25
Hướng dn bài thc hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KT HÀN Bmôn: Hình Ha – VKThuât Trang 1 BÀI TP 3- NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KT HÀN 1 Định dng 1.1 To lp Name (tên lp) Color (màu) Linetype (kiu đường) Lineweight (brng đường) 0 White Continuous 0.5 Truc-hinh-hoc Green ACAD_ISO05W100 0.18 Lien-ket Cyan Continuous 0.35 Text Yellow Continuous 0.25 Kich-thuoc Red Continuous 0.25 Ky-hieu Cyan Continuous 0.25 Net-manh Blue Continuous 0.25 Net-khuat Magenta ACAD_ISO02W100 0.25 Do bn vgm có sơ đồ hình hc vvi tl1:100, còn các hình vcòn li vvi tl1:5 nên ta có thvtheo các cách sau: Cách 1: Đặt khgiy cho bn v(trên máy) là 2100, 1485 (tc là tA3 ngang nhưng có mi cnh được nhân lên 5 ln). Khi vtrên máy, sơ đồ hình hc sđược vvi tl1:20, các hình còn li vvi tl1:1. Sau khi vxong, ta sin bn vvi tlin 1:5. Như vy trong thc tế, tgiy vvn là tA3 ngang, sơ đồ hình hc scó tl(1:20 x 1:5) = 1:100, các hình còn li có tl1:5.

Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Embed Size (px)

DESCRIPTION

mechanical drawing

Citation preview

Page 1: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 1

BÀI TẬP 3- NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

1 Định dạng 1.1 Tạo lớp Name (tên lớp) Color (màu) Linetype (kiểu đường) Lineweight (bề rộng đường)

0 White Continuous 0.5

Truc-hinh-hoc Green ACAD_ISO05W100 0.18

Lien-ket Cyan Continuous 0.35

Text Yellow Continuous 0.25

Kich-thuoc Red Continuous 0.25

Ky-hieu Cyan Continuous 0.25

Net-manh Blue Continuous 0.25

Net-khuat Magenta ACAD_ISO02W100 0.25

Do bản vẽ gồm có sơ đồ hình học vẽ với tỷ lệ 1:100, còn các hình vẽ còn lại vẽ với tỷ lệ 1:5 nên ta có thể vẽ theo các cách sau:

Cách 1: Đặt khổ giấy cho bản vẽ (trên máy) là 2100, 1485 (tức là tờ A3 ngang nhưng có mỗi cạnh được nhân lên 5 lần). Khi vẽ trên máy, sơ đồ hình học sẽ được vẽ với tỷ lệ 1:20, các hình còn lại vẽ với tỷ lệ 1:1. Sau khi vẽ xong, ta sẽ in bản vẽ với tỷ lệ in là 1:5. Như vậy trong thực tế, tờ giấy vẽ vẫn là tờ A3 ngang, sơ đồ hình học sẽ có tỷ lệ (1:20 x 1:5) = 1:100, các hình còn lại có tỷ lệ 1:5.

Page 2: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 2

Cách 2: (Thực hiện như khi vẽ tay) Đặt khổ giấy cho bản vẽ là A3 ngang. Sơ đồ hình học được vẽ với tỷ lệ 1:100, các hình còn lại vẽ với tỷ lệ 1:5. Sau khi vẽ xong, ta sẽ in bản vẽ với tỷ lệ in là 1:1.

Cách 3: Vẽ các hình trên MODEL theo đúng kích thước thật. Sau đó trình bày bản vẽ trên LAYOUT với các hình vẽ được trình bày theo đúng tỷ lệ. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tài liệu không hướng dẫn cách vẽ này.

Các bước định dạng tiếp theo dưới đây luôn trình bày cho cả hai cách vẽ 1 và 2. Tuỳ sinh viên thích vẽ theo cách nào thì theo hướng dẫn của cách đó mà thực hiện.

1.2 Định tỷ lệ cho dạng đường *Cách 1: Vì bản vẽ sẽ được in với tỉ lệ 1:5 nên ta sẽ chọn tỷ lệ bản vẽ là 1:5. Vậy, giá

trị của ô “Global scale factor” (tỷ lệ toàn cục) sẽ được nhập là 1.75.

Menu: Format→Linetype→Trong hộp thoại, sửa giá trị của ô “Global scale factor” là 1.75

*Cách 2: Vì bản vẽ sẽ được in với tỉ lệ 1:1 nên không cần định lại tỉ lệ cho dạng

đường (bỏ qua bước này).

