nữ Do Thái tiên trưng về sứ vụ của Đức Maria trước thế lực sự dữ ..... 21

2.1. Bà Giôkhevét - người “mẹ thiêng liêng” của dân tộc Israel (x. Xh 12,37) ....... 21

2.2. Bà Myriam với đặc trưng tín thác và cộng tác trong chương trình của Thiên Chúa 22

2.3. Bà Giuđitha đã chặt đầu tướng Holopherne (x. Gđt 10,4) ................................... 23

2.4. Bà Đêbôra chấm dứt mãnh lực của Sisara (x. Thp 5,7.24) ............................... 23

2.5. Bà Esther đã hạ gục được Haman, cứu dân của bà thoát chết (x. Et 15,1-5) ... 24

2.6. Bà mẹ anh hùng trong sách 2 Macabê .............................................................. 24

3. Những biểu tượng trong Cựu ước nói về Đức Maria trong kế hoạch của Thiên Chúa .... 26

3.1. Con tàu ông Noe ................................................................................................ 26

3.2. Chiếc thang Giacob ........................................................................................... 27

3.3. Hòm bia Giao ước ............................................................................................. 27

3.4. Đền thờ Giêrusalem ........................................................................................... 28

3.5. Núi Sinai (x. Xh 19 - 21 // Lc 1,26-38) .............................................................. 29

II. Vai trò Đức Maria trong sứ vụ Cứu thế của Chúa Kitô theo Tân ước ........................ 30

1. Đức Maria là “Người Đàn Bà” trong thư Galát (x. Gl 4,4)...................................... 30

1.1. Sự nối kết giữa “Người Đàn Bà” trong Gl 4,4 và trong St 3,15 ....................... 31

1.2. Ý nghĩa tín lý của bản văn Galát 4, 4 trong mối liên hệ với St 3,15 ................. 31

2. Đức Maria trong biến cố Truyền Tin (x. Lc 1,20-37) .............................................. 33

2.1. Đức Maria cộng tác trực tiếp trong mầu nhiệm Nhập Thể ............................... 35

Page 7: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

7

2.2. Đức Maria bị lưỡi gươm đâm thâu (x. Lc 2,34-35) ........................................... 37

3. Đức Maria hiện diện dưới chân Thánh giá (x. Ga 19,25-27) ................................... 39

3.1. Đức Maria trong “Giờ” hiến tế ........................................................................ 40

3.2. Đức Maria hiện diện và hiệp thông cứu chuộc ................................................. 42

4. Đức Maria trong sách Khải huyền (x. Kh 12) .......................................................... 44

4.1. Đức Maria chiến đấu ......................................................................................... 46

4.2. Đức Maria chiến thắng...................................................................................... 47

Chương II. Lịch Sử Phát Triển “Giáo Lý” Về Đức Maria Đồng Công Trong Giáo Hội .... 49

I. Khái quát về thuật ngữ “Corredemptrix” và ý nghĩa của thuật ngữ ................................ 49

1. Nguồn gốc thuật ngữ “Đồng Công Cứu Chuộc - Corredemptrix” ........................... 50

2. Ý nghĩa của thuật ngữ “Corredemptrix” và những tranh luận ................................. 51

II. Giáo huấn các giáo phụ, các thánh và các nhà thần học, theo tiến trình lịch sử .......... 53

1. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII, Đức Maria tương phản với bà Evà .............................. 54

2. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI, vai trò của Đức Maria trong biến cố đồi Calvê........ 57

3. Từ thế kỷ XVII - XIX, giáo thuyết về Đức Maria đồng công trong bối cảnh Tin lành ... 62

4. Thế kỷ XX, nhiều giáo thuyết chứng minh vai trò đồng công của Mẹ Maria ......... 66

III. Giáo huấn của Giáo Hội về vai trò “đồng công” của Đức Maria trong lịch sử .......... 67

1. Huấn quyền thời đức Bênêđictô XIV, đức Piô VII, đức Piô IX .............................. 68

2. Huấn quyền thời đức Lêô XIII, đức Piô X, đức Bênêđictô XV ............................... 69

3. Huấn quyền thời đức Piô XI, đức Piô XII, đức Gioan XXIII .................................. 70

4. Huấn quyền thời đức Phaolô VI và đức Gioan Phaolô II......................................... 72

5. Giáo huấn của công đồng Vaticanô II: Hiến chế Lumen Gentium .......................... 74

Chương III. Đức Maria Đồng Công Trong Suy Tư Thần Học ............................................ 76

I. Vai trò và đặc tính đồng công của Đức Maria .............................................................. 76

1. Vai trò đồng công của Đức Maria ............................................................................ 76

1.1. Đức Maria cộng tác vào ơn Cứu chuộc khách quan và ơn Cứu chuộc chủ quan .... 77

1.2. Hiệu quả do sự đồng công cộng tác của Đức Maria ......................................... 78

2. Đặc tính vai trò đồng công của Đức Maria .............................................................. 79

2.1. Đức Maria ưng thuận và hiến dâng .................................................................. 79

2.2. Mẹ Chúa Kitô đại diện loài người ..................................................................... 80

2.3. Mối tương quan của Mẹ Maria với Chúa Kitô trong sứ mạng đồng công ........ 81

3. Sự hài hòa vai trò đồng công của Đức Maria với công trình của Chúa Kitô ........... 82

3.1. Đức Maria cộng tác cách thể lý và luân lý........................................................ 82

3.2. Đức Maria cộng tác do lời cầu nguyện và công nghiệp của Mẹ ....................... 83

Page 8: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

8

3.3. Đức Maria cộng tác qua việc thông phần với công nghiệp của Chúa Kitô ....... 84

II. Sứ mạng đồng công của Đức Maria ............................................................................ 85

1. Nguyên lý sứ mạng đồng công của Đức Maria ........................................................ 85

1.1. Nguyên lý Đức Maria là Mẹ Chúa Cứu Thế ..................................................... 85

1.2. Nguyên lý Đức Maria là Tân Evà ...................................................................... 86

2. Chỗ đứng của Mẹ Maria trong công trình cứu rỗi ................................................... 87

2.1. Chúa Kitô gồm tóm nhân loại trong Mẹ Maria ................................................. 87

2.2. Mẹ Maria đóng vai toàn thể nhân loại .............................................................. 88

2.3. Mẹ Maria khước từ quyền làm Mẹ trong sứ mạng đồng công .......................... 89

III. Cuộc đồng thụ nạn và công trạng của Mẹ Maria ....................................................... 91

1. Cuộc đồng thụ nạn của Đức Maria ........................................................................... 92

1.1. Mẹ Maria có phải chịu khổ đau không? ............................................................ 92

1.2. Mẹ Maria có thực sự đồng thụ nạn với Chúa? .................................................. 93

1.3. Những cách thế Mẹ đồng thụ nạn ...................................................................... 93

2. Mẹ Maria hợp tác với Chúa Kitô theo công trạng của Mẹ ....................................... 95

2.1. Nền tảng công trạng của Mẹ Maria là gì ? ....................................................... 96

2.2. Đâu là đối tượng công nghiệp của Đức Maria ? .............................................. 96

2.3. Tính cách công nghiệp của Mẹ là gì ?............................................................... 97

IV. Một Vài Nhận Định Chung ....................................................................................... 99

1. Vai trò của đồng công của Đức Maria có cần thiết không ? .................................... 99

2. Ý nghĩa chính xác về sứ mạng đồng công của Đức Maria..................................... 101

3. Ý nghĩa thích đáng công trạng của Mẹ so với công nghiệp của Chúa Kitô ........... 103

Kết Luận ............................................................................................................................ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 108

Page 9: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

9

Dẫn Nhập

1. Lý do chọn đề tài

Qua các dữ liệu mà các phương tiện truyền thông cung cấp, một trong những khủng

hoảng trầm trọng nhất của xã hội thời nay chính là “khủng hoảng” về ý nghĩa cuộc sống nơi

rất nhiều người, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Những người tha thiết với vận mạng của

nhân loại cho đây là sự sa sút trầm trọng.1 Bên cạnh đó, trong xã hội còn có những người

không còn “chất người”2... Người ta tự mâu thuẫn với chính mình, với tha nhân, với những

thực tại xung quanh,... dễ dàng thỏa hiệp với tội lỗi, muốn hợp pháp hóa tội lỗi như phá thai,

hôn nhân đồng tính,... không quan tâm đến những thực tại siêu việt, không theo đuổi giá trị

nào khác ngoài tiền bạc, danh vọng quyền lực...3 Đức Bênêđictô XVI trong tư cách là một

nhà thần học đã nhắc lại lời chất vấn của Hans Urs von Balthasar: “Dường như con người

thời nay đã bị cắt dây gân rồi, vì thế họ không còn chạy về hướng mục đích gốc nữa, dường

như đôi cánh của họ đã bị cắt, dường như ý thức linh thánh về siêu việt đã khô héo. Làm sao

chuyện này lại xảy ra như thế?”4 Thật vậy, kinh nghiệm của ngôn sứ Amos và Hôsê trong

Cựu ước cho thấy: tất cả sự khủng hoảng đáng sợ của con người hiện nay hệ tại từ sự đổ vỡ

trong tương quan đối với chính Thiên Chúa - Đấng Sáng Tạo và là Chủ Tể của lịch sử.5

Khởi đi từ những tình cảnh đáng buồn và đau thương hiện nay, bài viết muốn làm sáng

lên dung mạo của Đức Maria - Đấng “đồng công” cứu chuộc, để mời gọi mọi người, đặc biệt

là các tu sĩ nam nữ trong ơn gọi và sứ vụ của mình, noi gương Đức Maria cộng tác với Chúa

Kitô để cứu vớt thế giới, nhất là qua chứng tá đời sống của mình có thể đánh thức nhân loại,6

mời gọi mọi người trở về với Thiên Chúa - Đấng không biết mệt mỏi tha thứ cho con người.

Bên cạnh đó, đề tài muốn gắn kết mọi người với Đức Maria - Mẹ của nhân loại và Mẹ mỗi

người chúng ta, để nhờ Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ, chúng ta tôn thờ yêu mến và sống tình con

thảo với Chúa Ba Ngôi. Thật vậy, “chúng ta sẽ phạm phải một sai lầm lớn nếu không dành chỗ

cho Mẹ trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Thật là nguy hiểm nếu chúng ta không hiểu

được vai trò của Mẹ Maria trong cuộc đời Chúa Giêsu và trong cuộc đời chúng ta.”7

1 x. Ban Việt Ngữ Đài Phát Thánh Chân Lý Á Châu, Lẽ Sống (Malina: Northern, 1991), tr. 161. 2 x. Sr. Tichla Trần Thị Giồng, C. N. D, “Tâm Lý Học-Trưởng Thành Nhân Cách Đời Tu” Học Viện Thần

Học Cở Sở II, 2017 [CD-ROM]. 3 x. Sr. Tichla Trần Thị Giồng, C. N. D, “Tâm Lý Học - Trưởng Thành Nhân Cách Đời Tu” Học Viện Thần

Học Cở Sở II, 2017 [CD-ROM]. 4 Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa Ở Gần Chúng Ta, bản dịch: Nguyễn Luật Khoa,

O.F.M (TP HCM: Phương Đông, 2008), tr. 161. 5 x. Lm. Nguyễn Thể Hiện, CSsR, “Sách Các Ngôn Sứ”, Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-ROM]. 6 x. Samuel H. Canilang, C. M. F, “Hãy Đánh Thức Thế Giới”, chuyển ngữ: Nt. Maria Vũ Thị Thu Thủy (Hà

Nội: Tôn Giáo, 2016), tr. 81. 7 Basil Hume, O. S. B, Tìm Kiếm Thiên Chúa, chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O. Cist (Hà

Nội: Tôn Giáo, 2009), tr. 203.

Page 10: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

10

Mặt khác, năm 2017, Giáo Hội mừng kỷ niệm một trăm năm, Đức Mẹ hiện ra tại Fatima,

nhắc nhở nhân loại ăn năn sám hối trở về với Thiên Chúa. Thật vậy, đức Gioan XXIII đã từng lên

tiếng rất mạnh mẽ: “Người ta không thể làm người mà không có luân lý đạo đức. Người ta không

thể làm Kitô hữu mà không có lòng ăn năn hoán cải và đền bù tội lỗi.”8 Như thế, lời mời gọi của

Mẹ: Người bảo gì các con hãy làm như vậy? (x. Ga 2,5) và sứ điệp Fatima, lúc này khẩn thiết hơn

bao giờ hết, vì “được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” (Mt 16,26).

Bên cạnh đó, lòng yêu mến đối với sự thánh thiện, sự uy quyền và nhất là những nỗi

thống khổ của Mẹ Maria cũng là lý do để người viết chọn đề tài này làm luận văn nghiên cứu

của mình, bởi vì nói như đức Phaolô VI: “Chúng ta không thể là Công giáo mà lại không có

Mẹ Maria được.”9 Thật vậy, Đức Maria vừa là Trinh nữ vừa là Mẹ, bởi vì Mẹ là hình ảnh

của Hội Thánh, là sự thể hiện toàn hảo nhất của Giáo Hội.10 Mẹ “trổi vượt tất cả chúng ta về

sự thánh thiện, vốn là mầu nhiệm của Hội Thánh, như một Hiền Thê không tỳ ố, không vết

nhăn”11 (x. Ep 5,27). Do đó, Mẹ có chỗ đứng đặc biệt trước tôn nhan Thiên Chúa, trong mỗi

chúng ta và vì phần rỗi chúng ta. “Mẹ hoàn toàn sống cho Chúa Giêsu, sứ mệnh của Mẹ là

đồng công cứu chuộc với Chúa Giêsu… Tất cả vinh dự của Mẹ là do nơi Chúa Giêsu. Mẹ

không là gì cả nếu Con Mẹ không phải là Chúa Giêsu, nếu cả cuộc đời của Mẹ không dành

trọn cho Chúa Giêsu.”12 Như thế, với tất cả các lý do trên, đề tài “Đức Maria Đồng công

Cứu chuộc” có thể vẫn là vấn đề cũ nhưng thực sự là một lời mời gọi mọi người chất vấn lại

thái độ sống của chúng ta trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa và của Mẹ chúng ta.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài, người viết đã được khuyến cáo, sẽ đi vào những vấn đề

quá rộng lớn và cũng rất nhạy cảm trong bối cảnh hiện nay. Ngày 07/4/2017, văn phòng

Dòng Đồng Công (Tên cũ) ra thông báo: Tòa Thánh, qua Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, đã

khuyến nghị Hội Dòng (Đồng công) đổi tên, vì lý do từ “Corredemptrix” (Đồng công) theo

thần học không được rõ nghĩa, và đề nghị danh hiệu: Congregation of the Mother of the

Redeemer (Dòng Mẹ Chúa Cứu chuộc) thay thế cho danh hiệu “Dòng Đức Mẹ Đồng Công

Cứu Chuộc”.13 Thực sự, hai từ “Đồng công Cứu chuộc – Corredemptrix” và “Mẹ Chúa Cứu

chuộc” là hai thuật ngữ khác nhau: về nguồn gốc và ý nghĩa. Vì thế, đề tài này có mục đích

8 Lm. J. B. Nguyễn Hữu Thy, Sứ Điệp Fatima: kỷ niệm 90 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, tái bản lần thứ

hai, 2011, tr. 92-93. 9 Đức cha Miguel Cabujos Vidate, Sứ điệp của Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria gửi các linh mục, chuyển

ngữ: Lm. Tôn Văn An (TP HCM: Đông Phương, 2008), tr. 24. 10 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý Đức tin (Hà Nội: Tôn Giáo, 2017), số 507. 11 Sđd., số 773. 12 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 936. 13 x. Thông báo thay đổi tên Dòng-Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc-CRM, https://dongcong.us/thong-bao-thay-

doi-ten-dong-dong-me-chua-cuu-chuoc-crm/. Truy cập ngày 15/11/2017.

Page 11: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

11

thật nhỏ bé là “đọc lại” lịch sử “giáo lý” về Đức Maria trong nhiệm cục cứu chuộc của Chúa

Cứu Thế. Liệu lòng sùng kính đối với Mẹ Đồng công có làm giảm địa vị tối cao và độc nhất

của Ngôi Lời Nhập Thể hay không? Qua việc “tìm về nguồn”, bài viết muốn mời gọi mọi

người chiêm ngắm tình yêu, sự hy sinh cao cả mà Mẹ Maria đã dành cho phần rỗi chúng ta.

Trong cuộc đời của Mẹ, chắc chắn nhiều lần Mẹ đã thưa cùng Chúa Cha: “Totus Tuus”, mọi

sự thuộc về Chúa, như đức Gioan Phaolô II hằng thưa cùng Mẹ: “Totus Tuus: Tất cả đời con

là của Mẹ.”14 Vì thế, chúng ta được mời gọi: hãy biết ơn, yêu mến và gắn bó với Mẹ, để Mẹ

dẫn chúng ta đến cùng Chúa Giêsu - Con Mẹ, là cứu cánh duy nhất của ơn gọi làm người và

làm con Chúa. Đây không phải là sáng kiến của người viết nhưng là những kinh nghiệm quý

báu của các bậc đáng kính trong Giáo Hội. Nếu như thánh Gioan Vianney nói: “Mối tình đầu

của tôi là Mẹ Maria” thì với đức hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, “nghe Mẹ sẽ không

lầm lạc, hoạt động vì Mẹ sẽ không thất bại, làm vinh danh Mẹ sẽ được sự sống đời đời.”15

Mục đích của bài viết còn có một tham vọng nữa: nếu có thể, chúng ta phải trình bày

“giáo lý” về Mẹ Đồng Công như thế nào đó, để cho dễ hiểu, nhất là trong bối cảnh mới của

ngày hôm nay. Thật sự đây là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có chuyên môn, thời gian và

nhất là sự can đảm. Đức hồng y Lépicier xác quyết rằng: “Chúng ta không thể nhận biết Chúa

Ba Ngôi là Đấng Cứu chuộc tiên khởi của chúng ta, nếu chúng ta không nhận biết Chúa Kitô

trực tiếp cứu chuộc chúng ta. Cũng thế, chúng ta không thể hiểu biết đích xác công việc phục

hồi của Con Thiên Chúa, nếu chúng ta không hiểu biết Đức Mẹ cộng tác vào công việc này.”16

3. Ý nghĩa đề tài

Trong chiều hướng đại kết, công đồng Vaticanô II mặc dù không minh nhiên nhắc

đến danh từ “đồng công” nhưng đã trình bày: Đức Maria đã phục vụ mầu nhiệm Cứu

chuộc, dưới quyền và cùng với Con của Ngài. Thiên Chúa đã để Mẹ tự do cộng tác vào

việc cứu rỗi nhân loại. Mẹ đã đau đớn chịu khổ cực với Con và dự phần vào Hy lễ của Con

Mẹ, với tấm lòng của một người mẹ, hết tình ưng thuận hiến tế “Lễ vật” do lòng mình sinh

ra.17 Vì thế, Đức Maria Đồng công cứu chuộc là “một tước phẩm chỉ sự kiện Đức Mẹ đã

tích cực tham gia vào công cuộc cứu chuộc.”18 Trong Phụng vụ, khi cử hành lễ kính bảy sự

thương khó Đức Mẹ, Hội Thánh thường nhắc đến sự đồng công cứu chuộc của Đức Trinh

Nữ Maria, bởi vì Mẹ đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa Kitô, đã dâng Chúa Kitô

lên Chúa Cha trong đền thánh và cùng đau khổ với Con mình chết trên Thập giá.19

14 x. Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria trong Kinh nguyện của Giáo Hội (Trier, 2006), tr. 76. 15 Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng, tr. 513. 16 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 90. 17 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 56 & 58. 18 Trần Khắc Khoan, Học Thuyết Đức Trinh Nữ Maria: Để tìm hiểu Đức Mẹ và yêu mến Đức Mẹ, tr. 297. 19 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 61.

Page 12: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

12

Trong những vấn đề liên quan đến Thánh Mẫu học, đối với các vị giáo hoàng, “sự

cộng tác của Đức Maria vào ơn cứu độ được coi là then chốt nổi bật nhất trong giáo

huấn của các giáo hoàng.” Thật vậy, theo thánh Enrêđô, trước kia, “tất cả chúng ta đều

đã sống trong tình trạng hư vong, cũ kỹ, tối tăm và khốn cùng: hư vong vì chúng ta đã

đánh mất Chúa, cũ kỹ vì chúng ta rơi vào hư hoại, tối tăm vì đã làm mất ánh sáng khôn

ngoan, và như thế, nói tóm lại chúng ta đã chết,”20 nhưng nhờ Đức Maria, chúng ta “đã

lãnh nhận sự sống cao quý gấp bội so với sự sống chúng ta đã lãnh nhận từ bà Evà, vì

chính Đức Mẹ đã hạ sinh Chúa Kitô. Thay vì cái cũ, chúng ta lại nhận được cái mới,

thay vì hư hoại lại được bất hoại, thay vì tối tăm lại được ánh sáng.”21 Như thế, Đức

Maria là Mẹ chúng ta. Mẹ đem lại sự sống và sự bất hoại cho chúng ta. Mẹ đem lại ánh

sáng, sự khôn ngoan, ơn công chính, ơn thánh hóa và ơn giải thoát cho chúng ta,22 và

cũng với “tư cách là Mẹ, Đức Maria bênh chữa con cái mình và bảo vệ chúng khỏi sự

độc hại mà tội lỗi chúng gây ra”23. Như vậy, đề tài muốn nói về vị trí, vai trò và sứ vụ

của Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô. Mẹ đã cộng tác cách đắc lực

trong việc phục hồi nhân loại trong đau khổ cùng với Chúa Kitô. Mặc dù chỉ là một thụ

tạo, nhưng Đức Maria có vị trí đặc biệt trong sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa và Mẹ

cũng đáp trả một cách tuyệt đối trước lời mời gọi của Ngài, vì phần rỗi nhân loại.

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng các nguồn tài liệu chính sau: các sách

Thánh Kinh Tân - Cựu ước, với các bản dịch khác nhau; các bài giảng của các giáo phụ và

các thánh được sử dụng trong Phụng vụ Giờ kinh; các văn kiện của Giáo Hội về Đức Maria,

các bài huấn giáo của các vị giáo hoàng; giáo trình Thánh Mẫu học của Lm. Vinhsơn Liêm

Nguyễn Hồng Thanh; các sách nghiên cứu; các sách được dịch thuật về Đức Maria… Đặc

biệt nhất phải kể đến công trình nghiên cứu hết sức khách quan của cha Phêrô M. Ngô Châu

Minh, trong tác phẩm “Mẹ Maria Đồng Công, Trung Gian & Trạng Sư” xuất bản năm 2004.

Mặc dù, đã sử dụng với hơn một trăm nguồn tài liệu khác nhau và hầu hết là các sách Việt

ngữ, nhưng đề tài thực chất chỉ là việc “đọc lại” có chọn lọc, rồi tổng hợp và phân tích “giáo lý”

về Mẹ Đồng công trong lịch sử của Giáo Hội, trong nhãn giới Kitô học và Giáo Hội học. Bài viết

cũng dựa vào thế giá của huấn quyền trong lịch sử để bênh vực cho tước hiệu đồng công của

Đức Maria. Trong nghiên cứu này, người viết đã cố gắng gạt ra bên ngoài những tình cảm ủy mị

20 Thánh Enrêđô, Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 2 (Hà Nội: Tôn Giáo, 2008), tr. 1201. 21 Sđd., tr. 1201. 22 x. Sđd., tr. 1202. 23 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 61.

Page 13: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

13

thiếu khách quan nhưng nhấn mạnh đến cảm thức đức tin đã có trong Giáo Hội, nhất là những

giáo huấn của các vị giáo hoàng và các thánh, bênh vực về tước hiệu Mẹ Đồng Công.

5. Bố cục của luận văn

Được đặt nền trên Thánh Kinh và huấn quyền của Giáo Hội, bài nghiên cứu được trình

bày với ba chương chính, trong đó những dữ liệu từ Thánh Kinh (chương I), huấn quyền của

Giáo Hội và “giáo lý” của các thánh (chương II) và những suy tư thần học (chương III) được

sử dụng để bênh vực cho đề tài. Bài viết được trình bày theo tiến trình sau:

Chương I: “Thánh Kinh Mạc Khải Sứ Vụ Của Đức Maria Trong Nhiệm Cục Cứu Độ.” Trước

tiên, Cựu ước tiên báo vai trò của Đức Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (I): Đức Maria

đã được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ ban đầu và hình ảnh của Mẹ đã được tiên báo qua một số

nhân vật nữ giới trong Cựu ước và các biểu tượng trong Cựu ước. Tiếp theo, một số bản văn Tân ước

quan trọng trình bày vai trò của Đức Maria trong sứ vụ Cứu thế của Chúa Kitô (II).

Chương II: “Lịch Sử Phát Triển “Giáo Lý” Về Đức Maria Đồng Công Trong Giáo

Hội.” Với chương này, đề tài trình bày lịch sử và ý nghĩa của thuật ngữ “Đồng Công Cứu

Chuộc – Corredemptrix”, với những tư tưởng ủng hộ và cả những lập trường chống đối.

Tiếp đến là lịch sử phát triển “giáo lý” về Đức Maria Đồng công. Đây là tổng hợp những

suy tư có thế giá trong Giáo Hội, từ các vị giáo hoàng, đến các thánh và các nhà thần học

danh tiếng. Mặc dù được chia ra những giai đoạn nhỏ trong lịch sử nhưng đề tài chỉ đưa ra

những lý chứng bênh vực cho tước hiệu Mẹ Đồng công đã có trong lịch sử suy tư thần học.

Chương III: “Đức Maria Đồng Công Trong Suy Tư Thần Học.” Ở chương này, bài

viết tổng hợp những suy tư của các nhà thần học trong những chiều kích đặc thù: đâu là vai

trò và đặc tính Đồng công của Đức Maria? Sứ mạng Đồng công của Đức Maria là gì? Cuối

cùng, cuộc đồng thụ nạn và công trạng của Đức Maria? Phần này, đề tài kết nối giữa

Thánh Mẫu học với Kitô học, để làm sáng lên vị thế của Mẹ Maria trong công trình của

Chúa Kitô. Cũng trong chương này, người viết đưa ra một vài nhận định chung cho cả bài.

6. Định nghĩa hạn từ và lịch sử vấn đề

Đề tài không phải là một nghiên cứu hoàn toàn mới nhưng đã có một bề dày lịch

sử, có người bênh vực và cũng không thiếu những người chống đối. Đây là vấn đề tương

đối khó, còn nhiều tranh cãi về tính hàm hồ của thuật ngữ “Đồng Công Cứu Chuộc –

Corredemptrix.” Vì thế, xin được trình bày kỹ và chi tiết hơn ở trong phần I của chương

II. Tuy nhiên, là con cái của Giáo Hội, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta được

mời gọi tiếp tục đào sâu suy tư để tìm ra chân lý đích thực về Mẹ Đồng Công.

Page 14: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

14

7. Giới hạn và độc giả

Khi nói về Đức Maria, thánh Bênađô đã từng thốt lên: “Nói về Mẹ thì không bao

giờ là đủ được - De Maria nunquam satis.”24 Chính vì thế, khi chọn lựa đề tài này, bản

thân tự cảm thấy liều lĩnh, dám mạo hiểm đi vào những vấn đề quá rộng lớn và còn

đang tranh cãi nhiều. Vẫn biết rằng một bài tiểu luận nhỏ không nói lên được hết mọi

khía cạnh của vấn đề, nhưng thiết nghĩ đây lại là đề tài rất quan trọng đối với bản thân

và con người thời nay, khi người ta có vẻ hạ thấp vai trò của Đức Maria trong công

cuộc cứu chuộc nhân loại và muốn tách nhân loại ra khỏi tình mẫu tử của Mẹ.

Trong giai đoạn các nhà thần học còn tranh luận nhiều về tước hiệu Đức Mẹ Đồng

Công và trong giới hạn của bản thân về ngoại ngữ, về thời gian, về sách vở, đề tài không

đưa ra một nghiên cứu mới hoặc có ý đi trước giáo huấn của Giáo Hội, nhưng chỉ là một

nghiên cứu có tính cách tổng hợp để làm sáng lên vai trò cộng tác của Đức Maria trong

công trình cứu độ mà Con của Mẹ đã thực hiện. Thực ra, chính thánh Phaolô cũng đã nói:

“Chúng tôi là những cộng sự viên của Chúa” (1Cr 3,9). Tuy nhiên, vai trò của Đức Maria

thì mang một ý nghĩa khác: “Đối với Đức Maria, danh từ cộng tác mang một ý nghĩa riêng

biệt. Sự cộng tác của các tín hữu trong công trình Cứu độ diễn ra sau biến cố Calvê […]

Còn sự cộng tác của Đức Maria thì diễn ra trong biến cố Calvê và với danh nghĩa của bà

mẹ, do đó nó trải rộng ra toàn thể công trình Cứu chuộc của Chúa Kitô […] Sự tham gia

của Thân Mẫu Đấng Cứu Thế vào công trình Cứu chuộc nhân loại là một sự kiện duy nhất

và vô tiền khoáng hậu.”25 Như thế, đề tài còn là một lời mời gọi: hãy dừng lại trong thinh

lặng để cảm nghiệm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người qua những

khốn khổ mà Chúa Kitô và Đức Mẹ đã chịu thay cho chúng ta, để hoán cải và sống tâm

tình biết ơn cảm tạ. Chân phúc Enrêđi mời gọi và khuyến cáo: “Chúng ta có bổn phận tôn

vinh Mẹ, yêu mến Mẹ và ca ngợi Mẹ. Chúng ta phải tôn vinh Mẹ vì Mẹ là Thân Mẫu của

Chúa chúng ta. Ai không tôn kính bà mẹ, thì chắc chắn cũng chẳng kính trọng người

con.”26 Càng yêu Mẹ Maria chúng ta càng làm đẹp lòng Chúa vì chính Chúa Kitô đã yêu

Mẹ ngay từ ban đầu và chính Chúa đã cư ngụ trong Mẹ và trở nên người con thật sự của

Mẹ, vì thế, khi chúng ta yêu mến Mẹ Maria là chúng ta trở nên giống Chúa Kitô.27

24 Radio Veritas, Bước Theo Chân Mẹ - Những bài suy niệm về Đức Maria của Đài chân lý Á Châu, tr. 05. 25 x. ĐGH. Gioan Phaolô II, Những Bài Huấn Giáo Về Đức Maria (1999), tr. 184-185. 26 Thánh Enrêđô, Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 2, tr. 1201. 27 x. ĐGH. Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria, chuyển ngữ: Lm. Phêrô Nguyễn Quang Sách.

Lưu hành nội bộ, tr. 141.

Page 15: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

15

Chương I

Thánh Kinh Mạc Khải Sứ Vụ Của Đức Maria

Trong Nhiệm Cục Cứu Độ

Công đồng Vaticanô II trong hiến chế về Giáo Hội đã khẳng định: “Thánh Kinh

Cựu ước cũng như Tân ước, và Thánh Truyền đáng kính, trình bày ngày một sáng tỏ

hơn vai trò của Mẹ Đấng Cứu Thế trong nhiệm cuộc cứu rỗi và đưa vai trò ấy ra cho

chúng ta chiêm ngắm […] Các tài liệu tiên khởi này, như Giáo Hội vẫn đọc và hiểu

theo ánh sáng mạc khải trọn vẹn, dần dần cho thấy rõ ràng hơn hình ảnh của người nữ,

Mẹ Đấng Cứu Thế”28. Như thế, công đồng mời gọi chúng ta, ngược lại lịch sử để chiêm

ngắm dung mạo của Đức Maria đã được Cựu ước tiên báo, như là kế hoạch ngàn đời

của Thiên Chúa được mạc khải một cách tiệm tiến trong lịch sử Cứu độ.

I. Cựu ước tiên báo về một Người Nữ trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa

Ngôi Lời Thiên Chúa vốn không có khởi đầu và cũng không có kết thúc (x. Ga 1,1-

18), nhưng vì tình yêu vô biên, Ngài đã bước vào lịch sử của chúng ta, sống và chết như

một con người, để cứu chuộc nhân loại và canh tân thế giới. Hành vi cứu chuộc củaThiên

Chúa vừa vĩnh cửu, vừa trong thời gian. “Vĩnh cửu” vì từ đời đời, Thiên Chúa đã biết

nguyên tổ sẽ phạm tội, và do lòng thương xót vô biên, Ngài đã có sáng kiến cứu độ.29 Rồi

trong thời gian, Thiên Chúa phải dự liệu cho Con của Ngài một người mẹ, bởi vì để thực

sự là người thì yếu tố không thể thiếu, “người đó” phải được sinh ra từ một bà mẹ. Chính

vì thế, ngay khi Thiên Chúa có sáng kiến cứu độ thì Đức Maria đã được kén chọn và

Thiên Chúa cũng phải dự liệu để người mẹ này xứng đáng cộng tác với Con của Ngài

cứu độ thế giới.30 Như thế, sau Đức Giêsu Kitô, “Đức Maria thành Nazareth là nhân vật

chính trong lịch sử”31. Đức Maria đã được Thánh Kinh tiên báo qua các lời tiên tri trong

Cựu ước; không những thế, hình ảnh của Mẹ còn được vén mở qua những chân dung là

các người phụ nữ Do Thái; các biểu tượng quen thuộc trong Cựu ước cũng nói lên vị thế

cao cả của Đức Maria trước mặt Thiên Chúa và trước toàn thể vũ trụ vạn vật.

1. Sáng kiến của Thiên Chúa qua tuyển chọn một “Người Nữ”cộng tác

Theo giáo huấn của công đồng Vaticanô II, các sách Cựu ước thuật lại lịch sử Thiên

Chúa cứu độ con người, trong đó ngày Chúa Kitô xuất hiện trên thế giới được chuẩn bị

28 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 55. 29x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Mẹ Maria Đồng Công-Trung Gian-Trạng Sư , tr. 147. 30 x. E. Neubert, Đức Maria trong Tín Lý, chuyển ngữ: Lm. Bùi Quang Trung (1952), tr. 23. 31 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 147.

Page 16: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

16

một cách tiệm tiến.32 Thánh Kinh Cựu ước cũng “dần dần cho thấy rõ ràng hơn hình ảnh

người nữ, Mẹ Ðấng Cứu Thế. Theo nguồn sáng mạc khải, người nữ ấy đã được tiên báo

trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa nguyên tổ đã nhận được sau khi phạm tội (x. St

3,15). Cũng thế, ngài là Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai tên là Emmanuel (x. Is 7,14;

x. Mk 5,2-3; Mt 1,22-23).”33 Như thế, trong suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Đức Maria được

Thiên Chúa tạo dựng, tuyển chọn, gìn giữ… để có thể thực thi thánh ý nhiệm mầu của

Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại hay nói theo tư tưởng của Hermans, “Thánh ý

muôn đời của Thiên Chúa là nguyên lý nền tảng sứ mạng Đồng công của Mẹ”34.

1.1. Lời tiên báo trong sách Sáng thế: người đàn bà chiến đấu với con rắn (St 3,15)

Nếu như ông bà nguyên tổ đã “cộng tác” trong việc “chống lại” Thiên Chúa thì với lòng

thương xót vô hạn, Ngài đã có ngay chương trình cứu độ nhân loại. Tuy nhiên, Thiên Chúa

không cứu độ một cách đơn độc nhưng mời gọi chính con người cộng tác. Sáng kiến này của

Thiên Chúa đã được Thánh Kinh mạc khải ngay trong những chương đầu của sách Sáng thế:

“Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy;

dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Như thế, “Thiên Chúa

đã cho thấy trước công khai và rõ ràng Đấng Cứu Độ nhân từ của nhân loại, Con duy nhất

của Ngài, Đức Giêsu Kitô, đã chỉ định trước Mẹ diễm phúc cho Ngài, Đức Trinh Nữ Maria, và

đã nêu rõ mối thù truyền kiếp của Mẹ và của Con Mẹ chống lại ma quỷ.”35

Cụm từ “Ta sẽ gây mối thù” trong sách Sáng thế 3,15, liên quan đến “sứ vụ đồng công

nói về Người Nữ và dòng dõi Người Nữ, tương phản với Satan và bè lũ của nó”36; đồng thời

cũng nói lên sứ mạng đền bù sự sa ngã của Ađam và Evà xưa, để cứu thoát con người khỏi tội

lỗi và cái chết.37 Lời tiên tri trên còn cho thấy một khía cạnh khác, đó là mối thù giữa người

đàn bà và dòng giống của bà với con rắn tạo nên một cuộc chiến chí tử và trường kỳ giữa hai

bên.38 Tuy nhiên, cái thế đứng của đối phương chống lại “con rắn” (là thế thượng) cho thấy

trước kết cục của cuộc giao tranh không thuận lợi cho “con rắn”, và do đó lời tiên tri báo trước

kết cục của cuộc chiến thuộc về dòng giống người đàn bà, người đàn bà và dòng giống của bà

sẽ chiến thắng,39 bởi vì Đức Maria thực sự cộng tác với Con Thiên Chúa, trong cuộc chiến đấu

hy sinh cứu chuộc loài người. Mầu nhiệm Nhập Thể và phẩm chức Thiên mẫu cứu chuộc liên

32 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 55. 33 Sđd. 34 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 140. 35 Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội & Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, chuyển ngữ: Lm. M. Vinhsơn

Liêm Nguyễn Hồng Thanh (Đồng Nai: Đồng Nai, 2017), tr. 31. 36 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 58. 37 x. Sđd., tr. 59. 38 x. Kinh Thánh Ấn Bản 2011, bản dịch: CGKPV (Hà Nội: Tôn Giáo, 2011), tr. 36. 39 x. Sđd., tr. 36.

Page 17: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

17

kết rõ rệt với nhau trong lời tiên tri Tiền Tin mừng (x. St 3,15).40 Như thế, qua người đàn bà và

dòng giống của bà, Thiên Chúa sẽ phục hồi nhân loại sa ngã, sẽ tái tạo lại những gì đã hư hỏng.

“Con rắn và dòng giống con rắn” sẽ bị dòng dõi người đàn bà “đạp nát đầu”.

Sau khi có cái nhìn tổng quát, tiếp đến, chúng ta đối chiếu các bản dịch khác nhau

liên quan đến bản văn Thánh Kinh St 3,15. Trước hết đối với bản Hipri: “Ta sẽ gây mối

thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống

đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” Theo bản dịch này, “dòng giống đó sẽ

đánh vào đầu mi” có nghĩa là dòng giống người đàn bà sẽ chiến thắng Satan, kẻ đã gây

ra cái chết cho con người;41 trong khi đó, bản LXX (bản Hy Lạp) lại dịch: “Ta sẽ gây

mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; người

đàn ông sẽ đánh vào đầu mi và mi sẽ cắn vào gót nó.” Nếu như bản Hipri dịch là “dòng

giống” thì ở đây, bản LXX lại dịch là “người đàn ông”: “Người đàn ông ấy sẽ đánh

vào đầu mi”. Như vậy, cả bản Hipri và bản Hy Lạp đều hiểu người sẽ chiến thắng Satan

(con rắn), không phải là người đàn bà, mà là người đàn ông thuộc về dòng giống của

người đàn bà,42 hơn nữa, bản LXX còn được hiểu về một cá nhân. Tuy nhiên, ngay

trong các bản dịch này, chúng ta không thể phủ nhận mối tương quan hỗ tương giữa

người đàn bà và dòng giống người đàn bà trong cuộc chiến chống lại sự dữ.

Đối với bản Vulgata, thánh Giêrônimô lại dịch khác: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và

người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; người đàn bà ấy sẽ đánh vào đầu

mi và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Xét về tính chất nguyên bản, chúng ta không có thẩm

quyền để khẳng định bản dịch của thánh Giêrônimô là sai, vì chính công đồng Trentô đã tuyên

bố: bản dịch Vulgata “phải được coi là bản chính thức dùng để đọc cho công chúng, để bàn

luận, để giảng dạy và để trình bày.”43 Không những thế, trong Phụng vụ các Giờ kinh, phần

tiền xướng Thánh ca Tin mừng Kinh Sáng ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm cũng hát: “Ta sẽ gây

mối thù giữa mi và người nữ (...) ; người nữ ấy sẽ dẫm nát đầu mi.”44 Theo bản dịch này, chính

người đàn bà chứ không phải dòng giống người đàn bà sẽ đạp nát đầu “con rắn”. Thánh

Ambrôsiô, thánh Giêrônimô, thánh Augustinô, thánh Gioan Kim Khẩu và rất nhiều giáo phụ

cũng như các nhà chú giải đều nhận như bản phổ thông.45 Trong Tông huấn Ineffabilis Deus,

đức giáo hoàng Piô IX cũng tuyên bố: “[...] không chút nghi ngờ, Mẹ đã đạp nát đầu con rắn

40 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 59. 41 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Thánh Mẫu Học, tr. 15. 42 x. Sđd., tr. 15-16. 43 John A. Hardon, S. J. Image Books, New York, Từ Điển Công Giáo Phổ Thông, chuyển dịch: Nhóm

Chánh Hưng (TP HCM: Phương Đông, 2008), tr. 56. 44 Các Giờ Kinh Phụng Vụ: phần chung lễ riêng (Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, 2010), tr. 624. 45 x. Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 166.

Page 18: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

18

này.”46 Vì thế, việc bản Vulgata dịch như trên không phải là một sai lầm, nhưng có ý giải thích

về vai trò của Đức Maria trong việc chiến thắng “con rắn”, chiến thắng ma quỷ,47 và cũng là

hình ảnh tiên báo về Đức Maria sẽ chiến đấu và sẽ chiến thắng Satan.48

Như vậy, qua các bản dịch trên, chúng ta nhận thấy: Đức Maria có một vị trí quan

trọng đặc biệt trong lịch sử cứu độ, thậm chí vai trò của Mẹ còn được đề cập trước cả Đấng

Cứu Thế. Đức Maria “đã thành toàn của lời hứa trên đây, bởi vì mối thù truyền kiếp giữa

‘người đàn bà’ và con rắn (satan) được ứng nghiệm nơi Mẹ, hay ít ra là qua Chúa Kitô, là

dòng giống của Mẹ sẽ đạp nát đầu con rắn.”49 Lời tiên tri trong sách Sáng thế là điểm tựa

cho chúng ta tiếp tục đào sâu suy tư về vai trò “đồng công” của Mẹ Maria trong công cuộc

tân sáng tạo, cụ thể qua lời tiên tri trong sách Isaia và Mikha về “Người phụ nữ sinh con”.

1.2. Lời tiên báo trong sách Isaia & Mikha: Người phụ nữ sinh con (Is 7,14; Mk 5,2)

Nếu bản văn Sáng thế 3,15 là bản văn nền tảng cho chúng ta suy tư về vai trò cộng tác của

Đức Maria, thì những lời tiên tri trong sách Isaia và Mikha sẽ cụ thể hóa việc cộng tác của Đức

Maria trong công trình tân sáng tạo. Thật vậy, hai ngôn sứ “sống cùng thời”50 là ngôn sứ Isaia và

Mikha, đã có hai sấm ngôn tương đối giống nhau về “một người phụ nữ sinh con”, có liên hệ đến

sự xuất hiện của Đấng Mêssia trong tương lai, cũng như hàm ý nói về Thân Mẫu của Người.

Trong lời sấm của mình, ngôn sứ Isaia loan báo: “Này đây người thiếu nữ sẽ mang

thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14). Theo một số học giả, trong hoàn

cảnh khủng hoảng của triều đại Đavid, sự chào đời của một hoàng tử và lời hứa cậu sẽ lên

ngôi, trên ngai vàng của vua cha là dấu hiệu cho tương lai huy hoàng và cứu độ. Tuy nhiên,

có một sự kiện là cậu ta sẽ rất sớm kế vị vua cha. Sự kiện này là điềm gở đối với vua Akhap.

Như vậy, lời loan báo của Isaia là “sấm ngôn cứu độ” đối với nhà Đavid nhưng lại trở thành

“sấm ngôn phán xét” đối với nhà Akhap và triều đình đương thời.51 Lời loan báo đã trở

thành hiện thực qua việc Đức Maria hạ sinh Đấng Emmanuel,52 Đấng xuất thân từ dòng dõi

vua Đavid, Đấng đã đến để cứu vớt con người và tiêu diệt quyền lực sự dữ, nhất là cái chết.

Đối với bản văn của ngôn sứ Mikha, tuy giống nhau về nội dung so với của Isaia

nhưng lời sấm trong sách Mikha có tính lịch sử nhiều hơn, ứng nghiệm cả về bối cảnh,

46 Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội & Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, chuyển ngữ: Lm. M. Vinhsơn

Liêm Nguyễn Hồng Thanh, tr. 38. 47 x. Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Đức trinh nữ Maria (Hà Nội: Tôn Giáo, 2009), tr. 06. 48 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 16. 49 Sđd., tr. 17. 50 x. Sđd., tr. 26. 51 x. Lm. Nguyễn Thể Hiện, CSsR, “Sách Các Ngôn Sứ”, Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-ROM]. 52 x. Lm. Bernard Phạm Quang, Tìm hiểu Các Sách Ngôn Sứ, tập 2, tr. 105.

Page 19: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

19

về địa lý, về nguồn gốc thần linh và cách thức cai trị của Đấng Mêssia.53 Tuy nhiên trong

giới hạn của đề tài, chúng ta chỉ tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến Thánh Mẫu học.

Bản văn viết: “Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha […] Đức Chúa sẽ bỏ mặc Israel cho đến

thời người sản phụ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về

với con cái Israel […] Chính Người sẽ đem lại hoà bình” (MK 5,1-4). Bêlem Épratha

vốn là quê hương của vua Đavid, mà lời tiên tri cho thấy, Đấng Thiên Sai sinh tại Bêlem.

Như thế, ngôn sứ loan báo rằng sau Lưu đày, dân tộc sẽ được phục hưng và tái thiết do

một người thuộc dòng họ Đavid lãnh đạo, mang lại bình an và thịnh vượng.54

Theo một số học giả: dân Israel, một khi bị Thiên Chúa bỏ rơi và bị đem đi Lưu đày,

sẽ rên xiết dưới ách quân thù cho tới khi Đấng Thiên Sai xuất hiện. Do đó, hình ảnh người

phụ nữ sinh con vốn quen thuộc để diễn tả những đau khổ người ta phải chịu (x. Mk 4,9-

10). Nhưng chắc chắn ở đây, ngôn sứ Mikha còn ám chỉ tới lời sấm của Isaia trong Is 7,14

nói về Người Mẹ của Đấng Thiên Sai,55 là Đức Maria-Mẹ của Đức Giêsu. Dưới sự hướng

dẫn của Vị Cứu Tinh, những người dân Israel, sau khi được thanh luyện trong Lưu đày, sẽ

trở lại với Đức Chúa, và hợp nhất lại với anh em mình, những kẻ vẫn trung thành với Đức

Chúa ở Giuđa. Như vậy, nhờ Đấng Mêssia, dân tộc được thống nhất, không còn sự ly khai

của mười chi tộc nữa.56 Điều này làm chúng ta liên tưởng đến bản văn trong sách Sáng thế

3,15 nói về hình ảnh một người đàn bà với chức năng làm mẹ của một nhân loại mới.

1.3. Lời tiên báo về người đàn bà với chức năng làm mẹ của nhân loại mới (St 3,15)

Khởi đầu dòng lịch sử con người, bà Evà đã được chọn là vị tổ mẫu nhân loại. Chữ “Evà”

trong tiếng Hipri là “hawwah”, do động từ “hâyâh” có nghĩa là sống. Evà được gọi là mẹ của

chúng sinh (x. St 3,20).57 Còn trong St 3,15, chính Thiên Chúa phán: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi

và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu

mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Như thế, với chức năng làm mẹ, cả hai người phụ nữ: bà

Evà và Đức Maria có vai trò quan trọng trong những biến cố xảy ra cho nhân loại. Khi dọi chiếu

ánh sáng Tân ước vào bản văn trên, chúng ta thấy: Ađam - người đầu tiên của nhân loại có liên

hệ với Đức Kitô và Evà - mẹ của chúng sinh (x. St 3,20) có liên hệ với Đức Maria.

Đối với bà Evà, Thiên Chúa phán: “Tại sao ngươi làm thế ?... Ta sẽ gia tăng đau khổ

cho ngươi trong việc thai nén của ngươi! Trong đau đớn, ngươi sẽ sinh con đẻ cái” (St

3,13.16, bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn). Qua mệnh lệnh của Thiên Chúa, bà Evà sẽ

53 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 26. 54 x. Lm. Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, O. P, Các Sách Ngôn Sứ, tr. 83. 55 x. Sđd., tr. 85. 56 x. Sđd. 57 x. Ủy ban Giáo lý đức tin thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ Điển Công Giáo 500 mục từ (Hà Nội:

Tôn Giáo, 2011), tr. 121.

