20
Bài 2: Sdng ngôn ngtrong văn bn DWS104_Bai2_v2.0013101228 23 BÀI 2: SDNG NGÔN NGTRONG VĂN BN Xin chào các bn hc viên! Rt hân hnh được gp các bn trong bài 2 Sdng ngôn ngtrong văn bn. Ngôn nglà công cdin đạt văn bn, do vy nó cn được sdng mt cách chính xác. Schính xác ca ngôn ngquyết định rt ln đến cht lượng ca văn bn, vì vy người son tho văn bn cn hiu được bn cht ca ngôn ngvà cách dùng nó trong văn bn. Ngôn ngtrong văn bn cht chhơn và chun mc hơn ngôn ngthông thường chúng ta sdng, vì vy người son tho văn bn cn phi hiu rõ điu này để sdng cho chính xác. Ni dung Mc tiêu To lp văn bn; Các phong cách ngôn ngtrong văn bn; Các quy định ngn ngtrong văn bn. Mc tiêu cơ bn ca bài là hiu được cách sdng ngôn ngtrong văn bn. Mc tiêu cthlà: Hiu được các chđề chung và chđề bphn để to lp văn bn; Hiu được cách sdng câu và viết đon văn chun; Hiu được các cơ slp lun ca văn bn và sdng vào viết ni dung văn bn; Hiu được các phong cách ngôn ngvà sdng vào son tho văn bn; Hiu được các quy định ca ngôn ngtrong văn bn để sdng vào viết văn bn.

BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101228 23

BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN Xin chào các bạn học viên!

Rất hân hạnh được gặp các bạn trong bài 2 Sử dụng

ngôn ngữ trong văn bản. Ngôn ngữ là công cụ diễn

đạt văn bản, do vậy nó cần được sử dụng một cách

chính xác. Sự chính xác của ngôn ngữ quyết định rất

lớn đến chất lượng của văn bản, vì vậy người soạn

thảo văn bản cần hiểu được bản chất của ngôn ngữ

và cách dùng nó trong văn bản. Ngôn ngữ trong văn

bản chặt chẽ hơn và chuẩn mực hơn ngôn ngữ thông

thường chúng ta sử dụng, vì vậy người soạn thảo

văn bản cần phải hiểu rõ điều này để sử dụng cho

chính xác.

Nội dung Mục tiêu

Tạo lập văn bản;

Các phong cách ngôn ngữ trong văn bản;

Các quy định ngộn ngữ trong

văn bản.

Mục tiêu cơ bản của bài là hiểu được cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản.

Mục tiêu cụ thể là:

Hiểu được các chủ đề chung và chủ đề bộ phận để tạo lập văn bản;

Hiểu được cách sử dụng câu và viết đoạn

văn chuẩn;

Hiểu được các cơ sở lập luận của văn bản và sử dụng vào viết nội dung văn bản;

Hiểu được các phong cách ngôn ngữ và sử dụng vào soạn thảo văn bản;

Hiểu được các quy định của ngôn ngữ trong văn bản để sử dụng vào viết văn bản.

Page 2: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

24 DWS104_Bai2_v2.0013101228

CÁC TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống 1

Hãy đọc và chỉ rõ hiểu như thế nào với các câu sau:

“Học sinh không mặc quần bò lên lớp”

và “ Ông chủ ơi, bát phở bò chẳng có miếng thịt chó nào cả”.

Câu hỏi Hãy trả lời hộ ông chủ quán phở trên.

Câu trên có thể hiểu nhầm khi đọc ngắt hơi không đúng chỗ hoặc lợi dụng đặt dấu phẩy không đúng chỗ để có ngụ ý khác. Câu sau có hai cách hiểu khác nhau là: Cách 1 hiểu là bát phở bò làm gì có thịt chó trong đó, cách 2 hiểu là bát phở chẳng có miếng thịt nào. Ông chủ đã dùng cách hiểu 1 nên ông trả lời “Bẩm Bác, quán em bán phở bò không bán phở chó”.

Ngôn ngữ trong văn bản không thể để cho người khác lợi dụng và cũng không thể một câu có hai nghĩa muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản phải hết sức chính xác.

Ơ

Tình huống 2

“ Xe máy lưu thông trên đường phải có gương chiếu hậu”

Câu hỏi Hãy phân tích quy định trên.

Chúng ta thấy câu trên hoàn toàn không chính xác và có thể bị lợi dụng. Không chính xác vì:

o Người Việt Nam không gọi đằng sau xe là hậu. Nếu dùng từ này rất dễ gây hiểu lầm.

o Gương không có chức năng chiếu mà chỉ có chức năng phản chiếu. Còn đèn mới có chức năng chiếu sáng. Vì vậy gương không chiếu hậu được.

Có thể sửa câu đó như sau “Xe máy lưu thông trên đường phải có gương phản chiếu

phía sau”

Page 3: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 25

2.1. Tạo lập và trình bày nội dung văn bản

2.1.1. Xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản

Vai trò của xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phân

Đây là bước quan trọng đầu tiên mà người viết văn bản cần tiến hành để văn bản có được tính nhất thể. Việc xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận được thể hiện ở chỗ tất cả những đều được trình bày ở các đoạn văn với các chủ đề bộ phận khác nhau đều phải nằm trong định hướng phục vụ cho chủ đề chung của văn bản. Có như vậy, văn bản mới trở thành một chỉnh thể thống nhất, không bị rời rạc, tản mạn.

Chủ đề

Chủ đề chung là một cụm từ thể hiện bản chất cơ bản của văn bản trong không gian và thời gian cụ thể.

Chủ đề bộ phận là các cụm từ thể hiện nội dung cơ bản của chủ đề chung theo một diễn tiến quan hệ nhất định. Chủ đề bộ phận có thể hình thành lên nhiều cấp, mỗi cấp có thể được gọi theo một tiêu đề, đề mục nhất định.

Trong khi lập kết cấu văn bản, để phân biệt các cấp độ chủ đề, người ta thường dùng cách xuống dòng và tuần tự dùng các ký hiệu số La Mã (I, II, III...) chữ cái in A, B, C..., các chữ số tự nhiên: 1, 2, 3..., các chữ cái thông thường a, b, c... Tập hợp các chủ đề chung và chủ đề bộ phận theo một lôgic nhất định sẽ hình thành đề cương sơ bộ của văn bản.

Ví dụ: Hãy xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của một báo cáo với tựa đề là: Thực trạng – Nguyên nhân – Giải pháp của tình hình nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên.

Ta xác định ngay chủ đề chung của văn bản này là tình hình nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên hiện nay. Chủ đề này được triển khai bởi các chủ đề bộ phận:

o Thực trạng của tình hình nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên.

o Các nguyên nhân của sự nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên.

o Những giải pháp để ngăn chặn tệ nạn ma tuý trong học sinh, sinh viên.

