16
Bài 4: Năng lc công nghNEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 41 BÀI 4 NĂNG LC CÔNG NGHHướng dn hc Để hc tt bài này, sinh viên cn tham kho các phương pháp hc sau: Hc đúng lch trình ca môn hc theo tun, làm các bài luyn tp đầy đủ và tham gia tho lun trên din đàn. Đọc tài liu: Giáo trình Qun lý công nghca trường Đại hc Kinh tế Quc dân. Xut bn 2010. Sinh viên làm vic theo nhóm và trao đổi vi ging viên trc tiếp ti lp hc hoc qua email. Trang Web môn hc. Ni dung Khái quát vnăng lc công ngh; Phân tích năng lc công ngh; La chn công nghtheo năng lc và khnăng sdng công ngh. Mc tiêu Trình bày được các quan nim vnăng lc công ngh; Phân tích được các chtiêu đánh giá năng lc công ngh; Trình bày được các bước phân tích năng lc công nghca ngành và doanh nghip; Trình bày được phương pháp la chn công nghtheo năng lc và khnăng sdng công ngh.

BÀI 4 NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ - eldata3.neu.topica.vneldata3.neu.topica.vn/MAN612/Giao trinh/04_NEU_MAN612_Bai4_v1... · Bài 4: Năng lực công nghệ NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 41

BÀI 4 NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu: Giáo trình Quản lý công nghệ của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Xuất bản 2010.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Trang Web môn học.

Nội dung

Khái quát về năng lực công nghệ;

Phân tích năng lực công nghệ;

Lựa chọn công nghệ theo năng lực và khả năng sử dụng công nghệ.

Mục tiêu

Trình bày được các quan niệm về năng lực công nghệ;

Phân tích được các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ;

Trình bày được các bước phân tích năng lực công nghệ của ngành và doanh nghiệp;

Trình bày được phương pháp lựa chọn công nghệ theo năng lực và khả năng sử dụng công nghệ.

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

42 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

Tình huống dẫn nhập

Sự thành công của công ty Việt Ấn

Công ty Việt Ấn là một công ty gia đình được thành lập năm 2001 do bà Nguyễn Lệ Thủy làm chủ tịch hội đồng quản trị, người mà nhiều năm trước đó gắn bó với ngành chăn nuôi. Việt Ấn được thành lập với sứ mệnh là sản xuất thức ăn gia súc cung cấp cho thị trường nội địa.

Năm 2003, bà Thủy cùng con trai (kỹ sư hóa thực phẩm) sang Úc để tìm hiểu chi tiết, đàm phán và ký kết nhập một dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc. Đến năm 2005 dây chuyền này đó được Việt Ấn đưa vào vận hành.

Từ đó đến nay, trong bối cảnh khắc nghiệt của thị trường thức ăn gia súc ở Việt Nam (chịu sự chi phối rất lớn từ các nhà cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài và các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), Việt Ấn vẫn có được sự tăng trưởng khá ổn định. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, trong cơn bão giá của thị trường trong nước: giá điện, giá xăng… Khi mà gần 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam làm ăn thua lỗ thì công ty vẫn duy trì được sức cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận: giá bán sản phẩm của Việt Ấn rẻ hơn từ 5% đến 10% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, năm 2012 doanh số của công ty tăng 20% và lợi nhuận tăng 10% so với năm 2011.

Nguồn: Biên soạn của BM QLCN từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngoài các nguyên nhân như marketing tốt, quản trị sản xuất tốt thì còn nguyên nhân nào khác để lý giải sự thành công của Việt Ấn trong giai đoạn vừa qua?

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 43

4.1. Khái niệm về năng lực công nghệ

Cho đến cuối những năm 1970, sự phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển chủ yếu thông qua chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Do sự khác biệt quá lớn ở một loạt các yếu tố ở hai nhóm nước cho nên tỷ lệ thành công trong việc chuyển giao này không cao. Trong bối cảnh đó các nghiên cứu hàn lâm viện và của các tổ chức quốc tế về công nghệ đã chỉ ra được yêu cầu thành công đối với bên tiếp nhận công nghệ là phải có trình độ nhận thức, năng lực để giải quyết các hoạt động tự lập, giải quyết sự cố một cách chủ động mà không hoàn toàn dựa vào bên giao. Sự phát triển công nghệ thành công đòi hỏi bên tiếp nhận công nghệ cần có năng lực công nghệ nhất định. Trong bối cảnh như vậy, đã có rất nhiều nỗ lực để đưa ra quan niệm về năng lực công nghệ. Dưới đây là một số quan niệm đó.

