8
S23 (Tháng 9 năm 2017) Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam Gn 25 tyên xây dng hthng xlý nước thi cho thành phBiên Hòa(Trang 2) Chương trình đối tác phát trin tiếp tc vi dán thoát nước (Trang 3) Hc viên tt nghip khóa 6 Keieijuku chia svDán khi nghip: Ông Nguyễn Đào Vinh- Giám đốc Công ty cphn VAN VINA (Trang 3) Chương trình truyn hình tiếng Nht- cu ni tình hu nghNht - Vit (Trang 5) Chi nhánh JICA Tp. HChí Minh chuyển văn phòng mi (Trang 5) Cán btrc tiếp qun lý dán phát trin cn nm vng các “nguyên tắc cơ bản” (Trang 6) TIÊU ĐIỂM Qun lý ri ro thiên tai Vit Nam Tình hình thiên tai ti Vit Nam Vit Nam nm trong khu vc nhiệt đới gió mùa, trung bình mỗi năm chịu nh hưởng ca sáu, by cơn bão. Các thiên tai điển hình gây nhiu thit hi Vit Nam có thkđến là lũ lụt, mưa lớn, st lđất do bão và các đợt mưa tập trung. Gần đây nhất là cơn bão số 10 đã đổ bvào Vit Nam ngày 14/9 va qua vi tâm bão nm khu vc min Trung, bao gm các tnh NghAn, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Qung Tr. Trước đó, vào đầu tháng 8 năm nay, lũ ln và st lđất xy ra các tnh min núi phía Bc, như Sơn La và Yên Bái, cũng gây ra nhiều thit hi vngười và ca. Để đối phó vi tình hình này, trong nhng năm gần đây, Chính phủ và người dân Vit Nam đã có nhiều nlực nâng cao năng lực qun lý rủi ro và đối ng vi thiên tai ca Vit Nam. Năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Luật phòng, chng thiên tai”, cho thy rõ scn thiết ca vic xây dng mt chiến lược ng phó vi thiên tai, bao gm đầy đủ các khâu phòng btrước thiên tai, ng phó trong tình hung khn cp và phc hi sau thiên tai. Ngoài ra, qua Lut này, tm quan trng ca schđộng ca mỗi địa phương trong ng phó với thiên tai cũng được nhn mnh. Tháng 8 năm nay, Tổng cc Phòng, Chng Thiên tai cũng được hình thành, tách ra khi Tng cc Thy li, nhằm tăng cường chức năng chỉ đạo công tác phòng, chng thiên tai Trung ương, cũng như ng tác điều phi, kết nối các cơ quan ban ngành có liên quan ti vic phòng, chng thiên tai. Vi nhng nlc này, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong vic chun bng phó khn cấp ngay trước và khi xy ra thiên tai. Tuy nhiên, vic xây dng mt kế hoch qun lý thiên tai dài hn, tng hp, vi stham gia ca các ban ngành khác nhau, nhằm hướng đến mt xã hi thích ng vi thiên tai vẫn chưa được thc hin mt cách đầy đủ. Nlc ca JICA Trong chương trình htrVit Nam ng phó vi thiên tai, JICA tp trung vào các hot động khu vc min Trung, nơi hàng năm phi hng chu nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Tiêu biu trong scác hoạt động này là Dán “Xây dng xã hi thích ng vi thiên tai ti Việt Nam (Giai đoạn 2)”, mới được hoàn thành vào tháng 8 năm ngoái, cùng vi Dán Giai đoạn 1 trước đó. Dán này đã thực hin nhiu hoạt động ng dng các kiến thc, kinh nghim ca Nht Bn vng phó với lũ lụt, ti 4 tnh mc tiêu là NghAn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tha Thiên Huế. Trong scác đầu ra ca Dán, ni bt là Kế hoch quản lý lũ tổng hợp đã được y ban Nhân dân tnh Tha Thiên Huế và tnh Qung Bình phê duyt. Dán cũng hỗ trcác cán bphtrách và người dân trong vùng để hkhông chnm được các thông tin vrủi ro lũ lụt da trên kinh nghim dân gian, mà còn hiu được cơ skhoa hc và các nh hưởng mang tính định lượng của thiên tai, qua đó có thể lên kế hoch thc hin các bin pháp ng phó với lũ lt hiu quhơn và chi tiết hơn. Ngoài ra, dán còn gii thiu và thc hin xây dựng thí điểm các công trình kè bsông vi qui mô nh, chi phí thp, sdng vt liu tnhiên tnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, vào đầu tháng 8 va qua, ti Hà Ni, JICA và BNông nghip và Phát triển Nông thôn đã tiến hành kí kết Tha thun cho Dán vin trkhông hoàn li Vn hành hcha trong tình hung khn cp và qun lý thiên tai toàn din. Trong những năm gần đây, vấn đề lũ lụt xy ra do vn hành hcha thiếu hiu quhay vđập khi mưa lớn cũng là một trong các

