22
BN TIN TBT VIT NAM Chuyên mc: Vấn đề hôm nay Bn tin s6/2016 …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) S6 Các nội dung đàm phán quan trọng trong TPP (tiếp) 1. Thương mại và môi trường TPP đưa ra các yêu cầu trong lĩnh vực thương mại và môi trường như sau: - Cam kết bo vmôi trường theo các quy định ca các điều ước quc tế đã hoặc stham gia, có chế tài trong trường hp vi phm. - Không áp dng các hình thc trcp nghcá gây nh hưởng tiêu cực đến các loài thy sản đang bị đánh bắt quá mức, nhưng có lộ trình để rà soát li chính sách và điều chnh chính sách, nếu cn. - Theo đúng các quy định trong nước, đưa ra hình thức phù hợp để hp tác xlý vi phm pháp lut vmôi trường nước ngoài. Cùng vi quá trình tham gia các di ễn đàn về môi trường, Việt Nam đã có rất nhiu ci cách trong hthng pháp lut. Vì vy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường vcơ bản là phù hp vi hthng pháp luật cũng như điều kin, hoàn cnh và năng lực thc thi ca Vit Nam. 2. Thương mại điện tTrong lĩnh vực thương mại điện tử, TPP đặt ra các yêu cu chính như sau: - Không phân biệt đối xsn phm svà không áp thuế xut nhp khu/phí nội địa đối vi sn phm s; - Quyn truy cập, lưu chuyển thông tin trên Internet; - Nếu không phi vì các mc tiêu công cộng chính đáng thì không yêu cầu đặt trang thiết b(máy ch) tại nước stại như là điều kiện để cấp phép đầu tư hay cung cp dch v. Mi bin pháp qun lý Internet nhm bảo đảm an ninh - quc phòng, trt tan toàn xã hi, thun phong mtc vẫn được phép áp dng.

BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 6/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

1

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP)

Số 6 – Các nội dung đàm phán quan trọng trong TPP (tiếp)

1. Thương mại và môi trường

TPP đưa ra các yêu cầu trong

lĩnh vực thương mại và môi trường

như sau:

- Cam kết bảo vệ môi trường

theo các quy định của các

điều ước quốc tế đã hoặc sẽ

tham gia, có chế tài trong

trường hợp vi phạm.

- Không áp dụng các hình

thức trợ cấp nghề cá gây ảnh

hưởng tiêu cực đến các loài

thủy sản đang bị đánh bắt

quá mức, nhưng có lộ trình

để rà soát lại chính sách và điều chỉnh chính sách, nếu cần.

- Theo đúng các quy định trong nước, đưa ra hình thức phù hợp để hợp tác xử

lý vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ngoài.

Cùng với quá trình tham gia các diễn đàn về môi trường, Việt Nam đã có rất

nhiều cải cách trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi

trường về cơ bản là phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như điều kiện, hoàn cảnh

và năng lực thực thi của Việt Nam.

2. Thương mại điện tử

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, TPP đặt ra các yêu cầu chính như sau:

- Không phân biệt đối xử sản phẩm số và không áp thuế xuất nhập khẩu/phí

nội địa đối với sản phẩm số;

- Quyền truy cập, lưu chuyển thông tin trên Internet;

- Nếu không phải vì các mục tiêu công cộng chính đáng thì không yêu cầu đặt

trang thiết bị (máy chủ) tại nước sở tại như là điều kiện để cấp phép đầu tư

hay cung cấp dịch vụ.

Mọi biện pháp quản lý Internet nhằm bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an

toàn xã hội, thuần phong mỹ tục vẫn được phép áp dụng.

Page 2: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 6/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

2

3. Minh bạch hóa

Các nước TPP đưa ra nhiều nguyên tắc về tăng cường minh bạch hóa như đăng

tải mọi dự thảo pháp luật trên một trang thông tin điện tử duy nhất, cho phép khu

vực doanh nghiệp tham gia ý kiến trong quá trình hoạch định chính sách, cho phép

các đối tượng có quan tâm được đóng góp ý kiến vào các nội dung được thảo luận

ở các Ủy ban của TPP trong tương lai.

Ngoài ra, các nước đồng ý đưa vào chương Minh bạch hóa một số nguyên tắc

của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà hầu hết các thành viên

TPP (ngoại trừ Brunei) đã tham gia.

