24
BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU q Hoàng Thị Tuyến Chuyên viên phân tích Email: [email protected] Tel: (+84) 24 3773 7070 Ext: 4304 Người phê duyệt báo cáo Nguyễn Thị Kim Chi Phó Giám Đốc Phân tích đầu tư Giá thị trường (24/09/2020) Giá mục tiêu Chênh lệch 67.100 71.500 +6,6% Khuyến nghị THEO DÕI 1 ACSV: CTCP dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam, cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, đối thủ cạnh tranh của NCT 2 ALS: CTCP Logistics hàng không, cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, đối thủ cạnh tranh của NCT Chúng tôi tiến hành định giá lần đầu cổ phiếu NCT bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. Giá mục tiêu của cổ phiếu NCT được xác định là 71.500 VND/cp, +6,6% so với giá đóng cửa ngày 24/09/2020. Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu NCT ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể xem xét bán chốt lời khi giá cổ phiếu đạt mức giá mục tiêu trên. (Chi tiết tổng hợp định giá) LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ Thuê thêm nhà ga CT2 để tăng công suất phục vụ hàng hóa, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tận dụng tăng trưởng chung của mảng dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam NCT thuê lại nhà ga hàng hóa CT2 tại CHKQT Nội Bài với công suất khoảng 200 nghìn tấn/năm (+50% công suất hiện tại) từ ACSV 1 . Nhà ga CT2 đã được ACSV hoàn thiện xây dựng, theo kế hoạch, NCT sẽ đưa nhà ga CT2 vào hoạt động trong khoảng tháng 06/2020, tuy nhiên với tác động tiêu cực từ dịch Covid- 19, kế hoạch đã bị lùi lại, việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Công suất còn lại của ACSV và ALS 2 khá thấp, đã xảy ra hiện tượng ùn tắc hàng hóa trong mùa cao điểm nên việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động có thể giúp NCT nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng mới (chi tiết). Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng khả quan trong dài hạn là yếu tố hỗ trợ tích cực cho NCT (chi tiết). Khách hàng là các hãng hàng không lớn, hoạt động trên các đường bay vận chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam. Lợi thế khi có khách hàng ổn định là Vietnam Airlines NCT hiện cung cấp dịch vụ cho 09 hãng hàng không lớn, chuyên vận chuyển hàng hóa trên các đường bay giữa Việt Nam đến/đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Qatar. Đây là 03 tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chủ yếu của Việt Nam (chiếm tổng khoảng 83% sản lượng hàng hóa trên các đường bay của Việt Nam năm 2019). (Chi tiết) -60% -30% 0% 30% 60% 90% 01/2017 05/2017 09/2017 01/2018 05/2018 09/2018 01/2019 05/2019 09/2019 01/2020 05/2020 09/2020 Biến động giá cổ phiếu NCT và VNINDEX NCT VNINDEX CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI HSX: NCT NGÀNH HÀNG KHÔNG Ngày 24 tháng 09 năm 2020 Thông tin giao dịch 24/09/2020 Giá hiện tại 67.100 Giá cao nhất 52 tuần (VND/cp) 71.500 Giá thấp nhất 52 tuần (VND/cp) 45.000 Số lượng CP niêm yết (cp) 26.166.940 Số lượng CP lưu hành (cp) 26.165.732 KLGD BQ 30 ngày (cp/ngày) 18.701 Vốn hóa (tỷ VND) 1.755,72 EPS trailling (VND/cp) 7.835 P/E trailling 8,56x Thông tin doanh nghiệp Tên Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài Địa chỉ CHKQT Nội Bài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội Doanh thu chính Phục vụ và xử lý hàng hóa hàng không Lợi thế chính khách hàng ổn định là công ty mẹ Vietnam Airlines Rủi ro chính Rủi ro biến động giá thuê mặt bằng nhà ga hàng hóa TĂNG TRƯỞNG KHẢ QUAN TRONG TRUNG HẠN NHỜ MỞ RỘNG NHÀ GA HÀNG HÓA

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU

q

Hoàng Thị Tuyến

Chuyên viên phân tích

Email: [email protected]

Tel: (+84) 24 3773 7070 – Ext: 4304

Người phê duyệt báo cáo

Nguyễn Thị Kim Chi

Phó Giám Đốc Phân tích đầu tư

Giá thị trường (24/09/2020)

Giá mục tiêu

Chênh lệch

67.100

71.500

+6,6%

Khuyến nghị

THEO DÕI

1 ACSV: CTCP dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam, cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, đối thủ cạnh tranh

của NCT 2 ALS: CTCP Logistics hàng không, cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, đối thủ cạnh tranh của NCT

Chúng tôi tiến hành định giá lần đầu cổ phiếu NCT bằng phương

pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. Giá

mục tiêu của cổ phiếu NCT được xác định là 71.500 VND/cp,

+6,6% so với giá đóng cửa ngày 24/09/2020.

Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu NCT ở thời

điểm hiện tại. Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể xem xét

bán chốt lời khi giá cổ phiếu đạt mức giá mục tiêu trên. (Chi tiết

tổng hợp định giá)

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

► Thuê thêm nhà ga CT2 để tăng công suất phục vụ hàng

hóa, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tận dụng tăng trưởng

chung của mảng dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam

NCT thuê lại nhà ga hàng hóa CT2 tại CHKQT Nội Bài với công

suất khoảng 200 nghìn tấn/năm (+50% công suất hiện tại) từ

ACSV1. Nhà ga CT2 đã được ACSV hoàn thiện xây dựng, theo

kế hoạch, NCT sẽ đưa nhà ga CT2 vào hoạt động trong khoảng

tháng 06/2020, tuy nhiên với tác động tiêu cực từ dịch Covid-

19, kế hoạch đã bị lùi lại, việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động

phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Công suất còn lại của ACSV

và ALS2 khá thấp, đã xảy ra hiện tượng ùn tắc hàng hóa trong

mùa cao điểm nên việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động có thể

giúp NCT nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng mới

(chi tiết). Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng

không của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng khả quan trong

dài hạn là yếu tố hỗ trợ tích cực cho NCT (chi tiết).

► Khách hàng là các hãng hàng không lớn, hoạt động trên

các đường bay vận chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam. Lợi

thế khi có khách hàng ổn định là Vietnam Airlines

NCT hiện cung cấp dịch vụ cho 09 hãng hàng không lớn,

chuyên vận chuyển hàng hóa trên các đường bay giữa Việt

Nam đến/đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Qatar. Đây là 03 tuyến vận

chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chủ yếu của Việt

Nam (chiếm tổng khoảng 83% sản lượng hàng hóa trên các

đường bay của Việt Nam năm 2019). (Chi tiết)

-60%

-30%

0%

30%

60%

90%

01

/20

17

05

/20

17

09

/20

17

01

/20

18

05

/20

18

09

/20

18

01

/20

19

05

/20

19

09

/20

19

01

/20

20

05

/20

20

09

/20

20

Biến động giá cổ phiếu NCT và VNINDEX

NCT VNINDEX

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA NỘI BÀI HSX: NCT

NGÀNH HÀNG KHÔNG Ngày 24 tháng 09 năm 2020

Thông tin giao dịch 24/09/2020

Giá hiện tại 67.100

Giá cao nhất 52 tuần (VND/cp) 71.500

Giá thấp nhất 52 tuần (VND/cp) 45.000

Số lượng CP niêm yết (cp) 26.166.940

Số lượng CP lưu hành (cp) 26.165.732

KLGD BQ 30 ngày (cp/ngày) 18.701

Vốn hóa (tỷ VND) 1.755,72

EPS trailling (VND/cp) 7.835

P/E trailling 8,56x

Thông tin doanh nghiệp

Tên Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng

hóa Nội Bài

Địa chỉ CHKQT Nội Bài, xã Mai Đình,

huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội

Doanh thu chính

Phục vụ và xử lý hàng hóa

hàng không

Lợi thế chính Có khách hàng ổn định là công

ty mẹ Vietnam Airlines

Rủi ro chính Rủi ro biến động giá thuê mặt

bằng nhà ga hàng hóa

TĂNG TRƯỞNG KHẢ QUAN TRONG TRUNG

HẠN NHỜ MỞ RỘNG NHÀ GA HÀNG HÓA

Page 2: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 2

HSX: NCT

HSX: NCT

3 Ga hàng không kéo dài (Off-airport terminal): là hệ thống kho bãi tách rời sân bay nhưng có các chức năng khá đầy đủ như tại sân

bay bao gồm: soi chiếu an ninh, cân đo hàng hóa, làm thủ tục hải quan,...

Với lợi thế là công ty con của Vietnam Airlines (HSX: HVN) (tính

đến ngày 23/09/2020, HVN nắm 55,13% cổ phần của NCT),

NCT phục vụ toàn bộ lượng hàng hóa của HVN tại CHKQT Nội

Bài. Sản lượng hàng hóa từ HVN chiếm khoảng 55% tổng

lượng hàng hóa NCT phục vụ năm 2019. HVN chiếm 29,2% thị

phần vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam

năm 2019. (Chi tiết)

► Cơ cấu tài chính an toàn, tỷ lệ cổ tức tiền mặt/lợi nhuận

sau thuế ở mức cao qua nhiều năm (Chi tiết)

NCT không có các khoản nợ phát sinh chi phí lãi vay, nguồn

vốn được tài trợ phần lớn từ vốn chủ sở hữu. Tổng lượng tiền,

tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn từ 03 tháng đến dưới

01 năm chiếm trong khoảng 49 - 59,7% tổng tài sản của NCT

trong giai đoạn 2015-2019. NCT trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ

trên 85% lợi nhuận sau thuế qua nhiều năm.

