32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 59 - 2016 Uỷ ban chống bán phá giá Úc thông báo chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm vôi sống Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Đóng góp ý kiến Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp Hội thảo “Đánh giá tình hình thực thi Luật Cạnh tranh Việt Nam và định hướng hoàn thiện” tại Hà Nội BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 59 - 2016

Uỷ ban chống bán phá giá Úc thông báo chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm vôi sống

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Đóng góp ý kiến Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý

hoạt động bán hàng đa cấp

Hội thảo “Đánh giá tình hình thực thi Luật Cạnh tranh Việt Nam và

định hướng hoàn thiện” tại Hà Nội

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Phòng vệ thương mại

21 TIN TỨC - SỰ KIỆN

27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Giấy phép xuất bản số 04/GP-XBBT Cấp ngày 05/01/2016

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM

PHÓ TRƯỞNG BAN BIÊN TẬPVÕ VĂN THÚY

THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬPTRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM

THỊ QUỲNH CHI, PHẠM HƯƠNG GIANG, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,

TRẦN DIỆU LOAN, TẠ MẠNH CƯỜNG

THƯ KÝ BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG TRANG

PHẠM THU HÀ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Page 4: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

4 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

LẨN TRÁNH THUẾ VÀ TRỐN THUẾ TRONG THƯƠNG MẠI

PHÂN BIỆT GIỮA EC & OLAFI. Thông tin chungỦy ban châu Âu (EC) là cơ quan hành pháp của khối Liên minh châu Âu (EU), chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi

hành luật pháp châu Âu, đặt ra các mục tiêu và ưu tiên cho hoạt động, quản lý và triển khai chính sách EU và dự thảo ngân sách. Ngoài ra EC còn là đại diện của Liên minh trong việc đối ngoại (như việc đàm phán các cam kết thương mại,v.v…).1

Cơ quan chống gian lận châu Âu (OLAF)2 được thành lập vào năm 1999 theo Quyết định số 1999/352 của Ủy ban Châu Âu (EC) 3 và là cơ quan duy nhất của EU có nhiệm vụ phát hiện, điều tra và ngăn chặn các hành vi gian lận đối với quỹ EU (bao gồm hành vi sử dụng quỹ sai mục đích, các hành vi trốn thuế hoặc các khoản thu dùng để cấp cho quỹ EU). Mặc dù OLAF là một phần của EC nhưng cơ quan này được trao toàn quyền độc lập trong việc thực thi chức năng điều tra của mình.4

1 http://ec.europa.eu/about/index_en.htm2 Cơ quan Chống gian lận châu Âu: European Anti-Fraud Office (OLAF được viết tắt theo tiếng Pháp: Office de Lutte Anti-Fraude)3 http://ec.europa.eu/anti-fraud//home_en4 https://ec.europa.eu/anti-fraud/about-us/mission_en

CHUYÊN MỤC

Page 5: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

5ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Trên thực tế, cả EC và OLAF đều có chung mục đích bảo vệ lợi ích của khối Liên minh, tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại, mỗi cơ quan lại giữ một vai trò riêng nhất định. Trong khi EC tập trung vào việc tăng cường mức độ cạnh tranh lành mạnh của môi trường thương mại, bảo vệ quyền lợi đối với ngành công nghiệp EU thông qua các công cụ phòng vệ thương mại5, thì OLAF lại có mục tiêu ngăn chặn thất thoát nguồn thu EU (EU Revenue) ảnh hưởng tới quỹ EU thông qua luật hải quan.6 Theo đó, các vai trò của EC và OLAF sẽ quyết định ranh giới thực thi của từng cơ quan đối với việc chống lẩn tránh hay trốn thuế trong thương mại.

II. Thế nào là lẩn tránh thuế?

Theo phương pháp tiếp cận của EU, hành vi lẩn tránh thuế có thể xảy ra dưới 3 kịch bản:

Thay đổi không đáng kể sản phẩm (không làm thay đổi các đặc điểm quan trọng, cơ bản) nhằm loại sản phẩm ra khỏi phạm vi mà trước đó sản phẩm này bị áp thuế. Sự thay đổi này có thể được thực hiện tại quốc gia đang bị áp thuế hoặc tại quốc gia thứ ba.

Thay đổi xuất xứ bằng cách trung chuyển hàng hóa thông qua quốc gia thứ ba (đây là hình thức chủ yếu) hoặc đóng gói sản phẩm tại quốc gia thứ ba nhưng lại dán mác xuất xứ của quốc gia này (thông qua C/O hoặc hình thức xuất xứ ưu đãi). Ngoài ra,

5 http://ec.europa.eu/trade/policy/access-ing-markets/trade-defence/6 https://ec.europa.eu/anti-fraud/investiga-tions/eu-revenue_en

sự gian lận xuất xứ có thể được thực hiện qua việc tái cơ cấu bán hàng (re-organization of sales) và các kênh bán hàng, nghĩa là xuất khẩu hàng hóa thông qua nhà sản xuất có mức thuế bị áp thấp hơn. Theo đó, hàng hóa này được nhập khẩu và được tuyên bố rằng hàng hóa được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, do đó lẩn tránh được mức thuế bị áp cao hơn của nhà sản xuất thực7.

Di dời sản xuất (displaced manufacturing) bằng cách lắp ráp các thành phần của sản phẩm thông qua một quy trình lắp ráp diễn ra bên trong nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba.

III. Lẩn tránh thuế trong Luật Chống bán phá giá Cơ bản/Luật chống trợ cấp - EC

Đối với EU, hành vi lẩn tránh thuế được điều chỉnh bởi Điều 13 của Luật Chống bán phá giá Cơ bản (Basic Anti-dumping Regulation 1225/2009) (hoặc Điều 23.3 của Luật Chống trợ cấp 597/2009), quy định rằng khi có hành vi lẩn tránh thuế, thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp có thể được mở rộng đối với hàng hóa nhập khẩu cùng chủng loại bị áp thuế hoặc hàng hóa nhập khẩu đã được thay đổi không đáng kể từ quốc gia thứ ba, hoặc đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thay đổi không đáng kể từ quốc gia chịu thuế ban đầu. Điều 13 đã quy định bốn điều kiện để áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế:

Có sự thay đổi xu hướng thương mại giữa nước thứ ba và EU sau lệnh

7 Hình thức này được coi là gian lận xuất xứ vì nó dẫn đến việc nhập khẩu không đúng mã hải quan.

ban hành áp thuế chống bán phá giá.Sự thay đổi xu hướng thương

mại xuất phát từ một hoạt động, quy trình (Practice, process or work) mà ít có cách lý giải nào thuyết phục hơn ngoài lý do là từ lệnh ban hành áp thuế. Hoạt động, quy trình bao gồm 3 kịch bản đã đề cập ở trên.

Điều 13 (2) quy định chi tiết hơn đối với công đoạn lắp ráp sản phẩm. Công đoạn lắp ráp sản phẩm bị quy là lẩn tránh thuế khi thỏa mãn cả 2 yếu tố sau:

Công đoạn lắp ráp được bắt đầu hoặc gia tăng đáng kể kể từ khi hoặc ngay trước khi có lệnh khởi xướng điều tra chống bán phá giá ban đầu.

Các thành phần được sử dụng trong công đoạn lắp ráp có nguồn gốc hoặc được trung chuyển từ quốc gia bị áp thuế chiếm 60% hoặc nhiều hơn trên tổng trị giá các thành phần lắp ráp nên sản phẩm. Tuy nhiên, sẽ không có vi phạm lẩn tránh thuế nếu trị giá tăng thêm của các thành phần đã được đem vào trong công đoạn lắp ráp hoặc công đoạn hoàn thiện lớn hơn 25% chi phí sản xuất.8

Có bằng chứng về thiệt hại, hoặc bằng chứng rằng ảnh hưởng mang tính khắc phục (remedial effects) của lệnh áp thuế đã bị suy giảm về mặt giá và/hoặc về mặt sản lượng của sản phẩm tương tự.

Có bằng chứng của việc bán phá giá liên quan đến trị giá thông thường được xác định đối với sản phẩm tương tự bị điều tra trước đó.

Trong trường hợp có hành vi lẩn tránh thuế, theo Điều 13 của Luật Chống bán phá giá Cơ bản (hay Điều 23.3 của Luật Chống trợ cấp), thuế chống bán phá (hay thuế chống trợ cấp) sẽ được mở rộng đối với quốc gia bị phát hiện có hành vi lẩn tránh thuế. Tuy nhiên, các công ty sản xuất không tham gia vào hoạt động lẩn tránh có thể yêu cầu không phải đăng ký hải quan khi nhập khẩu và yêu cầu được miễn trừ khỏi lệnh áp thuế mở rộng theo Điều 13 (4) của Luật Chống bán phá giá Cơ bản/ Điều 23.5 và 23.6 của Luật Chống trợ cấp (việc có mối liên quan- affiliation với những nhà xuất khẩu đã bị áp thuế AD/CVD, ví dụ được đầu tư bởi những doanh nghiệp đến từ nước bị áp thuế AD/CVD cũng là 1 yếu tố bị xem xét nhưng không mang tính quyết định).

Cuộc điều tra theo các quy định về lẩn tránh thuế của EC trong khuôn khổ các vụ việc phòng vệ thương mại

8 The manufacturing cost equals the value of the parts at arm’s length, plus labour costs, plus overheadcosts, but excluding profit and selling, gen-eral and administrative expenses: Mu¨ller, Khan and Scharf,above n 17, at 588

CHUYÊN MỤC

Page 6: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

6 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

được tiến hành trong 9 tháng (quy trình điều tra và ra quyết định giống với điều tra phòng vệ thương mại). Ngay khi bị khởi xướng điều tra, hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký hải quan (customs registration) và có thể bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp hồi tố. Mức thuế chung bị áp (nếu có) sẽ là mức thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp bị áp cho nước bị điều tra phá giá/trợ cấp trước đó.

Kết quả của 1 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế này là việc mở rộng lệnh áp thuế AD/CVD hoặc thay đổi phạm vi sản phẩm bị áp thuế (chiếm phần lớn các vụ việc do EC điều tra) hoặc chấm dứt điều tra mà không áp thuế.

Các vụ việc lẩn tránh thuế diễn ra chủ yếu là liên quan đến cáo buộc lẩn tránh thuế áp với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, các sản phẩm bị điều tra lẩn tránh thuế bởi EC bao gồm 4 vụ việc: Ô xít kẽm (2002), vòng kim loại

trong bìa kẹp tài liệu (2003), đèn huỳnh quang (2004), bật lửa ga (2012)IV. Trốn thuế theo Đạo Luật Hải quan Thông thường của EU (Common Customs Code - CCC) – OLAF

Không giống với điều tra lẩn tránh thuế của EC, việc điều tra trốn thuế (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế AD/CVD) của OLAF (và các cơ quan hải quan thuộc các nước EU) chủ yếu tập trung vào các hoạt động gian lận hải quan, trong đó bao gồm các hành vi khai báo không đúng xuất xứ sản phẩm, khai thấp trị giá hàng hóa và/hoặc mô tả không đúng sản phẩm. Vụ điều tra này sẽ quan tâm đến vấn đề phân loại sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Theo điều 23 và 24 của CCC, xuất xứ hàng hóa được xác định như sau:

Hàng hóa xuất xứ từ một nước là hàng hóa hoàn toàn có được (wholly obtained) hoặc hoàn toàn sản xuất được tại nước đó.

Sản phẩm trong quá trình sản xuất có sự tham gia của hơn một quốc gia sẽ được coi là có nguồn gốc tại quốc gia nơi hàng hóa được thực hiện công đoạn chế biến quan trọng, cuối cùng (last, substantial transformation) 9 dẫn tới việc tạo thành một sản phẩm mới hoặc phản ánh một công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất. Công đoạn chế biến quan trọng, cuối cùng được thể hiện qua các tiêu chí sau:

Sự thay đổi tiêu đề (heading) (hoặc đề mục (sub-heading)) thuế quan trong danh mục HS.Một danh sách các hoạt động sản xuất và chế biến mà thực hiện hoặc không thực hiện việc trao cho sản phẩm xuất xứ

của nước thực hiện các hoạt động sản xuất này.Trị giá gia tăng bởi quá trình lắp ráp hoặc tích hợp các nguyên liệu có nguồn gốc (45%) và việc gia tăng trị giá này phản

ánh một mức độ nhất định của giá xuất xưởng sản phẩm.Trong trường hợp phát hiện hành vi gian lận, biện pháp áp dụng thông thường sẽ là truy thu hồi tố đối với các thuế hải

quan của hàng hóa nhập khẩu từ 3 năm trở lại và cộng thêm lãi suất của thuế chưa được trả. Trường hợp nặng hơn nếu phát hiện có hành vi cố ý gian lận thì biện pháp áp dụng có thể sẽ phải nộp thêm khoản tiền phạt hoặc thậm chí bị truy tố hình sự.

