42
Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 1 Ñeà thi:

Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 1

Ñeà thi:

Page 2: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 2

“Hãy trình bày ý kiến về một danh nhân văn hóa hoặc một nhân

vật lịch sử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà bạn tâm đắc nhất”

Page 3: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 3

THÔNG TIN TÁC GIẢ

1. Họ và tên: LÊ HUỲNH NHÂN

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 30/07/1997

4. Nghề nghiệp: Học sinh

5. Dân tộc: Kinh

6. Đảng viên/ đoàn viên: Đoàn viên

7. Đơn vị học tập: Trường THPT Long Thành

8. Nơi thường trú: Tổ 17, khu Phước Hải, thị trấn Long Thành,

huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

9. Số điện thoại: 0932.156.892

10. Địa chỉ email: [email protected]

Page 4: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 4

Maáy lôøi taâm huyeát

Ai đã từng đến quê hương tôi, làm sao có thể quên câu ca dao ngọt ngào gợi

thương gợi nhớ về một vùng đất Đồng Nai thơ mộng:

“Nhà bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Đồng Nai có con sông hiền hòa, êm đềm trôi đi, tưới mát cho vùng bưởi Tân

Triều, bao bọc lấy những xóm làng tạo nên cuộc sống trù phú và đã trở thành niềm

ao ước của biết bao cô con gái ngày xưa:

“Đồng Nai gạo trắng như cò

Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò theo anh”…

Đâu chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên, mảnh đất Đồng Nai còn có bề dày văn

hóa, lịch sử là niềm tự hào cho những ai được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất

này.Hơn ba trăm năm của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai so với lịch sử 4000 năm

dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một quãng thời gian không dài, nhưng đó

là 300 năm của biết bao sự hy sinh của nhiều thế hệ và đã làm nên một Đồng Nai

đẹp nhất trong lòng dân tộc.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” còn ghi chép lại những nét đẹp văn hóa của

vùng đất và con người Biên Hòa – Đồng Nai: “Đất đai màu mỡ, sinh sống dễ

dàng…kẻ sĩ chăm học, dân sinh siêng canh cửi… Việc vui mừng thì mừng nhau,

việc tang thì viếng nhau, dân tình trung hậu…” sống giản dị, thủy chung, nghĩa

tình.

Chính vì thế,cứ vào trung tuần tháng 6 hằng năm, Tỉnh ủy, Ban tuyên giáo

và sở khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai lại cùng nhau tổ chức “hội thi tìm hiểu

giá trị văn hóa lịch sử Đồng Nai” nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử,

con người và những anh hùng đất Đồng Nai. Qua đó, tăng cường công tác giáo

dục, nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa – lịch sử tỉnh Đồng Nai đến toàn thể

cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân

dân trong tỉnh, nhất là thế hệ trẻ. Năm nay (2014), “hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa

- lịch sử Đồng Nai” với đề thi “Hãy trình bày ý kiến về một danh nhân văn hóa

hoặc một nhân vật lịch sử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà bạn tâm đắc nhất” nhằm

tôn vinh, tri ân những danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử là những con người gốc

ở Đồng Nai hoặc sống, chiến đấu ở Đồng Nai qua các thời kỳ; có những đóng góp

tích cực, hoặc tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà sử sách

phản ánh, hoặc được nhà nước truy tặng những danh hiệu cao quý như bà mẹ Việt

Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang,…

Hưởng ứng tinh thần đó, mặc dù là một học sinh đang chuẩn bị chạy nước

rút để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời, nhưng với một trái tim chân

thành yêu lịch sử, yêu quê hương, đất nước, yêu con người Đồng Nai và một sự hồi

tưởng về ký ức tuổi thơ của chính mình; tôi xin mạng phép chọn vị Lãnh binh anh

hùng Nguyễn Đức Ứng – người đã chiến đấu và hi sinh trên mảnh đất Đồng Nai

Page 5: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 5

nhằm ngăn chặn bước tiến công của thực dân Pháp năm 1861 trong buổi đầu

kháng chiến chống thực dân cướp nước.

Bài dự thi của tôi gồm ba phần chính:

Phần I: Những cảm nhận đầu tiên.

Phần II: Nguyễn Đức Ứng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở

Long Thành – Biên Hòa năm 1861 .

Phần III: Nguyễn Đức Ứng – Những gì còn để lại.

Phần IV: Những đóng góp ý kiến. Việc biên soạn bài dự thi này là tâm huyết của chính bản thân bởi đó là một

cách để tôi bày tỏ niềm kính trọng và tri ân các bậc tiền nhân đã quên mình vì dân

vì nước. Và cũng từ những cảm xúc về vị lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, sẽ làm sống

dậy về những ký ức của tuổi thơ chính mình.

Tuy nhiên, do lượng kiến thức còn hạn hẹp cộng với việc tiếp cận, nhận định

và thể hiện tính trung thực, khách quan, đánh giá đúng lịch sử là cả một quá trình.

Vì thế, bài dự thi “tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai năm 2014” của

tôi còn nhiều sai sót, hạn chế. Mặc dù đã cố gắng phần nào nhưng những ý kiến,

kiến nghị mà bản thân đưa ra để gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử về danh

nhân văn hóa còn nhiều tính chất chủ quan nên bản thân rất mong nhận được sự

góp ý để bài dự thi “tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa tỉnh Đồng Nai năm 2014”

của tôi thực sự có ý nghĩa hơn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Long Phước, Ban quản lý di tích

mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, thư viện huyện Long Thành, các thầy cô bộ môn

Ngữ Văn và Lịch sử trường THPT Long Thành đã giúp tôi hoàn thành bài dự thi

này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Long Thành tháng 10 năm 2014

Tác giả kính bút!

Page 6: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 6

Phần I:

NHỮNG CẢM NHẬN ĐẦU TIÊN

Coå tích cuûa cuoäc ñôøi

Chiều tháng 7, một buổi chiều êm ả như ru với tiếng lách tách của những

cơn mưa phùn cuối hạ. Ngoài trời, lá vàng lác đác rơi theo từng hại mưa bay, lòng

người theo đó cũng đượm buồn. Tháng 7 về khơi gợi trong lòng chúng ta những kỉ

niệm về một thời thơ ấu với ông bà, cha mẹ và của chính cuộc đời mình. Đối với

tôi, cứ mỗi độ tháng 7 về thì mỗi độ tôi lại có những suy tư, hoài niệm về những kỉ

niệm của tuổi thơ và những phong vị quê nhà – nơi tôi sinh ra và lớn lên trong

vòng tay của ông bà, cha mẹ và cũng chính là nơi tôi bước những bước chập chững

đầu tiên trên đường đời. Những suy tư, hoài niệm ấy là những điều thiêng liêng và

cao quý mà bản thân tôi tự nhũ sẽ không sao tìm lại được trong kiếp người hữu hạn

này.

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê yên bình thuộc xã Long Phước, huyện

Long Thành, tỉnh Đồng Nai; từ lâu, tôi đã mang trong mình cái hương vị phù sa

nồng ấm và một nước da ngâm ngâm đặc trưng của nông dân Việt. Theo những gì

mà người bà đáng kính của tôi kể lại, ngày mà ba tôi còn nhỏ, làng tôi nghèo lắm.

Mọi người sống chỉ hi vọng sao có đủ ăn, đủ mặt là “phước đức lắm rồi!”. Nhưng

dân làng tôi may mắn ở chỗ ông trời ban cho những cánh đồng cò bay thẳng cánh.

Những cánh đồng ruộng lúa này đã mang lại cho dân làng một nguồn thu nhập và

một công việc ổn định.

Gia đình tôi cũng không ngoài cái khó khăn, gian khổ mà dân làng phải gánh

chịu. Và lại đau đớn hơn khi ông nội, người trụ cột trong gia đình mất sớm, một

mình bà tôi phải “một nắng hai sương”, “nuôi tảo bán tần” và cần lao bên mãnh

ruộng mà ông bà để lại để nuôi ba tôi khôn lớn, ăn học thành tài trở thành một

người giáo viên, hằng ngày tiếp nối tương lai cho thế hệ mai sau. Nói đến đây thôi

thì cảm xúc trong lòng tôi lại trào dâng khi nghĩ về ngày ấy, cái ngày một thân một

mình bà lặn lội sớm trưa chỉ vì để có ba tôi hôm nay.

Và các bạn, có một điều rất thiêng liêng và kỳ diệu luôn hiện hữu vĩnh hằng

trong dân làng nói chung và gia đình tôi nói riêng. Điều kỳ diệu và thiêng liêng ấy

chính là sự tín ngưỡng vào một vị anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp

mà dân làng tôi cung kính như một vị thần thành hoàng trong làng và được gọi

bằng một danh từ tôn kính: ÔNG. Đó chính là Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng – một

lãnh binh đã anh dũng hi sinh năm 1861 nhằm ngăn chặn bước tiến công của Pháp

tiến vào và chiếm đóng Long Thành.

Theo dân làng truyền tụng, “Ông linh lắm”. Có năm do hạn hán kéo dài,

mùa màng thất bác làm cho đời sống mọi nhà vô cùng khó khăn và cứ ngỡ phải

“phó mặt cho trời”. Tuy nhiên, mỗi lần như vậy, dân làng tôi không ai bảo ai, lại

tập trung bên mộ Ông thắp nhang và nguyện Ông phù hộ cho mùa màng bội thu,

Page 7: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 7

công việc đồng áng thuận lợi, nhà nhà được cơm no, áo ấm. Kì diệu thay! Chính vì

sự nương vào bến đỗ tâm linh này mà dân làng tôi đã có nhiều động lực hơn, chung

sức chung lòng thoát khỏi tình trạng khó khăn, thiếu thốn mà dân làng đang phải

gánh chịu.

Đối với bản thân tôi, sinh ra và lớn lên khi đất nước đã thoát khỏi tình trạng

chiến tranh nghèo đói, nên có lẽ tôi đã không cảm nhận hết những gì khó khăn, cơ

cực ngày trước mà các bậc tiền nhân nói chung và bà của tôi nói riêng phải đổi

bằng chính xương máu của chính mình. Nhưng trong trái tim của tôi luôn có một

sự cảm thông sâu sắc và một niềm kính trọng vô bờ đối với các bậc tiền nhân khả

kính. Nhất là một tấm lòng tôn kính thiêng liêng đối với vị Lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng mà tôi cũng cung kính gọi bằng một danh từ “Ông”.

Các bạn có biết không? Nếu gọi là duyên thì gia đình tôi có một cái duyên

rất lớn đối với Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Nếu như bà tôi nương vào Ông mà có

thêm động lực để quên đi những khó khăn, vất vả của một người nông dân “chân

lội xuống bùn tay cấy mạ non”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì ba tôi lại nhờ

vào chính những giọt mồ hôi nước mắt của bà và hơn hết là một tấm lòng yêu

thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con nên đã vung đắp cho ba tôi trở thành

một giáo viên giảng dạy tại ngôi trường mang tên Ông – THCS Nguyễn Đức Ứng.

Còn đối với bản thân tôi thì đó là một câu chuyện cổ tích hay nhất, sâu xa

nhất mà tôi cảm nhận được. Ngày tôi còn nhỏ, do mẹ phải đi làm ở công ty chiều

mới về nên phần lớn việc chăm sóc tôi đều do ba phụ trách. Sáng tôi được ba đưa

đi học mẫu giáo, chiều về theo ba lên trường THCS Nguyễn Đức Ứng, nơi ba đang

công tác. Chính nơi đây đã xây đắp cho tôi những bài học đầu tiên trong cuộc đời.

Đó là bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và một tin thần yêu nước ngay từ bé.

