82
Dự án VIE/02/001 – Hỗ trợ Cải tiến và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về Xoá đói giảm nghèo Hợp phần: Hỗ trợ CTMTQG về XĐGN/Chương trình 135 Cơ quan triển khai: Uỷ ban dân tộc Địa chỉ: Văn phòng dự án UBDT, #19 ngõ 97, Văn Cao, Hà Nội, Việt Nam. Tel/Fax (84-4) 275 0518; Email: [email protected] BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2 Đặng Kim Sơn Phạm Quang Diệu Phạm Hoàng Ngân Trịnh Văn Tiến (Bản thảo để lấy ý kiến nhận xét, đề nghị không trích dẫn)

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Dự án VIE/02/001 – Hỗ trợ Cải tiến và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về Xoá đói giảm nghèo

Hợp phần: Hỗ trợ CTMTQG về XĐGN/Chương trình 135 Cơ quan triển khai: Uỷ ban dân tộc

Địa chỉ: Văn phòng dự án UBDT, #19 ngõ 97, Văn Cao, Hà Nội, Việt Nam. Tel/Fax (84-4) 275 0518; Email: [email protected]

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2

Đặng Kim SơnPhạm Quang DiệuPhạm Hoàng Ngân

Trịnh Văn Tiến

(Bản thảo để lấy ý kiến nhận xét, đề nghị không trích dẫn)

1/2007

Page 2: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................41. Sự cần thiết phải phát triển một chiến lược truyền thông........................................42. Mục tiêu của chiến lược truyền thông.....................................................................43. Phạm vi của chiến lược truyền thông......................................................................54. Khái niệm nội dung truyền thông và khung phân tích chiến lược truyền thông.....55. Cách tiếp cận/Các nguyên tắc của chiến lược.........................................................66. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7

II. CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2 VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG...............................................................................................................................8

1. Bài học về công tác truyền thông chương trình 135 giai đoạn 1 và các chương trình XĐGN khác.........................................................................................................82. Chương trình 135 giai đoạn 2 và các yêu cầu cho hoạt động truyền thông............92.1. Các nội dung chính của chương trình 135 giai đoạn 2.........................................92.2. Miêu tả các hoạt động truyền thông của các bên tham gia chương trình 135 giai đoạn 2.........................................................................................................................102.2.1. Thông tin quản lý.............................................................................................112.2.2. Thông tin kỹ thuật............................................................................................142.2.3. Thông tin kết quả thực hiện và chính sách......................................................182.2.4. Thông tin khác.................................................................................................202.3. Các yêu cầu của công tác truyền thông giai đoạn 2............................................21

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG...........................................................211. Cấp TW..................................................................................................................212. Cấp tỉnh..................................................................................................................213. Cấp huyện..............................................................................................................214. Cấp xã thôn bản.....................................................................................................21

IV.THỨ TỰ CÁC ƯU TIÊN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II..............................................................................................21IV. DỰ THẢO K Ế HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II...........................................................................................................................................21

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Thông tin lập và giao kế hoạch...........................................................................11Sơ đồ 2: Thông tin kỹ thuật của Chương trình..................................................................14Sơ đồ 3: Thông tin kết quả thực hiện và chính sách..........................................................18Sơ đồ 4: Chức năng của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 ở cấp trung ương........21Sơ đồ 5: Phân công nhiệm vụ của các cơ quan thành viên của các bộ ngành chỉ đạo thực hiện chương trình 135 ở cấp trung ương...........................................................................21Sơ đồ 6: Chức năng của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 ở cấp tỉnh...................21Sơ đồ 7: Chức năng các cơ quan chỉ đạo và thực hiện Chương trình 135 cấp huyện.......21Sơ đồ 8: Chức năng các cơ quan thực hiện Chương trình 135 cấp xã...............................21

2

Page 3: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết phải phát triển một chiến lược truyền thông

Trong các hoạt động đánh giá kết quả triển khai Chương trình 135 giai đoạn 1, Uỷ Ban Dân Tộc (UBDT) và các nhà tài trợ quốc tế xác định một hạn chế không nhỏ đến việc hoàn thành mục tiêu của Chương trình khi triển khai chương trình 135 giai đoạn 1 là chưa có một kế hoạch hay chiến lược truyền thông. Ngày 10 tháng 1 năm 2006 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 07/2006/QD-TTg phê duyệt Chương trình 135 cho giai đoạn 2006-2010. UBDT và các nhà tài trợ cho rằng việc phát triển và triển khai một chiến lược truyền thông là điều kiện tiên quyết và đóng vai trò quan trọng để triển khai chương trình 135 giai đoạn 2 đạt hiệu quả. Ý nghĩa của chiến lược truyền thông như sau:

Thực tế cho thấy Chương trình 135 cùng với Chương trình Xoá đói Giảm nghèo Quốc gia đã vận dụng một hệ thống các chính sách để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn. Chương trình 135 là một chương trình phức tạp, có nhiều hợp phần, do nhiều đơn vị tham gia triển khai, diễn ra trên nhiều địa bàn rộng nhiều tỉnh và trong thời gian dài nhiều năm. Nếu các hoạt động thông tin không được tổ chức một cách hệ thống thì quá trình triển khai không đồng bộ, chồng chéo, không phối hợp... và không thể đạt được hiệu quả.

Chương trình 135 giai đoạn 1 tiến hành trong giai đoạn 1998-2005, và Chương trình 135 giai đoạn 2 tiến hành trong giai đoạn 2006-2010 là một chương trình trung và dài hạn. Các hoạt động truyền thông phải đáp ứng yêu cầu hết sức quan trọng là đúc rút các kinh nghiệm và bài học từ kết quả thực hiện chương trình để phục vụ công tác hoạch định chính sách và đổi mới tổ chức đảm bảo khả năng bền vững của các kết quả chương trình ngay cả khi chương trình đã chấm dứt và mở rộng kết quả của chương trình ra ngoài phạm vi dự án.

Chương trình 135 là một cuộc vận động có ý nghĩa chính trị-kinh tế-xã hội rất to lớn đối với nhiều lĩnh vực nhạy cảm và khó khăn, do đó cần phải đẩy mạnh truyền bá rộng rãi để tạo ra sự đồng thuận và hưởng ứng trong toàn xã hội. Để đạt được mục tiêu lâu dài của chương trình phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thay đổi hành vi của một số đông nhân dân có trình độ văn hoá thấp, điều kiện sống khó khăn. Kinh nghiệm triển khai ở cấp cơ sở của chương trình 135 giai đoạn 1 cho thấy nếu công tác tuyên truyền giải thích ở cấp địa phương không được tiến hành tốt sẽ không làm cho người dân hiểu hết ý nghĩa, không khuyến khích họ chủ động tham gia và hưởng lợi một cách đầy đủ từ chương trình.

2. Mục tiêu của chiến lược truyền thông

Trong chương trình 135 giai đoạn 2, một chiến lược truyền thông đa ngành, đa phương tiện sẽ có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao nhận thức cho cộng đồng để:

3

Page 4: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Cung cấp thông tin rộng rãi, dễ tiếp cận, kịp thời và dễ hiểu để thay đổi hành vi của các đối tượng.

Góp phần tạo ra sự hiểu biết chung và cam kết giữa các bên liên quan, tạo điều kiện trao đổi thông tin quan trọng nhiều chiều, hỗ trợ quá trình hoạch định và triển khai chính sách ở tất cả các cấp, góp phần quản lý chương trình hiệu quả.

Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong công tác xây dựng, triển khai, giám sát và qua đó hưởng lợi từ chương trình trên địa bàn.

Khuyến khích chia sẻ thông tin, rút ra được các bài học kinh nghiệm, nhân ra trên diện rộng và thể chế hoá.

3. Phạm vi của chiến lược truyền thông

Mặc dù được gọi là một “chiến lược” song phạm vi áp dụng của hoạt động này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 2006-2010, nên nó mang ý nghĩa như một kế hoạch truyền thông tổng thể có tầm trung hạn. Kèm theo báo cáo chiến lược này sẽ có một chương trình hành động với lộ trình cho các hoạt động truyền thông cụ thể.

Các đơn vị thực hiện chiến lược truyền thông này chủ yếu là các đơn vị chủ trì, trực tiếp triển khai chương trình 135 giai đoạn 2. Ngoài ra, có sự phối hợp của các tổ chức, đơn vị liên quan, đặc biệt là các cơ quan truyền thông báo, đài, TV... các cơ quan thông tin liên lạc, tham gia vào hoạt động thông tin, truyền thông.

Do chương trình 135 giai đoạn 2 không có hợp phần về truyền thông, thông tin nên các nguồn lực thực hiện chiến lược truyền thông sẽ được huy động từ các hoạt động của các hợp phần đã có của chương trình. Ngoài ra, sẽ cần lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình khác có cùng mục tiêu và địa bàn để đạt được hiệu quả cao.

Đối tượng trong chiến lược truyền thông chương trình 135 giai đoạn 2 tập trung vào các đơn vị thực hiện triển khai và các đối tượng hưởng lợi ở các địa phương trong chương trình. Ngoài ra còn có tác động đến qui mô toàn xã hội nhằm tạo ra tác động chia sẻ và hưởng ứng của đông đảo nhân dân và các đối tượng liên quan.

Nội dung thông tin của chiến lược truyền thông tập trung vào hoạt động thông tin quản lý, và bao gồm thông tin kỹ thuật và thông tin kết quả của chương trình. Nội dung các thông tin trên hướng vào tăng cường sự hiểu biết và kiến thức, kỹ năng của các đối tượng hưởng lợi và giới thiệu bài học kinh nghiệm điển hình tiên tiến các kết quả dự án, tiến tới thể chế hoá về lâu dài.

4. Khái niệm nội dung truyền thông và khung phân tích chiến lược truyền thông

Khái niệm truyền thông trong báo cáo được hiểu là những trao đổi thông tin, tuyên truyền, đối thoại đa chiều giữa các đơn vị triển khai và thụ hưởng chương trình và phần nào mở rộng ra các đối tượng liên quan trong xã hội. Chiến lược truyền thông là hệ thống

4

Page 5: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

các định hướng và giải pháp nhằm chuyển tải hiệu quả thông tin đến các đối tượng của chương trình. Trong phạm vi báo cáo này, nhóm tư vấn không có ý định xây dựng chiến lược truyền thông một cách hoàn chỉnh theo một thiết kế lý tưởng. “Chiến lược” được xây dựng trên nguyên tắc chỉnh sửa hệ thống đang vận hành 135 hiện nay để nâng cấp các hoạt động truyền thông nhằm tận dụng và tăng cường hiệu quả của các nguồn lực sẵn có, giảm tối đa đầu tư mới, mà không thay đổi các kết cấu về tổ chức, quản lý không nằm trong phạm vi của hoạt động này.

Trong nghiên cứu này, việc phân tích các hoạt động truyền thông sẽ được tiến hành với các chủ thể triển khai và hưởng lợi của chương trình 135 theo các cấp quản lý từ TW, đến cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản, các hoạt động truyền thông của cơ quan truyền thông ở các cấp. Về nội dung của thông tin sẽ được phân loại theo ba loại hình chính là thông tin quản lý, thông tin kỹ thuật, và thông tin chính sách.

- “Thông tin quản lý” trong báo cáo được giới hạn là thông tin điều hành hoạt động quản lý triển khai, thực hiện chương trình, dự án (tổng hợp xây dựng , xét duyệt, triển khai kế hoạch; giám sát tiến độ, đánh giá kết quả, quản lý sử dụng kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, bảo dưỡng vận hành công trình,...) .

- “Thông tin kỹ thuật” trong báo cáo là thông tin do dự án, chương trình cung cấp cho đối tượng hưởng lợi nhằm nâng cao kiến thức, trang bị kĩ năng, tăng cường năng lực chuyên môn kỹ thuật, cải thiện hiểu biết và thay đổi hành vi của đối tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống,...(như thông tin khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,... chuyển giao khoa học công nghệ, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, cải thiện vệ sinh ăn ở, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải thiện nếp sống văn hoá,...).

- “Thông tin chính sách” như cách gọi trong báo cáo là loại thông tin nhằm tuyên truyền, giới thiệu cho các đối tượng trong và ngoài dự án về kết quả thực hiện, và các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai dự án, chương trình, phản hồi ý kiến của người dân và các đối tượng tham gia đến các cấp quản lý ở trung ương và địa phương nhằm thể chế hóa, cải tiến chính sách và nhân rộng mô hình ra ngoài không gian và thời gian của chương trình, dự án.

5. Cách tiếp cận/Các nguyên tắc của chiến lược

Trên cơ sở rà soát bài học kinh nghiệm của một số chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển miền núi đã được thực hiện, từ thực tiễn chương trình 135 giai đoạn 1, từ phân tích mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị triển khai chương trình đề xuất giải pháp khắc phục các điểm yếu và bổ xung các khâu thiếu trong hoạt động truyền thông để phục vụ triển khai chương trình.

Các hoạt động trong chiến lược truyền thông hướng vào việc tăng cường khả năng minh bạch, tăng khả năng tiếp cận thông tin cho các đối tượng triển khai và thụ hưởng chương trình nhằm phân cấp, giao quyền, phát huy quyền làm chủ của họ, tăng hiệu quả đóng góp của họ, và huy động sự phối hợp của toàn xã hội để chương trình triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

5

Page 6: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Các hoạt động truyền thông được thiết kế trong chiến lược truyền thông không diễn ra theo hướng một chiều từ trên xuống, mà đa chiều, nhằm tạo sự phối hợp giữa các bên tham gia thuộc nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều thành phần kinh tế, không dừng ở mức độ cung cấp thông tin xuống cơ sở mà hướng tới huy động sự tham gia, phản hồi, tương tác của người dân địa phương vào truyền thông cũng như mọi hoạt động của chương trình.

Chiến lược truyền thông tập trung đẩy mạnh các hoạt động thông tin học hỏi kinh nghiệm, rút ra các đề xuất chính sách, tạo cơ chế để thông tin kịp thời, trực tiếp các ý kiến, các mô hình sáng tạo từ cơ sở lên trung ương, phục vụ quá trình hoạch định và triển khai chính sách.

6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu thông qua phân tích tài liệu thứ cấp, tham vấn chuyên gia và tiến hành đi thực địa1.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các tài liệu từ một số chương trình xoá đói giảm nghèo (CBRIP, NMPRP, M4P, RWSS, SIDA chia sẻ...2); Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm, các báo cáo đánh giá chương trình 135 giai đoạn 1; và một số báo cáo liên quan Chương trình 135 giai đoạn 1 và 2.