4.1.1. Một số quan niệm về năng lực công nghệ

Tổ chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) xác định các yếu tố cấu thành năng lực công nghệ bao gồm: khả năng đào tạo nhân lực; khả năng tiến hành nghiên cứu cơ bản; khả năng thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật; khả năng tiếp nhận và thích nghi các công nghệ; khả năng cung cấp và xử lý thông tin.

Ngân Hàng Thế Giới (WB) đề xuất phân chia năng lực công nghệ thành 3 nhóm độc lập:

Năng lực sản xuất, bao gồm: quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng, bảo quản tư liệu sản xuất, marketing sản phẩm.

Năng lực đầu tư, bao gồm: quản lý dự án, thực thi dự án, năng lực mua sắm, đào tạo nhân lực.

Năng lực đổi mới, bao gồm: khả năng sáng tạo, khả năng tổ chức thực hiện đưa kỹ thuật mới vào các hoạt động kinh tế.

M. Fransman cho rằng, đối với thế giới thứ ba việc đánh giá năng lực công nghệ phải bao gồm các yếu tố: năng lực tìm kiếm các công nghệ để thay thế, lựa chọn công nghệ thích hợp để nhập khẩu; năng lực nắm vững công nghệ nhập khẩu và sử dụng có hiệu quả; năng lực thích nghi công nghệ nhập khẩu với hoàn cảnh và điều kiện địa phương tiếp nhận; năng lực cung cấp công nghệ đã có và năng lực đổi mới; năng lực thể chế hoá việc tìm kiếm những đổi mới và những đột phá quan trọng nhờ phát triển các phương tiện nghiên cứu và thiết kế; tiến hành nghiên cứu cơ bản để tiếp tục nâng cấp công nghệ.

Các quan niệm trên đây cho thấy rằng năng lực công nghệ là kết quả phức hợp của nhiều tác động tương tác. Có hai yếu tố cần phải được làm rõ và đánh giá, đó là khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ mới.

Khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu là nắm vững và thích nghi công nghệ nhập khẩu, tất nhiên phải theo bốn thành phần công nghệ. Ví dụ: không thể làm chủ công

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

44 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

nghệ nếu chỉ thụ động nhập phần vật tư kỹ thuật (T). Muốn đạt được điều này phải biết thích nghi và nâng cấp phần vật tư kỹ thuật với nỗ lực bản thân. Mặc dầu phần này có thể mua được trên thị trường quốc tế, song khó mua được loại với mức độ hiện đại phù hợp và sao chép lại và nhân rộng ở trong nước. Phần con người (H) cũng có thể nhập khẩu tạm thời, song kết quả có được năng lực công nghệ hay không còn phụ thuộc vào khả năng lĩnh hội ở trong nước. Phần thông tin (I) mà các nhà nhập khẩu có được không vượt quá những hướng dẫn thao tác đơn giản, hướng dẫn các hoạt động đơn giản. Những thông tin có giá trị, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao không được bán hay chia sẻ với người nhập khẩu. Phần tổ chức (O) không dễ dàng dập khuôn từ bên giao công nghệ mà phải sửa đổi, điều chỉnh đáng kể để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước nhập khẩu.

Các ví dụ vừa nêu cho thấy nếu nhập khẩu công nghệ mà không đồng hoá được thì không thể phát huy hết được năng lực công nghệ.

Khả năng tạo ra công nghệ nội sinh mới là khả năng tổng hợp trong nước để có thể thích nghi, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới. Điều này có nghĩa là có khả năng: triển khai công nghệ đã biết ở một địa điểm nào đó; cải tiến các công nghệ đã áp dụng; sáng tạo công nghệ hoàn toàn mới.

4.1.2. Định nghĩa năng lực công nghệ của S. Lall

Trong các công trình nghiên cứu về năng lực công nghệ thì S. Lall đưa ra được định nghĩa mang tính tổng quát nhất. Theo tác giả này thì: "Năng lực công nghệ của một quốc gia (ngành hoặc cơ sở) là khả năng triển khai những công nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay đổi công nghệ lớn".

Theo định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng là hai cơ sở để phân tích năng lực công nghệ. Đó là: sử dụng có hiệu quả công nghệ sẵn có và thực hiện đổi mới công nghệ thành công. Định nghĩa này cũng đã khái quát được hai mặt cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh.

4.1.3. Các tiêu chí năng lực công nghệ cơ sở

Vấn đề cơ bản của phân tích và đánh giá năng lực công nghệ là chọn những tiêu chí nào phản ánh một cách đầy đủ năng lực công nghệ của một doanh nghiệp và những tiêu chí đó có thể đo lường được. Theo lý thuyết và thực tế có thể rút ra một hệ thống các tiêu chí như sau khi đánh giá công nghệ của một cơ sở.

Năng lực vận hành bao gồm: khả năng chọn đúng đầu vào cho công nghệ; khả năng duy trì quá trình biến đổi ổn định: khả năng sử dụng và kiểm tra kỹ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ; khả năng quản lý sản xuất, bao gồm: xây dựng kế hoạch sản xuất và tác nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát cung ứng vật tư, đảm bảo thông tin, khả năng bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ và ngăn ngừa sự cố, khả năng khắc phục sự cố xảy ra; khả năng marketing sản phẩm.

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 45

Năng lực tiếp nhận công nghệ bao gồm: khả năng tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yêu cầu của kinh doanh; khả năng lựa chọn hình thức tiếp nhận công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence...); khả năng đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ; khả năng học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao; khả năng triển khai nhanh công nghệ đã tiếp nhận; khả năng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới.

Năng lực hỗ trợ cho tiếp nhận công nghệ của một cơ sở là khả năng của cơ sở đó trong việc giao công nghệ cho một cơ sơ khác cùng trong lãnh thổ của một quốc gia. Nó bao gồm các khía cạnh sau: khả năng tìm kiếm được đối tác thích hợp để giao công nghệ; khả năng chủ trì dự án giao công nghệ; khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho bên tiếp nhận công nghệ; khả năng tìm kiếm nguồn tài chính và hình thức thanh toán thích hợp cho bên tiếp nhận công nghệ; khả năng tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho bên tiếp nhận công nghệ.

Năng lực đổi mới công nghệ, bao gồm: khả năng thích nghi công nghệ đã tiếp nhận (có những thay đổi nhỏ về sản phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu...); khả năng sao chép (làm lại theo mẫu) có thể có những thay đổi nhỏ về quy trình công nghệ; khả năng thích nghi công nghệ được chuyển giao bằng thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ; khả năng tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự, thiết kế quy trình công nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu và triển khai; khả năng sáng tạo công nghệ, tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.

4.2. Phân tích năng lực công nghệ

Phân tích năng lực công nghệ được tiến hành ở 3 cấp: năng lực công nghệ cơ sở, năng lực công nghệ ngành và năng lực công nghệ quốc gia. Năng lực công nghệ cấp cơ sở được coi là quan trọng nhất, vì vậy phân tích năng lực công nghệ cũng bắt đầu từ việc đánh giá năng lực cơ sở. Tổng hợp năng lực công nghệ của các cơ sở tập trong một ngành và tập hợp một số yếu tố khác nữa là năng lực công nghệ ngành và quốc gia.

4.2.1. Mục đích phân tích năng lực công nghệ

Phân tích năng lực công nghệ nhằm các mục đích sau đây. Thứ nhất, phân tích năng lực công nghệ cấp ngành, cấp quốc gia để các nhà quản lý, các nhà lập chính sách sử dụng kết quả phân tích để xem xét các vấn đề công nghệ trong quá trình lập kế hoạch phát triển.

Thứ hai, bằng phương pháp luận và phương pháp tính toán hợp lý xác định mặt mạnh, mặt yếu của cơ sở, của ngành, quốc gia so với các quốc gia khác trong khu vực, so với các nước trên thế giới từ đó trong kế hoạch phát triển có biện pháp và đối sách phù hợp.

Thứ ba, xác định được trạng thái công nghệ của cơ sở, chủ yếu về trình độ công nghệ và năng lực nội sinh để định hướng hoạt động.

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

46 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

4.2.2. Các bước cơ bản phân tích năng lực công nghệ của một ngành (hay ngành kinh tế)

Bước 1. Giới thiệu và đánh giá tổng quan về ngành: giới thiệu vị trí của ngành so với các ngành kinh tế khác trong nước; giới thiệu khả năng và thành tựu của ngành.

Bước 2. Đánh giá định tính năng lực công nghệ: đánh giá định tính năng lực công nghệ của ngành (có số liệu tham khảo so sánh với một số nước); đánh giá khả năng đồng hoá công nghệ nhập; đánh giá khả năng phát triển công nghệ nội sinh.

Bước 3. Đánh giá nguồn tài nguyên: giới thiệu toàn cảnh nguồn lực tự nhiên, đặc biệt có số liệu đối chiếu nguồn lực tự nhiên lớn, như: quặng, khoáng sản, nhiên liệu...; có số liệu để so sánh nguồn lực tự nhiên của quốc gia so với toàn cầu, hay nguồn lực so đầu người.

