32
Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu Trưởng Ban biên tập: ThS. Ngô Việt Trung Phó Trưởng Ban biên tập: ThS. Đỗ Anh Trường Biên tập viên: ThS. Trần Thanh Hà, ThS. Bùi Hữu Phú, ThS. Phạm Thu Phương, ThS. Nguyễn Thanh Nga, ThS. Bùi Thanh Hải, Đỗ Văn Kiểu, Nguyễn Thị Vân Anh Trị sự: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Tòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: 22202828, Fax: 22202875, Email: [email protected] Xuất bản hàng tháng theo Giấy phép xuất bản số: 33/GP-XBBT ngày 10/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông In tại Công ty in Tài chính

Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

  • Upload
    ngonhan

  • View
    234

  • Download
    8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầuTrưởng Ban biên tập: ThS. Ngô Việt TrungPhó Trưởng Ban biên tập: ThS. Đỗ Anh TrườngBiên tập viên: ThS. Trần Thanh Hà, ThS. Bùi Hữu Phú, ThS. Phạm Thu Phương, ThS. Nguyễn Thanh Nga,

ThS. Bùi Thanh Hải, Đỗ Văn Kiểu, Nguyễn Thị Vân Anh

Trị sự: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Tòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: 22202828, Fax: 22202875, Email: [email protected]ất bản hàng tháng theo Giấy phép xuất bản số: 33/GP-XBBT ngày 10/6/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thôngIn tại Công ty in Tài chính

Page 2: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TINTHỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU

CỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT BẢO HIỂM - BỘ TÀI CHÍNH

SỐ 8 (57) NGÀY 30/9/2015

Page 3: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

khoảng 850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm. Trục lợi bảo hiểm gây hậu quả rất lớn đối với DNBH, người tham gia bảo hiểm chân chính. Ngoài ra, còn làm mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư vào hoạt động của DNBH, ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Tính đến thời điểm hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa xử phạt được trường hợp nào liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm. Bên cạnh đó, những vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Tòa án thụ lý, giải quyết cũng chưa xử lý được bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm.

Thực hiện Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định

số 1076/QĐ-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi), ngày 09/9/2015, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLBH) đã phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hành chính - hình sự), Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tại Hội thảo, đại diện Vụ Pháp chế đã trình bày tổng quát về định hướng chung của Bộ Tài chính trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) có liên quan đến lĩnh vực tài chính; đại diện Cục QLBH trình bày về sự cần thiết bổ sung tội danh về trục lợi bảo hiểm vào dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi).

Đến nay, dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội và gửi lấy ý kiến toàn dân quy định 10 tội danh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (tăng 02 tội danh so với Luật năm 1999). Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, dự thảo Bộ luật hình

sự (sửa đổi) đã bổ sung mới tội danh về trục lợi bảo hiểm.

Thực trạng trục lợi bảo hiểmHiện nay, số vụ trục lợi bảo

hiểm phát hiện ngày càng nhiều, gia tăng qua các năm. Hành vi trục lợi xảy ra ở hầu hết các loại hình nghiệp vụ. Hành vi trục lợi không rời rạc, riêng lẻ mà ngày càng tinh vi, phức tạp, nhiều trường hợp có sự cấu kết, thông đồng giữa khách hàng, nhân viên của DNBH, đại lý bảo hiểm, bên thứ ba có liên quan như nhân viên giám định, bác sỹ, cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sửa chữa xe,...

Theo thống kê sơ bộ của các DNBH, trong giai đoạn 2007-2014, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm. Tổng số tiền trục lợi

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)

Lãnh đạo Cục QLBH và Vụ Pháp chế Bộ Tài chính chủ trì Hội thảo

Page 4: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 1

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

thảo xem xét, cân nhắc quy định về miễn trách nhiệm hình sự để tránh trùng lắp, chồng chéo với các quy định khác tại Bộ luật hình sự; quy định rõ thời điểm để xác định tội danh; bổ sung chế tài về trách nhiệm liên đới của DNBH khi nhân viên DNBH cấu kết với khách hàng thực hiện hành vi trục lợi; với các đối tượng trục lợi bảo hiểm với số tiền không lớn nhưng phạm tội nhiều lần trong một thời gian nhất định.

Kết thúc Hội thảo, Ông Doãn Thanh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục QLBH một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải bổ sung tội danh trục lợi bảo hiểm như tại dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) nhằm thống nhất tội danh cho đúng bản chất của hành vi trục lợi bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm được đối xử bình đẳng như các chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, Cục QLBH và Vụ Pháp chế sẽ tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Qua thực tiễn giải quyết các vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nhất là hành vi trục lợi bảo hiểm thì thấy rằng, việc áp dụng các loại chế tài pháp lý mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý thực tế, chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm pháp luật có liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Đối với chế tài hành chính: Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, xổ số chưa bao quát được hết các hành vi trục lợi bảo hiểm và đối tượng trục lợi bảo hiểm (do thực tế biến đổi nhanh chóng, hành vi trục lợi ngày càng tinh vi), mức xử phạt còn thấp.

Đối với chế tài dân sự: Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm, phán quyết của Tòa án dân sự chỉ dừng lại ở việc tuyên DNBH có phải bồi thường hay không (hậu quả về vật chất).

Đối với chế tài hình sự: Chưa có quy định riêng về xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm. Hiện đang vận dụng các quy định

về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức; tội tham ô tài sản,… tại Bộ Luật Hình sự để xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, các tội danh này chưa phản ánh đúng bản chất và đặc trưng của hành vi trục lợi bảo hiểm, do đó rất khó áp dụng trong thực tế. Trong thời gian qua, việc xử lý hình sự đối với người có hành vi trục lợi bảo hiểm không nhiều. Trong một số trường hợp, việc áp dụng tội danh đối với hành vi trục lợi bảo hiểm của những người vi phạm không nhất quán, chưa đảm bảo tính công bằng trong việc áp dụng chế tài hình sự. Thực tế cho thấy, người trục lợi vẫn ngang nhiên trục lợi, nếu bị phát hiện thì xấu nhất là không được nhận tiền bảo hiểm.

Tại Hội thảo, đại diện Bộ Tư pháp, VCCI, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đều thống nhất cao về việc bổ sung tội danh trục lợi bảo hiểm vào dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi). Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị Ban soạn

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Toàn cảnh Hội thảo

Page 5: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU2

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Tổng quan thị trường bảo hiểmchiếm 6,71% thị phần.

Ngoài các DNBH dẫn đầu thị trường nêu trên, một số DNBH có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2014 như VASS (750 tỷ đồng, tăng 4,76 lần), ACE (136 tỷ đồng, tăng 2,99 lần), VBI (275 tỷ đồng, tăng 2,05 lần), Phú Hưng (33 tỷ đồng, tăng 89,05%), BHV (98 tỷ đồng, tăng 65,80%).

Một số DNBH khác có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với cùng kỳ năm 2014 là AAA (166 tỷ đồng, giảm 52,00%), VNI (218 tỷ đồng, giảm 14,76%), GIC (353 tỷ đồng, giảm 5,24%), Liberty (330 tỷ đồng, giảm 1,53%).

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 43.333,06 tỷ đồng, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 20.725 tỷ đồng, tăng 16,74% so với cùng kỳ năm 2014 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 22.608,06 tỷ đồng, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Bảo hiểm phi nhân thọTổng doanh thu phí bảo hiểm

gốc của thị trường phi nhân thọ 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 20.725 tỷ đồng, tăng 16,74% so với cùng kỳ năm 2014. Dẫn đầu

thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu ước đạt 4.612 tỷ đồng, tăng 8,93% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 22,26% thị phần. Tiếp đến là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 3.661 tỷ đồng, tăng 6,93% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 17,66% thị phần, Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 1.747 tỷ đồng, tăng 1,59% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 8,43% thị phần, PTI đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 1.503 tỷ đồng, tăng 54,38% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 7,25% thị phần, PJICO đứng thứ năm với doanh thu ước đạt 1.390 tỷ đồng, tăng 6,38% so với cùng kỳ năm 2014,

Page 6: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 3

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (6.249 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,16%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe (4.447 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,46%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (4.129 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,92%), bảo hiểm cháy nổ (1.915 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,24%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (1.525 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,36%).

Bồi thườngSố tiền thực bồi thường bảo

hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.070 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 43,76%, cao hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2014 (36,15%).

18/30 DNBH và chi nhánh DNBH nước ngoài có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường. 12 DNBH còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường, trong đó có 9 DNBH có tỷ lệ bồi thường trên 50% là Fubon (148,96%), Cathay (126,89%), MSIG (108,91%), BVTM (88,81%), UIC (70,30%), Phú Hưng (60,61%), PVI (56,41%), Liberty (55,39%), GIC (51,31%).

Bảo hiểm nhân thọDoanh thu phí khai thác: tổng

doanh thu phí khai thác mới 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 7.507,96 tỷ đồng, tăng 48,84% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 43,40%, bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 43,38%, bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 2,15%, bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng 1,8%, các nghiệp vụ còn lại (trọn đời,

Biểu đồ 2: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc 8 tháng đầu năm 2015

Biểu đồ 1: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 8 tháng đầu năm 2015

Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh thu theo nghiệp vụ bảo hiểm 8 tháng đầu năm 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Page 7: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU4

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

sinh kỳ, trả tiền định kỳ) chiếm tỷ trọng 0,09% và sản phẩm bổ trợ chiếm tỷ trọng 9,18%.

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp có doanh thu phí khai thác cao trên 100 tỷ đồng là BVNT, Prudential, Manulife, Daiichi và AIA.

Về số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới: số lượng hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) ước đạt 838.472 hợp đồng, trong đó bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,44%), tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (32,06%) và bảo hiểm tử kỳ (28,28%), các nghiệp vụ còn lại có thị phần 1,22%.

Chất lượng hợp đồng khai thác mới: Phí bảo hiểm bình quân hợp đồng khai thác mới ước đạt 8,53 triệu/hợp đồng, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2014. Phí bình quân của một hợp đồng hỗn hợp ước đạt 10,14 triệu/hợp đồng, của một hợp đồng liên kết chung ước đạt 12,43 triệu/hợp đồng, hợp đồng tử kỳ ước đạt 0,7 triệu/hợp đồng.

Về thị phần doanh thu khai thác mới: Nhóm dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác gồm: Prudential (20,64%), Bảo Việt Nhân thọ (20,37%), tiếp đến là Manulife (12,74%), AIA (11,97%); Dai-ichi (10,2%),PVI (6,24%), Generali (4,79%), ACE (4,74%). Các doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ: Prevoir (2,54%), Hanwha Life (2,49%), Aviva (1,43%), các doanh nghiệp còn lại có thị phần dưới 1%.

Về hợp đồng có hiệu lựcSố lượng hợp đồng có hiệu

lực (theo hợp đồng chính) đạt 5.357.219 hợp đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 8 tháng đầu năm 2015

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Biểu đồ 4. Phí bảo hiểm khai thác trong tháng 8 năm 2015

Biểu đồ 5. Tỷ trọng hợp đồng KTM 8 tháng 2015 so với 2014

Đơn vị: Triệu đồng

ước đạt 22.608,06 tỷ đồng (tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2014).

Về thị phần doanh thu phí: thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm đến hết tháng 8/2015 như sau: Prudential 28,89%, Bảo Việt Nhân thọ 27,95%, Manulife 11,77%, AIA 9,36%, Dai-ichi 8,79%, ACE 4,09%, PVI 2,2%, Hanwha Life 1,84%, Generali 1,74%, Prevoir 1,56%, các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.

Môi giới bảo hiểmTổng số phí bảo hiểm thu xếp

qua môi giới 8 tháng đầu năm 2015 ước là 4.293,5 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó phí bảo hiểm gốc thu xếp ước là 2.592 tỷ đồng (tăng 28,3%) và phí tái bảo hiểm thu xếp ước là 1.701 tỷ đồng (giảm 24,4%).