Các quan hệ xác định chủ đề chung và chủ đề

bộ phận

Có nhiều nhân tố giúp cho việc xác lập chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản. Sau đây là các cơ sở quan hệ khách quan và chủ quan của việc xác lập.

o Các quan hệ mang tính khách quan:

Là quan hệ thể hiện tính chất lôgic về nội dung,

Page 4: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

26 DWS104_Bai2_v2.0013101228

không gian, thời gian. Quan hệ nội dung phải thể hiện cái hiện hình trước, tàng hình sau cuối cùng là cái diễn tiến của nó trong không gian và thời gian. Quan hệ về không gian phải thể hiện thống nhất từ nhỏ đến trung bình và đến lớn, từ cái riêng đến cái chung, hoặc ngược lại. Quan hệ thời gian phải thể hiện theo trật tự từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, hoặc ngược lại. Quan hệ mang tính khách quan thường có hai loại là:

Quan hệ có tính chất bên trong giữa đối tượng và các thành tố cấu tạo đối tượng.

Quan hệ có tính chất văn hoá giữa đối tượng với môi trường văn hoá, tập quán, tín ngưỡng tồn tại xung quanh đối tượng.

o Các quan hệ mang tính chủ quan:

Thực chất là thái độ chủ quan của người viết, thể hiện quan điểm, nhận thức, đánh giá đối với nội dung và đối tượng. Người viết thường để lại những dấu ấn chủ quan của mình như: Cách sắp xếp các chủ đề bộ phận, cách đánh giá về đặc điểm, tính chất chung của chủ đề bộ phận trong quan hệ với chủ đề chung. Thông thường trong các chủ đề bộ phận có nhiều chủ đề có tính chất tương đương, người viết có thể sắp xếp nó theo quan điểm chủ quan của mình tùy thuộc vào sở thích của mình mà đặt trước, đặt sau theo một ý đồ nào đó.

2.1.2. Xây dựng cơ sở lập luận cho văn bản

Lập luận và các yếu tố của lập luận văn bản

Muốn văn bản thuyết phục được người đọc thì lập luận giữ vai trò quan trọng. Lập luận là dựa vào sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ đầy đủ, xác đáng để nêu ra quan điểm, ý kiến của mình. Lập luận đòi hỏi có sự kết hợp các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận chứng.

Luận điểm là quan điểm của người viết văn bản. Người viết một văn bản nào đó có thể sử dụng một quan điểm nhất định thể hiện nội dung. Mỗi quan điểm đều có đặc thù riêng, có ý đồ nhất định, có một mục tiêu cụ thể. Ví dụ viết theo quan điểm kinh tế thì lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu xuyên suốt của bài viết, còn viết theo quan điểm xã hội thì lấy cái công bằng, cái đạo đức xã hội làm mục tiêu xuyên suốt bài viết, còn viết theo quan điểm chính trị thì lấy sự áp đặt quyền lực làm mục tiêu xuyên suốt bài viết…Vì vậy, một bài viết không thể viết trên nhiều quan điểm khác nhau, chỉ có thể viết các quan điểm khác nhau trong các bộ phận nhất định của văn bản để có thể đối chiếu, so sánh nội dung trên nhiều khía cạnh nhìn nhận khác nhau.

Luận cứ là các căn cứ cho thể hiện nội dung văn bản. Khi thể hiện nội dung văn bản, chúng ta cần dựa trên những căn cứ nhất định như: Căn cứ vào đường lối, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào quy định của cấp trên, căn cứ

Page 5: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 27

vào ý đồ của lãnh đạo, căn cứ vào thực tế đang diễn ra. Khi dựa vào căn cứ nào, người viết cần khéo léo chỉ cho người đọc biết để họ hiểu được ý đồ của mình.

Luận chứng là các chứng cứ của lập luận nhằm làm sáng tỏ nội dung văn bản. Các

chứng cứ đó có thể là các số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị nhằm mô tả một thực tế nào đó, cũng có thể chứng cứ là các văn bản đã viết trước đây như biên bản, báo cáo, công văn… Người viết thường dùng chứng cứ đề minh chứng cho một kết luận, một đánh giá, một quy định, một giải pháp nào đó của văn bản.

Trong ba yếu tố trên, luận chứng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy người viết cần chú ý đến một số cách luận chứng sau đây:

o Diễn dịch là cách suy luận xuất phát từ một chân lý chung phổ biến mà suy các chân lý cụ thể và các biểu hiện cụ thể trong thực tế.

o Quy nạp là cách suy luận đi từ những chứng cứ cụ thể suy ra những nhận định tổng quát và khái quát thành lý luận hoặc quy luật.

o Phối hợp diễn dịch và quy nạp là việc sử dụng nền của quy nạp có đan xen diễn dịch hoặc sử dụng nền của diễn dịch có đan xen quy nạp.

o Để lập luận văn bản được chặt chẽ, có sức thuyết phục, người viết cần phải chú ý đến các yêu cầu sau:

Các luận điểm phải được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.

Hệ thống lý lẽ phải được dẫn dắt, sắp đặt theo một trình tự khoa học, hợp lý.

Các dẫn chứng cần phải chính xác, đáng tin cậy, phù hợp với luận điểm đã nêu.

Chuyển đoạn trong văn bản

Trong văn bản, các phần, các ý vừa phải được trình bày tách bạch, độc lập với nhau, vừa phải liên kết chặt chẽ để tạo thành văn bản thống nhất hoàn chỉnh. Chuyển đoạn tức là dùng các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện đúng mối quan hệ nội dung giữa các phần, các ý để liên kết chúng lại làm cho bài viết liền mạch, sinh động hấp dẫn được người đọc. Có hai cách chuyển đoạn như sau:

o Cách 1:

Dùng các kết từ hoặc các ngữ tương đương với kết từ. Các kết từ và ngữ thường dùng là: Trước tiên, trước hết, thoạt tiên, một là, hai là, cuối cùng, sau cùng (nối các đoạn có quan hệ thứ tự với nhau); một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó (nối các đoạn có quan hệ song song); bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì lý do trên (nối các đoạn có quan hệ nhân quả); tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, chung quy lại (nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết với các đoạn văn trước)...

o Cách 2:

Dùng câu chuyển đoạn thường có hai cách sau:

Thêm vào mạch văn những câu thông báo trực tiếp về ý định chuyển đoạn của người viết. Ví dụ: Phần trên, chúng tôi đứng về người sản xuất mà phê phán tác dụng của làm hàng giả. Cũng có thể đứng về phía người tiêu dùng mà nhìn nhận vấn đề này.

Chuyển đoạn bằng những câu nối kết một cách tự nhiên. Ví dụ: Trốn thuế là tạo ra các tác hại khôn lường. Trong kinh doanh hiện nay tác hại khôn lường đó là như thế nào?...

Page 6: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

28 DWS104_Bai2_v2.0013101228

2.1.3. Cách thức trình bày nội dung văn bản

Xây dựng kết cấu văn bản

Khái niệm Kết câu văn bản được thể hiện thông qua đề cương sơ bộ của văn bản.

Đề cương sơ bộ là dàn bài cơ bản của văn bản, được biểu hiện bằng gọi tên chính xác các tiêu đề, đề mục của văn bản. Mỗi tiêu đề hay đề mục phản ánh nội dung cần có trong văn bản. Các tiêu đề, đề mục cần thể hiện rõ bản chất của văn bản trong không gian và thời gian cụ thể. Sau khi lập đề cương sơ bộ, chúng ta chuyển sang lập dàn ý cho các tiêu đề, đề mục của văn bản.

Lập dàn ý: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trật tự, mục đích, yêu cầu đề ra trong văn bản sao cho thích hợp và xác định mức độ trình bày mỗi ý theo tỷ lệ thoả đáng giữa các ý. Đây là công việc có tầm quan trọng để các ý tưởng của người viết được trình bày cân đối, chặt chẽ, mạch lạc trong văn bản. Các bước lập dàn ý được thực hiện theo thứ tự sau:

o Xác lập các ý lớn:

Ý lớn là tập hợp của một số câu nhằm truyền đạt một nội dung có mục đích nhất định. Mỗi một chủ đề bộ phận bao gồm một số các ý lớn nhằm truyền đi những mục đích diễn đạt nội dung trong không gian và thời gian cụ thể. Mỗi ý lớn thường hình thành một đoạn văn, nhiều ý lớn hình thành lên một chủ đề bộ phận, nhiều chủ đề bộ phận hình thành lên chủ đề bộ phận lớn hơn, nhiều chủ đề bộ phận lớn hình thành lên chủ đề chung. Ví dụ chủ đề bộ phận là:

Gia tăng của giá hàng tiêu dùng bao gồm các ý:

Gia tăng giá hàng lương thực;

Gia tăng giá hàng thực phẩm;

Gia tăng giá đồ uống;

V.v…

o Xác lập các ý nhỏ:

Mỗi ý lớn được cụ thể hoá thành nhiều ý nhỏ. Mỗi ý nhỏ này hình thành nhiều câu, mỗi câu có thể hình thành một ý nhỏ hơn.

o Sắp xếp các ý

Là việc sắp xếp các ý sao cho bài viết đảm bảo tính hệ thống lập luận và tâm lý tiếp nhận của người đọc. Có trường hợp phải được sắp xếp theo trật tự bắt buộc bởi vì có thể có giải quyết xong ý này thì mới đủ điều kiện giải quyết ý kia. Cũng có khi việc sắp xếp ý không bị gò theo một trật tự cố định nào.

Sau khi lập dàn ý cho tất cả các tiêu đề, đề mục của đề cương sơ bộ chúng ta được đề cương chi tiết cho văn bản. Đây là cơ sở cho quá trình viết bản thảo cho văn bản. Nếu quá trình lập dàn ý làm càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì quá trình viết bản thảo cho văn bản càng dễ bấy nhiêu và chất lượng của văn bản càng cao bấy nhiêu.

Page 7: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 29

Các kiểu tổ chức văn bản

Có nhiều cách tổ chức, trình bày văn bản khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung

Văn bản và đối tượng phục vụ mà có sự lựa chọn sao cho phù hợp. Sau đây là hai

cách trình bày chính

o Trình bày theo trình tự khách quan: Trình bày vấn đề theo các quan hệ lôgic khách quan thì chủ thể chung theo cách thức nào đó sẽ được thu hẹp lại, trở thành chủ đề bộ phận và sẽ được xem xét chi tiết hơn theo một trình tự lôgic

nhất định. Sau đây là các cách trình bày:

Trình bày vấn đề theo quan hệ toàn thể, bộ phận: Cách trình bày này dựa vào cấu trúc hệ thống của đối tượng. Theo cách này, người viết sẽ lần luợt trình bày theo tầng bậc, các bộ phận của hệ thống cấu trúc. Có hai phương thức tổ chức theo cách này là tổ chức theo chuỗi hoặc theo khối. Nếu tổ chức văn bản theo chuỗi, người viết sẽ đề cập đến nguyên nhân thứ nhất và kết quả của nó, nguyên nhân thứ hai và kết quả của nó. Vậy nguyên nhân kết quả sẽ nằm trong cùng một đoạn văn. Còn nếu văn bản tổ chức theo khối, người viết sẽ đưa ra tất cả các nguyên nhân của vấn đề, sau đó mới xem xét các kết quả tương ứng. Như vậy, nguyên nhân và kết quả sẽ nằm ở

các đoạn văn khác nhau.

Trình bày vấn đề theo trình tự thời gian: Phương thức này được trình bày theo nguyên lý: Sự kiện nào xảy ra trước sẽ được trình bày trước, sự kiện nào xảy ra sau sẽ được trình bày sau theo các mốc thời gian hay dòng chảy của sự kiện. Để chuyển đoạn văn bản, người ta thường dùng các từ ngữ để

chỉ quan hệ thời gian như: Trước tiên, trước hết, thoạt tiên, cuối cùng, sau cùng...

o Trình bày vấn đề theo quan hệ chủ quan thường có hai loại sau:

Trình bày vấn đề theo lôgic chủ quan: Cách trình bày này gồm hai phương thức là trình bày theo sự đánh giá về mức độ quan trọng hay điểm nhìn của người viết và so sánh tương đồng, tương phản. Hai phương thức này thường

được trình bày trong văn bản khoa học và trong văn bản nhà trường.

Trình bày theo tâm lý cảm xúc: Cách trình bày này chủ yếu được dùng

trong phong cách văn học nghệ thuật.

2.1.4. Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn

Viết đoạn văn

Khái niệm đoạn văn

Đoạn văn là cơ sở để tổ chức văn bản gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở diễn tiến của chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề theo định hướng

chung của văn bản.

Page 8: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

30 DWS104_Bai2_v2.0013101228

Các đoạn văn khác nhau có kích thước vật chất khác nhau: Có thể vài trang, vài câu thậm chí có thể một câu. Ta có thể nhận biết đoạn văn trong một khổ viết (tức giữa hai dấu chấm xuống dòng).

Cấu tạo của đoạn văn: Một đoạn văn thường có ba bộ phận chính sau:

o Câu chủ đề: Đây là câu quan trọng nhất của đoạn văn, có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng chủ đề và nội dung chính của đoạn văn. Nhờ câu chủ đề, người viết có thể chủ động dự kiến những thông tin để đưa vào đoạn văn, sao cho rõ, ngắn gọn, súc tích. Câu chủ đề có thể đứng đầu, có thể đứng cuối đoạn văn.

o Các câu triển khai: Đây là các câu có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ với chủ đề đoạn văn, có nhiệm vụ thuyết minh, phát triển, giải thích cho nội dung hạn định về chủ đề.

o Câu kết: Đây là câu có nhiệm vụ báo hiệu sự kết thúc của đoạn văn, tóm lược những luận điểm quan trọng được trình bày trong đoạn văn, đồng thời có thể chuẩn bị cho đoạn văn tiếp theo.