Bước 4. Đánh giá nguồn nhân lực: giới thiệu bảng phân tích nguồn nhân lực; giới thiệu phân bổ kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề và cơ cấu lực lượng lao động theo các giai đoạn chuyển đổi.

Bước 5. Đánh giá cơ sở hạ tầng: đánh giá, xem xét cường độ các pha của chuỗi phát triển các thành phần công nghệ; đánh giá tác động của các yếu tố thúc đẩy các thành phần công nghệ; đánh giá hiệu quả tương tác giữa các tác nhân thúc đẩy và các pha của chuỗi phát triển; đánh giá cường độ liên kết của cơ sở hạ tầng và các đơn vị sản xuất.

Bước 6. Đánh giá cơ cấu công nghệ: biểu diễn cơ cấu công nghệ ngành dưới dạng biểu đồ cực, trong đó độ dài véc tơ sẽ biểu thị giá trị gia tăng, còn góc giữa véc tơ và trục nằng ngang biểu thị hệ số đóng góp của công nghệ; phân tích cơ cấu công nghệ của ngành trong một số năm, chỉ ra những thay đổi trong năng lực công nghệ.

Bước 7. Đánh giá năng lực công nghệ tổng thể: những kết quả thu được ở các bước đánh giá các mặt nhân lực, tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ cấu công nghệ ở các bước 3, 4, 5 và 6 có thể tổ hợp lại để có một chỉ số năng lực công nghệ tổng thể của ngành.

4.2.3. Phân tích năng lực công nghệ cơ sở theo Atlas Công nghệ

Atlas Công nghệ chỉ xét trình độ công nghệ để tính hàm hệ số đóng góp, còn phần năng lực phát triển công nghệ nội sinh thì lại xét riêng lẻ trình bày theo 4 năng lực như đã trình bày (năng lực vận hành, năng lực tiếp nhận công nghệ, năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ và năng lực đổi mới công nghệ).

Cơ sở của phương pháp này là tập hợp các kiến thức để nghiên cứu, phân tích, tính toán và xác định giá trị tạo được do đóng góp của công nghệ khi vận hành công nghệ cụ thể ở một cơ sở cụ thể. Căn cứ vào giá trị do công nghệ tạo ra, ta có thể kết luận năng lực công nghệ cơ sở đó cao hay thấp. Công thức tính giá trị do công nghệ tạo ra có dạng:

G = . . Q

Trong đó: G: giá trị do công nghệ tạo ra, hay là hàm lượng công nghệ (xem bài 1); :

hệ số môi trường công nghệ quốc gia (0< < 1); Q: giá trị sản lượng; : Hàm hệ số đóng góp của công nghệ hay hàm hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ.

= TT. HH. II. OO

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 47

Trong đó T: hệ số đóng góp của phần vật tư kỹ thuật; H: hệ số đóng góp của phần con

người; I: hệ số đóng góp của phần thông tin; O: hệ số đóng góp của phần tổ chức; T,

H, I và O: là cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương ứng.

Qua hàm hệ số trên ta thấy, tất cả các thành phần công nghệ đều có mặt đồng thời trong bất kỳ công đoạn nào và luôn bổ sung, tương tác lẫn nhau. Cho nên hệ số đóng góp của công nghệ là tích của các hệ số thành phần, mỗi hệ số được gắn một số mũ tương ứng thể hiện cường độ đóng góp của thành phần đó trong hệ số đóng góp chung.

Các giá trị T, H, I, O được chuẩn hoá giữa 0 và 1 trước khi đưa vào biểu thức. Các số mũ, được xác định theo phương pháp so sánh tầm quan trọng từng đôi một và lập thành ma trận sau đó tính giá trị riêng.

Để xác định giá trị hàm hệ số đóng góp của công nghệ chúng ta có thể tiến hành theo 5 bước:

Bước 1. Lập bảng thang giá trị cho độ phức tạp (hay độ nâng cao) và thủ tục cho điểm 4 thành phần công nghệ (bảng 4.1).

Bảng thang điểm được cho từ 1 đến 9 theo cấp độ phức tạp (hay độ nâng cao từ thấp đến cao). Sự chồng lẫn giữa hai cấp liên tiếp chỉ ra rằng trong thực tiễn, ranh giới rõ ràng giữa hai cấp kề nhau là không thực hiện được. Thủ tục cho điểm được áp dụng cho các phương tiện chuyển đổi như sau:

Kiểm tra chất lượng 4 thành phần công nghệ và các thông tin phù hợp;

Trên cơ sở kiểm tra chất lượng, xác định tất cả các đề mục chính của bốn thành phần công nghệ của phương tiện chuyển đổi.

Ví dụ: Trong nhà máy liên hợp gang thép: phần vật tư kỹ thuật: xưởng liên kết, xưởng luyện cốc, lò cao, lò luyệt thép, xưởng đúc, xưởng cán thép; phần con người: công nhân, đốc công, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và triển khai; phần tổ chức và thông tin được đánh giá chỉ ở cấp công ty. Với mỗi thành phần công nghệ sẽ chọn độ phức tạp với giới hạn dưới và giới hạn trên.

Bảng 4.1

Phần máy móc Phần

con người Phần thông tin

Phần tổ chức

Điểm

Thủ công

Có động lực

Vạn năng

Chuyên dùng

Tự động

Tự động có máy tính

Tổ hợp cao

Vận hành

Lắp ráp

Sửa chữa

Sao chép

Thích nghi

Cải tiến

Đổi mới

Thông tin báo hiệu

Thông tin mô tả

Thông tin để lắp đặt

Thông tin để sửa chữa

Thông tin để thiết kế

Thông tin để mở rộng

Thông tin để đánh giá

Đứng được

Đứng vững

Mở mang

Bảo toàn

Ổn định

Nhìn xa

Dẫn đầu

1.2.3

2.3.4

3.4.5

4.5.6

5.6.7

6.7.8

7.8.9

Bước 2. Đánh giá trình độ hiện đại

Từ bước 1 khi đã xác định được giới hạn trên và giới hạn dưới độ phức tạp (độ nâng cao) của 4 thành phần công nghệ, thì vị trí của mỗi thành phần nằm trong khoảng các giới hạn này phụ thuộc vào trình độ hiện đại của nó. Việc xác định trình độ hiện đại của một thành phần công nghệ liên quan tới đặc trưng kỹ thuật và tính năng của phương tiện đang xét và những phương tiện tương ứng được coi là tốt nhất trên thế giới.

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

48 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

Bước 3. Từ các giá trị đã thu được ở trên, có thể tính toán hệ số đóng góp từng thành phần công nghệ ứng với từng công đoạn biết đổi.

109

1 id

it

ii

di

TTPTT

109

1 jd

jt

ij

dj

HHCHH

109

1 kd

kt

kkdk

IIAII

109

1 ld

lt

lldl

OOEOO

Trong các công thức trên ứng với chỉ số t là giá trị trên, ứng với d là giá trị dưới.

Trong mỗi công đoạn, mỗi thành phần công nghệ có một trọng số (). Từ đó ta có thể xác định được giá trị của T, H, I và O:

m

iiiTT

1

Trong đó Ti là hệ số đóng góp của phần vật tư kỹ thuật thứ i; i: trọng số của phần vật tư kỹ thuật thứ i

Tương tự như vậy có thể tính được hệ số đóng góp của các thành phần còn lại với thay đổi ký hiệu chỉ số:

m

jjjHH

1

m

kkkII

1

m

lllOO

1

Bước 4. Đánh giá cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ (T, H, I và O).

Theo Atlat công nghệ thì véc tơ [] giá trị riêng của ma trận vuông về tầm quan trọng tương đối của các thành phần của công nghệ khi so sánh từng cặp một. Dưới đây là ví

dụ của ma trận đó và cách tính [].

T H I O Tổng dòng

[]

T 1 2 3/2 3 15/2 (15/2)/( 747/30) = 0,30

H ½ 1 1/2 5 7 (7)/( 747/30) = 0,28

I 2/3 2 1 1/5 58/15 (58/15)/( 747/30) = ,16

O 1/3 1/5 5 1 98/15 (98/15)/( 747/30) = ,26

747/30

Như vậy T = 0,30; H = 0,28; I = 0,16; và O = 0,26.

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 49

Có thể thấy rằng việc phân tích giá trị riêng của ma trận này sẽ duy trì thứ tự ưu tiên

của các giá trị đang so sánh. Nghĩa là cái này quan trọng hơn cái kia thì giá trị riêng

của nó sẽ lớn hơn. Vì vậy trọng số cần thiết của tầm quan trọng đối với từng giá trị sẽ có được nhờ tính véc tơ riêng đã được chuẩn hoá.

