15
I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 10 III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2015

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

v

[Year]

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 10

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2015

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chính sách thuế “gây khó” ngành cao su

Khi Nhà nước áp dụng thuế xuất khẩu cao su từ 0% lên 3% một số mặt hàng cao su thiên nhiên (gồm cao su ly tâm, crếp và cao su hỗn hợp) vào cuối năm 2011, giá cao su bắt đầu giảm mạnh, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các DN, làm giảm tính đa dạng mặt hàng do mủ latex bị áp thuế 3% nên DN ngưng sản xuất vì bị lỗ. Ngoài ra, còn tạo sự bất bình đẳng giữa các DN trong và ngoài khu chế xuất do mức thuế suất khác nhau của mặt hàng cao su hỗn hợp: trong khu chế xuất thì được hưởng 0% và ngoài khu chế xuất thì lại là 3%.

Ông Võ Hoàng An – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VRA, Trưởng Ban XNK VRG, cho biết: “Từ những bất cập đó, VRA đã đại diện DN, kiên trì phản ánh, đồng thời vận động và nhận được sự ủng hộ của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, kiến nghị Bộ Tài chính đưa thuế xuất khẩu cao su về trở lại mức thuế 0% như trước. Kể từ đầu tháng 10/2014, cao su đã trở về mức thuế 0% theo như kiến nghị. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một điểm chưa thông thoáng về thuế giá trị gia tăng, đó là mặt hàng cao su sơ chế vẫn phải tính và chịu thuế suất GTGT 5%, chưa được áp dụng như những mặt hàng nông sản khác là không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu kinh doanh thương mại”.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, cho biết: “Chính sách không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT áp dụng từ năm 2014 cho các nông, thủy sản chỉ mới qua sơ chế, chưa chế biến thành sản phẩm khác đã tạo nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản. Nhưng chính sách này chưa được áp dụng đối với mủ cao su sơ chế. Lý do là mủ cao su sơ chế lại không được xếp vào mặt hàng nông sản chỉ mới qua sơ chế, mà lại được xếp vào mặt hàng nhựa thông theo quy định của Bộ Công Thương, nên phải chịu thuế 5%. Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Bộ Công Thương điều chỉnh những bất cập trong các quy định. Mủ cao su sơ chế phải được điều chỉnh vào mặt hàng nông sản, chứ không phải nhóm hàng nhựa thông”.

Thuế đất cho vườn cao su kiến thiết cơ bản là không hợp lý

Theo ông Võ Hoàng An, việc xây dựng các sắc thuế trước đây như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế đất trong thời điểm cao su giá cao lợi nhuận nhiều. Tuy nhiên, hiện giá cao su đang bán ở mức gần sát với giá thành, trong khi đó, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay một số tỉnh công bố cao hơn nhiều so với trước, khiến giá thành mỗi tấn cao su tăng lên, trong lúc xuất khẩu cao su đang gặp khó khăn.

Từ năm 2015 trở đi, ngành cao su hạn chế trồng mới, chủ yếu là thực hiện tái canh diện tích cao su đã hết chu kỳ khai thác, khoảng 20.000 đến 30.000 ha/năm, trong đó phải đầu tư nguồn vốn cho phục hoang, trồng lại, chăm sóc từ 6 đến 8 năm. Trong thời gian này, vườn cao su tái canh chưa có sản phẩm nên chưa có doanh thu, lợi nhuận, do vậy, gây khó khăn cho việc nộp tiền thuê đất trồng cao su, mặt khác làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và khiến người trồng có xu hướng chuyển đổi sang cây trồng khác. Vì vậy, việc miễn tiền thuê đất vườn cao su tái canh trong thời gian xây dựng cơ bản là cần thiết.

ừng.

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

TIÊU ĐIỂM THÁNG 9 II

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

THẾ GIỚI

Người trồng cao su ở Thái Lan dọa biểu tình phản đối Chính phủ

Ông Pairat Jaichum, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà trồng cao su tại 14 tỉnh miền Nam Thái Lan nói rằng hiệp hội này sẽ tổ chức một hội nghị toàn quốc trong 2 tuần tới để kiến nghị Chính phủ hành động khẩn cấp hỗ trợ ngành cao su trong bối cảnh giá mủ cao su ở nhiều khu vực hạ xuống mức 30 baht/kg (0,85USD/kg).

Ông nói rằng các nhà trồng cao su muốn Chính phủ trợ giá để mủ cao su tăng lên mức 65 baht/kg (1,8 USD/kg) và yêu cầu Bộ Giao thông Thái Lan có chính sách sử dụng các sản phẩm cao su trong nước. Ông nhấn mạnh tình hình hiện đang rất khẩn cấp, đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm nghìn công nhân ngành khai thác mủ cao su và họ sẽ biểu tình trên toàn quốc nếu không được Chính phủ hỗ trợ.

Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã tuyên bố rằng Chính phủ nước này sẽ không trợ giá cho ngành cao su vì điều đó đi ngược lại các cam kết của Thái Lan với các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thái Lan sẽ cắt giảm diện tích cây cao su

Theo Bản tin ngày 06/10/2015 của Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan sẽ cắt giảm diện tích cao su khoảng 1.600 – 3.200 triệu m2 (160.000 – 320.000 ha) trong 5 năm cho đến năm 2019 và người dân sẽ được hỗ trợ để trồng những loại cây nông nghiệp khác.

Chương trình này sẽ được thực hiện trên cả nước với nguồn hỗ trợ một phần từ ngân sách của Chính phủ Thái Lan nhằm tạo thế cân bằng cung cầu đối với các thị trường nông sản gồm cao su,

gạo, sắn, ngô và cả ngành chăn nuôi.

Người trồng cao su sẽ được khuyến khích trồng các cây khác như cọ dầu, song song đó Chính phủ Thái cũng khuyến khích sử dụng cao su trong xây dựng hệ thống giao thông đường bộ.

VIỆT NAM

Góp sức xây dựng nền sản xuất cao su thiên nhiên bền vững

Sáng 2/11, tại khách sạn Rex (141 N guyễn Huệ, Quận 1) TP.HCM, hơn 300 đại biểu tham dự khai mạc Hội nghị Cao su Quốc tế IRRDB năm 2015. Đến dự có ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Tiến sỹ Datuk Dr. Abdul Aziz S.A Kadir – Tổng Thư ký Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB); ông Nguyễn Tiến Đức – Phó TGĐ VRG; ông Phan Thành Dũng – Viện trưởng Viện nghiên cứu Cao su VN (RRIV). Ngoài ra còn có 130 đại biểu quốc tế và hơn 170 đại biểu trong nước đến tham gia hội nghị.