YẾU TỐ CẦN THEO DÕI

► Rủi ro biến động giá thuê mặt bằng nhà ga hàng hóa. Toàn

bộ nhà ga hàng hóa của NCT đều được thuê lại, trong đó

57,3% diện tích nhà ga NCT thuê từ đối thủ cạnh tranh là

ACSV. (Chi tiết)

► Rủi ro từ dịch Covid-19. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

trên thế giới và tại Việt Nam là rủi ro cho NCT khi sản lượng

hàng hóa NCT phục vụ có thể giảm do biến động cung cầu

hàng hóa và hoạt động vận tải hàng không bị hạn chế trước

sự lây lan của dịch bệnh. (Chi tiết)

► Rủi ro mất lượng hàng hóa phục vụ cho các nhà máy

Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên sang ALS (khách

hàng lớn chiếm khoảng 18% tổng lượng hàng hóa phục vụ

của NCT năm 2019) do ALS sở hữu ga hàng không kéo dài3

và hiện đang cung cấp dịch vụ này cho các nhà máy của

Samsung. Năm 2019, ALS đã hoạt động hết 84% công suất,

công suất còn lại khá thấp, đã có hiện tượng ùn tắc hàng hóa

trong mùa cao điểm nên chúng tôi cho rằng trước khi ALS mở

rộng nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài vào năm 2024, khả

năng Samsung chuyển lượng hàng hóa từ NCT sang ALS

khá thấp. Trước đó, năm 2016, Samsung đã chuyển khoảng

70% lượng hàng hóa của các nhà máy tại Bắc Ninh và Thái

Nguyên từ NCT sang ALS do ALS cung cấp dịch vụ ga hàng

không kéo dài cho Samsung. (Chi tiết)

Cơ cấu cổ đông (23/09/2020)

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP

55,1%

CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (NASCO)

7,0%

Cổ đông khác 37,9%

Page 3: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 3

HSX: NCT

HSX: NCT

1. Lịch sử hình thành phát triển

Năm 2005: Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài, đơn

vị thành viên của Tổng Công ty hàng không Việt Nam

(Vietnam Airlines), được thành lập và chính thức đi vào hoạt

động với hoạt động kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ

hàng hóa hàng không tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Năm 2006: NCT trở thành thành viên Hiệp hội vận tải hàng

không quốc tế (IATA).

Năm 2015: Thực hiện niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch

chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE).

2. Cơ cấu cổ đông

Cơ cấu cổ đông của NCT khá cô đặc. Tổng Công ty hàng

không Việt Nam (HSX: HVN) là công ty mẹ của NCT với tỷ

lệ sở hữu là 55,1%, CTCP dịch vụ hàng không sân bay Nội

Bài (UPCoM: NAS) có tỷ lệ sở hữu tại NCT là 7%. CTCP

dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài là công ty con của HVN.

Còn lại các cổ đông khác nắm 37,9% cổ phần của NCT.

3. Hoạt động kinh doanh chính

NCT tập trung kinh doanh 03 mảng chính bao gồm: phục vụ hàng hóa, xử lý hàng hóa và lưu kho hàng hóa. Các

dịch vụ có đặc điểm như sau:

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

34,4%

39,5%

10,8%

15,3%

Cơ cấu doanh thu của NCT năm 2019

Phục vụ hàng hóa Xử lý hàng hóa Lưu kho Dịch vụ khác

Tổng công ty Hàng không Việt Nam -

CTCP: 55,1%

CTCP dịch vụ hàng không sân bay Nội

Bài (NASCO): 7,0%

Cổ đông khác: 37,9%

Cơ cấu cổ đông của NCT tại ngày 23/09/2020

Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

Page 4: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 4

HSX: NCT

HSX: NCT

Ngoài ra, NCT còn cung cấp các dịch vụ khác như áp tải hàng giá trị cao, vận chuyển hàng hóa từ sân bay về ga

thành phố, cung cấp vật tư (giá gỗ, ván kê hàng, tấm lót,...) nhằm hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đi và

đến CHKQT Nội Bài.

Quy trình cung cấp dịch vụ của NCT bao gồm các bước:

4 ULD (Unit Load Device): là thiết bị dùng để chất xếp hàng hóa, hành lý, thường dùng trong vận tải hàng không. Thiết bị này cho phép

một số lượng lớn hàng hóa được gộp thành một thể thống nhất, thuận tiện cho việc phục vụ và xử lý hàng hóa.

Nội dung Dịch vụ phục vụ hàng hóa Dịch vụ xử lý hàng hóa Dịch vụ lưu kho

hàng hóa

Hoạt động chính

NCT chịu trách nhiệm tiếp nhận, chất xếp

hàng hóa vào thiết bị ULD4 và chuyển giao

đối với hàng hóa vận chuyển trong nội địa,

hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua

CHKQT Nội Bài.

NCT đóng vai trò là nhà ga hàng hóa của

các hãng hàng không. Người gửi hàng

sau khi ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa

với hãng hàng không, sẽ tập kết hàng tại

nhà ga hàng hóa của NCT để vận chuyển

hàng hóa đi và ngược lại với hàng hóa đến.

Mỗi hãng hàng không thường ký hợp đồng

phục vụ hàng hóa với 01 công ty dịch vụ

hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài,

chỉ công ty này mới được tiếp nhận, cân và

kiểm tra hàng hóa cho hãng hàng không.

Bao gồm các dịch vụ cung

cấp trực tiếp cho khách nhận

và gửi hàng hóa đến và đi tại

CHKQT Nội Bài như cung cấp

trang thiết bị, địa điểm, nhân

công xếp dỡ hàng hóa lên

xuống phương tiện vận tải,

dịch chuyển hàng, dịch vụ

phụ trợ,...

Mảng xử lý hàng hóa phụ

thuộc mảng phục vụ hàng

hóa do việc ký kết hợp đồng

phục vụ hàng hóa với hãng

hàng không giúp NCT có

hàng hóa để xử lý và thu phí

dịch vụ xử lý hàng hóa.

NCT cung cấp dịch vụ lưu kho phù hợp với từng đặc điểm, tính chất của lô hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh, an toàn của hãng vận tải và khách nhận và gửi hàng hóa.

Đối tượng khách hàng

Các hãng hàng không Người gửi hàng, thường là

các đại lý giao nhận hàng hóa

Người gửi hàng,

thường là các đại lý

giao nhận hàng hóa

Bảng 1: Các dịch vụ NCT cung cấp

Page 5: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 5

HSX: NCT

HSX: NCT

Chuỗi giá trị của NCT

I. Các yếu tố đầu vào của NCT

1. Chi phí nhân công và chi phí thuê tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của NCT

Cơ cấu chi phí của NCT bao gồm 3 chi phí chính là chi phí nhân công, chi phí thuê tài sản và chi phí dịch vụ mua

ngoài. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của NCT (chiếm 33,4% tổng chi phí của NCT

năm 2019). Chi phí thuê tài sản và chi phí dịch vụ mua ngoài lần lượt chiếm 17% và 14,7% tổng chi phí của NCT

năm 2019. Về chi phí dịch vụ mua ngoài, NCT thuê ngoài dịch vụ nhà ga hàng không kéo dài (thuê từ ALS – CTCP

Logistics hàng không, một trong những công ty đối thủ của NCT tại CHKQT Nội Bài) và các dịch vụ khác. Với dịch

vụ ga hàng không kéo dài, do hiện tại NCT không cung cấp dịch vụ này nên các chủ hàng có hàng hóa qua nhà ga

của NCT có nhu cầu nhận/gửi hàng tại các ga hàng không kéo dài (gần hơn so với CHKQT Nội Bài) sẽ được ALS

làm bên thứ ba, cung cấp dịch vụ. Chi phí thuê tài sản là chi phí thuê nhà ga hàng hóa, hiện tại toàn bộ nhà ga

hàng hóa của NCT đều được thuê lại từ các bên khác.

2. Hệ thống nhà ga hàng hóa có công suất lớn nhất tại CHKQT Nội Bài tuy nhiên toàn bộ đều được thuê lại

từ các bên khác

►NCT có công suất phục vụ hàng hóa lớn nhất tại CHKQT Nội Bài, tiếp tục tăng công suất bằng việc thuê

thêm nhà ga hàng hóa CT2

Hiện tại, có 03 công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, gồm có: NCT,

ACSV ( CTCP dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam) và ALS (CTCP Logistics hàng không). (Thông tin chi tiết xem

tại đây)

33,4%

14,7%17,0%

Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh của NCT năm 2019

Chi phí nhân công Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí thuê tài sản

Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

Chi phí khác

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nguồn: NCT

Đầu ra Đầu vào

- Dịch vụ phục vụ hàng hóa

- Dịch vụ xử lý hàng hóa

- Dịch vụ lưu kho

- Dịch vụ khác

Nhân công (xếp dỡ và xử lý hàng hóa)

Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

Giá gỗ, ván nhựa, ván kê, tấm xốp (các vật

dụng dùng cho hoạt động xử lý hàng hóa)

Xăng dầu (để vận hành máy móc thiết bị và các

loại xe chở hàng)

Page 6: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 6

HSX: NCT

HSX: NCT

So với đối thủ cạnh tranh tại CHKQT Nội Bài, NCT hiện có

công suất phục vụ hàng hóa lớn nhất với 400 nghìn

tấn/năm trong năm 2019 (cao hơn 60% so với năng lực

phục vụ hàng hóa của ALS và 167% so với ACSV).