Nhóm chuyên gia đã họp với các cơ quan: Ủy ban Dân tộc (Vụ Chính sách Dân tộc- bộ phận thường trực Chương trình 135 của UBDT), một số cơ quan truyền thông, thông tin của UBDT (Vụ Tuyên truyền, Trung tâm Tin học, Báo .... và Tạp chí.....); Bộ NN&PTNT (Cục Hợp tác xã), Bộ KH&ĐT (Vụ Địa phương); một số cơ quan truyền thông đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam (Ban Phát thanh-truyền hình dân tộc VTV5), Đài Tiếng nói Việt Nam (Ban Dân tộc và miền núi).

Nhóm chuyên gia đã tổ chức nghiên cứu thực địa tại 2 tỉnh, một ở miền núi Tây Bắc (Lào Cai) và một tỉnh Tây Nguyên (ĐakLak). Tại 2 địa phương trên, nhóm đã làm việc với các cơ quan quản lý và thực hiện chương trình tại 4 cấp (tỉnh, huyện, xã, và thôn bản), trao đổi với trưởng thôn bản và người dân.

Nhóm chuyên gia đã gặp gỡ và tham khảo ý kiến một số chuyên gia truyền thông trong và ngoài nước trong xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông như: TS.Trần Ngọc Diễn (Bộ Lao động TBXH), Bà Nguyễn Thị Bích Hằng, ông Paul Fairhead (Idea Entertainment) Bà Caroline Del Dulk.

1 Chi tiết các hoạt động và nội dung của các cuộc phỏng vấn xin xem trong phần phụ lục của báo cáo phân tích nguồn lực.2 NMPRP - Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc; (SIDA chia sẻ- Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về giảm nghèo; M4P - Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo; RWSS-Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn (2006-2010).

6

Page 7: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

II. CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2 VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

1. Bài học về công tác truyền thông chương trình 135 giai đoạn 1 và các chương trình XĐGN khác

Từ những kinh nghiệm của chương trình 135 giai đoạn 1 và các chương trình và dự án XĐGN trong và ngoài nước khác có thể rút ra một số bài học về công tác truyền thông như sau3:

Một số bài học thành công

CT 135 bước đầu huy động được sự tham gia của các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền vận động thu hút sự chú ý của nhân dân đến đối tượng và hoạt động của chương trình, bước đầu khuyến khích họ tham gia tích cực vào chương trình, phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Về cơ bản CT 135 và các chương trình, dư án XĐGN khác đã tập trung đầu tư cho thông tin quản lý, có những hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện các hoạt động của dự án, các bước thực hiện dự án. Ở một số dự án, người dân được tham gia bàn bạc, được góp ý kiến phản hồi và tham gia giám sát chất lượng công trình4.

Công tác thông tin của CT 135 và một số dự án nước ngoài cũng đã hỗ trợ và phối hợp với các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực cán bộ. Trình độ văn hóa và dân trí ở các xã ĐBKK có tiến bộ hơn, nhân dân đã có nhận thức và yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện tiếp nhận kỹ thuật mới dễ dàng hơn. Chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ được nâng cao nhờ chất lượng công tác y tế, giáo dục và đào tạo được cải thiện.

Một số hạn chế, bất cập

Thông tin giữa các cơ quan tham gia, giữa các hợp phần trong CT 135, giữa CT 135 và các chương trình dự án XĐGN trong và ngoài nước thiếu kết nối, chia sẻ, dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém phối hợp, hoặc không phát huy tối đa hoá hiệu quả của các hoạt động.

Giữa các hoạt động của chương trình và các dự án thiếu cơ chế phối hợp thường xuyên và chủ động với các kênh truyền thông đại chúng ở cấp trung ương cũng như địa phương. Các thông tin về chính sách và kết quả thực hiện của các dự án được chuyển tải chủ yếu do sự chủ động của các cơ quan truyền thông (báo, đài,

3 Về đánh giá các hoạt động chương trình 135 giai đoạn 1 và các dự án XĐGN khác xin xem trong báo cáo phân tích nguồn lực.4 Riêng trong dự án Sida chia sẻ, trong các cuộc họp, người dân thôn bản đã tham gia góp ý trực tiếp về các hoạt động xây dựng số liệu điều tra của dự án ở địa phương và phân tích thực trạng thôn bản. Vì thế các cấp quản lý dự án có căn cứ để điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.

7

Page 8: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

TV) và chính quyền địa phương. Các cơ quan truyền thông sử dụng kinh phí của mình để truyền tải thông tin và cử người đến lấy tin.

Công tác thông tin tuyên truyền trong chương trình 135 chưa thúc đẩy được sự tham gia chủ động của người dân. Việc thiết lập kế hoạch, xây dựng các mô hình, tổ chức thông tin còn theo phương pháp “từ trên xuống”. Thông tin về quy trình thủ tục theo kênh hành chính, công tác tuyên truyền, giải thích đến người dân ở cấp thôn bản chưa hiệu quả, chưa tăng cường sự chủ động, tham gia của người dân vào công tác xây dựng, triển khai và giám sát các công trình.

Nội dung thông tin tập trung vào các nội dung quản lý dự án. Trong thông tin quản lý thiếu các thông tin về giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện, thông tin khối lượng, chất lượng, các khó khăn trên hiện trường, những yếu kém của đơn vị, ít có kiến nghị, đề xuất.

Thiếu các thông tin về chính sách, giới thiệu kết quả. Trong mảng thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về thị trường, kinh tế phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân địa phương. Thiếu kết nối thông tin trực tiếp giữa cấp TW và cơ sở, thiếu các phản hồi chính sách trực tiếp từ cơ sở lên phục vụ công tác hoạch định và triển khai chính sách.

Các hoạt động truyền thông chưa chú trọng đầy đủ đến yếu tố đặc thù về ngôn ngữ, văn hoá của đồng bào ở các vùng miền nên chưa khai thác hết hiệu quả của công tác truyền thông. Chưa vận dụng đầy đủ các phương pháp truyền thông đa dạng và sáng tạo của nhân dân vào công tác tuyên truyền. Chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh của cán bộ của cộng đồng như kiến thức bản địa, ngôn ngữ... vào công tác tuyên truyền.

2. Chương trình 135 giai đoạn 2 và các yêu cầu cho hoạt động truyền thông

2.1. Các nội dung chính của chương trình 135 giai đoạn 2

Ngày 10 tháng 1 năm 2006 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 07/2006/QD-TTg phê duyệt Chương trình 135 cho giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu chương trình là tạo sự chuyển biến nhanh về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có thu nhập cao; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã và thôn bản ĐBKK một cách bền vững, giảm tốc độ chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010. Chương trình có 4 hợp phần:

Hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Xây dựng các chương trình sản xuất, các mô hình kinh tế điển hình, đào tạo, bồi dưỡng lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, thay đổi tập quán sản xuất. Dự án phát triển sản xuất phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện từ lập dự án, kế hoạch, nội

8

Page 9: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

dung, mục tiêu hoạt động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện. Các Bộ, cơ quan trung ương chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát thực hiện.

Phát triển cơ sở hạ tầng. Điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch sắp xếp dân cư, quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, Chương trình sẽ tập trung giải quyết những công trình hạ tầng thiết yếu trong phạm vi của xã, thôn bản. Phát triển cơ sở hạ tầng được thực hiện bằng dự án đầu tư xây dựng, cơ chế thực hiện về nguyên tắc chung tuân theo Luật Xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình có quy mô đơn giản, vốn đầu tư không lớn nên tuỳ theo điều kiện thực tế, chủ yếu dự án giao cho cấp xã quản lý vì vậy cơ chế quản lý đơn giản, dễ thực hiện.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và năng lực của cộng đồng. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, thôn bản theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn xã, thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng về mọi mặt, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia, giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý trên địa bàn. Do mục tiêu đào tạo gồm nhiều lĩnh vực trên cùng một địa bàn, chung đối tượng; phân công các cơ quan thực hiện theo nội dung chuyên ngành, mỗi một nội dung đào tạo chỉ do một cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm. Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan phối hợp, chịu trách nhiệm về đối tượng đào tạo và theo dõi giám sát. Uỷ ban Dân tộc chủ trì nội dung giáo trình bồi dưỡng về chính sách dân tộc về quản lý điều hành tổ chức giám sát và một số nội dung cơ bản của dự án này. Chương trình sẽ tập trung đào tạo đối tượng là cán bộ thôn bản, Ban giám sát xã và đào tạo cộng đồng

Hỗ trợ các dịch vụ xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Cải thiện môi trường sống, tăng khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ xã hội cơ bản, đồng thời nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức pháp luật, giảm khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc. Cải thiện môi trường sống của đồng bào tập trung vào các vấn đề bức xúc nhất là: nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, pháp luật…

2.2. Miêu tả các hoạt động truyền thông của các bên tham gia chương trình 135 giai đoạn 2

Các hoạt động truyền thông được miêu tả dựa trên chức năng của các đơn vị triển khai và các đối tượng hưởng thụ chương trình5. Hoạt động truyền thông trong chương trình 135 được chia ra làm bốn loại hình chính là: (i), thông tin quản lý; (ii), thông tin kỹ thuật; (iii), thông tin chính sách và kết quả chương trình; (iv), thông tin phối hợp thông qua mạng lưới truyền thông TW. Mỗi kênh thông tin sẽ được miêu tả, phân tích những điểm mạnh và yếu để từ đó đề xuất các hoạt động truyền thông trong giai đoạn sắp tới.

5 Các nội dung của phần này được xây dựng dựa trên các tư liệu thứ cấp, các cuộc họp, phỏng vấn ở các cấp từ TW đến địa phương của nhóm nghiên cứu. Về chức năng của các đơn vị ở các cấp xin xem phụ lục trong báo cáo đánh giá nguồn lực.

9

Page 10: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

2.2.1. Thông tin quản lý

Sơ đồ 1: Thông tin lập và giao kế hoạch

Kênh thông tin lập kế hoạch được thực hiện như sau:

Cấp huyện, xã, thôn bản:

Về dự án HTCS và TTCX, thôn bản họp để lấy ý kiến của người dân. Kết quả họp thôn được thể hiện trong biên bản họp thôn. Căn cứ biên bản thôn, xã lập kế hoạch và tham vấn ý kiến của HĐND xã. Sau đó, UBND xã đề xuất kế hoạch lên Ban Quản lý dự án

Các Bộ liên quan

UBDTBộ KH&ĐT Bộ NN&PTNT

Thủ tướng CP

UBND TỉnhChỉ đạo CT Tỉnh

cấp Tỉnh

Cơ quan TT:Sở KH&ĐT hoặc

Ban dân tộcSở LĐTBXHHoặc Ban DT

(Đào tạo)

Sở NN&PTNT và Ban dân tộc (ĐCĐC)

TT khuyến nôngChi Cục HTX

UBND huyệnBan quản lý dự án huyện

UBND xã,Ban quản lý dự

án xã

HDND xã Người dân

Trạm khuyến nông huyện

Đề xuất

Tham vấn

Giao

Trình duyệt

10

Page 11: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

huyện. Về dự án đào tạo, ban quản lý xã và huyện đề xuất về đối tượng được tập huấn, đào tạo. Ban quản lý dự án huyện lập kế hoạch phát triển xã (HTCS, TTCX) và đề xuất đối tượng (của dự án đào tạo) và đề xuất lên cơ quan thường trực CT và Sở KH&ĐT. Về dự án khuyến nông, trạm khuyến nông huyện đề xuất kế hoạch lên TT khuyến nông Tỉnh.

Về dự án định canh định cư (di dân nội vùng tránh thiên tai), căn cứ tình hình thực tế của địa phương như tình trạng ngập lụt, sạt lở ven sông), ban quản lý dự án huyện và các xã có trách nhiệm lập kế hoạch và đề xuất lên Chi Cục HTX (Sở NN&PTNT) hoặc Ban dân tộc, tuỳ theo quy định của từng Tỉnh.

Cấp Tỉnh:

Trong dự án khuyến nông, định canh định cư và đào tạo, UBDT Tỉnh phân cấp cho các Sở và Ban dân tộc lập kế hoạch.

Về dự án đào tạo, Ban dân tộc hoặc Sở LĐTBXH lập kế hoạch đào tạo dựa trên chương trình chung của Viện dân tộc; và đề xuất lên cơ quan thường trực CT và Sở KH&ĐT.

Về mảng khuyến nông (dự án hỗ trợ sản xuất), TT khuyến nông Tỉnh lập kế hoạch khuyến nông dựa trên các đề xuất của Trạm khuyến nông huyện, đối chiếu với kế hoạch của TT khuyến nông quốc gia. Sở NN&PTNT đề xuất kế hoạch khuyến nông lên Sở KH&ĐT và cơ quan thường trực CT, báo cáo Bộ NN&PTNT.

Về mảng di dân tái định cư (dự án hỗ trợ sản xuất), Chi cục Hợp tác xã (thuộc Sở NN&PTNT) và Ban dân tộc phối hợp lập kế hoạch chương trình di dân tái định cư. Đề xuất kế hoạch di dân tái định cư được lập căn cứ trên tình hình thực tế của địa phương (tình trạng ngập lụt, sạt lở ven sông; thông tin các dự án dài hạn của Bộ NN&PTNT, UBDT, thông tin các dự án của tỉnh bạn). Kế hoạch di dân tái định cư được các Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở GTVT thẩm định. Sau khi tổng hợp ý kiến thẩm định của các bên, Chi Cục HTX hoàn thiện Đề án chương trình di dân tái định cư, Sở NN&PTNT đề xuất kế hoạch lên Ban dân tộc và Sở KH&ĐT, báo cáo Bộ NN&PTNT.

Sở KH&ĐT làm nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch Chương trình 135 từ các sở, ban dân tộc, trình UBND Tỉnh.

UBND Tỉnh đề xuất kế hoạch CT 135 của Tỉnh lên Uỷ Ban dân tộc và Bộ KH&ĐT.

Cấp Trung ương

UBDT và Bộ KH&ĐT gửi công văn các Bộ lấy ý kiến tham vấn (Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ LĐTBXH…). Sau khi tổng hợp ý kiến phản hồi từ các Bộ, chỉnh sửa và hoàn thiện Kế hoạch Chương trình, UBDT đề xuất kế hoạch lên Bộ KH&ĐT. Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng phê duyệt.

Kênh thông tin giao kế hoạch được thực hiện như sau

11

Page 12: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Khi kế hoạch Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ KH&ĐT trực tiếp giao kế hoạch cho Tỉnh (về hợp phần đào tạo và hỗ trợ phát triển sản xuất) và qua Sở KH&ĐT giao kế hoạch cho ban quản lý dự án huyện (dự án CSHT, TTCX).

UBND Tỉnh giao kế hoạch đào tạo cho Sở LĐTBXH hoặc Ban dân tộc chỉ đạo thực hiện. Nội dung đào tạo (giáo trình, bài giảng) do các cơ quan này biên soạn và phối hợp với các cơ quan đào tạo của Tỉnh trực tiếp mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã và thôn bản tại các trung tâm huyện và xã. Thông thường các lớp tập huấn được kết hợp với các hội nghị triển khai chương trình hàng năm, ít có những khoá tập huấn, đào tạo theo những nội dung, kế hoạch riêng theo nhu cầu khảo sát, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể.

