21
0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB, GIAI ĐOẠN 2009 -2011 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN (Ophiopogon japonicus. Wall) TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: Bộ NN&PTNT Cơ quan thực hiện đề tài: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Chủ nhiệm đề t ài: TS Nguyễn Đình Vinh Thời gian thực hiện đề tài: 2/2009 – 12/2011 Hà Nội tháng 12 năm 2011

BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO TÓM TẮT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG

NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB, GIAI ĐOẠN 2009 -2011 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN (Ophiopogon japonicus. Wall) TRONG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM

MÃ SỐ AST51

Cơ quan chủ quản dự án: Bộ NN&PTNT Cơ quan thực hiện đề tài: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Đình Vinh Thời gian thực hiện đề tài: 2/2009 – 12/2011

Hà Nội tháng 12 năm 2011

Page 2: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

1

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

DỰ ÁN KHOA HỌC CNNN (AST )

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài: Nghiên cứu kĩ thuật trồng xen cây mạch môn ( Ophiopogon

japonicus Wall) trong vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

Mã số: AST 51

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Vinh

Địa chỉ Email: [email protected]; [email protected] Số điện thoại: 0913270655

3. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội Số điện thoại: 043 8276473

Các cơ quan phối hợp thực hiện đề tài:

- Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ

- Trường cao đẳng Nông Lâm nghiệp Bắc Giang

4. Thời gian thực hiện đề tài: 3 năm

5. Năm bắt đầu: ngày16/2/2009; Năm kết thúc: ngày 16/2/2012

6. Tổng kinh phí thực hiện: 1.000 Triệu VND

- Kinh phí đã quyết toán năn 2009 : 415,517550 Triệu đồng

- Kinh phí quyết toán năm 2010: 334,482000 Triệu đồng

- Kinh phí quyết toán năm 2011 : triệu đồng

7. Mục tiêu của đề tài

Xây dựng được quy trình kĩ thuật và phát triển trồng xen cây mạch môn với cây công

nghiệp và cây ăn quả lâu năm, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập

cho nông dân.

Mục tiêu cụ thể

- Tuyển chọn được 3-4 giống mạch môn thích hợp trồng xen trong vườn cây ăn

quả và cây chè đạt năng suất 10-12 tấn củ tươi/3 năm.

- Xây dựng 02 quy trình kĩ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả

và cây chè đạt năng suất 10-12 tấn củ tươi/3 năm.

- Xây dựng 03 ha mô hình trồng xen cây mạch môn với cây ăn quả và cây chè,

quy mô mỗi mô hình 1 ha, đạt năng suất 10-12 tấn củ tươi/ 3 năm và mức thu nhập đạt

150-160 triệu đồng/ha/3 năm.

Page 3: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

2

- Hướng dẫn quy trình kĩ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả

và cây công nghiệp cho các hộ nông dân tại 2 tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang, 3 lớp kĩ

thuật, mỗi lớp có 40-50 người tham gia.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 .Vật liệu nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các mẫu giống cây mạch môn, cây ăn quả ( Bưởi, vải), cây

chè.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ và huyện

Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

- Nội dung 1: Điều tra thực trạng trồng, chăm sóc, thu hoạch cây mạch môn của người

dân tại một số tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thu thập các mẫu giống cây

mạch môn mọc hoang dại và phân tán tại một số tỉnh ở Trung du và Miền núi phía

Bắc.

- Nội dung 2: Nghiên cứu và tuyển chọn các giống mạch môn thích hợp để sử dụng

trồng xen dưới tán cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

- Nội dung 3: Nghiên cứu kĩ thuật trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả

và vườn chè, nhằm phục vụ xây dựng quy trình kĩ thuật trồng xen cây mạch môn

trong vườn cây ăn quả và vườn chè: Bao gồm 9 thí nghiệm nghiên cứu về kĩ thuật

nhân giống, thời vụ, mật độ trồng, bón phân, tưới nước và kĩ thuật đào lật rễ, cắt lá

cho cây mạch môn.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật nhân giống đến sinh trưởng và năng suất của

cây mạch môn

Thí nghiệm gồm 4 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại: CT1 cắt đoạn thân ngầm dài 0,5

cm, trồng 1 đoạn/ hốc; CT2 (đ/c) Cắt đoạn thân ngầm dài 1cm, trồng 1 đoạn/hốc; CT3

Cắt đoạn thân ngầm dài 2 cm, trồng 1 đoạn/hốc; CT4: Tách nhánh, trồng 1 nhánh/

hốc.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, năng suất cây mạch môn

Thí nghiệm gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại: Các thời vụ được trồng vào ngày 15

hàng tháng, mỗi tháng là một công thức thí nghiệm.

Page 4: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

3

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng xen đến sinh trưởng và năng

suất của cây mạch môn trong vườn bưởi non.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Khoảng cách hàng 30cm x 20cm, 16 bụi/m2, trồng 1 nhánh, số nhánh 16

nhánh/m2

- CT2: Khoảng cách 40cm x 20cm, 13 bụi/m2, trồng 1 nhánh, số nhánh 13 nhánh/m2

- CT3: Khoảng cách 50cm x 20cm, 10 bụi/m2, trồng 1 nhánh, số nhánh 10 nhánh/m2

- CT4: Khoảng cách 40cm x 20cm, 13 bụi/m2, trồng 2 nhánh, số nhánh 26 nhánh/m2

- CT5: Khoảng cách 40cm x 20cm, 13 bụi/m2, trồng 3 nhánh, số nhánh 39 nhánh/m2

- CT6: Khoảng cách 50cm x 20cm, 10 bụi/m2, trồng 2 nhánh, số nhánh 20 nhánh/m2

- CT7: Khoảng cách 50cm x 20cm, 10 bụi/m2, trồng 3 nhánh, số nhánh 30 nhánh/m2

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây mạch môn

trồng xen trong vườn cây ăn quả

a. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, năng suất của cây mạch

môn trồng xen trong vườn bưởi non

Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Không bón phân Đ/C

- CT2: Bón phân chuồng 10 tấn/ ha + 60kg P2O5 + 30 kg K2O/ha( nền)