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Số 23 (Tháng 9 năm 2017)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

“Gần 25 tỷ yên xây

dựng hệ thống xử

lý nước thải cho

thành phố Biên

Hòa”

(Trang 2)

Chương trình đối

tác phát triển tiếp

tục với dự án thoát

nước

(Trang 3)

Học viên tốt nghiệp

khóa 6 Keieijuku

chia sẻ về Dự án

khởi nghiệp: Ông

Nguyễn Đào Vinh-

Giám đốc Công ty

cổ phần VAN VINA

(Trang 3)

Chương trình

truyền hình tiếng

Nhật- cầu nối tình

hữu nghị Nhật -

Việt

(Trang 5)

Chi nhánh JICA

Tp. Hồ Chí Minh

chuyển văn phòng

mới (Trang 5)

Cán bộ trực tiếp

quản lý dự án phát

triển cần nắm vững

các “nguyên tắc cơ

bản”

(Trang 6)

TIÊU ĐIỂM

Quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam

Tình hình thiên tai tại Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới

gió mùa, trung bình mỗi năm chịu ảnh

hưởng của sáu, bảy cơn bão. Các thiên tai

điển hình gây nhiều thiệt hại ở Việt Nam có

thể kể đến là lũ lụt, mưa lớn, sạt lở đất do

bão và các đợt mưa tập trung.

Gần đây nhất là cơn bão số 10 đã đổ bộ

vào Việt Nam ngày 14/9 vừa qua với tâm

bão nằm ở khu vực miền Trung, bao gồm

các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh,

Quảng Trị. Trước đó, vào đầu tháng 8 năm

nay, lũ lớn và sạt lở đất xảy ra ở các tỉnh

miền núi phía Bắc, như Sơn La và Yên Bái,

cũng gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

Để đối phó với tình hình này, trong những

năm gần đây, Chính phủ và người dân Việt

Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao năng lực

quản lý rủi ro và đối ứng với thiên tai của

Việt Nam.

Năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã ban

hành “Luật phòng, chống thiên tai”, cho

thấy rõ sự cần thiết của việc xây dựng một

chiến lược ứng phó với thiên tai, bao gồm

đầy đủ các khâu phòng bị trước thiên tai,

ứng phó trong tình huống khẩn cấp và phục

hồi sau thiên tai. Ngoài ra, qua Luật này,

tầm quan trọng của sự chủ động của mỗi địa

phương trong ứng phó với thiên tai cũng

được nhấn mạnh.

Tháng 8 năm nay, Tổng cục Phòng,

Chống Thiên tai cũng được hình thành, tách

ra khỏi Tổng cục Thủy lợi, nhằm tăng

cường chức năng chỉ đạo công tác phòng,

chống thiên tai ở Trung ương, cũng như

công tác điều phối, kết nối các cơ quan ban

ngành có liên quan tới việc phòng, chống

thiên tai.

Với những nỗ lực này, Việt Nam đã có

nhiều bước tiến trong việc chuẩn bị và ứng

phó khẩn cấp ngay trước và khi xảy ra thiên

tai. Tuy nhiên, việc xây dựng một kế hoạch

quản lý thiên tai dài hạn, tổng hợp, với sự

tham gia của các ban ngành khác nhau,

nhằm hướng đến một xã hội thích ứng với

thiên tai vẫn chưa được thực hiện một cách

đầy đủ.

Nỗ lực của JICA

Trong chương trình hỗ trợ Việt Nam ứng

phó với thiên tai, JICA tập trung vào các hoạt

động ở khu vực miền Trung, nơi hàng năm

phải hứng chịu nhiều cơn bão và áp thấp

nhiệt đới.

Tiêu biểu trong số các hoạt động này là Dự

án “Xây dựng xã hội thích ứng với thiên tai

tại Việt Nam (Giai đoạn 2)”, mới được hoàn

thành vào tháng 8 năm ngoái, cùng với Dự án

Giai đoạn 1 trước đó.

Dự án này đã thực hiện nhiều hoạt động

ứng dụng các kiến thức, kinh nghiệm của

Nhật Bản về ứng phó với lũ lụt, tại 4 tỉnh

mục tiêu là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Thừa Thiên Huế.

Trong số các đầu ra của Dự án, nổi bật là

Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp đã được Ủy

ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh

Quảng Bình phê duyệt.

Dự án cũng hỗ trợ các cán bộ phụ trách và

người dân trong vùng để họ không chỉ nắm

được các thông tin về rủi ro lũ lụt dựa trên

kinh nghiệm dân gian, mà còn hiểu được cơ

sở khoa học và các ảnh hưởng mang tính

định lượng của thiên tai, qua đó có thể lên kế

hoạch thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ

lụt hiệu quả hơn và chi tiết hơn.