9 http://ec.europa.eu/taxation_customs/business/calculation-customs-duties/rules-origin/nonpreferential-origin/introduction_en

CHUYÊN MỤC

Page 7: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

7ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Kết luậnNhìn chung, hành vi lẩn tránh thuế theo quy định của EC và trốn thuế theo quy định của OLAF đều diễn ra dưới 3 tình

huống, bao gồm việc thay đổi không đáng kể sản phẩm, gian lận xuất xứ và di dời sản xuất. Tuy nhiên, mỗi cơ quan lại có mục tiêu và cách tiếp cận khác nhau trong quá trình điều tra hành vi lẩn tránh/trốn thuế. Đối với EC, hành vi lẩn tránh thuế được xác định thông qua 4 yếu tố, bao gồm sự thay đổi xu hướng thương mại; sự thay đổi xu hướng thương mại từ hoạt động, quy trình và công đoạn; có bằng chứng về mặt thiệt hại cũng như việc bán phá giá so với trị giá thông thường. Trong khi đó, việc điều tra lẩn tránh thuế của OLAF lại tập trung vào yếu tố gian lận hải quan thông qua các hành vi khai báo không đúng xuất xứ sản phẩm, khai thấp trị giá hàng hóa và/hoặc mô tả không đúng sản phẩm.

Nếu bị điều tra dù là bởi EC hay OLAF thì sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới việc xuất khẩu hàng hóa sang EU và đem lại rủi ro cả về thương mại và pháp lý.

Đối với các quốc gia xuất khẩu sang EU, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, để hạn chế rủi ro bị kiện lẩn tránh hay trốn thuế thì các quốc gia này nên cần có một hệ thống giám sát và cảnh báo khi cấp giấy chứng nhận C/O, đồng thời thường xuyên kiểm tra các thống kê thương mại về các sản phẩm chịu lệnh áp thuế từ các biện pháp phòng vệ thương mại. Ngoài ra, các quốc gia cũng nên chủ động hợp tác trong các vụ việc điều tra, như khuyến khích các nhà sản xuất nộp đơn đề nghị miễn trừ trong hoặc sau khi điều tra và tăng cường hợp tác với các cơ quan hải quan.

Lại Ngọc Bình (Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

CHUYÊN MỤC

Page 8: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

8 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

TỔNG QUAN SỐ LIỆU CÁC VỤ KIỆN PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

là 66 vụ, chống trợ cấp là 9 vụ, chống lẩn tránh thuế là 15 vụ và tự vệ là 20 vụ.

I. CHỐNG BÁN PHÁ GIÁTrong thương mại quốc tế, bán phá giá là hành vi xuất

khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Theo quy định WTO, trong trường hợp ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

1. Số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra CBPG từ năm 1995 tới 2015

Như thể hiện trên biểu đồ, Trong đó, số lượng các vụ việc do các nước châu Á khởi xướng là 1.859 vụ, số lượng các vụ việc mà các nước châu Á bị điều tra là 3.264 vụ.

2. Số vụ việc khởi xướng điều tra theo thành viên báo cáo, giai đoạn năm 2005-2015

Khi tự do hóa thương mại ngày càng cao và các rào cản thuế quan dần được dỡ bỏ, lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng gia tăng đã tác động mạnh tới ngành sản xuất nội địa của các quốc gia nhập khẩu. Chính vì vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại đã trở thành các công cụ hữu hiệu để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác.

(1/1/1995 – 31/12/2015)Có thể thấy rằng trong 3 công cụ phòng vệ thương mại

thì công cụ chống bán phá giá là công cụ được áp dụng nhiều nhất, với số vụ việc lên tới gần 5.000 vụ, chiếm hơn 87 % tổng số vụ việc. Trong khi đó, số vụ việc khởi xướng điều tra trợ cấp và tự vệ chỉ có lần lượt là 400 (chiếm 7,2%) và hơn 300 vụ việc (chiếm 5,5%)1.

Việt Nam: Do xu hướng các nước sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại gia tăng, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại cũng có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo đó, tổng số vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam liên quan tới chống bán phá giá

1 Theo số liệu từ wto.org, số liệu dựa trên thông báo của các Thành viên WTO. Đối với các vụ việc CBPG và Chống trợ cấp: nếu 1 vụ việc liên quan đến hàng nhập khẩu từ hơn 1 Thành viên, thì số lượng các thành viên đó sẽ được tính riếng- ví dụ nếu liên quan đến 3 thành viên thì sẽ được tính là 3 vụ điều tra. Số liệu này không bao gồm các vụ rà soát.

CHUYÊN MỤC

Page 9: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

9ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Đối với giai đoạn năm 2005-2015, Ấn Độ là quốc gia có số vụ việc khởi xướng điều tra CBPG nhiều nhất, với 370 vụ việc (chiếm 16% tổng số vụ việc toàn cầu). Theo sau Ấn Độ là Brazil với 276 vụ việc (chiếm 12%). Riêng năm 2015, tỷ lệ các vụ việc khởi xướng điều tra bởi một số nước như sau: Hoa Kỳ (18%), Ấn Độ (13%), Brazil (10%), EU (5%), Thổ Nhĩ Kỳ (7%), Malaysia (6%).

3. Số vụ việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá theo quốc gia xuất khẩu, giai đoạn từ 2005 tới 2015

Đối với giai đoạn từ 2005 tới 2015, Trung quốc là quốc gia có số vụ việc bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất, với 707 vụ việc (chiếm 30,7% tổng số vụ việc toàn cầu). Theo sau Trung Quốc là EU với số vụ việc là 225 (chiếm 9,8% tổng số các vụ việc).

4. Số vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, giai đoạn từ năm 1995 tới 2015

Biểu đồ trên cho thấy số lượng các vụ việc chống bán phá giá (CBPG) bị áp dụng biện pháp (do không phải vụ việc điều tra nào khởi xướng điều tra cũng dẫn đến áp thuế nên số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra sẽ có sự khác biệt so với số lượng vụ việc áp dụng). Trong đó, các vụ việc áp dụng bởi các nước châu Á là 1.308 vụ, do các nước châu Á áp dụng là 2.177 vụ.

Lĩnh vực bị điều tra: Đa số các sản phẩm bị kiện và áp dụng biện pháp CBPG đều rơi vào lĩnh vực kim loại, hóa chất, nhựa và dệt may với tỷ lệ lần lượt là 30%, 20%, 13% và 7%.

Có thể thấy có xu hướng gia tăng điều tra vụ việc CBPG kể từ năm 2011, có thêm những thành viên mới sử dụng biện pháp này kể từ năm 2005 và các Thành viên ngày càng quan tâm đến việc sử dụng biện pháp này.

Đối với Việt Nam, cho tới nay đã có tổng số 66 vụ CBPG đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó cao nhất đạt 12 vụ việc trong năm 2015. Các thị trường kiện Việt Nam nhiều nhất chủ yếu rơi vào Hoa Kỳ: 11 vụ (chiếm 17% tổng vụ việc), Ấn Độ: 10 vụ (15%), EU: 6 vụ (9%) và Thổ Nhĩ Kỳ: 6 vụ (9%), Brazil (5 vụ), Thái Lan (5 vụ), Úc (5

vụ), Malaysia (4 vụ), Thái Lan (4 vụ). Các mặt hàng bị kiện của Việt Nam liên quan tới thép (20 vụ) và giày dép (6 vụ), sợi (5 vụ), săm lốp (3 vụ), thủy sản (cá tra, tôm) và các sản phẩm khác (gạch, vôi sống, bật lửa, dây cuaroa, ván lướt sóng, đĩa DVD, giấy màng BOPP, gỗ ép, thước dây, máy chế biến nhựa, bộ đồ ăn…).

II. CHỐNG TRỢ CẤPTheo WTO, trợ cấp là hình thức hỗ trợ tài chính của

Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất. Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp nhập khẩu vào nước nhập khẩu.

1. Số lượng vụ việc khởi xướng điều tra chống trợ cấp từ năm 1995 tới 2015

Xu hướng các vụ việc tăng kể từ năm 2007. Trong đó, số lượng các vụ việc do các nước châu Á điều tra là 17 vụ, số vụ việc điều tra đối với các nước châu Á là 291 vụ.

2. Số vụ việc khởi xướng điều tra theo thành viên báo cáo, giai đoạn năm 2005-2015

Hoa Kỳ là các quốc gia kiện chống trợ cấp nhất nhiều nhất, với số lượng là 108 vụ việc (chiếm 46,2% tổng vụ việc toàn cầu). Theo sau Hoa Kỳ là Canada và EU với số vụ việc lần lượt là 36 (chiếm 15,4%) và 34 (chiếm 14,5%). Riêng trong năm 2015, tỷ lệ số vụ việc do một số nước khởi xướng là: Hoa Kỳ (73%), Canada (10%), EU (7%), Úc (7%).

3. Số vụ việc khởi xướng điều tra theo quốc gia xuất khẩu, giai đoạn năm 2005-2015

CHUYÊN MỤC

Page 10: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

10 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2015, Trung Quốc là quốc gia bị kiện chống trợ cấp nhiều nhất, với số vụ việc lên tới 96 (chiếm 41%). Tiếp đến là Ấn Độ với 29 vụ việc (chiếm 12,4%)Việt Nam đứng thứ 7 với số vụ việc là 7 (chiếm 3%). Riêng trong năm 2015, tỷ lệ một số nước bị điều tra như sau: Trung Quốc (30%), Ấn Độ (17%), Hàn Quốc (10%), Thổ Nhĩ Kỳ (10%), Brazil (7%).

4. Số vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, giai đoạn 1995-2005

5. Số vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo ngành/lĩnh vực, giai đoạn 1995-2015

Có thể thấy rằng ngành kim loại là trọng tâm của các vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, với tỷ lệ 47%. Tiếp theo là ngành hóa chất (9%), ngành thiết bị máy móc và ngành nhựa đều chiếm tỷ lệ 7% mỗi ngành. Riêng trong năm 2015, đây cũng là những ngành bị điều tra nhiều nhất.

Đối với thị trường Việt Nam, số lượng vụ việc mặt hàng Việt Nam bị kiện điều tra chống trợ cấp những năm gần đây cũng ngày một gia tăng (tổng cộng 9 vụ việc kể từ vụ việc đầu tiên vào năm 2009), cụ thể: Hoa Kỳ: 5 vụ; EU: 1 vụ, Canada: 1 vụ; và Úc: 2 vụ. Các sản phẩm bị kiện bao gồm: Thép mạ, nhôm ép, ống thép dẫn dầu, đinh thép, sợi, tôm, mắc áo thép, ống thép cuộn các bon và túi PE.

III. TỰ VỆTrong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm

thời hạn chế nhập khẩu đối với hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại ng-hiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.

1. Số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra tự vệ từ năm 1995 tới 31/7/2016

2. Số lượng các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ từ năm 1995 tới 2015

Có thể thấy số lượng các biện pháp áp dụng gia tăng kể từ năm 2005.

3. Số vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ theo quốc gia nhập khẩu, giai đoạn năm 2005-31/7/2016

Có thể thấy rằng Ấn Độ, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ là các quốc gia có số vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất, với số vụ việc lần lượt là 20 (chiếm 12,9% tổng vụ việc toàn cầu), 17 (chiếm 11%) và 15 (chiếm 10%).

4. Tỷ lệ áp dụng biện pháp tự vệ theo ngành, giai đoạn năm 1995-2016

Kim loại và hóa chất là hai ngành bị áp dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất, với tỷ lệ lần lượt là 21% và 19%.

Đối với Việt Nam, do hoạt động xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây, việc một số quốc gia áp dụng biện pháp tự vệ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tới nay, đã có khoảng 20 vụ việc có liên quan tới mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó đáng lưu ý là một số vụ việc như Ấn Độ (sợi 2014), Indonesia (thép 2012), Thổ Nhĩ Kỳ (điện thoại 2014).

(Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

CHUYÊN MỤC

Page 11: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

11ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Hải quan, chỉ tính trong quý I/2016, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 37,4 tỷ USD hàng hóa từ hầu hết các khu vực thế giới, bao gồm Châu Á (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Châu Âu (EU và các nước Châu Âu khác), Châu Mỹ (Mỹ và các nước Châu Mỹ khác), Châu Đại Dương, Châu Phi (Hải quan Việt Nam, 2016).