Page 20: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

20

phải “sinh con đẻ cái” trong đau đớn, bởi vì bà Evà và ông Ađam là nguyên nhân đem tội

lỗi vào trần gian. Nếu như bà Evà và ông Ađam chịu trách nhiệm về cái chết do tội lỗi gây

nên, thì Đức Maria có công trong việc đem lại sự sống cho con người qua Đức Kitô (x. Ga

5,21).58 Chính qua Đức Maria, Thiên Chúa đã đi vào lịch sử nhân loại, trở thành một người

khiêm hạ... “giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi”, để đem ơn cứu độ cho con

người.59 Nhờ sự cộng tác của Đức Maria, “Ngôi Lời thành xác phàm” (Ga 1,14), trở thành

một Ađam mới. Do đó, toàn thể nhân loại được đổi mới do sự tiếp nhận bản tính thần linh

trong thể xác của mình. Tất cả mọi người được “thần hóa”, được đổi mới từ chính trong hữu

thể của mình nhờ sự hạ mình của Con Thiên Chúa và trong sự cộng tác của Đức Maria.60

Như thế, hình ảnh bà Evà với chức năng làm mẹ của nhân loại cũ, tiên trưng cho một Evà

mới là Đức Maria, Người sẽ sinh ra một nhân loại mới dưới chân Thập giá Đức Kitô.61

Vậy đâu là ý nghĩa chân thực của chức làm mẹ thiêng liêng đối với nhân loại của

Đức Maria? Theo E. Neubert, ý nghĩa chân thực hệ tại “Đức Maria thông cho ta sự

sống siêu nhiên”.62 Đức Maria ban sự sống siêu nhiên cũng thật sự như mẹ chúng ta

cho chúng ta sự sống tự nhiên vậy; và cũng như người mẹ lo liệu cho đời sống tự nhiên

của con cái, thì Đức Maria cũng nuôi nấng, phù hộ, làm cho “lớn lên” và phát triển sự

sống siêu nhiên của mỗi người, để đưa sự sống ấy đến chỗ thành toàn.63

Mặc dù sự sống siêu nhiên vốn là một thực tại mà chúng ta không thể trông thấy

bằng đôi mắt thể lý, cũng không thể đụng chạm tới được nhưng lại vô cùng cao quý.

Chúa Giêsu đã quả quyết: “được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi

gì?” (Mt 16,26). Các thánh tử đạo trong Giáo Hội đã vui mừng hy sinh sự sống tự nhiên

để giữ lại sự sống vô cùng quý giá ấy. Sự sống siêu nhiên chính là sự sống của Thiên

Chúa, sự sống của Chúa Kitô trong chúng ta.64 Nhờ sự sống ấy, chúng ta được “tham dự

vào bản tính Thiên Chúa” (x. 2Pr 1,4), được trở nên con cái Thiên Chúa,65 nhờ liên kết

với Đức Kitô-Người Con do Đức Maria sinh hạ. Việc được thông phần vào sự sống vô

biên, vĩnh cửu của Thiên Chúa là do chính Đức Maria đã thực hiện cho chúng ta.66

58 x. Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria. Chuyển ngữ: Matthias M. Ngọc Đính

(2004), tr. 49. 59 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, “Thánh Mẫu Học”, Học Viện Thần Học Xitô, 2017

[CD-ROM]. 60 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Thánh Mẫu Học, tr. 18. 61 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 17. 62 x. E. Neubert, Đức Maria trong Tín Lý, tr. 94. 63 x. Sđd. 64 x. Sđd., tr. 95. 65 x. GLHTCG, số 1692. 66 x. E. Neubert, Sđd., tr. 96.

Page 21: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

21

Tóm lại, qua những lời tiên tri trong Cựu ước, hình ảnh Đức Maria càng ngày càng rõ

nét hơn, từ sứ vụ phổ quát của Mẹ (x. St 3,15) đến những sứ vụ đặc thù mà Mẹ được Thiên

Chúa mời gọi cộng tác (x. Is 7,14; Mk 5,2). Điều này cho thấy rõ vị thế quan trọng của Mẹ

trong công trình cứu độ nhân loại: Mẹ là Evà mới sẽ hạ sinh một nhân loại mới cho Thiên

Chúa qua Đức Giêsu Kitô-Người Con yêu quý của Mẹ. Sứ vụ của Mẹ trong cuộc chiến chống

lại sự dữ còn được tiếp tục loan báo qua những con người cụ thể là một vài phụ nữ Do Thái

tiêu biểu, khi họ phải đối diện với những hoàn cảnh đau thương của Dân Chúa. Chân dung của

Mẹ được phác họa sâu sắc và sinh động hơn nơi những nhân vật lịch sử cụ thể, đó là các bà:

Giôkhevét, Myriam, Giuđitha, Đêbôra, Esther và bà mẹ anh hùng trong sách Macabê.

2. Những phụ nữ Do Thái tiên trưng về sứ vụ của Đức Maria trước thế lực sự dữ

Có thế nói, trong đời sống văn hóa xã hội cũng như tôn giáo Do Thái, người phụ nữ

không có thế giá gì mấy. Tuy nhiên, trong lịch sử cứu độ, nhiều lần Thiên Chúa lại dùng

chính những con người có vẻ thấp bé nghèo hèn, để làm những công việc hiển hách cho cả

một dân tộc. Những người phụ nữ này cũng là những nhân vật tiên báo về Đức Maria, người

sẽ cộng tác với Con Thiên Chúa để đem lại ơn bình an và ơn cứu độ cho muôn người.

2.1. Bà Giôkhevét - người “mẹ thiêng liêng” của dân tộc Israel (x. Xh 12,37)

Bà Giôkhevét (Yokebed) là vợ ông Amram, là mẹ của Aharon, Myriam và Môsê (x.

Xh 6,20). Giôkhevét được kể vào số những người mẹ của Israel, bởi vì chính bà đã xoay xở

cứu được mạng sống cho con mình, khỏi án lệnh của bạo vương Pharaoh, muốn giết hại tất

cả các trẻ sơ sinh Do Thái. Chính thế giá cao trọng của Môsê trong dân tộc Do Thái đã làm

cho mẹ mình trở nên vĩ đại: cứu con ruột mình khỏi chết nhưng chính là cứu chính dân tộc

của mình khỏi chết sau này. Đức Maria sau khi đã hạ sinh Chúa Giêsu, Mẹ cùng với thánh

Giuse đã bảo vệ mạng sống Chúa Hài Nhi khỏi âm mưu giết hại của bạo vương Hêrôđê.67

Thế giá cao trọng của Chúa Hài Nhi - Ngôi Lời Nhập Thể đã làm tăng thêm công trạng của

Mẹ đối với nhân loại, đến nỗi nhiều người đã gọi Mẹ là “Đấng đồng công cứu chuộc”.

Khi nói về bà Giôkhevét, R.Juda de Prince (+217) có lần đã dám quả quyết rằng:

“Một người phụ nữ ở Aicập đã sinh sáu trăm nghìn người con chỉ trong một lần sinh đẻ”68.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, R.Juda de Prince đã giải thích: “Bà Giôkhevét, người

đã sinh ra Môsê; và Môsê đã được xem là tương đương với sáu trăm nghìn người, tổng số

của toàn dân Israel, như đã nói: Bấy giờ ông Môsê cùng với con cái Israel đã hát mừng

(Xh 15,1).”69 Trong con người của Môsê bao gồm toàn dân Israel, vì Môsê là một ngôn sứ

67 x. Judith A. Bauer, Sổ tay những điều cần biết về Đức Maria, 2004, tr. 60. 68 Tài liệu Thánh Mẫu học, Myriam - Thiếu Nữ Sion (2003), tr. 96. 69 Sđd.

Page 22: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

22

vĩ đại (x. Đnl 34,10) và vì con cái Israel làm mọi sự đúng ý như Đức Chúa đã truyền cho

ông Môsê (x. Xh 39,32). Do đó, Giôkhevét là mẹ vị ngôn sứ vĩ đại, cũng là mẹ của toàn

dân Israel. Cũng vậy, Đức Maria là Mẹ của Đức Giêsu (x. Ga 2,1.3.5-12; 19,25.26), cũng

là mẹ của tất cả những ai tin vào Đức Giêsu, Con của Mẹ, mà người môn đệ được Chúa

yêu đã đại diện nhận làm mẹ (x. Ga 19,26-27; Kh 12,5.13.17). Qua sự cộng tác của Đức

Maria trong việc hạ sinh Chúa Kitô, Đức Maria là Mẹ phổ quát của Dân Israel Mới là toàn

thể Giáo Hội, toàn thể mọi người được cứu chuộc bằng giá máu của Con Mẹ.70

2.2. Bà Myriam với đặc trưng tín thác và cộng tác trong chương trình của Thiên Chúa

Bà Myriam là con gái của ông Amram và bà Giôkhevét, em của tư tế Aharon và chị

của Môsê. Bà là một trong những khuôn mặt được dân Do Thái kính trọng. Họ coi bà như

một người nữ anh hùng dân tộc. Myriam là “hình ảnh đặc trưng tín thác và cộng tác vào

trong chương trình của Thiên Chúa” (x. Xh 2,4-10; 15,20-21).71 Rất có thể cha mẹ Đức

Maria đã lấy lại tên nữ anh hùng này đặt cho cô con gái, như lòng ngưỡng mộ và kính trọng

cho một người đến từ truyền thống cổ xưa.72 Bà có liên hệ với lịch sử cứu độ qua việc bảo vệ

Môsê; còn Đức Maria cộng tác mật thiết vào công trình cứu độ qua việc bảo vệ Đức Giêsu.73

Trong sách Xuất hành, Myriam được gọi là nữ ngôn sứ (x. Xh 15,20-21). Bà có

vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc Do Thái qua việc đã cứu Môsê khỏi án lệnh

của vua Pharaoh (x. Xh 2,4-10), cùng với Môsê có mặt tại “Lều Hội Ngộ” (x. Ds

12,4-5), cùng với các phụ nữ và toàn dân Israel hát bài ca chiến thắng sau khi vượt

qua Biển Đỏ (x. Xh 15,20-21). Dân Israel ca tụng và tạ ơn Đức Chúa Giavê như Đấng

Giải Phóng. Đức Maria cũng cộng tác với Con Mình trong công trình cứu chuộc, phá

tan ách thống trị tội lỗi và cũng xướng bài ca cứu độ Magnificat.74

Trong sách của mình, ngôn sứ Mikha đã đặt nhân vật Myriam vào cùng vị trí

ngang nhau với Môsê và Aharon (x. Mk 6,4). Hành động giải thoát dân Do Thái của

Thiên Chúa được hoàn tất bởi chính Ngài, nhưng Người ủy thác cho Môsê thực hiện và

Myriam được đặt cạnh Môsê như là người nữ đồng công đưa dân Do Thái ra khỏi cảnh

nô lệ Ai-Cập.75 Đứng trước án lệnh mà vua Pharaoh dành cho em mình, Myriam “vẫn

kiên vững trong đức tin vào sứ mệnh cứu độ dân Israel của em trai mình.”76 Để thi

hành sứ mệnh Thiên Chúa ủy thác, Môsê đã phải trải qua biết bao đau khổ chông gai:

70 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 30. 71 Sđd., tr. 33. 72 x. Lm Lê Phú Hải, O. M. I, Đức Maria-Tôn Sùng và Cầu Nguyện (Hà Nội: Tôn Giáo, 2014), tr. 39. 73x. Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria, tr. 61. 74 x. Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Sđd., tr. 40. 75 x. Phaolô Ngô Suốt, Gặp Gỡ Mẹ Maria, Năm đức tin 2012-2013 (Hà Nội: Tôn Giáo, 2012), tr. 74-75. 76 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 34.

Page 23: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

23

với Pharaoh và với Dân Chúa chọn. Bà đã “đồng lao cộng khổ” với em mình trong đức

tin. Gương mặt của Myriam, người kiên vững trong niềm tin, giờ đây sống lại trong

gương mặt của Đức Maria, “người được đức tin nâng đỡ, chia sẻ tận đáy lòng sâu kín

nhất của chính mình cuộc khổ nạn của Con mình đang bị treo trên cây khổ giá”.77

2.3. Bà Giuđitha đã chặt đầu tướng Holopherne (x.Gđt 10,4)

Bà Giuđitha là vợ ông Mơnase thuộc chi tộc Simêon. Khi người chồng qua

đời, bà sống một cuộc sống khổ chế. Mặc dù là một quả phụ, vừa có nhan sắc vừa

hảo tâm (x. Gđt 8,7-8), nhưng khi Dân Chúa bị vây hãm và có nguy cơ thất thủ,

Giuđitha can đảm đứng lên tụ họp dân chúng và đánh đuổi ngoại xâm.78

Tên “Giuđitha” có nghĩa là “cô gái Hipri”79. Câu chuyện về bà phản ánh niềm tin

mạnh mẽ vào quyền năng của Thiên Chúa khi Ngài dùng những người khiêm hạ, nhỏ bé để

hạ bệ những người kiêu căng ngạo mạn.80 Nhờ sự thông minh và gan dạ của mình, bà

Giuđitha đã lấy được thủ cấp của tướng Holophernes, đại tướng của quân đội Atsua và giải

thoát Dân Chúa sắp bị thất thủ. Qua người phụ nữ khiêm tốn bé nhỏ, Đức Chúa đã can

thiệp trợ giúp Dân được tuyển chọn. Giuđitha được dân trong thành chúc tụng: “này trang

nữ kiệt, bà được Thiên Chúa tối cao ban phúc hơn tất cả các phụ nữ trên cõi đất này. Chúc

tụng Đức Chúa là Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời đất; Người hướng dẫn bà chặt đầu

tướng giặc” (Gđt 13,18). Dân Chúa còn ca ngợi: “Bà là vinh quang của Giêrusalem, là vẻ

vang của Israel, và là niềm tự hào cho dân tộc chúng ta ! ” (Gđt 15,9).

Những lời ca ngợi của dân chúng dành cho bà Giuđitha đã được Giáo Hội áp dụng cho

Đức Trinh Nữ Maria, vì Mẹ là vinh quang đích thực của Giuđa và là niềm vui của Israel.81 Cuộc

chiến thắng của bà Giuđitha chặt đầu tướng giặc gợi lên hình ảnh một cuộc chiến thắng của Đức

Maria: Đức Maria “đánh vào đầu con rắn” (x. St 3,15).82 Với “vũ khí” là sự cưu mang Ngôi Lời

Nhập Thể, Đức Maria đã đạp nát đầu Satan, kẻ thù của nhân loại, và vĩnh viễn giải thoát họ khỏi

xiềng xích của tội lỗi,83 nhờ sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô – Con yêu dấu của Mẹ.

2.4. Bà Đêbôra chấm dứt mãnh lực của Sisara (x. Thp 5,7.24)

Đêbôra là vợ ông Lappidoth, là nữ ngôn sứ, làm thủ lãnh Israel khoảng bốn mươi năm. Là

ngôn sứ và là thủ lãnh, bà đã khơi mào cho tướng Barak nổi dậy chống Giavin vua Canaan để

77 Tài liệu Thánh Mẫu học, Myriam - Thiếu Nữ Sion (2003), tr. 113. 78 x. Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Sđd., tr. 43. 79 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 35. 80 x. Sđd., tr. 36. 81 x. Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria, tr. 62. 82 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 36. 83 x. Judith A. Bauer, Sđd., tr. 62.

Page 24: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

24

thoát khỏi ách thống trị hai mươi hai năm của Canaan. Nhờ được khởi xướng, Barak cùng với

mười ngàn quân đội Israel đã tiêu diệt Sisera, vị tướng chỉ huy quân đội của vua Giavin (x. Tl 4).

Qua bà, hình ảnh Đức Maria “Đồng công” đã được hiện diện trong thời gian: Tướng Sisera

tượng trưng Satan độc dữ mà Đức Maria đã chiến thắng để cứu Dân thánh của Chúa.84

Bà Đêbôra còn được gọi là “mẹ thiêng liêng” của dân tộc Do Thái.85 Với đặc

quyền làm mẹ thiêng liêng, bà kêu gọi con dân Israel sống theo đường lối của Thiên

Chúa và trung thành với Lề Luật của Người.86 Dưới dạng thái này, Đêbôra mang hình

ảnh tiên trưng cho Đức Maria. Lời bà khuyên nhủ các người con trung thành theo Lề

Luật Thiên Chúa làm gợi nhớ lời Đức Maria nói với các gia nhân tại tiệc cưới Cana:

“Người bảo gì các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).87 Dưới chân Thập giá, Đức Maria

chính thức trở thành mẹ của nhân loại khi nhận lời trối của Chúa Giêsu, “Thưa Bà, đây

là con của Bà” (Ga 19,26). Từ đó, trong tư cách là mẹ của Hội Thánh, Đức Maria tiếp

tục trình lên Thiên Chúa sự bần cùng của nhân loại trong thể xác và tinh thần; và Mẹ

can thiệp để giúp các con cái của mình mở lòng ra đón nhận Lời Chúa Giêsu.88

2.5. Bà Esther đã hạ gục được Haman, cứu dân của bà thoát chết (x. Et 15,1-5)

Esther là hoàng hậu của đại đế Ahasuerus (x. Et 2,17). Với lòng can đảm và sự khéo léo,

bà đã ngăn được án diệt vong cho dân tộc Do Thái mà gian thần Haman độc dữ đã mưu đồ thực

hiện. Với lòng tin mãnh liệt vào quyền năng của Thiên Chúa, hoàng hậu Esther đã liều thân vào

triều kiến đại đế và nài xin cho dân mình được an lành.89 Nhờ vẻ diễm lệ và lòng tốt lành, hoàng

hậu Esther đã cứu dân tộc Do Thái khỏi họa diệt vong (x. Et 5,1-5). Như vậy, bà Esther là hình

ảnh tiên trưng của Đức Maria được Thiên Chúa sủng ái vì vẻ diễm lệ và sự tốt lành khôn sánh

của Mẹ, Mẹ đã cứu thoát nhân loại thoát khỏi Satan nhờ Đấng Cứu Thế, Con của Mẹ.90 Quan

Haman tượng trưng Satan độc dữ mà Đức Maria đã chiến thắng để cứu vớt Dân của Chúa.91

2.6. Bà mẹ anh hùng trong sách 2 Macabê

Cuối cùng là hình ảnh người mẹ anh hùng trong sách Macabê quyển II. Sách

Macabê quyển II thuật lại tấm gương anh hùng bất khuất của một người mẹ, trong thời

kỳ bách hại của tên bạo chúa Antiôkhô (x. 2Mcb 7,1-41). Với sự trợ giúp của Thiên

Chúa, bà đã can đảm chứng kiến cái chết của bảy người con ruột chỉ trong một ngày.

84 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 144. 85 x. Tài liệu Thánh Mẫu học, Myriam - Thiếu Nữ Sion (2003), tr. 114. 86 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Thánh Mẫu Học, tr. 38. 87 x. Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Đức Maria-Tôn Sùng và Cầu Nguyện, tr. 41. 88 x. Tài liệu Thánh Mẫu học, Myriam - Thiếu Nữ Sion, tr. 117. 89 x. Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria, tr. 63. 90 x. Sđd. 91 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 144.

Page 25: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

25

Với tình yêu mãnh liệt và lòng nhiệt thành đối với Lề Luật, bà đã an ủi khích lệ từng

người con, thà chịu chết chứ không lìa bỏ Đức Chúa. Tâm hồn bà vô cùng đau đớn

nhưng vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa. Bà được gọi là “mẹ của dân tộc”.

Thần học tu đức Kitô giáo thường nối kết bà với Đức Maria hiện diện bên cạnh Con

Mình trong thảm kịch thương khó đến tận đỉnh đồi Calve.92 Nếu như bà mẹ của bảy người

con đã chịu đựng tất cả nỗi đau đớn với tâm hồn cao thượng, đặt niềm hy vọng của mình

vào Thiên Chúa (x. 2Mcb 7,20-23)93; dưới chân Thập giá, Mẹ Maria cũng chứng kiến việc

hiến tế của Đức Giêsu, Con Mẹ, với tất cả lòng can đảm và niềm tin hiệp thông cứu chuộc

(x. Ga 19,25).94 Công đồng Vaticanô II đã nhấn mạnh chiều kích hiện diện của Đức Maria:

Mẹ đã trung tín duy trì sự kết hợp với Con yêu dấu của mình cho tới khi hiện diện dưới

chân Thập giá.95 Mẹ Maria đã bước đi trong cuộc lữ hành đức tin,96 không chỉ trong một

ngày như bà mẹ trong sách Macabê, nhưng gần như trong suốt cả cuộc đời, từ biến cố

Truyền tin cho đến chân Thập giá. Đức Gioan Phaolô II đã nhìn thấy hình ảnh Đức Maria

nơi người mẹ trong sách Macabê. Mẹ đã chia sẻ cuộc khổ nạn đau thương của Con mình,

đã hiến dâng Con mình như của lễ lên Thiên Chúa Cha để chuộc tội cho nhân loại. Mẹ vừa

cộng tác vừa hiến dâng Con cho công trình cứu độ nhân loại, với một đức tin mạnh mẽ,

một niềm cậy trông không giới hạn và một lòng dũng cảm anh hùng.97 Như thế, Mẹ Maria

thật sự là người đã “đồng công” cứu chuộc nhân loại với Chúa Giêsu, Con của Mẹ.

Tóm lại, qua chân dung là những phụ nữ trong Cựu ước, chúng ta nhận thấy ý

định ngàn đời của Thiên Chúa trong việc mời gọi Đức Maria cộng tác với Con của

Ngài để cứu độ nhân loại. Những người phụ nữ này tuy nhỏ bé nhưng có tầm quan

trọng đặc biệt đối với vận mạng sống còn của Dân Chúa. Nếu không có cái nhìn đức

tin, chúng ta sẽ nghĩ rằng, chính họ đã cứu dân tộc của mình thoát khỏi cái chết. Tuy

nhiên, trong chiều kích đức tin, chúng ta biết chính Thiên Chúa đã dùng những con

người thấp bé nghèo hèn để cứu cả dân tộc đang khổ đau, đang lâm nguy. Hình ảnh của

những con người lịch sử này đã làm sáng lên chân dung Đức Maria, Người được mời

gọi cộng tác trong công trình cứu độ qua việc cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể và hiệp

thông cách đặc biệt trong cuộc Thương khó của Chúa Kitô để cứu vớt nhân loại. Chúng

ta tiếp tục đào sâu suy tư về vai trò của Đức Maria qua các biểu tượng mà Thánh Kinh

nói tới, để hiểu thêm về sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa dành cho Đức Maria.

92 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 41. 93 x. Tài liệu Thánh mẫu học, Sđd., tr. 125. 94 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 41. 95 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 58. 96 x. ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông ĐiệpRedemptoris Mater, ban hành 25/3/1987, số 14. 97 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 42.

Page 26: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

26

3. Những biểu tượng trong Cựu ước nói về Đức Maria trong kế hoạch của Thiên Chúa

Trong Cựu ước, có rất nhiều biểu tượng khác nhau được dùng để chỉ về Đức Maria,

nhưng trong giới hạn của đề tài, ở đây chỉ tập chú vào một vài biểu tượng được kể là nổi

bật nhất như: Con tàu Noe, Chiếc thang Giacob, Hòm bia Giao ước, Đền thờ Giêrusalem

và Núi Sinai. Đây là những biểu tượng mà ý nghĩa của chúng, có tầm quan trọng đặc biệt

trong lịch sử cứu độ. Những biểu tượng này diễn tả cách thức Thiên Chúa can thiệp để

cứu độ Dân Chúa trong thực tại lịch sử. Tuy nhiên, mỗi biểu tượng chỉ nói lên một khía

cạnh nào đó về Đức Maria trong dự phóng ngàn đời của Thiên Chúa.

3.1. Con tàu ông Noe

Trong suốt dòng lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn luôn đi bước trước trong kế

hoạch yêu thương đối với những kẻ được tuyển chọn. Noe, một con người trung tín, đã

được Đức Chúa cho biết trước tương lai đen tối của nhân loại sắp đến và chính Ngài đã

chỉ cho ông biết cách thoát đại nạn. Ngài truyền phải đóng một con tàu (x. St 6,13 –

8,19). Nhờ đức tin, ông sửa soạn tàu để cứu gia đình... và được thừa hưởng sự công

chính; cũng vậy, nhờ đức tin, Mẹ Maria trở thành “chiếc tàu” cứu rỗi tất cả chúng ta.

Nhờ chiếc “Tàu đó”, Đấng Cứu Độ đã đến thế gian để cứu với chúng ta. Như thế, Mẹ

Maria là kiểu mẫu, là lời hứa cho Giáo Hội, là “chiếc tàu cứu rỗi nhân loại.”98

Theo giáo huấn của các giáo phụ, Hội Thánh được tượng trưng bằng con tàu Noe, “Con

Tàu” duy nhất cứu loài người thoát nạn “Hồng thủy” (x. 1Pr 3,20-2l);99 còn theo thánh Bênađô,

Đức Maria cũng “chính là chiếc tàu cứu hộ: ai vào đó nương ẩn sẽ thoát khỏi hồng thủy của

cảnh trầm luân đời đời.”100 Trong nạn đại Hồng thủy, tàu Noe đã cứu sống cả những loài muông

thú; còn sự phù trì của Mẹ Maria đã cứu thoát cả các tội nhân.101 Con tàu Noe là phương thế mà

Thiên Chúa đã dùng để bảo tồn sự sống của nhân loại; Đức Maria – nhờ Chúa Giêsu, Con Mẹ -

là khí cụ để bảo tồn tương lai nhân loại, một nhân loại mới được sinh ra dưới chân Thập giá

Chúa.102 Trái đất sau nạn Hồng thủy là nơi cư ngụ cho những người được vào tàu Noe; Thiên

đàng là nơi định cư mới dành cho những ai đã tìm đến nương náu nơi Đức Maria.103 Như thế, vai

trò của Mẹ Maria đối với phần rỗi của nhân loại thật cần thiết. Chúng ta được mời gọi đến nương

ẩn nơi trái tim đầy từ mẫu của Mẹ, để có thể vượt qua những mưu mô thâm độc của ma quỷ.

98 Radio Veritas, Bức Theo Chân Mẹ - Những bài suy niệm về Đức Maria của Đài chân lý Á Châu, tr. 23. 99 x. GLHTCG, số 845. 100 x. Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 93. 101 x. Sđd. 102 x. Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria, tr. 66. 103 x. Sđd.

Page 27: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

27

3.2. Chiếc thang Giacob

Có thể nói, giữa Thiên Chúa và con người có một khoảng cách vô cùng lớn. Tự sức

mình, chúng ta không thể đến với Ngài được. Tuy nhiên, chính Thiên Chúa đã đến với

con người, ngỏ lời với họ và mời gọi họ đi vào mối hiệp thông với Ngài. Sách Sáng thế

thuật lại cuộc hành trình của tổ phụ Giacob, trên đường đi Mesopotamia, một đêm kia,

Giacob đã chiêm bao. Ông thấy một chiếc thang từ đất lên đến tận trời, và trên đó có các

thiên thần không ngớt lên lên xuống xuống (x. St 28,12-15). Giacob đã thấy trời mở ra và

các thiên thần của Thiên Chúa làm thành chiếc thang sống động giữa trời và đất. Theo

chú giải của nhóm phiên dịch các Giờ kinh Phụng vụ, chiếc thang sống động là hình ảnh

diễn tả sự hiệp thông với Thiên Chúa.104 Qua chiếc thang, trời đất như được nối liền, con

người có thể đến với Thiên Chúa và thông hiệp với Ngài. Chiếc thang Giacob cũng là

hình bóng Đức Maria.105 Đức Maria là chiếc thang để Con Thiên Chúa từ trời xuống thế

và mặc lấy nhân tính con người. Cũng nhờ “chiếc thang Maria”, Chúa Kitô dẫn đưa tất

cả các thụ tạo trở về với Chúa Cha.106 Như vậy, chính qua Đức Maria, Con Thiên Chúa

đã đi vào lịch sử của nhân loại, trở nên một con người trong không gian và thời gian cụ

thể. Chính vì Ngôi Lời đã mặc lấy bản tính con người yếu đuối mà chúng ta được cứu độ,

được trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa và được thừa hưởng gia nghiệp mà Thiên Chúa đã

hứa ban trong Con Yêu Dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô - Ngôi Lời Nhập Thể.

3.3. Hòm bia Giao ước

Hòm bia Giao ước là “trọng tâm mọi sự thờ phượng trang trọng nhất của dân

Israel”107, bởi vì trong đó chứa đựng hai bia đá Lề Luật, chiếc gậy của ông Aharon, và một

đấu Manna.108 Trên hai bia đá Lề Luật có ghi Mười Điều Răn, được viết bởi bàn tay Đức

Chúa; cây gậy của Aaron nở hoa tượng trưng chức vụ thượng tế của ông (x. Ds 17); và

Manna, bánh lạ từ trời, nuôi Dân trong cuộc lưu đầy qua sa mạc.109 Như thế, Hòm bia

mang đặc trưng “cưu mang Lời Thiên Chúa, hiện diện và đồng hành”110 (x. Xh 40,35 // Lc

1,35). Là vinh quang của Israel (x. 1Sm 4,22; Ac 2,1), là sức mạnh của Đấng-Uy-Quyền

(x. Tv 132,8; 78,61), là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người (x. Ds 10,35; 1Sm

4,7), Hòm bia đòi hỏi những ai đến gần phải sống thánh thiện (x. 1Sm 6,19; 2Sm 6,1-11).

104 x. Kinh Thánh Cựu Ước & Tân Ước:Lời Chúa cho mọi người, bản dịch của CGKPV (Hà Nội: Tôn Giáo,

2006), tr. 78. 105 x. Judith A. Bauer, Sđd., tr. 67. 106 x. Sđd. 107 Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria trong Kinh nguyện của Giáo Hội (Trier, 2006), tr. 179. 108 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 24. 109 x. Scott Hahn, Bữa Tiệc Con Chiên-Thánh Lễ là thiên đàng tại thế (Hà Nội: Tôn Giáo, 2012), tr. 84. 110 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 46.

Page 28: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

28

Theo truyền thống, Giáo Hội thường dùng hình ảnh Hòm bia để tượng trưng cho

Đức Maria.111 Thánh thi Hymnos Akathistos của Giáo Hội Đông phương đã hát ca tụng

Đức Maria: “Kính chào Mẹ, Mẹ là hòm vàng Chúa Thánh Thần” và trong Kinh Cầu

Đức Bà, Giáo Hội Công giáo đã xưng tụng: “Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy.”112

Thật vậy, Thánh Ambrôsiô đã so sánh:“Hòm bia chứa những bia đá lề luật; Đức Maria

ấp ủ trong lòng mình Đấng thừa kế Giao ước. Hòm bia làm cho người ta nghe được

tiếng Thiên Chúa; Đức Maria ban cho chúng ta Lời Thiên Chúa.”113 Hòm bia chứa

“mười Lời Thiên Chúa” (x. Xh 25,10), còn khi cưu mang Đức Giêsu, Đức Maria cưu

mang chính Ngôi Lời Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập Thể (x. Ga 1,14). Hòm bia chứa

Manna; Đức Maria chứa Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Hòm bia chứa gậy của thượng

tế Aaron; cung lòng Đức Maria chứa Vị Tư Tế Muôn Đời là Đức Giêsu. Nơi đền thờ

trên trời, Lời Thiên Chúa là Chúa Giêsu, và Hòm bia, Người trú ngụ là Đức Maria, Mẹ

Người.114 Hòm bia trở thành nơi để con cái Israel tin tưởng và tìm đến thỉnh ý Thiên

Chúa, Đức Maria là nơi nương nhờ để mọi người tìm đến gặp gỡ Thiên Chúa Ba Ngôi,

Mẹ trở thành trung gian trong trung gian Đức Kitô Con yêu dấu của Mẹ.115 Thánh

Athanasiô đã ca tụng: “Lạy Hòm Bia Giao Ước Mới, mọi mặt đều được mạ vàng ròng;

nơi đựng chiếc bình vàng chứa manna đích thực, là xác thể cưu mang Thiên Chúa.”116

3.4. Đền thờ Giêrusalem

Đối với mọi tôn giáo, đền thờ là nơi thánh, nơi quy tụ các tín đồ. Đây là nơi thần

linh và con người gặp gỡ nhau trong niềm tin. Trong Cựu ước, đền thờ Giêrusalem là dấu

chỉ hữu hình về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người.117 Dự án xây dựng Đền thờ

một cách sang trọng và lộng lẫy để kính dâng Đức Chúa là một công trình vỹ đại của vua

Salômôn và vua đã cống hiến rất nhiều của cải, công sức... cho công trình xây dựng đó.

Sách Các vua ghi nhận: “Vua Salômôn dát vàng ròng phía trong Cung Thánh, trước Nơi

Cực Thánh vua cũng dát vàng. Tất cả Đền Thờ vua đều dát vàng, không trừ một chỗ nào;

bàn thờ Nơi Cực Thánh vua cũng dát toàn vàng” (1V 6,21-22). Những hình ảnh tráng lệ

uy nghi về Đền thờ này đã làm nổi bật lời xưng tụng trong kinh Cầu Đức Bà: “Đức Bà

như đền vàng vậy”. Tước hiệu này đề cao phẩm giá của thiên chức làm mẹ và của tình

111 x. Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội & Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, chuyển ngữ: Lm. M.

Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, tr. 34. 112 x. Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria trong Kinh nguyện của Giáo Hội, tr. 179. 113 x. Judith A. Bauer, Sđd., tr. 67. 114 Scott Hahn, Sđd., tr. 84. 115 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 48-49. 116 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 25. 117 x. Giáo hoàng học viện Piô X - Đà Lạt, Điển ngữ thần học Thánh Kinh, đề mục Maria.

Page 29: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

29

mẫu tử nơi Đức Maria.118 Thực ra, “tâm hồn thánh thiện của Đức Maria còn vượt trên

mọi vẻ sang trọng của đền vàng Giêrusalem, vì không có ai trong số con cái loài người

được giống như Mẹ, đã hy sinh đồng công vào kế hoạch cứu thế của Thiên Chúa.”119

Trong Cựu ước, các tiên tri thường ca ngợi về Đền thờ: “Đức Chúa, Vua của

Israel đang ở giữa ngươi”; “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ở nơi ngươi”…

(x. Xp 3,15-17; Dcr 2,14). Hình ảnh này tiên báo về Đức Maria.120 Khi Ngôi Lời

Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, Thiên Chúa đã thực hiện

một hình thức nhà ở tuyệt đối mới lạ ở giữa chúng ta, vì: “Ngôi Lời đã mặc xác phàm

và cắm lều giữa chúng ta” (Ga 1,14). Các bức tường Đền thờ Giêrusalem được thay

thế bởi cung lòng Mẹ Đồng Trinh, bao choàng Con Thiên Chúa bằng xác thịt mình (x.

Lc 1,30-31; Xp 3,15.17; Dcr 2,14) và đền thờ bằng đá biến thành chính con người của

Đức Kitô (x. Ga 2,19-22), qua trung gian thừa tác vụ làm mẹ của Đức Maria.121

3.5. Núi Sinai (x. Xh 19 - 21 // Lc 1,26-38)

Hình ảnh núi Sinai được so sánh với Đức Maria như là “cội nguồn của hai Giao ước

cũ và mới”.122 Nguồn gốc của sự so sánh này đã có nền tảng Thánh Kinh, nơi mà Sách

Thánh nói cho chúng ta về Giao ước được ký kết giữa Thiên Chúa với Dân của Người.123

Giao ước Sinai trước hết là một hôn ước thần nhiệm của Israel với Thiên Chúa

Giavê, qua trung gian Môsê. Kể từ đó Thiên Chúa đã trở thành Phu Quân của Israel và

Israel là hiền thê của Người (x. Ed 16,18); cũng vậy, qua trung gian thiên sứ Gabriel,

Đức Maria đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, cộng tác trong công trình tân sáng tạo,

bằng tiếng “xin vâng” (fiat), để đón lấy chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể và “Giao

ước vĩnh cửu” được thiết lập từ đây, Đức Giêsu trở thành Tân Lang mà Tân Nương là

Hội Thánh.124 Mặt khác, cũng do tiếng “xin vâng” của Đức Maria, Con Thiên Chúa đã

làm người và trở thành con của Đức Maria (x. Mc 6,3). Vì thế, Sinai và Nazaréth đã

gặp nhau.125 Như vậy, với biến cố Truyền tin, Giao ước mới được bắt đầu. Giao ước

mới này trổi vượt hơn hẳn Giao ước Sinai về phẩm chất. “Ngôi Lời đã thành xác phàm

và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Để thực hiện dự định tuyệt vời vượt quá sự mong

118 x. Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria trong Kinh nguyện của Giáo Hội (Trier, 2006), tr. 178. 119 Lm. Nguyễn Hữu Thy, Sđd. 120 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 49-50. 121 x. Sđd., tr. 50. 122 x. Tài liệu Thánh mẫu học, Myriam – Thiếu Nữ Sion, tr. 241. 123 x. Sđd. 124 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 52. 125 x. Tài liệu Thánh mẫu học, Sđd., tr. 243.

Page 30: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

30

đợi của loài người, Thiên Chúa đã cần đến sự cộng tác của một phụ nữ, và người phụ

nữ được tuyển chọn cho sứ mệnh này là Maria thành Nazareth.126

Tóm lại, qua các biểu tượng như con tàu Noe, chiếc thang Giacob, hòm bia Giao ước,

đền thờ Giêrusalem và núi Sinai cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò cộng tác đắc lực của Đức

Maria trong công cuộc cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn đi bước trước trong kế hoạch

yêu thương ngàn đời của Người. Tất cả những gì được tiên báo trong Cựu ước, nói lên lòng

trung tín của Thiên Chúa trước lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa sẽ thực hiện. Trong ý định ngàn

đời của Thiên Chúa, Đức Maria được Thiên Chúa tiền định, mời gọi cộng tác như một con

người thật sự tự do. Mặt khác, khi đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria cũng phải

trả giá cho chính những chọn lựa của mình, là hủy mình đi để làm cầu nối, để Thiên Chúa có

đến cứu con người và thánh hóa họ. Mẹ Maria “là chiếc cầu nối liền Cựu ước với Tân ước”.127

II. Vai trò Đức Maria trong sứ vụ Cứu thế của Chúa Kitô theo Tân ước

Có thể nói, sứ vụ Đức Giêsu đến trong trần gian này để mạc khải về Chúa Cha

và ý định cứu độ của Cha Ngài. Vì thế, Đức Giêsu là Đấng Trung gian duy nhất và

cũng chỉ mình Ngài mới cho chúng ta được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa.128

Điều này đã được Thánh Kinh nói rất nhiều. Đối với Đức Maria, theo thần học gia

Joseph Ratzinger, truyền thống Tin mừng không quan tâm nhiều đến Đức Maria.129

Trong hai mươi bảy cuốn sách kết thành bộ Tân ước, chỉ có năm bản văn nói về Đức

Maria và mười chín lần nhắc đến các tước hiệu của Đức Maria.130 Tuy nhiên, đây lại

là những bản văn có tầm quan trọng đặc biệt trong Sách Thánh, và trong giới hạn của

đề tài, chúng ta chỉ tìm hiểu một vài bản văn tiêu biểu, được lấy trong các sách Tin

mừng theo thánh Luca và thánh Gioan, sách Khải huyền và thư gửi tín hữu Galát, để

làm nổi bật lên vai trò của Đức Maria trong sứ vụ cứu chuộc của Đức Kitô.

1. Đức Maria là “Người Đàn Bà” trong thư Galát (x. Gl 4,4)

Trong thư gửi Hội Thánh miền Galát, thánh Phaolô đã nói về một người “Đàn Bà” có

liên hệ cách đặc biệt trong ý định cứu chuộc của Thiên Chúa. Thánh nhân viết: “Khi thời

gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và

sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm

126 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 53. 127 Lm. Frederick M. Jelly, O. P, Tôn Sùng Đức Maria trong Thánh Truyền Công Giáo, chuyển ngữ: Gioan

Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân (New Orleans, 2001), tr. 195. 128 x. Vinh Sơn Quang Huy, Sống Với Đức Kitô Như Được Trình Bày Trong Tin Mừng (Hà Nội: Tôn Giáo,

2013), tr. 21. 129 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, người dịch: Phạm Hồng Lam (Hà

Nội: Tôn Giáo, 2011), tr. 299. 130 x. Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Sđd., tr. 66.

Page 31: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

31

nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Đây là “bản văn cổ nhất nói về Đức Maria của thánh Phaolô”131 và

cũng là bản văn duy nhất mà ngài đã đề cập đến Đức Maria. Đọc bản văn, chúng ta thấy có

một mối liên hệ mật thiết giữa người Đàn Bà và Người Con của Bà trong việc “phục hồi”

những người sống dưới Lề Luật của Thiên Chúa. Tư tưởng này rất gần với tư tưởng của bản

văn Tiền Phúc âm (x. St 3,15) mà chúng ta đã trình bày ở những phần trên.

1.1. Sự nối kết giữa “Người Đàn Bà” trong Gl 4,4 và trong St 3,15

Theo lời tiên báo trong sách Sáng thế, sẽ có một người “Đàn Bà” được tiền định làm

người cộng tác với Thiên Chúa trong trận chiến chống lại Satan. Ngài chính là Mẹ của Đấng

sẽ đạp dập đầu kẻ thù. Tuy nhiên, theo viễn ảnh tiên báo của Cựu ước, Miêu Duệ của Người

Đàn Bà, Người sẽ chiến thắng thần dữ, “hình như nhất thiết phải là một con người”132. Bản

văn viết: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống

người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15); còn trong

thư Galát, thánh Phaolô cũng nói về một người đàn bà: “Khi thời gian tới hồi viên mãn,

Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để

chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5).

Người “Đàn Bà” mà thánh Phaolô nói trên đây là “bóng vang của người nữ trong Tiền

Phúc âm (x. St 3,15).”133 Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nhưng đã “sinh làm con một người

đàn bà”.134 Ở đây có sự kỳ diệu về Đấng Nhập Thể làm người, Miêu Duệ của Người Đàn

Bà, Người sẽ hoàn tất lời tiên báo, không phải là một người thường. Đấng Nhập Thể có bản

tính nhân loại thực sự nhờ Người Đàn Bà, Mẹ của Ngài, nhưng đồng thời Ngài cũng là Thiên

Chúa thật.135 Ngay từ ban đầu, “giao ước giữa Thiên Chúa và Người Nữ đã mang một chiều

kích mới. Đức Maria đi vào giao ước này với tư cách là Mẹ Thiên Chúa.”136

1.2. Ý nghĩa tín lý của bản văn Galát 4, 4 trong mối liên hệ với St 3,15

Ý nghĩa của bản văn Galát 4,4 trong mối liên hệ với bản văn Sáng thế 3,15, mở ra

nhiều viễn ảnh về Đức Maria: trước hết, Con Thiên Chúa Nhập Thể được hạ sinh bởi một

người Đàn Bà. Kể từ đây, Con Thiên Chúa có thêm bản tính mới, bản tính nhân loại.

Thân xác mà Con Thiên Chúa đảm nhận giống thân xác chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Ngài

trở nên đồng loại với chúng ta trong bản tính nhân loại. Ngài là anh em của chúng ta.

131 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 57. 132 An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 391. 133 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 66. 134 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 58. 135 x. An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Sđd., tr. 391. 136 Sđd., tr. 391.

Page 32: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

32

Tính cách cứu chuộc của thân xác này do bởi người Đàn Bà cũng rất rõ rệt.137 Theo thánh

Phaolô, “vai trò của Mẹ Maria nằm trong việc Chúa Kitô đến trong xác thịt chúng ta

dưới quyền luật và tội lỗi, và sẽ kết liễu khi xác thịt này chịu luận án và chịu chết.”138

Chúa Kitô cứu độ con người vì bản thân Ngài cũng là con người. Chúa đến trần

gian trước hết như một Vị Cứu Tinh của dân Do Thái, và để cứu họ, Người đã trở nên

một người Do Thái như họ. Người đã được đào tạo theo Luật Môsê, nghĩa là giữa dân

tộc của mình và qua đạo Cựu ước. Luật này thật tích cực, nhưng thời gian đã trôi qua,

và chúng ta phải được chuộc lại khỏi ách Lề Luật để đón nhận trọn vẹn chân lý của

Thiên Chúa.139 Đây là một sự sắp xếp căn bản trong chương trình cứu độ, là nội dung

chiếm mọi suy tư về Chúa Kitô trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội: “Thiên Chúa

cứu độ chúng ta bằng cách trở nên một người phàm như chúng ta”.140 Thời gian mà

Con Thiên Chúa sinh bởi Người Nữ là thời gian cứu chuộc đã đạt đến điểm cao chót.141

Về phần mình, người Đàn Bà này là Đức Maria, cũng cần được liên kết với lịch sử

cứu rỗi nhân loại. Ngài đại diện toàn dòng lịch sử này, đại diện cuộc sinh tồn của chúng

ta, bởi vì chúng ta bị đặt dưới vương quốc của tội lỗi và thần chết, và cũng đại diện tình

trạng Kitô giáo đã được Con của Mẹ giải phóng khỏi tội lỗi, khỏi đau khổ và sự chết.142

Lời của thánh Phaolô trong thư Galát về Đức Maria đã mở ra cho nhân loại chân trời cứu

rỗi, và trở nên phong phú dồi dào do hai điều mới lạ chính xác, nếu chúng ta liên kết câu

“Thư đó” với điều thánh Tông đồ nói ở đầu bức thư gửi giáo đoàn Rôma: “Sách Thánh

mà các tiên tri loan báo về Con Thiên Chúa sinh theo xác phàm từ dòng dõi Đavid” (Rm

1,1-3). Hai điều mới lạ đó là Chúa Kitô sinh bởi người Đàn Bà theo dòng dõi Đavid, và

lời tiên tri về ơn cứu rỗi đã được thành toàn trong cuộc hạ sinh của Người.143

Như vậy, Chúa Kitô sinh bởi người Đàn Bà, là Mẹ Maria trong thời gian để cứu

chuộc loài người, đã được ứng nghiệm theo lời hứa. Do đó, mẫu chức của Mẹ là bước

đầu sứ mạng Đồng Công cộng tác với Chúa Cứu Thế, vì không những Mẹ ưng thuận

Chúa Nhập thể trong cung lòng Mẹ, mà Mẹ còn ưng thuận công cuộc cứu chuộc loài

người. Mẹ là Tân Evà của Tân Ađam là Chúa Kitô (x. Rm 5,15-17), vì Mẹ không chỉ là

Mẹ Chúa, mà Mẹ còn là Đấng Đồng công cứu chuộc với Người. Người Con sinh ra bởi

137 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 67. 138 Sđd. 139 x. Kinh Thánh Cựu Ước & Tân Ước:Lời Chúa cho mọi người, tr. 2030. 140 Sđd. 141 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 67. 142 x. Sđd. 143 x. Sđd., tr. 67-68.

Page 33: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

33

Mẹ sẽ là Vua trên ngai vàng Đavid, với vương quyền vô cùng vô tận, và thánh danh Ngài

là Giêsu (x. Lc 1,32-33), nghĩa là Ngài sẽ cứu thoát dân Ngài khỏi tội lỗi và thần chết.144

2. Đức Maria trong biến cố Truyền Tin (x. Lc 1,20-37)

Ngôi Lời “làm người, Con Thiên Chúa làm con loài người: chính là để cho con

người, khi kết hợp với Ngôi Lời và lãnh nhận tử hệ thần linh, được trở nên con cái

Thiên Chúa,”145 cho chúng ta được “thông phần bản tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4). Chính

vì thế, trình thuật Truyền tin (x. Lc 1,26-38) luôn là nguồn hứng khởi cho các tín hữu

yêu thích suy niệm về Đức Maria. Thật vậy, thánh Luca đã vẽ lại bức tranh khá sinh

động về Đức Maria, đặc biệt là những lời nói của Đức Maria trong biến cố quan trọng

này, bởi vì trọn lịch sử cứu độ đều được liên kết với biến cố Truyền tin.146 Sứ điệp

chính yếu trong biến cố này tập trung vào Con Trẻ sẽ được sinh ra và sứ mạng của Em.

Điều này nói lên rằng, lời truyền tin cho Đức Maria là một lời loan báo về Chúa Giêsu:

“Bà sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, và đặt tên con trẻ là Giêsu” (Lc 1,31). Thực

sự, đó chính là Tin mừng đầu tiên về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Mêssia.147

Trước hết, chúng ta tìm hiểu về tương quan giữa thánh Giuse và Đức Maria. Xét

về tính pháp lý thì Đức Maria và thánh Giuse đã là vợ chồng, bởi vì theo Mt 1,19:

“Giuse - chồng bà” và theo Mt 1,20: “Maria - vợ ông”. Tuy nhiên, xét về thực tế thì

theo Mt 1,18 trước khi họ về chung sống, bà Maria đã có thai. Như thế, một mình Đức

Maria được mời gọi cộng tác trực tiếp vào mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa.