Ngoài ra, dự án còn giới thiệu và thực hiện

xây dựng thí điểm các công trình kè bờ sông

với qui mô nhỏ, chi phí thấp, sử dụng vật liệu

tự nhiên ở tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, vào đầu tháng 8 vừa qua, tại

Hà Nội, JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn đã tiến hành kí kết Thỏa

thuận cho Dự án viện trợ không hoàn lại

“Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn

cấp và quản lý thiên tai toàn diện”.

Trong những năm gần đây, vấn đề lũ lụt

xảy ra do vận hành hồ chứa thiếu hiệu quả

hay vỡ đập khi mưa lớn cũng là một trong

các

Page 2: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

các vấn đề nóng ở Việt Nam. Chìa khóa cho việc vận

hành hồ chứa đúng lúc, đúng cách là thu thập và phân

tích đầy đủ các số liệu cập nhật về lượng mưa và mực

nước sông. Bài toán cho Việt Nam trong thời gian tới

cũng chính là xây dựng được hệ thống quan trắc và

truyền đạt các thông tin này một cách nhanh chóng

hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, dự án này hướng đến mục tiêu

giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do lũ lụt tại khu vực lưu

vực sông Hương, thông qua việc xây dựng một hệ

thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử

dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến, nhằm nâng

cao hiệu quả quản lý vận hành liên hồ chứa đối với ba

hồ chứa lớn ở khu vực sông Hương là Hương Điền,

Bình Điền và Tả Trạch.

Bên cạnh đó, để có thể phát huy hiệu quả sử dụng

của thiết bị do Chính phủ Nhật Bản cung cấp thông

qua Dự án viện trợ không hoàn lại “Tăng cường năng

lực đối phó với thiên tai do Biến đổi khí hậu gây ra”,

JICA dự kiến sẽ thực hiện Dự án Hợp tác Kỹ thuật

“Tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo

sớm mưa, lũ”.

Dự án viện trợ không hoàn lại nói trên dự kiến sẽ

được hoàn thành trong tháng 9, và Dự án hợp tác kỹ

thuật dự kiến sẽ được bắt đầu từ tháng 3 năm sau.

Ngoài ra, để có thể thường xuyên chia sẻ với Việt

Nam các kiến thức và kinh nghiệm của Nhật Bản

trong vấn đề giảm thiểu rủi ro do thiên tai, JICA còn

phái cử một Cố vấn về Quản lý nguồn nước, kể cả các

thiên tai liên quan đến nước, đến làm việc ở Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời gian tới, thông qua các hoạt động hợp

tác nói trên, JICA kỳ vọng có thể tiếp tục sát cánh

cùng Việt Nam trong công tác ứng phó với các rủi ro

thiên tai.

Bản đồ phân bổ dự án

Gần 25 tỷ yên xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho thành phố Biên Hòa

ドンナイ川

ドンナイ川

Bản đồ phân bổ dự án tại tỉnh Đồng Nai

Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên

Nhật cho Dự án Xây dựng Hệ thống thoát nước và nước

thải của thành phố Biên Hòa, giai đoạn 1, đã được ký kết

giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và

Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/8/2017.

Dự án sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị và

mở rộng phạm vi xử lý nước thải ở thành phố Biên Hoà,

tỉnh Đồng Nai, góp phần cải thiện vệ sinh công cộng và

phát triển bền vững của thành phố cùng vùng hạ lưu

ngoại ô thành phố.

Tỉnh Đồng Nai đang ở thời kỳ công nghiệp hóa

mạnh mẽ cùng với việc mở rộng hoạt động của hơn

200 công ty Nhật Bản. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước

chưa được phát triển, và nước thải chưa qua xử lý của

thành phố Biên Hòa - thủ phủ của tỉnh – vẫn được xả

ra sông Đồng Nai, là nguồn cấp nước cho Thành

Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 3: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

Ông Nguyễn Đào Vinh

Giám đốc công ty cổ phần Van Vina

Học viên tốt nghiệp khóa 6 Keieijuku Hà Nội

Lễ ký kết biên bản thỏa thuận thực hiện dự án

phố Hồ Chí Minh.

Chất lượng nước của các con sông và các tuyến đường

thủy qua Biên Hòa không khá hơn mấy so với nước thải

chưa qua xử lý. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt hệ thống thoát

nước dẫn đến việc nước bẩn chảy tràn ngập khi có lụt,

gây ra các vấn đề về vệ sinh công cộng như mùi hôi,

muỗi và ruồi. Trong bối cảnh này, cấp thiết phải đẩy

nhanh dự án xây dựng hệ thống thoát nước và nước

thải tại thành phố Biên Hoà.

Dự án được thực hiện bởi Ủy ban Nhân dân tỉnh

Đồng Nai và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng

trong năm 2023.

Học viên tốt nghiệp khóa 6 Keieijuku chia sẻ về Dự án khởi nghiệp:

Ông Nguyễn Đào Vinh- Giám đốc công ty cổ phần Van Vina

Keieijuku là khóa đào tạo dành cho các nhà quản lý

doanh nghiệp vừa và nhỏ do Viện phát triển nguồn nhân

lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) thực hiện. Các học

viên sẽ được học và thực hành các bí quyết quản lý

kinh doanh theo phong cách Nhật Bản trong thời

gian 10 tháng.

Chương trình đối tác phát triển tiếp tục với dự án thoát nước

Ngày 9/8 vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết biên

bản thỏa thuận thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực

quản lý các công trình thoát nước tại thành phố Hà Nội

giai đoạn 2: 09/2017 – 08/2020”, trong khuôn khổ

Chương trình đối tác phát triển của Cơ quan Hợp tác

Quốc tế Nhật Bản (JICA). Dự án này được thực hiện

giữa Sở Xây dựng Hà Nội, Cục Sáng tạo Môi trường

thành phố Yokohama (Nhật Bản) và Văn phòng JICA

Việt Nam.

Dự án dự kiến kéo dài trong 3 năm với các hoạt động

chính như: vận hành và bảo dưỡng có hiệu quả Nhà máy

xử lý nước thải thành phố Hà Nội; lập kế hoạch và xử lý

bùn theo đúng quy trình; soạn thảo sổ theo dõi hệ thống

thoát nước của khu vực thí điểm nhằm giảm thiểu thiệt

hại do ngập lụt, đồng thời tiến hành đào tạo nguồn nhân

lực cần thiết.

Ô nhiễm nguồn nước ở sông hồ ngày một gia tăng do

quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra

nhanh chóng ở Hà Nội. Do đó, nhu cầu cải thiện môi

trường nước đang trở nên cấp thiết. Mặt khác, bùn thải

dự kiến sẽ tăng lên cộng với tình trạng yếu kém của hệ

thống thoát nước khiến ngập lụt xảy ra thường xuyên và

đang là một trong những vấn đề nan giải của Thủ đô

Hà Nội.

Tại Buổi lễ ký kết, ông Võ Nguyên Phong, Phó

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đã bày tỏ lời cảm ơn

tới sự hỗ trợ của JICA đã thực hiện Dự án “Nâng cao

năng lực quản lý các công trình thoát nước tại thành

phố Hà Nội giai đoạn 1: 02/2014 – 12/2016”, cũng

trong khuôn khổ Chương trình đối tác phát triển,

đồng thời bày tỏ kỳ vọng lớn đối với Dự án mới này.

Page 4: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

Ông Nguyễn Đào Vinh, khi đó là Chủ tịch hội đồng

quản trị công ty A&TT, chuyên cung cấp các dịch vụ

kỹ thuật cho các nhà máy, xí nghiệp, đã tham gia khóa

6 Keieijuku năm 2014.

Ông chia sẻ: “Sau khi kết thúc khóa học, là một người từng trăn trở tìm đường hướng kinh doanh mới, tôi đã rất mong muốn vận dụng ngay những điều đã học vào thực tiễn. Và cuối năm 2016, bảy thành viên sáng lập chúng tôi đã quyết định bắt tay vào mở công ty mới sản xuất van, vòi –là Công ty Cổ phần Van Vina”.

Không chỉ ông Nguyễn Đào Vinh, có bốn trong số bảy thành viên sáng lập của công ty đã tham gia Khóa đào tạo tại VJCC về Giám đốc sản xuất chuyên nghiệp. Ông Vinh cho rằng, cuộc hội tụ của họ được xem như định mệnh và đã làm nảy sinh những ý tưởng mong muốn thành lập một công ty hoàn toàn mới để áp dụng được các kiến thức quản lý và sản xuất đã học được từ người Nhật”.

- Điều gì khiến ông quyết định tham gia khóa học

Keieijuku này?

Năm 2014 là thời điểm suy thoái kinh tế đang diễn

ra ở Việt Nam. Tại thời điểm đó, tôi giữ chức vụ Giám

đốc công ty A&TT, là công ty chuyên cung cấp dịch

vụ kỹ thuật cơ khí công nghiệp, và tôi đang tìm

phương hướng nào đó để cải thiện công tác quản lý

doanh nghiệp. Nhưng tự mình mò mẫm tìm ra hướng

đi riêng là một khó khăn rất lớn với chúng tôi. Do đó,

tôi quyết định theo học lớp quản trị kinh doanh

Keieijuku khóa 6, để có thể học hỏi các bí quyết quản

lý của người Nhật nhằm cải thiện công tác quản trị

kinh doanh ở công ty mình.