Nhớ mỗi lần được mấy thầy cô kể về Ông với câu chuyện về một vị lãnh binh

quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất mà cha ông ta ngày

trước đã khai hóa được. Mỗi lần được nghe kể là mỗi lần tôi có thêm niềm tự hào

về lòng yêu nước và sự hi sinh anh dũng của Ông – Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng.

Nói thật, trong đôi mắt của một đứa trẻ lên 3 ngày đó, tôi cứ nghĩ Ông cũng giống

như những nhân vật anh hùng trong truyện cổ tích với thân hình to lớn, vạm vở của

con nhà võ, khoác trên mình một bộ quân phục triều đình với con ngựa sắt, áo giáp

sắt,... trụ giữa cánh đồng lúa Long Phước làm cho quân địch phải e dè, kiếp sợ.

Có một kỷ niệm làm tôi không bao giờ quên đó là lần đầu tiên theo gia đình

cùng các thầy cô xuống viếng Ông nhân ngày giỗ 26/11 âm lịch. Ngày đó, tôi chỉ

là một đứa trẻ lên ba nên rất hồn nhiên, ngây thơ và rất mê chơi với những đứa trẻ

cùng trang lứa. Vì thế, sau khi cùng gia đình và các thầy cô giáo dâng lễ cúng giỗ

Ông xong, tôi đã chạy nhảy vui đùa cùng mấy đứa trẻ cùng lứa ở địa phương đến

nổi vấp té và bị trầy xướt, chảy máu cả cái đầu gối. Lúc đó, tôi đau điếng cả người

và bắt đầu sụt sùi trong nước mắt. Khi tôi khóc, có một cô mặt áo dài nằm trong

ban tiếp lễ thấy vậy liền đem một quả quýt cho tôi và nói: “Con đừng khóc nữa! Cô

cho con nè, lộc của Ông đó, con ăn đi cho hết đau chân!”. Rồi cô lột vỏ và bóc

từng múi từng múi cho tôi ăn. Nói thật, hồi còn nhỏ, tôi rất ghét ăn quýt vì vị chua

Page 8: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 8

của nó làm tôi ớn cả da gà. Thế nhưng, tôi không hiểu vì sao lần này những múi

quýt lại ngọt đến vậy. Và đến khi lớn khôn, tôi mới hiểu nó ngọt là ngọt ở tình

người và hơn hết là ngọt ở cái tấm lòng của những dòng người về đây dâng lễ vật

lên Ông với niềm biết ơn và tôn kính vô hạn. Lần đầu tiên đến viếng mộ ông ấy đã

làm tôi cảm nhận được một cái nghĩa tình trân quý mà bà con nơi đây dành cho

nhau, cùng chung sống trong sự chở che của ông – Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng,

trong đó có bà, ba và cả tôi. Và cũng từ cái tình người thiêng liêng ấy đã thôi thúc

tôi năm nào cũng về thăm Ông nhân ngày giỗ hoặc những ngày về thăm bà nơi quê

cũ.

Rồi đến năm học bước vào lớp 6, tôi đã vinh dự được học ở ngôi trường

mang tên Ông – THCS Nguyễn Đức Ứng. Từ ngày đầu bước vào trường, tôi đã

quyết tâm sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đưc thật tốt, tham gia các hoạt động

do nhà trường và Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức nhằm góp một phần nào đó để

xây dựng một ngôi trường THCS Nguyễn Đức Ứng vững mạnh, thân thiện, học

sinh tích cực; xứng đáng là một học sinh trong ngôi trường mang tên vị lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng. Và cũng chính vì sự cần cù, quyết tâm ấy nên vào năm học lớp

9, tôi được toàn thể các bạn đội viên trong trường tin tưởng bầu làm Liên Đội

Trưởng. Kể từ đây, tôi càng quyết tâm hơn nữa khi cùng với cô tổng phụ trách, các

bạn trong Ban chỉ huy Liên đội và toàn thể các bạn đội viên nhà trường xây dựng

một Liên Đội vững mạnh nhiều năm liền của tỉnh. Đồng thời, tham gia nhiều kỳ

thi, hoạt động do huyện, tỉnh tổ chức và nhiều lần đạt được những thành tích cao,

mang vinh quang về cho ngôi trường mang tên Nguyễn Đức Ứng.

Hôm nay, dù đã là một đứa học sinh cấp 3 chuẩn bị bước vào kỳ thi quan

trọng nhất của cuộc đời, thế nhưng lòng khát ngưỡng, kính trọng, sự biết ơn và

niềm tự hào về một con người đi vào lịch sử mang tên Nguyễn Đức Ứng vẫn mãi

trong trái tim tôi. Nó luôn sôi sục, trào dâng và nhất là khi những ngày hội thi “Tìm

hiểu giá trị - văn hóa- lịch sử Đồng Nai” đang ùa về…

Phần II:

LÃNH BINH NGUYỄN ĐỨC ỨNG

VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

CỦA NHÂN DÂN LONG THÀNH- BIÊN HÒA

NĂM 1861

I. Bối cảnh lịch sử Đồng Nai trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược

nước ta:

Sau 5 tháng sa lầy trong nổ lực đánh chiếm ở Đà Nẵng, R. De Genouilly kéo

2.200 lính Pháp và Y Pha Nho vào Nam để đánh chiếm Gia Định. Ngày

Page 9: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 9

19/12/1859, bọn xâm lược hội quân ở ngoài khơi Vũng Tàu, gồm 20 tàu chiến và

ngày hôm sau, đã nổ súng tấn công bảo Phước Thắng. Kể từ lúc đó, quân dân Biên

Hòa đứng lên giành lấy trách nhiệm của cuộc đối đầu lịch sử.

Ngày 24 tháng 2 năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Duy tử trận,

Nguyễn Tri Phương bị trọng thương phải rút về Biên Hòa dựng đồn lũy chống

giặc.

Ngày 16 tháng 12 năm 1861, sau khi triển khai lực lượng, quân Pháp bất ngờ

hạ lệnh tấn công thành Biên Hòa. Bởi nhiều lý do nên chỉ trong vòng một ngày

cầm cự, Nguyễn Bá Nghi (Hộ bộ Thượng thư được vua Tự Đức sai làm Khâm sai

Đại thần) đã phải bỏ chạy rút về Phước Tuy, sau đó theo đường Bà Rịa chạy ra

Bình Thuận, mặc cho số phận của quân dân Biên Hòa. Vì thế, sau một ngày khởi

chiến, quân Pháp ung dung tiến vào thành Biên Hòa.

Lúc này, các tỉnh thần là Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan, Án sát Lê Khắc Cẩn

bị vua Tự Đức trách cứ và ban dụ phải dốc sức tổ chức lực lương nghĩa quân kháng

Pháp, nhưng Nguyễn Đức Hoan đã bỏ đồn Hố Nhỉ lui về đại phận thôn Thắng Hải

thuộc tỉnh Bình Thuận, quân lính tan tác hầu hết.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng binh triều Nguyễn Bá Nghi và binh tỉnh

Biên Hòa Nguyễn Đức Hoan đã bỏ phủ Phước Tuy (bao gồm vùng đất Long Thành

– Nhơn Trạch – Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Long Khánh) mà chạy về Bình Thuận.

Riêng Án sát Lê Khắc Cẩn còn trụ lại để gom lương thực, khí giới và tổ chức “sai

người được việc, ngầm đi chiêu tập”. Kết quả của công việc này, sử sách không

chép rõ, song theo ký ức được lưu truyền từ nhiều thế hệ ở đây (trong đó có người

bà đáng kính của tôi) thì phong trào kháng chiến chống Pháp đặt dưới sự chỉ huy

của một vị lãnh binh mang tên NGUYỄN ĐỨC ỨNG.

II. Đất Long Thành – Nguyễn Đức Ứng dấy quân ứng nghĩa:

Với những dữ liệu truyền miệng cùng

với tài liệu văn tự trên tấm bia đá tại ngôi

mộ : “Ici repose Nguyễn Đức Ứng – Lãnh

binh de l’Armée Impériale Tự Đức. décédé

le 26 Décembre 1861” chúng ta có thể định

đoán rằng chính Nguyễn Đức Ứng được

triều đình cắt cử vào chức phó Lãnh binh

Biên Hòa theo chỉ dụ tháng 4/1859 của vua

Tự Đức: “Đặt thêm chức Phó Lãnh Binh

các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh

Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa, vì là việc sai

phái có nhiều khẩn cấp” và tòng dưới quyền của Lãnh Binh Bùi Thỏa.

Bia mộ khắc tên người Lãnh binh anh dũng

Page 10: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 10

Theo sử liệu, sau khi giặc Pháp chiếm Biên Hòa vào ngày 16/12/1861,

chúng liền theo sông Đồng Nai tiến đánh Long Thành, phủ Phước Tuy và chiếm

nốt Bà Rịa vào ngày 07/01/1862. Trong khoảng giữa hai thời điểm thất thủ Biên

Hòa và Bà Rịa, Nguyễn Đức Ứng đã trực tiếp chỉ huy lực lượng phòng ngự ở Long

Thành. Sau đó, ông tiến hành thu thập tàn binh từ Biên Hòa chạy về nhằm tổ chức

lại và cũng cố tinh thần chiến sĩ.

Với lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, Ông mang tư tưởng chủ chiến và quyết

chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để ngăn chặn bước tiến công của giặc. Và đây

cũng chính là điểm khác nhau giữa Ông với các vị chỉ huy khác cùng thời. Với tinh

thần ấy nên đã cổ vũ và tác động mạnh mẽ vào tinh thần chiến đấu của các binh sĩ

vì nước quên thân và được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân

địa phương Long Thành. Chính vì thế, ngoài lực lượng quân sĩ từ Biên Hòa do

chính ông chỉ huy, còn có lực lượng đông đảo quân Nghĩa dũng Long Thành thuộc

các tầng lớp nhân dân địa phương quyết tâm phòng thủ, ngăn chặn bước tiến của

quân Pháp từ hướng Biên Hòa xuống Bà Rịa.

Với mục tiêu bảo vệ tuyến phòng thủ, không cho quân Pháp từ Biên Hòa

tiến đánh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nguyễn Đức Ứng cho triển khai lực lượng dọc theo

quốc lộ 15 (nay là quốc lộ 51) nhằm tiêu hao sinh lực địch. Đồng thời chọn lũy Ký

Giang thuộc xã Long An, huyện Long Thành (nay là xã Long Phước, huyện Long

Thành) làm điểm phòng thủ quyết chiến với giặc Pháp. Nguyễn Đức Ứng cho xây

dựng căn cứ ở đoạn cuối khu rừng nguyên sinh thuộc ấp Xóm Gò, tiếp giáp với

cánh đồng Bào Lùng rộng hơn 80 hecta của xã Long An (nay là xã Long Phước),

huyện Long Thành. Căn cứ của Ông và nghĩa quân cách lũy Ký Giang khoảng hơn

1 km về hướng Nam, có vị trí chiến lược “tiến có thể đánh, lùi có thể giữ”. Vì thế,

nếu địch từ Long Thành tiến vào căn cứ phải vượt qua được lũy Ký Giang dầy đặc

tre gai và bàu nước sình lầy rộng lớn, quân ta sẽ dể dàng phát hiện địch từ xa, kịp

thời bố trí lực lượng tấn công. Nếu địch vượt sông Đồng Nai để tiến vào căn cứ thì

phải vượt qua sông Thị Vải và Suối Cả (cách căn cứ hơn 1 km) và một cánh đồng

Bàu Lùng rộng lớn, quân ta có thể dể dàng phát hiện địch từ phía xa, bố trí lực

lượng tiêu diệt; đồng thời, căn cứ được xây dựng gần khu dân cư nên nhận được

sử ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương; lại tiếp giáp

với rừng nguyên sinh nên dễ dàng cho quân ta lùi vào rừng sâu ẩn nấp, bảo toàn

lực lượng.

Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Lũy cũ Ký Giang ở địa hạt Long Thành,

phía Tây bờ sông Ký Giang là chổ cựu Tiết chế Nguyễn Văn Tuấn đồn binh chống

Tây Sơn. Năm Nhâm Tý khi triều Nguyễn trung hung (1792) khởi đắp từ bờ sông

phía Tây chạn ngang giữa đại lộ theo bờ sông đắp qua phía Bắc, dài 20 dặm rưỡi,

Page 11: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 11

lấy Trường Giang làm hào hố, chiếm cứ chổ hiểm yếu, nay di chỉ vẫn còn”. Năm

1861, lũy Ký Giang được Nguyễn Đức Ứng củng cố, rào trồng thêm tre gai tạo bức

cản vững chắc, nhằm ngăn chặn quân Pháp từ Biên Hòa tiến đánh Bà Rịa – Vũng

Tàu.

Trở lại tình hình chiến sự lúc bấy giờ. Sau khi chiếm được Biên Hòa, đại tá

Bonard chỉ huy cánh quân của Pháp đánh chiếm Long Thành. Khoảng 9 giờ này 26

tháng 11 năm 1861, cánh quân do Đại tá Domenech – Diego chỉ huy tiến vào

huyện lỵ Long Thành. Khi quân địch tràn đến ngã ba Nhà Mát gần ấp Bà Ký, cách

căn cứ của nghĩa quân hơn 1 km theo đường chim bay thì bị quân ta do Lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng chỉ huy phục kích đánh trả quyết liệt. Nhưng do sự tương quan

lực lượng, khi vũ khí và lực lượng của quân địch quá mạnh nên quân ta vừa ứng

chiến, vừa tiêu hao sinh lực địch, vừa rút dần về phòng thủ tại hậu cứ của nghĩa

quân. Quân Pháp đã bị chặn lại tại đây và trận đấu giữa hai bên diễn ra quyết liệt.

Với tinh thần chiến đấu anh dũng và sự chỉ huy gan dạ của Nguyễn Đức Ứng, quân

ta đã chiến đấu oanh liệt trước thế lực hung hậu của bọn Thực dân cướp nước.

Cuộc chiến đấu càng lúc càng trở nên gay gắt, bất phân thắng bại mặc dù trong tay

nghĩa quân chỉ có những vũ khí thô sơ và số binh sĩ thương vong rất nhiều.

Đến khoảng 14 giờ chiều, khi cuộc chiến đấu vẫn chưa phân thắng bại thì

một lực lượng viện binh của Pháp ở Biên Hòa đã tiếp ứng phối hợp với cánh quân

của Đại tá Domenech – Diego, đồng thời một cánh quân khác do Đại tá Lebris chỉ

huy đã vượt sông Đồng Nai đánh chiếm tỉnh lộ 17 và đánh sang tỉnh lộ 19, làm phá

tan trận địa phòng ngự của nghĩa quân. Trước tình hình đó, quân ta vẫn giữ vững

khí thế của người dân tộc Việt, tiếp tục chiến đấu anh dũng. Tuy nhiên, đến chiều,

Nguyễn Đức Ứng bị trúng đạn thọ thương, các nghĩa binh phải khiên Ông rút vào

căn cứ. Do vết thương quá nặng, ngày 27 tháng 12 năm 1891 (nhằm ngày 26 tháng

11 năm Tân Dậu), Nguyễn Đức Ứng đã trút hơi thở cuối cùng ôm theo mối hận:

ĐẠI NGHĨA CHƯA THÀNH.

Nguyễn Đức Ứng hi sinh, địch thừa thế dồn lực lượng bao vây và đánh úp

căn cứ, ghết hại các nghĩa binh còn lại. Sáng ngày 27 tháng 12 năm 1861, Long

Thành rơi vào tay của bọn thực dân cướp nước. Nhân dân Long Thành bước vào

thời kỳ tủi nhục của một người dân sống trong cảnh “nước mất – nhà tan”.

III. Tìm hiểu về thân thế của lãnh binh Nguyễn Đức Ứng:

Do những đặc điểm tình hình lịch sử lúc bấy giờ nên việc ghi chép của sử

thành văn còn nhiều khiếm khuyết về lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, song với nguồn

truyện kể lưu truyền trong nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến ngày

nay thì đủ để khắc họa một nhân cách anh hùng bất khuất xứng đáng với sự tôn

vinh của nhân dân nơi chứng kiến sự hi sinh anh dũng của Ông và nghĩa quân.

Page 12: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 12

Như đã trình bày ở trên, nếu căn cứ vào chỉ dụ của vua Tự Đức vào tháng 4

năm Kỷ Mùi (1859) và văn tự trên tấm bia đá tại ngôi mộ :“Ici repose Nguyễn

Đức Ứng – Lãnh binh de l’Armée Impériale Tự Đức. décédé le 26 Décembre

1861” chúng ta có thể định đoán rằng chính Nguyễn Đức Ứng được triều đình cắt

cử vào chức phó Lãnh binh Biên Hòa theo chỉ dụ tháng 4/1859 và tong dưới quyền

của lãnh binh Bùi Thỏa. Như vậy, về sau có hai khả năng:

1. Nguyễn Đức Ứng được cử làm Lãnh binh Biên Hòa thay cho Bùi Thỏa

bị cách lưu.

2. Với cương vị là phó lãnh binh, ông đã lãnh đạo công cuộc kháng chiến

chống Pháp ở vùng đất này và sau khi hi sinh được triều Nguyễn truy

phong làm lãnh binh.

Ngoài ra, cũng có khả năng, sau khi anh dũng chiến đấu, bị trọng thương

phải bỏ mạng, ông được dân chúng địa phương kính trọng tôn phong là Lãnh Binh

Theo tư liệu sách “Đồng Nai di tích văn hóa” ghi, vào khoảng năm 1936, có

một người phụ nữ từ Sài Gòn đến tìm mộ, thường được gọi là Bà Năm Sài Gòn, bà

nói giọng Huế mặc trang phục theo kiểu Tàu và tự xưng là cháu của Nguyễn Đức

Ứng. Sau khi tìm được mộ, bà lập đàn cúng bái và thuê người xây dựng lại toàn bộ

ngôi mộ như hiện hữu ( trước kia ngôi mộ chỉ là mộ đất). Những năm sau đó, vào

dịp tết Thanh Minh, bà có trở lại vài lần cúng viếng và sau đó qua nhiều năm biến

động của chiến tranh, người dân địa phương không thấy bà quay trở lại nữa.

Trong những lần Bà Năm đến viếng thăm mộ Nguyễn Đức Ứng, có nói cho

ông Phạm Văn Nhị - chủ khu nhà vườn nơi ngôi mộ tọa lạc và là cậu ruột của ông

Lê Xuân Bạc rằng Nguyễn Đức Ứng mất khi Ông 61 tuổi. Như vậy, có thể suy ra

Nguyễn Đức Ứng sinh vào năm 1800.

Năm 1991, lại có một người xưng là con cháu cụ ( không rõ họ tên) từ Huế

vào tìm mộ và có gặp ông Lê Xuân Bạc (chủ nhân khu vườn có mộ Nguyễn Đức

Ứng). Sau khi viếng mộ, ông trở ra Huế và hứa sẽ trở lại nên có để lại địa chỉ của

một người bà ( trên 90 tuổi) là Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy số 08 đường Đinh Bộ

Lĩnh - thành nội Huế. Sau khi nhận được địa chỉ này thì vào năm 1992, Bảo tàng

Đồng Nai đã gửi thư liên hệ nhưng bưu điện phúc đáp địa chỉ này không có người

nhận và đến khi cử cán bộ ra tận Huế để xác minh thì được chủ ngôi nhà số 08

đường Đinh Bộ Lĩnh - thành nội Huế cho biết đã mua lại từ chủ của ngôi nhà này

và bà ta đã qua đời rồi. Đặc biệt, sau khi nghiêm cứu Nguyễn Phước phả hệ, thì có

phát hiện một nhân vật là Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy, cháu nội của Hoàng tử tử 55

con vua Minh Mạng là Miên Kiền. Bà sinh năm 1895, mất năm 1983. Tuy vậy, do

tư liệu không nhiều nên hiện nay, Bảo tàng Đồng Nai vẫn đang tiếp tục tìm hiểu

mối quan hệ của bà với Nguyễn Đức Ứng nhằm làm rõ thân thế của Ông.

Page 13: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 13

Qua những nguồn thông tin trên cũng như tấm bia đá ghi chữ bằng tiếng

Pháp năm 1936 và họ là Công Tằng Tôn Nữ trong địa chỉ đã phần nào có đủ cơ sở

để khẳng định rằng Nguyễn Đức Ứng là thành viên cuả gia tộc Nguyễn Đức, một

trong những gia tộc có nhiều người làm quan nhất triều Nguyễn.

Phần III:

LÃNH BINH NGUYỄN ĐỨC ỨNG

NHỮNG GÌ CÒN Ở LẠI I. Di tích lịch sử: Mộ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh:

1. Vị trí hiện nay:

Mộ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh chống Pháp tọa lạc tại ấp

Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Từ ngã ba Vũng Tàu hay đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Long

Thành – Dầu Dây theo quốc lộ 51 nối thành phố Biên Hòa với tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu, ngôi mộ của Lãnh Binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh nằm bên trái, cách

quốc lộ 51 khoảng 250m, cách trung tâm huyện Long Thành khoảng 7 km về

hướng Nam.

2. Lịch sử xây dựng:

Sau khi Nguyễn Đức Ứng và các Nghĩa binh anh dũng hi sinh, nhân dân

Long Thành đã tìm cách đưa thi hài Ông và các nghĩa sĩnh về an táng trong một

ngôi mộ chung trên một khu đất cao của khu rừng nguyên sinh, ngay căn cứ kháng

Pháp của Ông thuộc xã Long Thuận (nay là xã Long Phước, huyện Long Thành).

Do cuộc sống lúc này còn đang rất khó khăn, đồng thời cũng để che mắt bọn

thực dân Pháp, nhân dân đã an táng Ông và các nghĩa binh yên nghĩ dưới lòng đất,

rồi đắp lên trên một ngôi mộ đất, dựng trước mộ một tấm bia đá trên khắc dòng

chữ Hán tên Nguyễn Đức Ứng, với dòng lạc khoản: “Thân thời” (bên trái) “thập

nhất nguyệt nhị thập lục nhật” (bên phải). Và cũng chính từ đây, mảnh đất Long

Thành này trở thành nơi yên nghỉ ngàn đời của người anh hùng bất khuất và các

nghĩa sĩ đã hi sinh cho tổ quốc.

Page 14: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 14

Cách nay hơn 100 năm,ông Phạm Văn Luận (ông ngoại của ông Lê Xuân

Bạc) ở ấp Xóm Gò, xã Long Thuận, huyện Long Thành (nay là xã Long Phước –

huyện Long Thành) vào khu rừng bàu sình lầy, nơi có ngôi mả vôi thuộc ấp Ông

Cua khai hoang trồng lúa, trồng tràm và cây ăn trái. Và khu đất ông khai phá có

ngôi mộ của Lãnh Binh Nguyễn Đức Ứng. Ban đầu, ông Luận không biết mộ phần

của ai nhưng gia đình vẫn thường xuyên rẫy cỏ, chăm sóc, nhang khói cho ngôi

mộ. Thời gian sau, ông Luận dựng nhà cho con cháu đến ở trên khu đất có ngôi mả

vôi, ông và những người trong gia đình vẫn tiếp tục chăm sóc ngôi mộ hết đời này

sang đời khác và xem người dưới mộ như chính người thân trong gia đình mình.

