122
BCTH_THIT LẬP HÀNH LANG BẢO VBBIN TNH QUẢNG NGÃI i MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v DANH MC BNG ........................................................................................... vii DANH MC PHLC .................................................................................... viii CÁC CHỮ VIT TT ........................................................................................ xii MĐẦU ............................................................................................................. 13 1. Scn thiết .............................................................................................. 13 2. Căn cứ pháp lý ........................................................................................ 15 3. Mục tiêu của nhim v............................................................................ 16 4. Phm vi nghiên cu ................................................................................. 16 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 17 5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, sliu ............................ 17 5.2. Các phương pháp khảo sát, điều tra và đo đạc khí tượng, thy, hải văn ngoài hiện trường ................................................................................................ 18 5.3. Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS .............................................. 18 5.4. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích các tư liệu thống kê.............. 19 5.5. Phương pháp mô hình hóa và dự báo................................................... 19 5.6. Phương pháp tham vấn ý kiến ca cộng đồng địa phương trong việc thiết lập hành lang bảo vbbin....................................................................... 19 5.7. Mt sphn mm ng dng ................................................................ 19 Để thc hin nhim vnày, các phần mềm được sdng trong nhim vnhư sau ................................................................................................................ 19 6. Ni dung thc hin nhim v.................................................................. 20 6.1. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo vbbin ............................................................................................................ 20 6.2. Điều tra, đo đạc, khảo sát các yếu tvđịa hình, địa vật, khí tượng, hi văn, bùn cát.......................................................................................................... 21 6.3. Đánh giá chế độ sóng, xây dựng bản đồ trường sóng phục vxác định chiu rộng hành lang bảo vbbin................................................................... 21 6.4. Xác định khoảng cách nhằm gim thiu st lbbin, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ........................................................................ 22

BCTH THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ B BI N T NH QU · 6.1. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển ..... 20

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

i

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii

DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................... viii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ xii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 13

1. Sự cần thiết .............................................................................................. 13

2. Căn cứ pháp lý ........................................................................................ 15

3. Mục tiêu của nhiệm vụ ............................................................................ 16

4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 16

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17

5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu ............................ 17

5.2. Các phương pháp khảo sát, điều tra và đo đạc khí tượng, thủy, hải văn

ngoài hiện trường ................................................................................................ 18

5.3. Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS .............................................. 18

5.4. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích các tư liệu thống kê .............. 19

5.5. Phương pháp mô hình hóa và dự báo ................................................... 19

5.6. Phương pháp tham vấn ý kiến của cộng đồng địa phương trong việc

thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển ....................................................................... 19

5.7. Một số phần mềm ứng dụng ................................................................ 19

Để thực hiện nhiệm vụ này, các phần mềm được sử dụng trong nhiệm vụ

như sau ................................................................................................................ 19

6. Nội dung thực hiện nhiệm vụ .................................................................. 20

6.1. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển ............................................................................................................ 20

6.2. Điều tra, đo đạc, khảo sát các yếu tố về địa hình, địa vật, khí tượng, hải

văn, bùn cát.......................................................................................................... 21

6.3. Đánh giá chế độ sóng, xây dựng bản đồ trường sóng phục vụ xác định

chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển................................................................... 21

6.4. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với

biến đổi khí hậu, nước biển dâng ........................................................................ 22

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

ii

6.5. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch

vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ ......................................... 24

6.6. Xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với

biển 24

6.7. Hoàn thiện và phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển .............. 24

NỘI DUNG ......................................................................................................... 25

I. Các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi ... 25

II. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ

bờ biển 27

2.1. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển ............................................................................................................ 27

2.2. Mẫu bùn cát .......................................................................................... 31

III. Điều tra, đo đạc, khảo sát các yếu tố về địa hình, địa vật, khí tượng, hải

văn, bùn cát.......................................................................................................... 33

3.1. Đo hải văn (Sóng, dòng chảy, mực nước triều) ................................... 33

3.1.1. Dữ liệu sóng ................................................................................ 33

3.1.2. Đo hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước) ................................... 33

3.1.3. Đo mực nước bổ sung tại Lý Sơn ................................................ 34

3.2. Đo Khí tượng biển (Đo gió) ................................................................. 34

3.3. Đo đạc lưu lượng tại các cửa sông ....................................................... 35

3.4. Đo bùn cát lơ lửng tại khu vực cửa sông ............................................. 37

IV. Đánh giá chế độ sóng, xây dựng bản đồ trường sóng phục vụ xác định

chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi ....................................... 37

4.1. Thiết lập mô hình mô phỏng trường sóng ven bờ ................................ 37

4.2. Đánh giá chế độ sóng ........................................................................... 48

4.2.1. Đánh giá chế độ sóng ngoài khơi ............................................... 48

4.2.2. Đánh giá chế độ sóng ven bờ ...................................................... 49

V. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến

đổi khí hậu, nước biển dâng ................................................................................ 51

5.1. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển .... 51

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

iii

5.2. Xác định khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do

ngập lụt gây ra ..................................................................................................... 54

5.2.1. Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (Hnbd). ........................ 54

5.2.2. Mực nước biển dâng do bão (Hb) ............................................... 55

5.2.3. Mực nước biển dâng do sóng leo (Hsl) ...................................... 56

5.3. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng

phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ........................................................... 61

VI. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch

vụ, của hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên của vùng bờ và khoảng cách nhằm bảo

vệ quyền tiếp cận của người dân với biển ........................................................... 62

6.1. Khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch vụ, của

hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên của vùng bờ (Dst) ............................................ 62

6.2. Khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển .. 62

6.2.1. Khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với

biển (Dtc) ..................................................................................................... 62

6.2.2. Các mâu thuẫn, xung đột và các hoạt động cản trở quyền tiếp

cận của người dân với biển ......................................................................... 63

6.3. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên và

quyền tiếp cận của người dân với biển. ............................................................... 66

6.3.1. Khu vực 1: Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ ................................. 66

6.3.2. Khu vực 2: Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ ................................ 67

6.3.3. Khu vực 2-1: Xã Phổ Khánh, Phổ Thạnh huyện Đức Phổ ......... 68

6.3.4. Khu vực 3: Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ .................................. 68

6.3.5. Khu vực 4: Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ ............................... 69

6.3.6. Khu vực 5: Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức ..................................... 69

6.3.7. Khu vực 6: Xã Nghĩa An, Tp Quảng Ngãi .................................. 70

6.3.8. Khu vực 7: Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi ................................. 71

6.3.9. Khu vực 8: Xã Tịnh Kỳ, Tp. Quảng Ngãi.................................... 71

6.3.10. Khu vực 9: Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn .............................. 72

6.3.11. Khu vực 10: Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn .............................. 73

6.3.12. Khu vực 11: Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn .............................. 74

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

iv

6.3.13. Khu vực 12: Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn ............................... 75

6.3.14. Khu vực 13: Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn .......................... 75

6.3.15. Khu vực 14: Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn .......................... 76

6.3.16. Khu vực 15: Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn ................................... 77

6.3.17. Khu vực 16: Xã An Hải, huyện Lý Sơn ..................................... 77

6.3.18. Khu vực17: Xã An Bình, huyện Lý Sơn .................................... 78

VII. Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi ........................ 79

VIII. Đề xuất cơ chế quản lý hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi 100

8.1. Trách nhiệm của UBND các cấp trong thiết lập, quản lý, bảo vệ hành

lang bảo vệ bờ biển ........................................................................................... 100

8.2. Vai trò của các bên liên quan ............................................................. 101

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................. 102

1. Kết luận ................................................................................................. 102

2. Kiến nghị ............................................................................................... 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 103

PHỤ LỤC: KẾT QUẢ ĐO HẢI VĂN, ĐO KHÍ TƯỢNG BIỂN VÀ LẤY MẪU

BÙN CÁT.......................................................................................................... 104

1. Kết quả phân tích mẫu bùn cát .............................................................. 104

2. Kết quả đo hải văn................................................................................. 110

3. Kết quả đo Khí tượng biển (Đo gió) ..................................................... 115

4. Kết quả đo Lưu lượng ........................................................................... 117

5. Kết quả đo bùn cát................................................................................. 122

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Phạm vi vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi ......................................................... 17

Hình 2. Các khu vực cần thiết thành lập hành lang bảo vệ bờ biển .................... 26

Hình 3. Vị trí lấy mẫu tại vịnh Dung Quất .......................................................... 27

Hình 4. Vị trí lấy mẫu từ mũi Nam Trâm ở cực Đông Bắc của khu vực ............ 27

Hình 5. Vị trí lấy mẫu từ cửa Sa Kỳ tới Tân Định ở Nam cửa sông Vệ ............. 28

Hình 6. Vị trí lấy mẫu từ Tân Định tới mũi Sa Huỳnh ....................................... 29

Hình 7. Vị trí lấy mẫu từ mũi Sa Huỳnh tới Vĩnh Tuy ....................................... 30

Hình 8. Vị trí lấy mẫu tại đảo Lý Sơn ................................................................. 31

Hình 9. Vị trí đặt máy AWAC ............................................................................ 34

Hình 10. Tuyến đo lưu lượng sông Trà Bồng ..................................................... 35

Hình 11. Tuyến đo lưu lượng sông Trà Khúc ..................................................... 36

Hình 12. Tuyến đo lưu lượng sông Vệ ................................................................ 36

Hình 13. Sơ đồ khối mô hình MIKE 21 SW ....................................................... 39

Hình 14. Mô hình số độ cao (DEM) ................................................................... 40

Hình 15. Lưới tính khu vực ven biển .................................................................. 40

Hình 16. Địa hình tính toán dải ven biển tỉnh Quảng Ngãi ................................ 40

Hình 17. Vị trí biên sóng ngoài khơi ................................................................... 41

Hình 18. Độ cao và hướng sóng NOAA tại các vị trí biên mô hình ................... 41

Hình 19. Vị trí đo đạc sóng bằng máy AWAC .................................................. 42

Hình 20. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm Trà

Khúc (tháng 8/2017; tháng 9/2017) .................................................................... 43

Hình 21. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm Tam

Quan (tháng 9/2012) ............................................................................................ 44

Hình 22. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm Lý

Sơn (tháng 6/2013) .............................................................................................. 45

Hình 23. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm Dung

Quất (tháng 8/2014) ............................................................................................ 46

Hình 24. Trường sóng theo các tần suất.............................................................. 47

Hình 25. Hoa sóng ngoài khơi khu vực ven biển tỉnh Quảng Ngãi .................... 48

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

vi

Hình 26. Độ cao sóng năm 2016 ở độ sâu 15m vùng biển tỉnh Quảng Ngãi ..... 49

Hình 27. Các khu vực mô phỏng trường sóng vùng biển tỉnh Quảng Ngãi ....... 50

Hình 28. Chiều rộng HLBVBB khu vực 1 đoạn 1 .............................................. 85

Hình 29. Chiều rộng HLBVBB khu vực 1 đoạn 2 .............................................. 85

Hình 30. Chiều rộng HLBVBB khu vực 1 đoạn 3 .............................................. 86

Hình 31. Chiều rộng HLBVBB khu vực 2 .......................................................... 86

Hình 32. Chiều rộng HLBVBBkhu vực 2-1 ....................................................... 87

Hình 33. Chiều rộng HLBVBB khu vực 3 .......................................................... 87

Hình 34. Chiều rộng HLBVBB khu vực 4 .......................................................... 88

Hình 35. Chiều rộng HLBVBB khu vực 5 .......................................................... 88

Hình 36. Chiều rộng HLBVBB khu vực 6 ......................................................... 89

Hình 37. Chiều rộng HLBVBB khu vực 7 ......................................................... 89

Hình 38. Khoảng cách HLBVBB khu vực 8....................................................... 90

Hình 39. Khoảng cách HLBVBB khu vực 9....................................................... 91

Hình 40. Khoảng cách HLBVBB khu vực 10 .................................................... 92

Hình 41. Khoảng cách HLBVBB khu vực 11 .................................................... 92

Hình 42. Khoảng cách HLBVBB khu vực 12 .................................................... 93

Hình 43. Khoảng cách HLBVBB khu vực 13 .................................................... 93

Hình 44. Khoảng cách HLBVBB khu vực 14 .................................................... 94

Hình 45. Khoảng cách HLBVBB khu vực 15 đoạn 1 ......................................... 95

Hình 46. Khoảng cách HLBVBB khu vực 15 đoạn 2 ......................................... 96

Hình 47. Khoảng cách HLBVBB khu vực 15 đoạn 3 ......................................... 96

Hình 48. Khoảng cách HLBVBB khu vực 16 đoạn 1 ......................................... 97

Hình 49. Khoảng cách HLBVBB khu vực 16 đoạn 2 ......................................... 98

Hình 50. Khoảng cách HLBVBB khu vực 17 .................................................... 99

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Các khu vực cần thiết thành lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng

Ngãi ..................................................................................................................... 25

Bảng 2. Kí hiệu mẫu và tọa độ lấy mẫu .............................................................. 31

Bảng 3. Tọa độ vị trí đặt máy AWAC ................................................................ 33

Bảng 4. Vị trí trạm đo mực nước tại Lý Sơn ...................................................... 34

Bảng 5. Bảng tần suất sóng theo các hướng ngoài khơi vùng biển tỉnh Quảng

Ngãi ..................................................................................................................... 48

Bảng 6. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển 18 khu vực

thuộc tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................................ 52

Bảng 7. Khoảng cách mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu theo kịch bản

phát thài trung bình B2 ........................................................................................ 55

Bảng 8. Khoảng cách mực nước biển dâng do bão ............................................. 56

Bảng 9. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sóng leo ............................. 58

Bảng 10. Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây

ra cho 18 khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi .......................................................... 59

Bảng 11. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó

BĐKH và NBD cho 18 khu vực phải thiết lập HLBVBB tỉnh Quảng Ngãi ...... 61

Bảng 12. Chiều rộng và diện tích HLBVBB cho 18 khu vực thiết lập hành lang

tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................. 80

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

viii

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả phân tích mẫu bùn cát đợt 1 ............................................... 104

Phụ lục 2. Kết quả phân tích mẫu bùn cát đợt 2 ............................................... 107

Phụ lục 3. Số liệu đo sóng trạm W1 đợt 1 ........................................................ 110

Phụ lục 4. Số liệu đo sóng trạm W2 đợt 1 ........................................................ 110

Phụ lục 5. Số liệu đo sóng trạm W1 đợt 2 ........................................................ 111

Phụ lục 6. Số liệu đo sóng trạm W2 đợt 2 ........................................................ 111

Phụ lục 7. Số liệu đo dòng chảy đợt 1 ............................................................... 112

Phụ lục 8. Số liệu đo dòng chảy đợt 2 ............................................................... 112

Phụ lục 9. Số liệu đo mực nước đợt 1 ............................................................... 113

Phụ lục 10. Số liệu đo mực nước đợt 2 ............................................................. 113

Phụ lục 11. Số liệu mực nước tại 2 trạm Lý Sơn đợt 1 ..................................... 114

Phụ lục 12. Số liệu mực nước tại 2 trạm ở Lý Sơn đợt 2 .................................. 114

Phụ lục 13. Số liệu đo gió đợt 1 ....................................................................... 115

Phụ lục 14. Số liệu đo gió đợt 2 ........................................................................ 116

Phụ lục 15. Số liệu đo lưu lượng 3 cửa sông đợt 1 ........................................... 117

Phụ lục 16. Số liệu đo lưu lượng 3 cửa sông đợt 2 ........................................... 119

Phụ lục 17. Số liệu đo độ đục đợt 1 .................................................................. 122

Phụ lục 18. Số liệu đo độ đục đợt 2 .................................................................. 122

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

ix

MỘT SỐ THUẬT NGỮ

Hành lang

bảo vệ bờ

biển

Là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ

hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan

tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến

đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người

dân với biển.

Mực nước

triều cao

trung bình

nhiều năm tại

một vị trí

Mực nước triều cao trung bình nhiều năm tại một vị trí là trung

bình của các giá trị mực nước triều cao nhất trong nhiều năm

(18,6 năm) tại vị trí đó.

Đường mực

nước triều

cao trung

bình nhiều

năm

Đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm là tập hợp các

điểm ven biển, trên đảo có độ cao địa hình trùng với giá trị mực

nước triều cao trung bình nhiều năm.

Bảo vệ môi

trường

Hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến

môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,

suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

Biến đổi khí

hậu

Sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển,

sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các

nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.

Các bên liên

quan

Là các cá nhân hoặc tổ chức, tác động hoặc bị tác động, trực

tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực, đến (hay bởi) các

chính sách, hoạt động, hiện tượng đang quan tâm.

Cộng đồng

Cá nhân hoặc thực thể ở tại một vùng cụ thể, không được tổ

chức chính thống, nhưng có những mối quan tâm chung, đặc

biệt là liên quan tới các vấn đề cụ thể.

Đa dạng sinh

học

Sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh

thái trong tự nhiên.

Đới bờ (hay

vùng bờ, vùng

ven biển)

Là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển

ven bờ và vùng đất ven biển, nơi mà ảnh hưởng qua lại giữa

chúng là đáng kể; được xác định một cách tương đối, tùy thuộc

vào mục đích và năng lực của cơ quan quản lý; ranh giới hành

chính thường được sử dụng để xác định vùng bờ.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

x

Đường bờ

biển

Là đường phân chia đất liền với biển hoặc đại dương, là nơi

giao nhau của một mực nước biển cụ thể với bờ hoặc bãi biển

(ví dụ ngấn bờ cao là nơi giao nhau của mức triều cao với bờ

hoặc bãi biển).

Hệ sinh thái

Hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong

một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với

môi trường đó.

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động

nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu

bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các

loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị

nhiễu loạn.

Môi trường Hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động

đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Môi trường

biển

Là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước

biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển

và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng

đến con người và sinh vật.

Ô nhiễm môi

trường biển

Là tình trạng gây ra do việc con người trực tiếp hay gián tiếp

đưa các chất hoặc năng lượng vào môi trường biển gây ảnh

hưởng có hại đến các tài nguyên biển, đe dọa sức khỏe con

người, làm suy giảm chất lượng và ích lợi của nước biển.

Phát triển

bền vững

Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn

hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai

trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,

bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Quản lý tổng

hợp đới bờ/

vùng bờ

Là một mô hình quản lý TN&MT, sử dụng cách tiếp cận lồng

ghép, tích hợp, với quá trình lập và thực hiện kế hoạch bởi

đồng thời các bên liên quan khác nhau, nhằm giải quyết những

vấn đề quản lý phức tạp tại vùng bờ.

Sinh cảnh

Đơn vị địa lý nhỏ nhất của nơi sống, đặc trưng bởi một kiểu

sinh vật có tính đồng nhất cao, thích ứng với môi trường khu

vực đó.

Tài nguyên

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để

tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con

người.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

xi

Tài nguyên

biển

Là các tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên

vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên

các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

xii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu

NBD : Nước biển dâng

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HST : Hệ sinh thái

KCN : Khu công nghiệp

KKT : Khu kinh tế

KH&CN : Khoa học và Công nghệ

RNM : Rừng ngập mặn

RPH : Rừng phòng hộ

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TP : Thành phố

UBND : Ủy ban nhân dân

TLHL : Thiết lập hành lang

HLBVBB : Hành lang bảo vệ bờ biển

MNTCTBNN : Mực nước triều cao trung bình nhiều năm

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

13

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

Hành lang bảo vệ bờ biển được sử dụng như là một công cụ ngày càng

phổ biến trên thế giới trong triển khai quản lý tổng hợp biển, hải đảo. Kinh

nghiệm thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, công cụ này đáp ứng được nhiều mục

tiêu chính sách khác nhau như: góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các

dịch vụ hệ sinh thái, bảo vệ các khu vực địa lý đặc thù trước nguy cơ ngập lụt và

sạt lở bờ biển, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng có chiều

hướng diễn biến phức tạp và gia tăng không ngừng như hiện nay. Kết quả của

nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh rằng mực nước biển dâng

và các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong số những nguyên nhân cơ bản

gây ra các tác động lớn đối với phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng ven biển. Một

giải pháp tích cực để giảm nhẹ những tác động này là thiết lập hành lang bảo vệ

bờ biển và thực hiện việc quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên

trong phạm vi hành lang. Nói một cách tổng quát, hành lang bảo vệ bờ biển

được sử dụng như một công cụ để kiểm soát, ngăn chặn, hạn chế các hoạt động

phát triển không phù hợp, không bền vững trong không gian vùng bờ vốn hết

sức nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Hành lang bảo vệ bờ biển cũng được sử dụng

để đảm bảo an toàn công cộng, lợi ích công cộng, giảm thiểu các rủi ro gây ra do

biến đổi khí hậu, nước biển dâng hoặc các quá trình động lực ven biển.

Hiện nay, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển được nhiều

nhà nghiên cứu, quản lý thống nhất, bao gồm:

+ Tạo ra hay cung cấp một vùng đệm giữa khu vực phát triển ven bờ và

các loại hình thiên tai ven biển (như ngập lụt, xói, sạt lở…), góp phần ứng phó

với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, bảo tồn các hệ sinh thái, các

giá trị dịch vụ hệ sinh thái khu vực ven biển;

+ Hỗ trợ phát triển bền vững vùng ven biển;

+ Bảo đảm quyền tiếp cận biển của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân;

+ Duy trì giá trị thẩm mỹ của bờ biển.

Mục tiêu này cũng đã được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật

của một số nước. Như Luật Quản lý tổng hợp vùng bờ của Nam Phi quy định về

thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; Luật Bảo tồn vùng bờ quy định về quy hoạch

phân vùng vùng bờ, trong đó có vùng thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của Sri

Lanka. Pháp luật của Sri Lanka cũng quy định rõ các hoạt động không cần xin

phép hay lấy ý kiến bao gồm: đánh cá, trồng trọt không gây mất ổn định bờ biển,

các dự án ổn định bờ biển (làm kè, xây dựng công trình bảo vệ bờ…). Tại Hoa

Kỳ, luật Quản lý tổng hợp vùng bờ quy định việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ

biển thuộc trách nhiệm của chính quyền các bang; cách thức thiết lập và quản lý

hành lang bảo vệ bờ biển do các bang quy định. Ngoài ra còn có các nước vùng

Địa Trung Hải (bao gồm 21 nước: An-ba-ni, An-giê-ri, Bosnia Herzegovina,

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

14

Cyprus, Croatia, Ai Cập, Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Israel, Italia, Lebanon,

Li-bi, Malta, Ma-rốc, Monaco, Montenegro, Slovenia, Sy-ri, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ

Kỳ) xác định hành lang bảo vệ bờ biển trên cơ sở quy định của Nghị định thư

quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM Protocol) đối với khu vực Địa Trung Hải.

Theo quy định tại văn bản này, chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tối thiểu

100 m, các quốc gia tham gia có thể tăng thêm tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ

thể của mình.

Ở nước ta, ngày 25 tháng 6 năm 2015 Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 9 đã

thông qua Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, trong

đó, tại Điều 23 đã quy định “Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được

thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ

sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó

với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với

biển . Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay ở nước ta khi các

hoạt động phát triển tại các vùng ven biển đã được thực hiện sôi động trong thời

gian qua. Nó là cơ sở để tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên ngành,

khu vực tư nhân và các nhóm cộng đồng nhằm đạt được các mục đích chung,

giúp phát triển chính sách, chiến lược đầu tư và giúp tạo nên các tiêu chuẩn đánh

giá phù hợp. Quy định này cũng thể hiện tính linh hoạt trong thiết lập hành lang

bảo vệ bờ biển, bảo đảm tính hiệu quả, bền vững cho các khu vực phát triển.

Đặc biệt, tại Điều 79 của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có

quy định rõ:

+ Kể từ thời điểm Luật này được công bố, giữ nguyên hiện trạng, không

được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ đường

mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo

do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xác định theo

hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho đến khi hành lang bảo vệ bờ

biển được thiết lập theo quy định của Luật này (trừ một số trường hợp đặc biệt

được Luật quy định);

+ Trong thời hạn 18 tháng kể từ thời điểm luật này có hiệu lực thi hành,

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm

thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý.