Lời của sứ thần: mừng vui lên hỡi Đấng được sủng ái, được yêu bởi Thiên Chúa

(x. Lc 1,28). Tiếp theo, lời sứ thần nói về kế hoạch cứu độ mà Đức Maria được mời gọi

cộng tác: Bà sẽ thụ thai sinh con trai mà không nói mang thai cách nào. Tuy nhiên,

Người Con của Bà sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao, được làm vua trên ngai vàng

Đavid, trị vì nhà Giacob và triều đại sẽ vô cùng vô tận ( x. 2 Sm 7,1-14).148

Đức Maria trả lời: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến người đàn ông”

(Lc 1,34). Đức Maria thắc mắc điều mà sứ thần chưa nói rõ. Thánh Tôma trưng dẫn lời

thánh Ambrôsiô và chú giải câu này: “Mẹ không hề nghi nan về việc thụ thai, nhưng muốn

biết thụ thai bằng cách nào.”149 Tuy nhiên, ẩn dấu trong lời thắc mắc là một sự ưng thuận.

Vấn nạn ở đây là: liệu Đức Maria có đủ khôn ngoan để mau mắn đáp trả tiếng “xin vâng”

144 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 68. 145 Vinh Sơn Quang Huy, Sống Với Đức Kitô Như Được Trình Bày Trong Tin Mừng (Hà Nội: Tôn Giáo,

2013), tr. 23. 146 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 65. 147 x. An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 578. 148 x. Lm. Luca Đỗ Duy Khang, “Tin Mừng Luca”, Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-ROM]. 149 Lm. Frederick M. Jelly, O. P, Tôn Sùng Đức Maria trong Thánh Truyền Công Giáo, tr. 204.

Page 34: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

34

hay không? Chúng ta có thể trả lời ngay: Đức Maria có đủ khôn ngoan, bởi vì lúc nào Ngài

cũng trong tư thế sẵn sàng vâng nghe lời Thiên Chúa, cho dù phải trả giá.150

Sứ thần giải thích: Thánh Thần sẽ ngự xuống (x. Is 61,1-2), quyền năng Đấng Tối

Cao (x. Xh 13,21tt) sẽ phủ lấp trên bà. Không những thế, sứ thần còn trưng dẫn về

quyền năng của Thiên Chúa khi làm cho bà Elisabet son sẻ có thai, mặc dù việc bà ấy

có thai là do sự cộng tác của chồng bà. Cuối cùng, sứ thần xác quyết về quyền năng của

Thiên Chúa: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).

Đức Maria trả lời: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời

sứ thần nói” (Lc 1,38). Đức Maria đã đồng ý mặc dầu Ngài không hiểu được điều mà sứ thần

giải thích, “không hiểu nhưng vẫn chấp nhận mạc khải”151. Hàm ý trong thái độ này là một

sự ý thức đầy đủ rằng Chúa có toàn quyền trên đời sống của Mẹ, Ngài muốn sao cũng được,

dù tốt hay xấu.152 Chính ngay lúc đáp lại lời sứ thần, “Ngôi Lời hằng hữu bắt đầu hiện hữu

như là một con người trong dòng thời gian.”153 Lời thưa của Đức Maria còn nói lên một sự

chấp nhận hoàn toàn và tự do đối với ơn gọi vừa được mạc khải cho Mẹ. Thực sự, lời này

nói lên một thái độ chấp nhận thay đổi kiếp phận (x. Rm 3,9; 1Sm 25,41) và hoàn toàn hiến

thân cho chương trình Thiên Chúa cứu độ Dân Ngài.154 Như thế, sự ưng thuận của Đức

Maria là ưng thuận chương trình của Thiên Chúa, với một sự dấn thân trực tiếp, hài hòa với

sự dấn thân của Ngôi Lời Nhập Thể,155 và Đức Maria đã hiểu “ý thức thân phận tôi tớ là một

điều cần thiết để có thể đón nhận lời Thiên Chúa”.156 Bên cạnh đó, việc Đức Maria xưng

mình là “Nữ tỳ” để biểu lộ sự cộng tác với sứ mạng của Chúa Cứu Thế. “Người Tôi Tớ” của

Thiên Chúa Giavê liên kết với “Người Nữ tỳ” của Chúa trong bước khởi đầu công cuộc Cứu

thế, Chúa Giêsu hoàn tất công trình của Thiên Chúa và Mẹ Người là Nữ tỳ của Chúa, tỏ rõ

hai ý chí hòa hợp trong sứ mạng của Chúa Kitô và trong cuộc đồng công của Mẹ.157

Sự ưng thuận của Đức Maria không chỉ diễn tả sự tuân phục và phó thác mà còn thể

hiện niềm khát mong được cộng tác vào trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành

cho con người tội lỗi.158 Lời “Xin Vâng” của Mẹ trong nhà Nazareth hòa vang với lời xin

vâng của Chúa Cứu Thế trong vườn Cây Dầu. Lời “Xin Vâng” của Mẹ biểu lộ niềm vui

150 x. Lm. Luca Đỗ Duy Khang, “Tin Mừng Luca”, Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-ROM]. 151Gieo bước hành trình Abraham, Môsê, người Tôi Trung Isaia & Đức Maria, tuyển dịch: Phêrô Nguyễn

Quí Khôi (TP HCM: Hồng Đức, 2015), tr. 134. 152 x. Đức hồng y Carolo Maria Martini, Lời Hứa Đã Được Thực Hiện, chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm

Quốc Huyên (Hà Nội: Tôn Giáo, 2015), tr. 122. 153 ĐGH. Biển Đức XVI, Niềm Vui Đức Tin, tr. 99. 154 x. An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 590. 155 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 65. 156 x. Lm. Luca Đỗ Duy Khang, “Tin Mừng Luca”, Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-ROM]. 157 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 65. 158 x. Sđd.

Page 35: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

35

tuân phục đồng công cứu chuộc, tương phản với sự bất tuân tác hại của bà Evà, trong việc

Đức Maria trực tiếp và mau lẹ cộng tác vào công trình cứu chuộc loài người.159 Như vậy,

sự đáp trả của Mẹ mở ra niềm hy vọng lớn lao cho cả nhân loại, như lời của đức Bênêđictô

XVI trong thông điệp Spe Salvi về Hy vọng Kitô giáo đã dạy: “Với tiếng thưa Vâng, Mẹ đã

mở cánh cửa để Thiên Chúa đi vào thế giới của chúng ta; Mẹ trở thành Hòm Bia Giao

Ước; trong Mẹ, Thiên Chúa đón nhận thân xác, trở thành một con người, ‘cắm lều’ giữa

chúng ta (x. Ga 1,14).”160 Vì thế, Mẹ cộng tác trực tiếp trong mầu nhiệm Nhập Thể.

2.1. Đức Maria cộng tác trực tiếp trong mầu nhiệm Nhập Thể

Thánh Gioan tuyên xưng: “Từ khởi nguyên đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở nơi

Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa […] và Ngôi Lời đã làm người” (Ga 1,1-14).

Ngôi Lời có bản tính như Chúa Cha vì Ngôi Lời và Chúa Cha là một (x. Ga 10,30). Qua

việc Nhập Thể, Ngôi Lời có thêm bản tính nhân loại. Thật là một mâu thuẫn lớn lao:

Thiên Chúa vốn cao cả lại trở nên bé nhỏ. Ngài trở thành người, như thế cũng mặc lấy

điều kiện đầu thai và sinh ra của một con người. Ngài có một Người Mẹ, và bằng cách

đó, Người đã thật sự được dệt vào tấm thảm kịch của lịch sử loài người, đến nỗi một Phụ

Nữ đã có thể thật sự nói được với Đứa Con mình sinh ra: Chúa Tể trần gian ở trong

Tôi.161 Như thế, mầu nhiệm Nhập Thể đã mang lại một giá trị cao vời cho cuộc sống

thường nhật của con người, mặc dầu cuộc sống ấy vẫn mặc vẻ độc điệu và tầm thường.162

Theo tư tưởng của giáo phụ Origène, “con người không được cứu trọn vẹn nếu như

Đấng Cứu Thế đã không mặc lấy con người trọn vẹn.”163 Thánh Athanasiô, giám mục

thành Alexandria có nói: “Thiên Chúa trở thành con người, để con người có thể trở

thành thiên chúa.”164 Như thế, Con Thiên Chúa phải được sinh ra như một người thật sự

để có thể thánh hóa và cứu độ con người một cách toàn diện, cả linh hồn và thể xác.

Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã giải thích Thánh vịnh 39 dưới ánh sáng của

biến cố Chúa Kitô Nhập thể: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói [...] Lạy Thiên Chúa,

này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,5-7). Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu

là lời cầu nguyện của vị Thượng Tế. Cũng vậy, Đức Maria cũng sớm biết rằng với tư

159 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 65. 160 ĐGH. Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, bản dịch của Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, số 49. 161 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 295. 162 x. Norberto Nguyễn Văn Khanh, O. F. M, Đức Giêsu Kitô: Ngôi Lời Nhập Thể (TP HCM: Tổng Hợp,

2014), tr. 326. 163 x. Bernard Sesboué Wolinsky, Thiên Chúa Cứu Độ-lịch sử tín điều, tr. 99. 164 Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Kitô hữu có nghĩa là gì: Ba bài giảng, chuyển ngữ: Nt. Têrêsa

Nguyễn Thị Kim Phúc, MTGGV (Hà Nội: Tôn Giáo, 2013), tr. 48.

Page 36: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

36

cách là Mẹ của Chúa Giêsu thì Mẹ cũng phải chịu đau khổ (x. Lc 2,35).165 Chúng ta

đứng trước mầu nhiệm của hai lời xin vâng: Tiếng xin vâng “Này con đây” của Con

Thiên Chúa và lời xin vâng “Này con đây” của Mẹ Maria. Hai lời này hòa quyện vào

nhau và kết thành lời “Amen” duy nhất đón nhận thánh ý tình yêu của Thiên Chúa.166

Biến cố Truyền tin đã cụ thể, khởi đầu lịch sử cứu rỗi đã được Thiên Chúa phán hứa,

tiên báo và tượng trưng trong Cựu ước. Sứ điệp thiên sứ Gabriel chuyển trao cho Đức

Trinh Nữ Maria là “một sứ điệp ơn cứu rỗi nằm trong việc Nhập Thể của Ngôi Lời.”167

Tên của Hài Nhi được sứ thần Gabriel tiết lộ cũng gồm chứa rõ ràng toàn bộ chương

trình của Con Trẻ: Giêsu có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ” (x. Mt 1,21). Chính nơi Hài

Nhi mà ơn cứu độ Thiên Chúa đã được hứa ban và sẽ được thực hiện viên mãn.168

Công đồng Vaticanô II đã kế thừa truyền thống liên tục của Giáo Hội khi nói rằng:

“khi Sứ thần truyền tin, Đức Trinh Nữ Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong

tâm hồn và thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian”.169 Qua việc đáp trả lại lời mời

gọi của Thiên Chúa qua trung gian thiên sứ Gabriel, Đức Maria đã cưu mang trong cung

lòng thánh thiện của mình Ngôi Lời Nhập Thể, “trở thành Mẹ Ngôi Lời nhập thể, thành

Đấng đồng công với Chúa Cứu Thế, và thành Đấng ban phát mọi ơn cần thiết để cải hóa

các linh hồn.”170 Đức Maria được gọi là mẹ của nhân loại, vì Mẹ đã chuyển trao cho

nhân loại sự sống thần linh, sự sống vĩnh cửu, khởi đi từ việc hạ sinh Đấng Cứu Thế

được trao ban cho nhân loại. Khi sinh ra Chúa Kitô - Tác Giả sự sống thần linh cho thế

gian, Đức Maria thực sự là Mẹ nhân loại, nhưng là một nhân loại mới.171 Nhà thần học

Pietrafesa nhận thấy rằng biến cố Truyền tin đã mặc nhiên dự báo cuộc tử đạo của Đức

Maria dưới bóng cây Thập giá. Mẫu chức vui mừng của Đức Maria liên đới với nỗi đau

thương đắng cay trong sứ mạng đồng công cứu chuộc gia đình nhân loại.172

Như vậy, việc Nhập thể cứu chuộc của Ngôi Lời khởi động cùng với mẫu chức

cứu chuộc của Đức Maria. Điều này hàm chứa trong nội dung sứ điệp của thiên sứ, và

là điều mạc khải chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, mà Đức Trinh Nữ thành

Nazareth được mời gọi chấp thuận, và rất ý thức về sứ mạng Mẹ đã được tuyển chọn,

từ khi Mẹ chịu thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho tới lúc Chúa Kitô chịu chết.173

165 x. Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh, chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm

Quốc Huyên, O. C (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Thiên, 2015), tr. 167. 166 x. ĐGH. Biển Đức XVI, Niềm Vui Đức Tin, tr. 101. 167 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 63. 168 x. An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 587. 169 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 53. 170 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 64. 171 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 81. 172 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 64. 173 x. Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 57.

Page 37: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

37

2.2. Đức Maria bị lưỡi gươm đâm thâu (x. Lc 2,34-35)

Trong biến cố Đức Maria và thánh Giuse dâng Chúa Hai Nhi nơi Đền thánh, cụ già

Simêon mời gọi chúng ta chiêm ngắm hành động từ bi của Thiên Chúa, Đấng đổ tràn

Thánh Thần trên người tín hữu để hoàn thành chương trình tình yêu nhiệm mầu của

Ngài.174 Khi vạch ra tương lai của Đấng Cứu Thế, ông Simêon quy chiếu tới lời tiên tri

về “Người Tôi Tớ” được sai đến với dân ưu tuyển và mọi dân tộc (x. Is 42,6; 49,6).175

“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay

đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ

thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”

(Lc 2,34-35). Lời tiên báo của cụ Simêon là một mặc khải về viễn tượng đau khổ của

Đức Giêsu và của Đức Maria.176 Kể từ lúc đón nhận lời tiên tri này, Đức Maria đã cùng

với Con mình bước vào mầu nhiệm Thập giá cách mãnh liệt, để hiệp thông đau khổ với

Con Mẹ trong công trình cứu chuộc nhân loại. Mẹ đồng hành với sứ mạng Cứu thế của

Con và kết hiệp với Hy tế của Con cho đến đỉnh đồi Calvê.177 Trái tim của Mẹ chịu đâm

thâu để trở thành người đồng hành với Đấng có Trái tim bị đâm thâu trên Thập giá.178

Lời của cụ Simêon như một cuộc “Truyền tin” thứ hai cho Đức Maria, vì nó biểu lộ

cho Mẹ thấy hiện trạng lịch sử cụ thể mà Con Mẹ sẽ hoàn thành sứ mạng của Ngài, trong sự

hiểu lầm và trong đau khổ. Lời tiên tri đó, một đàng củng cố niềm tin của Mẹ vào Thiên

Chúa sẽ thực hiện lời hứa cứu độ của Ngài, đàng khác cũng tiết lộ rằng Mẹ phải sống vâng

phục trong đức tin, trong đau khổ bên cạnh Chúa Cứu Thế khổ đau.179 Đặc biệt, dưới chân

Thánh giá, nhờ lòng tin, Đức Maria chia sẻ vào mầu nhiệm kinh hoàng trong sự tự hạ của

Con Thiên Chúa. Nhờ đức tin, Đức Maria tham dự vào cái chết cứu độ của Con mình. Qua

Thập giá, Đức Giêsu đã chứng thực một cách dứt khoát trên đồi Calvê rằng, Người là “dấu

hiệu bị người đời chống báng”, như cụ Simêon đã báo trước. Đồng thời, ở nơi đó những lời

nói về Đức Maria cũng thành tựu: “Phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng Bà.”180 Như

thế, “tin là sẵn lòng đảm nhận đau khổ.”181 Lưỡi gươm “tượng trưng rất ý nghĩa cho sứ vụ

đồng công của Mẹ Maria, một biểu hiệu cụ thể quan trọng hành vi tàn ác đâm thâu, xé nát

và tàn phá mọi thớ tâm lòng Mẹ. Với lưỡi gươm này trong lòng Mẹ, Mẹ Maria là Đấng đồng

174 x. ĐGH. Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria, tr. 113. 175 x. Sđd., tr. 114. 176 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 85. 177 x. Sđd. 178 x. Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh, tr. 174. 179 x. ĐGH. Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Mater, số 16. 180 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 85-86. 181 Gieo bước hành trình Abraham, Môsê, người Tôi Trung Isaia & Đức Maria, tr. 127.

Page 38: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

38

công như Chúa Giêsu trên Thánh giá là Đấng Cứu Thế.”182 Thật vậy, lưỡi gươm được giải

thích là: Lưỡi gươm sự hoài nghi của Đức Maria nơi Chúa Giêsu trong suốt cuộc khổ nạn

(Origen); lưỡi gươm của một cái chết dành cho Mẹ Maria (Epiphaneus), lưỡi gươm sự đau

khổ của người Mẹ Sầu bi dưới chân Thập giá.183 Lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Đức Maria

có nghĩa là sự chia sẻ mật thiết của Mẹ trong việc Chúa Giêsu bị chống đối và bị loại bỏ.

Như thế, Đức Maria tham dự trực tiếp vào những khổ đau của Chúa Giêsu.184

Những từ ngữ như: “dâng hiến”, “chuộc đền”, “đền thờ”, “của lễ”, “tư tế” diễn tả đặc

tính của công cuộc cứu chuộc. Trong biến cố khởi đầu đời sống của Chúa Giêsu, cụ già

Simêon và Mẹ Maria hợp nhất một cách mật thiết với Chúa Cứu Thế. Cũng trong biến cố

này, Mẹ Maria hiện diện là Mẹ của Hài Nhi. Hài Nhi này là ơn cứu rỗi các dân tộc, là ánh

sáng cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Chúa (x. Lc 2,31-32). Mẹ ẵm bế dâng Chúa

Cứu Thế, nên Mẹ là vai chính sứ vụ của Hài Nhi, vì Mẹ nuôi dưỡng chuẩn bị cho công cuộc

cứu chuộc loài người. Với lời tiên của Simêon, thánh sử Luca chiếu tia sáng từ trời cao trên

mầu nhiệm cứu độ, có mục đích đem mọi người tới ánh sáng và tới vinh quang. Đây là mầu

nhiệm cứu rỗi mặc khải Tân Ađam và Tân Evà liên kết với nhau trong Đền thờ.185

Thật vậy, Đức Kitô đã chấp nhận đau khổ đến độ chết trên cây Thập giá không phải do tội

của Ngài, mà là vì Ngài gánh lấy tội của nhân loại; Đức Maria thánh thiện đã chịu đau khổ nhiều

khi dâng lên Chúa Cha sự đau khổ của Đức Kitô và sự đau khổ của chính mình, như Mẹ của Đấng

Cứu Thế. Sự đau khổ của Con Thiên Chúa thì vô cùng và sự đau khổ của Đức Maria cũng vô cùng

lớn lao. Điều này được truyền thống Hội Thánh kính nhớ qua diễn ca: “Bảy sự thương khó Đức

Mẹ”. Việc Đức Maria hiệp thông trong sự đau khổ của Đức Kitô, góp phần vào việc khai sinh Hội-

Thánh, tức là làm phát sinh một nhân loại mới hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa (x. Cl 1,24).186

Tóm lại, biến cố Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ, qua lời tiên tri của cụ già

Simêon, tạo lập một vấn đề nền tảng và gợi nhớ sứ vụ đồng công của Mẹ; và một đề tài tiên

tri về mẫu chức đồng công của Mẹ, dâng hiến Con Mẹ lên Chúa Cha, và cùng với Con Mẹ

hy hiến cho phần rỗi nhân loại. Lưỡi gươm hy hiến đã sẵn sàng được thi hành, để Mẹ được

trực tiếp cộng tác vào công cuộc cứu rỗi mà muôn dân mong đợi. Những nỗi đau khổ sâu xa

của Mẹ không phải là ngoại diện do những căn cớ bên ngoài, nhưng là nội tại thẳm sâu trong

182 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 70. 183 x. Gieo bước hành trình Abraham, Môsê, người Tôi Trung Isaia & Đức Maria, tr. 130-131. 184 x. Đức hồng y Carolo Maria Martini, Lời Hứa Đã Được Thực Hiện, chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm

Quốc Huyên (Hà Nội: Tôn Giáo, 2015), tr. 126. 185 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 69-70. 186 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 86.

Page 39: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

39

sứ vụ đồng công mà Mẹ khởi đầu khi thiên sứ truyền tin, khi Mẹ hạ sinh Chúa tại Bêlem,

trong suốt cuộc đời của Mẹ,187 và đỉnh cao là Mẹ hiện diện dưới chân Thập giá Chúa.

3. Đức Maria hiện diện dưới chân Thánh giá (x. Ga 19,25-27)

Có thể nói, những lúc vinh hiển trong cuộc đời của Chúa Giêsu như lúc Ngài biến hình

trên núi Taborê, khi vào thành Giêrusalem, lúc Chúa làm phép lạ... thì không thấy Tin mừng

kể về sự hiện diện của Mẹ Maria; nhưng những giây phút hiểm nguy đau buồn nhất, Mẹ can

đảm hiện diện, đặc biệt trong biến cố đồi Calvê.188 Thật vậy, không có sự kiện và cũng

không có lời nào mà thánh Gioan viết trong Tin mừng mà lại thiếu ý nghĩa hoặc không chất

chứa một mầu nhiệm. Dầu vậy, chúng vẫn không mất tính lịch sử cụ thể. Thời điểm Đức

Maria đứng dưới chân Thập giá là thời điểm mà Chúa Giêsu kết thúc sứ vụ của Ngài trên

trần gian. Thánh Gioan không tường thuật nhiều về Đức Maria, ngoài di chúc Đức Giêsu để

lại cho Mẹ của Ngài mà thôi. “Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người [...] Khi

thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu

rằng: ‘Thưa Bà, đây là con của Bà.’ Rồi Người nói với môn đệ: ‘Đây là mẹ của anh.’ Kể từ

giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,25-27). Những lời này đưa chúng ta trở

lại với buổi bình minh của nhân loại, khi nguyên tổ Ađam-Evà đã để lại sự suy vong cho loài

người gần “cây trái cấm” (x. St 3,1-6). Hôm nay, trên đồi Calvê, hai Tổ Phụ Dân Mới của

Thiên Chúa đã đem lại ơn cứu rỗi cho loài người gần cây Thánh giá, với sự Hy tế của Chúa

Giêsu, và sự đồng hy tế của Đức Maria.189 Bên cạnh đó, đoạn Tin mừng này làm nổi bật “vai

trò làm mẹ trong bình diện cứu độ của ân sủng đạt tới đỉnh cao, lúc hy tế thập giá của Đức

Kitô, cũng là mầu nhiệm vượt qua của Người, được hoàn tất.”190 Chính đức Bênêđictô XVI

đã xác nhận: “Từ thập giá, Mẹ lãnh nhận một sứ vụ mới. Từ thập giá, Mẹ đã trở thành Mẹ

theo một cách thức mới: Mẹ của những kẻ tin và bước theo Con của Mẹ.”191

Thật vậy, với ơn trợ giúp của Chúa, Mẹ đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin,

trung thành hợp nhất với Con cho đến tận bên Thập giá. Mẹ đã hiện diện ở nơi đây theo

như ý định của Thiên Chúa dành cho Mẹ, sẵn sàng cùng chịu đau khổ với Người Con Một

và dự phần vào hy lễ của Con với cả tấm lòng hiền mẫu, dùng trọn tình yêu chấp nhận hiến

tế lễ vật do chính lòng mình sinh ra; và cuối cùng, Mẹ đã nhận làm Mẹ của người môn đệ

qua lời trăn trối của Chúa Giêsu Kitô đang hấp hối trên Thập giá: “Thưa Bà, này là con

Bà” (x. Ga 19,26-27).192 Theo đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: sau bí tích

187 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 71. 188 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 928. 189 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 71. 190 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 90. 191 ĐGH. Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 50. 192 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 58.

Page 40: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

40

Thánh Thể, Chúa không thể trối gì hơn cho chúng ta. Mẹ đã đạp nát đầu con rắn, Mẹ sẽ

giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ, thế gian, xác thịt. Mẹ sẽ ban ơn cho chúng ta giữ vững

lý tưởng cao cả mà Chúa đã đặt vào lòng chúng ta.193 Người môn đệ rước bà về nhà mình

(x. Ga 19,27), đón rước Đức Maria vào chính trong tâm hồn mình, đón nhận Mẹ như một

báu vật, yêu Mẹ như Chúa đã yêu Mẹ;194 chúng ta cũng được mời gọi noi gương bắt chước

để đón nhận Mẹ vào trong cõi riêng tư nhất trong tâm hồn chúng ta.

Như thế, “mẫu tính của Đức Maria không ngừng lại nơi một mình Gioan, nhưng

bao trùm hết mọi người mà Đức Giêsu coi là thuộc về Ngài.”195 F. M. Braun còn cho

rằng: “Theo ý của Gioan, Đức Maria dưới chân Thập giá chính là sự thực hiện của

người phụ nữ của khởi Tin mừng, của người phụ nữ mà dòng dõi được coi như chống lại

con rắn.”196 Hơn nữa đối với thánh Gioan, tất cả những nét khác nhau của cảnh tượng

diễn ra trên đồi Golgotha đều là sự thực hiện của một sấm ngôn, bởi thế ngay sau đó tác

giả mới viết thêm một chi tiết rất có ý nghĩa: “Đức Giêsu nói: ‘Thế là đã hoàn tất’” (Ga

19,30). Sự gì đã hoàn tất ở đây? Sấm ngôn nào đã được thực hiện ở đây, nếu không phải

là Sấm ngôn của Tiền Tin mừng?197 Như thế, nhìn một cách tổng quát biến cố đồi Calvê

cho chúng ta thấy hai điểm sáng quy chiếu cho sứ vụ đồng công của Đức Maria, đó là

“Giờ” của Chúa Giêsu và ý nghĩa sự hiện diện của Mẹ trong thảm cảnh đau thương này.

3.1. Đức Maria trong “Giờ” hiến tế

Có thể nói, thánh Gioan (và chính Chúa Giêsu) đã nhiều lần nói về “Giờ” của Chúa

Giêsu. Từ biến cố tiệc cưới Cana (x. Ga 2,6) đến lời tiên báo về cuộc hiến tế (x. Ga 13,1tt), lời

nói về “Giờ” chỉ mình Cha biết (x. Mt 24,36) đều quy hướng về mầu nhiệm vinh quang của

Chúa Kitô trên Thập giá (x. Ga 12,27 tt). “Giờ đã đến” khi Chúa Con được vinh quang và

Ngài sẽ đem vinh quang về dâng lên Chúa Cha qua hành vi cứu độ nhân loại (x. Ga 17,1tt).198

Khi đặt bản văn Ga 2,1-12 và bản văn Ga 19,25-27 lại gần nhau, chúng ta thấy

hai bản văn này đối ứng, mở - đóng199 và hai bản văn trên còn được “nối kết bằng ‘giờ’

hiến tế, giờ tử nạn và là giờ được tôn vinh.”200 Trở lại với bối cảnh tiệc cưới Cana...,

hôm ấy, sau khi Đức Maria ngỏ lời với Con Ngài về tình trạng của gia đình đôi Tân

hôn: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giêsu trả lời Đức Maria: “Thưa Bà, giờ tôi chưa đến” (Ga

193 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 913. 194 x. Lm.Micae Trần Đình Quảng, giám đốc đại chủng viện Đà lạt, “Bài Giảng Tĩnh Tâm Năm Tại Cộng

Đoàn Châu Sơn”, Đan Viện Châu Sơn, 2017 [CD-ROM]. 195 Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể (Hà Nội: Tôn Giáo, 1999), tr. 23. 196 Lm. Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, Sđd., tr. 24. 197 Sđd. 198 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr.182-183. 199 x. Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Thần Học Về Đức Maria, tr. 38. 200 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 91.

Page 41: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

41

2,4). Không phải là “thưa Mẹ” nhưng là “thưa Bà”. Đức Giêsu gọi Đức Maria là “Bà”

theo nghĩa “đàn bà”, người có chức năng làm mẹ. Mặt khác, Chúa không nói với tư

cách là con nhưng trong tư cách là Chủ của Tiệc cưới Nước Trời.201 Bên cạnh đó, câu

trả lời của Đức Giêsu có vẻ như hẹn với Đức Maria “một giờ nào đó hãy đóng vai trò

làm mẹ mà xin...”202 Hôm nay, “Giờ” của Đức Giêsu đã đến, đó là “giờ” Người được

tôn vinh, vì Người đã vâng ý Chúa Cha mà chịu hiến tế hy sinh.203 “Giờ này” là lúc

Nhân Loại Mới được sinh ra, cũng là “Giờ” của Người Nữ sinh Con đạp dập đầu Satan

(x. Ga 3,15), Bà vui mừng vì “một người đã sinh vào thế gian”, theo lời Chúa Giêsu (x.

Ga 16,21), và Bà trở thành Mẹ của mọi kẻ sống (x. Ga 3,20).204 Tại Cana, “Người Nữ”

ấy được đề cập liên kết với “Giờ” của Đấng Cứu Thế. Trên đồi Calvê, Đức Maria hiện

diện “theo kế hoạch của Thiên Chúa”205 và cũng theo ý muốn của Mẹ.206 Dưới chân

Thập Giá, Đức Maria đại diện cho Giáo Hội (và nhân loại) một cách rất đặc biệt để tiếp

nhận ơn cứu độ và tham dự vào hồng ân ấy với tất cả hữu thể của Mẹ.207

Thật vậy, “Giờ” của Đức Giêsu cũng là “Giờ” của Đức Maria, bởi vì “Giờ” của

Đức Maria “được liên kết với giờ hiến tế này và trái tim Mẹ cũng chịu hiến tế như lời

tiên báo của Simêon là ‘một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Mẹ’ (x. Lc 2,35)”208.

Chính trong “Giờ” này, Con Thiên Chúa - Ngôi Lời Nhập Thể đã trao phó cho Đức

Maria và Đức Maria có nghĩa vụ phải chăm sóc không chỉ gia đình tân hôn ở Cana mà

còn tất cả các môn đệ, tất cả những người tin vào Chúa Kitô trong quá khứ cũng như

trong tương lai.209 Đó là ý nghĩa của câu: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Nhiều nhà

Kinh Thánh còn cho rằng: “Sau khi trao phó cho Đức Maria nhiệm vụ làm Mẹ chúng ta

và sau khi Đức Maria nhận nhiệm vụ ấy, Đức Giêsu liền sinh hạ chúng ta từ trái tim bị

đâm thâu.”210 Như vậy, có thể nói “giờ phút hiến tế dưới chân Thập giá là đỉnh điểm

của lời ‘xin vâng’, và cả cuộc đời xin vâng của Đức Maria hướng về giờ phút hy sinh

này. Cùng với Chúa Giêsu, Đức Maria đã chịu sát tế tâm hồn và làm cho lời “xin

vâng” viên mãn khi Đức Giêsu kêu lên: ‘mọi sự đã hoàn tất’”211. Linh mục Thiện Cẩm

đã nói thật ý nghĩa: “Tình yêu là nguồn gốc của cả sự sống lẫn sự chết, và để được sự

201 x. Lm.Micae Trần Đình Quảng, giám đốc đại chủng viện Đà lạt, “Bài Giảng Tĩnh Tâm Năm Tại Cộng

Đoàn Châu Sơn”, Đan Viện Châu Sơn, 2017 [CD-ROM]. 202 Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Sđd., tr. 38. 203 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 91. 204 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 183. 205 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 58. 206 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 183. 207 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 58; 61; 65. 208 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 91. 209 x. Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Sđd., tr. 38. 210 Sđd., tr. 38. 211 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 91-92.

Page 42: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

42

sống vĩnh cửu thì tình yêu cần chiến thắng sự chết; nhưng đàng khác, sự chết vẫn là

giới hạn của tình yêu, nó là thử thách lớn lao và tuyệt đối của tình yêu.”212

3.2. Đức Maria hiện diện và hiệp thông cứu chuộc

Theo thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, sự hiện diện của Đức Maria trên đồi

Calvê rất cần thiết. Mẹ “đứng dưới chân Thánh giá là điểm cao chót sứ mạng đồng

công của Mẹ đã được tiên báo trong vườn địa đàng với nguyên tổ loài người. Từ cây

Thánh giá, Mẹ Maria đã được công bố là Đấng đồng công.”213 Chúa Cứu Thế chịu khổ

nạn và Mẹ đồng công bị lưỡi gươm đâm thâu tâm lòng, là Tân Ađam và Tân Evà, đã tu

sửa tai họa nguyên tổ, để phát sinh ơn thánh tái sinh các linh hồn tội lỗi. Những mũi

đinh sắc và máu, những gai nhọn và vết thương xâu xé thân xác Chúa Giêsu cũng làm

tan nát cõi lòng của Mẹ Người như lưỡi gươm đâm thâu mà ông Simêon tiên báo.214

Khi người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Đức Giêsu, tức thì máu cùng nước

chảy ra (x. Ga 19,34). Theo nhiều giáo phụ, nước từ cạnh sườn Chúa tượng trưng cho

phép Rửa, còn máu tượng trưng cho phép Thánh Thể. Phép Rửa và phép Thánh Thể

tượng trưng cho Giáo Hội, là bà Evà mới được làm từ cạnh sườn Ađam mới là Đức

Giêsu. Do đó, có thể nói rằng: sau khi Đức Maria được trao phó làm mẹ chúng ta,

Đức Giêsu đã sinh ra Giáo Hội là chúng ta và trao phó chúng ta cho Đức Maria chăm

sóc.215 Như thế, theo cái nhìn này của các giáo phụ, chúng ta có thể hiểu: trước khi

Giáo Hội được sinh ra (khi trái tim của Chúa được mở) thì Mẹ Maria đã được giao sứ

vụ làm mẹ nhân loại. Do đó, Mẹ Maria đã đóng vai trò hiệp thông cứu độ.

Nếu như với cuộc sinh hạ bình thường, người phụ nữ phải chịu đau đớn thì việc hạ

sinh của Đức Maria dưới chân Thập giá càng làm Mẹ đau đớn biết dường nào. Cuộc tử đạo

của Đức Maria đã được cụ già Simêon tiên báo trong Tin mừng theo thánh Luca (x. Lc

2,35) và hôm nay cuộc tử đạo của Mẹ được thực hiện trong cảnh đau thương nhất, khi

người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Đức Giêsu, tức thì máu cùng nước chảy ra (x. Ga

19,34). Thánh Bênađô cho rằng: Lưỡi gươm của người lính “không tha người đã chết mà

nó không làm hại được nữa, nó đã mở sườn Người ra; nhưng chính lúc đó, nó lại đâm thâu

lòng Mẹ.”216 Thánh Bênađô còn tuyên xưng: Lòng Mẹ đã bị đau khổ đâm thâu khi người

lính đâm vào trái tim Con Mẹ, vì vậy, chúng con thật có lý do mà tuyên bố rằng Mẹ còn

hơn các vị tử đạo, bởi vì nỗi đau do việc Mẹ cùng chịu khổ chắc chắn đã vượt quá sự đau

212 Lm. Thiện Cẩm, Niềm Tin Thao Thức (Đức Tin & Văn Hóa), tr. 426. 213 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 72. 214 x. Sđd., tr. 72-73. 215 x. Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Sđd., tr. 38-39. 216 Thánh Bênađô, Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 2, tr. 1061.

Page 43: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

43

khổ trong thân xác.217 Như vậy, để sinh hạ nhân loại trong đời sống ân sủng, Chúa Giêsu

và Mẹ Maria đã trả một cái giá quá đắt, đó chính là cái chết về thể xác và cái chết trong

tâm hồn. Theo đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II trong thông điệp Salvifici Doloris,

ban hành ngày 11/02/1984, Mẹ Maria “chịu khổ đau bên cạnh Chúa Giêsu quá sức tưởng

tượng của loài người, với kết quả lạ lùng huyền diệu cho ơn Cứu rỗi của thế giới.”218 Nơi

khác, ngài dạy: Mẹ Maria “đã tham dự tích cực vào Hy lễ Thánh giá. Mẹ đứng bên Chúa

Giêsu tử giá để chịu đau khổ xót xa với Người. Với lòng Hiền mẫu, Mẹ kết hợp với Hy tế

của Người. Với tình yêu mến, Mẹ đồng thuận với lễ Hiến tế của Người. Mẹ dâng hiến

Người và chính mình Mẹ cho Chúa Cha,”219 để đem ơn cứu độ cho tất cả chúng ta.

Thật vậy, sự hiệp thông cứu độ của Đức Maria trong công trình của Chúa Kitô có

một không hai trong lịch sử nhân loại. Tất nhiên, khi nói Đức Maria hiệp thông cứu chuộc

thì chúng ta không thể hiểu Đức Maria lấy công nghiệp riêng của mình mà cứu chuộc

nhân loại nhưng Đức Maria đã cộng tác vào công cuộc cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô –

Con của Mẹ. Bởi vì khi sinh hạ Giáo Hội trên Thập giá, Đức Kitô còn có Mẹ Maria hiện

diện bên cạnh. Mẹ hiện diện ở đó với trọn vẹn tâm hồn thể xác, để chia sẻ sự đau khổ và

giúp Con của Mẹ chấp nhận Thánh ý Chúa Cha và hiến dâng chính mình.220

Xét trên bình diện con người, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng: không

có một đau khổ nào Chúa Giêsu chịu trong tâm hồn cũng như thân xác của Ngài mà

không “xé nát” tâm hồn của Mẹ Maria, bởi vì Đức Giêsu là con thật của Mẹ, do chính

Mẹ đã sinh ra, hơn nữa Ngài còn là Con Thiên Chúa. Chính trong những đau khổ tột

cùng mà Mẹ đã chịu dưới chân Thập giá cùng với Chúa Giêsu, Mẹ đã tham gia vào

công trình sinh hạ Giáo Hội và Mẹ xứng đáng được gọi là “Hiệp thông cứu chuộc”.

Thật vậy, ơn cứu độ nhân loại chỉ do một mình Đức Giêsu thiết lập qua hiến tế Thập giá

của Ngài và ngoài Thiên Chúa ra, không một thụ tạo nào có thể cứu rỗi chúng ta. Đức Maria

mặc dù là Mẹ Thiên Chúa nhưng Ngài cũng là một thụ tạo. Do đó, Đức Maria cần đến ơn cứu

độ như chúng ta. Tuy nhiên, chỉ nơi Mẹ, ơn cứu độ được ban một cách đặc biệt, đặc biệt đến

độ được ban ngay khi còn sống trên trần thế này.221 Mẹ được hưởng trước công nghiệp của

Chúa Kitô, Con của Mẹ sau này. Do đó, ý nghĩa của sự hiệp thông cứu độ hệ tại ở chỗ: có sự

liên kết giữa những đau khổ và ý chí nơi Đức Maria với những đau khổ và ý chí của Đức

Giêsu. Bên cạnh đó, nhờ sự từ bỏ những quyền lợi của một người mẹ mà Đức Maria đã cùng

217 Thánh Bênađô, Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 2, tr. 1061. 218 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 54. 219 Sđd. 220 x. Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Sđd., tr. 39. 221 x. Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu Học (2005), tr. 145-146.

Page 44: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

44

với Đức Giêsu cứu chuộc nhân loại.222 Mầu nhiệm khổ đau của Mẹ Maria hòa hợp với mầu

nhiệm khổ đau của Chúa Kitô, cứu thoát nhân loại khỏi tội lỗi và cái chết. Chúng ta được sinh

ra trên đồi Calvê bằng máu Con và nước mắt của Mẹ Người.223

Tóm lại, dưới chân Thánh giá, với quyền Hiền mẫu, Mẹ Maria hiện diện và hiến dâng

Con Mẹ làm của lễ lên Thiên Chúa Cha, nên trong cách đó, Mẹ trở nên Mẹ đồng công của

loài người. Như Chúa Giêsu hy hiến chính mình để lãnh nhận mọi người là anh em, Mẹ

Maria hiến dâng Con Mẹ và chính mình Mẹ lên Chúa Cha để nên Mẹ cả loài người. Lời âm

thầm “Xin Vâng” của Mẹ trên đồi Calvê bổ sung lời “Xin vâng” dõng dạc của Mẹ tại nhà

Nazareth. Mẫu chức của Mẹ Maria có tính cách đồng công, vì không những liên quan tới

việc ban phát ơn thánh để thánh hóa các phần tử Giáo Hội, mà còn theo thánh ý Thiên Chúa,

bao gồm sự hoàn thành ơn cứu chuộc trong việc thành lập Giáo Hội, là hoa quả nỗi đau

thương cứu chuộc của Chúa Giêsu và nỗi thương đau đồng công của Mẹ Maria.224

4. Đức Maria trong sách Khải huyền (x. Kh 12)

Trong sách Khải huyền chương mười hai, thánh Gioan nhìn thấy người phụ nữ

mình khoác mặt trời, là “phần chính yếu của sách Khải huyền”225. Với nhiều lớp ý nghĩa,

sách Khải huyền trình bày một biến cố quá khứ đang báo hiệu một biến cố xa xăm trong

tương lai. Sách bổ xung cho Cựu ước khi hoàn tất Tân ước, mạc khải thiên đàng bằng

hình ảnh dưới thế. Thực ra, không phải mọi chuyên gia Thánh Kinh đều chú giải chương

mười hai sách Khải huyền về Đức Maria. Tuy nhiên, khi đào sâu chi tiết của bản văn,

chúng ta vẫn nhìn ra được tối thiểu một số chi tiết cho phép xác định rằng sắc thái Maria

trong chương này không phải là điều võ đoán, nhưng có nền tảng chắc chắn.

Mở đầu chương mười hai, tác giả sách Khải huyền đã mô tả về người Phụ Nữ:

“mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đôi triều thiên mười hai ngôi sao”

(Kh 12,1). Chân dung người phụ nữ này có nhiều cách hiểu khác nhau: có lập trường

cho rằng, người phụ nữ ở đây là Hội Thánh, có lập trường cho đây là hình ảnh Đức

Maria và cũng có lập trường hiểu người đó vừa là Đức Maria vừa là Hội Thánh.226

Lược lại lịch sử suy tư thần học trong Giáo Hội, chúng ta thấy: từ thời các giáo

phụ đến thời Trung cổ, hình ảnh “người nữ mặc áo mặt trời” trong sách Khải huyền

được trình bày theo nhãn quan Giáo Hội học nhiều hơn; giữa thời Trung cổ, các học giả

đan tu, nhất là trong truyền thống phụng vụ và trong nghệ thuật, lại nhìn theo nhãn

222 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 93. 223 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 73. 224 x. Sđd., tr. 73-74. 225 Scott Hahn, Bữa Tiệc Con Chiên-Thánh Lễ là thiên đàng tại thế (Hà Nội: Tôn Giáo, 2012), tr. 83. 226 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 93.

Page 45: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

45

quan Thánh Mẫu học. Nếu Con Trẻ là Đức Giêsu, thì người Phụ Nữ là Đức Maria. Câu

chú giải này được các giáo phụ như thánh Athanasiô, thánh Epiphaniô và nhiều vị khác

tán thành.227 Ngày nay vẫn tồn tại hai lập trường song song và mỗi lập trường đều có

cái lý lẽ riêng. Đối với nhà thần học người Đức, K. Rhaner và các cộng sự viên của

ngài, thì cho rằng, hình ảnh người nữ mặc áo mặt trời là Israel và Hội Thánh; trong khi

đó, các nhà thần học Pháp như Réné Laurentin… lại xem đó là hình ảnh Đức Maria.228

Chúng ta tôn trọng quan điểm riêng của mỗi người, khi mà Giáo Hội chưa chính thức

lên tiếng. Tuy nhiên, trong tư cách là thần học gia, đức Bênêđictô XVI đã dạy: đầu tiên,

điều đó muốn ám chỉ dân Thiên Chúa trong toàn bộ giao ước cũ và mới, nhưng nó cũng

ám chỉ đặc biệt Đức Maria. Áo mặt trời của Mẹ ám chỉ Đức Kitô là ánh sáng thật cho

thế gian. Mặt trăng, hình ảnh của sự chóng qua, bị Mẹ dẫm dưới chân.229

Trở lại với bản văn, người Phụ Nữ được mô tả:“Bà sinh hạ một người con, một người

con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay

lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người” (Kh 12,5). Cứ theo câu văn này thì phải hiểu: người

phụ nữ sinh hạ ở đây, trước hết phải là Đức Maria. Rất có thể, tác giả sách Khải huyền đã

dựa vào hình ảnh Đức Maria tại thế để mô tả Đức Maria trong ngày khải thắng.230 Hơn nữa,

khi đối chiếu giữa Tin mừng và Khải huyền, chúng ta gặp thấy một số hình ảnh song song:

bản văn Ga 2,1 hoặc Ga 19,25 song song với Kh 12,2-5; bản văn Ga 19,27 song song với Kh

12,17; bản văn Ga 2,4; 19,26 song song với Kh 12,4.6; bản văn Lc 1,35.39.43.56… song

song với Kh 11,19.231 Cặp đầu tiên (Ga 2,1; 19,25 // Kh 12,2-5): nếu ở Tin mừng Gioan, Đức

Maria được gọi là “thân mẫu Đức Giêsu” thì những mô tả trong sách Khải huyền là nói về

mẹ Đấng Mêssia. Cặp thứ hai (Ga 19,27 // Kh 12,17): Ở Tin mừng Gioan, Đức Maria là Mẹ

các tín hữu (x. Ga 19,27) trong khi đó ở Khải huyền, người Phụ Nữ được gọi là Mẹ các môn

đệ của Đấng Mêssia (x. Kh 12,17). Cặp thứ ba (x. Ga 2,4; 19,26 // x. Kh 12,4.6… (theo

nghĩa St 3,15 – Evà là mẹ chúng sinh)) Đức Maria được gọi là “đàn bà” và Người mẹ ấy

cũng được gọi là “đàn bà”. Cặp cuối cùng: (Lc 1,35.39.43.56… // x. Kh 11,19 so với 12,1)

Đức Maria như Hòm bia Thiên Chúa và Người đàn bà ấy cũng được ví như “Hòm bia Thiên

Chúa”.232 Như thế, những lý chứng mà các nhà thần học bênh vực cho khẳng định: người

Phụ Nữ được nói đến trong sách Khải huyền chính là hình ảnh Đức Maria trong sứ vụ cộng

tác với Chúa Kitô để cứu độ nhân loại. Những lý chứng này có nền tảng Thánh Kinh. Như

227 x. Scott Hahn, Bữa Tiệc Con Chiên-Thánh Lễ là thiên đàng tại thế, tr. 85. 228 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 95. 229 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 312. 230 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 95-96. 231 x. Sđd., tr. 96. 232 x. Sđd.

Page 46: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

46

vậy, sách Khải huyền mô tả Đức Maria là “Evà Mới”, Mẹ của tất cả những kẻ sống. Trong

vườn Eden, Thiên Chúa hứa “đặt mối thù” giữa Satan với dòng dõi của người nữ (St 3,15).

Giờ đây trong sách Khải huyền, chúng ta thấy cao trào của mối thù này. Dòng dõi người nữ

mới, Đức Maria, là người con trai, Chúa Giêsu Kitô, Đấng đến để đánh bại con rắn.233 Đây là

giáo huấn của đa số các giáo phụ, tiến sĩ, các thánh và các đức giáo hoàng, cả thời xưa và

thời hiện đại.234 Đó cũng là giáo huấn của sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.235

Trong tư cách là vị đại diện của Giáo Hội, đức giáo hoàng Piô X nói rất mạnh mẽ về

Thánh Truyền trong tông thư Ad Diem Illum Laetissimum: “Mọi người biết rằng người nữ

này biểu thị Đức Trinh Nữ Maria […] Vì vậy thánh Gioan đã thấy Mẹ Rất Thánh của Thiên

Chúa trong hạnh phúc vĩnh cử, còn cơn đau chỉ trong cuộc sinh nở mầu nhiệm. Đó là cuộc

sinh nở nào? Chắc chắn đó là sinh ra chúng ta, những người còn trong cuộc lưu đầy, chúng

ta được sinh ra trong đức ái hoàn hảo của Thiên Chúa và trong hạnh phúc vĩnh cửu.”

Sự mô tả về người Phụ Nữ trong sách Khải huyền mang đậm nét tương phản. Một

bên, người Phụ Nữ được trang điểm: mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội

triều thiên mười hai ngôi sao nhưng bên cạnh đó bà cũng lại bị thử thách, không những vì

sinh nở Đấng Mêssia mà còn bị con Mãng xà muốn vồ lấy.236 Như thế, những hình ảnh

biểu tượng về người Phụ Nữ được Thiên Chúa trang bị bằng những gì là cao quí nhất, cho

thấy Thiên Chúa đặc biệt sủng ái Đức Maria. Ngoài ra, theo quan niệm phương Đông, mặt

trời hay các tinh tú có tính bền vững, còn mặt trăng là dấu chỉ thay đổi theo từng ngày

trong tháng, điều này cho thấy, Đức Maria được bao bọc bảo vệ bằng sự bền vững, nhưng

đạp trên mặt trăng nghĩa là vượt lên trên mọi sự thay đổi. Dù có thử thách hiểm nguy bởi

những mưu kế của con Mãng xà, đặc biệt như dòng nước hung dữ (x. Kh 12,15-16), nhưng

không bị cuốn trôi vì có Thiên Chúa ban cho những phương thế và ân sủng gìn giữ, cùng

với sự cộng tác chiến đấu từ chính mình… Đó là tất cả ý nghĩa mời gọi chúng ta tiếp tục

suy tư về đặc trưng chiến đấu và chiến thắng của Đức Maria, trong sách Khải huyền.237

4.1. Đức Maria chiến đấu

Sách Khải huyền tiếp tục mô tả: con Mãng xà cũng như những kẻ theo nó không

bao giờ biết “mệt mỏi” trong việc chống lại Thiên Chúa và kế hoạch của Người. Vì thế,

nó “nổi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng

dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của

233 Scott Hahn, Bữa Tiệc Con Chiên-Thánh Lễ là thiên đàng tại thế, tr. 86. 234 x. Sđd., tr. 86. 235 x. GLHTCG, số 1138. 236 x. Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Đức Maria-Tôn Sùng và Cầu Nguyện, tr. 188. 237 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 96 -97.