Hội nghị lần này sẽ có 90 báo cáo khoa học được trình bày bởi các chuyên gia đến từ Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nigeria, Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc, Côte d’Ivoire, Thái Lan và Việt Nam. Với tư cách đơn vị đăng cai, đây là cơ hội tốt để RRIV giới

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

thiệu đến bạn bè quốc tế những công nghệ, thành tựu mới mà ngành cao su VN đạt được.

Chủ đề của Hội nghị Cao su Quốc tế IRRDB năm 2015 là “Năng suất và chất lượng hướng đến một nền sản xuất cao su thiên nhiên bền vững và hiệu quả”. Vài năm gần đây, giá cao su liên tục giảm, đã tác động nhiều đến các nước sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới. Tuy giá giảm, nhưng vẫn tính đến hướng phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên. Vấn đề phát triển bền vững là xu hướng chung toàn thế giới đều quan tâm và trên tất cả các lĩnh vực.

Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên trong 10 tháng đầu năm 2015 tăng về lượng

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan tính đến hết tháng 10 năm 2015, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 874.382 tấn với giá trị khoảng 1,22 tỷ USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.401 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng 4% về lượng, giảm 15,4% về giá trị và giảm 18,7% về giá.

Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 434.963 tấn, chiếm 49,7% tổng lượng xuất khẩu (tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014), giá trị đạt 604,13 triệu USD (giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2014). Tiếp đến là thị trường Malaysia đạt 137.975 tấn (thị phần 15,8%; giảm 15,5% so với cùng kỳ) và Ấn Độ 63.329 tấn (thị phần 7,2%; giảm 8,7%).

Nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015 khoảng 117.643 tấn với kim ngạch 161,3 triệu USD. Thị trường nhập chủ yếu từ Campuchia (chiếm 40,4% về luợng), Khu chế xuất Việt Nam (21,0%), Lào (18,0%) và Thái Lan (8,5%).

Tiêu thụ săm lốp tăng trưởng mạnh

Theo dự báo của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), lượng tiêu thụ ô tô ước đạt 200.000 xe (tăng 27,3% so với 2014) trong năm 2015. Tính đến hết quý I/2015, tổng sản lượng tiêu thụ toàn thị trường đạt 48.707 xe (tăng hơn 62%).

Mức tăng trưởng này đã dẫn tới nhu cầu tiêu thụ săm lốp và các phụ tùng khác cũng tăng, kéo theo sự tăng trưởng của các doanh nghiệp săm lốp. Điển hình là CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) và CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC). Đây là 2 doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất lốp radial toàn thép. DRC và CSM đang lần lượt vận hành 2 nhà máy lốp radial toàn thép với công suất giai đoạn 1 là 300.000 và 350.000

lốp/năm.

Năm nay, DRC lên kế hoạch tiêu thụ 240.000 lốp (tăng gấp đôi so với 2014). Không chỉ có lượng tiêu thụ tốt mà các công ty săm lốp cũng đang gặp nhiều thuận lợi khi giá mủ cao su thiên nhiên (nguyên liệu đầu vào chiếm khoảng 35% giá thành của các công ty săm lốp) vẫn đang đứng ở mức thấp.

Mở miệng cạo trong năm 2016 tại Tây Bắc

Đẩy mạnh thâm canh chăm sóc vườn cây, tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý để ký hợp đồng ăn chia sản phẩm với các hộ dân góp đất trồng cao su; lên kế hoạch mở miệng cạo khai thác, triển khai các bước xây dựng nhà máy chế biến… Đó là những nội dung cơ bản lãnh đạo VRG làm việc với các đơn vị thành viên khu vực miền núi phía Bắc, ngày 16/10, tại Hà Nội.

Tại buổi làm việc, lần lượt 9 đơn vị là Công ty CP Cao su Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lai Châu II, Dầu Tiếng – Lai Châu,

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Hà Giang, Yên Bái, Mường Nhé và Lào Cai đã báo cáo hoạt động 9 tháng đầu năm 2015 và hiện trạng vườn cây sau 8 năm đầu tư. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm các đơn vị này đã hoàn tất nhiệm vụ tái canh trồng mới với tỷ lệ sống đạt 99%, vườn cây sinh trưởng từ 3 đến 4 tầng lá. Ông Hứa Ngọc Hiệp – Phó TGĐ VRG cho biết, các dự án đầu tư tại khu vực miền núi phía Bắc được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương ủng hộ nên đã tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh dự án.

TGĐ Công ty CP Cao su Sơn La Võ Nhật Duy cho biết, hiện nay diện tích đất khai hoang đã trồng cao su là 7.022 ha. Trong đó có 500 ha có cao trình trên 600m nên tốc độ sinh trưởng kém, cây phát triển không đồng đều, mật độ thấp. Đối với Công ty CP Cao su Điện Biên thì số diện tích này là 300 ha trên tổng diện tích đã trồng 3.764 ha; Công ty CP Cao su Lai Châu II có 5% trên tổng diện tích 4.645 ha… Hầu hết các đơn vị có diện tích cao su trồng vượt cao trình đều kiến nghị lãnh đạo VRG chỉ đạo hướng giải quyết là không tái canh vì không đảm bảo chất lượng vườn cây.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Kỹ thuật VRG, hiện nay toàn khu vực miền núi phía Bắc trồng được 29.000 ha cao su. Trong đó, chất lượng vườn cây đạt loại A là 31,8%, loại B 23,4%, loại C 34,4%, loại D 10,4%. Diện tích cao su trồng từ năm 2007 – 2011 sinh trưởng chậm, trồng từ năm 2012 trở đi phát triển khá. Chất lượng vườn cây loại D chủ yếu trồng ở cao trình trên 600m và manh mún.