Về hoa hồng môi giới bảo hiểm: tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm 8 tháng đầu năm 2015 ước là 356 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Page 8: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 5

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

bảo hiểm dài hạn. Ngoài ra, ông Phùng Ngọc

Khánh đề nghị Công ty phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện cơ chế về bảo hiểm nhân thọ. Hai bên cũng thảo luận về xây dựng hợp đồng bảo hiểm mẫu; cách thức thiết kế và cơ chế phê chuẩn sản phẩm mới, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chủ động trong việc lựa chọn quyền lợi bảo hiểm.

Đối với các công việc trước mắt, ông Phùng Ngọc Khánh đề nghị Công ty phối hợp, làm việc chặt chẽ với Hiệp hội bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác thực hiện tốt chương trình quảng bá về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Ông cũng khẳng định cam kết từ cơ quan quản lý: sẵn sàng lắng nghe, hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm phát triển.

Cuối cùng, ông Phùng Ngọc Khánh bày tỏ tin tưởng việc kết hợp kinh nghiệm lâu năm về bảo hiểm của MetLife và mạng lưới rộng khắp của BIDV sẽ tạo tiền đề để BIDV MetLife hoạt động thành công và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Cục QLBH tiếp Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn MetLife (Hoa Kỳ)

Ngày 10/9/2015, tại trụ sở Bộ Tài chính, ông Phùng Ngọc Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiếp và làm việc với bà Susan Greenwell- Phó Chủ tịch cấp cao kiêm phụ trách quan hệ Chính phủ của Tập đoàn MetLife (Hoa Kỳ). Tại buổi tiếp, bà Susan Greenwell đã giới thiệu sơ bộ về MetLife, những thế mạnh của tập đoàn và định hướng phát triển của MetLife tại Việt Nam.

Tập đoàn MetLife đã được Bộ Tài chính cấp phép cùng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) thành lập Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife vào tháng 7/2014 với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và 01 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang cung cấp các sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối ngân hàng BIDV. Tính đến thời điểm 31/8/2015, số lượng hợp đồng có

hiệu lực của Công ty là 18.388 hợp đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm là 31,8 tỷ đồng; tổng tài sản là 1.010 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 918 tỷ đồng; tổng số tiền đầu tư đạt 883 tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư của Công ty mang tính an toàn cao với 100% số tiền đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tiền gửi ngân hàng.

Bà Susan Greenwell khẳng định cam kết lâu dài của MetLife đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam và chiến lược trở thành nhà cung cấp bảo hiểm liên kết ngân hàng hàng đầu Việt Nam của BIDV MetLife.

Tại buổi tiếp, ông Phùng Ngọc Khánh đã tóm tắt sơ bộ về tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ 8 tháng đầu năm 2015. Theo đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 22.608,06 tỷ đồng (tăng 34,9% so với cùng kỳ 2014); tiềm năng của thị trường bảo hiểm còn rất lớn, mới chỉ có 6% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, ông Phùng Ngọc Khánh cũng nhấn mạnh về chính sách phát hành trái phiếu Chính phủ dài hạn của Việt Nam. Theo ông, đây cơ hội để doanh nghiệp bảo hiểm có nguồn tài chính vững chắc bảo đảm cho các sản phẩm

Cục trưởng Phùng Ngọc Khánh (thứ ba từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Tập đoàn MetLife

Page 9: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU6

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Nam, đồng thời thống nhất việc sẽ cùng nghiên cứu để cụ thể hóa khả năng và các phương án hợp tác Đào tạo chuyên gia định phí nhằm mở ra những cơ hội lựa chọn mới cho các Doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam trong việc lựa chọn định hướng đào tạo chuyên gia định phí cho Doanh nghiệp.

Cục QLBH làm việc với Hiệp hội chuyên gia tính toán (Actuary) Anh Quốc (IFoA)

Ngày 11/09/2015, tại trụ sở Bộ Tài chính, Hiệp hội Actuary Anh Quốc (IFoA) đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi, làm việc với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLBH).

Tại buổi làm việc, đại diện IFoA (Ông Derek Cribb – Giám đốc điều hành IFoA) và Phó cục trưởng Ngô Việt Trung, đại diện Cục QLBH đã trao đổi, chia sẻ thông tin quy định hiện hành về tiêu chuẩn đối với chuyên gia tính toán bảo hiểm của Việt Nam, về hệ thống tín chỉ, chứng chỉ và chương

trình đào tạo chuyên gia tính toán của IFoA. Phía IFoA cũng đưa ra những đề xuất về lộ trình đào tạo, phát triển chuyên gia định phí cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Hai bên cũng đã trao đổi về khả năng hợp tác giữa IRT và IFoA trong việc đào tạo, tổ chức thi lấy chứng chỉ CAA tại Việt

Lãnh đạo Cục QLBH chụp ảnh lưu niệm với IFoA

Khai giảng Khóa đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm Con người & Y khoa cơ bản

Ngày 07/9/2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Bảo hiểm (IRT) đã khai giảng khóa đào tạo chuyên sâu về Bảo hiểm Con người & Y khoa cơ bản cho các học viên đến từ các DNBH Phi Nhân thọ.

Khóa học cung cấp kiến thức chuyên sâu về các loại hình bảo hiểm con người trong công tác

khai thác – giám định – bồi thường và đặc biệt là phòng chống trục lợi bảo hiểm, đại cương về giải phẫu, sức khỏe và bệnh học.

Đây là khóa đào tạo thứ sáu trong chuỗi các khóa đào tạo chuyên sâu về Bảo hiểm con người phi nhân thọ kể từ năm 2013 dành cho đối tượng là các cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh khóa đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm Con người & Y khoa cơ bản này, IRT đang liên tục tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về Bảo hiểm Tàu thuyền, Bảo hiểm Tài sản, Bảo hiểm Kỹ thuật, Bảo hiểm Xe cơ giới, Bảo hiểm Trách nhiệm, …

Toàn cảnh khóa học

Page 10: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 7

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Hiện nay, có 4 doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí gồm Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ PVI Sunlife. Tính đến hết tháng 8/2015, tổng doanh thu phí của bảo hiểm hưu trí là 254,1 tỷ đồng với tổng số 13.118 người lao động tham gia, chiếm tỷ trọng 2,4% doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của toàn thị trường. Sản phẩm bảo hiểm hưu trí có doanh thu khai thác mới đứng thứ 4 sau các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm tử kỳ.

Trong tháng 8/2015, Prudential và Bảo Việt Nhân thọ đã gửi Bộ Tài chính hồ sơ triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí. Bộ Tài chính đang xem xét, cho phép các doanh nghiệp này triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật.

Hội thảo “Hưu trí Việt Nam – Thách thức và cơ hội”

Ngày 08/9/2015 tại Hà Nội, Prudential Châu Á phối hợp Viện Lão hóa toàn cầu và Prudential Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hưu trí Việt Nam – Thách thức và cơ hội”. Chủ trì buổi hội thảo gồm có Chủ tịch Prudential Châu Á, Chủ tịch Viện lão hóa toàn cầu, Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLBH) và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.

Tại buổi làm việc, tiến sỹ Richard Jackson, Chủ tịch Viện lão hóa toàn cầu chia sẻ kết quả khảo sát về hệ thống hưu trí và nhu cầu tham gia hưu trí tại 10 quốc gia khu vực Đông Á gồm Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philipin.

Theo kết quả khảo sát tại Việt Nam, 95% số người được hỏi bày tỏ nỗi lo lắng sẽ chịu cảnh nghèo, không đủ tiền sinh sống khi về

hưu. Trong khi đó, 10% người Việt Nam được hỏi tin rằng con cái trưởng thành hoặc những thành viên khác trong gia đình là chỗ dựa thu nhập khi về hưu của họ

Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục QLBH đã có ý kiến chỉ đạo Công ty Prudential Việt Nam tăng cường hiệu quả phối hợp và trao đổi với Viện Lão hóa toàn cầu, Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam cũng như các cơ quan có liên quan trong việc đánh giá tổng thể đảm bảo độ tin cậy của kết quả khảo sát, từ đó hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc xây dựng chính sách phù hợp với thực tế triển khai.

Về khung khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 và Thông tư số 130/2015/TT-BTC ngày 25/8/2015 đưa ra các quy định cơ bản về sản phẩm bảo hiểm hưu trí và điều kiện triển khai bảo hiểm hưu trí của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Toàn cảnh Hội thảo

Page 11: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU8

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Nam đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam đồng thời chia sẻ thông tin về kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển, trong đó có quy định về hoạt động tái bảo hiểm.

Ông Malcolm Steingold đánh giá cao sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm gần đây. Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực môi giới tái bảo hiểm, Aon Benfield mong muốn và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trong việc xây dựng cơ chế, chính sách trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động tái bảo hiểm nói riêng.

Phó Cục trưởng Ngô Việt Trung ghi nhận và đề nghị Aon Benfield tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam và quảng bá tới thị trường bảo hiểm quốc tế.

Cục QLBH tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Aon Benfield Châu Á Thái Bình Dương

Ngày 29/9/2015, tại Trụ sở Bộ Tài chính, Ông Ngô Việt Trung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiếp và làm việc với Ông Malcolm Steingold - Tổng Giám đốc Aon Benfield Châu Á Thái Bình Dương.

Tại buổi tiếp, Ông Malcolm

Steingold đã báo cáo về việc Aon Benfield đã phối hợp với Aon Việt Nam tổ chức Hội nghị giữa các nhà tái bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vào ngày 28/9/2015 với mục đích quảng bá hình ảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Hội nghị có sự tham gia của 43 nhà tái bảo hiểm quốc tế và 17 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam.

Phó Cục trưởng Ngô Việt Trung hoan nghênh những đóng góp của Aon Benfield và Aon Việt

Cục QLBH tiếp và làm việc với Tập đoàn Tokyo Marine Asia

Ngày 21/9/2015, tại trụ sở Bộ Tài chính, ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH) đã tiếp và làm việc với Ông Ichiro Ishii – Thành viên Ban Giám đốc Tokio Marine Holdings, Tập đoàn Tokyo Marine Asia.

Tại buổi tiếp, Ông Nguyễn Quang Huyền đã chúc mừng Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt Tokyo Marine (Tokio Marine Holdings góp 51% vốn tại BVTM) là một trong các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt trong năm 2014 và trao đổi một số thông tin với

ông Ichiro Ishii về thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đồng thời, ông Nguyễn Quang Huyền cũng tin tưởng rằng BVTM sẽ ngày càng phát triển bền vững và cam kết đóng góp nhiều hơn đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tương lai.

Toàn cảnh buổi làm việc

Page 12: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 9

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện

Ngày 03/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 12188/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở Công ty bảo hiểm Bưu điện Quảng Ninh như sau:

Địa chỉ cũ: Tòa nhà Đại Hải, số 156B, đường Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Địa chỉ mới: 164 Lê Thánh Tông, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngày 20/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11419/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh Khánh Hòa của Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam như sau:

Địa điểm cũ: Tầng 2, số 42, đường Hoàng Văn Thụ, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Địa điểm mới: Tầng 9, số 50, đường Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Công ty cổ phần bảo hiểm AAANgày 31/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn

số 11985/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh Đồng Nai của Công ty cổ phần bảo hiểm AAA như sau:

Địa chỉ cũ: R113 Võ Thị Sáu, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Địa chỉ mới: Số 9/12 khu dân cư đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 27/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11836/BTC-QLBH chấp thuận về nguyên tắc việc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tăng vốn điều lệ từ 762.299.820.000 đồng lên 1.172.768.950.000 đồng theo Phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Fairfax Asia Limited.

Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng

Nông nghiệpNgày 15/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn

số 12849/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh Khánh Hòa của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp như sau:

Địa chỉ cũ: Số 66 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Địa chỉ mới: Số 45 Lam Sơn, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Công ty cổ phần bảo hiểm Phú HưngNgày 03/9/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy

phép điều chỉnh số 41/GPĐC6/KDBH cho phép Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động số 41GP/KDBH ngày 12/12/2006 với nội dung như sau: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần bảo hiểm Phú Hưng là 336.840.000.000 (ba trăm ba mươi sáu tỷ, tám trăm bốn mươi triệu) đồng.

Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng

Ngày 24/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11572/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng triển khai Sản phẩm bổ sung bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. Đây là sản phẩm bảo hiểm bổ sung cung cấp quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cho người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính. Sản phẩm cung cấp quyền lợi bảo hiểm khi người được bảo hiểm mắc một trong 35 bệnh hiểm nghèo.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva

Ngày 07/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 12354/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva triển khai 02 sản phẩm bổ trợ hỗ trợ chi phí nằm viện và hỗ trợ chi phí phẫu thuật. Đây là sản phẩm bảo hiểm bổ sung cung cấp quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện và hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính. Bên mua bảo hiểm là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam, có độ tuổi từ 06 tháng đến 70 tuổi vào ngày có

Page 13: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU10

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

quyền lợi bảo hiểm. Ngày 23/9/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy

phép điều chỉnh số 15GPĐC2/KDBH cho phép Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động, kinh doanh thêm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí từ ngày 23/9/2015.

Ngày 23/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 13248/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí cá nhân dành cho các khách hàng từ 18 tới 59 tuổi (đối với nam) và tới 54 tuổi (đối với nữ). Sản phẩm cung cấp quyền lợi hưu trí, theo đó khách hàng sẽ nhận được quyền lợi hưu trí định kỳ trong 15 năm bắt đầu từ tuổi nghỉ hưu là 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ), quyền lợi tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn, quyền lợi trợ cấp mai táng và quyền lợi hưởng lãi đầu tư.

Ngày 23/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 13249/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam triển khai sản phẩm bảo hiểm bổ trợ miễn đóng phí bệnh hiểm nghèo và sản phẩm bảo hiểm bổ trợ bệnh hiểm nghèo từ giai đoạn đầu. Khi người được bảo hiểm tham gia sản phẩm bổ trợ miễn đóng phí bệnh hiểm nghèo, Công ty sẽ miễn toàn bộ phí bảo hiểm của sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ khi người được bảo hiểm mắc 1 trong 52 bệnh hiểm nghèo. Đối với sản phẩm bảo hiểm bổ trợ bệnh hiểm nghèo từ giai đoạn đầu, Công ty sẽ thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm theo quy định tại quy tắc, điều khoản khi người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu và bệnh hiểm nghèo giai đoạn sau.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam

Ngày 19/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11362/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Great Eastern Việt Nam sửa đổi quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm liên kết chung nhằm phù hợp với điều kiện thị trường.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif

Ngày 08/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn

hiệu lực của sản phẩm bổ trợ và không quá 80 tuổi khi sản phẩm bổ trợ kết thúc thời hạn bảo hiểm.

Ngày 23/9/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 13223/BTC-QLBH chấp thuận Ông Nguyễn Đình Vinh giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva thay thế ông Phạm Huy Thông kể từ ngày 23/9/2015.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam

Ngày 27/7/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 10234/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam sửa đổi, bổ sung sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Theo đó Công ty mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm và điều chỉnh quy định về chi trả quyền lợi trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong thời gian 21 ngày cân nhắc.

Ngày 20/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11473/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential bổ sung định nghĩa thương tật toàn bộ vĩnh viễn đối với sản phẩm bảo hiểm tử kỳ với quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân nhằm thống nhất điều khoản với các sản phẩm bảo hiểm khác đang triển khai, cũng như gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Cũng tại công văn này, Bộ Tài chính đã cho phép Công ty điều chỉnh hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với trường hợp tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn/thương tật do tai nạn và bệnh hiểm nghèo theo hướng quy định đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện cho thuận lợi cho khách hàng trong việc nhận

Page 14: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 11

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

số 12491/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp có thời hạn với quyền lợi học vấn đảm bảo nhằm gia tăng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các quyền lợi bảo hiểm của sản phẩm và quy tắc điều khoản sản phẩm cũng rõ ràng, chặt chẽ hơn.

Công ty TNHH bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam

Ngày 25/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11665/BTC-QLBH chấp thuận cho Công ty TNHH bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam thay đổi địa điểm đặt chi nhánh tại thành phố Hà Nội như sau:

Địa chỉ cũ: tầng 5, tòa nhà Resco, 521 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Địa chỉ mới: tầng 3 và 4, tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam

Ngày 19/8/2015, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số 60/GPĐC2/KDBH cho phép Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ Việt Nam đồng.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam

Ngày 26/8/2015, Bộ Tài chính có Công văn số 11724/BTC-QLBH phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường (IBNR) của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam.

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông

Ngày 07/9/2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 12344/BTC-QLBH chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh tại TP.HCM của Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Á Đông, cụ thể:

Địa điểm cũ: Phòng 804, Lô C, cao ốc P.N

Techcons, 48 Hoa Sứ, phường 7, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa điểm mới: Phòng 18.05, cao ốc BMC-422 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

PJICO trao tiền bồi thường bảo hiểm tai nạn thuyền viên tại Nghệ An

Sáng ngày 18/9/2015, tại xã Quỳnh Lập - Thị xã Hoàng Mai, Sở NN&PTNT Tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An tổ chức Lễ trao tiền bồi thường bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP cho 03 gia đình có người thân không may gặp nạn trong lúc khai thác trên biển.

Tham dự buổi lễ, có ông Trần Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Văn Lê - Giám đốc Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An cùng Lãnh đạo xã, thân nhân người bị nạn.

Theo thông tin, 03 thuyền viên gặp nạn trong khi đánh bắt cá gồm Ông Lê Bá Phong - chủ tàu cá mang biển số NA-94549 TS bị sắt đâm vào bụng chết ngày 18/4/0215; ông Nguyễn Thế Chương - chủ tàu cá NA-98919 TS bị điện giật chết trong khoang máy ngày 04/3/2015 và ông Phan Văn Toan đang trên tàu cá NA 90133 bị rơi xuống biển mất tích ngày 18/3/2015. Sau khi nhận được thông tin, Bảo hiểm PJICO Nghệ An đã cử đoàn công tác đến hiện trường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nhanh chóng xác minh vụ việc, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các gia đình hoàn thiện hồ sơ giải quyết bồi thường.

Ông Trần Hữu Tiến-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và ông Nguyễn Văn Lê-Giám đốc PJICO Nghệ An trao tiền bồi thường cho thân nhân các nạn nhân.

Page 15: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU12

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Hùng nhấn mạnh: Công tác giáo dục trật tự ATGT trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng; là giải pháp bền vững và lâu dài trong việc xây dựng “văn hóa giao thông” cho các em học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông Khuất Việt Hùng kêu gọi các học sinh, các bậc phụ huynh thực hiện tốt các quy định pháp luật về ATGT; đồng thời, tuyên truyền thông điệp “không đi xe đạp, mô tô, xe máy và đi bộ trên đường cao tốc” tới các em học sinh.

Đồng hành cùng với lễ phát động, PJICO là một trong 03 nhà tài trợ đã trao 1.900 mũ bảo hiểm cho các em học sinh tại 2 trường THCS Lê Hồng Phong, Trường THCS Thị trấn Cổ Phúc thuộc tỉnh Yên Bái.

Ông Bùi Danh Tú – Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái cam kết sẽ tuyên truyền phổ biến, sâu rộng, giáo dục pháp luật ATGT cho học sinh. Trong đó sẽ tiến hành cho phụ huynh học sinh ký cam kết với nhà trường không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.

Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện chi trả trên 154 triệu đồng cho khách hàng tại Cao Bằng

Ngày 21/8/2015, Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Chi nhánh Cao Bằng tổ chức chi trả quyền lợi cho thân nhân khách hàng tham gia sản phẩm Bảo hiểm Bảo an Tín dụng không may gặp rủi ro.

Tại buổi lễ, ông Trần Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và ông Nguyễn Văn Lê - Giám đốc Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An đã trao số tiền bồi thường cho 03 gia đình nạn nhân, mỗi gia đình 70 triệu đồng/1 nạn nhân theo đúng mức trách nhiệm bồi thường tối đa. Sau buổi lễ, Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An đã đến thăm gia đình nạn nhân Nguyễn Thế Chương ở xóm Tam Hợp, xã Quỳnh Lập.

Việc làm này một lần nữa khẳng định cam kết của PJICO đối với khách hàng tham gia bảo hiểm tại PJICO, đồng thời giúp các ngư dân trên địa bàn yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ ngư trường truyền thống của đất nước.

Trước đó, ngày 27/07/2015, PJICO cùng 4 doanh nghiệp đồng bảo hiểm đã bồi thường số tiền bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu 2,7 tỷ đồng cho chủ tàu Phạm Thị Bê (Tỉnh Quảng Ngãi) khi tàu bị lốc xoáy nhấn chìm ngày 6/4/2015.

PJICO phối hợp triển khai “năm học an toàn giao thông” tại Yên Bái

Sáng 15/9, tại trường THCS Lê Hồng Phong, TP. Yên Bái, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và Bảo hiểm PJICO, Tập đoàn FPT, Ngân hàng Agribank tổ chức Lễ phát động “Năm học An toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái 2015 - 2016” và trao tặng hàng nghìn mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tại lễ phát động, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt

PJICO cùng các nhà tài trợ trao mũ bảo hiểm cho các em học sinh THCS Lê Hồng Phong.

Các em học sinh THCS Thị trấn Cổ Phúc hưởng ứng lễ phát động “Năm học An toàn giao thông”.

Page 16: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 13

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Khách hàng là bà Chu Thị Hồng, sinh năm 1962, trú tại tổ 14, phường Tân Giang (Thành phố). Ngày 27/4, bà Hồng đến làm thủ tục vay 300 triệu đồng tại Chi nhánh Agribank Thành phố, thời hạn vay 2 năm. Khi thực hiện hợp đồng vay vốn, bà Hồng đã mua sản phẩm Bảo an tín dụng thời hạn 2 năm với mức phí tham gia 1 triệu 300 nghìn đồng, đến ngày 15/7/2015, bà Hồng bị rắn cắn dẫn đến tử vong.

Ngay sau khi được tin bà Hồng mất, Công ty Bảo Hiểm Ngân hàng Nông nghiệp đã làm các thủ tục và tiến hành chi trả quyền lợi cho ông Bế Quang Hiệp là chồng của bà Chu Thị Hồng số tiền 154.821.500 đồng. Trong đó, 150 triệu đồng tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng; 3.412.500 đồng tiền lãi vay; còn lại là tiền trợ cấp nằm viện và phí mai táng. Đây là nguồn động viên kịp thời giúp gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Từ năm 2010 đến nay, triển khai sản phẩm Bảo an tín dụng tại Cao Bằng, Công ty ABIC đã giải quyết và chi trả kịp thời quyền lợi cho 56 trường hợp khách hàng với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng.

Dịch vụ bảo hiểm Bảo an Tín dụng tại Vĩnh Phúc: Hiệu quả từ mục tiêu “hai trong một”

Sau hơn một năm triển khai tại Vĩnh Phúc (4/2014), sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng (BHBATD) của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) - Chi nhánh Hà Nội đã bước đầu tạo nên tiện ích cho

người vay khi sử dụng trọn gói dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm.

Với mục đích “hai trong một” giảm nợ xấu cho Ngân hàng và người vay vốn, đặc biệt là giúp người vay vốn luôn có nguồn tài chính cần thiết để ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống, giảm gánh nặng nợ nần cho người thân, tránh bị thanh lý tài sản và thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ nên BHBATD ngày càng thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều khách hàng.

Bảo hiểm BATD là sản phẩm dành cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình, các tổ chức kinh tế vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tham gia tự nguyện với số tiền bảo hiểm và mức phí phù hợp. Khách hàng có thể mua bảo hiểm cho giá trị khoản vay với số tiền bảo hiểm tối đa là 200 triệu đồng, mức phí 0,65%/năm (đối với độ tuổi từ 18 - 45) hoặc 0,9%/năm (đối với độ tuổi từ 46 - 65). Trong thời hạn bảo hiểm, khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người được bảo hiểm và khả năng trả nợ ngân hàng, ABIC sẽ thay mặt người vay thanh toán cho ngân hàng tương ứng với dư nợ của người vay đã được bảo hiểm, số tiền còn lại sẽ được ABIC chi trả cho người mua bảo hiểm.