- Những gì học được từ VJCC được ông ứng dụng

vào công ty của mình như thế nào?

Tham gia khóa học này, các học viên đều có mục

tiêu cải thiện quản lý công ty của mình, nhưng không

chỉ về kiến thức quản lý kiểu Nhật Bản, mà đây còn là

cơ hội để có nhận thức mới về hướng đi trong tương

lai.

Đặc biệt, chúng tôi cảm nhận một ấn tượng rất mạnh

mẽ về tầm nhìn rõ ràng của các công ty Nhật Bản đã

niêm yết vì họ thực hiện công tác quản lý dựa vào trực

quan của chính mình.

Chúng tôi nhận ra rằng, các công ty cung cấp dịch

vụ kỹ thuật như A&TT, nếu không có một sản phẩm

của chính mình thì sẽ rất khó tồn tại trong tương lai.

Chính nhờ nhận thức này mà hệ thống của A&TT đã

được cải thiện một cách đáng kể.

Tuy nhiên, ngoài việc áp dụng kinh nghiệm học tập

và quản lý vào công ty hiện có của mình, chúng tôi có

mong muốn mạnh mẽ là cần phải bắt đầu lại từ cách

thức quản trị căn bản và từ đó thôi thúc một quyết tâm

lớn muốn bắt đầu một doanh nghiệp hoàn toàn mới.

- Thực tế là học tập và gặp nhau tại VJCC đã tạo

điều kiện cho các cơ hội kinh doanh mới, đây là

điều khiến VJCC hết sức vui mừng. Xin vui

lòng cho chúng tôi biết thêm về hoạt động khởi

nghiệp mới mà các ông đã bắt đầu vào cuối

năm 2016?

Công ty Cổ phần Van Vina đã ra mắt thị trường

các sản phẩm van vòi và các sản phẩm công

nghiệp phụ trợ, trong đó chủ yếu là các loại van

(mở và đóng đường ống dẫn) và các sản phẩm phụ

kiện đầu nối (kết nối với các bộ phận đường ống

của máy móc) bao gồm cả sản xuất và bán hàng.

Ngoài ra, để phân phối các sản phẩm này của

Van Vina, về phía Công ty A&TT đã xây dựng

mối quan hệ hợp tác để thực hiện việc phát triển

thị trường công nghiệp, vừa thiết lập một chiến

lược quản lý mới, nhằm nâng cao khả năng tồn tại

và phát triển của A&TT.

- Tại sao ông lựa chọn sản xuất van vòi trong

dự án kinh doanh mới?

Vận dụng các kiến thức kinh doanh đã học từ

VJCC, các thành viên sáng lập đã tiến hành nghiên

cứu và phân tích thị trường, và kết quả là chúng

tôi đã chọn van, vòi.

Về cục diện, Việt Nam nằm giáp với cường

quốc kinh tế là Trung Quốc. Hiện nay, các sản

phẩm van của Trung Quốc chiếm tới 60% thị phần

tại Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam chỉ duy trì

ở mức 20% thị phần.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, do đồng nguyên liệu

có sẵn với chi phí thấp, chi phí lao động và chi phí

điện cũng rẻ hơn so với Trung Quốc, đây có thể là

một lợi thế chi phí thấp hơn so với sản xuất tại

Trung Quốc.

Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp Việt

Nam đoàn kết và hợp tác lại để mở rộng thị phần

trong nước của van Việt Nam, thì tôi tin rằng nhu

cầu của thị trường nội địa và thị trường nước

ngoài đều rất cao, và đây sẽ là một cơ hội kinh

doanh lớn đối với ngành sản xuất van.

Với tiềm năng lớn của người Việt Nam, kết hợp

với việc áp dụng tri thức quản lý doanh nghiệp của

Nhật Bản, chúng tôi tin rằng van Việt Nam sẽ hứa

hẹn nhiều khả năng vượt trội hơn, để cạnh tranh

với các sản phẩm rẻ tiền của thị trường mạnh như

Trung Quốc.

a

Các sản phẩm van vòi và xưởng sản xuất của Vanvina

Page 5: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

- Những gì học được ở Khóa quản trị kinh doanh

Keieijuku đã giúp ông như thế nào trong một

doanh nghiệp mới?

Với phương châm sản xuất Just-In-Time ("Đúng sản

phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng

thời điểm cần thiết") và loại bỏ lãng phí trong các

công đoạn, chúng tôi vận dụng tích cực các kiến

thức và kinh nghiệm thu được trong thời xgian học

tại VJCC về quản trị của người Nhật để xây dựng

chiến lược cạnh tranh.