Theo kế hoạch, 3 đơn vị là Lai Châu, Sơn La và Điện Biên sẽ mở cạo trong năm 2016. Theo đề xuất của Phó TGĐ VRG Hứa Ngọc Hiệp, Công ty CPCS Lai Châu mở miệng cạo trong tháng 5/2016, Điện Biên và Sơn La mở miệng cạo trong tháng 10/2016. Đi đôi với kế hoạch mở miệng cạo, ông TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đề nghị các đơn vị nhanh chóng lập dự án xây dựng nhà máy chế biến. Trong giai đoạn đầu chỉ làm mủ tờ, sau khi diện tích khai thác mở rộng mới lắp đặt dây chuyền sản xuất mủ cốm. Và bước đầu sẽ xây dựng nhà máy chế biến theo cụm.

Các hãng sản xuất lốp xe vẫn trồng cao su dù đang dư thừa cung

Các hãng sản xuất lốp xe thế giới đang tăng cường trồng cao su ở Đông Nam Á, khu vực sản xuất gần 80% cao su thiên nhiên toàn cầu.

Hãng Bridgestone của Nhật Bản có nông trường cao su lớn là Bridgestone Sumatra Rubber Estate ở tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia, ở đó có trên 20.000 người, bao gồm cả công nhân và gia đình của họ, sinh sống trên mảnh đất rộng 180 km2. Nông trường này vốn được thành lập từ năm 1917 bởi hãng lốp xe Goodyear của Mỹ, được Bridgestone mua lại vào năm 2005. Hiện nông trường đáp ứng gần 10% nhu cầu cao su thiên nhiên của Hãng này.

Năm 2012, nông trường đã thành công trong việc giải mã gen để lựa chọn các cây có năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt. Mục đích nhằm nâng sản lượng cao su thêm 25% đạt trên 30.000 tấn/năm trong vòng 10 năm tới.

Hiện Thái Lan và Indonesia chiếm một nửa sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu, nhưng nhiều nông trường ở đó có thể cũng theo chân Malaysia, chuyển hướng sang những cây trồng có lợi nhuận cao hơn. Tại Indonesia, mức lương tối thiểu đang tăng 10% mỗi năm. Chủ tịch Bridgestone Sumatra Rubber Estate, ông Tadasu Yoshimura cho biết, chi phí lao động ở

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

nông trường đã tăng khoảng 80% trong vòng 5 năm qua.

Nhưng dù khó khăn, các hãng sản xuất lốp xe vẫn cần nguyên liệu. Do vậy, giống như Bridgestone, Michelin cũng đang trồng cao su ở Indonesia. Hãng sản xuất lốp xe của Pháp này đã tham gia vào một liên doanh với tập đoàn Barito Pacific Group của Indonesia và đóng góp 55 triệu USD cổ phần. Hai đối tác này có kế hoạch sản xuất khoảng 80.000 tấn cao su thiên nhiên mỗi năm ở các đảo Sumatra và Borneo của Indonesia.

Các hãng sản xuất lốp xe khác cũng đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế. Năm ngoái, hãng Yokohama Rubber của Nhật Bản bắt đầu mua cao su thiên nhiên sản xuất ở Myanmar. Trước đó, họ chỉ mua của Thái Lan và Indonesia, nhưng nay đang cố gắng đa dạng nguồn cung để giảm thiểu rủi ro. Cũng trong trào lưu này, Sri Trang Angro, hãng sản xuất cao su hàng đầu Thái Lan, đang vận hành khoảng 30 nhà máy cao su, chủ yếu nằm tại Thái Lan. Tháng này, họ đã mở thêm một cơ sở sản xuất tại Myanmar, với công suất sản xuất 4.800 tấn cao su mỗi năm. Giám đốc điều hành của Sri Trang cho biết sản lượng ở Myanmar đang tăng nhanh.

Hồi tháng 01/2015, Công ty thương mại Nhật Bản Mitsui & Co thông báo kế hoạch tham gia sản xuất cao su ở Campuchia. Trên diện tích 100 km2, Mitsui & Co sẽ có cả những vườn cây ăn trái và nhà máy chế biến. Nông trường này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2017.

Nguồn cung cao su thế giới có thể thiếu hụt

Theo Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo), nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới có thể bị thiếu hụt trong năm tới do lượng lưu kho thấp hơn ước tính trong khi sản lượng giảm. Sản lượng cao su thiên

nhiên đang giảm, nhất là tại Thái Lan và Ấn Độ.

Cao su mất giá và nhu cầu ảm đạm cũng như điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng cao su thiên nhiên năm 2015 giảm xuống. Tháng 4/2015, Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) đã cảnh báo về tình trạng thừa cung cao su thiên nhiên trong những năm tới và dự đoán rằng đến năm 2020, dư cung cao su thiên nhiên đạt 1 triệu tấn và dư cung cao su tổng hợp đạt 3 triệu tấn. Tuy nhiên, IRCo lại tỏ ra lạc quan về giá cao su trong những tháng cuối năm nay do kinh tế toàn cầu ổn định và những nỗ lực của Hiệp hội Các

nước sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) trong việc duy trì sản lượng không đổi hoặc giảm xuống.

Sản lượng cao su In-đô-nê-xia dự đoán sẽ giảm vào năm tới do ảnh hưởng thời tiết El Nino và khói bụi từ cháy rừng. Tuy nhiên, sản lượng cao su năm 2015 không thay đổi ở mức 3,2 triệu tấn. In-đô-nê-xia sẽ đối mặt với điều kiện thời tiết khô do ảnh hưởng của El Nino, có thể tăng cường từ tháng 9 đến tháng 12, trong khi đám cháy rừng tại Sumatra và Kalimantan đã bao phủ phần lớn các khu vực Đông Nam Á, gây ra hiện tượng mù khô. Xuất khẩu cao su của nước này cũng dự đoán giảm nhẹ, xuống còn 2,5 triệu tấn trong năm nay, so với 2,6 triệu tấn năm 2014, do nhu cầu nội địa gia tăng.

“Đêm đen” của ngành cao su sắp kết thúc

Giá cao su thế giới được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quí 4 năm 2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025. Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 sẽ chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 đô la Mỹ/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 đô la Mỹ/kg, đến 2025 là 2,09 đô la Mỹ/kg.

Cơ sở để IMF và WB đưa ra các dự báo trên:

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Các CTCS cần được tham gia việc quy hoạch đất đai tại địa phương

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh đề nghị VRG sớm có ý kiến với tỉnh Gia Lai về việc thu hồi khoảng 90 ha trên địa bàn Thành phố Pleiku để xây dựng trường đại học và làm các công trình khác. Còn đại diện Công ty Chư Prông cho biết, vài năm trở lại đây, công ty đã giao cho địa phương trên 200 ha đất để phục vụ cho công tác quy hoạch, nay phía địa phương tiếp tục muốn lấy đất với lý do phục vụ chương trình nông thôn mới.

