98
Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường Lời mở đầu Báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh. Báo cáo tài chính là một tập hợp các thông tin có được từ việc xử lý các nghiệp vụ cuối cùng sẽ được phản ánh thành các bộ phận,các khoản mục trên báo cáo tài chính.Vì vậy, để đạt được mục đích kiểm toán toàn diện báo cáo tài chính , kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm tra riêng các bộ của chúng. Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hoạch toán TSCĐ cũng như việc trích khấu hao cần phải ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác. Hơn nữa đối với doanh nghiệp sản xuất khoản mục TSCĐ trên bảng CĐKT thường chiếm một tỷ trọng lớn nên sai sót với khoản mục này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC. Nhận thức được điều này nên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu , em đã chọn lựa đề tài : Email: [email protected] luanvan.forumvi.com

bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Khoá luận tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Lời mở đầuBáo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

nói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh. Báo cáo tài chính là một tập

hợp các thông tin có được từ việc xử lý các nghiệp vụ cuối cùng sẽ được phản ánh

thành các bộ phận,các khoản mục trên báo cáo tài chính.Vì vậy, để đạt được mục

đích kiểm toán toàn diện báo cáo tài chính , kiểm toán viên cần phải xem xét kiểm

tra riêng các bộ của chúng.

Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đóng một vai trò rất quan trọng

trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc hoạch toán

TSCĐ cũng như việc trích khấu hao cần phải ghi chép đúng đắn và tính toán chính

xác. Hơn nữa đối với doanh nghiệp sản xuất khoản mục TSCĐ trên bảng CĐKT

thường chiếm một tỷ trọng lớn nên sai sót với khoản mục này có thể gây ảnh hưởng

trọng yếu tới BCTC của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ

đóng một vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC.

Nhận thức được điều này nên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH

kiểm toán Á Châu , em đã chọn lựa đề tài :

“QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU

HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU”.

Đề tài bao gồm 4 chương.Trong đó :

Chương 1: Giới thiệu khát quát về công ty TNHH kiểm toán Á Châu

Chương 2 : Cơ sở lý luận về kiểm toàn tài sản cố định và chi phí khấu hao

Chương 3 : Thực tiễn quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao tại

công ty kiểm toán Á Châu

Chương 4 : Nhận xét và kiến nghị

Email: [email protected] luanvan.forumvi.com

Page 2: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU

1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của công ty kiểm toán Á Châu1.1.1 Hoàn cảnh ra đời

Bối cảnh và xu hướng chung của nền kinh tế cả nước- Đứng trước xu thế tất yếu của quá trình hộp nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được và có chủ trương hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các ngành dịch vụ trong nước cũng phải được nâng cao để phù hợp với điều kiện này và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Kiểm toán và kế toán vừa là một nghề cung cấp dịch vụ (xét trên khía cạnh kinh doanh) vừa là một công cụ quản lý kinh tế trong hệ công cụ quản lý của Nhà nước (xét trên kía cạnh quản lý)...

- Kiểm toán luôn có vai quan trọng trong mối quan hệ cung cấp thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và người sử dụng thông tin. Hướng dẫn kiểm toán là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin tài chính làm cơ sở cho việc ra các quyết định đầu tư và quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam vai trò của hoạt động kiểm toán có nhiều thay đổi và chất lượng của các dịch vụ kiểm toán đang là một vấn đề mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. 

Sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán

- Tháng 10/1994, lần đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn KTV chuyên nghiệp. Đến 31/1/2007, Bộ Tài chính đã tổ chức 13 kỳ thi tuyển KTV cho người Việt Nam và kỳ thi sát hạch cho người nước ngoài và cấp 1.304 chứng chỉ KTV cho những người đạt kết quả thi. Đến 31/3/2008, cả nước có 5.864 nhân viên làm việc trong 159 công ty kiểm toán trong đó có 4.676 nhân viên chuyên nghiệp, có 949 KTV gồm: 88 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam, vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài; 827 người có chứng chỉ KTV Việt Nam; 34 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.

- Như vậy, thời điểm hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 11.000 người làm việc trong các loại hình kiểm toán: kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.Với số lượng KTV và các tổ chức kiểm toán như hiện nay không thể phủ nhận sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với nhu câu hiện tại và vai trò, chức năng của lĩnh vực (nghề) kiểm toán. Chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán cung cấp là tương đối tốt nhưng do môi trường tài chính Việt Nam chưa chuyên nghiệp và minh bạch nên cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Trình độ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của KTV ngày càng được nâng cao như so với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn có một khoảng cách khá xa. (*)

(*) : Theo tapchiketoan.com

Sự ra đời của công ty kiểm toán Á Châu -Công ty kiểm toán Á Châu được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2006 dưới hình thức Công

ty TNHH, tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

-Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm Toán Á Châu

2SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 3: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

-Tên tiếng anh : Asia Auditing Company Limited-Tên viết tắt: ASAA Co.,Ltd

- Biểutượngcủa công ty : -Địa chỉ giao dịch: 007 Lô A C/c Ngô Tất Tố, F19, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM-Điện thoại: (08) 3 8 404 556-Fax: (08) 3 8 405 031-Website: www.achauaudit.com -Số Giấy ĐKKD : 4102042414

1.1.2 Quá trình phát triển Quá trình phát triển

- Công ty TNHH kiểm toán Á Châu là một công ty kiểm toán độc lập, được hình thành bởi một nhóm kiểm toán viên độc lập có trình độ nghiệp vụ cao. Á Châu chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và kế toán, tư vấn và thuế cho các tổ chức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước.

- Sự thay đổi kinh tế theo chiều hướng đi lên kéo theo nhu cầu về một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý của các doanh nghiệp đã dẫn đến việc ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời. Sau một thời gian đi vào hoạt động, vượt qua được những khó khăn ban đầu của một công ty mới thành lập trong ngành kiểm toán, Á Châu đã dần khẳng định được vị thế của mình so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Điều đó thể hiện ở chỗ khách hàng đến với Á Châu ngày càng nhiều, từ Thành phố mở rộng ra các tỉnh thành trong cả nước.

- Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp đã tạo ra một thị trường rộng lớn cho các công ty kiểm toán, trong đó có Á Châu.

Những cơ hội và thách thức trong tương lai. - Hoạt động kiểm toán ở nước ta còn rất mới, chưa được phổ biến và coi trọng. Nền kinh tế

nước ta chưa đạt đến mức độ nền kinh tế thị trường đầy đủ, nên hoạt động kiểm toán không phải lúc nào cũng được coi là một yêu cầu bức thiết. Việc mời các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thường theo những mục tiêu riêng của mỗi đơn vị. Do đó việc yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán bao giờ cũng đi kém các điều kiện nhằm đặt được mục tiêu đó.

- Với số lượng KTV và các tổ chức kiểm toán như hiện nay không thể phủ nhận sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với nhu câu hiện tại và vai trò, chức năng của lĩnh vực (nghề) kiểm toán. Chất lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán cung cấp là tương đối tốt nhưng do môi trường tài chính Việt Nam chưa chuyên nghiệp và minh bạch nên cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Trình độ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của KTV ngày càng được nâng cao như so với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn có một khoảng cách khá xa.

- Một câu hỏi được đặt ra là tại sao cùng cung cấp một loại hình dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính giống nhau cho cùng một khách hàng, chưa xét đến chất lượng kiểm toán (vì chất lượng kiểm toán chỉ xác định được chính xác sau khi cuộc kiểm toán kết thúc) nhưng phí kiểm toán mà các công ty đưa ra lại khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất lớn mà vẫn được khách hàng chấp thuận? Câu trả lời nằm chính ở Thương hiệu công ty. Một công ty, muốn phát triển bền

3SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 4: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

vững, phải tạo được uy tín, thương hiệu cho riêng mình, đó thực sự là mong muốn, mục đích lâu dài của ban lãnh đạo Á Châu. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng, khẳng định được thương hiệu kiểm toán? Chắc chắn với những năm đi vào hoạt động và phát triển của công ty đây là vấn đề được các nhà quản trị Á Châu trăn trở và đi tìm lời giải.

1.2 Nguyên tắc hoạt động và mục tiêu hoạt động1.2.1 Nguyên tắc hoạt động

- Á Châu hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, bảo mật thông tin về tình hình kinh doanh cũng như những thông tin liên quan đến quyền lợi của khách hàng trong phạm vi pháp luật cho phép.

- Á Châu luôn đặt vấn đề đạo đức làm nền tảng cùng với kĩ năng và trình độ chuyên môn của nhân viên nhằm đảm bảo được chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng.

- Phương pháp kiểm toán của công ty thực hiện trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp thuận chung phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng

1.2.2 Mục tiêu hoạt động- Góp phần giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác kế toán – tài

chính theo đúng qui định pháp luật nhà nước Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận. Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế kịp thời phát hiện và chấn chỉnh sai sót, phòng ngừa những rủi ro thiệt hại có thể gây ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

- Giúp các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các quy định của nhà nước Việt Nam về kế toán – tài chính- thuế để từ đó tổ chức tốt hệ thống kế toán cúa doanh nghiệp.

- Giúp các đơn vị quản lý cấp trên có số liệu trung thực, chính xác, hợp lý để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp về các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp được hưởng. Phát huy vai trò chủ đạo trong việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong công tác kế toán – tài chính. Thông qua công tác kế toán, dịch vụ tư vấn tài chính đảm bảo số liệu kế toán của doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế luôn luôn phản ánh trung thực, chính xác tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, chi phí, doanh thu.

1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp1.3.1 Kiểm toán

Kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là hoạt động chủ yếu của Á Châu hiện nay với hơn nhiều khách hàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, Á Châu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, luôn sẵn sàng phục vụ tất cả các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Việc kiểm toán hàng năm sẽ được tiến hành bằng các đợt kiểm toán sơ bộ và kiểm toán kết thúc theo lịch trình đã thỏa thuận với khách hàng. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được xây dựng trên cơ sở:

- Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành.- Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ chung của quốc tế trong lĩnh vực nghề

nghiệp.- Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như Độc lập, Chính trực, Khách

quan, Thận trọng và Bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán.

4SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 5: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và môi trường Luật pháp ở Việt Nam.

Quá trình kiểm toán luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, Á Châu đã giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Ngoài ra, Á Châu còn cung cấp các dịch vụ kiểm toán khác, bao gồm:

- Kiểm toán các hoạt động dự án- Kiểm toán Báo quyết toán công trình xây dựng cơ bản- Kiểm toán nội bộ - Kiểm toán tuân thủ- Phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

1.3.2 Dịch vụ kế toán- Soát xét chứng từ, sổ sách kế toán.- Ghi sổ kế toán.- Lập và tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo hợp nhất- Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán- Kiểm tra số liệu kế toán trước khi quyết toán thuế- Xây dựng và tổ chức hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, lưu trữ chứng

từ kế toán- Làm kế toán trưởng

1.3.3 Dịch vụ tư vấn quản lý - tài chính – kế toán – thuế và đầu tư- Tư vấn quản lý : Tiến hành lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán; Tư vấn cải tổ hệ

thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ; Lập hồ sơ xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tư vấn sử dụng phần mềm tin học phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị; Tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện; Tư vấn điều chỉnh Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thực hiện các thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp.

- Tư vấn tài chính : Tư vấn quyết toán vốn đầu tư cho doanh nghiệp theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Tư vấn về tài chính của doanh nghiệp, giá trị thực tế của doanh nghiệp; Soạn thảo quy chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp; Tư vấn về cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán; Tư vấn thiết lập và hoàn thiện hệ thống quản trị tài chính, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Tư vấn thuế và đầu tư : Tư vấn về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tại thị trường Việt Nam; Tư vấn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và kể cả môi trường kinh doanh ở Việt Nam; Tư vấn về thủ tục cấp giấy phép đầu tư; Nghiên cứu, đánh giá môi truờng đầu tư, lập dự án đầu tư.

1.4 Các khách hàng chủ yếu của công ty1.4.1 Dịch vụ kế toán và tư vấn thuế:

5SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 6: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

STT Tên Doanh nghiệp Lĩnh vực kinh doanh

1 Công ty du lịch Hòn Ngọc Việt Du lịch

2 Công ty TNHH Hyundai Mobis Nhà thầu xây dựng

3 Công ty CP Truyền thông & Truyền hình cáp Bà Rịa Vũng Tàu – VTC

Dịch vụ truyền hình và viễn thong

4 Công ty TNHH Dược phẩm Sơn Minh Cung cấp dược phẩm

5 Công ty TNHH TM DV Sông Biển Xuất khẩu thủy sản

6 DNTN Nhà sách Nhân Văn Sách giáo khoa và thiết bị trường học, VPP

………………………………………

1.4.2 Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính

STT Tên Doanh nghiệp Lĩnh vực kinh doanh

1 Công ty phân phối FDC (FPT) Phân phối

2 Công ty TNHH Tân Việt Hàn SX sản phẩm bằng nhựa Composit

3 Công ty TNHH Đại Thành Đạt Xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng,…

4 Công ty TNHH Hercules Việt Nam SX nắp chai bằng kim loai và nhựa.

5 Công ty TNHH Global Executive Solutions Group Tư vấn đầu tư, tư vấn đào tạo và tư vấn quản trị nhân sự

6 Công ty TNHH Megatec SX các mặt hàng gỗ nội thất và ván ép dùng trong xây dựng

7 Công ty LD TNHH Mitr Kasetr Thuận Phước SX đường tinh luyện

………………………………………

6SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 7: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

1.4.3 Dịch vụ Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

STT Ban Quản Lý Tên công trình Tổng vốn đầu tư

(số tròn)

1 Ban QLDA Đầu tư Xây dựng huyện Châu Đức

Công trình Cơ Sở hạ tầng làng nghề tiều thủ công nghệp thị trấn Ngãi Giao

46.272.000.000 đồng

2 BQL DA Chuyên ngàn Văn hóa Thông tin Ninh Thuận

Nhà Bảo tàng Ninh Thuận

33.000.000.000 đồng

………………………………………

7SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 8: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

1.5 Cơ cấu tổ chức công ty

1.5.1Tổ chức bộ máy quản lý

Đứng đầu công ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công ty hoạt đông theo đúng pháp luật Nhà nước, ký báo cáo kiêm toán, giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng.

Phó Giám Đốc: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành trực tiếp các bộ phận trong công ty, hoạch định các chính sách phát triển hoạt động phù hợp với luật định.

Phòng kiểm toán: Cơ cấu nhân sự gồm có trưởng phòng kiểm toán, các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán. Phụ trách các dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cung cấp.

Phòng quản trị hành chính – kế toán: Cơ cấu nhân sự gồm có trưởng phòng quản trị hành chính – kế toán, các nhân viên hành chính – kế toán. Tìm hiểu, cung cấp các thông tư, quyết định, các văn bản pháp luật mới nhất của Chính phủ, Bộ tài chính. Theo dõi, kiểm soát tình hình hoạt động tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty. Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của khách hàng đã được kiểm toán qua các năm, in ấn, phát hành báo cáo kiểm toán, quản lý nhân sự trong công ty.

Phòng tư vấn tài chính – kế toán – thuế: Cơ cấu nhân sự gồm có trưởng phòng tư vấn, các chuyên viên tư vấn. Thưc hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng.

1.5.2 Đội ngũ nhân viên

8SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Giám đốc

Phó Giám Đốc

TP.Phòng Kiểm toán BCTC

TP.Phòng Quản trị Hành chính – Kế toán

TP.Phòng Tư vấn Tài chính – Kế toán – Thuế

Kiểm Toán Viên

Trợ lý Kiểm toán

Nhân viên Hành chính – Kế toán

Chuyên viên Tư Vấn

Page 9: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

-Hiện tại, Công ty có hơn hai mươi nhân viên chuyên nghiệp, là những nhân viên đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ và công nghệ thông tin từ các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.

-Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán của Á Châu là những người có nhiều năm kinh nghiệm và luôn tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng. Dù được thành lập sau nhưng tập thể đội ngũ nhân viên trẻ và đầy năng lực của công ty kiểm toán Á Châu luôn phấn đấu không ngừng để ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, mở rộng hoạt động trên phạm vi khắp cả nước.

-Đội ngũ nhân viên của Công ty thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên ngành thông qua các chương trình tập huấn nội bộ, chương trình cập nhật kiến thức kiểm toán viên hàng năm của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, Á Châu đã tự xây dựng một chương trình huấn luyện chuyên nghiệp liên tục nhằm đảm bảo cho các nhân viên nghiệp vụ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, huấn luyện phương pháp kiểm toán hiện đại và được sử dụng các phần mềm kiểm toán tiên tiến nhằm hỗ trợ kiểm toán viên tiến hành công việc đạt hiệu quả cao nhất.

-Công ty đã nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tin học và kế toán Do đó, các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán phải vừa am hiểu hệ thống kế toán, vừa thông thạo các phần mềm ứng dụng, có khả năng nắm bắt nhanh nhất các thông tin về chế độ tài chính kế toán của nhà nước để tư vấn cho khách hàng.

1.6 Định hướng phát triển của công ty

Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành kiểm toán cũng như tẩt cả những ngành nghề kinh doanh khác đều cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Để tự khẳng định mình, công ty đã và đang tiếp tục thực hiện các phương hướng hoạt động sau:

Về hoạt động kinh doanh :

Duy trì khách hàng cũ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết. Các lãnh đạo phòng ban, bộ phận tiếp thị tích cực tạo lập quan hệ với các khách hàng mới, duy trì ký hợp đồng với khách hàng cũ.

Á Châu không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn mở rộng và khai thác các khách hàng tiềm năng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thưc hiện chiến lược đẩy mạnh và triển khai công tác tiếp thị trên diện rộng và chuyên nghiệp hơn dể thu hút khách hàng mới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Về quy trình và chất lượng dịch vụ:

Á Châu đang cố gắng thống nhất và hoàn thiện các quy trình kiểm toán đang thực hiện với phương châm chất lượng làm đầu. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng thông qua chất lượng công việc thực hiện, Tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng.

Về công tác tổ chức, quản lý:

Ban giám đốc không ngừng nâng cao năng lực quản lý, khả năng lãnh đạo để kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành công ty. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa trong việc chỉ đạo hoạt động

9SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 10: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

của công ty thông quaviệc phân công rách nhiệm cụ thể nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong từng bộ phận.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ VÀ CPKH

2.1 Tài sản cố định 2.1.1 Đặc điểm chung và yêu cầu quản lý

Đặc điểm chung-TSCĐ được trình bày trên bảng CĐKT tại phần B ,tài sản dài hạn, khoản mục II : Tài sản

cố định ,chủ yếu bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính.

-TSCĐ hữu hình có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu ; và vì tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh nên TSCĐ hữu hình còn có đặc điểm là hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.

-TSCĐ vô hình chỉ có đặc điểm liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị của nó cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.

Yêu cầu quản lý- Do đặc điểm của TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên yêu cầu phải quản lý

TSCĐ về cả 2 mặt hiện vật và giá trị từ quá trình hình thành ( kế toán tăng TSCĐ ), quá trình sử dụng ( kế toán khấu hao TSCĐ ), quá trình bảo quản ( kế toán sửa chữa TSCĐ ) đến khi không còn dùng ở doanh nghiệp ( kế toán giảm TSCĐ ).

2.1.2 Tài sản cố định hữu hình- Khái niệm : Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm

giữ để sừ dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

-TSCĐ hữu hình thường được phân thành các chi tiết như sau : + Nhà xưởng, vật kiến trúc + Máy móc, thiết bị + Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn+ Thiết bị, dụng cụ quản lý+ Cây lâu năm, súc vật làm việc+ Tài sản hữu hình khác

-Tiêu chuẩn ghi nhận : Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn ghi sau

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành.Đối với nước ta tiêu chuẩn về giá trị là 10.000.000đ trở lên áp dụng từ ngày 1/1/2004.

10SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 11: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:

- Thay đổi bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng.

- Cải tiến bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước.

Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

2.1.3 Tài sản cố định vô hình

- Khái niệm : Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Tài sản vô hình bao gồm các loại như : Quyền sử dụng đất có thời hạn – Nhãn hiệu hàng hóa – Quyền phát hành – Phần mềm máy vi tính – Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng – Bản quyền, bằng sáng chế - Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu – Tài sản cố định trong giai đoạn triển khai…

Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời : + Định nghĩa về TSCĐ vô hình + Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau :

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành.Đối với nước ta tiêu chuẩn về giá trị là

10.000.000đ trở lên áp dụng từ ngày 1/1/2004.

2.1.4 Tài sản cố định thuê tài chính-Khái niệm: Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản đã được bên cho thuê chuyển

giao phần lớn lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê, quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

-Tiêu chuẩn ghi nhận: Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp doanh nghiệp phân biệt giữa tài sản cố định thuê tài chính với tài sản cố định thuê hoạt động. Các trường hợp thường dẫn đến việc ghi nhận tài sản cố định thuê tài chính:

11SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 12: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.- Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng ước tính của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

2.2 Chi phí khấu hao2.2.1 Đặc điểm chung :Các khái niệm :- Trong quá trình sử dụng , TSCĐ bị hao mòn.Phần giá trị hao mòn này được tính vào chi

phí dưới hình thức trích khấu hao.- Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ( ban hành kèm theo

Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ) Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

- Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do tác động cơ, lý, hóa ( hao mòn hữu hình ), do tiến bộ kĩ thuật ( hao mòn vô hình ).

- Khấu hao TSCĐ ( theo định nghĩa trong chuẩn mực số 03 và 04 ) : là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó ; trong đó :

- Giá trị khấu hao là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

- Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh được tính bằng :

(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ, hoặc : (b) Số lượng sản phẩm,hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghệp dự tính thu được từ

việc sử dụng tài sản.

Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

- Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao.

- Doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trognhợp đồng.

- Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.

12SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 13: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Thời điểm tính khấu hao: Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngưng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

2.2.2 Các phương pháp tính khấu hao- Theo chuẩn mực số 03 – TSCĐ hữu hình và chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô

hình,có ba phương pháp khấu hao TSCĐ gồm : + Phương pháp khấu hao đường thẳng + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần + Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

2.3 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao2.3.1 Mục đích của kiểm soát nội bộ

Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí, cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao. Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính. Chẳng hạn, nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá tài sản cố định hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí của niên độ sẽ làm khoản mục tài sản cố định và chi phí của niên độ bị sai lệch. Hoặc nếu không quy định chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng tài sản cố định thì chí phí phát sinh có thể sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí thực tế, dẫn đến lỗ sẽ tăng và thiệt hại có thể không kém tổn thất do bị gian lận về tiền.

2.3.2 Các rủi ro liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao

Ghi nhận tăng tài sản cố định đối với những tài sản không thỏa mãn điều kiện ghi nhận, hoặc đối với những tài sản chưa sẵn sàng đưa vào sử dụng. Chưa ghi nhận giảm đối với các tài sản cố định đã thanh lý, nhượng bán, tài sản bị lỗi thời, bị hư hỏng hoặc những tài sản không còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm tài sản cố định không liên quan đến tài sản cố định. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không đủ điều kiện vốn hoá phải ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thì kế toán lại ghi tăng tài sản cố định, làm tăng khoản mục tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán và ngược lại.

Đối với những doanh nghiệp lớn, có tài sản cố định đem đi cầm cố, thế chấp thì rủi ro về quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố định đó là rất cao.

Doanh nghiệp không sử dụng dự toán, thiết kế theo qui định và hướng dẫn của nhà nước nhằm mục đích tăng chi phí.

Kế toán ghi nhận sai nguyên giá tài sản cố định, tập hợp không đầy đủ tất cả những chi phí liên quan đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Chẳng hạn, chi phí lắp đặt, chạy thử không ghi tăng nguyên giá mà ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ; hoặc ghi nhận giá trị tài sản lớn hơn thực tế trong trường hợp đem tài sản đi góp vốn.

Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định ghi nhận sai giá trị tài sản cố định xoá sổ, tính toán sai lãi, lỗ do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

13SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 14: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Chi phí khấu hao ghi nhận không chính xác, phương pháp khấu hao sử dụng không nhất quán giữa các kỳ.Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định và chi phí khấu hao ghi nhận sai kỳ thực tế phát sinh.

Số liệu trên sổ chi tiết tài sản cố định không khớp với số tổng cộng trên sổ cái;Số liệu trên thẻ tài sản cố định không khớp với số liệu trên sổ chi tiết tài sản cố định; Thông tin trên thẻ tài sản tài sản cố định không khớp với các chứng từ có liên quan.

2.3.3 Các thủ tục kiểm soát

Nguyên tắc phân chia trách nhiệmĐơn vị phải tách biệt trách nhiệm giữa các chức năng bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực

hiện việc mua, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định. Theo đó người quản lý tài sản không được đồng thời là người kế toán tài sản cố định.

Doanh nghiệp phải quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cố định như mua mới, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Tách biệt quyền phê chuẩn với việc bảo quản tài sản cố định. Tránh tình trạng người bảo quản sử dụng tài sản cố định cũng chính là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyển tài sản dễ dẫn tới rủi ro thất thoát tài sản.

- Kế hoạch và dự toán tài sản cố định- Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định và trích khấu hao- Thủ tục mua sắm , thanh lý , nhượng bán ,trao đổi tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản- Tiêu chuẩn để xác định chí phí được tính vào nguyên giá TSCĐ- Các quy định bảo vệ TSCĐ- Các quy định về tính khấu hao 2.4 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao2.4.1 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ-Đối với tài sản cố định, mục tiêu kiểm toán bao gồm:

Hiện hữu và quyền: Tất cả các tài sản cố định đã đuợc ghi chép là có thật và đang tồn tại trong đơn vị; Đồng thời đơn vị phải có quyền hợp pháp về việc sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó.

Đầy đủ: Mọi tài sản cố định của đơn vị đều được ghi nhận, trình bày tất cả các thông tin liên quan đến giá trị và tình trạng tài sản.

Ghi chép chính xác: Các tài sản cố định phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.

Đánh giá: Các tài sản cố định được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Trình bày và công bố: Sự trình bày và khai báo tài sản cố định, gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.

2.4.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xet sự đúng đắn trong

việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao.

14SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 15: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng tài sản cố định cụ thể.

2.5 Chương trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao

Tài liệu sử dụng kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao:

- Bảng tổng hợp tài sản cố định phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ, số cuối kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của tài sản cố định theo từng nhóm tài sản.

- Danh sách chi tiết của từng loại tài sản tăng, tài sản thanh lý, chuyển nhượng trong kỳ.

- Bảng tính chi phí khấu hao trong kỳ.

- Danh mục các công trình xây dựng đã hoàn thành, các công trình còn dở dang.

- Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tài sản cố định, chi phí khấu hao.

- Các chứng từ, hợp đồng.

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm từng doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu khác để bổ sung thêm các bằng chứng cho số liệu được kiểm toán.

2.5.1 Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên tiến hành Kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung, cũng như từng bộ phận, tùng khoản mục. Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó, kiểm toán viên sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thíết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thông qua các bước sau:

Bước 1 : Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao thì kiểm toán viên cần chú ý đến các nội dung sau:

Người chuẩn y việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có khác với nguời ghi sổ hay không, khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có thành lập hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không

Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm tài sản cố định trong năm hay không, các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn hay không.

15SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 16: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái hay không, có kiểm kê định kỳ tài sản cố định và đối chiếu với sổ kế toán hay không.

Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hay tính vào chi phí của niên độ hay không.

Có lập báo cáo định kỳ về tài sản cố định không được sử dụng cũng như có thực hiện trích khấu hao đúng như đã đăng ký hay không.

Bước 2 : Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. Theo VSA 400.28 quy định “ Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp.

Bước 3 : Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm:

- Phỏng vấn

- Kiểm tra tài liệu

- Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát

- Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát

Đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm soát sau:

Kiểm tra các bảng đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái về tài sản cố định để xem công việc đối chiếu có đuợc một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách đều đặn hay không.

Quan sát tài sản cố định tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản tài sản.

Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại của phiếu đề nghị mua tài sản cố định, hợp đồng mua, biên bản bàn giao tà sản cố định và thẻ tài sản cố định.

Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê tài sản) với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản để xem những tài sản cố định thuộc sở hữu của đơn vị có được ghi chép vào khoản mục tài sản cố định hay không.

16SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 17: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Đối với tài sản cố định mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị tài sản cố định được mua trong kỳ.

Chọn mẫu một số tài sản, kiểm tra xem cách xác định nguyên giá, thời gian sử dụng và phương pháp tính khấu hao mà đơn vị áp dụng có phù hợp và nhất quán không.

Bước 4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản

Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao. Khi đánh giá, kiểm toan viên nên nhận diện những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.

Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu. Ngược lại, nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát là không hữu hiệu

2.5.2 Thiết kế các thử nghiệm cơ bản

2.5.2.1 Kiểm toán tài sản cố định

Thủ tục phân tích

Phân tích là việc xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc tính các tỷ số cũng như so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, giữa các thông tin tài chính với thông tin phi tài chính.

Phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp những bằng chứng về tính đồng bộ, hợp lý chung về các số liệu kế toán, đồng thời phát hiện khả năng có các sai lệch trọng yếu. Chẳng hạn, việc nghiên cứu quan hệ giữa chi phí khấu hao với nguyên giá và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định có thể cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của chi phí này, hoặc ngược lại giúp kiểm toán viên dự đoán về khả năng sai lệch của số liệu.

Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau đối với tài sản cố định hữu hình, thông thường là các thủ tục sau:

Tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số

Tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị từng loại tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định. Sau đó so sánh với năm trước để xem xét sự thay đổi về tình hình sử dụng tài sản cố định qua các năm. Đồng thời xem xét tính hợp lý của những tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản để có cái nhìn khái quát về hướng phát triển của đơn vị trong thời gian tới.

Tính tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định

Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng giá trị tài sản cố định, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định hiện có tại đơn vị. Đồng thời so sánh giữa năm kiểm toán với năm trước và tìm hiểu nguyên nhân khi có sự biến động lớn giữa các năm.

17SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 18: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Tính tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu.

Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài sản cố định hiện có của đơn vị chia cho vốn chủ sở hữu để xem xét mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu. Đồng thời so sánh với năm trước và xem xét chênh lệch giữa năm kiểm toán với năm trước, nếu chênh lệch lớn phải kiểm tra kỹ hơn, tăng cường các thử nghiệm chi tiết.

Phân tích tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định

Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị tài sản cố định. Qua đó cho thấy khả năng thu hồi của vốn đầu tư vào tài sản cố định

Tính tỷ số giữa giá trị tài sản cố định so với giá vốn hàng bán

Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài sản cố định chia cho giá vốn hàng bán nhằm xem xét mức độ hữu dụng của tài sản cố định so với giá vốn của đơn vị. Đồng thời so sánh với năm trước để kiểm tra xem tài sản cố định có nhàn rỗi hay đã bị chuyển nhượng nhưng chưa được xóa sổ.

So sánh tài sản cố định tăng, giảm trong năm kiểm toán với năm trước

Từ sổ chi tiết và sổ cái của đơn vị, kiểm toán viên liệt kê tất cả các khoản mua vào, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của đơn vị trong năm. Đồng thời so sánh với năm trước nhằm kiểm tra tính hợp lý và tìm ra những chênh lệch lớn, bất thường, tìm hiểu nguyên nhân của những chênh lệch đó bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý để đạt được sự hợp lý của vấn đề. Nếu chưa thỏa đáng thì kiểm toán viên đi sâu phân tích và định huớng cho các thử nhiệm chi tiết.