Theo ông Nguyễn Sinh Phương - Giám đốc Chi nhánh ABIC Hà Nội: “Với phương châm hướng về cộng đồng, gần gũi với người dân, đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc BHBATD đã và đang thu hút sự tham gia của nhiều khách hàng vay vốn tại Agribank tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua”.

Sau hơn một năm thực hiện, ABIC đã cấp giấy chứng nhận BHBATD cho gần 10 nghìn khách hàng vay vốn và tham gia BATD tại Vĩnh Phúc, số tiền tham gia bảo hiểm đã lên tới gần 500 tỷ đồng. Từ năm 2014 đến nay, về công tác chăm sóc phục vụ sau bán hàng đến thời điểm hiện tại, ABIC đã giải quyết bồi thường cho 2 khách hàng không may gặp rủi ro với tổng số tiền chi trả gần 100 triệu đồng. Khi xảy ra sự kiện rủi ro đối với khách hàng đại diện ABIC tại khu vực đã kịp thời đến thăm hỏi và giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm kịp thời giúp các gia đình sớm ổn định cuộc sống, bớt được nỗi lo về gánh nặng nợ nần với ngân hàng. Gia đình ông Vũ Đức

Ông Mai Sinh PTGĐ ABIC và đại diện Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN - Chi nhánh Cao Bằng tại buổi chi trả quyền lợi bảo hiểm BATD cho gia đình ông Bế Quang Hiệp, tổ 14, phường Tân Giang, TP Cao Bằng .

Page 17: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU14

BẢO HIỂM TRONG NƯớC

Bàn, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vay vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Tam Đảo 100 triệu đồng, tham gia bảo hiểm BATD 50 triệu đồng với số phí bảo hiểm phải đóng là 450.000 đồng, đến giữa năm 2015, ông Bàn bị tai nạn xe máy và qua đời. ABIC đã kịp thời chi trả cho gia đình hơn 40 triệu đồng thông qua Agribank huyện Tam Đảo, ngoài ra còn hỗ trợ cho gia đình ông Bàn một triệu đồng tiền phí mai táng. Nhận được tiền bảo hiểm bà Trần Thị Tơ (vợ ông Bàn) xúc động cho biết: “Mọi công việc làm kinh tế của gia đình đang tiến triển tốt đẹp thì chồng tôi đột ngột qua đời, bên cạnh nỗi đau đớn, mất mát, đặc biệt là khoản vay của gia đình vẫn còn chưa trả được, nay được hưởng quyền lợi bảo hiểm ABIC chi trả hơn 40 triệu đồng đã giải quyết cơ bản phần lớn công nợ giữa gia đình và ngân hàng, tạo điều kiện giúp chúng tôi sớm ổn định cuộc sống”. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Đức Cảnh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã mua BH BATD cho số tiền 50 triệu đồng trong tổng số 150 triệu đồng tiền vay ngân hàng. Tháng 1/2015, chẳng may ông Cảnh bị bệnh và qua đời, ABIC đã chi trả tiền bảo hiểm cho gia đình ông Cảnh là 51 triệu đồng.

Sau hơn một năm triển khai, đến nay, tất cả 9 Chi nhánh Agribank huyện trực thuộc trên địa bàn tỉnh đã có 139 đại lý viên thuộc Tổng đại lý Agribank tỉnh Vĩnh Phúc luôn tích cực phối hợp cùng với ABIC tuyên truyền, vận động các khách hàng vay vốn tham gia thực hiện sản phẩm dịch vụ bảo hiểm BATD hiệu quả cho cả hai bên: Khách hàng cá nhân, hỗ trợ người vay vốn và phía ngân hàng.

Thực hiện mục tiêu và định hướng “Chất lượng dịch vụ là chìa khóa thành công”, ABIC đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm và lợi ích của khách hàng. Từ năm 2014, ABIC đã có những sửa đổi mới trong quy tắc BATD để tăng thêm lợi ích, quyền lợi cơ bản cho người tham gia bảo hiểm và mở rộng phạm vi hơn. Chẳng hạn như đối với những khách hàng bị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim, đột quỵ... trước đây đã loại trừ bồi thường, nay rủi ro xảy ra vẫn được ABIC chi trả quyền lợi bảo hiểm theo mức và tỷ lệ nhất định. Ngoài ra, quy tắc BATD mới còn có thêm các điều khoản quy định về các

quyền lợi bổ sung về lãi suất tiền vay, trợ cấp nằm viện nhằm hỗ trợ thêm cho khách hàng thuộc phạm vi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện.

Bảo ViệtNgày 08/09/2015, tại trụ sở Tập đoàn FPT,

Hà Nội, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ và Ðại học FPT ký thoả thuận tài trợ 01 tỷ đồng cho Cuộc thi giải toán trên mạng ViOlympic năm học 2015 – 2016.

Dai-ichiNằm trong chuỗi các hoạt động của chương

trình từ thiện thường niên “Hành động từ trái tim”, vào 2 ngày 20 - 21/9/2015, Ban Lãnh đạo cùng hơn 20 quản lý, nhân viên và tư vấn tài chính của Dai-ichi Life Việt Nam đã đến thăm hỏi và trao tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Điện Biên. Theo đó, 50 phần quà được trao tại Trường Tiểu học Quài Cang, 50 phần quà được trao tại Trường Tiểu học & THCS Quài Tở, huyện Tuần Giáo, 100 phần quà được trao cho các em học sinh Trường THCS Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Tổng cộng 200 phần quà trị giá 60 triệu đồng do Công ty, đội ngũ nhân viên và tư vấn tài chính cùng đóng góp.

Page 18: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 15

BẢO HIỂM QUốC Tế

đang khao khát tiền mặt và các ngành công nghiệp mới nổi như tài chính Internet, theo tờ China Daily dẫn lời ông Zeng Yujin, một quan chức của CIRC đã phát biểu tại một cuộc họp báo tuần trước.

“Các quỹ bảo hiểm trước đó đã có các kênh đầu tư rất hạn chế như tiền gửi ngân hàng hoặc trái phiếu. Các hướng dẫn mới sẽ cho phép họ đầu tư vào cổ phiếu của các công ty, nhờ đó các quỹ bảo hiểm có thể phục vụ nền kinh tế tốt hơn”, ông Zeng nói. Cơ quan quản lý đã phê duyệt cho hai công ty quản lý tài sản bảo hiểm được thành lập các quỹ PE, và có nhiều hồ sơ xin cấp phép khác đang chờ được phê duyệt, ông nói.

Công ty bảo hiểm nhân thọ Sun Life Everbright là công ty bảo hiểm đầu tiên thành lập một quỹ

Trung Quốc: Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thành lập quỹ đầu tư cổ phần tư nhân

Ủy Ban Quản Lý Giám Sát Bảo Hiểm Trung Quốc (CIRC) đã ban hành quy định cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ cổ phần đầu tư tư nhân (gọi tắt là quỹ PE) để đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm chiến lược được sự hỗ trợ của chính phủ.

Mục đích của quy định này là để mở rộng các kênh đầu tư cho các quỹ bảo hiểm và cấp kinh phí cho các dự án cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa

PE vào đầu năm nay. Quỹ đầu tiên của công ty này đã huy động được tới hơn 500 triệu NDT (78,4 triệu USD), chuyên đầu tư vào một hệ thống chuyển nhượng cổ phần cho các công ty chưa niêm yết.

Tổng giá trị tài sản của ngành bảo hiểm Trung Quốc đã đạt đến 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.569 tỷ USD) vào năm 2014. Các doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư lên đến 30% tổng tài sản của mình vào cổ phiếu, có nghĩa là hơn 3 nghìn tỷ NDT có thể được phân bổ cho các tài sản liên quan đến cổ phiếu. CIRC nói rằng các quỹ bảo hiểm cũng được khuyến khích đầu tư vào các chứng khoán có tài sản đảm bảo để đa dạng hóa các kênh phân bổ tài sản của họ.

Page 19: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU16

BẢO HIỂM QUốC Tế

Trung Quốc: Mở rộng chương trình bảo hiểm tín dụng vi mô

Các chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng vi mô đã mở rộng tới 73 thành phố tại 25 tỉnh trên khắp Trung Quốc, theo Ủy Ban Quản Lý Giám Sát Bảo Hiểm Trung Quốc (CIRC) cho biết.

Dữ liệu của CIRC cho thấy hiện nay, có hơn 30 công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại và bảo hiểm tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm từ mảng kinh doanh này đã đạt tới 6,69 tỷ NDT (tương đương 1,05 tỷ USD), với giá trị bảo hiểm đạt 180,46 tỷ NDT. Sản phẩm bảo hiểm này đã được cung cấp cho 304.000 doanh nghiệp.

Đồng thời, các công ty bảo hiểm đã đầu tư hơn 3 tỷ USD vào các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đầu tư tư nhân, và các quỹ này sau đó lại đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, theo tin từ các phương tiện truyền thông địa phương cho biết.

Chủ tịch của CIRC, ông Xiang Junbo, phát biểu tại một diễn đàn đầu tuần này về hỗ trợ bảo hiểm cho các doanh nghiệp nhỏ, nói rằng chính quyền ở các cấp địa phương đã thành lập các quỹ bù đắp rủi ro để phục vụ cho khu vực doanh nghiệp vi mô. Các công ty bảo hiểm về phần mình đã phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính của họ.

Ông cũng cho rằng các công ty bảo hiểm đã đạt đến một quy mô nhất định trong việc phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể cân nhắc tham gia một chương trình tín dụng đặc biệt được thành lập bởi ngân hàng trung ương là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong đó khuyến khích các ngân hàng mở rộng việc cho vay với các điều kiện tín dụng ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có mua bảo hiểm tín dụng.

Có 31 tỉnh, thành phố và các khu vực nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, không bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

Page 20: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 17

BẢO HIỂM QUốC Tế

Trung Quốc (CIRC) phê duyệt.Trong tháng Tư vừa rồi, Tập

đoàn Bảo hiểm Nhân dân People’s Insurance Co Group of China (PICC) và công ty bảo hiểm tài sản và thiệt hại PICC Property Casualty Co (PICC P&C) đã thông báo ký một thỏa thuận để cùng thành lập một công ty tái bảo hiểm. Tập đoàn PICC, với tư cách là cổ đông nắm quyền kiểm soát của PICC P&C, sẽ nắm giữ 51% cổ phần của công ty tái bảo hiểm có vốn điều lệ lên tới 1 tỷ NDT. Công ty PICC P&C sẽ nắm giữ 49% cổ phần còn lại. Công ty mới, dự kiến có tên là PICC Reinsurance, sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm tài sản, theo Tân Hoa Xã đưa tin.

Vừa tháng trước, hai công ty niêm yết - Oceanwide Holdings và Macrolink Group - cho biết rằng họ sẽ thành lập một liên

Trung Quốc: Lĩnh vực tái bảo hiểm đang thu hút sự quan tâm

Lĩnh vực tái bảo hiểm của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt, với kế hoạch thành lập ít nhất ba công ty tái bảo hiểm địa phương đã được công bố trong năm nay.

Những công ty đối thủ mới sẽ buộc China Re, tập đoàn tái bảo hiểm lớn nhất của đất nước, phải dốc sức cạnh tranh vì lợi nhuận. China Re, với lợi thế gần như độc quyền trên thị trường tái bảo hiểm của Trung Quốc, được xếp hạng là công ty bảo hiểm lớn thứ tám trên thế giới trong Danh sách mới nhất của A.M Best về Top 50 các tập đoàn tái bảo hiểm toàn cầu.

Trong tháng hai, ba công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán là Chiết Giang Aishida Electric, Phúc Kiến Septwolves Industry và Thẩm Quyến Tempus Global Business Service Holding - tuyên bố sẽ thành lập Công ty Tái bảo hiểm Quang Hải (Qianhai Reinsurance) cùng với các đối tác khác. Công ty tái bảo hiểm mới này sẽ có vốn điều lệ lên tới 3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 471 triệu USD).

Các công ty là Thẩm Quyến Qianhai Financial Holding, China Post Group và SZ Capital sẽ là ba cổ đông lớn nhất của liên doanh, mỗi bên nắm giữ 20% cổ phần trong liên doanh tái bảo hiểm này. Aishida, Septwolves và Tempus sẽ nắm giữ cổ phần còn lại, với các tỷ lệ khác nhau.

Hoạt động kinh doanh của công ty tái bảo hiểm Qianhai Re sẽ bao gồm các sản phẩm tái bảo hiểm và các hoạt động khác do Ủy Ban Quản Lý Giám Sát Bảo Hiểm

doanh tái bảo hiểm với các công ty Elion Resources Group, Giant Investment và Chongqing Fruit Group Sanxia. Công ty bảo hiểm mới, được gọi là Tái bảo hiểm châu Á-Thái Bình Dương, sẽ có một số vốn lên tới 10 tỷ Nhân dân tệ, với 5 cổ đông chia nhau nắm giữ mỗi bên 20% cổ phần.

Trong khi đó, China Re đang tìm cách tăng cường vị thế của mình thông qua một thương vụ IPO trên sàn chứng khoán Hồng Kông để huy động một số vốn lên tới 2 tỷ USD. Tập đoàn này đang tìm kiếm cơ hội tăng cường nguồn vốn của mình để tài trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. China Re thuộc sở hữu của công ty đầu tư nhà nước Central Huijin với số cổ phần nắm giữ lên tới 84,91%, và Bộ Tài chính Trung quốc nắm giữ phần còn lại là 15,09%.

Page 21: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU18

BẢO HIỂM QUốC Tế

Phí tái bảo hiểm sẽ giảm trong năm 2016

Phí tái bảo hiểm được dự báo sẽ giảm tới 10% trong năm 2016, nhưng sự suy giảm này ít hơn so với vài năm qua, một chuyên gia phân tích của hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody vừa cho biết trong một cuộc họp báo.

Các yếu tố kích hoạt sự sụp đổ của phí tái bảo hiểm bao gồm việc sản phẩm trở nên rẻ hơn, chẳng hạn như trái phiếu thảm họa, và ít có khiếu nại bồi thường thiệt hại do thảm họa tự nhiên.

Trái phiếu thảm họa và các sản phẩm khác rẻ

hơn cung cấp một giải pháp thay thế cho nhượng tái bảo hiểm truyền thống và thu hút các nhà đầu tư mong muốn kiếm tìm lợi suất cao.

Mức phí sẽ giảm xuống, theo ông Stanislas Rouyer, Phó đốc điều hành tại Moody cho biết, nhưng có lẽ với tốc độ giảm trung bình ở mức một con số.

Năm nay, mức phí tái bảo hiểm đã giảm 10% hoặc nhiều hơn, trong khi các hãng xếp hạng tín nhiệm là Fitch và Standard & Poor cũng đã cho biết phí tái bảo hiểm có khả năng giảm ở mức một con số.

một tuyên bố.Chi tiết của vụ sát nhập không

được tiết lộ nhưng hai công ty cho biết họ có kế hoạch hoàn tất thương vụ này vào đầu tháng Mười Một và sau đó sẽ hoàn thành việc sát nhập vào tháng Ba năm sau.

Theo kế hoạch, Nippon Life sẽ nắm giữ 85% cổ phần của Mitsui Life. Cả hai công ty cũng đã đồng ý sẽ giữ lại tên thương mại và nhãn hiệu của Mitsui Life sau sát nhập.

Với thương vụ sát nhập này,

Nhật Bản: Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Nippon Life đồng ý sáp nhập với Mitsui Life

Nippon Life, công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất của Nhật Bản xét về giá trị tài sản, đã đồng ý sát nhập với đối thủ nhỏ hơn, Mitsui Life, theo hai công ty bảo hiểm Nhật Bản này vừa cho biết trong

Nippon Life sẽ có khả năng trở thành công ty có doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất Nhật Bản, vượt qua đối thủ truyền kiếp là Dai-ichi Life. Nippon Life đã bị Dai-ichi Life chiếm mất ngôi vị là công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu của Nhật Bản trong quý đầu tiên của năm nay.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin Nippon Life đã đề nghị trả tới 400 tỷ Yên (tương đương với 3,4 tỷ USD) để thôn tính Mitsui Life.

Page 22: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 19

BẢO HIỂM QUốC Tế

Nhật Bản: Tokio Marine triển khai sản phẩm bảo hiểm drone và bảo hiểm chuyên biệt

Tập đoàn bảo hiểm tài sản và thiệt hại lớn nhất của Nhật Bản, Tokio Marine Holdings, đã bắt đầu cung cấp bảo hiểm cho thiết bị bay không người lái (drone), với hy vọng sẽ ký được khoảng 1.500 hợp đồng vào tháng Ba tới.

Động thái này của Tokio Marine là một phần của nỗ lực tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm tương tự như các sản phẩm trên thị trường Mỹ, nơi các công ty bảo hiểm hàng không chuyên ngành và các công ty bảo hiểm lớn như American International Group đã cung cấp bảo hiểm cho drone trong thời gian qua, theo tờ Wall Street Journal cho hay.

Trong tháng Sáu vừa rồi, Tokio Marine đã đồng ý mua lại tập đoàn bảo hiểm Mỹ HCC Insurance Holdings có trụ sở ở Houston với giá

7,5 tỷ USD. Một mục tiêu của Tokio Marine trong thương vụ M&A này là để học hỏi từ các công ty Mỹ trong việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt, theo Giám đốc điều hành của tập đoàn Tokio Marine, ông Tsuyoshi Nagano, cho biết.

“Khi tôi gia nhập công ty này khoảng 40 năm trước, doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm ô tô chiếm tới hơn một nửa doanh thu, và tình hình vẫn không thay đổi kể từ ngày đó tới giờ,” ông Nagano nói trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi thực sự cần phải phát triển các loại hình khác của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm chuyên biệt tại Nhật Bản.

Sản phẩm của HCC bao gồm các hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ các thành viên hội đồng quản trị độc lập của các công ty khỏi rủi ro trách nhiệm cá nhân - một thị trường phát triển tiềm năng tại Nhật Bản, nơi có nhiều công ty lần đầu tiên đang tiến hành bổ nhiệm một số lượng đáng kể các thành viên hội đồng quản trị độc lập.

Page 23: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU20

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

(Tiếp kỳ trước)

Quản lý giám sát trung gian bảo hiểm tại Việt Nam

Page 24: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 21

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

trung gian bảo hiểm là công ty, các quy định cụ thể hóa cả số vốn yêu cầu và các điều kiện cơ sở hạ tầng tối thiểu. Trong quá trình xem xét đơn xin cấp phép của các trung gian bảo hiểm, IRDA đối chiếu với các báo cáo từ các cơ quan khác liên quan để xem xét về độ lớn cũng như nguồn gốc tài chính của quỹ vốn đăng ký.

Ủy ban Môi giới Bảo hiểm Ấn Độ mới đây đã đề xuất một số nội dung ràng buộc đối với hoạt động của môi giới bảo hiểm , bao gồm:

(i) Hạn chế chỉ cấp 01 giấy phép hoạt động môi giới bảo hiểm cho mỗi tập đoàn kinh tế. Lý do đưa ra hạn chế này là nhằm hạn chế cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn, gây ra tình trạng bối rối, mất phương hướng cho phía khách hàng.

(ii) Hạn chế 01 công ty MGBH thực hiện thu xếp bảo hiểm với 01 DNBH không quá 25% tổng số hợp đồng bảo hiểm do công ty MGBH này thu xếp. Lý do đưa ra là để hạn chế mâu thuẫn lợi ích.

- Công khai, minh bạch thông tin với khách hàng:

Quy định về quy trình cấp phép hoạt động đối với các đại lý cá nhân, đại lý công ty và các nhà môi giới đòi hỏi phải đáp ứng đủ thông tin cần thiết để tư vấn cho khách hàng. Những thông tin cảnh báo về việc thiếu giám sát của các tổ chức về trung gian bảo hiểm cũng được công bố và có sẵn trên trang tin điện tử của IRDA. Nội dung của Bộ quy tắc ứng xử của các loại hình trung gian bảo hiểm cũng cụ thể hóa các quy định bắt buộc một trung gian bảo hiểm việc cung cấp thông tin cho khách hàng. Khi một nhà môi giới bảo hiểm thuộc vào cùng một tập đoàn với DNBH thì bắt buộc phải công khai điều này với khách hàng. Đại lý bảo hiểm phải

thị trường bảo hiểm. Quá trình cấp phép hoạt động đối với các TGBH rất cụ thể: Quy trình cấp phép cho các nhà giám định và giám định thiệt hại ban hành năm 2000, điều kiện cấp phép đối với trung gian bảo hiểm quản lý hợp đồng bên thứ 3 (TPAs) về dịch vụ sức khỏe ban hành năm 2001, quy trình cấp phép đại lý của cơ quan quản lý ban hành năm 2002.

- Các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, tư cách đạo đức:

Pháp luật yêu cầu trung gian bảo hiểm phải hoàn thành những chứng chỉ chất lượng cơ bản theo quy định. Đạo luật về IRDA năm 1999 (phần 14) cụ thể hóa các yêu cầu về chất lượng, các bộ quy chuẩn đạo đức và việc đào tạo thực hành áp dụng cho các trung gian bảo hiểm bao gồm đại lý cá nhân, đại lý công ty, môi giới bảo hiểm, các nhà giám định rủi ro, giám định thiệt hại và TPAs. Các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tư cách đạo đức của các loại hình trung gian bảo hiểm tại Ấn Độ được quy định tại các Bộ Quy tắc ứng xử ứng với từng loại hình.

Tất cả các đại lý đều phải vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ trước khi có được chứng chỉ hành nghề. Các cá nhân phải hoàn thành ít nhất 50 giờ đào tạo thích hợp tại một cơ sở đào tạo được công nhận (hoặc 75 giờ nếu muốn trở thành một đại lý bảo hiểm phức hợp). Nếu người nào đang có một hay một số chứng chỉ bảo hiểm cụ thể thì quá trình đào tạo có thể ít số giờ đào tạo hơn. Các đại lý và nhân viên của các đại lý công ty cần phải có một chất lượng tối thiểu theo quy định (có phân biệt đại lý ở khu vực nông thôn đại lý ở thành thị).

Ngoài tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực, đối với

Kinh nghiệm của Ấn Độa) Tình hình hoạt động

TGBHThị trường bảo hiểm Ấn Độ

có đặc thù về sự quốc hữu hóa diễn ra trong lịch sử (năm 1956 đối với nhân thọ, 1972 đối với phi nhân thọ). Đến 2011, Ấn Độ có 48 DNBH hoạt động, bao gồm 25 DNBH phi nhân thọ Credit and Guarantee Corporation, Tập đoàn Bảo hiểm Nông nghiệp - Agriculture Insurance (bao gồm cả Tập đoàn bảo hiểm bảo lãnh tín dụng xuất khẩu - ECGC – export Corporation, và 1 công ty tái bảo hiểm) cùng 23 DNBH nhân thọ . Bên cạnh đó, Ấn Độ hiện có tới 322 công ty môi giới bảo hiểm vào thời điểm 30/9/2011 (theo IBID). Trong những năm gần đây, doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua đại lý ở Ấn Độ chiếm vai trò chủ yếu. Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng cũng có sự tăng trưởng đáng kể (từ 33% doanh thu phí trong năm 2010 lên 38% trong năm 2011).

b) Quản lý, giám sát hoạt động TGBH

- Loại hình TGBH và nội dung hoạt động:

Đạo luật Bảo hiểm quy định TGBH bao gồm các nhà môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm, các nhà tư vấn bảo hiểm, các giám định rủi ro và các nhà giám định thiệt hại và cả các nhà cung cấp dịch vụ quản lý hợp đồng bên thứ ba (TPAs).

- Cấp phép, đăng ký hoạt động của TGBH:

Phần 42, 42D và 64UM của Đạo luật bảo hiểm yêu cầu tất cả các loại hình trung gian bảo hiểm, kể cả hoạt động quản lý dịch vụ bên thứ ba, các nhà giám định rủi ro và giám định thiệt hại, đều phải được cấp giấy phép cho bất kỳ việc giao dịch nào trên

Page 25: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU22

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

được thu bởi công ty môi giới được cấp phép cần được giữ riêng trong tài khoản ngân hàng hoặc với sự giám sát phê duyệt của một định chế quản lý quy định. Nhà môi giới chỉ được phép nhận chi phí, phí dịch vụ và hoa hồng kiếm được cùng lãi tiền gửi nhận được từ các quỹ này. Nhà môi giới bảo hiểm trực tiếp không được phép nhận phí bảo hiểm trong tài khoản của họ. Vì vậy, nhà môi giới sẽ không có tài khoản quỹ cho chủ hợp đồng. Các nhà môi giới tái bảo hiểm lại có thể thu và chuyển phí bảo hiểm.

Khoản 24 của quy định về môi giới yêu cầu nhà môi giới bảo hiểm có mức bảo hiểm trách nhiệm bồi thường nghiệp vụ ít nhất bằng 3 lần thu nhập phí dịch vụ hàng năm hoặc một con số tuyệt đối phụ thuộc vào bản chất hoạt động của nhà môi giới. Cụ thể hơn, mức trách nhiệm tối

riêng rẽ thực hiện các hoạt động giáo dục người tiêu dùng bao gồm các chiến dịch in ấn phẩm, xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình và tổ chức hội thảo.

- Bảo vệ tiền của khách hàng:Phần 64VB của đạo luật bảo

hiểm năm 1938 quy định: “Tiền thu thập qua các đại lý cá nhân hoặc đại lý công ty phải gửi ở tài khoản tiền gửi với nhà bảo hiểm trước khi rủi ro bắt đầu”. Theo đó, khi mà một đại lý bảo hiểm thu phí của một hợp đồng với tư cách là đại diện cho nhà bảo hiểm, anh ta có thể đem gửi vào tài khoản tiền gửi hoặc nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm toàn bộ số phí thu được mà không được khấu trừ hoa hồng đại lý trong vòng 24 giờ thu phí.

Đạo luật 23 quy định về môi giới bảo hiểm của IRDA yêu cầu phí bảo hiểm thu của khách hàng

công khai bộ quy tắc ứng xử của công ty mà họ đại diện và công khai chế độ đãi ngộ của họ đã nêu trong hợp đồng đại lý với DNBH nếu khách hàng hỏi.

Quy định số 5, 8, và 9 của IRDA về việc bảo vệ lợi ích của chủ hợp đồng bảo hiểm năm 2002 cũng quy định các giới hạn về thời gian các DNBH giải quyết các khiếu nại, thời gian các nhà giám định báo cáo về các khiếu nại bồi thường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Các nhà bảo hiểm bắt buộc phải thi hành có hiệu quả cơ chế trả lời, xử lý khiếu nại của khách hàng.

Cũng nhằm mục tiêu tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo hiểm, góp phần nâng cao năng lực tự bảo vệ của người tiêu dùng trên thị trường bảo hiểm, Ấn Độ rất quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ khách hàng. IRDA đã thiết lập một cơ quan

Page 26: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 23

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

với cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Năm 2010, lực lượng đại lý bảo hiểm đem lại hơn 60% tổng phí bảo hiểm thu được trong khi kênh môi giới chỉ chiếm 11%, kênh các nhà tư vấn tài chính chiếm 10% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Kênh đại lý chiếm 59% phí bảo hiểm mới của bảo hiểm nhân thọ và 65% tổng doanh thu phí của bảo hiểm phi nhân thọ. Số lượng giấy phép hoạt động cấp cho các đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm được duy trì cùng một mức trong 5 năm qua.

Bên cạnh các kênh đại lý truyền thống, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tại Malaysia cũng gia tăng trong những năm gần đây do các DNBH đã có thể tận dụng được mạng lưới sẵn có của các ngân hàng về điểm phân phối cũng như cơ sở khách hàng. Kênh phân phối takaful qua ngân hàng (Bancatakaful) là kênh phân phối chính của khu vực takaful dòng gia đình với 53% doanh thu năm 2011.

b) Về quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm

- Về mô hình hoạt động trung gian bảo hiểm:

Trung gian bảo hiểm ở Malaysia gồm: Đại lý bảo hiểm, đại lý takaful; nhà môi giới bảo hiểm, môi giới takaful; nhà tư vấn

quan trọng trong trung gian bảo hiểm tại Ấn Độ, nên có chế độ báo cáo định kỳ sát sao bao gồm báo cáo định kỳ hàng năm và 6 tháng, trong đó chỉ rõ số phí thu được, số hoa hồng nhận được và số tiền đã chuyển cho DNBH, số tiền giữ của chủ hợp đồng bảo hiểm cần được cung cấp và tập trung hơn vào các thông tin rủi ro.

Kinh nghiệm Malaysiaa) Về hoạt động TGBHThị trường bảo hiểm phát

triển ở mức cao, cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và “takaful” (là dạng thức sản phẩm bảo hiểm hồi giáo). Theo thông tin của Hiệp hội bảo hiểm Malaysia (LIAM), ngành công nghiệp bảo hiểm tăng trưởng từ 7%-10% qua các năm. Các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư có mức tăng trưởng doanh thu phí khoảng 8,9%/năm trong năm 2012. Lĩnh vực bảo hiểm ở Malaysia chiếm 6% tổng tài sản của khu vực tài chính, tương đương với 15%GDP. Cụ thể, tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm và Tỷ lệ phí bảo hiểm theo đầu người theo loại doanh nghiệp bảo hiểm tại Malaysia từ 2007 – 2011 như sau:

Về hoạt động TGBH, đại lý là kênh phân phối quan trọng đối

thiểu cho 01 yêu cầu bồi thường trong thời hạn bảo hiểm 12 tháng đối với Môi giới bảo hiểm gốc là Ba lần doanh thu từ MGBH hàng năm; đối với môi giới TBH: Ba lần doanh thu từ MGTBH hàng năm; đối với Môi giới hỗn hợp: Ba lần doanh thu từ MGBH hỗn hợp hàng năm. Với cả 3 loại trên, mức được miễn trừ khi đạt tối đa 5% của vốn điều lệ.

- Quy định về hoạt động nghiệp vụ TGBH:

Pháp luật bảo hiểm quy định cụ thể những nội dung mà trung gian bảo hiểm phải thực hiện. Đồng thời, cơ quan quản lý bảo hiểm cũng đưa ra quy định về các hành vi mà TGBH không được làm/bị cấm bao gồm các hành vi cung cấp thông tin không chính xác, thiếu trung thực, lừa dối hoặc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các chế tài xử phạt tương ứng.

- Hoạt động quản lý, giám sát TGBH:

Đối với đại lý bảo hiểm, DNBH có trách nhiệm lớn trong việc quản lý, giám sát, tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng bán hàng của các ĐLBH độc quyền.

Môi giới bảo hiểm ngày càng phát triển và trở thành bộ phận

Bảng 03: Phí bảo hiểm tại Malaysia

2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ trọng tổng phí bảo hiểm trên GDP:

Nhân thọ 3,6% 3,5% 3,8% 3,9% 4%

Phi nhân thọ 1,5% 1,5% 1,6% 1,6% 1,8%

Tái bảo hiểm 0,3% 0,3% 0,3% 0,3% 0,4%

Phí BH đầu người:

Nhân thọ 221,5 223,3 233,7 253,3 261,8

Phi nhân thọ 90,4 97,7 101,8 106,9 114,3

Tái bảo hiểm 17,0 18,5 20,2 22,9 23,5

Page 27: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU24

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

lành mạnh. Cụ thể, các DNBH nhân thọ, phi nhân thọ và các tổ chức takaful được yêu cầu (bằng sự tự thỏa thuận giữa các công ty) là chỉ làm việc với những đại lý là những người đăng ký hoạt động tại các Hiệp hội được BNM công nhận.

Các nhà môi giới bảo hiểm và takaful cũng cần phải tuân thủ Bộ tiêu chuẩn về đạo đức hành nghề và Bộ quy tắc ứng xử do Hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm và takaful - MITBA ban hành. MITBA đang trong quá trình đẩy mạnh các yêu cầu về đào tạo bắt buộc cho các thành viên của mình.

BNM cũng đang trong quá trình thúc đẩy công tác giám sát môi giới bảo hiểm và tư vấn tài chính, thể hiện ở việc rà soát tiêu chí và quy trình đánh giá khi cấp giấy phép hoạt động và rà soát lại chủ đề về môi giới bảo hiểm và thực hành tư vấn tài chính.

- Công khai, minh bạch hóa thông tin với khách hàng:

Nhiều loại văn bản hướng dẫn của BNM bổ sung các điều khoản quy định về hoạt động thị trường và các hoạt động khác của trung gian bảo hiểm. Trong số này có thể kể đến Bộ hướng dẫn của BNM về tính minh bạch và công khai của sản phẩm, theo đó, các trung gian bảo hiểm phải công khai với khách hàng số tiền hoa hồng nhận được từ sản phẩm liên kết đầu tư, sản phẩm phi nhân thọ và các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, y tế, trước khi khách hàng quyết định mua một hợp đồng bảo hiểm đặc biệt. Hiện BNM dự định đưa ra văn bản hướng dẫn để các trung gian bảo hiểm công bố công khai một số vấn đề về hoạt động kinh doanh cho các khách hàng, đảm bảo sự tư vấn đúng đắn của trung gian bảo hiểm.

nhận và cho phép hoạt động. BNM đặt ra các yêu cầu về trình độ, vốn cần phải được đáp ứng và trình BNM xem xét trong quá trình cấp phép hoạt động cũng như trong quá trình cấp đổi giấy phép hoạt động cho trung gian bảo hiểm này. Việc cấp đổi giấy phép hoạt động cho trung gian bảo hiểm là môi giới, tư vấn bảo hiểm và takaful được thực hiện mỗi năm hoặc 2 năm một lần.

- Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và tư cách đạo đức:

Các hiệp hội ban hành các quy định hướng dẫn về việc đào tạo và yêu cầu về sát hạch trình độ của các loại hình trung gian bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm bán những sản phẩm liên kết đầu tư còn được yêu cầu vượt qua kỳ thi bổ sung trước khi có thể bán các sản phẩm này. Đại lý cũng phải tuân thủ yêu cầu đào tạo phát triển chuyên nghiệp về nghề nghiệp theo yêu cầu của hiệp hội nghề nghiệp tương ứng. LIAM, PIAM và MTA duy trì việc nắm giữ thông tin về đại lý và việc dịch vụ của họ bị chấm dứt vì các lý do vi phạm quy định của hiệp hội, quy tắc ứng xử hoạt động, chuẩn mực đạo đức đại lý.

Nhân viên bán bảo hiểm phi nhân thọ cần tuân thủ các quy định áp dụng cho đại lý bảo hiểm phi nhân thọ và nếu không tuân thủ các quy định này sẽ bị cấm bán bảo hiểm đồng thời phải nộp phạt. Những quy định áp dụng cho đại lý bảo hiểm cũng áp dụng tương tự đối với các đại lý takaful và do Hiệp hội các takaful Malaysia (MTA) quy định.

Hiệp hội bảo hiểm ban hành quy tắc cho việc đăng ký và các quy định áp dụng cho đại lý bảo hiểm để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hoạt động kinh doanh

tài chính. - Về việc quản lý quá trình cấp

phép, đăng ký hoạt động:BNM - Bank Negara Malaysia

được trao quyền cấp phép, quản lý và giám sát các nhà môi giới và nhà tư vấn tài chính bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm. Quá trình cấp phép, đăng ký hoạt động TGBH hiện tuân thủ theo Luật về các dịch vụ tài chính (FSA – Financial Services Act) và Luật về Dịch vụ tài chính Hồi giáo (IFSA – Islamic Financial Services Act). BNM hiện áp dụng mô hình hỗn hợp trong quản lý, cấp phép cho TGBH, vừa yêu cầu cấp phép đối với một số đối tượng vừa yêu cầu đăng ký/thông báo, vừa chuyển giao yêu cầu đăng ký cho tổ chức hiệp hội nghề nghiệp.

Các đại lý bảo hiểm và đại lý takaful được yêu cầu phải vượt qua các kỳ kiểm tra trước khi được phép tham gia thị trường các sản phẩm bảo hiểm và takaful. Các đại lý bảo hiểm và đại lý takaful được yêu cầu tuân thủ các quy tắc ứng xử trong hoạt động của Hiệp hội mà họ tham gia bao gồm: LIAM (Hiệp hội các DNBH nhân thọ), PIAM (Hiệp hội các nhà bảo hiểm Phi nhân thọ) và MTA (Hiệp hội các nhà bảo hiểm takaful). BNM đã tư vấn việc LIAM, PIAM và MTA chia sẻ cùng một cơ sở nền dữ liệu về danh sách các đại lý vi phạm quy định để ngăn chặn sự chuyển dịch đại lý giữa ngành bảo hiểm và ngành takaful.

Đối với các nhà môi giới bảo hiểm, môi giới takaful và nhà tư vấn tài chính, pháp luật yêu cầu phải được cấp chứng chỉ và chịu sự quản lý bởi BNM. Riêng đối với các nhà tư vấn tài chính, ngoài các chứng chỉ được cấp bởi tổ chức của chính họ, cá nhân đại diện cho các tổ chức tư vấn tài chính còn phải được BNM công

Page 28: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 25

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

được coi là một phần của hoạt động giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm của cơ quan quản lý.

Đối với các nhà môi giới và tư vấn tài chính, BNM giám sát chủ yếu qua việc cấp và cấp đổi giấy phép hoạt động. Trong quá trình các TGBH hoạt động, BNM thường sử dụng phương pháp giám sát theo chuyên đề do chỉ có một số cán bộ chuyên quản việc giám sát các nhà môi giới và tư vấn tài chính.

- Về một số quy định khác liên quan đến hoạt động TGBH:

Về chế độ báo cáo, BNM quy định chế độ báo cáo công khai đối với tất cả các DNBH và báo cáo phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế, thêm một số chỉ tiêu mà BNM bổ sung, hướng dẫn. BNM khuyến khích mạnh mẽ việc công khai các thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm thông qua các yêu cầu bắt buộc đối với DNBH cũng như qua các kênh phát hành của chính DNBH.

Về quy định chống trục lợi bảo hiểm, ở Malaysia quy định nhiều hình phạt nghiêm trọng đối với hoạt động trục lợi. BNM đã ban hành hướng dẫn ngành bảo hiểm về phòng ngừa trục lợi và các hoạt động kiểm soát, thu thập dữ liệu trục lợi từ các DNBH để xác định xu hướng trục lợi bảo hiểm, tiến hành kiểm tra đánh giá thực tế hoạt động phòng chống trục lợi ở các DNBH, định kỳ chia sẻ dữ liệu và những cách thức trục lợi tinh vi với cơ quan cảnh sát điều tra.

Về hoạt động chống rửa tiền của DNBH và trung gian bảo hiểm, BNM thực thi nhiều biện pháp hiệu quả để chống rửa tiền và khủng bố tài chính bao gồm việc phát hành các hướng dẫn, các tạp chí giám sát quản lý của Cơ quan phòng chống rửa tiền,…

- Quy định về bảo vệ tiền của khách hàng:

Để bảo vệ tiền của khách hàng, BNM đã có quy định các nhà bảo hiểm, các takaful phải sửa chữa những hoạt động đại diện chưa đúng hoặc bán không đúng của các tổ chức trung gian bảo hiểm của họ như việc rút lại những công cụ khuyến mại sau quy định, hoàn trả bồi thường cho những ảnh hưởng của chủ hợp đồng bảo hiểm, điều chỉnh lại hoa hồng trung gian bảo hiểm còn sai sót, tạm ngừng hoặc kết thúc hợp đồng hoặc đào tạo lại những trung gian bảo hiểm liên đới tới những sai phạm… Đồng thời, Quỹ bảo vệ các chủ hợp đồng bảo hiểm của Malaysia được lập ra để bảo vệ chủ hợp đồng bảo hiểm và chủ của các giấy chứng nhận takaful (hiện tỷ lệ bảo vệ đầy đủ là 95%).

Bên cạnh đó, việc tách bạch tiền thu của khách hàng với tài khoản hoạt động của công ty môi giới hay của các nhà tư vấn tài chính mặc dù không được quy định trong luật nhưng trên thực tế BNM yêu cầu các tổ chức này phải đảm bảo sự minh bạch. BNM vừa ban hành quy định môi giới takaful và môi giới bảo hiểm thực hiện trao đổi thư từ về việc ra quyết định với các đầu mối của DNBH và takaful để làm bằng chứng về việc họ nhận và biết được việc trao bất kỳ một khoản phí bảo hiểm thu được từ các khách hàng cho DNBH, tổ chức takaful trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được, hoặc khi kết thúc 60 ngày của thời hạn chờ đóng phí được phép, tùy trường hợp nào xảy ra trước. Bộ tiêu chuẩn về đạo đức hành nghề và Bộ quy tắc ứng xử của MITBA yêu cầu các nhà môi giới bảo hiểm, môi giới takaful duy trì riêng rẽ

tài khoản ngân hàng thu phí từ khách hàng chờ chuyển cho nhà bảo hiểm và tổ chức takaful, cũng như tiền nhận bồi thường cho phía khách hàng của họ. BNM chỉ ra thực tế cho thấy tất cả các nhà môi giới takaful và môi giới bảo hiểm đều thực thi quy định này và đây cũng là điểm mà BNM chú trọng khi xem xét cấp lại giấy phép hoạt động để đảm bảo rằng các nhà môi giới kể trên thực thi đầy đủ quy định liên quan đến việc chuyển tiền phí cho nhà bảo hiểm.

- Quy định về hoạt động nghiệp vụ TGBH:

BNM và các Hiệp hội yêu cầu TGBH phải giải thích rõ ràng, đầy đủ thông tin sản phẩm cho khách hàng. Tùy theo loại hình TGBH, yêu cầu này có mức độ khác nhau theo loại hình sản phẩm chào bán, giới thiệu.

- Quản lý giám sát trong quá trình hoạt động trung gian bảo hiểm:

Malaysia đã áp dụng cả 26 ICPs tuy nhiên có những nguyên tắc áp dụng được nhiều, có một số nguyên tắc mới áp dụng từng phần. BNM hiện không có một quy trình giám sát cụ thể nào để kiểm tra các TGBH nhưng đã thí điểm triển khai một phiên bản có chỉnh sửa theo Khung giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.

Các đại lý được được giám sát dựa vào chế độ tự quản của các hiệp hội thuộc ngành bảo hiểm, BNM chỉ tham gia ở việc quan sát quy tắc ứng xử của đại lý, các quy định bắt buộc tuân thủ chỉ là một số vấn đề cụ thể có liên quan, phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành nghề bảo hiểm để bảo đảm các yêu cầu phù hợp trong quản lý đại lý được quy định. BNM định kỳ triển khai đánh giá về sự tuân thủ các quy định của đại lý và đây

Page 29: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU26

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

cho khách hàng để trao đổi, thỏa thuận HĐBH. Tại một số thị trường phát triển như EU, Singapore, quy định pháp luật mở rộng phạm vi của TGBH không chỉ có ĐLBH, MGBH mà còn bao gồm nhân viên trực tiếp bán hàng của DNBH; các tổ chức, cá nhân triển khai bán kèm sản phẩm bảo hiểm bên cạnh sản phẩm, dịch vụ chính của họ (đại lý vé máy bay, gara ô tô, cây xăng, nhân viên siêu thị...). Đồng thời, đối với ĐLBH nhân thọ, tại một số nước như Singapore, Malaysia... tồn tại mô hình đại diện tư vấn tài chính. Về bản chất, đây là loại hình ĐLBH đặc thù, thực hiện chào bán, giới

Hiện BNM đã ký 34 biên bản ghi nhớ với các cơ quan quản lý nước ngoài về vấn đề này.

2. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm

- Quy định về các loại hình TGBH và nội dung hoạt động:

Các loại hình TGBH trên thế giới rất đa dạng trong đó, hình thức phổ biến gồm đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Theo đó, đại lý bảo hiểm có thể là thể nhân hay đại lý tổ chức, là đại lý phụ thuộc hoặc đại lý độc lập. MGBH có thể là môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo

hiểm. Tại nhiều nước, TGBH còn bao gồm nhà tư vấn tài chính và các tổ chức thực hiện TPAs. Tại một số nước, nhà giám định cũng được coi là một loại hình TGBH. Điều này tùy thuộc vào trình độ phát triển hay đặc thù lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm mỗi quốc gia.

Cụ thể, đa số các nước phân biệt rõ giữa đại lý và môi giới thông qua các tiêu chí có hay không nghĩa vụ theo hợp đồng với DNBH; có nhận tiền thù lao từ DNBH hay không. Theo đó, ĐLBH được hiểu là người đại diện cho DNBH; MGBH hoạt động độc lập và đại diện

Page 30: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU 27

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

ký hoạt động không chuyển giao cho hiệp hội nghề nghiệp và yêu cầu về cung cấp thông tin trong quá trình khai thác, hoạt động; yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi chặt chẽ hơn...).

- Yêu cầu, tiêu chuẩn về chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách đạo đức:

Điều kiện để được cấp giấy phép, chấp nhận đăng ký (bao gồm cả đại lý và môi giới) tập trung vào tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực hành vi (năng lực hành vi đầy đủ, không có tiền sử phạm tội hình sự, phá sản). Về tiêu chuẩn chuyên môn yêu cầu đối với cá nhân là phải vượt qua các kỳ thi phù hợp với nghiệp vụ, nhóm SPBH dự định triển khai. Ngoài ra, nhiều nước còn đặt ra yêu cầu TGBH (đặc biệt là MGBH) phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (PII) hoặc phải ký quỹ để đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng trong trường hợp khách hàng bị thiệt hại do hoạt động tư vấn, môi giới của TGBH.

- Về việc công khai, minh bạch hóa thông tin với khách hàng:

Các nước đều có quy định yêu cầu TGBH công khai thông tin cơ bản cho khách hàng (đặc biệt là công khai rõ quan hệ của TGBH với DNBH khi có quan hệ sở hữu, quan hệ độc quyền, phân chia quyền lợi tài chính); quy định về các thông tin phải cung cấp trong quá trình khai thác, bán hàng; quy định minh bạch về thông tin trong công tác quản trị công ty... Tại thị trường bảo hiểm càng phát triển thì quy định về công khai minh bạch hóa thông tin với khách hàng của TGBH càng chặt chẽ.

- Về việc bảo vệ tiền của khách hàng:

Đa số các nước đều quy định

thiệu SPBH nhân thọ hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến chứng khoán, các sản phẩm đầu tư khác.

- Về cấp phép, đăng ký hoạt động của TGBH:

Về cơ bản, MGBH và ĐLBH phải được cấp giấy phép, được chấp nhận hoặc đăng ký hoạt độngvới cơ quan quản lý, giám sát. Tuy nhiên, tại một số thị trường phát triển, trách nhiệm tiếp nhận xử lý đăng ký hoạt động (đặc biệt đối với ĐLBH) được chuyển giao cho các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp. Một số nước quy định thời hạn hiệu lực của các giấy phép và ràng buộc điều

kiện để được cấp phép và cấp đổi giấy phép.

- Về mô hình quản lý, giám sát TGBH:

Không có một khuôn mẫu nhất định về các loại hình TGBH. Trong khi đa số các nước có sự phân biệt cụ thể ĐLBH và MGBH, một số nước quy định một TGBH có thể đồng thời là ĐLBH (khi đại diện cho DNBH) và MGBH (khi đại diện cho khách hàng) miễn là TGBH phải minh bạch, công khai quan hệ với DNBH khi giới thiệu tư vấn SPBH cho khách hàng và sử dụng các công cụ cần thiết để hạn chế mâu thuẫn lợi ích.