3. Các giai đoạn trùng tu:

a. Lần trùng tu năm 1936:

Sau 75 năm tồn tại bằng một ngôi mộ bằng đất, năm 1936, Bà Năm Sài Gòn

(như đã trình bày ở trên) thuê nhân công xây dựng lại có hình kim tử tháp cụt, bằng

gạch xi măng, cát pha đá cuội và đặt một bia đá ghi bằng tiếng Pháp ở trước mộ

phần: “Ici repose Nguyễn Đức Ứng – Lãnh binh de l’Armée Impériale Tự Đức.

décédé le 26 Décembre 1861” (tạm dịch: Đây là ngôi mộ Nguyễn Đức Ứng –Lãnh

binh của triều Tự Đức, hy sinh ngày 26 tháng 12 năm 1861). Cũng xin nói thêm,

do không tra cứu kỹ ngày tháng giữa âm lịch và dương lịch nên bà Năm đã cho

khắc nhầm ngày mất của Nguyễn Đức Ứng trên bia. Ngày mất của Ông là 26 tháng

11 năm Tân Dậu, khắc nhầm thành ra ngày 26 tháng 12 năm 1861 thay vì tính ra

dương lịch chính xác là ngày 26 tháng 12 năm 1861. Tấm bia đá cũ khắc chữ Hán

lâu ngày bị lún dưới đất, bà cho nâng lên và để ở phía dưới, nơi đặt lư hương trước

mộ. Để bảo vệ không cho trẻ con leo trèo lên mộ , bà Năm cho rào phía trên mộ

hang trụ cột bê tông được nối bởi những thanh sắt tròn sơn đỏ và rào xung quanh

(cách ngôi mộ khoảng 4m) dựng một hàng rào gỗ cây căm lục ngăn chặn không

Vị trí của nền miếu cũ trong khu vườn của gia đình Ông Ba Bạc

Page 15: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 15

cho trâu, bò vào phá mộ. Căm lục là một loại cây có sẵn ở rừng nguyên sinh của

huyện Long Thành, gỗ có đặc điểm rất chắc, cứng như thép, có màu đỏ như gõ đỏ.

Loại gỗ này để lộ thiên ngoài trời không sợ mối mọt, hư mục, thích hợp dùng làm

cọc tiêu, hàng rào và làm bánh xe bò. Hình dáng của ngôi mộ trùng tu, sửa chữa

lần này tồn tại cho đến ngày nay.

b. Lần trùng tu năm 1996:

Trải qua thời gian dài tồn tại, do tác động bởi thiên nhiên, thời tiết nắng mưa

ngôi mộ đã bị xuống cấp, vôi quét trên mộ đã bị bong tróc, rêu phong. Hàng rào

xung quanh ngôi mộ bằng gỗ căm lục đã bị mất gần hết. Được chấp thuận của

UBND tỉnh Đồng Nai, Bảo tàng Đồng Nai đã tiến hành lập dự án trùng tu tôn tạo

lại phần mộ của Ông. Các hạng mục được tu sửa bao gồm:

- Sơn sửa lại phần mộ

- Lót gạch đất nung ở nền xung quanh mộ.

- Xây một ngôi miếu nhỏ ở phía trước bên phải mộ, diện tích 9m2 (3m x

3m) để có chỗ thắp nhang cúng tế và đặt bản sao bằng xếp hạng di tích. Trong

miếu, có tấm bia đá nội dung “ Đây nơi an nghỉ ngàn thu của Lãnh binh Nguyễn

Ngôi mộ trước khi được trùng tu

Page 16: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 16

Đức Ứng và 27 nghĩa sĩ đã anh dũng hiến thân cho Tổ quốc trong trận quyết chiến

với quân Pháp xâm lược ngày 27 tháng 12 năm 1861 (26/11/ năm Tân Dậu)”. Trên

hai trụ gạch trước miếu có cặp liễn chữ Hán, nội dung:

“ Đức cảm thần linh báo hiệu thôn lân giai hữu phước

Ứng linh phát hiện Lãnh binh tử trận tại Tuy Long”.

- Xây một hồ nước hình lục giác rộng khoảng 50 m2 ở phía mộ, trụ gạch xi

măng, giăng kẽm gai.

- Làm cửa ra vào ngôi mộ: trụ cột bê tông cốt thép, cánh cửa bằng sắt.

- Chỉnh trang khuôn viên khu mộ khang trang, sạch đẹp.

c. Lần trùng tu năm 2010:

Nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Long Thành lần thứ IX

(nhiệm kỳ 2010 – 2015), hướng tới kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà

Nội. Đồng thời, để phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và

tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn của một vị lãnh binh đã anh dũng chiến đấu và hi

sinh trên mảnh đất Long Thành vì nền tự do và độc lập của dân tộc, Huyện ủy,

HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Long Thành quyết định đầu tư nâng cấp và

trùng tu tôn tạo, mở rộng khu di tích mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh. Đơn

vị lập dự án là Công ty TNHH Tư Vấn xây dựng Bình Quang. Tổng mức vốn đầu

tư là 21.590.000.000 đồng bao gồm: chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí đền bù giải

tỏa, chi phí khác và dự phòng phi. Nguồn vốn đầu tư là ngân sách huyện và huy

động xã hội hóa.

Ngày 23 tháng 7 năm 2010, công trình chính thức được chính thức khởi

công và khánh thành giai đoạn 1 vào đúng ngày kỷ niệm 150 năm Lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng hi sinh tại mảnh đất Long Thành (1861 – 2011).

Các hạng mục xây mới gồm:Cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, hồ nước, hòn

non bộ, nhà đón khách, hàng rào, khu trồng cây lưu niệm, thảm xanh, sân đường đi

bộ, hệ thống cấp, thoát nước, hồ nước phía trước mộ Ông, đường dây trung thế,

trạm biến áp, điện hạ thế, bãi để xe, các công trình phụ: nhà vệ sinh, tháp nước,

giếng khoan.

Các hạng mục trùng tu, tôn tạo: Khu mộ chính, ngôi miếu nhỏ xây dựng năm

1996 ở phía trước mộ (hiện nay ngôi miếu vẫn còn, không như một số tài liệu về

Ông đã ghi), hồ nước ở phía trước mộ Ông.

Page 17: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 17

Khu mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh ngày nay

II. Lễ giỗ người anh hùng vì nước Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh:

Cách đây hơn 100 năm, việc hương khói, chăm sóc cho ngôi mộ Ông do gia

đình ông Lê Xuân Bạc phát tâm và làm hết đời này sang đời khác. Đến năm 1980,

nhà nước chủ trương cho thành lập lại hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông

nghiệp. Năm 1983, tập đoàn 8 sản xuất xã Long Phước được thành lập do ông Lê

Xuân Bạc làm tập đoàn trưởng. Khu ruộng xung quanh mộ Nguyễn Đức Ứng được

quy hoạch giao cho tập đoàn 8 sản xuất, nhân cơ hội này, ông Bạc đã đứng ra vận

động các thành viên của tập đoàn hàng năm tổ chức cúng giỗ Nguyễn Đức Ứng,

xin ông phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu, công việc đồng án

thuận lợi và lời đề nghị của ông Bạc đã được các thành viên của tập đoàn 8 cùng

nhân dân xã Long Phước hưởng ứng nhiệt tình. Từ đó hàng năm vào ngày 25-

26/11 âm lịch, tập đoàn 8 và nhân dân xã Long Phước đều làm lễ giỗ Ông. Đây là

mốc thời gian mở đầu và chính thức tổ chức giỗ Nguyễn Đức Ứng và các nghĩa

binh mang tính cộng động của nhân dân địa phương.

Ban quý tế gồm có 9 thành viên được thành lập. Trong đó, ông Lê Xuân Bạc

được chọn làm Trưởng ban Quý tế - Chánh tế. Đồng thời, mời các cụ lão ấp Đất

Mới tham gia với tư cách là cố vấn thực hiện các nghi thức cúng tế.

Theo phong tục tập quán của người dân làng tôi, khi vụ mùa thu hoạch xong

và sau khi mùa vụ cuối năm kết thúc, bà con trong xã tổ chức cúng ruộng, gọi là lễ

cúng tạ ơn thần nông. Bên cạnh đó, bà con cũng Sắm sửa ra khu ruộng Phần Bàu

gần ngôi mã vôi (tức mộ Nguyễn Đức Ứng) để cúng, xin Ông phù hộ cho mùa

thuận gió hòa, công việc đồng áng được thuân lợi, mùa màng bội thu và phù hộ

cho nhà nhà được ấm no, gia đình hạnh phúc. Tùy theo điều kiện năm thu hoạch

được mùa hay thất, nếu được mùa bà con đóng góp cúng giỗ nhiều hơn như năm

đó có thêm một con heo quay và lễ cúng có mượn thêm học trò lễ của các đình,

miếu lân cận về dâng rượu cho Ông và các nghĩa binh. Ngoài ra ban quý tế còn

Page 18: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 18

mướn các bộ phim video lịch sử, tuồng tích cổ của việt Nam chiếu suốt đến 25- 26

tháng 11 cho bà con xem, tạo không khí hội hè cho lễ giỗ.

1. Giai đoạn từ năm 1987 đến 1994:

Khi chưa xếp hạng Di tích, người dân tổ chức cúng giỗ

vị Lãnh binh do Ông Lê Xuân Bạc làm trưởng ban Quý tế

Để việc cúng tế Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và các nghĩa binh thêm trang

trọng và chu đáo, Đảng ủy, UBND xã Long Phước trực tiếp chỉ đạo việc cúng giỗ,

Chủ tịch Hội nông dân xã Long Phước đã thành lập Hội lễ Ông để lo việc cúng giỗ

hàng năm và chăm sóc, bảo quản khu mộ; đồng thời lên kế hoạch xin đất các hộ

dân có ruộng trước ngôi mộ Ông để làm con đường từ QL 15 đi vào mộ Ông cho

thuận tiện cho nhân dân đi lại, thăm viếng và dựng tạm nhà võ ca trước ngôi miếu

phục vụ cho việc cúng tế. Hội Ông gồm 67 thành viên ông Võ Văn Hạp – Chánh

tế, ông Võ Văn Dân – Bồi tế, nhìn chung công việc cúng tế, làm đường và dựng

nhà võ ca, chăm sóc, bảo vệ ngôi mộ tương đối thuận lợi, khu mộ ngày càng khang

trang, sạch đẹp…Việc tổ chức giỗ Nguyễn Đức ứng và các nghĩa binh trong thời

gian này cũng được tổ chức bài bản, chu đáo hơn, nghi thức cúng giống với lễ kỳ

yên ở các ngôi đình trong vùng, có văn tế và có học trò lễ, nhân dân trong xã và

các xã lân cận đến dự lễ giỗ Ông rất đông, ai cũng có chút lộc của Ông mang về.

2. Từ năm 1994 đến nay:

Năm 1994, mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh được xếp hạng là di tích

cấp quốc gia. Năm 1996, ngôi mộ được Bảo tàng Đồng Nai tiến hành trùng tu, tôn

tạo, từ đó nghi thức lễ giỗ Ông hàng năm có sự tham gia, hướng dẫn của Bảo tàng

Đồng Nai và chính quyền địa phương nên lễ giỗ có nghi thức trang nghiêm và quy

mô lớn hơn; có sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp xã và

Ban quý tế các đình , miếu trong xã Long Phước và các địa phương lân cận. Ban

Page 19: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 19

Quý tế tự nguyện tham gia đảm nhiệm nghi thức cúng tế bao gồm:13 thành viên và

Ban cố vấn gồm các kỳ lão trong xã là 06 thành viên.