- CT3: Nền + 20 kg N/ha

- CT4 :Nền + 40KgN/ha

- CT5 :Nền + 60 kg N/ha

- CT6: Nền + 80kgN/ha

Phân bón được chia làm 2 lần bón vào tháng 2 và tháng 7

b. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, năng suất của cây mạch

môn trồng xen trong vườn vải tuổi lớn

Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Không bón phân Đ/C

- CT2: Bón phân chuồng 10 tấn/ ha + 60kg P2O5 + 30 kg K2O /ha (nền)

- CT3: Nền + 20 kg N/ha

- CT4 :Nền + 40KgN/ha

- CT5 :Nền + 60 kg N/ha

Page 5: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

4

- CT6: Nền + 80kgN/ha

Phân bón được chia làm 2 lần bón vào tháng 2 và tháng 7

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến sinh trưởng và năng suất cây

mạch môn trồng xen trong vườn bưởi non.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Bón 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5 + 30kg K2O/ha (Đ/C)

- CT2: Bón 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5 + 30kg K2O +30kgN/ha

- CT3: Bón 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5 + 30kg K2O +40kgN/ha

- CT4 : Bón 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5 + 30kg K2O+ 50kgN/ha

Phân bón được chia làm 2 lần bón vào tháng 2 và tháng 7

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sinh trưởng và năng suất của cây

mạch môn trồng xen trong vườn bưởi.

a. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sinh trưởng và năng

suất của cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi non

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Không tưới nước Đ/C

- CT2: Tưới 2 lít nước/1m2, 20m3/ha

- CT3: Tưới 4 lít nước/m2, 40m3/ha

- CT4 : Tưới 6 lít nước/m2, 60m3/ha

Diện tích ô thí nghiệm 50 m2, tổng diện tích một thí nghiệm là 600m2, không kể dải

bảo vệ. Khoảng cách cách ly giữa các ô thí nghiệm là 1m. Thời gian tưới cách 20 ngày

tưới 1 lần.

b. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sinh trưởng và năng

suất của cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi 6 tuổi.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Không tưới nước Đ/C

- CT2: Tưới 2 lít nước/1m2, 20m3/ha

- CT3: Tưới 4 lít nước/m2, 40m3/ha

- CT4 : Tưới 6 lít nước/m2, 60m3/ha

Page 6: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

5

Diện tích ô thí nghiệm 50 m2, tổng diện tích một thí nghiệm là 600m2, không kể dải

bảo vệ. Khoảng cách cách ly giữa các ô thí nghiệm là 1m. Thời gian tưới cách 20 ngày

tưới 1 lần.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của đào lật rễ và cắt lá đến sinh trưởng và năng suất của

cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại

- CT1: Không cắt lá, không đào rễ Đ/C

- CT2: Đào lật rễ vào tháng 12 hàng năm

- CT3: Cắt lá một lần vào mùa đông 15-30/11 hàng năm

- CT4 : Cắt lá hai lần vào mùa đông và mùa hè 15-30/11 và 15-30/6 hàng năm.

Diện tích ô thí nghiệm 10 m2, tổng diện tích một thí nghiệm là 180m2, không kể dải

bảo vệ.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây mạch

môn trồng xen trong vườn chè non.

*. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất

của cây mạch môn trồng xen trong vườn chè non tại huyện Hạ Hòa, Phú Thọ: gồm 7

công thức

- CT1: Bón phân chuồng 10 tấn/ha + 40kg N + 30kg P2O5 + 30kg K2O. Trên nền

không trồng xen mạch môn.

- CT2: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+40kgN+30kgP2O5+ 30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn. Đ/C

- CT3: Bón phân chuồng 10 tấn/ha +40kgN +60kgP2O5+30kgK2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT4: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+40kg N+30kgP2O5+60kgK2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT5: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+30kgP2O5+30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT6: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+60kgP2O5+ 30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT7: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+60kgP2O5+ 60kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

Page 7: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

6

*. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất

của cây mạch môn trồng xen trong vườn chè non tại Thị xã Phú Thọ, Phú Thọ: gồm

8 công thức

- CT1: Bón phân chuồng 10tấn/ha+40kgN+30kgP2O5+30kgK2O.Trên nền không

trồng xen mạch môn.

- CT2: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+40kgN+30kgP2O5+30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn. Đ/C

- CT3: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+40kgN+60kgP2O5+30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT4: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+40kgN+30kgP2O5+ 60kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT5: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+30kgP2O5+ 30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT6: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+60kgP2O5+30kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT7: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+30kgP2O5+60kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn.

- CT8: Bón phân chuồng 10 tấn/ha+60kgN+60kgP2O5+60kg K2O. Trên nền có trồng

xen mạch môn

- Phương pháp thí nghiệm:

Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD,

các phương pháp phân tích đất, phân tích sinh hóa lá cây mạch môn được tiến hành

theo các phương pháp thông dụng tại Việt Nam. Các phương pháp pháp lẫy mẫu, quan

trắc các chỉ tiêu trên cây mạch môn, cây chè, cây bưởi theo các phương pháp thông

thường áp dụng cho mỗi loại cây cụ thể.

-Nội dung 4: Xây dựng các mô hình trồng xen cây mạch môn với các cây ăn quả và

cây chè. Gồm 3 mô hình mỗi mô hình có quy mô 1ha

Phương pháp chuyển giao kĩ thuật: áp dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia

để thực hiện các mô hình và phát triển kĩ thuật có sự tham gia (PAEM).

+ Tập huấn và định hướng nghiên cứu, làm mô hình cho nông dân

Page 8: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

7

+ Nông dân tham gia thực hiện trồng, chăm sóc, quan trắc sinh trưởng của cây mạch

môn, cây trồng chính

+ Hội thảo thường xuyên đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây

mạch môn và cây trồng chính.

- Nội dung 5: Tập huấn, hội thảo

Tập huấn kĩ thuật cho nông dân tham gia thực hiện mô hình tại 2 tỉnh Phú Thọ và

Bắc Giang. 3 lớp tập huấn kĩ thuật với quy mô 40-50 người tham gia/1 lớp. Các hội

thảo đầu bờ, hội thảo đánh giá mô hình. Phương pháp tiến hành tập huấn và hội thảo

kết hợp giữa thảo luận trong phòng và quan sát, trao đổi thực tế tại các mô hình, thí

nghiệm.

3. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu và quan trắc các chỉ tiêu

3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất của cây mạch môn.

Bao gồm: Tỷ lệ cây sống; Chiều cao tán lá; Chiều rộng tán lá; Chiều dài lá; Chiều rộng

lá; Số nhánh/ bụi; Khối lượng thân lá/ bụi; Số củ/ bụi;Tỷ lệ củ non; Khối lượng củ/bụi;

Tỷ lệ và khối lượng củ non; Số rễ/ bụi; Chiều dài rễ, Khối lượng rễ/ bụi;

+ Hình thái hoa quả và hạt: Quan sát và mô tả hoa mạch môn theo màu sắc, kích

thước, chiều dài cuống hoa, số hoa, số quả, trên cành hoa, thời gian phân hoá hoa, thời

gian nở hoa, thời gian nuôi quả, thời điểm quả chín, hình dạng, kích thước, cấu tạo của

quả, hạt v.v

+ Theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh hại trên cây mạch môn

- Năng suất củ mạch môn

+ Năng suất tươi: nhặt sạch củ, cân khối lượng củ tươi/bụi hay trên 1 m2

+ Năng suất củ khô: Sấy củ ở nhiệt độ 60oC, đến khối lượng không đổi, đem cân để

tính khối lượng của củ khô và tỷ lệ tươi/khô

- Hiệu quả kinh tế trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và vườn chè.

Tính hiệu quả kinh tế cho từng công thức và từng mô hình thí nghiệm.

3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về đất của các thí nghiệm trồng xen

- Độ ẩm đất đo bằng máy đo độ ẩm Takemura DM15 ở độ sâu 10 và 20cm

- Nhiệt độ đất đo bằng máy đo Takemaru DM15 ở độ sâu 10 và 20cm

- Phân tích thành phần lý tính đất trước và sau thí nghiệm, theo các phương pháp thông

thường

Page 9: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

8

- Phân tích thành phần hoá học đất trước và sau thí nghiệm theo các phương pháp

thông dụng

3.3. Chỉ tiêu về sinh lý, sinh thái của cây mạch môn

- Độ tàn che của cây trồng chính và cây trồng xen, tính độ che phủ mặt đất của các

công thức thí nghiệm bằng ô lưới.

- Khối lượng cỏ dại của các công thức thí nghiệm. Theo dõi 2 tháng/lần.

3.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng chính

- Cây bưởi : mỗi ô thí nghiệm cố định 1 cây để đo đếm các chỉ tiêu về : Chiều cao cây

cm; Đường kính gốc mm; Số cành cấp 1; Số lá/ cây

- Cây chè : mỗi ô thí nghiệm cố định 5 cây để đo đếm các chỉ tiêu về: Chiều cao cây

cm; Chiều rộng tán; Số cành cấp 1/cây; Số lá/cây; Mật độ búp; Khối lượng 100 búp;

Năng suất búp.

III. TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tiến độ và kết quả thực hiện đề tài

Cho đến tháng 12 năm 2011, trong thời gian 34 tháng thực hiện đề tài, chủ nhiệm đề

tài và các cán bộ nghiên cứu đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung ghi trong bản

thuyết minh khoa học, tiến độ đề tài đảm bảo đúng thời gian, thực hiện các báo cáo

hàng quý, hàng năm đầy đủ và đúng thời hạn.

1.1. Nội dung 1: Điều tra kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu thập các mẫu giống cây

mạch môn:

Đề tài đã thực hiện điều tra kĩ thuật sản xuất và thu thập các mẫu giống mạch môn

tại hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Kết quả đã điều tra đầy đủ thông tin về kĩ thuật trồng

chăm sóc cây mạch môn của 300 hộ gia đình trồng cây mạch môn, phân tích các mẫu

đất, mẫu cây và thu thập được 10 mẫu giống mạch môn hiện đang trồng và theo dõi tại

Phú Thọ, Hà Nội.

Điều tra 50 hộ gia đình, các cá nhân và tổ chức trong chuỗi thu gom, phơi sấy khô và

tiêu thụ củ, rễ mạch môn. Đề tài đã xác định được các đối tượng thu gom và tiêu thụ

củ mạch môn, các phương thức mua bán sản phẩm, các dạng sản phẩm và giá của các

loại sản phẩm rễ, củ mạch môn từ năm 2009 đến năm 2011. Phân tích được chuỗi thu

Page 10: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

9

gom và tiêu thụ sản phẩm củ mạch môn. Nội dung điều tra đã hoàn thành trong năm

2010.

1.2. Nội dung 2: Thí nghiệm tuyển chọn các giống mạch môn thích hợp để trồng

xen trong vườn cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm:

Đề tài đã tiến hành trồng và quan trắc đầy đủ các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng

phát triển, khả năng chịu bóng, chịu hạn của 10 mẫu giống mạch môn tại Phú Thọ.

Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa lá của các mẫu giống. Đã xác định được đặc điểm

hình thái, giải phẫu, khả năng thích nghi và năng suất của 3 mẫu giống cây mạch môn

có triển vọng để trồng xen trong các vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

1.3. Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn

quả và vườn chè:

Đã tiến hành bố trí 9 thí nghiệm, nghiên cứu các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây

mạch môn trồng xen trong vườn bưởi, vườn vải và vườn chè tại huyện Hạ Hòa, thị xã

Phú Thọ- tỉnh Phú thọ, và huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. Đã tiến hành đo đếm, quan

trắc các chỉ tiêu nghiên cứu thường xuyên. Đã đánh giá được ảnh hưởng của các nhân

tố thí nghiệm đến sinh trưởng phát triển, năng suất rễ, củ của cây mạch môn và cây

trồng chính, diễn biến sâu bệnh trên cây mạch môn và cây trồng chính, khả năng kiểm

soát cỏ dại của các công thức thí nghiệm; ảnh hưởng của kĩ thuật trồng xen cây mạch

môn đến một số chỉ tiêu về nhiệt độ và độ ẩm đất.

Các thí nghiệm đã hoàn thành và đã thu được kết quả về năng suất, đánh giá hiệu quả

kinh tế của các công thức thí nghiệm.

1.4. Nội dung 4: Xây dựng các mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn

quả và vườn chè.

Đã tiến hành xây dựng được 3 mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn cây

ăn quả và vườn chè, quy mô mỗi mô hình 1-2 ha tại các xã Bằng Giã, xã Phú Hộ ( Phú

Thọ) và xã Tam Tiến ( Bắc Giang). Sau 34 tháng trồng theo kết quả đánh giá thực tế,

cây mạch môn có thể cho năng suất từ 4,2 đến 34,25 tấn củ/ha, tùy thuộc vào loại đất

trồng, loại cây trồng xen, tỷ lệ trồng xen và hộ gia đình.

Từ các mô hình ban đầu, người dân đã tự mở rộng các mô hình lên 5 ha trong

năm 2010-2011. Hiện tại có rất nhiều hộ gia đình, tổ chức tại các điểm nghiên cứu có

nhu cầu được hỗ trợ kĩ thuật của dự án để phát triển các mô hình ra sản xuất.

Page 11: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

10

1.5. Nội dung 5: Tập huấn kĩ thuật cho các hộ gia đình nông dân và cán bộ khuyến

nông:

Trong năm 2009 -2010 đề tài đã tổ chức 3 lớp tập huấn kĩ thuật cho nông dân

và các cán bộ khuyến nông tại huyện Hạ Hòa và thị xã Phú Thọ, kết quả có 130 cán bộ

và nông dân được tham gia các lớp tập huấn. Nội dung hoạt động 5 đã hoàn thành

trong năm 2010. Tổ chức 4 hội thảo đầu bờ cho các hộ gia đình, cán bộ khuyến nông

tham quan và học tập kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây mạch môn tại hai tỉnh Phú Thọ

và Bắc Giang.

1.6. Các hoạt động khác.

Các hoạt động khác như quản lí đề tài, quản lý kinh phí, phối hợp với các cơ quan

cùng tham gia nghiên cứu đã được đề tài thực hiện tốt đảm bảo các quy định của nhà

nước, vụ KH&CN – Bộ NN&PTNT và ban quản lí dự án KHCN đề ra. Kết quả đánh

giá giữa kì năm 2010 của vụ KH&CN, ban quản lí dự án Bộ NN&PTNT đề tài đã đạt

loại xuất sắc 90/100 điểm.

2. Đánh giá kết quả, hiệu quả và thảo luận

2.1. Kết quả đạt được về kỹ thuật

a. Nội dung 2: Thu thập bảo quản và chọn lọc các mẫu giống cây mạch môn thích

hợp để trồng xen trong các vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm: Cho đến nay

đề tài đã thu thập được 10 mẫu giống cây mạch môn trồng phân tán và mọc tự nhiên

tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lao Cai, Nghệ An. Bước đầu đã sơ bộ xác định được 3

mẫu giống có khả năng thích nghi để trồng xen dưới tán của các cây ăn quả và cây

công nghiệp lâu năm. Các mẫu giống có thể cho năng suất củ khá đạt từ 13,55 đến

42,55 tấn củ tươi/ha. Đa số các mẫu giống thu thập được đều có khả năng thích nghi

trồng trong điều kiện có che bóng, có khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu rét tốt.

b. Nội dung 3:

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật nhân giống đến sinh trưởng và

năng suất cây mạch môn.

Đề tài đã xác định được các phương thức nhân giống cây mạch môn khác nhau

có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất củ mạch môn. Phương pháp nhân

giống bằng tách chồi và cắt đoạn thân ngầm cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng tốt và

cho năng suất củ cao. Phương pháp nhân giống bằng hạt có tỷ lệ cây sống thấp, sinh

Page 12: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

11

trưởng kém, sau 3 năm trồng cho số củ rất ít. Trong phương pháp cắt đoạn thân ngầm,

chiều dài đoạn thân phù hợp để nhân giống là từ 1-2cm. Phương pháp nhân giống bằng

tách chồi cho tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và năng suất củ tốt nhất. Sau 34 tháng

trồng năng suất củ thực thu của phương pháp nhân giống bằng tách chồi đạt 165 tạ/ha,

cắt thân ngầm 2cm đạt 95,3 tạ/ ha, cắt thân ngầm 1cm đạt 86,7 tạ/ha

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng

suất cây mạch môn.

Đề tài đã xác định được thời vụ trồng thích hợp nhất cho cây mạch môn tại vùng

Phú Thọ là từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Trong các thời vụ này cây trồng có tỷ lệ

sống cao, sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất củ cao nhất. Năng suất củ lí

thuyết sau trồng 24 tháng đạt từ 36,0 đến 55,0 tạ/ha. Các thời vụ trồng từ tháng 4 đến

tháng 10 cây có tỷ lệ sống thấp, sinh trưởng kém hơn, cho năng suất củ thấp.

- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng đến sinh

trưởng và năng suất cây mạch môn.

Kết quả đã xác định được các khoảng cách, mật độ trông khác nhau có ảnh hưởng

rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất củ mạch môn. Khoảng cách, mật độ trồng phù hợp

nhất để cây mạch môn sinh trưởng tốt và cho năng suất củ cao là khoảng cách

40x20cm và 50x20cm, trồng 3 nhánh/bụi với mật độ thay đổi từ 30-39 nhánh/m2.

Năng suất củ thực thu sau 34 tháng trồng đạt 54,6- 68,6 tạ/ ha. Cây mạch môn trồng ở

các mật độ trồng dày với số cây/bụi cao có khả khép tán nhanh nên có khả năng bảo vệ

đất và quản lí cỏ dại tốt hơn cây trồng tại các mật độ thưa số cây/bụi trồng ban đầu

thấp..

- Thí nghiệm 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất

cây mạch môn trồng xen trong vườn cây ăn quả.

+ Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến sinh trưởng của

cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi non trên đất xám bạc màu. Đề tài đã bố trí

thí nghiệm và nghiên cứu liều lượng bón đạm từ 0-80kgN/ha trên nền bón 10 tấn phân

chuồng + 30kgP2O5+ 30kgK2O/ha. Kết quả đã xác định được các công thức bón phân

khác nhau có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và năng suất củ của cây mạch môn trồng

xen trong vườn bưởi non. Công thức bón liều lượng đạm 20kgN + 10 tấn phân chuồng

Page 13: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

12

+ 30kgP2O5+ 30kgK2O/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây

mạch môn. Năng suất củ thực thu sau khi trồng 34 tháng đạt 78,05 tạ/ ha.

+ Thí nghiệm 2 : Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến sinh trưởng của

cây mạch môn trồng xen trong vườn vải tuổi lớn tại Bắc Giang.

Đề tài đã bố trí thí nghiệm và nghiên cứu liều lượng bón đạm từ 0-80kgN/ha trên

nền bón 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5+ 30kgK2O/ha. Kết quả đã xác định được các

công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và năng suất củ của

cây mạch môn trồng xen trong vườn vải lâu năm. Xác định được công thức bón liều

lượng đạm 60kgN + 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5+ 30kgK2O/ha có ảnh hưởng tốt

nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mạch môn. Năng suất củ thực thu sau khi

trồng 34 tháng đạt 68,64 tạ/ ha.

- Thí nghiệm 5. nghiên cứu ảnh hưởng của liều lương bón đạm đến sinh trưởng và

năng suất của cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi non trên đất xám bạc màu

bị đá ong hóa mạnh.

Đề tài đã nghiên cứu 4 công thức bón đạm với liều lượng từ 30-50 kgN/ha cho cây

mạch môn trồng xen trong vườn bưởi non trên đất bị đá ong hóa. Kết quả đã xác định

được các liều lượng bón đạm khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng thân lá

của cây mạch môn. Liều lượng bón 30kgN + 10 tấn phân chuồng + 30kgP2O5+

30kgK2O/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của thân lá, rễ cây mạch môn. Sau

36 tháng trồng, năng suất củ thực thu đạt 330,85 tạ/ha, thu nhập đạt 850,92 triệu

đồng/ha/3 năm.

- Thí nghiệm 6. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới bổ sung đến sinh

trưởng, năng suất củ cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi.

Thí nghiệm gồm 4 công thức với lượng nước tưới từ 0-60m3/ha, khoảng thời gian

giữa 2 lần tưới 20 ngày/ lần. Kết quả đã xác định được tưới nước bổ sung có ảnh

hưởng rõ đến sinh trưởng thân lá của cây mạch môn trong vụ đông xuân, song không

có ảnh hưởng đến sinh trưởng thân lá, rễ của cây trong vụ hè thu. Trong vụ đông xuân,

công thức tưới bổ sung 40m3/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất

của cây mạch môn. Sau trồng 34 tháng năng suất củ thực thu đạt 82,95 tạ/ha. Công

thức tưới với lượng nước cao hơn không có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất củ của cây

mạch môn.

Page 14: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

13

- Thí nghiệm 7. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật cắt lá, đào lật rễ

đến sinh trưởng và năng suất củ của cây mạch môn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các kĩ thuật cắt lá và đào lật rễ có ảnh hưởng xấu đến

sinh trưởng của thân lá cây mạch môn ở giai đoạn đầu sau sử lý. Tuy nhiên công thức

đào lật rễ vào vụ đông có ảnh hưởng tốt đến sự phát sinh tầng củ và số củ của cây

mạch môn. Cắt lá hai lần vào vụ đông và vụ hè có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và

năng suất củ mạch môn. Sau 34 tháng trồng và sử lý, công thức đào lật rễ cho năng

suất củ thực thu đạt cao nhất 289,00 tạ/ha, cao hơn rõ rệt so với đối chứng không cắt

lá, không đào lật rễ.

- Thí nghiệm 8. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch

môn trồng xen trong vườn chè non (1-3 tuổi) trên đất xám feralit bạc màu tại Hạ

Hòa, Phú Thọ.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, trong đó có 1 công thức bón phân cho cây chè

không trồng xen cây mạch môn (CT1). Kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức bón

phân cho cây mạch môn trong vườn chè đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát

triển của cả cây mạch môn và cây chè. Công thức bón 60kgN + 60kgP2O5 +30K2O +

10 tấn phân chuồng/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất củ của cây

mạch môn. Năng suất củ lí thuyết sau trồng 28 tháng đạt 85 tạ/ha với tỷ lệ trồng xen

cây mạch môn đạt 50% diện tích vườn chè. Trồng xen cây mạch môn không có ảnh

hưởng xấu đến sinh trưởng của cây chè. Khối lượng cỏ dại của các công thức có trồng

xen cây mạch môn thấp hơn rõ rệt so với công thức không trồng xen.

- Thí nghiệm 9. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân cho cây mạch

môn trồng xen trong vườn chè non (2-4 tuổi) trên đất đỏ vàng tại Phú Hộ, Phú

Thọ.

Thí nghiệm gồm 8 công thức, trong đó có 1 công thức bón phân cho cây chè không

trồng xen cây mạch môn ( CT1). Kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức bón phân

cho cây mạch môn trong vườn chè đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của

cả cây mạch môn và cây chè. Công thức bón 40kgN + 30kgP2O5 +60K2O + 10 tấn

phân chuồng/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất củ của cây mạch

môn. Năng suất củ lí thuyết sau trồng 15 tháng đạt 13,2 tạ/ ha với tỷ lệ trồng xen cây

mạch môn đạt 25% diện tích vườn chè

Page 15: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

14

Từ các kết quả thí nghiệm thu được, bước đầu chúng tôi đã đánh giá được ảnh hưởng

của các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn trồng xen trong các vườn bưởi, vườn

vải và vườn chè. Các kết quả thu được, đã được chúng tôi sử dụng để xây dựng hai

quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn trồng xen trong vườn cây ăn quả

và vườn chè kiến thiết cơ bản.

2.2. Thực hiện mô hình

Trong 3 năm đề tài đã xây dựng 3 mô hình trồng xen cây mạch môn trong các vườn

cây ăn quả và cây chè với quy mô 5 ha có 14 hộ gia đình tham gia thực hiện làm các

mô hình

Bảng 1. Kết quả thực hiện mô hình và hiệu quả thu nhập.

TT Họ tên hộ làm mô hình DT m2 Năng suất củ Tấn/ha

Thu nhập ước đạt (tr. đồng/hộ)*

Địa điểm: Xã Bằng Giã , Hạ Hòa, Phú Thọ, cây trồng chính: Các cây ăn quả lâu năm 1 Ô. Nguyễn Văn Thăng 3000 30,01 225,08 2 Bà Nguyễn Thị Oanh 4000 30,06 300,60 3 Ông Bùi Thanh Long 1000 29,30 73,25 4 Ông Nguyễn Văn Dũng 2000 14,30 71,50 5 Ông Nguyễn Văn Hợi 1000 16,25 40,63 6 Ông Chu Văn Tấn 4000 28,30 283,00 7 Ông Chu Văn Ngọ 1000 30,06 75,15 8 Ông Nguyễn Đình Chiếu 4000 34,50 345.00 Tổng số 20.000 Trung bình 26,90 176,78 Năng suất của các hộ không làm

mô hình theo điều tra 5,50-6,50

Xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ. Cây trồng chính : Cây chè 1 Ông Ngô Văn Tới 4500 4,20 47,25 2 Bà Phạm Thị Lan 2500 4,10 25,63 3 Ô Nguyễn Văn Đĩnh 1500 3,90 14,63 4 Ô Nguyễn Văn Đồng 1500 3,85 14,44 Tổng số 10.000 Xã Tam Tiến, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Cây trồng chính: Cây vải 1 Ông Nguyễn Văn Dũng 18000 12,00 540,00 2 Bà Nguyễn Thị Tín 1000 14,00 35,00 Tổng cộng 19.000 *Thu nhập tính theo diện tích thực tế của mỗi hộ

Page 16: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

15

- Mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả tại xã Bằng Giã, Hạ Hòa,

Phú thọ, quy mô 2 ha, 8 hộ gia đình tham gia.

- Mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn vải tại xã Tam Tiến, Yên Thế, Bắc

Giang, quy mô 2ha, 2 hộ gia đình tham gia.

- Mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn chè non tại xã Phú Hộ, thị xã Phú

Thọ, tỉnh Phú Thọ, quy mô 1 ha có 4 hộ gia đình tham gia.

Tháng 10 và tháng 11 năm 2011 các hộ gia đình đã tiến hành đào thử và đánh giá

năng suất củ mạch môn của các mô hình tại xã Bằng Giã, Hạ Hòa, Phú Thọ, cây mạch

môn trồng xen trong các vườn cây ăn quả từ tháng 2 năm 2009 (32 tháng tuổi). Thực

hiện theo quy trình dự thảo của đề tài.

2.3. Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật/quy trình mới so với đối chứng.

Cho đến tháng 12 năm 2011 chúng tôi đã thu được các số liệu đầy đủ về năng

suất cuối cùng của thí nghiệm trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả tại Hạ

Hòa, Phú Thọ và Yên Thế Bắc Giang. Các thí nghiệm thực hiện trong vườn chè, do

trồng mạch môn muộn nên chưa có kết quả về năng suất củ cuối cùng, chúng tôi hiện

tiếp tục theo dõi. Kết quả cho thấy: trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi không

làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây bưởi non. Tuy nhiên do cây bưởi mới cho

quả năm đầu nên số quả thấp thu nhập chưa cao. Theo ước đạt tại Phú Thọ thu nhập từ

vườn bưởi có trồng xen cây mạch môn đạt 8,3 triệu đồng/năm thu hoạch đầu. Với các

ô đối chứng không trồng xen cây cây môn cây bưởi hiện chưa ra quả nên chưa có thu

hoạch. Vì vậy trong 3 năm đầu cây mạch môn được đánh giá là cây trồng cho thu nhập

chính và hiệu quả kinh tế rất cao.

Qua kết quả đánh giá sơ bộ tại các thí nghiệm trên cho thấy. Trong những năm

đầu sau khi trồng bưởi và cây chè, trồng xen cây mạch môn cho vườn bưởi và vườn

chè đều cho thu nhập rất cao. Năng suất củ thực thu của cây mạch môn có thể đạt đến

33,085 tấn/ha và tổng thu nhập từ bán rễ và củ mạch môn đạt 850,79 triệu đồng/ha.

Nếu áp dụng các mô hình thâm canh này trong sản xuất sẽ góp phần tăng thu nhập

cho các hộ gia đình nông dân trong những năm đầu trồng mới cây ăn quả và trồng chè,

tận dụng được khoảng đất trống giữa các hàng cây và bảo vệ đất, giảm thiểu các tác

hại do biến đổi khí hậu gây ra. v.v.

Page 17: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

16

Bảng 2 : Tổng thu nhập từ củ và rễ cây mạch môn của các thí nghiệm nghiên cứu

trồng xen trong vườn cây ăn quả, vườn chè (đơn vị Tr. đồng)

TT Thí nghiệm TB Tối đa Tối thiểu

Ghi chú

1 Chọn giống mạch môn

636,08 1092,5 350,75 Tính theo NS rễ và củ lí thuyết cho 3 mẫu giống được lựa chọn

2 Nhân giống cây mạch môn

255,55 427,67 125,08 Tính theo năng suất thực thu của 4 công thức thí nghiệm

3 Khoảng cách mật độ trồng mạch môn

103,22 183,75 60,87 Tính theo năng suất thực thu của 7 công thức thí nghiệm

4 Thí nghiệm bón phân cho cây mạch môn trong vườn bưởi

174,84 202,92 148,38 Tính theo năng suất thực thu của 6 công thức thí nghiệm

5 Thí nghiệm bón phân cho cây mạch môn trong vườn vải

149,30 178,14 133,09 Tính theo năng suất thực thu của 6 công thức thí nghiệm

6 Thí nghiệm bón đạm cho cây mạch môn trong vườn bưởi

816,77 850,79 783,00 Tính theo năng suất thực thu của 4 công thức thí nghiệm

7 Thí nghiệm tưới nước bổ sung cho cây mạch môn

193,97 223,07 168,44 Tính theo năng suất thực thu của 4 công thức thí nghiệm

8 Thí nghiệm đào lật, cắt lá cây mạch môn

523,27 750,19 373,89 Tính theo năng suất thực thu của 4 công thức thí nghiệm

9 Thí nghiệm bón phân cho cây mạch môn trong vườn chè non

146,02 166,48 132,30 Tính theo năng suất lí thuyết của 7 công thức thí nghiệm tại Hạ Hòa