1.3 Định giới hạn bản vẽ *Cách 1: Menu: Format Drawing Limits nhập tọa độ đỉnh thứ nhất (0,0) nhập tọa

độ đỉnh đối diện (2100,1485)

Dùng lệnh ZOOM (Z) chức năng All (command:zoom a) để xem toàn vùng giới hạn vẽ.

Page 3: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 3

Chỉnh lại GRID: click phải chuột vào nút GRID sẽ xuất hiện hộp thoại như dưới đây và chỉnh lại

*Cách 2: do vẽ trên tờ A3 có kích thước 420x297 nên không cần thực hiện bước này

Dùng lệnh ZOOM (Z) chức năng All (command:zoom a) để xem toàn vùng giới hạn vẽ.

1.4 Định dạng kiểu kích thước (dimstyle)

1.4.1 Vẽ theo cách 1: Cần định dạng cho 3 kiểu kích thước: DIM 5 (để ghi kích thước cho nút dàn), DIM 100

(để ghi kích thước cho sơ đồ hình học) và TEXT (để ghi kích thước khoảng cách mắt dàn)

1.4.1.1 Định dạng kiểu kích thước DIM 5 - Mở hộp thoại định dạng kiểu kích thước

Command: DDIM (D) Menu: Format Dimension Style

- Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name là DIM 5 click nút Continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới DIM 5.

*Bảng Symbols and Arrows: Có thể chọn dạng mũi tên là Architectural tick (kích thước 1.5) hoặc Dot (kích thước 1.25) *Bảng Lines: Chỉnh các giá trị: Extend beyond ticks, Baseline spacing, Extend beyond

Page 4: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 4

dim lines, Offset from origin

*Bảng Fit: Chọn Use overall scale of (tỉ lệ hình dáng kích thước) là 5.

Click chuột vào nút OK để đóng bảng Fit.

Bước định dạng cho DIM 5

đã hoàn tất, ta tiếp tục click chuột vào nút New để định dạng cho kiểu DIM 100. Ngoài các bước đã thực hiện như đối với DIM 5, thì DIM 100 còn được định dạng thêm ở bảng Primary Units:

1.4.1.2 Định dạng kiểu kích thước DIM 100 - Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name (DIM

100) click nút Continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới (DIM 100). Do DIM 100 được tạo từ DIM 5 nên bảng Lines, Symbols and Arrows và bảng Fit đã phù hợp. Ta chỉ cần thực hiện tiếp: *Bảng Primary Units: ta nhập giá trị cho ô “Scale factor” là 20 (giá trị này làm cho trị số các con số kích thước trong DIM 100 tự động nhân lên 20 lần).

Page 5: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 5

Click chuột vào nút OK để đóng bảng Primary Units. Click nút New để tiếp tục định dạng cho kiểu TEXT.

1.4.1.3 Định dạng kiểu kích thước TEXT - Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name (TEXT) click

nút Continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới. Do TEXT được tạo từ DIM 100 nên bảng Fit đã phù hợp. Ta thực hiện tiếp: *Bảng Lines: đánh dấu vào các ô Dim line 1, Dim line 2, Ext line 1, Ext line 2 để tắt đường dóng và đường kích thước.

Page 6: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 6

Click chuột vào nút Primary Units để tiếp tục định dạng: *Bảng Primary Units: Chỉnh cho con số kích thước luôn là bội số của 5:

Click nút OK Click nút Close. Ta dã hoàn tất việc đinh dạng kích thước theo cách 1.

1.4.2 Vẽ theo cách 2: Cần định dạng cho 3 kiểu kích thước: DIM 5 (để ghi kích thước cho nút dàn), DIM 100

(để ghi kích thước cho sơ đồ hình học) và TEXT (để ghi kích thước khoảng cách mắt dàn)

1.4.2.1 Định dạng kiểu kích thước DIM 5 - Mở hộp thoại định dạng kiểu kích thước

Command: DDIM (D) Menu: Format Dimension Style

- Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name là DIM 5 click nút Continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới DIM 5.

*Bảng Symbols and Arrows: Có thể chọn dạng mũi tên là Architectural tick (kích thước 1.5) hoặc Dot (kích thước 1.25) *Bảng Lines: Chỉnh các giá trị: Extend beyond ticks, Baseline

Page 7: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 7

spacing, Extend beyond dim lines, Offset from origin

- Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name là Dim5 click nút continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới Dim5.