Về cơ bản có 02 mô hình quản lý, giám sát TGBH hiện hành trên thế giới là mô hình quản lý tập trung tại cơ quan TW và mô hình phân cấp cho địa phương tỉnh/tiểu bang (Mỹ, Canada, EU...). Cơ sở hình thành các mô hình này xuất phát từ các yếu tố chính trị, lịch sử... hình thành mô hình Nhà nước trung ương tập quyền hay mô hình Nhà nước liên bang, phân quyền. Tuy nhiên, đối với mô hình phân quyền, xu hướng hiện nay là hướng tới hài hòa hóa quy định pháp luật, công nhận lẫn nhau (reciprocal recognition) giữa các địa phương nhằm mục tiêu tạo thuận lợi kinh doanh, tiết giảm chi phí kinh doanh; trong quá trình này các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò điều phối, phối hợp giữa các cơ quan quản lý.

Về mức độ quản lý, giám sát, theo đánh giá quy định điều chỉnh hoạt động của MGBH chặt chẽ hơn so với ĐLBH. Với nội dung hoạt động là giới thiệu các sản phẩm có liên kết đầu tư (đặc biệt là UL và VUL), ĐLBH nhân thọ dường như chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý, giám sát (mô hình cấp phép, đăng

Page 31: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU28

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

chức hoạt động này do vai trò của MGBH quá nhỏ trong hoạt động TGBH.

(iii) Công tác quản lý giám sát bảo hiểm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xây dựng cơ sở dữ liệu, mạng quản lý và công khai danh tính TGBH. Điều này đã được thực thi rất tốt tại các nước có nền công nghiệp bảo hiểm phát triển như Mỹ, Canada, Singapore. Quá trình cấp phép, đăng ký, lưu trữ dữ liệu quan trọng của TGBH trở nên rõ ràng và minh bạch, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát không chỉ của cơ quan quản lý, giám sát mà còn đối với hoạt động giám sát của khách hàng, cộng đồng và bản thân DNBH, TGBH.

- Về các nội dung khác trong quản lý giám sát TGBH:

Đa số các nước đều quy định chế độ báo cáo đối với DNBH rất cụ thể. Các nước phát triển quy định chế độ báo cáo công khai tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế và tuân thủ thêm một số chỉ tiêu mà cơ quan quản lý quy định. Các nước này có quy định cụ thể về chống trục lợi bảo hiểm, có cơ chế chia sẻ thông tin chống trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, hoạt động chống rửa tiền của DNBH và các trung gian bảo hiểm cũng được coi trọng.

3. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về các mô hình quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm

Trên thế giới hiện tồn tại hai mô hình quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm chủ yếu là mô hình “tự quản” và mô hình có sự can thiệp mạnh mẽ hơn của cơ quan quản lý nhà nước (gọi tắt là mô hình “cơ quan quản lý”). Cũng có thể mở rộng ra thành ba mô hình

phải quản lý tách bạch tiền của khách hàng; Mục tiêu của những quy định này về cơ bản nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, minh bạch trong hoạt động TGBH và hạn chế mâu thuẫn lợi ích giữa TGBH và khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

- Về hoạt động nghiệp vụ TGBH:

Các nước đều có văn bản hướng dẫn đưa ra quy định điều chỉnh hành vi, hoạt động hành nghề của TGBH trong đó TGBH phải giải thích rõ ràng, đầy đủ thông tin sản phẩm cho khách hàng. Yêu cầu này tùy theo loại hình TGBH có thể có mức độ khác nhau nhất định tùy theo loại hình sản phẩm chào bán, giới thiệu. Các nước cũng quy định những việc TGBH không được phép thực hiện.

- Về hoạt động quản lý, giám sát TGBH:

(i) Thực tiễn công tác quản lý giám sát TGBH cho thấy có sự phân chia toàn bộ công tác giám sát TGBH giữa các chủ thể quản lý giám sát gồm cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm (có thể có những tên gọi khác nhau ở các quốc gia nhưng cùng bản chất), các hiệp hội nghề nghiệp về bảo hiểm và chủ thể là DNBH. Trong đó:

+ Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời và đạt trình độ cao như Mỹ, Canada, các nước Anh, Pháp, Đức, Singapore, Nhật Bản thì cơ chế các chủ thể thị trường tự giám sát vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp hoạt động rất mạnh thông qua các chuẩn mực, quy tắc ứng xử của từng hoạt động kinh doanh, từng lĩnh vực kinh doanh.

+ Ở các thị trường đang phát triển, đa số công tác quản lý giám

sát của Hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp còn sơ khai, sự phân chia trong công tác quản lý giám sát vẫn nghiêng về cơ quan quản lý giám sát và DNBH, TGBH là pháp nhân. Malaysia là quốc gia ASEAN mà vai trò hiệp hội rất phát triển.

(ii) Cách tiếp cận, quá trình tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý giám sát TGBH cơ bản do IAIS khuyến cáo không giống nhau ở mỗi nước. Để tuân thủ đầy đủ nguyên tắc cơ bản của IAIS về quản lý, giám sát TGBH, mỗi nước có một cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và TGBH nói riêng, các điều kiện về thể chế, chính trị, văn hóa, xã hội có liên quan khác, ví dụ:

+ Để xây dựng, ban hành và yêu cầu thực hiện các quy định điều chỉnh hoạt động của TGBH, các nước phát triển hoặc thông qua các quy định của pháp luật cụ thể hoặc yêu cầu áp dụng các chuẩn mực hành nghề, chuẩn mực đạo đức được chấp nhận chung do các hiệp hội nghề nghiệp xây dựng.

+ Cách tiếp cận nguyên tắc cơ bản của IAIS được thể hiện trong sự khác biệt giữa các nước về quy định khác có liên quan đến hoạt động TGBH cũng như thực tiễn công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động TGBH. Một số nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra ĐLBH thông qua quá trình thanh tra, kiểm tra DNBH; số khác yêu cầu DNBH phải có trách nhiệm giám sát hoạt động ĐLBH và báo cáo cơ quan quản lý về các vi phạm của ĐLBH. Một số cơ quan quản lý bảo hiểm hàng năm đều tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức TGBH; trong khi số khác cho đến nay vẫn chưa tổ

Page 32: Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN CẦU

NGHIêN CứU TRAO ĐổI

lý” tồn tại chủ yếu tại các quốc gia có ngành công nghiệp bảo hiểm mới phát triển, khi các hiệp hội nghề nghiệp chưa phát triển hoặc chưa đảm trách được vai trò “tự quản”. Những quốc gia tiêu biểu thực thi mô hình này là các quốc gia đang phát triển ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh.

Mô hình “hỗn hợp” hiện tồn tại ở các quốc gia đã thực thi mô hình “cơ quan quản lý”. Tuy nhiên, quá trình phát triển mạnh mẽ hơn của các hiệp hội cùng với quá trình phát triển của ngành bảo hiểm tại mỗi quốc gia là tiền để để chuyển một số nội dung về quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm từ cơ quan quản lý sang các hiệp hội nghề nghiệp trung gian bảo hiểm. Trên thế giới đã ghi nhận xu hướng ngày càng chuyển giao nhiều nội dung quản lý, giám sát nhà nước sang cho các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp nhằm phát huy quyền tự quản lý, giám sát (self-regulation) trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận giữa các thành viên của tổ chức Hiệp hội. Cơ quan quản lý có thể ban hành các quy định khung về tiêu chuẩn trình độ, năng lực của mỗi loại trung gian bảo hiểm, còn hiệp hội sẽ thực thi mọi hành động để đảm bảo tiêu chuẩn, năng lực đó, bao gồm công tác đào tạo, thi sát hạch cấp chứng chỉ, tập huấn nghiệp vụ, ban hành chuẩn mực hoạt động, chuẩn mực đạo đức, bộ quy tắc ứng xử,... Mô hình hỗn hợp tồn tại trong quá trình chuyển dịch từ mô hình “cơ quan quản lý” sang mô hình tự quản. Sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý chủ yếu dừng lại ở việc đảm bảo những nội dung của chuẩn mực bảo hiểm quốc tế về trung gian bảo hiểm.

(Tiếp kỳ sau)

quản lý trung gian bảo hiểm nếu tính cả mô hình hỗn hợp vì ở một số nước, mô hình quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm chưa thực sự nghiêng về mô hình nào mà là sự pha trộn của mô hình “tự quản” và mô hình “cơ quan quản lý”.

Về mô hình “tự quản”, quy định về quản lý, giám sát đối với các loại hình trung gian bảo hiểm gần như do các hiệp hội nghề nghiệp đảm trách. Ví dụ, hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm của một số bang tại Mỹ hay Canada hay của Singapore sẽ ra các quy định, quy tắc, chuẩn mực hoạt động và đạo đức cho những nhà môi giới bảo hiểm trên toàn bang hoặc toàn lãnh thổ quốc gia. Hầu hết các nội dung của công tác quản lý, giám sát trung gian bảo hiểm từ việc cấp phép hoạt động, tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, quy định về việc công khai minh bạch với khách hàng, bảo vệ tiền của khách hàng,... là do các hội nghề nghiệp ban hành. Các quy định đều được ra đời dựa trên “cơ chế tự nguyện và đồng thuận”. Vì vậy, đây cũng là cơ sở, tiền đề cho việc triển khai, tuân thủ thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định được chấp nhận chung. Chính các hiệp hội này sẽ thiết lập cơ chế quản lý, giám sát riêng để đảm bảo các thành viên của mình thực hiện đầy đủ, hoạt động phù hợp với quy định, quy tắc và chuẩn mực. Mọi quyết định đưa ra bởi hiệp hội nghề nghiệp thực sự là những nội dung mà bất cứ trung gian bảo hiểm nào là thành viên của hiệp hội đó phải tuân thủ. Theo mô hình này những hiệp hội thường thấy là hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm, hiệp hội các nhà đại lý bảo hiểm độc lập, hiệp hội các nhà đại lý bảo hiểm nhân

thọ, hiệp hội các nhà đại lý bảo hiểm phi nhân thọ, hiệp hội các nhà giám định thiệt hại,... Tại các quốc gia theo mô hình này, trừ mô hình tổng đại lý, sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm chỉ dừng lại ở việc tham gia, cho ý kiến đối với các quy định, quy tắc, chuẩn mực mà các hiệp hội nghề nghiệp về trung gian bảo hiểm ban hành. Sự giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với trung gian bảo hiểm thực hiện song hành với việc tự giám sát, tự kiểm tra của hiệp hội. Mô hình “tự quản” đối với trung gian bảo hiểm phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia có ngành công nghiệp bảo hiểm phát triển như Mỹ, Anh, Canada,...

Đối với mô hình “cơ quan quản lý”, hoạt động của các trung gian bảo hiểm phải tuân thủ các quy định do cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm ban hành là chủ yếu. Theo mô hình này, cơ quản quản lý thường sẽ ban hành những quy định rất cụ thể liên quan đến trung gian bảo hiểm. Các định nghĩa, phân loại về trung gian bảo hiểm như đại lý, môi giới được nêu rõ trong các luật về bảo hiểm, các quy định về tiêu chuẩn, năng lực của trung gian bảo hiểm, cấp phép hoạt động cho trung gian bảo hiểm, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra trung gian bảo hiểm đều được quy định cụ thể bởi cơ quan quản lý. Thậm chí, việc đào tạo, thi, cấp chứng chỉ cho trung gian bảo hiểm cũng được thực hiện bởi một tổ chức trực thuộc cơ quan quản lý bảo hiểm. Các quy định, quy tắc, chuẩn mực do hiệp hội nghề nghiệp về trung gian bảo hiểm còn ít ỏi và chủ yếu chỉ là sự phát triển thêm, cụ thể hóa hơn các quy định của cơ quan quản lý. Mô hình “cơ quan quản