Trong mảng khuyến nông, Trung tâm khuyến nông được Tỉnh phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện. Trung tâm Khuyến nông tỉnh có thể trực tiếp đặt hàng các Trạm khuyến nông huyện thực hiện các hoạt động như tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ.

Trong mảng định canh định cư, UBND Tỉnh giao Chi cục HTX và Ban dân tộc là cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện.

Một trong các công cụ thông tin nội bộ chính của UBDT là Tạp chí Dân tộc và Bản Tin CT 135 tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ trong các hoạt động liên quan tới Dân tộc phát triển. Tuyên truyền các vấn đề dân tộc và đời sống, phản ánh, lên án những hành động không đúng với quy định Nhà nước (tiêu cực, tham nhũng…)

Ưu điểm của công tác truyền thông về quản lý

Bộ máy truyền thông không có lực lượng chuyên trách, chủ yếu do các bộ phận quản lý của UBDT và các Bộ, ngành trực tiếp đảm nhiệm. Ở các cấp tỉnh, huyện xã thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm. Nhìn chung kết cấu tổ chức gọn nhẹ, sử dụng thiết bị và kênh thông tin sẵn có.

Bước đầu đã có phối hợp trong hoạt động truyền thông thông tin quản lý giữa Bộ, Sở ban ngành (Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT)

Bước đầu đã thu thập được ý kiến phản hồi của người dân trong công tác lựa chọn chương trình, đặc biệt là công tác giám sát ở ban giám sát xã, nhờ đó làm tăng cường hiệu quả của công trình.

Nhược điểm của công tác truyền thông về quản lý

Chương trình được tiến hành không có các mốc xác định tác động để đánh giá hiệu quả sau thời gian tiến hành. Không tiến hành điều tra hiện trạng trước khi bắt đầu chương trình, hoặc không có một số điểm chuẩn dùng để so sánh áp dụng chính sách. Không có cơ sở dữ liệu liên tục để phân tích thông tin.

Ở các cấp chưa có bộ phận chuyên trách về thông tin của chương trình, một số cấp cơ sở thậm chí không có phòng ban chuyên về hoạt động thông tin nên công tác thông

12

Page 13: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

tin, tuyên truyền không chuyên nghiệp, năng lực và trang bị chuyên môn không đảm bảo yêu cầu, thông tin chậm, sai lạc, nội dung không đồng nhất.

Trong các báo cáo chỉ nêu các thông tin về số lượng, ít các chỉ số chất lượng: sự phù hợp, kết quả, hiệu suất, tác động (kinh tế-xã hội, công nghệ, giới..), các chỉ số đầu vào, đầu ra và tác động cuối cùng được liệt kê ra mà không phân tích kỹ, tình hình thay đổi thiết kế, thay đổi hạng mục, giá cả vật liệu, đơn vị thi công, thông tin đấu thầu,...

Chưa có cơ chế rõ ràng phối hợp thông tin giữa các bên tham gia chương trình. Cách thức quản lý thông tin có nhiều khó khăn để UBDT ở trung ương và BDT ở địa phương làm tròn vai trò cơ quan đầu tư tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi và phân bổ nguồn lực và bố trí kế hoạch (giữa ngành nông nghiệp, ngành giao thông và UBDT). Bộ ngành chỉ đạo thực hiện ở trung ương và địa phương gồm nhiều đầu mối (giữa sở Nông nghiệp với Trung tâm Khuyến nông và chi cuc HTX và PTNT,...) nhưng thông tin cung cấp và sử lý thiếu tập trung, hạn chế về năng lực.

Thông tin quản lý chủ yếu tập trung vào nội dung lập kế hoạch và giao vốn theo chu kỳ hàng năm. Công tác báo cáo thường kỳ theo quy định cũng chưa nghiêm túc, số liệu báo cáo tháng và quý chưa đều. Không có kênh thông tin và cơ chế quản lý để kiểm tra giám sát và đánh giá mục tiêu để kịp thời điều hành, xử lý vụ việc, điều chỉnh họat động ngắn hạn của chương trình.

Kênh thông tin quản lý chủ yếu qua con đường hành chính từ TW đến tỉnh, huyện và xã, ngòai họat động họp người dân thôn bản thiếu kênh tiếp nhận thông tin phản hồi từ dân, và cung cấp thông tin cho nhân dân nên có nơi chưa biết đầy đủ về kế hoạch và kinh phí của chương trình, hoặc những cơ chế liên quan đến công trình. Thiếu kênh thông tin để huy động sự tham gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội.

Về công cụ và phương tiện thông tin từ trung ương đến địa phương, chủ yếu sử dụng các biện pháp hành chính như hội họp, báo cáo bằng văn bản. Ở cơ sở chưa huy động được các phương tiện truyền thông để tuyên truyền những thông tin quản lý như hệ thống loa phóng thanh xã, thảo luận với dân, hệ thống bảng công cộng.... Ở trung ương, chưa huy động các hình thức thông tin liên tục và hiệu quả để quản lý thường xuyên như giao ban, thư điện tử, cơ sở dữ liệu, trang web, diễn đàn điện tử,...

2.2.2. Thông tin kỹ thuậtThông tin kỹ thuật chuyển tải trong Chương trình giai đọan 2 có thể chia làm nhiều loại thông tin chính như thông tin đào tạo, thông tin khuyến nông, ... các nội dung thông tin khác liên quan đến họat động tái định cư, giao thông nông thôn cần được làm rõ.

Sơ đồ 2: Thông tin kỹ thuật của Chương trình

13

Page 14: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Thông tin đào tạo được chuyển tải như sau:

Để định hướng Chương trình chung về đào tạo cho các Tỉnh, Viện dân tộc xây dựng Chương trình đào tạo, gồm 14 chuyên đề, trong đó có 9 chuyên đề dành cho đào tạo cán bộ cơ sở và 5 chuyên đề dành cho cộng đồng.

UBND tỉnh giao các Sở LĐTBXH hoặc Ban dân tộc chủ động biên soạn giáo trình, bài giảng phù hợp. Sở LĐTBXH hoặc Ban dân tộc phối hợp với các cơ quan đào tạo của Tỉnh trực tiếp mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã và thôn bản tại các trung tâm huyện và xã. Thông thường các lớp tập huấn được kết hợp với các hội nghị triển khai chương trình hàng năm, ít có những khoá tập huấn, đào tạo theo những nội dung, kế hoạch riêng theo nhu cầu khảo sát, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể.

TT Khuyến nôngBan DT Tỉnh

Trung tâm Huyện, xã

UBDTViện dân tộc học

Trạm khuyến nông

CLB khuyến nông

VTV5, VTV1, VTV2, VOV

Đài PT-TH Tỉnh

Đài PT-TH huyện

Trạm phát thanh

21 đầu báo và tạp chí phát không

Trưởng thôn bản

Cộng đồng và người dân

Bộ NN&PTNT

Của CT

Phối hợp

14

Page 15: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Bên cạnh hệ thống thông tin được đầu tư của nguồn vốn chương trình135, còn phải kể đến một nguồn thông tin lớn theo QĐ 975 của Thủ tướng CHính phủ. Hiện nay, kênh thông tin này tiến hành một cách riêng rẻ về nội dung, mặc dù cho cùng một nhóm đối tượng hưởng lợi, vì vậy hiệu quả thấp và chưa phối hợp tốt với hoạt động của chương trình 135.

Thông tin về khuyến nông

Trung tâm khuyến nông Tỉnh trực tiếp đặt hàng các Trạm khuyến nông huyện, dựa trên ý kiến đề xuất của khuyến nông cơ sở, thực hiện các hoạt động như tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ ở thôn bản. Trung tâm khuyến nông tỉnh thường có phối hợp với cơ quan truyền thông Tỉnh như đài phát thanh-truyền hình Tỉnh, Báo trong việc cung cấp thông tin và cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật trong việc thực hiện các chuyên mục khuyến nông.

Người dân thôn bản có thể tiếp nhận thông tin kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm từ một số kênh chính như: tờ rơi, tờ bướm, tham gia Câu lạc bộ khuyến nông thôn bản, tham gia các hoạt động của Trạm khuyến nông huyện. Ngoài ra, được xem, nghe các chuyên mục khuyến nông trên sóng phát thanh, truyền hình xã, huyện, tỉnh.

Bên cạnh các hoạt động khuyến nông được đầu tư của chương trình135, còn một phần lớn các hoạt động khuyến nông khác được thực hiện bởi các nguồn vốn của Trung ướng và địa phương. Mức độ phối hợp giữa các hoạt động này rất khác nhau tuỳ theo từng địa phương, và vai trò điều phối của ban chỉ đạo chương trình còn hạn chế. Điều đáng nói chính là người hưỏng lợi, người nông dân, nhất là người nghèo và đồng bào dân tộc, chưa có tiếng nói đáng kể trong việc huy động các nguồn hỗ trợ này để giúp ích một cách hiệu qủa nhất cho hoạt động phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân.

Ngòai hai nội dung khuyến nông và đào tạo, các nội dung thông tin kỹ thuật khác mới phát triển trong giai đọan 2 của chương trình 135 chưa được thể hiện rõ trong tổ chức thực hiện thời gian hiện nay.

Ưu điểm của thông tin kỹ thuật

Đã lồng ghép thực hiện nhiều lớp đào tạo chuyển giao các thông tin kỹ thuật đến cho người dân

Ở một số nơi, bước đầu người dân nghèo tham gia những lớp tập huấn nắm được một số kỹ thuật sản xuất.

Một số nơi đã tăng cường đào tạo cho đội ngũ khuyến nông thôn bản là người dân tộc, hình thành đội ngũ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là người bản địa.

Một số nơi tận dụng địa điểm và sinh họat công cộng để phổ biến kỹ thuật khuyến nông, có tác dụng hiệu quả cho nhiều bà con tiếp cận.

Một số nơi đã tổ chức các hình thức thăm quan, tìm hiểu thông tin kỹ thuật sản xuất hàng hóa nông sản chế biến, bước đầu giúp nông dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận thị trường.

Nhược điểm của thông tin kỹ thuật

15

Page 16: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Thông tin kỹ thuật chủ yếu diễn ra theo chiều từ trên xuống, thiếu thông tin phản hồi từ người dân về nhu cầu thông tin kỹ thuật, nên hạn chế đến chất lượng và nội dung thông tin, trong nhiều trường hợp không phù hợp với nhu cầu của người dân. Đây cũng là trường hợp của thông tin đào tạo. Chương trình giảng dạy vì vậy không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng thiết thực của cán bộ cơ sở và nhân dân.

Thiếu sự chủ động phối hợp chia sẻ thông tin giữa các đơn vị triển khai chương trình và các đơn vị truyền thông. Thường là các đơn vị truyền thông ở trung ương và địa phương đóng vai trò chủ động tìm đến các đơn vị triển khai để thu thập thông tin, và tự xây dựng các chương trình truyền thông. Ở cấp xã, cũng có sự thiếu phối hợp giữa các bộ phận truyền thông với hoạt động khuyến nông để phổ biến kiến thức cho bà con.

Thiếu phối hợp ngang giữa các cơ quan quản lý các hợp phần chuyên môn chương trình (nông nghiệp, giao thông, dân tộc, giáo dục,...) trong công tác phổ biến thông tin kỹ thuật, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp về tài nguyên, lực lượng, chương trình của các nguồn thông tin đến người dân.

Trong công tác thông tin, một mảng lớn các hoạt động truyền thông hướng đến cùng đối tượng, diễn ra trên cùng địa bàn, nhằm đạt cùng mục tiêu của chính UBDT (chương trình cấp không báo chí cho miền núi) chưa được huy động hiệu quả vào tuyên truyền, thông tin kỹ thuật cho chương trình 135.

Do những hạn chế trong phương pháp và nội dung thông tin (ngôn ngữ, phương tiện, thời gian, địa điểm...). Ví dụ cách trình bày chưa trực quan như thăm quan học hỏi kinh nghiệm giữa địa phương với địa phương, tài liệu chưa dễ hiểu, ít hình ảnh, về nội dung chưa mở sang quản lý sản xuất, hoặc thông tin thị trường... nên một bộ phận lớn đồng bào chưa tiếp cận được các lớp đào tạo, hoặc có tham gia nhưng chưa tiếp thu và áp dụng được kỹ thuật sản xuất mới6. Các hoạt động thông tin chưa phát huy được các công cụ truyền thông cơ sở, sử dụng nơi công cộng như bảng công cộng, chợ, nhà văn hoá cộng đồng... để truyền tải thông tin.

Dự án đào tạo cán bộ mới thực hiện ở mức bồi dưỡng, tập huấn. Nội dung, tài liệu giảng dạy chậm được cải tiến. Chủ yếu tập trung vào việc phổ biến các nghị định, chủ trương, chứ chưa thực sự đi vào cải thiện các kỹ năng quản lý và kỹ thuật thiết thực như cách thức chuẩn bị một kế hoạch đầu tư, quản lý dự án, giám sát kỹ thuật và các phương pháp thu hút sự tham gia của người dân. Có nơi công tác đào tạo được tiến hành chiếu lệ (lồng ghép vào các cuộc họp ở cấp huyện khi bắt đầu triển khai chu trình kế hoạch), chưa thực sự nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở.

6 Số liệu thống kê sơ bộ đánh giá kết quả 7 năm thực hiện Chương trình 135 của UBDT mới chỉ cho thấy tỷ lệ số xã tiếp thu khoa học kỹ thuật trong sản xuất bình quân trên cả nước từ Chương trình đã đạt 50%.

16

Page 17: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

2.2.3. Thông tin kết quả thực hiện và chính sách

Sơ đồ 3: Thông tin kết quả thực hiện và chính sách

Hiện nay, một số các cơ quan truyền thông cấp trung ương đang được Nhà nước giao nhiệm vụ truyền thông phục vụ đồng bào dân tộc miền núi như Ban dân tộc và miền núi-Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban phát thanh-truyền hình dân tộc- Đài truyền hình Việt Nam, đã chủ động phối hợp các cơ quan truyền thanh-truyền hình của các Tỉnh trong việc đưa tin, làm các chương trình dành cho đồng bào dân tộc, miền núi. Hiện nay có 40 Đài PT-TH các tỉnh đang có hợp đồng sản xuất chương trình với Ban phát thanh-truyền hình dân tộc VTV5. Các thông tin mà các cơ quan truyền thông trung ương sản xuất ra đều được các Đài PT-TH Tỉnh tiếp sóng và sử dụng để phát lại trên sóng phát thanh-truyền hình Tỉnh, phục vụ đồng bào dân tộc tại địa bàn.