Hầu hết các đơn vị đều cho rằng, việc quy hoạch đất đai của địa phương cần có các đơn vị cao su tham gia, bởi việc này có liên quan đến diện tích cao su nhưng các công ty lại không biết việc quy hoạch của địa phương có chồng lấn lên diện tích cao su hay không…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó TGĐ Nguyễn Văn Tân cho rằng: “VRG và tỉnh Gia Lai nên sớm có quy chế phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề đất đai theo một đầu mối”. Còn Phó TGĐ Lê Xuân Hòe đồng tình và cho biết, VRG sẽ sớm có sơ kết quy

chế phối hợp với với Tỉnh ủy Gia Lai, đồng thời sẽ tiến hành ký kết hợp tác toàn diện với lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai.

Cao su “tự cứu” bằng xen canh, đa canh

Không nóng vội thanh lý cao su để trồng tiêu, nhiều hộ tiểu điền biết tính toán lâu dài đã thực hiện các mô hình trồng xen canh, đa canh, kể cả chăn nuôi trong vườn cao su để duy trì vườn cây, chờ thời cơ.

Ông Nguyễn Quang Hào – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chơn Thành, cho biết cao su là cây trồng chủ lực của huyện, việc chặt cao su diễn ra khoảng 2 năm nay và xã nào cũng có. Tuy nhiên, người dân chủ yếu cưa cao su già và trồng tái canh cao su. Còn số cao su thanh lý hoặc cưa cao su khai thác chuyển sang trồng các loại cây khác có xảy ra nhưng ở diện tích không lớn. “Chúng tôi khuyến cáo nếu diện tích đất nhiều, nông dân nên thực hiện đa canh cây trồng để có được lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu ổn định ở mỗi thời điểm. Nhà nông phải tính toán hợp lý, không nóng vội, ồ ạt làm theo phong trào, tránh hậu quả bất lợi xảy ra”, ông Hào chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Tấn Bình – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương khẳng định, tại Bình Dương việc thanh lý cao su chủ yếu tập trung ở các vườn cây khai thác lâu năm, năng suất không cao và các vườn cây trồng ở các vị trí đất có thổ nhưỡng không tốt, không phù hợp với trồng cây cao su. Bên cạnh đó, do giá mủ cao su trong những năm gần đây không được cao như kỳ vọng của người dân và do “tâm lý” chung của người dân cảm thấy lo lắng khi thấy một số hộ khác thanh lý vườn cây, cho nên có những hộ cũng thanh lý theo “phong trào”, về thực chất vẫn chưa xảy ra tình trạng thanh lý vườn cây ồ ạt.

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông Bình khuyến cáo, trong thời điểm hiện tại do giá mủ chưa cao, thu hoạch chưa bù lại được chi phí đầu tư, người dân nên tiếp tục chăm sóc, cải tạo vườn cây theo hướng áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mới. Chẳng hạn, trước đây người dân thường bón phân vô cơ theo kiểu rải đều khắp vườn cây, nhưng hiệu quả không cao vì cao su chỉ hấp thụ được từ 30 – 40% lượng phân, phần còn lại sẽ bị bốc hơi, oxi hóa… thì nay áp dụng phương pháp bón phân theo hình thức đào hố, chôn lấp kỹ. Hình thức này, khối lượng phân bón ít hơn nhưng cây cao su sẽ hấp thụ tốt hơn.

Đồng thời, để giảm chi phí lao động thì người dân nên áp dụng chế độ cạo D3 hoặc D4. Với chế độ cạo này sẽ giúp cây ổn định tốt về tình trạng sinh lý, tiết kiệm được lớp vỏ nguyên sinh của cây, cho sản lượng ổn định và bền vững. Ngoài ra còn giúp cho người dân giảm mức đầu tư cho vườn cây khai thác, tiết kiệm 25% lao động sử dụng trên đơn vị diện tích cây cạo mủ, đáp ứng với điều kiện giá mủ xuống thấp.

Trước mắt, thay vì chờ những hỗ trợ từ phía Nhà nước, nhiều nông dân Bình Dương đã chủ động tự “giải cứu” mình trước. Trong đó, việc lựa chọn xen canh các mô hình chăn nuôi là giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, với những hộ gia đình sau khi thanh lý để chuyển đổi sang cây trồng khác ngoài cây cao su cần phải tính đến bài toán kinh tế khi đầu tư. Đối với các hộ trồng mới lại vườn cây cao su nên chọn những giống mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng.

Cần bộ tiêu chuẩn quốc gia để quản lý chất lượng cao su

Đây là một trong những giải pháp được đề xuất nhằm quản lý chất lượng cao su thiên nhiên tại Hội thảo “Nâng cấp quản lý chất lượng cao su Việt Nam thời kỳ hội nhập”, do Hiệp hội Cao su VN (VRA) và Viện Nghiên cứu Cao su VN (RRIV) đã phối hợp tổ chức, ngày 24/11.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Võ Hoàng An – Tổng Thư ký VRA nhấn mạnh: “Ngành cao su Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ về chất lượng trong sản xuất nhờ nhiều doanh nghiệp luôn đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng cao su tăng nhanh trong khi các biện pháp quản lý còn nhiều bất cập khiến cho một tỷ lệ không nhỏ cao su Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của người tiêu thụ.

Đối mặt với những khó khăn thách thức do giá cao su thiên nhiên sụt giảm liên tục vì cung vượt cầu trên thị trường thế giới, làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa cao su Việt Nam và các nước trong khu vực, việc đảm bảo chất lượng đúng chuẩn trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu để các doanh nghiệp cao su Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh thế giới”.

Tại Hội thảo, các báo cáo chuyên đề được tập trung vào các chủ đề như: Đánh giá thực trạng sản xuất, quản lý chế biến và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cao su thiên nhiên Việt Nam thời kỳ hội nhập; Tiêu chuẩn chất lượng cao su thiên nhiên – Tình hình hội nhập quốc tế và hiện trạng áp dụng trong lĩnh vực cao su; Tổ chức kiểm tra chéo trong nước – Những cải tiến nhằm hỗ trợ các phòng tham gia; Tính độ không bảo đảm đo cho các phép thử trong lĩnh vực cao su.