4. Các nội dung khác

Cũng như các hiệp định FTA khác, Hiệp định TPP còn có nhiều quy định liên

quan đến thương mại và đầu tư như: quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương

mại; các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm; các quy

định về hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại; các quy định về môi trường đầu

tư, về bảo hộ đầu tư (trong đó có việc cho phép nhà đầu tư được kiện chính phủ

trong một số trường hợp đặc biệt như khi chính phủ tước đoạt tài sản của nhà đầu

tư) v.v.v. Tuy nhiên, quy định trong những lĩnh vực này của TPP là tương đồng

với các hiệp định về thương mại - đầu tư khác mà ta đã ký hoặc với các quy định

hiện hành của pháp luật.

Page 3: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3

DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN ĐƯỢC TỪ 15/05/2016-15/06/2016

Nước

thông báo

Số lượng

TB

Vấn đề thông báo

Ả Rập Xê Út 3 Mái nhà; Bê tông cốt thép; Lớp phủ kim loại

Albania 2 Chế phẩm sinh học

Armenia 2 Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm; Sữa và các sản

phẩm từ sữa

Brazil 8 Hóa chất; Đồ nội thất bằng nhựa; Rượu; Sản phẩm

từ động vật; Rượu etylic và rượu mạnh khác; Bộ

phận bảo vệ xe; Nước khoáng.

Các Tiểu

Vương quốc

Ả Rập thống

nhất

3 Nước trái cây; Đồ uống không cồn; Sản phẩm

năng lượng; Hạt đậu khô

Canada 2 Nhiên liệu; Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng

Chi Lê 2 Bếp gỗ; Điều hòa không khí; Máy hút ẩm

Colombia 2 Sản phẩm Phytotherapeutic; Thịt cừu và dê

Cộng hòa Séc 2 Nhiên liệu hạt nhân; Bao bì vận chuyển, lưu trữ,

xử lý vật liệu phóng xạ hoặc phân hạch

Costa Rica 1 Phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế.

Đài Loan 1 Lốp ô tô

Hàn Quốc 7 Nông nghiệp và thủy sản; Thực phẩm hữu cơ;

Dược phẩm; Chế phẩm sinh học; Mỹ phẩm; Thực

phẩm.

Page 4: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4

Hoa Kỳ 19 Thiết bị đo lường; Các chất hóa học; Máy nén;

Thiết bị sưởi ấm; Nhiên liệu tái tạo; Chất

Hexabromocyclododecane; Nhiên liệu động cơ và

dầu khí ; Phương tiện đường bộ nói chung; Đài

phát thanh truyền thông; Súp lơ, Trái cây, Rau

quả; Hệ thống đồng hồ xe tắc xi; Máy làm đậm

đặc ôxy; Thiết bị y tế; Hóa chất; Phân bón; Pháo

hoa.

Ireland 1 Rượu vang làm từ nho tươi

Israel 18 Phụ kiện điện; Thuốc trừ sâu; Hệ thống đường ống

nước từ nhựa; Trái cây sấy; Tấm kính phẳng trong

các tòa nhà; Gas; Mayonnaise; Dầu mỡ; Ăng ten;

Nệm và giường cho trẻ sơ sinh; Đồ chơi; LPG(

hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí ); Cà phê hòa

tan; Bánh hạnh nhân; Thức ăn.

Kazakhstan 6 Khí đốt; Đường ống vận chuyển hydrocarbon

dạng lỏng và khí; Sản phẩm sữa; Thiết bị điện áp

thấp; Ghi nhãn các sản phẩm thực phẩm.`

Liên minh

Châu Âu

7 Mỹ phẩm; Sản phẩm biôxít; Xe mô tô; Xe khách

và xe thương mại hạng nhẹ (loại M1 và N1).

Mexixco 2 Phương tiện cơ giới; Vòi, van ống nước.

Nga 14 Dược phẩm; Các thiết bị y tế; Đường ống vận

chuyển hydrocarbon dạng lỏng và khí; Sữa; Thực

phẩm từ sinh vật biến đổi gen; Phương tiện kỹ

thuật mà có thể gây ra nhiễu điện từ; Thiết bị điện

áp thấp; Khí đốt.

Page 5: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5

Nicaragua 2 Phân bón; Bảo vệ bức xạ; Đo bức xạ

Rwanda 13 Phô mai; Các loại gia vị; Dệt may và công nghệ

da; Sơn công nghiệp; Rau quả và các sản phẩm có

nguồn gốc từ rau quả; Sơn và vecni; Vật liệu xây

dựng;

Tây Ban Nha 1 Chế phẩm từ ô liu

Trung Quốc 1 Xe máy và xe đạp điện

Uganda 1 Dầu

Việt Nam 4 Thiết bị phẫu thuật tần số cao; Lồng ấp trẻ sơ sinh;

Thiết bị nội soi cứng; Sản phẩm và hàng hóa nói

chung

Tin cảnh báo tháng 6/2016

Lồng ấp cho trẻ sơ sinh

Ngày 20/05/2016, Việt Nam thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

đưa ra Dự thảo quy định kỹ thuật quốc

gia đối với tiêu chuẩn an toàn cơ bản của

lồng ấp cho trẻ sơ sinh. Quy định này áp

dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

sản xuất, xuất nhập khẩu và sử dụng lồng

ấp cho trẻ sơ sinh với các mục đích y tế

tại Việt Nam. Cụ thể, quy định các yêu

cầu và giới hạn an toàn về tính chính xác

đối với một vài thông số của lồng ấp cho

trẻ sơ sinh sử dụng với mục đích y tế.