Sau khi Luật được Quốc hội thông qua, ngày 27 tháng 7 năm 2015 Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về Tăng cường công tác

quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển. Trong

đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành ven biển: Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của

các dự án đầu tư tại khu vực ven biển với quy hoạch xây dựng đã được phê

duyệt; rà soát tổng thể các dự án để điều chỉnh quy hoạch xây dựng và quy

hoạch sử dụng đất đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp đầu tư

trên địa bàn; khai thác sử dụng không gian ven biển hiệu quả, thích ứng với biến

đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng…

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

15

Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, với bờ biển dài khoảng

hơn 130 km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Với

những nét đặc thù của vùng biển khu vực miền Trung, bờ biển Quảng Ngãi có

đường bờ và địa hình đáy phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các mũi đất và các

đầm, vịnh.

Với vai trò quan trọng của biển trong sự phát triển kinh tế - xã hội, thời

gian qua hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển nói chung và Quảng Ngãi nói

riêng đều xem biển và khu vực vùng bờ là một vùng kinh tế động lực, rất nhiều

dự án, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế đã được hình thành tại khu vực

này, đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.

Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng to lớn từ biển mang lại thì vùng biển

của Việt Nam nói chung cũng như vùng biển của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng

đang ngày càng bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực do biến đổi khí

hậu và nước biển dâng gây ra. Ngoài ra, nhìn lại bức tranh tổng thể sự cân bằng

về phát triển bền vững vùng bờ vẫn đang tồn tại nhiều bất cập lớn. Đó là ý thức

bảo vệ tài nguyên, môi trường của cộng đồng dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp

còn nhiều hạn chế, công tác quản lý nhà nước trong khu vực này chưa đáp ứng

được yêu cầu đặt ra, nhiều khu vực ven biển bị khai thác, sử dụng bất hợp lý,

người dân ở nhiều địa phương không được tiếp cận và sử dụng biển như một

dạng tài nguyên chung.

Trước những yêu cầu bức thiết đó, để kịp thời đáp ứng được yêu cầu về

quản lý nhà nước, đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ

theo hướng bền vững, đồng thời giải quyết tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án

lớn đang triển khai tại các khu vực ven biển của tỉnh theo quy định pháp luật,

việc thực hiện nội dung “Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi”

là cần thiết cho tỉnh.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày

25/6/2015;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 02/7/2012;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

16

- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2015 của Thủ tướng Chính

phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý

đất đai các dự án ven biển;

- Công văn 3628/BTNMT-TCBHĐVN ngày 01/9/2015 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc thực hiện quy định tại Điều 79 Luật Tài nguyên,

môi trường biển và hải đảo;

- Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

- Công văn số 5361/UBND-NNTN ngày 19/10/2015 của Ủy ban nhân dân

tỉnh về việc thực hiện quy định tại Điều 79 Luật Tài nguyên, môi trường biển và

hải đảo;

- Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của Chủ tịch UBND

tỉnh phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí nhiệm vụ Thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh

phê duyệt Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh

Quảng.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi nhằm bảo vệ hệ sinh

thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ;

giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo

đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi, được xác định trên cơ sở

Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 20/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

17

Hình 1. Phạm vi vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi

Về phía đất liền: Gồm 25 xã ven biển, hải đảo là Bình Thạnh, Bình Đông,

Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải, Bình Phú, Bình Châu thuộc huyện Bình Sơn;

Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Minh, Đức Phong thuộc huyện Mộ Đức;

Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ Châu thuộc huyện

Đức Phổ; An Bình, An Vĩnh, An Hải thuộc huyện Lý Sơn và Tịnh Khê, Tịnh

Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú thuộc TP. Quảng Ngãi.

Về phía biển: Là vùng biển ven bờ của tỉnh có ranh giới ngoài cách bờ 6

hải lý, kể cả đối với huyện đảo Lý Sơn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để xác định chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng

Ngãi, áp dụng các phương pháp sau:

5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu

Thu thập, hệ thống hoá các số liệu, xử lý, phân tích, đánh giá các tài liệu,

số liệu sẵn từ các cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi, hình thành các cơ sở

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

18

dữ liệu theo định hướng các nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiệm vụ kế

thừa những đề tài khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của

các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã thực hiện ở trên thế giới và trong

nước có liên quan đến nội dung của dự án. Các số liệu thu thập tại các trạm đo

mực nước dọc ven biển tỉnh Quảng Ngãi qua các đề tài dự án đã thực hiện: Đề

tài KHCN cấp Bộ “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để theo

dõi, đánh giá, hoàn thiện và nâng cao độ chính xác của công tác dự báo ngập lụt

phục vụ công tác quản lý phòng chống lũ lụt vùng hạ du các sông (2015-2017) “

do PGS TS Nguyễn Thanh Hùng, Viện Khoa học Thủy lợi thực hiện. Đề tài cấp

nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để khắc phục hiện

tượng bồi lấp cửa ra vào các khu neo trú bão của tàu thuyền - áp dụng cho cửa

Tam Quan, tỉnh Bình Định (2013-2015) do PGS. TS. Đỗ Minh Đức, trường

Đại học Khoa học tự nhiên thực hiện. Dự án “ Xác định nguyên nhân gây sạt lở,

bồi lấp và giải pháp chỉnh trị các cửa sông khu vực cửa Đại, sông Trà Khúc

(2014) do TS. Lê Văn Nghị, Viện Khoa học thủy lợi thực hiện. Đề tài “Nghiên

cứu quy hoạch phòng chống tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng

Ngãi (2008-2011) do TS. Nguyễn Thị Thảo Hương và một số đề tài, dự án

khác do Viện Địa lý thực hiện.

5.2. Các phương pháp khảo sát, điều tra và đo đạc khí tượng, thủy, hải văn

ngoài hiện trường

Các phương pháp khảo sát và điều tra thực địa nhằm thu thập và bổ sung,

cập nhật các số liệu tại các khu vực, tuyến, điểm nghiên cứu được lựa chọn để

xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên, tình trạng xói lở cửa sông, bờ biển phục vụ nội dung nghiên cứu của

nhiệm vụ. Số liệu đo đạc thực tế phục vụ xây dựng điều kiện biên, hiệu chỉnh và

kiểm định các mô hình toán. Đây là dạng công trình đầu tiên thực thi ở Việt

Nam nên công tác khảo sát thực địa càng quan trọng.

5.3. Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS

Bản đồ có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không

gian của các đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là

phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch

và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định về

tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng. Trong nghiên cứu, ngoài việc

sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống, nhiệm vụ đã sử dụng phương pháp

Hệ thông tin địa lý (GIS), đặc biệt trong phân tích thông tin và mô hình hoá

không gian. GIS chính là bước kết quả cần có để tích hợp từ những dữ liệu đơn

tính.

Phương pháp xây dựng mô hình số độ cao (DEM) hay còn gọi là phương

pháp mô hình hóa không gian và biểu diễn gần đúng địa hình bề mặt của vùng

nghiên cứu thông qua các bề mặt mô phỏng từ một hàm số xác định trên một

không gian liên tục bởi tập hợp các giá trị độ cao.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

19

Với sự hỗ trợ của phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý sẽ xây dựng

các bản đồ chuyên đề và bản đồ tích hợp (dạng số).

5.4. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích các tư liệu thống kê

Thống kê là phương pháp xử lý số liệu định lượng: thống kê qua các số

liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ;

5.5. Phương pháp mô hình hóa và dự báo

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và khu vực nghiên cứu của nhiệm vụ bao

gồm cả phần lục địa và biển ven bờ nên các mô hình được ứng dụng là tập hợp

của nhiều mô hình toán các chuyên ngành khác nhau: địa lý, khí tượng, thủy

văn, hải văn,... Chuỗi số liệu kết quả của các mô hình là dữ liệu đầu vào cho các

dự báo chuyên đề và tổng hợp phù hợp với mục tiêu xác lập hành lang bảo vệ bờ

biển.

Một số mô hình áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bao gồm:

i) Công nghệ và mô hình trong đánh giá điều kiện thuỷ động lực sông,

biển;

ii) Công nghệ và mô hình đánh giá, dự báo diễn biến tài nguyên, biến đổi

môi trường và tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

5.6. Phương pháp tham vấn ý kiến của cộng đồng địa phương trong việc

thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

Trong quá trình thực hiện dự án nhiệm vụ, sự tham gia của cộng đồng là

một yêu cầu cơ bản để đảm bảo sự chấp thuận của cộng đồng dân cư trong vùng

nhiệm vụ, đảm bảo sự gắn kết hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang

bảo vệ bờ biển, bảo đảm quyền tiếp cận biển của người dân. Cộng đồng có thể

đóng góp nhiều ý kiến cho nhiệm vụ thông qua các cuộc hội thảo, để nhiệm vụ

triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, khả thi về các biện pháp tổ

chức quản lý sau khi ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi được

cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

5.7. Một số phần mềm ứng dụng

Để thực hiện nhiệm vụ này, các phần mềm được sử dụng trong nhiệm vụ

như sau

- Phần mềm Mike21FM để tính toán, mô phỏng mực nước triều cao trung

bình nhiều năm; mô hình sóng và chế độ thủy triều; mô hình vận chuyển bùn

cát;

- Phần mềm nội suy đường đồng mức địa hình: ArcGIS, tool sử dụng là

công cụ về lưới (Grid);

- Phần mềm biên tập bản đồ: MapInfo và AcrGIS;

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

20

6. Nội dung thực hiện nhiệm vụ

Căn cứ Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của Chủ

tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí nhiệm vụ:

"Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi ; trong đó, nội dung Xác

định chiều rộng và ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi, gồm

các nội dung chính sau:

6.1. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển

a) Xác định các mặt cắt đặc trưng

- Số lượng các mặt cắt đặc trưng của khu vực cần thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển phụ thuộc vào các đặc trưng về hình thái bờ biển và điều kiện địa

chất, địa mạo.

- Phạm vi mặt cắt ngang:

+ Phía biển: Tính từ bờ ra khu vực bắt đầu có hiện tượng sóng vỡ;

+ Phía đất liền: Từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm trở

vào phía đất liền không quá 500 mét.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa, đường bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

được chia thành 5 đoạn, mỗi đoạn có đặc trưng hình thái, địa chất, địa mạo khác

nhau:

+ Đoạn thứ nhất thuộc phạm vi bờ vịnh Dung Quất: Đây là đoạn bờ bồi tụ

vũng vịnh với trắc diện bãi biển thoải dài khoảng 20 km, bố trí 3 mặt cắt đặc

trưng.

+ Đoạn bờ thứ hai kéo dài từ mũi Nam Trâm ở cực Đông Bắc của khu vực

đến cửa Sa Kỳ: Thuộc kiểu bờ mài mòn - tích tụ trên đá rắn chắc, đoạn bờ tương

đối ổn định, chiều dài khoảng 7 km, bố trí 3 mặt cắt đặc trưng.

+ Đoạn bờ thứ ba kéo dài từ cửa Sa Kỳ tới Tân Định ở Nam cửa sông Vệ:

Thuộc kiểu bờ tích tụ - mài mòn - xâm thực vùng cửa sông, có mức độ biến

động cao nhất vùng, dài khoảng 16 km, bố trí 3 mặt cắt đặc trưng.

+ Đoạn bờ thứ tư từ Tân Định tới mũi Sa Huỳnh: Thuộc kiểu bờ tích tụ -

mài mòn trên bờ cát. Tổng thể đường bờ trong khu vực này tương đối ổn định,

chiều dài khoảng 70 km, bố trí 6 mặt cắt đặc trưng.

+ Đoạn bờ thứ năm từ mũi Sa Huỳnh tới Vĩnh Tuy: Thuộc kiểu bờ mài

mòn - tích tụ, hiện tượng xói lở đang xảy ra mạnh, chiều dài khoảng 16 km, bố

trí 4 mặt cắt đặc trưng.

+ Đảo Lớn – huyện đảo Lý Sơn: Bố trí 3 mặt cắt đặc trưng.

b) Lấy mẫu tính toán phục vụ tính toán vận chuyển bùn cát

Lấy mẫu bùn cát nhằm phân tích cấp phối hạt (01 chỉ tiêu thành phần và

kích thước hạt) phục vụ tính toán vận chuyển bùn cát. Mẫu bùn cát được lấy dọc

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

21

theo các mặt cắt ngang đặc trưng, mỗi mặt cắt lấy 2 mẫu/mùa, theo 2 mùa (mùa

khô và mùa mưa).

6.2. Điều tra, đo đạc, khảo sát các yếu tố về địa hình, địa vật, khí tượng, hải

văn, bùn cát

a) Đo hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước)

+ Thu thập dữ liệu sóng 20 năm (Chiều cao sóng, hướng sóng và chu kỳ

sóng).

+ Bố trí 2 trạm đo sóng, dòng chảy và mực nước cố định tại khu vực phải

thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Thời gian đo là 30 phút/số liệu, đo liên tục

trong 7 ngày đêm. Đo trong 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

+ Quy trình đo tuân theo Thông tư số 40/2010/TT-BTNMT ngày 24 tháng

12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, khảo

sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo.

b) Đo gió

Dữ liệu gió được lấy theo giờ, bao gồm tốc độ, hướng gió, được tiến hành

bằng cách bố trí 1 trạm đo gió cố định tại khu vực phải thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển. Thời gian đo tối thiểu là 30 phút/số liệu, đo liên tục trong 7 ngày

đêm.

c) Đo đạc dữ liệu lưu lượng tại khu vực cửa sông

- Bố trí 3 trạm đo lưu lượng cố định tại 3 cửa sông lớn là sông Trà Khúc,

sông Trà Bồng và sông Vệ. Thời gian đo là 1 giờ/số liệu, đo liên tục trong 7

ngày đêm. Đo trong 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

- Quy trình đo tuân theo Thông tư số 10/2010/TT-BTNMT ngày 1 tháng 7

năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ

thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước.

d) Đo bùn cát lơ lửng tại khu vực cửa sông

Được tiến hành bằng việc bố trí 3 trạm đo bùn cát lơ lửng cố định

tại 3 cửa sông lớn là sông Trà Khúc, sông Trà Bồng và sông Vệ. Thời gian đo là

30 phút/số liệu, đo liên tục trong 7 ngày đêm. Đo trong 2 mùa: mùa mưa và

mùa khô.

6.3. Đánh giá chế độ sóng, xây dựng bản đồ trường sóng phục vụ xác định

chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển

a. Thiết lập mô hình mô phỏng sóng ven bờ

Các bước thực hiện mô hình mô phỏng sóng ven bờ như sau:

+ Chuẩn bị dữ liệu phục vụ tính toán;

+ Xử lý tài liệu địa hình để thiết lập mô hình;

+ Xây dựng miền tính, lưới tính;

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

22

+ Thiết lập các điều kiện biên;

+ Thiết lập các điều kiện ban đầu;

+ Thiết lập các thông số mô hình cơ bản;

+ Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số cho mô hình;

+ Kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả mô hình;

+ Tính toán, mô phỏng theo các kịch bản;

+ Lập báo cáo kết quả tính toán.

b. Đánh giá chế độ sóng

- Đánh giá chế độ sóng ngoài khơi:

+ Việc đánh giá chế độ sóng ngoài khơi phải căn cứ vào số liệu sóng đo

đạc thực tế hoặc số liệu sóng tái phân tích từ kết quả mô hình sóng ngoài khơi

tại những vị trí có độ sâu lớn hơn 15 m trong thời đoạn ít nhất là 10 năm;

+ Tính toán, xác định chiều cao sóng và chu kỳ có nghĩa ứng với tần suất

50% và 1%;

+ Đánh giá, xác định chiều cao sóng theo các hướng; vẽ biểu đồ hoa sóng.

- Đánh giá chế độ sóng ven bờ:

+ Việc đánh giá chế độ sóng ven bờ được thực hiện trên cơ sở kết quả tính

toán lan truyền sóng ngoài khơi vào vùng ven bờ thông qua mô hình mô phỏng

sóng ven bờ;

+ Các đặc trưng sóng ven bờ được tính theo các vị trí nằm trên đường

đẳng sâu 15 mét; khoảng cách giữa hai vị trí liền nhau không quá 500 mét;

+ Đánh giá các đặc trưng thống kê về chiều cao sóng cực trị, bao gồm các

giá trị nhỏ nhất, trung bình, lớn nhất và các giá trị ứng với tần suất xuất hiện

10% và 90%.

c. Xây dựng bản đồ trường sóng

Bản đồ trường sóng tỷ lệ 1/50.000 được xây dựng cho các khu vực thiết

lập hành lang bảo vệ bờ biển từ các kết quả tính toán, đánh giá chế độ sóng

ngoài khơi và sóng ven bờ.

6.4. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến

đổi khí hậu, nước biển dâng

- Khoảng cách nhằm giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí

hậu, nước biển dâng được xác định là khoảng cách lớn nhất từ các khoảng cách

thành phần sau đây:

+ Khoảng cách nhằm giảm thiểu xói sạt lở bờ biển;

+ Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây

ra bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

23

- Khoảng cách nhằm giảm thiểu xói sạt lở bờ biển được xác định như sau:

+ Trường hợp các khu vực bờ biển có dạng bãi cát, bãi bùn, vật liệu dễ bị

sạt lở có độ dốc nhỏ hơn 1:6, việc tính toán khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt

hại do sạt lở bờ biển bao gồm khoảng cách sạt lở bờ biển do nước biển dâng,

khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn và khoảng cách sạt lở bờ biển trong

ngắn hạn theo công thức sau:

nhdhnbdslbDDDD

Trong đó:

Dslb: khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển (m)

Dnbd: khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng (m)

Ddh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn (m)

Dnh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn (m)

+ Trường hợp độ dốc bãi biển lớn hơn 1:6 trong điều kiện ổn định hoặc

1:10 trong điều kiện không ổn định thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại

do sạt lở bờ biển phải tính đến yếu tố ổn định về mặt địa chất được xác định

bằng tổng khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển quy định tại

Điểm này và một khoảng cách tối thiểu bằng 2,5 lần chiều cao cồn cát hoặc dốc

cát tính từ đỉnh cồn cát hoặc dốc cát;

+ Trường hợp bờ biển có dạng bờ vách đá hoặc công trình kiên cố nhằm

bảo vệ đường bờ thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển

được xác định bằng 0 m.

+ Trường hợp bờ biển có dạng đất đá hỗn hợp thì khoảng cách nhằm giảm

thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển được xác định là một khoảng cách tối thiểu bằng

30 m tính từ đường thảm thực vật tự nhiên về phía đất liền.

- Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra bởi

biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xác định trên cơ sở tài liệu địa hình và độ dâng

của mực nước biển do biến đổi khí hậu, do bão và do sóng leo theo công thức sau đây:

tan

HHHD slbnbd

nl

Trong đó:

Dnl: khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt ven biển

(m);

Hnbd: mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (m)

Hb: mực nước biển dâng do bão (m)

Hsl: mực nước biển dâng do sóng leo (m)

tanβ: độ dốc trung bình của khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ

biển tại mặt cắt đặc trưng.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

24

6.5. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch

vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ

- Trong quá trình thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải đánh giá các khu

vực có hệ sinh thái cần bảo vệ và cảnh quan tự nhiên cần duy trì dựa trên cơ sở

thông tin, dữ liệu về hệ sinh thái và bản đồ các khu bảo tồn thu thập.

- Khảo sát thực địa để cập nhật, đánh giá hiện trạng các khu bảo tồn, các

khu vực có cảnh quan tự nhiên vùng bờ quan trọng.

6.6. Xác định khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với

biển

- Trong quá trình thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải đánh giá việc

bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển. Khu vực bảo đảm quyền tiếp

cận của người dân với biển là khu vực dọc bờ biển và hành lang tối thiểu được

xác định là lối đi ra biển cùng với cảnh quan, môi trường xung quanh lối đi này.

- Đối với khu vực bờ biển, hải đảo có đường giao thông hoặc đê biển nằm

phía sau đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm thì đường giao thông

hoặc đê biển đó được coi là hành lang bảo đảm quyền tiếp cận của người dân

với biển.

6.7. Hoàn thiện và phê duyệt ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

- Đề xuất cơ chế quản lý hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Tham vấn, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về ranh giới

lập hành lang bảo vệ bờ biển:

+ Tổ chức 02 hội thảo tham vấn cấp tỉnh, huyện;

+ Tổ chức 08 hội thảo tham vấn cấp xã;

+ Gửi lấy ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có

liên quan và của Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản.

- Lập bản đồ ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi (tỷ lệ

1/10.000).

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển

tỉnh Quảng Ngãi.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

25

NỘI DUNG

I. Các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

Theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2017 của chủ

tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Danh mục các khu vực phải thiết lập

hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi gồm 18 khu vực thuộc 18 xã ven biển

của tỉnh cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, như Bảng 1 và hình 2.

Bảng 1. Danh mục các khu vực cần thiết thành lập hành lang bảo vệ

bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

STT Địa phương Khu vực

1 Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ KV1

2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ KV2

3 Xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ KV2-1

4 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ KV3

5 Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ KV4

6 Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức KV5

7 Xã Nghĩa An, Tp Quảng Ngãi KV6

8 Xã Tịnh Khê, Tp Quảng Ngãi KV7

9 Xã Tịnh Kỳ, Tp Quảng Ngãi KV8

10 Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn KV9

11 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn KV10

12 Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn KV11

13 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn KV12

14 Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn KV13

15 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn KV14

16 Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn KV15

17 Xã An Hải, huyện Lý Sơn KV16

18 Xã An Bình, huyện Lý Sơn KV17

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

26

Hình 2. Các khu vực cần thiết thành lập hành lang bảo vệ bờ biển

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

27

II. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ

bờ biển

2.1. Xác định các mặt cắt đặc trưng trong khu vực thiết lập hành lang bảo

vệ bờ biển

Trên cơ sở khảo sát thực địa, đường bờ biển tỉnh Quảng Ngãi được chia

thành 5 đoạn, mỗi đoạn có đặc trưng hình thái, địa chất, địa mạo khác nhau:

- Đoạn thứ nhất thuộc phạm vi bờ vịnh Dung Quất: Đây là đoạn bờ bồi tụ

vũng vịnh với trắc diện bãi biển thoải dài khoảng 20km, bố trí 3 mặt cắt đặc

trưng.

Hình 3. Đoạn thứ nhất thuộc phạm vi bờ vịnh Dung Quất

- Đoạn thứ hai từ mũi Nam Trâm đến cửa Sa Kỳ: Thuộc kiểu bờ mài mòn

- tích tụ trên đá rắn chắc, đoạn bờ tương đối ổn định, chiều dài khoảng 7km, bố

trí 3 mặt cắt đặc trưng.

Hình 4. Đoạn thứ hai từ mũi Nam Trâm đến cửa Sa Kỳ

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

28

- Đoạn thứ ba từ cửa Sa Kỳ tới Tân Định ở Nam cửa sông Vệ: Thuộc kiểu

bờ tích tụ - mài mòn - xâm thực vùng cửa sông, có mức độ biến động cao nhất

vùng, dài khoảng 16km, bố trí 6 mặt cắt đặc trưng.

Hình 5. Đoạn thứ ba từ cửa Sa Kỳ tới Tân Định ở Nam cửa sông Vệ

- Đoạn thứ tư từ Tân Định tới mũi Sa Huỳnh: Thuộc kiểu bờ tích tụ - mài

mòn trên bờ cát. Tổng thể đường bờ trong khu vực này tương đối ổn định, chiều

dài khoảng 70km, bố trí 6 mặt cắt đặc trưng.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

29

Hình 6. Đoạn thứ tư từ Tân Định tới mũi Sa Huỳnh

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

30

- Đoạn thứ năm từ mũi Sa Huỳnh tới Vĩnh Tuy: Thuộc kiểu bờ mài mòn -

tích tụ, hiện tượng xói lở đang xảy ra mạnh, chiều dài khoảng 16km, bố trí 4 mặt

cắt đặc trưng.

Hình 7. Đoạn thứ năm từ mũi Sa Huỳnh tới Vĩnh Tuy

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

31

- Đoạn đảo Lý Sơn: Bố trí 3 mặt cắt đặc trưng.

Hình 8. Đoạn đảo Lý Sơn

2.2. Mẫu bùn cát

Lấy mẫu bùn cát nhằm phân tích cấp phối hạt phục vụ quá trình tính toán

vận chuyển bùn cát. Mỗi mặt cắt lấy 02 mẫu/ mùa, lấy trong 02 mùa (mùa khô

và mùa mưa)

Bảng 2. Kí hiệu mẫu và tọa độ lấy mẫu

Kí hiệu

mẫu

Tọa độ lấy mẫu

( VN2000, 108 độ, múi 3)

Xm Ym

QN01 1702723 581952

QN02 1702078 582043

QN03 1702399 583656

QN04 1701572 583933

QN05 1705198 586266

QN06 1705691 586711

QN07 1699573 589572

QN08 1699967 590414

QN09 1696277 592800

QN10 1696705 593833

QN11 1689655 594884

QN12 1690549 596683

QN13 1681648 596981

QN14 1680217 597813

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

32

QN15 1677971 596068

QN16 1677591 597137

QN17 1674807 597281

QN18 1674742 596240

QN19 1672300 596561

QN20 1672394 597135

QN21 1669954 597874

QN22 1669756 597058

QN23 1666400 597449

QN24 1666479 598019

QN25 1653192 602530

QN26 1653941 605909

QN27 1640935 607181

QN29 1640710 607383

QN30 1640527 607143

QN31 1640021 607603

QN32 1639977 607874

QN33 1632300 612011

QN34 1632300 612253

QN35 1624614 615874

QN36 1624628 616161

QN37 1622139 615208

QN38 1621754 615439

QN39 1620590 615333

QN40 1620703 614647

QN41 1617675 615244

QN42 1617622 615537

QN43 1614259 616069

QN44 1614187 615859

QN45 1701126 622380

QN46 1701396 623306

QN47 1702503 621863

QN48 1702473 621509

QN49 1702646 618353

QN50 1700272 618196

QN51 1700483 621274

Kết quả phân tích mẫu bùn cát tại các mặt cắt ở các vị trí như phụ lục 1,

phụ lục 2

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

33

III. Điều tra, đo đạc, khảo sát các yếu tố về địa hình, địa vật, khí tượng, hải

văn, bùn cát

Việc điều tra, thu thập số liệu đo đạc, khảo sát thủy hải văn nhằm đánh giá

các đặc trưng thủy thạch động lực vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi (sóng,

dòng chảy ven bờ, xói lở bờ biển, nước biển dâng do bão, gió mùa, BĐKH) như

thu thập số liệu mực nước, sóng 20 năm; đo mực nước bổ sung tại Lý Sơn; xác

định mặt cắt đặc trưng và lấy mẫu bùn cát; Đo đạc các yếu tố về địa hình, hải

văn, bùn cát để phục vụ lập mô hình và tính toán xác định chiều rộng hành lang.

3.1. Đo hải văn (Sóng, dòng chảy, mực nước triều)

3.1.1. Dữ liệu sóng

Thu thập dữ liệu sóng trong vòng 20 năm bao gồm các thông tin như độ

cao sóng, hướng sóng và chu kỳ sóng, số liệu cụ thể thu thập được như phụ lục

báo cáo điều tra, thu thập số liệu, đo đạc, khảo sát thủy hải văn ven bờ tỉnh

Quảng Ngãi phục vụ thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi.

3.1.2. Đo hải văn (sóng, dòng chảy, mực nước)

a) Phương pháp đo

- Sử dụng hệ thống quan trắc sóng, dòng chảy, mực nước tự động.

- Lựa chọn vị trí đặt máy: Vị trí đặt máy được đặt ở độ sâu trên 10m để

tránh hiện tượng sóng vỡ.

- Bố trí 2 trạm đo sóng, dòng chảy và mực nước cố định tại khu vực phải

thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Thời gian đo là 30 phút/số liệu, đo liên tục

trong 7 ngày đêm. Đo trong 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

- Quy trình đo tuân theo Thông tư số 34/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng

12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, khảo

sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo.

b) Trạm đo:

- Tiến hành khảo sát, bố trí đặt máy AWAC (thiết bị quan trắc sóng, dòng

chảy, mực nước tự động) tại 2 vị trí

Bảng 3. Tọa độ vị trí đặt máy AWAC

Kí hiệu X Y

W1 1675015 596015

W2 1674598 597670

Yêu cầu kỹ thuật: Máy phải được đặt cân bằng dưới đáy.

- Thời gian đo hải văn: Máy đặt tại vị trí đã định trong 7 ngày/đêm.

Gồm 2 đợt: Đợt 1: 21/8/2017 – 27/8/2017 (7 ngày); Đợt 2: 24/9/2017 –

30/9/2017 (7 ngày). Số lần đo: 02 lần/ngày đo

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

34

Hình 9. Vị trí đặt máy AWAC

c) Kết quả đo hải văn bao gồm các yếu tố đo sóng, dòng chảy, mực nước

từ phụ lục 3 đến phụ lục 10 của báo cáo.

3.1.3. Đo mực nước bổ sung tại Lý Sơn

a) Phương pháp đo: Tương tự như mục 2.1.2

b) Trạm đo

- Bố trí 2 trạm đo mực nước bổ sung tại Lý Sơn

Bảng 4. Vị trí trạm đo mực nước tại Lý Sơn

Trạm X Y

Trạm 1 1700329 622358

Trạm 2 1703085 620435

Thời gian đo: Trong 02 mùa (Mùa khô từ 21/8/2017 đến 27/8/2017 (đợt

1); Mùa mưa 24/9/2017 đến 30/9/2017 (đợt 2).

c) Kết quả đo: Kết quả đo mực nước ở Lý Sơn như phụ lục 11, phụ lục 12

của báo cáo này.

3.2. Đo Khí tượng biển (Đo gió)

a) Phương pháp và thời gian đo Khí tượng biển

Dữ liệu gió được lấy theo giờ, bao gồm tốc độ, hướng gió, được tiến hành

bằng cách bố trí 1 trạm đo gió cố định (Máy đo vận tốc lưu lượng gió testo 420)

tại khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Thời gian đo tối thiểu là 30

phút/số liệu, đo liên tục trong 7 ngày đêm.

b) Trạm đo Khí tượng biển

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

35

- Tiến hành khảo sát đo gió tại 2 vị trí G1, G2 trùng với vị trí đo hải văn

biển.

- Thời gian đo: Gồm 2 đợt: Đợt 1: 21/8/2017 – 27/8/2017 (7 ngày); Đợt

2: 24/9/2017 – 30/9/2017 (7 ngày). Số lần đo: 02 lần/ngày đo

c) Kết quả đo khí tượng (đo gió) như phụ lục 13, phụ lục 14 của báo cáo

3.3. Đo đạc lưu lượng tại các cửa sông

a) Phương pháp đo

- Bố trí 3 trạm đo lưu lượng cố định tại 3 cửa sông lớn là sông Trà Khúc,

sông Trà Bồng và sông Vệ. Thời gian đo là 1 giờ/số liệu, đo liên tục trong 7

ngày đêm. Đo trong 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

- Đo lưu lượng bằng máy RiverSurveyor M9 của hãng SonTek (Mỹ)

- Quy trình đo tuân theo Thông tư số 10/2010/TT-BTNMT ngày 1 tháng 7

năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ

thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước.

b) Vị trí, thời gian đo lưu lượng

- Đo lưu lượng tại 3 cửa sông: Vệ, Trà Khúc, Trà Bồng. Tuyến đo được

bố trí như hình 10; 11; 12.

- Thời gian khảo sát và lấy mẫu bùn cát gồm 2 đợt tương ứng với 2 mùa

+ Đợt 1: Từ ngày 10/8/2017 đến ngày 19/8/2017

+ Đợt 2: Từ ngày 21/9/2017 đến ngày 30/9/2017

Hình 10. Tuyến đo lưu lượng sông Trà Bồng

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

36

Hình 11. Tuyến đo lưu lượng sông Trà Khúc

Hình 12. Tuyến đo lưu lượng sông Vệ

c) Kết quả đo lưu lượng tại các cửa sông ven biển như phụ lục 15, phụ lục

16 của báo cáo này.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

37

3.4. Đo bùn cát lơ lửng tại khu vực cửa sông

a) Phương pháp đo

Đo bùn cát lơ lửng tại khu vực cửa sông: Được tiến hành bằng việc bố

trí 3 trạm đo bùn cát lơ lửng cố định tại 3 cửa sông lớn là sông Trà Khúc,

sông Trà Bồng và sông Vệ.

- Đo bùn cát lở lửng bằng máy OBS-3D (Mỹ)

- Thời gian đo là 30 phút/số liệu, đo liên tục trong 7 ngày đêm. Đo trong

2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

b) Vị trí, thời gian đo bùn cát lơ lửng

- Đo lưu lượng tại 3 cửa sông: Vệ, Trà Khúc, Trà Bồng. Tuyến đo được

bố trí như hình 10; 11; 12.

- Thời gian khảo sát và lấy mẫu bùn cát gồm 2 đợt tương ứng với 2 mùa

+ Đợt 1: Từ ngày 10/8/2017 đến ngày 19/8/2017

+ Đợt 2: Từ ngày 21/9/2017 đến ngày 30/9/2017

c) Kết quả đo đạc bùn cát lơ lửng tại các khu vực cửa sông ven biển như

phụ lục 17, phụ lục 18 báo cáo này

IV. Đánh giá chế độ sóng, xây dựng bản đồ trường sóng phục vụ xác định

chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

4.1. Thiết lập mô hình mô phỏng trường sóng ven bờ

Mô hình Mike21-SW được sử dụng để mô phỏng trường sóng ven bờ. Mô

hình toán là công cụ thực hiện chức năng dự báo dựa vào các quan hệ toán học

rõ ràng và có căn cứ khoa học chắc chắn. Điều này rất quan trọng cho phép đánh

giá hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ đề xuất, cũng như cảnh báo

các tác động xấu mang lại, đồng thời dựa trên phân tích các kết quả mô phỏng

của mô hình toán để lựa chọn giải pháp KH&CN phù hợp.

Mike21-SW do DHI Water & Environment phát triển. Mô đun tính phổ

sóng gió được tính toán dựa trên lưới phi cấu trúc. Mô đun này tính toán sự phát

triển, suy giảm và truyền sóng được tạo ra bởi gió và sóng lừng ở ngoài khơi và

khu vực ven bờ.

Mike21-SW bao gồm hai công thức khác nhau:

Công thức tham số tách hướng

Công thức phổ toàn phần

Công thức tham số tách hướng được dựa trên việc tham số hoá phương

trình bảo toàn hoạt động sóng. Việc tham số hoá được thực hiện theo miền tần

số bằng cách đưa vào mô men bậc không và bậc một của phổ hoạt động sóng

giống như các giá trị không phụ thuộc (theo Holtuijsen 1989). Xấp xỉ tương tự

được sử dụng trong mô đun phổ sóng gió ven bờ Mike21-NSW. Công thức phổ

toàn phần được dựa trên phương trình bảo toàn hoạt động sóng, được mô tả bởi

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

38

Komen và cộng sự (1994) và Young (1999), trong đó phổ hướng sóng của sóng

hoạt động là giá trị phụ thuộc. Các phương trình cơ bản được xây dựng trong cả

hệ toạ độ Đề các với những áp dụng trong phạm vi nhỏ và hệ toạ độ cầu cho

những áp dụng trong phạm vi lớn hơn.

Mike21-SW bao gồm các hiện tượng vật lý sau:

- Sóng được phát triển bởi hoạt động của gió;

- Tương tác sóng - sóng là phi tuyến;

- Tiêu tán sóng là do sự bạc đầu;

- Tiêu tán sóng do ma sát đáy;

- Tiêu tán sóng do sóng vỡ;

- Khúc xạ và hiệu ứng nước nông do sự thay đổi độ sâu;

- Tương tác sóng dòng chảy;

- Ảnh hưởng của sự thay đổi độ sâu theo thời gian.

Phương trình cơ bản chính là phương trình cân bằng hoạt động sóng được

xây dựng cho cả hệ toạ độ Đề các và toạ độ cầu (xem Komen và cộng sự (1994)

và Young (1999)).

Phương trình cho hoạt động sóng được viết như sau:

Trong đó:

txN ,,, là mật độ hoạt động; t là thời gian;

yxx , là toạ độ Đề các đối với hệ toạ độ Đề các yxx , và ,x là

toạ độ cầu trong toạ độ cầu với là vĩ độ và là kinh độ;

ccccv yx ,,, là vận tốc truyền nhóm sóng trong không gian bốn chiều

v , và ; và S là số hạng nguồn cho phương trình cân bằng năng lượng.

là toán tử sai phân bốn chiều trong không gian v , và .

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

39

Hình 13. Sơ đồ khối mô hình MIKE 21 SW

Các bước thực hiện mô hình mô phỏng sóng ven bờ gồm

- Chuẩn bị dữ liệu phục vụ tính toán và xử lý tài liệu địa hình

+ Dữ liệu bản đồ bao gồm: Bản đồ nền (lớp ranh giới hành chính, thủy hệ,

giao thông ...) tỷ lệ 1:10000 tỉnh Quảng Ngãi; bản đồ địa hình 1:10000 trên đất

liền; bản đồ địa hình đáy biển 1:50000 đáy biển; bản đồ địa hình 1:5000 các cửa

sông Trà Khúc, Mỹ Á, Sa Huỳnh;

+ Sử dụng phần mềm ArcGIS và Mapinfo tạo DEM 10x10m.

- Xây dựng miền tính, lưới tính: Lưới tính được xây dựng trong mô hình

Mike là lưới tam giác với các kích thước khác nhau. Chi tiết hóa vùng cửa sông

và ven bờ với kích thước là 10m biến đổi đều ra phía biển với kích thước 500m

khoảng 120.000 phần tử. Sau khi xây dựng lưới tính địa hình sẽ được gán từ mô

hình số độ cao DEM vào các mắt lưới.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

40

Hình 14. Mô hình số độ cao (DEM) Hình 15. Lưới tính khu vực ven

biển

Hình 16. Địa hình tính toán dải ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Thiết lập điều kiện biên: Điều kiện biên của mô hình được sử dụng

chuỗi số liệu sóng tái phân tích của NOAA (Cục đại dương và khí quyển Hoa

Kỳ) từ 2005 đến nay.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

41

Hình 17. Vị trí biên sóng ngoài khơi

Hình 18. Độ cao và hướng sóng NOAA tại các vị trí biên mô hình

- Thiết lập các điều kiện ban đầu:

Chu kỳ đỉnh lớn nhất : 0.4hz

Hằng số Philips lớn nhất: 0.0081

Thông số phổ JONSWAP

+ sigma a =0.07

+ sigma b=0.09

+ Thông số đỉnh 3.3

- Thiết lập các thông số mô hình cơ bản:

+ Mực nước: thủy triều từ mô hình thủy lực (Mike21FM HD)

+ Hệ số sóng vỡ :0.8

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

42

+ Ma sát đáy: cfw=0.0077m/s

+ Sóng nhiễu xạ

+ White Capping

- Hiệu chỉnh mô hình: Dữ liệu hiệu chỉnh mô hình được đo đạc bằng máy

AWAC tại trạm Trà Khúc (8/2017) bao gồm các yếu tố sóng: độ cao sóng,

hướng sóng và chu kỳ sóng. Mô hình mô phỏng trùng với thời gian đo đạc phục

vụ cho hiệu chỉnh các thông số mô hình tốt nhất cho khu vực nghiên cứu. Kết

quả tính toán mô phỏng khá tốt đối kết quả thực đo. Sự trùng pha tương đối phù

hợp giữa mô hình với số liệu thực đo là sự đảm bảo đáng tin vậy cho việc đánh

giá mô hình được thiết lập với bộ thông số đã được hiệu chỉnh.

Hình 18. Vị trí đo đạc sóng bằng máy AWAC

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

43

- Kiểm định và đánh giá mức độ tin cậy của mô hình: Để đánh giá mô

hình có bộ thông số tốt, tiến hành mô phỏng với các chuỗi số liệu với thời gian

khác nhau và so sánh với thực đo. Các trạm kiểm định đó là trạm Dung Quất

(8/2014), trạm Lý Sơn (6/2013), trạm Tam Quan (9/2012) và trạm Trà Khúc

(8/2017; 9/2017). Cho thấy kết quả mô hình mô phỏng tương đối tốt các yếu tố

sóng: Độ cao sóng, chu kỳ sóng, hướng sóng.

Hình 19. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm

Trà Khúc (tháng 8/2017; tháng 9/2017)

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

44

Hình 20. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm

Tam Quan (tháng 9/2012)

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

45

Hình 21. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm

Lý Sơn (tháng 6/2013)

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

46

Hình 22. Độ cao, chu kỳ và hướng sóng giữa thực đo và tính toán tại trạm

Dung Quất (tháng 8/2014)

- Tính toán, mô phỏng theo các kịch bản: Sau khi hiệu chỉnh và kiểm định

mô hình tiến hành mô phỏng liên tục theo chuỗi (2005 đến 2017) nhằm đánh giá

chế độ sóng ven bờ cho các khu vực thuộc dải ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Mô

phỏng một số trường sóng với các tần suất 1%, 2%, 5%, 10%, 50% và 100%.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

47

Tần suất 1%

Tần suất 2%

Tần suất 5%

Tần suất 10%

Tần suất 50%

Tần suất 100%

Hình 23. Trường sóng theo các tần suất

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

48

4.2. Đánh giá chế độ sóng

4.2.1. Đánh giá chế độ sóng ngoài khơi

Phân tích chuỗi sóng ngoài khơi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi từ chuỗi số

số liệu NOAA cho thấy hướng sóng chủ đạo của khu vực này là hướng Đông

Bắc (NE) chiếm 19.8%, Đông Đông Bắc (ENE) chiếm 37.5% và hướng Nam

Đông Nam (SSE) chiếm 22.3%. Độ cao sóng lớn >5m chủ yếu hướng Đông Bắc

và Đông Đông Bắc. Độ cao sóng <2m (cấp 5) chiếm 78%.

Hình 24. Hoa sóng ngoài khơi khu vực ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Chiều cao sóng và chu kỳ sóng ứng với tần suất 50% và 1%

Bảng 5. Bảng tần suất sóng theo các hướng ngoài khơi vùng biển tỉnh

Quảng Ngãi

N NNE NE ENE E ESE SE SSE S SSW SW WSW W WNW NW NNW

0-0.2m 0.00% 0.00% 0.04% 0.92% 0.06% 0.13% 0.03% 0.10% 0.14% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 1.43%

0.2-0.6m 0.11% 0.22% 1.07% 4.52% 1.73% 1.60% 1.78% 6.73% 2.91% 0.40% 0.05% 0.01% 0.00% 0.02% 0.04% 0.30% 21.48%

0.6-1m 0.12% 0.32% 3.59% 8.00% 2.05% 0.88% 2.32% 12.18% 1.13% 0.35% 0.05% 0.01% 0.01% 0.02% 0.11% 0.25% 31.38%

1-2m 0.10% 0.78% 7.41% 11.64% 0.40% 0.28% 0.71% 3.18% 0.40% 0.01% 0.01% 0.01% 0.06% 0.20% 25.18%

2-3m 0.01% 0.13% 4.49% 7.55% 0.08% 0.01% 0.07% 0.02% 0.00% 0.01% 0.01% 12.38%

3-4m 0.09% 2.05% 3.66% 0.01% 0.01% 5.82%

4-5.5m 0.03% 1.00% 1.07% 2.10%

5.5-7m 0.01% 0.02% 0.11% 0.08% 0.22%

Tổng 0.34% 1.60% 19.76% 37.45% 4.31% 2.90% 4.84% 22.28% 4.60% 0.76% 0.11% 0.01% 0.01% 0.04% 0.22% 0.76% 100.00%

Tổng

Hướng sóng (độ)Độ cao

sóng (m)

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

49

4.2.2. Đánh giá chế độ sóng ven bờ

Kết quả mô hình mô phỏng trường sóng cho vùng ven bờ cho các khu vực

cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển cho thấy chế độ sóng của các khu vực này

phân hóa theo mùa khá rõ rệt. Độ cao sóng lớn chủ yếu trong thời kỳ gió mùa

Đông Bắc vào từ tháng IX năm trước đến tháng III của năm sau. Độ cao sóng

trung bình 2m, hàng năm độ cao sóng lớn nhất trung bình >4m. Trong các tháng

gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng IV đến tháng VIII độ cao sóng <1m. Các

khu vực phía sau đảo Lý Sơn sóng nhỏ hơn <0.5m.

Đánh giá các đặc trưng của sóng cực trị bao gồm các giá trị nhỏ nhất,

trung bình, lớn nhất tương ứng với giá tuần suất 10% và 90%

Hình 25. Độ cao sóng năm 2016 ở độ sâu 15m vùng biển tỉnh Quảng Ngãi

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

50

Hình 26. Các khu vực mô phỏng trường sóng vùng biển tỉnh Quảng Ngãi

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

51

V. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến

đổi khí hậu, nước biển dâng

Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với

biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xác định là khoảng cách lớn nhất trong

các khoảng cách sau đây:

a) Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển;

b) Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây

ra.

5.1. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển

- Trường hợp các khu vực bờ biển có dạng bãi cát, bãi bùn, vật liệu dễ bị

sạt lở có độ dốc nhỏ hơn 1:6, việc tính toán khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt

hại do sạt lở bờ biển bao gồm khoảng cách sạt lở bờ biển do nước biển dâng,

khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn và khoảng cách sạt lở bờ biển trong

ngắn hạn theo công thức sau:

Dslb = Dnbd + Ddh + Dnh

Trong đó:

Dslb: khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển (m);

Dnbd: khoảng cách sạt lở bờ biển do mực nước biển dâng (m)

Ddh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong dài hạn (m)

Dnh: khoảng cách sạt lở bờ biển trong ngắn hạn (m)

- Trường hợp độ dốc bãi biển lớn hơn 1:6 trong điều kiện ổn định hoặc

1:10 trong điều kiện không ổn định thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại

do sạt lở bờ biển phải tính đến yếu tố ổn định về mặt địa chất được xác định

bằng tổng khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển quy định tại

Điểm này và một khoảng cách tối thiểu bằng 2,5 lần chiều cao cồn cát hoặc dốc

cát tính từ đỉnh cồn cát hoặc dốc cát;

- Trường hợp bờ biển có dạng bờ vách đá hoặc công trình kiên cố nhằm

bảo vệ đường bờ thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển

được xác định bằng 0 m; Trường hợp bờ biển có dạng đất đá hỗn hợp thì khoảng

cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển tối thiểu bằng 30 m tính từ

đường thảm thực vật tự nhiên về phía đất liền.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

52

Bảng 6. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển 18 khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi

STT Tên Địa giới hành chính

Vị trí địa lý đất liền Dnbd

(m)

Ddh

(m)

Dnh

(m)

Dslb

(m) X(m) Y(m)

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ

Điểm đầu 1616273 615051 6.09 63.35 2 71.4

Điểm cuối 1617119 615339

Đoạn 2 Điểm đầu 1617169 615213

8.92 82.8 2 93.7 Điểm cuối 1618384 614958

Đoạn 3 Điểm đầu 1618811 614854

7.76 66.65 2 76.4 Điểm cuối 1621461 614513

2 KV2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ

Điểm đầu 1623546 616252 10.97 23.35 2 36.3

Điểm cuối 1625875 615634

3 KV2-1 Xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh,

Huyện Đức Phổ

Điểm đầu 1627680 614799 10.22 68.35 2 80.6

Điểm cuối 1631389 612361

4 KV3 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ Điểm đầu 1636693 609010

7.24 70.5 2 79.7 Điểm cuối 1639483 607458

5 KV4 Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ Điểm đầu 1640635 607090

13.73 0 1 14.7 Điểm cuối 1641012 606911

6 KV5 Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức Điểm đầu 1666881 597096

22.70 0 1 23.7 Điểm cuối 1669182 596846

7 KV6 Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi Điểm đầu 1669883 596861

35.13 0 2 37.1 Điểm cuối 1674530 596160

8 KV7 Xã Tịnh Khê, Tp Quảng Ngãi Điểm đầu 1675673 596182

22.29 159.05 3 184.3 Điểm cuối 1680239 595951

9 KV8 Xã Tịnh Kỳ, Tp Quảng Ngãi Điểm đầu 1680883 596199

31.03 83.35 2 116.4 Điểm cuối 1681819 598660

10 KV9 Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1682517 599517

3.06 0 1 4.1 Điểm cuối 1686586 599296

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

53

11 KV10 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1689724 594510

36.51 44.05 1 81.6 Điểm cuối 1691427 593389

12 KV 11 Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1691478 593476

3.34 25 2 30.3 Điểm cuối 1697339 591748

13 KV12 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1697289 591738

28.42 56.65 2 87.1 Điểm cuối 1699411 589454

14 KV13 Xã Bình Thuận,huyện Bình Sơn Điểm đầu 1699411 589454

2.43 0 1 3.4 Điểm cuối 1705374 585346

15 KV14 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn

Điểm đầu 1701901 582589 40.48 71.15 3 114.6

Điểm cuối 1703002 579129

16 KV15

Đoạn1

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

Điểm đầu 1700815 617583 0 0 0 0

Điểm cuối 1700618 618549

Đoạn 2 Điểm đầu 1700246 619603

0 0 0 0 Điểm cuối 1700140 619886

Đoạn 3 Điểm đầu 1701663 617384

12.97 0 1 14.0 Điểm cuối 1702441 619163

17 KV16

Đoạn1

Xã An Hải, huyện Lý Sơn

Điểm đầu 1700140 619886 0 0 0 0

Điểm cuối 1701053 622262

Đoạn 2 Điểm đầu 1702441 619163

19.39 0 1 20.4 Điểm cuối 1701886 622446

18 KV17 Xã An Bình, huyện Lý Sơn Điểm đầu 1706529 615542

10.72 0 1 11.7 Điểm cuối 1706493 615836

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

54

5.2. Xác định khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập

lụt gây ra

Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra

bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xác định trên cơ sở tài liệu địa hình

và mực nước biển dâng do biến đối khí hậu, do bão và do sóng leo theo công

thức sau đây:

tanslbnbd

nl

HHHD

Trong đó:

Dnl: khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập

lụt ven biển (m);

Hnbd: mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (m)

Hb: mực nước biển dâng do bão (m)

Hsl: mực nước biển dâng do sóng leo (m)

tanβ: độ dốc trung bình của khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ

bờ biển tại mặt cắt đặc trưng.