Page 47: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

47

Đức Giêsu” (Kh 12,17). Cuộc chiến này sẽ là một cuộc chiến đấu trường kỳ, cuộc chiến

giữa cái thiện và cái ác, nhưng kết cuộc, người Đàn bà và Dòng dõi của Bà sẽ chiến

thắng, bởi có sức mạnh của Thiên Chúa nâng đỡ. Hình ảnh người phụ nữ vừa được hiểu

là Đức Maria, Đấng sinh ra Đấng Cứu Độ trần gian đã chiến thắng Satan, đồng thời

cũng là hình ảnh của Hội Thánh đang phải trường kỳ chiến đấu với các thế lực sự dữ.238

Cuộc chiến mà sách Khải huyền mô tả là rất kịch tính thậm chí có thể đe dọa đến

tính mạng: Mẹ của Đấng Mêssia phải chạy trốn vào trong sa mạc vì bị con Mãng xà đuổi

bắt (x. Kh 12,13-14) nhưng từ cõi âm ty, thế giới kẻ chết, Đấng Mêssia sẽ trỗi dậy. Đại

bàng trên trời và đáy vực thẳm sẽ cứu bà.239 Một lần nữa, con Mãng xà muốn loại bỏ

người đàn bà bởi dòng nước ma quái, dòng nước của sự chết (x. Kh 12,5.7.15-16), nhưng

đất “há miệng ra” như cuộc vượt qua Biển Đỏ (x. Xh 15,12) và xóa bỏ chương trình ma

quái. Con Mãng xà còn giận và tấn công “dòng dõi còn sót lại” tức là dân Israel tuyên

xưng danh Đức Giêsu, một dòng dõi thiên sai gắn bó với mẹ Đấng Mêssia.240 Đe dọa vẫn

còn kéo dài và con Mãng xà còn đó, chờ đợi nơi bãi cát bờ biển hiểm nguy; con vật còn

đó “từ dưới biển đi lên” (x. Kh 13,1). Tuy nhiên, cuộc chiến sắp kết thúc.241

Nhìn vào lịch sử Hội Thánh, hết thảy mọi người trong dòng dõi người đàn bà phải luôn

luôn can đảm chống lại quyền lực của Satan trong mọi giây phút của cuộc sống. Họ chiến đấu

không với sức mạnh của mình nhưng nhờ sự nâng đỡ của Thiên Chúa tình yêu và họ “đã thắng

được nó nhờ máu Con Chiên và nhờ lời họ làm chứng về Đức Kitô” (Kh 12,11). Sứ điệp chính

mà sách Khải huyền muốn mời gọi, đặc biệt ở chương mười hai này là “ai kiên vững chiến đấu

đến cùng sẽ được cứu và được thông phần chiến thắng.”242 Noi gương Đức Maria, người Kitô

hữu phải chiến đấu hy sinh chống lại vương quốc Satan và những quyến rũ giả trá của nó. Sự

kiên cường chiến đấu đến cùng sẽ đạt đến chiến thắng cùng với “Chiên Con” là Đức Kitô.243

4.2. Đức Maria chiến thắng

Nếu như “người nữ đạp đầu con rắn” là hình ảnh của ơn cứu độ mà Thiên Chúa Giavê

loan báo vào lúc khởi nguyên, thì cũng có thể nói hình ảnh “người nữ mặc áo mặt trời” là dấu

hiệu chiến thắng trong thời cuối cùng.244 Thánh Kinh trình bày: “Một điềm lớn xuất hiện trên

trời: một người Phụ Nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười

hai ngôi sao” (Kh 12,1). Các nét miêu tả trên về chân dung một người phụ nữ là những nét đặc

238 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 97. 239 x. Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Đức Maria-Tôn Sùng và Cầu Nguyện, tr. 191. 240 x. Sđd. 241 x. Sđd., tr. 191-192. 242 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 97. 243 x. Sđd. 244 Sđd.

Page 48: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

48

trưng của một vị nữ thần vĩ đại của thế giới thời cổ, như thần Isis. Truyền thống Giáo Hội vẫn

cho rằng: hình ảnh người phụ nữ ở đây là Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu, là Evà mới,245 bởi vì

Mẹ đã sinh hạ “Đấng Mêsia lịch sử là Đức Giêsu Kitô”.246 Thánh Bênađô đã bình luận: “Mặt

trời chứa màu sắc và vẻ rực sáng trường tồn; trong khi vẻ sáng của mặt trăng thì hay thay đổi

và khó đoán định… Thế nên Đức Maria quả đúng mặc áo mặt trời, vì Mẹ tham gia vào độ sâu

thẳm của sự khôn ngoan của Thiên Chúa vượt trội hẳn trên bất cứ con người nào khác.”247

Khi đặt người Phụ Nữ và Dòng Dõi Bà đối lập con Mãng xà trong cuộc chiến

trường kỳ, điều này cho một sự tương ứng khi so sánh với những hình ảnh trong sách

Sáng thế: chương trình của Thiên Chúa đã đặt Đức Maria trong sự tham dự vào ơn cứu

chuộc từ khởi nguyên đến tận cùng trong Đức Giêsu Kitô.248 Chính nhờ Đức Maria mà

Ngôi Lời Thiên Chúa đã Nhập Thể làm người và chương trình cứu độ mà Thiên Chúa

được thực hiện trong Con Một của Người.249 Chính nhờ vào giá máu châu báu của Chúa

Giêsu và sự cộng tác của Đức Maria mà chúng ta tin tưởng chiến thắng, vì chính Chúa và

Mẹ đã chiến thắng. Đó là niềm hy vọng lớn lao cho những kẻ yếu hèn và tội lỗi chúng ta.

Tóm lại, với thế giá là Lời Chúa và với hướng dẫn của Huấn quyền trong việc chú giải

Thánh Kinh, chúng ta nhận thấy vai trò nổi bật của Đức Maria trong ý định ngàn đời của

Thiên Chúa, là cộng tác trong công cuộc tân sáng tạo. Hình ảnh của Mẹ mỗi ngày một sáng

hơn trong tiến trình mạc khải của Thiên Chúa. Mẹ đã đón nhận tất cả trong tự do và trong tin

yêu trước lời mời gọi của Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa và cộng tác trong việc đem

ơn cứu độ cho chúng ta. Với suy tư có nền tảng Thánh Kinh, chúng ta tiếp tục đào sâu về vai

trò của Mẹ trong công cuộc cứu độ, theo Huấn quyền và Truyền thống của Giáo Hội, qua các

giai đoạn lịch sử, để giúp chúng ta tin yêu gắn bó với Mẹ yêu dấu của chúng ta và nhờ Mẹ

chúng ta tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi là cùng đích của việc tôn thờ và yêu mến.

245 x. GS. Đaminh Phạm Xuân Uyển, S. D. B, Công Vụ-Các Thư Do Thái & Công Giáo-Khải Huyền, tr. 578. 246 x. Sđd., tr. 578. 247 x. Sđd., tr. 579. 248 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 98. 249 Sđd.

Page 49: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

49

Chương II

Lịch Sử Phát Triển “Giáo Lý”

Về Đức Maria Đồng Công Trong Giáo Hội

I. Khái quát về thuật ngữ “Corredemptrix” và ý nghĩa của thuật ngữ

Nếu như ở những chương trước, Thánh Kinh đã cho chúng ta biết ý định ngàn đời

của Thiên Chúa qua việc tuyển chọn Đức Maria và việc Mẹ đã đáp trả lại trước lời mời

gọi của Thiên Chúa, thì ở chương này, dưới nền tảng Thánh Kinh, chúng ta tiếp tục đào

sâu suy tư dựa trên Truyền thống và những Giáo huấn của Giáo Hội về đặc nét Đức

Maria là Corredemptrix. Như vậy trong chương này, người viết dựa vào những giáo huấn

của chính Giáo Hội để bênh vực và bảo vệ cho tước hiệu Corredemptrix, còn đang tranh

cãi và bị hiểu lầm ở nơi này nơi khác, của một vài thành phần trong Giáo Hội.

Thật vậy, với thế giá là Mẹ Thiên Chúa, Đấng cộng tác với Chúa Kitô để đánh bại

quyền lực sự dữ và cái chết, Đức Maria được xưng tụng với rất nhiều danh hiệu khác nhau.

Tác giả Anthony F. Chiffolo đã liệt kê một trăm danh thánh của Đức Trinh Nữ Maria,250

trong đó theo nhà thần học Scheeben (1835-1888), các thánh và các giáo phụ thường gọi

Đức Mẹ là Salvatrix (Đấng Cứu vớt), là Reparatrix (Đấng Tu sửa), là Restauratrix (Đấng

Phục hồi), là Reconciliatrix (Đấng Giao hòa), là Liberatrix (Đấng Giải phóng), là

Reformatrix (ĐấngCải tạo), là Adjutrix (Đấng Phù hộ), là Mediatrix (ĐấngTrung gian).

Trong giáo huấn của mình, các đức giáo hoàng, từ đức Piô VII đến đức thánh giáo

hoàng Gioan Phaolô II, Đức Trinh Nữ Maria còn được gọi là Adjutrix (Đấng Phù hộ), là

Auxiliatrix (Đấng Trợ phù), là Advocata (Đấng Trạng sư), là Conciliatrix (Đấng Thỏa hiệp),

là Dispensatrix (Đấng ban phát mọi ơn lành), là Mediatrix (Đấng Trung gian) và là

Reparatrix (Đấng Tu sửa). Trong Hiến chế Lumen Gentium, công đồng Vaticanô II đã tuyên

xưng Đức Maria là Adjutrix (Đấng Phù hộ), là Advocata (Đấng Trạng sư), là Auxiliatrix

(Đấng Trợ phù), là Mediatrix (Đấng Trung gian).251 Thánh Ephrem còn táo bạo hơn khi gọi

Mẹ là Redemptrix (Đấng Chuộc lại). Tuy nhiên, danh từ Redemptrix đã bị loại bỏ, bởi vì chỉ

có Chúa Kitô mới là Redemptor.252 Vậy đâu là nguồn gốc của thuật ngữ Corredemptrix và ý

nghĩa của thuật ngữ này là gì ? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở phần dưới đây.

250 x. Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, chuyển ngữ: Matthias. M.

Ngọc Đính, CMC, 2003. 251 x. Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 62. 252 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 07.

Page 50: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

50

1. Nguồn gốc thuật ngữ “Đồng Công Cứu Chuộc - Corredemptrix”

Theo học giả Laurentin và Carol, danh từ “Corredemptrix” xuất hiện từ thế kỷ XIV,

do một nhà thần học Phanxicô. Thuật ngữ này đã được cha Alanô Vareniô, cha sở giáo xứ

Á thánh Phanxicô Estaing, Rodez (nước Pháp) dùng trong bài giảng năm 1300, và nhà thần

học Salmeron, nghị phụ công đồng Trentô dùng trong những bài diễn giảng Phúc âm và

Tông đồ công vụ.253 Một dữ liệu khác cho biết: danh từ Đấng Đồng công (Corredemptrix)

xuất hiện trong một Thánh thi của nhà thờ thánh Phêrô tại thành Salzburg (Austria). Trong

Thánh thi này có câu:“Pia, dulcis et benigna, Nullo prorsus luctu digna, Si fletum hinc

eligeres. Ut compassa Redemptori, Captivato transgressori, Tu Corredemptrix fieres.”

Nghĩa là: “Mẹ nhân từ, hiền dịu và khoan dung, Mẹ hoàn toàn không đáng chịu một đau

khổ nào. Nếu từ đây Mẹ khóc thương như Người thông phần đau khổ với Chúa Cứu Thế,

thì, với Đấng đã chịu tử hình, Mẹ cũng trở nên Đấng Đồng công cứu chuộc”.254

Đó là những dữ liệu cổ xưa nhất mà người ta có được về thuật ngữ này. Tuy nhiên,

không phải nhà thần học nào cũng chấp nhận thuật ngữ này. Lý do thuật ngữ không được

tất cả mọi người chấp nhận, hệ tại ở chỗ ý nghĩa của thuật ngữ rất hàm hồ, không rõ ràng

và nhất là có thể làm cho người ta hiểu sai. Thế kỷ XVII có nhà thần học A. Widenfeld

(1617-1677) và thế kỷ XIX có nhà thần học Scheeben (1835-1888), cả hai học giả này e

ngại dùng danh từ Corredemptrix, vì sợ thổi phồng vai trò Mẹ Maria mà lấn át vai trò Chúa

Cứu Thế. Đức cha Phanxicô Joseph Rudiger (1853-1884), giám mục giáo phận Linz (nước

Áo) cấm các giáo sĩ giáo phận ngài dùng danh từ Corredemptrix.255 Tại đại hội Thánh Mẫu

ở Pháp, năm 1947 và đại hội Thánh Mẫu ở Rôma, năm 1950, ban đầu chủ đề của đại hội là

“đồng cứu chuộc” nhưng về sau, đức Piô XII không chấp thuận danh xưng

“Corredemptrix”. Ngài đã dùng chữ “Associate” (Phụ tá hay người Cùng cộng tác) của

Đấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).256 Tại công đồng Vaticanô II, các nghị phụ đã

nhắc đến chữ “Consortium” (Hợp tác). Có 36 nghị phụ đã xin Công đồng công bố tước

hiệu “Đức Maria đồng cứu chuộc” thành tín điều, nhưng Công đồng chỉ dùng chữ “the

Handmaid of the Lord” (Nữ Tì của Chúa) để nói đến Đức Maria.257

Như vậy, sự xuất hiện của thuật ngữ Corredemptrix là một hứng khởi mới trong

Giáo Hội, để mời gọi các nhà thần học tiếp tục suy tư về vai trò của Mẹ Maria trong

253 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 08. 254 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 372-373. 255 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 08-09. 256 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 249. 257x. Sđd., tr. 249.

Page 51: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

51

nhiệm cục cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho con người. Đây là một ân phúc lớn lao

Thiên Chúa ban cho Giáo Hội nhưng cũng là một thách đố đối với các nhà thần học. Các

ngài phải trình bày về Đức Maria làm sao cho mọi người có thể dễ chấp nhận nhưng vẫn

bảo toàn được giáo lý chân chính mà Chúa Thánh Thần muốn trong Giáo Hội. Sau đây

chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ và những ngộ nhận trong lịch sử.

2. Ý nghĩa của thuật ngữ “Corredemptrix” và những tranh luận

Xét về văn phạm, danh từ Corredemptrix được kết hợp bởi tiếp tiền tố Cor và danh từ

Redemptrix. “Cor” do tiếng Latinh là “Cum”, có nghĩa là “cùng với”, “cùng chung”, “cùng

nhau”, “cùng hợp tác”. Tuy nhiên, từ “Cor” không có nghĩa là ngang vai nhau, bằng nhau.258

Nếu dịch thuật ngữ Corredemptrix là “Đồng công cứu chuộc” rất có thể sẽ có người hiểu sai.

Nếu dịch là “Hiệp thông cứu chuộc” hay “Đồng cứu chuộc” có thể sát nghĩa hơn nhưng cũng

rất hàm hồ. Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na: đồng công cứu chuộc có nghĩa là “việc

Mẹ đồng lao cộng tác với Chúa Kitô trong việc lập công cứu chuộc loài người về hai

phương diện của ơn cứu độ khách quan và chủ quan.”259 Để hiểu rõ hơn, người viết chưng

dẫn một ví dụ: có một nhóm người nào đó nói rằng, chúng tôi cùng xây dựng ngôi nhà thờ

này, thì chắc chắn chúng ta sẽ hiểu, trong nhóm này: có người lo thiết kế, có người lo xây

dựng, có người lo tài chính, có người lo về kỹ thuật… mỗi người đóng góp một cách khác

nhau.260 Tuy nhiên, xét về nhiệm cục cứu chuộc thì khác một chút. Mặc dù Đức Maria là

Đấng cộng tác nhưng chỉ duy công nghiệp của Chúa Kitô đã tròn đầy, đã viên mãn và đã đền

trả cho sự công bình của Thiên Chúa một cách viên mãn. Chính Đức Maria cũng đã được

cứu chuộc nhờ giá máu của Con yêu dấu của Mẹ một cách tròn đầy nhất.

Thật ra, danh từ Corredemptrix không phải do người ta sáng chế ra nhưng có nền

tảng Thánh Kinh, “dựa theo Kinh Thánh”261. Thánh Phaolô, trong các thư của mình, đã

“định nghĩa” đời sống Kitô, với cấu trúc danh từ giống như thế. Ngài viết: Nhờ bí tích

Thánh Tẩy, chúng ta cùng được mai táng (co-ensevelis) với Chúa Kitô (x. Rm 6,4);nhờ

đức tin, chúng ta cùng được sống lại (co-ressuscités) với Người (x. Cl2,13; 3,1;Ep 2,6).

Thánh nhân muốn làm sáng tỏ một chân lý là chúng ta được tham dự vào công cuộc

cứu rỗi nơi chúng ta và toàn thể nhân loại. Do đó, ngài quả quyết: “chúng ta là những

người cộng sự (cooperators) của Thiên Chúa.”262 Tuy nhiên, “theo nghĩa chính đáng,

xác thực và thích hợp nhất, chỉ có Đức Mẹ Maria mới là Đấng Đồng công

258 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 07. 259 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 248. 260 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh , “Thánh Mẫu Học”, Học Viện Thần Học Xitô, 2016 [CD-

ROM]. 261 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 07. 262 Sđd.

Page 52: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

52

(Corredemptrix), hiệp công cộng tác với Chúa Cứu Thế trong nhiệm cục cứu chuộc

loài người,”263 bởi vì Mẹ cộng tác rất gần vào công trình cứu chuộc khách quan. Đây là

một giáo lý được nhiều nhà thần học Công giáo bênh vực, được dựa trên giáo huấn rõ

ràng của các đức giáo hoàng, đặc biệt là đức Bênêđictô XV và đức Piô XI.264

Xét về giáo huấn của công đồng Vaticanô II, tước hiệu Mẹ Maria Đồng công cứu

chuộc không được công đồng dùng đến, vì có thể có sự hiểu lầm Mẹ là Đấng cứu chuộc

nhân loại với Chúa Kitô.265 Vì thế, vấn đề “đồng công cứu chuộc” ngày nay là vấn đề thần

học, các nhà thần học phải trình bày thế nào để người ta có thể hiểu đúng. Tuy nhiên, trong

Giáo Hội đã có nhiều phong trào, muốn xin Giáo Hội định tín về Đức Mẹ Đồng công, điển

hình là phong trào “Vox populi” (Tiếng Dân): Từ tháng 3 năm 1993, phong trào “Vox

Populi” đã phát động khắp Giáo Hội “Chiến dịch thỉnh nguyện thư” tâu xin đức thánh cha

Gioan Phaolô II tuyên tín Mẹ Maria là “Đấng Đồng Công”. Phong trào này do tiến sĩ thần

học Mark Miravalle, giáo sư đại học dòng Phanxicô tại Steubenville, bang Ohio, Hoa Kỳ,

lãnh đạo với ban cố vấn gồm 32 hồng y. Cho tới tháng 10 năm 1997, phong trào đã thu thập

được chữ ký của hơn 500 giám mục, 55 hồng y và 05 triệu tín hữu thuộc 155 quốc gia. Cuối

tháng 5 năm 1996, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rôma gồm 03 hồng y, 13 giám

mục, và một số đông linh mục, giáo dân chính thức yểm trợ phong trào “Vox Populi”.266 Vì

thế, các nhà Thánh Mẫu học và thần học bắt đầu tranh luận về việc định tín và về danh từ

Corredemptrix. Đại hội Thánh Mẫu quốc tế tại Czestochowa (nước Balan) tháng 8 năm 1996

do Tòa thánh triệu tập, đã kết luận tước hiệu Corredemptrix thiếu rõ rệt về thần học có thể

làm người ta hiểu Đức Mẹ ngang hàng với Chúa Cứu Thế.267 Tiếp theo nhà thần học

Scheeben và Đại hội Thánh Mẫu quốc tế Czestochowa, một số nhà thần học cũng e dè dùng

danh từ Corredemptrix mà muốn dùng cho Mẹ danh từ Cooperator với Chúa Cứu Thế như

nhà thần học Yves Congar đề nghị thay thế danh từ Corredemptrix.268

Tuy nhiên, theo nhà Thánh Mẫu học Laurentin, thế kỷ XVII có 27 tác giả và

trong thế kỷ XVIII có tới 34 tác giả dùng danh từ Corredemptrix. Từ đức Piô X,

giáo huấn của Giáo Hội đã minh nhiên và chính thức dùng danh từ Corredemptrix.

Cụ thể, đức thánh giáo hoàng Piô X đã châu phê ba văn kiện dùng danh từ

Corredemptrix: thứ nhất, Sắc lệnh Thánh bộ Lễ nghi ngày 13/05/1908 lễ Đức Mẹ

263 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 14. 264 x. Sđd., tr. 13. 265 x. Lm. Frederick M. Jelly, O. P, Tôn Sùng Đức Maria Trong Thánh Truyền Công Giáo, chuyển ngữ:

Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân (New Orleans, 2001), tr. 226. 266 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 375-376. 267 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., 09. 268 x. Sđd.

Page 53: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

53

Sầu bi; thứ hai, Sắc lệnh Bộ Thánh Vụ ngày 27/03/1913 về các ân xá; thứ ba, Sắc

lệnh Bộ Thánh Vụ ngày 22/10/1914 ban ân xá cho một kinh đền tạ Đức Mẹ.269

Đối với đức thánh cha Gioan Phaolô II, đã năm lần,270 ngài đã dùng danh từ

Corredemptrix: lần thứ nhất, sau buổi đại triều yết ngày 08/09/1982, ngài nói với các bệnh

nhân: “Mặc dầu đầu thai và sinh ra vô nhiễm, MẹMaria đã thông phần vào các khổ đau lạ

lùng của Con Chí Thánh Mẹ để là Đấng Đồng công (Corredemptrix) cứu chuộc loài người”;

lần thứ hai, nhân ngày lễ thánh Carôlô Borrômêô, bổn mạng của ngài năm 1984, tại Arona,

đức thánh cha nói: “Về Đức Mẹ là Đấng Đồng công cứu chuộc (Corredemptrix), thánh Carôlô

đặc biệt cao giọng diễn giải về Chúa 12 tuổi lạc mất trong Đền thờ”; lần thứ ba, tại đền thánh

Đức Mẹ Guayaquil (Nước Ecuador) ngày 31/01/1985, ngài nói: “Vai trò Mẹ Maria là Đấng

Đồng công cứu chuộc (Corredemptrix) không ngừng cùng với bước vinh quang của Con Mẹ”;

lần thứ tư, ngày lễ Lá và là ngày giới trẻ thế giới 31/03/1985, ngài nói: “Xin Mẹ Maria, Đấng

Phù trợ và là Đấng Đồng công cứu chuộc (Corredemptrix), mà chúng ta tha thiết kêu xin, làm

cho sự nguyện ước của chúng ta quảng đại đáp ứng lại nguyện vọng của Chúa Cứu thế”; lần

thứ năm, vào ngày 06/10/1991, kỷ niệm 600 năm tôn phong hiển thánh cho thánh nữ Brigitta,

ngài nói: “Thánh nữ kêu xin Mẹ là Đấng Vô Nhiễm thai, là Mẹ sầu bi và là Đấng Đồng công

cứu chuộc (Corredemptrix). Thánh nữ chúc tụng vai trò phi thường của Mẹ trong lịch sử Cứu

độ và trong đời sống Kitô hữu.” Ngoài ra, trong 52 buổi đại triều yết, đức Gioan Phaolô II nêu

cao vai trò đồng công đặc biệt của Mẹ trong nhiệm cuộc Cứu thế của Chúa Kitô.271

Tóm lại, mặc dù không được hết mọi người đón nhận nhưng thuật ngữ

Corredemptrix đã có một lịch sử đầy vẻ vang và được sử dụng nhiều trong Giáo Hội.

Thuật ngữ Corredemptrix phải được duy trì trong Giáo Hội, bởi vì thế giá là chính

những tuyên bố của các đức giáo hoàng về thuật ngữ này. Dưới đây chúng ta tiếp tục

đào sâu giáo huấn của các giáo phụ và các thánh trong dòng lịch sử về vai trò đồng

công của Đức Maria trong công trình cứu độ của Chúa Kitô.

II. Giáo huấn các giáo phụ, các thánh và các nhà thần học, theo tiến trình lịch sử

Có thể nói, “lịch sử công nguyên khởi đầu với một phụ nữ”272 và Đức Maria chính

là người phụ nữ vĩ đại đó. Mẹ là nhân vật quan trọng thứ hai sau Chúa Giêsu trong mầu

nhiệm cứu chuộc, bởi vì theo thánh Phaolô, “tại một người mà nhân loại phải chết, thì

cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại” (1 Cr 15,21). Truyền thống Kitô giáo

nhận ra trong đoạn văn trên lời tiên báo một “Ađam mới”, Đấng “vâng phục cho đến chết

269 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 10. 270 x. Sđd., tr. 11. 271 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 374. 272 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 294.

Page 54: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

54

trên thập giá” (Pl 2,8), đã sửa lại sự bất tuân của Ađam cũ và còn mang lại tràn đầy ân

sủng. Bên cạnh đó, qua bản văn này, có nhiều giáo phụ và tiến sĩ Hội Thánh còn nhận ra

Đức Maria, Mẹ Đức Kitô, là người nữ được tiên báo trong Tiền Tin mừng và được xem

là Evà mới. Mẹ là người đầu tiên đã thừa hưởng một cách độc nhất vô nhị chiến thắng

của Đức Kitô trên tội lỗi.273 Tất cả những tư tưởng trên đã được các giáo phụ, các thánh

và các nhà thần học suy tư và triển khai dựa trên nền tảng Thánh Kinh và Huấn quyền

của Hội Thánh. Sau đây, chúng ta sẽ lược lại những suy tư này theo tiến trình lịch sử.

1. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII, Đức Maria tương phản với bà Evà

Trong ba thế kỷ đầu, hình ảnh của Đức Maria ít khi được đề cập trong giáo thuyết

thần học của các giáo phụ. Các giáo phụ trong giai đoạn này có những vấn đề khác đáng

quan tâm hơn. Các ngài phải xác định và trình bày cặn kẽ những chân lý căn bản của mặc

khải Kitô giáo về bản tính Thiên Chúa; về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi…274 Các giáo

phụ chỉ bàn về Đức Maria khi “vấn đề của Mẹ cần thiết cho vấn đề của Chúa Kitô”275.

Điều này thường xuyên xảy ra vào thời kỳ mà Giáo Hội phải “đương đầu” các bè rối. Về

sau trong Giáo Hội, xuất hiện ba khuân mặt lớn bênh vực cho vai trò “đồng công” của Đức

Maria, là thánh Justinô, thánh Irênê và Tectulianô. Các ngài là những người đi tiên phong

trong việc chứng minh sự cộng tác của Đức Maria trong công cuộc Cứu thế.276

Trước hết là thánh giáo phụ Justinô (100-165), người thành Sichem xứ Samari, đã

trở lại Công giáo tại Rôma, đại diện Giáo Hội Rôma. Theo ý kiến của Cayré, thánh

Justinô là “vị đầu tiên giải thích Đức Maria hiệp công cứu chuộc loài người”277. Trong

tác phẩm “Đối thoại với Tryphon”, thánh nhân đã triển khai thế song đối giữa bà Evà

và Đức Maria, giống như thánh Phaolô đã đặt song đối giữa Ađam và Đức Kitô (x. Rm

5).278 Thánh giáo phụ dựa vào câu Tiền Phúc âm (x. St 3,15): Thiên Chúa phán hứa sẽ

đặt một Phụ Nữ chiến thắng ác thần thay thế người phụ nữ đã bị ác thần đánh bại, và

thánh nhân suy diễn sự tương phản trong thư của thánh Phaolô (x. Rm 5,12; 1Cr 15,21-

22) giữa cựu Ađam và Tân Ađam. Cựu Ađam đã đem tội lỗi và sự chết vào trần gian.

Đối lại, Tân Ađam đã phục hồi loài người. Cựu Ađam không một mình làm sa đọa loài

người, vì bà Evà đã cộng tác vào tội của Ađam. Cũng thế, Tân Ađam đã không một

mình phục hồi loài người, vì Đức Maria đã cộng tác với Người trong công trình Cứu

thế. Trong cuộc đối thoại với lạc giáo Tryphon, thánh Justinô còn nói: “Evà đã nghe

273 x. GLHTCG, bản dịch của Ban Giáo Lý (TP HCM: TP HCM, 1998), số 411. 274 x. An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 237. 275 x. Sđd., tr. 237-238. 276 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 26 277 Sđd., tr. 27. 278 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 106.

Page 55: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

55

theo lời con rắn đã sinh ra sự bất tuân và sự chết. Đức Trinh Nữ Maria đáp lại lời

Thiên thần Gabriel loan Tin mừng rằng Đấng Thánh sinh ra bởi Mẹ sẽ là Con Thiên

Chúa. Nhờ Người, Thiên Chúa đánh bại con rắn và những thiên thần, những người

giống như con rắn.”279 Nơi khác, thánh nhân cũng quảng diễn: “Sự bất tuân của Evà

được tháo cởi nhờ sự tuân phục của Đức Maria; điều trinh nữ Evà đã buộc lại vì sự bất

tín của mình thì Đức Trinh Nữ Maria đã tháo gỡ bằng đức tin của Mẹ.”280 Như thế, qua

việc triển khai song đối, thánh Justinô đã trình bày vai trò đặc biệt của Đức Maria trong

mầu nhiệm cứu độ và nêu bật vị thế phổ quát của Mẹ như địa vị phổ quát của bà Evà

trước khi phạm tội. Đức Maria được gọi là mẹ Nhân Loại Mới, mẹ của sự sống. Bên

cạnh đó, thánh nhân còn liên kết với lời Tiền Tin mừng (x. St 3,15) và giải thích rằng,

Thiên Chúa đã nhờ Người Con của Đức Maria để tiêu diệt con rắn và dòng giống của

nó.281 Tín lý Đức Maria cộng tác với Chúa Cứu Thế qua luận lý tương phản giữa bà

Evà và Đức Maria của thánh Justinô đã được các thánh giáo phụ diễn tả và bổ túc.282

Thứ đến là thánh giáo phụ Irênê (130-202), môn đệ của thánh Pôlycarpô thành

Smyrna, đại diện Giáo Hội Đông phương, ngài tiếp tục triển khai mối tương phản giữa bà

Evà và Đức Maria.283 Thánh nhân chân nhận địa vị của Đức Maria tại “ngưỡng cửa” của

Nhân Loại Mới, là Mẹ của Nhân Loại Mới. Nơi Mẹ, Thiên Chúa thực hiện một sự khởi đầu

mới.284 Trong tác phẩm “Chống lạc giáo”, thánh nhân đã so sánh Evà và Trinh Nữ Maria:

vì một trinh nữ bất tuân mà loài người phải đau khổ và phải chết. Cũng vậy, vì một Trinh

Nữ đã vâng lời Thiên Chúa mà loài người đã được tái sinh. Ađam được phục hồi trong

Chúa Kitô, để điều “khả tử được sự bất tử tiêu trừ”. Bà Evà được phục hồi trong Mẹ

Maria, để một Trinh Nữ trở nên một Trạng sư cho một trinh nữ, và để sự bất tuân của bà

Evà được đức tuân phục của Mẹ Maria bãi bỏ.285 Bên cạnh đó, theo thánh nhân: khi bà Evà

bất tuân lệnh của Thiên Chúa, bà vẫn trong tình trạng đồng trinh, do đó những người con

của Evà sinh ra đều lây nhiễm tội của bà; trong khi đó Đức Maria mặc dù là vợ của một

người đàn ông đã được tuyển chọn cho Mẹ nhưng Mẹ vẫn đồng trinh, do đó nhờ sự vâng

phục của Mẹ, đã đem lại sự sống cho chính Mẹ và cho toàn thể nhân loại.286 Như thế, qua

sự so sánh song đối này, thánh Irênê làm nổi bật vai trò thông truyền sự sống nơi Đức

279 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 371-372. 280 An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 239. 281 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 106-107. 282 Sđd., tr. 372. 283 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 27. 284 x. An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ, tr. 239. 285 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 27. 286 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 107-108.

Page 56: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

56

Maria, trong ý nghĩa đảo ngược: sự sống mới ngược trở lên, từ Maria đến Evà.287 Không

dừng lại ở đây, tư tưởng của thánh Irênê còn đi xa hơn. Ngài cho rằng: không chỉ có Evà

được giải thoát mà tất cả mọi con cháu của Evà cũng được giải thoát.288 Trong một bối

cảnh khác, thánh Irênê đã tự hỏi: “Tại sao Ngôi Lời chí thánh lại không nhập thể trong

lòng Mẹ Maria trước khi phái một vị tổng thần đến thương lượng với Mẹ ?”289 Và ngài trả

lời: “Tại vì Chúa muốn cho thế gian, phải mang ơn Mẹ Maria vì mầu nhiệm Nhập Thể, và

phải nhìn nhận nguyên nhân phát xuất mọi ơn lành ở trong Mẹ.”290 Thánh Irênê đáng được

gọi là nhà thần học đầu tiên và một trong những thần học gia về Đức Maria với giáo lý về

Tân Evà, sự trinh tiết của Mẹ Đức Giêsu và tình mẫu tử thiêng liêng. Ngài khẳng định:

“Tân Evà không thể thua kém trong tình trạng vô tội hơn Evà trước tội nguyên tổ.”291

Kế tiếp là giáo phụ Tectulianô (160-240), đại diện Giáo Hội Phi châu, ngài cũng có

công rất lớn trong việc khai triển chủ đề Đức Maria là Evà mới. Cách thức ngài trình bày

cũng theo cách thức mang tính tương phản.292 Đức Trinh Nữ Maria “giống Evà về sự đồng

trinh, nhưng khác Evà về đức tin. Chẳng những khác mà còn cứu Evà nhờ đức tin.”293 Theo

Tertulianô, “Bà Evà đã tin con rắn. Đức Maria tin thiên sứ Gabriel. Vì tin, bà Evà lỗi phạm.

Vì tin, Đức Maria xóa sạch tội lỗi.”294 Với cái nhìn này, Tertulien đề cao đức tin nơi Đức

Maria. Nếu như Evà đã tin vào “con rắn” dẫn đến cái chết cho nhân loại; thì Đức Maria tin

vào Thiên Chúa qua lời sứ thần, đem đến cho nhân loại Nguồn Sống là Đức Kitô.

Tóm lại, sau ba khuân mặt lớn đã đặt nền tảng Thánh Mẫu học về sự tương đồng và

tương phản giữa Mẹ Maria và bà Evà, chúng ta thấy rất nhiều vị thánh cũng nêu lên tư

tưởng tương tự.295 Từ nguyên lý Mẹ Maria là Tân Evà của ba giáo phụ đầu tiên, nhà thần

học Roschini rút ra ba kết luận: trước tiên, bà Evà chịu trách nhiệm lớn vào việc làm sa

trầm nhân loại, Mẹ Maria dự phần tích cực vào việc cứu chuộc loài người; thứ đến, mặc dù

bà Evà chịu trách nhiệm lớn trong việc làm sa trầm nhân loại nhưng việc sa trầm này cũng

là việc thứ yếu và phụ thuộc vai vai trò của ông Ađam, Mẹ Maria dự phần tích cực trong

việc cứu chuộc loài người nhưng là việc thứ yếu và phụ thuộc vào vai trò của Chúa Kitô;

cuối cùng, như phần tích cực của bà Evà là việc luân lý và căn cốt mà bà tự tình ưng thuận

lời con rắn xui xiển, phần tích cực của Mẹ Maria cũng là việc luân lý và căn cốt mà Mẹ

287 x. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Sđd., tr. 108. 288 x. Sđd., tr. 108. 289 Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 128. 290 Sđd., tr. 129. 291 Robert Pannet & tgk, Từ Điển Đức Maria, tr. 89. 292 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 28. 293 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Thánh Mẫu Học, tr. 110. 294 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 28. 295 Sđd., tr. 28-29.

Page 57: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

57

ưng thuận lời thiên thần đề xuất việc cứu chuộc nhân loại.296 Tuy nhiên, mối tương phản

giữa bà Evà và Mẹ Maria Đồng công không chỉ có thế. Chúng ta có thể tổng hợp từ các

giáo phụ cho đến các thánh đã nói đến chiều kích tương phản này trong suốt chiều dài lịch

sử Hội Thánh: thứ nhất, đức tuân phục của Mẹ Maria tương phản với tội bất tuân của bà

Evà; thứ hai, đức khiêm nhường của Mẹ Maria tương phản với sự kiêu ngạo của bà Evà;

thứ ba, phúc lành của Mẹ Maria tương phản với việc bị chúc dữ của bà Evà; cuối cùng,

phúc lành của Mẹ Maria là phương thuốc cứu chữa nỗi bất hạnh của bà Evà.297

2. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI, vai trò của Đức Maria trong biến cố đồi Calvê

Từ thế kỷ IX tới thế kỷ XVI, các thánh tiến sĩ và các nhà thần học tiếp tục đào sâu

suy tư về vai trò cộng tác của Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc nhân loại. Đó là các

thánh tiến sĩ như: thánh Đamianô (1007-1072), thánh Anselmô (1033-1109), thánh Bênađô

(1090-1153), thánh Bônaventura (1217-1274), thánh Albertô (1200-1280), thánh Tôma

(1225-1274), thánh Canisiô (1521-1597) và các nhà thần học như Eadmer (1060-1130),

Arnold Chartres (+1160), Richard St. Lawrence (+1230), Tauler (1300-1543), Gerson

(1363-1429), Denis the Carthusian (+1473), Clichton (1472-1543), Salmeron (1515-1585),

Morales (1509-1586), Suarez (1548-1617).298 Trong buổi đầu của giai đoạn này, một số

học giả tiếp tục nghiên cứu về cách thức cộng tác của Đức Maria trong mầu nhiệm Nhập

Thể. Tuy nhiên, hầu hết các thánh và các nhà thần học đã dần dần khởi sự nghiên cứu về

cách thức cộng tác của Đức Maria trong biến cố đồi Calvê,299 đặc biệt từ thế kỷ XI.300 Theo

Lm. Phan tấn Thành, trong giai đoạn này, các nhà thần học bắt đầu nói tới sự “đồng công

cứu chuộc”, “trung gian ơn thánh” của Đức Maria, cũng như tước hiệu Nữ vương.301

Trước hết, sự cộng tác của Đức Maria trong công cuộc cứu chuộc, có giá trị thật sự

phổ quát. Đây là tư tưởng và giáo huấn của rất nhiều vị thánh và các nhà thần học trong giai

đoạn này. Đầu tiên, phải kể đến lời của đức hồng y Journet, ngài cho rằng: “Nơi Đức Maria,

Hội Thánh trở thành đồng cứu chuộc trong Đức Kitô, về tất cả những gì mà Đức Kitô là

Đấng Cứu Chuộc duy nhất, nghĩa là cứu chuộc mọi người.”302 Nhờ Đức Kitô, Con yêu dấu

của Đức Maria con người được liên kết với Thiên Chúa và nhờ giá máu châu báu của Con

Mẹ, con người được nâng lên một cấp độ hữu thể cao hơn, là con cái, là bạn hữu và là người

296 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 29-30. 297 x. Sđd., tr. 161-168. 298 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 372. 299 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 30. 300 x. Giuse Phan Tấn Thành, O.P, Magnificat, tr. 131. 301 x. Sđd. 302 Robert Pannet & tgk, Từ Điển Đức Maria, tr. 31.

Page 58: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

58

nhà của Thiên Chúa.303 Nhà thần học Alcuinô (+804) đã không ngần ngại tuyên bố: “Toàn

thế giới hoan hỉ vì đã được cứu chuộc nhờ Mẹ.”304 Thánh Phêrô Đamianô (+1072) thì dạy:

“Do một phụ nữ, một điều chúc dữ đã lan tràn trên trái đất, thì do một Phụ Nữ, điều chúc dữ

đã được cải đổi cho trái đất. Vì một phụ nữ, chén đắng sự chết đã được trao truyền. Lời chúc

phúc mới mẻ tiêu diệt sự truyền nhiễm của lời chúc dữ ngàn xưa.”305 Và nơi khác, ngài mời

gọi chúng ta sống tâm tình biết ơn với Mẹ: “Chúng ta mắc nợ Mẹ Thiên Chúa […] Và sau

Chúa, chúng ta phải cảm tạ Mẹ vì công ơn Cứu chuộc chúng ta.”306 Thánh nhân cũng dạy

thêm: “Nếu Chúa không muốn mặc xác phàm nhân loại khi Mẹ Maria chưa đồng ý, thì trước

là hết thảy chúng ta phải nhờ Mẹ mới được hưởng dư ân huệ bao la cứu chuộc, và sau là để

chúng ta hiểu rõ: mọi người được giải thoát đều là tùy ở Mẹ Maria.”307 Thánh Anselmô

(1033-1109) còn xác quyết: “Lòng Mẹ Maria là đường lối Chúa Giêsu đến cứu chuộc tội

nhân,”308 và Mẹ là “Đấng Hòa giải của thế giới”309. Nơi khác, thánh nhân còn nói: “Thiên

Chúa đã có thể từ hư vô sáng tạo thế giới, nhưng khi thế giới đã vì lỗi phạm mà sụp đổ điêu

tàn, thì Thiên Chúa lại không tái thiết thế giới mà không có Maria cộng tác.”310 Chính nhờ

Đức Maria mà tất cả vũ trụ và con người “đã được sống lại với vẻ đẹp nguyên thuỷ và được

ban tặng một hồng ân mới, hồng ân khôn tả”311. Thánh Anselmô còn quả quyết mạnh hơn:

Thiên Chúa là Cha làm nên muôn vật muôn loài, còn Đức Maria là Mẹ của muôn vật muôn

loài đã được tái thiết. Bởi vì, Thiên Chúa đã sinh ra Đấng tạo dựng muôn loài, còn Đức

Maria đã hạ sinh Đấng Cứu Độ muôn loài. Nếu không có Đấng do Thiên Chúa sinh ra thì

chẳng có gì được hiện hữu, và nếu không có Đấng do Đức Maria sinh ra thì chẳng có gì là tốt

lành.312 Theo thánh Bênađô, một người nam và một người nữ đã cùng chung tay làm giống

nòi điêu đổ, thì cũng một Người Nam và một Người Nữ chung tay trùng tu giống nòi.313 Như

vậy, qua một số tư tưởng của các thánh giai đoạn từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI, chúng ta có

thể nhận thấy, tư tưởng của các ngài không hoàn toàn hệ tại ở tình cảm cá nhân nhưng được

đặt nền trên Thánh Kinh (x. St 3,15), nói đến sự cộng tác của Đức Maria có giá trị phổ quát

cho hết mọi người và cho cả công trình canh tân vũ trụ. Tư tưởng của các ngài còn được cụ

thể, khi trình bày vai trò đặc biệt của Đức Maria trong biến cố đồi Calvê.

303 x. Nguyễn Chính Kết, Đối Thoại Tôn Giáo (Sài Gòn: 2005), tr. 79. 304 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 30-31. 305 Sđd., tr. 31. 306 Sđd. 307 Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 189. 308 Sđd., tr. 20. 309Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria, tr. 145. 310 Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 195. 311 Thánh Anselmô, Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 1, tr. 901. 312 x. Sđd., tr. 901. 313 x. Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 195.

Page 59: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

59

Thứ đến là giáo thuyết về Đức Maria đồng công trong biến cố đồi Calvê. Có thể nói,

đỉnh cao của thập giá cũng là đỉnh cao của khổ đau mà Đức Maria phải chịu. Đứng bên bàn

hy tế của Con, Đức Maria chết lặng để cùng Con uống trọn chén đắng. Đức Maria đã chia

sẻ với Chúa Cứu Thế nỗi cô đơn não nùng, khi Con của Mẹ kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, lạy

Thiên Chúa của con nhân sao Chúa bỏ con ?” (Mt 27,46).314 Đức Maria thinh lặng như

tình thương Mẹ đã nâng đỡ Con Mình cho đến lúc Chúa nói: “Đã hoàn tất” (Ga 19, 30).315

Chính vì thế mà rất nhiều nhà thần học và nhiều vị thánh trong giai đoạn này, đã triển khai

ý nghĩa của biến cố đồi Calvê. Trước tiên là nhà thần học Arnold of Chartres (+1160), ngài

viết: “Trên đồi Calvê, tình yêu cộng tác thái quá của Mẹ làm cho Thiên Chúa nhân hậu đối

với chúng con. Chúa và Mẹ đều hiến dâng Của lễ toàn thiêu cho Thiên Chúa: Mẹ dâng

trong trái tim Mẹ; Chúa dâng trong máu thân xác Chúa […] để cùng với Chúa Kitô, Mẹ

lãnh nhận một hiệu quả trong công cuộc cứu chuộc thế gian.”316 Nhà thần học Richard of

St. Lawrence (+1230) diễn giải: “Điều Con ban cho thế giới do cuộc khổ nạn của Người,

thì Mẹ ban cho do Mẹ hiệp thông với Người để giao hòa tội nhân do cuộc đồng khổ nạn

của Mẹ, sau khi Mẹ đã lãnh nhận ơn cứu độ cho toàn thế giới nhờ Mẹ hạ sinh Chúa Cứu

Thế […] Nước mắt Mẹ hòa trộn với mồ hôi, nước mắt của Chúa, cùng với nước và máu từ

các vết thương của Người chảy ra để tẩy xóa vết nhơ các linh hồn.”317 Thánh Bônaventura

(+1274) khuyến cáo chúng ta phải nhớ điều này: Mẹ Maria muốn hòa tan vào tình yêu tha

thiết của Cha và của Con, nên đã đem tất cả tấm lòng hào hiệp hiến dâng Con chịu chết để

loài người được sống,318 Mẹ đã yêu thương chúng ta quá nên đã trao phó Con duy nhất của

Mẹ cho chúng ta.319 Thánh Albertô Cả (+1280) khảo luận rõ ràng về Mẹ Maria thông phần

phục hồi loài người hơn các nhà thần học thời đó. Ngài viết: “Toàn thế giới được kết thân

với Thiên Chúa do cuộc khổ nạn cao cả của Chúa Kitô, thì cũng liên quan đến Đức Mẹ do

cuộc đồng thụ nạn của Mẹ […] Do sự tự tình ưng thuận trong cuộc khổ nạn của Chúa, Mẹ

hiến dâng Người cho tất cả chúng ta: Nhờ Hiến vật thích đáng và tốt đẹp nhất đã được

dâng lên, Mẹ giao hòa toàn thể nhân loại với Thiên Chúa.”320 Chân phúc Gioan Tauler

(+1361) dạy tín lý đồng công cứu chuộc rằng, Đức Maria tự hiến cùng Chúa Kitô như một

Hiến vật sống động cho phần rỗi mọi người. Ngài nói: “Thiên Chúa chấp nhận Hiến lễ của

Mẹ trên đồi Calvê, như một Của lễ hy sinh thỏa lòng cho lợi ích và phần rỗi toàn thể nhân

loại. Nhờ công nghiệp những nỗi khổ đau của Mẹ, Mẹ biến đổi sự phẫn nộ của Thiên Chúa

314 x. Lê Tiến, Đức Maria trong Phụng Vụ (Đmhv, 2002), tr. 83. 315 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 54. 316 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 32. 317 Sđd. 318 x. Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 33. 319 x. Sđd., tr. 59. 320 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 33.