Quy định này không áp dụng cho các

lồng ấp di động sử dụng để di chuyển trẻ sơ sinh. Mục đích của dự thảo nhằm đảm

bảo an toàn cho trẻ sơ sinh. Các nước thành viên có 60 ngày kể từ ngày thông báo

để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 20/7/2016. Thời

gian dự kiến có hiệu lực là ngày 05/9/2016.

Page 6: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

http://tbt.gov.vn/Ti%20liu%20upload%20cho%20QCKT/QCKT/QCKT%20Long

%20ap%20tre.rar

Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/81

Sản phẩm Biôxít

Ngày 02/06/2016, EU thông báo cho các

nước thành viên WTO về việc Nghị viện

và Hội đồng Châu Âu đưa ra Dự thảo

quy định của Ủy ban về việc phê duyệt

axit citric là một hoạt chất có sẵn để sử

dụng trong các sản phẩm biôxít loại 2.

Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức

khỏe cộng đồng và môi trường cũng như

đảm bảo sự hài hòa của thị trường EU về

sản phẩm biôxít. Các nước thành viên có

60 ngày kể từ ngày thông báo để tham

gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông

qua vào tháng 9 năm 2016. Thời gian dự

kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố chính thức trên Công báo EU.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_2145_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/378

Sản phẩm Biôxít

Ngày 02/06/2016, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc Nghị viện

và Hội đồng Châu Âu đưa ra Dự thảo quy định của Ủy ban về việc phê duyệt

Cyfluthrin là một hoạt chất có sẵn để sử dụng trong các sản phẩm biôxít loại 18.

Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường cũng như

đảm bảo sự hài hòa của thị trường EU về sản phẩm biôxít. Các nước thành viên có

60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến. Thời gian dự kiến thông qua

vào tháng 9 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công

bố chính thức trên Công báo EU.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_2146_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/379

Page 7: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7

Chất hóa học

Ngày 15/06/2016, Hoa Kỳ thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này dự định sửa đổi quy định lưu

trữ hóa chất với khối lượng lớn (CBS).

Cụ thể sửa đổi Mục 597 của quy định

này. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ

môi trường. Hạn cuối cùng để các nước

tham gia góp ý là ngày 08/07/2016.

Chưa xác định thời gian dự kiến thông

qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2330_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1144

Phân bón

Ngày 15/6/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc nước

này dự định đưa ra quy định mới trong

tiêu chuẩn ghi nhãn. Cụ thể, làm rõ các

quy chế của Bộ luật thực phẩm và nông

nghiệp (FAC) đối với việc dán nhãn, lấy

mẫu, đăng ký và kiểm duyệt phân bón.

Mục đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ

môi trường. Hạn cuối cùng để các nước

tham gia góp ý là ngày 27/06/2016. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và

thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2331_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1145

Page 8: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8

Pháo hoa

Ngày 15/06/2016, Hoa Kỳ thông

báo cho các nước thành viên WTO

về việc nước này dự định đưa Quy

định đối với pháo hoa và các vật

liệu nổ có liên quan. Theo đó, Hoa

kỳ sẽ xây dựng bộ quy tắc để chi

phối toàn diện việc sản xuất, vận

chuyển, lưu trữ, mua bán và trình

diễn pháo hoa. Mục đích của dự

thảo này là nhằm ngăn ngừa hành

vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu

dùng. Thời gian dự kiến thông qua vào 12/05/2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực

là ngày 23/06/2016.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_2332_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1146

Thiết bị đo lường

Ngày 17/5/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc nước

này dự định đưa ra Quy định mới đối với

các thiết bị đo lường. Cụ thể, sửa đổi

thông số kỹ thuật, dung sai và tiêu chuẩn

kỹ thuật đối với thiết bị đo lường. Mục

đích của dự thảo này là nhằm ngăn ngừa

hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu

dùng. Hạn cuối cùng để các nước tham

gia góp ý là ngày 03/06/2016. Chưa xác

định thời gian dự kiến thông qua và thời

gian dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết của dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_1930_01_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1129