Đặc biệt, trong công tác quản lý, chúng tôi cam

kết "Quy hoạch, quản lý chiến lược dài hạn, và kiểm

tra thường xuyên". Cho đến nay, chúng tôi đang thực

hiện sửa đổi từng điểm một trong quá trình thực tế

vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc học kinh

nghiệm quản lý kiểu Nhật Bản tại VJCC như lập kế

hoạch kiên quyết và thực hiện thường xuyên kiểm

tra trong quá trình thực hiện các nội dung đề ra, đã

trở nên rất hữu ích đối với chúng tôi.

- Doanh nghiệp mới hoạt động tốt chứ ạ?

Mặc dù công ty mới thành lập và vận hành chưa

được một năm, nhưng chúng tôi đã đưa ra thị trường

được rất nhiều loại sản phẩm van, vòi. Tôi nghĩ rằng

điều đó chứng tỏ khả năng công nghệ của chúng tôi.

Hiện nay, ở giai đoạn 1, chúng tôi phát triển nguồn

nhân lực và sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ

trợ, và chúng tôi đã có thể cung cấp sản phẩm của

mình cho các công ty lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, vào tháng 6/2017, chúng tôi đã trưng

bày sản phẩm tại triển lãm lớn nhất của Nhật Bản về

công nghệ cơ khí máy móc và thiết bị công nghệ chế

tạo (M-Tech). Tại đây, chúng tôi đã có cơ hội giao

lưu và hợp tác với các công ty Nhật Bản. Điều này

cũng phản ánh tính gắn kết hấp dẫn bởi các kiến

thức quản lý của người Nhật mà chúng tôi đã

được học tại VJCC. Mặt khác, chúng tôi cũng

đang tiến hành đàm phán hợp tác với các công ty

Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

- Vậy tầm nhìn của Van Vina trong tương lai là

gì?

Van Vina định hướng tầm nhìn trong tương lai

là sản xuất và cung cấp các sản phẩm van giá thấp

nhưng chất lượng Nhật Bản.

Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn có cơ hội

cung cấp vào các dự án của Ngân hàng Phát triển

Châu Á (ADB) và các dự án sử dụng ODA Nhật

Bản các sản phẩm van với thương hiệu VAN

VINA.

Vào tháng 12 năm nay, chúng tôi sẽ hoàn thành

xây dựng xong nhà máy mới, có những thách thức

về tài chính, nhưng hai trong số các thành viên

sáng lập là những người trong lĩnh vực tài chính,

và tôi nghĩ rằng vấn đề này sẽ được khắc phục.

Sau khi tốt nghiệp Keieijuku khóa 6, ông

Nguyễn Đào Vinh – Giám đốc công ty CP Van

Vina là một điển hình cho việc khởi nghiệp mô

hình doanh nghiệp mới ứng dụng các kiến thức

quản trị của Nhật Bản. Trong tương lai, với sự

phát triển kinh tế mạnh hơn nữa của Việt Nam

hướng tới hoàn tất quá trình công nghiệp hóa ,

vào năm 2020, dự kiến sẽ có nhiều hoạt động của

các học viên tốt nghiệp khóa quản trị Keieijuku,

trong đó có sự khởi đầu của Giám đốc Nguyễn

Đào Vinh..

Chương trình truyền hình tiếng Nhật- cầu nối hữu nghị Nhật Việt

TNV Inamoto (thứ 2 từ phải sang) cùng đồng nghiệp tại VTV4

Tôi đang làm việc với tư cách là tình nguyện viên tại

Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4), Đài Truyền hình

Việt Nam trong 2 năm (từ tháng 7/2016). Đối tượng

khán giả của VTV4 là người nước ngoài hoặc

người Việt Nam sống ở nước ngoài, với các

chương trình phát sóng bằng tiếng Nga, tiếng

Trung

Page 6: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Nhật v.v...

Chương trình “Japan Link” là chương trình truyền

hình bằng tiếng Nhật đầu tiên ở Việt Nam. Trong thời

lượng 30 phút, chương trình cung cấp các nội dung về

chính trị, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng

thời giới thiệu về văn hóa của hai nước, trong đó có

câu chuyện của những người Việt Nam và Nhật Bản.

Hàng tuần, tôi sửa văn bản tiếng Nhật cho đồng

nghiệp và hướng dẫn cách phát âm tiếng Nhật, cách

đọc văn bản để đảm bảo độ chính xác của nội dung

truyền tải. Ngoài ra, tôi cũng tham gia làm nhân vật

trải nghiệm cho tiểu mục giới thiệu về văn hóa Việt

Nam.

Hiện nay, tôi đang làm hiệu đính cho chương trình

bằng tiếng Nhật, bắt đầu được VTV4 phát sóng từ

tháng 5/2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan

hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Ban đầu, các đồng nghiệp còn thụ động trong việc

tập đọc, nhưng qua các buổi học tôi tổ chức hàng tuần

để luyện tập cách phát âm, đọc lời bình, các đồng

nghiệp đã có kiến thức cơ bản và sự tự tin, cũng như

đã cố gắng tự học, vì vậy họ đã tiến bộ nhiều.