Tiến sỹ Trần Thị Thúy Hoa – Chánh Văn phòng VRA kiến nghị nhiều giải pháp: Phải cập nhật tiêu chuẩn cao su thiên nhiên VN hài hòa ASEAN và ISO; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu và nhà máy; tăng cường số phòng VILAS kiểm nghiệm chất lượng cao su; nâng cấp Phòng Kiểm nghiệm của RRIV làm phòng tham chiếu quốc gia về kiểm tra chất lượng cao su thiên nhiên…

Còn ông Tào Mạnh Cương – Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Công ty CPCS Phước Hòa) đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể như: “Hoàn thiện văn bản pháp lý của ngành cao su; Phải có trung tâm kiểm định chất lượng đầu ra; Có đơn vị chuyên đánh giá chất lượng sản

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

phẩm; Khuyến khích các phòng quản lý chất lượng phối hợp xây dựng quy chuẩn chung; Nhà nước phải ban hành hành lang pháp lý hoàn chỉnh”.

Các đơn vị miền Trung: Sản lượng vượt, trồng mới, tái canh chậm

Kiểm tra tình hình SXKD, tiến độ trồng mới, tái canh, thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết giảm suất đầu tư và suất đầu tư nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2015… Đó là những nội dung trọng tâm mà lãnh đạo VRG cùng các ban chuyên môn làm việc với 8 đơn vị thành viên khu vực miền Trung, vào ngày 21/9.

Cao su Mang Yang tái canh 1.000 ha cao su năm 2016

Thông tin này được đưa ra tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Công ty TNHH MTV

Cao su Mang Yang với Ban Quản lý Kỹ thuật VRG.

trong năm 2016 công ty sẽ tái canh khoảng 1.000 ha cao su giống mới, với cơ cấu

50% giống RRIV 124, 20% giống PB 312, 15% giống RRIV 103 và 15%

giống RRIV 209. Nếu tái canh 1.000 ha thì hết năm 2016, tổng diện tích chăm sóc

của công ty là 3.550 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích của công ty.

Tiền lương khu vực miền Đông đạt 4-6 triệu đồng/người/tháng

Tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, Khối các đơn vị miền Đông Nam bộ gồm 11 CTCS vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm 2015.

Toàn Khối hiện quản lý gần 160.000 ha cao su, trong đó có 97.198 ha vườn cây khai thác và hơn 62.000 ha KTCB, trồng mới. Tổng số CBCNVLĐ gồm 49.000 người. Trong 9 tháng, sản lượng khai thác của toàn Khối đạt 110.000 tấn/168.550 tấn mủ VRG giao, đạt trên 65% KH năm.

Có hai đơn vị đạt sản lượng cao là Dầu Tiếng (hơn 18.800 tấn) và Phú Riềng (17.500 tấn). Tổng doanh thu 9 tháng đạt 5.720 tỷ đồng; tổng lợi nhuận hơn 1.156 tỷ đồng; nộp ngân sách hơn 515 tỷ đồng. Bình quân tiền lương từ 4 triệu đến 6 triệu đồng người/tháng.

Chỉ sợi VRG SaDo thính thức ra thị trường

Công ty CP Chỉ sợi Cao su VRG SADO thành lập ngày 26/8/2013 với 3 cổ đông: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai (49,6% vốn), Tổng Công ty CN Sài Gòn (49,6% vốn) và Công ty CP Cao su Bến Thành (0,8% vốn). Nhà máy sản xuất chỉ sợi cao su được xây dựng trên diện tích 41.510m3, tổng mức đầu tư 637 tỷ đồng với 2 dây chuyền sản xuất chỉ sợi cao su hiện đại nhất được nhập khẩu từ Châu Âu. Các thiết bị chính được thiết kế chế tạo tại Ý. Công suất 6.000 tấn/năm.

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông Nguyễn Văn Thọ – TGĐ công ty, cho biết: “Do đầu tư công nghệ hiện đại Châu Âu, chuyển giao trực tiếp từ Ý, nên sản phẩm chỉ sợi của SADO đã ký hợp đồng bao tiêu xuất khẩu sản phẩm đến năm 2020. Sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nuớc ngoài như Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Tunisia, Angeria, Maroc, Mexico, Hồng Kông, Hàn Quốc… Cụ thể, chúng tôi ký hợp đồng dài hạn với công ty Equipment & Products – International Trading & Consulting S.L.R của Ý: năm 2015 là 1.500 tấn, năm 2016 là 3.000 tấn, năm 2017 là

4.500 tấn, năm 2018 là 6.000 tấn… Trong thời gian qua, có 4 doanh nghiệp trong nước đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm của công ty với số lượng gần 1.500 tấn/năm”.

Cao su Bình Long tổ chức tốt SXKD, đảm bảo lợi nhuận

Ông Lê Văn Vui– Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Với tiến độ thực hiện kế hoạch SXKD như 9 tháng vừa qua, cho thấy bằng nhiều biện pháp công ty đã và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Về sản lượng khai thác: công ty dự kiến cả năm sẽ khai thác được 19.200 tấn, vượt 800 tấn, bằng 4% KH Tập đoàn giao. Về lợi nhuận, với giá bán bình quân 9 tháng là 32 triệu đồng/ tấn, nhưng với kịch bản nếu bán theo giá bình quân là 26 triệu đồng/tấn, hoặc ở mức xấu là 25,5 triệu đồng/tấn thì vẫn đảm bảo có lợi nhuận và nếu giảm được giá thành thì lợi nhuận sẽ vẫn đạt KH.”

9 tháng qua, công ty đã tiến hành tái canh trồng mới được 854,34 ha cùng thực hiện chủ trương trồng xen canh các loại cây như: Tràm bông vàng và keo lai, dó bầu, chuối, bắp, đậu, bí,…trên diện tích vườn cây KTCB, nhằm tăng giá trị diện tích đất. Trong đó có 512,56 ha đã trồng xen canh các loại cây công nghiệp và hoa màu. Cụ thể: Diện tích hàng kép (5 x 2 x 15 m) là: 173,06 ha, đã trồng: 124,05 ha cây dó bầu, 49,01 ha cây tràm bông vàng và keo lai; Diện tích trồng hàng đơn (6 x 3 m): 681,28 ha, trồng xen các loại hoa màu: 317,51 ha, trồng cây tràm: 11,99 ha.

