32
BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 38 - 2013 Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với JICA tổ chức Khóa đào tạo kỹ năng điều tra tại Hà Nội Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh ở Đông Á 2012 Lễ hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3”

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 38 - 2013

Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với JICA tổ chức Khóa đào tạo kỹ năng điều tra tại Hà Nội

Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh

ở Đông Á 2012

Lễ hưởng ứng “Ngày quyền của ngườitiêu dùngthế giới 15/3”

Page 2: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 06/GP-XBBT Cấp ngày 15/01/2013

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

PHẠM CHÂU GIANG, PHẠM HƯƠNG GIANG, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH,

BÙI NGUYỄN ANH TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công ThươngÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dânPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC 18 TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

25 HỎI ĐÁP

27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 38 - 2013

Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với JICA tổ chức Khóa đào tạo kỹ năng điều tra tại Hà Nội

Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh

ở Đông Á 2012

Lễ hưởng ứng “Ngày quyền của ngườitiêu dùngthế giới 15/3”

Page 4: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

4 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển sôi động với sức cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp thì việc ra đời Luật Cạnh tranh để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh là hết sức cần thiết. Trên thế giới, Đông Á được biết tới như khu vực sôi động nhất với “4 con rồng kinh tế và hàng loạt các nước công nghiệp mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tại khu vực này, trước đây Luật Cạnh tranh là một thuật ngữ xa lạ nhưng trong vòng một thập kỷ gần đây rất nhiều nước đã ban hành pháp luật cạnh tranh như Singapore (2004), Việt Nam (2004), Trung Quốc (2007), Malaysia (2010)... Kể từ khi ban hành Luật Cạnh tranh, khu vực này ghi nhận một quá trình tiến triển rất rõ ràng trong việc thực thi luật. Cơ quan quản lý cạnh tranh của các nước đã rất tích cực tuyên truyền phổ biến luật cũng như tiến hành điều tra và xử lý các vụ việc.

Trong năm 2012, các cơ quan quản lý cạnh tranh trong khu vực Đông Á đã phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh với tổng số tiền phạt lên tới 969 triệu USD. Trong đó, số tiền phạt các doanh nghiệp có hành vi thông đồng trong đấu thầu là 596 triệu USD; 351 triệu USD là số tiền phạt các doanh nghiệp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; các hành vi khác

Tình hình Thực Thi LuậT cạnh Tranh

ở Đông Á 2012

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 5: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

5ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

bị phạt 22 triệu USD. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cạnh tranh ở Đài Loan, Indonesia và Hàn Quốc đều tiến hành xử phạt các doanh nghiệp không thông báo sáp nhập hoặc thông báo muộn lên các cơ quan chức năng. Mặc dù chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả thực thi Luật Cạnh tranh, tuy vây tổng số tiền phạt cho thấy được sự nghiêm khắc trong việc thực thi luật và lại phản ánh được thực trạng tình hình cạnh tranh của nền kinh tế.

Bảng 1: Tổng kết số vụ việc và số tiền phạt tại Đông Á năm 2012

Cơ quan cạnh tranh (triệu USD)

Số vụ việc năm 2012

Tổng số tiền phạt

Hàn Quốc 23 721,6Nhật Bản 5 232,1Đài Loan 13 7,4Indonesia 5 3,9

Trung Quốc 4 3Sigapore 1 0,2

Việt Nam (*) 26 0,05

Malaysia 1 0

(*): Số liệu của Việt Nam bao gồm tất cả các vụ việc cạnh tranh được xử lý theo Luật Cạnh tranh

Trong năm nay, các cơ quan có tổng mức phạt cao nhất vẫn thuộc về Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngược lại với Hàn Quốc và Nhật Bản, tổng số tiền phạt Ủy ban Thương mại lành mạnh Đài Loan thu được, khá khiêm tốn mặc dù số vụ việc bị xử phạt do Ủy ban tiến hành khá nhiều. Trung Quốc, Indonesia và Singapore thuộc về nhóm thứ 3 về tổng số mức tiền phạt. Vị trí của các nước trong Bảng tổng kết năm 2012 hầu như không có thay đổi nhiều so với năm 2011, trong đó khu vực Đông Bắc Á vẫn áp đảo về mức độ thực thi so với các quốc gia Đông Nam Á.

Bảng 2: Tổng kết số vụ việc và số tiền phạt tại Đông Á năm 2011

Quốc gia Số vụ việc Mức phạt (triệu USD)

Hàn Quốc 31 1.173Nhật Bản 10 363Indonesia 7 6Đài Loan 7 4

Trung Quốc (*) 4 1,4Việt Nam (**) 32 0,68

Singapore 2 0,4

(*): Số liệu của Trung Quốc được tính tổng thông qua các thông cáo báo chí và quy đổi sang USD bằng tỷ giá công bố ngày 02/1/2012(**): Số liệu của Việt Nam bao gồm tất cả các vụ việc cạnh tranh được xử lý theo Luật Cạnh tranh

Nếu so sánh với năm 2011 có thể thấy các vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bị xử lý đã giảm đi tương đối cả về số

lượng vụ việc lẫn mức phạt. Tuy nhiên, trên thực tế, phạt tiền doanh nghiệp nhiều không có nghĩa hoạt động thực thi luật cạnh tranh đang rất tích cực – điều này chỉ mang tính tương đối, do đó không thể dựa vào số tiền phạt để xác định luật cạnh tranh ở một nước có được thực thi hiệu quả hay không.

Đánh giá theo từng ngành công nghiệp cũng cho thấy rằng, những ngành cần nhiều vốn đầu tư là những ngành bị phạt nhiều nhất với các hành vi thông đồng đấu thầu và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhiều nhất. Trong đó đứng đầu là ngành thép với số tiền phạt lên tới 265 triệu USD, ngành vận tải đứng thứ 2 với số tiền phạt 208 triệu USD, vị trí thứ 3 thuộc về ngành xây dựng – 139 triệu USD. Tiếp theo là ngành thực phẩm, hóa chất và điện tử.

Có thể dễ dàng nhận thấy đây là những ngành công nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế, đóng góp phần lớn vào GDP hàng năm cũng như quy mô xuất khẩu của các nước. Do đó, việc những ngành công nghiệp này duy trì được môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh rất quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Nhìn chung, trong năm 2012, các nước Đông Á khá thành công trong việc xử lý các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh và răn đe những hành vi tương tự trong tương lai.

Căn cứ trên tính linh động của xu hướng thực thi Luật, số lượng vụ việc và căn cứ một phần vào tổng số tiền phạt, có thể thấy rằng trong năm 2012, cơ quan quản lý cạnh tranh các nước Đông Á đã tích cực trong việc thực thi Luật Cạnh tranh, duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Qua các kết quả này, các nước trong khu vực Đông Á đã tiếp tục giữ vững vị thế kinh tế của mình trên thế giới cũng như tiếp tục thu hút đầu tư cho khu vực này.

VâN ANH(Nguồn: Tổng hợp)

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 6: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

6 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Xuất hiện ban đầu với mục đích trao đổi thông tin nội bộ giữa các cơ quan, tổ chức tại Mỹ, không

ai có thể tưởng tượng được mức độ phát triển và bao phủ của mạng lưới Internet trong vòng 20 năm trở lại đây. Một trong những ứng dụng thành công vượt bậc của công nghệ thông tin kết nối toàn cầu này là thương mại điện tử - loại hình giao dịch trên cơ sở mạng lưới Internet. Đi cùng sự vượt trội về khả năng cập nhật thông tin, xóa bỏ khoảng cách địa lý và tạo ra sự đột phá mới trong cách thức giao dịch của toàn nhân loại, thương mại điện tử cũng mang theo trong mình những hình thức lừa dối, lừa đảo và nguy hiểm hơn là những cuộc tấn công trên quy mô rộng lớn, tác động tới rất nhiều người tại cùng một thời điểm và liên quan trực tiếp đến “sức khỏe” tài chính của cả một hệ thống giao dịch và hàng triệu thông tin tài chính của các cá nhân trên toàn cầu. Thương mại điện tử hiện đang đặt ra các thách thức cho không chỉ từng quốc gia mà nó đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các chính phủ trong việc thiết lập các cơ chế bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tiến hành các giao dịch điện tử. Nhận thức được vấn đề này, tháng 4 năm 1998, Ủy ban chính sách tiêu dùng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã ban hành một số hướng dẫn nhằm bảo vệ người tiêu dùng mà không tạo ra các rào cản trên môi trường Internet. Các hướng dẫn này tập trung vào không chỉ người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh do-

anh mà còn là gợi ý cho các chính phủ các quốc gia trong việc xem xét, áp dụng các chính sách bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng trên môi trường giao dịch điện tử.

Là một Tổ chức có nhiều đóng góp thực tế vào các hoạt động kinh doanh và hoạch định chính sách quản lý, tiếng nói của OECD là tiếng nói của đại diện rất nhiều quốc gia có trình độ phát triển kinh tế đi trước. Vì vậy, trước khi đi vào các hướng dẫn cụ thể OECD đã nhấn mạnh vai trò của các chính phủ trong việc đưa các hướng dẫn này vào thực tế kinh doanh, quản lý của từng quốc gia và chú trọng đến hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia với nhau trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng nói chung và hoạt động phát triển thương mại điện tử nói riêng.

Những hướng dẫn của OECD dưới đây chỉ áp dụng cho loại hình thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp và người tiêu dùng), không áp dụng cho loại hình B2B (doanh nghiệp và doanh nghiệp).1. Các nội dung cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

1.1. Cơ chế bảo vệ minh bạch và hiệu quả

Các biện pháp, hành vi áp dụng vào môi trường thương mại điện tử nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng phải đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả giống như các biện pháp áp dụng đối với các loại hình giao dịch khác. Để thực hiện nguyên tắc này, chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cùng nhau hợp tác để xác định các tính chất riêng biệt của

môi trường thương mại điện tử từ đó xây dựng nên các cơ chế hiệu quả và rõ ràng.

1.2. Thực hiện các hành vi quảng cáo và kinh doanh lành mạnh

Hướng dẫn này tập trung cho đối tượng là các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thương mại điện tử cần chú trọng tới lợi ích của người tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh, quảng cáo và marketing. Theo đó, doanh nghiệp nên ghi nhớ và cố gắng thực hiện các hành vi sau:

Không nên thực hiện các hành vi lừa dối, lừa đảo, giả mạo hoặc cố ý cung cấp các thông tin có nội dung gây nhầm lẫn, hiểu nhầm hoặc đánh lừa người tiêu dùng.

Không nên thực hiện các hành vi có khả năng gây ra tổn hại cho người tiêu dùng.

Khi cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải thực hiện truyền thông theo cách thức rõ ràng, chính xác và dễ nhận biết cho người tiêu dùng.

Nên đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng các chính sách đã cam kết hoặc tuyên bố với người tiêu dùng.

Nên lưu ý tới các đặc điểm chung của môi trường thương mại điện tử, tuy nhiên, cũng luôn nhắc nhở phải chú ý tới những đặc điểm riêng của môi trường này gắn với các vùng miền kinh doanh khác nhau. Cần nhấn mạnh rằng, việc tìm hiểu các đặc điểm riêng của môi trường thương mại điện tử tại những vùng miền, quốc gia khác nhau là nhằm

hƯỚng DẪn cỦaTỔ chỨc hỢP TÁc VÀ PhÁT TriỂn Kinh TẾ VỀ BẢO VỆ ngƯỜiTiÊu DÙng TrOng

ThƯƠng Mại ĐiỆn TỬ

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 7: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

7ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn chứ không phải tìm ra các kẽ hở để giảm bớt trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của doanh nghiệp.

Nên có chi nhánh, văn phòng hoặc ít nhất là người đại diện tại thị trường hướng tới mặc dù luôn ghi nhớ thương mại điện tử là hoạt động diễn ra toàn cầu.

Nên xây dựng cơ chế đăng ký nhận hoặc từ chối email dễ dàng và thuận tiện cho người tiêu dùng.

Nên có các chính sách quảng cáo, tiếp cận riêng đối với các nhóm khách hàng đặc biêt: trẻ em, thai phụ, người bệnh….

1.3. Các thông tin cần tìm hiểu/cung cấp trong giao dịch thương mại điện tử

Các thông tin dưới đây là cần thiết và nên đăng tải để các bên có thể dễ dàng tìm hiểu nhau.

Thông tin về doanh nghiệpCác doanh nghiệp tham gia vào

thương mại điện tử nên cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và dễ dàng truy cập về bản thân doanh nghiệp. Các thông tin này có thể bao gồm: hồ sơ đăng ký kinh doanh, thông tin liên lạc của doanh nghiệp (hiện nay nên có: địa chỉ hoạt động thực tế, số điện thoại, fax, email và website); đường dây nóng liên hệ cho người tiêu dùng (nếu có); cơ chế giải quyết khiếu nại, quy trình thủ tục; …Các tài liệu khác chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp.

Thông tin về hàng hóa, dịch vụ Doanh nghiệp nên cung cấp thông tin

đầy đủ, rõ ràng, chính xác và dễ dàng tiếp cận để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin cần thiết để quyết định có nên thực hiện giao dịch hay không. Các thông tin này phải được cung cấp theo các cách thức mà người tiêu dùng có thể dễ dàng ghi lại/tải về.