Page 60: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

60

thành lòng thương xót của Người […] Như bà Evà hái trái cây biết lành biết dữ đã làm hại

loài người trong ông Ađam, Mẹ đã dùng nỗi thống khổ của Mẹ từ cây Thánh giá, và với

nỗi chất ngất đau thương của Mẹ, Mẹ đã cùng với Con Mẹ cứu chuộc loài người.”321

Thánh Antoninô (+1459) dạy về Mẹ rất thánh: “Chỉ duy một mình Mẹ được hiệp thông

trong cuộc khổ nạn. Con Mẹ đã muốn trao thông cho Mẹ công nghiệp khổ nạn; và như

vậy, Mẹ có thể chia sẻ ơn huệ cứu rỗi, nghĩa là do sự đồng thụ nạn của Mẹ, Mẹ là Đấng

Phụ tá của công cuộc cứu chuộc, và nhờ việc tái tạo, Mẹ trở nên Mẹ mọi người.”322 Tư

tưởng này làm chúng ta liên tưởng đến câu nói của thánh Bônaventura: “Đức Trinh Nữ

Maria được tiền định để rửa sạch mối đê nhục của nòi giống chúng ta, đã hoàn toàn chiến

thắng hỏa ngục, và không bao giờ khuất phục nó (Satan), quả là hoàn toàn chính đáng.”323

Mẹ là “Đấng đã minh nhiên và thực sự đồng công vào việc cứu chuộc của Chúa Giêsu. Ơn

gọi và sứ mạng của Mẹ chính là ơn gọi đồng công cứu chuộc,”324 hoặc nói cho rõ nghĩa

hơn ơn “đồng công cứu chuộc” chính là ơn tiền định đặc tuyển kỳ diệu của Mẹ. Cuộc đời

của Mẹ là cuộc đời chỉ nhằm để thể hiện ơn tiền định đồng công ấy.325

Niềm thống khổ của Mẹ Maria lớn lao đến nỗi, theo đánh giá của thánh Bênađinô

Siênna (+1444), đã đặt Mẹ trong trạng thái được tách biệt vượt trên khả năng chịu đau

khổ đến mức có thể chết của tất cả thụ tạo hợp lại.326 Thánh Bênađô thì cho rằng: không

phải Đức Maria hiện diện ở gần thánh giá, nhưng ở trên “thánh giá”, cùng chịu đóng

đinh vào hai thanh gỗ như Chúa Giêsu.327 Nhà thần học Tôma Illyricô (+1529) quả

quyết: “Rất Thánh Trinh Nữ là Đấng Phụ tá của công cuộc cứu rỗi và là Đấng Trợ giúp

công cuộc công chính hóa chúng ta […] Mẹ là Đấng Tu sửa, Giao hòa và Phục hồi

chúng ta.”328 Tác giả Clichton (+1543) dạy: “Sau Chúa Kitô, Mẹ Maria có thể được gọi

là Đấng Tu sửa cứu chuộc loài người, vì do những nỗi thống khổ của Mẹ, Mẹ vui nhận

cộng tác vào việc cứu chuộc chúng ta.”329 Nhà thần học Ambrosiô Catharinô (+1553)

chứng minh: “Công cuộc cứu chuộc vẻ vang mà Mẹ đã được tuyển chọn, tỏ rõ rằng Mẹ

rất thích hợp là Đấng cộng sự với Chúa Kitô, không phải là Chúa Kitô đã không đầy đủ,

nhưng vì điều tốt đẹp và thích hợp là Chúa có người trợ giúp.”330 Thánh Bônaventura

nói: “Bạn hãy nhìn kỹ Chúa Giêsu, vô số vết thương tỏa khắp châu thân Ngài và tất cả

321 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 33-34. 322 Sđd., tr. 34. 323 Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria, tr. 339. 324 Maria Agrêđa, Thần Đô Huyền Nhiệm, chuyển ngữ: Văn Hải (Sài Gòn, 2004), tr. 07. 325 Sđd., tr. 07. 326 Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ, tr. 65. 327 x. Raoul Plus, S. J, Sđd., tr. 64-65. 328 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 35. 329 Sđd. 330 Sđd., tr. 35.

Page 61: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

61

đã được hợp nhất lại trong vết thương duy nhất và khôn tả nơi tâm hồn Đức Maria.”331

Thần học gia Anphongsô Salmeron (+1585) tại công đồng Trentô viết: “Mẹ Maria đứng

bên Thánh giá để việc tu sửa loài người có thể đề bù sự thiệt hại cả thế giới […] Chúa

Kitô muốn thông cho Mẹ Người tính cách cứu chuộc như Mẹ là Đấng Đồng công, không

phải là giảm công của Người, nhưng cho Người được vinh quang cao cả.”332 Thánh

Phêrô Canisiô (+1597) nói: “Đứng bên Thánh giá của Con Mẹ, Mẹ dũng cảm trong đức

tin, và hiến dâng Chúa Kitô là Của lễ sống động để đền bù tội lỗi thế giới.”333

Cuối cùng là giá trị hiệp công của Đức Maria. Ở gốc cây biết lành biết dữ, Evà đã

đánh mất chức làm mẹ loài người; ở dưới chân Thánh giá, Đức Mẹ đã đón nhận chức

làm mẹ loài người.334 Nhà thần học Denis Carthusianô (+1473) còn giải đáp tại sao

Chúa muốn Mẹ Người hiện diện tại cuộc khổ nạn của Người: “Bởi vì Chúa muốn Mẹ

tuyệt hảo của Người là Đấng hợp tác trọng yếu trong ơn cứu độ chúng ta. Do đó, Chúa

đã muốn rằng bởi sự đồng thụ nạn trung thành nhất của Mẹ, Mẹ thật xứng đáng lãnh

nhận cho mọi người hậu quả cuộc khổ nạn của Chúa.”335 Quả thật, theo tác giả Phêrô

Morales (+1603): “Rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ chúng ta, không những là Dưỡng mẫu,

và là nhiều tước hiệu khác, nhưng chủ yếu và đặc biệt do bởi cuộc khổ nạn của Con

Mẹ, Mẹ sinh chúng ta trong đau khổ cay đắng và trở nên Mẹ mỗi người chúng ta.”336

Nhà thần học Eadmer (1060-1130) môn đệ của thánh Anselmô, có lẽ là người đầu tiên

minh nhiên nói về “huân nghiệp tu sửa” của Đức Trinh Nữ Maria. Ngài nói: “Mẹ lập

công để trở thành Đấng tu sửa thế gian đã bị hư hỏng một cách xứng đáng nhất.”337

Để có thể tóm kết giai đoạn này, chúng ta có thể mượn lời của thánh Gioan Kim

Khẩu (+407): nếu như ma quỷ đã dùng phương tiện nào để chiến thắng, thì Chúa Kitô

cũng dùng chính những phương tiện ấy để đánh bại nó. Nói cách khác, Người lấy chính

vũ khí nó dùng mà thắng nó.338 Nếu như một trinh nữ (Evà), một khúc gỗ (Cây xanh)

và sự chết (hình phạt Ađam phải chịu) là biểu tượng cuộc thất bại của chúng ta, thì sự

xuất hiện của một Trinh Nữ (Đức Maria), một khúc gỗ (Thập giá) và cái chết của Đức

Kitô lại trở thành biểu tượng của sự toàn thắng.339 Nếu như “một trinh nữ trục xuất

chúng ta khỏi thiên đàng; nhờ một Trinh Nữ, chúng ta tìm được sự sống vĩnh cửu. Do

331 Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ, tr. 65. 332 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 35. 333 Sđd., tr. 35-36. 334 Lm. Nguyễn Ngọc Thế S. J, Sứ Điệp Không Thể Lãng Quên (Phương Đông: TP HCM, 2016), tr. 155. 335 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 34. 336 Sđd., tr. 36. 337 Sđd., tr. 31. 338 Thánh Gioan Kim Khẩu, Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 1, tr. 1144. 339 x. Sđd., tr. 1144.

Page 62: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

62

một trinh nữ, chúng ta bị lên án; và nhờ một Trinh Nữ, chúng ta được ban thưởng.”340

Như thế, trong giai đoạn này, suy tư của các thánh và các nhà thần học về vai trò của

Đức Maria trong công cuộc cứu chuộc được chuyển tiếp từ quan niệm chung cho tới

quan niệm riêng biệt, nghĩa là tính cách rõ ràng vai trò hiệp thông của Mẹ.

3. Từ thế kỷ XVII đến XIX, giáo thuyết về Đức Maria đồng công trong bối cảnh Tin lành

Trong thời kỳ này, Giáo Hội phải chịu đựng một vết thương rất lớn do cuộc ly khai của

Lutêrô. Thực ra, Lutêrô đã chú trọng đến Đức Maria rất nhiều khi chú giải các đoạn văn

Thánh Kinh nói về Người (chẳng hạn như kinh Magnificat). Nhưng vì muốn phản ứng lại

một lối tôn sùng Đức Mẹ quá ủy mị, phái Cải cách gạt Người ra khỏi đời sống đạo của họ,

bởi vì họ chủ trương dành tất cả cho Đức Kitô (solus Christus).341 Những người Tin lành

than phiền rằng, lòng tôn kính với Đức Maria đã làm giảm sút sự tin tưởng của con người

vào ơn Chúa, ơn Chúa chỉ được thông ban duy chỉ có một mình Chúa Kitô mà thôi.342 Đối

lại, về phía Công giáo, nhiều người lại coi việc tôn sùng Đức Mẹ như một dấu hiệu đặc biệt

của Đạo mình.343 Những người Tin lành không biết rằng: “việc ta tới thân mật cùng Chúa

Giêsu Đấng chịu đóng đanh trên Thập giá chính là do Đức Trinh Nữ Maria làm Mẹ chúng

ta dẫn đàng chỉ lối cho chúng ta tới với Chúa. Như vậy, Chúa Giêsu bảo ta rằng: ‘Con hãy

yêu mến Ngài như Cha yêu mến Ngài thì không có gì còn làm cho chúng ta phải áy náy lo sợ

nữa’” (đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, triều yết chung 23/11/1988),344 và thật ra, “cả

cuộc sống của Mẹ cũng là một cuộc hành trình đi theo Chúa, theo Chúa để đến với mọi

người, theo Chúa để trở thành Mẹ của mọi người.”345 Ngày nay, có những nỗ lực dè dặt tìm

về lại với Mẹ Maria nơi một số người Tin lành. Họ nhận ra rằng: việc “xóa” yếu tố nữ ra

khỏi sứ điệp Kitô cũng là một thiếu sót về mặt nhân chủng. Một người nữ hiện diện nơi tâm

điểm Kitô giáo, xét về mặt thần học và nhân chủng, là điều quan trọng. Chẳng có chuyện

cạnh tranh giữa hai khuân mặt mẹ con, vì hai người khác nhau trên nền tảng. Đức Giêsu đã

trao Mẹ cho tất cả chúng ta qua thánh Gioan. Không phải cạnh tranh, nhưng là một thứ gần

gũi sâu xa hơn. Đức Maria có chỗ đứng quan trọng trong nhân sinh quan Kitô giáo.346 Nhìn

chung trong thời kỳ này, việc nghiên cứu thần học về vai trò Đức Mẹ trong công cuộc Cứu

chuộc loài người phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công trình của các thánh như: thánh

Laurensô Brindisi, thánh Robertô Bellarminô, thánh Euđê, thánh Grignion de Montfort,

340 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 29. 341 x. Giuse Phan Tấn Thành, O. P, Magnificat, tr. 130. 342 Radio Veritas, Bước Theo Chân Mẹ- Những bài suy niệm về Đức Maria của Đài chân lý Á Châu, tr. 14. 343 x. Giuse Phan Tấn Thành, O. P, Magnificat, tr. 130. 344 Guillaume Menthière, Mẹ Maria-Trung tâm Công trình của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô

II, tr. 37. 345 Radio Veritas, Sđd., tr. 11. 346 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 305.

Page 63: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

63

thánh Anphong Ligouri; các nhà thần học như: Berulle, Cornelius a Lapide, Gaspar Tausch,

Salazar, Vulpes, Novati, Luke Wadding, George de Rhodes, Reichensperger, Dubois,

Widenfeld, Crasset, Van Ketwigh, Charles del Moral, Trombelli, De Clorivière, Jeanjacquot,

Peraldi, faber, hồng y Wiseman, hồng y Newman, hồng y Manning, Scheeben, đức Piô IX,

đức Lêô XIII. Trong thế kỷ XIX, danh từ Đấng Đồng Công thường được sử dụng.347

Trước hết, sự cộng tác của Mẹ Maria được trình bày hệ tại ở sự hiến dâng Người Con

yêu dấu cho Thiên Chúa và hiệp thông với Người trong khổ đau và trong đức tin, để đem

ơn cứu độ cho trần gian. Điều này được thấy ngay với tư tưởng của thánh Laurensô

Brindisi (+1619). Ngài nói: “Mẹ Maria liều mạng sống cho chúng ta. Mẹ đứng bên Thánh

giá Chúa Kitô, hiến dâng Người cho Thiên Chúa như tinh thần tổ phụ Abraham hiến dâng

con […] Tinh thần của Mẹ là tinh thần một tư tế thiêng liêng. Thánh giá là bàn thờ, Chúa

Kitô là Của Lễ. Tinh thần Chúa Kitô là Tư tế chánh tế, tinh thần của Mẹ Maria hợp với

tinh thần của Chúa, cùng một tinh thần với Người như một linh hồn trong hai thân xác.”348

Cũng giống như tư tưởng trên đây, thánh Robertô Bellarminô (+1621) viết: “Mẹ Maria

không hiện diện trong cuộc tạo thành bầu trời vật chất, tuy Mẹ hiện diện trong cuộc tạo

thành bầu trời thiêng liêng […] Duy một mình Mẹ cộng tác trong mầu nhiệm Nhập thể,

cũng duy một mình Mẹ hợp tác trong mầu nhiệm Khổ nạn: Mẹ đứng bên Thánh giá và hiến

dâng Con Mẹ cho ơn Cứu độ trần gian.”349 Đức hồng y Carlo Maria Martini đã khuyên

chúng ta: chúng ta hãy xin Đức Maria ban cho chúng ta đức tin mà Mẹ đã diễn tả trong đau

khổ của Mẹ khi đứng dưới chân Thập giá, và đức tin đó đã giúp Mẹ không nổi loạn vì cái

chết của người Con của Mẹ, nhưng chấp nhận nó và cảm nhận trong thực tại.350

Thứ đến, sự cộng tác của Mẹ Maria với Chúa Kitô được diễn tả như một trợ tá

trong mầu nhiệm cứu độ. Đức hồng y Berulle (+1629) gọi Đức Maria là: “Bạn đồng cảnh

với Chúa Giêsu trong những mầu nhiệm của Người, trong những hoạt động của Người,

trong Thánh giá của Người, trong đời sống của Người, trong sự chết của Người.”351

Thánh Anphongsô Ligôri, khi suy nghĩ rất nhiều về những thống khổ của Đức Maria, đã

giải thích rằng đó là một Đấng Tử Đạo không có niềm an ủi.352 Cha Olier (+1657) diễn

tả: “Mẹ Maria là Bạn của Chúa Cha hằng hữu trong nhiệm cuộc Cứu rỗi lúc Ngôi Hai

nhập thể. Mẹ là một biểu tượng của Giáo Hội, tham dự vào Hy lễ trên đồi Canvê.”353 Tất

nhiên, Đức Trinh Nữ Maria không có chút nào về sự liên kết hai bản tính trong một ngôi

347 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 373. 348 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 37-38. 349 Sđd., tr. 38. 350 x. Đức hồng y Carlo Maria Martini, Đức Maria Ở Giữa Dân Người, tr. 59 351 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 38. 352 x. Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ, tr. 23. 353 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 38.

Page 64: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

64

vị, nhưng người ta có thể so sánh tâm trạng của Mẹ với tâm trạng Con Mẹ.354 Nhà thần

học Salazar (+1646) viết: “Chính Chúa Kitô đã muốn hoàn hảo hóa ơn Cứu chuộc chúng

ta, bằng cách liên kết Mẹ Người như một Đấng Trợ tá.”355 Nhà thần học Vulpes (+1647)

dùng danh từ Corredemptrix để nói về sự cộng tác của Đức Mẹ trong kế hoạch của Thiên

Chúa: “Thiên Chúa đã quyết định cứu chuộc mọi người khỏi nô lệ tội lỗi nhờ công

nghiệp của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Người đã quyết định sẽ có Chúa Kitô và Mẹ Người,

để Mẹ trở thành Đấng Đồng Công Cứu chuộc (Corredemptrix) toàn thể nhân loại.”356

Tiếp theo, giáo huấn của các thánh và các nhà thần học trình bày cho chúng ta về ý

nghĩa công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô và công trạng của Mẹ Maria trong mầu nhiệm

cứu độ. Theo nhà thần học Caspar Tausch (+1645), Mẹ Maria biết thánh ý Chúa Cha muốn

Con Mẹ phải chịu đau khổ và phải chết trên Thập giá để cứu rỗi loài, nên Mẹ hoàn toàn

tuân hợp thánh ý đó. Mặt khác, vì tha thiết yêu thương loài người, Mẹ mau mắn hiến dâng

Con Mẹ chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại được sống.357 Thánh Bônaventura cho

rằng: “Chính từ Đức Maria, chúng ta chiếm giữ tất cả điều ở Trên Cao đến với chúng

ta,”358 bởi vì theo nhà thần học Luca Wadding (+1657): “Rất Thánh Trinh Nữ đã cộng tác

vào công cuộc Cứu rỗi chúng ta trong rất nhiều cách. Tôi không nghĩ rằng đó là một sự

mới lạ hay một sự quá đáng gọi Mẹ là Đấng Cứu chuộc nhân loại trong nghĩa đầy đủ của

danh từ.”359 Tất nhiên, chúng ta luôn luôn xác tín Luca Wadding không có ý nói có hai

Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Chỉ có Đức Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất và Đức Maria được

tháp nhập vào công cuộc cứu độ của Con Mẹ. Thật vậy, theo suy tư của nhà thần học

Novati (+1648), Chúa Kitô lập công tương đáng đầy đủ ơn thánh hóa và mọi ơn lành cho

mọi người được tha thứ mọi tội lỗi. Đức Maria cũng lập công tương hợp cho mọi người.360

Theo thần học gia George Rhodes (+1661), Mẹ lập công tương hợp bằng việc Mẹ hợp tác

và cầu nguyện trong mọi sự mà Chúa Kitô lập công tương đáng cho chúng ta bằng sự chết

của Người.361 Nhà thần học Didacô Gonzalez Mattheô (+1741) còn mạnh mẽ bênh vực vai

trò của Mẹ Đồng công cứu chuộc (Corredemptrix): “Không thể chối cãi rằng Chúa Kitô

lập công tương đáng cho chúng ta, được mọi ơn lành cả về trật tự siêu nhiên và tự nhiên

cùng với tha thứ tội lỗi và ơn giải thoát khỏi sự dữ. Do đó, Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa lập

354 x. Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ, tr. 25. 355 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 39. 356 Sđd. 357 x.Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., 39. 358 Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ, tr. 176. 359 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 39-40. 360 x. Sđd., tr. 39. 361 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 40.

Page 65: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

65

công tương hợp tất cả các ơn đó cho chúng ta.”362 Bởi vì, mục đích Chúa Giêsu đến trần

gian là để mang lại cho loài người sự sống thần linh đã bị nguyên tổ đánh mất; mục đích

của Đức Maria ưng thuận lời đề nghị của sứ thần là để cho phép Chúa Giêsu đến trần

gian.363 Tất nhiên, nói như Wayne Jacobsen, “bạn không thể cho người khác điều mà bạn

đã không nhận được từ nơi Chúa,”364 nhưng Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu theo huyết nhục

và là Mẹ thiêng liêng của tất cả nhân loại đã được mua lại bằng giá máu của Chúa Giêsu.365

Kế tiếp, các nhà thần học và các thánh diễn tả Đức Maria cùng với Chúa Giêsu là

một Hy vật và một Hiến vật. Thánh Gioan Euđê (+1680) quả quyết: “Trong mọi giai đoạn

cuộc đời Mẹ, Mẹ cộng tác với Con Mẹ trong công cuộc Cứu rỗi chúng ta, và khi Chúa tự

hy tế trên Thánh giá, Mẹ cũng hiến tế Người vì cũng mục đích đó.”366 Thánh Louis Maria

Grignion Montfort (+1716) giảng dạy: “Khi Chúa hấp hối trên Thánh giá, Mẹ Maria đứng

bên cạnh, để Mẹ Con đồng hóa một hy sinh dâng lên Cha trên trời, cũng như Abraham đã

tình nguyện sát tế con mình để phục mạng thánh ý. Thế là Mẹ Maria đã sinh nở, dưỡng

dục và dâng Con mình làm hy sinh chuộc tội cho chúng ta.”367 Thật vậy, đối với Mẹ,

không thể tham dự vào công cuộc cứu chuộc mà không phải trả giá,368 Mẹ dâng mọi hoạt

động và khổ đau của Mẹ, cùng với mọi hoạt động và khổ đau của Chúa Kitô cho ơn cứu

rỗi mọi người. Và Thiên Chúa chấp nhận sự hiến dâng như thế (tư tưởng của Gioan

Crasset).369 Như vậy, Đức Maria đã được liên kết với Chúa Giêsu trong việc mua sắm ơn

cứu chuộc cho nhân loại, điều đó không còn đặt mối nghi ngờ nào nữa.370

Cuối cùng, giáo huấn của các thánh và các nhà thần học khẳng định Mẹ là Đấng

Đồng công cứu chuộc. Nhà thần học Charles Moral (+1731) dạy: “Dưới chân Thánh giá,

Mẹ Thiên Chúa cùng chịu khổ đau, và hiến dâng Con Mẹ lên Chúa Cha hằng hữu. Với

Con Mẹ và do công nghiệp tương hợp của Mẹ, Mẹ là Đấng Đồng công cứu chuộc

(Corredemptrix) cho tội lỗi toàn thể loài người.”371 Nhà thần học Van Ketwigh (+1720)

cũng nói tư tưởng tương tự: “Rất Thánh Trinh Nữ Maria được (gọi) là Đấng Đồng công

cứu chuộc (Corredemptrix) hay là Đấng Cộng tác (Co-operatrix) trong công cuộc cứu

chuộc loài người, nghĩa là Mẹ hạ sinh Chúa Cứu Thế, hiến dâng Người lên Chúa Cha cho

việc cứu chuộc loài người, và nhờ công nghiệp và lời cầu nguyện của Mẹ, Mẹ lãnh nhận

362 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 42. 363 x. Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ, tr. 39. 364 Wayne Jacobsen & Clay Jacobsen, Tương Giao Đích Thật, tr. 25. 365 x. Raoul Plus, S. J, Sđd., tr. 39 366 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 40. 367 Sđd., tr. 41. 368 x. Raoul Plus, S. J, Sđd., tr. 37. 369 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 40-41. 370 x. Raoul Plus, S. J, Sđd., tr. 148. 371 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 41-42.

Page 66: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

66

cuộc khổ nạn của Chúa Cứu thế để áp dụng cho mọi người.”372 Nhà thần học Scheeben (+

1888) lại viết: “Được phép nói rằng Mẹ Maria đã cùng hiến dâng Hy tế này trong và do lễ

Hy tế của Chúa Kitô. Trong ý nghĩa và cách thế này mà Mẹ Đấng Cứu Thế được chính xác

và không nguy hiểm được gọi là Đấng Đồng công cứu chuộc (Corredemptrix).”373

Tóm lại, có thể nói trong thời kỳ này, mặc dù Giáo Hội phải chịu đựng một vết thương

rất lớn do cuộc ly khai của Lutêrô, dẫn đến những chống đối về việc sùng kính Đức Maria,

nhưng những suy tư về Thánh Mẫu học trong giai đoạn này lại vô cùng phong phú, nhất là

những suy tư về vai trò của Đức Maria trong công cuộc cứu chuộc. Thật tình, người viết cảm

thấy tiếc xót vì không thể trình bày nhiều hơn những suy tư sâu sắc và có nền tảng để bênh

vực tước hiệu Đức Mẹ Đồng công, vì thế chúng ta phải nại đến thế giá của các vị giáo hoàng.

Cụ thể là trong thế kỷ XIX có ba vị giáo hoàng sốt sáng nêu bật vai trò Đồng công cứu chuộc

của Mẹ Maria: đức Piô VII (1823), đức Piô IX (1878), đức Lêô XIII (1903). Cũng trong thế

kỷ XIX này, tước hiệu Đấng Đồng công (Corredemptrix) rất năng được dùng.374

4. Thế kỷ XX, nhiều giáo thuyết chứng minh vai trò đồng công của Mẹ Maria

Trong thế kỷ này, từ đức Piô X đến các đức giáo hoàng Bênêđictô XV, đức Piô

XI, đức Piô XII, đức Gioan XXIII, đức Phaolô VI và cuối cùng là đức Gioan Phaolô II,

tất cả đều minh nhiên huấn dạy về sứ mạng đồng công cứu chuộc của Mẹ Maria.375

Ngoài ra còn có rất nhiều thần học gia chứng minh Mẹ Maria thật sự đã hiệp công với

Chúa Kitô trong công cuộc Cứu chuộc loài người,376 cụ thể theo cha Dillenschneider,

thế kỷ này gồm có nhà thần học Le Rohellec, Broise, Bainvel (1858-1937),

Bittremieux, Friethoff, Bover, Garcia Garces, Borzi, Seiler, Philipon, Deneffe, Carol,

Hugon (1867-1929), Anger, Mura, Rondel, Hồng y Lépicier (1863-1936), Terrien,

Keuppens, Merkelbach (1871-1942), Boyer, Roschini, Lagrange (1855-1938), v.v.377

Vì hầu hết các giáo thuyết là các bản văn huấn quyền nên chúng ta tìm hiểu ở phần sau.

Ở đây, chúng ta chỉ trích lại một vài tư tưởng của đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn

Văn Thuận, được trích trong cuốn “Đường Hy Vọng”: “Mẹ hoàn toàn sống cho Chúa

Giêsu, sứ mệnh của Mẹ là đồng công cứu chuộc với Chúa Giêsu… Tất cả vinh dự của

Mẹ là do nơi Chúa Giêsu. Mẹ không là gì cả nếu Con Mẹ không phải là Chúa Giêsu,

nếu cả cuộc đời của Mẹ không dành trọn cho Chúa Giêsu.”378

372 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 41. 373 Sđd., tr. 44. 374 x. Sđd., tr. 45. 375 x. Sđd. 376 x. Sđd. 377 Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ, Tập II, 1998, tr. 375. 378 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số 936.

Page 67: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

67

Trong tư cách là một thần học gia, đức giáo hoàng Biển Đức XVI đã trả lời phỏng

vấn nhà báo Peter Seewald, khi được hỏi liên quan đến vai trò “Đồng công” của Đức

Maria.379 Vì đức giáo hoàng trình bày trong tư cách là nhà thần học chứ không trong tư

cách là giáo hoàng, nên người viết xin được trích nguyên văn cuộc phỏng vấn, để khẳng

định tính khách quan trong tư tưởng của nhà thần học Joseph Ratzinger.

Nhà báo Peter Seewald: “Hơn một triệu tín hữu đòi Giáo Hội Công giáo nâng Maria

lên thành ‘đấng cùng cứu độ’. Yêu cầu đó sẽ được thỏa mãn hay đó là một lạc tín?”

Thần học gia Joseph Ratzinger: “Không phải một, mà hiện có nhiều triệu người yêu

cầu điều đó. Nhưng tôi tin đòi hỏi này sẽ không được đáp ứng trong tương lai gần. Câu trả

lời của Bộ giáo lý đức tin: vai trò cùng cứu độ đó đã thể hiện khá rõ ràng trong các tước

hiệu khác của Mẹ Maria rồi, còn danh hiệu ‘đấng cùng cứu độ’ đi quá xa Kinh Thánh và các

giáo phụ, nên sẽ gây ra hiểu lầm.” Ngài trả lời tiếp: “Đâu là cái đúng trong đó? Đúng, là

Đức Kitô không đứng ngoài hay bên cạnh chúng ta, mà Ngài cùng với chúng ta xây dựng

một cộng đoàn mới và thiết thân. Những gì của Ngài là của ta và những gì của ta Ngài đều

nhận vào mình, để trở thành của Ngài: Sự trao đổi lớn lao đó là nội dung của cứu độ, là sự

mở toang cái tôi và bước vào cộng đoàn với Chúa. Vì Maria đã thể hiện Giáo Hội đích thực

nơi mình, có thể nói Ngài là Giáo Hội bằng xương thịt, nên sự ‘đồng cứu độ’ đó đã được thể

hiện một cách mẫu mực. Nhưng trên cái ‘đồng’ đó ta không được quên cái ‘trước tiên’ của

Đức Kitô: Mọi sự đều đến từ Ngài, như đã được đề cập một cách đặc biệt trong thư gửi giáo

đoàn Êphêsô và Côlôxê; và tất cả những gì nơi Maria đều cũng đến từ Đức Kitô. Chữ ‘đấng

cùng cứu độ’ có thể sẽ làm lu mờ cái nguồn cội đó. Một ý hướng đúng được diễn tả bằng

một từ ngữ sai. Chính trong vấn đề đức tin ta không được đứt đoạn với ngôn ngữ Kinh

Thánh và của các giáo phụ; không được chế biến ngôn ngữ đó một cách tùy hứng.”

III. Giáo huấn của Giáo Hội về vai trò “đồng công” của Đức Maria trong lịch sử

Khi nói về Đức Maria, thánh Bênađô đã từng thốt lên rằng: “Nói về Mẹ thì không bao

giờ là đủ được- De Maria numquam satis.”380 Chính vì không thể quảng diễn hết tư tưởng của

các thánh và các nhà thần học trình bày về Đức Maria, nên người viết nại đến thế giá của chính

các vị giáo hoàng để có thể trình bày những bản văn mang tính pháp lý nhiều hơn. Theo Lm.

Giuse Nguyễn Văn Tuyên, “trong các vấn đề Thánh Mẫu, sự cộng tác của Đức Maria vào ơn

cứu độ được coi là then chốt nổi bật nhất trong giáo huấn của các giáo hoàng.”381

379 Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 309-310. 380 Radio Veritas, Bước Theo Chân Mẹ- Những bài suy niệm về Đức Maria của Đài chân lý Á Châu, tr. 05. 381 Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 52.

Page 68: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

68

1. Huấn quyền thời đức Bênêđictô XIV, đức Piô VII, đức Piô IX

Đức Bênêđictô XIV (1740-1758), trong thông điệp Gloriosae Dominae, là thông điệp

đầu tiên về Đức Mẹ trong lịch sử Giáo Hội, đã tóm lược vai trò quan trọng của Đức Maria

trong công cuộc Cứu thế: Đức Maria là Mẹ Chúa Cứu Thế và là Nữ Vương trời đất, và do lời

trăn trối của Chúa khi hấp hối, Mẹ được trao phó là Mẹ Giáo Hội. Cùng với các thánh giáo

phụ, đức Bênêđictô XIV cũng tuyên xưng: Mẹ là Trạng sư, là Hòm Bia nhiệm mầu của Giao

ước. Trong Mẹ, những mầu nhiệm mối giao hòa của chúng ta đã đạt đến cùng đích.382

Tiếp theo là giáo huấn của đức Piô VII (1800-1823). Trong tông thư Id Officii debent,

ban hành 09/01/1801, ngài lại nhấn mạnh đến những cay đắng khổ đau của Đức Maria trong

việc cộng tác với Người Con yêu dấu của Mẹ: “Các Kitô hữu với hết tình ngoan thảo đối với

Đức Trinh Nữ, luôn luôn nhớ đến những nỗi khổ đau rất cay đắng mà Mẹ đã lãnh chịu, với sự

dũng cảm lạ lùng và sự kiên trung vô song, nhất là khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá Chúa

Giêsu. Mẹ hiến dâng lên Chúa Cha hằng hữu những nỗi khổ đau, để họ được cứu rỗi.”383

Nếu như từ đức Bênêđictô XIV đến đức Piô VII có sự tiệm tiến hay có sự dè dặt

trong việc nói lên vai trò của Đức Maria hiệp thông với Chúa Cứu Thế, thì đức Piô IX

(1846-1878) lại có những giáo huấn hết sức rõ ràng minh bạch, mang âm hưởng của

bản văn Tiền Tin mừng. Ngài tuyên bố trong thông điệp Ineffabilis Deus, ban hành

08/12/1854: “Thiên Chúa đã công khai rõ ràng tỏ ra từ trước Đấng Cứu thế nhân hậu

của loài người là Chúa Giêsu Kitô, Con Một Người, và để tuyển chọn Mẹ diễm phúc

của Người là Đức Trinh Nữ Maria, và rõ ràng bày tỏ mối liên kết giữa hai Mẹ Con

đương đầu với ác thần. Như Chúa Kitô mặc bản tính nhân loại đã đình chỉ án phạt

chúng ta, và vinh thắng đóng chặt bán án ấy vào Thánh giá; cũng vậy, Rất Thánh Trinh

Nữ mật thiết kết hợp với Chúa, đã bởi Người và với Người là cựu thù của con Rắn độc,

chiến thắng đạp đầu nó dưới gót sen của Mẹ”.384 Theo Lm. Nguyễn Văn Tuyên, trong

thông điệp Ineffabilis Deus, khi nhắc đến sự thù nghịch giữa Người Nữ và “con rắn”,

chỉ cho thấy đây không phải chỉ là sự chiến thắng tội lỗi nơi cá nhân Đức Maria mà là

sự Người được liên kết vào công trình cứu độ.385 Như vậy, trong giáo huấn của mình,

Giáo Hội mời gọi con cái của mình nhìn nhận vai trò cộng tác của Đức Maria với Chúa

Cứu Thế bằng sự liên kết trong khổ đau để cứu chuộc nhân loại. Đó là cách thức chiến

thắng của Đức Maria trước các thế lực sự dữ để giải thoát con cái của Mẹ khỏi ác thần.

382 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 48-49. 383 Sđd., tr. 49. 384 Sđd. 385 x. Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 52.

Page 69: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

69

2. Huấn quyền thời đức Lêô XIII, đức Piô X, đức Bênêđictô XV

Trước hết với giáo huấn của đức Lêô XIII (1878-1903), trong thông điệp

Adjutricem populi, ban hành năm 1894, ngài khẳng định: “Mẹ đã cộng tác vào việc xóa

tội trần gian.”386 Đức Lêô XIII còn là vị giáo hoàng đầu tiên viết về vai trò Đồng Công

cứu chuộc của Đức Maria: “đứng gần bên thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, Đấng,

qua một phép lạ của đức ái [...] đã vui lòng hiến dâng Người lên cho phép công bình

Thiên Chúa, đã tử nạn với Người trong trái tim chịu lưỡi gươm đau buồn đâm thâu”.387

Cũng trong thông điệp Adjutricem Populi, ngài còn viết: “Theo ý định của Thiên Chúa,

Mẹ đã khởi đầu chăm sóc Giáo Hội, hộ giúp và che chở chúng ta với tình Hiền mẫu, để

sau khi là Đấng cộng tác vào việc Cứu thế, Mẹ trở thành Đấng ban phát ơn lành do

công ơn Cứu rỗi cho mọi thời đại, bằng quyền năng gần như vô biên của Mẹ.”388

Tiếp theo là giáo huấn thời đức Piô X (1903-1914). Với thông điệp Ad diem illum

ban hành 02/02/1904, đức Piô X khẳng định: “Nhờ sự thánh thiện và sự hiệp nhất với

Chúa Kitô, và vì được liên kết với công trình cứu độ của Ngài, Đức Maria tạo nên cho

loài người một cách tương hợp (de congruo) những công phúc mà Chúa Kitô đã tạo nên

một cách tương đáng (de condigo). Người trở thành người phân phát (ministra) các ơn

cao nhất.”389 Do đó, “hiệu quả của việc cùng chung đau khổ và tình cảm giữa Đức Maria

và Chúa Giêsu là: Maria đã đáng trở nên một người sửa chữa nhân loại sa ngã, và ngài

phân phát tất cả kho tàng Chúa Kitô đã đem lại cho chúng ta bằng cái chết và bằng Máu

thánh của Người.”390 Năm 1914, với việc kỷ niệm 50 năm ngày định tín ơn Vô Nhiễm

Nguyên Tội, đức Piô X đã ca ngợi sự đồng công cứu chuộc của Đức Maria và ban ơn đại

xá cho những ai đọc kinh trong đó có câu “Đức Maria đồng công cứu chuộc”. Ngài nhấn

mạnh đến quyền Mẫu Tử mà Đức Maria đã hy sinh trên núi Sọ.391 Cũng vào thời đức Piô

X, một sắc lệnh của bộ Thánh Vụ (12/8/1913) cho phép thêm danh Đức Maria vào kinh

ngợi khen trước đây dành riêng cho Chúa Giêsu: “Laudetur Jesus et Maria, hodie et

simper”, với lý do để tôn kính Đức Maria, đấng đồng công cứu chuộc của chúng ta.392

Cuối cùng, tiếp nối với các vị tiền nhiệm, đức Bênêđictô XV (1914-1922) trong bức

thư “Inter sodalitia” (22/3/1918), tiếp tục khai triển chủ đề trên: “Đức Maria đã cùng Người

Con tử giá vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha đến độ đã đau khổ hầu như chết cùng với

386 Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn,O. C, Sđd., tr. 78. 387 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 42. 388 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 50. 389 Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Sđd., tr. 52. 390 Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. C, Sđd., tr. 79. 391 Sđd., tr. 78-79. 392 x. Lm. Giuse Phan Tấn Thành, O. P, Magnificat, tr. 210.

Page 70: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

70

Người Con tử nạn, từ bỏ hoàn toàn những quyền lợi của Người Mẹ trên Người Con cứu thế,

và hiến dâng Con như một của lễ để làm nguôi đức công bình Thiên Chúa Cha. Như thế,

đương nhiên chúng ta có thể nói Mẹ đã cùng với Chúa Kitô cứu chuộc nhân loại”.393

Như vậy, với giáo huấn của các vị giáo hoàng, Giáo Hội càng ngày càng xác

định rõ nét sự liên kết của Đức Maria với Chúa Kitô trong công trình cứu độ. Mẹ

tham dự vào công trình cứu độ chẳng những bằng vai trò của Mẹ trong Nhập Thể

mà còn bằng sự hiệp thông vào khổ nạn Thập giá. Dĩ nhiên là bản chất của sự hiệp

thông này như thế nào đi nữa, công trình cứu độ vẫn là bởi Chúa Kitô.394

3. Huấn quyền thời đức Piô XI, đức Piô XII, đức Gioan XXIII

Trước hết là giáo huấn thời đức Piô XI (1922-1939). Chúng ta có thể khẳng định

đức Piô XI là vị giáo hoàng bênh vực mạnh mẽ nhất cho tước hiệu “Đức Maria là Đấng

Đồng công cứu chuộc”. Trong tông thư Explorata, ban hành năm 1923, đức Piô XI đã

nói: “Đức Maria đau khổ đã dự phần vào công cuộc cứu thế của Con mình.”395 Còn

trong thông điệp Miserentissimus Redemptor, ban hành 8/5/1928, ngài đã gọi Đức

Maria là “Reparatrix”396. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên dành cho Đức Maria tước

hiệu “Coredemptrix”, từ trước cho đến giờ (28/4/1935).397 Trong tông thư

Miserentissimus Redemptor, ngài đã giải thích, “Đức Maria đã sinh ra Chúa Giêsu là

Đấng Cứu Thế, đã nuôi dưỡng Người, đã hiến dâng Người như Hy Lễ trên thập giá, và

do ơn đặc tuyển Chúa ban, Mẹ đã trở thành Đấng Đồng Công Cứu Chuộc của nhân

loại.”398 Đức giáo hoàng Piô XI đã minh giải rất nhiều về tư tưởng Đức Maria Đồng

Công cứu chuộc. Vào năm 1933, ngài còn khuyên nhủ các tín hữu hành hương: “chúng

ta hãy kêu cầu Mẹ dưới tước hiệu Đồng Công cứu chuộc.”399 Vào năm 1934, trong buổi

triều yết, ngài còn tuyên bố với khách hành hương đến từ Tây-Ban-Nha: “Các bạn trẻ

hành hương phải theo tư tưởng và những ước vọng của Mẹ Maria rất thánh là Mẹ và là

Đấng Đồng Công cứu chuộc (Corredemptrix) chúng ta.”400 Sau cùng, trong sứ điệp vô

tuyến truyền thanh gửi khách hành hương Lộ Đức ngày 28/4/1935, ngài nói: “Khi Con

yêu dấu của Mẹ hoàn tất công cuộc cứu chuộc loài người trên bàn thờ Thánh giá, Mẹ

đứng đồng thụ nạn với Người. Mẹ là Đấng đồng công cứu chuộc (Corredemptrix) kết

hợp với những nỗi đau khổ của Người. Xin Mẹ […] làm tăng thêm hiệu quả công ơn

393 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 42. 394 Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Sđd., tr. 53. 395 Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. C, Giảng Trình Thần Học Về Đức Trinh Nữ Maria, tr. 78. 396 Đức Piô XI, Thông điệp Miserentissimus Redemptor, ban hành 8/5/1928. 397 Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 52. 398 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 42-43. 399 Sđd., tr. 43. 400 Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. C, Thánh Mẫu Học, tr. 253.

Page 71: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

71

cứu chuộc của Người, và công ơn đồng thụ nạn của Mẹ.”401 Trong thời đức Piô XI, lời

kinh kết thúc năm thánh Cứu Độ (28/4/1935) có đề cập đến tước hiệu Đức Maria đồng

công cứu chuộc: “Lạy Mẹ Đồng Công vô cùng dấu ái […] Mẹ đã bằng lòng hiến dâng

Người Con yêu dấu để hoàn tất chương trình Thiên Chúa […] Vậy con nài xin Mẹ hãy

giúp con ý thức sâu xa hơn nữa về công trình cứu độ.”402

Kế đến là giáo huấn về Đức Maria dưới triều đức Piô XII (1939-1958). Đức Piô XII

không minh nhiên dùng tước hiệu “Corredemptrix”, nhưng theo các thánh giáo phụ và với

ba thông điệp Mystici Corpus Christi (ban hành ngày 29/6/1943), Munificentisimus Deus

(ban hành 01/11/1950), Ad caeli Reginam (ban hành ngày 11/10/1954), ngài diễn giải vai

trò đồng công cứu chuộc của Đức Maria như là một Tân Evà. Trong thông điệp Corpus

Christi, ngài viết: “Mẹ luôn luôn kết hợp mật thiết với Con Mẹ, hiến dâng người cho Chúa

Cha hằng hữu trên đồi Golgotha, cùng với của lễ toàn thiêu là Mẫu quyền và tình Hiền

mẫu của Mẹ như Tân Evà, nhân danh tất cả con cháu Ađam. Mẹ là Mẹ của Đầu chúng ta

để trở nên Mẹ thiêng liêng các chi thể của Người bằng một tước hiệu khổ đau và vinh

quang.”403 Đức thánh cha lý giải: Do thánh ý Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria kết hợp với

Chúa Giêsu là căn nguyên cứu rỗi, giống như kiểu cách bà Evà kết hợp với ông Ađam là

căn nguyên sự chết. Bởi vậy, có thể nói rằng công cuộc cứu rỗi đã được thành tựu do một

cuộc tổng kết, mà loài người được một Trinh Nữ cứu sống, như loài người đã bị một trinh

nữ làm sa trầm vào sự chết. Chúng ta cũng có thể nói rằng Đức Trinh Nữ Maria đã được

tuyển chọn làm Mẹ Chúa Kitô, để liên kết với Người trong công cuộc cứu chuộc nhân

loại.404 Nơi khác, ngài còn quảng diễn về cách thức cộng tác của Đức Maria: “Theo ý muốn

của Thiên Chúa, Đức Maria đã liên kết cách bất khả phân ly với Chúa Kitô trong việc

hoàn thành công cuộc cứu thế […] do tình yêu và những thống khổ mà Đức Maria đã cộng

thêm vào với đức ái và đau khổ của Con Ngài”.405 Không biết mệt mỏi bênh đỡ cho Mẹ

Đồng Công, trong sứ điệp vô tuyến truyền thanh gửi khách hành hương Fatima, dịp đức

hồng y đặc sứ của đức giáo hoàng đội triều thiên cho thánh tượng Mẹ Fatima ngày

13/5/1946, đức Piô cao rao: “Vì Mẹ hiệp công với Vua các thánh tử đạo trong công cuộc

cứu chuộc loài người, Mẹ là Mẹ và là Đấng hiệp công mãi mãi kết hợp với Người, với một

thế lực như vô biên trong việc phân phát ơn thánh do công ơn cứu chuộc.”406 Trong trọng

sắc định tín Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Đức Maria được gọi là “generosa Redemptoris

401 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd.,tr. 51. 402 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 46. 403 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 51. 404 x. Sđd., tr. 52. 405 Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn,O. C, Sđd., tr. 79. 406 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 52.

Page 72: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

72

socia”. Tín điều này được đặt nền tảng trên sự hiệp nhất thâm sâu giữa Người Mẹ và

Người Con. Chủ đề này con được khai triển rộng trong thông điệp Ad Coe Reginam.407

Cuối cùng là giáo huấn của đức thánh Gioan XXIII (1958-1963). Ngài đã để

lại những văn kiện về Đức Maria, tất cả đến 476 trang giấy. Tư tưởng chính của

ngài là: Mẹ Maria kết hợp mật thiết với Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế trong công cuộc

cứu chuộc do chương trình muôn thủa của Đấng Tối Cao.408

Tóm lại, kế thừa truyền thống trong suy tư của các thánh giáo phụ, các vị giáo

hoàng đã bênh vực vai trò Tân Evà của Đức Maria trong công cuộc cứu chuộc. Mẹ đã

cộng tác bằng việc hạ sinh, nuôi dưỡng, hiệp thông với Chúa Kitô trong khổ đau và

trong sự vâng phục… để đem ơn cứu độ cho toàn thể gia đình nhân loại.

4. Huấn quyền thời đức Phaolô VI và đức Gioan Phaolô II

Có thể nói, chúng ta không thể có cái nhìn toàn diện về những tư tưởng của hai

vị giáo hoàng vĩ đại này chỉ trong một vài trang giấy. Thật sự, công trình nghiên cứu

và những giáo huấn về Đức Maria của hai vị là cả một đề tài lớn và vô cùng sâu sắc.

Trong giới hạn của tiểu luận nhỏ bé này chỉ muốn đưa ra những lý chứng của các ngài

để bênh vực cho tước hiệu Đức Maria là Đấng Đồng Công cứu chuộc.

Với đức Phaolô VI (1963-1978), trong tông huấn Marialis Cultus ban hành

02/02/1974, ngài đã đề cao vai trò của Đức Maria Đồng công trong Phụng vụ của Giáo

Hội: “Phụng vụ mầu nhiệm Nhập Thể hân hoan mừng Đức Trinh Nữ tự tình ưng thuận hợp

tác vào chương trình Cứu chuộc. Lễ Sinh nhật Mẹ Maria, lễ Mẹ thăm viếng và lễ Mẹ Sầu

bi kỷ niệm những biến cố Cứu rỗi, mà Mẹ đã hợp tác chặt chẽ với Con của Mẹ. Lễ Mẹ

dâng Chúa vào đền thờ là lễ mừng một mầu nhiệm ơn Cứu rỗi, trong đó Mẹ mật thiết cộng

tác là Mẹ Người tôi tớ đau khổ của Đức Giavê.”409 Giáo huấn của đức Phaolô VI về Đức

Mẹ Đồng Công, được học giả Mark Miravalle gồm tóm trong 4 điểm: trước tiên, Giáo Hội

gọi Mẹ là Đấng Trung Gian do mối dây liên kết giữa Mẹ với Chúa Kitô; thứ đến, Mẹ

Maria kết hợp mật thiết với mầu nhiệm cứu rỗi; tiếp theo, Chúa Thánh Linh soi sáng và tác

động để Mẹ Maria hợp tác như một bà mẹ trong Hy tế của Con Mẹ để cứu chuộc loài

người; cuối cùng, Mẹ Maria hiện diện trong ơn Cứu độ của mọi con cái Mẹ.410

Dưới triều của đức Gioan Phaolô II (1978-2005), ngài đã sử dụng thuật ngữ “đồng công

cứu chuộc” nhiều hơn bất kỳ vị giáo hoàng nào khác. Khẳng định này được chứng minh qua

407 Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 53. 408 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 52-53. 409 Đức Phaolô VI, Tông Huấn Marialis Cultus, ban hành 02/02/1974, số 6 & 7. 410 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 53-54.