Công ty đã sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả và thực hiện thí điểm mô hình quản lý 3 cấp. Chăm sóc tốt vườn cây, phòng trị bệnh kịp thời, kiểm tra chất lượng nguyên liệu mủ tại vườn cây và nhà máy. Thành lập Đội sản xuất cây giống để chuyển đổi dần cơ cấu giống. Ứng phó tình trạng CN xin nghỉ việc với số lượng lớn, công ty đã chủ động sắp xếp lại lao động, phân chia phần cây cạo hợp lý, thay đổi chế độ cạo.

Công ty đã đầu tư lắp đặt 4 máy ly tâm thế hệ mới của Đức, 1 máy nghiền bi, 1 dây chuyền chế biến mủ tờ, và cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Đẩy mạnh việc sản xuất sản phẩm mủ latex LA đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong khâu tiêu thụ sản phẩm, công ty đã chào bán theo các hợp đồng chuyến (ngoài các hợp đồng dài hạn) nên đã tiêu thụ hết sản lượng chế biến từ khai thác và thu mua.

Cao su Phước Hòa tiếp tục giữ vững năng suất trên 2 tấn/ha

Theo đánh giá của các Ban chuyên môn VRG, Phước Hòa sẽ hoàn thành kế hoạch VRG giao và vượt sản lượng khoảng 900 – 1.000 tấn. Với năng suất vườn cây Phước Hòa 10 năm liền đạt trên 2 tấn/ha, ông Nguyễn Tiến Đức – Phó TGĐ VRG nhận định: “Trong toàn ngành hiện nay chỉ có vài công ty đạt năng suất 2 tấn/ ha, Phước Hòa nằm trong top năng suất tốt. Sử dụng bộ giống mới trong tái canh

trồng mới, cơ cấu nhóm tuổi hợp lý, Phước Hòa sẽ duy trì vị trí top dẫn đầu về năng suất trong những năm tiếp theo”.

Đóng trên địa bàn có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh và mạnh, nhiều lao động nghỉ việc

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp. Nắm bắt được xu thế này, ngay từ đầu năm công ty đã có kế hoạch sắp xếp, bố trí lao động hợp lý và chuyển sang chế độ cạo D4 55% tổng diện tích khai thác. Sắp tới, công ty nghiên cứu thêm các chế độ cạo khác như D5, D6. Ông Lê Phi Hùng – TGĐ Công ty khẳng định: “Năng suất vườn cây của công ty sẽ đảm bảo trên 2 tấn/ha, đối với những bộ giống mới sau này năng suất có thể đạt 2,5 – 3 tấn/ha”.

Phước Hòa đã nỗ lực tìm giải pháp vượt khó, có thể kể đến như: Thực hiện chuyển đổi xông sấy mủ từ nhiên liệu dầu F.O sang sử dụng nhiệt từ nguyên liệu Biomas; giảm sử dụng Amoniac trong công tác vận chuyển mủ; Nghiên cứu sử dụng thay thế polymer trong xử lý nước thải, giảm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải…

Dầu Tiếng – Kratie: Trồng mới cao su vượt chỉ tiêu

Vụ trồng mới năm 2015, Công ty CPCS Dầu Tiếng – Kratie đã trồng 289 ha cao su/100 ha chỉ tiêu kế hoạch. Công ty thực hiện tiết giảm 30% chi phí suất đầu tư, nhưng vườn cây đảm bảo chất lượng, sinh trưởng tốt. Công ty đang tiến hành thủ tục cơ cấu lại với hình thức sáp nhập hai công ty con của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đang thực hiện dự án tại Campuchia (Công ty CPCS Dầu Tiếng – Campuchia sáp nhập vào Công ty CPCS Dầu Tiếng – Kratie).

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua

Thực hiện công tác chăm sóc, tủ ẩm vườn cây cao su trồng mới 2015.

Quản lý cỏ dại, chăm sóc chống cháy cho vườn cây cao su 2013& 2014.

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên dự án.

Theo dõi đánh giá sinh trưởng phát triển cây khoai mì.

Tiếp tục các công việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và có kế hoạch đảm bảo môi trường xanh cho dự án.

Tiếp xúc và làm việc với nhà đầu tư quan tâm đến dự án cao su

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Cây lúa cạn trên đất tái canh

Những năm qua, trồng cây lúa cạn trên đất tái canh ở NT Phú Xuân (Công ty TNHH MTV Cao su

Đăk Lăk), tại xã Ea Drơng, huyện Cư Mgar đã giúp nhiều hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn

xã và công nhân của chính nông trường có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn

lên ổn định cuộc sống.

Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay đã có hơn 600 ha đất cao su tái canh được Nông trường (NT) Phú Xuân giao cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn và công nhân (CN) của NT “mượn” để trồng lúa cạn cho đến khi cây cao su khép tán, trong khoảng thời gian 3 năm.

Ông Hồ Ngọc Việt – Phó GĐ NT Phú Xuân cho biết: “Thực hiện chủ trương của tỉnh và của Công ty Cao su Đăk Lăk, từ năm 2012 đến nay NT tiến hành thanh lý và trồng mới lại các vườn cây cao su. Năm 2015 này, chúng tôi thực hiện tái canh nhiều nhất, với 311,29 ha. Vì thế mà cũng có nhiều hộ dân và CN

được trồng xen canh cây lúa trên vườn cao su hơn so với những năm trước. Trên các diện tích tái canh chúng tôi đều cho các hộ nghèo, khó khăn và CN của NT “mượn” để trồng lúa”.

Cứ mỗi CN quản lý vườn cây định mức là 3 ha, NT cho trồng cây lúa trên diện tích 2 ha, còn 1 ha lấy lại để giao cho các hộ nghèo, khó khăn – trong đó, ưu tiên cho những hộ ở buôn kết nghĩa Gram B, giúp họ có thêm điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn NT đứng chân. Tính riêng trong năm nay đã có hơn 200 hộ được cho mượn đất trồng lúa, trong đó có 100 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã.