Một số Đài PT-TH huyện đã có tổ chức sản xuất chương trình riêng của huyện, bằng tiếng Kinh và tiếng dân tộc, phát sóng trên sóng phát thanh-truyền hình huyện và gửi cho Đài PT-TH Tỉnh phát sóng trên toàn Tỉnh.

Hội nghị hội thảo TW

Hội nghị hội thảo Tỉnh

Trạm phát thanh xã

Đài PT-TH huyện

Phát thanh- truyền hình Tỉnh, Báo

Truyền thanh, truyền hình, báo TW

Thăm quan giữa các Tỉnh

Các nhà tại trợ QT

UBDT

Cộng đồng, người dân

CT Cung cấp TT

Đài báo chủ động lấy và cung cấp thông tin

UBDT tỉnh

17

Page 18: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Về phía UBDT và các ban dân tộc, bước đầu đã có sự phối hợp với các cơ quan truyền thông trung ương và tỉnh dưới hình thức gửi giấy mời Báo, đài đến ghi hình và lấy tin của các hội thảo mà UBDT và ban dân tộc tổ chức, hoặc khi các lãnh đạo các cơ quan đi xuống các địa phương thăm và kiểm tra. Hoặc thông tin thông qua website của UBDT do Trung tâm Thông tin quản lý

Có thể nói, truyền thông thông tin chính sách và kết quả thực hiện của CT 135 trong thời gian qua hầu như do sự chủ động từ phía Báo chí, cơ quan phát thanh truyền hình. Các cơ quan truyền thông từ cấp TW và Tỉnh đều chủ động cử phóng viên xuống địa phương lấy tin và làm chương trình. Các cơ quan này thực hiện các hoạt động truyền thông thông tin về 135 dựa trên nguồn kinh phí hoạt động của ngành dọc, và chỉ có thể nhận một số khoản bồi dưỡng của các cơ quan quản lý và thực hiện CT 135 ở các cấp.

Ưu điểm thông tin chính sách

Các tổ chức quốc tế đã tiến hành một số nghiên cứu của các chuyên gia độc lập từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và có thông tin để đánh giá các hoạt động của chương trình.

Trong chương trình đã tiến hành được nhiều hội thảo ở cấp trung ương và địa phương, đánh giá các hoạt động của chương trình nhờ đó rút ra được các ý kiến đóng góp thay đổi về tổ chức và quy định làm cho chất lượng chương trình của giai đoạn 2 được cải thiện đáng kể.

Nhược điểm của thông tin chính sách

Thiếu sự chủ động phối hợp chia sẻ thông tin chính sách thường kỳ giữa các đơn vị triển khai chương trình và các cơ quan truyền thông. Hoạt động thông tin chính sách chủ yếu do các cơ quan truyền thông chủ động thực hiện. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thiếu các chương trình thảo luận, diễn đàn, phổ biến thường xuyên phối hợp giữa hai bên về nội dung. Do đó hoạt động thông tin về kết quả chương trình chưa được phát huy mạnh nhằm cải tiến quá trình hoạch định chính sách, thể chế hoá.

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan triển khai và các đơn vị nghiên cứu chuyên môn để thực hiện các phân tích, đánh giá giúp các cơ quan lập chính sách dự báo và đánh giá được những tác động của chương trình đến các nhóm hưởng lợi khác nhau để cải thiện chính sách. Chưa huy động rộng rãi sự tham gia, phối hợp thường xuyên của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể.... vào quá trình xây dựng và triển khai chính sách.

Các thông tin chính sách, kết quả của chương trình chủ yếu được chuyển tải theo con đường và cấp hành chính, thiếu những kênh phản hồi về kết quả chương trình, hoặc kiến nghị chính sách trực tiếp từ người dân lên các cấp quản lý. Chưa huy động cao sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng chính sách.

Chưa có các nội dung trao đổi học hỏi kinh nghiệm về kết quả của chương trình giữa các địa phương trong phạm vi chương trình và trong với ngoài chương trình, bởi vậy,

18

Page 19: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

chưa tạo nên hiệu quả lớn cho công tác xây dựng chính sách ở cơ sở, cải tiến thể chế ở địa bàn.

2.2.4. Thông tin khác Vụ Tuyên truyền có chương trình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các báo, tạp chí để tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác sử dụng các tài nguyên đất, rừng, nguồn nước ở vùng dân tộc và miền núi... Vụ Tuyên truyền tổ chức thi viết về đề tài vùng dân tộc, thiểu số và miền núi cho các báo, tạp chí.

Theo Quyết định 975/QĐ-TTg, Vụ Tuyên truyền quản lý chương trình cấp miễn phí cho các tỉnh, huyện và xã miền núi, và tổ chức giao ban báo chí định kỳ theo quý với 21 đầu báo tạp chí (Báo Nông nghiệp – Nông thôn, Hội Nông dân, Báo Công nghiệp, Bộ đội Biên phòng, Việt Nam Thông tấn xã... ). Phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính (UBDT), các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, xác định chi phí xuất bản, phát hành báo, tạp chí làm cơ sở cho việc ký hợp đồng xuất bản, phát hành báo tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ở cấp TW, đài truyền hình thực hiện các chương trình phục vụ đồng bào dân tộc cho riêng VTV5 và thực hiện các chương trình về dân tộc phát trên các kênh truyền hình khác như VTV2, VTV1, VTV3. Ban Dân tộc miền núi của Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam cũng thực hiện các chương trình thông tin về chính sách của Chính phủ, tuyên truyền về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo cho bà con dân tộc miền núi.

Ở cấp địa phương Sở Văn Hoá đã thực hiện nhiều hoạt động như xuất bản sách, báo, tổ chức các đoàn văn công, đội chiếu phim tuyên truyền cho bà con nông dân, đài, báo

Ưu điểm thông tin tuyên truyền

Thông qua cuộc họp giao ban báo chí UBDT đã có cơ chế phối hợp chỉ đạo nội dung cho một số đầu báo và tạp chí phát cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình cấp báo chí đã đưa báo đến cấp xã thôn, bước đầu thực hiện tốt tuyên truyền đường lối chủ trương, tạo được những tác động tích cực cho toàn xã hội đồng tình hưởng ứng.

Nhược điểm thông tin tuyên truyền

Về ngôn ngữ, thông tin trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh báo chí phần lớn bằng tiếng Kinh và một số thứ tiếng của các dân tộc tương đối đông người, nội

19

Page 20: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

dung thông tin không thể chuyên sâu vào từng vùng miền, dân tộc cụ thể nên đáp ứng sát nhu cầu của người dân địa phương, chưa phát huy hiệu quả thực sự.

Về thời lượng, hầu như các chương trình phát bằng tiếng dân tộc có thời gia rất ngắn, 0,5-1 tiếng /ngày chỉ đủ tập trung vào phần tin tức, một số thông tin khuyến nông, các nội dung khác, nhất là giải trí rất thiếu thốn.

Về hình thức, thông tin bằng sách, báo thông thường nhiều chữ, ít hình, nội dung phức tạp nên bà con dân tộc vốn hạn chế về trình độ khó hiểu.

Về nội dung, các loại thông tin trên chủ yếu đưa tin, chưa mở ra các diễn đàn, thảo luận... Nhân dân mong muốn nhất là xem các chương trình văn hoá, văn nghệ thì hầu như không có cho các đối tượng mang bản sắc văn hoá rất khác nhau.

Về cách phát hành, sách, báo ở địa phương thường nằm ở UBND, ở nhà bưu điện văn hoá xã, nếu chuyển đến thôn bản chỉ nằm lại ở nhà làm việc, tới tay cán bộ, chưa có hình thức thông tin để phổ biến cho bà con.

Đối với hoạt động phát không 21 tờ báo cho các vùng miền núi, tuy không trực thuộc phạm vi chương trình 135 nhưng hướng vào cùng đối tượng, địa bàn và nội dung, cần xây dựng cơ chế phối hợp tốt hơn để phát huy hiệu quả tổng hợp. Có nhiều ý kiến nhận xét từ các nguồn khác nhau về hiệu quả của hoạt động này (xem phụ lục...) cần tiến hành các đánh giá độc lập để có giải pháp điều chỉnh thích hợp.

2.3. Các yêu cầu của công tác truyền thông giai đoạn 2

Từ nội dung văn kiện chương trình 135 giai đoạn 2 xác định: Tuyên truyền vận động các cấp địa phương và cộng đồng, phát huy tự lực tự cường, tích cực tham gia xây dựng chương trình, sử dụng có hiệu quả hỗ trợ của nhà nước vươn lên thoát nghèo7; từ các nhận xét thực trạng hoạt động, bài học kinh nghiệm của giai đoạn 1 và các chương trình, dự án khác có thể đề ra một số yêu cầu sau cho công tác thông tin:

Đảm bảo việc kết nối, phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các đơn vị từ TW đến địa phương và giữa các hợp phần.

Phục vụ tốt định hướng phân cấp, phân quyền về quản lý và thực hiện chương trình

Từng bước thay đổi quan điểm, hành vi của các đối tượng quản lý và thụ hưởng đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc để họ tham gia chủ động vào các hoạt động của chương trình, đảm bảo tính hiệu quả và vững bền của chương trình .

Bản địa hoá hoạt động truyền thông, giao quyền chủ động cho cơ sở trong công tác truyền thông, đảm bảo nội dung và cách thức biểu hiện phù hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương.

7 UBDT 2006. Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã Đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 ( chương trình 135 giai đoạn II ) trang 48.

20

Page 21: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Huy động tổng hợp và chủ động các phương tiện thông tin đại chúng tạo sự đồng thuận và ủng hộ chương trình cho toàn xã hội .

Huy động sức mạnh tổng hợp từ nguồn lực sẵn có về hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực vào công tác thông tin tuyên truyền.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

1. Cấp TW

Sản phẩm 1. Xây dựng hệ thống mốc thông tin ban đầu để đánh giá giám sát tác động của chương trình

Hoạt động 1.1. Tổng hợp các số liệu của các cuộc điều tra diễn ra trên cùng địa bàn, có cùng mục đích trong thời điểm hiện nay của các tổ chức trong và ngoài nước+ Số liệu về mức sống dân cư+ Số liệu kinh tế - xã hội của các tỉnh+ Số liệu về cơ sở hạ tầng+ Số liệu về y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trườngHoạt động 1.2. Khai thác và phân tích số liệu tổng điều tra nông thôn của TCTK tiến hành năm 2006+ Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thông tin+ Đánh giá nhu cầu thông tin của người dânHoạt động 1.3. Huy động sự hỗ trợ tài trợ quốc tế để thực hiện 1 điều tra ban đầu (benmarch survey ) trong năm 2007Hoạt động 1.4. Lựa chọn 1 số hộ gia đình tiêu chuẩn để xây dựng mạng lưới giám sát nông hộ+ Tham quan tìm hiểu mô hình quan trắc nông hộ ở tỉnh Hải Dương+ Huy động sự hỗ trợ tài trợ quốc tế để triển khai xây dựng mạng lưới giám sát nông hộ

Sản phẩm 2. Thành lập bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình

Hoạt động 2.1. Thành lập bộ phận chuyên trách thông tin, truyền thông nằm trong Vụ Chính sách + Phân công cán bộ + Xác định chức năng, nhiệm vụ+ Bổ sung trang thiết bịHoạt động 2.2. Giao cho Trung tâm tin học thực hiện một số hoạt động phục vụ truyền thông chương trình 135 (thông tin quản lý, kỹ thuật và chính sách)+ Xây dựng dự án truyền thông+ Xây dựng cơ sở dữ liệu+ Xây dựng Website chương trình 135+ Xây dựng chế độ báo cáo qua mạng

21

Page 22: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Hoạt động 2.3. Cải tiến hoạt động Bản tin 135 và nội dung thông tin website của UBDT8 + Tăng cường thông tin từ địa phương+ Tăng nội dung thông tin kỹ thuật, quản lý, chính sách+ Cải tiến công tác biên tập phục vụ điều hành quản lý + Phát hành bản tin cho các cơ quan tham gia chương trình + Bổ xung thông tin về các về tiến độ, chất lượng các chương trình

Sản phẩm 3. Cải tiến hệ thống giám sát điều hành triển khai chương trình

Hoạt động 3.1. Hình thành một bộ phận chuyên trách về công tác giám sát đánh giá các hoạt động của chương trình, thu thập ý kiến đóng góp chính sách, học hỏi kinh nghiệm + Xác định cơ quan chịu trách nhiệm (Vụ Chính sách, Trung tâm tin học, Trong UBDT ?) + Phân công cán bộ+ Hình thành đường dây nóng tiếp nhận thông tin (điện thoại, email, hòm thư)+ Mở chuyên mục "đánh giá, giám sát CT135" trên Website CT135Hoạt động 3.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chương trình:+ Xây dựng chỉ tiêu về chất lượng và sản phẩm có thể định lượng được+ Xây dựng chỉ số giám sát mà dễ hiểu với người dân để có thể tham gia giám sát chương trình. Hoạt động 3.3. Hoàn thiện biểu mẫu báo cáo với hệ thống chỉ tiêu mới+ Báo cáo kỹ thuật,+ Báo cáo tiến độ+ Báo cáo tài chínhHoạt động 3.4. Xây dựng quy chế để thực hiện công tác thông tin giám sát đánh giá cho các bên liên quan+ Nội dung báo cáo+ Trách nhiệm báo cáo+ Chế độ thưởng phạtHoạt động 3.5. Tổ chức tập huấn các Tỉnh về các thực hiện chế độ báo cáo+ Tài liệu tập huấn+ Kế hoạch tập huấn+ Nội dung tập huấn

Sản phẩm 4. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

Hoạt động 4.1. UBDT tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ giữa các bộ, ngành liên quan triển khai chương trình + Họp giao ban định kỳ về tiến độ chương trình, khó khăn, giải pháp...+ Giao nhóm thư ký theo dõi tình hình thực hiện phân công giao ban báo cáo bộ phận thường trực và các thành viên của các BộHoạt động 4.2. UBDT tổ chức các đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra giám sát việc thực hiện của các địa phương, giám sát tiến độ, hiệu quả của một số công trình. + Thành phần là chuyên viên các Bộ thành viên chương trình, các đoàn thể trong chương trình, phóng viên báo, đài PT-TH trung ương (trong nhóm phóng viên cộng tác)

8 http://www.cema.gov.vn

22

Page 23: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

+ Viết báo cáo công tác gửi cho cơ quan thường trực, các bộ ngành liên quan, và các đơn vị truyền thông Hoạt động 4.3 Hình thành 1 kênh đối thoại chính thức giữa nhà tài trợ quốc tế với UBDT9

+ Đề xuất các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí nhóm đối thọai QT của chương trình 135+ Tổ chức các cuộc họp định kỳ với các nhà tài trợ+ Tổ chức trao đổi thông tin giữa UBDT và các nhà tài trợ (webside, newsleter,...)