Đối với tiểu mục trải nghiệm, thời gian đầu, tôi gặp khó khăn trong trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, nhưng dần dần chúng tôi đã hiểu nhau hơn. Phản ứng của người xem đối với tiểu mục này khá tích cực. Tôi nhận thấy việc tham gia làm nhân vật trải nghiệm cho tiểu

mục giới thiệu về văn hóa Việt Nam cùng đồng nghiệp là một việc làm rất có ý nghĩa.

Năm tới là kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam-Nhật Bản. Tôi mong muốn tập trung vào hoạt động quảng bá chương trình, cũng như cố gắng cùng đồng nghiệp giúp khán giả hai nước hiểu về nhau hơn trong thời gian tới.

*Chương trình “Japan link” phát sóng vào

14:30 và 20:00 Chủ nhật hàng tuần trên VTV4,

thời lượng 30 phút.

Youtube: https://www.youtube.com/VTV4go

(Chọn VTV News in other languages⇒Japan Link)

Văn phòng JICA Việt Nam – Chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh đã chuyển sang văn phòng mới trên cùng

tầng của tòa nhà vào ngày 26/8/2017.

Nếu văn phòng cũ chỉ có một phòng họp với sức chứa

14 người thì văn phòng mới có hai phòng họp, trong đó

có phòng họp truyền hình. Bức tường di động ngăn giữa

hai phòng họp có thể được di chuyển dể tăng sức chứa

lên đến 40 người. Thay đổi này sẽ cải thiện đáng kể việc

đón tiếp các đoàn khách đến làm việc ngày càng nhiều

tại văn phòng.

Ngoài ra, tại cửa ra vào của văn phòng mới, một không gian để trưng bày các tài liệu quảng bá, là nơi giúp các khách đến thăm và làm việc tại văn phòng tăng cường sự hiểu biết về JICA và các dự án của JICA.

Chúng tôi mong muốn từ đây sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của Văn phòng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh như là cứ điểm của khu vực phía Nam.

Chi nhánh JICA Tp. Hồ CHí Minh chuyển văn phòng mới

Văn phòng JICA Việt Nam- Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh

chuyển sang văn phòng mới

TNV Inamoto hướng dẫn đồng nghiệp cách phát âm

và cách đọc văn bản tiếng Nhật

Page 7: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

Văn phòng JICA Việt Nam

Giới thiệu phó trưởng đại diện

Cán bộ trực tiếp quản lý dự án phát triển cần nắm vững các “nguyên tắc cơ bản”

Ông Kitamura Shu – Phó trưởng Đại diện Văn

phòng JICA Việt Nam

Lĩnh vực phụ trách: môi trường đô thị gồm các dự

án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý

nước thải v.v…; điện lực - năng lượng; phòng chống

thiên tai; các dự án theo hình thức hợp tác công tư

(PPP); và các chương trình đề xuất từ các doanh

nghiệp Nhật Bản

Tôi là Kitamura, mới sang công tác tại Văn phòng

JICA Việt Nam từ tháng 4 năm nay.

Trước khi sang Việt Nam làm việc, tôi đã được giao

phụ trách các công việc liên quan đến Văn phòng JICA

Việt Nam tổng cộng là tám lần, từ những công việc trực

tiếp quản lý dự án đến các công việc chỉ đạo, điều hành

chung tại văn phòng, và mỗi lần thì nội dung công việc

cũng khác nhau.

Trong quá trình công tác trải qua nhiều bộ phận, xét

trên khía cạnh công việc, cách nhìn nhận đánh giá của

tôi tại mỗi thời điểm về tình hình kinh tế - chính trị của

nước nhận viện trợ và các nước lân cận luôn luôn có

những điểm vênh, kể cả khi nhìn nhận lại tại thời điểm

này. Thực tế này đòi hỏi tôi luôn phải có những điều

chỉnh, sửa đổi từng bước, sao cho phù hợp với quá trình

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Cách đây khoảng 10 năm, tôi được phái cử sang làm

việc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington, Hoa

Kỳ. Đây là thời điểm trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng

tài chính, xuất phát từ khủng hoảng cho vay thế chấp bất

động sản dưới chuẩn (subprime mortgage crisis). Lúc đó,

người ta thậm chí còn tranh luận về việc có nên duy trì

tổ chức IMF nữa hay không, hay là thu nhỏ quy mô lại.