Nhà ga CT2 là dự án mở rộng nhà ga hàng hóa tại CHKQT

Nội Bài do ACSV xây dựng. Nhà ga có diện tích mặt bằng

khoảng 14.500 m², với công suất thiết kế 200 nghìn tấn

hàng hóa/năm. Nhà ga CT2 có kết cấu xây dựng 2 tầng là

hai mặt bằng khai thác hàng hóa riêng biệt. Tầng 1 và tầng

2 đều được NCT thuê lại từ ACSV.

Việc thuê lại nhà ga CT2 sẽ giúp NCT tăng công suất thêm khoảng 200 nghìn tấn/năm, nâng tổng công suất lên

khoảng 600 nghìn tấn/năm (tăng khoảng 50% công suất). Về tiến độ triển khai, nhà ga CT2 đã được ACSV hoàn

thiện xây dựng. Theo kế hoạch NCT sẽ đưa nhà ga CT2 vào hoạt động trong khoảng tháng 06/2020, tuy nhiên với

tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 (chi tiết), kế hoạch đã bị lùi lại, việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động phụ thuộc

vào tình hình của dịch Covid-19.

Hiện các nhà ga của NCT hoạt động gần hết công suất (năm 2019, NCT đã khai thác hết 95,8% công suất thiết kế)

nên việc mở rộng thêm nhà ga CT2 sẽ giúp NCT thu hút thêm hãng hàng không ký hợp đồng phục vụ hàng hóa.

►Rủi ro biến động giá thuê mặt bằng nhà ga hàng hóa (Trở lại Trang 1)

Các nhà ga hàng hóa của NCT, ALS và ACSV

400

250150

0

150

300

450

NCT ALS ACSV

Nghìn tấn/năm

Công suất phục vụ hàng hóa của NCT, ALS và ACSV năm 2019

Nguồn: NCT, ALS, FPTS tổng hợp

Nhà ga CT2 tại CHKQT Nội Bài

Page 7: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 7

HSX: NCT

HSX: NCT

Hệ thống nhà ga hàng hóa của NCT hiện tại gồm có:

- Nhà ga NCT1 chuyên phục vụ hàng hóa xuất

- Nhà ga NCT3 và nhà ga NCT2 chuyên phục vụ hàng hóa nhập

Hiện tại, toàn bộ nhà ga của NCT đều được thuê lại từ các

bên khác trong đó có đối thủ cạnh tranh là ACSV. NCT thuê

khoảng 23.575 m² nhà ga từ ACSV, chiếm 57,3% tổng diện

tích kho hàng của NCT. Nhà ga hàng hóa NCT thuê từ

ACSV thuộc CHKQT Nội Bài có khung giá cho thuê mặt

bằng kho là 235.000 - 400.000 VND/m²/tháng.

NCT đàm phán thuê nhà ga hàng hóa với ACSV với thời

hạn hợp đồng từ 2 đến 5 năm tùy thuộc theo từng khu vực

thuê, giá thuê nhà ga hàng hóa cố định cho mỗi hợp đồng

và sau mỗi lần tái ký hợp đồng, giá thuê mặt bằng nhà ga

hàng hóa sẽ được đàm phán lại và tăng khoảng 2 - 3% do

nhu cầu mặt bằng tại CHKQT Nội Bài ngày càng tăng cao.

Theo NCT, với lợi thế là công ty con của HVN, công ty do nhà nước nắm phần lớn cổ phần (tính đến ngày

23/09/2020, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nắm 86,19% cổ phần của HVN) nên NCT có những

thuận lợi nhất định trong việc thuê mặt bằng nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài.

II. Thị trường đầu ra của NCT

1. Mặt hàng điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa phục vụ của NCT

Trong cơ cấu hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam, hàng hóa vận chuyển nội địa

chiếm khoảng 34% tổng lượng hàng vận chuyển, với các mặt hàng chủ yếu là thủy sản, trái cây có giá trị cao, động

vật sống,.... Hàng hóa vận chuyển quốc tế tập trung ở các mặt hàng: điện thoại, máy vi tính, hàng điện tử và linh

kiện. Trong giai đoạn 2015-2019, điện thoại, máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện chiếm 70-73% tổng lượng hàng

vận chuyển quốc tế.

Với NCT, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa phục

vụ. Cụ thể, năm 2019, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm khoảng 35%, các mặt hàng còn lại như hàng may mặc,

giày dép, máy móc thiết bị,... chiếm 3-8% mỗi mặt hàng.

Danh mục

(VND/m²)/tháng)

Khung giá

Tối thiểu Tối đa

Cho thuê mặt bằng kho 235.000 400.000

Cho thuê mặt bằng văn

phòng

450.000 650.000

Hàng hóa vận chuyển quốc

tế: 66%

Hàng hóa vận chuyển nội địa: 34%

Cơ cấu hàng hóa vận chuyển quốc tế và nội địa của vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam năm 2019

Nguồn: Tổng cục hải quan, FPTS tổng hợp

Bảng 2: Quy định về khung giá cho thuê mặt

bằng nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài

Nguồn: Thông tư 53/2019/TT-BGTVT – hiệu lực từ

ngày 15/3/2020

40% 41% 43% 42% 37%

30% 32% 30% 30% 35%

0%

100%

2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ trọng các mặt hàng trong vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế của Việt Nam

Hàng dệt may

Máy ảnh, máy quay phim, linh kiện

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

Mặt hàng khác

Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện

Điện thoại và linh kiện

Page 8: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 8

HSX: NCT

HSX: NCT

Hàng hóa từ Samsung chiếm khoảng 35% lượng hàng hóa qua CHKQT Nội Bài và 18% lượng hàng phục

vụ của NCT trong năm 2019. Khu vực miền Bắc là nơi tập trung các nhà máy sản xuất lớn của Samsung. Cụ thể,

Samsung hiện có 04 nhà máy sản xuất điện tử và linh kiện tại Việt Nam gồm có: SEV (Bắc Ninh, sản xuất điện

thoại di động), SEVT (Thái Nguyên, sản xuất điện thoại di động), SDV (Bắc Ninh, sản xuất màn hình thiết bị điện

tử), SEHC (TP Hồ Chí Minh, sản xuất TV và các sản phẩm gia dụng). Trong đó, 03 nhà máy ở miền Bắc là SEV,

SEVT va SDV chiếm 93,6% doanh thu năm 2019 của Samsung Việt Nam. Samsung nhập khẩu linh kiện điện tử

vào Việt Nam để lắp ráp, sau đó xuất khẩu sản phẩm điện tử đi các nước trên thế giới.

2. NCT có khách hàng là các hãng hàng không lớn, hoạt động trên các đường bay vận chuyển hàng hóa

lớn của Việt Nam, lợi thế khi có khách hàng ổn định là công ty mẹ Vietnam Airlines (Trở lại trang 1)

* ALS được thành lập năm 2007, tuy nhiên đến năm 2016, ALS mới thành lập ALSC, nhà ga hàng hóa ALS tại CHKQT

Nội Bài, trực tiếp cạnh tranh với NCT

Từ bảng trên, so với ALS và ACSV, NCT cung cấp dịch vụ cho nhiều hãng lớn nhất nhờ lợi thế đi đầu, hoạt động

trong lĩnh vực dịch vụ hàng hóa hàng không sớm nhất tại CHKQT Nội Bài.

Nội dung NCT ALS ACSV

Năm thành lập 2005 2016 2009

Khách hàng

27 hãng hàng không gồm:

- 24 hãng quốc tế

- 03 hãng nội địa: Vietnam

Airlines, Jetstar Pacific, VASCO

(Jetstar Pacific, VASCO trực

thuộc Vietnam Airlines)

09 hãng hàng không gồm:

- 09 hãng quốc tế

30 hãng hàng không gồm:

- 28 hãng quốc tế

- 02 hãng nội địa: Vietjet

Air, Bamboo Airways

Các hãng hàng

không lớn

(thuộc Top 25 hãng

hàng không lớn

năm 2018 – dựa

trên sản lượng hàng

hóa chuyên chở do

IATA xếp hạng)

- Asiana Airlines

- Qatar airways

- China Airlines (phục vụ hàng

nhập)

- EVA air

- China Southern Airlines

- Etihad Airways

- Singapore Airlines

- Thai Airways

- Korean Air

- China Airlines (phục vụ

hàng xuất)

- Cathay Pacific

- Emirates Airlines

- Turkish Airlines

- Lufthansa Cargo

- All Nippon Airways

- China Eastern Airlines

- Air Bridge Cargo Airlines

Điện tử và linh kiện: 35%

Cơ cấu hàng hóa phục vụ của NCT năm 2019

Điện tử và linh kiện May mặc Giày dép

Máy móc thiết bị Hàng thủy sản Dược phẩm

Khác (nông sản và các hàng khác) Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

Nguồn: NCT, ACSV, ALS, FPTS tổng hợp

Bảng 3: Khách hàng của NCT, ALS, ACSV năm 2019 tại CHKQT Nội Bài

Page 9: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 9

HSX: NCT

HSX: NCT

Trong cơ cấu khách hàng của NCT, 09 hãng hàng không lớn chiếm tổng khoảng 98% tổng sản lượng hàng hóa

của NCT, 18 hãng hàng không còn lại chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng hàng hóa. 09 hãng hàng không này đã ký

hợp đồng với NCT từ những ngày đầu hãng hàng không hoạt động tại CHKQT Nội Bài và có mức độ gắn bó khá

chặt chẽ với NCT.