Sản phẩm 5. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở Hoạt động 5.1. Tạo kênh phản hồi và cung cấp thông tin cho người dân + Cử người theo dõi, trả lời (Trong nhóm thông tin của chương trình, trong trung tâm tin học,...?) + Phổ biến địa chỉ liên lạc (điện thoại, email, hòm thư) trên các phương tiện truyền thông đại chúng.+ Xây dựng chuyên mục hỏi đáp trên một số phương tiện truyền thông (Phát thanh, truyền hình TW)10 + Bộ phận liên lạc với dân có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, thông tin gửi cho cơ quan thường trực của chương trìnhHoạt động 5.2. Sử dụng các kết quả nghiên cứu đánh giá của các tổ chức độc lập+ Chia sẻ và thu thập thông tin của các đơn vị triển khai chương trình với cơ quan nghiên cứu để thực hiện các hoạt động phân tích, đánh giá tác động+ Vận động các tài trợ hình thành quĩ nghiên cứu để mời các tổ chức tham gia nghiên cứu đánh giá chương trình + Bộ phận thông tin của chương trình hình thành CSDL và lưu trữ, xuất bản các kết quả nghiên cứu đánh giá tác động

Sản phẩm 6. Tăng cường phối hợp công tác thông tin với các cơ quan thông tin

Hoạt động 6.1. Cải tiến nội dung và cách thực hiện chương trình cấp không 21 đầu báo, tạp chí để phối hợp với các hoạt động của chương trình 135 (trong hoạt động thông tin quản lý, kỹ thuật và chính sách)+ Hình thành nhóm phóng viên, biên tập viên cộng tác chính thức với chương trình 135+ Hình thành chuyên mục 135 trên các báo+ Chuyển phần kinh phí thực hiện nội dung về dân tộc và miền núi ở các tờ báo TW về địa phương 11để địa phương đặt hàng trực tiếp bài viết với các báo.Hoạt động 6.2. Tổ chức các chương trình đối thoại chính sách, giới thiệu kinh nghiệm của chương trình + Phát hiện các mô hình điển hình tiên tiến, cách làm hay, hoặc các vấn đề cần tháo gỡ ở địa phương.+ Tổ chức hội thảo tại địa phương có sự tham gia của các bên, các cấp, để tổng hợp ý kiến và đề xuất chính sách, kinh nghiệm.

9 Mô hình ISG (Bộ NN&PTNT) huy động các nguồn lực của các nhà tài trợ là một cách làm hay.10 Trên bản tin 135 đã có chuyên mục hỏi đáp về 135, hoạt động này nhằm đẩy mạnh thu thập ý kiến phản hồi qua các phương tiện truyền thông đại chúng.11 Địa phương ở đây có thể bao gồm Ban dân tộc phụ trách quản lý, Sở văn hoá chịu trách nhiệm nội dung, sở tài chính chịu trách nhiệm về kinh phí.

23

Page 24: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

+ Tuyên truyền và quảng bá các kết quả trên các phương tiện truyền thông đại chúng để phổ biến rộng rãi, và tạo ảnh hưởng sâu rộng phục vụ công tác hoạch định và triển khai chính sách. Hoạt động 6.3. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí tổ chức các hoạt động đánh giá độc lập chương trình và đăng tải các kết quả giám sát đánh giá trên phương tiện thông tin đại chúngHoạt động 6.4. Tạo kênh cung cấp thông tin kỹ thuật cho các cơ quan truyền thông (UBDT, Bộ NN&PTNT...)+ Phối hợp với VTV thực hiện các chương trình thông tin kỹ thuật định kỳ bằng tiếng dân tộc+ Phối hợp với đài TNVN thực hiện các chương trình thông tin kỹ thuật định kỳ bằng tiếng dân tộc

2. Cấp tỉnh

Sản phẩm 7. Thành lập bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình Hoạt động 7.1. Thành lập bộ phận chuyên trách thông tin, truyền thông nằm trong Ban dân tộc (Phòng Chính sách) hoặc Sở Kế họach đầu tư.+ Phân công cán bộ+ Xác định chức năng nhiệm vụ + Bổ sung trang thiết bị+ Xây dựng mạng thông tin nội bộ+ Tập huấn cán bộ (lãnh đạo và nhân viên: )+ Hình thành CSDL phục vụ cho quản lý chương trình

Sản phẩm 8. Thực hiện báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình Hoạt động 8.1. Phối hợp với UBDT để hình thành các chỉ tiêu giám sát đánh giá theo chất lượng và do dân thực hiện Hoạt động 8.2. Tổ chức tập huấn cho cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo áp dụng các chỉ tiêu trênHoạt động 8.3. Xây dựng quy chế để thực hiện công tác thông tin giám sát đánh giá cho các bên liên quan theo chỉtiêu mớiHoạt động 8.4. Phối hợp với cấp huyện tổ chức thực hiện thu thập thông tin giám sát

Sản phẩm 9. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quanHoạt động 9.1. Cơ quan thường trực chương trình tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ giữa các sở, ngành liên quan triển khai chương trình và các tổ chức đòan thể liên quanHoạt động 9.2. Cơ quan thường trực tổ chức các đoàn công tác liên ngành và cơ quan truyền thông đi kiểm tra giám sát việc thực hiện của các địa phươngHoạt động 9.3. Cung cấp thông tin vào website của chương trình 135 về các thông tin phục vụ quản lý, thông tin kỹ thuật, thông tin chính sáchHoạt động 9.4. Các cơ quan triển khai chương trình định kỳ cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông phối hợp

24

Page 25: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm 10. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở Hoạt động 10.1. Triển khai kênh thu thập phản hồi của người dân (về nhu cầu kỹ thuật, thông tin quản lý, chính sách)+ Hình thành đường dây nóng, (hộp thư, điện thoại..., phân công người thường trực chịu trách nhiệm thu thập và trả lời)+ Tổ chức các chuyên mục Hỏi-đáp khuyến nông, pháp luật trên phương tiện truyền thông đại chúng của TỉnhHoạt động 10.2. Triển khai hoạt động giám sát của các cơ quan truyền thông địa phương+ Hình thành nhóm phóng viên chuyên trách tham gia các hoạt động họp, giao ban, đi cơ sở, tham gia hội thảo...+ Mở các chuyên mục truyền thanh truyền hình thường xuyên công bố chất lượng và tiến độ của các chương trình

Sản phẩm 11. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cấp Tỉnh về chương trình 135Hoạt động 11.1.Tăng cường về nội dung thông tin của các chương trình (thị trường, khuyến nông...)+ Tổ chức thảo luận, gặp gỡ nông dân + Liên kết với chuyên gia các Viện, Trường, cơ quan nghiên cứu tại địa phương + Phối hợp lấy thông tin từ Sở Thương mại, Sở Nông nghiệp, Khuyến nông, các Hiệp hội ngành nghề...Hoạt động 11.2. Đầu tư vào các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc chiếm đa số trên địa bàn + Tuyển người biết tiếng dân tộc để xây dựng chương trình + Đào tạo nghiệp vụ thông tin truyền thông+ Tổ chức biên tập chương trình Hoạt động 11.3. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thông trên địa bànHoạt động 11.4. Đầu tư phát triển hình thức Báo Ảnh dành cho đồng bào dân tộc, miền núi+ Đào tạo nghiệp vụ + Tổ chức thi ảnh+ Xây dựng CSDL ảnhHoạt động 11.5. Tăng cường hiệu quả hoạt động khuyến nông + Đào tạo nghiệp vụ thông tin+ Bổ xung trang bị ? + Thực hiện các video clips đào tạo và in ấn các tài liệu tập huấn, pano, ap phích, tờ rơi bằng tiếng dân tộc hoặc song ngữ+ Tăng đầu tư, đào tạo để phát triển mạng lưới khuyến nông thôn bản

3. Cấp huyện

Sản phẩm 12. Tăng cường công tác thông tin của ban quản lý dự án cấp huyện

Hoạt động 12.1. Lồng ghép họat động thông tin 135 với chương trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin của UBND huyện+ Thiết lập mạng LAND

25

Page 26: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

+ Nối internetHoạt động 12.2. Cử cán bộ của ban quản lý dự án cấp huyện chuyên trách về hoạt động thông tin+ Phân công chức năng nhiệm vụ+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn + Bổ xung trang thiết bị+ Hình thành CSDL phục vụ cho quản lý chương trình

Sản phẩm 13. Thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình

Hoạt động 13.1. Phối hợp với cơ quan cấp trên để hình thành các chỉ tiêu giám sát đánh giá theo chất lượng và chỉ tiêu do dân thực hiện Hoạt động 13.2. Tập huấn cho cấp xã, thôn bản thực hiện chế độ báo cáo Hoạt động 13.3. Tổ chức thực hiện thu thập thông tin giám sát

Sản phẩm 14. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

Hoạt động 14.1. Họp giao ban triển khai chương trình.+ Ban quản lý dự án huyện tổ chức giao ban định kỳ giữa các phòng ban liên quan và cấp xã triển khai chương trình.+ Chuyển thông tin cho cấp xã, các đơn vị truyền thông cấp huyện và tỉnh.Hoạt động 14.2. Tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra giám sát việc thực hiện của các địa phương có sự tham gia của truyền thông huyệnHoạt động 14.3. Cung cấp thông tin vào website của chương trình 135 của UBDT về các thông tin phục vụ quản lý, thông tin kỹ thuật, thông tin chính sách

Sản phẩm 15. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở

Hoạt động 15.1. Triển khai kênh thu thập phản hồi của người dân (về nhu cầu kỹ thuật, thông tin quản lý, chính sách)+ Hình thành đường dây nóng, (hộp thư, điện thoại..., phân công người thường trực chịu trách nhiệm thu thập và trả lời)Hoạt động 15.2. Thu thập thông tin phản hồi thông qua hoạt động khuyến nông+ Sử dụng phiếu thăm dò nhu cầu trong các cuộc tập huấn khuyến nông + Tổ chức các cuộc thăm dò nhu cầu định kỳ trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông thôn bản + Tham vấn ý kiến các nông dân sx giỏi

Sản phẩm 16. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cấp huyện về chương trình 135Hoạt động 16.1. Tăng cường nội dung thông tin của các chương trình truyền thông (thị trường, khuyến nông...) + Phối hợp Sở Thương mại, các Hiệp hội ngành nghề để cung cấp thông tin thị trườngHoạt động 16.2. Tăng cường hoạt động khuyến nông + Phối hợp với khuyến nông tỉnh sản xuất các tài liệu khuyến nông hình, tiếng, in bằng tiếng dân tộc hoặc song ngữ

26

Page 27: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

+ Đưa thông tin lên các địa điểm công cộng (chợ, nhà văn hoá cộng đồng; bảng tin...). + Phối hợp với truyền thông xã thành lập nhóm truyền thông lưu động+ Chuyển thông tin khuyến nông cho truyền thông xã để phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã (loa phát thanh).Hoạt động 16.3. Lồng ghép nguồn vốn đầu tư vào Phát thanh truyền hình huyện thực hiện các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc chiếm đa số trên địa bàn + Tuyển người biết tiếng dân tộc để xây dựng chương trình + Đào tạo nghiệp vụ thông tin truyền thông+ Tổ chức biên tập chương trình Hoạt động 16.4. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thông trên địa bàn

4. Cấp xã thôn bản

Sản phẩm 17. Tăng cường công tác thông tin giữa các bên tham gia chương trình

Hoạt động 17.1. Ban quản lý dự án xã tổ chức cuộc họp giao ban định kỳ về công trình có sự tham gia của UBND, ban giám sát xã, các tổ chức đoàn thể, trưởng thôn, già làng + Thông báo về tiến độ các công trình+ Thu thập ý kiến của các bên tham gia+ Viết thành văn bản+ Phát lên truyền thông xã, dán ở các địa điểm công cộng (Nhà văn hoá cộng đồng; UBND...) Hoạt động 17.2. Chuyển thông tin về chương trình cho các đơn vị truyền thông cấp huyện và tỉnh.

Sản phẩm 18. Tăng cường công tác thông tin giám sát Hoạt động 18.1. Phối hợp với cơ quan cấp trên để hình thành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu giám sát đánh giá do dân thực hiện + Ban giám sát xã tổ chức họp dân ở thôn bản để lấy ý kiến đánh giá+ Ban giám sát xã thực hiện các báo cáo giám sát theo hệ thống chỉ tiêu chất lượng và theo ý kiến nhân dân.Sản phẩm 19. Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền của ban phát thanh xã Hoạt động 19.1. Lồng ghép với các chương trình phát triển khác để đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thông Hoạt động 19.2. Tổ chức phát thanh bằng tiếng các dân tộc chiếm đa số trên địa bàn + Sử dụng người biết tiếng dân tộc, đào tạo nghiệp vụ thông tin truyền thông+ Tổ chức biên tập chương trình Hoạt động 19.3. Tăng cường thời lượng và nội dung thông tin + Thu thập và phát thông tin về công trình 135 + Thu thập thông tin từ các hoạt động của khuyến nông+ Lựa chọn tài liệu từ báo chí nhận được + Dịch các tư liệu sang tiếng dân tộc và phát lên truyền thông xã+ Đưa thông tin lên loa và ở các địa điểm công cộng (chợ, bảng công cộng, UBND, nhà văn hoá cộng đồng...)

27

Page 28: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Hoạt động 19.4. Phối hợp với khuyến nông thành lập nhóm truyền thông lưu động+ Tổ chức các chương trình truyền thông như chiếu phim, văn nghệ...bằng tiếng dân tộc thực hiện ở các địa điểm công cộng

Sản phẩm 20. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi của người dân

Hoạt động 20.1. Tăng cường phản ánh ý kiến của người dân trên truyền thông xã + Thu thập thông tin (ý kiến họp thôn bản; ý kiến qua thăm dò khuyến nông)+ Phát trên truyền thông xã+ Chuyển lên cấp huyện+ Mời già làng, trưởng bản, hoặc người dân lên truyền thanh xã cho biết ý kiến về công trìnhHoạt động 20.2. Thu thập ý kiến người dân qua họp thôn bản+ Trưởng thôn tổng hợp ý kiến của người dân+ Chuyển lên cho UBND, Ban quản lý dự án, Ban giám sát xãHoạt động 20.3. Ban quản lý dự án xã mở hòm thư góp ý của người dânHoạt động 20.4. Xây dựng bảng công cộng có chuyên mục ý kiến người dân+ UBND xây dựng bảng thông tin có ý kiến dân+ Cử người thu thập định kỳHoạt động 20.5. Thăm dò ý kiến người dân qua các cuộc họp của CLB khuyến nông thôn bản, tập huấn khuyến nông+ Phát phiếu thăm dò+ Tổng hợp ý kiến

IV.THỨ TỰ CÁC ƯU TIÊN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II

Có tất cả 20 hoạt động truyền thông đã được xác định dựa trên phân tích ở trên nhằm bổ sung những hoạt động truyền thông còn thiếu, những hoạt động truyền thông còn yếu. Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, để đảm bảo tính khả thi của các hoạt động truyền thông, nhóm chuyên gia tiến hành xếp hạng ưu tiên 20 hoạt động truyền thông. Mỗi hoạt động/sản phẩm được xếp hạng theo hai nội dung: (i) mức độ phù hợp với mục tiêu của chương trình 135 và (ii) mức độ khả thi của hoạt động. Tổng điểm xếp hạng của mỗi sản phẩm là trung bình của các tổng điểm của các hoạt động.

