47
Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10 PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG BÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Câu hỏi trắc nghiệm 1. Đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống là A. phân tử. B. tế bào. C. cơ thể. D. quần thể. 2. Thế giới sống khác với thế giới không sống ở chỗ: A. Cấu tạo từ những chất hữu cơ B. Sinh sản được C. Có các hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản,…) D. Có khả năng cảm ứng 3. Quần thể lớn nhất là: A. Loài B. Quần xã C. Chi D. Họ 4. Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm: A. Tổ chức thứ bậc B. Không đổi C. Tiến hóa D. Tự điều chỉnh 5. Đặc điểm nổi trội của tế bào là : A. đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, là nơi diễn ra mọi chức năng sống. B. đơn vị tổ chức tồn tại độc lập, gồm nhiều hệ cơ quan phối hợp thống nhất. C. đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài. D. đơn vị tổ chức gồm nhiều quần thể cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. 6. Đặc điểm chính của hệ thống mở là: A. Các thành phần tương tác với nhau B. Trao đổi chất với môi trường ngoài, đổi mới thành phần C. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng D. Tuân theo các quy luật tự nhiên 7. Cấp độ nào sau đây bao gồm cấp độ còn lại? Trang 1

BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNGBÀI 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Câu hỏi trắc nghiệm1. Đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống làA. phân tử. B. tế bào. C. cơ thể. D. quần thể.2. Thế giới sống khác với thế giới không sống ở chỗ:A. Cấu tạo từ những chất hữu cơ B. Sinh sản đượcC. Có các hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản,…) D. Có khả năng cảm ứng3. Quần thể lớn nhất là:A. Loài B. Quần xã C. Chi D. Họ4. Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm:A. Tổ chức thứ bậc B. Không đổi C. Tiến hóa D. Tự điều chỉnh5. Đặc điểm nổi trội của tế bào là :A. đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, là nơi diễn ra mọi chức năng sống.B. đơn vị tổ chức tồn tại độc lập, gồm nhiều hệ cơ quan phối hợp thống nhất.C. đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài.D. đơn vị tổ chức gồm nhiều quần thể cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định.6. Đặc điểm chính của hệ thống mở là:A. Các thành phần tương tác với nhauB. Trao đổi chất với môi trường ngoài, đổi mới thành phầnC. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằngD. Tuân theo các quy luật tự nhiên7. Cấp độ nào sau đây bao gồm cấp độ còn lại?A. Quần thể B. Quần xã C. Cơ thể D. Hệ sinh thái8. Nếu gọi sinh cảnh là tập hợp nhân tố vô cơ ở một khu vực thì:A. Hệ sinh thái= Quần thể + Sinh cảnh B. Hệ sinh thái = Quần xã + Sinh cảnhC. Hệ sinh thái= Cá thể + Sinh cảnh D. Hệ sinh thái = Sinh cảnh9. Đặc điểm nổi trội của quần thể là :A. đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống, là nơi diễn ra mọi chức năng sống.B. đơn vị tổ chức tồn tại độc lập, gồm nhiều hệ cơ quan phối hợp thống nhất.C. đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài.D. đơn vị tổ chức gồm nhiều quần thể cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định.10. Một quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể:A. Khác loài sống ở nhiều khu vực liên hệ với nhauB. Cùng sinh sống ở một khu vực có liên hệ mật thiết với nhau nhất địnhC. Cùng và khác loài, cùng sống ở một khu vực có liên hệ gắn bó với nhauD. Khác loài, cùng sống ở một khu vực liên hệ gắn bó với nhau.

Trang 1

Page 2: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10BÀI 2. CÁC GIỚI SINH VẬT

1. Giới là đơn vị phân loại sinh vật lớn nhất bao gồm các…(X).. sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. X là:A. Ngành B. Lớp C. Bộ D. Họ2. Sinh vật tự dưỡng là sinh vật:A. Có thể tự tổng hợp các chất hữu cơ của nó từ chất vô cơ.B. Có khả năng phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơC. Tổng hợp chất nó cần từ chất hữu cơ của sinh vật khácD. Không tự phân hủy chất hữu cơ mà nhờ vi khuẩn3. Sinh vật dị dưỡng là sinh vật:A. Có thể tự tổng hợp các chất hữu cơ của nó từ chất vô cơ.B. Có khả năng phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơC. Tổng hợp chất nó cần từ chất hữu cơ của sinh vật khácD. Không tự phân hủy chất hữu cơ mà nhờ vi khuẩn4. Điểm khác hẳn giữa giới Khởi sinh với các giới còn lại là:A. kích thước nhỏ B. Tế bào nhân sơC. Cơ thể đơn bào D. Có khả năng tự dưỡng5. Đặc điểm chung của giới Nguyên sinh là:A. Đơn bào, kích thước nhỏ, nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡngB. Đơn bào, nhân sơ, tự dưỡng hoặc dị dưỡngC. Đơn bào hay đa bào, nhân thực, tự dưỡng D. Đơn bào hay đa bào, nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡng6. Bệnh Lang ben, Hắc lào, Hâm kẻ, Đẹn là những bệnh do sinh vật của giới nào gây ra?A. Giới Khởi sinh B. Giới Nguyên sinh C. Giới Nấm D. Giới Thực vật7. Đặc điểm chung của giới Động vật là:A. Cơ thể đa bào, dạng sợi, có cutinB. Đa bào, có thành xenlulôzơ, nhân thực, quang hợpC. Đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, di động được.D. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, di động được.8. Đặc điểm chung của giới Thực vật là: A. Cơ thể đa bào, dạng sợi, có cutinB. Đa bào, có thành xenlulôzơ, nhân thực, quang hợpC. Đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, di động được.D. Đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, di động được.9. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giới Khởi sinh?A. Có phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. B. Có thành tế bào bằng kitin.

Trang 2

Page 3: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10C. Thích ứng cao với môi trường. D. Sinh trưởng và phát triển nhanh.10. Loài người thuộc Ngành:A. Người B. Linh trưởng C. Động vật có vú D. Động vật có dây sống

PHẦN 2. SINH HỌC TẾ BÀOCHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

BÀI 3. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC1. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố chủ yếu ?A. Cacbon (C) B. Oxi (O) C. Hiđrô (H) D. Phôtpho (P)2. Cơ sở chính để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng:A. Hàm lượng nguyên tố trong cơ thể B. Vai trò tham gia cấu tạoC. Ý nghĩa trong chức phận D. Con đường hấp thụ3. Người ta quy ước nguyên tố đa lượng là: A. Nguyên tố chiếm > 0.01% khối lượng cơ thể.B. Nguyên tố chiếm < 0.01% khối lượng cơ thể.C. Nguyên tố chiếm > 0.1% khối lượng cơ thể.D.Tổng lượng của chúng chiếm 96% khối lượng cơ thể.4. Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng:A. Tham gia phân chia tế bào B. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ quan trọngC. Thành phần bắt buộc của enzim D. Thúc đẩy sự khử độc của tế bào5. Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng:A. Tham gia phân chia tế bào B. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ quan trọngC. Thành phần bắt buộc của enzim D. Thúc đẩy sự khử độc của tế bào6. Liên kết giữa Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước là liên kết:A. Cộng hóa trị B. Ion C. Peptit D. Este7. Nước không hòa tan được chất nào sau đây?A. NaCl B. Na2SO4 C. Lipit D. C10H21COOH8. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước kề nhau xuất hiện giữa:A. Đầu Ôxi phân tử nước này với đầu Ôxi phân tử nước kiaB. Đầu Ôxi phân tử nước này với đầu Hiđrô phân tử nước kiaC. Đầu Hiđrô phân tử nước này với đầu Hiđrô phân tử nước kiaD. Hiđrô và Ôxi trong cùng một phân tử nước9. Trong tế bào nước phân bố chủ yếu ở:A. Màng B. Chất nguyên sinh C. Bào quan D. Nhân10. Điểm nào sau đây không phải là vai trò của nước trong tế bào?A. Dung môi tốt cho các chấtB. Môi trường của các phản ứng sinh hóa

Trang 3

Page 4: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10C. Nguyên liệu cho nhiều phản ứng sốngD. Loại phân tử nhỏ nhất xây dựng nên tế bào.

BÀI 4. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT1. Loại đường nào sau đây gọi là đường sữa ?A. Glucôzơ. B. Lactôzơ. C. Galactôzơ. D. Mantôzơ.2. Đường đa gồm nhiều đường đơn liên kết với nhau bằng liên kếtA. Hiđrô. B. Peptit C. Glycôzit. D. Photphođieste.3. Loại đường vận chuyển trong cây.A. Glucôzơ. B. Saccarôzơ. C. Fructôzơ. D. Mantôzơ.4. Kitin thuộc nhómA. đường đơn. B. đường đôi. C. đường đa. D. sáp.5. Điểm khác nhau giữa mỡ động vật và dầu thực vậtA. Mỡ chứa nhiều glixêrol hơn dầu. B. Mỡ chứa nhiều axit béo no, dầu chứa nhiều axit béo chưa no.C. Mỡ chứa nhiều axit béo chưa no, dầu chứa nhiều axit béo no.D. Mỡ chứa nhiều axit béo no, dầu chứa nhiều axit béo no.6. Loại lipit nào sau đây có vai trò cấu trúc nên màng sinh chất ?A. Photpholipit, dầu, mỡ. B. Stêrôit, sáp C. Colesterol, dầu, mỡ. D. Photpholipit, stêrôit. 7. Loại lipit nào sau đây đóng vai trò chính dự trữ năng lượng ?A. Dầu, mỡ. B. Photpholipit, dầu, mỡ C. Photpholipit, stêrôit. D. Stêrôit, mỡ.8. Vai trò chủ yếu của côlestêrôn làA. cấu tạo nên các loại hoocmôn của cơ thể.B. cấu trúc nên màng tế bào.C. nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng của tế bào.D. thành phần chính trong cấu trúc các loại bào quan của tế bào.9. Khi thủy phân saccarôzơ thì ta thu được những đường đơn nào ?A. Gulcôzơ, galactôzơ. C. Glactôzơ, ribôzơ.B. Glucôzơ, fructôzơ. D. Fructôzơ, ribôzơ.10. Lớp mỡ dày dưới da của các động vật ngủ đông có tác dụngA. chống thóat hơi nước. C. dự trữ năng lượng.B. cấu trúc nên màng tế bào. D. chống lại các tác nhân cơ học.

BÀI 5. PRÔTÊIN1. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa prôtêin bậc 1, 2, 3 A. Cấu tạo từ một chuỗi polipeptit.

Trang 4

Page 5: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10B. Chuỗi polipeptit không xoắn cuộn.C. Có sự hình thành liên kết hiđrô trong phân tử prôtêin.D. Các chuỗi polipeptit có cấu trúc xoắn cuộn.2. Điểm phân biệt prôtêin cấu trúc bậc 4 với các loại prôtêin khácA. Cấu tạo từ một chuỗi polipeptit.B. Cấu tạo từ hai hay nhiều chuỗi polipeptit.C. Các chuỗi polipeptit xoắn vặn lò xo.D. Chuỗi polipeptit gấp nếp theo kiểu bêta.3. Trong bốn bậc cấu trúc thì bậc nào quan trọng nhất ?A. Bậc 1 B. Bậc 3 C. Bậc 2 D. Bậc 44. Móng, tóc của động vật thuộc loại prôtêin nào ?A. Prôtêin cấu trúc. B. Prôtêin hoocmônC. Prôtêin bảo vệ. D. Prôtêin vận chuyển.5. Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kếtA. hiđrô. B. glicôzit. C. disunfua. D. peptit.6. Loại prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể làA. prôtêin vận chuyển. B. prôtêin hoocmôn.C. prôtêin vận động. D. prôtêin cấu trúc.7. Loại prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng làA. prôtêin vận chuyển. B. prôtêin hoocmôn.C. prôtêin vận động. D. prôtêin cấu trúc.8. Yếu tố nào sau đây có khả năng làm prôtêin mất chức năng sinh học?A. Nhiệt độ cao, axit vô cơ đậm đặc. B. Nhiệt độ cao, độ pH. C. Sự có mặt của một số chất khí. D. Nhiệt độ cao, axit vô cơ, một số chất khí.9. Thuật ngữ nào sau đây bao trùm các thuật ngữ còn lại?A. Axit amin. B. Polipeptit. C. Tripeptit. D. Prôtêin.10. Khi hai hay nhiều chuỗi polipeptit khác nhau phối hợp với nhau sẽ tạo thành cấu trúc bậc mấy của prôtêin?A. Bậc 1. B. Bậc 2 . C. Bậc 3. D. Bậc 4.

BÀI 6. AXTI NUCLÊIC1. Trong một polinuclêotit, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kếtA. hiđrô. B. peptit. C. phôtphođieste. D. hiđrô và phôtphođieste.2. ADN tồn tại chủ yếu trong A. nhân tế bào. B. lạp thể. C. ti thể. D. nhân tế bào, ti thể, lạp thể.3. ADN có chứa nhóm nguyên tố nào sau đây?A. C, H, O, N,S. C. C, H, O, S, P.

Trang 5

Page 6: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10B. C, H, O, N, P. D. C, H, N, S, P.4. Đường kính vòng xoắn của mỗi phân tử ADN theo mô hình của J.Watson và F.Crick.A. 2 micromet. B. 2 nanomet. C. 3.4 micromet. D. 3.4 nanomet.5. Chiều cao vòng xoắn của mỗi phân tử ADN theo mô hình của J.Watson và F.Crick.A. 3.4 micromet. B. 3.4 nanomet. C. 3.4 angstron.6. Theo mô hình của J.Watson và F.Crick thì chu kỳ mỗi vòng xoắn của ADN gồmA. 10 nuclêôtit. C. 3.4 cặp nuclêôtit.B. 34 cặp nuclêôtit. D. 10 cặp nuclêôtit.7. Hai chuỗi polinuclêôtit của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kếtA. phôtphođieste. B. peptit. C. hiđrô. D. ion.8. Hai loại nuclêôtit nào sau đây liên kết với nhau bằng 3 liên kết hiđrô để liên kết hai mạch đơn của phân tử ADN?A. A và T. B. G và X.(đ) C. A và X. D. G và T.9. Để liên kết hai mạch đơn của ADN, hai loại nuclêôtit nào sau đây liên kết với nhau bằng hai liên kết hiđrô?A. A và T. B. G và X. C. A và X. D. G và T.10. Nhận định nào sai trong các nhận định sau?A. ADN của tế bào nhân thực có cấu trúc mạch thẳng.B. rARN có chức năng mang thông tin di truyền đến ribôxômC. ADN của tế bào nhân sơ có dạng mạch vòngD. tARN có cấu trúc 1 chuỗi polinuclêôtit dạng 3 thùy.

MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH CỦA ADNGọi N là tổng số nuclêôtit, 1 nuclêôtit có chiều dài là 3,4A0, khối lượng là 300 đvC, một chu kỳ xoắn là 10 cặp nuclêôtit. Xác lập công thức tính:1. Chiều dài của ADN: l = (A0)

2. Khối lượng của ADN: m = N x 300 (đvC)3. Tổng liên kết hiđrô của ADN: H = 2A + 3G4. Tổng liên kết hóa trị phôtphođieste của ADN: H0 = N - 25. Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A = T ; G = X6. Tổng số nuclêôtit của ADN:

N = 2A + 2G = 2T + 2X A + G = T + X = %A + %G = %T + %X = 50%7. Các nuclêôtit trên mỗi mạch của ADN: A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2

Trang 6

3,4 N 2

N 2

Page 7: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 108. Tỉ lệ % các nuclêôtit trên mỗi mạch của ADN: %A1 = %T2 ; %T1 = %A2 ; %G1 = %X2 ; %X1 = %G2

%A = %T = =

%G = %X = =

9. Chu kỳ xoắn của ADN: C = Bài 1. Gen 1 có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với loại không bổ sung với nó là 23% tổng số nuclêôtit của gen. Tính tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit.Bài 2. Một gen có chiều dài 3308,2 A0, có X = 405nu. Tính:a. Tổng số nu của gen và số nuclêôtit mỗi loại.b. Số liên kết hiđrô và liên kết hóa trị.Bài 3. Một gen không phân mảnh dài 2448 A0, có số liên kết hidrô giữa A và T bằng số liên kết hidro giữa G và X. Mạch thứ nhất của gen có 288 T và 35% nu loại G.a. Số nu mỗi loại của gen là bao nhiêu?b. Số nu mỗi loại trong mạch đơn thứ 2 là bao nhiêu?Bài 4. Một gen có 3000 Nu. Trên mạch đơn thứ nhất có 150 A và 450 G, mạch thứ 2 có 300 A và 600 G. Hãy xác định?a. Số lượng Nu từng loại trên mỗi mạch đơn?b. Số lượng từng loại Nu của gen?c. Chiều dài và khối lượng của gen? d. Số chu kỳ xoắn của gen?e. Số liên kết Hiđrô của gen?f. Số liên kết cộng hóa trị giữa các Nu trong gen?g. Số liên kết cộng hóa trị của gen?Câu 5. Một gen có tổng số các liên kết hiđrô giữa các cặp bazơnitơ bổ sung là 3600, tổng liên kết cộng hóa trị giữa các Nu là 2998. Số Nu mỗi loại của gen là?Câu 6. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tổng số 3000 Nu và 3900 liên kết hiđro. Hãy xác địnha. Chiều dài và khối lượng của ADN?b. Số lượng từng loại Nu ?c. Số liên kết cộng hóa trị giữa các Nu?Câu 7. Một phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và A bằng 30% tổng số Nu . Hãy xác định số liên kết hiđrô của gen?Câu 8. Một đoạn phân tử ADN có 500 A và 600 G. Tổng số liên kết hiđro là bao nhiêu?

Trang 7

%A1 + %A2

2%T1 + %T2

2

%G1 + %G2

2%X1 + %X2

2

N20

Page 8: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10Câu 9. Một đoạn ADN có chiều dài 4080 A0 tổng số liên kết phôtpho đieste trong phân tử ADN là bao nhiêu? Câu 10. Một gen có số liên kết hiđro là 1560, số nuclêôtit loại A chiếm 20 % số nuclêôtit của gen, số nuclêôtit loại G của gen là bao nhiêu?

CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀOBÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

1. Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ?A. Tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất nhanhB. Tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất nhanhC. Tỉ lệ S/V lớn làm tế bào trao đổi chất chậmD. Tỉ lệ S/V nhỏ làm tế bào trao đổi chất chậm2.Tất cả các loại tế bào khác nhau đều có thành phần cấu tạo chung gồm:A. Màng sinh chất, tế bào chất, nhân B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhânC. A và B đúng D. A và B sai3. Thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ gồm:A. Màng sinh chất, tế bào chất, nhân B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhânC. A và B đúng D. A và B sai4. Vai trò của thành tế bào ở sinh vật nhân sơ là:A. Giúp tế bào di chuyển B. Quy định hình dạng của tế bàoC. Giúp chúng bám vào bề mặt tế bào ở người D. Giúp tế bào ít bị bạch cầu tiêu diệt5. Vai trò của roi (có ở một số vi khuân):A. Giúp tế bào di chuyển B. Quy định hình dạng của tế bàoC. Giúp chúng bám vào bề mặt tế bào ở người D. Giúp tế bào ít bị bạch cầu tiêu diệt6. Những vi khuân gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy, lớp vỏ nhầy có tác dụng:A. Giúp chúng di chuyển B. Quy định hình dạng của tế bàoC. Giúp chúng bám vào bề mặt tế bào ở người D. Giúp chúng ít bị bạch cầu tiêu diệt7. Thành phần nào sau đây không có trong cấu trúc của tế bào nhân sơ?A. Trong tế bào chất có riboxom B. Nhân có màng nhân bao bọcC. Trong tế bào chất có bào tương D. Vùng nhân chứa phân tử ADN dạng vòng8. Plasmit ở tế bào nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây?A. Là ADN dạng vòngB. Có ở tế bào chất của tế bào một số vi khuẩnC. Không phải là vật chất di truyền tối cần thiết ở tế bào nhân sơ D. Có ở vùng nhân của tế bào một số vi khuẩn9. Người ta xác định vi khuân Gram dương và vi khuân Gram âm bằng cách:A. Khi nhuộm màu, vi khuẩn Gram dương bắt màu đỏ, vi khuẩn Gram âm bắt màu tím.

Trang 8

Page 9: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10B. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn Gram dương có màu đỏ, vi khuẩn Gram âm có màu tím.C. Khi nhuộm màu, vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ.D. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.Câu 10. Nhận định nào sai trong các nhận định sau:A. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.B. Màng sinh chất được cấu tạo từ 1 lớp phôtpholipit và prôtêin.C. 3 thành phần chính của cấu tạo tế bào nhân sơ là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.D. Vỏ nhày giúp vi khuẩn ít bị bạch cầu tiêu diệt.

BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THƯC1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nhân ở tế bào nhân thực:A. Nhân hoàn chỉnh, có màng bao bọcB. Trong nhân chứa chất nhiễm sắcC. Chất nhiễm sắc trong nhân được cấu tạo từ ADN và proteinD. Chất nhiễm sắc trong nhân được cấu tạo từ ADN dạng vòng2. Chức năng của lưới nội chất hạt ở tế bào nhân thực là:A. Tổng hợp protein tiết ra ngoài tế bào và protein cấu tạo màng tế bàoB. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thểC. A và B đúngD. A và B sai3. Chức năng của lưới nội chất trơn ở tế bào nhân thực là:A. Tổng hợp protein tiết ra ngòai tế bào và protein cấu tạo màng tế bàoB. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thểC. A và B đúngD. A và B sai4. Chức năng của lưới nội chất ở tế bào nhân thực là:A. Tổng hợp protein tiết ra ngòai tế bào và protein cấu tạo màng tế bàoB. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thểC. A và B đúngD. A và B sai5. Bào quan có cấu tạo như là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau là:A. Bộ máy gôngi B. Lưới nội chất C. Ribôxôm D. Ti thể

Trang 9

Page 10: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 106. Bào quan không có màng bao bọc, cấu tạo tư một số lạoi rARN và nhiều prôtein khác nhau là:A. Bộ máy gôngi B. Lưới nội chất C. Ribôxôm D. Ti thể7. Bào quan có cấu trúc là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia là:A. Bộ máy gôngi B. Lưới nội chất C. Ribôxôm D. Ti thể8. Bào quan có vai trò là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phâm của tế bào là:A. Bộ máy gôngi B. Lưới nội chất C. Ribôxôm D. Ti thể9. Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của không bào ở tế bào thực vật?A. Chứa chất phế thải của tế bào B. Chứa các chất dự trữC. Giúp các tế bào hút nước D. Tổng hợp protein10. Nhận định sai khi nói về tế bào nhân thực ?A. Nhân tế bào được cấu tạo bởi 2 lớp màng bao bọc, trên màng có nhiều lỗ nhỏ thông với tế bào chất.B. Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt.C. Tế bào chất có nhiều bào quan có màng bao bọc.D. Kích thước tế bào nhân thực lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.

Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THƯC1. Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào là A. Không bào B. Nhân con C. Trung thể D. Ti thể 2. Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây ?A. Enzim hô hấp B. Kháng thể C. Hoocmon D. Sắc tố 3. Chất được chứa đựng trong lớp màng đôi của ti thể được gọi là : A. Chất vô cơ B. Chất nền C. Nước D. Muối khoáng 4. Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất ?A. Tế bào biểu bì B. Tế bào cơ tim C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào xương 5. Sản phâm chủ yếu được tạo ra tư hoạt động của ti thể là chất nào sau đây?A. Pôlisaccarit B. axit nucleic C. Các chất dự trữ D. năng lượng dự trữ 6. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là :A. Có chứa sắc tố quang hợp B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp C. Được bao bọc bởi lớp màng kép D. Có chứa nhiều phân tử ATP7. Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về lục lạp ?A. Có chứa nhiều trong các tế bào động vật B. Có thể không có trong tế bào của cây xanh C. Là loại bào quan nhỏ bé nhất

Trang 10

Page 11: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10D. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây 8. Tên gọi strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây?A. Chất nền của lục lạp B. Màng ngoài của lục lạp C. Màng trong của lục lạp D. Enzim quang hợp của lục lạp 9. Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?A. Chất nền B. Các túi tilacoit C. Màng ngoài lục lạp D. Màng trong lục lạp 10. Trong lục lạp, ngoài diệp lục tố và enzim quang hợp, còn có chứa : A. ADN và ribôxôm B. ARN và nhiễm sắc thể C. Không bào D. Photpholipit

Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THƯC1. Màng sinh chất được tạo bởi các thành phần hoá học nào dưới đây ? a. Photpholipit và pôlisaccarit b. Prôtêin và photpholipit c. ADN, ARN và Photpholipit d. Gluxit, prôtêin và chất nhiễm sắc 2. Cấu trúc nào sau đây có tác dụng tạo nên hình dạng xác định cho tế bào động vật?a. Mạng lưới nội chất b. Khung xương tế bào c. Bộ máy Gôn gi d. Ti thể 3. Khung xương tế bào thực hiện chức năng nào sau đây ?a. Giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất b. Vận chuyển các chất cho tế bào c. Tham gia quá trình tổng hợp prôtêin d. Tiêu huỷ các tế bào già 4. Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những phần tử nào sau đây ? a. Axit ribônuclêic b. Axit đêôxiribônuclêic c. Cacbonhyđrat d. Axit phophoric 5. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử côlesteeron có tác dụng : a. Tạo ra tính cứng rắn cho màng b. Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất c. Bảo vệ màng d. Hình thành cấu trúc bền vững cho màng 6. Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây ?a. Thực vật và động vật b. Động vật và nấm c. Nấm và thực vật d. Động vật và vi khuẩn 7. Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học chủ yếu bằng chất : a. Xenlulôzơ b. Côlesteron c.Phôtpholipit d. Axit nuclêic

Trang 11

Page 12: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 108. Tính vững chắc của thành tế bào nấm có được nhờ vào chất nào dưới đây ?a. Cacbonhidrat b. Trigliêric c. Kitin d. Protêin9. Điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp là:a. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc b. Đều có chứa enzim hô hấpc. Có khả năng chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học d. Có chứa ADN10. Bào quan nào sau đây không có màng bao bọc? a. Lizôxôm b. Không bào c. Ribôxôm d. Ti thể

BÀI 11: VẬN CHUYÊN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT1. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất thụ động là dựa vào nguyên lí nào sau đây?a. Nguyên lí khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ caob. Nguyên lí khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấpc. Nguyên lí thẩm thấud. Cả a,b,c đều sai2. Nước được vận chuyển qua màng sinh chất một cách:a. Thụ động, có tiêu tốn năng lượng b. Chủ động, có tiêu tốn năng lượngc. Chủ động, không tiêu tốn năng lượng d. Thụ động, không tiêu tốn năng lượng3. Chất nào sau đây được vận chuyển qua màng bằng con đường vận chuyển khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép ?a. H2O b. O2 c. Na+ d. Prôtêin4. Các protein và các đại phân tử cung có thể được đưa ra khỏi tế bào bằng hình thức:a. Khuếch tán b. Thẩm thấu c. Xuất bào d. Nhập bào5. Kênh aquaporin có thể vận chuyển ….(1)… vào trong tế bàoa. Nước b. Ion c. Các chất có kích thước lớn d. Chất không phân cực6. Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất là:a. Phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấpb. Phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan caoc. Phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp, có sự tiêu tốn năng lượngd. Phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, có sự tiêu tốn năng lượng7. Môi trường có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào là:

Trang 12

Page 13: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10a. môi trường ưu trương. b. môi trường nhược trương. c. môi trường đẳng trương. d. Tất cả đều sai8. Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là :a. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng b. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương c. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật d. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng 9. Tại ống thận tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu là nhờ a. vận chuyển thụ động qua màng.b. sự khuyếch tán qua prôtêin mang tính chọn lọc.c. vận chuyển chủ động qua màng.d. sự khuyếch tán qua lớp kép phôtpholit.10 Phát biểu nào sau đây là sai về vận chuyển thụ động?a. Phải có sự chênh lệch nồng độ. b. Không cần có kênh prôtêin đặc hiệu. c. Kích thước chất chuyển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng. d. Không cần có ATP.

CHƯƠNG III. CHUYÊN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNGTRONG TẾ BÀO

BÀI 13. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYÊN HÓA VẬT CHẤT1. Cấu tạo của phân tử ATP.A. Bazơ nitơ Ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.B. Bazơ nitơ Ađênin, đường ribôzơ và 2 nhóm phôtphat.C. Bazơ nitơ Ađênin, đường đêôxiribôzơ và 3 nhóm phôtphat.D. Bazơ nitơ Ađênin, đường đêôxiribôzơ và 2 nhóm phôtphat.2. Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạngA. điện năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. hóa năng. 3. Trong phân tử ATP có mấy liên kết cao năng?A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.4. Thế năng là gì?A. là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng.B. là nguồn năng lượng trực tiếp của tế bào.C. là năng lượng của nước.D. là năng lượng tích trữ trong các liên kết cao năng.5. Trong phân tử ATP có mấy nhóm photphat?A. 1. B.2. C. 3. D. 4.6. Đặc điểm của liên kết cao năng là

Trang 13

Page 14: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10A. nằm giữa 2 nhóm phôtphat.B. khó bị phá vỡ và mang nhiều năng lượng.C. khó bị phá vỡ.D. nằm giữa 2 nhóm phôtphat và mang nhiều năng lượng.7. Dạng năng lượng nào tồn tại trong tế bào sống?A. Hóa năng, quang năng, nhiệt năng, cơ năng.B. Hóa năng, quang năng, nhiệt năng, cơ năng, điện năng. C. Hóa năng, nhiệt năng, cơ năng. D. Hóa năng, nhiệt năng, điện năng.8. Điểm giống nhau giữa đồng hóa và dị hóa :A. đều là biểu hiện của hoạt động trao đổi chất ở các hệ sống. B. đều có sự tham gia xúc tác của các enzim.C. đều có liên quan đến hoạt động chuyển hóa năng lượng.D. tất cả đều đúng.9. Khi ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thì có bao nhiêu liên kết cao năng bị bẻ gãy?A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.10. Đồng hoá là:A. Quá trình phân giải những chất đơn giản thành chất phức tạpB. Quá trình phân giải những chất phức tạp thành chất đơn giản.C. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giảnD. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ đơn giản thành chất hữu cơ phức tạp

Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIMTRONG CHUYÊN HOÁ VẬT CHẤT

1. Hoạt động nào sau đây là của enzim?A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thể D. Cả 3 hoạt động trên 2. Phần lớn enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ?A. Từ 2 đến 3 B. Từ 6 đến 8 C. Từ 4 đến 5 D. Trên 8 3. Enzim có bản chất là:A. Pôlisaccarit B. Prôtêin C. Mônôsaccrit D. Photpholipit

Trang 14

Page 15: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 104. Cơ chất là :A. Chất tham gia cấu tạo enzim B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzim xúc tác C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác D. Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại 5. Enzim có đặc tính nào sau đây?A. Tính đa dạng B. Tính chuyên hoá C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yếu 6. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axítA. Pepsin B. Amilaza C. Saccaraza D. Mantaza7. Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim, thì điều nào sau đây đúng ?A. Hoạt tính enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ B. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính enzimC. Hoạt tính enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên D. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính enzim8. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzim là :A. Hoạt tính enzim tăng lên B. Hoạt tính enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn C. Enzim không thay đổi hoạt tính D. Phản ứng luôn dừng lại 9.Enzim prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ?A. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin B. Phân giải đường lactôzơ C. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit D. Phân giải prôtêin 10. Enzim tripsin trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở giá trị của độ pH nào sau đây ?A. pH=2 B. pH=5 C. pH=8 D. pH=12

BÀI 16. HÔ HẤP TẾ BÀO1. Phát biểu nào sau đây là đúng về khái niệm hô hấp tế bào?A. Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất vô cơ đơn giảnB. Là quá trình giải phóng năng lượngC. Là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATPD. Là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của ATP2. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào:A. Nhu cầu năng lượng của tế bào B. Lượng CO2 được tạo thànhC. Số lượng ti thể của tế bào D. Số lượng phân tử đường glucôzơ trong tế bào

Trang 15

Page 16: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 103. Năng lượng của nguyên liệu hô hấp được giải phóng:A. Liên tục, ồ ạt qua các chuỗi phản ứng B. Từ từ qua các chuỗi phản ứngC. Từ từ qua quá trình đường phân D. Từ từ qua chu trình crep4. Trong các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào thì giai đoạn tạo nhiều ATP nhất là:A. Đường phân B. Chu trình crepC. Chuỗi truyền electron hô hấp D. Cả 3 giai đoạn đều như nhau5. Một phân tử glucôzơ tham gia hô hấp tế bào khi kết thúc giai đoạn đường phân và chu trình crep thì sẽ tạo mấy ATP?A. 38 B. 4 C. 34 D. 26. Vị trí xảy ra quá trình đường phân trong tế bào khi thực hiện hô hấp tế bào là:A. Tế bào chất B. Nhân tế bào C. Chất nền ti thể D. Màng ti thể7.Vị trí xảy ra chu trình crep trong tế bào khi thực hiện hô hấp tế bào là:A. Tế bào chất B. Nhân tế bào C. Chất nền ti thể D. Màng ti thể8.Vị trí xảy ra giai đoạn chuỗi truyền điện tử trong tế bào khi thực hiện hô hấp tế bào là:A. Tế bào chất B. Nhân tế bào C. Chất nền ti thể D. Màng ti thể9. Một phân tử glucôzơ tham gia hô hấp tế bào (bị ôxi hóa tới CO2 và H2O) thì sẽ tạo mấy ATP? (Cho biết: 1NADH = 3 ATP, 1FADH2 = 2ATP)A. 38 B. 4 C. 34 D. 210. Một người khi vận động nhiều vì sao phải thở nhanh?A. Thở nhanh giúp cơ thể điều hòa lại nhiệt độ cơ thểB. Thở nhanh giúp điều hòa hoạt động timC. Thở nhanh giúp tế bào nhận nhiều ôxi để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cung cấp cho cơ thể vận độngD. Thở nhanh giúp tế bào nhận nhiều ôxi để thực hiện trao đổi chất tạo nhiều chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể vận động

Bài 17: QUANG HỢP1. Sản phâm của quá trình quang hợp là:A. O2, H2O và năng lượng. B. O2, chất hữu cơ.C. CO2, H2O và năng lượng. D. O2 và H2O.2. Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hóa:A. Hóa năng sang quang năng. B. Quang năng sang nhiệt năng.C. Quang năng sang hóa năng. D. Hóa năng sang nhiệt năng.3. Trong quang hợp ở thực vật, pha tối diễn ra ở:A. Màng ngoài của lục lạp. B. Màng trong của lục lạp.

Trang 16

Page 17: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10C. Màng tilacôit của lục lạp. D. Chất nền của lục lạp.4. Oxi được tạo ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc tư:A. CO2. B. H2O. C. CO2 và H2O. D. ATP và NADPH.5. Trong quang hợp ở thực vật, pha sáng diễn ra ở:A. Chất nền của lục lạp. B. Màng trong của lục lạp.C. Màng tilacôit của lục lạp. D. Màng ngoài của lục lạp.6. Trong quang hợp, sản phâm của pha sáng là:A. ATP, ADP, O2, H2O B. ATP, NADPH, O2

C. ATP, NADPH, O2, H2O D. ADP, NADP+, O2

7. Trong quang hợp, sản phảm của pha tối là:A. Oxi và cacbohyđrat. B. Cacbohyđrat. C. RiDP, AlDP. D. tinh bột, saccarôzơ, oxi.8. Vai trò của nước khi tham gia vào pha sáng của quá trình quang hợpA. Cung cấp điện tử và hiđrô. B. Cung cấp oxi nguyên tử.C. Điều nhiệt cho cây. D. Vận chuyển điện tử.9. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây không phải của lục lạp thích nghi với hoạt động ở pha sáng ?A. Cấu tạo từ hai lớp màng.B. Có chứa nhiều diệp lục tố trên màng tilacôit.C. Có nhiều enzim quang hợp trong các túi tilacôit.D. Màng trong gấp khúc tạo thành các mào.10. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợpA. CO2 + H2O + NLAS (CH2O) + O2 B. 6CO2 + 6 H2O + NLAS C6H12O6 + 6O2

C. CO2 + H2O + NLAS Tinh bột + O2

D. O2 + H2O + NLAS (CH2O) + CO2

CHƯƠNG IV. PHÂN BÀOBài 18. CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Chu kỳ tế bào được tính tư khi:A. tế bào được hình thành ngay sau lần nguyên phân thứ 1 cho tới khi tế bào kết thúc lần nguyên phân thứ 2.B. tế bào được hình thành ngay sau lần nguyên phân thứ 1 cho tới khi tế bào bắt đầu lần nguyên phân thứ 2.C. tế bào bắt đầu lần nguyên phân thứ 1 cho tới khi tế bào bắt đầu lần nguyên phân thứ 2.D. tế bào bắt đầu lần nguyên phân thứ 1 cho tới khi tế bào kết thúc lần nguyên phân thứ 2.

Trang 17

Page 18: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 102. Trong nguyên phân, ở kỳ nào NST ở dạng kép và tập trung trên mặt phẳng xích đạo?A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối3. Thoi phân bào được hình thành vào kỳ nào của nguyên phân?A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối4. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kỳ nào của quá trình nguyên phân?A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối 5. Trong nguyên phân, sự sao chép ADN và nhân đôi NST xảy ra ởA. pha S B. pha G2 C. kỳ đầu D. kỳ giữa6. Một chu kỳ tế bào được chia làm mấy thời kỳ?A. 2 B. 3 C. 4 D. 77. Trong nguyên phân,quá trình sinh trưởng của tế bào xảy ra chủ yếu ởA. pha G1 B. pha S C. pha G2 D. kỳ cuối8. Trong nguyên phân, ở kỳ nào NST kép bị tách ra ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào?A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối9. Ở kỳ nào của quá trình nguyên phân, màng nhân và nhân con biến mất?A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối10. Ở kỳ nào của quá trình nguyên phân, NST được rút ngắn và đóng xoắn cực đại?A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối

Bài 19. GIẢM PHÂN1. Ở kì nào của quá trình giảm phân tế bào con được hình thành chứa bộ NST đơn bội kép?A. Kì sau 1. B. Kì cuối 1. C. Kì sau 2. D. Kì cuối 2.2. Giảm phân gồm:A. hai lần phân bào và NST nhân đôi 2 lần.B. một lần phân bào và NST nhân đôi 2 lần.C. hai lần phân bào và NST nhân đôi 1 lần.D. một lần phân bào và NST nhân đôi 1 lần.3. Ở kì nào của quá trình giảm phân tế bào con được hình thành chứa bộ NST đơn bội và số lượng NST giảm đi một nữa?A. Kì sau 1. B. Kì cuối 1. C. Kì sau 2. D. Kì cuối 2.4. Hoạt động nào sau đây có ở kì đầu 1 của giảm phân mà không có ở kì đầu của nguyên phân?A. NST co xoắn lại. B. NST ở trạng thái kép.C. Màng nhân biến mất. D. Có hiện tượng trao đổi chéo.

Trang 18

Page 19: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 105. Diễn biến của kì giữa 2:A. Các NST kép trong cặp tương đồng xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.B. Các NST kép trong cặp tương đồng tiến về 2 cực của tế bào.C. Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.D. Các NST kép di chuyển trên sợi tơ vô sắc tiến về 2 cực của tế bào.6. Ở kỳ nào của quá trình giảm phân, NST đính vào màng nhân sắp xếp định hướng?A. Kỳ đầu 1. B. Kỳ cuối 1. C. Kỳ đầu 2. D. Kỳ cuối 2.7. Bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ:A. quá trình nguyên phân. B. quá trình giảm phân.C. quá trình giảm phân và thụ tinh. D. quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.8. Giảm phân là hình thức phân chia của loại tế bào nào sau đây?A. tế bào gan. B. tế bào sinh trứng.C. tế bào hồng cầu. D. tế bào trứng.9. Trong giảm phân sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST kép tương đồng diễn ra ở:A. kì trung gian. B. kì đầu 1. C. kì giữa 1. D. kì đầu 2.10. Sự giống nhau của kì sau 1 và kì sau 2 là :A. NST đều ở trạng thái kép.B. NST đều ở trạng thái đơn.C. NST đều có sự phân li về hai cực của tế bào.D. NST dãn xoắn.

MỘT SỐ CÔNG THỨC NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂNI. NGUYÊN PHÂN Gọi:

a là số tế bào thực hiện nguyên phânk là số lần nguyên phân2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ của loàiM là số tế con được sinh ra quá trình nguyên phân

1. Tính số tế bào con được sinh ra quá trình nguyên phân : M = a.2k (tế bào)2. Số tế bào con mới được tạo thêm từ a tế bào mẹ : a(2k – 1) (tế bào)3. Tổng số NST đơn có trong các tế bào con : M.2n (NST)4. Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường cung cấp : a.2n (2k – 1) (NST)5. Số thoi phân bào xuất hiện / biến mất qua lần nguyên phân k : a. 2k-1 6. Số thoi phân bào xuất hiện / biến mất qua cả quá trình nguyên phân : a. (2k – 1)7. Số lượng NST, tâm động, cromatit, trạng thái NST trong mỗi tế bào qua các kì NP

Trang 19

Page 20: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10

Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuốiSố lượng NST 2n 2n 4n 2nSố tâm động 2n 2n 4n 2nSố lượng cromatit 4n 4n 0 0Trạng thái Kép Kép Đơn Đơn

II. GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINHGọi b là số tế bào sinh dục1. Số giao tử đực được hình thành : 4b

Số giao tử cái được hình thành : bSố thể định hướng : 3b

2. Tổng số NST đơn do môi trường cung cấp : 2n.b (NST)3. Số thoi phân bào xuất hiện / biến mất qua giảm phân : 3b4. Hiệu suất thụ tinh (%)

Số giao tử được thụ tinhH =

Tổng số giao tử được hình thành5. Số lượng NST, tâm động, cromatit, trạng thái NST trong mỗi tế bào qua các kì GP

Giảm phân I Giảm phân IIKĐ I KG I KS I KC I KĐ II KG II KS II KC II

Số lượng NST 2n 2n 2n n n n 2n nSố tâm động 2n 2n 2n n n n 2n nSố lượng cromatit 4n 4n 4n 2n 2n 2n 0 0Trạng thái Kép Kép Kép Kép Kép Kép Đơn Đơn

BÀI TẬP ÁP DỤNGBài 1. Một số tế bào sinh dục sơ khai đực 2n của một loài nguyên phân 5lần liên tiếp, vào kì giữa của một lần nguyên phân cuối cùng trong các tế bào đó người ta đếm dc 2496 crômatit.Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.Đáp án : 2n = 78Bài 2. Ở người (2n = 46), một tế bào sinh dục sơ khai thực hiện nguyên phân.a. Cho biết Số lượng NST, tâm động, cromatit, trạng thái NST trong mỗi tế bào qua các kì NP.b. Giả sử tế bào con sinh ra thực hiện giảm phân tạo giao tử. Cho biết Số lượng NST, tâm động, cromatit, trạng thái NST trong mỗi tế bào qua các kì GP.

Trang 20

Page 21: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10Bài 3. Một tế bào sinh dưỡng của ngô 2n=20 NST, nguyên phân liên tiếp 10 đợt, đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu để tạo nên các NST mới tương đương với bao nhiêu NST đơn và tạo nên bao nhiêu tế bào mới.Đáp án : Số tê bào mới : 1024 ; Số NST đơn môi trường cung cấp : 20460Bài 4. Một tế bào sinh dưỡng 2n của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp 8 đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra NST tương đương với 11730 NST đơn. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.Đáp án : 2n = 46Bài 5: Một tế bào sinh dục đực của ruồi giấm 2n=8 nguyên phân 7 đợt ở vùng sinh sản, rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và bưới vào vùng chín để tạo thành các tinh trùng. Môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào sinh dục nói trên?Đáp án : Số NST đơn môi trường cung cấp cho NP : 1016Số NST đơn môi trường cung cấp cho GP : 4096Bài 6. Xét 7 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân 7 đợt liên tiếp, 50% số tế bào con trải qua giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,123%. Có bao nhiêu hợp tử được hình thành ?Đáp án : 56 hợp tử

PHẦN 3. SINH HỌC VI SINH VẬTCHƯƠNG I. CHUYÊN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSVBài 22. DINH DƯỠNG, CHUYÊN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSV

1. Môi trường sử dụng chất tự nhiên là môi trường:A. chưa biết được thành phần và số lượng chất dinh dưỡng.B. đã biết được thành phần và số lượng chất dinh dưỡng.C. chưa biết được thành phần nhưng biết được số lượng chất dinh dưỡng.D. đã biết được thành phần nhưng chưa biết được số lượng chất dinh dưỡng.2. Chất nhận electron của lên men là:A. Chất hữu cơ B. NO3

- C. Ôxi D. H+

3. Sản phâm của hô hấp hiếu khí là:A. Chất hữu cơ B. CO2 , H2O C. CO2 , H2O , 38 ATP D. Chất hữu cơ và CO2

4. Vi sinh vật quang tự dưỡng phát triển khi:A. có ánh sáng và giàu chất hữu cơ B. có ánh sáng và giàu CO2

C. đủ chất hữu cơ và giàu CO2 D. giàu chất hữu cơ5. Người ta sử dụng một loại môi trường gồm 100% là dịch chiết thịt bò để nuôi cấy vi sinh vật. Môi trường đó là loại:

Trang 21

Page 22: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10A. Môi trường tự nhiên B. Môi trường sử dụng chất tự nhiênC. Môi trường tổng hợp D. Môi trường bán tổng hợp6. Nhóm vsv sử dụng một số hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ làm nguồn năng lượng làA. vsv quang tự dưỡng, vsv quang dị dưỡng.B. vsv quang tự dưỡng, vsv hóa tự dưỡng .C. vsv hóa tự dưỡng, vsv hóa dị dưỡng. D. vsv quang dị dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.7. Nhóm vsv sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng làA. vsv quang tự dưỡng, vsv quang dị dưỡng. B. vsv quang tự dưỡng, vsv hóa tự dưỡng. C. vsv hóa tự dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.D. vsv quang dị dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.8. Nhóm vsv thu nhận nguồn cacbon chủ yếu tư các hợp chất hữu cơ làA. vsv quang tự dưỡng, vsv quang dị dưỡng. B. vsv quang tự dưỡng, vsv hóa tự dưỡng. C. vsv hóa tự dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.D. vsv quang dị dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.9. Nhóm vsv thu nhận nguồn cacbon chủ yếu tư CO2 làA. vsv quang tự dưỡng, vsv quang dị dưỡng. B. vsv quang tự dưỡng, vsv hóa tự dưỡng. C. vsv hóa tự dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.D. vsv quang dị dưỡng, vsv hóa dị dưỡng.10. Trong nhóm vsv hóa dưỡng người ta chia ra 3 kiểu chuyển hóa vật chất (lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí) dựa vàoA. nhu cầu oxi. B. chất nhận electron cuối cùng. C. sản phẩm tạo thành. D. chất dinh dưỡng cung cấp cho vsv.

Bài 23. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VSV1. Nguyên liệu cho quá trình lên men rượu:A. axit amin B. glucôzơ C. axit béo D. saccarôzơ2. Đâu là sản phâm ứng dụng quá trình phân giải protein ở vi sinh vật?A. Nước tương, nước mắm B. Nước tương, rượuC. Sữa chua, nước mắm D. Sữa chua, rượu3. Sản phâm của quá trình lên men rượu:A. Rượu êtilic B. Rượu êtilic và CO2 C. Rượu êtilic và axit lactic D. CO2

4. Quá trình chuyển hóa glucôzơ và thu được sản phâm duy nhất là axit lactic nhờ sự có mặt của vi sinh vật nào?

Trang 22

Page 23: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10A. Nấm men rượu B. Vi khuẩn lactic dị hìnhC. Vi khuẩn lactic đồng hình D. Nấm đường hóa5. Khi làm nước mắm, người ta lợi dụng hoạt động sống của vi khuân đường ruột cá tiết ra một loại enzim để phân giải protein trong cá. Enzim đó là:A. Prôtêaza B. Lipaza C. Xenlulaza D. Amilaza6. Quá trình sản xuất rượu tư một số sản phâm nông nghiệp chứa nhiều tinh bột cần có sự hiện diện củaA. Nấm men. B. Nấm mốc. C. Vi khuẩn lên men etylic. D. Nấm men, Nấm mốc. 7. Quá trình làm nước mắm nhờA. vi khuẩn kị khí trong ruột cá và sử dụng nguồn prôtêin từ các vsv khác.B. vi khuẩn kị khí trong ruột cá và sử dụng nguồn prôtêin từ cá. C. nấm cúc vàng hoa cau và sử dụng nguồn prôtêin từ các vsv khác.D. nấm cúc vàng hoa cau và sử dụng nguồn prôtêin từ cá.8. Thực phâm nào sau đây đã sử dụng vi khuân lactic lên menA. sữa chua, bánh bao, bánh mì. B. cơm rượu, cơm mẻ.C. sữa chua, dưa kiệu. D. cơm rượu, giấm.9. Mối gỗ gây ra nhiều tai họa cho con người: tài liệu, sách báo bị cắn nát, nhà cửa, công trình làm bằng gỗ bị hủy hoại….là doA. Mối có khả năng tiết enzim xenlulaza.B. Trong ruột mối có loại vi khuẩn tiết enzim xenlulaza.C. Trong ruột mối có loại trùng roi tiết enzim xenlulaza. D. Trong ruột mối có loại nấm tiết enzim xenlulaza.10. Ở vsv, lipit được tổng hợp tư:A. axit béo. B. glyxêrol và axit béo. C. prôtêin và glucôzơ. D. các axêtyl- CoA

CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬTBài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

1. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là:A. Thời gian thế hệ B. Thời gian sinh trưởng C. Thời gian sinh trưởng và phát triển D. Thời gian tiềm phát 2. Trong thời gian 100 phút, tư một tế bào vi khuân đã phân bào tạo ra 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?A. 2 giờ B. 60 phút B. 40 phút D. 20 phút3. Khi nuôi cấy vi khuân trong môi trường không liên tục, đường cong sinh trưởng thể hiện qua 4 pha cơ bản theo thứ tự:

Trang 23

Page 24: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10A. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha suy vong, pha cân bằng.B. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.C. Pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong, pha tiềm phát.D. Pha lũy thừa, pha cân bằng, pha tiềm phát, pha suy vong.4. Trong pha này, vi khuân phải thích ứng với môi trường mới nên số lượng tế bào trong quần thể không tăng.A. pha tiềm phát. B. pha cân bằng. C. pha lũy thừa. D. pha suy vong.5. Trong pha này, vi khuân tổng hợp vật chất chuân bị cho sự phân bào.A. pha tiềm phát. B. pha cân bằng. C. pha lũy thừa. D. pha suy vong.6. Trong pha này, số lượng tế bào trong quần thể tăng theo luy thưa và đạt cực đại.A. pha tiềm phát. B. pha cân bằng. C. pha lũy thừa. D. pha suy vong.7. Trong pha này, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.A. pha tiềm phát. B. pha cân bằng. C. pha lũy thừa. D. pha suy vong.8. Người ta nghiên cứu sự sinh trưởng của vsv trên đơn vị quần thể bởi vì vsvA. sinh sản rất nhanh. B. không sống riêng lẻ.C. có kích thước rất nhỏ. D. tất cả đều đúng.9. Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuân giảm dần trongA. pha tiềm phát. B. pha cân bằng. C. pha lũy thừa. D. pha suy vong.10. Trong đĩa petri ban đầu có 10 tế bào vi khuân E. coli. Sau 1 giờ nuôi cấy thì số tế bào E. coli làA. 10 x 2 B. (10 x 2)3 C. 103 D. 10 x 23

Bài 26: SƯ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT1. Hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ là:A. Phân đôi, nẩy chồi và tiếp hợp. B. Phân đôi, nẩy chồi và tạo thành bào tử.C. Nẩy chồi, tạo thành bào tử. D. Phân đôi, tạo thành bào tử.2. Vi khuân sinh sản chủ yếu bằng cách:A. Phân đôi B. Tiếp hợp C. Tạo bào tử D. Nảy chổi3. Hình thức không phải là hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:A. Phân đôi B. Nội bào tử C. ngoại bào tử D. Bào tử đốt4. Nấm men rượu sinh sản bằng hình thức:A. Phân đôi B. Tạo bào tử vô tính C. Nảy chồi D. Bào tử đốt5. Phương thức sinh sản hữu tính có ở :A. Vi khuẩn lam B. Xạ khuẩn C. Phẩy khuẩn D. Trùng giày

Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Trang 24

Page 25: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 101. Nhân tố sinh trưởng là:A. Chất dinh dưỡng như axit amin, vitamin,... cần thiết cho sinh trưởng của vi sinh vật, với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ.B. Chất hữu cơ cần thiết cho sinh trưởng của vi sinh vật, với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.C. Các chất mà vi sinh vật có khả năng tổng hợp được từ các chất vô cơ như vitamin, axit amin.D. Các chất mà vi sinh vật thu nhận trực tiếp từ môi trường nuôi cấy.2. Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?A. Prôtêin B. Pôlisaccarit C. Mônôsaccarit D. Phênol3. Vi sinh vật kí sinh ở động vật thuộc nhóm:A. Vi sinh vật ưa lạnh B. Vi sinh vật ưa ấmC. Vi sinh vật ưa nhiệt D. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt4. Nhóm vi sinh vật sau đây có nhu cầu độ âm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại là :A. Vi khuẩn B. Nấm men C. Xạ khuẩn D. Nấm mốc 5. Vi sinh vật nào sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ pH của môi trường?A. Xạ khuẩn B. Vi khuẩn lam C. Vi khuẩn lactic D. Vi khuẩn lưu huỳnh 6. Trong sữa chua:A. vẫn có thể có vi khuẩn kí sinh gây bệnh vì có điều kiện pH thích hợpB. hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh vì các vi khuẩn này chỉ sống trong điều kiện pH trung tính. C. hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh vì các vi khuẩn này chỉ sống trong điều kiện pH axit.D. có thể có hoặc không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh tùy điều kiện bảo quản7. Chất làm giảm sức căng bề mặt của nước và gây hư hại màng sinh chấtA. phenol và alcohol. B. clo và brom. C. ozon. D. xà phòng. 8. Đa số các vsv gây bệnh cho người và gia súc thuộc nhóm vsvA. ưa siêu nhiệt. B. ưa ấm. C. ưa nhiệt. D. ưa lạnh.9. Các nhóm chất không gây biến tính prôtêin làA. các halogen, các chất oxi hóa. B. các halogen, các anđêhit.C. các chất kháng sinh, các chất hoạt động bề mặt. D. Chất kháng sinh10. Các yếu tố dinh dưỡng tham gia tổng hợp ADN làA. N, C, S, P. B. N, C, P, Oxi. C. N, C, S, Oxi. D. S, C, P, Oxi.

CHƯƠNG III. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Trang 25

Page 26: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10BÀI 29 – CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

1. Cấu tạo chung của tất cả virut gồm:A. Vỏ capsit và lõi là axit nucleic ở bên trong.B. Có vỏ ngoài là lớp lipit kép.C. Bộ gen gồm hai loại axit nucleic (ADN và ARN).D. Vỏ prôtêin, lõi axit nuclêic và vỏ ngoài.2. Dựa vào hình dạng thì virut gồm các loại :A. Cấu trúc xoắn, cấu trúc hỗn hợp. B. Cấu trúc khối.C. Cấu trúc xoắn, cấu trúc khối, cấu trúc hỗn hợp. D. Cấu trúc khối, cấu trúc hỗn hợp.3. Virut nào sau đây có bộ gen là ARN ? A. Virut viêm não Nhật Bản, virut sốt xuất huyết. B. Virut viêm não Nhật Bản, virut hecpet.C. Virut viêm gan B, virut đậu mùa. D. Virut hecpet, virut đậu mùa.4. Nuclêôcapsit là :A. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ prôtêin của virut.B. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ ngoài của virut.C. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ prôtêin với vỏ ngoài của virut.D. Phức hợp gồm vỏ prôtêin và vỏ ngoài của virut.5. Lấy axit nucleic của chủng B trộn với protein của chủng A để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut nào ?A. Chủng A B. Chủng B C. Chủng A và chủng B D. Chủng virut lai.6. Lõi axit nuclêic của HIV làA. 1 sợi ADN đơn. B. 1 sợi ARN đơn.C. 2 sợi ADN đơn. D. 2 sợi ARN đơn.7. Lõi axit nuclêic của virut khảm thuốc lá làA. ADN xoắn đơn. B. ARN xoắn đơn.C. ADN xoắn kép. D. ARN xoắn kép.8. Vỏ ngoài của virut được cấu tạo tưA. Capsôme. B. lipit kép và prôtêin. C. glucôzơ và prôtêin. D. glycoprotein9. Phagơ kí sinh ở E.coli có lõi axit nuclêic là a. ADN xoắn kép. C. ARN dạng vòng.C. ADN xoắn đơn. D. ARN xoắn đơn.10. Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của virut là :A. Gai glycoprotein B. Vỏ capsit C. Axit nucleic D. Vỏ ngoài

Trang 26

Page 27: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10BÀI 30 – SƯ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ

1. Chu trình nhân lên của phagơ gồm các giai đoạn :A. Hấp thụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, phóng thích, lắp ráp.B. Xâm nhập, hấp phụ, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.C. Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.D. Hấp phụ, lắp ráp, phóng thích, sinh tổng hợp, xâm nhập.2. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tạo thành axit nuclêic, prôtêin của chúng là giai đoạn :A. Hấp phụ B. Sinh tổng hợp C. Xâm nhập D. Lắp ráp3. Giai đoạn nào có ở chu trình nhân lên của phagơ ?A. Hấp thụ và cài xen B. Sao mã ngược và cài xenC. Sao mã ngược và sinh tổng hợp D. Phóng thích và sinh tổng hợp.4. Để phòng tránh lây nhiễm HIV / AIDS, chúng ta cần phải :A. Sống lành mạnh, không tiêm chích ma tuý. B. Không nên tiếp xúc với người bị bệnh.C. Ít tham gia các tệ nạn xã hội. D. Tất cả đều đúng5. Chọn câu sai trong các câu sau đây :A. Khi xâm nhập vào cơ thể, virut HIV sẽ phá huỷ các tế bào limpho T4.B. Virut độc là virut nhân lên làm tan tế bào.C. HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.D. Khi dùng chung chén đũa với người bệnh ta dễ bị lây nhiễm HIV.6. Các chủng virut gây bệnh viêm gan A, B, C xâm nhập và ký sinh ởA. Các loại tế bào của cơ thể người. B. Tế bào limphô T và đại thực bào.C. Tế bào gan. D. Tế bào hồng cầu.7. Mỗi loại virut chỉ hấp phụ được trên bề mặt một hoặc một vài loại tế bào chủ nhất định bởi vì cần có A. enzim lizôzim thích hợp. B. thụ thể thích hợp. C. đủ số lượng xâm nhiễm. D. lõi axit nucleic thích hợp.8. HIV gây suy giảm hệ thống miễn dịch, bởi vì HIVA. tấn công tế bào limphô T.B. tấn công các loại bạch cầu có mang thụ thể CD4. C. tấn công đại thực bào.D. ức chế cơ thể tạo kháng thể.9. Trong giai đoạn này, thụ thể của virut gắn đặc hiệu với thụ thể của tế bào chủ:A. Hấp phụ B. Sinh tổng hợp C. Lắp ráp D. Phóng thích10. Trong giai đoạn này, virut phá vỡ tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài:A. Hấp phụ B. Sinh tổng hợp C. Lắp ráp D. Phóng thích

Trang 27

Page 28: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10BÀI 31. VIRUT GÂY BỆNH. ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THƯC TIỄN

1. Virut nào sau đây kí sinh ở vi sinh vật ?A. virut phago B. virut HIV C. virut khảm thuốc lá D. virut hecpet2. Khi nhân lên trong tế bào, virut kí sinh ở thực vật di chuyển tư tế bào này sang tế bào khác bằng cách :A. Phá vỡ tế bào B. Di chuyển qua cầu nối sinh chấtC. Tạo một lỗ thủng trên tế bào D. Phá vỡ và làm tan tế bào3. Nguyên nhân gì khiến bình nuôi cấy liên tục vi khuân đang đục (do chứa nhiều vi khuân) bỗng dưng trở nên trong?A. Do môi trường cạn kiệt chất dinh dưỡng làm vi khuẩn chết.B. Do vi khuẩn tiết ra quá nhiều men tạo phản ứng kết tủa.C. Do bị nhiễm phagơ làm tế bào vi khuẩn vỡ ra và tan.D. Do vi khuẩn đã sử dụng hết chất dinh dưỡng môi trường chỉ còn lại nước.4. Trong sản xuất chế phâm sinh học, người ta sử dụng một số phago để :A. làm vật vận chuyển gen. B. phối trộn với phụ gia để làm thuốc chữa bệnh.C. cấy vào tế bào vi khuẩn. D. sản xuất thuốc trị ung thư.5. Bệnh do virut gây ra mà muỗi là trung gian truyền bệnh là :A. Viêm gan B. Tiêu chảy C. Sốt xuất huyết D. Sởi6. Intefêron có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, bởi vì IFN A. ức chế sự nhân lên của virut.B. kích thích tế bào bạch cầu tạo kháng thể.C. kích thích tăng số lượng các tế bào bạch cầu. D. kích thích cơ thể tạo ra nhiều chất dinh dưỡng có lợi.7. Người ta sử dụng nhóm virut Baculo để:A. Sản xuất thức ăn cho người và vật nuôi.B. Sản xuất phân vi sinh vật giúp tăng năng suất cây trồng.C. Sản xuất protein đặc hiệu chống ung thư.D. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.8. Các loại bệnh sau do muỗi là trung gian truyền bệnh. Theo em, bệnh nào không do virut gây ra?A. Zika B. Sốt rét C. Sốt xuất huyết D. Viêm não Nhật Bản9. Côn trùng được gọi là ổ chứa khi :A. Virut tồn tại trong côn trùng trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác.B. Virut tồn tại trong côn trùng và gây bệnh cho côn trùng.C. Virut tồn tại trong cơ thể khác rồi gây bệnh cho côn trùng khi ăn lá cây bị nhiễm virutD. Virut tồn tại trong cơ thể côn trùng nhưng không gây bệnh cho bất kì cơ thể nào.10. Ở lúa, bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra ?

Trang 28

Page 29: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10A. Vàng lùn B. Lùn xoắn lá C. Đạo ôn D. Lùn sọc đen

BÀI 32. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH1. Con đường không phải là đường truyền ngang là :A. Qua sol khí. B. Mẹ sang thai nhi.C. Qua đường tiêu hóa. D. Qua tiếp xúc trực tiếp.2. Những bệnh nào sau đây là bệnh đường tiêu hóa ?A. Quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày. B. Tiêu chảy, cúm, SARS.C. Quai bị, viêm gan B, bại liệt. D. Cúm, viêm gan, đậu mùa.3. Cơ chế của miễn dịch thể dịch:A. Tế bào limphô T tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm độc. B. Tế bào limphô B tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm độc.C. Tế bào limphô T tạo kháng thể đưa vào thể dịch để ngưng kết tác nhân gây bệnh.D. Tế bào limphô B tạo kháng thể đưa vào thể dịch để ngưng kết tác nhân gây bệnh.4. Cơ chế của miễn dịch tế bào:A. Tế bào T tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm độc.B. Tế bào limphô B tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm độc.C. Tế bào T tạo kháng thể đưa vào thể dịch để ngưng kết tác nhân gây bệnh.D. Tế bào limphô B tạo kháng thể đưa vào thể dịch để ngưng kết tác nhân gây bệnh.5. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu gồm:A. Da, niêm mạc, nước mắt, đại thực bào. B. Kháng nguyên, kháng thể.C. Dịch axit dạ dày, kháng nguyên, kháng thể. D. Tế bào T độc.6. Con đường lây truyền của bệnh SARSA. Hô hấp. B. Tiêu hóa. C. Tình dục. D. Máu.7. Nhóm vsv gây bệnh được cho là vô cùng nguy hiểm là nhóm vsv có khả năng gây bệnh qua A. đường hô hấp. B. đường truyền từ mẹ sang thai nhi.C. đường tiêu hóa. D. nhiều đường xâm nhập khác nhau. 8. Đặc trưng của miễn dịch đặc hiệuA. có sự tham gia của tế bào limphô B. B. sự kết hợp kháng nguyên – kháng thể. C. có sự tham gia của tế bào limphô T. D. có sự tham gia của đại thực bào.9. Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm qua đường:A. tiêu hoá B. sinh dục C. da D. thần kinh10. Miễn dịch thể dịch không có mặt ở:A. Máu B. Sữa C. Nước tiểu D. Dịch bạch huyết

Trang 29

Page 30: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10

Trang 30

Page 31: BÀI 1€¦ · Web viewBài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? A. Xúc tác các phản ứng trao

Tổ Sinh- Công nghệ Ôn tập Sinh 10ĐÁP ÁN

BàiCâu

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13 14

1 B A D B A B A D D B B A A2 C A A C A D B A A A C D D3 B C A B C B D B B B C A B4 B B B C D C A C B A C A C5 A D C B B B B B D D C C B6 B C A D D C B C C B D D A7 D D C A A B A A D B C B B8 B B B B A B B A A A D D B9 C D B B A D B D B A D A D10 C D D C B A B B A C B C C

BàiCâu

16 17 18 19 22 23 25 26 27 29 30 31 32

1 C B A A A B A B A A C A B2 A C B C A A D A D C B B A3 B D A D C B B B B A D C D4 C B D D B C A C A A A A A5 B C A C B A A D C B D C A6 A C A A C D C B D C C A7 C B A D A B B D B B D D8 D A C B D C C B B B B B9 A D A B B C B C A A A C10 C A B C B B D B C D C C

Trang 31