So sánh tổng chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trên tổng giá trị tài sản cố định giữa năm kiêm toán so với năm trước

Lấy tổng chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định hiện có của đơn vị, sau đó so sánh với năm trước nhằm kiểm tra chi phí sửa chửa lớn tài sản cố định trong năm đơn vị có vốn hóa hay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Ngoài ra, kiểm toán viên còn sử dụng một số thủ tục phân tích khác như:

- So sánh giữa chi phí, sửa chữa bảo trì với doanh thu thuần.

- So sánh chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng với cùng kỳ năm trước.

- So sánh tỷ lệ sinh lời trên tài sản cố định năm nay với năm trước.

Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý sẽ cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường sẽ là những chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Chẳng hạn sự gia tăng quá lớn trong chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần có thể là chỉ dẫn cho việc đã ghi sai tài khoản.

Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có sự thay đổi rất lớn giữa các năm, nhưng những thủ tục phân tích trên vẫn giúp kiểm tóan viên nhận thức về xu hướng thay đổi và xem xet tính hợp lý chung của khoản mục tài sản cố định.

Thử nghiệm chi tiết

18SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 19: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

a. Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản cố định và đối chiếu với sổ cái

Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập những bằng chứng về quyền và tính có thực về số dư đầu kỳ của tài sản cố định chủ yếu đang sử dụng. Thông tin về tài sản đầu kỳ trong lần kiểm toán đầu tiên sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung. Nhờ đó, trong các lần kiểm toán sau, kiểm toán viên chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh.

Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, kiểm toán viên cần bảo đảm số liệu trên sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp. Muốn vậy, đầu tiên cần đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái.

Sau đó, kiểm toán viên cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích, trong đó liệt kê số dư đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm, để từ đó tính ra số dư cuối kỳ. Số dư đầu kỳ được kiểm tra thông qua đối chiếu với các hồ sơ kiểm toán năm trước. Còn các tài sản cố định tăng giảm trong năm, trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên sẽ thu thập thêm những bằng chứng chi tiết về các khoản tăng giảm này.

b. Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng tài sản cố định

Đây là một trong những thử nghiệm cơ bản quan trọng nhất về tài sản cố định. Phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào sự đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên. Các công việc thường thực hiện như sau:

Xem xét sự phê chuẩn và ghi nhận đối với mọi tài sản cố định tăng trong kỳ, gồm cả tài sản cố định mua và tự xây dựng nhằm thu thập bằng chứng về sự có thực của các tài sản cố định được ghi nhận trong kỳ.

Chọn mẫu từ các nghiệp vụ mua tài sản cố định để lần theo đến những chứng từ liên quan như hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác. Đồng thời cần kiểm tra số tổng cộng và việc hạch toán các khoản được chiết khấu hoặc giảm giá nhằm phát hiện các khoản chi cần phải được vốn hóa nhưng lại không được hạch toán vào nguyên giá, hoặc những khoản tuy không được phép nhưng vẫn ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.

Điều tra những trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán. Xác định xem các trường hợp này có đuợc xét duyệt của người có thẩm quyền hay không.

Xem xét việc xác định nguyên giá của tài sản cố định. Lưu ý các khoản chi phí đi vay chỉ được vốn hóa khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản cố định đó và chi phí này có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Đối với các khoản vay riêng biệt để xây dựng cơ bản, kiểm toán viên sẽ phải thu thập bằng chứng về sự tách biệt các khoản vay, chi phí lãi vay thực tế phát sinh và các khoản thu nhập phát sinh từ sự đầu tư tạm thời các khoản vay này. Còn đối với các khoản vay chung cho nhiều mục đích, kiểm toán viên cần kiểm tra việc tính toán phần chi phí lãi vay được vốn hóa xem chúng có được xác định phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

Điều tra mọi khoản ghi nợ tài sản cố định hữu hình nhưng chỉ tăng về giá trị mà không tăng về hiện vật. Các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng mang lại lợi ích kinh tế của tài sản cố định theo trạng thái tiêu chuẩn ban đầu không được ghi tăng nguyên giá mà phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Để phát hiện các trường hợp ghi tăng nguyên giá đối với những chi phí không đủ tiêu chuẩn, kiểm toán viên cần

19SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 20: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

xem xét cụ thể những chứng từ, phỏng vấn các nhân viên liên quan về từng trường hợp cụ thể. Việc nghiên cứu chính sách kế toán của đơn vị trong giai đoạn tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cũng giúp cho kiểm toán viên đánh giá khả năng xảy ra sai sót này.

Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi công và chi phí liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang đã phát sinh và hoàn thành trong năm. Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang vẫn chưa hoàn thành tính đến thời điểm cuối niên độ, kiểm toán viên cần chọn mẫu từ sổ chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang để kiểm tra đến các chứng từ gốc nhằm đảm bảo các chi phí này đã thực sự phát sinh trong kỳ.

Lần theo việc kết chuyển từ tài khoản xây dựng cơ bản dở dang đến tài khoản tài sản cố định hữu hình nhằm kiểm tra xem mọi khoản mục có liên quan đều đã được kết chuyển đúng đắn hay chưa.

Xem xét việc đánh giá tài sản cố định do doanh nghiệp tự xây dựng hoặc tự chế. Kiểm toán viên nên áp dụng các thử nghiệm bổ sung để so sánh giữa tổng chi phí xây dựng thực tế phát sinh với giá ước tính do bên ngoài cung cấp. Cần lưu ý đặc biệt đến các tài sản cố định mà chi phí thực tế phát sinh cao hơn giá thi công của thị trường, bởi lẽ VAS 03 không cho phép vốn hóa những khoản chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu bị lãng phí, các khoản chi phí cao bất thường …

c. Chứng kiến kiểm kê các tài sản cố định tăng lên trong kỳ

Công việc này sẽ giúp kiểm toán viên hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và bổ sung cho thủ tục kiểm tra các bút toán ghi tăng tài sản cố định trong kỳ. Việc chứng kiến kiểm kê càng cần thiết đối với các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém.

Khi chứng kiến kiểm kê, tùy theo mục tiêu kiểm toán mà kiểm toán viên có thể chọn một trong hai hướng sau đây: bắt đầu từ các tài sản cố định hay từ các sổ sách kế toán. Nếu mục tiêu kiểm toán là sự hiện hữu tài sản trên thực tế thì kiểm toán viên sẽ chọn hướng đi từ số liệu trên sổ chi tiết, sau đó quan sát trên thực tế xem tài sản cố định ghi trên sổ kế toán là có thực và đang được sử dụng hay không. Ngược lại, nếu mục tiêu kiểm toán là đầy đủ thì kiểm toán viên sẽ chọn hướng đi từ một số tài sản cố định được chọn trong thực tế và lần lượt xem việc ghi nhận trên sổ chi tiết.

Việc chứng kiến kiểm kê đối với tài sản cố định có thể chỉ giới hạn đối với các tài sản được mua trong năm, hay cũng có thể mở rộng đến các tài sản đã mua trong các năm trước. Trong một số ít trường hợp, đặc biệt là khi kiểm soát nội bộ yếu kém, kiểm toán viên có thể yêu cầu được chứng kiến kiểm kê toàn bộ tài sản cố định.

d. Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cố định

Để kiểm tra, kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế. Đối với tài sản cố định bị thế chấp, kiểm toán viên có thể kiểm tra các tài liệu về vay, các hợp đồng tín dụng lớn và có thể thu thập thông tin về những vấn đề này qua phỏng vấn nhân viên khách hàng hoặc gửi thư xác nhận đến người nhận thế chấp.

Khi thu thập bằng chứng đối với các bất động sản, kiểm toán viên cần lưu ý rằng giấy chứng nhận quyền sở hữu chưa hẳn là một bằng chứng về quyền. Khi bán tài sản cố định thì giấy chứng nhận mới sẽ được lập, nhưng có thể giấy chứng nhận cũ vẫn còn. Do vậy, bằng chứng xác

20SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 21: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

thực nhất là các chứng từ khác có liên quan như hóa đơn nộp thuế, những hợp đồng bảo hiểm, các phiếu thu tiền cho thuê (nếu đó là tài sản cho thuê), cũng như các khoản chi để hoàn trả vốn và lãi cho các tài sản đem thế chấp.

Việc kiểm tra về quyền đối với tài sản cố định cần dựa trên sự hiểu biết về các quy định pháp lý ở từng thời kỳ. trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cần phải sử dụng ý kiến của chuyên gia.

e. Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ tài sản cố định

Lập bảng phân tích chi phí, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng, rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước để phát hiện các tháng có biến động tăng, giảm bất thường, từ đó tìm kiếm các khoản chi phí có số tiền lớn để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan. Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng lớn đã được phân bổ hoặc trích lập từng phần vào chi phí thông qua các tài khoản chi phí trả trước hay chi phí phải trả. Đối với mỗi khoản chi phí được chọn để kiểm tra, kiểm toán viên sẽ xem xét bản chất của chi phí, sự cải thiện tình trạng sau sửa chữa và khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai. Từ đó phát hiện được các khoản chi cần phải ghi tăng nguyên giá thay vì ghi nhận vào chi phí trong kỳ hoặc ngược lại.

Kiểm toán viên cần lưu ý các công trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày kết thúc niên độ (căn cứ vào biên bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tài sản cố định) nhưng chưa ghi nhận tài sản cố định. Việc kiểm tra thường bắt đầu từ việc xem xét tất cả các hợp đồng thi công quan trọng đã phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và kiểm tra đến các chứng từ có liên quan như hóa đơn, biên bản bàn giao.

Kiểm tra các tài sản cố định mua dưới hình thức trả góp có được ghi tăng tài sản hay không. Những trường hợp mua trả góp tài sản cố định có thể bị bỏ sót một phần hoặc toàn bộ do đơn vị chưa trả tiền cho nhà cung cấp. Kiểm toán viên cần chú ý xem xét việc tính nguyên giá tài sản cố định mua trả góp, phần lãi trả chậm không được ghi nhận vào nguyên giá mà phải ghi vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán.

f. Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định trong kỳ

Mục tiêu kiểm tra là để xem liệu có tài sản cố định nào bị thanh lý, nhượng bán trong kỳ nhưng không được phản ánh vào sổ kế toán. Kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục kiểm tra sau:

- Nếu có mua tài sản cố định mới trong năm, phải xem tài sản cố định cũ có được mang đi trao đổi hay được thanh lý hay không.

- Phân tích tài khoản thu nhập khác để xác định xem có khoản thu nhập nào phát sinh từ việc bán tài sản cố định hay không.

- Nếu có sản phẩm bị ngưng sản xuất trong năm, cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này.

- Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc để xem có tài sản cố định nào được thanh lý trong năm hay không.

- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản cố định để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm tài sản cố định hay không.

21SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 22: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê để xem có bị mất mát, thiếu hụt tài sản cố định hay không.

g. Xem xét việc trình bày và công bố trên báo cáo tài chính

Theo quy định hiện hành, số dư của tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày riêng theo từng loại là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính.

Ngoài ra, đơn vị phải công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính về:

Chính sách kế toán đối với tài sản cố định, bao gồm nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao.

Tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo từng loại và từng nhóm tài sản cố định (đất đai, nhà cửa, …) về: nguyên giá của tài sản cố định (bao gồm số dư đầu kỳ, số tăng giảm trong kỳ, và số dư cuối kỳ), giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại – giá trị còn lại tài sản cố định đang dùng để cầm cố, thế chấp, tài sản tạm thời không sử dụng, tài sản chờ thanh lý.

2.5.2.2 Kiểm toán chi phí khấu hao

Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá tài sản cố định. Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp kiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu tài sản cố định hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao. Tỷ lệ này cần tính cho từng loại tài sản cố định vì sẽ giúp giảm được ảnh hưởng của cơ cấu tài sản cố định.

Ngoài ra, kiểm toán viên còn so sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khấu hao với giá thành sản phẩm nhập kho … Những biến động bất thường cần phải được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.

Thử nghiệm chi tiết

a. Thu thập hay tự lập một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế

Bảng phân tích này cần ghi rõ về giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số khấu hao trích trong năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ:

- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước.

- So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở sổ chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái.

- So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các số chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái.

b. Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị

Kiểm toán viên cần lưu ý xem xét những vấn đề sau:

- Phương pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

22SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 23: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản cố định mang lại hay không.

- Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp không.

- Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao.

c. Kiểm tra mức khấu hao

So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành so với năm trước, và điều tra các khoản chênh lệch (nếu có).

Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản cố định và lần theo số liệu của nó trên sổ cái. Chú ý phát hiện những trường hợp tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao.

So sánh số phát sinh có của tài khoản hao mòn tài sản cố định với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.

Hạch toán vào lợi thế thương mại.

d. Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định

Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản thanh lý, nhượng bán trong năm.

Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán.

2.5.2.3 Kiểm toán tài sản cố định thuê tài chính

Khi kiểm toán đơn vị có tài sản cố định thuê tài chính, kiểm toán viên cần chú ý đến những vấn đề sau:

Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động. Thông qua việc nghiên cứu chi tiết các hợp đồng thuê tài sản, kiểm toán viên cần chú ý xem xét việc phân loại tài sản của đơn vị. Cơ sở phân loại là mức độ chuyển giao lợi ích và rủi ro gắn với quyền của tài sản.

Xác định nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính. Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo số tiền thấp hơn giữa giá trị hợp lý và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Do đó, kiểm toán viên cần xem xét các dữ liệu và phương pháp mà đơn vị sử dụng để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu có hợp lý hay không.

Kiểm tra chi phí tài chính và chi phí khấu hao của các tài sản thuê tài chính để xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Xem chính sách khấu hao tài sản thuê tài chính có nhất quán với chính sách khấu hao đối với tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê hay không. Ngoài ra, nếu không chắc chắn là bên thuê có thể có quyền sở hữu tài

23SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 24: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

sản khi hết thời hạn thuê, lúc này tài sản cố định thuê tài chính sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Chương 3 : Thực tiễn quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán Á Châu

3.1 Giới thiệu chung về quy trình kiểm toán tại công ty3.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh rất cao trong việc tìm kiếm khách hàng, nhưng việc tiếp nhận khách hàng cũng được Á Châu kiểm soát rất chặt chẽ do tính chất đặc biệt của nghề kiểm toán là rất dễ gặp rủi ro. Vì thế khi được mời kiểm toán, công ty phải phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểm toán. Việc tiếp nhận và khảo sát khách hàng được công ty thực hiện khác nhau đối với khách hàng cũ và khách hàng mới.

Đối với khách hàng cũ

Đã từng thực hiện kiểm toán trong những năm trước, công ty hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như nắm được những thông tin của khách hàng. Do đó, Công ty không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà phân công nhóm kiểm toán viên đã thưc hiện kiểm toán năm trước tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách để xem xét có nên tiếp tục kiểm toán hay không.

