16
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ……000…… BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH Giáo viên hướng dẫn : Ths Ngô Thị Kim Liên Sinh viên : Nguyễn Công Thành MSSV : 0967119 Lớp : 09DBB

BÀI THU HOẠCH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI THU HOẠCH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

……000……

BÀI THU HOẠCH

CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Giáo viên hướng dẫn : Ths Ngô Thị Kim Liên

Sinh viên : Nguyễn Công Thành

MSSV : 0967119

Lớp : 09DBB

Thứ 2, ngày 09 tháng 04 năm 2012

Page 2: BÀI THU HOẠCH

Chúng ta đang sống trong thời bình được hưởng độc lập tự do và hạnh phúc.để có

được việt nam của ngày hôm nay, đó là nhờ công lao to lớn, sự hi sinh cao cả của các bậc

cha ông, các anh hùng liệt sĩ, những bà mẹ việt nam anh hùng… đã sẵn sàng hi sinh mạng

sống mình để đổi lại cho chúng ta ngày hôm nay được hưởng sống trong hòa bình. Những

hình ảnh, sự kiện về cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, chúng ta được nghe kể, hay qua

tivi, phim ảnh … đã cho chúng ta thấy được phần nào sự ác liệt của chiến tranh.

Song những điểu đó như chưa đủ để diễn tả hết được đầy đủ và chân thực cho bằng

khi lớp tôi tổ chức buổi tham quan “ Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh” . là dịp để chúng

tôi cảm nhận được sự kiên cường bất khuất của các anh hùng của dân tộc trong những năm

kháng chiến ác liệt.

Khi tôi đang được đứng ở bảo tàng chứng tích chiến tranh này, tôi lại càng cảm phục

những con người Việt Nam ngoan cường, đã hi sinh 1 phần thân thể, ngay cả sinh mạng và

hạnh phúc của cuộc đời để đổi lại cho chúng tôi thế hệ trẻ của đất nước sự hòa bình ngày

hôm nay.

Vậy chiến tranh mang lại cho chúng ta được gì ngoài đau khổ, mất mát, đau thương?

Tôi không thể tưởng tượng được hết những gì chiến tranh đã mang đến cho người

Việt Nam cho đến khi bước vào Bảo Tàng Chiến Tích Chiến Tranh. Nơi tôi bước vào những

cảnh tượng đập vào mắt tôi, quá khứ hiển hiện nơi đây toàn vẹn.

Không thể mô tả chi tiết đến từng mảng màu của quá khứ, nhưng là một phần của chiến

tranh dưới những bức ảnh, những khung hình… nhìn những đòn roi, sự tra tấn của quân địch

đối với anh em với đồng bào mình, tôi như nghẹn lại.

Có thể phần nào thấy được sự ác liệt của chiến tranh, đau lòng thay khi những con người

Việt Nam không một ngày được bình yên hưởng hạnh phúc.

Nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã phải chịu những đau thương

mất mát hết sức to lớn: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mồ côi cha mẹ, những người luôn

phải ẩn nấp vì luôn bị theo dõi, rà soát,…và sẽ bị tra tấn dã man thậm chí là có thể bị giết khi

bị địch bắt…. Những năm tháng tưởng chừng như không thể nào vượt qua được, nhân dân ta

đã phải hứng chịu trực tiếp hàng ngàn tấn bom đạn, hàng ngàn tấn chất khai quang thả

Page 3: BÀI THU HOẠCH

xuống đầu. Đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, mục đích cuối cùng là muốn

giành cho được độc lập và hòa bình .

Tôi không tin vào những gì đang bày ra trước mắt mình. Đó là hành động của con

người đối xử với đồng loại khác màu da và tiếng nói đây sao? Tôi thấy sợ chiến tranh, không

ai không khiếp sợ, nhưng với tôi, nó ám ảnh mãi trong tâm trí tôi về sự tàn nhẫn, vô nhân

tính của con người đối với con người.

Bức ảnh là cuộc thảm sát ở Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ngày

16/3/1968. Họ giết người già, phụ nữ, trẻ nhỏ… không chừa ai cả.