- Vietnam Airlines (HVN): NCT có khách hàng ổn định là công ty mẹ HVN (tính đến ngày 23/09/2020,

HVN nắm 55,1% cổ phần NCT), toàn bộ lượng hàng của HVN tại CHKQT Nội Bài đều được chuyển cho

NCT để phục vụ. HVN chiếm thị phần lớn trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam

với 29,2% thị phần năm 2019. Tỷ trọng hàng hóa của HVN trong cơ cấu hàng hóa của NCT được duy trì

trong khoảng 50 - 55% qua các năm trong giai đoạn 2016-2019. (Trở lại Trang 1)

- Asiana Airlines: là hãng hàng không có trụ sở tại Hàn Quốc, NCT cung cấp dịch vụ cho Asiana Airlines từ

năm 2012. Hiện nay, có 02 hãng bay vận chuyển hàng hóa chính của Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam là

Korean Air (là hãng lớn nhất, chiếm khoảng 39% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

của Hàn Quốc năm 2019, do ALS phục vụ) và Asiana Airlines (chiếm khoảng 22% thị phần). Các hãng này

chuyên chở hàng hóa trên tuyến Việt Nam/Hàn Quốc. Đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc là đường

bay quan trọng đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam (chiếm khoảng 35% tổng lượng hàng hóa trên các

đường bay của Việt Nam năm 2019).

- Qatar Airways: là hãng hàng không có trụ sở tại Qatar, NCT cung cấp dịch vụ cho Qatar Airways từ năm

2010. Qatar Airways là hãng hàng không duy nhất của Qatar, chuyên chở hàng hóa trên tuyến Qatar/Việt

Nam. Đường bay Việt Nam/Qatar chiếm khoảng 13% tổng lượng hàng hóa trên các đường bay của Việt

Nam năm 2019.

- Ngoài các khách hàng lớn trên, NCT có khách hàng China Airlines, China Southern Airlines với trụ sở

tại Trung Quốc. Đường bay giữa Trung Quốc và Việt Nam chiếm khoảng 35% tổng lượng hàng hóa trên

các đường bay của Việt Nam năm 2019, là tuyến vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam.

Hiện nay, có 03 hãng bay vận chuyển hàng hóa chính của Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam gồm China

Airlines (là hãng lớn nhất, chiếm khoảng 45,2% thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế của Trung Quốc năm

2019), China Southern Airlines (là hãng lớn thứ hai, chiếm khoảng 17,8% thị phần), China Eastern Airlines

(chiếm khoảng 6,6% thị phần, do ACSV phục vụ).

Vietnam Airlines: 55%

Asiana Airlines: 15%

Qatar Airways: 10%

Cơ cấu khách hàng theo sản lượng của NCT năm 2019

Vietnam Airlines Asiana Airlines

Qatar Airways Etihad Airways

China Southern Airlines EVA air

China Airlines Singapore Airlines

Thai Airways Các hãng hàng không khác (18 hãng)

Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

Page 10: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 10

HSX: NCT

HSX: NCT

3. Chịu áp lực cạnh tranh từ ALS do không sở hữu ga hàng không kéo dài, tuy nhiên lợi thế cạnh tranh

được kỳ vọng cải thiện sau khi đưa nhà ga hàng hóa CT2 vào hoạt động

NCT hiện là doanh nghiệp dịch vụ hàng hóa hàng không có vị thế dẫn đầu tại CHKQT Nội Bài với 55% thị phần

năm 2019. Theo sau là ALS với 30% thị phần và ACSV với 15% thị phần (năm 2019).

Công suất phục vụ hàng hóa tại CHKQT Nội Bài năm 2019 đạt khoảng 800 nghìn tấn/năm. Năm 2019, sản lượng

hàng hóa qua CHKQT Nội Bài là 700 nghìn tấn (đạt 88% công suất). Theo ALS và NCT, trong giờ cao điểm, tại

CHKQT Nội Bài đã có hiện tượng ùn tắc hàng hóa tại cả ba nhà ga NCT, ALS và ACSV.

Chất lượng dịch vụ của NCT, ALS và ACSV khá tương đồng nhau, NCT có lợi thế hơn trong việc xử lý hàng hóa

có kích thước lớn, cụ thể như sau:

- Thời gian xử lý hàng hóa: hàng hóa từ khi được đưa vào nhà ga hàng hóa đến lúc được đưa lên máy bay

trung bình mất khoảng 02 tiếng tại cả ba nhà ga NCT, ALS và ACSV.

- Hệ thống máy móc thiết bị của NCT, ALS và ACSV bao gồm các phương tiện, máy móc phục vụ việc xử

lý, cân đo, kiểm tra hàng hóa như xe nâng chuyển (ETV), xe nâng (forklift), dolly, xe đầu kéo, cân các loại,

máy quét tia X (Chi tiết xem tại phụ lục). Nhìn chung trình độ công nghệ máy móc thiết bị tại 03 công ty khá

tương đồng nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh hàng không. Hệ thống máy móc thiết bị của các nhà

ga hàng hóa đều được Cảng vụ hàng không miền Bắc kiểm tra chất lượng hằng năm.

- Hệ thống phần mềm quản lý hàng hóa: NCT, ALS và ACSV đều có hệ thống phần mềm để quản lý hàng

hóa xuất và nhập, các hệ thống của cả 03 công ty đều real-time, các dữ liệu về hàng hóa đi và đến được

cập nhật ngay lập tức khi có sự thay đổi.

- Việc xử lý hàng hóa quá khổ, kích thước lớn: Với các mặt hàng như máy móc thiết bị, xe, động vật,.. với

kích thước lớn, người gửi hàng thường ưu tiên lựa chọn đơn vị vận chuyển là các hãng hàng không do

NCT cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa.

- Hiện tượng ùn tắc hàng hóa trong giờ cao điểm: Hiện tại, ở cả ba nhà ga hàng hóa của NCT, ALS và

ACSV đều đã xảy ra hiện tượng ùn tắc hàng hóa trong mùa cao điểm.

Việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động có thể giúp NCT khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa trong giờ cao điểm,

nâng cao lợi thế cạnh tranh so với ALS và ACSV. Hiện chỉ có nhà ga CT2 là dự án mở rộng và đưa vào hoạt động

nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài.

Tuy nhiên, trong 03 công ty, ALS có dịch vụ tăng thêm là ga hàng không kéo dài, giúp hoàn thiện chuỗi

dịch vụ, tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng cho ALS.

Kho hàng không kéo dài (Off – airport terminal) là hệ thống kho bãi tách rời sân bay nhưng có các chức năng khá

đầy đủ như tại sân bay bao gồm: soi chiếu an ninh, cân đo hàng hóa, làm thủ tục hải quan, chất xếp hàng hóa lên

ULD,... Mô hình kho hàng không kéo dài giúp giảm thiểu thời gian làm thủ tục bay cho hàng hóa và đẩy

nhanh tốc độ luân chuyển của hàng, đặc biệt là hàng hóa quốc tế với yêu cầu về thủ tục phức tạp và tốn thời

gian hơn hàng hóa nội địa. Mô hình này cũng giúp giảm tình trạng hàng hóa ùn tắc chờ làm thủ tục tại sân bay.

(Xem thêm đặc điểm và điều kiện kinh doanh dịch vụ kho hàng không kéo dài).

Nguồn: NCT, ACSV, FPTS tổng hợp

16% 16% 13% 15%

26% 31% 30% 30%

58% 53% 57% 55%

0

190

380

570

760

0%

25%

50%

75%

100%

2016 2017 2018 2019

Nghìn tấnThị phần phục vụ hàng hóa và sản lượng hàng hóa tại CHKQT Nội Bài

ACSV ALS NCT Sản lượng hàng hóa qua CHKQT Nội Bài

Page 11: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 11

HSX: NCT

HSX: NCT

Hiện tại, trong 3 công ty NCT, ALS, ACSV, chỉ có ALS cung cấp dịch vụ kho hàng không kéo dài. NCT cung cấp

dịch vụ nhận và gửi hàng tại nhà ga thành phố (Hà Nội), tuy nhiên chỉ thuê ngoài dịch vụ từ ALS. ACSV hiện không

cung cấp dịch vụ kho hàng không kéo dài.

ALS sở hữu 04 kho hàng không kéo dài tại ICD5 Mỹ Đình, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Tại cảng cạn ICD Mỹ Đình,

kho hàng không kéo dài của ALS chủ yếu phục vụ các đại lý giao nhận hàng hóa thông thường. Thế mạnh của ALS

là có các ga hàng không kéo dài tập trung tại các khu công nghiệp (KCN) gồm có Bắc Ninh và Thái Nguyên. Bắc

Ninh và Thái Nguyên là nơi tập trung các nhà máy sản xuất điện tử lớn như Samsung và Foxconn6.

Với đặc thù phần lớn nguyên vật liệu, thành phẩm đều được vận chuyển bằng đường hàng không, nên kho hàng

không kéo dài là yếu tố quan trọng đối với Samsung, Foxconn và những công ty sản xuất điện tử khác. Cụ thể, xuất

nhập khẩu các mặt hàng điện tử như điện thoại, máy tính, máy ảnh, máy quay phim có tỷ trọng vận chuyển bằng

đường hàng không đều trên 70% qua các năm, ngoại trừ xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có

tỷ trọng thấp hơn, trong khoảng 37 - 64% qua các năm. Các kho hàng không kéo dài của ALS được đặt gần nơi

sản xuất của Samsung tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh và KCN Yên Bình, Thái Nguyên.

Với lợi thế có ga hàng không kéo dài, ALS đã thu hút được một số khách hàng từ NCT trong năm 2016.