Ghi chú : Giá bán củ tươi tháng 2 năm 2011- 25,00 triệu/ tấn; giá bán rễ tươi -1,5 triệu/ tấn, giá rễ +củ -19, tr.đ/tấn 2.4. Hiệu quả về xã hội/giới

Kết quả đề tài đã tổ chức tập huấn kĩ thuật cho 130 cán bộ khuyến nông và nông dân

tham gia xây dưng các mô hình. Trong đó có 45 cán bộ khuyến nông của các huyện

Hạ Hòa, Thị xã Phú Thọ huyện Yên Thế (trong đó có 20 người là phụ nữ) và 85 nông

dân (trong đó có 30 phụ nữ) được tham gia các lớp tập huấn. Có 14 hộ gia đình được

tham gia trực tiếp thực hiện các mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn

Page 18: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

17

quả và cây công nghiệp, 22 hộ gia đình tại xã Bằng Giã, xã Phú Hộ đã tự mở rộng các

mô hình ra sản xuất. Tại các điểm nghiên cứu đã tạo việc làm thường xuyên cho 8-10

nông dân (100% là phụ nữ) tham gia các công việc trồng và chăm sóc các thí nghiệm.

Các công việc trồng và chăm sóc cây mạch môn rất phù hợp với lao động là phụ nữ.

Đề tài đã góp phần đào tạo được 3 tiến sĩ, 3 thạc sĩ nông nghiệp và 22 kĩ sư, 2 cử nhân

nông nghiệp

2.5. Hiệu quả về môi trường

Kết quả điều tra và nghiên cứu trên đồng ruộng cho thấy: cây mạch môn là cây

trồng có khả năng thích nghi cao với các điều kiện biến đổi khí hậu. Cây có khả năng

chịu hạn, chịu rét, chịu nóng, chịu che bóng rất tốt. Đồng thời cây mạch môn cũng là

cây trồng có khả năng làm giảm thiểu các tác hại do biến đổi khí hậu gây ra. Trồng cây

mạch môn dưới tán các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, trên các sườn đồi

dốc có khả năng ngăn sói mòn đất, tăng ẩm độ đất và điều hòa nhiệt độ đất, không khí.

Cây mạch môn có khả năng hấp thu các khí phát thải để làm giảm hàm lượng CO2

trong không khí v.v. Vì vậy khi nghiên cứu sử dụng cây mạch môn để trồng xen trong

các vườn cây lâu năm, trên các sườn dốc sẽ có hiệu quả rất cao về mặt bảo vệ môi

trường. Kết quả điều tra tại các hộ gia đình cho thấy: 90-95% nông dân được điều tra

đã đánh giá cây mạch môn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất, chống hạn, giữ

ẩm cho đất và không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng chính. Trồng xen

cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả, trên đất dốc làm tăng hàm lượng mùn trong

đất, tăng độ che phủ bề mặt đất.

Các kết quả phân tích mẫu đất và quan trắc các chỉ tiêu vật lí của đất tại điểm

nghiên cứu cho thấy: Trồng xen cây mạch môn không làm giảm độ phì đất mà ngược

lại ở một số mẫu đất có trồng xen cây mạch môn còn làm tăng hàm lượng chất hữu cơ,

đạm trong đất, tăng độ xốp cho đất. Trong mùa khô, trồng xen cây mạch môn làm tăng

độ ẩm đất từ 5-12%, tăng nhiệt độ đất 2-3 độ. Sau trồng một năm độ tàn che của cây

mạch môn trên bề mặt đất đạt 85 -100%.

Đánh giá về mức độ thích ứng đối với điều kiện biến đổi khí hậu: Cây mạch

môn là cây trồng có khả năng thích ứng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu: Cây sinh

trưởng tốt trong điều kiện có che bóng. Cây có khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu rét

rất tốt, chịu úng ngập khá tốt. Cây mạch môn có khả năng sinh trưởng bình thường

Page 19: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

18

trong điều kiện mùa khô, lạnh ở miền bắc. Do là loại cỏ lâu năm chiều cao cây từ 30-

40 cm nên cây mạch môn hoàn toàn chịu gío bão tốt. Cây mạch môn có rất ít các loại

sâu bệnh gây hại do vậy không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ góp

phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.6. Tình hình thị trường và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

Kết quả khảo sát khả năng tiêu thụ sản phẩm củ mạch môn tại một số thị trường

địa phương và Hà Nội cho thấy: Hiện nay sản phẩm củ và rễ của cây mạch môn được

sử dụng rất nhiều trong nghành công nghiệp dược, song diện tích trồng loại cây này rất

phân tán. Chỉ tập trung tại một số huyện của tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Vì vậy, sản

phẩm của cây mạch môn được người dân đánh giá là rất dễ tiêu thụ giá bán sản phẩm

cao. Giá bán tại các lò sấy tại huyện Hạ Hòa thời điểm tháng 11-12/2011 đạt 25.000-

29.000 đồng/kg củ tươi; 19.000 -20.000 đ/kg củ+rễ và 70.000-90.000đ/kg củ khô. Tại

thị trường Hưng Yên và Hà Nội giá bán củ khô tước lõi đạt 120.000 đến 150.000 đ/kg.

Có nhiều công ty, tư thương trong và ngoài nước đang tập trung thu mua củ và rễ cây

mạch môn tại các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Theo đánh giá của người dân thu nhập từ

củ và rễ mạch môn có hiệu quả rất cao, bình quân 1ha trồng cây mạch môn theo kĩ

thuật hiện tại có thể đạt từ 6 -10 tấn củ sau 3 năm trồng. Trong 3 năm gần đây giá bán

củ mạch môn tươi đã tăng nhanh từ 12 000đ/kg lên 25 000đ/kg. Diện tích cho thu

hoạch củ mạch môn đang bị thu hẹp do việc khai thác và thu mua đang tăng lên nhanh.

Các diện tích trồng mới chưa đến tuổi thu hoạch làm cho sự khan hiếm sản phẩm củ

mạch môn trên thị trường hiện đang gia tăng. Củ và rễ cây mạch môn là loại sản phẩm

ít bị hư hại khi để sinh trưởng trong đất lâu năm, do vậy các sản phẩm này ít bị rủi ro

do biến động về thị trường.

2.7. Các lợi ích/tác động khác:

Cây mạch môn được người đân đánh giá là loại cây trồng đa mục đích, khả

năng thích ứng cao, không tranh chấp đất với các loại cây trồng khác, dễ trồng, đầu tư

thấp cho hiệu quả cao rất thích hợp cho các vùng đất đồi núi, khô cằn, thích hợp với

người nghèo. Ngoài sản phẩm củ, lá cây mạch môn có thể được sử dụng làm thức ăn

cho gia súc trong mùa khô hay phơi khô để làm vật liệu sản xuất các đồ thủ công mĩ

nghệ. Nhờ các tác động giữ ẩm, giữ ấm, chống xói mòn, tăng hàm lượng mùn, tăng độ

tơi xốp đất, nên trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp

Page 20: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

19

hay cây lương thực khác là một biện pháp kĩ thuật có hiệu quả cho các quy trình sản

xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái v.v

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN

Sau 34 tháng thực hiện, đề tài “Nghiên cứu kĩ thuật trồng xen cây mạch môn

Ophiopogon Japonicus Wall. trong các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm”

mã số AST 51, đã được chủ nhiệm đề tài và các cán bộ nghiên cứu thực hiện theo

đúng các nội dung và tiến độ được Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT phê

duyệt trong bản thuyết minh đề tài tổng thể và thuyết minh đề tài hàng năm. Chủ

nhiệm đề tài và các cán bộ nghiên cứu đã có đủ các sản phẩm đăng kí nộp ban quản lý

dự án và vụ KH&CN, Bộ NN&PTNT

1. Bước đầu đề tài đã thu thập được đầy đủ các thông tin về thực trạng sản xuất, tiêu

thụ cây mạch môn từ các hộ gia đình và các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp tại hai

tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Đã thu thập, trồng bảo quản và theo dõi 10 mẫu giống cây

mạch môn. Đã đánh giá được một số chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, phát triển, khả

năng thích nghi của các mẫu giống thu thập được. Chọn lọc được 3 mẫu giống có năng

suất củ cao và thích nghi để trồng xen trong các vườn cây ăn quả, vườn chè.

2. Bố trí 9 thí nghiệm nghiên cứu về các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn.

Thu thập đầy đủ các số liệu về sinh trưởng, phát triển, khả năng thích nghi của cây

mạch môn và cây trồng chính trong các thí nghiệm đồng ruộng. Bước đầu đã đánh giá

được ảnh hưởng của một số kĩ thuật trồng và chăm sóc đến sinh trưởng phát triển,

năng suất, hiệu quả kinh tế của cây mạch môn và cây trồng chính.

3. Đã xây dựng được 3 mô hình ứng dụng kĩ thuật với quy mô mỗi mô hình 1-2 ha tại

hai tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang. Các mô hình được chăm sóc tốt hiện tại cây mạch môn

sinh trưởng phát triển tốt. Từ hiệu quả của mô hình, người dân tại địa phương đã mở

rộng diện tích trồng mới cây mạch môn xen trong các vườn cây ăn quả lên 5 ha trong

năm 2010 -2011.

4. Tổ chức các 3 lớp tập huấn kĩ thuật, 4 hội thảo đầu bờ cho các cán bộ khuyến nông

và nông dân làm mô hình tại tỉnh Phú thọ, Bắc Giang với 315 lượt người tham gia.

Đến hết năm 2011 đề tài đã góp phần đào tạo được 3 nghiên cứu sinh, 3 thạc sĩ và 22

sinh viên đại học, 2 cao đẳng.

Page 21: BÁO CÁO TÓM TẮTsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Khoa học CNNN/… ·  · 2013-10-16MÃ SỐ AST51 Cơ quan chủ quản dự án: ... nhằm nâng cao hiệu quả sử

20

5. Đề tài đã xây dựng được 2 quy trình kĩ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn

cây ăn quả và vườn chè.

6. Đề tài thực hiện các chế độ báo cáo, chi tiêu tài chính định kì theo đúng hướng dẫn

của ban quản lý dự án, vụ KH&CN. Thực hiện chi tiêu tài chính theo đúng mục đích

và đúng định mức quy đinh.

7. Đề tài đã có 4 bài báo gửi đăng trong tạp chí Khoa học và Phát triển của tường Đại

học Nông Nghiệp Hà Nội.

ĐỀ NGHỊ

Cây mạch môn là loại cây trồng đa mục đích, có giá trị cao về mặt kinh tế và bảo vệ

môi trường, có khả năng thích ứng cao với điều kiện biến đổi khí hậu. Vì vậy chúng

tôi đề nghị:

- Bộ NN&PTNT, ban quản lý dự án KHCNNN tiếp tục tài trợ cho chủ nhiệm đề tài,

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên

cứu sâu hơn về cây mạch môn để đánh giá khả năng bảo vệ đất, bảo vệ nước và

cải thiện môi trường cho các vùng đồi núi, vùng khô hạn, các vùng chịu tác động

nặng của biến đổi khí hậu hiện nay. Nghiên cứu sử dụng cây mạch môn để trồng

xen với các loại cây trồng khác.

- Bộ NN&PTNT, ban quản lý dự án KHCNNN tiếp tục hỗ trợ kĩ thuật cho nông dân

để mở rộng diện tích trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây lâu năm ra các

tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

- Các nhà khoa học có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được cho

các định hướng nghiên cứu sử dụng các tài nguyên đất, nước bền vững, trong sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

- Các hộ Nông dân tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc có thể áp dụng các quy

trình kĩ thuật trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả, cây chè để tăng

thu nhập và bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Đình Vinh