3. Nghi lễ giỗ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng:

Lễ giỗ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng

hiện nay do UBND xã Long Phước phụ

trách. Theo đó, Ban tổ chức lễ hội do

UBND xã thành lập và soạn thảo chương

trình thong qua các cụ bô lão trong xã và

Ban tế tự lấy ý kiến của toàn thể. Sau đó

lập kế hoạch mua sắm vật thực, danh sách

khách mời và in thiệp gửi; tiếp theo đó là

ra mộ dọn vệ sinh sạch sẽ ngôi mộ và xung

quanh, sau đó phân công trách nhiệm công

việc cho ban, đoàn thể có liên quan tham

gia đảm bảo cho lễ giỗ Ông được an toàn, tốt đẹp…

Chương trình lễ cúng như sau:

Ban Tế tự, các cụ lão và Hội lão Ông quần áo chỉnh tề trong trang phục áo

dài, khăn đóng vào vị trí đã được phân công để tiến hành làm lễ.

Ngày 26 tháng 11 âm lịch:

1. Cúng tiền hiền, hậu hiền.

2. Lễ Túc yết (Nghi yết).

Ngày 27 tháng 11 âm lịch:

1. Cúng Đoàn cả (lễ chính- tức lễ tế vị phúc thần của làng, tức Nguyễn

Đức Ứng): lúc 5 giờ sáng.

2. Sau lễ cúng đoàn cả xong, BTC bày tiệc đãi quan khách và nhân dân

đến hành hương. Đến 15 giờ thì buổi lễ hoàn mãn.

III. Nguyễn Đức Ứng trong trái tim người dân Long Thành:

1. Tâm linh hóa hình ảnh người Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng:

Như đã trình bày ở phần đầu, nhân dân làng tôi luôn luôn ngưỡng vọng về

Ông và xem Ông như một vị Phúc thần trong làng. Theo những gì tôi cảm nhận

được, người dân làng tôi kính trọng, thờ tự Ông trước hết là ở cái truyền thống

“uống nước nhớ nguồn”, tri ân và báo ân với một bậc anh hùng đã quyết tử cho tổ

quốc quyết sinh, vì độc lập, tự do của dân tộc. Thứ hai, đó chính là ở cái bến đỗ

tâm linh mà dân làng tôi dựa vào. Nói cách khác, dân làng tôi đã tôn người Lãnh

binh anh dũng thành một vị Phúc thần với uy linh bao trùm và luôn ngự trị trong

tâm thức – tín ngưỡng của người dân làng tôi.

Page 20: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 20

Ở làng tôi, không ai không biết đến những câu chuyện truyền miệng về sự

hiển linh của Ông. Ví dụ như chuyện những đêm thanh vắng, bỗng có cơn gió lao

xao tràn qua, trong gió nghe rõ tiếng quân reo và tiếng va chạm của binh khí. “

Ông về đấy”. Người ta còn kể về con rắn thiêng lẫn quất ẩn hiện quanh mộ Ông

không cắn ai bao giờ. Và người ta cũng kể nhiều chuyện về việc ông quở phạt

những người cố tình xâm phạm đến mộ Ông. Và quan trọng nhất chính là nhờ vào

sự tín ngưỡng về Ông, dân làng tôi trở nên đoàn kết, yêu thương, cùng nhau chia

sẻ, vượt qua mọi khó khăn, vất vả của công việc đồng án hằng ngày. Đồng thời,

xin ông phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bà con có được mùa màng bội thu, nhà nhà

được cơm no, áo ấm, con trẻ khỏe mạnh, học hành chăm ngoan. Tất cả đều xuất

phát từ những tín niệm, lòng tin và lòng tôn kính của nhân làng tôi và được làng tôi

kính trọng gọi bằng một danh từ rất thiêng liêng: ÔNG (như đã nói ở phần đầu).

2. Hai áng văn ca ngợi vị lãnh binh anh dũng Nguyễn Đức Ứng:

Thơ văn yêu nước là một đề tài lớn trong nền văn học Việt Nam. Đặc biệt là

thơ văn yêu nước của những nhà văn lớn, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu. Thơ

văn của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào

kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai

mươi năm trời. Đặc biệt là thể loại văn tế, ca ngợi những anh hùng suốt đời tận

trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.

Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của

Nguyễn Đình Chiểu:

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.

[…]

Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác

mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ…

Như vậy, bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Guộc” là khúc ca những anh hùng thất

thế, nhưng vẫn hiên ngang: “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp

nguyện được trả thù kia…”

Và lãnh binh Nguyễn Đức Ứng – một vị lãnh binh đã anh dũng hi sinh trên

mảnh đất Long Thành để bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc cũng được ca ngợi như

thế. Về sau, khi nước nhà hoàn toàn độc lập, có hai áng văn ca ngợi vĩ lãnh binh

anh dũng Nguyễn Đức Ứng rất độc đáo. Mặc dù, hai áng văn này không thể hiện

được những nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật như “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

nhưng nó đã làm sống dậy được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ và hơn hết là tấm lòng

tiếc thương, kính trọng và khâm phục trước anh linh người Lãnh binh đã ngã

xuống vì độc lập, tự do của dân tôc.

Page 21: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 21

Trước hết là bải “Văn tế lãnh binh Nguyễn Đức Ứng” được sử dụng trong

nghi lễ Túc yết ngày 26 tháng 11 âm lịch hằng năm nhân dịp kỉ niệm ngày mất của

ông. Xin được trích nguyên văn bản phiên âm chữ Hán:

Phiên âm:

Văn tế Lãnh bĩnh Nguyễn Đức Ứng

Tuế thứ năm….niên kiến….sóc, việt…lương thần. Việt Nam quốc, Đồng Nai

tỉnh, Long Thành huyện, Long Phước xã, Đất Mới ấp.

Kim bổn thần nam nữ đại tiểu đẳng.

Chánh tế…

Bồi tế…

Cẩn dĩ can lạp, tư thình , kim ngân, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi

nghi.

Cảm chiêu cáo vu:

Hỡi ôi! Nhớ linh xưa bậc tiền bối có công khai khẩn, quyết chí hy sinh, bảo

vệ tổ quốc giống nòi, đem thân mạng làm ngọn đuốc sang soi đáp lại nền tự do cho

hậu đại. Nay nhân dân xã Long Phước nam phụ lão ấu đồng thành tâm vọng bái

trước ngôi mộ Ngài Nguyễn Đức Ứng, cấp bậc Lãnh binh nhất vị công thần

nguyên triều Tự Đức. Ngài có công hy sinh cứu nước, chống dịch quân chẳng kể

thân mạng, sát Pháp giặc chuyên quyền xâm phạm, quyết tử chiến hy sinh can đảm

không đầu hàng lũ giặc ngoại bang. Hai mươi bảy nghĩa quân bỏ mạng nơi chốn

chiến trường, thi hài đồng chung ư nhất mộ. Thanh sử tạc bảng vàng thiên cổ. Nơi

cánh đồng hoang mồ chôn chiến sỹ vô danh.

Nay nước nhà thống nhất hoàn thành, lập ngôi miếu phụng sự vị anh minh

trung nghĩa, vì tổ quốc bỏ mạng nơi trận địa ngoài trăm năm. Nơi cánh đồng

hoang ngôi ngộ vẫn còn trơ.

Nay hậu thế tri ân phụng sự ngài tiền sử. Ngài hiển linh hựu nhân dân xã

Long Phước được hai chữ mien trường.

Nay nghi lễ hương đăng trà quả cung vọng:

- Thành Hoàng bổn cảnh.

- Ngũ phương ngũ thổ.

- Tiên sư, thổ công, thổ kỳ, thổ chủ, thổ phủ.

- Mộc trụ thần quan chi thần.

- Cung thỉnh Đông Nam đạo Đô chỉ huy Nguyễn Đức Ứng cấp bậc lãnh

binh nhất vị tướng quân chi thần.

- Thỉnh nhị thập nhất nghĩa quân tử ư nhất mộ anh linh uy dũng liệt sỹ

chi binh.

- Tả ban liệt vị

Page 22: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 22

- Hữu ban liệt vị.

- Tiền hiền khai khẩn

- Hậu hiền khai cơ chi vị.

- Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nương nương chư vị.

- Thần nông thánh vị.

- Chiến sỹ trận vong.

- Đồng bào tử nạn.

- Vong linh quá cố.

- Nam thương yểu tử.

- Thập loại cô hồn.

- Hữu danh vô vị, hữu vị vô danh đẳng đẳng.

Đồng Nai cách hưởng.

Cáo viết:

Vi hữu kỳ an, tất cáo lễ giả.

Duy tư kim nhật, kính chính kiền thành, cung trần phỉ lễ, kiền cụ thần minh,

thượng kỳ giám cách. Phù bổn thôn chi khang thái, hựu nam nữ dĩ cát xương, tiền

tài thịnh vượng, mãi mại lợi danh, tăng bách phước, nguyệt tấn tài nghinh, tiêu tai

viễn tống, phước huệ tinh tường, tứ dân tứ thú, thôn lợi nam bình, lương thần cát

nhật.

Phục duy cẩn cáo.

Như vậy, bài “Văn tế Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng” chính là áng văn đầu

tiên ca ngợi người Lãnh binh yêu nước Nguyễn Đức Ứng. Tuy áng văn còn mang

nhiều tính chất của văn hóa tâm linh (vì được sử dụng trong lễ túc yết ngày giỗ

Ông) nhưng lại mang một tinh thần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao quý của

người dân Việt Nam. Đồng thời, áng văn đã ca ngợi người Lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng với công “hy sinh cứu nước, chống địch quân chẳng kể thân mạng, sát Pháp

tặc chuyên quyền xâm phạm, quyết tử chiến hy sinh can đảm không chịu đầu hang

lũ giặc ngoại bang”. Đồng thời cũng thể hiện niềm kính tiếc “Hai mươi bảy nghĩa

quân bỏ mạng nơi chốn chiến trường, thi hài đồng chung một mộ. Sử sanh ghi tạc

bảng vàng ngàn xưa. Nơi cánh đồng hoang mồ chôn chiến sỹ vô danh”.

Thứ hai là áng văn của Huỳnh Ngọc Trảng viết ngày 01 tháng 01 năm 2014

và được khắc trên bia đá tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh

đặt tại khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Sau đây là nguyên văn bài

tưởng niệm:

Từng nghe: Quốc gia hung vong, thất phu hữu trách. Gặp thời đại định thì

đem tài trí, mưu lập lấy điều thành, cốt cho muôn dân được an cư lạc nghiệp. Lúc

hữu sự thì vì nước quên nhà, lúc gặp nguy thì không tiếc mạng. Phàm hào kiệt xưa

Page 23: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 23

nay đều sống chết như vậy. Nên ngàn đời đều lấy đó làm gương, đấng trượng phu

dốc lòng trung nghĩa, vì nước vong thân, thì không lấy chuyện thành bại mà luận

bàn hay dở.

- Nước Việt Nam ta từ trước:

Trải các triều lịch đại đế vương, thăng trầm có lúc, nhưng chưa bao giờ cúi

mặt làm tôi mọi cho người. Ấy vậy mà kể từ năm Mậu Ngọ, giặc Tây dương đem

tàu sắt súng đồng đánh thành chiếm đất, mưu biến nước ta thành thuộc địa lâu dài.

Dân ta gặp cảnh ly loan,

Vận nước đang hồi bỉ cực.

