4
Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật Tổng Cty cao su Về đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất vườn cây với mục tiêu năng suất 02 tấn/ha Kính thưa : - Đoàn Chủ tịch Đại hội - Quý vị Đại biểu toàn thể Đại hội Được sự cho phép của Đoàn chủ tịch, xin thay mặt cho đơn vị phòng KTCS tham luận trong đại hội với nội dung: “Đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất vườn cây với mục tiêu năng suất 02 tấn/ha”. Trước tiên chúng tôi hoàn toàn nhất trí cao với nội dung báo cáo, mục tiêu phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp của Đảng bộ Tổng Công ty nhiệm kỳ 2010 - 2015 mà Đoàn Chủ tịch vừa thông qua. Kính thưa Đại hội, Năng suất vườn cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như việc thực hiện QTKT, trình độ quản lý điều hành sản xuất, việc nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, …. Nếu xét về mặt kỹ thuật thì gồm các yếu tố như giống cây, chất lượng trồng và chăm sóc, chế độ khai thác, khả năng đầu tư thâm canh,... Tóm lại, yếu tố cần nhất để có vườn cây khai thác đạt năng suất cao-ổn định là phải có một vườn cây đồng đều và sinh trưởng khỏe mạnh. Trong phần tham luận này, xin thảo luận về vấn đề đầu tư thâm canh vườn cây, có thể nói đây là vấn đề đã có khá nhiều ý kiến về các chương trình đầu tư thâm canh trong thời gian qua như: đầu tư thâm canh như hiện nay có phù hợp chưa ? Hiệu quả như thế nào ? Có cần thiết không ? Thâm canh tức là cách đầu tư thêm về phân bón, phương pháp, khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất trên "một diện tích" trồng trọt. Như vậy thâm canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông nghiệp mà không cần tăng diện tích đất sử dụng. Thực trạng của TCT, hình thức thâm canh đúng là con đường duy nhất, bởi vì: Nhu cầu về sản phẩm cao su tăng và yêu cầu duy trì sản lượng 40.000 tấn/năm nhưng diện tích đất có hạn và giảm dần. Mặt khác, cây cao su là cây dài ngày, tái canh trên vùng đất đã qua hàng chục năm canh tác thì chỉ có đầu tư thâm canh mới có thể có vườn cây tốt. Như vậy, đầu tư thâm canh nghĩa là đầu tư KHKT. Xin nêu một số chương trình thâm canh vườn cây trong TCT như sau: Về phương pháp trồng đã áp dụng giống cây con tiên tiến - bầu và tum bầu nhiều tầng lá, giúp độ đồng đều vườn cây cao hơn, cây sinh trưởng mạnh hơn, cùng với giống mới có thể rút ngắn thời gian KTCB. Về đất đai, căn cứ vào hạng đất để đầu tư cho phù hợp theo từng vùng; phát triển thảm phủ kudzu và kỹ thuật ép xanh-hố tích mùn trên vườn cây KTCB giúp

Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật Tổng Cty cao su

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật Tổng Cty cao su

Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật Tổng Cty cao su

Về đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất vườn cây với mục tiêu năng suất 02 tấn/ha

  Kính thưa :       

                    - Đoàn Chủ tịch Đại hội

                    - Quý vị Đại biểu và toàn thể Đại hội                      

Được sự cho phép của Đoàn chủ tịch, xin thay mặt cho đơn vị phòng KTCS tham luận trong đại hội với nội dung: “Đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất vườn cây với mục tiêu năng suất 02 tấn/ha”. Trước tiên chúng tôi hoàn toàn nhất trí cao với nội dung báo cáo, mục tiêu phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp của Đảng bộ Tổng Công ty nhiệm kỳ 2010 - 2015 mà Đoàn Chủ tịch vừa thông qua.

Kính thưa Đại hội,

Năng suất vườn cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như việc thực hiện QTKT, trình độ quản lý điều hành sản xuất, việc nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, …. Nếu xét về mặt kỹ thuật thì gồm các yếu tố như giống cây, chất lượng trồng và chăm sóc, chế độ khai thác, khả năng đầu tư thâm canh,... Tóm lại, yếu tố cần nhất để có vườn cây khai thác đạt năng suất cao-ổn định là phải có một vườn cây đồng đều và sinh trưởng khỏe mạnh.

Trong phần tham luận này, xin thảo luận về vấn đề đầu tư thâm canh vườn cây, có thể nói đây là vấn đề đã có khá nhiều ý kiến về các chương trình đầu tư thâm canh trong thời gian qua như: đầu tư thâm canh như hiện nay có phù hợp chưa ? Hiệu quả như thế nào ? Có cần thiết không ?

Thâm canh tức là cách đầu tư thêm về phân bón, phương pháp, khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất trên "một diện tích" trồng trọt. Như vậy thâm canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông nghiệp mà không cần tăng diện tích đất sử dụng. Thực trạng của TCT, hình thức thâm canh đúng là con đường duy nhất, bởi vì: Nhu cầu về sản phẩm cao su tăng và yêu cầu duy trì sản lượng 40.000 tấn/năm nhưng diện tích đất có hạn và giảm dần. Mặt khác, cây cao su là cây dài ngày, tái canh trên vùng đất đã qua hàng chục năm canh tác thì chỉ có đầu tư thâm canh mới có thể có vườn cây tốt. Như vậy, đầu tư thâm canh nghĩa là đầu tư KHKT. Xin nêu một số chương trình thâm canh vườn cây trong TCT như sau:

Về phương pháp trồng đã áp dụng giống cây con tiên tiến - bầu và tum bầu nhiều tầng lá, giúp độ đồng đều vườn cây cao hơn, cây sinh trưởng mạnh hơn, cùng với giống mới có thể rút ngắn thời gian KTCB.

Về đất đai, căn cứ vào hạng đất để đầu tư cho phù hợp theo từng vùng; phát triển thảm phủ kudzu và kỹ thuật ép xanh-hố tích mùn trên vườn cây KTCB giúp tăng độ che phủ đất, chống xói mòn, giữ ẩm, phục hồi tầng canh tác, cải thiện độ màu mỡ cho đất. Trong năm 2010 triển khai thêm trên vườn cây khai thác.

Chăm sóc đặc biệt trên vườn cây KTCB và tỉa chồi có kiểm soát giúp tăng độ đồng đều vườn cây.

Đầu tư các kỹ thuật trên vườn cây khai thác như mái che mưa, máng chắn mưa, RRIMFLOW, qui hoạch vỏ cạo,... góp phần gia tăng năng suất.

Đầu tư phân bón.

Thực nghiệm các ứng dụng khoa học về các loại phân bón, triển khai giống bảng II, bảng III, phòng trị bệnh,...

Page 2: Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật Tổng Cty cao su

Trong đó mỗi lĩnh vực, mỗi tác nhân đều có vai trò và ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao chất lượng và năng suất vườn cây nếu được triển khai thực hiện và chấp hành một cách nghiêm túc; trái lại nếu ít được quan tâm, thực hiện không đúng qui định,... sẽ dẫn đến kết quả nơi tốt, nơi hạn chế thậm chí sa sút.

Cũng xin nói thêm rằng trước đây thường có quan niệm chỉ đầu tư cho vườn cao su khai thác do đem lại lợi nhuận trước mắt, còn vườn cây KTCB ít được quan tâm đã dẫn đến một hệ quả là chất lượng ngày càng giảm và khi đưa vào khai thác thì năng suất không cao. Với trường hợp này, tìm ra một giải pháp thích hợp là vấn đề rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Điều này lý giải cho vấn đề tại sao năng suất không thể ổn định, diễn biến trái qui luật.

Đến đây có thể kết luận rằng đầu tư thâm canh vườn cây là tất yếu, nhưng phải đi đúng hướng, đúng phương pháp và nội dung. Cần xác định rõ rằng để có năng suất cao-bền vững phải đi từ vườn cây KTCB, ngay từ khi chuẩn bị cây giống, đất đai trồng mới; vì vậy trong những giải pháp của TCT cần đặt lại vai trò và giá trị của những năm KTCB, là những năm chưa đem lại lợi nhuận.

Những ứng dụng KHKT được thực hiện trên vườn cây xét cho cùng cũng chỉ là những công cụ giải pháp của người lãnh đạo, điều quan trọng là việc quản lý, sử dụng những công cụ đó vào thực tiễn sản xuất như thế nào? Một kỹ thuật tốt nhưng thực hiện không đúng các yêu cầu kỹ thuật sẽ đem lại kết quả không như mong muốn, thậm chí kém hơn kỹ thuật cũ, và điều hệ trọng là vô tình đã loại bỏ một cơ hội tốt của chúng ta. Một kỹ thuật khi ứng dụng vào sản xuất chắc chắn đã được nghiên cứu kỹ về mọi mặt, vấn đề là khả năng ứng dụng và có thích hợp với điều kiện áp dụng hay không. Vì vậy, để những giải pháp trên khả thi và đạt hiệu quả tốt, chúng ta cần phải:

1. Về biện pháp kỹ thuật: điểm mấu chốt của một kỹ thuật mới khi đưa vào ứng dụng là phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của từng điều kiện cụ thể; phải đúng hướng, đúng nội dung và có tính khả thi cao khi đưa vào sản xuất. Có những kỹ thuật có giá trị đã được xác nhận thì chuyển giao trực tiếp vào sản xuất; có những kỹ thuật, phương pháp có tính khoa học cao nhưng chưa có nhiều thông tin thì có thể tiến hành bằng thực nghiệm, thí nghiệm. Hầu hết các kỹ thuật được ứng dụng tại TCT đều qua chia sẻ thông tin từ Viện NCCS/VN và Tập đoàn.

2. Về hình thức triển khai: từ qui mô nhỏ mang tính thăm dò đến phát triển rộng ra sản xuất nếu đáp ứng tốt. Tuần tự các bước thực hiện là xác định giá trị của kỹ thuật đưa vào sản xuất; lập kế hoạch triển khai; xây dựng qui trình kỹ thuật; tập huấn; triển khai thực hiện (hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo) và tổng kết. Phần này đã được thực hiện tốt trong thời gian qua.

3. Về đội ngũ cán bộ kỹ thuật: nhất thiết phải có người chuyên trách được phân công phụ trách xuyên suốt chương trình, phải am hiểu về chuyên môn và đáp ứng tốt với công việc được giao. Không nên phân công chung chung, gián đoạn sẽ dẫn đến sai lệch, thiếu giám sát, theo dõi và cuối cùng là đánh giá kết quả không chính xác.

4. Về  lãnh đạo đơn vị: cần xác định rõ đầu tư thâm canh hay đầu tư KHKT là con đường hiệu quả nhất để có một vườn cây tốt và nâng cao năng suất vườn cây; không thể vì một áp lực trước mắt mà vi phạm QTKT, điều này sẽ phá vỡ qui luật, hệ thống chung và một khi vườn cây tỏ ra đuối sức thì không thể phục hồi được. Lãnh đạo đơn vị cần nắm hiệu quả các kỹ thuật mới được ứng dụng tại đơn vị mình một cách khách quan, góp phần đánh giá và định hướng khả năng sử dụng vào sản xuất.

5. Một số vấn đề có liên quan khác: Một kỹ thuật mới sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi cần bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế - vật tư thiết bị, các định mức kinh tế kỹ thuật, nhân công, tính toán hiệu quả kinh tế,… do vậy cần phải huy động đến tất cả bộ phận có liên quan từ nông trường đến TCT thực hiện.

6. Cuối cùng là việc chấp hành QTKT:  là vấn đề mà TCT rất quan tâm, hàng năm đều tổ chức tập huấn, cập nhật thông tin kiến thức cho CBQL các cấp nhằm nâng dần trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trên nhiều lĩnh vực, và đây cũng là cơ sở để cấp nông trường chấp hành tốt QTKT, từng bước ổn định và góp phần nâng cao chất lượng vườn cây.  Như đã trình bày, tất cả những tiêu chuẩn kỹ thuật mà quy trình đưa ra dù là nhỏ cũng đều có ý nghĩa  đối với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và khả năng cho mủ của cây cao su – nếu thực hiện nghiêm túc sẽ thu được kết quả như mong muốn hoặc lý giải được; ngược lại hiệu quả sẽ thấp, biến động ngoài qui luật, khó lý giải và khó tìm ra giải pháp để khắc phục.

Page 3: Báo cáo tham luận của Phòng Kỹ thuật Tổng Cty cao su

Tóm lại để triển khai thực hiện tốt công tác đầu tư thâm canh vườn cây với mục tiêu 2 tấn/ha, góp phần xây dựng TCT phát triển mạnh, theo kịp với xu thế phát triển chung của Ngành Cao su, ngoài những đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật thì vấn đề cần tập trung “lực” là nhân tố quyết định, một hệ thống được thống nhất và thực hiện một cách đồng bộ thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.

Trên đây là phần tham luận của Phòng Kỹ thuật Cao su về đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất vườn cây với mục tiêu năng suất 02 tấn/ha. Kính chúc sức khỏe Đoàn chủ tịch, quý vị đại biểu và kính chúc Đại hội thành công tốt đẹp.