*Bảng Primary Units: Chỉnh giá trị trong ô Scale factor là 5

Click chuột vào nút OK để đóng bảng Primary Units. Bước định dạng cho DIM 5 đã hoàn tất, ta tiếp tục click chuột vào nút New để định dạng

cho kiểu DIM 100.

1.4.2.2 Định dạng kiểu kích thước DIM 100 - Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name (DIM

100) click nút continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới (DIM 100).

Page 8: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 8

*Bảng Primary Units: ta nhập giá trị cho ô “Scale factor” là 100

Click chuột vào nút OK để đóng bảng Primary Units. Click nút New để tiếp tục định dạng cho kiểu TEXT

1.4.2.3 Định dạng kiểu kích thước TEXT - Tạo kiểu mới: click nút New nhập tên kiểu trong ô New Style Name (TEXT) click

nút continue để tiếp tục việc định dạng kiểu mới. *Bảng Lines: đánh dấu vào các ô Dim Line 1, Dim Line 2, Ext Line 1, Ext Line 2 để tắt đường dóng và đường kích thước.

Page 9: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 9

Click chuột vào nút Primary Units để tiếp tục định dạng:

*Bảng Primary Units: Chỉnh cho con số kích thước luôn là bội số của 5:

Click nút OK Click nút Close. Ta dã hoàn tất việc đinh dạng kích thước theo cách 2.

1.5 Định dạng kiểu chữ viết (Text Style) Cần format 2 kiểu chữ:

• Kiểu chữ Standard: sử dụng font ISOCPEUR

• Kiểu chữ VN: sử dụng font VNI-HELVE-CONDENSE

Page 10: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 10

2 VẼ SƠ ĐỒ DÀN 2.1 Vẽ sơ đồ

- Bật layer 0 - Vẽ hình chữ nhật của tờ A3:

Command: REC Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: 0,0 Specify other corner point or [Area/Dimensions/Rotation]: 2100,1485 (nếu vẽ theo cách 1) hoặc nhập: 420,297 (nếu vẽ theo cách 2)

- Nên để POLAR “on” OSNAP nên Settings các kiểu: Endpoint, Midpoint, Center, Quadrant, Intersection, Perpendicular.

Page 11: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 11

- Dùng lệnh LINE:

• Vẽ thanh cánh dưới là một đoạn thẳng nằm ngang có chiều dài 18000. Enter kết thúc lệnh Line.

Command: l LINE Specify first point: Specify next point or [Undo]: 18000 Specify next point or [Undo]: enter

Lệnh Zoom a để xem toàn bộ chiều dài thanh cánh dưới Command: z ZOOM Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or [All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window/Object] <real time>: a (enter)

Lăn chuột để zoom, thu nhỏ màn hình hơn để thấy rõ 2 đầu của nét vẽ thanh cánh dưới.

• Vẽ thanh đứng giữa dàn có chiều dài 2700 Command: l LINE Specify first point: >> Specify first point: click vào điểm giữa của thanh cánh dưới. Specify next point or [Undo]: 2700 Specify next point or [Undo]: enter

• Vẽ 2 thanh đứng đầu dàn có chiều dài 1700 Command: l LINE Specify first point: Specify next point or [Undo]: 1700 Specify next point or [Undo]: enter

• Vẽ 2 thanh cánh trên: lệnh Line, click vào các đầu trên của các thanh đứng

• Vẽ các thanh bụng

- Dùng lệnh OFFSET với khoảng cách 1500, OFFSET từ thanh đứng giữa dàn ra 2 bên, mỗi bên 5 đoạn thẳng.