Trong thực tế, không phải đoạn văn nào cũng có đầy đủ ba bộ phận đã nêu trên. Có đoạn văn chỉ gồm một câu, chỉ làm nhiệm vụ đặt vấn đề hay chuyển tiếp giữa các đoạn văn khác trong văn bản. Lại có đoạn văn không có câu kết.

Liên kết văn bản

Một văn bản không chỉ là phép cộng thuần tuý giữa các câu ghép lại với nhau, mà giữa chúng còn có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo những nguyên tắc nhất định gọi là liên kết văn bản (có người còn gọi là ngữ pháp văn bản). Có hai yếu tố liên kết văn bản là yếu tố liên kết nội dung và yếu tố liên kết hình thức.

o Liên kết nội dung thường có các cách sau:

Liên kết chủ đề:

Liên kết chủ đề là liên kết sao cho toàn văn bản xoay quanh một chủ đề. Chủ đề toàn văn bản được phân thành các chủ đề con và được thể hiện thông qua từng đoạn văn, từng câu. Để tạo ra một văn bản là một chỉnh thể thống nhất, các câu, các đoạn văn cần phải gắn bó, quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đối với chủ đề. Nếu không tuân thủ theo điều này, văn bản sẽ trở thành rời rạc, tản mạn. Ví dụ: Ngữ là đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu. Kết quả học tập ở lớp giảm hẳn xuống. Xí nghiệp đang tập trung để ổn định tổ chức. Ta thấy các câu này có nội dung hết sức xa lạ với nhau và không phù hợp với nhau, do vậy chúng không thể tạo thành một văn bản đúng được. Liên kết chủ thể được thông qua các phương thức: Lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ âm v.v.

Page 9: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 31

Liên kết lôgic:

Nếu như liên kết chủ đề là sự duy trì, phát triển các chủ đề bộ phận xoay quanh chủ đề chung thì liên kết lôgic là sự sắp xếp có ý các chủ đề bộ phận theo một trình tự hợp lý, lôgic. Do đó, nó mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn. Liên kết lôgic được thể hiện thông qua phép tuyến tính (theo trật tự thời gian, mức độ chuyên sâu) và phép nối (dùng từ ngữ để nối các câu, đoạn văn lại với nhau). Sau đây là ví dụ về phép tuyến tính "Ngày nay chúng ta là sinh viên, mai sau sẽ là cán bộ khoa học của đất nước" và "phép nối": như: “Phải loại bỏ những cảm tính tuỳ tiện, đồng thời cũng phải đấu tranh để thay đổi những nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ còn thất bại vì nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Nhưng làm mà có khi thành, khi bại, vẫn tốt hơn không làm. Tất nhiên, chúng ta phải cố gắng tìm ra cách làm tốt nhất để không thất bại”(Nguyễn Mạnh Tuấn).

o Liên kết hình thức: Là sự liên kết, gắn bó các câu lại với nhau để văn bản trở thành đúng hơn, hay hơn. Sự liên kết về hình thức chỉ có giá trị khi chúng là sự thể hiện liên kết về nội dung. Sau đây là các phương thức liên kết hình thức:

Phép lặp từ vựng:

Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp lại mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (từ, cụm từ). Lặp từ vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản. Phép lặp từ vựng có thể phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào kích thước từ lặp, ta có thể phân chia lặp từ, lặp cụm từ. Căn cứ vào bản chất của từ loại có thể phân biệt lặp cùng loại và lặp chuyển từ loại. Ví dụ: Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn. Nhưng lực lượng ấy còn có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. Đại từ ở đây làm nhiệm vụ thay thế cho không được lặp (ấy bằng giai cấp công nhân và nhân dân lao động). Phép lặp từ vựng được lặp danh từ, lặp động từ, lặp tính từ, lặp trạng từ...

Phép lặp ngữ pháp:

Phép lặp ngữ pháp là phép lặp lại các mô hình cấu trúc trong văn bản. Lặp ngữ pháp bao gồm hai mức độ lặp: Lặp cú pháp và lặp từ pháp. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc có thể phân loại lặp ngữ pháp thành bốn kiểu: Lặp đủ, lặp thừa, lặp khác và lặp thiếu. Ví dụ: Nếu bên mua vi phạm hợp đồng sẽ bị mất toàn bộ số tiền đặt cọc. Nếu bên bán vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt gấp 2 lần số tiền đặt cọc.

Phép lặp ngữ âm:

Phép lặp ngữ âm là một dạng thức của phương thức lặp lại vỏ âm thanh vật chất của từ (như âm tiết, số lượng âm tiết, phụ âm đầu, thanh điệu).

Page 10: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

32 DWS104_Bai2_v2.0013101228

Trên thực tế, khi có hiện tượng lặp từ vựng thì đồng thời có cả hiện tượng lặp ngữ âm. Bởi vì từ bao giờ cũng có hai mặt là mặt nội dung và mặt hình thức. Mặt hình thức chính là vỏ âm thanh vật chất của từ. Phép lặp ngữ âm có thể phân tích thành lặp hoàn toàn, lặp bộ phận. Ví dụ: Mỗi làng là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ. Phép lặp ngữ âm được dùng chủ yếu trong các văn bản văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca.

Phép thế:

Phép thế là phương thức liên kết văn bản mà trong đó có một từ hay cụm từ ở câu này dùng thay thế cho một từ hay cụm từ thậm chí cho cả câu trước đó để tránh sự lặp lại trong văn bản. Có thể phân chia phép thế thành: Phép thế đại từ, phép thế đồng nghĩa... Ví dụ: Buôn lậu và trốn thuế tạo ra các tác hại khôn lường. Nó làm cho kỷ cương phép nước không nghiêm, lòng tin của nhân dân bị suy giảm, đạo đức xã hội bị xuống cấp. Phép thế được sử dụng rộng rãi trong các phong cách khoa học, báo chí – công luận, chính luận và hành chính – công vụ.

Liên kết liên từ :

Giữa các câu trong đoạn văn với nhau (cũng như giữa các vế trong một câu), tồn tại những quan hệ ngữ nghĩa nào đó. Có một lớp từ gọi là liên từ chuyên hiển thị những quan hệ đó, do vậy mà có tác dụng liên kết câu, vế, một hình thức giúp văn bản được mạch lạc, rõ ràng. Chẳng hạn: Trái lại, tuy nhiên, khác với... chỉ ra mối quan hệ tương phản; thoạt tiên, sau đó, thế rồi, rốt cuộc... chỉ ra mối quan hệ thời gian; do đó, vì thế cho nên, vì vậy, bởi vậy... chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Ngoài ra, việc sử dụng linh hoạt các từ lập luận như "đã..., lại...", "vừa..., vừa...", "không thể..., trừ phi...", "càng..., càng...", v.v... cũng giúp cho luận điểm được trình bày rõ ràng.

2.2. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản

Cùng một sự kiện, hiện tượng, người ta có thể có nhiều cách thông báo, trình bày khác nhau. Mỗi cách như vậy có những đặc điểm riêng thuộc phong cách của mình, ta gọi đó là phong cách chức năng. Có nhiều cách phân loại phong cách chức năng. Cách phân loại phổ biến trong phong cách học tiếng Việt là cách chia phong cách chức năng theo hai bậc: Bậc một chia ra phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ văn hoá, đến bậc hai chia phong cách ngôn ngữ văn hoá thành các phong cách nhỏ như: Phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí – công luận, phong cách văn học nghệ thuật và phong cách

hành chính – công vụ.

Page 11: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 33

2.2.1. Phong cách khoa học

Khái niệm

Phong cách khoa học là phong cách thích hợp, với những văn bản phản ánh hoạt động tư duy trừu tượng của con người và phục vụ cho mục đích giao tiếp trong lĩnh

vực khoa học.

Phong cách này được sử dụng trong các văn bản như: Giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học, các sách giáo khoa. Phong cách khoa học

có ba đặc trưng cơ bản sau:

Đặc trưng về từ vựng: Phong cách khoa học sử dụng lớp từ vựng đa dạng, phức tạp mang nặng tính trừu tượng, tính chính xác khách quan, tính lôgic nghiêm ngặt và tính khái quát cao như: Các khái niệm, định

nghĩa, các phạm trù, các thuật ngữ.

Đặc trưng về câu: Phong cách khoa học sử dụng nhiều kiểu câu có cấu trúc phức tạp, câu dài để phản ánh cụ thể bản chất của các sự kiện khoa học. Phong cách này còn đòi hỏi sử dụng câu ngắn gọn, xúc tích, chính xác và

đúng các quy tắc ngữ pháp.

Đặc trưng về hành văn: Phong cách khoa học sử dụng cách hành văn chân thật, cụ thể, chính xác, lôgic, khách quan và có căn cứ khoa học để thể hiện chính xác bản

chất của sự kiện và hiện tượng khoa học.

2.2.2. Phong cách báo chí – công luận

Khái niệm

Phong cách báo chí – công luận là phong cách ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi

trong lĩnh vực thông tin đại chúng.

Phong cách này thích hợp với những văn bản trên báo, đài và bản tin phản ánh hoạt động thông tin, dư luận chung của xã hội về các vấn đề thời sự. Để thực hiện chức năng thông báo, tác động trong công việc thông tin, tuyên truyền, phong

cách báo chí – công luận có ba đặc trưng cơ bản sau:

Đặc trưng về từ vựng: Phong cách báo chí công luận sử dụng lớp từ vựng đa dạng, phổ thông đại chúng, có

cả nghĩa đen, nghĩa bóng, có cả ví von và hình tượng.

Đặc trưng về câu: Phong cách này sử dụng những câu ngắn gọn đơn giản, phổ thông đại chúng, dễ hiểu và kiểu câu khuôn mẫu, kết hợp linh hoạt với những từ ngữ,

những kiểu câu biểu cảm nhằm truyền tin và tác động đến tình cảm của công chúng.

Đặc trưng về hành văn: Phong cách báo chí công luận rất chú trọng đến cách diễn đạt, trình bày (nhất là đầu đề) sao cho rõ ràng, hấp dẫn, kích thích người đọc, mang nhiều tính cấp bách, quan trọng, bức xúc, tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn

để vừa kích động công chúng, vừa gây cảm tình và lôi kéo công chúng.

Page 12: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

34 DWS104_Bai2_v2.0013101228

2.2.3. Phong cách chính luận

Khái niệm

Phong cách chính luận là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong lĩnh vực chính trị nghị luận xã hội.

Phong cách này thích hợp với những văn bản phản ánh những hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động và phục vụ cho mục đích giao tiếp, tuyên truyền, lôi kéo công chúng như: Báo cáo chính trị, nghị quyết, bình luận, xã luận, diễn văn, diễn thuyết... Để thực hiện được chức năng thông báo – chứng minh – tác động trong việc tuyên truyền, giáo dục, phong cách chính luận phải có các đặc trưng cơ bản sau:

Đặc trưng về từ vựng: Phong cách chính luận sử dụng lớp từ vựng chính trị đa dạng, phức tạp để phản ánh các quan điểm, lập trường, thái độ và tình cảm để tuyên truyền, giáo dục, lôi kéo công chúng. Phong cách này dùng những từ ngữ giàu sắc thái tu từ, dùng những biểu cảm quen thuộc, dễ hiểu.

Đặc trưng về câu: Phong cách này sử dụng những câu đơn giản, dễ hiểu, phổ thông đại chúng có tính công khai, tính lập luận chặt chẽ, đúng quy tắc ngữ pháp và tính truyền cảm mạnh mẽ.

Đặc trưng về hành văn: Phong cách chính luận sử dụng lối hành văn đơn giản dễ hiểu, lập luận lật đi, lật lại vấn đề để minh chứng cho lập trường quan điểm rõ ràng, nhất quán.

2.2.4. Phong cách văn học nghệ thuật

Khái niệm

Phong cách văn học nghệ thuật là phong cách ngôn ngữ sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Phong cách này thích hợp với những văn bản phản ánh hoạt động tư duy hình tượng của con người và phục vụ cho mục đích giao tiếp trong lĩnh vực văn học nghệ thuật như: Tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, kịch bản... Để thực hiện được các chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ, phong cách văn học nghệ thuật phải có các đặc trưng cơ bản sau:

Đặc trưng về từ vựng: Phong cách văn học nghệ thuật sử dụng lớp từ vựng đa dạng phức tạp, phổ thông đại chúng, có nhiều nghĩa đen, nghĩa bóng, ví von, điển tích.

Đặc trưng về câu: Phong cách này sử dụng câu phổ thông đại chúng, dễ hiểu, đôi khi có những câu rất phức tạp, mang nặng nghĩa ẩn dụ, ví von, điển tích. Câu còn

tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hoá và tính khái quát hoá. Phong cách này vừa dùng những từ ngữ mang tính khách quan, có tính biểu cảm cao, vừa dùng nhiều kiểu câu mới mẻ, kết hợp với các kiểu câu quen thuộc dễ hiểu.

Đặc trưng về hành văn: Phong cách văn học nghệ thuật dùng nhiều phưong tiện diễn cảm và các biện pháp tu từ nhằm tạo ra các giá trị, nội dung và giá trị nghệ thuật có sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với người đọc. Ngoài ra còn sử dụng thủ thuật mỹ từ pháp để làm đẹp câu văn và gây được hứng thú cho người đọc.

Page 13: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 35

2.2.5. Phong cách hành chính – công vụ

Khái niệm

Phong cách hành chính – công vụ là phong cách chức năng biểu thị mối quan hệ giao tiếp của những người trong các đơn vị hành chính, các tổ chức đoàn thể xã hội theo một loại khuôn khổ nhất định.