Năm 2016, khi nhà ga hàng hóa của ALS (ALSC) tại CHKQT Nội Bài đi vào hoạt động đã thu hút được các hãng

hàng không là khách hàng lớn của NCT trước đó gồm Korean Air và Cathay Pacific. Việc phục vụ hàng hóa của

Samsung đã giúp ALS ký được hợp đồng với các hãng này. Cụ thể, trước năm 2016, toàn bộ hàng hóa của

Samsung đều được phục vụ bởi NCT, tuy nhiên với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của Samsung, công suất

phục vụ của NCT không đáp ứng được, Samsung đã đề nghị Cục hàng không Việt Nam cho phép doanh nghiệp

có một nhà ga hàng hóa riêng bằng việc cho phép ALS xây dựng nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài. Nếu nhà ga

này được kết nối với các kho hàng không kéo dài tại khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) và khu công nghiệp

Yên Bình (Thái Nguyên) (cũng do ALS làm chủ đầu tư, phục vụ các nhà máy của Samsung) thì mới có thể đáp ứng

nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp. Việc cung cấp ga hàng không kéo dài cho Samsung đã giúp ALSC thu hút

được lượng hàng hóa của Samsung từ NCT từ năm 2016. Do hàng hóa của Samsung chuyển phần lớn qua ALS

nên các hãng chuyên chở hàng hóa của Samsung trong đó có Korean Air cũng chuyển sang ALS.

5 ICD (Inland Container Depot): là loại hình cở sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics, cung cấp các dịch vụ gồm điểm thông

quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng

dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho hàng,…

6 Foxconn: là công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử, có trụ sở tại Đài Loan. Foxconn bắt đầu đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất

điện tử tại Việt Nam từ năm 2007.

STT Tên kho Năm hoạt

động

Vị trí Công suất

(tấn/năm)

1 Ga hàng không kéo dài ALS tại ICD

Mỹ Đình (ALSW)

2014 ICD Mỹ Đình, số 17 Phạm Hùng,

Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

4.200

2 Ga hàng không kéo dài ALS tại KCN

Yên Phong (ALSB)

2009 Lô CN05, KCN Yên Phong, Bắc

Ninh

140.000

3 Ga hàng không kéo dài ALS tại KCN

VSIP (ALSE)

2012 KCN VSIP, Bắc Ninh 200.000

4 Ga hàng không kéo dài ALS tại KCN

Yên Bình (ALST)

2013 KCN Yên Bình, Thái Nguyên 145.000

Bảng 4: Hệ thống kho hàng không kéo dài của ALS

Nguồn: ALS, FPTS tổng hợp

Page 12: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 12

HSX: NCT

HSX: NCT

Năm 2019, khoảng 60 -70% lượng hàng hóa của Samsung được phục vụ bởi ALSC, NCT phục vụ khoảng 30%

lượng hàng từ Samsung qua CHKQT Nội Bài do NCT ký hợp đồng phục vụ hàng hóa với Asiana Airlines, hãng chở

một phần hàng của Samsung.

Việc mất một số khách hàng lớn đã khiến thị

phần NCT sụt giảm từ 76% trong năm 2015

xuống 58% trong năm 2016. Từ 2016 -2019, thị

phần NCT giữ ổn định ở mức 53 - 58%. Từ 2016,

theo NCT, công ty đã giảm giá phục vụ hàng hóa

để thu hút khách hàng là hãng hàng không nhằm

giữ vững thị phần. Cụ thể, năm 2015 mức giá phục

vụ hàng hóa trung bình là 951.395 đồng/tấn, giảm

34,1%, xuống 626.920 đồng/tấn trong năm 2019.

Theo NCT, trong quá khứ, công ty đã nghiên cứu đầu tư dự án kho hàng không kéo dài, tuy nhiên dự án không

được thực hiện do một số vấn đề liên quan đến hiệu quả đầu tư. NCT hiện chưa có kế hoạch đầu tư kho hàng

không kéo dài.

III. Triển vọng kinh doanh của NCT

1. Áp lực cạnh tranh gia tăng khi ALS đưa vào hoạt động nhà ga hàng hóa ALS 2 tại CHKQT Nội Bài (Trở lại

Trang 1)

Từ năm 2024, tình hình cạnh tranh của các công ty dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, đặc biệt giữa

NCT và ALS sẽ trở nên gay gắt hơn. Nguyên nhân do ALS có kế hoạch đầu tư dự án nhà ga hàng hóa 2 tại CHKQT

Nội Bài trên diện tích 6,9 ha và công suất dự kiến đạt 700 nghìn tấn/năm (tăng 2,8 lần so với công suất của ALS

hiện tại). Lượng hàng hóa qua CHKQT Nội Bài năm 2019 là 700 nghìn tấn, như vậy nhà ga hàng hóa 2 của ALS

có công suất rất lớn, tương đương tổng sản lượng phục vụ của 03 công ty hiện tại. Năm 2017, ALS đã giải phóng

được 75% mặt bằng, tính đến thời điểm hiện tại dự án này chưa được triển khai xây dựng. Theo ALS, dự kiến nhà

ga hàng hóa 2 sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2022, phụ thuộc vào nhu cầu hàng hóa qua CHKQT Nội

Bài. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid -19, chúng tôi cho rằng kế hoạch triển khai nhà ga hàng hóa 2 sẽ

chậm lại khoảng 1 năm do nhu cầu hàng hóa phục vụ chững lại do dịch Covid - 19 (xem thêm tại đây).

78% 76%58% 53% 57% 55%

0

500.000

1.000.000

0%

50%

100%

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Đồng/tấn

Thị phần phục vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài

ACSV và ALS (từ năm 2016)

NCT

Giá phục vụ hàng hóa của NCT Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

Page 13: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 13

HSX: NCT

HSX: NCT

Năm 2019, ALS đã hoạt động hết 84% công suất, công suất còn lại khá thấp, đã xảy ra hiện tường ùn tắc hàng hóa

trong giờ cao điểm nên chúng tôi cho rằng trước khi ALS mở rộng nhà ga hàng hóa tại CHKQT Nội Bài vào năm

2024, khả năng Samsung chuyển lượng hàng hóa từ NCT sang cho ALS phục vụ khá thấp. Sau khi ALS đưa nhà

ga hàng hóa 2 vào hoạt động, việc hàng hóa của Samsung đang được phục vụ bởi NCT có khả năng chuyển sang

ALS là rủi ro cho NCT. Nguyên nhân do ALS hiện cung cấp dịch vụ ga hàng không kéo dài cho Samsung tại Bắc

Ninh, Thái Nguyên và ALS đã hợp tác với Samsung SDS để thành lập ALSDS – Công ty cổ phần ALS – SDS vào

năm 2016, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải, giao và nhận hàng hóa.

Hàng hóa của Samsung hiện chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng hàng hóa NCT phục vụ là rủi ro cho NCT.

Năm 2019, hàng hóa của Samsung chiếm khoảng 18% tổng lượng hàng hóa NCT phục vụ.

2. Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng tích

cực trong dài hạn (Trở lại Trang 1) (Trở lại mục phân tích nhà ga ALS 2)

Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là

11,4%/năm trong giai đoạn 2010-2019. Theo dự báo của IATA, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng

không của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng trung bình 12%/năm trong giai đoạn 2020-2030F. Động lực tăng

trưởng chính đến từ tăng trưởng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn FDI đầu tư vào Việt Nam đều thuộc

lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (năm 2019, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 64,6% vốn FDI

đăng ký vào Việt Nam), việc xây dựng các nhà máy sản xuất sẽ giúp tăng lượng hàng hóa qua các các cảng hàng

không, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất điện tử với tỷ trọng vận chuyển bằng đường hàng không cao.

Chúng tôi nhận định dòng vốn FDI lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn sẽ khả quan

nhờ được hỗ trợ bởi các yếu tố sau:

- Xu hướng “Trung Quốc +1” (giữ nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và đa dạng hóa bằng việc xây dựng thêm nhà máy

tại nước khác) đang được các nhà đầu tư lựa chọn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chi phí nhân

công có xu hướng tăng lên tại Trung Quốc.

- Việt Nam hiện duy trì các chính sách về lạm phát và tỷ giá khá ổn định, có các chính sách ưu đãi thu hút FDI và có chi

phí nhân công rẻ so với Trung Quốc. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết sẽ là động lực để

thu hút FDI vào Việt Nam.

Trong ngắn hạn, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực

từ dịch Covid-19 do biến động cung cầu hàng hóa vận chuyển và hoạt động vận tải hàng không bị hạn chế trước

sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, sau khi dịch kết thúc, tăng trưởng sản lượng hàng hóa vận

chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam vẫn khả quan do dòng vốn FDI lĩnh vực công nghiệp chế biến chế

tạo đầu tư vào Việt Nam được kỳ vọng hồi phục sau dịch, đến từ các yếu tố nội tại khá tốt của Việt Nam như đã

phân tích ở trên (theo Fitch Ratings7).

Tại miền Bắc, hiện chỉ có CHKQT Nội Bài là có nhà ga chuyên biệt để phục vụ hàng hóa và có các công ty chuyên

phục vụ hàng hóa hàng không nên phần lớn hàng hóa vận chuyển quốc tế của khu vực miền Bắc đều qua CHKQT

Nội Bài. CHKQT Nội Bài có sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không lớn nhất tại Việt Nam, chiếm

7 Fitch Ratings: là một tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu trên thế giới, được thành lập năm 1914, có trụ sở chính ở New York, Mỹ.

Nguồn: IATA, FPTS tổng hợp

0

2.000

4.000

6.000

8.000

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ... ... 2030F

Nghìn tấnSản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam

giai đoạn 2020-2030F

CAGR: 12%

CAGR: 11,4%

Page 14: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 14

HSX: NCT

HSX: NCT

45,5% tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không của Việt Nam, xếp sau là CHKQT Tân Sơn Nhất

với tỷ lệ 45% (năm 2019).

►Trong ngắn hạn, sản lượng hàng hóa của NCT sẽ chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 (Trở lại mục

phân tích nhà ga CT2)

Trong ngắn hạn, sản lượng hàng hóa quốc tế của NCT chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Lũy kế 8

tháng đầu năm 2020, giá trị xuất nhập khẩu của các mặt hàng NCT phục vụ như hàng dệt, may (-12% yoy), giày

dép (-10% yoy), thủy sản (-4% yoy). Tuy nhiên, xuất nhập khẩu hàng điện tử và linh kiện (mặt hàng chiếm tỷ trọng

cao nhất trong cơ cấu hàng hóa NCT phục vụ) 8 tháng đầu năm 2020 tăng 10% yoy là yếu tố hỗ trợ tích cực cho

NCT. Nguyên nhân phần lớn đến từ sự tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của mặt hàng máy tính và linh kiện do

nhu cầu làm việc và học tập online trong mùa dịch (theo Báo cáo thị trường điện tử tiêu dùng quốc tế của

Euromonitor8).

Thêm vào đó, NCT hiện phục vụ 08 hãng hàng không lớn, theo NCT, các hãng này đều sử dụng máy bay chuyên

chở hàng hóa (Freighter) để vận chuyển hàng hóa. Các chuyến bay Freighter được tăng cường sử dụng khi máy

bay hành khách không hoạt động để vận chuyển hàng hóa trong phần bụng máy bay đã ảnh hưởng tích cực lên

sản lượng hàng hóa của NCT.

Sản lượng hàng hóa nội địa của NCT sụt giảm do HVN dừng các chuyến bay chở khách nội địa.

- Với đường bay Nội Bài/Tân Sơn Nhất: từ 28/3 đến 3/4/2020, HVN phần lớn không có hàng hóa chuyên chở

do dừng các chuyến bay chở khách, không có hàng hóa để vận chuyển trong phần bụng máy bay. Tuy nhiên

từ 3/4/2020, HVN đã bắt đầu tháo ghế ở khoang hành khách và chất xếp hàng hóa lên để vận chuyển (theo

các tài liệu hướng dẫn của Cục hàng không Việt Nam và IATA), nên chúng tôi cho rằng sản lượng hàng hóa

của đường bay này sẽ chịu ít tác động từ dịch Covid-19.

- Với các đường bay nội địa khác: từ 28/3 đến 23/4/2020, HVN dừng các chuyến bay chở khách nội địa và phần

lớn không triển khai chất xếp hàng hóa lên khoang hành khách trên các tuyến này. Từ 23/4, HVN bắt đầu nối

lại một số đường bay chở khách nội địa và khôi phục hoàn toàn vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, với sự bùng phát

trở lại của dịch Covid-19 tại Việt Nam vào cuối tháng 7, các chuyến bay đi/đến Đà Nẵng dừng khai khác trong

khoảng hơn 01 tháng, từ ngày 28/07 đến 07/09/2020. Các đường bay nội địa này chiếm khoảng 19% tổng sản

lượng hàng hóa của các đường bay nội địa đi/đến Nội Bài, trong đó tuyến Nội Bài/Đà Nẵng chiếm khoảng 8%

(năm 2019).

Chúng tôi ước tính tổng sản lượng hàng hóa của NCT năm 2020 sẽ giảm khoảng 8% so với năm 2019, do dịch

Covid-19 tác động tiêu cực lên sản lượng hàng hóa quốc tế ở một số mặt hàng NCT phục vụ gồm hàng dệt may,

giày dép và thủy sản và sản lượng hàng hóa nội địa.

8 Euromonitor: là một tổ chức được thành lập năm 1972, có trụ sở chính tại Anh, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và các báo cáo

nghiên cứu thị trường.

6,7% 8,9%

42,2%

-35,6% -53,3% -44,4%

-60%

-30%

0%

30%

60%

Tổng thế giới Châu Á - Khu vực bắc Mỹ Trong khu vực Châu Á

Tăng trưởng sản lượng hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ của Freighters và Belly hold tại một số đường bay - Tháng 3/2020

Freighters

Belly hold

* Freighter: máy bay được dùng để chuyên chở hàng hóa

* Belly hold: máy bay chở khách và chở hàng hóa trong phần bụng của máy bay Nguồn: IATA

Page 15: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 15

HSX: NCT

HSX: NCT

►Tăng trưởng trong trung hạn của NCT khả quan nhờ việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động

Trước khi ga hàng hóa ALS 2 đi vào hoạt động vào năm 2024, tại CHKQT Nội Bài chỉ có nhà ga CT2 là dự án mở

rộng và đưa vào hoạt động nhà ga hàng hóa. Sau khi đưa nhà ga CT2 vào hoạt động, NCT có tổng công suất đạt

khoảng 600 nghìn tấn/năm, cao nhất tại CHKQT Nội Bài.

Công suất phục vụ hàng hóa còn lại của ACSV và ALS khá thấp (công suất còn lại của ACSV tương đương sản

lượng hàng hóa của hãng Qatar Airways năm 2019 tại CHKQT Nội Bài) và tại nhà ga của ACSV, ALS đã xảy ra

hiện tượng ùn tắc trong giờ cao điểm. Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc đưa nhà ga CT2 vào hoạt động sẽ giúp NCT

nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng mới. Hàng hóa qua CHKQT Nội Bài có triển vọng tăng trưởng

khả quan là yếu tố hỗ trợ tích cực cho NCT.

Từ năm 2024, chúng tôi cho rằng ALS sẽ hưởng lợi phần lớn từ tăng trưởng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng

đường hàng không của Việt Nam do (1) nhà ga hàng hóa ALS 2 với công suất 700 nghìn tấn/năm bắt đầu hoạt

động, trong khi NCT chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng thêm mặt bằng để nâng công suất; (2) việc nâng công suất

giúp ALS khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa trong giờ cao điểm, cùng với lợi thế ga hàng không kéo dài sẽ giúp

ALS ký thêm hợp đồng phục vụ hàng hóa với các hãng bay. Tuy nhiên, để đánh giá tác động của việc nhà ga hàng

hóa ALS 2 đi vào hoạt động lên NCT thì cần theo dõi thêm thông tin về tiến độ và hiệu quả triển khai xây dựng nhà

ga hàng hóa 2 của ALS trong thời gian tới.

107210

38343

40

217

0

150

300

450

600

750

ACSV ALS NCT

Nghìn tấn

Công suất còn lại của NCT, ALS và ACSV

Sản lượng hàng hóa Công suất còn lạiNguồn: ACSV, FPTS tổng hợp

Page 16: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 16

HSX: NCT

HSX: NCT

1. Kết quả kinh doanh kém quả quan do áp lực cạnh tranh mạnh khiến NCT giảm giá phục vụ hàng hóa

Có thể chia quá trình hoạt động của NCT thành 02 giai đoạn, trước năm 2016 NCT giữ vị thế gần như độc quyền

trong việc cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội Bài, từ năm 2016, ALSC đi vào hoạt động, NCT

mất đi khách hàng lớn là Samsung và chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ ALS và ACSV.

Việc mất phần lớn lượng hàng hóa từ Samsung đã làm doanh thu NCT giảm mạnh 13,7% trong năm 2016. Từ

2016 trở đi, doanh thu của NCT tăng nhẹ với CAGR 0,5%/năm trong giai đoạn 2016-2019 do giảm giá phục vụ

hàng hóa giúp NCT ký kết thêm hợp đồng phục vụ hàng hóa với các hãng hàng không, từ đó tăng sản lượng hàng

hóa phục vụ. Tuy nhiên, việc giảm giá phục vụ hàng hóa đã khiến biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế giảm

dần qua các năm trong giai đoạn này. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2016-2019 của NCT giảm với CAGR là -

6,5%/năm.

So sánh NCT và ACSV, nhìn chung biên lợi nhuận gộp của ACSV cao hơn do (1) vị trí nhà ga hàng hóa của ACSV

tập trung, không phân tán, giúp ACSV tiết kiệm chi phí (2) giá phục vụ và giá xử lý hàng hóa của ACSV cao hơn

NCT. Giá phục vụ hàng hóa trung bình năm 2017 của ACSV là 1.000.000 đồng/tấn, trong khi NCT chỉ đạt 714.274

đồng/tấn. Giá xử lý hàng hóa của ACSV nhìn chung cao hơn NCT khoảng 2%.

2. Cơ cấu tài chính của NCT an toàn, sở hữu lượng tiền chiếm khoảng 50% tổng tài sản (Trở lại Trang 1)

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1,14 1,25 1,07

0,000,250,500,751,001,25

NCT ALS SCS

Đòn bẩy tài chính của các công ty dịch vụ hàng hóa hàng không Việt

Nam năm 2019

* SCS: CTCP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn – hoạt

động tại CHKQT Tân Sơn Nhất

* Đòn bẩy tài chính = tổng tài sản/vốn chủ sở hữu.

Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

0

250.000

500.000

750.000

1.000.000

0

200

400

600

800

1.000

2015 2016 2017 2018 2019

Đồng/tấnTỷ đồng

Doanh thu và lợi nhuận của NCT

Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Giá phục vụ hàng hóa (bên phải) Nguồn: NCT, ACSV, FPTS tổng hợp

84% 89% 86% 86% 88% 88%

0%

25%

50%

75%

100%

Cơ cấu nguồn vốn của NCT

Vốn chủ sở hữu Nợ

56,7% 56,9% 54,6%50,0% 48,1% 47,0%

64,1% 64,1%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Biên lợi nhuận gộp của NCT và ACSV

Biên lợi nhuận gộp NCT

Biên lợi nhuận gộp ACSV

Page 17: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 17

HSX: NCT

HSX: NCT

Phần lớn nguồn vốn của NCT được hình thành từ vốn chủ sở hữu, quý 1/2020 vốn chủ sở hữu chiếm 92%

tổng nguồn vốn của NCT. Đặc biệt, NCT không có các khoản vay nợ phát sinh chi phí lãi vay trong giai đoạn

2015-2019 và Q1/2020. Đòn bẩy tài chính của NCT năm 2019 là 1,14x, thuộc mức trung bình của các công ty dịch

vụ hàng hóa hàng không Việt Nam.

Tổng lượng tiền, tương đương tiền và

tiền gửi có kỳ hạn từ 03 tháng đến dưới

01 năm chiếm khoảng 49 – 59,7% tổng

tài sản trong giai đoạn 2015-2019 và

Q1/2020. Nguyên nhân do NCT không đầu

tư các dự án lớn, hằng năm có lãi phân

phối cổ tức tiền mặt cho cổ đông và giữ lại

tiền cho kỳ kinh doanh sau.

3. Trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao qua nhiều năm

Phần lớn lượng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh được NCT trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. NCT chi

rất ít cho hoạt động đầu tư, hằng năm NCT chỉ chi đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ cho việc xử lý hàng hóa.

Tỷ lệ cổ tức tiền mặt/lợi nhuận sau thuế của NCT duy trì ở mức cao qua nhiều năm. Đây là điểm hấp dẫn của NCT

dành cho nhà đầu tư ưa thích đầu tư nhận cổ tức tiền mặt.

-450

-300

-150

0

150

300

450

2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ đồng

Lưu chuyển tiền tệ của NCT giai đoạn 2015-2019

CFO CFI CFF CF

Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

Nguồn: NCT, FPTS tổng hợp

Lượng tiền được tính là tổng của các khoản tiền, tương đương

tiền và tiền gửi có kỳ hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm.

92,0%96,8%

86,3%

97,7% 100,5%

0%

25%

50%

75%

100%

2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ cổ tức tiền mặt/lợi nhuận sau thuế của NCT giai đoạn 2015-2019

0%

20%

40%

60%

80%

0

200

400

600

800

2015 2016 2017 2018 2019 Q2/2020

Tỷ đồngTiền và tổng tài sản của NCT

Tiền Tổng tài sản Tỷ lệ tiền/tổng tài sản

Page 18: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 18

HSX: NCT

HSX: NCT

Dựa trên các phân tích về hoạt động kinh doanh, tài chính và triển vọng của ngành và doanh nghiệp, chúng tôi đưa

ra dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh của NCT giai đoạn 2020 – 2024. Các dự phóng dựa trên giả định các

nước trên thế giới và Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trong tháng 12/2020.

►Sản lượng hàng hóa

Năm 2020, với tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, sản lượng hàng

hóa quốc tế ở một số mặt hàng NCT phục vụ gồm hàng dêt, may,

giày dép và thủy sản và sản lượng hàng hóa nội địa sụt giảm. Chúng

tôi dự phóng sản lượng hàng hóa năm 2020 của NCT sẽ giảm

khoảng 8%.

Năm 2021, dịch Covid-19 kỳ vọng sẽ chấm dứt, sản lượng các mặt

hàng do NCT phục vụ được kỳ vọng sẽ hồi phục đưa tổng sản lượng

hàng hóa về mức năm 2019. Từ năm 2022 đến năm 2023, hưởng

lợi từ sự tăng trưởng của thị trường hàng hóa hàng không của Việt

Nam, sản lượng hàng hóa của NCT dự phóng tăng khoảng

18%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2024 khi nhà ga hàng hóa 2 của ALS

hoạt động sẽ làm sản lượng hàng hóa của NCT giảm 17,1%.

►Giá phục vụ hàng hóa và xử lý hàng hóa

Chỉ tiêu Dự phóng

2020 – 2024 Diễn giải

Giá

phục vụ

hàng

hóa

2020: -4%/năm

2021-2023: 0%/năm

2024: -8%/năm

Năm 2020, dịch Covid-19 làm giảm sản lượng hàng hóa qua CHKQT Nội Bài trong

khi công suất phục vụ hàng hóa vẫn giữ nguyên gây nên áp lực giảm giá phục vụ

hàng hóa của NCT.

Từ 2021-2023, thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt

Nam tăng trưởng khả quan, giúp gia tăng sản lượng hàng hóa qua CHKQT Nội Bài,

từ đó giúp NCT giữ được mức giá phục vụ.

Năm 2024, nhà ga hàng hóa ALS 2 với công suất lớn đi vào hoạt động sẽ gia tăng

áp lực cạnh tranh giữa các công ty dịch vụ hàng hóa hàng không tại CHKQT Nội

Bài, giá phục vụ hàng hóa của NCT dự phóng giảm khoảng 8%.

Giá xử

lý hàng

hóa

+2,75%/năm

Giai đoạn 2016-2019, giá xử lý hàng hóa tăng với CAGR 2,75%/năm do NCT chỉ

chịu áp lực cạnh tranh trong mảng phục vụ hàng hóa (khách hàng là hãng hàng

không), mảng xử lý hàng hóa sẽ biến động theo mảng phục vụ hàng hóa và không

chịu áp lực cạnh tranh trong mảng này. Vì vậy, dự phóng giá xử lý hàng hóa sẽ tiếp

tục tăng 2,75%/năm do đặc thù của mảng.

Từ các giả định và dự phóng trên, chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh của NCT giai đoạn 2020-2024 như sau:

DỰ PHÓNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

5,5%

-4,4% -8,0%

10,0%

18,0%18,1%

-17,1%-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

Tăng trưởng sản lượng hàng hóa của NCT giai đoạn 2020-2024

50,0% 48,1%44,0% 42,2% 40,3%

38,1%

33,5%

34,9%31,6% 28,9% 27,6% 25,7% 23,5% 20,7%

0%

15%

30%

45%

60%

0

200

400

600

800

1000

1200

2018 2019 2020F 2021F 2022F 2023F 2024F

Tỷ đồng

Dự phóng kết quả kinh doanh của NCT giai đoạn 2020-2024

Doanh thu Biên lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

Page 19: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 19

HSX: NCT

HSX: NCT

Chúng tôi tiến hành định giá lần đầu cổ phiếu NCT bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ

trọng 50:50. Giá mục tiêu của cổ phiếu NCT được xác định là 71.500 VND/cp, +6,6% so với giá đóng cửa ngày

24/09/2020. Chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu NCT ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư đang nắm

giữ cổ phiếu có thể xem xét bán chốt lời khi giá cổ phiếu đạt mức giá mục tiêu trên.

STT Phương pháp chiết khấu dòng tiền Kết quả Trọng số

1 Dòng tiền tự do chủ sở hữu (FCFE) 71.500 50%

2 Dòng tiền tự do doanh nghiệp (FCFF) 71.500 50%

Bình quân giá các phương pháp (VND/cp) 71.500

CẬP NHẬT GIẢ ĐỊNH THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Giả định mô hình Giá trị Giả định mô hình Giá trị

WACC 2020 12,86% Phần bù rủi ro 10,38%

Chi phí sử dụng nợ 0% Hệ số Beta 0,9

Chi phí sử dụng VCSH 12,86% Tăng trưởng dài hạn 1,5%

Lãi suất phi rủi ro 3,31% Thời gian dự phóng 5 năm

CẬP NHẬT KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP

Tổng hợp định giá FCFF Giá trị

Lãi suất chiết khấu 12,86%

Dự đoán tốc độ tăng trưởng dòng tiền dài hạn 1,5%

Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền doanh nghiệp (tỷ VND) 1.870

(+) Tiền mặt tại công ty (tỷ VND) 0

(-) Nợ ngắn hạn và dài hạn (tỷ VND) 0

Giá trị vốn chủ sở hữu (tỷ VND) 1.870

Số cổ phiếu lưu hành (triệu cp) 26,2

Giá mục tiêu (VND/cp) 71.500

Tổng hợp định giá FCFE Giá trị

Giá trị hiện tại của dòng tiền vốn chủ sở hữu (tỷ VND) 1.870

Giá mục tiêu (VND/cp) 71.500

TỔNG HỢP ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ (Trở lại Trang 1)

Page 20: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 20

HSX: NCT

HSX: NCT

HĐKD (Tỷ đồng) 2019 2020F 2021F 2022F CĐKT (Tỷ đồng) 2019 2020F 2021F 2022F

Doanh thu thuần 699 652 716 838 Tài sản

- Giá vốn hàng bán 363 365 414 501 + Tiền và tương đương 49 78 81 82

Lợi nhuận gộp 337 287 302 338 + Đầu tư TC ngắn hạn 238 238 238 238

- Chi phí bán hàng 8 8 9 10 + Các khoản phải thu 64 54 59 69

- Chi phí quản lí DN 71 66 73 86 + Hàng tồn kho 3 3 3 4

Lợi nhuận thuần HĐKD 257 212 221 242 + Tài sản ngắn hạn khác 2 2 2 2

- (Lỗ)/lãi HĐTC 17 24 27 28 Tổng tài sản ngắn hạn 355 375 383 395

- Lợi nhuận khác 2 1 1 1 + Nguyên giá tài sản CĐHH 297 309 342 375

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay 276 237 248 271 + Khấu hao lũy kế (174) (204) (238) (269)