Gia đình Y Đạo có hơn 10 nhân khẩu, đất sản xuất lại không nhiều, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn… Giờ đây, cùng với khoản lương ổn định hàng tháng anh còn có thêm thu nhập từ cây lúa. Nhờ đó, gia đình đã bớt khó khăn hơn… Y Đạo chia sẻ: “Trên diện tích của NT cho mượn, năm nay gia đình mình thu được hơn 5 tấn, cũng đủ để sinh hoạt, chuyện phải đi vay gạo ăn không còn xảy ra với gia đình tôi nữa. Cảm ơn NT nhiều lắm, mình sẽ cố gắng làm ăn để vươn lên ổn định cuộc sống.…”.

Có thể nói, “Cây lúa trên đất tái canh” ở NT Phú Xuân tuy chưa thể giúp các hộ nghèo, khó khăn và CN có cuộc sống khá giả nhưng cũng đã góp phần giúp họ nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống. Cách làm này, rất cần được nhân rộng ở các nông trường cao su khác, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Đặc thù địa hình gây khó cơ giới hóa khu vực Tây Nguyên

Một trong những biện pháp giảm suất đầu tư nông nghiệp hiện nay là áp dụng cơ giới hóa vào vườn cây nhằm tăng năng suất lao động. Tuy vậy, đối với khu vực Tây Nguyên, do đặc thù địa hình đồi dốc nên việc áp dụng cơ giới hóa không dễ dàng và thuận lợi như những vùng miền khác.

Những năm gần đây Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum là đơn vị rất tích cực trong việc đưa cơ giới vào vườn cây. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã đến chào hàng máy bón phân, máy xới, máy cắt cỏ hay các loại máy phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng…

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Khả Liễm – TGĐ công ty cho hay: “Nhiều năm nay, chúng tôi đã nghiên cứu và từng bước đưa cơ giới hóa vào vườn cây để tăng năng suất lao động, giảm áp lực cho suất đầu tư. Tuy nhiên, thật không dễ dàng. Công ty hiện có 12 nông trường và một đội sản xuất nằm rải rác khắp tỉnh Kon Tum. Địa hình thì đồi dốc, diện tích manh mún nên rất khó khăn cho việc đưa máy móc vào khai thác. Hàng năm chúng tôi triển khai công tác phun thuốc phòng bệnh phấn trắng, bón phân qua lá cũng gặp nhiều trở ngại vì lô thửa ngắn, đồi dốc nhiều, vườn cây lại đào hố tích mùn…máy móc đi vào rất nhanh hư hỏng”.

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Việc đưa cơ giới hóa vào vườn cây đã được nhiều đơn vị tính đến, nhưng do yếu tố đặc thù vùng miền đồi dốc nên rất hạn chế. Ông Đặng Công Thoại – P.TGĐ Công ty CP CS Sa Thầy chia sẻ: “Hiện nay là thời điểm tốt để cơ giới hóa vườn cao su, tuy nhiên rất khó khăn vì địa hình vùng Tây Nguyên không như miền Đông Nam bộ. Vườn cây của Công ty Sa Thầy cũng như đơn vị khác trên địa bàn, chủ yếu là đồi dốc, lô cao su ngắn. Hơn nữa, là đơn vị chủ yếu trồng mới lần đầu nên gốc cây, hầm hố và khe suối… còn nhiều, chỉ cần có những loại phương tiện phù hợp với địa

hình”.

Dù vậy, lãnh đạo các công ty Tây Nguyên cho rằng việc đưa cơ giới hóa vào vườn cây là cần thiết, nhất là tình hình hiện nay, vấn đề là đưa những loại máy móc gì và như thế nào để khai thác có hiệu quả.

Trồng cây sả trên đất cao su: Hướng đi mới, hiệu quả kinh tế cao

Ea Tir là xã mới được thành lập, thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk. Trên địa bàn xã, chủ yếu là đất pha sỏi đá nằm trên các đồi, núi hết sức cằn cỗi. Gần đây, mô hình trồng cây sả trên đất pha sỏi đá và trồng xen canh trong vườn cao su, hồ tiêu để chế biến tinh dầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2013, ông Mông Văn Hẹn ở thôn 1, xã Ea Tir cùng 9 hộ gia đình ra tận tỉnh Tuyên Quang học tập cách làm kinh tế trên đất pha sỏi đá, và nhận thấy cây sả trồng để chế biến tinh dầu là dễ canh tác và phù hợp với thổ nhưỡng ở xã Ea Tir, nên mua 30 gốc cây giống về chia ra trồng thử nghiệm. Qua 1 năm trồng giống cây sả phát triển tốt mà không chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, hạn hán.

Từ 30 gốc sả giống, các hộ dân ươm và trồng ra diện rộng với tổng diện tích 40ha. Đồng thời 9 hộ dân góp vốn đầu tư xây dựng 1 lò nấu sả với tổng kinh phí 200 triệu đồng. Riêng gia đình ông Mông Văn Hẹn hiện nay đang trồng, chăm sóc và khai thác 2 ha cây sả để chế biến tinh dầu, mỗi tháng cho gia đình mức thu nhập 15 triệu đồng.

Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Ea Tir, sau khi thấy việc trồng cây sả chế biến tinh dầu trên đất pha sỏi đá cằn cỗi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã tích cực đầu tư. Đến nay toàn xã có khoảng 50 hộ gia đình trồng cây sả, với tổng diện tích khoảng 100 ha, trong đó có 40 ha sả đang cho thu hoạch, số còn lại người dân mới trồng.

Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền, do giá mủ xuống thấp nhưng vẫn không muốn chặt nên đã mua giống sả trồng xen trong vườn cao su tiểu điền. Cây sả được chăm sóc, phát triển xanh tốt, vườn cao su cũng theo đó mà phát triển, với việc trồng xen cây sả như vậy quả thật “lợi cả đôi đường”.

Theo tính toán sơ bộ, trên 1ha đất pha sỏi đá, nếu như trước đây mỗi năm người dân trồng đậu, mỳ chỉ cho thu nhập chưa đến 8 triệu đồng, nhưng với việc đưa cây sả vào trồng, mỗi năm người dân có thu nhập hơn 50 triệu đồng. Chưa kể, nhiều hộ còn trồng xen canh cây sả trong vườn tiêu, cao su, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao.