Thông tin về giao dịchDoanh nghiệp nên cung cấp các

thông tin đầy đủ hướng dẫn người tiêu dùng thực hiện các giao dịch. Các thông tin quan trọng để người tiêu dùng cân nhắc trước khi thực hiện giao dịch là các điều khoản, điều kiện mua bán; hướng dẫn sử dụng; giá cả, vận chuyển giao hàng, chính sách trả hàng; bảo hành và thanh toán của sản phẩm.

Cần lưu ý hướng dẫn đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch.

Xác nhận giao dịchĐể tránh những quyết định nhất thời

và có thời gian cân nhắc kỹ trước khi

chính thức giao dịch, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình mua hàng, kiểm tra, chỉnh sửa lại đơn hàng và các bước xác nhận giao dịch từ phía người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải được cung cấp tính năng hủy giao dịch trước khi xác nhận chấp nhận giao dịch.

Thanh toánThanh toán nhanh, chính xác và dễ

dàng là một trong những điều kiện quyết định thành công của thương mại điện tử. Do vậy, bên cạnh việc cung cấp phương thức thanh toán thuận tiện, chính xác, nhanh chóng và an toàn, bảo mật thì doanh nghiệp phải đảm bảo xây dựng được sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi thực hiện thanh toán online.

1.4. Giải quyết tranh chấp và luật áp dụng

Tính chất giao dịch không biên giới của thương mại điện tử đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi các văn bản luật của các quốc gia. Khi tiến hành hoạt động rà soát, bổ sung lại các văn bản này, các chính phủ cần lưu ý, bên cạnh việc đưa ra các quy định rõ ràng, có tính khả thi và minh bạch thì cần đảm bảo rằng các quy định này không hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử và vẫn phải đảm bảo mức độ bảo vệ người tiêu dùng không khác so với với trong môi trường giao dịch truyền thống. Bên cạnh đó, cần tạo ra các cách thức giải quyết tranh chấp mà người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng với chi phí hợp lý và thời gian, quy trình đơn giản, gọn nhẹ.

1.5. Chính sách thông tinDoanh nghiệp phải xây dựng và đảm

bảo tuân thủ các quy định tại từng thị trường đăng ký kinh doanh về chính sách bảo vệ, sử dụng và lưu chuyển thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Chính sách thông tin còn cần tới sự phối hợp, tham gia của nhiều chủ thể, từ chính phủ, doanh nghiệp tới các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả bản thân người tiêu dùng trong việc định

hướng các kiến thức tiêu dùng, cách thức tiến hành giao dịch thương mại điện tử an toàn và thông minh. Sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng góp phần đưa thông tin tới người tiêu dùng nhanh, kịp thời, mạng lưới bao phủ rộng và đảm bảo hiệu quả. 2. Hợp tác quốc tế

Bên cạnh các hướng dẫn về việc cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch thương mại điện tử, OECD đề cao và nhấn mạnh sự quan trọng của hoạt động hợp tác quốc tế trong việc phát triển thương mại điện tử tại mỗi quốc gia. Để đẩy mạnh hoạt động này, các quốc gia cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Thúc đẩy các hoạt động trao đổi, hợp tác, xây dựng và thực thi các dự án, các thông tin…ở phạm vi quốc tế giữa nhiều chủ thể từ chính phủ, doanh nghiệp tới cá nhân người tiêu dùng.

- Thông qua các cơ quan thực thi pháp luật để đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin luật pháp ở phạm vi quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật và cùng nhau thực hiện các dự án, các vụ việc nhằm nâng cao và đồng bộ pháp luật quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng.

- Thông qua các mạng lưới hợp tác sẵn có, bao gồm các hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia, tổ chức để phát triển các mối quan hệ mới.

- Hướng tới sự đồng thuận không chỉ ở mức quốc gia mà còn phát triển lên mức quốc tế, từ đó tạo thuận tiện cho người tiêu dùng, doanh nghiệp khi thực hiên thương mại điện tử; đồng thời cũng nâng cao sự an toàn, an tâm khi người tiêu dùng mua bán trên mạng.

- Hướng tới việc thừa nhận và đồng bộ các văn bản hợp tác, các quy định pháp luật; thừa nhận các án lệ của các quốc gia từ đó thực hiện tốt hơn việc giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử.

TùNG BÁCH

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 8: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

8 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Tình hình M&a TOÀn cầu Quý 1

năM 2013(Phần 1)

Tổng quanSau sự bùng nổ các hoạt động mua

bán và sáp nhập (M&A) trong qúy 4 năm 2012, hoạt động này được ghi nhận là trầm lắng hơn trong năm mới. Tính trong tháng 1, 2 năm 2013, có 1.540 thương vụ được ghi nhận trên toàn cầu, với tổng trị giá 293,3 tỉ USD. Con số này cho thấy sự sụt giảm 30% và 3% tương ứng về khối lượng và giá trị so với hai tháng đầu năm 2012,. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn ghi nhận các tín hiệu cho thấy một xu thế giao dịch “thân thiện” và “tin tưởng” hơn trong tương lai.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 9: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

9ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Tăng cường hoạt động huy động vốn cho các khoản nợ

Có lẽ tin tức đáng chú ý nhất trong các giao dịch M&A năm 2013 là các bên mua một lần nữa đã chấp nhận tài trợ cho

các thương vụ thông qua các khoản cho vay đòn bẩy (các khoản cho vay dành cho các công ty đã có tỉ lệ nợ cao). Trong năm nay các thương vụ huy động vốn cho các khoản nợ đã mang lại những chuyển biến tích cực cho thị trường cung cấp các khoản vay đòn bẩy toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỉ lệ lãi suất đạt mức thấp kỷ lục, và vì vậy các nhà đầu tư có khuynh hướng sẵn sàng đầu tư mạo hiểm.

Các quỹ đầu tư tư nhân đã tranh thủ thời cơ để thực hiện các thương vụ khổng lồ mua đứt bằng vốn vay. Trong mấy tuần đầu tiên của năm 2013 đã có hai thương vụ đáng lưu ý : thương vụ 3G Capital Partners kết hợp với Berkshire Hathaway để thực hiện kế hoạch công khai mua lại HJ Heinz Company, công ty chuyển sản xuất thực phẩm, với 27,4 tỉ USD; và thương vụ thứ hai của tập đoàn dẫn đầu bởi Silver Lake Partners thông báo về việc hãng này sẽ mua lại công ty phần cứng máy tính khổng lồ Dell với 21,8 tỉ USD.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng kéo theo những lo ngại xuất hiện bong bóng trong lĩnh vực M&A, trong đó các quỹ đầu tư tư nhân sẽ trả giá quá cao cho các khoản đầu tư, trong khi đó tỉ lệ lãi suất thấp có xu hướng làm cho giá của các công ty mục tiêu nhảy vọt.

Các giao dịch có giá trị cao trong lĩnh vực truyền thông

Trong lĩnh vực truyền thông, có hai thương vụ đáng được ghi nhận là :công ty viễn thông toàn cầu Liberty Global thông báo kế hoạch mua lại công ty truyền thông Virgin Media có trụ sở tại Anh với 21,9 tỉ USD nhờ phương pháp thôn tính chiến lược; ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Comcast mua lại công ty truyền thông NBCUniversal với 16,7 tỉ USD. Phần lớn việc cấp vốn trong các thương vụ này đều dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phần, điều đó chứng tỏ các công ty đã rất tin tưởng vào các khoản cho vay đòn bẩy. Kết quả là, lĩnh vực này ghi nhận những thành quả đáng kể so với các tháng 1, 2 cùng kì năm 2012, mặc dù khối lượng giao dịch sụt giảm 7% xuống 63 thương vụ, giá trị giao dịch tăng hơn 11 lần lên 46,7 tỉ USD.

Nhìn chung, lĩnh vực truyền thông dường như đã có sự tăng giá đối với các giao dịch quy mô lớn. Trong khi các tháng 1, 2 năm 2012 không ghi nhận thương vụ nào với giá hơn 1 tỉ USD, thì cùng kì năm 2013 ghi nhận được 5 giao dịch.Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực tiêu dùng

Lĩnh vực tiêu dùng, phân khúc lớn thứ 2 về số lượng và giá trị của các thương vụ M&A, cũng ghi nhận những thành quả ấn tượng trong hai tháng đầu năm 2013, cao hơn gần 2 lần , khoảng 51,2 tỉ USD nếu so với cùng kỳ năm 2012- mặc dù đã giảm về lượng 31% xuống 206 thương vụ. Sự tăng trưởng về giá trị này là kêt quả từ thương vụ mua lại công ty Heinz. Tuy nhiên, ngay cả khi không tính tới thương vụ này, lĩnh vực tiêu dùng cũng vẫn có mức tăng trưởng 32% về giá trị, đạt tổng cộng 23,9 tỉ USD.. Đáng nói hơn, hoạt động này cũng diễn ra ở tất cả các mức giá trên thị trường. Trong khi phần lớn các thương vụ có quy mô lớn tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2013 đều liên quan tới phân khúc các thương hiệu phổ thông, thường là với các bên mua bằng vốn cổ phần tư nhân, các bên giao dịch đã tìm kiếm mua lại những thương hiệu

có giá cao và xa hoa trên toàn cầu. Trong một trong những thương vụ mua lại đồ xa xỉ lớn nhất trong năm năm vừa qua, là việc công ty sản xuất đồng hồ Swatch có trụ sở tại Thụy Sĩ đã thông báo kế hoạch mua lại Harry Winston, công ty sản xuất nữ trang có trụ sở tại New York với 1 tỉ USD. Thương vụ sẽ giúp mở rộng danh mục hàng xa xỉ của Swatch, sau khi sự hùn vốn với hãng Tiffany&Co bị hủy trong năm 2011.Khu vực Mỹ La tinh

Tại khu vực Mỹ La tinh, năm 2013 đã ghi nhận sự khởi đầu chậm hơn năm 2012 về hoạt động M&A. 56 giao dịch M&A đã diễn ra cho tới thời điểm này_ trong hai tháng đầu tiên của năm, gần như chỉ bằng một nửa số thương vụ tại cùng khu vực so với cùng kì năm trước. Sự tạm lắng này cũng diễn ra cả về tổng giá trị thương vụ, với tổng cộng 10,5 tỉ USD giá trị các thương vụ tính tới thời điểm hiện tại, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2012 (tổng trị giá 13,5 tỉ USD). Những con số sụt giảm cũng báo hiệu sự thay đổi lớn theo hướng tụt giảm so với hai tháng cuối năm 2012, khi đó khu vực Mỹ La tinh chứng kiến sự nổi sóng về các hoạt động M&A và ghi nhận kết quả 95 thương vụ tổng trị giá 17,7 tỉ USD.

Sự suy giảm về hoạt động M&A có thể xuất phát từ sự thay đổi về luật pháp tại Brazil. Vào tháng Năm năm 2012, cơ quan chống độc quyền Brazil Conselho Administrative de Defesa Econômica (CADE) đã thi hành những luật mới với những quy tắc chặt chẽ hơn và yêu cầu sự phê chuẩn của chính phủ đối với nhiều giao dịch M&A. Năm 2012 có 59 thương vụ tổng trị giá 10,3 tỉ USD ,30 thương vụ trị giá 2 tỉ USD tính tới thời điểm hiện tại, tương ứng sự giảm 49,2% về lượng và 80,6% về giá trị. Hoạt động M&A khu vực Brazil được kì vọng sẽ hồi phục, đặc biệt trong các thương vụ về cơ sở hạ tầng và xây dựng, do nước này đang gấp rút hoàn thiện các yêu cầu để làm nước chủ nhà World Cup 2014.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 10: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

10 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

10 thương vụ M&A trong tháng tại Mỹ La tinh (tháng 2)Ngày

thông báo Công ty mua Công ty mục tiêu Lĩnh vực Công ty bán Giá trị

(US$m)14/2/2013 Constellation

Brands IncCompania Cervecera de Coahuila

Tiêu dùng Anheuser-Busch InBev NV

2.900

19/2/2013 Bancolombia SA

HSBC Bank SA

Dịch vụ tài chính

HSBC Hold-ings Plc

2.100

1/2/2013 MetLife Inc Provida Inter-national SA

Dịch vụ tài chính

Banco Bilbao Vizcaya Ar-gentaria SA

2.000

8/2/2013 Abril Educa-cao SA

Wise Up Dịch vụ tài chính

442

21/2/2013 Vigor Ali-mentos SA

Itambe Ltda Tiêu dùng 209

20/2/2013 Eduardo Eurnekian (Nhà đầu tư tư nhân)

Compania General de Combustibles SA

Công nghiệp và Hóa học

Southern Cross Group

200

27/2/2013 GlobalVia Infrastructu-ras SA

Autopista del Sol SA

Vận tải Sacyr Valle-hermoso SA

135

21/2/2013 International Finance Cor-poration

InterEnergy Holdings

Năng lượng, Khai khoáng và Dịch vụ phụ trợ

100

7/2/2013 Alicorp SA Pastificio Santa Amalia SA

Tiêu dùng 95

18/2/2013 J&F Partici-pacoes Finan-cieiras SA

Canal Rural Truyền Thông

Grupo RBS Ltds

76

Khu vực Bắc MỹTrong hai tháng đầu năm 2013, hoạt động M&A khu vực Bắc Mỹ ghi nhận 564

thương vụ với tổng trị giá 150,5 triệu USD. Hoạt động này vẫn giữ tốc độ cũ xét về tổng giá trị so với Q1 2012 (160,6 triệu USD). Sự quay trở lại của các thương vụ “mega deals” (thương vụ lớn, trị giá trên một tỉ USD) với nhiều nhãn giá 15 tỉ USD đã giải thích một phần sự tăng về giá trị thương vụ. Các thương vụ mua bằng vốn đầu tư tư nhân chiếm số lượng lớn , lĩnh vực tiêu dùng đã vượt lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, dịch vụ phụ trợ để chiếm vị trí nổi bật trên chiếc bánh phân chia về tổng giá trị theo lĩnh vực. Sự bùng nổ các quỹ đầu tư tư nhân