Page 9: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9

Thiết bị điện áp thấp

Ngày 24/05/2016, Liên Bang Nga

thông báo cho các nước thành viên

WTO về việc nước này dự định đưa ra

Dự thảo sửa đổi các quy định kỹ thuật

của Liên minh Hải quan "Quy định an

toàn các thiết bị điện áp thấp" (TR CU

004/2011). Dự thảo sẽ làm rõ các sản

phẩm áp dụng quy định và loại bỏ các

quy định trùng lặp. Mục đích của dự

thảo này nhằm bảo vệ người tiêu

dùng. Hạn cuối cùng để các nước

tham gia góp ý là ngày 29/07/2016. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự

kiến có hiệu lực không ít hơn 180 ngày kể từ ngày thông qua các quy chuẩn kỹ

thuật.

Thông tin chi tiết của dự thảo xem tại:

www.eurasiancommission.org

Mã thông báo: G/TBT/N/RUS /71

Mỹ phẩm

Ngày 08/06/2016, Hàn Quốc thông

báo cho các nước thành viên WTO

về việc nước này dự định đề xuất

sửa đổi "Quy định về thành phần

màu sắc và tiêu chuẩn của mỹ

phẩm. Cụ thể, sẽ thêm 25 thành

phần màu sắc mới vào quy định

này. Các nước thành viên có 60

ngày kể từ ngày thông báo để tham

gia góp ý kiến. Chưa xác định thời

gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/KOR/16_2225_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/KOR/650

Page 10: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10

Sữa hoàn nguyên

Ngày 23/05/2016, Liên Bang Nga

thông báo cho các nước thành viên

WTO về việc nước này dự định

đưa ra Dự thảo sửa đổi số 1 đối với

Quy chuẩn kỹ thuật của Liên minh

Hải quan "Quy định an toàn của

sữa và các sản phẩm sữa" (TR CU

033/2013). Cụ thể, dự thảo này đưa

ra các quy định đối với sữa hoàn

nguyên. Mục đích của dự thảo này

nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Hạn

cuối cùng để các nước tham gia góp ý là ngày 22/07/2016. Thời gian dự kiến

thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực không ít hơn 180 ngày kể từ ngày thông

qua các quy chuẩn kỹ thuật.

Thông tin chi tiết của dự thảo xem tại: www.eurasiancommission.org

Mã thông báo: G/TBT/N/RUS /68

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH

1. Quyết định 3025/QĐ-BYT ngày 24 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Y tế ban hành về danh mục các dịch vụ và quy chuẩn kỹ thuật khám, chữa bệnh

được xếp tương đương về kĩ thuật và chi phí thực hiện (đợt 5).

2. Thông tư 17/TT-BGTVT ngày 25 tháng 06 năm 2016 của Bộ Giao thông

vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.

3. Thông tư 16/2016/TT-BCT ngày 19 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật về dây nổ chịu nước.

4. Thông tư 62-MT:2016/TT-BTNMT ngày 09 tháng 06 năm 2016 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước

thải chăn nuôi.

5. Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 06 năm 2016 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật giám

sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Page 11: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

1. Quyết định 2358/QĐ-BYT ngày 07 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành về hướng dẫn thực hiện chương trình vận động và giám sát bảo

đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020.

2. Thông tư liên tịch 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 06 năm

2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn

thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất

lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

3. Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 02 tháng 06 năm 2016 của tỉnh Hà Tĩnh ban

hành về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nhập lậu, vận chuyển, buôn

bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu.

4. Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về danh mục, hàm lượng kháng

sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục

đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam.

5. Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về phòng, chống dịch

bệnh động vật trên cạn.

6. Quyết định 944/QĐ-UBND ngày 31 tháng 05 năm 2016 của tỉnh Quảng

Ngãi ban hành bổ sung định mức tiêu hao nhiên liệu đối với xe ô tô sử dụng

kinh phí từ ngân sách nhà nước trên địa bàn.

7. Quyết định 2163/QĐ-BCT ngày 30 tháng 05 năm 2016 của Bộ Công thương

ban hành về chỉ định và ủy quyền tổ chức giám định hàm lượng formadehyt

và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.

8. Quyết định 2178/QĐ-BCT ngày 30 tháng 05 năm 2016 của Bộ Công thương

ban hành phê duyệt danh mục đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm xét chọn,

tuyển chọn thực hiện năm 2017 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công

nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

9. Quyết định 782/QĐ-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2016 của tỉnh Bắc Giang

ban hành phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển

vùng sản xuất khoai tây thương phẩm bằng giống khoai tây Hà Lan ( giống

nhập khẩu ) tại một số vùng trồng khoai tây.