Chương trình 135 có 3 mục tiêu chính: - Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững- Xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo.

Cách tính điểm về mức độ phù hợp của hoạt động/sản phẩm với 3 mục tiêu này như sau: Nếu hoạt động phù hợp với cả 3 mục tiêu thì được chấm là 15 điểm Nếu hoạt động phù hợp với cả 2 mục tiêu thì được chấm là 10 điểmNếu hoạt động phù hợp với cả 1 mục tiêu thì được chấm là 5 điểm

28

Page 29: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Nếu hoạt động không phù hợp với 3 mục tiêu thì được chấm là 0

Mức độ khả thi của các sản phẩm/hoạt động đề xuất trong Chiến lược truyền thông được đánh giá theo 3 điều kiện. Hoạt động đáp ứng với mỗi điều kiện được tính 5 điểm, vậy hoạt động nào đáp ứng được cả 3 điều kiện được tính 15 điểm. - Điều kiện 1: Về khả năng huy động nguồn lực từ các hợp phần của chương trình 135 (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, con người) + hỗ trợ xây dựng một số CSHT cơ bản thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất+ hỗ trợ phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo; + phát triển giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở);

-Điều kiện 2: Về khả năng huy động các nguồn lực từ chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội khác trên cùng địa bàn vùng dân tộc và miền núi (đề án của Bộ Công nghiệp mới mục tiêu đến 2010 hoàn thành 100% xã có điện sinh hoạt, Đề án của Bộ GTVT đến năm 2010 hoàn thành 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; các chương trình, dự án do các Bộ ngành khác thực hiện, về cơ bản đến năm 2010, sẽ đạt 100% xã có nhà bưu điện có từ 3 máy điện thoại trở lên, 100% thôn bản có trạm truyền thanh cơ sở, những nơi chưa phủ sóng truyền hình sẽ có truyền hình VTRO, 100% hộ gia đình được nghe đài phát thanh và 70% xem tryền hình thường xuyên... )

- Điều kiện 3: Về khả năng huy động nguồn hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế

Theo cách tính điểm này, mức độ xếp hạng ưu tiên cho 20 hoạt động truyền thông được thể hiện trong bảng sau. Kết quả của bảng xếp hạng này sẽ là một trong những căn cứ để Ủy ban Dân tộc có thể lựa chọn các hoạt động truyền thông với sự tham vấn rộng rãi của các chuyên gia.

Bảng 1: Bảng tính điểm xếp hạng các hoạt động truyền thôngSản phẩm/Hoạt động Phù

hợp với mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

CẤP TRUNG ƯƠNG      1. Xây dựng hệ thống mốc thông tin ban đầu để đánh giá giám sát tác động của chương trình

10 7,5 17,5

1.1 Tổng hợp các số liệu của các cuộc điều tra diễn ra trên cùng địa bàn, có cùng mục đích trong thời điểm hiện nay của các tổ chức trong và ngoài nước

10 5 15,0

1.2 Khai thác và phân tích số liệu tổng điều tra nông thôn của TCTK tiến hành năm 2006

10 5 15,0

1.3 Huy động sự hỗ trợ tài trợ quốc tế để thực hiện 1 điều tra ban đầu (benmarch survey ) trong năm 2007

10 10 20,0

29

Page 30: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt động Phù hợp với

mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

1.4 Lựa chọn 1 số hộ gia đình tiêu chuẩn để xây dựng mạng lưới giám sát nông hộ

10 10 20,0

2. Thành lập bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình

13,3 6,7 20,0

2.1 Thành lập bộ phận chuyên trách thông tin, truyền thông nằm trong Vụ Chính sách

10 5 15,0

2.2 Giao cho Trung tâm tin học thực hiện một số hoạt động phục vụ truyền thông chương trình 135 (thông tin quản lý, kỹ thuật và chính sách)

15 10 25,0

2.3 Cải tiến hoạt động Bản tin 135 và nội dung thông tin website của UBDT

15 5 20,0

3. Cải tiến hệ thống giám sát điều hành triển khai chương trình

11,0 7,0 18,0

3.1 Hình thành một bộ phận chuyên trách về công tác giám sát đánh giá các hoạt động của chương trình, thu thập ý kiến đóng góp chính sách, học hỏi kinh nghiệm

10 10 20,0

3.2 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chương trình

10 10 20,0

3.3 Hoàn thiện biểu mẫu báo cáo với hệ thống chỉ tiêu mới

10 5 15,0

3.4 Xây dựng quy chế để thực hiện công tác thông tin giám sát đánh giá cho các bên liên quan

10 5 15,0

3.5 Tổ chức tập huấn các Tỉnh về các thực hiện chế độ báo cáo

15 5 20,0

4. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

8,3 6,7 15,0

4.1 UBDT tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ giữa các bộ, ngành liên quan triển khai chương trình

5 5 10,0

4.2 UBDT tổ chức các đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra giám sát việc thực hiện của các địa phương, giám sát tiến độ, hiệu quả của một số công trình.

10 5 15,0

4.3 Hình thành 1 kênh đối thoại chính thức giữa nhà tài trợ quốc tế với UBDT

10 10 20,0

5. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở     20,7

30

Page 31: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt động Phù hợp với

mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

5.1 Tạo kênh phản hồi và cung cấp thông tin cho người dân

15 10 25,0

5.2 Sử dụng các kết quả nghiên cứu đánh giá của các tổ chức độc lập

10 10 20,0

6. Tăng cường phối hợp công tác thông tin với các cơ quan thông tin

13,8 6,3 20,0

6.1 Cải tiến nội dung và cách thực hiện của 21 đầu báo, tạp chí (không thu tiền) để phối hợp với các hoạt động của chương trình 135 (trong hoạt động thông tin quản lý, kỹ thuật và chính sách)

15 5 20,0

6.2 Tổ chức các chương trình đối thoại chính sách, giới thiệu kinh nghiệm của chương trình

15 10 25,0

6.3 Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí tổ chức các hoạt động đánh giá độc lập chương trình

10 5 15,0

6.4 Tạo kênh cung cấp thông tin kỹ thuật cho các cơ quan truyền thông (UBDT, Bộ NN&PTNT...)

15 5 20,0

CẤP TỈNH      7. Cơ quan chủ trì của chương trình thành lập bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình

10,0 5,0 15,0

7.1 Thành lập bộ phận chuyên trách thông tin, truyền thông nằm trong Ban dân tộc (Phòng Chính sách)

10 5 15,0

8. Thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình

10,0 10,0 20,0

8.1 Phối hợp với cơ quan cấp trên để hình thành các chỉ tiêu giám sát đánh giá do dân thực hiện

10 10 20,0

8.2 Tổ chức tập huấn cho cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo

10 10 20,0

8.3 Xây dựng quy chế để thực hiện công tác thông tin giám sát đánh giá cho các bên liên quan

10 10 20,0

8.4 Phối hợp với cấp huyện tổ chức thực hiện thu thập thông tin giám sát

10 10 20,0

9. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

12,5 5,0 17,5

31

Page 32: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt động Phù hợp với

mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

9.1. Cơ quan thường trực chương trình tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ giữa các sở, ngành liên quan triển khai chương trình và các tổ chức đòan thể liên quan

10 5 15,0

9.2. Cơ quan thường trực tổ chức các đoàn công tác liên ngành và cơ quan truyền thông đi kiểm tra giám sát việc thực hiện của các địa phương

10 5 15,0

9.3. Cung cấp thông tin vào website của chương trình 135 về các thông tin phục vụ quản lý, thông tin kỹ thuật, thông tin chính sách

15 5 20,0

9.4. Các cơ quan triển khai chương trình định kỳ cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông phối hợp

15 5 20,0

10. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở 12,5 10,0 22,510.1. Triển khai kênh thu thập phản hồi của người dân (về nhu cầu kỹ thuật, thông tin quản lý, chính sách)

15 10 25,0

10.2. Triển khai hoạt động giám sát của các cơ quan truyền thông địa phương

10 10 20,0

11. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cấp Tỉnh về chương trình 135

13,0 10,0 23,0

11.1.Tăng cường về nội dung thông tin của các chương trình (thị trường, khuyến nông...)

15 10 25,0

11.2. Đầu tư vào các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc chiếm đa số trên địa bàn

15 10 25,0

11.3. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thông trên địa bàn

10 10 20,0

11.4. Đầu tư phát triển hình thức Báo Ảnh dành cho đồng bào dân tộc, miền núi

10 10 20,0

11.5. Tăng cường hiệu quả hoạt động khuyến nông 15 10 25,0CẤP HUYỆN      12. Tăng cường công tác thông tin của ban quản lý dự án cấp huyện

12,5 7,5 20,0

12.1. Lồng ghép họat động thông tin 135 với chương trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin của UBND huyện

10 10 20,0

32

Page 33: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt động Phù hợp với

mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

12.2. Cử cán bộ của ban quản lý dự án cấp huyện chuyên trách về hoạt động thông tin

15 5 20,0

13. Thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình

    25,0

13.1. Phối hợp với cơ quan cấp trên để hình thành các chỉ tiêu giám sát đánh giá theo chất lượng và chỉ tiêu do dân thực hiện

15 10 25,0

13.2. Tập huấn cho cấp xã, thôn bản thực hiện chế độ báo cáo

15 10 25,0

13.3. Tổ chức thực hiện thu thập thông tin giám sát 15 10 25,014. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

11,7 5,0 16,7

14.1. Họp giao ban triển khai chương trình. 10 5 15,014.2. Tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra giám sát việc thực hiện của các địa phương có sự tham gia của truyền thông huyện

10 5 15,0

14.3. Cung cấp thông tin vào website của chương trình 135 của UBDT về các thông tin phục vụ quản lý, thông tin kỹ thuật, thông tin chính sách

15 5 20,0

15. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở 12,5 5,0 17,515.1. Triển khai kênh thu thập phản hồi của người dân (về nhu cầu kỹ thuật, thông tin quản lý, chính sách)

15 5 20,0

15.2. Thu thập thông tin phản hồi thông qua hoạt động khuyến nông

10 5 15,0

16. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cấp huyện về chương trình 135

15,0 8,8 23,8

16.1. Tăng cường nội dung thông tin của các chương trình truyền thông (thị trường, khuyến nông...)

15 10 25,0

16.2. Tăng cường hoạt động khuyến nông 15 5 20,016.3. Lồng ghép nguồn vốn đầu tư vào Phát thanh truyền hình huyện thực hiện các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc chiếm đa số trên địa bàn

15 10 25,0

16.4. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thông trên địa bàn

15 10 25,0

33

Page 34: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt động Phù hợp với

mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

CẤP XÃ, THÔN, BẢN      17. Tăng cường công tác thông tin giữa các bên tham gia chương trình

10,0 5,0 15,0

17.1. Ban quản lý dự án xã tổ chức cuộc họp giao ban định kỳ về công trình có sự tham gia của UBND, ban giám sát xã, các tổ chức đoàn thể, trưởng thôn, già làng

10 5 15,0

17.2. Chuyển thông tin về chương trình cho các đơn vị truyền thông cấp huyện và tỉnh.

10 5 15,0

18. Tăng cường công tác thông tin giám sát 11,9 8,8 20,618.1. Phối hợp với cơ quan cấp trên để hình thành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu giám sát đánh giá do dân thực hiện

10 10 20,0

19. Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền của ban phát thanh xã

13,8 7,5 21,3

19.1. Lồng ghép với các chương trình phát triển khác để đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thông

10 10 20,0

19.2. Tổ chức phát thanh bằng tiếng các dân tộc chiếm đa số trên địa bàn

15 5 20,0

19.3. Tăng cường thời lượng và nội dung thông tin 15 5 20,019.4. Phối hợp với khuyến nông thành lập nhóm truyền thông lưu động

15 10 25,0

20. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi của người dân

10,0 10,0 20,0

20.1. Tăng cường phản ánh ý kiến của người dân trên truyền thông xã

10 10 20,0

20.2. Thu thập ý kiến người dân qua họp thôn bản 10 10 20,020.3. Ban quản lý dự án xã mở hòm thư góp ý của người dân

10 10 20,0

20.4. Xây dựng bảng công cộng có chuyên mục ý kiến người dân

10 10 20,0

20.5. Thăm dò ý kiến người dân qua các cuộc họp của CLB khuyến nông thôn bản, tập huấn khuyến nông

10 10 20,0

Từ kết quả tính điểm trên có thể thấy, ở cấp trung ương và cấp tỉnh, việc xây dựng một cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở đang có vị trí ưu tiên thứ nhất, nhì tương ứng trong

34

Page 35: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

các sản phẩm truyền thông. Đây là sản phẩm truyền thông có điểm phù hợp với mục tiêu của chương trình 135 cao, và mức độ khả thi cao do có nhiều tiềm năng thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc triển khai thực hiện.

Việc thành lập một bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình cấp trung ương đang có xếp hạng ưu tiên cao (đạt 20 điểm), đứng hàng thứ 2 trong các sản phẩm truyền thông cấp trung ương, tuy nhiên lại không xếp hạng cao trong các sản phẩm truyền thông ở cấp Tỉnh (đạt 15 điểm). Ngoài việc phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình, bộ phận chuyên trách về thông tin ở cấp trung ương sẽ thực hiện thêm một số nhiệm vụ so với này ở cấp trung ương có vai trò quản lý và nâng cấp một số sản phẩm truyền thông như bản tin, website của UBDT và dự kiến sẽ xây dựng một website riêng cho Chương trình 135. Đây sẽ là nguồn cung cấp thông tin đa dạng cho các bên có liên quan ở các cấp và là một trong những công cụ để thu thập thông tin phản hồi từ cơ sở. Bộ phận chuyên trách về thông tin ở cấp tỉnh sẽ chỉ tham gia cung cấp thông tin cho website chương trình 135 như các đối tượng khác, khi website đi vào họat động.