Ánh mắt trẻ thơ đầy vẻ sợ hãi , phải chăng cuộc sống chỉ là khổ đau? Trong khi

những người bạn cùng tuổi trang lứa trên thế giới đang hưởng được sự yêu thương của cha

Page 4: BÀI THU HOẠCH

mẹ thì các em đang hưởng những gì ngoài đau khổ và tủi nhục của người mất nước. giọt

nước mắt của đau thương hay căm hờn.

Hình ảnh binh sĩ Mĩ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 xách một phần xác của người

chiến sĩ giải phóng bị trúng đạn súng phóng lựu (Tây Ninh - 1967), chúng xem hành động

này như khoe chiến tích vẻ vang, lấy xác người để làm chiến lợi phẩm của cuộc đi săn .

Sau một cuộc chiến, quân đội Mỹ đang đếm quân số những nạn nhân xấu số. nhìn

những người dân chúng ta đã ngã xuống vì cuộc chiến. lòng tôi như nỗi dậy sự căm phẫn

trước hành động của chúng.

Những gì bọn chúng đã làm cho chúng ta là gì khi chính người Mỹ, bọn chúng luôn

rêu rao về nhân quyền trên thế giới , nhưng chính bọn chúng là những kẻ vi phạm những gì

chúng luôn rêu rao, bọn chúng có khác gì chế độ diệt chủng Phát xít, bọn chúng có đủ tư

Page 5: BÀI THU HOẠCH

cách để đi bảo hộ cho một quốc gia nào đó hay không, bảo hộ để rồi giết người bằng nhưng

vũ khí tối tân nhất, bằng cách thức dã man và vô nhân tính nhất.

Chúng làm được cho chúng ta những gì ngoài việc:

Xây dựng nên hệ thống nhà tù dày đặc với hơn 200 nhà tù từ cấp quận trở lên trong đó có

5 nhà tù khét tiếng tàn bạo là nhà lao Tân Hiệp ở Thủ Đức, khám Chí Hoà ở Sài Gòn, nhà

tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc… Nếu tính các nhà tù nhỏ hơn, từ cấp xã trở lên thì con số

lên đến hàng ngàn. Chỉ tính riêng ở Sài Gòn đã có hơn 200 nhà tù, 150 trạm cảnh sát và tất

cả những nơi này đều có quyền hạn khám xét, bắt bớ những người dân để đưa vào tù. Khám

Chí Hoà là một nhà tù lớn nằm ngay trung tâm Sài Gòn, là nơi giam giữ các học sinh, sinh

viên và các cán bộ cách mạng. Nhà tù Thủ Đức là nơi giam cầm những người phụ nữ Việt

Nam yêu nước, tham gia phong trào chống chính quyền cũ.

Nhà tù Côn Đảo với vị trí ở xa đất liền, chính quyền Sài Gòn cũ cùng quân đội Mĩ đã

cho thực hiện những chế độ lao tù hết sức tàn bạo tại đây với hai dãy chuồng cọp, mỗi dãy

60 ngăn. Họ tra tấn tù nhân bằng hơi độc, lựu đạn mửa, trò đi tàu bay, bị đóng những cây

kim cút có gắn lông gà vào đầu ngón tay và cho để trước quạt… Những vật dụng dùng để tra

tấn thì có roi mây, roi dây cáp, roi phong, dùi cui Matrắc, dao găm và còng số 8… mà trong

đó dùi cui Matrắc là hình phạt tàn bạo nhất vì khi đánh thì không để lại vết tích nhưng sau

2-3 ngày thì sẽ bị thối thịt từ trong ra ngoài. Số lượng người chết ở Côn Đảo cũng lên đến

nghìn người mỗi năm, thậm chí có những công trình được đặt tên theo số lượng người chết

như công trình cầu 914, công trình cầu 315. Sau khi Hiệp định Paris được kí kết năm 1973

thì các nữ tù chính trị đã bị đàn áp dã man do họ phản đối việc lăn tay cho án trở thành tù

thượng phạm. Có thể nói Côn Đảo là địa ngục trần gian, nơi mà mỗi viên đá là một mạng

người.