10. Thông tư 73/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính ban hành sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng

Page 12: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 6/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12

than làm từ mùn cưa thuộc nhóm 44.02 tại biểu thuế xuất khẩu ban hành

theo Thông tư 182/2015/TT-BTC.

11. Quyết định 1919/QĐ-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2016 của Bộ Công thương

ban hành bổ sung quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử

dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit…) đến 2015.

12. Quyết định 58/QĐ-BCĐ ngày 17 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp cấp

xã về sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

13. Quyết định 206/QĐ-QLD ngày 17 tháng 05 năm 2016 của Cục Quản lý

dược ban hành về thu hồi số tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm.

14. Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 05

năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và

Môi trường ban hành hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói

thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Page 13: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

13

Xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản: những lưu ý về ghi nhãn

Khi xuất khẩu hàng hóa, ghi nhãn là một trong những vấn đề được quan tâm

hàng đầu và được quy định trong pháp luật liên quan của nước nhập khẩu.

Tháng 5/2016, những nải chuối của Việt Nam lần đầu cập bến Nhật Bản. Đất

nước mặt trời mọc hiện là thị trường xuất khẩu trái cây đầy tiềm năng của Việt

Nam.

Một số quy định về ghi nhãn rau quả và sản phẩm chế biến của Nhật Bản

Dưới đây là yêu cầu ghi nhãn được quy định trong Luật liên quan của Nhật Bản

đối với trái cây.

Chất lượng của rau, quả và các sản phẩm chế biến phải được trình bày bằng

tiếng Nhật và tuân thủ với các luật và quy định sau đây: 1) Luật Tiêu chuẩn hóa và

Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp, 2) Luật vệ sinh thực phẩm, 3)

Luật Đo lường, 4) Luật nâng cao sức khỏe, 5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả

các nguồn lực, 6) Luật chống Phí bảo hiểm bất hợp lý và các hình thức thể hiện

gây hiểu lầm, 7) Luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh và 8) Luật thương

hiệu

Khi bán rau quả dưới dạng sản phẩm tươi, nhà nhập khẩu phải cung cấp những

thông tin sau đây trên nhãn theo tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng sản phẩm tươi

sống của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm

nghiệp: 1) tên sản phẩm, 2) nước xuất xứ, 3) hàm lượng, và 4) tên và địa chỉ của

nhà nhập khẩu.

Khi bán rau quả dưới dạng sản phẩm chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp

những thông tin sau đây trên nhãn theo tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng sản phẩm

chế biến của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm

nghiệp: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lượng, 4) ngày hết hạn, 5) cách

bảo quản, 6) nước xuất xứ, và 7) tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.

Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp và

Luật vệ sinh thực phẩm quy định chi tiết ghi nhãn chất lượng cho một số loại thực

phẩm, yêu cầu ghi nhãn chất lượng phù hợp phải được thực hiện trên cơ sở hiểu

đúng về các tiêu chuẩn tương đương khi nhập khẩu.

Page 14: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

14

Bảng 6-5: tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng cho rau quả chế biến theo Luật Tiêu chuẩn

hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp và Luật vệ sinh thực phẩm

(nguồn: Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản)

Luật quản lý Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng hoặc loại thực phẩm áp dụng

Luật Tiêu

chuẩn hóa và

Ghi nhãn phù

hợp các sản

phẩm nông

lâm nghiệp

Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng cà chua chế biến

Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng mứt

Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng nông sản đóng hộp hoặc đóng

chai

Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng thực phẩm chế biến sẵn, đóng

hộp hoặc đóng chai

Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng rau đông lạnh

Luật vệ sinh

thực phẩm

Thực phẩm đông lạnh hoặc chiếu xạ

Thực phẩm chế biến, các loại quả có múi, chuối đóng trong

container

< Tên sản phẩm> Tên của sản phẩm phải được cung cấp trên nhãn theo Luật

Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp.

<Thành phần> Thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm

dần từ hàm lượng cao nhất đến thấp nhất theo Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn

phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp.

<Phụ gia> Tên chất của phụ gia sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần

từ hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn theo Luật Vệ sinh thực phẩm. Tên

chất và việc sử dụng 8 loại phụ gia sau đây phải được thể hiện trên nhãn: chất tạo

ngọt, chất chống ô-xy hóa, màu nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm

trắng, chất làm đặc/chất ổn định/chất làm đông/chất làm dày, chất chống nấm, và

chất chống mốc). Chi tiết các tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản phụ gia, thông báo

số. 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi "Tiêu chuẩn và tiêu chí dành cho thực

phẩm và phụ gia" quy định giới hạn cho phép tối đa các loại phụ gia được phép sử

dụng cho mỗi hàng hóa thực phẩm.