Đường trị loạn cổ kim đà chỉ rõ;

Sự chiến – hòa, vinh – nhục sách sử hãy còn ghi.

- Cho nên: khi giặc bắn đại bác vào đồn Phước Thắng, ta đắp hàn, cắt đứt

đường sông. Lúc giặc giăng tàu chiến, pháo hạm tấn công, ta đánh chặn ở đồn

Bảo Trâm Lương Thiên…

Xông trận giữ đồn Danh Nghĩa, Nhà Bè: bắn thần công đốt cháy tàu Tây;

Mấy phen cố thủ Tả Định, Tam Kỳ; kẻ đâm ngang, người chém ngược, liền

mình như chẳng có.

Hỡi ôi!

Cơ trời chưa thuận: Thành Gia Định, mối oán thù chưa trả… Máu đỏ sông

Đồng Nai, Bến Nghé;

Vận nước đang hồi nghiêng ngã: Đại đồn Chí Hòa thất thủ, chốn sa

trường… da ngựa bọc thây.

Đang hồi lửa dây, việc chiến việc hòa tưởng chừng tương kế tựu mưu, nào

ngờ quan khâm sai sợ tàu lớn súng to đã đành lòng toan bề hàn giặc;

Vừa lúc thù đánh tới Biên Hòa, quan tướng binh triều bỏ chạy thoát lấy

thân, tuần phủ. Án sát tỉnh thần rút về Hồ Nhỉ mấy ngày cũng tìm đường trốn ra

Bình Thuận.

Sức giặc đương lúc cương cường, được một muốn mười; trên lộ thúc bộ

binh, dưới sông xua chiến hầm hè lấn tới;

Nguyễn Lãnh binh ta, vốn đã trải mấy đồn lương thiện, tam Kỳ, tả Định, Bảo

Trâm… Thù kia quyết chẳng đội trời chung;

Biên Hòa thất thủ, thế lực bất cân: về Ký Giang đắp lũy xây đồn, giữ một

góc bày lòng địch khải;

Cắt quan lộ giàn quân ngăn giặc, chọn Vũng Lươn, bàu Lùng làm căn cứ

công thù được vừa hai. Lũy cũ: vũng bàu bày thế hiểm;

Rừng hoang: tre mây mọc kín dựng vách xây thành.

Page 24: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 24

Cờ đại nghĩa vừa treo, trăm người như một rập theo: kẻ gươm giáo sung

quân, người góp lương tiền gạo thóc;

Giàn quân trực diện, đánh thù một trận lẫy lừng: đạp rào bước tới, thà thác

còn hơn chịu chữ đầu tây.

Than ôi!

Thành Gia Định, đại đồn thưở trước còn khó bế xoay trở cự đương;

Huống chi có lũy Ký Giang giờ khác thể ngàn cây treo sợi tóc.

Chí dốc ngăn thù đánh xuống, đắp lủy rào dồn mưu đại sự nào hay đâu trời

nỡ phụ anh hùng;

Lòng những mong theo cờ phấn nghĩa tính kế dài lâu, sao đất vội chiêu hồn

nghĩa binh về âm cảnh.

Gác đầu về núi, ôi vương thổ ba tỉnh còn đâu;

Nhắm mắt xuôi tay, biết bao giờ cờ phất trống rung, giành lại được nước

non non nước cũ!

Trăng lạnh đêm thâu, cỏ cây mãi xôn xao khua tiếng giáo gươm tướng binh

chưa hề người hận; sương sốm mưa mai; hoa rừng khôn ráo gửi tiếc thương theo

tiếng chim vịt kêu chiều.

Mến người trung nghĩa: đá núi tạc bia son một tấm, kẻo ngày qua tháng lại

phôi pha.

Thương bao người vị quốc vong thân: vung đất cỏ đắp mồ giữa rừng… xuân

hạ thu đông yên ấm dưới hai vầng nhật nguyệt.

Nay đất nước yên bình;

Giờ non sông đang đổi mới

Đốt lọn nhang trầm cáo với các anh linh rằng: hận nước nay cháu con đã

rửa sạch; xây đền thiêng đặng hương khói trang nghiêm, cốt tỏ tất dạ kinh thành

Đảng bộ và nhân dân huyện Long Thành

Long Thành ngày 01 tháng 01 năm 2011

Huỳnh Ngọc Trảng bái bút.

Bài văn tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng do Đảng bộ và nhân dân

huyện Long Thành phụng soạn làm chúng ta nhớ đến bài ca “Văn tế Nghĩa sĩ Cần

Giuộc” của Nguyễn Đình Chiều. Mặc dù hai áng văn chương yêu nước cách nhau

đến 150 năm nhưng đều chung cảnh ngộ, chung thời buổi và chung dân tộc. Bài “

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng

vẫn hiên ngang : “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được

trả thù kia…”. Còn bài văn tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng là khúc ca ca

ngợi người Lãnh binh anh hùng, suốt đời tận trung với nước, và than khóc 27

Nghĩa binh đã hi sinh để trọn nghĩa với dân tộc. Đặc biệt, bài văn tưởng niệm làm

Page 25: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 25

mỗi người chúng ta thêm sôi sục với khí tiếc của Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và

27 nghĩa binh lúc bấy giờ. Đó là lòng căm thù vô hạn bọn thực dân Pháp xâm lược,

nguyện hi sinh tất cả và chiến đấu đến cùng để cứu nước, cứu dân.

Như vậy, bài văn tưởng niệm Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng đã hội đủ những

gì lịch sử vốn ghi nhận và ca ngợi về một vị Lãnh binh anh hùng quyết chiến đấu

đến hơi thở cuối cùng vì độc lập, tự do cho dân tộc. Đồng thời, bài văn cũng khẳng

định được mối đại thù chưa trả của các bậc tiền nhân thuở trước, trong đó có Lãnh

binh Nguyễn Đức Ứng, ngày nay hàng cháu con đã rửa sạch. Cuối cùng, bài văn

bài tỏ tấm lòng tri ân và báo ân theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả

nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam đối với Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng nói

riêng và các bậc anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ độc lập – tự do

của dân tộc nói chung.

Tấm bia tưởng niệm của Đảng bộ và nhân dân Long Thành

3. “Hành khúc trường Nguyễn Đức Ứng”

“Hành khúc trường Nguyễn Đức Ứng” là một bản nhạc do thầy giáo Hoàng

Điệp sáng tác thể theo nguyện vọng của thầy và trò trường THCS Nguyễn Đức

Ứng. Bài hát này được xem là bản nhạc truyền thống của nhà trường. Tôi còn nhớ,

trong những ngày khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam hay lễ tổng kết; hoặc những

hội thi như múa hát sân trường, hoa phượng đỏ,…; bài hát ấy lại vang lên hào hùng

bởi từng cung nhạc là từng cơn sóng của nhạc sĩ và thầy - trò trường THCS

Nguyễn Đức Ứng tự hào vì trường ta được mang tên một vị Lãnh binh anh hùng

Page 26: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 26

lẫm liệt. Dưới đây là toàn bộ bài ca ấy (ở phía sau bài dự thi có đĩa mp3 về bài hát

ấy, kính mời BKG cùng thưởng thức)

4. Nguyễn Đức Ứng – còn mãi trong trái tim:

Trong “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu có viết: “ Thác mà

trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình

miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Trong bài tưởng niệm Lãnh

binh Nguyễn Đức Ứng cũng có ghi “mến người trung nghĩa: đá núi tạc bia son

một tấm, kẻo ngày qua tháng lại phôi pha. Thương bao người vị quốc vong thân:

vung đất cỏ đắp mồ giữa rừng… xuân hạ thu đông yên ấm dưới hai vầng nhật

nguyệt”.

Page 27: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 27

Thật vậy, từ bao đời nay, những vị anh hùng dân tộc từ Nam chí Bắc, dù ở

triều đại nào đi chăng nữa, nếu một lòng phò vua giúp nước, hi sinh anh dũng để

quyết tử cho tổ quốc quyết sinh thì luôn luôn được nhân dân ta kính trọng, tri ân và

tưởng niệm. Đối với vị Lãnh binh mang tên Nguyễn Đức Ứng, mặc dù ra đi khi

nước nhà chưa độc lập, đại nghĩa chưa thành, đại thù chưa trả nhưng những gì

Nguyễn Đức Ứng đã làm khiến cho nhân dân phải cúi đầu kính trọng. Dù biết rõ sự

tương quan lực lượng là rất lớn nhưng với tấm lòng yêu nước, không muốn từng

tấc đất quê hương phải rơi vào tay giặc, Nguyễn Đức Ứng đã anh dũng đấu tranh

đến hơi thở cuối cùng. Nếu so sánh với những vị chỉ huy đương thời mang tư

tưởng chủ hòa và sự nhu nhược, nhượng bộ Pháp của triều đình nhà Nguyễn thì có

lẽ, Nguyễn Đức Ứng xứng đáng được nhân dân tôn vinh và kính phục bởi tư tưởng

chủ chiến và quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của mình. Chính vì tinh thần

ấy, Nguyễn Đức Ứng đã kiến cho bao Sử gia, nhà nghiêm cứu phải nể trọng; bao

con người phải kính cẩn nghiêng mình.

Đối với nhân dân huyện nhà, Nguyễn Đức Ứng chính là biểu tượng cho một

thời kỳ đấu tranh anh dũng của quân và dân Long Thành trước khi Đảng Cộng sản

Việt Nam ra đời (02/1930). Nếu như Thành Phố Biên Hòa với Cù Lao Phố - một

thị cảng sầm uất nhất Nam bộ vào thế kỷ XVII, XVII; huyện Nhơn Trạch với

tượng đài chiến sĩ đặt công Rừng Sác; Vĩnh Cửu với Chiến Khu Đ; Định Quán với

chiến thắng La Ngà âm vang một thuở thì có lẽ, huyện Long Thành sẽ gắn liền với

hình ảnh người Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng – hi sinh trong buổi đầu kháng chiến

chống bọn thực dân cướp nước.

Đối với những người dân sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thuộc xã Long

Phước, huyện Long Thành (trong đó có gia đình tôi) thì dường như, Nguyễn Đức

Ứng là bất tử, là những gì thiêng liêng và cao quý nhất mà dân làng tôi ngưỡng

vọng. Như đã trình bày, theo những người dân làng tôi kể: vào những đêm thanh

vắng bỗng có cơn gió lao xao tràn qua, nghe trong gió rõ tiếng quân reo và tiếng va

chạm của binh khí từ hướng lũy Ký Giang về mộ Nguyễn Đức Ứng. Người ta nói

đó là đoàn quân của Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng đi đánh trận trở về. Có lẽ đối với

những người chưa bao giờ nghe danh và biết đến Ông thì sẽ nghĩ đây là mê tín,

huyền thoại. Nhưng đối với tôi và cả những người sinh ra, lớn lên trên mảnh đất

Long Phước thân yêu thì có lẽ, những câu chuyện ấy (không biết là có hay không

và không biết tự bao giờ) sẽ không bao giờ quên được và xem đây như là những

câu chuyện cổ tích của làng. Và từ những câu chuyện đó, chúng ta thấy được

Nguyễn Đức Ứng và các nghĩa binh đã chiếm được tình cảm rất sâu đậm trong

lòng người dân Long Thành – Biên Hòa trong những ngày đầu kháng chiến chống

thực dân Pháp và cho đến tận ngày hôm nay.