Page 73: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

73

các bài phát biểu và các Tông thư của ngài. Chẳng hạn, ngày 08/9/1982, ngài đã nói, “Đức

Maria, qua việc thụ thai và sinh con mà không vương vấn tội nhơ, đã tham dự một cách kỳ

diệu vào những đau khổ của Người Con Chí Thánh, để trở thành Đấng Đồng Công cứu chuộc

của nhân loại.”411 Trong đại triều yết ngày 07/12/1983, ngài nói: “Tình trạng đầy ơn làm cho

Mẹ chu toàn hoàn hảo chức vụ cộng tác vào công cuộc Cứu chuộc, và cho việc Mẹ hợp tác

trong Hy tế của Con Mẹ có một giá trị lớn lao cao cả.”412 Trong bài diễn văn ngày 31/01/1985

tại Guayaquil, Ecuador, đức thánh cha đã tuyên bố, “vai trò Đồng công cứu chuộc của Đức

Maria không chấm dứt bằng việc Mẹ được vinh quang cùng với Người Con của Mẹ.”413

Không chỉ tuyên xưng vai trò đồng công của Mẹ Maria, đức thánh cha còn giải

thích cặn kẽ về tước hiệu Đồng Công cứu chuộc trong tông thư Salvifici doloris: Nhiều

đau khổ lớn lao đã dồn dập và liên tục ập đến với Đức Maria. Đó không chỉ là một bằng

chứng cho thấy đức tin không lay chuyển của Mẹ; mà còn là một cống hiến vào công

trình cứu độ tất cả chúng ta. Trên đỉnh đồi Calvê, cùng với đau khổ của Chúa Giêsu,

những đau khổ của Đức Maria đã lên đến cùng cực, đến nỗi đầu óc nhân loại hầu như

không thể tưởng tượng nổi, nhưng đó lại là những đau khổ mầu nhiệm siêu nhiên và đem

lại ơn cứu độ cho thế gian. Việc Mẹ cùng lên đồi Calvê và đứng kề thánh giá với người

môn đệ Chúa yêu là một sự thông phần đặc biệt vào cái chết Cứu thế của Con Mẹ.414

Trong huấn từ dành cho giới trẻ tại Agrigento, đảo Sicily ngày 09/5/1993, ngài xác tín:

“Đức Trinh Nữ thành Nagiareth hiến dâng chính mình cùng với Chúa Kitô để cứu chuộc loài

người.”415 Một vài tháng sau vào ngày 07/9/1993, trong một bài giảng thuyết tại đền thánh

Đức Mẹ Siluva, nước Lithuania, ngài lại ca ngợi: “Nữ tử thành Sion tự hiến chính mình cũng

với Người (Con của Mẹ) trong một hành vi đức tin xót xa trên đồi Calvê.”416 Cũng trong năm

1993 trong buổi hòa nhạc ngày 16/10 mừng kỷ niệm ngài đắc cử giáo hoàng, đức thánh cha

chia sẻ: “Stabat Mater là hình ảnh Mẹ Maria đứng dưới chân Thánh giá, với lòng tin chứng

kiến Chúa Cứu Thế, và chia sẻ những nỗi thương đau của Người để cứu chuộc thế giới.”417

Trong thông điệp “Ánh sáng rạng ngời Chân lý”, đức thánh cha còn nhấn mạnh: “Đức Maria

sống và biến sự tự do của mình thành hành động, bằng cách tự hiến mình cho Thiên Chúa […]

Mẹ cưu mang trong cung lòng trinh trong của mình Con Thiên Chúa làm người, cho đến khi

Mẹ hạ sinh, nuôi dưỡng Người, làm cho Người lớn lên, và cùng sát cánh với Người trong hành

411 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 43. 412 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 54. 413 Lm. Anthony F. Chiffolo, Sđd., tr. 43. 414 x. Lm. Anthony F. Chiffolo, Sđd., tr. 43-44. 415 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd.,tr. 55. 416 Sđd., tr. 56. 417 Sđd.

Page 74: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

74

vi tự do tột cùng, là hoàn toàn hy sinh mạng sống. Nhờ hiến dâng chính mình, Mẹ Maria gia

nhập trọn vẹn vào kế hoạch của Thiên Chúa, là Đấng tự hiến cho nhân loại.”418

5. Giáo huấn của công đồng Vaticanô II: Hiến chế Lumen Gentium

Công đồng Vaticanô II, dưới triều đại đức Gioan XXIII và đức Phaolô VI, mặc dù không

minh nhiên nhắc đến thuật ngữ “đồng công” nhưng đã trình bày: “Đức Maria đã […] phục vụ

mầu nhiệm Cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con Ngài […] Thiên Chúa […] đã để Ngài

(Đức Maria) tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại […] Mẹ đã đau đớn chịu khổ cực với

Con Một của Mình và dự phần vào Hy lễ của Con, với tấm lòng của một người Mẹ hết tình

ưng thuận hiến tế Lễ vật do lòng mình sinh ra […] Vì đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng

Chúa Kitô, đã dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong đền thánh và cùng đau khổ với Con Mình

chết trên Thập Giá, Mẹ Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu

Thế”.419 Để nêu bật vai trò của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ, công đồng Vaticanô II nói đến

các quan hệ của Mẹ với Chúa Kitô. Trong tương quan với Chúa Kitô thì Mẹ là kết quả tuyệt

hảo nhất trong công cuộc cứu rỗi, bởi vì Mẹ đã được cứu rỗi một cách trọn hảo nhất nhờ công

nghiệp của Con Mẹ do việc Mẹ đón nhận lời sứ thần truyền tin. Mẹ cưu mang Con Thiên Chúa

nhờ quyền năng Chúa Thánh Linh, chứ không do sự can thiệp của loài người. Mẹ còn là người

nữ tỳ trung tín hiến thân trọn vẹn cho Con Mẹ để phục vụ mầu nhiệm cứu rỗi. Cuối cùng, Mẹ

là người môn đệ luôn biết lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa.420 Công đồng còn nêu

rõ sứ mạng đồng công của Mẹ: “Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thế

và sự nghiệp của Con Mẹ, và phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con của

Mẹ […] Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi được tỏ rõ, từ khi Mẹ Maria chịu

thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho đến lúc Chúa Kitô chết.”421

Trong buổi triều yết ngày 21/5/1997, đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định:

Trong một công đồng Giáo Hội như công đồng Vaticanô II việc nghiên cứu vị thế của Đức

Maria trong nhiệm cục cứu độ, là quan trọng nhất. Đức Trinh Nữ Maria vừa là “hình”, là

“mẫu”, và là Mẹ của Giáo Hội.422 Đức Maria chẳng những là Mẹ nhưng còn là người hiệp

công (Socia, Associée) của Ngôi Lời Nhập Thể - Đấng Cứu Độ thế giới. Công đồng

Vaticanô II đã nhấn mạnh đến sự kết hợp (conjunction) của Đức Maria với Chúa Giêsu (x.

LG 53). Sự ưng thuận của Người lúc nhập thể làm Người tự hiến cho thân thế và sự nghiệp

418 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd. 419 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, các số 56, 58, 61. 420 Radio Veritas, Bước Theo Chân Mẹ, tr. 07-08. 421 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, các số 56 & 57. 422 Guillaume Menthière, Mẹ Maria-Trung tâm Công trình của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô

II, tr. 57.

Page 75: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

75

của Con của Người, để cùng với Con của Người phục vụ công trình Cứu độ (x. LG 56). Sự

kết hợp này được tỏ hiện từ khi Chúa Kitô đầu thai cho tới khi Ngài chết (x. LG 57).

Công đồng Vaticanô II tỏ ra dè dặt đối với tước hiệu “trung gian” của Đức Maria, chỉ

đôi khi dùng lẫn với những tước hiệu khác như “trạng sư”, “cứu chữa”,… (x. LG 62). Trái

lại Công đồng nhấn mạnh đến sự kiện Chúa Kitô là trung gian duy nhất và vai trò mẫu tử

của Đức Maria đối với loài người không làm tổn thương chức vụ trung gian duy nhất ấy,

nhưng trái lại bộc lộ sức mạnh của nó (x. LG 60). Một khi chức vụ trung gian duy nhất của

Chúa Kitô đã được khẳng định, Công đồng nói thêm: sự trung gian duy nhất của Đấng Cứu

Thế không loại trừ mà còn khơi lên sự cộng tác của thụ tạo…(x. LG 62). Văn kiện về Đức

Maria của Công đồng thu hợp những nét chính yếu của học thuyết Thánh Mẫu của Giáo

Hội Công Giáo. Tuy nhiên, cửa vẫn để mở cho các nhà thần học tìm tòi thêm vì một văn

kiện, dầu có giá trị cao, cũng vẫn không thể bao quát được mọi vấn đề.423 Như thế, qua

những lời thật sống động và đầy xác tín của công đồng Vaticanô II, mỗi người Kitô hữu

đều có thể nhận ra được địa vị cao cả và sứ mệnh quan trọng của Mẹ Chúa Kitô trong công

trình cứu chuộc nhân loại.424 Tất cả những gì đức tin dạy chúng ta về Mẹ Maria đều có

mục đích duy nhất là “giúp chúng ta đến gần Chúa Kitô Con Mẹ.”425

Tóm lại, qua những gì đã trình bày trong chương này, về vai trò đồng công của

Mẹ Maria trong công trình cứu độ của Chúa Kitô. Chúng ta nhận thấy thuật ngữ

Corredemptrix có nền tảng Thánh Kinh, được các thánh và các vị giáo hoàng bênh vực,

mặc dù ý nghĩa về thần học chưa rõ ràng. Đây là những lý chứng có tính pháp lý để

chúng ta tiếp tục đào sâu suy tư thần học ở những chương sau. Với những suy tư có nền

tảng dựa trên Thánh Kinh và Huấn quyền của Hội Thánh, các nhà thánh mẫu học tiếp

tục giải thích ý nghĩa và cách thức cộng tác của Đức Maria, để Mẹ thực sự được nhìn

nhận là Đấng Đồng công cứu chuộc trong tin yêu và biết ơn của hết mọi người tín hữu.

423 Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria-Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 54. 424 Radio Veritas, Bước Theo Chân Mẹ- Những bài suy niệm về Đức Maria của Đài chân lý Á Châu, tr. 05. 425 Sđd., tr. 07.

Page 76: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

76

Chương III

Đức Maria Đồng Công Trong Suy Tư Thần Học

Được đặt nền trên Thánh Kinh và các bản văn huấn quyền của Giáo Hội, các nhà

thần học tiếp tục đào sâu suy tư về vai trò cụ thể của Mẹ Maria trong công trình Cứu độ

của Chúa Kitô (I). Bên cạnh đó, trong công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, Đức Maria

có sứ mạng gì (II) Và liệu chúng ta có thể nói, Đức Maria đã “đồng thụ nạn với Chúa

Kitô” được không (III). Tất cả những điểm chính này đã được các học giả suy tư và

trình bày, với mục đích vừa vẫn giữ được vai trò độc nhất của Chúa Kitô nhưng cũng

không thiếu xót trong trình bày mạc khải của Thiên Chúa dành cho Đức Maria.

I. Vai trò và đặc tính đồng công của Đức Maria

Trong khi trình bày những giáo thuyết đúng đắn về Đức Maria, các nhà thần học

cũng phải cố gắng giải thích vai trò và đặc tính đồng công của Đức Maria, làm sao để

giúp người Kitô hữu đến gần Chúa Kitô hơn qua trung gian Đức Trinh Nữ Maria. Đây

là một điều thật khó khăn và cũng rất tế nhị trong bối cảnh đại kết của Giáo Hội đối với

Tin lành, khi người ta quá cứng nhắc trong suy tư thần học. Tuy nhiên, là người Công

Giáo chúng ta được mời gọi tôn trọng những người không có cùng quan điểm với

chúng ta, nhưng chúng ta không được nhượng bộ trước chân lý và trước sự hướng dẫn

của Chúa Thánh Thần – Đấng vẫn đang hiện diện trong Giáo Hội.

1. Vai trò đồng công của Đức Maria

Có thể nói, hai “bức tường” lớn ngăn cách con người hiệp thông với Thiên Chúa đó

là: “bản tính” và “tội lỗi”. Thiên Chúa là Thần Khí (x. 2Cr 3,17) còn chúng ta là xác thịt;

Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện còn chúng ta là những kẻ tội lỗi. Tuy nhiên, nhờ

mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, “bức tường bản tính” bị phá đổ; nhờ sự chết và

sự phục sinh của Chúa Kitô, “bức tường tội lỗi” bị phá vỡ.426 Thánh Irênê đã dạy chúng ta:

“Làm thế nào con người có thể đến với Thiên Chúa được, nếu như Thiên Chúa không trở

thành con người? Làm thế nào con người tránh được việc đi vào cái chết, nếu không được

tái sinh nhờ phương tiện đức tin, trong một cuộc sinh ra mới do chính Thiên Chúa ban

tặng, từ dấu chứng tuyệt vời và bất ngờ của Thiên Chúa để trở thành dấu chứng cứu độ từ

Đức Trinh Nữ.”427 Thật vậy, Đức Maria là “cánh cửa mở đưa tới Thiên Chúa.”428 Qua

trung gian Đức Maria, Con Thiên Chúa đã bước vào lịch sử của nhân loại, Ngài đã trở nên

426 x. Lm. Micae Trần Đình Quảng, giám đốc đại chủng viện Đà lạt, “Bài Giảng Tĩnh Tâm Năm Tại Cộng

Đoàn Châu Sơn”, Đan Viện Châu Sơn, 2017 [CD-ROM]. 427 Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Đức Giêsu Thành Nazareth: Phần III, tr. 56. 428 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 311.

Page 77: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

77

người con yêu dấu của Đức Maria, và nhờ giá máu châu báu của Con Mẹ, hai bức tường

ngăn cách nhân loại với Thiên Chúa bị phá bỏ. Chúng ta được trở nên nghĩa tử của Thiên

Chúa, được thừa hưởng gia nghiệp Thiên Chúa ban không cho mỗi người. Chính thánh

Tôma Aquinô đã dạy: “cứu cánh của con người là chiêm ngưỡng Thiên Chúa.”429 Khi diễn

tả tầm quan trọng của lịch sử tình yêu cứu độ, đức tin và thần học Công Giáo nhấn mạnh

đến vị thế Đức Maria, vì Người là Mẹ Đấng Cứu thế. Mặc dù chúng ta được cứu chuộc

nhờ Chúa Kitô, nhưng Đức Maria đóng góp một vai trò quan trọng và khẩn thiết.430 Khi

suy tư về sự cộng tác của Đức Maria trong nhiệm cục cứu độ, hai nhà thần học Scheeben

và Lennerz đã phân biệt khía cạnh khách quan và chủ quan của ơn cứu chuộc.

1.1. Đức Maria cộng tác vào ơn Cứu chuộc khách quan và ơn Cứu chuộc chủ quan

Trước tiên, ơn cứu chuộc khách quan (Rédemption objective) còn được gọi là ơn cứu

chuộc “tiềm năng hay thủ đắc,”431 là ơn “Chúa Kitô lập công đem ơn Cứu rỗi cho toàn thể

nhân loại do sự Chết và sự Phục sinh của Người (x. Dt 5,9).”432 Theo thánh Augustinô, ý

nghĩa thẳm sâu của hy tế thập giá được diễn tả bằng hai chiều kích: “hy lễ bên trong là sự

vâng phục của Đức Kitô, và hy lễ hữu hình chính là sự sống của Người, hiến dâng lên Chúa

Cha vì nhân loại chúng ta.”433 Việc đồng công cứu chuộc của Đức Maria bắt nguồn từ phẩm

chức Thiên mẫu của Mẹ, là việc Mẹ “cộng tác vào việc cứu rỗi khách quan của Chúa Kitô,

có ảnh hưởng sâu rộng cho toàn thể nhân loại.”434 Khi cưu mang và hạ sinh Chúa Cứu Thế,

Mẹ góp phần cộng tác chính yếu vào việc Cứu rỗi loài người,435 “vì Con Thiên Chúa đã làm

người để biến chúng ta thành thiên chúa.”436 Do đó, nhà thần học E. Schillebeeckx gọi Mẹ là

“Đức Maria, Mẹ ơn Cứu rỗi.”437 Các nhà thần học còn đi xa hơn nữa khi phân tích vai trò

cộng tác trực tiếp và gián tiếp của Mẹ Maria đối với ơn Cứu chuộc khách quan của Chúa

Kitô. Việc Mẹ cộng tác gián tiếp hệ tại việc Mẹ chịu thai và hạ sinh Chúa Cứu Thế cho loài

người. Bên cạnh đó, Mẹ còn tham dự cách mật thiết vào sứ vụ Cứu thế của Con Mẹ, trên đồi

Golgotha. Mẹ cộng tác trực tiếp vào công cuộc Cứu rỗi khách quan của Chúa Kitô, bởi vì

chính Mẹ đã liên đới tới công cuộc Cứu chuộc của Chúa. Mẹ đã được Thiên Chúa mời gọi

để hợp tác với Hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô,438 bởi vì “để là giá chuộc thì phải là người,

429 George A. Maloney, S. J, Thưa Ngôn Sứ Xin Lắng Nghe, tr. 241. 430 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 76. 431 Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. C, Sđd., tr. 70. 432 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 76. 433 Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường, O. P, Bí Tích Truyền Chức (Học Viện Thần Học Xitô, 2017), tr. 11. 434 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 77. 435 x. Sđd. 436 Vinh Sơn Quang Huy, Sống Với Đức Kitô Như Được Trình Bày Trong Tin Mừng, tr. 23. 437 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 77. 438 Sđd., tr. 78.

Page 78: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

78

để đẹp lòng Thiên Chúa thì phải vô tội.”439 Cụ thể, Mẹ thông phần với Chúa Cứu Thế bằng

tình yêu và những khổ đau của riêng Mẹ. Những công nghiệp mà Mẹ đã lập trong sự hiệp

thông với Chúa Cứu Thế có giá trị cứu thoát và thánh hóa toàn thể loài người.440 Do đó, vai

trò và sứ mạng đồng công cứu chuộc của Mẹ Maria gồm đầy đủ ý nghĩa và giá trị, là việc Mẹ

trực tiếp cộng tác và kết hợp lập công với Hy tế Cứu thế của Chúa Kitô.441

Thứ đến là ơn Cứu chuộc chủ quan (Rédemption subjective) là sự áp dụng cho

mỗi người những ơn thánh phát sinh do công nghiệp của Chúa Kitô trên Thánh giá,442

do mỗi người lãnh nhận nhờ các Nhiệm tích và nhờ sự thánh thiện cũng như sự phát

triển của Giáo Hội (x. Rm 10,9; Phil 12,12-15; 1Th 5,8). 443 Mỗi người được hưởng ơn

Cứu chuộc nhiều ít tùy theo sự tự do cộng tác của mình, qua việc hiệp thông với Thiên

Chúa trong ân sủng (ơn thánh sủng) và mở lòng đón nhận ơn thánh. Mặc dù, Chúa Kitô

lập công có giá trị phổ quát cho mọi người nhưng ơn cứu độ cần phải được áp dụng cho

mỗi cá nhân những kết quả do việc cứu chuộc khách quan đem lại. Ơn cứu chuộc chủ

quan cũng còn được gọi là ơn “cứu chuộc hiện thực”, “ứng dụng” hay “phân phối”.444

Sự ứng dụng này do Thiên Chúa thực hiện vì Người là Đấng ban phát ơn thánh. Tuy

nhiên, loài người vẫn có thể cộng tác vào “ứng dụng” này, chẳng hạn như, người công

chính có thể thực hiện những hành vi thánh thiện như cầu nguyện, làm việc bác ái,445...

để cầu nguyện cho ai đó. Việc Mẹ Maria cộng tác vào ơn cứu độ chủ quan chỉ có ảnh

hưởng hạn hẹp cho một số người tùy theo ý muốn và những điều kiện của họ.446

1.2. Hiệu quả do sự đồng công cộng tác của Đức Maria

Khi viết thư cho giáo đoàn Galát, thánh Phaolô dạy: “Khi thời gian tới hồi viên mãn,

Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để

chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta được nhận làm nghĩa tử” (Gl 4,4). Theo

thánh Tôma Aquinô, “Con Một Thiên Chúa, bởi muốn cho chúng ta được thông phần thiên

tính của Người, nên đã mang lấy bản tính chúng ta, để vì đã làm người, Người biến chúng ta

thành thần thánh.”447 Việc Ngôi Lời Nhập Thể làm người là cách thế Thiên Chúa thể hiện

tình thương đối với nhân loại, là cách thế Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại tình thương

439 Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường, O. P, “Bí Tích Truyền Chức Thánh”, Học Viện Thần Học Xitô, 2017

[CD-ROM]. 440 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 78. 441 Sđd. 442 x. Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. C, Sđd., tr. 70. 443 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 76. 444 x. Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. C, Sđd., tr. 70. 445 x. Sđd., tr. 71. 446 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 77. 447 Vinh Sơn Quang Huy, Sống Với Đức Kitô Như Được Trình Bày Trong Tin Mừng, tr. 23.

Page 79: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

79

được thể hiện nơi Chúa Kitô.448 Nhờ nhân tính và trong nhân tính, Đức Giêsu hạ mình làm

người, vâng phục đến chết. Nhờ nhân tính và trong nhân tính, Đức Giêsu được tôn vinh là

Chúa (x. Phil 2,6-11; 2Cr8,6).449 Nhờ nhân tính và trong nhân tính, Đức Giêsu “liên đới với

toàn thể nhân loại” (x. Rm 5,12-19), làm cho loài người trở nên con cái Thiên Chúa, phục

hồi nhân loại trong ơn thánh mà con người đã bị đánh mất do Ađam và Evà.450 Như vậy,

hiệu quả việc Mẹ đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa qua trung gian thiên sứ Gabriel, làm

cho Mẹ có hai tình hiền mẫu: là Mẹ Chúa Kitô do công ơn thụ thai và hạ sinh Chúa Kitô và

là Mẹ thiêng liêng của tất cả những người được Chúa Kitô cứu chuộc.451

Các nhà chú giải Thánh Kinh nhận ra thiên chức của Đức Maria liên quan tới các chi thể

mầu nhiệm của Chúa Kitô.452 Cụ thể, cha Laurentin cho rằng, chính thánh Phaolô cũng đã

nhận biết vai trò của Mẹ Maria trong việc làm cho chúng ta trở nên “nghĩa tử của Thiên

Chúa”, được gọi là anh em của Chúa Giêsu (x. Dt 2,11-12), và Chúa Giêsu là Trưởng Tử giữa

một đoàn em đông đảo (x. Rm 8,29).453 Trong khi đó, theo cha J. A. De Aldama, sứ mạng

trung gian của mẫu chức thứ nhất là “là Mẹ Chúa Giêsu” đưa đến việc nhận thức mẫu chức thứ

hai là “là Mẹ loài người”, nên không lạ gì các nhà thần học thế kỷ X đã lập luận rằng: “Nếu

chúng ta là em của Chúa Kitô, thì phải chăng chúng ta là con của Mẹ Người ? Hay là: Con

của Mẹ Maria là Anh của chúng ta và do vậy, Mẹ Maria là Mẹ của chúng ta”454.

2. Đặc tính vai trò đồng công của Đức Maria

Ở những chương trên, các nhà Thánh Mẫu học đã đưa ra những lý chứng đầy thuyết

phục khẳng định Đức maria đã cộng tác trực tiếp và gián tiếp trong nhiệm cục cứu chuộc của

Chúa Cứu Thế, cụ thể là Mẹ đã cộng tác vào chính hiến lễ hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô.

Sự cộng tác của Đức Maria trong tự do, được thể hiện qua việc Mẹ ưng thuận và hiến dâng,

trong tư cách là đại diện loài người. Đây là đặc tính nền tảng vai trò đồng công của Mẹ.

2.1. Đức Maria ưng thuận và hiến dâng

Thánh Gioan quả quyết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một...”

(Ga 3,16), nhưng Thiên Chúa cũng tôn trọng sự tự do của con người. Ngài muốn

trong thế giới loài người, có một người đại diện để “đón nhận” Con của Ngài trong

mầu nhiệm Nhập Thể,... để cứu chuộc nhân loại. Theo tác giả Gardell, để trở nên

Đấng Cứu Chuộc, Đức Kitô phải có bản tính loài người như chúng ta. Bản tính loài

448 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 62. 449 x. Sđd., tr. 40. 450 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 78. 451 x. Sđd., tr. 79. 452 x. Sđd., tr. 80. 453 x. Sđd., tr. 82. 454 x. Sđd., tr. 83.

Page 80: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

80

người đã phạm tội thì chính nó phải trả nợ đức công bình của Thiên Chúa. Tuy

nhiên, nếu giả như Đức Kitô chỉ có bản tính loài người, thì dẫu có thiện chí và các

việc lành của Người có năng lực thế nào đi nữa thì cũng không thể cứu chuộc chúng

ta. Nhưng vì Đức Kitô là Ngôi Lời Nhập Thể nên công nghiệp của Chúa là vô cùng

và có sức đền trả sự công bình của Thiên Chúa thay cho nhân loại.455 Mẹ Maria đại

diện toàn thể loài người, đã tự do ưng thuận trong công cuộc đại sự đó. Sự ưng

thuận của Mẹ là một yếu tố cần thiết trong nhiệm cục Cứu độ, nên thuộc về công

cuộc Cứu độ của Chúa Cứu Thế.456 Sự ưng thuận của Mẹ được cụ thể khi: Mẹ tích

cực tiếp nhận theo sứ điệp của thiên thần trong ngày Truyền tin; Mẹ hiện diện trên

đồi Calvê để hoàn tất lời “xin vâng” của Mẹ; dưới cây Thánh giá, Mẹ cũng là người

chấp nhận và nói lại lời “xin vâng”.457 Thật vậy, mặc dù chỉ có Chúa Kitô thực hiện

và phát sinh ơn Cứu rỗi, do vai trò chủ động và hữu hiệu tối thượng của Ngài,

nhưng sự ưng thuận của Mẹ Maria không được coi như là hoàn toàn thụ động, vì Mẹ

có một tác động trong sự ưng thuận và chấp nhận. Hành động cộng tác của Mẹ được

ghép vào công cuộc Cứu Thế của Chúa Kitô. Như vậy, vai trò của Mẹ cũng chủ

động và hữu hiệu, và nhất là được hoà hợp với hành động tối cao của Chúa Kitô.458

Bên cạnh sự ưng thuận theo sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa, Mẹ Maria còn

cộng tác qua việc hiến dâng: hiến dâng chính mình và “Hoa quả” của lòng Mẹ. Theo

luật Do Thái, đây là hiến dâng trọn vẹn. Điều đó được gọi là một của lễ toàn thiêu.

Mọi sự được hiến trao cho Thiên Chúa.459 Xét trong một chiều kích nào đó, đây

không phải là hai của lễ nhưng là một, một lòng một ý với Chúa Cứu Thế. Mẹ dâng

Chúa trong Đền thờ, chứng tỏ một hành vi hiến dâng của Mẹ và ông già Simêon đã

cho biết giá trị hiến tế của việc hiến dâng này. Trên đồi Calvê, Mẹ thực thi việc hiến

dâng mà Mẹ đã khởi sự trong đền thờ.460 Tất cả việc dâng hiến của Mẹ có ý nghĩa

trong việc cộng tác vào hiến lễ hy tế của Chúa Kitô, đem ơn cứu độ cho con người,

bởi vì Chúa Kitô “là con đường, là mục đích, là người hướng dẫn chúng ta.”461

2.2. Mẹ Chúa Kitô đại diện loài người

Trước tiên, xét trên bình diện Giáo Hội học, các nhà thần học giải thích vai trò đồng

công của Mẹ Maria như biểu tượng của Giáo Hội hay là Đấng đại điện loài người. Vì thế,

455 x. Lm. Gardell, O. P, Đức Kitô Là Tất Cả, bản dịch: Lm. An Sơn Vị (Hà Nội: Tôn Giáo, 2009), tr. 15-16. 456 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 84. 457 x. Sđd., tr. 85. 458 x. Sđd. 459 x. John Man, O. S. B, Khoảnh Khắc Của Chúa Kitô: Học biết để suy niệm, tr. 241. 460 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 85- 86. 461 John Man, O. S. B, Khoảnh Khắc Của Chúa Kitô: Học biết để suy niệm, không rõ người dịch, tr. 44.

Page 81: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

81

Mẹ Maria, với tính cách chính thức đại diện cộng đồng nhân loại, được coi như Đấng hợp

với Chúa Kitô Linh mục đã dâng Hiến lễ cứu chuộc.462 Mặt khác, khi đối chiếu hai bản văn

Thánh Kinh (Dt 10,5-7 và Lc 1,38), đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II cho rằng: “chức

năng làm mẹ của Đức Maria với chức tư tế của Đức Kitô đã có một mối tương quan mật

thiết được tạo lập.” 463 Thứ đến, xét trên bình diện Kitô học, các nhà thần học giải thích vai

trò đồng công của Mẹ bằng phẩm cách của Mẹ, là Mẹ Chúa Kitô. Mẹ cộng tác cách đặc biệt

bởi chức vị phi thường của Mẹ trong công trình Cứu chuộc.464 Như vậy, việc sử dụng hai lối

tiếp cận Kitô học và Giáo Hội học trong suy tư về Thánh Mẫu học không loại trừ nhau,

nhưng cần thiết liên kết với nhau. Mẹ Maria có phẩm cách đại diện loài người, nhờ ơn được

tiền định làm Mẹ Thiên Chúa. Bên cạnh đó, trong hy tế cứu chuộc, Chúa Giêsu đại diện loài

người, vì là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người: Ngôi vị Thiên Chúa của Người làm

cho vai trò đại diện của Người có một trường độ vô biên; Mẹ Maria đại diện loài người do

Mẹ ưng thuận để Ngôi Lời nhập thể. Mẫu chức mà Mẹ có đối với Chúa Kitô (do mầu nhiệm

Nhập Thể) nâng vai trò đại diện của Mẹ lên một cao độ siêu việt. Mối giây liên kết lạ lùng

giữa Mẹ với Con làm cho Mẹ cộng tác vào chức vụ đại diện của Chúa Cứu Thế. Mẹ Maria

đã được nâng lên vượt trên mọi người để có thể cùng được đại diện cho nhân loại. Điều đặc

biệt nơi Mẹ là không cách xa nhân loại, nhưng đưa Mẹ lại gần nhân loại.465

Ngoài ra,trong hiến lễ cứu chuộc của Chúa Kitô, Mẹ Maria đã cộng tác với Chúa

Kitô, đại diện loài người với hai tư cách đặc biệt: thứ nhất, Mẹ đại diện trong tư cách là

người phụ nữ, vì Thiên Chúa đã muốn việc phục hồi nhân loại bằng sự cộng tác của

Tân Evà với Tân Ađam; thứ hai, trong tư cách là người được cứu chuộc, Mẹ đại diện

tất cả mọi người được cứu chuộc và biểu thị việc nhân loại tham dự vào công việc Cứu

rỗi. Trong hai tư cách này, phẩm giá đại diện của Mẹ không che lấp phẩm giá vai trò

đại diện của Chúa Kitô, vì Mẹ hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa.466

2.3. Mối tương quan của Mẹ Maria với Chúa Kitô trong sứ mạng đồng công

Trong sứ mạng cộng tác với Chúa Cứu Thế, Mẹ Maria không bao giờ đi ra ngoài

thánh ý của Thiên Chúa. Trái lại, Mẹ luôn luôn đặt thánh ý của Thiên Chúa lên trên tất

cả. Mẹ Maria đã phục vụ mầu nhiệm Cứu chuộc “dưới quyền và cùng với” Con của

Mẹ.467 Vì thế, dựa trên giáo huấn của công đồng Vaticanô II, chúng ta nhận ra mối tương

quan giữa Mẹ Maria và Chúa Kitô có hai đặc điểm là “tùy thuộc và cộng tác.”

462 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 86. 463 ĐGH. Gioan Phaolô II, Huấn từ của đức Gioan Phaolô II ngỏ với các linh mục, tr. 57. 464 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 86. 465 x. Sđd., tr. 86-87. 466 x. Sđd., tr. 87-88. 467 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 56.

Page 82: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

82

Trước tiên, trong vai trò đồng công, Mẹ Maria tùy thuộc Chúa Kitô. Theo tác giả

Guérard des Lauriers, sự tùy thuộc cần thiết của Mẹ Maria gồm hai phương diện: thứ nhất là

phương diện căn nguyên: năng lực hay là sức mạnh để Mẹ Maria cộng tác vào hiến lễ cứu

chuộc là do bởi Chúa Kitô; thứ hai là phương diện đối tượng của sự hy sinh từ mẫu: Mẹ

Maria tự hiến chính mình qua việc dâng hiến Con của Mẹ, dâng hiến quyền từ mẫu của Mẹ.

Sự hy sinh của Mẹ được đặt trên và có liên quan mật thiết với sự hy sinh của Chúa Kitô.468

Thứ đến, sự cộng tác của Mẹ Maria có tính cách từ mẫu, và như thế khác biệt hành

động tư tế của Chúa Kitô. Bằng những lời trăn trối trên Thánh giá, Chúa đã nhận biết sự hy

sinh có tính cách từ mẫu của Mẹ.469 Bên cạnh đó, sự cộng tác còn có nữ tính. Do mẫu chức

của Mẹ, Mẹ đem vào hiến lễ của Chúa Kitô một sự cộng tác riêng biệt, trong tư cách là một

người nữ: sự hiến dâng của Mẹ với Chúa Kitô không phải là một cặp đôi tư tế hiến dâng.

Mặt khác, sự đồng lao cộng khổ của Mẹ không phải là đồng đẳng nhưng phụ thuộc cuộc Khổ

nạn của Chúa Kitô. Thật vậy, Mẹ cộng tác trong những mối liên hệ loài người. Cách thức

cộng tác từ mẫu làm cho mức độ tình yêu và sự hy tế của Con Mẹ thêm lớn lao, và sự cộng

tác từ mẫu là hình thức cao cả nhất của một mối xúc cảm do tình thương mến.470

3. Sự hài hòa vai trò đồng công của Đức Maria với công trình của Chúa Kitô

Nhờ giá máu của Chúa Kitô chịu khổ nạn và chịu chết trên Thánh giá, Con Thiên Chúa

Nhập Thể đã đền trả cho thay cho nhân loại trước sự công bình của Thiên Chúa một cách

viên mãn và dư tràn. Tuy nhiên, Chúa Cứu Thế vẫn có thể đưa Mẹ Người vào hy tế của

Ngài, mời gọi Mẹ cộng tác trong việc phục hồi nhân loại. Cha Lennerz, trong cuốn tiểu luận

ấn hành năm 1939, và cuốn khái luận về “Rất Thánh Nữ Trinh”, theo thần học và theo những

bằng cứ Thánh Truyền, ngài tra cứu và diễn giải nhiều cách thức Mẹ Maria đồng công cộng

tác với công trình Cứu thế của Chúa Kitô. Sau đây là tóm tắt công trình nghiên cứu của ngài

theo ba cách thức cộng tác của Đức Maria trong công trình cứu chuộc của Chúa Kitô.

3.1. Đức Maria cộng tác cách thể lý và luân lý

Khi nói về sự cộng tác của Đức Maria, cha Lennerz phân biệt giữa sự “cộng tác

hình thức” và “cộng tác thực sự”:“sự cộng tác hình thức” là sự tham dự vào hành vi

người khác, mà không cố ý thừa nhận tính cách tốt xấu của hành vi đó; trong khi đó, “sự

cộng tác thực sự” là cách tham dự có ý thức vào hành vi người khác, với ý thức chấp

468 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 89. 469 x. Sđd., tr. 91. 470 x. Sđd., tr. 91-92.

Page 83: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

83

nhận hành vi đó và kiểm nhận hậu quả coi như đã được.471 Mẹ Maria đã “cộng tác thực

sự” trong lãnh vực thể lý và luân lý, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.472

Sự cộng tác trong lãnh vực thể lý được thể hiện khi Mẹ ưng thuận làm Mẹ Thiên

Chúa. Mẹ đã thật sự trở thành Mẹ Chúa Cứu Thế để đồng công cứu chuộc với Người.

Trong viễn tượng này, theo thánh Gioan, ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho loài người

nơi Chúa Giêsu không nằm trong phạm vi “Chúa Giêsu chịu chết” mà nằm trong sự tỏ

hiện vinh quang của Chúa Giêsu, nhờ Nhập Thể rồi được nhấc lên vinh quang (x. Ga

10,17).473 Trong chiều kích Giáo Hội học, “kế hoạch cứu độ được tóm gọn vào trong mầu

nhiệm Nhập Thể: Thiên Chúa trở nên xác phàm, Ngài là con đường cứu độ.”474 Giáo

thuyết của một số giáo phụ, đặc biệt là thánh Irênê và thánh Athanasiô cũng đề cao một

sự bao hàm ơn Cứu chuộc trong mầu nhiệm Nhập Thể, vì khi mặc bản tính con người thụ

nạn trong cung lòng Mẹ Maria, Ngôi Lời Thiên Chúa đã bao gồm tất cả chúng ta một

cách tiềm ẩn, để cùng mang theo chúng ta trên cây Thánh giá.475 Tuy nhiên, cha Lennerz

cho rằng, việc Mẹ Maria cộng tác vào việc Ngôi Lời Nhập Thể là cộng tác gián tiếp vào

việc Cứu chuộc.476 Bên cạnh việc cộng tác trong lãnh vực thể lý, Mẹ Maria còn cộng tác

trong lãnh vực luân lý, tức là Mẹ Maria cộng tác một cách xa vào việc phục hồi loài

người do những lời cầu nguyện và công nghiệp của Mẹ. Mẹ van xin Đấng Cứu Thế sớm

đến.477 Các chính nhân thời Cựu ước cũng đã cộng tác một cách như vậy. Theo cha

Lennerz, rất có thể Đức Maria đã cộng tác đích thực và trực tiếp trong lãnh vực luân

lý.478 Thật sự, Thánh Kinh và Thánh Truyền không nói đến sự cộng tác trực tiếp của Mẹ

Maria với danh nghĩa nào đó để nói rằng Chúa Cứu Thế tùy thuộc Mẹ Maria trong việc

hiến tế để cứu chuộc chúng ta. Trái lại, Tân ước chứng tỏ cho chúng ta biết Chúa Kitô

trong công cuộc Thiên sai và Cứu thế, đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha.479

3.2. Đức Maria cộng tác do lời cầu nguyện và công nghiệp của Mẹ

Có thể nói, Đức Maria không có ảnh hưởng nào trên những hành vi Cứu thế của

Chúa Kitô, nhưng Thiên Chúa đã định liệu công trình Cứu rỗi của Ngôi Lời Nhập thể

phải có sự tham dự của Đức Maria. Và trong sự chấp nhận của Thiên Chúa, công

trình Cứu chuộc tuyệt đối tùy thuộc sự cộng tác của Đức Maria. Như thế, Mẹ nhận

471 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 114-115. 472 x. Sđd., tr. 115. 473 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 66. 474 Felipe Gomer, S. J, Giáo Hội Học: Thần Học Tín Lý (Antôn & Đuốc Sáng, 2002), tr. 206. 475 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 115. 476 x. Sđd., tr. 115. 477 x. Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. C, Giảng Trình Thần Học Về Đức Trinh Nữ Maria, tr. 71. 478 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 116. 479 x. Sđd., tr. 116-117.

Page 84: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

84

lãnh hành vi trung gian Cứu thế của Chúa Kitô, được thoả thuận cho Mẹ và cần có

Mẹ do lời cầu nguyện và công nghiệp của Mẹ cho toàn thể loài người,480 bởi vì “có

Chúa Giêsu ngự trong lòng Đức Mẹ, nên Đức Mẹ được sung mãn ơn phúc.”481 Chính

thánh Bênađô đã nói: “Thiên Chúa đã muốn ban tất cả cho chúng ta qua Mẹ

Maria.”482 Tất nhiên, cách thức cộng tác này của Mẹ Maria không làm giảm giá công

cuộc Cứu thế tối thượng của Chúa Kitô, vì ít là có sự chấp nhận của Thiên Chúa.483

3.3. Đức Maria cộng tác qua việc thông phần với công nghiệp của Chúa Kitô

Trong cách thức cộng tác này, Mẹ Maria được Thiên Chúa cho đặc ân là được thông

phần với khổ đau của Chúa Cứu Thế và làm cho chính Mẹ dự phần phúc cứu chuộc.484 Đây

là tư tưởng của thánh Albertô Cả. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là tra cứu hoạt động

trung gian trực tiếp của Mẹ cho việc phục hưng nhân loại, liên quan tới hành động Cứu thế

của Chúa Kitô, và liên quan tới những hiệu quả công nghiệp Cứu thế của Chúa.

Trước tiên, chúng ta so sánh “việc Mẹ Maria cộng tác” với “hành động Cứu thế của

Chúa Kitô”. Nếu công nghiệp Cứu thế của Chúa Kitô hoàn toàn không tùy thuộc công trạng

của Mẹ Maria, thì trái lại, công trạng của Mẹ lại lệ thuộc ơn phúc và công nghiệp của Chúa

Cứu Thế.485 Nhà thần học Lebon cho rằng: Mẹ Maria là “người riêng tư” nhưng cũng là con

người của đại chúng. “Là con người riêng tư,” Mẹ đã được hưởng trước ơn Cứu chuộc và

được thánh hoá nhờ ơn thánh của Chúa Kitô; “là con người cho đại chúng,” Mẹ là Đấng

Đồng công trong công trình Cứu chuộc chúng ta. Như thế, công trạng xã hội của Mẹ Maria,

trong ơn Cứu rỗi nhân loại, được “ghép vào” với công nghiệp của Chúa Kitô. Chúa nối kết

nhưng không tùy thuộc công trạng của Mẹ trong thánh lệnh của Thiên Chúa.486 Giáo huấn

của đức Piô XI đã minh nhiên đặt công việc phục hồi của Mẹ Maria trên đồi Calvê, dưới ơn

thánh phi thường mà Chúa Kitô ban cho Mẹ: “Do sự hiệp nhất diệu huyền với Chúa Kitô và

do một ơn thánh lạ lùng, Mẹ cũng là Đấng phục hồi rất chính xác với danh hiệu đó.”487

Thứ đến, nếu xác định Mẹ Maria tích cực cộng tác với Chúa Kitô trong việc phục

hồi nhân loại, chúng ta phải xét đến những hậu quả ơn Cứu rỗi mà loài người lãnh

nhận. Tất cả những hiệu quả ơn Cứu độ tuyệt đối do công nghiệp vô song của Chúa

Cứu Thế, và cũng do công trạng của Mẹ Maria Đồng công cộng tác. Tất nhiên, những

480 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 117. 481 Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn (Hội Dòng Xitô Thánh Gia, 1993), số 144. 482 Dom Godefroid Bélorgey, Dưới ánh nhìn của Thiên Chúa, chuyển ngữ: Martin Phạm Thanh Toàn, O. Cist

(Đan viện Xitô T.M. Phước Vĩnh, 2015), tr. 107. 483 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 117. 484 x. Sđd., tr. 118. 485 x. Sđd., tr. 119. 486 x. Sđd. 487 Đức Piô XI, Thông điệp Miserentissimus Redemptor, ban hành ngày 08/5/1928.

Page 85: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

85

hiệu quả đó do Chúa Kitô hơn là do Mẹ Maria, do Mẹ là vì Chúa.488 Như vậy, giống

như ơn thánh, tất cả ơn Cứu rỗi do Thiên Chúa và cũng do chúng ta, do Thiên Chúa

hơn do chúng ta, do chúng ta vì trước hết do Thiên Chúa. Thánh Augustinô minh

chứng: “Chúa dựng nên chúng ta không cần chúng ta, nhưng không công chính hoá

chúng ta nếu không có chúng ta.” Đó là luật Cứu rỗi mỗi người chúng ta.

Tóm lại, vai trò của Đức Maria không chỉ đơn thuần là tình mẫu tử gắn kết hai

Mẹ Con, nhưng trên hết là Thánh ý Thiên Chúa dành cho các ngài trong công cuộc

cứu chuộc nhân loại. Chúa Kitô cứu chuộc loài người là sứ vụ chính yếu của Ngài khi

đến trần gian; Mẹ Maria được mời gọi cộng tác với Con của Mẹ. Mẹ đã cộng tác một

cách khách quan và chủ quan vào công cộng cứu chuộc, bởi vì Mẹ đại diện toàn thể

nhân loại, ưng thuận và hiến dâng. Sự cộng tác của Mẹ Maria đều được “ghép vào”

hành vi cứu chuộc của Chúa Kitô, nên có giá trị phổ quát cho mọi người.

II. Sứ mạng đồng công của Đức Maria

Đức Maria đã được Thiên Chúa kêu gọi để cộng tác với Con Thiên Chúa, vì thế sứ

mạng của Mẹ luôn luôn gắn kết với sứ mạng Cứu thế của Con Mẹ. Nền tảng sứ mạng của

Mẹ là Thánh ý của Thiên Chúa trong phục hồi nhân loại, đưa con người trở về tình trạng tốt

đẹp ban đầu của công cuộc sáng tạo. Vì thế, Mẹ không những được gọi là Mẹ Chúa Cứu Thế

mà còn được gọi là Tân Evà. Mẹ có vị trí đặc biệt trong công trình của Chúa Kitô, bởi vì Mẹ

đã đồng lao cộng khổ với Ngài trong tư cách là Mẹ và là người đại diện nhân loại.

1. Nguyên lý sứ mạng đồng công của Đức Maria

Theo thánh Montfort, nguyên lý nền tảng sứ mạng đồng công của Đức Maria chính là

thánh ý muôn đời của Thiên Chúa trong việc mời gọi Mẹ cộng tác với Chúa Cứu Thế. Bên

cạnh đó, phẩm chức Mẹ Chúa Cứu Thế và Tân Evà cũng là những nguyên lý căn bản cho sứ

mạng đồng công của Đức Maria.489 Với nguyên lý nền tảng, người viết đã trình bày khá

nhiều ở những phần thuộc về Thánh Kinh, nhất là các bản văn Cựu ước. Ở đây, chỉ xin trình

bày hai nguyên lý căn bản là: Mẹ Chúa Cứu Thế và Tân Evà trong suy tư thần học.

1.1. Nguyên lý Đức Maria là Mẹ Chúa Cứu Thế

Như đã trình bày ở trên, thánh Montfort cho rằng: nguyên lý nền tảng sứ mạng đồng

công của Đức Maria chính là thánh ý muôn đời của Thiên Chúa. Tuy nhiên, theo các nhà

thần học thế kỷ XVIII và nhất là thánh Anphongsô, nguyên lý đầu tiên và duy nhất cho sứ

488 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 120. 489 x. Sđd., tr. 149.

Page 86: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

86

mạng đồng công của Đức Maria là Đức Maria là Mẹ Chúa Cứu Thế.490 Thật vậy, trong

Kinh cầu Đức Bà, Giáo Hội xưng tụng Đức Maria là “Đức Mẹ sinh Chúa Cứu Thế”. Còn

trong kinh Tin Kính, Giáo Hội tuyên xưng: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng

tôi, Người đã từ trời xuống thế...” Như vậy, “mục đích Nhập thể là để Cứu chuộc”.491

Trong hiến chế Lumen Gentium, công đồng Vaticanô II cũng tái khẳng định:

Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế, vì khi sứ thần truyền tin, Mẹ đã đón nhận

Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn cùng trong thân xác và đem sự sống đến cho thế

gian.492 Hết lòng đón nhận ý định Cứu rỗi của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã tận hiến làm

tôi tớ Thiên Chúa, phục vụ cho thân thế và sự nghiệp của Con Ngài, và nhờ ân sủng

của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ mầu nhiệm Cứu chuộc dưới quyền và cùng với

Con Ngài.493 Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc Cứu rỗi được tỏ rõ, từ khi

Mẹ Maria thụ thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho đến lúc Chúa Kitô chịu chết.494

Khi trở thành Con của Đức Maria, Con Thiên Chúa chấp nhận để cho mình lệ

thuộc loài người, sự lệ thuộc mà con người đã khước từ đối với Thiên Chúa. Khi trở

thành Con của Mẹ Maria, Con Thiên Chúa chấp nhận giới hạn của thân phận con

người, và còn phải lệ thuộc và được xác định trong một Bà Mẹ. Nhân tính mà Con

Thiên Chúa đảm nhận đã là của Mẹ Maria trước khi là của Chúa và trở thành của

Chúa do nhờ Mẹ. Thánh Phaolô đã xác định rõ ràng: Ngài đã sinh bởi Người Nữ và

sống dưới quyền Lề Luật (x. Gl 4,4). Con Thiên Chúa không những chấp nhận thân

phận thụ tạo, mà còn chấp nhận thân phận nô lệ của loài người tội lỗi (x. Pl 2,7). Đó

là mầu nhiệmNhập thể và là mầu nhiệm Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.495

1.2. Nguyên lý Đức Maria là Tân Evà

Trong chiều kích Kitô học, sự kiện Đức Giêsu đầu thai bởi quyền năng Chúa Thánh

Thần và được sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria mang ý nghĩa: Đức Giêsu bước vào trần

gian như một Ađam mới, khởi đầu công trình tạo dựng mới của Thiên Chúa. Cũng như

Ađam cũ phát xuất trực tiếp từ Thiên Chúa, thì Ađam mới cũng xuất phát từ Thiên Chúa

một cách trực tiếp như vậy, nhờ quyền năng sáng tạo của Thần Khí.496 Mặt khác, trong tư

cách là người mẹ và người con, thì liên hệ giữa Đức Maria và Chúa Giêsu là duy nhất;

chỉ có mình Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu. Nhưng đồng thời, hai Đấng còn có một

490 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 149. 491 Sđd., tr. 150. 492 x. Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, số 53. 493 x. Sđd., số 57. 494 x. Sđd. 495 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 151. 496 x. Norberto Nguyễn Văn Khanh, O. F. M, Đức Giêsu Kitô: Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 140.