Bên cạnh đó, hàng rào thuế quan trong thương mại hàng hóa được giảm dần và dỡ bỏ. Đây là một tất yếu khách quan mà tất cả thành viên trên bàn đàm phán đa phương đều thúc giục thực hiện để loại bỏ bảo hộ sản xuất nội địa. Thuế nhập khẩu bị áp đặt trần và không được tăng lên nữa bằng cách liệt kê vào danh mục cam kết mà các nước là Thành viên hoặc tham gia ký kết. Ví dụ, trong Biểu cam kết về Hàng hóa với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim

BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC THI

CỦA MỘT SỐ NƯỚCBỐI CẢNHXu thế toàn cầu hóa đang tác động tới toàn bộ nhân

loại; lôi cuốn tất cả các quốc gia, từ phát triển tới đang phát triển, không phân biệt tới chế độ chính trị, dân tộc hay tôn giáo; tạo ra những quy luật khách quan mà hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phù hợp với những quy luật đó. Sự tồn tại và phát triển của các quốc gia được đặt trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, được thể hiện qua những mối quan hệ kinh tế song phương, khu vực và đa phương hết sức phức tạp. Các mối quan hệ này được cụ thể hóa bằng việc hình thành các tổ chức thương mại, kinh tế mang tính toàn cầu hay các hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực và đa phương.

Hội nhập càng sâu và rộng thì biên giới địa lý giữa các đối tác kinh tế ngày càng mờ đi một cách tương đối và thị trường càng mở rõ một cách tuyệt đối. Các nước tái thiết lập khái niệm biên giới bằng cách xuất khẩu sản phẩm của mình đi khắp thế giới. Thị trường được mở cửa không giới hạn ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào, miễn rằng ở đó có nhu cầu về sản phẩm. Ví dụ, theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục

CHUYÊN MỤC

Page 12: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

12 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải (Bộ Tài chính, 2011).

Mặc dù thúc đẩy tự do hóa thương mại là một mục tiêu của hội nhập quốc tế, song WTO cũng thừa nhận rằng, các nước thành viên có thể sẽ phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài. Tuy nhiên, WTO yêu cầu các nước phải tiến hành sự bảo vệ đó thông qua quy trình điều tra nghiêm ngặt, đảm bảo duy trì những nguyên tắc nhất định để tránh việc lạm dụng bảo hộ. Bảo vệ sản xuất nội địa phù hợp với nguyên tắc của WTO là những trường hợp áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ). Kết quả của việc áp dụng các biện pháp này là một hàng rào thuế, hạn ngạch hoặc hạn ngạch thuế quan bổ sung cho mức thuế nhập khẩu hiện hành. Các nước thành viên của WTO đều nhìn nhận rằng các biện pháp phòng vệ thương mại chính là trụ cột cuối cùng bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước những tác động tiêu cực gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu.

Về bản chất biện pháp chống bán phá giá được áp dụng để đối phó với hành vi thương mại không công bằng. Thuế Chống bán phá giá là hình thức phổ biến nhất trong số các biện pháp chống bán phá giá, áp dụng đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và bị kết luận là có hành vi bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Thực tế, thuế chống bán phá giá là khoản thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế.

Tương tự, biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực xuất phát từ các chính sách trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu. Thuế chống trợ cấp cũng là thuế nhập khẩu bổ sung nhằm vào các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài nhận trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu.

Khác với hai biện pháp trên, biện pháp tự vệ là công cụ khẩn cấp nhằm loại bỏ trước mắt những thiệt hại do tình trang gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu; là van an toàn tạo ra một khoảng thời gian thích nghi nhất định để hàng hóa nội địa có đủ sức cạnh tranh công bằng với hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp tự vệ có thể được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như thuế tự vệ (tương đối hoặc tuyệt đối), hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan.

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp tự vệ gây ra khá nhiều tranh cãi khi được áp dụng ngay cả trong điều kiện thương mại công bằng, dẫn tới nhiều quan ngại về việc lạm dụng biện pháp này sẽ bóp méo các mục tiêu thương mại của WTO. Mặt khác, để có thể áp dụng biện pháp tự vệ, các yêu cầu chứng minh cũng nghiêm ngặt hơn chống bán phá giá hoặc trợ cấp, như là chứng minh được thiệt hại “nghiêm trọng” hoặc đe dọa gây ra thiệt hại “nghiêm trọng” trong khi mức độ này ở vụ việc chống bán phá giá và chống trợ cấp chỉ là “đáng kể”. Thuật thiệt hại “nghiêm trọng” không được định lượng rõ ràng trong cả pháp luật của WTO nên rất khó để đưa ra các lập luận và bằng chứng chứng minh thuyết phục về tính “nghiêm trọng” trong vấn đề này.

Như vậy, bên cạnh việc gia tăng tăng độ mở của nền kinh tế, mang lại nhiều lợi ích về thị trường, thúc đẩy sự phát triển thương mại; xu hướng toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức lớn trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, có tốc độ phát triển kinh tế cao, có thị trường tiềm năng với dân số trẻ và đông. Đây sẽ là các thị trường tiềm năng mục tiêu của hàng hóa nhập khẩu, do vậy các quốc gia này sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hàng hóa nước ngoài tăng đột biến đe dọa ngành sản xuất nội địa. Trong khi các biện pháp kỹ thuật chưa hoàn thiện, hàng rào thuế bị bó buộc bởi các cam kết, thì việc sử dụng hiệu quả biện pháp tự vệ sẽ là một trong những trụ cột cuối cùng để đảm bảo hội nhập thành công gắn liền với phát triển trong nước bền vững.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỌC THUẬT VỀ BIỆN PHÁP TỰ VỆ

1.1. Khái niệmWTO không đưa ra định nghĩa mà quy định về điều

kiện áp dụng biện pháp tự vệ:1. Một Thành viên1 có thể áp dụng một biện pháp tự vệ

cho một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.

2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào” – Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO.

Theo đó, một thành viên WTO được phép hạn chế hàng hóa nhập khẩu một cách tạm thời. Các ngành sản xuất và do-anh nghiệp có thể yêu cầu Chính phủ biện pháp tự vệ nhưng việc điều tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật. WTO đặc biệt nhấn mạnh tính minh bạch về luật pháp và thực thi để tránh sự tùy tiện của các thành viên. Cơ quan Chính phủ thực hiện điều tra phải thông báo công khai khi tổ chức tham vấn hoặc tạo cơ hội cho các bên liên quan chứng minh quan điểm của mình.

1.2. Diễn giải một số thuật ngữNhư tất cả các hệ thống pháp luật khác, hệ thống giải

quyết tranh chấp của WTO phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều các khiếu nại về cả mặt pháp luật (as such) và thực thi (as apply) liên quan tới việc áp dụng biện pháp tự vệ của các nước thành viên.

1 Một liên minh thuế quan có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho toàn bộ lãnh thổ của liên minh hay đại diện cho một thành viên. Khi một liên minh thuế quan áp dụng biện pháp tự vệ cho toàn bộ lãnh thổ của liên minh, các yêu cầu về việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng theo Hiệp định này phải dựa trên các điều kiện đang tồn tại trong toàn bộ liên minh thuế quan này. Khi áp dụng biện pháp tự vệ thay cho một quốc gia thành viên, các yêu cầu về việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng phải dựa trên các điều kiện đang tồn tại ở quốc gia thành viên đó và biện pháp đó chỉ giới hạn áp dụng trên lãnh thổ của quốc gia đó. Không một quy định nào trong Hiệp định này cản trở việc giải thích mối quan hệ giữa Điều XIX và khoản 8 Điều XXIV của GATT 1994.

CHUYÊN MỤC

Page 13: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

13ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Cho tới nay, các khái niệm và thuật ngữ cho WTO vẫn được coi là nguồn chính thống để tham chiếu khi nghiên cứu biện pháp tự vệ dưới góc độ học thuật. Các nhà nghiên cứu, làm chính sách thương mại quốc tế, luật sư và tất cả các bên liên quan khác đều sử dụng giải thích của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO như là án lệ trong các vụ việc tranh chấp ở các quy mô khác nhau.

Bài nghiên cứu này đưa ra một số giải thích về thuật ngữ được cho là quan trọng trong một vụ điều tra tự vệ:

a. Diễn biến không lường trước được Nhắc lại quy định tại đoạn 1(a), Điều XIX của GATT:

“Nếu do hậu quả của những diễn biến không lường trước được và do hệ quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó”.

Thuật ngữ này cũng không được định nghĩa hay môt tả bằng các ví dụ khác trong Điều XIX của GATT hay Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO. Ngôn ngữ trừu tượng này được phỏng đoán là sẽ bao quát một diện rộng các tình huống bị động, không lường trước và không thể ứng phó ngay được. Thông thường, Cơ quan điêu tra các nước giải thích vấn đề này ở góc độ gia tăng nhập khẩu do hậu quả của tự do hóa thương mại – ví dụ như cắt giảm thuế được coi là “diễn biến không lường trước được”. Điều này về lý thuyết khá khiên cưỡng vì trong quá trình đàm phán, việc cắt giảm thuế được tiến hành theo lộ trình và tất cả các nước thành viên đều đã nhận thức và chấp nhận lộ trình đó. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phổ biến các lộ trình này tới tất cả các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất nội địa không hề biết về lộ trình giảm thuế này cho tới khi bị hàng hóa nhập khẩu lấn át thị trường một cách nghiêm trọng.

b. Thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại “nghiêm trọng”

Điều 4.2(a) Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO đưa ra mẫu đánh giá thiệt hại cơ bản, theo đó việc đánh giá các yếu tố liên quan phải được tiến hành khách quan trên cơ sở số liệu của ngành sản xuất nội địa. Các yếu tố thiệt hại được liệt kê thành một danh sách để cơ quan điều tra đánh giá, bao gồm nhưng không giới hạn bởi (1) tỷ lệ và lượng gia tăng của hàng hóa nhập khẩu tuyệt đối và tương đối, (2) thị phần của hàng hóa nhập khẩu gia tăng tại thị trường nội địa; thay đổi về mức độ (3) bán hàng, (4) sản xuất, (5) sản xuất, (6) hiệu suất sử dụng công suất, (7) lỗ/lãi và (8) lao động, tiền lương. Đối với đe dọa gây thiệt hại cũng tương tự như vậy, miễn rằng việc xác định đe dọa phải dựa trên chứng cứ xác thực chứ không phải sự phỏng đoán hoặc suy diễn.

Điều 4.2(b) đặt ra các yêu cầu về mối quan hệ nhân quả, gồm hai phần. Một mặt, Cơ quan điều tra cần chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu gia tăng và thiệt hại/đe dọa gây thiệt hại. Mặt khác, phải chứng minh các yếu tố khác không phải nguyên nhân gây ra thiệt hại/đe dọa gây ra thiệt hại mà chính là do hàng hóa nhập khẩu. Phương pháp này thường được gọi là chứng minh ngược.

Theo giải thích của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO: “thiệt hại nghiêm trọng” là thiệt hại một cách đáng kể về tổng thể đối với ngành sản xuất nội địa; đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng có thể được hiểu là sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng trong tương lại gần, khả năng này là rất rõ rệt và có căn cứ. Các lập luận và bằng chứng chứng minh phải ở mức độ cao hơn nhiều so với “thiệt hại đáng kể” (material

injury) trong chống bán phá giá hay chống trợ cấp.c. Ngành sản xuất nội địaĐiều 4.1(c) của Hiệp định về các biện pháp tự vệ của

WTO quy định hai tiêu chuẩn để xác định “ngành sản xuất nội địa” liên quan. Thứ nhất, có thể định nghĩa “ngành sản xuất nội địa” là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm “giống” hoặc “cạnh tranh trực tiếp” với hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Thứ hai, có thể xác định “ngành sản xuất nội địa” với tiêu chí một “bộ phận lớn” doanh nghiệp nội địa hoặc toàn ngành bị ảnh hưởng bởi thiệt hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, do không có các chỉ số rõ ràng cấu thành “một bộ phận lớn” ngành sản xuất trong nước. Do vậy, việc đánh giá liệu có thể đạt được tiêu chí này không phụ thuộc vào từng vụ việc điều tra cụ thể.

d. Hàng hóa “giống” hoặc “cạnh tranh trực tiếp”Thuật ngữ “giống” hay “cạnh tranh trực tiếp” cũng

không được giải thích mở rộng trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO. Hơn nữa, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng chưa giải tích rõ các thuật ngữ này trong các vụ việc giải quyết tranh chấp. Theo cách hiểu chung nhất, “giống” hay “không giống” mang nhiều ý nghĩa so sánh vật chất của sản phẩm. Hàng hóa “giống” ở đây là so sánh về thuộc tính, nguyên liệu, thành phần hóa học, thành phần cơ lý, số lượng, mục đích sử dụng. Thông thường, các sản phẩm “giống” nhau sẽ ở cùng một mã hoặc nhóm mã HS, và được môt tả khá chi tiết trong biểu thuế xuất nhập khẩu.

Theo United Nations (2003), Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng có thể xác định sự khác biệt về vật lý giữa hai sản phẩm giống nhau bằng tác động khác biệt lên sức khỏe con người.