Việc tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin ở cấp trung ương và đẩy mạnh hoạt động truyền thông ở cấp tỉnh, huyện và tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền của ban phát thanh xã đều có điểm xếp hạng ưu tiên cao, với mục tiêu đẩy mạnh cung cấp cả 3 loại hình thông tin quản lý, kỹ thuật và thông tin kết quả thực hiện, chính sách. Ở cấp trung ương, việc tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin tổ chức các chương trình đối thoại chính sách, giới thiệu kinh nghiệm của chương trình đạt điểm cao nhất (25 điểm). Hoạt động này không chỉ cho phép phát hiện các mô hình điển hình tiên tiến, cách làm hay, các vấn đề cần tháo gỡ ở địa phương với sự tham gia của các bên, các cấp, để tổng hợp ý kiến và đề xuất chính sách, kinh nghiệm mà còn cho phép tuyên truyền và quảng bá các kết quả chương trình một cách rộng rãi, tạo ảnh hưởng sâu rộng phục vụ công tác hoạch định và triển khai chính sách. Hoạt động này đáp ứng đầy đủ 3 mục tiêu của chương trình, đồng thời có tính khả thi cao vì đây là sẽ là hoạt động có thể thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong thiết kế và triển khai thực hiện. Ở cấp tỉnh và huyện, việc tăng cường nội dung thông tin trong các chương trình truyền thông (thông tin kỹ thuật như khuyến nông, thông tin thị trường) và tăng cường các chương trình truyền thông bằng tiếng dân tộc đạt điểm cao nhất (25 điểm). Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là các hoạt động này sẽ chỉ khả thi cao trong điều kiện Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh, huyện có kế hoạch lồng ghép chương trình 135 với chương trình mục tiêu khác trên địa bàn để đầu tư về hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động truyền thông, đồng thời có những định hướng chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tin ở tỉnh và huyện trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình phục vụ cho đối tượng là đồng bào dân tộc, miền núi các xã đặc biệt khó khăn.

Việc cải tiến hệ thống giám sát theo hướng có sự tham gia của người dân có điểm xếp hạng cao, đặc biệt là ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã, do có nhiều khả năng thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong triển khai làm một số mô hình ở các tỉnh trên cả nước và làm thử hoạt động giám sát do dân thực hiện ở các huyện, xã và thôn bản trên địa bàn.

35

Page 36: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Ở cả 4 cấp, mặc dù việc cải tiến cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan về cơ bản đáp ứng các mục tiêu của chương trình, tuy nhiên không đạt điểm xếp hạng cao do việc thực hiện sẽ chỉ dựa chủ yếu vào nguồn lực và con người trong khuôn khổ chương trình 135, ít có khả năng thu hút nguồn lực của các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Bảng 2: Bảng xếp hạng các sản phẩm truyền thông theo tổng điểm (cao đến thấp)Sản phẩm/Hoạt động Phù

hợp với mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

CẤP TRUNG ƯƠNG      5. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở 13,4  7,3 20,72. Thành lập bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình

13,3 6,7 20,0

6. Tăng cường phối hợp công tác thông tin với các cơ quan thông tin

13,8 6,3 20,0

3. Cải tiến hệ thống giám sát điều hành triển khai chương trình

11,0 7,0 18,0

1. Xây dựng hệ thống mốc thông tin ban đầu để đánh giá giám sát tác động của chương trình

10 7,5 17,5

4. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

8,3 6,7 15,0

CẤP TỈNH      11. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cấp Tỉnh về chương trình 135

13,0 10,0 23,0

10. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở 12,5 10,0 22,58. Thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình

10,0 10,0 20,0

9. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

12,5 5,0 17,5

7. Cơ quan chủ trì của chương trình thành lập bộ phận chuyên trách về thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực chương trình

10,0 5,0 15,0

CẤP HUYỆN      13. Thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình

 15 10 

25,0

16. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cấp huyện về chương trình 135

15,0 8,8 23,8

12. Tăng cường công tác thông tin của ban quản lý dự án cấp huyện

12,5 7,5 20,0

36

Page 37: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt động Phù hợp với

mục đích

CT 135

Mức độ

khả thi

Tổng điểm

15. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở 12,5 5,0 17,514. Cải tiến cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan có liên quan

11,7 5,0 16,7

CẤP XÃ, THÔN, BẢN      19. Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền của ban phát thanh xã

13,8 7,5 21,3

18. Tăng cường công tác thông tin giám sát 11,9 8,8 20,620. Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi của người dân

10,0 10,0 20,0

17. Tăng cường công tác thông tin giữa các bên tham gia chương trình

10,0 5,0 15,0

37

Page 38: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

IV. DỰ THẢO K Ế HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN IIDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành động truyền thông cho khung lộ trình từ năm 2007 đến năm 2010. Có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng lộ trình triển khai sản phẩm/hoạt động truyền thông. Phương pháp xây dựng lộ trình của nhóm chuyên gia dựa trên 2 căn cứ:

Bảng xếp hạng ưu tiên (ở phần nội dung trên)

Lộ trình triển khai của 4 hợp phần của chương trình 135 và mức độ đầu tư vốn cho các hoạt động. Theo văn kiện dự án 135 giai đoạn 2 bao gồm có 4 hợp phần, trong đó theo mức độ đầu tư như sau phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cán bộ, và hộ trợ giải quyết các ván đề bức xúc của người dân12.

Như vậy trong lộ trình của chiến lược truyền thông giai đoạn 2007-2010, những hoạt động đáp ứng tốt nhất hai chỉ tiêu trên sẽ được ưu tiên thực hiện ngay trong năm 2007, và các hoạt động còn lại sẽ triển khai trong năm 2008, còn các hoạt động kém ưu tiên hơn sẽ tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo. Giả định rằng các sản phẩm/hoạt động sau khi được triển khai sẽ tiếp tục được duy trì thực hiện trong các năm tiếp theo. Trong dự thảo kế hoạch hành động chúng tôi cũng xây dựng những chỉ tiêu giám sát như là những gợi ý để làm căn cứ xác định mức độ hoàn thành của các hoạt động. Trong kế hoạch hành động của chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia ước tính ngân sách cho các hoạt động. Tuy nhiên, các dòng ngân sách này chỉ mang tính chất gợi ý, bởi vì nó còn phụ thuộc vào những thay đổi về chi phí và giá của các hoạt động tuỳ thuộc thời gian và địa bàn.

12 Kinh phí phân bổ các hợp phần trong chương trình 135 giai đoạn 2 như sau: (1) Dành 70% ngân sách của Chương trình để phát triển hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ hoặc trung tâm cụm xã; (2) Dành 15% ngân sách của Chương trình để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển sản xuất, tạo tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá; Dành 8% ngân sách của Chương trình để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và năng lực của cộng đồng, quản lý giám sát Chương trình; (4) Dành 7% ngân sách của Chương trình để hỗ trợ giải quyết khó khăn bức xúc đời sống nhân dân.

38

Page 39: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Bảng 3: Kế hoạch hành động (2007-2010)

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

2007 08 09 10 1 năm 4 nămXây dựng hệ thống mốc thông tin ban đầu để đánh giá giám sát tác động của chương trình

x UBDT (Vụ Chính sách, TT tin học)

1.2 x Ủy ban dân tộc, Vụ chính sách Bộ Cơ sở dữ liệu 400

1.3 x Ủy ban dân tộc, Vụ chính sách, Trung tâm tin học

Bộ Cơ sở dữ liệu 2000

1.4 x Ủy ban dân tộc, Vụ chính sách Mạng lưới giám sát nông hộ làm thử ở 3 tỉnh, 3 huyện, 3 xã, 6 thôn bản

1800

Thành lập bộ phận chuyên trách thông tin2.1 x UBDT (Vụ Chính sách) 300 12002.2 x UBDT (Trung tâm tin học, Vụ CS) Xếp hạng website 135

Số lượt truy cậpPhiếu đánh giá chất lượng nội dung website

120 480

2.3 x (UBDT, Vụ tuyên truyền, TT tin học)

Xếp hạng website UBDTSố lượng phát hành bản tin 135

Page 40: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

Phiếu đánh giá chất lượng nội dung Bản tin 135

7.1 x x x Ban dân tộc Tỉnh (Phòng Chính sách Đánh giá mức độ tham gia, cung cấp tin bài của từng thành viên Tỉnh trong website 135,

600 1800

Tăng cường công tác thông tin của Ban quản lý dự án cấp huyện12.1 x x x Ban quản lý dự án huyện Tần suất sử dụng các phương tiện

hiện đại trong công tác thông tin(gửi thư điện tử, truy cập internet, tham gia website chương trình 135)

110 330

12.2 x x x Nt CSDL về chương trình 135 tại huyện

110 330

Xây dựng cơ chế thông tin phản hồi từ cơ sở5.1 x UBDT (Vụ Chính sách, bộ phận TT)

Cơ quan truyền thông trung ươngSố lượng câu hỏi-câu trả lời về các vấn đề liên quan đến CT

300 1200

5.2 x Nt CSDL lưu trữ các kết quả nghiên cứu đánh giá

1000

10.1 x x x Ban dân tộc TỉnhCơ quan truyền thông cấp Tỉnh

Số lượng câu hỏi-câu trả lời về khuyến nông, pháp luật, ...

800 3200

40

Page 41: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

10.2 x x x Nt Tần suất phát sóng chuyên mục 135 trên PT-TH

800 3200

15.1 x x x Phòng dân tộc huyện Số lượng câu hỏi-câu trả lời 600 180015.2 x x x Ban dân tộc Tỉnh, Trạm khuyến

nông huyện, Câu lạc bộ khuyến nông thôn bản

Báo cáo đánh giá nhu cầu thông tin kỹ thuật, Bộ phiếu thăm dò ý kiến

480 1440

20.1 x x x Ban giám sát xãTrưởng thôn bảnTruyền thông xã

Biên bản ghi ý kiến đề xuất người dân Số lượt phát thanh tại xã về nội dung phản hồi của dân/tháng

480 1440

20.2 x x x Ban giám sát xã Số lượng thư của hòm thư20.3 x x x Ban quản lý dự án xã Bộ phiếu thăm dò ý kiến20.4 x x x Nt20.5 x x x Ban giám sát xã, CLB khuyến nông

thôn bảnPhối hợp cơ quan truyền thông6.1 x UBDT (Vụ Tuyền truyền) Số lượng chuyên mục 135 được

mở trên các báo, tạp chí phát không

600 2400

6.2 x UBDT (Vụ Chính sách) Số lượng các chương trình đối thoại được tổ chức

6.3 x UBDT (Vụ Chính sách), cơ quan truyền thông trung ương

6.4 x Nt11.1 x x x Ban dân tộc Tỉnh (bộ phận thông

tin), Trung tâm khuyến nông TỉnhCác tài liệu soạn thảo về thị trường, khuyến nông

41

Page 42: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

11.2 x x x Đài PT-TH Tỉnh Số lượng chuyên mục, thời lượng phát tiếng dân tộc tăng thêm

3000 9000

11.3 x x x Ban dân tộc Tỉnh, Sở KH&ĐT11.4 x x x Ban dân tộc Tỉnh, Báo Tỉnh 1000 300011.5 x x x Trung tâm khuyến nông Tỉnh Số lượng video clip, tài liệu tập

huấn khuyến nông bằng tiếng dân tộc hoặc song ngữ

16.1 x x x Phòng dân tộc huyện, trạm khuyến nông huyện

16.2 x x x Trạm khuyến nông huyệnĐài PT-TH huyệnPhòng dân tộc huyện

Các chương trình, tài liệu thông tin, thị trường được sử dụng cho các chuyên mục

16.3 x x x Đài PT-TH huyện16.4 x x x Sở KH&ĐT19.1 x x x Sở KH&ĐT19.2-19.4 x x x Bộ phận phát thanh xã, CLB khuyến

nông xãTài liệu lưu trữ bằng tiếng dân tộcSố giờ phát thanh trên sóng về các chương trình

1500 4500

Cải tiến hệ thống giám sát điều hành triển khai chương trình

Hình thành đường dây nóng tiếp nhận thông tin (điện thoại, email, hòm thư)Chuyên mục "đánh giá, giám sát CT135" trên Website CT135

3.1 x Quy chế hoạt động 300 12003.2 x UBDT (Vụ Chính sách) Hệ thống chỉ tiêu giám sát được

bổ sung500

42

Page 43: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

Hoạt động của chuyên mục "đánh giá, giám sát CT135" trên Website CT135

3.3 x nt Hệ thống báo cáo theo chỉ tiêu mới

500

3.4 x UBDT (Vụ Chính sách) Quy chế thực hiện giám sát3.5 x nt Số lượng các buổi tập huấn ở

Tỉnh100

Thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo hệ thống chỉ tiêu giám sát điều hành triển khai chương trình

x Ban dân tộc TỉnhPhòng dân tộc huyện

Hệ thống báo cáo theo chỉ tiêu mớiBáo cáo Điểm bưu điện văn hoá xã

8.1 x Ban dân tộc Tỉnh Số buổi họp, số công văn góp ý với UBDT về xây dựng chỉ tiêu giám sát

8.2 x Nt Số buổi tập huấn, số tài liệu, danh sách những người được tập huấn ở huyện

100

8.3 x Nt Quy chế thực hiện giám sát8.4 x Ban dân tộc Tỉnh, Phòng dân tộc

huyệnBáo cáo giám sát với hệ thống chỉ tiêu mới

300

Tăng cường

43

Page 44: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

công tác thông tin giám sát 18.1 x Ban giám sát xã Báo cáo triển khai mô hình ở 3

xã thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ để xây dựng chỉ tiêu giám sát đánh giáhọp dân thôn bản Báo cáo mô hình triển khai thực hiện báo cáo

150

Cải tiến cơ chế phối hợp của các cơ quan có liên quan4.1 x UBDT (Vụ Chính sách) Số lượng các cuộc họp giao ban;

danh sách thành phần tham gia4.2 x Nt, nhóm cơ quan truyền thông Số lượng báo cáo các lần đi khảo

sát, danh sách địa điểm đi khảo sát, tần suất xuất hiện trên chuyên mục 135

4.3 x UBDT (Vụ Chính sách, Bộ phận thông tin)

Số lượng các cuộc họp được tổ chức với các nhà tài trợBiên bản các cuộc họpSố lượng biên bản ghi nhớ được thực hiện với các nhà tài trợ

9.1 x Ban dân tộc Tỉnh Số lượng các cuộc họp giao ban; danh sách thành phần tham gia

44

Page 45: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Sản phẩm/Hoạt

động

Thời gian bắt đầu thực hiện

Đơn vị thực hiện Chỉ tiêu giám sát Dự trù kinh phí (triệu đồng)

9.2 x Nt Số lượng báo cáo các lần đi khảo sát, danh sách địa điểm đi khảo sát,

9.3 x Nt Tần suất tham gia website 135 xếp hạng giữa các Tỉnh

9.4 x Nt, và các cơ quan truyền thông của Tỉnh

tần suất xuất hiện trên chuyên mục 135

14.1 x Phòng dân tộc huyện Số lượng các cuộc họp giao ban; danh sách thành phần tham gia

14.2 x Phòng dân tộc huyện và Đài PT-TH huyện

Số lượng báo cáo các lần đi khảo sát, danh sách địa điểm đi khảo sát,

14.3 x Phòng dân tộc huyện Tần suất tham gia website 135 xếp hạng giữa các Tỉnh

17.1 x Ban quản lý dự án xã, Ban giám sát Số lượng biên bản họp và thành phần tham gia, các ý kiến ghi nhận

17.2 x nt Tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông huyện, tỉnhĐánh giá của các cơ quan truyền thông huyện, tỉnh về tần suất cung cấp thông tin

Tổng số 43370

45

Page 46: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

KẾT LUẬN

Trên đây là những đề xuất của nhóm chuyên gia về chiến lược truyền thông của chương trình 135 giai đoạn 2 trong khoảng thời gian 2007-2010 và dự thảo kế hoạch hành động bao gồm lộ trình các hoạt động, các chỉ tiêu giám sát và ngân sách. Như các phần trên đã trình bày, chiến lược truyền thông nhằm vào giải quyết các vấn đề yếu kém của công tác truyền thông hiện nay chứ không nhằm thực hiện một kế hoạch tổng thể quy mô toàn diện. Việc thực hiện chiến lược truyền thông thành công dựa rất nhiều vào năng lực của các đơn vị triển khai, và khả năng lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình khác diễn ra trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, trước tiên bản chiến lược đề xuất các hoạt động truyền thông cũng như lộ trình kế hoạch hành động cần được góp ý của các chuyên gia và các bộ ngành liên quan để tiếp tục hoàn thiện hơn.