Phong cách hành chính – công vụ tồn tại dưới dạng ngôn ngữ viết là chính. Đó là các văn bản, giấy tờ được soạn thảo theo quy định mang tính hành chính pháp luật như các loại: Đơn từ, quyết định, chỉ thị, thông báo... Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện dưới dạng nói, chẳng hạn những sắc lệnh, thông báo, chỉ thị, nghị quyết... được truyền đi trên đài phát thanh và đài truyền hình. Nói chính xác, đây là việc thể hiện lại các văn bản thuộc phong cách hành chính dưới dạng nói. Để các loại văn bản có chất lượng cao, Phong cách hành chính công vụ có các đặc trưng cơ bản sau:

Đặc trưng về từ vựng: Phong cách hành chính công vụ sử dụng lớp từ vựng phổ thông đại chúng dễ hiểu và đơn nghĩa. Các văn bản hành chính công vụ không được dùng các từ có nghĩa bóng, từ đa nghĩa, ví von, điển tích và ẩn dụ. Trong văn bản hành chính công vụ, số lượng từ Hán – Việt được sử dụng với tỷ lệ khá lớn, đặc biệt trong các văn bản luật pháp, chẳng hạn như: Phúc thẩm, khởi tố, bị can, bị cáo... Những từ Hán Việt này tạo ra một sự trang trọng, nghiêm túc trong văn bản. Tuy nhiên, từ Hán – Việt phần nhiều mang tính đa nghĩa và có sự phổ biến không rộng rãi nên trong các trường hợp gặp phải có thể thay thế bằng từ thuần Việt.

Đặc trưng về câu: Phong cách này sử dụng câu phổ thông đại chúng dễ hiểu, chính xác, ngắn gọn. Phong cách hành chính – công vụ sử dụng những câu tường thuật, câu cầu khiến, câu đơn hai thành phần với trật tự thuận. Không sử dụng lời nói trực tiếp, những câu có nội dung đưa đẩy, rào đón. Không sử dụng những câu nghi vấn, câu cảm thán và càng không được sử dụng dấu ba chấm ... và v.v... để tránh hiểu lầm về nội dung và tránh bị bắt bẻ. Văn bản hành chính công vụ nói chung có nhiệm vụ diễn đạt sự xác nhận, khẳng định và trách nhiệm thực hiện. Do đó, nó được dùng nhiều câu phức dài với thành phần đồng chức, các câu có ý nghĩa sai khiến với các từ ngữ đòi hỏi về hiệu lực công việc như: Cần phải, có trách nhiệm thi hành, chấp hành nghiêm chỉnh..., các từ có tính chất nghiêm cấm: Không được, loại trừ, bãi bỏ, không được phép...

Đặc trưng về hành văn: Phong cách hành chính công vụ sử dụng lối hành văn chân thật, chính xác, trung thực, ngắn gọn để thể hiện đúng các sự kiện, hiện tượng và đưa ra các quy định đúng với tình hình thực tế. Mặc dù cách hành văn này thường ít gây hứng thú cho người đọc, song chúng ta không được phép sử dụng các thủ thuật đánh bóng câu văn hoặc thuật mỹ từ pháp để gây hứng thú cho người đọc.

Page 14: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

36 DWS104_Bai2_v2.0013101228

2.3. Những quy định ngôn ngữ trong văn bản

2.3.1. Những yêu cầu đối với ngôn ngữ trong văn bản

Ngôn ngữ trong văn bản phải có tính chính xác rõ ràng:

Đây là một đặc điểm quan trọng của phong cách hành chính công vụ. Chính xác trong cách dùng từ, đặt câu cần đi đôi với tính minh bạch trong kết cấu của văn bản để đảm bảo tính xác định, tính đơn nghĩa của nội dung. Văn bản hành chính công vụ chỉ cho phép một cách hiểu, không hiểu lầm. Câu cú phải ngắn gọn, không rườm rà. Nếu trong văn bản này sử dụng từ đa nghĩa, cách diễn đạt không rõ ràng, sẽ dẫn đến cách hiểu sai lệch, từ đó tạo ra các tranh cãi thắc mắc, tạo cho kẻ xấu tìm cách xuyên tạc, bóp méo, lợi dụng gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Ngôn ngữ trong văn bản phải có tính khuôn mẫu:

Đây là tính quy định chung về cách thức trình bày văn bản áp dụng cho tất cả các văn

bản hành chính công vụ. Trong phong cách hành chính công vụ, sự tuân thủ theo những mẫu nhất định lại có tác động đến tính chuẩn mực của văn bản ở cả hình thức và nội dung. Sự có mặt của các hình thức tương ứng với các văn bản khác nhau giúp cho việc soạn thảo nó được dễ dàng, giúp ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra, tạo mọi điều kiện áp dụng những phương tiện máy móc hiện đại tự động trong việc xử lý và quản lý văn bản. Một văn bản hành chính công vụ bắt buộc được soạn thảo và được chứng thực theo đúng hình thức quy phạm, theo đúng mẫu nhất định. Các từ ngữ được dùng trong văn bản phải lịch sự, lễ độ. Sự lịch sự, lễ độ cũng tạo ra sự trang trọng nghiêm túc...

Ngôn ngữ trong văn bản phải có tính nghiêm túc khách quan:

Ngôn ngữ trong phong cách hành chính công vụ bao giờ cũng phải mang tính khách quan không chứa đựng những cảm xúc hoặc đánh giá chủ quan cá nhân. Tính khách quan, nghiêm túc được coi như dấu hiệu đặc biệt của văn bản. Tuy nhiên, tuỳ loại văn bản mà đôi khi dấu ấn cá nhân cũng xuất hiện nhưng trong một chừng mực nhất định (chẳng hạn như trong đơn xin cá nhân). Trong phong cách khoa học tính khách quan làm cho hệ thống lập luận có giá trị chân thực to lớn. Còn trong văn bản quản lý, tính khách quan gắn với chuẩn mực pháp luật để nhấn mạnh tính chất xác nhận, khẳng định, tính chất chỉ thị, mệnh lệnh cần tuân thủ, thực hiện. Tính nghiêm túc khách quan còn phản ánh quyền lực của một pháp nhân phát ra trong các quan hệ.

Ngôn ngữ trong văn bản phải có tính lịch sự trang trọng:

Tính lịch sự trang trọng thể hiện quan hệ của một pháp nhân với các pháp nhân khác hoặc nhân dân. Vì vậy người soạn thảo cần phải thể hiện rõ phép lịch sự trong giao tiếp. Trong văn bản không được phép tỏ ra hách dịch, trịnh thượng, khúm núm, sợ hãi và đe dọa người khác. Để thể hiện tính lịch sự trang trọng cần

Page 15: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 37

phải thể hiện rõ các cách xưng hô lễ phép trong nghi thức giao tiếp xã hội, cần phải tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp, cần thể hiện rõ nguyên tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi trong trao đổi với nhau.

2.3.2. Một số quy định đối với ngôn ngữ trong văn bản

Một số câu không được phép sử dụng trong văn bản

Quy định

Câu trong văn bản không được phép viết theo lối văn nói;

Câu trong văn bản không được phép dùng câu vắn tắt;

Câu trong văn bản không được phép sử dụng câu nghi vấn;

Câu trong văn bản không được phép sử dụng câu mệnh lệnh trừ công điện;

Câu trong văn bản không được phép dùng câu hoài nghi;

Câu trong văn bản không được phép lạm dụng từ “tương đối”.

Câu văn trong văn bản là câu văn viết, vì vậy không được phép viết theo lối văn nói. Câu văn nói có tính chất vắn tắt phù hợp với từng ngữ cảnh giao tiếp, vì vậy chúng thường chứa đựng nhiều ngụ ý, nhiều nghĩa và phụ thuộc vào thái độ, cử chỉ phù họa của người nói vì vậy trong văn bản không được phép dùng.

Câu trong văn bản phải đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu, vì vậy văn bản không được phép dùng câu vắn tắt trừ ở một số phần của thể thức văn bản, phiếu chuyển, phiếu gửi và công điện. Câu vắn tắt là câu gồm một số từ ngữ, không cần đúng ngữ pháp, có thể khuyết chủ ngữ, bổ ngữ hay những thành phần phụ khác. Song câu vắn tắt vẫn diễn tả ý tưởng một cách rõ ràng gọn ghẽ và đầy đủ.

Văn bản không cho phép sử dụng câu nghi vấn. Câu nghi vấn được biểu hiện là một câu hỏi thuộc lối văn nói. Trong văn bản gặp các trường hợp phải hỏi, chúng ta phải dùng các loại câu khác để diễn đạt. Ví dụ trong công văn có đoạn sau: “ Đề nghị quý địa phương cho biết đương sự là ai? Làm nghề gì? Đến trú ngụ tạo địa phương từ bao giờ? Và thường liên lạc với loại người nào?” Chúng ta không được phép viết như vậy và phải chuyển cách diễn đạt là: “ Đề nghị quý địa phương cho biết những chi tiết sau của đương sự: Họ và tên, nghề nghiệp, thời gian đến trú ngụ tại địa phương và thường liên lạc với những ai.”

Văn bản không được phép sử dụng câu mệnh lệnh trừ công điện. Câu mệnh lệnh là câu sai khiến ai làm việc gì đó, thuộc lối văn nói. Trong các trường hợp phải ra lệnh, chúng ta phải dùng câu khác để diễn đạt. Ví dụ công điện của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội gửi Tư Lệnh Trưởng Quân khu Thủ đô có viết: “ Hãy điều trung đoàn 4 về hỗ trợ đê Nghi Tàm.” Nếu viết trong công văn thì phải viết: “ Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Tư Lệnh Trưởng Quân khu Thủ đô điều trung đoàn 4 về hỗ trợ đê nghi Tàm.”

Page 16: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

38 DWS104_Bai2_v2.0013101228

Văn bản không cho phép dùng câu hoài nghi. Câu hoài nghi là câu văn viết dưới dạng phủ định hay khẳng định không rõ ràng dễ làm cho người đọc hiểu sai hoặc không hiểu được ý đồ của người viết. Câu hoài nghi thường được một mệnh đề hoài nghi khẳng định cho một mệnh đề chính. Trong trường hợp không khẳng định được rõ ràng, chúng ta diễn đạt bằng câu khác nhưng phải giảm mức hoài nghi xuống thấp nhất. Ví dụ: Công ty gửi công văn đến một chi nhánh ở vùng sâu và xa mời về họp, chi nhánh đó viết trả lời rằng: “Chi nhánh sẽ về họp nếu công việc cho phép và có phương tiện.” Trong trường hợp này chi nhánh phải dùng câu khác diễn đạt để giảm mức hoài nghi xuống thấp nhất là: “ Chi nhánh sẽ cố gắng thu xếp công việc và phương tiện để về họp cùng công ty.”

Văn bản không cho phép người viết lạm dụng trạng từ “tương đối” thái quá để diễn đạt làm cho câu văn không định vị được nội dung ở mức độ nào. Ví dụ: “Công việc đang tiến triển tương đối tốt.” Thành tích chúng ta đạt được là tương đối tốt.” “Chúng ta hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ của cấp trên giao cho.”

Quy định về dấu chấm câu

Các dấu chấm câu là những dấu viết có mục đích chỉ rõ, mạch lạc giữa những từ, những mệnh đề trong một câu và giữa những câu trong đoạn văn. Khi nói, những mạch lạc này được biểu lộ bằng giọng nói lúc nhanh, lúc chậm, lúc to, lúc nhỏ. Nhưng khi viết, người viết dùng các dấu chấm câu sau đây để thể hiện tính mạch lạc đó:

Dấu phẩy (,) thường dùng để chia nhiều từ hay mệnh đề cùng thuộc về một loại, quyết định việc dùng dấu chấm. Có hai căn cứ để xem xét một dấu chấm đã đặt đúng hay sai vị trí của câu là: Nội dung thông báo trong câu đã trọn vẹn một ý hay chưa, tương ứng với nội dung thông báo câu đã được viết đầy đủ thành phần chưa.

Dấu chấm xuống dòng thường dùng để cách đoạn mạch văn. Khi diễn tả xong một ý lớn, chuyển sang ý lớn khác nên dùng dấu chấm xuống dòng để làm cho văn bản tăng thêm sự rõ ràng mạch lạc. Ngược lại trong văn bản chúng ta hết sức tránh việc dùng dấu chấm xuống dòng bừa bãi sẽ làm cho văn bản rời rạc lỏng lẻo.

Dấu hai chấm (:) dùng để báo hiệu lời trích dẫn hoặc câu văn có tính chất liệt kê trong nội dung diễn đạt. Khi sau dấu hai chấm, chúng ta xuống dòng diễn đạt có thể như là các mệnh đề, có thể như là một câu tùy thuộc vào cách viết của từng người. Đây chỉ là cách diễn đạt chứ không phải dấu chấm xuống dòng.

Dấu gạch ngang (-) thường dùng để định vị cho từ trước nó. Trong văn hành chính, dấu gạch ngang ở đầu dòng có công dụng chỉ rõ từng chi tiết được kể lể trong một đoạn văn. Trong văn đối thoại, dấu gạch ngang ở đầu dòng dùng để đổi ngôi nói.

Dấu ngoặc đơn () thường dùng để đóng khung một sự giải thích hay ghi chú.

Dấu ngoặc kép “ ” thường dùng để đóng khung lời nói hay một đoạn trích nguyên văn của một tác phẩm. Trong văn bản hành chính, ngoài công dụng nói trên, dấu ngoặc kép còn được dùng để đóng khung lời chú thích hay dẫn giải.

Page 17: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 39

Trong văn bản hành chính, chúng ta không được dùng một dấu chấm câu sau đây:

o Dấu ba chấm (…) hoặc (v.v…) là dấu dùng để diễn tả những yếu tố còn tiếp diễn nhưng không cần phải viết ra.

o Dấu chấm hỏi (?) là dấu ở cuối câu hỏi và dùng để hỏi.

o Dấu chấm than (!) dùng để chỉ một câu than hoặc dùng sau một tiếng than

Quy định về viết tắt và viết chữ nước ngoài

Người soạn thảo văn bản còn cần phải quan tâm đến các trường hợp hợp viết tắt và viết chữ nước ngoài. Viết tắt là viết hoa chữ cái đầu của tiên của một chữ.

Có hai trường hợp viết tắt như sau:

o Trường hợp viết tắt thành thông dụng, chúng ta sử dụng bình thường nhằm làm cho văn bản ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ như: UBND, HĐND, WHO, IMF, WTO…

o Trường hợp viết tắt thành thông lệ có tính cách bắt buộc, chúng ta sử dụng nhằm làm cho văn bản gọn gàng, ít chữ. Ví dụ như: Số: 169/2008/ NĐ – CP, Số: 157/ QĐ –TCCB, …

Những trường hợp viết tắt không thành thông lệ, chúng ta cần phải mở ngoặc giải thích để cho người đọc hiểu. Ví dụ: TNHH (Trách nhiệm hữu hạn), HĐKT (hợp

đồng kinh tế), HĐQT (Hội đồng quản trị), …

Đối với tiếng nước ngoài, người viết cần phải tuân thủ theo những quy định sau:

o Đối với những từ dùng đã thành quen trong ngôn ngữ Việt Nam thì chúng ta dùng bình thường như: Bắc Kinh, Băng Cốc, Mạc Tư Khoa, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Nga, Tiệp Khắc ….

o Đối với các trường hợp dùng không thành thói quen, người soạn thảo văn bản có thể sử dụng phiên âm La tinh hóa sang tiếng Việt hoặc dùng trực tiếp theo tiếng Anh như: Tokyo, Moscow, Singapo, Thailan,…

Page 18: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

40 DWS104_Bai2_v2.0013101228

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Chủ đề chung là một cụm từ thể hiện bản chất cơ bản của văn bản trong không gian và thời gian cụ thể. Chủ đề bộ phận là các cụm từ thể hiện nội dung cơ bản của chủ đề chung theo một diễn tiến quan hệ nhất định. Chủ đề bộ phận có thể hình thành lên nhiều cấp, mỗi cấp có thể được gọi theo một tiêu đề, đề mục nhất định. Do vậy người soạn thảo văn bản cần phải hiểu chúng để xây dựng đề cương cho văn bản.

Muốn văn bản thuyết phục được người đọc thì lập luận giữ vai trò quan trọng. Lập luận là dựa vào sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ đầy đủ, xác đáng để nêu ra quan điểm, ý kiến của mình. Lập luận đòi hỏi có sự kết hợp các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận chứng. Luận điểm là quan điểm của người viết văn bản, luận cứ là căn cứ cho văn bản, luận chứng là các dẫn chứng cho văn bản. Người soạn thảo văn bản cần phải hiểu và sử dụng thành thạo chúng.

Kết cấu của văn bản được thể hiện thông qua đề cương sơ bộ của văn bản. Đề cương sơ bộ là dàn bài cơ bản của văn bản, được biểu hiện bằng gọi tên chính xác các tiêu đề, đề mục của văn bản. Mỗi tiêu đề hay đề mục phản ánh nội dung cần có trong văn bản. Các tiêu đề, đề mục cần thể hiện rõ bản chất của văn bản trong không gian và thời gian cụ thể. Sau khi lập đề cương sơ bộ, chúng ta chuyển sang lập dàn ý cho các tiêu đề, đề mục của văn bản.

Đoạn văn là cơ sở để tổ chức văn bản gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở diễn tiến của chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề theo định hướng chung của văn bản. Các đoạn văn khác nhau có kích thước vật chất khác nhau: Có thể vài trang, vài câu thậm chí có thể một câu. Ta có thể nhận biết đoạn văn trong một khổ viết (tức giữa hai dấu chấm xuống dòng). Người soạn thảo văn bản cần phải hiểu được cách viết một đoạn văn chuẩn để dùng vào văn bản.

Phong cách ngôn ngữ là cách sử dụng ngôn ngữ vào các lĩnh vực nhất định với những đặc trưng nhất định. Người ta đã chia phong cách ngôn ngữ thành các phong cách nhỏ như:

phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí công luận, phong cách

văn học nghệ thuật và phong cách hành chính công vụ. Người soạn thảo văn bản cần phải hiểu được các phong cách này để áp dụng vào viết văn bản.

Khi viết văn bản, người soạn thảo văn bản cần phải hiểu rõ các yêu cầu cơ bản đối với ngôn ngữ sau: Ngôn ngữ phải có tính khách quan, ngôn ngữ phải có tính trang trọng uy nghi, ngôn ngữ phải có tính lịch sự nhã nhặn, ngôn ngữ phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và gọn ngàng.

Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo cần phải hiểu rõ một số quy định ngôn ngữ trong văn bản như: Quy định về dùng các câu văn, quy định về viết tắt, viết tiếng nước ngoài, cách dùng dấu chấm câu.

Page 19: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngứ trong văn bản

DWS104_Bai2_v2.0013101225 41

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là chủ đề chung và chủ đề bộ phận và áp dụng vào xác định kết cấu cho văn bản?

2. Thế nào là cơ sở lập luận cho văn bản, áp dụng vào xác định cơ sở lập cho một văn bản cụ thể?

3. Thế nào là kết cấu văn bản và áp dụng vào xác định kết cấu cho một văn bản cụ thể?

4. Thế nào là một đoạn văn và kết cấu của đoạn văn, ứng dụng vào viết một đoạn văn về chủ đề bất kỳ?

5. Thế nào là phong cách ngôn ngữ khoa học, chính luận, báo chí công luận, văn học nghệ thuật, hành chính công vụ, các phong cách này khác nhau như thế nào, trong soạn thảo văn bản người ta dùng phong cách ngôn ngữ nào?

6. Các yêu cầu đối với ngôn ngữ trong văn bản, tại sao khi viết văn bản cần tuân thủ theo các yêu cầu đó?

Page 20: BÀI 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢNeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/04_DWS104_Bai2_… · Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản DWS104_Bai2_v2.0013101228

Bài 2: Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản

42 DWS104_Bai2_v2.0013101228

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Viết 5 đoạn văn chuẩn về năm chủ đề khác nhau với năm phong cách ngôn ngữ khác nhau.

2. Xác định cơ sở lập luận và kết cấu cho chủ đề sau: “ Sự biến động giá cả hàng tiêu dùng cuối năm 2008”.