Nếu trong năm nay khách hàng có biểu hiện nhiều nhân tố làm cho rủi ro khi chấp nhận hợp đồng này tăng cao, khi đó trưởng nhóm kiểm toán sẽ đề xuất ý kiến lên Ban giám đốc đề nghị không tiếp tục kiểm toán cho khách hàng này. Ngoài ra, nếu trong năm trước đã từng xảy ra những mâu thuẫn giữa khách hàng và kiểm toán viên về phạm vi kiểm toán, về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán thì kiểm toán viên cũng nên xem xét đến việc ngưng kiểm toán đối với khách hàng này

Đối với khách hàng mới

Khi tiếp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng mới, công ty sẽ cử đại diện, thường là kiểm toán viên chính nhiều năm kinh nghiệm đến tiếp xúc trực tiếp khách hàng, trao đổi các yêu cầu cụ thể của khách hàng một cách thận trọng. Đồng thời tìm hỉểu các thông tin của khách hàng về các khía cạnh như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, lý do mời kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần phải tăng lượng thông tin cần thu thập khi khách hàng mới là công ty có báo cáo tài chính sẽ được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như khách hàng là các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiều công nợ. Ngoài ra, thông tin từ báo chí, sách báo chuyên ngành, từ các ngân hàng dữ liệu cũng được kiểm toán viên sử dụng.Từ thông tin thu thập được, kiểm toán viên xác định một số vấn đề chính phức tạp cần lưu ý tại khách hàng.

24SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 25: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Sau khi tiến hành khảo sát của khách hàng, kiểm toán viên sẽ trình bày các vấn đề đã tìm hiểu trên báo cáo khảo sát khách hàng và báo cáo cho Giám đốc tình hình cụ thể của khách hàng qua cuộc khảo sát để Giám đốc quyết định có tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng hay không.

Sau khi Giám đốc quyết định có thể tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng, công ty sẽ tiến hành thỏa thuận với khách hàng về phạm vi kiểm toán, những tài liệu kế toán khách hàng cần cung cấp. Tiếp theo trên cơ sở phạm vi kiểm toán mà khách hàng yêu cầu cùng với báo cáo khảo sát khách hàng, công ty sẽ xác định mức phí kiểm toán và soạn thảo thư báo giá gởi đến khách hàng. Khi nhận được thư chấp nhận phí kiểm toán của khách hàng, công ty sẽ cùng khách hàng tiến hành lập hợp đồng theo mẫu thống nhất của công ty. Công ty chủ trương rõ ràng trong việc ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên nên hợp đồng kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các điều khoản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Sau khi đã thống nhất với các điều khoản ghi trên hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng kiểm toán.

Sau đó công ty sẽ tiến hành phân công nhóm kiểm toán viên phụ trách. Nhóm bao gồm một nhóm trưởng là kiểm toán viên đã tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, đối với khách hàng cũ sẽ là kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán năm trước vì đã nắm được những đặc trưng về hoạt động kinh doanh của khách hàng và một số trợ lý kiểm toán tùy theo quy mô và tính phức tạp của hợp đồng. Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán của mình tùy theo năng lực cũng như kinh nghiệm của từng thành viên.

3.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch

Nhóm trưởng sẽ lập kế hoạch kiểm toán. Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp Báo cáo tài chính trong kỳ kiểm toán như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán phải lập bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán, trong đó nêu lên các vấn đề quan trọng về kế toán của khách hàng, từ đó xác định chiến lược kiểm toán thích hợp và hiệu quả. Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm hiểu những thông tin cụ thể về khách hàng và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trên cơ sở đó xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán.

Tìm hiểu thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng

Dựa trên các thông tin thu thập được về khách hàng thông qua cuộc khảo sát ban đầu, trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu và thu thập các thông tin chi tiết hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để có được sự hiểu biết đầy đủ phục vụ cho quá trình kiểm toán sau này.Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu bằng các phương pháp phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu. Các tài liệu thu thập được sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra những thủ tục kiểm toán cần thiết, đánh giá về sự đầy đủ và thích hợp của những tài liệu, bằng chứng kiểm toán mà khách hàng cung cấp, là căn cứ để đánh giá rủi ro tiềm tàng và được lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Kiểm toán viên cần thu thập tất cả thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh cũng như báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm:

25SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 26: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Các tài liệu pháp lý của khách hàng: Giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, … các tài liệu này được thu thập để chứng minh sự hợp pháp trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như trong vấn đề quản lý.

Sơ đồ tổ chức bộ máy: Sơ đồ này được kiểm toán viên mô tả lại dựa vào kết quả phỏng vấn khách hàng hoặc cầu khách hàng cung cấp. Tài liệu này cùng với tài liệu pháp lý của khách hàng được lưu vào hồ sơ kiểm toán thường trực.

Các tài liệu quan trọng về thuế: Các quyết toán thuế, biên bản kiểm tra thuế hàng năm. Các tài liệu này giúp kiểm toán viên có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình thưc hiện nghĩa vụ thuế của khách và cung cấp các dấu hiệu về những bất đồng giữa cơ quan thuế trong việc kê khai và nộp thuế.

Chi tiết của một số số dư hoặc số phát sinh quan trọng: kiểm toán viên dựa vào các tài liệu này để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho các cơ sở dẫn liệu của từng tài khoản hoặc nghiệp vụ, và xác định các trọng tâm cần kiểm tra dựa vào các xét đoán về tính hợp lý và các điểm bất thường trong các khoản mục hay nghiệp vụ.

Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các thay đổi về vốn chủ sở hữu, về tỷ lệ vốn góp (đối với các doanh nghiệp liên doanh). Qua nghiên cứu, kiểm toán viên sẽ biết được những dữ kiện có thể ảnh hưởng đến các thông tin trên báo cáo tài chính. Các tài liệu này sẽ được thu thập tùy theo tình hình thực tế cụ thể của từng đơn vị. Kiểm toán viên cũng vận dụng những thông tin chứa đựng trong các tài liệu này để đánh giá rủi ro tiềm tàng và được lưu trong hồ sơ kiểm toán.

Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng như hợp đồng mua bán hàng, sử dụng bản quyền, … những tài liệu này giúp kiểm toán viên tiếp cận hoạt động kinh doanh của khách hàng, phân tích và đánh giá các khoản mục, hình dung những khía cạnh pháp lý có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần có những hiểu biết chung về thực trạng nền kinh tế, mức độ lạm phát, các chính sách của Chính phủ, hiểu biết về tình hình thị trường và cạnh tranh của khách hàng. Các thông tin này cùng với các tài liệu thu thập được sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn toàn diện hơn cũng như có thể đánh giá được các chỉ tiêu quan trọng trong báo tài chính của khách hàng, nhận diện được các loại nghiệp vụ quan trọng, xác định trọng tâm cần kiểm tra, các xu hướng sắp tới trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Từ các thông tin thu thập được trong giai đoạn này kết hợp với các bước phân tích sơ bộ báo cáo tài chính và việc xem xét nôi dung chi tiết của các tài khoản hoặc nghiệp vụ quan trọng, kiểm toán viên đưa ra xét đoán của mình về khả năng báo cáo tài chính có sai lệch trọng yếu và xu hướng xảy ra sai phạm, khả năng tồn tại các hành vi gian lận của Ban giám đốc cũng như đánh giá về mức độ phức tạp của công việc kế toán tại đơn vị. Tất cả những thông tin tìm hiểu trong giai đoạn này được ghi chép lại và lưu vào hồ sơ kiểm toán để chứng minh cho sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như để tham khảo khi tiến hành các cuộc kiểm toán trong những năm tiếp theo.

Tim hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Hệ thống kiểm soát nội bộ là công cụ rất quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán của đơn vị. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội

26SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 27: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

bộ về những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận, từng nghiệp vụ giúp kiểm toán viên xác định được những rủi ro kiểm soát tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó hình dung được phương hướng, phạm vi kiểm toán, khối lượng công việc thực hiện.

Phương pháp kiểm toán viên sử dụng để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và thưc hiện lại. Các nội dung kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm:

Môi trường kiểm soát: Cơ cấu tổ chức; Năng lực, trình độ và tính chính trực của nhân viên kế toán cũng như ban lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán; Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán; Cách thức phân định quyền hạn và nghĩa vụ.

Hệ thống kế toán: Hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán; Các nguyên tắc kế toán đang áp dụng; Quy trình ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ kế toán và kết xuất thông tin; Sự phân chia trách nhiệm, các thủ tục phê duyệt và ủy quyền, kiểm kê định kỳ và bảo quản tài sản; Các biện pháp để giám sát sự tuân thủ các thủ tục kiểm soát.

Mối quan tâm chính của kiểm toán viên đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong giai đoạn này là tập trung tìm hiểu chi tiết hơn về các thủ tục kiểm soát của một số chu trình nghiệp vụ quan trọng. Những hiểu biết của kiểm toán viên về các thủ tục kiểm soát và các chu trình nghiệp vụ thường được mô tả lại dưới dạng lưu đồ hoặc bảng tường thuật, đồng thời được tổng hợp lại để đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ căn cứ vào xét đoán của kiểm toán về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát liên quan. Tuy nhiên, sự quan tâm tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải, chỉ tiến hành ở các khâu kiểm soát chủ yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kiểm toán. Mặt khác, kiểm toán viên cũng chỉ xem xét rủi ro kiểm soát đối với số dư hoặc nghiệp vụ quan trọng, phát sinh nhiều hoặc khó kiểm tra chi tiết. Các số dư hoặc nghiệp vụ còn lại sẽ được áp dụng mức rủi ro kiểm soát tối đa. Các nghiên cứu sâu hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được tiến hành nếu yêu cầu của khách hàng bao gồm cả việc tư vấn về quản lý, cải thiện hệ thống kiểm soát.

Kiểm toán viên tíến hành tìm hiểu và lưu tài liệu đối với các thủ tục kiểm soát quan trọng được khách hàng áp dụng để ngăn chặn các sai sót, gian lận liên quan đến các cơ sở dẫn liệu của những số dư hoặc nghiệp vụ mà kiểm toán viên đánh giá là quan trọng, có số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều hoặc khó kiểm tra chi tiết.. Sau đó, kiểm toán viên xem xét tính thích hợp và hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên dự định sẽ dựa vào đó để giảm các thử nghiệm cơ bản. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ ước tính chi phí và hiệu quả của việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và so sánh với việc thực hiện ngay các thử nghiêm cơ bản.

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Khi kiểm toán Báo cáo tài chính, mục tiêu của kiểm toán viên là xem xét Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Việc xác định mức trọng yếu được xem là công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước lượng toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được, mức trọng yếu thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. Ở mức độ từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục.

27SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 28: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Trình tự xác định mức trọng yếu: đầu tiên, kiểm toán viên ước tính ban đầu về mức trọng yếu của báo cáo tài chính (mức trọng yếu ban đầu). Sau đó, xác định mức trọng yếu của từng khoản mục (còn gọi là sai sót tối đa có thể chấp nhận được) và ước tính mức sai lệch cho từng khoản mục. Cuối cùng là ước tính mức sai lệch tổng hợp trên báo cáo tài chính. Số ước tính trọng yếu ban đầu được phân bổ cho từng bộ phận, từng khoản mục trên báo cáo tài chính, hình thành mức trọng yếu của từng bộ phận, từng khoản mục.

Đồng thời, kiểm toán viên cũng phải đánh giá rủi ro kiểm toán ở cả hai mức độ là tổng thể báo cáo tài chính và từng khoản mục. Ở mức độ toàn bộ báo cáo tài chính, việc đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kiểm toán, sự xuất hiện của những nhân tố làm gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng như các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. Ở mức độ khoản mục, việc đánh giá rủi ro sẽ chịu ảnh hưởng của rủi ro đã được đánh giá đối với toàn bộ báo cáo tài chính.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải đồng thời xem xét tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản, sao cho cuối cùng rủi ro báo cáo tài chính còn có những sai lệch trọng yếu sẽ được giảm xuống ở mức chấp nhận được. Đây là một quá trình mang nặng tính chủ quan và đòi hỏi nhiều sự xét đoán nghề nghiệp. Do đó, việc xác định mức trọng yếu và đanh giá rủi ro kiểm toán do nhóm trưởng là kiểm toán viên lâu năm thực hiện dựa trên kinh nghiệm của mình.

Xác định lịch trình , phạm vi , nội dung của thủ tục kiểm toán

Bao gồm phương pháp áp dụng các kỹ thuật kiểm toán đối với những khoản mục chủ yếu của báo cáo tài chính (được xây dựng dựa trên mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đã được xác định và đánh giá), nội dung và thời gian kiểm toán sơ bộ, nội dung và thời gian kiểm toán cuối năm, ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với thủ tục và thời gian kiểm toán. Nội dung này có thể được trình bày dưới dạng một bảng thảo vắn tắt về các thủ tục kiểm toán chủ yếu hoặc một bảng kế hoạch sơ bộ cho kiểm toán các khoản mục. Các nội dung này là cơ sở cho việc thiết kế những thủ tục kiểm toán chi tiết trong chương trình kiểm toán sau này.

Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra Bao gồm việc dự kiến nguồn nhân lực và trách nhiệm của trưởng nhóm, người phụ trách cuộc kiểm toán, sự tham gia của các kiểm toán viên khác và của những chuyên gia, kế hoạch thời gian và sự phân công nhân sự. Lập chương trình kiểm toán chi tiết

Hoạch định chi tiết về những công việc cần thưc hiện và thời gian hoàn thành với trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cụ thể cần thực hiện đối với từng khoản mục hay từng bộ phận được kiểm toán. Công ty có xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính. Dựa vào chương trình này, kiểm toán viên sẽ áp dụng linh hoạt cho từng cuộc kiểm toán cụ thể. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp được kiểm toán, sự xét đoán cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên, trong quá trình kiểm toán có thể bỏ bớt những thủ tục không cần thiết và bổ sung thêm những thủ tục ngoài chương trình nếu cần. Chương trình kiểm toán chi tiết được ký hiệu bởi các chữ cái (ví dụ kiểm toán tiền ký hiệu là A, Tài sản cố định ký hiệu là L, …) và được lưu trong hồ sơ kiểm toán.

28SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 29: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

3.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Đến thời hạn kiểm toán, nhóm kiểm toán phụ trách khách hàng nào thì thực hiện kiểm toán tại đơn vị đó theo đội ngũ đã phân công trong giai đoạn lập kế hoạch. Khi tiếp xúc khách hàng, nhóm trưởng sẽ phân công cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán, mỗi người sẽ kiểm một hay một số khoản mục tùy theo năng lực và kinh nghiệm của từng người. Nhóm trưởng trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị, đồng thời giám sát các thành viên khác làm việc theo sự phân công trước đó.

Trong quá trình làm việc, những vấn đề chưa rõ cần phải hỏi những bộ phận có trách nhiệm của khách hàng để họ giải trình và lưu những ý kiến giải trình của khách hàng vào hồ sơ kiểm toán. Đây là khâu quan trọng trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh cho các số liệu khách hàng cung cấp và làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán viên phải ghi chép lại tất cả các công việc đã làm trên giấy tờ làm việc để làm cơ sở cho việc ra ý kiến sau này. Có bốn loại giấy tờ làm việc mà kiểm toán viên phải hoàn tất trong quá trình làm việc của mình:

- Notes of Accounts: Mô tả tóm tắt công việc, đặc điểm tài khoản, khoản mục.

- Proposed Adjustment Journal Entries: Tổng hợp các bút toán cần điều chỉnh.

- Review Notes: Những vấn đề phát sinh, các yêu cầu, các thắc mắc của kiểm toán viên và giải thích.

- A4: Ghi chép lại những gì mà kiểm toán viên đã làm khi kiểm tra khoản mục.

Cuối giai đoạn này, các bằng chứng kiểm toán và giấy tờ làm việc của kiểm toán viên phải được lưu vào hồ sơ kiểm toán theo thứ tự từng chương từ A đến WW, YY tương ứng với từng nhóm tài khoản trên báo cáo tài chính.

3.1.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhóm trưởng sẽ tập hợp tất cả giấy tờ làm việc của các thành viên và lập bảng đánh giá tổng hợp ảnh hưởng các sai sót. Nếu sai sót vượt trên mức trọng yếu hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các sai sót. Đồng thời, kiểm toán viên cũng xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ bằng cách lập bảng và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng nhằm đảm bảo các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đều được ghi nhận.