Page 15: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

15

<Dị ứng> Khi bán sản phẩm chứa các thành phần cụ thể trong Bảng 6-6, bắt

buộc hoặc khuyến khích ghi nhãn thành phần theo Luật vệ sinh thực phẩm để

phòng các nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng mắc các bệnh dị ứng cụ thể. Tuy

nhiên, cho phép bỏ qua ghi nhãn nếu những thành phần này có thể nhận biết dễ

dàng trong sản phẩm.

Hình 6.6: các vật chất cụ thể liên quan đến ghi nhãn dị ứng

(nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi)

<Trọng lượng, hàm lượng> Khi nhập và bán rau quả và các sản phẩm chế biến

của chúng, nhà nhập khẩu phải cân sản phẩm theo Luật Đo lường và thể hiện trọng

lượng bằng gram hoặc lít trên nhãn. Sản phẩm phải được cân để sự khác biệt giữa

trọng lượng thực của sản phẩm và con số thể hiện trên nhãn nằm trong phạm vi

quy định.

<Ngày hết hạn> Ngày hết hạn của sản phẩm khi bảo quản theo phương pháp

bảo quản được đưa ra ở tình trạng chưa mở phải được thể hiện trên nhãn theo Luật

Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp. Ghi nhãn

ngày hết hạn và ngày “sử dụng tốt nhất”. Ghi nhãn ngày hết hạn áp dụng cho thực

phẩm có chất lượng nhanh bị hỏng trong vòng 5 ngày kể cả ngày sản xuất, trong

khi ngày sử dụng tốt nhất áp dụng cho thực phẩm mà chất lượng không dễ bị hư

hỏng khi so sánh.

<Phương pháp bảo quản> Phương pháp bảo quản để giữ được hương vị trong

trạng thái chưa mở đến ngày “sử dụng tốt nhất” phải được thể hiện trên nhãn theo

Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm nghiệp. Thực

phẩm bắt buộc ghi nhãn ngày hết hạn phải được ghi “bảo quản dưới 10°C” trong

khi những thực phẩm bắt buộc ghi nhãn ngày “sử dụng tốt nhất” phải được ghi

“tránh ánh sáng trực tiếp ở nhiệt độ phòng” v.v. Tuy nhiên, có thể bỏ qua ghi nhãn

phương pháp bảo quản đối với thực phẩm có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Các vật chất cụ thể bắt

buộc ghi nhãn dị ứng

Các vật chất cụ thể khuyến

khích ghi nhãn dị ứng

Trứng, sữa, bột mì, tôm, cua, kiều mạch ăn liền, lạc

ngao râu, mực, cá hồi trứng, cam, kiwi, thịt bò, quả óc chó, cá

hồi, cá thu, đậu nành, thịt gà, chuối, thịt lợn, matsutake, đào,

khoai lang, táo, gelatin

Page 16: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

16

<Nước xuất xứ> Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng đối với sản phẩm chế biến,

được quy định bởi Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông

lâm nghiệp, bắt buộc thể hiện nước xuất xứ trên nhãn thực phẩm nhập khẩu.

Luật này cũng bắt buộc ghi nhãn nước xuất xứ đối với rau quả và thực phẩm

chế biến liệt kê ở Hình 6-8. Tất cả các thực phẩm chế biến khác không bắt buộc

ghi nhãn.

Những thông tin này phải được ghi nhãn bằng cách ghi trong ngoặc trên danh

sách thành phần hoặc ghi tên của nước xuất xứ trong một cột riêng trên nhãn.

Tiêu chuẩn

ghi nhãn

Áp dụng cho thực phẩm chế biến Ví dụ

Tiêu chuẩn ghi

nhãn chất lượng

đối với thực

phẩm chế biến

Nấm, rau, trái cây khô Nấm shiitake khô

Nấm, rau, trái cây muối Nấm muối

Nấm, rau, đậu, đậu ngọt nhão luộc

hoặc hấp

Măng luộc, đậu

nghiền thô

Hỗn hợp các loại rau và trái cây cắt,

hỗn hợp các loại rau, trái cây, và nấm

Hỗn hợp rau/quả cắt

Konjac Thanh, viên konjac

Hỗn hợp của nông sản tươi, động vật,

thủy sản tươi sống

Set Nabe (set gồm

sản phẩm cá và rau

cho lẩu nabe)

Tiêu chuẩn ghi

nhãn chất lượng

đối với sản phẩm

rau đông lạnh

Sản phẩm rau quả đông lạnh Hỗn hợp rau đông

lạnh

Page 17: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

17

Tiêu chuẩn ghi

nhãn chất lượng

đối với nông sản

ngâm

Nông sản ngâm Rau ngâm hỗn hợp

gạo cám hoặc nước

sốt đậu nành,

umeboshi

<Nhà nhập khẩu> Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu phải được thể hiện trên

nhãn theo Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm

nghiệp. Đối với sản phẩm chế biến ở Nhật Bản sử dụng các thành phần nhập khẩu,

tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ phải được thể hiện trên nhãn.