Page 28: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 28

Đối với những thế hệ học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì có lẽ sẽ

luôn luôn tự hào về một vị Lãnh binh quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để

giữ lại mảnh đất tôi đang sống hôm nay. Nhất là những đứa học sinh đã và đang

vinh dự được học trong ngôi trường mang tên chính người Lãnh binh anh dũng –

THCS Nguyễn Đức Ứng thì tinh thần ấy lại được nâng lên gấp bội. Và từ những

niềm tự hào, kính trọng và khâm phục ấy đã kết tinh cho những thế hệ học sinh

trường THCS Nguyễn Đức Ứng nói riêng và học sinh huyện Long Thành nói

chung một ý chí quyết tâm rèn luyện đạo đức, ra sức thi đua học tập, xứng đáng là

một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất mà ngày ấy, người lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng đã hi sinh để bảo vệ.

Còn đối với một đứa học sinh như tôi thì có lẽ, Nguyễn Đức Ứng chính là

trái tim của chính mình. Trong sinh học, trái tim có nhiệm vụ lưu thông máu đến

các cơ quan. Vì thế, trái tim có nhiệm vụ duy trì sự sống của mỗi con người. Và

Nguyễn Đức Ứng chính là trái tim của tôi bởi chính hình ảnh người lãnh binh anh

dũng, kiên trung, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để gìn giữ từng tấc đất quê

hương đã nâng bước và tiếp cho tôi một nguồn ánh sáng đạo đức để tôi chập chững

bước vào đời. Trái tim ấy được kết tinh từ truyền thống của gia đình và từ một câu

chuyện mà tôi mạng phép gọi là cổ tích của cuộc đời mình (đã trình bày ở phần

đầu). Truyền thống gia đình và câu chuyện cổ tích ấy gắn liền với Ông – lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng. Và nếu tha nhân cho tôi một tấm vé trở về tuổi thơ thì tôi xin

được chọn tấm vé trở về với kỷ niệm ấu thơ gắn liền với người lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng để tâm trí, tư duy tôi sống lại những bài học vô giá đầu tiên của cuộc đời.

Viết bài dự thi “tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử Đồng Nai”, dường như tôi đang

viết những trang nhật ký tuổi thơ của chính mình. Trong tâm trí tôi lúc này, những

kỷ niệm ngày xưa cứ ùa về. Làm sao có thể diễn tả được những cảm xúc trào dâng

của bản thân lúc này khi những kỷ niệm ngày xưa ấy cứ ùa về như những cơn sóng

lòng dào dạt trong tâm trí. Những kỷ niệm ngây thơ, trong sáng ấy ùa về và nẩy nở

trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng….

Những cảm xúc về tuổi thơ gắn liền với người lãnh binh mang tên Nguyễn

Đức Ứng ấy rồi đây sẽ kết thành trách nhiệm. Trách nhiệm của một đứa học sinh

hôm nay và một chủ nhân đất nước tương lai đối với quê hương và dân tộc. Trước

hết là trách nhiệm gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa thiêng liêng mang

tên Nguyễn Đức Ứng nói riêng và mang tên “Dân tộc Việt Nam” nói chung. Bản

sắc ấy chính là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hung đúc từ lịch sử hơn

300 năm của mảnh đất Biên Hòa – Đồng Nai và hơn 4000 năm của dân tộc Việt.

Thứ hai, bản thân cần phải gìn giữ và phát huy bốn chữ “độc lập – tự do” mà mấy

ngàn năm cha ông đổi bằng xương bằng máu mới đạt được, trong đó có một phần

Page 29: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 29

xương máu của người lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Rồi phải có ý thức học tập, rèn

luyện đạo đức để trở thành một con người với đúng nghĩa của một chữ “ Nhân” mà

ngày xưa thầy giáo Chu Văn An viết trên tay người học trò mình. Đồng thời, trong

giai đoạn đất nước đang phải chịu nhiều biến động, nhất là khi Trung Quốc vi

phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước trên biển Đông, trong đó có Việt Nam,

thì trách nhiệm của bản thân nói riêng và bao thế hệ thanh niên Việt Nam nói

chung càng được nâng lên ở một tầm cao mới. Trách nhiệm ấy gắn liền với sứ

mạng gìn giữ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ. Muốn làm được như vậy, thanh niên

Việt Nam chúng ta và chính bản thân tôi suy nghĩ cần phải thấm nhuần lời dạy của

chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đó là: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi

nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?

Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước

nhà mà hi sinh phấn đấu đến chừng nào?”…

CHƯƠNG IV:

Những đóng góp, ý kiến của bản thân trong việc gìn giữ,

bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa về lãnh binh Nguyễn Đức Ứng

và khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh hiện nay

Đồng Nai là một vùng đất có lịch sử hơn 300 năm. 300 năm so với thời gian

2000 năm lịch sử của dân tộc thì quả thật là rất ngắn. Thế nhưng, 300 năm đó là

300 năm Đồng Nai làm hết sứ mạng của mình. Từ việc chung tay bảo vệ hòa bình,

đấu tranh chống hai tầng xiềng xích thực dân và đế quốc đến việc xây dựng kinh

tế, phát triển đất nước. Đặc biệt, trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Đồng Nai

đã để lại cho dân tộc một bề dày lịch sử và những bản sắc văn hóa truyền thống cả

vật thể lẫn phi vật thể vô cùng quý giá. Đặc biệt, là những giá trị văn hóa vật thể

lẫn phi vật thể nói về Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Đó là những điều chúng ta cần

trân trọng, bảo vệ. Là một đứa học sinh cấp 3, bản thân tôi có một vài ý kiến, đóng

góp nho nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa về Lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng nói riêng và về Đất nước con người Đồng Nai. Cụ thể như sau:

1. Giới thiệu hình ảnh người Lãnh binh anh dũng Nguyễn Đức Ứng:

Như những gì đã trình bày, chúng ta có thể khẳng định Lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng chính là một vị anh hùng, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng nhằm

bảo vệ từng tấc đất quê hương trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Vì

vậy, việc giới thiệu hình ảnh người Lãnh binh anh hùng Nguyễn Đức Ứng là một

vấn đề cần thiết và rất ý nghĩa nhằm tôn vinh và tri ân một vị Lãnh binh anh hùng

quả cảm. Qua đó, giới thiệu cho bạn bè quốc tế và nhân dân địa phương tỉnh bạn về

những con người anh hùng, bất khuất và những trang sử vàng huyện Long Thành

nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Page 30: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 30

Trong những năm qua, UBND tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành đã phát

huy tinh thần này rất tốt và rất ý nghĩa. Ví dụ như việc nâng cấp khu di tích mộ

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh, xuất bản quyển sách “Lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp ở Long Thành – Biên

Hòa 1861” nhà xuất bản Đồng Nai 2010,…

Và đặc biệt nhất, đó là việc sau khi xây dựng xong một ngôi trường mới,

khan trang, hiện đại, đầy đủ cơ sở vật chất nhất huyện Long Thành lúc bấy giờ đáp

ứng nhu cầu dạy và học của thầy và trò huyện nhà; UBND tỉnh Đồng Nai, Sở giáo

dục tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Long Thành, Phòng giáo dục huyện Long Thành

thể theo nguyện vọng của nhân dân đã đặt cho ngôi trường mang tên Nguyễn Đức

Ứng. Kể từ ngày đưa vào hoạt động, trường THCS Nguyễn Đức Ứng chính là một

trong những trường điểm của huyện, nhiều năm liền đạt chuẩn quốc gia và đạt

được nhiều thành tích cao trong công tác dạy và học của đội ngũ giáo viên và học

sinh nhà trường.

Trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

hiện nay, thiết nghĩ, việc giới thiệu hình ảnh vị lãnh binh Nguyễn Đức Ứng lại

càng ý nghĩa hơn trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa

học công nghệ hiện đại. Vì thế, tôi xin có một vài ý kiến như sau:

1. UBND tỉnh Đồng Nai hãy phối hợp với Bảo tàng Đồng Nai, UBND

huyện Long Thành thiết kế một trang thông tin điện tử trên Internet

(website) nhằm giới thiệu về hình ảnh vị lãnh binh anh hùng Nguyễn Đức

Ứng, khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh, cập

nhật những tin tức hoạt động của khu di tích và những bản sắc văn hóa

của huyện nhà. Từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa

Ngôi trường mang tên Ông – THCS Nguyễn Đức Ứng

Page 31: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 31

– lịch sử địa phương và góp phần giới thiệu hình ảnh người lãnh binh anh

hùng.

2. Trên Internet, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là một trang hữu ích

nhằm tra cứu những cứ liệu lịch sử, nhân vật lịch sử,… Vì thế, Bảo tàng

Đồng Nai nên xem xét làm một bài viết thông tin về Lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng gửi lên hệ thống website Wikipedia nhằm giới thiệu cho mọi

người về vị Lãnh binh anh hùng.

3. Việc đặt tên cho một con đường cũng là một cách để giới thiệu và tôn

vinh một vị anh hùng lịch sử. Chính vì lẽ đó, tôi xin đề nghị UBND tỉnh

Đồng Nai chỉ đạo UBND huyện Long Thành xem xét đặt tên một con

đường chính, đẹp để đặt tên là đường Nguyễn Đức Ứng. Ví dụ như Quốc

Lộ 51 (đoạn qua huyện Long Thành) mà hiện nay UBND huyện Long

Thành đặt là đường Lê Duẩn. Theo tôi, nên đổi lại thành tên Nguyễn Đức

Ứng bởi chính con đường này năm xưa, người lãnh binh yêu nước

Nguyễn Đức Ứng và các nghĩa binh đã anh dũng hi sinh để gìn giữ từng

mảnh đất của dân tộc.

4. UBND tỉnh Đồng Nai nên xem xét phối hợp cùng Bảo tàng Đồng Nai,

UBND huyện Long Thành tổ chức hội thảo “Lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp ở Long Thành – Biên

Hòa 1861” nhằm tìm kiếm những bài tham luận, những bài đóng góp

nghiêm cứu đặc biệt về Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong công cuộc gìn

giữ hòa bình, tự do của dân tôc.

5. Tỉnh đã có chủ trương và đang thực hiện Dự án viết sách giáo khoa về

kiến thức giáo dục địa phương, trong đó có kiến thức lịch sử về các danh

nhân, văn hóa địa phương theo hướng càng địa phương hóa những nội

dung kiến thức này càng tốt. Vì vậy, việc biên soạn kiến thức lịch sử về

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở Long

Thành – Biên Hòa là việc cần làm. Ngành Tuyên giáo huyện Long Thành

cần chủ động tham mưu với lãnh đạo xúc tiến thực hiện công việc này,

nhằm tổ chức biên soạn các nội dung lịch sử, truyền thống, văn hóa vùng

Long Thành để dạy và học trong các nhà trường. Tổ chức các hội thi tìm

hiểu đất nước, con người Long Thành, những di tích, danh thắng, gương

tiêu biểu của con người vùng đất Long Thành trong kháng chiến chống

ngoại xâm và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trước và sau 1975.

6. Âm nhạc cũng là một trong những cách bày tỏ tấm lòng tri ân và ca ngợi

những nhân vật lịch sử có công với dân tộc, đất nước. Đối với lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng, việc sáng tác âm nhạc ca ngợi về Ông còn cấp thiết

Page 32: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 32

hơn bởi hình ảnh Nguyễn Đức Ứng đã đi sâu vào trong tâm trí người dân

huyện nhà. Nội dung sáng tác đó phải đáp ứng hai yêu cầu. Thứ nhất, tôn

vinh, ca ngợi người Lãnh binh anh hùng quả cảm. Thứ hai là phải nói lên

được tình cảm của nhân dân Long Thành dành cho Nguyễn Đức Ứng.