“Cạnh tranh trực tiếp” tập trung vào yếu tố “thị trường”, dựa trên các điều kiện cạnh tranh tại nước nhập khẩu, tính thay thế được của sản phẩm và khả năng cạnh tranh nhau trực tiếp. Điều này có nghĩa là nếu không mua được sản phẩm A thì người mua sẽ nghĩ tới sản phẩm B nhập khẩu.

Cơ cấu sản xuất hay sự đồng nhất về cơ cấu máy móc sản xuất cũng có thể là một tiêu chí xác định các sản phẩm có “giống” nhau hay không.

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRÊN THẾ GIỚI

CHUYÊN MỤC

Page 14: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

14 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

2.1. Tình hình chungTheo thống kê của WTO, trong giai đoạn từ 1995 tới

2015, đã có tổng cộng 311 vụ tự vệ được điều tra trên toàn thế giới. Các nước sử dụng biện pháp tự vệ nhiều nhất bao gồm Ấn Độ (41 vụ), Indonesia (27 vụ), Thổ Nhĩ Kỳ (21 vụ) … Các nước còn lại, chủ yếu là các nước phát triển chiếm một lượng rất ít tỷ lệ khởi xướng điều tra tự vệ, chỉ khoảng 55% tổng số vụ việc trong suốt 20 năm (WTO, 2016)

Về cơ cấu ngành hàng, sản phẩm thuộc đối tượng điều tra của các vụ việc tự vệ chủ yếu thuộc các chương XV – Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại cơ bản (65 vụ); VI – Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan (49 vụ); XIII – Các sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự, đồ gốm, thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh (27 vụ); IV – Thực phẩm chế biến, đồ uống, rượu mạnh và giám, thuốc lá và các nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến (25 vụ); II – Các sản phẩm thực vật (21 vụ); VII – Plastic và các sản phẩm bằng plastic cao su và các sản phẩm bằng cao su (18 vụ); XI – Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt (17 vụ); XVI – Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ phận của chúng; thiết bị ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, và các bộ phận và phụ tùng của các thiết bị trên (17 vụ) (WTO, 2016)

Ông Lương Kim Thành, Phó trưởng Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Quản lý cạnh tranh (2016) cho biết: “Thực tế cho thấy, thị trường càng mở cửa, các quốc gia có xu hướng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung, và tự vệ nói riêng càng lớn. Đặc biệt, các nước đang phát triển như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và một số nước Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia) rất tích cực sử dụng biện pháp tự vệ. Về nhóm mặt hàng, các sản phẩm thuộc đối tượng điều tra đã được mở rộng từ các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao tới cả nhóm hàng có kim ngạch thấp”.

2.2. Tình hình áp dung và kinh nghiệm từ một số nước

2.2.1. Ấn ĐộẤn Độ đã có một thể chế thương mại nghiêm ngặt từ

trước năm 1991 nhằm bảo vệ toàn diện ngành sản xuất nội địa (Viljoen, 2013). Quốc gia này kiểm soát hàng hóa nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan và hàng loạt các biện pháp khác nhau. Sau năm 1991, Ấn Độ mở cửa thị trường và tăng

cường cạnh tranh quốc tế những vẫn duy trì mạnh mẽ việc bảo hộ sản xuất. Các vụ việc phòng vệ thương mại nói chung và tự vệ nói riêng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Trong báo cáo thống kê của WTO, Ấn Độ là quốc gia hàng đầu sử dụng biện pháp tự vệ, tổng cộng tới 41 vụ việc (WTO, 2016).

Để làm được điều này, Ấn Độ đã nội luật hóa các quy định về các biện pháp tự vệ. Trước Vòng đàm phán Uruguay, việc áp dụng tự vệ được quy định tại các Mục 8B và 8C Đạo luật Thuế quan 1975. Sau khi các văn kiện của Uruguay được ký kết, các điều khoản trong đó được bổ sung trong Luật Tài chính 1997.

Dưới đây là bảng mô tả văn bản pháp luật về tự vệ được áp dụng tại Ấn Độ

Tên văn bản pháp luật Mô tảĐạo luật Thuế quan 1975

Các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Luật Tài chính 1997 Bổ sung các quy định của WTO về tự vệ

Các quy định về Thuế quan 1997

Các yêu cầu về thủ tục và quản lý Nhà nước về tự vệ

Thông báo 103/98 – Hải quan 1998 và Thông báo 62/99 – Hải quan 1999

Danh sách các nước đang phát triển trong việc áp dụng biện pháp tự vệ theo Đạo luật Thuế quan 1975

Quy định về các biện pháp tự vệ 2012 (Hạn chế lượng)

Các quy định về hạn chế lượng áp dụng trong biện pháp tự vệ

(WTO, 2016)Nhờ có hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện, Ấn Độ

trở thành quốc gia sử dụng nhiều nhất biện pháp tự vệ trong số tất cả các thành viên WTO, cả phát triển và đang phát triển. Trong giai đoạn từ 1995 đến 2015, Ấn Độ đã áp dụng tới 41 trên tổng số 311 vụ việc, chiếm tới 13,2%. Đây là một con số ấn tượng đối với một lĩnh vực yêu cầu tính chuyên môn cao và quy trình thủ tục nghiêm ngặt, đặc biệt là tổng thời gian điều tra của vụ việc.

Tuy Ấn Độ dẫn đầu về việc áp dụng biện pháp tự vệ, theo ý kiến của một số chuyên gia, quốc gia này đang có dấu hiệu lạm dụng biện pháp tự vệ (Tô Thái Ninh, 2016). Cụ thể, trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng nhôm hợp kim và không hợp kim chưa gia công, ngày 19 tháng 4 năm 2016, Cơ quan điều tra Ấn Độ thông báo khởi xướng (Directorate General of Safeguards, 2016). Ngay sau đó hai ngày, tức ngày 21 tháng 4 năm 2016, Ấn Độ thông báo áp dụng thuế tự vệ tạm thời ở mức 5% trong vòng 200 ngày (Directorate General of Safeguards, 2016). Đây là một điều hết sức phi lý do thông thường Cơ quan điều tra cần khoảng từ 30 – 60 ngày để tiến hành điều tra, gửi và nhận bảng câu hỏi, phân tích câu trả lời, thậm chí tiến hành thẩm tra tại chỗ một số bên liên quan; ông Tô Thái Ninh – Phó trưởng phòng Điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết.

Sự bất thường ở đây là việc Cơ quan điều tra Ấn Độ đã ban hành một bản Báo cáo điều tra dài 11 trang với đầy đủ các mô tả về trình tự thủ tục, các chứng cứ thu thập rất chi tiết, các phân tích đầy đủ về “diễn biến không lường trước”, lượng nhập khẩu gia tăng, thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa (sản lượng, so sánh lượng nhập khẩu và lượng sản xuất, so sánh thị phần và mức độ bán hàng, hiệu suất sản xuất, lỗ/lãi, tồn kho, nhân công, kìm giá, ép giá, mối quan hệ nhân quả). Để đưa ra một báo cáo phân tích như vây, Cơ quan điều tra cần phân tích hàng ngàn trang tài liệu, hàng chục loại báo cáo tài chính, kế toán khác nhau, tiến hành phân tích tổng hợp rất phức tạp, không thể chỉ tiến hành trong vòng 2 ngày.

CHUYÊN MỤC

Page 15: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

15ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Vụ việc này đang được các bên liên quan và bên thứ ba rất quan tâm theo dõi, trong đó có Chính phủ Việt Nam.

2.2.2. IndonesiaIndonesia rất chú trọng sử dụng biện pháp tự vệ để bảo

hộ ngành sản xuất nội địa. Từ năm 2010 trở lại đây, quốc gia này đã tiến hành điều tra 22 vụ việc về tự vệ với nhiều sản phẩm khác nhau trên quy mô toàn cầu. Tư duy về thương mại của Indonesia thay đổi rất nhiều kể từ khi kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và giới chức quốc gia này nhận thấy hiệu quả của các biện pháp tự vệ. Một số học gia mô tả về quan điểm thương mại và đầu tư của Indonesia bằng thuật ngữ “ngồi trên một hàng rào” (Basri, 2012 & Pa-tunru & Rahardja, 2015). Cách mô tả này đã thể hiện phần nào xu hướng bảo hộ sản xuất của Indonesia.

Dưới đây là bảng mô tả văn bản pháp luật về tự vệ được áp dụng tại Indonesia.

Tên văn bản pháp luật Mô tảQuy định Chính phủ 34/1996, Các Nghị định 136 và 172 – 1996

Luật và quy định theo Điều 18.5 và 32.6 của Hiệp định của WTO

Quy định Chính phủ 34 – 2011

Các quy định về về biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

Luật 17/1997, Nghị định 41/1997 – 1997

Các quy định về Ban Giải quyết tranh chấp về Thuế

Nghị định 85/MPP/Kep/2/2003 của Bộ Công Thương – 2003

Các quy định về trình tự thủ tục và điều kiện áp dụng trong điều tra tự vệ ngành sản xuất nội địa trước sự gia tăng nhập khẩu

Quy định 34 của Chính phủ nước Cộng hòa In-donesia

Các quy định về biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ

(Enforcement and Compliance, 2016)

Trong số các vụ việc tự vệ gần đây của Indonesia, nổi lên vụ điều tra đối với một số sản phẩm sắt thép không hợp kim cán phẳng theo yêu cầu của công ty thép Bluescope Indonesia và công ty thép Sunrise. Bluescope là một công ty thép đa quốc gia và được nhìn nhận là có chiến lược sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có tự vệ rất bài bản. Mục đích của công ty này là dựng lên hàng rào thuế quan tại các quốc gia hoặc nhóm quốc gia công ty đặt nhà máy nhằm bảo hộ thị trường nội địa. Một khi hàng rào thuế quan được xây dựng, công ty này không còn phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu; thậm chí có thể tận dụng hiệu quả vị trí thống lĩnh thị trường của mình.

Theo báo cáo của các bị đơn bắt buộc và Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương Việt Nam, các báo cáo điều tra của Indonesia thiếu tính thuyết phục do: (i) không chứng minh được mối đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa, (ii) không có sự phân tích đầy đủ về diễn biến không lường trước được trong nhập khẩu hàng hóa vào Indonesia, (iii) không chứng mình được mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu và thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu, (iv) không có sự phân tích đầy đủ về thiệt hại do các yếu tố khác gây ra.

Cách thức điều tra của Indonesia bị cho là thiếu sự công bằng cần thiết; có nhiều điểm chưa phù hợp với quy định trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã chính thức kiện Indonesia ra Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO yêu cầu quốc gia này chấm dứt việc áp dụng thuế. Indonesia có thể sẽ phải đối mặt với yêu cầu “bồi thường” từ phía Chính phủ Việt Nam. Đây là một hình thức đền bù được WTO thừa nhận và cho phép sử dụng.

Ngay sau khi nhận được thông tin nêu trên, Cơ quan điều tra của Indonesia đã phản hồi bằng cách đề xuất tham

vấn nhằm có giải pháp phù hợp hơn là giải quyết tranh chấp tại WTO. Rõ ràng, Indonesia đang xem xét một cách cẩn trọng việc áp dụng biện pháp tự vệ của mình trước sức ép của các bên liên quan.

2.2.3. Thổ Nhĩ KỳThổ Nhĩ Kỳ rất linh hoạt trong việc dụng các công

cụ phòng vệ thương mại được cho phép bởi WTO (Bown, 2013). Đặc biệt, kể từ giai đoạn khung hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2011, quốc gia này có có những thay đổi quan trọng về tư duy thương mại quốc tế. Mặc dù các cam kết về ưu đãi và đa phương hạn chế việc áp dụng thuế quan, các nhà làm luật Thổ nhĩ kỳ đã vận dụng hết sức hài hòa nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và các hiệp định ưu đãi thương mại (PTA). Ví dụ, chỉ gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu trong ngành thép và dệt may đã tác động tới 9% lượng nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đó, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng có mục đích các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có tự vệ trong hệ thống thương mại quốc tế nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội đia. Từ năm 1995 tới 2015, WTO đã thống kê được 21 vụ do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành trong tổng số 311 vụ điều tra tự vệ trên toàn thế giới.

Để thực hiện tốt điều này, các nhà chính sách Thổ Nhĩ Kỳ đã định vị tầm quan trọng của các biện pháp tự vệ bằng cách nội luật hóa các quy định liên quan. Dưới đây là bảng mô tả văn bản pháp luật về tự vệ được áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ.Tên văn bản pháp luật Mô tảNghị định về thế chế nhập khẩu 95/7606 (sửa đổi, bổ sung từ 2006 tới 2014)

Các quy định về nhập khẩu đối với lợi ích của nền kinh tế và các điều kiện trong thương mại quốc tế

Quy định về nhập khẩu (sửa đổi, bổ sung 2007)

Các thủ tục cần thực hiện dựa trên các quy định trong Nghị định về thể chế nhập khẩu 95/7606

Các thông báo về thế chế nhập khẩu

Công bố một loạt các chủ đề quan trọng trong thể chế nhập khẩu

Nghị định 2004/7305 Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu

Quy định về biện pháp tự vệ trong trong nhập khẩu

Thủ tục và nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ khi một sản phẩm nhập khẩu gia tăng về lương gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.