Page 12: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 12

- Dùng lệnh LINE để vẽ các thanh chống xiên trong dàn

- Dùng lệnh ERASER để xóa những đoạn thẳng đứng đã vẽ thừa

- Dùng lệnh TRIM để tỉa lại những đoạn thừa của các thanh đứng trong dàn

- Dùng lệnh SCALE để thu nhỏ sơ đồ về tỉ lệ 1:20 (nếu vẽ theo Cách 1) hoặc 1:100

(nếu vẽ theo Cách 2). Cụ thể: Command: sc SCALE Select objects: (chọn toàn bộ dàn đã vẽ, lưu ý không chọn khung hình chữ nhật) Select objects: ↵ Specify base point: (chọn điểm cơ sở): có thể chọn điểm đầu dàn Specify scale factor or [Copy/Reference] <1.0000>: 1/20 (nếu vẽ theo cách 1) hoặc 1/100 (nếu vẽ theo cách 2)

- Dùng lệnh MOVE để di chuyển sơ đồ về vị trí góc phía trên, bên tay trái của bản vẽ

Page 13: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 13

2.2 Ghi kích thước tổng quát, chiều dài hình học từng đoạn thanh

- Bật layer “Kich-thuoc” - Đặt kiểu kích thước DIM 100 ở chế độ hiện hành (Set Current): Thanh

Toolbar Styles (thường được bố trí ở góc phía trên bên tay phải của màn hình) Chọn “DIM 100”

- Nên dùng Toolbar Dimension để ghi kích thước. Để mở Toolbar, ta đưa chuột

vào một Toolbar bất kỳ (các thanh công cụ nằm hai bên hay phía trên màn hình), rồi click nút phải của chuột, ta sẽ thấy một bảng các Toolbar, ta đánh dấu chọn Toolbar Dimension

- Dùng Dimlinear để ghi kích thước tổng quát:

Click chuột vào biểu tượng đầu tiên (có hình ảnh: ) của Toolbar Dimension

Ở dòng lệnh dưới màn hình sẽ có dòng nhắc:

Specify first extension line origin or <select object>: ta chọn điểm đầu của thanh cánh dưới

Dòng lệnh tiếp tục xuất hiện dòng nhắc:

Specify second extension line origin. Ta tiếp tục chọn điểm cuối của thanh cánh dưới

Dòng lệnh tiếp tục xuất hiện dòng nhắc:

Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]: Click chuột vào vị trí của đường kích thước, ta ghi xong kích thước nhịp dàn

Thực hiện tương tự để ghi kích thước chiều cao đỉnh dàn.

Page 14: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 14

- Ghi khoảng cách mắt dàn:

Dùng Aligned Dimension để ghi khoảng cách mắt dàn: Đặt kiểu kích thước TEXT ở chế độ hiện hành (Set Current): Thanh

Toolbar Styles Chọn “TEXT”

Click chuột vào biểu tượng có hình ảnh của Toolbar Dimension Thực hiện tương tự như khi ghi kích thước tổng quát. (xem hình dưới)

2.3 Đánh dấu nút sẽ vẽ tách - Bật layer Ky-hieu - Dùng lệnh CIRCLE (C) với bán kính 17.5 (nếu vẽ theo cách1), hoặc bán kính

3.5 (nếu vẽ theo cách 2) để vẽ vòng tròn khoanh vào nút sẽ vẽ tách

3 VẼ TÁCH NÚT 3.1 Vẽ trục thanh

- Dùng lệnh COPY để copy các thanh của nút cần tách từ sơ đồ hình học (lúc này các trục thanh đang ở layer 0)

- Có thể dụng lệnh LENGTHEN (LEN) để điều chỉnh chiều dài của các trục

thanh cho hợp lý hơn Command: len LENGTHEN Select an object or [DElta/Percent/Total/DYnamic]: dy Select an object to change or [Undo]: Click vào đầu của đối tượng cần thay đổi chiều dài, rê chuột, đoạn thẳng sẽ kéo dài hay thu ngắn tương ứng. Specify new end point: click chuột ở vị trí đoạn thẳng đã có chiều dài như mong muốn.

Page 15: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 15

Kéo dài các trục sao cho cân đối so với mắt của nút:

3.2 Vẽ đường bao ngoài của các thanh thép

- Dùng lệnh OFFSET với các khoảng cách tương ứng với giá trị Z0 (hoặc X0, Y0), bề rộng cánh, bề dày cánh của từng thanh để vẽ các đường bao thấy của các thanh thép.

- Đổi layer cho các nét vẽ trục thanh (chuyển từ layer 0 sang layer “truc-hinh-hoc”):

Click chuột vào các nét cần đổi layer, ta sẽ thấy các nét này bị mờ đi. Click chuột vào biểu trưng của thanh Layer để mở bảng layer, rồi click chuột vào layer “truc-hinh-hoc”. Ta sẽ thấy

Page 16: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 16

các nét được đổi sang layer “truc-hinh-hoc”. Bấm nút Escape 2 lần để các nét sáng lại như bình thường

- Vẽ đầu thanh: Do bài này, sinh viên đang chép lại hình vẽ đã có sẵn kích

thước, nên có thể vẽ đầu thanh một cách nhanh chóng như sau: Dùng lệnh LINE vẽ các đoạn thẳng đi qua mắt của nút

Dùng lệnh OFFSET với khoảng cách 120 và 150 như số liệu của để bài để vẽ đầu thanh thép.

Page 17: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 17

Xóa nét vẽ thêm và dùng lệnh TRIM cắt tỉa các đoạn thừa.

Trường hợp tự dựng hình vẽ của nút kết cấu từ số liệu thiết kế, có thể xác định vị trí đầu thanh thép như sau:

Dùng lệnh OFFSET với khoảng cách 50 để vẽ đường thẳng song song với mép cánh thép của thanh cánh trên. Đường này sẽ cắt nét vẽ sống thép của thanh bụng (xiên) tại một điểm.

Dùng lệnh Distance để đo các khoảng cách a, b. Ví dụ đo khoảng cách a: Command: di DIST Specify first point: click (1) Specify second point: click (2) Distance = 120.8052, Angle in XY Plane = 51, Angle from XY Plane = 0 Delta X = 75.6713, Delta Y = 94.1688, Delta Z = 0.0000 Như vậy, a= 120.8052 chọn khoảng cách từ mắt của nút đến đầu thanh là 120. Thực hiện tương tự, xác định được khoảng cách b là 150.

Page 18: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 18

Sau khi đã xác định được các khoảng cách a và b, có thể tiến hành vẽ đầu

thanh thép.

3.3 Vẽ bản mã - Bật layer 0 - Dùng lệnh LINE vẽ một đoạn thẳng đi từ mắt của nút và vuông góc với mép cánh

thép của thanh cánh trên (đây là đoạn vẽ nháp)

Page 19: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 19

- Dùng lệnh EXTEND (EX) để kéo dài đoạn này đến nét thể hiện bề dày cánh thép. Command: ex (enter) EXTEND Current settings: Projection=UCS, Edge=None Select boundary edges ... Select objects: enter Select object to extend or shift-select to trim or [Project/Edge/Undo]: click vào đầu trên của đoạn vừa vẽ thêm Select object to extend or shift-select to trim or [Project/Edge/Undo]: enter

- Dùng lệnh OFFSET với khoảng cách là 120 để offset đoạn vẽ thêm sang bên trái. - Dùng lệnh OFFSET với khoảng cách là 180 để offset đoạn vẽ thêm sang bên phải. - Dùng lệnh OFFSET với khoảng cách là 180, rồi click vào nét vẽ thể hiện bề dày nét

của thanh cánh trên, để offset nét này xuống dưới.. - Xóa đoạn thẳng đã vẽ thêm.

Page 20: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 20

- Dùng lệnh FILLET (F) với RADIUS bằng 0 để nối 3 đường vừa vẽ tạo thành bản

mã. Command: f FILLET Current settings: Mode = TRIM, Radius = 0.0000 Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: click vào đầu dưới của đoạn bản mã bên trái Select second object: click vào đoạn bản mã phía dưới, về phía bên phải của đoạn bản mã bên trái

Tiếp tục thực hiện lệnh Fillet để nối đoạn bên phải và đoạn dưới của bản mã lại với nhau: Command: f FILLET Current settings: Mode = TRIM, Radius = 0.0000

Page 21: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 21

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: click vào đầu dưới của đoạn bản mã bên phải Select second object: click vào đoạn bản mã phía dưới, về phía bên trái của đoạn bản mã bên phải

- Bật layer “net-khuat” - Dùng lệnh TRIM để cắt bỏ những nét của bản mã bị che khuất bởi các thanh thép - Vẽ lại những đoạn vừa “trim” (Để dễ vẽ, nên vẽ lại ngay nét vừa “trim”) (Hình f).

Lưu ý: Hình minh hoạ chỉ mới trim và vẽ lại 1 đoạn mẫu. Ta lần lượt trim rồi vẽ ngay lại cho tất cả các nét của bản mã bị thanh thép che khuất

- Dùng lệnh LENGTHEN (LEN) với delta bằng “-5” để tạo sự gián đoạn giữa nét khuất và nét liền đậm.

Page 22: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 22

- Lần lượt thực hiện cho tất cả các đoạn bản mã bị che khuất

3.4 Vẽ đường hàn - Bật layer “Lien-ket” - Dùng lệnh UCS để đổi hệ trục:

Command: ucs Current ucs name: *WORLD* Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World] <World>: z Specify rotation angle about Z axis <90>: Click vào đầu bên trái của trục thanh cánh trên Specify second point: Click vào đầu bên phải của trục thanh cánh trên

Hệ trục mới sẽ có trục x song song với trục thanh cánh trên, trục y vuông góc với trục x

- Nếu muốn trở lại hệ trục ban đầu, ta lại dùng lệnh UCS: Command: UCS enter 2 lần Hệ trục lại trở về với trục x nằm ngang, trục y thẳng đứng.

- Vẽ một đoạn thẳng có chiều dài là 5, gần sát với cạnh bên trái của bản mã

- Dùng lệnh ARRAY (AR) để vẽ đường hàn. Ví dụ vẽ đường hàn cho thanh cánh trên

Page 23: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 23

Command: ARRAY (AR)→Trong hộp thoại: - Chọn kiểu Rectangular Array - Đặt “Rows” là 1,”Columns” là 55, “Columns offset” là 5, - Click vào nút “Select Object”→Chọn đoạn thẳng vừa vẽ Trong hôp thoại,

click vào nút “OK”

3.5 Vẽ thêm các bản đệm, các nét dích dắc cho các đầu thanh thép, các mặt cắt thép - Vẽ các bản đệm (lệnh RECTANGLE) với các đường hàn (có thể copy từ đường

hàn của bản mã). Chỉnh lại các nét của bản đệm bị che khuất. - Bật layer “net-manh” để vẽ nét dích dắc cho các đầu thanh thép (lệnh PLINE).

Page 24: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 24

- Bật layer 0, vẽ tiết diện ngang của các thanh trong dàn (lệnh PLINE và lệnh MIRROR).

3.6 Ghi kích thước Nếu vẽ theo cách 1, tiến hành GHI KÍCH THƯỚC ngay Nếu vẽ theo cách 2, cần dùng lệnh SCALE với tỉ lệ 1:5 để thu nhỏ hình lại trước khi ghi kích thước

- Bật layer “Kich-thuoc” - Đặt kiểu kích thước Dim5 ở chế độ hiện hành (Set Current): Thanh Toolbar Styles

Chọn “Dim5” - Thực hiện ghi kích thước cho bản mã tương tự như khi ghi kích thước cho sơ đồ dàn

3.7 Ghi ký hiệu cho các thanh thép - Bật layer “Ky-hieu” - Ghi ký hiêu cho các thanh bằng “qleader”:

Dùng Toolbar Dimension

Click vào biểu tượng của qleader (có hình vẽ: ) Enter để chọn Settings Trong hộp thoại, click vào nút Leader Line & Arrow chọn kiểu đầu mũi

tên là DOT

Trong hộp thoại, click vào nút Attachment, rồi đánh dấu chọn ô Underline bottom line

Click vào thanh thép cần ghi ký hiệu Click chuột để chọn vị trí ghi ký hiệu Enter để xuất hiện bảng của MTEXT, nhập các số liệu của thanh thép.

Page 25: Bai Thuc Hanh Nut Dan Lien Ket Han

Hướng dẫn bài thực hành 3: NÚT DÀN THÉP DÙNG LIÊN KẾT HÀN

Bộ môn: Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuât Trang 25

Dùng lệnh COPY để copy nội dung trên đường giá ngang xuống dưới đường

giá ngang

Dùng lệnh DDEDIT (ED) để chỉnh sửa nội dung dưới đường giá ngang

3.8 Đánh số ký hiệu cho thanh thép - Bật Layer “Ky-hieu” - Vẽ vòng tròn bán kính 12.5 (nếu vẽ theo cách 1) hoặc bán kính 2.5 (nếu vẽ theo

cách 2) - Viết chữ chiều cao 17.5 (nếu vẽ theo cách 1) hoặc chiều cao 5 (nếu vẽ theo cách 2)

giữa vòng tròn: - Dùng lệnh COPY để chép vào các vị trí khác - Dùng lệnh DDEDIT (ED) để điều chỉnh nội dung các chữ và số theo yêu cầu.

3.9 Vẽ hình chiếu A và hình cắt B -BI

Sinh viên tự thực hiện các bước vẽ cho các hình này.