Page 87: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

87

mối liên hệ khác đó là mối liên hệ giữa Ađam mới và Evà mới.497 Ở nhiều chỗ trong

Thánh Kinh, Đức Maria đã được gọi là “Bà” (x. Ga 2,4; 19,26; Kh 12,1-2) đã đưa chúng

ta ngược trở lại với chân dung người Đàn Bà trong Tiền Tin Mừng.498 Chính trong bản

văn này (St 3,15), nhiều giáo phụ và tiến sĩ Hội Thánh nhận ra Đức Maria, Mẹ của Chúa

Kitô, như là một Tân Evà. Đức Maria là người đầu tiên và theo một cách thế độc nhất vô

nhị, được thừa hưởng chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi.499 Hai giáo phụ Justinô và

Irênê cũng như Tertulianô minh chứng, do sự tuân phục mà Tân Evà đã đem lại ơn Cứu

độ cho loài người, và sứ mạng của Tân Evà là lýdo cho phẩm chức Mẹ Thiên Chúa hay

Mẹ Chúa Cứu Thế. Những tư tưởng này, người viết đã triển khai nhiều trong chương III,

phần nói về giáo huấn của các giáo phụ. Như vậy, theo các thánh giáo phụ, Mẹ Maria

cùng với Chúa Kitô đem sự sống đến cho loài người thay thế cho bà Evà và ông Ađam đã

đem đến cho nhân loại sự chết. Do đó, Mẹ Maria được gọi là Tân Evà. Có Tân Evà mới

có vai trò đồng công, nên Tân Evà là nguyên lý sứ mạng đồng công của Mẹ.500

2. Chỗ đứng của Mẹ Maria trong công trình cứu rỗi

Tâm điểm sứ điệp Kitô giáo là Thiên Chúa tình yêu và Chúa Giêsu đã giải thoát chúng

ta khỏi sự nô lệ sợ hãi và đưa mỗi người chúng ta vào trong ánh sáng và tình yêu của

Người.501 Vì thế, vị thế của Mẹ Maria trong công trình cứu rỗi không đơn thuần chỉ là những

cố gắng thuần túy tình cảm trước sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa. Chỗ đứng của Mẹ chính

là kế hoạch của Thiên Chúa muốn nơi Mẹ, mời gọi Mẹ cộng tác một cách cụ thể, tất cả

những dự định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Chính Chúa Kitô đã tự nguyện để trở nên Con

của Mẹ và cũng chính Chúa Kitô mang nhân loại trong mình khi Nhập thể, để trong tư cách

là người đại diện loài người, Mẹ được gọi là người đồng công cứu chuộc với Chúa Cứu Thế.

2.1. Chúa Kitô gồm tóm nhân loại trong Mẹ Maria

Trong thư gửi tín hữu Galat, thánh Phaolô quả quyết: tất cả chúng ta chỉ là một trong

Chúa Giêsu Kitô (x. Gl 3,28) và “Do sự sung mãn của Ngài mà tất cả chúng ta đã lãnh nhận

hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn, các giáo phụ cho rằng:

sự phục hồi nhân loại được diễn tả như là một sự liên kết mật thiết và diệu huyềngiữa chúng

ta và Chúa Kitô là Đầu. Ơn Cứu chuộc khách quan của chúng ta là việc chúng ta được sáp

nhập một cách tiềm tàng với Chúa, mà từ khi Nhập Thể, Người mang chúng ta trong Người,

497 x. Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh, tr. 169-170. 498 x. Carrol Stuhlmueller, C. P, Từ Điển Thần Học Thánh Kinh Dùng Cho Mục Vụ, chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên O. C, tr. 93. 499 x. GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 411. 500 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 159. 501 John Man, O. S. B, Khoảnh Khắc Của Chúa Kitô: Học biết để suy niệm, không rõ người dịch, tr. 73.

Page 88: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

88

và chuộc lại chúng ta trong cuộc Tử nạn đẫm máu của Người.502 Trong khi chú giải thư

thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma, thánh Cyrillô Alexandria còn nhấn mạnh: “Chúng ta đã

được chịu đóng đinh với Chúa Kitô khi chính xác thể Người chịu đóng đinh. Cách nào đó,

xác thể Người bao hàm bản tính nhân loại, cũng như toàn thể loài người nhiễm lây tì vết

chúc dữ trong ông Ađam đã bị Thiên Chúa giáng phạt.”503 Như thế, để trở nên một Kitô

hữu chân chính là chúng ta được mời gọi trở nên một với Đức Kitô.504

Như vậy, việc chúng ta sáp nhập khách quan với Chúa Kitô là Đầu, đã được khởi

đầu ngay trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, và được hoàn tất trên đồi

Calvê. Mẹ Maria đã cưu mang Đầu thì một cách nào đó cũng cưu mang chính các chi

thể của Đầu. Chúa Kitô khi chết đã không tự hy tế một mình cho Chúa Cha, nhưng

trong tư cách là Đầu hữu trách, Người cũng dâng toàn thể nhân loại đã được kết hợp

vào việc Chúa cứu rỗi. Không phải chỉ có nhân tính của Chúa Kitô chịu hy hiến được

đẹp lòng Thiên Chúa, mà do sự kiện này, toàn thể nhân loại được tái sinh.505

2.2. Mẹ Maria đóng vai toàn thể nhân loại

Do tình yêu nhưng không, Con Thiên Chúa vốn hằng hữu đã mặc bản tính nhân

loại, để chuộc lại và nâng cao phẩm giá con người. Tuy nhiên, Người đã không hoàn

thành kế hoạch đó, trước sự ưng thuận đầy tự do của người Mẹ mà Ngài đã tuyển chọn.

Mẹ đã đại diện nhân loại để đi vào “cuộc kết hôn nhiệm mầu” với Con Thiên Chúa. Sự

ưng thuận của Mẹ trong biến cố Truyền tin là sự ưng thuận trong tư cách là người đóng

vai toàn thể nhân loại.506 Thật vậy, cùng đích của mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm

Cứu chuộc. Đức Lêo XIII cho rằng: “Không một ai có thể hành động hiệu lực như Mẹ

trong quá khứ hay trong tương lai, để giải hoà loài người với Thiên Chúa. Chính Mẹ

đã ban Đấng Cứu Thế cho loài người đang lao mình vào vực đọa trầm muôn kiếp. Từ

khi nhận lời truyền tin nhiệm tích bình an mà thiên thần đem xuống trái đất, Mẹ Maria

đã ưng thuận nhận Tin mừng đó thay thế toàn thể nhân loại.”507

Trong chiều kích Kitô học, chúng ta biết: Nhờ Ngôi Hiệp, một việc làm tự do nào

đó của Chúa Kitô trong nhân tính thì cũng là việc của Ngôi Lời Thiên Chúa làm, nên có

giá trị vô cùng, đủ sức đền thay cho mọi tội lỗi của loài người.508 Tuy nhiên, trong ý định

ngàn đời của Thiên Chúa, công cuộc Cứu chuộc phải được hoàn hảo nhờ cuộc Khổ nạn

502 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 126. 503 Sđd., tr. 127. 504 x. John Man, OSB, Khoảnh Khắc Của Chúa Kitô: Học biết để suy niệm, không rõ người dịch, tr. 57. 505 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 128. 506 x. Sđd., tr. 129. 507 Sđd. 508 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 218.

Page 89: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

89

và Tử nạn của Chúa Kitô trên đồi Calvê. Tâm tình yêu mến và vâng phục được thể hiện

trong đời sống tự hạ, và biểu lộ cao nhất trong cái chết trên thập giá, trong đời sống tự

nhiên không có gì cao trọng cho bằng cái chết thay cho người mình yêu.509 Nếu Đức

Trinh Nữ là Đấng Đồng Công đúng nghĩa, Mẹ cũng đóng vai trò tích cực cứu rỗi bên

cạnh Con Mẹ tử nạn. Do đó, Thánh Truyền thời Trung cổ từ thánh Albertô Cả tới nay, đã

minh nhiên nêu rõ vai trò của Mẹ và thêm ý nghĩa đầy đủ vào tín lý Tân Evà, khi tuyên

ngôn Mẹ Maria là Đấng trợ giúp Tân Ađam trong công cuộc Cứu thế,510 nhất là khi Mẹ

khước từ quyền từ mẫu mà Mẹ được hưởng do sự sinh hạ của Mẹ.

2.3. Mẹ Maria khước từ quyền làm Mẹ trong sứ mạng đồng công

Thuật ngữ “hy sinh” (sacrifice) trong Anh ngữ “phát xuất từ La ngữ: sacrum facere,

có nghĩa là thực hiện một việc thánh thiện, một sự hiến dâng vì mục đích tốt lành.”511 Cũng

vậy, Mẹ Maria đã hy sinh qua việc hiến dâng Người Con yêu dấu của mình vì thánh ý Thiên

Chúa, để cứu độ nhân loại. Mẹ đã “khước từ quyền làm Mẹ,”512 để Thiên Chúa có toàn

quyền trên Người Con mà Mẹ đã sinh hạ theo nhân tính. Điều này đã được đức giáo hoàng

Bênêđictô XV (1914-1922) trong tông thư “Inter sodalitia” (22/3/1918) khẳng định: “Đức

Maria đã cùng Người Con tử giá vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha đến độ đã đau khổ hầu

như chết cùng với Người Con tử nạn, từ bỏ hoàn toàn những quyền lợi của Người Mẹ trên

Người Con Cứu thế, và hiến dâng Con như một của lễ để làm nguôi đức công bình Thiên

Chúa Cha. Như thế, đương nhiên chúng ta có thể nói Mẹ đã cùng với Chúa Kitô cứu chuộc

nhân loại”.513 Về sau, diễn ngữ “khước từ quyền làm Mẹ,” đã được dùng từ thế kỷ XVII để

khẳng định Đức Maria đã góp phần vào công cuộc Cứu chuộc của Con Mẹ.514 Mặt khác, chú

giải về kinh Magnificat, thánh Bêđa cũng giải thích: Đức Maria nhận biết Người Con của Mẹ

là “tác giả ơn cứu độ muôn đời, sẽ sinh ra trong thời gian bởi xác thịt của Mẹ, để trong một

ngôi vị duy nhất, Đức Giêsu thật sự vừa là con, vừa là Chúa của Mẹ.”515 Như vậy, cho dù

Đức Giêsu có là Con Thiên Chúa, là Ngôi Lời Nhập Thể, nhưng trong tư cách là mẹ, Đức

Maria có quyền trên người con mà mình đã mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, Đức Maria đã

“khước từ quyền làm Mẹ” để đặt thánh ý của Thiên Chúa lên trên tất cả.

509 x. Lm. Fx. Tân Yên, Sđd., tr. 218. 510 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 130. 511 George A. Maloney, S. J, Thưa Ngôn Sứ Xin Lắng Nghe, tr. 230. 512 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 131. 513 Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh, tr. 42. 514 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 131. 515 Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, quyển 2, tr. 886.

Page 90: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

90

Theo tác giả M. J. Nicolas, “quyền căn bản của Mẹ Thiên Chúa đối với một người

Con là Thiên Chúa, đó là quyền hợp nhất tri thức và tình yêu đối với Con.”516 Khi đặt

thánh ý của Chúa Cha lên trên hết, Mẹ chấp nhận để Con Mình chu toàn sứ vụ đã nhận

lãnh từ Chúa Cha, trong sự vâng phục đức tin. Chúng ta sẽ hiểu điều này qua dữ kiện mà

Tin mừng mô tả trong cuộc lên Đền thờ của gia đình Nazareth. Trong dịp đặc biệt này,

“với cá tính vững mạnh, Chúa Giêsu cho thấy Người hiểu biết sứ mạng của mình, vì

Người đem lại cho lần đi ‘vào nhà Cha’ mình lần thứ hai này, cái ý nghĩa tận hiến chính

mình cho Thiên Chúa, một sự tận hiến đã được đánh dấu khi Người được dâng trong

Đền Thờ.”517 Đoạn Tin mừng nói về cuộc hành trình lên Giêrusalem xem ra có vẻ trái

nghịch với ghi chú của thánh Luca rằng Chúa Giêsu vâng phục thánh Giuse và Đức

Maria (x. Lc 2,51). Tuy nhiên ở đây, “theo nguyên tắc đối xử của Người, Chúa Giêsu

tuyên bố mình chỉ thuộc về Thiên Chúa Cha và không nhắc tới những mối giây liên hệ

với gia đình trần gian của Người.”518 Như vậy, qua cách hành xử xem ra có vẻ bất

thường này, Chúa Giêsu chuẩn bị Mẹ Người cho mầu nhiệm Cứu chuộc (Thương khó,

Tử nạn,..). Chúa Giêsu nhấn mạnh ý muốn của Cha mình là tiêu chuẩn duy nhất đòi hỏi

sự vâng phục của Người. Lúc này cha mẹ của Đức Giêsu được yêu cầu hãy để cho Người

ra đi và thực hiện sứ mạng của Người bất cứ nơi nào Cha trên trời sẽ đưa tới.519

Những lời của thánh Luca “nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói” (Lc 2,50) đã

dạy chúng ta về phương cách Đức Maria sống cái tình tiết bất thường này trong đáy lòng

mình. Từ nay, Mẹ sẽ ghi nhớ tất cả trong lòng (x. Lc 2,51). Mẹ liên kết những biến cố này

với mầu nhiệm của Con Mình, được tỏ cho Mẹ khi thiên thần Truyền tin, và suy gẫm biến cố

đó trong thinh lặng chiêm niệm, đồng thời dâng lên sự hợp tác của Mẹ trong tinh thần một

lời “Xin vâng” mới mẻ. Theo đường hướng này, mắt xích đầu tiên được rèn trong một giây

xích các biến cố lần đầu đưa Đức Maria vượt quá vai trò tự nhiên xuất phát từ chức làm Mẹ

của Người, để đặt Mẹ phục vụ sứ mạng của Người Con Thiên Chúa. Như vậy, trong đoạn

mở đầu sứ mạng cứu chuộc của Đức Giêsu (tại đền thờ Giêrusalem), Chúa Giêsu liên kết Mẹ

mình với chính Ngài; Mẹ không còn là người sinh ra Chúa nữa, nhưng là một người Phụ Nữ

có thể hợp tác vào mầu nhiệm Cứu chuộc vì vâng theo chương trình của Chúa Cha.520

Thật vậy, nếu xét theo khía cạnh thuần túy con người, không một người mẹ nào lại

muốn con mình đau khổ, thậm chí đau khổ vì người khác. Tuy nhiên, trong cuộc hành

trình đức tin, Mẹ Maria được mời gọi thực thi thánh ý của Thiên Chúa, để Con mình chịu

516 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 131. 517 ĐGH. Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria, tr. 120. 518 Sđd., tr. 120-121. 519 x. Sđd., tr. 121-122. 520 Sđd., tr. 122-123.

Page 91: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

91

đau khổ cứu nhân loại và để trở nên Mẹ của Nhân Loại mới. Ngược lại dòng lịch sử,

chúng ta thấy: khi thiên sứ Truyền tin, Đức Maria ưng thuận làm Mẹ Chúa Cứu Thế,

không những với tư cách cá nhân, mà còn trong tư cách là người đại diện cho nhân loại.

Như thế, nhân danh chúng ta, Mẹ đi vào minh ước giữa loài người với Thiên Chúa. Vai

trò này đặt ra cho Mẹ những bổn phận và cả những quyền lợi trên “Của lễ hiến tế” do

hiệu quả lời “Xin vâng” trung gian của Mẹ.521 Tiếng “Xin Vâng” của Mẹ là sự chấp nhận

ơn gọi và sứ vụ. Nó diễn tả sự cam kết dấn thân của Đức Maria để trở thành mẹ Chúa

Giêsu.522 Khi ưng thuận làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Maria khởi đầu vai trò trợ giúp Tân

Ađam trong công cuộc Cứu chuộc, và liên kết chúng ta với Chúa Kitô là Đầu. Thật vậy,

khi nói đến quyền lợi của người mẹ liên quan đến Mẹ Maria, các nhà Thánh Mẫu học

thường xác nhận sự kiện Mẹ đã hy tế Con của Mẹ,523 vì phần rỗi chúng ta.

Trong khung cảnh Truyền tin và với tư cách là người đại diện nhân loại, Đức Maria

trao ban bản tính loài người cho Con Thiên Chúa trong cung lòng mình; dưới chân Thập

giá, nơi thánh Gioan, Mẹ đón nhận toàn thể nhân loại trong tâm hồn Mẹ.524 Như thế, trong

tư cách là Mẹ nhân loại, Mẹ hiện diện trên đồi Calvê, để làm cho ơn Cứu rỗi, được thêm

sáp nhập vào gia đình nhân loại. Mẹ đứng đó để làm cho chúng ta được thân thiết với

Người. Trong Mẹ, nhân tính cứu chuộc của Chúa và nhân tính được cứu rỗi của chúng ta,

giao hữu với nhau một cách tuyệt vời. Mẹ Maria lãnh nhận mọi hiệu quả chúng ta lãnh

nhận từ Thánh giá, mà không để mất đi chút nào, và Mẹ đem đến cho Chúa tử nạn niềm ủi

an mà Người mong đợi ở nơi chúng ta. Chính trong chiều kích này mà Mẹ được gọi là

Đấng Đồng công cứu chuộc.525 Như vậy, “Mẹ hoạt động nhưng tất cả mọi cử chỉ và tư

tưởng, dù vụn vặt nhất, cũng vì Chúa Giêsu, Mẹ không thể có một giây phút nào ngoài

Chúa Giêsu được.”526 Từ trên Thập giá, Chúa Giêsu đã trao phó Nhiệm thể của Người cho

Đức Maria, qua trung gian thánh Gioan. Người biết rằng chúng ta cần có một người Mẹ để

được bao bọc chở che, một người nâng nhân loại lên và làm trung gian cho chúng ta.527

III. Cuộc đồng thụ nạn và công trạng của Mẹ Maria

Việc đồng thụ nạn không những là lòng trắc ẩn Mẹ cảm thương những nỗi đớn

đau của Con yêu dấu Mẹ, mà còn có nghĩa là việc Mẹ cùng với Chúa Cứu Thế chịu khổ

đau để tích cực thông phần vào công trình Cứu thế của Người. Việc đồng thụ nạn làm

521 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 131. 522 x. Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh, tr. 170. 523 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 132. 524 x. Lm. Giuse Phan Tấn Thành & tgk, Đức Giêsu Với Cái Chết, tr. 116. 525 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 132-133. 526 Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng, tr. 460. 527 x. Francis Fernander, Đối Thoại Với Thiên Chúa: Những bài suy niệm hằng ngày, tr. 880.

Page 92: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

92

cho Mẹ có công trạng trước mặt Thiên Chúa và đền bù phần nào đó tội lỗi của nhân

loại, trong việc kết hiệp với công nghiệp vô cùng của Con Thiên Chúa Nhập thể.

1. Cuộc đồng thụ nạn của Đức Maria

Để khám phá ra hiệu lực sáng tươi cuộc đồng thụ nạn của Mẹ Maria, chúng ta

khảo sát qua ba điểm sau đây: Mẹ Maria có phải chịu khổ đau không? Mẹ có thực sự

đồng thụ nạn với Chúa Giêsu không? đâu là những cách thế Mẹ đồng thụ nạn? Tất cả

những đặc nét mà chúng ta sẽ suy tư dưới đây, giúp chúng ta xác tín giá trị sự cộng tác

của Mẹ có tầm mức phổ quát cho toàn thể gia đình nhân loại.

1.1. Mẹ Maria có phải chịu khổ đau không?

Người xưa thường nói: “Sinh-lão-bệnh-tử”, dường như đau khổ và sự chết là

cái gì đó mà con người không thể tránh né. Tuy nhiên, những vấn nạn này đã được

thánh Phaolô giải đáp: “Vì một người duy nhất mà tội lỗi xâm nhập trần gian, và tội

lỗi gây nên sự chết; như thế sự chết đã lan tràn đến mọi người, bởi vì mọi người đã

phạm tội.” (Rm 5,12); nơi khác, ngài nói: “Lương bổng của tội lỗi là sự chết.” (Rm

6,23). Như vậy, nguyên do của sự đau khổ và cái chết chính là tội lỗi.528 Tuy nhiên,

đối với Đức Trinh Nữ Maria, nhờ được hưởng trước công nghiệp vô cùng của Chúa

Kitô, Mẹ được thoát khỏi tội nguyên tổ, do đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Vậy Mẹ Maria có phải chịu đau khổ không? Để trả lời vấn nạn này, chúng ta phải xét

trong hai khía cạnh: Xét trên phương diện pháp lý thì cứ theo lẽ thường Đức Maria không

phải chịu hậu quả của tội nguyên tổ, do đặc ân Vô Nhiễm Thiên Chúa ban cho Mẹ, vì thế,

Mẹ cũng không phải chịu đau khổ.529 Tuy nhiên, xét trên phương diện thực tế, thì Mẹ là

người đau khổ hơn hết mọi người. Tất cả bài tiểu luận này đã lược trích những suy tư về

những nỗi thống khổ của Mẹ Maria trong giáo huấn của thánh và các vị giáo hoàng, vì thế,

không thể nói Mẹ Maria không hề có đau khổ trong cuộc đời. Tuy nhiên, khi nói về những

nỗi đau khổ của Mẹ, tất cả những dữ liệu có thế giá trong Giáo Hội đều nhìn nhận sự chủ

động của Mẹ, tức là Mẹ chịu đau khổ vì tình yêu Thiên Chúa và nhân loại, chứ không theo

nghĩa Mẹ “mắc nợ” nên Mẹ phải đau khổ. Chính công đồng Vaticanô II đã nhìn nhận: “Đức

Maria đã […] phục vụ mầu nhiệm Cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con Ngài […] Thiên

Chúa […] đã để Ngài (Đức Maria) tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại […] Mẹ đã đau

đớn chịu khổ cực với Con Một của Mình và dự phần vào Hy lễ của Con, với tấm lòng của một

người Mẹ hết tình ưng thuận hiến tế Lễ vật do lòng mình sinh ra […] Vì đã cưu mang, sinh hạ

và nuôi dưỡng Chúa Kitô, đã dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha trong đền thánh và cùng đau khổ

528 x. GLHTCG, số 1264. 529 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 212-213.

Page 93: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

93

với Con Mình chết trên Thập Giá, Mẹ Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của

Đấng Cứu Thế”.530 Như thế, Mẹ đã được tiên hưởng ơn Cứu chuộc một cách đặc biệt, do cuộc

khổ nạn của Chúa. Chúa đã chịu đau khổ cho Mẹ hơn mọi người, thì Mẹ cũng chịu đau khổ

cho Chúa hơn mọi ai khác. Tình yêu kêu gọi tình yêu, tình yêu đáp trả tình yêu. Những hy sinh

do tình yêu chỉ có thể cân xứng với những hy sinh cũng do tình yêu.531 Sự đau khổ của Mẹ

trong sự kết hiệp với hy tế của Con có giá trị phổ quát cho cả nhân loại.

1.2. Mẹ Maria có thực sự đồng thụ nạn với Chúa?

Giáo huấn công đồng Triđentinô dạy: “Không ai có thể trở nên công chính nếu không

tham dự công đức của cuộc tử nạn của Đức Kitô.”532 Mẹ Maria đã tham dự một cách hoàn

hảo nhất vào cuộc tử nạn của Chúa Kitô. Bằng đức tin, đức cậy và đức mến mãnh liệt trên

đỉnh đồi Golgôtha, Mẹ đã trở nên Đấng Đồng công cứu chuộc một cách trổi vượt.533 Vì tình

hiền mẫu, Mẹ Maria yêu thương chúng ta, và theo gương Chúa Kitô, Mẹ đã vui lòng chấp

nhận khổ đau vì phần rỗi nhân loại. Chính Thiên Chúa đã định liệu để Mẹ vào trong chương

trình thương đau của công cuộc Cứu chuộc, và cùng với Chúa Cứu Thế, Mẹ gánh lấy tội lỗi

nặng nề của chúng ta. Để thi hành chương trình đó, Thiên Chúa mời gọi Mẹ làm dụng cụ cho

Người. Ý chí của Mẹ luôn tuân theo ý chí của Đấng Toàn Năng, đã ưu ái và tuyển chọn Mẹ

từ trước muôn đời. Mẹ hoàn toàn vui lòng chấp nhận chịu khổ đau, để đồng thụ nạn với

Chúa Giêsu Con Mẹ.534 Như vậy, Mẹ Maria thực sự đồng thụ nạn với Chúa Cứu Thế chịu

khổ nạn và chịu chết, đúng như lời xác định của đức Bênêđictô XV: “Mẹ đã chịu đau khổ tới

gần như chết cùng với Con Mẹ chịu khổ và chịu chết. Mẹ khước từ quyền Từ mẫu cho ơn

Cứu độ loài người, và để làm nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Mẹ hy hiến Con Mẹ, nên

người ta có thể nói thật rằng Mẹ cùng với Chúa Kitô, đã chuộc loài người.”535

1.3. Những cách thế Mẹ đồng thụ nạn

Trong Tân ước, Cứu chuộc là biến đổi thế gian tội lỗi thành dân thánh (x. Rm

8,20-30), nhờ sự chết và phục sinh của Đức Kitô (Col 1,20).536 Do đó, cuộc khổ nạn

của Chúa Kitô đem lại cho chúng ta ơn Cứu độ bằng năm cách: thứ nhất, đền bồi hoà

giải chúng ta với Thiên Chúa; thứ hai, lập công để kéo ơn trời xuống cho chúng ta; thứ

ba, hy tế để tôn vinh Thiên Chúa; thứ tư, cứu chuộc để nên giá chuộc chúng ta đã bị hư

hỏng; và cuối cùng, nhân quả tác thành để sinh ra tất cả những ơn huệ trên đây. Mẹ

530 Cđ. Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, các số 56, 58, 61. 531 Sđd., tr. 212. 532 Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 222. 533 Francis Fernander, Đối Thoại Với Thiên Chúa: Những bài suy niệm hằng ngày, tr. 880. 534 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr.213. 535 Đức Bênêđictô XV, Tông Thư Inter Soladicia, ban hành 22/5/1918. 536 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 190.

Page 94: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

94

Maria đã đồng công cộng tác với Chúa Giêsu để hoàn thành công trình Cứu chuộc, nên

Mẹ cùng với Chúa đem lại cho chúng ta ơn Cứu độ cũng bằng năm cách đó.537

Trước tiên, Mẹ Maria cộng tác với Chúa Kitô đền bồi hoà giải chúng ta với Thiên

Chúa. Đây là xác quyết của đức giáo hoàng Lêô XIII: “Mẹ đã cộng tác với Chúatrong

công cuộc đền bồi đẫm máu cho ơn Cứu độ trần gian.”538 Nếu như Đức Giêsu đã lập

công đền bù tội lỗi theo lẽ công bình thì Đức Maria chỉ là đền bồi theo lẽ xứng hợp.539

Thứ hai, Mẹ Maria lập công để kéo ơn trời xuống cho chúng ta. Trong Thiên

Chúa, những “cơn lũ” tình yêu của Người, những đại dương của sự trìu mến muốn tràn

lan trên thế gian nhưng không may, nó không được đón nhận.540 Tuy nhiên, Mẹ Maria

đã cộng tác vào “công trình cứu độ, bằng sự vâng phục, bằng đức tin, đức cậy và đức

mến nồng nhiệt, để phục hồi sự sống siêu nhiên cho các linh hồn.”541 Như thế, Mẹ là

Mẹ của chúng ta trong lãnh vực ân sủng. Mẹ nhìn thấy Đức Giêsu, Con mình nơi mỗi

một Kitô hữu. Mẹ yêu chúng ta như thể chính Đức Kitô đang ở địa vị của chúng ta.542

Thứ ba, Mẹ Maria cộng tác với hy tế của Chúa Kitô để tôn vinh Thiên Chúa. Công

đồng Triđentinô xác định: “Đức Kitô tự hiến thân đổ máu ra một lần trên bàn thờ thập

giá,”543 để giao hoà loài người với Thiên Chúa. Mẹ Maria vì mật thiết kết hợp với Chúa,

cộng tác hy tế với Chúa bằng cách: Mẹ cung cấp trinh huyết của chính Mẹ cho thân xác

Chúa Giêsu để Người sẽ là Của lễ hy tế dâng hiến Chúa Cha và Mẹ vui lòng ưng thuận cái

Chết cứu thế của Con Mẹ, và Mẹ cùng với Chúa tự hiến vì chúng ta.544

Thứ tư, Mẹ cộng tác với Chúa Cứu Thế để nên giá chuộc chúng ta đã bị hư hỏng do

tội lỗi. Theo giáo huấn của các giáo phụ, vai trò Mẹ Maria trong công trình Cứu chuộc

giống hệt vai trò bà Evà trong việc làm hư hỏng loài người. Nếu duy một mình bà Evà lỗi

phạm, bà không lưu truyền tội của bà cho chúng ta. Còn nếu một mình ông Ađam lỗi

phạm, chúng ta vẫn bị vương lây án phạt.545 Cũng thế, nếu duy một mình Mẹ Maria chịu

khổ đau, Mẹ không đem lại ơn Cứu độ cho chúng ta. Còn nếu một mình Chúa Kitô chịu

khổ đau, chúng ta vẫn được hưởng nhờ ơn Cứu độ. Nhưng việc đồng thụ nạn của Mẹ vẫn

thích hợp với cuộc Khổ nạn cứu chuộc của Chúa theo thánh lệnh từ trước muôn đời của

537 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr.217-218. 538 Sđd., tr.218. 539 x. Sđd. 540 Jacques Philippe, Lòng Thương Xót Đích Thực: Đức Maria, sự tha thứ & niềm tín thác, tr. 81. 541 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 968. 542 Francis Fernander, Đối Thoại Với Thiên Chúa: Những bài suy niệm hằng ngày, tr. 882. 543 Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 209. 544 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr.218. 545 Sđd., tr. 219.

Page 95: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

95

Thiên Chúa.546 Như vậy, khi không vâng phục Thiên Chúa, Ađam và Evà đã đánh mất ân

sủng, và từ nay trở nên con mồi của dục vọng, của đau khổ và phải chết547; Mẹ được gọi là

Evà Mới cộng tác với Tân Ađam phục hồi sự sống cho nhân loại.548

Cuối cùng, nhân quả tác thành để sinh ra tất cả những ơn huệ trên đây. Đau khổ và sự

chết vốn là hậu quả của tội lỗi, là điều Thiên Chúa ghê tởm. Đau khổ và cái chết của Đức

Kitô do tội ác của loài người gây ra. Tuy nhiên, trong “mảnh đất” đau khổ và chết chóc mọc

ra bông hoa tươi đẹp, đó là tâm tình hiến dâng, là sự vâng phục tuyệt đối Chúa Cha của Chúa

Kitô. Giá trị của hy tế không phải hệ tại ở đau khổ và chết chóc, nhưng ở đức vâng phục,

lòng hiến dâng vì tình yêu.549 Cả cuộc đời của Mẹ là sự liên lỉ đáp lại lời “xin vâng” trước

thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Mẹ nhận mình như một người tôi tớ hèn mọn trước bất

cứ đòi hỏi nào của Thiên Chúa dành cho mình. Chính vì vâng phục, Mẹ đã trở nên “nguyên

nhân ơn cứu độ cho chính mình và cho toàn thể nhân loại.”550

2. Mẹ Maria hợp tác với Chúa Kitô theo công trạng của Mẹ

Nếu Đức Giêsu chỉ thuần túy là một người bình thường mà thôi, thì của lễ đền tội

của Người không có giá trị phổ quát. Theo cách trình bày của thánh Phaolô, giá trị hy lễ

của Đức Giêsu nằm ở chỗ Đấng ở địa vị Thiên Chúa, đã hạ mình vâng lời cho đến chết

trên Thập giá (x. Pl 2,6-8).551 Vì thế, khi hợp tác với Chúa Kitô- Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ

Maria vừa là dụng cụ thể lý và vừa là dụng cụ luân lý. Là dụng cụ thể lý, nghĩa là bởi Mẹ

và trong Mẹ, Ngôi Lời đã nhập thể mặc thân xác loài người; Mẹ cũng là dụng cụ luân lý,

nghĩa là Mẹ đích thực đồng công cộng tác với công cuộc Cứu thế của Chúa Giêsu, bằng

cách Mẹ ưng thuận mầu nhiệm Nhập Thể, và Mẹ thông phần cuộc Khổ nạn của Chúa

Giêsu. Đó là công nghiệp của Mẹ. Mẹ Maria lập công cho chúng ta bằng “công nghiệp

tương hợp” (Congruo) mọi sự mà Chúa Kitô lập công chochúng ta bằng “công nghiệp

tương đáng” (Condigno).552 Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu, đâu là nền tảng, là đối tượng,

là tính cách công nghiệp của Mẹ Maria.

546 Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 220. 547 x. Carrol Stuhlmueller, C. P, Từ Điển Thần Học Thánh Kinh Dùng Cho Mục Vụ, chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên O. C, tr. 93. 548 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 488. 549 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 210. 550 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 494. 551 x. Norberto Nguyễn Văn Khanh, O. F. M, Đức Giêsu Kitô: Ngôi Lời Nhập Thể, tr. 327. 552 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 189.

Page 96: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

96

2.1. Nền tảng công trạng của Mẹ Maria là gì ?

Nền tảng công nghiệp của Mẹ chính là sự thánh thiện mà Thiên Chúa ban cho Mẹ và

sự đáp trả con thảo của Mẹ với Thiên Chúa. Bên cạnh đó, với tự do, Mẹ hoàn toàn tuân phục

thánh ý của Thiên Chúa và Mẹ cộng tác với Chúa Cứu Thế trong nhiệm cục cứu chuộc.

Trước tiên, trong số các thụ tạo của Thiên Chúa, Mẹ là người thánh thiện hơn tất

cả. Theo Boetius, “sự thiện hảo tự nó tuôn tràn: bonum diffusivun sui.”553 Mẹ thánh

thiện vì Mẹ luôn hiệp nhất với Chúa, để Chúa sống trong Mẹ, và Mẹ sống trong Chúa;

Mẹ được sủng ái bởi Thiên Chúa, vì sự khiêm nhường của Mẹ; Mẹ được quyền hưởng

vinh phúc; và nhất là Mẹ hoàn toàn trinh trong, Vô nhiễm nguyên tội, để làm Mẹ Chúa

và Mẹ loài người.554 Mẹ không chỉ mạnh mẽ trong đức tin mà còn rất tinh tế trong tình

yêu của Mẹ, trước nhu cầu của người khác.555

Thứ đến, Mẹ hoàn toàn tuân phục thánh ý Chúa: Ở khía cạnh này, tác giả Franscois

Barral cho rằng: Mẹ luôn kết hợp với Chúa Kitô trong những hành động của Người. Mẹ chia

sẻ và sống những mầu nhiệm của Người. Đó là đời sống nội tâm của Mẹ, đến nỗi Chúa là

niềm vui, nỗi buồn, như là linh hồn của linh hồn Mẹ.556 Một giáo phụ còn quả quyết: “Toàn

bộ Kinh Thánh, tất cả lời của Chúa, Chúa đã thu gom lại trong cung lòng Đức Trinh Nữ.”557

Cuối cùng, Mẹ cộng tác với Chúa Cứu Thế trong công trình Cứu chuộc: Thánh

Anphongsô chứng minh: “Trong suốt cuộc đời Mẹ, Đức Trinh Nữ cao sang đã cộng tác vào

công cuộc Cứu rỗi loài người vì tình Mẹ yêu thương họ, đặc biệt khi Mẹ hiến dâng sự sống

Con Mẹ trên đồi Calvê cho Chúa Cha hằng hữu cho ơn Cứu rỗi chúng ta.”558 Tư tưởng này

đã được trình bày nhiều ở những phần trên.

2.2. Đâu là đối tượng công nghiệp của Đức Maria ?

Các nhà Thánh Mẫu học thường nói Mẹ Maria lập công đem lại cho chúng ta

điều mà Chúa Kitô đã lập công. Nếu nói như thế, việc Mẹ cộng tác với Chúa Kitô

trở nên dư thừa, vì tại sao Mẹ lại lập công đem lại điều Chúa đã lập công? Cha

Dillenschneider giải thích rằng: Hành vi lập công của Mẹ là một hành vi tăng thêm,

làm cho công nghiệp Cứu thế của Chúa Kitô thêm giàu lòng nhân ái.559 Vì thế, công

nghiệp của Mẹ có một giá trị riêng và do đó, có đối tượng đặc thù.

553 Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hạt Giống Chiêm Niệm số 18: Say mê Thiên Chúa (2016), tr. 90. 554 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 190-191. 555 x. Jacques Philippe, Lòng Thương Xót Đích Thực: Đức Maria, sự tha thứ & niềm tín thác, tr. 34. 556 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 191. 557 Jean Khoury, Lectio Divina: Học Với Mẹ Maria, chuyển ngữ: Fr. Marie Bảo Tịnh, O. Cist (Hà Nội: Tôn

Giáo, 2010), tr. 112. 558 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 191. 559 x. Sđd..

Page 97: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

97

Chúa lập công cứu rỗi nhân loại do sự vinh thắng của Người. Chúa Kitô đã lập công do

quyền lực Cứu rỗi, nghĩa là Chúa lập công sinh ơn thánh, để ơn thánh được ban phát do

quyền năng của Chúa Cứu Thế vinh quang. Còn công nghiệp của Mẹ hướng về ơn Cứu rỗi

đã được dành để áp dụng cho mọi người, bằng vai trò trung gian hiền mẫu, trong công việc

ban phát ơn thánh, và bằng thế lực đồng công trào ban ơn Cứu rỗi cho mọi người.560 Vì thế,

Giáo Hội đã gọi Mẹ là “Trạng sư, Đấng Cứu giúp, Đấng Phù hộ, và Đấng Trung gian.”561

2.3. Tính cách công nghiệp của Mẹ là gì ?

Trước hết, công nghiệp của Mẹ là công nghiệp tương hợp. Theo diễn giải của

cha Fx. Tân Yên, công nghiệp tương hợp là công nghiệp không phải do công trạng

của Mẹ nhưng là công trạng do Mẹ được hưởng,562 từ Chúa Giêsu Kitô Con yêu dấu

của Mẹ. Nhiều nhà thần học còn cho rằng, Đức Mẹ có thể lập công tương đáng. Tuy

nhiên, chúng ta chưa thấy Giáo Hội lên tiếng về điều này. Như thế, mặc dù với tính

cách tương hợp nhưng công nghiệp của Mẹ cũng rất cần thiết cho ơn Cứu rỗi.563

Thứ đến, công nghiệp của Mẹ có tính cách phổ quát đại đồng. Công nghiệp của

Mẹ mặc dù là công nghiệp tương hợp nhưng lại có tính cách phổ quát như công

nghiệp của Chúa Kitô. Công nghiệp của Mẹ trào tràn cho mọi người. Không một ơn

nào chúng ta được mà không do Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Như vậy, với cuộc đồng

thụ nạn, Mẹ Maria đã sắm liệu cho chúng ta tất cả mọi ơn mà Chúa Giêsu đã lập công

cho chúng ta do sự chết và phục sinh của Người. Những ơn này được trao ban cho

mọi phần tử của Nhiệm Thể Chúa Kitô và đều qua Mẹ như máng chuyển ơn.564

Tiếp theo, công nghiệp của Mẹ có tính cách cao siêu tuyệt vời. Điều này hệ tại

đức mến đã làm cho sự hy sinh của Mẹ có một giá trị đặc biệt trước mặt Thiên Chúa.

Bên cạnh đó, Mẹ sống tình con thảo với Thiên Chúa bằng tất cả ý hướng và năng lực

của tình yêu, cũng như sự trinh trong, sự kiên trung,... Tình mến của Mẹ luôn luôn

vượt trên tình mến của tất cả tôi tớ Chúa, và Mẹ mỗi lúc hoàn tất thánh ý Chúa với

tình mến tận lực của Mẹ. Như vậy, công nghiệp mỗi hành vi đức mến của Mẹ vượt

trên công nghiệp của mọi bậc thần thánh và của mọi người,565 và nhờ Mẹ, “chúng ta

có thể biết Thiên Chúa trong tình yêu và lòng thương xót vô biên của Người.”566

560 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 192. 561 x. GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 969. 562 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 219. 563 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 193-194. 564 x. Sđd., tr. 195. 565 x. Sđd. 566 Jacques Philippe, Lòng Thương Xót Đích Thực: Đức Maria, sự tha thứ & niềm tín thác, tr. 17.

Page 98: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

98

Kế tiếp, công nghiệp của Mẹ đặt nền tảng trên Mẫu chức thiêng liêng. Mẹ được Thiên

Chúa ban cho quyền ban phát ơn thánh, nên chúng ta lãnh nhận được mọi ơn do ý muốn của

Mẹ. “Mọi sự Mẹ nhận từ Thiên Chúa, Mẹ đều cho chúng ta”567 và vì Mẹ cộng tác với Chúa

trong công cuộc Cứu chuộc, nên Mẹ cũng cùng với Chúa ban phát mọi ơn do công ơn Cứu

chuộc. Như thế, Mẹ vừa là Đấng quản thủ kho thiêng, vừa là Đấng ban phát ơn thánh. Hai sứ

vụ này của Mẹ bắt nguồn từ lời “Xin vâng” ưng thuận mầu nhiệm Nhập Thể. Đó là nguyên

lý và là căn nguyên mẫu chức ơn thánh của Mẹ. Từ đó, Mẹ cùng với Chúa Kitô lập công cho

chúng ta, và Mẹ trào đổ trên chúng ta hiệu quả của ơn Cứu chuộc của Con Mẹ. 568

Tiếp đến, công nghiệp của Mẹ Maria dựa theo công nghiệp của Chúa Kitô. Với cái chết

đau khổ, ô nhục của Đức Giêsu đã cho thấy: tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người lớn

lao biết dường nào; cái chết vâng phục ý muốn Chúa Cha để hàn gắn lại một sự đổ vỡ bất tuân

phục của loài người đối với Thiên Chúa; cái chết phục hồi tư cách làm con của nhân loại; và

cuối cùng, cái chết của Đức Giêsu hoàn tất ơn Cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện từ ngàn

xưa.569 Công nghiệp Mẹ lập cho chúng ta được dựa trên hành động lập công của Chúa Kitô.

Công nghiệp của Chúa đi trước công nghiệp của Mẹ về thời gian và bản tính, để công nghiệp

của Mẹ được tùy thuộc. Công nghiệp của Mẹ tùy thuộc công nghiệp của Chúa, như đặc ân Vô

Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ tuyệt đối tùy thuộc công nghiệp tiên liệu của Chúa Kitô.570

Cuối cùng, công nghiệp của Mẹ Maria không làm giảm bớt công nghiệp của Chúa

Kitô. Nhờ cuộc Khổ nạn và Tử nạn, Chúa Kitô đã đền bù cân xứng đức công bình của

Thiên Chúa để chúng ta được hưởng sự sống đời đời. Tuy nhiên, Mẹ Maria được mời

gọi cộng tác với Chúa Cứu Thế. Việc Mẹ cộng tác không bổ túc chút nào hành vi Cứu

chuộc của Chúa Kitô, vì hành vi Cứu chuộc của Chúa là hành vi độc lập. Việc Đồng

công của Mẹ, tuy đã được Thiên Chúa định liệu, cũng chỉ là làm nền tảng cho công

nghiệp tương hợp của Mẹ theo nguyên tắc góp phần. Như vậy, chắc chắn rằng công

nghiệp của Mẹ không thêm gì, và không thể thêm giá trị gì cho hành vi lập công của

Chúa Kitô. Tuy nhiên, sự góp phần lập công của Mẹ thực sự cần thiết như hành vi Cứu

chuộc của Chúa, vì nếu không có Mẹ, thì Thiên Chúa đâu có định liệu như thế !571

Tóm lại, vai trò của Mẹ Maria trong nhiệm cục Cứu chuộc của Chúa Cứu Thế tuy không

đồng đẳng với vị thế duy nhất của Chúa Kitô, nhưng trong ý định ngàn đời của Thiên Chúa,

Mẹ được mời gọi cộng tác. Mẹ cộng tác trong tư cách là Mẹ Thiên Chúa, là Tân Evà, là đại

567 Jacques Philippe, Lòng Thương Xót Đích Thực: Đức Maria, sự tha thứ & niềm tín thác, tr. 30 568 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 196. 569 x. Vinh Sơn Quang Huy, Sống Với Đức Kitô Như Được Trình Bày Trong Tin Mừng (Hà Nội: Tôn Giáo,

2013), tr. 93-94. 570 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 198. 571 x. Sđd., tr. 200.

Page 99: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

99

diện của nhân loại... Tuy nhiên, chính sự lệ thuộc và sự liên kết hoàn hảo của Mẹ đối với Chúa

Kitô, đã làm cho Mẹ trở nên Đấng Đồng công với Chúa Cứu Thế để cứu chuộc nhân loại.

IV. Một Vài Nhận Định Chung

Bài thánh ca ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi đã diễn tả: “Ngày xưa trên đồi Golgotha, Mẹ

đứng gần bên Thánh Giá, Mẹ nhìn Chúa trút hơi thở cuối cùng, Mẹ đồng công dâng lễ đền

bồi...”572 Bài thánh ca này đã đưa chúng ta về với khung cảnh của buổi chiều ngày thứ sáu

Tuần Thánh, ngày mà Tân Ađam và Tân Evà đã phục hồi sự sống thần linh cho nhân loại,

đã mất do nguyên tổ. Mẹ cộng tác với Chúa Cứu Thế để hạ sinh chúng ta trong ân sủng của

Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại kết hiện nay, người ta chỉ đề cao công trình cứu

độ của duy một mình Chúa Kitô. Vì thế, trong nghiên cứu về Thánh Mẫu học, nếu tách biệt

vai trò của Đức Maria ra khỏi công trình cứu độ của Con Mẹ thì chưa đúng, bởi vì Thánh

Mẫu Học luôn luôn phải đặt nền trên Kitô học và Kitô học có những mối tương quan

không thể tách rời với Thánh Mẫu học. Đó là nhận định đầu tiên trong nhiên cứu về Thánh

Mẫu học, nhất là tước hiệu Đồng công của Đức Trinh Nữ Maria, trong bối cảnh đại kết.

Ngay từ lời Tiền Tin mừng (St 3,15), Thiên Chúa đã mạc khải mối tương quan khăng

khít không thể tách rời giữa Đức Maria và Con của Người. Do sự tiền định muôn đời của

Thiên Chúa, Đức Maria có liên quan đến những mầu nhiệm cao cả nhất của Kitô giáo, là

công cụ mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa Vĩnh Cửu, và bởi đó chúng ta được cứu

chuộc.573 Người Đàn Bà và Dòng Dõi của Bà luôn luôn thông hiệp với nhau để chống lại

sự dữ. Đó là thế giá Thánh Kinh. Như thế, trong phần nhận định này người viết còn muốn

làm sáng lên ba điểm: thứ nhất, “vai trò đồng công của Đức Maria có cần thiết không ?”

Nếu có thì “ý nghĩa chính xác về sứ mạng đồng công của Đức Maria là gì ?” và cuối cùng

“ý nghĩa thích đáng công trạng của Mẹ so với công nghiệp của Chúa Kitô như thế nào?”

1. Vai trò của đồng công của Đức Maria có cần thiết không ?

Đức Kitô là Tác giả chính của sự cứu chuộc, nhưng trong công trình ấy còn có sự

cộng tác của nhiều người. Đức Maria đã cộng tác trong công trình của Chúa Kitô một

cách rất đặc biệt, khác hẳn với sự cộng tác của những người khác.574 Sau đây chúng ta

phân tích về sự cần thiết và nét đặc thù trong sự cộng tác của Đức Maria.

Trong tư cách là đầu hữu trách của toàn thể nhân loại (x. St 3,1-19), Thánh Kinh (x.

St 3,17-18; Rm 5,11-19), công đồng Triđentinô và thần học đều qui tội nguyên tổ cho

ông Ađam. Tuy nhiên, bà Evà cũng cộng tác vào tội phạm của ông Ađam. Khởi đi từ

572 x. Trần Khắc Khoan, Học Thuyết Đức Trinh Nữ Maria: Để tìm hiểu Đức Mẹ và yêu mến Đức Mẹ, tr. 297. 573 x. Gm. Robert H. Brom & tgk, Hộ Giáo 2: Sách bỏ túi của người Kitô hữu, tr. 42. 574 x. Sđd., tr. 46.

Page 100: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

100

những dữ kiện trên, các giáo phụ cho rằng: Mẹ Maria trực tiếp và chặt chẽ hợp tác với

Chúa Kitô trong công cuộc Cứu thế.575 Mẹ “đã cộng tác một cách tuyệt đối độc nhất vô

nhị vào công trình của Đấng Cứu Độ, bằng sự vâng phục, bằng đức tin, đức cậy và đức

mến nồng nhiệt, để phục hồi sự sống siêu nhiên cho các linh hồn.”576 Mẹ đã nói lên lời

“xin vâng” của Mẹ “thay cho toàn thể nhân loại”577. Nhân loại cần đến lời thưa vâng của

Mẹ Maria, để “Lời có thể nhập thể trong lòng ta và trong cuộc đời ta.578” Nhờ sự vâng

phục của mình, Đức Trinh Nữ đã trở thành Tân Evà để cộng tác với Tân Ađam trong việc

phục hồi nhân loại. Như thế, chính Mẹ là “cánh cửa của lòng thương xót bởi ngang qua

Mẹ, lòng thương xót Chúa đi vào thế giới.”579 Như thế, sự cộng tác của Mẹ là cần thiết,

trong tư cách Mẹ là đại diện cho nhân loại đón nhận sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa.