(Tariff-Tr.com, 2016)Do Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong danh sách dẫn đầu các quốc

gia áp dụng biện pháp tự vệ, các thành viên của WTO đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về nguy cơ lạm dụng biện pháp này trên diễn đàn ba Ủy ban thường niên của WTO. Các số liệu của Bown (2013) cho thấy việc nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi trong chính sách của quốc gia này. Theo ông, nếu so sánh trực tiếp với Ấn Độ, tỷ trọng nhập khẩu phụ thuộc vào các biện pháp tự vệ của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ngang bằng chứ không kém hơn.

Dù rằng không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tự vệ, nhưng tư duy về hạn chế thương mại một cách chủ động, dựa trên sự không rõ ràng trong quy định tại Hiệp định về các biện pháp tự vệ dấy lên hoài nghi về khả năng phá vỡ các mục tiêu ban đầu của WTO.

III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁThứ nhất, xu hướng gia tăng sử dụng biện pháp tự vệ

đã rất rõ ràng. Các nhà làm chính sách và đại diện ngành sản xuất trong qua thời gian, đều đã nhận thấy tầm quan trọng và hiệu quả của biện pháp này. Khi nói tới hiệu quả, người

CHUYÊN MỤC

Page 16: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

16 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

ta nói tới chi phí phải bỏ ra để tiến hành một vụ việc và kết quả mang lại nếu vụ việc thành công. Nếu thuần túy xét trên khía cạnh kinh tế, đây là một vụ làm ăn đầy lợi nhuận của các nhà sản xuất nội địa nếu họ có mục đích sử dụng tự vệ như một công cụ kinh doanh. Với một khoản chi phí thuê luật sư tư vấn, kết quả đạt được có thể là một mức thuế trong vòng từ 4 tới 10 năm. Mặt khác, đối với các công ty lớn, sử dụng nhiều nhân công, đóng góp một lượng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn cho ngân sách quốc gia, thì việc làm này càng nhận được nhiều sự ủng hộ từ cả phía Chính phủ và dư luận. Nếu so sánh trực tiếp với biện pháp chống bán phá giá hay chống trợ cấp, biện pháp tự vệ không yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật cũng như lượng thông tin phải thu thập. Cụ thể, Nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chỉ cần chứng minh thiệt hại của sản xuất nội địa mà không cần thu thập thông tin về giá hoặc chính sách ở nước bị điều tra như trong chống bán phá giá hay chống trợ cấp. Thời gian điều tra áp dụng tự vệ cũng thường ngắn hơn, nên sẽ có kết quả sớm hơn. Những điều này đặc biệt thuận lợi đối với những nước đang phát triển nơi mà các nguồn lực còn hạn chế.

Thứ hai, bên cạnh vai trò kinh tế, chính trị sẽ chiếm vai trò quan trọng quyết định kết quả của một vụ điều tra tự vệ. Việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một sản phẩm sẽ mang lại nhiều tác động tới chính ngành sản xuất nội địa yêu cầu áp dụng, ngành sản xuất thượng – hạ nguồn, người lao động và người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì tác động lớn trong bối cảnh không có hành vi thương mại không công bằng (bán phá giá, trợ cấp), Chính phủ sẽ cần cân nhắc thận trọng các hệ quả mà biện pháp tự vệ mang lại. Nếu Chính phủ cho rằng biện pháp tự vệ chỉ bảo vệ ngành sản xuất yêu cầu nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng hay các lợi ích công cộng (public interests), biện pháp này có thể sẽ không được áp dụng cho dù có đầy đủ các số liệu ủng hộ. Ngược lại, nếu Chính phủ xét thấy dù có một số tác động tiêu cực, nhưng lợi ích do biện pháp tự vệ mang lại lớn hơn, biện pháp này có thể sẽ vẫn được áp dụng. Thậm chí, một số nhà kinh tế học còn cho rằng, biện pháp tự vệ được cho phép bởi WTO đã mang lại cho Chính phủ các nước thành viên một công cụ để giải quyết các mục tiêu phân phối lợi ích trong xã hội, hoặc thực hiện các ý chí chính trị như là ưu đãi cho các nhóm lợi ích, chứ không đơn giản chỉ là bảo vệ sản xuất nội địa (Crowley & Bown, 2003).

Thứ ba, mặc dù biện pháp tự về mang tính toàn cầu, tức là áp dụng mà không xem xét tới yếu tố xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu nhưng về thực tế, nước tiến hành điều tra có thể xác định rõ nước có thể bị áp thuế thông qua số liệu nhập khẩu từ hải quan. Như vậy, tính chất “toàn cầu” ở đây chủ yếu mang ý nghĩa phòng ngừa hàng hóa có xuất xứ khác trong tương lại; nhưng tại thời điểm điều tra, Cơ quan điều tra đã xác định rõ đối tượng chịu thuế.

Thứ tư, việc lạm dụng biện pháp tự vệ có thể làm đảo ngược các mục tiêu tự do hóa thương mại do WTO đề ra. Tiêu biểu là vụ việc điều tra của Ấn Độ khiến các nước quan ngại rằng quốc gia này đang công khai lạm dụng công cụ hợp pháp để bảo hộ sản xuất, đi ngược lại với tất cả những kiến thức được giảng dạy trong các trước đại học về thương mại quốc tế: tự do hóa thương mại hơn sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng của tất cả các quốc gia (Crowley & Bown, 2003). Trong thế giới hiện thực, các nước lại học tập lẫn nhau để hưởng lợi ích ngắn hạn tư hạn chế tự do thương mại, thay vì phối hợp để tăng cường giao thương, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỹ năng, đa dạng hóa các nguồn sản phẩm tạo điều kiện lựa chọn cho người tiêu dùng.

LỜI KẾTNhìn nhận vấn đề ở góc độ tích cực, Sykes (2013) vẫn nhìn nhận sự tồn tại của biện pháp tự vệ phù hợp với Hiệp định

chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và WTO là cần thiết để bảo vệ tạm thời trước sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại hay đe doa gây thiệt hại nghiêm trọng cho dù theo họ, hệ thống này cần tiên quyết giải quyết các tồn tại pháp lý.

Ngược lại, một số nhà nghiên cứu khác lại lập luận rằng chức chăng của công cụ tự vệ trong hệ thống WTO/GATT đã hợp pháp hóa hành vi “gian lận” (Bagwell & Staiger, 2005). Đồng quan điểm nêu trên, Rosendorff & Milner (2001) chỉ ra rằng tự vệ - “điều khoản giải thoát” (escape clause) trong thương mại tạo ra gian lận trước sức ép chính trị trong nước.

Thế giới đã thừa nhận toàn cầu hóa là một quá trình không thể thay đổi, WTO và các thành viên cũng thừa nhận sự tồn tại và việc thực hiện biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa là cần thiết, nhưng các học giả, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới vẫn đang tranh luận và đặt ra câu hỏi về ý nghĩa thực sự đằng sau biện pháp này.

Nguồn: Tổng hợp

CHUYÊN MỤC

Page 17: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

17ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

Mở đầuBiện pháp tự vệ là một trong các biện pháp phòng vệ

thương mại nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước tác động của hàng hóa nhập khẩu ngày càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng. Khi mà các rào cản về thuế quan được cắt giảm tới mức tối đa theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, biện pháp tự vệ nói riêng và biện pháp phòng vệ thương mại nói chung được coi là phao cứu sinh cho các ngành sản xuất nội địa đang cần thêm thời gian để thích nghi và gia tăng năng lực cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu.

Mặc dù biện pháp tự vệ là một biện pháp được áp dụng toàn cầu theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), tức là

không phân biệt xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên Điều 9.1 Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO (SG) quy định nghĩa vụ cho nước thành viên áp dụng biện pháp tự vệ phải dành ngoại lệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên đang phát triển có lượng nhập khẩu không đáng kể. Điều đó có nghĩa là để được hưởng quyển miễn trừ trong trường hợp này, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo 2 điều kiện:

- Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ thành viên đang phát triển.

- Thứ hai, lượng nhập khẩu hàng hóa không đáng kể.Đối với điều kiện thứ hai, Điều 9.1 quy định lượng

nhập khẩu được coi là không đáng kể nếu dưới 3% và tổng

BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC THI

CỦA MỘT SỐ NƯỚC

CHUYÊN MỤC

Page 18: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

18 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

lượng nhập khẩu từ các thành viên đang phát triển phải dưới 9%. Với thông lệ kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu của các thành viên, việc thống kê, xác định lượng nhập khẩu từ các nước thành viênthành viên là một việc khá đơn giản và rõ ràng. Do đó, với quy định cụ thể về lượng nhập khẩu không đáng kể, việc xác định không gặp nhiều vấn đề gây tranh cãi.

Tuy nhiên, với điều kiện thứ nhất về việc xác định tiêu chí về nước đang phát triển, vẫn còn nhiều điểm cần xem xét. Thực tế, trong các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ do Việt Nam thực hiện gần đây, một số ý kiến đã được nêu ra liên quan đến danh sách các thành viên đang phát triển được loại trừ khỏi biện pháp. Mâu thuẫn phát sinh do các bên có các tiêu chí và cách thức khác nhau để xác định thế nào là một nước thành viên đang phát triển.

Trong bài viết này, tác giả sẽ nghiên cứu một số thực tiễn cũng như những tồn tại liên quan đến việc xác định nước thành viên đang phát triển được loại trừ trong các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Qua đó, việc đưa ra những khuyến nghị nhằm giải quyết các tồn tại về vấn đề này cũng là một mục tiêu quan trọng của bài viết.

1. Cách thức xác định danh mục thành viên đang phát triển được loại trừ của các quốc gia thành viên WTO

Điều 9.1 Hiệp định SG đưa ra quy định về việc loại trừ cho hàng hóa xuất xứ từ các thành viên đang phát triển có lượng nhập khẩu không đáng kể. Tuy nhiên, quy định này hoàn toàn không nhắc đến tiêu chí cũng như cách thức xác định nước thành viên đang phát triển trong một vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định của WTO. Điều này được hiểu rằng WTO trao cho các thành viên quyền chủ động trong việc xác định danh sách các thành viên đang phát triển.

Dựa trên thông lệ của các quốc gia trên thế giới đối với vấn đề này, có 3 vấn đề liên quan đến cách thức xác định danh mục thành viên đang phát triển được loại trừ như sau:

(i) Tham khảo phân loại của các tổ chức quốc tế;(ii) Loại trừ với các thành viên kém phát triển;(iii) Tự xây dựng danh mục. 1.1. Tham khảo phân loại của các tổ chức quốc tế. Thực tế, khái niệm “nước đang phát triển” (developing

country) không phải một khái niệm mới. Một số tổ chức quốc tế đã tiến hành phân loại các thành viên theo cấp độ phát triển, có thể kể đến quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), liên hợp quốc (UN) hay các thành viên tự công nhận tại WTO. Do vậy, thông thường các thành viên sẽ lựa chọn sử dụng nguồn của các tổ chức này. Ví dụ như Việt Nam, trong các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra đã sử dụng nguồn phân loại của WB để xác định danh mục thành viên đang phát triển được loại trừ. Hay như với Ukraine, pháp luật thành viên này xác định danh mục thành viên đang phát triển và kém phát triển dựa

theo thông tin của UN và WB1. Đối với việc phân loại này, mỗi tổ chức lại có các tiêu

chí khác nhau. Chính vì vậy, danh sách thành viên đang phát triển của các tổ chức này cũng có những khác biệt nhất định. Do đó, trong các vụ việc cụ thể, các bên vẫn có những ý kiến liên quan đến nguồn phân loại do một số thành viên nằm ở bảng phân loại thành viên đang phát triển của tổ chức này nhưng lại không được xếp loại tương tự trong bảng phân loại của tổ chức khác. Dù vậy, việc tự quyết định nguồn sử dụng thuộc quyền hạn của cơ quan điều tra của từng thành viên, và việc này không phát sinh những tranh chấp do vi phạm pháp luật quốc tế.

1.2. Vấn đề loại trừ với thành viên kém phát triển

Trong pháp luật về tự vệ của Việt Nam, vấn đề loại trừ được đặt ra không phải cho “nước đang phát triển” mà là “nước kém phát triển” tại Điều 13 Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập

1 Điều 36 Pháp luật về phòng vệ thương mại của Ukraine

CHUYÊN MỤC

Page 19: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

19ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, quy định này được xác định là không phù hợp với quy định của WTO. Do đó, trong các vụ việc đã và đang áp dụng, cơ quan điều tra sử dụng quy định loại trừ “nước đang phát triển” theo quy định của Hiệp định Tự vệ của WTO.