Page 6: BÀI THU HOẠCH

“Chuồng cọp” là những xà lim đặc biệt để giam giữ những người yêu nước bị liệt vào

hạng ngoan cố. Diện tích “chuồng cọp” hết sức nhỏ hẹp với chiều dài 2,7m, rộng 1,5m và

cao 3m. Những khi trời nóng thì có khoảng 5-14 người bị giam chung vào một ngăn còn khi

trời lạnh thì bị tách riêng ra, nhốt từ 1-2 người/ngăn. Chân người tụ bị còng vào một cây sắt

dài và mọi sinh hoạt của người tù cũng chỉ diễn ra trong một phạm vi nhỏ hẹp như thế. Phía

trên chuồng cọp là những thanh sắt bắt ngang, có hành lang cho những người cai ngục đi

kiểm soát người tù bất kể ngày đêm và họ luôn tìm đủ lí do để hành hạ người tù bằng những

cách tàn bạo như dội nước sôi xuống vào những ngày nóng hoặc xối nước lạnh vào những

ngày lạnh. Những khi buồng giam chật kín người, những người cai tù dùng lao nhọn đâm

xuống, gây thương tích cho người tù bên dưới. Điều kiện ăn uống ở đây cũng vô cùng kham

khổ chỉ với một nắm cơm đầy cát và sạn, một hủ mắm đầy dòi, một con khô mục đắng nghét,

nửa lon sữa bò nước uống, hoàn toàn không có thịt, cá, rau tươi và cả nước để tắm giặt nên

sức khoẻ người tù càng bị suy kiệt và trong 120 ngăn chuồng cọp thì không ngăn nào không

có người hy sinh.

Sau đây là những cách thức tra tấn tù nhân vô cùng thâm độc :

Page 7: BÀI THU HOẠCH

Từ đàn ông đến phụ nữ hết thảy mọi người chúng đều chẳng buông tha ai cả. chúng lợi dụng

sự mềm yếu, không chịu đựng nổi đòn roi mà dùng những hình thức tra tấn quá tàn nhẫn và

thâm độc chỉ để điều tra ra nơi căn cứ của các đồng chí, chiến sĩ. Tuy nhiên, khi con người

không còn gì để mất họ chấp nhận hi sinh để đòi lại những gì bị cướp mất ,dù cho hình thức

tra tấn có tàn ác bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào làm lung lay nổi ý chí, tinh thần

thép của nhân dân VN, dám chấp nhận “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Tra tấn bằng nước - trùm giẻ lên mặt và đổ nước lên khiến người bị tra tấn không thở được.

cách thức bọn chúng tra tấn càng ngày càng thâm độc.

Page 8: BÀI THU HOẠCH

.Chiếc máy chém được thực dân Pháp đưa sang Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, đến khi Mĩ

xâm lược miền Nam thì quân đội Mĩ cùng chính quyền cũ đã cho lê chiếc máy chém này đi

khắp miền Nam để chém đầu những người theo kháng chiến cũ và những người yêu nước

theo đạo luật 10/59, phải chăng con người đã mất hết nhân tính, trong mắt họ chỉ có chiến

tranh và chiến tranh, máu đã phải đổ ra để đòi hòa bình dân tộc.

Những con số biết nói:

Trong chiến tranh đã có 3 triệu người Việt Nam chết (trong đó có 2 triệu thường dân), 2

triệu người bị thương, 300.000 người mất tích chưa tìm được hài cốt. Trên 2 triệu hecta

rừng và đất nông nghiệp bị phá huỷ vì chất độc hoá học.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã

dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại

chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam,

chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.

Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu

da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền

Page 9: BÀI THU HOẠCH

Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu

da cam một hay nhiều lần.

Hậu quả nhân dân vn phải gánh chịu sau chiến tranh là gì???