Bước 5. Tính toán giá trị hàm hệ số đóng góp của công nghệ

Sử dụng các giá trị xác định được qua các bước 1, 2, 3 và 4 sẽ tính được giá trị hàm hệ

số đóng góp của công nghệ ( ) theo công thức:

= TT. HH. II. OO

Vì tất cả các hệ số T, H, I và O đều nhỏ hơn hoặc bằng 1 và tổng các bằng 1 (sau khi

chuẩn hoá) nên giá trị cực đại của sẽ bằng 1. Hàm hệ số đóng góp của công nghệ của một doanh nghiệp cho biết sự đóng góp của công nghệ vào hoạt động biến đổi vào đầu ra

của doanh nghiệp. Nói cách khác cũng có thể xem như giá trị công nghệ gia tăng trên một đơn vị đầu ra. Hiểu theo cách này ta thấy rõ doanh nghiệp có khối lượng đầu ra lớn

hơn sẽ có giá trị gia tăng của công nghệ lớn hơn so với doanh nghiệp có cùng , nhưng đầu ra nhỏ hơn.

4.3. Lựa chọn công nghệ theo năng lực và theo khả năng sử dụng công nghệ

4.3.1. Cơ sở lý luận

Việc chọn công nghệ có thể dựa vào biến số đại diện cho năng lực gốc của công nghệ,

tức là hàm hệ số đóng góp của công nghệ vào giá trị của sản phẩm . Công nghệ càng có năng lực cao thì đòi hỏi đầu tư càng lớn. Tuy nhiên, đầu tư lớn mà khả năng sử dụng, được đo bằng hệ số hấp thụ mà thấp thì hiệu quả đầu tư sẽ thấp. Vì vây, có khi lựa chọn công nghệ có thể dựa vào hệ số hấp thụ.

Hệ số hấp thụ KA của công nghệ A là tỷ số tính theo phần trăm giữa hàm hệ số của

công nghệ đó khi sử dụng tức là A’và hàm hệ số gốc A của công nghệ đó, tức là: KA=

(A’/A)100. Hệ số hấp thụ của thành vật tư kỹ thuật KTA của công nghệ A là tỷ số tính theo phần trăm giữa thành phần TA’ của công nghệ đó khi sử dụng và thành phần gốc TA, tức là: KTA = (TA’/TA)100. Hệ số hấp thụ của các thành phần còn lại của công nghệ cũng được định nghĩa tương tự.

Một công nghệ nếu có thành phần T lớn thì đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, H lớn thì đòi hỏi chất lượng phần con người cao, phần I lớn thì đòi hỏi đầu tư vào phần bí quyết lớn, con phần O lớn thì đòi hỏi các thành phần của tổ chức phải tốt.

4.3.2. Ví dụ

Bài tập 1: Tính hàm hệ số đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng . Ví dụ: Một doanh nghiệp sử dụng một công nghệ có các thành phần cho trong bảng:

T H I O

A 0,7 0,3 0,3 0,3

0,3 0,3 0,2 0,2

a. Tính giá trị hàm hệ số đóng góp của công nghệ;

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

50 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

b. Tính giá trị đóng góp của công nghệ vào tổng giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp, biết giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trong năm là Q = 10 tỷ VNĐ và hệ

số môi trường quốc gia là 0,5.

Trả lời:

a. = TT. HH. II. OO

= 0,70,3 . 0,30.3. 0,30,20,30,2

= 0,898. 0,697. 0,786 . 0,786

= 0,387

b. GVA = . .Q = 0,5.0,387 . 10 = 1,935 tỷ VNĐ

(Để tính giá trị của các lũy thừa số mũ lẻ có thể dùng máy tính hoặc bảng tính ở phần phụ lục).

Bài tập 2: Tính hệ số hấp thụ công nghệ

Ví dụ: Công ty đang sử dụng công nghệ được các thành phần cho trong bảng:

T H I O

A 0,7 0,3 0,3 0,3

0,3 0,3 0,2 0,2

Công nghệ này do công ty nhập từ nước ngoài từ công nghệ C với hệ số hấp thụ từng thành phần tương ứng: 100%, 50%, 50%, 40%. Tính hệ số hấp thụ công nghệ của công ty.

Trả lời:

Cách 1: Tìm các thành phần công nghệ gốc:

TA / TC = 1; HA/ HC = 0,5 ; IA/IC = 0,5 ; OA/OC = 0,4;

Ví dụ: HA/HC = 0,5 vậy HC = 0,3/0,5 = 0,6

TC HC IC Oc

Công nghệ gốc C 0,7 0,6 0,6 0,75

Tính hàm hệ số đóng góp của công nghệ gốc

C = 0,70,3 0,60,3 0,60,2 0,750,2 = 0,657

A đã tính trong bài tập 1, A = 0,387

KC = A /C = 0,387/0,657 = 0,589 hay 58,9%

Cách 2: Áp dụng công thức hệ số hấp thụ thành phần

KC = (KT)T ( KH)H (KI)I (KO)O

= 10,3 0,50,3 0,50,2 0,750,2

= 0,589 hay 58,9%.

Bài tập 3: Tính năng lực công nghệ của doanh nghiệp

Ví dụ: Hai doanh nghiệp ở cùng một địa phương sản xuất cùng một loại sản phẩm với sản lượng bằng nhau. Hai doanh nghiệp sử dụng 2 công nghệ A và B, cho trong bảng sau:

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 51

T H I O

A 0,75 0,4 0,3 0,3

B 0.7 0,35 0,4 0,35

0.55 0,15 0,1 0,2

a. Doanh nghiệp nào có năng lực công nghệ cao hơn?

b. Nếu công nghệ A và B được nhập từ công nghệ C và D với hệ số hấp thụ công nghệ tương ứng là 70% và 80%, hãy so sánh 2 công nghệ gốc và nhận xét gì đối với 2 công ty A và B.

Trả lời:

a. Với các điều kiện đã cho thi doanh nghiệp có năng lực cao hơn là doanh nghiêp có hàm hệ số đóng góp cao hơn.

A = 0,750,55. 0,40,15. 0,30.1. 0,30,2

= 0,854. 0,872. 0,886 . 0,786

= 0,51

B = 0,70,55. 0,350,15. 0,40.1 . 0,350,2

= 0,822. 0,854. 0.912. 0,811

= 0,56

Do B A, nên doanh nghiệp B có năng lực công nghệ cao hơn doanh nghiệp A, vì cùng 1 đơn vị giá trị gia tăng, phần đóng góp của công nghệ của công ty B lớn hơn của công ty A.

b. So sánh 2 công nghệ gốc

A/C = 0,51/C = 0,70 C = 0,51/0,70 = 0,728

B/D = 0,56/D = 0,80 D = 0,56/0,80 = 0,70

Công nghệ C có hàm lượng công nghệ cao hơn công nghệ D.

Nhận xét: Doanh nghiệp A đã nhập công nghệ gốc có phần kỹ thuật T cao hơn doanh nghiệp B. Xét về tiềm năng, doanh nghiệp A có triển vọng phát huy tiềm năng công nghệ nếu trong tương lai họ nâng cấp được các thành phần I và O của công nghệ A.

Bài tập 4: Tìm các thành phần công nghệ theo hàm lượng công nghệ , theo hệ số hấp thụ K, hay theo năng lực công nghệ G.

Bài tập 4.1 Tìm các thành phần công nghệ theo Ví dụ: Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ để kinh doanh, có các thành phần cho trong bảng

T H I O

A 0,7 0,3 0,3 0,3

0,3 0,3 0,2 0,2

Doanh nghiệp cần nâng cấp phần con người H tỷ lệ bao nhiêu % để tăng hàm lượng công nghệ lên 10%.

Hàm lượng công nghệ của doanh nghiệp theo Bài tập 1 đã tính = 0,387; tăng 10%

nghĩa là ’ = 0,387 1,1 = 0,426.

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

52 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

’ = 0.70,3 H’0,3 0,30,2 0,30,2

0,426 = 0,555 H’0,3

H’0,3 = 0,426/0,555 = 0,767

Tra bảng yx theo cột = 0,3 tìm H’ theo cách nội suy

0,760 ứng với H = 0,4

0,774 H = 0,425

0,767 sẽ tương ứng H= 0,4125 hay 0,413

Tỷ lệ tăng H: H = ( 0,413 – 0,3)/0,3 = 0,377 hay 37,7%.

Bài tập 4.2 Tìm các thành phần công nghệ theo hệ số hấp thụ công nghệ

Ví dụ: Công ty A đang sử dụng công nghệ nhập từ công ty C, công nghệ A và C cho trong bảng sau:

T H I O

A 0,7 0,3 0,3 0,3

C 0,7 0,6 0,6 0,75

0,3 0,3 0,2 0,2

a. Tính hệ số hấp thụ công nghệ của công ty

b. Để hệ số hấp thụ công nghệ của công ty đạt 65%, công ty cần nâng cấp phần con người đến giá trị bao nhiêu

Trả lời:

a. Kết quả từ Bài tập 2 đã tính

Hệ số hấp thụ công nghệ của công ty A là:

KC = A/C = 0,387/0,657 = 0,589 hay 58,9%

b. Để công ty đạt KC = 0,65, A phải đạt:

A’= C KC = 0,657 0,65 = 0,427

Tìm H’ để ’A

= 0,427

0,427 = 0,898 H.0,3 0,786 0,786

0,427 = 0,555 H’0,3

H’0,3 = 0,769

Tra bảng cột = 0,3; H’ = 0,416.

Bài tập 4.3 Tìm thành phần công nghệ theo năng lực công nghệ

Ví dụ: Hai doanh nghiệp ở cùng một địa phương sản xuất cùng một loại sản phẩm với sản lượng bằng nhau. Hai doanh nghiệp sử dụng 2 công nghệ A và B, cho trong bảng sau:

T H I O

A 0,75 0,4 0,3 0,3

B 0.7 0,35 0,4 0,35

0.55 0,15 0,1 0,2

a. Doanh nghiệp nào có năng lực công nghệ cao hơn?

b. Để 2 doanh nghiệp có năng lực công nghệ như nhau, doanh nghiệp yếu hơn cần nâng cấp phần con người tỷ lệ bao nhiêu?

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 53

Trả lời:

a. Kết quả như Bài tập 3

A = 0,51; B = 0,56 nên doanh nghiệp B có năng lực công nghệ cao hơn A, cần nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp A.

b. Tìm tỷ lệ tăng phần con người công nghệ A:

A ’A = B = 0,56

’A = 0,750,55 H’ 0,15 0,30.1 0,30,2

= 0,854 H’0,15 0,886 0,786

= 0,59 H’0,15

H’0,15 = 0,56/0,59

H’0,15 = 0,94

Tra bảng cột = 0,15, tìm được H = 0,665

Tỷ lệ tăng phần con người là H = ( 0,665 – 0,4)/0,4 = 0,66 hay 66%.

Bài tập 5: Biểu diễn công nghệ sử dụng A và công nghệ gốc C lên đồ thị và nhận xét 2 công nghệ này theo đồ thị

T H I O

A 0,75 0,3 0,3 0,3

C 0,75 0,6 0,6 0,75

0,3 0,3 0,2 0,2

Cách biểu diễn

a. Vẽ hệ trục toạ độ 4 chiều.

b. Gán 4 thành phần công nghệ lên 4 trục.

c. Xác định tỷ lệ xích 4 trục bằng nhau và bằng 1.

d. Xác định giá trị 4 thành phần của 2 công nghệ lên đồ thị.

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

54 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

Nhận xét:

(1) Công nghệ gốc so với tiềm năng chưa phải loại công nghệ hiện đại nhất, tuy nhiên các thành phần của công nghệ tương đối đồng bộ, do đó có khả năng phát huy có hiệu qủa các tính năng của công nghệ.

(2) Công nghệ của bên nhập về sử dụng các thành phần H, I, O không tương xứng với độ phức tạp và độ hiện đại của thành phần T. Doanh nghiệp nhập công nghệ phải nhanh chóng nâng cấp các thành phần HIO của doanh nghiệp nếu không sẽ lãng phí vốn đầu tư cho phần vật tư kỹ thuật T.

T

O

H

H

Công nghệ sử dụng A

Công nghệ gốc C

Công nghệ giới hạn (tiềm năng)

1

1

1

1

0,75

0,6 0,3

0,3

0,3 0,6

0,75

Bài 4: Năng lực công nghệ

NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204 55

Tóm lược cuối bài Năng lực công nghệ là khả năng triển khai áp dụng các công nghệ hiện có một các có hiệu

quả và khả năng đổi mới công nghệ;

Năng lực công nghệ của một cơ sở được đánh giá theo: năng lực vận hành, năng lực tiếp nhận, năng lực hỗ trợ và năng lực đổi mới công nghệ;

Đánh giá năng lực công nghệ của một ngành hoặc của một quốc gia bao gồm 7 nội dung công việc;

Phân tích năng lực cơ sở là tính hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm đặc trưng cho năng lực cơ sở;

Năng lực công nghệ có thể được nâng cao thông qua một số hoạt động;

Việc lựa chọn công nghệ có thể theo giá hàm lượng công nghệ gốc hoặc theo khả năng sử dụng.

12/19/201312/19/2013

Bài 4: Năng lực công nghệ

56 NEU_MAN612_Bai4_v1.0013112204

Câu hỏi ôn tập

1. Năng lực công nghệ là gì? Hãy nêu các chỉ tiêu của năng lực công nghệ của cơ sở.

2. Trình bày các bước cơ bản phân tích năng lực công nghệ quốc gia.

3. Trình bày một cách tổng quát phương pháp phân tích định lượng năng lực công nghệ cơ sở. Hãy nêu ý nghĩa của phương pháp này trong thực tế?

4. Nêu một số biện pháp nâng cao năng lực công nghệ.