Toàn bộ 10 thương vụ dẫn đầu trong tháng này đều cao hơn 1,5 tỉ USD, với hai thương vụ hàng đầu là giao dịch mua đứt bằng vốn cổ phần tư nhân. Lần đầu tiền kể từ thương vụ mua lại của công ty Hilton Worldwide trị giá 25 tỉ USD hồi tháng 7 năm 2007, ghi nhận những thương vụ mua lại trên 20 tỉ USD, và chỉ riêng

tháng Hai ghi nhận hai thương vụ như vậy. Thương vụ lớn nhất trong tháng là thương vụ mua lại công ty Heinz nổi tiếng với giá 27,4 tỉ USD bởi một tập đoàn bao gồm Berkshire Hathaway và 3G Capital. Thương vụ lớn thứ hai là thương vụ mua lại Dell trị giá 21,8 tỉ USD bởi tập đoàn lãnh đạo bởi người sáng lập và Giám đốc điều hành của Dell và bao gồm cả Silver Lake Partners. Trong năm nay, tính tới thời điểm hiện tại, giao dịch mua lại khu vực Bắc Mỹ kết thúc với 99 giao dịch trị giá 57,4 triệu USD, cao nhất kể từ Q3 2007 (69,5 triệu USD) và gấp ba lần giá trị từ Q1 2012 (19 triệu USD). Sự thay đổi về lĩnh vực dẫn đầu

Lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, dịch vụ phụ trợ thường là lĩnh vực dẫn đầu, tuy nhiên các giao dịch có giá trị cao trong lĩnh vực Tiêu dùng và Kỹ thuật khiến các lĩnh vực này tụt hạng xuống vị trí thứ ba với 25,9 tỉ USD về trị giá. Lĩnh vực Kỹ thuật đứng vị trí thứ hai với 26 tỉ USD, tăng 256% so với thời kỳ tương ứng năm ngoái (7,3 tỉ USD), và lĩnh vực Tiêu dùng vượt lên vị trí dẫn đầu với 36,9 tỉ USD giá trị thương vụ trong hai tháng đầu tiên, tăng 477% từ Q1 2012 (6,4 tỉ USD). Lĩnh vực Tiêu dùng và Kỹ thuật chiếm tới 64% tổng giá trị thương vụ trong 10 giao dịch đứng đầu.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 11: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

11ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

10 thương vụ dẫn đầu trong tháng tại Bắc Mỹ (13 tháng 2) Ngày thông báo

Công ty mua

Công ty mục tiêu

Lĩnh vực Công ty bán Giá trị (US$m)

14/2/2013 3G Capital Part-ners; and Berkshire Hathaway Inc

H.J Heinz Company

Tiêu dùng 27.362

05/2/2013 Silver Lake Partners; and Mi-chael Dell

Dell Kỹ thuật 21.775

12/2/2013 Comcast Corpora-tion

NBC Uni-versal Media LLC

Truyền thông General Elec-tric Company

16.700

14/2/2013 AMR Cor-poration

US Airways Group Inc

Vận tải 4.168

21/2/2013 LINN En-ergy LLC

Berry Petroleum Company

Năng lượng, Khai khoáng, Dịch vụ phụ trợ

4.093

14/2/2013 Cardinal Health Inc

AssuraMed Holding Inc

Tiêu dùng Clayton, Dubilier&Rice LLC; and GS Capital Part-ners

2.070

26/2/2013 Imperia Oil Limited

Celtic Explo-ration Ltd

Năng lượng, khai khoáng, Dịch vụ phụ trợ

Exxon Mobil Corporation

1.984

4/2/2013 Oracle Corpora-tion

Acme Packed Inc

Kỹ thuật 1.962

20/2/2013 Office Depot Inc

OfficeMax Inc

Dịch vụ kinh doanh

1.637

07/2/2013 Charter Communi-cations

Bresnan Broadband Holdings LLC

Viễn thông Cablevision Systems Cor-poration

1.625

Khu vực Châu Á – Thái Bình DươngKhu vực Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận sự sụt giảm 16% về khối lượng

giao dịch M&A trong tháng Hai, với chỉ 130 thương vụ so với 171 giao dịch trong tháng Giêng. Tuy nhiên giá trị thương vụ tăng 17%, đạt 22 tỉ USD. Lĩnh vực Công nghiệp và hóa học ghi nhận nhiều thương vụ nhất, chiếm 28,6% về khối lượng giao dịch, tiếp theo là lĩnh vực Tiêu dùng và Kỹ thuật, Truyền thông và Viễn thông. Về địa lý, Ấn Độ nổi lên là mục tiêu đầu tư hàng đầu về giá trị giao dịch.

Mua công ty đồ uống và kỹ thuậtTrong khi lĩnh vực Công nghiệp và

Hóa học dẫn đầu về khối lượng với 40 thương vụ, lĩnh vực Tiêu dùng và Kỹ thuật cũng duy trì vị thế trên thị trường với 14 thương vụ trị giá 1,9 tỉ USD và 17 thương vụ trị giá 896 triệu USD. Con số này cũng có sự sụt giảm đáng kể so với tháng Giêng, khi lĩnh vực Tiêu dùng ghi nhận 23 thương vụ trị giá 2,7 tỉ USD và Kỹ thuật ghi nhận 20 thương vụ trị giá 3,4 tỉ USD.

Tại Việt Nam, Masan Consumer đã mua 75% cổ phần của công ty Vĩnh Hảo, công ty có trụ sở tại Việt Nam chuyên sản xuất, tiếp thị, phân phối và xuất khẩu nước khoáng, trị giá thương vụ 25 triệu USD. Giao dịch này song song với chiến lược của Masan Consumer nhằm mở rộng thị trường đồ uống đóng chai và nhằm cung cấp những sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng. Đầu năm 2013, Masan Consumer đã mua 25% cổ phần tại Vĩnh Hảo.

Những thương vụ mua lại trong lĩnh vực kỹ thuật có giá trị thấp hơn, trung bình khoảng 53 triệu USD. Một giao dịch đáng ghi nhận là tập đoàn dẫn đầu bởi Công ty Kingdom Holding đã đạt được cổ phần chiến lược trong 360 Buy Jingdong_một công ty thương mại điện tử B2C có trụ sở tại Trung Quốc tham gia vào bán lẻ trực tuyến với 400 triệu USD. Giao dịch này song song với chiến lược đầu tư của Kingdom nhằm tăng khả năng sinh lợi. Các công ty dược phẩm Ấn Độ

Ấn Độ ghi nhận giá trị thương vụ đã tăng lên từ tháng Giêng, với các thương vụ trị giá 2,2 tỉ USD so với chỉ 386 triệu USD tháng trước. Các thương vụ này được dẫn đầu bởi giao dịch của công ty Mylan Inc có trụ sở tại Hoa Kỳ_ công ty dược toàn cầu, mua lại Agila Specialities Private Limited_ một công ty tư nhân có trụ sở tại Ấn Độ, một nhà phát triển, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm thuốc tiêm phổ rộng.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 12: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

12 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Mong muốn tăng tài sản của nướcÚc – điểm nhấn cho các nhà đầu tưÚc là một thị trường quan trọng đối với ngành thực phẩm, xuất khẩu hơn 60% tổng số thực phẩm sản xuất được. Như vậy,

nước này đã mang lại lợi nhuận từ các nước xuyên Châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc–một nước luôn luôn phải đấu tranh với các vấn đề về an toàn thực phẩm. Úc cần nhiều vốn hơn nữa cho các kế hoạch về hưu hoặc cho sự tăng trưởng. Hiện tại, không có đủ nguồn vốn trong nước để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp của nước này bị phân tán và còn mờ nhạt, điều đó cũng có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài không biết làm thế nào để tìm ra các chủ trang trại quan tâm tới việc mua bán- sáp nhập.

10 giao dịch hàng đầu trong tháng tại Châu Á-Thái Bình Dương (tháng 2)Ngày

thông báoCông ty mua Công ty mục tiêu Lĩnh vực Công ty bán Giá trị

(US$m)11/2/2013 SapuraKencana Petroleum

BerhadSeadrill Ltd {Ten-der rigs business in Asia}

Năng lượng, khai khoáng và dịch vụ phụ trợ

Seadrill Ltd 2.900

05/2/2013 Guangxi Guiguan Electric Power Co Ltd

Longtan Hydro-power Develop-ment Co Ltd

Năng lượng, khai khoáng và dịch vụ phụ trợ

Guangxi Investment Group Co Ltd; China Datang Corporation; and Guizhou Industrial Investment

2.485

27/2/2013 Mylan Inc Agila Specialities Private Limited; and Sgila Speci-alities Asia Pte Limited

Dược, Y tế và Kỹ thuật Sinh học

Strides Arcolab Limited 1.600

21/2/2013 Zhejiang Sheneng Electric Power Co Ltd

Zheijang Southeast Electric Power Company Limited

Năng lượng, Khai khoáng, Dịch vụ phụ trợ

1.508

01/2/2013 China Great Wall Asset Man-agement Corporation; Baotou Iron and Steel Group Co ltd; Rongtong Fund Management Co Ltd; Guohua Life insur-ance Co ltd; ICBC Credit Suisse Asset Management Co Ltd; and Caitong Fund Management Co Ltd

Inner Mongolia BaoTou Steel Union Co Ltd

Công nghiệp và hóa học

964

01/2/2013 Daimler AG BAIC Motor Co Ltd

Công nghiệp và hóa học

Beijing Automotive Industry Hold-ings Co Ltd

873

05/2/2013 China Resources Snow Breweries Limited

Kingway Brewery Holding Limited (Brewery Business)

Tiêu dùng Kingway Brewery Holdings Limited

864

13/2/2013 Hitachi Metals Ltd Hitachi Cable Limited

Công nghiệp và hóa học

863

8/2/2013 Hunan Jiangnan Red Arrow Company Limited

ZhongNan Dia-mond Co Ltd

Công nghiệp và hóa học

Beijing Wisdom Technology Development Co Ltd; China North Industries Group Corporation; Liang Ho; Wang Siqing; Shanghai Xun Bang Investment Co Ltd; Yu Guo Bing ; Yuxi Industries Group Co Ltd; Zhang Kui; Zhang Xian Fa

721

21/2/2013 WSP OCTG Group Ltd WSP Holdings Limited

Công nghiệp và Hóa học

654

Lê NGUyễN (tổng hợp) (còn tiếp)

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 13: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

13ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Eu PhạT MicrOsOfT

731 TriỆu usD DO

Vi PhạM LuậT chống

Độc QuyỀn

Ngày 6 tháng 3 năm 2013 mới đây các nhà chức trách Châu Âu tuyên phạt Microsoft 561 triệu

Euro (tương đương 731 triệu USD) do vi phạm cam kết trước đây về việc đảm bảo cho người sử dụng quyền truy cập vào các trình duyệt Internet của các doanh nghiệp đối thủ.

Để giải quyết vụ việc chống độc quyền năm 2009, Microsoft đã cam kết cho hiển thị “màn hình lựa chọn trình duyệt” trên tất cả các máy tính dành cho người dùng Windows ở Châu Âu, cho phép họ lựa chọn giữa Internet Explorer và các đối thủ cạnh tranh như Google Chrome và Mozilla Firefox. Cơ quan quản lý lo ngại rằng Microsoft đã lợi dụng sự phổ biến của hệ điều hành Windows của mình để hạn chế sự cạnh tranh của các trình duyệt Web.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Châu Âu (EC), Microsoft đã không cho hiển thị màn hình lựa chọn trình duyệt với hệ điều hành Windows 7 Service Pack 1. EC đã đưa ra kết quả cho thấy có 15 triệu người dùng Windows ở Châu Âu đã không thấy màn hình lựa chọn từ tháng 5 năm 2011 cho đến tháng 7 năm 2012.

Joaquín Almunia, nhà quản lý chống độc quyền hàng đầu của Châu Âu, cho biết trong một tuyên bố “Các cam kết có ràng buộc pháp lý đạt được trong các quyết định chống độc quyền đóng một vai

trò rất quan trọng trong chính sách thực thi của chúng tôi, bởi vì chúng cho phép giải quyết nhanh chóng các vấn đề cạnh tranh. Tất nhiên, các quyết định như vậy đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt”. “Việc không tuân thủ theo quy định là một vi phạm nghiêm trọng và phải bị xử phạt cho phù hợp.”

Đây là lần đầu tiên EU áp dụng hình phạt với một công ty không tuân thủ một quyết định. EU cho biết họ đã cân nhắc đến “mức độ nghiêm trọng và khoảng thời gian" của vi phạm, đến mong muốn đảm bảo một hiệu ứng ngăn chặn, và như là một trường hợp giảm nhẹ, đến thực tế là Microsoft đã hợp tác điều tra.

Microsoft đã đổ lỗi sự thất bại trong việc hiển thị màn hình cho một trục trặc kỹ thuật và cho biết kể từ đó họ đã củng cố lại thủ tục nội bộ.

“Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các trục trặc kỹ thuật gây ra vấn đề này và đã gửi lời xin lỗi”, công ty cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi đã cung cấp cho Ủy ban một bản đánh giá đầy đủ và thẳng thắn về tình hình, và chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để củng cố việc phát triển phần mềm cũng như các quá trình khác để giúp tránh những sai lầm này hoặc bất cứ điều gì tương tự trong tương lai”.

QUyếT THắNG(Nguồn: EC)

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 14: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

14 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Ủy ban Châu Âu ( EC ) đã chính thức mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm kính

năng lượng mặt trời của Trung Quốc được nhập khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu ( EU ). Mức thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được áp trong vòng 9 tháng trong khi cuộc điều tra có thể cần 15 tháng để hoàn tất.

Ngày 15 tháng 1 năm 2013, công ty EU ProSun Glass, thuộc GMB Glasmanufaktur Bradenburg GmbH, được cho là đại diện cho 50% ngành công nghiệp sản xuất kính năng lượng mặt trời của Châu Âu đã nộp đơn kiện về việc các nhà sản xuất Trung Quốc bán phá giá sản phẩm này.

Một phát ngôn viên của vụ điều tra cho biết tình trạng xuất khẩu kính năng lượng mặt trời của Trung Quốc sang Châu Âu tăng "đột biến" trong sáu tháng qua. Trong khi đó, mức giá giám "chóng mặt". Họ cho biết thêm, năm ngoái, các nhà sản xuất Trung Quốc đã giảm giá kính năng lượng mặt trời của họ từ

20 đến 30%. Trong khi đó, thị phần trên thị trường Châu Âu của họ đã tăng từ 7 đến 27% kể từ năm 2010.

Trong một thông báo đưa ra ngày 28 tháng 2 năm 2013, EC cho biết trong khi toàn bộ cuộc điều tra có thể sẽ kéo dài 15 tháng thì thuế chống bán phá giá có thể được áp trong vòng 9 tháng kể từ khi tiến hành điều tra. EC cũng cho biết thêm rằng trị giá ngành công nghiệp kính năng lượng mặt trời Châu Âu là vào khoảng dưới 200 triệu Euro.

Trả lời giới truyền thông về việc có nhận được đơn kiện nào liên quan đến việc kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng kính năng lượng mặt trời xuất xứ từ Trung Quốc, EC cho biết họ vẫn chưa nhận được bất kỳ đơn nào.

Dựa trên đơn kiện nộp bởi công ty EU ProSun Glass - không được coi là có liên quan tới EU ProSun, EC nhận định rằng có “đầy đủ các yếu tố” trong đơn cho thấy dấu hiệu của việc bán phá giá, thiệt hại mà ngành công nghiệp nội địa EU phải gánh chịu, và mối quan hệ nhân

quả giữa bán phá giá và thiệt hại, do đó hoàn toàn có cơ sở để khởi xướng điều tra chính thức.

Úy ban Châu Âu cũng đã khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm mô-đun quang điện của Trung Quốc được nhập khẩu vào EU. Quyết định tạm thời về mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 6 này. Trong khi đó, thông báo cuối tuần trước cho biết rằng sản phẩm của Trung Quốc sẽ có khả năng phải đăng kí với Hải quan Châu Âu từ tháng 3 này

Bằng cách áp dụng việc đăng kí nhập khẩu, bất kỳ mức thuế tạm thời nào được áp có thể có hiệu lực áp dụng trở về trước kể từ tháng 3 (áp dụng hồi tố) (nghĩa là 90 ngày trước khi áp mức thuế tạm thời ). Mục đích của hành động này là để ngăn chặn việc nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa trước khi áp bất kỳ mức thuế nào.

QUyếT THắNG(Nguồn: Chinadaily)

Ủy Ban châu âu (Ec) TiẾn hÀnh ĐiỀu Tra chống BÁn PhÁ giÁ Đối VỚi sẢn PhẩM Kính năng LƯỢng MặT TrỜi nhậP Khẩu Từ Trung Quốc

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 15: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

15ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Nằm trong chuỗi hoạt động “Xây dựng năng lực cho các quốc gia ASEAN nhằm tăng cường môi

trường cạnh tranh lành mạnh”, Ban thư ký ASEAN kết hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã tổ chức hội thảo "Tăng cường sự tham gia của ASEAN trong hợp tác quốc tế về chính sách cạnh tranh (CPL)" vào ngày 7 và 8 tháng 3 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan cạnh tranh và cơ quan liên quan đến từ 10 quốc gia ASEAN cùng các giáo sư, nhà nghiên cứu, tư vấn thực thi luật và chính sách cạnh tranh ở các nước EU, Úc, Nhật, Hongkong…

Mục tiêu chính của hội thảo là giúp các thành viên hiểu rõ hơn về tác động của toàn cầu hoá và vai trò ngày càng tăng của thương mại quốc tế, đầu tư vào việc phát triển cũng như hợp tác quốc tế trong CPL, thảo luận nhu cầu hội tụ và hợp tác quốc tế về CPL.

Sau bài phát biểu khai mạc của ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và ông Frank Tibitanzl, chuyên gia trưởng dự án luật và chính sách cạnh tranh của ASEAN-GIZ, dưới sự điều phối của tiến sĩ Fedinand Pavel, các diễn giả đã nêu ra các vấn đề nổi bật để thảo luận.

Trong phiên thảo luận đầu tiên về Luật và chính sách cạnh tranh trong mối quan hệ toàn cầu hóa kinh tế, diễn giả Ben Bornemann CDC cho biết thiệt hại kinh

tế gây ra bởi những hành vi phản cạnh tranh như ấn định giá, gian lận thầu, hoặc thỏa thuận về hạn chế đầu ra hoặc chia sẻ thị trường do các tập đoàn tại EU trong năm 2007 ước tính vào khoảng 0,23% đến 0,62% GDP của EU. Nạn nhân chính của hành vi này là người tiêu dùng tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong thực tế, những hành vi phản cạnh tranh có khả năng gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể bằng cách bóp méo thương mại, loại bỏ các đối tác kinh doanh trong nước yếu hơn, hạn chế kinh doanh, ngăn cản quá trình đổi mới sáng tạo và giảm tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, các nước đang phát triển có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất do thiếu các chính sách và khung pháp lý cần thiết cũng như của các tổ chức đủ mạnh để bảo vệ cạnh tranh, hạn chế về nhân sự, nguồn lực, hình phạt thích đáng đối với các bên tham gia carten như phạt tiền và mức án hình sự, hệ thống phát hiện carten hữu hiệu như giám sát thị trường và chính sách khoan hồng. Hội thảo nêu bật sự cần thiết phải xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế giữa các cơ quan cạnh tranh để chống lại những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên quốc gia, kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế (M&A) xuyên quốc gia.

Sau bài giới thiệu tổng quan quá trình phát triển toàn cầu về chính sách và luật cạnh tranh, giáo sư Mark Williams đề cập việc tồn tại những khác biệt trong tiêu chuẩn, quy tắc, thủ tục pháp lý giữa

asEan Tăng cƯỜng hỢP TÁc Quốc TẾ TrOng

Thực Thi chính sÁch

VÀ PhÁP LuậT cạnh Tranh

các quốc gia trong CPL do những cân nhắc về lợi ích kinh tế, chính trị riêng gây khó khăn cho giao dịch kinh doanh quốc tế, gia tăng chi phí tuân thủ, đòi hỏi nhiều nỗ lực hợp tác quốc tế trong thực thi pháp luật. Nhu cầu hội tụ CPL, việc xây dựng Luật Cạnh tranh chung và cơ quan cạnh tranh cấp khu vực là cần thiết để thu nhận đầy đủ lợi ích từ quá trình hội nhập kinh tế.

Thông qua các diễn đàn cạnh tranh quốc tế như Mạng Cạnh tranh quốc tế (ICN), Diễn đàn cạnh tranh Châu Á (ACF), tham khảo mô hình của EU, học hỏi kinh nghiệm, thông lệ từ nước OECD và các chương trình hợp tác quốc tế trong quá trình xây dựng luật và chính sách cạnh tranh, nâng cao năng lực thực thi luật, các nước ASEAN có thể xây dựng chương trình thực thi CPL của mình phù hợp với nền tảng pháp luật và chính trị của mình, hài hòa lợi ích khi đàm phán các hiệp định hợp tác song phương và đa phương, cân nhắc mức độ hội tụ CPL giữa các nước thành viên ASEAN để đàm phán lộ trình gia nhập khối.

Bên cạnh các nội dung được trao đổi chính thức, hội thảo còn là cơ hội để trao đổi những kinh nghiệm thực thi, so sánh đối chiếu CPL của mình với các thành viên ASEAN, gặp gỡ và giao lưu văn hóa, thiết lập mạng lưới liên lạc tương trợ lẫn nhau.

NGUyễN THị THU TRANGChuyên viên VPĐD Cục QLCT tại

TPHCM

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 16: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

16 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Nhân dịp ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3 năm nay, Bộ Công Thương đã chỉ đạo

các địa phương trong cả nước đẩy mạnh thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới – 15 tháng 3”. Các hoạt động kỷ niệm tập trung vào chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ doanh nghiệp chân chính”. Cho đến nay đã có 55 địa phương gửi báo cáo về Bộ, trong đó có 48 địa phương tiến hành tổ chức các hoạt động để hưởng ứng sự kiện này, bao gồm treo biểu ngữ, khẩu hiệu, mít-tinh, hội thảo…

Lễ hƯởng Ứng“ngÀy QuyỀn cỦa ngƯỜi TiÊu DÙng ThẾ giỚi 15/3”

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 17: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

17ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, sáng ngày 16 tháng 3 năm 2013, tại siêu thị HP Mart, số 275 phố Lạch Tray – tp Hải Phòng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng Sở Công Thương Hải Phòng tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3. Đây là một sự kiện quan trọng được Cục Quản lý cạnh tranh và Sở Công Thương Hải Phòng phối hợp tổ chức thường niên để kỷ niệm ngày này và nhằm nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan quản lý nhà nước, các cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Tham dự tại buổi lễ có ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, lãnh đạo Sở Công Thương Hải Phòng, đại diện các cơ quan Ban/Ngành tại Hải Phòng, các Hội và Hiệp (Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng, Hội Đo lường và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hải Phòng,…), các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng tại Hải Phòng và các cơ quan báo chí và truyền hình.

Sau bài phát biểu khai mạc của Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Hội Đo lường và Bảo vệ người tiêu dùng Hải phòng cùng đại diện một số doanh nghiệp, ông Phạm Văn Phương – Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng đã có

bài phát biểu trình bày về các hoạt động và các kết quả mà Sở đã thực hiện và đạt được trong công tác bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Cụ thể, Sở Công Thương đã phối hợp với một số hiệp hội và cơ quan trên địa bàn thành phố, tiêu biểu là Hội Đo lường và Bảo vệ người tiêu dùng Hải Phòng, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục người tiêu dùng thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và 8 quyền của người tiêu dùng.

Trong Lễ Hưởng ứng lần này có sự đại diện từ các nhãn hàng: TH true MILK, Tập đoàn Hoa Sen và Siêu thị HPmart… Trong bài phát biểu, các doanh nghiệp đều đưa ra cam kết đảm bảo cung cấp những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng với chi phí cạnh tranh nhất, cũng như đưa ra thông tin minh bạch và đầy đủ về sản phẩm cho người tiêu dùng.

Ngày Quyền Người tiêu dùng thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh nhiều sản phẩm lưu thông trên thị trường đặc biệt các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng như mũ bảo hiểm, sữa… có những thông tin không chính xác, không trung thực, và nhiều vụ việc đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Tại chương trình Mít-tinh, đại diện nhãn hàng TH true MILK đã chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cách phân biệt giữa “ sữa tươi “ và “ sữa hoàn nguyên “ để tránh sự hiểu lầm cho người tiêu dùng về xuất xứ nguồn nguyên liệu của "sữa hoàn nguyên", "sữa tươi" cũng như giảm thiểu những rủi ro có liên quan đến sức khỏe do sử dụng các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh các cơ quan chức năng cần xem xét, rà soát lại các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về quy cách đặt tên sản phẩm thế nào là "sữa tươi", "sữa hoàn nguyên".

Bên cạnh buổi mít-tinh, Cục Quản lý cạnh tranh và Sở Công Thương Hải Phòng còn thực hiện treo 50 băng rôn và 400 phướn trên các tuyến phố chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng với các khẩu hiệu tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đông đảo người tiêu dùng, góp phần đưa Luật vào cuộc sống.

Nhân dịp này, Cục Quản lý cạnh tranh và Sở Công Thương Hải Phòng kêu gọi sự phối hợp của các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm theo dõi hơn nữa và đưa tin Hội thảo cũng như tuyên truyền các nội dung của Luật tới đông đảo người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp.

LẠi BìNH

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Page 18: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

18 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, tại thành phố Cà Mau, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương

cùng với Sở Công Thương Cà Mau đã phối hợp tổ chức buổi hội thảo tập huấn công tác bảo vệ người tiêu dùng đồng thời phát động chương trình hành động vì quyền lợi người tiêu dùng nhân ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15 tháng 3.

Hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng thế giới 15 tháng 3 Cà Mau đã triển khai treo hàng trăm băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trên khắp các tuyến phố chính của thành phố. Đặc biệt Sở Công Thương Cà Mau còn cho xe tuyên truyền phát loa đi tới các chợ dân sinh, các ngõ hẻm kêu gọi người tiêu dùng và các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với khẩu hiệu: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ doanh nghiệp chân chính” hội thảo đã thu hút hơn 130 người tham dự bao gồm các cán bộ quản lý nhà nước của các cơ quan đoàn thể tỉnh Cà Mau và 05 tỉnh lân cận, các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, các đại diện của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh, huyện và đông đảo người tiêu dùng quan tâm.

Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì hội nghị đã đánh giá cao những tiến bộ và sự quan tâm của lãnh đạo Sở Công Thương Cà Mau đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Đoàn công tác của Cục Quản lý cạnh tranh cũng cử các cán bộ, chuyên gia chia sẻ và trao đổi về các kinh nghiệm của hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh việc tuyên truyền các quyền của người tiêu dùng, chủ đề của buổi hội thảo lần này hướng tới mục tiêu dành cho các doanh nghiệp

trình bày tham luận, phát biểu ý kiến và đặt ra những câu hỏi về quyền và trách nhiệm của chính mình trong bối cảnh nền kinh tế và môi trường kinh doanh hiện tại khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được phổ biến rộng rãi.

Tại Hội thảo, sau khi lắng nghe các diễn giả của Cục Quản lý cạnh tranh tập huấn về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh, các đại biểu tham dự đã đặt ra nhiều câu hỏi xuất phát từ thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương Cà Mau cũng trình bày báo cáo kết quả một năm qua, trong đó tập trung vào những vướng mắc thực tế trong quá trình triển khai thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới các cơ sở huyện, xã đồng thời nêu bật kế hoạch, phương hướng, trọng tâm công tác bảo vệ người tiêu dùng năm tới.

Hội thảo đã dành một lượng lớn thời gian để lắng nghe các tham luận và ý kiến phát biểu của đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong số đó phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các ngành như Điện lực Cà Mau, Viễn thông Cà Mau, Xăng dầu Cà Mau… cũng tới dự và nêu lên những thắc mắc khi ký kết hợp đồng mẫu với người tiêu dùng. Bên cạnh đó Phòng Kinh tế hạ tầng và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện Phú Tân cũng đăng đàn trình bày những vụ việc cụ thể vi phạm Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong thực tế.

Qua báo cáo và tham luận của lãnh đạo Sở, cán bộ Hội, đại diện các doanh nghiệp và người tiêu dùng, ông Nguyễn Phương Nam đã giải đáp những khúc mắc, lắng nghe những ý kiến đa chiều

hội ThẢO, TậP huấn VÀPhÁT Động chƯƠng TrìnhhÀnh Động Vì QuyỀn LỢi

ngƯỜi TiÊu DÙng Tại cÀ Mau

về thực trạng công tác bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương, những khó khăn, đề xuất và kiến nghị của mỗi đơn vị. Trưởng đoàn công tác đã biểu dương tinh thần tích cực và sự nắm bắt kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng của các cán bộ Sở Công Thương và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Cà Mau. Đây là tỉnh lỵ cực Nam của đất nước đã có nhiều tiến bộ trong việc thành lập và phát triển Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cán bộ Sở dành nhiều quan tâm, trăn trở cho công tác này. Hiện tại Cà Mau đã công nhận Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh là hội có tính chất đặc thù, được UBND tỉnh, Sở Tài chính cấp hỗ trợ kinh phí họat động thường xuyên hàng năm với 03 định suất biên chế và số tiền trên 198 triệu đồng/năm. Phòng Pháp chế Sở Công Thương tỉnh hiện có 04 cán bộ đồng thời vừa làm công tác pháp chế vừa làm công tác bảo vệ người tiêu dùng trong đó có 02 cán bộ chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.

Nhân dịp này ông Nguyễn Phương Nam cũng thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Cà Mau vì thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ người tiêu dùng năm 2012. Bế mạc Hội thảo, ông Nam thay mặt đoàn công tác cảm ơn các lãnh đạo Sở Công Thương Cà Mau và các tỉnh lân cận, các cán bộ quản lý nhà nước của các cơ quan đoàn thể, đại diện các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, các đại diện của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà tài trợ chính của hội thảo – công ty CP Thực phẩm sữa TH.

PHAN KHÁNH AN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

19ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Ngày 13 và 14 tháng 3 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) phối hợp với Cơ quan

Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ năng điều tra cho các cán bộ cao cấp tại Hà Nội.

Tham gia khóa đào tạo, hai cán bộ điều tra giàu kinh nghiệm, Ông Takaaki Saito, Phó Ban Điều tra II và Ông Hirokazu Arita, điều tra viên Ban Điều tra IV, thuộc Cục Điều tra, Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ông Osamu Igarashi, Cố vấn trưởng của JFTC tại Cục, Chuyên gia của JICA cũng tham gia điều phối và bình luận về khóa học này.

Mở đầu khóa đào tạo, Ông Cao Xuân Hiến, Trưởng Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh - Cục QLCT và Ông Igarashi đã đồng phát biểu khai mạc. Ông Hiến bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới Ông Saito và Ông Arita đã đến Việt Nam với tư cách là giảng viên của khóa đào tạo, cũng như những hỗ trợ kỹ thuật từ phía JICA.

Ông Igarashi cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của khoá đào tạo này trong Dự án hỗ trợ của JICA, đồng thời giới thiệu Ông Saito và Ông Arita tới các học viên. Theo đó, Ông hi vọng rằng các học viên sẽ tham gia tích cực và đây sẽ là cơ hội nâng cao năng lực và kỹ năng điều tra cho cán bộ Cục QLCT.

Trong ngày đầu tiên của khóa học, các học viên được nghe trình bày về “Cách quản lý và điều hành nhóm điều tra”, “Phương thức lập và thực hiện kế hoạch điều tra”, “Cách đánh giá chứng

cứ và bằng chứng thực tế” thông qua bài thuyết trình của ông Saito – Phó Ban điều tra 2. Ông Saito đã đưa ra cách thức quản lý nhóm điều tra, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch điều tra, trong đó giải thích từng vấn đề và đưa ra hai vụ việc giả định liên quan đến cartel ấn định giá; và ấn định giá bán lại tối thiểu, với sự tham gia nhiệt tình từ các học viên.

Đặc biệt, trong vấn đề quản lý và điều hành nhóm điều tra, Ông Saito đã chia sẻ cần duy trì động lực của tất các thành viên nhóm, phát triển và hướng dẫn các cán bộ điều tra viên trẻ. Đối với nội dung làm thế nào để lập và thực hiện kế hoạch điều tra, Ông Saito cho rằng điều quan trọng cần nhanh chóng phân loại hành vi vi phạm bằng việc đưa ra kế hoạch điều tra cụ thể, và sau đó là tiến hành các thủ tục.

Cũng trong khóa đào tạo, Ông Arita - điều tra viên Ban Điều tra IV trình bày nội dung “Cách đánh giá chứng cứ và bằng chứng thực tế”. Trong đó, Ông Arita đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phân biệt các chứng cứ/ bằng chứng trực tiếp và gián tiếp theo như quy định về của Luật Cạnh tranh, sau đó, đối với vụ việc cụ thể liên quan đến thỏa thuận ấn định giá, giá bán lại tối thiểu, ông giải thích một số điểm thông qua một số án lệ mà JFTC đã điều tra.

Sau đó, các giảng viên, bình luận viên và học viên đã thảo luận về các thức phân loại hành vi theo quy định của luật dựa trên các chứng cứ/ bằng chứng gián tiếp trong trường hợp không thu thập được các chứng cứ trực tiếp.

Ngày thứ hai của khóa đào tạo, Ông Saito đã trình bày về nội dung “Cách thức phỏng vấn trong điều tra chính thức”.

Trong đó, Ông Saito đã giải thích cụ thể hai vấn đề: tổng quan; và kinh nghiệm thực tiễn trong phỏng vấn, minh họa cụ thể thông qua hai vụ việc mẫu với sự tham gia đóng góp ý kiến từ các học viên.

Về nội dung phân loại chứng cứ, Ông Saito chỉ ra rằng cần lắng nghe nhân chứng, thay vì đưa ý kiến chủ quan của điều tra viên, bên cạnh đó, liên tục đặt câu hỏi về nội dung lời khai và giữ vững thái độ khi phỏng vấn nhân chứng.

Tiếp theo đó, Ông Phùng Văn Thành, Phó Trưởng Phòng điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh - Cục QLCT, trình bày về kinh nghiệm phỏng vấn thực tế trong các vụ việc của các điều tra viên Cục. Ông Thành cho biết, trong thời gian gần đây, các điều tra viên VCA tham gia vào nhiều vụ việc và thường xuyên đến văn phòng của các doanh nghiệp để phỏng vấn. Theo đó, Ông Igarashi đưa ra đề xuất rằng dựa trên kinh nghiệm và thực tế của JFTC, trong tương lai, đối với những trường hợp văn phòng của doanh nghiệp phỏng vấn xa trụ sở Cục, nên tiến hành phỏng vấn tại một nơi công cộng khác thay vì tại văn phòng của doanh nghiệp phỏng vấn.

Thông qua khóa đào tạo, các cán bộ của Cục đã hiểu rõ một số vấn đề quan trọng trong điều tra các vụ việc cạnh tranh, như Cách quản lý và điều hành nhóm điều tra; Phương thức lập và thực hiện kế hoạch điều tra; Cách đánh giá chứng cứ và bằng chứng; và Cách thức thực hiện phỏng vấn trong điều tra chính thức.

Khóa học đã diễn ra thành công tốt đẹp và nhận được sự đánh giá cao của các thành viên tham gia

HồNG yếN

cục QuẢn Lý cạnh Tranh Phối hỢP VỚi Jica TỔ chỨc Khóa ĐÀO TạO Kỹ năng ĐiỀu Tra Tại hÀ nội

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

20 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Nằm trong Kế hoạch tuyên truyền và phổ biến pháp luật cạnh tranh của Dự án JICA mới “Hỗ trợ kỹ

thuật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về luật và chính sách cạnh tranh tại Việt Nam”, ngành xây dựng cùng với ngành dược phẩm được lựa chọn là những ngành mục tiêu để tuyên truyền về pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn năm 2013.

Đà Nẵng là Thành phố có tiềm lực phát triển rất nhanh và mạnh với số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này cũng ẩn chứa khả năng vi phạm pháp luật cạnh tranh (đặc biệt là thông đồng đấu thầu các công trình xây dựng). Chính vì những lý do đó, ngày 05 tháng 3 năm 2013 vừa

qua, Cục QLCT phối hợp cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản lựa chọn Thành phố Đà Nẵng để tổ chức Hội thảo “Cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng – kinh nghiệm Nhật Bản”

Hội thảo với sự góp mặt của Ông Osamu Igarashi – Chuyên gia thường trú của Cục QLCT, ông Cao Xuân Hiến – Trưởng phòng Điều tra Hạn chế cạnh tranh – Cục QLCT cùng với đại diện các Sở, Ban, Ngành, Hiệp Hội và đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Tại Hội thảo, Ông Cao Xuân Hiến đã trình bày về các quy định của pháp luật cạnh tranh trong ngành xây dựng kèm theo đó là những chế tài xử lý vi phạm. Các đại biểu tham dự cũng đã được hiểu rõ hơn về việc quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng thông qua bài giới thiệu của Ông Osamu Igarashi về kinh nghiệm của Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản JFTC trong việc xử lý những hành vi thông đồng trong đấu thầu xây dựng thông qua những vụ việc cụ thể của JFTC.

Hội thảo cũng đã nhận được những

hội ThẢO “cạnh Tranh LÀnh Mạnh TrOng Lĩnh Vực xây Dựng – Kinh nghiỆM nhậT BẢn” Tại ThÀnh Phố ĐÀ nẵng

phản hồi tích cực của đại diện các doanh nghiệp tham dự với nhiều câu hỏi đặt ra tại Hội thảo từ các quy định chung của Luật Cạnh tranh đến các câu hỏi giả định trường hợp cụ thể.

Một trong những nội dung vấn đề được trao đổi tại Hội thảo là thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng thuê cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân công, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải trả toàn bộ các khoản chi phí đó và không có nguồn thu nào khác. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch chịu lỗ và cố ý bỏ giá thấp trong đấu thầu xây dựng để duy trì hoạt động của mình. Như vậy thì doanh nghiệp có bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh?

Trả lời cho vấn đề này, ông Cao Xuân Hiến và ông Osamu Igarashi đã chỉ ra nếu như cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh chứng minh được tất cả các điểm sau thì doanh nghiệp vẫn có thể bị xử phạt theo Luật Cạnh tranh với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh”:

(i) doanh nghiệp thực hiện kế hoạch đó có vị trí thống lĩnh trên thị trường;

(ii) giá bỏ thầu là thấp hơn giá thực tế để thực hiện thầu;

(iii) việc bỏ thầu thấp đó có gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác tham gia đấu thầu.

Hội thảo kết thúc và đã tháo gỡ được những thắc mắc và khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại Đà Nẵng khi tham gia hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng.