Ngay sau khi tôi hết nhiệm kì về nước thì cuộc khủng

hoảng tài chính thực sự bắt đầu với sự sụp đổ của ngân

hàng đầu tư toàn cầu Bear Stearns, lan truyền sang cả

châu Âu và các nước khác. Thật sự, chẳng ai ngờ được

là nền kinh tế vĩ mô của cả các nước phát triển cũng vẫn

bộc lộ những yếu kém nhất định.

Đến giờ, suy nghĩ lại thì thực ra cũng có quan điểm

cho rằng, đã có dự báo trước nguy cơ của cuộc khủng

hoảng tài chính, tuy nhiên ngay cả các chuyên gia cũng

không thể biết được điều gì sẽ xảy ra cho đến khi các

dấu hiệu thực sự bộc lộ ra bên ngoài.

Từ năm 2006, tôi phụ trách các dự án vốn vay ODA

của Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ Bangladesh. Trong

giai đoạn từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000

tại Bangladesh có rất ít dự án. Thời gian sau đó thì mỗi

năm cũng chỉ được tài trợ 1 hay 2 dự án là cùng.

Đúng thời điểm tôi đương nhiệm thì Bangladesh bắt

đầu được quan tâm, không phải vì đó là quốc gia

nghèo, mà là người ta bắt đầu nhận ra và đánh giá

được tiềm năng tăng trưởng kinh tế của đất nước

này.

Các dự án vốn vay ODA của Nhật Bản có quy mô

đầu tư vay vốn từ 30 đến 40 tỷ yên/năm đặt ra nhiều

thách thức làm sao để có thể xây dựng dự án một

cách có hiệu quả, tăng cường năng lực của các cơ

quan hành chính và thúc đẩy quá trình triển khai của

dự án. Mặc dù những vấn đề vướng mắc này cho

đến nay vẫn còn đang tồn tại ở nhiều dự án nhưng

phải ghi nhận là chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm,

tiến độ triển khai dự án ở Bangladesh đã đạt tiêu

chuẩn ngang với các nước khác. Về quy mô, Bang-

ladesh cũng đã tiếp nhận một số dự án vốn vay có

tổng vốn đầu tư lên đến 500 tỷ yên, ví dụ như Dự án

nhiệt điện than siêu tới hạn (Ultra Super Crtitical

Coal-Fired Power Project).

Tại Việt Nam, hiện nay chúng tôi đang tiếp tục

thực hiện hỗ trợ phát triển đất nước thông qua các

dự án vốn vay ODA, để đáp ứng nhu cầu phát triển

cơ sở hạ tầng ngày càng tăng của Việt Nam.

Tuy nhiên, trên cơ sở những thành quả tăng trưởng

kinh tế đã đạt được, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm

nước nghèo, gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập

trung bình, vấn đề cân đối tài chính liên quan đến

việc vay vốn ODA, trong đó có các khoản vay từ

Chính phủ Nhật Bản, cũng được Chính phủ Việt

Nam xem xét thận trọng hơn.

Trong bối cảnh đó, đối với những người trực tiếp

quản lý các dự án phát triển như tôi thì việc nắm bắt

một cách chính xác tình hình của nước đối tác là một

Page 8: Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam · thống quan trắc và quản lý thông tin toàn diện, sử ... Hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 24,7 tỷ yên Nhật

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2017

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam Tel: 024-3831-5005; Fax: 024-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

Facebook: https://www.facebook.com/jicavietnam/

điểm mấu chốt quan trọng, để có thể đưa ra được định

hướng đúng đắn, toàn diện đối với các vấn đề hỗ trợ

phát triển nói chung.

Về mặt lý thuyết, tôi có cảm nhận rằng các xu hướng

mang tính dài hạn sẽ có chiều hướng tiếp tục kéo dài, ví

dụ như các xu hướng có tính toàn cầu hay các chính sách

của các quốc gia trong thời gian 10-20 năm qua. Tuy

nhiên, đôi khi cũng xảy ra những biến động. Đối với

việc triển khai thực hiện các dự án có tính dài hạn thì

theo tôi, việc cố gắng xác định và hiểu rõ hai vấn đề này

là vô cùng cần thiết.

Việc quan sát, nhìn nhận các vấn đề được xem là

“nguyên tắc cơ bản” như vậy không mấy dễ dàng

nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có một cách nắm bắt là

thông qua việc thường xuyên trao đổi ý kiến với các

cơ quan liên quan của Chính phủ nước đối tác và theo

dõi các số liệu thực tế một cách kỹ lưỡng.

Tôi cho rằng những nỗ lực đó cũng là một trong những vai trò mà các Văn phòng JICA tại nước sở tại cần thực hiện. Tôi thực sự mong rằng, thông qua công việc hàng ngày, các cán bộ của Văn phòng JICA có sự phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản đang triển khai hoạt động kinh doanh tại nước sở tại, để có thể tiếp tục triển khai nhiều dự án thực sự đem lại lợi ích cho đất nước đó.