<Thông tin dinh dưỡng> Thành phần dinh dưỡng và lượng calo phải được thể

hiện trên nhãn ngũ cốc theo tiêu chuẩn ghi nhãn dinh dưỡng do Bộ Y tế quy định.

Các thông tin bắt buộc gồm thành phần dinh dưỡng, thành phần cấu tạo (ví dụ:

amino axit trong protein) và các loại thành phần (ví dụ axit béo trong mỡ).

Thành phần phải được thể hiện theo thứ tự và đơn vị sau đây: a) Calories (kcal

hoặc kilocalories) b) Protein (g hoặc grams) c) Chất béo (g hoặc grams) d)

Carbohydrate (g hoặc grams) e) Natri f) các thành phần dinh dưỡng khác được thể

hiện trên nhãn.

Bộ Y tế cũng quy định các tiêu chuẩn ghi nhãn các thành phần dinh dưỡng khác

và thông tin cần làm nổi bật.

<Ghi nhãn hữu cơ> Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm

nông lâm nghiệp định nghĩa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm

chế biến hữu cơ, gồm rau và trái cây là JAS xác định (JAS-hữu cơ được chứng

nhận). Chỉ những sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn này và ghi dấu JAS-

hữu cơ được chứng nhận mới được ghi nhãn là “nông sản hữu cơ,” “sản phẩm nuôi

trồng hữu cơ,” hoặc “cà chua hữu cơ” bằng tiếng Nhật. Nông sản hữu cơ sản xuất

ngoài nước và được nhập khẩu phải được xếp loại bằng 1 trong những phương

pháp sau và ghi dấu JAS-chứng nhận hữu cơ thì mới được ghi nhãn hữu cơ:

Page 18: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

18

a) Ghi nhãn dấu chứng nhận JAS và phân phối thực phẩm hữu cơ sản xuất bởi các

nhà sản xuất nước ngoài được chứng nhận bởi các cơ quan chứng nhận đã đăng ký

JAS trong và ngoài Nhật Bản.

b) Ghi nhãn dấu hữu cơ chứng nhận JAS và phân phối các sản phẩm bởi các nhà

nhập khẩu được chứng nhận bởi các cơ quan chứng nhận đã đăng ký ở Nhật Bản

(giới hạn trong các nông sản hữu cơ và thực phẩm chế biến nông sản hữu cơ). Đối

với phương thức b), những chứng chỉ được phát hành bởi chính phủ một nước có

hệ thống xếp hạng được đánh giá là ở cấp tương đương khi căn cứ trên Tiêu chuẩn

Nông nghiệp Nhật Bản (JAS), hoặc phải đính kèm các bản sao làm điều kiện. Tính

đến tháng 3 năm 2011, những nước sau đây đã được xác định bởi nghị định cấp bộ

là có hệ thống xếp hạng tương đương cho nông sản hữu cơ với Nhật Bản theo Điều

15-2 của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp các sản phẩm nông lâm

nghiệp: 27 nước ở EU, Úc, Hoa Kỳ, Ác-hen-ti-na, New Zealand, và Thụy Sỹ.

Hình 6-9: Dấu hữu cơ chứng nhận JAS

<Vật chứa và Bao bì> Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả nguồn lực quy định

ghi nhãn nhằm khuyến khích phân loại các vật chứa và bao bì cụ thể. Những sản

phẩm nhập khẩu đáp ứng những điều kiện sau phải ghi nhãn để xác định theo luật:

Khi hướng dẫn hành chính đã được đưa ra về vật liệu và cấu trúc vật chứa và

bao bì và việc sử dụng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu;

Khi vật chứa và bao bì sản phẩm nhập khẩu được in, ghi nhãn hoặc khắc bằng

tiếng Nhật.

Page 19: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 6/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

19

Khi 2 loại vật chứa và bao bì sau được sử dụng cho ngũ cốc, một hoặc cả 2 dấu

(Hình 6-10) phải được ghi nhãn trên một hoặc nhiều nơi trên vật chứa hoặc bao bì

theo định dạng quy định sẵn.

Hình 6-10: Ghi nhãn nhằm khuyến khích các loại vật chứa và bao bì nhựa phân loại được

<Mô tả> Mô tả sản phẩm với những biểu thức sai hoặc gây hiểu lầm bị cấm bởi

Luật nâng cao sức khỏe, Luật chống Phí bảo hiểm bất hợp lý và các hình thức thể

hiện gây hiểu lầm, các luật và quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật

ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh, Luật Thương hiệu), áp dụng cho tất cả các

loại hàng hóa ngoài thực phẩm.

Tạm kết

Ngoài việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thì ghi nhãn cũng là một vấn đề

quan trọng không thể bỏ qua. Trước mắt, việc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nhập

khẩu của Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam có được một thị trường ổn định.

Xa hơn nữa, việc đáp ứng được một thị trường khó tính như Nhật Bản cũng sẽ là

tấm giấy thông hành cho Việt Nam tiến sang những nước khác.

Page 20: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 6/2016

……………………………………………………………………………………..

20

Ninh Bình: Tập huấn về quy tắc xuất xứ hàng hóa cho

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 6/6, Sở Công Thương phối hợp với Cục xuất nhập khẩu, Cục Thương

mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), Sở Khoa học Công nghệ

Ninh Bình đã tổ chức lớp tập huấn về quy tắc xuất xứ hàng hóa cho các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục

Xuất nhập khẩu, lãnh đạo Sở Công Thương và lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ

Ninh Bình cùng hơn 60 đại biểu là cán bộ phụ trách công tác xuất nhập khẩu của

các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đến thời điểm này, Việt Nam đã, đang

đàm phán và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 12 hiệp định đã ký

kết, 5 hiệp định đang đàm phán. Trong 12 hiệp định đã ký có 9 hiệp định đã có

hiệu lực và tùy theo từng hiệp định mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được

hưởng ưu đãi thuế quan với khoảng 90% dòng thuế cắt giảm về 0%. Điều kiện

quan trọng để được hưởng mức thuế quan ưu đãi này là hàng hóa của doanh

nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, được cơ quan có thẩm quyền cấp

giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O) ứng với từng hiệp định và là

căn cứ pháp lý để Hải quan nước nhập khẩu xác định hàng hóa đủ điều kiện được

hưởng thuế quan ưu đãi.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa nắm bắt được

đầy đủ quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, lúng túng trong thực hiện, v.v...

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm bắt đầy đủ hơn các quy định

về xuất xứ, tại hội nghị, các chuyên gia của Cục xuất nhập khẩu đã giới thiệu tổng

quan về các hiệp định mà Việt Nam đã ký, đã thực hiện và đang đàm phán; giới

thiệu về quy tắc xuất xứ hàng hóa cụ thể áp dụng đối với các mặt hàng của Ninh

Bình; thủ tục và kinh nghiệm xin C/O ưu đãi. Bên cạnh đó, giảng viên của Cục

Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin - Bộ Công Thương cũng đã hướng

Page 21: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 6/2016

……………………………………………………………………………………..

21

dẫn các bước thiết lập và trình tự thực hiện quy trình khai báo việc xin cấp giấy

chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua hệ thống Ecosys trên mạng Internet.

Quang cảnh hội nghị.

Cũng tại hội nghị, chuyên gia Cục Xuất nhập khẩu, lãnh đạo Sở Khoa học

Công nghệ đã giải đáp nhiều câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến cấp C/O ưu

đãi, lộ trình triển khai cắt giảm các dòng thuế; việc lựa chọn C/O để hưởng ưu đãi

thuế quan tối ưu; việc Australia đánh thuế bán phá giá đối với sản phẩm Vôi; biện

pháp vượt qua rào cản để xuất hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản,… Thông

qua đó đã giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh hiểu rõ hơn

về các quy tắc xuất xứ hàng hóa, công cụ quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan từ

các FTA, góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của tỉnh nhà ngày càng phát

triển.

Nguồn: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Bình

Page 22: BẢN TIN TBT VIỆT NAMtbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Thang 3/Ban tin So 6_2016.pdfVì vậy, các cam kết trong lĩnh vực môi trường về cơ bản là phù hợp

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Mục Lục: Bản tin số 6/2016 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

22

Trong số này: Trang

1. Vấn đề hôm nay

- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific

Partnership, TPP) và sự tham gia của Việt Nam - Phần 6 - Các nội

dung đàm phán quan trọng trong TPP (tiếp)

1

2. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

- Danh mục các thông báo nhận được từ 15/05/2016-15/06/2016 3

- Thông báo của một số nước cần quan tâm 5

- Danh mục văn bản QPPL và QCKT mới ban hành 10

3. Doanh nghiệp và TBT

- Xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản: những lưu ý về ghi nhãn 13

4. Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam

- Ninh Bình: Tập huấn về quy tắc xuất xứ hàng hóa cho các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu

20