Các hộ nông dân trồng sả ở xã Ea Tir cho biết: Trong thời gian qua và hiện nay trên 1 diện tích 3 sào sả, từ 30 ngày đến 45 ngày người dân tiến hành cắt lá 1 lần rồi mang đi nấu được một nồi, cho ra thành phẩm từ 12 lít đến 15 lít tinh dầu sả. Với giá nhập cho các công ty sản xuất, chế biến tinh dầu sả trong nước hiện nay, mỗi lít dầu sả người dân thu về từ 230.000 đồng đến 250.000 đồng. Như vậy,

Page 14: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

cứ mỗi tháng trên diện tích 1 ha đất pha sỏi đá ở xã Ea Tir, người dân có thu nhập ổn định từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.

Với việc trồng cây sả trên đất pha sỏi đá ở xã Ea Tir mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân trên địa bàn đang tiếp tục mở rộng diện tích và trồng xen canh trong vườn cà phê, hồ tiêu và cao su, một số hộ đân ở khu vực Chư Ktây, xã Ea Khal hiện đã bắt đầu trồng loại cây này. Chính vì vậy, để đáp ứng được việc chế biến hết số nguyên liệu sả của người dân, các nhóm hộ dự định bước sang năm 2016 sẽ xây dựng thêm 1 lò nấu tinh dầu sả.

Cân nhắc khi chọn giống tái canh

Khi thanh lý vườn cây, nếu quyết định tiếp tục trồng mới, bà con cao su tiểu điền cần cân nhắc việc chọn giống sao cho phù hợp để tránh tình trạng phải thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh trên cây cao su, càng làm cho việc canh tác cây cao su có thêm khó khăn…

Đứng trước tình hình giá mủ có chiều hướng đi xuống quá thấp, nhiều vườn cao su bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ khai thác đang được chủ vườn, phần lớn là diện tích cao su tiểu điền, tính toán thanh lý để trồng mới hoặc chuyển đổi canh tác loại cây trồng khác dễ tiêu thụ hơn. Thực tế

cho thấy việc thanh lý vườn cao su của các nhà vườn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

So với các vườn cao su quốc doanh, vườn cao su tiểu điền thường có sản lượng mủ cạo và thời gian khai thác thấp hơn. Thời gian cho mủ của vườn cao su tiểu điền chỉ đạt khoảng 14 – 15 năm so với trên 20 năm của cao su quốc doanh. Theo các tài liệu khoa học, nếu vườn cao su được chăm sóc kỹ và có chế độ khai thác hợp lý thì có thể cho thu hoạch trong 20 năm. Tuy nhiên, với những người trồng cao tiểu điền như trường hợp chị Ngọc Mai, anh Dũng, do trồng theo phong trào, không có sự lựa chọn kỹ về giống, vườn cây không được chăm sóc kỹ, bên cạnh đó là chế độ cạo chưa hợp lý đã rút ngắn thời gian cho mủ của vườn cây.

Khi chọn giống cao su, nên liên hệ với Viện Nghiên cứu Cao su VN để được hướng dẫn cụ thể về việc chọn lựa giống phù hợp. Đầu tư phân bón phải theo đúng quy trình, theo đúng độ tuổi cây khai thác; quan tâm xử lý bệnh kịp thời trên vườn cây sẽ giúp cho cây cao su cho năng suất mủ cao ổn định và khả năng khai thác lâu dài.

Không nói đến những hộ chặt bỏ cây cao su với mục đích khác, riêng đối với các chủ vườn cao su quyết định thanh lý vườn cây nhằm trồng mới, điều quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống. Tiêu chuẩn giống được chọn của hầu hết các chủ vườn trồng mới là phải phù hợp với thổ nhưỡng, có năng suất ổn định và có thể tự đề kháng được các loại dịch bệnh. Các giống cao su được trồng phổ biến hiện nay tại các vườn cao su tiểu điền là PB 235, PB 255, PB 260, RRIV 4…

HỘI NGHỊ CAO SU TOÀN CẦU (GRC 2015)

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII

Page 15: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG …...Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Địa điểm: The Adora Premium, 803 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM Thời gian: Ngày 3 đến ngày 5 tháng 12 năm 2015 Nội dung: Hội nghị cao su toàn cầu năm 2015 với chủ đề "Hợp tác Công nghiệp Khai thác

cho một tương lai bền vững" được kỳ vọng sẽ mang lại cùng hơn 500 chuyên gia và đại biểu gồm các quan chức chính phủ, các nhà sản xuất & trồng cao su, thương nhân, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, nhà sản xuất các sản phẩm cao su, hàng hóa và các nhà phân tích đầu tư, các nhà cung cấp máy móc thiết bị cao su và các ngành công nghiệp hỗ trợ đại diện cho hơn 25 quốc gia. Họ sẽ hội tụ tại sự kiện này để thảo luận về một phổ rộng củanghiên cứu & phát triển thương mại, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật về xu hướng và công nghệ chuyển đổi mới nhất và tăng cường tình hữu nghị. Hội nghị này được hỗ trợ bởi Hội đồng nghiên cứu phát triển cao su quốc tế (IRRDB) và hơn 20 cơ quan chính phủ và các hiệp hội toàn cầu. Thuyết trình sẽ được thực hiện bởi hơn 18 khách mời nổi tiếng đại diện cho các cơ quan chính phủ, các cơ quan nghiên cứu cao su, các hiệp hội cao su và các công ty thương mại từ hơn 10 quốc gia trên một loạt các chủ đề.

HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ LATEX NÂNG CAO

Địa điểm: Khách sạn ITC Grand Chola, Chennai, Ấn Độ Thời gian: Ngày 3 đến ngày 5 tháng 12 năm 2015 Nội dung: RUBBERCON năm 2015 với chủ đề "Định hình tương lai

thông qua công nghệ sáng tạo" được tổ chức bởi Viện Ấn Độ Cao su (IRI) .Viện Cao su Ấn Độ (IRI) là một cơ quan chuyên môn của những người làm việc trong lĩnh vực cao su và các ngành công nghiệp liên minh và nó đã có hơn 2000 thành viên và tám chi nhánh trên khắp Ấn Độ. Nó đã có liên kết với IRCo và ACS (American Chemical Society), USA. Mục tiêu của học viện này là thúc đẩy việc phổ biến kiến thức về tất cả các khía cạnh của khoa học và công nghệ cao su bằng cách giữ các lớp học thường xuyên đào tạo, các cuộc họp, các cuộc triển lãm, các cuộc thảo luận, thuyết trình công khai, công bố các bài báo, tạp chí, tờ rơi, sách và tư liệu khác.