THANH SơN

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 21: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

21ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Ngày 04 tháng 3 năm 2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố Quyết định sơ bộ của

đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 7 (POR7) đối với mặt thàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, theo đó mức thuế tạm thời đối với tất cả các công ty bị đơn bắt buộc (các nhà xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng xuất khẩu chiếm đa số trong tổng lượng tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ, được DOC lựa chọn làm bị đơn bắt buộc tham gia quá trình điều tra) đều là 0.00%, mức thuế tạm thời cho bị đơn tự nguyện (các doanh nghiệp không được lựa chọn điều tra nhưng tự nguyện tham gia vụ điều tra) dựa trên mức bình quân của thuế suất cho các bị đơn bắt buộc là 0.00% và mức thuế toàn quốc (dành cho các nhà xuất khẩu còn lại không tự nguyện tham gia vụ điều tra hoặc tham gia không đầy đủ và không chứng minh được họ hoạt động độc lập với sự kiểm soát của chính phủ) là 25.76%

Bộ ThƯƠng Mại hOa Kỳ công Bố

QuyẾT Định sƠ Bộ cỦa cuộc rÀ

sOÁT ThuẾ chống BÁn PhÁ giÁ Lần

ThỨ 7 Đối VỚi sẢn PhẩM TôM nƯỚc ấM Đông

Lạnh xuấT Khẩu cỦa ViỆT naM

Cụ thể như sau: Doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu

Biên độ phá giá (%)

Tập đoàn Minh Phú 0.00Công ty Nha Trang Seafoods

0.00

Mức thuế riêng rẽ 0.00Mức thuế toàn quốc 25.76

Có thể nói, mức thuế sơ bộ trên là kết quả rất tích cực so với mức thuế trong các đợt rà soát hành chính trước đây và là thuế suất của đợt rà soát hành chính đầu tiên được áp dụng quy định mới của Hoa Kỳ về việc không sử dụng phương pháp quy về không (zeroing) khi tính toán biên độ phá giá (quy định có hiệu lực từ ngày 16 tháng 04 năm 2012). Như vậy, mức thuế sơ bộ bằng 0% cho thấy phương pháp zeroing có ảnh hưởng và tác động lớn đến thuế suất của các bị đơn Việt Nam và việc loại bỏ phương pháp này khiến thuế suất sơ bộ giảm xuống đáng kể so với thuế suất cuối cùng của

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

22 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Liên quan đến vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống bán phá giá (AD) đối với sản phẩm sợi nhập khẩu

từ Việt Nam, ngày 18 tháng 01 năm 2013, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, do số lượng bản trả lời câu hỏi từ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (AD) sản phẩm sợi tương đối nhiều nên cơ quan điều tra nước này quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu (sampling) để xác định và tính toán biên độ phá giá.

Theo đó, biên độ phá giá sẽ được tính toán riêng đối với mỗi công ty được chọn mẫu. Thông thường, biên độ này sẽ thấp hơn biên độ AD (nếu có) của những doanh nghiệp không được chọn mẫu.Tuy nhiên, trong trường hợp các doanh nghiệp được lựa chọn không hợp tác với cơ quan điều tra trong các giai đoạn điều tra tiếp theo thì cơ quan điều tra sẽ chọn một công ty khác để thay thế.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp không được lựa chọn mẫu nhưng hợp tác với cơ quan điều tra thì biên độ phá giá (nếu có) của những doanh nghiệp này sẽ được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền (biên độ AD này có thể sẽ cao hơn biên độ của những doanh nghiệp được chọn mẫu nhưng vẫn thấp hơn những doanh nghiệp không được chọn làm mẫu và không tham gia hợp tác với cơ quan điều tra).

Theo thông tin từ Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, đối với mặt hàng bị điều tra, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất vào Thổ Nhĩ Kỳ (bản câu hỏi cho thấy rằng các công ty sản xuất của Việt Nam chiếm 71,3% tổng lượng xuất khẩu).

Để đảm bảo ứng phó hiệu quả với vụ việc, các doanh nghiệp liên quan cần hợp tác tích cực và đầy đủ với cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt giai đoạn điều tra.

Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra thời hạn để các doanh nghiệp/Hiệp hội liên quan đưa ra bình luận về vấn đề này, tuy nhiên, nếu các bên liên quan có những ý kiến phản hồi, cần gửi sớm cho cơ quan điều tra.

Một số thông tin về vụ việc:Ngày 18 tháng 10 năm 2012, Thổ

Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi nhân tạo và tổng hợp (Yarn of Man Made or Synthetic or Artificial Staple Fibres) gồm mã CN 55.08, 55.09, 55.10, 55.11 (ngoại trừ các mã 5509.52, 5509.61, 5509.91 và 5510.20 từ Việt Nam, Malaysia, Ai Cập, Pakistan và Thái Lan (đăng trên Công báo).

Theo trình tự thủ tục điều tra, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được bản câu hỏi điều tra từ phía cơ quan điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ và đã tiến hành trả lời bản câu hỏi này.

Nguyên đơn: 19 công ty khiếu nại lên Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm các tập đoàn, công ty sản xuất sợi và may mặc lớn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giai đoạn điều tra: từ ngày 01 tháng 01 năm 2011đến ngày 31 tháng 12 năm 2011

Đối với thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ năm 2004 cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 9 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, trong đó có 04 vụ điều tra chống bán phá giá (đối với sản phẩm vải bạt, dây curoa, lốp xe đạp xe máy, sợi), 02 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (đối với sản phẩm điều hòa nhiệt độ, bật lửa ga) và 03 vụ kiện tự vệ (đối với sản phẩm vải dệt, quần áo, giày).

Đối với sản phẩm sợi, đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 3 mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt (trước đó là vụ việc Brazil kiện năm 2010 và Ấn Độ kiện năm 2008).

(Ban Phòng vệ thương mại– Cục Quản lý cạnh tranh)

Bộ Kinh TẾ ThỔ nhĩ Kỳ Thông BÁO chọn MẪu ĐỂ Tính TOÁn BiÊn Độ PhÁ giÁ TrOng Vụ ViỆc ĐiỀu Tra chống BÁn PhÁ giÁ sẢn PhẩM sỢi nhậP Khẩu Từ ViỆT naM

đợt rà soát hành chính trước đó (POR6) (giảm từ mức lớn hơn 0% hoặc không đáng kể (de minimis – 0,5% đối với các đợt rà soát hành chính) xuống 0%). Cụ thể, thuế suất 0.53% (POR6) xuống 0.00% (POR7) đối với Minh Phú, từ 1.23 (POR6) xuống 0.00% (POR7) đối với Công ty Nha Trang Seafoods và từ 0.88% (POR6) xuống 0.00% (POR7) đối với bị đơn tự nguyện (hưởng thuế suất riêng rẽ). Theo trình tự thủ tục điều tra, DOC sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với Minh Phú.

Kết quả sơ bộ nêu trên với việc áp dụng quy đinh mới về việc không áp dụng zeroing của Hoa Kỳ là dấu hiệu khả quan cho việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng của POR7 dự kiến vào tháng 7 năm 2013.

Tuy nhiên đối với vấn đề thuế suất toàn quốc, Hoa Kỳ vẫn áp dụng một mức thuế suất rất cao (25.76%) đối với các bị đơn không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ vào vụ điều tra và không chứng minh được họ hoạt động độc lập với sự kiểm soát của chính phủ như trong các đợt rà soát hành chính trước đây đối với Việt Nam. Mức thuế suất này được DOC tính toán dựa trên các dữ kiện bất lợi, thường là do nguyên đơn cung cấp, khiến mức thuế rất cao. Đây là mức thuế Hoa Kỳ thường áp dụng đối với các quốc gia có nền kinh tế bị coi là phi thị trường như Việt Nam và là một vấn đề quan ngại của Việt Nam trong các vụ điều tra chống bán phá giá.

Sau khi DOC ban hành quyết định sơ bộ, các bên liên quan nếu muốn yêu cầu tổ chức một phiên điều trần hoặc tham dự phiên điều trần cần gửi một yêu cầu bằng văn bản tới DOC theo đường điện tử qua hệ thống IA ACCESS trong vòng 30 ngày sau ngày DOC công bố thông báo về quyết định sơ bộ. Trên cơ sở đó, DOC sẽ thông báo thời gian tổ chức phiên điều trần để các bên xác nhận. Thông qua việc tham dự phiên điều trần, các bên liên quan có thể bày tỏ các quan điểm, bình luận đối với quyết định sơ bộ của DOC cũng như một số vấn đề liên quan để DOC xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Hiện tại, Minh Phú và Nha Trang Seafood cũng đang là bị đơn bắt buộc trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm khởi xướng vào tháng 1/2013 vừa qua. Vụ việc này đang trong giai đoạn các doanh nghiệp bị đơn trả lời bản câu hỏi do DOC ban hành.

(Ban Phòng vệ thương mại - Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

23ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Ngày 01 tháng 02 năm 2013, Ủy ban Châu Âu EC đã đưa ra báo cáo kết quả điều tra của Ủy ban Thương mại Châu Âu (EC) trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng bật lửa ga nhập khẩu từ Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc.1. Một số thông tin về vụ việc

Ngày 25 tháng 6 năm 2012, EC đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá bật lửa ga của Trung Quốc thông qua Việt Nam với giai đoạn điều tra từ 1/1/2008- 31/3/2012

Từ ngày 12 tháng 09 năm 2012 đến ngày 14 tháng 10 năm 2012, EC đã tiến hành thẩm tra tại chỗ 7 doanh nghiệp sản xuất bật lửa của Việt Nam (tại TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An) mà trước đó đã trả lời bản câu hỏi của EC.

Ủy Ban châu âu ra QuyẾT Định cuối cÙng VỀ Vụ ViỆc ĐiỀu Tra chống Lẩn TrÁnh ThuẾ chống BÁn PhÁ giÁ MặT hÀng BậT LỬa ga DÙng MộT Lần nhậP Khẩu Từ ViỆT naM

Ngày 12 tháng 12 năm 2012, EC đã ra thông báo chấm dứt thuế chống bán phá giá hiện đang áp dụng đối với bật lửa ga của Trung Quốc sau hơn 20 năm áp dụng thuế (điều tra lần đầu đối với Trung Quốc năm 1991).

Theo báo cáo này, EC đã kết luận rằng tồn tại hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Trung Quốc thông qua lắp ráp, gia công đơn giản (assemble operation) tại Việt Nam, từ đó đề xuất sẽ áp dụng mở rộng thuế chống bán phá giá áp dụng với Trung Quốc cho cả hàng hóa Việt Nam. Trong kết quả điều tra phía EC cũng xác định rằng tồn tại việc bán phá giá mặt hàng này vào thị trường EU.

Thời gian áp thuế: Từ ngày 26 tháng 5 năm 2012 đến ngày 13 tháng 12 năm 2012 (kể từ lúc khởi xướng điều tra đến ngày chấm dứt thuế đối với Trung Quốc,

hơn 6 tháng).Mức thuế áp dụng: 0.065 EUR /1 bật

lửa (theo mức thuế được áp cho Trung Quốc).

Tuy 7 doanh nghiệp bị đơn Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra từ trả lời bản câu hỏi đến thẩm tra tại chỗ nhưng cơ quan điều tra vẫn áp dụng dữ liệu sẵn có bất lợi để chứng minh hành vi lẩn tránh thuế cũng như mức thuế đề xuất áp dụng cuối cùng.2. Một số bước tiếp theo

Các bên liên quan có quyền đóng góp ý kiến và bình luận về những kết luận này của EC.

Hạn cuối để nộp bình luận là ngày 12 tháng 02 năm 2012.

(Ban Phòng vệ thương mại– Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

24 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Ngày 02 tháng 01 năm 2013, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ra kết luận của giai đoạn rà soát đối với

biện pháp áp thuế chống bán phá giá sản phẩm dây cô-roa nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Một số thông tin chung về vụ việc: - Ngày khởi xướng điều tra: ngày 13

tháng 5 năm 2006- Ngày đưa ra quyết định cuối cùng:

ngày 31 tháng 3 năm 2007- Sản phẩm bị điều tra: dây cô-roa bao

gồm các mã CN sau: 4010.32.00.00.00; 4010.34.00.00.00 và 4010.39.00.00.00.

- Mức thuế chống bán phá giá hiện tại áp dụng: đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là 4.55USD/kg (áp dụng từ năm 2007).

- Ngày tiến hành rà soát biện pháp chống bán phá giá: ngày 20 tháng 3 năm 2012

- Giai đoạn rà soát : ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011

Ngày 5 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý Thương mại quốc tế (ITA) thuộc Bộ Thương mại Hoa

Kỳ (DOC) thông báo ban hành lệnh áp thuế trong vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với mặt hàng mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, DOC xác định biên độ phá giá và trợ cấp đối với mặt hàng mắc áo thép tương ứng là: 157% - 220.68% và 31.58% - 90.42%.

Sản phẩm bị điều tra: Mắc áo thép có mã HTSUS là 7326.20.0020 và 7323.99.9080

cục QuẢn Lý ThƯƠng Mại Quốc TẾ (iTa) Thuộc Bộ ThƯƠng Mại hOa Kỳ (DOc) Ban hÀnh LỆnh ÁP ThuẾ TrOng Vụ KiỆn chống BÁn PhÁ giÁ, chống TrỢ cấP Đối VỚi MặT hÀng “Mắc ÁO ThéP” nhậP Khẩu Từ ViỆT naM Một số thông tin về tiến trình vụ

việc:Ngày 29 tháng 12 năm 2011, các

nguyên đơn đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện lên DOC, cáo buộc các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá mặt hàng mắc áo bằng thép và cáo buộc Chính phủ Việt Nam đã có những khoản trợ cấp dành cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.

Ngày 18 tháng 1 năm 2012, DOC đã chính thức khởi xướng điều tra vụ việc chống trợ cấp và chống bán phá giá.

Ngày 18 tháng 12 năm 2012, DOC công bố quyết định cuối cùng của vụ việc.

Ngày 1 tháng 2 năm 2013, Ủy ban Thương mai quốc tế Hoa Kỳ (USITC)

thông báo quyết định cuối cùng khẳng định ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ có thiệt hại do mặt hàng mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam có bán phá giá và trợ cấp.

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, sau khi DOC và ITC đều ra quyết định khẳng định tồn tại trợ cấp/phá giá (DOC) và thiệt hại (ITC), DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế đối với mặt hàng bị điều tra.

Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nhập khẩu mặt hàng mắc áo từ Việt Nam với trị giá lần lượt là khoảng 19,5 triệu USD, 29 triệu USD và 32 triệu USD trong giai đoạn từ 2009 - 2011.

(Ban Phòng vệ thương mại– Cục Quản lý cạnh tranh)

- Theo số liệu của Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2011, lượng nhập khẩu sản phẩm trên từ Việt Nam là khoảng 160 tấn, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2010.

Thông báo trên đã được gửi tới các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất. Thời hạn để các bên liên quan gửi ý kiến bình luận về phán quyết này là trước ngày 11 tháng 02 năm 2013.

(Ban Phòng vệ thương mại - Cục Quản lý cạnh tranh)

Bộ Kinh TẾ ThỔ nhĩ Kỳ ra KẾT Luận cỦa giai ĐOạn rÀ sOÁT Đối VỚi BiỆn PhÁP

chống BÁn PhÁ giÁ sẢn PhẩM Dây cô-rOa (TransMissiOn BinDings) nhậP Khẩu Từ

Trung Quốc, ấn Độ VÀ ViỆT naM

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

25ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

HỎI - ĐÁP

Câu hỏi 1: Biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được tính toán theo những phương pháp nào?

Trả lời:Biên độ bán phá giá được xác định

bằng khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá trị thông thường của hàng hóa so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam. Trong quá trình tính biên độ phá giá, Cơ quan điều tra sẽ thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo việc so sánh giá trị thông thường, giá xuất khẩu là công bằng và hợp lý.

Thông thường, biến độ phá giá được thể hiện bằng tỷ lệ % và được tính toán theo công thức sau:

Biên độ phá giá = ( Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu ) / Giá xuất khẩu * 100 (%).

Câu hỏi 2: Khi xác định mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe doa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, những yếu tố nào sẽ được xem xét?

Trả lời:Khi xác định mối quan hệ giữa việc

bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước , Cơ quan điều tra có

thể xem xét tổng thể các yếu tố sau đây:1. Mối quan hệ giữa việc bán phá

giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

2. Số lượng và giá của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị bán phá giá;

3. Mức độ giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;

4. Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;

5. Các yếu tố khác theo quyết định của Cơ quan điều tra.

Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thể xem xét thêm các yếu tố khác gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, ngoài việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Câu hỏi 3: Kết luận cuối cùng bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:1. Tên, địa chỉ và các thông tin cần

thiết khác của người yêu cầu ( nếu có ); 2. Mô tả hàng hóa nhập khẩu là

đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập

khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu;

3. Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của người bị yêu cầu;

4. Mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong thời hạn 12 tháng trước khi người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương).

5. Biên độ bán phá giá;6. Các thông tin, chứng cứ chứng

minh việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu được mô tả tại điểm 2 gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; hoặc các thông tin, chứng cứ chứng minh việc chậm áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được;

7. Lịch trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

8. Các thông tin khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.

AN BìNH

Page 26: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

26 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Quy định về cảnh báo sức khỏe người tiêu dùng phải chiếm tối thiểu 50% diện tích vỏ bao thuốc lá

Ngày 08 tháng 02 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Theo thông tư liên tịch này hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. Từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải in cảnh báo sức khỏe trên bao bì theo mẫu quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và các quy định của Thông tư liên tịch này. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải in cảnh báo sức khỏe trên bao bì theo mẫu quy định tại Phụ lúc ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Cảnh báo sức khỏe phải đảm bảo được in rõ nét và dễ nhìn, in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá và đảm bảo không che lấp hoặc che mờ bởi bất kỳ vật liệu, hình ảnh, thông tin nào khác, trừ việc dán tem thuốc lá theo quy định của pháp luật. Nếu bao bì thuốc lá có sử dụng bao bọc ngoài thì bao bọc ngoài phải trong suốt, không màu và không làm che lấp cảnh báo sức khỏe, trừ trường hợp bao bọc ngoài có in logo chống hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Thông tư liên tịch này được ban hành. Ngoài ra, thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải in thông tin cảnh báo sức khỏe song song với rìa trên của bao bì thuốc lá. từ 04 màu cơ bản trở lên với độ phân giải không được dưới 300 DPI và phải đảm bảo không bị che lấp hoặc che mờ bởi bất kỳ vật liệu, hình ảnh, thông tin nào khác. Đồng thời, diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá (so với quy định cũ là tối thiểu 30%).

Cũng tại Thông tư này, Liên bộ đã ban hành 06 mẫu cảnh báo sức khỏe kèm theo và yêu cầu các loại sản phẩm thuốc lá của 01 nhãn hiệu thuốc lá, các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau của 01 nhà sản xuất phải in các mẫu cảnh báo sức khỏe khác nhau và thay đổi định kỳ 02 năm/lần. Trường hợp 01 nhãn hiệu thuốc lá có trên 06 loại sản phẩm, 01 nhà sản xuất có trên 06 nhãn hiệu thuốc lá thì phải in

đồng thời đủ 06 mẫu cảnh báo sức khỏe...

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.

“Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” với mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ nam giới hút thuốc lá giảm còn 47,4%

“Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” nhằm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nhuy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

Ngày 25 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”.

Nhằm góp phần giảm nhu cầu sử dụng, từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại nước ta và giảm nguy cơ bệnh tật, tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra, ngày 25 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg phê duyệt: “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”.

Cụ thể, Chiến lược này đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở nước ta giảm từ 47,4% (năm 2011) xuống còn 39%, tỷ lệ này ở nhóm đối tượng là thanh thiếu niên cũng giảm từ 26% xuống còn 18 % và ở nữ giới giảm xuống dưới 1,4%.

Để đạt được mục tiêu trên, một trong những giải pháp quan trọng được nêu tại Chiến lược là xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế và quy định giá bán tối thiểu đối với thuốc lá để hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc lá. Lộ trình điều chỉnh thuế và quy định mức giá tối thiểu cần phải bảo đảm mục tiêu không tăng và tiến tới giảm sức mua các sản phẩm thuốc lá, áp dụng các biện pháp phù hợp để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá tại các cửa hàng miễn thuế.

Ngoài ra, cần từng bước chuyển đổi ngành nghề cho người lao động trong ngành thuốc lá bằng việc thực hiện nghiên cứu và xây dựng các đề án hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá, công nhân sản xuất thuốc lá.

Quyết định này có hiệu lực thi hành

kể từ ngày ký.Tăng cường phòng ngừa, ứng phó

sự cố hóa chất độcNgày 05 tháng 03 năm 2013, Thủ

tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất; xây dựng Chương trình quốc gia về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và an toàn hóa chất trình Thủ tướng xem xét.

Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra tình hình xây dựng các kế hoạch ứng phó, công tác huấn luyện, diễn tập, ứng phó sự cố hóa chất tại các tỉnh, đặc biệt các địa phương có nhà máy sản xuất hóa chất lớn...

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định về công tác an toàn với hóa chất nguy hiểm; xây dựng kế hoạch và có biện pháp phòng ngừa ứng phó phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất. Các cơ sở có quy mô lớn cần lập phương án ứng phó sự cố và định kỳ thực hành diễn tập...

AN BìNH (TổNG HợP)

VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

Page 27: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

27ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn

thông, đã mang lại cho người tiêu dùng Việt Nam những lợi ích vô cùng nổi bật và ấn tượng. Trước những năm 2000, dịch vụ viễn thông ở Việt Nam được hiểu là một dịch vụ cao cấp, dành cho người giàu và ở thành phố. Khi đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn xa lạ với việc gọi điện thoại, bởi phải bỏ ra số tiền là 850.000 đồng (gồm phí lắp đặt và tiền mua máy điện thoại cố định - tương đương hai chỉ vàng lúc bấy giờ) mới lắp được một đường dây điện thoại. Máy tính lại càng là vật xa xỉ, giống như một tài sản khổng lồ, phải chắt chiu, dành dụm cả một thời gian mới dám “đầu tư” cho con cái học hành. Vậy mà chỉ sau hơn 10 năm phát triển, giờ đây, thị trường viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ chính thức hoạt động với các mức giá cước đều giảm đi gấp nhiều lần (giảm đi từ 4-5 lần so với năm 2000); Internet đã không còn là “độc quyền” của dân thành phố mà đã lan tỏa cả tới những vùng cao và trung du miền núi. Ngay cả người dân vốn quanh năm lam lũ với con trâu, cái cày, ruộng

đất giờ đây cũng đã biết “lên mạng” để tìm kiếm kiến thức, giao lưu học hỏi…Sự phát triển vượt bậc và thần kỳ của ngành viễn thông, thông tin Việt Nam và những lợi ích to lớn mà các ngành này mang lại cho xã hội, cho nền kinh tế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đi cùng các ưu điểm, bản thân sự phát triển nhanh chóng này cũng làm xuất hiện những kẽ hở và các loại hình tội phạm mới: tinh vi và hiện đại hơn nhiều lần.

Lừa đảo trên điện thoại di động là một trong những xu hướng tội phạm, không phải là mới, nhưng thời gian gần đây lại đang rộ lên, xuất hiện ngày càng dày đặc và bản thân các cơ quan chức năng, ngay cả người tiêu dùng cũng khó mà phòng tránh khi tiếp xúc với loại hình vi phạm này. 1. Tin nhắn, cuộc gọi gài bẫy

Rất nhiều tin nhắn với nội dung “tốt đẹp”, khêu gợi sự tò mò của người nhận như: chúc mừng bạn đã trúng thưởng; có người bạn gửi tặng bạn một bài hát, đăng ký ngay để nhận phần quà may mắn, nhắn tin để biết các kết quả…Về cơ bản; nội dung của các tin nhắn này đều mang tới một tin vui cho người tiêu dùng, và sau đó là kèm theo lời đề nghị để hiện thực hóa các tin vui đó thì người tiêu dùng phải soạn một tin nhắn theo cú pháp và gửi về số điện thoại chỉ sẵn. Nhiều người tiêu dùng, mặc dù trước đó đã nghe nói về hình thức lừa đảo này, nhưng khi nhận được các tin nhắn với nội dung hấp dẫn, mê hoặc đã quên đi các cảnh báo và nhắn

tin theo cú pháp hướng dẫn. Kết quả là tiền mất mà lại còn phát sinh thêm nỗi ấm ức vì bị lừa.

Nếu trước đây, hình thức lừa đảo bằng cách đề nghị soạn tin theo cú pháp và gửi về các đầu số 8xxx thì hiện nay, phương thức này đã chuyển cả sang các đầu số 1900xxxx, vốn trước đó chỉ được các công ty có thương hiệu lớn sử dụng làm tổng đài chăm sóc khách hàng. Nhiều tin nhắn với lời đề nghị ngọt ngào như: “Anh gọi vào số 1900xxxx để nói chuyện và tâm sự với em nhé”, “Một người em gái gửi tặng bài hát, hãy gọi vào 1900xxxx để nghe nội dung và lời nhắn”, “Máy em hết pin, anh gọi vào số…”...Nhiều người tiêu dùng vì tò mò và không cảnh giác đã bị mất tiền oan vì những tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo như này.

Bảng giá tương ứng với tin nhắn đến các đầu số 8xxx (theo quy định của các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông)Đầu số Giá/ 1 SMS (đ)80xx 50081xx 100082xx 200083xx 300084xx 400085xx 500086xx 10,00087xx 15,000

Đối với đầu số 1900xxxx thì mức cước/ 1 cuộc gọi từ điện thoại di động

MộT số hÀnh Vi Lừa ĐẢO TrÊn ĐiỆn ThOại Di Động VÀ LƯu ý chO ngƯỜi TiÊu DÙng Tại ViỆT naM hiỆn nay

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

28 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

dao động từ 909 đ đến 1.818 đ / phút (tùy theo từng dải số, phần lớn các đầu số sử dụng trong các tin nhắn lừa đảo đều ở dạng 190017xx hoặc 190055xx, 190056xx, là các đầu số có giá cước thu của người gọi rất cao)

Một số tin nhắn lừa đảo có nội dung vô cùng hợp lý và không thể không khiến người tiêu dùng bị mắc lừa. Đánh vào tâm lý sợ phải nhận tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo của người tiêu dùng, nhiều cá nhân, tổ chức đã lừa đảo người tiêu dùng bằng cách gửi tin nhắn hướng dẫn người tiêu dùng ngăn chặn nhận tin rác, nội dung như sau: “…Để từ chối nhận quảng cáo, soạn tin theo hướng dẫn…”; “…Để hủy đăng ký nhận tin mới, soạn tin theo hướng dẫn…”; thậm chí, nhiều tin nhắn còn đe dọa người tiêu dùng: “Bạn đã đăng ký thành công dịch vụ abc…Để không bị thu phí 100.000đ ngay trong tháng đầu sử dụng, đề nghị soạn tin theo hướng dẫn….” Người nhận vì lo sợ bị thu phí 100.000đ đã nhắn tin theo cú pháp lừa đảo. Tinh vi và nhanh nhạy hơn, nhiều tin nhắn lừa đảo còn lợi dụng tính chất thời điểm của các sự kiện để lừa đảo người tiêu dùng. Ví dụ như lợi dụng các chương trình quyên góp từ thiện đang thực hiện trên tivi, tổ chức, cá nhân lừa đảo sử dụng các thiết bị chuyên dụng, gửi các tin nhắn có nội dung quyên góp từ thiện, đề nghị người tiêu dùng soạn theo các cú pháp hướng dẫn và gửi về các đầu số gần giống với đầu số của ban tổ chức. Với những trường hợp thế này, người tiêu dùng dù đã cảnh giác nhưng cũng có lúc bị mắc lừa một cách dễ dàng.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, rất nhiều người sử dụng điện thoại đã bị thiệt hại hàng trăm, hàng triệu nghìn đồng bởi một hình thức lừa đảo tinh vi và vô cùng đơn giản. Lợi dụng tính năng chuyển hướng cuộc gọi tự động của các nhà mạng (vốn được mở tự do và không được kiểm soát cuộc gọi chuyển hướng tới), một số tổ chức, cá nhân đã thực hiện các cuộc gọi lỡ tới các thuê bao. Khi các thuê bao này gọi lại thì hệ thống tự động chuyển hướng cuộc gọi sang đầu số tổng đài có thu tiền. Điều quan trọng trong hình thức lừa đảo này là số điện thoại

thực hiện cuộc gọi lỡ (số hiển thị trên điện thoại của người sử dụng) là các đầu số thông thường: 04.37xx, 08xxx, 09xxx... Nhưng khi gọi lại, chỉ có hệ thống trả lời tự động dẫn dụ người dùng tiếp tục kết nối đến đầu số dịch vụ 1900 với nhiều nội dung gây tò mò như: hãy gọi để kết bạn với gái xinh, trai đẹp độc thân... Nhiều người sử dụng phản ánh đã mất tới cả trăm nghìn đồng tiền cước chỉ sau vài phút kết nối. Ma mãnh hơn nữa là thời điểm thực hiện các cuộc gọi lỡ thường vào nửa đêm, khi mà tâm lý người tiêu dùng không tỉnh táo và thường có xu hướng gọi lại ngày vì lo nghĩ cho người thân của mình xảy ra việc. Để phục vụ cho việc thực hiện được nhiều cuộc gọi lỡ, hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện các thiết bị cho phép thực hiện cùng một lúc rất nhiều cuộc gọi tới các thuê bao khác nhau; Và kết quả là chỉ trong khoảng thời gian 3 ngày, theo Công ty An ninh mạng Bkav đã có 855.000 cuộc gọi nhỡ lừa đảo được thực hiện tới các thuê bao di động tại Việt Nam. Việc phòng chống các cuộc gọi nhỡ lừa đảo này là rất khó khăn vì khó có thể phân biệt được đâu là cuộc gọi lỡ thật, đâu là cuộc gọi lỡ ảo. Nhiều công ty đã cung cấp phần mềm có tính năng tổng hợp và thông báo, ngăn chặn các cuộc gọi từ các số điện thoại đã được đưa vào danh sách đen các số điện thoại vi phạm, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi thực hiện các hành vi spam thì kẻ gian thường có xu hướng dùng SIM rác và hủy ngay SIM rác sau khi sử dụng xong. Do vậy, tính năng tổng hợp các SIM đã dùng để gửi thư rác (spam) trong một số trường hợp sẽ không phát huy hiệu quả.

Với các hình thức lừa đảo qua tin nhắn như trên, mặc dù các cơ quan quản lý đã xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh và xử phạt các vi phạm liên quan, nhưng có nhiều lý do khiến vi phạm này vẫn tiếp diễn, thậm chí ngày càng thách thức và dày đặc hơn. Một trong những lý do chính khiến khó kiểm soát các vi phạm này là vì mức lợi nhuận quá lớn khi thực hiện các tin nhắn lừa đảo.

Bảng phân chia lợi nhuận từ đầu số 8x85 dành cho đơn vị là cá nhân(http://sms.vn/Gia-cuoc-dau-so/)

Theo chính sách của đơn vị cung cấp dịch vụ qua đầu số 8x85 thì với đơn vị hợp tác là cá nhân, tỷ lệ phân chia cho cá nhân hợp tác là “70% doanh thu sau khi chia lại Telcos(công ty viễn thông), trừ 10% thuế VAT”. Theo đó, với mỗi tin nhắn gửi tới đầu số 8785, sau khi trừ đi 9000 phí tin nhắn cho công ty viễn thông thì công ty cung cấp đầu số 8x85 được hưởng 1,800đ và cá nhân hợp tác (có thể hiểu là người cung cấp dịch vụ để người tiêu dùng nhắn tin tới đầu số 8x85- bên cung cấp nội dung số) được hưởng 4,200đ. Với đơn vị hợp tác là tổ chức, doanh nghiệp thì tỷ lệ phân chia có thể lên tới 90%.

Theo chính sách trên có thể nhận thấy cả ba bên, bao gồm: công ty viễn thông (ví dụ: Mobifone, Viettel, Vinaphone…), công ty cung cấp dịch vụ đầu số và bên thứ ba cung cấp nội dung số đều được hưởng lợi từ tin nhắn của người tiêu dùng và số lợi ích này tỷ lệ thuận với số lượng tin nhắn.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng khó kiểm soát các hành vi phát tán tin nhắn lừa đảo là do sự bày bán công khai của các thiết bị công nghệ hỗ trợ. Chỉ cần vài phút tìm kiếm là có thể tìm thấy các địa chỉ mua bán thiết bị và phần mềm cho phép gửi hàng trăm tin nhắn cùng một lúc:

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

29ACV C Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Các thiết bị, phần mềm này có thị giá chỉ trên dưới 2 triệu đồng/ 1 thiết bị, kèm theo hướng dẫn sử dụng chi tiết. Việc tìm mua các thiết bị hỗ trợ gửi tin nhắn hàng loạt với số lượng lớn (spam) đã dễ dàng thì việc tìm kiếm danh sách các số điện thoại của người dùng càng dễ dàng hơn. Chỉ mất vài trăm nghìn là có thể mua được danh sách 10.000 thuê bao Mobifone, 10.000 thuê bao Vinaphone…tất cả các thuê bao này đều đang hoạt động (có cước phát sinh trong tháng gần nhất), thậm chí, chỉ cần thêm ít tiền là các danh sách này có thể đi vào chi tiết sâu hơn như cung cấp theo các tiêu chí ngành nghề, theo mức cước phát sinh hàng tháng…

Như vậy, sự dễ dàng của việc thực hiện các hành vi spam cùng với lợi nhuận khổng lồ của hành vi vi phạm mang lại, trong khi cơ chế giám sát và xử phạt của các cơ quan quản lý quá nhỏ so với nguồn lợi nhuận…là những nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng ngày ngày vẫn phải đau đầu và phiền phức với các tin nhắn lừa đảo.

Để hạn chế các hành vi lừa đảo đối với bản thân mình, người tiêu dùng cần

lưu ý một số điều cơ bản sau:- Không thực hiện theo hướng dẫn

gửi tin, gọi điện đến bất cứ đầu số nào nếu chưa có cơ sở chắc chắn đấy là tin nhắn thật ;

- Nếu có các tin nhắn liên quan đến trúng thưởng, nhận quà, bốc thăm, đề nghị đóng/mở một dịch vụ thì phải cảnh giác và mặc định đây là tin nhắn lừa đảo (nếu là tin nhắn thật thì bản thân các tổ chức sẽ gọi điện trực tiếp để thông báo cho người tiêu dùng);

- Với các tin nhắn đề nghị ủng hộ từ thiện thì nên kiểm tra lại cẩn thận thông tin và chỉ nhắn tin tới các đầu số đã được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Cần cân nhắc khi gọi lại các cuộc gọi bị lỡ. Nếu khi thực hiện các cuộc gọi vào số bị lỡ mà cuộc gọi chuyển hướng tới tổng đài tự động thì nên cảnh giác với các hình thức lừa đảo;

- Trong mọi trường hợp, nếu có nghi ngờ nên gọi điện cho các tổng đài chăm sóc khách hàng của các công ty để hỏi cụ thể (những số tổng đài mà bạn có thể liên lạc khi khẩn cấp là, Mobifone (18001090), Sfone (905), Vinaphone (18001091), Viettel (198)…). Phần lớn

các số điện thoại nêu trên đều miễn phí cho thuê bao nội mạng. 2. Tin nhắn có chứa phần mềm, virus

Nhiều người tiêu dùng nhận được tin nhắn có chứa sẵn đường dẫn (link) kết nối vào Internet hoặc khi lướt web trên điện thoại thì nhận được lời giới thiệu hấp dẫn về một trò chơi hoặc ứng dụng. Khi người tiêu dùng mở các đường link này hoặc tải các trò chơi, ứng dụng về thì có thể đã bị mắc lừa của các kẻ gian. Rất nhiều người tiêu dùng đã khiếu kiện công ty viễn thông về việc số cước tăng vọt hoặc số tiền trong tài khoản bị mất sạch chỉ trong một thời gian ngắn trong khi họ không hề thực hiện hoặc phát sinh bất cứ cuộc gọi, hành vi tiêu tiền nào trên máy. Nhiều vụ trong số đó đã được chỉ ra là do người tiêu dùng đã tải về một trò chơi hoặc ứng dụng có chứa phần mềm, vi rút “gián điệp”. Những phần mềm, vi rút này sau khi xâm nhập vào điện thoại của người tiêu dùng có thể tự động thực hiện các cuộc gọi hoặc nhắn tin tới các số điện thoại định sẵn (các đầu số thu tiền như nêu trên). Các hoạt động này được thực hiện ngầm, vì vậy, người tiêu dùng hoàn toàn không ý thức được những gì đang diễn ra với điện thoại của mình. Và nếu cứ để tiếp diễn thì các chương trình này cứ liên tục gửi tin/gọi điện cho đến khi tài khoản người tiêu dùng hết sạch tiền hoặc khi người tiêu dùng phát hiện ra vào cuối tháng đóng cước.

Mặc dù mức độ lừa đảo của hành vi vi phạm này khủng khiếp hơn so với các tin nhắn lừa đảo nêu trên, nhưng người tiêu dùng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu lưu ý một điều duy nhất: không mở đường link có dấu hiệu khác lạ (được gửi từ người không phải là bạn hoặc ngay cả trường hợp được gửi từ bạn bè thì cũng cần xác nhận lại xem có đúng là người đó gửi không; gửi để làm gì;…) và không tài các phần mềm, trò chơi từ các trang web không có uy tín.

TùNG BÁCH

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

30 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S Ố 3 8 - 2 0 1 3

Hoạt động: Hội thảo quốc tế về cạnh tranh lần thứ 16

Thời gian: 18-25/3/2013Nội dung: Hội nghị định kỳ 2 năm một lần với

chủ đề về độc quyền, cartel.Thành phần/Dự án: Đại diện các cơ quan

cạnh tranh các nước ASEANĐịa điểm: Berlin - Đức

Hoạt động: Hội thảo về bảo vệ người tiêu dụng tại Bỉ

Thời gian: 16-17/04/2013Nội dung: Hội thảo về việc triển khai công tác

bảo vệ người tiêu dùngThành phần/Dự án: Đại diện cơ cơ quan bảo

vệ người tiêu dùng ICPENĐịa điểm: Antwerp, Vương quốc Bỉ

Hoạt động: Hội nghị thường niên ICNThời gian: 13-26/04/2013Nội dung: Hội nghị thường niên về cạnh tranh

của cơ quan cạnh tranh ICNThành phần/Dự án: Đại diện cơ quan cạnh

tranh ICNĐịa điểm: Balan

Hoạt động: Hội nghị thường niên AEGCThời gian: 25-27/03/2013Nội dung: Hội nghị thường niên của Nhóm

chuyên gia cạnh tranh của ASEANThành phần/Dự án: Đại diện cơ quan cạnh

tranh ASEANĐịa điểm: Philippines

Hoạt động: Khóa đào tạo về kỹ năng điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thời gian: 22-24/4/2013Nội dung: Đào tạo điều tra và xử lý các vụ việc

hạn chế cạnh tranh, kinh nghiệm của các chuyên gia Hoa Kỳ

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh và đại diện các cơ quan liên quan

Địa điểm: Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Hoạt động: Cuộc họp ACCP lần thứ 7Thời gian: 6-8/05/2013Nội dung: Hội nghị thường niên của Ủy ban

bảo vệ người tiêu dùng ASEANThành phần/Dự án: Đại diện cơ quan bảo vệ

người tiêu dùng các nước ASEANĐịa điểm: Nha Trang, Khánh Hòa

Hoạt động: Hội nghị ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng

Thời gian: 09-10/05/2013Nội dung: Thảo luận về việc nâng cao năng lực

và tăng cường hợp tác về cơ chế giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng trong ASEAN

Thành phần/Dự án: Đại diện cơ quan bảo vệ người tiêu dùng các nước ASEAN

Địa điểm: Nha Trang, Khánh Hòa

1

3

5

24

67

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Page 31: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Hành chính Tổng hợpPhòng Khai thác và Phát triển dịch vụ

Phòng Công nghệ - Thông tin

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Lãnh đạo CCID

Page 32: CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG · Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04)

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Training Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ấN PHẩM Đã xUấT BẢNCủA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH