32
Ngày 16 tháng 07 năm 2010 CÔNG TY CPHN CHNG KHOÁN SEN VÀNG 27 Nguyn Đình Chiu, Qun 1, Tp. HCM ĐT: (84-8) 3910 7080 Fax: (84-8) 3910 7081 Website: www.gls.com.vn BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH KHAI KHOÁNG – KIM LOI MÀU NI DUNG CHÍNH Thc trng ngành khai khoáng..................................................... 2 Thc trng khai thác ................................................................ 2 Cơ cu Khoáng sn – Kim loi màu ........................................ 3 Trin vng phát trin ngành năm 2010 ........................................ 5 Nhu cu kim loi màu năm 2010 ............................................. 5 Dbáo giá kim loi màu .......................................................... 6 Xu hướng phát trin ngành Khoáng sn................................. 12 Các nhân tri ro ca ngành Khai khoáng ............................ 12 Đánh giá các doanh nghip ngành Khai khoáng – KLM ........... 13

báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

  • Upload
    buinhan

  • View
    245

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Ngày 16 tháng 07 năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN SEN VÀNG

27 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

ĐT: (84-8) 3910 7080

Fax: (84-8) 3910 7081

Website: www.gls.com.vn

 

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH

KHAI KHOÁNG – KIM LOẠI MÀU 

NỘI DUNG CHÍNH

Thực trạng ngành khai khoáng ..................................................... 2

Thực trạng khai thác ................................................................ 2

Cơ cấu Khoáng sản – Kim loại màu ........................................ 3

Triển vọng phát triển ngành năm 2010 ........................................ 5

Nhu cầu kim loại màu năm 2010 ............................................. 5

Dự báo giá kim loại màu .......................................................... 6

Xu hướng phát triển ngành Khoáng sản ................................. 12

Các nhân tố rủi ro của ngành Khai khoáng ............................ 12

Đánh giá các doanh nghiệp ngành Khai khoáng – KLM ........... 13

Page 2: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 2

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Thực trạng ngành khai khoáng

Thực trạng khai thác 

Đánh giá chung về ngành công nghiệp khai khoáng

Việt Nam là một trong số những Quốc gia được đánh giá là có tiềm năng và đa dạng về tài nguyên, đặc biệt, nguồn tài nguyên khoáng sản với khoảng 5,000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản, có những loại lớn về trữ lượng như Bauxit, Titan, đất hiếm, than và có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, Uranium…

Khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách Quốc gia nhằm tạo lực và đà để đưa Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả khai thác, chế biến khoáng sản phân tích từ các số liệu thống kê của Tổng hội địa chất Việt Nam, mặc dù được đầu tư cao (đứng thứ 5), nhưng đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành khai khoáng lại thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác, chỉ khoảng từ 5 – 8% GDP.

BĐ1: Giá trị sản phầm ngành CN Khai khoáng và GDP ĐVT: 1000 tỷ đồng

BĐ2: Tốc độ tăng trưởng ngành CN khai khoáng

Nguồn:IMF Nguồn:IMF

Năm 2009, ngành đã sản xuất được 420 tấn thiếc thỏi (đạt 100% kế hoạch); 44.2 nghìn tấn tinh quặng đồng, 6 nghìn tấn đồng kim loại, 7 nghìn tấn kẽm thỏi. Giá bán khoáng sản cuối năm tăng đáng kể so với đầu năm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Tài nguyên có hạn, công nghệ lạc hậu

Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn, nhiều loại thế giới cần thì Việt Nam lại không có, nhiều loại Việt Nam có thế giới lại không cần.

Công nghiệp khai khoáng nước ta mới chỉ có một số cơ sở lớn như khai thác than ở Quảng Ninh, sắt Trại Cau, đồng Sinh Quyền (Lào Cai), vàng Bồng Miêu, titan ở Quy Nhơn…Còn lại là những cơ sở khai thác, chế biến quy mô nhỏ như chì, kẽm, thiếc, antimony, crôm…Nên việc tổn thất tài nguyên là rất lớn, chỉ mới lấy được phần quặng giàu nhất mà bỏ đi toàn bộ quặng nghèo và khoáng sản đi cùng.

Trong khi các Quốc gia sử dụng rất dè sẻn nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước thì Việt Nam lại “Vung tay quá trán”. Chẳng hạn, nguồn Ilmenit – nguyên liệu chính để chế biến Titan, có trữ lượng 15 triệu tấn, bên cạnh khai thác sử dụng trong nước, mỗi năm chúng ta dành 0.6 triệu tấn cho xuất khẩu, điều này cảnh báo nguồn Ilmenit của Việt Nam sẽ sớm cạn kiệt trong tương lai.

839 974 

1,144 

1,478 1,555 

89  100  112  132  151 

200 

400 

600 

800 

1,000 

1,200 

1,400 

1,600 

1,800 

2005 2006 2007 2008 2009

GDP CN Khai khoáng

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1990 1995 2000 2005 2010

CN khai khoáng

Page 3: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 3

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Khai thác tràn lan

Trong những năm gần đây, cùng với việc phân cấp trong quản lý và cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản đã tạo ra một làn sóng khai thác ồ ạt tài nguyên và xuất khẩu các sản phẩm sơ chế từ tài nguyên dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế thấp, nguy cơ tài nguyên bị cạn kiệt, thất thoát cao và để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội. Quản lý nhà nước về khoáng sản chưa có tổ chức thống nhất, vẫn còn nhiều lỗ hổng pháp luật, quản lý lỏng lẻo, công tác lập chiến lược quy hoạch chậm triển khai và chất lượng quy hoạch còn thấp.

Cơ cấu khoáng sản – Kim loại màu 

Quặng Bôxit: Nước ta có tiềm năng lớn về quặng Bôxit với trữ lượng khoảng 5.5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tập trung phần lớn ở Tây Nguyên. Riêng ở Lâm Đồng, trữ lượng mỏ Tây Tân Rai (Mỏ cung cấp nguồn quặng cho nhà máy Alumin) hơn 67 triệu tấn quặng tinh.

Thị trường sản phẩm Alumin trên thế giới hiện nay rất thuận lợi cho ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Ví dụ như, nhu cầu nhập khẩu Alumin của Trung Quốc hàng năm khoảng 5 – 6 triệu tấn.

Tổ hợp Bôxit – Nhôm Lâm Đồng ra đời là sự khởi đầu mang tính quyết định cho sự đột phá của ngành công nghiệp nhôm hiện đại nước ta. Đây là tổ hợp có công nghệ cao, lớn tầm cỡ khu vực Châu Á, các khâu khai khoáng, tuyển quặng, sản xuất Alumin…đều được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới không chỉ mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà còn đảm bảo về mặt môi trường.

Hiện nay Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đang cho thực hiện thí điểm dự án xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ, nếu nhà máy thành công thì sẽ làm gia tăng thêm sản lượng và giá trị của ngành công nghiệp bôxit Việt Nam.

Quặng Titan: Titan là kim loại hiếm, có tính ứng dụng và giá trị kinh tế cao. Trữ lượng titan của Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng trữ lượng titan Thế giới, đứng sau Canada, Mỹ, Na Uy, Ấn Độ và Úc (Hội Nghị Titan toàn cầu – Singapore – 2007).

Cho tới nay, đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng Titan, trong đó có 6 mỏ lớn (trữ lượng từ 1 -5 triệu tấn), 8 mỏ trung bình (trữ lượng >100,000 tấn) và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.

Quặng Titan sa khoáng phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam:

- Vùng Đông Bắc Bắc Bộ: tập trung từ bờ biển Hà Cối đến Mũi Ngọc, rìa phía nam đảo Vĩnh Thực. Đặc điểm quặng quy mô nhỏ, hàm lượng Ilmenit cao – trữ lượng Ilmenit khoảng 90 ngàn tấn.

- Ven bờ biển Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định: quặng quy mô nhỏ. - Ven biển Thanh Hóa: có mỏ sa khoáng Hoàng Thanh, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia.

Quặng có quy mô nhỏ nhưng hàm lượng Ilmenit tương đối cao, đặc biệt là monizt. - Nghệ An – Hà Tĩnh: Có tiềm năng lớn nhất về quặng titan ở Việt Nam, đã phát hiện 15 mỏ và

điểm quặng. - Quảng Bình, Quảng Trị: trữ lượng Ilmenit là 350 ngàn tấn và Ziricon là 68 ngàn tấn. - Vùng ven biền Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa: trữ lượng khoảng 2 triệu tấn Ilmenit, 52

ngàn tấn Ziricon. - Ngoài ra, còn có các quặng lớn nhỏ khác ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình

Thuận…

Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới ngày càng gia tăng do cứng như thép nhưng chỉ nặng bằng 60% thép, có khả năng kéo dãn tốt, nhẹ, chống ăn mòn tốt và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao. Hiện nay, Titan được dùng rất nhiều trong ba lĩnh vực: Công nghiệp, Y khoa và Hàng không vũ trụ.  

Page 4: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 4

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản, có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư trong nước, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng Titan Việt Nam đang phát triển (Giá trị xuất khẩu quặng tinh Titan 20 – 30 triệu USD/năm). Tuy nhiên, Ở Việt Nam hiện nay, các công ty khoáng sản chủ yếu khai thác Titan sa khoáng và bán thô hoặc chế biến tinh đến 52% rồi bán cho Trung Quốc với giá rất rẻ, giá thô chỉ 50 USD/tấn. Như vậy, nguồn tài nguyên sẽ được xuất đi với giá rẻ, thuế nộp Nhà nước không được nhiều.

Việc chế biến sâu sản phẩm Titan đem lại giá trị gia tăng rất lớn, đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật máy móc hiện đại. Theo thông tin trên thị trường, giá bán của quặng thô hiện vào khoảng 60 USD/tấn, quặng tinh 90 USD/tấn. Trong khi đó giá bán của xỉ Titan lên đến từ 500 đến 600 USD/tấn.

Đến thời điểm đầu tháng 9/2009 đã có 13 dự án triển khai xây dựng nhà máy chế biến sâu titan. Trên địa bàn tỉnh Bình Định có khoảng 30 đơn vị có giấy phép khai thác, chế biến titan nhưng mới chỉ có 3 đơn vị chế biến sâu titan là : Công ty Khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên Ilmenit), Công ty Khoáng sản Bình Định ( xỉ titan), công ty Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (xỉ titan). Nhà máy xỉ titan do công ty Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn xây dựng, khánh thành ngày 24/7/2009 là nhà máy xỉ titan lớn nhất Việt Nam hiện nay có tổng công suất mỗi năm của hai giai đoạn là 60,000 tấn xỉ và 30,000 tấn sản phẩm phụ sắt cường độ cao.

Quặng thiếc, Volfram, Antimon: Ở Việt Nam, khoáng hóa thiếc và Volfram có liên quan tới Granitoid Mezozoi và Kainozoi, tập trung ở 4 khu vực là Piaoac và Tam Đảo ở Miền Bắc, Quỳ Hợp ở Miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở Miền Nam. Tổng trữ lượng ước tính là 13.582 tấn SnO2 với hàm lượng 273g SnO2/m3.

Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu mỏ và luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt được những chỉ tiêu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim, công ty Luyện kim màu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất 500 – 600 tấn/năm. Đến nay, có 3 xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1,500 – 1,800 tấn/năm.

Quặng đồng: Phân bố nhiều nhất ở Tây Bắc (Sơn La), cho tới nay đáng kể nhất là mỏ Sinh Quyền (Lào Cai), là mỏ đa kim có cả đồng – vàng, trữ lượng 60 vạn tấn đồng; sau đó là mỏ đồng Niken (Bản Phúc).

Sử dụng công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò, công nghệ tuyến nối đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhetit. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao, không khai thác triệt để, dễ gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái.

Quặng kẽm chì: Trữ lượng kẽm – chì có ở Chợ Điền – Chợ Đồn (Bắc Kạn) chiếm 80% trữ lượng cả nước. Ngoài ra còn có ở Lang Hít (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) và một số mỏ nhỏ ở Bắc Trung Bộ. Riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có đến 70 mỏ và điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn.

Tổng công ty Khoáng Sản Việt Nam tiến hành khai thác và tuyến các mỏ kẽm – chì Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,…với quy mô công suất tuyến từ 40,000 – 60,000 tấn quặng nguyên khai/năm. Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyến nối và bột kẽm 50,000 – 100,000 tấn quặng nguyên khai/ năm, xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20,000 tấn kẽm/năm, xây dựng một nhà luyện chì và tách bạc với công suát 10,000 tấn chì thỏi và 15,000 kg bạc/năm.

Từ đó cho thấy, Việt Nam đang dần cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất khai thác các quặng kẽm chì đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Page 5: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 5

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Vàng: Vàng là một trong những khoáng sản có địa bàn phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hóa khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông Hiến (Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc phần rìa khối nâng Hòa Bình (Mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty). Hiện nay đã phát hiện 285 điểm quặng, đánh giá được 45 điểm quặng và đã khai thác 30 điểm mỏ. Trữ lượng vàng dự báo 280 tấn, trong đó:

- Vàng sa khoáng có trữ lượng khoảng từ 200 – 400 kg mỗi mỏ, hàm lượng trung bình 0.31 – 2.95g/m3. Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 mỏ và điểm quặng. Trữ lượng ước tính 5,000 kg và dự báo 11,000 kg.

- Vàng gốc: thạch anh – vàng (mỏ Bồ Cu – Thái Nguyên); Thạch anh – sunfua – vàng (Pắc Lạng, Trà Năng, Bồng Miêu); vàng – bạc (Nà Pái, Xà Khía). Hàm lượng trung bình ở các mỏ từ vài gam vàng/tấn quặng (g/t) đến hàng chục g/t.

- Vàng cộng sinh: có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bình Au = 0.36 – 0.55 g/t.

Nhìn chung các mỏ vàng đều nhỏ, khai thác thiếu sự kiểm soát gây ô nhiễm môi trường.

Triển vọng phát triển ngành năm 2010

Nhu cầu kim loại màu năm 2010

Năm 2010 được dự báo sẽ là một năm khả quan đối với các kim loại màu nhờ nhu cầu phục hồi mạnh khi bong bóng tài chính được đẩy lùi và sự phát triển của các nền kinh tế đang nổi tăng niềm tin cho các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, những biện pháp hỗ trợ kinh tế của các chính phủ và ngân hàng Trung ương cũng sẽ giúp thị trường tiến triển tốt hơn.

Ngay từ đầu năm, sau khi các nền kinh tế lớn trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản, công bố tình hình sản xuất công nghiệp tháng 12/09 tăng vượt dự đoán đã giúp các kim loại như đồng, chì, nhôm và thiếc leo lên mức cao của 15 tháng qua. Đây là một tín hiệu khả quan cho thị trường kim loại cơ bản năm 2010.

Nhiều tiềm năng tăng trưởng ở thị trường nội địa do sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6% trong 5 năm tiếp theo, trong đó sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng dự kiến là 12% trong năm 2010. Như vậy, với sự phục hồi của các ngành công nghiệp trong nước từ sau khủng hoảng kinh tế, nhu cầu về kim loại màu cũng gia tăng. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nhưng hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam với trình độ và công nghệ chế biến còn thấp chỉ dừng lại ở việc khai thác quặng thô và chưa tham gia chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm với hàm lượng kim loại cao. Hiện nay, phần lớn nhu cầu kim loại màu trong nước vẫn phải nhập khẩu.

Căn cứ số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, sản lượng nhập khẩu kim loại màu liên tục tăng trưởng qua các năm từ 2006 – 2009. Nhập khẩu kim loại màu tháng 5/2010 tăng rất mạnh đạt 60,028 tấn, trị giá 242.54 triệu USD, tăng 32.4% về lượng và 35.8% về giá trị so với tháng 04/2010. Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường cung cấp kim loại màu lớn nhất cho Việt Nam tháng 05/2010. Kim ngạch nhập khẩu đồng, nhôm và chì chưa gia công tăng trên 90% so với tháng trước đó. Dự báo nhập khẩu kim loại màu tiếp tục tăng cao đến hết quý III/2010. Với kết quả này chứng tỏ nhu cầu về kim loại màu ở thị trường nội địa ngày một gia tăng và thị trường kim loại màu trong nước vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Page 6: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 6

Bộ phận Nghiên cứu GLS

BĐ3: Sản lượng nhập khẩu kim loại màu giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, GLS thống kê

Dự báo giá kim loại màu

Chì: Giá chì có xu hướng giảm trong năm 2010. Tập đoàn Nghiên cứu Chì và Kẽm Quốc tế (ILDZSG) dự báo sản lượng chì thế giới sẽ tăng 7.5% trong năm 2010 đạt 9.41 triệu tấn, trong khi nhu cầu sẽ tăng 7.3% lên 9.31 triệu tấn. Sản lượng tăng đến từ các nước Australia, Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico, trong khi tiêu thụ tăng chủ yếu bởi sự phát triển của ngành sản xuất ắc quy, ôtô và xe đạp điện tại Trung Quốc. Sản lượng chì của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng khoảng 11.9% trong năm 2010. Tại Brazil và Ấn Độ, nhiều mỏ mới cũng đi vào khai thác.

BĐ4: Tiêu thụ chì phân theo ngành công nghiệp BĐ5: Diễn biến giá chì giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: Standard CIB Global Research Nguồn: London Metal Exchange (LME)

Ngoài ra, theo Hiệp hội Công nghiệp Thiết bị Điện Trung Quốc cho biết nhu cầu ắc quy chì của nước tiêu thụ chì lớn nhất thế giới này có thể giảm trong năm 2010 do những tiêu chuẩn mới về xe cộ làm giảm sản lượng xe đạp điện. Cụ thể là, những quy chế về việc hạn chế tốc độ và kích cỡ của xe đạp điện có thể khiến nhiều nhà sản xuất nhỏ phải đóng cửa vào năm nay và cũng khiến sản lượng của những nhà máy lớn tăng chậm lại.

366

432469

550

0

100

200

300

400

500

600

2006 2007 2008 2009

Sản lượng (1000 Tấn)

Page 7: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 7

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Theo thống kê của ngân hàng Barlays Capital, thị trường xe đạp điện ở Trung Quốc chiếm hơn 20% tổng tiêu thụ chì của nước này. Giá chì trên thị trường thế giới đã tăng gấp đôi trong năm qua do lượng nhập khẩu kỷ lục vào Trung Quốc. Tuy nhiên năm nay, nhu cầu ắc quy chì dùng trong sản xuất xe đạp điện sẽ giảm. Tính đến tháng 06/2010, giá chì đã giảm khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2009. Căn cứ diễn biến về tình hình cung cầu trên thị trường chì, chúng tôi dự báo giá chì trong năm 2010 sẽ tiếp tục giảm và đạt mức giá bình quân khoảng 1,700 USD/tấn.

Đồng: Giá đồng thế giới có xu hướng tiếp tục giảm trong 6 tháng cuối năm 2010. Dự báo giá đồng bình quân năm 2010 đạt mức 7,000 USD/ tấn. Hiện nay, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 27% nhu cầu về đồng của thế giới và 40% lượng đồng được sử dụng trong xây dựng. Căn cứ nguồn tin từ Bloomberg, trong tháng 06/2010, Trung Quốc đã đưa ra chính sách thuế tài sản nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản, theo đó có thể tạo ra nhiều áp lực làm giảm giá đồng thế giới. Theo một nghiên cứu của Bloomberg, giá đồng thế giới và chỉ số chứng khoán ngành bất động sản tại Thượng Hải có mối tương quan thuận với nhau, do đó sự sụt giảm của chỉ số chứng khoán ngành bất động sản tại Trung Quốc là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy sự sụt giảm của giá đồng trong ngắn hạn là không thể tránh khỏi. Chúng tôi dự báo giá đồng vào 6 tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục giảm và giá đồng bình quân năm 2010 sẽ vào khoảng 7,000 USD/tấn.

BĐ6: Tương quan giá đồng thế giới và chỉ số chứng khoán bất động sản Thượng Hải giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Bloomberg

Thiếc: Giá thiếc sẽ dưới 18,000 USD/tấn trong năm nay. Giá thiếc trên thị trường thế giới sẽ khó vượt 18,000 USD/tấn trong năm nay do nhu cầu tăng chậm tại Mỹ bất chấp nguồn cung giảm tại Indonesia.

Nhu cầu không nhiều, Mỹ là nước nhập khẩu thiếc lớn nhất thế giới, nhưng do nhu cầu tăng chậm nên giá không tăng mặc dù cung giảm.

Indonesia, quốc gia xuất khẩu thiếc lớn nhất thế giới cho biết sản lượng thiếc sẽ giảm khoảng 50% trong năm nay tại các đảo khai thác thiếc quan trọng thuộc Bangka-Belitung do có các luật về khai thác khoáng sản mới được thi hành.

Giá thiếc - kim loại được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm và các sản phẩm hàn điện - đã tăng 58% trong năm 2009. Dù vậy nhu cầu thiếc sẽ tăng trưởng tốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Page 8: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 8

Bộ phận Nghiên cứu GLS

BĐ11: Sản xuất thiếc thế giới phân theo khu vực BĐ12: Diễn biến giá thiếc giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Niken: Giá sẽ đạt trung bình 22,800 USD/tấn trong năm nay. Các nhà phân tích thuộc Societe Generale dự đoán giá niken tại LME sẽ đạt trung bình 22,800 USD/tấn trong năm nay, so với mức 14,721 USD/tấn của năm ngoái.

Trong quý I năm 2010, giá niken đã tăng 20% - là kim loại có mức tăng tốt nhất trong số các kim loại giao dịch tại LME. Nguyên nhân là do nguồn cung giảm bởi cuộc đình công ở Canada và vấn đề sản lượng ở nhà máy sản xuất niken của BHP Billiton tại Kwinana, Australia.

Các công ty tư vấn về kim loại cho rằng, thị trường niken sẽ đạt 1.4 triệu tấn trong năm nay và thiếu hụt khoảng 10,000 tấn. Đây là lần đầu tiên trong 4 năm trở lại đây cung không đủ cầu niken, do đó giá niken sẽ có khuynh hướng tiếp tục tăng trong năm 2010.

BĐ7: Sản xuất nicken thế giới phân theo khu vực BĐ8: Diễn biến giá nicken giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn:WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Kẽm: Thế giới có thể thừa 418,000 tấn trong năm 2010, dự báo giá kẽm bình quân năm 2010 đạt mức 2,000 USD/tấn . Theo nhận định mới nhất của Nhóm Nghiên cứu Kẽm và Chì quốc tế (ILZSG), thị trường kẽm thế giới có thể dư thừa 418,000 tấn trong năm nay. Tổ chức này cho rằng, sự hoạt động trở lại của các mỏ kẽm – đã phải đóng cửa hoặc giới hạn sản xuất trong năm ngoái - ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp sản lượng kẽm của các mỏ sẽ tăng 6.3% trong năm nay, lên 12.05 triệu tấn.

Page 9: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 9

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Nhu cầu kẽm thế giới trong khi đó tăng 11.3% lên 11.57 triệu tấn. Tiêu thụ tại các nước Châu Âu sẽ tăng 21.6%, sau khi tăng 24.5% trong năm ngoái. Tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng 8.9% nhờ lĩnh vực xây dựng và ôtô tăng trưởng mạnh. Trung Quốc – quốc gia sản xuất kẽm lớn nhất thế giới – sẽ nhập khẩu quặng và kẽm tinh luyện nhiều hơn trong năm 2010 so với năm 2009 do nhu cầu tăng.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu kẽm vào Trung Quốc được dự báo sẽ vượt 1.9 triệu tấn và công suất của các nhà máy kẽm Trung Quốc sẽ tăng thêm 500,000 tấn trong năm nay và sẽ tăng thêm 600,000 tấn nữa trong năm 2011. Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất của các nhà máy sản xuất kẽm Trung Quốc đạt 5 triệu tấn. Sản lượng kẽm của Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ và sản xuất kẽm lớn nhất thế giới, đã tăng ấn tượng trong quý 1/2010 nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, với tốc độ cao nhất trong 3 năm qua. Số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, sản lượng kẽm trong 3 tháng đầu năm tăng 37% đạt 1.17 triệu tấn.

Do cung vượt cầu nên giá kẽm sẽ có xu hướng giảm trong năm 2010. Hiện nay, kẽm đang được giao dịch với mức giá là 1,759 USD/tấn, giảm 48% so với thời điểm cuối năm 2009. Chúng tôi dự báo giá kẽm sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng tới và giá kẽm bình quân năm 2010 sẽ đạt mức 2,000 USD/tấn.

BĐ9: Sản xuất kẽm thế giới phân theo khu vực BĐ10: Diễn biến giá kẽm giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Nhôm: Giá nhôm có xu hướng tiếp tục tăng và sẽ đạt mức bình quân 2,500 USD/tấn trong năm 2010. Nhôm là kim loại được sử dụng trong ngành ôtô và vật liệu xây dựng. Nguồn cung nhôm chủ yếu đến từ các nước Asia (Trung Quốc, Ấn Độ) và khu vực Châu Âu (công ty Rusal). Giá nhôm tại LME hiện đang dao động quanh mức 1,960 USD/tấn. Theo Wilson, nhà đầu tư sẽ tăng dự trữ nhôm lên khoảng 80% tại LME và điều này sẽ khiến nguồn cung tới tay các hãng sản xuất và các nhà sản xuất linh kiện ôtô gặp khó khăn.

Tính đến ngày 21/06, giá nhôm thế giới đã giảm 12%. Căn cứ nguồn tin của United Co. Rusal – nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới – cho biết hiện có tới 70% các mỏ khai thác đang không có lợi nhuận và có thể phải cắt giảm sản lượng. Còn Carlos Ghosn, CEO của Renault SA and Nisan Motor Corp. thì cho rằng sản lượng xe ôtô toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay.

Giá nhôm giao sau 3 tháng tại LME tính đến chiều ngày 22/6 tại London đứng ở 1,963 USD/tấn, giảm 16% so với cuối tháng 3. Sự sụt giảm về giá nhôm gần đây đã khiến giá ở mức thấp hơn 7% so với chi phí sản xuất và khiến nhiều nhà sản xuất không thể chịu đựng được. Nếu sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài sẽ đẩy thị trường nhôm rơi vào khủng hoảng do thiếu nguồn cung. Chúng tôi

Page 10: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 10

Bộ phận Nghiên cứu GLS

dự báo giá nhôm trong 6 tháng cuối năm 2010 sẽ tăng trở lại và đạt mức bình quân 2,500 USD/tấn trong năm 2010.

BĐ13: Sản xuất nhôm thế giới phân theo khu vực BĐ14: Diễn biến giá nhôm giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Titan: Giá Titan có xu hướng tiếp tục tăng do nguồn cung khan hiếm. Trong công nghiệp, Titan và các hợp kim Titan là nguyên liệu được dùng khá phổ biến nhờ những tính năng về độ bền nhiệt, độ bền va đập, chống ăn mòn và mài mòn tốt. Hợp kim Titan được dùng trong rất nhều ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, vật liệu và dụng cụ y học. Ngoài ra các hợp chất Titan cũng được dùng khá phổ biến trong ngành công nghiệp sơn, công nghiệp sợi chất dẻo, săm lốp cao su, màn hình điện tử, que hàn điện,…

Theo dự báo của Kenmare – một trong những nhà cung cấp titan lớn nhất thế giới – tốc độ tăng trưởng về nhu cầu titan trong năm 2010 sẽ cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các năm trước do nền kinh tế hồi phục và sự gia tăng nhu cầu titan từ Trung Quốc và các nước phát triển khác.

Nhu cầu tiêu thụ titan của Trung Quốc được dự báo khoảng 1,500 tấn/năm. Bên cạnh đó, sự hồi phục mạnh của ngành công nghiệp hàng không trong năm 2010 sẽ khiến nhu cầu về titan tăng vượt bậc. Cụ thể, tiêu thụ titan của Airbus Industries trong năm 2010 được dự báo khoảng 2,300 tấn; Boeing cũng sẽ đưa vào sản xuất máy bay Dreamliner trong năm nay với nguyên liệu sử dụng chủ yếu là composite/titan.

Nguồn cung titan chủ yếu từ các quốc gia như Mỹ, Nga và Nhật. Hiện nay, nguồn cung khan hiếm do rất nhiều mỏ titan trên thế giới sắp cạn kiệt. Theo dự báo của Kenmare, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng titan vào năm 2011. Cũng theo công ty này, giá titan sẽ tăng nhẹ trong năm 2010 và tăng đột biến vào năm 2011-2012 do sự thiếu hụt nguồn cung.

Hiện nay, titan đang được giao dịch trên thị trường với mức giá dao động khoảng 6,300 USD/tấn. Nếu so với thời điểm đầu năm 2009, giá titan đã tăng 31%. Với tình hình khan hiếm nguồn cung như hiện tại, chúng tôi tin tưởng giá titan sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo của năm 2010.

Page 11: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 11

Bộ phận Nghiên cứu GLS

BĐ15: Diễn biến giá titan giai đoạn 2007 – 2009 (USD/tấn)

Nguồn: Global InfoMine

Vàng: Giá sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2010. Theo dự báo của Goldman Sachs giá vàng sẽ tiếp tục tăng từ mức hiện tại vì các nước sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp và chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ như hiện nay. Thông tin Fed có thể nâng lãi suất bởi các hoạt động kinh tế hồi phục mạnh có thể kìm hãm đà tăng giá vàng, tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng Fed dù có tăng lãi suất nhưng sẽ giảm trở lại vào cuối năm nay.

Ngoài ra, những rủi ro về tín dụng ngày càng tăng cao, giá cả hàng hóa leo thang và sự suy yếu của đồng bạc xanh sẽ là những yếu tố cơ bản hỗ trợ giá vàng tăng mạnh. Mặc dù giá vàng có thể biến động giảm trong ngắn hạn, tuy nhiên, xu hướng dài hạn vẫn là tăng và các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh mua vào khi giá vàng giảm sâu nhằm tăng lượng vàng nắm giữ. Chúng tôi dự báo giá vàng trong 6 tháng tới sẽ tiếp tục tăng và đạt mức bình quân 1,250 USD.

BĐ16: Diễn biến giá vàng giai đoạn 2007 – 2009 (USD/tấn)

Nguồn: LME

Page 12: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 12

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Xu hướng phát triển ngành khoáng sản

Qua kết quả của công tác điều tra, khảo sát và thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng và đó là nguồn nguyên liệu tiềm năng quý hiếm của quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam chưa đầu tư đúng mức về kỹ thuật, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên. Đây là phương pháp khai thác thủ công, lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và lãng phí tài nguyên. Trên thực tế, phần lớn khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng quặng thô và những sản phẩm đạt tiêu chuẩn ở mức trung bình, do đó giá trị của các sản phẩm này không cao. Chính Phủ đã phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020. Theo đó, ngành khoáng sản là ngành được ưu tiên phát triển ở Việt Nam.

Nhằm khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên khoáng sản và dự trữ cho phát triển trong tương lai, chính phủ chủ trương hạn chế xuất khẩu quặng thô và chỉ khuyến khích khai thác khoáng sản cho ưu tiên chế biến ở trong nước phục vụ phát triển các ngành công nghiệp. Theo Thông tư hướng dẫn số 08/2008/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành tháng 06/2008, các loại quặng titan thô, tinh quặng đồng, tinh quặng kẽm sẽ không được xuất khẩu mà chỉ để phục vụ sản xuất sâu trong nước. Riêng các kim loại màu khác chỉ được phép xuất khẩu khi đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng và hàm lượng chế biến cao do VILAS (Vietnam Laboratory Accrediation Scheme) xác nhận. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai khoáng của Việt Nam cần có kế hoạch đầu tư vào hoạt động chế biến sâu trong thời gian tới để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

Các nhân tố rủi ro của ngành Khai khoáng 

Rủi ro về kinh tế. Nhu cầu sử dụng kim loại màu trong sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng từ những biến động tăng hoặc giảm của tốc độ phát triển kinh tế trên nhiều quy mô khác nhau. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế các nước trên thế giới đang có dấu hiệu dần phục hồi. Đối với Việt Nam, căn cứ số liệu của Tổng Cục Thống Kê, sau thời gian đối mặt với rủi ro về sự giảm sút tốc độ tăng trưởng GDP (đạt 6.23%) và tỷ lệ lạm phát cao (19.9%) trong năm 2008, tình hình kinh tế đã dần khởi sắc trở lại. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như HSBC, ANZ, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm đứng đầu của các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 5 -6% trong năm 2010. Điều này khẳng định rủi ro về kinh tế tại Việt Nam đã giảm.

Rủi ro về giá cả nhiên liệu. Hoạt động khai khoáng liên quan trực tiếp đến việc sử dụng một số loại nhiên liệu như xăng, dầu D.O và năng lượng điện nên khi giá nhiên liệu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty, trong khi giá bán các sản phẩm xuất khẩu khó có khả năng tăng tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Rủi ro về luật pháp. Hiện nay hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ tạo ra nhiều trở ngại và khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp khoáng sản. Những thay đổi về chính sách khai thác sử dụng khoáng sản của Chính Phủ trong thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngành công nghiệp khai khoáng còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,…Xu hướng các khoản thu phí bảo vệ môi trường, phí nước thải công nghiệp, tiền thuê đất khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên,…ngày càng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó, việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Thời hạn khai thác các mỏ của công ty phụ thuộc vào chính sách quản

Page 13: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 13

Bộ phận Nghiên cứu GLS

lý và khai thác khoáng sản của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Thời hạn cấp phép khai thác mỏ thường kéo dài và là một rủi ro cần tính đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Rủi ro về điều kiện tự nhiên. Hoạt động khai thác khoáng sản phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động và thay đổi của điều kiện tự nhiên. Mặc dù các công ty khai khoáng đều thực hiện những nghiên cứu, khảo sát và đánh giá về các điều kiện địa chất mỏ, tuy nhiên những nghiên cứu này không thể lường trước hết những biến động bất thường của tự nhiên. Việc đánh giá không chính xác về địa chất và về trữ lượng khoáng sản có thể khai thác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra những biến động của thời tiết như mưa gió, bão, lụt, khô hạn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá các doanh nghiệp ngành khai khoáng – Kim loại màu

Hiện nay, ngành khai khai thác và chế biến khoáng sản – kim loại màu gồm khoảng 8 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX. Do đặc tính hoạt động của các công ty trong ngành khai khoáng – hầu hết khác lĩnh vực và tập trung vào từng thế mạnh khác nhau, do đó khó có thể đánh giá, so sánh các công ty dựa trên thị phần trên thị trường. Mặt khác, quy mô vốn của các doanh nghiệp cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu sản phẩm dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như: nếu nói đến khai thác, chế biến xỉ Titan, sản xuất các sản phẩm hậu Titan thì phải kể đến BMC – Một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng và SQC – doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ngành; HGM là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đang khai thác và xuất khẩu Antimony – một loại Á kim quý hiếm - ở quy mô công nghiệp; MMC là một trong số ít công ty khai thác, chế biến quặng mangan có quy mô sản xuất lớn.

Trong 3 năm qua, các doanh nghiệp ngành khai khoáng đã không ngừng tăng trưởng về quy mô, tạo ra tỷ suất sinh lợi cũng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Khả năng sinh lợi hấp dẫn khi chỉ số ROA và ROE trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức cao ngay cả trong suy thoái kinh tế. Năm 2008, mức ROA và ROE của toàn thị trường thấp và đạt khoảng 5.8% và 14.7%, trong khi có một vài doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như BKC, MIC thì cũng có những doanh nghiệp duy trì được tỷ suất sinh lợi và đạt kết quả cao như HGM (ROA: 23.5%; ROE: 35.9%), BMC (ROA: 41.2%; ROE: 46.9%), MMC (ROA: 23.6%; ROE: 28.6%).

BĐ17: Tỷ suất ROA của một số doanh nghiệp trong ngành BĐ18: Tỷ suất ROE của một số doanh nghiệp trong ngành

Nguồn: GLS ước tính Nguồn: GLS ước tính

Năm 2009, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng ROA và ROE bình quân của ngành khai khoáng kim loại màu vẫn đạt 11.6% và 18.6%. Tuy nhiên, nhìn chung ROA, ROE của các doanh nghiệp ngành khai khoáng đã có một sự sụt giảm so với 2 năm trước đó. Thống kê cho thấy tỷ trọng tài sản cố định/doanh thu bình quân trong 3 năm gần đây của toàn ngành lên đến

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

SQC BMC HGM MMC KSS MMC KSH BKC

2008 2009

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

50.0%

SQC BMC HGM MMC KSS MMC KSH BKC

2008 2009

Page 14: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 14

Bộ phận Nghiên cứu GLS

118.5%, điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của ngành khai khoáng còn thấp, và khả năng thu hồi vốn chậm khi đầu tư mở rộng sản xuất.

Tỷ lệ nợ ở mức thấp và hệ số thanh toán trung bình làm tăng tính an toàn của doanh nghiệp. Hệ số nợ có sự chênh lệch đáng kể giữa một vài doanh nghiệp trong ngành, có thể phân thành 3 nhóm Nhóm có hệ số nợ trung bình, thấp như KSH, BKC tỷ lệ nợ từ khoảng 3% đến 30%. Nhóm có hệ số nợ cao gồm KSS và MIC, đây là 2 công ty có quy mô hoạt động rộng lớn, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, và tham gia vào nhiều lĩnh vực như khai thác – chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, Xây dựng các công trình dân dụng, công trình giao thông, văn hóa, thủy điện.v.v., Sản xuất bao bì, trồng rừng nguyên liệu…Nhóm có cơ cấu vốn gồm 100% vốn cổ phần như HGM, BMC, MMC. Việc duy trì cơ cấu vốn như thế nào tùy theo chiến lược tài chính của từng công ty, và ít thay đổi trong những năm qua, thể hiện sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. Các hệ số thanh toán trung bình của toàn ngành khai khoáng xấp xĩ hoặc cao hơn trung bình thị trường. Cụ thể, hệ số thanh toán hiện hành toàn thị trường 1.5x; trung bình ngành 2.7x; con số này có thể dự báo rằng sẽ khá an toàn khi đầu tư vào cổ phiếu ngành khai khoáng.

Giá cổ phiếu ngành khai khoáng có mức phục hồi khá tốt. Vào những tháng cuối quý 1 cho đến hết quý 2, hầu hết các mã chứng khoán trong ngành này lần lượt tăng giá, và trở về xu hướng ổn định. Vào ngày 12/5 giá cổ phiếu HGM đã đạt mức mức 121,900 VND, cao hơn gấp đôi so với mức giá trung bình các tháng trước đó kể từ khi loại cổ phiếu này chính thức được giao dịch. Một năm sau ngày cổ phiếu MMC chạm đáy tại thời điểm 23/03/2009, giá cổ phiếu này đã tăng 4.5 lần đạt mức giá cao nhất kể từ khi chính thức giao dịch đến nay. Một số nguyên nhân chính của việc tăng giá này đó là: (1) Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục; (2) Giá hàng hóa những tháng đầu năm tăng; (3) Quan điểm lạc quan về sự phát triển của lĩnh vực khai khoáng; (4) Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước ngày càng được mở rộng, nhu cầu từ bạn hàng lớn là Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, theo như chúng tôi nhận định, giá cổ phiếu ngành khai khoáng trong tháng 7 sẽ khá ổn định, hoặc có xu hướng giảm nhẹ do đợt tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm.

Căn cứ theo số liệu phân tích tất cả các doanh nghiệp, so sánh với số liệu tổng hợp ngành khai khoáng – kim loại màu, cùng với những đánh giá của chúng tôi về vị thế của từng công ty trong ngành, thế mạnh của mỗi công ty trong từng lĩnh vực, chúng tôi quyết định chọn ra 5 công ty tiêu biểu để phân tích chi tiết trong báo cáo này đó là KSS, HGM, MIC, BMC, và SQC. Cụ thể, xếp theo thứ tự ROE từ cao đến thấp có KSS, HGM, MIC, BMC. Riêng SQC tuy là một công ty mới đi vào hoạt động 3 năm gần đây nhưng là công ty có quy mô lớn nhất Việt Nam về khai thác, chế biến sâu quặng Titan, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm sắp tới.

Page 15: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 15

Bộ phận Nghiên cứu GLS

So sánh các chỉ tiêu tài chính của Cty với các Cty cùng ngànhChỉ Tiêu BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC NgànhTổng Tài Sản 2008 (tỷ) 141.6 131.6 113.0 178.0 85.4 61.2 20.8 215.3Tổng Tài Sản 2009 (tỷ) 145.6 151.9 106.1 206.5 428.1 90.0 37.7 1,267.6VCSH 2008 (tỷ) 87.5 124.0 74.9 129.4 37.0 30.9 20.1 94.9VCSH 2009 (tỷ) 94.3 120.4 90.6 138.6 150.7 50.4 23.0 1,116.0Vốn điều lệ 2008 (tỷ) 37.5 82.6 10.0 116.9 34.5 25.0 12.0 95.0Vốn điều lệ 2009 (tỷ) 60.3 82.6 60.0 116.9 118.0 25.0 12.0 1,000.0Doanh thu thuần 2008 (tỷ) 48.3 107.2 56.3 45.9 24.9 78.2 23.4 56.6Doanh thu thuần 2009 (tỷ) 82.7 87.3 52.1 75.2 190.8 79.4 24.8 149.2GVHB/ Doanh thu (08) 85.7% 57.5% 56.9% 45.9% 76.6% 55.4% 46.6% 68.8%GVHB/ Doanh thu (09) 85.8% 59.2% 55.8% 62.0% 73.3% 52.5% 62.6% 75.8%CP BH & QLDN/ Doanh thu (08) 19.2% 15.1% 9.0% 22.6% 8.4% 33.2% 31.9% 4.9%CP BH & QLDN/ Doanh thu (09) 9.7% 21.8% 9.3% 9.0% 2.4% 33.2% 22.1% 4.7%Thuế suất 2008 40.0% 9.0% 4.1% 12.6% 25.9% 15.3% 13.0% 29.8%Thuế suất 2009 10.0% 16.0% 6.4% 12.5% 17.5% 12.3% 9.5% 17.2%Tổng LN sau thuế 2008 0.4 46.6 24.5 12.0 1.7 3.8 5.1 11.3Tổng LN sau thuế 2009 6.9 21.6 23.0 20.9 30.3 10.0 3.6 26.0ROS (%) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành

2007 25.4% 41.9% 53.4% 4.1% 6.8% 7.1% 11.1% 21.4%2008 0.8% 43.5% 43.5% 26.1% 6.9% 4.9% 21.6% 19.9% 20.9%2009 8.3% 24.8% 44.1% 27.8% 15.9% 12.6% 14.6% 17.4% 20.7%

ROA (%) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2007 56.7% 91.6% 18.9% 0.5% 0.4% 10.8% 25.9% 29.2%2008 0.3% 41.2% 23.5% 8.0% 2.2% 6.5% 23.6% 7.0% 14.1%2009 4.8% 15.2% 21.0% 10.9% 11.8% 13.2% 12.3% 3.5% 11.6%

ROE (%) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2007 89.2% 114.5% 26.1% 0.5% 0.5% 22.5% 36.5% 29.2%2008 0.5% 46.9% 35.9% 9.7% 5.4% 13.2% 28.6% 23.6% 20.5%2009 7.6% 17.8% 29.1% 15.6% 32.6% 24.6% 17.1% 4.3% 18.6%

Chỉ số nợ (%) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2008 2.6% 0.0% 0.0% 24.6% 54.0% 41.6% 0.0% 49.1% 21.5%2009 6.4% 8.2% 0.0% 29.3% 45.4% 31.0% 1.0% 9.9% 16.4%

Chỉ số thanh toán hiện hành (lần) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2008 1.5 8.0 2.7 1.9 1.1 0.8 31.8 2.4 2.6 2009 1.6 3.5 6.4 1.0 1.3 1.0 1.6 4.5 2.7

Chỉ số thanh toán nhanh (lần) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2008 0.3 7.5 2.5 1.6 0.5 0.4 12.9 2.0 3.5 2009 0.5 2.6 5.8 0.7 0.7 0.8 0.3 3.9 1.4

EPS (VND) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2007 10,792 10,998 40,740 27 301 2,372 2,3802008 116 9,946 24,487 1,025 496 2,579 4,222 1,1892009 1,829 2,617 6,853 1,790 2,568 3,993 3,009 260

Book value (VND) BKC BMC HGM KSH KSS MIC MMC SQC Ngành2009 15,631 14,548 14,436 11,855 12,642 20,050 18,799 11,160

Tên các công ty ngành Khoáng sản sàn HOSE Tên các công ty ngành Khoáng sản sàn HNXBMC CTCP KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH BKC CTCP KHOÁNG SẢN BẮC CẠNKSH CTCP TẬP ĐOÀN KS HAMICO HGM CTCP CƠ KHÍ VÀ KHOÁNG SẢN HÀ GIANGKSS TỔNG CTCP KS NA RÌ HAMICO MIC CTCP KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM

MMC CTCP KHOẢNG SẢN MANGANSQC CTCP KHOÁNG SẢN SÀI GÒN - QUY NHƠN

Page 16: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 16

Bộ phận Nghiên cứu GLS

TỔNG CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN NA RÌ HAMICO

KSS (HOSE) MUA

Tổng Quan về Tổng công ty CP khoáng sản Na Rì Hamico

Tổng công ty CP khoáng sản Na Rì Hamico tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Sơn Trang, sau đó đổi tên thành Công ty CP xây dựng Sơn Trang, chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty CP Khoáng sản Na Rì Hamico vào ngày 16 tháng 10 năm 2009.

Từ năm 2004 đến năm 2007, hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty là xây dựng. Từ năm 2008 đến nay, Tổng công ty mở rộng sang lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh khoáng sản làm giảm tỷ trọng doanh thu từ xây dựng trong cơ cấu tổng doanh thu, nâng tỷ trọng doanh thu từ khai thác khoáng sản năm 2009 lên đến 78.98%. Như vậy, việc mở rộng quy mô và ngành nghề hoạt động của Tổng công ty bước đầu đạt được những thành công đáng ghi nhận và định hướng của công ty là hoàn toàn đúng đắn.

Mục tiêu của KSS là trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh khoáng sản.

Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS) - Trữ lượng các mỏ quặng có giá trị của công ty (sắt, vàng, nephelin,…) rất dồi dào và

có chất lượng tốt, thời gian khai thác dài. - Máy móc, trang thiết bị hiện đại, khai thác được tối đa tiềm năng mỏ và giảm thiểu chi

phí. - Thị trường tiêu thụ ổn định (thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Châu Á

và Trung Đông). - Đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, gắn bó với Tổng công ty.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS)

- Là một doanh nghiệp còn non trẻ so với các công ty trong khu vực nhà nước đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác.

- Phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô của nhà nước về khai thác khoáng sản.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) - Với uy tín ngày càng cao, Tổng công ty sẽ được cấp phép khai thác các mỏ quặng với

trữ lượng cao và có giá trị về mặt kinh tế. - Nền kinh tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới,

tạo cơ hội cho những doanh nghiệp có nội lực và năng động trong sản xuất, kinh doanh.

- Cổ phiếu được niêm yết trên HOSE tạo điều kiện nâng cao uy tín của công ty, giúp công ty dễ dàng huy động vốn cho các dự án mới.

THÁCH THỨC (THREATS) - Chính sách ngày càng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô là một sức ép không nhỏ về

việc đầu tư máy móc và nghiên cứu công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa hàm lượng quặng đạt tiêu chuẩn.

- Vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên thiên những khu vực khai thác mỏ và bảo vệ an toàn trong sản xuất cho người lao động.

TỔNG CTCP KHOÁNG SẢN NA RÌ HAMICO

Trụ sở: Tổ 12, Phường Nguyễn Thị Minh Khai, Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn

ĐT: (84) 281 387 5734 Fax: (84) 281 387 5021

Website: http://www.narihamico.vn

Vốn điều lệ (VND): 118,000,000,000

Ngày giao dich đầu tiên: 04/01/2010

Dữ liệu giao dịch cổ phiếu KSS

Giá ngày 16/07/2010 62,000 VNĐ Giá mục tiêu 6 tháng 127,600 VNĐ Giá cao nhất 12 tháng 91,000 VNĐ Giá thấp nhất 12 tháng 40,400 VNĐ Giá trị vốn hóa thị trường 719.8 tỷ VNĐ KLGD bình quân 1 tháng 259,540 cp KLGD bình quân 3 tháng 387,394 cp KLGD bình quân 6 tháng 348,637 cp EPS 2009

5,472 VNĐ

EPS 2010F BVPS 31/03/2010

10,080 VNĐ 15,449 VNĐ

Cơ cấu cổ đông

Cá nhân trong Tổng công ty 21.36%Cá nhân ngoài Tổng công ty 72.22% Cổ đông là tổ chức 6.42%

Biểu đồ giá KSS & VN Index

Diễn biến giá (%) 6 tháng 3 tháng 1 tháng

KSS -3.2% -26.5% -5.4% So VN-Index -3.5% -4.4% -0.7% Hệ số Beta = 1.31

440

460

480

500

520

540

560

10 

20 

30 

40 

50 

60 

70 

80 

90 

100 

1/4/2010 3/4/2010 5/4/2010 7/4/2010

KSS VN‐Index

Page 17: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 17

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Kết quả kinh doanh năm 2009

Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu thực hiện của KSS là 190.8 tỷ đồng, đạt 95.4% kế hoạch, tăng 7.64 lần so với năm 2008. Đây là năm Tổng công ty gặt hái được nhiều thành công bước đầu khi đầu tư sang lĩnh vực khai khoáng. Doanh thu từ lĩnh vực khai khoáng chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu năm 2009, khoảng 79% mang lại sự tăng trưởng vượt trội so với năm 2008. Giá quặng sắt, giá thép tăng cao trong thời gian do nhu cầu ở Trung Quốc tăng mạnh cũng là một điều kiện đẩy doanh thu trong năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, doanh thu thuần tăng 667% so với năm 2008.

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 36.73 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch và tăng gần 16 lần so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 30.3 tỷ đồng tăng 17.72 lần so với cùng kỳ năm trước.

So với các doanh nghiệp trong ngành, KSS sử dụng nhiều nợ hơn. Hệ số nợ của doanh nghiệp bằng 0.56 lần, nợ ngắn hạn/vốn chủ sở hữu là 1.12 lần và nợ dài hạn/vốn chủ sở hữ là 0.17 lần. Đây là mức không đáng lo ngại, hơn nữa, trong thời điểm lãi suất thấp như những tháng vừa qua, việc sử dụng nợ đem đến một lợi thế mà doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng có rủi ro khi lãi suất tăng chi phí tài chính của doanh nghiêp sẽ tăng do có những khoản vay với lãi suất thả nổi.

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2010

Doanh thu của riêng quý I/2010 đã cao hơn cả năm 2009 đến hơn 6 tỷ đồng. Việc mở rộng từ lĩnh vực xây dựng sang lĩnh vực khai khoáng đã tạo ra nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty trong năm 2009, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cao trong năm 2010, chúng tôi đánh giá doanh thu 2010 sẽ tăng khoảng 300% so với năm 2009 đạt mức doanh thu 763 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng 20% ít nhất trong 4 năm tiếp theo, sau đó tốc độ tăng trưởng dài hạn là 7%/năm.Nguyên nhân: Giá quặng sắt năm 2010 dự kiến tăng khoảng 30% do nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng cao; Tổng công ty đã lắp đặt xong 5 dây chuyền khai thác vàng sa khoáng, trong đó có 2 dây chuyền đã đi vào vận hành; KSS được cấp phép khai thác nhiều quặng có giá trị kinh tế cao như: mỏ quặng sắt ở Pù Ổ - Chợ Đồn (trữ lượng 836,927 tấn, công suất khai thác 52,500 tấn/năm), mỏ vàng sa khoáng Nà Làng (diện tích khai thác 19.02 ha, doanh thu dự kiến 30 tỷ đồng/năm), mỏ Syenit Nephelin tại Bản Man (diện tích thăm dò 22.31 ha, doanh thu 80 tỷ đồng/năm), mỏ đá hoa cương (31.28 ha, doanh thu dự kiến 20 tỷ đồng/năm).

Lợi nhuận sau thuế tăng 292% so với năm 2009 đạt mức 119 tỷ đồng, EPS trước pha loãng đạt 10,080 đồng/cổ phiểu. Với tình hình hiện tại của Tông công ty, KSS có đủ điều kiện thuận lợi để phát hành thêm cổ phiếu trong tháng 8/2010, nâng số vốn điều lệ từ 118 tỷ đồng lên 241.9 tỷ đồng, EPS năm 2010 sau pha loãng đạt 4,917 đồng/cp, giảm nhẹ so với năm 2009 (khoảng 10%).

Dự án đầu tư:

Tổng công ty đã được UBND tỉnh Cao Bằng đồng ý về mặt nguyên tắc chủ trương xây dựng dự án khai thác chế biến quặng Bauxit Cao Bằng, tổng mức đầu tư 1,490 tỷ đồng tương đương 77,600,000 USD, giai đoạn đầu có công suất là 50,000 tấn Alumin/năm, thời gian dự kiến xây dựng là 2010 – 2011, doanh thu ước tính là 470 -500 tỷ đồng/năm. Đây là dự án lớn, có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

Khuyến nghị đầu tư

KSS là công ty có hoạt động kinh doanh khá ổn định, thương hiệu mạnh trong lĩnh vực khai khoáng, với sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đang phát triển nhanh chóng khi bước đầu thâm nhập sang lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Page 18: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 18

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Quan sát diễn biến giá trong quá khứ, chúng tôi thấy rằng giá cổ phiếu KSS kể từ khi bắt đầu chính thức giao dịch thường xuyên biến động, dao động trong khoảng từ 40,000 lên 91,000 đồng, tương ứng với mức P/E xấp xỉ 21x, cao hơn bình quân toàn ngành là 17.8x. Giá dự phóng cho cổ phiếu KSS trong vòng 6 tháng tới được tính bằng trung bình cộng giá của 2 phương pháp (P/BV, P/E) là 81,665 đồng cao hơn mức giá hiện tại 32%. Trước thời điểm pha loãng cổ phiếu,EPS đạt 10,080 đồng/cp, giá dự phóng cùng phương pháp trên lên đến 127,600 đồng/cp, cao hơn 105.8% so với mức giá hiện tại. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên MUA cổ phiếu KSS cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Báo cáo tài chính quá khứ và dự phóng KSS

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009 QI/2010 2010Doanh thu thuần 11,047 24,875 190,840 196,943 763,361

Giá vốn hàng bán 7,934 19,058 139,973 143,768 557,254 Lợi nhuận gộp 3,113 5,817 50,868 53,175 206,107

Doanh thu hoạt động tài chính 1 4 982 157 627 Chi phí tài chính 652 1,330 10,542 8,221 32,883 Trong đó: Chi phí lãi vay 652 1,330 10,542 8,221 32,883 Chi phí bán hàng - - - - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,663 2,095 4,575 4,954 15,267

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 799 2,395 36,734 40,156 158,584 Lợi nhuận khác 247 (88) - - - Lãi (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh - - - - -

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,046 2,308 36,734 40,156 158,584 Thuế TNDN 293 598 6,428 7,027 39,646

Tổng Lợi nhuận sau thuế 753 1,710 30,305 33,129 118,938 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 753 1,710 30,305 33,129 118,938

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2007 2008 2009 QI/2010 2010TÀI SẢN NGẮN HẠN 46,015 51,140 260,687 468,657 666,575

Tiền và các khoản tương đương tiền 787 900 8,414 2,335 22,290 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 17,138 14,398 121,738 301,948 177,863 Hàng tồn kho 21,930 26,953 124,547 135,830 445,803 Tài sản ngắn hạn khác 6,159 8,890 5,988 28,544 20,618

TÀI SẢN DÀI HẠN 21,585 34,244 167,406 181,458 228,613 Các khoản phải thu dài hạn - - - - - Tài sản cố định 21,159 33,598 156,571 170,438 214,696 Bất động sản đầu tư - - - - - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 300 10,100 10,100 10,100 Lợi thế thương mại - - - - - Tài sản dài hạn khác 426 347 734 920 3,817

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 67,599 85,385 428,093 650,115 895,188 NỢ PHẢI TRẢ 41,140 48,421 277,373 466,266 625,529

Nợ ngắn hạn 39,076 47,421 205,825 394,718 625,529 Nợ dài hạn 2,064 1,000 71,547 71,547 -

VỐN CHỦ SỞ HỮU 26,460 36,964 150,720 183,849 269,658 Vốn điều lệ 25,000 34,500 118,000 118,000 118,000

Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 67,599 85,385 428,093 650,115 895,188

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 2007 2008 2009 QI/2010 2010Tăng trưởng Doanh thu -98.5% 125.2% 667.2% 300.0%

Giá vốn hàng bán/Doanh thu 71.8% 76.6% 73.3% 73.0% 73.0%Chi phí bán hàng/Doanh thuChi phí quản lý/Doanh thu 15.1% 8.4% 2.4% 2.5% 2.0%Thuế suất TNDN 28.0% 25.9% 17.5% 17.5% 25.0%

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) 0.4% 2.2% 11.8% 18.0%Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) 0.6% 5.4% 32.3% 56.6%

Tỷ suất sinh lợi trên Doanh thu (ROS) 6.8% 6.9% 15.9% 15.6%Vòng quay tài sản 0.05 0.33 0.74 1.15 Đòn bẩy tài chính 1.48 2.41 2.74 3.15

Khối lượng cổ phiếu lưu hành (tr cp) 2.50 3.45 11.80 11.80 11.80 Book value (đ/cp) 10,584 10,690 12,642 15,449 22,721 EPS (đ/cp) 301 496 2,568 2,808 10,080

Page 19: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 19

Bộ phận Nghiên cứu GLS

CTCP CƠ KHÍ VÀ KHOÁNG SẢN HÀ GIANG

HGM (HNX) NẮM GIỮ

Tổng Quan về CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang

CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) tiền thân là xí nghiệp cơ khí Hà Giang được hợp nhất với công ty Khai thác và chế biến khoáng sản Hà Giang năm 1995, trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, sau đó cổ phần hóa vào năm 2005, chính thức đi vào hoạt động tháng 2 năm 2006.

Sản phẩm chủ yếu của công ty là Antimon kim loại, tinh quặng chì, tinh quặng kẽm với chất lượng đảm bảo chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới.

HGM có quyền khai thác mỏ Antimon Mậu Duệ ở tỉnh Hà Giang gồm ba thân quặng và đang khai thác thân quặng II với trữ lượng khoảng 371,818 tấn quặng, hàm lượng Antinmon đạt gần 10%, đủ để cho HGM khai thác đến năm 2040.

Mỏ Antimon Mậu Duệ II là mỏ lộ thiên dễ khai thác, ngoài ra công nghệ luyện tinh đơn giản, đạt tỷ lệ tuyển tinh cao nên giá vốn thành phẩm trung bình chỉ khoảng 3,000 USD/tấn. Trong khi đó giá bán lại rất cao 9,000 USD, thường dao động từ mức đáy là 4,000 USD/tấn (tháng 2/2009) lên đến 9,500 USD/tấn (tháng 5/2010).

PHÂN TÍCH SWOT

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS) - HGM là đơn vị duy nhất Việt Nam đang khai thác, chế biến và xuất khẩu Antimon ở

quy mô công nghiệp. Sản phẩm có tính chuyên biệt cao nên đầu ra luôn được đảm bảo.

- Lợi thế về quyền khai thác mỏ Antimon trữ lượng lớn. - Mậu Duệ I và III với trữ lượng ước đạt tương đương thân quặng II đảm bảo cho

HGM nguồn quặng dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất trong tương lai khi được đi vào thăm dò khai thác và cấp phép.

- Các xưởng chế biến được xây dựng ngay tại các mỏ lộ thiên, tạo thành một dây chuyền khép kín, giúp làm giảm chi phí khai thác, vận chuyển, tạo lợi thế giảm giá thành sản phẩm

- Nhờ hàm lượng tinh trong thành phẩm cao giúp giá bán thành phẩm của HGM thường cao hơn giá xuất bình quân của thế giới khoảng 40 USD/tấn.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS) - Đầu ra chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu nên

kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào biến động giá Antimon thế giới. - Doanh thu, lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động tỷ giá.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp có nội lực và năng động trong sản xuất, kinh doanh.

- Nhu cầu tiêu thụ Antimon của các thị trường hàng đầu thế giới (như Trung Quốc) đang tăng trở lại, giá Antimon, chì và kẽm đang có xu hướng tăng trong dài hạn.

THÁCH THỨC (THREATS) - Thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều gây lũ lụt, sạt lỡ có thể làm gián đoạn hoạt động

khai thác. - Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường đòi hỏi HGM phải áp dụng và kiểm

soát chặt chẽ các tiêu chuẩn về môi trường

CTCP Cơ khí và khoáng sản Hà Giang Trụ sở: 390 Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang,

Tỉnh Hà Giang

ĐT: (84) 219 386 6708 Fax: (84) 219 386 7068

Website: http://www.hgm.vn

Vốn điều lệ: 60,000,000,000 VNĐ

Ngày giao dịch đầu tiên: 21/12/2009 Dữ liệu giao dịch cổ phiếu HGM Giá ngày 16/07/2010 91,000 VNĐ Giá mục tiêu 6 tháng 105,400 VNĐ Giá cao nhất 12 tháng 121,900 VNĐ Giá thấp nhất 12 tháng 52,310 VNĐ Giá trị vốn hóa thị trường 582 tỷ VNĐ KLGD bình quân 1 tháng 23,870 cp KLGD bình quân 3 tháng 35,888 cp KLGD bình quân 6 tháng 24,093 cp EPS 2009

6,853 VNĐ

EPS 2010F 7,638 VNĐ BVPS (31/03/2010) 13,451 VNĐ

Cơ cấu cổ đông Sở hữu nhà nước 48.96%Sở hữu CBCNV 6.96% Sở hữu khác 44.08%

Biểu đồ giá HGM & HNX-Index

Diễn biến giá (%) 6 tháng 3 tháng 1 tháng

HGM 63.9% 56.5% 4.3% So HNX-Index -6.0% -6.6% -1.3% Hệ số beta = 0.69

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

20 

40 

60 

80 

100 

120 

140 

12/21/2009 2/21/2010 4/21/2010 6/21/2010

HGM HNX‐index

Page 20: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 20

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Kết quả kinh doanh năm 2009

Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu của HGM đạt 52.17 tỷ. Doanh thu của HGM chủ yếu đến từ lĩnh vực khai thác, chế biến, xuất khẩu Antimon, tinh quặng chì – kẽm, doanh thu hoạt động tài chính là đáng kể và ổn định từ lãi tiền gửi ngân hàng. Nguồn tiền mặt trong năm tài chính khá dồi dào không những giúp cho HGM ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay, dẫn chứng là chi phí lãi vay rất nhỏ hoặc bằng không, mà còn trang trải được bình quân tới 100% chi phí hoạt động (gồm CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp), chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là yếu tố khiến cho HGM có thể chủ động về mặt tài chính, xây dựng môi trường tài chính ổn định, lành mạnh, có biên lợi nhuận sau thuế tương đương biên lợi nhuận gộp. Lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ, EPS đạt 7,000 đồng. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế - tài chính toàn cầu trog hai năm vừa qua, giá Antimon thế giới chạm đáy là 4,000 USD/tấn nhưng nhờ giá vốn thấp, HGM vẫn giữ được lợi nhuận khả quan và ROE đạt ở mức bình quân gần 30%, EPS đạt gần 7,000 đồng. Mặc dù mức EPS này chỉ bằng khoảng 28% mức EPS của năm 2008, và khoảng 17% EPS 2007, nhưng đây là xu thế chung của toàn thế giới và là mức khá cao so với nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng khác.

Diễn biến giá Antimon

Nguồn: HGM tổng hợp

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2010

Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2010 của HGM đặt kế hoạch đầu tư năm 2010 như sau: Đầu tư thăm dò mỏ Antimon Bó Mới – Thâm Tiềng; Đầu tư mở rộng bãi chứa thải mỏ Mậu Duệ; Xây dựng dự án đầu tư nhà máy tuyển quặng Antimon; Đầu tư công nghệ, kỹ thuật, thiết bị tinh luyện bằng khí than. Những dự án trên hứa hẹn một tiềm năng tăng trưởng cao của HGM trong những năm tiếp theo.

Căn cứ đánh giá triển vọng năm 2010 dựa vào diễn biến giá Antimon trên thế giới trong thời gian vừa qua, kết quả kinh doanh quý 1/2010, kế hoạch kinh doanh quý 2/2010. Doanh thu thuần quý 1/21010 là 14 tỷ đồng, EPS 1,020 đồng; kế hoạch quý 2/21010: xuất khẩu trên 150 tấn Antimon kim loại với giá bình quân trên 8,000 USD/tấn, ước tính doanh thu đạt 25 tỷ đổng, lợi nhuận ước đạt trên 15 tỷ đồng – gấp đôi quý 1, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Với diễn biến giá như hiện nay, trên cơ sở thận trọng, chúng tôi dự báo giá của Antimon xuất khẩu bình quân của HGM là 8.000 USD/tấn trong năm 2010, sản lượng theo kế hoạch là 750 tấn. Như vậy doanh thu dự báo năm 2010 có thể vào khoảng 115 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2009. HGM vẫn đang trong thời kỳ được hưởng ưu đãi thuế, thuế suất 5%, lợi nhuận sau thuế đạt trên 45 tỷ đồng, EPS đạt 7,638 đồng.

Khuyến nghị đầu tư

Việt Nam là một trong 10 nước cung cấp Antimony lớn nhất trên thế giới, và HGM là đơn vị duy nhất Việt Nam đang thực hiện khai thác, chế biến xuất khẩu Antimony ở quy mô lớn có hàm lượng tinh 99.95%; thuộc nhóm sản phẩm có chất lượng cao.

Page 21: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 21

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Quan sát diễn biến giá trong quá khứ, chúng tôi thấy rằng giá cổ phiếu HGM kể từ khi bắt đầu chính thức giao dịch (ngày 21/12/2009) thường có ít biến động mạnh, dao động quanh mức giá 60,000 đồng. Từ những ngày đầu quý 2 giá cổ phiếu HGM liên tục tăng, đạt đỉnh điểm 122,000 đồng/cp, tương ứng với P/E xấp xỉ 18x. Với quan điểm thận trọng chúng tôi dự phóng EPS năm 2010 là 7,638 đồng. Giá dự phóng cho cổ phiếu HGM trong vòng 6 tháng tới được tính bằng trung bình cộng giá của 4 phương pháp (FCFF, FCFE, P/BV, P/E) là 101,807 đồng, cao hơn mức giá hiện tại là 12%. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nên NẮM GIỮ cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn.

Báo cáo tài chính quá khứ và dự phóng HGM

 

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009 QI/2010 2010Doanh thu thuần 76,249 56,325 52,098 14,132 114,772

Giá vốn hàng bán 35,275 32,027 29,075 7,577 61,977 Lợi nhuận gộp 40,974 24,298 23,023 6,555 52,795

Doanh thu hoạt động tài chính 1,136 5,522 6,300 1,167 4,668 Chi phí tài chính 89 119 63 10 39 Trong đó: Chi phí lãi vay 70 18 - - - Chi phí bán hàng 383 526 916 57 574 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,893 4,569 3,952 1,120 8,608

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 38,745 24,605 24,393 6,536 48,243 Lợi nhuận khác 1,994 919 169 (36) - Lãi (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh - - - - -

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 40,740 25,524 24,562 6,500 48,243 Thuế TNDN - 1,038 1,564 377 2,412

Tổng Lợi nhuận sau thuế 40,740 24,487 22,998 6,123 45,830 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 40,740 24,487 22,998 6,123 45,830

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2007 2008 2009 QI/2010 2010TÀI SẢN NGẮN HẠN 79,945 103,933 97,657 96,035 141,417

Tiền và các khoản tương đương tiền 46,721 20,114 50,343 55,973 62,831 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 46,374 5,000 5,000 5,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 25,562 29,322 32,615 26,327 57,781 Hàng tồn kho 5,887 7,810 9,455 8,499 15,494 Tài sản ngắn hạn khác 1,775 314 244 236 310

TÀI SẢN DÀI HẠN 15,753 9,093 8,444 8,128 16,419 Các khoản phải thu dài hạn - - - - - Tài sản cố định 14,630 8,136 7,350 7,012 14,921 Bất động sản đầu tư - - - - - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 23 523 533 533 533 Lợi thế thương mại - - - - - Tài sản dài hạn khác 1,100 434 561 583 965

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 95,698 113,026 106,101 104,163 157,835 NỢ PHẢI TRẢ 22,038 38,145 15,483 21,827 30,387

Nợ ngắn hạn 20,002 37,971 15,183 21,596 30,387 Nợ dài hạn 2,036 174 300 231 -

VỐN CHỦ SỞ HỮU 73,660 74,881 90,618 82,336 127,448 Vốn điều lệ 10,000 10,000 60,000 60,000 60,000

Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 95,698 113,026 106,101 104,163 157,835

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 2007 2008 2009 QI/2010 2010Tăng trưởng Doanh thu 34.2% -26.1% -7.5% 120.0%

Giá vốn hàng bán/Doanh thu 46.3% 56.9% 55.8% 53.6% 54.0%Chi phí bán hàng/Doanh thu 0.5% 0.9% 1.8% 0.4% 0.5%Chi phí quản lý/Doanh thu 3.8% 8.1% 7.6% 7.9% 7.5%Thuế suất TNDN 4.1% 6.4% 5.8% 5.0%

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) 18.9% 23.5% 21.0% 34.7%Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) 25.5% 33.0% 27.8% 42.0%

Tỷ suất sinh lợi trên Doanh thu (ROS) 53.4% 43.5% 44.1% 39.9%Vòng quay tài sản 0.35 0.54 0.48 0.87 Đòn bẩy tài chính 1.35 1.41 1.32 1.21

Khối lượng cổ phiếu lưu hành (tr cp) 1.00 1.00 6.00 6.00 6.00 Book value (đ/cp) 64,809 71,557 14,436 13,451 20,575 EPS (đ/cp) 40,740 24,487 3,833 1,020 7,638

Page 22: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 22

Bộ phận Nghiên cứu GLS

CTCP KỸ NGHỆ KHOÁNG SẢN QUẢNG NAM

MIC (HNX) BÁN

Tổng Quan về CTCP Kỹ Nghệ Khoáng Sản Quảng Nam

CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (MIC) tiền thân là Xí nghiệp Khai Thác cát công nghiệp và xuất khẩu Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập năm 1984. Năm 2004, Công ty Cổ Phần Kỹ nghệ Khoáng Sản Quảng Nam (MIC) được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. MIC hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản với hoạt động chủ yếu dựa trên 2 lĩnh vực chính: khai thác cát trắng xuất khẩu sang Nhật Bản và một số nước Châu Âu để sản xuất đồ thuỷ tinh, pha lê; khai thác vàng. Hiện công ty có 4 đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp vàng Punếp (năng lực sản xuất 30 kg vàng 98%/năm), Xí nghiệp cát Thăng Bình (năng lực sản xuất 200,000 tấn/năm), Xí nghiệp Tràng Thạch Đại Lộc (năng lực sản xuất 50,000 tấn/năm) và nhà máy chế biến Silica Quảng Nam (năng lực sản xuất 12,000 tấn/năm).

Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS)

- MIC có kinh nghiệm hơn 25 năm trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Cho đến nay thương hiệu MINCO đã trở nên quen thuộc và tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng quốc tế tại một số thị trưởng lớn trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,…và trong nước.

- MIC là công ty cổ phần duy nhất ở Việt Nam được nhà nước cấp phép khai thác vàng. Hiện công ty đang liên doanh với công ty Olympuspacific Mineral Corp (Canada) để khai thác vàng tại Bồng Miêu và Phước Sơn.

- Diện tích mỏ cát và trữ lượng lớn, có thời hạn trên 15 năm là lợi thế nổi bật của công ty trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến cát công nghiệp.

- Công nghệ chế biến tương đối hiện đại. Đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên có chuyên môn và đã gắn bó với công ty hơn 25 năm trong lĩnh vực khai thác – chế biến khoáng sản là nguồn lực quan trọng và là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS) - Năng lực tài chính của công ty còn yếu, có những thời điểm MIC gặp khó khăn về

vốn, không có đủ vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.

- Công nghệ khai thác chủ yếu hiện nay đang áp dụng vẫn là công nghệ truyền thống với các thiết bị thi công cơ giới (máy khoan tay, máy gạt, máy xúc, máy đào,…) và dễ gây thất thoát tài nguyên.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) - Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm khoáng sản và gốm sứ ngày càng

cao do các ngành công nghiệp thuỷ tinh, công nghiệp sơn, cao su, gốm sứ và các ngành công nghiệp cơ khí (đúc) đang trên đà phát triển mạnh. Từ đó cho thấy triển vọng phát triển của ngành trong thời gian tới vẫn còn khá lớn.

- Trong những năm tới, chính sách xuất khẩu khoáng sản của Chính Phủ sẽ có những điều chỉnh theo hướng khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu khoáng được chế biến sâu. Trong khi đó, những sản phẩm hiện có tại công ty lại là nguồn nguyên liệu chính để chế biến ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bột silica, sợi thuỷ tinh, sodium silicat,…

THÁCH THỨC (THREATS) - Các chính sách của Chính Phủ đối với lĩnh vực công nghiệp khoáng sản có nhiều thay đổi như phí môi trường, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên tăng gấp nhiều lần… gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình khai thác khoáng sản và khả năng phát triển của MIC.

- Theo chủ trương chung của Nhà Nước Việt Nam trong thời gian tới, phát triển công nghiệp khoáng sản phải đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản sẽ tạo ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp khai khoáng nói chung và MIC nói riêng trong việc triển khai các hoạt động chế biến sâu đối với các khoáng sản khai thác.

CTCP Kỹ Nghệ Khoáng Sản Quảng Nam

Trụ sở: Cụm Công nghiệp Hà Lam – Chợ Được, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam

ĐT: (84-510) 3665022 Fax: (84-510) 3665024

Website: http://www.minco.com.vn

Vốn điều lệ: 56,000,000,000 VNĐ

Ngày giao dịch đầu tiên: 21/12/2007 Dữ liệu giao dịch cổ phiếu MIC Giá ngày 16/07/2010 87,000 VNĐ Giá mục tiêu 6 tháng 49,000 VNĐ Giá cao nhất 12 tháng 152,000 VNĐ Giá thấp nhất 12 tháng 33,000 VNĐ Giá trị vốn hóa thị trường 173.35 tỷ VNĐ KLGD bình quân 1 tháng 8,300 cp KLGD bình quân 3 tháng 18,624 cp KLGD bình quân 12 tháng 29,282 cp EPS 4 quý gần nhất

4,590 VNĐ

EPS 2010F 1,637 VNĐ BVPS (31/03/2010) 20,563 VNĐ

Cơ cấu cổ đông Sở hữu nhà nước 0.0%Sở hữu nước ngoài 0.5% Sở hữu khác 99.5%

Biểu đồ giá MIC & HNX Index

Diễn biến giá (%) 6 tháng 3 tháng 1 tháng

MIC -16.1% -21.6% -11.1% So HNX-Index -6.0% -6.6% -1.3% Hệ số beta = 1.05

0

50

100

150

200

250

300

350

400

0

50

100

150

200

250

300

350

MIC HNX‐Index

Page 23: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 23

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Kết quả kinh doanh năm 2009

Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu của MIC đạt 87 tỷ; tăng 5% so với năm 2008. Trong cơ cấu doanh thu của MIC, doanh thu từ hoạt động khai thác cát trắng chiếm đến 61% và doanh thu từ khai thác vàng chiếm 22% tổng doanh thu của MIC. Năm 2009 là năm MIC có mức doanh thu cao nhất, tổng doanh thu cả năm đạt 87 tỷ, tăng 5% so với năm 2008 và tăng 3% so với kế hoạch.

Cuối năm 2009, MIC tiến hành dự án hợp tác đầu tư khai thác vàng giữa MINCO – CHXHCN Việt Nam và Công ty thăm dò và khảo sát khoáng sản tỉnh SeKông – CHDCND Lào. Theo đó, diện tích khai thác được cấp phép đạt 9,307 ha và diện tích khả thác là 2,865 ha. Công suất dự kiến hàng năm 150 Kg vàng 99.99%/năm. Tổng vốn đầu tư cho dự án hợp tác này là 7,595 triệu USD. Hiện nay, MINCO đang tiếp tục hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng để kịp triển khai dự án vào giữa quý I/2010. Ngoài ra, trong năm 2009 MIC cũng đã xây lắp cơ bản xong, hiện đang hoàn thiện phần lắp đặt thiết bị của nhà máy Vải thuỷ tinh và cố gắng thúc đẩy tiến độ để cuối tháng 01/2010 đưa dây chuyền vào vận hành.

Lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng, nâng mức EPS năm 2009 lên 3,993 đ/cp. Trong năm 2009, giá dầu ít biến động đột biến hơn so với năm 2008, do đó MIC đã tiết kiệm được một phần giá vốn hàng bán. Thêm vào đó, chi phí tài chính trong năm của MIC cũng giảm đáng kể do công ty được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ Chính Phủ. Tổng kết năm 2009, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 11.4 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng. Theo đó, EPS năm 2009 đạt 3,993 đồng/cp, tăng 54.8% so với năm 2008.

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2010

Căn cứ Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2010 của MIC, công ty đặt kế hoạch sản lượng các sản phẩm chủ yếu bao gồm Cát trắng: 180,000 tấn; Tràng thạch: 40,000 tấn; Vàng 98%: 100 kg (trong đó Hợp tác 80 kg); Bột Silica: 7,000 tấn; Vải thuỷ tinh: 700kg. Doanh thu theo kế hoạch là 150.5 tỷ. Kết thúc Q1/2010, MIC công bố đạt doanh thu 17.2 tỷ giảm 18% so với cùng kỳ 2009, lợi nhuận sau thuế là 1.4 tỷ giảm 38% so với cùng kỳ 2009.

Trong năm 2010, hoạt động khai thác vàng của Xí nghiệp vàng Punếp sẽ chấm dứt, thay vào đó dự án liên kết kinh doanh với Công ty TNHH vàng Phước Sơn sẽ đi vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư cho dự án hợp tác này là 750,000 USD, tương ứng tỷ lệ vốn góp là 15%.

Căn cứ tình hình hoạt động của MIC và tiến độ thực hiện các dự án trong năm, chúng tôi nhận thấy kế hoạch công ty đưa ra có thể không đạt được là do chủ trương hạn chế xuất khẩu cát qua sơ tuyển của địa phương kéo dài chỉ đến hết năm 2010, thuế tài nguyên tăng, trong khi đó các hoạt động định hướng đầu tư vào các dự án chế biến sâu vẫn chỉ đang dự định triển khai và mang tính tiềm năng với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dự án hợp tác khai thác vàng tại Lào chỉ mới hoàn thành hoạt động thăm dò và thủ tục hành chính cũng rất nhiêu khê. Với quan điểm thận trọng sau khi xem xét các yếu tổ rủi ro, chúng tôi dự kiến doanh thu năm 2010 sẽ đạt mức 125 tỷ, tăng 50% so với năm 2009.

Trong năm 2010, giá dầu thô đang có xu hướng tăng lên theo đà phục hồi kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, giá điện trong nước cũng đang có chiều hướng tăng. Theo đó, chúng tôi dự kiến tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu của MIC trong năm 2010 tăng lên 56% từ mức 53% trong năm 2009.

Doanh thu hoạt động tài chính của MIC trong năm 2009 chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi từ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và khoản thu từ hỗ trợ lãi suất 4% của Chính Phủ. Trong năm 2010, lượng tiền mặt có thể tăng lên từ đợt phát hành tăng vốn giai đoạn 1 của MIC. Thêm vào đó, công ty vẫn tiếp tục được hưởng mức hỗ trợ lãi suất 2% trong năm 2010, tuy nhiên thu nhập từ chênh lệch tỷ giá sẽ giảm do chính sách bình ổn tỷ giá VND/USD của Chính Phủ trong năm nay sẽ làm cho tỷ giá ít biến động hơn. Chúng tôi dự báo doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 đạt 1.7 tỷ, giảm 10% so với năm 2009. Chi phí tài chính của MIC chủ yếu là chi phí lãi vay được dự báo là 2.6 tỷ. Lợi

Page 24: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 24

Bộ phận Nghiên cứu GLS

nhuận từ hoạt động khác luôn chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó chúng tôi giả định trong năm 2010 phần lợi nhuận này là không đáng kể.

Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp dự kiến duy trì ở mức 33% ngang với mức của năm trước. Với thuế suất TNDN của MIC dự kiến là 25% thì lợi nhuận trước thuế và sau thuế của MIC trong năm 2010 lần lượt là 12.2 tỷ và 9.2 tỷ. Tương ứng với mức EPS cơ bản là 1637 đ/cp. Tuy nhiên, nếu trong năm 2010, MIC hoàn thành việc tăng vốn giai đoạn 2 đúng như kế hoạch từ 56 tỷ lên 90 tỷ, mức EPS dự kiến cho năm 2010 giảm xuống còn 1019đ/cp. Chúng tôi hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn giai đoạn 2 của MIC, do đó tạm thời trong phần dự phóng và định giá chúng tôi vẫn lấy số lượng cổ phiếu là 5.6 triệu.

Khuyến nghị đầu tư

MIC là một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cát trắng và là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thăm dò và khai thác vàng. Tuy nhiên, với những rủi ro tiền ẩn liên quan đến thay đổi trong chính sách quản lý khoáng sản của Việt Nam và những dự án phát triển của MIC trong những năm tiếp theo cho thấy triển vọng tương lai của MIC vẫn chưa có gì rõ ràng. Theo ước tính của chúng tôi, mức P/E và P/B của ngành khai thác khoáng sản và kim loại màu lần lượt là 17.8x và 4.4x. Căn cứ mô hình định giá sử dụng phương pháp phương pháp P/E và P/B, cổ phiếu công ty MIC có giá mục tiêu là 49,000 đồng, tương ứng P/E là 12.2x. Hiện tại, cổ phiếu MIC được giao dịch với mức giá 87,000 đồng, cao hơn mức giá mục tiêu của chúng tôi 78%. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư BÁN cổ phiếu MIC.

Page 25: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 25

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Báo cáo tài chính quá khứ và dự phóng MIC

 

 

 

 

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009 QI/2010 2010Doanh thu thuần 43,067 78,164 79,408 16,344 119,112

Giá vốn hàng bán 20,355 43,341 41,699 9,460 66,703 Lợi nhuận gộp 22,712 34,823 37,709 6,884 52,409

Doanh thu hoạt động tài chính 51 564 1,924 433 1,732 Chi phí tài chính 2,705 4,965 2,648 652 2,610 Trong đó: Chi phí lãi vay 2,509 2,740 2,222 652 2,610 Chi phí bán hàng 15,155 20,229 20,862 3,520 30,969 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,031 5,732 5,487 1,275 8,338

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,873 4,462 11,637 1,869 12,224 Lợi nhuận khác 1,725 73 742 20 - Lãi (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh - - - - -

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,598 4,535 11,379 1,889 12,224 Thuế TNDN 526 694 1,403 472 3,056

Tổng Lợi nhuận sau thuế 3,072 3,841 9,976 1,417 9,168 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 3,072 3,841 9,976 1,417 9,168

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2007 2008 2009 QI/2010 2010TÀI SẢN NGẮN HẠN 19,754 17,686 30,821 19,739 44,072

Tiền và các khoản tương đương tiền 237 1,180 8,253 1,336 6,523 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 15,483 7,050 16,805 11,390 25,609 Hàng tồn kho 3,570 8,250 4,387 4,735 10,005 Tài sản ngắn hạn khác 463 1,206 1,376 2,278 1,934

TÀI SẢN DÀI HẠN 37,279 43,546 59,150 63,183 63,813 Các khoản phải thu dài hạn - - - - - Tài sản cố định 33,818 41,874 56,287 59,962 60,524 Bất động sản đầu tư - - - - - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,364 514 514 514 514 Lợi thế thương mại - - - - - Tài sản dài hạn khác 1,097 1,158 2,350 2,708 2,775

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 57,032 61,232 89,971 82,922 107,884 NỢ PHẢI TRẢ 29,596 30,380 39,592 31,509 20,199

Nợ ngắn hạn 18,113 21,191 32,297 24,989 20,199 Nợ dài hạn 11,483 9,189 7,294 651 -

VỐN CHỦ SỞ HỮU 27,437 30,853 50,380 51,379 87,685 Vốn điều lệ 12,950 14,892 24,987 24,987 56,000

Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 57,032 61,232 89,971 82,922 107,884

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 2007 2008 2009 QI/2010 2010Tăng trưởng Doanh thu 81.5% 1.6% 50.0%

Giá vốn hàng bán/Doanh thu 47.3% 55.4% 52.5% 57.9% 56.0%Chi phí bán hàng/Doanh thu 35.2% 25.9% 26.3% 21.5% 26.0%Chi phí quản lý/Doanh thu 7.0% 7.3% 6.9% 7.8% 7.0%Thuế suất TNDN 14.6% 15.3% 12.3% 25.0% 25.0%

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) 10.8% 6.5% 13.2% 9.3%Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) 22.4% 13.2% 24.6% 13.3%

Tỷ suất sinh lợi trên Doanh thu (ROS) 7.1% 4.9% 12.6% 7.7%Vòng quay tài sản 1.51 1.32 1.05 1.20 Đòn bẩy tài chính 2.08 2.03 1.86 1.43

Khối lượng cổ phiếu lưu hành (tr cp) 1.30 1.49 2.50 2.50 5.60 Book value (đ/cp) 21,094 20,714 20,050 20,563 15,608 EPS (đ/cp) 2,372 2,579 3,993 567 1,637

Page 26: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 26

Bộ phận Nghiên cứu GLS

CTCP KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH

BMC (HOSE) MUA

Tổng Quan Về công ty CP Khoáng sản Bình Định Công ty CP Khoáng sản Bình Định tiền thân là công ty Khoáng sản Bình Định được thành lập năm 1985, là một trong những công ty có uy tín và tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại Bình Định cũng như ở Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản từ quặng Titan, các loại sa khoáng titan, và các loại quặng, khoáng sản khác. Hàng năm, khoảng 95% sản phẩm của Bimico đã được xuất khẩu đến các thị trường Đông Á. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bimico là Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn, chỉ tính riêng giai đoạn 1 của nhà máy sản xuất xỉ titan Mậu Duệ II thì công suất này đã lớn hơn gấp đôi tổng công suất của Bimico. Tuy nhiên, do Titan là kim loại quý, giá cả của Titan phụ thuộc vào giá thế giới do đó lợi nhuận của BMC ít bị ảnh hưởng bởi đối thủ SQC. BMC hiện đang tiến hành các hình thức liên doanh liên kết trong và ngoài nước để nghiên cứu chế biến sâu các sản phẩm khai thác từ quặng titan như Rutile nhân tạo, Pigment, Titan kim loại…

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành thường xuyên theo từng công đoạn chế biến.

Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS)

- Phương pháp khai thác mỏ lộ thiên, kiểu cuốn chiếu, sử dụng cụm vít xoắn tự tạo, tiêu thụ ít năng lượng, vận hành dễ dàng. Dây chuyền sản xuất cơ giới hóa, đồng bộ do công ty thiết kế và lắp đặt, công suất 80,000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất xỉ titan công suất 19,000 tấn/năm gồm xỉ titan và gang tại cụm công nghiệp Cát Nhơn – Phù Cát. Triển khai đầu tư xây dựng nhà máy hoàn nguyên Ilmenite, công suất 10,000 tấn/năm.

- Đội ngũ quản lý, công nhân giàu kinh nghiệm trong khai thác và chế biến khoáng sản.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS)

- Phương pháp khai thác lộ thiên có thể không khai thác phần quặng nghèo và khoáng sản đi cùng. Dễ có những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

- Năng lực cạnh tranh còn thấp, quy mô sản xuất chưa cao, và chưa có thị trường ổn định cho sản phẩm titan.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

- Titan được sử dụng nhiều trong công nghiệp, nên nhu cầu rất lớn. Trữ lượng trên thế giới không nhiều và Việt Nam là một trong những nước cung cấp titan trên thế giới.

- Nền kinh tế hồi phục: Với mục tiêu tăng trưởng năm 2010 là 6.5%; mức độ lạm phát được kiềm chế dưới 10% cho thấy nhiều tín hiệu khả quan của nền kinh tế trong nước. Trên thế giới, nhu cầu sản phẩm ngành khai khoáng lại đang tăng cao trong thời gian gần đây tạo điều kiện mở rộng thị trường.

- Bimico là một trong số 9 doanh nghiệp toàn tỉnh Bình Định, 18 doanh nghiệp toàn quốc được cấp phép xuất khấu Ilmenite trong năm 2010 với số lượng lên đến 45,000 tấn, trong khi đó SQC chỉ được 25,000 tấn.

THÁCH THỨC (THREATS)

- Titan là nguyên liệu chiến lược quốc gia nên hoạt động khai thác của công ty sẽ chịu chi phối của những chính sách, quy định của nhà nước.

- Trên 90% sản phẩm của công ty được đem đi xuất khẩu nên rủi ro về tỷ giá sẽ có những tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Hoạt động khai thác đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

CTCP Khoáng sản Bình Định

Trụ sở: 11 Hà Huy Tập, TP Quy Nhơn, Bình Định

ĐT: (84-56) 822 073 Fax: (84-56) 822 497

Website: http://www.bimico.binhdinh.com.vn

Vốn điều lệ: 82,618,200,000 VNĐ

Ngày giao dịch đầu tiên: 28/12/2006

Dữ liệu giao dịch cổ phiếu BMC Giá ngày 16/07/2010 45,700 VNĐ Giá mục tiêu 6 tháng 60,778 VNĐ Giá cao nhất 12 tháng 80,160 VNĐ Giá thấp nhất 12 tháng 46,040 VNĐ Giá trị vốn hóa thị trường 386.65tỷ VNĐ KLGD bình quân 1 tháng 12,576 cp KLGD bình quân 3 tháng 20,145 cp KLGD bình quân 12 tháng 52,629 cp EPS 4 quý gần nhất

2,977 VNĐ

EPS 2010F 2,851 VNĐ BVPS (31/03/2010) 14,912 VNĐ Cơ cấu cổ đông

Cổ đông nhà nước

51.98 % Cổ đông trong nước 34.67 % Cổ đông nước ngoài 13.35 %

Biểu đồ giá BMC & VN - Index

Diễn biến giá (%) 6 tháng 3 tháng 1 tháng

BMC -26.9% -22.0% -3.1% VN-Index -5.0% -1.8% 1.9% Hệ số beta = 1.03  

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

50.0 

100.0 

150.0 

200.0 

250.0 

300.0 

350.0 

12/28/2006 10/23/2007 8/20/2008 6/12/2009 3/30/2010

BMC VN Index

Page 27: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 27

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Kết quả kinh doanh năm 2009

Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm. Năm 2009 do ảnh hưởng kéo dài của suy thoái kinh tế từ nửa cuối năm 2009, thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục gặp khó khăn, giá bán sản phẩm còn thấp ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty, mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ doanh thu 2009 chỉ đạt gần 102 tỷ đồng, so với 2008 giảm 21.68%; đạt 78.5% kế hoạch. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5.13 triệu USD bằng 66% so với năm 2008.

Mặt khác do hàm lượng tài nguyên khoáng sản ngày càng nghèo nên chi phí sản xuất tăng. Mặc dù công ty đã có những nổ lực nhằm cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất song lợi nhuận vẫn giảm. Công ty liên doanh Bimal cũng gặp những khó khăn tương tự nên lợi nhuận được chia từ liên doanh cũng giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 chỉ đạt 21.62 tỷ đồng, bằng 46.38% so với năm 2008 và giảm 28.03% so với kế hoạch 2009.

Đầu tư mở rộng sản xuất. Năm 2009, công ty đã đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 1 – Dự án nhà máy sản xuất xỉ titan Bình Định với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 44 tỷ đồng, đưa vào sản xuất từ tháng 1/2009; sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, đáp ứng hoạt động lâu dài khi thực hiện chủ trương dừng xuất khẩu Ilmenit từ năm 2011, nâng cao năng lực chế biến và uy tín của công ty.

Tuy nhiên, do nhà máy ra đời trong thời kỳ kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xỉ, gang sụt giảm, việc tìm kiếm thị trường gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đem lại chưa cao.

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2010

Với việc nhà máy luyện xỉ titan Bình Định giai đoạn 1 hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động đầu năm 2009, dự kiến sau khi hoạt động ổn định và thị trường có những chuyển biến tích cực, công ty sẽ tiếp tục thực hiện việc đầu tư giai đoạn 2 để nâng tổng lên 19,000 tấn/năm. Bên cạnh đó, trong nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, BMC thông qua kế hoạch đầu tư năm 2010, đầu tư giai đoạn 1 dự án Xưởng hoàn nguyên Ilmenite, công suất 5,000 tấn/năm, vốn đầu tư là 16.5 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn được phép xuất khẩu 45,000 tấn quặng Ilmenit trong năm 2010.

Hiện nay, Bimico đang có những nổ lực tìm kiếm khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Với những yếu tố đó, trên nguyên tắc thận trọng, trong báo cáo thường niên năm 2009, BMC đặt kế hoạch giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15.2 tỷ đồng, tổng doanh thu hơn 110 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 30%. Do đặc tính ngành nên chúng tôi đánh giá tỷ lệ GVHB/doanh thu khoảng 57%, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu khoảng 20%, Công ty chịu thuế thu nhập 25%/năm. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 27 tỷ đồng tăng 24.7% so với năm 2009. EPS năm 2010 ước đạt 3,263 đồng/cp.

Khuyến nghị đầu tư

BMC có quy mô nhà máy sản xuất xỉ titan đứng thứ 2 toàn ngành, chỉ sau SQC. Thị trường titan trong nước và xuất khẩu có nhiều tiềm năng tăng trưởng và hứa hẹn đem lại doanh thu ngày càng cao cho Bimico, khi công ty đang trong quá trình đẩy mạnh hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật – công nghệ khai thác, chế biến.

Mức giá dự phóng 6 tháng tới của cổ phiếu BMC được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền có trọngg số từ 2 kết quả của phương pháp tương đối có so sánh với kết quả từ 2 phương pháp chiết khấu dòng tiền để đánh giá mức độ hợp lý, với những chỉ số dự báo được đưa ra một cách thận trọng. Kết quả, giá dự phóng bằng 60,778 đồng cao hơn mức giá hiện tại khoảng 33%.

Với tình hình hiện tại và tiềm năng tăng trưởng của ngành cũng như của công ty trong năm nay, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên MUA cổ phiếu BMC cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn.

Page 28: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 28

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Báo cáo tài chính quá khứ và dự phóng BMC

 

 

 

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009 QI/2010 2010Doanh thu thuần 103,203 107,216 87,302 21,381 113,492

Giá vốn hàng bán 48,163 61,635 51,641 12,684 64,691 Lợi nhuận gộp 55,039 45,581 35,661 8,697 48,802

Doanh thu hoạt động tài chính 7,286 20,003 8,984 2,703 10,811 Chi phí tài chính 148 10 16 61 244 Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 - - - Chi phí bán hàng 6,559 8,615 13,526 3,954 17,024 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,146 7,564 5,487 1,047 6,399

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 49,473 49,395 25,615 6,338 35,946 Lợi nhuận khác 93 1,835 107 4 - Lãi (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh - - - - -

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 49,566 51,230 25,722 6,342 35,946 Thuế TNDN 6,299 4,619 4,104 1,593 8,986

Tổng Lợi nhuận sau thuế 43,267 46,611 21,618 4,749 26,959 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 43,267 46,611 21,618 4,749 26,959

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2007 2008 2009 QI/2010 2010TÀI SẢN NGẮN HẠN 64,449 59,150 72,242 75,822 58,229

Tiền và các khoản tương đương tiền 37,701 28,593 20,285 23,090 7,969 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 15,788 14,952 15,788 Các khoản phải thu ngắn hạn 16,093 22,903 16,988 13,664 22,698 Hàng tồn kho 6,992 3,646 19,176 23,601 9,704 Tài sản ngắn hạn khác 3,663 4,007 5 516 2,070

TÀI SẢN DÀI HẠN 30,050 72,466 79,694 77,032 91,004 Các khoản phải thu dài hạn 131 709 110 110 - Tài sản cố định 24,338 65,994 57,042 54,865 71,627 Bất động sản đầu tư - - - - - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4,698 4,623 4,623 4,623 4,623 Lợi thế thương mại - - - - - Tài sản dài hạn khác 883 1,141 17,919 17,435 14,754

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 94,498 131,616 151,936 152,855 149,233 NỢ PHẢI TRẢ 17,503 7,619 31,532 29,975 29,843

Nợ ngắn hạn 9,269 7,404 20,564 19,022 29,843 Nợ dài hạn 8,234 215 10,968 10,953 -

VỐN CHỦ SỞ HỮU 76,995 123,996 120,404 122,880 119,391 Vốn điều lệ 39,342 82,618 82,618 82,618 82,618

Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 94,498 131,616 151,936 152,855 149,233

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 2007 2008 2009 QI/2010 2010Tăng trưởng Doanh thu -79.5% 3.9% -18.6% 30.0%

Giá vốn hàng bán/Doanh thu 46.7% 57.5% 59.2% 59.3% 57.0%Chi phí bán hàng/Doanh thu 6.4% 8.0% 15.5% 18.5% 15.0%Chi phí quản lý/Doanh thu 6.0% 7.1% 6.3% 4.9% 5.0%Thuế suất TNDN 12.7% 9.0% 16.0% 25.0%

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) 45.8% 41.2% 15.2% 17.9%Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) 56.2% 46.4% 17.7% 22.5%

Tỷ suất sinh lợi trên Doanh thu (ROS) 41.9% 43.5% 24.8% 23.8%Vòng quay tài sản 1.09 0.95 0.62 0.75 Đòn bẩy tài chính 1.23 1.12 1.16 1.26

Khối lượng cổ phiếu lưu hành (tr cp) 3.93 8.26 8.26 8.26 8.26 Book value (đ/cp) 19,214 14,891 14,548 14,912 14,426 EPS (đ/cp) 10,998 5,642 2,617 575 3,263

Page 29: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 29

Bộ phận Nghiên cứu GLS

CTCP KHOÁNG SẢN SÀI GÒN – QUY NHƠN

SQC (HNX) BÁN

Tổng Quan về CTCP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn

Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (SQC), thành viên Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group – SGI), được thành lập tháng 12/2006. Từ mức vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng, sau hơn 03 năm hoạt động, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 1,200 tỷ đồng, mục tiêu phấn đấu trở thành công ty khoáng sản hàng đầu Việt Nam. SQC chuyên về lĩnh vực khai thác và chế biến titan, hoạt động kinh doanh của SQC tập trung vào 2 mảng chính, bao gồm khai thác, chế biến, mua bán quặng titan, các sản phẩm hậu titan và xây dựng cho thuê nhà xưởng. SQC là một trong 3 công ty Việt Nam có đầu tư vào hoạt động chế biến sâu về titan.

Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS)

- SQC có sự ổn định trong nguồn nguyên liệu đầu vào trong khoảng thời gian dài. Hiện tại, công ty có số lượng mỏ quặng, trữ lượng và hàm lượng đủ để công ty khai thác và chế biến trong thời gian hơn 30 năm tới.

- Các nhà máy được xây dựng tập trung ngay tại mỏ khai thác, tạo thành một dây chuyền khép kín từ khai thác – chế biến – tồn trữ - tiêu thụ. Điều này góp phần làm giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản xuất.

- SQC có hệ thống dây chuyền chế biến xỉ titan hiện đại nhất và có quy mô lớn nhất Việt Nam. Với công nghệ tiên tiến, ngoài khả năng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. SQC còn đảm bảo được sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tiết kiệm các nguồn lực phục vụ sản xuất, tăng chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh và đội ngũ chuyên gia với trình độ cao giúp công ty tiếp cận được với công nghệ tiên tiến.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS) - Do SQC chỉ mới đi vào hoạt động nên chi phí khấu hao trong giai đoạn này rất lớn so

với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, khi hoạt động sản xuất của công ty đi vào ổn định, công ty sẽ tận dụng được ưu thế về lợi ích quy mô.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) - Titan có nhiều ưu điểm nổi trội và được xem như nguyên vật liệu quý của thế kỷ 21.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm được sản xuất từ titan sa khoáng cả trong và ngoài nước đang có những chuyển biến tích cực và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai khi nền kinh tế hồi phục.

- Với mục tiêu bảo vệ tài nguyên, ưu tiên sử dụng nguyên liệu thô trong nước và nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm xuất khẩu, Chính Phủ đã có chủ trưởng đưa quặng titan bổ sung vào danh mục nguyên liệu thô cần được giữ lại phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu quặng titan sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

- Việc hạn chế xuất khẩu quặng thô titan đồng nghĩa với việc quặng thô được khai thác trong nước chỉ được bán trong thị trường nội địa. Đây được xem như một yếu tố thuận lợi lớn cho SQC để mở rộng nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng cường sự ổn định cho nhà máy chế biến xỉ và các dự án tinh chế quặng khác.

THÁCH THỨC (THREATS) - Việc thay đổi về chính sách pháp luật liên quan đến các hoạt động khai thác tài

nguyên, bảo vệ môi trường, hay luật thuế của các cơ quan chủ quản trong thời gian tới sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hiện nay, đa phần titan khai thác đều được chế biến và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, mức thuế hiện nay áp dụng cho việc xuất khẩu đối với mặt hàng titan là khá cao (18%) đã gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của SQC.

CTCP KHOÁNG SẢN SÀI GÒN – QUY NHƠN

Trụ sở: B6, Đường số 5, Khu Công nghiệp Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

ĐT: +84 56 3659181 Fax: +84 56 3659187

Website: www.sqcmining.com 

Vốn điều lệ (VND): 100,000,000,000,000

Ngày giao dich đầu tiên: 17/12/2009

Dữ liệu giao dịch cổ phiếu SQC

Giá ngày 16/07/2010 128,000 VNĐ Giá mục tiêu 6 tháng 33,800 VNĐ Giá cao nhất 6 tháng 160,000 VNĐ Giá thấp nhất 6 tháng 81,000 VNĐ Giá trị vốn hóa thị trường 12,440 tỷ VNĐ KLGD bình quân 1 tháng 761 cp KLGD bình quân 3 tháng 884 cp KLGD bình quân 6 tháng 1,457 cp EPS (4 quý gần nhất)

35.56 VNĐ

EPS 2010F BVPS 31/03/2010

1,229 VNĐ 10,389 VNĐ

Cơ cấu cổ đông Sở hữu nhà nước 0.0%Sở hữu nước ngoài 7.9% Sở hữu khác 92.1%

Biểu đồ giá SQC & HNX Index

Diễn biến giá (%) 6 tháng 3 tháng 1 tháng

SQC -12.6% -1.2% -0.8% So HNX-Index -6.0% -6.6% -1.3% Hệ số Beta = 0.99

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

17/12/09 17/01/10 17/02/10 17/03/10 17/04/10 17/05/10 17/06/10

SQC HNX‐Index

Page 30: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 30

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Kết quả kinh doanh năm 2009

Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu của SQC tăng 164% so với năm 2008. Trong cơ cấu doanh thu của SQC, doanh thu từ hoạt động san lấp, làm sạch môi trường và tận thu titan luôn chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng doanh thu. Trong năm 2009, doanh thu từ hoạt động này đạt 55.7 tỷ, tăng 211% so với năm 2008. Thêm vào đó, hoạt động cho thuê nhà xưởng đã bắt đầu đem lại nguồn thu cho SQC trong năm 2009, với mức đóng góp 22% vào tổng doanh thu trong năm. Tổng kết năm 2009, doanh thu SQC đạt 149.2 tỷ, tăng 164% so với năm 2008.

Ngoài ra, trong năm 2009, SQC tiến hành một số dự án bao gồm dự án tuyển thô, dự án tuyển tinh tại Mỹ Thành, dự án tuyển tinh tại Quãng Ngãi, dự án tuyển tinh tại Hàm Tân – Bình Thuận và dự án phát triển sản phẩm Ziron, Rutile, Monazite. Các dự án này dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2010. Riêng dự án nhà máy xỉ titan Mỹ Thành, SQC đã hoàn thành giai đoạn 1 và chính thức hoạt động vào tháng 07/2009. Giai đoạn này nhà máy hoạt động với 2 lò tập trung sản xuất xỉ titan với độ tinh khiết lên tới 93% (độ tinh khiết cao nhất Việt Nam hiện nay). Ngoài ra, nhà máy còn cho ra sản phẩm phụ là sắt với công suất 12,000 tấn/ năm.

Bên cạnh hoạt động khai thác và chế biến sâu titan, hoạt động cho thuê nhà xưởng và xây dựng cụm khu công nghiệp cho thuê là hoạt động được SQC chú trọng đầu tư trong thời gian qua và sẽ tiếp tục đầu tư trong thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện nay, SQC đã hoàn thành xong hơn 10,000 m2 nhà xưởng tại khu kinh tế Nhơn Hội để cho thuê và toàn bộ diện tích đã được các doanh nghiệp đặt thuê. Dự kiến mỗi năm SQC sẽ cho thuê khoảng 20,000 m2 nhà xưởng ở cụm công nghiệp Mỹ Thành.

Lợi nhuận sau thuế đạt 26 tỷ đồng, EPS năm 2009 đạt 260 đồng/cổ phiếu. Doanh thu năm 2009 tăng đột biến nâng mức lợi nhuận sau thuế lên 26 tỷ đồng, tương ứng tăng 130% so với năm 2008. Tuy nhiên, EPS năm 2009 chỉ đạt 260 đồng/cổ phiếu, giảm 78% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn nâng số lượng cổ phiếu lưu hành trong năm 2009 lên 100,000,000 cổ phiếu.

Dự báo kết quả kinh doanh năm 2010

Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2010 của SQC đặt kế hoạch doanh thu thuần là 625 tỷ, và lợi nhuận sau thuế là 16 tỷ. Kết thúc Q1/2010, SQC công bố đạt doanh thu 8.9 tỷ giảm 59.3% so với cùng kỳ 2009 (quý I/2009 đạt 21.8 tỷ). Lợi nhuận sau thuế quý này đạt 22.2 triệu, trong khi cùng kỳ 2009 lãi hơn 3.47 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sang quý I/2010, dự án nhà máy xỉ titan đã đi vào hạt động (khối lượng sản phẩm sản xuất ra đến nay đã hơn 5,000 tấn xỉ titan) tuy nhiên công ty không thể cho xuất khẩu được vì thuế xuất khẩu hiện nay quá cao (18%). Do đó, công ty chưa có được doanh thu và lợi nhuận từ sản phẩm này. Theo SQC, đã có kiến nghị về việc đề xuất mức thuế xuất khẩu áp dụng cho mặt hàng này là 5%.

Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh trong quý I/2010 và tiềm năng phát triển của công ty, chúng tôi tin tưởng SQC sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra. Doanh thu năm 2010 được dự báo sẽ tăng 320% so với năm 2009 và đạt 626.8 tỷ đồng. Mặc dù giá dầu trên thế giới và giá điện trong nước có chiều hướng tăng trong thời gian gần đây, tuy nhiên những chi phí này chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá vốn hàng bán của SQC nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. Kết thúc quý I/2010, tỷ trọng giá vốn/doanh thu khoảng 71%, với quan điểm thận trọng chúng tôi dự kiến tỷ trọng này sẽ đạt 72% cho cả năm 2010.

Trong năm 2010, SQC có 2 khoản vay khoảng 80 tỷ với lãi suất ước tính là 15%/năm nên chi phí lãi vay cả năm nay có thể là 12 – 13 tỷ. Lượng tiền mặt của SQC trong năm 2010 được dự báo tiếp tục tăng từ các khoản vay do công ty đang trong quá trình đầu tư phát triển các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo đó doanh thu hoạt động tài chính ước đạt khoảng 13.9 tỷ. Lợi nhuận từ hoạt động khác được giả định bằng 0 trong năm 2010 do phần lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp được dự kiến ở mức 5.7%.

Page 31: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 31

Bộ phận Nghiên cứu GLS

Năm 2010, đối với các dự án Khu liên hiệp sản xuất và khu nhà xưởng cho thuê, dự án nhà máy sản xuất xỉ titan và dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp chế biến sâu titan của SQC được miễn thuế TNDN. Như vậy mức thuế suất ưu đãi cho SQC trong năm 2010 khoảng 12.5%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của SQC trong năm 2010 lần lượt là 140.5 tỷ và 122.9 tỷ. Tương ứng với mức EPS cơ bản là 1229 đ/cp, tăng 372% so với năm 2009.

Khuyến nghị đầu tư

Mặc dù SQC chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm nhưng công ty có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ chế biến titan hiện đại và định hướng phát triển trong tương lai của công ty phù hợp với xu hướng phát triển của ngành và chính sách quản lý tài nguyên khoảng sản của Việt Nam. Điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển của SQC trong thời gian tới là rất lớn. Căn cứ mô hình định giá sử dụng phương pháp P/E và P/B, cổ phiếu công ty SQC có giá mục tiêu là 33,800 đồng. Hiện tại, cổ phiếu SQC được giao dịch với mức giá 128,000 đồng, cao hơn mức giá mục tiêu của chúng tôi 279%. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư BÁN cổ phiếu SQC để chốt lời đối với các quyết định đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, cổ phiếu SQC theo chúng tôi đánh giá vẫn là cổ phiếu tốt về cơ bản và phù hợp để đầu tư trong dài hạn.

Báo cáo tài chính quá khứ và dự phóng SQC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2008 2009 QI/2010 2010Doanh thu thuần 56,596 149,246 8,877 626,833

Giá vốn hàng bán 38,918 113,196 6,338 451,319 Lợi nhuận gộp 17,679 36,049 2,539 175,513

Doanh thu hoạt động tài chính 2,916 6,081 3,481 13,925 Chi phí tài chính 2,167 6,911 3,304 13,218 Trong đó: Chi phí lãi vay 435 2,514 3,218 12,872 Chi phí bán hàng - 23 112 6,268 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,756 6,982 3,068 29,461

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15,671 29,214 (464) 140,491 Lợi nhuận khác 1 3,575 494 - Lãi (lỗ) trong công ty liên kết, liên doanh - - - -

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15,672 31,789 30 140,491 Thuế TNDN 4,674 5,476 7 17,561

Tổng Lợi nhuận sau thuế 11,291 26,020 22 122,930 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 11,291 26,020 22 122,930

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2008 2009 QI/2010 2010TÀI SẢN NGẮN HẠN 67,969 322,630 302,891 304,435

Tiền và các khoản tương đương tiền 5,262 135,644 10,177 18,053 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 35,800 125,361 35,800 Các khoản phải thu ngắn hạn 47,728 104,043 103,035 156,708 Hàng tồn kho 13,110 41,305 55,820 67,698 Tài sản ngắn hạn khác 1,869 5,837 8,498 26,177

TÀI SẢN DÀI HẠN 146,373 944,960 957,990 1,001,293 Các khoản phải thu dài hạn - - - - Tài sản cố định 142,774 201,346 205,094 230,868 Bất động sản đầu tư - - - - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 736 745,187 735,950 Lợi thế thương mại - - - - Tài sản dài hạn khác 3,599 7,665 7,709 34,476

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 215,342 1,267,591 1,260,881 1,305,729 NỢ PHẢI TRẢ 119,491 151,594 144,646 266,802

Nợ ngắn hạn 27,942 71,764 67,372 186,802 Nợ dài hạn 91,549 79,830 77,643 80,000

VỐN CHỦ SỞ HỮU 94,852 1,115,997 1,116,235 1,038,926 Vốn điều lệ 95,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000

Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 215,342 1,267,591 1,260,881 1,305,729

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 2008 2009 QI/2010 2010Tăng trưởng Doanh thu 46.7% 163.7% 320.0%

Giá vốn hàng bán/Doanh thu 68.8% 75.8% 71.4% 72.0%Chi phí bán hàng/Doanh thu 0.0% 1.3% 1.0%Chi phí quản lý/Doanh thu 4.9% 4.7% 34.6% 4.7%Thuế suất TNDN 29.8% 17.2% 12.5% 12.5%

Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) 7.0% 3.5% 9.6%Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) 11.9% 4.3% 11.4%

Tỷ suất sinh lợi trên Doanh thu (ROS) 19.9% 17.4% 19.6%Vòng quay tài sản 0.35 0.20 0.49 Đòn bẩy tài chính 1.69 1.22 1.19

Khối lượng cổ phiếu lưu hành (tr cp) 9.50 100.00 100.00 100.00 Book value (đ/cp) 10,073 11,160 11,162 10,389 EPS (đ/cp) 1,189 260 0 1,229

Page 32: báo cáo phân tích ngành khai khoáng – kim loại màu

Trang 32

Bộ phận Nghiên cứu GLS

ĐỊNH NGHĨA CÁC KHUYẾN NGHỊ

MUA Cổ phiếu được chúng tôi đánh giá cao. Kỳ vọng lợi nhuận đầu tư đạt 15%/năm hoặc hơn, với ít rủi ro giảm giá.

NẮM GIỮ Cổ phiếu theo chúng tôi đã được định giá hợp lý. Kỳ vọng lợi nhuận đầu tư đạt dưới 15%/năm nhưng rủi ro giảm giá không cao.

BÁN Cổ phiếu không được chúng tôi đánh giá cao. Kỳ vọng lợi nhuận đầu tư thấp với nhiều rủi ro giảm giá.

KHÔNG NHẬN ĐỊNH Cổ phiếu không được đánh giá. Báo cáo được lập chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin.

KHUYẾN CÁO Báo cáo này là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng (GLS). Mọi hành vi sao chép, trích dẫn một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo này đều phải ghi rõ nguồn và được sự chấp thuận của GLS.

Báo cáo này được lập dựa trên những nguồn thông tin đáng tin cậy tại thời điểm phát hành và GLS không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin đó. Báo cáo này thể hiện quan điểm của người lập báo cáo tại thời điểm phát hành, không đại diện cho quan điểm chung của GLS và hoàn toàn có thể thay đổi mà không cần thông báo trước.

GLS có thể đầu tư hoặc quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty trong báo cáo này. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất cứ hệ quả nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này vào mục đích đầu tư.

BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU GLS Nguyễn Quang Đại Email: [email protected]

Nguyễn Lệ Trinh Email: [email protected]

Lê Hữu Đức Email: [email protected]

Trần Đắc Trí Tuệ Email: [email protected]

Nguyễn Thị Ánh Ngọc Email: [email protected]