Chính vì lẽ đó, bản thân tôi hi vọng UBND tỉnh Đồng Nai, UBND huyện

Long Thành nhanh chóng phát động cuộc thi sáng tác âm nhạc với chủ đề

liên quan đến lãnh binh Nguyễn Đức Ứng hoặc phối hợp với những nhạc

sĩ sáng tác một bài ca hùng yêu nước mang tên Nguyễn Đức Ứng.

2. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy về vấn đề thờ tự lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng và Lễ hội giỗ Ông:

Như đã nói ở trên, việc thờ tự và lễ giỗ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng là một

trong những hình thức kỷ niệm, tưởng nhớ và tri ân các anh hùng kháng Pháp cuối

thế kỷ XIX. Điều này đã chỉ ra nội dung việc thờ tự và lễ hội là nhắc nhở lại một

tấm gương sáng của một thời kỳ lịch sử đầy tủi nhục và vinh quang của dân tộc.

Do đó, Nguyễn Đức Ứng cũng giống như các bậc anh hùng kháng Pháp như

Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Thủ Khoa Huân,… được nhiều cộng đồng cư

dân Nam bộ thờ tự là những vị “Thần dân phong”. Như vậy, nội dung và hình thức

của việc thờ tự và lễ giỗ Lãnh binh phải mang nội dung đậm đà bản sắc dân tộc. Vì

thế, cá nhân tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:

1. Vấn đề thờ tự và lễ giỗ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng cần phải thực hiện

như truyền thống phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam. Tái hiện

được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

2. Lễ giỗ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng cần tổ chức quy mô hơn dưới sự trực

tiếp chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành.

3. Trong dịp lễ giỗ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh, cần lồng

ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ như đờn ca tài tử, hát bội,… và

các trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền, ném còn,…

3. Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng và 27 nghĩa binh:

Khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh chống Pháp

được UBND tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành đầu tư công phu và được khánh

thành vào ngày 01 tháng 01 năm 2011. Hiện nay, khu di tích gồm những hạng mục

như khu mộ, đền thờ, nhà bia, nhà khách,… Để bảo tồn và phát huy những giá trị

về mặt vật thể và phi vật thể của khu di tích mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, theo

ý kiến cá nhân, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

1. Đề ra kế hoạch quản lý toàn bộ diện tích, cảnh quan, phương án bảo tồn

khu di tích. Đặc biệt, các cấp từ tỉnh đến địa phương cần phối hợp với

Page 33: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 33

Ban quản lý di tích, UBND xã Long Phước trong công tác bảo vệ, ngăn

chặn kịp thời tình trạng những thành phần cá nhân hay tập thể xấu xâm

hại di tích.

2. Khu di tích mộ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng là một khu di tích mới do

UBND tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành đầu tư. Vì thế, hằng tuần,

có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu và nhân dân địa phương đến tham

quan, nghiên cứu. Tuy di tích khang trang, thuận lợi nhưng ban quản lý

di tích vẫn thiếu đi phần thuyết trình khi có khách đến tham quan, tìm

hiểu. Vì thế, theo tôi, UBND huyện Long Thành nên xem xét phối hợp

với các ban ngành liên quan thực hiện phần thuyết trình ở khu di tích mộ

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng. Có hai cách thuyết trình như sau:

Thuyết trình dạng bảng: tôi đề nghị Ban quản lý di tích mộ

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng nên xem xét thực hiện những

tấm bảng ghi những nội dung ngắn ngọn đặt ở những vị trí

thuận lợi về sự hi sinh anh dũng của lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng, lịch sử hình thành ngôi mộ,… nhằm giới thiệu một

cách ngắn gọn, cơ bản về Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và

khu di tích lịch sử này.

Thuyết trình viên: theo ý kiến cá nhân, UBND huyện và ban

quản lý di tích cần xem xét cử một thuyết trình viên nhằm

giới thiệu một cách chi tiết, cụ thể về Lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở Biên Hòa – Long

Thành năm 1861 và khu di tích lịch sử này. Nếu không có

thuyết trình viên, theo tôi, nên cử người phụ trách hằng ngày

trong ban quản lý di tích làm nhiệm vụ này.

3. Long Thành là một mảnh đất đẹp, có vị trí địa lý thuận lợi. Vì thế, ngoài

vấn đề thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, giao thông vận tải thì du

lịch cũng là một thế mạnh của Long Thành. Đặc biệt, hiện nay, chính phủ

và quốc hội đã thông qua kế hoạch xây dựng sân bay quốc tế Long

Thành. Vì thế, nếu được, UBND huyện Long Thành nên mạnh dạng phối

hợp với UBND các huyện lân cận như Nhơn Trạch,… và các công ty du

lịch nổi tiếng thực hiện những chuyến du lịch về nguồn kết hợp với du

lịch sinh thái vùng ngập mặn, du lịch sinh thái sông nước tại huyện Long

Thành và Nhơn Trạch. Nếu tổ chức du lịch về nguồn thì nên chọn căn cứ

tỉnh ủy Bình Sơn (huyện Long Thành), đình Phú Mỹ (huyện Nhơn

Trạch), khu di tíc lịch sử Rừng Sác – tượng đài chiến sĩ đặc công huyện

Page 34: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 34

Nhơn Trạch hay đặc biệt là khu di tích lịch sử mộ Lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng và 27 nghĩa binh. Ngoài ra, nếu tổ chức du lịch sinh thái thì khu

du lịch vườn xoài (thành phố Biên Hòa), những cánh đồng lúa bạc ngàn

thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành (cạnh khu mộ Lãnh binh

Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh) hay những vườn cây ăn trái quanh

năm tươi tốt của bà con nông dân xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch. Những

chương trình du lịch như thế là một trong những việc làm cần thiết của

các cấp, các ngành không chỉ riêng của huyện Long Thành mà còn là của

mỗi cá nhân trong công tác gìn giữ, phát huy những giá trị tinh thần,

những bản sắc văn hóa địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới.

Hơn hết, đó là cách tri ân đến những bậc tiền nhân đi trước, trong đó, có

người Lãnh binh anh hùng Nguyễn Đức Ứng.

4. Khuôn viên khu di

tích lịch sử mộ Lãnh

binh Nguyễn Đức

Ứng là một không

gian rộng, có thể cho

phép thanh thiếu

niên tổ chức cắm

trại, hoạt động vui

chơi, lễ hội. Một số

hoạt động của huyện

có thể tổ chức ngoài

trời tại đây như lễ ra

quân nhập ngũ, lễ trồng cây mùa xuân, tổng kết cuộc vận động,... Đặc

biệt, chúng ta cần khẳng định, khu di tích lịch sử mộ Lãnh binh Nguyễn

Đức Ứng và 27 nghĩa binh ngày nay không còn riêng của Long Phước,

Long Thành mà đó là của toàn Đảng, toàn Quân và toàn nhân dân Đồng

Nai. Vì vậy, nên tạo điều kiện để địa phương khác có thể sử dụng tổ chức

các hoạt động tham quan, lễ tết,… tại đây.

Với những ý tưởng, đề nghị còn nhiều hạn chế và cũng rất táo bạo của một

đứa trẻ chưa tròn 18 tuổi, nhưng tôi tin rằng, một trong những đề nghị, ý tưởng trên

sẽ là một phương án tốt để đưa hình ảnh người Lãnh binh anh hùng Nguyễn Đức

Ứng và khu di tích càng ngày càng gần gũi, gắn bó và mãi nằm trong trái tim người

dân Long Thành.

Học sinh Nguyễn Đức Ứng trong một lần lao động dọn mộ ông

Page 35: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 35

Thay lôøi keát Hơn 150 năm đã đi qua, thế nhưng hình ảnh người Lãnh binh Nguyễn Đức

Ứng kiên trung, bất khuất, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để ngăn chặn

bước tiến công của giặc Pháp năm 1861 vẫn là một minh chứng vô giá trong niềm

tự hào dân tộc ở cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp đầy gian khổ và ác liệt.

Đồng thời, hình ảnh ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim bao thế hệ người dân xã

Long Phước nói riêng và nhân dân Long Thành – Nhơn Trạch hay Đồng Nai – Bà

Rịa Vũng Tàu nói chung. Tinh thần ấy kết tinh từ một lòng yêu nước nồng nàng

của dân tộc ta từ thời Bà Trưng, Bà Triệu cho đến ngày nay. Nó đã kết tinh thành

một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn

chìm những thế lực thù địch bán nước và cướp nước. Tinh thần ấy cũng đã được

biết bao thế hiện đời sau ca tụng và được thể hiện trong bài thơ “Chí khí tiền nhân

– hậu sinh ghi tạc” như sau:

Lịch sử Long Thành

Ngàn năm sau vẫn còn rực rở

Người góp công đầu lịch sử vẻ vang

Quân Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng

Mạnh như gió núi mưa ngàn

Trận đánh Pháp đoạn Quán Tre, Bà Ký

Vào mùa Đông năm Tân Dậu còn ghi

Đại tá Ponal chỉ huy quân Pháp

Từ Biên Hòa tiến đến vùng Ô Cấp

Bị quân ta chặn đánh giữa đường

Máu chảy đầu rơi bởi những lưỡi gươm

Là vũ khí của người nông dân áo vải

Làm quân Pháp phải kinh hoàng sợ hãi

Lịch sử còn ghi trận Bà Ký, Quán Tre.

Đối với bản thân, tôi xin dùng hai chữ “cổ tích” để nói lên câu chuyện của

cuộc đời. Câu chuyện ấy là những bài học đường đời đầu tiên của tôi được vung

đắp từ bà, từ ba và từ cái tình người mà người dân xã Long Phước dành cho người

Lãnh binh anh hùng. Những tình cảm, cảm nhận và những câu chuyện cổ tích ấy

tôi chưa bao giờ ghi trên giấy vì ngày ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi cũng

không nhớ hết. Nhưng mỗi lần đi ngang qua ngôi mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng

hay ngôi trường mang tên Ông thì những kỷ niệm trong tôi lại theo đó ùa về…

Page 36: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 34

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NGÀY NA Y

Cổng tam quan khu di tích

Page 37: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 35

Nơi an giấc nghìn thu Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh

Nhà bia tưởng niệm Tấm bia trong ngôi miếu xây dựng năm 1996

Page 38: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 36

Bên trong ngôi miếu xây dựng năm 1996

Ngôi mộ - nơi hành lễ của người dân làng tôi

Ngôi mộ có kiến trúc một kim tự tháp cụt

Page 39: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 37

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ LÃNH BINH NGUYỄN ĐỨC ỨNG

Sơ đồ (lược vẽ lại) và di tích Lũy Ký Giang ngày nay

Page 40: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 38

Di tích Vũng Lươn ngày nay

Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng

Page 41: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 39

Lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng

Cây Dầu cổ thụ nằm cạnh miếu thờ cũ

(hiện có trong vườn ông Ba Bạc)

4 viên đá tảng dùng để kê chân cột ở ngôi Miếu thở cũ

Page 42: Bài dự thi “Giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” · Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014” Lãnh

Bài dự thi “Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2014”

Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng trong trái tim tôi và nhân dân Long Thành Trang 40

Tài liệu tham khảo:

1. Đại Nam thực lục, sđd, bản dịch, tập bảy.

2. Biên Hòa Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển NXB Đồng Nai – 1998.

3. Địa chí văn hóa Đồng Nai - tỉnh ủy Đồng Nai- NXB Đồng Nai 2001.

4. Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành 1930-1975 – NXB tổng hợp Đồng Nai 2008.

5. Đồng Nai di tích văn hóa NXB Đồng Nai – 2004

6. Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp ở huyện Long

Thành – Biên Hòa 1861- NXB Đồng Nai 2010.