Tuy nhiên, trên thế giới, thực tiễn vẫn có những trường hợp chỉ loại trừ cho hàng hóa xuất khẩu từ “nước kém phát triển”. Thậm chí như đối với Ukraine, mặc dù Điều 21 Luật về biện pháp tự vệ quy định loại trừ cho hàng hóa xuất khẩu từ các thành viên đang phát triển theo Điều 9.1 Hiệp định SG, cơ quan điều tra nước này vẫn chỉ loại trừ cho 30 thành viên “kém phát triển”. Điều này dường như là một vi phạm pháp luật khá rõ ràng. Nhưng đây lại không phải là một trường hợp gây ra tranh chấp giải quyết tại WTO. Đối với thực tiễn này Ukraine chỉ nhận được khiếu nại từ Ai cập. Trả lời về khiếu nại này, cơ quan điều tra đưa ra 2 lập luận: (1) WTO không có quy định cụ thể về “nước thành viên đang phát triển” và (2) cơ chế “tự công nhận” không có nghĩa bắt buộc tất cả các nước thành viên WTO chấp nhận.

Mối quan hệ giữa nội hàm của “nước đang phát triển” và “nước kém phát triển” được Điều V Hiệp định sửa đổi về mua sắm chính phủ của WTO quy định như sau…. các nước đang phát triển và nước kém phát triển (gọi chung là “nước đang phát triển”, trừ khi có những quy định cụ thể khác) …. Và bằng quy định này, các nước thành viên WTO đồng ý rằng nước đang phát triển là “nước kém phát triển” và “các nước đang phát triển khác”. Trong Hiệp định này, việc áp dụng đối xử đặc biệt với “các nước đang phát triển khác” cũng phụ thuộc vào nhu cầu phát triển (development needs), có nghĩa là các thành viên có quyền lựa chọn có hay không mở rộng ưu đãi đối với các nước ngoài nhóm “nước kém phát triển”.

Về bản chất, việc áp dụng các đối xử ưu đãi với nước đang phát triển xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, lợi thế cạnh tranh. Do đó, so sánh về trình độ phát triển của nước áp dụng biện pháp tự vệ với nhóm nước đang phát triển, nước này hoàn toàn có thể thấy rằng chỉ cần áp dụng ưu đãi với nhóm nước kém phát triển.

Như vậy, với quan điểm của từng thành viên về việc áp dụng các đối xử đặc biệt với nhóm nước đang phát triển, việc chỉ giới hạn ưu đãi đối với nước kém phát triển (một bộ phận của nhóm nước đang phát triển) cũng không phải là một vấn đề pháp lý nghiêm trọng.

1.3. Tự xây dựng danh sách các nước đang phát triển áp dụng trong các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ

Ngoài cách sử dụng nguồn phân loại của các tổ chức quốc tế, một số thành viên tự xây dựng danh sách nước đang phát triển áp dụng trong các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Trong đó, Ấn Độ, thành viên thường xuyên sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại này là thành viên có quy định về danh mục các nước đang phát triển với 132 thành viên2 nhằm thống nhất việc loại trừ trong tất cả các vụ việc. Việc quy định danh sách này không dẫn chiếu những tiêu chí cũng như nguồn phân loại. Qua đó, có thể thấy tính chủ động rất cao của thành viên này trong việc xác định nước được loại trừ khỏi các vụ việc tự vệ.

Đối với các thành viên khác, việc thông báo danh sách được loại trừ được thực hiện ngay cùng thông báo áp dụng biện pháp tự vệ. Hầu hết các thành viên đều dựa trên lượng nhập khẩu để xác định danh sách này. Nguồn phân loại và các tiêu chí cũng không được đưa ra.

Ngoại trừ một số thành viên đặc biệt như Ukraine chỉ loại trừ với nhóm nước kém phát triển, hầu hết các thành viên áp dụng biện pháp tự vệ đều loại trừ với nhóm các thành viên kém phát triển, còn lại, hầu hết hết các thành viên đều dành ưu đãi vời số lượng các nước đang phát triển vượt ngoài phạm vi WTO.

2 Danh mục mới nhất theo Thông báo số 19/2016 – Hải quan

Danh mục các nước đang phát triển được loại trừ theo Điều 9.1 Hiệp định SG

Thành viên

Sản phẩm Năm Số thành viên được loại trừ

Tổng số Thành viên

WTO

Ấn ĐộCồn béo bão hòa 2014 132 107

Sodium citrate 2015 134 109

Indone-sia

Thép thanh và que 2015 121 121

Giấy tráng 2015 118 118

Philip-pine Giấy in 2015 201 118

Nga Máy giặt 2014 151 114

Thổ Nhĩ Kỳ Giấy dán tường 2015 143 109

Xe máy 2013 31 31

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WTOVới sự chủ động trong việc xây dựng danh sách các

thành viên đang phát triển, các thành viên đưa ra nhiều lý do để loại trừ các thành viên ra khỏi danh mục nước đang phát triển được hưởng ưu đãi. Ví dụ như trong Nghị định thư về liên minh hải quan, các thành viên thống nhất rằng các nước đang phát triển là các nước không thuộc nhóm nền kinh tế thu nhập cao theo phân loại của WB (high – income economies). Tuy nhiên, một số nước có thể bị loại trừ khỏi danh sách này nếu:

- Có những hành động không thiện chí- Có những vụ việc nghiêm trọng về xuất khẩu ma túy

hay quản lý truyền tải- Không thực thi các hiệp định quốc tế về chống rửa

tiềnNhư vậy, có thể thấy rằng, quyền tự chủ của các thành

viên, nhóm thành viên liên quan đến quyết định áp dụng ưu đãi dành cho các thành viên đang phát triển là rất lớn. Nghĩa vụ duy nhất được đặt ra là những sự loại trừ, ngoại lệ cần được thông báo rõ ràng, minh bạch.

Theo như tổng hợp số liệu WTO, danh sách các thành viên đang phát triển được xác định của các thành viên áp dụng biện pháp tự vệ có nhiều điểm thống nhất đối với các thành viên đến từ Châu Phi (43 thành viên), Châu Mỹ latinh và Caribe (32 thành viên), Châu Đại Dương (6 thành viên), Châu Á (24/36 thành viên) 3. Tuy nhiên, vẫn còn những tra-nh cãi về việc có hay không phải nước đang phát triển đối với một số nước. Ví dụ như Đài Loan, Georgia, Isarel, Ma-cao được các nước/vùng lãnh thổ Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kì coilà thành viên đang phát triển nhưng lại không được Nga xếp vào

3 Natalia Koval Chuk, “Vấn đề không áp dụng biện pháp tự vệ đối với các nước đang phát triển” ,bài luận sau đại học, Viện Nhà nước và Pháp luật Koretskyi, NAS của Ukraine,

CHUYÊN MỤC

Page 20: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

20 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Phòng vệ thương mại

danh sách này. 2. Thông báo về danh sách thành viên đang phát triển được loại trừ khỏi vụ việc Chú thích thứ 2 của Điều 9.1 Hiệp định SG yêu cầu nghĩa vụ của các thành viên thành viên phải có thông báo liên quan

đến danh sách thành viên đang phát triển được loại trừ trong các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ. Trên thực tiễn, như đã nói phần trên, các thành viên có thể thông báo theo hai cách:

Cách 1: Thông báo về danh mục các thành viên đang phát triển và trong thông báo vụ việc sẽ dẫn chiếu đến các thành viên được loại trừ theo danh mục này. Với cách làm này, Ấn Độ sẽ tiến hành điều chỉnh danh mục thành viên đang phát triển khi cần thiết. Tính đến nay, Ấn Độ mới chỉ điều chỉnh danh sách này một lần vào năm 2016, giảm từ 134 xuống còn 132 thành viên được hưởng miễn trừ theo Điều 9.1 Hiệp định SG.

Cách 2: Thông báo danh mục thành viên đang phát triển được loại trừ theo từng vụ việc. Đây là cách làm mà hầu hết các thành viên đang áp dụng. Theo đó, kèm theo các thông tin về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ, các thành viên sẽ thông báo về danh sách các thành viên được loại trừ theo Điều 9.1 Hiệp định SG.

Kèm theo thông báo về danh sách thành viên đang loại trừ, các thành viên đều bảo lưu quyền điều chỉnh danh sách này theo biến động về lượng nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.

Bằng cả 2 cách trên đây, các thành viên đều đảm bảo nghĩa vụ thông báo theo Điều 9.1 Hiệp định SG. Theo phán quyết của Ban Phúc thẩm, DSB4, “Điều 9.1 không yêu cầu phải có một danh sách cụ thể của các thành viên được loại trừ khỏi biện pháp” mà chỉ cần có một thông báo “minh bạch” (transparency) để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan5.

Kết luậnViệc dành miễn trừ và đối xử đặc biệt đối với các thành viên đang phát triển trong biện pháp tự vệ nói riêng và trong các

lĩnh vực khác về thương mại quốc tế nói chung là một cơ chế ngoại lệ mà WTO dành cho các thành viên cần thêm thời gian và ưu đãi để cạnh tranh và tồn tại trong môi trường thương mại toàn cầu hóa. Do là một ngoại lệ nên WTO đã dành cho các thành viên quyền tự quyết rất cao đối với việc xác định danh sách, tiêu chí xác định thành viên đang phát triển được hưởng các ưu đãi. Thực tế cho thấy, các thành viên đang sử dụng rất linh hoạt và triệt để quyền tự quyết của mình đối với vấn đề này. Nhằm tránh những mâu thuẫn không đáng có, thành viên sử dụng biện pháp chỉ cần đảm bảo tính minh bạch trong việc thông báo các thành viên được hưởng miễn trừ theo điều kiện Điều 9.1 Hiệp định SG.

(Nguyễn Việt Hà - Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại)

4 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO5 Báo cáo Ban Phúc thẩm vụ Hoa Kỳ - Ống thép hàn

CHUYÊN MỤC

Page 21: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

21ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 42/2014/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Thực hiện Chương trình công tác năm 2016 của Chính phủ, Bộ Công Thươngđược giao chủ trì xây dựng Nghị định thay

thế Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Đến nay, Bộ Công Thương đã hoàn thiện Dự thảo 1 của Nghị định thay thế cho Nghị định 42/2014/NĐ- CP và đã được đăng tải công khai để lấy ý kiến của cộng đồng và các đơn vị có liên quan.

Ngày 25 tháng 11 năm 2016, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NÐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Tham dự Hội nghị có đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh, Vụ Pháp chế, Thành viên Tổ Biên tập và đại diện các Sở Công Thương miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Trịnh Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục QLCT đã đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam, nhấn mạnh một số nội dung của Nghị định 42/2014/NÐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, do đó cần thiết phải ban hành Nghị định mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động này.

Ông Nguyễn Đức Minh, đại diện Tổ biên tập đã trình bày chi tiết sự cần thiết phải ban hành Nghị định, bố cục của dự thảo và các vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung của Dự thảo Nghị định, các điểm mới của Dự thảo Nghị định so với Nghị định 42/2014/NÐ-CP. Tại phần thảo luận, đóng góp ý kiến, các đại biểu đánh giá cao tinh thần làm việc khẩn trương quyết liệt của Bộ Công Thương trong phát hiện, xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp cũng như trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Ðại diện các Sở Công Thương cũng tham gia thảo luận, tích cực, sôi nổi,

đề cập đến các vấn đề mang tính cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp cũng như thảo luận, đóng góp ý kiến về các quy định của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NÐ-CP. Ðại diện Bộ Công Thương đã ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu nhằm hoàn thiện nội dung của Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NÐ-CP trước khi trình Chính phủ thông qua.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

22 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

Ngày 04 tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội, với sự tài trợ của Công ty TNHH Posco Việt Nam và Tổng công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá tình hình thực thi Luật Cạnh tranh Việt Nam và định hướng hoàn thiện” nhằm tuyên truyền pháp luật cũng như tiếp nhận ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình thực thi Luật cạnh tranh tại Việt Nam giai đoạn 2005-2016, đồng thời thảo luận về định hướng và giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới.

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT); PGS.TS Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin – Bộ Công Thương; Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cùng với hơn 150 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, các doanh nghiệp, giảng viên các trường Đại học và các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục QLCT cho biết, Luật Cạnh tranh được coi là đạo luật xương sống của nền kinh tế thị trường. Việc ban hành Luật Cạnh tranh đã tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng; đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và tăng cường hiệu quả kinh tế. Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh được ban hành năm 2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Tuy nhiên, sau quá trình hơn 10 năm thực thi, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, một số quy định của Luật Cạnh tranh đã phát sinh những vướng mắc, bất cập. Việc xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung quan trọng đã được đề cập trong văn kiện của Đảng nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vây việc xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh được coi là trụ cột trong hệ thống pháp luật kinh tế công, là Hiến pháp của kinh tế thị trường như cách ví của các nhà khoa học cho thấy tầm quan trọng của Luật Cạnh tranh trong đời sống kinh tế.

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV đã đưa dự án Luật Cạnh tranh sửa đổi vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định giao cho Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì soạn

HỘI THẢO “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN

THIỆN” TẠI HÀ NỘI

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

23ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

thảo.Nhìn lại quãng thời gian mười năm kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và thực thi, ông Phùng Văn Thành, Phó

trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục QLCT cho biết, so với nhiều quốc gia trên thế giới, Luật Cạnh tranh của Việt Nam được ban hành chưa lâu và các CQCT của Việt Nam cũng còn rất non trẻ, cần có thời gian xây dựng và củng cố bộ máy hoạt động, đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong công tác điều tra đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh của Cục QLCT kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và có hiệu lực cũng rất đáng khích lệ.

Cụ thể tính đến nay, Cục QLCT đã tổ chức điều tra 08 vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó đã chuyển 05 hồ sơ vụ việc sang HĐCT để xử lý theo quy định của pháp luật. Thông qua quá trình điều tra, xử lý 08 vụ việc hạn chế cạnh tranh, với gần 70 doanh nghiệp bị điều tra, các CQCT đã ra quyết định xử lý, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh gần 5,5 tỷ đồng. Mặc dù trong các vụ việc này ngoài hình thức xử phạt tiền, không có hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng, nhưng Cục QLCT và Hội đồng cạnh tranh cũng đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước về việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh, tránh thực hiện các hành vi vi phạm tương tự trong tương lai.

Tính đến hết năm 2015, Cục QLCT đã thụ lý 28 vụ việc thông báo TTKT và nhiều vụ việc tham vấn khác cả trước và trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện TTKT

Trong hơn 10 năm thực thi các quy định về chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM), tính đến hết năm 2015, Cục QLCT đã tiếp nhận hơn 300 khiếu nại, tiến hành điều tra tổng số 158 vụ và ra quyết định xử phạt trong 150 vụ đã điều tra.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thẳng thắn cho rằng, sau 10 năm thực thi luật, số lượng vụ việc vi phạm cạnh tranh lành mạnh được giải quyết còn khá ít. Bên cạnh lý do về thể chế, thủ tục, luật sự Huỳnh cho rằng, còn có nguyên do chưa thu hút được niềm tin của doanh nghiệp (DN), trong khi người dân hầu như không khiếu nại, ngoài những việc ảnh hưởng quyền người tiêu dùng, còn DN thì tự thỏa thuận, đi đêm với nhau. Ông Huỳnh cũng nhìn nhận, Hội đồng cạnh tranh toàn thành viên không chuyên nghiệp là không thể được, vì hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nên phải xem lại tỷ lệ chuyên gia mang tính chuyên nghiệp nhiều hơn trong Hội đồng.

Cũng trong hội thảo, PGS.TS. Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương cho rằng, Nhiệm vụ của hệ thống luật pháp về cạnh tranh là phải đặt toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử và phát huy tối đa quan hệ thị trường để có được sự chọn lọc tự nhiên, đào thải các doanh nghiệp yếu kém.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh là doanh nghiệp. Tuy nhiên, người điều hành và quyết định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp lại là người chủ của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, doanh nhân mới là gốc rễ của cạnh tranh. Một hệ thống luật pháp cạnh tranh đúng đắn phải phát huy được tính sáng tạo của doanh nhân, tạo điều kiện thích hợp để doanh nhân tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của họ trên thương trường, nhạy bén nắm bắt được cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định tinh tế trong phân tán sự rủi ro. Như vậy, một luật cạnh tranh đúng là phải hướng về con người, cởi trói cho thương nhân và kích thích sự sáng tạo trong con người thương nhân. Mặt khác, Luật Cạnh tranh lại phải trừng trị kịp thời những ý đồ và những hành động bẩn thỉu của một số thương nhân.

TS. Võ Trí Thành, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, sự ra đời và thực thi của Luật Cạnh tranh năm 2005 đã có những bước tiến trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT), đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình Việt Nam thực sự là nền KTTT. Ông Thành cũng khẳng định, Luật cạnh tranh của Việt Nam khá tốt, bao trùm vấn đề cơ bản nhất, trong luật một số nước không có đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để đảm bảo cho một cơ quan (tổ chức), thực thi có hiệu quả (hiệu lực) thì phải đảm bảo 3 nguyên tắc là quyền lực, năng lực, chuyên trách chuyên nghiệp.

Kết thúc hội thảo, Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh bày tỏ hy vọng giữa năm 2018, Việt Nam sẽ xây dựng hoàn thiện được Luật Cạnh tranh tương đối hoàn chỉnh theo hướng tiệm cận với quy định pháp luật quốc tế nói chung và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Hội thảo là một diễn đàn để các diễn giả, nhà nghiên cứu, giới học giả và cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm chỉ ra những vướng mắc trong các quy định của Luật Cạnh tranh, gây bất cập trong quá trình tuân thủ, thực thi để từ đó xây dựng các định hướng khắc phục và hoàn thiện Luật Cạnh tranh trong thời gian tới.

Ý kiến của các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp tại buổi Hội thảo sẽ được Cục Quản lý cạnh tranh ghi nhận, tiếp thu trong quá trình xây dựng dự Luật nhằm đảm bảo Luật Cạnh tranh sửa đổi sẽ khắc phục được những vấn đề tồn đọng, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

24 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

UỶ BAN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ÚC THÔNG BÁO CHẤM DỨT ĐIỀU TRA TRONG VỤ VIỆC ĐIỀU TRA

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ SẢN PHẨM VÔI SỐNG

Ngày 24 tháng 11 năm 2016, Uỷ ban chống bán phá giá Úc (ADC) đã công bố thông báo số 2016/125 về việc Chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá gia đối với sản phẩm vôi sống (quicklime) nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Một số thông tin về vụ việc:1. Ngày khởi xướng điều tra: Ngày 18 tháng 4 năm 20162. Mặt hàng bị điều tra: Vôi sống - Mã HS: 2522.10.003. Giai đoạn điều tra: Từ 01 tháng 1 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2015. Ủy ban sẽ xem xét số liệu nhập khẩu từ ngày

01 tháng 1 năm 2012 nhằm mục đích phân tích thiệt hại.4. Nguyên đơn: Công ty Cockburn Cement Limited.

Trong thông báo, Ủy viên của ADC đã chấp nhận kết luận điều tra của cơ quan điều tra cho rằng sản phẩm vôi sống nhập khẩu bán phá giá gây ra thiệt hại/đe dọa thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Úc là không đáng kể do đó, vụ việc điều tra đã được hủy bỏ.

(Báo cáo Chấm dứt điều tra số 348 của cơ quan điều tra nêu rõ những lý do cho quyết định chấm dứt này bao gồm cả những dữ liệu kết quả điều tra cũng như các căn cứ, điều luật).

Trong vòng 30 ngày, Nguyên đơn vẫn có cơ hội kháng nghị Quyết định chấm dứt cuộc điều tra của ADC đến Hội đồng rà soát chống bán bán phá giá Úc (ADRP) và Tòa án Liên bang.

Đây là kết luận rất tích cực cho các nhà sản xuất/xuất khẩu sản phẩm vôi sống của Việt Nam vì hiện nay sản phẩm xuất khẩu nói trên đang không phải chịu thuế nhập khẩu vào Úc.

(Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

25ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

ỦY BAN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ AUSTRALIA CÔNG BỐ KẾT LUẬN SƠ BỘ VỀ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ SẢN PHẨM NHÔM ÉP NHẬP KHẨU TỪ

MALAYSIA VÀ VIỆT NAM

Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã công bố kết luận sơ bộ khẳng định có bán phá giá trong cuộc điều tra chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) sản nhôm ép (mã HS: 7604.10.00, 7604.21.00, 7604.29.00, 7608.10.00, 7608.20.00, 7610.10.00, và 7610.90.00) nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam (ADC chưa có kết luận sơ bộ đối với điều tra chống trợ cấp). Theo đó, Ủy ban Chống bán phá giá Australia sơ bộ kết luận rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá với biên độ từ 8,5% đến 34,2%; của Malaysia từ -4,3% đến 14,5%.

Trước đó, ngày 27 tháng 6 năm 2016, Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Úc (nguyên đơn) đã gửi đơn kiện lên ADC đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc này. Ngày 16/8/2016, ADC đã chính thức khởi xướng điều tra. ADC cũng đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của Việt Nam vào cuối tháng 10/2016.

Thuế chống bán phá giá tạm thời (dưới dạng các khoản đặt cọc) sẽ được áp cho sản phẩm bị điều tra kể từ ngày 19 tháng 10 năm 2016 nhằm đảm bảo ngăn chặn những thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước của Australia, trong khi vụ việc điều tra vẫn đang tiếp tục được tiến hành cho đến khi ADC ban hành kết luận cuối cùng.

Ủy ban dự kiến sẽ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đổi mới và Khoa học Australia về kết quả cuối cùng của vụ việc điều tra này trước ngày 18 tháng 1 năm 2017. Bộ trưởng sẽ ra quyết định có áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp hay không, và biên độ áp thuế như thế nào.

Nguồn: www.adcommission.gov.au.Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoàiCục Quản lý cạnh tranh25 Ngô Quyền, Hà NộiĐiện thoại: (04) 222 05012Fax: (04) 222 05003

(Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

26 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

CƠ QUAN ĐIỀU TRA YÊU CẦU CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NƯỚC NGOÀI HỢP TÁC TRẢ LỜI BẢN CÂU HỎI TRONG VỤ VIỆC

ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THÉP HÌNH H CÓ XUẤT XỨ TRUNG QUỐC (BAO

GỒM CẢ HỒNG KÔNG) (MÃ VỤ VIỆC AD03)

Ngày 05 tháng 10 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3993/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H, có mã HS 7216.33.00, 7228.70.10 và 7228.70.90 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (bao gồm cả Hồng Kông) nhập khẩu vào Việt Nam (mã số vụ việc AD03).

Ngày 20 tháng 10 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan điều tra) đã ban hành Công văn số 1460a/QLCT-P2 tới các bên liên quan, bao gồm cả nhà xuất khẩu nước ngoài kèm theo bản câu hỏi điều tra chính thức và mẫu, bảng biểu hỗ trợ việc trả lời bản câu hỏi điều tra; đồng thời có Công thư gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc gửi bản câu hỏi điều tra nêu trên.

Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, các bên liên quan đến quá trình điều tra có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều tra. Trường hợp thông tin, tài liệu cần thiết không được cung cấp theo đúng yêu cầu thì Cơ quan điều tra quyết định dựa trên những thông tin, tài liệu sẵn có.

Theo đó, Cơ quan điều tra yêu cầu các nhà xuất khẩu nước ngoài trả lời bản câu hỏi điều tra và hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình điều tra (bao gồm nhưng không giới hạn bởi các công ty thương mại liên kết với nhà sản xuất, các công ty thương mại không liên kết với nhà sản xuất hay bất kỳ công ty nào thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch xuất khẩu hàng hóa bị điều tra sang Việt Nam trong giai đoạn điều tra).

Các nhà xuất khẩu không trả lời bản câu hỏi điều tra, bất hợp tác hoặc hợp tác không đẩy đủ sẽ không được hưởng mức thuế suất chống bán phá giá của các nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra liên quan (nếu có).

Đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài chưa nhận được bản câu hỏi điều tra có thể liên lạc với các điều tra viên theo thông tin dưới đây:

Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nướcCục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công ThươngĐịa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (+84 4) 2220 5002 Fax: (+84 4) 2220 5003Điều tra viên phụ trách:- Phùng Gia Đức, điện thoại: +84.4.22205002 (máy lẻ 1037); email: [email protected];- Vũ Tuấn Nghĩa, điện thoại: +84.4.22205002 (máy lẻ 1038); email: [email protected].

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 27: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

27ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN LUẬT CẠNH TRANH

Sau khoảng bốn năm soạn thảo kể từ năm 2000, Luật số 27/2004/QH11 về cạnh tranh (Luật Cạnh tranh) đã được Quốc hội khóa XI đã thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 03 tháng 12 năm 2004, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

Cho đến nay, sau hơn 10 năm thực thi, bên cạnh những ưu điểm, Luật Cạnh tranh cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết và bất cập. Việc sửa đổi và bổ sung Luật Cạnh tranh nhằm tăng cường hiệu quả thực thi để góp phần xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết. Vì vậy, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật theo Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lênh năm 2016 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Thực hiện Nghị quyết nêu trên, ngày 23 tháng 9 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1840/QĐ-TTg theo đó phân công Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Trên cơ sở đó, ngày 03 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4371/QĐ-BCT thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Có thể nói, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng kết quả sau hơn 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh đã không được như kỳ vọng. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là trong quá trình thực thi các quy định

của Luật Cạnh tranh còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Điều này xuất phát chính từ những bất cập trong các quy định của Luật Cạnh tranh. Đặc thù của Luật Cạnh tranh là bao gồm trong đó cả các quy định của luật nội dung và luật hình thức. Trong quá trình thực thi cho thấy các quy định của luật nội dung bao gồm các chế định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh đều bộc lộ những bất cập. Ngoài ra, một số quy định về trình tự, thủ tục cũng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Các quy định về cơ quan thực thi cũng chưa thực sự phù hợp, việc quy định về thẩm quyền cho cơ quan thực thi còn tản mát, chưa đảm bảo cơ sở pháp lý cho các cơ quan này hoạt động hiệu quả. Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Cạnh tra-nh và tiếp tục củng cố và hoàn thiện thể chế thực thi trong tình hình mới là cần thiết. Việc hoàn thiện được thực hiện trên cơ sở các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện phải được thực hiện trên tinh thần bảo vệ và phát huy các ưu điểm của pháp luật cạnh tranh hiện hành. Theo đó, Luật Cạnh tranh đã được nghiên cứu, xây dựng công phu theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ đồng thời đã tiếp thu nhiều tiến bộ của kinh nghiệm quốc tế, cần được tiếp tục triển khai thi hành.

Thứ hai, tuân thủ và cụ thể hóa đúng theo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình hành động, Nghị

quyết của Chính phủ trong tình hình mới.

Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011–2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016–2020 trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội:

“Trên cơ sở quan điểm phát triển đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, qua thực tiễn 5 năm 2011-2015 và yêu cầu của bối cảnh tình hình mới, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 được xác định là:

1. Tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo”.

Trên cơ sở đó, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra và nêu trong báo cáo có đề cập nhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

28 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể:

“Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và quản lý giá phải theo cơ chế thị trường. Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”.

Còn tại Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ tổng quát:

“Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát

triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực quản lý của Nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp”.

Trên cơ sở đó, phương hướng nhiệm vụ được đặt ra:

“Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh

nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp

theo cơ chế thị trường”.Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất

chung trong toàn hệ thống pháp luật. Trước hết, cần đảm bảo tính hợp hiến. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định vấn đề cạnh tranh cơ sở cho việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong đó pháp luật cạnh tranh. Điều 51, Hiến pháp năm 2013 quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, Điều 52, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

29ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

tranh thông qua việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu:

¾ Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện tại;

¾ Đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của nền kinh tế trong tình hình mới;

¾ Đảm bảo sự phù hợp với xu hướng vận động, phát triển chung của pháp luật cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, triển khai pháp luật cạnh tranh;

¾ Đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập.

Các nguyên tắc chủ đạo và yêu cầu cụ thể trong qua trình dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, bao gồm:

Xác định rõ mục tiêu của pháp luật cạnh tranh

Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh cần được xác định một cách rõ ràng và cụ thể trong đó mục tiêu chung và lâu dài là xây dựng và bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả. Xuất phát từ vị trí, vai trò của cạnh tranh trong phát triển kinh tế, Luật Cạnh tranh cần được sửa đổi, bổ sung nhắm tới 3 mục tiêu quan trọng:

¾ Bảo vệ môi trường cạnh tra-nh/hoạt động cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả,

¾ Tăng cường hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế,

¾ Đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Đây là 3 mục tiêu quan trọng hàng đầu mà chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh của Việt Nam cần hướng tới và cần phải đuợc ghi nhận rõ ràng trong một điều luậ cụ thể. Cần nhấn mạnh Luật Cạnh tranh phải hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường cạnh tranh/hoạt động cạnh tranh để giúp các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng để cạnh tranh trên thị trường mà không tập trung vào mục tiêu bảo vệ một hoặc một nhóm doanh nghiệp trong một ngành hay lĩnh vực cụ thể nào. Luật Cạnh tranh cần được coi là bộ luật hướng tới các lợi ích công, là phương tiện giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tăng cường hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế từ đó mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn và giá cả hợp lý.

Kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý

Thực tiễn cho thấy, Luật Cạnh tranh là văn bản luật có sự kết tinh nhiều từ các quy luật kinh tế và thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường được Nhà nước sử dụng như một phương tiện để điều

chỉnh các quan hệ cạnh tranh trên thị trường, thông qua đó giúp tăng cường hiệu quả của một nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn với nền kinh tế thế giới, các dạng thức kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thay đổi theo hướng đa dạng và phức tạp hơn, vì vậy ngày càng xuất hiện nhiều các loại hành vi phản cạnh tra-nh có tác động tiêu cực đến cạnh tra-nh trên thị trường. Vì vậy, Luật Cạnh tranh cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng nhắm vào bản chất của các hoạt động kinh tế, các hành vi cạnh tranh trên thị trường để điều chỉnh thay vì điều chỉnh theo các hiện tượng hay biểu hiện bên ngoài của hành vi. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tra-nh cần tham khảo kinh nghiệm ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh của các nước đi trước, các kết quả ng-hiên cứu của các tổ chức quốc tế… để duy trì được cách tiếp cận cân bằng giữa quy định liệt kê hành vi và quy định nhắm vào bản chất của hành vi để điều chỉnh.

Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong bảo vệ cạnh tranh

Nhà nước phải đóng vai trò trung tâm trong công tác bảo vệ môi trường cạnh tranh, các hoạt động cạnh tra-nh của doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc ban hành các chính sách, pháp luật cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết để thực hiện được mục tiêu trên. Cần nhấn mạnh rằng, Luật Cạnh tranh chỉ là một bộ phận cấu thành trong chính sách cạnh tranh của quốc gia. Vì vậy, việc thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh chỉ thực sự có ý nghĩa nếu gắn liền với việc ban hành và thực thi các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật điều tiết ngành phù hợp và ủng hộ cạnh tranh, từng bước xây dựng văn hóa cạnh tranh hiệu quả giữa các doanh nghiệp.

Đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng

Để việc thực thi luật có hiệu quả, giúp khai thông các dòng chảy nguồn lực của toàn bộ nền kinh tế, Luật Cạnh tranh cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo tính công bằng, minh bạch và khách quan trong toàn bộ quá trình tố tụng. Điều này có nghĩa là tiêu chí công bằng, minh bạch, khách quan cần phải được thể hiện một cách xuyên suốt từ quá trình thụ lý hồ sơ, điều tra và xử lý vụ việc. Có như vậy, doanh nghiệp, người tiêu dùng mới thực sự tin tưởng và vận dụng Luật Cạnh tranh như một công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan cạnh tranh

Từ những khó khăn, thách thức mà cơ quan cạnh tranh đang gặp phải cùng với yêu cầu từ sự thay đổi của bối cảnh trong nuớc và quốc tế, việc kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc thực thi hiệu quả và thành công chính sách và pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh để trong đó xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh độc lập, minh bạch và tự chủ trong hoạt động là cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện nuớc ta còn tồn taị nhiều doanh nghiệp nhà nuớc nắm giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, trong bối cảnh các Bộ ngành vẫn là cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, nếu không có vị thế đủ mạnh thì cơ quan cạnh sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

Chú trọng và tăng cường hoạt động tham vấn chính sách cạnh tranh

Hầu hết các cơ quan cạnh tranh trên thế giới đều thực hiện hai chức năng quan trọng. Một là, hoạt động

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

30 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 9 - 2 0 1 6

thực thi luật, tức là kiểm soát, tiến hành điều tra, xử lý đối với các hành vi phản cạnh tranh. Hai là hoạt động tạo lập và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tham vấn chính sách cạnh tranh. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở các nước phát triển, cộng đồng có nhận thức cao về pháp luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh sẽ lựa chọn đặt trọng tâm vào hoạt động thực thi các quy định của pháp luật cạnh tranh, tăng cuờng điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Còn đối với các quốc gia đang phát triển, các nuớc chuyển đổi nền kinh tế, thì ngoài hoạt động thực thi luật, một nhiệm vụ không nhỏ khác là đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ cạnh tranh, đặc biệt là tham vấn chính sách cạnh tranh. Điều này xuất phát từ thực tế, ở các nuớc đang phát triển hoặc chuyển đổi nền kinh tế thuờng tồn tại rất nhiều doanh nghiệp nhà nuớc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nuớc “độc chiếm”, thậm chí các cơ quan nhà nuớc tạo điều kiện thuận lợi, ưu ái về chính sách cho doanh nghiệp nhà nước. Trong các thị truờng đó, rào cản gia nhập thị truờng lớn, sự cạnh tranh gần như không có,và Luật Cạnh tranh cũng như cơ quan cạnh tranh sẽ không phát huy được tác dụng. Do vậy, nếu chỉ chú trọng vào thực thi luật, trừng phạt các doanh nghiệp vi phạm là điều gần như không thể hoặc không phát huy đuợc hiệu quả thực chất do doanh nghiệp được bảo vệ, xem nhẹ các quyết định của cơ quan cạnh tranh. Chính vì vậy, mặc dù hoạt động bảo vệ cạnh tranh, tham vấn chính sách không cho thấy rõ lợi ích trong ngắn hạn hay hiện tại, nhưng cơ quan cạnh tranh vẫn rất cần chú trọng hoạt động này để dần hình thành văn hóa cạnh tranh, ý thức của do-anh nghiệp và các cơ quan nhà nuớc, từ đó thúc đẩy cạnh tranh, khắc phục các vấn đề của một thị truờng do doanh nghiệp nhà nuớc độc chiếm. Truớc hết, phải thay đổi tư duy kinh doanh, chấp hành pháp luật, sau đó mới đến thực thi Luật Cạnh tranh. Trên cơ sở các điều kiện và bối cảnh kinh tế-xã hội hiện tại, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy trong giai đoạn sắp tới cơ quan cạnh tranh ngoài các hoạt động thực thi luật cũng cần thiết phải tăng cuờng hoạt động bảo vệ cạnh tranh, trong đó quan trọng nhất là hoạt động tham vấn chính sách cạnh tranh. Một mặt, để hoạt động tham vấn đạt hiệu quả cao nhất, cơ quan cạnh tranh cần có tiếng nói, vị thế đáng kể, nhưng mặt khác, hoạt động tham vấn còn có thể giúp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động điều tra, xử lý vi phạm, nâng cao nhận thức của cộng đồng, vừa có thể giúp đảm bảo và nâng cao vị thế của cơ quan cạnh tranh.

Hoạt động tham vấn chính sách cạnh tranh cần đuợc triển khai theo huớng:

¾ Hướng tới đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành. Xây dựng một chính sách cạnh tranh thống nhất, mang tính định huớng chung cho tất cả ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh đồng bộ, tiên tiến. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến cạnh tranh theo huớng lấy chính sách cạnh tranh làm trung tâm và các quy định của pháp luật cạnh tranh làm nền tảng.

¾ Xây dựng và đảm bảo cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ quan cạnh tranh và các cơ quan quản lý nhà nuớc khác. Hoạt động tham vấn chính sách cạnh tranh sẽ đuợc đảm bảo hiệu quả trọn vẹn khi tạo dựng đuợc cơ chế phối hợp giữa cơ quan cạnh tranh và các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Cơ chế phối hợp này có thể đuợc thể hiện qua các văn bản liên tịch, các văn bản huớng dẫn thi hành pháp luật, hoặc đơn giản là một thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ giữa các cơ quan liên quan. Trên cơ sở đó, cơ quan cạnh tranh và các cơ quan liên quan có thể thuờng xuyên trao đổi thông tin, thu thập cơ sở dữ liệu về thị truờng, phân bổ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc triển khai chính sách cạnh tranh và xử lý các vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo… Các cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phuơng cũng nên lưu ý doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh và chủ động thông báo, tham vấn ý kiến của cơ quan cạnh tranh khi phát hiện các nghi vấn hay dấu hiệu về hành vi vi phạm.

¾ Xây dựng quy chế về việc các cơ quan quản lý nhà nuớc truớc khi ban hành một chính sách, văn bản hành chính bắt buộc phải xin ý kiến tham vấn từ cơ quan cạnh tranh để đảm bảo chính sách, văn bản đó không mâu thuẫn với chính sách và pháp luật cạnh tranh

Hoạt động tham vấn chính sách đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ và không ngừng của cơ quan cạnh tranh, đây chính là hoạt động tạo nền tảng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp cơ quan cạnh tranh có thể thực thi hiệu quả quy định của pháp luật cạnh tranh trong tuơng lai.

Phùng Văn Thành

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANHTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN