17
VIBIZ.VN Vietnam Business Monitor BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

VIBIZ.VNVietnam Business Monitor

BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Page 2: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

MỤC LỤCI-NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG - DẦU - KHÍ CỦA VIỆT NAM QUÝ I/20181.Giá xăng dầu Việt Nam biến động theo giá xăng dầu thế giới2. Các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang bước vào giai đoạn suy kiệt3. Sự xâm lấn thị phần dầu mỏ của một số nguồn năng lượng mới4. Một số cam kết về thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng xăng- dầu- khí 5. Ngành xăng- dầu- khí đang được Nhà nước Việt Nam quan tâm và coi trọng II-TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/ 20181. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng xăng - dầu - khí quý I/ 20181.1.Xuất khẩu xăng dầu

1.1.1.Kim ngạch1.1.2. Thị trường1.1.3. Top doanh nghiệp1.2. Xuất khẩu khí hóa lỏng1.2.1 Kim ngạch1.2.2 Thị trường1.2.3 Top doanh nghiệp1.3. Xuất khẩu dầu thô1.3.1 Kim ngạch1.3.2 Thị trường1.3.3 Top doanh nghiệp1.4. Xuất khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá1.4.1 Kim ngạch1.4.2 Thị trường1.4.3 Top doanh nghiệp2. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng xăng - dầu - khí quý I/ 20182.1.Nhập khẩu xăng dầu 2.1.1.Kim ngạch2.1.2. Thị trường2.1.3. Top doanh nghiệp2.2. Nhập khẩu khí hóa lỏng2.2.1 Kim ngạch2.2.2 Thị trường2.2.3 Top doanh nghiệp2.3. Nhập khẩu dầu thô

Page 3: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

2.3.1 Kim ngạch2.3.2 Thị trường2.3.3 Top doanh nghiệp2.4. Nhập khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá2.4.1 Kim ngạch2.4.2 Thị trường2.4.3 Top doanh nghiệpKẾT LUẬN

Page 4: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

1.Giá xăng dầu Việt Nam biến động theo giá xăng dầu thế giớiNăm 2017, giá xăng dầu trên thế giới có khá nhiều biến

động, mặc dù có những đợt giá dầu tạm thời bị suy

giảm, nhưng xu hướng đi lên vẫn là cơ bản. Nguyên

nhân chủ yếu là do sản lượng khai thác dầu của một

số “ông lớn” trong ngành dầu mỏ như: Mỹ, Nga, Ả Rập

Xê Út, Lybia, Iraq,...gia tăng khiến cán cân cung- cầu

nghiêng về phía nguồn cung đã làm giá xăng dầu sụt

giảm. Trước tình hình đó, 14 nước thành viên của tổ

chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và một số

quốc gia xuất khẩu dầu khí khác đã ký thỏa thuận cắt

giảm lượng 1,8 triệu thùng/ngày (1 thùng dầu = 159 lít)

kéo dài từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2018 để cân đối

lại nguồn cung- cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Trong đó, OPEC cam kết cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày,

các nước còn lại cắt giảm 600.000 thùng/ngày. Mặc dù

tỷ lệ tuân thủ cắt giảm của OPEC trong tháng 7/2017

chỉ đạt 67% nhưng chính sách này ngay lập tức tác

đã tác động đến giá dầu thế giới. Trong đó, giá dầu

thô năm 2017 tăng khoảng 23,8% so với năm 2016, đạt

mức bình quân cả năm là 53 USD/thùng. Bước sang

năm 2018, cùng với sự suy giảm sản lượng dầu mỏ của

Venezuela, nhu cầu sử dụng xăng dầu của người dân

gia tăng, đặc biệt là những lo ngại về tình hình chính

trị bất ổn tại khu vực Trung Đông, trong đó việc Mỹ

có thể tái áp dụng lệnh trừng phạt với Iran- một nước

xuất khẩu dầu hàng đầu tại khu vực Trung Đông đã đẩy

giá dầu thế giới tăng cao. Kết thúc quý I/2018, gía dầu

thô trung bình đạt 62,89 USD/thùng, tăng 21,5% so với

cùng kỳ năm 2017 (giá bình quân Quý 1 năm 2017 là

51,78 USD/thùng), kéo theo đó là sự tăng giá của hàng

loạt mặt hàng như: xăng RON92, dầu hỏa, diesel 0,05S

và dầu mazut.

Giá dầu trên thế giới tăng không chỉ khiến giá xăng dầu

ở Việt Nam tăng theo mà còn tác động đến tình hình

xuất- nhập khẩu các loại xăng dầu của nước ta. Là một

nước xuất khẩu dầu thô chủ yếu nên khi giá dầu trên

thế giới tăng sẽ khiến nguồn thu ngân sách nhà nước

trong lĩnh vực này tăng theo, từ đó tác động tích cực

đến nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, do nguồn cung

xăng dầu đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước khi nhà

máy lọc hóa dầu Bình Sơn hiện đáp ứng được 30% nhu

cầu của quốc gia, nên giá xăng dầu thế giới tăng cũng

không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước.

2. Các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang bước vào giai đoạn suy kiệtHiện nay, hầu hết các mỏ dầu khí lớn ở Việt Nam như:

mỏ Bạch Hổ, mỏ Tiền Hải C, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử

Vàng,...đều được khai thác trong thời gian dài và hiện

đang trong giai đoạn suy giảm sản lượng khai thác.

Đặc biệt là mỏ Bạch Hổ - mỏ dầu khí chiếm đến 60%

sản lượng dầu khí của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

đang trong tình trạng suy kiệt sau 32 năm khai thác và

có thể chỉ còn khai thác được trong 4 - 5 năm tới đây.

Vì vậy, việc thăm dò và phát hiện các mỏ dầu khí cần

phải được tăng cường để có sản lượng cho những năm

về sau. Nếu không, tình trạng thiếu trữ lượng dầu mỏ

sẽ xảy ra, dẫn đến thiếu nguồn cung dầu và khí cho

các nhà máy lọc dầu, nhà máy phân đạm, đặc biệt là

ảnh hưởng đến điều kiện sống và thu nhập của người

dân khi nguy cơ mất việc làm của họ là khá cao. Một

tín hiệu vui cho ngành xăng- dầu- khí Việt Nam là một

số dự án dầu khí lớn sắp được triển khai sẽ góp phần

tạo nên bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của

ngành trong thời gian tới, bao gồm dự án B Ô Môn,

Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 2), Cá Rồng Đỏ và Cá Voi

Xanh. Đặc biệt, mỏ Cá Voi Xanh có trữ lượng dầu khí

khoảng 6000- 8000 tỷ m3 với vốn đầu tư 4,6 tỷ USD

sẽ được đưa vào khai thác năm 2019 trong khoảng 25

năm. Dự kiến, dự án do tập đoàn dầu khí Mỹ triển khai

cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ mang về 24 tỷ USD

cho ngân sách Nhà nước, đồng thời giải quyết vấn đề

việc làm cho người dân và nguồn nhiên liệu cho các

nhà máy trong thời gian tới. Sự suy kiệt sản lượng khai

I- NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG-DẦU-KHÍ CỦA VIỆT NAM QUÝ I/2018

Page 5: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

thác từ các mỏ dầu khí sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến

tình hình xuất nhập khẩu xăng- dầu- khí của Việt Nam.

Tăng cường nhập khẩu, giảm xuất khẩu các sản phẩm

xăng- dầu- khí có thể sẽ là xu hướng trong vài năm tới

đây nếu tình hình trên không được cải thiện.

3. Sự xâm lấn thị phần dầu mỏ của một số nguồn năng lượng mớiHiện nay, khi các mỏ dầu khí tự nhiên lớn trên thế giới

đang suy kiệt về sản lượng do bị khai thác trong một

thời gian dài đã khiến một số nước chuyển sang khai

thác dầu từ đá phiến dầu, điển hình là Mỹ. Tuy nhiên,

việc khai thác dầu từ các mỏ tự nhiên hoặc từ đá phiến

dầu đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm

nguồn nước xảy ra trầm trọng. Bên cạnh đó, khói bụi từ

các phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp,...

cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con

người. Vì vậy, nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng

gió, nước, điện,...đã được sử dụng khá nhiều tại một

số quốc gia trên thế giới để phục vụ nhu cầu sản xuất

và sinh hoạt của người dân. Trong đó, Mỹ được xếp

hạng nhất về khai thác nguồn năng lượng từ gió với

khoảng 18.000 MW, đủ cung cấp cho 5,4 triệu hộ gia

đình. Dự kiến đến năm 2030, nguồn năng lượng từ gió

sẽ cung cấp 20% tổng năng lượng cho nước này. Ở Việt

Nam, tính đến hết năm 2017, cả nước có trên 2,5 triệu

xe đạp điện, xe máy điện và số lượng các phương tiện

này sẽ gia tăng trong thời gian tới. Bên cạnh giá cả hợp

lý (từ 7- 20 triệu) thì việc sử dụng xe đạp điện, xe máy

điện cũng là cách giúp bảo vệ môi trường, giảm lượng

khói bụi thải ra môi trường, đặc biệt là tại các thành

phố lớn. Mặc dù có sự xuất hiện của các nguồn năng

lượng mới, nhưng lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước

cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu về xăng-

dầu- khí trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và

sản xuất phân ure, điện, khí hóa lỏng,…ngày càng gia

tăng.

4. Một số cam kết về thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng xăng- dầu- khí Các chính sách về thuế có ảnh hưởng rất lớn đến tình

hình xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất nhập

khẩu mặt hàng xăng- dầu- khí nói riêng. Trong đó, mức

thuế xuất nhập khẩu mặt hàng xăng- dầu- khí giữa Việt

Nam với các tổ chức và các quốc gia có sự chênh lệch

khá lớn. Cụ thể là: mức thuế nhập khẩu giữa Việt Nam

với các nước ASEAN trong Hiệp định Thương mại tự

do ASEAN đối với xăng là 20% trong giai đoạn 2016-

2023; với mặt hàng dầu diesel, mazut và kerosene là

0%; từ năm 2024, tất cả các mặt hàng này đều có mức

thuế suất 0%. Còn đối với Hiệp định thương mại tự do

Việt Nam - Hàn Quốc, mức cam kết về thuế nhập khẩu

xăng là 10% từ năm 2016; đối với mặt hàng dầu diesel,

mức thuế này là 5% trong giai đoạn 2015-2017 và từ

năm 2018, mức thuế này giảm xuống 0%. Đối với mặt

hàng dầu mazut, mức thuế này 0% từ năm 2015 trong

khi kerosene là 5% kể từ năm 2015.

Những chính sách về thuế nói trên sẽ có tác động rất

lớn đến việc Việt Nam lựa chọn các quốc gia để nhập

khẩu xăng- dầu. Căn cứ vào mức thuế nhập khẩu xăng-

dầu từ ASEAN và Hàn Quốc, từ năm 2018 đến năm

2023 Việt Nam nên nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc do

thuế nhập khẩu thấp hơn từ ASEAN và từ năm 2024,

mặt hàng này có thể được nhập khẩu từ ASEAN do mức

thuế này từ Hàn Quốc vẫn duy trì 10% trong khi ASEAN

giảm xuống 0%. Bên cạnh đó, các mặt hàng khác trong

danh mục mặt hàng xăng dầu cũng có tình trạng chưa

thống nhất hay vẫn còn chênh lệch trong chính sách

về thuế, vì vậy tình hình chuyển hướng thương mại sẽ

còn tiếp tục diễn ra. Đây là yếu tố đòi hỏi các nhà kinh

doanh xăng dầu phải nhạy bén với tình hình thị trường

và chiến lược của đối tác, chính sách quản lý mặt hàng

này của các nước nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Page 6: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

5. Ngành xăng- dầu- khí đang được Nhà nước Việt Nam quan tâm và coi trọng Hiện nay, ngành xăng- dầu- khí có vai trò rất quan trọng

đối với nền kinh tế Việt Nam bởi những đóng góp quan

trọng của ngành này vào ngân sách nhà nước. Trong

đó, năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã

đóng góp 97,5 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước,

tăng 22,9 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm và tăng

8% so với năm 2016. Vì vậy, để thực hiện chủ trương

của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chiến lược của

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm đưa Tập đoàn tăng

tốc phát triển trong những năm tiếp theo (tầm nhìn

2020), Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình

Thực đã gửi báo cáo Chính phủ và Bộ, Ngành liên quan

về nhiệm vụ các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính

của Tập đoàn. Đó là: thăm dò; khai thác; lọc hóa dầu;

công nghiệp khí, công nghiệp điện; dịch vụ kỹ thuật

dầu khí. Trong các mục tiêu trên thì lĩnh vực tìm kiếm

thăm dò và khai thác dầu khí đóng vai trò quyết định

với mục tiêu gia tăng trữ lượng đảm bảo gấp 2 lần khối

lượng đã khai thác bình quân. Khai thác dầu khí với

chỉ tiêu đến năm 2020 và đến năm 2030 đạt tỷ lệ tăng

trưởng gấp khoảng gần 2 lần với khối lượng đang khai

thác hiện tại trong nước. Ở ngoài nước, mở rộng đầu tư

tại 3 trung tâm là Nga và SNG; Nam Mỹ và Bắc Phi. Như

vậy, bên cạnh việc tập trung thăm dò và khai thác các

mỏ dầu khí ở trong nước, thì việc mở rộng đầu tư các

mỏ dầu khí ở nước ngoài sẽ giúp nước ta khắc phục

được tình trạng suy kiệt sản lượng khai thác các mỏ

dầu khí hiện nay, đồng thời đảm bảo được nguồn cung

sản phẩm xăng- dầu- khí trong nước.

II-TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG XĂNG- DẦU- KHÍ QUÝ I/ 2018

1. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng xăng- dầu- khí quý I/ 2018

1.1.Xuất khẩu xăng dầu 1.1.1.Kim ngạchQuý I/2018, Việt Nam đã xuất khẩu 510.387 tấn xăng

dầu, trị giá 304.980 nghìn USD sang các quốc gia và

vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, lượng xuất khẩu

xăng dầu đạt cao nhất vào tháng 3 với 187.837 tấn,

nhiều hơn 51.759 tấn so với tháng 2. Mặc dù lượng

xăng dầu xuất khẩu quý I/2018 giảm 10,1% về lượng

nhưng lại tăng 6,6% về trị giá so với quý I/2017. Điều

này đã được dự báo từ trước do một số mỏ dầu khí

lớn của Việt Nam được khai thác trong 1 thời gian dài

như: mỏ Bạch Hổ, mỏ Tiền Hải C, mỏ Sư Tử Đen,...đang

bước vào giai đoạn suy kiệt khiến lượng xuất khẩu

xăng dầu quý I/2018 giảm so với quý I/2017. Bên cạnh

đó, khi sản lượng khai thác dầu của các nước OPEC và

các nước có trữ lượng dầu lớn như: Nga, Venezuela,

Mỹ,...bị cắt giảm đã khiến giá dầu thế giới tăng. Đây là

nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch xuất khẩu xăng

dầu quý I/2018 cao hơn quý I/2017 dù có lượng xuất

khẩu ít hơn.

Lượng(Nghìn

tấn)

Lượng(Nghìn

tấn)

Trị giá(Nghìn USD)

Trị giá(Nghìn USD)

186.472 111.711 136.078 81.515

Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu các loại quý I/2018

Tháng 1 Tháng 2

Lượng(Nghìn

tấn)

Lượng(Nghìn

tấn)

Trị giá(Nghìn USD)

Trị giá(Nghìn USD)

187.837 111.754 510.387 304.980

Tháng 3 Tổng Quý I/2018

Page 7: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Lượng Trị giá

-10,1% +6,6%

Tổng Quý I/2018(So Với Quý I/2017)

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

1.1.2.Thị trườngQuý I/2018, Singapore là thị trường tiêu thụ xăng dầu

hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 33,4%

tỷ trọng về lượng xăng dầu xuất khẩu cả nước với trị

giá đạt 92.887 nghìn USD. Các loại xăng dầu được thị

trường nhập khẩu là: dầu nhớt, dầu nhớt, nhiên liệu

Diezen, xăng Mogas92,…Đứng thứ hai là Campuchia

chiếm 15,9% tỷ trọng về lượng và đạt 45.223 nghìn

USD. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu xăng dầu sang

nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới như:

Lào, Panama, Thái Lan, Trung Quốc,…Nếu như quý

I/2017, Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu

chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam thì trong quý

I/2018, vị trí này đã thuộc về Singapore. Nguyên nhân

của vấn đề này có thể là do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu

của Singapore tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái

khiến quốc gia này phải tăng lượng nhập khẩu mặt

hàng này từ Việt Nam.

Top thị trường Việt Nam xuất khẩu xăng dầu quý I/2018

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Lào 10.0520,8

Panama 1.335 0,3

Bahamas 1.239 0,2

Thái Lan 1.395 0,2

1.1.3. Top doanh nghiệp Là một đơn vị thành viên của Tập đoàn dầu khí Việt

Nam, với trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản

xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời

giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát

triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, Công ty

TNHH MTV Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) đã đạt được

nhiều bước tiến lớn và có đóng góp quan trọng cho nền

kinh tế Việt Nam. Quý I/2018, BSR đã trở thành doanh

nghiệp xuất khẩu nhiều xăng dầu nhất nước ta, chiếm

49,5% tỷ trọng về lượng với kim ngạch xuất khẩu đạt

120.858 nghìn USD. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh

của BSR cũng đạt được nhiều thành công ngoài sức

mong đợi. Quý I/2018, ước tính công ty đạt 24.000 tỷ

đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.300 tỷ

đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng. Như

vậy, so với kế hoạch doanh thu đặt ra cho cả năm là

78.365 thì công ty đã hoàn thành 31% mục tiêu doanh

thu cả năm.

Một trong những điểm đáng chú ý của top doanh ng-

hiệp xuất khẩu xăng dầu quý I/2018 là sự tụt hạng của

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Nếu như quý I/2017,

tập đoàn xăng dầu Việt Nam đứng đầu tiên trong top

Singapore 92.88733,4

Campuchia 45.22315,9

Page 8: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

doanh nghiệp xuất khẩu xăng dầu thì sang quý I/2018,

doanh nghiệp này đã nhường chỗ cho Công Ty TNHH

Một Thành Viên Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn và lui xuống vị

trí thứ 3. Nguyên nhân của điều này có thể là do lượng

xăng dầu của doanh nghiệp này chủ yếu phục vụ cho

nhu cầu sinh hoạt của người dân và hoạt động sản

xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong nước và chỉ có

1 phần dành cho xuất khẩu. Bởi vậy, dù có lượng xuất

khẩu sụt giảm so với quý I/2017, nhưng tính đến hết

quý I/2018, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

của doanh nghiệp này đạt 45,44 nghìn tỷ đồng, tăng

gần 10 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

1.2. Xuất khẩu khí đốt hóa lỏng1.2.1. Kim ngạchQuý I/2018, Việt Nam xuất khẩu 32.658 tấn khí đốt hóa

lỏng với kim ngạch xuất khẩu đạt 17.630 nghìn USD. Trong

đó, lượng xuất khẩu khí hóa lỏng tháng 3/2018 cao nhất

vói 15.011 tấn, tăng 6.505 tấn so với tháng 1/2018 và tăng

5.870 tấn so với tháng 2/2018.

Top doanh nghiệp xuất khẩu xăng dầu quý I/2018

Kim ngạch xuất khẩu khí đốt hóa lỏng quý I/2018

CT TNHH MTV Lọc - Hóa Dầu

Bình Sơn

CT TNHH MTV Dầu Khí

TP Hồ Chí Minh

CT TNHH MTV TM Dầu Khí Đồng Tháp

CT TNHH Dầu Nhờn IDEMITSU

Việt Nam

Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

49,5120.858

30,883.982

2,54.040

6,28.728

7,010.577

8.5065.162

15.0117.572

9.1414.896

32.65817.630

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Tháng 1 Tháng 2

Tổng quý 1/2018Tháng 3

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

1.2.2.Thị trườngChiếm 94,6% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước với kim

ngạch đạt 16.282 nghìn USD, Singapore là thị trường

chủ lực được nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu

khí đốt hóa lỏng nhất trong quý I/2018 với 100% là khí

LPG. Tiếp theo là Campuchia và Lào với tỷ trọng xuất

khẩu về lượng đạt lần lượt là 1,7% và 0,1% với các mặt

hàng như: khí dầu mỏ hóa lỏng, khí gas, khí LPG. Trong

khi lượng khí hóa lỏng Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường Singapore tăng 7.950 tấn thì lượng khí hóa lỏng

nước ta xuất khẩu sang Campuchia giảm 33.065 tấn

so với quý I/2017. Nguyên nhân của điều này có thể là

do nhu cầu sử dụng khí hóa lỏng của Singapore quý

I/2018 tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái khiến

quốc gia này phải nhập khẩu nhiều từ Việt Nam.

Singapore 16.28294,6

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Top thị trường Việt Nam xuất khẩu khí đốt hoá lỏng quý I/2018

Page 9: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Top doanh nghiệp xuất khẩu khí đốt hóa lỏng quý I/2018

Kim ngạch xuất khẩu dầu thô quý I/2018

Chi nhánh TCT Khí Việt Nam - CTCP - CT KD Sản Phẩm Khí

TCT Gas PETROLIMEX -

CTCP

CT TNHH MTV Dầu Khí

TP Hồ Chí Minh

95,8616.510

3,38804

0,2758

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợpNguồn: Vibiz tổng hợp

386.226204.701

Tháng 1

288.036159.633

Tháng 2

-34,70%-19,30%

Tổng quý 1/2018(So với quý 1/2017)

994.548530.425

Tổng quý 1/2018

320.286166.091

Tháng 3

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

1.2.3. Top doanh nghiệpSo với quý I/2017 thì thứ tự các doanh nghiệp nằm

trong top xuất khẩu khí đốt hóa lỏng không có nhiều

thay đổi trong quý I/2018. Chi nhánh Tổng Công ty Khí

Việt Nam - Công Ty Cổ Phần - Công Ty Kinh Doanh Sản

Phẩm Khí vẫn tiếp tục là doanh nghiệp xuất khẩu hàng

đầu các loại khí đốt hóa lỏng ra thị trường quốc tế với

95,86% tỷ trọng xuất khẩu về lượng, kim ngạch xuất

khẩu đạt 16.510 nghìn USD. Với điểm mạnh là đơn vị

thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam,

doanh nghiệp này có lợi thế trong các lĩnh vực thu

gom, vận chuyển, chế biến, phân phối và kinh doanh

các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc và mở rộng

ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Tổng công ty GAS

PETROLIMEX – CTCP và Công ty TNHH Một Thành

Viên Dầu Khí Thành Phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong

top doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khí đốt hóa lỏng với

tỷ trọng lần lượt là 3,38% và 0,27%.

Campuchia 4241,7

Lào 190,1

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Chi nhánh CT TNHH

Trường Sáng

CT TNHH Khí Hoá Lỏng Cội Nguồn

(Việt Nam)

0,1331

0,1444

1.3. Xuất khẩu dầu thô1.3.1. Kim ngạchDầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành

xăng- dầu- khí Việt Nam trong những năm vừa qua. Quý

I/2018, xuất khẩu dầu thô đạt 994.548 tấn về lượng

với kim ngạch xuất khẩu là 530.425 nghìn USD. Trong

đó, lượng xuất khẩu dầu thô tháng 1/2018 đạt 386.226

tấn, tăng 98.190 tấn so với tháng 2/2018 và tăng 65.940

tấn so với tháng 3/2018. So với quý I/2017, xuất khẩu

dầu thô quý I/2018 giảm cả về lượng và kim ngạch với

tỷ lệ lần lượt là 34,7% và 19,3%. Tình trạng suy kiệt sản

lượng khai thác tại một số mỏ dầu khí lớn tại Việt Nam

là một trong những nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu

dầu thô của Việt Nam trong quý I/2018 giảm so với

cùng kỳ năm ngoái.

Page 10: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

1.3.2. Thị trườngQuý I/2018, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang 3 thị

trường chính là: Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản.

Trong đó, Singapore là thị trường xuất khẩu dầu thô

chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 41,1%

tỷ trọng về lượng và kim ngạch đạt 180.063 nghìn USD.

Xuất khẩu dầu thô chủ yếu khai thác từ các mỏ: Bạch

Hổ, Chim Sáo, Rạng Đông,...

Top thị trường Việt Nam xuất khẩu dầu thô quý I/2018

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá quý I/2018

Singapore

Hồng Kông

Nhật Bản

180.063

143.866

108.039

41,1

34,5

24,4

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Nguồn: Vibiz tổng hợp

1.3.3. Top doanh nghiệpTổng công ty Dầu Việt Nam- Công ty TNHH MTV là

doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn trong lĩnh vực xuất

khẩu dầu thô của Việt Nam. Quý I/2018, doanh nghiệp

này đã xuât khẩu 994.548 tấn dầu thô với kim ngạch

đạt 530.425 nghìn USD. Là đơn vị thành viên trực thuộc

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trên cơ sở hợp

nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim) và

Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm

dầu mỏ (PDC), Tổng công ty Dầu Việt Nam đã được

kế thừa thế mạnh của các đơn vị tiền thân trong lĩnh

vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và chế biến,

kinh doanh phân phối sản phẩm dầu. Quý I/2018, doanh

nghiệp này đã đạt 8.774 tỷ đồng doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ, cao hơn so với cùng kỳ năm 2017

là 1.215 tỷ đồng.

Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH MTV xuất

khẩu 994.548 tấn, trị giá 530.425 nghìn USD.

1.4. Xuất khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá14.1. Kim ngạchKết thúc quý I/2018, Việt Nam đã xuất khẩu 26.625 tấn

sản phẩm chưng cất từ than đá với kim ngạch xuất

khẩu đạt 5.424 nghìn USD. Các sản phẩm được chưng

cất từ than đá bao gồm: dung môi xylene dùng trong

công nghiệp, dầu làm mềm cao su, dầu nhẹ, hóa chất

toluene,...Các mặt hàng này có lượng xuất khẩu khá ổn

định vào tháng 1, tháng 3 và sụt giảm mạnh vào tháng

2. Nguyên nhân có thể phụ thuộc vào nhu cầu của

thị trường tiêu thụ mặt hàng này, hoặc do sản lượng

nguồn cung từ Việt Nam suy giảm.

14.2732.884

12.3362.534

166

26.6255.424

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Tháng 1 Tháng 2

Tổng quý 1/2018Tháng 3

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

Page 11: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Top thị trường Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá quý I/2018

Top doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá quý I/2018

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

1.4.2. Thị trườngViệt Nam xuất khẩu các sản phẩm chưng cất từ than

đá sang 2 thị trường chủ yếu là quần đảo Cayman và

Singapore. Trong đó, quần đảo Cayman chiếm đến

98,97% lượng xuất khẩu sản phẩm chưng cất từ than

đá với kim ngạch đạt 5.322 nghìn USD. Quần đảo Cay-

man là một lãnh thổ bên ngoài thuộc Anh, bao gồm 3

ba hòn đảo là: Grand Cayman, Cayman Brac và Little

Cayman với tổng diện tích 264 km2, dân số trên 56.000

người. Trong những năm gần đây, quần đảo Cayman là

một trong những đối tác đầu tư mạnh vào Việt Nam

với trên 54 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.5

tỷ USD.

Tỷ trọng về lượng: 98,97%

Trị giá: 5.322 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng: 0,92%

Trị giá: 98 nghìn USD

1.4.3. Top doanh nghiệpTrong các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chưng

cất từ than đá quý I/2018, Công ty TNHH gang thép

Hưng Nghiệp FORMOSA Hà Tĩnh là doanh nghiệp

giành thế áp đảo so với các doanh nghiệp còn lại khi

xuất khẩu mặt hàng này chiếm đến 99,0% tỷ trọng của

cả nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 5.322 nghìn USD.

100% sản phẩm dầu nhẹ của doanh nghiệp này được

xuất khẩu sang quần đảo Cayman. Trong khi đó, Công

ty TNHH Riverbank Việt Nam chỉ chiếm 0,9% tỷ trọng

xuất khẩu sản phẩm chưng cất từ than đá, các mặt

hàng của doanh nghiệp như: dung môi công nghiệp

Anysol, Xylene,...được xuất khẩu sang Singapore.

CT TNHH Gang Thép Hưng

Nghiệp FORMOSA Hà Tĩnh

CT TNHH Riverbank Việt Nam

CT TNHH HC&MT AUREOLE MITANI

- CN Hải Dương

99,05.322

0,998

0,12

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

2. Tình hình nhập khẩu các mặt hàng xăng- dầu- khí quý I/ 2018

2.1.Nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu2.1.1.Kim ngạchTính chung trong cả quý 1 năm 2018, xăng dầu nhập

khẩu vào Việt Nam tăng 14,6% về lượng và tăng 37,5%

về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.565 tấn với

kim ngạch nhập khẩu đạt 2,237 tỷ USD. Trong đó, lượng

nhập khẩu xăng dầu giữa các tháng khá đồng đều và

không có nhiều biến động. Một trong những lý do khiến

kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng đến 37,5% trong

khi lượng nhập chỉ tăng 14,6% là do giá xăng dầu nhập

khẩu tăng liên tục. Tháng 3/2018 giá nhập trung bình

đạt 639,1 USD/tấn, tăng 25,2% so với tháng 3/2017.

Trung bình trong cả quý I/2018, giá nhập khẩu đạt

646,5 USD/tấn, cao hơn 108 USD/tấn so với cùng kỳ

năm trước (quý 1 năm ngoái chỉ 538,4 USD/tấn).

Page 12: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu quý I/2018 Top thị trường Việt Nam nhập khẩu xăng dầu quý I/2018

Top doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu quý I/2018

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

1.290791.719

Tháng 1

1.049 661.865

Tháng 2

14,6%37,5%

Tổng quý 1/2018(So với quý 1/2017)

3.565 2.237.288

Tổng quý 1/2018

1.226 783.704

Tháng 3

Lượng (nghìn tấn) Trị giá (nghìn USD)

2.1.2. Thị trườngHiện nay, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước đang

gia tăng trong khi công suất thiết kế của Nhà máy lọc

dầu Dung Quất và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chỉ

đáp ứng được khoảng 92% nhu cầu về xăng và 82% nhu

cầu về dầu trong nước. Như vậy, mỗi năm thị trường

Việt Nam vẫn đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8

triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO. Nguồn xăng dầu

thiếu hụt này sẽ được nhập khẩu về Việt Nam từ các

nước châu Á như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore,

Malaysia,... Đáng chú ý là so với quý I/2017, lượng

xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 25,3% trong khi

lượng nhập khẩu từ Singapore giảm đến 37% đã cho

thấy Việt Nam không còn phụ thuộc chủ yếu vào bạn

hàng truyền thống là Singapore như nhiều năm trước

đây nữa. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng

của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc

(VKFTA) khi mức thuế nhập khẩu xăng và dầu diesel

từ quốc gia này lần lượt chỉ còn 10% và 0%. Qua đó đã

cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang có hướng đi

đúng đắn trong việc lựa chọn đối tác và đang tận dụng

tốt các ưu đãi để khuyến khích các nước khác tăng

cường xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam.

2.1.3. Top doanh nghiệp Mặc dù đứng thứ 3 trong top doanh nghiệp xuất khẩu

xăng dầu nhưng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã giành

vị trí dẫn đầu trong top doanh nghiệp nhập khẩu xăng

dầu quý I/2018, chiếm 56,3% tỷ trọng nhập khẩu về

lượng với kim ngạch nhập khẩu đạt 1,328 tỷ USD. Các

mặt hàng được doanh nghiệp này nhập khẩu chủ yếu

là: dầu nhiên liệu Diesel, dầu nhiên liệu Mazut, xăng

động cơ không pha chì,...với các thị trường chủ yếu là:

Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Liên doanh kho ngoại quan

xăng dầu Vân Phong và Công ty Cổ Phần Thương Mại

Đầu Tư Dầu Khí Nam Sông Hậu cũng là những doanh

nghiệp có lượng nhập khẩu xăng dầu khá lớn với tỷ

trọng lần lượt đạt 10,3% và 7,8%.

Hàn QuốcTỷ trọng về lượng: 87,0%Trị giá: 1.788.380 nghìn USD

SingaporeTỷ trọng về lượng: 4,3%Trị giá: 119.161 nghìn USD

Thái LanTỷ trọng về lượng: 0,6%Trị giá: 17.030 nghìn USD

MalaysiaTỷ trọng về lượng: 2,8%Trị giá: 80.522 nghìn USD

Triều TiênTỷ trọng về lượng: 4,7%Trị giá: 134.879 nghìn USD

CT TNHH LD Kho Ngoại Quan Xăng Dầu Vân Phong

Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

CTCP TM ĐT Dầu Khí Nam

Sông Hậu

56,3 1.328.644

10,3 280.057

7,8 220.818

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Page 13: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng quý I/2018

Top thị trường Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng quý I/2018

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

QuatarTỷ trọng về lượng: 4,75%Trị giá: 10.773 nghìn USD

Ả Rập Thống Nhất (UAE)Tỷ trọng về lượng: 4,05%Trị giá: 9.268 nghìn USD

Thái LanTỷ trọng về lượng: 65,84%Trị giá: 131.098 nghìn USD

MỹTỷ trọng về lượng: 4,07%Trị giá: 9.609 nghìn USD

Trung QuốcTỷ trọng về lượng: 16,17%Trị giá: 39.357 nghìn USD

TCT Dầu Việt Nam - CT TNHH MTV

CT TNHH MTV TM Dầu Khí Đồng Tháp

6,9 197.868

5,0 137.630

2.2.Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng2.2.1.Kim ngạchQuý I/2018, Việt Nam nhập khẩu 381.122 tấn khí đốt

hóa lỏng với trị giá đạt 213.338 nghìn USD, tăng 22,4%

về lượng và 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lượng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng cao nhất

vào tháng 1/2018 với 166.214 tấn, tăng 69.124 tấn

so với tháng 2/2018 và tăng 48.396 tấn so với tháng

3/2018. Hiện nay, nhu cầu về các loại khí dùng trong

sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất điện và sản xuất phân

Ure đang tăng cao. Trong khi đó, từ năm 2017 đến năm

2035, tổng nguồn cung khí của cả nước là trên 268 tỷ

m3 khí trong khi tổng nhu cầu trong khoảng thời gian

này là trên 344 tỷ m3. Vì vậy, lượng nhập khẩu khí đốt

hóa lỏng quý I/2018 cao hơn 22,4% so với quý I/2017.

Nguồn: Vibiz tổng hợp

166.214100.086

Tháng 1

97.090 53.371

Tháng 2

22,40%23,30%

Tổng quý 1/2018(So với quý 1/2017)

381.122 213.338

Tổng quý 1/2018

117.818 59.881

Tháng 3

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

2.2.2. Thị trườngSự thay đổi sản lượng khai thác dầu khí tại một số

quốc gia đứng đầu ngành dầu khí có nhiều tác động

đến việc lựa chọn thị trường nhập khẩu khí đốt hóa

lỏng của Việt Nam. Do ảnh hưởng từ chính sách cắt

giảm sản lượng khai thác dầu khí của các nước thành

viên OPEC và một số nước khác đã khiến lượng nhập

khẩu khí đốt hóa lỏng từ thị trường UAE (một thành viên

quan trọng của OPEC) sụt giảm mạnh (giảm 141.396

tấn so với quý I/2017). Kéo theo đó là sự gia tăng

lượng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Thái Lan và Trung

Quốc. Quý I/2018, Việt Nam nhập khẩu nhiều khí đốt

hóa lỏng nhất từ thị trường Thái Lan với tỷ trọng chiếm

65,84% lượng nhập khẩu của cả nước, kim ngạch đạt

131.098 nghìn USD. Một điểm đáng chú ý nữa về thị

trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam là có thêm

thị trường Qatar với thị phần nhập khẩu chiếm 4,75%,

trị giá đạt 10.773 nghìn USD.

2.2.3. Top doanh nghiệpTrong lĩnh vực nhập khẩu khí đốt hóa lỏng, Công ty

TNHH MTV Dầu Khí Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn đầu

top doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này với tỷ trọng

về lượng đạt 64,26%, trị giá 130.416 nghìn USD. Hiện

nay, nắm bắt được nhu cầu sử dụng khí dầu mỏ hóa

lỏng LPG tại Việt Nam đang tăng cao trong khi nguồn

Page 14: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

cung trong nước còn hạn chế, doanh nghiệp này đã

nhập khẩu 100% khí LPG từ Thái Lan và Indonesia trong

quý I/2018. Bên cạnh đó, Chi Nhánh Tổng Công Ty Khí

Việt Nam và Công ty cổ phần kinh doanh khí miền Bắc

cũng là những doanh nghiệp nhập khẩu nhiều khí đốt

hóa lỏng với tỷ trọng lần lượt đạt 17,68% và 12,28%.

Top doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt hoá lỏng quý I/2018

CN TCT Khí Việt Nam - CTCP - CT Kinh Doanh

Sản Phẩm Khí

CT TNHH MTV Dầu Khí

TP Hồ Chí Minh

CTCP Kinh Doanh Khí Miền Bắc

64,26 130.416

17,68 42.732

12,28 25.811

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

TCT GAS PETROLIMEX - CTCP

CT TNHH MTV Gas Venus

1,40 5.188

1,02 4.928

2.3. Nhập khẩu dầu thô2.3.1. Kim ngạchKết thúc quý I/2018, Việt Nam nhập khẩu 462.594 tấn

dầu thô với trị giá đạt 188.983 nghìn USD. Lượng nhập

khẩu dầu thô khá đồng đều giữa các tháng và không

có sự chênh lệch nhiều. Trong đó, lượng dầu thô nhập

khẩu tháng 1, 2 và 3 lần lượt đạt 128.963 tấn, 159.836

tấn và 173.795 tấn.

Kim ngạch nhập khẩu dầu thô quý I/2018

128.963 57.290

173.795 71.504

159.83660.189

462.594 188.983

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Tháng 1 Tháng 2

Tổng quý 1/2018Tháng 3

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

2.3.2. Thị trườngHiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu dầu thô nhiều nhất

tại thị trường Malaysia. Quý I/2018, lượng nhập khẩu

dầu thô từ quốc gia này chiếm đến 51,02% tỷ trọng của

cả nước với kim ngạch đạt 92.695 nghìn USD. Với trữ

lượng dầu thô đạt 5.800 triệu thùng, Malaysia đang

xếp thứ 24 trong danh sách các nước có trữ lượng dầu

mỏ lớn nhất thế giới.

Ngoài Malaysia, Việt Nam còn nhập khẩu dầu thô từ

các quốc gia khác như: Cộng hòa Azerbaijan, Indone-

sia và Australia với tỷ trọng về lượng đạt lần lượt là

36,26%, 9,41% và 3,31%.

Top thị trường Việt Nam nhập khẩu dầu thô quý I/2018

IndonesiaTỷ trọng về lượng: 9,41%Trị giá: 10.110 nghìn USD

MalaysiaTỷ trọng về lượng: 51,02%Trị giá: 92.695 nghìn USD

AustraliaTỷ trọng về lượng: 3,31%Trị giá: 3.715 nghìn USD

CH AzerbaijanTỷ trọng về lượng: 36,26%Trị giá: 45.457 nghìn USD

Page 15: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Top doanh nghiệp nhập khẩu dầu thô quý I/2018

CTCP TM Đầu Tư Dầu Khí Nam

Sông Hậu

TCT Dầu Việt Nam - CT

TNHH MTVCTCP Dầu Khí Đông Phương

84,63 130.341

12,07 20.922

3,31 3.715

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Top thị trường Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá quý I/2018

2.3.3. Top doanh nghiệpKết thúc quý I/2018, Tổng công ty dầu Việt Nam là

doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nhập khẩu dầu

thô chiếm 84,63% tỷ trọng của cả nước, trị giá đạt

413.341 nghìn USD với 2 thị trường nhập khẩu chính là

Malaysia và Cộng hòa Azerbaijan. Tiếp theo là Công

ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Dầu Khí Nam Sông Hậu

với ngành nghề chính là bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng,

khí và các sản phẩm liên quan đã nhập khẩu 55.835

tấn dầu thô để phục vụ nhu cầu trong nước.

2.4. Nhập khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá2.4.1. Kim ngạchViệt Nam nhập khẩu 29.283 tấn sản phẩm chưng cất

từ than đá, trị giá đạt 25.978 nghìn USD trong quý

I/2018. Lượng nhập khẩu mặt hàng này cao nhất vào

tháng 1/2018 với 12.564 tấn, tăng 6.840 tấn so với

tháng 2/2018.

12.564 10.649

10.995 9.772

5.724 5.557

29.283 25.978

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Tháng 1 Tháng 2

Tổng quý 1/2018Tháng 3

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

2.4.2. Thị trườngQuý I/2018, Hàn Quốc là thị trường Việt Nam nhập

khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá nhiều nhất,

chiếm 55,0% thị phần, trị giá 11.756 nghìn USD. Sản

phẩm Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia này

là hỗn hợp Hydrocarbon thơm dùng trong ngành nhựa

sơn. Bên cạnh đó, UAE và Thái Lan cũng là những thị

trường chiếm tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm chưng cất

từ than đá khá lớn với thị phần lần lượt là 13,3% và

12,3%.

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Hàn QuốcTỷ trọng về lượng: 55,0%Trị giá: 11.765 nghìn USD

Thái LanTỷ trọng về lượng: 12,3%Trị giá: 2.887 nghìn USD

AustraliaTỷ trọng về lượng: 5,8%Trị giá: 1.323 nghìn USD

SingaporeTỷ trọng về lượng: 6,2%Trị giá: 1.475 nghìn USD

Ả Rập Thống Nhất (UAE)Tỷ trọng về lượng:13,3%Trị giá: 3.762 nghìn USD

Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá quý I/2018

Page 16: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

2.4.3. Top doanh nghiệpCông ty TNHH DAELIM Việt Nam chiếm 16,5% tỷ trọng

nhập khẩu sản phẩm chưng cất từ than đá, trị giá đạt

3.530 nghìn USD đã dẫn đầu top doanh nghiệp nhập

khẩu mặt hàng này. 100% hỗn hợp Hydrocarbon thơm

của doanh nghiệp này được nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Xếp thứ 2 là Công ty TNHH Top Solvent (Việt Nam)

chiếm 15,1% tỷ trọng nhập khẩu về lượng với 2 thị

trường chính là Hàn Quốc và Thái Lan.

Top doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm chưng cất từ than đá quý I/2018

CT TNHH DAELIM

Việt Nam

CT TNHH Top Solvent (Việt Nam)

CTCP Hoá Dầu Mekong

16,5 3.530

15,1 3.340

8,71.158

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

Nguồn: Vibiz tổng hợp

CTCP Dầu Khí

Bách KhoaCT TNHH Bình Trí

8,51.791

7,7653

KẾT LUẬN

Kết thúc quý I/2018, ngành xăng- dầu- khí Việt Nam

chịu sự tác động của khá nhiều yếu tố như: sự biến

động của giá xăng dầu thế giới, sự suy giảm sản lượng

của các mỏ dầu khí lớn tại Việt Nam, sự thay đổi chính

sách về thuế xuất- nhập khẩu các sản phẩm xăng- dầu-

khí,... Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp

Việt Nam đã có những thay đổi kịp thời để thích ứng

với tình hình mới, nhiều doanh nghiệp đã công bố tình

hình kinh doanh quý I/2018 có nhiều tăng trưởng so với

cùng kỳ năm trước như: Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa

Dầu Bình Sơn, Tổng công ty dầu Việt Nam,...Với nhiều

lợi thế về nhu cầu sử dụng xăng- dầu- khí trong nước và

thế giới đang tăng cao, nhiều mỏ dầu khí lớn được phát

hiện tại Việt Nam và sắp được đưa vào khai thác,...sẽ

là động lực giúp các doanh nghiệp xăng- dầu- khí nước

ta từng bước vượt qua khó khăn, thúc đẩy sự phát triển

của toàn ngành trong thời gian tới.

Page 17: BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG - DẦU - KHÍ QUÝ I/2018

Add: R401, Narenca Building,85 Nguyen Chi Thanh St, Dong Da Dist, HanoiPhone: (+844) 62913648Cell : (+84) 962 526 886Email : [email protected]

Add: Floor 3, House C, La Thanh Guesthouse,218 Doi Can, Lieu Giai, Ba Dinh, Hanoi

Phone: 02462919137Email: [email protected]

VIBIZ.VNVietnam Business Monitor