Trong giai đoạn này, nhóm trưởng sẽ tổng hợp những bằng chứng thu thập được từ cuộc kiểm toán cùng với sự xét đoán nghề nghiệp của mình để hình thành nên ý kiến kiểm toán và lập báo cáo dự thảo trình Giám đốc, đồng thời gởi cho khách hàng để xem xét có đồng ý với báo cáo hay không. Nếu không đồng ý, hai bên sẽ bàn bạc để thống nhất ý kiến.

Để hình thành ý kiến trên báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải hoàn chỉnh bộ hồ sơ kiểm toán. Cuối giai đoạn này kiểm toán viên phải hoàn tất khá nhiều mẫu hồ sơ kiểm toán. Trong đó có các mẫu quan trọng sau:

29SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 30: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Bảng tổng hợp các sai sót phát hiện: hồ sơ này tập hợp tất cả các khoản chênh lệch quan trọng được phát hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Giấy làm việc về kiểm tra phân tích cuối cùng: kiểm toán viên sẽ phải dùng những kỹ năng phân tích tài chính để so sánh số liệu kiểm toán năm nay với sô liệu kiểm toán năm trước.

Bảng ghi nhớ về các quyết định, các vấn đề quan trọng: trong đó tổng hợp các vấn đề quan trọng về kế toán đòi hỏi phải điều chỉnh báo cáo tài chính, phải giải trình và công bố trong phần thuyết minh, phải nêu trong thư quản lý hay phải tiếp tục theo dõi trong niên độ sau.

Báo cáo kiểm soát cuộc kiểm toán: mẫu báo cáo này được lưu trên cùng hồ sơ kiểm toán năm hiện hành. Mẫu này tổng hợp công việc soát xét bao gồm cả ba giai đoạn là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn tất hợp đồng kiểm toán. Mẫu này có tính chất quan trọng nhất vì đây là bằng chứng soát xét và phê chuẩn hồ sơ kiểm toán trước khi ký báo cáo kiểm toán.

Ngoài ra, công ty còn lập thư quản lý gởi cho khách hàng để lưu ý những điều cần thay đổi, bổ sung cho phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đây là một ưu điểm của công ty tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, tránh khỏi những sai sót trong thực hành kế toán. Bên cạnh đó, thư quản lý còn là một bằng chứng khẳng định công ty đã bàn bạc và nhắc nhở những sai sót mà khách hàng phạm phải trong công tác kế toán cũng như trong hoạt động kinh doanh.

Giám đốc sẽ phê duyệt toàn bộ dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thư giải trình, và chuyển lại cho phòng kiểm toán để hoàn chỉnh. Bản dự thảo đã được Giám đốc phê duyệt sẽ được gởi đến khách hàng để lấy ý kiến. Sau khi khách hàng đồng ý với bản dự thảo, báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ được in và trình lên Giám đốc để ký duyệt, đồng thời phát hành báo cáo kiểm toán gởi tới khách hàng để ký trước. Báo cáo kiểm toán được in thành nhiều bản, trong đó công ty sẽ lưu lại một bản.

3.2 Qui trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán Á Châu3.2.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bịTrước khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên

quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao để phục vụ cho quá trình kiểm toán, bao gồm:

- Bảng tổng hợp tài sản cố định phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ, số cuối kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của tài sản cố định theo từng nhóm tài sản.

- Danh sách chi tiết của từng loại tài sản tăng, tài sản thanh lý, chuyển nhượng trong kỳ.

- Bảng tính chi phí khấu hao trong kỳ.

- Danh mục các công trình xây dựng đã hoàn thành, các công trình còn dở dang.

- Chính sách của công ty về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.

- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tài sản cố định, chi phí khấu hao.

30SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 31: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Các chứng từ, hợp đồng.

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm từng doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể yêu cầu khách hàng cung cấp những tài liệu khác để bổ sung thêm các bằng chứng cho số liệu được kiểm toán.

3.2.2 Mục tiêu kiểm toánChương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán Á Châu đã

xây dựng hệ thống mục tiêu cụ thể nhằm giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán về những vấn đề trọng yếu liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao, bao gồm:

- Đầy đủ (C): Toàn bộ tài sản cố định đuợc ghi nhận đầy đủ trong báo cáo kiểm toán.

- Hiện hữu (E): Tài sản cố định là hiện hữu tại ngày lập báo cáo.

- Quyền và nghĩa vụ (R): Công ty có quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản cố định tại ngày lập báo cáo tài chính, được hưởng và chịu mọi rủi ro đối với tất cả tài sản cố định nói trên.

- Chính xác (A): Tài sản cố định được xác định, ghi nhận và được tính toán chính xác, khấu hao được tính toán chính xác, phù hợp với phương pháp khấu hao được chấp nhận.

- Đánh giá (V): Tài sản cố định được đánh giá đúng.

- Trình bày và công bố (P): Tài sản cố định được mô tả, phân loại và trình bày hợp lý trong báo cáo tài chính (gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao).

3.2.3 Trình tự kiểm toán

Các thử nghiệm kiểm soát của công ty chủ yếu dựa vào đánh giá mang tính chất cảm tính của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đôi khi được kiểm toán viên thực hiện trong các thử nghiệm chi tiết. Đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao, hầu như các bước thiết kế, thực hiện và đánh giá lại rủi ro kiểm soát thường được các kiểm toán viên bỏ qua. Thay vào đó, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên thường đi sâu vào các thử nghiệm chi tiết để thu thập các bằng chứng. Lý do mà kiểm toán viên bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát là:

Do tài sản cố định là một khoản chiếm tỷ trọng lớn và thường phát sinh ít nên để tiết kiệm thời gian và chi phí công ty không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát mà đi thẳng vào thử nghiệm cơ bản.

Phần lớn khách hàng của công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hệ thống kiêm soát nội bộ của khách hàng thường yếu kém hoặc không thực thi trong thực tế. Vì vậy, việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát thường khó khăn và không đạt hiệu quả cao bằng việc đi sâu vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Mặc dù không có kế hoạch thực hiện kiểm soát nội bộ nhưng khi tiếp xúc với khách hàng, kiểm toán viên (thường là nhóm trưởng) sẽ hỏi trực tiếp các nhân viên của khách hàng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và trách nhiệm của họ

3.2.4 Các thủ tục phân tích TSCĐ Thủ tục phân tích

31SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 32: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Trong giai đoạn này, các thủ tục phân tích được áp dụng sẽ giúp cho các kiểm toán viên xác định được mức độ hợp lý của các thông tin do doanh nghiệp cung cấp và từ đó có thể giảm được rủi ro không phát hiện được các sai sót. Đồng thời, các thủ tục phân tích cũng giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể trong mối liên hệ các phần hành khác. Thủ tục phân tích được áp dụng hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên hạn chế các thử nghiệm chi tiết. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như đã nêu trên mà các thủ tục phân tích trong giai đoạn này ít được các kiểm toán viên tại công ty áp dụng. Các thủ tục phân tích thường được kiểm toán viên tại Á Châu áp dụng khi kiểm toán tài sản cố định là so sánh số dư cuối cuối kỳ của tài sản cố định năm kiểm toán với năm trước xem có biến động bất thường không. Sau đó liệt kê các tài sản biến động bất thường và xem xét tính hợp lý của sự biến động đó.

Thủ tục kiểm tra chi tiết

a. Đối với tài sản cố định hữu hình

Kiểm toán viên tự lập bảng tổng hợp tài sản cố định (danh mục tài sản cố định) phản ánh nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ, đối chiếu với sổ cái, với các bảng do khách hàng lập, đồng thời đối chiếu tổng nguyên giá tài sản cố định, chi phí khấu hao tích lũy với bảng cân đối kế toán. Nếu có chênh lệch cần tìm hiểu nguyên nhân, tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các tài sản cố định có giá trị lớn.

Thu thập biên bản kiểm kê tài sản cố định, đối chiếu với danh mục tài sản cố định, đảm bảo rằng các tài sản cố định tăng trong kỳ (có giá trị lớn) được quan sát trong kỳ kiểm kê và xác định các máy móc lỗi thời, không được sử dụng chờ thanh lý, nhượng bán (phải được ghi chú trong biên bản kiểm kê). Tùy theo mục tiêu kiểm toán khác nhau mà kiểm toán viên có thể chọn một trong hai hướng kiểm tra:

Nếu mục tiêu kiểm toán là hiện hữu thì kiểm toán viên sẽ chọn hướng đi từ sổ sách, sau đó quan sát tài sản cố định trên thực tế xem tài sản cố định có thực sự được doanh nghiệp quản lý và sử dụng hay không. Đồng thời, kiểm toán viên kết hợp với thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan để biết được các tài sản đã lỗi thời hoặc không sử dụng.

Nếu mục tiêu kiểm toán là đầy đủ thì kiểm toán viên sẽ chọn hướng đi từ tài sản cố định trong thực tế, sau đó lần đến việc ghi chép trên sổ sách xem tài sản có được ghi chép đầy đủ hay không.

Đối với tài sản cố định tăng trong năm từ bảng tổng hợp, kiểm toán viên thực hiện các bước sau để xác minh và kiểm tra quyền sở hữu đối với tài sản cố định:

- Đối chiếu nguyên giá với chứng từ gốc như phiếu chi, hóa đơn mua hàng.

- Kết hợp với các tài khoản khác như tài khoản phải trả, tài khoản chi phí để xác định các khoản chi phí mua tài sản cố định có được phản ánh vào giá trị tài sản cố định hay không.

- Xét xem số phát sinh tăng tài sản cố định có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn hay không.

- Đối với các tài sản cố định có gốc ngoại tệ, xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá.

Kiểm tra việc chuyển vốn từ công trình xây dựng cơ bản vào tài sản cố định

32SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 33: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

- Kiểm tra hồ sơ có liên quan đối với những công trình giá trị lớn, kiểm tra đối chiếu giá trị tài sản với quyết toán công trình, hợp đồng và các loại chứng từ có liên quan.

- Kiểm tra chứng từ đối với công trình tự làm, so sánh với dự toán để đánh giá tính hợp lý của giá trị công trình.

Kiểm tra các tài khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phát sinh trong kỳ và xét xem liệu có chi phí nào cần hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định hay không. Kiểm tra các chứng từ có liên quan.

Đối với tài sản chuyển nhượng, thanh lý trong kỳ:

- Kiểm tra chi tiết đối với khoản có giá trị lớn.

- Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý tài sản cố định và chứng từ thu do thanh lý tài sản cố định.

- Tính toán lại lãi (lỗ) do thanh lý tài sản cố định

b. Đối với tài sản cố định vô hình

Thu thập bản tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ cũng như khấu hao trong kỳ và lũy kế của các chi phí trước hoạt động, tiền bản quyền, giá trị quyền sử dụng đất:

Kiểm tra, đối chiếu với sổ cái nhằm thỏa mãn mục tiêu tài sản được ghi chép chính xác.

Kiểm tra tính hợp lý của các chi phí được tính vào chi phí trước hoạt động, phân loại nếu cần.

Chọn một số tài sản hình thành trong năm thực hiện kiểm tra chi tiết: Đối chiếu giá trị trên sổ sách với chứng từ có liên quan như phíếu chi tiền, hợp đồng, hóa đơn; Kiểm tra việc phê chuẩn của người có thẩm quyền đối với những tài sản có giá trị lớn.

c. Đối với tài sản cố định thuê tài chính

Thực hiện đối chiếu sổ tổng hợp và sổ chi tiết.

Chọn một số tài sản đã thuê và tuổi thuê trong kỳ thực hiện các bước sau:

Kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này.

Kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê.

Kiểm tra việc tính nguyên giá của tài sản đi thuê và tiền lãi trả trong kỳ đối với tài sản mới đi thuê để chắc chắn rằng giá trị của tài sản thuê được ghi nhận phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Đối với tài sản không còn thuê nữa, kiểm tra các biên bản thanh lý, kết thúc hợp đồng thuê và cách hạch toán tài sản này.

d. Các thủ tục bổ sung

33SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 34: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên biên bản họp hội đồng quản trị, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu cầu của quản lý.

Xem xét báo cáo tài chính và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đối chiếu và báo cáo tài chính đã bao gồm trong giấy tờ làm việc.

Nếu tài sản cố định khách hàng cho thuê hoạt động, ngoài việc kiểm tra hợp đồng thuê, biên bản bàn giao tài sản cố định có thể gởi thư xác nhận từ bên thứ ba để kiểm tra tính hiện hữu nếu tài sản có giá trị lớn.

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và quy mô của từng khách hàng mà kiểm toán viên có thể áp dụng các thủ tục bổ sung khác để chứng minh cho các số liệu khách hàng cung cấp

3.2.5 Các thủ tục phân tích chi phí khấu hao Thủ tục phân tích

Đối với chi phí khấu hao, các kiểm toán viên của Á Châu chỉ áp dụng một thủ tục phân tích là so sánh tổng chi phí khấu hao kỳ kiểm toán so với kỳ trước có tính đến ảnh hưởng của sự tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ, sự thay đổi phương pháp tính khấu hao và đặc điểm từng phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp đang sử dụng. Sự chênh lệch lớn sẽ là dấu hiệu để kiểm toán viên tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Thủ tục kiểm tra chi tiếtĐối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao lũy kế với sổ cái, đối chiếu chi phí khấu hao

với các bảng chi phí có liên quan. Lập bảng ước tính chi phí khấu hao và đối chiếu với số liệu của đơn vị, nếu có chênh lệch lớn kiểm toán viên phải xem xét nguyên nhân chênh lệch, đồng thời xem xét lại cách tính khấu hao của đơn vị.

Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định có phù hợp theo quy định hiện hành hay không, việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán hay không, nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi thì phải đảm bảo rằng sự thay đổi đó được chứng minh là hợp lý và hợp pháp.

Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hoặc thay đổi bất thường.

Đối với các khoản bất thường, tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với bảng chi phí đã ghi chép nhằm đảm bảo rằng khách hàng đã tính toán chính xác các khoản chi phí khấu hao này.

3.3 Ví dụ quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao tại công ty ABC

Tên công ty: Công ty Cổ Phần ABC.

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty.

Vốn điều lệ: 10 000 000 000 VNĐ

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu.

Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu da giày, hàng nông sản, thủy hải sản, vật tư thiết bị phụ tùng máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến nông sản, thủy hải sản.

34SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 35: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/2010 đến 31/12/2010

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam.

Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

Một số chính sách kế toán của công ty ABC:

- Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003-QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003.

- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

- Ghi nhận hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.

- Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thuờng xuyên.

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ.

3.3.2 Trình tự kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty ABC

Để thực hiện quá trình kiểm toán thì bên cạnh Báo cáo tài chính mà khách hàng đã cung cấp, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những tài liệu liên quan đến khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao bao gồm: Danh mục chi tiết từng loại tài sản cố định tăng lên, thanh lý, chuyển nhượng trong kỳ; Bảng tính chi phí khấu hao trong kỳ; Sổ cái, sổ chi tiết tài sản cố định, chi phí khấu hao; Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, biên bản bàn giao tài sản cố định, các hợp đồng thuê tài sản cố định. Yêu cầu này được thể hiện trên giấy tờ làm việc Review Notes.

Trước khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu đặc điểm của tài khoản mà khách hàng sử dụng để hạch toán tài sản cố định và chi phí khấu hao. Công việc này thể hiện trên giấy tờ làm việc Notes of Accounts.

Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao là 500.000 đồng.

Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu đã yêu cầu, kiểm toán viên sẽ dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết của công ty để chọn ra một số thủ tục phù hợp với công ty ABC để thực hiện kiểm toán. Với những tài liệu mà khách hàng ABC cung cấp, kiểm toán viên đã chọn một số thủ tục sau:

Đối với tài sản cố định:

So sánh số dư cuối kỳ của tài sản cố định (bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình) đầu năm so với cuối năm, xem xét tính hợp lý của biến động số dư tài sản cố định đầu năm so với cuối năm. Công việc này được thể hiện trên giấy tờ làm việc A4.

35SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 36: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Lập bảng tổng hợp về tài sản cố định hữu hình và khấu hao có liên quan theo từng loại tài sản cố định. Đối chíếu với sổ cái, các bảng do khách hàng lập, đối chiếu tổng nguyên giá tài sản cố định, chi phí khấu hao lũy kế với Bảng cân đối kế toán. Công việc này cũng được thể hiện trên giấy tờ làm việc A4.

Đối với tài sản cố định tăng trong kỳ, đối chiếu nguyên giá với các chứng từ gốc như hóa đơn mua hàng, phiếu chi. Đồng thời, kết hợp với các khoản khác như phải trả, chi phí để xác định khoản chi phí mua tài sản cố định có được phản ánh vào giá trị tài sản cố định không, xem số phát sinh tăng tài sản cố định có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn hay không. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định phát sinh trong kỳ và xem xét có hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định đối với những khoản chi phí này. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Lập bảng tổng hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, đối chiếu với chứng từ gốc như Phiếu thu, hóa đơn.

Đối với tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình, trong năm không có phát sinh tăng nên không tiến hành kiểm tra chi tiết mà chỉ lập bảng tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ cũng như khấu hao trong kỳ và kiểm tra đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính.

Riêng đối với tài sản cố định thuê tài chính cần kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này, đồng thời kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Đối với chi phí khấu hao:

Lập bảng ước tính chi phí khấu hao trong kỳ và đối chiếu với số liệu của đơn vị, nếu có chênh lệch lớn giữa số của kiểm toán viên và số của đơn vị thì phải tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch.

Chi phí khấu hao ước tính=NG BQ tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao bình quân

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao bình quân được lấy trên sổ chi tiết tài sản cố định theo nhóm.

NG BQ tính khấu hao=NG đầu năm+NG BQ tăng trong năm-NG BQ giảm trong năm

NG đầu năm: Lấy theo số liệu trên sổ chi tiết tài sản cố định theo nhóm.

NG BQ tăng trong năm: Tính theo nhóm tài sản cố định

= NGi x T/12

NG BQ giảm trong năm: Tính theo nhóm tài sản cố định

= NGj x T’/12

36SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 37: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NG BQ: Nguyên giá bình quân của tài sản cố định.

NGi: Nguyên giá của tài sản cố định thứ i tăng trong năm.

NGj: Nguyên giá của tài sản cố định thứ j giảm trong năm.

T: Số tháng sử dụng tài sản cố định thứ i trong năm.

T’: Số tháng không sử dụng tài sản cố định thứ j trong năm.

Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định xem có phù hợp với quy định hiện hành không và việc áp cách tính khấu hao có nhất quán không. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

Note Description Ref

Đơn vị sử dụng những tài khoản sau đây để hạch toán tài sản cố định và chi phí khấu hao:

TK 211-Tài sản cố định hữu hình

TK 2111-Nhà cửa, vật kiến trúc

TK 2112-Máy móc, thiết bị

TK 2113-Phương tiện vận tải

TK 2114-Dụng cụ quản lý

TK 2118-Tài sản cố định khác

TK 212-Tài sản cố định thuê tài chính

TK 213-Tài sản cố định vô hình

TK 2131-Quyền sử dụng đất

37SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 38: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

TK 214-Hao mòn tài sản cố định

TK 2141-Hao mòn tài sản cố định hữu hình

TK 2142-Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính

TK 2143-Hao mòn tài sản vô hình

Doanh nghiệp ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003-QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003.

Doanh nghiệp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

Doanh nghiệp quy định tài sản cố định tăng sau ngày 20 của tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao, giảm sau ngày 20 vẫn trích khấu hao trong tháng giảm, giảm trước ngày 20 ngưng trích khấu hao ngay trong tháng giảm.

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Xem xét tính hợp lý của biến động số dư tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ.

Công việc: Lập bảng so sánh số dư đầu năm và cuối năm của tài sản cố định.

Tên tài khoản Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch

Tài sản cố định hữu hình

Nguyên giá 24.053.771.065 23.363.505.018 690.266.047

Hao mòn lũy kế (12.878.798.312) (11.611.549.814) (1.267.248.498)

Giá trị còn lại 9.174.972.753 9.751.955.204 (576.982.451)

38SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 39: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

BS ^ LY ^ ^

Tài sản cố định thuê tài chính

Nguyên giá 1.450.098.202 1.450.098.202 -

Hao mòn lũy kế (981.573.665) (860.732.148) 120.841.517

Giá trị còn lại 468.524.537 589.366.054 (120.841.517)

BS ^ LY ^

Tài sản cố định vô hình

Nguyên giá 1.750.000.000 1.750.000.000 -

Hao mòn lũy kế - - -

Giá trị còn lại 1.750.000.000 1.750.000.000 -

BS ^ LY ^

Finding:

- Tài sản cố định hữu hình cuối năm so với đầu năm có biến động lớn.

- Tài sản cố định thuê tài chính không có biến động về nguyên giá nhưng có biến động về hao mòn lũy kế, đó chính là chi phí khấu hao đơn vị đã trích trong kỳ.

- Tài sản cố định vô hình không có biến động về mặt nguyên giá.

Conclusion: Biến động số dư tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ là hợp lý.

Notes:

BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2010.

LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước.

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

39SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 40: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Đảm bảo số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình đến ngày 31/12/2010 được ghi chép, phân loại, chuyển sổ phù hợp.

Công việc:

- Từ sổ của đơn vị lập bảng tổng hợp về tài sản cố định hữu hình và khấu hao có liên quan, bao gồm số dư đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ.

- Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, đồng thời đọc lướt sổ chi tiết và xem xét việc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định đối với những chi phí này.

Nội dung Số đầu năm Tăng Thanh lý Số cuối năm

Nguyên giá

Nhà cửa, vật kiến trúc

10.876.734.096 398.332.271 - 11.275.066.367

Máy móc, thiết bị 7.543.957.322 145.890.000 - 7.689.847.322

40SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 41: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Phương tiện vận tải 2.360.689.000 336.831.768 256.520.000 2.441.000.768

Dụng cụ quản lý 560.476.080 82.168.508 28.000.500 614.644.088

Tài sản cố định khác

21.648.520 11.564.000 - 33.212.520

Cộng (1) 21.363.505.018 974.786.547 284.520.500 22.053.771.065

LY ^ ^ ^ BS # ^

Khấu hao lũy kế

Nhà cửa, vật kiến trúc

6.053.679.904 611.171.650 - 6.664.851.554

Máy móc, thiết bị 4.283.200.767 501.802.396 153.851.957 4.631.151.206

Phương tiện vận tải 952.909.633 221.733.006 - 1.174.642.639

Dụng cụ quản lý 306.289.088 100.813.525 17.188.513 389.914.100

Tài sản cố định khác

15.470.422 2.768.391 - 18.238.813

Cộng (2) 11.611.549.814 1.438.268.938 171.040.470 12.878.798.312

LY ^ ^ ^ BS # ^

Giá trị còn lại

Nhà cửa, vật kiến trúc

4.823.054.192 4.610.214.813

Máy móc, thiết bị 3.260.756.555 3.058.696.116

Phương tiện vận tải 1.407.779.367 1.266.358.129

Dụng cụ quản lý 254.186.992 224.729.988

Tài sản cố định khác

6.178.098 14.973.707

Cộng = (1) – (2) 9.751.955.204 9.174.972.753

^ ^

Notes:

41SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 42: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2010.

LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước.

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

#: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Finding: Theo Quyết định 206:

- Chi phí sửa chữa lớn nhà văn phòng không được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định mà phải ghi nhận vào chi phí trả trước dài hạn, sau đó phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, số tiền là 42.066.000 đồng, thời gian phân bổ là 5 năm. Số phân bổ vào chi phí năm nay là 8.413.200 đồng. Trong năm, doanh nghiệp đã trích khấu hao trên giá trị này là 5.821.905 đồng. Số chênh lệnh còn phải tính vào chi phí trong năm là 2.591.295 đồng.

- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện MITSUBISHI phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ chứ không đuợc ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định, số tiền là 5.548.000 đồng. Trong năm doanh nghiệp đã trích khấu hao trên giá trị này là 1.206.900 đồng. Chênh lệch còn phải tính vào chi phí trong năm là 4.341.100 đồng.

- Doanh nghiệp đã ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất của nhà tập thể công nhân tại Bình Dương là tài sản cố định hữu hình. Doanh nghiệp phải chuyển sang tài sản cố định vô hình và không trích khấu hao. Số tiền 180.000.000 đồng. Tài sản tăng vào ngày 25/12/2010 nên trong năm doanh nghiệp chưa trích khấu hao tài sản này, do đó chỉ điều chỉnh nguyên giá mà không điều chỉnh chi phí khấu hao.

Bút toán diều chỉnh

Nợ TK 242: 33.652.800

42SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 43: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Nợ TK 642: 2.591.295

Nợ TK 214: 5.821.905

Có TK 211: 42.066.000

Nợ TK 642: 4.341.100

Nợ TK 214: 1.206.900

Có TK 211: 5.548.000

Nợ TK 213: 180.000.000

Có TK 211: 180.000.000

Conclusion: Số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình đến ngày 31/12/2010 được phân loại, ghi chép và chuyển sổ phù hợp sau điều chỉnh.

Notes:

BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2010

LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước.

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

#: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết.

43SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 44: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Đảm bảo tài sản tăng đến ngày 31/12/2010 là có thực.

Công việc:

- Lập bảng tổng hợp tài sản cố định tăng trong kỳ sau khi đã điều chỉnh chi phí sửa chữa và giá trị quyền sử dụng đất.

- Kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc.

- Xác định các tài sản không đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị.

Chứng từ TK đối ứng

Tên tài sản cố định Nguyên giáNgày Số

12/1/2010 GX010 111 Máy phát điện KOHLER 96.000.000 ٧

1/3/2010 GA001 111Tường rào xí nghiệp gia dày Bình Dương

15.300.000٧

7/3/2010 GX013 111 Xe TOYOTA 7 chỗ 298.146.000 ٧

2/4/2010 GX027 111 Máy in Hewlett 110 5.643.552 ٧

10/4/2010 GX028 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧

10/4/2010 GX029 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧

44SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 45: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

10/4/2010 GX038 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧

10/4/2010 GX050 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧

28/7/2010 GX062 111 Máy in Epson LQ 7.887.000 ٧

5/8/2010 GX068 111Hệ thống máy lạnh DAIKIN (Hội trường)

34.500.000 ٧

24/8/2010 GX069 111 Hệ thống đường ống nuớc 38.685.768 ٧

29/8/2010 GX071 111 Máy lạnh SAMSUNG 9.842.000 ٧

6/10/2010 GX087 111 Máy Fax B820 4.102.564 ٧

14/10/2010 GX105 111 Tủ pha chế (văn phòng) 11.564.000 ٧

25/12/2010 GA020 111 Nhà tập thể công nhân 160.966.271 ٧

Cộng 747.172.547

^

Notes:

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

٧ : Đã kiểm tra đối chiếu phù hợp với chứng từ gốc (Hóa đơn).

45SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 46: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Finding:

Trong kỳ doanh nghiệp mua một số tài sản không đủ tiêu chuẩn giá trị để ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Theo Quyết định 206, những tài sản này chỉ là công cụ dụng cụ, doanh nghiệp chuyển sang TK chi phí trả trước dài hạn và phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh, ước tính phân bổ trong 3 năm. Danh mục các tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn giá trị:

Tên tài sản cố định Nguyên giáĐã trích khấu hao trong năm

2010

Mức phân bổ trong năm 2010

Chênh lệch tính vào chi

phí

Máy in Hewlett 110 5.643.552 846.533 1.410.888 564.355

Máy in Epson LQ 7.887.000 657.250 1.095.417 438.167

Máy lạnh SAMSUNG 9.842.000 656.133 1.093.556 437.422

Máy Fax B820 4.102.564 205.128 341.880 136.752

Cộng 27.475.116 2.365.044 3.941.741 1.576.697

^ ^ ^ ^

46SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 47: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Mức phân bổ trong năm 2010 = (Nguyên giá/3)x(Số tháng sử dụng trong năm/12)

Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK 242: 23.533.375

Nợ TK 642: 1.576.697

Nợ TK 214: 2.365.044

Có TK 211: 27.475.116

Conclusion: Giá trị tài sản cố định tăng đến ngày 31/12/2010 được ghi nhận phù hợp sau khi điều chỉnh.

Notes:

٧ : Đã kiểm tra đối chiếu phù hợp với chứng từ gốc (Hóa đơn).

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

47SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 48: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Đảm bảo các tài sản cố định nhượng bán trong năm được phản ánh trung thực và hợp lý.

Công việc:

- Lập bảng kê các tài sản cố định nhượng bán trong năm 2010 theo từng loại.

- Đối chiếu với chứng từ gốc.

- Tính toán lãi (lỗ) do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

Tên tài sản cố định

Nguyên giáKhấu hao

lũy kếGiá trị còn

lạiGiá bán Lãi (lỗ)

Xe Daewoo 7 chỗ

256.520.000 153.851.957 102.668.043 112.800.000 ٧ 10.131.957

Máy vi tính Acer

13.260.000 7.343.850 5.916.150 5.700.000 ٧ (216.150)

Máy vi tính Acer

14.740.500 9.844.663 4.895.837 5.100.000 ٧ 204.163

Cộng 284.520.500 171.040.470 113.480.030 123.600.000 10.119.970

48SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 49: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

^ £ ^ £ ^ ^

Finding:

- Xe Daewoo thanh lý ngày 22/4/2010.

- Máy vi tính Acer (số lượng 2 cái) thanh lý ngày 27/6/2010.

- Doanh nghiệp đã tính khấu hao những tài sản này cho tới ngày thanh lý, đồng thời ghi giảm giá trị tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế tại ngày thanh lý.

-Các tài sản thanh lý đều có hóa đơn.

Conlusion: Các tài sản cố định thanh lý trong năm được phản ánh phù hợp.

Notes:

٧: Đã kiểm tra đối chiếu phù hợp với chứng từ gốc (Hóa đơn).

£: Đã kiểm tra phương pháp ghi giảm nguyên giá và khấu hao lũy kế.

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

49SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 50: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Đảm bảo chi phí khấu hao tài sản cố định đến ngày 31/12/2010 được tính toán và phân bổ vào chi phí hợp lý.

Công việc: Lập bảng ước tính chi phí khấu hao theo nhóm tài sản cố định sau khi đã điều chỉnh nguyên giá, so sánh với số của đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch.

Loại tài sản cố định

Nguyên giá đầu kỳ

Nguyên giá tăng bình

quân trong năm

Nguyên giá giảm bình quân trong

năm

Nguyên giá bình quân tính

khấu hao

Nhà cửa, vật kiến trúc

10.876.734.096 12.750.000 - 10.889.484.096

Máy móc, thiết bị 7.543.957.322 110.375.000 - 7.654.332.322

Phương tiện vận tải 2.360.689.000 264.574.070 171.013.333 2.454.249.737

Dụng cụ quản lý 560.476.080 48.401.544 14.000.250 594.877.374

Tài sản cố định khác

21.648.520 2.891.000 - 24.539.520

Cộng 21.363.505.018 438.991.614 185.013.583 21.617.483.049

^ ^ ^ ^

50SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 51: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Loại tài sản cố định

Nguyên giá bình quân tính

khấu hao

Tỷ lệ khấu hao bình quân (%)

Ước tính chi phí khấu hao

trong kỳSố của đơn vị

Chênh lệch (giữa ước tính và số

của đơn vị)

Nhà cửa, vật kiến trúc

10.889.484.096 5.56 605.455.316 611.171.650 (5.716.334)

Máy móc, thiết bị

7.654.332.322 6.53 499.827.901 501.802.396 (1.974.496)

Phương tiện vận tải

2.454.249.737 9.04 221.864.176 221.733.006 131.170

Dụng cụ quản lý

594.877.374 16.67 99.146.229 100.813.525 (1.667.296)

Tài sản cố định khác

24.539.520 11.05 2.711.617 2.768.391 (56.774)

Cộng 21.617.483.049 1.429.005.239 1.438.268.938 (9.283.729)

^ ^ ^ ^ ^

51SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 52: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Finding:

Chênh lệch giữa ước tính của kiểm toán viên với số liệu sổ sách của đơn vị là do khi ước tính nguyên giá bình quân tính khấu hao, kiểm toán viên đã điều chỉnh những khoản chi phí không đủ tiêu chuẩn ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định ở các thủ tục trên. Bao gồm các khoản:

Nguyên giá Đã trích khấu hao trong kỳ

Chi phí sửa chữa lớn nhà văn phòng 42.066.000 5.821.905

Chi phí sửa chữa máy phát điện 5.548.000 1.206.900

Máy in Hewlett 110 5.643.552 846.533

Máy in Epson LQ 7.887.000 657.520

Máy lạnh SAMSUNG 9.842.000 656.133

Máy Fax B820 4.102.564 205.128

Tổng cộng 75.089.116 9.393.849

Chênh lệch sau điều chỉnh nguyên giá: 9.393.849 - 9.283.729 = 110.120 đồng.

Chênh lệch không trọng yếu không cần điều chỉnh.

Conlusion: Chi phí khấu hao trong kỳ được đơn vị ghi nhận hợp lý sau các bút toán điều chỉnh ở trên.

Notes:

^: Đã kiểm tra cộng dồn

52SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 53: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Tài sản cố định hữu hình sau kiểm toán:

Nội dungTrước kiểm

toán

Kiểm toán

Sau kiểm toánĐiều chỉnh tăng

Điều chỉnh giảm

Nguyên giá

Nhà cửa, vật kiến trúc 11.275.066.367 - 222.066.000 11.053.000.367

Máy móc, thiết bị 7.689.847.322 - 15.390.000 7.674.457.322

Phương tiện vận tải 2.441.000.768 - - 2.441.000.768

Dụng cụ quản lý 614.644.088 - 17.633.116 597.010.972

Tài sản cố định khác 33.212.520 - - 33.212.520

Cộng 22.053.771.065 - 255.089.116 21.798.681.949

Khấu hao lũy kế

Nhà cửa, vật kiến trúc 6.664.851.554 - 5.821.905 6.659.029.649

Máy móc, thiết bị 4.631.151.206 - 1.863.033 4.629.288.173

Phương tiện vận tải 1.174.642.639 - - 1.174.642.639

53SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 54: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Dụng cụ quản lý 389.914.100 - 1.708.911 388.205.189

Tài sản cố định khác 18.238.813 - - 18.238.813

Cộng 12.878.798.312 - 9.393.849 12.869.404.462

Giá trị còn lại

Nhà cửa, vật kiến trúc 4.610.214.813 4.393.970.718

Máy móc, thiết bị 3.058.696.116 3.045.169.149

Phương tiện vận tải 1.266.358.129 1.266.358.129

Dụng cụ quản lý 224.729.988 208.805.783

Tài sản cố định khác 14.973.707 14.973.707

Cộng 9.174.972.753 8.929.277.487

54SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 55: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Tài sản cố định vô hình được trình bày hợp lý đến ngày 31/12/2010.

Công việc: Lập bảng tổng hợp tài sản cố định vô hình, đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết và Bảng cân đối kế toán. So sánh với số liệu kiểm toán.

Nội dung Đơn vị Kiểm toán Chênh lệch

Nguyên giá

Số dư đầu kỳ 1.750.000.000 LY 1.750.000.000 -

Phát sinh tăng trong kỳ - 180.000.000 180.000.000

Phát sinh giảm trong kỳ - - -

Số dư cuối kỳ 1.750.000.000 BS 1.930.000.000 180.000.000

^ # ^ ^

Khấu hao trong kỳ - - -

Hao mòn lũy kế

Đầu kỳ - LY - -

Cuối kỳ - BS - -

^ # ^ ^

Giá trị còn lại

Đầu kỳ 1.750.000.000 LY 1.750.000.000 -

55SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 56: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Cuối kỳ 1.750.000.000 BS 1.930.000.000 180.000.000

^ # ^ ^

Finding:

- Chênh lệch 180.000.000 là giá trị quyền sử dụng đất của khu nhà tập thể công nhân mà doanh nghiệp đã hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, kiểm toán đã điều chỉnh sang tài sản cố định vô hình theo quyết định 206 của Bộ tài chính.

- Tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất nên doanh nghiệp không trích khấu hao.

Conclusion: Số dư tài khoản tài sản cố định vô hình đến ngày 31/12/2010 là hợp lý sau điều chỉnh.

Notes:

BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2010.

LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước.

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

#: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết.

56SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 57: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

NOTES OF ACCOUNT Prepared by : ……………………

Client’s name : Công ty cổ phần ABC Date : …………………

Year end: 31/12/2010 Reviewed by: …………………..

Subject: Tài sản cố định Date: ………………

A4

Mục tiêu: Tài sản cố định thuê tài chính được trình bày hợp lý đến ngày 31/12/2010.

Công việc: Lập bảng tổng hợp tài sản cố định thuê tài chính, đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết và Bảng cân đối kế toán. So sánh với số liệu kiểm toán.

Nội dung Số đơn vị Số kiểm toán Chênh lệch

Nguyên giá

Số dư đầu kỳ 1.450.098.202 LY 1.450.098.202 -

Phát sinh tăng trong kỳ - - -

Phát sinh giảm trong kỳ - - -

Số dư cuối kỳ 1.450.098.202 BS 1.450.098.202 -

^ # µ ^ ^

Khấu hao trong kỳ (120.841.517) (120.653.865) (187.652)

Hao mòn lũy kế

Đầu kỳ (860.732.148) LY (860.732.148) -

Cuối kỳ (981.573.665) BS (981.386.013) (187.652)

^ # ^ ^

57SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 58: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Giá trị còn lại

Đầu kỳ 589.366.054 LY 589.366.054 -

Cuối kỳ 468.524.537 BS 468.712.189 187.652

^ # ^ ^

Finding:

- Trong năm doanh nghiệp không có phát sinh tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính.

- Chênh lệch chi phí khấu hao trong kỳ là do ước tính tỷ lệ khấu hao của kiểm toán viên và đơn vị có sự khác biệt. Tuy nhiên đây là chênh lệch không trọng yếu không cần điều chỉnh.

Conclusion: Số dư tài khoản tài sản cố định thuê tài chính đến ngày 31/12/2010 là hợp lý.

Notes:

BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2010.

LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước.

^: Đã kiểm tra cộng dồn.

#: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết.

µ: Đã kiểm tra hợp đồng thuê tài sản.

58SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 59: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

CHƯƠNG 4

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Nhận xétTrên cơ sở những kiến thức đã được học và sau một thời gian thực tập tại công ty, em xin

đưa ra một vài nhận xét và kiến nghị với mong muốn sẽ có thể giúp công ty phần nào hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình, nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, do thời gian thực tập tại công ty không lâu, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những nhận xét mang tính chủ quan và còn thiên về lý thuyết rất mong được quý thầy cô và công ty góp ý thêm.

4.1.1 Ưu điểm

- Về công ty kiểm toán Á Châu

Tuy ra đời sau nhưng công ty kiểm toán Á Châu đã tạo được uy tín đối với chất lượng dịch vụ cung cấp. Công ty đã tiến hành kiểm toán đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, … Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thêm kinh nghiệm cho các kiểm toán viên tại công ty. Hơn nữa, việc tiếp cận với nhiều loại hình doanh nghiệp sẽ giúp các kiểm toán viên của công ty có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán, tăng thêm uy tín cho công ty.

Công ty kiểm toán Á Châu đã không ngừng xây dựng cho mình bộ máy hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên chuyên ngành với đầy đủ kỹ năng cũng như năng lực để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, đội ngũ kiểm toán viên rất khéo léo trong giao tiếp nên công ty đã tạo được ấn tượng rất tốt đối với khách hàng.

Quy trình kiểm toán tại Á Châu được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam và Quốc tế, vì vậy, quy trình kiểm toán được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ các bước thực hiện. Công ty đang từng bước cố gắng hoàn thiện công tác kiểm toán thông qua việc thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng để tiến hành xây dựng một quy trình kiểm toán chặt chẽ, hiệu quả.

Các kỹ thuật thu thập bằng chứng của công ty được xây dựng trên cơ sở Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế nên đáp ứng được các yêu cầu thực hiện kiểm toán trong điều kiện kinh tế hiện nay. Qua hoạt động kiểm toán, công ty đã giúp các doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu và hoàn thiện hệ thống kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý và công tác điều hành doanh nghiệp.

Cùng với việc thiết kế chương trình kiểm toán để thu thập được bằng chứng có giá trị, công ty còn quy định việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán hợp pháp và khoa học nên đã tạo được hiệu quả làm việc cao. Hồ sơ kiểm toán được sắp xếp rõ ràng, mỗi khoản mục được ký hiệu bởi các chữ cái và được sắp xếp theo thứ tự rất thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho việc tra cứu hồ sơ và lưu trữ

59SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 60: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

bằng chứng kiểm toán. Các bằng chứng được các kiểm toán viên lưu trữ trong các hồ sơ theo từng loại và theo thứ tự công việc thực hiện, nhờ đó đã giúp các kiểm toán viên thực hiện công việc một cách tốt nhất, thu thập đầy đủ bằng chứng để làm cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và đưa ra ý kiến sau cùng.

Trong mỗi phần của hồ sơ kiểm toán, các giấy tờ làm việc được sắp xếp theo thứ tự, kèm theo là các bằng chứng kiểm toán cũng được đánh dấu theo thứ tự để đối chiếu với các thử nghiệm kiểm toán. Nhờ vậy mà bằng chứng kiểm toán sẽ không bị thất lạc hoặc kiểm toán viên sẽ nhận thấy ngay những thông tin, những bằng chứng kiểm toán nào còn thiếu và kịp thời bổ sung thêm.

Quá trình tìm hiểu khách hàng tại công ty được thực hiện bởi những kiểm toán viên chính giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình khảo sát khách hàng mà bằng chứng thu thập được vẫn đầy đủ và đáng tin cậy. Kiểm toán viên đã thực hiện khá tốt giai đoạn tìm hiểu khách hàng và các thông tin được lưu tại hồ sơ kiểm toán thường trực, đặc biệt đối với kiểm toán năm đầu tiên. Hồ sơ này bao gồm những thông tin như: các thông tin chung về khách hàng, các tài liệu về thuế, các tài liệu về chế độ kế toán,.… Hồ sơ này đã giúp cho kiểm toán viên năm tiếp theo nắm bắt được những thông tin chính yếu về khách hàng.

Đối với một số khách hàng, công ty có tiến hành kiểm toán giữa niên độ, việc này đã góp phần làm giảm bớt khối lượng cũng như áp lực công việc của kiểm toán viên vào thời điểm cuối niên độ.

Trong một cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên đã có sự phân chia rõ ràng công việc cho từng thành viên dựa vào thế mạnh và kinh nghiệm của từng nguời, tránh sự trùng lắp khi thu thập bằng chứng kiểm toán, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả công việc. Các kiểm toán viên thường được phân công kiểm tra các khoản mục có quan hệ mật thiết trong nghiệp vụ phát sinh giúp giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán. Trong quá trình làm việc, kiểm toán viên luôn luôn có sự đối chiếu, rà soát những phần đã thực hiện tạo sự linh động trong công việc.

Các kiểm toán viên có trình độ cao kết hợp với kinh nghiệm làm việc có thể nắm bắt nhanh chóng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, từ đó dịnh hướng cho công việc kiểm toán. Ưu điểm này giúp rất nhiều trong quá trình kiểm toán vì giới hạn được thời gian và khối luợng công việc.

- Về quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao

Nhìn chung, chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của công ty đã được thiết kế khá khoa học dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Chương trình đã đáp ứng đấy đủ các thủ tục cơ bản nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán, nhờ đó kiểm toán viên có đủ bằng chứng cho việc đưa ra kết luận khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao của đơn vị không có sai sót trọng yếu hoặc nếu có thì đã được kiểm toán viên phát hiện và yêu cầu đơn vị điều chỉnh.

60SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 61: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Các thử nghiệm trong chương trình kiểm toán tài sản cố định được thiết kế rõ ràng và có sự linh hoạt nhất định, do đó mỗi kiểm toán viên khi thực hiện công việc có thể dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của mình tự đưa ra một chương trình kiểm toán phù hợp với từng đơn vị.

Từ chương trình kiểm toán chi tiết của công ty, kiểm toán viên có thể thiết kế thêm hay giảm bớt một số thử nghiệm không cần thíết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng. Chính điều này giúp cho các kiểm toán viên ngày càng năng động hơn trong công việc, giúp cho chương trình kiểm toán sát với thực tế, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán, tiết kiệm được chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán.

4.1.2 Tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên, cũng như đa số các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt

Nam hiện nay, vì những lý do chủ quan và khách quan, Á Châu vẫn còn một số tồn tại đối với công ty cũng quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao

- Về công ty kiểm toán Á Châu

. Quy trình kiểm toán của công ty đang áp dụng còn mang tính chất chung chung tổng quát, chưa cụ thể, chưa xây dựng được các quy trình kiểm toán riêng cho từng ngành cũng như từng loại hình công ty. Vấn đề này gây nhiều lúng túng, khó khăn cho kiểm toán viên trong việc triển khai kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là đối với những khách hàng mới có đặc thù kinh doanh không quen thuộc. Điều đó có thể làm cho chất lượng cuộc kiểm toán không được đảm bảo và có thể dẫn tới rủi ro cao.

Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tính hợp lý và tính trung thực của số liệu của báo cáo tài chính. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đuợc đánh giá là hiệu quả trong thực tế thì các kiểm toán viên có thể thu hẹp phạm vi các thử nghiệm cơ bản ở các khoản mục có liên quan. Do đó, giúp các kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí của cuộc kiểm toán.

Nhưng ở công ty, việc đưa ra trình tự các bước cụ thể để xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp với sự giúp đỡ của các công cụ tìm hiểu như bảng câu hỏi, lưu đồ, bảng tường thuật không được thực hiện. Mặc dù trong quy trình kiểm toán của công ty có mục tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhưng trong thực tế công việc này ít được các kiểm toán viên quan tâm.

Trong suốt quá trình kiểm toán, kiểm toán viên ít có những buổi tiếp xúc trực tiếp với nhân viên quản lý ở các bộ phận khác nhau để phỏng vấn tìm hiểu nguyên nhân gây ra sai sót ở các bộ phận đó, mà chỉ làm việc với bộ phận kế toán trong đơn vị nên trong nhiều trường hợp các kiểm toán viên có thể vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu cho ý kiến tư vấn của mình.

Công ty chỉ lập kế hoạch kiểm toán đối với khách hàng mới, còn đối với khách hàng cũ kiểm toán viên thừờng không lập kế hoạch kiểm toán mà chỉ cập nhật thông tin và theo các yếu

61SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 62: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

kém đã trình bày ở kỳ kiểm toán trước. Kế hoạch kiểm toán thường ít khi được các kiểm toán viên trình cho khách hàng. Tuy rằng trình tự thực hiện các bước kiểm toán đúng như kế hoạch nhưng việc xác định mức trọng yếu còn chưa được cụ thể, tùy thuộc vào kinh nghiệm của các kiểm toán viên.

Đối với thủ tục phân tích do chưa có nhiều hướng dẫn cụ thể có tính bắt buộc phải thực hiện, một số hướng dẫn còn mang tính chung chung, hơn nữa việc áp dụng các thủ tục phân tích cũng đòi hỏi sự nhạy bén của các kiểm toán viên trong các xét đoán mang tính nghề nghiệp đã dẫn đến ở một số phần hành trong hồ sơ kiểm toán, mức độ sử dụng thủ tục phân tích chưa cao và chưa hiệu quả. Một hạn chế khá nữa là khách hàng của công ty đa phần là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, số liệu không quá phức tạp nên việc thực hiện các thủ tục phân tích chỉ với mục đích định hướng. Công ty cũng chưa có phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc thực hiện các tính toán phức tạp trong thủ tục phân tích.

- Về quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao

Các kiểm toán viên thường đưa ra nhận xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không đáng tin cậy và bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, đi thẳng vào các thử nghiệm cơ bản. Một số kiểm toán viên chưa coi trọng việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nếu có thực hiện cũng chỉ dừng lại ở việc xem xét hệ thống sổ, chứng từ kế toán hoặc trao đổi với ban quản lý của công ty và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên để nắm bắt và đánh giá tình hình. Công việc này vẫn chưa được lưu lại trong hồ sơ. Mặc khác, trong chương trình kiểm toán chưa nêu đủ các thử nghiệm kiểm soát cần thiết, khi đánh giá rủi ro kiểm soát tại đơn vị, các kiểm toán viên thường lồng chung với các thử nghiệm cơ bản chứ không lưu hồ sơ riêng.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các thử nghiệm cơ bản thuộc quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao được các kiểm toán viên tiến hành khá đầy đủ nhằm thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng đầy đủ các thử nghiệm cơ bản chỉ dừng lại ở việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết, còn việc sử dụng các thủ tục phân tích thì rất hạn chế.

Thủ tục phân tích các kiểm toán viên thường áp dụng là phân tích xu hướng và phân tich dự báo như phân tích biến động tài sản cố định và chi phí khấu hao giữa các năm và xem xét tính hợp lý của những biến động đó nên hiệu quả thực sự của các thủ tục phân tích còn chưa cao. Điều này sẽ làm cho kiểm toán viên mất nhiều thời gian và công sức hơn so với việc vận dụng các thủ tục phân tích thích hợp và cần thiết.

Chương trình kiểm toán tài sản cố định chưa có đủ thủ tục để kiểm tra chi phí vay được vốn hóa trong kỳ mà chi phí vay được kiểm tra trong chương trình kiểm toán các khoản vay ngắn hạn và dài hạn và được chuyển sang khi phát sinh các khoản vay được vốn hóa.

Đồng thời, công ty chưa xây dựng các thủ tục kiểm toán các khoản chi phí sau ghi nhận ban đầu đối với tài sản cố định. Điều này có thể dẫn đến việc thu thập không đủ bằng chứng cho

62SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 63: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

việc ghi tăng tài sản cố định trong kỳ cũng như việc ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định không hợp lý.

4.2 Kiến nghị- Về công ty kiểm toán Á Châu

Để có thể thu hút đuợc nhiều khách hàng và chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao thì quy trình kiểm toán tại công ty cần được xây dựng riêng cho từng quy mô, lĩnh vực hoạt động, từng ngành kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp để có thể tiếp nhận bất cứ khách hàng nào mà không bị lúng túng. Tăng cường hơn nữa sự trao đổi của các kiểm toán viên với các kiểm toán viên lâu năm nhiều kinh nghiệm.

Trong tương lai khối lượng khách hàng của công ty ngày càng lớn, phạm vi phục vụ khách hàng ngày càng được mở rộng thì công việc của Ban giám đốc và trưởng phòng kiểm toán nhiều hơn, do đó công ty nên thành lập một bộ phận riêng biệt để kiểm tra chất lượng hồ sơ kiểm toán, người kiểm tra chất lượng các hồ sơ kiểm toán phải là người độc lập, được Ban giám đốc trực tiếp bổ nhiệm. Lúc đó, sự có mặt của bộ phận kiểm soát sẽ hỗ trợ Ban giám đốc rà soát lại các bước tiến hành trong hồ sơ kiểm toán, từ đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Nếu công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự trong tương lai thì giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Công ty nên tăng cường các thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán trong việc tăng cường kiểm tra chương trình kiểm toán do các kiểm toán viên tiến hành tại khách hàng. Việc đưa các thử nghiệm kiểm soát vào chương trình kiểm toán tạo nên cơ sở cho sự đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro kiểm soát của đơn vị. Trong tương lai không xa, chắc chắn hệ thống kiểm soát nội bộ ở các đơn vị sẽ được quan tâm xây dựng đúng mức bởi các ưu điểm của nó và khi đó việc xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong quá trình kiểm toán là một đòi hỏi tất yếu. Lúc này, các kiểm toán viên của công ty đã có sự chuẩn bị sẵn sàng và dễ dàng thích ứng với công việc hơn.

Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng cũ, kiểm toán viên phải lưu ý đến các thay đổi trong đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ như thay đổi trong quy chế tổ chức hoặc trong môi trường hoạt động, sự thay đổi nhân sự, thay đổi trong hệ thống thông tin … Tất cả những thay đổi đó đều ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của việc lập báo cáo tài chính tại đơn vị được kiểm toán. Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đạt hiệu quả cao, kiểm toán viên cần kết hợp với các công cụ như bảng câu hỏi, lưu đồ, bảng tường thuật. Với các công cụ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các kiểm toán viên trong việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong quá trình kiểm toán sau này.

Các kiểm toán viên cần có buổi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ quản lý ở các bộ phận trong khi thực hiện kiểm toán vì các ý kiền tư vấn của kiểm toán viên đưa ra có thể làm giảm rủi ro cho bộ phận này nhưng lại gây khó khăn cho các bộ phận khác. Việc tìm hiểu này giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến tư vấn hữu hiệu nhất cho khách hàng của mình.

63SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 64: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Bên cạnh đó, công ty cũng nên tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên, việc này khá thích hợp để thực hiện trong thời gian hết mùa kiểm toán. Đây là thời gian các kiểm toán viên tương đối rãnh rỗi nên ban lãnh đạo công ty cần có sự chuẩn bị và thực hiện thật tốt các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của mình. Việc này có thể tốn kém nhưng xét về lâu dài thì đào tạo và cập nhật thường xuyên cho các kiểm toán viên về những kiến thức và phương pháp kiểm toán hiện đại, đặc biệt là các thủ tục phân tích là cơ sở cho sự phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả thực sự của cuộc kiểm toán.

Đối với việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán, công ty cần nghiên cứu ban hành thêm những quy định chi tiết cụ thể hơn để hướng dẫn các nhân viên kiểm toán cách thức và phương pháp thực hiện, cần nêu bật tầm quan trọng của các thủ tục phân tích mà các kiểm toán viên cần nắm bắt được để sẵn sàng cho yêu cầu mới của công tác kiểm toán. Do thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán không đi sâu vào từng nghiệp vụ cụ thể mà chỉ có tác dụng ở mức độ tổng thể, bằng chứng kiểm toán từ thủ tục phân tích là loại bằng chứng do kiểm toán viên tạo ra, do đó có thể sẽ không cho một giá trị cao nếu kiểm toán viên không trình bày đuợc đầy đủ các cơ sở quan trọng cho kết luận rút ra từ thủ tục phân tích mà kiểm toán viên đã thực hiện. Để thực hiện được điều này, trong thủ tục phân tích cần đảm bảo những nội dung sau:

- Các bảng biểu phân tích, tính toán.

- Sự thuyết minh của kiểm toán viên về phương pháp phân tích, các tính toán, các giả thiết.

- Những giải thích cho các chênh lệch trọng yếu.

- Nguồn thông tin làm cơ sở cho việc phân tích (có thể đính kèm những bằng chứng để xác minh cho tính đáng tin cây của thông tin).

- Về quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao

Khi kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao, kiểm toán viên nên tìm hiểu các quy định của đơn vị về phê chuẩn nghiệp vụ cũng như việc tuân thủ các quy định đó, đồng thời kiểm tra chính sách đánh giá và phân loại của đơn vị đối với tài sản cố định. Các phương pháp kiểm toán viên có thể sử dụng để tìm hiểu như kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị, quan sát quá trình vận hành của hệ thống kiểm soát, phỏng vấn những người có trách nhiệm, đồng thời lưu hồ sơ công việc tìm hiểu này tại hồ sơ thường trực khách hàng để tham khảo trong các cuộc kiểm toán sau này.

Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đạt hiệu quả cao, kiểm toán viên cần kết hợp với các công cụ như bảng câu hỏi, lưu đồ, bảng tường thuật. Với các công cụ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các kiểm toán viên trong việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong quá trình kiểm toán sau này.Ví dụ để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ công ty có thể dùng bảng câu hỏi như cho ở phần phụ lục ( trang 68)

64SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 65: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Thủ tục phân tích được xem là công cụ có hiệu quả trong kiểm toán vì giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Các kiểm toán viên có thể dựa vào các thủ tục phân tích để đánh giá, dự đoán khu vực rủi ro cao và từ đó xác định được mức độ của các thử nghiệm chi tiết, nhưng các thủ tục phân tích không được công ty chú trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao.

Vì vậy, để có thể vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt được chất lượng cao trong quá trình kiểm toán, công ty nên chú trọng xây dựng và áp dụng các thủ tục phân tích như tính tỷ số giữa giá trị tài sản cố định so với giá vốn hàng bán, tính tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định,tính tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu, phân tích tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định, tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số. Việc áp dụng các thủ tục này sẽ giúp cho các kiểm toán viên dự đoán được các rủi ro và tăng cường các thử nghiệm chi tiết có liên quan.

Khi kiểm toán chi phí khấu hao, các kiểm toán viên cần kiểm tra sự chính xác số học của các số liệu trên bảng tính khấu hao tài sản cố định của khách hàng. Nếu có chênh lệch thì kiểm toán viên cần đạt được sự giải trình hợp lý. Dựa vào Quyết định 206/2003/QĐ-BTC để xem xét tính hợp lý của phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian khấu hao. Đồng thời, kiểm toán viên cần phải kiểm tra những tài sản cố định không được khấu hao trong năm.

Đối với kiểm kê tài sản, kiểm toán viên nên kết hợp việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan chuyên ngành đối với những tài sản mà thông qua quan sát thực tế kiểm toán viên không thể đánh giá đúng giá trị thực của tài sản. Nếu vì những nguyên nhân khách quan mà kiểm toán viên không chứng kiến kiểm kê tài sản cố định được thì cần có những thủ tục thay thế để đảm bảo được mục tiêu kiểm toán.

Cần bổ sung thêm vào chương trình kiểm toán tài sản cố định thủ tục kiểm tra chi phí đi vay được vốn hóa để việc ghi tăng tài sản cố định trong kỳ được hợp lý và đầy đủ hơn. Đồng thời, tăng cường các thủ tục kiểm toán đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu nguyên giá tài sản cố định để đảm bảo rằng các chi phí được ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định là phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, chẳng hạn như lập bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận liên quan đến tài sản cố định phát sinh trong kỳ, đánh giá sự hợp lý của các khoản chi phí phát sinh trong kỳ với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, kiểm tra các tài liệu liên quan và các tài liệu quyết toán các khoản chi phí này, kiểm tra tác động của các khoản chi phí này đối với khả năng hoạt động của tài sản cố định.

65SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 66: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , các dịch vụ kiểm toán độc lập ,đặc biệt là kiểm toán BCTC được các doanh nghiệp , tổ chức nhà nước và bên thứ ba sử dụng rộng rãi như một thông tin đáng tin cậy để từ đó giúp đưa ra các quyết định một cách hợp lý. Kiểm toán TSCĐ là một khoản mục khá quan trọng trên BCTC của một doanh nghiệp sản xuất. Vì thế , việc thực hiện kiểm toán khoản mục này cho phù hợp với chuẩn mực hiện hành sẽ góp phần làm tăng thêm chất lượng của báo cáo kiểm toán và giảm rủi ro có thể xảy ra. Do đó, mọi nỗ lực của công ty nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán là yêu cầu cần thiết không chỉ của khách hàng mà còn là yêu cầu bắt buộc của mỗi công ty kiểm toán nhằm duy trì uy tín và thương hiệu của mình.

Tuy đã nỗ lực hết sức, nhưng do kiến thức cũng như thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô, cùng công ty để em có thể hoàn thiện hơn trong công tác học tập và nghiên cứu sau này.

Em xin chân thành cám ơn !

Sinh viên thực tập

Trần Thị Thanh Xuân

66SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 67: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

Phụ lục : Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Khoản mục Tài sản cố định

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về khoản mụcTSCĐ Có Không Không áp dụng

1. Hệ thống thẻ TSCĐ có được mở , duy trì và cập nhật kịp thời không ?

2. Ngoài bộ phận kế toán , có bộ phận nào khác theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không ?

3. Việc mua sắm TSCĐ có phải lập kế hoạch trước hàng năm không ?

4. Có sự phân cấp trong việc mua sắm , đầu tư tài sản không ?

5. TSCĐ khi mua về có bắt buộc phải có bộ phận kiểm tra chất lượng và lập biên bản nghiệm thu trước khi giao cho bộ phận sử dụng và thanh toán không ?

6. Khi giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng có lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dung không ?

7. Thẻ TSCĐ có được mô tả dầy đủ thông tin đến mức có thể nhận diện tài sản ở bên ngoài không ?

8. TSCĐ có được đánh mã quản lý riêng để có thể đối chiếu giữa tài sản ghi chép trên số và thực tế không

9. TSCĐ khi mang ra ngoài khỏi công ty có bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của cấp lãnh đạo có thâm quyền không?

10. Có sổ theo dõi , quản lý các tài sản được tạm thời đưa ra khỏi công ty hoặc đang sử dụng văn phòng ngoài công ty không ?

11. Những TSCĐ đang thế chấp , cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không ?

12. Công ty có giao cho một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề khi TSCĐ bị hỏng không ?

13. Các TSCĐ chưa cần dùng có được bảo quản riêng trong kho để đảm bảo chúng không bị hư hại không ?

14. Tất cả các tài khoản chờ thanh lý , chưa sử dụng có được theo dõi và quản lý riêng không ?

67SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 68: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

15. Công ty có quy định về việc thanh lý TSCĐ không ?

16. Các tài sản khi thanh lý có được phê duyệt của cấp lãnh đạo không ?

17. Có quy định kiểm kê TSCĐ ít nhất một lần một năm không

18. Kế hoạch kiểm kê hoặc các tài liệu hướng dẫn có được lập thành văn bản và gửi trước cho các bộ phận , nhân sự tham gia không ?

19. Công ty có mua bảo hiểm cho TSCĐ không ? ( nếu có , tỉ lệ giá trị tài sản đó được bảo hiểm là …..%

20. Công ty có theo dõi TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý , tạm thời chưa sử dụng , đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng không ?

21. Các quy định về mua sắm , quản lý sử dung và thanh lý TSCĐ có được tập hợp và hệ thống hóa thành một văn bản ( quy chế ) thống nhất không ?

Đánh giá của KTV khi hoàn thành bảng câu hỏi :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Khoanh vùng rủi ro và các chỉ dẫn cho việc lập kế hoạch : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

68SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33

Page 69: bao cao tot nghiep kiem toan.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD : Th.s Bùi Văn Trường

69SVTT : Trần Thị Thanh Xuân Lớp :kế toán 12 ,khóa 33