Trong các Tin mừng, chúng ta dễ dàng nhận ra những hàng chữ nói về sứ mạng chính

yếu của Đức Kitô: hiến dâng mạng sống (máu Ngài) để chuộc tội chúng ta (giá chuộc) và đưa

chúng ta trở về cùng Thiên Chúa Cha.580 Cái chết của Đức Kitô là “hy lễ Vượt qua, mang lại

ơn cứu độ tối hậu cho loài người (x. 1 Cr 5,7; Ga 8,34-36) [...] cho con người được hiệp thông

với Thiên Chúa (x. Xh 24,8),”581 nhưng Chúa Kitô vẫn có thể đưa Mẹ Người vào công việc

hiến tế của Ngài, bởi vì chính Mẹ muốn Con mình hy sinh làm giá chuộc để cứu chuộc nhân

loại.582 Do đó, theo cha Hurth, ý muốn của Mẹ Maria được trở nên hữu hiệu, do ý muốn Hy

hiến cứu chuộc của Chúa Kitô, tuy ý muốn của Mẹ không tăng thêm giá trị ý muốn của Chúa.

Để sự hợp tác của Mẹ có tính cách pháp lý, chỉ cần Chúa Kitô bao gồm ý muốn Mẹ trong ý

muốn của Người, nghĩa là trong yếu tố nội tại chính cốt của công cuộc Cứu thế, là hành vi Hy

tế cứu chuộc của Chúa Kitô vị Thương tế, thực hiện trên bàn thờ Thánh giá.583

Thật vậy, việc đồng công của Đức Maria không cần thiết cho việc cứu rỗi (ad

esse salutis) nhưng làm cho hoàn hảo (ad melius esse) để việc cộng tác giữa Chúa Kitô

và Đức Maria có liên quan đến việc cộng tác của hai nguyên tổ Ađam và Evà trong việc

làm cho nhân loại sa trầm.584 Giáo thuyết của thánh Irênê dạy: “Nhờ sự vâng phục, Đức

Maria trở nên nguyên nhân ơn cứu rỗi cho chính mình và cho toàn thể nhân loại.”585

Từ đó, cùng với thánh nhân, nhiều giáo phụ cũng cho rằng: “Nút dây do sự bất tuân

575 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 93-94. 576 GLHTCG, bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin, số 968. 577 Sđd., số 511. 578 Jean Khoury, Lectio Divina: Học Với Mẹ Maria, chuyển ngữ: Fr. Marie Bảo Tịnh, O. Cist (Hà Nội: Tôn

Giáo, 2010), tr. 114. 579 Jacques Philippe, Lòng Thương Xót Đích Thực: Đức Maria, sự tha thứ & niềm tín thác, tr. 13. 580 x. Sr. Thérèse, Tình Yêu và Hy sinh, chuyển ngữ: Nữ Biển Đức, tr. 47. 581 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 613. 582 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 97. 583 x. Sđd., tr. 96-97. 584 x. Lm. Hồng Phúc, Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo (1996), tr. 180. 585 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 494.

Page 101: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

101

của bà Evà thắt lại, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà trinh

nữ Evà đã buộc lại do sự cứng lòng tin, Đức Trinh Nữ đã tháo ra nhờ đức tin”586; và so

sánh với bà E và, các giáo phụ gọi Đức Maria là “Mẹ chúng sinh”, và các ngài còn quả

quyết: “Sự chết qua bà Evà, sự sống qua Đức Maria.”587 Như thế, theo cha Hurt, việc

bà Evà làm sa đọa chúng ta và việc Mẹ Maria phục hồi chúng ta vừa tương đồng và vừa

tương phản. Tương đồng ở “cách thức” nhưng tương phản ở “giá trị”. Bà Evà đã cộng

tác với hành vi chính thức của ông Ađam làm hư hỏng con cháu. Đối ngược lại, Mẹ

Maria đã cộng tác với hành vi cứu chuộc chính thức của Chúa Kitô nâng vực chúng ta

lên, vì Chúa cứu chuộc chúng ta, khi Ngài bao gồm ý muốn của Mẹ trong ý muốn của

Người, và làm cho ý muốn của Mẹ cũng có công hiệu cứu chuộc.588

Nói chung lại, chỉ có ý muốn Cứu chuộc của Chúa Kitô có hiệu lực cho phần rỗi chúng

ta, dù rằng ý muốn của Mẹ được bao gồm trong ý muốn của Chúa. Thánh Mẫu học ngày nay

gọi công nghiệp đồng công của Mẹ là công nghiệp tương hợp (de congruo), và công nghiệp

Cứu chuộc của Chúa Kitô là công nghiệp tương đáng (de condigno), vì công nghiệp tương

hợp của Mẹ có một công hiệu Cứu rỗi dựa trên công nghiệp tương đáng vô của Chúa Kitô.589

2. Ý nghĩa chính xác về sứ mạng đồng công của Đức Maria

Có thể nói, sau thất bại của nguyên tổ, thế giới chìm trong bóng tối, dưới sự thống trị

của cái chết. Tuy nhiên, Thiên Chúa tìm một lối đi mới để vào trần gian. Người gõ cửa tâm

hồn Đức Maria. Thiên Chúa cần sự tự do của con người. Người không thể cứu con người,

được tạo dựng một cách tự do, mà không có tiếng thưa “Vâng” thật tự do của ý chí họ.590

Theo giáo huấn của các giáo phụ tiên khởi Justinô, Tertulianôvà Irênê, lời đáp trả của Đức

Trinh Nữ thành Nazareth là một hành vi đức tin và tuân phục: hành vi đức tin vì Mẹ tin

tưởng mầu nhiệm Nhập Thể sẽ thành hiện nơi Mẹ; hành vi tuân phục vì Mẹ sẵn sàng ưng

thuận tham dự vào chương trình Cứu thế,591 bởi vì Thiên Chúa muốn Mẹ phụng sự Người

trong địa vị Hiền Mẫu Đấng Cứu Thế.592 Theo đức Bênêđictô XVI, đây là giây phút của sự

vâng phục đầy tự do, khiêm nhường và quảng đại, giây phút quyết định cao độ nhất của tự

do con người.593 Như vậy, “khi nói lên sự ưng thuận của mình đối với lời mời gọi của

Thiên Chúa, mà không tội lỗi nào ngăn cản Mẹ, Mẹ tự hiến hoàn toàn cho Con Mẹ và công

trình của Người, để, một cách tùy thuộc vào Người và cùng với Người, nhờ ân sủng của

586 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 494. 587 Cđ. Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium, số 56. 588 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 97-98. 589 x. Sđd., tr. 99. 590 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Đức Giêsu Thành Nazareth: Phần III, tr. 55. 591 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 134. 592 x. George A. Maloney, S. J, Thưa Ngôn Sứ Xin Lắng Nghe, tr. 63. 593 x. Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Đức Giêsu Thành Nazareth: Phần III, tr. 56.

Page 102: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

102

Thiên Chúa, Mẹ phục vụ mầu nhiệm Cứu chuộc.”594 Kinh nghiệm riêng tư của thánh

Têrêsa Hài Đồng Giêsu cho biết: “ngài muốn đứng trước tình yêu Thiên Chúa với đôi bàn

tay trắng, nhưng chị không ngừng trong suốt cuộc đời, đón nhận lấy máu của Chúa Giêsu

qua những hy sinh của chính mình, và làm tuôn đổ tran hòa trên thế gian.”595

Chúng ta nhận định một cách chân thật rằng: ơn Cứu rỗi toàn thế giới có liên đới với lời đáp

trả của Tân Evà, như thánh Bênađô nói: “Chỉ một câu vắn tắt của Mẹ thôi là chúng con được tái

tạo, để lại được kêu gọi đón nhận sự sống.”596 Qua sự vâng phục của Mẹ, “Lời đã đi vào trong Mẹ

và Mẹ đã thụ thai.”597 Thánh Tôma cũng cùng quan điểm khi nói: “Sự ưng thuận của RấtThánh

Trinh Nữ là điều phải có qua việc Truyền tin. Đó là một hành động của một cá nhân mà lại đem

đến ơn Cứu rỗi tràn đầy cho số đông người là toàn thể nhân loại.”598 Như thế, “chỉ những ai thực

sự lắng nghe Lời Chúa mới có thể truyền đạt Lời ấy như sức mạnh và sự sống cho thế giới.”599

Mặt khác, do mẫu chức toàn vẹn của Mẹ, tình mẫu tử rất thân mật giữa Mẹ Maria

và Con của Mẹ, làm cho Mẹ liên kết tất cả tâm hồn Mẹ với công cuộc Cứu thế của Con

Mẹ. Nếu Mẹ đứng ngoài cuộc, mẫu chức của Mẹ sẽ xuống giá. Việc Mẹ liên kết như

thế không phải là do tình cảm riêng tư, mà chính thức do thánh lệnh của Thiên Chúa, vì

nếu Chúa Kitô là Thiên Chúa Nhập Thể để là Thiên Chúa cứu chuộc, thì Mẹ Maria là

Mẹ Thiên Chúa cứu chuộc này để là Đấng Đồng công cộng tác với Người.600

Việc Mẹ Maria đau thương đồng công cứu chuộc chính là thiện ý và tình cảm của Mẹ,

chính thức tham gia vào việc Hy tế cao cả cứu thoát chúng ta,601 bởi vì “tình yêu được nuôi

dưỡng bằng hy sinh”602 và Mẹ cũng am hiểu sâu xa về tình yêu cứu độ và lòng thương xót của

Thiên Chúa.603 Mặt khác, chính Mẹ Maria cũng thực sự ở trong Chúa Giêsu, như lời của thánh

Augustinô, “một tâm hồn đang yêu thì ở trong đối tượng tình yêu của nó hơn là ở trong thân

xác mà nó năng động,”604 hay nói theo thánh Gioan Eudes, Mẹ và Con chỉ có một trái tim duy

nhất.605 Vì để nhấn mạnh chiều kích kết hiệp mật thiết của Đức Maria với Chúa Kitô trên đồi

Calvê, các nhà thần học thường nói: không có hai “Của Lễ” toàn thiêu, nhưng chỉ có một duy

nhất là Chúa Kitô. Chúa hy hiến máu thân xác linh thánh Người cho Chúa Cha, với tư cách là

thầy Thượng tế của nhân loại. Mẹ Maria dâng hiến máu trái tim trinh trong của Mẹ cũng cùng

594 GLHTCG, bản dịch của ủy ban Giáo lý đức tin, số 494. 595 Sr. Thérèse, Tình Yêu và Hy sinh, chuyển ngữ: Nữ Biển Đức, tr. 66. 596 Các Bài Đọc Kinh Sách, Tập I, tr. 103. 597 Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Đức Giêsu Thành Nazareth: Phần III, tr. 56. 598 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 135. 599 George A. Maloney, S. J, Thưa Ngôn Sứ Xin Lắng Nghe, tr. 162. 600 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 136. 601 x. Sđd., tr. 138. 602 x. Sr. Thérèse, Tình Yêu và Hy sinh, tr. 58. 603 x. Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh, tr. 169. 604 Dom Godefroid Bélorgey, Dưới ánh nhìn của Thiên Chúa, tr. 112. 605 x. Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh, tr. 169.

Page 103: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

103

chủ đích cứu chuộc với Con Mẹ, với tư cách là Mẹ đồng công với thầy cả Thượng phẩm. Mẹ

được ơn gọi nhân danh toàn thể nhân loại thông phần cuộc Hy tế cứu chuộc chúng ta.606

3. Ý nghĩa thích đáng công trạng của Mẹ so với công nghiệp của Chúa Kitô

Do mầu nhiệm Ngôi Hiệp, Ngôi Lời là chủ thể, chịu trách nhiệm trong nhân tính Đức

Kitô, nên mọi hoạt động của nhân tính là hoạt động của Ngôi Lời Thiên Chúa, nên có giá trị

vô cùng. Do đó, sự đền bù của Đức Kitô là sự đền bù hoàn toàn và còn dư thừa, đầy dẫy.

Mặt khác, giá trị của sự đền bù nhờ công nghiệp của Chúa Kitô là giá trị vô giới hạn, vô

cùng.607 Việc cộng tác của Mẹ Maria không thêm gì cho việc cứu chuộc: việc Phục sinh của

Chúa Kitô là nguyên nhân do tất cả việc cứu rỗi và ơn căn bản của Chúa Kitô gồm mọi ơn,

kể cả ơn đồng công; ơn này ban cho Mẹ quyền năng, nhờ vào ơn huệ của Chúa Kitô, để làm

cho mọi người thông phần, dựa trên mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Cứu Thế và Mẹ Người,

Mẹ Thiên Chúa.608 Mẹ Maria mặc dù là Mẹ Thiên Chúa, được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên

Tội, nhưng Mẹ cũng chỉ là một thụ tạo như chúng ta. Vì thế, công nghiệp của Mẹ cũng chỉ là

công nghiệp có giới hạn so với công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô, nên duy chỉ công nghiệp

của Mẹ thì không có sức đền trả thay cho tội lỗi nhân loại. Thật vậy, không có Chúa Kitô,

Đức Maria không là gì cả, và Ngài là người đầu tiên xác nhận điều này.609 Tuy nhiên, công

nghiệp của Mẹ luôn được ghép vào công nghiệp vô cùng Chúa Cứu Thế.

Hơn bao giờ hết, ngày nay dường như nhiều người đang cố làm sao “đẩy” Đức Mẹ ra

bên lề, nhằm phục hồi vai trò trung tâm cho Đức Giêsu. Lập luận này không đúng đắn, bởi vì

Con và Mẹ không thể có tính loại trừ, nhưng luôn đi với nhau. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô

II đã làm sáng tỏ vai trò của Đức Maria trong Giáo Hội bên cạnh Đức Kitô.610 Theo tác giả

Scheeben, việc Mẹ Maria đồng công cộng tác không chút chi bổ túc cuộc Khổ nạn của Chúa

Kitô, nhưng là sự tham dự xác thực vào chính việc Cứu thế. Nói khác đi, Mẹ Maria đã có thể

lập công cho chúng ta, nhưng hoàn toàn tùy thuộc Chúa Cứu Thế, với tư cách đặc biệt là Mẹ

đồng công với Con Mẹ. Vì chỗ đứng của Mẹ lệ thuộc nhiệm cuộc Cứu rỗi, cả đời sống Mẹ

và nhất là việc Mẹ đồng lao cộng khổ, đều hướng về cuộc Khổ nạn và Tử nạn của Chúa

Kitô, và góp phần vào chương trình Cứu thế, dù rằng không được nhất thống với hành vi

Cứu chuộc của Chúa, nhưng vẫn tương quan với Người.611

606 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 138. 607 x. Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học, tr. 217. 608 x. Lm. Hồng Phúc, Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo (1996), tr. 180. 609 x. Gm. Robert H. Brom & tgk, Hộ Giáo 2: Sách bỏ túi của người Kitô hữu, tr. 42. 610 x. Stanislaw Dziwisz & tgk, Cứ Để Tôi Đi Về Nhà Cha (ĐGH Gioan Phaolô II), chuyển ngữ: Học Viện

Đa Minh, 2014, tr. 111. 611 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 207.

Page 104: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

104

Kết Luận

Tóm lại, qua những gì đã trình bày trong bài, chúng ta nhận thấy Đức Trinh Nữ

Maria có một vị trí đặc biệt trong công trình cứu chuộc của Chúa Kitô. Mẹ đã được gọi với

tước hiệu “Corredemptrix” – một tước hiệu nói lên vai trò độc nhất và đặc thù của Mẹ

trong nhiệm cục cứu chuộc của Con Mẹ. Sứ vụ của Đức Maria đã được Thánh Kinh loan

báo trong Cựu ước và hiện thực trong Tân ước.

Trong chương I, “Thánh Kinh Mạc Khải Sứ Vụ Của Đức Maria Trong Nhiệm Cục Cứu

Độ”, người viết đã trình bày dung mạo của Đức Maria được mạc khải tiệm tiến trong dòng lịch

sử. Với các bản văn Cựu ước, hình ảnh Đức Maria được sáng lên trong tư cách là người Đàn

Bà được tuyển chọn, gìn giữ và trang điểm bằng những ân sủng cao quý,... để có thể cộng tác

trong việc phục hồi nhân loại đã sa ngã do tội lỗi. Qua những lời tiên tri của các vị ngôn sứ,

hình ảnh Đức Maria càng ngày càng rõ nét hơn, từ sứ vụ phổ quát (x. St 3,15) đến những sứ vụ

đặc thù mà Mẹ được Thiên Chúa mời gọi cộng tác (x. Is 7,14; Mk 5,2). Điều này cho thấy rõ vị

thế quan trọng của Đức Maria trong công trình cứu độ nhân loại: Mẹ là Evà mới sẽ hạ sinh một

Nhân Loại Mới cho Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô - Người Con yêu quý của Mẹ. Sứ vụ của

Mẹ trong cuộc chiến chống lại sự dữ còn được tiếp tục loan báo qua những con người cụ thể,

là một vài phụ nữ Do Thái tiêu biểu, khi họ phải đối diện với những hoàn cảnh đau thương của

Dân Chúa. Chân dung của Mẹ được phác họa sâu sắc và sinh động hơn nơi những nhân vật

lịch sử cụ thể, đó là: bà Giôkhevét (x. Xh 12,37), bà Myriam (x. Xh 2,4-10; 15,20-21), bà

Giuđitha (x. Gđt 10,4), bà Đêbôra (x. Thp 5,7.24), bà Esther (x. Et 15,15), bà mẹ của bảy

người con anh hùng trong Macabê (x. 2Mcb 7,1-41)... Bên cạnh những con người cụ thể, Cựu

ước còn loan báo về Đức Maria qua các biểu tượng: con Tàu ông Noe, chiếc thang Giacob,

hòm Bia Giao ước, đền thờ Giêrusalem và núi Sinai. Như thế, Đức Maria đã thành toàn các lời

hứa trong Cựu ước, bởi vì mối thù truyền kiếp giữa người Đàn Bà và Satan được ứng nghiệm

nơi Mẹ, hay ít ra là qua Chúa Kitô - Dòng Giống của Mẹ, sẽ đạp nát đầu con rắn.

Nếu như Cựu ước cho người ta hình dung ra chân dung một người phụ nữ đầy can

đảm, thánh thiện, biết tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa... thì Tân ước, hình ảnh người

Đàn Bà được cụ thể, được hiện thực, trong và qua Đức Maria. Mẹ không chỉ là người Đàn

Bà trong St 3,15 nhưng còn là người Đàn Bà mà thánh Phaolô đã nói trong thư của ngài (x.

Gl 4,4). Ở đây thánh Phaolô nối kết giữa “Người Đàn Bà” trong Gl 4,4 và trong St 3,15, để

nhấn mạnh tính liên tục của mạc khải. Tuy nhiên, tất cả những lời loan báo trong quá khứ

đã được hiện tại hóa nơi biến cố Truyền tin (x. Lc 1,20-37): qua biến cố này, Đức Maria

cộng tác trực tiếp trong mầu nhiệm Nhập Thể và chính Mẹ cũng đã phải chịu những hệ lụy

từ sự vâng phục tự hạ của Con Thiên Chúa. Cụ thể, trong biến cố dâng Chúa Giêsu vào

Page 105: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

105

Đền thánh: Mẹ được “Truyền tin” là sẽ bị lưỡi gươm đâm thâu lòng Mẹ (x. Lc 2,34-35).

Theo các nhà thần học, việc cộng tác của Đức Maria trong mầu nhiệm Nhập Thể, chỉ cách

cộng tác gián tiếp trong công cuộc Cứu chuộc của Chúa Cứu Thế. Yếu tố cộng tác trực tiếp

của Đức Maria phải kể đến: việc Đức Maria hiện diện dưới chân Thánh giá (x. Ga 19,25).

Ở trong cao điểm này, Đức Maria đã hiện diện một cách mật thiết trong “Giờ” hiến tế của

Chúa Kitô, để hiệp thông cứu chuộc với Con Ngài. Trên đồi Calvê, Mẹ Maria cùng với

Chúa Giêsu là Hy vật và là Hiến vật. Chúa hy hiến máu thân xác linh thánh Người cho

Chúa Cha, với tư cách là thầy Thượng tế của nhân loại. Mẹ Maria dâng hiến máu trái tim

trinh trong của Mẹ cũng cùng chủ đích cứu chuộc với Con Mẹ, với tư cách là Mẹ đồng

công với thầy cả Thượng phẩm. Trong viễn ảnh cánh chung, hình ảnh Đức Maria được

sáng lên trong dung mạo là người chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến đấu và chiến

thắng của Chúa Kitô (x. Kh 12). Như thế, Thánh Kinh đã cho chúng ta những dữ liệu chắc

chắn minh chứng sự cộng tác mật thiết của Đức Maria trong việc đem lại ơn cứu độ cho

con người. Đây là nền tảng để các nhà thần học tuyên xưng Đức Maria là Đấng Đồng công

với Chúa Kitô trong tư cách là Tân Evà và là Mẹ Thiên Chúa.

Tiếp theo là chương II, “Lịch Sử Phát Triển ‘Giáo Lý’ Về Đức Maria Đồng Công

Trong Giáo Hội”. Được đặt nền trên ánh sáng Lời Chúa, các nhà thần học và các vị giáo

hoàng tiếp tục khẳng định vai trò độc nhất vô nhị của Đức Maria trong sứ vụ cứu chuộc của

Chúa Kitô. Trong ý nghĩa này, các ngài gọi Mẹ là Corredemptrix. Vì thế, thuật ngữ

Corredemptrix có một bề dày lịch sử, trong đó có những người ủng hộ và có cả những người

còn dè dặt. Trong phần đầu tiên của chương II, người viết ngược trở lại lịch sử để tìm hiểu về

nguồn gốc, ý nghĩa và cả những hiểu lầm có thể có. Tiếp đến trong dòng lịch sử, mỗi thời

đại, vai trò của Đức Maria được triển khai dưới một khía cạnh khác nhau nhưng vẫn kế thừa

những suy tư trước đó. Cụ thể: từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII, điểm thần học chính yếu là “Đức

Maria tương phản với bà Evà”; từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI, vai trò của Đức Maria được

nhấn mạnh trong biến cố trên đồi Calvê; từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, giáo thuyết về Đức

Maria trong bối cảnh Tin lành... Đây là cả một khối dữ liệu vô cùng phong phú bênh vực cho

tước hiệu Corredemptrix. Chúng ta tin rằng: Chúa Thánh Thần luôn luôn hiện diện và hoạt

động trong lòng Giáo Hội. Chính Ngài khơi dậy cảm thức đức tin của tất cả mọi người thành

tâm thiện chí. Vì thế, rất có thể, đây là cảm thức đức tin trong Giáo Hội nhưng cũng được

nhiều vị giáo hoàng trong lịch sử bênh vực và xác tín. Vì tước hiệu Corredemptrix chưa được

Giáo Hội chính thức định tín, nên vẫn là cửa ngõ để các nhà thần học tiếp tục đào sâu suy tư.

Cuối cùng là chương III, “Đức Maria Đồng Công Trong Suy Tư Thần Học.” Phần

này được đặt nền trên các bản văn Thánh Kinh, huấn quyền của Giáo Hội, các nhà thần học

Page 106: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

106

và các thánh. Trên nền tảng đó, người viết đi sâu vào phân tích những đặc nét riêng biệt

của Mẹ Maria trong sự liên kết với công trình của Chúa Kitô. Trong vai trò và đặc tính

đồng công của Đức Maria, các nhà thần học cho rằng: Đức Maria cộng tác vào ơn Cứu

chuộc khách quan và ơn Cứu chuộc chủ quan, bởi vì Đức Maria ưng thuận và hiến dâng

trong tư cách là Mẹ Chúa Kitô, đại diện loài người. Ngoài ra, các nhà chuyên môn còn đưa

ra những lý chứng để bênh vực cho sự hài hòa giữa vai trò đồng công của Đức Maria với

công trình của Chúa Kitô. Đức Maria cộng tác cách thể lý và luân lý; Đức Maria còn cộng

tác do lời cầu nguyện và công nghiệp của Mẹ,... Vì hai nguyên lý trong sứ mạng đồng công

của Đức Maria: Mẹ Chúa Cứu Thế và là Tân Evà, nên Mẹ có chỗ đứng đặc biệt trong công

trình cứu rỗi. Bởi vì, Chúa Kitô gồm tóm nhân loại trong Mẹ Maria và Mẹ Maria đóng vai

toàn thể loài người, Mẹ Maria khước từ quyền làm Mẹ trong sứ mạng đồng công. Tuy

nhiên, nếu như đau khổ và cái chết là do hậu quả của tội lỗi thì vấn nạn được đặt ra: vì Mẹ

được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội nên Mẹ Maria có phải chịu khổ đau không?; Mẹ Maria

có thực sự đồng thụ nạn với Chúa?; và đâu là những cách thế Mẹ đồng thụ nạn ? Các nhà

thần học đều đồng thanh nhìn nhận: Mẹ không phải chịu đau khổ và cả cái chết, nhưng Mẹ

đón nhận để hiệp thông với Chúa Cứu Thế mà cứu chuộc nhân loại. Như thế, nền tảng

công trạng của Mẹ Maria hệ tại sự thánh thiện của Mẹ, việc việc tuân phục thánh ý của

Thiên Chúa và nhất là cộng tác mật thiết với Chúa Kitô trong suốt của cuộc đời của Ngài.

Như thế, qua những gì đã trình bày trong tiểu luận này, người viết thực sự muốn mời gọi

tất cả mọi người thành tâm thiện chí sống căn tính ơn gọi của người Kitô hữu, chiêm ngắm chân

dung người Mẹ vô cùng đáng mến, đáng biết ơn,... Mẹ không phải là một người xa lạ với chúng

ta, nhưng Mẹ thực sự là Mẹ của mỗi người. Mẹ yêu thương chúng ta vì chúng ta được cứu chuộc

bằng giá máu của Con Mẹ, bằng nước mắt và những khổ đau của Mẹ. Có lẽ ước muốn lớn nhất

của Mẹ là chúng ta được ơn cứu độ. Vì thế, chúng ta được mời gọi: hãy phó thác cuộc đời cho sự

chăm sóc từ mẫu của Mẹ. Hãy thực thi ba mệnh lệnh mà Mẹ muốn tại Fatima: Cải thiện đời

sống, lần hạt Mân Côi và dâng mình cho trái tim Mẹ. Chính đức giáo hoàng Piô XII đã xác

quyết: “Thực hiện ba Mệnh Lệnh Fatima là phương pháp cứu rỗi chắc chắn nhất.”612

Thật vậy, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh”

(1 Tx 4,3). “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là

con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh

thiện” (Ep 4, 23-24). Như thế, lời mời gọi “hãy cải thiện đời sống” của Mẹ cần thiết hơn bất cứ

lúc nào. Bên cạnh đó, Mẹ còn mời gọi mọi người hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Chính thánh

Đaminh đã lãnh nhận sứ mệnh phổ biến việc lần hạt Mân Côi như một phương thế hiệu nghiệm

612 Trần Khắc Khoan, Học Thuyết Đức Trinh Nữ Maria: Để tìm hiểu Đức Mẹ và yêu mến Đức Mẹ, tr. 306.

Page 107: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

107

để cứu rỗi bản thân và thế giới.613 Danh từ “Mai Khôi/ Mân Côi” nghĩa là “Một Vòng Hoa

Hồng” hay “Một Triều Thiên Hoa Hồng”.614 Dù đặc điểm của Kinh Mân Côi hướng về Đức

Maria, nhưng trung tâm kinh nguyện này là chính Đức Kitô.615 Vì thế, trong lần hiện ra tại

Fatima, Đức Mẹ đã dạy chúng ta: “các phương dược cuối cùng được ban cho thế giới là Chuỗi

Mân Côi và lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria.”616 “Với Kinh Mân Côi, các con sẽ

vượt thắng được mọi quấy rối mà Satan đang cố gắng gây ra cho Giáo Hội...”617 Đức cố hồng y

PhanxicôXaviê Nguyễn Văn Thuận cũng dạy: “Cầu nguyện qua lần chuỗi và đi đàng Thánh

Giá, tất cả những gì qua cách cầu nguyện đã phát triển trong sự trọn vẹn của đức tin Kitô, ngày

nay, chúng ta lại cần đến.”618 Xét trong chiều pháp lý, Giáo Hội cũng dạy cách riêng các tu sĩ:

“họ phải đặc biệt tôn kính Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, là mẫu gương và là Đấng bảo

trợ đời thánh hiến, nhất là bằng việc lần chuỗi Mân Côi.”619

Cuối cùng trong lần hiện ra thứ ba vào ngày 13/7/1917, Đức Mẹ đã nói với ba

trẻ: “Để cứu rỗi những người tội lỗi, Thiên Chúa muốn thiết lập sự tôn sùng Trái Tim

Nguyên Tội của Bà trên khắp thế giới.”620 Thật vậy, tình thương của Mẹ Thiên Chúa,

vừa rất uy thế vừa rất nhân từ. Mẹ tràn trề tình thương cảm, Mẹ lại đầy uy thế hộ

phù.621 Sự tôn sùng Mẹ Maria là con đường chắc chắn nhất và ngắn nhất dẫn đưa

chúng ta đến cùng Chúa Giêsu cách cụ thể. Mặt khác, “Đức Mẹ là quản kho ơn phúc

trên Trời, là máng thông ơn Thiên Chúa, là gạch nối giữa Thiên Chúa và loài người,

là Nữ Vương Thiên Đàng và là Nữ Vương loài người.”622 Vì thế một lần nữa chúng ta

được mời gọi: hãy chiêm ngắm, phó thác cuộc đời cho Mẹ và noi gương bắt chước

Mẹ để cuộc đời chúng ta trở nên thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa...623

613 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng, tr. 456. 614 x. Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn CSsR, Cách Lần Hạt Theo Thánh Kinh. Lưu hành nội bộ, tr. 353. 615 x. ĐGH. Gioan Phaolô II, Tông Thư Kinh Mân Côi, số 1. 616 Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn CSsR, Sđd.,tr. 357. 617 Sđd. 618 Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa Ở Gần Chúng Ta, tr. 160. 619 Bộ Giáo Luật 1983, bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (Hà Nội: Tôn Giáo, 2006), đ. 663 § 4. 620 Lm. J. B. Nguyễn Hữu Thy, Sứ Điệp Fatima: kỷ niệm một trăm năm 1917-2017, tr. 101. 621 x. Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Sđd., tr. 303. 622 Trần Khắc Khoan, Học Thuyết Đức Trinh Nữ Maria: Để tìm hiểu Đức Mẹ và yêu mến Đức Mẹ, tr. 307. 623 x. Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng, tr. 456.

Page 108: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các bản dịch Thánh Kinh

Kinh Thánh ấn bản 2011. Bản dịch: Nhóm phiên dịch CGKPV. Hà Nội: Tôn Giáo, 2011.

Kinh Thánh Cựu Ước, 2 Tập. Bản dịch: Lm. Nguyễn Thế Thuấn.

Kinh Thánh Cựu Ước & Tân Ước:Lời Chúa cho mọi người. Bản dịch: Nhóm phiên dịch

CGKPV. Hà Nội: Tôn Giáo, 2006.

Các Bài Đọc Giờ Kinh Sách, 2 quyển. Bản dịch: CGKPV. Hà Nội: Tôn Giáo, 2008.

Các Giờ Kinh Phụng Vụ: phần chung lễ riêng. Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, 2010.

2. Các Văn kiện Giáo Hội

Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Bản dịch: ban Giáo Lý giáo phận Sài Gòn. TPHCM:

TPHCM, 1998.

Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Bản dịch: Ủy ban Giáo lý Đức tin. Hà Nội: Tôn Giáo, 2016.

Công Đồng Vaticanô II. Bản dịch: Ủy ban Giáo lý đức tin. Hà Nội: Tôn Giáo, 2012.

Bộ Giáo Luật 1983. Bản dịch: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Hà Nội: Tôn Giáo, 2006.

Huấn Quyền về Đức Maria. Bản dịch: Lm. Augustinô Nguyễn văn Trinh. Hà Nội: Tôn Giáo,

2007.

Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội & Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Chuyển ngữ:

Lm. M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh. Đồng Nai: Đồng Nai, 2017.

ĐGH. Gioan Phaolô II, Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến.Bản dịch của Phan Tấn Thành. Hà

Nội: Tôn Giáo, 2015.

Thánh Bộ Vaticanô Văn Phòng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Tuyên Ngôn Dominus Ieus .Bản dịch:

Ủy ban Giáo lý đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Hà Nội: Tôn Giáo,

2013.

ĐGH. Gioan Phaolô II, Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria. Chuyển dịch: Đaminh

Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.

ĐGH. Phaolô VI, Tông Huấn Signum Magnum ban hành 1967. Chuyển ngữ: Lm. Gioankim

Nguyễn Việt Châu, SSS.

Đức Phaolô VI, Tông Huấn Marialis Cultus, ban hành 02/02/1974. Không rõ người dịch.

ĐGH. Biển Đức XVI, Niềm Vui Đức Tin. Biên soạn: Phạm Đình Phước, S. D. B. Hà Nội:

Hồng Đức, 2013.

ĐGH. Gioan Phaolô II, Những Bài Huấn Giáo Về Đức Maria. Dịch giả: Lm. Phan Tấn

Thành, O.P, 1999.

Page 109: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

109

ĐGH. Gioan Phaolô II, 70 Bài Giáo Lý Về Đức Maria. Chuyển ngữ: Lm Phêrô Nguyễn

Quang Sách. Lưu hành nội bộ.

ĐGH. Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi.Ban hành 30/11/2007. Bản dịch: Lm. Augustinô

Nguyễn Văn Trinh.

ĐGH. Gioan Phaolô II, Huấn từ của đức Gioan Phaolô II ngỏ với các linh mục. Bản dịch:

Lm. Phaolô Đậu Văn Hồng. Hồng Đức: Hà Nội, 2015.

3. Các Sách Tham Khảo Khác

Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. Cist, Thánh Mẫu Học. Học Viện Thần Học,

Hội Dòng Xitô, 2017.

Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Đức trinh nữ Maria. Hà Nội: Tôn Giáo, 2009.

Felipe Gomer, S. J, Giáo Hội Học: Thần học tín lý. 2 Tập. An tôn & Đuốc sáng, 2002.

Nguyễn Chính Kết, Đối Thoại Tôn Giáo. Sài Gòn: 2005.

Tài liệu Thánh Mẫu học, Myriam - Thiếu Nữ Sion, 2003. Lưu hành Nội bộ

Judith A. Bauer, Sổ Tay Những Điều Cần Biết Về Đức Maria (The Essential Mary

Handbook). Missouri: Liguori, 1999. Chuyển ngữ: Matthias M. Ngọc Đính, CMC, 2004.

Phaolô Ngô Suốt, Gặp Gỡ Mẹ Maria, Năm đức tin 2012-2013. Hà Nội: Tôn Giáo, 2012.

Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng.

Lm. Gabriel Nguyễn Thái Sơn, O. Cist, Giảng Trình Thần Học Về Đức Trinh Nữ Maria.

Học Viện Thần Học Xitô, 2010-2011.

Raoul Plus, S. J. Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ. Chuyển ngữ: Giêrônimô

Maria.

Lm. Lê Phú Hải, O. M. I, Đức Maria-Tôn Sùng và Cầu Nguyện. Hà Nội: Tôn Giáo, 2014.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Tuyên, Đức Maria - Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Hà Nội: Tôn Giáo,

1999.

Lm. Nguyễn Văn Trinh, Thánh Mẫu học. 2005.

Đức hồng y James Cardinal Hickey, Đức Maria Dưới Chân Thánh Giá. Dịch giả: Đức

Giang, 1988.

Lm. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Thần Học Về Đức Maria. Hà Nội: Tôn Giáo, 2008.

GS. Đaminh Phạm Xuân Uyển, S. D. B, Công Vụ-Các Thư Do Thái & Công Giáo-Khải

Huyền. Đồng Nai: Đồng Nai, 2015.

Phan Tấn Thành, O. P, Về Nguồn, tập 1-Nguồn gốc Kitô giáo & Thời các tông đồ. Nhà sách

Đức Bà Hòa Bình.

Page 110: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

110

Guillaume De Menthière, Mẹ Maria -Trung tâm Công trình của Đức Chân Phước Giáo

Hoàng Gioan Phaolô II. Chuyển ngữ: Lm. Gioankim Nguyễn Việt Châu, S. S. S. Hà Nội:

Tôn Giáo, 2011.

Lm. Anthony F. Chiffolo, 100 Danh Thánh của Mẹ Maria: Truyện và Kinh. Chuyển ngữ:

Matthias M. Ngọc Đính, C. M. C, 2003.

An-phong-sô Bốt-sa, S. M. M, Từ Điển Đức Mẹ. Dịch giả: Mát-thi-a M. Ngọc Đính, C.M.C.

1998.

Lm. Tôn Văn An, Suy Niệm Tin Mừng Với Đức Maria (Kinh Mân Côi). TPHCM: Phương

Đông, 2008.

Robert Pannet, Georges Bavaud và Bertrand de Margerie, Từ Điển Đức Maria. Dịch giả:

Vân Thúy. Nxb: C. L. D, 2008.

Thánh Anphong, Vinh Quang Đức Maria. Dịch giả: Phạm duy Lễ. Hà Nội: Tôn Giáo, 2006.

Radio Veritas, Bức Theo Chân Mẹ- Những bài suy niệm về Đức Maria của Đài chân lý Á

Châu.

Ban Việt Ngữ Đài Phát Thánh Chân Lý Á Châu, Lẽ Sống. Malina: Northern, 1991.

Norberto, Đức Maria Nữ Tỳ Của Thiên Chúa. Không rõ dịch giả. 2006.

Lm. Fx. Tân Yên, Kitô Học. TPHCM: Phương Đông, 2013.

Lm. Frederick M. Jelly, O. P, Tôn Sùng Đức Maria trong Thánh Truyền Công Giáo. Chuyển

ngữ: Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân. New Orleans, 2001.

Đức hồng y Carlo Maria Martini, Đức Maria Ở Giữa Dân Người. Chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên, O. Cist. Hà Nội: Tôn Giáo, 2013.

Đức hồng y Carlo Maria Martini, Con Đường Tin Mừng của Đức Maria. Chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên, O. Cist. Hà Nội: Tôn Giáo, 2015.

Đức hồng y Carolo Maria Martini, Lời Hứa Đã Được Thực Hiện. Chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên, O. Cist . Hà Nội: Tôn Giáo, 2015.

Lm. Nguyễn Ngọc Thế, S. J, Sứ Điệp Không Thể Lãng Quên-Bảy Di Ngôn Cuối Cùng Của

Chúa trên Thánh Giá. TPHCM: Phương Đông, 2016.

Basil Hume, Mầu Nhiệm Thập Giá. Chuyển ngữ: Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O. Cist.

Hà Nội: Tôn Giáo, 2015.

Jean Galot, S.J . Đấng Đầy Ơn Phúc-31 bài suy niệm về Đức Maria. Chuyển ngữ: Lm.

Bênađô, C. M. C. Hà Nội: Tôn Giáo, 2009.

Fr. Oscar Lukefahr, C. M, Ánh Sao Mai-Mẹ Chúa Giêsu & Mẹ Chúng Ta. Chuyển ngữ:

Thiên Minh.

Bernard Bro, Đức Maria Niềm Hy Vọng Của Thiên Chúa. Dịch giả: Vân Thúy. Nxb: Du

Cerf.

Page 111: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

111

Maria Agrêđa, Thần Đô Huyền Nhiệm. Chuyển ngữ: Văn Hải. Sài Gòn, 2004.

John A. Hardon& tgk, Từ Điển Công Giáo Phổ Thông. Bản dịch: Nhóm Chánh Hưng.

TPHCM: Phương Đông, 2008.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, O.P, Magnificat. Học Viện Đaminh, 2010.

Karl Rahner, Maria Kẻ Đã Tin, Hà Nội: Tôn Giáo, 2004.

Lm. Phêrô M. Ngô Châu Minh, CMC, Mẹ Maria Đồng Công –Trung Gian-Trạng Sư.

Carthage: Regina, 2004.

Lm. Phêrô, CMC, Những Ngày Của Mẹ. Tập I & Tập II, 1998.

Hợp Tuyển Thần Học, số 46, năm XIX (2009). Hà Nội : Tôn Giáo, 2009.

Wayne Jacobsen & Clay Jacobsen, Tương Giao Đích Thật. Chuyển ngữ: Nguyễn Ngọc

Kính, O. F. M. Hà Nội: Tôn Giáo, 2012.

Samuel H. Canilang, C. M. F, “Hãy Đánh Thức Thế Giới”. Chuyển ngữ: Nt. Maria Vũ Thị

Thu Thủy. Hà Nội: Tôn Giáo, 2016.

Ủy ban Giáo lý đức tin thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ Điển Công Giáo 500 mục

từ. Hà Nội: Tôn Giáo, 2011.

Lê Tiến, Đức Maria trong Phụng Vụ. Đmhv, 2002.

Lm. Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao, O. P, Các Sách Ngôn Sứ, 2006.

Lm. Bernard Phạm Quang, Tìm hiểu Các Sách Ngôn Sứ, 2 tập.

E. Neubert, Đức Maria trong Tín Lý. Chuyển ngữ: Lm. Bùi Quang Trung, 1952.

Scott Hahn, Bữa Tiệc Con Chiên- Thánh lễ là Thiên đàng tại thế. Hà Nội: Tôn Giáo, 2012.

Raoul Plus, S. J, Đức Maria Trong Lịch Sử Thiên Chúa Cứu Độ. Chuyển ngữ: Giêrônimô

Maria, 1932.

Antonio Bello, Đức Maria Thần Linh Và Nhân Loại. Pauline Books & Media, 2000

Lm. Mai Văn Hùng O. P, Chân Dung Đức Maria Trong Tin Mừng. 1995.

Anselm Grun O. S. B, Khủng Hoảng Tuổi Trung Niêm. 2003. Lưu hành nội bộ.

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Mẹ Maria Trong Phụng Vụ Công Giáo. TP HCM, 2004.

Lm. J. B. Nguyễn Hữu Thy, Sứ Điệp Fatima: kỷ niệm 90 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima,t ái

bản lần thứ hai: 2011.

Đức cha Miguel Cabujos Vidate, Sứ điệp của Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria gửi các linh

mục. Chuyển ngữ: Lm. Tôn Văn An. TP HCM: Đông Phương, 2008.

Sr. Thérèse, Tình Yêu và Hy sinh. Chuyển ngữ: Nữ Biển Đức.

Lm. Thiện Cẩm, Niềm Tin Thao Thức. Đức Tin & Văn Hóa.

Lm. Hồng Phúc, CSsR. Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo (1996)

Dom Godefroid Bélorgey, Dưới ánh nhìn của Thiên Chúa. Chuyển ngữ: FM. Martin Phạm

Thanh Toàn, O. Cist. Đan viện Xitô T.M. Phước Vĩnh, 2015.

Page 112: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

112

Basil Hume, O. S. B, Tìm Kiếm Thiên Chúa. Hà Nội: Tôn Giáo, 2009. Chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên, O. Cist.

Stanislaw Dziwisz & tgk, Cứ Để Tôi Đi Về Nhà Cha (ĐGH. Gioan Phaolô II). Chuyển ngữ:

Học Viện Đa Minh, 2014.

Joseph Ratzinger Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Kitô hữu có nghĩa là gì: Ba bài giảng,

chuyển ngữ: Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Phúc, MTGGV. Hà Nội: Tôn Giáo, 2013.

Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy

Vọng, 1995.

Jean Khoury, Lectio Divina: Học Với Mẹ Maria. Chuyển ngữ: Fr. Marie Bảo Tịnh, O. Cist.

Hà Nội: Tôn Giáo, 2010.

Gm. Robert H. Brom& tgk, Hộ Giáo 2: Sách bỏ túi của người Kitô hữu.

Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Đức Giêsu Thành Nazareth: Phần III, Thời thơ ấu

của Đức Giêsu. Bản dịch: Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh. Hà Nội: Tôn Giáo, 2013.

George A. Maloney, S. J, Thưa Ngôn Sứ Xin Lắng Nghe. TPHCM: PhươngĐông, 2009, bản

dịch của Matthias M. Ngọc Đính, C. M. C.

Jacques Philippe, Lòng Thương Xót Đích Thực: Đức Maria, Sự tha thứ & Niềm tín thác.

TPHCM: Phương Đông, 2016, bản dịch: Lm. Minh Anh (Gp. Huế).

Francis Fernander, Đối Thoại Với Thiên Chúa: Những bài suy niệm hằng ngày.Không rõ

người dịch.

Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế. Hà Nội: Tôn Giáo, 2011.

Chuyển ngữ: Phạm Hồng Lam.

John Man, O. S. B, Khoảnh Khắc Của Chúa Kitô: Học biết để suy niệm. Không rõ người

dịch.

Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, Hạt Giống Chiêm Niệm số 18: Say mê Thiên Chúa.

2016.

Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường, O. P, Bí Tích Truyền Chức Thánh. Học Viện Thần Học

Xitô, 2017. Lưu hành nội bộ.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành & tgk, Đức Giêsu Với Cái Chết.

Joseph Ratzinger ĐGH. Bênêđictô XVI, Thiên Chúa Ở Gần Chúng Ta. TPHCM: Phương

Đông, 2008. Bản dịch: Nguyễn Luật Khoa, O. F. M.

Lm. Gardell, O. P, Đức Kitô Là Tất Cả. Hà Nội: Tôn Giáo, 2009. Bản dịch: Lm. An Sơn Vị.

Vinh Sơn Quang Huy, Sống Với Đức Kitô Như Được Trình Bày Trong Tin Mừng. Hà Nội:

Tôn Giáo, 2013.

Trần Khắc Khoan, Học Thuyết Đức Trinh Nữ Maria: Để tìm hiểu Đức Mẹ và yêu mến Đức

Mẹ.

Page 113: ĐỨC MARIA - hoidongxitothanhgia.comhoidongxitothanhgia.com/upload/file/Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Gabriel... · Con chân thành cảm ơn quý cha trong ban giám

113

Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn CSsR, Cách Lần Hạt Theo Thánh Kinh. Lưu hành nội bộ.

Lm. J. B. Nguyễn Hữu Thy, Sứ Điệp Fatima: kỷ niệm một trăm năm 1917-2017. Trier, 2017.

Norberto Nguyễn Văn Khanh, O. F. M, Đức Giêsu Kitô: Ngôi Lời Nhập Thể. TPHCM: Tổng

Hợp, 2014.

Lm. Nguyễn Hữu Thy, Đức Maria trong Kinh nguyện của Giáo Hội. Trier, 2006.

Gieo bước hành trình Abraham, Môsê, người Tôi Trung Isaia & Đức Maria. Tuyển dịch:

Phêrô Nguyễn Quí Khôi. TPHCM: Hồng Đức, 2015.

Jan G. Bovenmars, M. S. C, Linh Đạo Trái Tim Theo Thánh Kinh. Chuyển ngữ: Lm.

Montfort Phạm Quốc Huyên, O. C. Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Phước Thiên, 2015.

Carrol Stuhlmueller, C. P, Từ Điển Thần Học Thánh Kinh Dùng Cho Mục Vụ. Chuyển ngữ:

Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, O. C.

Cha Biển Đức Thuận, Di Ngôn. Hội Dòng Xitô Thánh Gia, 1993.

4. Tài liệu điện tử (CD-ROM)

Sr. Tichla Trần Thị Giồng, C. N. D, “Tâm Lý Học-Trưởng Thành Nhân Cách Đời Tu” Học

Viện Thần Học Cở Sở II, 2017 [CD-ROM].

Lm. Nguyễn Thể Hiện, “Sách Các Ngôn Sứ” CSsR, Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-

ROM].

Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh O. C, “Thánh Mẫu Học”, Học Viện Thần Học

Xitô, 2016 [CD-ROM].

Lm. Micae Trần Đình Quảng, “Bài Giảng Tĩnh Tâm”, Đan Viện Châu Sơn, 2017 [CD-

ROM].

Lm. Luca Đỗ Duy Khang, “Tin Mừng Luca”,Học Viện Thần Học Xitô, 2015 [CD-ROM].

Lm. Đaminh Nguyễn Hữu Cường, O. P, “Bí Tích Truyền Chức Thánh”, Học Viện Thần Học

Xitô, 2017 [CD-ROM].

5. Tài liệu trên mạng

Thông báo thay đổi tên Dòng-Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc-CRM, https://dongcong.us/thong-

bao-thay-doi-ten-dong-dong-me-chua-cuu-chuoc-crm/. Truy cập ngày 15/11/2017.