Page 47: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Tài liệu tham khảo

ADB (2005). Chiến lược truyền thông thu hút và kết nối - The Emerging Communications Strategy: Engaging and connecting People. Tham luận số 06, Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo

Bộ NN&PTNT (2001). Kế hoạch hành động cải cách hành chính (2002-2005)

Bộ KH&ĐT (2006). Poor communes livelihoods and infrastructure program (PCLIP)

Bùi Thị Minh Tâm (2005). Báo cáo đánh giá tóm tắt kết quả thực hiện chương trình 135 và khuyến nghị định hướng chính sách cho chương trình giai đoạn 2006-2010

Đặng Kim Sơn, Phạm Quang Diệu, Phạm Hoàng Ngân, Trịnh Văn Tiến (2006). Dự thảo báo cáo đánh giá nhu cầu, năng lực truyền thông của các bên tham gia Chương trình 135 giai đoạn II.

Ngân hàng thế giới (2006). Program communications strategy implementation guidelines for program 135 Phase II.

Nguyễn Văn Cường (2005). Báo cáo nghiên cứu đề xuất cơ chế giám sát và đánh giá có sự tham gia của cộng đồng trong chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2006-2010

Nguyễn Đức Nhật, Vũ Thị Hải Yến (2005). Đề xuất khung cơ chế phân bổ nguồn lực Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010

Phan Văn Hùng (2005). Đánh giá tình hình, đề xuất nội dung hợp phần nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng các xã thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010

Uỷ ban dân tộc (2005). Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II)

Tô Đình Mai, Nguyễn Văn Tiến, Vũ Dũng (2005). Đánh giá tình hình phát triển sản xuất-đề xuất nội dung hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi 2006-2010

47

Page 48: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

PHỤ LỤCCHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135

Sơ đồ 4: Chức năng của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 ở cấp trung ương

Nguồn: Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg và Văn kiện chương trình 135 giai đoạn II

Chương trình 135 giai đoạn II đặt trong một Ban chỉ đạo chương trình quốc gia chung do một Phó Thủ tướng chính phủ làm trưởng ban, Bộ trưởng chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc làm phó ban, các thành viên là các bộ, ngành trung ương và Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Hội Nông dân Việt Nam.

Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình 135 (Quyết định số 13/1998/QĐ-TTg và Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg) có nhiệm vụ: (i) phối hợp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và các đoàn thể nhân dân thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch theo từng giai đoạn và hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình. Thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với các Chương trình dự án khác đang đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. (ii) Phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, các địa phương thực hiện Chương trình; phối hợp với các địa phương để trực tiếp chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm ở các vùng dân tộc đặc trưng, tổng kết rút kinh nghiệm

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠOPhó Thủ Tướng Chính phủ

PHÓ BAN CHỈ ĐẠOBộ trưởng chủ nhiệm UBDT

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

Uỷ ban Dân tộc

Bộ Kế

hoạch và

Đầu tư

Bộ Tài

chính

Bộ Giao thông Vận tải

Các Bộ liên quan (*)

Bộ Nông nghiệp

và PTNT

Hội đồng Dân tộc QH

Hội Nông dân Việt Nam

(*) Bộ Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, Lao động TBXH, Y tế, Giáo dục, Tư pháp, Nội vụ …

48

Page 49: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

cho việc nhân rộng mô hình. (iii) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình.

Trưởng Ban chỉ đạo chương trình 135 chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ tiến độ, kết quả hoạt động của chương trình, phân công thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của chương trình.

Các bộ, ngành trung ương có nhiệm vụ: (i) xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý và bố trí nguồn vốn ngân sách cho địa phương; (ii) căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hàng năm do UBND tỉnh đề xuất lên Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ của mình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định vốn đầu tư cân đối cho chương trình, được ghi thành một khoản mục riêng trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và theo đúng kế hoạch bảo đảm thực hiện chương trình có hiệu quả. (iii) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giám sát các hoạt động của chương trình ở các địa phương.

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Hội Nông dân Việt nam (Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg) tham gia thành viên Ban chỉ đạo và hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình.

Sơ đồ 5: Phân công nhiệm vụ của các cơ quan thành viên của các bộ ngành chỉ đạo thực hiện chương trình 135 ở cấp trung ương

Cơ quan thường trực chương trình 135 cấp trung ương là Uỷ ban Dân tộc (cơ quan chịu trách nhiệm chính là Vụ Chính sách Dân tộc - UBDT). Cơ quan thường trực có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan (i) giúp Thủ tướng tổng hợp theo dõi đôn đốc kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện theo quy định; (ii) hướng dẫn chỉ đạo các địa phương xét lập danh xã và thôn bản trình Thủ tướng quyết định; (iii) ban hành thông tư hướng dẫn về cơ chế quản lý và hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện; (iv) hướng dẫn chỉ đạo một số chính sách của UBDT về trợ giá trợ cước, QĐ 134, hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn … (v) theo dõi giám sát các chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình do các bộ ngành khác chỉ đạo thực hiện lồng ghép và phối hợp với các bộ ngành rà soát, bổ sung một số chính sách để thực hiện mục tiêu của chương trình.

CƠ QUAN THÀNH VIÊN CỦA CÁC BỘ TRONG BAN CHỈ ĐẠO 135 TW

CƠ QUAN THƯỜNG TRỰCVụ Chính sách - UBDT

(*) Bộ Xây dựng, Văn hoá - Thông tin, Lao động TBXH, Y tế, Giáo dục, Tư pháp, Nội vụ …

1. Vụ Kinh tế Lãnh thổ2. Vụ Địa phương

Bộ KHĐT

1. Vụ Ngân sách2. Vụ Hành chính sự nghiệp

Bộ Tài chính

1. Cục HTX2. Trung tâm KN quốc gia

Bộ NN-PTNT

1. 2.

Bộ Khác (*)

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

49

Page 50: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan chịu trách nhiệm chính là Vụ Kinh tế lãnh thổ, Vụ Địa phương) có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ liên quan phân bổ kế hoạch vốn chương trình, hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn; và phối hợp với các bộ ngành hướng dẫn cơ chế quản lý thực hiện, kiểm tra, giám sát chương trình.

Bộ Tài chính (cơ quan chịu trách nhiệm chính là Vụ Ngân sách, Vụ Hành chính sự nghiệp)có nhiệm vụ theo dõi cấp phát vốn thực hiện chương trình, phối hợp với các bộ ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý thực hiện, kiểm tra, giám sát tài chính của chương trình.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (cơ quan chịu trách nhiệm chính là Cục Hợp tác xã, Trung tâm Khuyến nông quốc gia) có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất; chủ trì hướng dẫn một số chính sách thuộc ngành quản lý: thuỷ lợi, nước sinh hoạt, khuyến nông khuyến lâm, phát triển và bảo vệ rừng … để thực hiện mục tiêu lồng ghép các chương trình.

Bộ Giao thông Vận Tải có nhiệm vụ thực hiện hoàn thành đề án 219 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm cụm xã; đồng thời chỉ đạo các tỉnh quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng nâng cao quy mô đường giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển.

Các bộ ngành khác căn cứ mục tiêu chương trình đã được duyệt, theo chức năng chỉ đạo, rà soát, bổ sung các chính sách và hướng dẫn các địa phương thực hiện để đạt mục tiêu lồng ghép các chương trình.

Sơ đồ 6: Chức năng của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 ở cấp tỉnh

Ban Chỉ đạo của tỉnh được thành lập (Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg). Ban chỉ đạo tỉnh có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Các sở ngành của tỉnh liên quan đến chương trình 135

Ban chỉ đạo tỉnh(Trưởng ban: PCT tỉnh)

Cơ quan thường trực chương trình 135 của tỉnh(Ban Dân tộc tỉnh, Phó Ban chỉ đạo: Trưởng BDT)

Sở NN-PTNT

1. Ban ĐCĐC2. Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Sở KH-ĐT

1. Phòng Kinh tế ngành

Thông tin triển khaiThông tin phản hồi

Sở Tài chính

1. Phòng

Các sở, ngành khác

Sở y tế

Sở GD

Sở ……

50

Page 51: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

trong đó có Chương trình 135 trên địa bàn. Trưởng Ban chỉ đạo là một đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông thường là Phó Chủ tịch UBND tỉnh). Cơ quan thường trực chương trình 135 ở tỉnh là Ban dân tộc tỉnh (Thông tư số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD- NNPTNT ngày 8 tháng 8 năm 2006), các thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính và các sở ban ngành khác có liên quan.

Cơ quan thường trực chương trình 135 của tỉnh có có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tham mưu giúp Ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh quản lý chương trình. Nhiệm vụ cụ thể của cơ quan thường trực chương trình 135 như sau:- Thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh, hướng dẫn các huyện lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện từng năm trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh;- Chủ trì xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 cho từng huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn;- Trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương; chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành hướng dẫn phù hợp với điều kiện ở địa phương;- Thực hiện một số nội dung của dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng khi được UBND tỉnh giao- Chủ trì giúp Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu của tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của tỉnh và Cơ quan Thường trực Chương trình 135 trung ương- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh phân công

Sơ đồ 7: Chức năng các cơ quan chỉ đạo và thực hiện Chương trình 135 cấp huyện

Ở cấp huyện, tùy theo điều kiện của từng tỉnh có sự phân công về chỉ đạo và quản lý chương trình khác nhau, có những tỉnh bố trí cấp huyện 2 ban để chỉ đạo và quản lý

Ban quản lý các dự án thuộc CT135 của huyện

Các Phòng chức năng liên quan đến CT 135 của huyện

Phòng Nội vụ - LĐ

TBXH

Phòng Kế

hoạch

PhòngTài

chính

Phòng Dân

tộc và TG

Ban chỉ đạo 135 huyện

Thông tin triển khaiThông tin phản hồi

Phòng Hạ

tầng Kinh tế

Trạm Khuyến

nông

…….

51

Page 52: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

(tỉnh Đăklăk), nhưng có tỉnh chỉ bố trí duy nhất Ban quản lý các dự án thuộc chương trình 135 (tỉnh Lào Cai). Hai Ban này do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, nhiệm vụ chính là tham mưu giúp UBND huyện quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổng hợp báo cáo thực hiện chương trình từ đơn vị quản lý thực hiện và từ các xã có dự án trên địa bàn huyện. Mỗi Ban thường có từ 4 - 5 thành viên, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đại diện các phòng chức năng của huyện và Chủ tịch UBND các xã ĐBKK là thành viên của Ban.

Các phòng ban chức năng của huyện có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch triển khai cho năm kế hoạch, trình ban quản lý dự án huyện thông qua và trình cơ quan cấp trên phê duyệt; (ii) căn cứ vào kế hoạch phê duyệt và nguồn vốn phân bổ từ tỉnh, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn chi tiết theo từng hạng mục, phân bổ vốn và tiến hành triển khai; (iii) theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và phối hợp với các đoàn thể ở địa phương kiểm tra, giám sát các hoạt động.

Sơ đồ 8: Chức năng các cơ quan thực hiện Chương trình 135 cấp xã

Các cơ quan chức năng thực hiện chương trình 135 ở cấp xã hoạt động theo các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 29/1998/NÐ-CP ngày 11/05/998 về việc ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở xã và Quyết đinh 135/1998/QÐ-TTg ngày 31/07/1998.

Ban Giám sát xã thường có 5-6 thành viên, trưởng ban là chủ tịch HĐND xã, phó ban là chủ tịch UB MTTQ xã, các thành viên là đại diện của các đoàn thể và một cán bộ kỹ thuật thuộc ban quản lý dự án huyện. Ban giám sát xã có các nhiệm vụ cụ thể: (i) tham gia với Chủ đầu tư dự án thông qua dự án các công trình CSHT của xã để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) giám sát quá trình thi công công trình để đảm bảo chất lượng kỹ thuật và tiến độ thi công. Kiến nghị với chủ đầu tư dự án đình chỉ thi công khi xét thấy thi công không đảm bảo chất lượng công trình; (iii) giám sát việc nghiệm thu thanh toán công trình, Ðại diện Ban Giám sát được ký biên bản nghiệm thu công trình.

Ban quản lý chương trình 135 của xã cũng có từ 5-6 thành viên, trưởng ban là chủ tịch UBND xã, các thành viên là đại diện các bộ phận địa chính, kế toán, tài chính, quân sự và công an xã. Ban quản lý dự án xã có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại KBNN huyện và được sử dụng con dấu của xã để giao dịch. Ban có nhiệm vụ quản lý các dự án, chính sách trên địa bàn được UBND huyện giao. Ngoài ra, Ban có trách nhiệm phối hợp với lãnh đạo xã thông báo công khai cho nhân dân trong xã kế hoạch huy động nguồn lực tại chỗ để xây dựng công trình: về ngày công lao động nghĩa vụ (mức đóng góp và giá trị ngày công được hưởng); về việc nhân dân tự nguyện lao động, đóng góp một phần vật tư, kinh phí cho công trình.

Ban giám sát xã

Chủ tịch

HĐND

Chủ tịch

MTTQ

Các đoàn thể

Cán bộ BQL DA

huyện

Ban quản lý dự án xã

Chủ tịch

UBND

Tài chính - kế toán

Địa chính

Quân sự,

công an

Thông tin giám sátThông tin phản hồi

52

Page 53: BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG TRONG ... · Web viewDựa trên các phân tích trong chiến lược truyền thông, nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch hành

53