- Chi phí lãi vay 0 0 0 0 + Giá trị còn lại tài sản CĐHH 123 105 104 106

Lợi nhuận trước thuế 276 235 247 269 + Đầu tư tài chính dài hạn 65 65 65 65

- Thuế TNDN 55 47 49 54 + Tài sản dài hạn khác 39 39 39 39

- Thuế hoãn lại - - - - + Xây dựng cơ bản dở dang - - - -

LNST 221 188 197 216 Tổng tài sản dài hạn 230 211 210 213

- Lợi ích cổ đông thiểu số - - - - Tổng Tài sản 585 586 593 608

LNST của cổ đông CT Mẹ 221 188 197 216

EPS (đ) 8.056 6.844 7.185 7.841 Nợ & Vốn chủ sở hữu

EBITDA 306 269 283 303 + Phải trả người bán 9 15 16 19

Khấu hao 30 31 35 32 + Vay và nợ ngắn hạn - - - -

Tăng trưởng doanh thu 1% -7% 10% 17% + Quỹ khen thưởng 6 15 24 34

Tăng trưởng LN HĐKD -4% -17% 4% 10% Nợ ngắn hạn 64 78 90 111

Tăng trưởng EBIT -7% -14% 5% 9% + Vay và nợ dài hạn - - - -

Tăng trưởng EPS -9% -15% 5% 9% + Phải trả dài hạn khác 7 7 7 7

Chỉ số khả năng sinh lời 2019 2020F 2021F 2022F Nợ dài hạn 7 7 7 7

Tỷ suất lợi nhuận gộp 48,1% 44,0% 42,2% 40,3% Tổng nợ 71 84 97 118

Tỷ suất LNST 31,6% 28,9% 27,6% 25,7% + Thặng dư 0 0 0 0

ROE DuPont 46,7% 37,0% 39,6% 43,7% + Vốn điều lệ 262 262 262 262

ROA DuPont 40,6% 32,1% 33,5% 35,9% + LN chưa phân phối 253 240 234 228

Tỷ suất EBIT/doanh thu 39,4% 36,4% 34,7% 32,3% Vốn chủ sở hữu 514 501 496 490

LNST/LNTT 80,3% 80,0% 80,0% 80,0% Lợi ích cổ đông thiểu số - - - -

LNTT / EBIT 100,0% 99,1% 99,4% 99,3% Tổng cộng nguồn vốn 585 586 593 608

Vòng quay tổng tài sản 128,3% 111,3% 121,5% 139,6%

Đòn bẩy tài chính 115,0% 115,3% 118,2% 121,8%

Chỉ số hiệu quả vận hành 2019 2020F 2021F 2022F LCTT (Tỷ đồng) 2019 2020F 2021F 2022F

Số ngày phải thu 23,99 23,99 23,99 23,99 Tiền đầu năm 15 49 78 81

Số ngày tồn kho 3,04 3,04 3,04 3,04 Lợi nhuận sau thuế 221 188 197 216

Số ngày phải trả 8,38 8,38 8,38 8,38 + Khấu hao 30 31 35 32

Thời gian luân chuyển tiền 18,65 18,65 18,65 18,65 + Điều chỉnh (25) 0 (0) (0)

COGS / Hàng tồn kho 128,10 120,24 120,24 120,24 + Thay đổi vốn lưu động (42) 14 (2) (1)

Chỉ số TK/đòn bẩy TC 2019 2020F 2021F 2022F Tiền từ hoạt động KD 185 234 230 247

CS thanh toán hiện hành 5,52 4,82 4,24 3,54 + Chi mua sắm TSCĐ (48) (12) (34) (35)

CS thanh toán nhanh 5,47 4,78 4,20 3,51 + Tăng (giảm) đầu tư 10 - - -

CS thanh toán tiền mặt 4,46 4,07 3,53 2,87 + Các hđ đầu tư khác 18 - - -

Nợ / Tài sản 0,00 0,00 0,00 0,00 Tiền từ hđ đầu tư (20) (12) (34) (35)

Nợ / Vốn CSH 0,00 0,00 0,00 0,00 + Cổ tức đã trả (131) (192) (194) (211)

Nợ ngắn hạn / Vốn CSH 0,00 0,00 0,00 0,00 + Tăng (giảm) vốn - - - -

Nợ dài hạn / Vốn CSH 0,00 0,00 0,00 0,00 + Thay đổi nợ dài hạn - - - -

Khả năng TT lãi vay n/a n/a n/a n/a Tiền từ hoạt động TC (131) (192) (194) (211)

Tổng lưu chuyển tiền tệ 34 30 3 1

0,00 0,00 0,00 Tiền cuối năm 49 78 81 82

TÓM TẮT BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ PHÓNG

Page 21: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 21

HSX: NCT

HSX: NCT

PHỤ LỤC 1 – Một số thông tin về NCT, ALS và ACSV (Quay lại mục chính)

PHỤ LỤC 2 – Hệ thống máy móc thiết bị của NCT, ALS và ACSV (Quay lại mục chính)

Nội dung NCT ALS ACSV

Năm thành lập 2005 2016 2009

Các cổ đông (tại ngày 31/12/2019)

- Vietnam Airlines (nắm 55,1% cổ phần của NCT)

- NASCO ( nắm 7,0% cổ phần của NCT)

- NCT (nắm 10,1% cổ phần của ALS)

- Vinacapital (nắm 9,9% cổ phần của ALS)

- INTERSECO (nắm 5,6% cổ phần của ALS)

- ACV (nắm 20,0% cổ phần của ACSV)

- TASECO - Công ty TNHH Đầu tư HMG

Việt Nam - CTCP Chứng khoán IB - CTCP Đầu tư xây dựng bất

động sản Lanmak

Công suất thiết kế 400 nghìn tấn/năm 250 nghìn tấn/năm 150 nghìn tấn/năm

PHỤ LỤC

Page 22: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 22

HSX: NCT

HSX: NCT

PHỤ LỤC 3 – Kho hàng không kéo dài (Off – airport terminal) (Quay lại mục chính)

Kho hàng không kéo dài (Off – airport terminal) là hệ thống kho bãi tách rời sân bay nhưng có các chức năng khá

đầy đủ như tại sân bay bao gồm: soi chiếu an ninh, cân đo hàng hóa, thủ tục hải quan, chất xếp hàng hóa lên

ULD,... Mô hình kho hàng không kéo dài giúp giảm thiểu thời gian làm thủ tục bay cho hàng hóa và đẩy nhanh tốc

độ luân chuyển của hàng, đặc biệt là hàng hóa quốc tế với yêu cầu về thủ tục phức tạp và tốn thời gian hơn hàng

nội địa. Ngoài ra, mô hình này cũng giúp giảm tình trạng hàng hóa ùn tắc chờ làm thủ tục tại sân bay.

Quy trình hoạt động mô hình kho hàng không kéo dài

Với mô hình kho hàng không kéo dài, hàng hóa xuất được chấp nhận, soi chiếu an ninh, cân đo, hoàn thành các

thủ tục hải quan, dán nhãn tại kho hàng không kéo dài và chất lên các mâm, thùng tiêu chuẩn (ULD), sau đó được

chất xếp lên xe tải chuyên dụng, niêm phong bằng kẹp chì của hải quan và vận chuyển tới sân bay. Tại sân bay,

một số thủ tục chấp nhận hàng hóa còn lại được hoàn tất, hàng hóa sẽ được bàn giao cho ga hàng hóa tại sân bay

và chuyển lên máy bay. Quy trình tương tự được áp dụng với hàng hóa nhập, sau khi được dỡ từ máy bay, tại ga

hàng hóa, hàng hóa sẽ được kiểm tra an ninh và tình trạng nguyên vẹn, sau đó được chất nguyên mâm/thùng lên

xe tải chuyên dụng của ALS, niêm phong kẹp chì của hải quan và chuyển trực tiếp về kho hàng không kéo dài. Tại

đây, hàng hóa sẽ được kiểm tra, dỡ khỏi mâm thùng, hoàn thành thủ tục hải quan và được giao cho khách hàng.

Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài

(Theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP và Nghị định 67/2020/NĐ-CP)

1. Kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

a) Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế

b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất

c) Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa

bàn cả nước

Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km

2. Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không

qua sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao

gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2.

Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế,

kho hàng không kéo dài phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ),

Page 23: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 23

HSX: NCT

HSX: NCT

trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh

bằng tường rào, có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.

3. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng,

số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi

tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

4. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí

của kho vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.

Page 24: BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ LẦN ĐẦU - images1.cafef.vn

www.fpts.com.vn

Bloomberg - FPTS<GO>| 24

HSX: NCT

HSX: NCT

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM

Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là

đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các

thông tin này.

Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên

viên phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không

bị phụ thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.

Tại thời điểm thực hiện báo cáo phân tích, FPTS nắm giữ 35 cổ phiếu NCT và chuyên viên phân tích, người phê duyệt

báo cáo không nắm giữ cổ phiếu nào của doanh nghiệp này.

Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết liên quan đến cố phiếu này có thể

được xem tại http://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.

Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Trụ sở chính

Số 52 - Đường Lạc Long Quân, P Bưởi

Quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội, Việt Nam

ĐT: (84.24) 37737070 / 2717171

Fax: (84.24) 37739058

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Tầng 3, tòa nhà Bến Thành Times

Square, 136 – 138 Lê Thị Hồng Gấm,

Q.1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: (84.28) 62908686

Fax: (84.28) 62910607

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Chi nhánh Tp.Đà Nẵng

100 Quang Trung, P.Thạch Thang, Quận

Hải Châu, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam

ĐT: (84.236) 3553666

Fax: (84.236) 3553888