Chiến tranh đã đi qua nhưng những gì nó để lại vẫn còn làm nhức nhối mọi trái tim người

việt, ngay thời điểm đất nước đã hòa bình, những con người ấy đã nếm trải đau thương trong

Page 10: BÀI THU HOẠCH

quá khứ 1 lần, giờ đây lại đành cam chịu vết thương thêm lần nữa khi những đứa con sinh ra

không toàn vẹn vì chất độc màu da cam…

Không chỉ quá khứ là nỗi đau không liền da, nhưng muốn quên được quá khứ để có một

cuộc sống yên bình thật khó khi mà ảnh hưởng của chất độc mang tên màu da cam ấy đã

ngấm sâu vào da thịt những thế hệ trước và giờ đây, thế hệ còn phải gánh chịu tội ác của

chiến tranh là :

Chất độc màu da cam không những hủy diệt cây cố mà còn hủy diệt cả con người trên mảnh

đất ấy. Có người trực tiếp là nạn nhân của chất độc màu da cam, chịu những thương tổn về

thể chất lẫn tinh thần. Phải mang trên mình một cơ thể không trọn vẹn, họ có suy nghĩ gì..!

Ắt hẳn chúng ta cũng phần nào cảm nhận được tội ác của chiến tranh.

Thật trớ trêu thay khi đã hi sinh cả cuộc đời vì đất nước, những tưởng sẽ được hưởng phần

hạnh phúc nhỏ nhoi trong nền hòa bình mà chính chúng ta đã giành được, nhưng để đối diện

với nỗi đau của con mình không hề có tội tình hay lỗi lầm gì phải gánh chịu nỗi đau da cam

thật quá đau xót.

Nhìn trẻ thơ cất tiếng khóc mở mắt nhìn đời chưa kịp mừng vui đã chợt bàng hoàng khi ôm

trên tay sinh linh bé nhỏ với những thương tật trên mình vì chất độc màu da cam.. nỗi đau

con trẻ phải gánh chịu vậy ai là người phải đứng ra nhận lãnh, hay chỉ là tội lỗi của chiến

tranh và đó là điều mà chúng ta phải chấp nhận khi không khuất phục .

Page 11: BÀI THU HOẠCH

Nhiều bà mẹ đã khóc thét lên khi trông thấy đứa con mình sinh ra không toàn vẹn nỗi ám ảnh

của quá khứ day dứt và tiếp diễn vẫn phải chịu đựng nỗi đau hiện tại này. Các em cũng muốn

mình được như bao nhiêu đứa trẻ khác các em, tuy nhiên, đó là điều không thể…

Khép lại một buổi tham quan, đọng lại trong tôi thật nhiều suy nghĩ…

Quá khứ là một phần của hiện tại , chiến tranh qua đi nhưng đã để lại nơi đất nước chúng ta,

con người VN chúng ta sự mất mát tổn thương không thể xóa nhòa. Những du khách đến

Page 12: BÀI THU HOẠCH

Bảo tàng chứng tích chiến tranh này, không khỏi sửng sốt vì quá nhiều tội ác của bọn thực

dân đã đỗ trên đầu dân tộc , đồng bào việt nam mà còn cảm phục tinh thần, ý chí đấu tranh

quật cường để cố gắng giành lại độc lập dân tộc, một dân tộc nhỏ đã chiến thắng nhiều thằng

đế quốc to.

Tôi thật may mắn sinh ra trong thời hòa bình, không phải nếm chịu cảnh chiến tranh loạn lạc,

nước mất nhà tan, nhưng qua lần tham quan này, cũng chính là bài học, cho tôi nhận thức

được rằng để giữ vững được độc lập tự do, đã biết bao người con của tổ quốc ta đổ máu, anh

dũng hi sinh, chúng ta thế hệ đàn em, phải làm những gì để xây dựng đất nước ta ngày càng

giàu mạnh, nhân dân ta ngày càng ấm no, đất nước ta ngày càng phồn thịnh, bảo vệ nền hòa

bình cho dân tộc.