Trường hợp bờ biển có dạng bờ vách đá hoặc công trình kiên cố nhằm

bảo vệ đường bờ thì khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại được xác định bằng

0 m.

5.2.1. Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (Hnbd).

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016

của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây

dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu, bao gồm kịch bản phát

thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2, A1B), Kịch bản phát thải cao

(A2, A1FI)

- Các yếu tố kịch bản bao gồm: Mức tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa

trung bình mùa và trung bình năm; các cực trị khí hậu (nhiệt độ tối cao trung

bình, tối thấp trung bình, thay đổi số ngày có nhiệt độ lớn hơn 35oC và mức thay

đổi của lượng mưa ngày lớn nhất); mực nước biển dâng cho các khu vực ven

biển.

- Mức độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu với quy mô ô lưới tính

toán là 25kmx25km (tương đương cấp huyện). Kịch bản nước biển dâng được

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

55

xây dựng cho 7 khu vực ven biển. Tỉnh Quảng Ngãi thuộc khu vực IV: Từ đèo

Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh. Theo kịch bản phát thải trung bình (B2) thì năm

2050 mực nước biển dâng là 25-26cm, năm 2100 là 61-74cm.

Bảng 7. Khoảng cách mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu theo kịch

bản phát thài trung bình B2

STT Tên Địa giới

hành chính Hnbd (m)

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu,huyện Đức Phổ

0,65

Đoạn 2 0,65

Đoạn 3 0,65

2 KV2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ 0,65

3 KV2-1 Xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh,huyện Đức Phổ 0,65

4 KV3 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ 0,65

5 KV4 Xã Phổ Quang,huyện Đức Phổ 0,65

6 KV5 Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức 0,65

7 KV6 Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi 0,65

8 KV7 Xã Tịnh Khê, Tp Quảng Ngãi 0,65

9 KV8 Xã Tịnh Kỳ, Tp Quảng Ngãi 0,65

10 KV9 Xã Bình Châu,huyện Bình Sơn 0,65

11 KV10 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn 0,65

12 KV 11 Xã Bình Hải, huyệnBình Sơn 0,65

13 KV12 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn 0,65

14 KV13 Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn 0,65

15 KV14 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn 0,65

16 KV15

Đoạn1

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

0

Đoạn 2 0

Đoạn 3 0,65

17 KV16 Đoạn1

Xã An Hải, huyện Lý Sơn 0

Đoạn 2 0,65

18 KV17 Xã An Bình, huyện Lý Sơn 0,65

5.2.2. Mực nước biển dâng do bão (Hb)

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Cơ học - Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam về nước dâng do bão toàn bộ dải ven biển biển Việt Nam.

Khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi tính từ vĩ độ 15 trở lên phía Bắc thì nước

dâng do bão lớn nhất đã xảy ra là 1.4m và khả năng có thể xảy ra là 1.6m. Phía

Nam tỉnh nước dâng do bão đã xảy ra là 1.0m và khả năng có thể xảy ra là 1.2m.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

56

Bảng 8. Khoảng cách mực nước biển dâng do bão

STT Tên Địa giới hành chính Hb (m)

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu,huyện Đức Phổ

1,2

Đoạn 2 1,2

Đoạn 3 1,2

2 KV2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ 1,2

3 KV2-1 Xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh,huyện Đức Phổ 1,2

4 KV3 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ 1,2

5 KV4 Xã Phổ Quang,huyện Đức Phổ 1,2

6 KV5 Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức 1,6

7 KV6 Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi 1,6

8 KV7 Xã Tịnh Khê, Tp QuảngNgãi 1,6

9 KV8 Xã Tịnh Kỳ, Tp Quảng Ngãi 1,6

10 KV9 Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn 1,6

11 KV10 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn 1,6

12 KV 11 Xã Bình Hải, huyệnBình Sơn 1,6

13 KV12 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn 1,6

14 KV13 Xã Bình Thuận,huyện Bình Sơn 1,6

15 KV14 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn 1,6

16 KV15

Đoạn1

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

0

Đoạn 2 0

Đoạn 3 1,6

17 KV16 Đoạn1

Xã An Hải, huyện Lý Sơn 0

Đoạn 2 1,6

18 KV17 Xã An Bình, huyện Lý Sơn 1,6

5.2.3. Mực nước biển dâng do sóng leo (Hsl)

Công thức thực nghiệm tính toán sóng leo lớn nhất

R2 = Ho x (0,75 x Ir + 0,22)

Trong đó: R2: Độ cao sóng leo tương ứng với xác suất vượt 2%

Ho: chiều cao sóng có nghĩa ngoài khơi, ở vùng nước sâu (m);

Ir: Số Irribaren được tính theo công thức sau:

Ir = tan(α)/(Ho/Lo)0,5

Lo: độ dài sóng nước sâu (m), được tính như sau:

α: độ dốc đáy biển.

Tp: chu kỳ đỉnh sóng (s)

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

57

g: gia tốc trọng trường (9,81m/s2).

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

58

Bảng 9. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sóng leo

STT Tên Địa giới

hành chính

Gamma Độ dốc bãi Ho (m) 2% Tp(s) Lo(m)

Hsl (m)

Ruggiero

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ

6.09 0.10669265 5.58918 12.27 234.86 1.30

Đoạn 2 4.17 0.07290901 5.59939 12.27 234.86 1.28

Đoạn 3 4.79 0.08379659 5.62121 12.27 234.86 1.29

2 KV2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ 3.39 0.0592358 5.71474 12.28 235.25 1.30

3 KV2-1 Xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh, huyện Đức Phổ 3.64 0.06361559 5.50176 12.3 236.01 1.25

4 KV3 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ 5.13 0.08977542 5.51575 12.3 236.01 1.27

5 KV4 Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ 2.71 0.04733373 4.95464 12.3 236.01 1.12

6 KV5 Xã Đức Lợi,huyện Mộ Đức 1.64 0.02863122 4.68317 12.24 233.72 1.04

7 KV6 Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi 1.06 0.0185026 4.72837 12.22 232.95 1.05

8 KV7 Xã Tịnh Khê, Tp QuảngNgãi 1.67 0.02915526 4.54456 12.18 231.43 1.01

9 KV8 Xã Tịnh Kỳ, Tp Quảng Ngãi 1.2 0.02094701 4.37528 12.17 231.05 0.97

10 KV9 Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn 12 0.21255656 4.5335 12.19 231.81 1.10

11 KV10 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn 1.02 0.01780424 4.61899 12.34 237.55 1.02

12 KV 11 Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn 11 0.19438031 4.75447 12.4 239.87 1.14

13 KV12 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn 1.31 0.0228678 4.85475 12.42 240.64 1.08

14 KV13 Xã BìnhThuận, huyện Bình Sơn 15 0.26794919 5.33711 12.41 240.25 1.33

15 KV14 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn 0.92 0.01605841 4.74916 12.45 241.80 1.05

16 KV15

Đoạn1

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

3.58 0 0 0 0 0

Đoạn 2 1.36 0 0 0 0 0

Đoạn 3 2.87 0.05013289 5.01422 12.41 240.25 1.13

17 KV16 Đoạn1

Xã An Hải, huyện Lý Sơn 0.7 0 0 0 0 0

Đoạn 2 1.92 0.03352287 6.05349 12.36 238.32 1.36

18 KV17 Xã An Bình, huyện Lý Sơn 3.47 0.06063708 3.54751 12.35 237.94 0.80

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

59

Bảng 10. Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây ra cho 18 khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi

ST

T Tên

Địa giới

hành chính

Vị trí địa lý Hnbd

(m)

Hb

(m) Hsl (m)

Dnl

(m) X(m) Y(m)

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ

Điểm đầu 1616273 615051 0.65 1.2 1.30 29.5

Điểm cuối 1617119 615339

Đoạn 2 Điểm đầu 1617169 615213

0.65 1.2 1.28 42.9 Điểm cuối 1618384 614958

Đoạn 3 Điểm đầu 1618811 614854

0.65 1.2 1.29 37.5 Điểm cuối 1621461 614513

2 KV2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ

Điểm đầu 1623546 616252 0.65 1.2 1.25 48.7

Điểm cuối 1625875 615634

3 KV2-1 Xã phổ Thạnh, Phổ Khánh, huyện

Đức Phổ

Điểm đầu 1627680 614799 0.65 1.2 1.27 34.8

Điểm cuối 1631389 612361

4 KV3 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ Điểm đầu 1636693 609010

0.65 1.2 1.12 62.7 Điểm cuối 1639483 607458

5 KV4 Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ Điểm đầu 1640635 607090

0.65 1.2 1.04 115.1 Điểm cuối 1641012 606911

6 KV5 Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức Điểm đầu 1666881 597096

0.65 1.6 1.05 178.3 Điểm cuối 1669182 596846

7 KV6 Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi Điểm đầu 1669883 596861

0.65 1.6 1.01 111.9 Điểm cuối 1674530 596160

8 KV7 Xã Tịnh Khê, Tp QuảngNgãi Điểm đầu 1675673 596182

0.65 1.6 0.97 153.8 Điểm cuối 1680239 595951

9 KV8 Xã Tịnh Kỳ, Tp QuảngNgãi Điểm đầu 1680883 596199

0.65 1.6 1.10 15.8 Điểm cuối 1681819 598660

10 KV9 Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1682517 599517

0.65 1.6 1.02 183.9 Điểm cuối 1686586 599296

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

60

ST

T Tên

Địa giới

hành chính

Vị trí địa lý Hnbd

(m)

Hb

(m) Hsl (m)

Dnl

(m) X(m) Y(m)

11 KV10 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1689724 594510

0.65 1.6 1.14 17.5 Điểm cuối 1691427 593389

12 KV 11 Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1691478 593476

0.65 1.6 1.08 145.6 Điểm cuối 1697339 591748

13 KV12 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1697289 591738

0.65 1.6 1.33 13.4 Điểm cuối 1699411 589454

14 KV13 Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1699411 589454

0.65 1.6 1.05 205.7 Điểm cuối 1705374 585346

15 KV14 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn Điểm đầu 1701901 582589

0.65 1.6 0.59 45.3 Điểm cuối 1703002 579129

16 KV15

Đoạn1

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

Điểm đầu 1700815 617583 0 0 0 0

Điểm cuối 1700618 618549

Đoạn 2 Điểm đầu 1700246 619603

0 0 0 0 Điểm cuối 1700140 619886

Đoạn 3 Điểm đầu 1701663 617384

0.65 1.6 1.13 67.4 Điểm cuối 1702441 619163

17 KV16

Đoạn1

Xã An Hải, huyện Lý Sơn

Điểm đầu 1700140 619886 0 0 0 0

Điểm cuối 1701053 622262

Đoạn 2 Điểm đầu 1702441 619163

0.65 1.6 1.36 107.6 Điểm cuối 1701886 622446

18 KV17 Xã An Bình, huyện Lý Sơn Điểm đầu 1706529 615542

0.65 1.6 0.80 50.3 Điểm cuối 1706493 615836

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

61

5.3. Xác định khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng

phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó với

biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xác định là khoảng cách lớn nhất trong

các khoảng cách sau đây:

a) Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển;

b) Khoảng cách nhằm phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt gây

ra.

Bảng 11. Khoảng cách nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ biển, ứng phó

BĐKH và NBD cho 18 khu vực phải thiết lập HLBVBB tỉnh Quảng Ngãi

TT Tên Địa giới

hành chính

Dsl

(m)

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu,huyện Đức Phổ

71.4

Đoạn 2 93.7

Đoạn 3 76.4

2 KV2 Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ 48.7

3 KV2-1 Xã PHổ Thạnh, Phổ Khánh, huyện ĐứcPhổ 80.6

4 KV3 Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ 79.7

5 KV4 Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ 115.1

6 KV5 Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức 178.3

7 KV6 Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi 111.9

8 KV7 Xã Tịnh Khê, Tp Quảng Ngãi 153.8

9 KV8 Xã Tịnh Kỳ, Tp Quảng Ngãi 116.4

10 KV9 Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn 183.9

11 KV10 Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn 81.6

12 KV11 Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn 145.6

13 KV12 Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn 87.1

14 KV13 Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn 205.7

15 KV14 Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn 114.6

16 KV15

Đoạn1

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

0

Đoạn 2 0

Đoạn 3 67.4

17 KV16

Đoạn1 Xã An Hải, huyện Lý Sơn

0

Đoạn 2 107.6

18 KV17 Xã An Bình, huyện Lý Sơn 50.3

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

62

VI. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch

vụ, của hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên của vùng bờ và khoảng cách nhằm

bảo vệ quyền tiếp cận của người dân với biển

6.1. Khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị của dịch vụ, của

hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên của vùng bờ (Dst)

a) Căn cứ xác định khoảng cách

- Đặc điểm, đặc trưng, chức năng của hệ sinh thái, các giá trị phục vụ của

hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên;

- Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới hệ sinh thái cần bảo vệ.

- Mục đích: Khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái là khoảng cách cần

thiết để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn các tác động có hại (khai thác, sử dụng

tài nguyên đến các hệ sinh thái ven bờ cả trên đất liền và dưới biển) ở hiện tại và

trong tương lai đối với khu vực cần thiết lập hành lang, duy trì giá trị phục vụ

của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên của vùng bờ không bị phá vỡ dưới tác

động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động trên.

b) Phương pháp xác định

- Bước 1: Tại các khu vực cần thiết lập HLBVBB xác định các mặt cắt

vuông góc với đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm. Số lượng mặt

cắt tùy thuộc vào hình thái bờ biển, các HST, cảnh quan tự nhiên...

- Bước 2: Trên các mặt cắt xác định khoảng cách từ đường mực nước

triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền, hải đảo nhằm bảo vệ HST, duy

trì giá trị của các HST và cảnh quan tự nhiên của vùng bờ; đảm bảo quyền tiếp

cận của người dân với biển.

- Bước 3: Nối các điểm đã xác định trên các mặt cắt của khu vực cần thiết

lập HLBVBB được ranh giới HLBVBB nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị

của dịch vụ, của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên của vùng bờ, khoảng cách

nhằm bảo vệ quyền tiếp cận của người dân với biển.

6.2. Khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển

6.2.1. Khoảng cách nhằm bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển (Dtc)

- Căn cứ xác định:

+ Mật độ dân số tại vùng đất ven biển;

+ Thực trạng các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của người dân

(du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác của người dân) diễn

ra tại vùng bờ;

+ Nhu cầu thực tiễn của người dân tiếp cận với biển.

- Mục đích: Đảm bảo cho người dân sống trong khu vực thiết lập hành

lang có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển có quyền được tiếp cận với biển một

cách dễ dàng không bị hạn chế, cản trở bởi các hoạt động kinh tế khác như du

lịch, công nghiệp...

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

63

6.2.2. Các mâu thuẫn, xung đột và các hoạt động cản trở quyền tiếp cận của

người dân với biển

Vùng bờ là vùng chồng lấn nhiều lợi ích giữa các ngành trong cùng một

địa phương (du lịch, cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt hải sản,…), nhưng thiếu sự

liên kết trong quản lý và khai thác có hiệu quả vùng đất này, thiếu sự điều phối

cả về cấu trúc dọc từ Trung ương xuống địa phương và cấu trúc ngang giữa các

ngành trong cùng một địa phương đang đặt ra những thách thức lớn.

Với những tiềm năng, lợi thế cho phép phát triển các ngành kinh tế có quy

mô lớn trên cùng một không gian phát triển đã nảy sinh các mâu thuẫn về tài

nguyên và môi trường trong phát triển giữa các ngành ở vùng bờ tỉnh Quảng

Ngãi. Các mâu thuẫn lợi ích này xuất hiện là do tranh chấp không gian, tranh

chấp tài nguyên dẫn đến tác động tiêu cực đến môi trường làm ảnh hưởng đến

nhóm lợi ích khác. Các hình thức mâu thuẫn có thể xuất hiện ở hai hay nhiều

lĩnh vực (du lịch, nghề cá, giao thông) theo một chiều hay đa chiều, có thể trong

nội bộ một ngành (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản), giữa cá nhân và cộng đồng,

giữa bảo tồn tự nhiên và phát triển kinh tế.

Cụ thể là các sinh cảnh biển (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và

rừng phòng hộ ven biển), cùng nhiều loài sinh vật trong khu vực bị suy thoái do

ảnh hưởng của việc khai thác gia tăng các nguồn lợi biển phục vụ du lịch, khai

thác khoáng sản tại vùng bờ, chuyển đổi đất không hợp lý. Bên cạnh đó, sự

chuyển đổi hệ sinh thái vùng cát dẫn tới sự xung đột về mục tiêu sử dụng HST

cho các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành khác.

a) Ngành du lịch

Phát triển du lịch đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khách du lịch, tăng

cường hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, gia tăng nhu

cầu sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên như: các nguồn nước, cảnh quan

tự nhiên, bãi biển, hồ nước,... Các tác động tiêu cực đến môi trường đã và đang

xảy ra khi sức chứa của nhiều khu du lịch không đảm bảo nhu cầu, gây tình

trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường về lâu dài, tác động

ngược trở lại quá trình phát triển du lịch. Điển hình là 2 hình thức mâu thuẫn

sau:

- Mâu thuẫn với dân sinh:

Do hoạt động du lịch phát triển nóng vượt năng lực quản lý hoặc do nhận

thức của những người có trách nhiệm và điều hành còn hạn chế, các hoạt động

du lịch đã vượt quá khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường,

gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên, gây mâu thuẫn với các hoạt động dân sinh

của các cộng đồng địa phương. Chẳng hạn ở bãi biển Mỹ Khê, nhiều nhà hàng,

khu du lịch biển đang mọc lên nhanh chóng, xâm lấn vành đai biển, không được

quy hoạch hợp lý. Bãi biển Nam Phước (xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ), hoang

sơ và có vẻ đẹp tự nhiên, rất có tiềm năng để hình thành khu du lịch biển của

Đức Phổ phải đứng trước nguy cơ giảm lượng du khách do phát triển nuôi trồng

thủy sản không theo quy hoạch.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

64

- Mâu thuẫn với bảo tồn biển:

Một lượng chất thải từ hoạt động du lịch không qua xử lý xả thải vào môi

trường gây ô nhiễm nước biển ven bờ tại nhiều nơi trong ở khu bảo tồn biển Lý

Sơn. Một số loài sinh vật cần bảo vệ, bảo tồn vẫn còn bị khai thác làm kỷ vật

cho du khách. Có thể nói hoạt động du lịch tác động và gây mâu thuẫn với hoạt

động bảo vệ, bảo tồn ven biển.

Không chỉ có rác thải sinh hoạt của người dân trên đảo thải ra, mà còn

một lượng rác thải lớn từ khách du lịch. Việc quy hoạch khu tập kết rác, trung

chuyển, vận chuyển chưa được quan tâm đầu tư triển khai đồng bộ, nên việc thu

gom rác thải không triệt để.

b) Nuôi trồng/đánh bắt thủy sản

Nuôi trồng thủy sản ven biển tỉnh Quảng Ngãi phát triển khá tự phát và ồ

ạt, quy mô và phương thức nuôi rất đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là bán thâm

canh, thâm canh, tăng cường mở rộng diện tích. Hậu quả của hoạt động nuôi

trồng thủy sản chưa hợp lý còn dẫn đến việc mất rừng phòng hộ, xâm nhập mặn

do khai thác nguồn nước ngầm quá mức và ô nhiễm nước biển ven bờ. Tại một

số khu vực nuôi tôm tập trung (trong đó có nuôi trên cát), dịch bệnh xuất hiện,

không những gây thiệt hại đáng kể về kinh tế mà còn hủy hoại môi trường về

mặt sinh thái. Những mâu thuẫn có thể đề cập như sau:

- Mâu thuẫn với nông nghiệp: Bên cạnh những giá trị kinh tế to lớn mà

ngành nuôi trồng thủy sản mang lại thì sự phát triển của ngành này đặt ra nhiều

thách thức. Ngoài rủi ro xảy ra với chính ngành nuôi trồng thủy sản như ô nhiễm

và dịch bệnh gây hại, thì tác động của nó đối với các ngành khác cũng rất đáng

kể. Một phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản được chuyển từ đất nông nghiệp

và khó có khả năng phục hồi lại trạng thái ban đầu. Đây là mâu thuẫn lớn nhất

giữa hoạt động nuôi trồng và nông nghiệp ven biển mà người gánh chịu hậu quả

chính là các cộng đồng dân cư ven biển.

- Mâu thuẫn với bảo tồn tài nguyên:

Việc chuyển vùng cát sang đầm nuôi tôm chưa tính đến một cách đầy đủ

những thiệt hại lâu dài như: mất diện tích rừng phòng hộ, ô nhiễm môi trường

nước và bệnh dịch tôm hàng loạt. So với trước đây, rừng ngập mặn tại Quảng

Ngãi đã bị mất nhiều và khó có khả năng phục hồi, do chịu tác động lớn của các

hoạt động phát triển KT-XH ven biển. Thực tế trong những năm qua, việc ưu

tiên phát triển nuôi tôm trên cát đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, làm mất

cơ hội phát triển ngành du lịch ven biển. Một số bãi biển đẹp là nơi lý tưởng để

phát triển bãi tắm đã phải nhường cho việc chia lô để nuôi tôm. Nhiều vạt rừng

dương phòng hộ ven biển cũng bị các hồ tôm lấn chỗ, tạo điều kiện cho cát bay,

sạt lở mỗi khi có gió và thuỷ triều lên. Chính nghề nuôi trồng thủy sản cũng chịu

rủi ro về dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp và tăng nhanh trong những năm gần

đây tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Mộ Đức và Đức Phổ.

Đặc biệt, tại khu vực quanh đảo Lý Sơn thường xuyên xảy ra hiện tượng

dùng chất nổ để khai thác hải sản, gây tác động xấu đến nguồn lợi và hệ sinh

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

65

thái quanh đảo. Hiện tượng ngư dân khai thác san hô khu vực đảo Lý Sơn cũng

là một vấn đề bức bách; sự vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản của tàu cá hoạt động trong vùng vẫn còn diễn ra.

Như vậy, hoạt động nuôi trồng/đánh bắt thủy sản có thể gây ra mâu thuẫn

đáng kể với ngành tài nguyên và môi trường trong việc phục hồi và bảo vệ các

sinh cảnh, giá trị sinh thái ven biển.

Mâu thuẫn với du lịch biển: Trong quá trình nuôi thủy sản lồng bè, thức

ăn thừa tạo ra một lượng chất thải rất lớn dẫn đến tự gây ô nhiễm, phát sinh dịch

bệnh và gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái xung quanh vùng nuôi trồng hải

sản, tác động xấu đến môi trường du lịch.

c) Công nghiệp hóa và đô thị hóa

Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Ngãi trong

quá trình phát triển kinh tế. Tại vùng bờ, một số ngành công nghiệp chính phát

triển là: Công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất; công nghiệp gia công kim loại, đóng

tàu biển, .... Ngoài ra, còn có loại hình tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, công

nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn với quy mô nhỏ (mộc, cơ khí, đóng

sửa chữa tàu cá, mạch nha, nước mắm,…). Những năm gần đây, ngành đóng

mới tàu thuyền đánh bắt hải sản phát triển mạnh tại Quảng Ngãi không những về

số lượng tàu đóng mới mà còn về quy mô tàu đóng mới.

- Mâu thuẫn với ngành nông nghiệp: Các khu kinh tế/KCN nói chung đều

ở các vị trí thuận lợi, ưu đãi về thiên nhiên và tài nguyên, nhưng ảnh hưởng khá

lớn đến môi trường và hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp-diêm nghiệp và

cuộc sống của người dân ở những vùng xung quanh.

- Mâu thuẫn giữa công nghiệp đóng tàu với ngành nông nghiệp và du lịch

biển: Việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn vừa qua (Khu

kinh tế Dung Quất, cảng Mỹ Á,...) có nguy cơ phá vỡ quy hoạch không gian

phát triển của các ngành khác có liên quan đến việc sử dụng các cửa sông, vùng

biển ven bờ; gây ra những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

d) Phát triển cảng và giao thông thủy

Việc phát triển hoạt động hàng hải trong đó có xây dựng cảng biển, vận

tải biển đã và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi

trường đới bờ, đặc biệt là tính đa dạng sinh học, các hệ sinh thái ven biển như

rong tảo biển, san hô.

Các nguồn gây ô nhiễm do tàu thuyền hoạt động trên các luồng lạch, vùng

biển ven bờ chủ yếu là chất thải từ các con tàu, như sự rò rỉ dầu mỡ không tránh

khỏi trong quá trình vận hành. Sự đổ thải chất thải từ tàu, bơm tháo nước dằn tàu

có thể gây ra ô nhiễm và phá hủy hệ sinh thái do các thuỷ sinh độc hại có trong

nước dằn tàu. Ô nhiễm dầu trong quá trình khai thác vận tải biển là khá đặc

trưng và nguy hiểm đối với khu vực cảng biển.

e) Khai thác khoáng sản

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

66

Các thảm cỏ biển tại Lý Sơn đang phải đối mặt với nguy cơ bị phá hủy do

khai thác cát để trồng tỏi. Xây dựng cảng biển, bến đậu cho tàu thuyền cũng là

một trong các nguyên nhân phá hủy các thảm cỏ biển do nạo vét lòng kênh và

đổ thải bùn đất lên vùng triều. Ngoài ra, bão và các thiên tai khác cũng ảnh

hưởng không nhỏ đến các thảm cỏ biển ở vùng bờ.

Như vậy, từ các mâu thuẫn đã được phân tích ở trên, đối với khu vực thiết

lập hành lang bảo vệ bờ biển cho thấy sự mâu thuẫn giữa bảo vệ hệ sinh thái tự

nhiên vùng bờ, phòng chống xói sạt lở bờ biển với các hoạt động nuôi

trồng/đánh bắt thủy sản, phát triển cảng, giao thông đường thủy, phát triển công

nghiệp, khai thác khoáng sản. Do đó, các khu vực này cần thiết lập khoảng cách

(hay chiều rộng) của hành lang bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển

và bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên trong khu vực.

6.3. Xác định khoảng cách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên và

quyền tiếp cận của người dân với biển.

6.3.1. Khu vực 1: Xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Phổ Châu:

- Dân cư: Dân số 5555 người, mật độ 282 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 151 tàu, công

suất 45.271 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, rê, vây. Sản

lượng khai thác 2.600 tấn;

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 14.113 con (lợn 492 con, bò 1.621 con,

gia cầm 12.000 con); trồng trọt chủ yếu là lúa và ngô có diện tích 333 ha, sản

lượng 1.407 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Đoạn 1 (Khu vực bãi biển thôn Châu Me):

+ Bãi biển đẹp có giá trị cảnh quan tự nhiên phục vụ cho du lịch;

+ Khu vực Gành Trọc – Gành Nhu (thôn Châu Me): Chiều dài xói lở

700m

+ Có rừng phi lao ven biển;

+ Mật độ dân cư khu vực ven bờ thấp.

+ Chiều rộng của khu vực này nhằm bảo vệ cảnh quan tự nhiên của vùng

bờ, hệ sinh thái ven bờ và đảm bảo quyền tiếp cận của người dân là 100m.

- Đoạn 2 (Khu vực bãi triều của thôn Châu Me):

+ Bờ biển đẹp, hoạt động du lịch chưa phát triển;

+ Khu vực có rong mơ phân bố dọc bờ biển với diện tích khoảng 11,5 ha

với các loài phổ biến như: S.capillare, S.duplicatum, S.graminifolium,

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

67

S.herklotsii, S.mcclurei, S.oligocystum, S.phamhoangii, S.piluliferum,

S.polycystum, S.swartzii,trữ lượng khoảng 230 tấn rong tươi;

+ Ven bờ có rừng phi lao phòng hộ, bãi biển vùng bờ có giá trị cảnh

quan phục vụ phát triển du lịch;

+ Khu vực núi Bầu Nú – Gành Trọc (thôn Châu Me): Chiều dài xói lở

1000m;

+ Mật độ dân cư khu vực ven bờ thấp;

+ Chiều rộng của khu vực này nhằm bảo vệ hệ sinh thái rong mơ và các

giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên của vùng bờ và đảm bảo

quyền tiếp cận của người dân là: từ 80 - 100m.

- Đoạn 3 (bãi triều thôn Tấn Lộc):

+ Bờ biển dài, thẳng, thoải có giá trị du lịch cao: Sa Huỳnh Resort;

+ Khu vực này có rong mơ phân bố dọc bờ biển với diện tích khoảng

18,5 ha với các loài phổ biến như: S.capillare, S.duplicatum, S.graminifolium,

S.herklotsii, S.mcclurei, S.oligocystum, S.phamhoangii, S.piluliferum,

S.polycystum, S.swartzii, trữ lượng khoảng 370 tấn rong tươi.

+ Khu vực Cầu Sa Huỳnh – Núi Bầu Nú (thôn Tấn Lộc): Chiều dài xói

lở 400m

+ Mật độ dân số trung bình;

+ Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ và chức năng của hệ sinh thái rong mơ ven bờ, đảm bảo

quyền tiếp cận của người dân với biển là: Từ 40m tới 150m.

6.3.2. Khu vực 2: Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Phổ Thạnh

- Dân cư: Dân số 22.456 người, mật độ 740 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 949 tàu, công

suất 243.178 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, rê, vây.

Sản lượng khai thác 42.000 tấn thủy sản;

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 56 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 9.600 con (lợn 1.650 con, trâu 1.250

con, gia cầm 6.500 con, dê 200 con); trồng trọt chủ yếu là lúa có diện tích 246,6

ha, sản lượng 1.245,1 tấn.

+ Diêm nghiệp: diện tích 102 ha, sản lượng 6.535 tấn.

+ Lâm nghiệp: Diện tích 35ha.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Chưa có các hoạt động khai thác của con người, bờ biển đẹp, dài.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

68

- Rừng phòng hộ và thực vật mặt đất ven biển.

- Bờ biển bị xói lở nghiêm trọng;

- Khu vực cửa biển Sa Huỳnh (khu dân cư xóm 4 – thôn Thạch Đức II):

Chiều dài xói lở 300m; khu dân cư xóm 1, 2 - Thôn Thạch Bi 1: Chiều dài xói lở

1000m; thôn Thạnh Đức 1: Chiều dài xói lở 1500m;

- Mật độ dân số trung bình.

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển 50-200m.

6.3.3. Khu vực 2-1: Xã Phổ Khánh, Phổ Thạnh huyện Đức Phổ

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Phổ Khánh

- Dân cư: Dân số 13.216 người, mật độ 236 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 48 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 44.766 con (lợn 684 con, trâu 50 con,

gia cầm 39.450 con, bò 4.582 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, mì, mía có diện

tích 1.940 ha, sản lượng 7.557 tấn.

+ Diêm nghiệp: diện tích 102 ha, sản lượng 6.535 tấn.

+ Lâm nghiệp: diện tích 72,3ha, sản lượng 5.109 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bờ biển thẳng, dài, chưa có hoạt động của con người;

- Phía trong là đầm An Khê có các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy

sản;

- Bờ biển có rừng phòng hộ mỏng bảo vệ bờ biển;

- Mật độ dân số thấp;

- Khu vực có cụm di tích khảo cổ học Sa Huỳnh.

- Khoảng cách HLBVBB của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ,

cảnh quan tự nhiên cho vùng bờ, đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển

từ 150 - 200m.

6.3.4. Khu vực 3: Xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Phổ Vinh

- Dân cư: Dân số 8.863 người, mật độ 571 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế: Nông nghiệp: trồng trọt chủ yếu là lúa.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bờ biển thẳng, dài; phía bắc và nam thôn Nam Phước có

hoạt động NTTS trên cát;

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

69

- Bờ biển có rừng phòng hộ khá dày;

- Mật độ dân số tập trung chủ yếu tại thôn Nam Phước, Khánh Bắc;

- Chiều dài xói lở ở thôn Khánh Bắc là 2500m;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển là từ 80 -

150m.

6.3.5. Khu vực 4: Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Phổ Quang

- Dân cư: Dân số 8.442 người, mật độ 767 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 208 tàu, công

suất 86.100 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, rê, vây. Sản

lượng khai thác 14.000 tấn thủy sản các loại;

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 42 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 22.714 con (lợn 915 con, trâu 7 con,

gia cầm 21.000 con, bò 792 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, mì, ngô có diện tích

233,5 ha, sản lượng 1.011 tấn.

+ Lâm nghiệp: diện tích 35ha.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bờ biển thẳng, nằm phía bắc cửa Mỹ Á;

- Có hoạt động NTTS trên cát;

- Bờ biển có rừng phòng hộ phi lao mỏng;

- Mật độ dân số cao do khu vực này sát với cảng Mỹ Á;

- Bờ biển bị xói lở nhẹ.

- Khu vực bị ảnh hưởng nặng của BĐKH và NBD.

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển là 150m.

6.3.6. Khu vực 5: Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Đức Lợi

- Dân cư: Dân số 6.469 người, mật độ 1.425 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 125 tàu, công

suất 2.019 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, rê, sản lượng

khai thác 1.499 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 10 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

70

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 13.834 con (lợn 331 con, trâu 12 con,

gia cầm 13.000 con, bò 491 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, rau đậu các loại

có diện tích 478 ha, sản lượng 3.165,9 tấn.

+ Lâm nghiệp: diện tích 20 ha chủ yếu là dương liễu.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực thôn Vĩnh Phú, Kỳ Tân, An Chuẩn, bãi biển rộng, thẳng;

- Bờ biển có rừng phòng hộ phi lao mỏng bờ biển;

- Mật độ dân số cao khu vực ven bờ các thôn Kỳ Tân, An Chuẩn;

- Bờ biển bị xói lở nghiêm trọng: Bờ biển thôn Kỳ Tân, An Chuẩn, Vĩnh

Phú chiều dài xói lở 2000m.

- Khu vực bị ảnh hưởng nặng của BĐKH và NBD.

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ và đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển là từ 100 -

150m.

6.3.7. Khu vực 6: Xã Nghĩa An, Tp Quảng Ngãi

a) Mô tả chung xã Nghĩa An

- Dân cư: Dân số 18.854 người, mật độ 5.486 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 1.025 tàu, công

suất 353.272 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, câu, kéo,

vây, pha súc, sản lượng khai thác 54.630 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 12 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 648 con (lợn 280 con, trâu 12 con, gia

cầm 270 con, bò 87 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, khoai lang, sắn, mía,

tương, vừng, lạc, rau, đậu.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Nghĩa An bãi biển

thẳng;

- Khu vực này bờ biển có hoạt động NTTS trên cát, khai thác và đánh

bắt cá ven bờ;

- Bờ biển có rừng phòng hộ phi lao mỏng phòng hộ bờ biển;

- Mật độ dân số tập trung khá cao khu vực ven bờ;

- Khu vực Cửa Đại - thôn Phổ Trường có chiều dài xói lở 1000m; Khu

vực Cửa Lở - thôn Tân Thạnh có chiều dài xói lở 200m, khu vực bãi ngang có

chiều dài xói lở 300m;

- Khu vực bị ảnh hưởng nặng của BĐKH và NBD.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

71

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển là 50-150m.

6.3.8. Khu vực 7: Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Tịnh Khê

- Dân cư: Dân số 13.842 người, mật độ 891 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 236 tàu, công

suất 38.100 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới cước, kéo,

sản lượng khai thác 7.100 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 12 ha. Trong đó: cá, cua 0,7 ha; tôm

thẻ chân trắng 11,3.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 59.365 con (lợn 2.680 con, trâu 136

con, gia cầm 53.573 con, bò 2.976 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô có diện

tích 1.230,8 ha, sản lượng 8.554,8 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Tịnh Khê;

- Bờ biển thẳng, đẹp có hoạt động du lịch: bãi biển Mỹ Khê;

- Có rừng phi lao phòng hộ ở khu vực Cổ Lũy;

- Khu vực có hoạt động NTTS phía trong trên sông Kinh Giang;

- Khu vực có san hô phân bố cách bờ khoảng 400m;

- Dân cư tập trung đông khu vực thôn Cổ Lũy, phía Bắc cửa Trà Khúc và

Mỹ Lai;

- Khu vực Cửa Đại – thôn Cổ Lũy có chiều dài xói lở 200m, tốc độ xói

lở trung bình năm: 30m; Khu vực Xóm Khê Tân – thôn Cổ Lũy có chiều dài xói

lở 300m;

- Khu vực bị ảnh hưởng của BĐKH và NBD.

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST cỏ biển, rong mơ và đảm bảo quyền tiếp cận của

người dân với biển là khoảng 100m.

6.3.9. Khu vực 8: Xã Tịnh Kỳ, Tp. Quảng Ngãi

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Tịnh Kỳ

- Dân cư: Dân số 9.333 người, mật độ 2.096 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 479 tàu, công

suất 65.675CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, câu, kéo,

vây, pha súc, sản lượng khai thác 16.500 tấn thủy sản các loại.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

72

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 20 ha.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 317 con (lợn 94 con, trâu 136 con, bò

87 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, rau đậu các loại có diện tích 8 ha, sản

lượng 125 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Tịnh Kỳ;

- Bờ biển cong, đẹp có hoạt động du lịch phát triển: khu du lịch Mỹ Khê;

- Bờ biển có rừng phòng hộ phi lao mỏng tại một số khu vực;

- Khu vực có san hô, rong mơ ven bờ: Rong mơ khu vực mũi Sa Kỳ có

diện tích 7ha, các loải phổ biến gồm: S. binderi, S. crassifolium, S. duplicatum,

S. feldmannii, S. ilicifolium, S. mcclurei, S. microcystum, S. oligocystum, S.

polycystum, S. Serratu, trữ lượng khoảng 70 tấn tươi; san hô phân bố cách bờ

300-500m;

- Dân cư tập trung đông sát bờ biển khu vực thôn Kỳ Xuyên, An Vĩnh,

Xóm Gành;

- Khu vực bờ biển bị xói lở mạnh;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST san hô, rong mơ; đảm bảo quyền tiếp cận của

người dân với biển khoảng 30m -150m.

6.3.10. Khu vực 9: Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Bình Châu

- Dân cư: Dân số 14.260 người, mật độ 755 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 350 tàu, công

suất 85.667 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính Lưới rê, lưới vây,

câu, sản lượng khai thác 5.210 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 37 ha chủ yếu là tôm chân trắng (34

ha).

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 82.162 con (lợn 402 con, trâu 235 con,

gia cầm 80.000 con, bò 1.525 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, rau đậu các

loại có diện tích 673,4 ha, sản lượng 7.221,2 tấn.

+ Lâm nghiệp: Diện tích 24 ha chủ yếu là dương liễu, bạch đàn. Sản

lượng 1.600 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Bình Châu (trừ khu

vực cảng Sa Kỳ);

- Đường bờ chủ yếu là bãi đá;

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

73

- Bờ biển có rừng phòng hộ phi lao mỏng;

- Khu vực có san hô, rong biển và nguồn lợi thủy sản ven bờ: Rong mơ

phân bố rải rác ven bờ, tập trung chủ yếu khu vực bãi triều mũi Ba Làng đến cửa

Sa Kỳ vời diện tích khoảng 140ha, trữ lượng khoảng 4.060 tấn tươi;

- Dân cư tập trung đông khu vực xóm biển Châu Thuận và mũi Ba Làng;

- Bờ biển từ An Hải đến mũi Ba Làng, Châu Thuận Biển bờ biển bị xói

lở mạnh;

Khu vực xói lở Chiều

dài

Khu dân cư Xóm Câu – thôn An Hải 800

Rừng Phòng hộ Xóm Câu – thôn An Hải 200

Xóm Lá Ngái – thôn An Hải 200

Xóm Ghềnh Cả - thôn Châu Thuận Biển 300

Xóm Đông Đường, Tây Đường - thôn Châu Thuận Biển,

khu vực gần xóm Ghềnh Cả 500

Xóm Đông Đường, Tây Đường – thôn Châu Thuận Biển -

Khu vực còn lại 2.000

(Nguồn: Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

tỉnh Quảng Ngãi).

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST san hô, rong mơ, nguồn lợi hải sản và đảm bảo

quyền tiếp cận của người dân với biển là 15m - 200m tùy từng khu vực.

6.3.11. Khu vực 10: Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Bình Phú

- Dân cư: Dân số 2.834 người, mật độ 197 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 5 tàu, công suất

478 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới cước, câu, sản lượng

khai thác 32 tấn thủy sản các loại.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 8.869 con (lợn 1.785 con, trâu 4 con,

gia cầm 5.600 con, bò 1.480 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, sắn, mía, lạc có

diện tích 551,7 ha, sản lượng 7.504,8 tấn.

+ Lâm nghiệp: Diện tích 136 ha chủ yếu là dương liễu.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

74

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Bình Phú;

- Đường bờ thẳng;

- Bờ biển có rừng phi lao bảo vệ bờ biển;

- Khu vực có san hô, rong biển và nguồn lợi hải sản ven bờ;

- Mật độ dân cư thấp;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST san hô, rong mơ, nguồn lợi hải sản; đảm bảo

quyền tiếp cận của người dân với biển khoảng 200m.

6.3.12. Khu vực 11: Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Bình Hải

- Dân cư: Dân số 12.243 người, mật độ 937 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 189 tàu, công

suất 8.196 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới rê, vây, câu,

sản lượng khai thác 8.196 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: Diện tích 5 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 11.638 con (lợn 925 con, gia cầm

9.000 con, bò 1.708 con, trâu 5 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, sắn, lạc có diện

tích 454,4 ha, sản lượng 2.809,1 tấn.

+ Lâm nghiệp: chủ yếu là dương liễu, bạch đàn, keo. Sản lượng 250

tấn

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ bờ biển xã Bình Hải;

- Đường bờ biển đổi liên tục, bờ biển không ổn định, thôn An Cường bị

xói mở mạnh với chiều dài 840 m; Khu dân cư Hải Hòa – khu di tích Lăng Ông

(thôn Thanh Thủy) có chiều dài xói lở khoảng 400 m

- Bờ biển có rừng phòng hộ phi lao phòng hộ bờ biển;

- Khu vực có san hô (Phước Thiện), rong biển và nguồn lợi hải sản ven

bờ. Rong mơ phân bố khu vực bãi triều Thanh Thủy, đến Gò Nhạn, Bãi triều

Bắc, bãi triều Nam, Thôn Phước Thiện, bãi triều dọc từ Mương Châu đến An

Cường diện tích khoảng 240 ha, trữ lượng khoảng 4.300 tấn tươi.

- Dân cư tập trung chủ yếu tại An Cường, Thanh Thủy và Phước Thiện

1, Phước Thiện 2;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST san hô, rong mơ, rong biền, nguồn lợi hải sản và

đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển là từ 30m - 200m tùy từng khu

vực.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

75

6.3.13. Khu vực 12: Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Bình Trị

- Dân cư: Dân số 6.098 người, mật độ 330 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: Số lượng phương tiện khai thác 18 tàu, công

suất 344 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, câu, mành

chụp, sản lượng khai thác 135 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 1 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 21.882 con (lợn 1.025 con, gia cầm

18.685 con, bò 2.011 con, trâu 161 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, sắn, lạc có

diện tích 454,4 ha, sản lượng 2.809,1 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Bình Trị;

- Đường bờ thẳng, ổn định;

- Bờ biển có rừng phi lao ven biển;

- Khu vực có san hô, rong biển và nguồn lợi hải sản ven bờ.

- Dân cư tập trung chủ yếu tại thôn Lệ Thủy;

- Khu vực Xóm An Hải – thôn Lệ Thủy có chiều dài xói lở 1.500m, tốc

độ xói lở 2,1m/năm;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST san hô, rong mơ, rong biển, nguồn lợi hải sản;

đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển khoảng 50m-150m

tùy từng khu vực.

6.3.14. Khu vực 13: Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Bình Thuận

- Dân cư: Dân số 7.548 người, mật độ 401 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 135 tàu, công

suất 3.523 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới, câu, sản

lượng khai thác 1.320 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 2,3 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 15.819 con (lợn 705 con, trâu 12 con,

gia cầm 13.500 con, bò 1.569 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, rau các loại có

diện tích 192,6 ha, sản lượng 927 tấn.

+ Lâm nghiệp: chủ yếu là keo. Sản lượng 1.200 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

76

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Bình Thuận trừ khu

vực cảng Dung Quất;

- Đường bờ thay đổi liên tục, khu vực phía Nam giáp xã Bình Trị và gần

Mũi Túi có đường bờ biển thẳng, đẹp.

- Bờ biển có rừng phòng hộ bờ biển;

- Khu vực có san hô, rong biển và nguồn lợi hải sản ven bờ. Rong mơ

phân bố khu vực bãi triều Hòn Cóc-mũi Nam Châm, Thôn Tuyết Diêm 1; bãi

triều Lan Khe giáp Thuận Phước, Thôn Tuyết Diêm 3, diện tích khoảng 30ha

với trữ lượng khoảng 40 tấn tươi;

- Mật độ dân cư ven bờ thấp;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST san hô, rong mơ, rong biển, nguồn lợi hải sản và

đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển là 200m tùy từng khu vực.

6.3.15. Khu vực 14: Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã Bình Thạnh

- Dân cư: Dân số 11.821 người, mật độ 746 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 103 tàu, công

suất 7.328 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính lưới rê, vây, câu,

sản lượng khai thác 2.015 tấn thủy sản các loại.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích 3 ha chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 1.713 con (lợn 190 con, trâu 138 con,

bò 1.385 con); trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, rau đậu các loại có diện tích 591,1

ha, sản lượng 3.253,2 tấn.

+ Lâm nghiệp: chủ yếu là keo. Sản lượng 400m3

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã Bình Thạnh trừ khu

vực cảng Dung Quất;

- Đường bờ thẳng, đẹp phục vụ du lịch (khu du lịch sinh thái Thiên

Đàng, bãi tắm Khe Hai).

- Có rừng phi lao ven biển;

- Khu vực có rong biển và nguồn lợi hải sản ven bờ;

- Mật độ dân cư ven bờ tập trung cao ở thôn Hải Ninh (nằm ở gần cửa

sông Trà Bồng);

- Khu vực thôn Hải Ninh có chiều dài xói lở 1.400m, tốc độ xói lở

1,5m/năm;

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

77

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST, rong biển, nguồn lợi hải sản và đảm bảo quyền

tiếp cận của người dân với biển là khoảng 100m – 150m tùy từng khu vực.

6.3.16. Khu vực 15: Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã An Vĩnh

- Dân cư: Dân số 12.342 người, mật độ 2.781 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 330 tàu, công

suất 40.599 CV; đánh bắt gần và xa bờ với các nghề chính Câu, Lưới vây rút

chì, lặn, lưới rê, sản lượng khai thác 18.850 tấn thủy sản các loại.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 555 con (lợn 380 con, bò 175 con);

trồng trọt chủ yếu là hành, tỏi, rau đậu các loại có diện tích 1.057 ha, sản lượng

10.040 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này gồm 3 đoạn bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã An Vĩnh

trừ khu vực cảng Lý Sơn, cảng Bến Đình;

- Đường bờ hầu hết đã xây công trình kiên cố bảo vệ bờ biển.

- Cỏ biển: Phân bố ven bờ ở độ sâu 0,5 – 1,5 m. Thành phần loài: Đã xác

định có 6 loài cỏ biển, 3 loài thuộc họ Cỏ Kiệu (Cymodoceaceae) và 3 loài thuộc

họ Thủy Thảo (Hydrocharitaceae). Độ che phủ: Phía Bắc: khoảng 40%; Phía

Đông Nam và Tây Nam: khoảng 60 – 80%; Phía Nam: 90%.

- Rong biển: Phân bố ở độ sâu 5 – 10 m, phát triển thành thảm dày dưới

mực triều thấp. Thành phần loài: có 140 loài rong biển thuộc 45 họ, 24 bộ và 4

ngành.

- Rong mơ: Phân bố ở bãi triều thôn Tây đến bãi triều Chùa Đục, diện

tích khoảng 53 ha, trữ lượng tươi khoảng 1.000 tấn. Các loài phổ biến

S.beberifolium, S.binderi, S.capillare, S.crassifolium, S.duplicatum,

S.feldmannii, S.henslowianum, S.ilicifolium, S.mcclurei, S.oligocystum,

S.polycystum, S.quinhonense, S.serratum.

- Khu vực có nguồn lợi hải sản ven bờ;

- Có di tích văn hóa Chùa Đục, cổng Tò Vò

- Mật độ dân cư ven bờ tập trung cao ở thôn Đông và thôn Tây;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST, rong biển, nguồn lợi hải sản và đảm bảo quyền

tiếp cận của người dân với biển là 50m – 150m;

6.3.17. Khu vực 16: Xã An Hải, huyện Lý Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã An Hải

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

78

- Dân cư: dân số 9.055 người, mật độ 1.738 người/km2.

- Các hoạt động kinh tế:

+ Khai thác thủy sản: số lượng phương tiện khai thác 124 tàu, công

suất 24.196 CV; chủ yếu là đánh bắt xa bờ với các nghề chính Câu, Lưới vây rút

chì, vây ngày, lặn, lưới rê, sản lượng khai thác 16.185 tấn thủy sản các loại.

+ Nông nghiệp: Chăn nuôi có 840 con (lợn 650 con, bò 190 con);

trồng trọt chủ yếu là hành, tỏi, rau đậu các loại có diện tích 1.190 ha, sản lượng

9.723 tấn.

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này gồm 2 đoạn bao gồm toàn bộ khu vực bờ biển xã An Hải

trừ khu vực neo đậu thuyền Mù Cu;

- Đường bờ hầu hết đã xây dựng công trình kiên cố bảo vệ bờ biển.

- Khu vực có san hô, rong biển và nguồn lợi hải sản ven bờ;

- Khu vực rong mơ phân bố như bảng sau:

TT Địa danh

Diện

tích

(ha)

Hiện trạng

Trữ lượng

(tấn tươi) Các loài phổ biến

1 Bãi triều thôn Đông giáp thôn Tây

xã An Hải 6 30,3 ± 3,3

S. beberifolium

S. binderi

S. capillare

S. crassifolium

S. duplicatum

S. feldmannii

S. enslowianum

S. ilicifolium

S. mcclurei

S. oligocystum

S. polycystum

S. quinhonense

S. serratum

2 Bãi Bờ Kè, Mũi Giác, xã An Hải 85 1.700,4 ± 112,5

3

Bãi triều phía Đông Chùa Đục đến

bãi triều Chùa Hang, Thôn Đông,

xã An Hải

93 1.160,1 ± 107,1

4 Bãi triều dọc theo Đình làng An

Hải, Thôn Tây 3 15,8 ± 1,6

Cộng/trung bình 187 2.905,6 13 loài

- Có di tích văn hóa Chùa Hang;

- Mật độ dân cư ven bờ tập trung cao ở đoạn 1 (thôn Đông) ;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST, rong biển, nguồn lợi hải sản và đảm bảo quyền

tiếp cận của người dân với biển, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng BĐKH và NBD,

xói lở bờ biển là khoảng 100m – 150m.

6.3.18. Khu vực17: Xã An Bình, huyện Lý Sơn

a) Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội xã An Bình

- Dân cư: Dân số 479 người, mật độ 709 người/km2.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

79

- Các hoạt động kinh tế: chủ yếu là đánh bắt thủy sản ven bờ, trồng hành

tỏi, rau đậu các loại

b) Đặc điểm khu vực HLBVBB:

- Khu vực này bao gồm toàn bộ bờ biển xã An Bình trừ khu vực cảng ở

Đảo Bé;

- Khu vực có san hô, rong biển và nguồn lợi hải sản ven bờ;

- Dân cư thưa thớt, tập trung chủ yếu tại khu vực cảng;

- Chiều rộng của khu vực nhằm bảo vệ các giá trị dịch vụ, cảnh quan tự

nhiên cho vùng bờ, bảo vệ HST, rong biển, nguồn lợi hải sản và đảm bảo quyền

tiếp cận của người dân với biển, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng BĐKH và NBD,

xói lở bờ biển là 100m.

VII. Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

Sau khi tính toán xác định chiều rộng của từng khu vực cần thiết lập

HLBVBB theo hướng dẫn tại Thông tư 29/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài

nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu: Mục tiêu thiết lập hành

lang bảo vệ bờ biển và phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực thiết lập hành

lang bảo vệ bờ biển, chiều rộng và ranh giới HLBVBB tại các khu vực, tiến

hành tổ chức họp lấy ý kiến người dân, chính quyền địa phương xã, huyện, các

Sở, ban, ngành có liên quan trong khu vực thiết lập HLBVBB để đưa ra ranh

giới hành lang bảo vệ bờ biển tại các khu vực cần thiết lập cho phù hợp với địa

phương.

Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi gồm

- Ranh giới ngoài của hành lang bảo vệ bờ biển là đường mực nước triều

cao trung bình nhiều năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (nội dung này đã có báo

cáo riêng)

- Ranh giới trong của hành lang bảo vệ bờ biển (vị trí, chiều dài, diện tích)

cho từng khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi như bảng sau:

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

80

Bảng 12. Ranh giới trong, chiều rộng và diện tích hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

cho 18 khu vực thiết lập hành lang tỉnh Quảng Ngãi

TT Khu vực thiết

lập hành lang

Địa giới

hành chính

Vị trí đất liền

Chiều dài

hành lang

tương ứng

(m)

Dsl (m) Dst, Dtc

(m)

Chiều

rộng theo

góp ý tại

các Hội

thảo

(m)

Đề xuất

Chiều rộng

HLBVBB

(m)

Diện

tích

(km2)

Điểm đầu

(ĐĐ)

Điểm cuối

(ĐC)

X(m) Y(m)

1 KV1

Đoạn 1

Xã Phổ Châu,

Huyện Đức Phổ

ĐĐ(1) 1616273 615051 1.012,5 71,4 100 80 100 0,0909

ĐC(2) 1617119 615339

Đoạn 2

ĐĐ(3) 1617169 615213 1.060 0 100 100 Dgt 0,0773

ĐC(4) 1618133 614886

ĐĐ(4) 1618133 614886 273,1 93,7 100 100 100 0,0243

ĐC(5) 1618384 614958

Đoạn 3

ĐĐ(6) 1618811 614854 329,5

76,4 40 - 150 76,4

100 0,0287 ĐC(7) 1619094 614703

ĐĐ(8) 1619099 614717 1.136,6 Dgt 0,0897

ĐC(9) 1620204 614491

ĐĐ(10) 1620218 614570 382,5 40 0,0140

ĐC(11) 1620597 614546

ĐĐ(12) 1620597 614502 870,3 80 0,0653

ĐC(13) 1621461 614513

2 KV2 Xã Phổ Thạnh,

huyện Đức Phổ

ĐĐ(14) 1623546 616252 1.477,7

48,7 50 - 200 64,5-150

150 0,2076 ĐC(15) 1624774 615527

ĐĐ(16) 1624815 615603 735,2 64,5 0,0458

ĐC(17) 1625507 615421

ĐĐ(18) 1625524 615337 493 150 0,0605

ĐC(19) 1625875 615634

ĐĐ(20) 1627680 614799 146,3 100 0,0170

ĐC(21) 1627801 614719

3 KV2-1 Xã Phổ Khánh, ĐĐ(21) 1627801 614719 4314,3 80,6 150 100 100 0,4274

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

81

TT Khu vực thiết

lập hành lang

Địa giới

hành chính

Vị trí đất liền

Chiều dài

hành lang

tương ứng

(m)

Dsl (m) Dst, Dtc

(m)

Chiều

rộng theo

góp ý tại

các Hội

thảo

(m)

Đề xuất

Chiều rộng

HLBVBB

(m)

Diện

tích

(km2)

Điểm đầu

(ĐĐ)

Điểm cuối

(ĐC)

X(m) Y(m)

huyện Đức Phổ ĐC(22) 1631389 612361

4 KV3 Xã Phổ Vinh,

huyện Đức Phổ

ĐĐ(23) 1636693 609010 2.004,7

79,7 150-200 80-200

200 0,3983 ĐC(24) 1638422 608024

ĐĐ(25) 1638476 608132 459,8 80 0,0366

ĐC(26) 1638866 607910

ĐĐ(27) 1638820 607795 758,5 200 0,1530

ĐC(28) 1639483 607458

5 KV4 Xã Phổ Quang,

huyện Đức Phổ

ĐĐ(29) 1640635 607090 161,4

115,1 150 100-150

150 0,0242 ĐC(30) 1640759 606989

ĐĐ(31) 1640787 607031 256,9 100 0,0246

ĐC(32) 1641012 606911

6 KV5 Xã Đức Lợi,

huyện Mộ Đức

ĐĐ(33) 1666881 597096 2.362,6 178,3 150 100 100 0,2329

ĐC(34) 1669182 596846

7

KV6

Xã Nghĩa An,

TP Quảng Ngãi

ĐĐ(35) 1669883 596861 469,7

111,9 50 -

150 100

100 0,0478 ĐC(36) 1670336 596750

ĐĐ(37) 1670343 596799 954,8 50 0,0478

ĐC(38) 1671273 596608

ĐĐ(39) 1671256 596561 479,9 100 0,0469

ĐC(40) 1671720 596452

ĐĐ(41) 1671726 596499 2.937,3 0 50-150 100 Dgt 0,2259

ĐC(42) 1674530 596160

8 KV7 Xã Tịnh Khê,

Tp QuảngNgãi

ĐĐ(43) 1675673 596182 86 153,8

100 100

120 0,0121 ĐC(44) 1675758 596172

ĐĐ(45) 1675757 596162 507,4 0 Dgt 0,0492

ĐC(46) 1676252 596129

ĐĐ(46) 1676252 596129 3.027 153,8 100 100 120 0,3361

ĐC(47) 1679245 595835

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

82

TT Khu vực thiết

lập hành lang

Địa giới

hành chính

Vị trí đất liền

Chiều dài

hành lang

tương ứng

(m)

Dsl (m) Dst, Dtc

(m)

Chiều

rộng theo

góp ý tại

các Hội

thảo

(m)

Đề xuất

Chiều rộng

HLBVBB

(m)

Diện

tích

(km2)

Điểm đầu

(ĐĐ)

Điểm cuối

(ĐC)

X(m) Y(m)

ĐĐ(48) 1679241 595895 1.001,5 0 100 100 Dgt 0,0506

ĐC(49) 1680230 595993

ĐĐ(50) 1680239 595951 662,5 0 100 100 Dgt 0,0482

ĐC(51) 1680883 596199

9

9 KV8

Xã Tịnh Kỳ,

Tp Quảng Ngãi

ĐĐ(51) 1680883 596199 356,9 116,4

30 – 150 <100

50 0,0161 ĐC(52) 1681165 596356

ĐĐ(53) 1681153 596373 681,9 116,4 30 0,0203

ĐC(54) 1681650 596833

ĐĐ(55) 1681700 596797 644,2 0 Dgt 0,0543

ĐC(56) 1681986 597370

ĐĐ(57) 1681925 597378 1.266,5

116,4 30 -150

50 0

0,0373

ĐC(58) 1681502 598282

ĐĐ(59) 1681518 598405 658,3 150 0,1485

ĐC(60) 1681819 598660

10 KV9 Xã Bình Châu,

huyện Bình Sơn

ĐĐ(61) 1682517 599517 5.534,2

183,9 15-200 100

100 0,5795 ĐC(62) 1686282 600121

ĐĐ(63) 1686345 600105 516,2 15 0,0099

ĐC(64) 1686457 599623

ĐĐ(65) 1686402 599570 350,3 100 0,0423

ĐC(66) 1686586 599296

11 KV10 Xã Bình Phú,

huyện Bình Sơn

ĐĐ(67) 1689724 594510 2.051,9 81,6 200 100 200 0,4081

ĐC(68) 1691427 593389

12 KV11 Xã Bình Hải,

huyện Bình Sơn

ĐĐ(69) 1691478 593476 644,1

145,6 30 - 200 30-100 100 0,0644

ĐC(70) 1692028 593198

ĐĐ(71) 1692066 593257 737,5 30 0,0216

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

83

TT Khu vực thiết

lập hành lang

Địa giới

hành chính

Vị trí đất liền

Chiều dài

hành lang

tương ứng

(m)

Dsl (m) Dst, Dtc

(m)

Chiều

rộng theo

góp ý tại

các Hội

thảo

(m)

Đề xuất

Chiều rộng

HLBVBB

(m)

Diện

tích

(km2)

Điểm đầu

(ĐĐ)

Điểm cuối

(ĐC)

X(m) Y(m)

ĐC(72) 1692746 593280

ĐĐ(73) 1692797 593240 4383,1 100 0,4666

ĐC(74) 1695581 593422

ĐĐ(75) 1695651 593418 308,9 30 0,0091

ĐC(76) 1695721 593128

ĐĐ(77) 1695660 593093 805,8 100 0,0773

ĐC(78) 1696282 592608

ĐĐ(79) 1696313 592671 1.802,4 30 0,0537

ĐC(80) 1697678 593188

ĐĐ(81) 1697741 593159 2.341,2 100 0,2659

ĐC(82) 1697339 591748

13 KV12 Xã Bình Trị,

huyện Bình Sơn

ĐĐ(83) 1697289 591738 809,2

87,1 50 -

150 150

150 0,1243 ĐC(84) 1697594 591065

ĐĐ(85) 1697681 591114 465 50 0,0230

ĐC(86) 1697982 590762

ĐĐ(87) 1697903 590701 1.973,9 150 0,2904

ĐC(88) 1699411 589454

ĐĐ(88) 1699411 589454 8.993,5 205,7

200 100-200

150 1,4074 ĐC(89) 1704552 587227

ĐĐ(89) 1704552 587227 1.590,6 0 Dgt 0,1672

ĐC(90) 1705171 585831

14 KV13 Xã Bình Thuận,

huyện Bình Sơn

ĐĐ(90) 1705171 585831 893,8 205,7 200 100 - 200 150 0,2455

ĐC(91) 1705374 585346

15 KV14 Xã Bình Thạnh,

huyện Bình Sơn

ĐĐ(92) 1701949 582577 3772 114,6

100 -

150 100 100 0,3735

ĐC(93) 1703035 579130

KV15 Đoạn1 Xã An Vĩnh, ĐĐ(94) 1700815 617583 1.096,9 0 50 30 30 0,0221

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

84

TT Khu vực thiết

lập hành lang

Địa giới

hành chính

Vị trí đất liền

Chiều dài

hành lang

tương ứng

(m)

Dsl (m) Dst, Dtc

(m)

Chiều

rộng theo

góp ý tại

các Hội

thảo

(m)

Đề xuất

Chiều rộng

HLBVBB

(m)

Diện

tích

(km2)

Điểm đầu

(ĐĐ)

Điểm cuối

(ĐC)

X(m) Y(m)

16

huyện Lý Sơn ĐC(95) 1700618 618549

Đoạn 2

ĐĐ(96) 1700246 619603 306,9 0 50 30 30 0,0061

ĐC(97) 1700140 619886

ĐĐ(98) 1701624 617302 929,25 0 150 100 Dgt 0,2410

ĐC(98a) 1702311 617796

Đoạn 3 ĐĐ(98b) 1702198 617827

1357,42 67,4 150 100 150 0,2041

ĐC(99) 1702441 619163

17 KV16

Đoạn1

Xã An Hải,

huyện Lý Sơn

ĐĐ(97) 1700140 619886 2.776,8 0 100 30 30 0,0557

ĐC(100) 1701053 622262

Đoạn 2

ĐĐ(99) 1702441 619163 1.311,1

107,6 100 -

150

100 150 0,1948 ĐC(101) 1702248 620413

ĐĐ(102) 1702120 621621 987,9 100 150 0,1807

ĐC(103) 1701886 622446

18 KV17 Xã An Bình, huyện

Lý Sơn

ĐĐ(104) 1706529 615542 1632,96 50,3

100 100

100 0,1903 ĐC(105) 1706665 616288

ĐĐ(106) 1706628 616358 269,95 0 Dgt 0,0055

ĐC(107) 1706450 616172

ĐĐ(108) 1706520 616130 305,14 50,3 100 0,0330

ĐC(109) 1706493 615836

TỔNG 80.916,72 9,6179

Dgt: Đường giao thông ven biển – Ranh giới trong của hành lang tới ranh giới trong của đường giao thông ven biển

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

85

Hình 27. Chiều rộng HLBVBB khu vực 1 đoạn 1 Hình 28. Chiều rộng HLBVBB khu vực 1 đoạn 2

1

2

3

4

5

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

86

Hình 29. Chiều rộng HLBVBB khu vực 1 đoạn 3 Hình 30. Chiều rộng HLBVBB khu vực 2

6

7

8

9

10

11 12

13

14

15

16

17 18

19

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

87

Hình 31. Chiều rộng HLBVBBkhu vực 2-1 Hình 32. Chiều rộng HLBVBB khu vực 3

20

22

23

24 25

26

27

21

28

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

88

Hình 33. Chiều rộng HLBVBB khu vực 4 Hình 34. Chiều rộng HLBVBB khu vực 5

29 22

30 22

31 22

32 22

33 22

34 22

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

89

Hình 35. Chiều rộng HLBVBB khu vực 6

Hình 36. Chiều rộng HLBVBB khu vực 7

35 22

36 22

37

38 22

39 22

40 22

41

42

43

44

45 46 47

48

49

50

51

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

90

Hình 37. Khoảng cách HLBVBB khu vực 8

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

91

Hình 38. Khoảng cách HLBVBB khu vực 9

61

62

63 64

65

66

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

92

Hình 39. Khoảng cách HLBVBB khu vực 10 Hình 40. Khoảng cách HLBVBB khu vực 11

67

68

69

70

71

72

73

74

75 76

77

78

79

80

81

83

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

93

Hình 41. Khoảng cách HLBVBB khu vực 12 Hình 42. Khoảng cách HLBVBB khu vực 13

83

84

85

86

87

87

88

89

90 91

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

94

Hình 43. Khoảng cách HLBVBB khu vực 14

92

93

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

95

Hình 44. Khoảng cách HLBVBB khu vực 15 đoạn 1

94

95

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

96

Hình 45. Khoảng cách HLBVBB khu vực 15 đoạn 2

Hình 46. Khoảng cách HLBVBB khu vực 15 đoạn 3

96

97

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

97

Hình 47. Khoảng cách HLBVBB khu vực 16 đoạn 1

97

100

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

98

Hình 48. Khoảng cách HLBVBB khu vực 16 đoạn 2

99 101

102

103

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

99

Hình 49. Khoảng cách HLBVBB khu vực 17

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

100

VIII. Đề xuất cơ chế quản lý hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi

8.1. Trách nhiệm của UBND các cấp trong thiết lập, quản lý, bảo vệ hành

lang bảo vệ bờ biển

Tại Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính

phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi

trường biển và hải đảo quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong

việc thiết lập, quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển như sau:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thiết lập, tổ chức công bố và quản lý

hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và

hải đảo và quy định tại Nghị định này; tuyên truyền, phổ biến các quy định của

pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;

- Ban hành quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa

bàn; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành

lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.

b) Ủy ban nhân dân huyện/thành phố có biển có trách nhiệm

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thiết lập, tổ chức công bố và quản lý

hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và

hải đảo và quy định tại Nghị định này; tuyên truyền, phổ biến các quy định của

pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;

- Ban hành quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa

bàn; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành

lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn.

c) Ủy ban nhân dân các xã có biển có trách nhiệm

- Niêm yết công khai Bản đồ Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tại trụ

sở UBND xã có biển nơi có hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập.

- Không quá 20 ngày, kể từ ngày ranh giới hành lang được phê duyệt;

công bố hành lang bảo vệ bờ biển thuộc địa phương quản lý trên đài truyền

thanh xã.

- Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ

bờ biển; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ

hành lang bảo vệ bờ biển thuộc địa phương mình quản lý.

- Phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa

bàn xã.

- Bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; chịu trách nhiệm khi để xảy

ra hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang

bảo vệ bờ biển trên địa bàn xã.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

101

- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật

về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn xã.

8.2. Vai trò của các bên liên quan

a) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm

- Công bố hành lang bảo vệ bờ biển trên các phương tiện thông tin đại

chúng không quá 20 ngày, kể từ ngày ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được

phê duyệt.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý,

bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.

- Thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển không quá 60

ngày, kể từ ngày ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển được phê duyệt.

- Trình UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo

vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan kiểm tra,

thanh tra, xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng

Ngãi.

- Trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Ranh giới hành lang bảo vệ bờ

biển theo quy định tại Điều 40, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi

trường biển và hải đảo.

b) Các sở, ban, ngành có liên quan

- Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện

Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi tổ chức thực

hiện việc cấp phép; kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng, phát triển đô

thị vùng ven biển theo quy hoạch xây dựng và phù hợp với Ranh giới hành lang

bảo vệ bờ biển đã được phê duyệt.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các dự án ven biển được cấp phép đầu tư phải phù hợp với quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và Ranh giới hành lang bảo vệ bờ

biển đã được phê duyệt.

- Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

Quảng Ngãi.

+ Phối hợp với các sở, ngành có liên quan cấp phép dự án đầu tư phù hợp

với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và Ranh giới hành

lang bảo vệ bờ biển đã được phê duyệt.

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra tình

hình sử dụng đất và công tác bảo vệ môi trường thuộc khu vực Ranh giới hành

lang bảo vệ bờ biển được thiết lập do mình quản lý.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

102

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi được thiết lập là một trong

những công cụ quan trọng giúp tỉnh quản lý vùng bờ, là cơ sở để định hướng

quy hoạch phát triển kinh tế biển như du lịch, cảng biển, nghề cá, hệ thống các

khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển... góp phần bảo vệ hệ sinh thái,

duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm

thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm

quyền tiếp cận của người dân với biển ở vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả của

việc xác định chiều rộng và ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển là đã thiết lập

được 18 khu vực có vị trí ranh giới trong và chiều rộng hành lang như Bảng 11.

2. Kiến nghị

Do đặc điểm địa chất và địa hình cũng như ảnh hưởng của các dòng hải

lưu, đường bờ của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều biến động do sạt lở và bồi tụ nên vị

trí đường triều cao trung bình nhiều năm của các khu vực này cũng sẽ thay đổi

theo thời gian; do vấn đề yêu cầu về an ninh quốc phòng hay do thiên tai. Để

đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo việc khai thác, sử dụng

hiệu quả HLBVBB tỉnh cần thường xuyên cập nhật (5 năm/lần) đường mực

nước triều cao trung bình nhiều năm, khoảng cách và chiều rộng của hành lang

tại các khu vực bị sạt lở, bồi tụ mạnh để làm cơ sở cho các ngành lập và điều

chỉnh quy hoạch phát triển của ngành mình cũng như điều chỉnh chiều rộng ranh

giới hành lang bảo vệ bờ biển cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo 2015;

2. Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

3. Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

4. Đề tài KHCN cấp Bộ “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám

để theo dõi, đánh giá, hoàn thiện và nâng cao độ chính xác của công tác dự

báo ngập lụt phục vụ công tác quản lý phòng chống lũ lụt vùng hạ du các

sông (2015-2017) “. Tác giả PGS TS Nguyễn Thanh Hùng, Viện Khoa học

Thủy lợi thực hiện.

5. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để khắc

phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào các khu neo trú bão của tàu thuyền- áp

dụng cho cửa Tam Quan, tỉnh Bình Định (2013-2015)”. Tác giả PGS. TS.

Đỗ Minh Đức, trường Đại học Khoa học tự nhiên thực hiện.

6. Dự án “ Xác định nguyên nhân gây sạt lở, bồi lấp và giải pháp chỉnh trị các

cửa sông khu vực cửa Đại, sông Trà Khúc (2014)”. Tác giả TS. Lê Văn

Nghị, Viện Khoa học thủy lợi thực hiện.

7. Đề tài “Nghiên cứu quy hoạch phòng chống tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và

sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi (2008-2011)”. Tác giả TS. Nguyễn Thị Thảo

Hương.

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

104

PHỤ LỤC: KẾT QUẢ ĐO HẢI VĂN, ĐO KHÍ TƯỢNG BIỂN VÀ LẤY MẪU BÙN CÁT

1. Kết quả phân tích mẫu bùn cát

Phụ lục 1. Kết quả phân tích mẫu bùn cát đợt 1

STT Ký hiệu

mẫu

Hàm lượng thành phần cấp hạt (%)

Q1 Q Q3 Md So Sk D16 D50 D84 Sạn Cát thô Cát TB Cát mịn Bột

2,5-1 1-0,5 0,5-

0,25

0,25-

0,1

0,1-

0,05

0,05-

0,01

1 QN01-1 0,32 0,67 3,48 41,07 23,1 31,36 0,037 0,089 0,17 0,089 0,467 0,891 0,024 0,089 0,2

2 QN02-1 1,03 1,55 3,82 89,3 4,3 0 0,13 0,16 0,21 0,16 0,787 1,033 0,12 0,16 0,23

3 QN03-1 4,62 40,36 32,24 18,91 2,3 1,57 0,27 0,45 0,7 0,45 0,621 0,966 0,18 0,45 0,81

4 QN04-1 0,03 2,89 10,62 77,47 3,89 5,1 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,25

5 QN05-1 0,15 11,06 42,4 41,1 5,29 0 0,16 0,28 0,4 0,28 0,632 0,904 0,14 0,28 0,47

6 QN06-1 0,27 0,78 8,08 85,02 5,85 0 0,13 0,16 0,22 0,16 0,769 1,057 0,12 0,16 0,24

7 QN07-1 0,17 9,16 32,6 54,57 3,5 0 0,15 0,23 0,38 0,23 0,628 1,038 0,13 0,23 0,45

8 QN08-1 0,67 1,69 3,84 89,06 4,74 0 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,24

9 QN09-1 1,03 20,31 5,65 48,95 7,33 16,73 0,1 0,17 0,35 0,17 0,535 1,1 0,05 0,17 0,6

10 QN10-1 0,15 0,52 5,48 60,98 14,26 18,61 0,065 0,14 0,19 0,14 0,585 0,794 0,04 0,14 0,22

11 QN11-1 0,15 5,89 17,57 73,17 3,22 0 0,14 0,19 0,25 0,19 0,748 0,985 0,12 0,19 0,35

12 QN12-1 0,36 4,88 4,23 54,14 19,25 17,14 0,75 0,13 0,2 0,13 1,936 2,979 0,05 0,13 0,23

13 QN13-1 0,59 7,87 10,68 74,07 6,79 0 0,13 0,18 0,24 0,18 0,736 0,981 0,12 0,18 0,32

14 QN14-1 1,04 5,39 8,33 50,2 18,89 16,15 0,69 0,14 0,22 0,14 1,771 2,783 0,05 0,14 0,25

15 QN15-1 0,71 3,13 6,28 87,7 1,8 0,38 0,14 0,17 0,22 0,17 0,798 1,032 0,12 0,17 0,24

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

105

STT Ký hiệu

mẫu

Hàm lượng thành phần cấp hạt (%)

Q1 Q Q3 Md So Sk D16 D50 D84 Sạn Cát thô Cát TB Cát mịn Bột

2,5-1 1-0,5 0,5-

0,25

0,25-

0,1

0,1-

0,05

0,05-

0,01

16 QN16-1 0,08 8,88 7,54 44,77 19,1 19,63 0,06 0,14 0,22 0,14 0,522 0,821 0,038 0,14 0,27

17 QN17-1 0,57 10,6 27,22 59,42 2,19 0 0,15 0,22 0,38 0,22 0,628 1,085 0,14 0,22 0,45

18 QN18-1 72,11 24,92 2,35 0,21 0,2 0,21 0,91 1,4 1,6 1,4 0,754 0,862 0,74 1,4 1,8

19 QN19-1 0,13 3,66 12,01 82,38 1,82 0 0,13 0,18 0,23 0,18 0,752 0,961 0,12 0,18 0,26

20 QN20-1 0,29 8,87 17,79 35,61 21,28 16,16 0,065 0,15 0,29 0,15 0,473 0,915 0,05 0,15 0,4

21 QN21-1 4,09 5 28,87 14,59 11,53 35,92 0,03 0,13 0,36 0,13 0,289 0,799 0,021 0,13 0,43

22 QN22-1 0,04 0,37 3,51 69,04 13,58 13,46 0,089 0,14 0,2 0,14 0,667 0,953 0,059 0,14 0,22

23 QN23-1 0,04 2,81 13,24 80,57 3,31 0,03 0,13 0,18 0,23 0,18 0,752 0,961 0,12 0,18 0,26

24 QN24-1 0,02 0,74 5,29 71,43 16,18 6,34 0,45 0,78 1,03 0,78 0,661 0,873 0,35 0,78 1,05

25 QN25-1 0,3 12,2 4,23 74,42 6.57 2,1 0,75 0,13 0,2 0,13 1,936 2,979 0,05 0,13 0,23

26 QN26-1 0,59 7,87 10,68 74,07 6,79 0 0,13 0,18 0,24 0,18 0,736 0,981 0,12 0,18 0,32

27 QN27-1 0,02 0,61 5,75 90,92 2,7 0 0,13 0,17 0,21 0,17 0,787 0,972 0,12 0,17 0,23

28 QN28-1 0,64 4,12 9,41 83,47 2,36 0 0,14 0,18 0,22 0,18 0,798 0,975 0,12 0,18 0,25

29 QN29-1 30,27 40,69 12,37 11,38 0,7 4,59 0,4 0,71 1,2 0,71 0,577 0,976 0,26 0,71 1,45

30 QN30-1 3,33 13,34 21,15 60,27 1,68 0,23 0,15 0,22 0,4 0,22 0,612 1,113 0,135 0,22 0,52

31 QN31-1 0,24 4,79 14,05 75,66 5,26 0 0,135 0,18 0,24 0,18 0,75 1 0,1 0,18 0,3

32 QN32-1 0,72 3,38 4,23 85,11 6,56 0 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,23

33 QN33-1 0,12 0,24 2,92 94,15 1,37 1,2 0,13 0,17 0,21 0,17 0,787 0,972 0,12 0,17 0,23

34 QN34-1 0,12 7,37 20,07 71,06 1,36 0,02 0,14 0,19 0,29 0,19 0,695 1,06 0,13 0,19 0,38

35 QN35-1 1 19,45 42,36 30,34 6,25 0,6 0,18 0,32 0,48 0,32 0,612 0,919 0,14 0,32 0,6

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

106

STT Ký hiệu

mẫu

Hàm lượng thành phần cấp hạt (%)

Q1 Q Q3 Md So Sk D16 D50 D84 Sạn Cát thô Cát TB Cát mịn Bột

2,5-1 1-0,5 0,5-

0,25

0,25-

0,1

0,1-

0,05

0,05-

0,01

36 QN36-1 0,26 2,07 6,36 87,91 2,59 0,81 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,24

37 QN37-1 1,72 9,31 17,38 67 3,42 1,17 0,14 0,19 0,3 0,19 0,683 1,079 0,13 0,19 0,42

38 QN38-1 1,41 34,65 26,68 36,12 0,56 0,58 0,185 0,35 0,65 0,35 0,533 0,991 0,16 0,35 0,75

39 QN39-1 1,12 29,6 29,51 38,92 0,85 0 0,18 0,33 0,6 0,33 0,548 0,996 0,15 0,33 0,71

40 QN40-1 0,06 0,95 11,95 84,69 2,35 0 0,13 0,18 0,23 0,18 0,752 0,961 0,12 0,18 0,25

41 QN41-1 7,98 51,87 15,05 20,65 2,77 1,68 0,25 0,58 0,8 0,58 0,559 0,771 0,17 0,58 0,92

42 QN42-1 0,28 1,2 2 68,08 19,38 9,06 0,86 0,14 0,2 0,14 2,074 2,962 0,065 0,14 0,22

43 QN43-1 0,1 1,11 2,88 90,08 5,83 0 0,13 0,16 0,2 0,16 0,806 1,008 0,12 0,16 0,23

44 QN44-1 0 1,88 6,67 80,96 5,11 5,38 0,125 0,16 0,21 0,16 0,772 1,013 0,11 0,16 0,24

45 QN45-1 8,47 12,17 12,92 36,21 12,89 17,34 0,7 0,18 0,44 0,18 1,261 3,083 0,045 0,18 0,66

46 QN46-1 3,68 36,33 39,59 19,15 1,25 0 0,28 0,43 0,69 0,43 0,637 1,022 0,21 0,43 0,8

47 QN47-1 1,23 41,82 44,33 11,15 0,55 0,92 0,21 0,46 0,7 0,46 0,548 0,833 0,27 0,46 0,8

48 QN48-1 54,32 44,09 0,7 0,12 0,04 0,73 0,71 1,1 1,5 1,1 0,688 0,938 0,64 1,1 1,7

49 QN49-1 31,81 41,83 12,86 12,3 1,2 0 0,46 0,75 0,8 0,75 0,758 0,809 0,3 0,75 0,94

50 QN50-1 9,68 14,73 17,8 54,96 2,89 1,94 0,15 0,23 0,4 0,23 0,612 1,065 0,13 0,23 0,75

51 QN51-1 2,19 64,96 21,61 6,15 5,09 0 0,4 0,6 0,8 0,6 0,707 0,943 0,3 0,6 0,89

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

107

Phụ lục 2. Kết quả phân tích mẫu bùn cát đợt 2

STT Ký hiệu

mẫu

Hàm lượng thành phần cấp hạt (%)

Q1 Q Q3 Md So Sk D16 D50 D84 Sạn Cát thô Cát TB Cát mịn Bột

2,5-1 1-0,5 0,5-

0,25

0,25-

0,1

0,1-

0,05

0,05-

0,01

1 QN01-2 0,12 0,48 5,61 90,45 3,34 0 0,13 0,17 0,2 0,17 0,806 0,949 0,12 0,17 0,23

2 QN02-2 1,05 1,59 4,1 89,36 3,9 0 0,13 0,15 0,2 0,14 0,887 1,043 0,15 0,15 0,21

3 QN03-2 4,69 40,21 31 20,23 2,3 1,57 0,25 0,41 0,67 0,44 0,667 0,945 0,17 0,44 0,83

4 QN04-2 0,18 2,92 11,12 76,95 3,6 5,23 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,25

5 QN05-2 0,49 6,21 11,17 75,65 6,48 0 0,13 0,18 0,24 0,18 0,736 0,981 0,12 0,18 0,29

6 QN06-2 0,25 0,71 9,02 84,05 5,97 0 0,12 0,18 0,23 0,17 0,752 0,999 0,12 0,19 0,26

7 QN07-2 0,26 8,06 25,44 60,57 5,62 0,05 0,14 0,2 0,33 0,2 0,651 1,075 0,13 0,2 0,41

8 QN08-2 0,55 1,04 3,97 88,58 5,74 0,12 0,13 0,19 0,24 0,17 0,734 0,989 0,12 0,17 0,23

9 QN09-2 0,13 0,55 6,25 85,14 5,72 2,21 0,13 0,16 0,21 0,16 0,787 1,033 0,12 0,16 0,23

10 QN10-2 0,14 0,32 4,98 61,99 15,26 17,31 0,097 0,16 0,21 0,13 0,685 0,774 0,063 0,14 0,22

11 QN11-2 0,25 0,35 4,39 71,4 16,43 7,18 0,1 0,15 0,2 0,15 0,707 0,943 0,075 0,15 0,23

12 QN12-2 0,39 4,87 4,36 53,97 18,94 17,47 0,64 0,13 0,3 0,13 1,636 2,97 0,053 0,13 0,29

13 QN13-2 0,66 10,67 11,23 38,89 16,56 21,99 0,55 0,14 0,25 0,14 1,483 2,649 0,034 0,14 0,39

14 QN14-2 1,02 5,35 9,33 48,14 19,89 16,27 0,69 0,14 0,22 0,15 1,771 2,783 0,05 0,14 0,25

15 QN15-2 2,1 4,34 3,6 79,4 10,45 0,11 0,12 0,16 0,22 0,16 0,739 1,016 0,11 0,16 0,24

16 QN16-2 0,08 9,78 7,76 44,4 18,77 19,21 0,09 0,14 0,2 0,15 0,624 0,967 0,098 0,14 0,27

17 QN17-2 0,55 10,38 26,82 60,25 2 0 0,12 0,19 0,38 0,18 0,628 1,084 0,14 0,22 0,45

18 QN18-2 8,18 50,11 26,05 13,47 2,19 0 0,29 0,32 0,26 0,43 0,642 0,886 0,16 0,3 0,41

19 QN19-2 0,14 2,95 6,55 77,13 6,66 6,57 0,12 0,17 0,22 0,17 0,739 0,956 0,11 0,17 0,24

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

108

STT Ký hiệu

mẫu

Hàm lượng thành phần cấp hạt (%)

Q1 Q Q3 Md So Sk D16 D50 D84 Sạn Cát thô Cát TB Cát mịn Bột

2,5-1 1-0,5 0,5-

0,25

0,25-

0,1

0,1-

0,05

0,05-

0,01

20 QN20-2 0,25 7,87 15,79 38,56 20,98 16,55 0,11 0,34 0,54 0,33 0,473 0,915 0,19 0,32 0,54

21 QN21-2 1,4 29,62 46,68 21,8 0,5 0 0,27 0,4 0,6 0,4 0,671 1,006 0,2 0,4 0,71

22 QN22-2 0,02 0,28 3,91 69,65 12,88 13,26 0,038 0,14 0,2 0,14 0,667 0,953 0,059 0,14 0,22

23 QN23-2 0,19 1,47 3,5 77,36 6,72 10,76 0,115 0,16 0,2 0,16 0,758 0,948 0,1 0,16 0,23

24 QN24-2 0,11 0,64 5,34 72,49 15,48 5,94 0,45 0,2 0,34 0,45 1,834 2,432 0,09 0,29 0,42

25 QN25-2 0,3 12,2 4,21 75,65 6,54 1,1 0,75 0,13 0,2 0,13 1,936 2,979 0,05 0,13 0,23

26 QN26-2 0,6 7,37 9,68 75,75 6,39 0,21 0,13 0,18 0,24 0,18 0,736 0,981 0,12 0,18 0,32

27 QN27-2 0,05 0,49 3,98 92,41 3,07 0 0,13 0,17 0,21 0,17 0,787 0,972 0,12 0,17 0,23

28 QN28-2 0,34 2,12 9,91 85,07 2,56 0 0,14 0,65 0,98 0,78 0,798 0,975 0,21 0,55 1,21

29 QN29-2 31,27 42,43 12,32 8,88 0,81 4,29 0,4 0,71 1,2 0,71 0,577 0,976 0,26 0,71 1,45

30 QN30-2 4,33 13,94 23,25 56,24 1,28 0,96 0,15 0,22 0,43 0,28 0,612 1,113 0,135 0,22 0,76

31 QN31-2 2,68 30,84 24,25 40,48 1,75 0 0,17 0,33 0,61 0,33 0,528 0,976 0,15 0,33 0,75

32 QN32-2 0,79 2,88 4,78 85,02 6,53 0 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,23

33 QN33-2 0,14 1,89 13,37 82,47 3,13 0 0,13 0,18 0,23 0,18 0,752 0,961 0,125 0,18 0,26

34 QN34-2 0,19 7,67 20,36 70,28 1,45 0,05 0,14 0,33 0,91 0,45 0,695 0,981 0,13 0,1 1,28

35 QN35-2 0,17 2,45 17,45 78,02 1,91 0 0,205 0,6 1 0,6 0,453 0,755 0,16 0,6 1,35

36 QN36-2 0,21 2,03 5,76 89,27 1,97 0,76 0,13 0,17 0,22 0,17 0,769 0,995 0,12 0,17 0,24

37 QN37-2 1,34 8,67 16,42 69,12 3,46 0,99 0,14 0,19 0,3 0,19 0,683 1,079 0,13 0,19 0,42

38 QN38-2 1,65 35,24 26,97 34,7 1,21 0,23 0,185 0,2 0,31 0,35 0,533 0,991 0,16 0,35 0,75

39 QN39-2 0,38 8,59 11,19 67,82 10,55 1,47 0,12 0,18 0,24 0,18 0,707 0,943 0,115 0,18 0,34

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

109

STT Ký hiệu

mẫu

Hàm lượng thành phần cấp hạt (%)

Q1 Q Q3 Md So Sk D16 D50 D84 Sạn Cát thô Cát TB Cát mịn Bột

2,5-1 1-0,5 0,5-

0,25

0,25-

0,1

0,1-

0,05

0,05-

0,01

40 QN40-2 0,02 0,95 11,95 84,73 2,35 0 0,13 0,19 0,22 0,17 0,752 0,961 0,1 0,16 0,22

41 QN41-2 0,03 2,27 10,4 83,34 3,04 0,92 0,13 0,18 0,23 0,18 0,752 0,961 0,12 0,18 0,25

42 QN42-2 0,18 1,27 1,97 69,15 18,27 9,16 0,86 0,14 0,2 0,15 0,074 1,962 0,065 0,14 0,22

43 QN43-2 0,14 9,18 17,12 70,59 2,97 0 0,14 0,19 0,28 0,19 0,707 1,042 0,13 0,19 0,4

44 QN44-2 0,22 1,85 5,47 81,56 6,12 4,78 0,125 0,17 0,34 0,16 1,023 2,934 0,011 0,16 0,24

45 QN45-2 8,5 11,99 13,52 38,78 10,45 16,76 0,7 0,19 0,43 0,18 1,261 3,083 0,045 0,17 0,56

46 QN46-2 3,22 35,81 41,02 19,61 0,34 0 0,28 0,53 0,65 0,33 0,627 1,062 321 0,46 0,84

47 QN47-2 0,78 41,2 43,8 13,76 0,13 0,33 0,21 0,45 0,7 0,46 0,548 0,833 0,27 0,46 0,8

48 QN48-2 54,2 44,17 0,43 0,45 0,02 0,73 0,71 1,1 1,5 1,1 0,688 0,938 0,64 1,1 1,7

49 QN49-2 31,2 40,56 12,45 13,8 1,67 0,32 0,46 0,77 0,78 0,71 0,758 0,809 0,26 0,68 0,87

50 QN50-2 9,26 14,72 17,1 55,39 2,31 1,22 0,15 0,2 0,35 0,22 0,612 1,065 0,1 0,19 0,64

51 QN51-2 2,34 63,97 21,46 7,09 5,03 0,11 0,4 0,54 0,75 0,55 0,707 0,943 0,29 0,67 0,77

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

110

2. Kết quả đo hải văn

2.1. Kết quả đo sóng

a) Kết quả đo sóng ở 2 trạm W1, W2 của đợt 1 (21/8/2017 – 27/8/2017)

Phụ lục 3. Số liệu đo sóng trạm W1 đợt 1

Thời gian Hs (m) Tp (s) Dir (độ)

8/21/2017 10:00 0.01 7.88 154.95

8/21/2017 22:00 0.23 5.18 127.14

8/22/2017 10:00 0.21 4.76 100.88

8/22/2017 22:00 0.22 5.48 133.58

8/23/2017 10:00 0.36 3.86 127.14

8/23/2017 22:00 0.44 13.9 104.79

8/24/2017 10:00 1.05 10.05 81.3546

8/24/2017 22:00 0.57 5.86 134.283

8/25/2017 10:00 0.53 6.28 132.786

8/25/2017 22:00 0.4 5.78 134.31

8/26/2017 10:00 0.43 5.38 129.538

8/26/2017 22:00 0.28 5.26 91.5928

8/27/2017 10:00 0.69 5.43 88.2154

8/27/2017 22:00 1.13 7.73 112.353

Phụ lục 4. Số liệu đo sóng trạm W2 đợt 1

Thời gian Hs (m) Tp (s) Dir (độ)

8/21/2017 10:00 0.09 4.83 12.16

8/21/2017 22:00 0.07 2.58 79.11

8/22/2017 10:00 0.09 2.51 350.12

8/22/2017 22:00 0.07 2.48 253.03

8/23/2017 10:00 0.08 2.34 38.69

8/23/2017 22:00 0.18 6.74 91.77

8/24/2017 10:00 0.25 0 0

8/24/2017 22:00 0.4 9.08 9.23

8/25/2017 10:00 0.12 9.24 75.4

8/25/2017 22:00 0.1 7.78 129.45

8/26/2017 10:00 0.1 3.16 210.07

8/26/2017 22:00 0.1 4.04 305.03

8/27/2017 10:00 0.12 2.84 278.16

8/27/2017 22:00 0.12 2.19 78.25

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

111

b) Kết quả đo sóng ở 2 trạm W1, W2 của đợt 2 (24/9/2017 đến 30/9/2017)

Phụ lục 5. Số liệu đo sóng trạm W1 đợt 2

Thời gian Hs (m) Tp (s) Dir (độ)

9/24/2017 10:00 0.51 7.73 129.753

9/24/2017 22:00 0.45 6.13 128.425

9/25/2017 10:00 0.35 6.2 135.64

9/25/2017 22:00 0.29 6 139.356

9/26/2017 10:00 0.72 7.32 105.569

9/26/2017 22:00 0.82 7.19 100.032

9/27/2017 10:00 0.53 4.99 117.908

9/27/2017 22:00 0.54 5.66 110.261

9/28/2017 10:00 0.41 4.51 110.02

9/28/2017 22:00 0.31 4.1 97.2146

9/29/2017 10:00 0.32 6.57 75.9425

9/29/2017 22:00 0.41 5.84 72.2944

9/30/2017 10:00 0.4 5.56 71.5289

9/30/2017 22:00 0.31 3.85 128.051

Phụ lục 6. Số liệu đo sóng trạm W2 đợt 2

Thời gian Hs (m) Tp (s) Dir (độ)

9/24/2017 10:00 0.15 2.48 211.75

9/24/2017 22:00 0.12 5.02 0

9/25/2017 10:00 0.11 1.14 133.94

9/25/2017 22:00 0.09 3.53 270.54

9/26/2017 10:00 0.16 2.96 95.41

9/26/2017 22:00 0.12 5.83 29.48

9/27/2017 10:00 0.13 2.52 59.7

9/27/2017 22:00 0.09 2.23 125.72

9/28/2017 10:00 0.08 2.6 280.09

9/28/2017 22:00 0.12 2.13 151.68

9/29/2017 10:00 0.09 2.44 0

9/29/2017 22:00 0.1 7.78 84.13

9/30/2017 10:00 0.09 3.16 0

9/30/2017 22:00 0.14 4.04 251.63

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

112

2.2. Kết quả đo Dòng chảy

2.2.1. Kết quả đo dòng chảy ở 2 trạm W1, W2 của đợt 1 (21/8/2017 –

27/8/2017)

Phụ lục 7. Số liệu đo dòng chảy đợt 1

Thời gian

W1 W2

Vận tốc

(m/s)

Hướng

(độ)

Vận tốc

(m/s)

Hướng

(độ)

8/21/2017 7:00 0.41 306.75 0.12 3.27

8/21/2017 19:00 0.32 312.71 0.18 3.27

8/22/2017 7:00 0.13 65.19 0.21 357.95

8/22/2017 19:00 0.43 88.38 0.09 59.04

8/23/2017 7:00 0.22 65.76 0.09 254.23

8/23/2017 19:00 0.22 55.78 0.16 278.44

8/24/2017 7:00 0.29 55.78 0.15 230.39

8/24/2017 19:00 0.05 82.66 0.29 230.39

8/25/2017 7:00 0.29 75.31 0.25 257.29

8/25/2017 19:00 0.27 97.85 0.29 211.98

8/26/2017 7:00 0.18 94.97 0.29 259.99

8/26/2017 19:00 0.18 107.18 0.34 256.61

8/27/2017 7:00 0.31 107.18 0.35 230.9

8/27/2017 19:00 0.14 98.3 0.24 230.9

2.2.2. Kết quả đo dòng chảy ở 2 trạm W1, W2 của đợt 2 (24/9/2017 đến

30/9/2017)

Phụ lục 8. Số liệu đo dòng chảy đợt 2

Thời gian

W1 W2

Vận tốc (m/s) Hướng (độ) Vận tốc (m/s) Hướng (độ)

9/24/2017 7:00 0.25 121.4 0.1 197.45

9/24/2017 19:00 0.25 89.81 0.1 198.14

9/25/2017 7:00 0.36 103.28 0.26 247.38

9/25/2017 19:00 0.43 91.26 0.21 295.02

9/26/2017 7:00 0.23 91.26 0.21 295.02

9/26/2017 19:00 0.45 110.03 0.18 223.03

9/27/2017 7:00 0.48 128.81 0.25 291.89

9/27/2017 19:00 0.48 84.81 0.25 14.35

9/28/2017 7:00 0.62 105.95 0.35 319.84

9/28/2017 19:00 0.47 86.87 0.3 338.96

9/29/2017 7:00 0.49 86.87 0.3 338.96

9/29/2017 19:00 0.51 143.94 0.36 265.33

9/30/2017 7:00 0.51 165.19 0.23 256.71

9/30/2017 19:00 0.51 114.89 0.42 246.72

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

113

2.3. Kết quả đo mực nước

2.3.1. Đo mực nước tại cửa Sông Trà Khúc

a) Kết quả đo mực nước ở 2 trạm W1, W2 của đợt 1 (21/8/2017 đến 27/8/2017)

Phụ lục 9. Số liệu đo mực nước đợt 1

Thời gian W1 W2

8/21/2017 7:00 0.59 0.89

8/21/2017 19:00 -0.44 -0.14

8/22/2017 7:00 0.46 0.76

8/22/2017 19:00 -0.51 -0.20

8/23/2017 7:00 0.28 0.58

8/23/2017 19:00 -0.52 -0.22

8/24/2017 7:00 0.10 0.40

8/24/2017 19:00 -0.48 -0.18

8/25/2017 7:00 -0.06 0.24

8/25/2017 19:00 -0.40 -0.10

8/26/2017 7:00 -0.15 0.15

8/26/2017 19:00 -0.31 -0.01

8/27/2017 7:00 -0.18 0.12

8/27/2017 19:00 -0.21 0.09

b) Kết quả đo mực nước ở 2 trạm W1, W2 của đợt 2 (24/9/2017 đến 30/9/2017)

Phụ lục 10. Số liệu đo mực nước đợt 2

Thời gian W1 W2

9/24/2017 7:00 -0.34 -0.03

9/24/2017 19:00 -0.10 0.20

9/25/2017 7:00 -0.37 -0.07

9/25/2017 19:00 -0.04 0.26

9/26/2017 7:00 -0.35 -0.05

9/26/2017 19:00 0.01 0.31

9/27/2017 7:00 -0.28 0.02

9/27/2017 19:00 0.05 0.35

9/28/2017 7:00 -0.19 0.12

9/28/2017 19:00 0.07 0.37

9/29/2017 7:00 -0.07 0.23

9/29/2017 19:00 0.07 0.37

9/30/2017 7:00 0.06 0.36

9/30/2017 19:00 0.06 0.36

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

114

2.3.2. Đo mực nước tại Lý Sơn

a. Kết quả đo mực nước ở trạm 1, trạm 2 đợt 1: 21/8/2017 đến 27/8/2017

Phụ lục 11. Số liệu mực nước tại 2 trạm Lý Sơn đợt 1

Thời gian Trạm 1 Trạm 2

8/21/2017 7:00 0.59 0.58

8/21/2017 19:00 -0.42 -0.42

8/22/2017 7:00 0.47 0.46

8/22/2017 19:00 -0.48 -0.48

8/23/2017 7:00 0.29 0.29

8/23/2017 19:00 -0.49 -0.49

8/24/2017 7:00 0.12 0.11

8/24/2017 19:00 -0.45 -0.45

8/25/2017 7:00 -0.04 -0.04

8/25/2017 19:00 -0.38 -0.38

8/26/2017 7:00 -0.13 -0.13

8/26/2017 19:00 -0.29 -0.29

8/27/2017 7:00 -0.17 -0.17

8/27/2017 19:00 -0.20 -0.20

b. Kết quả đo mực nước ở trạm 1, trạm 2 của đợt 2: 24/9/2017 đến 30/9/2017

Phụ lục 12. Số liệu mực nước tại 2 trạm ở Lý Sơn đợt 2

Thời gian Trạm 1 Trạm 2

9/24/2017 7:00 -0.31 -0.31

9/24/2017 19:00 -0.08 -0.08

9/25/2017 7:00 -0.35 -0.35

9/25/2017 19:00 -0.03 -0.03

9/26/2017 7:00 -0.33 -0.33

9/26/2017 19:00 0.01 0.01

9/27/2017 7:00 -0.27 -0.27

9/27/2017 19:00 0.04 0.04

9/28/2017 7:00 -0.18 -0.18

9/28/2017 19:00 0.05 0.05

9/29/2017 7:00 -0.07 -0.07

9/29/2017 19:00 0.05 0.05

9/30/2017 7:00 0.06 0.06

9/30/2017 19:00 0.04 0.04

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

115

3. Kết quả đo Khí tượng biển (Đo gió)

3.1. Kết quả đo mực nước ở trạm W1, W2 của đợt 1: 21/8/2017 đến 27/8/2017

Phụ lục 13. Số liệu đo gió đợt 1

Thời gian W1 W2

Vận tốc (m/s) Hướng Vận tốc (m/s) Hướng

8/21/2017 7:00 2.3 NE 2.1 E

8/21/2017 19:00 1.9 N 2.1 NNE

8/22/2017 7:00 2.4 NE 1.9 NNE

8/22/2017 19:00 2.1 ENE 2.0 WSW

8/23/2017 7:00 2.3 E 2.3 E

8/23/2017 19:00 2.5 ESE 2.1 NE

8/24/2017 7:00 1.8 ENE 2.7 ESE

8/24/2017 19:00 2.2 NNE 2.5 SE

8/25/2017 7:00 2.1 NE 2.2 NE

8/25/2017 19:00 2.5 W 2.4 E

8/26/2017 7:00 2.3 ENE 1.7 NW

8/26/2017 19:00 2.3 NNE 2.1 SE

8/27/2017 7:00 2.1 ESE 2.0 ESE

8/27/2017 19:00 2.0 ESE 2.3 SE

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

116

3.2. Kết quả đo mực nước ở trạm W1, W2 của đợt 2: 24/9/2017 đến 30/9/2017

Phụ lục 14. Số liệu đo gió đợt 2

Thời gian

W1 W2

Vận tốc(m/s) Hướng Vận

tốc(m/s)

Hướng

9/24/2017 7:00 2.0 E 1.9 N

9/24/2017 19:00 2.2 NE 2.2 NE

9/25/2017 7:00 2.4 NE 2.1 NW

9/25/2017 19:00 2.1 W 2.3 NNE

9/26/2017 7:00 2.0 NNE 2.3 NE

9/26/2017 19:00 1.8 NNE 2.4 N

9/27/2017 7:00 2.0 NW 2.2 N

9/27/2017 19:00 2.1 N 2.1 NNE

9/28/2017 7:00 2.7 N 2.4 ENE

9/28/2017 19:00 2.5 E 1.8 NE

9/29/2017 7:00 2.5 ENE 1.7 NE

9/29/2017 19:00 2.1 N 2.4 ENE

9/30/2017 7:00 1.9 NE 2.2 N

9/30/2017 19:00 2.2 NE 2.0 NE

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

117

4. Kết quả đo Lưu lượng

4.1. Kết quả đo lưu lượng ở 3 cửa sông của đợt 1: 21/8/2017 đến 27/8/2017

Phụ lục 15. Số liệu đo lưu lượng 3 cửa sông đợt 1

Thời gian Sông Vệ Sông Trà Bồng Sông Trà Khúc

21-8-2017 01:00:00 2.5 -4.1 12.6

21-8-2017 03:00:00 -2.7 -6.2 -29.9

21-8-2017 05:00:00 -6.6 -40.7 -104.3

21-8-2017 07:00:00 -3.1 -61.1 -103.3

21-8-2017 09:00:00 3.8 -16.0 22.0

21-8-2017 11:00:00 17.0 78.6 188.7

21-8-2017 13:00:00 7.9 74.6 177.0

21-8-2017 15:00:00 1.2 40.0 85.6

21-8-2017 17:00:00 -5.9 15.8 11.3

21-8-2017 19:00:00 -5.1 -29.1 -82.8

21-8-2017 21:00:00 -1.3 -69.0 -155.4

21-8-2017 23:00:00 2.8 -39.7 -57.9

22-8-2017 01:00:00 3.1 -1.6 23.6

22-8-2017 03:00:00 -1.9 3.9 5.4

22-8-2017 05:00:00 -7.4 -25.0 -82.7

22-8-2017 07:00:00 -5.1 -61.8 -129.8

22-8-2017 09:00:00 1.4 -45.8 -47.4

22-8-2017 11:00:00 9.2 50.2 134.8

22-8-2017 13:00:00 8.5 85.3 198.6

22-8-2017 15:00:00 2.5 52.6 119.2

22-8-2017 17:00:00 -3.7 24.1 39.1

22-8-2017 19:00:00 -8.6 -19.4 -61.0

22-8-2017 21:00:00 -6.0 -59.9 -146.4

22-8-2017 23:00:00 0.9 -50.0 -84.9

23-8-2017 01:00:00 4.7 -11.3 16.6

23-8-2017 03:00:00 0.9 13.4 32.4

23-8-2017 05:00:00 -4.3 -4.9 -40.7

23-8-2017 07:00:00 -6.9 -48.7 -121.8

23-8-2017 09:00:00 -1.4 -65.2 -105.3

23-8-2017 11:00:00 6.6 -3.4 47.4

23-8-2017 13:00:00 17.1 78.3 188.3

23-8-2017 15:00:00 6.5 63.6 150.5

23-8-2017 17:00:00 -1.9 32.8 62.8

23-8-2017 19:00:00 -2.0 -5.6 -36.5

23-8-2017 21:00:00 -9.2 -49.5 -126.4

23-8-2017 23:00:00 -3.0 -60.7 -110.4

24-8-2017 01:00:00 4.9 -25.4 -2.7

24-8-2017 03:00:00 3.4 19.3 52.5

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

118

Thời gian Sông Vệ Sông Trà Bồng Sông Trà Khúc

24-8-2017 05:00:00 -2.6 10.6 -0.6

24-8-2017 07:00:00 -7.0 -31.4 -93.9

24-8-2017 09:00:00 -4.9 -62.2 -124.3

24-8-2017 11:00:00 4.0 -31.2 -13.4

24-8-2017 13:00:00 17.0 53.0 145.2

24-8-2017 15:00:00 8.0 68.6 159.2

24-8-2017 17:00:00 1.1 40.3 84.1

24-8-2017 19:00:00 -4.6 8.8 -14.4

24-8-2017 21:00:00 0.2 -39.9 -105.9

24-8-2017 23:00:00 0.2 -63.7 -121.2

25-8-2017 01:00:00 7.4 -34.8 -19.9

25-8-2017 03:00:00 6.0 19.9 62.9

25-8-2017 05:00:00 0.5 21.0 36.2

25-8-2017 07:00:00 -4.0 -9.3 -49.4

25-8-2017 09:00:00 -5.3 -48.6 -113.2

25-8-2017 11:00:00 0.4 -43.6 -63.2

25-8-2017 13:00:00 10.2 16.3 74.4

25-8-2017 15:00:00 7.3 58.5 140.7

25-8-2017 17:00:00 1.7 43.9 97.7

25-8-2017 19:00:00 -3.3 14.7 8.0

25-8-2017 21:00:00 -3.2 -28.8 -84.0

25-8-2017 23:00:00 -3.9 -58.7 -118.9

26-8-2017 01:00:00 5.4 -35.7 -30.3

26-8-2017 03:00:00 6.5 16.8 64.4

26-8-2017 05:00:00 2.7 29.6 62.8

26-8-2017 07:00:00 -1.7 12.4 -2.5

26-8-2017 09:00:00 -5.4 -29.6 -82.1

26-8-2017 11:00:00 -2.5 -42.4 -82.2

26-8-2017 13:00:00 5.1 -18.7 10.4

26-8-2017 15:00:00 6.0 35.6 101.7

26-8-2017 17:00:00 2.5 42.6 95.1

26-8-2017 19:00:00 -2.3 19.0 23.8

26-8-2017 21:00:00 -10.9 -18.6 -66.7

26-8-2017 23:00:00 -5.1 -51.0 -111.5

27-8-2017 01:00:00 -0.1 -35.6 -46.1

27-8-2017 03:00:00 6.7 10.0 57.2

27-8-2017 05:00:00 4.3 33.6 79.5

27-8-2017 07:00:00 -1.0 20.9 33.3

27-8-2017 09:00:00 -5.8 -8.3 -42.3

27-8-2017 11:00:00 -1.4 -34.1 -77.3

27-8-2017 13:00:00 0.8 -25.6 -29.8

27-8-2017 15:00:00 3.6 13.0 57.0

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

119

Thời gian Sông Vệ Sông Trà Bồng Sông Trà Khúc

27-8-2017 17:00:00 2.8 32.3 74.5

27-8-2017 19:00:00 -0.3 19.9 30.1

27-8-2017 21:00:00 -3.1 -8.8 -46.7

27-8-2017 23:00:00 -4.8 -40.8 -96.1

4.2. Kết quả đo lưu lượng ở 3 cửa sông của đợt 2: 24/9/2017 đến 30/9/2017

Phụ lục 16. Số liệu đo lưu lượng 3 cửa sông đợt 2

Thời gian Sông Vệ Sông Trà Bồng Sông Trà Khúc

24-9-2017 01:00:00 7.4 1.1 50.0

24-9-2017 03:00:00 7.2 43.7 109.8

24-9-2017 05:00:00 0.9 35.7 77.4

24-9-2017 07:00:00 -3.5 10.5 -6.1

24-9-2017 09:00:00 -3.2 -31.8 -87.9

24-9-2017 11:00:00 -1.2 -50.4 -98.1

24-9-2017 13:00:00 4.4 -29.2 -15.3

24-9-2017 15:00:00 4.7 20.5 66.8

24-9-2017 17:00:00 2.3 27.8 53.9

24-9-2017 19:00:00 -3.2 11.1 -12.3

24-9-2017 21:00:00 -7.8 -31.0 -87.1

24-9-2017 23:00:00 -1.4 -40.3 -74.4

25-9-2017 01:00:00 6.2 -12.0 25.3

25-9-2017 03:00:00 6.7 39.7 108.4

25-9-2017 05:00:00 3.1 42.6 97.7

25-9-2017 07:00:00 -1.7 19.7 29.4

25-9-2017 09:00:00 -1.8 -14.2 -52.1

25-9-2017 11:00:00 -1.4 -42.9 -95.0

25-9-2017 13:00:00 2.0 -32.5 -47.3

25-9-2017 15:00:00 4.5 0.1 30.1

25-9-2017 17:00:00 2.3 17.7 40.9

25-9-2017 19:00:00 -1.9 10.7 -6.0

25-9-2017 21:00:00 -5.0 -21.7 -70.8

25-9-2017 23:00:00 -2.8 -36.5 -74.8

26-9-2017 01:00:00 4.6 -19.6 3.4

26-9-2017 03:00:00 7.2 32.8 99.3

26-9-2017 05:00:00 4.6 47.0 109.8

26-9-2017 07:00:00 0.0 28.4 57.4

26-9-2017 09:00:00 -3.2 3.8 -14.9

26-9-2017 11:00:00 -8.5 -26.3 -71.6

26-9-2017 13:00:00 -3.4 -34.5 -69.7

26-9-2017 15:00:00 0.4 -21.2 -16.4

26-9-2017 17:00:00 -0.2 3.4 19.7

26-9-2017 19:00:00 -5.7 5.9 -4.5

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

120

Thời gian Sông Vệ Sông Trà Bồng Sông Trà Khúc

26-9-2017 21:00:00 -9.2 -14.2 -57.5

26-9-2017 23:00:00 -6.9 -29.3 -68.9

27-9-2017 01:00:00 5.1 -22.3 -11.9

27-9-2017 03:00:00 5.5 25.1 84.1

27-9-2017 05:00:00 5.5 46.7 112.9

27-9-2017 07:00:00 1.5 35.7 79.6

27-9-2017 09:00:00 -2.0 14.2 16.6

27-9-2017 11:00:00 -5.8 -12.1 -43.8

27-9-2017 13:00:00 -17.7 -29.7 -72.7

27-9-2017 15:00:00 -2.4 -26.5 -50.5

27-9-2017 17:00:00 0.8 -13.7 -9.3

27-9-2017 19:00:00 -3.1 -4.4 -8.6

27-9-2017 21:00:00 -9.7 -9.2 -44.5

27-9-2017 23:00:00 -5.9 -22.9 -58.1

28-9-2017 01:00:00 3.8 -21.1 -24.3

28-9-2017 03:00:00 5.3 14.8 62.3

28-9-2017 05:00:00 7.3 41.0 106.7

28-9-2017 07:00:00 3.3 41.0 96.3

28-9-2017 09:00:00 -0.3 23.2 45.8

28-9-2017 11:00:00 -2.9 4.5 -11.6

28-9-2017 13:00:00 3.9 -20.2 -55.9

28-9-2017 15:00:00 11.3 -32.1 -66.3

28-9-2017 17:00:00 3.3 -26.1 -42.7

28-9-2017 19:00:00 5.3 -17.7 -21.4

28-9-2017 21:00:00 7.5 -14.1 -30.6

28-9-2017 23:00:00 -4.5 -17.3 -46.7

29-9-2017 01:00:00 0.4 -17.7 -29.9

29-9-2017 03:00:00 3.2 3.2 33.4

29-9-2017 05:00:00 4.9 31.9 90.7

29-9-2017 07:00:00 4.5 43.5 104.2

29-9-2017 09:00:00 1.5 31.3 70.1

29-9-2017 11:00:00 -1.5 13.4 17.2

29-9-2017 13:00:00 -3.2 -8.6 -35.8

29-9-2017 15:00:00 -18.8 -28.0 -74.6

29-9-2017 17:00:00 -5.9 -35.1 -76.8

29-9-2017 19:00:00 -4.4 -26.7 -47.6

29-9-2017 21:00:00 -8.6 -15.1 -26.2

29-9-2017 23:00:00 2.5 -13.4 -29.6

30-9-2017 01:00:00 -1.2 -13.3 -30.5

30-9-2017 03:00:00 1.9 -5.8 4.7

30-9-2017 05:00:00 4.7 19.7 65.1

30-9-2017 07:00:00 3.8 39.9 101.6

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

121

Thời gian Sông Vệ Sông Trà Bồng Sông Trà Khúc

30-9-2017 09:00:00 2.9 38.4 92.5

30-9-2017 11:00:00 0.3 23.4 47.2

30-9-2017 13:00:00 -2.2 5.3 -9.3

30-9-2017 15:00:00 4.2 -21.2 -61.4

30-9-2017 17:00:00 1.7 -41.0 -92.1

30-9-2017 19:00:00 1.3 -37.8 -68.8

30-9-2017 21:00:00 2.0 -24.9 -28.6

30-9-2017 23:00:00 -1.6 -8.8 -10.3

BCTH_THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

122

5. Kết quả đo bùn cát

5.1. Kết quả đo bùn cát ở 3 cửa sông của đợt 1: 21/8/2017 đến 27/8/2017

Phụ lục 17. Số liệu đo độ đục đợt 1

Thời gian Sông Trà Khúc Sông Trà Bồng Sông Vệ

8/21/2017 7:00 14.1 2.1 2.4

8/21/2017 19:00 141 2.6 3.5

8/22/2017 7:00 53 1.2 2.3

8/22/2017 19:00 23.9 2.1 2.7

8/23/2017 7:00 32.1 4.1 2.6

8/23/2017 19:00 21.8 2.3 2.9

8/24/2017 7:00 30 5.5 4.6

8/24/2017 19:00 40.6 6.5 5.4

8/25/2017 7:00 30.6 5.1 4.7

8/25/2017 19:00 71.6 1.9 2.4

8/26/2017 7:00 16.2 1.9 3.4

8/26/2017 19:00 22.2 1.9 3.4

8/27/2017 7:00 17.2 3.5 11.7

8/27/2017 19:00 12.5 2.5 9.7

5.2. Kết quả đo bùn cát ở 3 cửa sông của đợt 2: 24/9/2017 đến 30/9/2017

Phụ lục 18. Số liệu đo độ đục đợt 2

Thời gian Sông Trà Khúc Sông Trà Bồng Sông Vệ

9/24/2017 7:00 11.7 7.9 2.5

9/24/2017 19:00 16.6 4.3 2.6

9/25/2017 7:00 16.7 3.1 2.5

9/25/2017 19:00 19 4.6 2.1

9/26/2017 7:00 19 18.2 1.6

9/26/2017 19:00 46.6 18.2 2.3

9/27/2017 7:00 93.4 33.9 2.7

9/27/2017 19:00 35.8 27 9.5

9/28/2017 7:00 18 29 8.4

9/28/2017 19:00 343 23.8 9.4

9/29/2017 7:00 214 24.8 9.9

9/29/2017 19:00 153 27.8 8.2

9/30/2017 7:00 98 14.7 7.2

9/30/2017 19:00 88 10.7 14.6